You are on page 1of 95

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG




ĐỒ ÁN XỬ LÝ NƯỚC CẤP

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ


NƯỚC CẤP CHO KHU DÂN CƯ ĐÔ THỊ ĐẠI
PHÚ – DĨ AN – BÌNH DƯƠNG CÔNG SUẤT 3200
M3/NGÀY.ĐÊM

SV thực hiện: HOÀNG THỊ HẠNH


Lớp: 11090201
Mã số SV: 91102035
Khoá: 15
GVHD: TS.ĐẶNG QUỐC DŨNG

Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

1
LỜI MỞ ĐẦU

Nước là một nhu cầu cần thiết trong cuộc sống con người và trong mọi lĩnh vực
sản xuất. Nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng nên việc quy hoạch phát triển cơ sở
hạ tầng được đặt ra như một yêu cầu hết sức cần thiết và cấp bách. Mỗi đối tượng
dùng nước đều có yêu cầu về chất lượng khác nhau, song việc cung cấp nguồn nước
sạch cho sinh hoạt là một trong những nhiệm vụ hàng đầu nhằm đảm bảo cho sự phát
triển của đời sống và sản xuất.
Nhiệm vụ đặt ra đối với người thiết kế là cung cấp nước đạt tiêu chuẩn chất lượng,
đồng thời phải đảm bảo đưa đến mọi đối tượng dùng nước, trong đó ngành cấp thoát
nước đóng vai trò then chốt, phải đưa ra được quy hoạch định hướng phát triển theo
kịp tốc độ phát triển của xã hội.
Trên cơ sở tiếp thu về kiến thức đã học và xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, đồ án này
sẽ trình bày toàn bộ quá trình từ khâu thu nước, xử lý nước đến phân phối nước cho
khu dân cư đô thị Đại Phú – xã Đông Hòa – huyện Dĩ An – tỉnh Bình Dương.
Để hoàn thành được đồ án này em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô
giáo trong Khoa Môi trường & Bảo hộ lao động, qua đây em xin chân thành cảm ơn
giảng viên hướng dẫn: TS. ĐẶNG QUỐC DŨNG đã tận tình chỉ bảo cho em trong
suốt quá trình thực hiện.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do sự hạn chế về thời gian và kiến thức nên Đồ án
không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của Quý
thầy cô để học tập, rút kinh nghiệm nhằm hoàn thiện tốt hơn đồ án tổng hợp này.
Em xin chân thành cảm ơn!

2
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU..............................................................................................................8
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................................8
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................................................9
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................................................................9
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHÊIN CỨU.........................................................................................9
1.5 Ý NGHĨA CỦA ĐỒ ÁN.....................................................................................................10
1.6 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI....................................................................................................10
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC CẤP NƯỚC......................................................10
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.....................................................................................................10
2.1.1 Vị trí địa lý.....................................................................................................................10
2.1.2 Địa hình..........................................................................................................................11
2.1.3 Điều kiện khí hậu.............................................................................................................11
2.1.3.1 Nhiệt độ: ......................................................................................................................12
2.1.3.2 Độ ẩm ......................................................................................................................12
2.1.3.3 Chế độ mưa...................................................................................................................12
2.1.3.4 Chế độ nắng..................................................................................................................12
2.1.3.5Chế độ gió ......................................................................................................................13
2.1.4 Thủy văn...........................................................................................................................13
2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI....................................................................................13
2.2.1 Dân số và lao động...........................................................................................................13
2.2.2 Hiện trạng sử dụng đất.....................................................................................................14
2.2.3 Cơ sở hạ tầng....................................................................................................................14
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN NGUỒN NƯỚC CẤP VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ......................14
3.1 CÁC LOẠI NGUỒN NƯỚC TRONG KHU VỰC............................................................14
3.1.1 Nguồn nước ngầm............................................................................................................14
3.1.2 Nguồn nước mặt...............................................................................................................15
3.1.3 Lựa chọn nguồn nước mặt................................................................................................15
3.2 CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC THÔ..............................................................................15
3.1.1 Xác định các chỉ tiêu còn thiếu và tính toán lượng hóa chất đưa vào..............................16
3.1.1.1 Tổng hàm lượng muối có trong nước............................................................................16
3.1.1.2 Xác định hàm lượng chất keo tụ....................................................................................16

3
3.3 CÁC THÔNG SỐ ĐẶC TRƯNG CHO CHẤT LƯỢNG NƯỚC......................................19
3.3.1 Các thông số vật lý...........................................................................................................19
3.3.1.1 Nhiệt độ nước (0C, 0K).................................................................................................19
3.3.1.2 Độ màu (Pt/Co).............................................................................................................19
3.3.1.3 Mùi vị ......................................................................................................................19
3.3.1.4 Độ đục (NTU)................................................................................................................19
3.4.2.5 Độ dẫn điện...................................................................................................................20
3.4.2.6 Hàm lượng chất rắn trong nước....................................................................................20
3.3.2 Các chỉ tiêu hóa học.........................................................................................................21
3.4.2.1 Độ pH ......................................................................................................................21
3.4.2.2 Độ kiềm của nước..........................................................................................................21
3.4.2.3 Độ cứng của nước.........................................................................................................21
3.4.2.4 Oxy hòa tan DO (Dissolved Oxygen)............................................................................22
3.4.2.5 Các hợp chất chứa Nitơ.................................................................................................22
3.4.2.6 Các hợp chất chứa Photpho..........................................................................................23
3.4.2.7 Các hợp chất Sắt, Mangan............................................................................................23
3.4.2.8Các chất khí hòa tan.......................................................................................................23
3.4.2.9Các hợp chất Silic..........................................................................................................24
3.4.2.10Clorua Cl-.....................................................................................................................24
3.4.2.11Sunfat (SO42-)................................................................................................................24
3.4.2.12Các kim loại nặng có tính độc cao...............................................................................24
3.4.2.13Hóa chất bảo vệ thực vật..............................................................................................25
3.3.3Các chỉ tiêu vi sinh............................................................................................................25
3.4.2.1Vi trùng gây bệnh...........................................................................................................26
3.4.2.2Các loại rong tảo............................................................................................................26
3.4TỔNG QUAN VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC CẤP..............................................26
4.2.1Các biện pháp xử lý...........................................................................................................26
4.2.2Một số công đoạn xử lý nước cơ bản................................................................................27
3.4.2.1Quá trình keo tụ và phản ứng tạo bông cặn...................................................................27
3.4.2.2Quá trình lắng................................................................................................................28
3.4.2.3Quá trình lọc..................................................................................................................28
3.4.2.4Khử trùng nước..............................................................................................................29
3.4.2.5Ổn định nước..................................................................................................................29
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC MẶT..................................30

4
4.1CƠ SỞ ĐỀ XUẤT SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ MẶT...................................................30
4.2.1Một số sơ đồ xử lý nước mặt.............................................................................................30
4.2 ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP................................................................31
4.2.1Phân tích lựa chọn sơ đồ công nghệ..................................................................................31
4.2.1.1Bể trộn và bể phản ứng tạo bông cặn............................................................................31
4.2.1.2Bể lắng ......................................................................................................................31
4.2.1.3Bể lọc ......................................................................................................................31
4.2.1.4Bể chứa ......................................................................................................................31
4.2.1.5Trạm bơm cấp II.............................................................................................................32
4.2.2Sơ đồ dây chuyền công nghệ.............................................................................................32
4.2.3Thuyết minh công nghệ.....................................................................................................32
CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC CẤP.....................................34
5.1CÔNG SUẤT CỦA CÔNG TRÌNH....................................................................................34
5.2 TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH THU – TRẠM BƠM CẤP I................................................35
5.2.1Công trình thu....................................................................................................................35
5.2.1.1Vị trí công trình thu:.......................................................................................................35
5.2.1.2Tính toán công trình thu.................................................................................................36
5.2.2TRẠM BƠM CẤP I:.........................................................................................................42
5.2.2.1Xác định đường kính ống hút và ống đẩy của trạm bơm cấp I:.....................................42
5.2.2.2Cột áp ......................................................................................................................43
5.2.2.3Chọn bơm ......................................................................................................................44
5.2.2.4Bơm chữa cháy ở trạm bơm cấp I..................................................................................44
5.3TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC CẤP............................................................45
5.3.1Bể hòa trộn và bể tiêu thụ vôi sữa.....................................................................................45
5.3.1.1Bể hòa trộn vôi...............................................................................................................45
5.3.1.2 Bể tiêu thụ vôi................................................................................................................48
5.3.1.3.Diện tích kho chứa vôi dự trữ:......................................................................................49
5.3.2Bể hòa trộn và bể tiêu thụ phèn.........................................................................................50
5.3.2.1Bể hòa trộn phèn:...........................................................................................................50
5.4BỂ TRỘN CƠ KHÍ..............................................................................................................53
5.5BỂ PHẢN ỨNG CÓ TẦNG CẶN LƠ LỬNG....................................................................55
5.6BỂ LẮNG NGANG.............................................................................................................59
5.6.3Bộ phận phân phối nước vào và lấy nước ra.....................................................................62
5.6.4hệ thống xả cặn..................................................................................................................65

5
5.7BỂ LỌC NHANH................................................................................................................67
5.8BỂ CHỨA NƯỚC SẠCH....................................................................................................77
5.9 KHỬ TRÙNG.....................................................................................................................78
5.10HỒ LẮNG – SÂN PHƠI BÙN..........................................................................................78
5.11 CAO TRÌNH CÁC CÔNG TRÌNH TRONG TRẠM XỬ LÝ..........................................79
5.11.1 Cao trình bể chứa nước sạch..........................................................................................79
5.12TRẠM BƠM CẤP II..........................................................................................................80
5.12.3Bơm chữa cháy................................................................................................................83
CHƯƠNG 6: KHÁI TOÁN CHI PHÍ.......................................................................................85
6.1CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BAN ĐẦU............................................85
6.1.1Chi phí xây dựng công trình trạm bơm cấp I....................................................................85
6.2. CHI PHÍ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH...................................................................................88
6.2.1. Chi phí hóa chất...............................................................................................................88
6.2.2. Chi phí điện năng............................................................................................................89
6.2.3. Chi phí nhân công...........................................................................................................89
6.2.4. Chi phí sửa chữa..............................................................................................................90
6.2.4. Chi phí khấu hao.............................................................................................................90
6.2.5. Tổng chi phí quản lý, vận hành.......................................................................................90
6.3. GIÁ THÀNH XỬ LÝ 1 M3 NƯỚC...................................................................................90
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................93

6
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước sinh hoạt là một nhu cầu không thể thiếu đối với đời sống của mỗi chúng ta.
Ngày nay, phát triển sản xuất đã góp phần cải thiện cuộc sống, nhưng bên cạnh đó
cũng tạo ra nhiều nguồn thải trực tiếp hay gián tiếp làm ô nhiễm nguồn nước cấp cho
chính con người. Mặt khác, nguồn nước tự nhiên không hoàn toàn đạt tiêu chuẩn chất
lượng nước cấp và tính ổn định không cao. Vì vậy làm sao để cung cấp đủ nước sạch
cho sinh hoạt và sản xuất một cách tốt nhất và hiệu quả thì bên cạnh đó phải thích hợp
về mặt kinh tế đồng thời không gây ra những tác động xấu đến môi trường.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
− Mục tiêu trước mắt: cung cấp đầy đủ và đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh đối với chất
lượng nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt, phục vụ cho nhu cầu dùng nước của người
dân ở cụm dân cư khu đô thị Đại Phú.
− Mục tiêu lâu dài: cung cấp nứơc sạch một cách ổn định và lâu dài cho ăn uống vệ
sinh và các hoạt động ản xuất kinh doanh trong khu đô thị trước tình hình thiếu nước
của khu vực. Ngoài ra, cũng giải quyết vấn đề môi trường tránh việc phá hoại địa tầng
do khai thác nước ngầm tùy tiện gây ra các hậu quả nghiêm trọng.
− Địa điểm nghiên cứu: cụm dân cư khu đô thị Đại Phú xã Đông Hòa – huyện Dĩ An
– tỉnh Bình Dương
− Đối tượng nghiên cứu: chất lượng nước, công nghệ xử lí nước cấp phù hợp với khu
vực nghiên cứu.
− Giới hạn nghiên cứu: khu đô thị Đại Phú xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình
Dương.
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
− Thu thập kế thừa và phát triển các số liệu, thông tin, cơ sở dữ liệu về điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội lien quan đến đề tài trong khu vực thực hiện.
− Tìm hiểu, tự chọn, so sánh các giải pháp công nghệ dựa trên tính kinh tế, hiệu quả
xử lí từ đó đưa a phương án mang tính khả thi nhất.
− Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp phù hợp với tình hình đô thị.
− Khái toán chi phí đầu tư và chi phí vận hành của hệ thống xử lý.

7
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHÊIN CỨU
− Phương pháp thu thập, phân tích và thừa kế số liệu hiện có (điều kiện tự nhiên, kinh
tế-xã hội).
− Dựa trên tài liệu đã thu thập, phân tích hiện trạng chất lượng nước của địa phương.
− Phương pháp phân tích các ưu nhược điểm của các sơ đồ công nghệ được đề xuất.
− Phương pháp lựa chọn đưa ra công nghệ phù hợp nhất.
− Phương pháp tính toán thiết kế các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý.
1.5 Ý NGHĨA CỦA ĐỒ ÁN
− Giải quyết vấn đề nuớc sạch và sức khỏe cộng đồng. Đảm bảo đuợc an toàn vệ
sinh, giảm được các bệnh liên quan như: tiêu chảy, sốt rét, đau mắt hột,…
− Làm tiền đề cho các doanh nghiệp tư nhan và ngoài tư nhân với vốn ban đầu thấp
có thể tự thiết kế và áp dụng hệ thống xử lý này góp phần nâng cao mức đời sống.
1.6 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài gồm 7 chương trình bày những nội dung thu thập đựơc qua các tài liệu tham
khảo và kết quả nghiên cứu, tính toán trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp “Thiết
kế trạm xử lý nước cấp công suất 3200m3 / ngày đêm cấp cho kh dân cư Đại Phú, xã
Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.”
Chương 1: Mở đầu.
Chương 2: Tổng quan về khu vực cấp nước.
Chương 3: Tổng quan nguồn nước cấp và biện pháp xử lý.
Chương 4: Đề xuất sơ đồ công nghệ xử lý.
Chương 5: Tính toán thiết kế các hạng mục công trình.
Chương 6: Khái toán chi phí.
Chương 7: Kết luận và kiến nghị

8
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC CẤP NƯỚC
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1Vị trí địa lý
− Khu đô thị ĐẠI PHÚ nằm giữa khu tam giác của miền Đông Nam Bộ là Sài Gòn –
Bình Dương – Biên Hòa, giáp ranh với Quận 9, Thủ Đức, Đồng Nai và vành đai Đại
học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh rất tiện lợi cho việc di chuyển. Ngoài ra, khu đô thị còn
gần Bệnh viện quốc tế, Nhà thờ, Chùa... trong khu đô thị Đại Phú còn có cả một trung
tâm thương mại Saigon Outlet Mall.

− Tổng thể Khu đô thị Đại Phú với quy mô lớn bao gồm 10 tòa nhà, mỗi tòa nhà 15
tầng (chưa kể tầng trệt và tầng hầm giữ xe), mỗi tầng chia làm 12 căn hộ với 4 mẫu
thiết kế,diện tích khác nhau từ 66.5m2 – 157m2, dự kiến cung cấp chỗ ở cho khoảng
9000 người vào năm 2025. Mỗi tòa đều có 4 thang máy, hệ thống phòng cháy chữa
cháy, vệ sinh, an ninh 24/24 và đầy đủ tiện ích công cộng như: khuôn viên, hồ bơi, sân
tennis, câu lạc bộ bida, games…

− Phía Bắc giáp: ga Dĩ An, xã Bình Hòa

− Phía Đông giáp: xã An bình, ga Sóng Thần

− Phía Tây giáp: xã Bình Thắng

− Phía Nam giáp: công viên giải trí Suối Tiên, Đền Hùng, quận Tân Phú

2.1.1Địa hình
Khu đô thị Đại Phú tọa lạc trên một ngọn đồi mặt hướng đại học quốc gia lưng tựa
núi Châu Thới, nằm ngay giao điểm của 3 vùng kinh tế phát triển Sài Gòn - Bình
Dương - Đồng Nai.

Khu đất quy hoạch xây dựng khu dân cư Đại Phú có nguồn gốc là đất nông nghiệp.
Nằm sát Quốc Lộ 1A, khá bằng phẳng, địa hình dốc thoải theo huớng từ Đông sang
Tây. Chênh lệch giữa vị trí cao nhất và thấp nhất khoảng 0.6m, độ dốc trung bình
khoảng 1% đến 2% rất thuận tiện cho xây dựng mạng lưới cấp thoát nước.

9
Khu đất này chưa có bản đồ khoan thăm dò địa chất, tuy nhiên nó nằm trong vùng
thuộc đất xám hình thành trên nền đất phù sa cổ nên có tính chất cơ lý rất tốt. Cừơng
độ chịu nén của đất từ 1 đến 1.5kg/cm2 thuận lơi cho việc xây dựng các công trình.

2.1.3Điều kiện khí hậu


Nằm trong miền nhiệt đới gió mùa có hai mùa rõ rệt là mùa mưa (tháng 5-10) và mùa
khô (tháng 11-4). Mùa mưa ấm áp, gió hình hành theo hướng Đông Bắc từ biển thổi
vào nên nhiều mây, mưa. Mùa khô tiếp nhận không khí từ miền Bắc vì vậy hơi khô và
se lạnh về đêm. Một số đặc điểm khí hậu thời tiết của khu vực triển khai dự án như
sau:

2.1.3.1 Nhiệt độ:


- Nhiệt độ trung bình hằng năm: 26.7 0C

- Nhiệt độ cao nhất: 39.5 0C (tháng 4)

- Nhiệt độ thấp nhất: 18.5 0C (tháng 12)

2.1.3.2 Độ ẩm
- Độ ẩm trung bình hằng năm: 82%.

- Độ ẩm tháng cao nhất: 91% (tháng 9).

- Độ ẩm tháng thấp nhất: 35%.

2.1.3.3Chế độ mưa
- Mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 hằng năm.

- Lượng mưa trung bình năm: 1.633mm

- Lượng mưa năm cao nhất: 2.680mm.

- Lượng mưa năm thấp nhất: 1.136mm

- Số ngày mưa trung bình năm: 162 ngày

- Lượng mưa tối đa trong ngày: 177mm.

10
- Lượng mưa tối đa trong tháng: 603mm

2.1.3.3Chế độ nắng
Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.526 giờ tập trung vào mùa khô, khu vực quy
hoạch không có sương mù.

2.1.3.4Chế độ gió
Về mùa mưa có gió Tây Nam, về mùa khô có gió Đông Bắc, chuyển tiếp 2 mùa có
gió Đông và Đông Nam. Tốc độ gió trung bình từ 5-10 m/giây, cao nhất 25-30
m/giây. Khu vực quy hoạch ít chịu ảnh hưởng của bão.

2.1.4 Thủy văn


Trong khu vực xung quanh khu dân cư, không có sông suối hay nguồn nuớc mặt.
Nước ngầm ở độ sâu 40m có lưu lượng và chất lượng tốt.
2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI
2.2.1 Dân số và lao động
 Dân số khu đô thị:
Theo thống kê năm 2009, dân số toàn khu đô thị là 7128 người. Dự báo dân số đến
năm 2025 là: N = N0 ×(1+ 0,015)15 = 8999 (người) , ta lấy làm tròn 9000 người.
Tỉ lệ tăng dân số trong thời gian qua có xu hướng giảm; đến năm 2008, tỉ lệ tăng tự
nhiên chỉ còn 1,5% bình quân mỗi năm giảm 0,07%.
 Dân số và lao động của xã Đông Hòa:
Dân số xã Đông Hòa tính đến tháng 10/2004 có 21.992 người (trong đó số dân
nhập cư là 4.972 người, chiếm tới 22,6% tổng số dân toàn xã). Mật độ dân số cao, bình
quân 916 người/km2, cao hơn mức bình quân trung bình của toàn huyện ngoại thành
(650 người/km2). Điều này chứng tỏ xã đang có xu hướng đô thị hóa rất nhanh.
Hiện nay toàn xã có 4.474 hộ; số hộ nông nghiệp có xu hướng giảm mạnh, từ 1.114
hộ năm 2000, đến tháng 11/2994 chỉ còn 707 hộ tức là giảm 10.7% năm. Trong khi số
hộ CN – TTCN tang mạnh từ 383 hộ năm 2000, đến nay la 2.086 hộ, tương ứng tốc độ
tăng bình quân là 52,8%, số hộ ở khu vực TM- DV cũng tăng đáng kể, với các con số
tương ứng là 753 hộ, 1702 hộ, và 22,7%. Nhưng con số trên đồng nghĩa với việc tại xã

11
Đông Hòa đang có sự chuyển dịch rất lớn về lao động từ khu vực sản xuất nông nghiệp
(giảm 5,4% năm) sang khu vực CN – TTCN và TM – DV. Sự dịch chuyển này là hoàn
toàn đúng xu hướng phát triển ngành kinh tế xã hội (do tác động của quá trình đô thị
hóa, đất nông nghiệp giảm, bên cạnh đó các cơ sở CN – TTCN ngày càng được phát
triển, số lao động nông, đạc biệc là lực lượng thanh niên trẻ với tâm lý ngại việc “ nhà
nông”m, muốn tham gia vào môi trường lao động mới và có thu nhập ngay trước
mắt…).

2.2.2Hiện trạng sử dụng đất


Diện tích tự nhiên là 1856,24 ha, trong đó đất nông nghiệp là 1541,3 ha, chiếm tới
83,0% diện tích tự nhiên toàn xã; đất thổ cư 97,2% ha; và đất chưa sử dụng là 81,7 ha.
Bình quân đất tự nhiên nhập khẩu toàn xã là:0.088ha, dất nông nghiệp là 0.07 ha
(tương ứng với con số này của toàn huyện Dĩ An là 0.05 ha và 0.04 ha); là xã ngoại
thành nhưng bình quân đất thổ cư/hộ của xã chỉ khoảng 208 m2.
Đất của xã chủ yếu thuộc loại đất xám, chiếm 62,3%, đây là loại đất có thành phần
cơ giới nhẹ, cát pha nên thích hợp với các cây rau màu và cây công nghiệp,… còn lại
5,7% là loại đất phèn và nhiễm phèn.
Diện tích đất canh tác bình quân hộ nông nghiệp: 1,80 ha/hộ
Diện tích đất canh tác bình quân cho một lao động nông nghiệp: 0.94 ha/LDNN.

2.2.3Cơ sở hạ tầng
Trong năm 2010, xã đã duy tu nhựa hóa 5 tuyến đường trục lien xã, liên ấp, tổng
chiều dài 5km; đang thi công 14 tuyến đường liên ấp tổng chiều dài 4,383 km; làm
cứng hóa 100% các tuyến đường nội đồng để xe cơ giới đi lại thuận tiện. Xây dựng
mới một số dãy phòng học trường THCS Đông Hòa.
Đang giải tỏa đền bù cho 11 hộ và cả tang 40 ngôi mộ vô cư, để xây dựng chung
khu trung tâm văn hóa và sân đá bóng, nâng cấp 7 trụ sở ban điều hành ấp thành các tụ
điểm sinh hoạt văn hóa.

12
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN NGUỒN NƯỚC CẤP VÀ BIỆN
PHÁP XỬ LÝ
3.1 CÁC LOẠI NGUỒN NƯỚC TRONG KHU VỰC
3.1.1Nguồn nước ngầm
Nước ngầm mạch nông bị nhiễm mặn nhẹ, nuớc ngầm mạch sâu 150 – 200m chất
lượng tương đối tốt. Nguồn nước này có thể dùng làm nguồn nước cấp cho khu vực

3.1.2Nguồn nước mặt


Trên địa bàn huyện Dĩ An có nguồn nước mặt với lưu lượng lớn là nguồn nước cấp
từ sông Đồng Nai. Nguồn nước này chất lượng tương đối ổn định và cũng là nguồn
cấp nước cho khu vực.

3.1.3Lựa chọn nguồn nước mặt


Trên địa bàn có 2 loại nước có thể cung cấp nước cho khu vực là nguồn nước mặt
và nước ngầm. Cả 2 nguồn nứơc này đều đáp ứng đựơc nhu cầu dùng nước của khu
vực. Tuy nhiên, tại vị trí xây dựng khu đô thị, cấu tạo địa chất có nhiều đá ngầm nên
khó khăn cho việc khai thác đá ngầm. Để thuận tiện cho việc mở rộng công suất sau
này, nguồn nước mặt đựơc lựa chọn làm nguồn cung cấp nước cho khu vực.

3.2 CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC THÔ


Các tiêu chuẩn hóa lý chủ yếu của nguồn nước dùng làm nguồn nước cho trạm xử
lý đã đựơc kiểm nghiệm có giá trị trung bình là:
Bảng 1: chỉ tiêu chất lượng nguồn nước

Chỉ tiêu Đơn vị Trị số Tiêu chuẩn TCVN Nhận xét


5502 – 2003

pH 6.8 6 – 8.5 Đạt

độ đục NTU 150 ≤2 Không đạt

độ màu Pt/Co 48 ≤15 Không đạt

TDS Mg/l 180 ≤1000 đạt

13
TSS Mg/l 80 5 Không đạt

chất hữu cơ Mg/l O2 2.5 2–6 Đạt

độ cứng tính Mg/l CaCO3 64 300 Đạt


theoCaCO3

Fe2+ Mg/l 0.3 0.5 Đạt

H2S Mg/l 0 ≤ 0.05 Đạt

NH4+ Mg/l 0.61 ≤3 Đạt

Cl- 0.80 ≤ 250

NO3- Mg/l 0.008 ≤ 10.0 Đạt

NO2- Mg/l 0.17 ≤ 1.0 Đạt

PO43- Mg/l 0.56 ≤ 2.5 Đạt

Fluo 0.097 0.7 – 1.5 Đạt

Mn2+ 0.01 ≤ 0.5 Không đạt

Al ≤ 0.5 Đạt

Nhận xét và kết luận: mẫu nứơc có độ đục, độ màu, chất rắn lơ lửng cao hơn tiêu
chuẩn cho phép nên cần xử lý. Công nghệ đựơc đề xuất sẽ đựơc quan tâm: lắng – lọc –
khử trùng.

3.1.1Xác định các chỉ tiêu còn thiếu và tính toán lượng hóa chất đưa vào
3.1.1.1Tổng hàm lượng muối có trong nước
Tổng hàm lượng muối có trong nước P(mg/l) được xác định bằng:
P = ∑ M e + ∑ A e + ¿¿ ¿ 1.4[Fe2+] + 0.5[HCO3-] + 0.13[SiO32-] (mg/l)
+¿ −¿

Trong đó:
 ∑ M e :¿ tổng hàm lượng các ion (+) không kể Fe2+ có trong nước nguồn (m/l)
+¿

∑ M e +¿ ¿= [Mn2+] + [NH4+]
= 0.01 + 0.61
= 0.62 (mg/l)

14
 ∑ A e−¿ : ¿ Tổng hàm lượng các Ion (-) không kể Ion [HCO3-], [SiO32-] có trong
nước nguồn (mg/l)
Ae- = [Cl-] + [NO3-] + [PO42-] + [NO2-]
= 0.8 + 0.008 + 0.17 + 0.56
= 1.538 (mg/l)

 P = 0.62 + 1.538 + 1.4×0.3 = 2.578 (mg/l)


3.1.1.2 Xác định hàm lượng chất keo tụ
Theo độ màu

Các hóa chất thường sử dụng để thực hiện quá trình keo tụ: Al2(SO4)3, FeSO4, FeCl3.
Do nguồn nước không cần khử độ cứng nên ta có thể chọn phèn nhôm Al2(SO4)3 làm
hóa chất dùng để keo tụ. Còn phèn sắt có hiệu quả keo tụ cao, nhưng các quá trình
khác như sản xuất, vận chuyển, định lượng phức tạp và trong quá trình xử lý để làm
nước có màu vàng nên thường không sử dụng để xử lý nước cấp.
Theo mục 6.11 (Trang 27) – TCXDVN 33 – 2006, liều lượng phèn cho vào xử lý nước
có màu được xác định theo công thức:

Lượng phèn nhôm cần dùng (6.11 – TCVNVN 33: 2006):


PAl = 4√ M = 4√ 48 = 27.7 (mg/l)
Trong đó:
PAl: lượng phèn nhôm không chứa nước (mg/l)
M: độ màu nước nguồn (cobalt), M = 48
Nếu tính theo hàm lượng cặn (bảng 6.3 mục 6.11 – TCXDVN 33 : 2006)
SSnước nguồn = 80 mg/l dùng 33 mg/l phèn không chứa nước.
Vậy chọn giá trị 33 mg/l phèn nhôm không chứa nước.
Lượng phèn nhôm dùng trong ngày:
mAl2(SO4)3 = Qmax
ngđ × PAl = 3200 × 33 × 10 = 105.6 kg/ngày
-3

Chất kiềm hóa:

15
Trong phản ứng keo tụ sẽ giải phóng các Ion H+ làm tăng tính axit của nước sau xử lý,
lượng ion này có thể được khử bằng độ kiềm tự nhiên của nước. Nếu độ kiềm của
nước thấp có thể cần kiềm hóa nước bổ sung bằng hóa chất ( dùng vôi).
Liều lượng chất kiềm hóa theo tiêu chuẩn mục 6.15( trang 28) TCXDVN 33 : 2006
P Al 33
Dk = K( – K +1) = 28 ( – 1.3 +1) = 7.81 (mg/l)
e 57

Trong đó:
PAl: hàm lượng phèn nhôm dùng để keo tụ (mg/l), PAl = 33 (mg/l)
e: đương lượng phèn nhôm (không chứa nước) đối với Al2(SO4)3 = 57 (mgđl/l)
65
k: độ kiềm nhỏ nhất của nước = = 1.3 (mgđl/l)
50
K: đương lượng gam của chất kiềm hóa đối với vôi ( theo CaO) = 28
Lượng vôi CaO (nguyên chất) cần dùng trong một ngày là:
mCaO = Qmax
ngđ × Dk = 3200 × 7.81 × 10 = 25 kg/ngày.
-3

 tổng lượng hóa chất cần dùng:


Phèn nhôm: PAl2(SO4)3 = 105.6 kg/ngày
Vôi sống: PCaO = 25 kg/ngày

Xác định lượng vôi cần kiềm hoá nước sau khi keo tụ
Lượng vôi tính theo CaO được tính theo công thức 6 – 36 TCXDVN 33 - 2006
100
DK = β×K×e× C (mg/l)
k

Trong đó:
+ K: Độ kiềm của nước trước khi đã xử lý ổn định K = 1.3 (mđlg/l)

+ : Hệ số phụ thuộc độ ổn định của J và pH của nước nguồn.

Tra biểu đồ hình 6 - 5 trong TCVN 33 - 2006, ta được β = 0,8


+ e: Đương lượng của kiềm, e = 28 mg/l

+ Ck: Hàm lượng chất kiềm hoạt tính trong sản phẩm kĩ thuật = 80%.

16
Vậy tổng hàm lượng CaO cần sử dụng là:
100
 DK = 0,8 x 1.3 x 28 x 80 = 36.4(mg/l).

Hàm lượng cặn lơ lửng sau khi keo tụ


C = Cn + K×Pp + 0,25× M + V (mg/l)
Trong đó:
+ Cn: Hàm lượng cặn trong nước thô, Cn = 80 mg/ l

+ K: Hệ số với phèn, đối với phèn nhôm không sạch k = 1

+ Pp: Hàm lượng phèn tính theo sản phẩm không chứa nước, Pp = 33 mg/l

+ M: Độ màu của nguồn nước, M = 480

+ V: Lượng vôi cho vào nước, V = 36.4mg/l

 C = 80 + 1×40 + 0.25× 48 + 36.4 = 168.4 mg/l

3.3 CÁC THÔNG SỐ ĐẶC TRƯNG CHO CHẤT LƯỢNG NƯỚC


3.3.1Các thông số vật lý

3.3.1.1 Nhiệt độ nước (0C, 0K)


Nhiệt độ của môi trường là một đại lượng phụ thuộc vào điều kiện môi trường và khí
hậu. Nhịêt độ của nước có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xử lý nứơc. Sự thay đổi
nhiệt độ của nước phụ thuộc vào từng loại nguồn nước. Nhiệt độ của nguồn nước nước
mặt dao động rất lớn ( từ 4 ÷ 40 0C) phụ thuộc vào thời tiết và độ sâu nguồn nước.
Nước sông, nứơc ngầm mạch sâu có nhiệt độ ổn định gần như không thay đổi theo
mùa.

3.4.2.1 Độ màu (Pt/Co)


Độ màu của nước thiên nhiên thể hiện sự tồn tại của các lớp chất humi (mùn) và các
chất bẩn ở trong nước tạo nên. Độ màu của nước bị gây ra bởi các hợp chất hữu cơ, các
hợp chất keo sắt, nước thải công nghiệp hoặc do sự phát triển của rong, rêu, tảo. Các
chất mùn gây ra màu vàng, các loại thủy sinh tạo cho nước có màu xanh lá cây, nước
sinh hoạt và công nghiệp thường tạo ra màu xám hoặc đen cho nguồn nước.

17
3.4.2.2 Mùi vị
Một số chất khí và một số chất hòa tan làm cho nước có mùi. Nước thiên nhiên thường
có mùi của đất, mùi đặc trưng hóa học như mùi Amoniac, mùi Clophenol. Nước có thể
có vị mặn, chat tùy theo hàm lượng các chất khoáng không hòa tan.

3.4.2.3 Độ đục (NTU)


Độ đục của nước đặc trưng cho tạp chất phân tán dạng hữu cơ hay vô cơ không hòa tan
hay keo có nguồn gốc khác nhau. Nguyên nhân gây ra nước bị đục là do sự tồn tại của
các loại bùn, axit silic, hydroxit sắt, hydroxit nhôm, hay cac loại keo hữu cơ vi sinh vật
và phù du thực vật có trong đó. Trong nước ngầm, độ đục đặc trưng cho sự tồn tại các
khoáng chất không hòa tan hay các hợp chất hữu cơ trong nứơc thải xâm nhập vào đất.

Độ đục đo bằng máy so màu quang học dựa trên cơ sở sự thay đổi cường độ ánh sáng
đi qua lớp nứơc mẫu.

3.4.2.4 Độ dẫn điện


Nước là một chất dẫn điện yếu. Độ dẫn điện của nứơc tinh khiết có thể đạt tới 4,2μs/m
ở 200C. Độ dẫn điện tăng khi trong nước có các muối hòa tan và thay đổi phụ thuộc
vào nhiệt độ

Tính phóng xạ của nước là do sự phân hủy các chất phóng xạ có trong nước tạo nên.
Nước ngầm thường nhiễm các chất phóng xạ tự nhiên, các chất này có thời gian bán
phân hủy rất nhỏ nên nước thường vô hại. Trong một số trường hợp còn sử dụng để
chữa bệnh. Ngược lại, tính phóng xạ của nước do sự nhiễm bẩn chất phóng xạ trừ chất
thải công nghiệp khi vượt quá giới hạn cho phép lại nguy hiểm. Phóng xạ gây nguy hại
cho cuộc sống nên độ phóng xạ trong nước thường được xem như là một chỉ tiêu quan
trọng để đánh giá chất lượng nước.

3.4.2.5 Hàm lượng chất rắn trong nước


Hàm lượng chất rắn trong nước gồm có chất răn vô cơ (các muối hòa tan, chất rắn
không tan như: huyền phù, đất cát,…), chất rắn hữu cơ (gồm các vi sinh vật, động vật,

18
nguyên sinh, chất thải sinh hoạt, công nghiệp). Trong xử lý nước, hàm lượng chất rắn
được chia ra thành:
− Tổng hàm lượng cặn TS (Total Solid) là trọng lượng của phần còn lại sau khi cho
bay hơi 1 lit mẫu ở 1050C tới khi có trọng lượng không đổi, đơn vị là mg/l.
− Cặn lơ lửng SS (Suspended Solids), phần trọng lượng của phần còn lại trên giấy khi
lọc 1 lít nước qua giấy lọc rồi sấ khô ở 1050C tới khi có trọng lượng không đổi, đơn vị
là (mg/l).
− Chất rắn hòa tan DS (Dissolved Solids) bằng hiệu giữa tổng lượng cặn TS và cặn lơ
lửng SS.
DS = TS − SS
− Chất rắn hóa hơi VS ( Volatile Solids) là phần mất đi khi nung ở 5500C trong một
thời gian nhất định.
3.3.2Các chỉ tiêu hóa học

3.4.2.1 Độ pH
pH là chỉ số đặc trưng cho nồng độ ion H+ có trong dung dịch. Thường biểu thị cho
tính acid hay tính kiềm của nước.
Tính chất của nước xác định theo các giá trị khác nhau của pH
Khi: pH = 7 nước có tính trung tính
pH < 7 nước có tính axít
pH > 7 nước có tính kiềm
Độ pH có liên qua đến sự hiện diện của một số kim loại và khí hòa tan trong nước. Ở
pH < 5, tùy thuộc vào địa chất, trong một số nguồn nước có thể chứa sắt, mangan,
nhôm ở dạng hòa tan, và một số khí như CO2, H2S tồn tại ở dạng tự do trong nước.
Độ pH trong nước có ý nghĩa quan trọng trong các quá trình lý, hóa khi xử lý bằng hóa
chất. Quá trình chỉ có hiệu quả tối ưu khi ở một khoảng pH nhất định trong những điều
kiện nhất định.

3.4.2.2 Độ kiềm của nước


Độ kiềm toàn phần là tổng hàm lượng của các ion bicacbonat, cacbonat, hydroxit và
các muối của axit yếu. Do hàm lượng các muối này có trong nước rất nhỏ nên độ kiềm
toàn phần đựơc đặc trưng bằng tổng hàm luợng các ion sau:

19
Kt = [ OH-] + [CO32-] + [HCO3]
Ở nhiệt độ nhất định, độ kiềm phụ thuộc vào độ pH và hàm lượng khí CO2 tự do trong
nước.
Độ kiềm bicacbonat và cacbonat góp phần tạo nên tính đệm cho dung dịch nước.
Nguồn nước có tính đệm cao, nếu trong quá trình xử lý có dùng thêm các hóa chất
như phèn, thì độ pH của nước cũng ít thay đổi nên sẽ tiết kiệm đựơc các hóa chất dùng
để điều chỉnh pH.

3.4.2.3 Độ cứng của nước


Độ cứng của nước là đại lượng biểu thị hàm lượng các ion canxi và magie có trong
nước. Trong kĩ thuật xử lý nước sử dụng ba loại khái niệm độ cứng.
− Độ cứng toàn phần biểu thị tổng hàm lượng các ion canxi và magiê có trong nước.
− Độ cứng tạm thời biểu thị tổng hàm lượng các muối cacbonat và bicacbonat của
canxi và magiê có trong nước.
− Độ cứng vĩnh cửu biểu thị tổng hàm lượng các muối còn lại của canxi và magiê có
trong nước. (các muối của Ca và Mg với Clo, Sunfat, Nitrat)
Dùng nước có độ cứng cao trong sinh hoạt sẽ gây lãng phí xà phòng do canxi và magiê
phản ứng với các axít béo tạo thành các hợp chất khó tan.trong sản xuất, nước cứng có
thể tạo lớp cặn trong các lò hơi hoặc gây kết tủa ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Có nhiều đơn vị đo độ cứng khác nhau. Theo TCVN, đơn vị đo độ cứng sử dụng là
mgCaCO3/l.

3.4.2.4 Oxy hòa tan DO (Dissolved Oxygen)


Oxy hòa tan trong nước phụ thuộc vào các yếu tố như áp suất, nhiệt độ, thành phần hóa
học, vi sinh, thủy sinh của nước. Oxy hòa tan trong nước không tác dụng với nước về
mặt hóa học. Các nguồn nước mặt có bề mặt thoáng tiếp xúc trực tiếp với không khí
nên thường có hàm lượng oxy hòa tan cao. Nước ngầm thường có hàm lượng oxi hòa
tan thấp do các phản ứng oxy hóa khử xảy ra trong long đất đã tiêu thụ một phần oxy.

3.4.2.5 Các hợp chất chứa Nitơ


Quá trình phân hủy các chất hữu cơ tạo ra ammoniac, nitrit và các nitrat trong tự nhiên,
trong các chất thải, trong các nguồn phân bón mà con người trực tiếp hay gián tiếp đưa
vào nguồn nước. Do đó, các hợp chất này thường đựơc xem là các chất chỉ thị dùng để
nhận biết mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước. Khi mới bị nhiễm bẩn, ngoài các chỉ tiêu

20
có giá trị cao như độ oxy hóa, ammoniac, trong nước còn có một ít nitrit và nitrat. Sau
một thời gian ammoniac, nitrit bị oxy hóa thành nitrat.
Tùy theo mức độ có mặt của từng loại hợp chất nitơ mà ta có thể biết đựơc mức độ và
thời gian nguồn nước bị ô nhiễm.
Khi nước bị ô nhiễm do phân bón hay nước thải, trong nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là
NH4 ( nước nguy hiểm).
Nước chứa chủ yếu là NO2- thì nguồn nước bị ô nhiễm một thời gian dài hơn ( nước ít
bị ô nhiễm hơn).
Nước chứa chủ yếu NO3- thì quá trình oxy hóa đã kết thúc (nước ít ô nhiễm).
Nồng độ nitrat cao là môi trường rất tốt cho tảo, rong phát triển gây ảnh hưởng đến
chất lượng nước dùng cho sinh hoạt. Nếu dùng nước uống có hàm lượng nitrat cao ảnh
hưởng đến sức khỏe, thường gây bệnh xanh xao ở trẻ và có thể dẫn đến tử vong.

3.4.2.6 Các hợp chất chứa Photpho


Trong nước tự nhiên các hợp chất ít gặp nhất là photphat, khi nguồn nước bị nhiễm
bẩn bởi rác và các chất hữu cơ trong quá trình phân hủy, giải phóng ion PO43- có thể
tồn tại dưói dạng H2PO42-, PO43-.
Nguồn Photphat dựa vào môi trường nước là từ nước thải sinh hoạt, nước thải của một
số ngành công nghiệp, phân bón dùng cho đồng ruộng.
Cũng như Nitrat, photphat là chất dinh dưỡng của rong, tảo. Photphat thuộc loại không
độc hại cho người. Tác hại chủ yếu của phosphate là gây phú dưỡng hóa nguồn nước
trầm trọng, ngay cả khi ở nồng độ thấp.

3.4.2.7 Các hợp chất Sắt, Mangan


Trong nước mặt thường chứa sắt (III) tồn tại ở dạng keo hữu cơ hay dạng cặn huyền
phù với hàm lượng không lớn.
Trong nước ngầm, Sắt tồn tại ở dạng hóa trị (II) kết hợp với các gốc hydrocacbonat,
sunfat, clorua (Fe(HCO3)2; FeSO4; FeCl2). Đôi khi tồn tại dưới dạng keo của axit
humic, hay ke silic, keo lưu huỳnh. Sự tồn tại của các dạng keo sắt trong nước phụ
thuộc vào pH và điện thế oxy hóa khử của nước. Cũng như sắt, mangan thường có
trong nước ngầm. Nhưng có hàm lượng nhỏ hơn 0,5mg/l là nguyên nhân gây cho nước
có mùi tanh kim loại.

21
3.4.2.8 Các chất khí hòa tan
Các khí hòa tan thường gặp trong nước thiên nhiên là khí cacbonic (CO2), khí oxy
(O2), sunfua dihydro (H2S).
− Khí Cacbonat CO2 : hàm lượng CO2 hòa tan trong nước mặt phụ thuộc vào hàng
loạt các yếu tố: Nhiệt độ, áp suất khí quyển, độ kiềm, độ pH của nứơc…Trong nước
ngầm khi pH< 5,5 thì nứơc chứa nhiều CO2.
Hàm lượng CO2 hòa tan trong nước cao thường làm cho nứơc có tính ăn mòn bê
tông.
− Khí Sunfua Dihydro H2S: sunfua dihydro là sản phẩm của quá trình phân hủy các
hợp chất hữu cơ có trong nước.
Trong nước mặt sunfua dihydro đựơc oxy hóa dạng sunfat. Do vậy, sự có mặt của khí
H2S trong nó chứng tỏ nguồn nước mặt đó đã bị nhiễm bẩn và có nhiều chất hữu cơ
chưa phân hủy, tích tụ ở đáy các nguồn nước.
Trong nước ngầm, khí H2S là sản phẩm của quá trình khử diễn ra trong nước. Nó cũng
thường xuất hiện trong nước ngầm mạch nông khi nước ngầm nhiễm bẩn các loại nước
thải.
Hàm lượng khí H2S hòa tan trong nước nhỏ hơn 0,5mg/l đã tạo cho nước có mùi khó
chịu và làm cho nước có tính ăn mòn kim loại.

3.4.2.9 Các hợp chất Silic


Trong thiên nhiên thường có các hợp chất silic. Mức độ tồn tại của chúng phụ thuộc
vào độ pH của nước. Ở pH = 8 ÷ 12 silic chuyển hóa dạng HSiO3-, các hợp chất này có
thể tồn tại ở dạng keo hay dạng ion hòa tan.
Sự tồn tại các hợp chất này có trong nước cấp cho nồi hơi rất nguy hiểm do cặn silicat
đóng trong thành nồi hơi, thành ống làm giảm khả năng truyền nhiệt và gây tắc ống.

3.4.2.10Clorua Cl-
Clorua làm cho nước có vị mặn. Ion này thâm nhập vào nước qua sự hòa tan các muối
khoáng hay bị ảnh hưởng quá trình nhiễm mặn các tầng chứa nước ngầm hay các đoạn
sông gần biển. Việc dùng nước có hàm lượng Clorua cao có thể gây ra bệnh thận cho
người sử dụng. Ngoài ra nước chứa nhiều Clorua có tính xâm thực đối với bêtông.

22
3.4.2.11Sunfat (SO42-)
Ion sunfat thường có nguồn gốc khoáng chất hay hữu cơ. Nước có hàm lượng sunfat
lớn hơn 250mg/l có tính độc hại cho người sử dụng.

3.4.2.12Các kim loại nặng có tính độc cao


 Arsen (As):
Arsen là kim loại có thể tồn tại dưới dạng hợp chất vô cơ và hữu cơ. Trong nước Arsen
thuờng tồn tại ở dạng arsenic hay arsenat, các hợp chất arsen metyl có trong môi
trường do chuyển hóa sinh học. Arsen xâm nhập vào nước từ các công đoạn hòa tan
các chất và quặng mỏ, từ nước thải công nghiệp và lắng đọng từ không khí.
 Crom (Cr):
Crom có trong nguồn nước tự nhiên là do hoạt động nhân tạo à tự nhiên (phong hóa).
Hợp chất Cr6+ là chất oxuy hóa mạnh và độc. Nồng độ của chúng trong nguồn nước tự
nhiên rất thấp vì chúng dễ khử bởi các chất hữu cơ. Các hợp chất của Cr 6+ dễ gây viêm
loét da, xuất hiện mụn cơm, viêm gan, viêm thận và ung thư phổi,…
 Thủy ngân (Hg):
Thủy ngân có trong nước bề mặt và nước ngầm ở dạng vô cơ. Thủy ngân trong môi
trường nước có thể hấp thụ vào cơ thể sinh vật, đặc biệt là các loại động vất không
xương sống. Cá hấp thụ thủy ngân và chuyển hóa thành metyl thủy ngân (CH3Hg+) rất
độc cho cơ thể con người. Chất này hòa tan trong mỡ, phần chất béo của màng và
trong não tủy. Thủy ngân vô cơ tác động chủ yếu đến thận, trong khi đó metyl thủy
ngân ảnh hưởng chính đến hệ thần kinh trung ương.
 Chì ( Pb):
Đây là kim loại nặng có ảnh hưởng đến môi trường rất nhiều. Vì nó có khả năng tích
lũy lâu dài trong cơ thể và gây nhiễm độc cho người, thủy sinh qua dây chuyền thực
phẩm. Chì tác dụng lên hệ thống enzyme vận chuyển hydro. Khi nhiễm độc, người
bệnh có một số rối loạn trong cơ thể, trong đó chủ yếu là rối loạn bộ phận tạo huyết
(tủy xương). Tùy theo mức độ nhiễm độc có thể gây ra những tai biến như đau bụng
chì, đường viền đen Burto ở lợi, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp vĩnh viến, liệt, tai
biến… Nếu bị nặng có thể dẫn đến tử vong.

3.4.2.13Hóa chất bảo vệ thực vật


Hiện nay có rất nhiều hóa chất được sử dụng trong nông nghiệp để diệt sâu, rầy, nấm,
cỏ. Các nhóm hóa chất chính:

23
− Photpho hữu cơ
− Clo hữu cơ
− Carbamat
Hầu hết các chất này đều có tính độc cao đối với người. Đặc biệt là hợp chất bảo vệ
thực vật nhóm Clo hữu cơ có tính bền vững cao trong môi trường và có khả năng tích
lũy trong cơ thể. Việc sử dụng một lượng khá lớn hóa chất trên đồng ruộng đang đe
dọa lam ô nhiễm nguồn nước. Vì thế hiện nay nhiều nước đã cấm sử dụng một số loại
thuốc trừ sâu nhất định và quy định liều lượng cũng như cách thức sử dụng. Tuy nhiên,
ở Việt Nam hiện nay, các chất này vẫn đang sử dụng rộng rãi.
3.3.3Các chỉ tiêu vi sinh

3.4.2.1 Vi trùng gây bệnh.


Vi trùng gây bệnh có mặt trong môi trường nước là vi trùng lị, thương hàn, dịch tả, bại
liệt,... Mục đích của việc kiểm tra chất lượng nước theo chỉ tiêu này nhằm đánh giá
mức độ nhiễm bẩn và khả năng gây bệnh của nguồn nước. Do sự đa dạng về chủng
loại nên việc xác định sự có mặt của chúng tiêu tốn nhiều thời gian và khó khăn. Trong
thực tế thường áp dụng bằng phương pháp xác định số lượng vi trùng đặc trưng.
Nguồn gốc của vi trùng gây bệnh trong nước là do nhiễm bẩn rác, phân người và động
vật. Trong người và động vật thường có vi khuẩn E.coli sinh sống và phát triển. Đây là
loại vi khuẩn vô hại thường được bài tiết qua phân ra môi trường. Sự có mặt của
E.Coli chứng tỏ nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi phân rác và khả năng lớn tồn tại các loại
vi khuẩn gây bệnh khác, số lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ nhiễm bẩn. Khả
năng tồn tại của vi khuẩn E.Coli cao hơn các vi khuẩn gây bệnh khác. Do đó nếu sau
xử lý trong nước không còn phát hiệnthấy vi khuẩn E.Coli chứng tỏ các loại vi trùng
gây bệnh khác đã bị tiêu diệt hết. Mặt khác, việc xác định mức độ nhiễm bẩn vi trùng
gây bệnh của nước qua việc xác định số lượng E.Coli đơn giản và nhanh chóng. Do đó
vi khuẩn này được chọn làm vi khuẩn đặc trưng trong việc xác định mức độ nhiễm bẩn
vi trùng gây bệnh của nguồn nước.

3.4.2.2 Các loại rong tảo.


Rong tảo phát triển trong nước làm nước nhiễm bẩn hữu cơ và làm cho nước có màu
xanh. Nước mặt có nhiều loại rong tảo sinh sống trong đó có loại gây hại chủ yếu và
khó loại trừ là nhòm tảo diệp lục và tảo đơn bào. Hai loại tảo này khi phát triển trong
đường ống có thể gây tắc nghẽn đường ống đồng thời làm cho nước có tính ăn mòn do

24
quá trình hô hấp thải ra khí cacbonic. Do vậy để tránh tác hại của rong tảo, cần các
biện pháp phòng ngừa sự phát triển của chúng ngay tại nguồn nước.

3.4 TỔNG QUAN VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC CẤP

4.2.1 Các biện pháp xử lý


Trong quá trình xử lý nước cấp cần phải áp dụng các biện pháp xử lý như sau:

− Biện pháp cơ học: sử dụng cơ học để giữ bông cặn lại không tan trong nước như:
lưới chắn rác, bể lắng, bể lọc.

− Biện pháp hóa học: dùng các hóa chất cho vào nước để xử lý nước như keo tụ bằng
phèn, khử trùng bằng clorua, kiềm hóa nước bằng vôi dùng hóa chất để diệt tảo.

− Biện pháp lý học: dùng các tia vật lý để khử trùng nứơc như tia tử ngoại, song siêu
âm, điện phân nước để khử muối. Khử khí CO2 trong nước bằng biện pháp làm thoáng.

Trong ba biện pháp xử lý nước nêu ra thì biện pháp cơ học là biện pháp xử lý nước cơ
bản nhất. Có thể dùng các biện pháp cơ học để xử lý nước một cách độc lập hoặc kết
hợp với biện pháp hóa học và lý học để rút ngắn thời gian và nâng cao chất luợng nước
sau xử lý. Trong thực tế, để đạt đựợc mục đcíh xử lý mộ nguồn nứơc nào đó một cách
kinh tế và hiệu quả nhất cần phải kết hợp của nhiều phương pháp.

4.2.2 Một số công đoạn xử lý nước cơ bản

3.4.2.1 Quá trình keo tụ và phản ứng tạo bông cặn


Keo tụ và bông cặn là quá trình tạo ra các tác nhân có khả năng kết dính các chất làm
bẩn nước ở dạng lơ lửng thành các bong cặn có khả năng lắng đựơc trong bể lắng hay
kết dính trên bề mặt hạt của lớp vật liệu lọc với tốc độ nhanh và kinh tế nhất.

Khi trộn đều phèn với nước cần xử lý, các phản ứng hóa học và hóa lý xảy ra tạo thành
hệ keo dương phân tán đều trong nước. Khi đựơc trung hoà, hệ keo dương này là
cachạt nhân có khả năng dính kết với các keo âm phân tán trong nứơc và dính với nhau
tạo thành các bông cặn. Do đó, quá trình tạo nhân kế dính gọi là quá trình keo tụ còn
quá trình kết dính cặn bẩn và nhân keo tụ gọi là quá trình phản ứng tạo bông cặn.

25
Trong kĩ thuật xử lý thuờng dùng phèn nhôm Al 2(SO4)3, phèn sắt FeCl3, Fe2(SO4)3 và
FeSO4. Nhưng hiện nay ở Việt Nam thuờng sử dụng phèn nhôm, còn phèn sắt có hiệu
quả keo tụ cao, nhưng các quá trình khác như sản xuát, vận chuyển phức tạp và trong
quá trình xử lý dễ làm nứoc có màu vàng nên ít có sử dụng trong kĩ thuật xử lý nước
cấp.

Hiệu quả của quá trình tạo bông phụ thuộc vào cường đọ và thời gian khuấy trộn để
các nhân keo tụ và cặn bẩn va chạm và kết dính vào nhau.

Để tăng quá trình tạo bông, thường cho vào bể phàn ứng tạo bông cặn chất trợ keo tụ
polymer. Khi tan vào nước, polymer sẽ tạo ra lien kết duới loại anion nếu trong nước
cần xử lý thiếu ion đối (như SO 22-,…) hay lọai trung tính nếu thành phần ion và độ
kiềm của nước thỏa mãn điều kiện keo tụ.

3.4.2.2 Quá trình lắng


Đây là quá trình làm giảm hàm lượng cặn lơ lửng trong nước nguồn bằng các biện
pháp trọng lực trong các bể lắng, khi đó các hạt cặn có tỷ trọng lớn hơn nước ở chế độ
thủy lực thích hợp sẽ lắng xuống đáy bể.

Cùng với việc lắng cặn, quá trình lắng còn làm giảm được 90 – 95% vi trùng có trong
nước do vi trùng luôn bị hấp thụ và dính bám vào các hạt bông cặn trong quá trình
lắng.

Thời gian lưu nước trong bể lắng là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến iệu quả của bể
lắng. Để đảm bảo lắng tốt, thời gian lưu nước trung bình của các phần tử nước trong bể
lắng phải đạt từ 70 – 80% thời gian lưu nước trong bể theo tính toán.

3.4.2.3 Quá trình lọc


Lọc là quá trình không chỉ giữ lại các hạt cặn lơ lửng trong nước có kích thước lớn hơn
kích thước các lỗ rỗng tạo ra giữa các hạt lọc mà còn giữ lại các hạt keo sắt, keo hữu
cơ gây ra độ đục và độ màu, có kích thước bé hơn nhiều lần kích thước các lỗ rỗng,
nhưng có khả năng dính kết và hấp phụ lên bề mặt hạt lớp vật liệu lọc. Các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình lọc nước qua bể là:

26
− Kích thước hạt lọc và sự phân bố các cỡ hạt trong lớp vật liệu lọc.
− Kích thước, hình dạng, trọng lượng riêng, nồng độ và khả năng dính kết của các
cặn bẩn lơ lửng trong nước xử lý.
− Tốc độ lọc, chiều cao lớp lọc, thành phần của lớp vật liệu lọc và độ chênh áp lực
dành cho tổn thất của một chu kì lọc.
− Nhiệt độ và độ nhớt của nước.
− Vật liệu lọc là yếu tố quyết định quá trình lọc. Do đó, cần phải chú ý các đặc tính
của vật liệu lọc trong sản xuất và chọn lớp vật liệu lọc.
− Hiệu quả của quá trình lọc phụ thuộc rất nhiều vào kích thước hạt của lớp vật liệu
lọc.
− Đường kính hiệu quả d10 là kích thước của mặt sàn. Khi sàn để lọt 10% trọng lượng
các mẫu hạt, còn 90% trọng lượng của mẫu hạt nằm trên sàn.

3.4.2.4 Khử trùng nước


Việc đảm bảo vệ sinh về mặt sinh lý khi cấp cho người tiêu dùng đòi hỏi phải có quá
trình khử trùng nước. Để khử trùng nước, dùng các biện pháp tiêu diệt vi sinh vật trong
nước như:
− Đun sôi nước
− Dùng tia tử ngoại
− Dùng siêu âm
Dùng các hóa chất có tác dụng tiệt trùng cao như: Ozon, Clo và các hợp chất Clo, Iot,
KMnO4…
Chất được sử dụng phổ biến nhất là Clo và các hợp chất của Clo vì giá thành thấp, dễ
kiếm, quản lý và vận hành đơn giản. Quá trình khử trùng Clo phụ thuộc vào:
− Tính chất của nước xử lý như: lượng vi khuẩn, hàm lượng chất hữu cơ, và các chất
khử có trong nước.
− Nhiệt độ nước.
− Liều lượng khuấy trộn và tiếp xúc của Clo tự do trong nước.

27
3.4.2.5 Ổn định nước
Đây là quá trình khử tính xâm thực của nước đồng thời cấy lên mặt trong thành ống
lớp màng bảo vệ cách ly không cho nước tiếp xúc trực tiếp với vật liệu làm ống.
Tác dụng của màng bảo vệ:
- Chống rỉ cho ống thép và các phụ tùng trên đường ống.
- Không cho hòa tan vôi trong thành xi măng của lớp tráng mặt trong ống gang dẻo,
mặt thành trong của các ống bê tông.
- Hóa chất thường dùng ổn định nước là: Hexametaphotphat, Silicat, Natri, Soda,
vôi.

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC MẶT

4.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ MẶT


Việc lựa chọn công nghệ xử lý phụ thuộc vào chất lượng đặc trưng của nguồn nước
thô. Các vấn đề cần đề cập đến khi thiết kế quá trình xử lý nước bao gồm chất lượng
nước thô, yêu cầu về chất lượng nước sau xử lý. Dựa vào các số liệu đã có sẵn so sánh
chất lượng nước thô và nước sau xử lý để quyết định cần xử lý chất bẩn gì ra khỏi
nước, rồi chọn các thông số chính về chất lượng nứơc và đề xuất công nghệ xử lý nước
đảm bảo nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn nước cấp.

4.2.1 Một số sơ đồ xử lý nước mặt

clo

Nước Bể phản ứng bể lắng Bể lọc Bể chứa


Bể trộn có lớp cặn lơ ngang nhanh nước sạch
đứng lửng
Từ trạm bơm
cấp đến

phèn vôi
Nguồn Trạm bơm
tiếp nhận cấp II

28
Nước
Bể Bể lắng
trộn trong có Bể lọc Bể chứa Trạm bơm
đứng lớp cặn lơ nhanh nứơc sạch cấp II
Từ trạm bơm lửng
cấp đến
Clo
phèn vôi
Nguồn tiếp
nhận

4.2 ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP

4.2.1 Phân tích lựa chọn sơ đồ công nghệ

4.2.1.1Bể trộn và bể phản ứng tạo bông cặn.


Hiện nay việc áp dụng tự động cơ giới hóa tại các nhà máy xử lý nước cấp ngày càng
phổ biến nên bể trộn và bể phản ứng cơ khí được lựa chọn với nhiều ưu điểm hơn so
với các phương pháp thủy lực: có thể điều chỉnh cường độ khuấy trộn theo ý muốn,
thời gian khuấy trộn ngắn nên dung tích bể trộn nhỏ, tiết kiệm diện tích và vật liệu xây
dựng.

4.2.1.2Bể lắng
Dùng bể lắng ngang thu nước bể mặt bằng các máng đục lỗ, bể được xây dựng kế tiếp
ngay sau bể phản ứng. được sử dụng trong các trạm xử lý có công suất lớn hơn
3000m3/ ngày đêm đối với trường hợp xử lý nước có dùng phèn.
Căn cứ vào biện pháp thu nước đã lắng, người ta chia bể lắng ngang thành 2 loại: bể
lắng ngang thu nước ở cuối và bể lắng ngang thu nước đều trên bề mặt. Bể lắng ngang
thu nước ở cuối thì được kết hợp với bể phản ứng có vách ngăn hoặc bể phản ứng có
lớp cặn lơ lửng. bể lắng ngang thu nước đểu trên bề mặt thường được kết hợp với bể
phản ứng có lớp cặn lơ lửng.
Bể lắng ngang hoạt động ổn định, có thể hoạt động tốt ngay khi chất lượng nước đầu
thay đổi; vận hành đơn giản

4.2.1.3Bể lọc
Bể lọc nhanh đựơc sử dụng là bể lọc nhanh phổ thông, là loại bể lọc nhanh một chiều,
dòng nước lọc đi từ trên xuống dưới, có một lớp vật liệu lọc là cát thạch anh và là lọc
trọng lực, được sử dụng trong dây chuyền xử lý nước mặt có dùng chất keo tụ.

29
Ưu điểm của bể lọc nhanh là tốc độ lọc lớn gấp vài chục lần so với bể lọc chậm. Do
tốc độ lọc nhanh ( từ 6 – 15 m/h) nên diện tích xâ dựng bể nhỏ và do cơ giới hóa công
tác rửa lọc nên làm giảm nhẹ công tác quản lý và nó trở thành loại bể lọc cơ bản, được
sử dụng phổ biến trong các trạm cấp nước trên thế giới hiện nay.

4.2.1.4Bể chứa
Chọn bể chứa có mặt bằng hình chữ nhật. đặt nửa chìm nửa nổi để thuận tiện cho việc
bố trí bể lọc. Bên trên bể có nắp đậy, ống thông hơi và lớp đất trồng cây cỏ để giữ cho
nước khỏi nóng

4.2.1.5Trạm bơm cấp II


Máy bơm cấp II được chọn lắp đặt là bơm ly tâm trục ngang. Máy bơm đựơc gắn thiết
bị biến tần để cho phép thay đổi lưu lượng của máy bơm tùy theo nhu cầu sử dụng
khác nhau của giờ trong ngày.

4.2.2 Sơ đồ dây chuyền công nghệ


Dây chuyền công nghệ xử lý nước chọn như sau:

Trạm bơm Bể chứa


Mạng cấp II
lưới nước sạch

Clo
Bể phản Bể lắng
Nguồn Trạm bơm ứng có ngang
Bể trộn cơ Bể lọc
nước cấp I tầng cặn
khí nhanh
lơ lửng

Al2(SO4)3 vôi

Nguồn tiếp Sân phơi Hồ lắng


nhận bùn

30
4.2.3 Thuyết minh công nghệ

Nước từ trạm bơm cấp I vào bể chứa nước thô sau khi đi qua song chắn rác hoặc lưới
chắn rác để loại trừ vật có kích thước lớn giúp bảo vệ các thiết bị và nâng cao hiệu quả
làm sạch cho các công trình xử lý.

Nước được bơm vào bể chứa nước thô làm nhiệm vụ điều hòa lưu lượng giữa dòng
chảy từ nguồn vào và từ lưu lượng tiêu thụ cho trạm bơm nước thô bơm cấp cho nhà
máy. Một phần đất cát và cặn lơ lửng có kích thước lớn sẽ bị giữ lại ở đây. Hàm lượng
oxy tăng, nâng cao phản ứng oxy hóa khử của nước để thực hiện quá trình oxy hóa
các chất hữu cơ.

Sau đó các chất keo tụ được chọn vào nước và được hòa trộn đều với nước tại bể trộn
cơ khí. Quá trình trộn phải được tiến hành nhanh chóng trong khoảng thời gian ngắn
trước lúc tạo thành những bông kết tủa. Cánh khuấy đựơc sử dụng trong bể trộn để tạo
ra dòng chảy rối, làm cho chất phản ứng trộn đều với nước.

Nước và chất phản ứng sau khi đã được trộn đều trong bể trộn cơ khí sẽ được đưa sang
bể phản ứng. Bể phản ứng có chức năng hoàn thành nốt quá trình keo tụ, tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình tiếp xúc và kết dính giữa các hạt keo và cặn bẩn trong nước để
tạo nên những bông cặn đủ lớn và được giữ lại trong bể lắng. Bể phản ứng cơ khí đựơc
chia thành nhiều ngăn với mặt cắt ngang dòng chảy có dạng hình vuông, kích thước cơ
bản là 3,6 × 3,6 m; 3,9 × 3,9 m hoặc 4,2 × 4,2 m. Dung tích bể tính theo thời gian lưu
nước lại là khoảng 10 – 30 phút. Theo chiều dài, mỗi ngăn lại được chia thành nhiều
buồng bằng các vách ngăn hướng dòng theo phương thẳng đứng. Trong mỗi buồng đặt
một guồng khuấy. Các guống khuấy được cấu tạo sao cho có cường độ khuấy trộn
giảm dần từ buồng đầu đến buồng cuối cùng, tương ứng với sự lớn dần lên của bông
cặn.

Nước sau khi tạo thành bông cặn đủ lớn ở bể tạo bông nước được dẫn sang bể lắng
ngang. Tại đây, các công cặn đựơc tách ra khỏi nhờ quá trình lắng trọng lực (bể lắng
ngang). . Nhiệm vụ của bể lắng là tạo điều kiện tốt để lắng các hạt cát có kích thước

31
lớn hơn hoặc bằng 0,2 mm, tốc độ lắng cặn được tính toán là 0,5 mm/s. Quá trình lắng
trong bể lắng ngang xảy ra như sau: các hạt cặn khác nhau phân bố đều trong nước, khi
lắng, những hạt có kích thước và trọng lượng lớn rơi với vận tốc lớn hơn, khi rơi chúng
va chạm vào các hạt cặn có kích thước nhỏ lắng chậm hoặc lơ lửng trong nước, xảy ra
kết dính với các hạt này thành hạt cặn có kích thước lớn hơn và tốc độ lắng lớn hơn.
Hạt cặn rơi với chiều cao H càng lớn và thời gian lắng T càng lớn thì sự xuất hiện các
hạt cặn to lắng với tộc độ lớn càng nhiều. Tuy nhiên, khi hạt cặn đã dính kết với nhau
tạo thành các hạt cặn kích thước lớn làm cho sức cản của nước tăng lên, đến một lúc
nào đó, lực cản thành lực cắt đủ lớn để chia hạt cặn có đường kính lớn thành nhiều
mảnh nhỏ và lại xảy ra quá trình kết dính.

Hiệu quả lắng các hạt keo phụ thuộc vào vận tốc lắng ban đầu u 0 và chiều cao lắng H,
chiều dài lắng L, vận tốc dòng nước cũng như thời gian lắng T.Trong bể lắng ngang có
thiết kế hệ thống xích cào cặn để thu gom cặn ở đầu bể lắng và xả bằng ống xả cặn đến
hồ lắng bùn để tách bùn và nước. Thu nước sau lắng bằng máng thu nước răng cưa
inox có đáy máng đặt nằm ngang ở cuối bể.

Phần lớn các hạt cặn chưa lắng được ở bể lắng sẽ tiếp tục loại bỏ hoàn toàn khỏi bể
nước trong bể lọc trọng lực. Quá trình lọc nước là quá trình cho nước đi qua lớp vật
liệu lọc với một chiều dày nhất định để giữ lại trên bề mặt hoặc lớp khe hở của lớp vật
liệu lọc các hạt cắn và một phần vi sinh vật có mặt trong nước. Sau một thời gian làm
việc của bể lọc, phải tiến hành rửa lọc để loại bỏ cặn bẩn ra khỏi lớp vật liệu lọc.

Giai đoạn cuối cùng của quá trình xử lý nứoc là khử trùng, chất khử trùng đựơc dùng
là Clo dạng lỏng cùng với nước đựơc chứa và trộn đều bằng các vách ngăn trong bể
chứa nước sạch và phân phối nước ra mạng lưới cấp nước nhờ trạm bơm cấp II.

CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC CẤP


5.1 CÔNG SUẤT CỦA CÔNG TRÌNH
Theo thống kê năm 2009, dân số toàn khu đô thị là 7128 người. Dự báo dân số đến
năm 2025 là:
N = N0 ×(1+ 0,015)15 = 8999 (người) , ta lấy làm tròn 9000 người

32
Công suất của hệ thống phải đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu dùng nước của khu đô
thị bao gồm:
+ Lưu lượng nước cho nhu cầu sinh hoạt, ăn uống.
N 200× 9000
Qtb,ngày = q. = = 1800 m3/ngày.đêm
1000 1000
Trong đó:
q: tiêu chuẩn dùng nước của khu dân cư: 200 l/ng ngày đêm.
N: số dân dự tính sống trong khô đô thị đến năm 2020.
+ Qngày,max = Kngày,max × Qtb,ngay = 1,4 × 1800 = 2520 m3/ngày.đêm
+ Nước tưới cây, tưới đường:
8 ×1800
Qtưới = 8%Qtb,ngày = = 144 m3/ngày.đêm
100
+ Lưu lượng nước chữa cháy:
Chọn kiểu nhà hỗn hợp các tầng không phụ thuộc vào bậc chịu lửa;
Qchữa cháy = 10l/s × 3600s/h × 3h/đám cháy = 108 m3
Vậy lưu lượng tổng cộng là:
Q = (2520 + 144 + 108) × 1.13 = 3132 m3/ngày.đêm
Trong đó: 1.13 là hệ số để tính lượng nước rò rỉ, đối với cấp nước mới là 1.1 – 1.5.
Vậy nên, lưu lượng tính toán chọn để làm cơ sở thiết kế là:
Q = 3200 m3/ngày.đêm = 133.33 m3/h = 37.04 l/s

5.2 TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH THU – TRẠM BƠM CẤP I


Công suất của trạm xử lý cấp cho khu đô thị ĐẠI PHÚ là 3200 m 3/ngày đêm. Để cung
cấp nước cho trạm xử lý nước, ta sẽ xây dựng công trình thu và trạm bơm cấp I trên
lưu vực sông Đồng Nai. Công trình thu được lấy nước trực tiếp từ nguồn nước của
sông Đồng Nai.
5.2.1Công trình thu

33
Theo thiết kế, toàn bộ lượng nước sử dụng trong trạm xử lý do trạm bơm cấp I này
cung cấp là 3200 m3/ngày đêm. Ta tính toán công suất trạm bơm cung cấp nước cho
trạm xử lý theo côn suất 3200 m3/ngày đêm.
Ta phải xây dựng công trình thu cho trạm bơm cấp I nhằm cung cấp nước cho trạm xử
lý nước cung cấp nước cho toàn bộ nhu cầu dùng nước của khu đô thị ĐẠI PHÚ.

5.2.1.1Vị trí công trình thu:


Nguồn nước lựa chọn để cấp nước cho khu đô thị ĐẠI PHÚ đựơc lấy từ nguồn nước
mặt sông Đồng Nai.
Đặc điểm của vị trí đặt công trình thu:
+ Lưu vực nước sông Đồng Nai ở địa điểm lấy nước đảm bảo được nhu cầu dùng
nước của trạm bơm cấp I. Chất lượng nước đảm bảo dùng như mẫu kiểm nghiệm nước
để thiết kế, bảo đảm cho việc vận hành sử dụng các công trình trong trạm xử lý.
+ Công trình thu nước nằm ở vị trí có địa điểm ổn định, độ sâu mực nước gần bờ đủ
lớn để có thể khai thác. Do đó ta có thể sử dụng công trình thu nước gần bờ.
+ Vị trí đặt công trình thu không gây cản trở cho giao thông đường sông.
Theo phân tích số liệu khảo sát ở trên cho thấy vị trí đặt trong công trính thu có nền đất
cứng có đá cứng ở độ sâu từ 4 – 8m, bờ ổn định không có khả năng sụt lún, chất lượng
nước hồ tương đối tốt, đủ trữ lượng cho nhu cầu dùng nước.
Vậy ta chọn công trình thu nước xa bờ kiểu kết hợp. Máy bơm đặt cao hơn công trình
thu.

5.2.1.2Tính toán công trình thu

Song chắn rác


a) Sơ đồ cấu tạo
Song chắn rác gồm các thanh thép có tiết diện tròn đường kính 8mm đặt song song
nhau, cách nhau một khoảng a = 50mm. Song chắn rác phải phù hợp với hình dạng cửa
thu nước. hình dạng song chắn rác là hình chữ nhật.
b) Tính toán
- Diện tích công tác của song chắn rác được tính như sau:
Q
Ω= ×k1.k2.k3 (m2)
v

34
Trong đó:
+ Q: là lưu lượng tính toán:
Q =3200 (m3/ngđ) = 133.33 (m3/h) = 0.037 (m3/s)
+ v: là vận tốc nước qua song chắn rác (theo TCVN 33 – 2006 v = 0.1 ÷
0,3) lấy v = 0.3 m/s.
+ k1: là hệ số co hẹp do các thanh thép
a+d
k1 = ( theo điều 5.84 TCXDVN 33 – 2006)
a
với:
a: khoảng cách giữa 2 song chắn liền kề nhau, theo TCXDVN 33 – 2006 thì a =
40 ÷50 mm, ta chọn a = 50mm.
d: đường kính song sắt, theo TCXDVN 33 – 2006 thì d = 8÷10 mm, chọn d =
8mm.
50+8
k1 = =1.16
50
+ k2: là hệ số co hẹp do rác bám vào song, k2 = 1.2.
+ k3: là hệ số kể ảnh hưởng của hình dạng thanh thép, thanh tiết diện tròn k3 = 1.1
0.037
ωs = × 1.16 × 1.25 × 1.1 = 0.2 (m2)
0.3
Chọn kích thước song chắn: L × B = 0.5 × 0.4 m2
Chọn khoảng cách giữa 2 song chắn rác bằng 40 mm, chiều dày mỗi thanh là 10 mm,
chiều rộng của cửa thu nước bằng 400 mm, số thanh song chắn rác là:
400
– 1 = 9 (thanh)
40
Chiều dài một thanh bằng 0.5m.
Vậy diện tích cản nước của một thanh bằng:
f = 0.5 × 0.01 = 0.005 (m2)
Tổng diện tích cản nước của song chắn rác là:
∑ f =9× f =¿9 × 0.005 = 0.045 (m2)
Diện tích thông thủy của song chắn rác:

35
F = (0.5×0.4) – 0.045 = 0.155 (m2)
Vận tốc nước qua song chắn bằng:
Q 0.0416
v= = ≈ 0.27 (m/s)
F 0.155
Vậy vận tốc nước qua song chắn nằm trong khoảng 0.1 ÷ 0.3 (m/s) thỏa mãn yêu cầu
thiết kế.
Bảng 2: các thông số thiết kế song chắn rác

STT Thông số thiết kế Giá trị Đơn vị Số lượng


1 Diện tích SCR 2
- dài 0,5 m
- rộng
0,4 m
2 SCR làm bắng các thanh thép 9
Đường kính D8 mm
3 Khoảng cách giữa 2 thanh thép 40 mm

4 Vận tốc nước qua SCR 0,27 m/s

Lưới chắn rác

a) Sơ đồ cấu tạo
- Chọn lưới chắn rác kiểu chắn phẳng đặt giữa ngăn thu và ngăn hút.
- Cấu tạo: lưới được đan c thép không rò rỉ có đường kính d = 1 (mm), kích thước
mắt lưới là a × a = 4 × 4 (mm). Mặt ngoài của lưới đặt thêm một tấm lưới nữa có kích
thước mắt lưới 25 × 25 (mm) và đường kính dây thép đan D = 3 (mm) để tăng khả
năng chịu lực cho lưới.
b) Tính toán
- Diện tích công tác của lưới chắn rác được xác định theo công thức:
Q
ω= .k .k .k (m2)
v 1 2 3
Trong đó:
+ Q: là lưu lượng tính toán.
Q = 3200 (m3/ngđ) = 133.33 (m3/h) = 0.037 (m3/s).

36
+ ν: là vận tốc qua song chắn rác (theo TCVN 33 – 2006 lấy ν = 0.4 m/s)
+ k1: là hệ số co hẹp do các thanh thép xác định theo công thức:
(a+ d)2
k1 = 2
(1+ p)
a
Với:
 a: khoảng cách giữa các mắt lưới, a = 4mm.
 d: đường kính thanh thép, d = 1.0 mm.
 p: tỉ lệ giữa phần diện tích bị khung và các kết cấu khác chiếm so với diện tích
công tác của lưới, lấy p = 0.05.
( 4+1)2
k1 = 2 (1+0.05) = 1.64
4
+ k2: là hệ số co hẹp do rác bám vào lưới chắn rác, k2 = 1.25
+ k3: là hệ số kể đến ảnh hưởng của hình dạng của sợi thép, k3 = 1.15
0.037
ω= ×1.64×1.25×1.15 = 0.22 (m2)
0.4
Thiết kế 1 ngăn thu diện tích song chắn rác, ω = 0.22 m2
Chọn kích thước cửa đặt song chắn rác H × L = 400 × 500 mm.
Số thanh thép theo chiều thẳng đứng của cửa là:
400
f= +1=81(thanh)
4+ 1
Mỗi thanh dài 0,5m, diện tích cản nước của các thanh thẳng đứng của cửa thu nước là:
81 × 0.5 × 0.001 = 0.0405 (m2)
Số thanh thép theo chiều ngang của cửa thu:
500
+1=101 (thanh)
4+ 1
Chiều rộng mỗi thanh là 0.4m. diện tích cản nước của các thanh ngang là:
101 × 0.4 × 0.001 = 0.0404 (m2)
Tổng diện tích cản nước của lưới chắn rác là:
F lưới = 0.0405 + 0.0404 = 0.0809 (m2)

37
Diện tích thông thủy của lưới chắn rác là:
F = (0.4 × 0.5) – 0.0809 = 0.1191 (m2)
Vậy vận tốc qua lưới chắn rác là:
Q 0.037
v= = =0.31 (m/s)
F 0.1191
Vận tốc qua lưới chắn rác trong khoảng 0.2 ÷ 0.4 m/s, đảm bảo yêu cầu thiết kế.
Bảng 3: các thông số thiết kế lưới chắn rác

STT Thông số thiết kế Giá trị Đơn vị Số lượng


1 Diện tích LCR 2
- dài 0,5 m
- rộng
0,4 m
2 LCR làm bằng các sợi thép
Đường kính D1 mm
3 Vận tốc nước qua LCR 0,31 m/s

Ngăn thu
- Chiều rộng ngăn thu tính theo công thức:
Bt = Bs + 2.e
Trong đó:
+ Bt : chiều rộng lưới chắn rác, Bs = 550 (mm) = 0.55 (m)
+ e: khoảng cách từ mép song đến mép ngăn thu theo quy phạm thì e = 0.4 ÷ 0.6,
vậy chọn e = 0.5 m
Bt ≥ 0.55 + 2×0.5
Bt ≥ 1.55 (m)
- vậy chiều rộng ngăn thu Bt ≥ 1.55m. ta chọn Bt = 1.6m
- Chọn chiều dài ngăn thu At = 1.6m (theo quy phạm chiều dài ngăn thu nằm trong
khoảng 1.6 ÷ 3m)
Vậy: At × Bt = 1.6(m) × 1.6(m)

38
Ngăn hút
- Chiều rộng ngăn hút tính theo công thức:
Bh ≥ 3Dp
Trong đó:
+ Dp: đường kính phễu thu, Dp = (1.3 ÷ 1.5)Dh, lấy Dp = 1.4Dh
+ Dh: đường kính ống hút chọn Dh = 600 (mm), dung ống thép khi đó vận tốc chảy
trong ống hút là v = 1.10 m/s.
Dp = 1.4Dh = 1.4 × 0.6 = 0.84 m.
Bh ≥ 3 × 0.84 = 2.52 m.
Chiều dài ngăn hút: Ah ≥ 3Dp →chọn Ah = 2.5 (theo quy phạm thì Ah = 1.5 ÷ 3m)
Do Bh, Bt tính toán chênh nhau không nhiều để dễ thi công ta lấy:
Bh = Ah = 2.5 (m).
Với kích thước này mới đảm bảo thuận lợi cho việc lên xuống ngăn thu, ngăn hút bằng
thang: Bh × Bt = 2.5 × 2.5 (m)

Bảng 4: các thông số thiết kế ngăn thu, ngăn hút

STT Thông số thiết kế Giá trị Đơn vị Số lượng


1 Ngăn thu 1
- Dài 1,6 m
- Rộng 1,6 m
2 Ngăn hút 1
- Đường kính D600 mm
- Dài 2,5 m
- Rộng 2,5 m

Kích thước mặt đứng công trình


- khoảng cách từ dưới cửa thu nước đến đáy công trình thu, chọn h1 = 0.7m (theo
điều 5.87-20TCVN-33-85 quy định h1 ≥ 0.5m).
- khoảng cách từ mép dưới lưới đến đáy công trình thu, chọn h2 = 0.7 (m). (theo quy
phạm là từ 0.5 ÷ 1m)
- khoảng cách từ mực nước thấp nhất đến mép trên cửa thu, chọn h3 = 0.75m (theo
quy phạm quy định h3 ≥ 0.5m).
- khoảng cách từ MNTN đến miệng vào phễu hút
hp ≥ 1.5× Dp = 1.5× 0.7 = 1.05 (m)
và hp ≥ 0.5 (m)
vậy ta chọn hp = 1.75 (m)

39
- khoảng cách từ đáy ngăn hút đến miệng vào phễu hút
hs ≥ 0.5 (m)
và hs ≥ 0.8 × Dp = 0.8 × 0.7 = 0.56 (m).
vậy chọn: hs = 0.9 (m)
- khoảng cách từ mực nước đến sàn công tác:h4 = 1(m)
(theo quy phạm quy định h4 ≥ 0.5 m)
- đáy công trình thu có độ dốc i = 3% về phía sàn thu cặn. Hố thu cặn kích thước
300-300 (mm), sâu 250 (mm).
- chiều cao gian quản lý: H = 3.5 m.

tính toán cao trình mặt nước trong ngăn thu và ngăn hút
- Cao trình mặt nước tại vị trí lấy nước của trạm bơm cấp I:
+ MNCNS là +4.90 (m)
+ MNCNS là + 1.35 (m)
Sơ bộ lấy tổn thất qua song chắn rác là hs = 0.1 m, qua lưới chắn rác là h1 = 0.15 m.
- Cao trình mặt nước trong ngăn thu
+ mực nước cao nhất:
MNCNNT = MNCNS - hs
MNCNNT = 3.04 – 0.1 = 2.94 (m)
+ mực nước thấp nhất:
MNTNNT = MNTNS – hs
MNCNNT = 1.35 – 0.1 = 1.25 (m)
- Cao trình mặt nước trong ngăn hút:
+ Mực nước cao nhất:
MNCNNH = MNCNNT – h1
MNCNNH = 4.9 – 0.15 = 4.75 (m)
+ mực nước thấp nhất:
MNTNNH = MNTNNT – h1
MNTNNH = 1.35 – 0.15 = 1.20 (m).
5.2.2TRẠM BƠM CẤP I:
Trạm bơm cấp 1 là trạm bơm đặt đầu trong trạm xử lý nước. Nó là một công trình
quan trọng, có nhiệm vụ đưa vào hệ thống và mạng lưới cấp nước một khối lượng
nước xác định dưới một áp lực yêu cầu. Kết cấu của trạm bơm tương đối phức tạp. Nó
bao gồm các tổ máy bơm, các thiết bị cơ khí, năng lượng, đường ống, van khóa, thiết
bị kiểm tra đo lường, thiết bị điều khiển, thiết bị hạ nâng…
Trong trạm bơm cấp I bố trí 2 máy bơm làm việc và 1 máy bơm dự phòng.
5.2.2.1 Xác định đường kính ống hút và ống đẩy của trạm bơm cấp I:
Xác định đường kính ống hút:

40
Ta chọn vận tốc qua ống hút là: v = 0.9m/s. ( tra bảng 7.3 TCXDVN 33 : 2006) v =
0.6 ÷1.0m/s thì Dhc ≤ 250mm. vậy ta thiết kế 2 ống hút chung có đường kính D hc =
200 (mm) và đường kính phểu Df = 300 (mm) và 3 đường ống hút: 2 ống của 2 bơm
hoạt động và 1 ống của 1 bơm dự phòng.
 Đường kính mỗi ống hút là:

Dhr =
√ 4 ×Q
2× π × v
=
√ 4 ×0.037
2 ×3.14 ×0.9
=0.162 (m)

Chọn Dhr = 170 (mm)


Xác định đường kính ống đẩy:
Sử dụng 3 ống đẩy cho 3 máy bơm (1 ống đẩy cho 1 bơm dự phòng) cho 2 ngăn thu
sau đó 3 ống đẩy được hợp lại thành 1 đường ống chung dẫn tới bể trộn. Theo bảng
7.3 – TXCDVN 33 : 2006 ) chọn vận tốc chảy trong ống v = 1,6 ( với v = 0.8 ÷ 2,0)
 Đường kính mỗi ống đẩy là:
d
Dr =
√ 4 ×Q
2×π ×v
=

4 × 0.037
2 ×3.14 ×1.6
=0.12(m)

Chọn Ddr = 120 mm


Trên đường ống dẫn nước chung lên bể trộn, đường ống được tính với đường kính ống
dưới 250 mm, và vận tốc nước chảy trong ống từ 0.8 ÷ 2.0 (m/s). Chọn v = 1,6 (m/s)
(Theo bảng 7.3–TCXD 33 - 2006)
d
Dc =
√ 4 ×Q
π×v
=

4 × 0.037
3.14 ×1.6
d
=0.17(m) => Chọn Dc = 200 (mm)

Lưu lượng
Trạm bơm cấp I cung cấp toàn bộ lượng nước phục vụ cho trạm xử lý nước của khu
đô thị. Do đó, lưu lượng nước mà trạm bơm cấp I phải đảm bảo cung cấp một lưu
lượng là 3200 m3/ngày đêm = 0.037 (m3/s). chọn số bơm cấp I trong trạm n = 2 bơm
làm việc, 1 bơm dự phòng. Khi 2 bơm hoạt động đồng thời thì hệ số K = 0,82.
Lưu lượng của một máy bơm được xác định như sau:
QTXL 0.037
Q 1 b= = = 0.023 (m3/s) = 23 (l/s)
n × K 2× 0.82
Nước từ trạm bơm cấp I dẫn về trạm xử lý nước theo tuyến đường Xa Lộ Hà Nội với
tổng chiều dài tuyến đường dẫn nước thô về trạm xử lý là 7km, đường kính ống dẫn
nước thô là D200.

41
5.2.2.2Cột áp
Bơm cấp I có nhiệm vụ khai thác nước từ sông lên bể trộn cho trạm xử lý.
- cột áp bơm cấp I xác định theo công thức:
Hb =Hhh + ∑hh + ∑hd + Hdt
Trong đó:
+ Hhh: là chiều cao hình học, chính là hiệu cao trình từ mực nước cao nhất ở trạm
xử lý và mực nước thấp nhất trong ngăn hút.
Hhh = Ztrmax−Z hmin =¿6.90 – (-0.5) = 7.40 (m)
Với:
+ ∑hh: là tổng tổn thất trong ống hút tính từ miệng vào phễu hút đến máy bơm.
v 2h
∑hh = i.lh + ∑ξ × (m)
2g
Trong đó:
o lh: là chiều dài ống hút sơ bộ, lấy lh = 55 (m)
o với lưu lượng qua ống hút: Q = 3200 m3/ngày đêm = 37.04 (l/s) tra lảng với
đường kính ống hút:
D = 250(mm) => 1000i = 3.25; ѵh = 0.70 (m/s).
o ∑ ξ: là tổng hệ số tổn thất qua các thiết bị trên ống hút
1 côn thu ξ = 0.1
1 khóa ξ =1
1 phễu thu ξ = 0.5
1 cút 900 ξ = 0.5
3.25× 55 0.702
Vậy: ∑hh = + (0.1+1+0.5+0.5) × = 0.06 (m)
1000 2× 9.81
+ ∑hd: là tổng thổn thất trong ống đẩy tính từ máy bơm đến trạm xử lý.
2
v
∑hd = i×lđ + ∑ ξ. h (m)
2g
Trong đó:
o lđ là chiều dài ống đẩy từ trạm bơm cấp I đến trạm xử lý, lđ = 7000 m chạy
dọc Sa Lộ Hà Nội.
o Với lưu lượng qua ống đẩy là Q = 37.04 (l/s), chọn đường kính ống đẩy là
D200
o D = 200 (mm) => 1000i = 9.69; ѵđ = 1.08 (m/s).
∑ζ là tổng hệ số cục bộ qua các thiết bị lắp đặt trên ống đẩy.
1 côn mở ξ = 0.2
2 khóa ξ = 2×1 = 2
1 van 1 chiều ξ = 1.7
2 cút 900 ξ = 2×0.5 = 1
2
9.06 ×7000 ( 1.08
∑hd = + 1+ 2+ 2.5+1.7 ) × =4.33( m)
1000 2× 9.81
o Hdt: áp lực dự trữ, lấy Hđt = 0.5 m.
Vậy: Hb = Hhh + ∑hh + ∑hd + Hdt

42
Hb = 7.4 + 0.06 + 4.33 + 0.5 = 12.29 (m)

5.2.2.1 Chọn bơm


Ta chọn bơm có: Qb = 37.04 (l/s) = 0.03704 (m3/s)
Hb = 12.29 (m)
Với các thông số trên ta chọn được bơm là Ebara MD 65 – 160/11.
Thông số áy bơm như sau:
+ Q: 40 – 138m3/h
+ H: 34 – 22mH2O
+ Đường kính ống hút: 80 mm
+ Đường kính ống dây: 65 mm.
+ Thân bơm: gang
+ Cánh bơm: gang
+ Trục bơm: thép không gi
+ Công suất động cơ: 11 kW/15 Hp
+ Vận tốc bánh xe công tác: 2900 vòng/ phút
+ Điện áp: 380 V/ 3Pha/50Hz
Ta lắp 3 bơm trong trạm bơm trong đó 2 bơm làm việc còn 1 bơm dự trữ.

5.2.2.4Bơm chữa cháy ở trạm bơm cấp I


Bơm chữa cháy ở trạm bơm cấp I có nhiệm vụ khôi phục lại lượng nước chữa cháy dự
trữ trong bể chứa nước sạch. Do hệ thống chũa cháy được bố trí kết hợp nên lượng
nước chữa cháy này cũng phải được xử lý giống như nước cấp cho sinh hoạt và sản
xuất.
Khi đó lưu lượng của bơm cần cung cấp là:
3.Q CC +∑Q max – 3. Q
QTC = Q+
Tk
Trong đó:
+ QTC : lưu lượng của bơm khi làm việc tăng cường
+ Q: lưu lượng của trạm bơm khi làm việc bình thường Q = 133.33 (m3/h)
+ QCC : tổng lưu lượng nước chữa cháy trong 1h: QCC = 75×3.6 = 270 (m3)
+ ∑Qmax: tổng lưu lượng nứơc lớn nhất dùng trong 3h liền nhau.
16h ÷ 17h: 5.91%Qngđ
17h ÷ 18h: 6.38%Qngđ
18h ÷ 19h: 6.77%Qngđ
 ∑Qmax = (5.91% + 6.38% + 6.77%).Qngđ.
∑Qmax = 19.48% Qngđ = 0.1948 × 3200 = 623.36 m3
+ Tk: thời gian khôi phục lại lượng nứơc dự trữ cháy, Tk = 24h

3× 270+623.36−3 ×133.33
 Qcc = 133.33+
24

43
Qcc = 176.39 (m3/h) = 49 (l/s)
Vậy để thuận tiện cho việc bố trí bơm và vận hành quản lý, ta sử dụng them bơm dự
phòng làm việc song song với bơm công tác để phục hồi lượng nước chữa cháy, khi đó
để đảm bảo lưu lượng và áp lực, ta phải điều chỉnh đóng bớt van lại, như vậy khi có
cháy xảy ra thì trạm bơm cấp I sẽ có 2 bơm làm việc đồng thời.

5.3 TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC CẤP

5.3.1 Bể hòa trộn và bể tiêu thụ vôi sữa

5.3.1.1Bể hòa trộn vôi


Vôi được đưa vào bể trộn dưới dạng vôi sữa nên cần xây dựng bể tôi vôi sống
thành vôi sữa. Thể tích bể pha vôi sữa (6.19 – TCXDVN 33 : 2006):
Q.n. p 133.33× 12×10.81
V = 10000.b . γ = = 0.346 m3
h 10000 ×5 × 1

Trong đó:
Q: lưu lượng nước cần xử lý = 133.33 (m3/h).
N: thời gian giữa 2 lần hòa tan vôi ( lấy 12h với trạm công suất 3200 m3/ngđ)
p: lượng vôi cho vào nước (g/m3). p = Dk + 3 = 7.81 + 3 = 10.81 (g/m3).
bh: nồng độ vôi sữa trong bể ( lấy 5%).
γ: khối lượng riêng của dung dịch ( lấy γ = 1 T/m3).
Chọn thiết kế 1 bể hòa trộn với công suất nhà máy 3200m3 sử dụng 1 bể tiêu thụ
vôi để hòa trộn và tiêu thụ vôi cho trạm xử lý. Kích thước bể như sau:
L × B × H = 0.75 × 0.75 × 0.75 (m)
 Chọn V = 0.422 m3
Trong đó phần chiều cao nón cụt là 0.1 m.
Bể được thiết kế hình tròn, đường kính lấy bằng chiều cao công tác của bể d = h;

d=h=

3

π
=

V × 4 3 0.422 × 4
3.14
=0.813 (m) chọn d = 0.8m.

Chiều cao bảo vệ: hbv = 0.3m


Để hòa trộn vôi ta dùng máy khuấy trộn kiểu chân vịt 2 cánh, số vòng quay là 40
vòng/phút ( theo TCD 33 : 2006 quy định ≥ 40 vòng/phút)

44
Khoảng cách từ mép ngoài của cánh khuấy đến thành bể r = 0.3 ÷0.4m. ta chọn r =
0.3m.

BÓ PHA v « i s ÷ a
1

2
3
1 - ®é n g c ¬ kh u Ê y 4
2 - è n g n ­ í c vµo
5
3 - m¸ n g th u n ­ í c 2200
4 - v a n c h Æn n ­ í c v µ o 6
5 - bÓ ph a ph Ì n
6 - c ¸ n h q u ¹ t kh u Ê y
7 - b¬ m ®Þn h l ­ î n g 7 8
8 - è n g d É n d u n g d Þc h v « i
1000

9 - è n g x ¶ c Æn

2000

 Chiều dài (đường kính) cánh khuấy tính từ trục quay:


Lcánh khuấy = d −¿ 2×r = 0.8 −¿ 2×0.3 = 0.2 (m)
+ Diện tích bản cánh lấy thiết kế là 0.1 m2 cánh khuấy/1m3 vôi sữa trong bểtheo
quy phạm: 0.1÷ 0.2 m2 .
Sbc = 0.1 × V = 0.1 × 0.422 = 0.0422(m2)
+ chiều rộng mỗi cánh khuấy:
S bv 0.0422
bck = 0.5× =0.5 × = 0.1 (m)
Lck 0.2

 công suất động cơ của máy khuấy:


ρ
Nmáy khuấy= 0.5 × × h × n3× d4× z
η
1030
= 0.5 × × 0.1 × 2.53 × 0.6754 × 1
80

45
= 2 (KW)
Trong đó:
ρ: trọng lượng thể tích của dung dịch được khuấy trộn, ρ = 1030 kg/m3.
h: chiều cao cánh quạt, h = 0.1 (m)
n: số vòng quay của cánh quạt trong 1 giây, n = 2.5 (vòng/giây)
d: đường kính vòng tròn do đầu cánh quạt tạo ra khi quay, d = 0.675 (m)
z: số cánh quạt trên trục cánh khấy, z = 1
η: hệ số hữu ích của động cơ truyền động, chọn η = 80%
Vậy tại bể trộn và bể tiêu thụ phèn, mỗi bể trang bị 1 động cơ khuấy trộn có công suất
N = 2 KW.
Bảng 5: các thông số thiết kế bể hòa trộn vôi

Stt Thông số thiết kế Giá trị Đơn vị Số lượng

1 - đường kính 0.8 m


- chiều cao(kể cả chiều 1.1
cao bảo vệ)

2 Cánh khuấy trộn vôi


- chiều dài toàn cánh 0.2
khuấy 0.1
- chiều rộng cánh quạt

3 Động cơ khuấy trộn 2 W

Số bể 1

5.3.1.2 Bể tiêu thụ vôi


Dung tích bể tiêu thụ
W v ×b h
W tv (m3)
bt

Trong đó:
 Wtv: dugn tích bể tiêu thụ vôi (m3)

46
 Wv: dung tích bể hòa trộn vôi. Wv = 0.422 (m3)
 bh: nồng độ dung dịch hóa chất trong bể hòa trộn phèn, bh = 10% ( quy phạm 10
– 17%)
 bt: nồng độ dung dịch hóa chất trong bể tiêu thụ, bt = 5% ( quy phạm từ 5 –
10%).
0.8 ×10
 Wtv = =1.6 (m3)
5
Số bể tiêu thụ không nhỏ hơn 2 => ta thiết kế 2 bể, mỗi bể có dung tích
1.6
Wtv = =0.8 (m3)
2
Xây bể hình tròn chọn đường kính bằng chiều cao công tác của bể (h = d).


dtv = 3
π
=

W tv × 4 3 0.8× 4
π
=1 (m)

chọn chiều cao bảo vệ hbv = 0.3 m


Dùng bơm định lượng để đưa dung dịch vào bể trộn
Lưu lượng dung dịch vôi cần thiết để đưa vào nước trong 1 giờ:
Q×a 133.33× 10.81
qvôi = = = 29 (l/h)
1000× p 1000× 5 %
Trong đó:
Q: công suất nhà máy = 133.33 (m3/h)
a: liều lượng vôi cần thiết (mg/l)
p: nồng độ vôi ở bể tiêu thụ (%), lấy bằng 5%
Chọn 3 máy bơm định lượng vôi ( 2 công tác, 1 dự phòng) có thông số kỹ thuật:
q = 10 (l/h), H = 50m.
Đường kính ống dẫn vôi sữa, theo 6.37 TCXDVN 33 : 2006, ống tự chảy không nhỏ
hơn 50mm.
Chọn đường kính ống Ø100 (d = 100mm) nhằm đảm bảo tốc độ trong ống luôn lớn
hơn 0.8 m/s.
Chỗ ngoặt của đường ống dẫn dung dịch vôi sữa có bán kính cong là:
R = 5× d = 5 ×100 = 500 (mm)

47
Bảng 6: các thông số thiết kế bể tiêu thụ vôi

Stt Thông số thiết kế Giá trị Đơn vị Số lượng

1 - Đường kính 1 m
- Chiều cao ( kể cả chiều 1.3 m
cao bảo vệ)

2 Bơm định lượng 3

Số bể 2

5.3.1.3. Diện tích kho chứa vôi dự trữ:


Lượng vôi thương phẩm (60% nguyên chất) dùng trong 1 ngày:
100
mv = 25× = 41.67 kg/ngày
60
Lượng vôi dự trữ trong 30 ngày (1 tháng):
Pv = 41.67×30 = 1250 (kg)
Thể tích vôi dự trữ:
1250
W= ×10-3 = 1 (m3)
1.25
Trong đó: 1.25 là khối lượng riêng của vôi sống (tấn/m3)
Nếu chiều cao vôi chất đống là 1m thì diện tích kho vôi cần thiết là 1m2 (1m × 1m)
(không kể lối đi).

5.3.2 Bể hòa trộn và bể tiêu thụ phèn


5.3.2.1Bể hòa trộn phèn:
Dung tích bể hòa trộn (6.19 – TCXDVN 33 : 2006):
Qtbh . n . p 133.33 ×12 ×33 3
Wh = = =0.53 m
10000.b h . γ 10000 × 10× 1

48
Trong đó:
tb
Qh : lưu lượng nước cần xử lý = 133.33 (m3/h).

n: thời gian giữa hai lần hòa tan phèn. Đối với trạm công suất từ 1200 ÷
10000 m3/ngày thì: n = 12.
p: liều lượng phèn, P = 33 (g/m3).
bn: nồng độ dung dịch hóa chất trong bể trộn (lấy 10%).
γ: khối lượng riêng của dung dịch ( lấy γ = 1 T/m3).
Thiết kế 1 bể hòa trộn phèn, với kích thước bể:
L × B × H = 0.8 × 0.8 × 0.8 (m)

1. Vòi nước
2. Ống gió
3. Phèn
4. Ghi giá đỡ
5. Ống dẫn dung dịch hóa chất
sang bể định lượng
6. Ống xả

Bể được xây dựng với tường đáy nghiêng góc 150 so với mặt phẳng ngang. Ống xả cặn
và xả kiệt có đường kính 100.
5.3.2.2Bể tiêu thụ phèn
Dung tích bể tiêu thụ (6.19 – TCXDVN 33: 2006):
W t . bh ¿
Wt = = 0.53 ×10 % ¿ 5 % = 1.06 m3
bt

Trong đó:
Wt : dung tích bể hòa trộn (m3)

49
bh: nồng độ dung dịch hóa chất bể trộn (lấy 10%)
bt: nồng độ dung dịch hóa chất trong bể tiêu thụ (lấy 5%)
thiết kế 2 bể (mỗi bể có dung tích 0.53 m3) với kích thước như kích thước bể hoà
trộn:
L × B × H = 0.8 × 0.8 × 0.8 (m)
Trong đó phần chiều cao nón cụt là 0.1 m.
Để hòa tan phèn cục thành dung dịch 10%, dùng máy khuấy loại cánh quạt phẳng
có:
+ Số vòng quay là 100 vòng/phút.
+ Số cánh quạt là: 2 cánh
+ Chiều dài cánh quạt tính từ trục quay lấy = 0.45 chiều rộng bể:
Lcánh quạt = 0.45 × 0.8 = 0.36 (m)
 chiều dài toàn phần của cánh quạt là : 0.72 (m)
+ Diện tích bản cánh lấy bằng 0.1 m2/m3 dung tích bể:
Sbc = 0.1 × 0.72 = 0.072 (m2)
+ Chiều rộng mỗi cánh quạt:
0.072
bcp =0.5 × = 0.1m.
0.36
Công suất động cơ của máy khuấy:
ρ 3 4
Nmáy khuấy = 0.5 × × h ×n × d × z
η
1100 3 4
= 0.5 × × 0.1× 1.67 × 0.72 ×1
80
= 0.86 (KW)
→ Chọn máy khuấy có công suất N = 1 KW
Trong đó:
ρ : trọng lượng thể tích của dung dịch được khuấy trộn, 𝜌 = 1100 kg/m3

h: chiều cao cánh quạt, h = 0.1(m)

50
100
n: số vòng quay của cánh quạt trong một giây, n = =¿1.67 ( vòng/giây)
60
d: đường kính vòng tròn do đầu cánh quạt tạo ra khi quay, d = 0.9 (m)
z: số cánh quạt trên trục máy khuấy, z = 1
𝜂: hệ số hữ ích của động cơ truyền động, chọn 𝜂 = 80%
Vậy tại bể hòa trộn và bể tiêu thụ phèn, mỗi bể trang bị 1 động cơ khuấy trộn có
công suất N = 1KW.
Dùng bơm định lượng để đưa dung dịch phèn vào bể trộn
Lưu lượng dung dịch phèn cần thiết để đưa vào nước trong một giờ:
Q×a 133.33 ×33
q phèn= = =88 (l/h)
1000 × p 1000 ×5 %
Trong đó:
Q: công suất của nhà máy = 133.33 (m3/h)
a: Liều lượng phèn cần thiết (mg/l)
p: nồng độ phèn ở bể tiêu thụ (%), lấy bằng 5%
Chọn 1 máy bơm định lượng phèn có thông số kỹ thuật:
q = 90 (l/h), H = 50 m.
Bảng 7: các thông số thiết kế bể hòa phèn

Stt Thông số thiết kế Giá trị Đơn vị Số lượng


1 Bể hòa trộn phèn 1
- Chiều dài 0.8 m
- Chiều rộng 0.8 m
- Chiều cao (kể cả
chiều cao bảo vệ) 0.8 m
2 Bể tiêu thụ phèn 2
- Chiều dài 0.8 m
- Chiều rộng 0.8 m
- Chiều cao
0.8 m
3 Cánh khuấy 2
- Chiều dài toàn 0.36 m
cánh tính từ trục

51
quay

5.3.2.3Kho dự trữ phèn

Một ngày lượng phèn sử dụng là 105.6 kg

Lượng phèn sử dụng trong một tháng:

PV = mv×30 = 105.6× 30 = 3168 kg/tháng.

Thể tích phèn sử dụng trong một tháng:

3168
W= ×10−3 =2.88(m 3)
1.1

Trong đó: 1.1 là khối lượng riêng của phèn (tấn/m3)

Nếu chiều cao chất đống là 1.5m, thì diện tích kho phèn cần thiết là 1.92 m 2 (1.4m×
1.4m) (không kể lối đi).

5.4 BỂ TRỘN CƠ KHÍ


Công suất trạm xử lý là 3200 (m3/ngày đêm) ngày làm việc 24 giờ:
Q = 3200 (m3/ngày đêm) = 133.33 (m3/h) = 0.037 (m3/s)
Thể tích bể trộn:
V = t×Q
Lấy t = 5 phút = 300 s.
 V = 300× 0.037=11 (m3)
+ Bể trộn có dạng hình vuông của bể:

L× B × H =2× 2× 2.75

+ Ống dẫn nước vào ở đỉnh bể, dung dịch cho vào ngay ở cửa ống dẫn vào nước.
+ Dùng máy khuấy tuabin 2 cánh khuấy.
+ Điều kiện cánh khuấy: D ≤ 1/2B = ½ ×2=1(m)

Chọn D = 1 (m) = 1000 (mm)

+ Cánh khuấy đặt cách đáy một khoảng:

52
h = D = 1 (m)

+ Chiều rộng: r = 1/5D = 1/5 ×1 = 0.2 (m) = 200 (mm)


+ Chiều dài: l = 1/4D = ¼ ×1 = 0.25 (m) = 250 (mm)
+ Trong bể đặt 4 vách ngăn để ngăn chuyển động xoáy của nước

Các thông số của vách ngăn:


Số vách ngăn là: 4
Chiều rộng vách ngăn là: Wb = 0.1D = 0.1 ×1 = 0.1 (m) = 100 (mm)
Chiều cao tấm chắn: 2750 mm.
+ Năng lượng cần truyền vào nước:

P = G2 ×V × μ

Trong đó:

G: cường độ khuấy G = 800 s-1

V: thể tích bể V = 11 (m3)

μ :độ nhớt động lực nước μ=0.001(N.s/m2)

 P = 8002 × 11× 0.001 = 7040 (J/s) = 7.04 (Kw)


+ Hiệu suất động cơ: n = 0.8
7.04
+ Công suất của động cơ: = 8.8 (Kw)
0.8

→ Chọn động cơ có công suất 9KW.

+ Xác định hệ số vòng quay của máy khuấy:

N= ( P
K ×ρ×D
5 ) (
1/3
=
7040
1× 1000× 1
5 )
1/3
= 2 vòng/s = 120 vòng/phút

2 120
D . n . ρ 1 × 60 × 1000
2
Kiểm tra số Reynold: N R= = =2247191≫ 10000
μ −3
0.89× 10

Đạt chế độ chảy rối.

53
+ Đường kính ống dẫn nước nguồn vào bể:

D=
√ Q× 4
V ×π
=

0.037 × 4
1 ×3.14
= 0.22 (m) = 220 (mm)

Ứng với Q = 0.037 (m3/s) thì V = 1(m/s) (tức là nằm trong giới hạn cho phép từ 1 –
1.5 m/s)

 Đường kính ngoài của ống dẫn nước vào bể là 220 mm.
+ Chiều cao xây dựng bể tính cả chiều cao bảo vệ ( chọn chiều cao bảo vệ là 0.4m
(quy phạm từ 0.3 – 0.5 m)

Hxd = h + 0.4 = 2.75 + 0.4 = 3.15 (m)

+ Đường kính ống dẫn từ bể trộn qua bể phản ứng:

Dr =
√ Q× 4
V ×π
=
√0.037 × 4
0.8× 3.14
=0.24 ( m) =240(mm)

Với v là vận tốc chuyển động của nước, v = 0.8 – 1 (m/s)

 Chọn đường kính ỗng dẫn nước sang bể phản ứng là Dr = 240 mm
5.5 BỂ PHẢN ỨNG CÓ TẦNG CẶN LƠ LỬNG

Chức năng
Loại bể này thường được đặt ngay trong phần đầu của bể lắng ngang. Mục đích của bể
này là tạo điều kiện thuận lợi nhất để các hạt keo phân tán trong nước sau quá trình pha
và trộn với phèn đã mất ổn định và có khả năng dính kết với nhau, va chạm với nhau
để tạo thành các hạt cặn có kích thước đủ lớn, có thể lắng trong bể lắng hoặc giữ lại
được ở bể lọc.

5.5.1 Tính toán kích thước bể


Công suất trạm xử lý Q = 3200 m3/ngày đêm = 133.33 m3/giờ = 0.037 m3/s
Diện tích mặt bằng của bể phản ứng:
Q 0.037
F= = =7.7 ¿m2)
N . v 3 ×1.6 . 10−3
Trong đó:

54
v: tốc độ đi lên của dòng nước trong bể phản ứng ở phần trên. ứng với hàm
lượng cặn của nước nguồn là 168,4 mg/l , lấy v = 1,6 mm/s ứng với nước có độ đục
trung bình.
N: số bể phản ứng tính bằng bể lắng ngang, N = 2.
Lấy chiều rộng bể phản ứng bằng chiều rộng bể lắng ngang B = 2m
F 7.7
Chiều dài ngăn phản ứng: L = = =3.85m,
B 2
Chọn chiều dài L = 4m
Thể tích bể pản ứng với thời gian lưu nước lại trong bể là t = 20 phút.
Q ×t 133.33 ×20
W= = =22.22 m3
60 × N 60 ×2
Chiều cao bể phản ứng lấy bằng chiều cao bể lắng, H = 3m
Vậy các thông số thiết kế là: L×B×H = 4×2×3
5.5.2 Tính toán ngăn phân phối nước

5.5.2.1 Tính toán mương dẫn nước từ bể trộn cơ khí vào bể

Xây dựng 2 mương theo chiều rộng mỗi bể phản ứng. Chọn chiều rộng mương là
0.5m.

Lưu lượng nước qua mỗi mương là:

Q 133.33
q m= = =66.66 (m3/h) = 0.0185 (m3/s)
N 2

Vận tốc nước chảy trong mương: vm = 0.5 m/s ( quy phạm từ 0.5 – 0.6 m/s).

Chiều cao lớp nước trong mương là:

qm 0.0185
h m= = =0.074 (m)
bm × v m 0.5 × 0.5

Chiều cao toàn phần của mương:

Hm = hm + hbv = 0.074 + 0.326 = 0.4 (m)

5.5.3.2 Tính toán hệ thống ống phân phối nước

55
Sử dụng ống đứng để đưa nước xuống đáy bể

ống chính

Mỗi bể sử dụng 3 ống chính bằng nhựa PVC Bình Minh có đường kính 140 ×4.1 mm.
2 ống ngoài cùng cách 2 mép máng ngoài của máng 0.1 m.

Khoảng cách giữa mép ngoài các ống chính:

4−0.1 ×2−0.14 ×3
e= =1.69(m)
2

Lưu lượng qua mỗi ống chính:

qm 0.0185
qống chính = = =0.006 (m3/s)
3 3

4 × qống chính 4 ×0.006


vận tốc nước chảy trong ống: vống chính = 2
= 2
=0.4(m/s)
π ×d π ×0.14

ống nhánh

từ ống chính nước được phân theo hai hướng bởi hai ống nhánh để phân phối nước.
Lưu lượng nước qua mỗi ống nhánh:

qống chính 0.0185


qống nhánh = = =0.009 (m3/s)
2 2

đường kính ống nhánh với vận tốc nước chảy trong ống nhánh vnhánh = 0.4×2= 0.8 (m/s)

d ống nhánh =
√ π×v √
4 × qống nhánh
=
4 ×0.009
π × 0.8
=0.12 (m) = 120 mm

5.5.3.3 Tính toán vách ngăn

Trong bể phản ứng đặt 3 vách ngăn hướng dòng, khoảng cách giữa các tấm chắn là:
4
m= =¿ 2m
2
Đáy ngăn phản ứng đặt ống khoan lỗ để phân phối nước. Mỗi ngăn đặt 2 ống. Tốc độ
nước chảy trong ống theo quy phạm v = 0.5 ÷ 0.6 m/s, lấy v = 0.5m/s.
Tiết diện ống phân phối:

56
Q 0.037
f= = =0.037 m2
B × v 2× 0.5
Ta chọn đường kính ống d = 250mm.
Lấy tổng diện tích lỗ phân phối bằng 30% tiết diện ống.
Tổng diện tích lỗ là:
0,037 ×30
∑ f lỗ=¿ 100
=0.0111¿m2

ống khoan lỗ d = 25mm, diện tích mỗi lỗ là:


π . d 2 3.14 × 0.0252
F lỗ = = =0.00049m2
4 4

Tổng số lỗ: n=
∑ f lỗ = 0.0111 =23 lỗ
f lỗ 0.00049

Mỗi bên 12 lỗ khoan thành 2 hàng so le ở hai thành ống, lỗ hướng xuống dưới làm với
phương thẳng đứng một góc 450.

Khoảng cách giữa các tâm lỗ:

4000−250
e= =312,5(mm)
12

Tổn thất áp lực qua giàn ống phân phối:

h= ( 2.2
K2
+ )
1
v2
2g
(m)

trong đó: K là tỷ số của ống phân phối trên tiết diện ngang của ống phân phối bằng
30%=0,3.

h=
( 2.2
0.32 )
+1
0.52
2× 9.81
=0.33(m)

Tốc độ nước từ bể phản ứng sang bể lắng v t=0,05m/s chiều cao lớp nước trên vách
tràn là:

Q 0.037
ht = = =0.18(m)
B × N × v t 2 ×2 ×0.05

57
Khoảng cách giữa tường bể phản ứng và tấm ngăn bể lắng tính với vận tốc nước chảy
là vn=0,03m/s.

0.037
l= =0.31(m)
2 ×2 ×0.03

Bảng 8: thông số thiết kế bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng

Thông số Giá trị

Đơn nguyên ( bể) 02

Kích thước bể, L × B × H 4m × 2m × 3m

Phân phối nước vào bể

Mương phân phối


- Đơn nguyên mương (cái) 2
- Kích thước mương, l ×b×h 5m×0.5m×0.4m
ống chính
- Số lượng ống 3
- Đường kính ống (mm) 140 mm
ống nhánh
- Số lượng ống
- Đường kính ống (mm) 6
120mm

Chiều cao tường tràn (m) 0.18m

Khoảng cách giữa tường bể phản 0.31m


ứng và bể lắng (m)

Vách ngăn hướng dòng (cái) 03

5.6 BỂ LẮNG NGANG

5.6.1 Nguyên tắc làm việc

58
Được xâ dựng bằng bê tông cốt thép có dạng hình chữ nhật. Chia làm 3 vùng hoạt
động:

- Vùng phân phối nước vào bể


- Vùng lắng cặn: trải dài suốt chiều dài của bể lắng. Cặn của bể lắng ngang thông
thường tập trung ở nửa đầu của bể. Vì trọng lượng cặn lớn nên việc xả cặn rất quan
trọng. Nếu ả không kịp sẽ làm giảm chiều cao lắng nước của bể, mặt khác cặn có chứa
nhiều chất hữu cơ sẽ lên men tạo nên bọt khí làm vỡ bông cặn và vẫn đục nước đã
lắng. Thiết bị cào bùn truyền động bằng hai dây xích kéo các tấm gạt bằng ống nhựa
D – 114 để thu cặn.
- Vùng thu nước lắng: bể lắng ngang thu nước trên bề mặt, sử dụng những máng thu
có răng cưa thấp hơn mặt nước và dài từ giữa đến cuối bể.

Nguyên lý hoạt động: nước và cặn đi từ bể phản ứng luồn qua tường ngang đi vào bể
lắng. Cặn lắng tại vùng lắng, phần nước trong được thu vào máng thu. Nước thu sa
lắng được chảy vào hệ thống thu nước rồi tự chảy qua bể lọc. Cặn bùn được hút theo
định kì và được đưa xuống bể nén bùn.

Để bể lắng ngang làm việc có hiệu quả, trước tiên phải xác định được kích thước vùng
lắng một cách hợp lý dưa vào lý thuyết lắng cặn trong bể lắng ngang đã được nghiên
cứu. Bể lắng ngang được chia làm nhiều ngăn, mỗi ngăn từ 3 – 6m. Chiều dài bể
không quy định, nhưng khi bể có chiều dài quá lớn có thể cho nước chảy xoay chiều.

Công suất Q = 3200 m3/ ngày đêm = 133.33 m3/h = 0.037 m3/s.

5.6.2 Tính toán

Ta sử dụng loại bể lắng ngang thu nước trên bề mặt với hệ thống xả cặn bằng thủy lực.

Diện tích bề mặt bể lắng ngang thu nước xác định theo công thức sau: (không kể diện
tích bể phản ứng)
Q 133.33
F=α . =1.3 =92.3 (m2)
3.6 ×u0 3.6× 0.5

Trong đó:

59
Q: lưu lượng xử lý, Q = 133.33 m3/giờ
u0: tốc độ lắng cặn (lấy theo bảng 3.2: tốc độ rơi của cặn)
Bảng 9:

Đặc điểm nước nguồn và phương pháp xử lí Tốc độ rơi của cặn u0
(mm/s)

1. Xử lý nước có dùng phèn


- Nước đục ít ( hàm lượng cặn < 50mg/l) 0.35 ÷0.45
- Nước đục vừa (hàm lượng cặn 50 ÷ 250 mg/l) 0.45 ÷0.5
- Nước đục (hàm lượng cặn 250 ÷ 2500 mg/l) 0.5 ÷0.6
2. Xử lý nước không dùng phèn 0.12 ÷0.15

Với hàm lượng cặn C = 168,4 mg/l ta chọn u0 = 0.5.


Bảng 10: Trị số K và α phụ thuộc vào tỷ số L/Ho
L/Ho 10 15 20 25
K 7,5 10 12 13,5
α 1,33 1,5 1,67 1,82
L α
Chọn H = 10 nên K = 7,5 và = 1,33
0

Số bể lắng ngang N = 2 bể
Chiều rộng bể lắng ngang B (m):
Q
3,6×v tb×H o ×N
B=
Trong đó:
¿
+ Ho: Chọn chiều cao vùng lắng, Ho = 3 (m). Trong giới hạn 2,5 3,5 (m)
¿ ¿
+ vtb: Vận tốc trung bình của dòng nước trong bể, vtb = K uo = 7,5 0,5 = 3,75
(mm/s)
+ N = 2 bể
Vậy chiều rộng bể lắng ngang là:
Q 133.33
B = 3.6 ×v × H × N = 3.6 ×3.75 ×3 ×2 =1.65 (m)
tb 0

Chiều dài bể lắng ngang là:

60
F 92.3
B×N 1.65× 2 = 30 (m)
L= =
2
Chọn B = 2 (m). Mỗi bể lắng chia làm 2 ngăn, chiều rộng mỗi ngăn là : b = = 1 (m)
2
Tỉ số L/Ho theo tính toán L/Ho = 30/3 = 10. Đúng bằng tỉ số đã chọn.
L L 30
Yêu cầu của bể lắng ngang đạt hiệu quả là: ≥5, vậy = = 15
B B 2
Vậy mỗi bể có kích thước 30 ×2 (m)
5.6.3Bộ phận phân phối nước vào và lấy nước ra
kích thước máng thu nước vào bể và thu nước trong máng
l × b × h = 2B × b × h = 4 × 1.5 × 1 (m)
chiều dài xây dựng của bể lắng kể cả hai máng phân phối và thu nước:
L xd=L+2 × b=30+2 ×1.5=33 (m)
Vách ngăn phân phối nước vào với mục đích phân phối nước đều trên toàn bộ diện tích
mặt cắt ngang của bể lắng. Vách ngăn lấy nước ra với mục đích hạn chế cặn trôi lên
theo dòng nước vào máng thu.
Vách ngăn phân phối nước vào và lấy nước ra cách đầu và cuối bể 1.5m ( theo 33 :
2006, mục 6.77 quy định vách ngăn cách tường 1 ÷ 2m)
Diện tích công tác của vách ngăn phân phối:
F n=b × ( H o−0.3 )=1 × ( 3−0.3 )=2.7 (m2)
Lưu lượng nước qua mỗi ngăn của bể:
Q 133.33
q n= = =33.33 (m3/h) = 0.009 (m3/s)
2× 2 4
Diện tích cần thiết của các lỗ ở vách ngăn phân phối nước vào là:
q
∑ f lỗ 1= v n = 0.009
0.3
=0.03 (m2) (quy phạm vlỗ1 = 0.2÷0.3m/s, chọn vlỗ1 = 0.3m/s)
lỗ
Diện tích cần thiết của các lỗ ở vách ngăn thu nước ở cuối bể đặt cách tường 1.5m là:
q
∑ f lỗ 2= v n = 0.009
0.5
=0.018(m2) ( quy phạm vlỗ2 = 0.5 m/s)
lỗ 2
Lấy đường kính lỗ ở vách ngăn phân phối thứ nhất d 1 = 0.05m (quy phạm d = 0.05 ÷
π . d2
0.15 m). Diện tích một lỗ f lỗ1 = =¿0.0019 m2, tổng số lỗ ở vách ngăn phân phối
4
thứ nhất là:
n1 =
∑ f lỗ 1 = 0.03
=16 (lỗ)
f lỗ 1 0.0019

61
Lấy đường kính lỗ ở vách ngăn thu thứ 2 là d 2 = 0.05m, diện tích lỗ f lỗ2 = 0.002 m2,
tổng số lỗ ở vách ngăn phân phối thứ hai là
n2 =
∑ f lỗ 2 = 0.018 =9(lỗ )
f lỗ 2 0.002
Ở vách ngăn phân phối bố trí thành 4 hàng dọc và 4 hàng ngang tổng số đục lỗ là:4×4=
16 lỗ.
khoảng cách giữa các trục lỗ theo hàng dọc là: (Ho – 0.3) /4= 0.675m
Khoảng cách giữa trục các lỗ theo hàng ngang là: ¾ = 0.75m.
Ngăn phân phối nước vào
Nước từ bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng chuyển sang bể lắng qua vách ngăn sát thành
tràn, ngập sau 0.3m hướng dòng nước chảy xuống phân bố đều và tránh xáo động bề
mặt bể.
Chiều cao nước trên thành tràn:
qn 0.009
∆ H= = =0.018 (m)
b × v 1× 0.05
Trong đó:
qn: lưu lượng nước qua một ngăn, qn = 0.009 (m3/s)
b: chiều rộng một ngăn, b = 1m,
v: vận tốc nước qua thành tràn, v = 0.05 m/s ( theo TCXDVN 33 : 2006, mục
6.83, tốc độ nước tràn lấy không quá 0.05 m/s)
Tính toán máng thu nước
Máng thu nước sau bể lắng dùng hệ thống máng thu nước răng cưa thu dọc bể lắng.
Xác định tổng chiều dài máng thu
Theo điều 6.84 TCVN 33: 2006, máng phải đặt trên 2/3 chiều dài bể lắng. Vậy chiều
dài ống:
2 2
Lm= × L= × 30=20 m
3 3
Lưu lượng nước tính cho mỗi ống:
Q 0.037 −3
Qm = = =9,25. 10 m3/s
2 × N 2 ×2
Mỗi ngăn đặt 2 ống,
khoảng cách giữa các tâm ống:
3
a= =1.5 m
2

62
Tốc độ trong ống thu lấy v = 0.6 m/s (theo TCXDVN 33 : 2006, điều 6.84, v = 0.6 ÷
0.8). ống thu có hình chữ nhật.
Chọn đường kính ống thu là 80 mm, kiểm tra lại vận tốc nước chảy trong ống thu:
Q ống 0,0092
v= = =1.83(m/s)
Fống 3,14 ×0,082
4
Tốc độ nước qua lỗ vlỗ = 1 (m/s)
Tổng diện tích lỗ trên 1 ống thu:
q 0,0370
∑ f lỗ = 2× nv =
2× 1
2
=0.0185(m )
lỗ

Đường kính lỗ chọn dlỗ = 25mm (quy phạm d ≥ 25mm)


Diện tích của 1 lỗ:
3,14 × D2lỗ 3,14 × 0,0252 2
f lỗ = = =0,00049(m )
4 4
Số lỗ trên ống thu:

n=
∑ f lỗ = 0,0185 =38(lỗ )
f lỗ 0,00049

Mỗi bên bố trí 19 lỗ. Các lỗ nằm ngang 2 bên ống, lỗ của máng đặt cao hơn đáy máng
0,08m (tiêu chuẩn là 0,05 – 0,08m)
Khoảng cách giữa các tâm lỗ:
L−D 20−0,08
e= = =1,04 ( m )
n 19
Tiết diện của ống thu là:
Q 0.037
F m= = =0.03 m2
2× v 2× 0.6
Chọn ống thu có chiều rộng 0.3m
Chiều cao (sâu) mực nước trong ống thu:
F m 0.03
h= = =0.1 m
bm 0.3
Máng thu nước từ 2 phía, chiều dài mép ống thu:
∑ Lm =2× Lm=2 ×20=40 m

63
Tải trọng thu nước trên 1m dài mép ống:
Q 133.33
q= = =3.34 l /s . m
∑ Lm 40
Với Q = 0.037 m3/s = 37 l/s
Vậy 1m dài ống phải thu: 0.0033m3/s
Máng có độ dốc i = 0.01 về phía ống tập trung. Chiều sâu cuối máng là:
h m=h+ Lm ×i=0.1+ 20× 0.01=0.3 m
Số khe trên một ống :
Lm=n× 100+ ( n−1 ) × 50+ 2× 50=20000 mm → n=133 khe .
Mép 2 máng phải cao hơn mực nước cao nhất trong bể 0.1m.
Sử dụng máng tràn (tấm xẻ khe) hình chữ V, góc đáy 90o để điều chỉnh cao độ mép
máng. Chọn cắt 5 chữ V trên 1m chiều dài mép máng thu nước. chiều cao hình chữ V
là 5cm, đáy chữ V là 10cm, khoảng cách giữa các định là 20cm.

Lưu lượng qua 1 khe chữ V:


q 0.0033 −4
q 0= = =6.6 × 10 m3/s
5 5
Chiều cao mực nước qua khe chữ V:
5
2
q o=1.4 × h

( ) ( )
2/ 5 −4 2/5
q 6.6 × 10
 h= 0 = =0.046 m=4.6 cm< 5 cm . Đạt yêu cầu.
1.4 1.4
Máng thu nước tập trung
Nước sau khi thu vào máng răng cưa trong mỗi ngăn sẽ chảy vào máng tập trung của
mỗi bể. Lưu lượng nước mỗi máng :
Q 133.33
q m= = =66.66 (m3/h) = 0.018 m3/s
2 2

64
Vận tốc máng thu v= 0.6m/s và chiều rộng đã chọn là bm = 0.3m
Chiều cao máng thu :
qm 0.018
h m= = =0.1m.
v ×bm 0.6 × 0.3
Ống dẫn nước sang bể lọc
Vận tốc dòng nước chảy trong ống chọn trong khoảng v = 1÷1.5 m/s. chọn v = 1.2 m/s.
D=
√ 4 × qm
π ×v
=

4 ×0.018
π × 1.2
=0.14 (m)= 140mm

Chọn loại ống nhực PVC Bình Minh có ∅ 168×7.3 m, đường kính trong của ống DT =
168 – 7.3×2 = 153.4 mm = 0.1534 m.
Vận tốc nước chảy thực tế trong ống nhánh:
4 × qm 4 ×0.018
V n= 2
= 2
=0.97 m/ s
π ×D T π × 0.1534
 thỏa yêu cầu về vận tốc vì nằm trong khoảng 0.8 – 1.2 m/s.

5.6.4 hệ thống xả cặn


Hệ thống xả cặn bằng thủy lực có hố thucặn hình chóp cụt và được xả trực tiếp qua
ống rút cặn.
Hàm lượng cặn trong nước đưa vào bể lắng:
Cmax = Cn + K×P + 0.25M + v (mg/l)
Trong đó:
 Cn: hàm lượng cặn trong nước nguồn (mg/l), Cn = 80 (mg/l)
 K: hệ số phụ thuộc vào độ tinh khiết của phèn sử dụng, chọn phèn nhôm sạch, K
= 0.55.
 P: liều lượng phèn nhôm (mg/l), P = 27.7 mg/l
 M: độ màu của nước nguồn theo thang màu Paltin – Coban, nguồn nước có M =
48.
 v: hàm lượng vôi kiềm hóa, v = 36.4 (mg/l)
Vậy hàm lượng cặn trong nước đưa vào bể lắng là:
Cmax = 80 + 0.55×27.7 + 0.25×48 + 36.4 = 143.653 (mg/l)
Xả cặn theo dự kiến tiến hành theo chu kì với thời gian giữa hai lần xả cặn là: T = 24h.
thể tích vùng chứa cặn nén của một bể lắng là:
T × Q×(C max −C) 24 ×133.33 ×(168.4−10)
W c= = =25.34 m3
N ×δ 2 ×10000
Trong đó:
 T: thời gian làm việc giữa 2 lần xả cặn (6 ÷ 24)h, chọn T = 24h

65
 Q: lưu lượng nước đưa vào bể, Q = 133.33 (m3/h)
 N: số bể lắng ngang, N = 2
 C: hàm lượng cặn còn lại sau khi lắng (10÷ 12) mg/l, chọn C = 10 mg/l
 Cmax: hàm lượng cặn tính toán trong nước đưa vào bể, Cmax = 168.4 mg/l
 δ : nồng độ trung bình cả cặn đã nén chặt, chọn δ = 10000(g/m3) = 10000mg/l
Lưu lượng cặn ở một hố xả cặn:
W c 25.34
qc= = =0.02 (m3/s)
t 20 ×60
Với: t là thời gian xả cặn lấy t = 20 phút.( theo TCXDVN 33 : 2006, mục 6.74 thời
gian xả cặn t = 10÷20 phút)
Diện tích mặt bằng một bể lắng:
F 92.3
f bể = = =46.15 (m2)
2 2
Chiều cao trung bình của vùng nén cặn:
W c 25.34
H c= = =0.55 (m)
f bể 46.15
Chiều cao trung bình của bể lắng:
Hbể = H0 + Hc = 3 + 0.55 = 3.55 (m)
Chọn chiều cao bảo vệ Hbv = 0.5 (m)
Độ chênh lệch đầu và cuối bể:
Δ h=i × L=0,02 ×30=0.6( m)

Trong đó:
i: độ dốc bể lắng, i ≤ 5%, chọn i = 2%
L: chiều dài bể, L = 30m.
Chiều cao bể (tính ở phần đầu bể):
Δh
H đầu bể =H bể + =3,85(m)
2
Chiều cao bể (tính ở phần cuối bể):
Δh
H cuối bể =H b− =3.25(m)
2
Chiều cao tính toán của bể lắng (phần đầu bể):
tt
H đàu bể =H đầubể + hbv =3,85+0,5=4.35( m)

66
Chiều cao tính toán của bể lắng (phần cuối bể):
tt
H cuối bể =H cuối bể +hbv =3.25+ 0,5=3,75( m)

Trong đó:
hbv: Chiều cao bảo vệ, chọn hbv = 0,5m (0,3 ÷ 0,5m)
Thể tích một bể lắng:
Wb = L×B×Hb = 33× 2 × 3.55 = 234.3 m3
Lưu lượng nước tính bằng phần trăm mất đi khi xả cặn ở 1 bể là:
K p ×W c 1.5 × 25.34
P= × 100= ×100=2.37 %
Q ×T 133.33
×24
2
Với: Kp là hệ số pha loãng khi xả cặn bằng thủy lực: Kp = 1.5
Xả cặn lắng bằng ống xi phông đồng tâm
Bảng 11: thông số thiết kế bể lắng
STT Thông số thiết kế Giá trị Đơn vị Số lượng
1 - Chiều dài 33 m
- Chiều rộng 2 m
- Chiều cao đầu bể 3.75 m
- Chiều cao cuối bể 3.25
2 Chiều cao xây dựng của bể
- Vùng lắng (H0) 3 m
- Chiều cao vùng chứa nén cặn(Hc) 0.55 m
- Chiều cao bảo vệ (Hbv) 0,5 m
3 Máng phân phối nước vào và lấy nước 2
ra
- Dài 4 m
- Rộng 1,5 m
- Cao 1 m
Số bể lắng 2

5.7 BỂ LỌC NHANH


5.7.1 Cấu tạo và nguyên lý làm việc
Dùng bể lọc nhanh hở 1 lớp vật liệu lọc là cát thạch anh, có đường kính hạt là d = 0.5÷
1.25 (mm). Chiều dày lớp vật liệu lọc 0.8 (m), hệ số không đồng nhất K = 1.5 ÷ 1.7,
đường kính tương đương 0.7 ÷ 0.8 mm.
Vật liệu đỡ dùng sỏi có:

67
Đường kính d = 2 ÷ 8 mm, chiều dày d = 0.2 m.
Đường kính d = 8 ÷ 16 mm, chiều dày d = 0.2 m.
- Khi lọc: nước được dẫn từ bể lắng sang, qua máng phân phối vào bể lọc, qua lớp
vật liệu lọc, lớp sỏi đỡ vào hệ thống thu nước trong và được đưa về bể chứa nước sạch.
- Khi rửa: nước do bơm cung cấp, qua hệ thống phân phối nước lọc, qua lớp sỏi đỡ,
các lớp vật liệu lọc và kéo theo các cặn bẩn tràn vào máng thu nước rửa ở giữa chảy về
cuối bể và xả ra ngoài theo mương thoát nước. Quá trình rửa được tiến hành đến khi
hết đục thì ngưng.
Sau khi rửa, nước được đưa vào bể đến mực nước thiết kế, rồi cho bể làm việc. Do cát
mới rửa chưa được sắp xếp lại, độ rỗng lớn nên chất lượng nước lọc ngay sau khi rửa
chưa đảm bảo, nên phải nước lọc đầu, không đưa ngay vào bể. Thời gian xả nước lọc
đầu quy định là 10 phút.
 Cường độ nước rửa lọc W = 13l/s.m2
 Cường độ gió rửa lọc : Wgió = 15 l/s.m2
5.7.2 Tính toán:
Tổng diện tích bể lọc của trạm xử lý tính theo công thức:
Q
F=
T . v bt −3,6 W .t 1−a . t 2 . v bt (m )
2

Trong đó:
Q: công suất trạm xử lý (m3/ngày đêm), Q = 3200m3/ngày đêm
T: thời gian làm việc của trạm trong một ngày đêm(giờ), T = 24 giờ.
vbt: tốc độ lọc tính toán ở chế độ làm việc bình thường (m/h), ở đây bể lọc
nhanh có 1 lớp vật liệu lọc, chọn vbt = 5.5 m/h ( bảng 6.11 – TCXDVN 33 : 2006).
a: số lần rửa mỗi bể trong một ngày đêm ở chế độ làm việc bình thường. Chọn a
= 1, điều kiện rửa lọc hoàn toàn tự động
W: cường độ nước rửa lọc ( bảng 6.13 – TCXDVN 33 : 2006). Chọn W = 13 l/s.m2.
t1: thời gian rửa lọc (giờ), chọn bằng 6 phút = 0.1 giờ
t2: thời gian ngừng bể lọc để rửa (giờ), t2 = 0.35 giờ
Vậy ta tính được tổng diện tích bể lọc của trạm xử lý là:
3200
F= = 25m2
24 ×5.5−3.6 ×13 ×0.1−1× 0.35× 5.5
Số bể lọc cần thiết xác định theo công thức:

68
N=0.5 √ F=0.5 √ 25 = 2.5
Chọn N = 4 bể ( N không được nhỏ hơn 4 để khi một bể ngưng làm việc thì vận tốc
trong các bể còn lại không vượt quá 1.5 lần bình thường).
Kiểm tra lại tốc độ lọc tăng cường với điều kiện đóng một bể để rửa:
N
v tc=v bt .
N−N 1 (m/h)

Trong đó:
vtc: tốc độ lọc tăng cường (m/h)
N1: số bể lọc ngừng làm việc để sửa chữa
N 4
v tc=v bt . =8 × =10.67 m/h
N−N 1 4−1

 Nằm trong khoảng 8÷ 12m, vậy đảm bảo an toàn.


Diện tích mỗi bể lọc là:
25
Fbể = = 6.25 m2
4
Chọn kích thước bể là L ×B = 2.7 ×2.3 m
Chiều cao toàn phần của bể lọc nhanh xác định theo công thức:
H = hđ + hv + hn +hp + 1 + 0.1
Trong đó:
hp: chiều cao lớp bảo vệ của bể lọc (0.3 ÷ 0.5m), lấy hp = 0.5m
hđ: chiều cao lớp sỏi đỡ, lấy hđ = 0.4m
hn: chiều cao lớp nước trên lớp vật liệu lọc, lấy hn = 1.5m (6.106 – TCXDVN 33
: 2006)
hv: chiều dày lớp vật liệu lọc cát thạch anh, hv = 0.8m.
1m: chiều cao từ đáy bể đến sàn đỡ chụp lọc.
0.1m: chiều cao sàn đỡ chụp lọc.
Vậy chiều cao bể là:
H = 0.4 + 0.8 +1.5+ 0.5 +1 +0.1 = 4.3 m.

69
5.7.1 Tính toán hệ thống phân phối nước vào và thu nước ra bể lọc

Phân phối nước vào


Nước từ bể lắng được dẫn bằng 2 đường ống chính, mỗi ống chính phân phối nước cho
3 bể lọc bằng 3 đường ống nhánh
Lưu lượng nước cho 1 ống chính
Q 133.33
q cv= = =66.66 (m3/h) = 0.0185 (m3/s)
2 2
Đường kính ống dẫn nước từ bể lắng sang các bể lọc nhanh được tính theo công thức:

D=
√ 4. Q
π .v
Với: Q = 133.33 m3/h
v: vận tốc nước trong đường ống chính nằm trong khoảng (0.8 – 1.5 m/s), chọn
v = 1 m/s.
Thay các giá trị vào công thức trên ta có:

D=
√ √ 4. Q
π .v
=
4 ×133.33
3.14 × 1× 3600
=0.2m

Vậy chọn ống dẫn nước từ bể lắng sang máng phân phối nước của bể lọc có đường
kính D = 200mm.
Lưu lượng nước cho 1 ống nhánh vào bể
Q 133.33
q nv = = =33.33 (m3/h) = 0.009 (m3/s)
4 4
Vận tốc nước chảy trong ống nhánh phân phối nước vào theo bể lọc (theo mục 6.120
TCXD 33 : 2006, v = 0.8 – 1.2 m/s), chọn v = 1 m/s.
Đường kính ống nhánh phân phối nước vào

Dnv =
√ 4. qnv
π. v √=
4 ×0.009
3.14 ×1
=0.1m

Chọn loại ống nhựa PVC Bình minh có ∅ 100×4.3 mm,


5.7.2 Xác định hệ thống phân phối nước lọc
Quy trình rửa lọc: Theo mục 6.123 TCXDVN 33- 2006, đầu tiên rửa gió với cường độ
15 (l/s.m2) trong 2 phút sau đó rửa kết hợp nước và gió trong thời gian 5 phút sao cho
cát không bị trôi vào máng thu nước rửa. Cuối cùng ngừng rửa gió và tiếp tục rửa nước

70
thuần túy trong khoảng thời gian 5 phút. Thời gian ngừng bể để thực hiện các thao tác
rửa lọc là: t2  0,35 (h).
Rửa lọc bằng nước
Nước sạch từ bể chứa sẽ được dẫn bằng 2 đường ống chính để rử lọc. Mỗi ống chính
sẽ phân phối cho 1 dãy gồm 2 bể lọc để thực hiện quá trình thau rửa.
Cường độ nước rửa lọc W = 13 l/sm2. (bảng 6.13 – TCXDVN 33 : 2006)
Lưu lượng nước rửa của một bể lọc là:
f .W 6.25 ×13
Qr = = =¿ 0.08 (m3/s)
1000 1000
Vận tốc nước rửa lọc trong ống nhánh, chọn v = 1.5 m/s (Theo mục 6.111 của TCXD
33:2006 lấy từ 1,5 – 2m/s)
Đường kính ống phân phối nước rửa lọc cho 1 bể

d=
√ 4 × Qr
Vc×π
=

4 ×0.08
1.5× π
=0.26 ( m) =260(mm)

Chọn loại ống nhựa PVC Bình Minh có ∅ 260 × 6.7mm.


Lưu lượng nước co 1 dãy gồm 2 bể
2 × f 1 bể ×w 2 ×6.25 × 13
Q2 bể = = =0.16 (m3/s)
1000 1000
Vận tốc nước chảy trong ống chính, chọn v c = 1,8 (m/s) ) (Theo mục 6.111 của TCXD
33:2006 lấy từ 1,5 – 2m/s)
Đường kính ống phân phối nước rửa lọc cho 2 bể

D=
√ 4 ×Q2 bể
vc × π
=

4 ×0.16
1.8× π
=0.34(m) = 340 (mm)

Chọn loại ống nhựa PVC Bình Minh có ∅ 340× 11.3mm.


Nước từ bể lắng được phân phối vào bể lọc qua máng có kích thước là:
Lưu lượng qua máng là:
qm = 133.33 (m3/h) = 0.037 (m3/s)
Chọn chiều rộng máng là bm = 0.35m
Ta có:
q m=b m × hm × v m

71
 0.037 = 0.35× hm × v m
Chiều cao lớp nước trong máng; hm = 0.35 (m), vm = 0.35 (m)
Tính toán chụp lọc:
Phân phối nước và gió rửa lọc bằng hệ thống chụp lọc đuôi dài gắn trên sàn đỡ, có khe
rộng 1mm, đường kính lỗ 20mm, đường kính phần đầu chụp 70 mm.
Thiết kế sàn lọc bằng bê tông cốt thép đúc sẵn dưới dạng tấm vuông có kích thước
1000mm x 1000mm, dày 100mm.
Ta bố trí chụp lọc theo kiểu 7 hàng × 7 cột.
Số chụp lọc trong 1 bể: Ncl = ncl × Fbể = 49 × 6.25 = 306.25 chọn 300 chụp lọc.
Bố trí chụp lọc trong bể theo chiều rộng và dài lần lượt là 15 × 20 chụp lọc.
N cl 300
Kiểm tra lại số chụp lọc trên 1m2 của bể: ncl = = =48 cái. Thỏa mãn diều 6.112
F bể 6.25
TCXD 33 : 2006 ( số chụp lọc lấy không dưới 35 – 50 cái cho 1m2 diện tích công tác
của bể lọc)
Tổn thất qua sàn chụp lọc khi rửa:
Pe 1 v 0.3 1 1.5
H san =0.6 × H loploc × + × × dH=0.6 × 0.8 + × ×0.115 =
3−2.2 Pe 2 dv 3−2.2× 0.3 2 0.05
1.94m.
Trong đó:
Pe: độ rỗng lớp cát khi rửa lọc, Pe = 30%
Hloploc: tổn thất qua lớp lọc khi rửa ( lấy bằng chiều dày lớp cát lọc), Hloploc =
0.8(m)
Áp lực tốc độ ( áp lực động).
v2 1.52
h=γ n =1 × =0.115 m
2×g 2× 9.81
ở cuối bể và hai bên bể, áp lực tốc độ này biến thành áp lực tĩnh vì: v = 0.
Do đó độ chênh áp dưới sàn bể dH = 1.25
Nếu chọn độ phân phối đều là 95% tức vận tốc nước qua sàn chênh nhau dv = 5% =
0.05
lưu lượng nước đi qua một chụp lọc:

72
Qr 81.25
q= = =¿ 0.27 (l/s)
f × n 6.25 × 48
Chọn chụp lọc có đặc tính thủy lực;
q = 0.3 l/s và Htổn thất = 1.94 m.
Tính hệ thống dẫn gió rửa lọc
Lưu lượng gió tính toán là:
f . W gió 6.25 ×15
Q gió= = =0.094 (m3/s) = 94 (l/s)
1000 1000
Lấy tốc độ gió trong ống dẫn gió là 15 m/s (quy phạm 15 ÷ 20 m/s), đường kính ống
dẫn gió được tính như sau:

D gió=
√ 4. Qgio
π . v gio √
=
4 ×0.094
3.14 ×15
=0.089 m=89 mm

Tính toán máng thu nước rửa lọc


Vì kích thước của bể là 2.5 × 2.5m nên ta chỉ bố trí một máng thu ở giữa bể, mép trên
của máng thu thẳng và nằm ngang, đáy máng có độ dốc 0.01 về phía cuối máng vì đáy
có hình tam giác
Chiều rộng máng tính theo công thức:


2
5 qm
Bm=K 3
(m)
(1.57+ a)

Trong đó:
a: tỉ số giữa chiều cao phần chữ nhật ( lấy a = 1.3) ( quy phạm a = 1 ÷ 1.5)
qm: lưu lượng nước rửa máng, cũng chính là lượng nước rửa cho mỗi bể lọc,
qm = Qr = 0.08125 m3/s
K: hệ số đối với tiết diện máng hình tam giác, K = 2.1
Vậy chiều rộng máng được tính là:

√ q2m

2
5 5 0.08125
Bm=K 3
=2.1 =0.41m
(1.57+ a) (1.57+1.3)3

Suy ra: chiều cao máng chữ nhật là:

73
hCN
a= Bm ×a 0.41 ×1.3
Bm => hCN = = =0.267 m
2 2
2
Lấy chiều cao phần đáy tam giác là hđ = 0.2 m.
Độ dốc đáy máng lấy về phía máng tập trung nước là i = 1%.
Chiều dày thành máng lấy là : δ m= 0.05 m
Chiều cao toàn phần của máng thu nước rửa là:
Hm = hCN + hđ + δ m = 0.267 + 0.2 + 0.05 = 0.517 m
Khoảng cách từ bề mặt lớp vật liệu lọc đến mép trên máng thu nước được xác định
theo công thức:
L vl × e
∆ H m= +0.25 (m)
100
Trong đó:
Lvl: chiều dày lớp vật liệu lọc, Lvl = 0.8 m.
e: độ giản nở tương đối của lớp vật liệu lọc, e = 50%
Vậy ta tính được:
L vl × e 0.8× 50
∆ H m= +0.25= + 0.25=0.65 m
100 100
Theo quy phạm, khoảng cách giữa đáy dưới cùng của máng đặt nước rửa phải cao hơn
lớp vật liệu lọc tối thiểu 0.07 m.
Chiều cao toàn phần của máng thu nước rửa Hm = 0.517, vì máng dốc i = 1%, dài 2.3m
nên chiều cao máng ở phía cửa ra là:
Hm + i.B = 0.517 + 2.3 × 0.01 = 0.54 m.
Vậy ∆ H m phải lấy bằng:
∆ H m = 0.54 + 0.07 = 0.61 m.

Hệ thống ống thu nước rửa lọc dùng ống đường kính D200 (v = 2.39; 1000i = 46.8)
ống xả nước lọc đầu chọn D100.
Tính tổn thất áp lực khi rửa bể lọc nhanh
Tổn thất qua sàn chụp lọc khi rửa:

74
Hsan = 1.94 (m)
Tổn thất áp lực qua lớp sỏi đỡ:
Hd = 0.22 × Ls ×W = 0.22× 0.4 × 13 = 1.1 m.
Trong đó:
Ls: chiều dày lớp sỏi đỡ, Ls = 0.4 m.
W: cường độ rửa lọc, W = 13 l/s.m2
Tổn thất áp lực trong lớp vật liệu lọc
hvl = (a+ bW) × L×e = (0.76 + 0.017×13) × 0.8×0.5 = 0.39 m
Trong đó:
Với kích thước hạt d = 0.5 ÷ 1.25 mm thì: a = 0.76 và b = 0.017
W: cường độ rửa lọc W = 13 l/s.m2
L: chiều dày lớp vật liệu lọc, L = 0.8 m
e: độ giãn nở tương đối của lớp cát lọc, e = 50%
Áp lực để phá vỡ kết cấy ban đầu của lớp cát lọc, lấy hbđ = 1.5m
Vậy tổn thát áp lực trong nội bộ bể lọc sẽ là;
ht = 1.94 + 1.1 + 0.39 + 1.5 = 4.93 (m)
Tỉ lệ lượng nước rửa so với lượng nước vào bể ( 4-60 xử lý nước cấp – TS. Nguyễn
Ngọc Dung):
W × f ×t 1 ×60 N ×100 13× 6.25 ×6 ×60 × 4 × 100
p= = =2.81 %
Q ×t 0 × 1000 133.33 × 23.38× 1000

Trong đó:
W: cường độ rửa lọc, W = 13 l/s.m2
f: diện tích một bể lọc, f = 6.25 m2
N: số bể lọc, N = 4
Q: công suất trạm xử lý, Q = 133.33 m3/h
T0: thời gian công tác của bể giữa 2 lần rửa (giờ)
T 24
T 0= −( t 1 +t 2+t 3 )= −¿
n 1

75
T: thời gian công tác của bể lọc trong một ngày, T = 24 giờ
n: số lần rửa bể lọc trong một ngày, n = 1
t1,t2,t3: thời gian rửa, xả nước lọc đầu và thời gian chết của bể.
t1 = 0.1 giờ; t2 = 0.17 giờ; t3 = 0.35 giờ

Tính toán bơm rửa lọc:


Áp lực cần thiết của máy bơm rửa lọc
Hb = hhh + h0 + ht + hcb
Trong đó:
hhh: độ cao hình học đưa nước tình từ mức nước hấp nhất trong bể chứa đến mép
máng thu nước rửa lọc (m)
hhh = 4.5 + 3.5 – 2 + 0.65 = 6.65
với:
4.5 là chiều sâu mực nước trong bể chứa (m)
3.5 là độ chênh mực nước giữa bể lọc và bể chứa (m)
2: chiều cao lớp nước trong bể lọc (m)
0.65: khoảng cách từ lớp vật liệu lọc đến mép máng (m)
h0: tổn thất áp lực trên đường ống dẫn nước từ trạm bơm nước rửa đến bể lọc (m)
h0 = i.l
với đường kính ống dẫn là 200mm, Q = 138 l/s (vc = 1.5 m/s), tra bảng hệ số tổn
thất ta được 1000i = 14. Giả sử ống dài 100m, ta có:
h0 = 0.014 × 100 = 1.4 m
ht: tổn thất áp lực tong nội bộ bể lọc, đã tính ở trên
ht = hp + hđ + hvl + hbm = 7.06 m
hcb: tổn thất cục bộ của bộ phận nối ống và van khóa
v2
hcb = ∑ ξ
2g
Giả sử trên đường ống có các thiết bị phụ như 2 cút 900, 2 van khóa, 2 ống ngắn

76
2
1.5
h cb=2 × ( 0.98+ 0.26+1 ) =0.5 m
2 ×9.81
Vậy Hbơm = 6.56 + 1.4 + 7.06 + 0.5 = 15.61 ≈ 16 m.
Lưu lượng nước rửa lọc:
Qrửa = W.f.N = 15×6.25 ×4 = 375 l/s = 0.375 m3/s
Với:
W: cường độ nước rửa lọc (l/s.m2), W = 15 l/s.m2
f: diện tích một bể lọc (m2), f = 6.25 m2
N: số bể lọc, N = 4
Công suất bơm:
γ .Q . H 1000 × 0.375× 16
N= = =73.53 ( KW )
102.η 102× 0.8
Trong đó:
Q: lưu lượng bơm, Q = 0.375 m3/s
H: áp lực của bơm, Hbom = 16m
γ : khối lượng riêng của nước, γ = 1000 kg/m3

η : hiệu suất của bơm, lấy η = 80%

Chọn hai bơm, một bơm làm việc một bơm dự phòng.
Tỉ lệ lượng nước rửa lọc so với lượng nước vào bể lọc tính theo công thức:
W . f . t 1 .60 . N .100
P= (%)
Q. T o .1000

Trong đó:
W: cường độ nước rửa lọc (l/s.m2), W = 13 l/s.m2
f: diện tích một bể lọc (m2), f = 6.25 m2
N: số bể lọc, N = 4
Q: công suất trạm xử lý (m3/h), Q = 133.33 m3/h
T0: thời gian công tác của bể giữa 2 lần rửa (giờ)
T
T 0= −( t 1 +t 2+t 3 ) giờ
a

77
Với:
T: thời gian công tác của bể lọc trong một ngày (giờ), T = 24h
a: số lần rửa bẻ lọc trong một ngày, a = 2
t1,t2,t3: thời gian rửa, thời gian chết của bể và thời gian xả nước lọc đầu (giờ)
thời gian công tác của bể giữa 2 lần rửa lọc là:
T 24
T 0= −( t 1 +t 2+t 3 )= −
a 2 (7
60
+0.35+
10
60 )
=11.37 giờ

Vậy tỉ lệ lượng nước rửa lọc so với lượng nước vào bể lọc là:
W . f . t 1 .60 . N .100 13× 6.25 ×7 ×60 × 4 × 100
P= = =9 %
Q. T o .1000 133.33× 11.37× 1000

5.8 BỂ CHỨA NƯỚC SẠCH


Thể tích bể chứa lấy bằng 20%Qtram ( quy phạm 15 – 20%)
QBC = 20% ×3200 = 640 (m3/ngđ)
2
Xây dựng bể hình chữ nhật chiều cao H = 3m, ciều rộng B = L (chiều dài)
3
W = B × L × H = 2L2 = 640 (m3)
 L=
2

640
2
=18m

 B = L =12m
3
Chọn chiều cao bảo vệ Hbv = 0.5m
Thiết kể ống thông hơi D200 mm
Bể còn có 1 ống xả tràn D400 mm, 1 ống xả kiệt D200 mm, 1 ống hút D 500 mm.
Bảng 12. Các thông số thiết kế bể chứa

Số
STT Thông số thiết kế Giá trị Đơn vị
lượng
Chiều dài 18 m
1 Chiều rộng 12 m
Chiều cao (gồm chiều cao bảo vệ) 3,5 m

78
Ống thép thông hơi D200 mm 3
Ống xả tràn D400 mm 1
3 Ống xả kiệt D200 mm 1
Ống dẫn nước vào bể D350 mm 1
Ống hút D500 mm 1
Bể chứa 1 bể

5.9 KHỬ TRÙNG


Sử dụng Clo dạng lỏng để khử trùng nước. Clo được nén vói áp suất cao sẽ hóa
lỏng và được chứa trong các bình thép. Tại trạm xử lý phải đặt thiết bị chuyên dùng để
đưa Clo vào nước (Clorato)
Lượng nước tính toán để cho Cloratơ làm việc lấy bằng 0.6 m3/kg Clo (theo 6.169 –
TCXDVN 33 : 2006)
Liều lượng Clo tiêu thụ:
Qmax
h .a 133.33 ×3
PClo= = =0.4 kg/h
1000 1000
Trong đó:
Qmax
h : lưu lượng nước đưa vào bể lắng (m3/h)
a: lượng Clo hoạt tính (theo 6.169 – TCXDVN 33 : 2006), chọn a = 3 mg/l.

√ √
−4
Q 0.236 ×10
DCl =1.2 =1.2 =0.002m = 2 mm
v 0.8
Trong đó:
Q: lưu lượng lớn nhất của Clo lỏng (m3/s) lấy lớn hơn 3 lần lưu lượng trung bình.
Trọng lượng riêng của Clo lỏng: 1.47× 103 kg/m3
0.25
Q=5 3 = 0.236 × 10-4 m3/s
1.47× 10 ×3600
V: vận tốc trong đường ống, lấy = 0.8 m/s.
Trong bể chứa xây dựng 3 vách ngăn theo kiểu zic zắc để trộn đều Clo trong bể
chứa, tường dày 200mm, chiều cao bằng 80% chiều cao bể chứa, chiều rộng bằng 3/2
chiều rộng bể chứa.
5.10 HỒ LẮNG – SÂN PHƠI BÙN
Lượng cặn xả ra mỗi ngày tính trung bình với hàm lượng chát rắn không tan là
80g/m3, liều lượng phèn sử dụng là 33g/m3 và phèn có 0.26g cặn, thì lượng cặn rắn xả
ra mỗi ngày là:
3200
Wc = × ( 100+33 × 0.26 )=348 kg/ngày.
1000

79
Lượng cặn rắn có trong bùn là 15% thì khối lượng bùn sinh ra trung bình mỗi ngày
là:
348
Wb= ×100=2320 kg/ngày
15
Dung tích bùn cần chứa cho 1 tháng ( trọng lượng riêng của bùn là 1 T/m3)
W b × 15 2320 × 30
W= = =69.6 m3
1000 1000
Hồ lắng, phơi bùn được xây dựng để lắng cặn trong nước xả ra từ bể lắng và bể lọc,
trước khi xả ra sông. Bùn cặn trong nước xả sẽ lắng trong hồ và đến kì được tháo cặn,
phơi khô ráo bùn trước khi nạo vét chyên chở đến bãi thải. Làm 2 hồ lắng phơi bùn,
mỗi hồ chứa được lượng bùn xả ra trong 1 tháng, chiều sâu phần chứa bùn của hồ là
1m, kích thước xây dựng của hồ lắng phơi bùn như sau:
+ Kích thước mặt bằng mặt hồ :7m × 9m
+ Kích thước mặt bằng đáy hồ :5m × 7m
+ Chiều sâu tổng cộng :2m
+ Cao độ bờ hồ :+3.80m
+ Cao độ đáy hồ :+1.80m

5.11 CAO TRÌNH CÁC CÔNG TRÌNH TRONG TRẠM XỬ LÝ


Khi bố trí các công trình trong trạm xử lý nước cần tuân thủ theo các quy định sau:
Các công trình trong trạm xử lý bố trí theo nguyên tắc tự chảy.
Độ chênh lệch mực nước giữa các công trình đơn vị xử lý nước phải được tính toán đủ
để khắc phục tổn thất áp lực trong công trình, trên đường ống nối giữa các công trình
và các van khóa, thiết bị đo lường…
Độ chênh mực nước trong các công trình cần phải xác định cụ thể qua tính toán. Sơ bộ
ta chọn tổn thất áp lực để bố trí cao độ mực nước trong các công trình theo điều 6.355
TCVN 33 - 2006. Đồng thời dựa vào chiều cao các công trình đơn vị.
5.11.1 Cao trình bể chứa nước sạch
Xây bể chìm dưới mặt đất, trên mặt bể được phủ đất trồng cây để tạo cảnh quan.
Chọn cốt mực nước trong bể chứa thấp hơn cốt mặt đất trạm xử lí 0,5m
bc
Z MN =¿ 0.0 m
Cao trình đáy bể chứa
bc bc
Z đáy=¿ Z MN – Hbc = 0.0 – 3.5 = - 3.5 m
Cao trình đỉnh bể chứa
bc bc
Z đáy=¿ Z MN + hbv = 0.0 + 0.5 = 0.5 m
Cao trình bể lọc
Cao trình mực nước bể lọc:

80
blọc bc
Z MN =¿ Z MN + hlọc-bc + hlọc (m)
Trong đó:
blọc blọc
 Z MN : cao trình mực nước bể chứa: Z MN =0( m)
 hlọc-bc: tổn thất áp lực từ bể lọc sang bể chứa: hlọc-bc = 0.5 (m)
 hlọc: tổn thất áp lực trong bể lọc nhanh, hlọc = 4.93 m
 Z blọc
MN =¿0 + 0.5 + 4.93 = 5.43 (m)
Cao trình đỉnh bể lọc:
blọc blọc
Z đỉnh=¿ Z MN + hp = 5.43 + 0.5 = 5.93 (m) ( với hp là chiều cao lấy phụ
thêm ở bể lọc, hp = 0.5 m)
Cao trình đáy bể lọc:
blọc blọc
Z đáy =¿ Z đỉnh – Hbể = 5.93 – 4.3 = 1.63 (m)
5.11.2 Cao trình bể phản ứng có tầng cặn lơ lửng kết hợp bể lắng ngang
Tổn thất áp lực từ bể lắng sang bể lọc bằng 0,6m (lấy trong khoảng 0,5 - 1m theo
TCXDVN 33 – 2006).
Tổn thất áp lực trong bể lắng bằng 0,6m (lấy trong khoảng 0,4 – 0,6m theo TCXDVN
33 – 2006).
Cao trình mực nước trong bể lắng – phản ứng:
lắng − pư blọc
Z MN =¿ Z MN + hpư-lắng + hlắng – lọc + hpư + hlắng
Trong đó:
blọc blọc
+ Z MN : cao trình mực nước bể lọc: Z MN =5.43(m )
+ hpư-lắng: tổn thất áp lực từ bể phản ứng sang bể lắng: hpư-lắng = 0.18 m
+ hlắng – lọc:tổn thất áp lực từ bể lắng sang bể lọc: hlắng – lọc = 0.5m
+ hpư : tổn thất áp lực trong bể phản ứng, hpư = 0.33m
+ hlắng: tổn thất áp lực trong bể lắng, hlắng = 0.4 m
 Zlắng−MN

=¿ 5.43 + 0.18 + 0.5 + 0.33 + 0.4 = 6.84 (m)
Cao trình đỉnh bể lắng:
blắng blắng
Z đỉnh =Z MN + hbv = 6.84 + 0.5 = 7.34 (m)
5.11.3 Cao trình bể trộn cơ khí
Cao trình mực nước trong bể trộn
ZtrMN = Zlắng-pưMN + htr – pư + htr
Trong đó:
+ Zlắng-pưMN : cao trình mực nước trong bể phản ứng và lắng: Zlắng-pưMN = 6.84 (m)
+ htr – pư : tổn thất áp lực từ bể trộn sang bể phản ứng: htr – pư = 0.5 (m)
+ htr : tổn thất áp lực trong bể trộn cơ khí: htr = 0.4 (m)
 ZtrMN = 6.84 + 0.5 + 0.4 = 7.74 (m)
Cao trình đỉnh bể trộn:

81
Ztrđỉnh = ZtrMN + hbv = 7.74 + 0.4 = 8.14 (m)
Cao trình đáy bể trộn cơ khí:
Ztrđáy = Ztrđỉnh – HTP = 8.14 – 2.75 = 5.39(m)
Với HTP: Chiều cao toàn phần của bể trộn: HTP = 2.75 (m).
5.11TRẠM BƠM CẤP II
Ta phải xây dựng trạm bơm cấp II để cung cấp toàn bộ lượng nước vào mạng lưới
cấp nước và cung cấp nước chữa cháy trong giờ có cháy phục vụ cho cụm dân cư khu
đô thị Đại Phú
5.12.1 ống hút, ống đẩy
 đối với ống hút: thiết kế 2 ống hút bằng thép, chiều dài mỗi ống là 20m, đường
kính Dh = 200
 đối với ống đẩy: thiết kế 2 ống đẩy bằng thép, chiều dài mỗi ống là 1000m chạy
dọc đường bộ của khu đô thị, đường kính Dđ = 150
5.12.2 Bơm cấp nước sinh hoạt
Lưu lượng
Lưu lượng nước cấp vào mạng lưới trong giờ dùng nước lớn nhất trong ngày;
Q1 = 6.77%Qm = 0.0677 × 3200
 Q1 = 216.64(m3/h) = 60.18 (l/s)
Xác định cột áp của máy bơm sinh hoạt:
Chiều cao cột áp bơm được tính như sau:
Hb = ZB + Hhh +Hh + Hđ +Hdt + Hyc (m)
Trong đó:
ZB: cốt mặt đất tại nơi xây dựng trạm bơm, ZB = 3.80 (m)
Hyc: áp lực yêu cầu cung câp vào mạng lưới tại điểm đầu tuyến. Hyc = 23.46m
Hhh: chiều cao hút hình học tính từ mực nước thấp nhất trong bể chứa đến độ cao
mặt đất tại trạm bơm cấp II.
Hhh = Zđ - MNTNBC = 2.40 –(- 0.50) = 2.90 m
Hdt: áp lực dự trữ lấy Hdt = 0.5m
Hh, Hđ: tổn thất áp lực trong đường ống hút và đẩy của trạm bơm.

82
Trên ống hút
v 2h
∑ hh=i .lh +∑ ξ × 2. g
Trong đó:
o lh: chiều dài ống hút sơ bộ, lấy lh = 20 (m)
o vh: vận tốc nước trong ống hút.
Với lưu lượng phát vào mạng lưới trong giờ dùng nước lớn nhất là 60.18 l/s thì lưu
lượng qua mỗi đoạn ống là:
60.18
Q1 ống = =30.09(l/s )
2
Theo thiết kế ta dùng 2 ống hút đường kính D200.
Khi đó ta có 1000i = 6.67; vh = 0.89 (m/s)
o ∑ ξ: tổng hệ số cục bộ qua các thiết bị.
1 côn mở ξ = 0.1
2 khóa ξ = 2 × 1 = 2
1 phễu thu ξ = 0.5
1 tê, ξ = 1.5
2 cút 900 ξ = 2 × 0.5 = 1
6.67 × 20 ( 0.892
h h= + 0.1+ 2+ 0.5+1.5+1 ) × =0.2(m)
1000 2× 9.81

Trên ống đẩy


v2đ
∑ hđ =i× lđ +∑ ξ 2. g
Trong đó:
o lđ: là chiều dài ống dẫn nước từ trạm bơm cấp II đến điểm đầu tuyến của mạng
lưới cấp nước, lđ = 1000 m chạy dọc đường nội bộ khu đô thị
o vđ: vận tốc nước trong ống đẩy
Lưu lượng qua mỗi ống đẩy là 30.09 l/s từ trạm bơm cấp II về điểm đầu mạng lưới
cấp nước, đường kính mỗi ống D150. Khi đó ta có 1000i = 28.5; vđ = 1.56 (m/s)

83
o ∑ ξ: là tổng hệ số cục bộ qua các thiết bị lắp đặt trên ống đẩy
1 côn mở ξ = 0.25
2 khóa ξ = 2×1 = 2
1 van một chiều ξ = 1.7
2 cút 900 ξ =2 × 0.5 = 1
28.5 ×1000 1.562
hđ= + ( 1+2+0.25+1.7 ) × =4.15(m)
1000 2 ×9.81
Vậy ta có:
Hh + Hđ = 0.2 + 4.15 = 4.35 (m)
Như vậy ta có:
HB = 3.80 + 2.90 + 4.35 + 0.5 + 23.46 = 35.01 (m)

Chọn bơm
60.18
Ta chọn bơm có: Qb = =30.09 (l/s) = 0.039 m3/s
2
Hb = 35.01 (m)
Với các thông số trên ta chọn được bơm là Ebara MD 65 – 160/15
Thông số máy bơm như sau:
 Q: 48 – 144 m3/h
 H: 38.2 – 26 mH2O
 Đường kính ống hút: 80 mm.
 Đường kính ống đẩy: 65mm
 Thân bơm: gang
 Cánh bơm: gang
 Trục bơm: thép không gỉ
 Công suất động cơ: 15 kW
 Vận tốc bánh xe công tác: 2900 vòng/phút
 Điện áp: 380V/3 Pha/50Hz.
Ta lắp 3 bơm trong trạm bơm trong dó có 2 bơm làm việc 1 bơm dự trữ.
5.12.3 Bơm chữa cháy
Lưu lượng

84
theo kết quả tính toán ta có lưu lượng của trạm bơm cấp II nhà máy cung cấp thêm vào
mạng lưới khi có cháy xảy ra là 108 m3/h.
Cột áp toàn phần: theo kết quả tính toán tủy lực mạng lưới cấp nước trong giờ có
cháy xảy ra ta có áp lực nước tại điểm 1 là 21.15 (m).
Như vậy cột áp toàn phần trong giờ có cháy xảy ra là:
H tpb =H cc cc
b +h h + H nb (m)

Trong đó:
cc cc
 H b : áp lực nước tại thời điểm đặt bơm giờ có cháy, H b = 21.15 (m).
cc
 h h : độ chênh hình học hút nước, tính từ mực nước thấp nhất trong bể chứa đến
mặt đất tại vị trí trạm bơm cấp II.
cc
h h =Z b −Z MNNT =2.90−(−0.5 ) =3.40(m).

 H nb :tổn thất áp lực trong nội bộ trạm bơm bao gồm tổn thất trên đường ống đẩy
và tổn thất trên ống hút.“
H nb=¿ hh + hđ

Trên ống hút:


v2h
h h=(i .l h + ∑ ξ . ) (m)
2. g
Trong đó:
o lh: chiều dài ống hút, lh = 20 (m).
o vh: vận tốc nước trong ống hút.
Với lưu lượng phát vào mạng lưới khi có cháy xảy ra trong giờ dùng nước lớn nhất
là 90.18 l/s thì lưu lượng qua mỗi ống là:
90.18
Q1ống = = 45.9 (l/s)
2
Theo thiế kế ta dùng 2 ống hút đường kính D200.
Khi đó ta có: 1000i = 14.7 ; vh = 1.34 (m/s)
o ∑ ξ:là tổng hẹ số cục bộ qua các thiết bị.
1 côn mở ξ = 0.1
2 khóa ξ = 2×1 = 2
1 phễu thu ξ = 0.5

85
1 tê, ξ = 1,5
1 cút 900 ξ = 0.5
14.7× 2 1.34 2
hh = + ( 0.1+ 2+ 0.5+1.5+0.5 ) × =0.45 (m)
1000 2× 9.81

Trên ống đẩy:


2

h đ =(i .l đ + ∑ ξ . ) (m)
2. g
Trong đó:
o l đ : chiều dài ống đẩy, l đ = 1000 (m).
o vđ: vận tốc nước chảy trong ống đẩy.
Lưu lượng qua mỗi ống đẩy là 45.9 (l/s). Theo thiết kế ta dùng 2 ống đẩy đường
kính D150. Khi đó ta có 1000i = 64.8; vđ = 2.35 (m/s)
o ∑ ξ:là tổng hệ số cục bộ qua các thiết bị
1 côn mở ξ = 0.25
2 khóa ξ = 2×1= 2
1 van 1 chiều:ξ = 1.7
2 cút 900 ξ = 2×0.5 = 1
64.8 ×1000 ( 2.352
hđ= + 1+2+0.25+1.7 ) × =19.65 (m)
1000 2 ×9.81
Vậy ta có: H nb=¿ hh + hđ = 0.45 + 19.65 = 20.10 (m)
Như vậy ta có cột áp toàn phần:
tp cc cc
H b = H b +h h + H nb=¿21.15 + 0.45 +20.10 = 41.7 (m)

Vì cột áp của bơm chữa cháy gần bằng cột áp của trạm bơm cấp II trong giờ dùng
nước lớn nhất nên ta chọn bơm chữa cháy cùng loại với bơm sinh hoạt. Khi có cháy ta
mở thêm một bơm dự phòng, do đó trong giờ có cháy ta mở 3 bơm làm việc song
song.

CHƯƠNG 6: KHÁI TOÁN CHI PHÍ


6.1 CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BAN ĐẦU
- Chi phí xây dựng công trình trạm bơm cấp I

86
- Chi phí xây dựng trạm xử lý (bao gồm cả bể chứa)
- Chi phí xây dựng trạm bơm cấp II
- Chi phí xây dựng các công trình phụ trợ khác.
6.1.1 Chi phí xây dựng công trình trạm bơm cấp I
Để cung cấp nước cho trạm xử lý nước, ta phải xây dựng một trạm bơm cấp I. Bảng
chi phí thiết bị trong trạm bơm cấp I như sau ( bao gồm cả hệ thống ống dẫn nước từ
trạm bơm cấp I đến trạm xử lý nước).
Bảng 6.1. Bảng chi phí các công trình chính

Đơn giá
Khối Đơn Số Thành tiền
STT Hạng mục (triệu
lượng vị lượng (triệu đồng)
đồng/m3)
1 Bể trộn 11 m3 1 1,2 13.2
2 Bể phản ứng 22.22 m3 2 1,2 53.328
3 Bể lắng 259.2 m3 2 1,2 622.08
4 Bể lọc 30,5 m3 4 1,2 146.4
5 Bể chứa 640 m3 1 1,2 768
6 Hồ lắng bùn 69.6 m3 1 1,2 83.52
Bể hòa trộn
7 0.53 m3 1 1 0.53
phèn
Bể tiêu thụ
8 1.06 m3 2 1 2.12
phèn
Bể hòa trộn
9 0.422 m3 1 1 0.422
vôi
10 Bể tiêu thụ vôi 1 m3 1 1 1
Tổng A 1690.6

Các công trình phụ


Bảng 6.2. Bảng chi phí các công trình phụ

Đơn giá
Khối Đơn Số Thành tiền
STT Hạng mục (triệu
lượng vị lượng (triệu đồng)
đồng/m2)
2 Nhà kho 14.25 m2 1 1 14.25
3 Nhà điều hành 12 m2 1 1 12
4 Nhà hóa chất 9.72 m2 1 1 9.72
Tổng B 35.97

87
Bảng 6.3. Chi phí thiết bị

Đơn giá Thành tiền


ST Đặc điểm kỹ Số
Hạng mục/thiết bị (triệu (triệu
T thuật lượng
đồng) đồng)
Cánh khuấy d=0.36m; b=0,1m 2 1,5 3
Bể hòa trộn Động cơ khuấy N= 1 KW 2 2 4
1
phèn Bơm định P = 90 l/h;
1 2 2
lượng H= 50m
Cánh khuấy d=0,34m; b=0,1m 2 2 4
Bể hòa trộn Động cơ khuấy N = 2 KW 2 2 4
2
vôi Bơm định P = 10 l/h, H =
3 2,5 7.5
lượng 50m
Bơm nước rửa
2 90 180
lọc Q = 81.25 l/s
Bơm gió rửa
2 100 200
lọc Q = 94 l/s
3 Bể lọc 0,3x4,5x3 = 4,05
6 1 6
Lớp sỏi đỡ m3
1,4x4,5x3 = 18,9
6 1,5 9
Vật liệu lọc m3
Chụp lọc Chụp lọc đuôi dài 660 0,02 13,2
Khử trùng Công suất 0,04-
4 2 65 130
bằng clo Clorator 2kg/h
Hệ thống
5 các van, co, 2000
cút
Tổng cộng 2401

Bảng 6.4. Bảng chi phí đường ống đường ống

Chiều
ST Đường Số Đơn giá Thành tiền
Loại ống dài
T kính(mm) lượng (đồng/m) (đồng)
(m)
1 Từ sông đến TB cấp I 200 2 55 235300 25883000
2 Từ TB cấp I đến bể trộn 100 2 10 6200 124000
Từ bể trộn đến bể phản
3 240 2 6 324200 3890400
ứng
4 Từ bể lắng đến bể lọc 168 2 7.3 135800 19826801
5 Từ bể lọc đến bể chứa 200 3 2 235300 1411800

88
6 Từ bể chứa đến TB cấp II 280 2 8 456800 7308800
Từ TB cấp II đến mạng
7 280 2 8 456800 7308800
lưới
8 Cấp nước lọc cho từng bể 168 6 2 135800 1629600
9 Cấp nước rửa lọc cho 4 bể 630 2 8 2478100 39649600
Cấp nước rửa lọc cho từng
10 400 6 1,5 924100 8316900
bể
11 Lấy gió từ máy nén khí 140 2 8 116300 1860800
12 Cấp gió chính 140 6 5 116300 3489000
13 Cấp gió nhánh 49 60 1,4 116300 9769200
14 Thu nước lọc từ mỗi bể 160 6 2 129000 1548000
15 Thu nước rửa lọc từ 6 bể 630 2 8 2478100 39649600
Thu nước rửa lọc từ mỗi
16 600 6 1,5 924100 8316900
bể
Thu cặn từ bể lắng đến hồ
17 200 2 5 235300 2353000
lắng bùn
Ống phân phối chính
18 140 12 5 116300 6978000
trong bể phản ứng
Ống nhánh trong bể phản
19 75 24 1 34500 414000
ứng
Ống thông hơi trong bể
20 200 6 1 235300 1411800
chứa
21 Ống xả tràn trong bể chứa 400 1 2 924100 1848200
22 Ống xả kiệt trong bể chứa 200 1 4 235300 941200
23 Ống hút trong bể chứa 500 1 5 1559500 7797500
24 Ống dẫn vôi 100 2 4 6200 49600
25 Ống dẫn phèn 21 2 4 6200 49600
26 Ống châm clo 1,4 2 5 10500 105000
Tổng cộng 194208301
Tổng C = Chi phí thiết bị + chi phí đường ống = 2401+ 194,208301 = 2595.208301
Tổng giá trị xây lắp công trình
TXL = A + B + C = 1695.6 + 35.97 + 2595.208301 = 4326.778301 triệu đồng
Chi phí quản lý dự án, chi phí khác lấy bằng 20% TXL:
CQ = 20% x 4326.778301 = 865.3556602 triệu đồng
Chi phí dự phòng lấy bằng 10% TXL:
CD = 10% x 4326.778301 = 432.6778301 triệu đồng
Tổng cộng: TXL + CQ + CD = 4326.778301 + 865.3556602 + 432.6778301 =
5642.811791 triệu đồng = 5.642.811.791 đồng

89
Vậy tổng vốn đầu tư của trạm xử lý là “năm tỷ sáu trăm bốn mươi hai triệu tám trăm
mười một nghìn bảy trăm chín mươi mốt đồng”
5642.811791
Suất đầu tư cho 1 m3 nước: S = = 1.75 triệu đồng/m3
3200

6.2. CHI PHÍ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH

6.2.1. Chi phí hóa chất


Liều lượng phèn nhôm tiêu thụ 1 ngày là 105.6 kg/ngày = 38544 kg/năm.
Liều lượng vôi sống tiêu thụ 1 ngày là 25 kg/ngày = 9125 kg/năm.
Liều lượng clo để khử trùng là 0.4 kg/giờ = 3504 kg/năm
Bảng 6.5. Chi phí hóa chất
Liều lượng Đơn giá Thành tiền
STT Hóa chất
(kg/năm) (đồng/kg) (đồng/năm)
1 Phèn 38544 3500 134904000
2 Vôi 9125 3000 27375000
3 Clo 3504 11000 38544000
Tổng 200823000
Vậy tổng chi phí hóa chất: Chc = 200823000 đồng/năm = 200.823 triệu đồng/năm.

6.2.2. Chi phí điện năng

stt Tên công việc Lượng tiêu Đơn giá Thành tiền
thụ/năm (trđ) trđ/năm
(kw)

1 Cách tính P =
103×Q×H×24×365/(102×0.75×0.75)(kw)

2 Bơm cấp I 67.863 1500 102

3 Bơm cấp II 165.123 1500 248

4 Điện chiếu sáng và các thành phần chưa 23.297 1500 35


tính hết = 10% (1+2)

Tổng cộng 385

90
Vậy Cđ= 385 triệu đồng/ năm.

6.2.3. Chi phí nhân công


+ Công nhân quản lí trạm xử lý: 1 người
+ Công nhân vận hành: 3 người
+ Bảo vệ: 2 người (thay ca cho nhau)
Lương cho công nhân quản lý: 3 triệu đồng/tháng
Lương cho công nhân vận hành: 2,5 triệu đồng/tháng
Lương cho bảo vệ: 2 triệu đồng/tháng
Tiền bảo hiểm: 0,05 triệu đồng/người
Tổng chi phí nhân công trong 1 tháng là:
Cnc = [3 + (3 x 2,5) + (2 x 2) + (0,05 x 6)] x 12 = 177,6 triệu đồng/tháng
Tổng chi phí cho nhân công trong 1 năm là:
Cnc = 18,15 x 12 = 217,8 triệu đồng/năm.

6.2.4. Chi phí sửa chữa


Chi phí sửa chữa hàng năm ước tính như sau:
Đối với sửa chữa nhỏ lấy khoảng 1% tổng vốn đầu tư
Csn = 1% x 5642.811791 = 56,42811791 triệu đồng
Đối với sửa chữa lớn lấy khoảng 5% tổng vốn đầu tư
Csl = 5% x 5642.811791 = 282,1405896 triệu đồng
Tổng chi phí sữa chữa: Csc = Csn + Csl = 56,42811791 + 282,1405896 = 338,5687 triệu
đồng

6.2.4. Chi phí khấu hao


Khấu hao công trình trong 15 năm, chi phí khấu hao trong 1 năm là:
5642.811791
CKh = = 376.1874527 triệu đồng/năm
15

6.2.5. Tổng chi phí quản lý, vận hành


C = Chc + Cđ + Cnc + Csc + CKh
= 200.823 + 385 + 217,8 + 338,5687 + 376.187
= 1518,3787 triệu đồng/năm = 1.518.278.700 đồng/năm

91
6.3. GIÁ THÀNH XỬ LÝ 1 M3 NƯỚC
15183787
Gnước = = 13 đồng/m3
3200× 365
Giá nước này chưa tính đến chi phí xây dựng trạm bơm cấp 1, trạm bơm cấp 2 và thuế.

92
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN

Những lợi ích từ việc xây dựng trạm cấp nước khu đô thị Đại Phú đảm bảo số lượng và
chất lượng cho khu vực là vấn đề cần thiết và cấp bách, nó mang lại hiệu quả thiết thực
về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội và góp phần đẩy nhanh quá trình đầu tư vào khu
công nghiệp và thúc đẩy quá trình đô thị hóa trong khu đô thị.

Ngoài những lợi ích về mặt tài chính, tức thu lợi nhuận từ việc bán nước sạch, dự án
còn đem lại những lợi ích khác mà rất khó có thể xác định được, cụ thể như sau:

+ Cung cấp đủ nước sạch sẽ giảm bệnh tật, tăng cường sức khỏe cho người dân từ
đó giảm chi phí thuốc men, tăng ngày công lao động và tăng hiệu quả làm việc
của người dân.
+ Cung cấp đủ nước sạch sẽ giúp phát triển các ngành kinh tế khác, từ đó tạo
nhiều sản phẩm cho xã hội, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế.
+ Tăng giá trị bất động sản cho những khu vực có nước sạch.
+ Thúc đẩy quá trình đô thị hóa tại khu vực thị trấn, tạo nhiều công ăn việc làm
cho người dân.

Trong khâu xử lý bùn, cần phải phối hợp với bãi chôn lấp hoặc xử lý bùn một cách
đồng bộ và an toàn cho môi trường.

Đào tạo cán bộ quản lý, vận hành hệ thống cấp thoát nước.

Cần phải thực hiện đánh giá tác động môi trường để giảm thiểu sự ảnh hưởng đến
người dân và khu vực lân cận khi tiến hành xây dựng nhà máy. Thực hiện thi công xây
dựng các công trình đào lắp, lắp đặt chôn ống đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn lao
động.

Bên cạnh đó cần xây dựng các phương án ứng phó khi có sự cố xảy ra, để kịp thời
ngăn chặn và làm giảm mức độ thiệt hại cho công trình trạm xử lý và ảnh hưởng đến
đời sống của nhân dân cũng như hoạt động của các đơn vị được cấp nước.

93
KIẾN NGHỊ
Để hệ thống luôn hoạt động tốt, nước sa xử lý luôn đạt chất lượng yêu cầu, một số đề
xuất trong quá trình vận hành hệ thống bao gồm:
- Công ty cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định vận hành hệ thống của hệ thống
xử lý như: thời gian chu kì lọc, thời gian rửa lọc, tốc độ lọc, để chất lượng nước luôn
ổn định và đảm bảo tuổi thọ của vật liệu.
- Trồng thêm cây xanh tạo cảnh quan môi trường tại khu vực hệ thống xử lý nước
cấp.
- Cần kiểm tra chất lượng nước định kì nhằm đảm bảo chất lượng nước cấp cho
mạng lưới. thường xuyên kiểm tra quá trình làm việc của hệ thống để có sự cố kịp thời
khắc phục.
Ngoài ra, trên khía cạnh quản lý một số biện pháp cũng cần được lưu tâm:
- Nhà nước và các ngân hàng cần quan tâm hơn đến tình trạng thiếu nước sạch và
vấn đề khai thác nước đối với các doanh nghiệp, cụm dân cư, khu dân cư…Hoặc ít
nhất là hỗ trợ về mặt kỹ thuật để có thể tự đứng ra xử lý nước.
- Cần đầu tư nghiêm cứu để có các phương pháp cung cấp nước cho từng địa
phương, từng khu vực cụ thể.

- Tuyên truyền và nhắc nhở người dân ở khu vực và những vùng lân cận bảo vệ
kênh dẫn nước từ thượng nguồn đến hạ nguồn. Nâng cao ý thức người dân về việc sử
dụng tiết kiệm nước sạch thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

94
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Thị Hồng (2001), Các bảng tính toán thủy lực, Nhà Xuất Bản Xây Dựng
Hà Nội.

[2]. Nguyễn Ngọc Dung (2003), Xử lý nước cấp, Nhà Xuất Bản Xây Dựng.

[3]. Nguyễn Ngọc Dung (2003), Cấp nước đô thị, Nhà Xuất Bản Xây Dựng.

[4]. Trịnh Xuân Lai (2002), Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp, Nhà Xuất
Bản Khoa Học Kỹ Thuật.

[5]. Th.S Hồ Ngô Anh Đào, Giáo trình Công nghệ xử lý nước cấp, Khoa Môi trường
và Bảo hộ lao động, Trường Đại học Tôn Đức Thắng.

[6]. Bộ Xây Dựng, TCXDVD 33:2006, Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công
trình tiêu chuẩn thiết kế, Hà Nội.

[7]. Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh, Giá bán ống uPVC.

[8]. Luận văn

95

You might also like