You are on page 1of 91

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH


KHOA MÔI TRƯỜNG – THỰC PHẨM – HÓA

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài

VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI


NHÀ MÁY BÌNH HƯNG HÒA
CÔNG SUẤT 30.000M3/NGÀY.ĐÊM

Tên đơn vị thực tập : NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI


BÌNH HƯNG HÒA
Thời gian thực tập : TỪ 11/2016 ĐẾN 01/2017
Người hướng dẫn : KS. TRẦN HUỲNH BẢO NGỌC
: KS. NGUYỄN HỮU THẾ
Giáo viên hướng dẫn : THS. NGUYỄN PHÚ TUẤN
SV thực tập : NGUYỄN TÀI LỘC
Mã số sinh viên : 1311520027
Lớp : 13DTNMT02
TP. HCM, tháng 01 năm 2017
NHIỆM VỤ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

o Đọc và hiểu rõ các quy định và hướng dẫn trong quy chế thực tập.
o Tìm hiểu thực tế, phân tích và đánh giá tình hình thực tế, đối chiếu với kiến
thức đã học ở Trường để hình thành báo cáo thực tập và làm luận văn tốt
nghiệp.
o Rèn luyện đạo đức, tác phong nghề nghiệp; trang bị thêm kỹ năng giao tiếp và
thu thập, khai thác, đánh giá thông tin.
o Làm và nộp “Báo cáo thực tập tốt nghiệp” theo quy định của Khoa.
LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian thực tập tại Trung tâm Điều hành Chương trình Chống
ngập Nước TP.HCM – nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa, với sự chỉ dẫn tận
tình của các anh chị tại nhà máy xử lý em đã có thêm được những kiến thức và kinh
nghiệm mà khi ngồi trên ghế nhà trường em chưa có được. Để có thể hoàn thành được
bài cáo thực tập này trước hết em xin chân thành cám ơn đến Ban Giám Đốc tại Trung
tâm Điều hành Chương trình Chống ngập Nước TP.HCM – nhà máy xử lý nước thải
Bình Hưng Hòa đã đồng ý cho chúng em được thực tập tại nhà máy và Trường Đại
Học Nguyễn Tất Thành đã tạo điều kiện cho em được thực tập ở nơi mình thích.
Về phía nhà máy em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến anh Trần Huỳnh Bảo
Ngọc và anh Nguyễn Hữu Thế, thuộc bộ phận Quản lý nước thải, chuyên viên phụ
trách giám sát quản lý kỹ thuật tại Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa, đã cho
chúng em được tham quan, đồng thời đã giúp đỡ, hướng dẫn chúng em quy trình kỹ
thuật, vận hành bão dưỡng hệ thống xử lý nước thải của nhà máy một cách chi tiết, cụ
thể và nhiệt tình, em xin chân thành cảm ơn!
Về phía nhà trường trường Đại học Nguyễn Tất Thành em xin chân thành cảm
ơn đến Qúy Thầy/Cô khoa Môi Trường – Thực Phẩm – Hóa và đặc biệt em xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến thầy ThS. Nguyễn Phú Tuấn đã luôn tận tình giúp đỡ chúng em rất
nhiều trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện bài báo cáo này, em xin chân thành
cảm ơn!
Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các cô, chú, anh, chị trong Nhà Máy Xử Lý Nước
Thải Bình Hưng Hòa và những bạn bè thực tập chung ở Nhà Máy luôn dồi dào sức
khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc và cuộc sống.
Mặc dù bài Bài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp đã hoàn thành với với sự cố
gắng, nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của mọi người nhưng phần còn thiếu kinh
nghiệm thực tế và kiến thức còn hạn hẹp nên chắc hẳn bài Bài Báo Cáo này còn nhiều
thiếu sót. Em kính mong quý thầy cô và các anh chị tại nhà máy XLNT chỉ bảo và góp
ý để em có thể củng cố được những thiếu sót và rút kinh nghiệm cho bản thân.
Trân trong cảm ơn !
TP.HCM, ngày 15 tháng 01 năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Tài Lộc


PHIẾU NHẬN XÉT SINH VIÊN THỰC TẬP
(Vui lòng đánh dấu [x] vào ô thích hợp)

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN TÀI LỘC Lớp: 13DTNMT02


Cơ quan tiếp nhận: Trung Tâm Chống Ngập Nước TP.HCM - Nhà Máy Xử Lý Nước Thải Bình
Hưng Hòa.
1. Nhận xét của cơ quan về chất lượng công việc được giao:
Các công việc được giao:
„ Hoàn thành xuất sắc „ Khá „ Yếu
„ Tốt „ Trung bình
Hoàn thành công việc được giao:
„ Hoàn thành đúng „ Thỉnh thoảng đúng „ Không đúng thời gian
Tính hữu hiệu của đợt thực tập đối với cơ quan:
„ Có giúp ít nhiều „ Giúp ích ít
„ Không giúp ít gì mấy cho hoạt động của cơ quan
2. Nhận xét của cơ quan về bản thân sinh viên
Năng lực chuyên môn sử dụng vào công việc được giao ở mức:
„ Giỏi „ Khá „ Trung bình „ Yếu
Tinh thần, thái độ đối với công việc được giao:
„ Tích cực „ Trung bình „ Thiếu tích cực
Đảm bảo kỷ luật lao động (giờ giấc lao động, nghỉ làm, …)
„ Tốt „ Trung bình „ Kém
Thái độ đối với cán bộ, công nhân viên trong cơ quan:
„ Chan hòa „ Không có gì đáng nói „ Rụt rè
3. Nếu được, xin cho biết một “thành tích nổi bật” của sinh viên (nếu không có, xin bỏ qua)
……………………………………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………………...................
4. Các nhận xét khác (nếu có)
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
5. Đánh giá (theo thang điểm 10)
a) Điểm chuyên cần, phong cách:…………. b) Điểm chuyên môn:……………
Vui lòng xin cho biết thêm:
- Họ và tên người nhận xét:………………………………………
- Chức vụ trong cơ quan:…………………………………………

Trưởng đơn vị Ngày … Tháng … Năm 20….


(ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên) Người nhận xét
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN TÀI LỘC


Lớp: 13DTNMT02 Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
Tên đề tài: VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
NHÀ MÁY BÌNH HƯNG HÒA CÔNG SUẤT 30.000M3/NGÀY.ĐÊM

Nhận xét về nội dung báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Về hình thức:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Về nội dung:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Nhận xét về sinh viên trong thời gian thực tập:


...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Đánh giá chung và kiến nghị:


...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Điểm báo cáo:……………………………………

TP.HCM, ngày … tháng … năm 20...

Giảng viên hướng dẫn

TH.S Nguyễn Phú Tuấn


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN TÀI LỘC


Lớp: 13DTNMT02 Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
Tên đề tài: VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
NHÀ MÁY BÌNH HƯNG HÒA CÔNG SUẤT 30.000M3/NGÀY.ĐÊM

Nhận xét về nội dung báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Về hình thức:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Về nội dung:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Nhận xét về sinh viên trong thời gian thực tập:


...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Đánh giá chung và kiến nghị:


...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Điểm báo cáo:……………………………………

TP.HCM, ngày … tháng … năm 20...

Giảng viên phản biện

TH.S Nguyễn Thị Thanh Tú


NHẬT KÝ THỰC TẬP

THỜI NỘI DUNG THỰC TẬP ĐÁNH GIÁ


GIAN RÚT KINH NGHIỆM

- Nên tới nơi hẹn gặp


- Gặp mặt giáo viên hướng dẫn GVHD đúng giờ tránh sự
nghe phổ biến kế hoạch thực tập. chờ đợi chung.
01/11/2016 - Nghe hướng dẫn đề cương thực - Ghi chép lại cẩn thận và
tập và phân công giảng viên đầy đủ các nội dung mà
hướng dẫn thực tập. GVHD chỉ dẫn và yêu
cầu.
- Thực tập tìm hiểu tổng quan về cơ
sở thực tập. - Nên tới nhà máy nơi thực
- Tham quan nhà máy XLNT. tập đúng giờ
- Gặp người hướng dẫn trực tiếp. - Ghi chép lại cẩn thận và
21/11/2016 - Nghe hướng dẫn và giới thiệu về những thông về công
đến nhà máy (xơ lượt về nhà máy, quy nghệ, công suất hoạt
27/11/2016 trình công nghệ, công suất làm động.
(1 tuần) việc của hệ thống...). - Trong quá trình thực tập
- Hoàn thành chương 2: tổng quan nên giữ trật tự để làm
về nhà máy xử lý nước thải Bình việc đạt hiểu quả hơn.
Hưng Hòa.
- Xác định tên đề tài và viết đề
cương chuyên đề. - Hoàn thành đề cương
- SV khảo sát tại nhà máy, phát chuyên đề đúng theo thời
hiện một vấn đề có ý nghĩa cấp gian đặc ra, không nên ỷ
28/11/2016 thiết liên quan đến một trong các
đến y lơ là để chậm trễ gây
lĩnh vực cần giải quyết. ảnh hưởng đến việc triển
04/12/2016 - Xác định tên đề tài chuyên đề khai đề cương.
(1 tuần) thực tập.
- Viết đề cương chuyên đề thực tập.
- Các thông tin tổng quan
- Viết chương lý thuyết. về nhà máy phải ghi
05/12/2016 - Hoàn thành chương 1: tổng quan đúng theo thông tin cung
đến về nhà máy (thông tin vị trí, thời cấp của các anh hứng dẫn
gian hoạt động, công suất của nhà của nhà máy.
11/12/2016 máy, lịch sử hình thành và phát - Hoàn thành chương
(1 tuần) triển...). chương này theo đúng
thời gian đặc ra.
THỜI NỘI DUNG THỰC TẬP ĐÁNH GIÁ
GIAN RÚT KINH NGHIỆM

- Thực hiện điều tra thu thập số


liệu.
- Đưa ra sơ đồ công nghệ xử lý - Nêu rõ sơ đồ công nghệ,
nước thải của nhà máy. chụp ảnh những hạng
- Hoàn thành chương 3: Quy trình mục công trình của hệ
công nghệ xử lý nước thải, các thống.
12/12/2016 hạng mục công trình trong hệ - Ghi chép cẩn thận những
đến thống xử lý nước thải và các hạng hứng dẫn của các anh
25/12/2016 mục công trình khác có liên quan. hướng dẫn
(2 tuần) nhiệm vụ, cấu tạo, thông số thiết - Hoàn thành chương theo
kế, nguyên tắc vận hành của các đúng thời gian đặc ra.
hạng mục công trình.
- Dựa trên các kết quả phân tích chỉ
tiêu chất lượng nước của bảng báo - Các số liệu chỉ tiêu phân
cáo của nhà máy năm 2016. tích chất lượng nước ghi
26/12/2016 - Theo dõi nhà máy và tham khảo lại và trình bày một cách
đến từ các anh hướng dẫn về các sự cố chính xác dễ hiểu, tham
31/12/2016 thường gặp của nhà máy để đưa ra khảo cách trình bày từ
biện pháp khắc phục các anh hướng dẫn trước
(1 tuần) khi thực hiện.
- Hoàn thành chương 4: Phân tích,
đánh giá hiện trạng vận hành xử - Hoàn thành chương theo
lý. đúng thời gian đặc ra.

- Kết luận và kiến nghị


31/12/2016 phải trình bày dựa xác
đến theo bài báo cáo không
- Hoàn thành chương kết và kiến
07/01/2017 nên quá dài dòng khó
nghị cho bài báo cáo.
hiểu.
(1 tuần) - Hoàn thành chương theo
đúng thời gian đặc ra.
- Phân phối hộp lý thời
- Hoàn thiện chuyên đề thực tập và
gian giữa xin xác nhận
09/01/2017 gửi GVHD đọc, góp ý và hướng
của nhà máy và giáo viên
đến dẫn chỉnh sửa
hướng dẫn và các bộ
15/01/2017 - Xin xác nhận của giáo viên hướng
hướng dẫn của nhà máy.
dẫn và cán bộ hướng dẫn tại cơ sở
(1 tuần) - Hoàn thành phần này
thực tập.
theo đúng như thời gian
- Kết thúc chương trình thực tập.
đặc ra.

16/01/2017 - Nộp bài theo đúng thời


- Phải hoàn thành các chỉnh sửa
đến gian quy định của khoa.
cuối cùng và nộp về khoa trước
20/01/2017 - Kết thúc học phần thực
ngày 20/01/2017.
tập tốt nghiệp.
MỤC LỤC

Lời cảm ơn Trang


CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG...................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG CỦA THỰC TẬP..............................................2
1.2.1 Mục đích của thực tập.....................................................................................2
1.2.2 Nội dung thực tập.............................................................................................2
1.3. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA THỰC TẬP......................................................2
1.4 PHƯƠNG PHÁP THỰC TẬP...........................................................................3
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu...........................................................................3
1.4.2 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu............................................................3
1.5 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI THỰC TẬP.............................................................3
1.5.1 Giới hạn thực tập..............................................................................................3
1.5.2 Phạm vi thực tập..............................................................................................3
1.6 KẾ HOẠCH VÀ TIẾN ĐỘ THỰC TẬP............................................................3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY.......................................................6
2.1 TÊN NHÀ MÁY.................................................................................................6
2.2 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA NHÀ MÁY.....................................................................7
2.3 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY......................8
2.3.1. Nhiệm vụ........................................................................................................8
2.3.2. Cơ cấu tổ chức nhân sự tại xí nghiệp xử lý nước thải Bình Hưng
Hòa............................................................................................................................9
2.4 QUY MÔ CÔNG SUẤT VÀ THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG................................9
2.4.1 Quy mô nhà máy..............................................................................................9
2.4.2 Công suất hoạt động của nhà máy.................................................................11
2.4.3 Thời gian hoạt động.......................................................................................11
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ
MÁY.......................................................................................................................12
3.1 SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ VÀ CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ...............................12
3.1.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của nhà máy..............................................12
3.1.2 Thuyết minh sơ đồ công nghệ........................................................................12
3.1.3 Vận hành song song.......................................................................................15
3.1.4 Vận hành nối tiếp...........................................................................................16
3.2 CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHÍNH CỦA NHÀ MÁY................................18
3.2.1 Song chắn rác.................................................................................................18
3.2.2 Trạm bơm trục vít..........................................................................................19
3.2.3 Kênh lắng cát.................................................................................................22
3.2.4 Mương loại bỏ cát..........................................................................................24
3.2.5 Hồ sục khí A1, A2.........................................................................................26
3.2.6 Hồ lắng S1, S2...............................................................................................28
3.2.7 Hồ hoàn thiện M11, M12, M13, M21, M22, M23.........................................30
3.3 MỘT SỐ HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH KHÁC.............................................33
3.3.1. Công trình cửa lấy nước vào........................................................................33
3.3.2. Ngăn tách dòng và cửa chia nước................................................................34
3.3.3. Đo lưu lượng ở cửa lấy nước.......................................................................35
3.3.4. Máng đo ventury.........................................................................................35
3.3.5 Máng tràn Cipolletti.......................................................................................36
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH , ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VẬN HÀNH XỬ LÝ
NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY...........................................................................38
4.1 HIỆN TRẠNG VẬN HÀNH XỬ LÝ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH..................38
4.1.1 Hiện trạng vận hành và bảo trì hệ thống........................................................38
4.1.2. Vận hành và bảo dưỡng trạm bơm..............................................................39
4.1.3 Vận hành và bảo dưỡng việc loại bỏ cát, cửa chia dòng và đo dòng...........39
4.1.4 Vận hành cửa ra giữa các hồ (các hồ ngăn kết nối các hồ)..........................40
4.1.5 Mô tả quy trình đo dòng chảy và kiểm soát mực nước.................................42
4.1.6 Kiểm soát bùn................................................................................................43
4.2 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ...............................................46
4.2.1 QCVN 14: 2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh
hoạt..........................................................................................................................47
4.2.2 Các chỉ tiêu phân tích chất lượng nước của nhà máy....................................47
4.2.3 Kết quả phân tích các chỉ tiêu trong 03 tháng so sánh và đối chiếu với QCVN
14: 2008/BTNMT...................................................................................................48
4.2.3.1 Kết quả phân tích chỉ tiêu TSS của nhà máy.......................................48
a. Đối chiếu kết quả đầu ra của TSS so với QCVN
14:2008/BTNMT........................................................................................49
b. Đánh giá hiệu quả xử lý TSS của nhà máy............................................49
4.2.3.2 Kết quả phân tích chỉ tiêu BOD5 của nhà máy.....................................50
a. Đối chiếu kết quả đầu ra của BOD5 so với QCVN
14:2008/BTNMT........................................................................................52
b. Đánh giá hiệu quả xử lý BOD5 của nhà máy.........................................52
4.2.3.3 Kết quả phân tích chỉ tiêu COD của nhà máy......................................52
a. Đối chiếu kết quả đầu ra của BOD5 so với QCVN
14:2008/BTNMT........................................................................................54
b. Đánh giá hiệu quả xử lý BOD5 của nhà máy.........................................54
4.2.3.3 Kết quả phân tích chỉ tiêu Amoni (N-NH4+ ) của nhà máy..................54
a. Đối chiếu kết quả đầu ra của Amoni (N-NH4+) so với QCVN
14:2008/BTNMT........................................................................................56
b. Đánh giá hiệu quả xử lý Amoni (N-NH4+ ) của nhà máy.......................56
4.2.3.4 Kết quả phân tích chỉ tiêu Phosphat (PO43-) của nhà máy....................56
a. Đối chiếu kết quả đầu ra của Phosphat (PO43-) so với QCVN
14:2008/BTNMT........................................................................................58
b. Đánh giá hiệu quả xử lý Phosphat (PO43-) của nhà máy.......................58
4.2.3.5 Kết quả đo pH của nhà máy.................................................................58
4.2.3.6 Kết quả đo nhiệt độ của nhà máy.........................................................59
4.3 SỰ CỐ THƯỜNG GẶP VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC................................61
4.3.1 Hồ sục khí......................................................................................................61
a. Cách vận hành..............................................................................................61
b. Những trục trặc cụ thể trong vận hành, nguyên nhân và cách khắc phục của
hồ sục khí..........................................................................................................61
4.3.2 Hồ hoàn thiện.................................................................................................62
a. Cách vận hành..............................................................................................62
b. Những trục trặc cụ thể trong quá trình vận hành..........................................62
4.3.3 Sự cố,nguyên nhân và cách khắc phục khi vận hành các thiết bị khác..........65
a. Thiết bị sục khí.............................................................................................65
b. Thiết bị tách cát............................................................................................66
c. Máy nén khí..................................................................................................66
d. Bơm trục vít..................................................................................................66
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ...........................................................67
5.1 KẾT LUẬN.......................................................................................................67
5.2 KIẾN NGHỊ......................................................................................................68
PHỤ LỤC..............................................................................................................1P
1 QUY ĐỊNH CHUNG..........................................................................................1P
2 QUY ĐỊNH KỸ THUẬT....................................................................................1P
3 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH............................................................................3P
4 TỔ CHỨC THỰC HIỆN....................................................................................4P
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 1.1 Tiến trình thực tập..........................................................................................4
Bảng 3.1 Các thông số thiết kế của song chắn rác.......................................................19
Bảng 3.2 Thông số của trạm bơm trục vít...................................................................20
Bảng 3.3 Thông số thiết kế của bơm trục vít..............................................................21
Bảng 3.4 Thông số thiết kế của kênh lắng cát.............................................................23
Bảng 3.5 Thông số thiết kế của mương loại cát..........................................................25
Bảng 3.6 Thông số kỹ thuật của hồ sục khí................................................................28
Bảng 3.7 Thông số hồ hoàn lắng................................................................................29
Bảng 3.8 Thông số hồ hoàn thiện M11, M21.............................................................32
Bảng 3.9 Thông số hồ hoàn thiện M12, M22.............................................................33
Bảng 3.10 Thông số hồ hoàn thiện M13, M23...........................................................33
Bảng 4.1 Một số phương pháp kiểm soát mực nước...................................................43
Bảng 4.2 Quy định của QCVN 14:2008/BTNMT......................................................47
Bảng 4.3 Kết quả phân tích chỉ tiêu TSS (mg/L)........................................................48
Bảng 4.4 Khối lượng trung bình TSS đầu vào, đầu ra và % hiệu quả xử lý TSS trong
nước thải khi đi qua hệ thống xử lý nước thải của nhà máy.........................................50
Bảng 4.5 Kết quả phân tích chỉ tiêu BOD5 (mg/L)....................................................51
Bảng 4.6 Trung bình khối lượng đầu vào, khối lượng đầu ra và % hiệu quả xử lý
BOD5 của nhà máy........................................................................................................52
Bảng 4.7 Kết quả phân tích chỉ tiêu COD (mg/L)......................................................53
Bảng 4.8 Trung bình khối lượng đầu vào, khối lượng đầu ra và % hiệu quả xử lý
COD của nhà máy.......................................................................................................54
Bảng 4.9 Kết quả phân tích chỉ tiêu Amoni (N-NH4+) (mg/L)...................................55
Bảng 4.10 Trung bình khối lượng đầu vào, khối lượng đầu ra và % hiệu quả xử lý
Amoni (N-NH4+) của nhà máy...................................................................................56
Bảng 4.11 Kết quả phân tích chỉ tiêu Amoni Phosphat (PO43-) (mg/L)......................57
Bảng 4.12 Trung bình khối lượng đầu vào, khối lượng đầu ra và % hiệu quả xử lý
Phosphat (PO43-) của nhà máy.....................................................................................58
Bảng 4.13 kết quả đo pH thu được của nhà máy trong tháng 11 năm 2016................59
Bảng 4.14 Kết quả đo nhiệt độ thu được của nhà máy trong tháng 11 năm 2016....... 60
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Trang
Hình 2.1 Cổng chính nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa....................................6
Hình 2.2 Vị trí địa lý nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa thuộc quận Bình Tân
TP.HCM........................................................................................................................ 7
Hình 2.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự tại xí nghiệp xử lý nước thải Bình Hưng Hòa......................9
Hình 2.4 Tổng mặt bằng nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa.......................................10
Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải cuả nhà máy.........................................................12
Hình 3.2 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của nhà máy.........................................................13
Hình 3.3 Sơ đồ vận hành song song.....................................................................................15
Hình 3.4 Sơ đồ vận hành nối tiếp............................................................................................17
Hình 3.5 Song chắn rác...........................................................................................................18
Hình 3.6 Trạm bơm trục vít.....................................................................................................19
Hình 3.7 Hệ thống điều khiển trạm bơm trục vít....................................................................21
Hình 3.8 Kênh lắng cát............................................................................................................22
Hình 3.9 Bộ phận vít tải cát.....................................................................................................23
Hình 3.10 Mương loại cát........................................................................................................24
Hình 3.11 Máy vít tải cát và thùng chứa cát............................................................................25
Hình 3.12 Hồ sục khí A1........................................................................................................26
Hình 3.13 Hồ sục khí A2.........................................................................................................26
Hình 3.14 Thiết bị điều khiển máy sục khí.............................................................................27
Hình 3.15 Hồ lắng S1, S2........................................................................................................28
Hình 3.16 Hồ hoàn thiện M11..................................................................................................30
Hình 3.17 Hồ hoàn thiện M12.................................................................................................30
Hình 3.18 Hồ hoàn thiện M13.................................................................................................31
Hình 3.19 Hồ hoàn thiện M23.................................................................................................31
Hình 3.20 Hệ thống cửa lấy nước vào.....................................................................................34
Hình 3.21 Bộ phận ngăn tách dòng.........................................................................................34
Hình 3.22 Thiết bị cảm biến siêu âm.......................................................................................35
Hình 3.23 Máng đo ventury....................................................................................................36
Hình 3.24 Máng tràn cipolletti................................................................................................37
Hình 4.1 Máng tràn cipolletti..................................................................................................42
Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện sừ thay đổi nồng độ TSS...............................................................49
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện sừ thay đổi nồng độ BOD5............................................................51
Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện sừ thay đổi nồng độ COD..............................................................53
Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện sừ thay đổi nồng độ Amoni (N-NH4+ ).......................................55
Hình 4.6 Biểu đồ thể hiện sừ thay đổi nồng độ Phosphat (PO43-).........................................57
Hình 4.7 Biểu đồ thể hiện sừ thay đổi kết quả đo pH.............................................................59
Hình 4.8 Biểu đồ thể hiện kết quả đo nhiệt độ.....................................................................60
DANH SÁCH CÁC KÍ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BOD ( Bochemical Oxygen Demand): Nhu cầu oxy sinh hóa


COD (Chemical Oxygen Demand): Nhu cầu oxy hóa học
DO (Dissolved Demand): Oxy hòa tan trong dung dịch
TSS (Total Suspended Solids): Tổng chất rắn lơ lửng
QCVN: Quy Chuẩn Việt Nam
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TP.HCM: Thành Phố Hồ Chí Minh
A1, A2: Hồ sục khí A1, A2
S1, S2: Hồ lắng S1, S2
M11, M12: Hồ hoàn thiện M11, M12
M12, M22: Hồ hoàn thiện M12, M22
M13, M23: Hồ hoàn thiện M13, M23
W:: Chỉ tiêu nước thải đầu vào
XLNT:: Xử lý nước thải
Mg/L: Miligam trên lít
NỘI DUNG CHÍNH

 Trong bài báo cáo này nội dung được trình bày chủ yếu trong 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung: Đề cập khá rõ ràng các khía cạnh về mục đích
thực tập, nội dụng thực tập. Bên cạnh đó là phạm vi, giới hạn thực tập và tiến độ thực
tập cũng được trình bày. Tạo tiền đề cho chương tiếp theo.
Chương 2: Tổng quan về nhà máy: Đã giới thiệu một cách khá tổng quát về
đơn vị thực tập, đó là Công ty TNHH một thành viên thoát nước đô thị, đó là nhà máy
xử lý nước thải Bình Hưng Hòa, thuộc thành viên của công ty. Các khía cạnh về vị trí
địa lý, lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy đã được trình bày. Đồng thời các
thông tin về quy mô, công suất hoạt động cũng được đề cập đến. Việc tìm hiểu các
thông tin cơ bản trên tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc tìm hiểu các quy trình công
nghệ của nhà máy xử lý ở chương 3.
Chương 3: Quy trình công nghệ xử lý nước thải: Đã tập trung tìm hiểu các
quy trình công nghê của nhà máy. Các thành phần về cấu tao, chức năng của các công
trình chính đã được đề cập. Bên cạnh đó là nguyên lý hoạt động, vận hành cũng được
trình bày trong chương này. Từ đó sẽ hình thành nên cơ sở cho việc tìm hiểu, đánh giá
vận hành xử lý của các công trình ở chương cuối cùng.
Chương 4: Phân tích, đánh giá hiện trạng vận hành xử lý: Hiện trạng vận
hành xử lý của các công trình được tập trung đề cấp đến. Bên cạnh đó vấn đề đánh giá
hiệu quả xử lý của các công trình khá quan trọng đã được trình bày. Thông qua các các
số liệu thực tế và sơ đồ được phân tích kĩ càng. Đồng thời các yếu tố rủi ro trong quá
trình vận hành và hướng khắc phục đạt hiệu quả nhất đã được nêu ra một cách tương
đối chi tiết và rõ ràng. Đó cũng là cơ sở cho việc hoàn thành phần kết luận và kiến
nghị sau này.
Chương 5: Kết luận – kiến nghị: Đưa ra kết luận về bài báo cáo và những kiến
nghị để giúp nhà máy hoạt động có hiệu qảu hơn.
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ


Ngày nay đô thị hoá là quá trình không thể thiếu ở mỗi quốc gia trên thế giới,
chúng mang lại cho chúng ta một cuộc sống văn minh và hiện đại. Hoà chung quá trình
phát triển của thế giới, trong 10 năm qua Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng
kể về phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2005 đến nay, GDP liên tục tăng, bình quân đạt
trên 6 %/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2015 đạt 6,68%, mức cao
thứ ba trong các nước Châu Á, sau Trung Quốc và Ấn Độ. Cùng với đó, theo thống kê
mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới đến tháng 1/7/2016 dân số nước ta hiện đứng hàng
thứ 8 châu Á, xấp xỉ 92 triệu người. Dân số Việt Nam tiếp tục tăng, với mức tăng hơn 1
triệu người/năm, tương đương với dân số của một tỉnh trung bình. Bên cạnh những lợi
ích về kinh tế - xã hội, tăng dân số, đô thị hoá quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt,
dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền vững.
Sự phát triển kinh tế, gia tăng dân số cộng với sự lãng phí tài nguyên nói chung
và tài nguyên nước nói riêng trong thói quen sinh hoạt của con người làm cho chất thải
có số lượng ngày một tăng, thành phần phức tạp và tiềm ẩn ngày càng nhiều nguy cơ
độc hại với môi trường và sức khoẻ con người. Hiện nay, không chỉ ở các thành phố
lớn mà ở các khu vực thị trấn, nông thôn số lượng nước sinh hoạt thải ra mỗi ngày
cũng đang tăng nhanh. Mỗi ngày người dân tại vùng Bình Hưng Hòa (kênh nước Đen)
thải trực tiếp vào “kênh nước Đen” một lượng lớn nước thải sinh hoạt và công nghiệp
(dệt nhuộm) không được qua xử lý, gây ảnh hưởng rất xấu đến môi trường và sức khỏe
người dân sống quanh khu vực, mặt khác cũng làm ảnh hưởng đến cảnh quan xung
quanh khu vực dân cư. Chính vị vầy mà việc vận hành và bảo dưỡng nhà máy xử lý
nước thải Bình Hưng Hòa, để có thể vận hành một cách tốt nhất và hiệu quả nhất là
vấn đề cấp thiết hiện nay.
Mặt khác nếu được xử lý tốt nước thải sau khi xử lý có thể được sử dụng lại vào
mục đích khác, giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên nước, hạn chế lãng phí nguồn nước
ngọt. Đây là nguồn cũng cấp nước bỗ sung vào tự nhiên.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên và được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa
Tài Nguyên và Môi Trường trường Đại học Nguyễn Tất Thành, dưới sự hướng dẫn
của thầy ThS. Nguyễn Phú Tuấn, em tiến hành thực hiện đề tài “Vận hành và bảo
dưỡng hệ thống xử lý nước thải nhà máy Xử Lý Nước Thải Bình Hưng Hòa”.

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

1.2 MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG CỦA THỰC TẬP

1.2.1 Mục đích của thực tập


- Tình hiểu hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy.
- Tìm hiểu quy trình vận hành và sơ đồ kĩ thuật của hệ thống xử lý.
- Tìm hiểu các công trình chính của nhà máy, chức năng và nhiệm vụ của từng
công trình trong hệ thống.
- Xác định thông số kĩ thuật, hiện trạng vận hành của từng đơn vị công trình
trong hệ thống.
- Phân tích, đánh giá hiệu quả xử lý, các sự cố thường gặp và đề xuất giải pháp
cải thiện và khắc phục.

1.2.2 Nội dung thực tập


- Tìm hiểu về vị trí, chức năng và nhiệm vụ,... của trạm xử lý nước thải Bình
Hưng Hòa.
- Tham quan tìm hiểu thực tế quy trình công nghệ, quy trình xử lý, quá trình vận
hành và bão dưỡng nhà máy.
- Thu thập, phân tích số liệu và viết báo cáo thực tập để hoàn thành chương trình
học.

1.3 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA THỰC TẬP


- Giúp cho sinh viên có thể thực hành trước những công việc của nghành học
trước khi ra trường để cho sinh viên làm quen và khỏi phải bị bở ngỗ khi vào
môi trường làm việc thực sự.
- Cũng cố lại những kiến thức đã học được ở trường về các chuyên nghành đã
học để mở ra cơ hội tìm việc làm tốt hơn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Học hỏi được những kinh nghiệm quý giá từ những người có kinh nghiệm
nhiều năm trong nghành.
- Một phần góp sức giúp đỡ được cho nhà máy một số ý kiến mới có thể có ít cho
các hoạt động của nhà máy.

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 2


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

1.4 PHƯƠNG PHÁP THỰC TẬP

1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu


- Tài liệu thu thập thứ cấp: Báo cáo tổng kết hàng năm về tình hình, hiện trạng
môi trường của nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa và các văn bản có liên
quan.
- Tài liệu thu thập sơ cấp: Khảo sát thực địa thu thập thông tin:
+ Sơ đồ vận hành nhà máy.
+ Các công trình chính.
+ Thông số kĩ thuật của các công trình chính.

1.4.2 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu


- Sử dụng các phần mềm như Word, Excel để tổng hợp, phân tích các số liệu đã
thu thập được.

1.5 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI THỰC TẬP

1.5.1 Giới hạn thực tập


- Thực tập trong thời gian 2,5 tháng: Từ ngày 01/11/2016 đến hết ngày
15/01/2017.
- Phải tuân thủ các quy định của nhà máy cơ quan thực tập.
- Tuân hủ đúng theo nội quy của nhà trường về chuyến thực tập.

1.5.2 Phạm vi thực tập


- Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa.

1.6 KẾ HOẠCH VÀ TIẾN ĐỘ THỰC TẬP


- Thời gian thực tập từ ngày 01/11/2016 đến ngày 01/01/2017 (10 tuần), tiến
trình thực tập được thể hiện cụ thể ở bảng 1.1.

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 3


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

Bảng 1.1 Tiến trình chương trình thực tập.

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 4


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

Thời gian Công việc Nội dung Địa điểm

- Nghe hướng dẫn đề cương Trường Đại


thực tập và phân công giảng Học Nguyễn
01/11/2016 Gặp mặt giáo viên
viên thực tập. Tất Thành cơ
hướng dẫn
- Gặp GVHD và nghe phổ biến sở An Phú
kế hoạch thực tập. Đông, Quận
12. TP.HCM

- Tham quan nhà máy XLNT.


- Gặp người hướng dẫn trực
tiếp.
21/11/2016 Thực tập tìm hiểu - Nghe hướng dẫn và giới
đến tổng quan về cơ sở thiệu về nhà máy (xơ lượt về
27/11/2016 thực tập nhà máy, quy trình công
(1 tuần) nghệ, công suất làm việc của
hệ thống...).
- Hoàn thành chương 2: Tổng
quan về nhà máy xử lý nước
thải Bình Hưng Hòa.
Nhà Máy Xử
- SV khảo sát tại cơ sở, phát Lý Nước Thải
28/11/2016 Xác định tên đề tài hiện một vấn đề có ý nghĩa Bình Hưng
đến và viết đề cương cấp thiết liên quan đến một Hòa
04/12/2016 chuyên đề trong các lĩnh vực cần giải
quyết.
(1 tuần) - Xác định tên đề tài chuyên đề
thực tập.
- Viết đề cương chuyên đề thực
tập.

05/12/2016
đến Viết chương lý - Hoàn thành chương 1: Giới
11/12/2016 thiết thiệu chung
(1 tuần)

- Thực hiện điều tra thu thập số


12/12/2016 Thu thập, phân liệu.
đến tích, xử lý số liệu - Phân tích và xử lý số liệu.
25/12/2016 và viết chương - Hoàn thành chương 3: Quy
thực trạng trình công nghệ xử lý nước
(2 tuần) thải.

- Dựa trên các kết quả phân


26/12/2016 tích ở chương thực trạng để
đến đề suất các giải pháp giải
Viết chương giải quyết các vấn đề cho nhà
31/12/2016 pháp máy.
(1 tuần) - Hoàn thành chương 4: Phân
tích, đánh giá hiện trạng vận
hành xử lý.
SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 5
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY

2.1 TÊN NHÀ MÁY


- Tên đầy đủ của nhà máy là Nhà Máy Xử Lý Nước Thải Bình Hưng Hòa –
Trung Tâm Chống Ngập Nước TP.HCM.
- Địa chỉ: Số 1, đường số 4, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP.HCM
- Số điện thoại: (08)39785699.
- Lĩnh vực xử lý: Xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp nhỏ lẻ chưa qua xử lý
tại Kênh Nước Đen.
- Công nghệ xử lý: Xử lý nước thải bằng công nghệ hồ sục khí và hồ ổn định.

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 6


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

Hình 2.1 Cổng chính nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa.

2.2 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA NHÀ MÁY


- Nhà máy xử lý nước thải được đặt tại xã Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân,
phía đông bắc Tp.HCM chạy dọc trên địa bàn 2 quận Tân Phú và Bình Tân.
- Địa điểm : ấp 3, 4, 5 phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, Tp.HCM.
- Các vùng tiếp giáp cụ thể với Nhà Máy Xử Lý Nước Thải Bình Hưng Hòa.
+ Phía Đông: giáp với Kênh Nước Đen.
+ Phía Tây: giáp với khu tái định cư và dân cư.
+ Phía Nam: giáp với khu dân cư.
+ Phí Bắc: giáp với nghĩa trang Bình Hưng Hòa.

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 7


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

Hình 2.2 Vị trí địa lý nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa thuộc quận Bình Tân
TP.HCM.

2.3 LỊCH SỬ HÌN THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY


- Dự án này do hai chính phủ Việt Nam và Vương quốc Bỉ cùng nhau đầu tư xây
dựng. Thiết kế của trạm được dựa trên đề cương của nhóm nghiên cứu trường
đại học Ghent và Liege ở Bỉ. Nhà thầu chính là nhà thầu liên doanh công ty
Balteau (Bỉ) và Tổng công ty thủy lợi 4 (Việt Nam). Giám sát thi công là Trung
tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ (CTC) – Trường Đại học thủy lợi (Việt
Nam).
- Trạm xử lý nước thải bắt đầu vận hành vào tháng 12/2005, do Ban QLDA 415
quản lý. Vào tháng 6/2006 Khu Quản lý Giao Thông Đô Thị Số 1 cùng với
Công ty thoát nước đô thị chịu trách nhiệm quản lý, vận hành và bảo dưỡng
trạm cho đến nay trạm vẫn đang trong tình trang hoạt động tốt.
SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 8
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

2.3.1 Nhiệm vụ

- Xí nghiệp xử lý nước thải Bình Hưng Hòa là nhà máy xử lý nước thải sử dụng
công nghệ hồ sinh học cho kênh đen của Tp.HCM. Được xây dựng trong khuôn
khổ dự án “ Cải thiện vệ sinh và nâng cấp đô thị lưu vực kênh nước Đen”.

- Cải thiện chất lượng nước của kênh Đen theo quy chuẩn Việt Nam QCVN14-
2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

- Cũng cố năng lực liên quan đến công tác xử lý nước thải và tiến hành nghiên
cứu với các trường đại học trong nước.

- Giữ một khoảng không gian xanh như đã đề xuất trong quy hoạch tổng thể của
thành phố.

2.3.2 Cơ cấu tổ chức nhân sự tại xí nghiệp xử lý nước thải Bình Hưng Hòa

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 9


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

Hình 2.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự tại xí nghiệp xử lý nước thải Bình Hưng Hòa.

2.4 QUY MÔ, CÔNG SUẤT, THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG


2.4.1.Quy mô nhà máy
- Tổng kinh phí đầu tư của nhà máy: 131,8 tỉ VNĐ (8,090 triệu USD)
- Tổng diện tích nhà máy: 35,4 ha.
- Diện tích các hồ: 22,63 ha.
- Diện tích thảm thực vật: 5,34 ha.
- Tổng mặt bằng và bố trí mặt bằng nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa
được thể hiện ở hình 2.4.

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 10


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

Hình 2.4 Tổng mặt bằng nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa

1. Đập dâng – Cửa lấy nước: Thu nước thải và dẫn vào trạm bơm.
2. Trạm bơm: Bơm nước thải đến bể lắng cát.
3. Bể lắng cát: Lắng cát từ dòng nước thải đầu vào.
4. Xưởng sửa chữa: Nơi bảo quản và sửa chữa các thiết bị trong nhà máy
5. Trạm điều hành: Nơi tập trung các văn phòng làm việc của nhà máy
6. Hồ sục khí: Cung cấp oxi để oxi hóa các chất hữu cơ trong nước thải.
SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 11
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

7. Hồ lắng: Lắng các chất hữu cơ và bùn.


8. Hồ hòan thiện: Giai đoạn lắng cuối cùng, diệt vi khuẩn và vi sinh vật nhờ ánh sáng
mặt trời.
9. Sân phơi bùn: Phơi bùn (bùn được hút từ các hồ lắng).

2.4.2 Công suất hoạt động


- Công suất thiết kế: 30.000m³/ngày.đêm.
- Công suất hoạt động: 28.000m³/ngày.đêm.
- Công suất mở rộng: 46. 000m³/ngày.đêm. (dự tính đến năm 2020).
- Sản lượng bùn: 560 tấn/năm.

2.4.3 Thời gian hoạt động


- Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa được khởi công vào tháng 08/2004
đến 30/03/2006 thì nhà máy đi vào vận hành thử và được bắt đầu vận hành
chính thức vào tháng 12/2005, do Ban QLDA 415 quản lý.
- Vào tháng 6/2006 thì do Khu Quản lý Giao Thông Đô Thị Số 1 cùng với Công
ty thoát nước đô thị chịu trách nhiệm quản lý, vận hành và bảo dưỡng nhà máy.
- Từ khi đi vào vận hành chính thức cho đến nay (15/01/2017) thì nhà máy xử lý
nước thải Bình Hưng Hòa đã hoạt động được 12 năm.
- Nhà máy được dự định sẽ mở rộng công suất xử lý nước thải thành
46.000m³/ngày.đêm vào năm 2020.

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 12


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

CHƯƠNG 3
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI NHÀ
MÁY

3.1 SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ VÀ CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI


NHÀ MÁY
3.1.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tại nhà máy
- Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa được
thể hiện trong hình 3.1.

Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tại nhà máy.

3.1.2 Thuyết minh sơ đồ công nghệ


Nước thải từ hệ thống cống ngoài đường Kênh nước Đen được dẫn vào nhà máy
qua song chắc rác thô sẽ được bơm vào hệ thống, nước thải chảy qua song chắn rác
tinh trước khi đi vào hai kênh lắng cát. Tại kênh lắng cát sẽ có hệ thống cầu công tác
thường xuyên hút cát lên và 2 thiết bị vít tải cát có chức năng loại bỏ cát ra khỏi nước

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 13


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

thải. Rác trên các song chắn rác và cát được loại bỏ sẽ được nhân viên vận hành vệ
sinh thường xuyên.
Nước sau khi đi qua kênh lắng cát có thể được vận hành song song hoặc nối tiếp,
việc phân chia lưu lượng, quyết định phương thức vận hành nối tiếp hoặc song song
phụ thuộc vào chất lượng nước và hiệu quả quy trình xử lý. Đối với vận hành song
song, cửa chia nước sẽ phân phối vào hai hồ sục khí. Đối với vận hành nối tiếp thì tất
cả lưu lượng đầu vào được phân phối vào hồ sục khí thứ nhất (A1) sau đó chảy qua hồ
sục khí thứ hai (A2). Sự phân chia lưu lượng sẽ được phân chia sau hồ sục khí thứ hai.
- Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của nhà máy được thể hiện ở hình 3.2

Nước thải từ kênh nước Đen

Song chắn rác Rác

Giếng Thu nước

Bơm trục vít Trạm bơm

Máng chuyển
Máy nén khí Kênh lắng cát cát

Cửa chia dòng

Máy sục khí Hồ sục khí(A1, A2) Sân phơi bùn

Hồ lắng (S1, S2) Bùn,các hợp


chất hữu cơ khó
phân hủy
Hồ hoàn thiện 1 (M11, M21)

Hồ hoàn thiện (M12, M22)

Hồ hoàn thiện 3 (M13, M23) Xả thải

Hình 3.2 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của nhà máy.

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 14


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

Nhà máy xử lý nước thải gồm 10 hồ, được phân thành hai dòng (còn gọi là đơn
nguyên xử lý). Mỗi đơn nguyên có 1 hồ sục khí (A), 1 hồ lắng bùn (S), 3 hồ hoàn thiện
xử lý (M).
Một dãy hồ hoạt động hay một đơn nguyên xử lý gồm một 5 hồ theo thứ tự:
trước tiên nước thải vào hồ sục khí, rồi vào hồ lắng bùn và cuối cùng lần lượt kết thúc
ở 3 hồ hoàn thiện.
Cả hai dòng được đặt sát nhau và các kết cấu kết nối. Trong một đơn nguyên xử
lý, nước chảy tuần tự từ hồ này sang hồ khác bằng trọng lực (tự chảy).
Nước được đưa và hố bơm, lúc này nước chảy qua lưới lọc rác nhằm giữ lại các
vật có kích thước lớn như xác thực vật, gỗ, giấy….Tránh tắc nghẽn đường ống, gây
cản trở các quá tình xử lý sau. Ở lưới lọc rác, rác được lấy bằng phương pháp thủ
công, cũng như trong quá trình rửa lọc bằng nước bơm từ các hồ xử lý. Một hệ thống
bơm trục vít được lắp đặt để chuyển nước lên sau đó đưa nước vào hệ thống xử lý
bằng 3 bơm tục vít với lưu lượng 1 bơm khoảng 175 l/s.
Nước tiếp tục chảy vào bể lắng cát. Đây là nơi loại bỏ các hạt cát bùn hoặc
những hạt có trọng lượng nặng hơn nước. Nước đi vào bể lắng cát với lưu lượng rất
chậm, 0,3m/s và thời gian lưu 45 giây, tạo điều kiện cho những hạt rắn kịp lắng xuống
đáy. Đáy mương có cấu tạo hình chóp. Trong mương lắng luôn đặt hai trục bơm nén
khí ở 2 dòng lắng nhằm hút hết lượng cát, bùn ở dưới đáy bằng cách chuyển động tịnh
tiến qua lại ở đáy bể lắng.
Lượng nước và cát đã hút sẽ được chuyển qua bể lắng cát bằng một bơm nén khí.
Bể lắng cát có kết cấu dài và thường dốc ở cuối. Ngoài ra ở cuối dốc có đặt hai bơm
khí nén gắn với hai trục xoắn để loại bỏ cát có trong nước thải. Phần nước còn lại tiếp
tục chảy qua hồ xử lý. Cát, bùn được bơm lên và đổ ra sân phơi bùn.
Nước từ mương lắng đến cửa chia dòng. Tùy thuộc vào tính chất và lưu lượng
nước thải mà vận hành song song hay nối tiếp để đưa vào hồ xử lý. Các hồ xử lý và hồ
sục khí tại trạm hiện đang sử dụng thiết bị sục khí cơ học bằng cách khuấy, mỗi hồ có
2 đơn nguyên mỗi đơn nguyên 8 máy sục khí. Nhưng hiện nay trạm chỉ hoạt động
trung bình 8 máy, với nồng độ DO duy trì 2 - 4mg/L nhằm cung cấp đầy đủ lượng oxy
hòa tan vào nước thải để nuôi sống vi sinh vật hiếu khí.
Sau đó nước tiếp tục chảy qua các hồ lắng (S1,S2) và ổn định để bùn lắng
xuống. Vì chất hữu cơ trong nước quá nhiều nên hồ lắng có hiện tượng nổi bọt khí do
quá trình phân hủy yếm khí của chất hữu cơ ở dưới đáy hồ và 1 phần rác được nổi trên
mặt nước. Phần rác sẽ do công nhân vớt vào xe chở rác bằng phương pháp thủ công và
được phơi khô giúp giảm thể tích, khối lượng rồi vận chuyển tới bãi đổ.
Máng tràn sẽ đưa dòng nước qua các chuỗi hồ hoàn thiện 1, 2, 3. Nước lưu ở đây
khoảng 5, 6 ngày để tiêu hủy VSV gây bệnh nhờ vào ánh sáng mặt trời và thời gian
lưu nước kéo dài trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.Nhưng vì nước được lưu trong thời
gian dài nên có sự phát triển của tảo. Do đó, tại các hồ hoàn thiện thường nuôi cá
nhằm giảm lượng tảo trong hồ.

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 15


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

3.1.3 Vận hành song song


Khi hoạt động song song dòng chảy được chia thành 2 phần tại cửa chia dòng.
Một phần được cho vào hồ A1 phần kia cho vào hồ A2. Hồ sục khí A1 nối với hồ lắng
S1 đến 3 hồ hoàn thiện M11, M12, M13. Tương tự các thành phần hồ trong đơn nguyên 2
cũng được sắp xếp theo trình tự như vậy. Hai đơn nguyên xử lý nước song song nhau
và không có sự kết nối với nhau. Mỗi dãy có 1 dòng riêng được kiểm soát tại cửa chia
dòng. Công suất mỗi dòng khoảng 263 L/s hay 945 m3/h.
- Sơ đồ vận hành song song được thể hiện trong hình 3.3

Nước thải từ kênh

Song chắn rác

Trạm bơm

Mương lắng cát A Mương lắng cát B

Chia dòng

Hồ sục khí A1 Hồ sục khí A2

Hồ sục khí S1 Hồ sục khí S2

Hồ hoàn thiện M11 Hồ hoàn thiện M21

Hồ hoàn thiện M12 Hồ hoàn thiện M22

Hồ hoàn thiện M13 Hồ hoàn thiện M23

Hạ nguồn kênh Đen

Hình 3.3 Sơ đồ vận hành song song

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 16


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

3.1.4 Vận hành nối tiếp


Khi hoạt động theo kiểu nối tiếp, toàn bộ dòng chảy được đưa vào A1 rồi sang
A2. Hồ sục khí A1 được làm đầy trước rồi nước chảy vào hồ sục khí A2. Tùy vào lưu
lượng và tính toán về quản lý, sau khi qua hồ A2, 1 hay 2 dòng có thể được sử dụng.
Sau đó lưu lượng sẽ được chia ra cho hồ S1 và hồ S2.

Khi các đơn nguyên hoạt động theo kiểu nối tiếp cửa chia nước sẽ được cài ở vị
trí 100/0. Nghĩa là kênh 2 bên trái bị đóng. Nước chỉ có thể đi vào bên phải kênh 1.

Hồ A1 nhận toàn bộ lưu lượng và chuyển tiếp vào hồ A2. Từ hồ A2 nước lại
được chia thành hai dòng riêng biệt. Việc nối tiếp hồ A2 đồng thời với hồ S1và hồ S2
tạo ra sự tách dòng. Sự phân chia dòng giữa hai dãy được điều hòa bởi các ván phay
trong các kết nối hồ S1 và hồ S2. Từ hồ lắng bùn tách làm hai dòng nên dòng chảy
chảy song song ở các hồ trong phần còn lại của quy trình xử lý. Dòng chảy của hai dãy
được điều khiển ở các kết nối giữa hồ A1 và hồ S1, giữa hồ A2 và hồ S2.

- Sơ đồ vận hành nối tiếp của nhà máy được thể hiện trong hình 3.4

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 17


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

Nước thải từ kênh

Song chắn rác

Trạm bơm

Mương lắng cát A Mương lắng cát B

Chia dòng

Hồ sục khí A1

Hồ sục khí A2

Hồ sục khí S1 Hồ sục khí S2

Hồ hoàn thiện M11 Hồ hoàn thiện M21

Hồ hoàn thiện M12 Hồ hoàn thiện M22

Hồ hoàn thiện M13 Hồ hoàn thiện M23

Hạ nguồn kênh Đen

Hình 3.4 Sơ đồ vận hành nối tiếp

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 18


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

3.2 CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ SƠ BỘ TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC


THẢI CỦA NHÀ MÁY
3.2.1 Song chắn rác
- Song chắn rác được thể hiện trong hình 3.5.

Hình 3.5 Song chắn rác

 Nhiệm vụ
Nhiệm vụ chủ yếu của song chắn rác là loại bỏ các loại rác thải và tạp vật thô có
kích thướt lớn như: lon, vỏ đồ hộp, bao bì, các cành nhánh cây trôi nổi,... ra khỏi nước
thải trước khi đi vào hệ thống trạm bơm và và hệ thống xử lý của nhà máy, giúp cho
việc bảo vệ và nâng cao hiệu quả của các công trình xử lý tiếp theo trong hệ thống.

 Cấu tạo của song chắn rác

Song chắn rác có cấu tạo là các thanh chắn kim loại không gỉ, xếp song song
nhau trên một khung thép không gỉ, giữa các thanh chắn sẽ cách nhau một khoảng nhất
định sao cho các tạp vật có kích thước lớn không thể đi theo dòng chảy vào kênh dẫn,
hệ thống ống, giếng thu nước và trạm bơm.
Quá trình thu gom và vận chuyển rác đến bãi đổ là công việc được công nhân
vận hành thực hiện hằng ngày. Thông thường quy trình này sẽ được tiến hành theo
cách thủ công và gồm 3 bước: cào rác khỏi song, thu gom chúng để phơi khô và đưa
chúng đến nơi xử lý. Các thông số thiết kế của song chắn rác được thể hiện trong bảng
3.1.

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 19


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

Bảng 3.1 Các thông số của song chắn rác

Thông số Đơn vị tính

Chiều dài song chắn 4 m

Chiều rộng song chắn 2 m

Kích thước khe chắn 7 cm

Nguồn: Sổ tay vận hành nhà máy xử lý Bình Hưng Hòa

 Nguyên tắc hoạt động


Có hai lưới chắn rác bằng thép không gỉ được đặt cố định ở dòng nước thải đầu
vào để ngăn các loại rác thải thô, kích thước lớn. Chúng thường được vệ sinh bằng
phương pháp thủ công.
Phải đảm bảo lưới luôn trong tình trạng hoạt động tốt, sửa chữa các hư hỏng rỉ
sét ngay khi phát hiện, phải làm sạch các rác thải hằng ngày để giữ nước luôn thông
thoáng.

3.2.2 Trạm bơm trục vít


- Trạm bơm trục vít được thể hiện trong hình 3.6.

Hình 3.6 Trạm bơm trục vít

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 20


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

 Nhiệm vụ

- Vận chuyển nước thải từ Kênh Nước Đen vào trong hệ thống xử lý. Trạm bơm
được nối với cấu trúc lấy nước trong Kênh Nước Đen bằng một hệ thống bơm
trục vít. Nó sẽ hoạt động 24/24h trong ngày, lúc này lưu lượng nước ổn định để
đáp ứng cho quá trình xử lý.

 Cấu tạo của trạm bơm


- Bơm trục vít được đặt trong máng nghiêng. Các máng nghiêng được phủ lớp bê
tông định hình để đảm bảo khớp với các trục xoắn.
- Tại trạm bơm có 3 bơm trục vít: 2 cái hoạt động và 1 dự phòng, bơm dự phòng
mỗi tuần được vận hành 1 lần.
- Tổng diện tích của trạm bơm là khoảng 60m2. Diện tích của mỗi mương là 1m.
Đường kính ống là 1m.

Bảng 3.2 Các thông số của trạm bơm trục vít

Thông số Đơn vị tính

Tổng diện tích trạm bơm 60 m2

Đường kính ống 1 m

Diện tích mương trục 1 m

Tổng số bơm trục vít 3 cái

Nguồn: Sổ tay vận hành nhà máy xử lý Bình Hưng Hòa

 Thông số thiết kế trạm bơm trục vít


- Thông số thiết kế của trạm bơm trục vít được thể hiện cụ thể trong bảng 3.3.

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 21


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

Bảng 3.3 Thông số thiết kế của tạm bơm trục vít.

Cao trình của điểm tiếp xúc của bơm -0.357 m

Cao trình của đáy giếng thu -0.4 m

Cao trình của đáy kênh Đen ở điểm lấy nước -0.60 m

Cao trình của mực nước tối thiểu của giếng (điểm cho nước) +0.296 m

Cao trình của mực nước tối thiểu của giếng (điểm cho nước) +0.653 m

Cao trình mực nước giả định ở giếng (điểm cho nước giả định) + 4.20 m

Cao trình đỉnh máng bơm (điểm trượt) 4.174 m

Độ cao nâng tỉnh giả định của bơm + 4.47m

Cao trình tối đa của điểm cho nước trong máng nghiêng (điểm bơm tối đa) 0.175m3/s

Nguồn: Sổ tay vận hanh nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa

 Nguyên tắc hoạt động


- Có ba bơm trục vít kiểu Archimes bơm nước từ giếng thu vào trong kênh dẫn
nước, rồi từ đó nước chảy vào các hổ xử lý. Trạm bơm được lấy nước trong
Kênh Nước Đen bằng một hệ thống cống bêtông ngầm dưới đường lộ theo
Kênh Nước Đen.
- Hệ thống điều khiển trạm bơm được thể hiện trong hình 3.7.

Hình 3.7 Hệ thống điều khiển trạm bơm trục vít

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 22


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

3.2.3 Kênh lắng cát

- Kênh lắng cát được thể hiện trong hình 3.8.

Hình 3.8 Kênh lắng cát.

 Nhiệm vụ

- Loại bỏ hạt vô cơ (cát, bùn) ra khỏi dòng nước thải để bảo vệ các thiết bị cơ
học, ngăn sự lắng đọng trong các ao hồ và bảo vệ thiết bị các công đoạn sau..

 Cấu tạo kênh lắng cát

- Gồm 2 kênh lắng được xây bằng bê tông và song song nhau. Sự kết hợp giữa
vận tốc nước trong kênh có lưu tốc nhỏ (v = 0.3m/s) với thời gian lưu ngắn 45
giây giúp quá trình lắng nhanh hơn và đạt hiệu suất cao. Đáy kênh lắng có cấu
tạo hình máng, cát lắng xuống sẽ được dồn về phía trước của máng sau đó được
bộ phận tách cát hút ra ngoài.

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 23


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

Hình 3.9 Bộ phận vít tải cát.

 Các thông số thiết kế của kênh lắng cát


- Thông số thiết kế của kênh lắng cát được thể hiện cụ thể trong bảng 3.4.

Bảng 3.4 Thông số thiết kế của kênh lắng cát.

Thông số Đơn vị tính

Chiều dài kênh 23.80 m

Chiều rộng kênh 2.7 m

Chiều sâu kênh 2.9 m

Đỉnh tràn đầu ra 2.53 m

Phần ướt của mỗi ngăn 1.25 m2

Lưu tốc nước trong kênh 0.3 m/s

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 24


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

 Nguyên tắc hoạt động

- Kênh lắng cát tại trạm là loại dòng chảy ngang, có hai kênh lắng cát song song
được kết hợp trong cùng một cấu trúc, cùng một thông số.
- Nước trong trạm bơm sẽ được chảy qua kênh lắng cát, tại đây sẽ diễn ra quá
trình lắng trọng lực để loại bỏ cát bùn. Bùn và cát được lắng xuống đáy bể lắng
hình máng, cát được loại bỏ nhờ cầu công tác và bơm khí nén chuyển động tịnh
tiến qua lại trong bộ phận tách cát.

3.2.4 Bộ phận mương loại bỏ cát


- Mương loại cát được thể hiện trong hình 3.10.

Hình 3.10 Mương loại cát

 Nhiệm vụ
- Nhằm loại bỏ lượng cát, các chất vô cơ khác ở bể lắng cát đưa ra khỏi dòng thải
bằng hệ thống bơm trục xoắn. Cát ở đây sẽ được chứa trong các thiết bị chứa
cát và thu gom hằng ngày.

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 25


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

 Cấu tạo của mương loại cát

- Mương loại cát được xây bằng bêtông, có chiều dài bằng chiều dài của kênh
lắng cát nhưng hẹp hơn rất nhiều. Phía cuối mương có 2 trục bơm xoắn để loại
bỏ cát.
- Mương loại cát có độ dốc nhất định để tạo điều kiện cho nước và cát chảy dồn
về phía cuối mương. Từ đó, quá trình loại cát và tuần hoàn nước diễn ra dễ
dàng hơn.

Hình 3.11 Máy vít tải cát và thùng chứa cát

 Thông số thiết kế mương loại cát


- Thông số thiết kế của mượng loại cát được thể hiện trong bảng 3.5

Bảng 3.5 Các thông số của mương loại cát


Thông số Đơn vị tính

Bơm trục xoắn 2 cái

Chiều rộng mương 1 m

Chiều dài mương 23.80 m

Nguồn: Sổ tay vận hành nhà máy xử lý Bình Hưng Hòa

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 26


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

 Nguyên tắc hoạt động


Được đặt ở bên cạnh mương lắng cát để tạo thuận tiện cho việc vận chuyển cát,
bùn của bơm khí nén trong bộ phận mương loại cát. Lúc này mương loại cát sẽ tiếp
nhận hỗn hợp nước, cát, bùn, và một số hợp chất khác nó sẽ loại bỏ các tạp chất như
cát bùn ra ngoài bằng bộ phận trục xoắn, còn lượng nước sẽ chảy lại bể lắng rồi tiếp
tục vào hệ thống xử lý để đến các giai đoạn xử lý tiếp theo.

3.2.5 Hồ sục khí A1, A2


- Hồ sục khí A2 được thể hiện trong hình 3.12.

Hình 3.12 Hồ sục khí A1

- Hồ sục khí A2 được thể hiện trong hình 3.13.

Hình 3.13 Hồ sục khí A2


SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 27
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

 Nhiệm vụ

- Cung cấp và duy trì lượng oxy vừa đủ để vi sinh vật hiếu khí phân hủy các tạp
chất ô nhiễm có trong nước thải. Thường nồng độ DO được duy trì ở múc 2 – 4
mg/L.

 Cấu tạo

- Hồ sục khí được đào sâu xuống đất với độ sâu 4m. Xung quanh bờ hồ được
trồng cỏ để tránh xói mòn, trơn trượt. Cỏ được cắt tỉa theo định kị mỗi tuần một
lần nhằm tránh ruồi muỗi.
- Phía dưới hồ (phần ngập nước) được phủ một lớp đất sét để chống thấm.

 Nguyên tắc hoạt động

- Mặc dù tại trạm xử lý có 4 thiết bị sục khí trong mỗi hồ. Tuy nhiên hiện nay
nhà máy chỉ cho hoạt động 2 thiết bị vì hai lý do đó là lưu lượng nước không dủ
đáp ứng, thiết bị dự phòng. Các thiết bị sục khí hoạt động luân phiên tùy theo
giá trị DO đo được. Như vậy tùy theo giá trị DO mà ta có thể vận hành bao
nhiêu thiết bị sục khí để giữ mức DO trong hồ sục khí từ 2 – 4 mg/L. Khi DO
trong hồ thấp phải tăng cường sục khí nhằm nâng DO giúp đảm bảo lượng vi
sinh vật tiếp tục xử lý chất thải còn tồn tại.
- Thiết bị điều khiển bộ phận sục khí được thể hiên trong hình 3.14.

Hình 3.14 Thiết bị điều khiển bộ phận máy sục khí

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 28


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

 Các thông số của hồ sục khí A1 và A2


- Thông số thiết kế của hồ sục khí được thể hiện ở bảng 3.6.

Bảng 3.6 Thông số thiết kế của hồ sục khí

Thông số Đơn vị tính

Diện tích 1.485 ha

Mực nước đỉnh +0.23 m

Chiều sâu mực nước 4 m

Thể tích nước trong hồ 5950 m3

Thời gian lưu nước 3 ngày

Nguồn: Sổ tay vận hành nhà máy xử lý Bình Hưng Hòa

3.2.6 Hồ lắng S1, S2


- Hồ lắng S1 và S2 được thể hiện trong hình 3.15.

Hình 3.15 Hồ lắng S1, S2

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 29


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

 Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ chủ yếu của 2 hồ lắng này là lắng cặn bẩn, bùn cũng như các hạt có
kích thước nhỏ không lắng được ở bể lắng cát. Bùn tồn tại ở dạng lơ lửng trong
hồ sục khí sẽ lắng ở hồ lắng khi dòng chảy đi vào hồ này.

 Cấu tạo
- Có 2 hồ lắng (mỗi hồ cho một đơn nguyên). Cao độ mức nước đỉnh là 2.98m và
chiều sâu lớp nước mỗi hồ là 4m. Diện tích mỗi hồ là 0.94ha.

 Nguyên tắc vận hành


- Nước tự chảy từ hồ A2 sang và trong thời gian dòng chảy đi vào hồ này các
chất bẩn sẽ bị lắng theo kiểu trọng lực, tức là các hạt nặng sẽ lắng trước và
chiều dài của hồ lắng cho phép các hạt có kích thước nhỏ sẽ lắng khi đến cuối
hồ lắng.

 Các thông số của hồ lắng S1 và S2


- Thông số thiết kế của hồ sục khí được thể hiện ở bảng 3.7

Bảng 3.7 Thông số thiết kế của hồ lắng.

Thông số Đơn vị tính

Diện tích mỗi hồ 0,94 ha

Mực nước đỉnh 2.98 m

Chiều sâu mực nước 4 m

Thời gian lưu nước 4 ngày

Nguồn: Sổ tay vận hành nhà máy xử lý Bình Hưng Hòa

3.2.7 Hồ hoàn thiện M11 , M12, M13, M21, M22, M23


- Hồ hoàn thiện M11 được thể hiện trong hình 3.16.

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 30


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

Hình 3.16 Hồ hoàn thiện M11

- Hồ hoàn thiện M12 được thể hiện trong hình 3.17.

Hình 3.17 Hồ hoàn thiện M12

- Hồ hoàn thiện M13 được thể hiện trong hình 3.18.

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 31


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

Hình 3.18 Hồ hoàn thiện M13

- Hồ hoàn thiện M23 được thể hiện trong hình 3.19.

Hình 3.19 Hồ hoàn thiện M23

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 32


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

 Nhiệm vụ
- Các hồ hoàn thiện có tác dụng diệt khuẩn nhờ vào ánh sáng mặt trời thông qua
thời gian lưu nước trong hồ.

 Cấu tạo
- Có 6 hồ hoàn thiện, 3 hồ cho một đơn nguyên xử lý.
- Kích thướt của các hồ hoàn thiện được thể hiện cụ thể ở bảng 3.8, 3.9 và 3.10.

 Nguyên tắc vận hành


- Nước chảy từ hồ lắng sang hồ hoàn thiện và tự chảy từ hồ hoàn thiện này sang
hồ hoàn thiện khác (theo nguyên tắt cân bằng trọng lực) sau đó chảy ra hạ
nguồn Kênh Nước Đen sau khi sau khi đã qua hết các hạng mục xử lý của nhà
máy.

 Các thông số thiết kế của hồ hoàn thiện

- Thông số thiết kế của hồ hoàn thiện M11, M21 được thể hiện ở bảng 3.8.

Bảng 3.8 Thông số thiết kế của hồ hoàn thiện M11, M21.


Thông số Đơn vị tính

Diện tích mỗi hồ 2.4 ha

Mực nước đỉnh 2.73 m

Chiều sâu mực nước 1.5 m

Thời gian lưu nước 2 ngày

Nguồn: Sổ tay vận hành nhà máy xử lý Bình Hưng Hòa

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 33


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

- Thông số thiết kế của hồ hoàn thiện M12, M22 được thể hiện ở bảng 3.9.

Bảng 3.9 Thông số thiết kế của hồ hoàn thiện M12, M22.


Thông số Đơn vị tính

Diện tích mỗi hồ 2.5 ha

Mực nước đỉnh 2.48 m

Chiều sâu mực nước 1.5 m

Thời gian lưu nước 2 ngày

Nguồn: Sổ tay vận hành nhà máy xử lý Bình Hưng Hòa

- Thông số thiết kế của hồ hoàn thiện M13, M23 được thể hiện ở bảng 3.10.
Bảng 3.10 Thông số thiết kế của hồ hoàn thiện M13, M23.
Thông số Đơn vị tính

Diện tích mỗi hồ 3.3 ha

Mực nước đỉnh +2.23 m

Chiều sâu mực nước 1.5 m

Thời gian lưu nước 3 ngày

Nguồn: Sổ tay vận hành nhà máy xử lý Bình Hưng Hòa

3.3 MỘT SỐ HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH KHÁC

3.3.1 Công trình cửa lấy nước vào


- Hệ thống công trình cửa lấy nước vào được thể hiện trong hình 3.20.

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 34


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

Hình 3.20 Hệ thống cửa lấy nước vào


- Công trình của lấy nước vào được lắp tại hạ nguồn của bộ phận tách dòng bao
gồm: 2 máng, đập chuyển đổi dòng từ Kênh Nước Đen với một cửa vào và có
song chắn rác thô. Một trạm bơm với 3 bơm trục vít (2 vận hành, 1 dự phòng),
mỗi bơm có công suất 177 L/s. Ngoài ra còn có hai kênh lắng cát, mương chia
nước và đo lưu lượng.

3.3.2 Ngăn tách dòng và cửa chia nước


 Ngăn tách dòng
- Ngăn tách dòng được thể hiện trong hình 3.21.

Hình 3.21 Bộ phận ngăn tách dòng

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 35


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

- Ngăn tách dòng là một hộp bê tông trong kênh có cửa làm bằng lưới thép không
rỉ quay theo chiều ngang kênh đặt ở hạ lưu kênh lắng cát và chia dòng theo tỷ
lệ. Theo vị trí của cửa chia dòng sẽ chia thành hai dòng hoặc một dòng tùy theo
nguyên tắc hoạt động của trạm xử lý là song song hoặc nối tiếp.

 Cửa chia nước


- Hiện có hai cửa chia nước trong kênh. Một xoay trên trục thép không gỉ đặt
trong lòng đáy ngăn tách dòng và một trên đỉnh cửa. Thường được cài đặt ba
chế độ ở bất cứ vị trí nào từ 100/0 đến 0/100 ở các nấc 85mm.
+ Vị trí 1, hay 50/50, nửa dòng sẽ chảy vào A1 và nửa dòng sẽ vào A2.
+ Vị trí 2,hay 100/0 kênh bên trái vào dãy 2 sẽ bị đóng.
+ Vị trí 3 hay 0/100 kênh bên phải vào dãy 1 sẽ bị đóng.
- Dòng chảy được yêu cầu là 50/50 khi các đơn nguyên xử lý hoạt động song
song .

3.3.3 Đo lưu lượng ở cửa lấy nước


- Có hai máng đo lưu lượng ở cửa chia nước cho mỗi đơn nguyên. Máng lấy
nước được đặt ngay tại hạ nguồn của bộ phận tách dòng. Máng làm bằng một
sàn phẳng, sai số đo dòng là 5%. Việc đo dòng tại đầu vào sẽ xuất phát từ độ
sâu của nước trong kênh tiếp dẫn tới Ventury. Độ sâu được đo bằng thiết bị cảm
biến siêu âm.
- Thiết bị cảm ứng siêu âm được thể hiện trong hình 3.22.

Hình 3.22 Thiết bị cảm biến siêu âm.

3.3.4 Máng đo ventury


- Máng đo Ventury được thể hiện trong hình 3.23.

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 36


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

Hình 3.23 Máng đo Ventury


- Máng đo ventury là sàn phẳng có độ sâu định sẵn dùng để đo dòng ở đầu vào
và chúng được lắp đặt tại hạ nguồn của bộ phận tách dòng. Kênh dẫn kết nối
với các máng đo đã được thiết kế trong điều kiện tối ưu và đo dòng chính xác.

 Nguyên tắc hoạt động:


- Có hai máng đo Ventury đo lưu lượng tại cửa lấy nước của hệ thống tách
dòng,mỗi cái cho một đơn nguyên xử lý. Nước từ hồ sục khí sẽ chảy vào máng
Ventury rồi sau đó theo đường ống dẫn ngầm chảy qua hồ lắng. Việc rò rỉ nước
và thất thoát nước rất dễ xảy ra nên việc vận hành và bảo dưỡng máng Ventury
khá khó khăn.

3.3.5 Máng tràn Cipolletti


- Máng tràn Cipolletti được thể hiện trong hình 3.24.

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 37


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

Hình 3.24 Máng tràn Cipolletti

- Máng tràn Cipolletti là một khối bê tông hình thang có các cạnh được láng phía
ngoài từ đỉnhvà được lắp vào trong vách băng ngang ngăn phía trên cửa ra và
thẳng góc hướng dòng chảy để thuận tiện trong việc đo lưu lượng nước ở đầu
ra.

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 38


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH , ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VẬN HÀNH XỬ
LÝ NƯỚC THẢI TẠI NHÀ MÁY

4.1 HIỆN TRẠNG VẬN HÀNH XỬ LÝ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH

4.1.1 Hiện trạng vận hành và bảo trì hệ thống

 Vận hành và bảo dưỡng kết cấu cửa lấy nước vào

 Vệ sinh hàng ngày


- Đập tràn và cửa lấy nước được định vị tại kênh Đen. Đỉnh đập ở cao độ 0.3m
chiều dài của đâp là 40m. đập tràn nhằm hướng dòng từ kênh Đen chảy vào
trạm bơm, còn lượng nước dư không được bơm sẽ chảy qua đập .
- Nếu mực nước hạ lưu thực tế kênh Đen cao hơn mực nước đỉnh của đập tràn thì
không nên cho máy bơm ở trạng thái tự động. Bởi vì lúc này mực nước ở bể thu
luôn ở trạng thái cao làm cho bộ cảm biến mực nước sẽ cho bơm hoạt động liên
tục. Do đó nước xử lý rồi ở hạ lưu sẽ chảy ngược lại về nhà máy là điều không
cần thiết.
- Khi trạm bơm hoạt động ở cơ chế vận hành bằng tay, nhân viên vận hành cần
phải xác định được cần chạy bao nhiêu bơm, do không thể đo được dòng vào từ
kênh nên điều này dựa vào thí nghiệm và thông thường nên sử dụng 2 máy
bơm.

 Kết cấu cửa lấy nước


- Kết cấu cửa lấy nước nằm ở ngoài đường nên việc bảo dưỡng cần cận thận
tránh tránh tai nạn, rủi ro.

 Lưới chắn rác


- Phải duy trì lưới chắn rác luôn trong tình trạng tốt, sửa chữa các hư hỏng rỉ sét
- Làm sạch các cặn bã hàng ngày để giữ cho nó luôn thông thoáng

 Cửa xả lũ


- Cửa xả lũ bình thường được đóng kín và chỉ mở khi mực nước phía dưới
thượng nguồn của đập tràn dâng quá cao, tuy nhiên điều này hiếm khi xảy ra do
đập tràn khá dài và có đủ khả năng chuyển tải.

 Hệ thống ống cống


- Hệ thống này cần được đặt ngầm và luôn ở trạng thái mở.

4.1.2 Vận hành và bảo dưỡng trạm bơm

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 39


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

 Vận hành thủ công tại chỗ


- Các máy bơm được tắt mở như công tắc (nút nhấn ) đặt ở tủ điều khiển và sẽ
không khởi động được khi có một trong các biểu hiện sau đây (điều kiện an
toàn)
- Cầu dao điện từ nhiệt ở trạng thái (OUT)
- Nhiệt độ quá cao của mô tơ
- Bơm đầu dầu của máy bơm tương ứng không chảy
- Các trường hợp ngắt khẩn cấp xảy ra.

 Vận hành bơm ở chế độ tự động


- Hiện chỉ có hai bơm được cài đặt ở trạng thái tự động được vận hành nhờ bộ
phận phát tín hiệu hố thu nước (cảm biến mực nước) gửi đến nơi có 4 công tắc
bơm như sau:
+ LSH1: Một công tắc có tên công tắc mực cao dùng để khởi động
bơm đầu tên.
+ LSH1: Một công tắc có tên công tắc mực cao dùng để khởi động
bơm 2.
+ LSH3: Một công tắc có tên công tắc mực cao dùng để khởi động
2 bơm.
+ LSH4 : Một công tắc có tên công tắc mực cao dùng để xác định
mực nước quá cao trong giếng.
- Điều kiện an toàn để bơm máy bơm khởi động được tương tự như vận hành
bằng tay. Ngoài ra còn có :
+ Mực nước trong giếng thu quá cao
+ Thiết bị đo nước bị hư

4.1.3 Vận hành và bảo dưỡng việc loại bỏ cát, cửa chia dòng và đo dòng
- Bao gồm các thành phần sau: kênh chuyển nước, mương lắng cát, cấu trúc chia
dòng , mương lắng cát, máng ventury, cống chuyển nước và nắp cống.

 Kênh chuyển nước


- Việc bảo dưỡng kênh nước được thực hiện hàng tháng bằng cách rửa vách và
sàn bằng hệ thống rửa cao áp

 Kênh lắng cát


- Do nước thải từ kênh Đen rất ít cát nên sự chuyển động của cầu công tác chỉ là
2 lần/ngày và không thường xuyên sử dụng vít tải cát
- Mỗi kênh lắng cát có thể được cách ly khỏi dòng nước thải bằng cửa gỗ lắp ở
đầu vào và ra của kênh. Cửa luôn luôn được mở và chỉ được đóng khi cần sửa
chữa và khi đó nên tháo cạn nước trong kênh lắng. Cửa ở đầu vào cũng để kiểm
soát sự phân dòng của hai kênh

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 40


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

- Cát được loại bỏ khỏi kênh nhờ hai bơm sục khí được lắp trên 2 cầu công tác
trên kênh. Cầu công tác được di chuyển lên xuống theo khí và nước và theo
chiều dài của kênh và cát từ đáy kênh được thổi theo khí nhờ hệ thống ống và
máy bơm khí. Các ống này sẽ thải hỗn hợp cát và nước vào máng chuyển cát
đặt gần kênh lắng rồi sau đó được chảy vào ngăn chứa giữ cát lại còn nước sẽ
chảy qua trạm xử lý. Cát được đưa vào thùng đựng bên ngoài nhơ băng tải trục
vít được vận hành bằng tay.

 Vận hành và bảo dưỡng cửa chia nước


- Cửa chia dòng không phải luôn luôn tỉ lệ với độ mở cửa. Sau khi cài đặt cửa,
dòng cháy thực tế phải được kiểm tra tại máng đo ventury và so sánh với dòng
mong muốn, nếu không đúng thì cần điều chỉnh lại
- Các cách cài đặt thông thường nhất là:
+ Vị trí 1 (50/50), nửa dòng sẽ vào dãy 1 và nửa dòng vào dãy 2
+ Vị trí 2 (100/0) , kênh bên trái vào dãy 2 sẽ bị đóng
+ Vị trí 3 (0/100), kênh bên phải vào dãy 1 sẽ bị đóng
- Vận hành cửa chia nước đòi hỏi nỗ lực đáng kể từ phía người vận hành. Phải
đảm bảo rằng không có rác bã lắng trên sàn của ngăn tách dòng. Người vận
hành cũng phải tắt tất cả các máy bơm và tháo cạn nước trong khe lắng cát
trước khi điều chỉnh cửa cống.
- Cửa phải được giữ sạch và không có chất bẩn bám. Miếng chèn cao su phải
được thay thế khi bị hỏng hay dung lâu. Không có những miếng chèn này, nước
sẽ thất thoát lớn qua lỗ hổng giữa cửa và tường khi cửa đã đóng. Sự thất thoát
này cũng xảy ra sau lưng cống nhưng rất khó để tránh điều này.

 Vận hành và bão dưỡng thiết bị sục khí


- Có 8 thiết bị sục khí mỗi hồ được thiết kế phù hợp với dòng chảy đầu vào có
lưu lượng 23.000 m3/ngày.đêm. Khi lưu lượng thấp hoặc tải trọng thấp những
thiết bị sục khí được điều khiển bằng tay nên tắt bớt dựa trên ước lượng chia
theo tỉ lệ lưu lượng dòng chảy.

4.1.4 Vận hành cửa ra giữa các hồ (các hồ ngăn kết nối các hồ)

 Vận hành cấu trúc nối giữa các hồ


- Các hồ hoạt động theo tuần tự các bậc,cái này nối tiếp cái kia. Chúng kiểm soát
mực nước trong hồ phía thượng lưu và chuyển đến hồ kế tiếp
- Máng tràn và các ván phay kiểm soát mực nước giữa các hồ phía thượng lưu và
điều chỉnh dòng chảy đến hồ kế tiếp có chiều dài 1 - 2m
- Có thể vận hành kết nối hai hồ theo hai cách : Phương pháp thủ công và bán tự
động với một nửa thủ công và một nửa bằng thủy lực để kiểm soát mực nước,
thông thường hày sử dụng phương pháp thủ công để vận hành.
SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 41
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

 Vận hành vách ngăn và cầu kết nối.


- Cửa công ra chỗ dòng kênh Đen được thiết kế tương tự như các ống cống nối
giữa các hồ. Chúng có tường ngăn rác nổi, 1 máng tràn để kiểm tra mực nước
vào đường cống ngầm dưới các bờ hồ và đường kính là 1m
- Theo phương pháp 1 cũng như phương pháp 2 có thể láp đến 7 ván phay tại cửa
cống ra. Điều này sẽ kiểm soát mực nước của hồ hoàn thiện sau cùng. Ở mực
nước cao hơn và không cho dòng chảy ngược của nước bẩn kênh Đen vào ô
trong khi có nước mưa, bão hay khi có mực nước kênh Đen dâng cao khi ở vị
trí hạ lưu. Dòng chảy ngược cả nước bẩn từ kênh Đen bằng mọi giá phải tránh ở
cửa cống ra, dòng đổ vào bộ phận đo đạc nơi mà lưu lượng của nó có thể đo
được. Bộ phận này được kết nối với kênh Đen bằng hai cống bê tông có đường
kính 1m.

 Vận hành máng tràn Cipolletti

- Hai máng tràn Cipolletti được lắp ở phía hạ lưu cửa cống ra, trong hồ thiết kế
đặc biệt cho việc đo lưu lượng, dòng ra với độ chính xác cao. Hoạt động của
máng tràn chỉ nhằm đo lưu lượng dòng ra, nó không hoạt động tốt khi mực
nước trong kênh cao hơn 2m
- Không có cửa đóng trong cấu trúc cống thoát nước. Có nghĩa là nước trong
kênh Đen ảnh dưởng trực tiếp đến máng tràn Cipolletti. Mực nước trong kênh
Đen ở lưu lượng tối đa khi thiết kế có cao trình hơn 1.8m. vì vậy sẽ không có
vấn đề ngập máng tràn Cipolletti hay nước chảy ngược từ kênh Đen vào hồ
hoàn thiện hay giữa các hồ. Để gia tăng độ an toàn thêm cho sự hoạt động, đỉnh
máng tràn Cipolletti đã được đặt ở cao trình hơn 2.6 m. Vì vậy dòng ra vẫn còn
có thể đo được ngay cả khi mực nước của kênh Đen ở cao trình 2m hoặc thấp
hơn.
- Mực nước kênh Đen có thể dâng cao khi ngập lụt và điều này không thành vấn
đề nếu thời gian ngập lụt ngắn.
- Máng tràn Cipolletti được thể hiện trong hình 4.1.

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 42


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

Hình 4.1 Máng tràn Cipolletti

4.1.5 Mô tả quy trình đo dòng chảy và kiểm soát mực nước

 Quy trình kiểm soát mực nước


- Mực nước được kiểm soát trong mỗi hồ bằng các thanh chắn.

 Quy trình kiểm soát dòng


- Dòng nước thải được kiểm soát tại trạm bơm . Một hay hai hoặc ba bơm có thể
sử dụng cùng lúc .Các dòng có thể tương ứng là
+ 01 bơm: gần 175l/sec (630m3/hour).
+ 02 bơm : gần với 350l/sec (1,260m3/hour).
+ 03 bơm: gần 525 l/sec (1,890m3/hour).

 Quy trình đo dòng


SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 43
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

- Một cách lý tưởng, lưu tốc nên được đo cho toàn bộ nhà máy xử lý ở các vị trí
sau :
+ Tại các nhóm cửa lấy nước sử dụng máng đo venturi.
+ Tại các máng tràn khác nhau ở tại các kết cấu kết nối.
+ Tại đầu ra của cuối nhà máy nên dùng máng tràn ciloppetti.
+ Tuy nhiên nhà máy xử lý này chỉ có những điều kiện để đo dòng
tại cửa lấy nước (máng đo venturi) và vị trí đầu ra (máng
cipoletti). Máng tràn tại các kết cấu kết nối là những thanh chắn
(ván phay) và vì vậy chúng không thể dùng để đo dòng.

 Tóm tắt quy trình đo dòng và mực nước


- Một số biện pháp kiểm soát mực nước được thể hiện ở bảng 4.1
Bảng 4.1 Một số biện pháp kiểm soát mực nước
Quy trình đo dòng Mực nước
Quy trình kiểm soát mực nước Mực nước được kiểm soát trong mỗi hồ bằng các
ván phay
Mực nước ở kênh đen được đo tại giếng thu,
Quy trình đo mực nước nhưng không có thiết bị đo mực nước trong các
hồ .Người vận hành phải đặt các ván phay theo
kinh nghiệm
Quy trình kiểm soát lưu lượng Số bơm hoạt động sẽ kiểm soát lưu lượng dòng.
Cửa tách dòng sẽ chia dòng thành hai dòng xử lý

Dòng được đo ở khu lấy nước bằng dụng cụ đo


Quy trình đo lưu lượng máng đo venturi cho mỗi đơn nguyên xử
lý.Dòng được đo lại ở đầu máng tràn cipoletti
cho mỗi đơn nguyên.
Nguồn: Sổ tay vận hanh nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa

4.1.6 Kiểm soát bùn

 Quản lý bùn


- Như các hệ thống sinh học khác, việc xử lý nước thải bằng hồ ổn định và hồ sục
khí sinh ra bùn và cặn lắng. Việc sản sinh này giảm dần từ hồ này qua hồ khác
khi tải lượng hữu cơ giảm dần. Tổng sản lượng bùn thường trong khoảng 0,1-
0,3 m3/đầu người mỗi năm .
- Nếu không được loại bỏ cặn lắng sẽ dần lấp đầy các hồ, phát sinh những vấn đề
như mùi, tái sinh lại cặn lơ lửng và giảm khả năng hoạt động. Do đó cần phải
loại bỏ thường xuyên những cặn lắng trong hồ.

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 44


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

- Khi bùn tích lũy hoàn toàn đầy hồ sục khí, việc loại bỏ sẽ rất tốn kém. Nếu phải
chuyên chở ra khỏi khu vực, chi phí có thể sẽ rất đắt  quản lý bùn là vấn đề
ưu tiên đối với trường hợp kênh đen để duy trì giá trị sử dụng lâu dài của hệ
thống.

 Sản xuất bùn


- Theo kinh nghiệm, tốc độ tích lũy trong hồ sục khí vào khoảng 5cm/năm,
nhưng hầu hết sinh khối sinh ra bởi hoạt động sinh học sẽ còn lại trong hồ hiếu
khí và lắng xuống trong hồ lắng.
- Các hồ sục khí khi sản sinh bông bùn chúng thường nhỏ hơn bông bùn hoạt
tính. Nếu có vài lý do làm cho tốc độ lắng bị giảm giá trị, thì có thể kiểm tra lại
bằng cách kiểm tra từng mẻ trong các cột.
- Trong điều kiện thực tế của hồ,hiệu quả loại bỏ chất răn lơ lửng vào khoảng
50% nghĩa là khoảng 50% chất răn lơ lửng bị giữ lại trong hồ lắng. Sau khi
lắng, cặn sẽ tích tụ đến nồng độ thông thường trong trầm tích vào khoảng 50g
SS/L.

 Tốc độ tích lũy bùn


- Sẽ rất có ích để đánh giá chính xác hàm lượng cặn lắng sinh ra và những vùng
lắng cặn đó trong các hồ. Như trong các trạm xử lý lớn, nó có khả năng đo đạc
mức độ lớp bao phủ bằng dụng cụ đo độ sâu dựa vào thời gian sóng âm thanh
dội lại tính từ khi phát ra âm thanh.
- Những đo đạc như thế cho biết tổng thể tích bùn được tích lũy, thể tích bùn sinh
ra/đầu người/(ngày), và những vùng trầm tích.

 Kiểm tra bùn


- Thiết kế của hệ thống được thực hiện lấy bùn trong hồ lắng . Bùn dư sẽ được
rút ra 3 lần trong một năm.
- Trong trường hợp của hồ hoàn thiện, để hồ làm việc hiệu quả tốt nhất thì phải
duy trì mức nước phía trên lớp bùn ít nhất là 50cm.
- Nhiều mức độ chính xác hơn sẽ được xác định từ việc đo đạc trong những điều
kiện thực tế . Việc đo chiều sâu của lớp bùn luôn luôn ở tại một vị trí, nên là
vùng gần tâm. Ghi nhận lại các chiều sâu của lớp bùn được đo đạc và những giá
trị đã được đo đạc trong những năm qua.
- Việc đo chiều sâu lớp bùn không dễ dàng. Nó không an toàn cho những người
lội xuống hồ vì vậy đừng cố làm điều đó.

 Loại bỏ bùn


- Bùn được đề xuất trút ra để phơi khô 2 kỳ trong mùa nắng. Vì vậy mà chúng ta
phải rút bùn ra tối đa .

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 45


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

- Những hệ thống khác có thể được rút ra để loại bỏ bùn tùy thuộc vào tần suất
loại bỏ yêu cầu của thiết bị hiện có, và dựa vào chiều sâu của hồ. Có 4 cách chủ
yếu được thực hiện phổ biến là:

 Loại bỏ những vùng lắng cặn nhô lên theo dạng nón:
+ Những lắng cặn này có thể sinh ra những vấn đề khác nhau như :
mùi, cặn gần đến bề mặt nước và những vấn đề về thủy lực trong việc
tuần hoàn nước. Vùng cặn lắng này thường nằm ở vị trí gần đầu vào
và đầu ra của công trình và không được hút hết nước trong hồ khi
bơm. Phương pháp này thường được sử dụng cho hồ hiếu khí.

 Loại bỏ mà không thay đổi mực nước


+ Những vùng cặn trầm tích với mức độ cao có thể được dò ra nhờ
những phương pháp khác nhau. Nhưng những mực bùn cao đó vẫn
thấp hơn so với trường hợp đầu tiên và những phương pháp tương tự
có thể được sử dụng để rút cặn ra.

 Loại bỏ dựa vào mực nước giảm sơ bộ


+ Phương pháp này có thể được yêu cầu khi lượng cặn trầm tích dày
đặc. Điều đó có thể giúp ích cho thiết bị đo thể tích thay vì bơm.

 Hoàn tất việc tách cặn ra


+ Thể tích cặn sơ bộ được hút ra nên được xác định số lượng . Vận
hành này sẽ thuận tiện hơn nếu cửa thông của các hồ được sử dụng
trong quá trình vận hành. Sau đó bùn có thể được bơm hay hút ra
ngoài một phần phụ thuộc vào những điều kiện của vùng. Bùn tiếp đó
được bơm hoặc hút cặn công việc này phải được thực hiện cận thận
để tránh bất kì xáo trộn nào về tính ổn định của hồ ,hoặc của nước
trong hồ. Không thể hút hết nước ra khỏi hồ lắng trừ những đo đạc
liên quan đến tính ổn định của hồ.
+ Tùy thuộc vào tốc độ tích lũy thật sự của cặn lắng trong các hồ khác
nhau mà những người vận hành phải lên kế hoạch để rút cặn thường
xuyên . Dĩ nhiên là tần suất hút cặn trong hồ lắng sẽ lớn hơn, nhưng
phụ thuộc vào thời gian thích hợp và sức chứa của hồ chứa bùn, và có
thể đưa cặn lắng thu từ các hồ hiếu khí và các hồ hoàn thiện vào.Hiện
nay phương thức này được đề xuất đối với trạm hiện hành.

 Khả năng bơm bùn


+ Bùn được đề nghị hút ra và làm khô thành 2 giai đoạn trong suốt mùa
khô. Đối với trạm xử lý nước thải tử kênh đen ,thiết bị cung cấp bao
gồm cả các bơm bùn. Chúng được sử dụng để bơm bùn từ hồ lắng

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 46


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

trong suốt quá trình hoạt động thông thường của hồ . các bơm bùn
được gắn trên những phao nổi phao này có thể được neo vào bất kì vị
trí nào trong hồ lắng bằng cách sử dụng dây thừng kéo từ bờ hồ. Bơm
bùn được sử dụng để bơm bùn từ dưới đáy hồ lắng lên trên và có thể
được dùng để bơm bùn từ hồ khác sang.
+ Sau khi các cặn lắng được bơm vào hồ chứa bùn ,bùn sẽ tách ra khỏi
nước bùn. Sau bước lắng sơ bộ ,quá trình làm khô bắt đầu. Các bơm
nước lắng là bơm nhúng chìm . Một cái bơm được lắp đặt vào mỗi hố
thu nước của sân phơi bùn. Các hố thu có đầu thu nổi để hút lớp nước
bề mặt từ sân phơi bùn vào hố thu nước. Có một bơm phị được cung
cấp như một thiết bị dự phòng.

 Làm khô bùn


+ Để dễ dàng rút cặn bùn ra khỏi trạm xử lý, nên sử dụng sân phơi hoặc
là hồ chưa bùn. Hồ phơi bùn được xây dựng giữa khu vực trạm để tạo
khoảng cách hợp lý với khu dân cư.
+ Để dễ dàng vận chuyển bùn ra khỏi hồ, một đường dành cho xe tải đi
trực tiếp vào hồ đã được xây. Sự hiện diện của hồ chứa bùn sẽ tạo cơ
hội tốt hơn để thu bùn trong suốt mùa khô cho nông nghiệp.
+ Vấn đề chính là đánh giá tốc độ làm khô bùn. Vấn đề này sẽ được chỉ
ra khi tiến hành các thử nghiệm đặc biệt liên quan càng sớm càng tốt.

 Thải bùn từ trạm xử lý nước thải.


+ Có hai phương pháp được đề nghị phụ thuộc vào độc tính của bùn:
+ Bùn độc : Thiêu đốt
+ Bùn Không độc : Chôn lấp
+ Nhà nước đã thiết lập tiêu chuẩn quốc gia liên quan đến độc tính. Khi
mỗi tiêu chuẩn không thỏa, bùn được xem là bùn độc

 Các phương pháp làm giảm lượng bùn và cải thiện quá trình thiêu
đốt
- Khi bơm bùn lên, lượng SS là 1 % bằng cách sử dụng bể lọc sinh học nhỏ giọt
lượng SS tăng lên đến 2 %, bằng cách sử dùng lọc ép lượng SS tăng cao đến
16%
- Có thể sử dụng polymer (5kg polymer/ 1000kg bùn). Bùn cuối cùng vẫn chứa
84 % nước, điều này làm cho chi phí rất cao. Sân phơi trong hệ thống hồ có thể
giảm tỉ lệ xuống còn 5%.
- Sự thiêu đốt bùn, thành phần chính là nước, rõ ràng có thể trở thành một phần
tốn kém trong quá trình xử lý nước thải.
SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 47
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

4.2 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ

- Kết quả phân tích một số chỉ tiêu chất lượng nước trong hệ thống xử lý nước
thải tại nhà máy được thực hiện định kỳ mỗi tuần 1 lần (4 lần/ 1 tháng)
- Chất lượng nước thải đầu ra của nhà máy phải đạt quy chuẩn Việt Nam:
QCVN 14: 2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
- So sánh kết quả phân tích chất lượng nước giữa đầu vào và đầu ra của hệ thống
ta có thể thấy được hiệu quả xử lý của hệ thống.
- So sánh nước thải đầu ra với QCVN 14: 2008/BTNMT để thấy được chất lượng
nước đầu ra có đạt theo quy định của QCVN 14: 2008/BTNMT hay không.

4.2.1 QCVN 14: 2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh
hoạt.

 Quy định của QCVN 14: 2008/BTNMT


- QCVN 14: 2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
quy định cụ thể ở bảng 4.2.
Bảng 4.2 Quy định của QCVN 14: 2008/BTNMT
STT Thông số Đơn vị Giá trị C
A B
1 pH - 5-9 5-9
2 BOD5 (20OC) mg/L 30 50
3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/L 50 100
4 Tổng chất rắn hòa tan mg/L 500 1000
5 Sunfua (tính theo H2S) mg/L 1.0 4.0
6 Amoni (tính theo N) mg/L 5 10
7 Nitrat (NO3-) (tính theo N) mg/L 30 50
8 Dầu mỡ động, thực vật mg/L 10 20
9 Tổng các chất hoạt động bề mặt mg/L 5 10
10 Phosphat (PO43-) (tín theo P) mg/L 6 10
11 Tổng Coliforms MPN/100ml 3.000 5.000
Nguồn: http://eem.tdt.edu.vn/images/download/08.%20QCVN-14-2008-BTNMT.pdf
Trong đó:
- Cột A qu định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán gí trị tối
đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước được dùng

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 48


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột A1 và
A2 của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt).
- Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối
đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn không dùng cho
mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột B1 và B2
của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt hoặc vùng nước biển
ven bờ).

4.2.2 Các chỉ tiêu phân tích chất lượng nước của nhà máy
- Các chỉ tiêu phân tích chất lượng nước được nhà máy thực hiện với các chỉ tiêu
chính sau:
 TSS (mg/l)
 BOD5 (mg/l)
 COD (mg/l)
 Amoni ((N-NH4+) (mg/l)
 Phosphat (PO43-) (mg/l)
 pH.
 nhiệt độ (oC).

4.2.3 Kết quả phân tích các chỉ tiêu trong 03 tháng so sánh và đối chiếu với
QCVN 14: 2008/BTNMT
- Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước của nhà máy trong 03 tháng
được sử dụng để so sánh và đối chiếu với QCVN 14: 2008/BTNMT ở đây là
tháng 09, 10 và 11 của năm 2016.

4.2.3.1 Kết quả phân tích chỉ tiêu TSS của nhà máy
- Kết quả phân tích chỉ tiêu chất lượng nước (TSS) của nhà máy trong từ tháng
09 – 11 năm 2016 được thể hiện cụ thể trong bảng 4.3
Bảng 4.3 Kết quả phân tích chỉ tiêu TSS (mg/l).
TSS Đầu vào Hồ hoàn Hồ hoàn Đầu ra Đầu ra TCVN
thiện thiện lớn nhỏ
nhất nhất
Tháng Ngày (mg/L) M13 M23
(mg/L) (mg/L) (mg/L) (mg/L)

01/09 39 19 22 Tối đa
Tháng không
08/09 33 15 13
được
09 15/09 35 29 18 29 13

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 49


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

22/09 26 21 13 vượt quá


29/09 28 21 15 50 mg/L
đối với
06/10 29 23 15
cột A
Tháng 13/10 26 8 7 26 7
10 20/10 30 26 13 và
27/10 24 15 10
03/11 29 19 15 100
Tháng 10/11 64 17 19 23 15 mg/L đối
với cột B
11 17/11 29 23 19
24/11 40 16 16
Nguồn: Báo cáo chỉ tiêu chất lượng nước nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa năm 2016.
- Biểu đồ cho thấy thay đổi nồng độ giữa đầu vào và đầu ra của chỉ tiêu TSS
(mg/L) vào ngày 01/09/2016 được thể hiện ở hình 4.2.

Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nồng độ TSS.

a. Đối chiếu kết quả đầu ra của TSS so với QCVN 14:2008/BTNMT
- So sánh với QCVN 14:2008/BTNMT ta có thể thấy khối lượng TSS đầu vào
trong 03 tháng giao động trong khoảng 24 – 64 mg/L sau khi qua hệ thống xử
lý nước thải của nhà máy thì TSS ở đầu ra đạt từ 7 – 29 mg/L. (bảng 4.3)
- Nước thải sau khi qua hệ thống thì đạt loại A so với QCVN 14:2008 về TSS

b. Đánh giá hiệu quả xử lý TSS của nhà máy


- Ta có thể đánh giá hiệu quả xử lý bằng cách tính % hiệu quả xử lý của hệ thống
qua các thông số đầu vào và đầu ra ở 2 chuổi hồ hoàn thiện cuối cùng trong hệ
thống xử lý.
SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 50
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

+ Ta có thể tính % hiệu quả xử lý theo công thức sau cho hầu hết các thông
số được xác ở nhà máy.
( khốilượng đầu vào−khốilượng đẩu ra ) ×100
% hiệu quả xử lý TSS = khốilượng đầu vào (1)

+ Ta có ví dụ sau: Tính hiệu quả xử lý nước thải chỉ tiêu TSS của nhà máy
xử lý nước thải Bình Hưng Hòa của ngày 01 tháng 09. Biết khối lượng
TSS đầu vào là 39 mg/l và đầu ra sau cùng là 22 mg/L đối với hồ hoàn
thiện M23.
+ Áp dụng công thức tính hiệu quả xử lý ta có: % hiệu quả xử lý TSS qua
hệ thống bằng:
( khốilượng đầu vào−khốilượng đẩu ra ) ×100
% hiệu quả xử lý TSS = khốilượng đầu vào
( 39−22 ) ×100
=
39
= 43,5 %
+ Dựa vào bảng 4.3 và áp dụng công thức (1) ta có thể tính % hiệu quả xử
lý trung bình của 1 tháng bằng cách lấy trung bình khối lượng đầu vào
và đầu ra của từng thông số mà ta thu được trong một tháng. Được thể
hiện cụ thể ở bảng 4.4
Bảng 4.4 Khối lượng trung bình TSS đầu vào, đầu ra và % hiệu quả xử lý TSS trong
nước thải khi đi qua hệ thống xử lý nước thải của nhà máy.
TSS Đơn vị Trung Trung Trung Trung bình Trung bình
bình đầu bình đầu bình đầu đầu ra của % hiệu quả
vào ra hồ ra hồ hồ M13 và xử lý của 03
M13 M23 M23 tháng
Tháng 09 mg/L 32,2 21 16,2 18,6 42,2 %
Tháng 10 mg/L 27,25 18 11,25 14,6 46,4 %
Tháng 11 mg/L 40,5 18,75 17,25 18 55,5 %
- Kết luận: Sau khi tính được trung bình % hiệu quả xử lý TTS trong 03 tháng
09, 10 và 11 năm 2016, ta có thể thấy được hiệu quả xử lý TSS của hệ thống xử
lý nước thải ở nhà máy không cao lắm chỉ đạt được ngưỡng từ 42,2 – 55,5 %
(bảng 4.4).

4.2.3.2 Kết quả phân tích chỉ tiêu BOD5 của nhà máy
- Kết quả phân tích chỉ tiêu chất lượng nước (BOD5) của nhà máy của 03 tháng
09, 10 và 11 năm 2016 được thể hiện cụ thể trong bảng 4.5.

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 51


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

Bảng 4.5 Kết quả phân tích chỉ tiêu BOD5 (mg/L).
BOD5 Đầu Hồ hoàn Hồ hoàn Đầu ra Đầu ra QCVN
vào thiện M13 thiện M23 lớn nhỏ nhất
Tháng Ngày (mg/L) (mg/L) nhất (mg/L)
(mg/L)
(mg/L)
01/09 32 7 7 Tối đa
Tháng 7 3,5 không
08/09 28 6 7
được
09 15/09 85 5 6 vượt
22/09 10 4 3,5 quá

29/09 25 4 4,4
06/10 23 3 3
30 mg/l
Tháng 13/10 26 3 2 4 0,7 đối với
10 20/10 20 4 4 cột A
27/10 34 0,7 2,5
03/11 51 4 4 Và
Tháng 10/11 84 3 4 5 3
11 50 mg/l
17/11 52 3 5 đối với
24/11 75 3 5 cột B
Nguồn: Báo cáo chỉ tiêu chất lượng nước nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa năm 2016.
- Biểu đồ cho thấy thay đổi nồng độ giữa đầu vào và đầu ra của chỉ tiêu
BOD5(mg/L) vào ngày 01/09/2016 được thể hiện ở hình 4.3.

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 52


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nồng độ BOD5.


a. Đối chiếu kết quả đầu ra của BOD5 so với QCVN 14:2008/BTNMT
- So sánh với QCVN 14:2008/BTNMT ta có thể thấy khối lượng BOD5 đầu vào
trong 03 tháng giao động trong khoảng 10 – 85 mg/L sau khi qua hệ thống xử
lý nước thải của nhà máy thì TSS ở đầu ra đạt từ 0,7 – 7 mg/L. (bảng 4.5).
- Nước thải sau khi qua hệ thống thì đạt loại A so với QCVN 14:2008 về BOD5.

b. Đánh giá hiệu quả xử lý BOD5 của nhà máy


- Sử dụng cùng công thức (1), tính được % hiệu quả xử lý như TSS nhưng khối
lượng đầu vào và đầu ra ở đây là của BOD5. Với công thức này ta có thể tính
được % hiệu quả xử lý của bất kỳ chỉ tiêu chất lượng nước nào ở một của một
lần phân tích hay trung bình của nhiều lần phân tích trong 1 tháng hoặc trong 1
năm khi biết được thông số khối lượng đầu vào và khối lượng đầu ra của chỉ
tiêu đó. Ở đây là bảng đánh giá % hiệu quả xử lý trung bình trong 01 tháng.
- Dựa vào (bảng 4.5) ta có thể tính được trung bình khối lượng đầu vào, trung
bình khối lượng đầu ra và trung bình % hiệu quả xử lý BOD5 của từng tháng 09,
10 và 11 năm 2016 ở bảng 4.6.
Bảng 4.6 Trung bình khối lượng đầu vào, khối lượng đầu ra và % hiệu quả xử lý
BOD5 của nhà máy.
BOD5 Đơn vị Trung Trung Trung Trung bình Trung bình
bình đầu bình đầu bình đầu đầu ra của % hiệu quả
vào ra hồ ra hồ hồ M13 và xử lý của 03
M13 M23 M23 tháng
Tháng 09 mg/L 36 5,2 27,9 16,6 53,9 %
Tháng 10 mg/L 27,3 2,7 2,9 2,8 89,7 %
Tháng 11 mg/L 65,5 3,3 4,5 3,9 94 %
SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 53
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

- Kết luận: Sau khi tính được trung bình % hiệu quả xử lý BOD 5 trong 03 tháng
09, 10 và 11 năm 2016, ta có thể thấy được hiệu quả xử lý BOD5 của hệ thống
xử lý nước thải ở nhà máy đạt được hiệu quả xử lý cao đặc biệt là trong tháng
11 hiệu quả xử lý đạt mức 94 %. (bảng 4.6)
4.2.3.3. Kết quả phân tích chỉ tiêu COD của nhà máy
- Kết quả phân tích chỉ tiêu chất lượng nước COD của nhà máy của 03 tháng 09,
10 và 11 năm 2016 được thể hiện cụ thể trong bảng 4.7.

Bảng 4.7 Kết quả phân tích chỉ tiêu COD (mg/L).
COD Đầu Hồ hoàn Hồ hoàn Đầu ra Đầu ra QCVN
vào thiện M13 thiện M23 lớn nhỏ nhất
Tháng Ngày (mg/L) (mg/L) nhất (mg/L)
(mg/L)
(mg/L)
01/09 - - -
Tháng 08/09 32 - -
09 15/09 - - - 48 42 COD
không
22/09 - 48 42 nằm
trong
29/09 - - -
quy
06/10 - - - định của
Tháng 31 26 QCVN
13/10 183
về nước
10 20/10 - - - thải sinh
hoạt
27/10 - 26 31
03/11 - - -
Tháng 10/11 198 - - 55 36
11 17/11 - - 36
24/11 - - 55
Nguồn: Báo cáo chỉ tiêu chất lượng nước nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa năm 2016.
- Biểu đồ cho thấy thay đổi nồng độ giữa đầu vào và đầu ra của chỉ tiêu
BOD5(mg/L) vào tháng 10/2016 được thể hiện ở hình 4.4.

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 54


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nồng độ COD.

a. Đối chiếu kết quả đầu ra của COD so với QCVN 14:2008/BTNMT
- Chỉ tiêu COD ở đây không nằm trong quy định của QCVN 14:2008/BTNMT
(quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt).

b. Đánh giá hiệu quả xử lý BOD5 của nhà máy


- Dựa vào (bảng 4.7) và công thức (1) ta có thể tính được % hiệu quả COD của
nhà máy thông qua trung bình khối lượng đầu vào và trung bình khối lượng đầu
ra ở bảng 4.8.
Bảng 4.8 Trung bình khối lượng đầu vào, khối lượng đầu ra và % hiệu quả xử lý
COD của nhà máy
COD Đơn vị Đầu vào Đầu ra Đầu ra hồ Trung bình Trung bình
hồ M13 M23 đầu ra của % hiệu quả
hồ M13 và xử lý của 03
M23 tháng
Tháng 09 mg/L 32 48 42 45 - 40,6 %
Tháng 10 mg/L 183 26 31 28,5 84,4 %
Tháng 11 mg/L 198 36 55 45,5 77 %

- Kết luận: Sau khi tính được trung bình % hiệu quả xử lý COD trong 03 tháng
09, 10 và 11 năm 2016, ta có thể thấy được hiệu quả xử lý COD của hệ thống
xử lý nước thải ở nhà máy tương đối đạt được hiệu quả xử lý cao. Nhưng trong
tháng 09 thì khối lượng COD đầu ra lại tăng thêm 40,6 % so với khối lượng
đầu vào, đây là một điểm nghi vấn về khả năng xử lý của nhà máy hoặc có một
số trục trặc về mặc kỹ thuật phân tích. (bảng 4.8).
SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 55
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

4.2.3.3. Kết quả phân tích chỉ tiêu Amoni (N-NH4+ ) của nhà máy
- Kết quả phân tích chỉ tiêu chất lượng nước COD của nhà máy của 03 tháng 09,
10 và 11 năm 2016 được thể hiện cụ thể trong bảng 4.9.

Bảng 4.9 Kết quả phân tích chỉ tiêu Amoni (N-NH4+) (mg/L).
Amoni (N-NH4+) Đầu Hồ hoàn Hồ hoàn Đầu ra Đầu ra QCVN
vào thiện M13 thiện M23 lớn nhỏ nhất
(mg/L) (mg/L) nhất (mg/L)
Tháng Ngày (mg/L)
(mg/L)
01/09 9 2,2 3,6 Tối đa
Tháng không
08/09 5 1,9 2,5
được
09 15/09 28,3 0,6 1,1 3,6 0,6 vượt
quá
22/09 4,2 1,4 3,1
29/09 9,5 1,3 1,6
5 mg/l
06/10 8,2 0,7 1,1 đối với
Tháng 13/10 19,6 0,8 0,3 1,1 < 0,2 cột A
10 20/10 6,7 < 0,2 < 0,2
27/10 18,2 0,7 0,4 Và

03/11 14 0,6 0,6


Tháng 10/11 28 0,3 0,4 2,7 0,3
11 10 mg/l
17/11 13,2 0,6 1,1
đối với
24/11 27,4 0,7 2,7 cột B
Nguồn: Báo cáo chỉ tiêu chất lượng nước nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa năm 2016.
- Biểu đồ cho thấy thay đổi nồng độ giữa đầu vào và đầu ra của chỉ tiêu Amoni
(N-NH4+ ) (mg/L) vào ngày 01/09/2016 được thể hiện ở hình 4.5.

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 56


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nồng độ Amoni (N-NH4+ ).
a. Đối chiếu kết quả đầu ra của Amoni (N-NH4+) so với QCVN
14:2008/BTNMT
- So sánh với QCVN 14:2008/BTNMT ta có thể thấy khối lượng Amoni (N-
NH4+) đầu vào trong 03 tháng giao động trong khoảng 4,2 – 28,3 mg/l sau khi
qua hệ thống xử lý nước thải của nhà máy thì TSS ở đầu ra đạt từ dưới 0,2 –
2,7 mg/L (bảng 4.9).
- Nước thải sau khi qua hệ thống thì đạt loại A so với QCVN 14:2008 về Amoni
(N-NH4+).

b. Đánh giá hiệu quả xử lý Amoni (N-NH4+ ) của nhà máy


- Dựa vào (bảng 4.9) và công thức (1) ta có thể tính được trung bình khối lượng
đầu vào, trung bình khối lượng đầu ra và trung bình % hiệu quả xử lý Amoni
(N-NH4+ ) của từng tháng 09, 10 và 11 năm 2016 ở bảng 4.10
Bảng 4.10 Trung bình khối lượng đầu vào, khối lượng đầu ra và % hiệu quả xử lý
Amoni (N-NH4+) của nhà máy.
Amoni (N- Đơn vị Trung Trung Trung Trung bình Trung bình
NH4+ ) bình đầu bình đầu bình đầu đầu ra của % hiệu quả
vào ra hồ ra hồ hồ M13 và xử lý của 03
M13 M23 M23 tháng
Tháng 09 mg/L 11,2 1,5 2,4 2,0 82,1 %
Tháng 10 mg/L 13,2 0,6 0,5 0,6 95,5 %
Tháng 11 mg/L 13,7 0,6 1,2 0,9 93,4 %
- Kết luận: Sau khi tính được trung bình % hiệu quả xử lý Amoni (N-NH4+ )
trong 03 tháng 09, 10 và 11 năm 2016, ta có thể thấy được hiệu quả xử lý

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 57


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

Amoni (N-NH4+ ) của hệ thống xử lý nước thải ở nhà máy đạt được hiệu quả xử
lý cao. Hiệu quả xử lý điều đạt trên 80% trong 03 tháng (bảng 4.10).

4.2.3.4 Kết quả phân tích chỉ tiêu Phosphat (PO43-) của nhà máy
- Kết quả phân tích chỉ tiêu chất lượng nước Phosphat (PO43-) của nhà máy của
03 tháng 09, 10 và 11 năm 2016 được thể hiện cụ thể trong bảng 4.11.

Bảng 4.11 Kết quả phân tích chỉ tiêu Amoni Phosphat (PO43-) (mg/L).
Phosphat (PO43-) Đầu Hồ hoàn Hồ hoàn Đầu ra Đầu ra QCVN
vào thiện M13 thiện M23 lớn nhỏ nhất
(mg/L) (mg/L) nhất (mg/L)
Tháng Ngày (mg/L)
(mg/L)
01/09 - - - Tối đa
Tháng không
08/09 45 - -
được
09 15/09 - - - 0,38 0,29 vượt
quá
22/09 - 0,29 -
29/09 - 0,38 -
6 mg/l
06/10 - - - đối với
Tháng 13/10 15 - - 0,24 0,21 cột A
10 20/10 - - -
27/10 - 0,24 0,21 Và

03/11 - - -
Tháng 0,31 0,19 10 mg/l
10/11 1,7 - -
đối với
11 17/11 - - - cột B
24/11 - 0,19 0,31
Nguồn: Báo cáo chỉ tiêu chất lượng nước nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa năm 2016.
- Biểu đồ cho thấy thay đổi nồng độ giữa đầu vào và đầu ra của chỉ tiêu
Phosphat (PO43-) (mg/L) vào tháng 11/2016 được thể hiện ở hình 4.6.

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 58


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

Hình 4.6 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nồng độ Phosphat (PO43-).

a. Đối chiếu kết quả đầu ra của Phosphat (PO43-) so với QCVN
14:2008/BTNMT.
- So sánh với QCVN 14:2008/BTNMT ta có thể thấy khối lượng Phosphat
(PO43-) đầu vào trong 03 tháng 09, 10 và 11 năm 2016 giao động trong khoảng
1,7 – 45 mg/l sau khi qua hệ thống xử lý nước thải của nhà máy thì Phosphat
(PO43-) ở đầu ra đạt 0,19 – 0,38 mg/L (bảng 4.11).
- Nước thải sau khi qua hệ thống thì đạt loại A so với QCVN 14:2008 về
Phosphat (PO43-).

b. Đánh giá hiệu quả xử lý Phosphat (PO43-) của nhà máy


- Dựa vào (bảng 4.11) và công thức (1) ta có thể tính được trung bình khối lượng
đầu vào, trung bình khối lượng đầu ra và trung bình % hiệu quả xử lý Phosphat
(PO43-) của từng tháng 09, 10 và 11 năm 2016 ở bảng 4.12.
Bảng 4.12 Trung bình khối lượng đầu vào, khối lượng đầu ra và % hiệu quả xử lý
Phosphat (PO43-) của nhà máy.
Phosphat Đơn vị Trung Trung Trung Trung bình Trung bình
(PO43-) bình đầu bình đầu bình đầu đầu ra của % hiệu quả
vào ra hồ ra hồ hồ M13 và xử lý của 03
M13 M23 M23 tháng
Tháng 09 mg/L 45 29 38 33,5 25,6 %
Tháng 10 mg/L 15 0,24 0,21 0,23 98,5 %
Tháng 11 mg/L 1,7 0,19 0,31 0,25 85,3 %

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 59


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

- Kết luận: Sau khi tính được trung bình % hiệu quả xử lý Phosphat (PO43-) trong
03 tháng 09, 10 và 11 năm 2016, ta có thể thấy được hiệu quả xử lý Phosphat
(PO43-) của hệ thống xử lý nước thải ở nhà máy đạt được hiệu quả xử lý cao ở
tháng 10 và 11 là trên 80%. còn hiệu quả xử lý ở tháng 09 thì tương đối thấp chỉ
có 25,6% (bảng 4.12).

4.2.3.5 Kết quả đo chỉ tiêu pH của nhà máy


- Kết quả phân tích chỉ tiêu chất lượng nước pH của nhà máy vào 11 năm 2016
được thể hiện cụ thể trong bảng 4.13.

Bảng 4.13 kết quả đo pH thu được của nhà máy trong tháng 11 năm 2016.
pH W A1 A2 S1 M11 M12 M22 M13 M23
3/11/2016 6.733 7.464 7.572 7.251 7.349 8.049 8.019 8.093 8.001
7/11/2016 7.561 7.512 7.432 7.096 7.318 7.843 8.021 7.519 7.808
10/11/2016 7.493 7.514 7.698 7.982 7.018 7.946 7.860 7.921 7.691
14/11/2016 7.311 7.594 7.465 7.518 8.011 7.843 7.956 7.504 7.430
17/11/2016 7.944 9.521 7.633 7.518 7.467 8.021 7.943 7.969 7.587
20/11/2016 7.946 7.533 7.019 7.214 6.982 7.597 7.416 7.543 7.921
24/11/2016 8.018 7.496 7.521 7.413 8.014 7.968 7.519 7.649 7.783
Lớn nhất 8.018 9.521 7.698 7.982 8.014 8.049 8.021 8.093 8.001
Nhỏ nhất 6.733 7.464 7.019 7.096 6.982 7.597 7.416 7.504 7.430
Trung bình 7.572 7.805 7.477 7.427 7.451 7.895 7.819 7.743 7.746
- Biểu đồ cho thấy thay đổi của kết quả đo pH ngày 24/11/2016 được thể hiện
trong hình 4.7.

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 60


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

Hình 4.7 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi kết quả đo pH.

- Kết quả đo được của chỉ tiêu pH của nhà máy vào 11 năm 2016 đạt loại A so
với QCVN 14:2008/BTNMT. (QCVN 14:2008/BTNMT quy định pH của nước
thải sinh hoạt đối với cột A và cột B phải nằm trong khoảng từ 5 – 9).
- Sau khi đi qua hệ thống xử lý nước thải của nhà máy thì chỉ tiêu pH của nước
thải không có sự thay đổi nhiều, ở đầu vào nhỏ nhất là 6.733 và lớn nhất là
8.018. Còn đối với ở đầu ra thì lớn nhất là 8,093 và nhỏ nhất là 7.430.

4.2.3.6 Kết quả đo chỉ tiêu nhiệt của nhà máy


- Kết quả phân tích chỉ tiêu chất lượng nước pH của nhà máy vào 11 năm 2016
được thể hiện cụ thể trong bảng 4.14
Bảng 4.14 Kết quả đo nhiệt độ thu được của nhà máy trong tháng 11 năm 2016.
Nhiệt độ W A1 A2 S1 S2 M11 M21 M12 M22 M13 M23
3/11/2016 30.4 28.8 27.9 28.1 28.9 28.6 28.3 30.3 30.3 30.4 30.7
7/11/2016 29.9 28.6 28.6 29.0 29.0 28.9 28.7 28.7 28.9 28.8 28.8
10/11/201
6 32.9 31.6 31.0 30.6 30.6 31.3 31.0 30.8 30.8 31.1 31.6
14/11/201
6 29.9 28.1 28.5 28.4 28.4 28.6 29.0 28.7 29.1 29.0 29.3
17/11/201
6 33.6 30.5 30.3 31.2 31.3 30.0 30.3 29.9 30.1 30.3 30.2
20/11/201
29.9
6 29.9 29.9 28.7 28.6 28.6 28.7 29.0 29.0 29.1 28.9
24/11/201 29.8 29.7 29.6 29.6 29.6 29.5 29.7 29.6 29.3 29.6 29.5
SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 61
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

6
28/11/201
6 29.9 28.3 29.0 28.7 28.6 28.5 29.0 29.1 29.4 29.0 28.8
Lớn nhất 33.6 31.6 31.0 31.2 31.3 31.3 31.0 30.8 30.8 31.1 31.6
Nhỏ nhất 29.8 28.1 27.9 28.1 28.4 28.5 28.3 28.7 28.9 28.8 28.8
Trung bình 30.8 29.4 29.4 29.3 29.4 29.3 29.2 29.5 29.6 29.7 29.7
Nguồn: Báo cáo chỉ tiêu chất lượng nước nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa năm 2016.
- Biểu đồ cho thấy thay đổi của kết quả đo nhiệt độ ngày 28/11/2016 được thể
hiện trong hình 4.8.

Hình 4.8 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi kết quả đo nhiệt độ

- Kết quả đo được của chỉ tiêu nhiệt độ của nhà máy vào 11 năm 2016 đạt loại A
so với QCVN 14:2008/BTNMT. (QCVN 14:2008/BTNMT quy định về nhiệt
độ của nước thải sinh hoạt là không được vượt quá 40oC đối với cột A và 50oC
cột B).
- Sau khi đi qua hệ thống xử lý nước thải của nhà máy thì chỉ tiêu nhiệt độ của
nước thải không có sự thay đổi nhiều, ở đầu vào nhỏ nhất là 29.8oC và lớn nhất
là 33.6oC. Còn đối với ở đầu ra thì lớn nhất là 31.6oC và nhỏ nhất là 28.8oC.

4.3 SỰ CỐ THƯỜNG GẶP VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

4.3.1 Hồ sục khí

a. Cách vận hành

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 62


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

- Hồ sục khí A1 được nối với hồ lắng S2 và cũng với A2. Như vậy nước có
thể chảy từ A2 đến S1 và/hay từ A1 đến A2.
- Vì hồ A2 và A1 nối với nhau nội tại nên nước chỉ được cho phép chảy từ A1
sang A2 và không chảy ngược lại. Đây là con đường duy nhất.
- Hồ sục khí A2 được nối với cả hai hồ S1 và S2. Nước có thể chảy từ A2
sang A1,từ A2 sang S2 và từ A2 sang S1 và S2 cùng lúc.

b. Những trục trặc cụ thể trong vận hành, nguyên nhân và cách khắc phục
của hồ sục khí
 Vấn đề: Oxy hòa tan thiếu ở nhiều chỗ
- Nguyên nhân:
+ Đặt các máy sục khí ở vị trí không đúng.
+ Quá tải ở các đầu vào.
- Biện pháp khắc phục:
+ Thay đổi vị trí máy sục khí.
+ Đặt nhiều máy sục khí ở đầu vào.
+ Phân tích các điều kiện quá tải.
 Vấn đề: mùi hôi và ruồi
- Nguyên nhân:
+ Váng nổi tích tụ trong các góc hồ và mái bờ phía trong.
- Biện pháp khắc phục
+ Loại bỏ các vật trôi nổi
 Vấn đề: oxy hòa tan thay đổi,bọt khí nổi phân bố nhiều
- Nguyên nhân
+ Biến động mạnh về tải lượng.
+ Sục khí quá mức.
+ Có nước thải công nghiệp.
- Biện pháp khắc phục:
+ Kiểm soát hoạt động của hồ sục khí bằng cách tắt/mở.
+ Giám sát oxy hòa tan để thiết lập một chế độ vận hành tốt các
máy sục khí.
+ Duy trì oxy hòa tan chung quanh 1mg/l hay hơn.
+ Tìm ra nguồn nước thải công nghiệp gây ra bọt nổi và yêu cầu
xử lý sơ bộ.

4.3.2 Hồ hoàn thiện

a. Cách vận hành


- Nước tự chảy từ hồ lắng sang hồ hoàn thiện và tự chảy từ hồ hoàn thiện này
sang hồ hoàn thiện khác. Ở hệ thống xử lý có 3 hồ hoàn thiên nhưng chia làm 6
đơn nguyên nước sẽ ổn định và nó sẽ tiêu hủy vi sinh vật gây bệnh. Với thời
gian lưu nước là 6.5 ngày. Sau đó nước sẽ tự chảy ra ngoài kênh Đen.
SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 63
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

b. Những trục trặc cụ thể trong quá trình vận hành

 Vấn đề : váng nổi và các vật thể nổi (ngăn sự thẩm thấu của năng lượng
ánh sáng)
- Nguyên nhân:
+ Nở hoa của tảo (tạo thành một mặt nước xanh).
+ Thải các chất không mong muốn vào (ví dụ rác).
+ Váng bùn nổi lên từ đáy.
+ Ít dòng chảy qua lại và ảnh hưởng của gió.
- Biện pháp khắc phục
+ Phá vỡ váng bằng cách xịt nước hay với một cái cào (các váng
bị phá vỡ thường chìm xuống).
+ Loại bỏ váng với vợt và chôn chúng sau đó.
+ Phá vỡ hay loại bỏ các mảng bùn.
+ Loại bỏ những ngăn cản gió (nếu có thể).
 Vấn đề : Mùi hôi do quá tải gây ra
- Nguyên nhân:
+ Quá tải do lượng nước thải ,gây nên giảm Ph ,hạ thấp oxy hòa
tan,sự thay đổi màu sắc của dòng ra từ xanh lá cây sang xanh
vàng (giàu bọn côn trùng và giáp xác ăn tảo),xuất hiện vung
màu xám gần đầu vào và mùi hôi.
- Biện pháp khắc phục
+ Thay đổi vận hành hồ từ nối tiếp sang song song.
+ Ngừng tạm thời các hồ có vấn đề.
+ Cho chạy tuần hoàn lại dòng ra với tỷ lệ 1/6.
+ Xem lại sự tương thích của các cống để tránh các dòng chảy
lung tung.
+ Trong trường hợp quá tải,xem lại việc lắp đặt thêm các máy
sục khí trong hồ sục khí.
+ Thỉnh thoảng bổ xung sodium nitrate như một nguồn bổ xung
oxygen.
 Vấn đề: mùi hôi do các chất độc gây ra
- Nguyên nhân:
+ Các chất độc từ nước thải công nghiệp tạo ra những điều kiện
kỵ khí đột xuất trong hồ .
- Biện pháp khắc phục:
+ Tiến hành phân tích hóa lý nguồn nước vào để nhận ra nguồn
chất độc có thể .
+ Xác định trong lưu vực cơ sở nào gây ra nguồn thải và đưa ra
các giải pháp xử lý .
SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 64
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

+ Cách ly hồ bị tác động.


+ Đặt một hồ thứ hai vào hoạt động song song,cung cấp thêm
sục khí nếu có thể.
 Vấn đề: mùi hôi do các dòng chảy về thủy lực
- Nguyên nhân:
+ Sự phân phối không đồng đều của dòng chảy vào .
+ Các vùng nước chết bị tạo ra do sử dụng nhiều hình cung khi
tạo hình dạng của hồ.
+ Sự hiện diện của các cây cỏ thủy sinh trong hồ.
- Biện pháp khắc phục:
+ Thu nhiều mẫu ở các nơi khác nhau trong hồ (ví dụ : oxy hòa
tan) để có thể xem có sự khác nhau rõ rệt giữa các điểm thu
mẫu hay không .
+ Trong trường hợp có nhiều ống cống vào thì cung cấp một sự
phân bố đồng đều của dòng chảy vào trong tất cả các cống
vào.
+ Trong trường hợp có một cống duy nhất thì xây cống mới.
+ Cắt bỏ cây cỏ thủy sinh.

 Vấn đề: mùi hôi do các thảm tảo nổi gây ra


- Nguyên nhân:
+ Sự nở hoa của tảo làm ngăn cản sự thẩm thấu của năng lượng
mặt trời và dẫn đến sự tử vong của quần thể tảo tăng trưởng.
- Biện pháp khắc phục
+ Xịt nước với vòi phun áp lực.
+ Phá tan bằng cào.
+ Vớt bỏ.
 Vấn đề: Hàm lượng chất rắn lơ lửng tăng ở dòng ra
- Nguyên nhân:
+ Các điều kiện môi trường thích hợp cho một số quần thể tảo
phát triển.
- Biện pháp khắc phục:
+ Tháo bỏ các dòng ra bị chảy chìm qua vách dẫn dòng mà đã
giữ tảo lại.
+ Dùng nhiều hồ tiếp nối với thời gian lưu nước ngắn ở trong
mỗi hồ.
+ Tiến hành xử lý thêm dòng ra từ hồ để loại bỏ chất rắn lơ lửng
dư.
 Vấn đề: Sự hiện diện của tảo lam
- Nguyên nhân:
+ Xử lý không hoàn toàn.
SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 65
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

+ Quá tải.
+ Chất dinh dưỡng mất cân bằng.
- Biện pháp khắc phục
+ Phá vỡ sự kết váng của tảo lam.
+ Thêm sulfat đồng.
 Vấn đề: xuất hiện tảo sợi và màng nhầy làm hạn chế sự thẩm thấu của
ánh sáng
- Nguyên nhân:
+ Các hồ bị thiết kế vượt ngưỡng yêu cầu.
+ Tải lượng đầu vào bị xuy giảm theo mùa.
- Biện pháp khắc phục:
+ Gia tăng tải lượng thông qua việc giảm số hồ hoạt động.
+ Dùng cách vận hành nối tiếp.
 Vấn đề: khuynh hướng giảm liên tục hàm lượng oxy hòa tan (DO<3mg/l)
- Nguyên nhân:
+ Sự thẩm thấu của ánh sáng mặt trời giảm .
+ Thời gian lưu nước giảm.
+ Hàm lượng BOD cao.
+ Có nước thải công nghiệp độc hại.

- Biện pháp khắc phục


+ Loại bỏ cây cỏ trôi nổi.
+ Hạ thấp tải lượng trong các hồ ở đầu vào thông qua vận hành
song song.
+ Bổ xung sục khí.
+ Tuần hoàn lại nước đã được xử lý.

 Vấn đề : có khuynh hướng xuy giảm liên tục pH gây ra tử vong tảo lục
- Nguyên nhân:
+ Quá tải.
+ Điều kiện khí hậu chuyển biến xấu trong thời gian dài.
+ Sinh vật ăn tảo.
- Biện pháp khắc phục
+ Xem các giải pháp liên quan đến oxy hòa tan thấp hay mùi hôi
do quá tải.
 Vấn đề: Sự phát triển của côn trùng
- Nguyên nhân:
+ Sự hiện diện của cây cỏ trong mái bờ tiếp xúc với mực nước.
- Biện pháp khắc phục
+ Giảm mực nước hồ làm cho ấu trùng,côn trùng bị dính vào cây
cỏ ở mái bờ rồi bị chết khi khu vực bị khô đi.
SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 66
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

+ Vận hành hồ với các mực nước thay đổi.


+ Bảo vệ mái bờ phía trong các tấm bê tông,vữa hồ cứng,vải địa
kĩ thuật…
+ Thả cá vào hồ như cá chép.
+ Phá tan các váng nổi.
+ Dùng hóa chất thich hợp.
 Vấn đề: cây cỏ trong hồ
- Nguyên nhân:
+ Mực nước hồ thấp (dưới 60cm).
+ Hồ bị rò rỉ lớn.
+ Lưu lượng nước thải thấp.
- Biện pháp khắc phục
+ Vận hành hồ với mực nước cao hơn 90 cm.
+ Dọn cỏ trong khuôn viên,ngăn không rơi xuống nước.
+ Bảo vệ mái bờ phía trong bằng các tấm bê tông,vữa hồ
cứng,vải địa kĩ thuật.
+ Loại bỏ cây cỏ trong hồ bằng xuồng hoặc nạo vét (hạ thấp
mực nước để tạo điều kiện hoạt động ).
+ Giảm tính thấm của hồ bằng lớp đất sét (nếu có thể).
+ Dùng thuốc diệt cỏ thích hợp.

4.3.3 Sự cố, nguyên nhân và cách khắc phục khi vận hành các thiết bị khác

a. Thiết bị sục khí


- Sự cố:
+ Thiết bị ngừng hoạt động.
+ Quá tải: đèn OVER ,CURR trong bảng điều khiển bật sáng.
+ Thiết bị sẽ dừng nếu nguồn điện bị ngắt pha hoặc nghẽn mạch.
- Cách khắc phục:
+ Tất cả các sự cố phải được khắc phục lại trước khi khởi động
lại.

b. Thiết bị tách cát


- Sự cố:
+ Thiết bị ngừng hoạt động.
+ Quá nhiệt: Đèn OV-HEAT bật sáng.
+ Máy tách cát sẽ dừng khi rờ le giới hạn ngẫu lực bị tác động.
+ Thiết bị sẽ ngừng hoạt động khi nguồn điện bị mất pha hoặc
nghẽn mạch.
- Biện pháp khắc phục:
+ Thường xuyên kiểm tra các thiết bị trong quá trình hoạt động.

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 67


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

+ Thường xuyên tra dầu,mỡ ở các ổ trục và bơm hoạt động.

c. Máy nén khí


- Sự cố:
+ Máy thổi khí sẽ tắt khi cầu dừng (ở chế độ tự động).
+ Quá nhiệt : đèn OV-HEAT bật sáng.
+ Máy thổi khí không làm việc khi quạt thông gió không làm
việc.
- Biện pháp khắc phục:
+ Thường xuyên kiểm tra máy trong khi đang vận hành.
+ Tất cả các sự cố phải được khắc phục trước khi khởi động lại.
d. Bơm trục vít
- Sự cố:
+ Bơm mở không hoạt động.
+ Thiết bị sẽ bị ngừng hoạt động khi nguồn điện mất pha hoặc
nghẽn mạch.
- Biện pháp khắc phục:
+ Thường xuyên tra mỡ vào bơm.
+ Kiểm tra định kì bơm.
+ Tất cả các sự cố phải được khắc phục trước khi khởi động lại.

CHƯƠNG 5.

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

5.1 KẾT LUẬN

- Sau thơi gian được thực tập tại và tìm hiểu trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa
em có một một số kết luận sau.
+ Chất lượng nước đầu vào và đầu của hệ thống thường xuyên được
đánh giá hàng tháng (một tháng 4 có tháng 5 lần). Do đó có thể
biết được nồng độ và hiệu quả xử lý của từng giai đoạn cũng như
là toàn hệ thống xử lý của trạm.
- Ưu điểm công nghệ
+ Công nghệ đơn giản,công tác xây dựng đơn giản.
+ Vận hành dễ dàng.
+ Hiệu quả cao trong việc làm sạch nước thải.
SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 68
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

+ Khả năng đệm cao.


+ Dễ thích ứng với thể tích được bơm.
+ Có thể kết hợp với vùng không gian xanh,công viên và hồ chứa.
+ Có vùng cây xanh (17,4 ha) tạo cảnh quan ,đồng thời tạo thêm
oxy làm cho khí hậu trong khu vực được cải thiện.
- Nhược điểm của công nghệ
+ Nhược điểm lớn nhất của xí nghiệp là chiếm diện tích quá lớn (36
ha).
+ Tiêu tốn điện năng lớn do vận hành các máy sục khí ở hồ sục khí
+ Chưa xử lý được hoàn toàn nước thải trong kênh Đen .
+ Tại xí nghiệp chưa phân tích các chỉ tiêu vi sinh.
+ Nhà máy chỉ có công suất xử lý là 30.000m3/ngày đêm,trong khi
đó lượng nước thải trên Kênh Đen là rất lớn và nhà máy không
thể xử lý hết được.
+ Nhà máy chỉ thiết kế để xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương
pháp sục khí và lắng lọc theo công nghệ sinh học,trong khi đó
nước thải công nghiệp cũng chảy chung vào Kênh Nước Đen còn
quá nhiều nên không thể xử lý nổi.
+ Nằm gần khu vực đông dân cư tuy mật độ dân cư không cao
nhưng cũng ảnh hưởng đến dân cư sinh sống ở khu vực này
+ Khả năng pha loãng cho hạ nguồn kênh Đen chưa cao.
+ Có khả năng làm ô nhiễm tâng nước ngầm bên dưới nếu việc
chống thấm không tốt,mỗi ngày lượng nước hao hụt do thấm là 2-
3mm.
+ Nguồn nước đầu vào có váng dầu nhưng trong quy trình xử lý
nước thải chưa chú ý đến vấn đề này nên nước đầu ra vẫn tồn trữ
một lượng váng dầu.
- Nhìn chung trong quá trình hoạt động của trạm đã góp phần làm giảm thiểu
đáng kể sự ô nhiễm môi trường do nguồn nước thải sinh hoạt chưa được xử lý
của khu dân cư,các cơ sở sản xuất nhỏ trong khu vực,góp phần cải thiện môi
trường trong khu vực.
- Hệ thống và quy trình công nghệ áp dụng công nghệ hồ sục khí và hồ ổn định
cho kênh Đen mang tính thân thiện với môi trường,vận hành đơn giản và phù
hợp với các tiêu chuẩn đề ra đối với xử lý nước thải sinh hoạt.
- Quá trình hoạt động của xí nghiệp đã tuân thủ nhũng quy định về an toàn trong
quá trình vận hành ,an toàn cho đội ngũ nhân viên đang thực hiện công việc tai
trạm. Các thiết bị máy móc tại trạm thường xuyên được bảo dưỡng.
- Bên cạnh đó trạm vẫn có một số trở ngại như :
+ Các chỉ tiêu vi sinh vẫn chưa được phân tích để biết được tình
trạng ô nhiễm vi sinh ở từng hồ .
+ Chưa có hệ thống tách dầu mõi ban đầu để loại bỏ dầu mỡ tương
đối lớn ở nước thải đầu vào.
SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 69
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

+ Chỉ có thể xử lý nguồn nước thải sinh hoạt .

5.2 KIẾN NGHỊ


 Để trạm xử lý nước thải đạt hiểu quả hơn em xin có một số ý kiến sau:
- Tình hình kênh Đen bị ô nhiễm đã và đang hiện thị ra trước mắt không chỉ
về chất lượng nước mà trong lòng kênh Đen còn phải tiếp nhận một lượng
rác thải sinh hoạt,cây cỏ mọc xung quanh kênh chiếm diện tích lớn cản trở
dòng kênh  khả năng tự làm sạch của kênh đã kém nay gặp phải tình trạng
này dường như không còn khả năng làm sạch vì vậy ta nên tổ chức các đợt
thu gom và làm sạch câu cỏ ở kênh theo định kì.
- Hàng năm ta có thể nạo vét kênh để cho dòng chảy được lưu thông góp
phần làm tăng khả năng làm sạch của dòng .
- Nước thải kênh Đen nay không koong còn thuần túy là nước thải sinh hoạt
mà còn có sự pha trộn của nước thải công nghiệp  do đó Ban Quản Lý
trạm nên đề ra những hướng giải quyết mới nhằm phù hợp với tình trạng
kênh đen hơn như: cải tiến nâng cao hiệu quả xử lý cả chất và lượng ,nghiên
cứu ứng dụng những biện pháp mới hiệu quả mà vẫn phù hợp với các thiết
bị công trình hiện đang có tại trại,nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm tra và
vận hành trạm.
- Nước thải sau khi xử lý đạt QCVN 14:2008 /BVMT được xả lại và hạ
nguồn của kênh Đen có hiệu quả pha loãng không cao và có khả năng ô
nhiễm trở lại nên cần có những biện pháp giải quyết vấn đề này.
- Nước thải sau khi xử lý được xả thải ra ngoài vùng hạ lưu kênh đen hòa
chung với nước thải chưa xử lý ,do đó theo em cần xây dựng thêm hệ thống
thu gom nước thải riêng biệt thừ các hộ dân về trạm xử lý.
- Bên cạnh đó,một số lưu lượng nước thải công nghiệp độc hại từ các cơ sở
sản xuất nhỏ lẻ hòa cùng nước thải sinh hoạt cũng đổ vào kênh Đen  gây
thay đổi thành phần và tính chất nước thải. Do đó trạm xử lý cần kết hợp với
các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý.
- Trong trạm xử lý nên xây dựng thêm các công trình xử lý nito,photpho. Hơn
nữa xung quanh hồ cần có nhiều rào chắn bảo vệ và có nhiều phao hỗ trợ
cho người vận hành và khách tham quan.
- Điều quan trọng nhất là tổ chức tuyên truyền cho người dân và cơ sở sản
xuất nâng cao ý thức cộng đồng về công tác bảo về môi trường.

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 70


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

PHỤ LỤC

QCVN 14: 2008/BTNMT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA


VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

1 QUY ĐINH CHUNG

1.1 Phạm vi điều chỉnh


Quy chuẩn này định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước
thải sinh hoạt khi thải ra môi trường.
Không áp dụng quy chuẩn này đối với nước thải sinh hoạt thải vào hệ thống xử
lý nước thải tập trung.
1.2 Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng với cơ sở công cộng, doanh trại lực lượng vũ trang, cơ
sở dịch vụ, khu chung cư và khu dân cư, doanh nghiệp thải nước thải sinh hoạt ra môi
trường.

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 71


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

1.3 Giải thích thuật ngữ


Trong quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1 Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người
như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân.
1.3.2 Nguồn nước tiếp nhận nước thải là nguồn nước mặc hoặc vùng nước biển ven
bờ, có mục đích sử dụng xác định, nơi mà nước thải sinh hoặt thải vào.

2 QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1 Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thỉ sinh hoạt khi thải
ra nguồn nước tiếp nhận nước thải không vượt quá giá trị Cmax được tính toán như sau:
Cmax = C × K
Trong đó:

Cmax là nồng độ tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
khi thải ra nguồn tiếp nhận tính bằng miligam trên lít nước thải (mg/l).
C là giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm quy định tại bảng 1 mục 2.2.
K là hệ số tính tới quy mô, loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung cư
quy định tại mục 2.3.
Không áp dụng công thức tính nồng độ tối đa cho phép trong nước cho thông số
pH và tổng coliforms.

2.2 Giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép
trong nước thải sinh hoạt.
Giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép
Cmax trong nước thải sinh hoạt khi thải ra các nguồn nước tiếp nhận nước thải được
quy định tại Bảng 1.
Bảng 1 Giá trị các thông số ô nhiễm l àm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong
nước thải sinh hoạt
STT Thông số Đơn vị Giá trị C
A B
1 pH - 5-9 5-9
2 BOD5 (20OC) mg/L 30 50
3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/L 50 100
4 Tổng chất rắn hòa tan mg/L 500 1000
5 Sunfua (tính theo H2S) mg/L 1.0 4.0
6 Amoni (tính theo N) mg/L 5 10

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 72


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

7 Nitrat (NO3-) (tính theo N) mg/L 30 50


8 Dầu mỡ động, thực vật mg/L 10 20
9 Tổng các chất hoạt động bề mặt mg/L 5 10
10 Phosphat (PO43-) (tín theo P) mg/L 6 10
11 Tổng Coliforms MPN/100ml 3.000 5.000

Trong đó:
Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối
đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục
đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột A1 và A2 của Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất l ượng nước mặt).
Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối
đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước không dùng cho
mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột B1 và B2 của Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất l ượng nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ).

2.3 Giá trị hệ số K


Tuỳ theo loại hình, quy mô và diện tích sử dụng của cơ sở dịch vụ, cơ sở công
cộng, khu chung cư và khu dân cư, doanh nghiệp, giá trị hệ số K được áp dụng theo
Bảng 2.
Bảng 2 Giá trị hệ số K ứng với loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung cư.
Loại hình cơ sở Quy mô, diện tích sử dụng Giá trị hệ số K
của cơ sở
1. Khách sạn, nhà nghỉ Từ 50 phòng hoặc khách sạn 1,0
được xếp hạng 3 sao trở lên
Dưới 50 phòng 1,2
2. Trụ sở cơ quan, văn 1,0 Lớn hơn hoặc bằng 10.000m² 1,0
phòng, trường học, cơ sở
nghiên cứu Dưới 10.000m² 1,2

3. Cửa hàng bách hóa, siêu thị Lớn hơn hoặc bằng 5.000m² 1,0
Dưới 5.000m² 1,2
4. Chợ Lớn hơn hoặc bằng 1.500m² 1,0
Dưới 1.500m² 1,2
5. Nhà hàng ăn uống, cửa Lớn hơn hoặc bằng 500m² 1,0
hàng thực phẩm
Dưới 500m² 1,2

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 73


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

6. Cơ sở sản xuất, doanh trại Từ 500 người trở lên 1,0


lực lượng vũ trang
Dưới 500 người 1,2
7. Khu chung cư, khu dân cư Từ 50 căn hộ trở lên 1,0
Dưới 50 căn hộ 1,2

3 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH


Phương pháp xác định giá trị các thông số ô nhiễm trong n ước thải sinh hoạt
thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn phân tích tương
ứng của các tổ chức quốc tế:
- TCVN 6492-1999 (ISO 10523-1994) Chất lượng nước Xác định Ph.
- TCVN 6001-1995 (ISO 5815-1989) - Chất lượng nước - Xác định nhu cầu
oxi sinh hoá sau 5 ngày(BOD5 ) - Phương pháp cấy và pha loãng.
- TCVN 6625-2000 (ISO 11923-1997) - Chất lượng nước - Xác định chất rắn
lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh.
- TCVN 6053–1995 (ISO 9696-1992) - Chất lượng nước - Xác định hàm
lượng tổng chất rắn hoà tan.
- TCVN 4567-1988 - Chất lượng nước – Xác định hàm lượng gốc sunphua và
sunphát.
- TCVN 5988-1995 (ISO 5664-1984) – Chất lượng nước - Xác định amoni -
Phương pháp chưng cất và chuẩn độ.
- TCVN 6180-1996 (ISO 7890-3-1988) –Chất lượng nước – Xác định nitrat -
Phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic.
- TCVN 6336-1998 (ASTM D 2330-1988) – Phương pháp thử chất hoạt động
bề mặt bằng metylen xanh.
- TCVN 6622 - 2000 - Chất lượng nước – Xác định chất hoạt động bề mặt.
Phần 1: Xác định chất hoạt động bề mặt Anion bằng ph ương pháp đo phổ
Metylen xanh.
- TCVN 6494-1999 - Chất lượng nước - Xác định các ion Florua, Clorua,
Nitrit, Orthophotphat, Bromua, Nitrat và Sunfat hoà tan b ằng sắc ký lỏng
ion.
- TCVN 6187-1-1996 (ISO 9308-1-1990) - Chất lượng nước - Phát hiện và
đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu n hiệt và Escherichia coli giả
định. Phần 1: Phương pháp màng lọc.
- TCVN 61872 : 1996 (ISO 93082 : 1990) Chất lượng nước  Phát hiện và
đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt v à escherichia coli giả
định  Phần 2: Phương pháp nhiều ống.
Phương pháp xác định tổng dầu mỡ thực hiện theo US EPA Method 1664
Extraction and gravimetry (Oil and grease and total petroleum hydrocarbons)

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 74


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIÊP “ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA”

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Qui chuẩn này áp dụng thay thế cho TCVN 6772:2000 - Chất lượng nước - Tiêu
chuẩn nước thải sinh hoạt trong Danh mục các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt
buộc áp dụng ban hành kèm theo Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25
tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thải nước thải sinh hoạt ra môi trường tuân
thủ quy định tại Quy chuẩn này.
Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra,
giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này.
Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn trong Quy chuẩn n ày sửa đổi, bổ
sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Quản Lý Dự Án 415 (2006) ,sổ tay hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng trạm
xử lý nước thải Bình Hưng Hòa
2. http://eem.tdt.edu.vn/images/download/08.%20QCVN-14-2008-BTNMT.pdf
3. http://www.nguyeninvestment.com/luan-van/bao-cao-tham-quan-tram-xu-ly-
nuoc-thai-binh-hung-hoa-q-30000m3ngaydem-8043/

SVTH: Nguyễn Tài Lộc MSSV: 131152121 Trang | 75

You might also like