You are on page 1of 88

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ


BỘ MÔN ĐIỀU KHIỂN HỌC

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH: TỰ ĐỘNG HÓA

Đề Tài:
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC
THẢI KHU ĐÔ THỊ ECOPARK SỬ DỤNG CÔNG
NGHỆ ASBR

Sinh viên thực hiện: Lê Anh Đức


Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trịnh Lương Miên

HÀ NỘI, 11/2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN ĐIỀU KHIỂN HỌC

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH: TỰ ĐỘNG HÓA

Đề Tài:
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC
THẢI KHU ĐÔ THỊ ECOPARK SỬ DỤNG CÔNG
NGHỆ ASBR

Sinh viên thực hiện: Lê Anh Đức


Lớp: Tự động hóa 03 K59
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trịnh Lương Miên

HÀ NỘI, 11/2022
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1. Sinh viên: Lê Anh Đức

MSV: 181603564

Tel: 0385616639

Email: anhductdh.utc@gmail.com

2. Ngành Kỹ thuật ĐK&TĐH Chuyên ngành: Tự động hóa

3. Lớp: Tự động hóa 59 Khóa: 59

4. Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Giao Thông Vận Tải

5. Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trịnh Lương Miên

Tel: 0904 684 595

Email: mientl@utc.edu.com

6. Tên đề tài đồ án tốt nghiệp: Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu đô
thị Ecopark sử dụng công nghệ ASBR

Sinh viên thực hiện

Lê Anh Đức
LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy hướng dẫn PGS.TS. Trịnh Lương
Miên.

Cảm ơn các Thầy/Cô Bộ môn Điều khiển học, Khoa Điện-Điện tử, các cán
bộ Phòng đào tạo Đại học trường Đại học Giao thông vận tải đã quan tâm, tạo điều
kiện giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường.

Tôi cũng xin cảm những người bạn và gia đình đã luôn bên tôi, cổ vũ và
động viên tôi những lúc khó khăn để có thể vượt qua và hoàn thành tốt nội dung đợt
thực tập này
Trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2022

Sinh viên

Lê Anh Đức
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cùng với những diễn biến mạnh mẽ
về kinh tế - xã hội mang tính toàn cầu với tốc độ phát triển rất nhanh chóng
trong những thập kỷ qua đã làm cho tác động của con người đến môi trường
ngày càng trở nên sâu sắc, đe dọa sự tồn tại và phát triển của chính con người
và thiên nhiên. Do đó vấn đề bảo vệ môi trường đã trở nên cấp bách và đang
được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm.
Mặc dù hàng loạt các biện pháp bảo vệ môi trường đã ra đời và được
thực hiện như: luật quốc gia, công ước quốc tế… nhưng thời gian qua tình
trạng môi trường vẫn tiếp tục suy giảm, tiếp tục bị ô nhiễm: tài nguyên cạn
kiệt, nhiệt độ trái đất ngày càng tăng, hạn hán, lũ lụt, các nguồn nước thiên
nhiên và khí quyển bị ô nhiễm nặng nề… đã gây tác động xấu đến đời sống
con người.
Trong giai đoạn thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa cùng với sự gia tăng
dân số, nước ta cũng không nằm ngoài tình trạng chung của thế giới. Cùng
với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước thì vấn đề môi trường càng trở nên
gay gắt hơn. Trong đó ô nhiễm từ lĩnh vực công nghiệp, nước thải sinh hoạt
và vấn đề xử lý nó đã trở thành nhiệm vụ hàng đầu của các chuyên gia kỹ
thuật nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Xuất phát từ vấn đề trên, em mạnh dạn tìm hiểu nghiên cứu về vấn đề
tự động hóa trong kỹ thuật môi trường. Trong quá trình nghiên cứu, em có
tham khảo công nghệ của Công Ty TNHH Ecoba Công Nghệ Môi Trường.
Em nhận thấy trong quy trình xử lý của nhà máy, bể SBR (Sequencing Batch
Reactor) là một công trình xử lý sinh học thuộc loại bể hiếu khí mang tính
hiện đại, là công trình xử lý trung tâm của hệ thống xử lý nước thải của nhà
máy. Việc tự động hóa điều khiển bể SBR đặt ra bài toán thiết thực, có khả
năng ứng dụng rộng rãi cho các công trình xử lý nước thải sau này. Vì vậy
trong đề tài này em tập trung thực hiện đề tài “Tính toán thiết kế hệ thống xử
lý nước thải khu đô thị Ecopark sử dụng công nghệ ASBR”

1. Mục tiêu của đề tài


- Nghiên cứu quy trình công nghệ xử lý nước thải, trong đó tập trung
nghiên cứu hệ thống bể SBR. Từ đó nghiên cứu, tìm hiểu các quá trình làm
việc của hệ thống bể SBR, các thiết bị tự động hóa được sử dụng trong hệ
thống thực, để tiến tới thiết kế, mô phỏng việc điều khiển, vận hành bể SBR.
Từ đó đưa vào thực tế điều khiển bể SBR và đồng bộ toàn bộ hệ thống xử lý
nước thải.
- Nghiên cứu thiết bị khả lập trình PLC, làm quen với việc sử dụng PLC
S7-1500 của Siemens và ngôn ngữ lập trình cho PLC.
- Tính toán danh mục phụ tải, lựa chọn thiết bị, thiết kế bản vẽ tủ điện.
- Lập trình PLC và thiết kế giao diện giám sát SCADA
- Tiến hành mô phỏng hệ thống hoặc chạy thực tế

2. Nội dung nghiên cứu của đề tài


Chương I: Tổng quan về quy trình xử lý nước thải và các quá trình ở
cụm bể SBR: Giới thiệu các khái niệm chung trong xử lý nước thải, quy trình
xử lý nước thải và các quá trình ở bể SBR.
Chương II: Nghiên cứu các thiết bị sử dụng trong hệ thống: Giới thiệu sơ
bộ về cấu tạo, cách sử dụng của các thiết bị sử dụng trong hệ thống.
Chương III: Phân tích bài toán và lập lưu đồ điều khiển cụm bể SBR:
Phân tích các yêu cầu công nghệ, yêu cầu về thiết bị. Lập lưu đồ thuật toán
điều khiển và lưu đồ P&ID.
Chương IV: Thiết kế phần cứng và xây dựng phần mềm: Lập danh mục
phụ tải, thiết kế bản vẽ. Sau đó tiến hành lập trình điều khiển cụm bể SBR và
giao diện giám sát SCADA. Sau đó tiến hành thử nghiệm mô phỏng và chạy
thực tế.

2
3. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp kế thừa: kế thừa từ các tài liệu, công trình nghiên cứu
trước đó về hai mảng chính của đề tài: môi trường (công nghệ xử lý nước
thải) và tự động hóa (sử dụng, lập trình PLC và các thiết bị tự động hóa khác
có liên quan).
Phương pháp thực nghiệm kiểm chứng: sau khi đã xây dựng xong cơ sở
lý thuyết của đề tài sẽ tiến hành thử nghiệm sự hoạt động của hệ thống.
Các bước tiến hành nghiên cứu là tìm hiểu cơ sở lý thuyết về vấn đề
nghiên cứu, tiến hành thiết kế mô hình, sau đó thử nghiệm sự làm việc của mô
hình để đưa ra kết luận
Mục Lụ

3
c
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ CÁC
QUÁ TRÌNH Ở CỤM BỂ SBR........................................................................1
1.1. Những vấn đề chung về xử lý nước thải...........................................1
1.1.1. Một số khái niệm................................................................................1
1.1.2. Phân loại.............................................................................................1
1.1.3. Thành phần tính chất của nước thải....................................................1
1.1.4. Các thông số quan trọng của nước thải..............................................2
1.2. Tổng quan về quy trình xử lý nước thải...........................................3
1.2.1. Các chất hóa học sử dụng trong xử lý nước thải................................3
1.2.2. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải........................................................5
Thuyết minh giải pháp công nghệ.............................................................5
1.2.3. Xử lý sơ bộ.........................................................................................6
1.2.4. Bể Selector..........................................................................................9
1.2.5. Bể ASBR............................................................................................9
1.2.6. Xử lý hoàn thiện...............................................................................10
1.2.6.1. Bể khử trùng..................................................................................10
1.2.7. Xử lý bùn..........................................................................................11
1.2.8. Xử lý mùi..........................................................................................12
1.2.9. Hạng mục khác.................................................................................14
1.2.10. Hệ thống thu nước rò rỉ.................................................................15
1.3. Các thông số nước đầu vào và yêu cầu đầu ra...............................15
1.3.1. Lưu lượng & thành phần nước thải..................................................15
1.3.2. PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ..............................17
1.4. Quy trình hoạt động bể cụm SBR...................................................19
1.5. Kết luận chương 1............................................................................23
2.1. Giới thiệu về PLC S7-1500..............................................................24
2.2.1. Tổng quan về PLC S7-1500 CPU 1511 -1 PN.................................24
2.2.2. Các Module mở rộng........................................................................25
2.2. Giới thiệu về biến tần YASKAWA E1000......................................25
2.2.1 Thông số kỹ thuật.............................................................................26
2.2.2. Thiết bị mở rộng.................................................................................26
2.2.3. Tính năng..........................................................................................26
2.3. Bộ lưu điện UPS Santak Balzer2200..................................................27
2.3.1. Thông số kỹ thuật.............................................................................27
2.3.2. Tính năng..........................................................................................28
2.4. MCB, MCCB, Contactor, Relay nhiệt...............................................29
2.4.1. Giới thiệu..........................................................................................29

1
2.5. Giới thiệu về động cơ bơm chìm........................................................30
2.5.1. Cấu tạo máy bơm chìm.......................................................................30
2.5.2. Thông số kỹ thuật...............................................................................31
2.6. Máy thổi khí.......................................................................................32
2.6.1. Thông số kỹ thuật...............................................................................32
2.6.2. Đặc điểm.............................................................................................32
2.6.4. Ứng dụng...........................................................................................33
2.7. Giới thiệu về cảm biến DO.................................................................33
2.8. Thiết bị đo PH.....................................................................................34
2.9. Bộ phân tích Liquiline CM442...........................................................34
2.10. Giới thiệu về cảm biến đo mức.........................................................36
2.11. Giới thiệu về thiết bị thu nước Decanter...........................................36
2.11.1 Cấu tạo...............................................................................................36
2.11.2. Ưu điểm............................................................................................37
2.12. Giới thiệu về van điện.......................................................................37
2.12.1. Thông số kỹ thuật.............................................................................37
2.12.2. Cấu tạo..............................................................................................38
2.12.3. Ứng dụng..........................................................................................39
2.13. Kết luận chương 2CHƯƠNG 3: ĐIỀU KHIỂN ỔN ĐỊNH NỒNG ĐỘ OXI
TRONG NƯỚC ỨNG DỤNG BỘ ĐIỀU CHỈNH PID TRÊN PLC S7-150040
3.1. Xây dựng mô hình điều khiển.........................................................41
3.2. Phương pháp điều khiển PID..........................................................41
3.2.1. Bộ điều khiển tỉ lệ (P).......................................................................41
3.2.2. Bộ điều khiển tích phân (I)...............................................................42
3.2.3. Bộ điều khiển vi phân (D)................................................................43
3.2.4. Bộ điều chỉnh PID............................................................................44
3.3. Thiết kế bộ điều chỉnh PID..............................................................47
3.3.1. Thiết kế bộ điều chỉnh PID sử dụng hàm quá độ đối tượng.............47
3.3.2. Sử dụng các giá trị tới hạn thu được từ thực nghiệm.......................48
3.3.3. Sử dụng bộ PID S7-1500 ổn định nồng độ Oxi trong bể xử lý ASBR
50
3.4. Kết luận chương 3............................................................................57
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH BÀI TOÁN VÀ LẬP LƯU ĐỒ ĐIỀU KHIỂN BỂ
SBR.................................................................................................................58
4.1. Phân tích bài toán điều khiển bể SBR.................................................58
4.1.1. Sơ đồ bể SBR và các thiết bị............................................................58
4.1.2. Phân tích quá trình làm việc, yêu cầu đối với các thiết bị................58
4.1.3. Chu trình hoạt động trong chu trình ASBR......................................59
4.2. Lưu đồ thuật toán điều khiển..........................................................63
2
4.2.1. Lưu đồ điều khiển hoạt động của bể SBR........................................63
4.2.2. Lưu đồ điều khiển quá trình nạp và khuấy trộn................................64
4.2.3. Lưu đồ điều khiển quá trình phản ứng.............................................65
4.2.4. Lưu đồ điều khiển quá trình lắng.....................................................66
4.2.5. Lưu đồ điều khiển quá trình rút nước...............................................67
4.2.6. Lưu đồ điều khiển bơm hóa chất......................................................68
4.3. Lưu đồ P&ID....................................................................................68
CHƯƠNG 5. THIẾT KẾ PHẦN CỨNG VÀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM70
5.1. Danh mục phụ tải..............................................................................70
5.2 Thiết kế bản vẽ...................................................................................73

3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ
CÁC QUÁ TRÌNH Ở CỤM BỂ SBR
1.1. Những vấn đề chung về xử lý nước thải

1.1.1. Một số khái niệm


 Định nghĩa nước thải

Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con
người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng.

1.1.2. Phân loại


Nước thải thường được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng. Đó cũng là
cơ sở cho việc lựa chọn các biện pháp hoặc công nghệ xử lý. Theo cách phân
loại này ta có các loại nước sau đây:

- Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt

động thương mại, công sở, trường học và các cơ sở tương tự.

- Nước thải sản xuất: là nước thải từ các hoạt động sản xuất, có thể là hoạt
động công nghiệp hoặc nông nghiệp .v.v. Ở đó nước được sử dụng như
một loại nguyên liệu thô hoặc phương tiện để sản xuất.

- Nước thải tự nhiên: là nước (thường là nước mưa) thấm vào hệ thống
cống bằng nhiều cách khác nhau.

- Nước thải đô thị: là thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống cống
thoát của một thành phố, là hỗn hợp của các loại nước thải kể trên.

1.1.3. Thành phần tính chất của nước thải


Thành phần nước thải được phân tích theo những đặc điểm vật lý, hóa học,
sinh vật và vi sinh vật.

a. Theo đặc điểm vật lý: các chất bẩn trong nước thải được chia thành

- Các tạp chất không tan ở dạng lơ lửng, kích thước lớn, với kích thước hạt
lớn hơn 10-4mm. Chúng có thể ở dạng huyền phù, nhũ tương hoặc kích
thước lớn như giẻ, vải, giấy, que củi .v.v.

- Các tạp chất bẩn dạng keo với kích thước hạt trong khoảng 10-4 đến 10-
6mm.

1
- Các chất bẩn dạng tan có kích thước nhỏ hơn 10-6mm. Chúng có thể ở
dạng phân tử hoặc phân ly thành ion.

Nước thải sinh họat có mùi hôi thối khó chịu. Khi vận chuyển trong đường
cống sau khoảng 2-6 giờ thấy xuất hiện mùi hyđrô sunfua, nước có mầu sẫm.
Nồng độ các chất bẩn càng cao, nước thải càng có mầu và càng thấy đục.

b. Theo đặc điểm hóa học: nước thải chứa các hợp chất hóa học dạng vô cơ
từ nước cấp như sắt, manhê, canxi, silic .v.v. và rất nhiều chất hữu cơ trong
sinh hoạt. Nước thải vừa xả ra thường có tính kiềm, nhưng dần trở nên có
tính axit vì thối rữa. Các chất hữu cơ trong nước thải có thể xuất xứ từ thực
vật, động vật. Chất hữu có có thể chia thành các chất chứa nitơ (urê, prôtêin,
amin, axit amin … ) hoặc không chứa nitơ (mỡ, xà phòng, hyđrocacbon,
xenlulô). Trong nước thải, các chất bẩn dạng vô cơ chiếm khoảng 42% có
phân bố chủ yếu ở dạng tan, các chất bẩn dạng hữu cơ chiếm 58%, có phân
bố nhiều ở dạng keo và không tan.

c. Theo đặc điểm sinh vật và vi sinh vật: trong nước thải có chứa nhiều loại
vi sinh vật như nấm men, nấm mốc, tảo, vi khuẩn, trong đó có loài vi khuẩn
gây bệnh tả, lỵ, thương hàn … Những loài vi sinh vật này chủ yếu đặc trưng
cho nước thải sinh hoạt và một số nước thải sản xuất (lò mổ, nhà máy da,
len ...).

1.1.4. Các thông số quan trọng của nước thải


a. Hàm lượng chất rắn: là chi tiêu cho phép đo gần đúng lượng bùn sẽ được
khử trong lắng sơ cấp. Hàm lượng chất rắn có trong nước thải được xác định
là tổng chất rắn còn lại sau khi bay hơi mẫu nước trên bếp cách thủy, rồi cho
sấy khô ở 103oC

b. Hàm lượng oxy hòa tan (Dissolved oxygen - DO): là chỉ tiểu quan trọng
nhất, khi thải các chất thải sử dụng oxy vào nguồn nước, các quá trình oxy
hóa chúng sẽ làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong các nguồn nước, đe dọa sự
sống các loài sinh vật sống trong nước.

c. Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand - BOD): là chỉ tiêu
thông dụng nhất để xác định mức độ ô nhiễm của nước thải, BOD là lượng
oxy vi sinh vật đã sử dụng trong quá trình oxy hóa các chất hữu cơ, phương
trình tổng quát của quá trình đó là:
Vi khuẩn
Chất hữu cơ + O2 CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm cố định

2
d. Nhu cầu oxy hóa học(Chemical Oxygen Demand - COD): là chỉ số biểu
thị hóa hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải và mức độ ô nhiễm của nước
tự nhiên. COD là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa hóa học các chất
hữu cơ trong mẫu nước thành CO2 và nước.

e. Các tác nhân độc hại:

Trihalogenmetan (THM): được tạo thành khi các nguyên tố hóa họ trong
nhóm halogen tác dụng với chất hữu cơ, bị nghi ngờ là tác nhân gây ung thư
khi dùng clo để khử trùng. Vì vậy ngày nay clo đang dần được thay thế trong
nhiệm vụ khử trùng nước.
Các hợp chất hữu cơ: ngày càng tăng do quá trình công nghiệp hóa và
phát triển công nghệ, có tác động không tốt đến sinh vật, trong đó phải kể đến
chất đioxin. Các hợp chất hữu cơ còn có các tác nhân khác như kim loại nặng,
các hóa chất bảo vệ thực vật …
Ngoài ra còn phải chú ý tới các thông số khác như chỉ thị chất lượng về vệ
sinh của nước, hàm lượng các chất dinh dưỡng (hàm lượng nitơ, photpho,
sunfat …). Những thông số về chất dinh dưởng ảnh hưởng đến các vi sinh vật
sống trong nước, chúng là các tác nhân quan trọng trong quá trình xử lý nước
thải.
1.2. Tổng quan về quy trình xử lý nước thải

1.2.1. Các chất hóa học sử dụng trong xử lý nước thải


Hệ thống xử lý nước thải đòi hỏi rất nhiều về chất lượng, vì thế chất
hóa học nào được xử dụng là rất quan trọng:
- Hóa chất keo tụ (Al2(SO4)3.18H2O), Fe2(SO4)3.nH2O)).
- Chất PAC
- A-Polymer
- Hóa chất cung cấp dinh dưỡng (H3PO4, Ure)
- Chất khử trùng nước thải (NaOCl)
- Chất tăng tốc phản ứng (Cobalt)
- Hóa chất điều chỉnh độ PH (NaOH, H2SO4)
- Các phụ gia khác
 Yêu cầu về bảo quản đối với các chất hóa học
a. Đối với các chất ở dạng dung dịch

3
Đối với các hóa chất nguy hiểm, thì chỉ nên để tại nơi làm việc số
lượng vừa đủ cho yêu cầu sử dụng trong ca. Số còn lại sẽ được bảo quản
trong kho. Kho hóa chất phải đảm bảo được yêu cầu an toàn cho thủ kho,
cho những người làm việc ở gần và không gây ô nhiễm môi trường.
b. Đối với bột liệu (silic hoặc bột canxi cacbonat)
Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng khí, các chất ở dạng bột cần được
đựng trong bao bì kín. Tránh khu vực ẩm thấp và nguồn nước và các vấn
đề nhaỵ cảm về môi trường

4
1.2.2. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải
- Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải như sau:

Hình 1.1: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải


Thuyết minh giải pháp công nghệ

Quy trình dòng thải trong công nghệ đã lựa chọn qua các hạng mục sau:
Nước thải phát sinh từ các khu vực trong KĐT  Hệ thống thu gom nước
thải  Trạm bơm chuyển bậc  Bể điều hòa nước thải  Cụm xử lý sinh
học dạng mẻ dòng liên tục ASBR  Bể khử trùng và chứa nước sau xử lý 

5
Nguồn tiếp nhận đạt mức A – QCVN 14/2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về nước thải sinh hoạt.
Bước 1: Thu gom vận chuyển nước thải: Nước thải từ các khu vực như tòa
nhà cao tầng, chung cư, nhà hàng, khu ẩm thực, … trong khu đô thị được thu
gom dẫn về các trạm bơm trung gian (đã được thi công xây dựng theo hệ thống
thu gom nước thải sinh hoạt). Tại các trạm bơm này bể này có bố trí các cụm
bơm nước thải chuyên dụng để vận chuyển nước về bể điều hòa đặt tại Trạm xử
lý tập trung.
Bước 2: Điều hòa ổn định lưu lượng, nồng độ & thành phần các chất ô
nhiễm: Bể điều hoà có tác dụng thu gom các dòng nước thải khác nhau để điều
hòa lưu lượng, ổn định nồng độ & thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải
trước khi sang bể xử lý sinh học. Trong bể điều hoà có lắp đặt hệ thống máy
khuấy trộn chìm để đảo trộn các dòng nước thải với nhau nhằm mục đích
ổn định nồng độ & thành phần chất ô nhiễm, ngoài ra với giải pháp này sẽ
làm giảm thiểu tiếng ồn phát sinh ra môi trường xung quanh (so với
phương án dùng máy thổi khí để đảo trộn nước thải).
Bước 3: Xử lý sinh học các chất ô nhiễm trong nước thải:
Sau khi từ điều hoà, nước thải được bơm vào các bể ASBR thông
qua đường ống dẫn nước & phân phối. Việc điền nước vào các bể ASBR
này hoàn toàn tự động thông qua các van điều khiển và chương trình
điều khiển trung tâm.
Mô tả 1 số quá trình khác:
Bơm nước thải, bơm bùn sinh học: Hoạt động theo chu kỳ cài đặt tự
động, theo mức nước có trong bể được đo bởi thiết bị đo mức liên tục.
Máy thổi khí cho bể ASBR: cung cấp lượng khí dựa trên hệ thống tự
động & luân phiên đảo thiết bị theo thời gian để đảm bảo tuổi thọ cho
động cơ.
Hệ thống làm khô bùn: Hoạt động bằng tay hoặc tự động theo
chương trình cài đặt sẵn.
Bước 4: Khử trùng nước thải sau xử lý

Nước thải sau khi xử lý ở các bể ASBR đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu và được hút
ra bởi các thiết bị thu nước DECANTER, xả vào bể KHỬ TRÙNG bằng hóa
chất NaClO. Tại đây, nước thải được đi qua các vách ngăn tạo dòng chảy kiểu
zic zắc và được bơm hóa chất khử trùng NaClO có nồng độ đủ để phần lớn các
vi khuẩn có hại bị tiêu diệt. Nước sau khi khử trùng, đạt các tiêu chuẩn xả thải
theo QCVN thì sẽ được bơm xả vào nguồn tiếp nhận nước thải.

1.2.3. Xử lý sơ bộ
Chức năng: Loại bỏ các chất ô nhiễm: rác thải, dầu mỡ, cát, ổn định lưu
lượng nước thải đầu vào.

6
Nước thải từ các nhà máy, cơ sở sản xuất trong KCN đã được xử lý sơ bộ
đạt Cột B quy chuẩn QCVN40:2011/BTNMT sẽ được thu về bể gom trạm xử lý
nước thải tập trung của KCN. Từ bể gom này nước thải sẽ được bơm lên cụm
công trình xử lý.
 Song chắn rác

Hình 1.2: Song chắn rác


Rác thải có kích thước lớn nếu đi vào hệ thống sẽ gây cản trở đến các
công đoạn xử lý. Ví dụ như cành cây, lá cây, các túi nilon (PE, PVC)… Chúng
có thể làm tắc đầu hút của bơm, giảm công suất xử lý của hệ thống, hay gây
cháy bơm…
Song chắn rác đặt ở đầu vào bể gom sẽ giữ lại rác thải kích thước lớn,
giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của các loại rác thải này tới các công đoạn xử lý
phía sau. Rác thải sẽ được thu gom, vận chuyển và đem đi chôn lấp hợp vệ sinh.
 Bể gom nước thải
Bể gom có nhiệm vụ thu gom nước thải từ mạng thoát nước thải trong
KCN, từ đây nước thải sẽ được bơm lên cụm bể xử lý chính.
 Bể tách mỡ, tách cát
Tách rác tinh: Để đảm bảo hiệu quả xử lý, nước thải được dẫn qua thiết bị
lược rác tinh để tiếp tục loại bỏ rác thải có kích thước nhỏ (≥ 2.0 mm). Định kỳ,
7
người vận hành kiểm tra thùng chứa rác, thu gom và vận chuyển rác thải, đem đi
chôn lấp hợp vệ sinh.

Hình 1.3: Thiết bị tách rác trống quay

Bể lắng cát: Cát, xi măng, vật chất rắn lơ lửng có kích thước nhỏ đi qua song
chắn rác hòa trong dòng nước thải đầu vào. Các chất rắn lơ lửng này không xử
lý sinh học được mà cần tách thông qua lắng trọng lực. Bể lắng ngang được sử
dụng nhằm mục đích loại bỏ lượng cát có trong dòng nước thải đầu vào này. Cát
lắng ở đáy bể lắng được đưa sang sân phơi cát sau đó được thu gom đem chôn
lấp hợp vệ sinh.
Tách dầu, mỡ: Dầu mỡ có thể đóng cặn trong ống khi nhiệt độ thấp hoặc có thể
tạo một lớp màng trên mặt nước thải, làm giảm hiệu quả xử lý. Dầu mỡ, váng
nổi trên bề mặt được phếu hút về thùng chứa và được nhân viên vận hành sẽ tiến
hành thu gom định kỳ.
Nước thải sau bể tách cát, tách dầu chảy qua bể điều hòa.
 Sân phơi cát
Cát từ bể tách cát định kỳ sẽ được xả sang sân phơi cát để làm khô, loại bỏ
nước. Cát khô sẽ được thu gom, chở đến đơn vị chuyên môn để xử lý.
 Bể điều hòa
Nước thải đầu vào thay đổi lưu lượng và tải lượng theo khung thời gian sản xuất
và đặc thù của các nhà máy trong khu công nghiệp. Tuy nhiên yêu cầu của hệ

8
thống xử lý hóa lý, sinh học cần thiết có sự ổn định về tải lượng ô nhiễm cũng
như lưu lượng nước thải. Vì vậy cần điều hòa lưu lượng và tải lượng ô nhiễm
trong nước thải.
Bể điều hòa được thiết kế với thời gian lưu nước thích hợp, đảm bảo lưu lượng
và tải lượng ổn định cho hệ thống xử lý hóa lý cũng như sinh học phía sau.
Máy khuấy trộn lắp đặt trong bể điều hòa giúp đảo trộn đều nước thải, cân bằng
nồng độ các chất ô nhiễm trong bể, tránh tạo điều kiện cho phân hủy yếm khí và
gây mùi.
Nước thải từ bể điều hòa sẽ được bơm nước sang cụm xử lý tiếp theo. Lưu
lượng nước thải được điều chỉnh ổn định bởi lưu lượng kế.

1.2.4. Bể Selector

Bể Selector sẽ được sục khí liên tục tạo điều kiện cho quá trình xử lý hiếu khí
diễn ra. Nước sau đó được chuyển sang bể C-tech. Bể SBR hoạt động theo một
chu kỳ tuần hoàn với 5 pha bao gồm: Làm đầy, sục khí, lắng, rút nước và nghỉ.
Mỗi bước luân phiên sẽ được chọn lựa kỹ lưỡng dựa trên hiểu biết chuyên môn
về các phản ứng sinh học. Hệ thống SBR yêu cầu vận hành theo chu kỳ để điều
khiển quá trình xử lý. Hoạt động chu kỳ kiểm soát toàn bộ các giai đoạn của chu
kỳ xử lý. Mỗi bước luân phiên sẽ được chọn lựa kỹ lưỡng dựa trên hiểu biết
chuyên môn về các phản ứng sinh học.

1.2.5. Bể ASBR
Hệ thống SBR (Sequency Batch Reactor) là hệ thống dùng để xử lý nước thải
sinh học chứa chất hữu cơ và nitơ cao, xử lý nước thải với bùn hoạt tính theo
kiểu làm đầy và xả cặn. Hệ thống gồm 5 pha diễn ra liên tục và lần lượt theo thứ
tự: Fill (Làm đầy), React (Pha phản ứng, thổi khí), Settle( lắng), Draw (rút
nước), Idling (ngưng).

1.2.6. Xử lý hoàn thiện


Bước này sẽ tiếp tục xử lý các chất ô nhiễm còn lại trong nước thải để đảm bảo
nước thải đầu ra đạt Cột A, QCVN 40:2011/BTNMT.

9
1.2.6.1. Bể khử trùng
Hầu hết các bước xử lý trước không xử lý được virus và vi khuẩn. Để hoàn
thành quá trình xử lý, tại bể này dung dịch NaOCl (chất oxy hóa mạnh) được bổ
sung vào nguồn nước để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh như E.Coli, Coliform,

 Hệ thống quan trắc
Theo quy định, hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung KCN phải lắp đặt hệ
thống quan trắc tự động, liên tục theo quy định. Hệ thống này sẽ đo và ghi nhận
trực tiếp các thông số nước thải, gửi tín hiệu lên Sở TNMT tỉnh…
Các chỉ tiêu quan trắc bao gồm: lưu lượng đầu vào và đầu ra, nhiệt độ, pH, TSS,
COD, NH4.

Hình 1. 4: Tủ quan trắc nước thải online


1.2.6.2. Hồ sự cố
Trong trường hợp hệ thống vận hành bình thường, nước thải đầu ra đạt tiêu
chuẩn xả thải: Van điện cửa phai mở, nước thải sau bể khử trùng chảy sẽ chảy ra
điểm xả.
Trong trường hợp hệ thống xử lý có sự cố, nước thải đầu ra không đạt tiêu chuẩn
xả thải: Khi đó van điện cửa phai sẽ đóng và toàn bộ nước thải sau bể khử trùng
sẽ chảy tràn vào hồ sự cố. Sau khi xác định được nguyên nhân, nước trong hồ sự
cố tùy theo lưu lượng và thời điểm sẽ được bơm lại hệ thống để xử lý. Sau khi

10
chất lượng nước đầu ra được kiểm soát đảm bảo tiêu chuẩn xả thải thì mới tiếp
tục thải ra nguồn tiếp nhận.
Khi có sự cố từ đầu vào (nồng độ chất ô nhiễm cao bất thường, đổ hóa chất…),
thay vì nước thải trong bể gom được bơm vào cụm xử lý chính, nước thải sẽ
được bơm vào hồ sự cố để chứa tạm. Nhờ vậy, nước thải bất thường sẽ không
ảnh hưởng đến vi sinh trong cụm xử lý sinh học cũng như không ảnh hưởng đến
quá trình xử lý đang hoạt động ổn định. Sau khi xác định nguyên nhân sự cố và
phân tích tính chất nước thải, tùy theo thời điểm nước thải sẽ được bơm với liều
lượng nhỏ vào hệ thống xử lý để pha loãng và xử lý dần. Trường hợp tính chất
nước thải trong hồ sự cố không đảm bảo cho việc bơm trở lại quá trình xử lý thì
sẽ được tiến hành xử lý cục bộ tại Hồ sự cố hoặc thuê đơn vị có chức năng tiến
hành xử lý.
Khi hồ sự cố chứa nước mưa trong quá trình hoạt động, trước khi chứa nước sự
cố nước mưa trong hồ sự cố được bơm ra ngoài hệ thống thoát nước mưa trước
khi tiếp nhận nước sự cố.
1.2.7. Xử lý bùn
1.2.7.1. Bể chứa bùn
Bùn dư của quá trình xử lý sinh học sẽ được gom lại bể chứa bùn.
Tại bể này, không khí sẽ được cung cấp để tránh phân hủy bùn kị khí, tạo ra khí
độc, có mùi cũng như để giảm thể tích bùn và tăng nồng độ bùn. Tùy vào mực
nước trong bể mà van điện sẽ đóng hoặc mở để cấp khí vào bể chứa.
1.2.7.2. Bể nén bùn
Bùn của quá trình xử lý hòa lý và bùn sau bể chứa bùn được chuyển sang bể nén
bùn.
Bể nén bùn có tác dụng giảm thể tích bùn. Dưới tác động của trọng lực, bùn sẽ
lắng xuống đáy bể, tăng nồng độ bùn, phần nước trong phía trên sẽ chảy tràn về
hố thu nước rò rỉ.
1.2.7.3. Hệ thống ép bùn
Định kỳ hàng ngày, bùn trong bể chứa bùn sẽ được bơm vào máy ép bùn để
giảm lượng nước trong bùn, tạo điều kiện thuận lợi cho công đoạn vận chuyển
và xử lý bùn về sau.

11
C - Polymer sẽ được châm cho máy ép bùn để tăng khả năng kết dính giữa các
hạt bùn.

Hình 1. 5: Máy ép bùn khung bản


1.2.8. Xử lý mùi
Mùi phát sinh từ trạm xử lý sẽ được thu gom bằng các tuyến ống và hệ thống
quạt hút về tháp xử lý mùi. Khí thải phát sinh trong trạm xử lý chủ yếu là H 2S;
CH4; CO2; NH3
Công nghệ xử lý mùi áp dụng: Hấp thụ bằng dung dịch bùn hoạt tính tại tháp
hấp thụ thứ 1 và hấp thụ bằng dung dịch chứa hóa chất kiềm loãng tại tháp hấp
thụ thứ 2.

Hình 1. 6: Phương pháp xử lý mùi bằng hấp thụ


* Nguyên lý chung của phương pháp xử lý lựa chọn:
12
Do khí thải phát sinh gây mùi từ trạm xử lý chủ yếu là H 2S; NH3; nên giải pháp
đề xuất lựa chọn là sử dụng phương pháp hấp thụ bằng dung dịch bùn hoạt tính
tại tháp thứ nhất và dung dịch kiềm loãng tại tháp thứ 2.
Khí gây mùi (Chủ yếu là H 2S) sẽ được hấp thụ vào trong pha lỏng bởi các phản
ứng hóa học.
H2S + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
H2S + NaOH → NaHS + H2O
Khí thải phát sinh từ trạm xử lý sẽ được thu gom bằng quạt hút thông qua hệ
thống đường ống thu mùi. Quạt hút được tính toán với lưu lượng lớn hơn lượng
khí sinh ra để tạo áp suất âm trong các bể, giảm thiểu phát tán mùi ra bên ngoài
thông qua các cửa thăm trên mặt bể.
Tại tháp hấp thụ số 1, khí gây mùi sẽ được hút vào tháp hấp thụ từ phía dưới đáy
tháp đi lên. Dung dịch bùn hoạt tính được bơm từ bể hiếu khí sẽ được phun từ
phía trên tháp. Khí và dung dịch sẽ được tiếp xúc thông qua lớp đệm bố trí trong
tháp để tăng cường quá trình tiếp xúc giữa 2 pha khí – lỏng. Quá trình hấp thụ
hóa lý được xẩy ra. Dung dịch bùn hoạt tính sau hấp thụ được xả về bể thiếu khí.
Tại tháp hấp thụ số 2, khí gây mùi sau tháp số 1 qua quạt hút được thổi vào tháp
hấp thụ số 2 từ dưới lên. Dung dịch hóa chất hấp thụ (môi trường kiềm loãng) sẽ
được phun từ phía trên tháp. Khí và dung dịch sẽ được tiếp xúc thông qua lớp
đệm bố trí trong tháp để tăng cường quá trình tiếp xúc giữa 2 pha khí - lỏng.
Quá trình hấp thụ hóa học sẽ xảy ra. Dung dịch sau khi hấp thụ sẽ được chứa
trong bể chứa dung dịch tuần hoàn và bơm trở lại đỉnh tháp. Định kỳ, hóa chất
NaOH sẽ được cấp vào bể chứa. Dung dịch sau hấp thụ khi đã bão hòa được xả
về bể điều hòa để xử lý. Nước sạch cũng được bổ sung vào bể chứa dung dịch
tuần hoàn để đảm bảo lưu lượng cho quá trình xử lý.
Khí thải sau khi được xử lý không còn các phần tử gây mùi sẽ được xả ra ngoài
môi trường.

1.2.9. Hạng mục khác


 Hệ thống cấp hóa chất
Hệ thống cấp hóa chất bao gồm:

13
 Hóa chất cho cụm xử lý hóa lý:
Bồn chứa, bơm định lượng hóa chất NaOH, châm vào bể điều chỉnh pH. Do
điều kiện tối ưu cho quá trình keo tụ-tạo bông là pH 6,5-8 nên cần điều chỉnh pH
trước khi nước thải chảy vào bể keo tụ.
Bồn pha chế hóa chất và bơm định lượng hóa chất PAC: châm vào bể keo tụ
Bồn pha chế hóa chất và bơm định lượng hóa chất A-polymer: châm vào bể tạo
bông
 Hóa chất cho cụm xử lý sinh học:
Bồn chứa và bơm định lượng dinh dưỡng: châm vào ngăn trung gian: để quá
trình khử Nitrat xảy ra tốt nhất thì các chất dinh dưỡng cần đạt tỷ lệ BOD/N/P =
100/5/1. Dinh dưỡng sẽ được bổ sung cho quá trình khử Nitrat trong trường hợp
nước thải đầu vào có nồng độ BOD thấp.
Bơm định lượng hóa chất NaOH: châm vào bể hiếu khí. Quá trình xử lý BOD và
Ammonia tại bể hiếu khí tạo ra H +, làm giảm pH trong nước thải. Do vi khuẩn
hiếu khí phát triển tốt nhất trong môi trường có pH 6,5-7,5, NaOH cần được
châm vào để đưa pH về mức tối ưu.
 Hóa chất khử trùng:
Bồn hóa chất và bơm định lượng hóa chất khử trùng (NaOCl): châm vào bể khử
trùng
 Hoá chất phục vụ quá trình ép bùn:
Bồn pha chế hóa chất, bồn cấp hoá chất và bơm định lượng hóa chất C-polymer:
châm vào máy ép bùn.
 Hoá chất xử lý mùi:
Hóa chất NaOH: châm vào bể chứa dung dịch hấp thụ để hấp thụ thành phần
gây mùi trong khí thải.
Nước thải từ khu vực hoá chất sẽ được gom về bể gom nước thải.
1.2.10. Hệ thống thu nước rò rỉ
Trong quá trình vận hành trạm xử lý sẽ phát sinh nước thải nội bộ cần được xử
lý.

14
Nước thải từ công đoạn rửa băng tải, từ phòng hóa chất và nước chảy tràn sẽ
được thu gom bằng hệ thồng hố ga và đường ống thu nước nội bộ, sau đó chảy
về bể gom đầu vào.
1.3. Các thông số nước đầu vào và yêu cầu đầu ra

1.3.1. Lưu lượng & thành phần nước thải


Lưu lượng nước thải thực tế của Khu đô thị Ecopark Văn Giang bao gồm các
loại nước thải phát sinh từ các khu vực chúng tôi tạm gọi theo nguồn gốc phát
sinh như đây:
 Dòng thải 1 – Nước thải từ các khu nhà bếp của nhà hàng ẩm thực, khách
sạn, trong khu đô thị Ecopark.
 Dòng thải 2 – Nước thải từ các bể phốt của biệt thự, tòa nhà, khu vui chơi –
giải trí.
 Dòng thải 3 – Nước thải từ nước tắm, giặt từ các Resort, khách sạn, chung
cư, …
 Thành phần đặc trưng của nước thải Khu đô thị Ecopark Văn Giang là các
chỉ tiêu: BOD5, COD, TSS (cặn lơ lửng), chất dinh dưỡng (N, P), dầu
mỡ, váng nổi và Coliform …
 Tổng lưu lượng nước thải được tính toán là: 14.200m3/ngày đêm, giai
đoạn 1 là: 3.550 m3/ngày đêm.
 Thành phần và tính chất nước thải đầu vào
Thành phần và tính chất của nước thải đầu vào để thiết kế công nghệ TXLNT
được dựa trên kinh nghiệm của nhà thầu và thực tế một số công trình tương tự
đã được triển khai như: Khu chức năng đô thị Royalcity – 4.500m3/ngày, Khu
chức năng đô thị Timescity – 5.400m3/ngày, Khu du lịch Vinpearl – Phú Quốc
công suất 2.000m3/ngày.
Giá trị đầu vào và đầu ra của hệ thống XLNT Khu đô thị Ecopark Văn Giang
như bảng sau:

15
Nồng độ các chất ô
Giá trị
nhiễm sau xử lý
TT Thông số Đơn vị tính toán
QCVN 14/2008
đầu vào
mức A
1 pH - 5-9 5–9
2 BOD5 (20oC) mg/l 300 - 350 ≤ 30
Tổng chất rắn lơ
3 mg/l 300 - 350 ≤ 100
lửng
Tổng chất rắn hòa
4 mg/l 1000-1200 ≤ 1000
tan
Sunfua (tính theo
5 mg/l 2-5 ≤1
H2S)
6 Amoni (tính theo N) mg/l 50 - 60 ≤5
7 Nitrat (NO3-) mg/l - ≤ 30
Dầu mỡ động, thực
8 mg/l 20-25 ≤ 10
vật
Tổng các chất hoạt
9 mg/l 15-20 ≤5
động bề mặt
Phosphat (PO43-)
10 mg/l 10-15 ≤6
(tính theo P)
15.000-
11 Tổng Coliforms MPN/100ml ≤ 3.000
30.000

1.3.2. PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ


 Cơ sở để lựa chọn công nghệ
Đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư, công nghệ để thiết kế cho HTXLNT Khu đô
thị Ecopark Văn Giang phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

16
- Công nghệ được lựa chọn phải đáp ứng được các yêu cầu về xử lý các
chất ô nhiễm có trong nước thải, công nghệ phù hợp với điều kiện
thực tế MẶT BẰNG khu vực.
- Công nghệ được lựa chọn phải chiếm diện tích ít nhất, phù hợp với
diện tích xây dựng dự kiến của quy hoạch.
- Công nghệ được xây ngầm toàn bộ, phía trên có nắp kín để thu gom và
xử lý triệt để mùi hôi phát tán ra môi trường xung quanh.
- Chi phí đầu tư, chi phí vận hành và chi phí bảo dưỡng bảo trì hợp lý.
- Công tác bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa thay thế vật tư đơn giản trong
quá trình vận hành.
- Công nghệ & các thiết bị lựa chọn phải giảm thiểu tối đa tiếng ồn
phát ra môi trường xung quanh.
- Tiêu chuẩn nước sau xử lý phải đạt QCVN 14/2008, cột A.
- HTXLNT phải ổn định và có độ tin cậy cao, đáp ứng được những biến
động khi có sự cố về chất lượng và lưu lượng nước thải từ nguồn phát
thải.
- Hệ thống xử lý phải được vận hành tự động hóa hoàn toàn
 Phân tích lựa chọn công nghệ
Căn cứ vào điều kiện thực mặt bằng thực tế của Khu đô thị Ecopark Văn Giang
và các Khu du lịch, Khu đô thị có tính chất tương tự về đặc tính nước thải đầu
vào cũng như các yêu cầu tại mục 1.2.1 – Cơ sở lựa chọn công nghệ, căn cứ vào
khả năng áp dụng thành công của công nghệ xử lý nước thải đã được áp dụng
tại Khu du lịch Vinpearl – Phú Quốc do Vũ Hoàng thực hiện năm 2014 và công
trình HTXLNT Ecopark – Giai đoạn 1, công suất: 3.500m3/ngày, chúng tôi đề
xuất phương án công nghệ sinh học ASBR (dạng mẻ dòng liên tục) để áp dụng
cho HTXLNT cho Khu đô thị Ecopark Văn Giang.
 Sơ đồ phân chia lưu lượng xử lý theo các giai đoạn:

17
NƯỚC THẢI TỪ KHU PHÍA TRẠM XLNT GĐ 1
NAM KĐT ECOPARK CS: 3.550 M3/NGÀY
TỔNG CS: 14.200 M3/NGÀY

TRẠM XLNT GĐ 2
CS: 3.550 M3/NGÀY
TRẠM BƠM TRUNG CHUYỂN
NƯỚC THẢI
TRẠM XLNT GĐ 3
CS: 3.550 M3/NGÀY
BƠM

TRẠM XLNT GĐ 4
CS: 3.550 M3/NGÀY

NƯỚC THẢI SAU XỬ LÝ ĐẠT QCVN 14/2008 – MỨC


KHỬ TRÙNG
A - BƠM RA KÊNH LÂY SA

Hình 1: Sơ đồ phân chia lưu lượng & phân kỳ đầu tư TXLNT đô thị số 3 –
Khu phía Nam KĐT Ecopark Văn Giang

1.4. Quy trình hoạt động bể cụm SBR


ASBR là tên viết tắt của Advanced Sequencing Batch Reactor

Bể ASBR tối ưu hóa quá trình vận hành và khắc phục những nhược điểm của
các bể sinh học truyền thống. Giúp xử lý triệt để các chỉ tiêu ô nhiễm đặc biệt N,
P trong nước thải.

Hai (02) bể ASBR hoạt động song song được thiết kế cho TXLNT
nước thải đô thị để tiếp nhận và xử lý nước thải theo tiến độ điền dân cư
vào Khu đô thị. Các bể này là công đoạn chính trong quá trình xử lý chính
để làm sạch các chất ô nhiễm có trong nước thải.
Công nghệ ASBR là công nghệ xử lý nước thải dạng mẻ tuần hoàn
liên tục, theo đó các quá trình như oxy hóa cacbon, quá trình nitrat hóa,
khử nitơ và khử Photpho bằng phương pháp sinh học được diễn ra đồng
thời. Phương pháp này không cần thiết bị khuấy trộn, bể lắng thứ cấp.
Quá trình xử lý sẽ diễn ra liên tục khi hệ thống được lắp đặt ít nhất là
2 bể hoạt động song song trở lên.
Trong suốt quá trình xử lý, bùn hoạt tính sẽ liên tục được sinh ra.
Loại bùn này không có mùi và không gây nguy hại tới sức khoẻ cho
người vận hành và môi trường xung quanh khi được xử lý theo quy trình:

18
Bùn được bơm về bể chứa & lưu bùn sau đó được bơm lên máy ép bùn để
làm khô bùn trước khi đưa đi xử lý hợp vệ sinh.
Quá trình phản ứng ở bể ASBR gồm các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Nước thải đầu vào sẽ trộn lẫn với bùn hồi lưu có tỷ lệ
F/M cao ở ngăn SELECTOR. Sự kết hợp bể SELECTOR với các bể phản
ứng khác nhau tạo nên ưu việt khác biệt giữa công nghệ ASBR và các bể
hoạt động theo công nghệ SBR. Đặc điểm này giúp loại bỏ dây chuyền
FILL và FILL-ANOXIC-MIX mà thay vào đó là dây chuyền FILL-
AERATE và do đó vận hành hệ thống đơn giản hơn.
Hệ thống này đảm bảo quá trình xử lý sinh học sẽ chủ yếu là tạo ra
các hạt bùn hoạt tính, và do đó làm tăng độ an toàn trong quá trình vận
hành, giảm thiểu sự tập trung dòng thải. Bể Selector hỗ trợ quá trình
phát triển các vi sinh vật khử photpho và do đó photpho được khử
theo phương pháp sinh học mà không cần thêm hoá chất.
Giai đoạn 2: Quá trình phản ứng xẩy ra trong bể ASBR gần tương tự
như quá trình SBR & Aeroten truyền thống, chỉ khác dòng vào ra là liên
tục. Đây là phương pháp xử lý nước thải mà qua đó các quá trình như oxy
hóa cacbon, quá trình nitrat hóa, khử nitơ và khử Photpho bằng phương
pháp sinh học được diễn ra đồng thời. Quá trình xử lý sẽ diễn ra liên tục
do có 04 bể hoạt động song song và lệch pha nhau. Tổng thời gian phản
ứng của 1 chu kỳ là 4 giờ.
Các chu kỳ của 2 Bể ASBR TXLNT Khu đô thị Ecopark Văn
Giang

GIỜ QUÁ TRÌNH


BỂ ASBR 1 BỂ ASBR 2
Giờ thứ nhất (1) Bơm nước vào và sục khí Lắng
Giờ thứ hai (2) Sục khí Rút nước ra
Giờ thứ ba (3) Lắng Bơm nước vào và sục
khí
Giờ thứ tư (4) Rút nước ra Sục khí
Nước thải sau khi xử lý ở các bể ASBR đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu
và được hút ra bởi các thiết bị thu nước DECANTER, xả vào bể KHỬ
TRÙNG bằng hóa chất NaClO. Tại đây, nước thải được đi qua các vách
ngăn tạo dòng chảy kiểu zic zắc và được bơm hóa chất khử trùng NaClO
có nồng độ đủ để phần lớn các vi khuẩn có hại bị tiêu diệt.
Nước sau khi khử trùng, đạt các tiêu chuẩn xả thải theo QCVN
14/2008-BTNMT mức A thì sẽ được bơm xả vào nguồn tiếp nhận nước
thải.
Phương án xử lý bùn:

19
Bùn hoạt tính sinh ra từ bể ASBR một phần được hồi lưu về ngăn
SELECTOR trong bể ASBR, phần bùn dư được bơm dẫn về bể CHỨA &
LÀM ĐẶC BÙN nhằm mục đích để làm đặc bùn trước khi làm khô bằng
máy ép bùn chuyên dụng.
Bùn trong Bể chứa & làm đặc bùn sẽ được các bơm bùn bơm lên
máy ép bùn. Sau khi qua máy ép bùn đạt độ khô từ 18-22% bùn sau ép sẽ
được chứa bởi các thùng chứa chuyên dụng và được định kỳ chuyển lên
xe tải thải bỏ - chôn lấp hợp vệ sinh.
Nước róc ra từ máy ép bùn được dẫn ngược trở vể đầu bể ASBR để
xử lý.
Ưu điểm nổi trội của phương án công nghệ ASBR này là lượng
bùn dư sinh ra rất ít do mật độ vi sinh trong bể ASBR có thể đạt
được nồng độ 5.000 – 6.000 mg/l rất lớn so với công nghệ AO-CAS
(thường là 2.000 – 2.500mg/l).
Do trong quá trình xử lý công nghệ ASBR không sử dụng các loại
hóa chất mà chỉ sử dụng công nghệ sinh học thuần túy do vậy bùn thải
sinh ra từ hệ thống xử lý nước thải không phải là bùn thải nguy hại.
Cơ chế khử Nitơ trong nước thải theo công nghệ ASBR được mô tả như sau:

Hình3: Cơ chế khử Nitơ trong nước thải theo công nghệ sinh học ASBR
Theo hình vẽ thì quá trình khử Nito bằng phương pháp sinh học trải
qua các bước như sau:
Bước 1: NH4+ bị ô xy hóa thành NO2- do các vi khuẩn nitrit hóa theo phản
ứng:
Vi khuẩn Nitrit hóa
NH4+ + 1.5O2 --------------------> NO2- + 2H+ + H2O
Bước 2: Oxy hóa NO2- thành NO3- do các vi khuẩn nitrat hóa theo phản
ứng:
20
Vi khuẩn Nitrat hóa
NO2- + 0.5O2 --------------------> NO3- + 2H+ + H2O
Tổng hợp quá trình chuyển hóa NH4+ thành NO3- như sau:
NH4+ + 2O2 --------------------> NO3- + 2H+ + H2O
Khoảng 20-40% NH4+ bị đồng hóa thành vỏ tế bào. Phản ứng tổng hợp
thành sinh khối được viết như sau:
4CO2 + HCO3- + NH4+ + H2O -----------> C5H7O2N + 5O2
C5H7O2N: là công thức biểu diễn tế bào vi sinh vật được hình thành
Tổng hợp các quá trình trên bằng phản ứng sau:
NH4+ + O2 + HCO3- -----------> C5H7O2N + NO3- + H2O + H2CO3
Quá trình sinh học khử NO3- thành khí N2 diễn ra trong môi trường thiếu
khí (anoxic) dưới tác dụng của các vi sinh vật thiếu khí. Quá trình khử NO 3-
thành khí N2 có thể mô tả bằng các phản ứng sau:
Vi khuẩn thiếu khí

NO3 + C + H2CO3 -----------> C5H7O2N + N2 + H2O + HCO3-


-

Vi khuẩn thiếu khí


NO2 + C + H2CO3 -----------> C5H7O2N + N2 + H2O + HCO3-
-

O2- + C + NOVi3-khuẩn
----------->
thiếu khí
C5H7O2N + N2 + H2O + H2CO3 + HCO3-
pH và độ kiềm
Hầu hết tại bể SBR nitrat hóa thành công tại một pH gần trung tính 6,8-7,2. Một
số bể SBR hoạt động tại pH tăng lên 7,6-7,8, để thúc đẩy điều kiện thuận lợi hơn
cho quá trình nitrat hóa. 
Tuy nhiên, tăng giá trị pH trên 7.8 không được khuyến khích vì những lý do sau
đây:
- Sự tăng trưởng không mong muốn của Microthrix parvicella.
- Giảm sự hình thành bông bùn và hoạt tính enzyme của vi khuẩn hữu cơ
dưỡng.
- Giảm sự thoát ra của carbon dioxide từ hỗn hợp chất lỏng.
Độ kiềm bị loại bỏ trong bể SBR trong quá trình nitrat hóa, và do đó pH giảm
xuống. Khoảng 7,14 mg kiềm như calcium carbonate (CaCO3) bị loại bỏ khi 1
miligam amoni bị oxy hóa. Độ kiềm bị mất trong bể SBR, vì (1) nó được sử
dụng như một nguồn carbon của vi khuẩn nitrat hoá để tổng hợp các tế bào vi
khuẩn mới (sản xuất bùn) và (2) nó bị phá hủy bởi việc sản xuất axit nitrơ
(HNO2) trong quá trình oxy hóa amoni thành nitrit [công thức (1.1)]. Một số
nitrite sinh ra từ quá trình oxy hóa amoni kết hợp với proton hydro (H+) cũng
được sinh ra từ quá trình oxy hóa amoni để tạo thành axit nitrous tự do [phương
trình (1.2)]. Acide nitơ tự do phá hủy kiềm và là độc tính đối với vi khuẩn nitrat
hóa.
NH4- + 1.5O2  2H+ + NO2- + 2H2O (1.1)
H + NO2  HNO2
+ -
(1.2)
Việc giảm độ kiềm là nguyên nhân gây ra hai vấn đề hoạt động quan trọng. Đầu
tiên, không có đủ độ kiềm, vi khuẩn nitrat có thể không còn oxy hóa amoni hoặc
nitrite, khi đó, nitrat hóa dừng lại. Thứ hai, với sự giảm độ kiềm, pH ở SBR

21
giảm và pH giảm ức chế quá trình nitrat hóa. Vì vậy, cần đảm bảo đủ lượng
kiềm trong bể SBR ở tất cả các khoảng thời gian. 
Độ kiềm thích hợp vào khoảng  ≥ 50 mg/L sau khi quá trình nitrat hóa hoàn
thành.
 Có một số hợp chất hóa học hay chất kiềm rất thích hợp cho việc tăng độ kiềm
cho quá trình nitrat hóa. Các chất kiềm được liệt kê trong Bảng 1.0.

Chất kiềm thích hợp cho việc bổ xung kiềm


Alkali Tên thường gọi Công thức hóa học Tỷ lệ so với CaCO3
Calcium Đá vôi CaCO3 1.00
carbonate
Calxium Nước vôi Ca(OH)2 1.35
hidroxide
Sodium Sô đa Na2CO3 0.94
carbonate
Sodium Xút NaOH 1.25
hydroxide
Bảng 1: Chất kiềm thích hợp cho việc bổ sung kiềm.
Lượng Xút cần bổ xung để đảm bảo đủ lượng kiềm trong bể SBR:
M1={7.14(mgCaCO3)x1.25x25(mg/l NH4+)xQ(m3/ngày)}/1000=
0.223xQ(m3/ngày)(kg NaOH/ngày)
Lượng Xút cần thiết còn lại sau quá trình Nitrat hóa trong bể SBR:
M2 = {50(mgCaCO3)x1.25xQ(m3/ngày)}/1000 = 0.0625xQ(m3/ngày)(kg
NaOH/ngày).
Tổng lượng Xút cần cấp hàng ngày để đảm bảo độ kiềm cho quá trình Nitrat
hóa:
Mt = M1 + M2 = 0.223xQ(m3/ngày)(kg NaOH/ngày) + 0.0625xQ(m3/ngày)(kg
NaOH/ngày) = 0.2855xQ(m3/ngày)(kg NaOH/ngày).

1.5. Kết luận chương 1


Thông qua chương 1 ta đã có một cái nhìn tổng quan về các loại nước thải, về
quy trình xử lý nước thải. Từ đó ta thấy được tầm quan trọng của cụm bể SBR
trong xử lý nước thải. Áp dụng công nghệ ASBR để đem lại hiệu quả cao nhất

22
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU CÁC THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG
2.1. Giới thiệu về PLC S7-1500
2.2.1. Tổng quan về PLC S7-1500 CPU 1511 -1 PN

Mã sản
6ES7511-1AK01-0AB0
phẩm

SIMATIC S7-1500, CPU 1511-1 PN, Bộ xử lý trung tâm


với bộ nhớ 150 KB cho chương trình và 1 MB cho dữ liệu,
Thông số
mặt trước: PROFINET IRT với 2 cổng gạt, hiệu suất 60 ns
bit, cần thẻ nhớ lưu trữ SIMATIC

Kích
15,10 x 15,40 x 4,60
thước

Khối
0,507 Kg
lượng

Hãng
Siemens AG
sản xuất

Xuất xứ Germany

Phần
mềm lập TIA PORTAL
trình

- Bộ Lập Trình S7-1500 là bộ điều khiển thế hệ mới của TIA và là 1 cốt mốc
quan trọng trong tự động hóa. SIMATIC DP S7-1500 với nhiều tính năng cải
tiến cho sự tối ưu hóa hoạt động, dễ dàng sử dụng trong hoạt động.

23
- Bộ Lập Trình PLC Siemens CPU S7-1500 có khả năng quản lý lên đến 32
module mở rộng, Có tính năng websever và cho phép chẩn đoán lỗi online.
Tích hợp truyền thông profibus, profinet
- Có các loại module mở rộng cơ bản như: Các module vào/ra số. Các Module
vào/ra tương tự
- Có các module công nghệ như: Module điều khiển vị trí, Module điều khiển
cân, Module điều khiển nhiệt độ …

- Có các module truyền thông: Truyền thông profinet, Truyền thông profibus,
Truyền thông modbus …
Với điều kiện môi trường xung quanh mở rộng, SIMATIC S7-1500 có thể được
sử dụng ở hầu hết mọi nơi. Nhiều PLC có thể hoạt động trong phạm vi nhiệt độ
từ -25 ° C đến + 60 ° C và ở độ cao tiêu chuẩn lên đến 5.000 m. Một loạt các
PLC SIPLUS có sẵn cho các yêu cầu ngoài vấn đề này.

2.2.2. Các Module mở rộng


 Module tín hiệu PLC S7-1500:
Thời gian đáp ứng nhanh (module DI: 50us, tốc độ quét 8 kênh cho module
tương tự: 125us, )
Chuẩn đoán lỗi hiệu quả thông qua các đèn led và màn hình trên PLC
Lắp đặt dễ dàng thông qua 1 đầu nối dây 40 chân.
Chân đấu shield được tích hợp.
 Module chức năng (Function) PLC S7-1500:
Module này dành cho các xử lý yêu cầu phần cứng tốc độ cao như các bộ
đếm tốc độ cao, xác định vị trí.
Các khối techonology hổ trợ cho việc lập trình đơn giản hơn
Tốc độ đáp ứng nhanh
Có thể kết nối với CPU hay cả các trạm remote I/O Et200MP
 Module truyền thông (communication) PLC S7-1500:
Các cổng truyền thông profinet đã được tích hợp trong cac CPU S7-1500 (và
profibus trong CPU1516-3PN/DP). Tuy nhiên trong S7-1500 vẫn có các
module truyền thông hổ trợ cho nhu cầu mở rộng mạng truyền thông.
Mô đun truyền thông cho trao đổi dữ liệu bằng cách sử dụng kết nối point-to-
point.
Module truyền thông để kết nối với PROFIBUS.
Module truyền thông để kết nối với Industrial Ethernet.
 Nguồn cung cấp PLC S7-1500:
Nguồn 1 pha, 24VDC cho S7-1500
Thiết kế và chức năng của SIMATIC PM 1507 với nhiều lựa chọn của điện
áp đầu vào là một sự lựa chọn tối ưu phù hợp với SIMATIC S7-1500 PLC.

24
Nó cung cấp nguồn cho các thành phần của hệ thống S7-1500 như CPU, hệ
thống cung cấp nguồn (PS), các mô đun vào ra số, nếu cần thiết nó cung cấp
nguồn cho các cảm biến, cơ cấu chấp hành với 24VDC.
 Phụ kiện PLC S7-1500:
Rail. Thanh ray nhôm để gắn bộ điều khiển SIMATIC S7 1500, các Mô đun
hoặc ET 200MP
2.2. Giới thiệu về biến tần YASKAWA E1000
2.2.1 Thông số kỹ thuật
- Nguồn cung cấp: 3 pha 200 – 240V, 380 – 480V, 50/60 Hz.
- Dải tần số ra: 0 – 400 Hz.
- Khả năng quá tải 150% trong 60S,
- Dải điều khiển từ: 0 – 10V, 4 – 20 mA.
- Dải công suất từ: 0.4 – 630 kW.
- Chức năng vận hành: điều khiển V/F không đổi, điều khiển vòng hở, tự
động điều chỉnh momen, chức năng nhận dạng động cơ, kết nối truyền
thông RS 485…
- Bảo vệ quá áp, sụt áp, quá tải, nhiệt độ quá cao, lỗi CPU, lỗi bộ nhớ,
chạm mát đầu ra khi cấp nguồn
- Tiêu chuẩn bảo vệ: IP 20.
2.2.2. Thiết bị mở rộng
- Hỗ trợ các chuẩn truyền thông RS422/485 (mặc định), Mechatrolink II,
CC-link, DeviceNet, Profibus – DP, CANopen, Lonworks.
- Bộ lọc sóng hài và cải thiện hệ số công suất xoay chiều, một chiều (tích
hợp sẵn lọc một chiều cho các các model có công suất 30kw trở lên
2.2.3. Tính năng
 Biến Tần Yaskawa E1000 – Siêu tiết kiệm năng lượng
- Điều khiển được với động cơ cảm ứng từ có hiệu suất cao.
- Không chỉ điều khiển được cho động cơ không đồng bộ, mà còn điều
khiển được với động cơ đồng bộ.
- Biến tần đạt hiệu suất cao nhất khi điều khiển cho động cơ đồng bộ.
- Động cơ đồng bộ đạt hiệu suất cao hơn so với động cơ cảm ứng từ.
- Ổn định Mo-ment xoắn với hiệu suất cao.
- Điều khiển áp lực ổn định và hiệu quả cao cho máy nén mô-men xoắn
không đổi.
 Biến tần Yaskawa E1000 – Thân thiện và sinh thái
- Chức năng tự động dò tìm để tiết kiệm điện năng.

25
- Giải quyết các tổn thất điện năng và phục hồi cho một số ứng dụng.
- Hoạt động tốt với môi trường khắc nhiệt.
- Giảm tiếng ồn
- Tín hiệu I/O hiệu suất cao.
- Điều khiển PID hiệu suất cao
- Dễ dàng cài đặt và tùy chỉnh cho người dùng.
- Tùy chọn mạng truyền thông công nghiệp.
- Dễ dàng bảo trì, bảo dưỡng.
 Biến Tần Yaskawa E1000- An toàn và độ tin cậy cao
- Bảo vệ môi trường.
- Thiết kế tuổi thọ dài.
- Dễ dàng thay thế.
- Chức năng bảo vệ cho máy.
- Hoạt động liên tục.
2.3. Bộ lưu điện UPS Santak Balzer2200
2.3.1. Thông số kỹ thuật

NGUỒN VÀO

Điện áp danh định 230 VAC

Ngưỡng điện áp 170 ~ 280 VAC

Số pha 1 pha (2 dây + dây tiếp đất)

Tần số danh định 50 Hz/60Hz

NGUỒN RA

Công suất 2200VA / 1200W

26
Điện áp 230 VAC ± 10%

Số pha 1 pha (2 dây + dây tiếp đất)

Dạng sóng (chế độ ắc


qui) Sóng vuông mô phỏng sóng sine

Tần số Giống nguồn ngõ vào

Cấp điện ngõ ra 6 ổ cắm chuẩn NEMA

ẮC QUI

12 VDC, kín khí, không cần bảo


Loại ắc qui dưỡng, tuổi thọ trên 3 năm.

Thời gian lưu điện 50 phút với tải 100W

GIAO DIỆN

Bảng điều khiển Nút khởi động

Chế độ điện lưới, chế độ ắc quy, dung


LCD lượng tải, dung lượng ắc qui

Cổng giao tiếp Cổng USB

Phần mềm quản lý Quản lý theo giao thức HID qua

27
cổng USB

MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG

Nhiệt độ môi trường


hoạt động 0 ~ 400c

Độ ẩm môi trường hoạt


động 20% ~ 90%, không kết tụ hơi nước.

KÍCH THƯỚC / TRỌNG LƯỢNG

Kích thước bộ xử lý (R
x D x C) (mm) 139 x 364 x 195

Trọng lượng tịnh (kg) 10,6

2.3.2. Tính năng


- Sử dụng công nghệ điều khiển vi xử lý đảm bảo độ tin cậy cao.
Được tích hợp mạch ổn áp Boost & Buck AVR giúp ổn định điện áp đầu ra.
- Dải tần số và điện áp đầu vào rộng, tương thích với máy phát điện.
Bảo vệ chống sét lan truyền cho cả mạch điện và đường truyền dữ liệu (điện
thoại / modem).
- Tích hợp chức năng khởi động nguội DC cho phép khởi động UPS mà
không cần cấp nguồn AC.
- Bộ sạc siêu nhanh rút ngắn thời gian sạc xuống còn 2-4 giờ.
- Tự động sạc ngay cả khi UPS tắt.
- Tự động khởi động lại trong khi nguồn điện lưới có trở lại.
- Cổng giao tiếp USB-HID Smart Battery hỗ trợ tính năng quản lý nguồn
và tự động tắt máy trên các hệ điều hành windows, Mac OS và Linux.
- Khả năng bảo vệ toàn diện giúp chống lại quá trình xả quá sâu, sạc quá
mức, quá tải.
28
- Tích hợp ắc quy Axit-chì kín, không cần bảo dưỡng.
2.4. MCB, MCCB, Contactor, Relay nhiệt
2.4.1. Giới thiệu
- MCB (Miniature Circuit Breaker) là thiết bị chuyển mạch loại tép, thường
có dòng cắt định mức và dòng cắt ngắn mạch thấp.
- MCCB (Moulded Case Circuit Breaker) là thiết bị chuyển mạch loại khối,
thường có dòng cắt ngắn mạch lớn (có thể lên tới 150kA).

MCB BH-D MCCB Mitsubishi NF-SV


- Contactor (Công tắc tơ) hay còn gọi là Khởi động từ là khí cụ điện hạ áp,
thực hiện việc đóng cắt thường xuyên các mạch điện động lực. Contactor
là thiết bị điện đặc biệt quan trọng trong hệ thống điện. Nhờ có contactor
ta có thể điều khiển các thiết bị như động cơ, tụ bù, hệ thống chiếu sáng,...
thông qua nút nhấn, chế độ tự động hoặc điều khiển từ xa.

Contactor
- Rơ le nhiệt (hay còn gọi là Relay nhiệt, Rơle nhiệt) là một loại thiết bị
điện dùng để bảo vệ động cơ và mạch điện khỏi bị quá tải, thường dùng

29
kèm với Contactor (Khởi động từ). Rơ le nhiệt có chức năng tự động đóng
cắt tiếp điểm nhờ sự co dãn vì nhiệt của các thanh kim loại.

Relay nhiệt

2.5. Giới thiệu về động cơ bơm chìm


2.5.1. Cấu tạo máy bơm chìm
- Máy bơm chìm được cấu tạo đặc biệt với đầu buồng bơm, thân động cơ
được làm bằng gang hoặc inox. Trục inox , cánh nhôm (cánh inox có đuôi
mã SS), dây đồng và còn được trang bị rơ le nhiệt.

- Các bộ phận chính của máy bơm chìm gồm: Đầu đẩy, bánh công tác,
gioăng trục, khoang dầu, động cơ chi tiết như hình sau:

30
2.5.2. Thông số kỹ thuật

Tên Máy bơm chìm nước thải Shinmaywa CV501T

Hãng sản xuất Shinmaywa

Xuất xứ Nhật Bản

Model CV651, CV501, CV501T

Công suất 0.4kw, 0.75kw, 1.1kw, 1.5kw

Điện áp 380V

Lưu lượng 0.15-0.4 m3/phút

Cột áp 5.9-14.7 m

Auto connection DN65


31
Kiểu chất lỏng Nước có lẫn bùn cát, Nước mưa, nước ngầm,
nước lẫn cát, nước thải công nghiệp, xây dựng,
hầm mỏ…vv

Nhiệt độ nước 0-40 độ C

Cấu tạo bơm Cánh hở đúc bằng hợp kim sắt Crôm, thân bơm
bằng gang, lớp cách nhiệt F, cấp độ bảo vệ IP68

Tốc độ vòng quay 1450 vòng/phút OR 2900 V/phút

2.6. Máy thổi khí


2.6.1. Thông số kỹ thuật

Tên MÁY THỔI KHÍ ARS 100

Thương hiệu Shimaywa

Xuất xứ Nhật Bản

Motor 15Kw/3pha/380V/50Hz/4P - Xuất


xứ:Enertech - Australia

2.6.2. Đặc điểm


- Máy thổi khí Shinmaywa ARS có nhiều model khác nhau. Mỗi model có các
đặc tính, kích thước khác nhau. Vì vậy, người sử dụng sẽ dễ dàng lựa chọn được
máy phù hợp với nhu cầu của mình.
- Với thiết kế quạt 3 cánh gió máy thổi khí Shinmaywa ARS mang lại hiệu quả
vận hành cao.
- Máy thổi khí Shinmaywa ARS có hệ thống giảm thanh đặc biệt, ít rung khi
hoạt động, giảm được tiếng ồn, bền và tuổi thọ cao.
- Máy thổi khí Shinmaywa ARS tiêu thụ năng lượng ít.
- Cung cấp bao gồm:
32
+ 1 bộ gồm đầu thổi khí, inlet silencer, check valve,safety valve do chính hãng
ShinMaywa sản xuất.
+ Bộ chân đế, pully, V-belt, belt cover do chính hãng ShinMaywa sản xuất.
+ Đồng hồ áp suất.
+ Thiết bị được thiết kế có bộ phận làm mát cooling silencer.
+ Cung cấp bao gồm giá đỡ đồng hồ áp suất ( sản xuất tại Việt Nam ).
- CO, CQ đầy đủ.

2.6.4. Ứng dụng


- Khuấy trộn bể điều hòa trong hệ thống xử lý nước thải giúp trộn đều nước thải
và ngăn ngừa phân hủy kị khí.
- Cung cấp khí cho vi sinh tồn tại và phát triển trong bể hiếu khí.
- Thu hồi khí gas trong hệ thống Biogas.
- Cung cấp khí oxygen trong quá trình nuôi trồng thủy hải sản.
- Vận chuyển khí nén.
2.7. Giới thiệu về cảm biến DO
Thông số kỹ thuật:

Thang đo 0~20 mg / L

Chất liệu điện cực Epoxy và Noryl


33
Max Nhiệt độ 50 độ C

Đầu ra bão hòa HDPE = 47mV +/- 9mV, PTFE =


33mV +/- 9mV

Áp suất 0-100 psig (7,5 Bar)

Hiệu chuẩn Một điểm trong không khí

Thời gian đáp ứng Sau khi cân bằng, HDPE 1 phút cho
2mV, PTFE 2 phút cho 2mV

DO1200 DO cảm biến, 12mm, cầm tay, HDPE


hoặc PTTE

2.8. Thiết bị đo PH
Thông số kỹ thuật:

Dải pH đo được pH 0 ... 14

Màng Gốm

Dải nhiệt độ 0oC ... +135oC

Áp suất 0 – 6 bar

Vật liệu thân: thủy tinh

Chiều dài thân 170 mm

Đường kính thân 12 mm


34
Độ dẫn điện > 0µS/cm

2.9. Bộ phân tích Liquiline CM442


Thông số kỹ thuật

Modular điều khiển 4 dây


đa kênh: 1/2 kênh kỹ thuật số cho giao thức Memosens
đa tham số: pH, oxi hóa khử, ISFET, độ dẫn điện, oxy
Ứng dụng hòa tan, nitrat và độ đục
Hai bộ cảm biến kết nối thuận trong bất kỳ sự kết hợp
chức năng mở rộng mô đun bất cứ lúc nào
Plug and play cho module và cảm biến

Vỏ nhựa chắc chắn


Đặc điểm
Phù hợp cho tất cả ứng dụng

2x Memosens input, 2 to 4x current output,


Alarmrelay
Thiết kế
2x relay, thẻ SD để cập nhật phần mềm và sao chép và
dán thiết lập

Vật liệu vỏ chính: PC-FR


Vật liệu
Màn phủ bảo vệ vỏ: EPDM

237 x 194 x 162 mm


Kích thước
9.33 x 7.64 x 7.38 inch

Nhiệt độ xử lý -20 đến 60 ° C (0 đến 140 ° F)

35
Bảo vệ Ingres IP66 / IP67

1 to 2x Memosens digital input


Đầu vào 2x 0/4 to 20mA input optional
2x Digital input optional

2 to 8x 0/4 to 20 mA current outputs


Đầu ra Alarmrelay, 2x relay, ProfibusDP, Modbus RS485,
Modbus TCP, Ethernet

Chứng nhận EAC, cCSAus, MCERTS

2.10. Giới thiệu về cảm biến đo mức


Thông số kỹ thuật:
- Cảm biến áp suất thủy tĩnh dạng chìm đo mức 0-10m Siemen SITRANS
LH100
- Độ chính xác toàn thang đo ± 0,3% đến ± 0,5%, tùy thuộc vào phạm vi
- Thiết kế nhỏ gọn để lắp vào các đường ống có đường kính bên trong nhỏ
nhất là 1"
- Dễ dàng lắp đặt và sử dụng do thiết kế nhỏ gọn và vật liệu chống ăn mòn
36
- Ứng dụng an toàn do ống thông hơi trong cáp kết nối để ngăn ngừa sự
hình thành nước ngưng tụ
- Tuổi thọ lâu dài do được bảo vệ màng ngăn đo khỏi các tác động bên
ngoài bằng nắp bảo vệ

2.11. Giới thiệu về thiết bị thu nước Decanter


Decanter dạng phao là một thiết bị dùng để thu nước bề mặt, tách chiết phần
nước trên bề mặt và nước bẩn rất hiệu quả.
2.11.1 Cấu tạo
- Phao nổi Decanter
- Ống thu nước mặt
- Ống thu nhánh
- Ống thu chính trung tâm
- Gối đỡ thiết bị
- Khớp nối chuyển động
- Giá đỡ Decanter
- Phụ kiện kèm theo

37
2.11.2. Ưu điểm
- Dễ dàng cài đặt, điều chỉnh mức thu nước của thiết bị
- Vật liệu SS304 phù hợp với môi trường nước thải
- Thiết bị vận hành đơn giản, độ tin cậy cao
- Điều khiển tự động rút nước bằng mở van điện từ đầu ra.
- Khả năng tách, loại chất cặn hiệu quả
- Không tốn chi phí vận hành
- Bảo dưỡng đơn giản, chỉ cần vệ sinh bên ngoài thiết bị.

2.12. Giới thiệu về van điện


2.12.1. Thông số kỹ thuật

Van bướm - Thân: Gang (Ductile iron GGG40)


(Butterfly valve) - Đĩa: Inox (SUS304)
- Size: DN25-DN700

38
Động cơ (Valve - Điện áp: 220V AC, 24V AC/DC.
Actuator) - Điều khiển: Điều khiển đóng mở (On/Off
control), Điều khiển tuyến tính (Modulating
control).
- Mức độ chống thấp nước, bụi của động
cơ:IP54 (Dùng trong nhà), IP67 (Dùng ngoài
trời).

Mã sản phẩm D6…N, D6…W, SY..-230/24-3-T, PRCA-S2-


thường gặp T,..

2.12.2. Cấu tạo


Là sự kết hợp giữa thân van bướm và động cơ điện để tạo nên một bộ van bướm
điều khiển điện. Van bướm và động cơ liệu có kết hợp với nhau được hay không
phải tùy thuộc vào tiêu chuẩn thiết kế kết nối của van bướm, các tiêu chuẩn
thường gặp là F03, F05, F07,… đối với 1 số trường hợp kết nối cần phải có
thêm bộ linekage để có thể kết hợp van bướm và động cơ nếu tiêu chuẩn chưa
phù hợp.

Van bướm: Là loại Wafer hoặc Lug được thiết kế với tiêu chuẩn DIN, có thể kết
nối được với mặt bích PN6/10/16. Thân van bướm được làm bằng gang, đĩa
được làm bằng inox SUS304.
Động cơ: Được điều khiển bằng điện áp 220V AC hoặc 24V AC/DC cấp nguồn
cho động cơ. Về mặt điều khiển có 2 hình thức đó là điều khiển đóng mở
39
(on/off) hoặc điều khiển vô cấp (modulating) tùy vào ứng dụng của khách hàng.
Đối với loại động cơ thông thường mức độ chống thấm nước và bụi ở mức IP54,
nếu ứng dụng có yêu cầu phải sử dụng ở môi trường ngoài trời liên tục có thể
chọn loại có mức độ chống thấm IP67 để đảm bảo vận hành.

2.12.3. Ứng dụng


Với khả năng vận hành đơn giản van bướm điện được ứng dụng trong rất nhiều
hệ thống đòi hỏi khả năng vận hành lâu dài và thông minh:

Hệ thống xử lí nước thải: Với thân van bướm bằng Gang và Đĩa van bằng inox
SUS304, van điện Belimo đảm bảo các tiêu chí về chống ăn mòn và chống rò rỉ
cho hệ thống. Ngoài ra, Động cơ điện Belimo còn có thể lựa chọn được mức độ
chống thấm nước và bụi lên mức IP67, với lựa chọn cấp cao này, cả bộ van
bướm và động cơ có thể vận hành một cách an toàn và đúng tiêu chuẩn để vận
hành ngoài trời (môi trường mưa gió) mà không cần các biện pháp bảo vệ đặc
biệt cho động cơ.
Hệ thống điều hòa không khí (HVAC): Đối với các công trình cao cấp như
Building, khách sạn,… việc cần đến như bộ van thông minh để tích hợp với hệ
thống quản lí thông minh trong tòa nhà (BMS) là chắc chắn, với việc có khả
năng điều khiển từ xa và feedback (trả về trạng thái hoạt động) giúp van điều
khiển Belimo có sự hỗ trợ tốt nhất cho hệ thống BMS. Ngoài ra hệ thống chiller
cũng cần có sự có mặt van bướm Belimo cho việc vận hành.
Hệ thống cấp nước sạch: Với đĩa van bướm làm bằng inox 304. Ứng dụng vào
các đường ống nước như đường ống cấp nước thực phẩm, đường ống cấp nước
sinh hoạt, đường ống nước xử lí và sau xử lí hoàn toàn có thể sử dụng van bướm
điều khiển điện 220V Belimo để vận hành thông minh cho hệ thống.

2.13. Kết luận chương 2

40
CHƯƠNG 3: ĐIỀU KHIỂN ỔN ĐỊNH NỒNG ĐỘ OXI TRONG NƯỚC ỨNG
DỤNG BỘ ĐIỀU CHỈNH PID TRÊN PLC S7-1500

3.1. Xây dựng mô hình điều khiển


Muốn tổng hợp được bộ điều khiển cho đối tượng để hệ kín có được chất lượng như
mong muốn thì trước tiên cần phải hiểu biết về đối tượng, tức là cần phải có một mô
hình toán học mô tả đối tượng. Không thể điều khiển đối tượng khi không hiểu biết
hoặc hiểu sai lệch về nó. Kết quả tổng hợp bộ điều khiển phụ thuộc rất nhiều vào mô
hình mô tả đối tượng. Mô hình càng chính xác, hiệu suất công việc càng cao.

Việc xây dựng mô hình cho đối tượng được gọi là mô hình hóa. Người ta phân chia
phương pháp mô hình hóa thành hai loại.
- Phương pháp lý thuyết
- Phương pháp thực nghiệm
Ở phạm vi đồ án, em dựa trên cơ sở quan sát tín hiệu vào u(t) và ra y(t) của đối tượng
sao cho mô hình thu được bằng phương pháp thực nghiệm thỏa mãn các yêu cầu của
phương pháp lý thuyết đề ra. Phương pháp thực nghiệm đó được gọi là nhận dạng hệ
thống điều khiển. Như vậy, khái niệm nhận dạng hệ thống điều khiển được hiểu là sự
bổ sung cho việc mô hình hóa đối tượng mà ở đó lượng thông tin ban đầu về đối tượng
điều khiển không đầy đủ.

3.2. Phương pháp điều khiển PID

3.2.1. Bộ điều khiển tỉ lệ (P)


Khâu P tạo ra tín hiệu điều khiển tỉ lệ với giá trị của sai lệch. Việc này được
thực hiện bằng cách nhân sai số e với hằng số Kp gọi là hằng số tỉ lệ.
Ta có công thức: Pout = K P . e(t)
Trong đó:
+ Pout : Giá trị ngõ ra
+ Kp : Hằng số tỉ lệ
+ e(t) : Sai lệch, E = SP – PV
Sơ đồ khối của khâu P : (Đường đặc tính P là một đường thẳng song song trục
hoành)
Hàm truyền của khâu P: Gp(s) = Kp

41
Nếu chỉ có khâu P thì trong mọi trường hợp sai số tĩnh luôn xuất hiện, trừ khi
giá trị đầu vào của hệ thống bằng 0 hoặc đã bằng với giá trị mong muốn.
- Nếu hệ số Kp quá lớn thì sẽ làm cho hệ thống mất ổn định.
- Nếu hệ số Kp nhỏ sẽ làm cho bộ điều khiển kém nhạy, hoặc
đáp ứng chậm. Hơn nữa tác động điều khiển của bộ P sẽ quá
bé làm hệ thống không chính xác

Đáp ứng của khâu P (ref: tín hiệu chuẩn, p: Khâu P)

3.2.2. Bộ điều khiển tích phân (I)


Bộ điều khiển tích phân(I) cộng thêm tổng các sai số trước đó vào giá trị điều
khiển. Việc tính tổng các sai số được thực hiện liên tục cho đến khi giá trị đạt
được bằng giá trị đặt, và kết quả là khi hệ cân bằng thì sai số bằng không.
Khâu I được tính theo công thức:
t
I Out =K i∫ e ( t ) . dt
0

Trong đó:
+ Iout: Giá trị ngõ ra khâu I
+ Ki: Hệ số tích phân
+ e: Sai số, e = SP – PV
Sơ đồ khối khâu I:

42
Hàm truyền khâu I:
U ( s) K i 1
G ( s )= = =
E( s) s T i s
Khâu I thường đi kèm với khâu P, hợp thành bộ điều khiển PI, nếu chỉ sử dụng
khâu I thì đáp ứng của hệ thống sẽ chậm và thường bị giao động

Đáp ứng của khâu I và PI (ref: tín hiệu chuẩn, p: Khâu P, i: khâu I)
Từ đồ thị ta thấy khâu I làm cho đáp ứng của hệ thống chậm đi rất nhiều, khâu
PI giúp triệt tiêu sai số xác lập.

3.2.3. Bộ điều khiển vi phân (D)


Bộ điều khiển vi phân(D) cộng thêm tốc độ thay đổi sai số vào giá trị điều khiển
ở ngõ ra. Nếu sai số thay đổi nhanh thì sẽ tạo ra thành phần cộng thêm vào giá
trị điều khiển, Điều này cải thiện đáp ứng của hệ thống, giúp trạng thái của hệ
thống thay đổi nhanh chóng và nhanh chóng đạt được giá trị mong muốn.
Khâu D được tính theo công thức :
de
DOut =K d
dt
Trong đó:

43
+ Dout: Ngõ ra khâu D
+ Kd: Hệ số vi phân
+ e: Sai số, e = SP – PV
Sơ đồ khối khâu D:

Hàm truyền khâu D:


U (s)
G ( s )= =K d s
E( s)
Khâu D thường đi kèm với khâu P, hợp thành bộ điều khiển PD, hoặc bộ PI để
hợp thành bộ điều khiển PID
3.2.4. Bộ điều chỉnh PID
Bộ điều khiển PID (A proportional integral derivative controller) là bộ điều
khiển sử dụng kỹ thuật điều khiển theo vòng lặp có hồi tiếp. Bộ điều khiển PID
được sử dụng phổ biến trong các hệ thống điều khiểntự động công nghiệp. Bộ
điều khiển PID sẽ hiệu chỉnh sai lệch giữa tín hiệu đặt mong muốn và đáp ứng
đầu ra của hệ thống, sau đó đưa ra một tín hiệu điều khiển để điều chỉnh quá
trình cho phù hợp. Bộ điều khiển sẽ thực hiện giảm tối đa sai số bằng cách điều
chỉnh giá trị điều khiển. Để đạt được kết quả điều khiển tốt nhất, các tham số
PID phải được tính toán, điều chỉnh theo tính chất của đối tượng điều khiển
trong hệ thống. Điều đó có nghĩa là các tham số PID phải phụ thuộc vào đặc thù
cụ thể của đối tượng điều khiển cũng như cấu trúc của hệ thống điều khiển.

Sơ đồ khối bộ điều khiển PID


Quan hệ giữa đầu ra u(t) và đầu vào e(t) của bộ điều khiển PID:
t
d
u ( t )=k p e ( t ) +k i ∫ e ( t ) dt+ k d e( t)
0 dt
Trong đó: các thông số điều chỉnh là: kP, kI và kD.
u(t): tín hiệu điều khiển;
kP: hệ số tỉ lệ;

44
Ki: hệ số tích phân;
kd: hệ số đạo hàm;
e(t): tín hiệu sai lệch điều khiển;
t: thời gian hay thời gian tức thời.
Các giá trị thành phần của các khâu P, I và D:
t
de (t)
u p ( t )=k p e ( t ) ;ui ( t )=k i∫ d ( t ) dt ; ud (t )=k d
0 dt
Hệ số tỉ lệ của khâu tỉ lệ càng lớn thì đáp ứng càng nhanh do đó hệ thống nhanh
chóng đạt đến giá trị đặt điều khiển mong muốn. Tuy nhiênnếu hệ số tỉ lệ của
khâu tỉ lệ quá cao, hệ thống sẽ không ổn định và dao động. Ngược lại, hệ số nhỏ
là do đáp ứng đầu ra nhỏ trong khi sai số đầu vào lớn, và làm cho bộ điều khiển
kém nhạy hoặc đáp ứng chậm.
Giá trị hệ số tích phân càng lớn kéo theo sai số ổn định bị khử càng
nhanh. Bất kỳ sai số âm nào được tích phân trong suốt đáp ứng quá độ
phải được triệt tiêu tích phân bằng sai số dương trước khi tiến tới trạng
thái ổn định. Vai trò của khâu tích phân sẽ làm triệt tiêu sai lệch tĩnh,
nhưng thời gian quá độ dài hơn. Khi kết hợp khâu P với khâu I, tạo ra bộ
điều khiển PI sẽ tận dụng được ưu điểm tác động nhanh của khâu P và
triệt tiêu sai lệch tĩnh của khâu I. Khi đó chất lượng của bộ điều khiển PI
sẽ tốt hơn khi dùng bộ điều khiển riêng rẽ P hoặc I.
Khâu vi phân D có tác dụng dự đoán giá trị kế tiếp của sai lệch và
thay
đổi tín hiệu điều khiển cho phù hợp. Luật điều khiển PD được dùng trong
các
hệ thống có tải thay đổi đột ngột mà luật điều khiển P không thể giữ sai
lệch ở
mức chấp nhận được. Khâu D là khâu có tính tác động nhanh nhưng cũng
nhạy
cảm với nhiễu.
Sự kết hợp cả 3 khâu sẽ tạo ra bộ điều khiển PID có thể được dùng
cho nhiều bài toán điều khiển, và thường đạt kết quả như ý mà không cần
bất kỳ cải tiến hay thậm chí điều chỉnh nào. Khi đối tượng là tuyến tính,
tuỳ theo chỉ tiêu tối ưu mà ta có thể tìm được các tham số kP, kI, và kD phù
hợp để đảm bảo chất lượng yêu cầu đặt ra. Khi đối tượng là phi tuyến, lúc
đó để đảm bảo được chất lượng yêu cầu đặt ra, nếu vẫn giữ cấu trúc bộ
điều khiển là PID thì các tham số của PID phải được điều chỉnh cho phù
hợp. Điều này có thể thực hiện bằng cách hiệu chỉnh thích nghi theo kinh
điển hoặc sử dụng lý thuyết mờ, mạng nơron nhân tạo để xây dựng các
thuật toán chỉnh định thích nghi. Ngoài ra quá trình đo lường các thông số
cũng cần phải thay đổi thời gian trích mẫu, phương pháp xử lý (tốc độ lấy

45
mẫu cao hơn, và chính xác, và lọc thông thấp nếu cần thiết).
Đối với hệ SISO tìm tham số PID có những phương pháp sau:
- Nếu biết mô hình toán của đối tượng có các phương pháp đại số
hurwitz, phương pháp tần số, Nyquist, Mikhailop. Ngoài ra còn có các
phương pháp tối ưu môđun, tối ưu đối xứng, … .
- Nếu không biết mô hình toán của đối tượng có thể tổng hợp bộ
PID bằng phương pháp thực nghiệm Ziegler-Nichols1 và Ziegler-
Nichols2

Đáp ứng của khâu D và PD (ref: tín hiệu chuẩn, p: Khâu P, d: khâu D)
3.3. Thiết kế bộ điều chỉnh PID
Luật điều khiển thường được chọn trên cơ sở đã xác định được mô hình toán học
của đối tượng phải phù hợp với đối tượng cũng như thỏa mãn yêu cầu của bài
toán thiết kế.
Trong trường hợp không thể xác định được mô hình toán học của đối tượng, có
thể tìm luật điều khiển cũng như các tham số của bộ điều khiển thông qua thực
nghiệm. Ziegler và Nichols đã đưa ra phương pháp xác định thông số tối ưu của
bộ PID là dựa trên đồ thị hàm quá độ của đối tượng hoặc dựa trên các giá trị tới
hạn thu được qua thực nghiệm.
3.3.1. Thiết kế bộ điều chỉnh PID sử dụng hàm quá độ đối tượng

46
Phương pháp này còn có tên là phương pháp thứ nhất của Ziegler – Nichols. Nó
có nhiệm vụ xác định các thông số Kp , TI , TD cho các bộ điều khiển P, PI và
PID trên cơ sở đối tượng có thể mô tả xấp xỉ bởi hàm truyền đạt dạng:
−T t s
Ke
G ( s )=
Ts+1
Sao cho hệ thống nhanh chóng về trạng thái xác lập và độ vọt lố max không
vượt quá một giới hạn cho phép, khoảng 40% so với h ( ∞ )=lim
t→∞
h(t ):

max= | |
∆ hmax
h( ∞)
≤ 40 %

Ba tham số Tt (thời gian trễ), K (hệ số khuếch đại) và T (hằng số thời gian quán
tính) của mô hình xấp xỉ có thể xác định được gần đúng từ đồ thị hàm quá độ
h(t) của đối tượng. Nếu đối tượng có dạng như hình 3.15a mô tả thì từ đồ thị
hàm h(t) đó ta đọc ra được:
+Tt là khoảng thời gian tín hiệu ra h(t) chưa có phản ứng ngay với tín
hiệu kích thích 1(t) tại đầu vào.
+ K là giá trị giới hạn h ( ∞ )=lim
t→∞
h(t )

Gọi A là điểm kết thúc khoảng thời gian trễ , tức là điểm trên trục hoành có
hoành độ bằng Tt. Khi đó T là khoảng cần thiết sau Tt để tiếp tuyến của h(t) tại A
đạt được giá trị K.

a) b)
Xác định tham số cho mô hình xấp xỉ bậc nhất có trễ
Trường hợp hàm quá độ h(t) không có dạng lý tưởng như ở hình a, nhưng có
dạng gần giống như hình chữ S của khâu quán tính bậc 2 hoặc bậc n như mô tả ở
hình b thì ba tham số K, Tt, T được xác định xấp xỉ như sau:
+ K là giá trị giới hạn h()
+ Kẻ đường tiếp tuyến của h(t) tại điểm uốn của nó. Khi đó Tt sẽ là hoành độ
giao điểm của tiếp tuyến với trục hoành và T là khoảng thời gian cần thiết để
đường tiếp tuyến đi được từ giá trị 0 tới được giá trị K.
Như vậy ta thấy điều kiện để áp dụng được phương pháp xấp xỉ mô hình bậc
nhất có trễ của đối tượng là đối tượng phải ổn định, không có dao động và ít

47
nhất hàm quá độ của nó phải có dạng chữ S. Sau khi đã có các tham số cho mô
hình xấp xỉ của đối tượng, ta chọn các thông số của bộ điều khiển theo bảng sau:
Bộ điều khiển Kp Ti Td
P T - -
K.Tt

PI T 10 -
0.9 K . T Tt
t 3

PID T 2Tt 0.5Tt


1.2
K . Tt

Bảng Lựa chọn thông số bộ điều khiển theo phương pháp Ziegler – Nichols
Từ đó suy ra:
Kp
+ Hệ số tích phân : K i= T
n

+ Hệ số vi phân : Kd = K p.Tv
3.3.2. Sử dụng các giá trị tới hạn thu được từ thực nghiệm.
Trong trường hợp không thể xây dựng phƣơng pháp mô hình cho
đối tượng thì phương pháp thiết kế thích hợp là phương pháp thực
nghiệm. Thực nghiệm chỉ có thể tiến hành nếu hệ thống đảm bảo điều
kiện: Khi đưa trạng thái làm việc của hệ đến biên giới ổn định thì mọi giá
trị của tín hiệu trong hệ thống điều phải nằm trong giới hạn cho phép.
Phương pháp này còn có tên là phương pháp thứ hai của Ziegler –
Nichols. Điều đặc biệt là phương pháp này không sử dụng mô hình toán
học của đối tượng điều khiển, ngay cả mô hình xấp xỉ gần đúng.
Các bước tiến hành như sau :
+ Trước tiên, sử dụng bộ P lắp vào hệ kín (hoặc dùng bộ PID và
chỉnh các thành phần Ki và Ki về giá trị 0). Khởi động quá trình với hệ số
khuếch đại Kp thấp, sau đó tăng dần Kp tới giá trị tới hạn Kgh để hệ kín ở
chế độ giới hạn ổn định, tức là tín hiệu ra h(t) có dạng dao động điều hòa.
Xác định chu kỳ tới hạn Tgh của dao động.

Mô hình điều khiển với Kgh

48
Xác định hệ số khuếch đại tới hạn

Bộ điều khiển Kp Ti Td
P 0.5Kgh - -
PI 0.45Kgh 0.83Kgh -
PID 0.6Kgh 0.5Kgh 0.125Kgh
Bảng Thông số bộ điều khiển theo thực nghiệm
3.3.3. Sử dụng bộ PID S7-1500 ổn định nồng độ Oxi trong bể xử lý ASBR
a. Cấu hình cho bộ điều khiển PLC
 Cấu hình phần cứng
- Lấy 1 thanh rail và bộ nguồn nuôi PS190W
- Chọn loại PLC S7-1500 1511-1 PN
- Module mở rộng đầu vào số DI 32x24 VDC
- Module mở rộng đầu ra số DQ 32x24 VDC/0.5A
- Module mở rộng đầu vào Analog AI 8xU/I/RTD/TC
- Module mở rộng đầu ra analog AQ 8xU/I HS_1

49
 Thiết lập phần mềm
- Xử lý tín hiệu analog đầu vào của cảm biến DO
+ Viết hàm con xử lý tín hiệu analog đầu vào

+ Viết hàm con xử lý tín hiệu analog đầu ra

50
+ Đọc tín hiệu analog đầu vào của cảm biến DO và cài đặt nồng độ cao
thấp để hiển thị. Dải đo nồng độ DO là từ 0 đến 6 nên ta sử dụng hàm analog
đầu vào ở phía trên để chuyển đổi dải đo

- Thiết lập bộ PID Compact


+ Kéo thả hàm PID Compact có sẵn trong phần mềm TIA Portal để sử dụng.
Ở đâu ta sử dụng OB Cyclic interrput (OB30) với vòng quét là 100ms để làm
mới dữ liệu.

51
+ Tạo 1 Datablock để sử dụng

52
+ Cấu hình bộ PID Compact. Chọn Configuration để bắt đầu cài đặt

+ Ở tab Input/Output parameters cài đặt đầu vào Input, đầu ra


Output_PERR (0-100%)

+ Ở tab PID Parameters, chọn bộ điều khiển PID

53
+ Quay lại hàm Cyclic interrput (OB30) và thiết lập PID như hình, ở mục
Mode để 3 (Tự động dò thông số)

b. Xây dựng giao diện


- Ở tab Screens chọn Add new Screen

54
- Thiết lập giao điện điều khiển máy thổi khí

55
3.4. Kết luận chương 3

Chương 3 giới thiệu tổng quát về PLC cách thức sử dụng bộ dò PID trên phần
mềm TIA Portal, tìm hiểu cụ thể về PLC S7-1500 và các Modul mở rộng vào/ra
số, Modul Analog của thiết bị. Nêu và giải thích trình tự các bước để kết nối và
xử lý tín hiệu đối với Module Analog. Xuất tín hiệu analog đầu ra để sử dụng
cho biến tần. Từ đó giúp ổn định lượng Oxi trong bể giúp việc phản ứng diễn ra
hoàn toàn, đảm bảo nước sau xử lý đạt các yêu cầu công nghệ đề ra

56
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH BÀI TOÁN VÀ LẬP LƯU ĐỒ ĐIỀU KHIỂN BỂ
SBR
4.1. Phân tích bài toán điều khiển bể SBR
4.1.1. Sơ đồ bể SBR và các thiết bị

Hình 3.1: Sơ đồ các thiết bị ở bể SBR


Chú thích:
VĐ: Van điện
PH: Thiết bị đo Ph
DO: Thiết bị đo DO
LT: Cảm biến đo mực nước loại chênh áp
DCT: Thiết bị thu nước Decanter
4.1.2. Phân tích quá trình làm việc, yêu cầu đối với các thiết bị

Quá trình phản ứng ở bể ASBR gồm các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Nước thải đầu vào sẽ trộn lẫn với bùn hồi lưu có tỷ lệ
F/M cao ở ngăn SELECTOR. Đặc điểm này giúp loại bỏ dây chuyền
FILL và FILL-ANOXIC-MIX mà thay vào đó là dây chuyền FILL-
AERATE và do đó vận hành hệ thống đơn giản hơn. Hệ thống này đảm
bảo quá trình xử lý sinh học sẽ chủ yếu là tạo ra các hạt bùn hoạt tính, và
do đó làm tăng độ an toàn trong quá trình vận hành, giảm thiểu sự tập
trung dòng thải.
Giai đoạn 2: Quá trình phản ứng xảy ra trong bể ASBR gần tương tự
như quá trình SBR & Aeroten truyền thống, chỉ khác dòng vào ra là liên
tục. Đây là phương pháp xử lý nước thải mà qua đó các quá trình như oxy
hóa cacbon, quá trình nitrat hóa, khử nitơ và khử Photpho bằng phương
pháp sinh học được diễn ra đồng thời. Quá trình xử lý sẽ diễn ra liên tục
do có 04 bể hoạt động song song và lệch pha nhau. Tổng thời gian phản
ứng của 1 chu kỳ là 4 giờ.

Các chu kỳ của 2 Bể ASBR TXLNT Khu đô thị

57
GIỜ QUÁ TRÌNH
BỂ ASBR 1 BỂ ASBR 2
Giờ thứ nhất (1) Bơm nước vào và sục khí Lắng
Giờ thứ hai (2) Sục khí Rút nước ra
Giờ thứ ba (3) Lắng Bơm nước vào và sục
khí
Giờ thứ tư (4) Rút nước ra Sục khí
Nước thải sau khi xử lý ở các bể ASBR đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu
và được hút ra bởi các thiết bị thu nước DECANTER, xả vào bể KHỬ
TRÙNG bằng hóa chất NaClO. Tại đây, nước thải được đi qua các vách
ngăn tạo dòng chảy kiểu zic zắc và được bơm hóa chất khử trùng NaClO
có nồng độ đủ để phần lớn các vi khuẩn có hại bị tiêu diệt.
4.1.3. Chu trình hoạt động trong chu trình ASBR
- 01 Chu trình ASBR được tính từ khi van điện cấp nước VĐ-01, VĐ-05
cấp nước vào bể (TK.02A/B) bắt đầu mở, kết thúc và lặp lại sau 6h.
- 1 Chu trình ASBR bao gồm 04 giai đoạn:
 Giai đoạn nạp và khuấy trộn: thời gian T1
 Giai đoạn phản ứng: thời gian T2. Giá trị mặc định của T2 là 1h. Giá trị này
hiển thị và có thể thay đổi được trên màn hình điều khiển.
 Giai đoạn lắng: thời gian T3. Giá trị mặc định của T3 là 1h. Giá trị này hiển
thị và có thể thay đổi được trên màn hình điều khiển.
 Giai đoạn rút nước: thời gian T4. Giá trị mặc định của T4 là 1h. Giá trị này
hiển thị và có thể thay đổi được trên màn hình điều khiển.
 Tổng thời gian 1 chu trình: T = T1 + T2 + T3 + T4 = 6h
 Trong đó, T1 = T2 + T3 + T4
- Hệ thống bao gồm 02 bể ASBR. Chu trình ASBR của 02 bể thực hiện
xen kẽ nhau với độ lệch pha 3h.
- Chu trình ASBR của 01 bể TK.02A & TK.03A được thực hiện như sau:
a. Giai đoạn nạp và khuấy trộn T1
 Van điện cấp nước VĐ-01 mở. Van đóng khi đo mức LS-SBR1 ở giá trị
H hoặc HH
 Van điện cấp khí VĐ-02 mở, theo thời gian T1
 Van điện VĐ-03 ban đầu đóng theo thời gian T2 và sau đó mở theo thời
gian T1-T2
 Van điện xả khí dư VĐ-04 đóng, theo thời gian T1
 Decanter thu nước DCT-01 nâng lên ở vị trí cao nhất, theo thời gian T1
 Bơm bùn tuần hoàn BBTH-01 chạy, theo thời gian T1

58
 Bơm bùn dư BBSH-01 dừng, theo thời gian T1
 Bơm định lượng BĐLDD-01 chạy, theo thời gian T1
 Bơm định lượng BĐLNaOH-01 ban đầu đóng theo thời gian T2, sau
đó chạy theo thời gian T1-T2 & theo đầu đo pH-SBR1
b. Giai đoạn phản ứng T2
 Điều kiện xảy ra: hết thời gian T1. Trường hợp chưa hết thời gian T1 mà
phao LS-SBR1 ở giá trị H thì sẽ mở van điện VĐ-05 cấp nước sang bể
ASBR2
 Van điện cấp nước VĐ-01 đóng, theo thời gian T2
 Van điện VĐ-02 mở, theo thời gian T2
 Van điện cấp khí VĐ-03 mở, theo thời gian T2
 Van điện xả khí dư VĐ-04 đóng, theo thời gian T2
 Decanter thu nước DCT-01 nâng lên ở vị trí cao nhất, theo thời gian T2
 Bơm bùn tuần hoàn BBTH-01 bật, theo thời gian T2
 Bơm bùn dư BBSH-01 dừng, theo thời gian T2
 Bơm định lượng BĐLDD-01 chạy, theo thời gian T2
 Bơm định lượng BĐLNaOH-01 chạy, theo thời gian T2 & theo đầu đo
pH-SBR1
c. Giai đoạn lắng T3
 Điều kiện xảy ra: khi đủ thời gian T1+T2 = 4h
 Van điện cấp nước VĐ-01 đóng, theo thời gian T3
 Van điện cấp khí VĐ-02 đóng, theo thời gian T3
 Van điện cấp khí VĐ-03 đóng, theo thời gian T3
 Van điện xả khí dư VĐ-04 mở, theo thời gian T3
 Decanter thu nước DCT-01 nâng lên ở vị trí cao nhất, theo thời gian T3
 Bơm bùn tuần hoàn BBTH-01 dừng, theo thời gian T3
 Bơm bùn dư BBSH-01 dừng, theo thời gian T3
 Bơm định lượng BĐLDD-01 dừng, theo thời gian T3
 Bơm định lượng BĐLNaOH-01 dừng, theo thời gian T3
d. Giai đoạn rút nước T4
 Điều kiện xảy ra: Khi đủ thời gian T1+T2+T3 = 5h
 Van điện cấp nước VĐ-01 đóng, theo thời gian T4
 Van điện cấp khí VĐ-02 đóng, theo thời gian T3
 Van điện cấp khí VĐ-03 đóng, theo thời gian T4
 Van điện xả khí dư VĐ-04 mở, theo thời gian T4
 Decanter DCT-01 hạ xuống. Decanter DCT-01 dừng khi đo mức LT-
SBR1 ở giá trị L

59
 Bơm bùn tuần hoàn BBTH-01 dừng, theo thời gian T4
 Bơm bùn dư BBSH-01 mở, theo thời gian Tb. Giá trị mặc định của Tb
là 0,25h. Giá trị này hiển thị và có thể thay đổi được trên màn hình điều
khiển (Tb<T4).
 Bơm định lượng BĐLDD-01 dừng, theo thời gian T4
 Bơm định lượng BĐLNaOH-01 dừng, theo thời gian T4

- Chu trình kết thúc và lặp lại sau thời gian T = 6h


- Chu trình ASBR của bể 02B tương tự và lệch pha 3h bao gồm các thiết
bị sau:
 Van điện cấp nước VĐ-05
 Van điện cấp khí VĐ-06, VĐ-07
 Van điện xả khí dư VĐ-08
 Decanter thu nước DCT-02
 Bơm bùn tuần hoàn BBTH-02
 Bơm bùn dư BBSH-02
 Bơm định lượng BĐLDD-02
 Bơm định lượng BĐLNaOH-02

60
Hình 3. Thời gian chạy dừng của từng thiết bị

61
4.2. Lưu đồ thuật toán điều khiển
Từ phân tích yêu cầu, sự làm việc của bể và các thiết bị ta tiến hành lập lưu đồ
điều khiển cho hệ thống, và các thiết bị vận hành sử dụng trong hệ thống.
Các lưu đồ gồm có:
 Lưu đồ điều khiển hoạt động chung của bể SBR
 Lưu đồ điều khiển quá trình nạp và khuấy trộn
 Lưu đồ điều khiển quá trình phản ứng
 Lưu đồ điều khiển quá trình lắng
 Lưu đồ điều khiển quá trình rút nước
 Lưu đồ điều khiển bơm hóa chất

Trong đó lưu đồ điều khiển hoạt động của bể có vai trò quyết định đến việc điều
khiển hệ thống. Do ở một dự án ta không chỉ điều khiển một bể hay một nhiệm
vụ mà là rất nhiều quá trình cần điều khiển, vì thế ta sẽ sử dụng PLC S7-1500 và
tiến hành theo kiểu lập trình hướng cấu trúc, tức là chia chương trình chính
thành nhiều chương trình con, và mỗi chương trình con sẽ đảm nhận một nhiệm
vụ chuyên biệt. Vì vậy ta hiểu trong số các lưu đồ trên, lưu đồ điều khiển hoạt
động của bể có vai trò như chương trình chính, còn các lưu đồ còn lại có vai trò
như chương trình con. Việc sử dụng các chương trình con này giúp ta có thể sử
dụng rất nhiều lần ở nhiều vị trí khác nhau trong chương trình, giúp việc lập
trình chở nên đơn giản hóa. Từ các lưu đồ này ta có thể sử dụng để tiến hành lập
trình điều khiển bằng PLC, tuy nhiên khi lập trình còn phải căn cứ vào đặc điểm
của thiết bị được lựa chọn sử dụng lắp đặt vào hệ thống.

4.2.1. Lưu đồ điều khiển hoạt động của bể SBR

62
4.2.2. Lưu đồ điều khiển quá trình nạp và khuấy trộn

63
4.2.3. Lưu đồ điều khiển quá trình phản ứng

64
4.2.4. Lưu đồ điều khiển quá trình lắng

65
4.2.5. Lưu đồ điều khiển quá trình rút nước

66
4.2.6. Lưu đồ điều khiển bơm hóa chất

4.3. Lưu đồ P&ID

67
- P&ID chính là từ viết tắt của Piping and Instrumentation Diagram – được
hiểu là bản vẽ sơ đồ bao gồm các thiết bị, instrument và các tín hiệu được
dùng để điều khiển hệ thống piping.
- P&ID là bản vẽ rất quan trọng trong xử lý nước thải

Giải thích lưu đồ: Khi bắt đầu chu trình nạp, van điện 1 bắt đầu mở. Khi van
điện 1 mở hết, máy bơm từ bể tách cát bắt đầu bơm để nạp đủ mức cài đặt ở bể
Selector và bể SBR, đồng hồ đo lưu lượng LT-SBR1 để kiểm soát mức nước
thải ở bể. Đồng thời khi đó van điện 2 mở, máy thổi khí vào bể Selector và bể
SBR, bơm tuần hoàn cũng bắt đầu hoạt động. Sau thời gian nạp, giai đoạn phản
ứng bắt đầu xảy ra, bơm định lượng chất dinh dưỡng để bổ sung chất dinh
dưỡng BOD(Carbon Nito Photpho) và NaOH hoạt động ổn định độ PH giúp vi
sinh vật có thể phát triển. Van điện 2, máy thổi khí và bơm tuần hoàn vẫn hoạt
động giúp việc phản ứng trở nên dễ dàng hơn. Quá trình lắng là quá trình mà tất
cả các thiết bị đều dừng hoạt động, van điện đóng lại, trong quá trình này bùn và
các loại vi sinh chìm xuống đáy bể. Đến quá trình xả, van Decanter nổi trên bề
mặt để thu nước đến mức thấp thì dừng, nước sẽ được chuyển đến bể khử trùng.

68
CHƯƠNG 5. THIẾT KẾ PHẦN CỨNG VÀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM
5.1. Danh mục phụ tải
- Phụ tải điện là các thiết bị tiêu thụ điện năng để biến đổi thành dạng năng
lượng khác. Các thiết bị này sẽ tiêu thụ năng lượng điện dưới dạng dòng điện
và biến đổi thành dạng khác. Năng lượng điện thường được biến đổi thành
các dạng như ánh sáng, chuyển động hoặc nhiệt điện.
- Phụ tải tính toán: Là phụ tải cực đại dài hạn, không thay đổi theo thời gian và
tương đương phụ tải thực tế về mặt phát điện
- Việc xác định phụ tải tính toán dự vào các đặc trưng của phụ tải được tổng
hợp từ các kinh nghiệm thiết kế và vận hành trong quá khứ (dưới dạng sổ tay
thiết kế)
- Lập danh mục phụ tải giúp việc tính toán các thiết bị đóng cắt, lựa chọn dây
hay các thiết bị điều khiển trở nên thuận tiện, đảm bảo đủ các yêu cầu về tuổi
thọ thiết bị hay tránh sự lãng phí do các thiết bị không được khai thác, sử
dụng hết công suất.

- Danh mục phụ tải các thiết bị sử dụng ở trong hệ thống:

69
I.1 MCC-1.1
1 BHG-01 Bơm hố gom VFD 3P/380V 1 7.5 0.8 0.87 16.37 24.56 7.50 - 16.37 - 32 CU/PVC/PVC 4CX6mm2 23 3.08 1.58 0.42
2 BHG-02 Bơm hố gom VFD 3P/380V 1 7.5 0.8 0.87 16.37 24.56 7.50 - 16.37 - 32 CU/PVC/PVC 4CX6mm2 23 3.08 1.58 0.42
3 MTRBTC-01 Máy tách rác DOL 3P/380V 1 1.5 0.8 0.80 3.56 11.40 1.50 - 3.56 - 16 12 4-6 CU/PVC/PVC 4CX1.5mm2 40 12.1 2.34 0.62
4 BBTC-01 Bơm cát DOL 3P/380V 1 0.75 0.75 0.75 2.03 6.48 0.75 - 2.03 - 10 12 2-3 CU/PVC/PVC 4CX1.5mm2 40 12.1 1.33 0.35
5 BBTC-02 Bơm cát DOL 3P/380V 1 0.75 0.75 0.75 2.03 6.48 - 0.75 - 2.03 10 12 2-3 CU/PVC/PVC 4CX1.5mm2 40 12.1 1.33 0.35
6 VĐ01 Van cửa phai cấp nước bể Selector DOL 3P/380V 1 1.5 0.8 0.80 3.56 11.40 1.50 - 3.56 - 16 12 4-6 CU/PVC/PVC 4CX1.5mm2 82 12.1 4.81 1.26
7 VĐ02 Van điện đk phân phối khí bể Selector ON/OFF 1P/220V 1 6A/2P CU/PVC/PVC 4CX1.5mm2 35 12.1 -
8 VĐ03 Van điện đk phân phối khí bể SBR ON/OFF 1P/220V 1 6A/2P CU/PVC/PVC 4CX1.5mm2 35 12.1 -
9 VĐ04 Van điện xả khí dư ON/OFF 1P/220V 1 6A/2P CU/PVC/PVC 4CX1.5mm2 92 12.1 -
10 VĐ05 Van cửa phai cấp nước bể Selector DOL 3P/380V 1 1.5 0.8 0.80 3.56 11.40 1.50 - 3.56 - 16 12 4-6 CU/PVC/PVC 4CX1.5mm2 82 12.1 4.81 1.26
11 VĐ06 Van điện đk phân phối khí bể Selector ON/OFF 1P/220V 1 6A/2P CU/PVC/PVC 4CX1.5mm2 35 12.1 -
12 VĐ07 Van điện đk phân phối khí bể SBR ON/OFF 1P/220V 1 6A/2P CU/PVC/PVC 4CX1.5mm2 35 12.1 -
13 VĐ08 Van điện xả khí dư ON/OFF 1P/220V 1 6A/2P CU/PVC/PVC 4CX1.5mm2 92 12.1 -
14 BBTH-01 Bơm bùn tuần hoàn DOL 3P/380V 1 2.2 0.8 0.80 5.22 16.71 2.20 - 5.22 - 20 12 5.2-8 CU/PVC/PVC 4CX2.5mm2 100 7.41 5.26 1.39
15 BBTH-02 Bơm bùn tuần hoàn DOL 3P/380V 1 2.2 0.8 0.80 5.22 16.71 2.20 - 5.22 - 20 12 5.2-8 CU/PVC/PVC 4CX2.5mm2 100 7.41 5.26 1.39
16 BBSH-01 Bơm bùn thải(WAS) DOL 3P/380V 1 2.2 0.8 0.80 5.22 16.71 2.20 - 5.22 - 20 12 5.2-8 CU/PVC/PVC 4CX2.5mm2 100 7.41 5.26 1.39
17 BBSH-02 Bơm bùn thải(WAS) DOL 3P/380V 1 2.2 0.8 0.80 5.22 16.71 2.20 - 5.22 - 20 12 5.2-8 CU/PVC/PVC 4CX2.5mm2 100 7.41 5.26 1.39
I.2 MCC-1.2
18 DCT-01 Decanter - Thiết bị tách nước VFD 3P/380V 1 1.5 0.8 0.80 3.56 5.34 1.50 - 3.56 - 10 CU/PVC/PVC 4CX1.5mm2 88 12.1 5.16 1.36
19 DCT-02 Decanter - Thiết bị tách nước VFD 3P/380V 1 1.5 0.8 0.80 3.56 5.34 1.50 - 3.56 - 10 CU/PVC/PVC 4CX1.5mm2 88 12.1 5.16 1.36
20 BBKT-01 Bơm nước tới mương quan trắc Y/D 3P/380V 1 7.5 0.8 0.87 16.37 32.74 7.50 - 16.37 - 32 2*18+12 9-13 2X(CU/PVC/PVC 4CX6mm2) 36 3.08 2.47 0.65
21 BBKT-02 Bơm nước tới mương quan trắc Y/D 3P/380V 1 7.5 0.8 0.87 16.37 32.74 7.50 - 16.37 - 32 2*18+12 9-13 2X(CU/PVC/PVC 4CX6mm2) 36 3.08 2.47 0.65
22 BĐLNaOH-01 Bơm định lượng NaOH DOL 3P/380V 1 0.18 0.6 0.60 0.76 2.43 0.18 - 0.76 - 6 12 0.7-1.1 CU/PVC/PVC 4CX1.5mm2 25 12.1 0.31 0.08
23 BĐLNaOH-02 Bơm định lượng NaOH DOL 3P/380V 1 0.18 0.6 0.60 0.76 2.43 0.18 - 0.76 - 6 12 0.7-1.1 CU/PVC/PVC 4CX1.5mm2 25 12.1 0.31 0.08
24 BĐLNAOCl-01 Bơm định lượng NAOCl DOL 3P/380V 1 0.18 0.6 0.60 0.76 2.43 0.18 - 0.76 - 6 12 0.7-1.1 CU/PVC/PVC 4CX1.5mm2 25 12.1 0.31 0.08
25 BĐLNAOCl-02 Bơm định lượng NAOCl DOL 3P/380V 1 0.18 0.6 0.60 0.76 2.43 - 0.18 - 0.76 6 12 0.7-1.1 CU/PVC/PVC 4CX1.5mm2 25 12.1 0.31 0.08
26 BĐLDD-01 Bơm định lượng dinh dưỡng DOL 3P/380V 1 0.18 0.6 0.60 0.76 2.43 0.18 - 0.76 - 6 12 0.7-1.1 CU/PVC/PVC 4CX1.5mm2 25 12.1 0.31 0.08
27 BĐLDD-02 Bơm định lượng dinh dưỡng DOL 3P/380V 1 0.18 0.6 0.60 0.76 2.43 0.18 - 0.76 - 6 12 0.7-1.1 CU/PVC/PVC 4CX1.5mm2 25 12.1 0.31 0.08
28 BĐLNAOCL-XLM-01 Bơm định lương NAOCL hệ XLM DOL 3P/380V 1 0.18 0.6 0.60 0.76 2.43 0.18 - 0.76 - 6 12 0.7-1.1 CU/PVC/PVC 4CX1.5mm2 25 12.1 0.31 0.08
29 BĐLNAOCL-XLM-02 Bơm định lương NAOCL hệ XLM DOL 3P/380V 1 0.18 0.6 0.60 0.76 2.43 - 0.18 - 0.76 6 12 0.7-1.1 CU/PVC/PVC 4CX1.5mm2 25 12.1 0.31 0.08
30 BĐLNAOH-XLM-01 Bơm định lương NAOH hệ XLM DOL 3P/380V 1 0.18 0.6 0.60 0.76 2.43 0.18 - 0.76 - 6 12 0.7-1.1 CU/PVC/PVC 4CX1.5mm2 25 12.1 0.31 0.08
31 BĐLNAOH-XLM-02 Bơm định lương NAOH hệ XLM DOL 3P/380V 1 0.18 0.6 0.60 0.76 2.43 - 0.18 - 0.76 6 12 0.7-1.1 CU/PVC/PVC 4CX1.5mm2 25 12.1 0.31 0.08
32 BXLM.01 Bơm xử lý mùi DOL 3P/380V 1 0.75 0.75 0.75 2.03 6.48 0.75 - 2.03 - 10 12 2-3 CU/PVC/PVC 4CX1.5mm2 36 12.1 1.20 0.32
33 BXLM.02 Bơm xử lý mùi DOL 3P/380V 1 0.75 0.75 0.75 2.03 6.48 - 0.75 - 2.03 10 12 2-3 CU/PVC/PVC 4CX1.5mm2 36 12.1 1.20 0.32
34 QHM.01 Quạt hút mùi DOL 3P/380V 1 2.2 0.8 0.80 5.22 16.71 2.20 - 5.22 - 20 12 5.2-8 CU/PVC/PVC 4CX2.5mm2 40 7.41 2.11 0.55
35 QHM.02 Quạt hút mùi DOL 3P/380V 1 2.2 0.8 0.80 5.22 16.71 - 2.20 - 5.22 20 12 5.2-8 CU/PVC/PVC 4CX2.5mm2 40 7.41 2.11 0.55
I.3 MCC-1.3
12 MTKSBR-01 Máy thổi khí SBR VFD 3P/380V 1 30 0.9 0.94 53.88 80.82 30.00 - 53.88 - 80A/10KA CU/PVC/PVC (3CX25+1CX16)mm2 35 0.727 1.86 0.49
13 MTKSBR-02 Máy thổi khí SBR VFD 3P/380V 1 30 0.9 0.94 53.88 80.82 30.00 - 53.88 - 80A/10KA CU/PVC/PVC (3CX25+1CX16)mm2 35 0.727 1.86 0.49
22 MTKSBR-03 Máy thổi khí SBR VFD 3P/380V 1 30 0.9 0.94 53.88 80.82 - 30.00 - 53.88 80A/10KA CU/PVC/PVC (3CX25+1CX16)mm2 35 0.727 1.86 0.49
2 ĐCK-NAOH-01 Khuấy NaOH DOL 3P/380V 1 0.75 0.75 0.75 2.03 6.48 0.75 - 2.03 - 10 12 2-3 CU/PVC/PVC 4CX1.5mm2 28 12.1 0.93 0.25
1 ĐCK-DD Khuấy Dinh Dưỡng DOL 3P/380V 1 0.75 0.75 0.75 2.03 6.48 0.75 - 2.03 - 10 12 2-3 CU/PVC/PVC 4CX1.5mm2 28 12.1 0.93 0.25
31 ĐCK-NAOH-02 Khuấy NAOH hệ XLM DOL 3P/380V 1 0.75 0.75 0.75 2.03 6.48 0.75 - 2.03 - 10 12 2-3 CU/PVC/PVC 4CX1.5mm2 28 12.1 0.93 0.25
I.4 PLC-1
LP-01 Chiếu sáng trong nhà 1P/220V 1 5 22.73 45.45 5.00 - 22.73 - 50/2P CU/PVC 2CX6mm2+E.CU/PVC 1X6mm2 - -
CS-01 Điện CS ngoài trời 3P/380 1 1 1 4.55 14.55 1.00 - 4.55 - 16A/6kA CU/PVC/PVC 4CX4mm2+E.CU/PVC 1CX4mm2
-

TỔNG THIẾT BỊ 34.00 7.00


TỔNG CÔNG SUẤT GD1 LIÊN TỤC 154.75 329.86 120.51
TỔNG CÔNG SUẤT GD1 DỰ PHÒNG 34.24
TỔNG DÒNG ĐIỆN GD1 LIÊN TỤC 264.43
TỔNG DÒNG ĐIỆN GD1 DỰ PHÒNG - 65.43
MCCB TỔNG - 300A/36KA

Cu/XLPE/PVC/DATA 3x(1Cx300m2)+1CX150 mm2


CABLE TỪ MÁY PHÁT ĐIỆN + TBA TỚI TỦ ATS 443.86 60 0.0601 4.79 1.26
+E.CU/PVC 1CX150 mm2

Cu/XLPE/PVC/DATA 3X(1Cx150)m2+1Cx95mm2
CABLE TỪ TỦ ATS TỚI TỦ MCC1 264.43 105 0.124 7.50 1.97
+E.CU/PVC 1CX95mm2

70
V THIẾT BỊ ĐO
cấp nguồn
1 LT-HG Thiết bị báo mức bể hố gom Analog 24VDC 6A/6kA CVV-S 2X1.5mm2 28 tín hiệu
CVV 3X1.5mm2 32 cấp nguồn
2 LLK-HG Thiết bị đo lưu lượng bể hố gom Analog 24VDC 6A/6kA CVV-S 2X1.5mm2 32 tín hiệu
CVV-S 2X1.5mm2 32 tín hiệu

3 PH-SBR1 Thiết bị đo pH Bể SBR Analog 220VAC 6A/6kA


CVV 3X1.5mm2 105 cấp nguồn
CVV-S 2X1.5mm2 105 tín hiệu

4 PH-SBR2 Thiết bị đo pH Bể SBR Analog 220VAC 6A/6kA


CVV 3X1.5mm2 105 cấp nguồn
CVV-S 2X1.5mm2 105 tín hiệu

5 DO-SBR1 Thiết bị đo DO bể SBR Analog 220VAC 6A/6kA


CVV 3X1.5mm2 92 cấp nguồn
CVV-S 2X1.5mm2 92 tín hiệu

6 DO-SBR2 Thiết bị đo DO bể SBR Analog 220VAC 6A/6kA


CVV 3X1.5mm2 92 cấp nguồn
CVV-S 2X1.5mm2 92 tín hiệu

7 LT-SBR1 Thiết bị báo nức bể SBR Analog 24VDC 6A/6kA CVV-S 2X1.5mm2 cấp nguồn
92 tín hiệu

8 LT-SBR2 Thiết bị báo nức bể SBR Analog 24VDC 6A/6kA CVV-S 2X1.5mm2 cấp nguồn
92 tín hiệu

VI Quan Trắc 1 1 4.55 1 - 4.55 16A/6KA CU/PVC/PVC 3CX2.5mm2 30 4.61 1.01 0.26
1 PH Đầu đo PH (Hệ quan trắc) Analog 1 1
2 DO Đầu đo DO (Hệ quan trắc) Analog 1 1
3 COD Đầu đo COD (Hệ quan trắc) Analog 1 1
CVV-S-10x1.5
4 TSS Đầu đo TSS (Hệ quan trắc) Analog 1 1
5 NH4 Đầu đo NH4 (Hệ quan trắc) Analog 1 1
6 FM-01 Lưu lượng (Hệ quan trắc) Analog 1 1 30

71
5.2 Thiết kế bản vẽ

72
73
74
75
5.3 Danh mục vật tư chi tiết, báo giá
5.4 Lập trình điều khiển cụm bể
5.5 Giao diện giám sát Scada
5.6 Mô phỏng vận hành và tiến hành chạy thực tế
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

76
77
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trịnh Lương Miên, Điều khiển quá trình, Trường ĐH GTVT, 2018.

You might also like