You are on page 1of 154

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC CẤP THỊ


TRẤN UYÊN HƯNG, HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH
DƯƠNG CÔNG SUẤT 10.000 M3/NGÀY ĐÊM, QUY
HOẠCH 15 NĂM

Ngành: MÔI TRƯỜNG


Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn : ThS. VŨ HẢI YẾN


Sinh viên thực hiện : THÁI MINH QUANG
MSSV: 1091081076 Lớp: 10HMT3

TP. Hồ Chí Minh, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC CẤP


THỊ TRẤN UYÊN HƯNG, HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH
BÌNH DƯƠNG CÔNG SUẤT 10.000 M3/NGÀY ĐÊM,
QUY HOẠCH 15 NĂM

NGÀNH : MÔI TRƯỜNG

CHUYÊN NGÀNH : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : ThS. VŨ HẢI YẾN

SINH VIÊN THỰC HIỆN : THÁI MINH QUANG

MSSV : 1091081076 LỚP : 10HMT3

TP. Hồ Chí Minh, 2012


BM05/QT04/ĐT

Khoa: Môi trường & CNSH

PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


(Phiếu này được dán ở trang đầu tiên của quyển báo cáo ĐATN)

1. Họ và tên sinh viên được giao đề tài :


THÁI MINH QUANG MSSV:1091081076 Lớp: 10HMT3
Ngành : Môi trường
Chuyên ngành : Kỹ thuật môi trường
2. Tên đề tài: Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân
Uyên, tỉnh Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15 năm
3. Các dữ liệu ban đầu: Điều kiện tự nhiên, hiện trạng phát triển kinh tế xã hội của
thị trấn Uyên Hưng, nhu cầu cấp nước thị trấn Uyên Hưng.
4. Các yêu cầu chủ yếu:
-Tổng quan về điều kiện tự nhiên, dân số lao động, kinh tế xã hội thị trấn Uyên
Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
-Tổng quan các phương pháp xử lý nước cấp
-Thành phần nước cấp và lựa chọn công nghệ xử lý
-Tính toán thiết kế
-Tính toán kinh tế
5. Kết quả tối thiểu phải có:
1) Báo cáo tính toán thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân
Uyên, tỉnh Bình Dương công suất 10.000m3/ngày đêm, quy hoạch 15 năm
2) Bản vẽ trạm xử lý
Ngày giao đề tài: 21/05/2012 Ngày nộp báo cáo: 11/08/2012
TP. HCM, ngày … tháng … năm ……….
Chủ nhiệm ngành Giảng viên hướng dẫn chính
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Giảng viên hướng dẫn phụ


(Ký và ghi rõ họ tên)
LỜI CAM ĐOAN

Được sự chấp thuận của các Thầy Cô trong khoa Môi trường và Công nghệ sinh
học - Trường đại học Kỹ thuật Công nghệ cho tôi thực hiện đồ án tốt nghiệp với nội
dung “Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên,
tỉnh Bình Dương công suất 10.000m3/ngày đêm, quy hoạch 15 năm”. Cùng với sự
giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn ThS. Vũ Hải Yến đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình thực hiện xây dựng đồ án.

Tôi cam đoan các số liệu của đồ án tốt nghiệp “Tính toán, thiết kế trạm xử lý
nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương công suất
10.000m3/ngày đêm, quy hoạch 15 năm” được thu thập từ các cơ quan có liên quan
trên địa bàn tỉnh Bình Dương, các số liệu được sử dụng làm cơ sở để thiết kế. Nội dung
đồ án do tôi tự thực hiện, không sao chép dưới bất kỳ hình thức nào, các số liệu trích
dẫn trong đồ án là trung thực và tôi chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

TP.HCM, Tháng 08 năm 2012

Sinh viên thực hiện

Thái Minh Quang


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập tại trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Thành Phố Hồ
Chí Minh em đã được học hỏi rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm cũng như nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ từ nhà trường, quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Những kiến thức vô
cùng quí báu giúp em tự tin bước vào đời. Để gắn kết các kiến thức đã học và tiếp xúc
với công việc thực tế em được giao nhiệm vụ thực hiện đề tài tốt nghiệp “Tính toán,
thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
công suất 10.000m3/ngày đêm, quy hoạch 15 năm”.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất đến Quý Thầy, Cô trường Đại Học
Kỹ Thuật Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh những người đã dày công dạy dỗ,
truyền đạt cho em những kiến thức và kinh nghiệm sống thật quý báu. Đặc biệt là Cô
ThS. Vũ Hải Yến, người đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt giúp đỡ cũng như cung
cấp tài liệu, bổ sung những kiến thức cần thiết giúp em trong suốt quá trình thực hiện
đề tài và hoàn thành đúng thời gian quy định.

Em cũng xin cảm ơn tất cả bạn bè, những người đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt để
em thực hiện đề tài được giao.

Dù bản thân đã nổ lực hết sức nhưng với kiến thức có hạn của mình chắc chắn bài
làm sẽ không tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Vì vậy em kính mong quý Thầy Cô
chỉ dẫn thêm để em có thể hoàn thiện bài làm một cách tốt nhất.

Cuối cùng, em xin kính chúc quý Thầy, Cô trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ
Thành Phố Hồ Chí Minh được dồi dào sức khỏe, thành công và hạnh phúc.

Em xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên thực hiện

Thái Minh Quang


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1


1.Đặt vấn đề ..................................................................................................................... 1
2.Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 2
3.Mục tiêu của đề tài....................................................................................................... 2
4.Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 3
5.Nội dung thực hiện ...................................................................................................... 3
6.Ý nghĩa đề tài ............................................................................................................... 3
7.Kết cấu đồ án ................................................................................................................ 4
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRẤN UYÊN HƯNG, HUYỆN TÂN UYÊN,
TỈNH BÌNH DƯƠNG.............................................................................................................. 6
1.1.Điều kiện tự nhiên .................................................................................................... 6
1.1.1.Vị trí địa lý......................................................................................................... 6
1.1.2.Điều kiện khí hậu.............................................................................................. 7
1.1.3.Điều kiện địa hình .............................................................................................7
1.1.4.Tài nguyên đất................................................................................................... 8
1.1.5.Tài nguyên nước ............................................................................................... 8
1.2.Dân số và lao động ................................................................................................... 8
1.2.1.Dân số ................................................................................................................ 8
1.2.2.Lao động ............................................................................................................ 9
1.3.Hiện trạng phát triển các ngành – Lĩnh vực .......................................................... 9
1.3.1.Sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ ................................................ 10
1.3.2.Sản xuất nông nghiệp..................................................................................... 10
1.3.3.Hạ tầng kỹ thuật.............................................................................................. 11
1.3.3.1.Giao thông............................................................................................. 11
1.3.3.2.Bưu chính – viễn thông ........................................................................ 11
1.3.3.3.Điện ........................................................................................................ 11
1.3.3.4.Cấp – thoát nước và vệ sinh môi trường ........................................... 12

i
MỤC LỤC

1.4.Nhận xét chung ....................................................................................................... 12


1.4.1.Điểm mạnh....................................................................................................... 12
1.4.2.Điểm yếu .......................................................................................................... 13
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC CẤP VÀ CÁC BIỆN PHÁP............................... 14
XỬ LÝ NƯỚC........................................................................................................................ 14
2.1.Tầm quan trọng của nước cấp ............................................................................... 14
2.2.Các loại nguồn nước............................................................................................... 15
2.2.1.Nước mặt.......................................................................................................... 15
2.2.2.Nước dưới đất (nước ngầm) .......................................................................... 15
2.2.3.Nước biển......................................................................................................... 16
2.2.4.Nước lợ............................................................................................................. 16
2.2.5.Nước khoáng ................................................................................................... 17
2.2.6.Nước chua phèn .............................................................................................. 17
2.2.7.Nước mưa ........................................................................................................ 17
2.3.Các chỉ tiêu về cấp nước ........................................................................................ 18
2.3.1.Chỉ tiêu vật lý .................................................................................................. 18
2.3.2.Chỉ tiêu hóa học.............................................................................................. 19
2.3.3.Chỉ tiêu vi sinh ................................................................................................ 25
2.3.4.Tính ổn định của nước ................................................................................... 26
2.4.Các tiêu chuẩn cấp nước ........................................................................................ 26
2.4.1.Chất lượng nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt......................................... 26
2.4.2.Chất lượng nước cấp cho sản xuất............................................................... 27
2.5.Tổng quan về các phương pháp xử lý nước cấp ................................................. 27
2.5.1.Xử lý nước cấp bằng phương pháp cơ học.................................................. 27
2.5.1.1.Hồ chứa và lắng sơ bộ ......................................................................... 27
2.5.1.2.Song chắn và lưới chắn rác ................................................................ 27
2.5.1.3.Quá trình lắng và các loại bể lắng..................................................... 27

ii
MỤC LỤC

2.5.1.4.Bể lọc ..................................................................................................... 28


2.5.2.Xử lý nước cấp bằng phương pháp hóa lý .................................................. 28
2.5.2.1.Làm thoáng............................................................................................ 28
2.5.2.2.Clo hóa sơ bộ ........................................................................................ 29
2.5.2.3.Bể trộn ................................................................................................... 29
2.5.2.4.Keo tụ - tạo bông .................................................................................. 29
2.5.2.5.Chất trợ keo tụ ...................................................................................... 30
2.5.2.6.Khử trùng nước..................................................................................... 31
2.5.3.Xử lý nước cấp bằng các phương pháp đặc biệt ........................................ 31
Chương 3. SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC .............................. 32
3.1.Cách lựa chọn sơ đồ công nghệ ............................................................................ 32
3.1.1.Theo mức độ xử lý .......................................................................................... 32
3.1.2.Theo biện pháp................................................................................................ 32
3.1.3.Theo số quá trình hoặc số bậc quá trình xử lí ............................................ 33
3.1.4.Theo đặc điểm của dòng nước ...................................................................... 33
3.2.Một số sơ đồ công nghệ trong xử lý nước cấp.................................................... 33
3.3.Phân tích lựa chọn nguồn nước thô ...................................................................... 37
3.3.1.Phân tích nguồn nước thô ............................................................................. 37
3.3.1.1.Nước mặt ............................................................................................... 37
3.3.1.2.Nước dưới đất (nước ngầm)................................................................ 39
3.3.2.Lựa chọn nguồn nước thô.............................................................................. 40
3.4.Đề xuất sơ đồ công nghệ........................................................................................ 41
3.4.1.Các thông số đầu vào và công suất thiết kế ................................................ 41
3.4.1.1.Thông số chất lượng nước mặt ........................................................... 41
3.4.1.2.Công suất thiết kế................................................................................. 42
3.4.2.Đề xuất sơ đồ công nghệ ............................................................................... 46
3.5.Phân tích từng công trình – Lựa chọn công nghệ ............................................... 46

iii
MỤC LỤC

3.5.1.Song và lưới chắn rác .................................................................................... 46


3.5.2.Trạm bơm cấp I............................................................................................... 47
3.5.3.Chất keo tụ và chất kiềm hóa ........................................................................ 47
3.5.4.Bể trộn.............................................................................................................. 48
3.5.5.Bể phản ứng..................................................................................................... 48
3.5.6.Bể lắng ............................................................................................................. 49
3.5.7.Bể lọc................................................................................................................ 50
3.5.8.Khử trùng nước ............................................................................................... 50
3.5.9.Bể chứa ............................................................................................................ 50
3.5.10.Trạm bơm cấp II ........................................................................................... 51
3.6.Thuyết minh sơ đồ công nghệ ............................................................................... 51
3.6.1.Phương án 01 .................................................................................................. 51
3.6.2.Phương án 02 .................................................................................................. 53
Chương 4: TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH TRONG SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN
CÔNG NGHỆ ......................................................................................................................... 55
4.1.Phương án 01 .......................................................................................................... 55
4.1.1.Tính toán lượng hóa chất cần dùng ............................................................. 55
4.1.1.1.Phèn nhôm............................................................................................. 55
4.1.1.2.Vôi sữa ................................................................................................... 61
4.1.1.3.Tính toán kho dự trữ hóa chất ............................................................ 64
4.1.1.4.Khử trùng nước..................................................................................... 65
4.1.2.Tính toán công trình thu - Trạm bơm cấp I................................................. 67
4.1.2.1.Nguồn cấp điện ..................................................................................... 67
4.1.2.2.Địa điểm xây dựng công trình thu – trạm bơm cấp I....................... 67
4.1.2.3.Tính toán các công trình đơn vị trong trạm bơm cấp I ................... 68
4.1.3.Bể trộn đứng.................................................................................................... 77
4.1.4.Bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng.................................................................... 81

iv
MỤC LỤC

4.1.5.Bể lắng ngang ................................................................................................. 84


4.1.6.Bể lọc nhanh.................................................................................................... 90
4.1.6.1.Xác định kích thước bể lọc .................................................................. 90
4.1.6.2.Xác định hệ thống phân phối nước rửa lọc....................................... 92
4.1.6.3.Tính hệ thống dẫn gió rửa lọc ............................................................ 94
4.1.6.4.Tính toán máng phân phối nước lọc và thu nước rửa lọc ............... 96
4.1.6.5.Tổn thất áp lực khi rửa bể lọc nhanh................................................. 97
4.1.7.Bể chứa nước sạch ....................................................................................... 101
4.1.8.Trạm bơm cấp II ........................................................................................... 104
4.1.8.1.Lưu lượng bơm ................................................................................... 104
4.1.8.2.Tính toán lựa chọn bơm ..................................................................... 105
4.1.9.Bể thu hồi....................................................................................................... 106
4.1.10.Hồ cô đặc, nén và phơi bùn....................................................................... 107
4.2.Phương án 02: Tính toán các công trình thay thế công trình phương án 01 . 110
4.2.1.Bể trộn cơ khí ................................................................................................ 110
4.2.1.1.Kích thước bể ...................................................................................... 110
4.2.1.2.Thiết bị khuấy trộn ............................................................................. 110
4.2.2.Bể phản ứng có vách ngăn thẳng đứng ..................................................... 112
Chương 5: TÍNH TOÁN KINH TẾ ................................................................................... 114
5.1.Phương án 01 ........................................................................................................ 114
5.1.1.Chi phí xây dựng........................................................................................... 114
5.1.1.1.Công trình thu – Trạm bơm cấp I..................................................... 114
5.1.1.2.Bể trộn đứng........................................................................................ 115
5.1.1.3.Bể pha phèn......................................................................................... 116
5.1.1.4.Bể pha vôi............................................................................................ 118
5.1.1.5.Bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng ....................................................... 119
5.1.1.6.Bể lắng ngang ..................................................................................... 120

v
MỤC LỤC

5.1.1.7.Bể lọc nhanh ....................................................................................... 121


5.1.1.8.Bể chứa ................................................................................................ 122
5.1.1.9.Trạm bơm cấp II ................................................................................. 123
5.1.1.10.Bể thu hồi .......................................................................................... 125
5.1.1.11.Hồ cô đặc, nén và phơi bùn ............................................................ 125
5.1.2.Quản lý vận hành.......................................................................................... 127
5.1.3.Chi phí giá thành cho 1m3 nước ................................................................. 127
5.2.Phương án 02 ........................................................................................................ 131
5.2.1.Chi phí xây dựng........................................................................................... 131
5.2.1.1.Bể trộn cơ khí ...................................................................................... 132
5.2.1.2.Bể phản ứng vách ngăn đứng ........................................................... 132
5.2.2.Quản lý vận hành.......................................................................................... 134
5.2.3.Chi phí giá thành cho 1m3 nước ................................................................. 134
5.3.So sánh hai phương án lựa chọn phương án tối ưu .......................................... 135
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 136

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Bảng kết quả xét nghiệm mẫu nước thô sông Đồng Nai.................................38

Bảng 3.2. Bảng kết quả xét nghiệm nước dưới đất tại thị trấn Uyên Hưng ...................39

Bảng 3.3. Bảng thông số chất lượng nước đầu vào tại thị trấn Uyên Hưng ...................41

3.4. ................................................44

Bảng 4.1. Liều lượng phèn để xử lý nước đục ...................................................................55

Bảng 4.2. Các thông số thiết kế bể hòa tan phèn ...............................................................58

Bảng 4.3. Các thông số thiết kế bể tiêu thụ phèn ...............................................................59

Bảng 4.4. Số vòng quay và công suất máy khuấy kiểu tuabin .........................................62

Bảng 4.5. Các thông số thiết kế bể trộn đứng.....................................................................81

Bảng 4.6. Các thông số thiết kế bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng.....................................84

Bảng 4.7. Các thông số thiết kế bể lắng ngang ................................................................90

Bảng 4.8. Các thông số thiết kế bể lọc nhanh ................................................................. 101

Bảng 4.9. Bảng xác định dung tích bể chứa .................................................................... 102

Bảng 4.10. Các thông số thiết kế bể chứa ........................................................................ 103

Bảng 4.11. Các thông số thiết kế bể thu hồi .................................................................... 107

Bảng 4.12. Các thông số thiết kế hồ cô đặc, nén và phơi bùn....................................... 109

Bảng 4.13. Các thông số thiết kế ............................................................. 111

Bảng 4.14. Các thông số thiết kế bể phản ứng vách ngăn thẳng đứng......................... 113

Bảng 5.1. Giá thành công trình thu - trạm bơm cấp I ..................................................... 114

Bảng 5.2. Giá thành Bể trộn đứng .................................................................................... 115

Bảng 5.3. Giá thành Bể pha phèn...................................................................................... 116

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 5.4. Giá thành Bể pha vôi ....................................................................................... 118

Bảng 5.5. Giá thành Bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng..................................................... 119

Bảng 5.6. Giá thành Bể lắng ngang .................................................................................. 120

Bảng 5.7. Giá thành Bể lọc nhanh .................................................................................... 121

Bảng 5.8. Giá thành Bể chứa ............................................................................................. 122

Bảng 5.9. Giá thành trạm bơm cấp II ............................................................................... 123

Bảng 5.10. Giá thành Bể thu hồi ....................................................................................... 124

Bảng 5.11. Giá thành Hồ cô đặc, nén và phơi bùn ......................................................... 125

Bảng 5.12. Bảng tổng hợp kinh phí xây dựng trạm xử lý nước thị trấn Uyên Hưng theo
phương án 01........................................................................................................................ 126

Bảng 5.13. Giá thành Bể trộn cơ khí ................................................................................ 131

Bảng 5.14. Giá thành phản ứng vách ngăn đứng ............................................................ 132

Bảng 5.15. Bảng tổng hợp kinh phí xây dựng trạm xử lý nước thị trấn Uyên Hưng theo
phương án 02........................................................................................................................ 133

Bảng 5.16. Bảng tổng hợp so sánh hai phương án xây dựng trạm xử lý nước thị trấn
Uyên Hưng ........................................................................................................................... 135

viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Bản đồ địa chính huyện Tân Uyên .......................................................................7

Hình 4.2. Biểu đồ dùng nước thị trấn Uyên Hưng.............................................................45

ix
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
2. Tính cấp thiết của để tài
3. Mục tiêu của đề tài
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Nội dung thực hiện
6. Ý nghĩa đề tài
7. Kết cấu đồ án

1. Đặt vấn đề

Môi trường là một trong những vấn đề quan trọng nhất mà con người đang quan
tâm. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng với nguyên nhân
chính là do nhu cầu cuộc sống của con người gây ra. Cũng như không khí và ánh sáng,
nước là một nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống của con người. Trong quá
trình hình thành sự sống trên trái đất thì nước và môi trường nước đóng vai trò rất quan
trọng. Nước tham gia vào quá trình tái sinh thế giới hữu cơ. Trong các quá trình trao
đổi chất nước có vai trò trung tâm. Trong các khu dân cư nước phục vụ cho các mục
đích sinh hoạt, nâng cao đời sống và sức khỏe của con người. Một ngôi nhà hiện đại
nhưng không có nước chẳng khác nào cơ thể không có máu.

Ngày nay với sự phát triển công nghiệp, đô thị và sự bùng nổ dân số đã làm cho
nguồn nước tự nhiên bị cạn kiệt và ô nhiễm nghiêm trọng không đáp ứng được các nhu
cầu sử dụng của con người. Kinh tế phát triển, đời sống ngày càng nâng cao thì các nhu
cầu khác của con người cũng tăng theo, trong đó có nhu cầu dùng nước sạch, chất
lượng cao. Nước trong thiên nhiên được dùng cung cấp cho ăn uống sinh hoạt và công
nghiệp thường có chất lượng rất khác nhau. Có thể nói, hầu hết các nguồn nước thiên

1
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

nhiên đều không đáp ứng được yêu cầu về mặt chất lượng cho các đối tượng dùng
nước. Chính vì vậy trước khi đưa vào sử dụng cần phải tiến hành xử lý chúng.

Thị trấn Uyên Hưng đang có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh và vì vậy nhu cầu
sử dụng nước sạch để bảo vệ sức khỏe là vô cùng cấp thiết. Hiện tại người dân tại khu
vực này chủ yếu sử dụng nguồn nước sông Đồng Nai cho nhu cầu sinh hoạt mặc dù
chất lượng nước sông ngày càng không đảm bảo do bị ô nhiễm.

2. Tính cấp thiết của đề tài

Thị trấn Uyên Hưng là một trong ba thị trấn của huyện Tân Uyên, tỉnh Bình
Dương. Uyên Hưng là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội của huyện Tân Uyên. Người
dân nơi đây sử dụng nước chủ yếu từ giếng khoan và nước trên sông Đồng Nai. Với
quá trình phát triển kinh tế đất nước nói chung và tại thị trấn Uyên Hưng nói riêng như
hiện nay thì các nguồn nước này ngày càng bị ô nhiễm và cạn kiệt. Việc có nguồn nước
sạch đạt theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế, được cung cấp ổn định, thường xuyên là nhu cầu
cấp thiết của người dân nơi đây. Chính vì vậy đề tài “Tính toán, thiết kế trạm xử lý
nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương công suất
10.000m3/ngày đêm, quy hoạch 15 năm” được thực hiện nhằm mục đích cung cấp
nguồn nước sạch, thường xuyên cho người dân thị trấn Uyên Hưng, góp phần bảo vệ
môi trường.

3. Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu của đề tài là đánh giá chất lượng nước khu vực thị trấn Uyên Hưng mà
người dân đang sử dụng.

Từ đó đề xuất và tính toán thiết kế trạm xử lý nước cấp với công suất 10.000
m3/ngày đêm, quy hoạch 15 năm thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch
đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt và sản xuất về số lượng cũng như chất lượng cho dân cư
sống trong khu vực thị trấn.

2
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thực tế: thu thập và phân tích các chỉ tiêu nước sinh hoạt.

Phương pháp so sánh: lấy các số liệu phân tích được so sánh với TCXD 33:2006
(hay quy chuẩn Việt Nam QCVN 01:2009/BYT) từ đó có thể xác định các chỉ tiêu cần
xử lý.

Phương pháp phân tích tổng hợp: thu thập kiến thức từ các tài liệu sau đó quyết
định phương án xử lý hiệu quả nhất.

Tham khảo, thu thập ý kiến từ các Thầy Cô, chuyên gia…

5. Nội dung thực hiện

Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị trấn

Tìm hiểu về nhu cầu cấp nước ở khu vực thị trấn Uyên Hưng

Tìm hiểu, tham khảo các quy trình xử lý nước cấp.

Thu thập mẫu, phân tích, so sánh kết quả phân tích so sánh với TCXDVN
33:2006.

Phân tích lựa chọn sơ đồ dây chuyền công nghệ.

Tính toán - thiết kế trạm xử lý nước cấp công suất 10.000 m3/ngày đêm

Khai toán giá thành lựa chọn phương án để thiết kế tối ưu nhất.

Vẽ bản vẽ trạm xử lý.

6. Ý nghĩa đề tài

Việc thực hiện đề tài này sẽ đem lại hiệu quả to lớn về nhiều mặt cho thị trấn
Uyên Hưng. Đề tài đã đưa ra được dây chuyền công nghệ xử lý nước phù hợp với chất
lượng nước nguồn, các công trình xử lý nước đã được sử dụng thành công tại nhiều
nơi, quản lý vận hành đơn giản. Lựa chọn được phương án kinh tế nhất để xây dựng

3
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

trạm xử lý nước cấp. Việc cung cấp nước sạch sẽ cải thiện một bước đời sống của
người dân, sức khỏe người dân được nâng cao, năng suất lao động của nhân dân sẽ
được tăng lên góp phần đáng kể vào việc phát triển nền kinh tế địa phương, thu hút
thêm nhiều đầu tư. Nước sạch cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ phát
triển của địa phương, bảo vệ môi trường sống cho cộng đồng. Mặt khác, việc sử dụng
nước sạch góp phần đẩy lùi tập quán sử dụng nước chưa xử lý không hợp vệ sinh, giảm
các bệnh tật do sử dụng nước không hợp vệ sinh gây ra như tiêu chảy, tả, lỵ, thương
hàn, giun, sán, chí, rận, sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, bại liệt, viêm gan A, tróc lở,
mụn nhọt, hắc lào, lang ben, đau mắt hột, phụ khoa, sốt phát ban,… và các bệnh do
nhiễm chất độc trong nước.

7. Kết cấu đồ án

Đề tài gồm 05 chương trình bày những nội dung thu thập được qua các tài liệu
tham khảo và kết quả nghiên cứu, tính toán trong thời gian thực hiện đề tài tốt
nghiệp “Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên,
tỉnh Bình Dương công suất 10.000m3/ngày đêm, quy hoạch 15 năm”.

Chương 1: Tổng quan về thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Trình bày tổng quan về thị trấn Uyên Hưng như: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên,
điều kiện xã hội, hiện trạng phát triển kinh tế-xã hội, các ngành – lĩnh vực, nhận xét
chung về thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Chương 2: Tổng quan về nước cấp và các biện pháp xử lý nước

Trình bày sơ lược về nước cấp, tiêu chuẩn cấp nước, các chỉ tiêu về cấp nước, các
loại nguồn nước, tầm quan trọng của nước cấp, tổng quan về các phương pháp xử lý
nước cấp

4
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Chương 3: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước

Trình bày cách lựa chọn sơ đồ công nghệ, phân tích và lựa chọn nguồn nước cấp,
đề xuất sơ đồ công nghệ với 2 phương án, thuyết minh sơ đồ dây chuyền công nghệ.

Chương 4: Tính toán các công trình trong sơ đồ dây chuyền công nghệ

Tính toán chi tiết các công trình đơn vị cho trạm xử lý dựa vào quy mô phát triển
và đặc điểm nguồn nước thô để từ đó đảm bảo được yêu cầu vận hành và nhu cầu sử
dụng nước của thị trấn.

Chương 5: Tính toán kinh tế

Tính toán kinh phí xây dựng, vận hành, thiết bị,.. và giá thành cho 1m3 nước sạch
sau xử lý, so sánh hai phương án và chọn phương án tối ưu nhất.

Kết luận và kiến nghị:

Nhận xét các mặt đạt được trong quá trình thực hiện đề tài, kiến nghị với các cơ
quan chức năng một số ý kiến để thúc đẩy việc xây dựng và hoạt động của trạm xử lý
được nhanh chóng thực hiện.

5
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRẤN UYÊN HƯNG, HUYỆN TÂN


UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

1.1. Điều kiện tự nhiên

1.2. Dân số và lao động

1.3. Hiện trạng phát triển các ngành-lĩnh vực

1.4. Nhận xét chung

1.1. Điều kiện tự nhiên


1.1.1. Vị trí địa lý

Thị trấn Uyên Hưng là trung tâm chính trị của huyện Tân Uyên. Uyên Hưng nằm
ở bờ bắc sông Đồng Nai. Ủy Ban Nhân Dân thị trấn được thành lập vào năm 1976, từ
một xã Uyên Hưng thuộc huyên Tân Uyên và được nâng cấp lên thị trấn từ ngày
01/09/1994 cho đến nay

+ Phía Đông giáp xã Tân Mỹ, Đất Cuốc, huyện Tân Uyên.

+ , Tân Hiệp, huyện Tân Uyên

+ Phía Nam giáp xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên và xã Bình Lợi huyện Vĩnh
Cửu, tỉnh Đồng Nai.

+ Phía Bắ ội Nghĩa, Tân Lập, huyện Tân Uyên.

Thị trấn Uyên Hưng có tổng diện tích là 3.392,53 ha và dân số là 18.502 người,
(Nguồn: dữ liệu từ Ủy Ban Nhân Dân thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình
Dương 08/2011).

Trên địa bàn thị trấn có 02 trục lộ chính là đường ĐT 746 và ĐT 747 nối dài từ
bắc đến nam, từ đông sang tây, giao thông đi lại thuận tiện, thông suốt cả đường bộ và
đường thủy.

6
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Hình 1.1 Bản đồ địa chính huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

1.1.2. Điều kiện khí hậu

Uyên Hưng Tân Uyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa,
cận xích đạo, một năm có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

1.1.3. Điều kiện địa hình

Địa hình thị trấn Uyên Hưng cao dần về phía bắc và thấp dần về phía nam. Đây là
địa phương có vị trí phát triển về nông nghiệp chủ yếu là cây lâu năm, trong đó cây cao
su là chủ yếu. Hệ thống đường giao thông nội đồng phân bố rộng khắp thuân lợi cho
việc đi lại và lưu thông hàng hóa, địa hình cây cao su, cây tràm che chắn để xây dựng
hầm hào các loại và ngụy trang nghi binh, che dấu lực lượng đảm bảo yếu tố bí mật khi

7
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

có tình huống chiến tranh xảy ra. Địa hình cũng có nơi trũng thấp có điều kiện bảo đảm
nguồn nước sinh hoạt

1.1.4. Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng thì đất đai thị trấn Uyên Hưng gồm bốn nhóm
chính là: đất phù sa không bồi (P), đất phù sa đỏ vàng (Pb), đất xám (SFxV), đất xám
gley (SFhg).

Tổng diện tích tự nhiên 3.392,53 ha, chiếm khoảng 5,53% diện tích tự nhiên của
huyện Tân Uyên. Trong đó, đất nông nghiệp có 647,53 ha, chiếm 19,1%; đất phi nông
nghiệp có 2745 ha, chiếm 80,9%.

1.1.5. Tài nguyên nước

Nước mặt: nguồn nước mặt thị trấn Uyên Hưng phần lớn do sông Đồng Nai cung
cấp.

Nước dưới đất: thị trấn Uyên Hưng có trữ lượng nước dưới đất khá tốt, tốc độ
cung cấp của giếng đào trung bình là 0,4 l/s. Trung bình đào sâu từ 1,5 ÷ 10m là đã có
nước xuất hiện.

1.2. Dân số và lao động


1.2.1. Dân số

Đầu năm 2012 dân số toàn thị trấn là 18.502 người (nam 10.328 người, nữ 8.174
người) với 4.902 hộ gia đình. Thị trấn chia làm 8 khu phố với 39 tổ dân phố.

Mật độ dân cư: 2090 người / km2 (không tính đất nông nghiệp)

Tỷ lệ tăng dân số có xu hướng giảm theo từng năm, năm 2010 tỉ lệ tăng dân số tự
nhiên khoảng 1,00 %. Năm 2012 con số này là 0,7%

Các tầng lớp nhân dân trong thị trấn với người kinh chiếm 97% dân số, cộng đồng
người Hoa có 42 hộ với 157 nhân khẩu, Khơmer: 18 hộ, 28 nhân khẩu, Tày: 01 hộ 4

8
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

nhân khẩu, Châu ro: 01 hộ, 4 nhân khẩu. Đồng bào Phật giáo có 87 hộ, Thiên chúa giáo
7 hộ, Tin Lành 4 hộ, Cao đài 5 hộ với 1455 nhân khẩu luôn đoàn kết thống nhất, phát
huy nội lực thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, tích cực tham gia học tập
nâng cao dân trí, luôn góp phần trong việc hoàn thành công tác phổ cập giáo dục của
địa phương.

1.2.2. Lao động

Thị trấn Uyên Hưng là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của huyện Tân
Uyên nên luôn thu hút lượng lao động tăng nhanh hàng năm. Cuối năm 2011 có
khoảng 14.188 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế với tỉ lệ như sau:

+ Lao động nông nghiệp: 451 người chiếm 3,18 %

+ Lao động công nghiệp: 9.793 người chiếm 69,02 %

+ Lao động thương mại dịch vụ: 1.203 người chiếm 8,48 %

+ Lao động khác: 2.741 người chiếm 19,32 %

Lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng trong khi đó lao
động trong sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm dần.

1.3. Hiện trạng phát triển các ngành – Lĩnh vực

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền kinh tế thị trường
định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, trong những năm qua kinh tế của thị trấn đã đạt được
những thành tựu quan trọng trên tất cả lĩnh vực đời sống xã hội, tốc độ phát triển tương
đối bền vững và ổn định, cơ cấu tiếp tục chuyển dịch theo hướng Công nghiệp – Dịch
vụ - Nông nghiệp ( 57% - 27% -16% ). Thu nhập bình quân đầu người đạt 27,5 triệu
đồng / năm.

9
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

1.3.1. Sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ

Hoạt động công nghiệp luôn được ổn định, tổng doanh nghiệp có chủ trương đầu
tư trên địa bàn là 83 (61 doanh nghiệp đang hoạt động, 14 doanh nghiệp đang xây
dựng, 08 doanh nghiệp chưa xây dựng, trong đó có 40 doanh nghiệp có 100 % vốn
nước ngoài), kinh doanh các mặt hàng chủ yếu là may mặc, đồ gỗ gia dụng…….

Các loại hình thương mại dịch vụ phát triển ổn định, tổng cơ sở trên địa bàn thị
trấn là 1.310 cơ sở (tăng 10,3 % so với cùng kỳ - 1.310/1.203 cơ sở).

Kinh tế tập thể: có 5 hợp tác xã ( Mây tre lá Ba Nhất, Thuận Phát, Hiệp Lực, Hợp
Tiến, Trọng Hữu).

1.3.2. Sản xuất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp tuy chỉ còn chiếm 19,1% trong tổng diện tích đất thị
trấn nhưng trong năm 2011 cũng đã vận động nhân dân xuống giống 98,53% diện tích
(638/647,53 ha), đạt 54,21% so với cùng kỳ (638/1.177 ha). Cùng với đó, Ủy Ban
Nhân Dân thị trấn đã phối hợp với Hội Nông dân tổ chức các lớp tập huấn về cách
phòng trừ sâu bệnh, áp dụng khoa học kỹ thuật, trồng rau sạch cho nông dân với 456
lượt nông dân tham dự. Hiện chưa phát hiện dịch bệnh xảy ra trên địa bàn thị trấn do
đã tổ chức tiêm phòng gia súc 2 đợt cho 146 hộ chăn nuôi.

Hoạt động được coi là trọng tâm trong sản xuất nông nghiệp của thị trấn Uyên
Hưng đó là dự án trồng rau an toàn với diện tích 5 ha, với sự tham gia của 20 hộ nông
dân, ở thời điểm này, dự án rau an toàn đã cho thu hoạch 3 vụ và có những kết quả khả
quan khi năng suất cao nhất trong năm đạt 15 tấn/ha (dịp tết) và thấp nhất do ảnh
hưởng mưa bão là 1 tấn/ha. Sản lượng trung bình đạt 1,2 tấn/ha.

10
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

1.3.3. Hạ tầng kỹ thuật


1.3.3.1. Giao thông

- Đường giao thông:

+ Tổng chiều dài đường : 59,530 km

+ Đường ĐT : 14,833 km

+ Đường ĐH : 9,957 km

+ Đường GTNĐ : 7,408 km

+ Đường GTNT : 27,328 km

+ Đường sông : 4,0 km

- Về hạ tầng kỹ thuật, từ nay đến năm 2015 huyện sẽ tập trung cải tạo và nâng cấp
các tuyến đường trọng điểm huyết mạch có thể tạo động lực cho thị trấn như các tuyến
đường ĐT 42, ĐT747b; xây dựng các tuyến đường trọng yếu phục vụ công nghiệp
như: Thủ Biên - Đất Cuốc - Bố Lá, đường Đất Cuốc - Hội Nghĩa - An Tây, đường
ĐT746 vào Khu Liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị...

1.3.3.2. Bưu chính – viễn thông

Thị trấn có 01 bưu điện và 01 trung tâm viễn thông

Số hộ sử dụng điện thoại cố định đạt 26 máy/100 dân

1.3.3.3. Điện

Tổng mức tiêu thụ: 11.247.516 Kwh.(năm 2010)

Mức tiêu thụ bình quân đầu người: 607 Kwh/người/năm.

Số hộ sử dụng điện thắp sáng: 4.883/4.902 hộ, đạt 99,61 %

11
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

1.3.3.4. Cấp – thoát nước và vệ sinh môi trường

Số hộ sử dụng nước cấp công cộng: 694/4902 hộ; tỉ lệ 14,15 %

Số hộ sử dụng giếng nước ngầm có máy bơm: 4.827/4902 hộ; tỉ lệ 98,47 %

Hiện hệ thống thoát nước thị trấn Uyên Hưng chưa hoàn thiện trên toàn bộ diện
tích quy hoạch mở rộng (trừ khu công nghiệp Nam Tân Uyên có hệ thống thoát nước
hoàn chỉnh). Những khu vực khác thoát nước phụ thuộc vào bề mặt tự nhiên, thoát ra
các sông, suối. Việc cấp thoát nước vẫn còn nhiều tồn tại, dù Uyên Hưng mở rộng đã
được đầu tư các trạm cấp nước đặt tại các xã, thị trấn nhưng công suất thực tế chưa cao
nên người dân chủ yếu dùng nước giếng khoan để sử dụng hàng ngày.

Hiện trạng vấn đề vệ sinh môi trường của thị trấn đang rất cần được quan tâm vì
đã có nhiều trường hợp xày ra làm ảnh hưởng thiệt hại đến người dân. Ngày
28/04/2012 Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã tổ chức Tuần lễ quốc gia về nước
sạch và vệ sinh môi trường tại sân vận động thị trấn Uyên Hưng.

Kinh tế phát triển, nhiều xí nghiệp được xây dựng kèm theo đó là các vấn đề về
khí thải, chất thải, ô nhiễm môi trường. Vì vấy vấn đề về môi trường cần được quan
tâm và kiểm soát chặt chẽ.

1.4. Nhận xét chung


1.4.1. Điểm mạnh

Chính quyền thị trấn luôn quan tâm đến các chính sách của nhà nước vào việc
phát triển kinh tế, vận dụng tốt chính sách ưu đãi của Nhà nước về thuế, tín dụng, đất
đai; thành lập Ban quản lý các khu cụm công nghiệp, Hội đồng hỗ trợ đầu tư, lập các
thủ tục đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng...thị trấn Uyên Hưng là trung tâm của
huyện Tân Uyên nên việc phát triển thị trấn sẽ là cấp thiết cho việc phát triển Huyện.

12
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Cơ cấu kinh tế đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, nhiều ngành công
nghiệp mới ra đời, điển hình như khu thương mại dịch vụ Uyên Hưng và cụm công
nghiệp Uyên Hưng mới thành lập.

Thị trấn hiện tại là địa bàn thu hút rất nhiều đầu tư trong nước và nước ngoài, đất
đai giá còn rẻ, vị trí địa lý thuận lợi đặc biệt gần thành phố mới Bình Dương nên thu
hút được nhiều nhà đầu tư và nguồn lao động.

An ninh trật tự xã hội luôn ổn định, công tác chăm lo đời sống, sức khỏe của
người dân ngày càng được nâng cao đã góp phần tạo ra nguồn nhân lực dồi dào.

1.4.2. Điểm yếu

Dịch vụ phát triển chưa tương xứng với trình độ phát triển kinh tế của thị trấn.

Nguồn vốn còn hạn chế, vốn tự có của dân cư chưa nhiều.

Kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, chưa đủ đáp ứng cho phát triển công nghiệp – dịch
vụ, việc giải quyết các vấn đề về thoát nước, xử lý chất thải công nghiệp chưa đáp ứng
kịp thời.

Mặc dù lực lượng lao động tại chỗ của thị trấn nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu về chất lượng, đội ngụ cán bộ trình độ còn hạn chế.

13
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Chương 2: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC CẤP VÀ CÁC BIỆN PHÁP

XỬ LÝ NƯỚC

2.1. Tầm quan trọng của nước cấp

2.2. Các loại nguồn nước

2.3. Các chỉ tiêu về cấp nước

2.4. Tiêu chuẩn cấp nước

2.5. Tổng quan về các phương pháp xử lý nước cấp

2.1. Tầm quan trọng của nước cấp

Nước là nhu cầu thiết yếu cho mọi sinh vật, không có nước sẽ không thể có sự
sống trên trái đất. Từ khi con người bắt đầu trồng trọt và chăn nuôi thì đồng ruộng dần
dần phát triển ở miền đồng bằng màu mỡ, kề bên lưu vực các con sông lớn. Lúc đầu cư
dân còn ít và nước thì đầy ắp trên các sông hồ, đồng ruộng, cho dù có gặp thời gian
khô hạn kéo dài thì cũng chỉ cần chuyển cư không xa lắm là tìm được nơi ở mới tốt đẹp
hơn. Vì vậy, nước được xem là nguồn tài nguyên vô tận và cứ như thế qua một thời
gian dài, vấn đề nước chưa có gì là quan trọng.

Sự phát triển càng ngày càng cao của nền công nghiệp trên toàn thế giới càng làm
tăng nhu cầu về nước, đặc biệt đối với một số ngành sản xuất như chế biến thực phẩm,
dầu mỏ, giấy, luyện kim, hóa chất... chỉ 5 ngành sản xuất này đã tiêu thụ 90% tổng
lượng nước sử dụng cho công nghiệp.

Sự phát triển trong sản xuất nông nghiệp như sự thâm canh tăng vụ và mở rộng
diện tích đất canh tác cũng đòi hỏi một lượng nước ngày càng cao.

Ngoài ra, còn rất nhiều nhu cầu khác về nước trong các hoạt động khác của con
người như giao thông vận tải, giải trí ở ngoài trời như đua thuyền, trượt ván, bơi lội…

14
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

nhu cầu này cũng ngày càng tăng theo sự phát triển của xã hội. Chính những hoạt động
trong cuộc sống của con người đã trực tiếp gây ô nhiễm nguồn nước, nhiều bệnh tật
phát sinh, sức khỏe và cuộc sống của con người ngày càng bị đe dọa.

Vì vậy, vấn đề xử lý nước và cung cấp nước sạch, chống ô nhiễm nguồn nước do
tác động của nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất đang là vấn đề đáng quan tâm.

2.2. Các loại nguồn nước


2.2.1. Nước mặt

Bao gồm các nguồn nước trong các ao, đầm, hồ chứa, sông, suối. Do kết hợp từ
dòng chảy trên bề mặt và thường xuyên tiếp xúc với không khí nên các đặc trưng của
nước mặt là:

- Chứa khí hoà tan đặc biệt là oxy.

- Chứa nhiều chất rắn lơ lửng, riêng trường hợp nước chứa trong các ao đầm, hồ
do xảy ra quá trình lắng cặn nên chất rắn lơ lửng còn lại trong nước có nồng độ tương
đối thấp và chủ yếu ở dạng keo.

- Có hàm lượng chất hữu cơ cao.

- Có sự hiện diện của nhiều loại tảo. Chứa nhiều vi sinh vật.

- Hàm lượng các chất có hại cao và nhiều vi sinh vât gây bệnh cho con người
trong nguồn nước mặt nên nhất thiết phải có sự quản lý nguồn nước, giám định chất
lượng nước, kiểm tra các thành phần hóa học, lý học, mức độ nhiễm phóng xạ thường
xuyên.

2.2.2. Nước dưới đất (nước ngầm)

Được khai thác từ các tầng chứa nước dưới đất, chất lượng nước dưới đất phụ
thuộc vào thành phần khoáng hoá và cấu trúc địa tầng mà nước thấm qua. Do vậy
nước chảy qua các địa tầng chứa cát và granit thường có tính axit và chứa ít chất

15
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

khoáng. Khi nước chảy qua địa tầng chứa đá vôi thì nước thường có độ cứng và độ
kiềm hydrocacbonat khá cao. Ngoài ra đặc trưng chung của nước dưới đất là:

- Độ đục thấp.

- Nhiệt độ và thành phần hóa học tương đối ổn định.

- Không có oxy nhưng có thể chứa nhiều khí như: CO 2 , H 2 S, …

- Chứa nhiều khoáng chất hòa tan chủ yếu là sắt, mangan, canxi, magie, flo…

- Không có hiện diện của vi sinh vật.

Nước dưới đất ít chịu tác động của con người hơn so với nước mặt do đó nước
dưới đất thường có chất lượng tốt hơn. Thành phần đáng quan tâm của nước là sự có
mặt của các chất hòa tan do ảnh hưởng của điều kiện địa tầng, các quá trình phong
hóa và sinh hóa trong khu vực. Những vùng có nhiều chất bẩn, điều kiện phong hóa
tốt và lượng mưa lớn thì nước dưới đất dễ bị ô nhiễm bởi các khoáng chất hòa tan và
các chất hữu cơ.

2.2.3. Nước biển

Nước biển thường có độ mặn rất cao (độ mặn ở Thái Bình Dương là 32÷35 g/l).
Hàm lượng muối trong nước biển thay đổi tùy theo vị trí địa lý như: cửa sông, gần bờ
hay xa bờ, ngoài ra trong nước biển thường có nhiều chất lơ lửng, càng gần bờ nồng
độ càng tăng, chủ yếu là các phiêu sinh động thực vật.

2.2.4. Nước lợ

Ở cửa sông và các vùng ven bờ biển, nơi gặp nhau của các dòng nước ngọt chảy
từ sông ra, các dòng thấm từ đất liền chảy ra hoà trộn với nước biển. Do ảnh hưởng
của thuỷ triều, mực nước tại chỗ gặp nhau lúc ở mức nước cao, lúc ở mức nước thấp
và do sự hoà trộn giữa nước ngọt và nước biển làm cho độ muối và hàm lượng huyền

16
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

phù trong nước ở khu vực này luôn thay đổi và có trị số cao hơn tiêu chuẩn cấp nước
cho sinh hoạt và thấp hơn nhiều so với nước biển thường gọi là nước lợ.

2.2.5. Nước khoáng

Khai thác từ tầng sâu dưới đất hay từ các suối do phun trào từ lòng đất ra.
Nước có chứa một vài nguyên tố ở nồng độ cao hơn nồng độ cho phép đối với nước
uống và đặc biệt có tác dụng chữa bệnh. Nước khoáng sau khi qua khâu xử lí thông
thường như làm trong, loại bỏ hoặc nạp lại khí CO 2 nguyên chất được đóng vào
chai để cấp cho người dùng.

2.2.6. Nước chua phèn

Những nơi gần biển, ví dụ như đồng bằng sông Cửu Long ở nước ta thường có
nước chua phèn. Nước bị nhiễm phèn là do tiếp xúc với đất phèn, loại đất này giàu
nguyên tố lưu huỳnh ở dạng sunfua hay ở dạng sunfat và một vài nguyên tố kim loại
như nhôm, sắt. Đất phèn được hình thành do quá trình kiến tạo địa chất. Trước đây ở
những vùng này bị ngập nước và có nhiều loại thực vật và động vật tầng đáy phát
triển. Do quá trình bồi tụ, thảm thực vật và lớp sinh vật đáy bị vùi lấp và bị phân
hủy yếm khí, tạo ra các axit mùn hữu cơ làm cho nước có vị chua, đồng thời có
nhiều nguyên tố kim loại có hàm lượng cao như nhôm, sắt và ion sunfat.

2.2.7. Nước mưa

Nước mưa có thể xem như nước cất tự nhiên nhưng không hoàn toàn tinh
khiết bởi vì nước mưa có thể bị ô nhiễm bởi khí, bụi, và thậm chí cả vi khuẩn có trong
không khí. Khi rơi xuống, nước mưa tiếp tục bị ô nhiễm do tiếp xúc với các vật thể
khác nhau. Hơi nước gặp không khí chứa nhiều khí oxit nitơ hay oxit lưu huỳnh sẽ tạo
nên các trận mưa axit. Hệ thống thu gom nước mưa dùng cho mục đích sinh hoạt
gồm hệ thống mái, máng thu gom dẫn về bể chứa. Nước mưa có thể dự trữ trong các
bể chứa có mái che để dùng quanh năm.

17
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

2.3. Các chỉ tiêu về cấp nước


2.3.1. Chỉ tiêu vật lý

 Nhiệt độ

Nhiệt độ của nước là đại lượng phụ thuộc vào điều kiện môi rường và khí hậu.
Nhiệt độ của nước có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xử lí nước. Sự thay đổi nhiệt
độ của nước phụ thuộc vào từng loại nguồn nước.

 Độ màu

Độ màu thường do các chất bẩn có trong nước tạo nên. Các hợp chất sắt, mangan
không hòa tan làm nước có màu nâu đỏ, các chất mùn humic gây ra màu vàng, các loại
thủy sinh tạo cho nước màu xanh lá cây. Nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải sinh hoạt
hay công nghiệp thường có màu xanh hoặc đen.

 Độ đục

Nước là một môi trường truyền ánh sáng tốt. Khi trong nước có các vật lạ như các
chất huyền phù, các hạt cặn đất đá, các vi sinh vật... khả năng truyền ánh sáng bị giảm
đi. Nước có độ đục lớn chứng tỏ có chứa nhiều cặn bẩn. Đơn vị đo độ đục thường là
mgSiO 2 /l, NTU, FTU; trong đó đơn vị NTU và FTU là tương đương nhau. Nước mặt
thường có độ đục không vượt quá 5 NTU. Hàm lượng chất rắn lơ lửng cũng là một đại
lượng tương quan đến độ đục của nước.

 Mùi vị

Mùi vị trong nước thường do các hợp chất hóa học, chủ yếu là các hợp chất hữu
cơ hay các sản phẩm từ các quá trình phân hủy vật chất gây nên. Nước thiên nhiên có
thể có mùi đất, mùi tanh, mùi thối. Nước sau khi tiệt trùng với các hợp chất Clo có thể
bị nhiễm mùi Clo hay Clophênol.

Tùy theo thành phần và hàm lượng các muối khoáng hòa tan, nước có thể có vị
mặn, ngọt, chát, đắng...

18
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

 Độ nhớt

Độ nhớt là đại lượng biểu thị lực ma sát nội, sinh ra trong quá trình dịch chuyển
giữa các lớp chất lỏng với nhau. Đây là yếu tố chính gây nên tổn thất áp lực và do vậy
nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình xử lý nước. Độ nhớt tăng khi hàm lượng các
muối hòa tan trong nước tăng và giảm khi nhiệt độ tăng.

 Độ dẫn điện

Nước có độ dẫn điện kém. Nước tinh khiết ở 20 0C có độ dẫn điện là 4,2 S/m
(tương ứng điện trở 23,8M/cm). Độ dẫn điện của nước tăng theo hàm lượng các chất
khoáng hòa tan trong nước và dao động theo nhiệt độ.

Tính chất này thường được sử dụng để đánh giá tổng hàm lượng chất khoáng hòa
tan trong nước.

 Tính phóng xạ

Tính phóng xạ của nước là do sự phân hủy các chất phóng xạ trong nước tạo nên.
Nước ngầm thường nhiễm các chất phóng xạ tự nhiên, các chất này có thời gian bán
phân hủy rất ngắn nên nước thường vô hại.

Tuy nhiên khi bị nhiễm bẩn phóng xạ và thường được dùng để xác định tính
phóng xạ của nước. Các hạt bao gồm 2 proton và 2 nơtron có năng lượng xuyên thấu
nhỏ, nhưng có thể xuyên vào cơ thể sống qua đường hô hấp hoặc tiêu hóa, gây tác hại
cho cơ thể do tính ion hóa mạnh. Các hạt có khả năng xuyên thấu mạnh hơn, nhưng dễ
bị ngăn lại bởi các lớp nước và cũng gây tác hại cho cơ thể.

2.3.2. Chỉ tiêu hóa học

 Độ pH

Độ pH là chỉ số đặc trưng cho nồng độ ion H+ có trong dung dịch, thường được
dùng để biểu thị tính axít và tính kiềm của nước. Khi pH = 7 nước có tính trung tính,

19
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

PH < 7 nước có tính axít, pH > 7 nước có tính kiềm. Nguồn nước có pH thấp sẽ gây
khó khăn cho quá trình xử lý

Độ pH của nước có liên quan đến sự hiện diện của một số kim loại và khí hòa tan
trong nước. Ở độ pH < 5, tùy thuộc vào điều kiện địa chất, trong một số nguồn nước có
thể chứa sắt, mangan, nhôm ở dạng hòa tan và một số loại khí như CO 2 , H 2 S tồn tại ở
dạng tự do trong nước. Độ pH được ứng dụng để khử các hợp chất Sunfua và cacbonat
có trong nước bằng biện pháp làm thoáng. Ngoài ra khi tăng pH và có thêm tác nhân
oxy hóa, các kim loại hòa tan trong nước chuyển thành dạng kết tủa và dễ dàng tách ra
khỏi nước bằng biện pháp lắng lọc.

 Độ kiềm

Độ kiềm toàn phần là tổng hàm lượng các ion bicacbonat, hydroxit và anion của
các muối của các axit yếu. Do hàm lượng các muối này có trong nước rất nhỏ nên có
thể bỏ qua.

Ở nhiệt độ nhất định, độ kiềm phụ thuộc vào độ pH và hàm lượng khí CO 2 tự do
có trong nước. Độ kiềm bicacbonat góp phần tạo nên tính đệm cho dung dịch nước.
Nguồn nước có tính đệm cao, nếu trong quá trinh xử lý có dùng thêm các hóa chất như
phèn, thì độ pH của nước cũng ít thay đổi nên sẽ tiết kiệm được các hóa chất dùng đễ
điều chỉnh pH.

 Độ cứng

Độ cứng của nước là đại lượng biểu thị hàm lượng các ion canxi và magiê có
trong nước. Trong kỹ thuật xử lý nước dùng 3 loại khái niệm độ cứng: độ cứng toàn
phần biểu thị tổng hàm lượng các ion canxi và magiê có trong nước, độ cứng tạm thời
biểu thị tổng hàm lượng các muối cacbonat và bicacbonat của Canxi và Magiê có trong
nước, độ cứng vĩnh cửu biểu thị tổng hàm lượng các muối còn lại của Canxi và Magiê
có trong nước.

20
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Dùng nước có độ cứng cao trong sinh hoạt sẽ gây lãng phí xà phòng do Canxi và
Magiê phản ứng với các axít béo tạo thành các hợp chất khó tan. Trong sản xuất, nước
cứng có thể tạo lớp cáu cặn trong các lò hơi hoặc gây kết tủa ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm.

Có nhiều đơn vị đo độ cứng khác nhau:

Độ Đức (0dH) : 10dH = 10 mg CaO/l nước.

Độ Pháp (0f) : 10f= 10 mg CaCO 3 /l nước.

Độ Anh (0e) : 10e = 10 mg CaCO 3 / 0.7 l nước.

Đông Âu (mgđl/l) : 1 mgđl/l= 2,8 0dH.

Tùy theo giá trị độ cứng, nước được phân loại thành:

Độ cứng < 50 mg CaCO 3 /l : nước mềm.

50- 150 mg CaCO 3 /l : nước trung bình.

150-300 mgCaCO 3 /l : nước cứng.

> 300 mgCaCO 3 /l : nước rất cứng.

 Độ oxy hóa

Là lượng oxi cần thiết để oxi hóa hết các hợp chất hữu cơ có trong nước. Chỉ tiêu
oxi hóa là đại lượng để đánh giá sơ bộ mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước, độ oxi hóa
của nguồn nước càng cao chứng tỏ nước bị nhiễm bẩn và chứa nhiều vi trùng. Tổ chức
Y Tế thế giới quy định mức tối đa của hợp chất Clo hữu cơ trihalometan trong nước
uống là 0,1 mg/l.

 Các hợp chất chứa Nitơ

Quá trình phân hủy các chất hữu cơ tạo ra amoniac, nitrit và nitrat. Do đó, các hợp
chất này thường được xem là những chất chỉ thị dùng để nhận biết mức độ nhiễm bẩn

21
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

của nguồn nước. Khi mới bị nhiễm bẩn, ngoài các chỉ tiêu có giá trị cao như độ oxy
hóa, amonniac, trong nước còn có một ít nitrit và nitrat. Sau một thời gian, amoniac,
nitrit bị oxy hóa thành nitrat. Phân tích sự tương quan giá trị các đại lượng này có thể
dự đoán thường nhiễm nitrat.

Nồng độ nitrat cao là môi trường dinh dưỡng tốt cho tảo, rong phát triển, gây ảnh
hưởng đến chất lượng nước dùng trong sinh hoạt. Trẻ em uống nước có nồng độ nitrat
cao có thể ảnh hưởng đến máu (chứng methaemoglo binaemia). Theo quy định của Tổ
chức Y tế thế giới, nồng độ nitrat trong nước uống không được vượt quá 10 mg/l (tính
theo N).

 Các hợp chất Photpho

Trong nước tự nhiên, thường gặp nhất là photphat. Đây là sản phẩm của quá trình
phân hủy sinh học các chất hữu cơ. Cũng như nitrat là chất dinh dưỡng cho sự phát
triển của rong tảo. Nguồn photphat đưa vào môi trường nước là từ nước thải sinh họat,
nước thải một số ngành công nghiệp và lượng phân bón dùng trên đồng ruộng.

Photphat không thuộc loại hóa chất độc hại đối với con người, nhưng sự tồn tại
của chất này với hàm lượng cao trong nước sẽ gây cản trở cho quá trình xử lý, đặc biệt
là hoạt chất của các bể lắng. Đối với những nguồn nước có hàm lượng chất hữu cơ,
nitrat và photphat cao, các bông cặn kết cặn ở bể tạo bông sẽ không lắng được ở bể mà
có khuynh hướng tạo thành đám nổi lên mặt nước, đặc biệt vào những lúc trời nắng
chiếu trong ngày.

 Các hợp chất Silic

Trong nước thiên nhiên thường có các hợp chất Silic. Ở pH<8, Silic tồn tại ở dạng
H 2 SiO 3 2- và SiO 3 2- .Do vậy trong nước ngầm, hàm lượng Silic thường không vượt quá
60 mg/l, chỉ có ở những nguồn nước có pH > 9,0, hàm lượng Silic đôi khi cao đến 300

22
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

mg/l. Trong quá trình xử lý nước, Silic có thể được loại bỏ một phần khi dùng các hóa
chất keo tụ để làm trong nước.

 Clorua – Cl-

Clorua làm cho nước có vị mặn. Ion này thâm nhập vào nước qua sự hòa tan các
muối khoáng hoặc bị ảnh hưởng từ quá trình nhiễm mặn các tầng chứa nước ngầm hay
ở đoạn sông gần biển. Việc dùng nước có hàm lượng clorua cao có thể gây ra bệnh về
thận. Ngoài ra, nước chứa nhiều Clorua có tính xâm thực đối với bêtông.

 Sunphat – SO 4 2-

Ion Sunphat thường có trong nước có nguồn gốc khoáng chất hoặc nguồn gốc hữu
cơ. Với hàm lượng Sunphat cao hơn 400 mg/l, có thể gây mất nước trong cơ thể và làm
tháo ruột.

Ngoài ra, nước có nhiều ion Sunphat sẽ làm xâm thực bêtông.

 Florua

Nước ngầm từ các vùng đất chứa quặng apatit, đá alkalic, granit thường có hàm
lượng florua cao đến 10 mg/l. Trong nước thiên nhiên, các hợp chất của florua khá bền
vững và khó loại bỏ trong quá trình xử lý thông thường. Ở nồng độ thấp, từ 0,5 mg/l
đến 1 mg/l, florua giúp bảo vệ răng. Tuy nhiên, nếu dùng nước chứa florua lớn hơn 4
mg/l trong một thời gian dài thì có thể gây đen răng và hủy hoại răng vĩnh viễn. Các
bệnh này hiện nay đang rất phổ biến tại một số khu vực ở Phú Yên, Khánh Hòa.

 Sắt

Trong nước dưới đất, sắt thường tồn tại dưới dạng ion Fe2+, kết hợp với các gốc
bicacbonat, sunfat, clorua; đôi khi tồn tại dưới dạng keo của axit humic hoặc keo Silic.
Khi tiếp xúc với oxy hoặc các tác nhân oxy hóa, ion Fe2+ bị oxy hóa thành ion Fe3+ và
kết tủa thành các bông cặn Fe(OH) 3 có màu nâu đỏ.

23
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Nước mặt thường chứa sắt (Fe3+),tồn tại ở dạng keo hữu cơ hoặc cặn huyền phù.
Trong nước thiên nhiên, chủ yếu là nước ngầm, có thể chứa sắt với hàm lượng đến 40
mg/l hoặc cao hơn. Với hàm lượng sắt cao hơn 0,5 mg/l, nước có mùi tanh khó chịu,
làm vàng quần áo khi giặt, làm hỏng sản phẩm của các ngành dệt, giấy, phim ảnh, đồ
hộp. Các cặn sắt kết tủa có thể làm tắc hoặc giảm khả năng vận chuyển của các ống
dẫn nước.

 Mangan

Cũng như sắt, mangan thường có trong nước ngầm dưới dạng ion Mn2+, nhưng
với hàm lượng tương đối thấp, ít khi vượt quá 5 mg/l. Tuy nhiên, với hàm lượng
mangan trong nước lớn hơn 0,1 mg/l sẽ gây nhiều nguy hại trong việc sử dụng, giống
như trường hợp nước chứa sắt với hàm lượng cao.

 Nhôm

Vào mùa mưa, ở những vùng đất phèn, đất ở trong điều kiện khử không có oxy
nên các chất như Fe 2 O 3 và jarosite tác động qua lại, lấy oxy của nhau và tạo thành sắt,
nhôm, sunfat hòa tan vào nước. Do đó, nước mặt ở vùng này thường rất chua, pH= 2,5-
4,5, sắt tồn tại chủ yếu là Fe2+ (có khi cao đến 300 mg/l), nhôm hòa tan ở dạng ion Al3+
(5-7 mg/l).

Khi chứa nhiều nhôm hòa tan, nước thường có màu trong xanh và vị rất chua.
Nhôm có thể có độc tính đối với sức khỏe con người. Khi uống nước có hàm lượng
nhôm cao có thể gây ra các bệnh về não.

 Khí hòa tan

Các loại khí hòa tan thường thấy trong nước thiên nhiên là khí (CO 2 ), khí oxy
(O 2 ) và sunfua hyđro (H 2 S).

Nước dưới đất không có oxy. Khi độ pH < 5,5, trong nước thường chứa nhiều khí
CO 2 . Đây là khí có tính ăn mòn kim loại và ngăn cản việc tăng pH của nước. Các biện

24
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

pháp làm thoáng có thể đuổi khí CO 2 , đồng thời thu nhận oxy hỗ trợ cho các quá trình
khử sắt và mangan. Ngoài ra, trong nước ngầm có thể chứa khí H 2 S có hàm lượng đến
vài chục mg/l. Đây là sản phẩm của quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ có trong
nước. Với nồng độ lớn hơn 0,5 mg/l, H 2 S tạo cho nước có mùi khó chịu.

Trong nước mặt, các hợp chất sunphua thường được oxy hóa thành dạng sunphat.
Do vậy, sự có mặt của khí H 2 S trong các nguồn nước mặt, chứng tỏ nguồn nước đã bị
nhiễm bẩn và có quá thừa chất hữu cơ chưa phân hủy, tích tụ ở đáy các vực nước.

Khi độ pH tăng, H 2 S chuyển sang các dạng khác là HS- và S2-.

 Hóa chất bảo vệ thực vật

Hiện nay, có hàng trăm hóa chất diệt sâu, rầy, nấm, cỏ được sử dụng trong nông
nghiệp. Các nhóm hóa chất chính là: Photpho hữu cơ, Clo hữu cơ, Cacbonat.

Hầu hết các chất này đều có độc tính cao đối với người. Đặc biệt là Clo hữu cơ,
có độ bền vững cao trong môi trường và khả năng tích lũy trong cơ thể con người. Việc
sử dụng khối lượng lớn các hóa chất này trên đồng ruộng đang đe dọa làm ô nhiễm các
nguồn nước.

 Chất hoạt động bề mặt

Một số chất hoạt động bề mặt như xà phòng, chất tẩy rửa, chất tạo bọt có trong
nước thải sinh hoạt và nước thải một số ngành công nghiệp đang được xả vào các
nguồn nước. Đây là những hợp chất khó phân hủy sinh học nên ngày càng tích tụ nước
đến mức có thể gây hại cho cơ thể con người khi sử dụng. Ngoài ra, các chất này còn
tạo thành một lớp màng phủ bề mặt các nguồn nước, ngăn cản sự hòa tan oxy vào nước
và làm chậm các quá trình tự làm sạch của nguồn nước.

2.3.3. Chỉ tiêu vi sinh

Trong nước thiên nhiên có rất nhiều loại vi khuẩn, rong, tảo và các đơn bào,
chúng xâm nhập vào nước từ môi trường xung quanh hoặc sống và phát triển trong

25
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

nước, trong đó có một số sinh vật gây bệnh cần phải được loại bỏ khỏi nước trước khi
sử dụng.

Trong thực tế không thể xác định tất cả các loại sinh vật gây bệnh qua đường
nước vì phức tạp và tốn thời gian. Mục đích của việc kiểm tra vệ sinh nước là xác định
mức độ an toàn của nước đối với sức khỏe con người. Do vậy có thể dùng một số vi
sinh chỉ thị ô nhiễm phân để đánh giá sự ô nhiễm từ rác, phân người và động vật.

Cả ba nhóm vi sinh chỉ thị ô nhiễm phân:Nhóm coliform đặc trưng là Escherichia
Coli (E.Coli), nhóm Streptococci đặc trưng là Streptococcus faecalis, nhóm Clostridia
khử sunfit đặc trưng là Clostridium perfringents.

2.3.4. Tính ổn định của nước

Nước ổn định sẽ không làm ăn mòn đường ống hoặc đóng cáu cặn trong quá trình
vận chuyển và lưu trữ.

Trong thực tế, có 2 phương pháp đánh giá tính ổn định của nước:

 Phương pháp Langlier

 Phương pháp Marble Test

2.4. Các tiêu chuẩn cấp nước


2.4.1. Chất lượng nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt

Nước cấp dùng trong sinh hoạt phải không màu, không mùi, không chứa các chất
độc hại, các vi trùng và tác nhân gây bệnh. Hàm lượng các chất hòa tan không được
vượt quá giới hạn cho phép. Chất lượng nước cấp cho sinh hoạt phải có chỉ tiêu chất
lượng như chất lượng ở bảng chất lượng nước sinh hoạt và chất lượng nước phải đảm
bảo theo QCVN 01:2009/BYT.

26
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

2.4.2. Chất lượng nước cấp cho sản xuất

Mỗi ngành sản xuất đều có yêu cầu riêng về chất lượng nước sử dụng. Nước cấp
cho các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dệt, giấy, phim ảnh đều cần đến
chất lượng như nước sinh hoạt, đồng thời có một số yêu cầu riêng về chất lượng sắt,
mangan, độ cứng. Nước cấp cho các ngành sản xuất khác sẽ có yêu cầu cụ thể về chất
lượng tùy theo sự đòi hỏi của công nghệ sản xuất.

2.5. Tổng quan về các phương pháp xử lý nước cấp


2.5.1. Xử lý nước cấp bằng phương pháp cơ học
2.5.1.1. Hồ chứa và lắng sơ bộ

Chức năng của hồ chứa và lắng sơ bộ nước thô (nước mặt) là: tạo điều kiện thuận
lợi cho các quá trình tự làm sạch như: lắng bớt cặn lơ lửng, giảm lượng vi trùng do tác
động của các điều kiện môi trường, thực hiện các phản ứng oxy hóa do tác dụng của
oxy hòa tan trong nước, và làm nhiệm vụ điều hòa lưu lượng giữa dòng chảy từ nguồn
nước vào và lưu lượng tiêu thụ do trạm bơm nước thô bơm cấp cho nhà máy xử lý
nước.

2.5.1.2. Song chắn và lưới chắn rác

Song chắn và lưới chắn đặt ở cửa dẫn nước vào công trình thu làm nhiệm vụ loại
trừ vật nổi, vật trôi lơ lửng trong dòng nước để bảo vệ các thiết bị và nâng cao hiệu quả
làm sạch của các công trình xử lý.

2.5.1.3. Quá trình lắng và các loại bể lắng

- Quá trình lắng

Đây là quá trình làm giảm hàm lượng cặn lơ lửng trong nước nguồn bằng các biện
pháp: lắng các hạt cặn không có khả năng keo tụ, lắng các hạt cặn keo tụ, lắng li tâm và
xiclon thủy lực, tuyển nổi. Ngoài ra quá trình này cũng giúp làm giảm các vi trùng có
trong nước.

27
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

- ể lắng: Bể lắng có nhiệm vụ làm sạch sơ bộ trước khi đưa nước vào
bể lọ ớc. Theo chiều dòng chảy, bể lắng được
phân thành: bể lắng ngang, bể lắng đứng, bể lắng lớp mỏng và bể lắng trong có lớp cặn
lơ lửng.

2.5.1.4. Bể lọc

Bể lọc làm nhiệm vụ loại bỏ các hạt cặn còn sót lại sau bể lắng.

Có các loại bể lọc như: Bể lọc nhanh, bể lọc chậm, bể lọc cao tốc, bể lọc trọng
lực, bể lọc áp lực, bể lọc áp lực, bể lọc xuôi, bể lọc ngược, bể lọc hai chiều.

2.5.2. Xử lý nước cấp bằng phương pháp hóa lý


2.5.2.1. Làm thoáng

Bản chất của quá trình làm thoáng là hòa tan oxy từ không khí vào nước để oxy
hóa sắt hóa trị II, mangan hóa trị II thành sắt hóa trị III, mangan hóa trị IV tạo thành
các hợp chất hydroxyl sắt hóa trị III và hydroxyl mangan hóa trị IV Mn(OH) 4 kết tủa
dễ lắng đọng để khử ra khỏi nước bằng lắng, lọc.

Làm thoáng để khử CO 2 , H 2 S có trong nước, làm tăng pH của nước, tạo điều kiện
thuận lợi và đẩy nhanh quá trình oxy hóa và thủy phân sắt và mangan, nâng cao công
suất của các công trình lắng và lọc trong quy trình khử sắt và mangan. Quá trình làm
thoáng làm tăng hàm lượng oxy hòa tan trong nước, nâng cao thế oxy hóa khử của
nước để thực hiện dễ dàng các quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong quá trình khử
màu và mùi của nước.

Có các phương pháp làm thoáng như:

- Đưa nước vào trong không khí: cho nước phun thành tia hay thành màng mỏng
chảy trong không khí ở các dàn làm thoáng tự nhiên, hay cho nước phun thành tia và
màng mỏng trong các thùng kín rồi thổi không khí vào thùng như ở các dàn làm thoáng
cưỡng bức.

28
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

- Đưa không khí vào nước: dẫn và phân phối không khí nén thành các bọt nhỏ
theo dàn phân phối đặt ở đáy bể chứa nước, các bọt khí nổi lên, nước được làm thoáng.

Kết hợp hai phương pháp trên: làm thoáng bằng máng tràn nhiều bậc và phun trên
mặt nước.

2.5.2.2. Clo hóa sơ bộ

Clo hóa sơ bộ là quá trình cho clo vào nước trước bể lắng và bể lọc. Clo hóa sơ bộ
có tác dụng tăng thời gian khử trùng khi nguồn nước nhiễm bẩn nặng, oxy hóa sắt hòa
tan ở dạng hợp chất hữu cơ, oxy hóa mangan hòa tan để tạo thành các kết tủa tương
ứng, oxy hóa các chất hữu cơ để khử màu, ngăn chặn sự phát triển của rong, rêu, phá
hủy tế bào của các vi sinh vật sinh sản ra chất nhầy nhớt trên mặt bể lọc.

2.5.2.3. Bể trộn

Mục đích là tạo điều kiện phân tán nhanh và khuấy trộn đều hóa chất. Có các loại
bể trộn như: bể trộn đứng, bể trộn có tấm chắn khoan lỗ, bể trộn vách ngăn ngang có
cửa thu hẹp, bể trộn cơ khí.

2.5.2.4. Keo tụ - tạo bông

Trong nguồn nước, một phần các hạt thường tồn tại ở dạng các hạt keo mịn phân
tán, kích thước của hạt thường dao động trong khoảng 0,1 đến 10 mm. Các hạt này
không nổi cũng không lắng, và do đó tương đối khó tách loại. Vì kích thước hạt nhỏ, tỷ
số diện tích bề mặt và thể tích của chúng rất lớn nên hiện tượng hóa học bề mặt trở nên
rất quan trọng. Theo nguyên tắc, các hạt nhỏ trong nước có khuynh hướng keo tụ do
lực hút VanderWaals giữa các hạt. Lực này có thể dẫn đến sự dính kết giữa các hạt
ngay khi khoảng cách giữa chúng đủ nhỏ nhờ va chạm. Sự va chạm xảy ra do chuyển
động Brown và do tác động của sự xáo trộn. Tuy nhiên, trong trường hợp phân tán keo,
các hạt duy trì trạng thái phân tán nhờ lực đẩy tĩnh điện vì bề mặt các hạt mang điện
tích, có thể là điện tích âm hoặc điện tích dương nhờ sự hấp thụ có chọn lọc các ion

29
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

trong dung dịch hoặc sự ion hóa các nhóm hoạt hóa. Trạng thái lơ lửng của các hạt keo
được bền hóa nhờ lực đẩy tĩnh điện.

Do đó, để phá tính bền của hạt keo cần trung hòa điện tích bề mặt của chúng, quá
trình này được gọi là quá trình keo tụ. Các hạt keo đã bị trung hòa điện tích có thể liên
kết với những hạt keo khác tạo thành bông cặn có kích thước lớn hơn, nặng hơn và
lắng xuống, quá trình này được gọi là quá trình tạo bông. Quá trình thủy phân các chất
keo tụ và tạo thành bông cặn xảy ra theo các giai đoạn sau:

Me3+ + HOH ↔ Me(OH)2+ + H+


Me(OH)2+ + HOH ↔ Me(OH)+ + H+
Me(OH)+ + HOH ↔ Me(OH) 3 + H+
---------------------------------------------
Me3+ + HOH ↔ Me(OH) 3 + 3H+

Những chất keo tụ thường dùng nhất là các muối sắt và muối nhôm như:

Al 2 (SO 4 ) 3 , Al 2 (SO 4 ) 2 .18H 2 O, NaAlO 2 , Al 2 (OH) 5 Cl, KAl(SO 4 ) 2 .12H 2O,


NH 4 Al(SO 4 ) 2 .12H 2O, FeCl 3 , FeSO 4 .2H 2 O, FeSO 4 .3H 2 O, FeSO 4 .7H 2 O

2.5.2.5. Chất trợ keo tụ

Để tăng hiệu quả quá trình keo tụ tạo bông, người ta thường sử dụng các chất trợ
keo tụ (flucculant). Việc sử dụng chất trợ keo tụ cho phép giảm liều lượng chất keo tụ,
giảm thời gian quá trình keo tụ và tăng tốc độ lắng của các bông keo. Các chất trợ keo
tụ nguồn gốc thiên nhiên thường dùng là tinh bột, dextrin (C 6 H 10 O 5 )n, các ete,
cellulose, dioxit silic hoạt tính (xSiO 2 .yH 2 O).

Các chất trợ keo tụ tổng hợp thường dùng là polyacrylamit (CH 2 CHCONH 2 ) n .
Tùy thuộc vào các nhóm ion khi phân ly mà các chất trợ đông tụ có điện tích âm hoặc
dương như polyacrylic acid (CH 2 CHCOO) n hoặc polydiallyldimetyl-amon.

30
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Liều lượng chất keo tụ tối ưu sử dụng trong thực tế được xác định bằng thí nghiệm
Jartest.

2.5.2.6. Khử trùng nước

Khử trùng nước là khâu bắt buộc trong quá trình xử lý nước ăn uống sinh hoạt.
Trong nước thiên nhiên chứa rất nhiều vi sinh vật và khử trùng. Sau các quá trình xử lý
cơ học, nhất là nước sau khi qua bể lọc, phần lớn các vi trùng đã bị giữ lại. Song để
tiêu diệt hoàn toàn các vi trùng gây bệnh, cần phải tiến hành khử trùng nước. Hiện nay
có nhiều biện pháp khử trùng có hiệu quả như: khử trùng bằng các chất oxy hóa mạnh
(Clo), các tia vật lý, siêu âm, phương pháp nhiệt, ion kim loại nặng,…

2.5.3. Xử lý nước cấp bằng các phương pháp đặc biệt

Ngoài các phương pháp xử lý trên, khi chất lượng nước cấp được yêu cầu cao hơn
nên trong xử lý nước cấp còn sử dụng một số phương pháp sau:

- Khử mùi và vị bằng làm thoáng, chất oxy hóa mạnh, than hoạt tính.

- Làm mềm nước bằng phương pháp nhiệt, phương pháp hóa học, phương pháp
trao đổi ion.

Khử mặn và khử muối trong nước bằng phương pháp trao đổi ion, điện phân, lọc
qua màng, nhiệt hay chưng cất.

31
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Chương 3. SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC

3.1. Cách lựa chọn sơ đồ công nghệ

3.2. Một số sơ đồ công nghệ trong xử lý nước cấp

3.3. Phân tích lựa chọn nguồn nước cấp

3.4. Đề xuất sơ đồ dây chuyền công nghệ

3.5. Thuyết minh sơ đồ dây chuyền công nghệ

3.1. Cách lựa chọn sơ đồ công nghệ

Quá trình xử lí nước phải qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn được thực hiện
trong các công trình đơn vị khác nhau. Tập hợp các công trình đơn vị theo trình tự từ
đầu đến cuối gọi là dây chuyền công nghệ xử lí nước. Căn cứ vào các chỉ tiêu phân tích
của nước nguồn, yêu cầu chất lượng nước sử dụng có thể xây dựng được các sơ đồ
công nghệ xử lí khác nhau và được phân loại như sau:

3.1.1. Theo mức độ xử lý

- Xử lí triệt để: chất lượng nước sau xử lí đạt tiêu chuẩn ăn uống sinh hoạt hoặc
đạt yêu cầu nước cấp cho công nghiệp đòi hỏi tiêu chuẩn cao.

- Xử lí không triệt để: yêu cầu chất lượng nước sau xử lí thấp hơn nước ăn uống
sinh hoạt. Sơ đồ công nghệ này chủ yếu dùng trong một số ngành công nghiệp như:
làm nguội, rửa sản phẩm ....

3.1.2. Theo biện pháp

- Sơ đồ không dùng chất keo tụ: áp dụng cho trạm xử lí có công xuất nhỏ, quản lí
thủ công hoặc xử lí sơ bộ.

- Sơ đồ có dùng chất keo tụ: dùng cho trạm xử lí có công xuất bất kì, hiệu quả xử
lí đạt được cao hơn kể cả đối với nguồn nước có độ đục và độ màu cao.

32
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

3.1.3. Theo số quá trình hoặc số bậc quá trình xử lí

- Một hoặc nhiều quá trình : lắng hay lọc độc lập hoặc lắng lọc kết hợp (gồm 2
quá trình).

- Một hay nhiều bậc quá trình: lắng, lọc sơ bộ rồi lọc trong (gồm 2 bậc lọc).

3.1.4. Theo đặc điểm của dòng nước

- Sơ đồ tự chảy: nước từ công trình xử lí này tự chảy sang công trình xử lí tiếp
theo. Sơ đồ này dùng phổ biến và áp dụng cho các trạm xử lí có công xuất bất kì.

- Sơ đồ có áp: nước chuyển động trong các công trình kín (sơ đồ có bể lọc áp lực)
thường dùng trong trạm xử lí có công xuất nhỏ hoặc hệ thống tạm thời.

3.2. Một số sơ đồ công nghệ trong xử lý nước cấp

Dưới đây là một số sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lí nước ăn uống sinh hoạt
được sử dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay dựa theo (Xử lý nước cấp, TS. Nguyễn
Ngọc Dung và Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp, TS. Trịnh Xuân Lai) .

 Đối với nguồn nước có hàm lượng cặn ≤ 2500 mg/l

Sơ đồ 1: Chất keo tụ

Từ trạm bơm
Bể trộn Bể phản Bể lắng Bể lọc
ứng nhanh
cấp I tới

Chất khử trùng


Chất kiềm hóa

Bể chứa nước sạch

33
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Sơ đồ 2:
Chất keo tụ

Từ trạm bơm
Bể trộn Bể lắng trong có lớp Bể lọc
cặn lơ lửng nhanh
cấp I tới

Chất kiềm hóa Chất khử trùng

Sơ đồ 3:
Bể chứa nước sạch

Chất keo tụ

Từ trạm bơm Bể chứa


Bể lọc tiếp xúc
Bể trộn nước sạch

cấp I tới

Chất kiềm hóa


Đối với nguồn nước có hàm lượng cặn > 2500mg/l, có thể sử dụng sơ đồ sau:

Sơ đồ 1: Chất keo tụ

Bể lọc
Từ trạm bơm
Bể lắng Bể trộn Bể phản Bể lắng nhanh
sơ bộ ứng
cấp I tới

Chất khử trùng


Chất kiềm hóa

Bể chứa
nước sạch

34
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Sơ đồ 2: Chất keo tụ

Từ nguồn
Hồ sơ Trạm Bể trộn Beå phaû n Beå Beå loï c
bơm
tới
lắng öù ng laé ng nhanh
cấp I

Chaá t khöû truø ng


Chất kiềm hóa

Beå chöù a
nöôù c saï ch

 Đối với nguồn nước ngầm có thể dùng các sơ đồ sau

Sơ đồ 1:
Chất khử trùng
Dàn mưa
Từ trạm bơm hay thùng
giếng tới quạt gió Bể lắng Bể lọc Bể chứa
tiếp xúc nhanh nước sạch

Sơ đồ 2: Chất khử trùng

Từ trạm bơm
giếng tới Dàn mưa hay Bể lọc Bể chứa
thùng quạt gió nhanh nước sạch

Sơ đồ 3:
Chaá t khöû truø ng
Ejector thu
Từ trạm bơm
khí hay máy Bầu trộn Bể lọc Bể chứa
nén khí
khí áp lực nước sạch
giếng tới

35
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Sơ đồ 4:
Chaá t khöû truø ng

Từ trạm bơm
Phun mưa trên Bể lọc Bể chứa
mặt bể lọc nhanh nước sạch
giếng tới

 Một số sơ đồ cộng nghệ đối với nước ngầm áp dụng ngoài thực tế

+ Sơ đồ công nghệ xử lý nướ


15.000m3 .

Chất keo tụ

Từ sông Song Bể phản


chắn rác, Trạm Bể trộ ứ Bể lọc
lưới Bể lắng
bơm
ngang nhanh
tới chắn rác cấp I

Clo khử trùng


Chaá t kieà m hoù a

Trạm bơm Bể chứa


Mạng lưới tiêu thụ cấp II nước sạch

36
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

+ Sơ đồ công nghệ xử lý nướ


30.000 m3
15.000m3 .
Chất keo tụ

Từ sông Song
chắn Trạm
Bể lọc
rác, lưới bơm Bể trộ nhanh
chắn rác cấp I
tới

Clo khử trùng

Chaá t kieà m hoù a

Trạm bơm Bể chứa


Mạng lưới tiêu thụ cấp II nước sạch

3.3. Phân tích lựa chọn nguồn nước thô


3.3.1. Phân tích nguồn nước thô
3.3.1.1. Nước mặt

Nguồn nước mặt của sông Đồng Nai chảy qua địa phận thị trấn Uyên Hưng có trữ
lượng dồi dào, chất lượng tương đối ổn định

Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cho phép khai thác nước sông để phục
vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất với lưu lượng khoảng 4m3/s

Chất lượng nước sông Đồng Nai thay đổi theo mùa, đặc biệt vào mùa mưa hàng
năm chất lượng nước bị ô nhiễm cao nhất. Kết quả phân tích chất lượng nước được thể
hiện tại bảng 3.1 dưới đây.

37
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Bảng 3.1: Bảng kết quả xét nghiệm mẫu nước thô sông Đồng Nai

Nguồn loại Giới hạn


Tên Tiêu Kết
STT Đơn vị PP thử nghiệm B (TCXD (QCVN
chuẩn quả
233:1999) 01:2009/BYT)
TCVN 6196-1-
1 Natri 15 mg/l - <200
2000
2 Độ đục 205 NTU TCVN 6184-1996 <500 <2,0
3 Màu sắc 95 TCU TCVN 6185-1996 <100 <15
4 pH 6,9 TCVN 6492-2000 6,0-9,0 6,5-8,5
Mùi Không có mùi
5 Mùi vị Cảm quan -
đất vị lạ
6 Độ oxy hóa 0 mg/l TCVN 6186-1996 2-5 <2,0
TCVN 6179-
7 Amoni 0,52 mg/l <0,5 <3,0
1:1996
8 Nitrit - mg/l TCVN 6178-1996 <1 <3,0
9 Nitrat 2,8 mg/l TCVN 6180-1996 6 <50,0
10 Độ Cứng 16 mg/l TCVN 6224-1996 - <300
11 Mangan tổng - mg/l TCVN 6002-1995 <0,5 <0,3
12 Sắt tổng 0,91 mg/l TCVN 6177-1996 <1 <0,3
AFNORNF T90
13 Sunphat 5,18 mg/l <250 <250
040
14 Clorua 15 mg/l TCVN 6194-1996 <200 <250
15 Hydrosunphua - mg/l TCVN 5370:1991 0 <0,05
16 Asen - mg/l TCVN 6626:2000 50 <0,01
17 Chì - mg/l TCVN 6193-1996 <10 <0,01
18 Fluorua - mg/l TCVN 6195-1996 <1,5 <1,5
Tổng chất rắn
19 158 mg/l TCVN 6053-1995 - <1.000
hòa tan
20 Nhôm - mg/l TCVN 6623:2000 - <0,2
21 Thủy ngân - mg/l TCVN 5989:1995 0 <0,001
23 Colifom 100 Cfu/100ml TCVN 6187-1996 - 0
24 E.Coli 100 Cfu/100ml TCVN 6187-1996 <100 0
(Nguồn : Trung tâm đầu tư, khai thác nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn –
09/2011)

38
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Kết luận: chất lượng nước tại sông Đồng Nai tồn tại một số chỉ tiêu như độ đục,
độ màu, cặn lơ lửng, mùi vị, sắt tổng… vượt quá giới hạn cho phép. Các chỉ tiêu còn
lại tương đối ổn định, ít ô nhiễm với trữ lượng dồi dào thì nguồn nước này sẽ đáp ứng
được nhu cầu của người dân nếu qua quá trình xử lý đạt tiêu chuẩn.

3.3.1.2. Nước dưới đất (nước ngầm)

Nước dưới đất tại thị trấn Uyên Hưng có trữ lượng khá tốt và ổn định, ở độ sâu từ
1,5 ÷ 10m là đã có nước. Kết quả phân tích chất lượng nước được thể hiện tại bảng 3.2
dưới đây.

Bảng 3.2. Bảng kết quả xét nghiệm nước dưới đất tại thị trấn Uyên Hưng

Nguồn loại Giới hạn


Tên Tiêu Kết
STT Đơn vị PP thử nghiệm B (TCXD (QCVN
chuẩn quả
233:1999) 01:2009/BYT)
TCVN 6196-1-
1 Natri 6 mg/l - <200
2000
2 Độ đục 2 NTU TCVN 6184-1996 - <2,0
3 Màu sắc 5 TCU TCVN 6185-1996 - <15
4 pH 4,6 TCVN 6492-2000 6,0-8,0 6,5-8,5
Mùi Không có mùi
5 Mùi vị Cảm quan -
tanh vị lạ
6 Độ oxy hóa 0,2 mg/l TCVN 6186-1996 0,5-2,0 <2,0
TCVN 6179-
7 Amoni 4,1 mg/l <3 <3,0
1:1996
8 Nitrit - mg/l TCVN 6178-1996 <0,1 <3,0
9 Nitrat 1,2 mg/l TCVN 6180-1996 <6 <50,0
10 Độ Cứng 350 mg/l TCVN 6224-1996 - <300
11 Mangan tổng - mg/l TCVN 6002-1995 <2 <0,3
12 Sắt tổng 1,46 mg/l TCVN 6177-1996 <10 <0,3
AFNORNF T90
13 Sunphat 18 mg/l <250 <250
040
14 Clorua 2,13 mg/l TCVN 6194-1996 <200 <250
15 Hydrosunphua - mg/l TCVN 5370:1991 0 <0,05
16 Asen - mg/l TCVN 6626:2000 50 <0,01

39
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

17 Chì - mg/l TCVN 6193-1996 10 <0,01


18 Fluorua - mg/l TCVN 6195-1996 1-5 <1,5
Tổng chất rắn
19 20 mg/l TCVN 6053-1995 - <1.000
hòa tan
20 Nhôm - mg/l TCVN 6623:2000 - <0,2
21 Thủy ngân - mg/l TCVN 5989:1995 0 <0,001
23 Colifom 0 Cfu/100ml TCVN 6187-1996 - 0
24 E.Coli 0 Cfu/100ml TCVN 6187-1996 <20 0
(Nguồn : Trung tâm đầu tư, khai thác nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn –
03/2012)

Kết luận: nước dưới đất tại thị trấn Uyên Hưng có hầu hết chỉ tiêu vượt quá giới
hạn cho phép, đặc biệt hàm lượng sắt và độ cứng cao sẽ rất khó khăn trong việc xử lý.
Như vậy muốn cung cấp nước đầy đủ và đạt tiêu chuẩn cho người dân sử dụng thì phải
xây dựng một hệ thống xử lý khá phức tạp.

3.3.2. Lựa chọn nguồn nước thô

Qua cách phân tích trên ta thấy xét về mặt trữ lượng thì cả hai nguồn nước mặt và
nước dưới đất nếu được xử lý tốt đều đảm bảo cung cấp đầy đủ cho nhu cầu sử dụng

Về phương diện kỹ thuật thì công nghệ xử lý nước mặt sẽ dễ cải tạo nâng cấp hơn
là sử dụng nước ngầm

Hiện nay Sở tài nguyên môi trường tỉnh Bình Dương đã nghiêm cấm khai thác
nguồn nước dưới đất, mặt khác thị trấn Uyên Hưng đang trên đà phấn đấu phát triển
thành đô thị loại IV nên với công suất khá lớn 10.000m3/ngày việc khoan giếng và khai
thác nước dưới đất sẽ ảnh hưởng xấu đến hạ tầng thị trấn. Ngoài ra theo ý kiến của các
hộ gia đình sống tại địa phương thì nguồn nước giếng khai thác sử dụng có chất lượng
không đảm bảo, nước có mùi tanh, vị chua và nhiều phèn nên rất khó sử dụng trong
sinh hoạt hằng ngày.

40
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Nguồn nước sông Đồng Nai chảy dài qua địa bàn thị trấn với trữ lượng dồi dào,
khả năng tự làm sạch của sông cao, ít bị ô nhiễm thuận lợi cho việc xử lý. Ngoài ra
theo phong tục, tạp quán thì người dân nơi đây thường sử dụng nước sông cho sinh
hoạt hằng ngày là nguồn cung cấp chính.

Tóm lại: để cung cấp nước đầy đủ cả về chất và lượng lâu dài cho nhu cầu sử
dụng và phát triển của thị trấn Uyên Hưng ta rất khó có thể sử dụng nguồn nước dưới
đất để cung cấp. Vậy để xử lý đạt được hiệu quả cao nhất về mọi mặt ta chọn nguồn
nước từ sông Đồng Nai làm nguồn nước thô cấp cho trạm xử lý.

3.4. Đề xuất sơ đồ công nghệ


3.4.1. Các thông số đầu vào và công suất thiết kế
3.4.1.1. Thông số chất lượng nước mặt

Bảng 3.3. Bảng thông số chất lượng nước đầu vào tại thị trấn Uyên Hưng

Nguồn loại Giới hạn


Tên Tiêu Kết
STT Đơn vị PP thử nghiệm B (TCXD (QCVN
chuẩn quả
233:1999) 01:2009/BYT)
TCVN 6196-1-
1 Natri 15 mg/l - <200
2000
2 Độ đục 205 NTU TCVN 6184-1996 <500 <2,0
3 Màu sắc 95 TCU TCVN 6185-1996 <100 <15
4 pH 6,9 TCVN 6492-2000 6,0-9,0 6,5-8,5
Mùi Không có mùi
5 Mùi vị Cảm quan -
đất vị lạ
6 Độ oxy hóa 0 mg/l TCVN 6186-1996 2-5 <2,0
TCVN 6179-
7 Amoni 0,52 mg/l <0,5 <3,0
1:1996
8 Nitrit - mg/l TCVN 6178-1996 <1 <3,0
9 Nitrat 2,8 mg/l TCVN 6180-1996 6 <50,0
10 Độ Cứng 16 mg/l TCVN 6224-1996 - <300
11 Mangan tổng - mg/l TCVN 6002-1995 <0,5 <0,3
12 Sắt tổng 0,91 mg/l TCVN 6177-1996 <1 <0,3
13 Sunphat 5,18 mg/l AFNORNF T90 <250 <250

41
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

040
14 Clorua 15 mg/l TCVN 6194-1996 <200 <250
15 Hydrosunphua - mg/l TCVN 5370:1991 0 <0,05
16 Asen - mg/l TCVN 6626:2000 50 <0,01
17 Chì - mg/l TCVN 6193-1996 <10 <0,01
18 Fluorua - mg/l TCVN 6195-1996 <1,5 <1,5
Tổng chất rắn
19 158 mg/l TCVN 6053-1995 - <1.000
hòa tan
20 Nhôm - mg/l TCVN 6623:2000 - <0,2
21 Thủy ngân - mg/l TCVN 5989:1995 0 <0,001
23 Colifom 100 Cfu/100ml TCVN 6187-1996 - 0
24 E.Coli 100 Cfu/100ml TCVN 6187-1996 <100 0
(Nguồn : Trung tâm đầu tư, khai thác nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn –
09/2011)

3.4.1.2. Công suất thiết kế

Dân số hiện tại của thị trấn Uyên Hưng là N o = 18.502 người

Tốc độ gia tăng dân số là a = 0,7%, niên hạn thiết kế t = 15 năm

Dân số thị trấn sau 15 năm: N 15 = N o *(1+ a)t = 18.502*(1 + 0.7/100)15

= 20.543 (người)

Lưu lượng sinh hoạt trung bình:

Qtbngày =
N 15 * qtc 20543 * 150
1000
=
1000
(
= 3.081,45 m 3 / ngày )
Trong đó:

- N 15 : số dân thị trấn sau 15 năm

- qtc = 150lít/người.ngày đêm: tiêu chuẩn cấp nước TCXDVN 33:2006 khu dân
cư thị trấn

Lưu lượng sinh hoạt ngày lớn nhất:

42
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

ngày
Qmax (
= Qtbngày * k ng = 3.081,45 * 1,35 = 4.159,96 m 3 / ngày )
Trong đó:

- k ng = 1,35 : hệ số không điều hòa ngày (dựa vào mục 3.2 TCXDVN 33:2006).

Lưu lượng tưới đường và tưới cây:


ngày
Q tưới = 10% Qmax = 10%*4.159,96 = 415,996 (m3/ngày)

Lưu lượng nước phục vụ cho công trình công cộng:


ngày
Q CT CC = 10% Qmax = 10%*4.159,96 = 415,996 (m3/ngày

Lưu lượng nước phục vụ cho công nghiệp địa phương:


ngày
Q CNĐP = 10% Qmax = 10%*4.159,96 = 415,996 (m3/ngày

Lưu lượng nước cấp cho cụm công nghiệp thị trấn Uyên Hưng: với diện tích đất
công nghiệp là 78,1143 ha và sản xuất các mặt hàng như đồ gia dụng thì

Q cụm CN = 78,1143*22 = 1718,515 (m3/ngày)

Lưu lượng hữu ích: Q hữu ích = Qmax


ngày
+ Q tưới + Q CT CC + Q CNĐP + Q cụm CN

= 4.159,96 + 415,996 + 415,996 + 415,996 + 1718,515

= 7.126,463 (m3/ngày)

Lưu lượng nước rò rỉ dự phòng


20
Qrr = K rr * Qcóich = 20%QCóích = * 7.126,463 = 1.425,293(m 3 / ngày )
100
Công suất của trạm bơm cấp II phát vào mạng lưới
QML = QCóích * (1 + K rr ) = 7.126,463 * (1 + 20%) = 8.551,756(m 3 / ngày )
Lưu lượng nước cấp cho chữa cháy:

43
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Q CC = 10,8 * qcc*n*k = 10,8*15*2*1 = 324(m3/ngày)

Công suất dùng cho bản thân nhà máy:

Q BTnhàmáy = 10%QML = 10% * 8.551,756 = 855,1756(m 3 / ngày )


Công suất trạm xử lý:

( )
Q XL = QML + Q BTnhàmáy + Qcc = (8.551,756 + 855,1756 + 324 ) = 9.731(m 3 / ngày )
.

Chọn công suất thiết kế của trạm xử lý là 10.000 (m3/ngày đêm)

3.4.

Lưu
Nước Nước lượng
Nước Nước
cấp cho cấp cho nước
Lưu lượng cấp cho cấp cho
Giờ công công tổng
nước cho sinh cụm tưới Q
nghiệp trình cộng
trong hoạt công đường,
địa công cấp cho
ngày nghiệp tưới cây
phương cộng mạng
lưới
%Q m3 m3 m3 m3 m3 m3 %
0-1 1,0 41,60 71,60 17,33 17,33 59,39 207,26 2,42
1-2 1,0 41,60 71,60 17,33 17,33 59,39 207,26 2,42
2-3 1,0 41,60 71,60 17,33 17,33 59,39 207,26 2,42
3-4 1,0 41,60 71,60 17,33 17,33 59,39 207,26 2,42
4-5 2,0 83,20 71,60 17,33 17,33 59,39 248,86 2,91
5-6 3,0 124,80 71,60 17,33 17,33 59,39 290,46 3,40
6-7 5,0 208,00 71,60 17,33 69,33 17,33 59,39 442,99 5,18
7-8 6,5 270,40 71,60 17,33 69,33 17,33 59,39 505,39 5,91
8-9 4,5 187,20 71,60 17,33 69,33 17,33 59,39 422,19 4,94
9-10 4,5 187,20 71,60 17,33 17,33 59,39 352,86 4,13
10-11 5,5 228,80 71,60 17,33 17,33 59,39 394,46 4,61
11-12 6,5 270,40 71,60 17,33 17,33 59,39 436,06 5,10
12-13 6,5 270,40 71,60 17,33 17,33 59,39 436,06 5,10
13-14 5,0 208,00 71,60 17,33 17,33 59,39 373,66 4,37
14-15 5,0 208,00 71,60 17,33 17,33 59,39 373,66 4,37

44
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

15-16 4,5 187,20 71,60 17,33 17,33 59,39 352,86 4,13


16-17 5,5 228,80 71,60 17,33 69,33 17,33 59,39 463,79 5,42
17-18 7,0 291,20 71,60 17,33 69,33 17,33 59,39 526,19 6,15
18-19 7,0 291,20 71,60 17,33 69,33 17,33 59,39 526,19 6,15
19-20 6,5 270,40 71,60 17,33 17,33 59,39 436,06 5,10
20-21 5,5 228,80 71,60 17,33 17,33 59,39 394,46 4,61
21-22 3,0 124,80 71,60 17,33 17,33 59,39 290,46 3,40
22-23 2,0 83,20 71,60 17,33 17,33 59,39 248,86 2,91
23-24 1,0 41,60 71,60 17,33 17,33 59,39 207,26 2,42
Tổng 100 4.159,96 1.718,52 415,996 415,996 415,996 1.425,29 8.551,76 100

3.1.

45
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

3.4.2. Đề xuất sơ đồ công nghệ

Với chất lượng nước thô đã nêu ở trên chọn sơ đồ công nghệ sơ bộ cho cả hai
phương án như sau:

Chất keo tụ

Từ sông Song
chắn rác, Trạm Bể trộn
Bể phản Bể lắng Bể lọc
lưới bơm
chắn rác ứng
tới cấp I

Clo khử trùng


Chaá t kieà m hoù a

Trạm bơm Bể chứa


Mạng lưới tiêu thụ cấp II nước sạch

3.5. Phân tích từng công trình – Lựa chọn công nghệ
3.5.1. Song và lưới chắn rác

Song chắn rác được đặt ở cửa thu nước của công trình nhằm mục đích ngăn cản
rác hoặc các vật có kích thước lớn vào công trình xử lý.

Song chắn rác có cấu tạo gồm các thanh thép tiết diện tròn cỡ Φ 8 hoặc Φ 10,
hoặc tiết diện hình chữ nhật kích thước 6 x 50 mm đặt song song với nhau và hàn vào
khung thép. Khoảng cách giữa các thanh thép từ 40 ÷ 50 mm. Vận tốc nước chảy qua
song chắn khoảng 0,1 ÷ 0,6 m/s. Song chắn rác được nâng thả nhờ ròng rọc hoặc tời
quay tay bố trí trong ngăn quản lý. Hình dạng song chắc rác có thể là hình chữ nhật,
hình vuông hoặc hình tròn.

46
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Lưới chắn rác phẳng có cấu tạo gồm một tấm lưới căng trên khung thép. Tấm lưới
đan bằng các dây thép đường kính 1 ÷ 1,5 mm, mắt lưới 2 x 2 ÷ 5 x 5 mm. Trong một
số trường hợp, mặt ngoài của tấm lưới đặt thêm một tấm lưới nữa có kích thước mặt
lưới 25 x 25 mm đan bằng dây thép đường kính 2 – 3 mm để tăng cường khả năng chịu
lực của lưới. Vận tốc nước chảy qua băng lưới lấy từ 0,15 ÷ 0,8 m/s.

Lưới chắn quay được sử dụng cho các công trình thu cỡ lớn, nguồn nước có
nhiều. Cấu tạo gồm một băng lưới chuyển động liên tục qua hai trụ tròn do một động
cơ kéo. Tấm lưới gồm nhiều tấm nhỏ nối với nhau bằng bản lề. Lưới được đan bằng
dây đồng hoặc dây thép không gỉ đường kính từ 0,2 ÷ 0,4. Mắt lưới kích thước từ 0,3 x
0,3 mm đến 2 x 2 mm. Chiều rộng băng lưới từ 2 ÷ 2,5 m. Vận tốc nước chảy qua băng
lưới từ 3,5 ÷ 10 cm/s, công suất động cơ kéo từ 2 ÷ 5 kW

3.5.2. Trạm bơm cấp I

Nhiệm vụ trạm bơm cấp I là bơm nước thô từ công trình thu về trạm xử lý. Chọn
sử dụng bơm chìm

3.5.3. Chất keo tụ và chất kiềm hóa

Chất keo tụ gồm phèn sắt và phèn nhôm: nhưng người ta thường dùng phèn nhôm
vì trong nguồn nước có độ màu và độ đục. Dùng phèn sắt thì hiệu quả cao hơn nhưng
các ion sắt tạo kết tủa sinh ra màu nâu đỏ và ăn mòn đường ống mạnh hơn phèn nhôm
nên không nên dùng. (trang 18, Xử lý nước cấp, TS. Nguyễn Ngọc Dung).

Chất kiềm hóa gồm xút (NaOH), soda (Na2 CO 3 ) và vôi (CaO): Xút có tính ăn
mòn, tạo độ nhớt và xút là kim loại kiềm nên không tạo kết tủa với hợp chất nào nên
khi cho vào nước làm cho trong nguồn nước có thêm một nhân tố đó là Na vì vậy
không nên sử dụng xút. Soda giá thành cao nên không có hiệu quả kinh tế, vôi giá
thành rẻ dể sử dụng Ca2+ có thể tạo kết tủa khi kết hợp với CO 2 nên khi qua bể lắng có
thể loại bỏ được Ca2+.

47
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Kết luận: Sử dụng phèn nhôm làm chất keo tụ và vôi làm chất kiềm hóa là hợp lý.

3.5.4. Bể trộn

Bể trộn gồm các loại bể: Bể trộn đứng, bể trộn có tấm chắn khoan lỗ, bể trộn vách
ngăn ngang có cửa thu hẹp, bể trộn cơ khí.

Bể trộn đứng: Thường được sử dụng trong trường hợp có dùng vôi sữa để kiềm
hóa nước với công suất bất kỳ vì chỉ dùng bể trộn đứng mới đảm bảo giữ cho các phần
tử vôi ở trạng thái lơ lững làm cho quá trình hòa tan vôi được thực hiện triệt để. Nó có
cấu tạo đơn giản, dể vận hành, chi phí thấp.

Bể trộn cơ khí có khả năng khuấy trộn hóa chất vào nước nhanh và đều, tiết kiệm
thời gian diện tích xây dựng.

Bể trộn có tấm chắn khoan lỗ, bể trộn vách ngăn ngang có cửa thu hẹp, các bể này
các hóa chất sẽ được trộn đều trong nước hơn nhưng khi sử dụng thì vôi sữa sẽ kết tủa
trước tấm chắn.

Kết luận:

+ Phương án 01 sử dụng bể trộn đứng

+ Phương án 02 sử dụng bể trộn cơ khí

3.5.5. Bể phản ứng

Bể phản ứng gồm: Bể phản ứng xoáy (xoáy hình trụ, xoáy hình phễu), bể phản
ứng có vách ngăn (vách ngăn ngang, vách ngăn đứng), bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng,
bể phản ứng tạo bông kết tủa cơ khí.

Bể phản ứng xoáy: chỉ sử dụng cho trạm xử lý có công suất nhỏ < 3000m3/ngày
đêm (trang 46, Xử lý nước cấp, TS. Nguyễn Ngọc Dung).

Bể phản ứng có vách ngăn: bể phản ứng vách ngăn ngang chỉ sử dụng cho trạm
xử lý có công suất > 30.000 m3/ngày đêm (trang 54, Xử lý nước cấp, TS. Nguyễn Ngọc

48
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Dung), bể phản ứng vách ngăn đứng sử dụng cho trạm xử lý có công suất > 6.000
m3/ngày đêm bể này dể xây dựng, dể vận hành nhưng khối lượng xây dựng khá lớn do
có nhiều vách ngăn và chiều cao phải thỏa mãn tổn thất áp lực trong bể.

Bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng thường được đặt ngay trong phần đầu của bể lắng
ngang. Bể được chia thành nhiều ngăn dọc, đáy có tiết diện hình phễu với các vách
ngăn ngang, nhằm mục đích tạo dòng nước đi lên đều, để giữ cho lớp cặn lơ lửng được
ổn định. Ưu điểm của bể này là cấu tạo đơn giản, không cần máy móc cơ khí, không
tốn chiều cao xây dựng.

Bể phản ứng tạo bông kết tủa cơ khí có khả năng điều chỉnh tốc độ khuấy trộn
theo ý muốn nhưng cần máy móc, thiết bị cơ khí chính xác và điều kiện quản lý vận
hành phức tạp, tốn điện áp dụng cho những trạm có công suất lớn.

Kết luận:

+ Phương án 01 sử dụng bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng.

+ Phương án 02 sử dụng bể phản ứng vách ngăn đứng.

3.5.6. Bể lắng

Bể lắng gồm: bể lắng ngang, bể lắng đứng, bể lắng li tâm, bể lắng lớp mỏng, bể
lắng trong có lớp cặn lơ lửng.

Bể lắng ngang sử dụng cho trạm xử lý có công suất > 3.000 m3/ngày đêm

Bể lắng đứng, bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng sử dụng cho trạm xử lý có công
suất nhỏ < 3.000 m3/ngày đêm.

Bể lắng li tâm sử dụng cho trạm xử lý có công suất > 30.000 m3/ngày đêm.

Bể lắng lớp mỏng dùng các vách ngăn bằng thép không gỉ hoặc bằng nhựa nên rất
phức tạp vì vậy nên ít được áp dụng trong thực tế.

49
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Kết luận: Vì chọn bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng và bể phản ứng vách ngăn nên
ta chọn bể lắng ngang.

3.5.7. Bể lọc

Bể lọc gồm bể lọc chậm và bể lọc nhanh, bể lọc cao tốc, bể lọc trọng lực, bể lọc
áp lực, bể lọc xuôi, bể lọc ngược, bể lọc hai chiều,… Nhưng thường áp dụng là bể lọc
nhanh và bể lọc chậm.

Bể lọc chậm áp dụng cho trạm xử lý có công suất < 1.000 m3/ngày đêm

Bể lọc nhanh áp dụng cho trạm xử lý có công suất lớn nhằm đáp ứng nước cung
cấp.

Kết luận: chọn bể lọc nhanh

3.5.8. Khử trùng nước

Khử trùng bằng các tia tử ngoại, bằng phương pháp siêu âm, bằng phương pháp
nhiệt và Ion bạc ít được sử dụng vì hiệu quả kinh tế không cao.

Chủ yếu là sử dụng các chất oxy hóa mạnh nhất là Clo vì giá thành rẻ hiệu quả
kinh tế.

Kết luận: Sử dụng Clo để khử trùng.

3.5.9. Bể chứa

Dự trữ nước để điều hòa giữa trạm bơm nước thô và trạm bơm nước sạch, để dự
trữ nước chữa cháy, để rửa bể lắng, bể lọc và pha hóa chất,.. Dự trữ nước để đáp ứng
cho thời gian tiếp xúc cần thiết để Clo khử trùng nước. Chọn bể chứa có mặt bằng hình
chữ nhật, đặt nửa chìm nửa nổi, bên trên bể có nắp đậy, ống thông hơi và lớp đất trồng
cây cỏ để giữ cho nhiệt độ nước ổn định.

50
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

3.5.10. Trạm bơm cấp II

Trạm bơm cấp II có nhiệm vụ phân phối nước sạch ra mạng lưới. Khi thiết kế
công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng nước. Chọn máy bơm cấp II là bơm ly tâm trục
ngang
3.6. Thuyết minh sơ đồ công nghệ
3.6.1. Phương án 01

thu h i

Từ sông Song ản Bể Bể lọc


chắn rác, Trạm Bể trộ
ứ lắng nhanh
lưới bơm
ngang
tới chắn rác cấp I

Vôi Clo

Trạm bơm
Bể chứa
Mạng lưới tiêu thụ cấp II
nước sạch

Nước từ sông Đồng Nai sẽ được đưa đến bể trộn đứng của trạm xử lý qua hệ
thống ống dẫn nước thô bằng bơm cấp I, tại miệng thu nước lắp đặt song chắn rác và
lưới chắn rác để cản lại những vật có kích thước lớn trôi nổi trong nước vào các công
trình xử lý.

51
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Tại bể trộn nước sẽ được tiếp xúc với hóa chất (phèn nhôm và sữa vôi) để tạo kết
tủa. Nhờ có bể trộn đứng mà hóa chất được phân phối nhanh và đều vào trong nước
nhằm đạt hiệu quả xử lý cao nhất.

Sau đó nước từ bể trộn đứng sẽ được dẫn đến bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng. Bể
phản ứng này có nhiệm vụ hoàn thành nốt quá trình keo tụ, tạo điều kiện thuận lợi cho
quá trình tiếp xúc, kết dính các hạt keo và cặn bẩn trong nước để tạo thành những bông
cặn có kích thước lớn hơn. Tiếp theo nước sẽ được đưa qua bể lắng ngang, tại đây các
bông cặn sẽ lắng xuống đáy bể nhờ trọng lực.

+ Nước trong được thu ở bể bằng hệ thống máng thu bề mặt và đưa về máng tập
trung, nước tiếp tục được dẫn sang bể lọc.

+ Cặn lắng sẽ được xả liên tục bằng cào cặn sau mỗi giờ làm việc của bể, khi xả
cặn bể vẫn tiếp tục làm việc.

Nước sau lắng có hàm lượng cặn nhỏ hơn 10 mg/l và sẽ tiếp tục chảy sang bể lọc
nhanh, tại đây các hạt cặn chưa lắng được ở bể lắng và các vi trùng có trong nước sẽ
được giữ lại trên bề mặt hoặc khe hở của lớp vật liệu lọc (cát thạch anh). Lượng bùn từ
bể lắng ngang sẽ được đưa đến hồ cô đặc, nén, phơi bùn để xử lý, trong quá trình xử lý
khi chiều dày lớp cặn tăng lên, lớp vật liệu lọc không còn giữ được cặn nữa thì tiến
hành rửa bể lọc. Nước rửa lọc sẽ được chuyển về bể thu hồi để lắng bớt cặn và tuần
hoàn một phần nước trong về bể trộn đứng để tiếp tục xử lý. Nước sau khi qua bể lọc
có hàm lượng cặn nhỏ hơn 3mg/l được dẫn đến bể chứa nước sạch, tại đây lượng Clo
sẽ được châm vào vừa đủ để khử trùng nước và đảm bảo lượng Clo dư đạt tiêu chuẩn
trong mạng lưới nước cấp. Nước từ bể chứa nước sạch được trạm bơm cấp II bơm cấp
vào mạng lưới tiêu thụ.

52
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

3.6.2. Phương án 02

thu h i

Từ sông Song Bể phản Bể Bể lọc


chắn rác, Trạm Bể trộn
ứng vách lắng nhanh
lưới bơm cơ khí
ngăn ngang
tới chắn rác cấp I

Vôi Clo

Trạm bơm
Bể chứa
Mạng lưới tiêu thụ cấp II
nước sạch

Nước từ sông Đồng Nai sẽ được đưa đến bể trộn cơ khí của trạm xử lý qua hệ
thống ống dẫn nước thô bằng bơm cấp I, tại miệng thu nước lắp đặt song chắn rác và
lưới chắn rác để cản lại những vật có kích thước lớn trôi nổi trong nước vào các công
trình xử lý

Tại bể trộn cơ khí nước sẽ được tiếp xúc với hóa chất (phèn nhôm và sữa vôi) để
tạo kết tủa. Nhờ có quá trình khuấy trộn bằng máy móc mà hóa chất được phân phối
nhanh và đều hơn vào trong nước nhằm đạt hiệu quả xử lý cao nhất.

53
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Sau đó nước từ bể trộn cơ khí sẽ được dẫn đến bể phản ứng vách ngăn. Bể phản
ứng này có nhiệm vụ hoàn thành nốt quá trình keo tụ, nhờ có các vách ngăn tạo nên sự
xáo trộn của dòng nước, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp xúc, kết dính các hạt
keo và cặn bẩn trong nước để tạo thành những bông cặn có kích thước lớn hơn. Tiếp
theo nước sẽ được đưa qua bể lắng ngang, tại đây các bông cặn sẽ lắng xuống đáy bể
nhờ trọng lực.

+ Nước trong được thu ở bể bằng hệ thống máng thu bề mặt và đưa về máng tập
trung, nước tiếp tục được dẫn sang bể lọc.

+ Cặn lắng sẽ được xả liên tục bằng cào cặn sau mỗi giờ làm việc của bể, khi xả
cặn bể vẫn tiếp tục làm việc.

Nước sau lắng có hàm lượng cặn nhỏ hơn 10 mg/l và sẽ tiếp tục chảy sang bể lọc
nhanh, tại đây các hạt cặn chưa lắng được ở bể lắng và các vi trùng có trong nước sẽ
được giữ lại trên bề mặt hoặc khe hở của lớp vật liệu lọc (cát thạch anh). Lượng bùn từ
bể lắng ngang sẽ được đưa đến hồ cô đặc, nén, phơi bùn để xử lý, trong quá trình xử lý
khi chiều dày lớp cặn tăng lên, lớp vật liệu lọc không còn giữ được cặn nữa thì tiến
hành rửa bể lọc. Nước rửa lọc sẽ được chuyển về bể thu hồi để lắng bớt cặn và tuần
hoàn một phần nước trong về bể trộn cơ khí để tiếp tục xử lý. Nước sau khi qua bể lọc
có hàm lượng cặn nhỏ hơn 3mg/l được dẫn đến bể chứa nước sạch, tại đây lượng Clo
sẽ được châm vào vừa đủ để khử trùng nước và đảm bảo lượng Clo dư đạt tiêu chuẩn
trong mạng lưới nước cấp. Nước từ bể chứa nước sạch được trạm bơm cấp II bơm cấp
vào mạng lưới tiêu thụ.

54
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Chương 4: TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH TRONG SƠ ĐỒ DÂY


CHUYỀN CÔNG NGHỆ

4.1. Phương án 01

4.2. Phương án 02

4.1. Phương án 01
4.1.1. Tính toán lượng hóa chất cần dùng

Việc tính toán các công trình dựa trên tiêu chuẩn TCXDVN 33-2006.

4.1.1.1. Phèn nhôm

Liều lượng phèn xử lý nước đục: lượng phèn nhôm cần thiết lấy theo TCXDVN
33-2006 được ghi trong bảng sau:

Bảng 4.1. Liều lượng phèn để xử lý nước đục

Hàm lượng cặn của nước nguồn Liều lượng phèn nhôm Al 2 (SO 4 ) 3 không
(mg/l) chứa nước (mg/l)

đến 100 25 ÷ 35
101 ÷ 200 30 ÷ 40
201 ÷ 400 35 ÷ 45
401 ÷ 600 45 ÷ 50
601 ÷ 800 50 ÷ 60
801 ÷ 1000 60 ÷ 70
1001 ÷ 1500 70 ÷ 80
Do hàm lượng cặn của nước nguồn là 158mg/l nên chọn lượng phèn nhôm không
chứa nước dùng để xử lý là 40mg/l.

Xử lý nước có màu: căn cứ vào độ màu nước nguồn là 95 Pt-Co, lượng phèn
nhôm được xác định:

55
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

PAl = 4 * M = 4 * 95 = 39( mg / l )

Vậy lượng phèn cần dùng để xử lý nước nhằm làm giảm cả độ màu và độ đục của
nước là: P Al = 40 mg/l 2 (SO 4 ) 3 = 35
.

Để quá trình pha phèn có hiệu quả, ta sử dụng sơ đồ pha phèn hai bậc. Bậc I, phèn
cục được pha vào nước trong thùng hòa trộn, bậc II, dung dịch phèn đặc được pha
loãng đến nồng độ yêu cầu trong bể tiêu thụ trước khi được bơm định lượng bơm vào
bể trộn. Các công trình trong dây chuyền được thiết kế sao cho dung dịch phèn tụ chảy
xuống bể tiêu thụ.

 Bể hòa phèn

Bể hòa phèn có nhiệm vụ hòa tan phèn cục và lắng cặn bẩn. Vì trạm có công suất
(Q ngđ = 10.000 m3/ngđ) nên ta dùng bể hòa phèn khuấy trộn bằng máy khuấy. Quá
trình hòa tan phèn cục kéo dài từ 243 giờ. Bể xây dựng bằng gạch, mặt trong bể được
bảo vệ bằng lớp vật liệu chịu axit để chống tác dụng ăn mòn của dung dịch phèn. Bộ
phận khuấy trộn gồm: Động cơ điện, bộ phận chuyển động và cánh khuấy kiểu cánh
phẳng. Kết cấu ống dẫn phèn phải đảm bảo khả năng súc rửa nhanh.

Khi thiết kế bể hoà trộn lấy các chỉ tiêu sau:

- Số vòng quay trên trục của cánh quạt n = 20÷30 vòng/phút (Điều 6.22 TCXDVN
33-2006)
- Chiều dài cánh quạt tính từ trục quay bằng 0,4÷0,45 chiều rộng bể hòa tan phèn.
(trang 91, Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp, TS. Trịnh Xuân Lai)
- Diện tích cánh quạt bằng 0,1÷0,2m2 cho 1m3 dung dịch trong bể
- Để xả cặn cho bể, dùng ống xả có đường kính 150mm. (Điều 6.22 TCXDVN
33:2006)

56
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

 Tính toán bể hòa phèn

Theo điều 6.19-20 TCXDVN 33-2006, dung tích bể hoà phèn được tính theo công
thức:

Q * n * Pp
Wh = (m3).
10.000 * bh * γ

Trong đó:

Q: là lưu lượng nước xử lý. Q = Q ngđ = 10.000 (m3/ngđ) = 416,7(m3/h).

P p : Là liều lượng phèn P p = P Al = 40(mg/l)

n: thời gian giữa hai lần hòa tan phèn, ở công suất (1.200 ÷ 10.000 m3/ngày), (n =
12h) với Q = 10.000 m3/ngày chọn n = 12h

γ: Là tỷ trọng của dung dịch phèn, γ = 1 (Tấn/m3).

bh : Là nồng độ dung dịch phèn trong thùng hòa trộn, theo tiêu chuẩn b h = 10 ÷
17%, ta chọn b h = 12%.

416,7 * 12 * 40
W = = 1,67(m3 )
h 10.000 * 12 * 1

- Thiết kế 1 bể hoà phèn hình vuông, dung tích bể: W h = 1,67 (m3)
- kích thước bể: a*a*h = 1,1*1,1*1,7 (m), trong đó chiều cao bảo vệ là hbv =
0,3m.
- Số vòng quay trên trục của cánh quạt n = 30 vòng /phút
- Chiều dài cánh quạt tính từ trục quay: 0,45*1,1= 0,5(m)
- Chiều dài toàn phần của cánh quạt = 1m
- Số cánh quạt là: 2 cánh
- Diện tích cánh quạt: 0,2*1,67= 0,334 (m2)

- Chiều rộng mỗi cánh quạt: bcq = 1 * 0,334 = 0,167 (m)


2 1

57
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

- Công suất động cơ của máy khuấy xác định theo công thức:

ρ
N = 0,5* h * n 3 * d 4 * z (kW)
η

(Công thức 4.2 trang 91, Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp, TS. Trịnh
Xuân Lai)

Trong đó:

- ρ : trọng lượng thể tích của dung dịch phèn ρ = 1000 (kg/ m3)
- h: chiều cao cánh quạt, h = bcq = 0,167 (m)
- n: số vòng quay của cánh quạt trong 1 giây,
30 1
n= = = 0,5 ( vòng/giây)
60 2
- d: đường kính của vòng tròn do đầu cánh quạt tạo ra, d = 1m
- z: số cánh quạt trên trục máy khuấy, n = 2
- η: hệ số hữu ích của cơ cấu truyền động, η =0,9

* 0,167 * (0,5) *14 * 2 = 23,17(kW )


1000
N = 0,5 *
3

0,9

Chọn 2 máy, 1 hoạt động 1 dự phòng.

Bảng 4.2. Các thông số thiết kế bể hòa tan phèn

STT Thông số thiết kế Số lượng Đơn vị Vật liệu


1 Bể hòa trộn phèn 1 bể Xây gạch
2 Kích thước bể 1,1*1,1*1,7 m -
Công suất động cơ của
3 23,17 kW
máy khuấy
4 Đường kính ống xả cặn 150 mm PVC

58
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

 Tính toán bể tiêu thụ phèn

Theo mục 6.19 TCXDVN 33-2006, lấy nồng độ phèn trong bể tiêu thụ là 7% (4
÷10%) tính theo sản phẩm không ngậm nước. Đáy bể tiêu thụ có độ dốc không nhỏ
hơn 0,005 về phía ống xả. Ống xả có đường kính 100mm. Ống dẫn dung dịch đã điều
chế đặt cách đáy 150mm. Mặt trong bể tiêu thụ cũng được bảo vệ bằng lớp vật liệu
chịu axit.

Dung tích bể tiêu thụ được tính theo công thức:

Wh * bh
Wt = (m3). ( Công thức 6-4 TCXDVN 33-2006)
bt

Trong đó:

W t : Là dung tích bể tiêu thụ (m3).

W h : Là dung tích bể hoà phèn. W h = 1,67 (m3).

b h : Là nồng độ dung dịch hóa chất trong bể hoà phèn. b h = 12%.

bt : Là nồng độ dung dịch hóa chất trong bể tiêu thụ. b t = 7%

Thay số ta có:

⇒ W t = 1,67 * 12 = 2,86 ~ 2,9(m3 ).


7

Số bể tiêu thụ không < 2 ⇒ ta thiết kế 2 bể mỗi bể có dung tích W t = 1,45 (m3).
Kích thước mỗi bể a*a*h = 1,1*1,1*1,5 trong đó chiều cao bảo vệ là 0,3m.

Bảng 4.3. Các thông số thiết kế bể tiêu thụ phèn

Đơn
STT Thông số thiết kế Số lượng Vật liệu
vị
1 Bể tiêu thụ phèn 2 bể Bê tông cốt thép
2 Kích thước bể 1,1 *1,1*1,5 m3

59
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

 Thiết kế bể hòa phèn và bể tiêu thụ

- Bể hoà trộn và bể tiêu thụ thiết kế có tường đáy nghiêng so với mặt phẳng
ngang 45 o.
- Đường kính ống xả cặn của bể hoà phèn là D = 150 (mm)
- Đường kính ống xả cặn của bể tiêu thụ là D = 100 (mm).
- Sàn đỡ phèn trong bể hòa trộn phải đặt ghi để có thể tháo gỡ được. Khe hở giữa
các ghi là 15 (mm).
- Mặt trong và đáy bể hòa trộn cũng như bể tiêu thụ phải được phủ một lớp xi
măng chống axit hoặc ốp gạch men chịu axít.
- Cánh khuấy của máy khuấy phải làm bằng vật liệu chịu axit.
- Bơm dung dịch phèn dùng bơm định lượng kiểu màng.
- Các đường ống dẫn phèn phải làm bằng vật liệu chịu axít (ống PVC).
- Kết cấu ống dẫn hóa chất phải đảm bảo xúc rửa nhanh.
- Thiết kế ống tự chảy từ bể hoà phèn đến bể tiêu thụ.

 Bơ

= 35 ượng cần

dùng cho một ngày = Q * PAl = 10.000 * 40 *100 = 1143 (kg/ngđ) = 1,143(T/ngđ)
1.000 * P 1.000 * 35

Lưu lượng dung dị 7% cần thiết để đưa vào nước trong 1 giờ:

Q*a
qv =
1.000 * P

Trong đó:

+ Q: công suất trạm xử lý, Q = 416,7 (m3/h)

+ a: liều lượng phèn cần thiết (mg/l)

+ P : Nồng độ phèn ở bể tiêu thụ (%)

60
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

 qv = 416,7 * 40 *100 = 333,36 (l/h) = 0,34(m3/h)


1.000 * 7

Chọn 2 máy bơm định lượng phèn ( 1 công tác, 1 dự phòng) có thông số kỹ thuật:

q = 0,34 (m3/h), H = 8m

4.1.1.2. Vôi sữa

 Dung tích bể pha vôi sữa xác định theo công thức

Q * n * Pv
Wv = (m 3 )
10.000 * b v * γ

Trong đó:

Q: Công suất trạm. Q = 416,7 (m3/h).

n: Số giờ giữa 2 lần pha vôi n = 6 ÷ 12h. Chọn n = 8 (h).

bv : Nồng độ vôi theo tiêu chuẩn 5%, lấy bv = 5 %

P v : Liều lượng vôi (trang 19, Xử lý nước cấp, TS. Nguyễn Ngọc Dung)

 Pp  100
Pv = Pk = e1 
 e − k t + 1
 * c ( mg / l )
 2 

Trong đó:

P k : hàm lượng chất kiềm hóa

P p : hàm lượng phèn cần thiết dùng cho keo tụ P p = 40(mg/l)

e 1 , e 2 trọng lượng đương lượng của chất kiềm hóa và của phèn, đối với vôi chọn
e 1 = 28, e 2 = 57

K t : Độ kiềm nhỏ nhất của nguồn nước chọn K t = 1(mgđl/l)

1: độ kiềm dự phòng của nước (mgđl/l)

61
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

c: tỉ lệ chất kiềm hóa nguyên chất trong sản phẩm sử dụng chọn c = 80%

40 100
Pv = Pk = 28 * ( − 1 + 1) * = 24,56(mg / l )
57 80

γ: Tỉ trọng vôi. γ = 1 (T/m3).

Vậy:

416,7 * 8 * 24,56 3
Wv = = 1,64 (m )
10.000 * 5 * 1

Chọn thiết kế 01 bể hòa trộn và 02 bể tiêu thụ vôi đều có kích thước giống nhau
có dung tích hữu ích là 1,64m3, kích thước bể hình tròn, đường kính bể bằng chiều cao
công tác của bể.

πd 2 * h πd 3 nên Wv * 4 1,64 * 4
d = h, Wv = = d =3 =3 = 1,28(m)
4 4 π 3,14

Ch = 1,3 m

 Thiết bị khuấy trộn

Để giữ cho vôi sữa không bị lắng và có nồng độ đều 5% phải liên tục khuấy trộn
bằng máy khuấy. Chọn máy khuấy kiểu tuabin chong chóng lắp ba cánh quạt, số vòng
quay và công suất động cơ chọn theo bảng sau:

Bảng 4.4. Số vòng quay và công suất máy khuấy kiểu tuabin

Đường kính cánh Bước trục Số vòng quay của Công suất động
quạt (mm) vít(mm) trục (vòng/phút) cơ (kW)
tan (m)
0,6 150 210 1000 0,2
0,8 200 280 630 0,37
1 250 350 800 0,6
1,2 300 420 400 0,75
1,4 300 420 500 1,1
1,6 400 480 500 2,2

62
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

2 500 500 400 3


2,4 600 600 250 5
2,6 600 600 320 3,3
(Nguồn: trang 19, Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp, TS. Trịnh Xuân Lai)

Do D = 1,28 nên máy khuấy có các thông số sau:

- Đường kính cánh quạt: d = 300(mm)

- Bước trục vít: a = 420

- Số vòng quay của trục: n = 450 (vòng/phút)

- Công suất: N = 0,9(kW)

 Đường kính ống dẫn vôi sữa

Xác định theo điều 6.37 TCXDVN 33-2006 như sau:

Ống áp lực dẫn sản phẩm sạch D25mm, dẫn sản phẩm không sạch D50mm.

Ống tự chảy lấy D50mm. Tốc độ vôi sữa chảy trong ống không nhỏ hơn 0,8 m/s.

Chỗ ngoặt trên đường ống dẫn dung dịch vôi sữa có bán kính cong là:

R = 5*d = 5*50 = 250 (mm)

Đường ống áp lực dẫn vôi sữa có độ dốc về phía máy bơm 0,02. ống tự chảy có
độ dốc 0,03 về phía miệng xả.

vôi CaO = 80

Q * Pv 10.000 * 24,56 * 100


Lượng vôi cần dùng cho một ngày a = = = 307
1.000 * P 1.000 * 80
(kg/ngđ) = 0,31(T/ngđ)

Lưu lượng dung dịch vôi 5% cần thiết để đưa vào nước trong 1 giờ:

63
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Q*a
qv =
1000 * P

Trong đó:

+ Q: công suất trạm xử lý, Q = 416,7 (m3/h)

+ a: liều lượng vôi cần thiết (mg/l)

+ P : Nồng độ vôi ở bể tiêu thụ (%)

416,7 * 24,56 * 100 3


 qv = = 204,58 (l/h) = 0,31(m /h)
1000 * 5

Chọn 2 máy bơm định lượng vôi (1 công tác, 1 dự phòng) có thông số kỹ thuật:

q = 0,31 (m3/h), H = 8m

4.1.1.3. Tính toán kho dự trữ hóa chất

Kho dùng để dự trữ hoá chất đủ cho 1 tháng tiêu thụ.

Diện tích sàn kho:

Q * P *T *α
Fkho =
10.000 * Pk * h * Go

(công thức 2-9 trang 36, Xử lý nước cấp, TS. Nguyễn Ngọc Dung)

Trong đó:
.
Q = 10.000 (m /ngđ).
3

P: Liều lượng hoá chất tính toán p = 40(g/m3).

T: Thời gian dự trữ hóa chất trong kho. T = 30 (ngày).

α: Hệ số kể đến diện tích đi lại và thao tác trong kho. α =1,3.

P k : Độ tinh khiết của hóa chất, %

h: chiều cao cho phép của lớp hóa chất chọn h =1.5m.

64
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

G 0 : Khối lượng riêng của hóa chất, G o = 1,1 (T/m3).

- Tính cho kho phèn:

10.000 * 40 * 30 *1,3
F2 = = 27(m 2 )
10.000 * 35 *1,5 *1,1

- Tính cho kho vôi:

10.000 * 24,56 * 30 *1,3


F2 = = 7,3(m 2 )
10.000 * 80 *1,5 *1,1

- Tổng diện tích:

F = F 1 + F 2 = 27 + 7,3 = 34,3 ≈ 35 (m2).

Chọn kích thước nhà hóa chất là 5m*7m

4.1.1.4. Khử trùng nước

Khử trùng nước là khâu bắt buộc cuối cùng trong quá trình xử lý nước ăn uống
sinh hoạt, mục đích là để tiêu diệt hoàn toàn vi trùng gây bệnh trong nguồn nước.

Trong hệ thống này ta dùng Clo lỏng để khử trùng. Clo là một chất oxi hóa mạnh
ở bất cứ dạng nào, khi clo tác dụng với nước tạo thành axit hypôclorit (HOCl) có tác
dụng diệt trùng rất mạnh, nó phá vỡ quá trình trao đổi chất dẫn đến vi trùng bị tiêu diệt.

Khi cho Clo vào nước xảy ra các phản ứng:

Cl 2 + H 2 O → HOCl + HCl

HOCl → H+ + OCl-

HOCl, OCl- là những chất oxi hóa mạnh có khả năng diệt vi trùng

Lượng Clo sử dụng vừa để khử trùng nước đạt tiêu chuẩn cấp nước, vừa đảm bảo
liều lượng Clo để khử trùng các vi sinh vật và vi khuẩn trong nước trong 1 giờ và phải
đảm bảo nồng độ Clo dư còn ở bể chứa nước sạch phải nằm trong khoảng 0,3÷ 0,5

65
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

mg/l. Lượng Clo dư ở đầu mạng lưới tối thiểu là 0,5mg/l, cuối mạng lưới là 0,05mg/l
và không được lớn tới mức có mùi khó chịu. Chọn liều lượng clo cần để khử trùng đối
với nước mặt là 3mg/l (quy phạm 2÷ 3mg/l) .
Liều lượng Clo trung bình cần dùng trong một ngày đêm
W clo = Q * 1.000 * 3 = 10.000 * 1.000* 3

= 30.000.000 (mg/ngđ) = 30 (kg/ngđ)

Liều lượng Clo trung bình cần dùng trong một tháng là: 30 *30 = 900 (kg)
Liều lượng Clo trung bình cần dùng trong một giờ
W clo = 30/24 = 1,25 (kg/h)

Với lưu lượng Clo cho vào nước là 1,25 kg/h.


Khi dùng Clo lỏng để khử trùng nước phải đặt thiết bị chuyên dùng để đưa Clo
vào nước gọi là Clorator. Để tránh tình trạng đưa Clo vào nước với áp suất cao hay bị
rò hơi ra ngoài nguy hiểm ta dùng Clorator chân không, khi sử dụng Clorator chân
không cần phải đảm bảo cung cấp nước có chất lượng nước sinh hoạt với áp suất
không nhỏ hơn 3kg/cm2 cho buồng định lượng Clo. Lượng nước tính toán để cho Clo
làm việc lấy bằng 0,6 m3 cho 1kg clo
Trong trạm bố trí hai Clorator chân không, một làm việc, một dự phòng.
Đặt 2 bình clo loại 900kg/bình
Đường kính ống dẫn Clo

Qclo
dclo = 1,2 * (m)
v

Trong đó:

Q clo : Lưu lượng lớn nhất của Clo trong ống (m3/s), lấy lớn hơn lưu lượng giây
trung bình 4 lần (lấy trong khoảng 3 – 5 lần theo điều 1.172 TCXDVN 33 – 2006).
Trọng lượng thể tích của clo là 0,0032T/m3
4 * 1,25 3
Q clo = = 4,34 * 10 −4 (m /s)
0,0032 * 1000 * 3600

v : tốc độ của Clo trong đường ống, v = 3m/s

66
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

4,34 * 10 −4
Khi đó: dclo = 1,2. = 0.014 (m) = 14 (mm)
3

Chọn ống Φ 21mm, ống dẫn clo và các phụ tùng phải chịu được áp lực công tác
16 kg/cm2

Bố trí đường ống dẫn clo ngắn nhất có thể, tại đầu ống đưa clo vào nước gắn van
điều chỉnh lưu lượng để đảm bảo đưa Clo vào nước đúng lưu lượng và đủ tốc độ để
hòa trộn đều vào nước.
Trang bị thiết bị bảo hộ lao động tại phòng công tác hóa chất.
4.1.2. Tính toán công trình thu - Trạm bơm cấp I
4.1.2.1. Nguồn cấp điện

Nguồn điện cấp cho trạm xử lý phải đảm bảo cho sự an toàn trong quá trình làm
việc của các thiết bị và đảm bảo cung cấp nước liên tục cho nhu cầu sử dụng.

 Nguồn điện quốc gia: nguồn điện này do điện lực Bình Dương chi nhánh Tân
Uyên phụ trách thiết kế, thi công theo đúng tiêu chuẩn. Trạm xử lý và trạm bơm cấp I
cần được xây dựng gần với hệ thống lưới điện quốc gia để đảm bảo cho điện áp và tiết
kiệm về kinh tế.

 Nguồn điện dự phòng: để mức độ an toàn luôn ổn định cần lắp đặt thêm máy
phát điện dự phòng công suất 500 KVA.

4.1.2.2. Địa điểm xây dựng công trình thu – trạm bơm cấp I

Theo bản đồ địa hình 1/10.000 của thị trấn Uyên Hưng và khảo sát thực địa sông
Đồng Nai đoạn chảy qua thị trấn thì địa điểm xây dựng công trình thu, trạm bơm cấp I
là tại bờ sông Đồng Nai, theo đường ĐT743 thuộc khu phố 5 thị trấn Uyên Hưng. Tại
vị trí này :

 Bờ sông tương đối ổn định, lòng sông sâu thuận lợi xây dựng công trình thu.

 Gần đường nhựa ĐT743 nên có lưới điện quốc gia thuân lợi cho việc cấp điện.

67
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

 Vị trí khai thác gần trung tâm thị trấn.

 Vị trí xây dựng không ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển chung của thị trấn.

4.1.2.3. Tính toán các công trình đơn vị trong trạm bơm cấp I

 Công trình thu

Thiết kế công trình thu nước theo kiểu công trình thu nước xa bờ phân li dùng ống
tự chảy. Trạm bơm cấp I và công trình thu được xây dựng tách rời nhau, trạm bơm cấp
I nằm ở trong bờ. Công trình thu gồm tuyến ống hút nối từ trạm bơm cấp I ra miệng
hút nằm ngoài sông cách bờ 35m.

Họng thu nước là phễu thu có đặt song chắn rác để loại trừ các vật nổi có kích
thước lớn, được cố định bởi một khối bê tông cốt thép. Ngăn thu, ngăn hút và trạm
bơm cấp I được đặt trong bờ. Chọn 1 ngăn thu và 1 ngăn hút, , lưới chắn rác đặt ở giữa
ngăn thu và ngăn hút.

Theo số liệu thu thập được và số liệu khảo sát thực địa tại vị trí xây dựng công
trình thu – trạm bơm cấp I thì:

- Cao độ mặt đất bờ sông: +3,5m (khi thiết kế giả định chọn cao trình tại mặt đất
là +0.00).

- Mực nước sông cao nhất: +3m (khi thiết kế giả định chọn cao trình mực nước
cao nhất là -0.50).

- Mực nước sông trung bình: +1,5m (khi thiết kế giả định chọn cao trình mực
nước trung bình là -2.00).

- Mực nước sông thấp nhất: -0,7m (khi thiết kế giả định chọn cao trình mực nước
thấp nhất là -4.20).

68
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

 Song chắn rác

Song chắn rác bao gồm các thanh thép tiết diện hình chữ nhật, được đặt ở đầu loe
của ống tự chảy

Diện tích công tác của song chắn rác (trang 89, Công trình thu nước - Trạm bơm
cấp thoát nước, TS. Lê Dung)

Q * Κ1 * Κ 2 * Κ 3
F= (m2)
v*n

Trong đó:

Q: lưu lượng nước cần xử lý

Q = 10.000 (m3/ngđ) = 416,7 (m3/h) = 0,116 (m3/s)

v: vận tốc nước chảy qua song chắn rác, (điều 5.83 TCXDVN 33-2006) thì v =
0,1 ÷ 0,3 m/s, chọn v = 0,3 m/s)

n: Số cửa thu nước (n =1)

K 1 : Hệ số co hẹp do các thanh thép

a+d
K1 =
a
a: Khoảng cách giữa các thanh thép, theo TCXDVN 33-2006, a = 40 ÷ 50 mm,
chọn a = 40 mm.

d: Chiều rộng thanh thép, theo TCXDVN 33 – 2006, d = 8 ÷ 10mm, chọn d =10
mm.

40 + 10
=K1 = 1, 25
40

K 2 : Hệ số co hẹp do rác bám vào song chắn rác, K 2 = 1,25

69
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

K 3 : Hệ số kể đến ảnh hưởng hình dạng của thanh thép, với thanh thép tiết diện
hình chữ nhật K 3 = 1,25

 Tiết diện song chắn

0,116 * 1,25 * 1,25 * 1,25


F = = 0,75 (m )
2
0,3 * 1

Đối với họng thu nước chọn song chắn rác hình vuông

Số lượng thanh thép: 10n + 40(n -1) = 750  n = 15 thanh

Tổn thất thuỷ lực qua song chắn rác:

(v 2 − U 2 )
hS =
0,7 * 2 g

Trong đó:

v: Tốc độ nước chảy qua song chắn rác, v = 0,3 (m/s)

a 0,04
U: Tốc độ dòng chảy vào: U = v * = 0,3 * = 0,24 (m)
a+d 0,04 + 0,01

(0,3 2 − 0,24 2 )
Khi đó: hS = = 0,0024 (m) = 2,4(mm)
0,7 * 2 * 9,81

 Lưới chắn rác

Lưới chắn rác là một tấm lưới đan bằng dây thép có đường kính d =1,5 mm, mắt
lưới 2*2mm. Lưới chắn rác được đặt ở cửa thông giữa ngăn thu và ngăn hút.

Diện tích công tác của lưới:

Q
F= * K1 * K 2 * K 3 (m2)
v*n

70
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Trong đó:

Q: Lưu lượng tính toán của công trình, Q = 416,7 (m3/h) = 0,116 (m3/s)

v: Vận tốc nước chảy qua lưới chắn rác, lưới chắn phẳng (v = 0,2 ÷ 0,4 m/s), chọn
v = 0,3 m/s

n: Số lượng cửa đặt lưới, chọn n = 1

K 1 : Hệ số thu hẹp tiết diện do các thanh lưới chắn

a+d   4 + 1,5 
2 2

K1 =   =  = 1,83
 a   4 

a: Khoảng cách giữa các thanh thép, a = 4 mm.

d: Đường kính dây thép, d = 1,5 mm.

K 2 : Hệ số co hẹp do rác bám vào lưới chắn rác, K 2 = 1,5

K 3 : Hệ số kể đến ảnh hưởng hình dạng, K 3 = 1,15 ÷ 1,5; chọn K 3 = 1,3

F=
0,116
0,3 * 2
( )
*1,83 *1,5 *1,3 = 0,69 m 2

Chọn kích thước lưới là: B l x H l = 0,83 m x 0,83 m

 Ống tự chảy

(Trang 89 Công trình thu nước - Trạm bơm cấp thoát nước, TS. Lê Dung)

Do hàm lượng SS =158mg/l cao nên chọn ống dẫn bằng thép có v = 1,3 m/s để
chống lắng đọng trong đường ống và chiều dài ống dẫn L<100m. Chọn L = 70m.Vận
tốc nước chảy trong ống theo điều 5.96 TCXDVN 33-2006, v = 0,7 ÷ 1,5 m/s, chọn v =
1,3m/s

Với Q = 10.000(m3/ngđ) = 416,7(m3/h) = 0,116(m3/s)

Đường kính ống tự chảy:

71
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

4Q 4 * 0,116
D= = = 0,34 (m)
π .v 3,14 *1,3

Chọn đường kính ống 350 mm. Tra bảng III, trang 77 (Các bảng tính thủy lực,
Ths Nguyễn Thị Hồng) v = 1,19 m/s (thỏa quy phạm)

Tổn thất thủy lực trong ống tự chảy:

v2
h i * L + ∑ξ
=
2g
Trong đó:

L: Chiều dài ống tự chảy, L = 70m.

i : Tổn thất đơn vị theo chiều dài

∑ξ : Tổng hệ số tổn thất cục bộ

λ *v2 0,022 * (1,3) 2


i= = = 5,41*10 −3 (công thức 1 trang 5,
D * 2g 0,35 * 2 * 9,81
Các bảng tính toán thủy lực, Ths Nguyễn Thị Hồng)

Trong đó:

λ : hệ số kháng ma sát, phụ thuộc vào vật liệu ống

Đối với ống thép mới


0 , 226 0 , 226
0,0159  0,684  0,0159  0,684 
λ = 0, 226 1 + = 1 + 1,3  = 0,022
d  v  0,35 0, 226  

D: Đường kính ống, D = 350 (mm) = 0,35 (m).

v: Vận tốc trong ống, v = 1,3 (m/s).

Hệ số tổn thất cục bộ: ξ

72
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Miệng vào: ξ vào = 0,05

Miệng ra: ξ ra = 1

Tổng hệ số tổn thất cục bộ: ∑ ξ = 1,05


1,32
Vậy: h = 5,41*10 −3 * 70 + 1,05 = 0,46 (m)
2 * 9,81

Kiểm tra khả năng tự làm sạch của ống tự chảy:

δ 
4,3
 V3
ρ = 0,111 −  *
 U g *δ * D

Trong đó:
ρ : Khả năng vận chuyển trong ống tự chảy

δ : Độ lớn thủy lực trung bình của cặn (đường kính trung bình của cặn là
0,15mm),

δ = 0,017 m/s.

V* g
U : vận tốc lắng cặn: U = * V (m/s)
c

C: Hệ số sêdi, phụ thuộc vào vật liệu ống

1 1
1 1
C = * R6 = * 0,0875 6 = 6,06
n 0,11

n: Hệ số nhám, n = 0,11

R: Bán kính thủy lực, đối với chế độ chảy đầy:

73
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

D 0,35
R= = = 0,0875 (m)
4 4

1,3 * 9,81
U = *1,3 = 0,87 (m/s)
6,06

4,3
 0,017  1,33 3
Vậy: ρ = 0,111 −  * = 2,93 ( kg/m )
 0,87  9,81 * 0,017 * 0,35

ρ : Khả năng vận chuyển trong ống tự chảy

C 0 : hàm lượng cặn của nước nguồn, C 0 = 158(mg/l) = 158 (g/m3) = 0,158
(kg/m3)

Vậy: C 0 < ρ nên ống tự chảy có khả năng tự làm sạch.

 ngăn thu

Chiều rộng ngăn thu tính theo công thức

B 1 = B L + 2.e

- B L: Chiều rộng lưới chắn rác. B L = 0,83(m).


- e: Khoảng cách từ mép song đến mép ngăn thu. e = 0,4 ÷ 0,6 (m)
Ta chọn e = 0,5m.

B 1 = 0,83 + 2*0,5 = 1,83 (m).

Chọn ngăn thu hình vuông nên lấy A1 = 1,83 m, trong ngăn thu bố trí song chắn
rác, thang lên xuống, thiết bị tẩy rửa.

 Ngăn hút

Chiều rộng ngăn hút tính theo công thức: B 2 ≥ 3 D p

Với D p : đường kính phễu hút. D p = (1,3 ÷ 1,5).D h . Lấy D p = 1,5 D h .

74
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

D h : Đường kính ống hút.


D p = 1,5 D h = 1,5*0,35 = 0,525(m)

Vậy : B 2 ≥ 3.D p = 3* 0,525 = 1,575(m). 2 = 1,5m

Chiều dài ngăn hút: A2 trong khoảng 1,5 ÷ 3m, chọn A2 = 3(m).
Kích thước mặt đứng công trình :

Khoảng cách từ mép dưới cửa thu nước đến đáy hồ: h1 = 0,7÷ 1(m). Chọn
h1 =1(m)

Khoảng cách từ mép dưới đặt lưới đến đáy công trình thu: h2 = 0,5 ÷ 1(m). Chọn
h2 = 0,7 (m).

Khoảng cách từ mực nước thấp nhất đến mép trên cửa thu: h3 ≥0,5 (m). Chọn h3
=1m.

Khoảng cách từ mực nước cao nhất đến sàn công tác: h 4 ≥0,5 (m). Với h 4 = 1 m

Đáy công trình thu có độ dốc 3% về phía hố thu cặn.

Cao trình mặt nước trong ngăn thu và ngăn hút.

 MNCN là -0,5 (m).

 MN TN là -4,2 (m).

- Tổn thất mực nước qua khe hở song và lưới chắn rác lấy sơ bộ là 0,1 và 0,2m.
- Cao trình mặt nước trong ngăn thu:
 MNCNNT = MNCN – hs = -0,5 – 0,1 = -0,6 (m).
 MNTNNT = MNTN – h s = – 4,2 – 0,1 = – 4,3 (m).
- Cao trình mặt nước trong ngăn hút:
 MNCNNH = MNCNNT – h l = -0,6 – 0,2 = -0,8 (m).
 MNTNNH = MNTNNT – h l = – 4,3 – 0,2 = – 4,5(m).

75
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

(công thức 2-9 trang 36, Xử lý nước cấp, TS. Nguyễn Ngọc Dung)

 Trạm bơm cấp I

, diện tích của


trạm bơm cấp I được xây cao 3,5m từ sàn mái ngăn hút. T điều khiển đ
trong trạm bơm cấp I.

 Máy bơm cấp I

Trạm bơm cấp I làm việc điều hòa suốt ngày đêm. Công suất trạm xử lí là 10.000
m3/ngđ (416,7m3/h), sử dụng máy bơm chìm, lắp đặt 3 máy bơm (2 hoạt động, 1 dự
phòng) với lưu lượng mỗi máy bơm là:

416,7
= 208,4 (m /h)
3
Q bơm =
2

Áp lực cần thiết của máy bơm xác định theo công thức:

H b = H hh + H dd + H cb + H dư

Trong đó:

H hh : độ chênh cao độ giữa mực nước thấp nhất ở dòng sông và mực nước công
tác ở bể trộn của nhà máy xử lý.

Cao độ mực nước thấp nhất trên sông : -0,7m

Cao độ mực nước tại bể trộn của nhà máy xử lý : +5,41m

 H hh = 5,41 – (–0,7) = + 6,11

H dd: tổn thất áp lực đường dài trên đường ống chuyển tải nước thô (chiều dài ống
chuyển tải 500m) với công suất trạm xử lý Q = 10.000(m3/ngày) = 416,7(m3/h) =

76
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

116(l/s). Dựa vào bảng II trang 48, (Các bảng tính toán thủy lực, Ths. Nguyễn Thị
Hồng), chọn đặt ống thép D = 350mm, v = 1,12m/s, 1000i = 5,08

350 * 5,08
 H dd = = 1,778( m)
1000

H cb: tổn thất áp lực cục bộ trong nội bộ trạm bơm và trên đường ống chuyển tải
nước thô lấy bằng 50% H dd

50 * 1,778
 Hc b = = 0,889( m)
100

H dư : áp lực tự do cần thiết lấy bằng 5 m

Vậy: H b = 6,11 + 1,778 + 0,889 + 5 = 13,78 (m)

Các thông số kỹ thuật của máy bơm cấp I được lắp đặt: Q = 208,4 m3/h, H b =
13,78m, chọn bơm có Q = 210 m3/h = 0,058m3/s, H b = 15m

Công suất bơm (trang 83, , )

ρ * Q * H 1000 * 0,058 *15


N= = = 10,66( kW )
102 *η 102 * 0,8

ρ , ρ = 1000 kg/m3

ng bơm, Q = 0,058 m3/s

= 15m

η η = 0,8

4.1.3. Bể trộn đứng

Nguyên tắc hoạt động của bể trộn đứng: nước đưa vào xử lý chảy từ dưới lên. Tốc
độ dòng nước đưa vào phía đáy 1 ÷ 1,5m/s, với tốc độ này sẽ tạo nên chuyển động rối

77
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

làm cho nước được trộn đều với dung dịch phản ứng. Nước vào từ đáy dâng lên với tốc
độ dâng v d = 25 mm/s. Sau đó theo máng vòng quanh bể chảy sang công trình tiếp
theo. Tốc độ nước chảy trong máng vm = 0,6 m/s. Thời gian nước lưu lại trong bể
không quá 2 phút.

Công suất trạm xử lý Q = 10.000(m3/ngày) = 416,7(m3/h) = 0,116(m3/s)

Diện tích tiết diện ngang ở phần trên của bể trộn

ft =
Q 0,116
=
vd 0,025
= 4,6 m 2( )
Với:

v d : là vận tốc nước dâng, vd = 25 mm/s

Chọn mặt bằng phần trên của bể trộn là hình vuông, thì chiều dài mỗi cạnh là

bt = ft = 4,6 = 2,14( m)

Chọn ống dẫn nước nguồn vào bể D = 350 mm.

Tra bảng tính toán thuỷ lực - Th.S Nguyễn Thị Hồng, trang 77, với Q = 116 l/s thì
v = 1,12 m/s nằm trong giới hạn cho phép (TCXDVN 33-2006, v = 1 ÷ 1,5 m/s).

Đường kính ngoài của ống dẫn nước vào bể sẽ là 377 mm

Diện tích đáy bể (chỗ nối với ống):

f d = 0,377 * 0,377 = 0,142 (m2)

Kích thước phần dưới đáy bể b = fd = 0,14 = 0,37 (m)

Chọn góc nón α = 40o ( theo quy phạm α = 30o – 40o)

Vậy chiều cao phần hình tháp (đáy nón):

78
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

40 0 1
* (bt − bd ). cot g = * (2,14 − 0,377 ) * 2,747 = 2,42 (m)
1
hđ =
2 2 2

Thể tích phần hình tháp của bể trộn:

Wd =
1
3
(
hd * f t + f d + )
ft * fd =
1
3
( )
* 2,42 * 4,6 + 0,142 + 4,6 * 0,142 = 4,48 m3

Thể tích toàn phần của bể:

Q *t 416,7 * 1,5
W = = = 10,42 (m3)
60 60

Với t là thời gian lưu nước trong bể, theo quy phạm t = 1 ÷ 2 phút, chọn t = 1,5
phút.

Thể tích phần trên của bể

W t = W – W d = 10,42 – 4,48 = 5,94 (m3)

Chiều cao phần trên của bể

Wt 5,94
ht = = = 1,29 (m)
ft 4,6

0,5m

Chiều cao toàn phần của bể

H = ht + h d = 1,29 + 2,42 + 0,5 = 4,21 (m)

Chọn khoảng cách từ mặt đất đến đáy phần hình tháp của bể trộn là 1,7m.

Máng thu nước bể trộn:

Thu nước ở bể trộn bằng máng vòng có lỗ ngập trong nước. Nước chảy trong
máng đến chỗ ống dẫn nước ra khỏi bể theo 2 hướng ngược chiều nhau. Lưu lượng tính
toán của máng

79
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

qm =
Q 416,7
2
=
2
= 208,35 m 3 / h ( )
Diện tích tiết diện máng với vận tốc nước chảy trong máng, vm = 0,6 (m/s)

fm =
qm
=
208,35
vm 0,6 * 3.600
= 0,096 m 2 ( )
Chọn chiều rộng máng bm = 0,25 m thì chiều cao lớp nước tính toán trong máng

f m 0,096
hm = = = 0,38(m)
bm 0,25

Độ dốc của máng về phía ống tháo nước ra lấy bằng 0,02 tổng diện tích các lỗ
ngập thu nước ở thành máng với tốc độ nước chảy qua lỗ vl = 1 m/s thì tổng diện tích
các lỗ thu là

Q 416,7
∑f l = =
vl 1* 3.600
= 0,116 (m2)

Chọn đường kính lỗ d = 30 mm thì diện tích mỗi lỗ là

3,14.d 2 3,14 * 0,032


fl = = = 0,0007(m 2 )
4 4
Tổng số lỗ trên máng

n=
∑f l
=
0,116
= 165,71 = 166 ( )
fl 0,0007

Các lỗ bố trí ngập trong nước 70 mm ( tính đến tâm lỗ), chu vi phía trong của
máng

P m = 4*bt = 4*2,14 = 8,56 (m)

Khoảng cách giữa các tâm lỗ

80
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Pm 8,56
e= = = 0,052 (m)
n 166

Khoảng cách giữa các lỗ

e – d = 0,052 – 0,03 = 0,022 (m).

Chọn ống dẫn nước từ bể trộn sang bể phản ứng là ống có Q = 116 l/s.

Chọn v = 1 m/s (TCXDVN 33-2006 v = 0,8 ÷ 1 m/s). Đường kính ống là

4Q 4 * 0,116
d = = = 0,384(m) = 384(mm)
π *v 3,14 * 1

Chọn đường kính ống D = 400 mm

Bảng 4.5. Các thông số thiết kế bể trộn đứng

Thông số Số lượng Đơn vị Vật liệu


Bể trộn đứng 1 Bể Bê tông cốt thép
Diện tích đáy bể 0,142 m2 -
Chiều cao phần dưới bể 2,42 m -
Chiều cao phần trên của bể 1,29 - -
Chiều cao thiết kế của bể 4.21 - -
Chiều rộng máng 0,25 - -
Chiều cao máng 0,38 - -
Ống dẫn nước vào bể 350 mm
Ống dẫn nước ra bể 400 - -
4.1.4. Bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng

Diện tích mặt bằng của bể phản ứng:

Q 0,116
F= = = 36,25(m 2 )
N .v 2 * 0,0016

Trong đó:

81
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Q: công suất trạm xử lý (m3/s)

v: tốc độ đi lên của dòng nước trong bể phản ứng ở phần trên ứng với hàm lượng
cặn của nước nguồn 158 mg/l, tra bảng v = 1,6 mm/s

Tính chất nước nguồn Hàm lượng cặn (mg/l) v(mm/s)

- Nước nguồn có độ đục thấp < 20 0,9


- Nước nguồn có độ đục trung bình 20 - 50 1,2
- Nước có độ đục lớn 50 - 250 1,6
250 – 2500 2,2
N: só bể phản ứng lấy bằng số bể lắng ngang, N = 2

Lấy chiều rộng bể phản ứng bằng chiều rộng bể lắng ngang, B = 3,9m

Chiều dài bể phản ứng:

36,25
L= F = = 9,4( m)
B 3,9

Thời gian lưu nước trong bể không nhỏ hơn 20 phút (điều 6.83 TCXDVN 33-
2006)

Thể tích bể phản ứng tính với thời gian nước lưu lại trong bể t = 20 phút

Q *t 416,7 * 20
W= = = 69,45(m 2 )
60 * N 60 * 2

Chiều cao bể phản ứng lấy bằng chiều cao bể lắng ngang H = 3,82m. Chọn
khoảng cách từ mặt đất đến đáy bể là 1m

Để tránh ảnh hưởng của dòng chảy ngang trên bề mặt, trong ngăn phản ứng đặt 04
tấm chắn hướng dòng vuông góc với dòng chảy ngang. khoảng cách giữa các tấm chắn
L 9,4
là: = = 2,35m (khoảng cách này <3m theo điều 6.83 TCXDVN 33-2006)
4 4

82
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Trong bể phản ứng đặt 02 máng phân phối nước vào đều đặt dọc theo trên
diện tích bề mặt bể có các ống đứng dẫn nước từ máng xuống đáy bể. Chọn chiều rộng
máng bm = 0,4m

Lưu lượng nước qua mỗi máng:

0,116
qm = = 0,029( m 3 / s ) = 29(l / s )
2*2

Chọn mỗi có 10 ống đứng đưa nước xuống đáy bể:

Lưu lượng nước qua mỗi ống đứng:

qm 29
qong = = = 2,9(l / s )
10 10

Dựa vào bảng IV trang 90 - các bảng tính toán thủy lực –Ths. Nguyễn Thị Hồng,
chọn ống uPVC D = 75mm, v = 0,99 m/s

Mỗi ống đứng phân bố ra 2 nhánh, lưu lượng mỗi nhánh:

2,9
qongnhanh = = 1,45(l / s )
2

Dựa vào bảng IV trang 89 - các bảng tính toán thủy lực –Ths. Nguyễn Thị Hồng,
ống uPVC D = 63mm, v = 0,67 m/s

Nước được đưa từ bể phản ứng sang bể lắng ngang bằng tường tràn. Tốc độ nước
từ ngăn phản ứng sang bể lắng vt = 0,05 m/s. Chiều cao lớp nước trên vách tràn:

Q 0,116
ht = = = 0,3( m)
B.N .vt 3,86 * 2 * 0,05

Sau tường tràn đặt một tấm chắn hướng dòng ngập sâu đến ¼ chiều sâu bể lắng là
1
* 3,82 = 0,96(m) để hướng dòng nước đi xuống phía dưới. Khoảng cách giữa tường
4
bể phản ứng và tấm ngăn bể lắng tính với tốc độ nước chảy vn = 0,03 m/s

83
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Q 0,116
lt = = = 0,5( m)
B.N .vn 3,86 * 2 * 0,03

Bảng 4.6. Các thông số thiết kế bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng

Thông số Số lượng Đơn vị Vật liệu


Bể phản ứng 2 Bể Bê tông cốt thép
Chiều rộng bể B 3,9 m -
Chiều dài bể L 9,4 m -
Chiều cao bể H XD 3,82 m -
Số lượng máng phân phối 2 máng -
Chiều rộng máng phân phối b m 0,4 m -
Đường kính ống đứng trong bể 75 mm uPVC
Số lượng ống đứng 10 ống -
4.1.5. Bể lắng ngang

Lắng nước là giai đoạn làm sạch sơ bộ trước khi đưa nước vào bể lọc để hoàn
thành quá trình làm trong nước. Bể lắng ngang có dạng hình chữ nhật làm bằng bê tông
cốt thép. Cấu tạo bể gồm 4 bộ phận chính:

- Vùng phân phối nước vào bể

- Vùng lắng cặn

- Hệ thống thu nước đã lắng

- Hệ thống thu xả cặn

Để bể lắng ngang làm việc hiệu quả trước tiên phải xác định được kích thước
vùng lắng một cách hợp lý dựa vào lý thuyết lắng cặn trong bể lắng ngang đã được
nghiên cứu.

84
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Chọn tốc độ lắng tự do của hạt cặn nhỏ nhất cần giữ lại uo = 0,5 mm/s (bảng 6.9
TCXDVN 33-2006, U 0 = 0,45÷0,5) với hàm lượng cặn của nước đã lắng không lớn hơn
10mg/l.

Chọn chiều cao vùng lắng H o = 3m (quy phạm 2,5÷3m)

Chọn tỉ số L/ H o = 15. Ta có:

Hệ số phụ thuộc vào chiều dài và chiều sâu của vùng lắng: K = 10

Hệ số kể đến sự ảnh hưởng của thành phần vận tốc rối của dòng chảy theo
phương thẳng đứng α = 1,5

Vận tốc trung bình của dòng nước trong bể:

vtb = K*u o = 10*0,5 = 5(mm/s)

Diện tích mặt bằng bể:

α *Q 1,5 * 416,7
F= = = 347,3 (m2)
3,6 * u 0 3,6 * 0,5

Chọn phương pháp xả cặn cơ giới dùng cào cặn, gạt cặn về hố thu cặn ở đầu bể
để xả. Dùng cào chuyển động bằng dây xích.

Chọn số bể lắng ngang là N = 02 bể

Chiều rộng mổi bể lắng:

Q 416,7
B= = = 3,9(m)
3,6 * vtb * H 0 * N 3,6 * 5 * 3 * 2

Mỗi bể chia làm 2 ngăn, chiều rộng mỗi ngăn là: b = 3,9/2 = 1,95 (m)

Chiều dài bể lắng:

F 347,3
L= = = 44,5( m)
B × N 3,9 × 2

85
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Chọn L = 45m

L 45
Kiểm tra lại tỉ số = = 15 đúng bằng tỉ số đã chọn.
H0 3

ách ngăn phân phối đặt


cách đầu bể 1,5m (Điều 6.77 TCXDVN 33-2006 khoảng cách này là 1 ÷ 2m) :

F n = b*(H 0 – 0,3) = 1,95*(3-0,3) = 5,21(m2)

Lượng nước tính toán qua mỗi ngăn của bể là:

416,7
qn = = 104,175(m 3 / h) = 0,029( m 3 / s )
2× 2

qn 0,029
∑ f lô1 = = = 0,058( m 2 ) v 1= 0,5 m/s)
vlô1 0,5

qn 0,029
∑ f lô 2 = = = 0,058(m 2 ) 2 = 0,5 m/s)
vlô 2 0,5

Lấy đường kính lỗ ở vách ngăn phân phối thứ nhất d1 = 0,06m (quy phạm d =
0,05÷0,15m). Diện tích một lỗ f lỗ1 = 0,00285m2, tổng số lỗ ở vách ngăn phân phối thứ
nhất là:

n1 =
∑f lô1
=
0,050
= 21 (lỗ)
f lô1 0,00285

Đường kính lỗ ở vách ngăn thu nước thứ hai là d 2 = 0,05m, diện tích f lỗ2 =
0,00196(m2). Tổng số lỗ ở vách ngăn thu nước thứ hai là:

86
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

n2 = ∑f lô 2
=
0,058
= 30 (lỗ)
f lô 2 0,00196

Ở vách ngăn phân phối bố trí thành 7 hàng dọc và 3 hàng ngang, tổng số lỗ là: 7 x
3 = 21 (lỗ)

Khoảng cách giữa trục các lỗ theo hàng dọc: (3–0,3)/3 = 0,9(m)

Khoảng cách giữa trục các lỗ theo hàng ngang: b/7 = 1,95/7 = 0,28(m)

Việc xả cặn dự kiến tiến hành theo chu kỳ với thời gian giữa hai lần xả cặn là T =
24h. Thể tích vùng nén cặn của bể lắng là:

Q * T (C max − C ) 416,7 * 24 * (229,56 − 10)


WC = = = 54,89(m 3 )
N *δ 2 * 20.000

Trong đó

T: Thời gian thu cặn giữa 2 lần xả T = 24 giờ

Q: Lưu lượng nước đưa vào bể, Q = 416,7 (m3/h)

C: Hàm lượng cặn lơ lửng trong nước sau khi lắng, C = 10 mg/l (điều 6.71
TCXDVN 33-2006)

δ : Nồng độ trung bình của cặn đã nén, δ = 20.000 (g/m3) (theo bảng 6.8
TCXDVN 33-2006)

N: Số lượng bể lắng ngang , N = 2

C max : Hàm lượng cặn trong nước đưa vào bể lắng được xác định theo công thức

sau:

C max = C n + KP + 0,25M + v = 158 + 0,55*40 + 0,25*100 + 24,56 = 229,56


(mg/l)

C n : hàm lượng cặn nước nguồn

87
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

K: hệ số phụ thuộc vào độ tinh khiết của phèn sử dụng, đối với phèn nhôm sạch K
= 0,55

P: liều lượng phèn tính theo sản phẩm không ngậm nước, P = 40 g/m3.

M: độ màu của nước nguồn theo thang màu Pt-Co, M = 100 0 Pt-Co

v: liều lượng vôi kiềm hóa nước, v = 24,56 mg/l

Diện tích mặt bằng 1 bể lắng là:

F 347,3
fb = = = 173,65(m 2 )
N 2

Chiều cao trung bình của vùng chứa nén cặn là:

Wc 54,89
Hc = = = 0,32( m)
f b 173,65

Chiều cao trung bình của bể lắng:

H b = H 0 + H c = 3 + 0,32 = 3,32(m)

Chiều cao xây dựng của bể lắng có kể chiều cao bảo vệ (0,3 ÷ 0,6m) là:

H XD = 3,32 + 0,5 = 3,82m (chọn chiều cao bảo vệ = 0,5m)

Để nước có thể tự chảy sang bể lọc nhanh, chọn chiều cao từ mặt đất đến đáy bể
là 1m.

Tổng chiều dài bể lắng kể cả 2 ngăn phân phối và thu nước

L b = 45 + 2*1,5 = 48 m

Thể tích 1 bể lắng:

Wb = Lb H b B = 48 * 3,32 * 3,9 = 622( m 3 )

Lượng nước tính bằng phần trăm mất đi khi xả cặn ở một bể là:

88
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

K p .Wc 1,5 * 54,89 * 100


P= * 100 = = 1,7%
Q.T 416,7
* 24
2

Với K p : hệ số pha loãng khi xả cặn thủy lực, K p = 1,5

Dung tích chứa cặn một ngăn:

54,89
Wc − n = = 27,45(m 3 )
2

Lưu lượng cặn ở 1 ngăn là:

Wc − n 27,45
qc−n = = = 0,046( m 3 / s )
t 10 * 60

Thời gian xả cặn quy định theo điều 6.74 TCXDVN 33-2006, t = 10 ÷ 20 phút,
chọn t = 10 phút

Diện tích của máng xả cặn (chọn vm =1,25 m/s)

0,046
F m= = 0,04m 2
1,25

Kích thước máng a = b/2

Nếu a = 0,14m thì b = 0,28 m

Tốc độ nước qua lỗ = 1,5 m/s. Chọn d lỗ = 25mm (quy phạm dlỗ ≥ 25mm)

Ta có f lỗ =0,00049m2

Tổng diện tích lỗ trên một máng xả cặn:

q c − n 0,046
∑ f lô = = = 0,03(m 2 )
vlô 1,5

Số lỗ một bên máng xả cặn :

89
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

∑ f lô 0,03
n= = = 31 lỗ
2. f lô 2 * 0,00049

Đường kính ống xả cặn với q c-n = 0,046 m3/s chọn D c = 200mm ứng với vc = 1,34
m/s

Khi xả cặn một ngăn, mực nước trong bể hạ xuống ∆ H

∆H =
(qc−n − qn )* 60t =
(0,046 − 0,029)* 60 *10 = 0,12(m)
fn 45 *1,93

Bảng 4.7. Các thông số thiết kế bể lắng ngang

Thông số Số lượng Đơn vị Vật liệu


Bể lắng ngang 2 Bể Bê tông cốt thép
Chiều rộng bể B 3,9 m -
Chiều dài bể L 48 m -
Chiều cao bể H XD 3,82 m -
Diện tích vách ngăn phân phối 5,21 m2 -
Đường kính ống xả cặn 200 mm thép
4.1.6. Bể lọc nhanh

Lọc nước là cho nước đi qua lớp vật liệu lọc với một chiều dày nhất định để giữ
lại trên bề mặt hoặc khe hở của lớp vật liệu lọc các hạt cặn và vi trùng có trong nước,
hàm lượng cặn trong nước sau khi qua bể lọc ≤ 3mg/l

Bể lọc nhanh thường được sử dụng phổ biến cho mọi công suất trong dây chuyền
xử lý có keo tụ. Bể được tính toán theo 2 chế độ làm việc: chế độ làm việc bình thường
và tăng cường

4.1.6.1. Xác định kích thước bể lọc

Chọn bể lọc nhanh có một lớp vật liệu lọc là cát thạch anh với cỡ hạt khác nhau,
tra bảng 6.11 TCXDVN 33: 2006 ta có các thông số sau:

Đường kính nhỏ nhất: 0,5mm

90
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Đường kính lớn nhất: 1,25mm

Đường kính hiệu dụng : d 10 = 0,6 ÷ 0,65mm

Hệ số không đồng nhất: K = 1,5 ÷ 1,7

Chiều dày của lớp vật liệu lọc: 700 ÷ 800mm, chọn chiều dày = 0,8m

Mức độ nở tương đối của lớp vật liệu lọc là 45%

Tốc độ lọc ở chế độ làm việc bình thường: v bt = 5 ÷ 6 m/h

Tốc độ lọc ở chế độ làm việc tăng cường: vtc = 6 ÷ 7,5 m/h

Tổng diện tích bể lọc của trạm xử lý:

Q 10.000
F= == = 80(m 2 )
Tv bt − 3,6wt1 − at 2 v bt 24 * 5,5 − 3,6 * 14 * 0,1 − 1 * 0,35 * 5,5

Trong đó:

Q : lưu lượng trạm xử lý, Q = 10.000m3/ngđ

T : thời gian làm việc của trạm xử lý trong 1 ngày đêm, T = 24h

v bt : tốc độ lọc tính toán ở chế độ làm việc bình thường, v bt = 5,5 m/h

a: số lần rửa mỗi bể trong 1 ngày đêm ở chế độ làm việc bình thường, chọn a =1

W: cường độ nước rửa lọc. theo bảng 6.13 TCXDVN 33: 2006 (W = 12 ÷ 14
l/sm2), chọn W = 14 l/sm2

t 1 : thời gian rửa lọc, t 1 = 6 phút = 0,1h

t 2 : thời gian ngừng bể để rửa, t 2 = 0,35h

Số lượng bể lọc cần thiết :

Ν = 0,5 * F = 0,5 * 80 = 4,47 (bể)

Chọn 4 bể lọc

91
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Kiểm tra lại tốc độ tăng cường với điều kiện đóng một bể để rửa

N 4
vtc = vbt * = 5,5 * = 7,33(m / h)
N − N1 4 −1

nằm trong khoảng (6 ÷ 7,5) đảm bảo

Diện tích 01 bể lọc là:

F 80
f = = = 20(m 2 )
N 4

Chọn kích thước bể : L x B = 5m * 4m = 20(m2)

Chiều cao toàn phần của bể:

H = hđ + h V + h n + h p + h = 0,2 + 0,8 + 2 + 0,3 + 1 = 4,3(m)

(Công thức 4-54, Xử lí nước cấp, TS. Nguyễn Ngọc Dung)

Trong đó:

h đ : chiều cao lớp sỏi đỡ, (Bảng 6.12 TCXDVN 33:2006), chọn hđ = 0,2(m)

h v : chiều dày lớp vật liệu lọc, hv = 0,8(m)

hn : chiều cao lớp nước trên lớp vật liệu lọc, hn = 2m (Đ 6.106 TCXDVN
33:2006)

hp : chiều cao phụ kể đến việc dâng nước khi đóng bể để rửa, (hp ≥ 0,3m), chọn h p
= 0,3m

h: chiều cao từ đáy bể đến lớp sỏi đỡ, h = 1m

4.1.6.2. Xác định hệ thống phân phối nước rửa lọc

Chọn biện pháp rửa bể bằng gió và nước phối hợp. Cường độ nước rửa lọc W =
14 l/sm2 ( quy phạm 12 ÷ 14 l/sm2) theo bảng 6.13 TCXDVN 33: 2006 với mức độ nở

92
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

tương đối của lớp vật liệu lọc là 45%. ường độ gió rửa lọc W gió = 15 l/sm2 (
6.123 TCXDVN 33-2006, W gió = 15 ÷ 20 l/sm2)

Lưu lượng nước rửa của một bể lọc là:

f *W 20 * 14
Qr = = = 0,28(m 3 / s ) = 280 (l/s)
1000 1000

Dựa vào bảng II trang 52, Các bảng tính toán thuỷ lực, Th.S Nguyễn Thị Hồng ta
chọn ống chính bằng thép có đường kính D c = 450mm, vc = 1,64 m/s. (nằm trong giới
hạn cho phép ≤ 2,0 m/s)

Lấy khoảng cách giữa các ống nhánh là 0,3m (quy phạm cho phép 0,25 ÷ 0,3m),
thì số ống nhánh của 1 bể lọc là:

Β 4
m= *2 = * 2 = 27 (ống nhánh)
0,3 0,3

Lưu lượng nước rửa lọc chảy trong mỗi ống nhánh là:

Qr 280
qn = = = 10,4 (l/s)
m 27

Dựa vào bảng II trang 41, Các bảng tính toán thuỷ lực, Th.S Nguyễn Thị Hồng ta
chọn ống nhánh bằng thép có đường kính d n = 75mm, vn = 1,94 m/s. (nằm trong giới
hạn cho phép 1,6 ÷ 2,0 m/s)

Với ống chính là 450mm thì tiết diện ngang của ống sẽ là:

π .d 2 3,14 * 0,45 2
Ω= = = 0,159 (m2)
4 4

Tổng diện tích lỗ lấy bằng 35% diện tích tiết diện ngang của ống, (25 ÷ 50%,
mục 6.111 TCXDVN 33: 2006). Tổng diện tích lỗ tính được là:

ω = 0,35 * 0,159 = 0,0557 (m )


2

93
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Chọn lỗ có đường kính 12mm, (quy phạm 10 ÷ 12mm), diện tích một lỗ sẽ là:

3,14 * (0,0012) 2
ωl = = 0,000113 (m2)
4

Tổng số lỗ sẽ là:

ω 0,0557
no = = = 493 (lỗ)
ω l 0,000113

493
Số lỗ trên mỗi nhánh sẽ là: = 18 (lỗ)
27

Trên mỗi ống nhánh, các lỗ xếp thành 2 hàng so le nhau, hướng xuống phía dưới
và nghiêng một góc 45 o so với mặt phẳng nằm ngang. Số lỗ trên mỗi hàng của ống
nhánh là:

18
= 9 (lỗ)
2

Khoảng cách giữa các lỗ sẽ là:

5 − 0,475
a= = 0,25 (m)
2*9

Với: 0,475 là đường kính ngoài của ống nước chính (m)

Chọn 1 ống thoát khí ∅32mm đặt ở cuối ống chính

4.1.6.3. Tính hệ thống dẫn gió rửa lọc

Chọn cường độ gió rửa bể lọc là W gió = 15 l/s.m2 thì lưu lượng gió tính toán là:

W gio * f 15 * 20
Q gió = = = 0,3 (m3 /s)
1000 1000

Lấy tốc độ gió trong ống dẫn gió chính là 15 m/s (Đ 6.122 TCXDVN 33:2006
v = 15 ÷ 20 m/s), đường kính ống gió chính:

94
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

4 * Q gio 4 * 0,3
D gió = = = 0,160m = 160( mm)
π * v gio 3,14 *15

Số ống gió nhánh cũng lấy bằng 27

Lượng gió trong một ống nhánh là:

0,3
27
= 0,01111 m 3 / s ( )
Đường kính ống gió nhánh là:

= 0,031(m ) = 31(mm )
4 * 0,01111
dgió =
3,14 *15

Chọn dgió = 32mm

Đường kính ống gió chính là 160mm, diện tích mặt cắt ngang của ống gió chính
là:

π *d 2
Ω gio =
4
=
3,14 * 0,16 2
4
( )
= 0,02 m 2

Tổng diện tích các lỗ lấy bằng 40% diện tích tiết diện ngang ống gió chính (quy
phạm là 35 ÷ 40% th 6.122 TCXDVN 33:2006) sẽ là:

ω gio = 0,4 * 0,02 = 0,008(m 2 )

Chọn đường kính lỗ gió là 3mm ( 6.122 TCXDVN 33:2006, d = 2 ÷ 5mm),


diện tích một lỗ gió là:

f log io =
3,14 * 0,0032
4
= 0,000007 m 2( )
Tổng số lỗ gió:

95
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

0,008
m= = 1143 (lỗ)
0,000007

1143
Số lỗ trên một ống gió nhánh : = 42 (lỗ)
27

Khoảng cách giữa các lỗ là:

5 − 0,168
a= = 0,115(m )
2 * 21

Với:

0,168: đường kính ngoài của ống gió chính

21: số lỗ trên 1 hàng, vì lỗ gió trên ống nhánh phải được đặt thành 2 hàng so le và
nghiêng 1 góc 45 o so với trục thẳng đứng của ống

4.1.6.4. Tính toán máng phân phối nước lọc và thu nước rửa lọc

Chọn mỗi bể lọc bố trí 2 máng thu nước rửa lọc có đáy hình tam giác. Khoảng
cách giữa tim 2 máng là d = 2m (điều 6.117 TCXDVN 33:2006, d không > 2,2m)

Lượng nước rửa thu vào máng xác định theo công thức:

Qr 0,280 3
qm = = = 0,14 (m /s)
n 2

Chiều rộng máng:

q m2 (0,14) 2
Bm = K 5 = 2,1 * 5 = 0,5( m)
(1,57 + a )3 (1,57 + 1,3)3
hCN B * a 0,*1,3
a= ⇒ hCN = m = = 0,325 ≈ 0,33(m)
Bm / 2 2 2

Trong đó:

a: tỉ số giữa chiều cao phần chữ nhật (h CN ) với nửa chiều rộng của máng, lấy a =
1,3 (quy phạm 1,3 ÷ 1,5)

96
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

K: hệ số, đối với tiết diện máng hình tam giác K = 2,1

Vậy chiều cao phần máng chữ nhật là h CN = 0,33(m). Lấy :

- Chiều cao phần đáy tam giác hđ = 0,2(m)

- Độ dốc đáy máng lấy về phía máng tập trung nước là i = 0,01

- Chiều dày thành máng δ m = 0,1m

Chiều cao toàn phần của máng thu nước rửa là:

H m = H CN + H d + δ m = 0,33 + 0,2 + 0,1 = 0,63( m)

Khoảng cách từ bề mặt lớp vật liệu lọc đến mép trên máng thu nước:

L*e 0,8 * 45
∆H m = + 0,25 = + 0,25 = 0,61( m)
100 100

Trong đó:

L: chiều dày lớp vật liệu lọc, L = 0,8m

e: độ giản nở tương đối của lớp vật liệu lọc, e = 45%

Theo quy phạm khoảng cách giữa đáy dưới cùng của máng dẫn nước rửa phải
nằm cao hơn lớp vật liệu lọc tối thiểu là 0,07m

Chiều cao toàn phần của máng thu nước rửa H m = 0,63m, vì máng dốc về phía
máng tập trung i = 0,01, máng dài 4m nên chiều cao máng ở phía máng tập trung là:

0,63 + i*4 = 0,63 + 0,01 * 4 = 0,67(m)

vậy ∆H m phải lấy bằng:

∆H m = 0,67 + 0,07 = 0,74(m)

4.1.6.5. Tổn thất áp lực khi rửa bể lọc nhanh

 Tổn thất áp lực khi lọc

97
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

- Tổn thất áp lực trong hệ thống phân phối bằng giàn ống khoan lỗ:

vo2 v2 1,64 2 1,94 2


hp = ξ + n = 18,96 * + = 2,79(m )
2g 2g 2 * 9,81 2 * 9,81

Trong đó:

vo : tốc độ nước chảy ở đầu ống chính, v o = 1,64 m/s

vn : tốc độ nước chảy ở đầu ống , vn = 1,94 m/s

2,2 2,2
ξ : hệ số sức cản, ξ = 2
+1 = + 1 = 18,96
kW 0,35 2

(kW = 0,35) là tỉ số giữa tổng diện tích các lỗ trên hệ thống phân phối và diện tích
mặt cắt ngang của ống chính.

- Tổn thất áp lực qua lớp sỏi đỡ:

hd = 0,22 LS W = 0,22 * 0,2 * 14 = 0,616 (m )

Trong đó:

L s : chiều dày lớp sỏi đỡ, L s = 0,2m

W: cường độ rửa lọc, W = 14 l/s.m2

Tổn thất áp lực trong lớp vật liệu lọc:

hvl = (a + bW )L.e = (0,76 + 0,017 * 14) * 0,8 * 0,45 = 0,36 (m )

(C - )

Trong đó :

với kích thước hạt d = 0,5 ÷ 1mm ; a = 0,76 ; b = 0,017 ; e = 45%

Áp lực để phá vỡ kết cấu ban đầu của lớp cát lọc lấy h bm = 2m

Vậy tổn thất áp lực trong nội bộ bể lọc sẽ là:

98
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

ht = hp + h đ + h vl + h bm = 2,79 + 0,616 + 0,36 + 2 = 5,766(m)

 Chọn máy bơm rửa lọc và bơm gió rửa lọc:

Áp lực công tác cần thiết của máy bơm rửa lọc xác định theo công thức:

H r = h hh + hô + h t + hcb (m)

Trong đó :

h t = h p + h đ + h vl + hbm = 5,766 (m)

h hh : là độ cao hình học từ cốt mực nước thấp nhất trong bể chứa đến mép máng
thu nước rửa

h hh = 3 + 3,4 - 2 + 0,74 = 5,14 (m)

Trong đó:

3: chiều sâu mực nước trong bể chứa (m)

3,4: Độ chênh mực nước giữa bể lọc và bể chứa (m)

2: Chiều cao lớp nước trong bể lọc (m)

0,74: khoảng cách từ lớp vật liệu lọc đến mép máng (m)

h ô : tổn thất áp lực trên đường ống dẫn nước từ trạm bơm nước rửa đến bể lọc (m)

Giả sử chiều dài đường ống dẫn nước rửa lọc là l = 50m. Đường kính ống dẫn
nước rửa lọc D = 450mm, Q r = 280 l/s. Tra bảng II, trang 52, Các bảng tính toán thủy
lực - Ths. Nguyễn Thị Hồng ta được 1000i = 7,78

⇒ hô = i. l = 0,00778 x 50 = 0,389(m)

hcb : tổn thất áp lực cục bộ ở các bộ phận nối ống và van khóa:

v2
hcb = ∑ ξ (m)
2g

99
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Giả sử trên đường ống dẫn nước rửa lọc có các thiết bị phụ tùng gồm: 2 cút 90o, 1
van khóa, 2 ống ngắn có hệ số sức kháng ξ như sau:

- Cút 90 o : 0,98

- Van khóa : 0,26

- Ống ngắn : 1

⇒ ∑ ξ = 2 * 0,98 + 0,26 + 2 * 1 = 4,22

Vận tốc nước chảy trong ống v = 1,64 (m/s)

1,64 2
Vậy hcb = 4,22 * = 0,58(m )
2 * 9,81

⇒ H r = 5,14 + 0,389 + 5,766 + 0,58 = 11,875( m)

Với Q r = 280l/s ; H r = 11,875m ⇒ chọn được máy bơm nước rửa lọc phù hợp:
chọn 1 bơm làm việc, 1 bơm dự phòng

Với Q gió = 300 l/s ; H gió = 3m ⇒chọn được máy bơm gió phù hợp

Tỉ lệ lượng nước rửa so với lượng nước vào bể lọc:

W . f .t1 .60.N .100


P=
Q.T0 .1000
14 * 20 * 6 * 60 * 4 * 100
= = 4,14%
416,7 * 23,38 * 1000

Trong đó:

W: cường độ nước rửa lọc, W = 14 l/s.m2

f: diện tích một bể lọc, f = 20 m2

N: số bể lọc, N = 4 bể

To : thời gian công tác của bể giữa hai lần rửa

100
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

T 24
T0 = − (t1 + t 2 + t 3 ) = − (0,1 + 0,17 + 0,35) = 23,38 (giờ)
n 1

Với:

- T: thới gian làm việc của bể lọc trong 1 ngày, T = 24

- n: số lần rửa bể lọc trong một ngày, n = 1

- t 1 : thời gian rửa lọc, t 1 = 0,1h

- t 3 : thời gian ngừng bể lọc để rửa, t 3 = 0,35h

- t 2 : thời gian xả nước lọc đầu, t 2 = 0,17h

Bảng 4.8. Các thông số thiết kế bể lọc nhanh

Thông số Số lượng Đơn vị Vật liệu


Bể lọc nhanh 4 Bể Bê tông cốt thép
Chiều rộng bể B 4 m -
Chiều dài bể L 5 m -
Chiều cao bể H XD 4,3 m -
Ống dẫn nước rửa 450 mm
Ống dẫn gió 160 mm -
Số máng trong 1 bể lọc 2 máng
Chiều rộng máng b m 0,5 m -
Chiều dài máng l m 4 m -
Chiều sâu máng 0,74 m -
4.1.7. Bể chứa nước sạch

Nhiệm vụ:

- Điều hòa lưu lượng nước giữa trạm bơm cấp I và cấp II.

- Dự trữ lượng nước chữa cháy trong 3 giờ, nước xả cặn bể lắng, nước rửa bể lọc
và nước dùng cho các nhu cầu khác của nhà máy.

Dung tích bể chứa nước sạch được xác định theo công thức sau

101
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

W bc = W đh + W cc3h + W t

Trong đó:

W cc3h : Lưu lượng nước dùng để chữa cháy trong 3 giờ.

W cc3h = Σ qcc * 3 * 3,6 = q c * n *10,8

Với: q c : Lưu lượng nước sử dụng cho 1 đám cháy, q c = 15(l/s)

n: Số đám cháy xảy ra đồng thời, n = 2

W cc3h = 15 * 2 * 10,8 = 324 (m3)

Bảng 4.9. Bảng xác định dung tích bể chứa

GIỜ BƠM CẤP I BƠM CẤP II VÀO B Ể RA B Ể TÍCH LŨY


TRONG NGÀY
(% ) (% ) (% ) (% ) (% )
0-1 4,16 2,66 1,5 4,5
1-2 4,16 2,66 1,5 6
2-3 4,16 2,66 1,5 7,5
3-4 4,16 2,66 1,5 9
4-5 4,16 2,66 1,5 10,5
5-6 4,17 4,788 0,618 9,882
6-7 4,17 4,787 0,617 9,265
7-8 4,17 4,787 0,617 8,648
8-9 4,17 4,787 0,617 8,031
9-10 4,17 4,787 0,617 7,414
10-11 4,17 4,787 0,617 6,797
11-12 4,17 4,787 0,617 6,18
12-13 4,17 4,787 0,617 5,563
13-14 4,17 4,787 0,617 4,946
14-15 4,17 4,787 0,617 4,329
15-16 4,17 4,787 0,617 3,712
16-17 4,17 4,787 0,617 3,095
17-18 4,17 4,787 0,617 2,478
18-19 4,17 4,787 0,617 1,861

102
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

19-20 4,17 4,787 0,617 1,244


20-21 4,17 4,787 0,617 0,627
21-22 4,16 4,787 0,627 0
22-23 4,16 2,66 1,5 1,5
23-24 4,16 2,66 1,5 3
TỔNG 100 100
Theo bảng tính dung dích bể chứa thì dung tích điều hòa lớn nhất của bể là
10,5%Q ngđ

W đh = 10,5%*Q ML = 10,5% * 8551,76 = 897,93 (m3)

W t : Lượng nước dự trữ cho bản thân trạm xử lý

W t = 10% Q ML = 10%* 8551,76 = 855,176 (m3)

Vậy dung tích của bể chứa nước sạch:

W bc = W đh + W cc3h + W t = 897,93+ 324 + 855,176 = 2077(m3).

Chọn 2 bể chứa, mỗi bể có chiều cao 3m

Chọn W bc = 2200 (m3),

2200 2
Diện tích một bể: W bể = = 367 (m )
2*3

kích thước của bể chứa:

L * B * H = 20,5m * 18m * 3m.

Ta chọn chiều cao dự phòng 0,3m, do đó chiều cao tổng cộng của bể chứa:

H = 3 + 0,3 = 3,3(m)

Vậy kích thước thật của bể chứa:

L * B * H = 20,5m * 18m * 3,3(m).

Bảng 4.10. Các thông số thiết kế bể chứa

103
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Số Đơn
Thông số Vật liệu
lượng vị
Bể chứa 2 Bể Bê tông cốt thép
Chiều rộng bể B 18 m -
Chiều dài bể L 20,5 m -
Chiều cao bể H XD 3,3 m -
4.1.8. Trạm bơm cấp II
4.1.8.1. Lưu lượng bơm

Bơm cấp II được chọn cùng một loại bơm để tiện cho việc quản lý vận hành theo
(Cấp nước đô thị, TS. Nguyễn Ngọc Dung) và biểu đồ dùng nước thị trấn Uyên Hưng
chọn các cấp bơm như sau:

Cấp thứ nhất sử dụng 1 bơm: x

Cấp thứ hai sử dụng 2 bơm: y = 2*x* α

Trong đó:

x: cấp bơm

α : Hệ số làm việc đồng thời

- 1 bơm: α =1
- 2 bơm: α =0,9
- 3 bơm: α =0,88
- 4 bơm: α =0,85

Từ đó ta có:

7*x + 17*2*x *0,9 =100%

→ x = 2,66%; y = 4,788%

104
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Như vậy ta có 2 cấp bơm:

Cấp I: Từ 23-5 giờ chạy 1 bơm với lưu lượng là Q b = 2,66%*Q ngày đêm

Q b = 2,66%*Q ngày đêm = 2,66%*10.000 = 266 (m3/h)

Cấp II: Từ 5-23 giờ chạy 2 bơm với lưu lượng là Q b = 4,788%*Q ngày đêm

Q b = 4,891%*Q ngày đêm = 4,788%*10.000 = 478,8 (m3/h)

Chọn máy bơm ly tâm trục ngang


Vậy l :

10.000
Q = 2,66 * = 266(m 3 / h)
100

4.1.8.2. Tính toán lựa chọn bơm

Sử dụng bơm nước sạch đồng thời là bơm chữa cháy kết hợp với bộ biến tần.

Dự trù lắp 4 bơm (3 bơm hoạt động, 1 dự phòng)

Khi có cháy hệ thống biến tần sẽ cho bơm thứ 4 hoạt động để cung cấp đủ nước
cho nhu cầu sinh hoạt và chữa cháy.

Chọn 4 bơm có thông số kỹ thuật Q = 266(m3/h) = 0,074(m3/s), H = 40 m .

Công suất bơm (Trang 83, , )

ρ * Q * H 1000 * 0,074 * 40
N = = = 36,3(kW )
102 *η 102 * 0,8

ρ , ρ = 1000 kg/m3

, Q = 0,074 m3/s

= 40m

105
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

η η = 0,8

4.1.9. Bể thu hồi

Bể thu hồi là bể dùng để tuần hoàn lại một phần nước rửa lọc của bể lọc và phần
nước của hỗn hợp bùn - nước xả ra sân phơi bùn của bể lắng ngang và bể phản ứng. Bể
này có chức năng tương tự như bể lắng sơ bộ, nước rửa lọc và nước thu hồi từ sân phơi
bùn sẽ được lắng sơ bộ trong bể sau đó được bơm trả về bể trộn đứng.

416,7
qth ≤ 5%Q ≤ = 20,835 ≈ 21(m 3 / h)
20

W = n*2,1F = 4*2,1*20 = 168 (m3)

168
qth > =7
24

V = nVr – nqth *t = 4*2,1*20 – 4*21*0,45 = 130,2(m3)

chữ nhật 3m.

130,2 2
: f = = 43,4 (m )
3

: L = 9m, B = 5m, H = 3,3m (trong đó chiều cao bảo vệ = 0,3m)

Đáy bể có độ dốc i = 1% về phía hố đặt bơm chìm

Công suất bơm chìm (T , TS. )

106
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

ρ * Q * H 1000 * 0,006 * 20
N= = = 1,5( kW )
102 *η 102 * 0,8

ρ , ρ = 1000 kg/m3

ơm, Q = 21m3/h = 0,006 m3/s

= 20m

η η = 0,8

Bảng 4.11. Các thông số thiết kế bể thu hồi

Thông số Số lượng Đơn vị Vật liệu


Bể thu hồi 1 Bể
9 m -
5 m -
Chiều cao bể H XD 3,3 m -

4.1.10. Hồ cô đặc, nén và phơi bùn

Lượng cặn khô xả ra hằng ngày

Q * (C max − C ) 10.000 * (229,56 − 10)


G= = = 2.196 (kg/ngđ)
1000 1000

(công thức 17.1, Xử lý nước cấp, TS. Trịnh Xuân Lai)

Trong đó:

Q: Lưu lượng nước xử lý (m3/ngđ), Q = 10.000 m3/ngđ

C 1 : Hàm lượng cặn trong nước đi vào bể lắng (g/m3), C 1 = 229,56 g/m3

107
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

C 2 : Hàm lượng cặn trong nước đi ra khỏi bể lắng (g/m3), lấy C 2 = 10 g/m3

Lượng bùn cần nén trong 4 tháng

G1 = 4 * 30 * 2196 = 263.520 (kg)

Diện tích mặt hồ cần thiết

G1 263.520
F= = = 2.196 (m2)
a 120

Với a là tải trọng nén bùn (kg/m2), a = 120 kg/m2

Sau 4 tháng nước được rút ra khỏi hồ, để phơi bùn trong 3 tháng, nồng độ bùn đạt
25%, tỷ trọng bùn là γ = 1,2 (tấn/m3)

Thể tích bùn khô trong hồ:

G1 263.520
V= = = 219,6 (m3)
γ 1,2 *1000

Chiều cao bùn khô trong bể

V 219,6
hK = = = 0,1 (m)
F 2.196

Lượng cặn xả ra hằng ngày G = 2.196 kg, nồng độ cặn 0,4% tỷ trọng 1,01 tấn/m3

Trọng lượng dung dịch cặn xả ra hằng ngày

G * 100 2.196 * 100


G2 = = = 549.000 (kg) = 549 (tấn)
nc 0,4

Thể tích bùn loãng xả ra trong 1 ngày

G2 549
V2 = = = 543,6 (m3)
γ 1,01

Chiều cao bùn loãng trong hồ

108
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

V2 543,6
hl = = = 0,25 (m)
F 2.196

Chiều sâu vùng chứa cặn

H c = h K + h l = 0,1 + 0,25= 0,35 (m)

Đáy hồ đổ lớp sỏi cỡ hạt 16-32mm, dày 200mm. Trên lớp sỏi đỡ đổ 2 lớp sỏi nhỏ:
lớp thứ nhất đường kính 4-8mm dày 100mm, lớp thứ hai đường kính 1-2mm dày
100mm.

⇒ Chiều cao đáy hồ h đ = 200 + 100 + 100 = 400mm = 0,4 (m)

Chiều sâu tổng cộng của hồ

H = h đ + hc + h dt = 0,4 + 0,35 + 0,3 = 1,05 (m)

Trong đó:

hđ: Chiều sâu đáy hồ (m), h đ = 0,4m

hc : Chiều cao chứa cặn (m), h c = 0,35m

hdt : Chiều cao dự trữ (m), h dt = 0,3 m

⇒ Trong nhà máy xây 4 hồ với kích thước như sau:

B * L * H = 12m * 48m * 1,05m ( hồ hình chữ nhật, chiều rộng bằng ¼ chiều dài)

B ảng 4.12. Các thông số thiết kế hồ cô đặc, nén và phơi bùn

Số
Thông số Đơn vị Vật liệu
lượng
Hồ cô đặc, nén, phơi bùn 4 Hồ Bê tông cốt thép
Chiều dài hồ L 48 m
Chiều rộng hồ B 12 -
Chiều cao hồ H 1,05 -

109
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

4.2. Phương án 02: Tính toán các công trình thay thế công trình phương án 01
4.2.1. Bể trộn cơ khí

Tính toán dựa theo (Tính toán thiết kế các công trình trong hệ thống cấp nước
sạch, TS. Trịnh Xuân Lai)

4.2.1.1. Kích thước bể

Q = 10.000 m3/ngày = 416,7 (m3/h) = 0,116 (m3/s)

Chọn thời gian khuấy trộn trong bể là 30 giây

Thể tích bể trộn là:

V = 30*0,116 = 3,48 m3

Chọn bể trôn có tiết diện vuông: a*a*h = 1,2*1,2*2,4

Chiều cao toàn phấn của bể: htp = h + h bv = 2,4 + 0,4 = 2,8 m

Tại cuối bể bố trí mương tràn dẫn nước sang bể phản ứng

Thiết kế mương có chiều ngang 0,3m, chiều cao 0,5m

Chiều dài máng 1,2m

Để nước có thể tự chảy sang bể phản ứng chọn khoảng cách từ mặt đất đến đáy bể
là 3,11m

4.2.1.2. Thiết bị khuấy trộn

110
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Dùng máy khuấy tuabin 4 cánh nghiêng góc 450 hướng lên để khuấy trộn đồng
thời đưa nước từ dưới lên.

Đường kính cánh tuabin:

D ≤ 0,5a = 0,5*1,2 = 0,6 m

Năng lượng cần truyền vào nước:

P = G2*V* µ = 10002 * 3,48* 0,0009 = 3.132 J/s = 3,132 (kW)

Trong đó:

- G = 1000 s-1: gradient vận tốc

- µ = 0,0009 Ns/m2: độ nhớt động lực của nước ứng với t = 25 0C

Hiệu suất động cơ: η = 0,8

3,132
Công suất thực tế của động cơ: N = = 3,92 (kW)
0,8

Chiều dài cánh khuấy:

L = 0,25*D = 0,25*0,6 = 0,15(m)

Chiều rộng cánh khuấy:

L = 0,2*D = 0,2*0,6 = 0,12 (m)

Số vòng quay của máy khuấy:


1/ 3 1/ 3
 P   3132 
n =   =  
5 
= 3,34 (vòng/giây) = 200,4 (vòng/phút)
k*ρ*D
5
  1,08 * 1000 * 0,6 

B ảng 4.13. Các thông số thiết kế

Thông số Số lượng Đơn vị Vật liệu

111
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

1 Bê tông cốt thép


3
3,48 m -
Chiều dài bể L 1,2 m -
Ch 1,2 - -
Chiều cao bể H 2,8 - -

4.2.2. Bể phản ứng có vách ngăn thẳng đứng

Thể tích của bể là:

Q * t 416,7 * 30
Wb = = = 208,35(m 3 )
60 60

Trong đó:

- Q: công suất trạm xử lý, Q = 10.000 (m3/ngày) = 416,7 m3/h

- t: thời gian lưu nước trong bể, đối với nước đục và có màu (30÷40 phút), chọn t
= 30 phút

Diện tích mặt bằng bể phản ứng:

Wb 208,35
Fb = = = 54,54(m 2 ) (chọn H b = chiều cao xây dựng bể lắng ngang)
Hb 3,82

Chọn kích thước một cạnh bể bằng 7,95(m)

Cạnh còn lại: 54,54/7,95= 6,9(m). Chọn 7,45(m)

Vậy kích thước bể là: L*B*H = 7,45m * 7,95m * 3,82m

Diện tích một ô của bể phản ứng

Q 416,7
fô = = = 0,58m 2
3600 * v 3600 * 0,2

112
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

v: vận tốc nước chảy trong bể (quy phạm v = 0,2 – 0,3m/s)

Kích thước 1 ô trong bể: b*l = 0,75*0,8m

Số ô phân bố theo chiều ngang bể:

L 8,1
a1 = = = 9 (ô)
l + δ 0,75 + 0,15

Số ô phân bố theo chiều dọc bể:

B 7,6
a2 = = = 8 (ô)
b + δ 0,8 + 0,15

Chiều dày vách ngăn δ = 0,15 − 0,2m , chọn δ = 0,15m

Tổng số ô trong bể: a = a1 *a2 = 9*8 = 72 (ô)

72
Số chỗ ngoặt trong bể: m = − 1 = 8 (quy phạm 8-10)
8

Tổn thất áp lực trong bể phản ứng là:

h = 0,15* vô2 *m = 0,15*(0,2)2*8 = 0,048(m)

Bảng 4.14. Các thông số thiết kế

Thông số Số lượng Đơn vị Vật liệu


1 Bê tông cốt thép
208,35 m3
7,95 m
7,45 m
XD 3,82 m

113
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Chương 5: TÍNH TOÁN KINH TẾ

5.1. Phương án 01
5.2. Phương án 02
5.3. So sánh hai phương án lựa chọn phương án tối ưu
5.1. Phương án 01
5.1.1. Chi phí xây dựng
5.1.1.1. Công trình thu – Trạm bơm cấp I

Bảng 5.1. Giá thành công trình thu - trạm bơm cấp I

Giá thành (VNĐ) THÀNH TIỀN (VNĐ)


Số
S TT Tên vật tư ĐVT
lượng Vật tư Nhân công Máy Vật tư Nhân công Máy

1 ,Q= c 3 300.000.000 900.000.000


210m3/h
Điện cực chống
2 bộ 1 6.000.000 6.000.000
cạn
II. PHẦN CÔNG NGHỆ
1 Thép Φ10 100m 0,15 3.000.000 450.000
2 Ống thép D350 100m 11,4 157.312.393 23.496.108 2.966.017 1.793.361.280 267.855.631 33.812.594
3 90 100m 0,08 3.913.414 2.554.626 313.073 204.370
4 Co uPVC D90 Cái 2 15.112 11.518 30.224 23.036
Van ty chìm tay
5 Cái 2 7.964.204 243.236 22.750 15.928.408 486.472 45.500
quay 2 chiều D350
6 Van 1 chiều D350 Cái 2 7.964.204 243.236 22.750 15.928.408 486.472 45.500

7 Cái 10 2.398.768 211.926 277.298 23.987.680 2.119.260 2.772.980


D350

114
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

8 350 Cái 4 1.178.368 163.551 209.782 4.713.472 654.204 839.128


mối nối mềm
9 Cái 2 413.741 202.712 22.750 827.482 405.424 45.500
D350
10 Tê thép D350 Cái 1 215.670 714.816 23.461 215.670 714.816 23.461

11 Cái 3 375.038 210.970 1.125.114 632.910


0-10kg

12 lượng nước thô Cái 3 46.698.477 337.552 140.095.431 1.012.656


D350
13 25 Cái 3 112.171 34.748 336.513 104.244
Khâu răng trong
14 Cái 4 10.000 40.000
STK D25
Thang đặt trong
15 Cái 2 200.000 400.000
ngăn thu- ngăn hút
III. PHẦN XÂY DỰNG
Bê tông tường đá
1 m³ 9,03 1.201.177 769.234 73.779 10.846.628 6.946.183 666.224
1x2 M 300
1x2
2 m³ 24,00 982.014 535.871 96.800 23.568.336 12.860.904 2.323.200
M 300
Bê tông lót móng
3 <= 250cm đá 4x6 m³ 8,32 608.201 282.755 50.899 5.060.232 2.352.522 423.480
M 100
Bê tông đà kiềng
4 m³ 2,11 967.641 1.122.830 174.171 2.043.658 2.371.417 367.849
đá 1x2 M 300
5 m³ 45,44 1.095.117 481.852 9.104 49.762.116 21.895.355 413.686
5x10x20 vữa M 75
Bê tông dầm
6 m³ 1,89 967.641 1.193.007 199.911 1.832.712 2.259.555 378.631
đá1x2 M 300
Bê tông cột tiết
diện <= 0,1m2
7 m³ 4,18 1.066.046 972.347 73.779 4.460.336 4.068.300 308.691
h<=4m đá 1x2
M 300
Bê tông mái hắt,
8 tấm đan đá1x2 m³ 0,10 827.143 511.746 29.392 82.714 51.175 2.939
M 200
Lắp dựng dàn giáo
9 ngoài chiều cao <= 100m² 1,20 451.556 1.188.424 47.230 543.457 1.430.292 56.842
16m
Lắp dựng dàn giáo
10 trong chiều cao <= 100m² 1,04 404.688 756.270 422.430 789.425
4m
sản xuất, lắp dựng
11 100m² 3,22 5.816.873 6.498.381 18.741.965 20.937.784
ván khuôn
Phụ gia chống
12
thấm Plastocrete N
m² 1,20 11.250 5.974 13.500 7.169

TỔNG 3.021.130.840 350.669.575 42.526.206


TỔNG CỘNG 3.414.326.621

5.1.1.2. Bể trộn đứng

Bảng 5.2. Giá thành Bể trộn đứng

115
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Giá thành (VNĐ) THÀNH TIỀN (VNĐ)


Số
S TT Tên vật tư ĐVT
lượng Vật tư Nhân công Máy Vật tư Nhân công Máy

1 350 100m 0,01 157.312.393 23.496.108 2.966.017 1.573.124 234.961 29.660


2 400 100m 0,01 204.925.263 24.578.772 3.163.445 2.049.253 245.788 31.634
90
3 cái 2 1.178.368 163.551 209.782 2.356.736 327.102 419.564
D350
4 350 cái 3 2.398.768 211.926 277.298 7.196.304 635.778 831.894
5 Tê thép D350 cái 1 215.670 714.816 23.461 215.670 714.816 23.461
Van gang 2
6 cái 2 7.964.204 243.236 22.750 15.928.408 486.472 45.500
chiều D350

1 m³ 1,053 1.066.046 972.347 73.779 1.122.546 1.023.881 77.689


1x2 M 300

2 m³ 1,93 1.201.177 769.234 73.779 2.318.272 1.484.622 142.393


1x2 M 300
3 m³ 4,28 1.201.177 769.234 73.779 5.141.038 3.292.322 315.774
1x2 M 300
Bêtông hố van,
4 hố ga đá 1x2 m³ 0,66 839.438 602.855 51.339 554.029 397.884 33.884
M 200
Bêtông cầu
5 thang thường đá m³ 1,263 1.201.177 911.845 119.240 1.517.087 1.151.660 150.600
1x2 M 300
Phụ gia chống
6 thấm m² 0,55 11.250 5.974 6.188 3.286
Plastocrete N
Lắp dựng dàn
giáo ngoài
7 100m² 0,14 451.556 1.188.424 47.230 61.863 162.814 6.471
chiều cao <=
16m

8 , tháo dỡ 100m² 0,89 6.641.587 6.304.225 5.911.012 5.610.760


ván khuôn
TỔNG 45.951.529 15.772.146 2.108.525
TỔNG CỘNG 63.832.200

5.1.1.3. Bể pha phèn

Bảng 5.3. Giá thành Bể pha phèn

Giá thành (VNĐ) (VNĐ)


Số
S TT Tên vật tư ĐVT lượng Vật tư Nhân công Máy Vật tư Nhân công Máy

I. PHẦN THIẾT B Ị

116
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Máy khuấy trộn


1 phèn công suất bộ 2 15.000.000 30.000.000
23,17kW
Bơm định lượng
2 phèn công suất 350 bộ 2 47.200.000 94.400.000
l/h
II. PHẦN CÔNG NGHỆ
Ống uPVC D42 dẫn
1 nước vào bể trộn 100m 0,10 1.321.219 1.771.422 132.122 177.142
phèn
Ống uPVC D34 dẫn
2 dung dịch đến bể 100m 0,20 986.418 1.418.981 197.284 283.796
trộn
Ống uPVC D50 dẫn
3 dung dịch xuống bể 100m 0,02 1.707.503 2.216.005 34.150 44.320
tiêu thụ
Ống uPVC D150 xả
4 100m 0,10 10.853.287 3.651.111 1.085.329 365.111
cặn bể hòa phèn
Ống uPVC D100 xả
5 100m 0,1 5.504.961 3.112.083 550.496 311.208
cặn bể tiêu thụ phèn
6 Co 90 uPVC D50 Cái 2 10.498 8.523 20.996 17.046
7 Co 90 uPVC D100 Cái 2 29.714 13.821 59.428 27.642
Va
8 Cái 1 91.404 52.122 91.404 52.122
D50
9 42 Cái 1 76.133 42.194 76.133 42.194
10 34 Cái 2 60.906 34.748 121.812 69.496
11 Co 90 uPVC D42 Cái 3 6.828 8.062 20.484 24.186
12 Co 90 uPVC D34 Cái 10 4.613 6.450 46.130 64.500
13 Tê uPVC 34 Cái 2 83.915 141.474 11.613 167.830 282.948 23.226
Giảm uPVC
14 Cái 1 359.411 78.320 359.411 78.320
D150x90mm
Giảm uPVC
15 Cái 1 254.800 62.196 254.800 62.196
D100x90
Van 2 chiều uPVC
16 Cái 2 152.520 84.388 305.040 168.776
D90
III. PHẦN XÂY DỰNG
Tường xây gạch thẻ 14,62
1 m3 1.095.117 481.852 9.104 16.018.276 7.048.049 133.164
5x10x20 M 75 7
Bê tông đá lót móng
2 m3 0,90 672.974 282.755 50.899 608.368 255.611 46.013
4x6 M 200
3 Bê cột đá 1x2 M 200 m3 0,96 923.471 972.347 73.779 886.532 933.453 70.828
Bê tông sàn đá 1x2
4 m3 3,50 839.438 535.871 96.800 2.938.033 1.875.549 338.800
M200
Bêtông hố van, hố
5 m3 0,66 839.438 602.855 51.339 554.029 397.884 33.884
ga đá 1x2 M 200
Lắp dựng dàn giáo
6 100m2 3,84 451.556 1.188.424 47.230 1.733.975 4.563.548 181.363
ngoài chiều cao <=

117
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

4m
Lắp dựng dàn giáo
7 trong chiều cao <= 100m2 3,84 404.688 756.270 1.554.002 2.904.077
4m
,
8 100m2 0,70 6.641.587 6.304.225 4.649.111 4.412.958
tháo dỡ ván khuôn
Phụ gia chống thấm
9 m3 1,75 11.250 5.974 19.688 10.455
Plastocrete N
156.884.863 24.472.587 827.278
181.357.449

5.1.1.4. Bể pha vôi

Bảng 5.4. Giá thành Bể pha vôi

Giá thành (VNĐ) (VNĐ)


Số
S TT Tên vật tư ĐVT
lượng Vật tư
Nhân
Vật tư Nhân công
công

I. PHẦN THIẾT BỊ
M áy khuấy công suất
1 3 8.000.000 24.000.000
0,9kW
Bơm định lượng công
2 74.000.000 148.000.000
suất 310 l/h, H = 8m 2
3 2 56.000.000 112.000.000
II. CÔNG NGHỆ
Ống uPVC D34 dẫn dung
1 100m 0,20 986.418 1.418.981 197.284 283.796
dịch vôi vào bể trộn
Ống uPVC D50 dẫn dung
2 100m 0,02 1.707.503 2.216.005 34.150 44.320
dịch vào bể tiêu thụ vôi
Ống uPVC D21 dẫn clo
3 100m 0,07 499.294 1.008.951 34.951 70.627
vào bể chứa
Ống uPVC D100 xả cặn
4 100m 0,10 5.504.961 3.112.083 550.496 311.208
bể trộn vôi
5 Giảm uPVC D100x90 cái 1 254.800 62.196 254.800 62.196
6 90 cái 1 152.520 84.388 152.520 84.388
7 50 cái 2 91.404 52.122 182.808 104.244
8 Tê uPVC D50 cái 1 83.915 141.474 11.613 83.915 141.474 11.613
9 Tê uPVC D34 cái 1 83.493 141.474 11.613 83.493 141.474 11.613
10 Co 90 uPVC D50 cái 2 10.498 8.523 20.996 17.046
11 Co 90 uPVC D34 cái 4 4.613 6.450 18.452 25.800
12 Co 90 uPVC D21 cái 4 4.613 6.450 18.452 25.800
13 34 cái 2 60.906 34.748 121.812 69.496

118
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

14 34 cái 2 60.906 34.748 121.812 69.496


III. PHẦN XÂY DỰNG
Bê tông tường đá 1x2
1 m³ 1,665 1.057.191 769.234 73.779 1.760.223 1.280.775 122.842
M 200
Bê tông móng đá 4x6
2 m³ 1,412 741.501 326.562 51.339 1.046.999 461.106 72.491
M 200
Bê tông sàn mái đá 1x2
3 m³ 2,184 839.438 535.871 96.800 1.833.333 1.170.342 211.411
M 200
Bê tông cột đá 1x2 bằng
4 m³ 0,640 923.471 972.347 73.779 591.021 622.302 47.219
M 200
Xây tường gạch thẻ
5 m³ 7,360 1.095.117 481.852 9.104 8.060.061 3.546.431 67.005
5x10x20 M 75
Lắp dựng dàn giáo ngoài
6 100m² 0,288 451.556 1.188.424 47.230 130.048 342.266 13.602
chiều cao ≤16m
Lắp dựng dàn giáo trong
7 100m² 0,288 404.688 756.270 116.550 217.806
chiều cao chuẩn 3,6m
Sản xuất, lắp dựng tháo
8 100m² 0,437 6.641.587 6.304.225 2.901.045 2.753.685
dỡ ván khuôn sàn mái
Quét flinkote chống thấm
9 m² 2,184 11.250 5.974 24.570 13.047
mái, sê nô, ô văng...
302.897.588 11.859.125 557.796
315.314.509

5.1.1.5. Bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng

Bảng 5.5. Giá thành Bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng

Giá thành (VNĐ) Thành tiền (VNĐ)


Số
S TT Tên vật tư ĐVT
lượng Vật tư
Nhân
Máy Vật tư Nhân công Máy
công

I. PHẦN CÔNG NGHỆ BỂ PHẢN ỨNG

1 Ống thép D100 100m 0,02 15.975.512 12.517.436 165.195 319.510 250.349 3.304
2 Ống uPVC D63 100m 0,7 8.623.255 9.525.138 84.612 6.036.279 6.667.597 59.228
3 Ống uPVC D50 100m 0,4 6.108.663 8.834.076 68.495 2.443.465 3.533.630 27.398
Van gang ty chìm 2
4 cái 2 1.269.947 148.920 2.539.894 297.840
chiều D100
5 Co thép D100 cái 2 97.870 105.963 20.146 195.740 211.926 40.292
6 Bu thép D100 cái 2 254.800 62.196 509.600 124.392
7 Tê uPVC D63 cái 10 83.915 141.474 11.613 839.150 1.414.740 116.130
II. PHẦN XÂY DỰNG BỂ PHẢN ỨNG
Bêtông lót móng rộng
1 <=250cm đá 4x6 m³ 7,367 608.201 282.755 50.899 4.480.617 2.083.056 374.973
M 100
Bêtông đà kiềng đá
2 m³ 5,52 967.641 1.122.830 174.171 5.341.378 6.198.022 961.424
1x2 M 300
Bêtông cột tiết diện <=
3 m³ 0,56 1.066.046 972.347 73.779 596.986 544.514 41.316
0,1m2 h <=16m đá

119
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

1x2 M 300

Bêtông đáy đá 1x2


4 m³ 29,03 982.014 535.871 96.800 28.507.866 15.556.335 2.810.104
M 300
Bêtông tường đá 1x2
5 m³ 43,11 1.201.177 769.234 73.779 51.782.740 33.161.678 3.180.613
M 300
Bêtông hố van, hố ga
6 m³ 0,53 839.438 602.855 51.339 444.902 319.513 27.210
đá 1x2 M 200
Bêtông mương cáp,
7 rãnh nước đá 1x2 m³ 4,243 839.438 477.530 29.392 3.561.735 2.026.160 124.710
M 200
Phụ gia chống thấm
8 m² 2,4 11.250 5.974 27.000 14.338
Plastocrete N
Lắp dựng dàn giáo
9 ngoài chiều cao <= 100m² 0,77 451.556 1.188.424 47.230 347.698 915.086 36.367
16m
Lắp dựng dàn giáo
10 trong chiều cao chuẩn 100m² 0,85 404.688 756.270 343.985 642.830
3,6m
, lắp dự
11 100m² 2,75 5.816.873 6.498.381 15.996.401 17.870.548
tháo dỡ ván khuôn
TỔNG 124.314.947 91.832.553 7.803.069
TỔNG CỘNG 223.950.569

5.1.1.6. Bể lắng ngang

Bảng 5.6. Giá thành Bể lắng ngang

Giá thành (VNĐ) Thành tiền (VNĐ)


Số
S TT Tên vật tư ĐVT
lượng Vật tư Nhân công Máy Vật tư Nhân công Máy

I. PHẦN CÔNG NGHỆ BỂ LẮNG NGANG


1 Ống thép D200 100m 0,02 71.549.819 17.142.945 821.945 1.430.996 342.859 16.439
Van gang ty chìm 2
4 cái 2 2.699.974 238.272 5.399.948 476.544
chiều D200
5 Co thép D200 cái 2 705.971 175.069 92.670 1.411.942 350.138 185.340
6 Bu thép D200 cái 2 588.359 99.052 1.176.718 198.104
II. PHẦN XÂY DỰNG BỂ LẮNG NGANG
Bêtông lót móng rộng
1 m³ 33,22 608.201 282.755 50.899 20.204.437 9.393.121 1.690.865
<=250cm đá 4x6 M 100
Bêtông đà kiềng đá
2 m³ 24,91 967.641 1.122.830 174.171 24.103.937 27.969.695 4.338.600
1x2 M 300
Bêtông cột tiết diện <=
3 0,1m2 h <=m đá 1x2 m³ 2,25 1.066.046 972.347 73.779 2.398.604 2.187.781 166.003
M 300
Bêtông đáy đá 1x2
4 m³ 112,32 982.014 535.871 96.800 110.299.812 60.189.031 10.872.576
M 300
Bêtông tường đá 1x2
5 m³ 200,17 1.201.177 769.234 73.779 240.439.600 153.977.570 14.768.342
M 300
6 Bêtông hố van, hố ga m³ 1,06 839.438 602.855 51.339 889.804 639.026 54.419

120
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

đá 1x2 M 200

Bêtông mương cáp,


7 m³ 4,168 1.057.191 769.234 73.779 4.406.372 3.206.167 307.511
rãnh nước đá 1x2 M 200
Phụ gia chống thấm
8 m² 11,68 11.250 5.974 131.400 69.776
Plastocrete N
Lắp dựng dàn giáo
9 ngoài chiều cao <= 100m² 2,36 451.556 1.188.424 47.230 1.065.672 2.804.681 111.463
16m
Lắp dựng dàn giáo
10 trong chiều cao chuẩn 100m² 3,32 404.688 756.270 1.343.564 2.510.816
3,6m
, lắp dự
11 100m² 15,94 5.816.873 6.498.381 92.720.956 103.584.193
tháo dỡ ván khuôn
TỔNG 507.423.763 367.899.503 32.511.557
TỔNG CỘNG 907.834.823

5.1.1.7. Bể lọc nhanh

Bảng 5.7. Giá thành Bể lọc nhanh

Giá thành (VNĐ) Thành tiền (VNĐ)


Số
S TT Tên vật tư ĐVT
lượng Vật tư
Nhân
Máy Vật tư Nhân công Máy
công

I. PHẦN THIẾT BỊ BỂ LỌC NHANH


M áy bơm nước rửa
1 Bộ 2 8.000.000 16.000.000
lọc 280l/s
M áy thổi khí rửa lọc
2 Bộ 2 12.000.000 24.000.000
300l/s
II. PHẦN CÔNG NGHỆ BỂ LỌC NHANH
Van phao điều chỉnh
1 Bộ 4 2.500.000 10.000.000
tốc độ lọc
2 Cát lọc 5-1,25mm m3 64 400.000 25.600.000

3 Sỏi đỡ 2-4mm m 3
32 300.000 9.600.000

4 Chụp lọc đuôi dài Cái 2800 32.000 89.600.000


Ống thép dẫn nước
5 100m 0,2 312.132.856 36.124.114 4.140.229 62.426.571 7.224.823 828.046
rửa lọc D450
Ống thép dẫn gió
6 100m 0,54 35.742.531 15.733.178 282.040 19.300.967 8.495.916 152.302
D160
Ống thép dẫn nước
7 100m 0,2 10.987.830 9.939.775 104.758 2.197.566 1.987.955 20.952
rửa lọc D75
Ống thép dẫn gió
8 100m 0,54 4.174.024 7.546.397 44.321 2.253.973 4.075.054 23.933
D32
Van gang 2 chiều
9 cái 4 1.269.947 148.920 5.079.788 595.680
D100
Van gang 2 chiều
10 cái 1 22.787.038 322.660 29.250 22.787.038 322.660 29.250
D450
Van gang 2 chiều
11 cái 1 2.095.914 188.632 2.095.914 188.632
D160

121
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

12 Tê thép D450 cái 3 362.227 1.238.518 40.494 1.086.681 3.715.554 121.482


13 Cút thép D450 cái 6 1.661.766 239.568 330.656 9.970.596 1.437.408 1.983.936
14 Tê thép D160 cái 3 69.595 156.366 7.406 208.785 469.098 22.218
15 Cút thép D160 cái 6 386.789 140.516 32.233 2.320.734 843.096 193.398
III. PHẦN XÂY DỰNG BỂ LỌC NHANH
Bêtông lót móng
1 rộng <=250cm đá m³ 9,52 608.201 282.755 50.899 5.790.074 2.691.828 484.558
4x6 M 100
Bêtông đà kiềng đá
2 m³ 7,14 967.641 1.122.830 174.171 6.908.957 8.017.006 1.243.581
1x2 M 300
Bêtông cột tiết diện
3 <= 0,1m2 h <= 4m m³ 2,25 1.066.046 972.347 73.779 2.398.604 2.187.781 166.003
đá 1x2 M 300
Bêtông đáy đá 1x2
4 m³ 32 982.014 535.871 96.800 31.424.448 17.147.872 3.097.600
M 300
Bêtông tường đá 1x2
5 m³ 121,1 1.201.177 769.234 73.779 145.462.535 93.154.237 8.934.637
M 300
Bêtông hố van, hố
6 m³ 0,53 839.438 602.855 51.339 444.902 319.513 27.210
ga đá 1x2 M 200
Bêtông mương cáp,
7 rãnh nước đá 1x2 m³ 1,872 1.057.191 769.234 73.779 1.979.062 1.440.006 138.114
M 200
Phụ gia chống thấm
8 m² 3,4 11.250 5.974 38.250 20.312
Plastocrete N
Lắp dựng dàn giáo
9 ngoài chiều cao <= 100m² 0,73 451.556 1.188.424 47.230 329.636 867.550 34.478
16m
Lắp dựng dàn giáo
10 trong chiều cao 100m² 1,15 404.688 756.270 465.391 869.711
chuẩn 3,6m
, lắp dự
11 100m² 4,23 5.816.873 6.498.381 24.605.373 27.488.152
tháo dỡ ván khuôn
TỔNG 484.375.843 183.559.843 17.501.697
TỔNG CỘNG 685.437.383

5.1.1.8. Bể chứa

Bảng 5.8. Giá thành Bể chứa

Giá thành (VNĐ) (VNĐ)


Số
S TT Tên vật tư ĐVT
lượng Vật tư
Nhân
Vật tư Nhân công
công

I. PHẦN CÔNG NGHỆ BỂ CHỨA

1 100m 0,1 157.312.393 23.496.108 2.966.017 15.731.239 2.349.611 296.602


350
Van gang
2 cái 2 5.221.578 201.042 22.750 10.443.156 402.084 45.500
300
Ống thép thông hơi
3 100m 0,08 15.975.512 12.517.436 165.195 1.278.041 1.001.395 13.216
D100

122
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

4 Co thép D350 cái 4 1.178.368 163.551 209.782 4.713.472 654.204 839.128


5 Co uPVC D300 cái 6 154.930 52.981 929.580 317.886

6 cái 2 7.964.204 243.236 22.750 15.928.408 486.472 45.500


350
7 300 100m 0,16 31.681.460 6.205.737 5.069.034 992.918
8 300 100m 0,12 136.810.600 19.907.193 2.764.560 16.417.272 2.388.863 331.747
Bu thép BB âm tường
9 cái 3 1.528.853 79.472 13.000 4.586.559 238.416 39.000
D300, L = 900
Bu thép BB âm tường
10 cái 1 1.968.802 92.833 16.250 1.968.802 92.833 16.250
D350, L = 800
11 M ăng song gang D300 cái 4 338.434 168.158 22.750 1.353.736 672.632 91.000

12 m³ 1 982.014 626.623 96.800 982.014 626.623 96.800

II. PHẦN XÂY DỰNG BỂ CHỨA


Bêtông lót móng rộng
1 m³ 29,664 672.974 282.755 50.899 19.963.101 8.387.644 1.509.868
<=250cm đá 4x6 M 150
Bêtông đà kiềng đá
2 m³ 11,7 967.641 1.122.830 174.171 11.321.400 13.137.111 2.037.801
1x2 M 300
Bêtông cột tiết diện <=
3 0,1m2, h<=4m đá 1x2 m³ 2,97 1.066.046 972.347 73.779 3.166.157 2.887.871 219.124
M 300
Bêtông đáy đá 1x2
4 m³ 295,2 986.818 314.614 50.899 291.308.674 92.874.053 15.025.385
M 300
Bêtông tường dày
5 m³ 128,7 1.201.177 769.234 73.779 154.591.480 99.000.416 9.495.357
<45cm, đá 1x2 M 300
Bêtông hố van, hố ga
6 m³ 1,1 839.438 602.855 51.339 923.382 663.141 56.473
đá 1x2 M 200
Phụ gia chống thấm
7 m² 25,41 11.250 5.974 285.863 151.799
Plastocrete N
Lắp dựng dàn giáo
8 100m² 2,528 451.556 1.188.424 47.230 1.141.534 3.004.336 119.397
ngoài chiều cao <= 4m
Lắp dựng dàn giáo
9 100m² 2,464 404.688 756.270 997.151 1.863.449
trong chiều cao <= 4m
10 100m² 10,43 5.816.873 6.498.381 60.669.985 67.778.114
tháo dỡ ván khuôn
623.770.038 299.971.870 30.278.147
TỔNG CỘNG 954.020.055

5.1.1.9. Trạm bơm cấp II

Bảng 5.9. Giá thành trạm bơm cấp II

Giá thành (VNĐ) (VNĐ)


Số
S TT Tên vật tư ĐVT
lượng Vật tư
Nhân
Vật tư Nhân công
công

1 ngang, Q = 266m3/h, Bộ 4 360.000.000 1.440.000.000


N = 36,3kW

123
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

2 Điện cực chống cạn Bộ 1 6.000.000 6.000.000

3 cái 1 46.698.477 337.552 46.698.477 337.552


nước sạch D400
II. PHẦN CÔNG NGHỆ

1 Ống thép D400 100m 0,30 204.925.263 24.578.772 3.163.445 61.477.579 7.373.632 949.034

2 Ống thép D300 100m 0,30 136.810.600 19.907.193 2.764.560 41.043.180 5.972.158 829.368

3 Co thép D300 cái 12 945.295 158.944 185.607 11.343.540 1.907.328 2.227.284


Van gang 2 chiều cái 8 5.221.578 201.042 22.750 41.772.624 1.608.336 182.000
4 D300
Van gang 1 chiều
cái 4 5.221.578 201.042 22.750 20.886.312 804.168 91.000
5 D300
6 300 cái 24 72.576 62.050 44.433 1.741.824 1.489.200 1.066.392

7 M ối nối mềm D300 cái 4 338.434 168.158 22.750 1.353.736 672.632 91.000

8 Tê thép D300 cái 3 186.724 608.090 19.759 560.172 1.824.270 59.277


0-
cái 4 375.038 210.970 1.500.152 843.880
9 10kg
10 25 cái 4 112.171 34.748 448.684 138.992
Khâu răng trong STK
cái 4 10.000 40.000
11 D25
III. PHẦN XÂY DỰNG
Bê tông lót móng <=
m³ 8,26 608.201 282.755 50.899 5.023.740 2.335.556 420.426
1 250cm đá 4x6 M 100
Bê tông đà kiềng đá
m³ 2,04 967.641 1.122.830 174.171 1.973.988 2.290.573 355.309
2 1x2 M 300
1x2 m³ 20 982.014 535.871 96.800 19.640.280 10.717.420 1.936.000
3 M 300
m³ 40,64 1.095.117 481.852 9.104 44.505.555 19.582.465 369.987
4 5x10x20 vữa M 75
Bê tông dầm đá1x2
m³ 2,83 967.641 1.122.830 174.171 2.740.359 3.179.855 493.252
5 M 300
Bê tông cột tiết diện <=
0,1m2 h<= 4m đá 1x2 m³ 1,60 1.066.046 972.347 73.779 1.705.674 1.555.755 118.046
6 M 300
Bê tông mái hắt, tấm
m³ 0,80 839.438 821.093 96.800 671.550 656.874 77.440
7 đan đá1x2 M 200
Lắp dựng dàn giáo
ngoài chiều cao <= 100m² 0,82 451.556 1.188.424 47.230 370.276 974.508 38.729
8 16m
Lắp dựng dàn giáo
9 trong chiều cao <= 4m 100m² 80 404.688 756.270 32.375.040 60.501.600
Trát tường trong chiều
m² 20 7.465 35.088 774 149.300 701.760
10 dày 1cm vữa M 75
Trát tường ngoài chiều
m² 20,32 7.465 51.463 797 151.689 1.045.728
11 dày 1cm vữa M 75
sản xuất, lắp dựng ván
12 khuôn
100m² 4,10 5.816.873 6.498.381 23.849.179 26.643.362
Phụ gia chống thấm
m² 1 11.250 5.974 11.250 5.974
13 Plastocrete N
TỔNG 1.808.034.160 152.820.052 9.304.543
TỔNG CỘNG 1.970.158.755

124
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

5.1.1.10. Bể thu hồi

Bảng 5.10. Giá thành Bể thu hồi

Giá thành (VNĐ) (VNĐ)


Số
S TT Tên vật tư ĐVT
lượng Vật tư
Nhân
Vật tư Nhân công
công

1 nước Q = 21m3/h, N Bộ 1 10.000.000 10.000.000


= 1,5kW
II. PHẦN CÔNG NGHỆ

1 Ống uPVC D300 100m 0,1 31.681.460 6.205.737 3.168.146 620.574

2 Co uPVC D300 cái 4 89.762 23.035 359.048 92.140


III. PHẦN XÂY DỰNG
Bê tông lót móng <=
1 m³ 1,93 608.201 282.755 50.899 1.173.828 545.717 98.235
250cm đá 4x6 M 200
Bê 1x2
2 m³ 8,83 839.438 535.871 96.800 7.412.238 4.731.741 854.744
M 200
Bê tông tường 1x2
3 m³ 14,51 1.201.177 769.234 73.779 17.429.078 11.161.585 1.070.533
M 300
Lắp dựng dàn giáo
4 ngoài chiều cao <= 100m² 0,38 451.556 1.188.424 47.230 171.591 451.601 17.947
16m
Lắp dựng dàn giáo
5 trong chiều cao <= 100m² 0,38 404.688 756.270 153.781 287.383
4m
sản xuất, lắp dựng
6
ván khuôn
100m² 1,41 7.242.663 10.145.241 10.212.155 14.304.790

TỔNG 50.079.865 32.195.531 2.041.460


TỔNG CỘNG 84.316.856

5.1.1.11. Hồ cô đặc, nén và phơi bùn

Bảng 5.11. Giá thành Hồ cô đặc, nén và phơi bùn

Giá thành (VNĐ) (VNĐ)


Số
S TT Tên vật tư ĐVT
lượng Vật tư
Nhân
Vật tư Nhân công
công

I. PHẦN CÔNG NGHỆ


1 Ống uPVC D300 100m 0,2 31.681.460 6.205.737 6.336.292 1.241.147
2 Cút uPVC D300 cái 4 89.762 23.035 359.048 92.140
II. PHẦN XÂY DỰNG
1 Bê tông lót móng rộng m³ 77,31 608.201 282.755 50.899 47.020.019 21.859.789 3.935.002

125
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

<=250cm đá 4x6 M 100


Bê tông tường đá 2x4
2 m³ 11,18 1.016.528 769.234 73.779 11.364.783 8.600.036 824.849
M 300
Bê tông hố van, hố ga
3 m³ 0,53 839.438 602.855 51.339 444.902 319.513 27.210
đá 1x2 M 200
Bê tông cầu thang đá
4 m³ 0,315 839.438 626.623 96.800 264.423 197.386 30.492
1x2 M 200
TỔNG 65.789.467 32.310.012 4.817.553
TỔNG CỘNG 102.917.032

Bảng 5.12. Bảng tổng hợp kinh phí đầu tư trạm xử lý nước thị trấn Uyên Hưng theo
phương án 01

STT Chỉ tiêu Hạng mục Thành tiền (VNĐ)


1 Nguồn Trạm bơm cấp I 3.414.326.621
Bể trộn đứng 63.832.200
Bể pha phèn 181.357.449
Bể pha vôi 315.314.509
Bể phản ứng có lớp cặn lơ lững 223.950.569
Bể lắng ngang 907.834.823
Bể lọc nhanh 685.437.383
2 Trạm xử lý Bể chứa nước sạch 954.020.055
Trạm bơm cấp II 1.970.158.755
B thu hồi 84.316.856
Hồ cô đặc, nén và phơi bùn 102.917.032
Nhà điều hành 200.000.000
San lắp mặt bằng 100.000.000
Sân tường rào nội bộ 300.000.000
3 Điện Chi phí điện nhà máy 2.000.000.000
4 Tuyến ống mạng lưới Ống D400-D50 26.000.000.000
Tổng 37.491.049.331
5.623.657.400
)
Tổng cộng 43.114.706.731

126
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

5.1.2. Quản lý vận hành

Ưu điểm:

-V , đây là dây chuyền công nghệ được sử dụng tại nhiều nơi
đem lại hiệu quả xử lý tốt.

Nhược điểm:

- , quá trình xử lý chủ yếu dựa vào sự tự chảy


của dòng nước nên khó rút ngắn được thời gian xử lý.

5.1.3. Chi phí giá thành cho 1m3 nước

a. Chi phí điện năng

- Đèn chiếu sáng khu vực xử lý và xung quanh trạm:

Số bóng đèn 10 cái, công suất đèn là 1,0KW

Thời gian hoạt động 8 giờ/ngày, giá điện 1.216 đồng.

Chi phí điện chiếu sáng = 10*1KW*8h/ngày*365 ngày*1.216đ/KW =35.507.200 đồng

- Đèn chiếu sáng nhà quản lý, trạm bơm:

Số bóng đèn 16 cái, công suất đèn là 0,04KW

Thời gian hoạt động 8 giờ/ngày, giá điện 1.216 đồng.

Chi phí điện chiếu sáng = 16*0,04KW*8h/ngày*365 ngày*1.216đ/KW

= 2.272.461 (đồng/năm)

- Quạt máy trong nhà quản lý:

Số lượng quạt 5 cái, công suất là 0,2KW

127
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Thời gian hoạt động 8 giờ/ngày, giá điện 1.216 đồng.

Chi phí điện quạt máy = 5*0,2KW*8h/ngày*365 ngày*1.216đ/KW

= 3.550.720 (đồng/năm)

- Bơm cấp I:

Số lượng bơm 3 cái (2 cái hoạt động, 1 cái dự phòng), công suất là 10,66 KW

Thời gian hoạt động 24 giờ/ngày, giá điện 1.216 đồng.

Chi phí bơm cấp I = 2*10,66KW*24h/ngày*365 ngày*1.216đ/KW

= 227.104.051 (đồng/năm)

- Bơm cấp II:

Số lượng bơm 4 cái (3 cái hoạt động, 1 cái dự phòng), công suất là 36,3KW

Thời gian hoạt động bơm số 1: 8 giờ/ngày, giá điện 1.216 đồng.

Thời gian hoạt động bơm số 2 và số 3: 16 giờ/ngày, giá điện 1.216 đồng.

Chi phí bơm cấp II = 36,3KW*24h/ngày*365 ngày*1.216đ/KW

=386.673.408 (đồng/năm)

- Máy khuấy phèn và vôi:

Số lượng máy khuấy 5 cái: 2 cái khuấy phèn công suất 23,17KW, 3 cái khuấy
vôi công suất 0,9KW
Thời gian hoạt động 1 máy: 12 giờ/ngày, giá điện 1.216 đồng.
Chi phí máy khuấy = 2*23,17KW*12h/ngày*365ngày*1.216đ/KW + 2*0,9KW
*12h/ngày*365ngày*1.216đ/KW + 1*0,9KW *24h/ngày*365ngày*1.216đ/KW =
265.984.434 đồng

128
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

- Bơm hóa chất:

Số lượng bơm 6 cái (2 cái bơm , 2 cái bơm ), công suất là


1,5KW

Thời gian hoạt động bơm : 24 giờ/ngày, giá điện 1.216 đồng.

Thời gian hoạt động bơm vôi: 24 giờ/ngày, giá điện 1.216 đồng.

Thời gian hoạt động bơm Clo: 24 giờ/ngày, giá điện 1.216 đồng.

Chi phí bơm hóa chất = 1,5KW*72h/ngày*365 ngày*1.216đ/KW

= 47.934.720 (đồng/năm)

- Bơm nước :

Số lượng bơm 1 cái, công suất là 1,5KW

Thời gian hoạt động bơm: 0,1 giờ/ngày, giá điện 1.216 đồng.

Chi phí bơm = 1,5KW*0,62h/ngày*365 ngày*1.216đ/KW

= 412.771 (đồng/năm)

- Bơm nước rửa lọc:

Số lượng bơm 2 cái (1 cái hoạt động, 1 cái dự phòng), công suất là 44,6KW

Thời gian hoạt động bơm: 0,62 giờ/ngày, giá điện 1.216 đồng.

Chi phí bơm = 44,6KW*0,62h/ngày*365 ngày*1.216đ/KW

= 12.273.064 (đồng/năm)

- Bơm rửa lọc:

129
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Số lượng bơm 2 cái (1 cái hoạt động, 1 cái dự phòng), công suất là 11KW

Thời gian hoạt động bơm: 0,62 giờ/ngày, giá điện 1.216 đồng.

Chi phí bơm = 11KW*0,62h/ngày*365 ngày*1.216đ/KW

= 3.026.989 (đồng/năm)

Kết luận: Tổng chi phí tiền điện là 984.739.818 đồng/năm

b. Chi phí hóa chất

- Chi phí khử trùng:

30kg*365 ngày*35.000đ/kg = 383.250.000 (đồng/năm)

- Chi phí hóa chất :

1143kg*365 ngày*5.000đ/kg = 2.085.975.000 (đồng/năm)

- Chi phí hóa chất vôi:

307kg*365 ngày*4.000đ/kg = 448.220.000 (đồng /năm)

Kết luận: Tổng chi phí hóa chất là 2.917.445.000 (đồng/năm)

c. Chi phí quản lý vận hành

- Lương công nhân:

Số lượng 6 người, lương trung bình 3.500.000 đồng/tháng người

= 3.500.000đồng/tháng*6 người*12 tháng = 252.000.000 (đồng/năm)

- Chi phí quản lý: 30%*lương công nhân

=30%*252.000.000đồng = 75.600.000 (đồng/năm)

130
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

- Chi phí văn phòng:3%( 252.000.000đồng + 75.600.000đồng) = 9.828.000


(đồng/năm)

- Chi phí chăm sóc khách hàng:

3%(252.000.000đồng +75.600.000 đồng + 9.828.000đồng) = 10.122.840


(đồng/năm)

Kết luận: Tổng chi phí quản lý vận hành là 347.550.840 (đồng/năm)

d. Chi phí khấu hao

Khấu hao 15 năm = 43.114.706.731/15 = 2.874.313.782 đồng

e. Chi phí sửa chữa bảo dưỡng 3%(a+b+c)

=3%(984.739.818+ 2.917.445.000 + 347.550.840) = 127.492.070 đồng

Tổng chi phí vận hành trạm xử lý trong 1 năm là: a+b+c+d+e

= 984.739.818 + 2.917.445.000 + 347.550.840 + 2.874.313.782 + 127.492.070


= 7.251.541.510

Số lượng nước bán cho dân là 10.000m3/ngày đêm*365 ngày = 3.650.000m3/năm

Lượng nước thất thoát trong một năm = 0,2*3.650.000 =730.000 m3/năm

Giá thành 1 m3 nước = 7.251.541.510


= 2.483( đông )
(3.650.000 − 730.000)

Thuế và lãi 20%*2.483 + 2.483 = 2.980 đồng.

5.2. Phương án 02
5.2.1. Chi phí xây dựng

131
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

5.2.1.1. Bể trộn cơ khí

Bảng 5.13. Giá thành Bể trộn cơ khí

Giá thành (VNĐ) (VNĐ)


Số
S TT Tên vật tư ĐVT
lượng Vật tư
Nhân
Vật tư
Nhân
công công

M áy khuấy công
1 Bộ 2 20.000.000 40.000.000
suất 4kW

1 350 100m 0,01 157.312.393 23.496.108 2.966.017 1.573.124 234.961 29.660


2 400 100m 0,01 204.925.263 24.578.772 3.163.445 2.049.253 245.788 31.634
3 90 D350 cái 2 1.178.368 163.551 209.782 2.356.736 327.102 419.564
4 350 cái 3 2.398.768 211.926 277.298 7.196.304 635.778 831.894
Van gang 2 chiều
5 cái 2 7.964.204 243.236 22.750 15.928.408 486.472 45.500
D350

Bêtông lót móng đá


1 m³ 0,928 608.201 282.755 50.899 564.411 262.397 47.234
4x6 M 100
2 m³ 0,363 967.641 1.122.830 174.171 351.254 407.587 63.224
1x2 M 300
1x2
3 m³ 1,053 1.066.046 1.041.491 119.240 1.122.546 1.096.690 125.560
M 300
1x2
4 m³ 4,06 1.201.177 769.234 73.779 4.876.779 3.123.090 299.543
M 300
Bêtông hố van, hố
5 m³ 0,66 839.438 602.855 51.339 554.029 397.884 33.884
ga đá 1x2 M 200
Bêtông cầu thang
6 m³ 0,700 982.014 626.623 96.800 687.410 438.636 67.760
thường đá 1x2 M 300
Phụ gia chống thấm
7 m² 0,15 11.250 5..974 1.688 896
Plastocrete N
Lắp dựng dàn giáo
8 ngoài chiều cao <= 100m² 0,19 451.556 1.188.424 47.230 85.796 225.801 8.974
16m
,
9 100m² 0,33 5.816.873 6.498.381 1.919.568 2.144.466
tháo dỡ ván khuôn
TỔNG 79.267.304 10.027.548 2.004.431
TỔNG CỘNG 91.299.282

5.2.1.2. Bể phản ứng vách ngăn đứng

Bảng 5.14. Giá thành phản ứng vách ngăn đứng

S TT Tên vật tư ĐVT Số Giá thành (VNĐ) Thành tiền (VNĐ)

132
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

lượng
Nhân Nhân
Vật tư Máy Vật tư Máy
công công

I. PHẦN CÔNG NGHỆ BỂ PHẢN ỨNG


1 Ống th p D100 100m 0,04 15.975.512 12.517.436 165.195 639.020 500.697 6.608
Van gang ty chìm 2
2 cái 10 1.269.947 148.920 12.699.470 1.489.200
chiều D100
3 Co th p D100 cái 10 97.870 105.963 20.146 978.700 1.059.630 201.460
4 Bu th p D100 cái 10 254.800 62.196 2.548.000 621.960
II. PHẦN XÂY DỰNG BỂ PHẢN ỨNG
Bêtông lót móng rộng
1 m³ 4,9 608.201 282.755 50.899 2.980.185 1.385.500 249.405
<=250cm đá 4x6 M 100
Bêtông đà kiềng đá 1x2
2 m³ 4 967.641 1.122.830 174.171 3.870.564 4.491.320 696.684
M 300
Bêtông cột tiết diện <=
3 0,1m2 h <=16m đá 1x2 m³ 1,91 1.066.046 972.347 73.779 2.036.148 1.857.183 140.918
M 300
Bêtông đáy đá 1x2
4 m³ 21,9 982.014 535.871 96.800 21.506.107 11.735.575 2.119.920
M 300
Bêtông tường đá 1x2
5 m³ 78,63 1.201.177 769.234 73.779 94.448.548 60.484.869 5.801.243
M 300
Bêtông hố van, hố ga
6 m³ 0,53 839.438 602.855 51.339 444.902 319.513 27.210
đá 1x2 M 200
Bêtông mương cáp,
7 rãnh nước đá 1x2 m³ 1,25 839.438 477.530 29.392 1.049.298 596.913 36.740
M 200
Phụ gia chống thấm
8 m² 1,7 11.250 5.974 19.125 10.156
Plastocrete N
Lắp dựng dàn giáo
9 ngoài chiều cao <= 100m² 0,51 451.556 1.188.424 47.230 230.294 606.096 24.087
16m
Lắp dựng dàn giáo
10 trong chiều cao chuẩn 100m² 0,48 404.688 194.250
3,6m
11 100m² 2,42 5.816.873 14.076.833
tháo dỡ ván khuôn
TỔNG 157.721.442 85.158.612 9.304.275
TỔNG CỘNG 252.184.329

Bảng 5.15. Bảng tổng hợp kinh phí đầu tư trạm xử lý nước thị trấn Uyên Hưng theo
phương án 02

STT Chỉ tiêu Hạng mục Thành tiền (VNĐ)


1 Nguồn Trạm bơm cấp I 3.414.326.621
Bể trộn cơ khí 91.299.282
Bể pha phèn 181.357.449
2 Trạm xử lý
Bể pha vôi 315.314.509
Bể phản ứng vách ngăn đứng 252.184.329

133
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Bể lắng ngang 907.834.823


Bể lọc nhanh 685.437.383
Bể chứa nước sạch 954.020.055
Trạm bơm cấp II 1.970.158.755
84.316.856
Hồ cô đặc, nén và phơi bùn 102.917.032
Nhà điều hành 200.000.000
San lắp mặt bằng 100.000.000
Sân tường rào nội bộ 300.000.000
3 Điện Chi phí điện nhà máy 2.000.000.000
4 Tuyến ống mạng lưới Ống D400-D50 26.000.000.000
Tổng 37.546.750.173
d (15%chi
5.632.012.526
phí đầu tư)
Tổng cộng 43.178.762.699
5.2.2. Quản lý vận hành

Ưu điểm:

- ộ ể điều chỉnh theo ý


muốn, rút ngọn được thời gian xử

Nhược điểm:

- Cần có máy khuấy, đòi hỏ

5.2.3. Chi phí giá thành cho 1m3 nước

Chi phí cho quá trình xử lý tính toán chỉ khác phương án 01 là có thêm chi phí
điện năng cho máy khuấy tại bể trộn cơ khí

a. Chi phí điện năng

Số lượng máy khuấy 2 cái công suất 3,92KW (01 máy hoạt động, 01 máy dự
phòng)

134
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Thời gian hoạt động: 24 giờ/ngày, giá điện 1.216 đồng.


Chi phí máy khuấy = 1*3,92KW*24h/ngày*365ngày*1.216đ/KW = 41.756.467
đồng
Tổng chi phí điện năng là 984.739.818 + 41.756.467 = 1.026.496.285
(đồng/năm)

b. Tổng chi phí hóa chất là 2.917.445.000 (đồng/năm)

c. Tổng chi phí quản lý vận hành là 347.550.840 (đồng/năm)

d. Chi phí khấu hao

Khấu hao 15 năm = 43.178.762.699/15 = 2.878.584.180 (đồng/năm)


e. Chi phí sửa chữa bảo dưỡng: 3%(a+b+c)

=3%(1.026.496.285 + 2.917.445.000 + 347.550.840) = 128.747.764 (đồng/năm)

Tổng chi phí vận hành trạm xử lý trong 1 năm là: a+b+c+d+e

= 1.026.496.285 + 2.917.445.000 + 347.550.840 + 2.878.584.180 +


128.747.764 = 7.298.824.069

Số lượng nước bán cho dân là 10.000m3/ngày đêm*365 ngày = 3.650.000m3/năm

Lượng nước thất thoát trong một năm = 0,2*3.650.000 = 730.000 m3/năm

Giá thành 1 m3 nước = 7.298.824.069


= 2.500( đông )
(3.650.000 − 730.000)

Thuế và lãi 20%*2.500 + 2500 = 3000 đồng.

5.3. So sánh hai phương án lựa chọn phương án tối ưu

Bảng 5.16. Bảng tổng hợp so sánh hai phương án xây dựng trạm xử lý nước thị trấn Uyên
Hưng

135
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

STT Chỉ tiêu so sánh Phương án 01 Phương án 02

1 Chi phí đầu tư 43.114.706.731 (VNĐ) 43.178.762.699 (VNĐ)

2 Quản lý vận hành Đơn giản, dễ bảo dưỡng Phức tạp, đòi hỏi trình độ quản lý cao

Chi phí cho 1m3


3 2.980 đồng 3.000 đồng
nước sạch

Kết luận: Phương án 01 là phương án tối ưu nhất.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Sau quá trình khảo sát và tính toán thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên
Hưng công suất 10.000m3/ngày đêm đã đạt được một số kết quả:

- Thu thập được các số liệu thực tế về thành phần và tính chất đặc trưng của
các nguồn nước tại địa phương từ đó đánh giá lựa chọn nguồn nước cấp cho quá trình
xử lý là nước mặt sông Đồng Nai.

- Đề xuất và lựa chọn sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước mặt hợp lý với
các công trình đơn vị gồm: song chắn rác, trạm bơm cấp I, bể trộn đứng, bể phản ứng
có lớp cặn lơ lửng, bể lắng ngang, bể lọc nhanh, bể chứa nước sạch, trạm bơm cấp II,
bể thu hồi và hồ cô đặc, nén, phơi bùn. Hóa chất dùng để xử lý nước là phèn nhôm, vôi
sữa và nước được khử trùng bằng Clo.

- Phương án tối ưu nhất được lựa chọn là phương án 01 với tổng chi phí đầu tư
là 43.114.706.731 (đồng), các công trình vận hành đơn giản phù hợp với khả năng quản
lý vận hành của địa phương. Chi phí vận hành trạm xử lý trong 1 năm là 7.251.540.510
, giá thành 1m3 nước sạch là 2.980 (đồng).

136
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

Đề tài được hoàn thành nhưng với kiến thức có hạn nên sẽ có nhiều thiếu sót,
kết quả thực hiện được của đề tài cần được xem xét nghiên cứu thêm để hoàn thiện và
đưa vào thực tế thi công, sử dụng.

2. Kiến nghị

Nước sạch là nhu cầu không thể thiếu đối với người dân nơi đây, các cơ quan có
thẩm quyền của tỉnh Bình Dương và huyện Tân Uyên cần xác định rõ vấn đề này, phải
luôn quan tâm đến tình trạng thiếu nước sạch của người dân để có chủ trương trong
việc nhanh chóng tìm các nguồn vốn đầu tư cho việc xây dựng và hoạt động của trạm
xử lý để cung cấp nước sạch cho người dân.

Mở rộng việc tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân trong việc bảo vệ tài
nguyên môi trường, bảo vệ nguồn nước. vận động giúp cho người dân nhận thức rõ
tầm quan trọng của nước sạch trong đời sống hằng ngày để cùng nhau sử dụng nước
sạch bảo vệ sức khỏe bản thân, tránh lãng phí khi đã xây dựng trạm xử lý mà tỉ lệ
người dân dùng nước sạch không cao.

Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao để giúp ích cho việc xây
dựng, quản lý vận hành trạm xử lý một cách hiệu quả nhất.

137
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy hoạch 15năm

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Xây dựng công ty nước và môi trường Việt Nam (2006). TCXD 33:2006
Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế, Nhà xuất bản Hà
Nội.

2. Lê Dung (2003). Công trình thu nước – Trạm bơm cấp thoát nước, Nhà xuất
bản xây dựng Hà Nội.

3. TS. Nguyễn Ngọc Dung (2003). Cấp nước đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà
Nội.

4. TS. Nguyễn Ngọc Dung (2005). Xử lý nước cấp, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà
Nội.

5. Ths. Nguyễn Thị Hồng (2001). Các bảng tính toán thủy lực, Nhà xuất bản Xây
dựng, Hà Nội.

6. TS. Nguyễn Văn Tín (2001). Cấp nước Tập 1 – Mạng lưới cấp nước, Nhà xuất
bản Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội.

138
7. TS. Trịnh Xuân Lai (2003). Tính toán thiết kế các công trình trong hệ thống
cấp nước sạch, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

8. TS. Trịnh Xuân Lai (2004). Cấp nước tập 2 : Xử lý nước thiên nhiên cấp cho
sinh hoạt và công nghiệp, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

9. QCVN 01:2009/BYT (2009). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
ăn uống.

Phụ lục A. BẢN VẼ

Phương án 01

A1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ

A2. Trạm bơm cấp I

A2. Bể trộn đứng

A4. Bể phản ứng lớp cặn lơ lửng và bể lắng ngang

A5. Bể lọc nhanh

A6. Bể chứa nước sạch

A7. Bể thu hồi

A8. Hồ cô đặc, nén và phơi bùn

A9. Mặt bằng trạm xử lý

Phương án 02

A10: Bể trộn cơ khí

A11: Bể phản ứng vách ngăn đứng

2
PHỤ LỤC

You might also like