You are on page 1of 81

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT HÀ NỘI

BỘ MÔN KĨ THUẬT CƠ KHÍ

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


ĐỀ TÀI : TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THỦY LỰC CỦA
MÁY ÉP KIM LOẠI 300 TẤN

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thế Anh


Lớp : Máy và Tự Động Thủy Khí , K58
Ngành : Máy và Tự Động Thủy Khí
Giáo viên hướng dẫn : TS.Nguyễn Văn Lại

Hà Nội – 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH MỎ - ĐỊA CHẤT HÀ NỘI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------------------------

ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Họ và tên: Nguyễn Thế Anh


MSV: 1321060009
Khoa: Cơ Điện
Ngành: Máy và Tự Động Thủy Khí
Lớp: Máy và Tự Động Thủy Khí K58
Email: theanh0519@gmail.com
Đồ án được thực hiện tại : Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Hà Nội

Các bản vẽ và đồ thị : 6 bản vẽ A0 gồm:


- Sơ đồ nguyên lý hệ thống
- Bản vẽ khung máy ép 300 tấn
- Bản vẽ bơm piston
- Bản vẽ xylanh máy ép
- Bản vẽ chi tiết cần piston xylanh
- Bản vẽ quy trình công nghệ chế tạo cần piston xylanh.

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn về mức độ hoàn thành và cho phép bảo vệ.
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Hà nội, ngày.....tháng......năm 2018
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PHẦN 1 - CÁC TRANG ĐẦU
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Kĩ Thuật
Cơ Khí đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đồ án. Đồng thời tôi
cũng gửi lời cảm ơn đến giáo viên hướng dẫn thầy Th.s Nguyễn Văn
Lại, các nhân viên trong phòng kỹ thuật của nhà máy cơ khí MTS đã
giúp đỡ tôi hoàn thành Đồ án này.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản đồ án này do tôi tự tính toán, thiết kế và nghiên cứu
dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS.Nguyễn Văn Lại.
Để hoàn thành đồ án này tôi chỉ sử dụng những tài liệu đã ghi trong mục tài
liệu tham khảo, ngoài ra không sử dụng bất cứ tài liệu nào khác mà không được
ghi.
Nếu sai, tôi xin chịu mọi hình thức kỉ luật theo quy định.

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thế Anh

I
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MÁY ÉP THỦY LỰC ................................. 2
1.1. Khái niệm, công dụng và phạm vi sử dụng................................................ 2
1.1.1. Khái niệm máy ép thủy lực ...................................................................... 2
1.1.2. Cấu tạo và Công dụng của máy ép thủy lực ........................................... 2
1.2. Phạm vi sử dụng ........................................................................................... 3
1.3. Phân loại máy ép thủy lực ........................................................................... 7
1.3.1. Phân loại theo lực ép ................................................................................. 7
1.3.2. Theo phương pháp dẫn động ................................................................... 7
1.3.3. Phân loại theo chức năng công nghệ ....................................................... 7
1.3.4. Phân loại theo hình dạng khung máy ...................................................... 9
1.4. Ưu nhược điểm của máy ép thủy lực........................................................ 10
1.4.1. Ưu điểm .................................................................................................... 10
1.4.2. Nhược điểm .............................................................................................. 11
1.5. Các phương pháp để điều chỉnh điều khiển ............................................ 11
1.6. Nhiệm vụ của đồ án tốt nghiệp.................................................................. 11
1.6.1. Ưu điểm của máy ép đã chọn ................................................................. 11
1.6.2. Nhược điểm .............................................................................................. 12
1.7. Phương án thiết kế ..................................................................................... 12
1.8. Đánh giá khả năng ứng dụng máy ép của công ty TNHH MTS ............ 13
CHƯƠNG 2. TÍNH TOÁN THÔNG SỐ VÀ LỰA CHỌN PHẦN TỬ CỦA
HỆ THỐNG THỦY LỰC ................................................................................. 14
2.1.Xây dựng sơ đồ mạch thủy lực................................................................... 16
2.1.1.Yêu cầu kĩ thuật........................................................................................ 16
2.1.2 . Xây dựng sơ đồ mạch thủy lực.............................................................. 17
2.1.3 . Nguyên lí hoạt động của mạch .............................................................. 18
2.2. Tính toán sơ bộ các thông số của hệ thống thủy lực ............................... 20
2.2.1. Lựa chọn áp suất danh nghĩa cho hệ truyền động thủy lực thể tích .. 20

II
2.2.2. Tính toán các thông số của cơ cấu chấp hành thủy lực ....................... 20
2.2.3. Lựa chọn dầu thủy lực ............................................................................ 22
2.2.4. Tính toán các thông số và lựa chọn động cơ điện ................................ 23
2.2.5. Tính toán các thông số và lựa chọn thiết bị - điều chỉnh thủy lực...... 24
2.2.5.1. Tính toán và lựa chọn van phân phối................................................. 24
2.2.5.2. Chọn van an toàn ................................................................................. 25
2.2.5.3. Chọn van điều chỉnh áp suất ............................................................... 26
2.2.5.4. Chọn van logic ...................................................................................... 27
2.2.5.5. Chọn van tiết lưu .................................................................................. 28
2.2.5.6. Chọn rơle áp suất ................................................................................. 28
2.2.5.7. Chọn đồng hồ đo áp và khóa đồng hồ ................................................ 29
2.2.5.8. Chọn công tắc hành trình .................................................................... 30
2.3. Tính toán hiệu chuẩn các thông số ........................................................... 30
2.3.1. Tính toán đường ống của hệ thống truyền động thủy lực thể tích ..... 30
2.3.2. Chọn mối nối thủy lực............................................................................. 34
2.3.3. Tính toán và lựa chọn bộ lọc dầu........................................................... 35
2.3.4. Bể dầu ....................................................................................................... 37
2.3.4.1. Nhiệm vụ, chức năng............................................................................ 37
2.3.4.2. Kết cấu ................................................................................................... 37
2.3.4.3. Tính toán thể tích về dầu ..................................................................... 39
2.3.4.4. Chọn mắt thăm dầu và nắp đổ dầu .................................................... 39
2.3.4.5. Điều kiện thoát nhiệt của bể dầu ........................................................ 39
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BƠM NGUỒN................................ 41
3.1. Giới thiệu chung về Bơm thủy lực pit tông rô to hướng trục ................ 41
3.2. Tính toán các thông số cơ bản của bơm thủy lực piston ........................ 42
3.3. Tính các thông số đĩa phân phối và Blốc xylanh ..................................... 44
3.4. Tính trục bơm ............................................................................................. 47
3.5. Tính các thông số của gối đỡ ..................................................................... 49
III
CHƯƠNG 4. THIẾT KẾ XYLANH MÁY ÉP ............................................... 52
4.1. Tiêu chuẩn thiết kế xylanh ........................................................................ 52
4.2. Chọn xylanh ................................................................................................ 52
4.2.1. Các bước chuẩn bị ................................................................................... 52
4.3. Chọn xylanh ép ........................................................................................... 53
4.4. Chọn gioăng phớt làm kín piston.............................................................. 54
4.5. Gioăng phớt làm kín giữa cần và cổ xylanh ............................................ 56
CHƯƠNG 5. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO CẦN XYLANH ..... 59
5.1. Phân tích chức năng làm việc của chi tiết ................................................ 59
5.2. Phân tích tính công nghệ trong kết cấu của chi tiết ................................ 59
5.3. Phương pháp chế tạo phôi và thiết kế bản vẽ chi tiết lồng phôi ............ 60
5.3.1. Phương án chế tạo phôi .......................................................................... 60
5.3.2 Gia công chuẩn bị phôi. ........................................................................... 62
5.4. Chọn công nghệ và phương pháp gia công .............................................. 62
5.5. Quy trình các nguyên công ........................................................................ 64
5.6. Tính toán chế độ cắt cho một nguyên công và tra chế độ cắt cho các
nguyên công còn lại ........................................................................................... 68
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN ................................................................................. 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 72
DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................... 73

IV
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: SỐ LIỆU CỦA MÁY ÉP THỦY LỰC 300 TẤN .......................... 14
Bảng 2.2 : Trạng thái làm việc của Xylanh và các van điều khiển............... 17
Bảng 3.1 – Vật liệu làm Bloc xylanh ................................................................ 46
Bảng 5.1- Thành phần của thép 40Cr ............................................................. 59
Bảng 5.2 - Chế độ cắt cho nguyên công 1 ........................................................ 68
Bảng 5.3 - Chế độ cắt cho nguyên công 2 ........................................................ 69
Bảng 5.4 - Chế độ cắt cho nguyên công 3 ........................................................ 70
Bảng 5.5 - Chế độ cắt cho nguyên công 4 ........................................................ 70
Bảng 5.6 - Chế độ cắt cho nguyên công 6 ........................................................ 70

V
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

PHẦN 2 : PHẦN THUYẾT MINH

MỞ ĐẦU

THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG SỬ DỤNG MÁY ÉP THỦY LỰC HIỆN


NAY
Trên thế giới hiện nay có nhiều công ty chế tạo máy ép phục vụ cho ngành
công nghiệp nặng và nhẹ như các loại máy ép dùng trong sản xuất giày, máy ép
dùng để nong lỗ trong sản xuất chi tiết máy, máy ép dùng để đột, máy ép dùng để
ép gạch, dùng để ép ván dăm.... Tuy nhiên tính đa dạng trong khâu thiết kế sản
phẩm này chưa có, vì lí do nhu cầu sử dụng mặt hàng này không nhiều. Nên đa
số các công ty chuyên sản xuất máy ép luôn sản xuất theo đơn đặt hàng của đối
tác. Điều này đã dẫn đến thực trạng nước ta chưa có công ty nào thiết kế và chế
tạo ra máy ép hoàn chỉnh. Do kinh nghiệm cũng như công nghệ là chưa đủ, mà
các công ty chủ yếu là phân phối lại sản phẩm của các công ty nước ngoài hoặc
nhận đơn đặt hàng tại Việt Nam rồi đưa về các công ty chính để chế tạo.
Qua tìm hiểu các công ty chuyên sản xuất và chế tạo máy ép chủ yếu tập trung
ở những nước có nền công nghiệp phát triển mạnh như tại Mĩ có công ty
DENISON được thành lập từ năm 1900, tại Ấn Độ có công ty VELJAN, công ty
YOKEN của Đài Loan chuyên cung cấp các loại van và bơm thủy lực khí nén, tại
Đức có tập đoàn REXROTH chuyên về sản xuất chế tạo, sửa chữa và bảo dưỡng
các loại máy ép thủy lực cũng như cung cấp thiết bị phụ tùng cho các hệ thống
thủy lực khí nén.
Tại Việt Nam có công ty TNHH sản xuất cơ khí MTS, công ty Cổ phần Công
nghệ Quỳnh, công ty T.A.T tại Tp HCM, công ty Long Quân tại Hà Nội là các
công ty chuyên về phân phối, lắp đặt, thiết kế, tư vấn hệ thống thủy lực khí nén
hàng đầu tại Việt Nam.

1
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ MÁY ÉP THỦY LỰC
1.1. Khái niệm, công dụng và phạm vi sử dụng
1.1.1. Khái niệm máy ép thủy lực

Máy ép thủy lực là một loại máy ép thông dụng trong đó sử dụng xylanh thủy
lực để tạo ra một lực nén. Hiểu một cách đơn giản hơn thì đây là loại máy ép sử
dụng áp lực tác động lên chất lỏng để nén ép hoặc đè bẹp một vật dụng hay chất
liệu nào đó tùy theo yêu cầu.
Hoạt động của máy ép tương tự với hệ thống thủy lực của một đòn bẩy cơ
khí. Sức mạnh của máy ép thủy lực là rất lớn với khả năng ép được các thanh thép
nặng đến vài trăm tấn thành các hình dạng tùy ý trong thời gian nhanh chóng.
Nguyên lý tạo ra lực ép cực lớn cho máy ép thủy lực chính là nhờ nó được
chế tạo theo định luật truyền áp suất trong chất lỏng dựa theo nguyên lý định luật
Pascal, trong đó khi áp suất được áp dụng trên các chất lỏng ở một hệ thống kín
thì áp lực trong toàn hệ thống khép kín đó là luôn luôn không đổi. Các loại máy
ép sử dụng xylanh thủy lực đều được trang bị hai chiếc xylanh dung tích khác
nhau đồng thời hai xylanh có đường ống nối với nhau, trong từng xi lanh lại có
một piston vừa khít. Hệ thống có một piston hoạt động như một máy bơm với một
lực cơ khí khiêm tốn trên diện tích mặt cắt ngang nhỏ, một piston khác với diện
tích lớn hơn tạo ra một lực tương ứng lớn trên toàn bộ diện tích của piston đó.
Điều đó giải thích tại sao máy ép thủy lực lại có áp lực lớn đến như vậy để có thể
thực hiện được các công việc đòi hỏi sức mạnh và công suất nén lớn trong các
ngành công nghiệp chế tạo hiện nay.
1.1.2. Cấu tạo và Công dụng của máy ép thủy lực
a. Cấu tạo
Thông thường kết cấu của một chiếc máy thủy lực thường bao gồm 3 phần
chính, trong đó quan trọng nhất là hệ thống thủy lực nơi thực hiện các hoạt động
ép thủy lực, tiếp theo là hệ thống điều khiển giúp người điều khiển thiết lập quá
trình ép thủy lực theo ý muốn, cuối cùng là phần thân khung máy với kết cấu chắc
chắn được sản xuất trên dây chuyền cơ khí công nghệ cao đảm bảo độ cứng cần
thiết trong quá trình ép thủy lực.

2
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Máy thủy lực hiện nay rất đa dạng chức năng, với một cụm tạo lực bơm – xy
lanh – piston có thể lắp đặt thành nhiều dạng máy khác nhau phục vụ các nhu cầu
và mục đích cụ thể trong quá trình sản xuất, chế tạo như ép rác, ép bùn hay ép phế
liệu.
b. Công dụng
Ứng dụng rộng trong việc sử dụng để ép, tháo lắp, nắn thẳng, định hình các
chi tiết máy móc hoặc các vật liệu trong ngành công nghiệp.
Đặc biệt hiệu quả khi ép các khối kim loại có kích thước và trọng lượng lớn
mà con người và nhiều loại thiết bị khác không thể làm được.

1.2. Phạm vi sử dụng


Máy ép đang được ứng dụng rất phổ biến trong các ngành công nghiệp chế
tạo và cả trong đời sống nhờ khả năng ép được nhiều vật liệu và chất liệu khác
nhau với lực nén lớn.

 Dùng trong ngành da, điện máy, mỹ phẩm, đồ chơi cao cấp

Hình 1. - Máy ép nhũ khí nén VG350

3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 2 - Máy ép nhiệt đa năng

 Dùng trong lĩnh vực xây dựng, cầu đường

Hình 3 - Máy ép cọc robot thủy lực

 Dùng trong lĩnh vực tái chế phế liệu, ép kiện phế liệu

4
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 4 - Máy ép bùn

Hình 5 - Máy ép Phế liệu

 Dùng trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm nhựa, cao su, giấy

5
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 6 - Máy ép nhựa đứng và Máy ép kiện vải

 Được sử dụng rộng rãi để thực hiện các công đoạn ép-lắp ráp, dập
tấm, chuốt ép và hàng loạt các công việc gia công chi tiết máy. Vv…

Hình 7 - Máy dập thủy lực và Máy đục lỗ vuông

6
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1.3. Phân loại máy ép thủy lực


1.3.1. Phân loại theo lực ép
Xét theo áp lực và công suất tạo ra thì máy ép thủy lực được chia thành các
loại máy ép công suất nhỏ và công suất lớn.
 Máy ép loại nhỏ: F<10 ( tấn
 Máy ép loại trung bình: 10<F<60 ( tấn )
 Máy ép loại lớn: F>60 ( tấn )
 Máy ép loại siêu lớn: F>1000 ( tấn)

1.3.2. Theo phương pháp dẫn động


- Máy ép dẫn động bằng cơ khí: trục vít, cam, xích, bánh răng
- Máy ép dẫn động bằng khí nén
- Máy ép dẫn động bằng thủy lực
- Máy ép dẫn động bằng điện
- Máy ép dẫn động kết hợp các phương pháp trên
1.3.3. Phân loại theo chức năng công nghệ
Tùy theo chức năng công nghệ, máy ép thủy lực được phân thành 2 loại :
 Máy ép gia công vật liệu kim loại

7
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 8 - Máy ép gia công vật liệu kim loại

 Các loại máy ép cho kim loại có thể kể đến như máy ép dập tấm, máy
ép phế liệu kim loại, máy ép chảy hoặc máy ép đùn các sản phẩm
dạng ống, thanh từ thép hoặc hợp kim màu, máy rèn thủy lực tự do
và dập thể tích, máy rèn khuôn,...

 Máy ép gia công vật liệu phi kim


8
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 9 - Máy ép gia công vật liệu phi kim

 Các máy ép thủy lực cho phi kim loại chủ yếu là máy ép bùn, máy
ép bột, máy ép chất dẻo, máy ép giấy vụn, máy ép rác,…

1.3.4. Phân loại theo hình dạng khung máy


Xét về hình dáng máy và cấu tạo có máy ép thủy lực chữ C, máy ép thủy lực
chữ H, máy ép thủy lực 4 trụ.
 Máy ép hình chữ C : thuận lợi cho các nguyên công dập, vuốt, uốn

Hình 10 - Máy ép hình chữ C

9
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

 Máy ép hình chữ H

Hình 11 - Máy ép hình chữ H

1.4. Ưu nhược điểm của máy ép thủy lực


1.4.1. Ưu điểm
- Có khả năng truyền động với công suất lớn và áp suất cao.
- Cơ cấu đơn giản, hoạt động với độ tin cậy cao, đòi hỏi bảo dưỡng chăm sóc ít.
- Có khả năng điều chỉnh vận tốc làm việc tinh cấp hoặc vô cấp.
- Kết cấu gọn nhẹ, vị trí các phần tử dẫn và bị dẫn không lệ thuộc với nhau.
- Giảm kích thước, khối lượng cả hệ thống bằng cách nâng cao áp suất làm việc.
- Nhờ quán tính nhỏ của máy bơm và động cơ, khả năng chịu nén cao của dầu
mà hệ thống có thể làm việc với tốc độ cao mà không cần tính toán tới yếu tố
va đập như hệ thống điện và cơ khí.
10
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- Khâu ra của hệ thống dễ dàng biến đổi từ chuyển động quay - tịnh tiến, tịnh
tiến - quay.
- Phòng ngừa quá tải nhờ van an toàn.
- Dễ theo dõi quan sát mạch thủy lực với sự hỗ trợ của áp kế.
- Các phần tử được tiêu chuẩn hóa tạo điều kiện thiết kế chế tạo

1.4.2. Nhược điểm


- Hiệu suất không cao do mất mát đường ống, sự rò rỉ của các phần tử
- Khi phụ tải thay đổi khó giữ tốc độ làm việc ổn định do tính nén của chất lỏng
và độ đàn hổi của đường ống.
- Khi mới khởi động, nhiệt độ hệ thống thay đổi dẫn tới thay đổi độ nhớt chất
lỏng và kéo theo thay đổi vận tốc làm việc.

1.5. Các phương pháp để điều chỉnh điều khiển


Hệ thống thủy lực và hệ điều khiển điện của máy được thiết kế hoạt động ở
2 chế độ : chế độ bằng tay và chế độ tự động.
- Chế độ tự động có thể được thay đổi trình tự logic làm việc dễ dàng thông
qua cách nối sơ đồ mạch điện và sơ đồ mạch thủy lực
- Đối với chế độ làm việc bằng tay, tất cả các quá trình chuyển động của
xy lanh đều được điều khiển bởi nút bấm.

1.6. Nhiệm vụ của đồ án tốt nghiệp


Thiết kế hệ thống thủy lực của máy ép trong nhà máy cơ khí MTS
- Có lực ép 300 tấn
- Thực hiện ép sản phẩm bằng kim loại

1.6.1. Ưu điểm của máy ép đã chọn


Máy ép có rất nhiều ưu điểm vượt trội như :
- Các bộ phận của máy có kết cấu chắc, gọn, đảm bảo ổn định với điều kiện làm
việc áp lực rất lớn của máy. Hệ thống điện và hệ thống thủy lực của máy hoạt
động êm, rất phù hợp với các hoạt động ép.

11
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- Các bộ phận của máy dễ dàng vận hành, ngoài ra có thể điều chỉnh áp suất để
hạn chế áp lực đầu nén của thiết bị. Tốc độ của đầu ép thủy lực cũng có thể thay
đổi được, cho phép việc điều chỉnh thay đổi tốc độ phù hợp với nhiều công việc
khác nhau.
- Tốc độ hoạt động của động cơ thấp, bơm cung cấp thủy lực cũng hoạt động với
tốc độ thấp, hoạt động rất an toàn.
- Thiết bị có khả năng chứa dầu cao. Dầu vẫn giữ được ở nhiệt độ thấp và đạt hiệu
quả làm việc cao hơn, hoạt động của máy an toàn hơn khi sử dụng.
- Máy ép thủy lực được thiết kế một hệ thống tự khóa để đảm bảo an toàn khi thiết
bị không hoạt động.

1.6.2. Nhược điểm


- Điều khiển khá phức tạp.

1.7. Phương án thiết kế


Phương án thiết kế hệ thống thủy lực trên máy ép được đưa ra dựa trên các
tiêu chí sau: giá thành, khả năng phục vụ nhu cầu sản xuất, độ tin cậy của hệ thống
thủy lực, khả năng bảo trì, sửa chữa, thay thế, hệ số an toàn, chỉ số khả năng sẵn
sàng…
Ở đây ta tiến hành tính toán, thiết kế hệ thống thủy lực của máy ép với yêu
cầu:
- Giá thành để tiến hành kiểm tra, tháo dỡ , lắp đặt lại phải phù hợp với tình
hình tài chính của công ty, ít tốn kém
- Bảo trì đơn giản
- Mạch thủy lực phải hoạt động ổn định
- Lực ép phải ổn định
- Hệ thống điều khiển phải linh hoạt về hành trình, áp suất phải ổn định
- Hệ thống điện phải đơn giản, dễ kiểm tra, thay thế.
- Khi có sự cố phải hiểu được nguyên nhân, nhanh cóng khắc phục để tiếp
tục vận hành máy móc.

12
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1.8. Đánh giá khả năng ứng dụng máy ép của công ty TNHH MTS
Với sự cạnh tranh trên thị trường hiện nay yêu cầu mọi công ty muốn tồn tại
đều phải luôn luôn đổi mới về công nghệ sản xuất, điều đó đã dẫn đến cần có sự
đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại để sử dụng công nghệ mới.
Tuy nhiên không phải bất cứ công ty nào đều có thể thay đổi công nghệ một
cách dễ dàng được mà còn phụ thuộc vào tiềm năng kinh tế và chiến lược sản xuất
của công ty. Công ty TNHH sản xuất cơ khí MTS là một công ty tư nhân, do vậy
phụ thuộc vào đối tượng sản xuất, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của thị trường và
kinh tế cuả công ty. Chính điều này đã ảnh hưởng đến tiềm lực kinh tế và khả
năng mua sắm máy móc trang thiết bị của công ty.
Ngày nay khi các các đô thị ngày càng được mở rộng, việc sản xuất, cung
cấp các sản phẩm cơ khí phục vụ nhu cầu của xã hội đã tăng hơn trước, đó là một
tín hiệu rất tích cực. Nhưng để đầu tư vào mua sắm máy móc, trang thiết bị hiện
đại là điều cần phải xem xét rất kĩ càng vì đây là một công ty tư nhân, 100% vốn
đều phụ thuộc vào khả năng tài chính của gia đình. Hiện tại, công ty đang sử dụng
một số loại máy ép để phục vụ nhu cầu sản xuất.
Máy ép thủy lực 300 tấn tại công ty là một sự kết hợp tối ưu giữa hai yếu tố
giá cả và chất lượng. Máy ép thủy lực 300 tấn được sử dụng để lắp ráp, tháo lắp,
kéo, nắn chỉnh, đột lỗ hoặc uốn cong chi tiết cần gia công...
Đánh giá về khả năng sản xuất của công ty, công ty chuyển sản xuất gia công
các loại sản phẩm cơ khí và các chi tiết cơ khí phụ trợ trên các loại chất liệu như
động, nhôm, tôn, giấy,… Các loại chi tiết công ty sử dụng máy ép để gia công và
sản xuất xylanh, dùng trong việc ép các khuôn sắt như ép trụ,…, dùng để chồn
đầu bu lông lục giác, ép (cắt) theo khuôn định hình…
Đánh giá một cách tổng quan khả năng ứng dụng máy ép thủy lực tại công
ty MTS chiếm một phần rất lớn. Hầu như ta nhận thấy công đoạn sản xuất một
chi tiết bất kì đều có sử dụng máy ép từ khâu tạo phôi đến một nguyên công trong
quy trình công nghệ. Vì vậy đối với công ty TNHH sản xuất cơ khí MTS, máy ép
đóng một vai trò rất quan trọng trong sản xuất.

13
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 2
TÍNH TOÁN THÔNG SỐ VÀ LỰA CHỌN PHẦN TỬ CỦA HỆ
THỐNG THỦY LỰC

Bảng 2.1: SỐ LIỆU CỦA MÁY ÉP THỦY LỰC 300 TẤN

Type (Model ) YCT-300


Công suất ( Tấn ) 300
Hành trình (mm) 525
Khoảng mở (mm) 1100
Lực ép dưới (tấn) 100
Kích thước bàn LxW (mm) 1912x1200
Tốc độ đi xuống (mm/s) 200-250
Tốc độ ép (mm/s) 10-15
Tốc độ đi lên (mm/s) 250
Thời gian thực hiện hành trình tiến t1 (s ) 30
Thời gian thực hiện hành trình lùi t2 ( s) 20

14
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

HÌNH CHIẾU ĐỨNG HÌNH CHIẾU CẠNH

Hình 12 – Kết máy ép thủy lực 300 Tấn

15
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TỔNG QUAN PHẦN CƠ KHÍ


Thân máy
Chỉ tiêu để lực chọn kiểu thân máy là hướng chuyển động của dụng cụ công
tác: Kiểu năm ngang, kiểu đứng hoặc kiểu hỗn hợp.
Ở máy ép này ta lựa chọn Thân máy kiểu đứng dẫn động phía trên.
Khung máy ép được chọn kiểu tổ hợp thân 2 trụ, vật liệu chế tạo thân máy là thép
CT3.
Dầm ngang
Dầm ngang có kết cấu dạng hộp và có gân tăng cứng bên trong. Chiều cao của
hộp bằng chiều dày của cột dẫn hướng. Các dầm được chế tạo, lắp ghép và liên
kết lại bằng bu lông làm việc ở chế độ chịu kéo.
Vật liệu chế tạo dầm là thép đúc. Trong các phôi đúc dầy có ứng suất dư nhiệt,
chúng có thể gây phá hủy sớm trước sự phá hủy do ứng suất gia công vật liệu gây
ra. Vì vậy, khi thiết kế khối đúc dầm cần phải xử lý nhiệt, khử ứng suất dư sau
đúc.

2.1.Xây dựng sơ đồ mạch thủy lực


2.1.1.Yêu cầu kĩ thuật
Tất cả các hệ thống truyền động thủy động, thủy lực khi chế tạo đều có yêu cầu
kĩ thuật để quá trình hoạt động hiệu quả cao. Dưới đây là yêu cầu kĩ thuật của hệ
thống thủy lực trong máy ép:
- Yêu cầu hàng đầu là hệ thống thủy lực phải hoạt động ổn định, dễ kiểm tra sửa
chữa, bảo dưỡng
- Phải đáp ứng được yêu cầu sản xuất của công ty
- Áp suất phải ổn định khi làm việc
- Chịu được điều kiện khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam, vì nhiệt độ cao làm nhiệt độ
của chất lỏng trong hệ thống tăng nhanh ảnh hưởng đến áp suất làm việc.
- Khi có sự cố phải dừng máy ngay lúc đó.

16
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Bảng 2.2 : Trạng thái làm việc của Xylanh và các van điều khiển

Ép nhanh Ép chậm Xả áp Lùi về


3S

2S

1S
Y1
Y2
Y3

2.1.2 . Xây dựng sơ đồ mạch thủy lực

X
3.7
3.5 X1

3.4 3.2
3.0

X2
3.6 3.3 3.1
2.9 2.8

2.7
2.2 1.10
1S

2.6 1.8 X
2S
2.10 Y1 Y2 2.1 1.7
2.5 2.3 1.9 Y3
3S 2.0
2.4
1.6

1.5
M 1.2
1.1

1.4

1.3

Hình 13 - Sơ đồ mạch thủy lực máy ép kim loại 300 tấn

17
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

2.1.3 . Nguyên lí hoạt động của mạch

Ép Nhanh
Khi bắt đầu ép nhanh, lưu lượng của bơm được đưa vào cửa nhận X1 của xylanh.
Bằng cách điều khiển van phân phối, dầu được chuyển đến khu vực điều khiển
của các van từ bơm. Áp suất dầu dẫn có tại cổng P của van giảm áp (1.6). Nếu áp
suất dẫn được đặt ở van xả, dầu sẽ chảy dọc theo đường điều khiển về bể. Dòng
chảy này làm giảm áp suất tại van tiết lưu (1.10).
Lưu lượng từ bơm đi vào cửa X1 của xylanh thông qua van logic (3.1). Trọng
lượng của thanh piston, làm cho xi lanh di chuyển xuống ép sản phẩm. Tốc độ hạ
cần ép được điều khiển bằng cách đặt giới hạn hành trình 1S, 2S, 3S
Khi cần ép đi xuống tới vị trí cảm biến áp suất 2S van điều khiển Y2 VÀ Y1 (2.1
và 2.2) nhận tín hiệu hoạt động, dầu từ khoang dưới xylanh chạy qua van logic
(2.6) và van giảm áp (2.5) về bể.

Ép chậm
Van điều khiển Y2 (2.1) và Y3 (1.7) vẫn tiếp thêm dầu trong chu trình ép. Áp suất
lớn nhất trong quá trình thay đổi từ ép nhanh đến ép chậm phải được chia nhỏ để
làm cho sự thay đổi trở nên phù hợp nhất có thể.
Van điều khiển Y3 (1.7) vẫn ở vị trí vận hành để giữ van xả (3.0) và van đóng
ngắt (1.9) đóng lại. Áp suất bơm được giới hạn ở giá trị đặt tại van (1.6).
Van điều khiển Y2 (2.1) cũng vẫn ở vị trí hoạt động. Do đó, lưu lượng bơm buộc
phải đi qua van cartridge (3.1) đến cửa X1 của xylanh ép.
Khi xylanh đạt đến một điểm xác định trước là điểm 2S, van điều khiển tín hiệu
Y1 (2.2) chuyển sang vị trí còn lại của nó. Van giảm áp do đó đóng và khoang
bên dưới của xylanh ép không còn kết nối với bể dầu.
Áp suât mở của van tiết lưu bị giới hạn bởi một áp suất đặt trước chỉ cho phép dầu
chảy khi áp suất ép bên trong xylanh vượt qua. Do việc mở nhỏ này, van tiết lưu
không cho dầu truyền đủ vào xylanh vì vậy sẽ làm giảm tốc độ ép.
Áp suất trong chu trình ép của xylanh do đó tăng thêm cho đến khi áp suất tại khu
vực điều khiển của van cartridge (2.6) hoạt động như một van giảm áp - như van

18
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

(1.6). Quá trình giảm tốc được hoàn tất khi cần ép đi tới vị trí 3S và áp suất trong
xylanh trở về giống như áp suất ban đầu.

Xả áp
Khi thao tác ép xong, dầu được nén bên trong xylanh và đường ống được xả về
bể, trước khi đầu ép được lùi về, để tránh sự quá tải không cần thiết trong đệm,
van và đường ống có thể gây tắc,hỏng trong hệ thống và đặc biệt trong đường ống
dẫn tới bể.
Khi đầu ép dừng lại, tất cả các van điều khiển ở vị trí còn lại.
Bơm được chuyển sang chế độ xả.
Van logic (1.6) được kết nối với bể dầu thông qua van điều khiển (1.7) hoạt động
ở vị trí bên dưới. Áp suất ép từ xylanh qua cửa X1 mở van xả (3.0), van xả (3.0)
được kết nối với bể dầu. Đưa dầu nén trong toàn bộ khoang chứa của xylanh ép
qua cửa X1 trở về bể. Tốc độ và thời gian xả có thể được phụ thuộc bởi giới hạn
hành trình hoặc van xả (3.0) cho phù hợp với quá trình ép cụ thể (kích thước
xylanh, áp lực ép).

Lùi Về
Khi xylanh ép đi tới vị trí 3S .Van điều khiển Y3 (1.7) nhận tín hiệu và van logic
(1.9) đóng lại. Lưu lượng bơm không còn chảy vào bể. Van điều khiển (2.1 và
2.2) nằm ở vị trí còn lại.
Do đó, 2 van logic (2.6 và 3.1) được giữ lại.
Áp suất từ bơm có mặt tại cửa A của van (3.3) được đưa qua khu vực lò xo thông
qua van đưa đón (3.4). Vì vậy, mở cửa B của van (3.3) hoàn toàn cho dầu từ bơm
đi qua xylanh. Piston di chuyển lên trên. Hai van cartridge (2.6 và 2.7) được đóng
kín do áp suất trong xylanh. Chất lỏng từ khoang trên của xylanh đi vào bể với
van nạp dầu.Nút nhấn Lùi về được ngưng khi xylanh đi về hết hành trình. Trước
khi bắt đầu một chu kỳ ép mới, tất cả van điều khiển sẽ quay trở lại vị trí bắt đầu
(hoặc nghỉ).
Xylanh ép được trả về vị trí bắt đầu phía trên.

19
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

2.2. Tính toán sơ bộ các thông số của hệ thống thủy lực


2.2.1. Lựa chọn áp suất danh nghĩa cho hệ truyền động thủy lực thể tích
Để kết cấu của hệ thống nhỏ gọn hơn ta chọn áp xuất của hệ thống cao một
chút. Cụ thể ta chọn áp suất làm việc của xy lanh này cũng như của toàn bộ hệ
thống là P = 300 bar.

2.2.2. Tính toán các thông số của cơ cấu chấp hành thủy lực

Hình 14 – Kết cấu xylanh thủy lực

Tính toán đường kính trong xylanh:


Ta có :
𝐷2
F = P.A1 = 𝜋 .𝑃
4

Trong đó : F : là lực tạo ra ở đầu cần piston (N)


P : là áp suất làm việc của xylanh (bar)
D : là đường kính trong của xylanh (m)
A1 : là diện tích tác dụng (m2)

Vậy đường kính của xylanh là :


F 3.106
𝐷 = 2. √ = 2. √ = 0.356 (m) = 356 mm
𝜋.P 3,14.300.105
20
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Ta chọn đường kính trong xylanh là : D = 350 (mm) ; đường kính ngoài
xylanh là : Dng = 380 (mm).
Đường kính cần piston :
DC = ( 0,6 ÷ 0,8 ).D = ( 0,6 ÷ 0,8 ).350 = (210 ÷ 280 ) mm
Vậy chọn đường kính cần piston là : 250 (mm)

Tính toán các thông số động học :


Lưu lượng cấp cho xylanh :
Q = F.v
Trong đó : Q : là lưu lượng cấp cho xylanh (m3/s)
F : là diện tích tác dụng của xylanh (m2)
v : là vận tốc cần piston (m/s)
Tốc độ cần piston trong hành trình tiến là :
𝑆 0,5 1
v1 = = = (m/s)
𝑡1 30 60

Lưu lượng cấp cho xylanh trong hành trình ép là:


𝜋.𝐷2
Q1 = F1.v1 = . v1
4
3,14.0,352 1
Q1 = . = 1,6.10-3 (m3/s) = 96 (lít/phút)
4 60

Tốc độ cần piston trong hành trình lùi về là:


𝑆 0,5
v2 = = = 0,025 (m/s)
𝑡2 20

Lưu lượng cấp cho xylanh trong hành trình lùi về là:
𝜋.(𝐷2 −𝑑 2 )
Q2 = F2.v2 = . v2
4
3,14.(0,352 − 0,252 )
Q2 = . 0,025 = 1,2.10-3 (m3/s) = 72 (lít/phút)
4

Nhận thấy Q1 > Q2 , do đó lưu lượng bơm nguồn chọn theo Q1.

Ta có thể tích xylanh :


Vxylanh= ℎ𝜋𝑟 2

21
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Trong đó:
h: hành trình xylanh ép
r: bán kính xylanh
𝜋 = 3,14
Do đó, thể tích xylanh ép :
Vxylanh= ℎ𝜋𝑟 2 = 0,525.3,14. 0,032 ≈ 0,5 ( m3 )

2.2.3. Lựa chọn dầu thủy lực


Dầu thủy lực đóng vai trò quan trọng giúp cho hệ thống thủy lực làm việc an
toàn và chính xác. Bên cạnh là tác nhân truyền tải áp lực và truyền chuyển động,
nó còn giúp bôi trơn các chi tiết chuyển động, chống lại lực ma sát, nó cũng làm
kín các bề mặt tiếp xúc, truyền thải nhiệt và ngăn ngừa sự mài mòn.
Thông thường, dầu thủy lực được lựa chọn trên hai yếu tố chính: Thời tiết
nơi thiết bị sử dụng và các yêu cầu của bộ phận thủy lực sử dụng trong hệ thống
truyền động thủy lực. Có rất nhiều yêu cầu chất lượng khác nhau đối với dầu thủy
lực nhưng điều quan trọng nhất trong số đó là độ nhớt của dầu không thay đổi
nhiều với sự thay đổi của nhiệt độ.
Nếu độ nhớt của dầu lựa chọn quá cao:
- Ma sát trượt tăng lên, phát sinh ra nhiệt và tổn thất năng lượng lớn.
- Tổn thất trong mạch dầu tăng lên và tổn thất áp suất cũng tăng lên.
Nếu độ nhớt của dầu lựa chọn quá nhỏ:
- Rò rỉ trong bơm sẽ tăng lên, hiệu suất thể tích không đạt được và do đó áp
suất làm việc yêu cầu không đáp ứng được.
- Do có sự rò rỉ bên trong của các van điều khiển, xylanh sẽ bị thu lại dưới
tác dụng của phản lực, còn motor không thể sản ra đủ mô–men yêu cầu trên
trục quay.
Để đáp ứng các nhu cầu trên ta chọn dầu thủy lực: AW32 có các thông số sau:
- Cấp độ nhớt ISO : 32
- Điểm chớp cháy, oC : 210
- Cấp tải FZG : 10
- Điểm rót chảy, oC : -33

22
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- Độ nhớt ở 40oC, mm2/s : 30,5


- Độ nhớt ở 100oC, mm2/s : 5,3
- Chỉ số độ nhớt : 106
- Hàm lượng nước max : 0,02
- Trọng lượng riêng ở 20oC, N/m3 : 8,7.103

2.2.4. Tính toán các thông số và lựa chọn động cơ điện


Công suất thủy lực của hệ thống:
𝑃.𝑄 300.101,5
N= = = 49.26 (Kw)
612 612

→ Để đảm bảo hệ thống làm việc ổn định và thực tế động cơ điện được sản
xuất ta chọn loại động cơ điện xoay chiều không đồng bộ ba pha roto lồng sóc _
50Hz

Ký hiệu: 3PN250M4 - công suất: 50Kw - tốc độ 1475vg/ph

Hình 15 – Động cơ điện 3PN250M4

Thông số của Động cơ điện 3PN250M4


Điện áp mắc hình tam giác: U = 380V; điện áp mắc hình sao: U = 660V;
dòng điện mắc hình tam giác: I = 100,3A; dòng điện mắc hình sao: I = 57,8A;
hiệu suất 𝜂 = 92,5%; hệ số công suất: Cos𝜑 = 0,9

23
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
𝐼𝑘𝑑
Tỷ số dòng điện khởi động: = 6,5; khối lượng 602 kg; số cặp cực: 2
𝐼𝑑𝑑

2.2.5. Tính toán các thông số và lựa chọn thiết bị - điều chỉnh thủy lực
2.2.5.1. Tính toán và lựa chọn van phân phối
Chọn van phân phối 4/2 điều khiển điện, lò xo

Van 4/2 là van có 2 vị trí, 4 cửa trong đó có cửa số 1 là cửa vào của nguồn khí,
cửa số 2,4 là cửa làm việc, cửa số 3 là cửa xả khí.

Nguyên lý hoạt động của van 4/2


Khi chịu tác động của điện hoạc cơ, cửa van số 1 được mở ra, khi đó lượng khí
sẽ đi vào cửa số 2, qua quá trình xử lý khí này được trở lại cửa số 4 và xả ra ngoài
thông qua cửa số 3.
Van 4/2 thường là các van tác động đơn.

Hình 16 – Cấu tạo van đảo chiều 4/2


Lưu lượng qua van phân phối là lưu lượng bơm cấp cho hệ thống, vậy van
phân phối phải đảm bảo Qv = 101,5 (l/ph).

24
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

→ Ta chọn van phân phối của hãng : Amech – xuất xứ Taiwan ; ký hiệu:
AWH42-S02-B2-DC24N.
Lưu lượng Qmax = 63 (l/ph).
Áp suất Pmax = 300 (bar).
Áp suất đường hồi max: 100 (Bar).
Điện áp sử dụng: DC24 ± 10% (V).
Nhiệt độ làm việc (Temperature): - 25 ÷ 80 Độ C.

Hình 17 – Van phân phối AWH42-S02-B2-DC24N


2.2.5.2. Chọn van an toàn
Van an toàn có nhiệm vụ bảo vệ hệ thống khi quá tải như: xylanh bị kẹt khiến
áp suất hệ thống tăng vọt, gây nên nhiều sự cố như hư hỏng bơm nguồn, vỡ đường
ống.
Nguyên lý làm việc của van dựa trên sự cân bằng của các lực ngược chiều:
lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên con trượt ( hay nút van ) với lực do áp suất dầu
cao áp gây nên. Tùy theo từng hệ thống, hoạt động và tính chất của nó mà van an
toàn được đặt ở những giá trị áp suất khác nhau. Khi áp suất hệ thống tăng vọt lên
do sự quá tải, cơ cấu chấp hành bị kẹt, hỏng thì van an toàn sẽ làm việc, xả chất
lỏng về bể đến khi áp suất đạt giá trị định mức. Van an toàn được chia làm 2 loại:
van an toàn tác động trực tiếp và van an toàn tác động gián tiếp. Van an toàn tác

25
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

động trực tiếp được sử dụng chủ yếu cho hệ thống có lưu lượng nhỏ và áp suất
thấp.
Trong hệ thống thủy lực của ta Qnguồn = 101,5 (l/ph); Png = 160 (bar
→ Ta chọn van an toàn tác động gián tiếp của hãng Nachi – Nhật Bản;
ký hiệu: RV-13; Pmax = 700 (bar); Qxả = 5 (l/ph); phạm vi điiều chỉnh áp lực:
(100÷700) (bar); khối lượng: 1,6 (kg).

Hình 18 – Van an toàn RV-13

2.2.5.3. Chọn van điều chỉnh áp suất


Chọn van một chiều có điều khiển
Van một chiều có điều khiển có cấu tạo gần như van một chiều, nhưng chiều
ngược lại dầu vẫn đi qua đượckhi có đường dầu cao áp tác động từ bên ngoài vào.
Van một chiều có điều khiển có nhiệm vụ giữ áp và chống tụt cho cơ cấu
chấp hành. Trong hệ thống thủy lực máy ép van chống rơi có nhiệm vụ giữ áp
trong xylanh để cần piston có gắn khuôn ép không bị rơi xuống điểm chết dưới
của máy ép.
Với yêu cầu về lưu lượng và áp suất trong hệ thống, ta chọn van một chiều
có điều khiển của hãng Nachi – Nhật Bản; ký hiệu: OYH-G03-AY-10; Pmax = 350
(bar); Qmax = 100 (l/ph).

26
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 19 – Van một chiều có điều khiển OYH-G03-AY-10

2.2.5.4. Chọn van logic


Chọn van điều khiển
Các van logic điều khiển hướng được vận hành bằng solenoid này bao gồm
các van điều khiển hướng và van điều khiển bằng điện từ được kết hợp với nhau.
Các van định hướng hoạt động bằng solenoid phục vụ để chuyển đổi các đường
dẫn và các van điều khiển hướng được sử dụng để điều khiển hướng của các mạch
chính, được cung cấp với các van điều khiển khác nhau có sẵn để cung cấp kiểm
soát tối ưu.
Ta chọn Van logic điều khiển hướng bằng van Solenoid của hãng YUKEN có mã
hiệu : LDS -25 với tốc độ dòng chảy lớn nhất VQmax= 350 lit/phút ,áp suất hoạt
động lớn nhất Pmax= 31,5 MPa = 315 Bar

Hình 20 - Van logic điều khiển hướng : LDS -25

27
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

2.2.5.5. Chọn van tiết lưu

Van tiết lưu có nhiệm vụ điều khiển vận tốc của xylanh trong hành trình ép
và xả của máy ép.
Ta chọn van của hãng Enerpac – Nhật Bản; ký hiệu : VFC-70; Pmax = 700
(bar); Qmax = 20 (l/ph); khối lượng: 1,4 (kg); nhiệt độ dầu: ( 0 ÷ 55 )℃.

Hình 21 - Van tiết lưu VFC-70

2.2.5.6. Chọn rơle áp suất


Rơle áp suất có nhiệm vụ chuyển tín hiệu điện, tín hiệu điện này sẽ được
truyền tới van phân phối để van phân phối làm nhiệm vụ khi áp suất trong hệ
thống đạt đến áp suất cài đặt cho rơle. Căn cứ vào áp suất của hệ thống là 300
(bar) ta chọn rơle áp suất của hãng Schneider Electric – Hòa Kỳ có kí mã hiệu
như sau: XMLB300D2S13

28
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 22 - Rơle áp suất XMLB300D2S13

Các thống số kỹ thuật và kích thước lắp đặt được cho trong catalogue của
hãng.
2.2.5.7. Chọn đồng hồ đo áp và khóa đồng hồ
Chọn loại đồng hồ chân đứng có áp suất lớn nhất là: 350 (bar)
Chọn khóa đồng hồ tương ứng với chân đồng hồ của hãng MIDCOOL

Hình 23 – Đồng hồ đo áp suất


29
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

2.2.5.8. Chọn công tắc hành trình

Là thiết bị được chuyển đổi tín hiệu cơ thành tín hiệu điện. Được thực hiện
bởi va chạm khi xy lanh di chuyển tới vị trị cần thiết rồi chuyển về tín hiệu điện.
Tính chọn:
Mã: HL-5030 (Omron)
Hãng sản xuất Omron
Tần số tác động điện Cơ: 120 Ops/min Điện 30 Ops/Min
Tần số tác động cơ 1~500mm/s
Cách điện 15m Ohm
Nhiệt độ làm việc 5~65°C
Tuổi thọ Cơ: 10.000.000 Ops/min
Đặc điểm khác – Tiêu chuẩn: EC, UL, CSA, TUV

Hình 24 – Công tắc hành trình

2.3. Tính toán hiệu chuẩn các thông số


2.3.1. Tính toán đường ống của hệ thống truyền động thủy lực thể tích

30
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Trong hệ thống thủy lực thể tích, chất lỏng công tác được vận chuyển từ bể
dầu qua bơm nguồn đến các van, cơ cấu chấp hành rồi hồi về bể nhờ hệ thống các
đường ống dẫn thủy lực.
Đường ống thủy lực cần đảm bảo những yêu cầu sau:
- Đảm bảo độ bền cần thiết
- Đảm bảo hao phí áp suất thấp nhất
- Đảm bảo không rò rỉ
- Đảm bảo không chứa và tạo bong bóng khí, nước.
Vì áp suất làm việc của hệ thống cao và môi trường hoạt động của máy ép
nên ta chọn ống dẫn cứng được sản xuất từ thép.
Chia đường ống thủy lực của máy ép là 3 đoạn:
- Đường ống hút : là đoạn từ bể dầu đến bơm nguồn. Vận tốc hút
v1 = (0,8÷1,2) (m/s).
- Đường ống đẩy ,nén: là đoạn từ bơm nguồn đến các van, bộ tăng áp
và xylanh ép. Vận tốc đẩy, nén v2 = (3÷5) (m/s).
- Đường ống xả: là đường ống hồi về bể dầu. Vận tốc xả v3 = (1÷1,6)
(m/s).
Đường kính trong đường ống được tính theo công thức:
4.𝑄
d=√
𝜋.𝑣

Trong đó:
d: là đường kính trong của ống (m)
Q: là lưu lượng chảy qua ống (m3/s)
v: là vận tốc của dầu qua ống (m/s)
Bề dày ống được tính theo công thức:
𝑃𝑚𝑎𝑥 .𝑑
𝛿= .n
2.𝜎𝑣

Trong đó:

31
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

𝛿: là bề dày ống (m)


Pmax : là áp suất lớn nhất của dầu qua ống (N/m2)
d: là đường kính trong của ống (m)
𝜎𝑣 : là ứng suất tới hạn của vật liệu làm ống ; 𝜎𝑣 = (0,3÷0,35)
𝜎𝑏 : chọn vật liệu làm ống là thép có 𝜎𝑏 = 380(Mpa)
→ 𝜎𝑣 = (0,3÷0,35).380 = (114÷133) Mpa → chọn 𝜎𝑣 = 125(Mpa)
n : là hệ số an toàn, chọn n = 1,5
Tính toán đường ống hút:
Đường kính trong đường ống hút là:
4.𝑄1 4.1,6.10−3
dh =√ =√ = (0,04÷0,05) (m)
𝜋.𝑣1 3,14.(0,8÷1,2)

→ Chọn dh = 0,04(m) → v1 = 1,3(m/s)


Bề dày ống hút là :
𝑃ℎ .𝑑ℎ 150.105 .0,04
𝛿ℎ = .n = .1,5 = 3,6.10-3(m)
2.𝜎𝑣 2.125.106

Tính toán đường ống đẩy :


Đường kính trong đường ống đẩy là :
4.𝑄1 4.1,6.10−3
dd = √ =√ = (0,02÷0,026) (m)
𝜋.𝑣2 3,14.(3÷5)

→ Chọn dd = 0,026(m) → v2 = 3(m/s)

Tính toán đường ống xả:


Đường kính trong đường ống xả là:
4.𝑄2 4.1,2.10−3
dx = √ =√ = (0,03÷0,04) (m)
𝜋.𝑣3 3,14.(1÷1,6)

→ Chọn dx = 0,03(m) → v3 = 1,7(m/s)


Bề dày ống xả là :
𝑃𝑥 .𝑑𝑥 150.105 .0,03
𝛿𝑥 = .n = .1,5 = 2,7.10-3(m)
2.𝜎𝑣 2.125.106

Chọn : chiều dài tổng đường ống hút : l1 = 0,6(m) ; chiều dài tổng đường ống
đẩy : l2 = 4(m) ; chiều dài tổng đường ống xả : l3 = 3(m).
Tổn thất áp suất trên toàn bộ hệ thống :
32
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

∆𝑃 = ∆𝑃1 + ∆𝑃2 + ∆𝑃3


Trong đó :
∆𝑃1 : là tổn thất áp suất dọc đường do ma sát theo chiều dài đường ống gây nên.
∆𝑃2 : là tổn thất áp suất do trở lực cục bộ
∆𝑃3 : là tổng tổn thất qua các van và bộ lọc của hệ thống, chọn ∆𝑃3 =2 (bar).
Ta có :
𝑙1 .𝑣1 2 𝑙2 .𝑣2 2 𝑙3 .𝑣3 2
∆𝑃1 = 𝜌. 𝜆1 . + 𝜌. 𝜆2 . + 𝜌. 𝜆3 .
2.𝑑ℎ 2.𝑑𝑑 2.𝑑𝑥

- Hệ số Reynolds đường ống hút :


𝑣1 .𝑑ℎ 1,3.0,04 64 64
Re1 = = = 1705 < 2300 → 𝜆1 = = = 0.0375
𝜈 30,5.10−6 𝑅𝑒1 1705

- Hệ số Reynolds đường ống đẩy :


𝑣2 .𝑑𝑑 3.0,02 64 64
Re2 = = = 1967 < 2300 → 𝜆2 = = = 0,0325
𝜈 30,5.10−6 𝑅𝑒2 1967

- Hệ số Renolds đường ống xả :


𝑣3 .𝑑𝑥 1,7.0,03 64 64
Re3 = = = 1672 <2300 → 𝜆3 = = = 0,0383
𝜈 30,5.10−6 𝑅𝑒3 1672

- Khối lượng riêng của dầu AW32 là :


𝛾 8,7.103
𝜌= = = 870 (kg/m3)
𝑔 10

0,6.1,32 4.32 3.1,72


Vậy : ∆𝑃1 = 870.0,0375. + 870.0,0325. + 870.0,0383.
2.0,04 2.0,02 2.0,03

→ ∆𝑃1 = 30676 (N/m2)


Ta có :
𝑣1 2 𝑣 22 𝑣 23
∆𝑃2 = 𝜌. 𝜉1 . + 𝜌.𝜉2 . + 𝜌.𝜉3 .
2 2 2

𝜉 : là hệ số trở lực cục bộ phụ thuộc dạng trở lực cục bộ.
Chọn 𝜉1 = 0,15 ; 𝜉2 = 1,7 ; 𝜉3 = 1,7
1,32 32 1,72
→ ∆𝑃2 = 870. 0,15. + 870.1,7. + 870.1,7. = 8903(N/m2)
2 2 2

⇒ ∆𝑃1 + ∆𝑃2 = 30676 + 8903 = 39579 (N/m2) = 0,4 (bar)


⇒ ∆𝑃 = ∆𝑃1 + ∆𝑃2 + ∆𝑃3 = 0,4 + 2 = 2,4 (bar)

33
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

2.3.2. Chọn mối nối thủy lực


Mối nối thủy lực đảm bảo việc lắp ghép ống dẫn thủy lực vào các phần tử của
hệ, ngoài ra mối nối còn được thiết kế theo yêu cầu tháo lắp của hệ.
Mối nối được phân ra làm mối nối tháo được và mối nối không tháo được.
Trong máy ép thủy lực 300T thiết kế ta chọn cả hai mối nối tháo được và mối nối
không tháo được loại cố định.
Mối nối không tháo được ở vị trí các mối của bộ nguồn và các mối nối của
phần còn lại của mạch. Mối nối loại này được gia công bằng phương pháp hàn,
dán đối đầu hai ống hoặc dùng ống chuyển. Ưu điểm của mối nối loại này là giảm
(25÷30)% về mựt khối lượng so với mối nối tháo được ứng với cùng một hệ
thống thủy lực.
Mối nối tháo được loại cố định ở vị trí nối giữa bộ nguồn và hệ thống để ta
có thể tháo lắp, bảo dưỡng bộ nguồn hay hệ thống một cách thuận lợi. Mối nối
tháo được loại cố định sử dụng mặt côn ngoài:

Hình 25 – Mối nối thủy lực

Mối nối dạng này bao gồm ống dẫn 1(đoạn cuối ống dẫn 1 có dạng mặt côn
– góc lệch 300), ống chẹn 2, ống lồng 3 và đai ốc 4. Độ bít kín của mối nối được
đảm bảo bởi sự tiếp xúc mặt côn trong giữa ống chẹn 2 và mặt côn ngoài ống dẫn
1. Nhược điểm của mối nối dạng này là: làm giảm độ bền của ống nối tại đoạn
nối, khó nhận thấy bằng mắt thường vị trí rạn nứt, mô men xoắn-kéo đối với đai
ốc 4 tương đối lớn, ít về chủng loại, cần dụng cụ chuyên dụng để tạo mặt côn cho
ống dẫn 1.

34
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

2.3.3. Tính toán và lựa chọn bộ lọc dầu


Nhiệm vụ của bộ lọc dầu: Trong quá trình hoạt động, dầu trong hệ thống
thường bị nhiễm nhiễm bẩn do bụi, cặn bẩn từ môi trường hay do bản thân dầu
trong hệ thống tạo nên trong quá trình hoạt động. Những chất bẩn trong hệ thống
dễ dàng gây nên những hiện tượng như: kẹt các cơ cấu chấp hành, các van hay có
thể gây nên xâm thực và phá hủy hoàn toàn hệ thống. Do đó bộ lọc dầu có nhiệm
vụ lọc các chất bẩn nói trên, tăng tính ổn định của hệ thống. Tuy nhiên bộ lọc cũng
chỉ ngăn ngừa được một phần nhất định, sau một thời gian ta đều phải tiến hành
thay dầu cho hệ thống.
Nguyên lý làm việc của bộ lọc dầu: sử dụng các phần tử lọc làm vướng lại
các tạp chất khi có dòng dầu thủy lực chảy qua các phần tử lọc này hoặc sử dụng
trường lực để tách các tạp chất ra khỏi dầu thủy lực. Trường hợp thứ nhất, tạp chất
bị vướng lại trên bề mặt phần tử lọc, hoặc phía dưới đáy phần tử lọc của các bộ
lọc thủy lực. Trường hợp thứ hai, dầu thủy lực được dẫn qua một trường nhân tạo
( từ trường, điện trường, trường ly tâm, trọng trường ) làm các tạp chất bị lắng
xuống.
Phân loại bộ lọc:
Dựa vào kích thước các hạt bị giữ lại:
- Bộ lọc thô: lọc được các hạt có kích thước ≥ 0,1 (mm). Bộ lọc thô có
thể được lắp đặt tại ống rót để lọc dầu thủy lực được rót vào thùng
chứa, được lắp đặt tại ống hút và ống nén để lọc sơ bộ dầu thủy lực.
- Bộ lọc trung bình: lọc được các hạt có kích thước từ ( 0,05 ÷ 0,1 )
(mm). Bộ lọc trung bình thường được lắp đặt tại đường ống nén hoặc
đường ống xả.
- Bộ lọc tinh: lọc được các hạt có kích thước nhỏ hơn 0,05 (mm). Bộ
lọc tinh thường được lắp tại các vị trí có lưu lượng vừa phải, thường
là các nhánh phụ trong hệ thống hoặc phần tử của hệ thống đòi hỏi
dầu hoạt động phải là tinh.
Dựa vào vị trí lắp bộ lọc trong hệ thống thủy lực: ta có bộ lọc dầu áp suất cao
và bộ lọc dầu áp suất thấp. Bộ lọc dầu áp suất cao thường được lắp ở đường ống
đẩy ( sau van an toàn của bộ nguồn ). Bộ lọc dầu áp suất thấp thường được lắp ở
đường ống xả.

35
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Dựa vào kết cấu bộ lọc: bộ lọc lưới; bộ lọc lá; bộ lọc giấy; bộ lọc nỉ; bộ lọc
nam châm…
Khi lựa chọn bộ lọc cho hệ thống thì cần chú ý các điều kiện sau:
- Nguyên nhân tạo tạp chất
- Độ nhạy của các chi tiết thủy lực với các tạp chất
- Chế độ công tác của máy thủy lực
- Áp suất công tác
- Thiết bị điều khiển hay không điều khiển được
- Loại dầu công tác và điều kiện vận hành
- Vị trí lắp bộ lọc có lưu lượng và áp suất như thế nào.
Trong hệ thống thủy lực của máy ép 300T ta lắp đặt một bộ lọc ở đường ống
nhận dầu từ bể qua bơm, có nhiệm vụ lọc sạch dầu vào khi hệ thống làm việc để
tránh bị tắc đường ống, tăng tính vận hành ổn định của hệ thống.

Chọn bộ lọc trung bình có ký hiệu là: ACF – 06 do công ty thủy lực Trung
Anh phân phối. Các thông số kỹ thuật và kích thước lắp đặt được cho trong
catalogue của hãng đi kèm sản phẩm:

Hình 26 – Bộ lọc dầu ACF – 06

36
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

2.3.4. Bể dầu
2.3.4.1. Nhiệm vụ, chức năng
Trong hệ thống thủy lực, bể dầu đảm nhận nhiệm vụ, chức năng sau:
1. Cấp dầu đảm bảo hệ thống làm việc trong mọi chế độ: không tải, có tải
và quá tải.
2. Nạp dầu mới, xả dầu cũ của hệ thống
3. Bù rỏ rỉ của hệ thống
4. Tách khí và cặn bẩn ra khỏi dầu
5. Tỏa nhiệt, làm mát dầu

2.3.4.2. Kết cấu


a, Hình dạng
Về hình dạng, bình chứa cao và hẹp tốt hơn là nông và rộng. Cùng dung tích
nhưng bình cao và hẹp sẽ có mực dầu cao hơn bình nông và rộng.
Để tránh sự xoáy lốc của dầu ta nên để mức dẩu trong bình cao hơn ống nạp
của bơm, nếu có sự xoáy lốc của dầu ở trong đường ống nạp thì sẽ có không khí
đi vào hệ thống. Điều này dẫn đến khả năng truyền công suất sẽ giảm vì không
khí bị nén, và hơn nữa không khí sẽ làm giảm khả năng bôi trơn của dầu.
b, Kích thước
Bể dầu phải có kích thước sao cho cặn bẩn trong dầu được lắng đọng xuống
đáy bể, muốn vậy phải đảm bảo được hạn chế sự xoáy của daauftrong bể đến mức
thấp nhất. Dầu từ ống xả trở về không được gây xoáy và sủi bọn
Thùng chứa dầu có kích thước lớn sẽ có khả năng làm mát dầu tốt hơn là thùng
có kích thước nhỏ do diện tích bề mặt tiếp xúc với không khí lớn nên việc tản
nhiệt dễ dàng hơn. Thùng chứa lớn thì sự tuần hoàn dầu cũng ít hơn nên các chất
bẩn lễ lắng đọng.
Kích thước thùng chứa dầu cũng phải đủ để chứa dầu khí piston trở về vị trí
ban đầu và khoảng trống đủ cho sự dãn nở của dầu khi tăng nhiệt độ.
Các kích thước bề dầu được tính toán dựa trên cơ sở đảm bảo về mặt tản nhiệt
và hạn chế đến mức tối đa sự xoáy của dầu trong quá trình hoạt động của hệ thống.
c, Vị trí
Thùng chứa dầu được đạt ở phía trên khung máy ép, bên trên thùng chứa đặt
cụm động cơ, bơm và các van thủy lực. Điều này giúp giảm thiểu tối đa diện tích
37
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

làm việc và chiều dài các đường ống. Đồng thời cũng giúp cho việc hút dầu từ
thùng đến xylanh dễ dàng hơn.
d, Tấm ngăn
Để đảm bảo tách khí và tách cặn bẩn, tạo điều kiện làm nguội tốt hơn, bên
trong bể ngăn thành từng buồng bởi vách ngăn có cửa lưu thông tương ứng ở phía
dưới hai vách ngăn có hai cửa đặt so le với nhau. Hai vách ngăn có chiều cao bằng
chiều cao nhất trong bể dầu. Mức dầu cao nhất trong bể bằng 0,8 chiều cao bể.

e, Nắp thùng dầu


Nắp thùng chứa thường có lỗ thông hơi, trên nắp có bộ lọc để ngăn không cho
bụi lọt vào cùng không khí. Một số thùng chứa không dùng lỗ thông hơi mà thay
thế bằng van điều khiển. Van sẽ tự động đưa không khí lọc vào thùng chứa nhưng
không cho không khí đi ra ngoài cho đến khí áp suất trong thùng đạt đến giá trị
xác định trước.

Hình 27 – Kết cấu sơ bộ bể dầu

Ống hút của bơm và ống xả cần đặt ở vị trí đối nhau và phải ngập trong dầu và
cách đáy bể một khoảng cách bằng 2 ÷ 3D (với D là đường kính ngoài của ống
tương ứng ).

38
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Đáy bề nên làm nghiêng một góc 3 ÷ 8 độ để có thể thay dầu qua các lỗ khi
cần thiết, bể dầu không nên sơn hoặc sơn màu sẫm để sự truyền nhiệt ra môi
trường bên ngoài tốt hơn.

2.3.4.3. Tính toán thể tích về dầu


Để tính được thể tích bề dầu ta cần tính được thể tích của xylanh ép
Thông thường thể tích bề dầu : Vdầu = 3.Vxylanh
Thể tích bề dầu : Vdầu = 3.0,5 = 1,5 m3
Từ đó tính được bề mặt truyền nhiệt của bề dầu có diện tích tương đương là:
3
FTN = 6,4. √1,52 = 8,3 m3
Do yêu cầu thiết kế mặt bể dầu để đặt xylanh vào giữa, các van phân phối, các
đoạn ống dẫn dầu và yêu cầu kích thước bề dầu không được làm quá to chiếm
nhiều diện tích, vì vậy ta thấy kích thước bể dầu chọn sợ bộ như trên là hợp lý.
Để đảm bảo cho sự lưu thông của dầu và tạo điều kiện cho dầu được làm mát
tốt hơn, kết cấu bên trong bể dầu được chia làm các ngăn giữa các ngăn có cửa
lưu thông với nhau, đầu ống xả được vát 1 góc 45 độ quay vào thành bể.

2.3.4.4. Chọn mắt thăm dầu và nắp đổ dầu


Ta chọn của hãng ASHUN – Đài Loan, có mã ký hiệu như sau:
- Nắp đổ dầu: HY – 06
- Mắt thăm dầu: LS – 5
Các thông số kỹ thuật và kích thước lắp đặt được cho trong catalogue của
hãng.
2.3.4.5. Điều kiện thoát nhiệt của bể dầu
Trong hệ thống thủy lực yêu cầu nhiệt độ của dầu không vượt quá 55oC
Trong bất kỳ hệ thống thủy lwucj nào đều có hiệu suất < 1. Phần tổn thất công
suất biến thành các dạng năng lượng khác mà chủ yếu là biến thành nhiệt. Chính
lượng nhiệt này làm tăng nhiệt độ của dầu.
Các tổn thất trong hệ thống thủy lực như tổn thất đường ống, tổn thất qua các
van, khóa, bộ lọc…đều biến thành nhiệt. Điều này làm cho nhiệt độ của dầu nóng
lên làm giảm dộ nhớt của dầu, tăng rò rỉ.

39
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Trong các hệ thống thủy lực, nhiệt tỏa ra làm tăng nhiệt độ của dầu và các
thiết bị khác, đó là điều không mong muốn. Ở nhiệt độ cao dầu bị bốc hơi dễ xảy
ra hiện tượng xâm thực, đồng thời nhiệt độ cao thì độ nhớt của dầu giảm đi làm
tăng rò rỉ, đối với vật liệu chế tạo bị hở có thể gây mắc kẹt.
Những nguyên nhân chủ yếu làm tăng nhiệt độ của dầu là:
 Không giảm tải cho bơm, xả dầu về bể dưới áp suất lớn
 Chất lượng máy thủy lực kém, hiệu suất thấp …

Ngoài ra tổn thất dọc đường, tổn thất cục bộ cũng là nguyên nhân gây ra tỏa
nhiệt trong hệ thống.

40
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 3
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BƠM NGUỒN

3.1. Giới thiệu chung về Bơm thủy lực pit tông rô to hướng trục
Bơm piston hướng trục là loại bơm có piston đặt song song với trục quay của
bơm và được truyền bằng khớp hoặc đĩa nghiêng. Piston luôn tì sát vào mặt của
đĩa nghiêng nên chúng vừa tham gia chuyển động tịnh tiến của piston vừa tham
gia chuyển động quay của rotor.
Máy bơm piston thủy lực có thể được chế tạo với lưu lượng cố định hoặc
điều chỉnh được.

- Ưu điểm: Tuổi thọ cao.Làm việc tin cậy ở áp suất cao, sử dụng trong những
hệ thống có chế độ làm việc nặng. Đảm bảo hiệu suất thể tích tốt. Thay đổi được
lưu lượng làm việc.

- Nhược điểm: Giá thành cao.

Nguyên lý hoạt động của bơm :


Bơm thủy lực piston hoạt động trên nguyên tắc thay đổi thể tích, quá trình
hút đẩy chất lỏng do sự thay đổi thể tích công tác trong bơm, được thực hiện nhờ
piston chuyển động tịnh tiến qua lại trong xy lanh.

Vì bề mặt làm việc của cơ cấu này là mặt trụ, do đó dễ dàng đạt được độ
chính xác gia công cao, bảo đảm hiệu suất thể tích tốt, có khả năng làm việc với
áp lực lớn. Thường được sử dụng trong hệ thống có áp suất, lưu lượng lớn, chế
độ làm việc nặng.

41
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 28 - Sơ đồ nguyên lý của bơm piston rotor hướng trục

1. Rotor, 2. Nắp cố định, 3. Đĩa nghiêng, 4. Piston, 5. Đĩa phân phối dầu có
hai khoang chứa dầu hình bán nguyệt, 6. Gờ ngăn, 7. Lò xo.
3.2. Tính toán các thông số cơ bản của bơm thủy lực piston rô to hướng trục
Chọn bơm nguồn căn cứ vào các thông số sau:
- Áp suất yêu cầu của hệ thống : Pb = ∆𝑃 + Pycmax
- Lưu lượng yêu cầu của hệ thống : Qb = ∆𝑄 + Qycmax
- Bơm có dải tốc độ quay trục phù hợp với tốc độ của động cơ kéo
- Phù hợp với độ nhớt của dầu trong hệ thống
- Có tính lắp lẫn cao để thuận tiện cho trường hợp thay thế
- Dễ dàng bảo dưỡng
- Gía thành hợp lý
Ta có:
Pb = ∆𝑃 + Pycmax = 2,4 + 300 = 302,4(bar)
Trong đó :
∆𝑃 : áp suất rò rỉ đường ống
Pycmax : áp suất yêu cầu lớn nhất

42
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Lưu lượng cấp cho hệ thống :


Qht = Q1 = 1,6.10-3(m3/s) = 96(l/ph)
→ Chọn Qb = 100(l/ph)
Căn cứ vào hai thông số Pb và Qb ở trên cùng điều kiện làm việc của hệ thống,
ta chọn bơm nguồn là bơm pittong hướng trục vì kích thước nhỏ gọn, độ làm việc
tin cậy cao.
Chọn động cơ kéo bơm có số vòng quay n = 2450 (vg/ph)
𝑄𝑏 100
→ Lưu lượng riêng của bơm là : q = = = 0,04(l/vg)
𝑛 2450

→ Chọn bơm nguồn có lưu lượng riêng : q = 0,04(l/vg) = 40(cm3/vg)


→ Lưu lượng bơm nguồn là : Qb = n.q = 2450.0,04 = 98(l/ph)

→Ta chọn bơm pittong rô to hướng trục – trục nghiêng của hãng BoschRexroth:
A2FO45/61R

Hình 29 - Hình ảnh bơm nguồn A2FO45/61R

→ Bơm pittong rô to hướng trục – trục nghiêng được chọn có một số thông số
kỹ thuật như sau :

43
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- Lưu lượng riêng : q = 45,6 (cm3/vg)


- Áp suất làm việc : P = 400 (bar)
- Tốc độ quay: n = 2240 (vg/ph)

3.3. Tính các thông số đĩa phân phối và Blốc xylanh


Đĩa phân phối là 1 mặt bích áp vào 1 mặt đầu của Blốc xylanh. Mặt tiếp xúc
giữa hai chi tiết này có thể là mặt phẳng hoặc mặt cong. Trên đĩa phân phối có gia
công hai rãnh xuyến.
Một rãnh được nối thông với các xylanh trong hành trình đẩy, rãnh kia nối
thông với các xylanh hành trình hút. Blốc xylanh và đĩa phân phối được áp vào
nhau với 1 khe hở thủy lực nhất định dưới tác dụng của lực đẩy lò xo. Áp suất
chất lỏng trong khe hẹp thủy lực này có tác dụng như 1 nêm dầu thủy lực.
Gọi pm là áp suất trung bình trong khe hẹp tiếp xúc giữa mặt đầu của Blốc xylanh
và mặt làm việc của đĩa phân phối.

Pm = k.p
Hệ số k = ( 0,15 ÷ 0,5 ), ta chọn k = 0,3 phụ thuộc vào độ choinsh xác của bề
mặt tiếp xúc.
Giả sử lực nén của lò xo áp blog xy lanh vào đĩa phân phối không lớn ( có thể
bỏ qua ) và áp suất hút bằng áp suất khí quyển, thì phương trình cân bằng lực
trong khe dầu tiếp xúc giữa đĩa phân phối và blog xy lanh là :
𝜋𝑑 2 1
Pm = k.p. – pm.ftx = 0
4 2
𝜋𝑑 2 1
=> m. = fr + k.ftx
4 2

Trong đó :
m : số xylanh trong khu vực đẩy m = 3
d : đường kính của xylanh d = 19mm
p : áp suất đẩy p = 300 bar
fr : diện tích rãnh lưỡi liềm thông với rãnh đẩy
ftx : diện tích tiếp xúc giữa đĩa phân phối và mặt đầu blog xylanh

44
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Gọi δ là bề dày của rãnh


Ta có :
𝛿
(𝐷𝑥− 2) 𝐷𝑜𝑙2
2
ftx = 𝜋. ( - )
4 4
𝛿 𝛿 𝛿 𝛿
1 (𝐷𝑥 + 2) (𝐷𝑥 − 2) 1 (𝐷𝑥 + 22) (𝐷𝑥− 2)
fr = π. .{ 2
− 2
− ( − 2
)}
2 4 4 7 4 4

Với Dx tan γ = D sin γ = 70


Dol đường kính ngoài ổ lăn = 52mm ( đũa côn đỡ nhẹ, d = 20mm)
Thay số vào ta được phướng trình:
𝛿 𝛿 𝛿
𝜋192 1 (70− )2 522 1 (70+ )2 (70− )2
3. = π. .{ 2
− + . 0,3 2
− 2

4 2 4 4 2 4 4
𝛿 𝛿
1 (70 + 2)2 (70− )2
( − 2
)} => δ ≈ 8 mm
7 4 4

Các quan hệ kích thước khác được lấy như sau :


a = 0,2 mm ; d = 3,8 lấy d = 4 mm ; b1 = 0,3 mm ; d = 5 mm ;
b2 = 0,8 mm ; b1 = 4 mm
Từ các thông số trên ta có kết cấu đĩa phân phối :
Dx

Rãnh hút

Rãnh d?y

Hình 30 - Hình chiếu bằng đĩa phân phối

45
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Chọn vật liệu làm đĩa phân phối và blog xylanh :


Vật liệu làm đĩa phân phối thường tuân theo tính tương thích về phương diện
ma sát giữa đĩa và blog xylanh có chuyển động quay trượt tương đối.

Ta có thể tham khảo một số cặp vật liệu sau :


Blog POCH 10-23 X21∅1 12XH3A Đồng thanh
Xylanh
Đĩa phân X21∅1 POCH 10-23 Đồng thanh 12XH3A
phối
Blog Đồng thanh Thép thấm nito Đồng thanh PO∅1 10-1
Xylanh Antimon (60-62HRC) Thiếc

Đĩa phân Thép XBI Gang đúc Thép thấm 20X (60-
phối 60 HRC nito (60- 62HRC)
62HRC)

Bảng 3.1 – Vật liệu làm Bloc xylanh

Vì loại bơm piston ta chọn thiết kế Blog xylanh quay nên ta chọn cặp vật liệu
blog xy lanh 12XH3A và đĩa phân phối làm bằng đồng thanh.
Vật liệu chế tạo piston là thép ổ bi IIIX15 ( Nhiệt luyện đạt độ cứng 58-62 HRC)
Yêu cầu kĩ thuật đối với bề mặt làm việc của đĩa phân phối và mặt đầu của
blog xylanh là :
Độ không song song giữa 2 mặt làm việc này : 0,005 ÷ 0,01
Độ vuông góc giữa 2 mặt đầu này với trục ≤ 0,005
Độ bóng bề mặt làm việc của đĩa phân phối : ∇7 ÷ ∇8
Độ bóng mặt đầu của blog xylanh : ∇9 ÷ ∇10
Gia công bề mặt làm việc của đĩa phân phối bằng phương pháp cạo bề mặt
tiếp xúc của mặt đầu blog xylanh bằng phương pháp mài.

46
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 31 - Kết cấu cụm blog xylanh đĩa phân phối

3.4. Tính trục bơm


Thông số đầu vào:
- Momen xoắn trên trục Mx = 204520 N.mm
- Lực vòng T = 4544,8 (N)
Chọn vật liệu chế tạo trục
Chọn vật liệu chế tạo trục là thép 40X với đọ cứng bề mặt sau khi nhiệt luyện la
60 - 64HRC có giới hạn bền [𝜎𝑏 ] = 1000 Mpa và giới hạn chảy [𝜎𝑐ℎ ] = 800 Mpa
Tính sơ bộ đường kính trục
Đường kính trục được xác đinh bằng mô men xoắn theo công thức sau :
3 𝑀
d≥ √ 𝑋
0,2[𝜏]

Trong đó:
d : đường kính trục
Mx : momen xoắn ( N.mm)
[𝜏] : ứng suất xoắn cho phép (N/mm2 )

Đối với cật liệu là thép 40X khi tính đường kính trục vào ta có thể lấy [𝜏] =
20 ÷35 N/mm2 .
Ta chọn [𝜏] = 30 ( N/mm2) tại tiết diện lắp ổ lăn là :
3 𝑀 3 204520
d≥ √ 𝑋 = √ = 30,79 (mm)
0,2[𝜏] 0,2[30]

47
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Chọn đường kính trục sơ bộ là d = 30 mm


Tính toán kiểm nghiệm then hoa
So sánh với then bằng, then bán nguyệt, then vát .mối ghép then hoa có những
ưu điểm sau :
- Sức bền của trục dưới tác động của tải trọng thay đổi vả va đập lớn hơn
- Ứng suất dập trên mặt then hoa nhỏ hơn
- Dễ định tâm các chi tiết máy lắp trên trục
Ta chọn loại then hoa thân khai. Mối ghép then hoa kiểm nghiệm theo ứng suất
dập trên mặt làm việc với giả thiết là áp suất phân bố đều và chỉ có 0,75 số lượng
then truyền momen xoắn :
𝑀𝑋
𝜎𝑑 = ≤ [𝜎𝑑 ]
0,75.𝑍.𝐹.𝑅𝑡𝑏

Trong đó :
F: diện tích chịu đập (mm2 )
Rtb : bán kính trung bình (mm)
𝜎𝑑 : ứng suất dập (N/mm2)
Với mối ghép then hoa thân khai :
F = 0,8 m.l
Trong đó : m là mô đun, l là chiều dài may ơ
𝑑𝐵 +𝑑𝐴 𝑑𝐶
Rtb = =
4 2

Dựa vào bảng 7-27 trang 48 giáo trình “ Thiết kế chi tiết máy “ ta chọn kiểu định
tâm theo D.
Ta có : D = 35 ; m = 2 ; Z = 16 ; x = - 0,5
Đường kính vòng chia : dc = m.Z = 2.16 = 32 (mm)
Đường kính vòng chân răng của trục khi chân răng thẳng :
𝑑𝐵 = D – 2.m = 35 – 2.2 = 32 ( mm )
Đường kính vòng chân răng của trục khi chân răng cong :
𝑑𝑅 = D – 2,77.m = 35 – 2,77.2 = 29,46 ( mm )
Đường kính đỉnh răng của lỗ : 𝑑𝐴 = 𝑑𝐵 = 32
Đường kính vòng chân của lỗ : DA = D + 0,4.m = 35,8 (mm)
Chiều cao đoạn vát khi định tâm theo D : fB = 0,1.m = 0,2
48
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Bán kính cong chân răng : R = 0,47.M = 0,47.2 = 0,49 (mm)


Chiều dài danh nghĩa của thanh răng :
S = 2.( 𝑚/2 + 2.tg∝0 ) = 2.(2/2 + 2.0,5.tg30 ) = 3,2 (mm)
Chiều dài may ơ :
l = (1,2 ÷ 1,4.d) = ( 1,2 ÷ 1,4.30 ) = 36 ÷ 42 , chọn l = 40 (mm)
Diện tích chịu dập :
F = 0,8 .m.l = 0,8.2.40 = 60 (mm)
Bán kính trung bình :
𝑑𝐵 +𝑑𝐴 𝑑𝐶 32
Rtb = = = = 16 ( mm )
4 2 2

Ta tính toán then hoa thiết kế liền trục nê vật liệu làm then hoa giống vật liệu làm
trục => 𝜎𝑑 = 1000 N.mm2
Từ bảng 7-22 giáo trình “ Thiết kế chi tiết máy “ ta tra được [𝜎𝑑 ] có nhiệt luyện
và cố định, làm việc dưới điều kiện trung bình
[𝜎𝑑 ] = 100 ÷ 140
Thay các thông số trên vào công thức :
𝑀𝑋
𝜎𝑑 = ≤ [𝜎𝑑 ]
0,75.𝑍.𝐹.𝑅𝑡𝑏
204520
Ta được : 𝜎𝑑 = = 16,64 ( N/mm2 ) ≤ [𝜎𝑑 ]
0,75.16.64.16

Vậy ra có mối ghép then hoa thỏa mãn yêu cầu bền.

3.5. Tính các thông số của gối đỡ


Sơ đồ tác động áp lực vào gối trượt và phản lực tạo thành do nêm thủy lực được
trình bày trong hình sau :

Fd
ø19

Fe

Hình 32 - Kết cấu gối trượt và piston


49
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Trong đó lực Fđ được chia thành các phần do tác động từ các đương fkinsh và
chiều dày lỗ tạo nên nêm thủy lực như sau :

D2

D1

D3

D4

Hình 33 - Thông số cơ bản của gối trượt


Ta có các công thức tính áp lực như sau :
𝑑2 300 0,0192
Fe = P.𝜋. = . 105 .3,14. = 8666,2 (N)
4 0,981 4

Fđ = F1 + F2 + F3 + F4
2 2 2
𝑑1 2 𝑑2 2 − 𝑑1 𝑑3 2 − 𝑑2 𝑑4 2 − 𝑑3
Fe = P.𝜋. + P.𝜋. + P. 𝜋. + P.𝜋.
4 4 4 4
Fe
= 1,2

Từ đó ta có phương trình cân bằng :
2 2 2
𝑑1 2 𝑑2 2 − 𝑑1 𝑑3 2 − 𝑑2 𝑑4 2 − 𝑑3 Fe 𝑑2
P.𝜋. + P.𝜋. + P. 𝜋. + P.𝜋. = = P.𝜋.
4 4 4 4 1,2 4.1,2

Ta chọn sơ bộ các thông số :


d4 = 22 mm
d3 = 16 mm
d2 = 11 mm
Thay vào phương trình để tìm d1 :

50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
2 2 2
𝑑1 2 1 𝑑2 2 − 𝑑1 1 𝑑3 2 − 𝑑2 1 𝑑4 2 − 𝑑3 𝑑2
+ . + . + . =
4 4 4 2 4 4 4 4.1,2
2 2 2
𝑑1 2 1 112 − 𝑑1 1 162 − 𝑑2 1 222 − 𝑑3 192
+ . + . + . =
4 4 4 2 4 4 4 4.1,2

=> d1 = 3,66 mm . Ta chọn d1 = 4 mm


ø32

ø16

ø4

ø15

Hình 34 - Mặt cắt đứng và hình chiếu bằng của gối trượt

51
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 4
THIẾT KẾ XYLANH MÁY ÉP

4.1. Tiêu chuẩn thiết kế xylanh


Vật liệu chế tạo xylanh thường được lựa chọn là thép carbon S355J2 hoặc
thép không gỉ (AISI 431; DIN 1.4057; X17CrNi 16-2 …).
Vỏ xylanh được chế tạo từ ống thép đúc S355J2.
Cần xylanh là một chi tiết đặc biệt của xylanh, chi tiết này vừa tiếp xúc với
mô trường bên ngoài vừa tiếp xúc với dầu thủy lực bên trong và kết hợp với roăng
làm kín để đảm bảo không rò rỉ dầu ra bên ngoài môi trường. Chính vì vậy, cần
xylanh thủy lực phải được bao phủ một lớp bảo vệ đặc biệt (Mạ Cr hoặc CrNi).
Cần xylanh được làm từ thép 40Cr tôi cứng bề mặt, được mài tròn bằng máy
mài vô tâm đạt độ bóng cao. Quả piston, nắp dẫn hướng: dùng thép cacbon chất
lượng cao.
Khi lựa chọn xi lanh thủy lực, bên cạnh các yêu cầu về vật liệu xi lanh, tiêu
chuẩn thiết kế chế tạo, nguồn gốc xuất xứ thì cần có thêm các yêu cầu về lớp bảo
vệ cần xi lanh, cảm biến đo hành trình và roăng làm kín.
4.2. Chọn xylanh
4.2.1. Các bước chuẩn bị
1/Tính toán và lên bản vẽ thiết kế
Căn cứ vào lực đẩy/lực kéo và áp suất làm việc của hệ thống để chọn đường
kính trong của ống xylanh, đường kính cần piston.
- Ống xylanh: dung sai ISO H9, độ nhám Ra max. 0,4µm.
- Cần piston: dung sai ISO f7, độ nhám Ra max. 0,2µm, độ dày lớp mạ
crôm tối thiểu 20µm
Phải hiểu rõ ứng dụng cụ thể của xylanh cần chế tạo trong dây chuyền công
nghệ (cường độ làm việc, đặc tính áp suất, tư thế làm việc, vận tốc di chuyển,
nhiệt độ dầu …). Từ đó, lựa chọn được kết cấu xylanh, loại gioăng phớt sẽ sử
dụng và tính toán dẫn hướng phù hợp.
Chọn kiểu lắp ghép theo các tiêu chuẩn ISO 6020/6022, DIN 24554 (hệ mét)
hoặc NFPA (hệ inch) hoặc kiểu lắp đặc biệt theo yêu cầu của khách hàng.

52
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Kiểm tra lại kích thước bao có phù hợp với không gian lắp đặt không trước
khi lập bản vẽ chế tạo. Lập bản vẽ gia công của từng chi tiết.
2/Gia công:
Tùy thuộc vào yêu cầu thiết kế và số lượng cụ thể, các chi tiết của xylanh
được hoàn thiện trên các máy công cụ truyền thống hay máy CNC.
3/ Kiểm tra kích thước sau khi gia công:
Các chi tiết sau khi gia công đều được kiểm tra lại kích thước, dung sai, độ
bóng, … để loại trừ các chi tiết sai, hỏng.
4/ Lắp ráp:
Các chi tiết sau khi gia công đều được vệ sinh bằng hóa chất đặc biệt phun
dưới áp lực cao để loại bỏ sạch sẽ các tạp chất còn bám trên bề mặt các chi tiết
trong quá trình gia công (phôi, bavia, cặn bẩn, dầu mỡ…). Mỗi loại xi lanh đều
có quy trình lắp cụ thể, và được thực hiện bởi các công nhân lành nghề.
5/ Thử áp lực (thử tải):
Tất cả các xi lanh trước khi xuất xưởng QME đều được kiểm tra trên băng
thử theo tiêu chuẩn ISO 10100:2001.
6/ Vệ sinh, sơn, đóng gói:
Sau khi tẩy sạch dầu mỡ và tạo nhám các bề mặt cần sơn, xi lanh được sơn
PU 3 lớp sử dụng loại sơn chuyên dụng.

4.3. Chọn xylanh ép


Chọn xylanh của hãng thủy lực Rexroth (CHLB Đức), dạng lắp ghép bắt
mặt bích ở đầu xylanh.
Model : CDH3

53
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 35 - Xylanh ép CDH3

Thông số và kích thước chính của xylanh:


Đường kính trong xylanh: D = 350 mm
Đường kính cần xylanh: d = 250 mm
Hành trình tối đa của xylanh ép: L = 525 mm
Áp suất làm việc tới hạn: p = 350 bar
Tốc độ làm việc lớn nhất: v = 0,5 m/s
Nhiệt độ làm việc khoảng: ( -25; 80 ) độ C

4.4. Chọn gioăng phớt làm kín piston


Vòng dẫn hướng GAF giữa piston và ống xylanh

54
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 36 - Vòng dẫn hướng GAF


Số lượng: 2 cái
Dạng vòng dẫn hướng: GAF
Kích thước: d192 x D200 x H20 (mm)
Vật liệu: Fabric + Phenolic Resin
Nhiệt độ làm việc: -40 – 130 °C

Phớt PDH làm kín giữa piston và ống xylanh

Hình 37 - Phớt PDH làm kín giữa piston và ống xylanh


Số lượng: 1 cái
Dạng phớt: PDH 137/1
Kích thước: D200 x d177 x H16 x F198,8 x C6,5 (mm)
Áp suất lớn nhất: 600 bar
Vận tốc lớn nhất: 1,5 m/s
Vật liệu: NBR+PTFE+POM
Nhiệt độ làm việc: -30 – 110 °C

Gioăng O-ring GKS

Hình 38 - Gioăng O-ring GKS


55
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Số lượng: 1 O-ring; 2 GKS (cái)


Dạng phớt: O-ring622 GKS622
Kích thước: d100 x T5,34 x h1,7
Vật liệu: NBR (O-ring), TPE (GKS)
Nhiệt độ làm việc: -30 – 130 °C (O-ring); -40 – 150 °C (GKS)
4.5. Gioăng phớt làm kín giữa cần và cổ xylanh
Vòng dẫn hướng GAF giữa cần và cổ

Hình 39 - Gioăng phớt làm kín giữa cần và cổ xylanh


Số lượng: 2 cái
Dạng vòng dẫn hướng: GAF
Kích thước: d120 x D125 x H9,7 (mm)
d120 x D125 x H15 (mm)
Vật liệu: Fabric + Phenolic Resin
Nhiệt độ làm việc: -40 – 130 °C

Phớt gạt bụi GHM/C đầu cần

Hình 40 - Phớt gạt bụi GHM/C đầu cần

56
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Số lượng: 1 cái
Dạng phớt: GHM/C
Kích thước: D130 x d120 x H7 x h10 (mm)
Vật liệu: NBR+Metal
Nhiệt độ làm việc: -30 – 120 °C

Phớt TTX làm kín cổ và cần

Hình 41 - Phớt TTX làm kín cổ và cần


Số lượng: 1 cái
Dạng phớt: TTX
Kích thước: D140 x d120 x H12,5 (mm)
Áp suất lớn nhất: 400 bar
Vận tốc lớn nhất: 1 m/s
Vật liệu: Polyurethane
Nhiệt độ làm việc: -35 – 100 °C

Phớt GIR làm kín cổ và cần

Hình 42 - Phớt GIR làm kín cổ và cần


57
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Số lượng: 1 cái
Dạng phớt: GIR
Kích thước: D135,1 x d120 x H6,3 (mm)
Áp suất lớn nhất: 500 bar
Vận tốc lớn nhất: 15 m/s
Vật liệu: NBR+PTFE
Nhiệt độ làm việc: -30 – 100 °C

Hình 43 - Gioăng Oring GKS làm kín cổ và ống xylanh


Số lượng: 1 cái
Dạng phớt: Oring GKS
Kích thước: d187,3 x T6,99 x h2,5 (mm)
Vật liệu: NBR (O-ring), TPE (GKS)
Nhiệt độ làm việc: -30 – 130 °C (O-ring); -40 – 150 °C (GKS)

58
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 5
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO CẦN XYLANH
5.1. Phân tích chức năng làm việc của chi tiết
Dựa vào bản vẽ chi tiết ta thấy cần xylanh là chi tiết dạng trục.
 Chi tiết dạng trục là loại chi tiết được dùng rất phổ biến trong ngành chế
tạo máy. Chúng có bề mặt cơ bản cần gia công là mặt tròn xoay ngoài, mặt
này thường được dùng để lắp ghép.
 Chi tiết “trục đồ gá” cần gia công đạt cấp độ bóng 8 vì vậy phải qua nguyên
công tiện bán tinh và không cần được gia công chính xác cao để lắp ghép.
 Chi tiết “trục đồ gá” được làm bằng thép 40Cr là một loại thép trong nhóm
thép Cacbon. Kết cấu có chất lượng tốt, chịu mài mòn lớn, chịu tải trọng và
va đập cao,… có thể tôi bề mặt. Thép 40Cr có thành phần cấu tao như sau:

Mác Thép C Si Mn Cr Ni Mo
40Cr 0.37~ 0.44 0.17 ~0.37 0.50 ~ 0.80 0.80 ~1.10 £ 0.30 -

Bảng 5.1- Thành phần của thép 40Cr

Yêu cầu kĩ thuật:


Bề mặt Ø250f7 đạt tôi đến độ cứng 40HRC
Độ ô van, độ côn mặt trụ ≤ 0,024
Độ không thẳng cần ≤ 0,024
Độ đông tâm giữa 2 mặt cho phép ≤ 0,035
Độ đảo đầu của các bề mặt so với bề mặt Ø250f7 ≤ 0,04mm
5.2. Phân tích tính công nghệ trong kết cấu của chi tiết
Tính công nghệ của một sản phẩm hay chi tiết là đảm bảo những yêu cầu
cũng như chức năng của chi tiết hay sản phẩm đó mà tốn ít nhiên liệu nhất, hợp lí
hóa kết cấu chi tiết dễ dàng tháo lắp, tận dụng được thời gian gia công thời gian
lắp ráp, tiết kiệm vật liệu trong suốt quá trình gia công. Sử dụng các phương pháp
gia công tiên tiến nhất nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

59
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Trên chi tiết có nhiều bề mặt phải gia công, trong đó có nhiều bề mặt đòi
hỏi độ chính xác cao. Trên chi tiết cũng không có nhiều lỗ phải gia công, về cơ
bản chi tiết có đủ độ cứng vững, kêt cấu hợp lí như chiều dày thành đủ lớn, đủ
diện tích, lỗ vuông góc với mặt ngoài của chi tiết. Bề mặt gia công không có vấu
nồi. Để đảm bảo cho việc chế tạo chi tiết, đảm bảo cho chi tiết khi đưa vào sử
dụng thì hoạt động tốt.
 Chi tiết cần xi lanh là chi tiết dạng trục, 2 đầu được phay là tiện thô đến độ
bóng 4 (Rz=40 để truyền momen xoắn. Trên thân trục được gia công nhiều
bậc khác nhau.
 Chi tiết có bề mặt cơ bản cần gia công là mặt tròn xoay và cấp độ nhẵn
bóng chủ yếu 8 (Ra=0,63; Rz=1,25) nên ta có thể gia công bằng dao tiện
thường.
 Kích thước đường kính trục giảm dần từ Ø250  Ø200  Ø160  Ø120
 Kết cấu của trục đơn giản nên không cần gia công trên các máy chép hình
thủy lực.
 Mặt đầu Ø160 được taro ren.

5.3. Phương pháp chế tạo phôi và thiết kế bản vẽ chi tiết lồng phôi
5.3.1. Phương án chế tạo phôi
Trong ngành chế tạo máy thì tùy theo dạng sản xuất mà chi phí về phôi liệu
chiếm từ 30~60% tổng chi phí. Chế tạo phôi hợp lí sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế cao.
Việc xác định phương án chế tạo phôi dựa trên các cơ sở sau:
 Kết cấu hình dáng của chi tiết.
 Vật liệu và đặc tính làm việc của chi tiết.
 Sản lượng hàng năm của chi tiết.
 Hoàn cảnh và khả năng cụ thể của xí nghiệp.
 Khả năng đạt được độ chính xác và yêu cầu kĩ thuật của phương pháp chế
tạo phôi.

Loại phôi được xác định theo kết cấu của chi tiết, loại vật liệu, điều kiện
sản xuất cụ thể của xí nghiệp. Chọn phôi tức là chọn phương pháp chế tạo phôi,
xác định lượng dư, kích thước và dung sai của phôi. Nhưng khi chọn phải chứ ý
sao cho hình dáng của phôi gần giống như hình dáng của chi tiết. Có nhiều phương
pháp chế tạo phôi như sau:
a) Phôi cán
60
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Cho cơ tính tốt, bề mặt đồng đều. Thép cán có hình dạng, kích thước, tiết
diện ngang và chiều dài tuân theo tiêu chuẩn, độ chính xác cao, thành phần hóa
học tương đối ổn định.
Sử dụng phôi cắt từ thép cán cho hệ số sử dụng vật liệu thấp, do đó thường
chỉ dùng trong sản xuất đơn chiếc hoặc dùng trong sản xuất hàng loạt với điều
kiện hình dạng, kích thước tiết diện ngang của phôi gần giống với tiết diện ngang
của chi tiết.
b) Phôi đúc

 Phương pháp đúc trong khuôn cát:

Đúc được các loại vật liệu kim loại khác nhau, có khối lượng từ vài chục
gam tới vài chục tấn. Đúc được các chi tiết có hình dáng phúc tạp mà các phương
pháp khác hoặc khó có thể gia công được. Tính chất sản suất linh hoạt, thích hợp
với các dạng sản xuất. Đầu tư ban đầu thấp. Dễ cơ khí hóa và tự động hóa.
Nhưng độ chính xác của vật đúc không cao dẫn tới lượng dư gia công lớn,
hệ số sử dụng vật liệu K nhỏ. Chất lượng phôi đúc thấp, thường có rỗ khí, rỗ xỉ,
chất lượng về mặt vật đúc thấp.
 Đúc trong khuôn kim loại:

Độ chính các về hình dáng kích thước cao. Tổ chức vật đúc mịn chặt, chất
lượng bề mặt vật đúc cao. Dễ dàng cơ khí hóa tự động hóa, năng xuất cao.
Nhưng khối lượng vật đúc hạn chế, khó chế tạo được vật đúc có hình dáng
phức tạp, và có thành mỏng, bề mặt chi tiết dễ bị biến cứng cho nên sau khi đúc
thường phải ủ để chuẩn bị cho gia công tiếp theo.
c) Phôi dập

Dưới tác dụng của ngoại lực tinh thể kim loại được định hướng và kéo dài
tạo thành tổ chức sợi hoặc thớ làm tăng khả năng chịu kéo dọc thớ và lực cắt
ngang thớ. Trong quá trình biến dạng cấu trúc mạng bị xô lệch mất cân bằng làm
cho tính deo của vật liệu giảm đi, tính cứng tăng lên.
Khi sử dụng phôi dập tính cứng của vật liệu được cải thiện. Độ chính xác
hình dạng, kích thước, chất lượng bề mặt phôi cao. Do đó, giảm được thời gian
gia công cắt gọt và tổn thất vật liệu, nâng cao hệ số sử dụng phôi K góp phần làm
giảm chi phí sản suất.
d) Phôi thanh
61
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Không cần phải chi phí gia công chế tạo phôi, phù hợp với chi tiết dạng trụ
trơn, chế tạo chi tiết nhanh. Thường được áp dụng cho chi tiết có dạng trụ trơn,
bậc trục chênh lệch ít, dùng cho sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt nhỏ.
Như vậy, theo các phương pháp trên thì cần xi lanh nên dùng phương pháp
phôi thanh là hợp lý.

5.3.2 Gia công chuẩn bị phôi.


Việc gia công cơ chuẩn bị phôi là việc đầu tiên của quá trình gia công cơ, ta
cần phải chuẩn bị phôi vì: phôi được chế tạo ra có chất lượng về mặt xấu so với
yêu cầu như xù xì, rỗ nứt. Tình trạng đó làm cho dụng cụ nhanh bị mòn, hỏng,
chế độ cắt gia công bị hạn chế, đồng thời sinh ra va đập, rung động, làm giảm
nhanh tốc độ chính xác của thiết bị, máy móc. Sai lệch hình dáng hình học của
phôi lớn do tính in dập khi gia công. Để đạt yêu cầu của chi tiết cần phải cắt nhiều
lần và bằng nhiều dao, kéo dài thời gian gia công, chi phí sản suất lớn.
Do đó để khắc phục thì ta phải gia công chuẩn bị phôi.
Gia công chuẩn bị phôi thường là: làm sạch phôi, nắn thẳng phôi, gia công
bóc vỏ, khoan chống tâm.
 Tùy theo dạng phôi yêu cầu mà ta dùng nguyên công chuẩn bị phôi
thích hợp nhất.

Căn cứ vào yêu cầu nói trên kết hợp với việc xem xét điều kiện trang bị, hình
thức sản xuất của chi tiết, phương pháp chế tạo phôi, dạng sản xuất cho chi tiết ta
chọn phương án chuẩn bị phôi như sau:
 Làm sạch bề mặt bằng chổi sắt.

 Làm sạch ba via bằng dũa.

 Đối với 2 đầu của trục cần phải khoan chống tâm để làm chuẩn định
vị.

5.4. Chọn công nghệ và phương pháp gia công


 Chọn công nghệ gia công.

Chọn công nghệ gia công là là phương pháp thực hiện công việc gia công
chi tiết sao cho tốn ít thời gian nhất, đạt hiệu quả kinh tế cao nhất mà vẫn đảm bảo
độ chính xác gia công. Quá trình gia công phải trải qua nhiều nguyên công, nhưng
phải phân chia cách thực hiện nguyên công đó như thế nào để đạt được các hiệu
62
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

quả nói trên. Chúng ta có thể lựa chọn phương pháp tập trung các nguyên công
hay phân tán các nguyên công.
Tuy nhiên việc chọn cách phân chia nguyên công còn phụ thuộc vào dạng
sản xuất, độ cứng vững và độ chính xác của chi tiết và điều kiện sản suất của nước
ta hiên nay. Đối với dạng sản suất loạt lớn muốn chuyên môn hóa cao có thể đạt
độ chính xác cao thì nên chọn phương án phân tán nguyên công tức là quy trình
công nghệ được phân ra thành các nguyên công đơn giản, ta dùng các máy vạn
năng kết hợp với đồ gá chuyên dùng.
 Chọn phương pháp gia công.

Khi thiết kế quy trình công nghệ ta phải lập thứ tự các nguyên công sao cho
chu kì gia công hoàn chỉnh một chi tiết là ngắn nhất, góp phần hạn chế chi phí gia
công, đảm bảo hiệu quả nhất. Trong đó mỗi nguyê công được thực hiện theo một
nguyên lý ứng với một phương pháp gia công thích hợp với kết cấu của chi tiết.
Do đó với chi tiết cần xi lanh phương án thiết kế nguyên công như sau:
 Nguyên công 1: Khỏa và khoan lỗ tâm 2 mặt đầu.
 Nguyên công 2: Tiện thô, tiện tinh, vát mép mặt trụ Ø250, Ø200, Ø160,
Ø120
 Nguyên công 3: Tiện ren Ø160
 Nguyên công 4: Mài ngoài , mài tinh bề mặt Ø120, Ø200, Ø250 và mài
siêu tinh bề mặt Ø250.
 Nguyên công 5: Mạ crom bề mặt Ø250, Ø200, Ø120 chiều dầy lớp mạ
đạt 0.025mm
 Nguyên công 6: Đánh bóng
 Nguyên công 7: Làm sạch bề mặt
 Nguyên công 8 : Kiểm tra

63
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

5.5. Quy trình các nguyên công


Nguyên công 1: Khỏa và khoan lỗ tâm 2 mặt đầu.
C
C-C

Hình 44 - Khỏa và khoan lỗ tâm 2 mặt đầu


 Định vị: Dùng 2 khối V ngắn và vít khống chế 5 bậc tự do.
 Kẹp chặt: Kẹp chặt bằng cơ cấu ren.
 Chọn máy: Máy phay và khoan tâm bán tự động MP76M.
 Chọn dao: Dao phay ngón, mũi khoan Ø20
 Bước gia công:

 Bước 1: khỏa đồng thời 2 mặt Ø250.

 Bước 2: khoan đồng thời 2 lỗ tâm ở 2 đầu.

Nguyên công 2: Tiện thô, tiện tinh, vát mép mặt trụ Ø250, Ø200 , Ø160,
Ø120

64
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 45 - Tiện thô, tiện tinh, vát mép mặt trụ Ø250, Ø200, Ø160, Ø120

- Định vị: Dùng tốc cặp và mũi chống tâm không chế 5 bậc tự do.
- Chọn máy: Máy tiện T630.
- Chọn dao:

 Dao vai mặt đầu gắn mảnh hợp kim cứng T5K10.

 Dao xén mặt đầu gắn mảnh hợp kim cứng T5K10.

- Bước gia công:

 Tiện thô mặt trụ Ø250, l = 450mm.

 Tiện tinh mặt trụ Ø250, l = 450mm.

 Tiện thô mặt trụ Ø200, l = 30mm.

 Tiện tinh mặt trụ Ø200, l = 30mm.

 Tiện thô mặt trụ Ø160, l = 95mm.

 Tiện tinh mặt trụ Ø160, l = 95mm.

 Tiện thô mặt trụ Ø120, l = 25mm.

 Tiện tinh mặt trụ Ø120, l = 25mm.

 Vát mép 5×450 mặt trụ Ø250, Ø200, Ø160, Ø120

Nguyên công 3: Tiện ren Ø160

65
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 46 - Tiện ren Ø160

Định vị: Dùng mâm cặp khống chế 5 bậc tự do.


 Chọn máy: Máy tiện T630.
 Chọn dao: mũi taro Ø160.
 Bước gia công.

Tiện ren mặt trụ Ø160 ,l = 95mm


Nguyên công 4: Mài ngoài
 Định vị: Dùng tốc cặp và mũi chống tâm không chế 5 bậc tự do.
 Dùng máy mài G27-75AGC.
 Chọn dao: Đá mài.
 Bước gia công:

Mài tinh bề mặt Ø250, Ø200, Ø120 đạt độ bóng cấp 7


Mài siêu tinh bề mặt Ø250 đạt độ bóng cấp 9

Hình 47 - Mài ngoài

66
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Nguyên công 5: Mạ crôm


Mạ Cr6+ dùng để trang trí và làm cứng bề mặt.
Mạ toàn bộ mặt trụ Ø250, chiều dày lớp mạ đạt 0.025 mm.

Nguyên công 6: Đánh bóng chi tiết gia công

Hình 48 - Đánh bóng chi tiết gia công

 Định vị: Dùng tốc cặp và mũi chống tâm không chế 5 bậc tự do.
 Dùng máy mài G27-75AGC
 Chọn dao : Thay đá mài bằng vật lieu nỉ , lớp tiết xúc là vật liệu đánh
bóng phi kim loại

Nguyên công 7: Làm sạch bề mặt.


Làm sạch chi tiết bằng dầu

Nguyên công 8: Kiểm tra tổng thể.

67
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 49 - Kiểm tra tổng thể chi tiết gia công


Kiểm tra kích thước bằng thước , kiểm tra hình dáng hình học và vị trí tương
quan bằng thước và đồng hồ so.

5.6. Tính toán chế độ cắt cho một nguyên công và tra chế độ cắt cho các
nguyên công còn lại
Việc tính toán và lựa chọn chế độ cắt sao cho hợp lí góp phần cho hiệu quả
kinh tế cao, giảm giá thành sản phẩm. Việc lựa chọn chế độ cắt có ảnh hưởng đến
chất lượng bề mặt của các chi tiết gia công như ảnh hương đến độ bền của dao,
máy và quá trình sản suất chi tiết.
Xác định chế độ cắt là xác định chiều sâu cắt, lượng chạy dao, tốc độ cắt, và
thời gian gia công cơ bản trong điều kiện gia công nhất định.
Chọn ra chế độ cắt hợp lí vừa đảm bảo năng suất lao động, hạ giá thành đồng
thời phát huy hết khả năng của máy các trang thiết bị và dụng cụ cắt đầy đủ.
Để xác định được chế độ cắt hợp lí và đảm bảo tính năng trên ta xác định chế
độ cắt cho từng nguyên công.
Tra chế độ cắt cho các nguyên công :
Nguyên công 1:
Dao Chế độ cắt
Bước Máy Kích n v t S
Vật liệu
Thước (v/ph) (m/ph) (mm) (mm/v)
Khỏa đầu
200 59 5 0,7
lớn Máy Tiện
T5K10
Khỏa đầu T630
400 75 5 0,5

Bảng 5.2 - Chế độ cắt cho nguyên công 1

68
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Nguyên công 2:
Dao Chế độ cắt
Bước Máy Kích n v t S
Vật liệu
Thước (v/ph) (m/ph) (mm) (mm/v)
Tiện Thô
630 99 4 0,7
Ø250
Tiện Tinh
630 99 1 0,7
Ø250
Tiện Thô
500 95 4 0,6
Ø200
Tiện Tinh
500 95 1 0,6
Ø200
Máy
Tiện Thô
Tiện T5K10 500 95 4 0,6
Ø160
T630
Tiện Tinh
500 95 1 0,6
Ø160
Tiện Thô
500 95 4 0,5
Ø120
Tiện Tinh
500 95 1 0,5
Ø120
Vát mép
1250 107 2 0,3

Bảng 5.3 - Chế độ cắt cho nguyên công 2

69
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Nguyên công 3:
Dao Chế độ cắt
Bước Máy Kích n v t S
Vật liệu
Thước (v/ph) (m/ph) (mm) (mm/v)
Tiện Ren Máy
Tiện T5K10 200 59 1 0,25
T630

Bảng 5.4 - Chế độ cắt cho nguyên công 3

Nguyên công 4:
Dao Chế độ cắt
Bước Máy Kích n v t S
Vật liệu
Thước (v/ph) (m/ph) (mm) (mm/v)
Mài Máy mài tròn Coridon thường
500 59 1 0,25
Ngoài G27-75AGC (Al203)

Bảng 5.5 - Chế độ cắt cho nguyên công 4

Nguyên công 6:
Dao Chế độ cắt
Bước Máy Kích Vật n v
t (mm) S (mm/v)
Thước liệu (v/ph) (m/ph)
Đánh Bóng Máy mài
tròn G27- Nỉ 500 59 1 0,25
75AGC

Bảng 5.6 - Chế độ cắt cho nguyên công 6

70
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN
Trong thời gian thực tập ở công ty TNHH sản xuất cơ khí MTS dưới sự
hướng dẫn, chia sẻ của các anh chị thành viên trong công ty cũng như sự chỉ bảo
tận tình của giáo viên hướng dẫn Thầy Nguyễn Văn Lại là động lực để em tiến
hành đề tài tốt nghiệp thiết kế hệ thống thủy lực cho máy ép thủy lực 300 tấn.
Những nội dung sau đây đã được em nghiên cứu và thực hiện :
Tổng quan về các loại máy ép trong công nghiệp.
Tìm hiểu về nguyên lý, cấu tạo, hoạt động của máy ép 300 tấn tại nhà máy
của công ty MTS.
Tính toán và kiểm nghiệm hệ thống thủy lực của máy ép. Phần tính toán bao
gồm :
 Tính toán cho xylanh nhiều tốc độ, đáp ứng nhu cầu thực tế
 Xác định lưu lượng yêu cầu cho các chế độ
 Tính toán đường ống và chọn các cơ cấu khác
 Tính toán bơm nguồn và thiết kế các chi tiết cơ bản như bloc
xylanh và đĩa phân phối
 Thiết kế quy trình công nghệ gia công và chế tạo cần xylanh

Thời gian thực tập và làm đồ án tốt nghiệp là không nhiều cũng như kiến thức
thực tế của bản thân còn giới hạn và đây là lần đầu tiên bắt tay vào một đề tài thực
tế không kém phần phức tạp nên vẫn còn nhiều sai sót, rất mong nhận được sự
góp ý chỉ bảo từ phía thầy cô trong bộ môn.

Em xin chân thành cảm ơn !


Hà nội, Ngày … tháng 09 năm 2018

Sinh viên thực hiện


Nguyễn Thế Anh

71
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Giáo trình Chi tiết máy ( tập 1,2 ) – Nguyễn Trọng Hiệp
2. Giáo trình Công Nghệ Chế Tạo Máy - PGS.TS.Nguyễn Trọng Bình –
TS.Nguyễn Trong Hiếu
3. Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí T1,T2 – Trịnh Chất, Lê Uyển
4. Tính toán thiết kế hệ thống truyền động thủy lực – TS.Nguyễn Văn Lại
5. Sổ tay thiết kế cơ khí - PGS. Hà Văn Hui và TS.Nguyễn Chỉ Sán
6. Catalogue của các hang sản xuất thiết bị thủy lực, động cơ điện: Rexroth,
Trung Anh, MIDCOOL, Yuken, Enrpac –Nhật bản, Amech
7. Truyền động thủy lực thể tích I,II – Ngô Sỹ Lộc, Lê Danh Liên
8. Một số web trên Internet.

72
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC HÌNH VẼ


Hình 1. - Máy ép nhũ khí nén VG350 ............................................................... 3
Hình 2 - Máy ép nhiệt đa năng........................................................................... 4
Hình 3 - Máy ép cọc robot thủy lực ................................................................... 4
Hình 4 - Máy ép bùn ........................................................................................... 5
Hình 5 - Máy ép Phế liệu .................................................................................... 5
Hình 6 - Máy ép nhựa đứng và Máy ép kiện vải .............................................. 6
Hình 7 - Máy dập thủy lực và Máy đục lỗ vuông ............................................. 6
Hình 8 - Máy ép gia công vật liệu kim loại ....................................................... 8
Hình 9 - Máy ép gia công vật liệu phi kim ....................................................... 9
Hình 10 - Máy ép hình chữ C ............................................................................ 9
Hình 11 - Máy ép hình chữ H ........................................................................... 10
Hình 12 – Kết máy ép thủy lực 300 Tấn ......................................................... 15
Hình 13 - Sơ đồ mạch thủy lực máy ép kim loại 300 tấn ............................... 17
Hình 14 – Kết cấu xylanh thủy lực .................................................................. 20
Hình 15 – Động cơ điện 3PN250M4 ................................................................ 23
Hình 16 – Cấu tạo van đảo chiều 4/2 ............................................................... 24
Hình 17 – Van phân phối AWH42-S02-B2-DC24N ....................................... 25
Hình 18 – Van an toàn RV-13 .......................................................................... 26
Hình 19 – Van một chiều có điều khiển OYH-G03-AY-10 .......................... 27
Hình 20 - Van logic điều khiển hướng : LDS -25 ........................................... 27
Hình 21 - Van tiết lưu VFC-70 ......................................................................... 28
Hình 22 - Rơle áp suất XMLB300D2S13 ........................................................ 29
Hình 23 – Đồng hồ đo áp suất .......................................................................... 29
Hình 24 – Công tắc hành trình......................................................................... 30
Hình 25 – Mối nối thủy lực ............................................................................... 34
Hình 26 – Bộ lọc dầu ACF – 06 ........................................................................ 36
Hình 27 – Kết cấu sơ bộ bể dầu ....................................................................... 38
73
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 28 - Sơ đồ nguyên lý của bơm piston rotor hướng trục ....................... 42


Hình 29 - Hình ảnh bơm nguồn A2FO45/61R............................................... 43
Hình 30 - Hình chiếu bằng đĩa phân phối ....................................................... 45
Hình 31 - Kết cấu cụm blog xylanh đĩa phân phối......................................... 47
Hình 32 - Kết cấu gối trượt và piston .............................................................. 49
Hình 33 - Thông số cơ bản của gối trượt ........................................................ 50
Hình 34 - Mặt cắt đứng và hình chiếu bằng của gối trượt ............................ 51
Hình 35 - Xylanh ép CDH3 .............................................................................. 54
Hình 36 - Vòng dẫn hướng GAF ...................................................................... 55
Hình 37 - Phớt PDH làm kín giữa piston và ống xylanh ............................... 55
Hình 38 - Gioăng O-ring GKS ........................................................................ 55
Hình 39 - Gioăng phớt làm kín giữa cần và cổ xylanh .................................. 56
Hình 40 - Phớt gạt bụi GHM/C đầu cần ......................................................... 56
Hình 41 - Phớt TTX làm kín cổ và cần ........................................................... 57
Hình 42 - Phớt GIR làm kín cổ và cần ............................................................ 57
Hình 43 - Gioăng Oring GKS làm kín cổ và ống xylanh ............................... 58
Hình 44 - Khỏa và khoan lỗ tâm 2 mặt đầu .................................................... 64
Hình 45 - Tiện thô, tiện tinh, vát mép mặt trụ Ø250, Ø200, Ø160, Ø120.... 65
Hình 46 - Tiện ren Ø160 ................................................................................... 66
Hình 47 - Mài ngoài .......................................................................................... 66
Hình 48 - Đánh bóng chi tiết gia công ............................................................. 67
Hình 49 - Kiểm tra tổng thể chi tiết gia công.................................................. 68

74

You might also like