You are on page 1of 150

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI NAM


TRƯỜNG TP.HCM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
--------------- ----- oOo-----
KHOA MÔI TRƯỜNG
BỘ MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


Họ và tên: Phạm Thị Kim Ngọc - MSSV: 0950020009
Ngành: Công nghệ kỹ thuật môi trường - Lớp: 09-LTĐHV.MT
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
1. Tên đồ án: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải Công Ty TNHH thủy sản Quốc Toản tại
Long An công suất 590m3/ngày đêm
2. Nhiệm vụ đồ án:
- Lập bản thuyết minh tính toán bao gồm:
 Tổng quan về nước thải được cho trong đề tài và đặc trưng của nước thải.
 Đề xuất 02 phương án công nghệ xử lý nước thải được yêu cầu xử lý, phân tích so
sánh hai phương án.
 Tính toán các công trình đơn vị của 2 phương án.
 Tính toán và lựa chọn thiết bị cho các công trình đơn vị tính toán trên.
 Khái toán sơ bộ chi phí xây dựng công trình.
 Kỹ thuật vận hành hệ thống xử lý nước thải
3. Ngày giao nhiệm vụ:
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ:
5. Họ và tên người hướng dẫn: Ths. Nguyễn Ngọc Trinh
6. Phần hướng dẫn: Toàn bộ nội dung đồ án
7. Ngày bảo vệ đồ án:
8. Kết quả bảo vệ Đồ án: Xuất sắc; Giỏi; Khá; Đạt
Nội dung Đồ án tốt nghiệp đã được thông qua bộ môn.
TP. HCM, Ngày .….. tháng ….. năm 2024
NGƯỜI PHẢN BIỆN NGƯỜI HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên)

Ths Nguyễn Ngọc Trinh


CHỦ NHIỆM BỘ MÔN TRƯỞNG KHOA

TS.Huỳnh Thị Ngọc Hân PGS.TS.Nguyễn Thị Vân Hà


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
1. Nội dung và kết quả đồ án
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………2. Tinh thần, thái độ và tác phong làm việc
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……3. Bố cục và hình thức trình bày đồ án
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………Trân trọng!
TP. HCM, ngày tháng năm 2024
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên)

Ths. Nguyễn Ngọc Trinh


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
1. Nội dung và kết quả đồ án
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………2. Tinh thần, thái độ và tác phong làm việc
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………3. Bố cục và hình thức trình bày đồ án
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………Trân trọng!
TP. HCM, ngày tháng năm 2024
GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
(Ký và ghi rõ họ tên)
LỜI CẢM ƠN
Em chân thành gửi lời cảm ơn đến Cô Ths. Nguyễn Ngọc Trinh đã nhiệt tình hướng
dẫn, giúp em đúc kết, sâu chuỗi và vận dụng các kiến thức đã học để có thể hoàn thành
tốt đồ án tốt nghiệp này.
Em rất mong nhận được sự góp ý của Qúy Thầy Cô, bạn bè để đồ án này có thể được
hoàn chỉnh hơn
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Qúy Thầy Cô!
TP. HCM, ngày tháng năm 2024
SINH VIÊN THỰC HIỆN
(Ký và ghi rõ họ tên)

Phạm Thị Kim Ngọc


PHẦN MỞ ĐẦU
Môi trường và những vấn đề liên quan đến môi trường là đề tài được bàn luận
một cách sâu sắc trong kế hoạch phát triển bền vững của bất kỳ quốc gia nào trên thế
giới. Trái Đất là ngôi nhà chung của chúng ta và đang bị đe dọa bởi sự suy thoái và cạn
kiệt dần tài nguyên. Nguồn gốc của mọi sự biến đổi về môi trường trên thế giới ngày
nay do các hoạt động kinh tế - xã hội. Các hoạt động này, một mặt cải thiện chất lượng
cuộc sống con người và môi trường, mặt khác lại mang lại hàng loạt các vấn đề như:
khan hiếm, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm và suy thoái chất lượng môi
trường khắp nơi trên thế giới.
Trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế của nước ta có những bước phát
triển mạnh mẽ và vững chắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì vấn
đề môi trường và các điều kiện vệ sinh môi trường lại trở nên cấp thiết hơn bao giờ
hết. Trong đó các vấn đề về nước được quan tâm nhiều hơn cả. Các biện pháp để bảo
vệ môi trường sống, bảo vệ nguồn nước mặt, nước ngầm không bị ô nhiễm do các hoạt
động sinh hoạt và sản xuất của con người là thu gom và xử lý nước thải. Nước thải sau
xử lý sẽ đáp ứng được các tiêu chuẩn thải vào môi trường cũng như khả năng tái sử
dụng nước sau xử lý.
1. Đặt vấn đề
Việt Nam là nước có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng
thủy sản. Do đó, nhiều nhà máy thủy sản được đầu tư phát triển, đặc biệt là ở khu vực
Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trong đó, Công Ty TNHH thủy sản Quốc Toản tại Long
An là một ví dụ điển hình.
Khi nhà máy hoạt động sẽ không tránh khỏi việc sản sinh ra các chất thải, nước
thải và các phụ phế phẩm khác. Vì vậy,việc quản lí và xử lí các chất thải ( phần lớn là
nước thải) phải thật sư nghêm túc, chặt chẽ và chính xác để giảm thiểu đến mức tối đa
những ảnh hưởng đến môi trường.
Để thực hiện những yêu cầu trên, cần phải thiết kế hệ thống xử lí an toàn và thích
hợp để lượng nước thải đầu ra nằm trong khoảng cho phép theo quy định của pháp
luật.
Do đó, việc đầu tư xây dựng một hệ thống xử lý nước thải cho Công Ty TNHH
thủy sản Quốc Toản là một yêu cầu cấp thiết, nhằm mục tiêu phát triển bền vững cho
môi trường trong tương lai và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Chính vì lý do đó đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Công Ty TNHH
thủy sản Quốc Toản tại Long An, công suất 590 m3/ngày” đã được lựa chọn làm đồ án
tốt nghiệp.
2. Mục tiêu đồ án
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản Công Ty TNHH thủy sản Quốc Toản
tại Long An, công suất 590 m3/ngày, để nước thải sau khi qua hệ thống xử lý đạt tiêu
chuẩn xả thải loại B (QCVN 11:2015/BTNMT Cột B)
3. Nội dung đồ án
 Tổng quan về thành phần, tính chất và đặc trưng của nước thải chế biến thủy sản
 Tổng quan về Công Ty TNHH thủy sản Quốc Toản
 Đề xuất 02 phương án công nghệ xử lý nước thải cho dự án.
 Tính toán các công trình đơn vị từ đó lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp cho trạm xử
lý nước thải thủy sản cho Công Ty TNHH thủy sản Quốc Toản
 Xây dựng phương án vận hành và bảo trì, bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải này.
 Dự toán kinh phí xây dựng- vận hành.
 So sánh các yếu tố kỹ thuật và kinh tế để lựa chọn phương án tối ưu.
 Lập bản vẽ thiết kế cho hệ thống xử lý nước thải (07 bản vẽ).
4. Phương pháp thực hiện
 Phương pháp thu thập, thống kê số liệu, kế thừa các tài liệu liên quan:
Thu thập các tài liệu về nước thải chế biến thủy sản, tìm hiểu thành phần, tính chất
nước thải.
 Phương pháp xử lý thông tin:
Sau khi thu thập được thông tin thông qua điều tìm hiểu, tiến hành tổng hợp, phân loại
thông tin; xác định các vấn đề cần quan tâm sau khi tìm hiểu và tìm hiểu kỹ hơn về
các vấn đề đó.
 Phương pháp tính toán:
Dựa trên các công thức tính toán để tính các hạng mục trong công nghệ xử lý đã chọn.
 Phương pháp đồ họa
Dùng phần mền Autocad để mô tả kiến trúc các công trình đơn vị trong hệ thống
xử lý.
5. Đối tượng thực hiện đồ án
 Đối tượng: nước thải công nghiệp
 Phạm vi thực hiện đồ án tốt nghiệp: Tháng 10-2023 đến Tháng 02-2024
6. Ý nghĩa đề tài
 Đề tài góp phần vào việc tìm hiểu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản
cho Công Ty TNHH thủy sản Quốc Toản công suất 590m3/ngày đêm. Từ đó
góp phần vào công tác bảo vệ môi trường, cải thiện tài nguyên nước ngày càng
trong sạch hơn.
 Xây dựng trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường giải quyết được vấn
đề ô nhiễm môi trường do nước thải của khu dân cư.
 Góp phần nâng cao ý thức về môi trường cho nhân viên cũng như Ban quản lý
khu dân cư.
 Giúp các nhà quản lý làm việc hiệu quả và dễ dàng hơn.
 Hạn chế việc xả thải bừa bãi làm suy thoái và ô nhiễm tài nguyên nước.
 Khi trạm xử lý hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ là nơi để các doanh nghiệp
lân cận, sinh viên tham quan, học tập.
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI THỦY SẢN VÀ CÔNG TY TNHH
THỦY SẢN QUỐC TOẢN
1.1 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN
1.1.1 Khái quát về hiện trạng nước thải trong chế biến thủy sản
Nguyên liệu của ngành thuỷ hải sản rất phong phú và đa dạng, từ các loại tự
nhiên cho đến các loại nuôi trồng. Công nghệ chế biến cũng khá đa dạng tuỳ theo từng
mặt hàng nguyên liệu và đặc tính loại sản phẩm thuỷ sản tươi sống đông lạnh, thuỷ sản
khô, thuỷ sản luộc cấp đông...). Do sự phong phú và đa dạng về loại nguyên vật liệu và
sản phẩm nên thành phần và tính chất nước thải công nghiệp chế biến thuỷ hải sản
cũng đa dạng và phức tạp.
Trong quy trình công nghệ chế biến các loại thuỷ sản, nước thải chủ yếu sinh ra
từ công đoạn rửa sạch và sơ chế nguyên liệu. Trong nước thải thường chứa nhiều
mảnh vụn thịt và ruột của các loại thuỷ hải sản, các mảnh vụn này thường dễ lắng và
dễ phân huỷ gây nên các mùi hôi tanh. Ngoài ra trong nước thải còn thường xuyên có
mặt các loại vảy cá và mỡ cá. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thay đổi theo
định mức sử dụng nước và có khuynh hướng giảm dần ở những chu kì rửa sau cùng.
Nhìn chung, nước thải công nghiệp chế biến thuỷ hải sản bị ô nhiễm hữu cơ ở
mức độ khá cao: COD trong nước thải dao động khoảng 500-3000 mg/L, BOD vào
khoảng 300-2000 mg/L, tỉ số BOD/COD khoảng 75-80% thuận lợi cho quá trình xử ý
bằng phương pháp sinh học. Hàm lượng Nitơ hữu cơ trong nước thải cũng khá cao,
đến khoảng 50-200 mg/L, rất dễ gây ra hiện tượng phú dưỡng hoá nguồn tiếp nhận
nước thải. Ngoài ra trong nước thải đôi khi còn có chứa các thành phần hữu cơ mà khi
bị phân huỷ chúng sẽ tạo ra các sản phẩm có chứa indol và các sản phẩm trung gian
của sự phân huỷ các axit béo không no, gây nên mùi hôi thối khó chịu, đặc trưng.
Trong nước thải, vật chất dễ dàng bị vi sinh vật phân huỷ thành các chất đơn giản
hơn như Protein, Hydratcacbon, Lipid. Các hợp chất này tiếp tục tham gia vào các quá
trình lên men kỵ khí, hiếu khí hay tuỳ nghi (tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường lưu
chứa) do các Enzym của vi sinh vật tiết ra. Kết quả của các quá trình này là tăng nhanh
sinh khối vi sinh vật, gây thiếu hụt oxi đối với nguồn tiếp nhận, làm phát sinh các khí
sinh học như CH4, H2S, Mecaptan, NH3, ... gây mùi khó chịu.
1.2 Thành phần và tính chất nước thải thủy sản
1.2.1 Thành phần
a) Các chất hữu cơ
Các chất hữu cơ có trong nước thải thủy sản chủ yếu là dễ phân hủy bao gồm các
chất hòa tan phân tán nhỏ có nguồn gốc từ quá trình rửa nguyên liệu và chế biến sản
phẩm: máu, thịt cá, mỡ cá và các chất nhờn hình thành trên cơ thể cá, ngoài ra trong
quá trình vệ sinh phân xưởng và vệ sinh sau ca làm việc của công nhân còn sản sinh ra
một hàm lượng nhỏ các hợp chất hữu cơ khác như các chất hoạt động bề mặt, tẩy rửa
tổng hợp.
Hàm lượng các chất hữu cơ trong nước thải tương đối cao. Các giá trị COD,
BOD5 dao động tuỳ thuộc vào loại nguyên liệu và sản phẩm chế biến.
b) Chất rắn lơ lửng
Chủ yếu là các chất khoáng vô cơ, đất cát bám trên nguyên liệu, các mảnh vụn
chứa thịt, xương và vẩy cá, những loại này rất dễ lắng. Nồng độ các chất lơ lửng dao
động tuỳ thuộc vào loại nguyên liệu và sản phẩm chế biến. Các chất rắn lơ lửng làm
cho nước đục hoặc có màu, hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây
ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu,... Chất rắn lơ lửng cũng là tác
nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt
cảm quan (tăng độ đục nguồn nước).
c) Chất dinh dưỡng
Các Nitơ hữu cơ, Photpho: các giá trị này cũng dao động tuỳ thuộc vào loại
nguyên liệu và sản phẩm chế biến.
Nồng độ các chất Nitơ, Photpho cao gây hiện tượng phát triển bùng nổ các loài
tảo, tới mức độ giới hạn tảo sẽ bị chết gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa, dẫn tới thiếu
Oxy trong nước. Ngoài ra Amonia rất độc cho tôm, cá dù ở nồng độ rất nhỏ. Nồng độ
làm chết tôm, cá từ 1,2-3 mg/L. Tiêu chuẩn chất lượng nước nuôi trồng thủy sản của
nhiều quốc gia yêu cầu nồng độ Amonia không vượt quá 1 mg/L.
d) Vi sinh vật
Ngoài ra, trong nước thải thủy sản còn có một lượng lớn vi sinh vật gây bệnh và
các trứng giun sán trong nguồn nước thải. Con người trực tiếp sử dụng nguồn nước
nhiễm bẩn hay qua các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho người như
bệnh lỵ, thương hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp tính.
1.2.2 Tính chất
Nước thải từ quá trình tiếp nhận và chế biến sản phẩm thường có màu nâu xám
do sự phân hủy của các Lipit, Photphat với mùi đặc trưng của quá trình thối rửa, do
các vi khuẩn yếm khí ký sinh sống trong cơ thể và các loại vi khuẩn hiếu khí sống ở da

Mang cá phân giải các loại Axit Amin thành các chất gây mùi như H 2S, CH4,
NH3... tùy thuộc vào chủng loại sản phẩm mà mùi có thể dao động từ mùi nhẹ đến
nặng. Đặc biệt là nước thải từ quá trình chế biến tôm, mực, bạch tuộc có mùi rất nặng.
Màu sắc của nước thải thay đổi theo sản phẩm chính chế biến trong ngày. Màu
nước thải từ màu ít đến màu rất đậm. Riêng nước thải tại các bể tập trung thường có
màu xám đến đen do quá trình tự phân hủy các hợp chất hữu cơ bởi các nhóm men
như Proteaza, Lipaza, Polipeptid.
Cho nên nước thải chế biến thủy sản có hàm lượng các chất ô nhiễm cao nếu
không được xử lý sẽ gây ô nhiễm các nguồn nước mặt và nước ngầm khu vực.
Nguyên liệu ngành công nghiệp này rất phong phú và đa dạng, từ các loại thủy
hải sản tự nhiên cho đến các loại thủy sản nuôi. Công nghệ chế biến cũng khá đa dạng
tùy theo từng mặt hàng nguyên liệu và đặc tính loại sản phẩm. Vì thế, mỗi cơ sở chế
biến, sản xuất thủy sản sẽ khác nhau, nương theo thị trường cũng như nhu cầu sử dụng
của người tiêu dùng mà công nghệ chế biến sẽ ngày càng hiện đại và an toàn.
1.3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THỦY SẢN QUỐC TOẢN
1.3.1 Giới thiệu sơ lược về công ty
Chủ dự án: CÔNG TY TNHH THỦY SẢN QUỐC TOẢN
Địa chỉ chủ dự án: Lô Q.1A, đường Trung Tâm, KCN Long Hậu mở rộng, xã
Long Hậu, Huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An
Long Hậu nằm ở phía đông bắc huyện Cần Giuộc, có vị trí địa lý:
 Phía đông và phía bắc giáp Thành phố Hồ Chí Minh
 Phía tây giáp thị trấn Cần Giuộc
 Phía nam giáp xã Phước Lại.

Hình 1.1 Sơ đồ vị trí


Bảng 1.1 Thành phần và tính chất nước thải

STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị


1 pH - 7,20
2 TSS mg/L 600
3 COD mg/L 1.260
4 BOD5 mg/L 960
5 Dầu mỡ động thực vật mg/L 80
6 Tổng Nitơ mg/L 130
7 Tổng Photpho mg/L 28
MPN/
8 Coliform 3×104
100mL
1.3.2 Quy trình sản xuất của nhà máy
1.3.2.1 Quy trình sản xuất hải sản
Quy trình chế biến thủy sản được trình bày theo sơ đồ sau:
 Thuyết minh quy trình công nghệ
- Tiếp nhận nguyên liệu:
- Hải sản nguyên liệu được kiểm tra trước khi tiếp nhận, chỉ nhận những lô đáp
ứng được yêu cầu về chất lượng của Công ty.
- Rửa 1: Nguyên liệu được rửa sạch bằng nước có nhiệt độ 10°C để loại bỏ tạp
chất.
- Phân cở: chọn cở 13/15, 21/25, 41/50 hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Mực
luôn được ướp đá dưới 5°C để giữ độ tươi.
- Bỏ đầu, nội tạng: Hải sản sau khi rửa sạch được đưa qua công đoạn làm sạch bỏ
đầu, nội tạng và sau đó được bảo quản bằng đá duy trì nhiệt độ 5°C.
- Rửa 2: Sau khi được làm sạch hải sản được tiếp tục rửa sạch một lần nữa.
- Cấp đông: làm đông hải sản bằng tủ đông tiếp xúc hoặc tủ đông gió.
- Đóng gói: hải sản được cho vào tui PE đóng kín có kích cỡ thích hợp.
- Rà kim loại và đóng thùng: Sản phẩm được cho qua máy rà kim loại trước khi
đóng thùng để phát hiện và loại bỏ hoặc làm lại những sản phẩm có dính kim
loại.
Hình1.2: Quy trình công nghệ chế biến hải sản
1.3.2.2 Công nghệ chế biến cá tra
Quy trình công nghệ chế biến cá tra

Hình 1.3: Công nghệ chế biến cá tra


 Thuyết minh quy trình công nghệ
- Tiếp nhận nguyên liệu:
- Cá nguyên liệu phải tươi, được kiểm tra trước khi tiếp nhận. Chỉ nhận những lô
đạt yêu cầu chất lượng của công ty.
- Rửa 1: nguyên liệu được rửa sạch bằng nước có nhiệt độ 10°C để loại bỏ tạp
chất
- Phi lê, bỏ da: cá sau khi rửa sạch được phi lê, bỏ da và được bảo quản đá, duy
trì ở nhiệt độ dưới 5°C.
- Phân cở: chọn cở theo yêu cầu của khách hàng. Cá luôn được ướp đá dưới 5°C
để giữ độ tươi.
- Rửa 2: sau khi được làm xong, phân cở thì tiếp tục được rửa sạch trước khi cắt
miếng.
- Cắt miếng: dùng dao để cắt miếng cá đã phi lê được bảo quản trong rổ có đá.
- Rửa 3: cá được rửa và để ráo nước trong 3 – 5 phút trước khi đưa vào tủ cấp
đông.
- Cấp đông: làm đông sản phẩm bằng tủ đông tiếp xúc hoặc tủ đông gió Đóng
gói: cá được cho vào túi PE đóng kín
- Rà kim loại và đóng thùng: sản phẩm được cho qua máy rà kim loại trước khi
đóng thùng để phát hiện và loại bỏ hoặc làm lại những sản phẩm có dính kim
loại.
1.4 Các vấn đề môi trường tại công ty
Nhìn vào dây chuyền công nghệ sản xuất của Công Ty ta thấy được qua các giai
đoạn hoạt động sản xuất sinh ra nhiều tác nhân gây ô nhiễm trong nhà máy như: Nước
thải sản xuất, mùi hôi, chất thải rắn, tiếng ồn, nước thải rửa tủ đông, khí NH 3 từ hệ
thông làm lạnh...gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Nói về nước thải sản xuất có
nồng độ các chất ô nhiễm cao nếu không được xử lý sẽ làm ô nhiễm nguồn nước mặt
và nước ngầm. Có chứa nhiều thành phần chất hữu cơ, N, P, chất rắn lơ lửng, vi sinh
vật gây bệnh. Thế nên cần có biện pháp xử lý nước thải và các biện pháp sản xuất sạch
hơn vào dây chuyền sản xuất để giảm lượng nước thải.
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
2.1. Phương pháp cơ học
Những phương pháp loại các chất rắn có kích thước và tỷ trọng lớn trong nước
thải được gọi chung là phương pháp cơ học.
Xử lý cơ học là khâu sơ bộ chuẩn bị cho xử lý sinh học tiếp theo. Xử lý nước thải
bằng phương pháp cơ học thường thực hiện trong các công trình và thiết bị như song
chắn rác, bể lắng cát, bể tách dầu mỡ … Đây là các thiết bị công trình xử lý sơ bộ tại
chỗ tách các chất phân tán thô nhằm đảm bảo cho hệ thống thoát nước hoặc các công
trình xử lý nước thải phía sau hoạt động ổn định.
Phương pháp xử lý cơ học tách khỏi nước thải sinh hoạt khoảng 60% tạp chất
không tan, tuy nhiên BOD trong nước thải giảm không đáng kể. Để tăng cường quá
trình xử lý cơ học, người ta làm thoáng nước thải sơ bộ trước khi lắng nên hiệu suất xử
lý của các công trình cơ học có thể tăng đến 75% và BOD giảm đi 10 – 15%.
2.1.1. Song chắn rác
Song chắn rác thường đặt trước hệ thống xử lý nước thải hoặc có thể đặt tại các
miệng xả trong phân xưởng sản xuất nhằm giữ lại các tạp chất có kích thước lớn như:
nhánh cây , gỗ, lá cây, giấy, nilông, vải vụn và các loại rác khác, đồng thời bảo vệ các
công trình và thiết bị phía sau như tránh hỏng bơm, tránh tắc nghẽn đường ống, mương
dẫn.
- Phân loại dựa trên:
+ Kích thước: Thô, trung bình, mịn.
+ Hình dạng: song chắn, lưới chắn.
+ Phương pháp làm sạch: Thủ công, cơ khí, phun nước áp lực.
+ Bề mặt lưới chắn: cố định, di động.
Hình 2.1. Mô hình song chắn rác
Dựa vào khoảng cách các thanh, song chắn rác được chia thành 2 loại:
- Song chắn rác thô
+ Vận tốc nước thải trước song chắn rác (ứng với lưu lượng trung bình): Song
chắn rác thô làm sạch thủ công V ≥ 0,45 m/s và song chắn rác thô làm sạch cơ khí làm
sạch cơ khí lấy V≥ 0,40 m/s để tránh lắng cặn trong mương dẫn trước song chắn rác.
+ Vận tốc nước thải qua song chắn rác thô (tương ứng với lưu lượng lớn nhất)
lấy V ≤ 0,9 m/s để tránh rác bị kéo qua song chắn rác
+ Tổn thất áp lực (hL) qua song chắn rác thô làm sạch cơ khí không vượt quá 150
mm; chu kỳ làm sạch của thiết bị cào rác cơ khí ≤ 15 phút.
+ Song chắn rác thô có khoảng cách giữa các thanh từ 30 ÷ 200 mm.
Bảng 2.1. Thông số thiết kế điển hình của song chắn rác thô
Phương pháp làm sạch (Clean method)
Thông số
Thủ công (Manual) Cơ khí (Mechanical)
Kích thước thanh song chắn
Ngang 5-15 mm 5-15 mm
Bề rộng 25-40 mm 25-40 mm
Khoảng cách khe hở giữa các thanh
25-50 mm 16-75 mm
song chắn
Độ dốc so với phương đứng 30-45o 0-30o
Vận tốc nước trong kênh dẫn trước
0,3-0,6 m/s 0,6-1,0 m/s
song chắn rác
Phương pháp làm sạch (Clean method)
Thông số
Thủ công (Manual) Cơ khí (Mechanical)
Tổn thất áp lực cho phép 150 mm 150-600 mm

Bảng 2.2. Đặc điểm các loại rác ra khỏi nước thải bằng song chắn rác thô

Khoảng cách khe Thể tích rác (L/1000 m3)


Khối lượng riêng
hở giữa các thanh Độ ẩm (%)
(kg/m3) Khoảng giá Giá trị điển
song chắn (mm)
trị hình
12,5 60-90 700-1100 37-74 50
25 50-80 600-1000 15-37 22
37,5 50-80 600-1000 7-15 11
50 50-80 600-1000 4-11 6
 Ưu điểm
- Giữ lại các loại rác thải có đường kính tương đối lớn như bịch nilong, lá cây,…
- Không tốn chi phí điện năng.
- Vận hành dễ dàng.
- Thiết kế đơn giản.
- Thích hợp với lưu lượng lớn, chắn rác lớn.
 Khuyết điểm
- Không giữ được các loại rác có đường kính nhỏ hơn khoảng cách giữa các thanh
song chắn, các hợp chất tương đối mịn.
- Cần người vận hành.
- Rất khó khăn khi vệ sinh.
- Vận tốc dòng nước giảm khi song chắn rác nhiều rác.
- Không chắn được rác nhỏ.
Hình 2.2. Song chắc rác thô
- Song chắn rác tinh/mịn
+ Song chắn rác tinh có khoảng cách giữa các thanh từ: 5 ÷ 25 mm.
+ Dùng để ngăn các chất lơ lửng, các loại rác mịn nhỏ.

Hình 2.3. Song chắn rác mịn


 Ưu điểm
- Giữ được các loại rác có đường kính nhỏ, các hợp chất tương đối mịn.
- Hiệu quả mang lại cao hơn, nếu sử dụng song chắn rác tinh thì (có thể) loại bỏ bể
lắng đợt 1 ở công trình sau.
- Không cần người vận hành.
- Dễ dàng khi vệ sinh.
- Vận tốc dòng chả ổn định.
- Loại bỏ được SS nhỏ: 1-10 mm.
 Khuyết điểm
- Tốn chi phí điện năng.
- Dễ bị bít nghẹt.
- Thích hợp với lưu lượng nhỏ.
Song chắn rác dùng để giữ lại các chất thải rắn có kích thước lớn trong nước thải để
đảm bảo cho các thiết bị và công trình xử lý tiếp theo. Kích thước tối thiểu của rác
được giữ lại tùy thuộc vào khoảng cách giữa các thanh kim loại của song chắn rác. Để
tránh ứ đọng rác và gây tổn thất áp lực của dòng chảy người ta thường xuyên làm sạch
song chắn rác bằng cách cào rác thủ công hoặc cơ giới. Tốc độ nước chảy (v) qua các
khe hở nằm trong khoảng (0,65 m/s ≤ v ≤ 1 m/s). Tùy theo yêu cầu và kích thước của
rác chiều rộng khe hở của các song thay đổi.
Song chắn rác với cào rác thủ công chỉ dùng ở những trạm xử lý nhỏ có lượng rác
¿ 0,1 m3/ngàyđêm. Khi rác tích lũy ở song chắn, mỗi ngày vài lần người ta dùng cào
kim loại để lấy rác ra và cho vào máng có lổ thoát nước ở đáy rồi đổ vào các thùng kín
để đưa đi xử lý tiếp tục. Song chắn rác với cào rác cơ giới hoạt động liên tục, răng cào
lọt vào khe hở giữa các thanh kim loại, cào được gắn vào xích bản lề ở hai bên song
chắn rác có liên hệ với động cơ điện qua bộ phận truyền động.
Khi lượng rác được giữ lại lớn hơn 0,1 m 3/ngày.đêm và khi dùng song chắn rác cơ giới
thì phải đặt máy nghiền rác. Rác nghiền được cho vào hầm Biogas hoặc cho về kênh
trước song chắn. Khi lượng rác trên 1 tấn/ngày.đêm cần phải thêm máy nghiền rác dự
phòng. Việc vận chuyển rác từ song đến máy nghiền phải được cơ giới hóa. Tuy nhiên
nếu lắp đặt máy nghiền rác trước bể lắng cát nên chú ý là cát sẽ làm mòn các lưỡi dao
và sỏi có thể gây kẹt máy.

- Lưới chắn rác


Lưới chắn rác dùng để khử các chất lơ lửng có kích thước nhỏ, thu hồi các thành phần
không tan hoặc khi cần phải loại bỏ rác có kích thước nhỏ. Kích thước mắt lưới
từ 0,5 ÷ 1,0 mm.
Lưới chắn rác có thể sử dụng các loại sau đây:
- Lưới chắn rác kiểu dài hay băng (Band screens).
Gồm bản đục lổ gắn trên một hệ thống dây xích di chuyển nhờ moto, dòng nước có thể
chảy từ trước ra sau hay từ sau ra trước qua các bản đục lổ này. Dạng lưới chắn rác
kiểu này thường có chổi quét hay vòi phun nước làm sạch bề mặt lưới chắn.
- Lưới chắn rác dạng trống quay (Drum screens).
Lưới chắn rác được gắn trên bề mặt trống quay đặt trong mương dẫn nước thải. Dòng
nước thải có thể đi từ trong trống quay ra ngoài và rác được giữ lại ở mặt trong của
trống quay, hoặc dòng chảy có thể đi từ ngoài vào trong.
- Lưới chắn rác kiểu bậc thang (Step Screens).
Cấu tạo gồm hai bộ đĩa mõng định hình theo kiểu bậc thang. Một bộ cố định và một bộ
di chuyển được, chúng có thể chuyển động cắt ngang bề mặt lưới chắn rác. Bộ đĩa di
chuyển được sẽ di chuyển theo phương thẳng đứng để mang rác đi lên các bậc thang
tiếp theo cho đến khi đi lên đến đỉnh phía trên của lưới chắn rác, ở đây nó được thải ra
ngoài.
- Lưới chắn rác micro (Microscreens).
Thường có mắt lưới nhỏ hơn 50 μm để loại bỏ cặn mịn nước thải sau xử lý bậc 3. Lưới
lọc bằng vải có mắt lưới từ 10 đến 35 μm gắn trên trống quay.
Bảng 2.3. Hiệu quả loại bỏ BOD và TSS của lưới chắn rác tinh được sử dụng thay
cho bể lắng đợt 1
Kích thước Hiệu quả loại bỏ Hiệu quả loại bỏ
Loại lưới chắn rác
mắt lưới BOD (%) TSS (%)
Cố định dạng
1,6 mm 5-20 5-30
Parabol
Trống quay 0,25 mm 25-50 25-45
Bảng 2.4. Đặc điểm và khối lượng các loại ra khỏi nước thải bằng song chắn rác
tinh
Khe hở giữa Thể tích rác (L/1000 m3)
Khối lượng
Loại song các song Độ ẩm
riêng Khoảng giá Giá trị điển
chắn rác thanh chắn (%)
(kg/m3) trị hình
(mm)
Song chắn
12,5 80-90 900-1100 44-110 75
rác tinh
Song chắn
6,25 80-90 900-1100 30-60 45
rác quay
2.1.2. Bể lắng cát
 Cặn nặng/cát
- Hạt nhỏ, nặng như cát sỏi.
- Kích thước hạt ¿ 150-200 μm (0,15-0,2 mm).
- Vận tốc lắng của hạt ¿ 0,2 mm là 2,3 cm/s.
- Vận tốc lắng của hạt > 0,15 mm là 1,3 cm/s.
 Nguồn
- Rửa đường phố.
- Nước thải sinh hoạt (tro, clinker, vỏ trứng, mảnh xương).
- Giảm cặn lắng trong ống, mương dẫn và bể phân hủy.
- Giảm tần suất làm sạch bể phân hủy.
 Nhiệm vụ bể lắng cát
- Loại bỏ cát ra khỏi dòng nước thải để bảo vệ các trang thiết bị cơ khí động (bơm)
tránh bị mài mòn.
- Giảm cặn lắng trong ống, mương dẫn và bể phân hủy.
- Giảm tần suất làm sạch bể phân hủy.
 Mục tiêu thiết kế
Chỉ loại bỏ cặn nặng/cát không phải cặn hữu cơ. Nhưng thông thường cặn hữu cơ bám
dính trên cặn nặng  cần phải rửa.
 Tính chất cát lắng trong bể lắng cát
- Nặng và trơ, khối lượng riêng từ 1,1-2,7 (cát có khối lượng riêng là 2,65).
- Vẫn còn chất hữu cơ nên dễ phân hủy.
- Có thể gây mùi hôi.
- Hấp dẫn ruồi và làm mất mĩ quan.
Do đó cần phải rửa để tách phần chất hữu cơ ra khỏi cát.
 Lượng cát/ cặn nặng
- Phụ thuộc vào tính chất nước thải.
- Lượng lớn trong đầu mùa mưa (nước mưa mang đất cát vào cống thoát nước).
 Phân loại bể lắng cát
- Bể lắng cát ngang.
- Bể lắng cát đứng.
- Bể lắng cát tiếp tuyến.
- Bể lắng cát làm thoáng (Bể lắng cát thổi khí).
- Bể lắng cát xoáy nước.
 Nguyên tắc
Bắt giữ các vật có kích thước lớn hơn các khe của song chắn rác.
 Vị trí đặt
Ngay tại mương dẫn nước thải hay đàu vào nước thải, trước bơm,hoặc bể lắng cát/
lắng
2.1.2.1. Bể lắng cát ngang
- Có dòng nước chuyển động thảng dọc theo chiều dài của bể. Bể có thiết diện hình cữ
nhật, thường có hố thu đặt ở đầu bể.
- Vận tốc ứng với lưu lượng lớn nhất Vmax=0,3 m/s.
- Vận tốc ứng với lưu lượng nhỏ nhất Vmin= 0,15 m/s.
- Thời gian lưu nước trong bể từ 30-60s.
Bảng 2.5. Thông số thiết kế bể lắng cát ngang

Thông số Đơn vị Khoảng giá trị Đặc trưng


Thời gian lưu s 45-90 60
Vận tốc ngang m/s 0,25-0,40 0,3
Hạt có D = 0,21 mm m/phút 1,0-1,3 1,15
Hạt có D = 0,15 mm m/phút 0,6-0,9 0,75
Tổn thất áp lực tính theo chiều cao lớp
% 30-40 36
nước trong kênh dẫn
Chiều dài tăng thêm đoạn đầu và cuối
% 25-50 30
bể để tránh ảnh hưởng do chuyển
Thông số Đơn vị Khoảng giá trị Đặc trưng
động rối

Hình 2.4. Bể lắng cát ngang


2.1.2.2. Bể lắng cát thổi khí
 Nguyên tắc hoạt động
- Trọng lượng riêng của hỗn hợp nước và khí ¿ so với trọng lượng riêng của nước 
cát dễ lắng.
- Không khí được đưa vào đáy bể  tạo thành quỹ đạo vòng của chất lỏng  tạo dòng
ngang có tốc độ không đổi ở đáy bể.
- Tốc độ chuyển động của dòng đủ chậm cho các hạt lắng được, đồng thời dễ dàng
tách cặn hữu cơ bám trên hạt và đủ lớn không cho các cặn hữu cơ lắng  kiểm soát
tốc độ thổi khí.
- Cát lắng xuống đáy bể và xuống phần chứa cát.
 Ứng dụng
- Trạm xử lý nước thải có công suất lớn:
- Có sẵn khi nén (trạm xử lý có bể bùn hoạt tính).
- Tiền thổi khí (Bể điều hòa).
 Ưu điểm
- Hiệu quả không phụ thuộc vào lưu lượng.
- Thổi khí cung cấp năng lượng tách cặn hữu cơ khỏi các hạt.
- Hiệu quả cao: 100% với các hạt có đường kính > 200 μm và 65-75% với hạt cát d =
100-200 μm.
- Thời gian lưu: 2-5 phút ứng với lưu lượng max.
- Tránh lắng cặn hữu cơ ở lưu lượng thấp.
 Khuyết điểm
- Hiệu quả thấp.
Bảng 2.6. Thông số thiết kế bể lắng cát thổi khí [3]
Đơn vị SI
Thông số
Đơn vị Khoảng Đặc trưng
Thời gian lưu ở vận tốc độ dòng chảy
phút 2-5 3
tối đa (Qmax)
Kích thước
Sâu m 2-5
Dài m 7,5-27,5
Rộng m 2,5-7
Tỉ số rộng/sâu Tỉ số 1:1 đến 5:1 1,5:1
Tỉ số dài/rộng Tỉ số 2,5:1 đến 5:1 4:1
3
Cung cấp khí/đơn vị chiều dài m /m.phút 0,2-0,5
Số lượng hạt cát m3/103m3 0,004-0,2 0,015
 Sân phơi cát
Cặn xả từ bể lắng cát còn chứa nhiều nước nên phải phơi khô ở sân phơi cát
hoặc hố chứa cát đặt ở gần bể lắng cát. Chung quanh sân phơi cát phải có bờ đắp cao
1-2 m. Kích thước sân phơi cát được xác định với điều kiện tổng chiều cao lớp cát thời
gian chọn bằng 3-5 m/năm. Cát khô thường xuyên được chuyển đi nơi khác.
Khi đất thấm tốt (cát, á cát) thì xây dựng sân phơi cát với nền tự nhiên. Nếu là đất
thấm nước kém hoặc không thấm nước (sét, á sét) thì phải xây dựng nền nhân tạo. Khi
đó phải đặt hệ thống ống ngầm có lỗ để thu nước thấm xuống. Nước này có thể dẫn
trước bể lắng cát.
2.1.3. Bể tách mỡ
2.1.3.1. Bể tách dầu mỡ tự nhiên/trọng lực
a. Bể tách dầu dòng chảy ngang
 Nhiệm vụ chức năng:
Loại bỏ dầu mỡ.
 Nguyên tắc
Tách dầu mỡ ra khỏi chất lỏng.
 Vị trí đặt
Sau bể lắng cát, song chắn rác hay kết hợp với bể lắng cát.
 Ứng dụng
Khi nước thải có chứa nhiều dầu mỡ hay các chất không tan có khả năng nôi trên mặt
nước, nồng độ từ 20-200mg/L, vượt quá QCVN.

Hình 2.5. Bể tách mỡ tự nhiên


b. Bể tách dầu dạng tròn
 Ưu điểm
- Đáy rất dốc, có ngăn cô đặc dầu, có thanh gạt bùn  quét được tất cả các vị trí trên
bề mặt lắng.
- Ống phân phối trung tâm có thể được lắp đặt thêm thiết bị hút dầu ra ngoài.
- Tránh được ảnh hưởng của gió và ít gây mùi.
 Thông số thiết kế
- Thời gian lưu nước: 30-40 phút.
- Tải trọng lắng 3-6 m3/h.m2.
2.1.3.2. Bể tách dầu vách nghiêng
- Góc nghiêng 45-600.
- Số reynold cho chế độ chảy rối = 400-1600 (tùy theo nhiệt độ nước). Đối với bể hình
chữ nhật Re > 5000 ở vận tốc lớn nhất.
- Khoảng cách giữa các tấm : 10 cm. CPI (bể lắng tấm lượn sóng).
- Tăng dần kích thước các giọt dầu  dễ tách hơn.
- Chu kỳ làm việc của các tấm nghiền : 3-4 tháng.

Hình 2.6. Bể tách mỡ vách nghiên


2.1.3.3. Bể tách riêng dòng dầu và nước
- Bể tách Skimovex có những tấm đặc biệt để tách riêng dầu và nước ở phía trên tấm
vách nghiêng.
- Vách nghiêng thường làm bằng sợi thủy tinh gia cường lực hoặc vật liệu không bị ăn
mòn.
2.1.3.4. Bể kết hợp
- Bể vớt dầu mỡ kết hợp chắn rác, lắng cát, rác tinh.

Hình 2.7. Bể kết hợp


2.1.4. Bể điều hòa
Lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải các khu dân cư, công
trình công cộng như các nhà máy xí nghiệp luôn thay đổi theo thời gian phụ thuộc vào
các điều kiện hoạt động của các đối tượng thoát nước này. Sự dao động về lưu lượng
nước thải, thành phần và nồng độ chất bẩn trong đó sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu
quả làm sạch nước thải. Trong quá trình lọc cần phải điều hoà lưu lượng dòng chảy,
một trong những phương án tối ưu nhất là thiết kế bể điều hoà lưu lượng.
 Nguyên tắc
Cố định thể tích bể và cung cấp khí oxy để khử các thành phần ô nhiễm.
 Mục tiêu
- Ổn định lưu lượng và nồng độ ô nhiễm của nước thải.
- Nâng cao hiệu suất của các quá trình phía sau.
- Giảm kích thước và chi phí của những xử lý phía sau.
 Vị trí đặt
- Đặt trước bể lắng 1 khi nồng độ chất rắn lơ lửng trong không khí < 400 mg/L
- Đặt sau bể lắng đợt 1 và trước khi xử lý sinh học khi nồng độ
chất lơ lửng > 400mg/L.
- Điều hòa đặt sau xử lý bậc 1 ít gây ra sự tích lũy ván nổi và cặn lắng.
- Điều hòa đặt trước bể lắng 1 cần phải có khuấy trộn để ngăn cản sự lắng đọng của
cặn, và thổi khí để ngăn cản hình thành mùi.

 Ứng dụng
- Điều hòa lưu lượng mùa khô để làm giảm lưu lượng và tải lượng tối đa.
- Điều hòa nồng độ để làm giảm tải trọng cho các công trình xử lý phía sau.
- Khi nước thải có lưu lượng và nồng độ không ổn định.
 Phân loại
- Điều hòa trong dòng: Tất cả dòng chảy vào bể điều hòa. Ổn định lưu lượng và tải
lượng.
- Điều hòa ngoài dòng: Lưu lượng lớn hơn lưu lượng giới hạn sẽ chảy vào bể điều hòa
 chi phí bơm giảm.
 Kết cấu bể
- Có thể làm bằng bê tông, đất và thép.
- Nếu làm bằng đất cần lót tấm chống thấm.
- Độ dốc thành = 3:1-2:1.
- Chiều sâu nước tối thiểu 1,5 m.
- Trang bị hệ thống báo mực nước tự động để bảo vệ bơm và máy khuấy.

Hình 2.8. Bể điều hòa sục

Hình 2.9. Bể điều hòa khuấy trộn

 Ưu điểm
- Xử lý sinh học được nâng cao, giảm nhẹ quá tải, pha loãng các chất gây ức chế sinh
học và pH được ổn định.
- Chất lượng đầu ra và hiệu quả nén bùn của bể lắng đợt 2 được cải thiện do bông cặn
đặc chắc hơn.
- Diện tích bề mặt lọc giảm, hiệu quả lọc được nâng cao, và hơn nữa chu kỳ rửa lọc
đồng đều hơn do tải lượng thủy lực thấp hơn.
- Trong xử lý hóa học, ổn định tải lượng sẽ dễ dàng điều khiển giai đoạn chuẩn bị và
châm hóa chất  tăng cường độ tin cậy của quá trình xử lý.
 Khuyết điểm
- Diện tích mặt bằng hoặc chổ xây dựng cần tương đối lớn.
- Bể điều hòa ở những nơi gần khu dân cư cần được che kín để hạn chế mùi.
- Đòi hỏi phải khuấy trộn và bảo dưỡng.
- Chi phí đầu tư tăng.
2.1.5. Bể lắng
Bể lắng dùng để tách các chất rắn lơ lửng có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng
riêng của nước. Chất rắn lơ lửng nặng hơn nên sẽ lắng xuống đáy, còn chất rắn hòa tan
sẽ theo dòng nước đến công trình xử lý tiếp theo. Dùng những thiết bị thu gom các cặn
đến công trình xử lý cặn.
Dựa vào chức năng và vị trí có thể chia bể lắng thành các loại: bể lắng đợt một trước
công trình xứ lý sinh học và bể lắng đợt hai sau công trình xứ lý sinh học.
Theo cấu tạo và hướng dòng chảy người ta phân ra các loại: bể lắng ngang, bể lắng
đứng và bể lắng ly tâm...
 Nguyên tắc hoạt động
Các chất lơ lửng có tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng của nước sẽ lắng xuống đáy, các chất có
tỷ trọng nhẹ hơn sẽ nổi lên mặt nước và sẽ được thiết bị gạt cặn tập trung đến hố ga đặt
ở ngoài bể.
 Nhiệm vụ
- Loại bỏ các tạp chất lơ lửng và một phần hạt keo còn lại trong nước thải sau khi đã
qua các công trình trước đó.
- Hàm lượng chất lơ lửng sau khi ra khỏi bể lắng đợt 1 không vượt quá 150 mg/l trước
khi dẫn đến các công trình xử lý sinh học.
- Hiệu quả xử lý của bể lắng 1 đối với SS từ 50-70% và BOD là 25-40%.
 Theo hình dáng
Chữ nhật, vuông, tròn.
 Theo chế dộ dòng
- Bể lắng ngang (dòng chảy ngang).
- Bể lắng đứng (dòng chảy đứng).
- Bể lắng ly tâm (dòng chảy ngang ly tâm).
- Bể lắng vách nghiêng.
 Các vùng trong bể lắng
Gồm có 4 vùng:
- Vùng vào.
- Vùng lắng.
- Vùng ra.
- Vùng chứa cặn.
 Các dạng kiểu lắng trong nước
- Lắng rời rạc (loại 1): Khi SS thấp, các hạt không keo tụ, sự tương tác giữa các hạt
không đáng kể, tốc độ lắng không phụ thuộc hàm lượng.
- Lắng bông (loại 2): SS thấp, có kết bông, bông tăng kích thước  tốc độ lắng tăng
trong khi lắng.
- Lắng cản trở (loại 3):
- Khi SS cao (> 1000 mg/L).
- Các hạt có khuynh hướng duy trì vị trí không đổi với các hạt khác.
- Cả khối hạt như một thể thống nhất lắng xuống.
- Lắng nén (loại 4): Xảy ra do lực kháng/đẩy nước của khối bùn nén khí hạt tiếp xúc
nhau.
2.1.5.1. Bể lắng đứng
Bể lắng đứng là bể chứa hình trụ có đáy chóp. Nước thải được cho vào hệ thống theo
ống trung tâm. Sau đó, nước chảy từ dưới lên trên vào các rãnh chảy tràn. Như vậy,
quá trình lắng cặn diễn ra trong dòng đi lên, vận tốc nước là 0,5 – 0,6m/s. Chiều cao
vùng lắng khoảng 4 – 5m. Mỗi hạt chuyển động theo nước lên trên với vận tốc v và
dưới tác dụng của trọng lực, hạt chuyển động xuống dưới với vận tốc ω. Nếu ω > v hạt
lắng nhanh, nếu ω < v hạt bị nước cuốn lên trên. Các hạt cặn lắng xuống dưới dáy bể
được lấy ra bằng hệ thống hút bùn.
- Hiệu quả lắng của bể lắng đứng thấp hơn bể lắng ngang khoảng 10 – 20%.
- Hình trụ tròn hoặc hình vuông , hình nón/ chóp.
- Áp dụng cho công trình xử lý có công suất nhỏ: < 2000 m3/h.
 Nguyên tắc hoạt động
Nước được đưa vào ống trung tâm và di chuyển xuống theo phương đứng và kết thúc
ống trung tâm tại miệng loa hình phễu.
Sau khi ra khỏi ống trung tâm nước va vào tấm hắt (chắn) hình phễu và thay đổi hướng
đứng sang hướng ngang rồi ống lắng theo thành bể, khi đó cặn lắng xuống đáy bể theo
hương ngược lại với dòng nước.
Nước sau khi lắng trong ống qua máng thu đặt xung quanh thành bể rồi đi ra ngoài
theo ống dẫn nước ra đến công trình xử lý tiếp theo.

Hình 2.10. Bể lắng đứng


2.1.5.2. Bể lắng ngang
Bể lắng ngang là bể hình chữ nhật, có hai hay nhiều ngăn hoạt động đồng thời. Nước
chuyển động từ đầu này đến đầu kia của bể.
Chiều sâu của bể lắng H=1,5 – 4m, chiều dài L=(8 – 12) x H, chiều rộng B=3 – 6m.
Bể lắng ngang được ứng dụng khi lưu lượng nước thải > 15.000m3/ngày. Hiệu quả
lắng 60%.
Trong bể lắng, một hạt chuyển động theo dòng nước có vận tốc v và dưới tác dụng của
trọng lực chuyển động xuống dưới với vận tốc ω. Như vậy, bể lắng có thể lắng những
hạt mà quỹ đạo của chúng cắt ngang đáy bể trong phạm vi chiều dài của nó. Vận tốc
chuyển động của nước trong bể lắng không lớn hơn 0,01m/s. Thời gian lắng 1 – 3 giờ.
Hệ thống thu gom cặn lắng thường có 2 dạng: thanh gạt với hệ thống dây xích truyền
động và cầu di động.

Hình 2.11. Bể lắng ngang


2.1.5.3. Bể lắng ly tâm
Bể lắng ly tâm là bể chứa tròn. Nước chuyển động theo chiều từ tâm ra vành đai. Vận
tốc nước nhỏ nhất là ở vành đai. Loại bể lắng này được ứng dụng cho lưu lượng nước
thải > 20.000m3/ngày. Chiều sâu phần lắng của bể là 1,5 – 5m, tỷ lệ đường kính và
chiều sâu là 6 – 30. Người ta thường sử dụng bể có đường kính 16 – 60m. Hiệu quả
lắng là 60%.
Hiệu quả lắng có thể được nâng cao bằng cách tăng vận tốc lắng nhờ chất đông tụ, keo
tụ hoặc giảm độ nhớt của nước thải bằng cách đun nóng.
Thiết bị lắng dạng ống với góc nghiêng nhỏ hoạt động gián đoạn. Trước tiên, tiến hành
quá trình lắng, sau đó rửa cặn trong ống. Để quá trình được diễn ra thuận lợi, ca cần
phải phân phối đều nước cho các ống và thực hiện chế độ chảy tầng. Thiết bị kiểu này
được sử dụng khi nồng độ tạp lơ lửng không lớn và lưu lượng 100 – 10.000m3/ngày.
Tải trọng thủy lực của thiết bị lắng là 6 – 10m 3/h.m2 tiết diện ống. Hiệu quả xử lý đạt
80 – 85%.
Trong thiết bị lắng dạng ống với góc nghiêng lớn, nước chảy từ dưới lên trên, còn cặn
trượt liên tục theo ống xuống không gian chứa cặn. Sự tách cặn diễn ra liên tục nên
không cần rửa ống. Tải trọng thủy lực của thiết bị là 2,4 – 7,2m3/h.m2 tiết diện ống.
 Nguyên tắc hoạt động
- Bể lắng ly tâm là loại trung gian giữ bể bể lắng ngang và bể lắng đứng. Nước từ vùng
lắng chuyển động từ trong ra ngoài (nên gọi là bể lắng ly tâm) và từ dưới lên trên.
- Nước cần xử lý theo ống trung tâm 1 vào giữa ngăn phân phối 2, rồi được phân phối
vào vùng lắng 3. Trong vùng lắng nước chuyển động chậm dần từ tâm bể ra ngoài. Ở
đây cặn được lắng xuống đáy, nước trong thì được thu vào máng vòng 4 và theo đường
ống 5 đến công trình xử lý tiếp theo.
 Ứng dụng
- Xử lý nước thải.
- Xử lý nước cấp.

Hình 2.12. Bể lắng ly tâm


2.2. Phương pháp xử lý sinh học
Phương pháp xử lý sinh học là sử dụng khả năng sống, hoạt động của VSV để phân
hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. Các VSV sử dụng các hợp chất hữu cơ và một
số khoáng chất làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng. Trong quá trình dinh dưỡng,
chúng nhận các chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản, vì thế
sinh khối của chúng được tăng lên. Quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ nhờ VSV
gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa. Phương pháp xử lý sinh học có thể thực hiện trong
điều kiện hiếu khí (với sự có mặt của oxy) hoặc trong điều kiện kỵ khí (không có oxy).
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí: Quá trình xử lý nước thải được
dựa trên sự oxy hoá các chất hữu cơ có trong nước thải nhờ oxy tự do hoà tan. Nếu
oxy được cấp bằng thiết bị hoặc nhờ cấu tạo công trình, thì đó là quá trình sinh học
hiếu khí trong điều kiện nhân tạo. Ngược lại, nếu oxy được vận chuyển và hoà tan
trong nước nhờ các yếu tố tự nhiên thì đó là quá trình xử lý sinh học hiếu khí trong
điều kiện tự nhiên.
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí: Quá trình xử lý được dựa trên cơ
sở phân huỷ các chất hữu cơ giữ lại trong công trình nhờ sự lên men kỵ khí. Đối với
các hệ thống thoát nước qui mô vừa và nhỏ người ta thường dùng các công trình kết
hợp với việc tách cặn lắng với phân huỷ yếm khí các chất hữu cơ trong pha rắn và pha
lỏng.
Phương pháp xử lý sinh học có thể ứng dụng để làm sạch hoàn toàn các loại nước thải
chứa chất hữu cơ hòa tan hoặc phân tán nhỏ. Do vậy, phương pháp này thường được
áp dụng sau khi loại bỏ các tạp chất thô ra khỏi nước thải có hàm lượng chất hữu cơ
cao.
2.2.1. Bể Aerotank
 Nguyên tắc hoạt động
Khi nước thải vào bể thổi khí (Bể Aerotank), các bông bùn hoạt tính được hình thành
mà các hạt nhân của nó là các phân tử cặn lơ lửng. Các loại vi khuẩn hiếu khí đến cư
trú, phát triển dần, cùng với các động vật nguyên sinh, nấm, xạ khuẩn,… tạo nên các
bông bùn màu nâu sẫm, có khả năng hấp thụ chất hữu cơ hòa tan, keo và không hòa
tan phân tán nhỏ. Vi khuẩn và sinh vật sống dùng chất nền (BOD) và chất dinh dưỡng
(N, P) làm thức ăn để chuyển hoá chúng thành các chất trơ không hoà tan và thành tế
bào mới. Trong Aerotank lượng bùn hoạt tính tăng dần lên, sau đó được tách ra tại bể
lắng đợt hai. Một phần bùn được quay lại về đầu bể Aerotank để tham gia quá trình xử
lý nước thải theo chu trình mới.
 Cấu tạo
Bể Aerotank là công trình là bằng bê tông, bê tông cốt thép, với mặt bằng thông dụng
là hình chữ nhật, là công trình sử dụng bùn hoạt tính để xử lý các chất ô nhiễm trong
nước.
- Bùn hoạt tính là loại bùn xốp chứa nhiều vi sinh có khả năng oxy hóa và khoáng hóa
các chất hữu cơ có trong nước thải.
- Để giữ cho bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng, và để đảm bảo oxy dùng cho quá trình
oxy hóa các chất hữu cơ thì phải luôn luôn đảm bảo việc làm thoáng gió. Số lượng bùn
tuần hoàn và số lượng không khí cần cấp phụ thuộc vào độ ẩm và mức độ yêu cầu xử
lý nước thải. Thời gian nước lưu trong bể aeroten không lâu quá 12 giờ (thường là
mình chọn 8 giờ).
 Bể được phân loại theo nhiều cách
Theo nguyên lý làm việc có bể thông thường và bể có ngăn phục hồi; theo phương
pháp làm thoáng là bể làm thoáng bằng khí nén, máy khuấy cơ học, hay kết hợp; …
 Cấu tạo của bể phải thoả mãn 3 điều kiện
- Giữ được liều lượng bùn cao trong bể.
- Cho phép vi sinh phát triển liên lục ở giai đoạn “bùn trẻ”.
- Đảm bảo oxy cần thiết cho vi sinh ở mọi điểm của bể.
 Ưu điểm
- Hiệu suất xử lý BOD lên đến 90%.
- Loại bỏ được Nitơ trong nước thải.
- Vận hành đơn giản, an toàn.
- Thích hợp với nhiều loại nước thải.
- Thuận lợi khi nâng cấp công suất đến 20% mà không phải gia tăng thể tích bể.
 Nhược điểm
- Nhân viên vận hành cần được đào tạo kỹ càng về chuyên môn.
- Chi phí vận hành tốn kém.
- Cần có thêm bể lắng đợt 2.
- Sục khí liên tục trong quá trình vận hành.
- Diện tích thi công – xây dựng lớn.
- Nhược điểm chính của xử lý hiếu khí là tổn thất năng lượng cung cấp cho khí với tốc
độ đủ để duy trì nồng độ oxy hòa tan cần thiết để duy trì điều kiện hiếu khí trong nước
thải được xử lý cho sự tăng trưởng hiếu khí.
 Phạm vi áp dụng
Ứng dụng cho hầu hết các loại nước thải có ô nhiễm hữu cơ: trường học, khu dân cư,
bệnh viện,…
Hình 2.13. Bể Aerotank
2.2.2. Bể Anoxic
Trong nước thải có chứa hợp chất nito và photpho, những hợp chất này cần được loại
bỏ ra khỏi nước thải. Tại bể Anoxic, trong điều kiện thiếu khí, hệ vi sinh vật thiếu khí
phát triển, xử lý nito và photpho thông qua quá trình Nitrat hóa và Photphoril. Cơ chế
chính của bể Anoxic là các sinh vật dị dưỡng hoạt động trong môi trường tùy nghi
chuyển hóa Nito theo phương trình sau:
NH3 => NO3 => NO2 => NO => N20 => N2 (gas)

Hình 2.14. Bể Anoxic


Hình 2.15. Sơ đồ cụm xử lý sinh học
2.2.3. Bể MBBR
MBBR là từ viết tắt của cụm từ Moving Bed Biofilm Reactor, là quá trình xử lý nhân
tạo trong đó sử dụng các vật liệu làm giá thể cho vi sinh dính bám vào để sinh trưởng
và phát triển, là sự kết hợp giữa Aerotank truyền thống và lọc sinh học hiếu khí.
Công nghệ MBBR là công nghệ mới nhất hiện nay trong lĩnh vực xử lý nước thải vì
tiết kiệm được diện tích và hiệu quả xử lý cao. Vật liệu làm giá thể phải có tỷ trọng
nhẹ hơn nước đảm bảo điều kiện lơ lửng được. Các giá thể này luôn chuyển động
không ngừng trong toàn thể tích bể nhờ các thiết bị thổi khí và cánh khuấy. Mật độ vi
sinh ngày càng gia tăng, hiệu quả xử lý ngày càng cao.
Tương tự Aerotank truyền thống, bể MBBR hiếu khí cũng cần một MBBR thiếu khí
(Anoxic) để đảm bảo khả năng xử lý nitơ trong nước thải. Thể tích của màng
MBBR so với thể tích bể được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp, thường là <50% thể tích
bể.
 Ưu điểm
- Hệ vi sinh bền: các giá thể vi sinh tạo cho màng sinh học một môi trường bảo vệ, do
đó, hệ vi sinh xử lý dễ phục hồi.
- Mật độ vi sinh cao: so với bể thổi khí thông thường, mật độ vi sinh xử lý trong mỗi
đơn vị thể tích cao hơn, do đó thể tích bể xử lý nhỏ hơn và hiệu quả xử lý chất hữu cơ
cao hơn.
- Chủng vi sinh đặc trưng: các nhóm vi sinh khác nhau phát triển giữa các lớp màng vi
sinh, điều này giúp cho các lớp màng sinh học phát triển theo xu hướng tập trung vào
các chất hữu cơ chuyên biệt.
- Tiết kiệm năng lượng.
- Dễ vận hành, dễ dàng nâng cấp.
- Tải trọng cao, biến động ô nhiễm lớn: khả năng phát triển của màng sinh học theo tải
trọng tăng dần của chất hữu cơ làm cho bể MBBR có thể vận hành ở tải trọng cao và
biến động lớn. Hiệu suất xử lý BOD lên đến 90%.
- Dễ kiểm soát hệ thống: có thể bổ sung giá thể Biofilm tương ứng với tải trọng ô
nhiễm và lưu lượng nước thải.
- Tiết kiệm diện tích: giảm 30-40% thể tích bể so với công nghệ bùn hoạt tính lơ lửng
và có thể kết hợp với nhiều công nghệ xử lý khác.
 Khuyết điểm
Khó vận hành.
 Phạm vi áp dụng
Ứng dụng cho hầu hết các loại nước thải có ô nhiễm hữu cơ: Nước thải sinh hoạt, nước
thải y tế, thủy hải sản, sản xuất chế biến thực phẩm, nước thải công nghiệp, dệt
nhuộm…
 Phân loại
Bể MBBR có 2 loại: MBBR hiếu khí và MBBR thiếu khí (Anoxic), đảm bảo cho quá
trình xử lý Nitơ trong nước thải.

Hình 2.16. Bể MBBR


2.3. Khử trùng
Khử trùng là một khâu quan trọng cuối cùng trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.
Sau quá trình xử lý cơ học, nhất là nước sau khi qua bể lọc, phần lớn là các vi sinh vật
đã giữ lại. Song để tiêu diệt hoàn toàn các vi trùng gây bệnh, cần phải tiến hành khử
trùng nước.
Khử trùng nước thải nhằm mục đích phá hủy, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh
nguy hiểm hoặc chưa được hoặc không thể khử bỏ trong quá trình xử lý nước thải.
Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn chứa khoảng 105 – 106 vi
khuẩn/ml. Hầu hết các loại vi khuẩn có trong nước thải không phải là vi trùng gây
bệnh nhưng không loại trừ khả năng có vi khuẩn gây bệnh. Khi xả ra nguồn nước cấp,
hồ bơi,... thì sẽ lan truyền bệnh rất lớn. Vì vậy cần phải tiệt trùng nước thải sau khi xả
ra ngoài.
Thời gian tiếp xúc tính cả thời gian nước thải theo mương dẫn từ bể tiếp xúc ra nguồn
tiếp nhận (ra sông) là 30 phút.
Các phương pháp khử trùng nước thải:
- Khử trùng bằng các chất oxi hóa mạnh: Cl2, các hợp chất Clo, O3, KMnO4. Chlorine
ở dạng lỏng (NaOCl-, Nước Javen), bột (Ca(OCl)2), khí Chlo hóa lỏng (Cl2). Nồng độ
Chlo trong thùng pha hóa chất khoảng 0,5 – 1%.
- Khử trùng bằng các tia vật lý: tia cực tím.
- Khử trùng bằng siêu âm.
- Khử trùng bằng phương pháp nhiệt.
- Khử trùng bằng ion kim loại nặng.
- Lựa chọn phương pháp khử trùng phải phụ thuộc vào các yếu tố ảnh hưởng và hiệu
quả.
Hình 2.17. Bể khử trùng
2.4. Phương pháp xử lý cặn
Trong các trạm xử lý thường có khối lượng cặn lắng tương đối lớn từ song chắn rác,
bể lắng đợt một, đợt hai… Trong cặn chứa rất nhiều nước (độ ẩm từ 97% – 99%), và
chứa nhiều chất hữu cơ có khả năng, do đó cặn cần phải được xử lý để giảm bớt nước,
các vi sinh vật độc hại trước khi thải cặn ra nguồn tiếp nhận.
Các phương pháp xử lý bùn cặn gồm:
 Cô đặc bùn bằng trọng lực
Là phương pháp để bùn lắng tự nhiên, các công trình của phương pháp này là các bể
lắng giống như bể lắng nước thải: bể nén bùn đứng, bể nén bùn ly tâm, bể nén bùn
trọng lực…

Hình 2.18. Bể nén bùn


 Làm khô bùn cặn
Có thể sử dụng sân phơi, thiết bị cơ học (máy lọc ép, máy ép băng tải, máy lọc chân
không, máy lọc ly tâm…), hoặc bằng phương pháp nhiệt. Lựa chọn cách nào để làm
khô cặn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mặt bằng, điều kiện đất đai, yếu tố thủy văn, kinh
tế xã hội…
Hình 2.19. Bể ép bùn băng tải
2.5 Một số sơ đồ công nghệ xử lí nước thải sinh hoạt trên thực tế
2.5.1 Hệ thống xử lý nước thải công ty chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Nha
Trang công suất 500m3/ngày.

Hình 2.20 Hệ thống xử lý nước thải Cty thủy sản xuất nhập khẩu Nha Trang
(nguồn báo cáo giám sát môi trường hàng năm công ty chế biến thủy sản xuất nhập
khẩu Nha Trang 2016)
2.5.2. Hệ thống xử lý nước thải xí nghiệp chế biến thủy sản Ngô Quyền Rạch Giá,
Kiên Giang, công suất 520 m3/ngày đêm.

Hình 2.21 : Hệ thống xử lý nước thải xí nghiệp chế biến thủy sản Ngô Quyền
(nguồn báo cáo giám sát môi trường hàng năm công ty thủy sản Quang Ninh 2016)
2.5.3. Sơ đồ công nghệ của công ty xuất nhập khẩu hải sản Quảng Ninh công suất
500m3/ngày.

Hình 2.22: Công nghệ xử lí nước thải thủy sản Quảng Ninh công suất 500m3/ngày.
(nguồn báo cáo giám sát môi trường hàng năm công ty thủy sản Quang Ninh 2014)
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÍ NƯỚC THẢI
3.1 Cơ sở lựa chọn công nghệ
3.1.1 Công nghệ xử lý phải thỏa mãn các yếu tố
- Công suất trạm xử lý.
- Chất lượng nước sau xử lý.
- Thành phần, tính chất nước thải Công Ty TNHH thủy sản Quốc Toản tại nhà máy
thuộc KCN Long Hậu, Long An.
- Hiệu quả quá trình xử lý cần thiết và hiệu quả xử lý của các công trình đơn vị.
- Yêu cầu về hóa chất và các thiết bị sẵn có trên thị trường.
- Hệ thống xử lý nước thải Công Ty TNHH thủy sản Quốc Toản tại nhà máy thuộc
KCN Long Hậu, Long An phải thiết kế đáp ứng được các yêu cầu nước thải sau xử lý
đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 11:2015/BTNMT Cột B.

Bảng 3.1 Bảng thành phần tính chất nước thải


QCVN
Cmax Trạng thái của chỉ
STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị 11:2015/BTNMT
(K=1) tiêu so với QCVN
(CỘT B)
1 pH - 7,20 5,5-9 5-9 Đạt
2 TSS mg/L 600 100 100 Vượt 6 lần
3 COD mg/L 1.260 150 150 Vượt 8,4 lần
4 BOD5 mg/L 960 50 50 Vượt 19,2 lần
5 Dầu mỡ động thực vật mg/L 80 20 20 Vượt 4 lần
6 Tổng Nitơ mg/L 130 30 30 Vượt 4,3 lần
7 Tổng Photpho mg/L 28 20 20 Vượt 1,4 lần
8 Coliform MPN/100mL 3×104 5.000 5.000 Đạt

Nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải chế biến thủy
sản khi thải ra nguồn nước tiếp nhận nước thải không vượt quá giá trị C max được tính
toán như sau
Cmax = C × Kq × Kf
Trong đó:
+ Cmax là nồng độ tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải chế biến
thủy sản khi thải ra nguồn nước tiếp nhận, tính bằng miligam trên lít nước thải (mg/L).
C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải chế biến thủy sản quy định mục 2.2
theo QCVN 11:2015/BTNMT.
+ Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải quy định tại mục 2.3 ứng với lưu lượng dòng
chảy của sông, suối, khe, rạch; kênh, mương; dung tích của hồ, ao, đầm; mục đích sử
dụng của vùng nước biển ven bờ;
+ Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.4 ứng với tổng lưu lượng nước
thải của các cơ sở sản xuất chế biến thủy sản khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
Bảng 3.2: Giá trị C để làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép của các thông số
ô nhiễm trong nước thải chế biến thủy sản
Giá trị C
STT Thông số Đơn vị
A B
1 pH - 6–9 5,5 – 9
2 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/L 50 100
3 COD mg/L 75 150
4 BOD5 (20oC) mg/L 30 50
5 Amoni (NH4+ tính theo N) mg/L 10 20
6 Tổng nitơ (tính theo N) mg/L 30 60
7 Tổng phốt pho (tính theo P) mg/L 10 20
8 Tổng dầu, mỡ động thực vật mg/L 10 20
9 Clo dư mg/L 1 2
MPN hoặc
10 Coliform 3.000 5.000
CFU/100 mL
3.2.1 Phương án 1:
 Hiệu suất phương án 1
Bảng 3.3. Bảng hiệu suất phương án 1
BOD5 COD TSS Dầu mỡ Colifm Nitơ Photpho
Công trình đơn vị
mg/L mg/L mg/L mg/L MPN/100mL mg/L mg/L
Vào 960 1.260 600 80 3×104 130 28
Song chắn
H (%) 5 5 5 - - - -
rác thô
Ra 912 1197 570 80 3×104 130 28
Vào 912 1197 570 80 3×104 130 28
Bể Tuyển
H (%) 15 10 75 80 - - -
nổi
Ra 775,2 1077,3 142,5 16 3×104 130 28
Vào 775,2 1077,3 142,5 16 3×104 130 28
Bể điều hòa
H (%) 5 5 - - - - -
sục khí
Ra 736,44 1023,43 142,5 16 3×104 130 28
Vào) 736,44 1023,43 142,5 16 3×104 130 28
Bể Anoxic H (%) 40 30 - 05 - 80 20
Ra 441,86 716,40 142,5 16 3×104 26 22,4
Vào 441,86 716,40 142,5 16 3×104 26 22,4
Bể Aerotank H (%) 90 90 - - - * **
Ra 44,18 71,64 142,5 16 3×104 6,66 18,54
Vào 44,18 71,64 142,5 16 3×104 6,66 18,54
Bể lắng sinh
H (%) - - 70 - - - 60
học
Ra 44,18 71,64 42,75 16 3×104 6,66 7,41
Vào 44,18 71,64 42,75 16 3×104 6,66 7,41
Bể khử trùng H (%) - - - - 90 - -
Ra 44,18 71,64 42,75 16 3.000 6,66 7,41
Nguồn tiếp nhận 50 150 100 20 5.000 60 20
 Tính toán lượng N và P ở bể Aerotank
Nồng độ dòng vào bể Aerotank là COD=644,76mg/L, N=26mg/L, P=22,4mg/L,
H=85%.
Ta có tỷ lệ COD:N:P=150:5:1
Dùng qui tắc tam suất:
(*)
COD/N=150/5 → N = (COD*H*5)/150=(644,76 *0.90*5)/150 = 19,34 mg/L
N đã sử dụng cho tổng hợp tế bào ở bể Aerontank là 19,34 mg/L
N dòng ra bể Aerotank là: 26 - 19,34 = 6,6 mg/L
COD/P=150/1 → P = (COD*H*5)/150=(644,76 *0.9*1)/150=3,86 mg/L (*)(*)
P đã sử dụng cho tổng hợp tế bào ở bể Aerontank là 3,86 mg/L
P dòng ra bể Aerotank là 22,4-3,86=18,54 mg/L

 Thuyết minh quy trình công nghệ 1


 Song chắn rác thô + bể thu gom
Nước thải trong quá trình sản xuất qua song chắn rác cơ khí về hố thu gom nước
thải trước khi đi vào các bể xử lí chính. Mực nước tại bể thu gom được tự động đo
bằng thiết bị đo mức, làm cơ sở để điều khiển hoạt động của bơm để gom cũng như cơ
sở để điều khiển hoạt động của bơm để gom cũng như số lượng bơm hoạt động
 Bể tuyển nổi
Nước được đưa về bể tuyển nổi. Tại đây, nhờ lực đẩy và tỉ trọng nhỏ hơn nước,
các hạt nhỏ hoặc mỡ kết dính với nhau thành những hạt lớn hơn và nổi lên bề mặt, tại
đây sẽ được bố trí một hệ thống gạt để thu hồi lại. Nước sau khi qua bể tuyển nổi sẽ tự
chảy vào bể điều hòa, nước thải chảy vào bể điều hòa với thời gian lưu nước thải đủ để
khử một phần BOD, COD5.
 Bể điều hòa sục khí
Nước thải bơm vào bể điều hòa, với thời gian lưu nước thải vừa đủ để khử
khoảng 5% BOD và COD5. Nước thải vào bể điều hòa sẽ được làm cân bằng các thay
đổi lớn về lưu lượng, nồng độ và các chất ô nhiễm pH, bảo đảm cho công đoạn xử lí
chính của HTXLNT hoạt động ổn định. Bước ổn định này rất quan trọng vì đảm bảo
được hoạt động đồng nhất của từng thiết bị xử lí và không gây xáo trộn trong quá trình
sinh học. Để tránh hiện tượng yếm khí nước thải gây mùi khó chịu và để khuấy trộn
đều nước thải trong bể. Toàn bộ nước thải bể điều hòa được khuấy trộn gián đoạn bằng
hệ thống sục khí đặt chìm
 Bể Anoxic + Bể Aerotank
Nước thải từ bể điều hòa được bơm vào cụm bể Anoxic và bể Aerotank. Bể
Anoxic kết hợp với Aerotank được lựa chọn để xử lý tổng hợp: Khử BOD, Nitrat hóa,
khử NH+4 và khử NO3- thành N2, khử P. Bể Aerotank được sục khí dạng chìm dạng bọt
mịn, đảm bảo oxy hóa hiệu quả các chất hữu cơ, không gây mùi khó chịu và mất mỹ
quan.
 Bể lắng đứng
Nước sau cụm bể Anoxic + Aerotank tự chảy vào bể lắng đứng. Nước được phân
phối vào ống trung tâm chả bể lắng và hướng dòng từ trên xuống. Các bông cặn vi
sinh sẽ va chạm, tăng kích thước và khối lượng trong quá trình chuyển động trong ống
trung tâm. Bùn lắng xuống đáy bể. một phần bùn được tuần hoàn bằng bơm chìm vể
bể Anoxic, một phần được đưa về bể nén bùn.
 Bể khử trùng
Tại Bể khử trùng clorine sẽ được bơm vào nước thải bằng bơm định lượng. Dưới
ảnh hưởng của chất oxy hóa mạnh, các vi sinh vật có hại trong nước thải sẽ bị tiêu diệt,
đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn về mặt vi sinh, nước thải sau xử lý đảm bảo đạt quy
chuẩn QCVN 11:2015/BTNMT, cột B và xả ra nguồn tiếp nhận.
3.2.2 Phương án 2
 Hiệu suất phương án 2
Bảng 3.4. Bảng hiệu suất phương án 2
BOD5 COD TSS Dầu mỡ Coliform Nitơ Photpho
Công trình đơn vị
mg/L mg/L mg/L mg/L MPN/100mL mg/L mg/L
Vào 960 1.260 600 80 3×104 130 28
Song chắn rác
H (%) 5 5 5 - - - -
thô
Ra 912 1197 570 80 3×104 130 28
Vào 912 1197 570 80 3×104 130 28
Bể Tuyển nổi H (%) 15 10 75 80 - - -
Ra 775,2 1077,3 142,5 16 3×104 130 28
Vào 775,2 1077,3 142,5 16 3×104 130 28
Bể điều hòa
H (%) 5 5 - - - - -
khuấy trộn
Ra 736,44 1023,43 142,5 16 3×104 130 28
Vào) 736,44 1023,43 142,5 16 3×104 130 28
Bể UASB H (%) 70 70 - - - * **
Ra 220,93 307,03 142,5 16 3×104 119,77 25,95
Vào 220,93 307,03 142,5 16 3×104 119,77 25,95
Bể MBBR H (%) 85 85 - - - 80 20,76
Ra 33,14 46,05 142,5 16 3×104 23,95 20,76
Vào 33,14 46,05 142,5 16 3×104 23,95 20,76
Bể lắng sinh
H (%) - - 70 - - - 60
học
Ra 33,14 46,05 42,75 16 3×104 23,95 8,3
Vào 33,14 46,05 42,75 16 3×104 23,95 8,3
Bể khử trùng H (%) - - - - 90 - -
Ra 33,14 46,05 42,75 16 3.000 23,95 8,3
Nguồn tiếp nhận 50 150 100 20 5.000 60 20
Tính toán lượng N và P ở bể UASB ( lượng N và P này dùng để tổng hợp tế bào vi
sinh vât).
 Tính toán lượng N và P trong bể UASB
Nồng độ COD dòng vào bể UASB là 1023,43 mg/L, N=130 mg/l, P=28mg/L, H=70%
Ta có tỉ lệ: COD:N:P = 350:5:1
Dùng qui tắc tam suất:
(*)
COD/N=350/5 → N=(COD*H*5)/350=(1023,43 *0.70*5)/350 = 10,23 mg/L
N đã sử dụng cho tổng hợp tế bào ở bể UASB là 10,23 mg/L
N dòng ra bể UASB là 130-10,23 =119,77 mg/L
COD/P=350/1 → P=(COD*H*1)/350=(1023,43 *0.70*1)/350=2,05 mg/L (*)(*)
P đã sử dụng cho tổng hợp tế bào ở bể UASB k là 2,05 mg/L
P dòng ra bể UASB là 28-2,05 =25,95 mg/L
 Thuyết minh quy trình công nghệ 2
 Song chắn rác thô + bể thu gom
Nước thải trong quá trình sản xuất qua song chắn rác cơ khí về hố thu gom nước
thải trước khi đi vào các bể xử lí chính. Mực nước tại bể thu gom được tự động đo
bằng thiết bị đo mức, làm cơ sở để điều khiển hoạt động của bơm để gom cũng như sở
để điều khiển hoạt động của bơm để gom cũng như số lượng bơm hoạt động
 Bể tuyển nổi
Nước được đưa về bể tuyển nổi. Tai đây, nhờ lực đẩy và tỉ trong nhỏ hơn nước ,
các hạt nhỏ hoặc mỡ kết dính với nhạu thành những hạt lớn hơn và nổi lên bề mặt, tại
đây sẽ được bố trí một hệ thống gạt để thu hồi lại. Nước sau khi qua bể tuyển nổi sẽ tự
chảy vào bể điều hòa, nước thải chảy vào bể điều hòa với thời gian lưu nước thải đủ để
khử một phần BOD,COD5.
 Bể điều hòa khuấy trộn
Nước thải bơm vào bể điều hòa, với thời gian lưu nước thải vừa đủ để khử
khoảng 5% BOD và COD5. Nước thải vào bể điều hòa sẽ được làm cân bằng các thay
đổi lớn về lưu lượng, nồng độ và các chất ô nhiễm PH, bảo đảm cho công đoạn xử lí
chính của HTXLNT hoạt động ổn định. Bước ổn định này rất quan trọng vì đảm bảo
được hoạt động đồng nhất của từng thiết bị xử lí và không gây xáo trộn trong quá trình
sinh học. Để tránh hiện tượng yếm khí nước thải gây mùi khó chịu và để khuấy trộn
đều nước thải trong bể. Toàn bộ nước thải bể điều hòa được khuấy trộn gián đoạn bằng
hệ thống khuấy trộn đặt chìm
 Bể UASB
Từ bể điều hòa, nước thải sẽ được phân phối bằng bơm vào với một lưu lượng cố
định vào bể kỵ khí UASB. Tại Bể UASB diễn ra 2 quá trình: lọc trong nước thải qua
tầng cặn lơ lủng và lên men lượng cặn giữ lại. Khí metan tạo ra ở lớp giữa bùn. Hỗn
hợp khí - lỏng và bùn làm cho bùn tạo thành dạng hạt lơ lửng. Với quy trình này bùn
tiếp xúc tốt với chất hữu cơ có trong nước thải và quá trình phân hủy xảy ra tích cực.
Nhờ các vi sinh vật có trong bùn hoạt tính mà các chất bẩn trong nước thải đi từ dưới
lên, xuyên qua lớp bùn bị phân hủy. Trong bể, các vi sinh vật liên kết nhau hình thành
các hạt bùn lớn đủ nặng để không bị cuốn trôi ra bể. Các bọt khí và hạt bùn có khí bám
vào sẽ nổi lên trên mặt tạo thành hỗn hợp phía trên bể. Khi va vào lớp lưới chắn phía
trên, các bọt khí vỡ ra và các hạt bùn được tách ra khỏi hỗn hợp lại lắng xuống dưới.
 Bể MBBR
Nước thải sa khi qua bể UASB sẽ tự chảy vào bể MBBR. Bể MBBR là dạng bể
có kết hợp kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí. Bể được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD,
nitrat hóa, khử NH4 và CO3- thành N2, khử Photpho. Trong bể là qua trình kết hợp giữa
hai quá trình màng sinh học và bùn hoạt tính. Trong đó vi sinh vật phát triển trên bề
mặt giá thể lơ lửng trộn lẫn với nước thải trong bể. khi sinh vật phát triển và tăng lên
nhiều lần, sinh khối trên các đệm cũng tăng lên, lớp màng sinh vật ngày càng dày. Khi
đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng cung cấp oxy hòa tan cơ chất trong bể phản ứng đến tất
cả các sinh vật trên màng sinh học. các VSV ở lớp ngoài cùng màng sinh học thì cần
thiết nhất là Oxy hòa tan và cơ chất khuếch tán trong suốt quá trình. Khi Oxy hòa tan
và cơ chất khuếch tán qua mỗi lớp màng có sau thì các VSV ở lớp trước đó tiêu thụ
càng nhiều. Lượng Oxy hòa tan sẽ giảm dần trong quá trình tạo màng sinh học và sẽ
tạo ra các sản phẩm của sự phân hủy hiếu khí, thiếu khí và yếm khí của các lớp ở màng
sinh vật.

 So sánh 2 sơ đồ công nghệ


Bể Anoxic kết hợp Aerotank Bể UASB kết hợp MBBR
Ưu điểm Đáp ứng được công suất xử lý.  Đáp ứng được công suất xử lý. Đạt cột B,
 Đạt cột B, QCVN 11:2015/BTNMT Quy QCVN 11:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế thuật quốc gia về nước thải chế biến thủy
biến thủy sản. Bể Aerotank thông dụng sản. Bể MBBR thường dùng trong công
hơn không cần sử dụng giá thể. trình tải trọng cao.
 Chủ yếu lợi dụng thủy lực và trọng lực, áp
 Hiệu quả xử lí BOD, COD cao..
suất của nước nên không sử dụng điện Không tuần hoàn bùn.
năng nhiều  ít tốn kém kinh phí vận
 Diện tích xây dựng nhỏ.
hành hơn
 Vận hành đơn giản, an toàn..
 Hiệu quả xử lí BOD cao.
Bể Anoxic kết hợp Aerotank Bể UASB kết hợp MBBR
 Loại bỏ N trong nước thải cao.
 Diện tích xây dựng khá lớn.  Vận hành phức tạp. Chi phí đầu tư lớn.
 Lượng bùn sinh ra nhiều và phải thu gom
 Khó xác định được thời gian lưu bùn.
định kì.  Cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng
tránh hiện tượng màng dễ bị bong tróc.
Khuyết  Khi vận hành đảm bảo giá thể chuyển
điểm
động hoàn toàn trong bể, cần duy trì độ
xáo trộn cần thiết để lớp màng đủ mỏng
để tăng khả năng khuếch tán của cơ chất
và Oxy vào trong lớp màng.
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ
Lưu lượng nước thải vào hệ thống theo ngày đêm: Qngđ
tb =590 (m /ngày đêm)
3

ngđ
Q tb 590
Lưu lượng nước thải trung bình giờ: Qhtb = = =24 , 58(m3/h)
24 24
h
Q tb 24 , 58 −3
Lưu lượng nước thải trung bình giây: Qstb = = =6 ,83 ×10 (m3/s) = 6,83 l/s
24 3600
Hệ số không điều hòa chung lấy theo bảng 4.1, phụ thuộc lưu lượng nước thải trung
bình ngày qtb.

Bảng 4.1 Hệ số không điều hòa chung

Hệ số không Lưu lượng nước thải trung bình qtb (l/s)


điều hòa chung
K0 5 10 20 50 100 300 500 1000 ≥ 5000

K0max 2,5 2,1 1,9 1,7 1,6 1,55 1,5 1,47 1,44
K0min 0,38 0,45 0,5 0,55 0,59 0,62 0,66 0,69 0,71
(Điều 3.2 – [8])
Ghi chú: [8]
1. Khi lưu lượng trung bình nằm giữa các số trong bảng 4.1 thì hệ số không điều hòa
chung xác định bằng cách nội suy.
2. Hệ số không điều hòa K0 lấy theo bảng 4.1 cho phép áp dụng khi lượng nước thải
sản xuất không vượt quá 45% tổng lưu lượng nước thải đô thị.
3. Khi lưu lượng trung bình của nước thải nhỏ hơn 5 l/s thì K0 lấy bằng 5.
Với lưu lượng là 6,83 l/s =>K0max = 2,35; K0min = 0,41

( )
3
h h m
Q max =Q × K 0 max =24 , 58× 2 ,35=57 , 76
tb
h

=24 , 58 ×0 , 41=10 ,08 ( )


3
h h m
Qmin =Qtb × K 0 min
h
 TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ PHƯƠNG ÁN 1
4.1 Lưới chắn rác thô
4.1.1 Nhiệm vụ:
Tách các loại chất thải rắn có kích thước nhỏ trong nước thải t rước khi đưa nước thải
vào các công trình xử lý phía sau. Việc sử dụng lưới chắn rác trong các công trình
xử lý nước thải tránh được các hiện tượng tắc nghẽn đường ống, mương dẫn và
gây hỏng hóc bơm.
4.1.2 Tính toán:
Lưới được làm bằng sợi thép không gỉ có đường kính 1mm; mắt lưới 0,37 ÷
6,73 mm [13]. →Chọn kích thước mắt lưới là 4,76mm.
Diện tích công tác của lưới chắn rác
Mục 5.84/[6])
Q
FLC = ×K1 ×K2 ×K3
n ×v
Trong đó:
- Q: Lưu lượng tính toán của công trình; Q = 57,76 m3/h = 0,01604 m3/s.
- v: Vận tốc nước chảy qua lưới (m/s); chọn v=0,3 m/s [0,2 ÷ 0,4 m/s]. [5]
- n: Số lượng cửa đặt lưới.
- K2: Hệ số co hẹp do ảnh hưởng của rác bám vào lưới; K2 = 1,5.
- K3: Hệ số ảnh hưởng của hình dạng; K3 = 1,15 ÷ 1,5 →Chọn K3 = 1,15.
- K1: Hệ số co hẹp, được xác định theo công thức:
a+ d 2 4 ,76+1 2
K1 = ( ) =( ¿ = 1,46
a 4 , 76
Với: a: Kích thước mắt lưới; a = 4,76 mm
d : Đường kính dây đan lưới; d =1mm
Suy ra:
0,01604
FLC = ×1,46 × 1,5 × 1,15 = 0,04 m2.
1 ×0 , 2
Lưới chắn rác dạng hình vuông a = √ F LC = √ 0 , 04 = 0,2 m.
→ Chọn chiều cao lưới H = 0,2m.
→ Thiết kế 2 lưới chắn rác: 1 làm việc, 1 dự phòng.
Bảng 4.2 Tóm tắt thông số tính toán của lưới chắn rác
STT Thông số Đơn vị Giá trị
1 Số cửa đặt lưới - 1
2 Cạnh lưới chắn rác m 0,2
3 Chiều cao lưới chắn rác m 0,2
4 Đường kính sợi lưới mm 1
5 Kích thước mắt lưới mm 4,76
6 Lưới chắn rác được làm bằng lưới thép không gỉ (inox 304)
4.2 Bể thu gom
Chọn thời gian lưu nước t = 10 – 20 phút. Chọn t = 15 phút.
Thể tích bể thu gom:
57 , 67
V = Qhmax × t = ×15 = 14,42 m3
60
Chọn chiều sâu hữu ích = 2m.

a=
√ √
V
hn
=
14 , 42
2
=2, 68 m Chọn a = 2,7m

Chiều cao an toàn hr = 0,5m.


Chiều sâu tổng cộng:
H = h + hr = 2 + 0,5 = 2,5m
Kích thước bể thu gom:
Kích thước bể thu gom: L × B × H = 2,7m × 2,7m × 2,5m
 Tính toán bơm
Lưu lượng mỗi máy bơm, Q = 57,67 m3/h
Chọn vận tốc đẩy của ống bơm v = 1,5 m/s ( Quy phạm v = 0,8 – 2m/s) [4]
Chiều cao cột áp:
H = h1 + h2 = 2 + 3 = 5 mH2O. Chọn H = 6 mH2O
Công suất bơm:
Q× ρ× g × H 0,016 ×1000 ×9 , 81 ×6
N= = =¿1,2 kW
1000 1000 ×0 , 8
Trong đó:
Q : lưu lượng nước thải
H : chiều cao cột áp, H = 6m
: khối lượng riêng của nước (kg/m3), = 1000 kg/m3
: hiệu suất chung của bơm từ 0,72 – 0,93, chọn = 0,8
Công suất thực của máy bơm bằng 1,2 lần so với công suất tính toán, với 1kW =
1,34HP
N = 1,2× 1,2 = 1,44 kW = 1,92HP
 Chọn Máy bơm nước thải Tsurumi 80B41.5
 Chiều cao cột áp: Hmax = 6 mh20
 Công suất 1,5kW
 Họng xả 80mm
 Xuất xứ: Nhật bản
 Đơn giá: 22.520.000
 Chọn 2 máy bơm chìm từ bể thu gom lên bể tuyển nổi ( 1 bơm hoạt động, 1
bơm dự phòng)
 Tính toán ống dẫn nước sang bể tuyển nổi
Đường ống dẫn nước sang bể tuyển nổi

D=
√ 4 ×Q
v ×π
=

4 × 0,016
2× π
= 0.10m

Trong đó:
V: vận tốc nước đi trong ống đầy của bơm từ v = 1,5-2m/s
( Lâm Vĩnh Sơn, Bài giảng kĩ thuật xử lí nước thải 2015, trang 143)
h h
Qmax :Lưu lượng nước lớn nhất giờ: Qmax = 57,76 m3/h.
 Chọn đường ống dẫn nước sang bể điều hòa D = 110mm

Bảng 4.3 Tổng hợp thông số tính toán hố thu gom

STT Thông số Ký hiệu Đơn vị Giá trị


h
1 Lưu lượng giờ lớn nhất Qmax m3/h 57,76
2 Kích thước hầm tiếp nhận L×B×H m 3,5 × 3 × 2
3 Thời gian lưu nước t phút 15
4 Ống dẫn nước qua bể điều hòa D mm 110
4.3. Tính toán bể tuyển nổi
4.3.1 Nhiệm vụ
Bể tuyển nổi dùng để tách các dầu mỡ, váng nổi và các tạp chất lơ lửng. Quá
trình tuyển nổi thường được thực hiện bằng áp lực, hỗn hợp khí lớn có áp lực lớn được
đưa vào bể, các hạt khí tách ra thành các hạt khí nhỏ. Các bọt khí đó sẽ kết dính các
hạt và khi lực nổi của tập hợp các bong bóng khí và hạt đủ lớn sẽ xùng nhau nổi lên bề
mặt do tỉ trọng của bọt khí và cặn bám lên đó nhỏ hơn tỉ trọng của nước rất nhiều. Bể
còn có tác dụng khử một phần chất hoạt động bề mặt và cặn lơ lửng.

4.3.2 Tính toán


Bảng 4.4 Thông số thiết kế cho bể tuyển nổi khí hoà tan
Thông số Đơn vị Khoảng giá trị
A/S mL/mg 0,03 – 0,05
00C 29,2
0
10 C 22,8
Ck mg 0
20 C 18,7
300C 15,7
Tỷ số bão hòa, f 0,5 – 0,8
Áp suất , P atm 30 – 60 psi = 2,1 – 2,4 atm
Thời gian lưu nước, t Bể tuyển nổi, phút 20 – 60
Bồn áp lực, phút 0,5 – 3
Chiều cao lớp nước m 1–3
Hiệu suất khử SS % 60 – 80
Tải trọng bề mặt m3/m2.ngày 20 – 325
Chọn nhiệt độ trung bình là 25°C, từ bảng nội suy ra được Ck = sa = 16,6 (ml/l)
Ta tính bể tuyển nổi có tuần hoàn nước:
A 1 , 3 C k (fP−1)R
= (CT 2−16/trang 49/[2])
S Cc Q

Trong đó:
 A/S: Tỷ số khí/nước, ml không khí cho 1 mg cặn, phụ thuộc vào tính chất của
cặn như kích thước, tỷ trọng và trạng thái bề mặt của từng bông cặn (A/S =
0,015 – 0,05). Lấy A/S = 0,03
 f: Phần khí hòa tan ở áp suất P, lấy f = 0,5 (0,5 ≤ f ≤ 3)
 1,3: Là trọng lượng của 1 ml không khí tính bằng mg
 R: Lưu lượng nước tuần hoàn
 Sa: Hàm lượng chất rắn lơ lửng, mg/l. Sa = 570 mg/L
 Ck: Độ hòa tan của khí, ml/l. Chọn t = 250C, khi đó Ck = 17,2 mg/L
 P: Áp suất, atm; và được xác định như sau:
p
P= (hệ SI )
101 ,35
Trong đó : p là Áp suất kế hay áp suất vận hành (kPa), chọn p = 330 kPa
(270kPa ≤ f ≤ 340kPa)
p
P= =3 ,25 ( atm ) ≈ 4(atm)
101 ,35
Lưu lượng nước tuần hoàn
A
()C Q
S c 0 , 03 ×570 ×24 ,58
R= = =18.8 m3 /h
1 , 3C k (fP−1) 1 ,3 × 17 ,2 (0 ,5 × 4−1)

Phần trăm nước tuần hoàn:


14 , 8
×100 %=60 %
24 , 58
Tổng lưu lượng nước vào bể:
3
QT =Q+ R=24 , 58+18.8=43 , 08 m /h

Đường kính ống tuần hoàn vào bể:

d=
√ 4R
3600 × v × π
=
√ 4 ×18 , 8
3600 ×1 ,2 ×3 , 14
=0 ,74 m=80 mm

Chọn đường kính ống tuần hoàn làm bằng ống nhựa uPVC Bình Minh D = 120 mm[21]
Trong đó:
 R: Lưu lượng nước tuần hoàn, R = 18,8m3/h
 v: vận tốc nước trong ống, chọn v = 1,2 m/s
Diện tích bề mặt tuyển nổi:
Q T 43 , 08 2
A= = =8.62 m
L 5
 L: tải trọng bề mặt tuyển nổi, L = 3 – 10 m3/m2h

 Chọn bể tuyển nổi hình chữ nhật


Chiều cao xây dựng bể:
Hxd = h1 +h2 + hbv = 1,5 + 1 + 0,5 = 3 m.
Trong đó:
h1: Chiều cao ngăn tạo bọt, chọn h1 = 1,5 m.
h2: Chiều cao vùng lắng, chọn h2 = 1 m.
hbv: Chiều cao bảo vệ, chọn hbv = 0,5 m.
Chọn kích thước của bể: B × L = 2,7 × 3,2 m
Thể tích của bể tuyển nổi:
3
V =B × L × H =2 ,7 × 3 ,2 ×3=25 , 92 m
Kiểm tra lại thời gian lưu nước:
V 25 , 92
t= = × 60=36 phút ∈ ( 20 ÷ 40 p )
QT 43 , 08

Thể tích cột áp lực:


h 24 ,58 3
V a =Q × t= ×2=0 , 82m
60
Chọn t = 2 phút ( t = 1 – 3 phút)
Trên thực tế, thể tích nước chỉ chiếm 2/3 thể tích bồn khí

2 2 3
V n= V a= × 0 ,82=0 , 55 m
3 3
Chọn chiều cao bồn áp lực là H = 1 m. Vậy đường kính cột áp lực:

Dáp lực =
√ √ 4 Vn
πH
=
4 ×0 , 55
3 ,14 × 1
=0 , 84 m

Đường kính ống dẫn khí với vận tốc khí v = 1.5 m/s

Dkhí =
√ 4 ×R
π × v khí √
=
4 × 18 , 8
3 , 14 ×1.5 × 3600
= 0,07 m = 70 mm.

Chọn ống nhựa uPVC Bình Minh DN70 mm [21]


 Tính lượng khí cần cấp
A
=0 , 03 ⟹ A=0 , 03 × S
S

Trong đó:
S: Lượng cặn tách ra trong 1 phút (g).

( )
3
m
590
g ngđ
S=S a × Q=570( 3 )× =233 ,5 g/ phút .
m 24 h ×60 phút

Dưới áp lực dư P = 569 kPa, lượng khí dùng để bảo hòa chọn là 70%. Vậy lượng
khí cung cấp:

A=
0 , 03 × 233 ,5
70 %
=10
l
( )
phút

Vậy chọn máy nén khí có Q k = 10 l/phút. Chọn máy nén khí 1 cấp Jucai AV808S – 1
Hp, lưu lượng 80 l/phút [29].
Đường kính ống dẫn khí với vận tốc khí v = 15 m/s

Dkhí =
√ 4 ×Q khí

π × v khí
=
4 × 80
3 ,14 ×15 ×60 ×1000
= 0,01 m = 10 mm.

Chọn đường kính ống dẫn khí D = 21 mm.


 Tính đường ống dẫn nước:

( )
3
m
Lưu lượng nước thải đầu vào: Qhtb=24 ,58
h

Vận tốc nước thải đi trong ống: v = 1 m/s (v = 1 – 2 m/s).


Đường kính ống dẫn nước thải vào bể tuyển nổi:

Dống =
√ 4 × Qhtb
π ×v √
=
4 ×24 ,58
π × 1× 3600
=0 , 9 ( m )

Vậy chọn ống dẫn nước thải làm bằng nhựa PVC có Dống = 100 mm [10]
 Chọn đường kính ống dẫn nước ra bằng đường kính ống dẫn nước vào với D =
100 mm.
Kiểm tra lại vận tốc nước chảy trong ống:
4 ×Q 4 ×24 , 58
v= 2
= 2
≈ 0 , 87 m/s
π × D ống π ×3600 × 0 ,10

 thỏa mãn yêu cầu.


 Tính toán bơm nước tuần hoàn về bể tuyển nổi
Lưu lượng bơm tuần hoàn, R = 18,8 m3/h
Tổng hệ số ma sát cục bộ
∑ ❑cb=¿ 1+❑2+❑3+❑4 +❑5 +❑6=0 , 5+1+0 , 5+1 ,1+0 ,25+ 0 ,25=3 , 6 ¿
(Phụ lục 13 -Quá trình và thiết bị hóa học (tập 10))
❑1=0 , 5: hệ số trở lực khi vào ống hút;

❑2=1: hệ số trở lực khi ra ống hút;

❑3=0 , 5: hệ số trở lực van một chiều;

❑4=1, 1: hệ số trở lực khuyển cong 90o;

❑5=0 , 25: hệ số đột mở ở bồn áp lực;

❑6=0 , 25: hệ số độ thu ở bình áp lực;

Cột áp của bơm


H = ∑ ❑cb + H(bể) = 3,6 + 3 = 6,6 m
Chọn công suất bơm ly tâm
R × ρ × g × H b 19.18× 1000 ×9 , 81 ×6 , 9
N= = = 0,42 kW
1000× η 1000× 0 , 8 ×3600

Trong đó:
+ Lưu lượng nước tuần hoàn R = 18,8 m3/s
+ Hb: cột áp bơm Hb = 6,6m H2O
+ ρ : khối lượng riêng của chất lỏng, ρ = 1000 kg/m3
+ g: gia tốc trọng trường, g = 9,81 m/s2
+ η: hiệu suất của máy η = 0,8
Công suất thực tế:
Ntt = 1,5 × N = 1,5 × 0,42= 0,63 kW = 0,85 Hp
Trong đó:
 N < 1 → β = 1,5 – 2,2.
 N > 1 → β = 1,2 – 1,5.
 N = 5 – 50 → β = 1,1.
 Chọn β = 1,5
 Chọn 2 máy bơm CPM180 1,5 Hp, xuất sứ tại Trung Quốc (1 làm việc 1 dự
phòng)
 Công suất: 1,5 HP
 Cột áp max: 42m.
 Xuất xứ: Trung Quốc
 Đơn giá: 2.490.000 đồng
Bảng 4.6 Tổng hợp thông số tính toán bể tuyển
STT Thông số Ký hiệu Đơn vị Giá trị
1 Thời gian lưu nước θ h 0,6
2 Diện tích bề mặt A m2 8,62
3 Lưu lượng nước hoàn lưu R m3/h 18,8
4 Chiều dài L m 3,2
5 Chiều rộng B m 2,7
6 Chiều cao H m 3,0
4.4 Bể điều hòa sục khí
4.4.1. Nhiệm vụ
Giúp điều hòa lưu lượng và nồng độ. Qua đó oxy hóa một phần chất hữu cơ, giảm
kích thước các công trình đơn vị phía sau và tăng hiệu quả xử lý nước thải của trạm.
Trong bể có hệ thống thiết bị khuấy trộn để đảm bảo hòa tan và cân bằng nồng độ
các chất trong toàn thể tích bể và không cho cặn lắng trong bể
4.4.2. Tính toán
 Tính toán Kích thước bể điều hòa
Thời gian lưu nước tại bể điều hòa: t = 4 – 8h. chọn 4h.
V= Qhmax × t = 57,76 × 4 = 231 m3.
Chiều cao xây dựng: Hxd = H + Hbv = 4+0,5 = 4,5m.
Trong đó:
chiều cao bảo vệ: Hbv= 0,5m.
chiều cao hữu ích của bể điều hòa: H = 4m
Chọn bể có tiết diện ngang hình chữ nhật
- Tiết diện bể:
V 231
F= = = 57,75m2.
H 4
Chọn chiều dài bể: L = 8,25 m
Chọn chiều rộng bể: B = 7 m
Kích thước bể điều hòa: L×B×H= 8,25 × 7 × 4,5m3 = 259,8m3.
 Tính toán hệ thống đĩa, ống phân phối khí
Tính toán hệ thống cấp khí vào bể điều hòa
Trong bể điều hòa bố trí hệ thống ống sục khí để đảm bảo quá trình hòa trộn.
Lượng khí cần cung cấp cho bể điều hòa:
Qkk = qkk × Wt = 0.015 × 259,8= 3,897 (m3/phút) = 3897 (L/ phút) = 0,065(m3/s)
Trong đó:
q: Lượng khí cần cung cấp cho 1 m3 dung tích trong bể 1 phút , q = 0,01-0,015 m3
khí/ m3 bể. Chọn q = 0,015 m3 khí/ m3 bể.phút (nguồn (1) Trang 422).
Wt: thể tích xây dựng của bể điều hòa:

Bảng 4.7 Các thông số cho thiết bị khuếch tán khí (423/[4])
Hiệu suất chuyển
Lưu lượng khí
Loại khuếch tán khí – cách bố trí hóa oxy tiêu chuẩn ở
(Lít/phút.cái)
độ sâu 4,6m, %
Đĩa sứ - lưới 11 – 96 25 – 40
Chụp sứ - lưới 14 – 71 27 – 39
Bản sứ - lưới 57 – 142 26 – 33
Ống plastic xốp cứng bố trí:
+ Lưới
68 – 113 28 – 32
+ Hai phía theo chiều dài (dòng
85 – 311 17 – 28
chảy xoắn hai bên)
+ Một phía theo chiều dài (dòng
57 – 340 13 – 25
chảy xoắn một bên)
Ống plasitc xốp mềm bố trí:
+ Lưới 28 – 198 26 – 36
+ Một phía theo chiều dài 57 – 298 19 – 37
Ống màng khoan lỗ
+ Lưới 28 – 113 22 – 29
+ Một phía theo chiều dài 57 – 170 15 – 19
Khuếch tán không xốp (nonporous
diffusers)
+ Hai phía theo chiều dài 93 – 283 12 – 23
+ Một phía theo chiều dài 283 – 990 9 – 12
Chọn thiết bị khuếch tán khí là ống plastic xốp cứng bố trí dưới dạng lưới. Vậy số
đĩa khuếch tán là:
qkhí 3897
n= = =(38 , 97 đĩa)
r 100
Chọn số đĩa khuếch tán khí trong bể là 40 cái.
Trong đó
+ Chọn r = 100 (l/phút): Lưu lượng khí, r = 68 – 113 (l/phút). [2]
+ Với diện tích đáy bể 8,25m × 7m, ta cho các ống sục khí đặt dọc theo chiều dài bể,
các ống được đặt trên giá đỡ ở độ cao 20cm so với đáy bể.
+ Khoảng cách giữa các ống nhánh là 1,5m các ống cách tường là 0,5m. Khi đó, số
ống nhánh được phân bố là:
B−2× 0 ,5 7−2 ×0 , 5
n= +1= +1=5(ống nhánh)
1 ,5 1,5
Vận tốc trong ống dẫn khí được duy trì trong khoảng 10÷25m/s đến 40m/s. Chọn v
=15m/s. (Mục 6.40/[7])
Lưu lượng khí đi qua ống chính:
Qkk = 3,897 (m3/phút) = 0,065(m3/s)
Đường kính ống dẫn khí chính:

D ống chính =
√ 4 × Q kk
π ×v khí
=
√4 × 0,065
π ×15
=0,074 m=74 mm

Chọn ống khí chính là ống thép mạ kẽm có đường kính danh nghĩa DN 80mm., độ dày
5,49mm. [18]
Lưu lượng khí trong ống dẫn khí nhánh:

( )
n Qkk 3,897 m3
q khí = = =0 , 78
n 5 phút

Đường kính ống dẫn khí nhánh:

d ống nhánh=

4 ×q nkhí
π × v khí
=

4 × 0 ,78
π × 15
=0 ,26 m=26 mm

 Chọn đường kính ống dẫn khí nhánh làm bằng thép mạ kẽm có D = 26mm.
 Tính toán áp lực và công suất của hệ thống phân phối khí
Áp lực cần thiết cho hệ thống phân phối khí được xác định theo công thức sau:
H tt =hd + hc + hf + H =0 , 4 +0 , 5+4=4 , 9(m)

Trong đó:
hd – Tổn thất áp lực do ma sát dọc theo chiều dài trên đường ống dẫn (m);
hc – Tổn thất áp lực cục bộ, hd + hc ≤ 0,4m. Chọn hd + hc = 0,4m;
hf – Tổn thất qua thiết bị phân phối, hf ≤ 0,5m. Chọn hf = 0,5m;
H – Chiều cao hữu ích của bể điều hòa, H = 4m;
Áp lực không khí:

10 , 33+ H tt
P= =1,474 (atm)
10 ,33
Công suất máy thổi khí tính theo công thức sau:
34400 × ( P 0 ,29 −1 ) ×Q kk 34400 × ( 1,474 0 , 29 −1 ) × 0,065
Nk = = =3 , 26 KW
102× η 102 ×0 , 8
Trong đó:
P – Áp lực không khí, P = 1,474 atm;
Qkk – Lưu lượng khí, Q = 0,065 m3/s;
η – Hiệu suất máy thổi khí, η = 0,7 – 0,9. Chọn η = 0,8;
Công suất thực máy thổi khí:
Ntt= 1,2 × Nk= 1,2×3,26 = 3,91 kW = 5,25 Hp.
Trong đó: β: Hệ số dự trữ
+ N < 1→ β = 1,5 - 2,2.
+ N > 1→ β =1,2-1,5.
+ N = 5 - 50 → β =1,2.
Chọn β =1,2
 Chọn máy thổi khí: Máy thổi khí HeyWell RSS – 50 [19]
 Công suất: 5,5 HP/4 Kw.
 Lưu lượng: 4.13 -0.67 m3 /phút.
 Cột áp: 3-7m
 Nguồn điện: 380V/3pha/50Hz
.  Xuất xứ: Taiwan.
 Đơn giá: 25.440.000 đồng.
 Bố trí hai máy thổi khí hoạt động luân phiên nhau, một công tác, một dự phòng.
 Tính toán đường ống dẫn nước vào và ra của bể điều hòa
Đường kính ống dẫn nước vào bể

D=
√ 4 ×Q
π ×v
=
√ 4 ×57 , 76
π × 1, 2 ×3600
= 0,13m = 130mm.

Trong đó:
h h
Qmax : năng suất của bơm Qmax = 57,76 m3/s

,v: vận tốc nước chảy trong ống: v = 1,2 m/s


Chọn ống dẫn nước uPVC ∅ 130
- Kiểm tra lại vận tốc nước chảy trong ống:
4 ×Q 4 × 57 , 76
- v= 2
= 2
=1 ,2 m/s.
π × D π × 0 , 13 × 3600
- Suy ra thõa mãn điều kiện v=1-2m/s.
Đường kính ống dẫn nước ra bể: lấy bằng đường kính ống dẫn nước vào bể.
Tính toán bơm:
Chọn máy bơm: Qsmax = 0,016 m3/s.
Tổng hệ số ma sát cục bộ
∑ ❑cb=¿ 1+❑2+❑3+❑4 +❑5 +❑6=0 , 5+1+0 , 5+1 ,1+0 ,25+ 0 ,25=3 , 6 ¿
(Phụ lục 13 -Quá trình và thiết bị hóa học (tập 10))
❑1=0 , 5: hệ số trở lực khi vào ống hút;

❑2=1: hệ số trở lực khi ra ống hút;

❑3=0 , 5: hệ số trở lực van một chiều;

❑4=1, 1: hệ số trở lực khuyển cong 90o;

❑5=0 , 25: hệ số đột mở ở bồn áp lực;

❑6=0 , 25: hệ số độ thu ở bình áp lực;

Cột áp của bơm


H = ∑ ❑cb + H(bể) = 3,6 + 4,5 = 8,1 m
Công suất bơm
s
Qmax × H × g × ρ 0,016 ×8 , 1 ×9 , 81 ×1000
N= = = 1,59 kW
1000 ×η 1000× 0 , 8

Trong đó:
+ η: Hiệu suất của máy bơm, η = 0,7 − 0,9. Chọn η = 0,8.
+ ρ: Khối lượng riêng của nước. ρ = 1000 kg/m3.
Công suất thực của bơm:
Ntt= 1,2 × N= 1,2×1,59 = 1,9 kW = 2,55 Hp.
Trong đó: β: Hệ số dự trữ
+ N < 1→ β = 1,5 - 2,2.
+ N > 1→ β =1,2-1,5.
+ N = 5 - 50 → β =1,1.
 Chọn β =1,2
 Chọn bơm nước thải: Máy bơm chìm nước thải Tsurumi 80PU22.2[15]
 Công suất: 2,2 kW.
 Cột áp max: 18m.
 Xuất xứ: Nhật Bản.
 Lưu lượng max: 0,82 m3⁄phút.
 Họng xả: 80 mm
 Đơn giá: 23.870.000 đồng
Bảng 4.8 Tổng hợp Thông số tính toán bể điều hòa
Thông số thiết kế Giá trị Đơn vị
Chiều dài bể L 8,35 m
Chiều rộng bể R 7 m
Chiều cao bể H 4,5 m
Đường kính ống dẫn nước vào 130 mm
Đường kính ống dẫn nước ra 90 mm
Đường kính ống dẫn khí chính 90 mm
Số ống khí nhánh 10 Ống
Đường kính ống khí nhánh 27 Mm
Số lỗ trên một ống 36 Lỗ
Số máy nén khí 2 Cái
4.5 Bể Anoxic
4.5.1.Nhiệm vụ:
Nước thải từ bể điều hòa và nước tuần hoàn sau bể sinh học hiếu khí Aerotank
được bơm qua bể sinh học thiếu khí Anoxic theo hướng từ dưới lên. Bể sinh học này
có nhiệm vụ khử Nitrogen. Các vi khuẩn hiện diện trên vật liệu. Vi sinh thiếu khí phát
triển sinh khối trên vật liệu Plastic có bề mặt riêng lớn và ở dạng lơ lửng. Nước thải
sau khi qua bể Anoxic sẽ tự chảy sang bể sinh học hiếu khí Aerotank để tiếp tục xử lý.
4.5.2.Tính toán
Tốc độ phát triển của vi khuẩn Nitrat
DO
μm ′ = μm × e0,098×(T-15) × k + DO × [1 − 0,833 × (7,2 − pH)
O 2

Trong đó
- μm ′ : Tốc độ tăng trưởng dưới các điều kiện nhiệt độ, DO, pH.
- μm: Tốc độ tăng trưởng riêng cực đại, μm= 0,5 ngày-1.
(Bảng 11- 16/[4])
- T : Nhiệt độ thấp nhất, T = 17oC.
- DO: oxy hòa tan →Chọn DO = 2,5 mg/L.
- k O : Hằng số bán tốc độ, k O = 1,3.
2 2

- pH: pH hoạt động , pH = 6,9


2 ,5
μm ′ = 0,5 × e0,098×(17-15) × × [1 − 0,833 × (7,2 – 6,9) = 0,3 ngày-1.
1, 3+2 , 5
Tốc độ sử dụng chất nền tối đa
'
km
k′ =
Y
Trong đó + Y = 0,2
(Bảng 11 – 16/[4])
0 ,3
k′ = = 1,5 ngày-1.
0,2
Thời gian lưu tế bào tối thiểu
1
c = Y × k − kd =2 ×1,5 - 0,05= 0,25→θ c = 4 ngày
θm
Trong đó
+ kd = 0,05
+ Y = 0,2
(Bảng 11 – 16/[4])
Tốc độ sử dụng NH4+ của vi khuẩn nitrat hóa, theo yêu cầu nitơ đầu vào là N0 = 130
mg/l, nitơ đầu ra N = 26 mg/l
Trong đó:
kN = 100,051×T- 1,58 = 100,051×25- 1,58 = 0,5
Thành phần hoạt tính của vi khuẩn nitrat hóa trong bùn hoạt tính:
0 , 16× NH 4 sekhu 0 , 16 ×(130−26)
Với fN = = =
0 , 6× BOD 5 +0 , 16 × NH 4 sekhu 0 , 6×(736 , 44−441 , 86)+ 0 ,16 ×(130−26)
0,09
XN = fN × X = 0,09 ×3000 = 270
X = 3000mg/l
Thời gian cần thiết để khử nitrate:
V N 0−N 130−26
θN = = = = 0,262 ngày = 6,28h
Q P N × X N 1, 47× 270
1
Thời gian lưu bùn: = Y× PN - kd = 0,2 × 1,47 – 0,05 = 0,244 →θc = 4,09 ngày
θ
Thể tích hữu ích của bể thiếu khí:
V = Q ×θN = 590× 0,262 = 144 m3
Lượng nước tuần hoàn từ bể lắng về bể anoxic:
130−26
R = ¿¿¿ = – 1 = 0,73
60
Qtb = 24,58 ×R = 24,58m3/h ×0,73 = 17,94m3/h
Trong đó:
R: tỷ số tuần hoàn nước
(NH4+ - N)0: Tổng nitơ amoni đầu vào của bể anoxic = 130 mg/L
(NH4+ - N)e: Tổng nitơ amoni đầu ra của bể anoxic = 26 mg/L
T- NH4+: Tổng nitơ amoni đầu ra theo tiêu chuẩn xả thải = 60 mg/L
Đường kính ống dẫn nước tuần hoàn:

d1 =
√ 4 ×Q tuần hoàn
π × v × 3600
=
√ 4 × 17 , 94
π ×2 ×3600
= 0,056 m

→ Chọn ống có đường kính 60mm


 Tính toán kích thước bể:
Ta có thể tích hữu ích của bể thiếu khí: = 144 m3
Chọn chiều cao bể anoxic: h = 4 m
Chiều cao an toàn bv = 0,5m
Chiều cao tổng cộng:
H = h + hr = 4 + 0,5 = 4,5 m
V 144
Diện tích hữu ích của bể: F = = = 36 m2
h 4
Chọn chiều rông × chiều dài: 6m × 6m
Thể tích xây dựng bể anoxic: 6 m ×6m×4,5m = 162,18m3
Tính toán đường ống dẫn nước thải:

D=
√ 4 ×Q
v ×π
=

4 ×24 , 58
1 ,2 × π ×3600
= 0.85m

Trong đó:
V: vận tốc nước đi trong ống đầy của bơm từ v = 1,2m/s ( giới hạn 1 - 2m/s)
h h
Qmax :Lưu lượng nước lớn nhất giờ: Qtb = 24,58 m3/s.
→ Chọn loại ống nước thải là ống PVC có D = 90mm
Kiểm tra lại vận tốc nước chảy trong đường ống:
s
4 × Q tb 4 × 24 , 58
v= 2 = 2 = 1m/s.
π ×D π × 0 ,09 ×3600
 Tính toán máy khuấy
Năng lượng khuấy từ khoảng 3 – 10 kW/103 m3 (Mục 9.5/925/[4])
Chọn năng lượng khuấy bằng 5 kW /103 m3.
Công suất máy khuấy: N = W × 5 = 144 × 5 = 0,72 kW
 Chọn máy khuấy trộn chìm Tsurumi MR-0.75-4D xuất sứ JAPAN
Công suất: 0,75kW/380V
Xuất sứ : Nhật Bản
Đơn giá: 32.430.000
Bố trí 4 máy khuấy trộn chìm đặt ở 4 góc.
Bảng 4.9 Tóm tắt thông số tính toán của bể Anoxic
STT Thông số Ký hiệu Đơn vị Giá trị
1 Thời gian lưu nước T h 1,5
Chiều dài L m 6,0
Chiều rộng B m 6
Chiều cao hữu ích H m 4,5
2 Kích thước bể Chiều cao xây dựng Hxd m 5,0
3 Thể tích xây dựng bể Wt m3 158,4
4 Đường kính ống dẫn nước thải ra D mm 90
5 Đường kính ống dẫn nước tuần hoàn Dt.hoàn mm 60
6 Công suất của máy khuấy N kW 0,75
4.6. Bể Aerotank
4.6.1 Nhiệm vụ
Bể Aerotank là nơi diễn ra quá trình vi sinh vật lơ lửng bùn hoạt tính nhằm xử lý
chất hữu cơ tồn tại trong nước thải. Nhờ lượng khí cung cấp vào bể, vi sinh vật hiếu
khí sẽ phát triển và phân hủy chất ô nhiễm thành CO2 và nước và một phần chuyển
thành sinh khối lắng thứ cấp. Hiệu quả xử lý BOD, COD của bể Aerotank đạt từ 75 –
90%, phụ thuộc vào các yếu tố như : nhiệt độ, pH, nồng độ oxy, lượng bùn... .
4.6.2 Tính toán
 Thông số đầu vào:
+ Lưu lượng nước thải Q= 590m3/ngày.
+ Hàm lượng BOD5 ở đầu vào: 441,86 mg/L
+ Hàm lượng SS ở đầu vào: 142,5mg/L
+ Nhiệt độ duy trì trong bể 30oC .
+ Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn nguồn loại B.
+ BOD ở đầu ra = 44,18 mg/L
+ Cặn lơ lửng ở đầu ra SSra = 142,5 mg/L gồm có 65% là cặn có thể phân huỷ sinh
học.
+ Nước thải khi vào bể Aerotank có hàm lượng chất rắn lơ lửng bay hơi (nồng độ vi
sinh vật ban đầu): X0=0.
+ Hệ số chuyển đổi giữa BOD5 và BOD20 (BOD hoàn toàn) là 0,68.
+ Tỷ số giữa lượng chất rắn lơ lửng bay hơi (MLVSS) với lượng chất rắn lơ lửng
(MLSS) có trong nước thải là 0,7.
MLVSS
MMLSS
= 0,7 (Độ tro của bùn hoạt tính Z = 0,3)

 Xác định nồng độ BOD5 hòa tan trong nước thải đầu ra
Trong đó:
+ Q , Qr, Qw , Qe : lưu lượng nước đầu vào , lưu lượng bùn tuần hoàn , lưu lượng bùn
xả và lưu lượng nước đầu ra, m3/ngày.
+ S0 , S : nồng độ chất nền (tính theo BOD5) ở đầu vào và nồng độ chất nền sau khi
qua bể Aerotank và bể lắng, mg/L.
+ X, X0 Xr , Xc : nồng độ chất rắn bay hơi trong bể Aerotank , nồng độ bùn trong
nước thải dẫn vào bể, nồng độ bùn tuần hoàn và nồng độ bùn sau khi qua bể lắng II,
mg/l.
Phương trình cân bằng vật chất:
BOD5 ở đầu ra = BOD5 hoà tan đi ra từ bể Aerotank
+ BOD5 chứa trong lượng cặn lơ lửng ở đầu ra
Trong đó :
+ BOD5 ở đầu ra: 44,18 mg/L.
+ BOD5 hoà tan đi ra từ bể Aerotank là S, mg/L.
BOD5 chứa trong cặn lơ lửng ở đầu ra được xác định như sau:
Lượng cặn có thể phân huỷ sinh học có trong cặn lơ lửng ở đầu ra
0,65 × 44,18= 28,71 mg/L
Lượng oxy cần cung cấp để oxy hoá hết lượng cặn có thể phân huỷ sinh học là
20,8 × 1,42 (mgO2/mg tế bào) = 40,76 mg/L.
Là lượng oxy cần cung cấp này chính là giá trị BOD20 của phản ứng.
Quá trình tính toán dựa theo phương trình phản ứng:
C5H7O2N + 5O2 → 5CO2 + 2H2O + NH3 + Năng lượng
113 mg/L 160 mg/L
1 mg/L 1,42 mg/L
Chuyển đổi từ giá trị BOD20 sang BOD5
BOD5 = BOD20 × 0,68 = 40,76 × 0,68 = 27,71 mg/L
Vậy 44,18 (mg/l) = S + 27,71 (mg/L)
→ S = BOD5 (S) = 16,47 mg/L
 Tính hiệu quả xử lý
Tính hiệu quả xử lý tính theo BOD
S 0−S 441 , 86−16 , 47
E= × 100 %= × 100% = 96,2 %
S0 441 , 86

Hiệu quả xử lý của toàn bộ sơ đồ:


441 , 86−44 , 18
E0 = × 100% = 90 %
441 , 86
 Kích thước bể Aerotank
Thể tích bể Aerotank:
Q× Y × θC ×(S 0−S) 590× 0 , 6 ×10 ×(441 , 86−16 , 47)
V= = = 134,4 (m3).
X ×(1+ K d ×θC ) 3500 ×(1+0 , 06 ×10)

(CT 6.3/90/[5])
Trong đó
+ V: Thể tích bể Aerotank , 134,4 (m3).
+ Q: Lưu lượng nước đầu vào Q = 590m3/ngày.
+ Y: Hệ số sản lượng cực đại Y= 0,6 mgVSS/mgBOD5.
+ X: Nồng độ chất rắn bay hơi được duy trì trong bể Aerotank, X= 3500 mg/L.
+ Kd = 0,06/ ngày.
+ θC = 10 ngày.
Thời gian lưu nước trong bể
V 134 , 4 × 24
HRT = θ = ngày = = 5,46 giờ.
QTB 590

Thời gian lưu nước trong bể t = 4 – 8h → Thỏa.


Bảng 4.10 Các thông số đặc trưng cho kích thước bể Aerotank [2]
Thông số Giá trị
Chiều cao hữu ích (m) 3,0 – 4,6
Chiều cao bảo vệ (m) 0,3 – 0,5
Tỉ số rộng:dài (B:L) 1:1 – 2.2:1

Chọn chiều cao hữu ích H = 3,5 (m); Chiều cao bảo vệ hbv = 0,5 (m).
Chiều cao tổng cộng của bể:
Hxd = H + hbv = 3,5 + 0,5 = 4 (m).
Diện tích mặt bằng bể:
V 134 , 4
F= = = 38,4 (m2)
H 3,5
Chọn chiều dài bể: L = 8 m
Chọn chiều rộng bể: B = 4,8 m
Thể tích thực của bể Aerotank: L × B × H = 8m × 4,8 m × 4 m = 153,6(m3).
 Tính lượng bùn cần xử lý
Lượng bùn phải xả ra mỗi ngày:
Tính hệ số tạo bùn từ BOD5
Y 0,6
Yobs = 1+ K ×θ = = 0,375
d c 1+ 0 , 06 ×10
(Mục 5/144/[2])
Lượng bùn hoạt tính sinh ra do khử BOD5 (tính theo MLVSS):
ngày
Y obs ×Q tb ×(S0 −S ) 0,375 ×590 ×(441 , 86−16 , 47)
PX(VSS) = = = 94,11 kg/ngày.
1000 1000
(Mục 5/145/[2])
Tổng cặn lơ lửng sinh ra trong 1 ngày
MLVSS MLVSS P (VSS) 94 , 11
= 0,7 → MLSS = → Px(SS) = x = = 134,4 (kgSS/ngày)
MLSS 0,7 0,7 0 ,7
(Mục 5/145/[2])

Lượng cặn dư hằng ngày phải xả đi


Pxả = Px(SS) – Pra = Px(SS) - (Qngày
tb × Sra × 10-3)= 134,4 - (590×44,18×10-3)
= 109,66 (kgSS ngày)
(Mục 5/145/[2])
Tính lượng bùn xả ra hằng ngày (Qw) từ đáy bể lắng theo đường tuần hoàn bùn:
VX VX−Qe X e θ c
θc= Q X +Q X → Qw =
w r e e X rθ c
(CT 6.6/93/[2])
Trong đó
+ V: Thể tích bể Aerotank V= 134,4 m3.
+ X: Nồng độ chất rắn bay hơi trong bể Aerotank X= 3500 mg/L.
+ θc : Thời gian lưu bùn θc = 10 ngày.
+ Qe : Lưu lượng nước đưa ra ngoài từ bể lắng đợt 2 ( lượng nước thải ra khỏi hệ
thống). Xem như lượng nước thất thoát do tuần hoàn bùn là không đáng kể nên
Qe = Q = 590 m3/ngày.
+ Xe: Nồng độ chất rắn bay hơi ở đầu ra của hệ thống
Xe= 0,7× Sra = 0,7 × 44,18 = 30,92 mg/L.
+ Xr : Nồng độ chất rắn bay hơi có trong bùn hoạt tính tuần hoàn
Xr = 0,7× 8000 = 5600 mg/L.
VX−Qe X e θc 134 , 4 × 3500−590 ×30 ,92 ×10
QW = = 5,14 m3/ngày.
X rθc 5600 ×10

Tính hệ số tuần hoàn (α) từ phương trình cân bằng vật chất viết cho bể lắng I (xem
như lượng chất hữu cơ bay hơi ở đầu ra của hệ thống là không đáng kể)
Ta có: Q × X0+ Qr × Xr = (Q + Qr) × X
(Mục 7/145/[2])
Giá trị X0 thường rất nhỏ nên coi như X0 = 0.
Khi đó, phương trình cân bằng vật chất có dạng:
(Q + Qr) × X = Qr × Xr (1)
Qt
Chia hai vế phương trình (1) cho Q và đặt tỷ số =α
Q
(α được gọi là hệ số tuần hoàn), ta được: X + α × X = α × Xr
Hay
X 3500
α = X −X = = 0,78
r 8000−3500
Lưu lượng bùn tuần hoàn: Qr = α × Q = 0,78× 590 = 460,2 m3/ngày.đêm
 Tính lượng oxy cần cung cấp cho bể Aerotank dựa trên BOD20
Lượng oxy cần thiết cho trong điều kiện chuẩn (không cần xử lý nitơ).
Q×( S 0−S ) 590×(441 ,86−16 , 47)
OC0= − 1,42 × Px(vss) = = 369 kg O2/ngày.
1000 × f 1000 × 0 ,68
Trong đó:
+ f là hệ số chuyển đổi giữa BOD5 và BOD20, f= 0,68.
Lượng oxy thực tế cần sử dụng cho bể
CS 1 1
OCt = OC0 × ( )× T −20 ×
βCsh−Cd 1,024 α
(CT6.16/106/[5])
Trong đó
+ β: hệ số điều chỉnh lực căng bề mặt theo hàm lượng muối, đối với nước thải thường
lấy β=1.
+ Cd: nồng độ oxy cần duy trì trong công trình. Khi xử lý nước thải thường lấy Cd =
1,5 – 2mg/L. Lấy Cd = 2 mg/L.
+ Cs : Nồng độ bão hoà oxy trong nước ở nhiệt độ làm việc Cs = 9,08 mg/L.
+ Csh: nồng độ oxy bão hòa trong nước sạch ứng với nhiệt độ (30˚C). Csh = 7,54 mg/L.
+ α: hệ số điều chỉnh lượng oxy ngấm vào nước thải do ảnh hưởng của hàm lượng
cặn, chất hoạt động bề mặt, loại thiết bị làm thoáng, hình dáng và kích thước bể, có giá
trị từ 0,6 – 0,94. Chọn α = 0,75.
9 ,08 1 1
OCt = 369 ×( )× 30−20 × = 636,12 kgO2 ngày
7 ,54−2 1,024 0 ,75
Kiểm tra tỷ số F/M và tải trọng thể tích của bể :
441 , 86
S0
F/M = = 6 = 0,5 ngày-1
θ× X ( )× 3500
24
(Mục 9/148/[2])
Giá trị này nằm trong khoảng cho phép của thông số thiết kế bể (0,2-0,6 ) → Thỏa.
Tải trọng thể tích của bể Aerotank
S0× Q 441 , 86 ×590
L= × 10-3 = ×10-3 ≈ 1,84 kgBOD5 m3/ngày.
V 134 , 4
(Mục 9/148/[2])
+ Giá trị này trong khoảng thông số cho phép khi thiết kế bể (0,8 -1,9) → Thỏa.
Tính thể tích không khí theo yêu cầu: [2]
Giả sử hiệu quả vận chuyển oxy của thiết bị thổi khí là 9%, hệ số an toàn khi sử
dụng trong thiết kế thực tế là 2.
Lượng không khí yêu cầu theo lý thuyết ( giả sử không khí chứa 21% O2 theo trọng
lượng và trọng lượng riêng của không khí ở 200C là 0,0118 kN/m3 = 1,18 kg/m3) là:
MO 369
Mkk = 2
= = 1347,9 (m3/ ngày) (CT4.151/[2])
23 ,2 % × 1 ,18 1, 18 ×0,232
Lượng không khí yêu cầu với hiệu quả vận chuyển 9% sẽ bằng
1347 , 9
0 , 09
= 14976,6 (m3/ ngày) = 10,4 (m3/phút).

Lưu lượng không khí cần cung cấp của máy thổi khí:
M kk 1 1347 , 9 1
Qkk = SF × × = 1,5 × × = 15,6(m3/ phút) = 0,26(m3/ giây)
E 1440 0 , 09 1440
SF :hệ số an toàn chọn SF =1,5.
 Tính số đĩa cần phân phối trong bể:
Chọn thiết bị khuếch tán khí dạng đĩa xốp, đường kính D = 168 mm, cường độ thổi
khí 6÷24 m3 /h ta chọn 24 m3 /h =400 l/phút. [20]
Độ sâu ngập nước của đĩa phân phối khí lấy bằng chiều cao hữu ích của H = 3,5 m,
đặt sát đáy.
Diện tích bề mặt đĩa:
2 2
π ×D π × 0,168
F= = = 0,025 (m2).
3 3,5
Số đĩa phân phối trong bể:
Q kk 15 ,6 × 1000
N= = = 39 (đĩa).
400 400
→ Chọn số đĩa khuếch tán khí trong bể là 40 đĩa.
Với diện tích đáy bể 8m × 4,8m, ống phân phối chính từ máy thổi khí đặt dọc theo
chiều rộng bể, ống đặt trên giá đỡ cách đáy 0,5m.
Số ống nhánh: Chọn số ống nhánh dẫn khí là Nnhánh = 4.
Số đĩa trên một ống nhánh:
Số đĩa 40
mn = = = 10 (đĩa).
Số ống nhánh 4

Khoảng cách giữa các đĩa trên ống:


L 8
l = m +1 = = 0,7272 (m)
n 10+1
Lưu lượng khí qua ống nhánh
n
qkhí 0 ,26
q khí = = = 0,065 (m3/s).
N nhánh 4
 Tính toán đường ống dẫn nước thải ra và đường ống dẫn bùn &nước tuần
hoàn
+ Chọn vận tốc nước thải trong ống: v = 1,2 m/s, với v = 0,7 - 1,5 m/s.[6]
+ Lưu lượng nước thải: Q=590 m3 /ngày đêm = 0,0068 m3/s.
+ Lưu lượng bùn tuần hoàn: Qr = 460,2 m3/ngày =0,0053 m3/s.
Lưu lượng nước thải ra khỏi bể Aerotank
Qv = Q + Qr= 590+ 460,2 = 1050,2 m3/ngày = 43,76 m3/h = 0,012 m3/s.
Đường kính ống dẫn nước thải ra:

Dr =
√ 4 ×Q
π ×v
=
√ 4 × 0,012
π ×1 , 2
= 0,11 (mm)

→ Chọn ống dẫn nước thải ra làm bằng nhựa uPVC D120 có đường kính ngoài Dn=
120mm, chiều dài khớp nối L = 132 mm; Lb = 137 mm, chiều dài ống 4 – 6 m.[14]
Kiểm tra lại vận tốc thực
4 ×Q 4 ×0,012
v= 2 = 2 = 1,05 (m/s)
π ×D π × 0 ,12
→ Thỏa v = 0,7 - 1,5 m/s.
Lưu lượng bùn và nước tuần hoàn lên bể Anoxic
Qr = 200% × Qngày
tb = 200% × 590 = 1180 m3/ngày đêm
Chọn vận tốc bùn trong ống: v= 1,2 m/s , với v = 1 - 2m/s .[6]
Đường kính ống dẫn nước thải tuần hoàn

Dth =
√ 4 ×Q v
π ×v
=
√ 4 ×1180
86400× π × 1, 2
= 0,12 (m)

→ Chọn ống dẫn nước thải ra làm bằng nhựa uPVC D12 có đường kính ngoài Dn=
12mm, chiều dài khớp nối L = 132 mm; Lb = 137 mm, chiều dài ống 4 – 6 m.[14]
Kiểm tra lại vận tốc thực
4 ×Q 4 × 1180
v= 2 = 2 = 1,2 (m)
π ×D 86400 × π × 0 , 12
→ Thỏa v = 0,7 – 1,5 m/s.
 Tính toán đường ống chính và ống nhánh
Đường kính ống khí chính
Vận tốc khí trong ống dẫn khí được duy trì trong khoảng 10 − 15 m/s.
(Theo bảng 9.9/T419/[2])
Chọn v = 14 m/s.

dc=
√ 4 × qkhí
π × v ống
=
√ 4 × 0 ,26
π × 14
= 0,15 m = 150 mm

→ Chọn ống dẫn khí chính là ống thép mạ kẽm có đường kính danh nghĩa D=160mm,
độ dày thành ống 4,78 mm. [18] Kiểm tra vận tốc ống chính
4 × q khí 4 × 0 ,26
vc = 2 = 2 = 12,93 m/s.
d ×π
c 0 ,16 × π
→ Thỏa mãn v =10 -15 m/s.
Đường kính ống nhánh: Ống nhánh đặt vuông góc với ống chính và chạy dọc theo
chiều dài bể. Chọn ống nhánh dài 8 m, khoảng cách giữa các ống 0,96m, ống cách
tường 0,5m.
Đường kính ống khí nhánh

Dn=
√ 4 × q nkhí
π × v khí
=
√ 4 × 0,065
π ×12
= 0,083 (m) = 83 mm

→ Chọn ống dẫn khí nhánh làm bằng thép mạ kẽm có đường kính danh nghĩa D =
90mm, độ dày thành ống 4,78mm [18]
Kiểm tra vận tốc ống nhánh
n
4 × q khí 4 × 0,065
Vc = 2 = 2 = 10,22 m/s.
d ×π
n 0 , 09 × π

→ Thỏa mãn v =10 -15 m/s.


 Tính toán áp lực và công suất của hệ thống phân phối khí
Áp lực cần thiết cho hệ thống phân phối khí
Htt = hd + hc + hf + H = 0,4 + 0,5 + 3,5 = 4,4 m
Trong đó:
+ hd: tổn thất áp lực do ma sát dọc theo chiều dài trên đường ống dẫn, m.
+ hc: tổn thất áp lực cục bộ, hd + hc ≤ 0,4m →Chọn hd + hc = 0,4 m.
+ hf: tổn thất qua thiết bị phân phối, hf ≤ 0,5m →Chọn hf = 0,5 m.
+ H: chiều cao hữu ích của bể sinh học hiếu khí Aerotank , H = 3,5 m.
Áp lực không khí
10 ,33+ H tt 10 ,33+3 ,9
P= = = 1,38 (atm)
10 , 33 10 , 33
(Mục 9.4.3/421/[8])
Công suất máy thổi khí
0 ,29
34400×(P −1)× qkhí 34400×(1 , 380 , 29−1) ×0 , 26
Nk = = = 10,1 kW
102× η 102 ×0 ,85
Trong đó:
+ P: áp lực chân không, P = 1,38 atm.
+ qkhí: lưu lượng khí, qkhí= 0,26 m3/s.
+ η: hiệu suất máy thổi khí, η = 0,7-0,9. Chọn η = 0,9.
Công suất thực tế
Nt = 1,1 × 10,1 = 11,11 kW = 14,8 Hp
Trong đó: β: Hệ số dự trữ
+ N < 1 → β = 1,5-2,2.
+ N > 1 → β = 1,2-1,5.
+ N = 5-50 → β =1,1.
→ Chọn β = 1,1.
Chọn máy thổi kh LongTech LT-100
Công suất: 15 Hp
Đơn giá: 48.119.000 đồng
Bố trí hai máy thổi khí hoạt động luân phiên nhau, một công tác, một dự phòng.
 Tính bơm nước thải
Tổng hệ số ma sát cục bộ
∑ ❑cb=¿ 1+❑2+❑3+❑4 +❑5 +❑6=0 , 5+1+0 , 5+1 ,1+0 ,25+ 0 ,25=3 , 6 ¿
(Phụ lục 13 -Quá trình và thiết bị hóa học (tập 10))
❑1=0 , 5: hệ số trở lực khi vào ống hút;
❑2=1: hệ số trở lực khi ra ống hút;
❑3=0 , 5: hệ số trở lực van một chiều;
❑4=1, 1: hệ số trở lực khuyển cong 90o;
❑5=0 , 25: hệ số đột mở ở bồn áp lực;
❑6=0 , 25: hệ số độ thu ở bình áp lực;

Cột áp của bơm


H = ∑ ❑cb + H(bể) = 4 + 3,6 = 7,6
Công suất bơm
Q× H × g × ρ 590× 7 , 6 ×9 , 81 ×1053
N= = = 0,67 kW
1000× η 1000 ×0 , 8
Trong đó:
+ 𝜂: Hiệu suất máy nén khí, η = 0,7 − 0,9.Chọn η = 0,8.
+ Khối lượng riêng của bùn tươi là 1053 kg/m3.
+ Lưu lượng bơm: Q = 590 m3/ngày.
Công suất thực tế
Ntt = 1,3 × N = 1,3 × 0,67 = 0,87 kW= 1,16 Hp
Trong đó: β: Hệ số dự trữ
+ N < 1 → β = 1,5 - 2,2.
+ N > 1 → β = 1,2 - 1,5.
+ N= 5-50 → β =1,1.
→ Chọn β =1,3.
Chọn bơm nước thải: bơm chìm nước thải Tsurumi 80C21.5
Công suất: 1,5 kW.
 Cột áp max: 13 m.
 Xuất xứ: Nhật Bản.
 Lưu lượng max: 0,8 m3/min .
 Họng xả: 80 mm
 Đơn giá: 17.340.000 đồng
 Bố trí 2 bơm hoạt động luân phiên nhau, 1 công tác -1 dự phòng.
Bảng 4.11 Tóm tắt thông số tính toán của bể Aerotank
STT Các thông số tính toán Ký hiệu Đơn vị Giá trị
m3
h
1 Lưu lượng nước thải Q tb 24,58
2 Kích thước bể L× B× H m 8× 4,8× 4
3 Thể tích bể V m3 150
4 Thời gian lưu bùn θC ngày 10
5 Thời gian lưu nước t h 5,46
6 Ống dẫn nước ra bể Aerotank D mm 110
7 Ống dẫn khí chính D mm 160
8 Ống dẫn khí nhánh D mm 83
STT Các thông số tính toán Ký hiệu Đơn vị Giá trị
9 Số ống nhánh n ống 4
10 Số đĩa phân phối khí n cái 40
4.7 Bể Lắng 2
4.7.1 Nhiệm vụ
Loại bỏ các tạp chất lơ lửng còn lại trong nước thải sau khi đã qua các công trình
xử lý trước đó. Ở đây, các chất lơ lửng có tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng của nước sẽ lắng
xuống đáy, các chất có tỷ trọng nhẹ hơn sẽ nổi lên mặt nước và sẽ được thiết bị gạt cặn
tập trung đến hố ga đặt ở bên ngoài bể.
4.7.2 Tính toán
- Diện tích tiết diện ướt của ống trung tâm
Q 0,0121
f= V = = 0,4 m2
tt 0 , 03
Trong đó:
Q: Lưu lượng nước vào bể lắng (m3/s).
Q = QTB ,s + Qt = 590 + 460,2 = 1050,2 (m3/ng.đêm) = 0,0121(m3/s).
QTB ,s : lưu lượng tính toán trung bình, = 0,0121 m3/s
v tt: tốc độ chuyển động của nước trong ống trung tâm, lấy không lớn hơn 30mm/s

(0,03m/s) [7]. Chọn vtt = 0,03 m/s.


- Diện tích tiết diện ướt của bể lắng đứng trong mặt bằng
Q 0,0121
F0 = = = 17,3 (m2)
v 0,0007
Trong đó:
v : tốc độ chuyển động của nước thải trong bể lắng đứng,v = 0,5 – 0,8 mm/s [7].
Chọn v= 0,5 mm/s = 0,0007/s
 Chọn N = 1 bể lắng đứng.
Diện tích tổng cộng:
F0+ f 17 ,3+ 0 , 4
F= = = 17,7 (m2)
N 1
Đường kính bể lắng:

D=
√ 4×F
π
=
√ 4 ×17 ,7
π
= 4,748m
 Chọn đường kính D = 4,8m
Đường kính ống trung tâm:

d=
√ 4×f1
π
=
√ 4×0,4
π
= 0,7m

 Chọn ống trung tâm d = 0,7m


Chiều cao vùng lắng:
- hlắng =v . t=0,0007 ×1 , 5 ×3600=3 ,78 m

H1 = 3,78m thuộc (2,7 – 3,8m). (mục 7.56-c/48/[17])


Chiều cao phần hình nón của bể lắng đứng.
D−d 4 ,8−0 , 7
hn = h2 + h3 = ( ¿× tan α =( ¿ × tan 55 = 2,93m.
2 2
Trong đó:
h1: Chiều cao lớp trung hòa, m
h2: Chiều cao giả định của lớp cặn lắng trong bể, m
D: Đường kính trong bể lắng, D = 4,8m
dn: Đường kính đáy nhỏ của hình nón cụt, lấy dn = 0,7m
α: Góc nghiêng của đáy bể lắng so với phương ngang, lấy không nhỏ hơn 600, chọn
α = 550[7]
Đường kính miệng loe của ống trung tâm lấy bằng chiều cao của phần ống loe và
bằng 1,35 đường kính ống trung tâm:
d1 = 1,35 × 0,7 = 0,945m
Đường kính tấm hắt lấy bằng 1,3 lần đường kính miệng loe:
dh = 1,3 × 0,945= 1,23 m
Góc nghiêng giữa bề mặt tấm hắt với mặt phẳng ngang là 170. [7]
Khoảng cách giữa mép ngoài cùng của miệng loe đến mép ngoài cùng của bề mặt
tấm hắt:
4 ×Qmax
s 4 × 0,0121
L= = = 0,14m
v k × π ×( D+ d n) 0 , 02× π ×(4 , 8+0 , 7)

Trong đó:
vk : tốc độ nước chảy qua khe hở giữa miệng loe ống trung tâm và bể mặt tấm hắt,
vk O 20 mm/s v k ≤ 20 mm/ s, chọn vk = 0,02 m/s [7]
Chiều cao tổng cộng của bể lắng đứng, chọn hbv = 0,5 m
H = H1 + hn + hbv = 3,78 + 2,93 + 0,5 = 7,21(m).
Chiều cao ống trung tâm: lấy bằng chiều cao tính toán vùng lắng và bằng 3,78m
 Tính toán máng thu nước:
Dùng hệ thống máng vòng chảy chàn xung quanh thành bể để thu nước:
Đường kính mang thu nước:
Dm = 0,8 × D = 0,8 × 4,8 = 3,84 (m)
Bề rộng máng thu nước:
D−Dm 4 ,8−3 , 84
Bm = = = 0,48 (m)
2 2
 Chiều cao máng thu nước hm = 0,48
Diện tích mặt cắt ngang của máng:
Fm = Bm × hm = 0,48 × 0,2 = 0,96 (m)
Chiều dài máng thu nước:
Lm = π × Dm = π × 3,84 = 12,1m
Tải trọng thu nước trên 1m chiều dài máng:
Q 1050 ,2
a= L = = 86,79 (m3/m.ngày)
m 12 ,1
Đường kính ống thu nước:

√ √
Dthu = 4 ×Q = 4 × 0,0121 = 0,16 (m)
π ×v π×0,6
 Chọn D = 160mm
Trong đó:
Q: Lưu lượng nước thải vào bể lắng II: Q = 0,0121 m3/s
+ v: Vận tốc nước trong máng thu (theo cơ chế tự chảy v = 0,3 – 0,7 m/s). Chọn v =
0,6 m/s; (Nguồn [1]).
 Tính toán máng răng cưa:
Đường kính máng răng cưa bằng đường kính trong máng thu:
Drc = Dm = 3,84 (m)
Chiều dài máng răng cưa:
Lrc = π × Drc = π × 3,84 = 12,1 (m)
Chọn chiều dài máng răng cưa Lrc = 14,1 m
Chọn số răng cưa trên 1m chiều dài máng răng cưa là 10 khe
Bề rộng răng cưa: Brc = 150mm.
Chiều cao răng cưa: 50mm.
Chiều rộng giữa 2 răng khớp: 50mm.
Chiều cao tấm răng cưa: 250mm.
Chiều cao máng thu nước là 200mm, bề dày máng răng cưa là 5mm, máng được bắt
dính với thành bể lắng.
Tổng số khe: n = 10 × Lrc = 10 ×12,1 = 121 khe. Chọn n = 121 khe
Lưu lượng nước qua 1 khe:
ngđ
Qtb 1050 ,2
qk = = = 8,68 (m3/khe.ngđ)
n 121

Tải trọng thu nước trên một máng tràn:


ngđ
Q 1050 ,2
a = tb = = 86,79 (m3/.ngày)
Lrc 12 ,1

 Thể tích xây dựng bể:


Thể tích phần lắng
π π
V= × (D2 – d2) × H1 = × (4,82 – 0,72) × 3,78 = 66,94 m3
4 4
Thể tích phần nón:
π ×Hđ
Vnón = × ( R2 + r2 + R + r)
3
π × 2, 93
= × ( 2,42 + 0,352 + 2,4 +¿ 0,35) = 26,49 (m3)
3
Trong đó:
R: Đường kính bể lắng, R = D/2 = 4,8/2 = 2,4m.
r: Đường kính ống trung tâm bể lắng , r = d/2 = 0,7/2 = 0,35m.
hnón: Chiều cao phần nón chứa bùn, hnón = 3,78m.
Thể tích phần bảo vệ:
π π
V= × ( D2 − d2)× Hbv = × ( 4,82 − 0,72)× 0,5 = 11,8 (m3)
3 3
Thể tích xây dựng bể:
Vbể = Vlắng + Vnón + Vbv = 66,94 + 26,49 + 11,8 = 105,23 (m3)
 Tính toán đường ống dẫn nước thải, ống dẫn bùn:
Đường kính dẫn nước thải vào lấy bằng đường kính ống dẫn nước thải ra từ bể
Aerotank Dv = 110mm.
Đường kính ống dẫn nước thải ra:

dr =
√ 4 ×Q
π ×v
=
√ 4 × 0,0121
π ×1 , 5
= 0,10 (m)

→Chọn ống dẫn nước thải ra làm bằng nhựa uPVC có D =110 mm,
Trong đó:
+ v: Vận tốc nước trong máng thu (theo cơ chế tự chảy v = 0,7 − 1,5 m/s). Chọn v =
1,5 m/s.
Q: Lưu lượng nước thải : Q = 0,0121 m3/s
Tính đường ống dẫn bùn:
Chọn vận tốc bùn chảy trong ống v = 0,3-0,7 m s →Chọn v=0,7 m/s.
Lưu lượng bùn: Qb = Qt + Qw
Trong đó:
Qt: Lưu lượng bùn tuần hoàn hoạt tính về bể aerotank, Qt = 460,2 m3/ngđ.
Giả sử bùn hoạt tính lắng ở đáy bể lắng có hàm lượng chất rắn là 0,8% và khối
lượng riêng là 1,008kg/l. Vậy lưu lượng bùn dư cần xử lí là:
P xả 134 , 4
Qw = = = 16666 (l/ngđ) = 16,66 (m3/ngđ)
0,008 ×1.008 0,008 ×1.008
Với Pxả: Lượng cặn xả ra hàng ngày: Pxả = 134 , 4(kg/ngày)
Vậy lưu lượng bùn là:
Qb = 460,2 + 16,66 = 476,86 (m3/ngđ) = 19,86 (m3/h)
Đường kính ống dẫn bùn:

Db =
√ 4 ×Q
π ×v
=
√ 4 ×19 , 86
π ×1 , 5
= 0,068 (m)

Chọn ống bùn là ống PVC có D = 80mm.


Tính toán bơm bùn tuần hoàn:
Lưu lượng bơm: Qt = 460,2 (m3/ngđ) = 19,175 (m3/h)
Tổng hệ số ma sát cục bộ
∑ ❑cb=¿ 1+❑2+❑3+❑4 +❑5 +❑6=0 , 5+1+0 , 5+1 ,1+0 ,25+ 0 ,25=3 , 6 ¿
(Phụ lục 13 -Quá trình và thiết bị hóa học (tập 10))
❑1=0 , 5: hệ số trở lực khi vào ống hút;
❑2=1: hệ số trở lực khi ra ống hút;
❑3=0 , 5: hệ số trở lực van một chiều;
❑4=1, 1: hệ số trở lực khuyển cong 90o;
❑5=0 , 25: hệ số đột mở ở bồn áp lực;
❑6=0 , 25: hệ số độ thu ở bình áp lực;

Cột áp của bơm:


H = ∑ ❑cb + H(bể) = 7,75 + 3,6 = 11,35
Cột áp của bơm H = 11,35m
Qt × H × g × ρ 19,175× 11, 35× 9 , 81× 1020
N1 = = = 0,75 kW
1000 × η 1000 ×0 , 8 ×3600
Trong đó:
+ η: Hiệu suất của máy bơm, η = 0,7 − 0,9. Chọn η = 0,8.
+ ρ: Khối lượng riêng của bùn. ρ = 1020 kg/m3.
Chọn 2 bơm bùn Model HSF(M)250-1.75 265(T) 1 hoạt động 1 dự phòng
Công suất: 1Hp
Cột áp: 11m
Hãng sản xuất: NTP
Xuất xứ: Đài Loan
Đơn giá : 6.655.000
Tính toán bơm bùn dư về bể chứa bùn:
Lưu lượng bơm: Qt = 476,86 (m3/ngđ) = 19,86 (m3/h)
Qt × H × g × ρ 19 ,86 × 11, 35× 9 , 81× 1020
N2 = = = 0,78 kW
1000 × η 1000 ×0 , 8 ×3600
Chọn 2 bơm bùn Model HSF(M)250-1.75 265(T) 1 hoạt động 1 dự phòng
Công suất: 1Hp
Cột áp: 11m
Hãng sản xuất: NTP
Xuất xứ: Đài Loan
Đơn giá : 6.655.000

Bảng 4.12 Tóm tắt thông số tính toán của bể lắng đứng đợt 2
STT Các thông số tính toán Đơn vị Giá trị
1 Thời gian lắng (t) m2 2
2 Diện tích bể (F) m2 24,6
4 Chiều cao vùng lắng (Hu) m 3,78
5 Đường kính mỗi bể (D) m 4,8
6 Đường kính ống trung tâm (d) m 0,7
7 Chiều cao phần nón (hn) m 2,93
8 Chiều cao của bể (H) m 7,21
9 Thể tích xây dựng bể (V) m3 128,735
10 Đường kính ống dẫn nước thải vào (Dv) mm 110
11 Đường kính ống dẫn nước thải ra (Dr) mm 110
12 Đường kính ống dẫn bùn (Db) mm 80
13 Công suất bơm tuần hoàn bùn (N1) mm 0,75
14 Công suất bơm bùn dư (N2) mm 0,78
15 Tổng số khe của máng răng cưa (n) mm 102
4.8. Bể khử trùng
4.8.1 Nhiệm vụ:
Sau các giai đoạn xử lý cơ học, sinh học... song song với việc làm giảm nồng độ
các chất ô nhiễm đạt tiêu chuẩn theo quy định thì số lượng vi trùng cũng giảm đáng kể
đến 90 − 95%. Tuy nhiên, lượng vi trùng vẫn còn cao và theo nguyên tắc bảo vệ vệ
sinh nguồn nước là cần phải thực hiện giai đoạn khử trùng.
4.8.2 Tính toán
Lượng Clo cần dùng cho khử trùng: Lượng Clo hoạt tính trong nước dùng để khử
trùng = 2÷3 (mg/L) →Chọn lượng Clo là: a = 3 (mg/L). (Mục 7.193/T.79/[6])
- Lượng Clo cần thiết châm vào bể trong 1 giờ:
a ×Q 3 ×590
G= = = 0,073 (kg/h)
1000 24 ×1000
(T.172/[2])
Lượng Clo hoạt tính cần thiết trong 1 ngày: 0,073 (kg/h) × 24 = 1,75 (kg/h).
Trong canxihypolorit CaOCl2, hàm lượng clo hoạt tính chiếm 30-40% (chọn
30%). Hóa chất trên được bảo quản dưới dạng bột. Khi đưa vào sử dụng pha chế theo
quy trình : clo hóa chất vào thùng hòa trộn đạt nồng độ 2,5%.
- Dung tích hữu ích của thùng hòa tan:
ngày
a × Q tb ×100 ×100 3 × 590× 100 ×100
V= = = 0,18 m3.
1000× 1000 ×b × p × n 1000× 1000 ×2 ,5 × 20× 2

(T.316/[2])
Trong đó:
+ a: liều lượng clo hoạt tính, a=3 mg/L =3g/m3
+ b:nồng độ dung dịch CaOCl2 , b=2,5%
+ p: hàm lượng clo hoạt tính trong CaOCl2, p=20%
+ n:số lần hòa trộn dung dịch trong 1 ngày đêm, n=2-6, chọn n=2
- Thể tích tổng cộng của thùng hòa tan tính cả thể tích phần lắng:
Vtổng = 1,15 × V = 1,15 × 0,18 = 0,2 m3.
 Chọn 1 thùng hòa tan có dung tích 300l có bán sẵn trên thị trường.
Chọn bồn nhựa đứng Tân Á Đại Thành N300 (H=970 mm, D=650 mm). Đơn
giá: 850.000 đồng. [20]
- Thể tích thùng hòa trộn lấy bằng 40% thể tích thùng hòa tan:
Vtrộn = 0,4 × 0,2 = 0,08 m3.
Chiều cao hữu ích của thùng hòa trộn lấy bằng 0,25m và diện tích của thùng hòa
trộn trên mặt bằng: 0,08/0,25 = 0,32 m2. Thùng hòa trộn có dạng hình tròn trên mặt
bằng và đường kính là 0,14 m và được bố trí bên trên thùng hòa tan để có thể tháo hết
dung dịch trộn xuống thùng hòa tan.
Dung dịch clorua vôi hòa tan sẽ được bơm định lượng đưa tới máng trộn để trộn
đều với nước thải.
- Lượng dung dịch clorua vôi 2,5% cung cấp qua bơm định lượng:
G× 100× 100 0,073 ×100 ×100
q= = = 14,6 L/h = 0,243 L/phút.
b× p 2 , 5× 20
Bơm định lượng hóa chất được chọn có dãy thang điều chỉnh lưu lượng trong
khoảng 0,3-0,9 L/phút và số máy bơm được chọn là 2 (1 công tác- 1 dự phòng).
Chọn bơm định lượng hóa chất: chọn bơm định lượng kiểu màng cơ khí OBL
model OBL M 23PPSV [15].
Công suất: 250 W
Áp lực: 12 bar
Lưu lượng: 23 L/h
Điện áp: 380V.
Đơn giá: 11.413.000 đồng
Xuất xứ: Ý
 Kích thước bể khử trùng
- Thể tích bể:
590
V=Q×t= × 30 = 12,29 ≈ 12,30 m3.
24 ×60
Trong đó:
+ t =30 phút: Thời gian tiếp xúc giữa clo và nước thải.
→ Chọn chiều sâu lớp nước: H = 1,5 (m).
Chiều cao xây dựng của bể: Hxd = 2 (m)
- Diện tích mặt bằng bể
V 12, 3
F= = = 6,15 (m2)
H 2
→Kích thước bể: L × B × Hxd = 3,1 × 2 × 2 = 12,375 (m3)
- Chiều dài vách ngăn bằng 2/3 chiều rộng của bể
2 2
L= × B = × 2 = 1,33 (m)
3 3
Để đảm bảo cho sự tiếp xúc giữa hoá chất và nước thải là đồng đều, trong bể tiếp
xúc khử trùng, ta xây thêm 2 vách ngăn để tạo sự khuấy trộn trong ngăn.
- Khoảng cách giữa các vách ngăn:
Dvách ngăn = L/2 = 2,5/2 = 1,25m
 Tính toán ống dẫn nước thải
- Đường kính ống nước thải ra

dr =
√ 4 ×Q
π ×v
=
√ 4 × 0,0068
π ×1
= 0,09 (m)
→Chọn ống dẫn nước thải ra làm bằng nhựa uPVC D42 có đường kính ngoài D
=100mm, chiều dài khớp nối L = 100 mm ,Lb=128 mm, chiều dài ống 4m -6m.[14]
Trong đó:
+ v: Vận tốc nước trong máng thu (theo cơ chế tự chảy v = 0,7 − 1,5 m/s). Chọn v = 1
m/s.

- Vận tốc thực của nước thải:


4 ×Q 4 × 0,0068
v= 2 = 2 = 0,93 m/s.
π ×D π × 0,100
Thỏa v = 0,7 − 1,5 m/s
 Tính bơm nước thải
- Tổng hệ số ma sát cục bộ
∑ ❑cb=¿ 1+❑2+❑3+❑4 +❑5 +❑6=0 , 5+1+0 , 5+1 ,1+0 ,25+ 0 ,25=3 , 6 ¿
(Phụ lục 13 -Quá trình và thiết bị hóa học (tập 10))
❑1=0 , 5: hệ số trở lực khi vào ống hút;
❑2=1: hệ số trở lực khi ra ống hút;
❑3=0 , 5: hệ số trở lực van một chiều;
❑4=1, 1: hệ số trở lực khuyển cong 90o;
❑5=0 , 25: hệ số đột mở ở bồn áp lực;
❑6=0 , 25: hệ số độ thu ở bình áp lực;

- Cột áp của bơm


H = ∑ ❑cb + H(bể) = 3,6 + 2,5 = 6,1 m H2O.
- Công suất bơm
Q× H × g × ρ 0,0068 ×6 , 1× 9 , 81× 1000
N= = = 0,733 kW
1000× η 1000× 0 , 8

Trong đó:
+ 𝜂: Hiệu suất máy nén khí, η = 0,7 − 0,9.Chọn η = 0,8.
+ Khối lượng riêng của bùn nước là 1000 kg/m3.
+ Lưu lượng bơm: Q = 590 m3/ngày.
- Công suất thực tế
Ntt = 1,5 × N = 1,5 × 0,733 = 1,09 kW= 1,46 Hp
Trong đó: β: Hệ số dự trữ
+ N < 1 → β = 1,5 - 2,2.
+ N > 1 → β = 1,2 - 1,5.
+ N= 5-50 → β =1,1.
→ Chọn β =1,5.
Chọn bơm nước thải:] Máy bơm nước thải Tsurumi 80B21.5
 Công suất: 1,5 kW.
 Cột áp max: 16,5 m.
 Xuất xứ: Nhật Bản.
 Lưu lượng max: 1 m3 phút ⁄ .
 Họng xả: 80 mm
 Đơn giá: 16.500.000 đồng
 Bố trí 2 bơm hoạt động luân phiên nhau, 1 công tác -1 dự phòng.

Bảng 4.13 Tóm tắt thông số tính toán của bể khử trùng
STT Thông số Giá trị Đơn vị
1 Số bể 1 bể
3,3 m
Chiều dài bể L Chiều rộng bể B
1,5 m
2 Chiều cao xây dựng bể Hxd
2,5 m
Số vách ngăn 3 m
Chiều dài vách ngăn L 1 m
Khoảng cách giữa các vách ngăn Chiều dài 1,65 m
3 mỗi ngăn 0,9 m
4 Đường kính ống nước thải vào 110 mm
5 Đường kính ống nước thải ra 100 mm
6 Công suất bơm nước thải 1,5 kW
4.9 Bể nén bùn
4.9.1 Nhiệm vụ
Bùn từ bể lắng đợt II có độ ẩm cao 99,4 – 99,7%. Nhiệm vụ của bể nén bùn là
làm giảm độ ẩm của bùn hoạt tính dư bằng cách lắng (nén) cơ học để đạt được độ ẩm
thích hợp (94 – 96%) phục vụ cho việc xử lý bùn. Ngoài ra, bể nén bùn còn nén bùn
tươi từ bể lắng đợt I sang. Chọn phương pháp nén bùn trọng lực để tính toán thiết kế
cho bể nén bùn. Nén bùn bằng phương pháp trọng lực thường được thực hiện trong các
bể nén bùn có hình dạng gần giống như bể lắng đứng hoặc bể lắng ly tâm. Bùn hoạt
tính dư từ bể lắng đợt II và bùn tươi từ bể lắng đợt I được đưa vào ống phân phối bùn
ở trung tâm bể. Dưới tác dụng của trọng lực, bùn sẽ lắng và kết chặt lại. Sau khi nén,
bùn sẽ được tháo ra ở đáy bể. So với bể lắng ly tâm thì bể nén bùn kiểu ly tâm có công
suất dàn gạt bùn lớn hơn, độ dốc ở đáy bể lớn hơn. Trong quá trình vận hành, phải giữ
lại một lớp bùn ở đáy bể để giúp bùn kết chặt nhanh hơn.
4.9.2 Tính toán
- Lượng bùn đưa vào bể nén bùn:
Q = Qw = 5,14 m3 / ngày
- Diện tích bề mặt của bể nén bùn:
Q 5 , 14 ×1000
F1 = V = = 1,487 m2 ≈ 1,49 m2
1 24 ×3600 × 0 ,04
Với V1: Vận tốc dòng bùn trong bùn lắng, chọn V1 = 0,04 mm/s (theo điều 6.10 [9],
V1 không lớn hơn 0,1 mm/s).
- Diện tích ống trung tâm:
Q 5 , 14 ×1000
F2 = V = = 0,0021 m2
2 24 ×3600 ×28
Với V2: Vận tốc g bùn trong ống trung tâm, chọn V2= 28 mm/s.
- Diện tích tổng cộng của bể nén bùn:
F = F1 + F2 = 1,49 + 0,0021 = 1,4921 (m2)
- Đường kính bể nén bùn:

D=
√ √ 4 F1
π
=
4 ×1,4921
π
= 1,38m

- Đường kính ống trung tâm

d=
√ √ 4 F2
π
=
4 × 0,0021
π
= 0,05m

- Đường kính phần ống loe của ống trung tâm:


dloe = 1,35 × d = 1,35 × 0,0,05 = 0,0675 m
- Đường kính tấm chắn :
Dc = 1,35 × dloe = 1,31 × 0,0675 = 0,088 m
- Chiều cao phần lắng của bể nén bùn:
h1 = V1.t.3600 = 0,04.10-3 × 12 × 3600 = 1,728m ≈ 1,73m
Trong đó:
t: Thời gian lưu bùn: t = 10 – 12 giờ, chọn t = 12 giờ
V1: vận tốc chuyển động của bùn trong bể (từ dưới lên). V1 = 0,04mm/s.
Đáy bể được xây dựng dạng hình nón với đáy lớn bằng đường kính bể 1,38 để tiện thi
công ta chọn đáy bé 0,6m. Góc nghiêng của đáy do với phương ngang là 550.
- Chiều cao phần đáy bể:
1
hđ = tg550 × × (1,4921 - 0,6) = 0,566m ≈ 0,57m
2
Chọn chiều cao bảo vệ: hbv = 0,3m.
Chiều cao tổng của bể nén bùn: Htc = h1 + hđ + hbv = 1,73 + 0,57 + 0,3 = 2,6 (m)
Qbùn ×(100− p1 )
Lượng bùn thải từ bể nén bùn: Qbùn =
(100− p2 )

Trong đó:
Qbùn : Lưu lượng bùn trước khi nén
p1: độ ẩm của bùn trước khi nén, p1 = 99,2%
p2: độ ẩm của bùn sau khi nén, p2 = 97%
5 ,14 ×(100−99 , 2)
Qbùn = = 1,37 (m3/ngđ)
(100−97)
Khối lượng bông bùn hoạt tính từ bể nén bùn
Mbùn = V × S ×P × ρ = 1,37 × 1,005 × 0,015 ×1000 = 20,65 (kg/ngày)
Trong đó:
V: thể tích bùn dư trong ngày
S: tỉ trọng của bông bùn hoạt tính, S = 1,005 [4]
P: Nồng độ phần trăm của cặn khô, P = 1,5% [4]
ρ: khối lượng riêng của nước: ρ = 1000kg/m3
- Lượng nước dư từ bể nén bùn:
Qnước dư = 5,14 – 1,37 = 3,77 (m3/ngày đêm)
 Thể tích bể nén bùn:
- Thể tích phần lắng
π π
V= × (D2 – d2) × H1 = × (1,372 – 0,052) × 1,73 = 2,55 m3
4 4
- Thể tích phần nón bể:
π × H nón
Vnón = × ( R2 + r2 + R + r)
3
π × 0 ,57
= × (0, 6852 + 0,0252 + 0,685× 0,025) = 0,29 (m3)
3
Trong đó:
R: Đường kính bể lắng, R = D/2 = 1,37/2 = 0,685m.
r: Đường kính ống trung tâm bể lắng , r = d/2 = 0,05/2 = 0,025m.
hnón: Chiều cao phần nón chứa bùn, hnón = 0,57m.
- Thể tích phần bảo vệ:
π π
V= × ( D2 − d2)× Hbv = × ( 1,32 − 0,052)× 0,5 = 0,98 (m3)
3 3
Thể tích xây dựng bể:
Vbể = Vlắng + Vnón + Vbv = 2,55 + 0,29 + 0,98 = 3,82 (m3)
 Tính toán đường ống dẫn nước thải về bể nén bùn
- Đường kính ống dẫn bùn:
Lưu lượng bùn: Q = 1,37 m3/h.
Chọn vận tốc nước chảy qua ống v = 0,5 m/s ( v = 0,3 – 0,7 m/s)

D=
√ 4 ×Q
v ×π
=
√ 4 ×1 ,37
0 ,5 × π ×3600
= 0,03m = 30mm

Chọn ống dẫn nước thải làm bằng nhựa uPVC D40 có đường kính ngoài Dn
= 450 mm, chiều dài khớp nối L = 41 mm, chiều dài ống 4-6m.
- Kiểm tra lại vận tốc:
4 ×Q 4 ×1 ,37
v= 2 = 2 = 0,31m/s.
π ×D π × 3600× 0 , 04
Thỏa v = 0,3 – 0,7 m/s.

 Tính bơm bùn


Tổng hệ số ma sát cục bộ
∑ ❑cb=¿ 1+❑2+❑3+❑4 +❑5 +❑6=0 , 5+1+0 , 5+1 ,1+0 ,25+ 0 ,25=3 , 6 ¿
(Phụ lục 13 -Quá trình và thiết bị hóa học (tập 10))
❑1=0 , 5: hệ số trở lực khi vào ống hút;
❑2=1: hệ số trở lực khi ra ống hút;
❑3=0 , 5: hệ số trở lực van một chiều;
❑4=1, 1: hệ số trở lực khuyển cong 90o;
❑5=0 , 25: hệ số đột mở ở bồn áp lực;
❑6=0 , 25: hệ số độ thu ở bình áp lực;

- Cột áp của bơm


H = ∑ ❑cb + H(bể) = 3,6 + 2,6 = 6,2 m H2O.
- Công suất bơm
Q× H × g × ρ 1, 37 × 6 ,2 × 9 ,81 ×1053
N= = = 0,03 kW
1000× η 1000 × 0 ,8 × 3600
Trong đó:
+ 𝜂: Hiệu suất máy nén khí, η = 0,7 − 0,9.Chọn η = 0,8.
+  : Khối lượng riêng của bùn nước là 1053 kg/m3.
+ Lưu lượng bơm: Qb = 1,37m3/ngày.
- Công suất thực tế
Ntt = 2,2 × N = 2,2 × 0,03 = 0,07 kW
Trong đó: β: Hệ số dự trữ
+ N < 1 → β = 1,5 - 2,2.
+ N > 1 → β = 1,2 - 1,5.
+ N= 5-50 → β =1,1.
→ Chọn β =2,2.
Chọn bơm hút bùn: Máy bơm hút bùn ly tâm trục ngang Ebara CMA 0,5M làm bằng
thép không gỉ AISI 304 Xuất xứ: Italia
 Công suất: 0,37 kW
 Điện áp: 220V
 Cột áp max: 20- 10,5 m.
 Xuất xứ: Ý
 Lưu lượng max: 1,2 − 5,4 m3⁄phút.
 Họng xả: 34 mm
 Đơn giá: 3.379.000 đồng
Chọn 2 máy bơm hút bùn, 1 công tác -1 dự phòng.Công suất: 0,5 HP
Xuất xứ: Italia

Bảng 4.14 Tóm tắt thông số thiết kế bể nén bùn

Thông số Ký hiệu Giá trị Đơn vị


Đường kính D m 1,38
Đường kính ống trung tâm D m 0,5
Chiều cao phần lắng ht m 1,73
Chiều cao phần đáy bể: hđ m 0,64
Chiều cao tổng của bể nén bùn Htc m 2,67
Thời gian lưu bùn t h 12
4.10. Máy ép bùn
4.10.1 Nhiệm vụ:
Cặn sau khi qua bể nén bùn có nồng độ từ 3:8% cần đưa qua thiết bị làm khô cặn
để giảm độ ẩm xuống 70: 80% tức là tăng nồng độ cặn khô từ 20-30%, với mục đích:
Giảm khối lượng vận chuyển ra bãi thải. Cặn khô dễ đưa đi chôn lấp hay cải tạo
đất có hiệu quả cao hơn cặn ướt Giảm thể tích nước có thể ngấm vào nước ngầm ở bãi
chôn lấp ...
4.10.2 Tính toán:
Khối lượng bùn đưa đến máy ép mỗi ngày là 20,65 kg/ngày
Xem như máy lọc làm việc 8 giờ trên ngày, một tuần làm việc 6 ngày. Do đó, lượng
căn đưa vào máy trong 1 tuần là: G = 6 × 20,65= 123,9 kg/tuần
123 , 9
 Lượng cặn đưa vào máy trong một giờ : G = 6 × 8 – 2,58 kg/h

Chọn máy
Dựa vào Catalogue của thiết bị máy lọc ép băng tải ta chọn thiết bị FP500 có chiều
dài băng 0,5m và năng suất 40kg/rộng.giờ.
Bùn được bơm vào ngăn khuấy trộn cùng polyme rồi đi qua hệ thống băng tải ép
bùn loại nước. Bùn sau khi ép có dạng bánh sẽ được chở đi xử lý đúng theo quy định.
BỐ TRÍ ĐƯỜNG ỐNG CÔNG NGHỆ
Nguyên tắc bố trí đường ống công nghệ: Đường ống được bố trí sao cho dễ quản lý
và sửa chữa khi cần; Tiết kiệm đường ống Đường ống không nên bố trí cắt chéo nhau
gây khó khăn cho việc lắp đặt và quản lý: Khi bố trí ban đầu cần quan tâm tới việc có
thể lắp ráp thêm đường ống khi cần nâng cao lưu lượng xử lý sau này.
BỐ TRÍ MẶT BẰNG:
Nguyên tắc bố trí mặt bằng hệ thống xử lý: Tiết kiệm được tối đa diện tích cho khu
xử lý; Tiết kiệm đường ống; Phải đảm bảo diện tích khi cần mở rộng lúc lưu lượng
nước thải tăng: Phải thuận lợi cho việc quản lý và vận hành: nhà điều hành phải nằm ở
vị trí có thể theo dõi tổng quan ca trạm xử lý; máy ép bùn nên đặt gần với đường bỏ để
lấy bùn dễ dàng.
 TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ PHƯƠNG ÁN 2
4.11. Bể điều hòa khuấy trộn
4.11.1 Nhiệm vụ
Giúp điều hòa lưu lượng và nồng độ. Qua đó oxy hóa một phần chất hữu cơ, giảm
kích thước các công trình đơn vị phía sau và tăng hiệu quả xử lý nước thải của trạm.
Để đảm bảo điều hòa lưu lượng, nồng độ và tránh lắng cặn, bể được bố trí hệ
thống thổi khí làm việc liên tục.
4.11.2 Tính toán
Thời gian lưu nước tại bể điều hòa: t = 4 – 8h. chọn 4h.
V= Qhmax × t = 57,76 × 4 = 231 m3.
Chiều cao xây dựng: Hxd = H + Hbv = 4+0,5 = 4,5m.
Trong đó:
chiều cao bảo vệ: Hbv= 0,5m.
chiều cao hữu ích của bể điều hòa: H = 4m
Chọn bể có tiết diện ngang hình chữ nhật
- Tiết diện bể:
V 231
F= = = 57,75m2.
H 4
Chọn chiều dài bể: L = 8,25 m
Chọn chiều rộng bể: B = 7 m
Kích thước bể điều hòa: L×B×H= 8,25 × 7 × 4,5m3 = 259,8m3.
 Tính toán bơm:
Chọn máy bơm: Qsmax = 0,016 m3/s.
Tổng hệ số ma sát cục bộ
∑ ❑cb=¿ 1+❑2+❑3+❑4 +❑5 +❑6=0 , 5+1+0 , 5+1 ,1+0 ,25+ 0 ,25=3 , 6 ¿
(Phụ lục 13 -Quá trình và thiết bị hóa học (tập 10))
❑1=0 , 5: hệ số trở lực khi vào ống hút;

❑2=1: hệ số trở lực khi ra ống hút;

❑3=0 , 5: hệ số trở lực van một chiều;


❑4=1, 1: hệ số trở lực khuyển cong 90o;

❑5=0 , 25: hệ số đột mở ở bồn áp lực;

❑6=0 , 25: hệ số độ thu ở bình áp lực;

- Cột áp của bơm


H = ∑ ❑cb + H(bể) = 3,6 + 4,5 = 8,1 m
- Công suất bơm
s
Qmax × H × g × ρ 0,016 ×8 , 1 ×9 , 81 ×1000
N= = = 1,59 kW
1000 ×η 1000× 0 , 8

Trong đó:
+ η: Hiệu suất của máy bơm, η = 0,7 − 0,9. Chọn η = 0,8.
+ ρ: Khối lượng riêng của nước. ρ = 1000 kg/m3.
- Công suất thực của bơm:
Ntt= 1,2 × N= 1,2×1,59 = 1,9 kW = 2,55 Hp.
Trong đó: β: Hệ số dự trữ
+ N < 1→ β = 1,5 - 2,2.
+ N > 1→ β =1,2-1,5.
+ N = 5 - 50 → β =1,1.
 Chọn β =1,2
Chọn bơm nước thải: Máy bơm chìm nước thải Tsurumi 80PU22.2[15]
 Công suất: 2,2 kW.
 Cột áp max: 18m.
 Xuất xứ: Nhật Bản.
 Lưu lượng max: 0,82 m3⁄phút.
 Họng xả: 80 mm
 Đơn giá: 23.870.000 đồng
- Tính toán đường ống dẫn nước vào ra của bể
- Đường kính ống dẫn nước vào bể

D=
√ 4 ×Q
π ×v
=
√ 4 ×57 , 76
π × 1, 2 ×3600
= 0,13m = 130mm.
Trong đó:
h h
Qmax : năng suất của bơm Qmax = 57,76 m3/s

v: vận tốc nước chảy trong ống: v = 1,2 m/s


Chọn ống dẫn nước uPVC ∅ 130
- Kiểm tra lại vận tốc nước chảy trong ống:
4 ×Q 4 × 57 , 76
v= 2
= 2
=1 ,2m/s.
π × D π × 0 , 13 × 3600
Suy ra thõa mãn điều kiện v=1-2m/s.
- Đường kính ống dẫn nước ra bể:

D=
√ 4 ×Q
π ×v
=
√ 4 ×24 , 58
π × 1, 2 ×3600
= 0,085 m

Trong đó:
h h
Qmax : năng suất của bơm Qtb = 24,58 m3/s

v: vận tốc nước chảy trong ống: v = 1,2 m/s


Chọn ống dẫn nước uPVC ∅ 90mm
- Kiểm tra lại vận tốc nước chảy trong ống:
4 ×Q 4 × 24 , 58
v= 2
= 2
=1 , 07m/s.
π × D π × 0 , 09 × 3600
Suy ra thõa mãn điều kiện v=1-2m/s.
- Tính toán máy khuấy:
Năng lượng khuấy từ khoảng 4 -8 W/1m3 thể tích bể (Bảng 9.7/[2]). Chọn năng
lượng khuấy bằng 5W/m3 thể tích bể.
- Công suất khuấy:
N= W×5= 259,8×5= 1297,5W = 1,2975kW.
Chọn: Máy khuấy trộn chìm GM18B471T1-4V2KA0
 Điện áp sử dụng : 380V - 3 pha
 - Công suất động cơ : 1.4 KW
 - Số vòng quay : 1370 vòng/phút
 - Trục : SUS AISI 420
 - Cánh : Inox AISI 316
 - Xuất xứ hàng hóa: FAGGIOLATI - ITALIA (nhập khẩu 100%)
Đơn giá: 52.690.000
Bố trí 4 máy khuấy trộn chìm đặt ở 4 góc tường.
Bảng 4.15 Tóm tắt thông số tính toán của bể điều hòa khuấy trộn

STT Thông số Ký hiệu Đơn vị Giá trị

1 Thời gian lưu nước trong bể điều hòa t h 4

2 Chiều dài L m 8,25

Chiều rộng B m 7,0

Chiều cao hữu ích H m 4,5


Kích thước bể
Chiều cao xây dựng Hxd m 5,0

3 Đường kính ống dẫn nước thải vào D mm 130

4 Đường kính ống dẫn nước thải ra D mm 100

5 Thể tích xây dựng của bể điều hòa Wt m3 302,5

4.12 Bể UASB
4.12.1 Nhiệm vụ
Từ bể điều hòa nước thải được bơm về bể kị khí UASB. Nhờ vào sự phân hủy của
các vi sinh vật kị khí biến đổi chất hữu cơ thành các dạng khí sinh học. Chính các chất
hữu cơ tồn tại trong nước thải là các chất dinh dưỡng cho các vi sinh vật.
4.12.2 Tính toán
- Kích thước bể
Nồng độ COD vào bể UASB là 1023,43 mg/L, hiệu suất 70%
Nồng độ COD dòng ra: 1023,43 × 30% = 307,03 mg/L
- Lượng COD cần khử trong 1 ngày:
G = (1023,43 - 307,03) (mg/L) × 590 (m3/ngày) × 103 (l/m3) × 106(kg/mg) = 422,67 kg
COD/ngày
(CT/197/ [3])
Tải trọng khử COD, chọn L = 8 kgCOD/m3. ngày (Bảng 12-1/[3]) *
- Dung tích xử lý yếm khí cần:
G 422 , 67
V= = = 52,83 (m3)
L 8
Tốc độ nước đi lên trong bể: v = 0,6 - 0,9 m/h để đảm bảo bùn trong bể được duy trì ở
trạng thái lơ lửng, chọn v=0,6 m/h.
- Diện tích bề mặt bể:
3
Q 590 m /ngày
F= =+ = 40,97 (m3) ≈ 41(m3)
V 0 , 6 m/h× 24 h /ngày
(CT/197/ [3])
 Chọn bế có tiết diện hình vuông.
Vậy kích thước tiết diện bể: L= B = √ F = √ 41= 6,4 (m)
- Chiều cao phần xử lý yếm khí:
3
V 52, 83 m
H1 = = = 1,3 (m)
F 41
(CT/197/ [3])
Chọn chiều cao phần lắng H2 = 2,2m (H2 >1 m)
Chọn chiều cao bảo vệ H3 = 0,5m
- Chiều cao tổng thể của bể Hbể
Hbể= H1 + H2+H3 = 1,3 m + 2,2m + 0,5 m = 4m
 Vậy thể tích thực của bể là: 6,4 × 6,4 × 4 = 163,84 m3
- Thời gian lưu nước trong ngăn lắng (tlắng ≥ 1h)
V lắng 0 ,5 × a2 × H lắng 2
0 ,5 × 6 , 4 ×2 , 2
tlắng = = == = 1,83h > 1h (thỏa)
Q Q 24 ,58
2
a C( H bể −H 3 ) 6 , 4 2 ×(4−0 ,5)
tlắng = = = 5,83h (thỏa)
Q 24 ,58
 thỏa thời gian thu nước trong bể (HRT = 4 - 12h)
- Máng thu nước
Máng bêtông cốt thép dày 100 mm, có lắp thêm máng răng cưa thép tấm không
gỉ, được đặt dọc bể, giữa các tấm chắn khí. Máng có độ dốc 1% để nước chảy dễ dàng
về phần cuối máng. Tại đây có đặt ống thu nước để dẫn nước sang bể tiếp theo
Máng thu nước được thiết kế theo nguyên tắc máng thu của bể lắng. Vận tốc
nước chảy trong máng 0,6-0,7 m/s, chọn Vmáng = 0,7 m/s.
- Diện tích mặt cắt ướt của máng:
Q 0,0068
A= V = = 9,7 × 10-3 (m2)
máng 0,7

Chọn chiều ngang máng 150 mm, chiều cao máng 150 mm.
- Máng răng cưa
Máng răng cưa được thiết kế có 4 khe/m dài, khe tạo góc 90.
Như vậy mỗi bên thành máng, với chiều dài là 6,4m có 26 khe. Tổng số khe dọc
theo máng bê tông là 26 × 2 = 52 khe.
- Lưu lượng nước chảy qua mỗi khe:
3
24 , 58 m /h
Q
Qkhe = = s = 1,3 x10-4(m3/s.khe)
số khe 3600 ×52 khe
h
- Tải trong thu nước trên 1m dài máng:
3
24 , 58 m /h
q= s = 5,3 ×10-4(m3/s.m)
3600 ×6 , 4 m×2
h
- Thu khí
- Thu khí Lượng khí sinh ra: 0,5m3/kgCOD loại bỏ [3]
Qkhí = 0,5m3/kgCODloại bỏ × 422,67 kgCODloại bỏ/ngày = 211,3m3/ngày = 8,8 m3/h.
- Lượng khí CH4 sinh ra: 0,35m3CH4/kgCOD loại bỏ [3]
CH4 = 0,35m3CH4/kgCODloại bỏ × 422,67 kgCODloại bỏ/ngày = 147,9 m3/ngày.
Hệ thống thu khí gồm 2 ống đặt đối xứng 2 phía của bể. Vận tốc khí trong ống dẫn
không hạn chế, đường kính ống thu khí cần đảm bảo cho khí thoát ra được dễ dàng.
 Chọn ống uPVC có d = 60 để làm ống thu khí.
- Tấm chắn khí
Chiều dài = cạnh bể a = 6,4m
Chiều rộng b = (Hbv + 2h)/sinβ = (0,5 + 2 × 0,1)/sin30 = 1,4m
Trong đó:
h =0,1m: chiều cao máng thu nước (0,1- 0,2m)
β = 300: góc đặt tấm chắn khí (30-60°)
Số lượng 2 tấm, vật liệu thép không rỉ dày 2mm, đặt theo cạnh bể
- Tấm chắn dòng
Được thiết kế bằng 2 tấm thép không rỉ dày 2mm, đặt theo cạnh bể ghép với nhau
có mặt cắt tạo thành 1 tam giác.
Chiều dài = cạnh bể a = 6,4m
Chiều rộng b = 0,35b/sinβ = (0,35 × 0,1)/sin30 = 0,07
Trong đó:
b =0,1m chiều cao máng thu nước (0,1- 0,2m)
β = 30°: góc đặt tấm chắn khí (30-60°)
Số lượng 2 tấm, vật liệu thép không rỉ dày 2mm, đặt theo cạnh bể.
Khoảng cách tấm chắn khí và tấm chắn dòng so với đáy máng tràn là 0,1m
Khoảng cách giữa 2 tấm chắn dòng là 0,1m.
- Hệ thống phân phối nước trong bể
Với dạng bùn hạt, tải trọng > 4 kg COD/m3.ngày [4] thì số điểm phân phối
nướctrong bể cần khoảng 2 m2/ đầu phân phối.
- Số đầu phân phối cần:
F bể 41
n= 2
= =20 , 5 đầu .
2 m /đầu 2

 Chọn 22 đầu
Nước từ ống chính chia làm 2 ống nhánh (lưu lượng trên ống chính phân bố đều
trên ống nhánh). Mỗi nhánh ta bố trí 4 vị trí phân phối nước. vận tốc nước chảy trong
ống nhánh vnhánh = 1,2 – 2,5 m/s. Chọn vnhánh = 1,5 m/s
- Vận tốc nước trong ống chính:
Vchính = 1,5 ÷ 2,5 m/s. Chọn Vchính = 1,5 m/s.
- Đường kính ống chính:


Dống =
4 ×Qtbh
π ×v
=

4 × 24 , 58
3600 × π ×1 , 5
= 0,076 m

Vậy Chọn ống dẫn nước thải làm bằng nhựa PVC có D = 90mm.
Vận tốc nước chảy trong ống nhánh vnhánh = 1 – 3 m/s. Chọn vnhánh = 3 m/s.
- Lượng nước qua mỗi ống nhánh:
3
Q 24 , 58 m
q nhánh= = =8 , 19
3 3 h
Đường kính ống nhánh:


Dống =
4 × qnhánh
π ×v
=

4 × 8 , 19
3600 × π ×1 , 5
= 0,044 m

Vậy chọn ống nhánh làm bằng nhựa PVC có D = 50 mm.


 Lỗ phân phối nước:
Tại một đầu phân phối nước ta bố trí 2 lỗ theo 2 hướng của đường ống.
- Lưu lượng qua lỗ phân phối:
qnhánh 8 , 19 m
3
q pp= = =0 , 37
22 22 h
- Đường kính lỗ phân phối:

Dlỗ =
√ 4 ×Q pp
3 ,14 × V pp × 3600
=
√ 4 × 0 ,37
3 , 14 ×1 , 5 ×3600
=0 , 01 m=10 mm

Chọn vận tốc qua lỗ phân phối nước v = 1,5 m/s.


Các ống phân phối đặt cách đáy 200 mm.

 Tính toán lượng bùn sinh ra


- Lượng bùn nuôi cấy ban đầu vào bể (TS = 5%).
C ss ×V 25 × 52, 83
M b= = =26,415tấn
TS 0 , 05 ×1000
Trong đó:
 Mb: Lượng bùn nuôi cấy ban đầu cho bể.
 Css: hàm lượng bùn trong bể, Css = 25 kg/m3.
 V: thể tích phần xử lý kỵ khí, V = 52,83 m3
 TS: hàm lượng chất rắn trong bùn nuôi cấy ban đầu, TS = 5%.
- Lượng sinh khối sinh thành:
Y × [ ( S 0−S ) × Q ] 0 , 05× [ ( 1023 , 43−307 ,03 ) × 590 ] kgVS
PX= = =6 , 5
1+k d × θc [ 1+ ( 0,015 ×90 ) ] ×1000 ngày

Trong đó:
 Y: hệ số sản lượng tế bào, Y= 0,05 – 1 gVSS/gCOD [1], chọn Y = 0,05.
 θc : thời gian lưu bùn 35 – 100 ngày, chọn θc =90 ngày .
 Q: lưu lượng trung bình ngày, Q = 590 m3/ngđ.
 So, S: lượng COD đầu vào và đầu ra của bể, mg/l.
 Kd: hệ số phân hủy nội bào, Kd = 0,015 ngày-1.
- Thể tích bùn sinh ra mỗi ngày:
Px 6,5 m
3
Qw= = =0 , 35
0 ,75 kgVSS kgSS 0 ,75 × 25 ngày
× C ss 3
kgSS m

Trong đó:
 Px: Lượng sinh khối sinh thành, Px = 4,9 kgVS/ngày.
 MLVSS: MLSS = 0,75 kgVSS/kgSS.
 Css: hàm lượng bùn trong bể, Css = 25 kg/m3.
Trong đó: 1m3 bùn tương đương 260 kgVSS. (Theo Lâm Minh Triết, 2007. Tính
toán các công trình xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp. NXB Đại Học Quốc
Gia, Tp. Hồ Chí Minh).
Lượng bùn sinh ra trong một tháng: Vbùn =0 ,35 ×30=10 , 5 m3 /tháng .
Chiều cao bùn trong một tháng:
V bùn 10 ,5
h bùn = = = 0,26(m)
F 41
Thời gian xả bùn 1 – 3 tháng/lần. Chọn thời gian xả bùn 2 tháng xả một lần.
Thể tích bùn sinh ra trong 2 tháng:
V = Vbùn × 2 = 10,5 × 2 = 21 m3
 Đường kính ống thu bùn:
- Chọn thời gian xả bùn là 120 phút.
- Lượng cặn đi vào ống thu bùn trong 60 phút:
3
21 m −3 3
Q xả bùn = = 2,9× 10 m /s
120×60

- Đường kính ống thu bùn nhánh:


d bùn nhánh=
4 × Qxả bùn
π
=

4 ×2,9× 10−3
2 ×0 ,5 × π
=0 , 06 m

 Chọn d bùn =¿ 60 mm, làm bằng ống nhựa PVC.


Chọn vận tốc bùn qua lỗ là 0,5 m/s.
Chọn đường kính lỗ dlỗ = 20 mm
- Diện tích lỗ là:
2
π × dlỗ π × 0 , 022 −4 2
f lỗ = = =3 , 14 × 10 m
4 4
- Tổng diện tích lỗ trên 1 ống xả cặn:
−3
2,9×10 −3 2
F lỗ = =2,9 × 10 m
2× 0 , 5
- Số lỗ trên một ống:
F lỗ 2,9 ×10−3
n= = =9 ,2 lỗ .
f lỗ 3 , 14 × 10−4

 Chọn n = 10 lỗ. 2 ống sẽ có 20lỗ.


- Đường kính ống thu bùn trung tâm:
Chọn vận tốc bùn là 0,3 m/s.
Đường kính ống:

Dbùn =
√ 4 ×2,9 × 10−3
π × 0 ,3
=0 ,11m

Chọn Dbùn = 110 mm, làm bằng ống PVC.


 Tính toán lượng khí sinh ra:
Thể tích khí sinh ra mỗi ngày:
V CH =350 , 84 ×[( S0 −S)×Q−1 , 42 P X ]
4

[
V CH =350 , 84 × ( 1023 , 43−307 ,03 ) × 590×
4
1 kg
1000 g ]
−1 , 42 ×6 , 5 =145053
l
ngày
=145 m3 /ngày

Trong đó:
 V CH :thể tích khí metan sinh ra ở dktc (t = 00C, p = 1atm).
4

 Q: lưu lượng nước thải vào bể, m3 /ngày .


 Px : sinh khối tế bào sinh ra mỗi ngày, kgVS /ngày .
 350,84: hệ số chuyển đổi lý thuyết lượng khí metan sản sinh từ 1 kg BODL
chuyển hoàn toàn thành khí metan và CO2, lít CH4/kgBODL.
 Đường kính ống thu khí:
Vận tốc khí trong ống từ 10 – 15 m/s, chọn vận tốc khí trong ống là 15 m/s. (theo
Lâm Vĩnh Sơn (2008), “Bài giảng kỹ thuật xử lý nước thải”, Đại học kỹ thuật công
nghệ khoa Môi trường và Công nghệ sinh học, thành phố Hồ Chí Minh.)
 Lắp 1 ống dẫn khí vậy đường ống dẫn khí là:
d khí =
√ 4 ×V khí
π × 24 ×3600 × v khí√=
4 ×145
π ×24 ×3600 ×15
=0,012 m=12 mm

 Chọn đường ống dẫn khí có đường kính dkhí =14 mm, làm bằng ống nhôm
 Tính toán máy bơm bùn
 Công suất máy bơm ( Nb)
Qxb × H × ρ 0,0026 × 4 , 5× 1000
Nb = = = 0,15KW
102 ×η 102 ×0.8

Trong đó: Hiệu suất bơmη = 0.8


Qxb:Lượng cặn đi vào ống thu bùn (m3/s), Q = 0,0029 (m3/s)
H: Cột áp bơm: H = 4.5m
Suy ra: Công suất bơm Nb = 0,15. = 0.15.2 = 0.3 KW = 0,4 HP
(Trong đó  hệ số an toàn ,  = 1 – 1,25 chọn  = 2)
 Chọn 2 bơm bùn thải model HSF 250-1.37 26 1 công tác 1 dự phòng
Công suất 1/5 HP
Lưu lượng: 210 l/phút
Cột áp : 10m
Điện áp: 220V
Đơn giá: 2.292.000
Chọn 2 bơm bùn thải
Bảng 4.16 Tóm tắt các thông số thiết kế bể UASB

STT Thông số Kí hiệu Đơn vị Giá trị

1 Thời gian lưu nước T h 5,83

Chiều dài L m 6,4

Chiều rộng B m 6,4


Kích thước của
2 Chiều cao ngăn
bể H m 2,2
lắng

Chiều cao xây dựng Hxd m 4,0

3 Đường kính ống dẫn nước chính Dc mm 90


STT Thông số Kí hiệu Đơn vị Giá trị

4 Đường kính ống dẫn nước nhánh Dn mm 50

5 Đường kính ống dẫn bùn chính Dbùn mm 110

6 Đường kính ống dẫn bùn nhánh Dbùn nhánh mm 60

7 Đường kính ống dẫn khí Dkhí mm 14

8 Thời gian lưu bùn θ ngày 120

4.13. Bể MBBR
4.13.1Nhiệm vụ:
Ngoài nhiệm vụ xử lý các hợp chất hữu cơ trong nước thải, thì bể sinh học hiếu
khí dính bám lơ lửng còn xảy ra quá trình Nitrate hóa và Denitrate, giúp loại bỏ các
hợp chất nito, photpho trong nước thải, do đó không cần sử dụng bể Anoxic. Vi sinh
vật bám trên bề mặt vật liệu lọc gồm 3 loại: lớp ngoài cùng là vi sinh vật hiếu khí, tiếp
là lớp vi sinh vật thiếu khí, lớp trong cùng là vi sinh vật kị khí. Trong nước thải sinh
hoạt, nito chủ yếu tồn tại ở dạng amoniac, hợp chất nito hữu cơ. Vi sinh vật hiếu khí sẽ
chuyển hóa hợp chất nito về dạng Nitrit, Nitrat. Tiếp tục vi sinh vật thiếu khí và kị khí
sẽ sử dụng các hợp chất hữu cơ trong nước thải làm chất oxy hóa để khử nitrate, nitrite
về dạng khí N2 bay lên. Mặt khác quá trình nito một phần còn được thực hiện tại bể
lắng sinh học. Vì vậy hiệu quả xử lý hợp chất nito, photpho trong nước thải sinh hoạt
của công trình này rất tốt.
Ngoài ra, để tăng cường khả năng xử lý nito của bể sinh học thiếu khí người ta
thêm vào bể giá thể MBBR.Thể tích của vật liệu MBBR so với thể tích bể được điều
chỉnh theo tỷ lệ phù hợp, thường là <50% thể tích bể.
4.13.2 Tính toán
Lưu lượng nước thải: Q = 590 m3/ngày.
Hàm lượng SS đầu vào: 142,5 mg/L.
Hàm lượng BOD5 đầu vào Se = 220,93 mg/L.
Nhiệt độ duy trì trong bể 25 – 300C.
BOD đầu ra = 33,14 mg/L.
Cặn lơ lửng đầu ra SSra = 142,5 mg/L gồm 65% là cặn có thể phân hủy sinh học.
Hệ số sản lượng tế bào: Y = 0,6 kgTSS/ kgBOD.
Hệ số sản lượng quan sát : Yobs = 0,25 gVSS/gBOD.
Hàm lượng vi sinh của màng vi sinh vật VS = 70%.
 Chọn vật liệu màng MBBR sử dụng là polyethylene HDPE - PE05
dạng K3 [23]
Kích thước : đường kính × chiều cao 25mm × 10mm.
Màu sắc: trắng trong.
Khối lượng đóng gói: 95 kg/m3.
Diện tích xúc: ≥ 500 m2/m3. Tải trọng bề mặt vật liệu 200 – 500 m2/m3
với độ xốp của chất mang là 95%.
Tải trọng hữu cơ Lv =1,2 kg BOD5/m3ngày (1 – 1,4kg BOD5/m3ngày).
Tỉ trọng lắng thủy lực: 0,5-0,8 m/h.
Thể tích vật liệu mang: 50% thể tích bể MBBR (Vvlm =25%-50% thể tích bể)
Đơn giá: 7.000.000đ/kg.
Theo [4] và Bảng 9-15- Chương 9/955/Activated Sludge with Fixed Film Packing).

Xác định nồng độ BOD5 hòa tan trong nước thải đầu ra
- Phương trình cân bằng vật chất
BOD5 đầu ra = BOD5 hòa tan đi ra từ bể MBBR + BOD5 chứa trọng lượng cặn lơ lửng
đầu ra
Trong đó
+ BOD5 hòa tan trong bể MBBR là S, mg/l.
Lượng cặn có thể phân hủy sinh học có trong cặn lơ lửng ở đầu ra
0,65 × 33,14 = 25,54 (mg/l)
Lượng oxy cần cung cấp để oxy hóa hết lượng cặn có thể phân hủy sinh
học là
25,54 ×1,42(mgO2 tiêu thụ/mg tế bào bị oxy hóa) = 36,27 (mg/L)
Lượng oxy cần cung cấp này chính là giá trị BOD20 của phản ứng.
Quá trình tính toán dựa theo phương trình phản ứng
C5H7O2N + 5O2  5CO2 + 2H2O + NH3 + Năng lượng
113 mg/l 160 mg/l
1 mg/l 1,42 mg/l
Chuyển đổi từ giá trị BOD20 sang BOD5
BOD5 = BOD20 × 0,68 = 36,27 × 0,68 = 24,66 mg/l
Vậy
36,27 (mg/l) = S + 24,66 (mg/l)
 S = BOD5(S) = 11,61 mg/l
 Kích thước bể MBBR
- Thể tích nước trong bể MBBR
( S0 −S )×Q (220 , 93−11, 61)×590
V= = = 102,9m3
Lv 1 ,2 ×1000

- Thể tích bể MMBR


VMBBR = Vhd + Vvlm
 Chọn Vvlm = 50% VMBBR  Vvlm =Vhd = 102,9 m3

 Với Vvlm= 102,9 m3. Đơn giá: 102,9 ×7.000.000 = 720.300.000 đồng

 VMBBR = Vhd + Vvlm = 102,9 + 102,9 = 205,8 m3


V hd 120 , 9
t= = = 0,2 ngày = 4,8 giờ
Q 590

+ Chọn chiều cao của bể là h = 3,5 m.


+ Chọn chiều cao bảo vệ hbv = 0,5 m.
+ Chiều cao xây dựng của bể là H = 3,5 +0,5 = 4 m.
- Diện tích của bể là
V 205 , 8
A= = = 51,45 (m2) ≈ 52 m2
H 4

 Chọn kích thước xây dựng bể MBBR: L×B×H = 7,2×7,2×4 =


207,4 m3.


Tính lượng bùn thải bỏ hằng ngày
- Lượng bùn sinh ra mỗi ngày theo VSS
ngày
Y obs ×Q tb ×(S0 −S ) 0 ,25 × 590×(220 ,93−11, 61)
PX(VSS) = = = 30,87 kg/ngày.
1000 1000

- Tổng lượng bùn sinh ra theo SS


30 ,87
MSS = = 38,59 kgSS/ngày
0,8
Giả sử nồng độ bùn ra khỏi bể lắng sau bể MBBR là Cbùn =1,5% khối lượng riêng
của bùn là 1,025 kg/l. Vậy lưu lượng cần xử lí:
M ss 38 , 59
Qbùn = = = 2,5(m3/ngày)
0,015 ×1,025 0,015 ×1,025
- Hiệu quả xử lý của bể MBBR
S 0−S 220 , 93−33 , 14
E= × 100% = = 85%
Se 220 ,93

 Tính toán hệ thống phân phối nước cho bể MBBR


Lưu lượng: Qstb = 0,0068m3/s
Vận tốc nước trọng ống dẫn: vống = 0,6 – 1 m/s.
Chọn : vống = 0,8 m/s.
- Đường kính ống dẫn nước thải ra vào bể MMBR

D=
√ 4 ×Q
π ×v
=
√ 4 × 0,068
π×0,8
= 0,105 (m) = 105(mm)

→ Chọn ống dẫn nước thải ra làm bằng nhựa uPVC D110 có đường kính ngoài Dn=
110mm, chiều dài khớp nối L = 128 mm; Lb = 128 mm, chiều dài ống 4 – 6 m.[14]
- Kiểm tra lại vận tốc thực
4 ×Q 4 ×0,068
v= 2 = 2 = 0,72 (m/s)
π ×D π × 0 ,11
→ Thỏa v = 0,5 - 1,0 m/s.
 Xác định lượng không khí cấp và số lượng cần thiết:
 Lượng BOD20 cần xử lý mỗi ngày:
Qngđ
tb × ( S 0−S ) 590 × ( 220 , 93−11, 61 )
G= ×10−3 = × 10−3−1 , 42 ×30 , 87=137 , 78 kg O2 /ngày
0 , 68 0 , 68

Trong đó: 0,68 – Hệ số chuyển đổi BOD5 sang BOD20, BOD5 = 0,68BOD20;
- Lượng oxy cần thiết cần cung cấp cho bể:
C s 20 1 1
0Ct = 0Co × × T −20 ×
×C sh−C l 1024 α

9 , 08 1 1
0Ct =137 , 78 × × 30−20
× = 218kgO2/ngày.
1×(7 , 65−2) 1024 0.8

Trong đó:
- Cs20: Nồng độ bão hòa oxy trong nước sạch ở nhiệt độ 200c, Cs20 = 9,08mg/l.
- Csh: Nồng độ bão hòa oxy trong nước ở nhiệt độ 300c, Csh = 7,65mg/l.
- : Hệ số hiệu chỉnh lực căng bề mặt theo hàm lượng muối đối với nước thải
thường lấy bằng 1.
- : Hệ số lượng oxy ngấm vào nước thải do ảnh hưởng hàm lượng cặn, chất
hoạt động bề mặt loại thiết bị làm thoáng, hình dạng và kích thướcc ó giá trị
bằng 0,6 – 0,96 lấy bằng 0,8.
- CL: Lượng oxy hòa tan duy trì trong bể, khi xử lí nước thải lấy CL = 1,5 – 2
mg/l, chon CL = 2mg/l.
- Lưu lượng khí cần thiết để cung cấp vào bể:
OC t
( ) ( )
3 3
218 m m
Qkk = ×f= 3 −3
×2=15571 , 43 =648 , 8
OU 0 , 28 g O2 /m ×10 ngày h

Trong đó:
+ f là hệ số an toàn, chọn f = 2.
+ OCt: lượng oxy cần thiết để sử dụng cho bể, OCt = 218 kgO2/ngày.
+ OU: công suất hòa tan oxy vào nước thải của thiết bị phân phối.
+ OU = Ou × h = 7 × 4 = 28 gO2/m3 không khí.
+ Ta có: Ou = 7 gO2/m3 (Bảng 7.1/112[6]).
+ h: chiều sâu ngập nước của thiết bị phân phối. Chọn độ sâu của thiết bị phân
phối sát với đáy và chiều sâu của giã đỡ không đáng kể.
 Lượng oxy cần thiết để khử nitơ
−¿¿ −¿¿
NH4 + 1,731O2 + 1,96HCO 3 –> 0,038C5H7O2N + 0,962 NO 3 + 1,077H2O +
1,796H2CO3
18mg 55,392mg
43,87mg 135 mg
- Lượng oxy cần thiết để khử nitơ là
OCN = 590 m3/ngày × 135 mg/l × 10-3 kg/g = 79,65 kgO2/ngày
- Lượng oxy cần thiết cung cấp vào bể để khử nitơ là
OC N 79 , 65
Qkk2 = ×f = 3 −3
× 2 = 5689 m3/ngày = 237m3/h
OU 0 ,28 g O 2 /m × 10

- Vậy lượng oxy cần thiết cung cấp vào bể MBBR


Qkk = Qkk1 + Qkk2 = 648,8 + 237 = 885,8m3/h = 14,76m3/phút = 14760lít/phút =0,24m3/s
- Kiểm tra lưu lượng không khí cấp vào cho bể là
3
885 , 8 m O 2 /h ×24
q= 3
590 m /ngày
= 36,03 m3O2/ m3 nước thải > 10 03 m3O2/ m3 nước thải (thỏa)
 Chọn thiết bị phân phối khí dạng đĩa SSI ASD 350 [19] với lưu lượng r = 0 – 20
m /h = 0 – 333,33 lít/phút –> chọn r = 18 m3/h = 300 lít/phút.
3

- Số đĩa khuếch tán khí


Qkk 14760
n= = = 49,2 (đĩa)
r 300

 Chọn 56 đĩa thổi khí SSI ASD 350. Xuất sứ: USA
 Tính toán đường ống khí chính và nhánh, số đĩa phân phối trên ống chính
và nhánh.
Với lưu lượng qkk = 14,76 m3/phút = 0,246 m3/s
Vận tốc khí đi trong ống dẫn khí được duy trì trong khoảng 10 – 20 m/s.
Chọn vkhí = 15 m/s.
- Đường kính ống dẫn khí chính:

Dc =
√ 4 ×Q kk
π × v khí
=

4 × 0,246
π ×15
=0 , 14 ( m )

Chọn ống dẫn khí chính là ống thép mạ kẽm có D = 150mm.


- Kiểm tra lại vận tốc:
4 × Qkk 4 ×0,246
v khí = 2
= 2
=13 , 9 m/s
π× D c π × 0 ,15

 Vkhí nằm trong khoảng cho phép (10 – 15 m/s)



Tính toán đường ống khí nhánh
Ống nhánh đặt vuông góc với ống chính và cho chạy dọc theo chiều dài bể. Chọn
ống nhánh dài 7,5m. Khoảng cách giữa các ống nhánh 1,5m. Ống cách tường 0,5m
- Số ống nhánh
Chọn số ống nhánh dẫn khí Nnhánh = 4
- Số đĩa trên mỗi ống nhánh
số đĩa 56
m n= = =14 đĩa
số ống nhánh 4

- Khoảng cách giữa các đĩa trên ống


B 7 ,2
L=
mn +1 14+1 = 0,48 (m)
=

- Lưu lượng khí qua ống nhánh


n Qkk 0,246 3
q kk = = =0,0615 m /s
N nh 4

- Đường kính ống dẫn khí nhánh:

D n=

4 ×q nkk
π × v khí
=
4 × 0,0615
π ×0 , 25 √
=0,074 ( m )

 Chọn ống dẫn khí nhánh là ống thép mạ kẽm có D = 80mm


- Kiểm tra lại vận tốc:
n
4 ×q kk 4 ×0,0615
v khí = 2
= 2
=12 , 95(m/s)
π ×D n π ×0 , 08

Vkhí nằm trong khoảng cho phép (10 – 15 m/s)



Tính toán máy thổi khí
Áp lực cần thiết cho hệ thống phân phối khí
Htt = hd + hc + hf + H = 0,4 + 0,5 + 3,5 = 4,4 (m)
Trong đó:
hd: tổn thất áp lực do ma sát dọc theo chiều dài trên đường ống dẫn, m.
hc: tổn thất áp lực cục bộ hd + hc ≤ 0,4m –> chọn hd + hc = 0,4m.
hf: tổn thất qua thiết bị phân phối, hf ≤ 0,4m –> chọn hf = 0,4m.
H: Chiều cao hữu ích của bể, H = 3,5m.
- Áp lực không khí
10 ,33+ H tt 10 ,33+ 4 , 4
P= = = 1,424 (atm)
10 , 33 10 , 33
(Mục 9.4.3/421/[7])
- Công suất máy thổi khí
0 ,29
34400×(P −1)× qkhí 34400×(1 , 43 0 ,29−1)× 0,246
Nk = = = 11,33 kW
102× η 102× 0 , 8
Trong đó:
P: áp lực chân không, P = 1,43atm
: Hiệu suất máy thổi khí:  = 0,8
Qkk: Lưu lượng không khí cần cung cấp, Qkk = 0,246 (m3/s).
- Công suất thực của máy thổi khí:
N× = 11,33 × 1,1 = 12,46 (kW) = 16,7 HP
Trong đó: β: Hệ số dự trữ
+ N < 1→ β = 1,5 - 2,2.
+ N > 1→ β =1,2-1,5.
+ N = 5 - 50 → β =1,1.
Chọn β =1,1.
Chọn máy thổi khí: máy thổi khí con sò Dargang
 Công suất: 18,5 kW.  Cột áp: 1-6m.  Nguồn điện: 380V/3pha/50Hz.
 Đường kính đầu nối (DN): 100mm.
 Xuất xứ: Taiwan.  Đơn giá: 69.153.000 đồng.
 Bố trí hai máy thổi khí hoạt động luân phiên nhau, một công tác, một dự phòng.
Bảng 4.17 Tóm tắt các thông số thiết kế bể MMBR
STT Thông số Đơn vị Giá trị
1 Thời gian lưu nước h 4,8
Chiều dài m 7,2
Chiều rộng m 7,2
2 Kích thước của bể Chiều cao hữu ích m 3,5
Chiều cao xây
m 4,0
dựng
3 Số đĩa phân phối đĩa 56
4 Đường kính ống dẫn khí chính mm 150
5 Đường kính ống dẫn khí nhánh mm 80
6 Đường kính ống dẫn nước thải mm 110
STT Thông số Đơn vị Giá trị
7 Thể tích xây dựng của bể m3 207,4
8 Số ống nhánh ống 4
9 Số đĩa trên mỗi ống nhánh ống 14
CHƯƠNG 5: KHAI TOÁN KINH PHÍ
5.1. Chi phí xây dựng
5.1.1. Chi phí xây dựng cơ bản phương án 1.
Bảng 5.1 Chi phí xây dựng cơ bản phương án 1.
Đơn giá
Thể tích Số Thành tiền
STT Tên công trình (triệu
(m3) lượng (đồng)
đồng/m3)
1 Bể thu gom 6,86 1 3,5 24.010.000
2 Bể tuyển nổi 31,13 1 3,5 108.955.000
Bể điều hòa sục 3,5
3 46,8 1 163.800.000
khí
4 Bể Anoxic 29,52 1 3,5 103.320.000
5 Bể Aerotank 28,16 1 3,5 98.560.000
6 Bể lắng đứng 16,45 1 3,5 57.575.000
7 Bể Khử trùng 5,32 1 3,5 18.620.000
8 Bể nén bùn 3,82 1 3,5 13.370.000
Nhà điều hành
9 18,4 1 3,5 64.400.000
(5× 4 × 4)
Nhà chứa hóa
10 chất –thiết bị (4 × 10,8 1 3,5 37.800.000
4 × 4)
Phòng bảo vệ
11 5,2 1 3,5 18.200.000
(3 × 2 × 2)
Tổng cộng 708.655.000

 Cách tính thể tích xây dựng của các bể và nhà điều hành, phòng chứa hóa
chất:
V = [(2 × L × H) + (2 × B × H) + (L × B)] × d
Bể thu gom
V = [(2 × 2,7 × 2,5) + (2 × 2,7× 2,5) + (2,7 × 2,7)] × 0,2 = 6,86 m3
Bể tuyển nổi
V = [(2 × 3,2 × 3) + (2 × 2,7× 3) + (3,2 × 2,7)] × 0,2 = 37,13 m3
Bể điều hòa sục khí:
V = [(2 × 8,25 × 4,5) + (2 × 7 × 4,5) + (8,25 × 7)] × 0,2 = 46,8 m3
Bể Anoxic:
V = [(2 × 6 × 4,5) + (2 × 6 × 4,5) + (6 × 6)] × 0,2 = 29,52 m3
Bể Aerotank:
V = [(2 × 8 × 4) + (2 × 4,8 × 4) + (8 × 4,8)] × 0,2 = 28,16 m3
Bể lắng:
V = V1 + V2
V1 : Thể tích xây dựng phần lắng hình trụ
V1 = π × r2 × Htrụ − π × R2 × Htrụ = π × Htrụ × (r2 − R2)
Trong đó:
- d: chiều dày tường, d = 20cm = 0,2m
- R: bán kính phần lắng hình trụ.
- r = R + d = R +0,2m
- d : chiều dày tường xây dựng, d = 20cm = 0,2m
V2 : Thể tích xây dựng phần nón
π 2 π 2 π 2 2
V 2= × r × H nón− × R × H nón = × H nón (r −R )
3 3 3
Trong đó:
- R: bán kính phần nón = bán kính phần lắng hình trụ
- r = R +d = R + 0,2m
- d : chiều dày tường xây dựng, d =20cm = 0,2m
Ta có các kích thước bể lắng:
D =4,8m => R =2,4m
Hnón = 2,93m, Hbể =7,21m =>Htrụ= Hbể - Hnón = 7,21 -2,93=4,28m
r = R +d = R + 0,2m =2,4+0,2 = 2,6m
Phần lắng hình trụ:
V1 = π × Htrụ × (r2 − R2) = π × 4,28 × (2,62 − 2,42) = 13,35 (m3)
- Phần nón:
π π
V 2= × H nón ( r −R ) = ×2 , 93 × ( 2 , 6 −2 , 4 )=3 , 1 m
2 2 2 2 3
3 3
Bể khử trùng:
V = [(2 × 3,1 × 2) + (2 × 2 × 2) + (3,1 × 2)] × 0,2 = 5,32 m3

Bể nén bùn:
- Thể tích phần lắng
π π
V= × (D2 – d2) × H1 = × (1,372 – 0,052) × 1,73 = 2,55 m3
4 4
- Thể tích phần nón bể:
π × H nón
Vnón = × ( R2 + r2 + R + r)
3
π × 0 ,57
= × (0, 6852 + 0,0252 + 0,685× 0,025) = 0,29 (m3)
3
Trong đó:
R: Đường kính bể lắng, R = D/2 = 1,37/2 = 0,685m.
r: Đường kính ống trung tâm bể lắng , r = d/2 = 0,05/2 = 0,025m.
hnón: Chiều cao phần nón chứa bùn, hnón = 0,57m.
- Thể tích phần bảo vệ:
π π
V= × ( D2 − d2)× Hbv = × ( 1,32 − 0,052)× 0,5 = 0,98 (m3)
3 3

- Thể tích xây dựng bể:


Vbể = Vlắng + Vnón + Vbv = 2,55 + 0,29 + 0,98 = 3,82 (m3)
Nhà điều hành:
V = [(2 × 5 × 4) + (2 × 4 × 4) + (5 × 4)] × 0,2 = 18,4 m3
Phòng chứa hóa chất:
V = [(2 ×4 × 3) + (2 × 3 × 3) + (4 × 3)] × 0,2 = 10,8 m3
Nhà bảo vệ:
V = [(2 ×3 × 2) + (2 × 2 × 2) + (3 × 2)] × 0,2 = 5,2 m3

5.1.2. Chi phí xây dựng cơ bản phương án 2.


Bảng 5.2 Chi phí xây dựng cơ bản phương án 2.
Đơn giá
Thể tích Số Thành tiền
STT Tên công trình (triệu
(m3) lượng (đồng)
đồng/m3)
1 Bể thu gom 6,86 1 3,5 24.010.000
2 Bể tuyển nổi 31,13 1 3,5 108.955.000
Bể điều hòa sục 3,5
3 46,8 1 163.800.000
khí
Đơn giá
Thể tích Số Thành tiền
STT Tên công trình (triệu
(m3) lượng (đồng)
đồng/m3)
4 Bể UASB 28,67 1 3,5 100.345.000
5 Bể MMBR 33,41 1 3,5 116.935.000
6 Bể lắng đứng 16,45 1 3,5 57.575.000
7 Bể Khử trùng 5,32 1 3,5 18.620.000
8 Bể nén bùn 3,82 1 3,5 13.370.000
Nhà điều hành
9 18,4 1 3,5 64.400.000
(5× 4 × 4)
Nhà chứa hóa
10 chất –thiết bị (4 × 10,8 1 3,5 37.800.000
4 × 4)
Phòng bảo vệ
11 5,2 1 3,5 18.200.000
(3 × 2 × 2)
Tổng cộng 724.010.000
Bể điều hòa khuấy trộn:
V = [(2 × 8,25 × 4,5) + (2 × 7 × 4,5) + (8,25 × 7)] × 0,2 = 46,8 m3
Bể UASB:
V = [(2 × 6,4 × 4) + (2 × 6,4 × 4) + (6,4 × 6,4)] × 0,2 = 28,67 m3
Bể MBBR:
V = [(2 × 7,2 × 4) + (2 × 7,2 × 4) + (7,2 × 7,2)] × 0,2 = 33,41 m3

5.2. Chi phí thiết bị


5.2.1. Chi phí thiết bị phương án 1
Bảng 5.3 Chi phí thiết bị phương án 1
STT Thiết bị Số lượng Xuất sứ Đơn giá Thành tiền
1 Lưới chắn rác thô 1 VN 5.000.000 5.000.000
Bể thu gom
2 2 Nhật 22.520.000 45.040.000
Bơm nước thải
Bể tuyển nổi
Bồn áp lực 1 17.000.000 17.000.000
Máy nén khí Jucai 2 Trung Quốc 6.500.000 13.000.000
3
AV808S – 1 Hp
Thiết bị gạt váng nổi 1 30.000.000 30.000.000
Máy bơm CPM180 2 Trung Quốc 2.490.000 4.980.000
4 Bể điều hòa sục khí
Máy thổi khí 2 Taiwan 25.440.000 50.880.000
STT Thiết bị Số lượng Xuất sứ Đơn giá Thành tiền
Đĩa phân phối khí 40 Nhật 90.000 3.600.000
Bơm nước thải 2 Nhật 23.870.000 47.740.000
Bể Anoxic
5
Máy khuấy chìm 4 Nhật 32.430.000 129.720.000
Bể Aerotank
Máy thổi khí 2 Đài Loan 48.119.000 96.238.000
6
Bơm nước tuần hoàn 2 Nhật 17.340.000 34.680.000
Đĩa phân phối khí 40 Nhật 90.000 3.600.000
Bể lắng 2
Bơm hút bùn
7 4 Đài Loan 6.655.000 26.620.000
Ống trung tâm +
1 3.500.000 3.500.000
Máng răng cưa
Bể khử trùng
Bơm định lượng 2 Ý 11.413.000 22.826.000
8
Thùng chứa hóa chất 1 VN 850.000 850.000
Bơm nước thải 2 Nhật 16.500.000 33.000.000
Bể nén bùn
9
Bơm bùn thải 2 Ý 3.379.000 6.758.000
Máy ép bùn băng
10 1 200.000.000 200.000.000
tải
11 Tủ điều khiển 1 150.000.000 150.000.000
Van + Đường ống +
12 50.000.000 50.000.000
các chi phí khác
Tổng cộng 975.032.000
5.2.2. Chi phí thiết bị phương án 2
Bảng 5.4 Chi phí thiết bị phương án 2
STT Thiết bị Số lượng Xuất sứ Đơn giá Thành tiền
1 Lưới chắn rác thô 1 VN 5.000.000 5.000.000
Bể thu gom
2
Bơm nước thải 2 Nhật 22.520.000 45.040.000
Bể tuyển nổi
Bồn áp lực 1 17.000.000 17.000.000
Máy nén khí Jucai 2 Trung Quốc 6.500.000 13.000.000
3
AV808S – 1 Hp
Thiết bị gạt váng nổi 1 30.000.000 30.000.000
Máy bơm CPM180 2 Trung Quốc 2.490.000 4.980.000
Bể điều hòa khuấy
trộn
4
Máy khuấy trìm 4 Ý 52.690.000 210.760.000
Bơm nước thải 2 Nhật 23.870.000 47.740.000
5 Bể UASB
Bơm bùn thải 2 Đài loan 2.292.000 4.584.000
Chụp thu khí 4 15.000.000 60.000.000
STT Thiết bị Số lượng Xuất sứ Đơn giá Thành tiền
Máng răng cưa 4 5.000.000 20.000.000
Bể MMBR
Máy thổi khí 2 Taiwan 69.153.000 138.306.000
6
Giá thể nuôi sinh vật 102,9 7.000.000 720.300.000
Đĩa phân phối khí 56 USA 442.000 24.752.000
Bể lắng 2
Bơm hút bùn
7 4 Đài Loan 6.655.000 26.620.000
Ống trung tâm +
1 3.500.000 3.500.000
Máng răng cưa
Bể khử trùng
2 Ý 11.413.000 22.826.000
Bơm định lượng
8 1 VN 850.000 850.000
Thùng chứa hóa chất
Bơm nước thải
2 Nhật 16.500.000 33.000.000
Bể nén bùn
9
Bơm bùn thải 2 Ý 3.379.000 6.758.000
200.000.00
10 Máy ép bùn băng tải 1 200.000.000
0
150.000.00
11 Tủ điều khiển 1 150.000.000
0
Van + Đường ống +
12 50.000.000 50.000.000
các chi phí khác
Tổng cộng 1.835.016.000
Chi phí đầu tư xây dựng PA1:
Txd = chi phí xây dựng + chi phí thiết bị = 708.655.000 + 975.032.000=
1.683.687.000 (VNĐ)
Chi phí đầu tư xây dựng PA2:
Txd = chi phí xây dựng + chi phí thiết bị = 724.010.000 + 1.835.016.000 =
2.559.026.000 (VNĐ)
5.3. Chi phí vận hành
5.3.1. Chi phí điện năng

Giá điện: 1.800đ/kWh (Nguồn: https://www.evn.com.vn –Tập đoàn điện lực


Việt Nam)
Bảng 5.5 Chi phí điện năng phương án 1
Định Thời Điện Giá điện
mức gian hoạt năng tiêu thụ
STT Loại bể Thiết bị SL
điện động tiêu thụ theo ngày
(kW) (h/ngày) (kW/ng (1800/kW)
4 = 2 × 5=4×1.80
1 2 3
3 00
Bể thu
1 Bơm nước 2 1,5 24 36 64.800
gom
Bể Máy
tu nén 2 0,75 10 7,5 13.500
yể khí
2 n
nổ Bơm nước 2 1.5 24 36 64.800
i
ĐH Máy thổi
4 1,4 24 33,6 60.040
Sụ khí
3 c
kh Bơm nước 2 2,2 24 52,8 95.040
í
máy
Bể khuấ 1 32.4
4 4 0,75 24
Anoxic y 8 00
trộn
2
Bể máy
6 483.
Ae thổi 2 11,2 24
8, 840
rot khí
5 8
an
Bơm
k
2 1,5 24 36 64.800
nước
bơm
bùn 1 32.4
2 0,75 24
Lắ tuần 8 00
ng hoàn
6
2 bơm
1 32.4
bùn 2 0,75 24
8 00

Bể Bơm
kh định 10.8
2 0,25 24 6
ử lượn 00
7 tr g
ùn Bơm
2 1,5 24 36 64.800
g nước
Định Thời Điện Giá điện
mức gian hoạt năng tiêu thụ
STT Loại bể Thiết bị SL
điện động tiêu thụ theo ngày
(kW) (h/ngày) (kW/ng (1800/kW)
bơm
bùn 0,
Bể bể 2 0,37 1 3 666
né nén 7
n bùn
8 bù bơm
n bùn 0,
bể 2 0,37 1 3 666
nén 7
bùn

9 Máy ép bùn băng tải 1 3,2 8 25,6 46.080

Tổng cộng 1.066.532

Chi phí điện cho 1 năm vận hành : Tđ = 1.066.532× 365 = 389.284.180 VNĐ
Bảng 5.6 Chi phí điện năng phương án 2
Thời
Định Giá điện
gian Điện năng
mức tiêu thụ
STT Loại bể Thiết bị SL hoạt tiêu thụ
điện theo ngày
động (KW/ng)
(kW) (1800/kW)
(h/ng)
(4)=(2)×(3) (5)=(4)×1
1 2 3
.800
Bể thu
Bơm nước
1 gom 2 1,5 24 36 64.800
Bể Máy
tuy nén 2 0,75 10 7,5 13.000
2 ển khí
nổi Bơm nước 2 1.5 24 36 64.800
ĐH máy khuấy
4 2,2 24 52,8 95.040
Kh trộn
uấ
3 y
Bơm nước 2 2,2 24 52,8 95.040
trộ
n
4 Bể UASB Bơm bùn 2 0,3 1 0,3 540
5 Bể Máy thổi 2 18,5 24 444 799.222
MMBR khí
bơm
bùn 2 32.4
2 0,75 18
tuần 4 00
6 Lắng 2
hoàn
bơm 2 32.4
18
bùn dư 2 0,75 4 00
Bơm
2 10.8
định 2 0,25 6
Bể khử 4 00
7 lượng
trùng
Bơm 2 36 64.800
nước 2 1,5 4
bơm
bùn bể
2 0,37 1 0,37 666
nén
Bể nén bùn
8
bùn bơm
bùn bể
2 0,37 1 0,37 666
nén
bùn
9 Máy ép bùn băng tải 1 3,2 8 25,6 46.080
Tổng cộng 1.255.454

Chi phí điện cho 1 năm vận hành : Tđ = 1.255.454 × 365 = 458.240.710 VNĐ
5.3.2. Chi phí hóa chất:
Bảng 5.7 Chi phí hoá chất phương án 1
Liều lượng
Hóa chất Đơn giá Thành tiền
STT Mục đích sử dụng
sử dụng (VNĐ) (VNĐ)
(kg/ngày)

Ổn định
1 Polymer 6,48 50.000 324.000
bùn

Khử
2 Clorine 2,4 25.000 60.000
trùng

Tổng cộng 384.000


Chi phí hóa chất cho 1 năm vận hành: Thc = 384.000 × 365 = 140.160.000 VNĐ
Bảng 5.8 Chi phí hoá chất phương án 2
Liều lượng
Hóa chất Đơn giá Thành tiền
STT Mục đích sử dụng
sử dụng (VNĐ) (VNĐ)
(kg/ngày)
Ổn định
1 Polymer 6,48 50.000 324.000
bùn
Javel
2 Khử trùng 24,12 3.500 84.420
10%
Tổng cộng 408.420

Chi phí hóa chất cho 1 năm vận hành :Thc = 408.420 × 365 = 149.073.300VNĐ

5.3.3. Chi phí nhân công


Bảng 5.9 Chi phí nhân công
Số Lương tháng
STT Vai trò Thành tiền
lượng (VNĐ)
1 Kỹ sư 1 8.000.000 8.000.000
Nhân viên phân
2 1 6.500.000 6.500.000
tích mẫu
3 Công nhân 3 5.000.000 15.000.000
Tổng cộng 29.500.000

Chi phí nhân công cho 1 năm vận hành: Tnc = 29.500.000 × 12 = 354.000.000VNĐ
5.3.4. Chi phí khấu hao
Chi phí xây dựng cơ bản được khấu hao trong 20 năm, mỗi năm được tính như sau:
Chi phí đầu tư xây dựng
T khấu hao =
20
1.683 .687 .000
T khấu hao PA 1= =84.184 .350 VNĐ
20
2.559 .026 .000
T khấu hao PA 2= =127.951 .300 VNĐ
20
5.3.5. Chi phí bảo trì, bảo dưỡng
Chi phí bảo trì, bảo dưỡng lấy bằng 2% − 5% chi phí khấu hao:
Chi phí bảo trì, bảo dưỡng cho một năm:
T btbd PA 1=3 % × 84.184 . 350=2.525 .530 VNĐ
T btbd PA 2=3 % × 127.951.300=3.838 .539VNĐ

Vậy, tổng chi phí vận hành một năm:


TPA1= Tđiện+ Thc+ Tnhân công + Tbtbd = 385.534.680 + 140.160.000 + 354.000.000 +
2.456 .455 = 885.900.635 VNĐ
TPA1= Tđiện+ Thc+ Tnhân công + Tbtbd = 458.240.710 + 149.073.300 + 354.000.000 +
3.769 .500 = 963.770.465 VNĐ
Chi phí xử lý 1m3 nước thải:
T khấu hao +T vận hành
T xl =
Q ×365
84.184 . 350+882.151 .135
T xl PA 1= =4.487 VNĐ
590 ×365
127.951 .300+952.324 .010
T xl = =5.016 VNĐ
590 ×365
5.4. So sánh chi phí hai phương án
Bảng 5.10. So sánh chi phí phương án 1&2
A. PHƯƠNG ÁN 1 B. PHƯƠNG ÁN 2
Giá Giá
tiền tiền
STT
Loại chi phí (VNĐ (VN
) Đ)
Chi Chi phí
phí xây
708.655.000 724.010.000
đầu dựng
1.683.687.000 2.559.026.000

Chi phí
1 xây 1.835.016.00
thiết bị 975.032.000
dựng 0
Chi phí
điện
389.284.180 458.240.710
năng
Chi phí
Chi hóa 149.073.30
140.160.000
phí chất 0
963.770.465
vận Chi phí
hành nhân
354.000.000 354.000.000
công
2 885.900.635
Chi phí
2.456.455 3.769.500
BTBD
Chi phí khấu
84.184.350 127.951.300
3 hao
Chi phí xử lý
4.487 5.016
4 1m3 nước thải
5.5. So sánh hai phương án và chọn phương án tối ưu
Bảng 5.11. Bảng so sánh cả hai phương án
Phương án 1 Phương án 2
Ưu điểm: Ưu điểm:
- Xử lí tốt BOD, N, dầu mỡ… - Xử lí tốt BOD, N …
- Dễ dàng nâng công suất đến - Tiết kiệm được diện tích xây
20% mà không cần gia tăng thể dựng.
tích bể. - Không cần tuần hoàn bùn.
- Khả năng chịu tải lớn.
Công nghệ Nhược điểm: Nhược điểm:
- Chiếm nhiều diện tích xây dựng. - Cần cung cấp đầy đủ chất dinh
- Quá trình thi công lắp đặt hệ dưỡng tránh hiện tượng màng dễ
thống tốn nhiều thời gian. bị bong tróc.
- Lượng bùn sinh ra nhiều và phải - Giá thể dễ vỡ sau một thời gian
thu gom xử lí định kì. sử dụng.

Đạt QCVN14:2008/BTNMT Đạt QCVN14:2008/BTNMT


Hiệu quả
cột B. cột B.
- Dễ vận hành.
- Người vận hành không cần trình
- Vận hành phức tạp.
độ chuyên môn cao.
Vận hành - Đòi hỏi người vận hành có
- Khi xảy ra sự cố ở 1 bể, việc
trình độ chuyên môn.
khắc phục sẽ không ảnh hưởng
trực tiếp đến nước đầu ra.
Chi phí đầu
Chi phí đầu tư xây dựng thấp. Chi phí đầu tư xây dựng cao.
tư xây dựng
Chi phí xử lí
1m3 nước Chi phí xử lí 1 m3 nước thải thấp. Chi phí xử lí 1 m3 nước thải cao.
thải
Dựa vào bảng so sánh trên, xét về mặt công nghệ, vận hành và chi phí thì phương án 1
chiếm ưu thế phương án 2.
 Ta lựa chọn phương án 1 để thiết kế xây dựng hệ thống xử lý.
CHƯƠNG 6
KĨ THUẬT VẬN HÀNH, BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG
6.1 Giai đoạn đưa hệ thống vào hoạt động

Sau khi công trình đã xây dựng xong, bước tiếp theo là đưa công trình vào hoạt
động chạy chế độ.
Trong suốt giai đoạn khởi động hệ thống xử lý nước thải, phải kiểm tra và điều
chỉnh chế độ làm việc của từng công trình sao cho hiệu quả cao nhất. đa số các hệ
thống xử lý nước thải khi đưa vào chạy chế độ người ta dùng nước sạch để đảm bảo
các yêu cầu vệ sinh khi cần sửa chữa. Mỗi công trình đơn vị có một khoảng thời gian
dài ngắn khác nhau trước khi bước vào hoạt động ổn định. Đối với công trình xử lý
sinh học, khoảng thời gian để hệ thống bước vào hoạt động ổn định tương đối dài (1 –
2 tháng). Khoảng thời gian đó để cho vi sinh vật thích nghi và phát triển. Trong thời
gian đó phải thường xuyên lấy mẫu phân tích, xem xét hiệu quả làm việc của toàn hệ
thống.
 Chế độ giám sát, theo dõi

Giám sát liên tục: các thông số của hệ thống như hàm lượng oxy hòa tan thông qua
thế ôxy hóa – khử (ORP), pH, lưu lượng xử lý sẽ được giám sát thông qua các thiết bị
đo liên tục tự ghi
Giám sát gián đoạn: các thông số như BOD, COD, SS, mật độ vi sinh sẽ được theo
dõi hàng ngày bằng các phương pháp lấy mẫu và phân tích tại phòng thí nghiệm của
trạm xử lý.
Vận hành hệ thống hàng ngày cần đảm bảo các yếu tố:
- Đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan trong nước thải ở bể aerotank.
- Kiểm tra tính ổn định của các thiết bị.
- Lấy mẫu phân tích định kỳ, . . .
- Kiểm tra chế độ làm việc của các công trình.
- Lượng nước thải chảy vào hầm tiếp nhận và các công trình xử lý.
- Lưu lượng không khí cấp vào bể aerotank và bể điều hòa.
- Hiệu suất làm việc của các công trình.
- Năng lượng điện tiêu thụ.
6.2 Kiểm soát thông số vận hành

Để hệ thống sớm đi vào hoạt động thì nước thải xử lý của hệ thống phải đạt tiêu
chuẩn qui định ban đầu. Để đạt được điều đó cần thực hiện tốt các vấn đề sau, nhằm
kiểm soát và duy trì sự ổn định của hệ thống khi vận hành.
Giám sát chặt chẽ chất lượng nước thải đầu vào của hệ thống xử lý, đồng nghĩa với
việc giám sát đầu ra của các nguồn thải về hệ thống xử lý.
- Nhiệt độ của nước thải đầu vào, khoảng nhiệt độ giới hạn tối ưu cho quá trình
phân hủy từ 20o – 40oC. Khi nhiệt độ vượt qua ngưỡng giới hạn này vi sinh vật
sẽ chết dần và tăng lên theo nhiệt độ. Khi nhiệt độ thấp hơn thì làm cho quá
trình oxi hóa sinh hóa chậm lại.
- Duy trì khả năng tuần hoàn bùn hoạt tính
- Duy trì ổn định hàm lượng ôxy trong bể điều hòa và bể aerotank (thường xuyên
kiểm tra hệ thống cấp khí).
- Ngoài ra nước thải qua từng giai đoạn xử lý được lấy mẫu và phân tích các chỉ
số cần thiết để đánh giá hiệu quả xử lý, cụ thể:
Bảng 6.1 Các chỉ số cần phân tích.

Thông số phân Chai đựng Điều kiện bảo quản Thời gian bảo
tích quản
pH Polyethylen Không 6 giờ
SS Polyethylen Lạnh, 4oC 4 giờ
DO Thuỷ tinh Đo tại chỗ -
BOD Polyethylen Lạnh, 4oC 4 giờ
COD Polyethylen Lạnh, 4oC 24giờ
6.3 Sự cố và biện pháp khắc phục

Hệ thống xử lý nước thải tập trung trong thời gian hoạt động có thể sẽ xảy ra các
sự cố ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình xử lý nước thải như: mất điện thời gian dài
làm cho tính ổn định của vi sinh vật trong bể aerotank bị thay đổi, không còn ổn định;
lưu lượng và mức độ ô nhiễm của nước thải tập trung về hệ thống xử lý nước thải vượt
quá công suất thiết kế; hư hỏng các thiết bị, máy móc làm ngừng trệ hoạt động của hệ
thống xử lý nước thải hoặc chất lượng nước thải sau xử lý không đạt tiêu chuẩn hoặc
gây nguy hiểm cho người vận hành...vv.
Tuy nhiên phần lớn các thiết bị lắp đặt tại hệ thống xử lý nước thải được thiết kế
theo chế độ vận hành luân phiên, vì thế, việc hư hỏng thiết bị làm cho hệ thống xử lý
nước thải dừng hoạt động đã được giảm thiểu.
Tất cả các thiết bị, máy móc trang bị, lắp đặt cho HTXLNT đều có hướng dẫn sử
dụng, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế kèm theo thuận tiện cho việc vận hành và
sửa chữa.
Nếu thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát thường xuyên, chúng ta có thể có
được hệ thống xử lý nước thải hoạt động tốt trong một thời gian dài. Tuy nhiên, nếu có
sự cố xảy ra, điều quan trọng là phải phân tích nguyên nhân để giải quyết sự cố. Dưới
đây là một số sự cố thường gặp khi vận hành hệ thống xử lý nước thải, nguyên nhân và
cách khắc phục sự cố:
Bảng 6.2 Các sự cố thường gặp và cách khắc phục phương án 1
STT Công trình Sự cố Nguyên nhân Khắc phục
Ngưng dòng vào. Thường
Lưới chắn Rác nhiều gây tắc Chất rắn tích tụ trên xuyên lấy rác mỗi ngày và vệ
1
rác thô nghẽn song chắn rác. sinh lưới, kiểm tra tốc độ
dòng chảy của nước
Van chưa mở hay bị
Mở van, tra dầu mỡ
ngắt.
Đường ống bị rò rỉ, rỉ Kiểm tra, hàn hay thay thế
Không sục khí. sét. ống.
Đĩa thổi khí bị nghẹt
Bể điều hòa do rác hay chất lơ Rửa sạch hay thay thế.
2
sục khí lửng bám vào các lỗ.
Máy thổi khí. Xem phần máy thổi khí
Có sục khí nhưng
Áp lực thủy tĩnh
yếu. Hạ mực nước xuống.
quá lớn.
Nước không được
Bơm nước thải. Xem phần máy bơm
bơm đi.
-Máy trộn hoạt
động không tốt
khiến cho một khu
vực trong bể không
được trộn đều, từ
đó không đẩy được -Tạm dừng ngay việc cho
khí nước thải vào bể.
Nito thoát ra khỏi -Nhanh chóng tắt sục khí
bề mặt của bông trong bể Aerotank và máy
Bùn nổi từng mảng
3 Anoxic bùn. khuấy trong bể Anoxic.
trong bể Anoxic.
-Lượng bùn vi sinh -Chờ cho đến khi bể Anoxic
tại bể Anoxic thấp lắng sau đó khuấy đều trong
khiến cho vi sinh khoảng 45phút -1 tiếng rồi
yếu, giảm độ hoạt mới tiếp tục bơm nước vào.
tính nên khả năng
khử Nito bị giảm.
-Lượng bùn vi sinh
tuần hoàn từ bể lắng
về bể Anoxic thấp.
4 Aerotank Lượng không khí ít. Tăng lưu lượng khí.
Nước có mùi hôi.
Quá tải trọng. Giảm tải.
Bùn nổi, VSV chết. VSV dạng sợi phát Tăng pH, tăng lưu lượng
triển. khí.
Sốc tải. Giảm tải.
Thiếu thức ăn. Cung cấp thức ăn.
STT Công trình Sự cố Nguyên nhân Khắc phục
Tuổi bùn cao. Tăng lưu lượng bùn dư.
Lưu lượng khí và
Giảm lưu lượng và cường
cường độ thổi khí
Bông bùn mịn li ti. độ thổi khí.
quá cao.
Thành phần dinh
Tính toán và bổ sung.
dưỡng không hợp lí
Bọt và có ván nổi khi VSV dạng sợi. -Loại bỏ vi khuẩn dạng sợi
ngưng sục khí. bằng cách tăng lưu lượng
xả bùn dư.
-Cho váng bọt nổi đi từ bể
bùn hoạt tính vào bể lắng
2.
Bùn lắng không tốt. Không phân bố đều -Hiệu chỉnh sự phân phối
dòng vào đến các bằng cách thay đổi cao độ
bể lắng. của máng phân phối trong
các ngăn phân phối.
-Thay đổi lưu lượng phân
phối bằng cách thay đổi
thiết kế thủy lực của
mương phân phối.
Bơm hút không Ống xả bùn đáy bể Thông phểu thu bùn và ống
Bể lắng
5 bơm được bùn. lắng bị tắt. dẫn bùn.
đứng
Bùn bị xáo trộn. Cơ cấu thanh gạt Sửa chữa cơ cấu gạt bùn.
bùn hoạt động
không tốt.
Bọt khí bám Nếu hệ thống thổi Giảm mức độ thổi khí.
vào bông khí được sử dụng
bùn. cho bể bùn hoạt
tính, khi thổi khí dư
sẽ làm cho bọt khí
bám vào bông bùn.
Coliform không đạt Lượng Clorine cung Sử dụng thiết bị phân tích
tiêu chuẩn để khử cấp không đủ. và định lượng Clorine tự
trùng. động.
Lượng Clorine dư Tăng thời gian tiếp xúc
thấp. hoặc tăng lượng Clorine.
Không duy trì đủ Sự cố trong máy Đại tu máy bơm.
lượng Clorine. bơm Clorine.
6 Khử trùng
Lượng clorine trong Tốc độ dòng Thay thế thiết bị đo lưu
dòng ra khác nhau Clorine không đủ. lượng lớn.
Điều khiển bị hỏng. Liên hệ nhà sản xuất.
Thiết bị kiểm soát Khởi động lại từ đầu.
phân phối dòng
chảy hoạt động
không tốt.
STT Công trình Sự cố Nguyên nhân Khắc phục
Ống dẫn bùn Bùn cô đặc không Thông ống dẫn bùn khi
lâu ngày bị lưu thông được. phát hiện bị nghẹt.
tắc nghẽn.
7 Bể nén bùn
Bông bùn Liều lượng polymer Thường xuyên kiểm tra
không châm không đủ. liều lượng polymer vào bể.
lắng.

Bảng 6.3 Các sự cố thường gặp và cách khắc phục phương án 2


Công
Sự cố Nguyên nhân Khắc phục
trình
Rác nhiều gây tắc Chất rắn tích tụ trên Ngưng dòng vào. Thường
Lưới chắn nghẽn song chắn rác. xuyên lấy rác mỗi ngày và
1
rác thô vệ sinh lưới, kiểm tra tốc
độ dòng chảy của nước
Cánh khuấy không Motor bị cháy, hư Kiểm tra motor hay thay
hoạt động. hỏng. thế.
Nguồn điện. Kiểm tra CP.
Cánh khuấy quay Motor giảm tốc. Điều chỉnh cho thích
Bể điều nhưng quá chậm hay hợp.
2 hòa khuấy quá nhanh. Áp lực nước thủy Điều chỉnh mực
trộn tĩnh. nước.
Nước không được Bơm nước thải. Xem phần máy bơm
bơm đi.
Tiếng ồn. Motor. Kiểm tra motor hay thay
thế.
3 Bể UASB Hệ thống phân phối Bộ phận phân bố
Cân bằng hiệu chỉnh bộ
nước không đều. dòng vào không
phận phân bố dòng vào .
đồng mức.
Bộ phận máng thu Bộ phận máng thu
nước ra không đều. nước ra không đồng Cân bằng hiệu chỉnh bộ
mức. phận phân bố dòng vào .
Lớp váng bề mặt Thông dòng chảy bằng
làm tắc nghẽn điểm cách loại bỏ váng nổi.
thu nước.
Nồng độ chất rắn Tải trọng thủy lực Tải trọng thủy lực quá cao.
lắng được trong đầu quá cao.
ra cao.
Lượng khí Biogas Rò rỉ khí biogas. Khắc phục sự rò rỉ.
sinh ra thấp hơn bình Sai sót của đồng hồ Sửa chữa hay thay thế.
thường. đo. Chống tắc nghẽn nước thải
Giảm lưu lượng. vào.
Có chất độc hại Xác định loại bỏ các chất
Công
Sự cố Nguyên nhân Khắc phục
trình
dòng vào. độc hại.
Giảm tỉ trọng hữu cơ.

Bùn nổi tăng nhanh.


Tải trọng thủy lực Giảm tải trọng.
tăng quá mức.
Khả năng lắng của Bông bùn bị vỡ tan Giảm tải.
bùn kém. do tải trọng hữu cơ
quá cao. Nhận diện và tác động đến
Sự có mặt của các nguồn chất độc hại.
chất độc hại.
Van chưa mở hay
Mở van, tra dầu mỡ.
bị ngắt.
Đĩa thổi khí bị
Không sục khí.
nghẹt do rác hay
Rửa sạch hay thay thế.
chất lơ lửng bám
vào các lỗ.
Nước thải đầu Bổ sung tác nhân oxy
vào có nồng độ hóa vào hệ thống thu
chất ô nhiễm hữu gom và vận chuyển nước
cơ cao. thải.
Dòng nước thải
Bùn tạo khối
vào có thời gian
lưu chứa lâu Sục khí hay vận chuyển
Bể trong hệ thống ngay.
4
MMBR thu gom và vận
chuyển nước thải.
Bùn phân tán Sốc tải hữu cơ. -Kiểm soát dòng vào.
-Sử dụng bể điều hòa/
bể chứa nước mưa để
làm giảm tải trọng lớn
nhất (trong hệ thống
thoát nước chung).
Do thiết bị khuấy -Giảm mức độ khuấy
trộn cơ khí gây ra trộn.
xáo trộn mạnh -Hiệu chỉnh kích thước
quá mức. của thiết bị khuấy trộn
và tốc độ quay phù hợp
với kích thước bể.
5 Bể lắng Bùn lắng không tốt. Không phân bố -Hiệu chỉnh sự phân phối
đứng đều dòng vào đến bằng cách thay đổi cao
các bể lắng. độ của máng phân phối
Công
Sự cố Nguyên nhân Khắc phục
trình
trong các ngăn phân
phối.
-Thay đổi lưu lượng phân
phối bằng cách thay đổi
thiết kế thủy lực của
mương phân phối.
Bơm hút không Ống xả bùn đáy bể Thông phểu thu bùn và
bơm được bùn. lắng bị tắt. ống dẫn bùn.
Bùn bị xáo trộn. Cơ cấu thanh gạt Sửa chữa cơ cấu gạt bùn.
bùn hoạt động
không tốt.
Bọt khí bám Nếu hệ thống thổi Giảm mức độ thổi khí.
vào bông khí được sử dụng
bùn. cho bể bùn hoạt
tính, khi thổi khí
dư sẽ làm cho bọt
khí bám vào
bông bùn.
Coliform không đạt Lượng Clorine Sử dụng thiết bị phân
tiêu chuẩn để khử cung cấp không tích và định lượng
trùng. đủ. Clorine tự động.
Lượng Clorine dư Tăng thời gian tiếp xúc
thấp. hoặc tăng lượng Clorine.
Không duy trì đủ Sự cố trong máy Đại tu máy bơm.
lượng Clorine. bơm Clorine.
Bể khử Lượng clorine trong Tốc độ dòng Thay thế thiết bị đo lưu
6
trùng dòng ra khác nhau. Clorine không lượng lớn.
đủ.
Điều khiển bị Liên hệ nhà sản xuất.
hỏng.
Thiết bị kiểm soát Khởi động lại từ đầu.
phân phối dòng
chảy hoạt động
không tốt.
Ống dẫn bùn Bùn cô đặc không Thông ống dẫn bùn khi
lâu ngày bị lưu thông được. phát hiện bị nghẹt.
tắc nghẽn.
7 Bể nén
Bông bùn không Liều lượng Thường xuyên kiểm tra
bùn
lắng. polymer châm liều lượng polymer vào
không đủ. bể.
Bảng 6.4 Nguyên nhân, sự cố, cách khắc phục bơm nước thải
STT sự cố cách khắc phục
A. Bơm không khởi động được
Cháy cầu chì, công tắc bị rỉ sét, động
1 Thay thế
cơ bị cháy, cánh quạt bị gãy
Trục bơm bị nghẹt rác, tiếp điểm của
Làm sạch
2 rơ le bị bụi bẩn
B. Giảm lưu lượng bơm
Cần kiểm tra và mồi
1 Bơm chưa được mồi nước hoàn toàn
nước
Đuổi khí bằng cách tháo van
2 Có khí xâm thực vào
khí đỉnh bơm
3 Cánh bơm bị kẹt Lấy dị vật ra
Khớp nối mềm bị hỏng, các ổ bi-
4 Thay thế
vòng bị mòn
C. Bơm có tiếng ồn
Ống hút, họng thu nước, cánh quạt
1 Kiểm tra và loại bỏ dị vật
bị nghẹ
Bơm không tra dầu mỡ theo quy
2 Tra dầu mỡ
định
Trục bơm và động cơ không phẳng
3 Điều chỉnh cho đúng
và thẳng khi nối khớp
Bảng 6.5 Nguyên nhân, sự cố, cách khắc phục bơm thổi khí
STT sự cố cách khắc phục
A. Bơm thổi khí không khởi động được
Cháy cầu chì, công tắc bị rỉ sét, động
1 Thay thế
cơ bị cháy, cánh quạt bị gãy
Trục bơm bị nghẹt rác, tiếp điểm
2 Làm sạch
của rơ le bị bụi bẩn
Roto bị rỉ hoặc có vật thể lạ trong
3 Làm sạch roto, sạch máy
máy

4 Dây curoa bị trượt hoặc bật ra ngoài Điều chỉnh lại độ dãn dây curoa

5 Lỗi động cơ Kiểm tra động cơ và nguồn điện


B. Giảm lưu lượng khí
Vòng dây quá thấp, đấu dây không
đúng, động cơ có khuyết tật, khớp
1 Thay thế
nối mềm bị hỏng, các ổ bi-vòng bị
mòn
2 Cánh bơm bị kẹt Lấy dị vật ra
3 Rò rỉ trên đường ống Kiểm tra và hàn hay thay thế
4 Rò rỉ van an toàn Điều chỉnh lại van an toàn
C. Bơm khí có tiếng ồn
Cho vận tốc dòng khí ở chu vi
1 Ồn khí động
bánh xe <40m/s
2 Kết cấu bệ móng Cần có đệm cát
Kiểm tra không để vật nặng đè
3 Cách lắp đặt
lên vỏ
Kiểm tra và dùng bộ truyền đai
4 Bộ phận truyền động
phẳng
5 Trượt dây curoa Siết chặt dây curoa
6 Ổ đỡ trục bị mòn, bánh răng bị mòn Thay thế
7 Thiếu dầu bôi trơn Thêm dầu nhớt

Bảng 6.6 Nguyên nhân, sự cố, cách khắc phục ở các loại bơm khác
STT Tên thiết bị Nguyên nhân Cách khắc phục
Kiểm tra và đóng tất cả thiết
Chưa cấp điện cho bơm
bị điều khiển bơm
Đường ống dẫn bùn bị
Vệ sinh đường ống
nghẹt
1 Bơm bùn Bánh xe công tác bị dơ Lau sạch bánh xe công tác
Kiểm tra motor và kiểm tra
Sai chiều quay
lại chiều quay
Phao bị vướng vật lạ không
Mực nước thấp hoạt động
Kiểm tra và đóng tất cả thiết
Chưa cấp điện cho bơm bị điều khiển bơm.
Kiểm tra và thông đường
Do bị nghẹt đường ống
2 Bơm định ống
lượng Đo dòng điện làm việc và
Do nhảy rơle hiệu chỉnh lại dòng định
mức
Có vật lạ kẹt trong van
Vệ sinh đầu hút và đầu đẩy
của đầu hút và đầu đẩy
Bảng 6.7 Sự cố thường gặp khi pha hóa chất
STT Sự cố Biện pháp khắc phục
1 Thiếu hoá chất Cần kiểm tra lượng hoá chất trước
các ca làm việc để không xảy ra
tình trạng thiếu hoá chất
Cần vệ sinh sạch sẽ nơi tràn hoá
chất
2 Tràn hoá chất
Không cho nước vào bồn pha hoá
chất vượt quá vạch quy định
Cần kiểm tra thời hạn sử dụng của
3 Hoá chất tan không hoàn toàn hoá chất Cách pha chế của từng
loại hoá chất

6.3 Lịch bảo trì, bảo dưỡng của các thiết bị


Lưu ý rằng cần phải ngắt nguồn điện ra khỏi thiết bị trong suốt quá
trình bảo trì và sửa chữa máy.
 Máy bơm
Bảng 6.8 Lịch bảo trì, bảo dưỡng thiết bị bơm
Lịch bảo trì, bảo dưỡng
STT Công tác cần làm
các thiết bị
Hàng ngày, khi vận hành máy bơm nên kiểm
tra bơm có đẩy nước lên được hay không. Khi
máy bơm hoạt động nhưng không lên nước
1 Hàng ngày
cần kiểm tra lần lượt các nguyên nhân nêu
trong “Các sự cố thường gặp và cách khắc
phục”.
2 Hàng tuần Hàng tuần phải đo độ cách điện của bơm.
Kiểm tra độ nhạy của bơm, lấy tín hiệu từ công
Hàng tháng tắc phao để điều khiển.
3
Đo lưu lượng bơm và điều chỉnh lại bằng van.
Kiểm tra tổng thể máy như : độ cách điện, dòng
4 Hàng quý
làm việc, lưu lượng, công suất máy thực tế.
Hàng năm, cần kéo bơm lên để kiểm tra tổng
5 Hàng năm
thể để bảo dưỡng bơm.
 Máy thổi khí
Bảng 6.9 Lịch bảo trì, bảo dưỡng máy thổi khí
Lịch bảo trì, bảo
STT Công tác cần làm
dưỡng các thiết bị
Kiểm tra mực dầu.
1 Hàng ngày
Kiểm tra máy khi có tiếng kêu hay rung động lạ.
Làm sạch bộ đầu hút.
Làm sạch các bộ phận bên ngoài máy thổi khí.
2 Hàng tuần
Thử van an toàn bằng tay để xem nó có bị kẹt
hay không.
Kiểm tra độ rò của toàn bộ hệ thống.
3 Hàng tháng
Kiểm tra dầu bôi trơn và thay thế nếu cần thiết.
Thay dầu nhớt.
Kiểm tra đồng hồ áp lực.
4 Hàng quý
Kiểm tra và vệ sinh bộ phận giảm thanh (tiêu
âm) ở đầu
Thay dây curoa.
5 Hàng năm
Thay dây một chiều cao su ở đầu đẩy.

Chú ý:
+ Không được đổ dầu đầy vào các máy móc, thiết bị vì điều này có thể làm hư các
máy móc, thiết bị.
+ Mực dầu bôi trơn dao động 3mm xung quanh vạch đỏ trên kính quan sát dầu.
Khi mực dầu thấp hơn mực này, cần phải xả ốc dầu và thay dầu mới.
+ Làm sạch bộ lọc đầu hút của máy nén khí : mở hộp lọc khí đặt phía trên đầu
máy thổi khí và lấy bộ lọc bụi bên trong ra. Rửa sạch bộ lọc bằng xà phòng với
nước ấm, sau đó làm khô nó trước khi lắp lại như cũ.
6.4. Yêu cầu về an toàn lao động
 Kiểm tra điện
Kiểm tra về điện áp: đủ áp (380V), đủ pha (3 pha), dòng định mức cung cấp. Nếu
không đủ điều kiện vận hành: mất pha, thiếu hoặc dư áp, dòng thiếu hoặc dòng cao
hơn mức cho phép thì không nên hoạt động hệ thống vì lúc này các thiết bị sẽ dễ xảy
ra sự cố.
Kiểm tra tình trạng làm việc của các công tắc, cầu dao. Tất cả các thiết bị phải ở trạng
thái sẵn sàng làm việc.
Các ký hiệu bên trong tủ điện điều khiển:
- ON, OFF – Đóng mở nguồn cấp cho tủ điện điều khiển.
- AUTO, MAN – Chế độ điểu khiển tự động và bằng tay.
- Đèn của máy nào trên tủ điện sáng thì máy đó đang hoạt động. Hệ thống xử lý nước
thải được điều khiển ở 2 chế độ:
- Chế độ tự động – Hoạt động theo chế độ điều khiển tự động bằng hệ thống PLC và
hệ thống thu thập
- Chế độ điều khiển bằng tay – Hoạt động theo sự điều khiển của nhân viên vận hành
tại tủ động
Khi tủ điện có đèn báo sự cố sáng lên, người vận hành lập tức đến tủ điện ngắt điện
toàn hệ thống . Kiểm tra máy nào có sự cố và kịp thời sửa chữa.

 Kiểm tra tại các bể


Thường xuyên cọ rửa thành bể tránh sự phát triển của tảo gây trơn trượt. Không để rơi
dụng cụ, thiết bị và vật liệu có thể gây ảnh hưởng tới quá trình xử lý trong bể, làm
hỏng các thiết bị đặt chìm trong các bể.
Khu vực các bể phải có đủ ánh sáng để làm việc vào buổi tối. Phải thực hiện các biện
pháp an toàn khi tiếp xúc với các thiết bị điện đặt tại bể. Khi làm việc quanh các bể,
các qui định về an toàn lao động phải tuyệt đối chấp hành.
 Kiểm tra hoá chất
- Yêu cầu công việc:
+ Lượng hóa chất pha chế trong bồn phải đảm bảo cho hệ thống hoạt động ít nhất
trong vòng 1 ngày.
+ Khi pha hoá chất cần pha đúng lượng không pha quá nhiều gây lãng phí, không pha
quá ít làm cho quá trình xử lý không hiệu quả.
- Yêu cầu về an toàn lao động:
+ Phải có đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động khi pha chế hóa chất.
+ Phải thực hiện đúng các bước chỉ dẫn khi pha chế hóa chất.
+ Tránh để hóa chất tiếp xúc với nước trong quá trình lưu trữ và bảo quản.
Khi đưa hóa chất vào thùng pha chế, nên đổ từ từ tránh để tràn hoá chất.
+ Tránh để dung dịch axit tiếp xúc với nước.Vì axit đậm đặc khi gặp nước sẽ sinh
nhiệt, làm biến dạng thùng chứa, tràn axit dẫn ăn mòn thiết bị.
+ Dùng nước vệ sinh sạch sẽ khu vực pha chế hóa chất.
KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ
 Kết luận
Với các thông số đầu vào:
- pH = 7,20
- SS = 600 mg/L
- BOD5 = 960 mg/L
- COD = 1.260 mg/L
- Tổng Photpho = 28 mg/L
- Tổng Nitơ = 130 mg/L
- Dầu mỡ = 80 mg/L
- Colifrom = 3×104 MPN/100mL
Quy trình công nghệ xử lý nước thải cho khu căn hộ: Nước thải đầu vào  Lưới chắn
rác  Bể thu gom  Bể tuyển nổi Bể điều hòa sục khí  Bể Anoxic  Bể
Aerotank  Bể lắng 2  Bể khử trùng  Bể nén bùn  Máy ép bùn.
Kết quả nhận được như sau:
pH = 7,20
- SS = 42,75 mg/L
- BOD5 = 44,18 mg/L
- COD = 71,64 mg/L
- Tổng Photpho = 7,41 mg/L
- Tổng Nitơ = 6,66 mg/L
- Dầu mỡ = 16 mg/L
Nước thải sau xử lý đạt QCVN 11:2015/BTNMT cột B.
Chi phí xử lý 1m3 nước thải/ngày = 4.476 VNĐ.
Chi phí đầu tư xây dựng hệ thống là: 1.637.637.000 VNĐ.
Chi phí trên là khá phù hợp với hệ thống xử lí NTCN như hiện nay. Việc xây
dựng hệ thống xử lí và thực hiện xử lí NTCN là 1 trong các biện pháp hữu hiệu thúc
đẩy công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo môi trường sống, góp phần xây dựng xã hội
phát triển bền vững.
 Kiến nghị
Do thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp có hạn nên các thông số tính toán dựa
trên cơ sở tài liệu tham khảo là chính. Nếu có điều kiện nghiên cứu các thông số động
học, cần lấy mẫu phân tích, chạy thử mô hình để xem công nghệ có đạt hiệu quả xử lý
tối ưu.
Trong quá trình vận hành cần lưu ý một số điểm:
- Công nhân vận hành phải có trình độ hiểu biết nhất định về vận hành hệ thống xử lý
nước để có thể ứng phó kịp thời khi xảy ra sự cố.
- Trong quá trình vận hành các bể xử lí sinh học, cần phải theo dõi và vận hành hợp lí
để đảm bảo điều kiện tối ưu cho sự phát triển của vi sinh vật.
- Hệ thống phải đảm bảo vận hành liên tục.
- Định kỳ bảo trì thiết bị để tránh sự cố xảy ra do thiết bị hỏng.
- Cần ghi nhật ký vận hành để nắm bắt được sự thay đổi về lưu lượng, thành phần và
tính chất... để có những thay đổi phù hợp và hiệu quả.
- Kiểm soát chặt chẽ nước thải ra tại các khâu xử lý.
- Để không các sự cố đáng tiếc xảy ra, cần phải có biện pháp an toàn lao động và
phòng tránh cháy nổ.
- Trong quá trình hoạt động phải có biện pháp khắc phục thấp nhất các sự cố để tăng
hiệu quả cho hệ thống.
- Thường xuyên quan trắc chất lượng nước thải xử lý đầu ra để các cơ quan chức năng
thường xuyên kiểm soát, kiểm tra xem có đạt điều kiện xả vào nguồn theo QCVN
40:2011/BTNMT, Cột B.
- Tăng cường diện tích cây xanh cho khuôn viên trạm xử lý nước thải.
Tài liệu tham khảo
[1] Hoàng Văn Huệ, Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp – Tính toán
thiết kế công trình, Viện Môi Trường và Tài Nguyên, 2002.
[2] Lâm Minh Triết (Chủ biên) -Nguyễn Thanh Hùng -Nguyễn Phước Dân,
Xử lý nước thải Đô thị & Công nghiệp . Tính toán thiết kế công trình, NXB Đại
học Quốc gia TP.HCM, 2013.
[3] Lâm Minh Triết (Chủ biên) –Trần Hiếu Nhuệ, Xử lí nước thải (tập
1&2) Wastewater Treatment, NXB Xây Dựng Hà Nội, 2015.
[4] Metcalt & Eddy, Inc. Wastewater Engineering: Treatment and Reuse. 4th
edition. McGraw – Hill ( Metcalt & Eddy),2003.
[5] Trịnh Xuân Lai, Tính toán thiết kế các công trình xử lí nước thải, NXB
Xây dựng, 2009.
[6] TCXDVN 33:2006 Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình tiêu
chuẩn thiết kế.
[7] TCXDVN 51:2008 Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài
tiêu chuẩn thiết kế.
[8] QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp.
[9] http://www.infocanho.com
[10]http://www.hochiminhcity.gov.vn
[11]http://xulymoitruong.com
[12]http://www.luoiinox.com
[13]http://www.vattunganhnuoc.org.vn
[14]https://maybomnuoc99.com
[15]http://dailymaybom.com/products/May-bom-Ebara
[16]http://ongthep.hoaphat.com.vn
[17]https://maythoikhichinhhang.com

[18]https://daithanhgroup.vn

Trang 150

You might also like