You are on page 1of 136

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TỔNG CỤC THỦY LỢI

SỔ TAY
QUẢN LÝ AN TOÀN
HỒ CHỨA NƯỚC TẢ TRẠCH

NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP


HÀ NỘI , NĂM 2021
2

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
Vụ An toàn đập - Tổng cục Thủy lợi
- Địa chỉ: số 2, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại: 0243.733 5710
- Fax: 0243.733 5702

ĐƠN VỊ BIÊN SOẠN


Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật thủy lợi
- Địa chỉ: số 54, ngõ 102, Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: 0243.733 5700
- Fax: 0243.734 1101

DỰ ÁN
 Tên dự án: Sửa chữa và nâng cao an toàn đập
(WB8)
 Nhà tài trợ: Ngân hàng Thế giới (WB)
Chủ đầu tư: Ban Quản lý Trung ương các Dự án Thủy lợi
(CPO)
3

LỜI NÓI ĐẦU

Hồ chứa nước Tả Trạch là công trình thủy lợi quan trọng đặc
biệt, liên quan đến an ninh quốc gia nằm cách Thành phố Huế khoảng
35km về hướng Nam, thuộc địa phận xã Dương Hòa, thị xã Hương
Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hồ được khởi công xây dựng từ tháng
11/2005 đến đầu năm 2017 đưa vào khai thác sử dụng. Hồ có dung
tích 646 triệu m3 nước, với diện tích lưu vực là 717km2. Hồ Tả Trạch
đã phát huy hiệu quả phục vụ đa mục tiêu: cấp nước cho sinh hoạt,
công nghiệp, tạo nguồn tưới, kết hợp phát điện, đẩy mặn, cắt giảm lũ
phòng, chống ngập, lụt cho thành phố Huế - hạ du sông Hương, giải
quyết dứt điểm tình trạng ngập lụt Thành phố Huế vào mùa mưa lũ
trong nhiều năm, bảo vệ tài sản, tính mạng và di sản văn hóa thế giới,
góp phần phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân.
Biến đổi khí hậu làm cho mưa lũ diễn biến cực đoan, bất thường
ảnh hưởng đến an toàn đập, hồ chứa nước. Điển hình năm 2020, do
ảnh hưởng của hiện tượng Lanina, tình hình mưa lũ trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế đã diễn ra rất phức tạp. Từ ngày 06/10 đến ngày
15/11 (40 ngày), trên lưu vực hồ Tả Trạch đã liên tục xảy ra 8 trận lũ
rất lớn. Tổng cục Thủy lợi đã phối hợp với Ban 5, các đơn vị liên quan
vận hành hợp lý hồ chứa nước Tả Trạch, đảm bảo an toàn tuyệt đối
cho công trình, đồng thời cắt lũ, giảm ngập lụt cho hạ du, như: trong
khoảng thời gian 18 ngày (từ 6-23/10), tổng lượng mưa khu vực hồ Tả
Trạch lên đến 2.332mm (mưa ngày lớn nhất đạt 719mm vào ngày
9/10); đã có 4 đợt lũ với tổng lượng nước về hồ là 1,094 tỷ m3; hồ đã
giữ lại được 435 triệu m3 (chiếm 40% tổng lượng lũ); giảm được mực
nước hạ lưu sông Hương (tại Kim Long) 0,85m, góp phần giảm ngập
cho Thành phố Huế và khu vực đồng bằng.
Do vậy, công tác quản lý an toàn hồ chứa nước Tả Trạch đặc
biệt quan trọng. Bằng nguồn lực của Dự án Sửa chữa và nâng cao an
toàn đập (WB8), Tổng cục Thủy lợi ban hành Sổ tay quản lý an toàn
hồ chứa nước Tả Trạch nhằm mục hướng dẫn Công ty TNHH MTV
4

Khai thác thủy lợi Tả Trạch thực hiện quản lý an toàn hồ Tả Trạch
theo Luật Thủy lợi và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trong quá trình biên soạn, Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật
thủy lợi đã cố gắng thu thập kinh nghiệm thực tiễn, các tài liệu
trong và ngoài nước có liên quan, ý kiến của các chuyên gia và nhà
khoa học để nâng cao chất lượng Sổ tay. Tuy nhiên, trong quá trình
biên soạn không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong
nhận được ý kiến góp ý của quý cơ quan, để tiếp thục hoàn thiện
nội dung cuốn Sổ tay. Chúng tôi mong nhận được các ý kiến góp ý
để tiếp tục hoàn thiện./.
TỔNG CỤC THỦY LỢI
5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

a Độ mở cửa cống
ATCT An toàn công trình
MN Mực nước
MNHL Mực nước hạ lưu
MNTL Mực nước thượng lưu
NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
PABV Phương án bảo vệ
PAƯPTHKC Phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp
PAƯPTT Phương án ứng phó thiên tai
PCTT và TKCN Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn
QTBT Quy trình bảo trì
QTVH Quy trình vận hành
UBND Ủy ban nhân dân
Z Mực nước
6

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................... 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................ 5

MỞ ĐẦU ........................................................................................... 9
1. MỤC TIÊU ...................................................................................................... 9
a) Mục tiêu tổng quát ........................................................................................... 9
b) Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 9
2. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG ...................................................... 10
3. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG SỔ TAY ..................................................... 10
4. THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA ................................................................. 11

Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỒ CHỨA NƯỚC


TẢ TRẠCH .................................................................... 14
1.1. Nhiệm vụ của hồ chứa................................................................................. 14
1.2. Công trình đầu mối và thông số cơ bản của hồ chứa nước ......................... 14
1.2.1. Các hạng mục thuộc công trình đầu mối hồ chứa nước
Tả Trạch .................................................................................. 14
1.2.2. Thông số kỹ thuật cơ bản của hồ chứa ...................................... 16
1.3. Tổ chức quản lý, khai thác hồ chứa ............................................................ 17
1.3.1. Tên đơn vị quản lý hồ chứa ...................................................... 17
1.3.2. Cơ cấu tổ chức, nhân sự quản lý vận hành, bộ phận quản
lý trực tiếp các hạng mục chính của công trình ......................... 17
1.3.3. Yêu cầu điều kiện năng lực của Công ty Tả Trạch , cán
bộ, công nhân quản lý hồ Tả Trạch .......................................... 18
1.4. Lịch sử quá trình sửa chữa, nâng cấp công trình......................................... 18
1.5. Quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước đối với hồ Tả Trạch ............. 20

Chương 2. VẬN HÀNH HỒ CHỨA NƯỚC TẢ TRẠCH ............ 24


2.1. Lập, điều chỉnh, phê duyệt QTVH hồ chứa, QTVH cửa van ...................... 24
2.1.1. Lập, rà soát, điều chỉnh Quy trình vận hành hồ chứa
theo định kỳ 5 năm hoặc khi QTVH hồ không còn phù
hợp .......................................................................................... 24
2.1.2. Lập quy trình vận hành cửa van, quy trình vận hành thiết
bị đóng mở .............................................................................. 26
2.2. Tổ chức thực hiện QTVH hồ Tả Trạch ....................................................... 29
7

2.2.1. Nguyên tắc vận hành hồ chứa Tả Trạch và quy định thời
gian vận hành mùa lũ, mùa cạn ................................................ 29
2.2.2. Vận hành hồ trong mùa lũ ........................................................ 30
2.2.3. Vận hành hồ trong mùa cạn ...................................................... 35
2.2.3. Vận hành hồ đảm bảo an toàn công trình và khi hồ có sự
cố ............................................................................................ 37
2.2.4. Ghi chép nhật ký vận hành ....................................................... 39
2.3. Vận hành hồ chứa theo diễn biến thực tế .................................................... 39
2.3.1. Nguồn số liệu khí tượng thủy văn phục vụ công tác vận
hành hồ.................................................................................... 39
2.3.1. Thu thập số liệu khí tượng, thủy văn ........................................ 39
2.3.2. Lập phương án vận hành hồ Tả Trạch theo diễn biến
thực tế ..................................................................................... 46
2.4. Cơ sở dữ liệu hồ chứa ................................................................................. 51
2.4.1. Quy định về xây dựng và cập nhật hàng năm cơ sở dữ
liệu hồ chứa ............................................................................. 51
2.4.2. Nội dung cơ sở dữ liệu hồ chứa ................................................ 52

Chương 3. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ AN TOÀN ĐẬP, HỒ


CHỨA NƯỚC ................................................................ 54
3.1. Quan trắc đập, hồ chứa nước....................................................................... 54
3.1.1. Quan trắc công trình ................................................................. 54
3.1.2. Quan trắc khí tượng thuỷ văn chuyên dùng ............................... 65
3.2. Kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước ............................................ 71
3.2.1. Kiểm tra các hạng mục thuộc công trình đầu mối ..................... 71
3.2.2. Đánh giá an toàn đập qua công tác kiểm tra .............................. 77
3.3. Kiểm định an toàn hồ chứa ....................................................................... 105
3.3.1. Chế độ kiểm định ................................................................... 105
3.3.2. Trình tự, thủ tục thực hiện kiểm định...................................... 105
3.3.3. Nội dung kiểm định theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN
11699:2016 - Tiêu chuẩn quốc gia TCVN Công trình
thủy lợi - Đánh giá an toàn đập .............................................. 106
3.3.4. Phương pháp kiểm định đập ................................................... 107
3.3.5 Yêu cầu kiểm định đập ............................................................ 107
3.3.6. Đánh giá tổng hợp an toàn đập ............................................... 107

Chương 4. BẢO TRÌ, SỬA CHỮA, NÂNG CẤP HỒ


CHỨA NƯỚC .............................................................. 110
4.1. Lập, điều chỉnh quy trình bảo trì ............................................................... 110
4.1.1. Quy định về lập, điều chỉnh Quy trình bảo trì (QTBT) ............ 110
4.1.2. Định mức bảo trì .................................................................... 110
8

4.2. Tổ chức thực hiện bảo trì công trình ......................................................... 111
4.2.1. Lập, trình phê duyệt kế hoạch bảo trì hàng năm ...................... 111
4.2.2. Tổ chức thực hiện bảo trì công trình ....................................... 111
4.3. Công tác sửa chữa, nâng cấp hiện đại hóa công trình ............................... 113
4.3.1. Lập, trình phê duyệt sửa chữa thường xuyên (Điều 14
Thông tư số 05/2019/TT-BNNPTNT) .................................... 113
4.3.2. Lập, trình phê duyệt kế hoạch sửa chữa đột xuất, sửa
chữa định kỳ (Điều 15 Thông tư số 05/2019/TT-
BNNPTNT) ........................................................................... 114
4.3.3. Lập, trình phê duyệt kế hoạch nâng cấp, hiện đại hóa hồ
chứa nước .............................................................................. 115

Chương 5. BẢO VỆ HỒ CHỨA NƯỚC ....................................... 116


5.1. Xác định và cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Tả
Trạch ................................................................................................................ 116
5.1.1. Xác định phạm vi bảo vệ ........................................................ 116
5.1.2. Lập và trình phê duyệt Phương án cắm mốc ........................... 117
5.1.3. Bàn giao, quản lý mốc giới ..................................................... 118
5.1.4. Phạm vi cắm mốc bảo vệ công trình ....................................... 119
5.2. Công tác bảo vệ đập, hồ chứa nước .......................................................... 119
5.2.1. Lập, trình phê duyệt phương án bảo vệ ................................... 119
5.2.2. Tổ chức thực hiện phương án bảo vệ ...................................... 120
5.3. Quản lý các hoạt động trong phạm vi đập, hồ chứa nước ......................... 121

Chương 6. CÔNG TÁC ỨNG PHÓ THIÊN TAI VÀ ỨNG


PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP .................... 123
6.1. Lập, cập nhật, phê duyệt hàng năm phương án ứng phó thiên tai
và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp .............................................. 123
6.1.1. Phương án ứng phó thiên tai ................................................... 123
6.1.2. Phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp .......................... 124
6.2. Tổ chức thực hiện các phương án ứng phó ............................................... 126
6.2.1. Các công việc thực hiện trước mùa mưa lũ ............................. 126
6.2.3. Nội dung ứng phó ứng với các cấp báo động .......................... 128
6.3. Thiết bị thông tin cảnh báo an toàn đập và vùng hạ du đập ...................... 132
9

MỞ ĐẦU

1. MỤC TIÊU

a) Mục tiêu tổng quát


Sổ tay là hướng dẫn quản lý hồ chứa thủy lợi quan trọng đặc biệt
Tả Trạch đảm bảo an toàn và phát huy hiệu quả công trình trong quá
trình vận hành khai thác, gồm:
- Thực hiện công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa nước và vùng
hạ du;
- Phát huy hiệu quả khai thác hồ chứa theo nhiệm vụ thiết kế,
phục vụ đa mục tiêu, chủ động ứng phó với thời tiết diễn biến cực
đoan do biến đổi khí hậu.
b) Mục tiêu cụ thể
(1) Phổ biến đến Công ty Tả Trạch và các cán bộ quản lý trực
tiếp hồ đập các văn bản pháp luật, quy chuẩn tiêu chuẩn kỹ
thuật…liên quan đến đánh giá an toàn và công tác quản lý an toàn hồ
đập, hồ chứa nước.
(2) Hướng dẫn người quản lý trực tiếp và các đối tượng liên
quan thực hiện công tác quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước theo quy
định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP, gồm các nội dung sau:
- Công tác đánh giá an toàn đập, hồ chứa; công tác vận hành
điều tiết hồ chứa;
- Công tác bảo trì từng hạng mục công trình; công tác ứng phó
thiên tai và ứng phó tình huống khẩn cấp đối với đập, hồ chứa nước;
ứng dụng khoa học, công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và
bảo đảm an toàn công trình.
10

2. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG


Phạm vi áp dụng: Sổ tay áp dụng cho công trình đầu mối hồ
chứa Tả Trạch và vùng hạ du trong giai đoạn khai thác.
Đối tượng áp dụng: Lãnh đạo, cán bộ, nhân viên kỹ thuật và cán
bộ trực tiếp vận hành công trình thuộc Công ty TNHH MTV Khai thác
thủy lợi Tả Trạch.

3. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG SỔ TAY


- Các Luật: Thủy lợi năm 2017; Phòng, chống thiên tai năm
2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống thiên
tai và Luật đê điều năm 2020;
- Các Nghị định của Chính phủ: số 114/2018/NĐ-CP ngày
4/9/2018 về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước; số 67/2018/NĐ-CP
ngày 14/5/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi; số
06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 quy định chi tiết một số nội dung về
quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
- Các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT số
05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 quy định chi tiết một số điều
của Luật Thủy lợi; số 05/2019/TT-BNNPTNT ngày 02/5/2019 quy
định chế độ, quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.
- QTVH liên hồ chứa trên lưu vực sông Hương ban hành kèm
theo Quyết định số 1606/QĐ-TTg ngày 13/11/2019 của Thủ tướng
Chính phủ;
- QTVH hồ Tả Trạch ban hành theo Quyết định số 5478/QĐ-
BNN-TCTL ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
- Quy trình bảo trì hồ chứa nước Tả Trạch ban hành kèm theo
Quyết định số 246/QĐ-BAN5-TĐ ngày 25/5/2021 của Giám đốc Ban
Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 5.
11

- Các Tiêu chuẩn quốc gia:


TCVN 8414:2010, Công trình thủy lợi - Quy trình quản lý vận
hành, khai thác và kiểm tra hồ chứa nước.
TCVN 11699, Công trình thủy lợi - Đánh giá an toàn đập
TCVN 8215:2009, Các quy định chủ yếu về thiết kế bố trí thiết
bị quan trắc cụm công trình đầu mối công trình thủy lợi
- Các tài liệu tham khảo:
Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án WB8 (POM); Sổ tay An toàn
đập (Dự án WB3-VWRAP); Sổ tay hướng dẫn kiểm tra nhanh đập đất
(Dự án hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT với Cơ quan phát triển
Hoa Kỳ USAID).

4. THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA


An toàn đập, hồ chứa nước là việc thực hiện các biện pháp thiết
kế, thi công, quản lý, khai thác nhằm bảo đảm an toàn cho đập, hồ
chứa nước, các công trình có liên quan, an toàn cho người và tài sản
vùng hạ du đập.
Công trình thủy lợi đầu mối là công trình thủy lợi ở vị trí khởi
đầu của hệ thống tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, điều tiết
nước hoặc công trình ở vị trí cuối của hệ thống tiêu, thoát nước.
Đập là công trình được xây dựng để dâng nước hoặc cùng các
công trình có liên quan tạo hồ chứa nước.
Hồ chứa nước là công trình được hình thành bởi đập dâng nước
và các công trình có liên quan để tích trữ nước, có nhiệm vụ chính là
điều tiết dòng chảy, cắt, giảm lũ, cung cấp nước cho sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, phát điện và cải thiện môi trường; bao
gồm hồ chứa thủy lợi và hồ chứa thủy điện.
Công trình có liên quan là công trình xả nước, công trình lấy nước,
tuyến năng lượng, công trình thông thuyền và công trình cho cá đi...
Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy lợi là cơ quan, tổ chức được
Nhà nước giao quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu đối với đập,
12

hồ chứa nước sử dụng vốn nhà nước; tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây
dựng (đập, hồ chứa nước); chủ sở hữu đập, hồ chứa, thủy điện là tổ
chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng hoặc được chuyển giao sở hữu
đập, hồ chứa nước.
Chủ quản lý đập, hồ chứa nước thủy lợi là cơ quan chuyên môn
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thủy lợi thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các cấp hoặc tổ chức
được Nhà nước giao quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu; tổ chức
thủy lợi cơ sở; tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước
thủy lợi.
Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước là tổ chức, cá
nhân được giao quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.
Vùng hạ du đập là vùng bị ngập lụt khi hồ xả nước theo quy
trình; xả lũ trong tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập.
Tình huống khẩn cấp là trường hợp mưa, lũ vượt tần suất thiết
kế; động đất vượt tiêu chuẩn thiết kế trên lưu vực hồ chứa nước hoặc
tác động khác gây mất an toàn cho đập.
Kiểm định an toàn đập là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất
lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, đánh giá an toàn của đập, hồ chứa
nước và các công trình có liên quan đến hồ chứa nước thông qua đo
đạc, quan trắc, thí nghiệm kết hợp với việc tính toán, phân tích.
Hệ thống giám sát vận hành là hệ thống bao gồm thiết bị để kết
nối số liệu quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng, tình hình ngập
lụt hạ du đập; camera giám sát vận hành công trình và phần mềm hỗ
trợ điều hành đập, hồ chứa nước theo diễn biến thực tế.
Quan trắc là hoạt động theo dõi, đo đạc, ghi nhận sự biến đổi
về hình học, biến dạng, chuyển dịch và các thông số kỹ thuật khác
của công trình, máy móc, thiết bị và môi trường xung quanh theo
thời gian.
Kiểm tra là việc xem xét bằng trực quan hoặc sử dụng thiết bị
chuyên dụng để phát hiện các dấu hiệu hư hỏng nhằm đánh giá hiện
trạng của công trình, máy móc, thiết bị.
13

Kiểm định chất lượng là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng
hoặc nguyên nhân hư hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng và các thông số
kỹ thuật khác của công trình, máy móc, thiết bị hoặc bộ phận công
trình thông qua quan trắc, thí nghiệm kết hợp tính toán, phân tích.
Bảo dưỡng là hoạt động đơn giản, phải làm hàng ngày hoặc
thường xuyên, sử dụng lao động, vật liệu để duy trì sự hoạt động bình
thường của công trình và máy móc, thiết bị.
Sửa chữa thường xuyên là công việc có tính chất thường xuyên
hằng năm, khắc phục những hư hỏng công trình và máy móc, thiết bị
nhằm chống xuống cấp, không dẫn đến hư hỏng lớn hơn bảo đảm hoạt
động bình thường của tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.
Sửa chữa định kỳ là hoạt động theo chu kỳ, khắc phục hư hỏng
lớn, thay thế một số bộ phận quan trọng hết tuổi thọ, nếu không được
sửa chữa có khả năng gây mất an toàn, hạn chế năng lực phục vụ của
công trình và máy móc, thiết bị.
Sửa chữa đột xuất là hoạt động khẩn cấp khắc phục sự cố, hư
hỏng của công trình, máy móc, thiết bị do tác động của mưa, gió, bão,
lũ, ngập lụt, úng, động đất, va đập, cháy, nổ hoặc những tác động đột
xuất khác.
Quy trình bảo trì là tài liệu quy định về trình tự, nội dung và chỉ
dẫn thực hiện các công việc bảo trì cho công trình và máy móc, thiết
bị. Quy trình bảo trì được xây dựng để thực hiện một, một số hoặc
toàn bộ các công việc kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo
dưỡng, sửa chữa tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.
14

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỒ CHỨA NƯỚC TẢ TRẠCH

1.1. Nhiệm vụ của hồ chứa


a) Nhiệm vụ thiết kế
Chống lũ tiểu mãn, lũ sớm, giảm lũ chính vụ cho hệ thống
sông Hương.
Cấp nước sinh hoạt và công nghiệp với lưu lượng Q=2m3/s
Tạo nguồn nước tưới ổn định cho 34.782ha đất canh tác thuộc
vùng đồng bằng sông Hương.
Bổ sung nước ngọt cho hạ lưu sông Hương để đẩy mặn, cải thiện
môi trương đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, phục vụ nuôi trồng thủy
sản với lưu lượng Q=25m3/s
Phát điện với công suất lắp máy: N=21MW
b) Năng lực hiện tại.
Chống lũ tiểu mãn, lũ sớm, giảm lũ chính vụ cho hệ thống
sông Hương.
Tạo nguồn nước tưới ổn định cho 34.782ha đất canh tác thuộc
vùng đồng bằng sông Hương.
Bổ sung nước ngọt cho hạ lưu sông Hương để đẩy mặn, cải thiện
môi trường đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, phục vụ nuôi trồng thủy
sản với lưu lượng Q=25m3/s
Phát điện với công suất lắp máy: N=21MW

1.2. Công trình đầu mối và thông số cơ bản của hồ chứa nước

1.2.1. Các hạng mục thuộc công trình đầu mối hồ chứa nước
Tả Trạch
Công trình hồ chứa nước Tả Trạch có 1 đập chính và 4 đập phụ:
15

- Đập chính (đập đất đá hỗn hợp ba khối): Chiều dài mặt đập L đ
= 1.187,0 m chiều cao lớn nhất của đập Hmax = 60,0 m, cao trình đỉnh
đập là (+55,0) m, cao trình đỉnh tường chắn sóng (+56,0) m.
- Tràn xả lũ: Hình thức xả mặt kết hợp xả sâu, nối tiếp dốc nước
và tiêu năng bằng mũi phun, tiêu năng đáy bằng bể tiêu năng, kết cấu
BTCT, bao gồm: 05 cửa xả mặt, Btràn = nx(BxH) = 5x(9x10)m, cao
trình ngưỡng (+37,0) m và 05 cửa xả sâu kích thước: nx(BxH) =
5x(4x3,2) m, cao trình ngưỡng (+16,0) m.
- Cống lấy nước: chảy có áp, cống tròn đường kính: D = 1m, cao
trình ngưỡng: (+21,5) m.
- Tuynen: Tổng chiều dài toàn tuyến: 342,76m trong đó đoạn
cửa nhận nước dài 29 m, đoạn chuyển tiếp dài 47,76 m, đoạn thân dài
248m và đoạn cửa ra dài 18 m.
Hình thức kết cấu: Mặt cắt hình móng ngựa đường kính vòm
7m, gia cố áo hầm bằng BTCT. Đoạn cửa vào có 2 tầng, tầng dưới ở
cao trình +5,0 m để dẫn dòng thi công, sau đó được hoành triệt khi kết
thúc dẫn dòng, tầng trên ở cao trình +12,0 m để lấy nước cho nhà máy
thủy điện và xả lũ khi vượt tần suất. Thượng lưu tuynen có cửa lấy
nước có bố trí hệ thống cửa van và gàu vớt rác, ở giữa thân tuynen có
tháp van, hạ lưu có bố trí hệ thống cửa van.
- Đập phụ: Có 04 đập phụ kết cấu là đập đất. Đỉnh đập bê tông át
phan dày 7cm, dưới là các lớp đá dăm cấp phối, gia cố bảo vệ mái
thượng lưu bằng BTCT, đá xây và đá lát khan, gia cố bảo vệ mái hạ
lưu bằng trồng cỏ và hệ thống rãnh tiêu nước mặt. Quy mô kích thước
của 4 đập phụ, cụ thể:
+ Đập phụ số 1: L = 117,5 m, Hmax = 13,0 m, cao trình đỉnh đập
(+56,0) m.
+ Đập phụ số 2: L = 211,4 m, Hmax = 15,0 m, cao trình đỉnh đập
(+56,0) m.
+ Đập phụ số 3: L = 57,4 m, Hmax = 8,0 m, cao trình đỉnh đập
(+56,0) m.
16

+ Đập phụ số 4: L = 356,3 m, Hmax = 39,5 m, cao trình đỉnh đập


(+56,0) m.

1.2.2. Thông số kỹ thuật cơ bản của hồ chứa


a) Tên công trình: Hồ chứa nước Tả Trạch
b) Địa điểm xây dựng: Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
c) Cấp công trình: Cấp I (QCVN 04-05:2012)
d) Thông số kỹ thuật chính:
- Tần suất lũ thiết kế công trình: P = 0,5 %.
- Tần suất lũ kiểm tra công trình: P = 0,1%.
- Dung tích hồ chứa ứng với MNDBT: 486,38 triệu m3;
- Dung tích hồ chứa ứng với MNLTK (P=0,5%): 693,17
triệu m3.
(Chi tiết thông số kỹ thuật của các hạng mục tại Phụ lục 1)

Hình 1.1: Mặt cắt ngang đập chính hồ Tả Trạch


17

Hình 1.2. Đập chính hồ Hình 1.3 Đập phụ số 1 hồ


Tả Trạch Tả Trạch

1.3. Tổ chức quản lý, khai thác hồ chứa

1.3.1. Tên đơn vị quản lý hồ chứa


Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Tả Trạch (gọi tắt là
Công ty Tả Trạch).
1.3.2. Cơ cấu tổ chức, nhân sự quản lý vận hành, bộ phận quản lý trực
tiếp các hạng mục chính của công trình
a) Hiện tại, hồ đang do Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Thủy lợi
5 (Ban 5) quản lý. Công ty Tả Trạch đang trong quá trình kiện toàn
với nguồn nhân lực chủ yếu từ Ban 5.
b) Cơ cấu tổ chức
- Trụ sở chính: Nhà quản lý, vận hành Hồ Tả Trạch.
- Cơ cấu tổ chức gồm: Ban giám đốc, Phòng quản lý nước,
Phòng quản lý công trình, Phòng quản lý kinh tế tổng hợp, Đội bảo vệ.
c) Đội bảo vệ:
- Gồm 2 tổ: Tổ bảo vệ cụm đầu mối đập chính; tổ bảo vệ cụm
đập phụ .
+ Tổ bảo vệ cụm đầu mối đập chính: trạm gác tại cổng vào khu
vực công trình phía vai phải đập chính, trực 24/24 giờ chia làm 3 ca.
Cán bộ bảo vệ làm công tác tuần tra, kiểm soát cơ động và bảo vệ trụ
sở nhà làm việc, trung tâm điều hành.
18

+ Tổ bảo vệ cụm đập phụ: Cán bộ bảo vệ trực 24/24 giờ chia
làm 3 ca.
- Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công trình theo quy định của pháp
luật, đảm an ninh, an toàn cho công trình trong mọi tình huống, hạn
chế tối đa thiệt hại.
1.3.3. Yêu cầu điều kiện năng lực của Công ty Tả Trạch , cán bộ, công
nhân quản lý hồ Tả Trạch
a) Đối với Công ty Tả Trạch
- Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (theo Khoản 1
Điều 6 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP).
- Có các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ chuyên trách về quản lý
công trình; quản lý nước; quản lý kinh tế; bộ phận thực hiện hoạt động
sản xuất kinh doanh dịch vụ thủy lợi. Các bộ phận phải bố trí 70% số
lượng cán bộ có trình độ đại học chuyên ngành phù hợp trở lên (theo
Điều 7 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP).
b) Đối với cá nhân quản lý, vận hành hồ Tả Trạch
- Phải có 07 kỹ sư có chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất
02 người có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 05 năm
trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về
quản lý đập (Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP).

1.4. Lịch sử quá trình sửa chữa, nâng cấp công trình
Đập, hồ chứa nước Tả Trạch, tỉnh Thừa Thiên Huế (gọi tắt là hồ
Tả Trạch) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt báo cáo nghiên
cứu khả thi tại Quyết định số 790/QĐ-TTg ngày 28/6/2001, được khởi
công xây dựng từ tháng 11 năm 2005 đến đầu năm 2017 bắt đầu đưa
vào khai thác sử dụng. Từ năm 2017 đến nay, công trình được bảo
dưỡng, sửa chữa thường xuyên và chưa phải sửa chữa lớn hay nâng
cấp công trình.
Trong giai đoạn quản lý, khai thác, hồ chứa đã bị một số hư
hỏng, điển hình là hư hỏng các cửa xả sâu của tràn xả lũ hồ Tả Trạch
năm 2021 như sau:
19

Từ ngày 06/10 đến ngày 15/11 (40 ngày), trên lưu vực hồ Tả
Trạch đã liên tục xảy ra 8 trận lũ rất lớn. Ban 5 đã vận hành hợp lý hồ
chứa nước Tả Trạch, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình, đồng
thời cắt lũ, giảm ngập lụt cho hạ du, cụ thể: trong khoảng thời gian 18
ngày (từ 6-23/10), tổng lượng mưa khu vực hồ Tả Trạch lên đến
2.332mm (mưa ngày lớn nhất đạt 719mm vào ngày 9/10); đã có 4 đợt
lũ với tổng lượng nước về hồ là 1,094 tỷ m3; hồ đã giữ lại được 435
triệu m3 (chiếm 40% tổng lượng lũ); giảm được mực nước hạ lưu sông
Hương (tại Kim Long) 0,85m, góp phần giảm ngập cho Thành phố
Huế và khu vực đồng bằng. Trong đợt vận hành cắt giảm lũ này, hồ
Tả Trạch đã phải vận hành cửa xả mặt kết hợp với cửa xả sâu để điều
tiết hồ chứa. Kết quả kiểm tra hiện trạng công trình sau mùa mưa lũ
cho thấy, cửa xả sâu của tràn bị hư hỏng, cần phải sửa chữa để đảm
bảo điều kiện làm việc bình thường.
a) Mô tả hư hỏng
- Hệ thống vận hành của 4/5 khoang cống xả sâu không vận
hành được, thép lót từ sau cửa vận hành bị bong tróc một phần hai bên
thành và đáy, cong vênh; hệ thống các bánh xe cử của cửa van bị
bung, bị hỏng, không hoạt động được; xi lanh thủy lực cửa số 4 hoạt
động không đồng tốc; các tấm thép (bọc tường) chắn tường ngực trên
cửa van bị bung, cong vênh; hệ thống gioăng cao su củ tỏi (P60) đã bị
hư hỏng, không kín nước; Thép lót tường thân cống, tường chắn (để
bảo vệ bê tông thân cống không bị khí thực ăn mòn) các cửa số 1, 2, 3,
5 bị bung toàn bộ.
- Trong quá trình vận hành: tốc độ mở cống chậm, thường xuyên
xảy ra tiếng nổ, nguyên nhân có thể do ống (cấp khí) phá chân không
(đường kính 200mm) là quá nhỏ.
b) Nguyên nhân hư hỏng:
- Sơ bộ có thể xác định nguyên nhân là do áp lực âm gây ra; việc
ống cấp khí nhỏ, vị trí đặt chưa hợp lý có thể tạo ra cả vùng chân
20

không ảnh hưởng đến cả khu vực khe van, do vậy, cần phải đánh giá
lại kích thước và vị trí ống cấp khí từ đó xem xét giải pháp bổ sung
ống cấp khí.
- Đối với phần cống, chưa đủ điều kiện để xử lý hư hỏng như
phương án trong hồ sơ. Cần phải tìm ra nguyên nhân làm bung các
thép bọc tường, phải xác định được lực cần liên kết giữa các tấm thép
và tường bê tông, cùng với điều kiện bề mặt thép bọc với dòng chảy.
- Tư vấn cần kiểm tra lại hồ sơ thiết kế, hồ sơ hoàn công, quy
trình vận hành cửa van, hồ sơ vận hành công trình trong những năm
gần đây; đánh giá, so sánh quá trình vận hành thực tế với hồ sơ thiết
kế; kiểm tra lại chế độ dòng chảy đáy và dòng chảy mặt tại của ra tràn
xả lũ; đồng thời rà soát, đánh giá, điều chỉnh lại quy trình vận hành
cửa van.
- Ở tràn xả sâu hồ Tả Trạch chưa xảy ra hiện tượng khí thực, tuy
nhiên, tốc độ dòng chảy sau cửa van có thể đạt tới khoảng 24-25m/s;
do vậy cần phải bọc lại thép lót thân cống xả sâu; có thể xem xét tăng
chiều dày thép lót bản đáy của đường hầm (ngay sau cửa van khoảng
7-10m) lên 20mm; cần nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật để không tạo
thành các mố nhám trên bề mặt thép lót, tránh để xảy ra hiện tượng
khí thực. Ngoài ra, thép lót tường ngực có thể bỏ, không cần bọc lại vì
không cần thiết.
- Việc bọc lại thép lót thân cống xả sâu là cần thiết để bảo vệ bê
tông khỏi sự ăn mòn của khí thực.
Hiện tại, Ban 5 đang thuê đơn vị tư vấn đánh giá nguyên nhân và
giải pháp xử lý.

1.5. Quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước đối với hồ Tả
Trạch
Hồ chứa nước Tả Trạch là hồ chứa quan trọng đặc biệt theo phân
loại tại Điều 3 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP. Do vậy, hồ chứa phải
được thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa
nước như tại Bảng 1.1.
21

Bảng 1.1: Quy định của pháp luật về quản lý an toàn hồ Tả Trạch
Quy định tại Cách
Thời gian
TT Nghị định số thức
thực hiện
114/2018/NĐ-CP thực hiện
Kê khai đăng - Đã thực hiện năm 2019;
ký an toàn Điều - Thực hiện kê khai nếu có thay Tự thực
1
đập, hồ chứa 10 đổi quy mô, nhiệm vụ, thông số hiện
nước kỹ thuật.
- Định kỳ 5 năm; đã điều chỉnh
Điều chỉnh bổ năm 2020;
Điều Tuyển
2
sung quy trình
11, 12, - Khi nhu cầu dùng nước hoặc chọn Tư
vận hành hồ nguồn nước, quy mô, nhiệm vụ vấn
13
chứa nước công trình thay đổi hoặc QTVH
không còn phù hợp
Lập quy trình - Thực hiện năm 2021; Tuyển
Điều
3 vận hành cửa - Điều chỉnh khi quy trình chọn Tư
11
van không còn phù hợp vấn
- Đã thực hiện xong tháng
Lập quy trình 5/2021;
4 bảo trì công
trình - Điều chỉnh khi quy trình
không còn phù hợp
Lập và lưu trữ - Đã thực hiện;
5 hồ sơ đập, hồ
chứa nước - Cập nhật hàng năm

Lắp đặt thiết bị - Đã lắp đặt thiết bị;


Tự thực
và quan trắc Điều - Thực hiện quan trắc thường hiện kiểm
6
công trình đập, 14 xuyên và bảo trì theo quy trình tra
hồ chứa nước bảo trì được duyệt

Lắp đặt thiết - Đã lắp đặt thiết bị trong giai


đoạn thi công và bổ sung trong
bị quan trắc Tự thực
Điều dự án WB8
7 khí tượng thuỷ hiện kiểm
15 - Thực hiện quan trắc thường tra
văn chuyên
xuyên và bảo trì theo quy trình
dùng
bảo trì được duyệt
22

Quy định tại Cách


Thời gian
TT Nghị định số thức
thực hiện
114/2018/NĐ-CP thực hiện
- Kiểm tra và - Kiểm tra thường xuyên, trước
báo cáo hiện lũ, sau lũ;
trạng đập, hồ Phối hợp
chứa nước - Báo cáo hiện trạng an toàn hồ
Điều với Tư
chứa nước gửi Bộ Nông nghiệp
- Thành lập, tổ 16, vấn hỗ trợ
8 và PTNT trước ngày 15/4 hàng
chức họp Hội Điều kỹ thuật
năm;
đồng Tư vấn 17 cho Hội
đánh giá an - Họp Hội đồng trước và sau lũ, đồng
toàn đập, hồ đột xuất (theo yêu cầu của Hội
chứa nước đồng).

- Năm kiểm định gần nhất là


2021.
Kiểm định an Tuyển
Điều - Kiểm định định kỳ 5 năm,
9 toàn đập, hồ chọn Tư
18, 19 kiểm định đột xuất khi có yêu
chứa nước vấn
cầu của Bộ Nông nghiệp và
PTNT
Bảo trì, sửa
- Thực hiện theo kế hoạch bảo
chữa, nâng Tuyển
Điều trì được phê duyệt và kế hoạch
10 cấp, hiện đại chọn tư
20 sản xuất kinh doanh được giao
hóa đập, hồ vấn
hàng năm
chứa nước
- Lắp đặt hệ
thống giám sát - Đã thực hiện lắp đặt hệ thống
vận hành; giám sát vận hành; Tuyển
Điều
11 - Thiết bị thông 20 - Đã có thiết bị cảnh báo ở khu chọn tư
tin, cảnh báo an đầu mối. vấn
toàn cho đập và - Bảo trì theo quy định
vùng hạ du đập
- Đã cắm mốc phạm vi bảo vệ
Cắm mốc đập; Tuyển
phạm vi bảo vệ Điều
12 - Chưa cắm mốc bảo vệ hồ chứa; chọn tư
đập, hồ chứa 24
- Thực hiện công tác bảo trì mốc vấn
nước
hàng năm
23

Quy định tại Cách


Thời gian
TT Nghị định số thức
thực hiện
114/2018/NĐ-CP thực hiện
- Bộ đã duyệt Phương án bảo
Lập và thực
Điều vệ;
hiện phương Tự thực
13 21, 22, - Tổ chức thực hiện Phương án;
án bảo vệ đập, hiện
23 - Điều chỉnh nếu Phương án
hồ chứa nước
không còn phù hợp.
Lập và thực
- Đã có Phương án;
hiện phương Điều Tự thực
14 - Rà soát, điều chỉnh, bổ sung
án ứng phó 25 hiện
hằng năm.
thiên tai
Lập và thực
hiện phương Điều - Lập năm 2021;
Tự thực
15 án ứng phó 25, 26, - Rà soát, điều chỉnh, bổ sung
hiện
với tình huống 27 hằng năm.
khẩn cấp
Xây dựng hệ
- Đã thực hiện lưu trữ hàng
thống cơ sở Điều Tự thực
16 năm.
dữ liệu đập, 29 hiện
- Cập nhật bổ sung hàng năm.
hồ chứa nước
24

CHƯƠNG 2
VẬN HÀNH HỒ CHỨA NƯỚC TẢ TRẠCH

2.1. Lập, điều chỉnh, phê duyệt QTVH hồ chứa, QTVH cửa van

2.1.1. Lập, rà soát, điều chỉnh Quy trình vận hành hồ chứa theo định
kỳ 5 năm hoặc khi QTVH hồ không còn phù hợp
a) Khái niệm quy trình vận hành
Quy trình vận hành (QTVH) hồ chứa là tài liệu kỹ thuật quy
định về nguyên tắc, trách nhiệm, tổ chức thực hiện, nội dung và trình
tự vận hành để trữ nước, cấp nước và xả nước trong các trường hợp
khác nhau của thời tiết hoặc khi yêu cầu cấp nước thay đổi; đảm bảo
công trình làm việc đúng năng lực thiết kế, an toàn cho công trình và
hạ du, hài hoà lợi ích giữa các nhu cầu dùng nước.
Quy trình vận hành hồ chứa nước phải tuân thủ quy định của
Luật Thủy lợi, Luật Tài nguyên nước, pháp luật có liên quan và phù
hợp với quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt (Khoản 1 Điều 11 Nghị định số
114/2018/NĐ-CP).
b) Hồ Tả Trạch hiện tại đang được vận hành theo 2 Quy trình sau:
- QTVH liên hồ chứa trên lưu vực sông Hương ban hành kèm
theo Quyết định số 1606/QĐ-TTg ngày 13/11/2019 của Thủ tướng
Chính phủ;
- QTVH hồ Tả Trạch ban hành theo Quyết định số 5478/QĐ-
BNN-TCTL ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
c) Trách nhiệm, trình tự, thủ tục lập, điều chỉnh QTVH hồ Tả
Trạch
Công ty Tả Trạch có trách nhiệm lập, điều chỉnh QTVH hồ Tả
Trạch theo định kỳ 5 năm hoặc khi QTVH hồ không còn phù hợp
(Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP)
25

Công ty Tả Trạch thực hiện trình tự, thủ tục lập, điều chỉnh
QTVH hồ Tả Trạch như sau:
(1) Lập đề cương, dự toán nhiệm vụ điều chỉnh QTVH hồ
Tả Trạch.
(2) Trình Bộ phê duyệt hoặc tự phê duyệt theo phân cấp thẩm
định, phê duyệt đề cương, dự toán, báo cáo kinh tế - kỹ thuật các
nhiệm vụ từ nguồn vốn bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi và
nguồn vốn khấu hao tài sản cố định do Công ty quản lý.
(3) Tổ chức lựa chọn nhà thầu hoặc tự thực hiện theo đề cương, dự
toán đã được phê duyệt.
(4) Trình Bộ phê duyệt điều chỉnh QTVH, gồm các bước theo
quy định tại Điều 12 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP như sau:
- Công ty nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện
đến Tổng cục Thủy lợi, hồ sơ gồm: Tờ trình đề nghị phê duyệt QTVH;
dự thảo QTVH; Báo cáo thuyết minh kết quả tính toán kỹ thuật; Bản
đồ hiện trạng công trình; Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị
liên quan; các tài liệu liên quan khác kèm theo;
- Trường hợp cần thiết, Bộ quyết định thành lập Hội đồng thẩm
định QTVH.
- Tổng cục Thủy lợi lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân liên quan và
chuyên gia; trình Bộ lấy ý kiến của các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
có liên quan;
- Trình tự thẩm định: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ
ngày nhận hồ sơ, Tổng cục Thủy lợi xem xét, kiểm tra; trường hợp hồ
sơ không hợp lệ, Tổng cục Thủy lợi thông báo bằng văn bản cho Công
ty Tả Trạch ; trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy lợi tổ chức thẩm định và trình Bộ xem xét
phê duyệt. Trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, Tổng cục Thủy
lợi thông báo bằng văn bản cho Công ty Tả Trạch để bổ sung, hoàn
thiện hồ sơ.
26

d) Công bố công khai QTVH được phê duyệt trên cổng thông tin
điện tử của Bộ, trang thông tin điện tử của Tổng cục Thủy lợi và của
Công ty Tả Trạch .
2.1.2. Lập quy trình vận hành cửa van, quy trình vận hành thiết bị
đóng mở
QTVH cửa van là chỉ dẫn trình tự và kỹ thuật thao tác đóng mở
cửa van cống số 1, 2, 3 và của van tràn xả lũ.
2.1.2.1. QTVH cửa xả mặt (cửa van cung)
QTVH cửa van tràn xả lũ tuân thủ quy trình vận hành, bảo trì
cửa van của nhà sản xuất thiết bị và theo Điều 6 QTVH hồ Tả Trạch
(ban hành kèm theo Quyết định số 5478/QĐ-BNN-TCTL ngày
31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT) như sau:
(1) Chuẩn bị trước khi vận hành:
Kiểm tra, đánh dấu chiều nâng hạ cửa cống trên thiết bị điều
khiển máy đóng mở.
Kiêm tra các thiết bị đóng, mở bằng điện, bằng hệ thống thủy
lực an toàn trong các trường hợp cụ thể. Vệ sinh sạch sẽ toàn bộ khu
vận hành, vệ sinh 10 chốt cửa cung. Công tác chuẩn bị và vệ sinh máy
phải được ghi chép vào sổ tay nhật ký vận hành công trình có xác
nhận của cán bộ phụ trách.
Kiểm tra trục van đảm bảo làm việc trơn, kiểm tra độ bền của
cửa cống.
Kiểm tra hệ thống điện, thùng dầu, động cơ...
Kiểm tra rác, vật nổi trước cửa cống.
Vận hành thử trước mùa mưa bão.
(2) Vận hành mở cửa van cung:
Chỉ xả lũ qua tràn xả mặt với mục đích tăng khả năng chứa lũ
của hồ chứa đồng thời giảm tỷ lưu để an toàn công trình tiêu năng và
giảm bớt ngập lụt hạ lưu;
27

Với mỗi cửa van đều áp dụng các chế độ mở trình tự từ thấp đến
cao như sau: Độ mở a = 0,5m; 1,0m; 1,5m; 2,0m; 2,5m; 3,0m;
3,5m...và mở hết;
Thao tác đóng, mở cửa van với tốc độ theo quy định, biến đổi
dần đều, không đột ngột. Đóng mở thành từng đợt, khoảng cách các
đợt cách nhau ít nhất 10 phút, khi đóng mở gần giới hạn thì phải giảm
dần tốc độ đến điểm dừng thì tốc độ bằng 0.
(3) Quy trình đóng các cửa van cung
Quy trình đóng ngược với quy trình mở, cửa nào mở trước thì
đóng lại sau.
Thực hiện đóng cửa van: Khởi động nhấc cửa một đoạn để hổng
2 chốt treo, kéo hai chốt treo cửa ra khỏi bên cánh cửa, tiếp đến thực
hiện các bước:
- Bước 1: Hạ cửa theo hành trình từ đáy cửa chạm mép nước
hiện tại.
- Bước 2: Hạ cửa xuống theo hành trình 50cm dừng 10 phút
và tiếp tục đóng theo hành trình 50cm và dừng 10 phút... đến hết
hành trình.
2.1.2.2. Vận hành đóng mở các cửa xả sâu
(1) Chuẩn bị trước khi vận hành:
Kiểm tra, đánh dấu chiều nâng hạ cửa cống trên thiết bị điều
khiển máy đóng mở.
Kiểm tra các thiết bị đóng, mở bằng điện, bằng hệ thống thủy
lực an toàn trong các trường hợp cụ thể. Vệ sinh sạch sẽ toàn bộ khu
vận hành. Công tác chuẩn bị và vệ sinh máy phải được ghi chép vào
sổ nhật ký vận hành công trình có xác nhận của cán bộ phụ trách.
Kiểm tra trục van đảm bảo làm việc trơn và an toàn, kiểm tra độ
bền của cửa cống.
Kiểm tra sự vận hành tốt của máy phát điện dự phòng.
Kiểm tra hệ thống điện, thùng dầu, động cơ...
28

(2) Vận hành mở cửa xả sâu:


Đối với mỗi cửa van đều áp dụng các chế độ mở trình tự từ thấp
đến cao như sau: a lần đầu không quá 20cm các lần sau a=70cm;
120cm; 170cm; 220cm;270cm; 320cm; 370cm... và mở hết.

Bảng 2.1. Trình tự mở các cửa van tràn xả lũ


Trường Trình tự mở cửa van Ghi chú
hợp
a1 a2 a3 a4 a5
Mở 1
1 cửa
Mở 1 1 Lựa chọn phương án mở phụ
2 cửa thuộc vào hiện trạng cửa van,
1 1
thiết bị đóng mở, thiết bị thủy
Mở 1 1 1 công
3 cửa
1 1 1
Mở 1 1 1 1 Mở đối xứng, mở cửa số 1, 5
4 cửa hoàn thành, sau đó mở cửa 2, 4
hoặc ngược lại
Mở 1 1 1 1 1 Mở cửa số 3 trước sau đó mở
5 cửa cửa số 1, 5 hoàn thành; sau đó
mở cửa số 2, 4 hoặc ngược lại

(3) Vận hành đóng các cửa xả sâu: Quy trình đóng ngược với
quy trình mở, cửa nào mở trước thì đóng lại sau.
Quy định chế độ vận hành thử và thực hiện vận hành thử
cho cửa van. Việc vận hành cửa van phải được ghi chép vào nhật ký
vận hành.
Trong quá trình vận hành, nếu trình tự, phương thức vận hành
cửa xả mặt, cửa xả sâu chưa hợp lý, Giám đốc Công ty Tả Trạch báo
cáo Tổng cục Thủy lợi trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT xem
xét, quyết định điều chỉnh.
29

2.2. Tổ chức thực hiện QTVH hồ Tả Trạch

2.2.1. Nguyên tắc vận hành hồ chứa Tả Trạch và quy định thời gian
vận hành mùa lũ, mùa cạn
a) Nguyên tắc vận hành (Điều 3 QTVH)
(1) Đảm bảo an toàn công trình theo chỉ tiêu phòng chống lũ với
lũ tần suất thiết kế P = 0,5%, tương ứng với mực nước hồ cao nhất là
(+51,97) m; với lũ tần suất kiểm tra P = 0,1%, tương ứng với mực
nước hồ cao nhất là (+53,76) m.
(2) Phát huy hiệu quả công trình theo nhiệm vụ thiết kế đã được
phê duyệt theo thứ tự ưu tiên: Chống lũ tiểu mãn, lũ sớm; giảm lũ
chính vụ cho hệ thống sông Hương; cấp nước cho sinh hoạt, công
nghiệp; tạo nguồn nước tưới ổn định đất canh tác thuộc vùng đồng
bằng sông Hương; bổ sung nguồn nước ngọt cho hạ lưu sông Hương
để đẩy mặn, cải thiện môi trường vùng đầm phá, phục vụ nuôi trồng
thuỷ sản; phát điện.
(3) Tuân thủ Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông
Hương ban hành kèm theo Quyết định số 1606/QĐ-TTg ngày
13/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ và Quy trình kỹ thuật vận hành,
bảo trì công trình hồ chứa nước Tả Trạch đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
(4) Trong mùa mưa lũ, khi xuất hiện các tình huống đặc biệt
chưa được quy định trong Quy trình, việc vận hành điều tiết và phòng
chống lụt bão của hồ chứa phải theo sự chỉ đạo, điều hành thống nhất
của Trưởng Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
(PCTT và TKCN) tỉnh Thừa Thiên Huế.
b) Cường suất tích nước và hạ thấp mực nước
Theo kinh nghiệm vận hành hồ chứa nước Tả Trạch từ năm
2017, để tránh gây sạt trượt mái thượng lưu khi hồ tích nước hoặc hạ
thấp mực nước, khuyến cáo phương án vận hành cần khống chế tốc độ
tích nước không quá 1,5m/ngày - đêm (tương đương 6,25cm/h) và tốc
30

độ hạ thấp mực nước không quá 1m/ngày - đêm (tương đương


4,2cm/h).
c) Thời gian vận hành mùa lũ, mùa cạn (Điều 5 QTVH)

Thời gian vận hành mùa lũ (sau đây gọi tắt là mùa lũ) từ ngày
1/9 đến ngày 15/12 hàng năm. Thời gian vận hành mùa cạn (sau đây
gọi tắt là mùa cạn): Từ ngày 16/12 đến ngày 31/8 năm sau.
2.2.2. Vận hành hồ trong mùa lũ
2.2.2.1. Quy định mực nước vận hành hồ trong mùa lũ
Mực nước cao nhất trước lũ của hồ Tả Trạch trong thời kỳ mùa
lũ được quy định trong Bảng 2.2 (Khoản 2 Điều 7 QTVH liên hồ).
Bảng 2.2. Mực nước cao nhất trước lũ của hồ Tả Trạch trong mùa lũ
Từ 16/XI
Thời gian (ngày/tháng) Từ 1/IX Từ 1/X đến Từ 1/XI đến
đến 30/IX 31/X đến 15/XI 15/XII

Mực nước cao nhất (m) 38,0 -


25,0 28,0 35,0
45,0
Mực nước thấp nhất đón lũ của hồ Tả Trạch khi tham gia giảm
lũ cho hạ du phải cao hơn hoặc bằng tung độ "Đường phòng phá hoại"
trên biểu đồ điều phối tại Hình 2.1 (Khoản 1 Điều 6 QTVH).
Bảng 2.3. Mực nước thấp nhất trước lũ của hồ Tả Trạch trong mùa

Từ 16/XI
Thời gian (ngày/tháng) Từ 1/IX Từ 1/X đến Từ 1/XI đến
đến 30/IX 31/X đến 15/XI 15/XII
Mực nước thấp nhất
23,0 25,0 30,5 38,0
(m)

Mực nước tại trạm thủy văn Kim Long để quyết định vận hành
hồ Tả Trạch cắt, giảm lũ cho hạ du và cấp báo động lũ tại trạm thủy
văn Kim Long được quy định trong Bảng 2.4 (theo Điều 7 QTVH liên
hồ)..
31

Bảng 2.4. Mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ
Quyết định số 05/2020/QĐ-TTg ngày 31 tháng 01 năm 2020
của Thủ tướng Chính phủ
Báo Mực nước vận Báo Báo động
Trạm
Sông động 1 hành giảm lũ động 2 3
thủy văn
(m) cho hạ du (m) (m) (m)
Hương Kim 1,0 1,7 2,0 3,5
Long

2.2.2.2. Chế độ vận hành trong điều kiện bình thường

Ghi chú:
[1]: Đường phòng phá hoại B: Vùng cấp nước bình thường
[2]: Đường hạn chế cấp nước C: Vùng cấp nước gia tăng
[3]: Đường phòng lũ D: Vùng xả lũ bình thường
A: Vùng hạn chế cấp nước E: Vùng xả lũ bất bình thường

Hình 2.1. Biểu đồ điều phối hồ chứa nước Tả Trạch

a) Trong điều kiện bình thường (không có dự báo bão khẩn cấp,
áp thấp nhiệt đới gần bờ hoặc các hình thế thời tiết khác có khả năng
32

gây mưa, lũ ảnh hưởng trên lưu vực sông Hương, không có tình huống
gia tăng đột biến mực nước hồ chứa và hạ du), Công ty Tả Trạch được
vận hành tích nước, cấp nước cho các nhu cầu dùng nước ở hạ du,
dòng chảy môi trường theo quy định, phát điện theo nhiệm vụ thiết kế
công trình và nhu cầu thực tế, đảm bảo mực nước hồ chứa không vượt
quá phạm vi giới hạn của vùng cấp nước bình thường trên Biểu đồ
điều phối (Vùng B).
b) Khi mực nước hồ lớn hơn tung độ “Đường phòng phá hoại”
và thấp hơn “Đường phòng lũ” Công ty Tả Trạch gia tăng cấp nước
so với thiết kế hoặc vận hành xả qua tràn để đưa mực nước về bằng
hoặc thấp hơn “Đường phòng phá hoại”. Trước khi xả lũ, Công ty
Tả Trạch phải:
- Báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Chỉ huy PCTT và
TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế, Tổng cục Thủy lợi về việc vận hành xả
lũ hồ chứa.
- Thông báo cho chính quyền địa phương để phổ biến đến nhân
dân vùng hạ du và các cơ quan liên quan đến việc xả lũ.
2.2.2.3. Chế độ vận hành đón lũ và giảm lũ cho hạ du
a) Điều kiện thực hiện chế độ vận hành đón lũ và giảm lũ cho
hạ du
Khi Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương dự báo
có bão khẩn cấp, áp thấp nhiệt đới gần bờ hoặc có các hình thế thời
tiết khác có khả năng gây mưa, lũ mà trong vòng 24 đến 48 giờ tới có
khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các địa phương trên phạm vi lưu
vực sông Hương, hoặc lưu lượng về hồ vượt 500 m3/s, vận hành hồ Tả
Trạch (sau đây gọi tắt là dự báo có mưa, lũ);
- Việc thực hiện chế độ vận hành giảm lũ cho hạ du phải được
thực hiện kể từ khi xuất hiện các tình huống dự báo có mưa lũ cho đến
khi mực nước hồ Tả Trạch không vượt quá mực nước cao nhất trước
lũ tại Bảng 2.2, đồng thời có bản tin kết thúc đợt mưa, lũ hoặc mực
nước tại Trạm thủy văn Kim Long đã xuống dưới 1,7m, còn đang tiếp
tục xuống và không có khả năng xuất hiện một đợt lũ mới.
33

b) Các trường hợp vận hành đón lũ và giảm lũ cho hạ du được


quy định tại Điều 9 QTVH và được tóm tắt trong Bảng 2.5.

Bảng 2.5. Chế độ vận hành đón lũ và giảm lũ cho hạ du

MN Thẩm quyền
Vận MN
tại Kim Vận hành quyết định
hành hồ
Long

+ Qxả ≥ Qđến

< 1,7m + Đồng thời đảm bảo


MN hồ ≤ MN thấp
nhất trước lũ
> MN
1,7m < MN Qxả = Qđến để duy trì
thấp Trưởng ban Chỉ
Đón lũ Kim Long ≤ mực nước hiện tại
nhất huy PCTT và
và giảm BĐ II
trước TKCN tỉnh
lũ cho (2,0m)
lũ Thừa Thiên
hạ du
(Bảng + Qxả = Qđến để giảm Huế
2.3) lũ cho hạ du; khống
MN Kim chế MN < +50m
Long > BĐ
II (2,0m) + Khi MN = +50m:
Qxả ≥ Qđến duy trì mực
nước hiện tại

+ Chủ động vận hành Công ty


Đưa điều tiết
< MN Tả Trạch
mực < 1,7m + Đồng thời đảm bảo
thấp
nước hồ MN hồ ≤ MN thấp
nhất
về vùng nhất trước lũ
trước
cấp

nước Vận hành theo chế độ Trưởng Ban
(Bảng
bình đón lũ và giảm lũ cho CH PCTT và
2.3) > 1,7m
thường hạ du TKCN tỉnh TT
Huế
34

2.2.2.4. Tích nước cuối mùa lũ


Tích nước cuối mùa lũ thực hiện theo Điều 10 của QTVH hồ Tả
Trạch và quy định chi tiết tại Bảng 2.6.

Bảng 2.6. Chế độ vận hành tích nước cuối mùa lũ


Thẩm
quyền
TT Trường hợp Vận hành
quyết
định
Tích Vận hành tích nước
Nếu không xuất hiện hình
nước đưa dần mực nước hồ
thế thời tiết có khả năng gây
cuối về mực nước dâng
mưa lũ trên lưu vực Trưởng
mùa lũ bình thường +45,0 m
ban Chỉ
Dự báo có bão khẩn cấp, áp huy
Vận thấp nhiệt đới gần bờ hoặc + Vận hành hạ dần PCTT và
hành có các hình thế thời tiết có mực nước để đón lũ TKCN
trong khả năng gây mưa, lũ mà theo quy định tại Bảng tỉnh Thừa
điều trong vòng 24 đến 48 giờ 2.4; Thiên
kiện tới có khả năng ảnh hưởng + Đồng thời MN hồ < Huế
bình trực tiếp đến các địa MN cao nhất trước lũ
thường phương trên lưu vực sông tại Bảng 2.2
Hương,

2.2.2.5. Thông báo, cảnh báo khi vận hành xả lũ (Điều 11 QTVH)
a) Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế khi ban
hành lệnh vận hành hồ phải thông báo tới thông báo ngay tới Trưởng
Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện trên địa bàn có khả năng bị
lũ lụt do vận hành hồ; đồng thời thông báo cho Đài KTTV khu vực
Trung Trung Bộ, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương
và Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế; việc ban
hành lệnh vận hành hồ phải trước ít nhất 4 giờ tính đến thời điểm mở
cửa xả đầu tiên, trừ các trường hợp khẩn cấp, bất thường.
b) Trước khi tiến hành xả lũ và khi tăng hoặc giảm lưu lượng xả
qua đập tràn, Công ty Tả Trạch phải:
35

- Báo cáo UBND tỉnh và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh
Thừa Thiên Huế.
- Thông báo cho Sở Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục Thủy lợi,
Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế và các cơ quan,
đơn vị có liên quan để thông tin kịp thời đến người dân vùng hạ du và
triển khai các phương án đảm bảo an toàn;
- Nội dung thông báo phải ghi rõ lý do xả tràn, mực nước hồ
hiện tại, thời gian bắt đầu mở cửa xả, số cửa xả, vị trí các cửa xả, độ
mở các cửa xả và lưu lượng xả.
d) Hình thức thông báo, gồm: Bằng văn bản, fax, email, hoặc
thông tin trực tiếp qua điện thoại. Văn bản gốc phải được gửi tới Sở
Nông nghiệp và PTNT, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Thừa Thiên
Huế, Tổng cục Thủy lợi để theo dõi, quản lý.

2.2.3. Vận hành hồ trong mùa cạn


a) Mực nước hồ và tổng lượng nước dùng trong mỗi tháng phải
phù hợp với “Biểu đồ điều phối vận hành hồ chứa nước Tả Trạch” tại
Hình 2.1.
Việc vận hành hồ trong mùa cạn được căn cứ vào khoảng mực
nước để điều hành hồ Tả Trạch trong mùa cạn tại Bảng 2.7 và quy
định chi tiết tại Bảng 2.8.

Bảng 2.7. Mực nước hồ thấp nhất mùa kiệt (Đơn vị: m)

Thời gian
31/12 31/1 28/2 31/3 30/4 31/5 30/6 31/7 31/8
(ngày/tháng)

Mực nước
thấp nhất 26,7 31,1 30,1 28,2 26,4 25,6 24,7 23,8 23,0
(m)
36

Bảng 2.8. Chế độ vận hành cấp nước và đảm bảo dòng chảy tối thiểu
trong mùa cạn

Thẩm
Chế quyền
MN hồ Vận hành
độ quyết
định

Vận hành đảm bảo cấp Giám


+25,0≤MN≤MNDBT+45m
đủ nước theo nhiệm vụ đốc
(Trong vùng cấp nước bình
cấp nước và duy trì dòng Công ty
thường của Biểu đồ điều
chảy tối thiểu theo quy Tả
phối)
định. Trạch

+ Lập phương án điều Sở Nông


+23m <MN hồ < +30m
hòa, phân phối, sử dụng nghiệp
MN hồ thấp hơn tung độ nước; và
“Đường hạn chế cấp nước” PTNT
+ Thống nhất với Tổng Thừa
Vận hoặc khi xảy ra hạn hán,
cục Thủy lợi để chỉ đạo Thiên
hành thiếu nước, xâm nhập mặn
vận hành. Huế
mùa
kiệt
Trưởng
ban Chỉ
Dự báo có mưa lũ khả huy
năng ảnh hưởng đến an Thực hiện chế độ vận PCTT
toàn công trình và vùng hạ hành trong mùa lũ hoặc và
du, các tình huống khác có trong tình huống khẩn TKCN
nguy cơ đe dọa đến an toàn cấp. tỉnh
công trình Thừa
Thiên
Huế
37

Thẩm
Chế quyền
MN hồ Vận hành
độ quyết
định

Tung độ đường hạn chế Nhà máy thủy điện Tả


cấp nước < MN hồ < Tung Trạch được phép phát
độ đường phòng phá hoại điện đạt công suất đảm
của biểu đồ điều phối bảo.

Nhà máy thủy điện Tả


Vận Giám
Trạch phải phát điện
hành MN hồ ≤ Tung độ đường đốc
theo yêu cầu để đưa mực
phát hạn chế cấp nước Công ty
nước hồ về đường hạn
điện Tả
chế cấp nước của biểu
mùa Trạch
đồ điều phối.
kiệt
Nhà máy thủy điện Tả
Trạch chủ động tăng lưu
MN hồ > Tung độ đường
lượng phát điện cho đến
phòng phá hoại của biểu
khi mực nước hồ trở về
đồ điều phối.
bằng tung độ đường
phòng phá hoại

2.2.3. Vận hành hồ đảm bảo an toàn công trình và khi hồ có sự cố


Vận hành hồ đảm bảo an toàn công trình và khi hồ có sự cố thực
hiện theo Điều 16, 17 của QTVH hồ Tả Trạch và quy định chi tiết tại
Bảng 2.9.
38

Bảng 2.9. Chế độ vận hành đảm bảo an toàn công trình
và khi hồ có sự cố
Trường Thẩm quyền
TT Vận hành
hợp quyết định
+ Mở cửa xả
+ Khống chế MN hồ ≤
MN hồ = Trưởng ban Chỉ
MNLKT+50,0 m
Vận MNLTK huy PCTT và
+ Đồng thời chuẩn bị triển khai
hành +50,0m; TKCN tỉnh Thừa
biện pháp đảm bảo an toàn về
đảm Qđến tăng Thiên Huế
người và tài sản cho nhân dân
bảo
vùng hạ du.
an
Bộ trưởng Bộ
toàn
+ Vận hành xả nước Nông nghiệp và
công MN hồ
+ Đồng thời chuẩn bị triển khai PTNT, Trưởng
trình ≥MNLKT
phương án ứng phó bảo đảm an Ban chỉ đạo
(+53,07) m
toàn công trình và vùng hạ du. Trung ương về
PCTT quyết định
Công trình
đầu mối + Xả nước phải khống chế tốc độ
(đập chính, hạ thấp mực nước bảo đảm
Trưởng Ban chỉ
đập phụ, không mất an toàn đập, công
huy PCTT và
tràn xả lũ, trình đầu mối và vùng hạ du;
TKCN tỉnh Thừa
cống lấy + Đồng thời chuẩn bị triển khai
Thiên Huế
nước,...) có Phương án ứng phó với tình
Vận dấu hiệu huống khẩn.
hành mất an toàn
điều + Triển khai ngay phương án xử
tiết hồ lý, cứu hộ khẩn cấp để giữ an Công ty Tả
khi có toàn cho công trình giảm thiểu Trạch
sự cố thiệt hại;
Công trình + Đồng thời báo cáo Chủ tịch
Bộ trưởng Bộ
xảy ra sự UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ huy
Nông nghiệp và
cố PCTT và TKCN tỉnh Thừa Thiên
PTNT, Trưởng
Huế, Tổng cục Thủy lợi, Bộ
Ban Chỉ đạo
trưởng Bộ Nông nghiệp và
Trung ương về
PTNT, Trưởng Ban Chỉ đạo
PCTT
Trung ương về PCTT
39

2.2.4. Ghi chép nhật ký vận hành


Hoạt động vận hành hồ chứa phải được theo dõi và ghi chép đầy
đủ vào nhật ký vận hành theo ngày như Phụ lục 2.2. Nhật ký từng
ngày được đóng thành quyển và lưu trữ vào cơ sở dữ liệu hồ chứa.

2.3. Vận hành hồ chứa theo diễn biến thực tế

2.3.1. Nguồn số liệu khí tượng thủy văn phục vụ công tác vận hành hồ
Hồ chứa nước Tả Trạch là công trình quan trọng đặc biệt, liên
quan đến an ninh quốc gia. Vì vậy, công tác vận hành hồ chứa, đặc
biệt trong mùa mưa bão rất quan trọng. Công ty Tả Trạch có trách
nhiệm trực tiếp vận hành theo QTVH. Ngoài ra, có Tư vấn hỗ trợ công
tác vận hành hồ chứa của Tổng cục Thủy lợi hỗ trợ ra quyết định vận
hành hồ Tả Trạch đảm bảo an toàn công trình và cắt lũ cho hạ du theo
quy định trong QTVH 5478 của hồ chứa và QTVH liên hồ.
2.3.2. Thu thập số liệu khí tượng, thủy văn
Công tác theo dõi nắm bắt thông tin dự báo khí tượng và thủy
văn chuyên dùng của hồ Tả Trạch phục vụ công tác vận hành hồ chứa
theo thời gian thực và xây dựng kế hoạch tích trữ, điều hòa, phân phối
nước bảo đảm nhu cầu sử dụng nước, đồng thời đảm bảo an toàn công
trình, vùng hạ du được thể hiện trong Hình 2.2.

Hình 2.2: Nguồn dữ liệu phục vụ vận hành hồ Tả Trạch theo thời
gian thực và kế hoạch vận hành dài hạn
40

Các số liệu mà Công ty Tả Trạch cần thu thập, gồm (i) Số liệu
khí tượng gồm số liệu mưa, thông tin về áp thấp nhiệt đới và bão. (ii)
Số liệu thủy văn gồm số liệu dòng chảy đến hồ, diễn biến mực nước
khu vực hạ du tại trạm thủy văn Kim Long trên sông Hương - là trạm
khống chế để làm cơ sở vận hành hồ Tả Trạch theo QTVH Quy trình
vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hương. Ngoài ra, cần thu
thập số liệu từ ttrạm thủy văn Phú Ốc trên sông Bồ để phối hợp vận
hành liên hồ đảm bảo an toàn cho khu vực hạ du.
Phân loại dữ liệu trong nhóm hai nguồn dữ liệu khí tượng và thủy
văn cần thu thập phục vụ công tác vận hành thành 2 nhóm chính gồm (1)
số liệu cơ bản, đây là số liệu lịch sử hoặc số liệu theo thời gian thực được
đo đạc hoặc tính toán từ thông tin vệ tinh; (2) số liệu dự báo hạn ngắn,
theo tháng hoặc theo mùa hoặc dự báo theo thời gian thực.
2.3.2.1. Số liệu khí tượng
a) Số liệu khí tượng thực đo
Số liệu khí tượng được thu thập theo 02 nguồn chính, gồm:
- Nguồn dữ liệu trong nước

+ Số liệu mưa và thông tin ATNĐ, Bão được lấy từ website của
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc Gia
(https://www.nchmf.gov.vn/) và Đài khí tượng Thủy văn Trung
Trung Bộ (Hình 2.3).

Hình 2.3: Trang web của Đài khí tượng Thủy văn khu vực
Trung Trung Bộ (hình bên trái) và Trung tâm dự báo khí tượng thủy
văn Quốc Gia
41

+ Số liệu lượng mưa do Đơn vị quản lý hồ quan trắc từ trạm đo


mưa được lắp đặt tại khu vực đầu mối hồ.

Hình 2.4: Cơ sở dữ liệu ngành Thủy lợi quản lý bởi


Tổng cục Thủy lợi

Hình 2.5: Trang web cơ sở dữ liệu hồ Tả Trạch

+ Số liệu từ hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Thủy lợi


(http://thuyloivietnam.vn), nguồn dữ liệu này tổng hợp từ phía Trung
tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc Gia, số liệu đo tại các công trình
và một số nguồn số liệu chuyên dùng. Đối với lưu vực hồ Tả Trạch,
02 trạm mưa gồm Thượng Nhật và Nam Đông trên lưu vực, được
cung cấp hàng ngày qua hệ thống cơ sở dữ liệu này với tần suất đo số
liệu vào 7h, 13h, 19h và tổng lượng mưa ngày (Hình 2.4, Hình 2.5).
+ Số liệu mưa lấy từ mạng lưới trạm đo mưa Vrain của Công ty
CP Tư vấn và Phát triển Kỹ thuật Tài nguyên nước (WATEC).
42

- Nguồn dữ liệu Quốc tế

Hình2.6: Trang web cung cấp số liệu mưa theo thời gian thực của
CHRS iRain

Số liệu khí tượng được phân tích từ ảnh vệ tinh kết hợp với số
liệu đo mặt đất được cung cấp miễn phí từ Trung tâm Dự báo hạn vừa
Châu Âu (ECMWF) (https://www.ecmwf.int/), Cục quản lý Đại
dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) (https://www.noaa.gov/).
Số liệu mưa miễn phí cung cấp theo thời gian thực phạm vi toàn cầu ở
độ phân giải cao và cập nhật 30 phút một lần của Trung tâm khí tượng
thủy văn và viễn thám của Mỹ (CHRS) ( http://irain.eng.uci.edu/)
nguồn số liệu này cung cấp bước thời gian 3h, 6h, 12h và 24 dưới
dạng điểm.
b) Số liệu khí tượng dự báo
Số liệu mưa dự báo được lấy từ 02 nguồn chính từ trong nước và
quốc tế.
- Nguồn dữ liệu trong nước
Thông tin dự báo về dự báo mưa và dự báo hạn vừa, dự báo
mùa, dự báo ATNĐ, Bão ở Việt Nam lấy trên website của Trung tâm
43

dự báo khí tượng thủy văn Quốc Gia và các cơ quan thuộc Trung tâm,
như Đài khí tượng Thủy văn Trung Trung Bộ. Ngoài ra, thông tin dự
báo bão và ATNĐ của các nước như Nhật Bản, Mỹ, Hồng Kong cũng
được liên kết trên trang web của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn
Quốc Gia (Hình 2.7). Đây là nguồn thông tin tốt nhận định tình hình
thời tiết phạm vi toàn quốc theo 7 vùng khí hậu ở Việt Nam có thể
tham khảo cho vùng có hồ chứa.

Hình 2.7: Giao diện Website giám sát Bão và ATNĐ của Trung tâm
dự báo KTTV Quốc Gia

- Nguồn dữ liệu Quốc tế

Dữ liệu dự báo mưa có thể lấy miễn phí từ Trung tâm Dự báo
hạn vừa Châu Âu (ECMWF) (https://www.ecmwf.int/), Cục quản lý
Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA)
(https://www.noaa.gov/), www.windy.com;
https://www.ventusky.com/; https://www.meteoblue.com/. Việc khai
thác dữ liệu rất thuận lợi chỉ cần chọn vùng hoặc điểm cần thể hiện
thông tin dự báo kết quả dự báo với nhiều nguồn khác nhau được cung
cấp theo từng giờ (Hình 2.8).
44

Hình 2.8: Giao diện trang web cung cấp thông tin dự báo về khí
tượng Ventursky (trái) và windy (phải)

2.3.2.2. Số liệu thủy văn


Về số liệu thủy văn phục vụ vận hành hồ Tả Trạch gồm dòng
chảy về hồ, số liệu diễn biến hồ gồm (Z, W), mực nước hạ lưu tại trạm
khống chế Xuân Khánh trên sông Chu. trạm Kim Long trên sông
Hương, và Phú Ốc trên sông Bồ. Ngoài ra, thông tin vận hành xả của
thủy điện Hương Điền, và thủy điện Bình Điền cần được thu thập
nhằm xây dựng phương án vận hành phù hợp theo QTVH liên hồ chứa
sông Hương. Hình 2.9 là nguồn số liệu thủy văn cơ bản và số liệu dự
báo lấy từ hệ thống CSDL ngành Thủy lợi.

Hình 2.9: Mực nước theo thời gian thực hạ lưu hồ Tả Trạch
từ CSDL ngành Thủy lợi
45

a) Số liệu thủy văn cơ bản


Số liệu thủy văn cơ bản phía thượng lưu gồm dòng chảy về hồ,
mực nước hồ, và dung tích hồ chứa được thực hiện quan trắc tại hồ
bởi Công ty Tả Trạch. Mực nước tại trạm khống chế phía hạ lưu thực
hiện bởi Đài khí tượng thủy văn Trung Trung Bộ. Nguồn số liệu đo
thủy văn theo thời gian thực tại 1h, 7h, 19h được cung cấp trên trang
http://thuyloivietnam.vn/home#quantractonghop.
b) Số liệu thủy văn dự báo

Hình 2.11: Công cụ dự báo lũ đến hồ Tả Trạch tự động tích hợp vào
CSDL ngành Thủy lợi

Nguồn thông tin dự báo gồm ngắn hạn, dự báo mùa, dự báo
tháng và đột xuất trường hợp mưa bão. Đối với dự báo vùng sẽ được
cung cấp bởi Đài KTTV khu vực Trung Trung Bộ. Công ty Tả Trạch
sẽ chủ động thực hiện tính toán, dự báo mực nước và lưu lượng đến
hồ theo mục 2.3.2.
Tư vấn vận hành hỗ trợ cung cấp thông tin dự báo dòng chảy
đến hồ, diễn biến đặc trưng hồ, khuyến nghị vận hành theo hạn ngắn
và bản tin đột xuất theo giờ trường hợp có bão đi vào lưu vực hồ Tả
Trạch. Ngoài ra, Tư vấn hỗ trợ vận hành cung cấp thông tin dự báo
tháng, dự báo mùa để Công ty Tả Trạch lập kế hoạch tích nước cuối
mùa lũ đảm bảo nhu cầu nước mùa kiệt cho hạ lưu.
46

Số liệu dự báo tự động từ trang web cơ sở dữ liệu ngành Thủy


lợi, một công cụ dự báo lũ tự động được xây dựng với nhiều kịch bản
dự báo khác nhau và tích hợp vào trang web cơ sở dữ liệu ngành Thủy
lợi của Tổng cục Thủy lợi cũng là nguồn thông tin vận hành hồ Tả
Trạch.
2.3.2. Lập phương án vận hành hồ Tả Trạch theo diễn biến thực tế
Từ số liệu khí tượng thủy văn thực đo và dự báo thu thập được,
Công ty Tả Trạch dự báo diễn biến mực nước và lượng nước đến hồ.
Ngoài ra, Tư vấn hỗ trợ vận hành sẽ hỗ trợ tính toán và khuyến cáo
phương án vận hành theo diễn biến thực tế đảm bảo tuân thủ nguyên
tắc vận hành tại QTVH hồ và QTVH liên hồ.
Công ty Tả Trạch chủ động dự báo dòng chảy về hồ, dự báo biến
động mực nước và dung tích hồ chứa làm cơ sở xây dựng phương án
điều tiết lũ dựa vào phương pháp thống kê từ chuỗi số liệu thực đo của
hồ theo các bước tại Hình 2.12.

Hình 2.12: Sơ đồ tính toán phương án vận hành hồ Tả Trạch


47

2.3.2.1. Thiết lập tương quan thống kê giữa tương quan lượng
mưa và dòng chảy đến hồ Tả Trạch theo chuỗi số liệu thực đo
Từ chuỗi số liệu thực đo từ năm 2017 đến nay, lũ năm 2020,
nguồn số liệu dòng chảy về hồ lấy từ Báo cáo Tư vấn tính toán điều
tiết hồ chứa nước Tả Trạch - tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020, số liệu
mưa trạm Thượng Nhật khai thác từ trang website
http://thuyloivietnam.vn/, thiết lập phương trình tương quan giữa
lượng mưa lưu vực và lưu lượng đến Qđến để xác định tổng lượng
nước về hồ Wđến từ đó xác định mực nước hồ Zhồ như công thức (2.1):

Qđến = 12.2  X + 322.34 (2.1)


Trong đó: X (mm): Lượng mưa ngày
Để thuận tiện cho việc ước tính mực nước hồ từ dòng chảy đến,
thay vì tra bảng hoặc tra đồ thị quan hệ F-Z-W ta sử dụng phương
trình quan hệ giữa Z và W được xây dựng từ mực nước chết MNC+23
m trở lên như công thức (2.2).
Z  7.17*1014  W 5  2.42 10 10  W 4  3.2110 7 
(2.2)
W 3  2.23*104  W 2  0.118  W  15.26
Trong đó: Z (m): Mực nước hồ dự báo;
W (m3): Tổng lượng nước trong hồ ứng với cao trình mực nước
Z, được xác định bằng tổng lượng đến dự báo trong 1 ngày và tổng
lượng nước trong hồ ngày trước đó.

W  Qden  24  3.600  Wngàytruoc (2.3)

Phương pháp tính được trình bày chi tiết trong Phụ lục 2.3.
Công ty Tả Trạch cần rà soát, cập nhật hàng năm các phương trình
tương quan theo chu kỳ kiểm định hồ hoặc khi có sự thay đổi quy
trình vận hành.
48

2.3.2.2. Trình tự thực hiện dự báo mực nước, lưu lượng đến hồ
và lập phương án vận hành của Công ty Tả Trạch
Bước 1: Dự báo dòng chảy đến hồ Tả Trạch.
Từ lượng mưa ngày dự báo, xác định lưu lượng đến hồ theo
công thức (2.1), (2.2), xác định dung tích hồ dự báo theo (2.4), từ đó
xác định mực nước hồ dự báo theo (2.3).
Bước 2: Thu thập thông tin mực nước hiện trạng và mực nước
dự báo tại trạm Kim Long và trạm Phú Ốc từ Đài Khí tượng thủy văn
Trung Trung Bộ.

Hình 2.13a: Thông tin phối hợp vận hành các hồ chứa
tỉnh Thừa Thiên Huế
49

Bước 3: Căn cứ thông tin mực nước hồ hiện trạng và dự báo;


thông tin mực nước trạm Kim Long và trạm Phú Ốc hiện trạng và dự
báo, thông tin từ hồ Bình Điền, thông tin dự báo ATNĐ và Bão nếu
có, đối chiếu với quy định khung tại QTVH hồ Tả Trạch, QTVH liên
hồ trên lưu vực sông Hương (tóm tắt tại mục 2.2 của Sổ tay này) và
khống chế tốc độ tích nước không quá 1,5m/ngày - đêm (tương đương
6,25cm/h) và tốc độ hạ thấp mực nước không quá 1m/ngày - đêm
(tương đương 4,2cm/h) để xác định chế độ vận hành và đề xuất
phương án tích/xả nước, độ mở cửa van cho phù hợp.
Từ thực tiễn vận hành và các số liệu quan trắc cho thấy mối quan
hệ về thời gian dòng chảy lũ từ các hồ Bình Điền, Tả Trạch tác động
đến mực nước tại trạm thủy văn Kim Long để làm căn cứ quyết định
phương án vận hành xã lũ đảm bảo an toàn công trình, đồng thời giảm
ngập cho hạ du như Hình 2.13a và Sơ đồ tại Hình 2.13b. Theo đó:
- Khi hồ Hương Điền xả lũ thì sau khoảng 1,5÷ 2,0h nước về tới
Phú Ốc;
- Khi hồ Tả Trạch, Bình Điền xả lũ thì sau khoảng 2,0h nước về
tới Kim Long.
Do vậy, có thể đánh giá được ngập lụt hạ du từ việc tính toán
ước lượng nhanh dự báo mực nước tại Kim Long, Phú Ốc từ số liệu xả
nước từ các hồ Tả Trạch, Bình Điền và Hương Điền.
50

Hình 2.13b: Sơ đồ truyền lũ của các hồ chứa trên lưu vực sông
Hương
51

2.3.2.3. Quyết định phương án vận hành hồ Tả Trạch


Hình 2.14 trình bày quy trình ra quyết định phương án vận hành
hồ Tả Trạch trong mùa lũ. Tư vấn hỗ trợ vận hành tính toán, mô
phỏng kịch bản vận hành và đánh giá ảnh hưởng các kịch bản vận
hành đến ngập, lụt hạ du; phân tích, đối chiếu với phương án vận hành
Công ty Tả Trạch thiết lập để tìm ra phương án tối ưu.

Hình 2.14: Quy trình quyết định phương án vận hành hồ Tả Trạch

2.4. Cơ sở dữ liệu hồ chứa

2.4.1. Quy định về xây dựng và cập nhật hàng năm cơ sở dữ liệu
hồ chứa
Theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP, Công
ty Tả Trạch có trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu về đập, hồ chứa
nước; cập nhật thường xuyên, liên tục cơ sở dữ liệu về đập, hồ chứa
nước trong quá trình quản lý, khai thác.
Đập, hồ chứa nước đang khai thác mà chưa có cơ sở dữ liệu về
đập, hồ chứa nước thì phải xây dựng cơ sở dữ liệu về đập, hồ chứa
nước chậm nhất sau 03 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi
hành.
52

2.4.2. Nội dung cơ sở dữ liệu hồ chứa


Cơ sở dữ liệu hồ chứa, gồm các danh mục thuộc hồ sơ thiết kế,
hồ sơ thi công, các tài liệu trong quá trình quản lý cần được lưu trữ
qua các năm như sau:
(1) Tài liệu chung:
- Hồ sơ thiết kế, hoàn công đập và các công trình liên quan;
- Các văn bản liên quan đến thiết kế, thi công đập.
(2) Tài liệu về dân sinh, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh.
(3) Số liệu thủy văn và thủy lực:
- Thông số về lưu vực của hồ chứa (cập nhật theo thời gian);
- Cao trình mực nước đặc trưng của hồ chứa: mực nước dâng
bình thường, mực nước lũ tương ứng với tần suất thiết kế và kiểm tra
theo thiết kế ban đầu hoặc thiết kế sửa chữa (nếu có);
- Dung tích hồ chứa tương ứng với các mực nước; dung tích
phòng lũ của hồ chứa;
- Các thông số của công trình xả lũ chính (Tràn xả lũ): vị trí,
loại, hình thức, cao trình ngưỡng, bề rộng, số cửa, loại cửa van điều
tiết;
- Các thông số của công trình xả lũ khẩn cấp: vị trí, loại, hình
thức, cao trình ngưỡng, bề rộng;
- Mạng lưới, số liệu quan trắc khí tượng thủy văn trong và lân cận
lưu vực hồ chứa;
- Mực nước, lưu lượng xả lũ cho phép đảm bảo an toàn ở vùng
hạ du;
- Quan hệ cao độ - dung tích lòng hồ; quan hệ lưu lượng - mực
nước hạ lưu đập.
(4) Tài liệu địa hình:
- Bản đồ lưu vực hồ chứa và vùng phụ cận;
53

- Bình đồ lòng hồ;


- Cao trình đỉnh đập;
- Bình đồ, cắt dọc, cắt ngang công trình đầu mối.
(5) Tài liệu địa chất và các báo cáo về xử lý nền móng trong các
giai đoạn thi công.
(6) Đặc điểm và các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu đắp đập; đặc tính
bê tông bao gồm cả nguồn và loại cốt liệu, xi măng được sử dụng.
(7) Loại và các thông số của thiết bị điện và cơ khí.
(8) Lịch sử xây dựng bao gồm sơ đồ dẫn dòng, trình tự thi công,
các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công và quá trình sửa chữa,
bảo trì.
(9) Hồ sơ vận hành, gồm:
a) Hồ sơ bảo trì, sửa chữa nâng cấp công trình;
b) Hồ sơ kiểm tra, kiểm định công trình;
c) Quy trình vận hành hồ chứa, quy trình bảo trì;
d) Nhật ký vận hành;
e) Báo cáo hiện trạng an toàn đập hàng năm;
f) Phương án ứng phó thiên tai và phương án ứng phó tình huống
khẩn cấp hàng năm;
g) Sổ ghi kết quả quan trắc công trình, quan trắc khí tượng thuỷ
văn chuyên dùng, các ghi chép về các trận lũ lớn đã từng xảy ra trong
lưu vực hồ; thiệt hại do lũ gây ra;
h) Các báo cáo các trận động đất đã xảy ra và được ghi nhận
trong lưu vực hoặc lân cận đập; Báo cáo sự cố/nguy cơ sự cố (nếu có);
i) Các tài liệu liên quan khác.
Hiện tại, Công ty Tả Trạch đã có lưu trữ đầy đủ các nội dung
nêu trên, nhưng tài liệu mới ở dạng giấy, cần thiết phải thực hiện lưu
trữ điện tử khoa học để thuận lợi cho việc tra cứu, khai thác tài liệu
lưu trữ.
54

CHƯƠNG 3
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA NƯỚC

3.1. Quan trắc đập, hồ chứa nước


Theo Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP, Công ty
Tả Trạch có trách nhiệm:
a) Quan trắc đập, hồ chứa nước và các công trình có liên quan
theo quy định trong hồ sơ thiết kế và tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia để theo dõi liên tục tình trạng an toàn, ổn định của
công trình;
b) Phân tích, đánh giá, xử lý số liệu quan trắc; phát hiện dấu hiệu
bất thường để kịp thời xử lý; lưu trữ tài liệu quan trắc theo quy định;
c) Báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT kết quả quan trắc trong
báo cáo hiện trạng đập, hồ chứa nước hàng năm, báo cáo ngay khi
phát hiện dấu hiệu bất thường.
Công trình hồ chứa nước Tả Trạch đã được đầu tư hệ thống quan
trắc, giám sát vận hành từ giai đoạn xây dựng. Danh mục và hiện
trạng của hệ thống tại thời điểm khảo sát tháng 9/2021 tại Phụ lục 3.1.
Công tác quan trắc đập, hồ chứa nước được thực hiện theo mục
3.3 Quy trình bảo trì hồ chứa nước Tả Trạch ban hành kèm theo Quyết
định số 246/QĐ-BAN5-TĐ ngày 25/5/2021 của Giám đốc Ban Quản
lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 5.

3.1.1. Quan trắc công trình


3.3.1.1. Quan trắc thấm (Mục 3.3.3 của QTBT)
a) Loại hình và mục đích quan trắc:
- Là hoạt động quan trắc thường xuyên, gồm 2 nội dung: quan
trắc áp lực thấm (đường bão hòa) và lưu lượng thấm.
55

- Mục đích quan trắc là để theo dõi dòng thấm (ở đập chính, tràn
xả lũ, đập phụ số 4….). Tại các vị trí có thiết bị đo áp lực thấm dưới
nền móng, trong thân đập, qua đó có thể đánh giá độ ổn định và đưa ra
được các giải pháp nhằm đảm bảo hoạt động ổn định của công trình..
b) Chế độ, phương pháp công tác quan trắc thấm:

Bảng 3.1. Chế độ, phương pháp quan trắc thấm hồ Tả Trạch
Hạng Mực
TT Chế độ đo Phương pháp đo
mục nước hồ
I Đo áp lực thấm
< - Đo áp lực thấm trong thân
MNDBT 1 lần/ngày đối với đập, nền và hai vai đập;
+ 45m đập chính - Đo tự động bằng thiết bị
- Đo 1 lần/ngày điện tử theo 8 tuyến, mỗi
Đập vào 7h; tuyến 4 giếng đo (1 giếng
1
chính ≥ - Quan sát, ghi thượng lưu, 1 giếng đỉnh đập
MNDBT chép tình trạng và 2 giếng lần lượt ở 2 cơ
+ 45m thấm qua đống đá dưới mái hạ lưu đập); Kết
tiêu nước hạ lưu hợp với đo thủ công bằng
đập chính thước chuông.
< 1 lần/2 ngày lúc 7 - Đo áp lực thấm ở đáy móng
MNDBT giờ mép chân thượng lưu và sau
+ 45m mang chống thấm;
1 lần/ngày vào 7h - Đo bằng thiết bị và phần
Tràn
2 mềm điện tử.
xả lũ ≥
- Thiết bị đo áp lực thấm nền
MNDBT
(đầu P), thiết bị đo áp lực
+ 45m
thấm hai vai đập (đầu AKT),
thiết bị quan trắc (đầu PZ5).
< 1 lần/2 ngày lúc 7
MNDBT giờ Đo thủ công bằng thước
+45m chuông theo 4 tuyến, mỗi
Đập - 1 lần/ngày vào 7h tuyến 4 giếng đo (1 giếng
3 phụ - Quan sát, ghi thượng lưu, 3 giếng lần lượt

số 4 chép tình trạng ở trên mái hạ lưu gần đỉnh
MNDBT
thấm qua đống đá đập và 2 cơ dưới mái hạ lưu
+ 45m
tiêu nước hạ lưu đập).
đập phụ
56

Hạng Mực
TT Chế độ đo Phương pháp đo
mục nước hồ
II Đo lưu lượng thấm
< 1 tuần 1 lần Đo lưu lượng tại cửa ra của
Đập
MNDBT các rãnh thu nước thấm 1
chính,
= 45m tuần 1 lần
1 đập
≥ 1 lần/ngày Đo lưu lượng, độ đục
phụ
MNDBT
số 4
= 45m
Tại vị trí thẩm lậu, rò rỉ
hoặc nước chảy thành 2 lần/tháng
vòi trên bề mặt bê tông và quan sát
trong lòng cống, màu sắc
2 Thủ công
tuynen, trên dốc tràn… nước rò,
phải đánh dấu vòng MN thượng
quanh, ghi cao trình, sơ hạ lưu.
họa vị trí
Quan trắc theo yêu cầu của cơ quan quản lý đập hoặc khi có các
III hiện tượng bất thường khác như nước thấm thoát ra tại hạ lưu đập,
nước có độ đục kéo dài...

+ Thời gian đo nên tiến hành vào buổi sáng hàng ngày.
+ Phương pháp đo: Đo mực nước thấm tự động theo quy định
của phần mềm tự động hoặc đo bằng thủ công. Khi đo thủ công mỗi
lần đo ít nhất 2 lần đọc, chênh số đọc giữa hai lần không quá 1cm, nếu
quá 1cm cần phải đo và đọc lại. Ngoài ghi chép số liệu đo cần phải ghi
chép thông tin về điều kiện mưa, mực nước hồ.
+ Khi đo mực nước trong giếng đo thấm phải đo mực nước
thượng hạ lưu công trình. Việc đo phải tiến hành từ thượng lưu về hạ
lưu, hết hàng giếng này sang hàng giếng khác; không để các vật bên
ngoài rơi vào giếng.
+ Ghi chép, hiệu chỉnh kết quả đo: Ngoài mực nước đường bão hòa
thì phải ghi bao gồm cả mực nước thượng hạ lưu đập. Khi đo theo
tuyến phải đo lần lượt từ giếng phía thượng lưu về giếng hạ lưu. Sau
57

mỗi lần đo phải hiệu chỉnh số liệu, vẽ biểu đồ phân bố đường bão hòa
tại mỗi tuyến đo.
c) Xử lý, phân tích số liệu, lưu trữ và báo cáo kết quả quan trắc
thấm
- Xử lý và phân tích số liệu quan trắc:
+ Xử lý nhanh số liệu, kịp thời phát hiện các bất thường để có
biện pháp xử lý.
+ Phân tích chuỗi số liệu để dự báo xu hướng tăng (hoặc giảm)
áp lực thấm.
+ Việc phân tích và xử lý chuỗi số liệu quan trắc thấm nên được
tiến hành định kỳ theo tháng, theo quý hoặc theo mùa.
+ Kết quả xử lý, hiệu chỉnh, lưu trữ phải rõ ràng (cả lưu trữ bằng
bản cứng và bản mềm) tại bộ phận chuyên môn của Công ty Tả Trạch
.
- Báo cáo kết quả quan trắc áp lực thấm: Sau khi hoàn thành
phân tích và xử lý số liệu của một quá trình đo phải lập báo cáo
nêu kết quả quan trắc áp lực thấm. Báo cáo phải bao gồm các
thông tin sau:
+ Bản đồ hoặc mặt cắt chỉ rõ vị trí, các thiết bị đo.
+ Mô tả loại thiết bị, công cụ sử dụng quan trắc.
+ Hiện trạng thiết bị.
+ Các biểu ghi chép số liệu thô.
+ Phương pháp lựa chọn và loại số liệu, các bảng tính toán.
+ Kết quả phân tích số liệu, dự báo xu hướng tăng hoặc giảm
của các số đọc trong thời gian tiếp theo, các kết luận và đề nghị liên
quan đến thiết bị quan trắc và các hạng mục công trình khác.
+ Đề xuất thay đổi trong lịch quan trắc cho thời gian tiếp theo
(nếu cần thiết).
58

- Số liệu, kết quả phân tích số liệu quan trắc phục vụ cho các báo
cáo hiện trạng hồ Tả Trạch định kỳ trước và sau mùa lưa lũ và lưu trữ
vào cơ sở dữ liệu của Công ty Tả Trạch .
3.1.1.2. Quan trắc hình học, biến dạng, chuyển dịch (Mục 3.3.4
của QTBT)
a) Loại hình và mục đích, thành phần quan trắc:
- Loại hình: Là các hoạt động quan trắc không thường xuyên.
Nhân lực thực hiện thông qua hợp đồng, thuê khoán đơn vị có năng
lực để thực hiện.
- Mục đích: Quan trắc biến dạng bề mặt công trình nhằm theo
dõi các dịch chuyển theo phương thẳng đứng và nằm ngang của tràn
xả lũ, đỉnh tường chắn sóng, mặt đập, cơ đập, bề mặt bê tông bản mặt
(nứt, lún, võng, thoát không), bê tông tràn xả lũ, tuy nen dẫn dòng.
- Thành phần quan trắc gồm:
+ Quan trắc lún thân và nền đập: Theo dõi các giá trị chuyển
dịch đứng, ngang của các đầu đo multiplexer tự động lắp đặt vào nền
và thân đập. So sánh trị số quan trắc với trị số chu kỳ "0"1 và trị số đo
quan trắc kỳ trước.
+ Quan trắc lún, chuyển dịch của các khớp nối: Đánh giá độ lún,
nứt, dịch chuyển vị trí của các khớp nối dọc, khớp nối ngang và khớp
nối chân tường chắn sóng với bê tông bản mặt đập.
+ Quan trắc trạng thái ứng suất cốt thép và bê tông thân tràn xả
lũ: Theo dõi các giá trị trạng thái ứng suất thông qua các đầu đo sensor
tự động theo thời gian nhằm xác định các trị số ứng suất kéo, nén. So
sánh với trị số thiết kế để đánh giá thực trạng hoạt động của khối bê
tông và cốt thép tràn xả lũ.

1
Chu kỳ "0" là trị số định vị vị trí đầu đo multiplexer tự động được xác định ngay khi
lúc thi công và bắt đầu lắp đặt đầu đo vào vị trí quan trắc.
59

b) Thành phần, phương pháp đo biến dạng, chuyển dịch

Bảng 3.2. Thành phần, phương pháp đo biến dạng, chuyển dịch
CTĐM hồ Tả Trạch

Nội
dung
TT Phương pháp quan trắc
quan
trắc
- Đo tự động đã lắp đặt các bộ multiplexer bên trong khối
ngầm của công trình;
1 Lún - Quan trắc lún mặt (cho các mốc mặt) bằng phương pháp
trắc đạc. Phương pháp quan trắc lún sâu (cho các mốc
sâu) sử dụng thiết bị đo theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Mốc ngắm quan trắc chuyển vị ngang bằng phương pháp


Chuyển trắc đạc. Hầm dọc quan trắc chuyển vị ngang bằng quả
2
vị ngang dọi. Quả lắc thuận, đảo quan trắc chuyển vị ngang,
nghiêng bằng quả dọi.

- Khi phát hiện công trình có vết nứt, phải quan trắc lập
hồ sơ theo dõi sự phát triển của vết nứt về chiều rộng,
chiều dài và độ sâu.
- Đối với các bộ phận xây đúc dùng sơn đánh dấu, làm
Vết nứt, tiêu điểm để theo dõi sự phát triển của vết nứt theo thời
3
khe nối gian hoặc lắp thiết bị đo.
- Đối với đập đất, công trình bằng đất dùng cọc gỗ đánh
dấu sự phát triển của chiều dài vết nứt theo thời gian. Khi
cần thiết có thể đào các hố đo độ sâu, chiều hướng nứt và
hiện tượng khác.

Phải thường xuyên theo dõi sự chuyển vị của khớp nối


như lún không đều, rò rỉ hay xì nước… Lắp đặt các thiết
Khớp
4 bị quan trắc chuyên dụng như thiết bị đo biến dạng kiểu
nối
dây rung hoặc làm các dấu quan trắc bằng kim loại đặt ở
hai bên khớp nối để đo độ chuyển vị.
60

- Đối với đo biến dạng, chuyển dịch, cần thực hiện trước hoặc
đồng thời với chu kỳ kiểm định đập, hồ Tả Trạch theo quy định tại
Nghị định số 114/2018/NĐ-CP.
- Khi cần thiết kiểm tra bê tông mái thượng lưu đối với phần
ngập nước thì phải thuê, sử dụng thợ lặn. Tổ chức, cá nhân thực hiện
ngoài bảo đảm các năng lực khác còn phải bảo đảm năng lực theo quy
định về nghề thợ lặn.
c) Chế độ quan trắc biến dạng, chuyển dịch hồ Tả Trạch trong
giai đoạn vận hành được thực hiện như Bảng 3.3.

Bảng 3.3. Chế độ quan trắc biến dạng, chuyển dịch hồ Tả Trạch

d) Xử lý, phân tích số liệu, lưu trữ và báo cáo kết quả
quan trắc

- Các số liệu quan trắc tự động phải được lưu trên máy và hàng
tháng phải tập hợp in ấn lưu trên bản cứng.
- Phân tích các số liệu quan trắc tự động hàng năm 2 lần phục vụ
cho công tác kiểm tra định kỳ trước và sau mùa lũ cũng như kiểm tra
an toàn đập của chủ quản lý. Khi phân tích, các trị số quan trắc cực
61

đại, cực tiểu cần phải được làm rõ về thời gian, vị trí, điều kiện làm
việc... so sánh với trị số thiết kế để đánh giá hiện trạng.
- Báo cáo kết quả quan trắc chuyển dịch được lập sau mỗi chu
kỳ và phải bao gồm các thông tin tối thiểu sau:
+ Bình đồ chỉ rõ vị trí các mốc quan trắc.
+ Mô tả thiết bị và phương pháp quan trắc.
+ Nhận xét hiện trạng các mốc quan trắc.
+ Sơ lược về vận hành của công trình, từng bộ phận công trình
hoặc các hiện tượng địa chất, địa vật lý có thể ảnh hưởng tới kết quả
đo.
+ Phương pháp xử lý số liệu chuyển dịch đứng, chuyển dịch
ngang thu được.
+ Kết quả phân tích số liệu quan trắc biểu diễn dưới dạng đồ thị,
biểu, bảng.
+ Đề xuất thay đổi đối với lịch quan trắc trong thời gian tiếp
theo.
+ Dự báo xu hướng phát triển chuyển dịch công trình trong thời
gian tới.
+ Kết luận và đề xuất biện pháp xử lý nếu thấy cần thiết.
- Số liệu, kết quả phân tích số liệu quan trắc và báo cáo phải lưu
ở Công ty Tả Trạch và lưu trữ vào cơ sở dữ liệu đập, hồ chứa của
Công ty.
3.1.1.3. Quan trắc xói lở, trượt sạt mái, bồi lắng lòng hồ và các
quan trắc khác (Mục 3.3.5 QTBT)
a) Loại hình và mục đích quan trắc:
- Là các hoạt động quan trắc thường xuyên hoặc không thường
xuyên căn cứ vào điều kiện thực tế để xác định. Đối với quan trắc
thường xuyên sử dụng nhân lực vận hành khai thác đập, hồ chứa nước
Tả Trạch, đối với quan trắc không thường xuyên có thể hợp đồng,
thuê chuyên gia, tư vấn.
62

- Mục đích: Đánh giá tính ổn định của điểm xói, trượt sạt; đánh giá
lại hiện trạng khối lượng kho nước, điều chỉnh đường quan hệ W~Z;
đánh giá và dự báo chất lượng, xu hướng diễn biến của nước hồ.
b) Phạm vi, phương pháp, chế độ quan trắc như Bảng 3.4.

Bảng 3.4. Phạm vi, khối lượng và phương pháp quan trắc xói lở,
trượt sạt mái, bồi lắng lòng hồ và các quan trắc khác hồ Tả Trạch
Phương
TT Nội dung Phạm vi Chế độ quan trắc
pháp
1 Xói lở, trượt sạt mái đập chính
Gồm hố xói - Trực
sau mũi quan;
phun, kênh - Đo vẽ
dẫn sau tràn khi phát
và hai bờ hiện
sông từ chân khối sạt
công trình trượt để
1.1 Phía hạ lưu đến thượng theo dõi
lưu; phía diễn biễn
thượng lưu - Thường xuyên, trước,
hồ phạm vi sau mùa mưa, lũ;
có thể gây
- Sau các trận mưa, đợt
xói là đường
mưa bão lớn, sau mỗi
viền vòng lần vận hành tràn xả lũ
quanh hồ
Đường viền
Phía thượng lưu
1.2 vòng quanh
hồ
hồ
1.3 Vai đập
Xói lở, trượt, sạt đập phụ số 1,
2
2, 3, 4
2.1 Vai đập
Mái hạ lưu (đặc
2.2 biệt xói lở đất
màu bề mặt)
63

Phương
TT Nội dung Phạm vi Chế độ quan trắc
pháp
3 Tràn xả lũ:
+ Chu kỳ quan trắc:
Thời gian vận hành,
mùa mưa
+ Khi lũ lên và tràn
chưa xả nước: Từ khi
mực nước lũ trong hồ lê
Quan trắc ứng trên ngưỡng tràn, mực
suất cốt thép nước hồ tăng 1m thì đo
3.1
trong trụ pin, trụ 1 lần và khi mức nước
biên: hồ cao nhất đo 1 lần
+ Khi bắt đầu xả lũ: Khi
bắt đầu vận hành cửa
van để xả lũ đo 1 lần
cho 2 vị trí (tai van trái
và phải) của cửa van
được vận hành.
+ Mùa khô: Đo 01
Quan trắc biến lần/30 ngày
dạng, nhiệt độ và + Mùa lũ: Đo 01 lần/15
3.2
ứng suất trong ngày
đập bê tông + Khi có lũ tần suất
P≤5%, đo 01 lần/giờ.
Quan trắc bồi Thường xuyên
lắng kênh dẫn
4
thượng lưu tuy
nen.
Bồi lắng lòng hồ Khảo 1 năm 1 lần, tại một số
5 và đường viền sát, đo mặt cắt nhất định
xung quanh hồ vẽ.
6 Các quan trắc
khác
64

Phương
TT Nội dung Phạm vi Chế độ quan trắc
pháp
6.1 Chất lượng nước, Tối thiểu 3 đợt lấy mẫu
thủy sinh vật phân tích chất lượng
lòng hồ, nước
6.2 Diễn biến rừng Thực hiện đồng thời với
đầu nguồn trong chu kỳ kiểm định đánh
phạm vi lưu vực giá an toàn đập (nếu cần
hồ chứa, thiết).
6.3 Theo dõi các hoạt Hàng tháng kết hợp với
động khai thác, hoạt động kiểm tra lòng
đánh bắt và sử hồ.
dụng khai thác
tổng hợp lòng hồ
chứa nước.
c) Xử lý, phân tích số liệu, lưu trữ và báo cáo kết quả quan trắc
- Các số liệu quan trắc phải được lưu trữ (bản cứng và bản
mềm).
- Số liệu chỉnh lý, phân tích sử dụng cho lập báo cáo quan trắc
riêng (nếu cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ quan liên quan).
- Nội dung báo cáo kết quả quan trắc xỏi lở, trượt sạt, bồi lắng
khi cần báo cáo riêng bao gồm các nội dung tối thiểu sau:
+ Mô tả thời gian, địa điểm và nguyên nhân xảy ra trượt, sạt, bồi
lắng.
+ Chụp ảnh tổng thể vị trí quan trắc; các vị trí đặc biệt tạo ra các
giá trị cực đại, cực tiểu của các thông số mục tiêu quan trắc.
+ Sơ đồ vị trí quan trắc hoặc lập bình đồ khu vực quan trắc.
+ Đánh giá kết quả quan trắc bằng định lượng, so sánh với chu
kỳ quan trắc trước.
+ Phân tích, dự báo xu hướng phát triển của các thông số
quan trắc.
+ Kiến nghị các giải pháp để xử lý.
65

- Số liệu, kết quả phân tích và báo cáo quan trắc phải gửi cho các
cơ quan liên quan theo quy định và cấp cho các đơn vị nghiên cứu,
thiết kế, tư vấn... khi có yêu cầu.
3.1.2. Quan trắc khí tượng thuỷ văn chuyên dùng
Theo điểm a Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP,
nội dung quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng của hồ Tả Trạch -
hồ quan trọng đặc biệt, gồm: quan trắc lượng mưa trên lưu vực, quan
trắc mực nước tại thượng lưu, hạ lưu đập; tính toán lưu lượng đến hồ,
lưu lượng xả; dự báo lưu lượng đến hồ, khả năng gia tăng mực nước
hồ chứa.
Phương pháp: quan trắc bằng thủ công trực tiếp tại chân điểm
quan trắc, quan trắc tự động sẽ sử dụng phần mềm kết nối quan trắc từ
xa. Nhân lực sử dụng toàn bộ lao động tại các phòng, cụm, trạm quản
lý công trình.
Lưu trữ số liệu quan trắc theo bảng thống nhất cho các vị trí đo
để ghi chép tại hiện trường và cập nhật vào cơ sở dữ liệu đập, hồ chứa
nước của Công ty.
Chế độ quan trắc, thông tin, báo cáo như sau:
- Hàng ngày cử người trực, nhận thông tin quan trắc và ghi chép
mực nước, lượng mưa, lưu lượng thấm từ các cụm, tổ quản lý công
trình; tính toán lưu lượng đến, đi, dự báo mực nước hồ vào các thời
điểm 1h, 7h, 13h, 19h.
- Khi có kết quả tính toán quan trắc, nhắn tin báo cáo số liệu cho
lãnh đạo đơn vị vận hành khai thác hồ; gửi mail tới: Ban Chỉ huy
PCTT và TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế; Trung tâm điều độ điện quốc
gia. Nhập số liệu kết quả quan trắc vào trang Web của Tổng cục Thủy
lợi và Cục Quản lý Tài nguyên nước.
- Đối với mùa kiệt: Hàng ngày gửi bản tin quan trắc số liệu mực
nước hồ 24h trước 10h sáng; vào các ngày 01, 11, 21 hàng tháng gửi
báo cáo số liệu quan trắc 10 ngày trước và tính toán dự báo mực nước
hồ 10 ngày tiếp theo.
66

- Đối với mùa lũ: Gửi bản tin quan trắc 24h trước và dự báo mực
nước hồ 24h tiếp theo trước 10h sáng. Khi có áp thấp nhiệt đới, bão lũ
gây mưa lớn ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế,
phải cử người trực 24/24h và quan trắc ghi chép mực nước hồ 15 phút
một lần; cứ 3 tiếng gửi 01 bản tin quan trắc mực nước hồ 24h qua và
dự báo mực nước hồ 24h tiếp theo đến khi kết thúc áp thấp nhiệt đới,
bão lũ.
- Khi hồ xả tràn: Cử kỹ thuật thường trực điều hành đóng mở
cửa tràn đảm bảo lưu lượng theo chỉ đạo của lãnh đạo. Ghi chép nhật
ký xả tràn, khẩu độ mở cửa, lưu lượng xả và cập nhật lên trang web
của Tổng cục Thủy Lợi. Khi kết thúc đợt vận hành chống lũ của hồ thì
phải lập báo cáo kết quả vận hành chống lũ, trạng thái làm việc sau
mưa lũ của công trình và gửi các cơ quan, đơn vị theo quy định tại
Quyết định số 1606/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hương.
3.1.2.1. Quan trắc lượng mưa, mực nước, lưu lượng
Là hoạt động quan trắc thường xuyên. Sử dụng nhân lực của
Công ty Tả Trạch để thực hiện.
a) Đo mưa
- Số liệu quan trắc gồm: Lượng mưa ngày (mm), thời gian và
lượng mưa trận.
- Ghi chép số liệu đo mưa theo quy định tại điều 4.3.2 TCVN
8304-2009 Công tác thủy văn trong hệ thống thủy lợi.
- Lập biểu đồ lượng mưa ngày, mưa tháng so sánh với giá trị
trung bình nhiều năm và năm trước, đề xuất biện pháp sửa chữa, thay
thế trạm và thiết bị đo.
- Chế độ quan trắc mưa như sau:
+ Mùa cạn: Quan trắc 02 lần/ngày vào các thời điểm 07 giờ và
19 giờ
+ Mùa lũ: Quan trắc 04 lần/ngày vào các thời điểm 01 giờ, 07 giờ,
13 giờ, 19 giờ
67

+ Mùa lũ, trường hợp vận hành chống lũ: Quan trắc tối thiểu một
giờ một lần
b) Đo mực nước thượng, hạ lưu
- Đo mực nước thượng lưu hồ tại vị trí trên tường cánh của tràn
xả lũ, thượng lưu đập phụ số 4.
- Đo mực nước hạ lưu hiện có 3 vị trí sau tràn, cống dưới đập
phụ số 4, kênh dẫn sau nhà máy thủy điện.
- Các chế độ đo, đọc, yêu cầu kỹ thuật, ghi chép, điều chỉnh thực
hiện theo quy định tại TCVN 8304 : 2009, cụ thể: Chế độ đo mực
nước quy định tại Mục 5.7 và mỗi khi có sự thay đổi về độ mở cống,
tràn hoặc thay đổi đáng kể mực nước ở thượng và hạ lưu; Yêu cầu kỹ
thuật đo mực nước tại Mục 5.8; Ghi chép chỉnh lý số liệu đo mực
nước quy định tại Mục 5.9; Sổ ghi quan trắc mực nước theo quy định
tại Mục 5.10; Ghi nhật ký vị trí đo quy định tại Mục 5.11. Ngoài ra
chế độ đo mực nước cũng theo quy định của công tác phòng chống lụt
bão.
- Lập đồ thị biểu diễn cao độ mực nước theo thời gian, bao gồm
cả thông tin về thời tiết trong thời gian quan trắc. So sánh kết quả
quan trắc với kết quả của năm thủy văn trước đó. Xác định các điểm
cực đại, cực tiểu theo mùa, vụ. Đánh giá kết quả và dự báo xu thế thay
đổi mực nước trong năm thủy văn. Đề xuất điều chỉnh chế độ, lịch
quan trắc (nếu cần) và các biện pháp bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế
thiết bị quan trắc.

Bảng 3.5. Biểu mẫu ghi chép số liệu quan trắc mực nước hồ
MNTL tại
MNHL tại các vị trí
các vị trí
Kênh
Ngày Giờ Kênh dẫn sau Cống Người
TT Đập
đo đo Tràn dẫn sau nhà dưới đo
phụ
xả lũ tràn xả máy đập phụ
số 4
lũ thủy số 4
điện
68

c) Quan trắc lưu lượng xả qua cửa xả mặt


Khi vận hành xả lũ phải ghi chép thời gian bắt đầu vận hành.
Căn cứ chế độ quan trắc để thực hiện ghi chép các thông số mực nước
thượng lưu, hạ lưu; độ mở các cửa tràn số 1, 2, 3, 4 và 5.
- Tính toán lưu lượng xả tràn tại mỗi cửa van theo đường quan
hệ lưu lượng xả, mực nước thượng hạ lưu và độ mở cửa tràn Q ~
f(Z,a) tại mỗi thời điểm quan trắc mực nước (theo chế độ quan trắc
mực nước) để xác định Q xả tràn tại mỗi cửa.
- Cộng lưu lượng xả tràn tại mỗi cửa, xác định tổng lưu lượng xả
tràn tại mỗi thời điểm theo chế độ quan trắc mực nước.
- Hàng ngày cần tính toán tổng lượng nước xả qua tràn.
- Chế độ quan trắc lưu lượng như sau:
+ Mùa lũ. Điều kiện thời tiết bình thường, chưa xuất hiện tình
huống thời tiết có khả năng gây mưa lũ: Một ngày quan trắc 4 lần vào
các thời điểm: 01 giờ, 07 giờ, 13 giờ và 19 giờ.
+ Mùa lũ. Khi dự bão có lũ hoặc xuất hiện lũ: Một giờ quan trắc
04 lần
+ Mùa cạn khi vận hành tràn, cống: Quan trắc ít nhất 02
lần/ngày vào các thời điểm 07 giờ và 19 giờ

Bảng 3.6. Biểu mẫu ghi chép lưu lượng xả qua cửa xả mặt

Chênh
Lưu
lệch Số
Độ lượng
MN khoang
mở xả Tổng
Ngày Giờ thượng tràn Người Ghi
TT MNTL MNHL cửa qua 1 lượng
đo đo và hạ mặt đo chú
tràn: cửa xả
lưu được
a xả
cửa xả mở
mặt
mặt
69

d) Quan trắc lưu lượng qua cửa xả sâu, tuy nen, cống lấy nước
dưới đập phụ số 4
- Đo độ mở cửa xả sâu, tuy nen, cống lấy nước trong đập phụ số
4 tính toán xác định lưu lượng xả theo đường quan hệ lưu lượng, mực
nước thượng hạ lưu và độ mở van xả qua tuy nen Q ~ f(Z,a). Việc tính
toán này rất cần thiết để kiểm tra độ chính xác của số liệu lưu lượng
phát điện theo quy định của quy trình điều tiết liên hồ.
- Hàng ngày phải tính toán tổng lượng nước trong lưu vực
hồ chứa.
- Chế độ quan trắc lưu lượng như sau:
+ Mùa lũ. Điều kiện thời tiết bình thường, chưa xuất hiện tình
huống thời tiết có khả năng gây mưa lũ: Một ngày quan trắc 4 lần vào
các thời điểm: 01 giờ, 07 giờ, 13 giờ và 19 giờ;
+ Mùa lũ. Khi dự bão có lũ hoặc xuất hiện lũ: Một giờ quan trắc
04 lần;
+ Mùa cạn khi vận hành tràn, cống: Quan trắc ít nhất 02
lần/ngày vào các thời điểm 07 giờ và 19 giờ;
- Cống lấy nước: Quan trắc 01 lần/lần vận hành hoặc khi thay
đổi độ mở cửa cống

Bảng 3.7. Biểu mẫu ghi chép lưu lượng xả qua cửa xả sâu

Chênh
Lưu
lệch Số
Độ lượng
MN khoang
mở xả Tổng
Ngày Giờ thượng cửa xả Người Ghi
TT MNTL MNHL cửa qua 1 lượng
đo đo và hạ sâu đo chú
tràn: cửa xả
lưu được
a xả
cửa xả mở
sâu
sâu
70

Bảng 3.8. Biểu mẫu ghi chép lưu lượng xả qua tuynen
Chênh
Lưu
lệch MN Độ mở
Ngày Giờ lượng xả Người
TT MNTL MNHL thượng cửa van Ghi chú
đo đo qua tuy đo
hạ lưu tuynen
nen
tuynen

Bảng 3.9. Biểu mẫu ghi chép lưu lượng xả qua cống lấy nước
dưới đập phụ số 4

Chênh Độ
lệch mở Lưu
Ngày Giờ MN cửa lượng xả Người Ghi
TT MNTL MNHL
đo đo thượng van qua cống đo chú
hạ lưu của lấy nước
cống cống

e) Tính toán lưu lượng nước đến hồ và tổng lượng nước đến hồ
- Hàng ngày phải sử dụng các kết quả quan trắc lưu lượng, tính
toán khối lượng xả qua tràn và lượng nước phát điện tính toán tổng
nước xả. Việc dự báo lưu lượng đến hồ từ dự báo mưa được thực hiện
theo mục 2.2.3.
- Căn cứ mực nước quan trắc tại thượng lưu hồ, đường quan hệ
dung tích hồ W ~ mực nước hồ Z, lưu lượng, tổng lượng xả tràn, lưu
lượng, tổng lượng nước phát điện để tính toán lưu lượng nước về hồ
theo mục 2.3.2.
Ngoài các quy định tại tài liệu này, nội dung quan trắc, chế độ
quan trắc, trách nhiệm cập nhật, cung cấp thông tin, báo cáo và
phương pháp cung cấp thông tin báo cáo số liệu quan trắc quy định tại
Điều 15 Nghị định 114/2018/NĐ-CP, theo quy định tại QTVH liên hồ
trên lưu vực sông Hương, trong quá trình quản lý vận hành khai thác
(các hồ bao gồm: Tả Trạch, Bình Điền, Hương Điền, A Lưới, Sông
Bồ, sông Ô Lâu).
71

3.2. Kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước

3.2.1. Kiểm tra các hạng mục thuộc công trình đầu mối

3.2.1.1. Phân loại kiểm tra


- Kiểm tra thường xuyên.
- Kiểm tra định kỳ trước, sau mùa lũ hàng năm và kiểm tra đánh
giá an toàn đập hàng năm hoặc định kỳ của cơ quan quản lý nhà nước.
- Kiểm tra đột xuất.

3.1.1.2. Mục đích, yêu cầu kiểm tra


Nắm được các thông tin chung về hiện trạng công trình, hạng
mục công trình thuộc công trình đấu mối.
Ghi chép thông tin tình trạng, tính năng, khả năng làm việc của
hệ thống máy móc thiết bị cơ khí thủy lực, hệ thống điện vận hành
thuộc tràn xả lũ và tuy nen. Phát hiện kịp thời các dấu hiệu xuống cấp,
hư hỏng, mất mát của công trình, hạng mục công trình, trang thiết bị,
hệ thống điện, thiết bị quan trắc, cảnh báo, giám sát...
Phát hiện kịp thời các bất cập, bất thường trong công tác quản lý,
vận hành công trình, trang thiết bị, hệ thống điện... được giao quản lý,
khai thác và sử dụng.
Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm đối với
công trình, hạng mục công trình, nhà xưởng... bên trong hành lang bảo
vệ công trình thuộc đầu mối đập chính; các đập phụ.
Xử lý ngay những vấn đề nhỏ nảy sinh trong vận hành, kiểm tra
của công nhân.
Đề xuất, kiến nghị cấp trên tìm các biện pháp xử lý sự cố, hư
hỏng (nếu có).
72

Trực điều hành sản xuất: thứ bảy, chủ nhật hàng tuần, bố trí cán
bộ kỹ thuật trực 24/24 tiếp nhận thông tin, tình hình công trình, báo
cáo, xử lý khi có sự cố xảy ra.
3.2.1.3. Chế độ, phương pháp kiểm tra
Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 114.2018/NĐ-CP quy định, Công
ty Tả Trạch cố trách nhiệm thực hiện công tác kiêm tra đập theo chế
độ, phương pháp tại Bảng 3.10.

Bảng 3.10. Quy định về kiểm tra đập, hồ chứa nước Tả Trạch

Kiểm Kiểm tra định kỳ


Quy tra Trước Kiểm tra đột xuất
thường mùa mưa Sau mùa mưa
TT
định

xuyên lũ
- Sau khi có mưa lũ
hoặc động đất;
- Khi có yêu cầu
của cơ quan có
Thời thẩm quyền (cơ
Hàng Từ ngày Sau ngày quan liên ngành ở
1 gian
kiểm tra
ngày 01/4÷10/4 15/11 địa phương, Ban
Chỉ huy PCTT,
TKCN HTTL Tả
Trạch, kiểm tra
chuyên đề của cơ
quan nhà nước…)
Phát Đánh giá Phát hiện các
hiện các an toàn, đề hư hỏng; theo
hiện xuất, thực dõi diễn biến
tượng hiện các các hư hỏng
bất biện pháp của đập, hồ Phát hiện hư hỏng,
Mục thường chủ động chứa nước; rút đánh giá nguyên
2
đích của phòng, kinh nghiệm nhân và đề xuất
công chống, xử công tác giải pháp xử lý
trình, lý kịp thời phòng, chống
máy các hư thiên tai; đề
móc hỏng bảo xuất biện pháp
thiết bị đảm an và kế hoạch
73

Kiểm Kiểm tra định kỳ


Quy tra Trước Kiểm tra đột xuất
thường mùa mưa Sau mùa mưa
TT
định

xuyên lũ
toàn trong sửa chữa, khắc
mùa mưa phục các hư
lũ hỏng, xuống
cấp
Trực
Trực quan, kết hợp sử dụng thêm các thiết bị
Phương quan,
chuyên dụng (nếu cần thiết) để phát hiện các
2 pháp nghe độ
dấu hiệu hư hỏng nhằm đánh giá hiện trạng của
kiểm tra ồn, độ
công trình và máy móc, thiết bị
rung
Bộ phận Nhân lực của tổ, đội vận hành, lãnh đạo và nhân viên văn
kiểm tra phòng Công ty tham gia (theo hình thức quyết định thành
3
hiện lập tổ kiểm tra, hội đồng tư vấn), thuê chuyên gia (nếu
trường cần thiết).
Bộ phận
tổng
4 Viết báo cáo trình Công ty ban hành
hợp, viết
báo cáo
Tiêu
chuẩn,
- TCVN 11699:2016 Đánh giá an toàn đập; TCVN
quy
8414:2010 Công trình thủy lợi - Quy trình quản lý vận
5 chuẩn,
hành, khai thác và kiểm tra hồ chứa nước.
quy
- QTBT
trình áp
dụng

3.2.1.4. Công tác chuẩn bị


Để phục vụ cho công tác kiểm tra đập, các tài liệu kỹ thuật liên
quan đến thiết kế, thi công, quản lý, vận hành đập và các công trình
liên quan cần được thu thập từ hồ sơ lưu trữ hiện có. Danh mục các tài
liệu kỹ thuật cần thu thập được quy định tại mục 2.4.
74

3.2.1.5. Nội dung, quy trình kiểm tra thường xuyên


Nội dung, quy trình kiểm tra thường xuyên các hạng mục thuộc
công trình đầu mối thực hiện theo mục 3.1.3 của QTBT, chi tiết tại
Phụ lục 3.3 của Sổ tay.

3.2.1.6. Kiểm tra định kỳ trước và sau mùa mưa lũ


a) Kiểm tra định kỳ trước và sau mùa mưa lũ
Thực hiện các nội dung của kiểm tra thường xuyên và thêm một
số các việc sau:
- Tổng hợp, đánh giá thông tin của các đợt kiểm tra thường
xuyên giữa hai kỳ kiểm tra định kỳ. Đánh giá kết quả thực hiện duy tu
bảo dưỡng và bảo vệ công trình trong các đợt kiểm tra thường xuyên
và kiểm tra định kỳ trước đó. Xác định tồn tại và nguyên nhân của các
tồn tại chưa được xử lý.
- Phân tích các số liệu quan trắc nhằm phát hiện kịp thời những
bất thường có thể do nguyên nhân từ công trình.
- Phần bê tông bản mặt mái thượng lưu cần kiểm tra sâu các
khớp nối giữa các tấm bê tông lát mái.
- Kiểm tra sâu hơn các khớp nối, hệ thống thoát nước dốc tràn xả
lũ. Khảo sát, đánh giá, xác định độ sâu của hố xói hạ lưu tràn so sánh
với kỳ kiểm tra trước.
- Đối với các thiết bị cơ khí, cửa van kiểm tra: Đánh giá tình
trạng các mối hàn, bu lông liên kết, mức độ han gỉ, nứt, gãy, thủng,
mục, tình hình làm việc của bánh xe lăn, bánh xe cữ, chất lượng các
tấm cao su chắn nước.
- Đối với thiết bị cơ khí, thủy lực, trạm nguồn vận hành các xi
lanh thủy lực, hệ thống điện vận hành hoặc các hạng mục có tính chất
đặc biệt cần phải vận hành thử có tải, không tải, sử dụng thiết bị
chuyên dụng (nếu có) để đánh giá hiện trạng hệ thống máy móc, thiết
bị. Trong khi vận hành kiểm tra phải có sự tham gia của cán bộ quản
lý, cán bộ kỹ thuật của đơn vị khai thác, các chuyên gia (nếu có). Cần
phải lập biên bản hoặc ghi chép, đánh giá tình trạng, trạng thái thông
số kỹ thuật cũng như đề xuất giải pháp khắc phục.
75

- Đối với thiết bị tuy nen, hàng năm cần thực hiện đóng, mở vận
hành duy trì toàn bộ trang thiết bị tối thiểu 2 lần cùng với các kỳ kiểm
tra gồm: Đóng nước kiểm tra tháp Tuy nen; vận hành có tải đóng mở
phai dự phòng, lưới chắn rác; kiểm tra piston xi lanh thủy lực (có thể
thuê chuyên gia có chuyên môn sâu về thiết bị xi lanh thủy lực nếu
cần thiết); đánh giá chất lượng. Đặc biệt khi kiểm tra tuy nen phải có
biện pháp bảo đảm làm thông gió, thông khí tốt và phải có ít nhất 2
người thực hiện trong đó 1 người giám sát.
- Đối với hệ thống thiết bị điện, quan sát bằng mắt thường và đo
bằng thiết bị cầm tay như kìm điện vạn năng, các nội dung kiểm tra
bao gồm:
+ Kiểm tra hệ thống cấp điện, dòng điện, điện áp làm việc.
+ Kiểm tra sự nguyên vẹn của các thiết bị điện, tủ điện, tình
trạng lắp đặt, lớp sơn bảo vệ cách điện của thiết bị.
+ Kiểm tra sự hoạt động của các thiết bị.
+ Cách điện động cơ.
+ Ổ bi, trục, cánh quạt.
+ Đo dòng điện, điện áp làm việc của các tủ điện.
+ Kiểm tra cáp điện. Sự nguyên vẹn của dây cáp; tình trạng dẫn
điện, cách điện của dây dẫn (Thực hiện kiểm tra bằng Meegomet 500V,
nếu điện trở cách điện của cáp <0,5MΩ thì cần thay thế sợi cáp đó).
+ Nhiệt độ động cơ.
+ Kiểm tra hệ thống tiếp địa chống sét: Sự nguyên vẹn của hệ
thống chống sét, tình trạng lắp đặt, dây neo, bu long định vị, chức
năng thu sét, kiểm tra điện trở nối đất.
+ Đối với máy phát dự phòng: Kiểm tra dung dịch nước làm
mát; hệ thống lọc gió; hệ thống đường ống (cứng, mềm, các mối nối);
Bộ tản nhiệt; Kiểm tra độ cách điện bằng thiết bị chuyên dùng… Sau
khi kiểm tra phải tiến hành chạy thử không tải và có tải trong thời gian
30 phút để đánh giá sự ổn định của thiết bị. Đo điện áp, dòng điện
phát đầu ra.
76

- Kiểm tra việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật về
quản lý, vận hành, khai thác và bảo vệ công trình của đơn vị, cá nhân
trực vận hành khai thác.
- Kiểm kê vật tư, dụng cụ, phương tiện phòng chống lụt bão.
Kiểm điểm rút kinh nghiệm về việc triển khai phòng chống lũ năm
trước để bổ sung cho năm tiếp theo.
b) Kiểm tra đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước Tả Trạch hàng
năm của cơ quan quản lý nhà nước
- Chủ sở hữu, chủ quản lý thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá an
toàn đập, hồ chứa nước hàng năm. Khảo sát tại thực địa có sự tham
gia của chuyên gia, hội đồng tư vấn và lãnh đạo đơn vị vận hành đập,
hồ Tả Trạch.
- Phương pháp, nội dung theo quy định tại Điều 5, Điều 6 TCVN
11699: 2016, Công trình thủy lợi - Đánh giá an toàn đập và các công
việc sau:
+ Xem xét, đánh giá kết quả kiểm tra định kỳ của đơn vị
vận hành.
+ Xem xét, phân tích kết quả quan trắc, đánh giá các trị số cực
đại, cực tiểu (lượng mưa, mực nước, lưu lượng xả...) của năm trước
đó. So sánh với các giá trị cực đại, cực tiểu trong lý lịch vận hành hồ.
Đánh giá tác động của số liệu quan trắc đối với công trình.
+ Rà soát, đánh giá thực hiện các quy trình vận hành, quy trình
bảo trì và thực hiện bảo trì hàng năm. Xem xét phương án phòng
chống lụt bão của đơn vị vận hành hồ.
+ Chuyên gia, hội đồng tư vấn trực tiếp khảo sát tại thực địa các
đầu mối đập chính và các đập phụ, điều tra, thảo luận với người trực
tiếp vận hành công trình.
+ Vận hành thử (có tải nếu cần thiết, ít nhất là vận hành không
tải) và đánh giá tình trạng hoạt động của các thiết bị chính: toàn bộ hệ
thống cửa van cung tràn xả lũ, van sửa chữa thao tác nâng, hạ phai thả
dự phòng, trạm nguồn; hệ thống đóng, mở vận hành tuy nen; hệ thống
77

điện vận hành, điện chiếu sáng. Kết quả kiểm tra, vận hành thử và các
kiến nghị có thể lập thành biên bản hoặc ghi chép tỉ mỉ, thông báo kết
quả với sự tham gia của các bên khi kiểm tra.
3.2.1.7 Kiểm tra đột xuất
Nội dung, mục đích, tính chất, phạm vi của kiểm tra đột xuất
căn cứ vào điều kiện cụ thể của sự cố, hư hỏng đột xuất hoặc theo
yêu cầu của chủ sở hữu, chủ quản lý và các cơ quan có thẩm quyền
hoặc theo các quy định của pháp luật về công tác phòng chống giảm
nhẹ thiên tai.
3.2.2. Đánh giá an toàn đập qua công tác kiểm tra
Đánh giá an toàn đập qua công tác kiểm tra được thực hiện hiện
theo mục 6.6 TCVN 11699, có cập nhật một số quy định mới về quản
lý an toàn đập, hồ chứa nước tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP, Nghi
định số 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý
chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.
3.2.2.1. Tiêu chí đánh giá chất lượng đập và công trình liên quan
a) Đánh giá chất lượng đập chính (Đất đá hỗn hợp, đập 3 khối)
và các đập phụ số 1, 2, 3 và 4 (là các đập đất đồng chất) theo bảng C1
của Phụ lục C của TCVN 11699:2016
b) Đánh giá chất lượng công trình xả lũ gồm: tràn xả lũ có cửa
van và cống xả lũ bố trí dưới thân đập tràn (đập bê tông cốt thép) theo
Bảng C2 Phụ lục C của TCVN 11699:2016.
c) Đánh giá chất lượng các công trình liên quan theo Bảng C3
Phụ lục C của TCVN 11699:2016.
d) Đánh giá chất lượng hệ thống vận hành theo Bảng C4 Phụ lục
C của TCVN 11699:2016.
3.2.2.2. Đánh giá an toàn đập và công trình liên quan
Kết quả kiểm tra đập, hồ chứa nước theo tiêu chí, cách thức đánh
giá tại TCVN 11699:2016 có nhược điểm là chưa định lượng được kết
quả kiểm tra, chưa đưa ra trọng số mà coi các công trình chính, công
trình phụ trợ có vai trò như nhau do vậy trong thực tế, có những công
78

trình hư hỏng nhỏ hoặc hư hỏng ở công trình thứ yếu không ảnh
hưởng đến tổng thể nhưng vẫn được xếp ở chất lượng trung bình hay
mức B. Do vậy, người thực hiện công tác kiểm tra có thể tham khảo
cách đánh giá kết quả kiểm tra theo “Sổ tay hướng dẫn kiểm tra nhanh
đập đất (Dự án hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT với Cơ quan
phát triển Hoa Kỳ USAID)” tại Phụ lục 3.4.
Chất lượng đập và các công trình liên quan hồ Tả Trạch được
thực hiện như hướng dẫn tại Bảng 3.10; kết quả đánh giá từng thành
phần, hạng mục theo Bảng P3.4.1 của Phụ lục 3.4 được xếp loại an
toàn theo mức độ A, B, C tương ứng với quy định tại TCVN
11699:2016, trong đó:
- Mức độ A: Hạng mục có hiện trạng lý tưởng, “tốt nhất”, không
có bất kỳ hiện tượng bất thường nào.
- Mức độ B: Hạng mục cần “sửa chữa một phần” để hạn chế hư
hỏng và chức năng của bộ phận chính, hoặc cần sự gia cố đơn giản ở
bộ phân thứ cấp, bởi vì có “khiếm khuyết nhỏ” ở bộ phận chính và
“khiếm khuyết lớn hơn” ở bộ phận thứ cấp. Tuy nhiên, sự an toàn trên
toàn bộ hạng mục vẫn được đảm bảo.
- Mức độ C: Hạng mục cần sửa chữa, gia cố khẩn cấp hoặc xây
dựng lại và cần phải hạn chế sử dụng bởi vì xuất hiện sự khiếm
khuyết, hư hỏng ở bộ phận chính.
79

Bảng 3.11: Đánh giá mức độ an toàn từng hạng mục


thuộc các cụm đầu mối

Tiêu chí Tiêu chí Mức


Hiện độ an
Đơn Số chấm đánh giá
TT Hạng mục trạng
vị lượng điểm tại tại Phụ toàn

Phụ lục lục 3.4
(A,
hỏng B, C)
3.4
Phần công trình
1
xây đúc, đất, đá
Đập chính (đập Bảng
đất đá hỗn hợp) PL3.4.23
1.1 cái 1
chiều dài đỉnh
đập 1187 m
Mặt đập chính Bảng Bảng
PL3.4.2 PL3.4.19
Tường chắn sóng

Bảng Bảng
Mái hạ lưu
PL3.4.4 PL3.4.21
Bảng Bảng
Mái thượng lưu
PL3.4.3 PL3.4.20
Khối gia tải và Bảng
bảo vệ mái hạ lưu PL3.4.22
Bảo vệ mái đào
hai vai đập
Bảng
Máng đo lưu
PL3.4.5
lượng thấm
Gia cố bảo vệ bờ
sông hạ lưu khu
đập chính
Tràn xả lũ (5 cái 1 Bảng
1.2
cửa) PL3.4.28
Ngưỡng tràn Bảng Bảng
Kênh dẫn thượng PL3.4.6 PL3.4.24
lưu tràn và đoạn
chuyển tiếp
Trụ pin, trụ biên
và tường ngoặt hai
bên
80

Tiêu chí Tiêu chí Mức


Hiện độ an
Đơn Số chấm đánh giá
TT Hạng mục trạng
vị lượng điểm tại tại Phụ toàn

Phụ lục lục 3.4
(A,
hỏng B, C)
3.4
Cầu công tác
Cầu giao thông
trên đỉnh trụ pin
tràn
Thân dốc và mũi
phun
Hệ thống thoát
nước
Các khớp nối
Bảng Bảng
Kênh dẫn hạ lưu
PL3.4.7 PL3.4.25
Hố xói và thiết bị Bảng Bảng
tiêu năng PL3.4.8 PL3.4.26
Gia cố bảo vệ mái Bảng Bảng
đào khu vực đầu PL3.4.6 PL3.4.27
tràn và thân dốc
Hầm kiểm tra đập
tràn
Nhà trạm nguồn Bảng Bảng
trên đỉnh các trụ PL3.4.9 PL3.4.27
pin tràn
Cống xả sâu kích cái 5 Bảng
thước1 cửa cống PL3.4.30
1.3
BxH =
4,0mx3,2m
Thân cống Bảng Bảng
Nhà vận hành PL3.4.10 PL3.4.29
cống xả sâu
Hành lang thoát
nước thấm
Kênh dẫn thượng
lưu cống
Cửa ra cống xả Bảng Bảng
sâu PL3.4.8 PL3.4.26
81

Tiêu chí Tiêu chí Mức


Hiện độ an
Đơn Số chấm đánh giá
TT Hạng mục trạng
vị lượng điểm tại tại Phụ toàn

Phụ lục lục 3.4
(A,
hỏng B, C)
3.4
Bảng Bảng
Các khớp nối thân
cống và khớp nối PL3.4.10 PL3.4.29
hành lang thoát
nước
Bảng Bảng
Thiết bị tiêu năng
PL3.4.8 PL3.4.26
Tuynen lấy nước cái 1
kết hợp dẫn dòng
1.4
thi công và xả lũ
dài 342,76 m
Kênh dẫn vào Bảng
tuynen PL3.4.14
Tháp van
Cầu thả phai
Cầu công tác
Khớp nối đỉnh
vòm của tuynen
Kênh xả sau bảng
tuynen PL3.4.7
Đập phụ số 1, cao cái 1 Bảng
1.5
13m, dài 117,5m PL3.4.23
Mặt đập Bảng Bảng
Tường chắn sóng PL3.4.2 PL3.4.19
Bảng Bảng
Mái thượng lưu
PL3.4.4 PL3.4.20
Mái hạ lưu Bảng Bảng
Thân đập PL3.4.3 PL3.4.21
Đập phụ số 2, cao cái 1 Bảng
1.6
15m, dài 211,4m PL3.4.23
Mặt đập Bảng Bảng
Tường chắn sóng PL3.4.2 PL3.4.19
Bảng Bảng
Mái thượng lưu
PL3.4.4 PL3.4.20
82

Tiêu chí Tiêu chí Mức


Hiện độ an
Đơn Số chấm đánh giá
TT Hạng mục trạng
vị lượng điểm tại tại Phụ toàn

Phụ lục lục 3.4
(A,
hỏng B, C)
3.4
Mái hạ lưu Bảng Bảng
Thân đập PL3.4.3 PL3.4.21
Đập phụ số 3, cao cái 1 Bảng
1.7
8m, dài 57,4m PL3.4.23
Mặt đập Bảng Bảng
Tường chắn sóng PL3.4.2 PL3.4.19
Bảng Bảng
Mái thượng lưu
PL3.4.4 PL3.4.20
Mái hạ lưu Bảng Bảng
Thân đập PL3.4.3 PL3.4.21
Đập phụ số 4, cao cái 1 Bảng
1.8 39.5m, dài PL3.4.23
356,3m
Mặt đập Bảng Bảng
Tường chắn sóng PL3.4.2 PL3.4.19
Bảng Bảng
Mái thượng lưu
PL3.4.4 PL3.4.20
Mái hạ lưu Bảng Bảng
Thân đập PL3.4.3 PL3.4.21
Cống lấy nước Bảng
dưới đập phụ số PL3.4.34
1.9
4, dài 261,4,
đường kính =1m
Nhà van hạ lưu Bảng Bảng
cống PL3.4.11 PL3.4.31
Thân cống
Cửa vào cống
Cửa ra cống
Các khớp nối thân
cống
Cửa van cống Bảng Bảng
Hệ thống điện vận PL3.4.12 PL3.4.32
hành
83

Tiêu chí Tiêu chí Mức


Hiện độ an
Đơn Số chấm đánh giá
TT Hạng mục trạng
vị lượng điểm tại tại Phụ toàn

Phụ lục lục 3.4
(A,
hỏng B, C)
3.4
Máy đóng mở cửa
van
Nhà máy thủy Bảng
1.10
điện PL3.4.38
Các đường ống Bảng Bảng
dẫn vào nhà máy PL3.4.15 PL3.4.38
thủy điện
Cửa van
Mái dốc hạ lưu
kênh xả của nhà
máy
Nhà vận hành các
tổ máy
Các tổ máy
Phần thiết bị cơ
2
khí, thủy lực
Thiết bị cơ khí Bảng
I
tràn xả lũ PL3.4.27
1.1 Tràn xả mặt
Khe phai B=9 (m) cái 05 Bảng Bảng
1
PL3.4.9 PL3.4.27
Phai thép dưới cái 01
2 cùng
BxH=9,0x1,0 (m)
Phai thép trên cái 08
3
BxH=9,0x1,0 (m)
Khe cửa cung B= cái 05
4
9 (m)
Cửa van cung (cả cái 05
5 cối động)
BxH=9x10 (m)
84

Tiêu chí Tiêu chí Mức


Hiện độ an
Đơn Số chấm đánh giá
TT Hạng mục trạng
vị lượng điểm tại tại Phụ toàn

Phụ lục lục 3.4
(A,
hỏng B, C)
3.4
+Bán kính tôn
bưng: R=15 (m)
+Chênh lệch cột
nước làm việc: H=
10 (m)
Càng thả phai B= cái 01
6
9,0(m)
Cụm chốt đỡ cửa cái 10
7
cung D= 160(mm)
Cụm cối tĩnh (cửa cái 10
8 cung BxH=9x10
(m))
Cụm bản mã và cái 10
bu lông cối tĩnh
9
(cửa cung
BxH=9x10 (m))
Cổng trục chân cái 01
dê: loại làm việc
ngoài trời
+Sức nâng Q=15T
+Khẩu độ Lk=3,8
10
(m)
+Chiều cao nâng
Max: H=21 (m)
+Công suất đ/c
nâng: N=18,5 kW
Tuyến đường ray cái 01
cổng trục chân dê;
11
Ray đôi, chiều dài
1 bên L =66 (m)
85

Tiêu chí Tiêu chí Mức


Hiện độ an
Đơn Số chấm đánh giá
TT Hạng mục trạng
vị lượng điểm tại tại Phụ toàn

Phụ lục lục 3.4
(A,
hỏng B, C)
3.4
Giá treo xylanh cái 10
12 cửa van cung
(thép trục 40 Cr)
Hệ thống máy cái 05
nâng thủy lực cho
cửa van cung
+Kiểu loại:
Xylanh thủy lực.
Mỗi cửa 02 xy
lanh +bộ nguồn và
thiết bị điều khiển
+Đường kính cần:
dc= 160 (mm)
13
+Đường kính xy
lanh: Dxl = 280
(mm)
+Hành trình xy
lanh max: S=
6.600 (mm)
+Lực nâng:
P=2x75=150 (tấn)
+Công suất đ/c
điện: N=30 kW
Hệ thống bơm
tiêu nước thân
đập
Máy bơm chìm cái 02
tiêu nước thân đập
14 +Kiểu loại: Bơm
chìm, làm việc
trong hành lang
86

Tiêu chí Tiêu chí Mức


Hiện độ an
Đơn Số chấm đánh giá
TT Hạng mục trạng
vị lượng điểm tại tại Phụ toàn

Phụ lục lục 3.4
(A,
hỏng B, C)
3.4
thân đập; bơm
nước thải, có cặn
bẩn
+Cột nước: H= 38
(m)
+Lưu lượng:
Q=39 (m3/h)
+Công suất đ/c
điện: N=9,5 kW
+Các phụ kiện
đồng bộ
Hệ thống đường cái 01
ống đẩy: ống thép
15
Dy100 thép mạ
kẽm
Cống xả sâu Bảng
1.2
PL3.4.27
Khe cửa sửa chữa cái 10
1
BxH=4,0x4,0 (m)
Cửa van phẳng cái 05
2 sửa chữa
BxH=4,0x4,0 (m)
Khe cửa vận hành cái 10
3
BxH=4,0x4,0 (m)
Cửa van phẳng 05
4 vận hành
BxH=4,0x4,0 (m)
Cầu trục lăm 2 cái 01
5 dầm 1 móc: loại
trong nhà
87

Tiêu chí Tiêu chí Mức


Hiện độ an
Đơn Số chấm đánh giá
TT Hạng mục trạng
vị lượng điểm tại tại Phụ toàn

Phụ lục lục 3.4
(A,
hỏng B, C)
3.4
+Sức nâng Q=25T
+Khẩu độ Lk=6,8
(m)
+Chiều cao nâng
max: H=12 (m)
+Công suất đ/c
nâng: N=32 kW
Bộ dầm đỡ ray cái 01
I588, thanh giằng
và đường ray cho
6 cầu trục lăn 25T;
Ray đôi, chiều dài
1 bên ray L=88,8
(m)
Hệ thống máy cái 10
nâng thủy lực cho
cửa van phẳng
+Kiểu loại: Xy
lanh thủy lực
đóng mở 2 chiều.
Mỗi cửa 02 xy
lanh + bộ nguồn
và thiết bị điều
7 khiển
+Đường kính cần:
dc=140 (mm)
+Cần xylanh phủ
gốm Ceramax
+Hành trình
xylanh max: S=
4.200 (mm)
+Lực nâng: P=
88

Tiêu chí Tiêu chí Mức


Hiện độ an
Đơn Số chấm đánh giá
TT Hạng mục trạng
vị lượng điểm tại tại Phụ toàn

Phụ lục lục 3.4
(A,
hỏng B, C)
3.4
2x58=116 (tấn)
+Lực hạ:
P=2x20=40 (tấn)
+Công suất đ/c
điện: N=20 kW
Bệ đỡ xilanh thủy cái 10
8
lực
Thép lót cống xả cái 05
9
sâu, dày 10 (mm)
Khe phai thượng cái 10
10
lưu (phai bê tông)
11 Bình cứu hỏa cái 10
Thiết bị cơ khí
II
tuy nen
Tháp cửa vào Bảng
2.1
PL3.4.36.
Khe lưới chắn cái 01 Bảng Bảng
1
rác+gầu vớt rác PL3.4.14 PL3.4.36.
2 Khe cửa sửa chữa cái 01
3 Khe cửa sự cố cái 01
Nắp đậy lỗ thông cái 01
4
hơi
Nắp đậy cửa kiểm cái 01
5
tra
Nắp đậy cửa kiểm cái 01
6
tra chịu áp lực
Nắp đậy hầm cái 01
7
chứa thiết bị
Nắp đậy cửa sửa cái 01
8
chữa
89

Tiêu chí Tiêu chí Mức


Hiện độ an
Đơn Số chấm đánh giá
TT Hạng mục trạng
vị lượng điểm tại tại Phụ toàn

Phụ lục lục 3.4
(A,
hỏng B, C)
3.4
9 Nắp đậy cửa sự cố cái 01
Giá đỡ cửa sửa cái 01
10
chữa
Giá đỡ dầm cặp cái 01
11
cửa sửa chữa
Giá đỡ dầm cắp cái 01
12
lưới chắn rác
13 Giá đỡ gầu vớt rác cái 01
14 Lưới chắn rác cái 01
15 Cửa van sửa chữa cái 01
16 Cửa van sự cố cái 01
Gầu vớt rác kiểu cái 01
hàm phẳng đồng
bộ với thiết bị
17
đóng mở kiểu
thủy lực và nâng
hạ bằng cầu trục
Máy bơm chìm và cái 02
18 hệ thống đường
ống
Bộ thiết bị kẹp cái 02
19
trục
Bộ cần nối xy cái 01
20
lanh
21 Bệ đỡ xy lanh cái 01
22 Ray cầu trục cái 01
Cầu trục chạy cái 01
23 điện sức nâng
75/20 tấn,
90

Tiêu chí Tiêu chí Mức


Hiện độ an
Đơn Số chấm đánh giá
TT Hạng mục trạng
vị lượng điểm tại tại Phụ toàn

Phụ lục lục 3.4
(A,
hỏng B, C)
3.4
Lk=12m
Bộ thiết bị nâng cái 01
thủy lực cho tháp
24
van thượng lưu (xi
lanh thủy lực)
Tháp van hạ lưu
2.2
và cửa ra
Khe cửa vận hành cái 01 Bảng Bảng
1
PL3.4.14 PL3.4.36.
2 Thép lót đoạn 1 cái 01
3 Thép lót đoạn 2 cái 01
Nắp đậy lỗ thông cái 01
4
hơi
5 Nắp đậy kiểm tra cái 01
6 Cần nối xi lanh cái 01
7 Bệ đỡ xi lanh cái 01
Bộ thiết bị nâng cái 01
thủy lực cho tháp
8
van hạ lưu (xi
lanh thủy lực)
Khe phai (cửa ra cái 01
9
tuy nen)
Hai phai (cửa ra cái 02
10
tuy nen)
Thiết bị cơ khí Bảng
III cống lấy nước PL3.4.32.
đập phụ số 4
Khe lưới chắn rác cái 01 PL3.4.12 Bảng
1
B=1,0 (m) PL3.4.32.
91

Tiêu chí Tiêu chí Mức


Hiện độ an
Đơn Số chấm đánh giá
TT Hạng mục trạng
vị lượng điểm tại tại Phụ toàn

Phụ lục lục 3.4
(A,
hỏng B, C)
3.4
Lưới chắn rác cái 01
2
BxH=1,0x1,7 (m)
Tuyến đường ống cái 01
lót thép trong thân
đập; Đường kính
3 trong ống
Dy=1000(mm);
chiều dài ống
t=12(mm)
Bộ gioăng kín cái 05
4 nước cho các bích
ống Dy1000(mm)
Pa lăng xe + con cái 01
kéo tay:
+Kiểu loại: kéo
tay
5
+Sức nâng:
Q=7,5T
+Chiều cao nâng
max: H=8 (m)
Bộ ray I360 và cái 01
phụ kiện cho pa
lăng 7,5T; kiểu
6 ray đơn, treo;
Chiều dài L=5,7
(m)
Van chặn cái 02
Dy1000; kiểu loại:
thủ công (quay
7
tay); áp lực làm
việc max: H=38
(m)
92

Tiêu chí Tiêu chí Mức


Hiện độ an
Đơn Số chấm đánh giá
TT Hạng mục trạng
vị lượng điểm tại tại Phụ toàn

Phụ lục lục 3.4
(A,
hỏng B, C)
3.4
Khớp lắp ráp cái 02
8
Dy1000(mm)
Ống thép xả hạ cái 01
9 lưu Dy1000(mm)
dày 12(mm)
Bộ các bulong, đai cái 01
10 ốc, vòng đệm liên
kết bích
Phần hệ thống
C
thiết bị điện
Thiết bị điện
(vận hành, chiếu
I sáng, trạm biến
áp, máy phát
điện dự phòng)
Bảng Bảng
1.1 Hệ thống điện
P3.4.18a PL3.4.42
Tuyến đường dây m 364
22KV
Được nối tại trạm
biến áp số 1-
560KVA bằng hệ
1 thống cột điện ly
tâm qua vị trí cột
C1, cột đôi C2 và
cột đôi C3 kéo
bằng 3 dây nhôm
loại AC-70
Tuyến đường cáp m 342,5
2 đến trạm Kiost 9
-Được đấu nối vào
93

Tiêu chí Tiêu chí Mức


Hiện độ an
Đơn Số chấm đánh giá
TT Hạng mục trạng
vị lượng điểm tại tại Phụ toàn

Phụ lục lục 3.4
(A,
hỏng B, C)
3.4
trạm biến áp từ
cột C3 chạy ngầm
qua đoạn 10 đến
đoạn 6 đập không
tràn vai phải, băng
qua cầu tràn và
qua đập không
tràn vai trái từ
đoạn 5 đến đoạn1
bằng loại dây
3*70mm2
Trạm biến áp Trạm 1
560KV
-Tuyến điện hạ
thế
-Nhà máy phát
điện diezen:01 bộ
-Nhà máy phát
điện: máy điện đặt
tại cao trình (+ 54)
bên trái tràn đoạn
3 1 trước thượng
lưu tràn dùng để
hoạt động khi điện
lưới quốc gia có
sự cố hoặc cục bộ
mất điện
-Máy phát điện dự
phòng có Model
DCA-300SP-KIII
có công suất
270/297 KVAL:
01 bộ và đầu máy
94

Tiêu chí Tiêu chí Mức


Hiện độ an
Đơn Số chấm đánh giá
TT Hạng mục trạng
vị lượng điểm tại tại Phụ toàn

Phụ lục lục 3.4
(A,
hỏng B, C)
3.4
phát Model
SC4340 số lượng
01 chiếc
Hệ thống cáp điện Tuyế 5
4
hạ thế n
- Cấp điện tại nhà
máy phát
- Điện chiếu sáng
cho 6 nhà chứa bộ
nguồn trên cầu
tràn
- Điện chiếu sáng
cho hành lang
cống xả sâu
- Điện chiếu sáng
hành lang kiểm tra
thân đập
- Điện chiếu sáng
cho đập chính,
nhà quản lý, điện
chiếu sáng cho hai
bên vai tràn và
trên cầu giao
thông của đập tràn
Hệ thống điện
1.2
quản lý vận hành
Bảng
1.2.1 Khu đập chính 254
PL3.4.42
Bảng Bảng
1 Đèn cao áp 77
P3.4.18a PL3.4.42
Đèn thủy ngân bóng 16
95

Tiêu chí Tiêu chí Mức


Hiện độ an
Đơn Số chấm đánh giá
TT Hạng mục trạng
vị lượng điểm tại tại Phụ toàn

Phụ lục lục 3.4
(A,
hỏng B, C)
3.4
cao áp 250W-
220V, cột đèn liền
cần đôi: Cột thép
mạ kẽm L=8m.
Đèn thủy ngân
cao áp 250W-
220V, cột đèn liền bóng 50
cần đơn: Cột thép
mạ kẽm L=8m.
Bóng đèn Maccot
220V-250W, cần
bóng 11
đèn tay L (tràn xả
mặt), L=2,5m.
Bảng Bảng
2 Đèn ne-on 177
P3.4.18a PL3.4.42
Đèn ne-on có
máng PQ (2
bóng 148
đèn/bộ), bóng
40W
Đèn chiếu sáng
đường hầm kiểm bóng 19
tra, bóng 15W
Đèn ne-on tràn xả
bóng 10
mặt, bóng 40W
Các hệ thống Bảng Bảng
1.2.2
điện khác P3.4.18a PL3.4.42
Hệ thống điện vận
hệ
1 hành tuynen đập 1
thống
chính
Hệ thống điện tràn hệ
2 1
xả mặt thống
Hệ thống điện hệ
3 1
cống xả sâu thống
96

Tiêu chí Tiêu chí Mức


Hiện độ an
Đơn Số chấm đánh giá
TT Hạng mục trạng
vị lượng điểm tại tại Phụ toàn

Phụ lục lục 3.4
(A,
hỏng B, C)
3.4
Hệ thống điện dự hệ
4 1
phòng thống
II Các loại tủ điện
Tuynen lấy nước Bảng Bảng
2.1
đập chính P3.4.18a PL3.4.42
Nhà van thượng
1
lưu
Tủ cấp nguồn
- 700x1000x250m tủ 1
m
2 Nhà van hạ lưu
Tủ cấp nguồn
- tủ 1
500x700x220mm
Tủ điện điền
khiển bơm chìm
- tủ 1
thượng lưu
400x600x250mm
Bảng Bảng
2.2 Tràn xả mặt
P3.4.18a PL3.4.42
Nhà chứa tủ
1
nguồn
Tủ điện nguồn
- tổng cấp cho 5 tủ 1
cửa tràn
Tủ điện nhỏ
- tủ 6
300x350x140mm
Bảng Bảng
2.3 Cống xả sâu
P3.4.18a PL3.4.42
Tủ nguồn tổng
phân phối xả sâu
1 tủ 1
800x2000x620m
m
Tủ điện điều
2 khiển bơm chìm tủ 1
500x300x700mm
97

Tiêu chí Tiêu chí Mức


Hiện độ an
Đơn Số chấm đánh giá
TT Hạng mục trạng
vị lượng điểm tại tại Phụ toàn

Phụ lục lục 3.4
(A,
hỏng B, C)
3.4
Tủ nguồn tổng
3 quạt thông gió tủ 1
600x400x200mm
Tủ điện điều
khiển quạt thông
4 tủ 6
gió
200x300x150mm
Nhà chứa máy Bảng Bảng
2.4
phát điện P3.4.18a PL3.4.42
1 Tủ phân phối tủ 1
2 Tủ cầu dao đảo tủ 2
Tủ điều khiển dự
3 tủ 1
phòng
Phần thiết bị
D quan trắc, giám
sát, bảo vệ
Hệ thống quan
I trắc, giám sát,
bảo vệ
Hệ thống camera Bảng Bảng
1.1
giám sát chính PL3.4.18 PL3.4.41
Camera giám sát cái 2+2
1 PTZ IP hồng
ngoại ngoài trời
2 Bộ thu phát wifi bộ 4
Bộ ghi hình qua bộ 1
3 mạng NVR 08
kênh
Màn hình theo dõi cái 1
4
camera
5 Switch mạng 24 cái 1
98

Tiêu chí Tiêu chí Mức


Hiện độ an
Đơn Số chấm đánh giá
TT Hạng mục trạng
vị lượng điểm tại tại Phụ toàn

Phụ lục lục 3.4
(A,
hỏng B, C)
3.4
cổng
Switch mạng công cái
6
nghiệp 3P+2
Hệ thống giám Bảng Bảng
1.2 sát cửa tràn xả PL3.4.18 PL3.4.41
mặt
Bộ thu thập và bộ 1
truyền số liệu qua
mạng điện thoại di
1
động (RTU
remote terminal
unit)
Bộ ổn định nguồn bộ 1
2
tại tràn
Thiết bị đo độ mở cái 1
3
cửa tràn xả mặt
Thiết bị truyền dữ cái 1
4 liệu qua sóng
radio cự ly ngắn
Thùng đo mưa tự thùng 1
5
động
Switch mạng công cái 1
6
nghiệp 6P+2
Hệ thống giám Bảng Bảng
1.3
sát cửa xả sâu PL3.4.18 PL3.4.41
Bộ thu thập và bộ 1
truyền số liệu qua
1 mạng điện thoại di
động RTU
(remote terminal
99

Tiêu chí Tiêu chí Mức


Hiện độ an
Đơn Số chấm đánh giá
TT Hạng mục trạng
vị lượng điểm tại tại Phụ toàn

Phụ lục lục 3.4
(A,
hỏng B, C)
3.4
unit)
Bộ ổn định nguồn bộ 1
2
tại cổng xả sâu
Thiết bị đo độ mở cái 5
3
cửa cống xả sâu
Switch mạng công cái 1
4
nghiệp 6P+2
Hệ thống giám Bảng Bảng
1.4 sát cửa hạ lưu PL3.4.18 PL3.4.41
tuy nen
Bộ thu thập và bộ 1
truyền số liệu qua
mạng điện thoại di
1
động RTU
(remote terminal
unit)
Bộ ổn định nguồn bộ 1
2 tại cửa van hạ lưu
tuy nen
Thiết bị đo độ mở cái 1
3
cửa hạ lưu tuy nen
Switch mạng công cái 1
4
nghiệp 3P+2
Hệ thống giám Bảng Bảng
1.5 sát mực nước hạ PL3.4.18 PL3.4.41
lưu
Bộ thu thập và bộ 1
truyền số liệu qua
1
mạng điện thoại
RTU (remote
100

Tiêu chí Tiêu chí Mức


Hiện độ an
Đơn Số chấm đánh giá
TT Hạng mục trạng
vị lượng điểm tại tại Phụ toàn

Phụ lục lục 3.4
(A,
hỏng B, C)
3.4
terminal unit)
2 Pin mặt trời cái 1
Bộ điều khiển pin bộ 1
3
mặt trời
Bộ tích năng bộ 1
4 lượng mặt trời (ắc
qui khô)
Thiết bị đo mực cái 1
5
nước hạ lưu
Hệ thống giám Bảng Bảng
1.6 sát tại nhà quản PL3.4.18 PL3.4.41

Thiết bị truyền dữ cái 1
1 liệu qua sóng
radio cự ly ngắn
Bộ ổn định nguồn bộ 1
2
tại nhà quản lý
Bảng hiển thị bảng 1
3
thông tin hệ thống
Công trình phụ
E
trợ
Công trình phục
E1 vụ quản lý, vận
hành
Khu nhà của cán Bảng Bảng
bộ, công nhân PL3.4.16 PL3.4.39
I
quản lý và nhà để
mẫu
1 Cấp lớn nhất Cấp III

2 Diện tích xây m2 1.045


dựng
101

Tiêu chí Tiêu chí Mức


Hiện độ an
Đơn Số chấm đánh giá
TT Hạng mục trạng
vị lượng điểm tại tại Phụ toàn

Phụ lục lục 3.4
(A,
hỏng B, C)
3.4
Trạm bảo vệ công Bảng Bảng
II
trình PL3.4.16 PL3.4.39
1 Cấp nhà IV
2 Diện tích 60
Nhà quản lý vận Bảng Bảng
III
hành đập chính PL3.4.16 PL3.4.39
1 Cấp nhà II
2 Diện tích 600
Nhà quản lý đập Bảng Bảng
IV
phụ PL3.4.16 PL3.4.39
1 Cấp nhà Cấp IV
2
Diện tích xây m 52
2
dựng
Nhà quản lý trung Bảng Bảng
V
tâm vận hành PL3.4.16 PL3.4.39
1 Cấp nhà Cấp III
2
Diện tích xây m 1.772
2
dựng
Khu sân vườn m2 3.739 Bảng Bảng
VI
PL3.4.16 PL3.4.39
E2 Đường quản lý
Đập chính Bảng
I
PL3.4.39
Dài:6 Bảng
Đường quản lý bờ 28,73; PL3.4.39
1.1 m
trái Rộng:
6,00
Bảng
Đường quản lý bờ PL3.4.16
phải: KT điển Dài:
1.2 hình B=6m, độ m 1.317,
dốc 3%, 85
L=1317,85m
102

Tiêu chí Tiêu chí Mức


Hiện độ an
Đơn Số chấm đánh giá
TT Hạng mục trạng
vị lượng điểm tại tại Phụ toàn

Phụ lục lục 3.4
(A,
hỏng B, C)
3.4
Dài:
1.187,
1.3 Đỉnh đập chính m 00;
Rộng:
9,15
Đường nối đập Dài:
1.4 tràn - Đập đất – m 129,6
Tuynen 7
Dài:
966,0
1.5 Đường cơ +28 m 0;
Rộng:
7,05
Dài:
437,0
Đường nối cơ +28
1.6 m 0;
với đường RO2
Rộng:
7,00
Dài:
Đường nối cơ +28 109,0
1.7 với đường ra cầu m 0;
số 2 Rộng:
8,00
Dài:
1.080,
1.8 Đường RO1 m 00;
Rộng:
7,00
Dài:
1.9 Đường RO2 m 351,5
7
Đường RO3, Dài:
1.10 m
B=7m 301,8
103

Tiêu chí Tiêu chí Mức


Hiện độ an
Đơn Số chấm đánh giá
TT Hạng mục trạng
vị lượng điểm tại tại Phụ toàn

Phụ lục lục 3.4
(A,
hỏng B, C)
3.4
8
Đường quản lý
II tràn xả lũ và khu
đập phu
Bảng
Tràn xả lũ
PL3.4.39
Dài: Bảng Bảng
2.1 Đường quản lý m 1.305, PL3.4.16 PL3.4.39
39
Bảng
Đập phụ
PL3.4.39
Dài: Bảng
Đỉnh đập phụ số
2.2 m 117,5 PL3.4.39
1, B=8m
0
Dài:
Đỉnh đập phụ số
2.3 m 211,4
2, B=8m
0
Đỉnh đập phụ số Dài:
2.4 m
3, B=8m 57,40

Đỉnh đập phụ số Dài:


2.5 m 339,5 Bảng
4, B=8m
0 PL3.4.16
Đường QLP2, Dài:
2.6 m 411,1
B=5,5m
4
Đường QLP3, Dài:
2.7 m 123,1
B=5,5m
5
Đường QLP4, Dài:
2.8 m
B=5,5m 188,2
Đường Dài:
2.9 m
QLP5B=5,5m 358,0
104

Kết quả đánh giá tổng hợp thực hiện theo Bảng 3.12. An toàn
đập của hồ Tả Trạch được xếp theo các loại tương ứng với quy định
tại TCVN 11699:2016, gồm:
- Loại 1: Đập, hồ chứa đảm bảo an toàn, được vận hành theo
thiết kế;
- Loại 2: Đập, hồ chứa cơ bản an toàn, được phép vận hành
nhưng phải tăng cường giám sát);
- Loại 3: Đập, hồ chứa có nguy cơ mất an toàn, không được phép
tích nước hoặc phải hạn chế mức độ tích nước; cần tăng cường giám
sát, kiểm tra, sửa chữa, nâng cấp.
Bảng 3.12: Kết quả đánh giá chất lượng đập và các công trình liên
quan
Tiêu chí đánh giá
TT Hạng mục Đánh giá an toàn
tại Phụ lục 3.4
1 Đập chính Bảng PL3.4.23 Mức độ (A, B, C)
2 Đập phụ số 1 Bảng PL3.4.23 Mức độ (A, B, C)
3 Đập phụ số 2 Bảng PL3.4.23 Mức độ (A, B, C)
4 Đập phụ số 3 Bảng PL3.4.23 Mức độ (A, B, C)
5 Đập phụ số 4 Bảng PL3.4.23 Mức độ (A, B, C)
Tràn xả lũ và các thiết bị vận
6 Bảng PL3.4.28 Mức độ (A, B, C)
hành
Cống xả sâu và các thiết bị vận
7 Bảng PL3.4.30 Mức độ (A, B, C)
hành
Cống lấy nước và các thiết bị
8 Bảng PL3.4.34 Mức độ (A, B, C)
vận hành
9 Tuynel và các thiết bị vận hành Bảng PL3.4.37 Mức độ (A, B, C)
10 Nhà máy thủy điện Bảng PL3.4.38 Mức độ (A, B, C)
Xếp loại an toàn hồ Tả Trạch Bảng PL3.4.42 Loại 1, 2 hoặc 3
105

Báo cáo kết quả kiểm tra an toàn đập, hồ chứa nước có nội
dung theo TCVN 11699:2016 và chi tiết tại điểm b mục 3.3.7. Báo
cáo hiện trạng an toàn hồ chứa nước Tả Trạch của Công ty Tả
Trạch gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
theo mẫu tại Phụ lục 3.6. Mẫu báo cáo nhanh sự cố hồ chứa nước
Tả Trạch tại Phụ lục 3.7.
Căn cứ kết quả kiểm tra hiện trạng đập, hồ chứa sau mùa mưa, lũ
hàng năm, Công ty Tả Trạch lập kế hoạch bảo trì các hạng mục thuộc
công trình đầu mối, gồm kiểm định chất lượng, bảo dưỡng, sửa chữa
thường xuyên, định kỳ, đột xuất các hạng mục bị hư hỏng phát sinh
sau mùa mưa lũ.
3.3. Kiểm định an toàn hồ chứa

3.3.1. Chế độ kiểm định


Hồ chứa nước Tả Trạch là hồ quan trọng đặc biệt được đưa vào
khai thác sử dụng từ năm 2010 đến nay đã hơn 5 năm kể từ ngày tích
nước, theo Điều 18 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP, chế độ kiểm định
đối với hồ Tả Trạch như sau:
a) Kiểm định định kỳ 5 năm (lần kiểm định gần đây nhất là năm
2020), lần kiểm định định kỳ tới vào năm 2025;
b) Kiểm định đột xuất theo quyết định của Bộ Nông nghiệp và
PTNT.
Vì công tác kiểm định có tính chất kỹ thuật phức tạp và hồ Tả
Trạch là là hồ chứa quan trọng, liên quan đến an ninh quốc gia nên
Công ty Tả Trạch cần tuyển chọn Tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm
để tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật
3.3.2. Trình tự, thủ tục thực hiện kiểm định
a) Đối với kiểm định định kỳ
Theo Điều 12 Thông tư số 05/2019/TT-BNNPTNT, Công ty Tả
Trạch thực hiện các nội dung sau:
106

- Lập, trình phê duyệt kế hoạch kiểm định trong kế hoạch bảo trì
hàng năm khi công trình đến thời hạn kiểm định định kỳ;
- Lập, trình Tổng cục Thủy lợi phê duyệt đề cương, dự toán kinh
phí kiểm định theo Định mức dự toán Kiểm định an toàn đập (ban
hành kèm theo Quyết định 503/QĐ-BNN-TCTL ngày 27/02/2017 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT) và chế độ, dự toán hiện hành;
- Tổ chức thực hiện kiểm định (tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn
có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện, giám sát quá trình thực hiện,
nghiệm thu sản phẩm đầu ra của kiểm định);
- Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, thanh quyết toán, lưu trữ hồ sơ
theo quy định; tổng hợp báo cáo kết quả kiểm định và đề xuất, kiến
nghị.
b) Đối với kiểm định đột xuất theo quyết định của Bộ Nông
nghiệp và PTNT
- Khi phát hiện có hư hỏng, xuống cấp, không đảm bảo an toàn
cho đập, hồ chứa nước, Công ty Tả Trạch báo cáo Bộ Nông nghiệp và
PTNT (qua Tổng cục Thủy lợi) và đề xuất kiểm định đột xuất để đánh
giá nguyên nhân để đề xuất giải pháp xử lý.
- Sau khi Bộ Nông nghiệp và PTNT đồng ý chủ trương kiểm
định, Công ty Tả Trạch lập đề cương, dự toán trình Tổng cục Thủy lợi
phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật về xây
dựng (tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm
thực hiện, giám sát quá trình thực hiện, nghiệm thu sản phẩm đầu ra
của kiểm định).
- Trình Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt kết quả kiểm định.

3.3.3. Nội dung kiểm định theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN
11699:2016 - Tiêu chuẩn quốc gia TCVN Công trình thủy lợi - Đánh
giá an toàn đập.
Nội dung đánh giá an toàn đập trong bước kiểm định đập tại
Mục 7. 3 của TCVN 11699:2016, gồm:
107

a) Đánh giá chất lượng đập qua công tác kiểm tra: Thực hiện
theo mục 3.2.
b) Đánh giá an toàn chống lũ, an toàn thấm, an toàn chống động
đất, đánh giá công tác quản lý, vận hành.
3.3.4 Phương pháp kiểm định đập
Sử dụng các phương pháp sau khi thực hiện công tác kiểm định
đập: Phương pháp kiểm tra, quan sát trực quan tại hiện trường; phương
pháp phân tích tài liệu lưu trữ; phương pháp tính toán kiểm tra.
3.3.5 Yêu cầu kiểm định đập
Kết quả đánh giá an toàn cho từng tiêu chí phải được so sánh với
các thông số trong hồ sơ thiết kế (nếu có) hoặc trong kỳ kiểm định gần
nhất (nếu có) hoặc cả hai; cần phân tích nguyên nhân gây ra sự thay
đổi và đưa ra các kiến nghị xử lý.
(Tham khảo phương pháp xác định một số tiêu chí an toàn tính
cho hồ Tả Trạch tại thời điểm tháng 9/2021 tại Phụ lục 3.5. Tiêu chí
này cần được cập nhật thường xuyên theo chu kỳ kiểm định để đảm
bảo phù hợp với hiện trạng công trình).
3.3.6. Đánh giá tổng hợp an toàn đập
3.3.6.1. Mức độ an toàn đập chia thành ba loại
a) Loại 1: Đập đảm bảo an toàn, được vận hành theo thiết kế;
b) Loại 2: Đập cơ bản an toàn, được phép vận hành nhưng phải
tăng cường giám sát;
c) Loại 3: Đập có nguy cơ mất an toàn, không được phép tích
nước hoặc phải khống chế mức độ tích nước; cần tăng cường giám sát,
kiểm tra, sửa chữa, nâng cấp.
3.3.6.2. Tiêu chí đánh giá an toàn đập theo TCVN 11699:2016
a) Đánh giá chất lượng hiện tại của đập, các công trình liên quan
và hệ thống vận hành;
b) Đánh giá an toàn chống lũ;
108

c) Đánh giá an toàn thấm;


d) Đánh giá an toàn kết cấu;
e) Đánh giá an toàn chịu động đất;
f) Đánh giá công tác quản lý, vận hành.
3.3.6.3. Xếp loại an toàn đập
a) Xếp loại an toàn đập gồm 3 loại:
- Loại 1: Tất cả các tiêu chí tại mục 3.3.6.2 đạt mức A;
- Loại 2: Tất cả các tiêu chí tại mục 3.3.6.2 đạt mức A và B;
- Loại 3: Các trường hợp còn lại.
b) Xếp loại an toàn đập được xem xét nâng từ loại 2 lên loại 1
khi có một hoặc hai tiêu chí tại mục 3.3.6.2 đạt mức B, các tiêu chí
còn lại đạt mức A.
c) Xếp loại an toàn đập xác định theo Bảng 3 được xem xét nâng
từ loại 3 lên loại 2 khi các tiêu chí “a”, “b”, “c”, “d”, “e” tại mục
3.3.6.2 đạt mức B và tiêu chí “f” tại mục 3.3.6.2 đạt mức C.
3.3.7. Báo cáo đánh giá an toàn hồ chứa nước
a) Đơn vị tư vấn đánh giá an toàn đập cần phải chuẩn bị các bản
báo cáo sau:
- Một bản Báo cáo kiểm tra an toàn đập khi thực hiện công tác
kiểm tra đập;
- Một bản Báo cáo kiểm định an toàn đập khi thực hiện công tác
kiểm định đập;
- Một bản Báo cáo đánh giá an toàn đập khi đánh giá tổng hợp
an toàn đập.
b) Báo cáo kiểm tra an toàn đập cần bao gồm (nhưng không giới
hạn) các nội dung sau:
- Mô tả đập bao gồm bản đồ lưu vực và khu vực lân cận, sơ đồ
bố trí của các hạng mục công trình, các thông số kỹ thuật chủ yếu của
đập và các công trình liên quan;
109

- Mô tả đặc điểm địa hình, địa mạo lưu vực, hồ chứa, khu vực
công trình đầu mối, vùng hạ du;
- Mô tả khái quát về tình hình dân sinh, kinh tế xã hội khu vực
công trình và vùng hạ du đập;
- Mô tả điều kiện địa chất, động đất, kiến tạo, sạt trượt;
- Kết quả kiểm tra trực quan đập và các công trình liên quan;
- Đánh giá sơ bộ về tình trạng an toàn của đập dựa trên các kết
quả kiểm tra trực quan và xem xét các tài liệu kỹ thuật có sẵn;
- Đề xuất các điều tra, khảo sát bổ sung trong giai đoạn đánh giá
chi tiết nếu cần thiết;
- Đề xuất các biện pháp khắc phục, sửa chữa, giảm thiểu các
nguy cơ gây mất an toàn đập đã phát hiện trong quá trình kiểm tra.
c) Báo cáo kiểm định an toàn đập và báo cáo đánh giá an toàn
đập ngoài các nội dung như trong báo cáo kiểm tra an toàn đập cần bổ
sung (nhưng không giới hạn) các nội dung sau:
- Tóm tắt các số liệu, tài liệu kỹ thuật được bổ sung;
- Tóm tắt kết quả đánh giá về tình trạng an toàn trong giai đoạn
kiểm tra đập;
- Đánh giá kết quả công tác quản lý, vận hành đập;
- Kết quả đánh giá an toàn chống lũ, an toàn kết cấu, an toàn
thấm, an toàn chống động đất;
- Xếp loại an toàn đập;
- Kết luận về tình trạng an toàn đập và đề xuất các giải pháp xử lý.
110

CHƯƠNG 4
BẢO TRÌ, SỬA CHỮA, NÂNG CẤP HỒ CHỨA NƯỚC

4.1. Lập, điều chỉnh quy trình bảo trì

4.1.1. Quy định về lập, điều chỉnh Quy trình bảo trì (QTBT)
a) Lập QTBT
QTBT hồ chứa nước Tả Trạch do Công ty Tả Trạch tổ chức lập,
phê duyệt sau khi có ý kiến bằng văn bản của Tổng cục Thủy lợi
(Khoản 6 Điều 20 Nghị định số 1114/2018/NĐ-CP).
Hiện tại, công tác bảo trì hồ chứa nước Tả Trạch được thực hiện
theo QTBT được phê duyệt tại Quyết định số 246/QĐ-BAN5-TĐ
ngày 25/5/2021 của Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy
lợi 5.
b) Điều chỉnh QTBT
Theo Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 05/2019/TT-BNNPTNT, khi
QTBT không còn phù hợp có thể ảnh hưởng đến chất lượng và hoạt
động khai thác, sử dụng công trình, Công ty Tả Trạch có trách nhiệm
điều chỉnh và phê duyệt quy trình bảo trì sau khi có ý kiến bằng văn
bản của Tổng cục Thủy lợi.
Trường hợp cần thiết, Công ty Tả Trạch tổ chức kiểm định chất
lượng làm cơ sở để điều chỉnh QTBT hồ Tả Trạch.
Kinh phí lập, điều chỉnh quy trình bảo trì được lấy từ nguồn tài
chính trong quản lý, khai thác. Trường hợp nguồn tài chính trong quản
lý, khai thác không đảm bảo, Công ty Tả Trạch trình Bộ Nông nghiệp
và PTNT xem xét quyết định sử dụng từ nguồn hợp pháp khác.
4.1.2. Định mức bảo trì
Hiện tại, định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác công
trình thủy lợi do Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Tả Trạch
quản lý đang được Tổng cục Thủy lợi xây dựng, trình Bộ Nông nghiệp
111

và PTNT ban hành, theo đó định mức chi phí bảo trì hàng năm công
trình đầu mối được tính bằng % nguyên giá giá trị tài sản cố định.
Định mức trên là căn cứ để xác định tổng kinh phí bảo trì giao
cho Công ty hàng năm. Từ kinh phí được phân bổ, Công ty căn cứ
định mức kinh tế - kỹ thuật bảo trì hồ Tả Trạch để lập báo cáo kinh tế
- kỹ thuật cho các hạng mục bảo trì công trình. Hiện nay, định mức
bảo trì hồ Tả Trạch đang được Tổng cục Thủy lợi phối hợp với Ban
Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 5 xây dựng, trình Bộ Nông
nghiệp và PTNT ban hành.

4.2. Tổ chức thực hiện bảo trì công trình

4.2.1. Lập, trình phê duyệt kế hoạch bảo trì hàng năm
Hàng năm, tùy theo nguồn tài chính trong quản lý, khai thác công
trình thủy lợi hoặc nguồn hợp pháp khác được bố trí, Công ty TNHH
MTV Khai thác thủy lợi Tả Trạch căn cứ QTBT, kế hoạch bảo trì, tiêu
chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia,... lập dự toán bảo trì trình
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp phê duyệt theo quy định.
Căn cứ vào kết quả kiểm tra hiện trạng đập, hồ chứa sau mùa
mưa, lũ hàng năm, kết quả kiểm định đập, Công ty Tả Trạch lập kế
hoạch bảo trì, sửa chữa thường xuyên, gồm: kiểm định chất lượng,
bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, định kỳ, đột xuất các hạng mục bị
hư hỏng phát sinh sau mùa mưa lũ.
Kế hoạch bảo trì được lập theo từng nội dung nêu trên theo mẫu
tại Phụ lục 4.1.
Căn cứ vào kinh phí bảo trì được phân bố, sắp xếp thứ tự ưu tiên
từ hư hỏng nặng đến nhẹ, mức độ quan trọng của các hạng mục đến
thời hạn bảo trì theo QTBT.

4.2.2. Tổ chức thực hiện bảo trì công trình


a) Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ bảo trì
Theo Điều 16 Thông tư số 05/2019/TT-BNNPTNT, Công ty Tả
Trạch có trách nhiệm:
112

- Thẩm định, phê duyệt đề cương, dự toán, báo cáo kinh tế - kỹ


thuật các nhiệm vụ từ nguồn vốn bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy
lợi có giá trị dự toán dưới 500 triệu đồng.
- Trình Tổng cục Thủy lợi thẩm định, phê duyệt các nhiệm vụ từ
nguồn vốn bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi có giá trị dự toán từ
500 triệu đồng trở lên, trừ trường hợp Bộ Nông nghiệp và PTNT quyết
định nâng hạn mức, giao doanh nghiệp phê duyệt sau khi có ý kiến
thẩm định của Tổng cục Thủy lợi.
- Trình Bộ phê duyệt đối với các nhiệm vụ bảo trì phải lập dự án
đầu tư (Tổng cục Thủy lợi thẩm định).
b) Kiểm tra đập, hồ chứa nước (Điều 10 Thông tư số
05/2019/TT-BNNPTNT)
Công ty Tả Trạch thực hiện các nội dung sau: lập kế hoạch kiểm
tra thường xuyên, định kỳ và đột xuất; lập và phê duyệt dự toán kinh phí
phục vụ công tác kiểm tra; thực hiện công tác kiểm tra phần công trình
thủy công; phần cơ khí; máy móc, thiết bị thuộc các hạng mục đập chính,
đập phụ, tràn xả lũ, tuynel, cống lấy nước; báo cáo kết quả kiểm tra.
Nội dung của báo cáo kết quả công tác kiểm tra, gồm: Đánh giá
hiện trạng công trình, máy móc, thiết bị; đề xuất, kiến nghị.
c) Kiểm tra đập, hồ chứa nước (Điều 11 Thông tư số
05/2019/TT-BNNPTNT)
Công ty Tả Trạch thực hiện các nội dung sau:
- Lập, trình phê duyệt kế hoạch quan trắc, gồm:
+ Quan trắc công trình (thấm, lún, chuyển vị, biến dạng của đập
chính, đập phụ số 1, 2, 3, 4, tràn xả lũ, cống xả sâu, tuynel, cống lấy
nước dưới đập phụ số 4);
+ Quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng (lượng mưa, lưu
lượng nước đến, đi khỏi hồ, mực nước thượng hạ lưu đập chính và
cống lấy nước).
- Lập, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt đề cương, dự toán kinh phí phục vụ công tác quan trắc; tổ
chức thực hiện quan trắc theo quy định của tiêu chuẩn, quy trình và
113

quy định của pháp luật có liên quan; thực hiện kiểm tra, giám sát,
nghiệm thu, thanh quyết toán, lưu trữ hồ sơ đối với quan trắc không
thường xuyên;
- Tổng hợp, lưu trữ, báo cáo kết quả quan trắc và đề xuất,
kiến nghị.
d) Kiểm định đập, hồ chứa nước (Điều 12 Thông tư số
05/2019/TT-BNNPTNT)
Công ty Tả Trạch thực hiện các nội dung sau: Lập, trình phê
duyệt kế hoạch kiểm định; lập, trình Tổng cục Thủy lợi phê duyệt đề
cương, dự toán kinh phí kiểm định; tổ chức thực hiện kiểm định theo
quy định; thực hiện kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, thanh quyết toán,
lưu trữ hồ sơ theo quy định; tổng hợp báo cáo kết quả kiểm định và đề
xuất, kiến nghị.
e) Bảo dưỡng đập, hồ chứa nước (Điều 13 Thông tư số
05/2019/TT-BNNPTNT)
Công ty Tả Trạch thực hiện các nội dung sau: Lập kế hoạch bảo
dưỡng và phê duyệt dự toán kinh phí nguyên, nhiên, vật liệu, công cụ,
dụng cụ; thực hiện bảo dưỡng; báo cáo, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu;
lập hồ sơ thanh quyết toán, lưu trữ hồ sơ.
Tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo dưỡng theo chất
lượng thực hiện: (i) Thông số của công trình, máy móc, thiết bị sau
khi bảo dưỡng phải đảm bảo theo thông số thiết kế ban đầu; (ii) Đảm
bảo sự hoạt động bình thường của công trình và máy móc, thiết bị
theo tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành.
4.3. Công tác sửa chữa, nâng cấp hiện đại hóa công trình

4.3.1. Lập, trình phê duyệt sửa chữa thường xuyên (Điều 14 Thông tư
số 05/2019/TT-BNNPTNT)
Công ty Tả Trạch thực hiện các nội dung sau:
Lập, trình phê duyệt kế hoạch sửa chữa thường xuyên; lập, phê
duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt báo
cáo kinh tế - kỹ thuật các hạng mục sửa chữa thường xuyên; thực hiện
114

sửa chữa thường xuyên; kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, bàn giao; lập
hồ sơ thanh quyết toán, lưu trữ hồ sơ; báo cáo Tổng cục Thủy lợi kết quả
thực hiện sửa chữa thường xuyên.
Thẩm quyền phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật các hạng mục
sửa chữa thường xuyên thực hiện theo Mục 4.2.2.
4.3.2. Lập, trình phê duyệt kế hoạch sửa chữa đột xuất, sửa chữa định
kỳ (Điều 15 Thông tư số 05/2019/TT-BNNPTNT)
a) Sửa chữa đột xuất
Công ty Tả Trạch thực hiện các nội dung sau khi có yêu cầu sửa
chữa đột xuất:
Báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan liên quan về
sự cố; chủ động tổ chức thực hiện các giải pháp cấp bách để khắc
phục sự cố;
Hoàn thiện thủ tục, tổ chức lập, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc dự
án đầu tư các hạng mục sửa chữa đột xuất theo quy định.
Tổ chức thực hiện, hoàn thiện hạng mục sửa chữa đột xuất; kiểm
tra, giám sát, nghiệm thu, bàn giao; lập hồ sơ thanh quyết toán, lưu trữ
hồ sơ; báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT và cơ quan có liên quan kết
quả thực hiện.
b) Sửa chữa định kỳ
Được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng
và pháp luật về đấu thầu, gồm các nội dung: Xác định nội dung sửa
chữa, quy trình thực hiện theo Quy trình bảo trì đã được phê duyệt, lập
báo cáo kết quả sửa chữa, nâng cấp công trình theo quy định.
Chu kỳ sửa chữa thường xuyên, sửa chữa định kỳ công trình,
hạng mục công trình xây đúc, đất đá; chu kỳ sửa chữa, thay thế thiết
cơ khí thủy lực tràn xả lũ; chu kỳ sửa chữa, thay thế hệ thống thiết bị
điện chi tiết tại Phụ lục 4.2 tuân theo mục 3.4 QTBT hồ chứa Tả
Trạch đã được phê duyệt.
115

4.3.3. Lập, trình phê duyệt kế hoạch nâng cấp, hiện đại hóa hồ chứa
nước
Công ty Tả Trạch thực hiện các nội dung sau khi có yêu cầu
nâng cấp, hiện đại hóa hồ Tả Trạch:
Báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan liên quan về
sự hư hỏng, xuống cấp; chủ động tổ chức thực hiện các giải pháp cấp
bách để khắc phục hư hỏng; sự cần thiết phải sửa chữa, nâng cấp, hiện
đại hóa công trình.
Sau khi được Bộ Nông nghiệp và PTNT chấp thuận chủ trương
đầu tư, hoàn thiện thủ tục, tổ chức lập, phê duyệt theo thẩm quyền
hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật
hoặc dự án đầu tư các hạng mục sửa chữa nâng cấp, hiện đại hóa theo
quy định.
Tổ chức thực hiện, hoàn thiện hạng mục sửa chữa nâng cấp, hiện
đại hóa; kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, bàn giao; lập hồ sơ thanh
quyết toán, lưu trữ hồ sơ; báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT và cơ
quan có liên quan kết quả thực hiện.
116

CHƯƠNG 5
BẢO VỆ HỒ CHỨA NƯỚC

5.1. Xác định và cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ hồ chứa nước
Tả Trạch

5.1.1. Xác định phạm vi bảo vệ


a) Phạm vi bảo vệ theo quy định của Luật Thủy lợi năm 2017
Theo Điều 21 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP, phạm vi bảo vệ
hồ Tả Trạch gồm công trình và vùng phụ cận.
b) Theo Quyết định số 3916/QĐ-BNN-TCTL ngày 11/10/2019
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Phương án
bảo vệ hồ chứa nước Tả Trạch, tỉnh Thừa Thiên Huế (gọi tắt là
PABV), phạm vi bảo vệ gồm công trình và vùng phụ cận:
- Công trình khu đầu mối: Đập chính; tràn xả lũ; tuynen; đập phụ
số 1, 2, 3 và 4; nhà máy thủy điện; trạm biến áp và đường dây 22KV.
(Quy mô kích thước và thông số kỹ thuật của các hạng mục công trình
đầu mối tại Bảng 2.1).
- Vùng phụ cận: Vùng phụ cận của đập chính, tràn xả lũ và 4 đập
phụ: Phạm vi được tính từ chân đập trở ra 500m. Vùng phụ cận của
lòng hồ tính từ đường biên có cao trình bằng cao trình đỉnh đập
(+55)m trở xuống phía lòng hồ.
c) Phạm vi bảo vệ theo quy định của Pháp lệnh bảo vệ công trình
quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia năm 2007. Theo Quyết định
số 166/QĐ-TTg ngày 07/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc
đưa 03 công trình thủy lợi vào Danh mục công trình quan trọng liên
quan đến an ninh quốc gia, phạm vi hành lang bảo vệ được tính từ
chân công trình (gồm đập chính và 4 đập phụ) trở ra 500m. khu vực
lòng hồ ứng với cao trình +53m trở xuống.
117

5.1.2. Lập và trình phê duyệt Phương án cắm mốc


a) Hiện tại, các mốc giới phạm vi bảo vệ đã được Ban Quản
lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 5 thực hiện trong giai đoạn xây
dựng hồ chứa. Trong quá trình quản lý, khai thác công trình nếu
quy định về phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thay đổi hoặc
phạm vi bảo vệ không còn phù hợp thì Công ty Tả Trạch có trách
nhiệm điều chỉnh, bổ sung mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ hồ Tả
Trạch. Kinh phí cắm mốc được lấy từ nguồn tài chính trong quản
lý, khai thác và nguồn hợp pháp khác (Khoản 4 Điều 23 Nghị định
số 114/2018/NĐ-CP).
Quy cách mốc được quy định tại Khoản 1, khoản 2 Điều 20
Thông tư 05/2018/BNNPTNT như sau:
(1) Cột mốc bao gồm thân mốc và đế mốc: Thân mốc bằng bê
tông cốt thép mác 200 đúc sẵn, mặt cắt ngang thân mốc hình vuông,
kích thước 15x15 cm. Đế mốc bằng bê tông mác 200 đổ tại chỗ, kích
thước mặt cắt ngang 40x40 cm, mặt trên đế mốc bằng mặt đất tự
nhiên, chiều sâu từ 30-50 cm tùy thuộc vào địa hình khu vực cắm mốc
và yêu cầu quản lý; Thân mốc nhô lên khỏi mặt đất tự nhiên 50 cm.
Phần trên cùng cao 10 cm từ đỉnh cột trở xuống sơn màu đỏ, phần còn
lại sơn màu trắng. Trên thân mốc có ký hiệu CTTL và được đánh số
hiệu chi tiết CTTL.01..., chữ số được ghi bằng chữ in hoa đều nét,
khắc chìm, tô bằng sơn đỏ; Mốc tham chiếu cắm mới có kích thước,
hình thức giống mốc giới cần cắm, có ký hiệu MTC và được đánh số
hiệu chi tiết MTC.01....
(2) Khoảng cách các mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập và lòng hồ
chứa nước: Đối với phạm vi bảo vệ đập, khoảng cách giữa hai mốc
liền nhau là 100 m; trường hợp đập gần khu đô thị, dân cư tập trung là
50 m; Đối với lòng hồ chứa nước, căn cứ địa hình khu vực cắm mốc
và yêu cầu quản lý, khoảng cách giữa hai mốc liền nhau từ 200 m đến
500 m; khu vực lòng hồ có độ dốc lớn hoặc không có dân cư sinh sống
khoảng cách giữa hai mốc liền nhau lớn hơn 1.000 m.
118

b) Thành phần mỗi hồ sơ


Công ty Tả Trạch lập hồ sơ phương án cắm mốc chỉ giới thuộc
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Thành phần hồ sơ, gồm:
(1) Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án cắm mốc chỉ giới.
(2) Bản sao chụp Quyết định của Bộ giao Công ty Tả Trạch quản
lý tài sản, kết cấu hạ tầng thủy lợi, trong đó có hồ Tả Trạch.
(3) Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ
thi công của công trình thủy lợi hoặc quyết định phê duyệt liên quan
có chỉ tiêu thiết kế công trình.
(4) Thuyết minh hồ sơ phương án cắm mốc chỉ giới, gồm các nội
dung: Căn cứ lập hồ sơ phương án cắm mốc chỉ giới; đánh giá hiện
trạng khu vực cắm mốc chỉ giới; số lượng mốc chỉ giới cần cắm;
phương án định vị mốc chỉ giới; khoảng cách các mốc chỉ giới; các
mốc tham chiếu (nếu có); phương án huy động nhân lực, vật tư, vật
liệu thi công, giải phóng mặt bằng; tiến độ cắm mốc, bàn giao mốc chỉ
giới, kinh phí thực hiện; tổ chức thực hiện.
(5) Bản vẽ phương án cắm mốc chỉ giới thể hiện phạm vi bảo vệ
công trình, vị trí, tọa độ của các mốc chỉ giới, mốc tham chiếu (nếu
có) trên nền bản đồ hiện trạng công trình thủy lợi.
c) Trình phê duyệt phương án cắm mốc
Công ty Tả Trạch nộp hồ sơ tới Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế để thẩm định hồ sơ phương án cắm
mốc chỉ giới đối với phạm vi mốc giới thuộc địa bàn tỉnh trình Ủy ban
nhân dân các tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh
phương án cắm mốc đối với phạm vi mốc giới thuộc địa bàn tỉnh.

5.1.3. Bàn giao, quản lý mốc giới


Theo Điều 24 Thông tư số 05/2018/TT- BNNPTNT, Công ty Tả
Trạch có trách nhiệm bàn giao mốc chỉ giới trên thực địa cho Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi có công trình để phối hợp quản lý, bảo vệ.
119

Công ty Tả Trạch có trách nhiệm trực tiếp quản lý, bảo vệ mốc
chỉ giới và lưu trữ hồ sơ cắm mốc; hàng năm tổ chức kiểm tra, bảo trì,
khôi phục các mốc bị mất hoặc sai lệch so với hồ sơ cắm mốc chỉ giới
được phê duyệt. Kinh phí bảo trì, khôi phục mốc được lấy từ nguồn tài
chính trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
Ngoài ra, hồ Tả Trạch thuộc danh mục công trình quan trọng
liên quan đến an ninh quốc gia, theo quy định tại Nghị định số
126/2008/NĐ-CP, phải cắm mốc chỉ giới phạm vi hành lang bảo vệ
công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

5.1.4. Phạm vi cắm mốc bảo vệ công trình


Phạm vi bảo vệ công trình phải bảo đảm không gây cản trở cho
việc vận hành và an toàn công trình; phải có đường quản lý, mặt bằng
để bảo trì và xử lý khi công trình xảy ra sự cố. Phạm vi cắm mốc bảo
vệ hồ chứa nước Tả Trạch như sau:
a) Phạm vi bảo vệ khu đầu mối gồm tràn xả lũ, tuynen, đập
chính, nhà máy thủy điện, trạm biến áp và đường dây 22KV và khu
vực lòng hồ:
- Khu đập chính: Phạm vi 500m kể từ chân công trình.
- Khu đập phụ: 04 đập phụ (theo thứ tự 01, 02, 03, 04): Phạm vi
500m kể từ chân công trình.
b) Khu vực lòng hồ: Từ cao trình (+53) m trở xuống.
c) Đối với giới hạn độ cao phần trên không là 45 m. Giới hạn độ
sâu dưới mặt đất là từ cao trình đỉnh đập +55 m xuống cao độ +0 m
(theo độ sâu của đập).

5.2. Công tác bảo vệ đập, hồ chứa nước

5.2.1. Lập, trình phê duyệt phương án bảo vệ


a) Công ty Tả Trạch có trách nhiệm lập phương án bảo vệ hồ Tả
Trạch theo Điều 23 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP, gồm các nội dung
chính sau đây:
120

Đặc điểm địa hình, thông số thiết kế, sơ đồ mặt bằng bố trí công
trình và chỉ giới cắm mốc phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước; tình
hình quản lý, khai thác và bảo vệ đập, hồ chứa nước; chế độ báo cáo,
kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất;
Quy định việc giới hạn hoặc cấm các loại phương tiện giao
thông có tải trọng lớn lưu thông trong phạm vi bảo vệ công trình; quy
định về phòng cháy chữa cháy; bảo vệ an toàn nơi lưu trữ tài liệu, kho
tàng cất giữ vật liệu nổ, chất dễ cháy, chất độc hại;
Tổ chức lực lượng và phân công trách nhiệm bảo vệ đập, hồ
chứa nước; trang thiết bị hỗ trợ công tác bảo vệ; tổ chức kiểm tra,
kiểm soát người và phương tiện ra, vào công trình; phòng ngừa, phát
hiện, ngăn chặn các hành vi xâm phạm, phá hoại công trình và vùng
phụ cận của đập, hồ chứa nước;
Bảo vệ, xử lý khi đập, hồ chứa nước xảy ra sự cố hoặc có nguy
cơ xảy ra sự cố; nguồn lực tổ chức thực hiện phương án;
Trách nhiệm của chủ sở hữu, chủ quản lý, tổ chức, cá nhân khai
thác đập, hồ chứa nước, chính quyền các cấp và các cơ quan, đơn vị
liên quan.
b) Hiện tại, Công ty Tả Trạch đang thực hiện Phương án bảo vệ
hồ chứa nước Tả Trạch theo Quyết định số 3916/QĐ-BNN-TCTL
ngày 11/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
5.2.2. Tổ chức thực hiện phương án bảo vệ
Công ty Tả Trạch có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp
huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình tổ chức thực hiện
phương án bảo vệ hồ Tả Trạch được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê
duyệt. Hiện tại, Công ty đã bố trí lực lượng bảo vệ là Đội bảo vệ gồm
2 tổ gồm:
(1) Tổ bảo vệ cụm đầu mối đập chính làm công tác tuần tra,
kiểm soát cơ động và bảo vệ trụ sở nhà làm việc, trung tâm điều hành.
(2) Tổ bảo vệ cụm đập phụ.
121

- Nhiệm vụ chủ yếu: bảo vệ theo quy định của pháp luật, đảm an
ninh, bảo vệ tuyệt đối an toàn toàn bộ công trình trong mọi tình
huống, không để xảy ra khủng bố, phá hoại; hạn chế tối đa hậu quả,
thiệt hại do sự cố, tình huống khẩn cấp về thiên tai.
- Giám đốc Công an tỉnh bố trí lực lượng công an chính quy bảo
vệ công trình tùy vào tình hình thực tế.
b) Thực hiện kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất, báo cáo
Bộ Nông nghiệp và PTNT tình hình quản lý, khai thác và bảo vệ hồ
Tả Trạch theo chế độ được quy định trong phương án bảo vệ.

5.3. Quản lý các hoạt động trong phạm vi đập, hồ chứa nước
a) Hiện nay, tại khu vực lòng hồ gồm mặt nước và vùng bán
ngập hồ chứa nước Tả Trạch đang diễn ra một số hoạt động như: du
lịch sinh thái, giao thông thủy nội địa… Các hoạt động khai thác sử
dụng tổng hợp, đa mục tiêu này là tất yếu phục vụ phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Công ty Tả Trạch phân công nhân sự thực hiện việc giám sát các
hoạt động theo quy định tại giấy phép được UBND tỉnh Thừa Thiên
Huế hay Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp, báo cáo định kỳ với cơ quan
cấp phép tình hình thực hiện giấy phép của tổ chức, cá nhân; báo cáo
ngay với cơ quan cấp giấy phép đối với hoạt động khác có nguy cơ
ảnh hưởng đến an toàn hồ chứa. Khi phát hiện tổ chức, cá nhân vi
phạm các quy định trong giấy phép, lập biên bản và chuyển UBND thị
xã Hương Thủy xử phạt, đồng thời báo cáo Tổng cục Thủy lợi, Bộ
Nông nghiệp và PTNT.
b) Quy trình xử lý khi phát hiện hành vi có nguy cơ ảnh hưởng
đến an toàn đập, hồ chứa
Khi nhân viên bảo vệ nhận được tin báo có hành vi xâm phạm
làm mất an toàn đập, hồ chứa hoặc phát hiện hành vi xâm phạm:
+ Thực hiện xác minh và ngăn chặn các hành vi xâm phạm, phá
hoại;
122

+ Trường hợp không thể ngăn chặn hoặc nhận định ngoài khả
năng ngăn chặn, lập tức báo cáo Tổ trưởng tổ bảo vệ.
+ Tổ trưởng tổ bảo vệ trực tiếp đưa ra biện pháp xử lý tình
huống ban đầu, trường hợp bình thường thực hiện theo các quy định,
nội quy của công trình đã được phê duyệt, đảm bảo việc an toàn, an
ninh trật tự khu vực công trình. Trường hợp vượt quá thẩm quyền,
trường hợp khẩn cấp cần báo cáo ngay cho lãnh đạo phụ trách cụm
công trình, đồng thời báo cáo Phòng Quản lý công trình.
- Lãnh đạo Phòng QLCT và lãnh đạo phụ trách cụm công trình
trao đổi phối hợp chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, an
ninh trật tự. Trong trường hợp nhận định sự việc diễn ra phức tạp,
ngoài khả năng ngăn chặn của lực lượng thường trực tại hiện trường
bảo vệ công trình thì lập tức báo cáo Lãnh đạo Công ty.
- Lãnh đạo Công ty căn cứ nhận định tình hình, huy động lực
lượng hỗ trợ đảm bảo an ninh cho công trình, đồng thời ra quyết
định xử lý tình huống và chỉ đạo trực tiếp các lực lượng tham gia
xử lý tình huống.
- Trong trường hợp vượt quá khả năng kiểm soát của Công ty,
báo cáo Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Nông nghiệp và
PTNT để chỉ đạo thực hiện theo phương án bảo vệ đã được phê duyệt.
Để phát huy tối đa hiệu quả hồ chứa nước Tả Trạch, cần thiết
xây dựng, ký kết và tổ chứ thực hiện nghiêm Quy chế phối hợp giữa
Bộ Nông nghiệp và PTNT với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trong
quản lý, khai thác và bảo vệ hệ thống thủy lợi Tả Trạch.
123

CHƯƠNG 6
CÔNG TÁC ỨNG PHÓ THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ
VỚI TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP

6.1. Lập, cập nhật, phê duyệt hàng năm phương án ứng phó thiên
tai và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp

6.1.1. Phương án ứng phó thiên tai


a) Phương án ứng phó thiên tai (PAƯPTT) hồ Tả Trạch là
một phần của phương án ứng phó thiên tai của hệ thống thủy lợi Tả
Trạch do Công ty Tả Trạch lập, phê duyệt, cập nhật trước mùa
mưa, lũ hàng năm sau khi lấy ý kiến của Ban Chỉ huy PCTT và
TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế; gửi phương án đã duyệt đến UBND
cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh có công trình đầu mối và vùng hạ du bị
ảnh hưởng ngập lụt thuộc địa bàn để lồng ghép trong kế hoạch
phòng chống thiên tai của địa phương.
Thống kê số xã, huyện và số hộ bị ảnh hưởng ngập lụt theo
cấp báo động lũ trên sông tại Phụ lục 6.
b) Nội dung PAƯPTT bao gồm:
(i) Tóm tắt đặc điểm tình hình của hồ chứa có liên quan đến
phòng chống thiên tai; xác định các tình huống thiên tai cơ bản có
thể xảy ra ảnh hưởng đến công trình: bão, áp thấp nhiệt đới, mưa
lớn, lũ, ngập lụt; hạn hán; động đất, sự cố hư hỏng công trình và sự
cố vỡ đập.
(ii) Xác định cấp độ thiên tai, cấp rủi ro: Các loại hình thiên
tai và cấp độ rủi ro:
(iii) Xác định đối tượng, phạm vi ảnh hưởng theo các cấp độ
rủi ro của công trình đầu mối, vùng hạ du hồ chứa Tả Trạch.
124

(iv) Trách nhiệm và phối hợp ứng phó theo cấp độ rủi ro
thiên tai;
(v) Xây dựng kế hoạch ứng phó thiên tai, gồm:
Công tác chuẩn bị trước mùa mưa bão hàng năm về nhân lực,
vật tư dự trữ;
Phương án vận hành hồ chứa khi có sự cố thiên tai, phương án
sơ tán, bảo vệ người, tài sản, bảo vệ sản xuất đảm bảo an toàn hồ
chứa và hạ du; phương án bảo đảm an ninh trật tự, giao thông,
thông tin liên lạc;
Công tác xử lý sự cố công trình trong thời gian xảy ra thiên
tai; công tác truyền thông; cơ chế chỉ đạo, chỉ huy điều hành; thẩm
quyền huy động nhân lực, phương tiện, trang bị và vật tư.
(vi) Danh sách (kèm theo số điện thoại) của Ban chỉ huy
PCTT và TKCN các cấp, của các cơ quan/tổ chức liên quan (công
an, quân đội, lực lượng xung kích của xã/huyện) có liên quan và
của lãnh đạo Công ty.

6.1.2. Phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp


a) Tình huống khẩn cấp (PAƯPTHKC) là trường hợp mưa, lũ
vượt tần suất thiết kế; động đất vượt tiêu chuẩn thiết kế trên lưu vực
hồ chứa nước hoặc tác động khác gây mất an toàn cho đập.
b) Phương án ứng phó tình huống khẩn cấp gồm các nội
dung sau:
Kịch bản vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp hoặc
vỡ đập;
Bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập trong tình huống khẩn cấp
hoặc vỡ đập theo quy định tại Điều 27 Nghị định này;
Các tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập; dự kiến và kế hoạch
ứng phó ở công trình đầu mối;
125

Thống kê các đối tượng bị ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng theo
các kịch bản;
Quy định về chế độ, phương thức thông tin, cảnh báo, báo
động đến chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về
thủy lợi, phòng chống thiên tai và người dân khu vực bị ảnh hưởng;
Kế hoạch ứng phó phù hợp với từng tình huống lũ, ngập lụt ở
vùng hạ du đập;
Nguồn lực tổ chức thực hiện phương án;
Trách nhiệm của chủ sở hữu, chủ quản lý, tổ chức, cá nhân khai
thác đập, hồ chứa nước, chính quyền các cấp và các cơ quan, đơn vị
liên quan.
c) Trình phê duyệt, cập nhật phương án ứng phó với tình huống
khẩn cấp
Căn cứ vào phạm vi ngập lụt được xác định trong bản đồ ngập
lụt, Công ty Tả Trạch lập, nộp 01 bộ hồ sơ phương án ứng phó với
tình huống khẩn cấp ứng với phạm vi ngập lụt thuộc địa bàn tới Sở
Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế để thẩm định trình
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt theo Điều 26 Nghị định số
114/2018/NĐ-CP.
Hồ sơ bao gồm: Tờ trình đề nghị phê duyệt; dự thảo phương án
ứng phó với tình huống khẩn cấp; Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật;
văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan; các tài liệu liên
quan khác kèm theo (nếu có).
Phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp được cập nhật hàng
năm để phù hợp với tình hình mưa lũ, hiện trạng công trình đầu mối,
năng lực ứng phó thiên tai và khả năng phối hợp và hỗ trợ của các lực
lượng và chính quyền các cấp.
Hiện tại, hồ Tả Trạch chưa có bản đồ ngập lụt hạ du. Tuy nhiên,
có thể sử dụng bản đồ ngập lụt hạ du trên lưu vực sông Hương (sản
phẩm của Dự án Jica sông Hương) để lập PAƯPTT và PAƯPTHKC.
126

6.2. Tổ chức thực hiện các phương án ứng phó

6.2.1. Các công việc thực hiện trước mùa mưa lũ


a) Sau khi PAƯPTT được phê duyệt, Công ty Tả Trạch tổ chức
thực hiện như Bảng 6.1.

Bảng 6.1: Các công việc thực hiện trước mùa mưa lũ
TT Nội dung thực hiện Thời điểm thực
hiện
1 Thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá, báo cáo Trước ngày 15/4
Tổng cục Thủy lợi hiện trạng công trình trước
mùa mưa, lũ
2 Trình UBND tỉnh Thừa Thiên Huế kiện toàn Trước ngày 15/5
nhân sự Ban Chỉ huy PCTT và TKCN hệ thống
thủy lợi Tả Trạch
3 Tham gia và báo cáo hiện trạng an toàn hồ Tả Tháng 5
Trạch tại phiên họp của Hội đồng Tư vấn đánh
giá an toàn hồ Tả Trạch do Bộ Nông nghiệp và
PTNT thành lập.
4 Chuẩn bị vật tư, vật liệu và trang thiết bị phục vụ Trước ngày 30/5
công tác PCTT, tập kết và bảo quản tại địa điểm
quy định
5 Chuẩn bị nhân lực: Hiệp đồng với lực lượng công Trước ngày 30/5
an, quân đội, xung kích PCTT cấp xã…. Cán bộ
kỹ thuật phải được quán triệt. Các lực lượng ứng
cứu, phương tiện ứng cứu phải được quản lý và
sẵn sàng huy động khi cần thiết.

b) Diễn tập PAƯPTT, PAƯPTHKC


Phối hợp với Tổng cục Thủy lợi, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế,
UBND cấp huyện có công trình và vùng hạ du thuộc địa bàn tổ chức
diễn tập thường xuyên PAƯPTT, PAƯPTHKC để rút ra bài học kinh
nghiệm trong công tác phối hợp, tập huấn cho người dân kỹ năng ứng
phó khi có tình huống khẩn cấp.
127

6.2.2. Phân loại cấp báo động trong ứng phó khẩn cấp

Bảng 6.1: Phân loại các cấp báo động


Cấp báo động
Báo động Báo động
Tình huống Báo động Báo động cấp 3 cấp 4
TT
khẩn cấp cấp 1 cấp 2 (Hành (Vỡ đập
(Đề phòng) (Sẵn sàng) động khẩn hoặc xả lũ
cấp) lớn)
Khi mực
Khi mực nước hồ
nước hồ đạt Khi mực vượt cao
Trận lũ lớn (mực Khi mực nước
cao trình nước hồ đạt trình trên
nước trên hồ, Lưu hồ đạt cao trình
1 MNLTK cao trình MNLKT
lượng xả xuống hạ +45,0 m
+50,0m MNLKT +53,07m
lưu)
+53,07m hoặc
Q xả trên
4.367m3/s
Sự cố bất thường: Thấm tiếp
Thấm tập trung (qua tục phát
thân hoặc nền hoặc Đã tiến hành triển, đập
vai đập, qua mang các hoạt bắt đầu Mặc dù đã
cống, tràn, hoặc hệ động khắc chuyển vị, gia cố
thống các mạch rò rỉ Xuất hiện dòng phục, nhưng xuất hiện nhưng lún
2 tiềm tàng trong thân thấm qua thân thấm vẫn lún sụt, sụt, không
đập) gây sụt lún hoặc đập, nền đập tiếp tục phát hoặc xuất thể khắc
nứt nẻ dẫn đến nguy triển thành hiện nhiều phục, đập
cơ vỡ đập (chính dòng, nước vết nứt, bắt đầu vỡ.
hoặc phụ), hoặc vỡ đục nguy cơ vỡ
phần đất đắp mang đập xuất
tràn, mang cống hiện
Đập chính, đập
Có chỗ đất Mặc dù đã
phụ nhiều chỗ
sụt bị mở gia cố
xuất hiện lỗ sủi, Đã tiến hành
rộng ra nhưng sạt
mạch đùn kéo các hoạt
Sạt lở đất (sạt lở đất nhanh lở càng
theo bùn đất có động khắc
ở đập chính và đập chóng nhanh
khả năng gây phục, nhưng
3 phụ gây nguy hiểm Trượt mái chóng hơn ,
sạt mái đập, sụt lỗ sủi, mạch
dẫn đến nguy cơ vỡ đập đột không khắc
tại khu vực hồ đùn ,sụt lở
đập) ngột và phục được
chứa, tại thân vẫn tiếp tục
diễn ra với sự sạt lở,
đập hoặc hạ lưu phát triển
tốc độ đập bắt đầu
đập chính hoặc
nhanh vỡ
phụ.
128

6.2.3. Nội dung ứng phó ứng với các cấp báo động
6.2.3.1. Báo động cấp 1 (mức độ đề phòng)
- Giám đốc Công ty Tả Trạch thông báo Báo động cấp 1 cho Bộ
NN&PTNT và Ban CHPCTT và TKCN HTTL Tả Trạch;
- Công ty Tả Trạch và Ban CHPCTT tại công trình điều tra
nguyên nhân và tính nghiêm trọng của sự nguy hiểm đến an toàn và
chuẩn bị các biện pháp phù hợp cần thiết;
- Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho Hội đồng để tiến hành nghiên cứu
khảo sát hiện tượng xảy ra và đề xuất các công tác phòng, chống và
bảo vệ công trình. Theo dõi kỹ lưỡng các thiết bị đo đạc, đặc biệt
trong thời gian mưa, bão xảy ra, phát hiện dấu hiệu, nguy cơ dẫn đến
tình huống vỡ đập. Cán bộ vận hành đập và cán bộ giám sát phải
thường xuyên liên tục thông báo tình hình lên Giám đốc Chi nhánh
Công ty, Giám đốc Công ty.
Sơ đồ báo cáo và phối hợp chỉ đạo ứng phó ứng với Báo động
cấp 1 như Hình 6.1.

Hình 6.1: Sơ đồ báo cáo và phối hợp chỉ đạo ứng phó
Báo động cấp 1

b) Báo động cấp 2 (mức độ sẵn sàng) - Các hành động bổ sung
- Giám đốc Công ty Tả Trạch báo cáo Trưởng Ban CHPCTT và
TKCN HTTL Tả Trạch báo động cấp II;
129

- Trưởng Ban CHPCTT và TKCN HTTL Tả Trạch xác nhận


và thông báo Báo động cấp 2 tới Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh Thừa
Thiên Huế;
- UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thông báo Báo động cấp 2 tới Sở
NN&PTNT, Ban PCTT, TKCN và PTDS tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự
tỉnh, Công an tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện vùng có nguy cơ bị
ngập lụt;
- Kỹ sư Công ty, công nhân quản lý, vận hành triển khai các biện
pháp khắc phục và sửa chữa;
- Giám đốc Công ty Tả Trạch và Ban CHPCTT và TKCN HTTL
Tả Trạch quyết định triển khai công tác ứng cứu giờ đầu; huy động
Đội xung kích của Công ty, lực lượng của Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên
Huế, Quân khu 7, nhân lực trong huyện Thường Xuân sử dụng ô tô
máy đào để tập kế cát đá 1x2, đá hộc, vải lọc đến hiện trường;
Công ty Tả Trạch theo dõi sát sao tình trạng đập, nếu như tình
trạng đập, mưa lũ diễn biến bất lợi, có nguy cơ vỡ đập phải báo cáo
ngay lập tức để xem xét nâng mức báo động.

Hinh 6.2: Sơ đồ báo cáo và phối hợp chỉ đạo ứng phó
Báo động cấp 2
130

c) Báo động cấp 3 (Hành động khẩn cấp) - Các hành động bổ
sung
- Trưởng Ban CHPCTT và TKCN HTTL Tả Trạch thông báo
cho Ban chỉ đạo Quốc gia về PCTT, Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế về báo động cấp 3;
- Công ty Tả Trạch và UBND các huyện vùng hạ lưu huy động
các lực lượng và thiết bị thực hiện các hành động khẩn cấp để sửa
chữa hoặc các biện pháp khắc phục để giảm thiểu nguy cơ vỡ đập;
- Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu quân đội, các cơ
quan và các tổ chức được huy động trong trường hợp vỡ đập hoặc
mưa, lũ lớn;
- Huy động các đơn vị hỗ trợ như công an, cứu hỏa, quân đội,
lực lượng y tế, thiết bị thi công;
- Thông báo và hướng dẫn thông qua truyền thanh, truyền hình
và viễn thông;
- Thông tin cho người dân ở hạ lưu về nguy cơ ngập, lụt.
- Tiến hành di dân và phong tỏa đường xá giao thông ở các khu
vực nguy hiểm ngay sau đập. Tiến hành mọi công tác chuẩn bị cho
việc phong tỏa đường xá và di dân ở các khu vực nguy hiểm khác;
- Chuẩn bị điều kiện hậu cần cho sơ tán, di tản dân và tổ chức sơ
tán dân đến nơi an toàn.
Công ty Tả Trạch: Thường xuyên cung cấp thông tin về diễn
biến mực nước hồ, diễn biến hư hỏng, sự cố đập tới Trưởng Ban
CHPCTT và TKCN HTTL Tả Trạch, Bộ CHQS tỉnh để kịp thời
thông báo cho các đơn vị hiệp đồng sẵn sàng cơ động ứng cứu. Tập
trung lực lượng, phương tiện tham gia ứng cứu. Hướng dẫn và cung
cấp nguyên vật liệu cho các đơn vị tham gia khắc phục hậu quả khi
có sự cố xảy ra.
131

Trong trường hợp lưu lượng xả lũ lớn gây ngập lụt ở hạ du ngay
lập tức nâng mức báo động và di tản dân cư trong vùng nguy hiểm ở
hạ lưu và báo động cho các ban, ngành ứng cứu.

Hinh 6.3 : Sơ đồ báo cáo và phối hợp chỉ đạo ứng phó
Báo động cấp 3

d) Báo động cấp 4 (Vỡ đập hoặc mưa, lũ lớn cần sơ tán) - Các
hành động bổ sung
Thông báo cho UBND, Công an, Quân đội tỉnh Thừa Thiên Huế,
lực lượng cứu hộ địa phương và các cơ quan địa phương có liên quan.
- Tiến hành sơ tán khẩn cấp người dân hạ du bị ảnh hưởng và bị
đe dọa bởi ngập lụt khi hồ xả lũ với lưu lượng lớn hoặc vỡ đập;
- Tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở các xã ;
- Thực hiện công tác cứu trợ cho người dân phải sơ tán.
132

Hinh 6.3 : Sơ đồ báo cáo và phối hợp chỉ đạo ứng phó
Báo động cấp 4

6.3. Thiết bị thông tin cảnh báo an toàn đập và vùng hạ du đập
a) Thiết bị thông tin cảnh báo an toàn đập và vùng hạ du đập,
gồm:
- Hệ thống mốc cảnh báo ngập lụt khi hồ xả lũ hoặc vỡ đập ứng
với các kịch bản; mực nước ứng với các cấp báo động dọc sông phía
hạ lưu đập.
- Bảng cảnh báo đặt ở các vị trí công cộng vùng hạ du: in sơ đồ
mặt bằng vùng hạ du đập (thể hiện vùng ngập nước khi vỡ đập, chỉ
dẫn hướng/đường di chuyển đến nơi an toàn);
- Hệ thống còi hụ; loa phát thanh thông báo hiệu lệnh xả lũ trong
tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập.
- Tin nhắn SMS: khi cần gửi đến các tổ chức/cá nhân trong danh
bạ lãnh đạo, trực ban cơ quan, đơn vị và chính quyền địa phương đã
lập sẵn.
133

b) Hiện tại, Công ty Tả Trạch đã được lắp đặt hệ thống còi hụ;
loa phát thanh thông báo hiệu lệnh xả lũ trong tình huống khẩn cấp
hoặc vỡ đập; bảng cảnh báo đặt ở các vị trí công cộng vùng hạ du.
Việc cắm mốc cảnh báo ngập lụt khi hồ xả lũ hoặc vỡ đập ứng
với các kịch bản; mực nước ứng với các cấp báo động dọc sông phía
hạ lưu đập thuộc trách nhiệm của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế./.
134

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Luật Thủy lợi năm 2017;


[2] Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về
“Quản lý an toàn đập, hồ chứa nước”;
[3] TCVN 11699 - Công trình thủy lợi - Đánh giá an toàn Đập;
[4] TCVN 8414: 2010 - Công trình thủy lợi - Quy trình quản lý
vận hành, khai thác và kiểm tra hồ chứa nước;
[5] TCVN 8216:2018 - Công trình thủy lợi - Thiết kế đập đất đầm nén;
[6] TCVN 8183-1:2009- Đo lưu lượng nước trong kênh hở bằng đập
tràn thành mỏng.
[7] Sổ tay An toàn đập của Hội Đập lớn và PTNN biên soạn, được
Ban quản lý Trung ương các dự án thủy lợi xuất bản tháng
12/2012.
[8] Tiêu chí đánh giá an toàn đập đất; NXB Xây dựng; năm 2016;
Phạm Ngọc Quý chủ biên.
[9] Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật an toàn đập nhỏ; NXBKH&KT;
Nguyễn Hữu Huế; năm 2017.
[10] Kiểm tra nhanh đập đất - Nhà xuất bản văn hóa dân tộc - 2017
[11] Hướng dẫn Liên bang về an toàn đập (Cục công binh lục quân
Hoa kỳ).
[12] Dam Owner Emergency Intervention Toolbox ( Cơ quan Quản lý
Khẩn cấp Liên bang Hoa kỳ)
[13] Pocket Safety Guide for Dams and Impoundments (Cơ quan
Quản lý Khẩn cấp Liên bang Hoa kỳ)
[14] Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “Tư vấn tính toán điều tiết hồ chứa
nước Tả Trạch - tỉnh Thừa Thiên Huế” các năm 2018, 2019, 2020
của Viện Quy hoạch Thủy lợi.
135

NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP


167/6 Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội
ĐT: (024) 38523887, (024) 38521940 - Fax: 024.35760748
Website: http://www.nxbnongnghiep.com.vn
E - mail: nxbnn1@gmail.com
CHI NHÁNH NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
58 Nguyễn Bỉnh Khiêm - Q.I - Tp. Hồ Chí Minh
ĐT: (028) 38299521, 38297157 - Fax: (028) 39101036
136

SỔ TAY QUẢN LÝ AN TOÀN


HỒ CHỨA NƯỚC TẢ TRẠCH

Chịu trách nhiệm xuất bản


TS. LÊ LÂN
Biên tập
ĐINH VĂN THÀNH
Trình bày, bìa
VŨ HẢI YẾN

In 45 bản khổ 16  24 cm tại Công ty TNHH In Hồ Gươm.


Địa chỉ: Số 31 đường Giải Phóng, P. Đồng Tâm, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội
Đăng ký KHXB số 4800-2021/CXBIPH/5-212/NN ngày 23/12/2021.
Quyết định XB số: 60/QĐ-NXBNN ngày 23/12/2021.
ISBN: 978-604-60-3450-6
In xong và nộp lưu chiểu quý I/2022.

You might also like