You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN CƠ KHÍ


BÁO CÁO MÔN HỌC


THIẾT KẾ MÁY THEO NGUYÊN TẮC MODUN HÓA
Đề tài : tính toán vít me đai ốc bi

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS LÊ GIANG NAM

Nhóm sinh viên thực hiện :


Đoàn Mạnh Anh MSSV : 20120013
Huỳnh Minh Anh MSSV : 20120023
Nguyễn Văn Tuấn MSSV : 20169527

1
MỤC LỤC

I. TỔNG QUAN VỀ VÍT ME ĐAI ỐC BI…………………………………3


1. Cấu tạo………………………………………………………………...3
2. Nguyên lý hoạt động………………………………………………….4
3. Profin ren và vật liệu vít đai ốc…………………………………….…4
4. Ưu nhược điểm của vít me đai ốc……………………………………..5
5. Các dạng hỏng của vít me đai ốc bi…………………………………...5
II. TÍNH TOÁN VIT ME ĐAI ỐC BI………………………………………6
1. Thông số đầu vào và điều kiện ban đầu………………………………6
2. Trình tự tính chọn …………………………………………………….7

2
TÍNH TOÁN VÍT ME ĐAI ỐC BI

I. Tổng quan về vít me đai ốc bi


1. Cấu tạo

Trong hầu hết các cơ cấu truyền động cơ khí để giảm ma sát,
tăng hiệu suất truyền động, nâng cao được độ chính xác và đặc biệt
là trên các cơ cấu máy điều khiển số CNC, người ta thường dùng cơ
cấu truyền động vít me - đai ốc bi để biến đổi chuyển động quay của
động cơ thành chuyển động tịnh tiến

Bộ truyền vít me đai ốc bi có kết cấu đa dạng nhưng chúng đều có cấu tạo
chung như sau

Vít me đai ốc bi không có vòng căng điều chỉnh

3
Vít me đai ốc bi có vòng căng điều chỉnh

Các viên bi nằm trong rãnh xoắn của vít và đai ốc ,vận tốc di chuyển của các
viên bi này khác với vận tốc di chuyển của vít và đai ốc vì vậy để đảm bảo sự
tuần hoàn liên tục của các viên bi 2 đầu của đoạn ren làm việc được nối với rãnh
hồi bi .

2. Nguyên lý hoạt động

Thêm clip mô phỏng chuyển động của vít me đai ốc bi

Vít me đai ốc bi biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến và
ngược lại . Trong các máy CNC thường biến đổi chuyển động quay của động cơ
thành chuyển động tịnh tiến của đai ốc thông qua bi để dịch chuyển bàn máy .

3. Profin ren và vật liệu vít đai ốc

4
a : profin ren tam giác b : profin ren tròn c : profin ren tròn có rãnh

các dạng profin ren

Để giảm ma sát , bán kính rãnh lăn r1 của đai ốc cần phải lớn hơn bán kính của
bi : + khi đường kình bi d b ≤ 8mm lấy r1=0.51 d b

+ khi đường kính d b > 8mm lấy r1=0.53 d b

Mặt làm việc của cơ cấu vít bi cần được tôi đến độ rắn HRC 60 hoặc lớn
hơn . Vít đc chế tạo từ thép crom- vonfram – mangan (CrWMn) và
7CrMn2WMo tôi thể tích từ thép crom- molipden- vonfram-vanad
20Cr3MoWV thấm ni tơ . Với đai ốc dùng vật liệu : thép 18CrMnTi và 12CrNi3
hoặc 12CrNi4 chất lượng cao

4. Ưu nhược điểm của vít me đai ốc bi

Ưu điểm :

 Khắc phục độ rơ của khớp ren , nâng cao được độ chính xác để biến
đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến
 Tổn thất ma sát bé , hiệu suất bộ truyền đạt lớn 0.9 so với vít me đai
ốc trượt là 0.2 - 0.4
 Ma sát tĩnh bé nên chuyển động êm , gần như độc lập hoàn toàn với
lực ma sát

5
Nhược điểm :

 Khó chế tạo , hiện trong nước chưa có nơi nào sản xuất được bộ
truyền vít me đai ốc bi
 Trên thế giới có nhiều hãng sản xuất nhưng chi cung cấp phương
pháp tính chọn vít me theo các sản phẩm của mỗi hãng mà không
cung cấp tài liệu đi vào nghiên cứu tính toán lý thuyết và tính thiết kế
trên cơ sở ứng suất và tuổi thọ .
5. Các dạng hỏng của vít me đai ốc bi

Trong truyền động vít me đai ốc bi khi làm việc thường gặp một số dạng
hỏng sau :

 Biến dạng bề mặt làm việc : do chịu tải trọng va đập hoặc tải trọng
tĩnh quá lớn .
 Tróc vì mỏi bề mặt làm việc : do chịu ứng suất tiếp xúc thay đổi khi số
chu kì thay đổi ứng suất đạt trị số đủ lớn trên bề mặt tiếp xúc ( của bi
hay rãnh lăn trên trục vít và đai ốc ) sinh ra những vết nứt rồi phát
triển thành tróc .
 Mòn rãnh vít và bi : xảy ra khi bề mặt làm việc không được bôi trơn
và giữ sạch .
 Vỡ bi : xảy ra khi bị quá tải do va đập hoặc chấn động .
 Trục vít me bị mất ổn đinh : xảy ra đối với trục vít me dài , dấn đến
trục vít me bị uốn làm ảnh hưởng xấu đến sự tiếp xúc của bi với các
rãnh lăn.
 Biến dạng xoắn hoặc kéo nén khi chịu tải lớn .

Với các dạng hỏng như trên thì để truyền độn vít me đc thiết kế đảm bảo độ
bền ổn định và tuổi thọ cần tính toán về :

6
 Tính khả năng tải động : nhằm ngăn ngừa các dạng hỏng bề mặt như
tróc và mòn
 Dộ ổn định : đề phòng trục mất ổn định gây uống trục vít me
 Theo khả năng tải tĩnh : đề phòng biến dạng của con lăn và rãnh lăn

II. Tính toán vít me đai ốc bi


1. Thông số đầu vào và điệu kiện ban đầu .

Phương pháp tính chọn căn cứ vào khả năng tải động của bộ truyền vít me bi
nhằm lựa chọn bộ truyền đã được chế tạo sẵn đảm bảo khả năng làm việc và
yêu cầu đặt ra .

Các tính toán trong bài này được thực hiện với điều kiện :

 Tính với rãnh lăn tiết diện tròn .


 Đai ốc đơn hoặc kép .
 Coi lực dọc trục đặt đúng tâm .
 Bộ truyền làm việc biến chuyển động quay của trục vít me thành
chuyển động tịnh tiến của đai ốc

Các kích thước hình học cơ bản được mô tả dưới hình

7
Các số liệu cần thiết thường dùng để thiết kế :

 Fa (N) : lưc dọc trục tác dụng lên đai ốc


 T (Nmm) : mô men xoắn tác dụng lên trục vit me .
 L (mm) : chiều dài làm việc của bộ truyền động vít me
 v (m/s) : vận tốc di chuyển của đai ốc .
 n (vong/phút ) :số vòng quay của trục vít me .
 Lh (h) : thời hạn làm việc tính theo giờ .
 Sơ đồ bố trí trục vít me , điều kiện làm việc …

2. Trình tự tính chọn


 Bước 1 : chọn vật liệu => độ rắn HB , hệ số an toàn khi tính về tiếp xúc
SH , σch, σHlim0 . Chọn giới hạn bền xoắn cho phép [ τ ]= 8 ÷ 25MPa

 Bước 2 : Xác định Fa ( hoặc T) và n theo công thức 

F1: lực dọc trục tồn tại trong thời gian t1 của chu kỳ.
F2: lực dọc trục tồn tại trong thời gian t2 của chu kỳ
n1: Vận tốc của trục vít me bi trong thời gian t1 của chu kỳ
n2: Vận tốc của trục vít me bi trong thời gian t2 của chu kỳ
Fa là lực dọc trục tác dụng lên đai ốc, T là mô men xoắn tác dụng lên trục vit
me

 Bước 3 : Xác định sơ bộ đường kính trong d1

8
Với [σk ] là ứng suất kéo cho phép [σk ]= σch /3

 Bước 4 : tính đường kính mặt trụ chia trung bình Do = (1+ kb1)d1 và chọn
các giá trị cho tiêu chuẩn theo bảng catalog của nhà sản xuất .

 Bước 5 : tính khả năng tải ddojongj của bộ truyền Cd :


Cd = Q . L1/p
 Cd : khả năng tải động tính toán của trục vit me (kN).
 Q : tải trọng tương đương được tính theo lực dọc trục (kN).
 L : tuổi thọ của trục vit me , tính bằng triệu chu kì chịu tải .
 q : bậc đường cong mỏi tính theo tải trong tương đương .
về lý thuyết thì tiếp xúc giữa bi và trục vít me là tiếp xúc điểm nên q =3
Cd=Q.L1/3
Tải trọng tương đương Q được tính theo công thức:
Q=Fa kF
kF : hệ số tải trọng. Nếu Qq .L=const, kF được xác định:
 kF = 1,0 – 1,2 : với tải trọng không có sự va chạm
 kF = 1,2 – 1,3 : với tải trọng có sự va chạm
 kF = 1,3 – 1,5 : với tải trọng có sự va chạm mạnh và thường xuyên
tuổi thọ L của trục vít me được tính theo số giờ làm việc như sau :
L = 60.10 -6 .Lh.n
 Lh : số giờ làm việc của trục vít me tính bằng giờ
 N : số vòng quay của trục vít me ( vòng / phút)

9
 Bước 6 : Dựa vào vào d1và Cd tra bảng catalog của nhà sản xuất ta chọn
được các thông số cơ bản của vit me đai ốc bi thỏa mãn điều kiện :
Cd ≤ Ca
Với Ca là khả năng tải động cho phép của bộ truyền động vit me bi Ca được
xác định bằng thí nghiệm với từng loại và từng kích thước của bộ truyền động .
Nếu không đảm bảo , tăng d1 và quay trở lại bước 5.
 Bước 7 : xác định các thông số cơ bản
Tra bảng ta có
 Bước vít p
 Đường kính trung bình d

Đồ thị xác định quan hệ của nv theo Fa


Trên cơ sở đó giả thiết góc tiếp xúc giữa bi với trục vit me và bi với đai ốc là
α=450, xác định được các thông số cơ bản của trục vít me với đai ốc bi:
Số vòng ren làm việc nv: có thể được xác định theo lực dọc Fa , dựa vào đồ thị
hoặc để đảm bảo Kz≤ 2, có quan hệ:
Nv = 12.10-5 .Fa +1,9
Trong đó: Kz hệ số phân bố tải trọng không đều trên các bi
 Chọn hệ số quan hệ :
- kb1 : hệ số quan hệ giữa đường kính bi do và đường kính mặt trụ
qua đáy ren vít :

10
kb1 = db/d1 = 0.08 ÷ 0.2
- kpd : hệ số quan hệ giữa bược vít P và đường kính bi db :
kpd = p/db = 1,1 ÷ 0.2
- krb : hệ số quan hệ giữa bán kính rãnh lăn r1 và đường kính bi db
krb = r1 /db = 0.51 ÷ 0.53
 đường kính bi : db = kpd . p => chọn db =. Tính lại kpd = p/dp
 bán kính rãnh lăn : r1 = krb . db => chọn r1 => tính lại kpd =r1 /db
 số bi làm việc :

 góc vít :

 chiều cao profin ren : h = (do – d1 ) / 2

 Bước 8: Tính kiểm nghiệm


 Tính kiểm nghiệm độ ổn định được tính theo công thức sau đối với các
trục vít me dài để tránh vít me bị uốn dọc truc

11
Với a, b là hệ số thực nghiệm phụ thuộc vào vật liệu làm trục vit me bi
- Khi λ≤60 thì không cần kiểm nghiệm về độ ổn định
+) Tính kiểm nghiệm khả năng tải tĩnh , đối với các trục vít me quay chậm đề
phòng con lăn bị biến dạng quá lớn hay bị vỡ theo điều kiện :

12
Với [σHmax] là ứng xuất tiếp xúc quá tải cho phép [σHmax] = 3000MPa
σHmax là ứng suất tiếp xúc lớn nhất xuất hiện trên bề mặt.
Bước 9: Thiếp kế kết cấu .

Bảng catalog của một số nhà sản xuất vít me bi:

13
14

You might also like