You are on page 1of 38

2.1.4.

Tổng quan về phân tích tải trọng tĩnh


Phân tích tải trọng tĩnh là các kiến thức kỹ thuật xác định ứng suất vật liệu và kết cấu chịu
lực, tải trọng tĩnh hoặc tải trọng động. Mục đích của việc phân tích là xác định xem các phần tử
hay lưới phần tử có an toàn khi chịu lực và tải trọng quy định theo lý thuyết. Điều này đạt được
khi ứng suất đã được xác định nhỏ hơn ứng suất cho phép. Mối quan hệ ứng suất này thường được
gọi là hệ số an toàn (Factor of Safety - FOS) và được sử dụng nhiều trong phân tích như một yếu
tố về sự đúng đắn hay sai lầm trong phân tích.
Ứng suất chảy Ứng suất phá hủy
MFOS = =
Ứng suất tính toán Ứng suất tính toán
Ứng suất kỳ dị
Ứng suất kỳ dị là một mối quan tâm đặc biệt khi phân tích kết quả vì nó có thể làm sai lệch
kết quả rất lớn. Nó cũng là một trong những nguyên nhân chính làm cho kết quả không hội tụ. Vì
vậy, câu hỏi đầu tiên: Ứng suất kỳ dị là gì? Điều này sẽ được giải thích cụ thể ở ví dụ dưới đây.

Khung trên chịu một ứng suất cao cục bộ xung quanh điểm đặt lực. Ứng suất này có thể cao
hơn nhiều so với ứng suất tác dụng và sử dụng lưới phần tử dày đặc hơn. Hiện tượng này được gọi
là ứng suất kỳ dị mà trong đó ứng suất trở nên vô hạn, điều này được minh họa theo công thức.
Lực
Ứng suất (vô hạn) =
Diện tích điểm (hầu hết bằng 0)

Vì vậy để tránh ứng suất kỳ dị khi đặt tải trọng không nên đặt tại các điểm và cạnh nhỏ.
Ứng suất kỳ dị cũng có thể xảy ra bởi những hạn chế của điểm và cạnh nhỏ, thậm chí cả
những góc sắc nhọn, như minh họa dưới đây.
Theo ví dụ trên, kết quả ứng suất kỳ dị do việc sử dụng hội tụ tự động, trong khi ở hình ảnh
dưới đây mô hình tương tự có cùng ứng suất trong một diện tích xét đến bằng cách sử dụng lưới
mặc định và không tự động hội tụ.

Để đạt được kết quả chính xác hơn bằng cách sử dụng hội tụ thủ công, phương pháp này
được đề cập ở phần sau của chương này khi các mô hình tồn tại ứng suất kỳ dị.
Cuối cùng, một nguyên nhân khác của sự xuất hiện ứng suất kỳ dị là do quá đơn giản hóa
các thành phần. Hãy quan sát ví dụ dưới đây:

Trong ví dụ này, việc bo cung đã được loại bỏ đi để phân tích đơn giản hơn; vì vậy khi sử
dụng hội tụ tự động, giá trị ứng suất lớn nhất không hội tụ như tất cả ứng suất tập trung xung quanh
các cạnh, như hiển thị ở trên. Trong trường hợp này, khuyến khích việc bo cung (hoặc trong trường
hợp khi bo cung không được mô hình hóa, sử dụng bo cung để phân phối tải trọng).
Tóm lại, để loại bỏ sự có mặt của ứng suất kỳ dị trong các mô hình, cần chú ý các điểm sau:
- Tránh đặt tải trọng tại các điểm và cạnh nhỏ;
- Tránh ràng buộc ngàm tại các mặt có góc sắc nhọn, bao gồm cả những điểm và cạnh nhỏ;
- Sử dụng bo cung và vát cạnh để phân phối tải trọng.
Sử dụng phần tử tuyến tính khi mô hình có ứng suất kỳ dị tức thời, bởi vì phần tử tuyến tính
có thể đạt được ứng suất kỳ dị nhiều hơn so với phần tử cong.
Trong một số trường hợp không thể loại bỏ ứng suất kỳ dị, khi đó giải thích kết quả một cách
cẩn thận là vô cùng quan trọng.
2.1.5. Nhìn chung về cách thức phân tích

Cách thức phân tích là cách để hiểu rõ hơn hoạt động của các chi tiết và kết cấu dưới sự rung
động tự do. Hình học, khối lượng và những ràng buộc là những nhân tố có thể ảnh hưởng đến cách
thức phân tích. Những phương thức này là đặc tính vốn có của một kết cấu và được xác định bởi
đặc tính vật liệu và điều kiện biên của kết cấu. Mỗi phương thức được định nghĩa bởi 1 tần số tự
nhiên và một kiểu biến đổi.Tần số được định nghĩa là chu kỳ/giây, ví dụ: 10 chu kỳ/giây tương
đương 10 Hz. Những tần số này là nguyên nhân gây ra rung động trong những thành phần cấu
trúc. Hầu hết những sản phẩm kỹ thuật là nguyên nhân gây ra rung động trên thế giới ngày, ví dụ
như cảm nhận rung động thông qua vô lăng do 1 chiếc lốp không cân bằng; Rung động thông qua
sàn nhà khi có một đoàn tàu chở khách đi qua; Tiếng ồn trên máy bay, đặc biệt khi cất cánh, do
những vòng quay của động cơ máy bay gây nên. Phân tích những trạng thái và tần số dao động
này, người ta có thể cố gắng giảm thiểu những dao động đó bởi vì chúng là nguyên nhân gây ra
hư hỏng trong sản phẩm, làm suy yếu những thành phần và cấu trúc do giảm sức chịu đựng của
kim loại. Nguyên nhân khác của sự hư hỏng là do những rung động cộng hưởng mà ở đó 2 thành
phần có cùng tần số tự nhiên, dẫn đến rung động quá mức và kết quả là phá hủy.
2.1.6. Tần số tự nhiên – Lý thuyết cơ bản
Lý thuyết dao động của dầm liên tục có thể tìm thấy trong giáo trình kỹ thuật tiêu chuẩn.
Tần số tự nhiên của một công xôn đơn giản xác định về mặt lý thuyết bằng cách sử dụng phương
trình dưới đây:
K2 EI
M
2 AL4
Trong đó:
E – Mô đun đàn hồi vật liệu
I – Môn men quán tính mặt cắt ngang
 - Tỷ trọng
A – Diện tích
L – Độ dài
M – Khối lượng
Giá trị K có 4 trường hợp:
- 1,8751
- 4,6941
- 7,8547
- 10,9955
Ví dụ, cho một tấm đơn giản kích thước 30 mm x 10 mm x 300 mm, được làm từ Nylon 66,
hai tần số được tính tự nhiên đầu tiên là 5,75 Hz và 36,04 Hz.

Dưới đây là bản tóm tắt các kết quả:


Phân tích tải động Phân tích tải Phân tích tải động
Lý thuyết
(kích thước lưới động (kích thước (kích thước lưới
(Hz)
0,1) (Hz) lưới 0,05) (Hz) 0,025) (Hz)
Chế độ 1 5,75 6,33 5,9 5,85
Chế độ 2 36,04 43,87 37,09 36,67

Chú ý: Kích thước lưới đề cập đến kích thước phần tử trung bình.
Những thiết lập dưới đây được sử dụng:
- Nâng cao độ chính xác
- Phần tử cong
Đối với phân tích tải động, kích thước lưới có ảnh hưởng đến độ chính xác kết quả. Kích
thước lưới phần tử trung bình 0,025 kết quả sản phẩm khoảng 2% so với kết quả lý thuyết.

2.1.7. Chế độ tải trọng đặt trước (PreLoaded modes)


Trong một số trường hợp, tải trọng có ảnh hưởng đến tần số tự nhiên. Ví dụ như dây đàn ghi
ta sử dụng sự căng và thay đổi tần số. Tải trọng tạo ra ứng suất màng mỏng sẽ ảnh hưởng đến tần
số tự nhiên của đối tượng. Ứng suất kéo làm tăng tần số tự nhiên và ứng suất màng nén giảm, trong
đó ứng suất uốn thuần túy không ảnh hưởng đến tần số tự nhiên.
Thiết kế cầu treo là ví dụ điển hình của việc sử dụng rộng rãi những thành phần chịu kéo
(cáp) được treo qua tháp để giữ 2 bên thành cầu. Trọng lượng cầu được giữ bởi những chiếc cáp
thông qua các tòa tháp và những chiếc cáp này lần lượt chuyển trọng lượng cầu xuống dưới mặt
đất. Sức căng cáp tạo ra độ cứng cho toàn bộ cấu trúc của cây cầu.
Hãy nhìn vào ví dụ thanh kim loại đơn giản không có ứng suất trước; chế độ và hình dạng
đầu tiên của thanh được hiển thị dưới đây, tần số tự nhiên 32,63 Hz.

Mặt khác, nếu đặt lực kéo 1000N tác dụng lên thanh kim loại, tần số tự nhiên của chế độ đầu
tiên tăng gần gấp đôi lên tới 60,24 Hz.
2.1.8. Quy trình thực hiện phân tích ứng suất
Quá trình thực hiện mô phỏng động học gồm 4 bước cốt lõi sau đây:
Bước 1 – Ý tưởng hóa: Đơn giản hóa hình học, bao gồm cả việc thiết lập các phân tích.
Bước 2 – Điều kiện biên: Ràng buộc và tải trọng, bao gồm cả việc xuất tải trọng từ mô
phỏng.
Bước 3 - Chạy mô phỏng và phân tích: Phân tích những kết quả ban đầu, bao gồm cả việc
hội tụ kết quả.
Bước 4 - Đánh giá: Chỉnh sửa hình học để đạt được kết quả thiết kế, bao gồm cả việc thay
đổi vật liệu gốc.

2.2. Làm việc trên phần mềm Inventor Professional 2008

Đây là mô đun gắn với phần mềm Inventor Professional 2008. Nó cung cấp cho người dùng
một kết quả có đầy đủ các dạng phân tích như sức bền (Stress), dao động (Frequency), độ uốn
(Buckling), ảnh hưởng của nhiệt (Thermal), và
phân tích tối ưu (Optimization).
Trong phần này chúng ta nghiên cứu các
vấn đề sau:
- Môi trường làm việc.
- Điều kiện biên.
- Kết quả phân tích.
Hình bên minh họa kết quả phân tích ứng suất cho chi tiết khi có lực tác dụng.

2.2.1. Môi trường làm việc và các thiết lập ban đầu
Môi trường làm việc của mô đun này là chi tiết đơn (Part).
Nếu đang ở trong môi trường lắp ghép (Assembly), kích đúp chuột vào chi tiết cần phân
tích để kích hoạt nó, hoặc nhấn phải chuột, chọn Edit.
Kích hoạt mô đun Stress analysis
Trên trình đơn chọn Applycations → Stress Analysis.
Thanh lệnh và trình duyệt hiện ra các nút công cụ để tiến hành các công việc tiếp theo.

Chọn vật liệu


Nếu không chọn vật liệu cụ thể, mô đun không có tham số cơ lý để tính toán.
Chúng ta có thể gán vật liệu trước bằng công
cụ iProperties.
Nếu chưa gán vật liệu, khi kích hoạt mô đun
Stress analysis, hộp thoại chọn vật liệu hiện ra để
gán vật liệu cho chi tiết.
Nhấn nút , danh sách vật liệu hiện ra, nhấn
trái chuột để chọn. Nhấn OK kết thúc lệnh.

Lệnh Stress analysis settings – Thiết lập


tham số ban đầu.

CÔNG DỤNG
Thiết lập các tham số cho việc phân tích ứng suất,
DẠNG LỆNH
Thanh lệnh :Stress analysis settings: Thiết lập các thông số ban đầu cho việc phân tích.
GIẢI THÍCH
Hộp thoại xuất hiện:
Analysis Type: kiểu phân tích. Nhấn nút , danh sách kiểu hiện ra, nhấn chọn một trong
các kiểu sau:
+ Stress Analysis: phân tích ứng suất.
Đối với Stress Analysis, trên trình duyệt sẽ có kết quả như hình dưới gồm:
Equivalent Stress: ứng suất tương đương.
Maximum Principal Stress: ứng suất tối đa.
Minimum Principal Stress: ứng suất tối thiểu.
Deformation: độ biến dạng.
Safety Factor: hệ số an toàn.

+ Modal Analysis: phân tích dao động.


Đối với Modal Analysis, trên trình duyệt sẽ có kết quả như hình dưới gồm:

Frequency Mode 1 in Range: tần số dao động loại 1.


Frequency Mode 2 in Range: tần số dao động loại 2.
+ Both: cả 2 kiểu trên. Kết quả được xuất ra gồm cả hai kết quả nói trên.

Mesh Relevance: cho độ dày của lưới. Nhấn và rê thanh trượt để định độ dày của lưới.
Result Convergence: ON cho phép dùng phương pháp hội tụ hoàn thiện lưới.
Preview Mesh: cho hiển thị lưới trên chi tiết để xem trước.
Nhấn OK kết thúc lệnh.

2.2.2. Điều kiện biên

Điều kiện biên tác động lên chi tiết là các ràng buộc, các lực tác dụng.
Đặt lực tác dụng
Lực tác dụng được cho bằng các đại lượng sau:
Force:lực tác dụng vào một điểm.
Pressure: lực ép lên bề mặt.
Moment:mô men.
Body loads:trọng lực.
Bearing load:Đặt lực lên bề mặt trụ, mặt cong .
- Cho lực tác dụng vào một điểm – Force
DẠNG LỆNH
Thanh lệnh: Stress analysis  Force
GIẢI THÍCH
Hộp thoại xuất hiện:
Nút More: tăng thêm một số tham số phụ (hộp thoại bên phải).
Location: ví trí đặt lực (điểm đặt).

Nhấn nút , tiếp theo đưa con trỏ đến vị trí đã định, nhấn chuột.

Điểm đặt có thể là:


Một điểm bất kỳ trên mặt phẳng;
Giao điểm của các cạnh mép;
Một điểm bất kỳ trên cạnh.
Direction:hướng của lực.

Nhấn nút , tiếp theo đưa con trỏ đến đối tượng được chọn để định phương, nhấn chuột.
Phương của lực có thể là:
Cạnh mép của chi tiết;
Trục xuyên tâm của mặt trụ. Nhấn vào mặt trụ;
Trục làm việc;
Véc tơ pháp tuyến của mặt phẳng. Nhấn vào mặt phẳng;
Véc tơ pháp tuyến của mặt phẳng làm việc. Nhấn vào mặt phẳng làm việc.

Nút đảo hướng tác dụng.


Magnitude: cho cường độ (độ lớn) của lực. Gõ số, Đơn vị tính bằng Niu-tơn (N).
Use components: ON – cho các lực thành phần. Các lực thành phần Fx, Fy và Fz được
kích hoạt để cho cường độ (hộp thoại bên phải).
Nhấn OK kết thúc nhập số liệu.
- Cho lực ép lên bề mặt – Pressure
DẠNG LỆNH
Thanh lệnh: Stress analysis  Pressure
GIẢI THÍCH
Hộp thoại xuất hiện:
Faces: mặt đặt lực.

Nhấn nút , tiếp theo đưa con trỏ đến mặt đã định, nhấn chuột. Lực ép vuông góc với
bề mặt được chọn.

Magnitude: cho cường độ (độ lớn) của lực. Gõ số. Đơn vị tính bằng MPa.
Nhấn OK kết thúc nhập số liệu.
- Cho mô men quay – Moment
DẠNG LỆNH
Thanh lệnh: Stress analysis Moment.
GIẢI THÍCH
Hộp thoại xuất hiện:
Faces: chọn bề mặt đặt mômen.

Nhấn nút , tiếp theo đưa con trỏ đến


mặt đã định, nhấn chuột.

Direction:trục xoay.

Nhấn nút , tiếp theo đưa con trỏ đến đối tượng được chọn để định trục xoay, nhấn
chuột.

Nút đảo hướng xoay.


Magnitude:cho cường độ (độ lớn) của mômen. Gõ số. Đơn vị tính bằng Niutơn (N).
Nút tăng thêm một số tham số phụ.
Use components: ON – cho các mômen thành phần. Các lực thành phần Mx, My và
Mzđược kích hoạt để cho cường độ.
Nhấn OK kết thúc nhập số liệu.
- Cho trọng lực – Body Loads
DẠNG LỆNH
Thanh lệnh: Stress analysis Body Loads
GIẢI THÍCH
Hộp thoại xuất hiện:

Earth Standard Gravity:trọng lực tiêu chuẩn của trái đất. Nhấn nút  chọn hướng.
Acceleration: gia tốc trọng trường.
Enable: ON - cho phép kích hoạt. Các thông số hiện ra:
Magnitude: cho cường độ (độ lớn) của gia tốc. Gõ số. Đơn vị tính bằng mét/giây bình
phương (m/(s^2)).
Direction: hướng gia tốc.

Nhấn nút , tiếp theo đưa con trỏ đến đối tượng được chọn để định hướng, nhấn chuột.

Nút đảo hướng.


Rotational velocity: vận tốc quay.
Enable: ON - cho phép kích hoạt. Các thông số hiện ra:
Magnitude:cho cường độ (độ lớn) của vận tốc góc. Gõ số. Đơn vị tính bằng độ/giây
(deg/s).
Direction: trục quay.

Nhấn nút , tiếp theo đưa con trỏ đến đối tượng được chọn để làm trục xoay, nhấn
chuột.

Nút đảo hướng xoay.


NhấnOK kết thúc nhập số liệu.
- Đặt lực lên bề mặt trụ, mặt cong, ổ trục.
DẠNG LỆNH
Thanh lệnh: Stress analysis Bearing load.
GIẢI THÍCH
Hộp thoại xuất hiện:

Faces: chọn bề mặt trụ đặt lực tác dụng.


Direction: chọn hướng tác dụng của lực.

Nhấn nút , tiếp theo đưa con trỏ đến đối tượng được chọn để định hướng, nhấn chuột.

Nút Flip: đảo hướng.


Magnitude: cho cường độ (độ lớn) của lực tác dụng. Gõ số. Đơn vị tính bằng (N)

Nút More: tăng thêm một số tham số phụ.


Use components: ON – cho các thành phần của lực tác dụng theo các phương X,Y,Z.
Các lực thành phần Fx, Fy và Fz được kích hoạt để cho cường độ.
Nhấn OK kết thúc nhập số liệu.
-Đặt lực lên một phần của bề mặt bằng cách chia cắt bề mặt đó làm các phần khác
nhau.
Trước khi thực hiện lệnh ta thực hiện chia cắt bề mặt như sau:

Gọi lệnh 2D Sketch


Chọn bề mặt của chi tiết muốn chia cắt
Vẽ đường biên dạng để làm biên cắt.

Thoát khỏi môi trường 2D Sketch :


Thực hiện cắt bề mặt

Gọi lệnh Split, xuất hiện hộp thoại.

Split tool: chọn đường biên dạng đã vẽ trong Sketch làm dao cắt.

Faces: chọn bề mặt của chi tiết muốn cắt.


Kích chọn OK để đồng ý cắt bề mặt và đóng hộp thoại.

- Tạo ràng buộc


Các ràng buộc gắn với chi tiết dưới các dạng sau:
Fixed constraint: gắn cứng.
Pin constraint: gắn bằng chốt.
Frictionless constraint: gắn bằng ma sát.
- Cho mối ghép cứng – Fixed constraint
DẠNG LỆNH
Thanh lệnh: Stress analysis Fixed constraint.
GIẢI THÍCH
Hộp thoại xuất hiện:

Location:chọn bề mặt đặt ràng buộc.

Nhấn nút , tiếp theo đưa con trỏ đến mặt đã định, nhấn chuột.

Nút More: tăng thêm một số tham số phụ.


Use components: ON – cho các điểm gắn ràng buộc theo tọa độ điểm. Các trục x, y và z
được kích hoạt để cho tọa độ.
Nhấn OK kết thúc nhập số liệu
- Ràng buộc ma sát –Frictionless Constraint
DẠNG LỆNH
Thanh lệnh: Stress analysis Frictionless Constraint
GIẢI THÍCH
Hộp thoại xuất hiện.

Nhấn chọn mặt đặt ràng buộc.


Nhấn OK kết thúc lệnh.
- Ràng buộc chốt – Pin Constraint
DẠNG LỆNH
Thanh lệnh: Stress analysis Pin Constraint.
GIẢI THÍCH
Hộp thoại xuất hiện.

nhấn, đưa con trỏ đến mặt trụ của chi tiết có ràng buộc, nhấn chuột. Mặt đó được
chọn.
nhấn các nút này để hiện thêm hoặc ẩn đi các phương án phụ.
Các phương án phụ:
Fix Radial Direction: ON – cố định theo hướng hướng tâm.
Fix Axial Direction: ON – cố định theo hướng dọc trục.
Fix Tangential direction: ON – cố định theo hướng tiếp tuyến.
Nhấn OK kết thúc lệnh.

2.2.3. Chuyển sang môi trường phân tích

Trên trình đơn chọn Applications  Stress Analysis.


Gọi lệnh đặt lực: Thanh lệnh: Stress analysis  Force

Location: chọn một phần bề mặt trên bề mặt đã cắt của chi tiết.

Direction: chọn hướng tác dụng của lực


Flip: đảo hướng tác dụng của lực nếu muốn.
Magnitude: nhập độ lớn của lực tác dụng
Kích chọn OK để đồng ý và đóng hộp thoại.
Tính toán các giá trị phản lực tại các vị trí đặt ràng buộc
Gán các ràng buộc: Fix constraint, Pin constraint, Frictionless constraint.
Đặt các lực tác dụng vào chi tiết: Force, Moment, Pressure, Body loads,…
Chạy tính toán phân tích: Stress Analysis Update khi đó phần mềm tự động tính toán
các giá trị đã định trong thiết lập ban đầu.
Kích chọn chuột phải vào loại ràng buộc trên trình duyệt và chọn Reaction Force.

Khi đó xuất hiện hộp thoại thông báo về các giá trị phản lực như sau:

Reaction Force: phản lực


Reaction Moment: mô men phản lực
Total : giá trị phản lực tổng
X,Y,Z: giá trị phản lực theo các phương x, y, z.
Kích chọn OK để đóng hộp thoại.
Xử lý kết quả phân tích
Hiển thị nhiều kết quả phân tích trên nhiều cửa sổ của màn hình đồ họa.
Kích chọn trên thanh Menu: Window New Window: tạo thêm một số cửa sổ khác nhằm
có thể xem nhiều kết quả khác nhau. Trong ví dụ này ta tạo thêm 3 cửa sổ nữa.
Kích chọn trên thanh Menu: Window Arrange all: cho hiển thị tất cả các cửa sổ đã tạo
trên màn hình đồ họa.

Khi đó trên màn hình đồ họa sẽ xuất hiện cả 4 cửa sổ, tuy nhiên mới chỉ có một cửa sổ đầu
tiên là hiện một kết quả phân tích còn các cửa sổ mới tạo thì chỉ là mô hình chi tiết.

Để hiện các kết quả khác lên các cửa sổ còn lại thì ta kích chọn vào từng cửa sổ cho sáng lên
sau đó nháy kép chuột vào một kết quả muốn hiển thị trên trình duyệt.
Sau khi chọn xong trên màn hình đồ họa sẽ xuất hiện 4 cửa sổ với 4 kết quả phân tích khác
nhau.

Thay đổi kiểu hiển thị kết quả phân tích


Sau khi phân tích xong thì kết quả phân tích được hiển thị là Stepped Contours. Ta có thể
thay đổi kiểu hiển thị kết quả khác bằng cách chọn kiểu hiển thị trên thanh Inventor Standard.
Kiểu hiển thị - Stepped Contours: Hiển thị màu kết quả trên chi tiết, các đường, các
vùng màu sắc được phân biệt rõ ràng với nhau.
Kiểu hiển thị - Smooth Contours: Hiển thị màu kết quả trên chi tiết, các đường, các vùng
màu sắc không được phân biệt rõ ràng mà có sự hòa trộn màu sắc tại vị trí giao nhau giữa các vùng
màu khác nhau. Khi đó màu sắc hiển thị trên chi tiết sẽ trơn nhẵn hơn.
Kiểu hiển thị - No Contours: Chỉ hiển thị cột màu kết quả và hình dạng của chi tiết bị
biến dạng mà không hiển thị màu sắc trên chi tiết.

Stepped Contours Smooth Contours No Contours

Hiển thị lưới phần tử chia trên chi tiết

Nút lệnh - Element Visibility: Hiển thị lưới phần tử chia trên chi tiết sau khi phân tích.
Sau khi phân tích xong phần mềm mặc định cho kiểu hiển thị kết quả là không chialưới trên mô
hình chi tiết. Nếu ta kích chọn nút lệnh này thì trên màn hình đồ họa mô hình 3D của chi tiết sẽ
được chia ra làm rất nhiều phần tử nhỏ theo phương pháp phần tử hữu hạn.

Để có kết quả tính toán chính xác hơn thì mô hình chi tiết càng phải được chia làm nhiều
phần tử nhỏ hơn. Tuy nhiên khi chia chi tiết làm càng nhiều phần tử thì khối lượng tính toán càng
lớn, điều này phụ thuộc vào cấu hình và tốc độ xử lý của máy vi tính.
Ta có thể chia lại lưới phần tử như sau:
Ra lệnh - Stress Analysis Settings: thiết lập lại tham số ban đầu.
Điều chỉnh mật độ lưới phần tử tại mục Mesh relevance bằng cách nhấn chọn và rê thanh
trượt để định độ dày của lưới.
Có thể nhấn Preview Mesh để xem trước.
Nhấn OK để đồng ý và đóng hộp thoại Stress Analysis Settings.
Kích chọn nút lệnh - Stress Analysis Update: tính toán lại với mật độ lưới chia vừa
chọn.

Chọn - Element Visibility: khi đó kết quả đưa ra là mô hình chi tiết được chia lại với
mật độ lưới khác.

Hiển thị lực tác dụng lên chi tiết

Nút lệnh - Boundary Condition: Hiển thị biểu tượng lực tác dụng lên chi tiết sau khi
phân tích. Khi chọn lệnh này thì các lực hay mô men tác dụng vào cơ cấu mà ta đã đặt trước phân
tích sẽ được hiển thị trên màn hình đồ họa

Hiển thị giá trị ứng suất lớn nhất, nhỏ nhất trên chi tiết

Nút lệnh - Maximum Result và Minimum Result: chỉ rõ vị trí đạt giá trị lớn nhất
và nhỏ nhất trên chi tiết ứng với cột màu kết quả.
Hiển thị mức độ biến dạng của chi tiết sau phân tích
Nút lệnh - Deformation Style: các kiểu hiển thị hình dạng của chi tiết
sau khi phân tích.
Undeformed: hiển thị hình dạng của chi tiết không bị biến dạng
Actual: hiển thị hình dạng của chi tiết thực tế
0,5:1 Automatic: hiển thị hình dạng của chi tiết đã bị biến dạng với tỷ
lệ 0,5:1
1:1 Automatic, 2:1 Automatic, 5:1 Automatic: hiển thị hình dạng
của chi tiết đã bị biến dạng với các tỷ lệ 1:1, 2:1 và 5:1

Undeformed 0,5:1 Automatic 2:1 Automatic


CHƯƠNG 3
TÍNH TOÁN MỘT SỐ MÔ HÌNH
Có thể áp dụng các phương pháp giải tích, phương pháp phần tử hữu hạn (FEM) tính toán
bằng tay và phương pháp phần tử hữu hạn tính toán nhờ sự trợ giúp của máy tính (FEA) để tính
toán một số mô hình trong cơ khí. Chương này chỉ tập trung vào phương pháp phần tử hữu hạn
tính toán nhờ sự trợ giúp của máy tính.
Trong mục này, chúng tôi sử dụng phần mềm Autodesk Inventor để phân tích ứng suất,
chuyển vị của một số mô hình trong mục 3.1, 3.2 và so sánh mức độ hội tụ kết quả của các phương
pháp.
3.1. Mô hình bài 1
Biết thanh được làm từ vật liệu thép hợp kim (Steel, Alloy) có mô đun đàn hồi E = 205 Gpa,
tiết diện thanh A = (30x30) mm, a = 5 cm, F = 20 kN.
a

F E,A
2a

2F
2a
a

F
b) Kết quả phân tích chuyển vị
a)Mô hình bài toán

c) Kết quả phân tích ứng suất

Hình 5.58.Kết quả phân tích


Ta có bảng so sánh kết quả theo 3 phương pháp:

Ứng dụng trên


Phương
Phương pháp phần phần mềm
pháp Phương pháp giải
tử hữu hạn (giải Inventor
tích (đã thay số)
bằng tay) (Ứng suất theo
Kết quả
Von Mises Stress)
Lớn nhất 0,0379 0,0379 0,0324
Chuyển Nhỏ nhất
0 0 0
vị (mm)

Ứng suất Lớn nhất 44,444 44,444 22,72


(MPa)
Nhỏ nhất 22,222 22,222 14

3.2. Mô hình bài 2


Biết thanh làm bằng vật liệu thép hợp kim (Steel, Alloy) có mô đun đàn hồi E = 205 Gpa,
b = 20 mm, h = 10 mm, P = 1000 N, l = 1000 mm.

2b

l h

b
F
F

a) Mô hình bài toán b) Kết quả phân tích chuyển vị


c) Kết quả phân tích ứng suất
Hình 5.59 Mô hình và kết quả phân tích
Ta có bảng so sánh kết quả theo 3 phương pháp:
Phương Phương pháp phần Ứng dụng trên
Phương pháp giải
pháp tử hữu hạn (giải phần mềm
tích (đã thay số)
Kết quả bằng tay) Inventor
Lớn nhất 0,017 0,017 0,0169
Chuyển
vị (mm)
Nhỏ nhất 0 0 0

Lớn nhất 5 4 5,008


Ứng suất
(MPa)
Nhỏ nhất 2,5 2,857 2,324

3.3. Mô hình bài 5


Biết thanh làm bằng vật liệu thép hợp kim (Steel, Alloy) có mô đun đàn hồi E = 205 GPa ,
2
D
A =    ,a = 5 cm, b = 20 cm, F1 = 20 kN, F2 = 30 kN.
2
M

z
N
a

F1
b

P
F2

D = 20 mm
b) Kết quả phân tích chuyển vị
a) Mô hình bài toán

c) Kết quả phân tích ứng suất


Hình 5.60. Mô hình và kết quả phân tích
Ta có bảng so sánh kết quả theo 3 phương pháp:
Phương Phương pháp phần Ứng dụng trên
Phương pháp giải
pháp tử hữu hạn (giải phần mềm
tích (đã thay số)
Kết quả bằng tay) Inventor
Chuyển Lớn nhất 0,132 0,132 0,1939
vị (mm)
Nhỏ nhất 0 0 0

Ứng suất Lớn nhất 159,236 159,236 166,2


(MPa)
Nhỏ nhất 95,541 95,542 79,4

3.4. Mô hình bài 6-a


Biết thanh làm bằng thép Cacbon (Steel, Carbon). Có mô đun đàn hồi E = 200 Gpa. Thanh
có tiết diện hình chữ nhật A = 50x100 mm.

R
(1)
1m

[1]

(2)
100 kN
2m

[2]

(3)

50 kN

a) Mô hình bài toán b) Kết quả phân tích chuyển vị

c) Kết quả phân tích ứng suất


Hình 5.61. Mô hình và kết quả phân tích
Ta có bảng so sánh kết quả theo 3 phương pháp:
Phương pháp Phương pháp phần Ứng dụng trên
Phương pháp giải
Kết quả tử hữu hạn (giải phần mềm
tích
bằng tay) Inventor
Chuyển Lớn nhất 0,05 0,05 0,01491
vị (mm)
Nhỏ nhất 0 0 0

Ứng suất Lớn nhất 10 10 12,32


(MPa)
Nhỏ nhất 0 0 5

3.5 Mô hình bài 6-c


Biết thanh làm bằng thép Cacbon (Steel, Cacbon). Có mô đun đàn hồi E = 200 Gpa. Thanh
có tiết diện hình chữ nhật A = (50x100) mm. Lực F = 60 KN, a= 10 cm.

3F
a
a/2
a

2F
a

q = F/a
a

a) Mô hình bài toán b) Kết quả phân tích chuyển vị

c) Kết quả phân tích ứng suất


Hình 5.62 Mô hình và kết quả phân tích
Ta có bảng so sánh kết quả theo 3 phương pháp:

Phương pháp Phương pháp phần Ứng dụng trên


Phương pháp giải
Kết quả tử hữu hạn (giải phần mềm
tích (đã thay số)
bằng tay) Inventor
Chuyển Lớn nhất 0,021 0,021 0,05377
vị (mm)
Nhỏ nhất 0 0 0

Ứng suất Lớn nhất 24 24 27


(MPa)
Nhỏ nhất 12 12 13

3.6 Mô hình bài 7-a


Biết thanh làm bằng thép hợp kim (Steel, Alloy) có mô đun đàn hồi E = 205Gpa. Thanh có
tiết diện hình chữ nhật A = 2 cm2.

10 kN

(4)
0,2 m

[3]
20 kN
(3)
0,4 m

[2]

(2)
30 kN
0,4 m

[1]

(1)
R b) Kết quả phân tích chuyển vị

a) Mô hình bài toán


c) Kết quả phân tích ứng suất
Hình 5.63.Mô hình và kết quả phân tích
Ta có bảng so sánh kết quả theo 3 phương pháp:
Phương pháp Phương pháp phần Ứng dụng trên
Phương pháp giải
Kết quả tử hữu hạn (giải phần mềm
tích
bằng tay) Inventor
Chuyển Lớn nhất 0,195 0,195 0,4876
vị (mm)
Nhỏ nhất 0 0 0

Ứng suất Lớn nhất 100 100 111


(MPa)
Nhỏ nhất 50 50,225 51,5

5.3.7 Mô hình bài 7-c


Biết thanh làm bằng thép hợp kim (Steel, Alloy) có mô đun đàn hồi E = 205 Gpa.
2
0,4 A3 = 6 cm

A2 = 5 cm
0,4

60 kN
0,4
0,8 m

A1 = 2 cm

20 kN
b) Kết quả phân tích chuyển vị
a) Mô hình bài toán

c) Kết quả phân tích ứng suất


Hình 5.64. Mô hình và kết quả phân tích
Ta có bảng so sánh kết quả theo 3 phương pháp:

Phương pháp Phương pháp phần Ứng dụng trên


Phương pháp giải
Kết quả tử hữu hạn (giải phần mềm
tích
bằng tay) Inventor
Chuyển Lớn nhất 1,041 1,041 2,458
vị (mm)
Nhỏ nhất 0 0 0

Lớn nhất 160 159,9 498,6


Ứng suất Nhỏ nhất 40 39,975 30,5
(Mpa)

3.8 Mô hình bài 8


Biết thanh làm bằng thép đúc (Steel, Cast) có mô đun đàn hồi E = 205 Gpa. Thanh có tiết
diện A = (30x30) mm, F = 20 kN, a = 10 cm.

2EA
2a

2F
a

EA
3a

a) Mô hình bài toán b) Kết quả phân tích chuyển vị

c) Kết quả phân tích ứng suất


Hình 5.65. Mô hình và kết quả phân tích
Ta có bảng so sánh kết quả theo 3 phương pháp:
Phương pháp Phương pháp phần Ứng dụng trên
Phương pháp giải
Kết quả tử hữu hạn (giải phần mềm
tích (đã thay số)
bằng tay) Inventor
Chuyển Lớn nhất 0,07 0,07 0,1447
vị (mm)
Nhỏ nhất 0 0 0

Ứng suất Lớn nhất 33,333 33,333 82,27


(MPa)
Nhỏ nhất 11,111 11,111 4,91

3.9. Mô hình bài 9


Biết thanh làm bằng nhôm 6061 (Aluminum 6061) có mô đun đàn hồi E = 205 Gpa.
a = 10 cm, F = 20 kN, A = 16 cm2.
a

2EA
F
a
a

EA
F
a

a) Mô hình bài toán


b) Kết quả phân tích chuyển vị
c) Kết quả phân tích ứng suất
Hình 5.66. Mô hình và kết quả phân tích

Ta có bảng so sánh kết quả theo 3 phương pháp:


Phương pháp Phương pháp phần Ứng dụng trên
Phương pháp giải
Kết quả tử hữu hạn (giải phần mềm
tích
bằng tay) Inventor
Chuyển Lớn nhất 0,005 0,005 0,03362
vị (mm)
Nhỏ nhất 0 0 0

Ứng suất Lớn nhất 10,415 10,417 32,6


(Mpa)
Nhỏ nhất 1,0415 1,0417 3,63

3.10 Mô hình bài 10


Biết thanh làm bằng đồng đúc (Copper, Cast). Có mô đun đàn hồi E = 117.5 GPa. Thanh có
tiết diện như hình vẽ.
M
80 cm I I b

500 kN

b
N
60 cm

20 cm
P
300 kN I-I

a) Mô hình bài toán

b) Kết quả phân tích chuyển vị

c) Kết quả phân tích ứng suất


Hình 5.67 Mô hình và kết quả phân tích
Ta có bảng so sánh kết quả theo 3 phương pháp:
Phương pháp Phương pháp phần Ứng dụng trên
Phương pháp giải
Kết quả tử hữu hạn (giải phần mềm
tích
bằng tay) Inventor
Chuyển vị Lớn nhất 0,068 0,068 0,1
(mm)
Nhỏ nhất 0 0 0

Ứng Lớn nhất 10 10 11,98


suất(MPa)
Nhỏ nhất 0 0 1,05

You might also like