You are on page 1of 36

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.

HỒ CHÍ MINH
VIỆN CƠ KHÍ

BÁO CÁO THỰC TẬP


CHUYÊN MÔN

TÌM HIỂU HỆ THỐNG ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM SỬ


DỤNG PLC MITSUBISHI FX3S

Ngành: KỸ THUẬT CƠ KHÍ


Chuyên ngành: CƠ KHÍ TỰ ĐỘNG

Giảng viên hướng dẫn : Lê Công Danh


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Phi Hổ
MSSV: 1651080035
Lớp: AM16

TP. Hồ Chí Minh, 2019


LỜI MỞ ĐẦU

Là một sinh viên ngành kỹ thuật để chuẩn bị ra trường, quá trình thực tập là
một cơ hội để tiếp xúc với công việc sắp tới và định hướng cho mình những bước
đi sau khi ra trường. Quá trình thực tập cũng là một thử nghiệm trong quá trình
tìm việc sau này. Chắc rằng mỗi người đều định hướng cho mình con đường đi
sắp tới sau khi ra trường, ai cũng nỗ lực để tìm ra cho mình một cơ hội tốt. Những
kiến thức học ở trường là chưa đủ để bước vào những thử thách trong công việc
cũng như trong cuộc sống. Thực tập là một cơ hội tốt để có thêm những hiểu biết
nhất định về ngành nghề mình đang theo học và cho công việc sau này. Em thấy
việc đi thực tập là rất cần thiết và bổ ích.

Ngành Cơ khí tự động là một lĩnh vực khá là rộng lớn bao gồm nhiều mặt,
nhiều lĩnh vực, cùng với sự phát triển nhanh của công nghệ trong tương lai, em
rất lúng túng không biết sau khi ra trường sẽ theo con đường nào, nhưng trong
quá trình thực tập em thấy cơ khí tự động là ngành mà em cảm thấy rất hay và thú
vị. Trong quá trình thực tập có nhiều khó khăn nhưng được sự chỉ bảo tận tình của
các anh chị trong công ty đã giúp em hoàn thành tốt quá trình thực tập.

Do thời gian có hạn, lượng kiến thức nắm được và kinh nghiệm thực tiễn có
phần hạn chế nên bài báo cáo này chưa thể trình bày chi tiết chuyên sâu về chuyên
ngành cũng như không thể tránh khỏi những thiếu sót . Em rất mong được sự đóng
góp ý kiến từ các thầy cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn
thành thật tốt bài báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn.

TP.HCM ,tháng 08 năm 2019

Sinh viên

Nguyễn Phi Hổ
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

TP.HCM, ngày…..tháng…..năm 2019.

Giáo viên hướng dẫn

LÊ CÔNG DANH
MỤC LỤC

PHẦN 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP TỰ


ĐỘNG HÓA AN PHÁT

I. GIỚI THIỆU CHUNG

II. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY

III. CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

PHẦN 2 : GIỚI THIỆU HỆ THỐNG ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM SỬ DỤNG


PLC FX3S

I. TỔNG QUAN VỀ DÂY CHUYỀN ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM


1. Hệ thống truyền đông băng tải
2. Các bộ phận của băng tải
3. Các loại băng tải thường dùng trong công nghiệp hiện nay
4. Trang bị điện cho hệ thống băng tải
II. THIẾT KẾ HỆ THỐNG
1. Sơ đồ khối
2. Vai trò của PLC
3. Cấu hình cứng
4. Thực hiện chương trình
5. Cấu trúc cơ bản của PLC và đặc tính kỹ thuật của PLC
III. LẬP TRÌNH ĐIỀU KHIỂN DÂY CHUYỀN ĐẾM VÀ ĐÓNG GÓI
SẢN PHẨM
1. Giới thiệu về hệ thống đóng gói sản phẩm
2. Các yêu cầu của hệ thống điều khiển đóng gói sản phẩm
3. Nguyên lý hoạt động của dây chuyền đóng gói sản phẩm
4. Các lỗi thường gặp và cách khắc phục
PHẦN 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP TỰ
ĐỘNG HÓA AN PHÁT

I. GIỚI THIỆU CHUNG

Công ty TNHH Công Nghiệp Tự Động Hóa An Phát được thành lập tháng
01 năm 2010, do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy phép
kinh doanh.

Tên giao dịch : CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP TỰ ĐỘNG HÓA AN


PHÁT

Địa chỉ : 130 Lê Thị Hồng, Phường 17, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí
Minh.

Tài khoản : 007 100 542 9552 tại Vietcombank chi nhánh Thành phố Hồ Chí
Minh.

Mã số thuế : 0309 770 886

Điện thoại : 08 35 040 627 Fax : 08 39 848 596

Emai : info@apia.com.vn Website : www.apia.com.vn

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0309 770 886 ngày 30/01/2010
II. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY.

BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG KỸ PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG


THUẬT SẢN XUẤT VẬT TƯ HÀNH CHÍNH HÀNH CHÍNH

`
`

Bộ Bộ Bộ

Bộ phận phận Bộ Bộ phận Bộ Bộ
phận
phận
điện
sản lắp đặt phận phận chăm phận phận
cơ xuất tại bảo kinh sóc kế nhân
điều
khí tại công trì doanh khách toán sự
khiển
xưởng trường hàng
III. CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
1. Các thiết bị công ty kinh doanh
1.1. PLC

Hình 1.1: PLC siemens Hình 1.2: PLC mitsubishi

1.2. Biến tần

1.
2.
Hình 3: Biến tần panas
3.
4.
5.

Hình 1.3: Biến tần panasonic Hình 1.4: biến tấn LS


1.3. Các loại động cơ

Hình 1.5: DC servo motor Hình 1.6: AC servo motor

Hình 1.7: contactor mitsubishi Hình 1.8: CB panasonic

Và còn rất nhiều máy móc, thiết bị khác phục vụ trong ngành cơ điện tử do
công ty An Phát cung cấp như: màn hình HMI siemens, mitsubishi, biến tần
siemens, cảm biến….
2. Dịch vụ bảo trì và sửa chữa hệ thống điện - điều khiển tự động
Một số hình ảnh bảo trì và sửa chữa các dây chuyền tự động hóa, các dây
chuyên máy đóng gói, chiết rót, băng tải…đi cùng công ty

Hình 1.9: Sữa chữa máy đóng gói ốc, vít tại công ty
Công Ty TNHH MTV SX VÀ TM ỐC VÍT CƯỜNG THỊNH

Hình 1.10: Bảo trì máy chiết rót mật ong tại
cơ sở mật ong Cao Nguyên
Hình 1.11: Sửa chữa máy đóng gói trà túi lọc tại cơ sở Minh Hà

Hình 1.12: Sữa chữa tủ điện tại nhà máy chế biến gỗ Autowood
PHẦN 2: GIỚI THIỆU DÂY CHUYỀN ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM SỬ
DỤNG PLC FX3S
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DÂY CHUYỀN ĐÓNG GÓI SẢN
PHẨM
1. Hệ thống truyền động băng tải
Các băng tải thường dùng để di chuyển các vật liệu đơn chiếc theo phương
ngang, phương thẳng đứng hoặc phương xoắn. Trong các dây chuyền sản xuất,
các thiết bị này được sử dụng rộng rãi nhờ những phương tiện vận chuyển các
linh kiện nhẹ, trong các xưởng kim loại thì dùng vận chuyển quặng, than đá,
các loại xỉ lò; trên các trạm thủy điện thì dùng để chuyển nhiên liệu; trên các
kho bãi thì dùng vận chuyển các loại hàng bao kiện vật liệu hạt hoặc một số
sản phẩm khác, trên các công trường dùng để vận chuyển vật liệu xây dựng;
trong ngành lâm nghiệp và khai thác gỗ thì vận chuyển gỗ, vỏ bào, trong một
số ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, hóa chất và một số ngành
công nghiệp khác thì dùng để vận chuyển sản phẩm hoàn thành và chưa hoàn
thành ở các giai đoạn, các phân xưởng, đồng thời cũng như loại bỏ các sản
phẩm không dùng đuợc.

Khác với các thiết bị vận chuyển khác, băng tải với chiều dài vận chuyển
lớn, năng suất lớn, kết cấu nhỏ, đơn giản, làm việc tin cậy và sử dụng thuận
tiện. Một ưu điểm của băng tải là dễ dàng phù hợp với các dạng địa hình vận
chuyển. Giá thành không lớn do kết cấu nâng băng theo đường vận chuyển
đơn giản và nhẹ nhàng vẫn đảm bảo an toàn, năng lượng tiêu tốn không cao,
số người phục vụ thiết bị hoạt động ít và điều khiển dễ dàng.
2. Các bộ phận của băng tải
- Khung băng tải: Thường được làm bằng nhôm định hình, thép sơn tĩnh điện
hoặc Inox.
- Mặt băng tải bằng belt hoặc con lăn: Thường là dây băng PVC dầy 2mm và
3mm hoặc dây băng PU dầy 1.5mm
- Bộ điều khiển băng tải: PLC, Biến tần, Speed controller, Cảm biến, Rơ-le,
Contactor…
- Con lăn kéo/con lăn chủ động bằng thép mạ kẽm hoặc nhôm có Ø50, Ø60,
Ø76, Ø89, Ø102 …
- Con lăn đỡ/con lăn bị động bằng thép mạ kẽm hoặc inox có Ø25, Ø32, Ø38.
- Băng tải truyền động xích hoặc đai.
- Động cơ giảm tốc công xuất từ 25W đến 2.2KW.

Hình 2.1: cấu tạo của băng tải


Ngoài ra còn có thêm một số bộ phận khác tuỳ thuộc vào ứng dụng của băng tải.

3. Các loại băng tải thường dùng trong công nghiệp hiện nay.
Băng tải cao su: Thường được sử dụng để chuyển nguyên liệu than,
kẽm, quặng… Từ vùng khai thác ra vùng tập kết loại này có thể lắp trên
mọi địa hình và mọi khoảng cách.
Hình ảnh 2.2: Băng tải cao su

Băng tải con lăn : Là hệ thống băng tải gồm những con lăn được bố trí trên
các giá dựng đứng thường dùng trong công nghiệp thực phẩm , dùng để vận
chuyển các hộp sản phẩm.

Hình ảnh 2.3: Băng tải con lăn


Băng tải xích: Khá tốt trong ứng dụng tải dạng chai, sản phẩm cần
độ vững chắc.

Hình 2.4: băng tải xích inox

Băng tải xoắn ốc: dùng trong công nghiệp thực phẩm và nuớc giải
khát, bao bì dược phẩm và bán lẻ … Băng tải vận chuyển liên tục theo
một dòng liên tục.

Hình 2.5: Băng tải xoắn ốc


Băng tải PVC: Là loại băng tải cực kỳ thông dụng. Băng tải có ưu
điểm là độ bền cao đi cùng giá thành rẻ nên được sử dụng rộng rãi.

Hình 2.6: băng tải PVC

Băng tải linh hoạt : thường sử dụng trong vận chuyển bao bì thực
phẩm đóng gói công nghiệp dược phẩm.

Hình 2.7: băng tải linh hoạt


4. Trang bị điện cho hệ thống băng tải

4.1. Nút ấn.

4.1.1. Khái niệm

Nút ấn còn gọi là nút điều khiển, là một khí cụ điện dùng để đóng
ngắt, các thiết bị điện, điện từ khác nhau, các dụng cụ báo hiệu, và cũng
để chuyển đổi mạch điện điều khiển, tín hiệu, liên động, bảo vệ ở mạch
điện một chiều điện áp đến 440V và mạch điện xoay chiều điện áp đến
500V, tần số 50 đến 60Hz.

4.1.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc.

Nút ấn gồm hệ thống lò xo, hệ thống các tiếp điểm thường mở và


thường đóng và vỏ bảo vệ. Khi tác động vào nút ấn, các tiếp điểm chuyển
trạng thái và khi không còn tác động, các tiếp điểm trở lại trạng thái ban
đầu. Nút ấn được thông dụng để khởi động, dừng, và đảo chiều quay động
cơ điện bằng cách đóng và ngắt các mạch cuộn dây hút của các công tắc
tơ, khởi động từ mắc ở mạch động lực của động cơ.Nút ấn thường được
đặt trên bảng điều khiển, ở tủ điện, trên hộp nút ấn. Nút ấn có thể bền tới
1.000.000 lần đóng không tải và 200.000 lần đóng ngắt có tải.

Hình 2.8 : Nút ấn stop . Hình 2.9 : Nút ấn start.


4.2. Cảm biến xác định vị trí sản phẩm và thùng.

Các cảm biến này có tác dụng xác định chính xác vị trí dừng của sản phẩm.
Khi nó tác động chuyển từ trạng thái ON sang OFF, các bít tương ứng có mức
logic từ “1” chuyển về trạng thái “0”.

Hình 2.10: Sơ đồ sensor quang.

Gồm có:

- Điện chở R1 mắc nối tiếp với Diôt quang có tác dụng hạn chế dòng qua
Diôt.
- Điên trở R2 mắc nối tiếp với Transistor, có tác dụng bảo vệ
Transistor.
- Diot quang có tác dụng phát ra tia hồng ngoại cấp xung điền khiển cho
Transistor.
- Transistor có tác dụng khi có tác dụng đóng mở để đƣa ra điện áp điều
khiển.
- Bình thường điôt phát ra tia hồng ngoại và Transistor nhận được tín hiệu
kích mở cho dòng điện đi qua từ + ECC  R  T Mass. Khi đó ra bằng
+Ecc tương ứng bít đi kèm có mức logic “1”.
- Khi có một vật đi qua tia hồng ngoại bị chắn lại và phản xạ điôt. Khi đó
Transistror không có tín hiệu kích mở điện áp đầu ra bằng 0V, tương ứng
bít đi kèm có mức lôgic “0”.
4.4. Lựa chọn động cơ để kéo băng tải thùng và băng tải sản phẩm.

Để kéo băng tải thùng và băng tải sản phẩm ta lựa chọn động cơ điện
xoay chiều không đồng bộ 3 pha. Dùng động cơ điện xoay chiều 3 pha không
đồng bộ có giá thành rẻ, dễ dàng sử dụng và vận hành. Được sử dụng nhiều
trong thực tế. Tuy nhiên đối với băng tải nhỏ có thể sử dụng động cơ điện một
chiều.

Hình 2.11: Động cơ không đồng bộ 3 pha


CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG

1. Hệ thống sử dụng PLC FX3S

1.1. Sơ đồ khối

Hình 2.12: Sơ đồ khối hệ thống điều khiển bằng PLC.

PLC sẽ nhận tín hiệu cài đặt từ nút nhấn cài đặt số sản phẩm đóng thùng và
tín hiệu từ cảm biến để điều khiển đóng gói sản phẩm. PLC xử lý các tín hiệu đó
thông qua chương trình lập trình để điều khiển các động cơ băng tải và hiển thị số
sản phẩm đã qua băng chuyền lên màn hình LCD.

1.2.Vai trò của PLC

Trong một hệ thống điều khiển tự động, PLC được xem như trái tim của hệ
thống điều khiển nhưng lại là một khâu trung gian có nhiệm vụ xử lý các thông
tin đầu vào rồi đưa tín hiệu ra tới các thiết bị chấp hành.

Với một chương trình ứng dụng (đã được lưu trữ bên trong của bộ nhớ của
PLC) thì PLC liên tục kiểm tra trạng thái của hệ thống, bao gồm: kiểm tra các
thiêt bị phản hồi từ các thiết bị nhập, dựa vào chương trình logic để xử lý tín hiệu
và mang các tín hiệu điều khiển ra thiết bị xuất.
PLC đựợc dùng để điều khiển hệ thống từ đơn giản đến phức tạp. Hoặc ta
có thể kết hợp chúng với nhau thành một mạng truyền thông có thể điều khiển
một quá trình phức hợp.

1.3. Cấu trúc của PLC FX3S

Hình 2.13: Cấu trúc của PLC FX3S


1.3.1. Nguyên lý làm việc của FX3S
CPU điều khiển các hoạt động bên trong PLC. Bộ xử lý sẽ đọc và kiểm tra
chương trình được chứa trong bộ nhớ, sau đó sẽ thực hiện thứ tự từng lệnh trong
chương trình, sẽ đóng hay ngắt các đầu ra. Các trạng thái ngõ ra ấy được phát tới
các thiết bị liên kết để thực thi. Và toàn bộ các hoạt động thực thi đó đều phụ
thuộc vào chương trình điều khiển được giữ trong bộ nhớ.

PLC thực chất chạy bằng mã máy với hệ thống số nhị phân, do đó tốc độ
quét vòng chương trình có thể đạt đến vài phần ngàn giây, các Software dùng để
lập trình PLC tích hợp cả phần biên dịch. Các dòng lệnh khi lập trình chúng ta
đưa từ chương trình vào thì trình biên dịch sẽ chuyển đổi sang mã máy và ghi từng
bit “0” hay bit “1” lên đúng vào vị trí có địa chỉ đã được quy ước trước trong PLC
lên PC được thực thi xảy ra ngược lại và trình biên dịch đã làm xong nhiệm vụ
của mình trước khi trả chương trình lên Monitor..

Hệ thống Bus là tuyến dùng để truyền tín hiệu, hệ thống gồm nhiều đường
tín hiệu song song:

- Address Bus: Bus địa chỉ dùng để truyền địa chỉ đến các Modul khác nhau.

- Data Bus: Bus dùng để truyền dữ liệu.

- Control Bus: Bus điều khiển dùng để truyền các tín hiệu định thì và điều
khiển đồng bộ các hoạt động trong PLC.

Trong PLC các số liệu được trao đổi giữa bộ vi xử lý và các modul vào ra
thông qua Data Bus. Address Bus và Data Bus gồm 8 đường, ở cùng thời điểm
cho phép truyền 8 bit của 1 byte một cách đồng thời hay song song.

Nếu một modul đầu vào nhận được địa chỉ của nó trên Address Bus, nó sẽ
chuyển tất cả trạng thái đầu vào của nó vào Data Bus. Nếu một địa chỉ byte của 8
đầu ra xuất hiện trên Address Bus, modul đầu ra tương ứng sẽ nhận được dữ liệu
từ Data bus. Control Bus sẽ chuyển các tín hiệu điều khiển vào theo dõi chu trình
hoạt động của PLC. Các địa chỉ và số liệu được chuyển lên các Bus tương ứng
trong một thời gian hạn chế.

Hệ thống Bus sẽ làm nhiệm vụ trao đổi thông tin giữa CPU, bộ nhớ và I/O.
Bên cạch đó, CPU được cung cấp một xung Clock có tần số từ 1¸8 MHZ. Xung
này quyết định tốc độ hoạt động của PLC và cung cấp các yếu tố về địnhthời,
đồng hồ của hệ thống.

1.3.2. Công tắc chọn chế độ làm việc cho PLC

Công tắc chọn chế độ làm việc có ba vị trí cho phép chọn các chế độ làm việc
khác nhau cho PLC.

- RUN: cho phép PLC thực hiện chương trình, PLC FX3S sẽ rời khỏi chế độ
RUN và chuyển sang chế độ STOP nếu trong máy có sự cố, hoặc trong chương
trình gặp lệnh STOP, thậm chí ngay cả khi công tắc ở chế độ RUN. Nên quan sát
trạng thái thực tại của PLC theo đèn báo.

- STOP: cưỡng bức PLC dừng công việc thực hiện chương trình đang chạy và
chuyển sang chế độ STOP. Ở chế độ STOP PLC cho phép hiệu chỉnh lại chương
trình hoặc nạp một chương trình mới.

- TERM: cho phép máy lập trình tự quyết định một trong chế độ làm việc cho
PLC hoặc ở RUN hoặc ở STOP.

1.4. Cấu trúc cơ bản của PLC và đặc tính kỹ thuật của PLC

Hệ thống PLC thông dụng có 5 bộ phận cơ bản, gồm bộ xử lý, bộ nhớ, bộ


nguồn, giao diện nhập/ xuất (I/O), và thiết bị lập trình.
Thiết bị
lập trình

Bộ nhớ

Giao diện Bộ xử lý Giao


nhập diện xuất

Nguồn công suất

Hình 2.14: Cấu trúc của hệ thống PLC.

1.5. Thực hiện chương trình

PLC thực hiện chương trình theo chu trình lặp, mỗi vũng lặp được gọi là
vũng quét (scan). Bắt đầu mối vùng quét là việc quét các tín hiệu vào. Trong quá
trình quét này trạng thái hiện thời của mội tín hiệu vào được chứa trong bảng
ảnh. Việc quét các đầu vào này rất nhanh, việc quét phụ thuộc vào các modul
vào, xung nhịp cũng như mỗi đặc tính riêng của mỗi loại CPU thực hiện chương
trình sử dụng. Công việc này thực hiện từ lệnh đầu tiên đến lệnh cuối cùng của
chương trình (lệnh MEND). Như vậy thời gian thực hiện chương trình sẽ phụ
thuộc vào độ dài chương trình, độ phức tạp của các lệnh, và đặc tính kỹ thuật
của từng loại CPU

Chuyển dữ liệu t Nhập dữ liệu t ngoại


bộ đếm ảo ra ngoài vi vào bộ đếm ảo

Thực hiện
Truyền thống
và kiểm tra bộ

Hình 2.15: Chu kỳ thực hiện vòng quét của CPU trong bộ PLC.
CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU DÂY CHUYỀN ĐẾM VÀ ĐÓNG GÓI SẢN
PHẨM

1. Giới thiệu dây chuyền công nghệ đóng gói ốc,vít

Hình 3.1: Máy đếm ốc vít, đinh vít và tự động đóng gói sản phẩm

1.1. Giới thiệu về dây chuyền đóng gói ốc vít, đinh vít.

Dây chuyền đếm và đóng gói ốc vít, đinh vít của công ty TNHH
MTV SX VÀ TM ỐC VÍT CƯỜNG THỊNH được nhập từ Đài Loan, sử dụng
để đóng gói ốc vít, đinh vít trong môi trường công nghiệp. Dây chuyền này
hoàn toàn tự động và khép kín từ khâu cấp nguyên liệu, đếm, tạo túi đựng,
dán túi, cắt túi in ngày tháng.

 Tính năng:

Tấm rung, thiết bị căn chỉnh rung tuyến tính và thiết bị điều khiển đếm
chính xác được thiết kế riêng cho các mẫu vít đảm bảo rằng mỗi túi là chính
xác.
Màn hình điều khiển cảm ứng , dễ sử dụng và bảo trì.
Hệ thống điều khiển PLC với khả năng hoạt động đáng tin cậy.
Hoạt động tương thích với nhiều loại chất liệu.
Có hệ thống cảnh báo tự động.

 Cấu tạo của hệ thống gồm:

Hình 3.2: Cấu tạo của máy


 Thông số kỹ thuật máy đóng gói linh kiện

- Model: DP2318
- Tốc độ: 40 - 70 túi/p ( căn cứ theo từng loại nguyên liệu)
- Kích thước túi: Dài <200mm Rộng <150mm
- Công suất: 2Kw
- Điện nguồn: 220V 50HZ
- Đường hàn: 8-10mm
- Phương thức thoát khí: chọc lỗ
- Chất liệu màng: OPP, CPP, CPP/PE
- Khổ màng lớn nhất : 320mm
- Kích thước: 2024x1400x1641
- Trọng lượng: 300Kg
1.2 Các yêu cầu của hệ thống điều khiển đóng gói ốc, vít
Có 5 yêu cầu cơ bản trong hệ điều khiển đóng gói ốc, vít :
- Hoạt động tự động từ khâu đưa thùng đến nhận sản phẩm đến khâu đưa
sản phẩm đến thùng.
- Đếm chính xác lượng sản phẩm đủ theo yêu cầu kỹ thuật.
- Dừng hộp đúng vị trí để nhận sản phẩm.
- Hai dây chuyền phải hoạt động nhịp nhàng.
- Độ an toàn lao động phải đƣợc đảm bảo tuyệt đối
1.3. Nguyên lý hoạt động của dây chuyền đóng gói ốc, vít
- Khi ta nhấn nút START để khởi động hệ thống thì động cơ hoạt động kéo
băng tải hộp đựng di chuyển và các phễu đựng ốc vít sẽ xoay tròn

Hình 3.3: Bảng điều khiển hệ thống


Bảng 3.4: Tủ điện của máy

Hình 3.5: Phễu đựng ốc vít xoay tròn


- Khi có một hộp đựng đi đến vị trí tiếp nhận sản phẩm thì cảm biến thứ nhất
(dùng để phát hiện hộp đựng) hoạt động làm băng tải hộp đựng dừng lại.

Hình 3.6: Hộp đựng ở vị trí tiếp nhận sản phẩm


Cảm biến thứ hai dùng để phát hiện và đếm sản phẩm khi số lượng sản phẩm đạt
yêu cầu. Khi đó ốc, vít trên phễu sẽ được đếm theo yêu cầu và rơi xuống hộp
đựng.

Hình 3.7: Ốc, vít được thả xuống hộp


Khi số lượng sản phẩm đạt yêu cầu thì hệ thống sẽ điều khiển phễu ngừng cấp
hàng.

Hình 3.8 : Hộp đựng ốc,vít đã đủ số lượng


và băng tải tiếp tục di chuyển đến vị trí đóng gói và một hộp đựng rỗng tiếp tục
dừng lại ở cảm biến thứ hai (CB2).

Hình 3.9: Động cơ kéo băng tải


Do sử dụng cho khâu thành phẩm và cần khởi động êm băng tải do đó các động
cơ kéo băng tải thường được điều khiển bởi biến tần

Hình 3.10: biến tần điều khiển đông cơ


Khi hộp đựng ốc, vít đã đủ số lượng được bỏ vào túi để đóng gói thông qua
phiếu dẫn túi
Hình 3.11: Phễu dẫn túi
Sau khi ốc vít đã được bỏ vào túi thì túi sẽ được hàn. Khi túi đã hàn xong thì hộp
tiếp theo mới được bỏ vào túi để tiếp tục hàn túi.

Hình 3.12: túi được hàn


Sau khi hàn xong túi được cắt
Hình 3.13: túi được cắt

Hình 3.14: Màn hình thể hiện tốc độ cắt,chiều dài túi
Hình 3.15 : Bảng thể hiện nhiệt độ hàn và cắt túi
Sau khi được đóng gói sản phẩm túi được băng tải thứ hai đưa tới thùng chứa.
Cứ như vậy chu trình được lặp lại, khi muốn dừng hệ thống thì ta nhấn nút STOP.
Hình 3.16: Sản phẩm được đóng gói và đưa tới thùng đựng
1.4. Các lỗi thường gặp và cách xử lý khắc phục
 Máy đóng gói không hoạt động hoặc treo máy
Trong một số trường hợp khi đang hoạt động bình thường, máy đóng gói đột
ngột ngừng hoạt động.Khi trường hợp trên xảy ra, cách khắc phục đơn giản nhất
là kiểm tra nguồn điện và cầu chì, sau đó bạn reset lại máy đóng gói.
 Cảm biến đếm nhầm.
- Nguyên nhân:
+ Do có vật nào đó che cảm biến.
+ Chỉnh độ nhạy của cảm biến gương chưa chuẩn.
+ Cảm biến chưa nhìn thấy gương phản xạ
- Cách khắc phục.
+ Kiểm tra xem có vật lạ che tia phản xạ không.
+ Chỉnh lại độ nhạy của cảm biến gƣơng.
+ Chỉnh lại tia của cảm biến.
 Cắt gói không đúng vị trí
Máy đóng gói ốc vít, đinh vít có một bộ phận cắt để tạo thành những gói nhỏ
đều nhau. Mỗi một vết cắt đều được đánh dấu để quy trình đóng gói diễn ra nhanh
hơn. Tuy nhiên, đôi khi máy đóng gói cắt không đúng vị trí đã được đánh dấu,
ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm được đóng gói. Cần kiểm tra lại bộ phận
cắt có được lắp đúng không và chỉnh lại.
Sủ dụng PLC có 2 ngõ ra xuất xung tốc độ cao để điều khiển 2 step motor cho động cơ trục vít định lượng
sản phẩm và động cơ kéo túi định chiều dài túi sản phẩm, Sử dụng màn hình HMI để nhập thông số cần thiết
như trọng lượng yêu cầu, độ dài túi cần cắt, và các switch thuận tiện thao tác vận hàng và giảm sát chế độ
làm việc của máy
Trong 1 dây chuyền máy đóng gói, đối với việc đóng gói sản phẩm lớn thì hệ thống băng tải để di chuyển
sản phẩm là 1 bộ phận cần thiết, trực tiếp tham gia vào quá trình tự động hóa sản xuât.
Do sử dụng cho khâu thành phẩm và cần khởi động êm băng tải do đó các động cơ kéo băng tải thường được
điều khiển bởi biến tần, và qua quả trình vận hành thường xuyên và do tuổi thọ gây nên những hư hỏng cho
bộ biến tần thường gặp như.

 Hư hỏng bộ công suất ngõ vào hoặc ngõ ra (IGBT) cỏ thể do sự cổ ngắn mạch hoặc quá tải của
nguồn điện và động cơ.
 Hư hỏng board điều khiển có thể do môi trường làm việc bụi bẩn, ẩm ướt có độ dẫn điện cao, hoặc
xung điện áp

Sau đây là một số hình ảnh Cao phong automation thực hiện Sửa biến tần LS IP5A – dây chuyền máy
đóng gói và bàn giao tại nhà máy cho khách hàng.
SỬA MÁY CÔNG NGHIỆP – MÁY ĐÓNG GÓI : Bất kỳ một thiết bị máy công nghiệp nào từ đơn giản
đến phức tạp, ngoài các thiết bị cơ khí để hình thành nên khung máy và cơ cấu truyền động thì không thể
thiếu đó là các thiết bị điện điều khiển, các thiết bị điện điều khiển từ những thiết bị đơn giản như khởi động
từ, nút nhấn… đến các thiết bị hiện đại như bộ điều khiển có lập trình PLC, màn hình giao diện điều khiển
HMI, bộ điều khiển motor như biến tần, motor bước, các thiết bị ngõ vào điều khiển như sensor, bộ đếm
encoder…v..v..
Trong các loại máy công nghiệp – Máy đóng gói được sử dụng để đóng gói sản phẩm cho nhiều dạng
nguyên liệu khác nhau, tùy thuộc theo yêu cầu hoạt động của từng loại sản phẩm, do đó sẽ áp dụng các
phương án điều khiến, thiết bị điện khác nhau phù hợp với thực tế. Nhưng vẫn sử dụng nguyên lí hoạt động
tương đối giống nhau là như sử dụng phương pháp gia nhiệt để hàn bao, Định lượng sản phẩm bằng cốc định
lượng hoặc loadcell, đo chiều dài gói sản phẩm bằng bộ đếm encoder, nhập thông số từ màn hình HMI và
các bộ điều khiển gia nhiệt….
àn hình HMI hay còn gọi là giao điện người và máy, dùng để nhập các thông số cài đặt như :

 Chiều dài bao sản phẩm cần cắt.


 Tốc độ đóng gói sản phẩm.
 Sử dụng sensor đọc màu phát hiện vị trí cần cắt.
 Đếm số lượng đã đóng gói được.
 Các switch vận hành máy.
 Hiện thị báng báo lỗi.
 …v.v..
 Có thể thiết kế theo từng yêu cầu cụ thể cho mỗi loại sản phẩm.

Bộ điều khiển nhiệt độ. điều khiển nhiệt độ thực tế bằng giá trị cài đặt trước.

 Cài đặt nhiệt độ để gia nhiệt cho các bộ phận ép biên viền bao.
 Hiển thị nhiệt độ thực tế.

Bộ nút nhấn. điều khiển hoạt động như các switch trên màn hình HMI, sử dụng nút dừng khẩn cấp
(Emmegency) trong trường hợp dừng khẩn cấp.
2. Tủ điều khiển và động lực
Bộ nút nhấn. điều khiển hoạt động như các switch trên màn hình HMI, sử dụng nút dừng khẩn cấp
(Emmegency) trong trường hợp dừng khẩn cấp.
2. Tủ điều khiển và động lực:

 Bộ điều khiển có lập trình PLC là bộ não của hệ thống máy, thu thập các dữ liệu từ màn hình HMI,
từ các ngõ vào digital sensor, bộ điều khiển nhiệt, nút nhấn, encoder…. xử lí các thuật toán và điều
khiến các ngõ ra để điều khiển motor và hiển thị lên màn hình HMI.
 Bộ nguồn chuyển đổi nguồn điện lưới 220VAC sang 24VDC cấp nguồn cho màn hình HMI, các
sensor hoặc 24-48VAC cho modul điều khiển động cơ bước stepper motor.
 Rolay SCR đùng để điều khiển đóng ngắt các điện trở gia nhiệt.
 Modul điều khiển động cơ bước stepper motor được sử dụng cho việc cắt chính xác chiều dài bao
sản phẩm.
 Biến tần điều khiển động cơ chính sử dụng cho việc điều chính tốc độ đóng gói sản phẩm.

You might also like