You are on page 1of 40

Mở đầu

Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật ngày nay, đặc biệt là
ngành điện tử đã ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp. Trong lĩnh vực điều khiển,
công nghệ chế tạo loại vi mạch lập trình phát triển đã đem đến các kỹ thuật điều
khiển hiện đại có nhiều ưu điểm hơn so với việc sử dụng các mạch điều khiển lắp
ráp bằng các linh kiện rời như kích thước nhỏ, giá thành rẻ, độ làm việc tin cậy, công
suất tiêu thụ nhỏ.

Ứng dụng vào hệ thống giao thông hiện nay ở nước ta, vấn đề về an toàn giao
thông và tránh ùn tắc tại các đô thị và thành phố lớn là một trong những vấn đề hết
sức cấp bách và được toàn xã hội quan tâm. Vì yậy các phương tiện hướng dẫn giao
thông đóng vai trò rất quan trọng, nó góp phần hạn chế những xung đột xảy ra khi
tham gia giao thông. Tại các đô thị thì hệ thống đèn điều khiển giao thông là rất quan
trọng. Hệ thống đèn điều khiển giao thông không những có tác dụng hạn chế những
xung đột trong giao thông thành phố mà còn là công cụ điều khiển các luồng giao
thông nhằm hạn chế ùn tắc – một vấn đề nan giải tại các thành phố lớn. Vì lí do trên,
chúng em quyết định chọn đề tài “Thiết kế hệ thống đèn điều khiển giao thông”
cho bài tập lớn môn học “vi mạch tương tự và vi mạch số”.

Với những kiến thức được học trên lớp và tìm hiểu thực tế. Trong thời gian yêu
cầu nhóm em đã hoàn thành môn học với nội dung “Thiết kế hệ thống đèn điều
khiển giao thông”. Do kiến thức chuyên ngành còn thiếu nhiều thực tế nên không
tránh khỏi những sai sót, mong thầy góp ý kiến để đồ án được hoàn thiện hơn.

1
Table of Contents
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ MẠCH LOGIC, MẠCH DÃY, MẠCH DAO ĐỘNG. ................. 3
1.1. MẠCH LOGIC TỔNG HỢP ..................................................................................................... 3
1.1.1. Đặc điểm cơ bản và phương pháp thiết kế mạch logic tổ hợp .............................................. 3
1.1.2. Bộ mã hóa .................................................................................................................................. 4
1.1.3. Bộ giải mã .................................................................................................................................. 5
1.1.4. Bộ so sánh .................................................................................................................................. 5
1.1.5. Bộ cộng ....................................................................................................................................... 6
1.1.6. Bộ chọn kênh ............................................................................................................................. 6
1.2.MẠCH DÃY ...................................................................................................................................... 6
1.2.1.Đại cương về mạch dãy .............................................................................................................. 6
1.2.2.Bộ đếm......................................................................................................................................... 8
1.2.3. Bộ nhớ ..................................................................................................................................... 10
1.3.MẠCH TẠO DAO ĐỘNG ............................................................................................................. 13
1.3.1. Khái niệm về mạch dao động. ................................................................................................ 13
1.3.2. Mạch dao động hình Sin ......................................................................................................... 13
1.3.3. Mạch dao động đa hài............................................................................................................. 14
1.3.4. Mạch dao động bằng IC ... ................................................................................................... 15
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ ĐÈN GIAO THÔNG..................................................................................... 17
2.1. Các linh kiện cơ bản dùng trong mạch thiết kế đèn giao thông ................................................ 17
2.1.1.IC4017 ....................................................................................................................................... 17
2.1.2. IC74192 .................................................................................................................................... 20
2.1.3. NE555 ....................................................................................................................................... 25
2.1.4. IC 74LS247 .............................................................................................................................. 28
2.1.5. Led ( Led 7 đoạn và led thường) ............................................................................................ 31
2.1.6. Button ....................................................................................................................................... 34
2.1.7. IC7432 ...................................................................................................................................... 34
2.1.8. IC4081 ...................................................................................................................................... 37

2
CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ MẠCH LOGIC, MẠCH
DÃY, MẠCH DAO ĐỘNG.

1.1. MẠCH LOGIC TỔNG HỢP

1.1.1. Đặc điểm cơ bản và phương pháp thiết kế mạch logic tổ hợp
1.1.1.1.Đặc điểm cơ bản của mạch logic tổ hợp

- Mạch tổ hợp là mạch mà trạng thái đầu ra của mạch chỉ phụ thuộc vào tổ hợp
các trạng thái đầu vào ở cùng thời điểm mà không phụ thuộc vào thời điểm trước đó.

- Mạch tổ hợp thường có nhiều tín hiệu đầu vào (x1 ,x2 ,x3…,xn) và nhiều tín
hiệu đầu ra (Z1 ,Z2 ,Z3 …Zm). Một cách tổng quát có thể biểu diễn theo mô hình
toán học như sau: Với: Z1 =f(x1 ,x2 ,…,xn ) ,Z2 =f(x1 ,x2 ,…,xn ) . . Zm =f(x1 ,x2
,…,xn )

3
1.1.1.2. Các phương pháp biểu thị

- Hàm số logic

- Bảng chân lý

- Sơ đồ logic

- Bảng Các-nô

- Đồ thị dạng song theo thời gian

1.1.1.3. Phương pháp thiết kế mạch logic tổ hợp

Thiết kế mạch logic tổ hợp

1.1.2. Bộ mã hóa

*Khái niệm

4
- Mã hóa là việc sử dụng các ký hiệu để biểu thị một đối tượng xác định hay một
tín hiệu xác định nào đó

- Bộ mã hóa là mạch điện thực hiện thao tác mã hóa

- Các bộ mã hóa cơ bản:

+ Bộ mã hóa nhị phân

+ Bộ mã hóa nhị thập phân

+ Bộ mã hóa ưu tiên

1.1.3. Bộ giải mã

- Khi tín hiệu đã được mã hóa và xử lý bằng thiết bị điện tử số. Kết quả xử lý
cũng là tín hiệu số. Bởi vậy cần chuyển đổi tín hiệu dạng số thành tín hiệu mà ta dễ
hiểu. Các thiết bị điện tử thực hiện nhiệm vụ này được gọi là bộ giải mã.

1.1.3.1 Bộ giải mã nhị phân

- Bộ giải mã nhị phân có chức năng phiên dịch mã nhị phân thành tín hiệu đầu
ra tương ứng với một tín hiệu quy định nào đó.

1.1.3.2 Bộ giải mã hiển thị ký tự

- Để hiển thị ký tự là 10 chữ số hệ thập phân từ 0 đến 9 thường sử dụng các


phần tử quang điện, trong đó có led 7 thanh.

1.1.4. Bộ so sánh

5
- Là mạch điện để so sánh 2 số hệ nhị phân đã được chuyển hóa thành dãy tín
hiệu xung điện áp với các mức tương ứng. Kết quả sau khi so sánh phải xác định
được, hai số có bằng nhau không, hay số nào lớn hơn, số nào bé hơn.

- Phân loại :

+ so sánh bằng nhau

+ so sánh lớn hơn, bé hơn

1.1.5. Bộ cộng

- Bộ cộng mạch điện để thực hiện phép tính cộng hai số hệ nhị phân đã được
chuyển hóa thành dãy tín hiệu xung điện áp với các mức tương ứng. Kết quả ở cửa
ra của bộ cộng cũng là dãy xung điện áp, mỗi xung xó mức tương ứng.

1.1.6. Bộ chọn kênh

- Bộ chọn kênh là mạch điện tử sử dụng n tín hiệu điều khiển để lựa chọn cho
phép một trong 2n tin hiệu được đưa lên kênh truyền.

1.2.MẠCH DÃY

1.2.1.Đại cương về mạch dãy

1.2.1.1.Đặc điểm và phương pháp mô tả chức năng mạch dãy

-Mạch dãy là mạch điện số mà trạng thái đầu ra của nó không chỉ phụ thuộc
vào trạng thái đầu vào ở thời điểm đó,mà còn phụ thuộc vào trạng thái bản thân mạch
ở thời điểm trước đó (đó là trạng thái trong mạch). Vậy trong mạch dãy phai có mạch
lật (mạch FF) để tạo nhớ. Sơ đồ khối mạch dãy có thể mô tả như hình sau:

6
Các phương pháp để mô tả chức năng của mạch dãy

-Phương pháp sử dụng phương trình logic:dùng để mô tả quan hệ phụ thuộc


của các biến ra theo các biến vào và trạng thái nội tại đang có trong mạch

-Phương pháp sử dụng bảng trạng thái:dùng bảng liệt kê mối quan hệ theo giá
trị logic giữa các tập biến

-Phương pháp sử dụng đồ hình trạng thái:dùng hình vẽ phản ánh quy luật
chuyển đổi trạng thái và tình hình giá trị đầu vào,đầu ra tương ứng của mạch

-Phương pháp sử dụng đồ thị thời gian:là dạng sóng công tác mô tả quan hệ
tương ứng các giá trị đầu vào,đầu ra,trạng thái mạch điện về thời gian

1.2.1.2.Phương pháp cơ bản phân tích chức năng logic mạch dãy

Bước 1:Viết các phương trình:phương trình định thời,đầu ra và phương trình
kích

Bước 2:Tìm phương trình trạng thái

Bước 3:Tính toán

Bước 4:Vẽ sơ đồ trạng thái (hoặc lập bảng trạng thái,vẽ đồ thị thời gian)

7
1.2.2.Bộ đếm

1.2.2.1. Đặc điểm và phân loại bộ đếm

• Là mạch điện số có khả năng nhớ được số xung đến cửa vào

Phân loại:

• Theo cách thức làm việc của mạch lật


– Bộ đếm đồng bộ
– Bộ đếm dị bộ
• Theo hệ số đếm của bộ đếm
– Bộ điếm nhị phân, thập phân
– Bộ đếm N phân
• Ngoài ra có bộ đếm thuận, bộ đếm nghịch, bộ đếm
thuận/ nghịch

1.2.2.2.Bộ đếm đồng bộ

8
1.2.2.3.Bộ đếm dị bộ

Xét sơ đồ nguyên lí đặc trưng của mạch dị bộ

9
Đồ thị dạng sóng tương ứng :

1.2.3. Bộ nhớ

1.2.3.1 Bộ nhớ

Là linh kiện quan trọng của vi mạch số,dùng để lưu trữ tam thời dữ liệu.Mạch
bao gồm các mạch lật,mỗi mạch lật nhớ được 1 bit

 Bộ nhớ căn bản


 Chức năng:
– Xóa dữ liệu đã có
– Tiếp nhận dữ liệu mới
 Phân loại
– Bộ nhớ tiếp nhận 2 nhịp
– Bộ nhớ tiếp nhận 1 nhịp

1.2.3.2. Bộ ghi dịch

10
- Chức năng: tiếp nhận và lưu trữ dữ liệu, dịch dữ liệu theo từng bít nhờ xung
dịch (sang phải hoặc sang trái)
- Bộ ghi dịch có bộ ghi dịch 1 hướng và bộ ghi dịch 2 hướng.

1.2.3.3. Ứng dụng bộ nhớ

Bộ nhớ căn bản có thể sử dụng để biến đổi mã nhị phân từ dạng song song sang
dạng nối tiếp hoặc ngược lại và để tạo các bộ đếm có hệ số đếm khác nhau,trong đó
có sử dụng mạch logic phản hồi

1.2.3.4. Bộ nhớ xung tuần tự

Là thiết bị cung cấp tín hiêụ điều khiển với các yêu cầu thực hiện phép toán
diễn ra tuần tự,thật chính xác.Các tín hiệu đó phải lần lượt xuất hiện cách nhau 1
khoảng thời gian chính xác

1.2.3.5. Bộ nhớ RAM


• RAM là bộ nhớ cho phép người sử dụng có thể
viết và đọc dữ liệu (Gọi là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên- Random Access Memory)

11
12
1.3 MẠCH TẠO DAO ĐỘNG

1.3.1. Khái niệm về mạch dao động.

Mạch dao động được ứng dụng rất nhiều trong các thiết bị điện tử, như mạch
dao động nội trong khối RF Radio, trong bộ kênh Tivi mầu, Mạch dao động tạo xung
dòng , xung mành trong Tivi, tạo sóng hình sin cho IC Vi xử lý hoạt động v v...
• Mạch dao động hình Sin
• Mạch dao động đa hài
• Mạch dao động nghẹt
• Mạch dao động dùng IC

1.3.2. Mạch dao động hình Sin

Người ta có thể tạo dao động hình Sin từ các linh kiện L - C hoặc từ thạch anh.

Mạch dao động hình Sin dùng L - C

Mach dao động trên có tụ C1 // L1 tạo thành mạch dao động L -C Để duy trì sự

13
dao động này thì tín hiệu dao động được đưa vào chân B của Transistor, R1 là trở
định thiên cho Transistor, R2 là trở gánh để lấy ra tín hiệu dao động ra , cuộn dây
đấu từ chân E Transistor xuống mass có tác dụng lấy hồi tiếp để duy trì dao động.
Tần số dao động của mạch phụ thuộc vào C1 và L1 theo công thức

f = 1 / 2.p.( L1.C1 )1/2

1.3.3. Mạch dao động đa hài

Mạch dao động đa hài tạo xung vuông

* Giải thích nguyên lý hoạt động : Khi cấp nguồn , giả sử đèn Q1 dẫn trước,
áp Uc đèn Q1 giảm => thông qua C1 làm áp Ub đèn Q2 giảm => Q2 tắt => áp Uc
đèn Q2 tăng => thông qua C2 làm áp Ub đèn Q1 tăng => xác lập trạng thái Q1 dẫn
bão
hoà và Q2 tắt , sau khoảng thời gian t , dòng nạp qua R3 vào tụ C1 khi điện áp này
> 0,6V thì đèn Q2 dẫn => áp Uc đèn Q2 giảm => tiếp tục như vậy cho đến khi Q2

14
dẫn bão hoà và Q1 tắt, trạng thái lặp đi lặp lại và tạo thành dao động, chu kỳ dao
động phụ thuộc vào C1, C2 và R2, R3.

1.3.4. Mạch dao động bằng IC

- IC tạo dao động XX555 ; XX có thể là TA hoặc LA v v ...

Mạch dao động tạo xung bằng IC 555

IC 555 là một loại linh kiện khá là phổ biến bây giờ với việc dễ dàng tạo được
xung vuông và có thể thay đổi tần số tùy thích, với sơ đồ mạch đơn giản,điều chế
được độ rộng xung. Nó được ứng dụng hầu hết vào các mạch tạo xung đóng cắt hay
là những mạch dao động khác. Đây là linh kiện của hãng CMOS sản xuất .

Các thông số cơ bản của IC 555 có trên thị trường :

15
Hình ảnh ic555

+ Điện áp đầu vào : 2 - 18V ( Tùy từng loại của 555 : LM555, NE555, NE7555..)
+ Dòng tiêu thụ : 6mA - 15mA
+ Điện áp logic ở mức cao : 0.5 - 15V
+ Điện áp logic ở mức thấp : 0.03 - 0.06V
+ Công suất tiêu thụ (max) 600mW

Chức năng của 555

+ Tạo xung
+ Điều chế được độ rộng xung (PWM)
+ Điều chế vị trí xung (PPM) (Hay dùng trong thu phát hồng ngoại

16
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ ĐÈN GIAO THÔNG

2.1. Các linh kiện cơ bản dùng trong mạch thiết kế đèn giao thông
2.1.1. IC4017

Sơ đồ chân IC4017

17
 Ic 4017 có 10 ngõ ra riêng biệt tuần tự là 3 , 2, 4, 7, 10, 1, 5, 6, 9, 11.
 Ic 4017 có 10 ngõ ra riêng biệt tuần tự là 3 , 2, 4, 7, 10, 1, 5, 6, 9, 11.
o Chân số 16 là chân nguồn Vcc
o Chân số 8 là chân nối mass
o Chân số 12 là chân chia hệ 5
o Chân số 14 là ngõ vào xung CLOCK
o Chân số 13 là chân ENABLE
o Chân số 15 là chân RESET

Nguyên lý hoạt động.

 Biểu diễn dạng tín hiệu ngõ ra theo tín hiệu vào xung Clock.
 Như trên hình chúng ta thấy khi có xung ngõ ra của IC được kích lên mức cao
(mức 1) liên tục như vậy cho đến hết ngõ ra của IC và sẽ quay lại từ đầu và cứ như
thế nếu được cấp xung thì nó sẽ chạy liên tục.
 IC này được sử dụng rất nhiều trong việc tạo ra các hiệu ứng LED. Như hình
dưới đây là 1 ví dụ cơ bản về IC này.
 Chân số 15 là chân RESET.
 Biểu diễn dạng tín hiệu ngõ ra theo tín hiệu vào xung Clock.

18
Đồ thị dạng xung vuông của mỗi ngõ ra

Như trên hình chúng ta thấy khi có xung ngõ ra của IC được kích lên mức cao
(mức 1) liên tục như vậy cho đến hết ngõ ra của IC và sẽ quay lại từ đầu và cứ như
thế nếu được cấp xung thì nó sẽ chạy liên tục.

19
IC này được sử dụng rất nhiều trong việc tạo ra các hiệu ứng LED. Như hình
dưới đây là 1 ví dụ cơ bản về IC này.

2.1.2. IC74192

a ,Tổng quan về IC74192.

 74192 là một loại IC số được sử dụng để thực hiện các phép đếm. Ngoài khả năng

Sơ đồ các chân của IC74192

20
Bảng chân lý.

Nhìn vào bảng chân lý ta có thể rút ra như sau:

b, Một số chân quan trọng cần biết

 Chân UP/DOWN

21
 Chân TCU/TCD

 Chân RESET(MR)

22
Ví dụ: Đếm từ 00-33.

23
 Chân PRESET (PL)
– Tích cực ở mức 0 (GND)

– Nếu chân PL à mức 1 (VCC): chân PL không hoạt động, bộ đếm hoạt động bình
thường

– Nếu chân PL à mức 0 (GND): chân PL hoạt động

Nếu chân PL luôn đấu với GND( mức 0) à đầu ra luôn hiển thị giá trị set và bộ đếm
không hoạt động

ví dụ: Đếm lùi từ 33 về 00

24
* Một số mạch ứng dụng

2.1.3. NE555

Thông số
 Điện áp đầu vào : 2 - 18V ( Tùy từng loại của 555 : LM555, NE555, NE7555..)
 Dòng tiêu thụ : 6mA - 15mA
 Điện áp logic ở mức cao : 0.5 - 15V

25
 Điện áp logic ở mức thấp : 0.03 - 0.06V
 Công suất tiêu thụ (max) 600mW
Chức năng của 555
 Tạo xung
 Điều chế được độ rộng xung (PWM)
 Điều chế vị trí xung (PPM) (Hay dùng trong thu phát hồng ngoại)

- IC NE555 là IC có quá nhiều quá nhiều ứng dụng, là dân điện tử không ai
không biết đến IC này. 555 có 8 chân, sơ đồ cho thấy công dụng của các chân theo
tên như sau:
 Chân 1 (GND): Chân cho nối masse để lấy dòng.
 Chân 2 (Trigger): Chân so áp với mức áp chuẩn là 1/3 mức nguồn nuôi.
 Chân 3 (Output): Chân ngả ra, tín hiệu trên chân 3 c1 dạng xung, không ở mức
áp thấp thì ở mức áp cao.
 Chân 4 (Reset): Chân xác lập trạng thái nghĩ với mức áp trên chân 3 ở mức thấp,
hay hoạt động.
 Chân 5 (Control Voltage): Chân làm thay đổi mức áp chuẩn trong IC 555.
 Chân 6 (Threshold): Chân so áp với mức áp chuẩn là 2/3 mức nguồn nuôi.
 Chân 7 (Discharge): Chân có khóa điện đóng masse, thường dùng cho tụ xả điện.
 Chân 8 (VCC): Chân nối vào đường nguồn V+. IC 555 làm việc với mức nguồn
từ 3 đến 15V.

26
H1. Sơ đồ chân NE555

Chức năng từng chân:


 Chân số 1(GND): cho nối GND để lấy dòng cấp cho IC hay chân còn gọi là
chân chung..
 Chân số 2(TRIGGER): Đây là chân đầu vào thấp hơn điện áp so sánh và
được dùng như 1 chân chốt hay ngõ vào của 1 tần so áp.Mạch so sánh ở
đây dùng các transitor PNP với mức điện áp chuẩn là 2/3Vcc.
 Chân số 3(OUTPUT): Chân này là chân dùng để lấy tín hiệu ra logic.
Trạng thái của tín hiệu ra được xác định theo mức 0 và 1. 1 ở đây là mức
cao nó tương ứng với gần bằng Vcc nếu (PWM=100%) và mức 0 tương
đương với 0V nhưng mà trong thực tế mức 0 này ko được 0V mà nó trong
khoảng từ (0.35 ->0.75V) .
 Chân số 4(RESET): Dùng lập định mức trạng thái ra. Khi chân số 4 nối
masse thì ngõ ra ở mức thấp. Còn khi chân 4 nối vào mức áp cao thì trạng

27
thái ngõ ra tùy theo mức áp trên chân 2 và 6.Nhưng mà trong mạch để tạo
được dao động thường hay nối chân này lên VCC.
 Chân số 5(CONTROL VOLTAGE): Dùng làm thay đổi mức áp chuẩn
trong IC 555 theo các mức biến áp ngoài hay dùng các điện trở ngoài cho
nối GND. Chân này có thể không nối cũng được nhưng mà để giảm trừ
nhiễu người ta thường nối chân số 5 xuống GND thông qua tụ điện từ
0.01uF đến 0.1uF các tụ này lọc nhiễu và giữ cho điện áp chuẩn được ổn
định.
 Chân số 6(THRESHOLD) : là một trong những chân đầu vào so sánh điện
áp khác và cũng được dùng như 1 chân chốt.
Chân số 7(DISCHAGER) : có thể xem chân này như 1 khóa điện tử và
chịu điều khiển bỡi tầng logic của chân 3 .Khi chân 3 ở mức áp thấp thì
khóa này đóng lại.ngược lại thì nó mở ra. Chân 7 tự nạp xả điện cho 1
mạch R-C lúc IC 555 dùng như 1 tầng dao động .
Chân số 8 (Vcc): Không cần nói cũng bít đó là chân cung cấp áp và dòng
cho IC hoạt động. Không có chân này coi như IC chết. Nó được cấp điện áp
từ 2V -->18V .(Tùy từng loại 555 nhé thấp nhất là con NE7555)..

2.1.4. IC 74LS247

28
Thông số kỹ thuật:
Điện áp nguồn cấp cho IC (Vcc): -0.5V - +7.0V.
IC chuyển đổi từ mã nhị phân.
IC 74LS247 là IC chuyển đổi từ mã nhị phân sang các số tương tự được hiển thị
trên led 7 đoạn, ic có ngõ ra tương tự ở mức thấp.

29
Sơ đồ chân 74LS247

IC 74247 là IC giải mã cho led 7 đoạn Anode chung .


Chân TEST(3) là chân dùng để thử các ngõ ra xem IC có còn dùng được hay
không
Các chân P0-P3 là các mã hóa từ mã BCD sang mã led 7 đoạn.
Chân RBI và RBO là 2 chân dùng để xóa số 0 vô nghĩa.

30
2.1.5. Led ( Led 7 đoạn và led thường)

* Led 7 đoạn

a. thông tin cơ bản

LED 7 đoạn hay LED 7 thanh (Seven Segment display) là 1 linh kiện rất phổ
dụng , được dùng như là 1 công cụ hiển thị đơn giản nhất.

Trong LED 7 thanh bao gồm ít nhất là 7 con LED mắc lại với nhau , vì vậy mà
có tên là LED 7 đoạn là vậy ,7 LED đơn được mắc sao cho nó có thể hiển thị được
các số từ 0 - 9 , và 1 vài chữ cái thông dụng, để phân cách thì người ta còn dùng
thêm 1 led đơn để hiển thị dấu chấm (dot) . Các led đơn lần lượt được gọi tên theo
chữ cái A- B -C-D-E-F-G, và dấu chấm dot.

Như vậy nếu như muốn hiển thị ký tự nào thì ta chỉ cần cấp nguồn vào chân đó
là led sẽ sáng như mong muốn.

b. Thông số :
LED 7 thanh dù có nhiều biến thể nhưng tựu chung thì cũng chỉ vẫn có 2 loại đó
là:
+ Chân Anode chung (chân + các led mắc chung lại với nhau .)
+ Chân Catode chung (Chân - các led được mắc chung với nhau .)
31
* Đối với loại Anode chung :
+ Chân 3 và 8 là 2 chân Vcc(nối ngắn mạch lại với nhau , sau đó nối chung với
chân anode của 8 led đơn .), vậy muốn led nào đó sáng thì chỉ việc nối chân catot
xuống mass .
Điện áp giữa Vcc và mass phải lớn hơn 1.3 V mới cung cấp đủ led sáng, tuy nhiên

không được cao quá 3V .

32
Cathode chung :

c. Trở hạn dòng :

Trong các mạch thì thường dùng nguồn 5V nên để tránh việc đót cháy led thì cách
đơn giản nhất là mắc thêm trở hạn dòng .

Thông số làm việc của LED :

Điện áp = 2V .

Dòng = 20mA .

Vậy nếu dùng nguồn 5V , thì áp rơi trên trở = 5 -2 = 3 V.

R = U / I = 3/(20*10^-3) = 150 ôm

33
2.1.6. Button

a.tính năng

Dùng làm nút nhân trong các mạch điện tử

b. Thông số kỹ thuật

kích thước: 3x6x3.5 mm

Dải nhiệt độ: -30 to 85 độ C

2.1.7. IC7432

Mạch Hoặc (OR)

Hệ thức Toán học và Ký hiệu

34
Mạch Hoặc (OR) là một Mạch Logic mà Ngõ ra của nó biến đổi theo các Ngõ
vào tuân thủ Hệ thức dưới đây:

Tức là Ngõ ra của Mạch Hoặc chỉ bằng 0 khi và chỉ khi cả hai Ngõ vào đều
bằng 0. Các trường hợp còn lại hoặc chỉ có 1 Ngõ vào bằng 1 hoặc cả hai Ngõ vào
đều bằng 1 thì Ngõ ra sẽ bằng 1.
Các loại Vi mạch cơ bản
 Có hai loại IC rất giống nhau cả về cấu trúc và thứ tự chân đó là
4071 thuộc họ CMOS 4xxx và 7432 (hoặc 74HC32 hoặc
74LS32…) thuộc họ TTL 74xx.
 Mỗi IC đều chứa 4 Mạch Hoặc bên trong và có cùng thứ tự chân như
nhau nên về nguyên tắc lý thuyết có thể thay thế lẫn nhau. Tuy nhiên
Họ CMOS có thể sử dụng được điện áp từ 3V đến 18V còn Họ TTL chỉ
sử dụng được điện áp 5V mà thôi.

Hình dứoi mô tả cấu tạo chung của cả hai loại IC CMOS 4071 và TTL 7432.

Mô hình thật

35
Sơ đồ chân

36
2.1.8. IC4081

IC4081 là một thành viên của dãy 4000 Series CMOS, và có


bốn cổng CMOS AND độc lập , mỗi cổng có hai đầu vào. Sơ đồ pinout, được đưa
ra bên phải, là bố cục IC cổng logic 2 đầu vào tiêu chuẩn:

 Pin 7 là nguồn cung cấp âm


 Pin 14 là nguồn cung tích cực
 Chân 1 & 2, 5 & 6, 8 & 9, 12 & 13 là đầu vào cổng
 Các chốt 3, 4, 10, 11 là các đầu ra cổng

37
Sơ đồ ic4081

CHƯƠNG 3: Mô phỏng

File mô phỏng:
https://drive.google.com/open?id=1IZXlABGbp9SgIEb3rIaTW0jp4fepAvhQ

NE55511.pdsprj

Kết Luận:

Đây là toàn bộ phần trình bày của bọn em, bọn em xin cảm ơn thầy đã giúp đỡ bọn
em trong học tập và giảng dạy. Chúng em còn nhiều sai xót mong thầy chỉ dạy bọn
em.

Trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều vẫn đề:

38
+ Hạn chế về mặt kiến thức vẫn còn phải tham khảo nhiều dữ liệu trên mạng.

+ Hạn chế trong cách xử lý trên proteus

+ Mô phỏng còn khó sử dụng cần người hiểu mạch mới khởi động được.

+ Mạch khá phức tạp, việc chuyển sang bản in còn rất nhiều khó khăn, việc làm
mạch thật bị hạn chế rất nhiều.

Em xin chân thành cảm ơn!

39
40

You might also like