You are on page 1of 59

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

ĐỒ ÁN ĐIỀU KHIỂN LOGIC


Tên đề tài:

THIẾT KẾ MÔ HÌNH PHÂN LOẠI SẢN PHẨM THEO MÀU


SẮC, SỬ DỤNG PLC S7-1200

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Vĩnh


Trần Nguyễn Anh Khoa
Nguyễn Quang Huy

Mã sinh viên: 1911505510149


1911505510120
1911505510220
Lớp HP: 222DADKL01
Người hướng dẫn: ThS.Võ Khánh Thoại

Đà Nẵng - Tháng 4/2023


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU...............................................................................................................3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI....................................................................4
1.1 Giới thiệu chung về đề tài....................................................................................4
1.2 Lý do chọn đề tài..................................................................................................5
1.3 Mục tiêu của đề tài...............................................................................................5
1.4 Các phương pháp nghiên cứu...............................................................................5
1.5 Bố cục của đề tài..................................................................................................5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ PLC VÀ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI SẢN PHẨM
TRONG CÔNG NGHIỆP............................................................................................6
2.1 Tổng quan về PLC................................................................................................6
2.1.1 PLC là gì ?.................................................................................................6
2.1.2 Đặc điểm của bộ điều khiển lập trình........................................................6
2.1.3 Sơ lược về lịch sử ra đời và phát triển của PLC........................................9
2.1.4 Cấu trúc và hoạt động của PLC...............................................................10
2.1.5 Phân loại PLC..........................................................................................14
2.1.6 Các hãng sản xuất....................................................................................14
2.1.7 Ưu điểm trong tự động hóa......................................................................14
2.1.8 Ứng dụng.................................................................................................15
2.2 Giới thiệu PLC S7-1200 SIEMENS...................................................................15
2.2.1 Giới thiệu chung về PLC S7-1200..........................................................15
2.2.2 Cấu trúc phần cứng..................................................................................15
2.2.3 Cấu trúc bộ nhớ.......................................................................................20
2.2.4 Ngôn ngữ lập trình của PLC S7-1200.....................................................22
2.3 Giới thiệu về hệ thống sản xuất tự động.............................................................30
2.4 Giới thiệu hệ thống phân loại sản phẩm trong công nghiệp...............................31
CHƯƠNG 3: : THIẾT KẾ VÀ LẮP RÁP MÔ HÌNH PHÂN LOẠI SẢN PHẨM
THEO MÀU SẮC........................................................................................................33
3.1 Yêu cầu của hệ thống.........................................................................................33
3.1.1 Yêu cầu thiết kế.......................................................................................33
3.1.2 Lựa chọn phương án thiết kế...................................................................33
3.2 Thiết kế cơ khí....................................................................................................34
3.2.1 Tính toán và thuyết kế băng tải, khung mô hình và dây đai....................34
3.3 Thiết kế hệ thống điện........................................................................................36
3.3.1 Lựa chọn thiết bị điều khiển....................................................................36
3.3.2 Lựa chọn cảm biến..................................................................................37
3.3.3 Lựa chọn motor.......................................................................................40
3.3.4 Lựa chọn nút ấn.......................................................................................41
3.3.5 Lựa chọn arduino uno R3........................................................................42
3.3.6 Lựa chọn rơle...........................................................................................43
3.3.7 Lựa chọn nguồn.......................................................................................43
3.3.8 Van điện từ khí nén.................................................................................44
3.3.9 Lựa chọn xi lanh......................................................................................45

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang


GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang
GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang
LỜI NÓI ĐẦU
Trong công nghiệp hiện đại hóa đất nước, yêu cầu ứng dụng tự động hóa ngày
càng cao vào trong đời sống sinh hoạt, sản xuất (yêu cầu điều khiển tự động, linh hoạt,
tiện lợi, gọn nhẹ, ...). Mặt khác nhờ công nghệ thông tin, công nghệ điện tử đã phát
triển nhanh chóng làm xuất hiện một loại thiết bị điều khiển khả trình PLC nhằm thực
hiện công việc một cách khoa học nhằm đạt được số lượng sản phẩm lớn, nhanh, chất
lượng cao mà lại giảm chi phí kinh tế. Các Công ty, xí nghiệp sản xuất thường sử dụng
PLC sử dụng các loại ví sử lý ... Dây chuyền sản xuất tự động PLC giảm sức lao động
của công nhân mà sản xuất lại đạt hiệu quả đáp ứng kịp thời cho đời sống xã hội. Đồ
án tốt nghiệp chúng tôi sẽ giới thiệu về lập trình PLC và ứng dụng nó vào sản xuất
phân loại sản phẩm theo màu sắc, kích thước và vật liệu.
Để chúng em nâng cao kiến thức về ngành điện, nhà trường đã tạo điều kiện cho
chúng em được làm đồ án tốt nghiệp trước khi kết thúc khóa học. Đồ án tốt nghiệp đối
với chúng em là một sự tập dượt quý báu trước khi bước vào thực tế khó khăn. Đề tài
mang tên “ Thiết kế mô hình phân loại sản phẩm theo màu sắc, điều khiển và giám sát
qua WinCC”.
Trong suốt thời gian làm đồ án với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Khoa
Điện - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, và đặt biệt là sự hướng dẫn tận tình, chi tiết
của thầy giáo Võ Khánh Th đã giúp đỡ chúng em rất nhiều để có thể hoàn thành bản
đồ án này.
Xin gửi tới thầy Võ Khánh Thoại cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa điện
lời cảm ơn chân thành nhất !
Đà nẵng: ngày 10 tháng 04 năm 2023
Sinh viên

Nguyễn Ngọc Vĩnh


Nguyễn Quang Huy
Trần Nguyễn Anh Khoa

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Giới thiệu chung về đề tài
Khoa học kỹ thuật luôn luôn phát triển trong tất cả các lĩnh vực, nhất là các ngành
sản xuất. Việc đòi hỏi cải tiến và nâng cấp hệ thống sản xuất luôn là ưu tiên hàng đầu.
Một trong những hệ thống đó là hệ thống phân loại sản phẩm tự động. Hệ thống này
giúp cho sản xuất linh hoạt hơn, tiết kiệm thời gian và nhân lực, tăng sản lượng, đem
lại lợi ích kinh tế cao và hiệu quả.
Để phân loại sản phẩm có rất nhiều phương pháp, tuy nhiên hiện nay phương pháp
sử dụng màu sắc chưa được ứng dụng nhiều và hiệu quả. Do đó, đề tài “ Thiết kế và
thi công hệ thống phân loại sản phẩm theo màu sắc” là một đề tài mang tính nghiên
cứu và ứng dụng cao, phù hợp với sự phát triển của các ngành sản xuất.
Hệ thống phân loại sản phẩm theo màu sắc bào gồm ba cụm. Cụm hệ thống cơ khí
là một hệ thống băng tải dùng để di chuyển sản phẩm. Cụm hệ thống điều khiển nhận
biết, phân tích, hiển thị và ra lệnh cho cơ cấu chấp hành. Cụm cơ cấu chấp hành có
nhiệm vụ thực hiện việc phân loại sản phẩm khi có tín hiệu từ hệ thống điều khiển.

Hình 1.1: Mô hình phân loại sản phẩm theo màu sắc

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang


1.2 Lý do chọn đề tài
Để theo kịp xu thế công nghiệp hóa – hiện đại hóa một cách bền vững và an toàn
nhất, tiện lợi cho việc vận hành, sửa chữa khi hỏng hóc và đảm bảo chất lượng sản
phẩm nằm trong phạm vi cho phép. Hơn nữa thuận tiện cho việc mở rộng và phát triển
trong tương lai.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, với kiến thức đã được học tại trường là một
sinh viên ngành điện, thông qua việc thiết kế đồ án giúp chúng tôi bước đầu có những
kinh nghiệm về lập trình PLC S7-1200.
Chính vì vậy, em đã nhận đề tài “ Thiết kế mô hình phân loại sản phẩm theo màu
sắc, sử dụng PLC S7-1200”

1.3 Mục tiêu của đề tài


̶ Nghiên cứu xây dụng cơ sở lý thuyết của đề tài
̶ Nghiên cứu, điều khiển hệ thống phân loại sản phẩm dùng PLC S7-1200.

1.4 Các phương pháp nghiên cứu


̶ Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

+ Nghiên cứu tài liệu về hệ thống băng tải nói chung và điều khiển băng tải
phân loại sản phẩm nói riêng
+ Nghiên cứu tài liệu vể PLC S7-1200.
+ Nghiên cứu các đề tài, công trình khoa học về phân loại sản phẩm để có
hướng phát triển đề tài

1.5 Bố cục của đề tài


̶ Ngoài phẩn mở đầu, đề tài gồm có 5 chương:

+ Chương I: Giới thiệu đề tài


+ Chương II: Tổng quan về PLC và hệ thống phân loại sản phẩm trong công
nghiệp
+ Chương III: Thiết kế và lắp ráp mô hình phân loại sản phẩm theo màu sắc
+ Chương IV: Lập trình và điều khiển mô hình bằng PLC S7-1200
+ Chương V: Kiểm tra đánh giá và hướng phát triển

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ PLC VÀ HỆ THỐNG
PHÂN LOẠI SẢN PHẨM TRONG CÔNG NGHIỆP
2.1 Tổng quan về PLC
2.1.1 PLC là gì ?
PLC là chữ viết tắt của chữ tiếng Anh Programmable Logic Controller nghĩa là bộ
Điều khiển Logic Lập trình được và là thiết bị điều khiển Có cấu trúc máy tính bao
gồm bộ sử lý trung tâm CPU, Bộ nhớ ROM, Bộ nhớ RAM, dùng để nhớ chương trình
ứng dụng, và các cổng Vào/ Ra - INPUT/ OUTPUT

2.1.2 Đặc điểm của bộ điều khiển lập trình


Nhu cầu về một bộ điều khiển dễ sử dụng, linh hoạt và có giá thành thấp đã thúc
đẩy sự phát triển của hệ thống điều khiển lập trình (Programmable-Control Systems) –
hệ thống sử dụng CPU và bộ nhớ để điều khiển máy móc hay quá trình hoạt động.
Trong bối cảnh đó, bộ điều khiển lập trình (PLC- Programable Logic Controler) được
thiết kế nhằm thay đổi phương pháp điều khiển truyền thống dùng rơ-le và thiết bị rời
cồng kềnh và nó tạo ra một khả năng điều khiển thiết bị dễ dàng và linh hoạt dựa trên
việc lập trình trên các lệnh logic cơ bản. Ngoài ra, PLC còn có thể thực hiện một số tác
vụ khác như định thì, đếm, các lệnh toán số học, các lệnh xử lí các số liệu trên mạng,
…làm tăng khả năng điều khiển cho các hoạt động phức tạp, ngay cả với loại PLC nhỏ
nhất.
Hoạt động của PLC là kiểm tra tất cả các trạng thái hoạt động ngõ vào, được đưa
về từ quá trình điều khiển, thực hiện logic được lập trong chương trình và kích ra tín
hiệu điều khiển cho thiết bị bên ngoài tương ứng. Với các mạch giao tiếp chuẩn ở khối
vào và khối ra của PLC cho phép nó kết nối trực tiếp những cơ cấu tác động có công
suất nhỏ ở ngõ ra và các mạch chuyển đổi tín hiệu ở ngõ vào, mà không cần có mạch
giao tiếp hay rơ-le trung gian. Tuy nhiên, cần phải có mạch điện tử công suất trung
gian khí PLC điều khiển những thiệt bị có công suất lớn.
Việc sử dụng PLC cho phép chúng ta hiệu chỉnh hệ thống điều khiển mà không
cần có sự thay đổi nào về mặt kết nối dây, sự thay đổi chỉ là thay đổi chương trình điều
khiển trong bộ nhớ thông qua thiết bị lập trình chuyên dùng. Hơn nữa, chúng còn có

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang


ưu điểm là thời gian lắp đặt và đưa vào hoạt động nhanh hơn so với những hệ thống
điều khiển mà đòi hỏi cần phải thực hiện việc nối dây phức tạp giữa các thiết bị rời.
Về phần cứng, PLC tương tự như máy tính truyền thông và chúng có các đặc điểm
thích hợp cho mục đích điều khiển trong công nghiệp như:

̶ Khả năng kháng nhiễu tốt.


̶ Cấu trúc dạng module cho phép dễ dàng thay thế, tăng khả năng kết nối (thêm
module mở rộng vào/ra) và thêm chức năng ( nối thêm module truyền thông).
̶ Việc kết nối dây và mức điện áp tín hiệu ở ngõ bào và ngõ ra được chuẩn hóa.
̶ Ngôn ngữ lập trình chuyên dùng dễ hiểu và dễ sử dụng.
̶ Thay đổi chương trình điều khiển dễ dàng.

Những đặc điểm trên làm cho PLC được sử dụng nhiều trong việc điều khiển các
máy móc công nghiệp và trong điều khiển quá trình.
Bộ điều khiển lập trình là ý tưởng của một nhóm kỹ sư hãng Ganeral Motors vào
năm 1968 ,và họ đã để ra các chỉ tiêu kỹ thuật nhằm đáp ứng những yêu cầu điều
khiển trong công nghiệp:

̶ Dễ lập trình và thay đổi chương trình điều khiển ,sử dụng thích hợp trong nhà
máy
̶ Cấu trúc dạng module để dễ dàng bảo trì và sữa chữa
̶ Tin cậy hơn trong môi trường sản xuất của nhà máy công nghiệp
̶ Dùng linh kiện bán dẫn nên có kích thước nhỏ hơn mạch rơ-le chức năng
tương đương
̶ Giá thành cạnh tranh.

Những chỉ tiêu này tạo sự quan tâm của các kỹ sư thuộc nhiều ngành nghiên cứu
về khả năng ứng dụng của PLC trong công nghiệp.Các kết quả nghiên cứu đã đưa ra
thêm một số yêu cầu cần phải có trong chức năng của PLC: tập lệnh từ các lệnh logic
đơn giản được hỗ trợ thêm các lệnh về tác vụ định thì,tác vụ đếm;sau đó là các lệnh xử
lý toán học,xử lý bằng dữ liệu,xử lý xung tốc độ cao,tính toán số liệu số thực 32 bit,xử
lý thời gian thực,đọc mã vạch,v,v … Song song đó,sự phát triển về phần cứng cũng đạt
đượcnhiều kết quả;bộ nhớ lớn hơn,số lượng ngõ vào/ra nhiều hơn,nhiều module
chuyên dùng hơn .Vào năm 1976,PLC có khả năng điều khiển các ngõ vào /ra ở xa
bằng kỹ thuật truyền thông.

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang


Sự gia tăng những ứng dụng PLC trong công nghiệp đã thúc đẩy các nhà sản xuất
hoàn chỉnh các họ PLC với các mức độ khác nhau về khả năng,tốc độ xử lý và hiệu
suất.Các họ PLC phát triển từ loại làm việc độc lập,chỉ với 20 ngõ vào/ra và dung
lượng bộ nhớ chương trình 500 bước,đến các PLC có cấu trúc module nhằm dễ dàng
mở rộng thêm khả năng và chức năng chuyên dùng bao gồm:

̶ Xử lý tín hiệu liên tục (analog)


̶ Điều khiển động cơ servo,động cơ bước
̶ Truyền thông
̶ Tăng số lượng ngõ vào/ra
̶ Tăng bộ nhớ mở rộng.

Với cấu trúc dạng module cho phép chúng ta mở rộng hay nâng cấp một hệ thống
điều khiển dùng PLC với chi phí và công suất ít nhất.
So sánh đặc tính kỹ thuật giữa những hệ thống điều khiển

Bảng 2.1:Đặc tính kỹ thuật giữa những hệ thống điều khiển

Chỉ tiêu so
Rơle Mạch số Máy tính PLC
sánh

Giá thành từng


Khá thấp Thấp Cao Thấp
chức năng

Kích thước vật


Lớn Rất gọn Khá gọn Rất gọn

Tốc độ điều
Chậm Rất nhanh Khá nhanh Nhanh
khiển

Khả năng
Xuất sắc Tốt Khá tốt Tốt
chống nhiễu

Mất thời gian Lập trình và


Mất thời gian Mất thời gian
Lắp đặt thiết kế và lắp lắp đặt đơn
thiết kế lập trình
đặt giản

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 10


Khả năng điều
khiển tác vụ Không Có Có Có
phức tạp

Dễ thay đổi
Rất khó Khó Đơn giản Rất đơn giản
điều khiển

Kém – có rất Kém – nếu IC Kém – có rất


Tốt – các
Công tắc bảo nhìu công tắc được hàn nhiều mạch
module được
trì điện từ chuyên
tiêu chuẩn hóa
dung

Theo bảng so sánh PLC có những đặc điểm về phần cứng và phần mềm làm cho
nó trở thành bộ điều khiển công nghiệp được sử dụng rộng rãi.

2.1.3 Sơ lược về lịch sử ra đời và phát triển của PLC


Bộ điều khiển lập trình đầu tiên (Programmable controller) đã được những kỹ sư
Công ty General Motor – Hoa Kỳ đã sáng chế và cho ra đời năm 1968.
Với các chỉ tiêu kỹ thuật nhằm đáp ứng các yêu cầu điều khiển:

̶ Dễ lập trình và thay đổi chương trình.


̶ Cấu trúc dạng Module mở rộng, dễ bảo trì và sữa chữa.
̶ Đảm bảo độ tin cậy trong môi trường sản xuất.

Tuy nhiên hệ thống còn khá đơn giản và cồng kềnh, người sử dụng gặp nhiều khó
khăn trong việc vận hành và lập trình hệ thống. Vì vậy các nhà thiết kế - chế tạo từng
bước cải tiến hệ thống trở nên đơn giản, gọn nhẹ, dễ vận hành hơn.
Để đơn giản hóa việc lập trình, hệ thống điều khiển lập trình cầm tay
(Programmable controller Handle) đầu tiên được ra đời vào năm 1969. Điều này đã tạo
ra sự thuận lợi và phát triển thật sự cho kỹ thuật lập trình điều khiển.
Trong giai đoạn này các hệ thống điều khiển lập trình (PLC) chỉ đơn giản nhằm
thay thế hệ thống Relay và dây nối trong hệ thống điều khiển thời kỳ đầu. Qua quá
trình vận hành, các nhà thiết kế đã từng bước tạo ra được một tiêu chuẩn mới cho hệ
thống.

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 11


Đó là tiêu chuẩn: Dạng lập trình dùng giản đồ hình thang.
Sự phát triển của hệ thống phần cứng từ năm 1975 cho đến nay đã làm cho hệ
thống PLC phát triển mạnh mẽ hơn với các chức năng mở rộng :

̶ Số lượng ngõ vào, ngõ ra nhiều hơn và có khả năng điều khiển các ngõ vào,
ngõ ra từ xa bằng kỹ thuật truyền thông.
̶ Bộ lưu trữ dữ liệu nhiều hơn.
̶ Nhiều loại Module chuyên dùng hơn.

Trong những năm đầu thập niên 1970, với sự phát triển của công nghệ phần mềm,
bộ lập trình điều khiển PLC không chỉ thực hiện các lệnh Logic đơn giản mà còn có
thêm các lệnh về định thì, đếm sự kiện, các lệnh về xử lý toán học, xử lý dữ liệu, xử lý
xung, xử lý thời gian thực..
Từ năm 1970 cho đến nay, bộ điều khiển lập trình PLC đã trở thành một thiết bị
không thể thiếu trong công nghiệp tự động.
Các nhà thiết kế còn tạo ra kỹ thuật kết nối các hệ thống PLC riêng lẻ thành một
hệ thống chung, tăng khả năng của từng hệ thống riêng lẻ. Tốc độ của hệ thống được
cải thiện, chu kỳ quét nhanh hơn. Bên cạnh đó, PLC được chế tạo có thể giao tiếp với
các thiết bị ngoại vi nhờ vậy mà khả năng ứng dụng của PLC được mở rộng hơn.

2.1.4 Cấu trúc và hoạt động của PLC


2.1.4.1 Cấu trúc
PLC là một thiết bị cho phép thực hiện các thuật toán điều khiển số thông qua một
ngôn ngữ lập trình. Các bộ điều khiển PLC được sản xuất theo dòng sản phẩm. Khi
mới xuất xưởng chúng chưa có một chương trình cho một ứng dụng nào cả. Tất cả các
cổng logic cơ bản, chức năng nhớ, timer, couter,…được nhà chế tạo tích hợp trong
chúng và được kết nối với nhau bằng chương trình được viết bởi người dùng cho một
nhiệm vị điều khiển cụ thể nào đó. Toàn bộ chương trình điều khiển sẽ được lưu vào
trong bộ nhớ của PLC. Điều này làm cho PLC giống như một máy tính, nghĩa là có bộ
vi xử lý, một hệ điều hành, bộ nhớ để lưu các chương trình hỗ trợ điều khiền, dữ liệu,
các cổng ra/vào để kết nối với các đối tượng điều khiển…Như vậy có thể thấy cấu trúc
cơ bản của một PLC bao giờ cũng gồm các thành phần cơ bản sau :

̶ Bộ xử lý trung tâm.
̶ Bộ nhớ chương trình.

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 12


̶ Module đầu vào.
̶ Module đầu ra.
̶ Module phối ghép.
̶ Các chức năng phụ.

Hình 2.2: Sơ đồ cấu trúc PLC

2.1.4.2 Bộ xử lý trung tâm


Đây là bộ điều khiển và quản lý tất cả các hoạt động bên trong của PLC, việc trao
đổi thông tin giữa CPU, bộ nhớ và khối vào/ra được thông qua hệ thống BUS dưới sự
điều khiển của CPU.
Nguyên lý làm việc của khối xử lý trung tâm được miêu tả như sau: các thông tin
lưu trữ trong bộ nhớ chương trình được gọi lên trình tự vì đã được điều khiển và được
kiểm soát bằng bộ đếm của chương trình. Do bộ xử lý trung tâm khống chế, bộ xử lý
liên kết các tín hiệu lại với nhau theo quy luật và từ đó rút ra kết quả là các lệnh đầu ra
và các thao tác tuần tự của chương trình dẫn đến thời gian trễ gọi là thời gian vòng
quét.

2.1.4.3 Bộ nhớ chương trình


Chương trình điều khiển hiện hành được lưu trữ trong bộ nhớ bằng các bộ phận
lưu trữ điện tử như: RAM, ROM, EPROM. Chương trình được tạo ra với sự trợ giúp
của một thiết bị lập trình chuyên dùng rồi chuyển vào bộ nhớ của chương trình của
PLC.

̶ ROM: là bộ nhớ chỉ đọc gồm các thanh ghi, mỗi thanh ghi lưu trữ một từ ở bất
kì vị trí nào, nó không thay đổi được.

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 13


̶ RAM: là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên, là bộ nhớ thông dụng để cất giữ chương
trình và dữ liệu của người sử dụng. dữ liệu trong RAM có thể thay đổi khi mất
nguồn điện, do đó luôn có nguồn nuôi riêng.
̶ EPROM: bộ nhớ truy xuất linh hoạt của RAM và bộ nhớ chỉ đọc không thay
đổi trên ROM trên cùng một khối, nội dung của nó có thể xóa hoặc ghi lại
được vài lần.
̶ Nguồn cung cấp: có thể sử dụng DC hoặc AC thông thường nguồn AC cấp
điện áp 110V, 220V, nguồn DC là 5V, 24V nguồn nuôi cho bộ nhớ là pin để
mở rộng thời gian lưu trữ cho dữ liệu trong bộ nhớ.
̶ Cổng truyền thông: PLC dùng cổng truyền thông để trao đổi dữ liệu chương
trình, các loại cổng truyền thông chuyên dùng là: RS232, RS485, RS432.
̶ Dung lượng bộ nhớ: đối với PLC loại nhỏ thì dung lượng cố định và dung
lượng đáp ứng khoảng 80% hoạt động điều khiển công nghiệp, do giá thành
bộ nhớ ngày càng giảm nên các nhà sản xuất PLC ngày càng tăng bộ nhớ càng
lớn.

2.1.4.4 Module đầu vào


Module đầu vào với các chức năng chuẩn bị các tín hiệu bên ngoài để chuyển vào
PLC, nó chứa các bộ lọc và bộ thích ứng mức năng lượng, mạch phối ghép có lựa
chọn để ngăn cách giữa mạch trong và mạch ngoài.

2.1.4.5 Module đầu ra


Module đầu ra có cấu tạo tương tự như module đầu vào. Nó gửi thông tin đầu ra
đến các phần tử của máy làm việc vì vậy nhiều module thích hợp với hàng loạt phố
ghép khác nhau đã được cung cấp.

2.1.4.6 Module phối ghép


Dùng để nối bộ điều khiển lập trình PLC với các thiết bị bên ngoài như : màn
hình, thiết bị lập trình hoặc nối với các panel mở rộng. Cũng có khi người ta lắp thêm
các module phụ để tạo ra các chức năng phụ, trong các trường hợp này cũng phải dùng
mạch phối ghép.

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 14


2.1.4.7 Các chức năng phụ
̶ Bộ nhớ duy trình cũng có chức năng như role duy trì nghĩa là bảo tồn dữ liệu
khi mất điện và khi nguồn điện trở lại bình thường thì bộ nhớ trở lại tư thế như
trước.
̶ Bộ thời gian của PLC có chức năng tương tự như rơle thời gian.
̶ Bộ đếm lập trình.
̶ Chức năng số học có thể thực hiện được các phép tính toán: cộng, trừ , nhân,
chia, so sánh.

Hình 2.3: Sơ đồ cấu trúc bên trong PLC

2.1.4.8 Hoạt động của PLC


Về cơ bản hoạt động của một PLC cũng khá đơn giản. Đầu tiên, hệ thống các cổng
vào/ra (Input/Output) ( còn gọi là các Module xuất/nhập) dùng để đưa các tín hiệu từ
các thiết bị ngoại vi vào CPU (như các sensor, contact, tín hiệu từ động cơ,…). Sau khi
nhận được tín hiệu ở ngõ vào thì CPU sẽ xử lí và đưa các tín hiệu điều khiển qua ngõ
ra xuất ra các thiết bị được điều khiển.

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 15


Trong suốt quá trình hoạt động, CPU đọc hoặc quét (scan) dữ liệu hoặc trạng thái
của các thiệt bị ngoại vi thông qua ngõ vào,sau đó thực hiện các chương trình trong bộ
nhớ như sau: chương trình chính sẽ nhận lệnh từ bộ nhớ chương trình đưa ra thanh ghi
lệnh để thi hành. Chương trình ở dạng STL(Statement List – Dạng lệnh liệt kê) hay ở
dạng LADDER ( dạng hình thang) sẽ được dịch ra ngôn ngữ máy cất trong bộ nhớ
chương trình. Khi thực hiện trong chương trình, tiếp đó là quá trình truyền thông nội
bộ, tự kiểm tra lỗi và gởi cập nhật tín hiệu ở ngõ ra được gọi là một chu kì quét
(scanning).
Thực tế khi PLC thực hiện chương trình (Program Execution), PLC khi cập nhật
tín hiệu ngõ vào (ON/OFF), các tín hiệu này không được truy xuất tức thời để đưa ra
(Update) ở ngõ ra mà quá trình cập nhật tín hiệu ở ngõ ra (ON/OFF) phải theo hai
bước: khi xử lí thực hiện chương trình, vi xử lí sẽ chuyển đổi các mức logic tương ứng
ở ngõ ra trong “chương trình nội” (đã được lập trình) các mức logic này sẽ chuyển đổi
ON/OFF. Tuy nhiên lúc này các tín hiệu ở ngõ ra “thật” (tức tín hiệu được đưa ra tại
Module out) vẫn chưa được đưa ra. Khi xử lí kết thúc chương trình xử lí, việc chuyển
đổi các mức logic (của các tiếp điểm) đã hoàn thành thì việc cập nhật các tín hiệu ở
ngõ ra mới thực sự tác động lên ngõ ra để điều khiển các thiết bị ở ngõ ra.

2.1.5 Phân loại PLC


̶ Về hình dạng :

Có hai kiểu cơ cấu thông dụng với các hệ thống PLC là kiểu họp đơn và kiểu
modul nối ghép , kiểu họp đơn thường được sử dụng cho các thiết bị điều khiển lập
trình cỡ nhỏ và được cung cấp dưới dạng nguyên chiếc hoàn chỉnh.
Kiểu modul ghép nối :gồm nhiều modul riêng cho bộ nguồn, CPU , cổng vào ra,,,
được lắp trên thanh ray .

2.1.6 Các hãng sản xuất


̶ PLC ABB
̶ PLC Mitsubishi
̶ PLC Siemens
̶ PLC Rockwell
̶ PLC Omron
̶ PLC Panasonic

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 16


̶ PLC Schneider
̶ PLC Keyence
̶ PLC Delta
̶ PLC Kinco
̶ PLC LS
̶ PLC Virgo
̶ PLC Shihlin
̶ PLC Liyan

2.1.7 Ưu điểm trong tự động hóa


Thời gian lắp đặt công trình ngắn, dễ dàng thay đổi nhưng không tốn kém về tài
chính, có thể tính toán chính xác giá thành, cần ít thời gian làm quen, do phần mềm
linh hoạt nên tăng khả năng mở rộng và cải tạo công nghệ.
Ứng dụng điều khiển trong phạm vi rộng, độ tin cậy cao, dễ bảo trì, chỉ thị vào/ra
giúp xử lí sự cố dễ dàng và nhanh hơn, độ tin cậy cao, chuẩn hóa được phần cứng điều
khiển, thích ứng trong môi trường khắc nghiệt: nhiệt độ, độ ẩm, điện áp dao động,
tiếng ồn,…
PLC có thể làm việc độc lập hoặc kết nối với nhau, các máy tính chủ tạo ra mạng
truyền thông để điều khiển quá trình, người ta gọi là SCADA.

2.1.8 Ứng dụng


̶ Thu thập các tín hiệu và phản hồi từ các cảm biến.
̶ Liên kết ghép nối lại và đóng mở phù hợp với chương trình.
̶ Tính toán và soạn thảo các lệnh điều khiển trên cơ sở thông tin thu được.
̶ Phân phát các lệnh đó đến địa chỉ thích hợp.
̶ Được ứng dụng nhiều trong sản xuất, trong các nhà máy xí nghiệp. Dùng để
điều khiển một quá trình hay một dây chuyền sản xuất,…

2.2 Giới thiệu PLC S7-1200 SIEMENS


2.2.1 Giới thiệu chung về PLC S7-1200
PLC viết tắt của Programable Logic Controler là thiết bị điều khiển logic lập trình
được, hay thiết bị logic khả trình cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều
khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình. Như vậy với chương trình điều khiển

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 17


trong PLC trở thành bộ điều khiển số nhỏ gọn có thể dễ dàng thay đổi thuật toán điều
khiển và trao đổi thông tin với môi trường bên ngoài ( PLC khác hoặc máy tính ).
S7-1200 là thiết bị điều khiển logic khả trình của hãng Siemens (CHLB Đức), có
cấu trúc kiểu module và có các module mở rộng. Các module này được sử dụng với
những mục đích khác nhau.
Toàn bộ nội dung chương trình được lưu trong bộ nhớ của PLC, trường hợp dung
lượng bộ nhớ không đủ ta có thể sử dụng bộ nhớ ngoài để lưu chương trình và dữ liệu.

2.2.2 Cấu trúc phần cứng


2.2.2.1 Hình dáng và cấu trúc bên ngoài

Hình 2.4: Hình dáng bên ngoài của PLC S7-1200

Hình dáng và cấu trúc bên ngoài của một bộ PLC S7-1200 gồm:

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 18


2.2.2.2 Các đầu vào/ra số:
̶ Đầu vào (Ix.x ): kết nối với nút bấm, công tắc, sensor…với điện áp vào tiêu
chuẩn 24VDC.
̶ Đầu ra (Qx.x): kết nối với thiết bị điều khiển với các điện áp 24VDC/220VAC
( tùy theo loại CPU ).
̶ Đầu vào nguồn: 24VDC/220VAC ( tùy theo loại CPU ).

2.2.2.3 Đèn trạng thái:


̶ Đèn RUN (màu xanh): Chỉ báo PLC đang ở chế độ làm việc và thực hiện
chương trình đã được nạp vào bộ nhớ chương trình.
̶ Đèn STOP (màu vàng): Chỉ báo PLC đang ở chế độ dừng và không thực hiện
chương trình, các đầu ra đều ở trạng thái “OFF”.

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 19


̶ Đèn SF/DIAG: Chỉ báo hệ thống bị hỏng tức do lỗi phần cứng hoặc hệ điều
hành.
̶ Đèn Ix.x(màu xanh): Chỉ báo trạng thái của đầu vào số(ON/OFF).
̶ Đèn Qx.x(màu xanh): Chỉ báo trạng thái của đầu ra số(ON/OFF).

2.2.2.4 Port truyền thông:


̶ Port truyền thông nối tiếp RS485: Giao tiếp với PC, PG, TD200, OP, mạng
biến tần…
̶ Port cho module mở rộng: Kết nối với module mở rộng.

2.2.2.5 Công tắc chuyển chế độ:


̶ RUN: Cho phép PLC thực hiện chương trình, khi chương trình lỗi hoặc gặp
lệnh STOP thì PLC tự động chuyển sang chế độ STOP mặc dù công tắc vẫn ở
vị trí RUN ( quan sát đèn trạng thái ).
̶ STOP: Dừng cưỡng bức chương trình đang chạy, các đầu ra chuyển về OFF.
̶ TERM: Cho phép người dùng chọn một trong hai chế độ RUN/STOP từ xa,
ngoài ra còn được dùng để download chương trình người dùng.

2.2.2.6 Vít chỉnh tương tự:


̶ Mỗi PLC đều có từ một đến hai vít chỉnh tương tự có thể xoay được 270 độ để
thay đổi giá trị của vùng nhớ biến trong chương trình.

Hình 2.5: Cấu trúc bên ngoài của PLC S7-1200

2.2.2.7 Cấu trúc phần cứng


̶ Cấu trúc phần cứng của một PLC gồm có các module sau:

+ Module nguồn.

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 20


+ Module đầu vào.
+ Module đầu ra.
+ Module đơn vị xử lý trung tâm (CPU)
+ Module bộ nhớ.
+ Module quản lý phối ghép vào ra

Hình 2.6: Mô hình tổng quát của một PLC S7-1200

̶ Đơn vị xử lý trung tâm (CPU Central Processing Unit):

+ CPU dùng để xử lý, thực hiện những chức năng điều khiển phức tạp quan
trọng của PLC. Mỗi PLC thường có từ một đến hai đơn vị xử lý trung tâm.
+ CPU thường được chia làm hai loại: đơn vị xử lý “một bit” và đơn vị xử lý
“từ ngữ”:
+ Đơn vị xử lý “một bit”: Chỉ áp dụng cho những ứng dụng nhỏ, đơn giản, chỉ
đơn thuần xử lý ON/OFF nên kết cấu đơn giản, thời gian xử lý dài.
+ Đơn vị xử lý “từ ngữ”: Có khả năng xử lý nhanh các thông tin số, văn bản,
phép toán, đo lường, đánh giá, kiểm tra nên cấu trúc phần cứng phức tạp hơn
nhiều tuy nhiên thời gian xử lý được cải thiện nhanh hơn.

̶ Bộ nhớ:

+ Bao gồm các loại bộ nhớ RAM, ROM, EEFROM, là nơi lưu trữ các thông tin
cần xử lý trong chương trình của PLC.
+ Bộ nhớ được thiết kế thành dạng module để cho phép dễ dàng thích nghi với
các chức năng điều khiển với các kích cỡ khác nhau. Muốn mở rộng bộ nhớ
chỉ cần cắm thẻ nhớ vào rãnh cắm chờ sẵn trên module CPU.
+ Bộ nhớ có một tụ dùng để duy trì dữ liệu chương trình khi mất điện.

̶ Khối vào/ra:

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 21


+ Khối vào ra dùng để giao tiếp giữa mạch vi điện tử của PLC (điện áp
5/15VDC) với mạch công suất bên ngoài (điện áp 24VDC/220VAC).
+ Khối ngõ vào thực hiện việc chuyển mức điện áp từ cao xuống mức tín hiệu
tiêu chuẩn để đưa vào bộ xử lý.
+ Khối ngõ ra thực hiện việc chuyển mức tín hiệu từ tiêu chuẩn sang tín hiệu
ngõ ra và cách ly quang.

̶ Bộ nguồn:

+ Biến đổi từ nguồn cấp bên ngoài vào để cung cấp cho sự hoạt động của PLC.

̶ Khối quản lý ghép nối:

+ Dùng để phối ghép giữa PLC với các thiết bị bên ngoài như máy tính, thiết bị
lập trình, bảng vận hành, mạng truyền thông công nghiệp.

2.2.3 Cấu trúc bộ nhớ


2.2.3.1 Phân chia bộ nhớ
Bộ nhớ được chia làm 4 vùng cơ bản, hầu hết các vùng nhớ đều có khả năng
đọc/ghi chỉ trừ vùng nhớ đặc biệt SM (Special Memory) là vùng nhớ có số chỉ đọc, số
còn lại có thể đọc/ghi được.

̶ Vùng nhớ chương trình: Là miền bộ nhớ được dùng để lưu giữ các lệnh.
chương trình. Vùng này thuộc kiểu non-valatie đọc/ghi được.
̶ Vùng nhớ tham số: Là miền lưu giữ các tham số như từ khoá, địa chỉ trạm...
cũng giống như vùng chương trình, vùng này thuộc kiểu (non-valatile) đọc/ghi
được.
̶ Vùng dữ liệu: Được sử dụng để cất các dữ liệu của chương trình bao gồm kết
quả của các phép tính, hằng số được định nghĩa trong chương trình, bộ đệm
truyền thông...
̶ Vùng đối tượng: Timer, bộ đếm, bộ đếm tốc độ cao và các cổng vào/ra tương
tự được đặt trong vùng nhớ cuối cùng. Vùng này không thuộc kiểu non-
valatile nhưng đọc/ghi được.
̶ Hai vùng nhớ cuối cùng có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện một
chương trình. Do vậy sẽ được trình bày chi tiết ở mục tiếp theo.

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 22


Hình 2.7: Bộ nhớ trong và ngoài của S71200

2.2.3.2 Vùng nhớ chương trình


Vùng nhớ chương trình gồm ba khối chính: OB1, SUBROUTIN và INTERRUPT.

̶ OB1: Chứa chương trình chính, các lệnh trong khối này luôn được quét trong
mỗi vòng quét.
̶ SUBROUTIN: Chứa chương trình con, được tổ chức thành hàm và có biến
hình thức để trao đổi dữ liệu, chương trình con sẽ được thực hiện khi có lệnh
gọi từ chương trình chính.
̶ INTERRUPT: Miền chứa chương trình ngắt, được tổ chức thành hàm và có
khả năng trao đổi dữ liệu với bất kỳ một khối chương trình nào khác. Chương
trình này sẽ được thực hiện khi có sự kiện ngắt xảy ra.

2.2.3.3 Vùng nhớ dữ liệu


Vùng dữ liệu là một vùng nhớ động. Nó có thể được truy cập theo từng bit, từng
byte, từng từ đơn (word) hay từ kép (double word) và được sử dụng làm miền lưu trữ
dữ liệu cho các thuật toán, các hàm truyền thông, lập bảng, các hàm dịch chuyển, xoay
vòng thanh ghi, con trỏ địa chỉ…
Vùng dữ liệu được chia thành những vùng nhớ nhỏ để phục vụ cho những mục
đích và công dụng khác nhau, bao gồm các vùng sau:

̶ V (Variable memory): Vùng nhớ biến.


̶ I (Input image register): Vùng đệm đầu vào.
̶ Q (Output image register): Vùng đệm đầu ra.
̶ M (Internal memory bits): Vùng nhớ các bit nội.
̶ SM (Special memory): Vùng nhớ đặc biệt.

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 23


2.2.3.4 Vùng đối tượng
Vùng đối tượng được sử dụng để lưu giữ dữ liệu cho các đối tượng lập trình như
các giá trị tức thời, giá trị đặt trước của bộ đếm, hay timer. Dữ liệu kiểu đối tượng bao
gồm các thanh ghi của Timer, Counter, HSC, bộ đệm vào ra tương tự và các thanh ghi
chỉ mục.

2.2.4 Ngôn ngữ lập trình của PLC S7-1200


2.2.4.1 Phương pháp lập trình
Loại thiết bị có thể dùng để lập trình cho PLC S7- 1200..

̶ PC: Là máy tính cá nhân trên đó có cài phần mềm TIA Portal v15.
̶ Giao diện làm việc:

Hình 2.8: Màn hình làm việc của phần mềm TIA Portal v15

̶ Phương pháp lập trình.

S7-1200 biểu diễn chương trình dưới dạng một mạch logic cứng bằng một dãy các
lệnh và khối chương trình theo thứ tự quy định. Các lệnh và khối này sẽ lần lượt được
quét trong chương trình từ đầu đến cuối trong một vòng quét. PLC sẽ làm việc ngay tại
vòng quét đầu tiên và từ đó thực hiện liên tục chu kỳ quét. Trong mỗi vòng quét nếu
có một lệnh được gọi PLC sẽ nhận lệnh đó và thực hiện, nếu không quét kịp thì tại
vòng quét tiếp theo sẽ thực hiện.

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 24


̶ Có ba phương pháp lập trình cơ bản:

+ Lập trình hình thang (LAB – Ladder Logic).


+ Phương pháp khối hàm (FBD – Funtion Block Diagram).
+ Phương pháp liệt kê câu lệnh (STL – Statement List).
+ Nếu chương trình được viết theo kiểu LAD hoặc FBD thì có thể chuyển sang
dạng STL nhưng không phải mọi chương trình viết bằng STL đều có thể
chuyển sang hai dạng kia.

̶ LAD:

Là ngôn ngữ lập trình bằng đồ hoạ mô phỏng theo mạch relay. Các phần tử cơ bản
dùng để biểu diễn lệnh logic.

+ Tiếp điểm: Mô tả các tiếp điểm dùng trong mạch relay, toán hạng của tiếp
điểm dùng trong chương trình là bit. Có hai loại tiếp điểm:

o Tiếp điểm thường đóng.


o Tiếp điểm thường mở.

+ Cuộn dây: Mô tả cuộn dây relay. Toán hạng sử dụng là bit.


+ Hộp: Là biểu tượng mô tả các hàm khác nhau làm việc khi có tín hiệu đến
kích. Những hàm thường được biểu diễn bằng hộp là các hàm tạo thời gian
(Timer), hàm đếm (Counter) và các hàm toán học.
+ Mạng LAD: Là đường nối các phần tử thành một mạch hoàn chỉnh. Thông
thường các tín hiệu điện phải đi từ dây nóng qua thiết bị rồi đến dây trung
hoà sau đó về nguồn, tuy nhiên trong phần mềm lập trình chỉ thể hiện dây
nóng và bên trái và các đường nối đến thiết bị từ đó.

̶ STL:

+ Phương pháp liệt kê lệnh là phương pháp lập trình bằng cách tập hợp các câu
lệnh, mỗi câu lệnh thể hiện một chức năng của chương trình.
+ Để tạo một chương trình dạng STL người lập trình cần phải hiểu rõ phương
thức sử dụng ngăn xếp. Ngăn xếp logic là một khối gồm 9 bit chồng lên
nhau từ S0 S8. Tất cả các thuật toán liên quan đến ngăn xếp đều chỉ làm việc
với bít đầu tiên (S0) và bit thứ hai (S1) của ngăn xếp. Giá trị logic mới đều có

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 25


thể được gửi hoặc nối thêm vào ngăn xếp. Khi phối hợp hai bit đầu tiên của
ngăn xếp thì ngăn xếp sẽ được kéo lên một bit

Ngăn xếp và tên bit:

Bảng 2.2: Ngăn xếp và tên bit

S0 Bit đầu tiên của ngăn xếp

S1 Bit thứ hai của ngăn xếp

S2 Bít thứ ba của ngăn xếp

S3 Bit thứ tư của ngăn xếp

S4 Bit thứ năm của ngăn xếp

S5 Bit thứ sáu của ngăn xếp

S6 Bit thứ bảy của ngăn xếp

S7 Bit thứ tám của ngăn xếp

S8 Bit thứ chín của ngăn xếp

̶ FBD:

+ Là phương pháp lập trình khối hàm mô phỏng các lệnh và khối làm việc
trong mạch số. Các phần tử cơ bản trong phương pháp này là các khối lệnh
được liên kết với nhau.

2.2.4.2 Bảng lệnh của PLC S7-1200


̶ Các lệnh mà khi thực hiện thì làm việc độc lập không phụ thuộc vào giá trị
logic của ngăn xếp.
̶ Các lệnh chỉ thực hiện khi bit đầu tiên của ngăn xếp có giá trị logic bằng 1.
̶ Các nhãn lệnh đánh dấu vị trí trong tập lệnh hay còn gọi là nhóm lệnh điều
khiển chương trình.

Cả ba phương pháp đều sử dụng ký hiệu I để chỉ các lệnh làm việc tức thời, tức là
giá trị được chỉ định trong lệnh vừa được chuyển vào thanh ghi ảo đồng thời được
chuyển ngay đến tiếp điểm được chỉ dẫn ngay trong lệnh ngay khi được thực hiện chứ

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 26


không phải chờ đến giai đoạn trao đổi với ngoại vi của vòng quét. Điều đó khác với
lệnh không tức thời là giá trị chỉ chuyển vào thanh ghi ảo khi thực hiện lệnh.

2.2.4.3 Các nhóm lệnh được cho trong cây lệnh của S7-1200:
̶ Bit Logic: Tập lệnh làm việc với bit.
̶ Clock: Tập lệnh làm việc với thời gian của hệ thống.
̶ Communication: Tập lệnh truyền thông.
̶ Compare: Tập lệnh so sánh.
̶ Convert: Tập lệnh biến đổi.
̶ Counter: Tập các bộ đếm.
̶ Floating-Point Math: Tập lệnh toán học làm việc với số thực.
̶ Integer Math: Tập lệnh toán học làm việc với số nguyên.
̶ Interupt: Tập lệnh làm việc với chương trình ngắt.
̶ Logical Operations: Tập lệnh các phép tính logic biến đổi.
̶ Move: Tập lệnh di chuyển dữ liệu.
̶ Programe Control: Tập lệnh điều khiển chương trình.
̶ Shift/Rotate: Tập lệnh dịch/quay làm việc với thanh ghi.
̶ String: Tập lệnh làm việc với chuỗi.
̶ Table: Tập lệnh làm việc với bảng dữ liệu.
̶ Timer: Tập các bộ định thời gian.

2.2.4.4 Một số tập lệnh hay dùng


Bảng 2.3: Số timer và độ phân giải

LAD MÔ TẢ TOÁN HẠNG

Tiếp điểm thường mở sẽ được bit: I, Q, M, V, SM,


đóng khi bit = 1 T, C, S, L

Tiếp điểm thường đóng sẽ được bit: I, Q, M, V, SM,


mở khi bit = 1 T, C, S, L

Đảo giá trị logic của bit đầu tiên


Không
trong ngăn xếp.

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 27


Bit đầu tiên trong ngăn xếp có
giá trị bằng 1 (trong khoảng thời
bit: I, Q, M, V, SM,
gian đúng bằng 1 chu kỳ vòng
T, C, S, L
quét) khi phát hiện sườn lên của
tín hiệu đầu vào.

Bit đầu tiên trong ngăn xếp có


giá trị bằng 1 (trong khoảng thời
bit: I, Q, M, V, SM,
gian đúng bằng 1 chu kỳ vòng
T, C, S, L
quét) khi phát hiện sườn xuống
của tín hiệu đầu vào.

Cuộn dây đầu ra ở trạng thái ON


bit: I, Q, M, V, SM,
khi có dòng điện điều khiển đi
T, C, S, L
qua.

bit: I, Q, M, V, SM,
Set 1 mảng gồm n tiếp điểm, T, C, S, L
tính từ tiếp điểm "bit" (n <= 128 n: IB, QB, MB,
tiếp điểm). VB, SMB, SB, LB,
AC, Constant,
*VD,*AC,* LD

bit: I, Q, M, V, SM,
Reset 1 mảng gồm n tiếp điểm,
T, C, S, L
tính từ tiếp điểm "bit" (n <= 128
n: IB, QB,
tiếp điểm).
MB,VB, SMB, SB,
LB

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 28


2.2.4.5 Counter: Tập lệnh với bộ đếm
̶ Counter là bộ đếm hiện chức năng đếm sườn xung trong S7-200. Các bộ đếm
của S7-200 được chia ra làm 2 loại: bộ đếm tiến (CTU), bộ đếm lùi (CTD) và
bộ đếm tiến/lùi (CTUD).
̶ Bộ đếm tiến CTU đếm số sườn lên của tín hiệu logic đầu vào,tức là đếm số lần
̶ thay đổi trạng thái logic từ 0 lên 1 của tín hiệu. Số sườn xung đếm được, được
̶ ghi vào thanh ghi 2 byte của bộ đếm, gọi là thanh ghi C-word.
̶ Nội dung của C-word ,gọi là giá trị đếm tức thời của bộ đếm, luôn được so
sánh với giá trị đặt trước của bộ đếm được ký hiệu là PV. Khi giá trị đếm tức
thời bằng hoặc lớn hơn giá trị đặt trước bày thì bộ đếm báo ra ngoài bằng cách
đựt giá trị logic 1 vào một bit đặc biệt của nó, được gọi là C-bit. Trường hợp
giá trị đếm tức thời nhỏ hơn giá trị đặt trước thì C-bit có giá trị logic 0.
̶ Khác với các bộ Counter,các bộ đếm CTU đều có chân nối với tín hiệu điều
khiển xóa để thực hiện việc đặt lại chế độ khởi phát ban đầu (reset) cho bộ
đếm , được ký hiệu bằng chữ R trong LAD hay được qui định là trạng thái
logic của bit đầu tiên của ngăn xếp trong STL. Bộ đếm được reset khi tín hiệu
xóa này có mức logic là 1 hoặc khi lệnh R(reset) được thực hiện với C-bit. Khi
bộ đếm được reset, cả C-word và C-bit đều nhận giá trị 0.
̶ Bộ đếm tiến CTU có miền giá trị đếm tức thời từ 0 đến 32767.Bộ đếm tiến /lùi
CTUD có miền giá trị đếm tức thời là -32767 đến 32767.
̶ Các bộ đếm được đánh số từ 0 đến 127 (đối với CPU 224) và ký hiệu bằng
Cxx,trong đó xx là số thứ tự của bộ đếm .Ký hiệu Cxx đồng thời cũng là địa
chỉ hình thức của C-word và của C-bit. Mặc dù dùng địa chỉ hình thức ,song
C-word và C-bit vẫn được phân biệt với nhau nhờ kiểu lệnh sử dụng làm việc
với từ hay với tiếp điểm (bit).

2.2.4.6 Move: tập lệnh di chuyển dữ liệu


̶ Các lệnh di chuyển nội dung ô nhớ thực hiện việc di chuyển hoặc sao chép từ
vùng nay sang vùng khác trong bộ nhớ.
̶ Cú pháp lệnh thực hiện trong LAD như sau:

Bảng 2.4: Cú pháp lệnh thực hiện trong LAD

LAD MÔ TẢ TOÁN HẠNG

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 29


IN: IB, QB, MB,VB,
Lệnh thực hiện việc SMB, SB, LB, AC,
chuyển dữ liệu từ byte Constant, VD, AC,
IN vào byte OUT khi LD
có sườn lên của tín OUT:IB, QB, MB,
hiệu vào. VB, SMB, SB, LB,
AC, VD, AC, LD

IN: IW, QW, VW,


LW, SW, AIW, T, C,
Lệnh thực hiện việc
AC, Constant, VD,
chuyển dữ liệu từ
AC, LD
Word IN vào Word
OUT: IW, QW, MW,
OUT khi có sườn lên
SMW, VW, LW, SW,
của tín hiệu vào.
AIW, T, C, AC, VD,
AC, LD

IN: ID, QD, MD,


VD, SMD, SD, LD,
Lệnh thực hiện việc HC,AC, &VB,&IB,
chuyển dữ liệu từ kép &QB, &SB,&MB,
IN vào từ kép OUT khi &T, &C, Constant,
có sườn lên của tín VD, AC, LD
hiệu vào. OUT: ID, QD, MD,
VD, SMD, SD, LD,
HC,AC, VD, AC, LD

Lệnh thực hiện việc IN: ID, QD, MD,

chuyển dữ liệu là số VD, SMD, SD,

thực từ từ kép IN vào LD,HC,AC,

từ kép OUT khi có Constant, VD, AC,

sườn lên của tín hiệu LD

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 30


OUT: ID, QD,
vào. MD,VD,SMD, SD,
LD, HC,AC, VD,

2.2.4.7 Tập lệnh thời gian thực


̶ Đồng hồ thời gian thực chỉ có ở CPU 224. Để có thể làm việc với đồng hồ thời
gian thực CPU 224 cung cấp 2 lệnh đọc và ghi cho đồng hồ. Những giá trị đọc
được hoặc ghi được với đồng hồ thời gian thực là các giá trị về ngày, tháng,
năm, giờ, phút, giây.

Bảng 2.5: Tập lệnh thời gian thực

Byte 0 Năm (0-99)

Byte 1 Tháng (0-12)

Byte 2 Ngày(0-31)

Byte 3 Giờ (0-23)

Byte 4 Phút (0-59)

Byte 5 Giây (0-59)

Byte 6 0

Byte 7 Ngày trong tuần

2.2.4.8 Các dữ liệu hợp lệ


Bảng 2.6: Các dữ liệu hợp lệ

Năm Tháng Ngày Giờ Phút Giây


(yy) (mm) (dd) (hh) (mm) (ss)

0-99 1-12 1-31 0-23 0-59 0-59

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 31


2.2.4.9 Cú pháp lệnh trong LAD
Bảng 2.7: Cú pháp lệnh trong LAD

LAD MÔ TẢ TOÁN HẠNG

Lệnh đọc nội dung của


đồng hồ thời gian thực
vào bộ đệm 8 byte
được chỉ định trong T:VB,IB, QB,
lệnh bằng toán hạng T. MB, SMB, SB,

Lệnh ghi nội dung của LB,*VD,*AC,

bộ đệm 8 byte được *LD.

chỉ định trong lệnh


bằng toán hạng T vào
đồng hồ thời gian thực.

2.3 Giới thiệu về hệ thống sản xuất tự động


Ngày nay, để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng và ổn định chất
lượng sản phẩm, người ta đã đưa vào các dây chuyền thiết bị sản xuất trong công
nghiệp các hệ thống điều khiển tự động từng phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất.
Cùng với việc sử dụng ngày càng nhiều các hệ thống sản xuất tự động, con người
đã cải thiện đáng kể điều kiện lao động như giảm nhẹ được sức lao động, tránh được
sự nhàm chán trong công việc, tạo điều kiện cho họ được tiếp cận với các lĩnh vực tiến
bộ khoa học kỹ thuật và được làm việc trong môi trường ngày càng văn minh hơn.
Trong nền kinh tế thị trường và điều kiện hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới, vấn đề cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn trên nhiều lĩnh vực như chất lượng,
mẫu mã và giá thành sản phẩm. Có thể thấy rằng chỉ có thể áp dụng tự động vào quá
trình sản xuất mới có thể có cơ hội nâng cao năng xuất, tạo tiền đề cho việc giảm giá
thành sản phẩm, đồng thời đảm bảo chất lượng ổn định của sản phẩm cũng như có thể
thay đổi mẫu mã sản phẩm một cách nhanh chóng.
Ngày nay, hầu hết các dây chuyền sản xuất sử dụng các hệ thống tự động đã cho
phép các doanh nghiệp có thể thay đổi công nghệ một cách dễ dàng và thuận lợi với

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 32


các bộ điều khiển khả trình như trên các máy công cụ điều khiển theo chương trình số
CNC, trên các bộ điều khiển logic khả trình PLC. Hơn thế nữa, với sự phát triển nhanh
chóng của lĩnh vực công nghệ truyền thông đã chp phép ứng dụng các lĩnh vực tổ chức
và điều hành toàn bộ các quá trình sản xuất một cách tối ưu nhất bằng việc sử dụng các
công nghệ điều khiển như sử dụng mạng Petri, GRAFCET...trong quá trình sản xuất
linh hoạt ESM và trong sản xuất tích hợp CIM.

Hình 2.9: Mô hình hệ thống sản xuất tự động

2.4 Giới thiệu hệ thống phân loại sản phẩm trong công nghiệp
Phân loại sản phẩm là một bài toán đã và đang được ứng dụng rất nhiều trong thực
tế hiện nay. Dùng sức người, công việc này đòi hỏi sự tập trung cao và có tính lặp lại,
nên các công nhân khó đảm bảo được sự chính xác trong công việc. Chưa kể đến có
những phân loại dựa trên các chi tiết kỹ thuật rất nhỏ mà mắt thường khó có thể nhận
ra. Điều đó sẽ ảnh hưởng trực tieps tới chất lượng sản phẩm và uy tín của nhà sản xuất.
Vì vậy, hệ thống tự động nhận dạng và phân loại sản phẩm ra đời là một sự phát triển
tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách này.
Tùy vào mức độ phức tạp trong yêu cầu phân loại, các hệ thống phân loại tự động
có những quy mô lớn, nhỏ khác nhau.Tuy nhiên có một đặc điểm chung là chi phí cho
các hệ thống này khá lớn, đặc biệt đối với điều kiện của Việt Nam. Vì vậy, hiện nay đa
số các hệ thống phân loại tự động đa phần mới chỉ áp dụng trong các hệ thống có yêu
cầu phân loại phức tạp, còn một lượng rất lớn các doanh nghiệp Việt Nam vẫn sử dụng
trực tiếp sức lực con người để làm việc. Bên cạnh các băng chuyền để vận chuyển sản
phẩm thì một yêu cầu cao hơn được đặt ra đó là phải có hệ thống phân loại sản phẩm.
Còn rất nhiều dạng phân loại sản phẩm tùy theo yêu cầu của nhà sản xuất như: Phân

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 33


loại sản phẩm theo kích thước, Phân loại sản phẩm theo mã vạch, Phân loại sản phẩm
theo màu sắc...Vì có nhiều phương pháp phân loại khác nhau nên có nhiều thuật toán,
hướng giải quyết khác nhau cho từng sản phẩm, đồng thời các thuật toán này có thể
đan xen, hỗ trợ lẫn nhau. Ví dụ như muốn phân loại vải thì cần phân loại về kích thước
và màu sắc, về nước uống cần phâm loại theo chiều cao, khối lượng...
Phân loại sản phẩm dựa vào màu sắc của sản phẩm: sử dụng những cảm biến phân
loại màu sắc sẽ được đặp trên băng chuyền, khi sản phẩm đi ngang qua nếu cảm biến
nào nhận biết được sản phẩm thuộc màu nào sữ được cửa phân loại tự động mở để sản
phẩm đó được phân lọa đúng. Phát hiện màu sắc bằng cách sử dụng các yếu tố là tỷ lệ
phản chiếu của một màu chính được phản xạ bởi các màu khác nhau theo các thuộc
tính màu của đối tượng. Bằng cách sử dụng công nghệ lọc phân cực đa lớ gọi là FAO,
cảm biến E3MC phát ra màu đỏ, xanh lá cây và màu xanh sáng trên một trục quang
học đơn. E3MC sẽ thu ánh sáng phản chiều của các đối tượng trông qua các cảm biến
nhận và sử lý tỉ lệ các màu xanh lá cây, đỏ, xanh lam của ánh sáng để phân biệt màu
sắc của vật cần cảm nhận.

Hình 2.10: Phân loại sản phẩm theo màu sắc.

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 34


CHƯƠNG 3: : THIẾT KẾ VÀ LẮP RÁP MÔ HÌNH
PHÂN LOẠI SẢN PHẨM THEO MÀU SẮC
3.1 Yêu cầu của hệ thống
3.1.1 Yêu cầu thiết kế
Với mục tiêu là mô hình thực hành phục vụ đào tạo nên không thể đáp ứng được
đầy đủ các yêu cầu trong thực tế cũng như các điều kiện phân loại phức tạp. Tuy
nhiên, mô hình thiết kế phải đảm bảo một số yêu cầu kỹ thuật chung như sau:

̶ Mô hình cơ bản phù hợp với nguyên lý phân loại trong thực tế;
̶ Lắp ráp, đối nối và vận hành điều khiển dễ dàng;
̶ Sử dụng các vật tư, thiết bị, linh kiện thông dụng để dể dàng thay thế sữa
chữa;
̶ Đảm bảo tính thẩm mỹ và gọn gàng. Các cơ cấu truyền động, kết nối phải đảm
bảo cứng vững và tuổi thọ cao.

3.1.2 Lựa chọn phương án thiết kế


Trên yêu cầu kỹ thuật đã phân tích ở trên chúng em lựa chọn phương á thiết kế mô
hình phân loại sản phẩm sử dụng băng tải như sau:
Mô hình sử dụng 1 băng tải chính được dẫn động bằng động cơ 1 chiều.
Dẫn động giữa động cơ và băng tải được sử dụng bộ truyền đai.
Mô hình sử dụng một cảm biến màu và năm cảm biến quang: CB1, CB2, ,được
lắp như sơ đồ bên dưới.
Sử dụng ba xi lanh khí nén: 1 xi lanh thực hiện nhiệm vụ cấp sản phẩm và 2 xi
lanh phân loại
Sử dụng bộ điều khiển PLC S7 -1200. Sơ đồ nguyên lý được mô tả như hình:

Hình 3.11 nguyên lý hoạt động của mô hình

 Nguyên lý hoạt động của mô hình:

Hệ thống phân loại theo màu sắc gồm 2 nút bấm chính: Start là khởi động hệ
thống và Stop là dừng hệ thống.

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 35


Giả sử khi sản phẩm ban đầu là màu xanh lam thì cảm biến màu TCS 3200 phân
tích, xử lý và đưa tín hiệu về PLC, khi sản phẩm đi qua cảm biến (CB2) thì cảm biến
phát hiện vật và gửi tín hiệu về PLC kết hợp với tín hiệu của cảm biến màu để điều
khiển đóng mở van cấp khí cho xi lanh (PT2) đẩy sản phẩm màu xanh lam xuống
máng. Sau đó PLC tiếp tục đưa tín ra tín hiệu cho xi lanh (PT2) quay về vị trí ban đầu,
nếu sản phẩm là màu đỏ thì cũng tương tự như màu xanh lam. Nếu sản phẩm đi qua là
màu xanh lá thì 2 xi lanh phân loại sẽ không tác động. Hệ thống sẽ ngừng hoạt động
khi nhấn nút Stop.

3.2 Thiết kế cơ khí


3.2.1 Tính toán và thuyết kế băng tải, khung mô hình và dây đai
3.2.1.1 Băng tải
Băng tải là thành phần cơ bản trong dây chuyển sản xuất, là cơ cấu quan trọng
nhằm mục đích chính là vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm từ vị trí này đến vị trí
khác trên băng chuyền

3.2.1.2 Tính công nghệ


Các thông số cần quan tâm khi thiết kế băng tải:
Khả năng về tải trọng
Vận tốc, độ nghiêng của băng tải
Độ ổn định trong quá trình vận hành
Độ an toàn vận hành
Khả năng thay đổi năng suất tải
Hệ thống phân loại sản phẩm do đó để tiện cho việc thực hiện mô hình, xem trọng
lượng sản phẩm ảnh hưởng không đáng kể đến tốc độ vận chuyển của băng chuyền
Ta có kích thước cho trước của sản phẩm như hình sau:

Hình 3.12: Sản phẩm

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 36


Sản phẩm có 3 màu: đỏ , xanh lá , xanh da trời
Với kích thước hình tròn Φ = 30mm
Để đạt yêu cầu về tính công nghệ, băng tải được thiết kế như sau:
Bề rộng băng tải : 7cm
Độ ma sát trên dây đai :
Độ nghiêng băng tải : góc  = 0o
Vật liệu làm khung: khung làm bằng kim loại ( sắt, hợp kinh của sắc ) nhằm đảm
bảo độ cứng vững của khung
Chiều dài băng tải thùng : 30cm
Chiều dài băng tải sản phẩm : 40cm
Cơ cấu tăng giảm độ căng dây đai: sau 1 thời gian vận hành dây đai có xu hướng
bị giãn ảnh hưởng đến vận tốc và khả năng tải, do đó cơ cấu này được hỗ trợ nhằm
khắc phục hiện tượng trên.

3.2.1.3 Khung mô hình


Khung mô hình được làm bằng gỗ, với chiều dài 70cm, rộng 50cm
Khung mô hình để cố định băng tải, trên khung còn có các nút nhấn, nút
start,stops....

3.2.1.4 Bộ truyền đai

Hình 3.13: Bộ truyền đai

Công suất trục dẫn ( động cơ) : Ndc = 120w


Số vòng quay trục động cơ : ndc = 40v/ph
Chọn tiết diện đai thang:
Gỉa thuyết vận tốc của đai v > 5 m/s, dựa vào công suất của động cơ

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 37


Ta có thể chọn tiết diện đai thang A

Bảng 3.8: Tiết diện đai thang A

Tiết diện đai A

Chiều rộng đai a (mm) 13

Chiều cao đai h (mm) 8

Kích thước tiết diện đai a*h (mm2) 104

Diện tích tiết diện đai F (mm2) 81

3.3 Thiết kế hệ thống điện


3.3.1 Lựa chọn thiết bị điều khiển
3.3.1.1 Thiết bị điều khiển chính
Nhóm em lựa chọn thiết bị điều khiển là PLC S7-1200 1214 AC/DC/relay

Hình 3.14: PLC S7 1200

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 38


̶ Thiết bị được chọn điều khiển hệ thống là bộ điều khiển lập trình PLC của
hãng SEMENS. Căn cứ vào số lượng các đầu vào và đầu ra trong chương trình
đã tạo lập, thiết bị PLC trong hệ thống bao gồm:
̶ Bộ xử lý trung tâm CPU: CPU 1214 AC/DC/relay

3.3.2 Lựa chọn cảm biến


3.3.2.1 Module cảm biến màu TCS 3200

Hình 3.15: Module cảm biến màu TCS 3200

 Thông số kỹ thuật:

̶ Điện áp cung cấp: (2.7V đến 5.5V)


̶ Chuyển đổi từ cường độ ánh sáng sang tần số với độ phân giải cao.
̶ Lập trình lựa chọn bộ lọc màu sắc khác nhau và dạng tần số xuất ra.
̶ Điện năng tiêu thụ thấp. Giao tiếp trực tiếp với vi điều khiển.

 Chức năng chân

̶ S0, S1: Đầu vào chọn tỉ lệ tần số đầu ra.


̶ S2, S3: Đầu vào chọn kiểu photodiode.
̶ OE: Đầu vào cho phép xuất tần số ở chân OUT.
̶ OU: Đầu ra là tần số thay đổi phụ thuộc cường độ và màu sắc.
̶ Module cảm biến màu TCS3200 với khả năng nhận biết 3 mầu cơ bản RGB và
4 đèn LED trắng. Các TCS3200 có thể phát hiện và đo lường gần như tất cả
màu sắc có thể nhìn thấy. Ứng dụng bao gồm kiểm tra đọc dải, phân loại theo
màu sắc, cảm biến ánh sáng xung quanh và hiệu chuẩn, và kết hợp màu sắc, đó
chỉ là một vài ứng dụng. TCS3200 có các bộ tách sóng quang, có 2 bộ lọc màu
sắc là bộ lọc màu đỏ, xanh dương, hoặc màu xanh lá, hoặc không có bộ lọc
( rõ ràng). Các bộ lọc của mỗi màu được phân bố đều khắp các mảng để loại

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 39


bỏ sai lệch vị trí giữa các điểm màu. Bên trong là một bộ dao động tạo ra đầu
ra sóng vuông có tần số là tỷ lệ thuận với cường độ của màu sắc lựa chọn.

 Nguyên lý hoạt động của cảm biến màu TCS 3200

̶ Cấu tạo cảm biến TCS3200 gồm 2 khối như hình vẽ phía dưới

Hình 3.16: Cấu tạo cảm biến màu

̶ Khối đầu tiên là mảng ma trận 8x8 gồm các photodiode. Bao gồm 16
photodiode
có thể lọc màu sắc xanh dương (Blue), 16 photodiode có thể lọc màu đỏ
(Red),16 photodiode có thể lọc màu xanh lá(Green) và 16 photodiode trắng
không lọc (Clear).Tất cả photodiode cùng màu được kết nối song song với
nhau và được đặt xen kẽ nhau nhằm mục đích chống nhiễu.
̶ Bản chất của 4 loại photodiode trên như là các bộ lọc ánh sáng có mầu sắc
khác nhau. Có nghĩa nó chỉ tiếp nhận các ánh sáng có cùng màu với loại
photodiode tương ứng và không tiếp nhận các ánh sáng có màu sắc khác.

3.3.2.2 Cảm biến hồng ngoại E3F-DS30C4 NPN


Cảm biến hồng ngoại được thể hiện như Hình 3.8

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 40


Hình 3.17: Cảm biến quang

Đặc điểm chung

̶ Cảm biến quang Omron E3F3 sử dụng công nghệ IC chống nhiễu cao
̶ M18 vỏ nhựa ABS
̶ Cảm biến quang E3F3 loại khuếch tán có khả năng phát hiện dài 30cm nhờ vít
̶ Cảm biến quang E3F3 loại khuếch tán có khả năng phát hiện dài 30cm nhờ vít
chỉnh
̶ Bảo vệ ngắn mạch và nối ngược cực nguồn.

Ứng dụng của cảm biến quang Omron E3F3: Phát hiện buồng thang nâng, phát
hiện gói hàng nằm ngoài giá để hàng, phát hiện khay cho dây chuyền chế biến rau quả,
phát hiện phôi trong máy chế biến gỗ…
Thông số kỹ thuật

Bảng 3.9: Thông số kỹ thuật

Loại Thu - phát, phản xạ gương, phản xạ khuếch tán

Nguồn
12 ~ 24 VDC±10%
cấp

Khoảng
5m (Loại thu - phát); 3m, 2m (phản xạ gương); 100mm,
cách phát
300mm (phản xạ khuếch tán)
hiện

Lớn nhất 20% khoảng cách phát hiện (Phản xạ khuếch tán)
Độ trễ

Vật phát
Vật mờ đục: 11mm (Thu phát)56mm (Phản xạ gương); Giấy
hiện
trắng 100x100mm (Khuếch tán)
chuẩn

Nguồn LED đỏ (684 nm)


sáng LED hồng ngoại (860mm)

Chế độ Light-ON/Dark-ON

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 41


hoạt động

Ngõ ra Transistor collector hở: dòng tải 100mA max, điện áp


Ngõ ra
dư 1V max

Chỉ thị Đèn led cam (chỉ thị nguồn của bộ phát), led cam (chỉ thị hoạt
hoạt động động)

1ms

Thời gian
đáp ứng

Điều
chỉnh độ Vít chỉnh (Khuếch tán)
nhạy

Chức
năng bảo Nối ngược cực nguồn cấp DC, ngắn mạch ngõ ra
vệ

Kiểu đấu
Cáp chuẩn dài 2m; Giắc cắm M12
nối

Phụ kiện Hướng dẫn sử dụng, vít chỉnh, gương (chỉ dùng cho E3F3-R)

Cấp bảo
IP64
vệ

Các mã cảm biến quang điện Omron họ E3JK

̶ E3JK-5M1-N 2M Thu phát riêng, khoảng cách phát hiện 5m, Out: relay - NO
̶ E3JK-5M2-N 2M Thu phát riêng, khoảng cách phát hiện 5m, Out: relay - NC
̶ E3JK-DS30M1 2M Thu phát chung, khoảng cách phát hiện 30m, Out: relay -
NO

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 42


̶ E3JK-DS30M2 2M Thu phát chung, khoảng cách phát hiện 30m, Out: relay -
NC
̶ E3JK-R2M2 2M Phản xạ gương, khoảng cách phát hiện 2,5m, Out: relay - NC
(chống vật thể bóng)
̶ E3JK-R4M2 2M Phản xạ gương, khoảng cách phát hiện 4m, Out: relay – NC

3.3.3 Lựa chọn motor


Nhóm chọn motor được thể hiện như Hình 3.9

Hình 3.18: Motor

Các thông số của động cơ

̶ Cơ có gắn hộp giảm tốc: 24VDC


̶ Tốc độ sau bộ giảm tốc: 23 vòng/phút
̶ Đường kính trục động cơ: 6 mm
̶ Chiều dài trục động cơ: 17mm
̶ Đường kính cộng cơ: 34.5 mm
̶ Chiều dài động cơ: 65.2 mm
̶ Momen xoắn: 25Kg (ướt tính)

3.3.4 Lựa chọn nút ấn


Nhóm chọn loại nút ấn được thể hiện như Hình 3.10

+ Dùng cho điện áp 12, 24VDC.


+ Có nhiều màu khác nhau.

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 43


Hình 3.19: Nút ấn thường mở

3.3.5 Lựa chọn Arduino uno R3

Vi điều khiển ATmega328 (8bit)

Điện áp hoạt động 5V DC (chỉ được cấp qua cổng USB)

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 44


Tần số hoạt động 16 MHz

Dòng tiêu thụ khoảng 30mA

Điện áp vào khuyên dùng 7-12V DC

Điện áp vào giới hạn 6-20V DC

Số chân Digital I/O 14 (có 6 chân PWM)

Số chân Analog 6 (độ phân giải 10bit)

Dòng tối đa trên mỗi chân


30 mA
I/O

Dòng ra tối đa (5V) 500 mA

Dòng ra tối đa (3.3V) 50 mA

32 KB (ATmega328) với 0.5KB dùng bởi


Bộ nhớ flash
bootloader

SRAM 2 KB (ATmega328)

EEPROM 1 KB (ATmega328)

3.3.6 Lựa chọn rơle


3.3.6.1 Relay trung gian
Nhóm chọn Relay trung gian được thể hiện như Hình 3.12

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 45


Hình 3.20: Relay trung gian

Làm nhiệm trung gian giữa đầu ra của PLC và tải ( gánh bớt dòng cho đầu ra của
PLC).

3.3.7 Lựa chọn nguồn


Bộ Nguồn 24VDC 5A hay còn được gọi là bộ nguồn tổ ong 24VDC 5A.
Bộ nguồn công suất lớn để cung cấp cho các hệ thống tải yêu cầu dòng lớn như tải
cho các cuộn Solenoid, cuộn dây thắng từ….
Bộ nguồn 24VDC 5A Meanwell được đánh giá là một trong những bộ nguồn đáng
tin cậy, ổn định và có giá thành hợp lý.
Vì công suất khá lớn nên thiết kế của bộ nguồn được gắn thêm quạt để giúp tản
nhiệt cho các linh kiện nhằm tăng tuổi thọ và độ bền của bộ nguồn. Do đó lưu ý khi
bắt bộ nguồn bạn nên lắp đặt quạt được hướng ra nơi thông thoáng.
Thông số kỹ thuật :

̶ Điện áp ngõ vào : 220VAC


̶ Điện áp ngõ ra : 24VDC
̶ Dòng điện : 5A

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 46


Hình 3.21: Nguồn tổ ong

3.3.8 Van điện từ khí nén

Hình 3.22: Van điện từ

Thông số kỹ thuật :

̶ Tên sản phẩm: Airtac 4V210-08


̶ Kích thước 15mm - 22 mm, Đường kính: 6A, 8A
̶ Là loại van điện từ 5/2 một đầu điện, có 5 cửa 2 vị trí.
̶ Điện áp hoạt động 24VDC.
̶ Nhiệt độ hoạt động: -20~70oC
̶ Phạm vi áp suất vận hành: 0.2 ~ 0.8 MPa

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 47


̶ Thời gian đáp ứng: 30 ms - 40 ms

Nguyên lý hoạt động:

Trong đó:

̶ 5 : chỉ số cửa
̶ 2 : chỉ số vị trí

Van 5/2 có 5 cổng làm việc ,vào(1), ra (2, 4) và hai cửa xả riêng cho mỗi trạng
thái (3,5), có hai trạng thái.
Van 5/2 cũng có thể điều khiển bằng cơ khí, bằng khí nén hay điện một phía
hoặc cả hai phía. Các van điều khiển bằng khí nén hay điện cả hai phía có đặc điểm
như các van đã giới thiệu là một phần tử nhớ hai trạng thái.
Van 5/2 dùng làm van đảo chiều điều khiển xilanh tác dụng kép.

3.3.9 Lựa chọn xi lanh


Nhóm chọn xi lanh được thể hiện như Hình 3.16

+ Đường kính phi bằng 10mm.


+ Hành trình 50mm.

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 48


Hình 3.23: Xi lanh

Nguyên lý hoạt động: Khí nén được sử dụng để sinh công ở hai phía của xilanh,
có hai cửa cấp nguồn điều khiển hoạt động của xilanh kép bằng van.

Hình 3.24: Nguyên lý hoạt động xilanh

Thi
công
BT_SP Q0.1 Băng tải sản phẩm

hình2

3 XI_LANH_R Q0.2 Xi lanh đẩy màu Red

4 XI_LANH_B Q0.3 Xi lanh đẩy màu Blue

5 DEN_BAO Q0.5 Đèn báo

6 XL_CAP_PHOI Q0.4 Xi lanh cấp phôi

7 CANH_BAO Q0.6 Đèn cảnh báo

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 49


- Sơ đồ mạch điều khiển:

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 50


- Sơ đồ khối:

Chương trình điều khiển:

- Main

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 51


- Auto:

Network 1:

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 52


Network 2:

Network 3

Network 4:

Network 5:

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 53


Network 6:

Network 7:

- Manu:

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 54


- Output:

Chương trình Arduino

GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 55


GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 56
GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 57
GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 58
GVHD: ThS. Võ Khánh Thoại Trang 59

You might also like