You are on page 1of 48

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA CƠ KHÍ

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN MÔN


THỦY LỰC KHÍ NÉN

GVHD: TÔN THIỆN PHƯƠNG


THỰC HIỆN BỞI: NHÓM 3

TP. HCM, THÁNG 11 NĂM 2019

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CƠ KHÍ

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN MÔN


THỦY LỰC KHÍ NÉN

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Nguyễn Hữu Nghĩa (C) 1712325


Võ Chí Quốc 1712860
Đặng Thông Nhật 1712465
Vũ Thành Nhân 1712456
Nguyễn Hoàng Nam 1712243
Hồ Đắc Anh Quân 1712815
Nguyễn Xuân Phong 1712626
Tiêu Châu Phú 1712651

2
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................................................................. 4
YÊU CẦU ĐỀ RA ........................................................................................................................................ 5
I. KHÁI NIỆM ........................................................................................................................................ 5
II. TÌM HIỂU MỘT SỐ SẢN PHẨM MÁY CHẤN CÓ MẶT TRÊN THỊ TRƯỜNG................. 6
III. TỔNG QUAN ................................................................................................................................ 12
IV. YÊU CẦU KỸ THUẬT ................................................................................................................ 13
V. PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ: .............................................................................................................. 14
VI. TÍNH TOÁN LỰC CHẤN ........................................................................................................... 16
VII. THIẾT KẾ XYLANH: ................................................................................................................. 19
VIII. THIẾT KẾ MẠCH THỦY LỰC ............................................................................................. 26
IX. THIẾT KẾ VAN ........................................................................................................................... 28
X. CHỌN ỐNG DẦU ............................................................................................................................. 35
XI. LỰA CHỌN ỐNG NỐI ................................................................................................................ 37
XII. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG BỂ VÀ LỌC DẦU ...................................................... 39
XIII. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BƠM ................................................................................................... 42
XIV. LỰA CHỌN ĐỘNG CƠ ........................................................................................................... 45
XV. THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN............................................................................................................. 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................ 48

3
LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta đang trên đà phát triển, do đó khoa học kĩ thuật đóng một vai trò quan
trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc áp dụng khoa học kĩ
thuật chính là làm tăng năng suất lao động, thay thế sức lao động của người lao động một
cách có hiệu quả nhất, bảo đảm an toàn cho người lao động trong quá trình làm việc. Để
tạo nền tảng tốt cho bước phát triển trong tương lai, chúng ta cần đầu tư, nghiên cứu, giáo
dục, phát triển khoa học kĩ thuật một cách nghiêm túc ngay từ trong các trường đại học.
Môn học Thủy lực - Khí nén là một môn học giúp sinh viên ngành Chế Tạo Máy
có bước đi chập chững, làm quen với các thiết bị, nguyên lý hoạt động của thủy lực - khí
nén mà mỗi người kĩ sư cơ khí sẽ rất cần thiết sau này. Học tốt môn học này sẽ giúp cho
sinh viên mường tượng ra được công việc tương lai, qua đó có cách nhìn đúng đắn hơn về
con đường học tập đồng thời tăng thêm lòng nhiệt huyết, yêu nghề cho mỗi sinh viên.
Không những thế quá trình thực hiện bài tập lớn sẽ là thử thách thực sự đối với những kĩ
năng mà sinh viên đã được học từ những năm trước như cơ lưu chất, kĩ năng sử dụng
phần mềm, cùng với những kiến thức trong những môn học nền tảng.
Trong quá trình thực hiện bài tập lớn, chúng em nhận được sự chỉ dẫn rất tận tình
của thầy Tôn Thiện Phương. Sự giúp đỡ của các thầy là nguồn động lực lớn lao cỗ vũ
tinh thần cho chúng em trên con đường học tập, rèn luyện đầy gian lao vất vả.
Do đây là bản thiết kế về thủy lực đầu tiên mà chúng em thực hiện nên chắc chắn
sẽ mắc phải những thiếu xót, sai lầm. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý chân thành
từ phía thầy. Chúng em xin chân thành cảm ơn.

4
YÊU CẦU ĐỀ RA
Sinh viên hãy thiết kế một máy chấn có thể chấn được một tấm thép dài
3m, dày 4mm.

I. KHÁI NIỆM

Máy chấn thủy lực hay máy chấn thép tấm thủy lực (Press brake) là một loại máy
ép dập chủ yếu được sử dụng trong gia công uốn thép lá, nhôm lá. Máy có thể gia công
uốn vật liệu có chiều rộng lớn (nhiều trường hợp lên đến 16m).

Máy chấn dùng hệ thống ép bằng thuỷ lực. Máy chấn là dùng chầy và cối để tạo
góc cho vật liệu là tôn tấm, hoặc bản kim loại. Máy chấn thủy lực dùng hành trình từ trên
xuống hoặc từ dưới lên. Khi chấn thì toàn bộ lưỡi chấn tịnh tiến đều trên sản phẩm cần
chấn để tạo ra đường chấn thẳng đều, có đôi khi còn phải chỉnh cho cối chấn cong lên để
đường chấn được thẳng trên toàn bộ cạnh chấn để chấn tấm kim loại dày và lực chấn lớn.

5
II. TÌM HIỂU MỘT SỐ SẢN PHẨM MÁY CHẤN CÓ MẶT TRÊN THỊ
TRƯỜNG
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại máy chấn tôn như: máy chấn tôn
cnc, máy chấn tôn tự chế, máy chấn tôn trung quốc,… nhưng thông dụng nhất vẫn
là máy chấn thủy lực Amada và Dener. Bài viết này sẽ giúp hiểu hơn về công cụ
gia công cơ khí đang được người dùng ưu tiên chọn lựa hơn cả này.
Các hãng máy trên thế giới
- Loại máy chấn Xact smart:

6
- Máy chấn tôn thủy lực NC – E200P

7
- Máy chấn tôn NC Elip E-4000-63T

8
9
DAO-CỐI CHẤN ĐƯỢC SẢN XUẤT THEO NHU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG:

10
- Máy chấn Trumabend 80/2 DA58H

Thông số:

Lực chấn 80 tấn

Chiều dài chấn 2050 mm

Hành trình chấn 200 mm

Hầu 250 mm

Độ mở 400 mm

Số xylanh 2 cái

Dạng cữ chặn tôn NC

Vật liệu thân máy Thép

Trọng lượng máy 5,6 tấn

Kích thước (DxRxC) 2.6x2.3x2.6

11
III. TỔNG QUAN

Tổng quan về hệ thống thủy lực:

Hệ thống thuỷ lực là dạng truyền động dùng dầu thủy lực tạo ra áp lực được sử
dụng nhiều trong ngành chế tạo máy, cơ giới, hàng không, tàu thủy và các ứng
dụng khác trong công nghiệp lắp ráp. Ngoài ra, công nghệ thuỷ lực còn được ứng
dụng trong một số lĩnh vực đặc biệt khác như hàng hải, khai thác hầm mỏ, công
nghiệp năng, máy thu hoạch nông nghiệp, hệ thống robot nặng …

Các ứng dụng cơ bản của thuỷ lực:

 Thiết bị thuỷ lực tự hành (Mobile hydraulics): di chuyển bằng bánh xe


hoặc đường ray. Phần lớn trong số này có đặc trưng là thường sử dụng
các van được điều khiển bằng tay (monoblock valve) chủ yếu các dạng xe
cơ giới, khai khoáng, thu hoạch nông nghiệp, hàng hải …

 Thiết bị thuỷ lực cố định (industrial hydraulics): làm việc ở một vị trí cố
định, do đó thường sử dụng các motor điện kết hộp các loại bơm thủy lực
và các van điện từ kết hợp với các thiết bị điều khiển điện- điện tử dùng
chủ yếu cho các loại máy móc công nghiệp tự động, các dây chuyền sản
xuất, các máy chấn, ép, trộn, cắt…

Cấu trúc của hệ thống thủy lực

Sơ đồ mô tả cấu trúc của một hệ thống thủy lực được biểu diễn:

 Khối nguồn thủy lực (Power supply section): thực chất là một bộ biến đổi
năng lượng ( Điện – cơ – thủy lực). Khối nguồn thủy lực gồm: Động cơ

12
điện; bơm thủy lực; các van an toàn; bể chứa dầu; cơ cấu chỉ thị áp suất,
lưu lượng…

 Khối điều khiển dòng thủy lực (Power control section ) .Ví dụ các van:
Van đảo chiều; van tiết lưu; van áp suất; van một chiều…

 Các cơ cấu chấp hành (drive section) như: các xilanh (cylinders), các
động cơ thủy lực (Hydro-motors)

Bộ nguồn thủy lực

Một bộ nguồn thủy lực đơn giản bao gồm:

 Bơm thủy lực (Hydraulic Pump) được truyền động bởi động cơ điện (M)
Motor

 Bộ điều chỉnh áp suất ( Relief valve) nhằm bảo vệ bơm

 Dụng cụ chỉ thị các thông số, ví dụ chỉ thị áp suất( Pressure gauge)

 Thùng dầu (Tank)

 Cổng ra P; cổng hồi dầu T

IV. YÊU CẦU KỸ THUẬT

Lực chấn: 100 tấn


Chiều dài chấn: 3000 mm
Hành trình chấn: 300 mm
Chiều dày chấn: 4 mm
Số piston xylanh: 2 (đường kính piston 200mm, đường kính cần 140mm)
Vận tốc không tải v1: 5m/min
Vận tốc chấn v2 : 10mm/s

13
Vận tốc lùi về v3: 6m/min

V. PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ:


1. Phương án thứ nhất:
Sử dụng mạch có một bơm để cung cấp lưu lượng cho toàn bộ mạch, sử dụng
van tiết lưu để hạn chế lưu lượng chảy vào xylanh để tạo ra những lưu lượng khác
nhau làm cho vận tốc khác nhau.
Mạch:

14
Tuy nhiên, chúng em không dùng phương pháp này bởi vì khi dòng lưu chất chảy
qua van tiết lưu sẽ gây ra một sự hao phí rất lớn, gây ra hao phí năng lượng, giảm năng
suất của máy.
2. Phương án thứ hai
Sử dụng mạch có hai bơm, một bơm lớn để cung cấp lưu lượng lớn để giúp
cho xylanh xuống nhanh, một bơm nhỏ cung cấp áp lực lớn, lưu lượng nhỏ để giúp
cho xylanh xuống chậm trong quá trình chấn.
Mạch:

15
Mạch sử dụng van 3 cửa bốn vị trí, van chia lưu lượng để vào xylanh để giúp
cho 2 xylanh đi xuống đều hơn, khi dầu từ bên buồng này rò rỉ qua buồng bên kia thì
mạch cũng đã có thiết bị để giúp cân bằng lại 2 xylanh.

VI. TÍNH TOÁN LỰC CHẤN


1) Phương pháp tra bảng

Trong bảng tra này, ta xác định vật liệu cứng nhất của tấm kim loại khi chấn là Thép
C45 với giới hạn bền là 𝜎𝑏 = 450 𝑀𝑃𝑎 và tính trên 1 mét chiều dài.
Các đại lượng cần thiết cho thông số khi chấn:
P: Lực chấn
S: Bề dày tấm kim loại
V: Độ mở của khuôn dập chữ V
B: Chiều rộng tối thiểu của mép chấn
R: Bán kính trong của tấm kim loại sau khi chấn

16
Khi đó ta chọn độ mở của khuôn dập chữ V tương ứng với chiều dày tấm kim
loại thông qua công thức trong bảng số liệu sau:

Bán kính cong R chọn theo bảng để đảm bảo bền cho tấm kim loại:

Bề dày tấm kim loại S (mm)


Sức bền
tối thiểu <1 >1…1,5 >1,5…2,5 >2,5…3 >3…4
(MPa)
Bán kính uốn tối thiểu R (mm)
380 - 490
1,2 2 3 4 6
MPa

17
2) Áp dụng công thức
650×𝑆 2 ×𝐿
𝑃= (1)
𝑉
2.1 Biểu thức 1:
Ứng suất bền của vật liệu dùng trong công thức (1) là 𝜎𝑏 = 450 𝑀𝑃𝑎
P: Lực đầu ra của dao chấn
S: Bề dày tấm kim loại chấn
L: Chiều dài của tấm kim loại cần chấn
V: Độ mở của khuôn dập chữ V
Ví dụ:
Một tấm kim loại có bề dày 𝑆 = 4 𝑚𝑚 và chiều dài 𝐿 = 3 𝑚 và 𝜎𝑏 = 450 𝑀𝑃𝑎
suy ra 𝑉 = 𝑆. 8 = 32 . Vì thế lực đầu ra của dao chấn sẽ là
650×42 ×3
𝑃= = 99,5 𝑡ấ𝑛
32

2.2 Biểu thức 2:

1,42 × 𝜎𝑏 × 𝑆 2 × 𝐿
𝑃=
𝑉
Vẫn giữ nguyên giới hạn bền vật liệu 𝜎𝑏 = 450 𝑀𝑃𝑎
P: Lực đầu ra của dao chấn
S: Bề dày tấm kim loại chấn
L: Chiều dài của tấm kim loại cần chấn
V: Độ mở của khuôn dập chữ V
Ví dụ:

Một tấm kim loại có bề dày 𝑆 = 4 𝑚𝑚 và chiều dài 𝐿 = 3 𝑚 và 𝜎𝑏 = 450 𝑀𝑃𝑎


suy ra 𝑉 = 𝑆. 8 = 32 . Vì thế lực đầu ra của dao chấn sẽ là

1,42×450×42 ×3
𝑃= = 96 𝑡ấ𝑛
32

Từ hai công thức (1) và (2) ta có thể chọn để tính toán kim loại tấm cần chấn với
những loại vật liệu khác nhau.

Chọn lực bằng 100t => mỗi xylanh cần chịu một lực bằng 50t

18
VII. THIẾT KẾ XYLANH:
 Tính đường kính piston

Lực = 50t

Áp suất lớn nhất = 210 bar

Hiệu suất (η) xylanh = 0.9

Diện tích piston được tính theo công thức:

F*g 50 *103 * 9.81


A= = = 0.026(m2)
Pmax * 210 *105 * 0.9

D 2
A
4

4
=> D = 0.026 * = 0.182 m = 182mm

 Đường kính cần xylanh (Tính toán diện tích theo độ ổn định)

Lực = 50t

Hành trình Lh: 300mm

Chiều dài cần: 1300mm

 2 EJ  3 Ed 4
K 
L2 64L2
K = F*S

Trong đó: - F- giới hạn tải (kg) (theo công thức tính là 50 tấn)

- E - mođun đàn hồi của vật liệu (kg/cm2) (2.1 x 106 kg/cm2 đối với thép)

- S - Hệ số an toàn, lấy bằng 3.5

19
- J - Mô-men quán tính của cần (cm4) (πd4/64 với d là đường kính cần)

- L - chiều dài quy ước, phụ thuộc vào cách gá đặt xy lanh

Ở máy chấn này, ta chọn phương pháp gá đặt của hình A => L = Lh*0.7 = 1300*0.7

= 910mm = 91 cm

Thay số vào công thức

K = F*S = 50000*3.5 = 175000 Kg

4
64 * L2 * K 64 * 912 *175000
d = = = 1424,4 (cm4)
3 *E  3 * 2.1*106
=> d = 6,1 cm = 61 mm

Theo tiêu chuẩn của TCVN và phù hợp với các sản phẩm trên thị trường, xy lanh
được chọn có kích thước

- Đường kính piston = 200mm

- Đường kính cần = 120mm

 Với xylanh này, áp suất cần cung cấp để tạo ra lực 50t là

F*g 50000 * 9.81


P= = = 165*105 (N/m2) = 165 (bar) = 16.5 (MPa)
 
* D 2 * 2
* 0.20 * 0.9
4 4

 Tính toán lưu lượng cần cung cấp

Vận tốc mong muốn

20
V1 = 5m/min (xuống không tải)

V2 = 10mm/s (vận tốc chấn)

 Lưu lượng để cấp cho xy lanh có được vận tốc 5m/min

QE = A*v

 200 2 5
= *( ) *
4 1000 60

= 0.0026 m3/s

= 0.0026*60*1000 = 156 (l/min)

 Lưu lượng để cấp cho xylanh có được vận tốc 10mm/s

Q = Ac*v

 200 2
= *( ) *10*10-3
4 1000

=18,85 (l/min)

 Vận tốc khi xylanh đi về

QE
v
Aa
0,0026
  0,102m / s  6,1(m / min)
200 2 120 2
( ) ( )
1000 1000
 Lựa chọn xylanh

Chọn xylanh thuộc series AMB1 của hãng AMEC (theo tiêu chuẩn ISO 6020-2)

 Cấu tạo

21
 Tính năng và đặc điểm

22
 Xi lanh kết cấu bắt bulong, gia công các chi tiết trên máy CNC có độ chính xác cao,
phù hợp cho việc đóng các máy công cụ, các ứng dụng đòi hỏi độ chính xác cao.

 Đường kính ống xi lanh ØAL (Piston): 40 ÷ 200 mm.

 Đường kính cần xi lanh ØS (Piston rod): 20 ÷ 140 mm.

 Hành trình xi lanh ST Max(Stroke length): 1000 mm.

 Áp suất làm việc lớn nhất tới 4 (Max working pressure): 210 Bar.

 Tốc độ làm việc max (Speed): 0,5 m/s

 Tiêu chuẩn ống xi lanh:

Xuất xứ: Italy.

Tiêu chuẩn sản xuất: EN 10305-1 (tương đương DIN 2391).

Sai số độ dày ống: ± 7,5%.

Dung sai đường kính trong ống: ISO H8.

Độ bóng bề mặt làm việc: Ra < 0,2 µm // Rt < 3 µm.

 Tiêu chuẩn cần xi lanh:

Xuất xứ: Italy.

Bề dày lớp mạ Chrome: 20 ÷ 50 µm

Dung sai đường kính cần: ISO f7

Độ bóng bề mặt: Ra < 0,2 µm; Rt < 3 µm

Đạt thử nghiệm 200 giờ với nước biển

 Lựa chọn kiểu xylanh (AMB1/MX1/TS-200/120-300M44E3L)

23
Đây là xylanh 1 đầu cần - có bulong kéo dài ở hai đầu - đầu cần lắp ren - ren kết
nối đường ống dầu là hệ mét - đường kính ống xylanh là 200mm- đường kính cần là
120mm- hành trình 300mm- vị trí đường dầu ra và vào ở vị trí 4 (1) - Có giảm chấn cho
xylanh ở hai đầu - có sử dụng gioăng xi lanh giảm ma sát
(1)

(nhìn theo huớng từ đầu cần xylanh)

24
Thông số

*Kích thước trong bản vẽ là mm

Đầu ra

 Xylanh có kích thước piston 200mm, đường kính cần 120 mm

 Vận tốc v1=5 m/min

 Vận tốc v2=10 mm/s

 Vận tốc v3=6.1 m/min

 Lưu lượng cần cấp lúc chạy không tải 156l/min

 Lưu lượng lúc chấn 19l/min

 Áp suất làm việc : 16,5MPa

25
VIII. THIẾT KẾ MẠCH THỦY LỰC

26
 Biểu đồ V-t, P-t

27
IX. THIẾT KẾ VAN

Chọn áp suất hệ thống bằng 16,5 Mpa và lưu lượng 2 xylanh 156x2=312 l/phút
nên chọn loại valve DSHG-06

28
Chọn van 4 cửa 3 vị trí 3C5 dùng điện AC

Model number DSHG-06-3C5

Giảm áp suất cùa van DSHG-06

Ở lưu lượng 37,6 lít/ phút khi chấn:

Van loại 5 mở rộng xylanh khi chấn dòng chảy từ P-B: tổn thất 0Mpa, từ A-T tổn thất 0
Mpa

Tổng cộng khi xylanh nở ra khi chấn tổn thất 0 Mpa

Ở lưu lượng 312 lít/ phút khi xylanh nở ra và chưa chấn:

Van loại 5 xylanh nở khi dòng chảy từ P-B: tổn thất 0,4 Mpa, từ A-T tổn thất 0,2 Mpa

29
Tổng cộng 0,6 khi xylanh nở ra và không chấn

Van DSHG 06

Van 1 chiều:

Chọn van 1 chiều CRT-10-35

30
Độ tổn thất khi xylanh nở ra và không chấn có lưu lượng 312 l/phút là 0,9x2 van 1
chiều=1,8 Mpa

Ở lưu lượng 37,6 lít/ phút khi chấn: tổn thất 0,4 MPa

Chọn van 1 chiều của YuKen

Bộ chia lưu lượng chọn series 400 PR418 của công ty Power Hydraulik

31
Độ sụt áp 10-15 bar chọn độ sụt áp 15 bar= 1,5 MPa

32
Van an toàn kết hợp van xả tải cho bơm lưu lượng lớn:

Chọn van BSG-10 với lưu lượng tối đa 400 l/ phút

Chọn loại 2B2B

33
Van an toàn cho mạch:

Chọn van BT/BG lưu lượng tối đa 400 L/p

Chọn van làm đồng bộ xylanh ở cuối hành trình

Tổn thất

34
lưu lượng qua mỗi van 18 l/p nên tổn thất 0,4 Mpa mỗi van tổng 0,8 MPa

X. CHỌN ỐNG DẦU


Để có được dòng chảy tầng, vận tốc dầu trong các ống dẫn thường được thiết kế có giá trị
là 4m/s. Lưu lượng trong máy chấn là 312 l/min = 5,2 l/s. Vậy tiết diện ống dẫn cho mạch
là:

Q 5200
S   11cm 2
v 400

=> đường kính ống dẫn là: d = 37.5mm. Theo catalog các ống dẫn theo tiêu chuẩn ta
chọn ống có đường kính là 1-1/2’’ (38,1mm) với tiết diện là s = 11.4cm2

35
Vận tốc dầu trong ống dẫn khi đó là

Q 5200
v   657,4cm / s  6,6m / s
s 7,91

Hệ số Reynolds là

vd 6,6 * 0,032
Re    7040 => dòng chảy tầng
v 30 *10 6

Hệ số mất áp trên ống dẫn là

64 64
   0.01
Re 7040

Giả sử trên toàn mạch, chiều dài của ống dây dẫn là 15m thì độ mất áp trong ống
dẫn là

L v 2 20 900 * 6,62
P   .  0.01* .  103168Pa  0.1MPa
D 2 0.038 2

Từ những thông số trên ta chọn loại sản phẩm

Chọn loại SAE 100 R2 AT / EN 853 2SN

Xuất xứ : KOMAN - KOREA

ỐNG THỦY LỰC MỘT LỚP THÉP (SAE 100 R2AT / 1SN DIN EN 853)

- Ống cao su tổng hợp chống lại sự ăn mòn của môi trường và dầu

- Ống 2 lớp thép có độ bền cao với lớp bảo vệ bên ngoài

- Nhiệt độ làm việc: -40 ºC - +100 ºC (-40 ºF + 212 ºF)

- Đường kính lỗ trong ống: Ø31.7 mm (1-1/4’’)

- Đường kính ngoài ống: Ø43.5 mm

- Áp suất làm việc max: 173 bar

36
- Ứng dụng: Hệ thống thủy lực, Xe Cơ giới,.…

Thông số kỹ thuật

XI. LỰA CHỌN ỐNG NỐI

Đầu nối từ ống dầu Đầu nối vào thiết bị Số lượng

Nối từ 1-1/2 Nối vào xylanh 1-1/4 4

37
Nối từ 1-1/2 Nối vào đế van

Nối từ 1-1/2

Nối từ 1-1/2

Nên ta chọn loại ống nối có mã 0688-20-20

Đặc tính kỹ thuật

38
XII. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG BỂ VÀ LỌC DẦU
1. Bể chứa dầu (Tanks)

Yêu cầu của máy chấn thủy lực:

Cung cấp dầu liên tục cho chu trình kín của máy chấn.
Làm mát hệ thống, giải tỏa nhiệt sinh ra trong quá trình làm việc.
Lắng đọng chất cặn trong dầu thủy lực trong hệ thống.

Tách nước cho dầu khi dầu ở nhiệt độ cao.

Trong đó : 1 - Động cơ điện 6 - Khoang xả


2 - Ống nén 7 - Mắt thăm dầu
3 - Bộ lọc dầu 8 - Nắp chăm dầu
4 - Khoang hút 9 - Ống xả dầu về bể

5 - Vách ngăn

Công dụng:

39
Bể dầu được màng lọc (5) ngăn thành hai ngăn. Khi hệ thống vận hành, động
cơ (1) bơm dầu làm việc, dầu được hút lên vào bộ lọc dầu (3) cho hệ thống điều
khiển và khi hồi về thì dầu đi vào ngăn (6)

Dầu thường được đổ vào bể qua nắp (8) được bố trí trên nắp bể và gần ống
xả (9). Khi làm việc một thời gian ta cần kiểm tra mức dầu bằng mắt thăm dầu (7).
Dầu cung cấp cho hệ thống điều khiển được đảm bảo sạch nhờ các màng lọc và bộ
lọc dầu.

Sau một thời gian làm việc bộ lọc cần định kỳ tháo rửa sạch hoặc thay mới,
vệ sinh các chất cặn lắng đọng dưới đáy bể chứa dầu. Trên đường ống cấp dầu (sau
khi qua bơm) người ta gắn vào một van tràn đều để đảm bảo an toàn cho đường ống
cấp dầu cũng như điều chỉnh áp suất phù hợp.

2. Tính toán kích thước cho bể dầu

Vì bể dầu của máy chấn là bể dầu cố định nên ta chọn theo công thức:

V = (3 ÷ 5) 𝑄𝑣

Trong đó : 𝑉 _Thể tích bể dầu (lít)

𝑄𝑣 _Lưu lượng dầu cấp cho hệ thống (lít/phút)

Theo công thức ta chọn V = (3 ÷ 5) 𝑄𝑣 = 4*312 = 1248 lít

3. Thiết kế bộ lọc dầu

Yêu cầu kĩ thuật :

Lọc cặn bẩn, tránh mài mòn hỏng hóc, tắc nghẽn do thiết bị thủy lực của máy.
Trong quá trình làm việc, dầu không tránh khỏi bị nhiễm bẩn do các chất bẩn từ
bên ngoài vào, hoặc do bản thân dầu tạo nên. Những chất bẩn ấy sẽ làm kẹt các
khe hở, các tiết diện chảy có kích thước nhỏ trong các cơ cấu dầu ép, gây nên

40
những trở ngại,hư hỏng bên trong các hoạt động của hệ thống. Do đó trong các
hệ thống dầu ép đều dùng bộ lọc để ngăn ngừa chất bẩn thâm nhập vào bên trong
các cơ cấu, phần tử dầu ép.

Theo yêu cầu kĩ thuật và đường kính đai ốc bộ lọc dầu ta chọn

Model MF - 12

41
XIII. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BƠM
Lưu lượng lớn nhất 312 lít / phút chọn series bơm PV2R24A/34A

42
Công suất đầu vào và áp suất, lưu lượng đầu ra thực tế

Tổng tổn thất áp suất khi nở rộng xylanh và không chấn là:

ΔP= ΔPvan chia+ ΔPvan 1 chiều+ ΔPvan phân phối + ΔPống dầu =1,5+1,8+0,6+0,1=4 MPa

Tổng tổn thất áp suất khi nở rộng xylanh và chấn là:

ΔP = ΔPvan chia+ ΔPvan 1 chiều =1,5+0,4=1,9 MPa

43
Bơm nhỏ 26 cm3/vòng có áp suất 21 Mpa lưu lượng 40 l/p

Bơm lớn 193 cm3/vòng có áp suất 6 Mpa lưu lượng 290 l/p tổng lưu lượng khi cả 2 cùng
bơm 330 l/p

Bơm đôi yuken

44
XIV. LỰA CHỌN ĐỘNG CƠ

Với thông số của bơm được chọn ở trên, ta chọn động cơ điện siemens 1LA5 220-4AA
với công suất 37 kW số vòng quay 1470 vòng /phút.

45
Motor điện SIEMENS điện áp 3 pha (220V - 380V) có thể lắp đặt theo nhiều kiểu như
sao, tam giác, kết hợp sao - tam giác dễ dàng đấu nối và lắp đặt. Sản phẩm đều đạt chất
lượng, độ an toàn cao, hiệu suất làm việc ổn định, tuổi thọ lâu dài.

46
XV. THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN

47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] : Power Hydrulics - Michael J. Pinches, John G. Ashby - Automation
Advisory Service, Faculty of Technology, Sheffield City Polytechnic, UK
[2] : Công nghệ thủy lực - Lê Thể Tuyển - Nhà xuất bản đại học quốc gia
Tp.HCM

48

You might also like