You are on page 1of 4

THIẾT KẾ MÁY BÓC TÁCH VỎ LẠC

Nguyễn Trung Nghĩa*1, Hà Thái Nam1, Phạm Thiên Bảo1


1
Viện kỹ thuật HUTECH, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
*
Tác giả liên hệ:(Điện thoại: 0866541026; Email: nghianghia112113@gmail.com)

TÓM TẮT

Hiện nay phần lớn các máy bóc vỏ đậu trên thị trường được nhập khẩu từ nước ngoài như
Trung Quốc, Nhật Bản,… như máy bóc vỏ đậu phộng Đài Loan năng suất 1000kg/h nhưng giá
thành khá cao, không phù hợp với hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ..Chính vì thế, nhằm làm đa dạng
hóa các sản phẩm máy bóc lạc để tăng cường sức cạnh tranh, việc tính toán thiết kế máy bóc vỏ
lạc là điều cần thiết.Với nhu cầu ngày càng cao của thị trường, nhằm tang sức cạnh tranh sản
phẩm trong nước và đa dạng hóa sản phẩm máy bóc vỏ thì việc “ tính toán thiết kế máy bóc vỏ
lạc năng suất 50kg/h” là cần thiết.
Từ khóa: bóc lạc; tách lạc; cơ khí nông nghiệp

1. TỔNG QUAN
Nghành cơ khí chế tạo máy là một trong những nghành then chốt thúc đẩy sự phát triển
của đất nước trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước . Muốn đạt điều đó thì vấn đề
đặt ra ở đây phải có trang bị và nguồn nhân lực, nguồn nhân lực có trình độ về chuyên môn kỹ
thuật mới có thể phân tích tổng hợp các yêu cầu đặt ra của bản vẽ, để từ đó đưa ra đường lối
công nghệ hợp lý phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Do đó máy tách vỏ lạc là một sản phẩm từ sự
tiếp thu những thành học kỹ thuật mang lại, là loại máy tạo ra phục vụ cho cuộc sống, mang lại
hiệu quả kinh tế cho những người nông dân, rút ngắn thời gian làm việc .
Lạc là loại ngũ cốc phổ biến trên thế giới. So với các loại ngũ cốc khác,lạc có gía trị sử
dụng lớn và đa dạng. Lạc có thể xay ra để làm bột dinh dưỡng, làm bánh kẹo.Lạc có chứa các
chất bổ dưỡng quan trọng như: protein, phốt pho, thiamin, niacin, 13 loại vitamin khác nhau
(bao gồm vitamin A, B, C và E) và 26 loại chất khoáng bao gồm canxi và sắt. Vì thế nó có tác
dụng cung cấp cho con người một năng lượng dồi dào.
Yêu cầu của máy dễ sử dụng , năng suất lao động cao , vận hành linh hoặt,phù hợp với
công việc đặt ra,đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống.
2. PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp thủ công bình thường khi bóc lạc chúng ta dung tay bóp vỏ lạc mới tách ra.
Điều này không vấn đề gì khi ta bóc số lượng lạc nhỏ. Nhưng ở những vùng quê miền Trung,
sản lượng thu hoạch nhiều, bóc như vậy rất mất thời gian -> năng suất thấp, tốn nhiều sức.
Dùng các loại máy
Máy bóc vỏ kiểu thanh đập: Máy này tạo ra lực va đập liên tiếp trên lớp vỏ cứng, dòn, dễ
nứt vỡ đồng thời cũng tạo ra lực chà sát đối với những hạt nằm kẹt giữa thanh đập và lớp đá nót
trong thùng máy, giữa các lớp hạt bị chèn ép và xáo trộn với nhau.
Ma sát:Nguyên lý bóc vỏ kiểu ma sát là sự tác động nhiều lần bằng các bề mặt nhám lên
hạt hoặc giữa hạt với nhau. Đặc trưng cho loại này là máy xay đá đĩa hay các máy xay kiểu Hà
Lan.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Động cơ điện và bộ truyền đai
Hình 1: Động cơ và bộ truyền đai
Động cơ có nhiện vụ tạo ra chuyển động quay tròn.
Bộ truyền đai có nhiệm vụ truyền chuyển động giữa hai trục quay song song cùng chiều và
điều khiển số vòng quay của trục công tác thông qua tỉ số truyền đã tính toán
Theo tính toán ta có :
Với vận tốc n =200(v/ph) , D =477(mm) thì năng suất đạt 2,4 tấn/ = 100kg/h
Vậy ta giảm D xuống ½ =240 thì năng xuất đạt 50kg/h
Nct = 1,06(KW)
Chọn động cơ có : N = 2.2(KW) hiệu suất η =0,81 loại a02(A0∐ 2 ) với số vòng quay
thực tế ntt = 950(v/ph)
Phân phối tỉ số truyền
Tỉ số truyền động (i)
nđc 950
i= = =4 ,7
nt 200
Thiết kế bộ truyền đai
Chọn đường kính bánh đai nhỏ :
Chọn đai A
D1=100(mm) D2=i. D1(1-ε ) = 4,7.100(1-0.02) = 460.6(mm)
Chọn D2 = 450(mm)
Khoảng cách trục A = 410mm
Chiều dài L = 1760mm
Trục ép và lưới lọc

Hình 2: Trục ép và lưới lọc


Các củ lạc thường có kích thước trung bình chiều dài khoảng 20-25mm và chiều ngang
khoảng 8-10mm và hạt lạc hình cầu thường có đường kính khoảng 5-7mm
Lưới lọc có đường kính các thanh lưới bằng 10mm và khoảng cách giữa các thanh lưới
bằng 7mm sẽ chắn các củ lạc lọt qua nhưng hạt lạc lại có thể lọt qua
Trục ép cách lưới lọc 7mm khi quay sẽ đánh vỡ vỏ củ lạc để hạt lạc rơi ra ngoài và lọt qua
khe giữa các thanh lọc và rới xuống dưới
Tốc độ quay của trục ép theo tính toán = 202 v/ph và đường kính trục ép =240mm
Quạt gió

Hình 3: Bộ phận quạt gió


Sau khi vỏ củ lạc bị ép vỡ thì cũng sẽ lọt qua lưới lọc rơi xuống khi đó chúng ta cần 1
phương pháp tách vỏ và hạt ra, ở đây chúng ta dùng quạt gió để thổi với vận tốc gió đã tính
trước đủ để thổi bay vỏ đi nhưng hạt lạc lại không bị tác động
Sau khi tính toán vận tốc cân bằng của dòng khí và hạt là :12(m/s)
Nghĩa là ở Vs = 12(m/s) thì nhân sẽ cân bằng với dòng khí còn vỏ đậu sẽ được thổi ra
ngoài .vậy để cho nhân rớt xuống thì ta chọn Vs = 10m/s
ta chọn đường kính Cánh quạt =300mm.
1000 . v
Số vòng quay của quạt là :n = 60 3. 14 . 300 =636 (v/ph )
Máng hứng

Hình 4: Máng hứng


Dung để hứng hạt lạc rơi xuống sau khi đã thổi bay vỏ
Thiết kế 3D

Hình 5: Máy bóc tách hạt lạc

Tính toán, thiết kế máy bóc vỏ đậu phộng dựa trên nguyên lý bóc vỏ bằng hai trụ rulô cao
su có một số ưu điểm sau: năng suất máy tăng lên, ít vỡ hạt. Nếu đem so sánh với nguyên lý bóc
vỏ kiểu va đập thì tỷ lệ hạt bị vỡ giảm đi rất nhiều. Đề tài được thực hiện đã giải quyết được
một số vấn đề như: tăng năng suất bóc vỏ đậu phộng, giảm giờ công lao động cho người dân,
chi phí quá trình bóc vỏ giảm đi. Và đồ án này cũng là tiền đề cho các nghiên cứu về công nghệ
bóc vỏ sau này.
4. KẾT LUẬN
Qua quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, trải qua quá trình làm việc đề tài đã hoàn thành.
Đề tài đã đạt được những kết quả nhất định như sau:
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về máy bóc vỏ.
Đưa ra các phương án và lựa chọn phương án thiết kế máy bóc vỏ dạng trục ép
Tính toán thiết kế máy bóc vỏ đậu phộng với năng suất 100kg/h, kết quả tính toán thiết kế
được thể hiện qua bài báo cáo và flie thiết kế 3D
Nhưng vì đây là lần đầu tiên bước vào công việc tính toán, thiết kế lớn, còn nhiều khó
khăn, kiến thức và kinh nghiệm còn hạn hẹp, mặc dù đã rất cố gắng nhưng cũng khó tránh phải
những thiếu sót, sai lầm, có thể không đảm bảo tốt được các chỉ tiêu về kinh tế cũng như kĩ
thuật.
5.TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Hữu Lộc, Cơ sở thiết kế máy, NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2004
Nguyễn Trọng Hiệp, Chi tiết máy tập 1, 2 NXB Giáo dục, 1998.
Nguyễn Hữu Lộc, Bài tập chi tiết máy, NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2003.
Nguyễn Hữu Lộc, Độ tin cậy trong thiết kế kỹ thuật , NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2002.

You might also like