You are on page 1of 36

BỘ GIÁO D BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI : MÁY ÉP NƯỚC CỐT DỪA


Nghành : Kỹ thuật cơ điện tử
Chuyên nghành : Kỹ thuật cơ điện tử

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Hoài

Sinh viên thực hiện: Lê Đức Hoàng Mã SV: 2188200890


Lớp: 21DCTA1
Sinh viên thực hiện: Hoàng Ngọc Minh Đức Mã SV: 2188201013
Lớp: 21DCTA1

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 2 năm 2024


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian nghiên cứu, mô phỏng đề tài máy “ xay ép nước cốt dừa ” đã được hoàn
thành, và đạt hiệu quả cao trong thiết kế. Để đạt được sự thành công này là nhờ một phần
lớn sự quan tâm, giúp đỡ của Giảng Viên viên kỹ thuật Huetch và các thành viên nhóm,
cùng các bạn bè đồng nghiệp đã tham gia tích cực góp phần mô phỏng và tham luận về đề
tài .
Cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Kỹ thuật & công nghệ, Bộ môn cơ khí – công
nghệ, Viện Kỹ thuật đã tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất , tài liệu tham khảo để lắp
đặt để thử nghiệm.
Cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã đóng góp công sức và những ý kiến về kỹ thuật
và các ý kiến cá nhân cũng như tập thể góp phần hoàn thiện đề tài.
Đặc biệt cảm ơn Ban Giám Hiệu, viện kỹ thuật Hutech, phòng khoa học công
nghệ - Cơ khí và các khoa có liên quan đã tạo điều kiện giúp đỡ và hỗ trợ cho tác giả
nghiên cứu và thực hiện hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn !
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN...................................................................................1
1.Tổng thể về hệ thống máy ép nước cốt dừa..................................................1
1.1 Tính cấp thiết đề tài ..........................................................................1
1.2 Tình hình khảo sát trong nước...........................................................1
2. Giới thiệu về cây dừa...................................................................................4
2.1 Trái dừa.............................................................................................4
2.2 Thành phần trái dừa...........................................................................5
2.3 Vai trò cây dừa đối với sức khỏe.......................................................6
2.4 Kết luận ............................................................................................7
3. Ý nghĩa đề bài .............................................................................................7
3.1 Mục tiêu nghiên cứu đề tài................................................................7
3.2 Đối tượng nghiên cứu........................................................................7
3.3 Phạm vi..............................................................................................8
CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP...............................................................................9
1.Thiết kế.........................................................................................................9
1.1 Mục tiêu ............................................................................................9
1.2 Quy trình công nghệ..........................................................................9
2. Tính toán......................................................................................................10
2.1 Lực lưới xay......................................................................................10
2.2 Công suất...........................................................................................13
2.3 Bộ truyền động .................................................................................15
2.4 Bộ truyền xích...................................................................................18
2.5 bộ phận xay cơm dừa........................................................................20
2.6 Máng nạp nguyên liệu ......................................................................21
2.7 Chọn động cơ....................................................................................22
2.8 Khung máy .......................................................................................23
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..........................................................25
1. Kết quả đạt được.........................................................................................25
2. Ưu điểm .....................................................................................................25
3. Hạn chế.......................................................................................................25
4. Biện pháp khắc phục..................................................................................26
5. Hệ thống tải trọng và hệ thống ép..............................................................26
6. Nhận xét và đánh giá kết quả.....................................................................27
CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN ......................................................................................28
1. Kết quả đạt được.........................................................................................28
2. Kết luận tổng thể........................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................31
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 : Gọt cơm dừa thủ công.......................................................................3
Hình 1.2 : Vỏ nâu sau khi gọt dừa......................................................................4
Hình 1.3 : Trái dừa cắt ngang ............................................................................5
Hình 2.1 : Sơ đồ chế biến ép nước cốt dừa........................................................9
Hình 2.2 :Hệ thống sơ đồ truyền lực ...............................................................11
Hình 2.3 : Động cơ không đồng bộ một pha ...................................................14
Hình 2.4 : Dây xích..........................................................................................16
Hình 2.5 : Bộ bánh răng dẫn và bị dẫn.............................................................19
Hình 2.6 : Lưới xay cơm dừa...........................................................................20
Hình 2.7 : Máng nạp nguyên liệu ....................................................................22
Hình 2.8 : Dộng cơ kéo và thông số.................................................................23
Hình 2.9 : Khung máy .....................................................................................23
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1. Tổng quan về hệ thống máy ép nước cốt dừa
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, rau củ trở thành mặt hàng chủ yếu trong tổng giá trị
xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương kim
nghạch hàng hóa xuất khẩu tháng 9/2013 ước tính đạt 11.3 tỷ USD, giả 5,2% so với tháng
trước và tăng 20% so với cùng chu kỳ năm 2012, tổng kim nghạch trong 8 tháng của năm
2013 lên tới 689,44 triệu USD tăng 28,1% so với cùng năm trước.
Phần lớn rau củ quả nước ta được xuất khẩu chủ yếu vào các thị trường Đài Loan,
Trung Quốc, Nhật Bản, Liên Bang Nga,... lượng hàng hóa xuất khẩu vào thị trường EU
chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Rau củ Việt Nam ngày càng đầu tư phát triển hơn về mặt kỹ
thuật bảo quản chất lượng sản phẩm để đến với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là
những thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng như: EU, Mỹ và các nướ Trung Đông.
Những mặt hàng đang xuất khẩu mạnh: thanh long, dừa tươi, cam, vải thiều, nhãn,
súp lơ, khoai tây, ớt chuông,... trong khi đó, nước ta còn một loại quả xuất khẩu chủ lực
nữa là Dừa. Từ đầu năm 2013 đến nay, kim ngạch xuất khẩu dừa và các sản phẩm từ dừa
trong những tháng cuối năm sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu tăng mạnh các sản phẩm như dừa
khô, cơm dừa sấy, nước cốt dừa,.. là những mặt hàng góp phần chính trong kim ngạch
xuất khẩu dừa.
1.2 Tình hình khảo sát trong nước
cây dừa phát triển tốt ở vùng xích đạo và chỉ có dừa ở nơi ấy cho giá trị thương mại
cao, nước ta nằm trong vùng khí hậu thích hợp cho việc trồng và phát triển cây dừa.
Thống kê theo năm 2010 cả nước ta có khoảng 200.000 ha dừa. Dừa có mặt các Bắc đến
Nam nhiều nhất là đồng bằng sông cửu Long với trên 70% diện tích, kể đến là các tỉnh
Nam Trung bộ từ Đà Nẵng trở vào. Dừa không chỉ sống ở đồng bằng mà cả miền Trung
du, đồi núi chập chùng cũng có dáng đứng của dừa. Dừa sống sung túc những vùng nước
ngọt, phù sa quanh năm tươi mát dừa vẫn sống tốt cùng nước lợ, thậm chí còn tạo thêm
nét duyên dáng cho bãi biển Vũng Tàu, Nha Trang,... ở đâu và bất kỳ hoàn cảnh nào dừa
cũng đem lại mọi thứ cần thiết cho đời.

6
Bến Tre là một trong những tỉnh có diện tích trồng dừa cao nhất Việt Nam, tập
trung nhiều ở các huyện Giồng Trôm ( 14.109 ha), Mỏ Cày Nam (13.200 ha), Mỏ Cày
Bắc (7.610 ha), Châu Thành (5.000 ha),... với tổng diện tích trồng cây hiện tại khoảng
50.000 ha với sản lượng thu hoạch 400 triệu trái và có xu ướng ngày càng phát triển ổn
định như định hướng của tỉnh là đến năm 2015 diện tích trồng dừa đạt 53.000 ha và tổng
lượng 500 triệu trái. Mặc dù dùa mang tiếng là cây trồng nghèo nhưng đã từ lâu đời dừa
cũng là nguồn sống của biết bao nhân dân, trong đó khoảng 70% nhân dân Bến Tre luôn
gắn bó với cây dừa, cây dừa đã trở thành cây truyền thống, cây đặc trưng có vị trí quan
trọng trong đời sống kinh tê – xã hội của tỉnh.
Những năm gần đây nghành công nghiệp chế biến sản phẩm từ dừa ở Việt Nam đã
phát triển mạnh, nhát là tại đại bàn Bến Tre, công nghệ và máy móc thiết bị phát triển
mạnh mẽ phục vụ cho chế biến các sản phẩm dừa cũng như không ngừng cải tiến nhằm
để thay thế các công đoạn chế biến thủ công. Công nghệ và máy móc thiết bị chế biến
một phần du nhập từ nước ngoài theo các các dự án đầu tư hoặc liên doanh với các nước
ngoài nhưng chủ yếu là công nghệ, máy móc chính cho công đoạn thành phẩm sau cùng
như: nghiền, ép, sấy cơm dừa,... còn lại một phần thiết bị phụ trợ do kết quả các đề tài
mag lại.
Hiện nay, riêng công đoạn gọt vỏ nâu cơm dừa sau khi được miếng cơm dừa khô
tách ra khỏi gáo cứng để phục vụ co nghành chế biến các sản phẩm từ dừa hiện nay vẫn
còn làm thủ công bằng một dụng cụ gọt là dao bào hai lưỡi hoặc dao nạo dừa, người công
nhân cần dao gọt xung quanh miếng cơm dừa để bóc tách kiên kết giữa lớp vỏ nâu và thịt
cơm dừa.Phương pháp gọt vỏ này đòi hỏi người công nhân phải có sự khéo tay và thuần
phục không phải ai cũng làm được tùy vào tay nghề của công nhân mà tỷ lệ vỏ nâu đucợ
gọt còn bám dính cơm dừa là khoảng 10%-15%, năng xuất gọt được trung bình khoảng
200-300kg dừa trong 12 giờ và phí công là 200 đồng/kg.

7
Hình 1.1 : Gọt cơm dừa thủ công.

Với cách làm thủ công như trên :


Năng suất thấp với công nhân tay nghề chỉ gọt được khoảng 30kg/giờ, tỷ lệ hao hụt
khoảng 13% nếu công nhân không có tay nghề thì tỷ lệ hao hụt 15% do lớp nâu bị gọt
quá sâu quá dày, lấn vào sâu phần thịt dừa, đưa đến phần chi phí gái thành cao mang lại
hiệu quả kinh tế thấp cho nhà sản xuất, rất khó cạnh tranh trong thời điểm giá nguyên vật
liệu tăng cao.
Do tác dụng cụ gá đặt miếng cơm dừa khi gọt không đạt vệ sinh và công nhân luôn
tiếp xúc băng tay với nguyên liệu nên sản phẩm không đạt theo chất lượng tiêu chuẩn
quy định về nguồn liệu đầu vào của hệ thống quản lý chất lượng HACCP.
Cần phải sử dụng công nhân có tay nghề trong khi điều kiện hiện nay ngườn lao
động có kỹ năng tay nghề cao ở vùng nông thôn khan hiếm, vì thế qua nhiều năm do quá
bị lệ thuộc vàotay nghề công nhân nên nhiều nơi sơ chế dừa trắng để cung cấp cho các
nhà máy chế biến rất là trễ tiến độ, đã nhiều lần đặt vấn đề với các cơ quan hưu trách về
việc cơ giới hóa khâu gọt vỏ nâu.
Do đó việc thiết kế chế tạo máy gọt vỏ nâu cơm dừa là cấp thiết nhằm những lý do
thực tiễn như sau :
- Cơ giới hóa công đoạn gọt vỏ cơm dừa là cấp thiết nhằm khắc phục khâu gọt vỏ
bằng phương pháp thủ công lâu đời với năng suất thấp.
- Góp phần trong công cuộc công nghệp hóa, hiện đại hóa nhành chế biến sừa của
Việt Nam.

8
- Phù hợp với diều kiện sản xuất nhỏ lẻ ở nông thôn Việt Nam.
- Tăng năng suất, giảm tỷ lệ hao hụt, giảm chi phí giá thành sản xuất, tăng hiệu quả
kinh tế, tăng tính cạnh tranh.
- Giảm bớt lao động, sử dụng lao động không cần tay nghề, giảm chi phí lao động
- Đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp yêu cầu quy định về nguyên
liệu đầu vào của hệ thống quản lý chất lượng HACCP.

Hình 1.2 : Vỏ nâu sau khi gọt cơm dừa.


2. Giới thiệu về cây dừa:
2.1 Trái dừa
Dừa là một loài thực vật thân gỗ, thành viên thuộc họ cau và cũng là thành viên duy
nhất trong chi Cocos và là một loại cây lớn nhất, cây phát triển cao 10 – 30 mét ( 100 fit)
và có thể cho ra 50-100 quả mỗi năm, thân cứng, cao vòng đời cho trái rất lâu và có hiệu
quả kinh tế cao với các lá đơn xé thùy lông chim, cuống và gân chính dài 3 – 6 mét các
thùy với gân cấp 2 có thể dài 60- 90 cm các vết hằn trên cây do các bẹ lá già rụng để lại.
Dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu măn tốt. Cây dừa thích
hợp trồng tại các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa trung bình 750 -2.000 mm
hằng năm, điều này giúp cây dừa trở thánh loại cây định cư bên các bờ biển nhiệt đới một
cách tương đối dễ dàng. Dừa có độ ẩm cao khoảng 70-80% để có thể phát triển một cách
tối ưu để tiến hành trồng dừa chỉ trồng vào 2 tháng cuối năm. Đặc diểm của đất phù hợp
nhất cho cây dừa, khu đất dừa không bị ngập úng nơi đó không nhiễm mặn liên tục có độ
PH tối thiểu 6-7.

9
Nguồn góc cây dừa đucợ người Nam Đảo thuần hóa đầu tiên ở Đông Nam Á hải
đảo và lan truyền thông qua các cuộc di cư trên biển hoặc do quá nhẹ và nổi trên mặt
nước nên được phát tán rộng khắp nơi nhwof các dòng hải lưu đến tận phía đông như
quần đảo Thái Bình Dương, vươn xa đến phái Tây như madagascar và Comoros. Nguồn
góc của loài thực vật này là chủ đề gây tranh cãi, trong đó một sô học giả cho rằng cây
dừa có nguồn góc từ ku vực Đông Nam Á, trong khi những người khác cho rằng cây dừa
có nguồn góc ở miền Tây Bắc Nam Mỹ. Các hóa thạch tìm thấy ở New Zealand chỉ ra
rằng các loại thực vật nhỏ tương tự như cây dừa đã mọc ở khu vực nàu khoảng 15 triệu
năm trước thậm chí hóa thạch có niên đại sớm hơn cũng đã được phát hiện tại Rajasthan
và Ấn Độ.
2.2 Thành phần trái dừa

Hình 1.3 : Trái dừa cắt ngang .


Thành phần trái dừa :
Vỏ chiếm khoảng 35% trái dừa gồm có :
- Vỏ ngoài bóng loáng có màu sắc khác nhau tùy thuộc giống và độ tuổi.
- Xơ dừa có màu trắng ( lúc non ) đến nâu ( khi già ).
- Gáo hay sọ chiếm khoảng 13% trái dừa ( lớp áo cứng bên trong của trais0 có màu
trắng ( lúc non ) đến đen ( khi già ) do nội quá tẩm lignin đen, rất cứng, có 3 khía dọc
theo trái dừa.
Hột gồm có :
10
- Tâm bì màu nâu đỏ dính chặt vào gáo khi cơm dừa bắt đầu hình thành .
- Phôi nhũ ( cơm dừa ) trắng bóng dày 1-2 cm ở trái dừa già có thể ép lấy dầu dừa.
Cơm dừa tích lũy dầu, protein, nước. Giữa cơm dừa và gáo dừa có lớp màng bóng màu
nâu dính chặt vào gáo. Trong thế biến một số sản phẩm từ cơm dừa cần phải gọt bỏ vỏ
nâu.
- Nước dừa chiếm khoảng 24% trái dừa, là dung dịch lỏng, nhạt, có số lượng và
chất lượng phụ thuộc vào độ tuổi của trái.
- Màu sắc kích thước hình dáng thay đổi tùy theo giống dừa. ở dừa cao màu sắc của
trái không quan trọng . trái lại ở dừa lùn đó là một đặc tính di truyền và do đó người dân
thường dùng giống lùn làm cây mẹ để sản xuất giống lai giữa dừa lùn và cao.

2.3 Vai trò cây cây dừa đối với sức khỏe.

- Tốt cho tiêu hóa : nếu không muốn nạp đường lactose có thể lựa chọn uống nước
cốt dừa. Ngoài ra uống nước cốt dừa giúp tăng cường sự phát triển của các vi sinh vật có
lợi trong đường ruột giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
- Hỗ trợ giảm cân : Nước cốt dừa chứa chất béo trung tính chuỗi ttrung bình tăng
cường quá trình trao đổi chất, tạo cảm giác no lâu hơn. Do đó, nước cốt dừa rất có lợi cho
việc giảm cân giúp giảm mỡ bụng.
- Giảm viên loét dạ dày : Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí
Phytotherapy Research nước cốt dừa có đặc tính kháng sinh,có khả năng làm giảm sự
phát triển của vét loét dạ dày và giảm kích thước của chúng.
- Giảm huyết áp : Nước cốt dừa chứa các khoáng chất thiết yếu như kali, canxi và
sắt giúp giảm huyết áp bằng cách cải thiện tình trạng lưu thông máu. Giữ cho các mạch
máu thư giãn không tắc nghẽn.
- Tăng cường hệ miễn dịch : Nước cốt dừa có nhiều axit lauric có tác dụng tăng
cường hệ miễn dịch. Thêm vào đó nước cốt dừa còn có đặc tính kháng khuẩn và ức chế
sự phát triển của các vị khuẩn có hại. Điều này giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm
trùng và tăng cường hệ miễn dịch.

11
- Kiểm soát bệnh tiểu đường : Các axi béo chuỗi trung bình trong nước cốt dừa hỗ
trợ điều hòa đường huyết. Điều này giúp ngăn ngừa gia tăng lượng đường trong máu và
làm giảm sự chuyển biến xấu của bệnh tiểu đường.
- Ngăn ngừa viêm nhiễm : Nước cốt dừa chiếm nhiều axit lauric với đặc tính chống
viêm giúp giảm tình trạng viêm khớp và đau nhức cơ bắp hiệu quả.
2.4 Kết luận.
Cơm dừa là một loại thực phẩm rất hữu ích, có rất nhiều công dụng lên người. Tiềm
năng của cơm dừa trên thực tế, hiện tại và tương lai ở Việt Nam là rất lớn.
Việc tính toán thiết kế máy xay cơm dừa nhằm giúp đỡ cho các cơ sỡ sản xuất nhỏ
lẻ có thể chế biến nhanh gọn, tiết kiệm chi phí, giảm ngày công lao động, cho hiệu quả
kinh tế cao. Mục tiêu đó nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến từng cơ sỡ chế
biến, từng bước đưa cơ giới hóa vào sản xuất thực phẩm, lâu nay vẫn được sử dụng bằng
phương pháp thủ công ở các đơn vị sản xuất nhỏ lẻ.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề bài.
Quá trình thực hiện đề tài là một quá trình nghiên cứu, quá trình ứng dụng lí thuyết
vào thực tế. Tìm tòi những cái mới, loại bỏ những cái cũ cái không phù hợp, để đưa khoa
học kỹ thuật vào đời sống sản xuất.
Chiếc máy tạo thành đạt yêu cầu tự động hóa quá trình cấp phôi tự động, hạn chế sự
nguy hiểm, giảm sức người và tiết kiệm thời gian cũng nâng cao được năng suất lao
động.
3.1 Mục tiêu nghiên cứu đề tài.
- Thu thập thông tin về quả dừa Việt Nam.
- Áp dụng công thức, kĩ năng để tính toán, nghiên cứu và chế tạo hoàn thành máy xay
cơm dừa.
- Thử nghiệm, chỉnh sữa, phân tích ưu, nhược điểm.
- Nghiên cứu, sáng tạo, tìm hiểu ứng dụng khoa học kỹ thuật và thực tế, bước đầu
làm quen với môi trường làm việc bên ngoài.
3.2 Đối tượng nghiên cứu.
- Kích thước, kết quả quả dừa.
- Phương pháp xay cơm dừa.
- Quá trình tự động hóa cấp phôi và đưa sản phẩm ra ngoài.
12
- Sự ổn định của máy.
- Tính an toàn của máy.
- Năng suất và hiệu quả kinh tế.
3.3 Phạm vi
- Khảo sát về sản lượng dừa và kết quả dừa Bến Tre.
- Mô phỏng, tính toán, thiết kế, chế tạo hoàn thành máy gồm : Bộ phận xay cơm dừa,
bộ phận cấp phôi, ra sản phẩm và hệ thống điều khiển.
- Điều khiển động cơ DC, mô đun nhận truyền tín hiệu.
Khảo sát : Đây là vấn đề mở đầu cần thiết cho bất cứ một đề tài nào dù đã có hay
chưa có, nó cung cấp thông tin chính xác về sản phẩm, máy móc, các công cụ liên quan.
Tài liệu tham khảo : Đây là phương pháp chính trong quá trình thực hiện đề tài giúp
chúng ta chắc lọc kế thauwf những điểm mạnh và quan trọng là những vấn đề cần thiết
liên quan đề tài.
Quan sát : Giúp ta nắm bắt rõ ràng, trực quan, dễ dàng tìm ra ưu nhược điểm để đưa
phương án thiết kế tối ưu nhất.
Thực nghiệm : Đây là phương pháp mà bất cứ đề tài thực tiễn nào cũng gắn phải áp
dụng. Quá trình chế tạo luôn luôn đi đôi với thực nghiệm để sản phẩm hoàn thiện, nó sẽ
cho ta thấy được ưu, nhược điểm của sản phẩm để cải tiến.
Phân tích và tổng kết : Là phương pháp nghiên cứu va xem xét lại những nhành quả
thực tiễn trong quá khứ để rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học.

13
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP
1. Thiết kế
1.1 Mục tiêu :
- Máy phải tạo ra sản phẩm có kích thước đồng bộ , không nát hoặc vết cắt bị cùn
- Năng suất tạo ra phải trên 100kg/giờ
- Máy hoạt động ổn định
- Các chi tiết máy hoạt động ổn định trơn tru, đồng nhất
1.2 Quy trình công nghệ.
Sơ đồ các công đoạn trong chế biến cơm dừa :

Hình 2.1 : Sơ đồ chế biến ép nước cốt dừa.


Quy trình sản xuất cơm dừa bắt đầu từ nguyên liệu đầu vào đến cuối thành phẩm
gồm các bước sau :
B1 : Sơ chế cơm dừa và lựa chọn cơm dừa trắng nguyên liệu.
B2 : Thả nguyên liệu vào máng nạp nguyên liệu.
B3 : Nghiền xay cơm dừa trắng thành hạt khô.
B4 : Thành phẩm sẽ cho ra những hạt cơm dừa trắng khoo hình dáng như hạt gạo.

14
B5 : Sau khi ra thành phẩm bước tiếp theo là bước quan trọng là kiểm tra sản phẩm
bởi trong quá trình hoạt động sẽ có những nguên liệu xấu hoặc không đạt yêu cầu sẽ bị lại
bỏ và chọn lọc những thành phẩm tốt nhất.
B6 : Ra thành phẩm và đóng gói vô khuẩn theo đúng quy cách, tiêu chuẩn của bộ vệ
sinh an toàn thực phẩm.
Trước tiên : để đảm bảo sản phẩm đầu ra đạt chất lượng theo yêu cầu cảu khách
hàng và không bị hư hỏng trong quá trình đóng gói lưu trữ. Do vậy khâu đầu tiên là kiểm
tra, lựa chọn cơm dừa trắng. Kế tiếp là rửa sạch tạp chất, khử trắng và đặc biệt là ngâm
xử lý vi sinh sau đó rữa kỹ lần cuối trước khi đưa vào chế biến.
Giai đoạn 2 : cơm dừa trắng sạch được nghiền nhỏ thành hạt với kích thước tiêu
chuẩn.
Giai đoạn 3 : Kiểm tra chất lượng có thể nói đây là khâu quan trọng nhất của quá
trình chế biến.
Giai đoạn cuối : ra thành phẩm sản phẩm được đóng gói ở nhiệt độ bình thường.
Sau khi chế biến xong các tiêu chuẩ kỹ thuật cơ bản của sản phẩm phải được đảm
bảo và tùy theo yêu cầu thị trường. Một số tiêu chuẩn cần đạt của cơm dừa như sau :
- Về kích thước hạt : hạt to, hat trung bình hoặc hạt nhỏ.
- Về hóa tính và vi sinh :
+ Hàm lượng chất béo : 65 % + 5%
+ Độ ẩm : Tối đa 3%
+ Axit béo : Tối đa 0,3 %
+ E.coli : Âm tính
+ Salmonella : không có
+ Màu sắc : Màu trắng tự nhiên, không bị lốm đốm từ những tác nhân ngoài.
+ Mùi vị : Ngọt, dịu, mùi đặc trưng cửa dừa, không có mùi lạ.
2. Tính toán.
2.1 Lực lưới xay.
Bộ truyền động của hệ thống về cơ bản gồm một động cơ kéo, một trục mang lưỡi
dao cắt:

15
Hình 2.2 Sơ đồ hệ thống truyền động trục
Dựa vào phương án thiết kế và bản vẽ bằng solidworks ta tính được khối lượng tác
dụng lên trục là :
N1 = 11,52 Kg
N2 = 115,2 N
N2 = 34,56 N
Theoo tính toán thực nghiệm khối lượng phôi cơm dừa tối đa là:
3γ 1
N3 = γ .v π (r 32 - r31) = 1,3715 kg = 13,715 N
4 4
r1 : 100mm bán kính cầu gai giữ cơm dừa.
r2 : 120mm bán kính chỏm cầu dao cắt.
γ : 1,0636 kg/m3 là khối lượng riêng của phôi cơm dừa.
Lực pháp tuyến tỉnh tác động lên cặp ổ lăn :
N1+N2+N3 = 115,2+34,56+13,715 = 163,5 N
Chọn v1 = 0,2 m/s là vận tốc dài của cầu gai giữ cơm dừa để tính toán.
Hiệu suất của toàn bộ hệ thống là :
η = η ol η x η br = 0,992 . 0,96.0,98 = 0.922

16
η ol : hiệu suất một cặp ổ lăn.
η x : hiệu suất bộ truyền xích.
η br : hiệu suất bộ truyền bánh răng trụ của hộp số.
Công suất cần thiết nhằm thắng lực cản do trọng lực :
N .v 1
P1 = = 0,036 kw
1000 .η
Xác định lực ma sát :
Lực ma sat được xác địn bằng công thức :
Fms = f.N
Với : N : lực nén lên lò xo.
f : là hệ số ma sát giữa cơm dừa và kim loại, có thể chọn là f =0,07 để tính toán, số
liệu thực nghiệm ma sát giữa chất deo và kim loại là 0,04 đến 0,1.
Để tính được lực nén tác dụng lên lò xo, ta cần xác định độ cứng của lò xo và
khoảng cách nén của lò xo :
Độ cứng lò xo co thể xác định theo công thức sau :
K = Gd4 / 8D3 nlv
Trong đó :
G = 0,81x1011 ( N/m2) là mô đun đàn hồi trượt của lò xo.
d = 8mm = 8x10-3 m là đường kính dây quấn.
D = 59,6 mm = 59x10-3 m là đường kính trung bình của lò xo
Nlv = 9 là số vòng làm việc của lò xo.
Trong quá trình làm việc biện độ dao động của lò xo thay đổi theo bề mặt dày của
miếng cơm dừa, độ cân chỉnh khe hở ban đầu của quả cầu gai bào và lòng trong gắn dao
cắt và đảm bảo có lực ép liên tục trên miếng cơm dừa. Ta có thể chọn số liệu ban đầu
khoảng nén của lò xo x =10mm trong khi hoạt động, ta có lực nén tác dụng lên lò xo là :
N = k.x = 21,200 x 10 x 10-3 = 212 N
Như vậy ta có thể xác định lực ma sát :
F ms = f.N = 0,07.212.2 = 29,68 N
Công suất cần thiết để thắng được ma sát là :
Fms . v 2
P2 =
1000 . η

17
Với v2 là vận tốc dài của bán cầu gắn dao cắt :
V2 = π .D.n /1000.60 = 13,6 m/s.
Fms . v 2 29 ,69.13 , 6
 P2 = = = 0,438 Kw
1000 . η 1000.0,922
Tổng công suất cần thiết để quay trục :
P = P1 + P2 = 0,036+0,438 = 0,474 kw
2.2 Công suất
Chọn động cơ :
Động cơ 1 : Công suất cần thiết P = 1,344 Kw, ta chọn động cơ có công suất 1,5Kw
với số vòng quay 1425v/p.
Thông số Động Cơ Trục
Cong suất Kw 1,5 1,344
Tỉ số truyền 1,2
Số vòng quay Ndc = 1425 N = 1187,5

Số vòng quay trục 1 là n = 1187,5 và số vòng quay ban đầu theo tính toán lý thuyết
khi chưa điều chỉnh của inventor.
Trong quá trình vận hanhd các thông số trên sẽ tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp với
điều kiện thực tế của nguyên liệu.
Xác định năng suất sơ bộ của máy thiết kế :
Giả ddingj mỗi vòng quay của cầu gai sẽ gọt 2 miếng cơm dừa với kích thước chiều
dài trung bình là 150mm và bề mặt ngang trung binhg là 50mm.
Tốc độ qyat của cầu gai ban đầu là 18 vòng/phút số miếng cơm dừa sẽ cắt được là
2*18 = 36 miếng / phút.
Trognj lượng cơm dừa chiếm 30% trọng lượng quả dừa nên bình quân 1 trái dừa sẽ
có 0,2 kg cơm dừa beeb trọng lượng bình quân 1 miếng cơm dừa tương ứng : 0,2/6 =
0,03 kg.
N = 0,0375 . 36 . 60 = 81 Kg/giờ
Tùy theo tình hình thực tế năng suất có thể gia giar tùy thuộc vào chủng loại, tuổi
dừa cũng như thời gian thao tác của người công nhân.
Chọn công suất động cơ kéo:

18
- Công suất:
Mdt . n 16.966
Ndt = = =¿ 1,6 (kW)
9550 9550
- Bộ suất bộ truyền :
Chọn : hiệu suất đai thang: ηd = 0,94
hiệu suất ổ lăn: η ol = 0,995
η = ηd . η2 ol =0,94.0,9552=0,9306

N ⅆt 1 ,6
- Công suất động cơ cần chọn: Ndc ≥ η = ≈
0 , 93 1,6 ( kW)

Vậy ta sử dụng động cơ không đồng bộ một pha :

Hình 2.3 : Động cơ không đồng bộ một pha

Chiều cao thân trục : 63-355 mm


Điện áp: 220/380V; 380/660V; 6kV
Tần số : 50Hz
Công suất : Ndc = 1,5 (kW)
Số vòng quay ndc = 1425 ( vòng/phút)
Mômen trên hai trục :
Nc = 966 v/ph

19
N 2,2
Tc = 9,55.106 . = 9,55.106 . = 21,72.103 (mm)
n 966
Đường kính các đoạn trục lấy theo dường kính trục sơ bộ :
Puly = 20 mm
Đường kính ngõng trục chỗ lắp với ổ lăn d20 = 25 mm
Đường kính của đoạn trục lắp trục dao cắt d = 30 mm
Theo điều kiện bền của trục ta có :

D≥

3 mz
0 , 2[ τ ]
= 3.4 cm với Mz = 360Nm, [ τ ] = 4,5 kN/c m2

Chọn trục có D = 30 (mm) thỏa điều kiện


Sau khi tính toán song trục cắt, băm chọn động cơ kéo ta tiến hành gia công
chế tạo các chi tiết khác như khung đỡ máy, thùng cắt, thùng băm, các cửa nạp, thoát để
lắp ghép hoàn thiện sản phẩm.
Từ cơ sở tính toán ban đầu sau khi tính ra bộ truyền; tỉ số truyền; trục cắt; trục
băm đảm bảo các chi tiết trên đủ độ tin cậy và tính thẩm mỹ cao, ta tiến hành lập nên bản
vẽ thiết kế. Sau khi có bản vẽ thiết kế ta tiến hành gia công chế tạo sản phẩm.

2.3 Bộ phận truyền động

20
Hình 2.4 : Dây xích
Thiết kế bộ truyền đai thanh cơi công suất động cơ điện N = 1,5 Kw, số vòng quay
của trục dẫn n = 1425 vòng/phút, trục dẫn n1 = 1187 vòng/phút
Chọn loại đai : Vận tốc đai v = 5,53 m/s có thể dùng đai loại A
Tiết diện đai : a x h (mm) : a=13, a0 = 11, h = 8.
Diện tích tiết diện đai : F =81 mm2.
Xác định đường kính bánh đai nhỏ : chọn D1 = 90mm
Kiểm V đai:
π .1425 . D1 π .1425 .90
V= = = 6,7 m/s.
1000.60 1000.60
Xác định đường kính D2 :
N1 1425
D2 = (1-0,02).D1 = (1-0,02).90 = 105,84 mm
N2 1187
Chọn D2 = 120mm.

21
Số vòng quay trục I là :
D1 90
n1 = (1-0,02).1425. = (1- 0,02).1425. = 1187,5 Vòng/phút.
D2 105 ,84
n 0 1425
I= = = 1,2
n 1 1187
Chiều dài L đai :
2
π
L = 2A+ ( D 1+ D 2) + ( D 2−D 1) = 907,8 mm
2 4A
Chọn L = 950 mm
Khoảng cách trục A :

A= √ 2
2 L−π ( D 2+ D 1 )+ ( 2 L−π ( D 1+ D2 )) −8(D 2−D 1)2
8

A= √ 2
2.950−π ( 90+105 , 84 )+ ( 2.950−π ( 90+105 , 84 ) ) −8(105 ,84−90)2
= 321mm
8

Khoảng cách nhỏ nhất mắc đai :


Amin = A – 0,015L = 321-0,015.950 = 306,7 mm.
Khoảng cách lớn nhất mắc đai :
Amax = A + 0,032L = 321+0,032.950 = 351,4 mm.
Xác định số đai cần thiết :
1000. N
Z≥
v . [ σp ] . ct . cα . cv . F
Trong ddos:
F : là tiết diện đai F = 81mm2.
V = 6,705 m/s vận tốc đai.
N =1,5 công suất lên trục đai dẫn.
[σp ] = 1,51(+12%) = 1,69 N/mm2 ứng suất có ích cho phép .
Ct = 0,7 : hệ số xét dẫn đến ảnh hưởng của chế độ tải trọng.
Cα = 0,94 : hệ số xét đến ảnh hưởng của góc ôm.
Cv = 1 : hế số xét ảnh hưởng của vận tốc.

1000.1 , 5
Z≥ = 1,2
6,705.1 ,69.0 , 7.0 , 94.1.81
22
Chọn z = 1
Xác định kích thước bánh đai :
t = 16 ; s= 8,5 ; h0 = 3,5
chiều rộng bánh đai : B =( Z-1).t+2s = (1-1)16+2.8,5 = 17mm
Lực căng tác dụng lên trục :
S0 = σ0.F = 1,2.81 = 97,2 N
Trong đó :
σ0 : ứng suất căng ban đầu.
F : diện tích tiết diện đai.
Lực tác dụng lên trục :
∝1 176 ,36
R = +3.S0.z.sin = 3.97,2.1.sin = 62,3 N
2 2
2.4 Bộ truyền xích.
Cấu tạo bộ truyền động xích có 3 bộ phận, đó là:
- Bánh dẫn.
- Bánh bị dẫn.
- Dây xích mắc căng trên hai bánh đai.
- Dây xích được làm bằng hợp kim thép cao cấp.
- Độ bền cực cao đảm bảo quá trình hoạt động dài với bánh răng lâu bị mài mòn tốt,
khả năng chịu áp lực lớn.

Số răng đĩa xích :


Chọn z1 = 26
z2 = 34
i = z2/z1 = 34/26 = 1,307
Bước xích :
Chọn xích ông con lăn 1 dãy bước t = 12,7mm
F = 50,3 mm2
Tái trọng phá hủy : Q = 18000N
Khối lượng 1m xích : q = 0,71kg
Khoảng cách tới trục A:

23
Amin = (30/50).t = (30÷ 50).12,7 = 381÷ 635.
Chọn giá trị trung bình A = 580
Số mắt xích
z 1+ z 2 2 A t 26+34 2.580 12, 7
X= + + ¿)2. = + + ¿)2. = 136,3
2 t A 2 12 ,7 580
Chọn x = 136
Số lần va đập trong 1 giây :
4. v z .n
U= = ≤ [u]
L 15. x
26.23 ,5
U= = 0,2995 < [u]
15.136
Khoảtng cách trục A theo mắt xích :

(√ x− z 1+2 z 2 ) – 8.(
t z 1+ z 2 2 z 2−z 1 2
A= (x- + ))
4 2 2. π

A=
12, 7
4
(136-
26+34
2
+
√( 136−
26+34
2 ) 2
– 8.(
34+26 2
2. π
))

12, 7
A= (136-30+105,9387) = 672,9
4
Chọn A = 670 mm
Đường kính vòng chia đĩa xích :
t
dc = π
sin
z

Hình 2.5: Bộ bánh răng dẫn và bị dẫn.

24
12 ,7
Đĩa dẫn : dc1 = π = 105,3 mm
sin
26
12 , 7
Đĩa bị dẫn : dc2 = dc = π = 137,64 mm
sin
34
Lực tác dụng lên trục dẫn:
7 7
6.10 . kt . N 6.10 .1 ,05.1
Rx =Kt.P = = 122,8638 N
Z.t.n 34.12, 7.1187 ,5
Kt : hệ số xét đến tác dụng của trọng lượng xích lên trục phụ thuộc vào độ nghiêng
của bộ truyền.
N : Công suất danh nghĩa của động cơ.
2.5 Bộ phận xay cơm dừa

25
Hinh 2.6 : Lưới xay cơm dừa

Lưới xay được làm bằng vật liệu : C45


Thiết kế trục gai gồm 2 bộ phận trục lót, vỏ gai thông qua vít cốt định mục đích để
tiết kieemk chi phí thay thế lưới xay.
Trục mang lưới cắt làm việc trong điều kiện vừa quay vừa cắt nên tải trọng tác dụng
lên chúng cao và không đều, khi cắt vào phôi liệu thì tải trọng tăng cao, khi không cắt thì
tải trọng giảm về không, chính vì thế nên yêu cầu phải thiết kế trục sau cho chúng phải
thẳng, có độ cứng vững cao, chịu được momen xoắn tốt.
Lưới cắt là bộ phận làm việc rất nặng và liên tục cắt phôi trong suốt quá trình vận
hành. Tùy thuộc vào đường kính của phôi mà hành trình cắt của dao dài hay ngắn. Do
yêu cầu phôi phải được cắt dứt khoát, mỏng, đều và không bị dính sơ theo dao, điều này
đòi hỏi hình dạng lưỡi cắt phải được thiết kế sao cho nó có tác dụng vừa chặt vừa cứa có
như vậy thì vết cắt mới ngọt, để đạt được điều này đòi hỏi vật liệu thiết kế dao phải là
loại thép tốt, có độ bền cao và phải được gia công thật sắc.
Bên cạnh đó hình dạng bề mặt làm việc của dao cũng rất quan trọng, dao phải được
thiết kế sau cho khi làm việc phần cứa nhiều hơn phần chặt. Nếu phần chặt nhiều hơn thì
lưỡi sẻ rất nhanh cùn do các thực vật thô cứng và dai như thân cây chuối, hơn nữa khi
26
chặt nhiều sẽ làm thân cây chuối bị dập mạnh dẫn đến rung giật khung chân đế làm máy
vận hành không êm.
Để khắc sự biến dạng ngang và tăng độ cứng vững cho thân dao, người nghiên cứu
đã chọn giải pháp gia cố thêm cho sống dao. Tức là nẹp vào sống dao , được gia công
định hình cho phù hợp với hình dạng lưỡi cắt của dao và có chiều dài tương đương sau đó
hàn chặt vào thân dao, điều này không làm ảnh hưởng đến độ sắc của dao, đồng thời gia
tăng thêm độ vững chắc và tính ổn định. Do lưỡi dao cắt được lắp chặt vào mặt bích và
toàn bộ các chi tiết này được lắp chặt vào trục dao nên các lưỡi dao cắt quay cùng tốc độ
với trục dao tương ứng 967 v/p.
2.6 Máng nạp nguyên liệu.
- Máng dẫn nạp được làm bằng vật liệu inox chống rỉ sét.
- Thiết kế phù hợp với kích thước máy, cũng như là hiệu quả nhất.
- Tối ưu hóa máng dẫn cóc chiều cao tối đa để không bị bắn ra ngoài.
- Tối ưu khi vệ sinh máng nạp tháo lắp nhanh và thay thế.
- Trọng lượng tương đương 2kg.

Hình 2.7 : Máng nạp nguyên liệu.


2.7 Chọn động cơ

27
Động cơ kéo là bộ phận hết sức quan trọng trong toàn bộ hệ thống máy cắt băm liên
hợp, chúng là nguồn lực chính và duy nhất vận hành máy mà cụ thể là dẫn động trục cắt
và trục băm..
Để làm được điều này đòi hỏi động cơ kéo phải thõa mãn các điều kiện sau:
- Đủ công suất
- Tiêu thụ ít điện năng
- Kết cấu bền chắc
- Gọn, nhẹ và thẫm mỹ cao.
Sau khi tham khảo nhiều ý kiến, các thông tin, hình ảnh có liên quan đến nội dung
đề tài cùng với việc tính toán như mục 1.1 người nghiên cứu chọn động cơ kéo là động
cơ một pha, sử dụng điện lưới 220v, tần số 50Hz, nhãn hiệu YUNG SHUN, sản phẩm đạt
tiêu chuẩn ISO 9001- 2000, động cơ dẫn động các bộ phận công tác thông qua puli
Ø100mm loại ba rãnh, sử dụng dây đai bảng B với các thông số cơ bản như sau:
Động cơ : công suất cần thiết
P = 0,8 Kw, ta chọn động cơ k112L4 có công suất 1,5Kw với vòng quay 1425 Vòng
/phút.

Hình 2.8 : Động cơ kéo và thông số

2.8 khung máy

28
Hình 2.9 : Khung máy
Khung đỡ là bộ phận dùng để chịu toàn bộ tải trọng của máy cắt, do đó yêu cầu của
bộ phận này là bảo đảm độ bền về tải trọng và chống rung lắc, bên cạnh đó nó còn phải
bảo đảm về tính thẩm mỹ cao, gọn, nhẹ, để thuận tiện cho việc vận chuyển.
Theo bản vẽ thì toàn bộ trọng lượng cần đỡ vào khoảng gần 20 kg, do đó ta chọn
loại thép làm khung đỡ là thép V5, dày 3-5mm để gia công chế tạo. Do điều kiện làm
việc thực tế phần khung đỡ cần nâng đỡ ba bộ phận chính gồm: động cơ kéo, khung bao
trục và lưỡi cắt đồng thời cũng là cửa nạp, khung bao trục và lưỡi băm đồng thời cũng là
cửa thoát sản phẩm.
Dựa vào khối lượng cảu chi tiết và động cơ, đặc tính máy thực phẩm và giá thành
chế tạo ra khung máy bằng thép C45 sơn phủ chống rỉ sét.
Các chi tiết để kết cấu lên khung được cắt theo kích thước đã tính toán và ghép lại
với nhau bằng mối hàn và bulong đai ốc.
Bộ phận lắp động cơ được cắt rãnh mục đích điều chỉnh độ căng dây đai và khoảng
cách trục.

29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Kết quả đạt được
- Tìm hiểu thị trường và đầu ra của máy
- Hiểu được hoạt động của máy
- Thiết kế được mô hình của máy
- Thiết kế được mô hình 3D của máy
- Bố trí các bộ phận máy hợp lí
- Tính toán
- Mô phỏng máy trên solidworks
2. Ưu điểm
- Tạo ra thành phẩm cơm dừa nhanh chóng và tỷ lệ hao hụt thấp do chiều dày lớp vỏ
nâu được gọt mỏng hơn nhiều lần so với thủ công gọt bằng tay.
- Dễ dàng vân hành, dễ sử dụng.
- Làm việc ổn định tiết kiệm thời gian và chi phí nhân công.
- Có thể cải tiến năng cao năng suất.
3. Hạn chế
- Khó áp dụng tự động hóa kích thước và hình dạng cơm dừa không đều và chắt ép
không 100% ra hết nước.
- Chưa thực hiện gia công máy nên chưa biết máy hoạt động ổn định hay không
- Thiết kế máy chưa đảm bảo an toàn vì đây chỉ là mô phỏng và lý thuyết chưa
chính xác
- Bản vẽ còn nhiều thiếu sót
- Tìm hiểu trong bài thuyết minh còn chưa đầy đủ
- Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất máy :
- Dây đai quá căng.
- Thiếu thông gió, làm mát động cơ, nhiệt độ môi trường làm việc quá cao.
- Vệ sinh máy không tôt các bã dừa còn kẹt trên dưới làm tăng ma sát nghẹt máy
thường xuyên.
- Động cơ rung lắc bởi các lý do sau :
+ Căn tâm giữa roto và stato không tốt.
+ Căn tâm giữ động cơ và máy không tốt.
30
+ Bệ máy không phẳng, lắp ráp không chắc chắn.
+ Ổ bi mòn hoặc vỡ nhiều.
4. Biện pháp khắc phục.
- Kiểm tra động cơ, điện áp nguồn,.. cầu dao đang bật hay tắt.
- Điều chỉnh lại lực căng của dây đai.
- Kiểm tra, căn chỉnh lại tâm roto và stato.
- Kiểm tra, căn chỉnh lại tâm động cơ và máy.
- Kiểm tra, chỉnh sữa bệ máy hoặc chêm, lót bệ máy. Siết chặt các bulong bệ máy
cho chắc chắn.
- Kiểm tra, thay thế ổ bi.
- Xử lý khi máy bị tắc nghẽn trên hộp số điều khiển. Sử dụng nút ấn để đảo chiều
động cơ cho máy ổn định lại cơm dừa trong máy sau đó sử dụng công tắc để máy quay lại
chiều quay ban đầu và tiếp tục làm việc.
- Trong suốt quá trình hoạt động vận hành máy, người vận hành có nhiện vụ :
+ Theo dõi hường xuyên tiếng máy chạy.
+ Kiểm tra nhiệu độ động cơ, bao gồm nhiệt độ cuộn dây, lõi thép, gối trục,...
+ Kiểm tra công suât tiêu thụ băng ampe kết, ampe kiềm.
+ Kiểm tra động rung động cơ do mài mòn sau thời gian dài sử dụng làm lệch tâm.
+ Kiểm tra các điểm tiếp xúc của cầu dao, cầu chì và điện trở khi khởi động.
+ Thường xuyên vệ sinh, lau chùi sạch sẽ bên ngoài động cơ.
+ Kiểm tra mỡ bôi trơn ở các bạc đạn động cơ để giảm độ ma sát tăng hiệu suất của
máy.
+Kiểm tra, điều chỉnh các thiết bị bảo vệ điện.
+ Sữa chữa các hư hỏng phát sinh trong suốt quá trình vận hành.
5. Hệ thống tải trọng và hệ thống ép.
- Hệ thống máy thuộc dạng máy thực phẩm nên cần phải đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm trong suốt quá trình vận hành. Thường xuyên làm vệ sinh máy, tốt nhất là sau
mỗi lần sử dụng máy xong cần vệ sinh.
- Kiểm tra độ rung, đọ ồn hệ thống máy.
- Kiểm tra bạc đạn, ổ trượt, gối đỡ,.. tiến hành thay thế khi tới thời hạn.

31
- Kiểm tra khe hở phận phận ép, bộ phận tải, tiến hành điều chỉnh khe hở để đảm
bảo được năng suất ép cũng như hiệu suất của quá trình ép.
- Không đặt máy ở nơi nhiều bụi bẩn, ẩm ướt, trong môi trường hóa chất độc hại.
6. Nhận xét và đánh giá kết quả.
So với các nội dung của đề tài và đánh giá công việc đã được triển khai hoàn thành
tốt, đạt yêu cầu đã đề ra cụ thể sau :
- Số lượng : hoàn thành các yeu cầu đề ra từ việc khảo sát, điều tra thực trạng trong
nước sản xuất cơm dừa tại Bến Tre. Đã nghiên cứu tìm hiểu các phương pháp khác nhau
để chọn nguyên lý cắt thích hợp cho máy xay cơm dừa từ đó tính toán thiết kế và chế tạo
cơ bản các bộ phận cần thiết để chuẩn bị cho việc thử nghiệm xác định chất lượng và
năng suất như yêu cầu đề bài.
- Chất lượng : Đánh giá chung công việc tiến hành tương đối thuận lợi do các cơ sỡ
hiện nay đang có nhu cầu sử dụng thiết bị nên đã dễ dàng cho việc khảo sát cũng như
nhận được nhiều đóng góp. Thực hiện hoàn tất các nội dung theo đúng chất lượng yêu
cầu.
- Tiến độ : thực hiện đúng yêu cầu, hoàn thành trong tháng 1. Các tài liệu, bản vẽ,..
đã chuẩn bị hoàn chỉnh báo cáo trng tháng 2.

32
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN
1. Kết quả đạt được
- Sau một thời gian thực hiện đồ án nghiên cứu khoa học, các nhiệm vụ đề ra ban
đầu đối với đề tài đẫ hoàn thành.
Một số kết quả đạt được như sau:
+ Tìm hiểu được quy trình hoạt động.
+ Tìm hiểu và đánh giá được nhu cầu sử dụng máy ở Việt Nam.
+ Tìm hiểu được công dụng và công năng của máy ép nước cốt dừa.
- Từ đó dựa vào những quy trình đã khảo sát và thiết kế sơ đò nguyên lý hoạt động
và động học của máy xay cơm dừa .
+ Tính toán chọn động cơ.
+ Thiết kế các bộ phận máy trên solidworks.
+ Mô phỏng cách hoạt động của máy .
+ Tìm hiểu về nhu cầu và công dụng đối với thị trường.
+Tìm hiều về phương pháp ép.
+ Đảm bảo năng suất xay đạt yêu cầu.
Nhưng vì đây là lần đầu tiên bước vào việc thiết kế lớn nên còn nhiều khó khăn,
kiến thức và kinh nghiệm còn hạn hẹp, mặc dù đã rất có gắng nhưng cũng khó khăn tránh
phải những thiếu sót, sai lầm, có thể không đảm bảo tốt được các chỉ tiêu về kỹ thuật và
kinh tế. Đồng thời do thời gian nghiên cứ có hạn nên còn nhiều điều chưa khai thác triệt
để, chúng em rất mong được chỉ bảo, đóng góp từ phía thầy cô để đề tài ngày càng hoàn
thiện hơn.
2. Kết luận tổng thể
Máy ép nước cốt được nghiên cứu chế tạo thành công, sau khi thực nghiệm đã mang
lại một số kết quả cơ bản sau:
- Máy được thiết kế, chế tạo chắc chắn, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhiều chế
độ
- Năng suất : 60-80 kg/ giờ.
Về mặt năng lượng tiêu hao trong quá trình vận hành, máy tiêu thụ tương đương
2.2 kWh điện mỗi giờ nhưng lại đạt năng suất rất cao, điều này hoàn toàn có thể chấp
nhận được.
33
Máy có thể thay thế đến 2/3 các công đoạn trong quá trình chế bến so với cách chế
biến thủ công. Đặc biệt là rất tiết kiệm thời gian cho người làm công việc chế biến.
Ngoài các hiệu quả trên còn giúp hạn chế tối đa các bệnh nghề nghiệp như đau vai
gáy, đau khớp… cho người chế biến vì các thao tác bào, băm chuối bằng tay lặp đi, lặp
lại nhiều lần đã được loại bỏ.
Từ những kết quả thực nghiệm thực tế trên sản phẩm máy xay cơm dừa so sánh lại
với kết quả đã đề cập trong tổng quan nghiên cứu ta nhận thấy chất lượng cơm dừa đạt
hiệu quả cao gấp nhiều lần so với kết quả dự kiến ban đầu.
Hiện nay có rất nhiều sản phẩm với mục tiêu tương tự nhưng các sản phẩm này
thường chỉ đạt được một mục tiêu là bào hoặc tách nước cốt điều này dẫn đến sự bất tiện
là nếu chọn máy xay cơm dừa lại bằng thủ công, còn nếu chọn máy xay thì phải cắt bằng
thủ công.
Điểm khác biệt của sản phẩm đề tài là chúng có thể tự động thực hiện hai thao tác
trong cùng một sản phẩm chính điều này đã chia sẻ đi 2/3 công việc của người chế biến.
Về mặt khoa học đề tài hoàn thành là một bước tiến mới trong vấn đề đưa khoa học
kỹ thuật vào trong sản suất, góp phần cơ giới hóa nông nghiệp, nông thôn.
Trên sơ sỡ mục tiêu của đề tài đặ ra hoàn thiện thiết kế máy xay cơm dừa kết quả
đạt được như sau :
- Dựa vào các loại máy ép tương tự khắc phục và hoàn thiện máy dựa trên cơ sỡ đề
tài “ Trần Trọng Nhân, Tính toán thiết kế máy ép nước cốt dừa năng suất 10-20 Kg/giờ “.
- Khắc phục sử dụng động cơ gắn liền hộp giảm tốc 1 pha 220V thay cho động cơ 3
pha để thuận tiện cho việc sử dụng các hộ kinh doanh quy mô nhỏ sử dụng.
- Khắc phục tình trạng nghẹt máy trong quá trình vận hành bằng động cơ gắn liền
hộp giảm tốc có thể đảo chiều quay thông qua bảng điều khiển sử dụng công tắc khi động
cơ bị nghẹt,cùng với đóhệ thống tải giúp kiệu được cấp đều và ổn định hơn góp phần hạn
chế tình trạng nghẹt máy tăng năng suất cho máy.
- Khắc phục hệ thống điều chỉnh lực ép giúp dễ dàng điều chỉnh hiệu suất ép thông
qua số vòng quay bằng cách xoay tay quay đầu trục.
- Các bộ phận dễ dàng tháo lắp và vệ sinh máy sau khi sử dụng.
Qua thực tế thực hiện việc nghiên cứu và chế tạo, một số thông số ban đầu chưa có
tài liệu tham khảo nên chúng em phải tiến hành một số hử nghiệm thực tế để chọn thông
34
số ban đầu để tính toán từ đó kiểm nghiệm lại kết quả.
Chúng em cũng đã nghiên cứu nhiều tài liệu khác nhau trên mang internet cũng như
tài liệu của tổ chức FAO để lựa chọn phương pháp xay thích hợp thích hợp tiết kiệm cơm
dừa nhất.

35
TÀI LIỆU THAM KHẢO

- [1] Quyết định số 10/2008/QĐ-TTG, ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành về việc phê duyệt phát triển chăn nuôi đến năm 2020
- [2] Cục an toàn lao động. 2008. An toàn - vệ sinh lao động trong sản xuất cơ khí. NSB
Lao động – Xã hội.
- [3] Thiết kế chi tiết máy. 2005. Nguyễn Trọng Hiêp, Nguyễn Văn Lâm. NXB Giáo Dục.
- [4] Vẽ kỹ thuật cơ khí. 2002. Trần Hữu Quế - NXB Giáo Dục. Tập I,II
- [5] Tính toán thông dụng trong ngành cơ khí. 2000. Nguyễn Hạnh. NXB Trẻ
- [6] Cơ sở thiết kế máy xuất thực phẩm 1, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
- [7] Cơ sở thiết kế máy xuất thực phẩm 2, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
- [8] Cơ sở thiết kế máy xuất thực phẩm 3, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
- [9] Internet
- [10] Trịnh Chất, Cơ sỡ thiết kế máy và chi tiết máy.
- [11] Brian E. Grimwood-F.Ashman-D.A.Đeny-C.G Jarman-E.C.S Litle- W.H Timmins,
tài liệu của FAO “ sản phẩm của cây dừa – gia công chế biến ơ các nước đang phst triển:,
NXB ĐH-GDCN 1990 dịch.
- [12] Ninh Đức Tốn, sổ tay dung sai lắp ghép, NXB giáo dục Viet Nam.
- [13] GS.TS Trần Văn Địch, Sổ tay gia công cơ khí , NXB KHKT hà Nội 2007.
- [14] TS Lại Khắc Liễm, Giáo trình cơ học máy, NXB ĐHQG Tp.HCM, 2001.
- [15] TS Nguyễn Trọng Hiệp – Nguyễn Văn Lẫm, thiết kế chi tiết máy, NXB giáo dục,
2003.

36

You might also like