You are on page 1of 23

1

PHẦN 1
PHÂN TÍCH YÊU CẦU CÔNG NGHỆ VÀ LỰA CHỌN
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1.1:Phân tích yêu cầu công nghệ hệ thống:
1.1.1 Giới thiệu chung về hệ thống:
Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế, việc đô thị hoá cũng đang gia tăng
nhanh chóng. Dẫn đến lượng phương tiện lưu thông trong các đô thị cũng tăng
theo. Do đó vấn đề đảm bảo giao thông trong các đô thị, đặc biệt tại các nút giao
thông diễn ra thông suốt là rất quan trọng.
Để việc đi lại tại các nút giao thông được thông suốt và thuận lợi thì chúng ta
có thể nhờ đến sự giúp đỡ của lực lượng Cảnh sát giao thông và các lực lượng
khác. Tuy nhiên, với các đô thị lớn có số nút giao thông nhiều thì khó có có đủ lực
lượng để đảm nhiệm công việc này. Mặt khác việc nhờ đến sự giúp đỡ của Cảnh
sát giao thông và các lực lượng khác cũng khó khăn và tốn kém.
Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật con người
đã biết ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong đời sống. Đèn giao
thông là một trong những thành tựu đó. Đèn giao thông là một hệ thống đèn tín
hiệu hướng dẫn các phương tiện và con người tham gia giao thông tại các nút.
Đèn giao thông ra đời từ rất lâu và đã chứng tỏ cho con người thấy rằng việc
sử dụng đèn giao thông là không thể thiếu trong thời đại ngày nay.
1.1.2: Cấu tạo đèn giao thông:
Hệ thống đèn giao thông hay là đèn điều khiển giao thông gồm hai cột đèn
chính được lắp đặt ở hai đầu của hai làn đường khác nhau ở ngã tư. Mỗi cột gồm
ba đèn: đèn xanh, đèn vàng, đèn đỏ.
Ngoài ra, mỗi một hệ thống đèn có một tủ điều khiển từ đó sẽ phát ra tín hiệu
điều khiển đèn. Tín hiệu điều khiển đèn từ CPU thông qua các cổng ra rồi đến các
role, rồi qua các hệ thống dây nối đến các đèn.
1.1.3: Nguyên lý hoạt động:
Cơ chế hoạt động của đèn giao thông: Khi đèn xanh 1(X1) của làn đường 1 được
bật sáng thì cùng lúc đó đèn đỏ của làn đường 2 (D2) cũng sáng. Sau một khoảng
thời gian nhất định X1 tắt, đèn vàng 1(V1) được bật lên . Khi V1 tắt thì D2 mới tắt
cùng lúc đó đèn xanh 2(X2), đèn đỏ 1(D1) được bật sáng. Lúc đèn vàng 2(V2)
được bật lên cũng là lúc X2 tắt, V2 tắt chu kì được lập lại với D2, X1, …
1.1.4: Phân tích yêu cầu công nghệ:
a. Công nghệ đèn giao thông:
2

-Nhấn START hệ thống đèn giao thông hoạt động theo yêu cầu (giản đồ thời gian).
Đèn xanh tuyến 1 sáng 25s, đồng thời đèn đỏ tuyến 2 sáng, sau 25s đèn xanh tuyến
1 sẽ tắt và chuyển sang đèn vàng tuyến 1 sáng, sau 5s thì đèn xanh tuyến 2 sáng,
đèn đỏ tuyến 1 sáng để cho tuyến 2 được phép đi. Chú ý: thời gian đèn đỏ bằng
thời gian đèn xanh và thời gian đèn vàng.
-Nhấn STOP dừng hoạt động.
3

b. Phân tích yêu cầu công nghệ:


Trong phạm vi đề tài này, em thiết kế chương trình điều khiển đèn giao thông ở
ngã tư có lượng giao ở các tuyến đường là như nhau.
- Hệ thống đèn điều khiển các phương tiện lưu thông trên đường.
Trong đó:
+ Hệ thống điều khiển các phương tiện tham gia giao thông trên đường gồm 12
đèn, ký hiệu (X1,V1,D1,X2,V2,D2).

-Các trạng thái làm việc của hệ thống điều khiển đèn giao thông:
+ S0: Trạng thái được cấp điện nhưng chưa ấn nút Start và trạng thái ấn nút Stop
cả hệ thống dừng.
+ S1: Trạng thái hệ thống làm viêc khi ấn Start đèn xanh 1 và đèn đỏ 2 sáng.
+ S2: Trạng thái đèn vàng 1 và đèn đỏ 2 sáng.
+ S3: Trạng thái đèn đỏ 1 và đèn xanh 2 sáng.
+ S4: Trạng thái trung gian
+ S5: Trạng thái đèn đỏ 1 và đèn vàng 2.
+ S6: Trạng thái trung gian
+ S7: Trạng thái dừng của S1
+ S8: Trạng thái dừng của S2
+ S9: Trạng thái dừng của S3
+ S10: Trạng thái dừng của S5
4

-Điều kiện chuyển từ trạng thái này sang trạng thái kia của hệ thống :
+ S0 -> S1: Khi ấn nút Start .
+ S1 -> S2: Khi hết thời gian t1
+ S2 -> S3: Khi hết thời gian t2
+ S3 -> S4: Khi hết thời gian t3
+ S5 -> S1: Khi hết thời gian t4
1.2: Lựa chọn các phương pháp thực hiện:
1.2.1. Nút ấn
Nút ấn (nút điều khiển) là khí cụ điện dùng để đóng, ngắt từ xa các thiết bị điện từ
khác nhau, chuyển đổi các mạch điều khiển

Nút ấn có hai loại:


+ Nút ấn thường mở :
+ Nút ấn thường kín

Trong đồ án này em chọn nút ấn start là thường mở và nút ấn stop là thường kín
cho hệ điều khiển.
1.2.2: Đèn tín hiệu:
Đèn tín hiệu dung trong hệ thống là đèn diode phát quang ( LED – Light Emiter
Diode) chuyên dung cho ngành tín hiệu giao thông (dùng ngoài trời) . Các loại đèn
tín đều được tổ hợp từ LED và dựa trên những mạch in có sẵn.
1.2.2.1: Đèn LED là gì?
LED là các điốt có khả năng phát ra ánh sáng hay tia hồng ngoại. Cũng giống
như điốt, LED được cấu tạo từ một khối bán dẫn loại p ghép với một khối bán dẫn
loại n.
1.2.2.2: Ứng dụng của đèn LED:
5

- Với ưu điểm: ánh sáng lớn, độ bền cao và ít tiêu tốn nang lượng điện, LED được
ứng dụng rộng rãi trên cái lính vực: bảng quảng cáo ngoài trời, bảng quảng quảng
có, đồng hồ cỡ lớn đặt tại cái biển quảng cáo tấm lớn trên đường cao tốc, hệ thống
đèn giao thông, bảng hệ thống, bảng tỷ giá, bảng chứng khoán,…
- Ứng dụng rộng rãi thiết bị chiếu sáng bằng loại đèn này có thể giúp chúng ta tiết
kiệm được nhiều năng lượng.
- Hiện tại đèn LED trắng có tuổi thọ đến 50.000 giờ sử dụng, gấp 50 lần so với
bóng đèn 60W. Điều này có nghĩa là chúng có thể thắp sáng liên tục trong vòng 6
năm.
- Lượng nhiệt sinh ra trong quá trình hoạt động của đèn LED cũng thắp hơn rất
nhiều (gần như không đáng kể) so với các loại đèn khác.
- Ngoài ra khi hoạt động đèn LED không sinh ra tia hồng ngoại hay tia cực tím.
1.2.2.3: Tính năng và đặc điểm của LED:
- Tiết kiệm điện: tiết kiệm điện ở mức thắp nhất, hiệu suất chiếu sáng cao hơn nữa
tiết kiệm 70% điện so với đèn chiếu sáng thông thường.
- Bảo vệ màu xanh môi trường: Không tia cực tím, không bức xạ tia hồng ngoại,
phát nhiệt của ánh sáng thấp, không chứa thủy ngân và các chất có hại,…, không
gây ô nhiễm môi trường.
- Tuổi thọ cực lâu: Vượt qua 50.000 giờ ( tương đương với 6 năm thắp sáng liên
tục).
- Hiệu quả ánh sáng cao.
- Nhiệt độ làm việc thắp: Nhiệt độ làm việc của đèn LED thường cao hơn nhiệt độ
môi trường 5 -8 độ, thắp hơn so với đèn huỳnh quang thông thường là khoảng 13
– 25 độ
- Độ an toàn: Không nhấp nháy, hiển thị màu sắc tốt, có hiệu quả trong viêc làm
giảm khi nhìn và bảo vệ mắt.

PHẦN 2
PHÂN TÍCH CHỌN BIẾN VÀO BIẾN RA. MÔ TẢ HỆ THỐNG,
THIẾT KẾ HÀM LOGIC
2.1: Phân tích chọn biến vào/ra:
Từ phân tích yêu cầu công nghệ hệ thống trong mục 1.1.4, ta xác định hệ thống
gồm các biến sau:
6

2.1.1: Biến vào:


-M: nút start:
+M=1: nút start được ấn
+M=0: nút start không được ấn

-D: nút stop:


+D=0: nút stop được ấn
+D=1: nút stop không được ấn
-t1: Biến thời gian đặt cho bộ tạo trễ Timer1.
t1= 0, thời gian đặt cho timer1 chưa đủ 40(s).
t1 = 1, thời gian đặt cho timer1 đã đủ 40(s).
-t2: Biến thời gian đặt cho bộ tạo trễ Timer2.
t2 = 0, thời gian đặt cho timer2 chưa đủ 3(s).
t2 = 1, thời gian đặt cho timer2 đã đủ 3(s).
-t3: Biến thời gian đặt cho bộ tạo trễ Timer3.
t3 = 0, thời gian đặt cho timer3 chưa đủ 40(s).
t3 = 1, thời gian đặt cho timer3 đã đủ 40(s).
-t4: Biến thời gian đặt cho bộ tạo trễ Timer4.
t4 = 0, thời gian đặt cho timer4 chưa đủ 3(s).
t4 = 1, thời gian đặt cho timer4 đã đủ 3(s).

2.1.2: Biến ra:


-X1: đèn xanh 1:
+X1=1: đèn sang
+X1=0: đèn tắt
-V1: đèn vàng 1:
+V1=1: đèn sang
+V1=0: đèn tắt
-D1: đèn đỏ 1:
+D1=1: đèn sáng
+D1=0: đèn tắt
-X2: đèn xanh 2:
+X2=1: đèn sang
+X2=-: đèn tắt
7

-V2: đèn vàng 2:


+V2=1: đèn sang
+V2=0: đèn tắt
-D2: đèn đỏ 2:
+D2=1: đèn sang
+D2=0: đèn tắt
2.2: Mô tả hệ thống và thiết kế hàm logic:
2.2.1. Các phương pháp mô tả hệ thống:
Phương pháp bảng chuyển trạng thái:
Phương pháp này mô tả quá trình chuyển đổi trạng thái dưới hình thức bảng
+ Các cột của bảng ghi các biến vào và biến ra
+ Các hàng của bảng ghi các trạng thái trong của mạch .Số hàng của bảng chỉ rõ số
trạng thái trong cần có của hệ.
+ Các ô giao nhau của cột biến vào và các hàng trạng thái sẽ ghi trạng thái của
mạch. Nếu trạng thái mạch trùng với tên hàng thì đó là trạng thái “ổn định”, nếu
trạng thái mạch không trùng với tên hàng thì đó là trạng thái “không ổn định”.
+Các ô giao nhau của cột tín hiệu ra và các hàng trạng thái sẽ ghi giá trị tín hiệu ra
tương ứng
Phương pháp đồ hình trạng thái:
Đồ hình trạng thái là hình vẽ mô tả các trạng thái chuyển của một mạch logic trình
tự, đồ hình gồm các đỉnh và các cung định hướng trên đó ghi các tín hiệu vào/ra và
kết quả. Phương pháp này thường chỉ dùng cho hàm một đầu ra. Ta sẽ xét hai loại:
đồ hình Mealy và đồ hình Moore.
Đồ hình Mealy
Đồ hình Mealy gồm các đỉnh biểu diễn các trạng thái trong của mạch và các cung
định hướng, trên các cung ghi biến tác động và kết quả hàm khi chịu sự tác động
của biến đó. Đồ hình Mealy chính là chuyển bảng trạng thái thành dạng đồ hoạ.
Đồ hình Moore
Trong đồ hình Moore, các đỉnh là các trạng thái và giá trị của hàm, còn các cung
định hướng sẽ ghi biến tác động.
Phương pháp lưu đồ:
Đồ hình thuật toán là cách mô tả hệ thống một cách suy luận trực quan. Các khối
chính của lưu đồ và các khối được mô tả ở hình sau :
8

2.2.2: Hệ điều khiển đèn giao thông:


Dựa vào phân tích yêu cầu công nghệ hệ thống băng tải trong mục 1.1.4 ta xây
dựng được đồ hình Moore của hệ thống như sau:
(Các đầu ra lần lượt là X1,V1,D1,X2,V2,D2)
Ta sử dụng phương pháp tổ hợp biến mã hõa 1 trạng thái, các biến được chọn là
ABCD
9

-Hàm kích cho các phần tử nhớ:


SA=A’BC’D.t2
RA=AB’C’D’.d’.t4 + AB’C’D.t4

SB=A’B’C’D.t1
RB=ABC’D’.t3

SC=A’B’C’D.d’ + AB’C’D’.d’ + ABC’D.d’


RC=A’B’CD.m + AB’CD’.m + ABCD.m

SD=A’B’C’D’.m + AB’C’D’.t4 + A’BC’D’.m


RD=A’BC’D.d’+ABC’D.t3
10

-Hàm ra:
+ X1=A’B’C’D

+ V1=A’BC’D

+ D1=ABC’D + AB’C’D’

+ X2= ABC’D

+ V2= AB’C’D’

+ D2=A’B’C’D + A’BC’D
2.2.3 Lựa chọn và timer :
Bộ tạo trễ timer (t1 ): T37

+ TON

+IN : A’B’C’D

+PT : 250

+ Độ phân giải: 100 (ms)

Bộ tạo trễ timer (t2 ): T38

+ TON

+IN : A’BC’D

+PT : 50

+Độ phân giải: 100 (ms)

Bộ tạo trễ timer (t3 ): T39

+TON

+IN: ABC’D
11

+PT: 250

+Độ phân giải: 100 (ms)

Bộ tạo trễ timer (t4 ): T40

+ TON

+IN : AB’C’D’

+PT : 50

+Độ phân giải: 100 (ms)

PHẦN 3:
PHÂN TÍCH CHỌN PLC, ĐẶT ĐỊA CHỈ, THIẾT KẾ SƠ ĐỒ NGUYÊN

3.1 Phân tích chọn PLC:

3.1.1. Giới thiệu chung về PLC


- PLC (Programmable Logic Control)là thiết bi có thể lập trình được thiết kế
chuyên dùng trong công nghiệp để điều khiển các tiến trình xử lí từ đơn giản đến
phức tạp, tuỳ thuộc vào người điều khiển mà có thể thực hiện một loạt các chương
trình hoặc sự kiện này được kích hoạt bởi các tác nhân kích thích (hay còn gọi là
ngõ vào) tác động vào PLC hoặc qua các bộ định thời (Timer) hay các sự kiện
được đếm qua bộ đếm. Khi một sự kiện được kích hoạ nó s4 bật ON, OFF hoặc
phát ra một chuỗi xung ra các thiết bị bên ngoài được gắn vào ngõ ra của PLC.
Như vậy nếu t thay đổi các chương trình được cài đặt trong PLC là ta có thể thực
hiện các chức năng khác nhau trong các môi trừơng điều khiển khác nhau. Hiện
12

nay PLC đã được nhiều hãng khác nhan sản xuất như: Siemens, Omron,
Mitsubishi, Pesto, Alan Bradley, Shneider. Hitachi, …. Mặt khác ngoài PLC cũng
đã bổ cung thêm các thiết bị mở rộng khác như: các cổng mở rộng AI (Analog
Input), DI (Digital Input), các thiết bị hiện thị, các bộ vào.
- Nhu cầu về một bộ điều khiển dễ sử dụng, linh hoạt và có giá thành thấp đã thúc
đẩy sự phát triển những hệ thống điều khiển lập trình được (programmable control
systems) hệ thống sử dụng CPU và bộ nhớ để điều khiển máy móc hay quá trình
hoạt động. Trong bối cản đó, bộ điểu khiển lập trình (PLC – Programmable Logic
Controller) được thiết kế nhằm thay thế phương pháp điề khiển truyền thống dùng
rơ-le và thiết bị rời cồng kềnh và nó tạo ra một khả năng điều khiển thiết bị dễ
dàng và linh hoạt dựa trên việc lập trình trên các lệnh logic cơ bản. Ngoài ra, PLC
còn có thể thực hiện những tác vụ khác như định thời, đếm, … làm tăng khả năng
điều khiển cho những hoạt động phức tạp, ngay cả với loại PLC nhỏ nhất. Hoạt
động của PLC là kiểm tra tất cả các trạng thái tín hiệu ngõ vào được đưa về từ quá
trình điều khiển, thực hiện các thao tác logic được lập.
- Trong chương trình và đưa ra tín hiệu điều khiển cho thiết bị tương ứng, với các
mạch giao tiếp chuẩn ở khối vào và khối ra của PLC cho phép nó kết nối trực tiếp
đến những cơ cấu tác động (actuators) có công suất nhỏ ở ngõ ra và những mạch
chuyển đổi tín hiệu (transducers) ở ngõ vào, mà không cần có các mạc giao tiếp
hay rơ-le trung gian. Tuy nhiên, khi dùng PLC điều khiển những thiết bị có công
suất lớn cần phải có mạch điện tử công suất trung gian gắn thêm vào. Việc sử dụng
PLC cho phép chúng ta hiệu chỉnh hệ thống điều khiển mà không cần có sự thay
đổi nào về mặt kết nối dây, sự thay đổi chỉ là thay đổi chương trình điều khiển
trong bộ nhớ thông qua thiết bị lập trình chuyên dùng. Hơn nữa, chúng ta còn có
ưu điểm là thời gian lắp đặt và đưa vào hoạt động nhanh hơn so với những hệ
thống truyền thông mà đòi hỏi cần phải thực hiện việc nối dây phức tạp giữa các
13

thiết bị rời. Về phần cứng, PLC tương tự như máy tính “truyền thông”, và chúng có
các đặc điểm thích hợp cho mục đích điều khiển trong công nghiệp.
+ Khả năng kháng nhiễu tốt.
+ Cấu trúc dạng Modul cho phép dễ dàng thay thế, tăng khả năng (nối thêm Modul
mở rộng vào/ ra) và thêm chức năng (nối thêm Modul chuyên dùng).
+ Việc kết nối dây và mức điện áp tín hiệu ở ngõ vào và ngõ ra được chuẩn hoá.
+ Ngôn ngữ lập trình chuyên dùng – Ladder, Instruction và Funtion Chart, dễ hiểu
và dể sử dụng.
+ Thay đổi chương trình điều khiển dễ dàng Những đặc điểm trên làm cho PLC
được sử dụng rộng rãi trong việc điểu khiển các máy móc công nghiệp và trong
điền khiển quá trình (Process – control).
Các khái niệm về plc : Bộ điều khiển lập trình là ý tưởng của một nhóm lỹ sư hãng
General Motors vào năm 1968. họ đã đề ra các chỉ tiêu kỹ thuật nhằm đáp ứng
những yêu cầu điều khiển trong công nghiệp:
+ Dễ lập trình và thay đổi chương trình điều khiển, sử dụng thích hợp trong nhà
máy
+ Cấu trúc dạng Modul dể dàng bảo trì và sửa chữa
+ Tin cậy hơn trong môi trường sản xuất của nhà máy công nghiệp
+ Dùng linh kiện bán dẫn nên có kích thước nhỏ hơn mạch rơ – le chức năng tương
đương
+ Giá thành cạnh tranh
Những chỉ tiêu này tạo sự quan tâm của các kỹ sư thuộc nhiều ngành nghiên cứu
về khả năng ứng dụng của PLC trong công nghiệp, các kết quả đã đưa ra thêm một
số yêu cầu cần phải có trong chức năng của PLC: Tập lệnh từ các lệnh logic đơn
giản được hỡ trơ thêm các lệnh về tác vụ định thì, tác vụ đếm; sau đó là các lệnh
xử lý toán học, xử lý bằng dữ liệu, xử lý xung tốc độ cao, tính toán số liệu số thực
32 bit, xử lý thời gian thực, đọc mã vạch, … Song song đó, sự phát triển về phần
14

cứng cũng đạt được nhiều kết quả: bộ nhớ lớn hơn, số lượng ngõ vào/ ra nhiều
hơn, nhiều Modul chuyên dùng hơn. Vào năm 1976, PLC có khả năng điều khiển
các ngõ vào/ ra ở xa bằng kỹ thuật truyền thông, khoảng 200m Sự gia tăng những
ứng dụng PLC trong công nghiệp đã thúc đẩy các nhà sản xuất hoàn chỉnh các họ
PLC với các mức độ khác nhau về khả năng, tốc độ xử lý và hiệu suất. Các họ PLC
phát triển từ loại làm việc độc lập, chỉ 20 ngõ vào/ ra và dung lượng bộ nhớ
chương trình 500 bước, đến các PLC có cấu trúc Modul nhằm dễ dàng mở rộng
thêm khả năng vá chức năng:
+ Xử lý tín hiệu liên tục (analog)
+ Điều khiển động cơ servo, động cơ bước
+ Truyền thông
+ Số lượng ngõ vào/ ra
+ Bộ nhớ mở rộng
Với cấu trúc dạng Modul cho phép chúng ta mở rộng hay nâng cấp một hệ thống
điều khiển dùng PLC với chi phí và công suất ít nhất.
=>Sự ra đời của PLC củng như các bộ điều khiển hiện đại khác đã mở ra một thời
đại mới trong lĩnh vực tự động hoá. Với những khả năng điều khiển phong phú và
phức tạp hơn, PLC đã vượt xa các mạch điều khiển cổ điển dùng dây nối và Relay.
Các hệ thống dây chuyền sản xuất được điều khiển một các nhịp nhàng hơn, các
thiết bị máy móc được điều khiển chính xác hơn.
- Lịch sử phát trển của PLC. Thiết bị điểu khiển lập trình đầu tiên (Programmable
Controller) đã được những nhà thiết kế cho ra đời năm 1968 (công ty General
Motor Mỹ). Tuy nhiên, hệ thống này còn khá đơn giản và cồng kềnh, người sử
dụng gặp nhiều khó khăn trong việc vận hành hệ thống. Vì vậy các nhà thiết kế
từng bước cải tiến hệ thống làm cho hệ thống đơn giản, gọn nhẹ, dễ vận hành,
nhưng việc lập trình cho hệ thống còn khó khăn, do lúc này không có các thiết bị
lập trình ngoại vi hỗ trợ cho công việc lập trình.
15

Để đơn giản hóa việc lập trình, hệ thống điều khiển lập trình cầm tay
(Programmable Controller Handle) đầu tiên được ra đời vào năm 1969. Điều này
đã tạo ra được một sự phát triển thực sự cho kỹ thuật điều khiển lập trình. Trong
giai đoạn này các hệ thống điều khiển lập trình (PLC) chỉ đơn giản nhằm thay thế
hệ thốntg Relay và dây nối trong hệ thống điều khiển cổ điển. Qua quá trình vận
hành, các nhà thiết kế đả từng bước tạo ra được một tiêu chuẩn mới cho hệ thống,
tiêu chuẩn đó là: dạng lập trình dùng giản đồ hình thang (The Diagram Format).
Trong những nămđầu thập niên 1970, những hệ thống PLC còn có thêm khả năng
vận hành với những thuật toán hỗ trợ (arithmetic), “Vận hành với các dữ liệu cập
nhật” (Data Manipulation). Do sự phát triển của loại màn hình dùng cho máy tính
(Cathode Ray Tube: CRT) nên việc giao tiếp giữa người điều khiển để lập trình
cho hệ thống càng trở nên thuận tiện hơn.
Sự phát triển của hệ thống phần cứng và phần mềm từ năm 1975 cho đến nay đã
làm cho hệ thống PLC phát triển mạnh hơn với các chức năng mở rộng: hệ thống
ngõ vào/ ra có thể tăng lên đến 8000 cổng vào/ ra, dung lượng bộ nhớ tăng lên hơn
1 28.000 từ bộ nhớ (word of memory) có thể gắn thêm nhiểu Modul bộ nhớ để có
thể tăng thêm kích thước chương trình. Ngoài ra các nhà thiết kế còn tạo ra kỹ
thuật kết nối với các hệ thống PLC riêng lẽ thành một hệ thống PLC chung, kết nối
với các hệ thống máy tính, tăng khả năng điều khiển của từng hệ thống riêng lẻ.
Tốc độ xử lý của hệ thống được cải thiện, chu kỳ quét (scan) nhanh hơn làm cho hệ
thống PLC xử lý tốt với những chức năng phức tạp, số lượng cổng vào/ ra lớn. Một
số thuật toán cơ bản dùng cho điều khiển cũng được tích hợp vào phần cứng như
điều khiển PID (cho điều khiển nhiệt độ, cho điều khiển tốc độ động cơ, cho điều
khiển vị trí), điều khiển mờ, lọc nhiễu tín hiệu đầu vào… Trong tương lai hệ thống
PLC không chỉ giao tiếp với các hệ thống khac thông qua CIM (Computer
Integrated Manefacturing) để điều khiển các hệ thống: Robot, Cad/ Cam, … Ngoài
16

ra các nhà thiết kế còn đang xây dựng các loại PLC với các chức năng điều khiển
“thông minh” (Intelligent) còn gọi là các siêu PLC (super PLC) cho tương lai.
- Cấu trúc PLC, một hệ thống lập trình cơ bản phải gồm có 2 phần:
+ Khối xử lý trung tâm (CPU: Central Processing Unit)
+ Hệ thống giao tiếp vào/ ra (I/O)
Trong đó:
+ Thiết bị đầu vào gồm các thiết bị tạo ra tín hiệu điều khiển như nhấn, cảm biến,
công tắc hành trình.
+ Input, Output các cổng nối phía đầu vào/ ra của PLC hay của các Modul mở
rộng.
+ Cơ cấu chấp hành: gồm các thiết bị được điều khiển như: chuông, đèn, contactor,
động cơ, van khí nén, mày bơm, Led hiển thị, …v.v
3.1.2. Giới thiệu họ PLC S7-200
PLC là viết tắt của Programmable Logic Control, là thiết bị điều khiển logic lập
trình được, cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển thông qua một
ngôn ngữ lập trình. S7 – 200 là thiết bị điều khiểu khả trình loại nhỏ của hãng
Siemens, có cấu trúc theo kiểu Modul và có các Modul mở rộng, các Modul này sử
dụng cho nhiều ứng dụng lập trình khác nhau. Thành phần cơ bản của S7 – 200 là
khối vi xử lý CPU214 hoặc CPU224. Về hình thức bên ngoài, sự khác nhau giữa
hai loại CPU này nhận biết được nhờ số đầu vào/ ra và nguồn cung cấp.
CPU 214 có 14 cổng vào, 10 cổng ra và có khả năng được mở rộng thêm bằng 7
Modul mở rộng.
CPU 214 bao gồm:
- 2048 từ đơn (4K byte) thuộc miền nhớ đọc/ ghi non – volatile để lưu chương
trình (vùng nhớ có giao diện với EEPROM) .
- 2048 từ đơn (4K byte) kiểu đọc/ ghi để lưu dữ liệu, trong đó 512 từ đầu thuộc
miền nhớ non – volatile .
17

14 cổng vào và 10 cổng ra logic


có 7 Modul để mở rộng thêm cổng vào/ ra bao gồm luôn cả Modul analog Tổng số
cổng vào/ ra cực đại là 64 cổng vào và 64 cổng ra.
128 bộ đếm chia làm 2 loại: chỉ đếm tiến và vừa đếm tiến vừa đếm lùi
388 bit nhớ đặc biệt dùng để thông báo trạn g thái và đặt chế độ làm việc.
Các chế độ ngắt vá xử lý ngắt bao gồm :
-Ngắt truyền thông, ngắt theo sườn lên hoặc xuống, ngắt thời gian, ngắt của bộ
đếm tốc độ cao và ngắt truyền xung
3 bộ đếm tốc độc cao với nhịp 2Khz và 7 Khz
2 bộ phát xung nhan cho dãy xung kiểu Pto hoặc kiểu PWM
2 bộ điều chỉnh tương tự
Toàn bộ vùng nhớ không bị mất dữ liệu trong khoảng thời gian 190h khi PLC bị
mất nguồn nuôi.
CPU 224 gồm:
+ Kích thước : 120.5mm 80mm 62mm
+ Dung lượng bộ nhớ chương trình: 4096 words
+ Dụng lượng bộ nhớ dữ liệu: 2560 words
+ Bộ nhớ loại EEFROM
Có 14 cổng vào, 10 cổng ra.
Có thể thêm vào 14 modul mở rộng kể cả modul analog.
Tốc độ xử lý một lệnh logic boole 0,37µs
Có 256 timer, 256 counter, các hàm số học trên số nguyên và số thực.
Có 6 bộ đếm tốc độ cao, tần số đếm 20 KHz.
Có 2 bộ phát xung nhanh kiểu PTO và PWM, tần số 20 KHz chỉ các CPU DC
Có hai bộ điều chỉnh tương tự
Các ngắt: phần cứng, theo thời gian, truyền thông
Đồng hồ thời gian thực
18

Chương trình được bảo vệ bằng password


Toàn bộ dung lượng nhớ không bị mất dữ liệu 190 giờ khi PLC mất điện
3.1.3. Kết luận chọn PLC:

=>Ta chọn S7-200/CPU224/AC/DC/RLY.


3.2 Đặt địa chỉ:

Bảng gán địa chỉ các thiết bị sử dụng trong hệ thống:

STT Thiết bị Ký hiệu Địa chỉ PLC

1 Nút ấn start m I0.0

2 Nút ấn stop d I0.1

3 Đèn xanh 1 X1 Q0.0

4 Đèn vàng 1 V1 Q0.1

5 Đèn đỏ 1 D1 Q0.2

6 Đèn xanh 2 X2 Q0.3

7 Đèn vàng 2 V2 Q0.4

8 Đèn đỏ 2 D2 Q0.5
19

PHẦN 4:
LẬP TRÌNH ĐIỀU KHIỂN

4.1 Gán địa chỉ cho các biến trạng thái, timer, counter:

STT Ký hiệu Địa chỉ PLC


1 A M0.0
2 B M0.1
3 C M0.2
4 D M0.3
5 T1 T37
6 T2 T38
7 T3 T39
8 T4 T40
Chương trình điều khiển dạng ngôn ngữ LAD
20
21
22
23

You might also like