You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC


KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
......

BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH


CƠ SỞ ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG III
Bài: B4622-B DIGITAL EXCHANGE TRAINER

GVHD: KHỔNG THỊ THU THẢO


SVTH:
1. TRƯƠNG VĂN TRINH
2. DƯƠNG THỊ HƯƠNG
3. TRẦN VĂN THI
4. NGUYỄN THỊ KIỀU ANH
LỚP: ĐT-VT K35

Huế 03/2015

1
MỤC LỤC
A. LÝ THUYẾT .......................................................................................................3
I. Giới thiệu. ......................................................................................................3
II. Mô tả hệ thống. ..............................................................................................4
1. Nguồn điện. ................................................................................................4
2. Mạch đường dây điện thoại. .......................................................................4
3. Channel bank (ngân hàng kênh). ................................................................4
4. Mạng chuyển mạch. ...................................................................................5
5. Giao diện tín hiệu và máy thu xung quay số. .............................................9
6. Bộ tạo âm. ................................................................................................10
7. Bộ tạo chuông...........................................................................................10
8. Thiết bị nhận DTMF. ...............................................................................10
9. Bộ điều khiển trung tâm. ..........................................................................10
B. THỰC HÀNH. ...................................................................................................11
I. Chuẩn bị.......................................................................................................11
II. Thực hiện. ....................................................................................................11
III. Kết quả. ....................................................................................................12
1. Thực hiện cuộc gọi nội bộ (tên cùng một tuyến PCM)............................12
2. Thực hiện cuộc gọi giữa hai tuyến PCM. ................................................20

2
A. LÝ THUYẾT
I. Giới thiệu.
Bộ thực hành B4622-B là dự án cung cấp cho sinh viên nền tảng của chuyển
mạch điện thoại số. Nó là phần cơ bản của một bộ thu nhỏ của tổng đài số với 6 cặp
đường dây.
Các cuộc gọi có thể được thiết lập giữa hai cặp đường dây bất kỳ của đường
dây mở rộng.
Các tính năng của bộ B4622-B như sau:
 Mạng chuyển mạch với cấu hình T-S-T có thể hoàn toàn phân khe thời
gian cho các trạng thái. Có nghĩa là mạng chuyển mạch gói được tạo thành từ ba giai
đoạn kết nối, tương ứng với một ma trận thời gian, một ma trận không gian (hoạt
động trong phân khe thời gian) và cuối cùng là ma trận thời gian.
 Channel Bank bao gồm tất cả các thiết bị để xây dựng nên các dây ghép
kênh của bộ PCM, bắt đầu từ đường dây tín hiệu tương tự.
Các thiết bị đó là: bộ ghép nối, bộ chuyển đổi A/D và các bộ lọc thích hợp,
bộ ghép kênh và bộ tách kênh, bộ chuyển đổi D/A, bộ lọc thông thấp.
 Đường dây hoàn toàn tương thích với các máy điện thoại thông thường
(cả loại xung quay số và DTMF). Cũng như modem, thiết bị trả lời tự động, thiết bị
đầu cuối fax…
 Bộ xử lý dựa trên sự kiểm soát chung. Đơn vị chức năng này chịu trách
nhiệm cho hầu hết các tính năng cao cấp của các mô hình trao đổi.
 Máy phát âm và chuông. Ở các nước khác nhau việc sử dụng nhạc
chuông điện thoại là rất đa dạng.
 Nguồn điện sử dụng: bộ thực hành này có thể sử dụng nguồn 110V,
130V, 220V với tần số khoảng 50 đến 60Hz.
 Bo mạch nhận DTMF dùng để nhận và hiển thị các thông tin quay số
được tạo ra trên đường mở rộng.
 Bộ vi xử lý trung tâm có thể được vận hành ở chế đọ RUN và cũng có
thể được thực hiện để làm việc theo từng bước, dưới sự kiểm soát của sinh viên để
hiển thị và phân tích các luồng dữ liệu theo hệ thống phân khe thời gian.
Số nội bộ của bộ thực hành B4622-B:
 Điện thoại 1: 41  Điện thoại 4: 44
 Điện thoại 2: 42  Điện thoại 5: 45
 Điện thoại 3: 43  Điện thoại 6: 46

3
II. Mô tả hệ thống.
1. Nguồn điện.
Sơ đồ khối của bộ nguồn nằm ở trong hộp ở vị trí phía trên bên trái của bộ thực
hành. Nó bao gồm phích cắm 3 chân AC, chuyển mạch chính và đèn POWER ON.
Nguồn cung cấp phát ra các mức điện áp, sử dụng trong nội bộ để hệ thống hoạt
động như sau: 5V, ±12V, -24V, 100V, đây là các mức điện áp AC.
Với nguồn -24V được sử dụng cho đường dây điện thoại.
Nguồn 100V AC cung cấp cho chuông điện thoại hoạt động. Lúc đó điện áp
được gửi tới đường dây mở rộng trong lúc xủ lý cuộc gọi. Cho nên sinh viên sẽ được
tiếp cận 1 cách ngẩu nhiên đặc biệt là trong việc xử lý dự phòng, nó bao gồm 3 yếu
tố ngẫu nhiên từ mạch AC, điện trở giới hạn trong chuổi nối tiếp, tăng điện áp giới
hạn để giảm bớt rủi ro.

2. Mạch đường dây điện thoại.


Mạch đường dây điện thoại hay “Subscriber Exchange Terminals” được đặt tên
theo khuyến nghị CCITT.
 Jack điện thoại chuẩn để kết nối điện thoại, modem hoặc một thiết bị
bất kỳ ở các thí nghiệm.
 Mạch chuông điện thoại, về cơ bản nó bao gồm một rơ le, hoạt động
theo lệnh từ trung tâm điều khiển khi tín hiệu chuông được gửi đến các trạm điện
thoại.
 Mạch lặp vòng, bao gồm các cảm biến quang cách điện cung cấp một
tín hiệu chuyển đổi logic khi người sử dụng nhấc điện thoại.
 Cầu nối dây nguồn cung cấp đường dây được nối với -24V thông qua
điện trở, việc này cho ta một dòng điện từ 20-30mA (tùy vào trở kháng của điện
thoại), khá thích hợp cho các modem điện thoại điện tử cũng như cho công cụ truyề
thống cơ điện.
 Cổng giao diện mạng, đây là một máy biến áp cách điện để tách rời tín
hiệu điện với đường dây thuê bao từ mạng chuyển mạch, ngoại trừ tín hiệu tiếng nói,
nó sẽ được cho phép để vượi qua rào cản này.

3. Channel bank (ngân hàng kênh).


 Active Hybrids (bộ ghép nối) các thiết bị này hoạt động theo hai hướng
được gọi là dây chuyển đổi 2 – 4. Về cơ bản chúng là các thiết bị 4 cổng.
 Low-pass filters (bộ lọc thông thấp các tín hiệu ghép phải được giới hạn
băng thông trước khi qua bộ chuyển đổi A/D.

4
 A/D converters (bộ chuyển đổi A/D) thiết bị này dùng để chuyển đổi
tín hiệu từ tương tự thành tín hiệu số, đầu ra số (8 bít song song).
 Multiplexer (bộ ghép kênh) đay là một trong những việc xây dựng nên
khung PCM. Về cơ bản nó bao gồm nhiều cổng logic, nó sẽ liên tục cho phép các
gói qua, đầu ra 8 bít của bộ chuyển đổi A/D sẽ được cho lên các bus đầu ra. Hoạt
động này được gọi là TIME MULITIPLEXING (ghép kênh theo thời gian).
 Demultiplexer (bộ tách kênh) đây là bộ có chức năng ngược với bộ ghép
kênh đã đề cập trước đó.
 Bộ chuyển đổi D/A và bộ lọc thông thấp đầu ra của bộ tách kênh được
cho vào bộ chuyển đổi D/A và dịch chuyển các số nhị phân 8 bít vào một mức điện
áp đại diện cho tín hiệu tương tự. Bộ lọc thông thấp (LPF) nhận được một chuổi mẫu
từ bộ chuyển đổi D/A và phục hồi chúng với một tín hiệu tương tự liên tục bằng cách
làm mịn tín hiệu tần số cao.

4. Mạng chuyển mạch.


Mạng chuyển mạch trong mỗi hệ thống điện thoại cho phép kết nối giữa các
đầu vào và đầu ra để thiết lập cuộc gọi.
Có rất nhiều loại mạng chuyển mạch, chúng được phân loại như sau:
 Khi điện thoại mới xuất hiện, các thao tác chuyển mạch hoàn toàn là
thủ công. Một người điều khiển sẽ ngồi phía trước một bảng to lớn với rất nhiều jack
cắm. Khi một cuộc gọi được thiết lập, người điều hành nối jack từ bên gọi đến bên
nhận để hình thành một cuộc gọi. Đó được gọi là mạng chuyển mạch bằng tay.
 Các thao tác thủ công của người điều khiển được thay thế bằng các
mạch điện tự động có khả năng nhận các yêu cầu phục vụ từ người đăng ký sử dụng,
và thiết lập các kênh kết nối logic giữa các người dùng, các mạng chuyển mạch được
cấu tạo từ nhiều kiểu khác nhau.
 Mạng chuyển mạch trong bộ thực hành của chúng ta là mạng chuyển mạch
phân khe thời gian, nó được chia ra để phục vụ cho 4 cổng. Bốn cổng này ở hai bộ
ghép kênh và hai bộ phân kênh. Mỗi tín hiệu điều khiển của chúng được thể hiện
trong ghép kênh PCM.
Mạng chuyển mạch của bộ thực hành giống như một hệ thống theo tiêu chuẩn
công nghiệp, một sự kết hợp giữa ma trận thời gian và ma trận không gian. Chúng
ta chỉ đề cập đến mà không giải thích chi tiết về ma trận thời gian và ma trận không
gian.
Rõ ràng không có một hệ thống chuyển mạch nào được xây dựng mà không có
chuyển mạch thời gian, trong khi về nguyên tắc một chuyển mạch có thể được xây
dựng mà không có chuyển mạch không gian.

5
a. Bộ chuyển mạch không gian.
Mô tả về mạng chuyển mạch của bộ thực hành này bắt đầu từ bộ chuyển mạch
không gian, việc hiểu biết hoạt động của bộ này giúp đơn giản hơn cho những phần
còn lại.
Ma trận S có 2 đầu vào và 2 đầu ra. Các tín hiệu vào được lấy từ bộ ghép kênh,
thông qua bộ T. Tín hiệu ra của ma trận S sẽ được đưa đến bộ tách kênh, cũng thông
qua một bộ T.
Mỗi bus thực tế là mỗi chuỗi gồm các tín hiệu số của 8 dây của TS1, TS2, TS3,
TS4 xuất hiện song song một cách liên tục với tốc độ 8000 khung trên giây.
Hình 7A1 là sơ đồ mạch của chuyển mạch S. Hình này là một “MULTILE”, có
nghĩa là nó được lặp đi lặp lại 8 lần cho 8 đường dây đầu vào và đầu ra.
Ma trận S có 4 nút cho 8 cổng, lần lượt đóng:
 Vào 1 tới ra 1
 Vào 1 tới ra 2
 Vào 2 tới ra 1
 Vào 2 tới ra 2
Theo yêu cầu để thực hiện các hành động chuyển mạch.
Tất cả các cửa của một gói 8 bít được vận hành song song theo lệnh điều khiển
từ CONTROL MEMORY.
Với mỗi khe thời gian của ma trận S trong một chu kỳ sẽ có một nút duy nhất
của cổng được kích hoạt, do vậy có thể thiết lập được đối đa 4 kết nối trong cùng
một lúc, phân khe thời gian, cách duy nhất để thực hiện đó là thông qua chuyển
mạch S.
Để hiểu được điều này, chúng ra xem xét ví dụ sau, bộ nhớ điều khiển
CONTROL MEMORY phát ra tín hiệu điều khiển để kích hoạt các node như sau:
 Trong khe thời gian TS1 kích hoạt node B của ma trận, từ bộ ghép kênh 1
giao tiếp tới bộ phân kênh 2.
 Trong khe thời gian TS2 kích hoạt node C của ma trận, từ bộ ghép kênh 2
giao tiếp tới bộ phân kênh 1.
 Trong khe thời gian TS3 kích hoạt node D của ma trận, từ bộ ghép kênh 1
giao tiếp tới bộ phân kênh 2.
 Trong khe thời gian TS4 kích hoạt node A của ma trận, từ bộ ghép kênh 2
giao tiếp tới bộ phân kênh 2.

6
Ở khung tiếp theo, kích hoạt các node B, C, D, A sẽ được thực theo các trình
tự như trên, như vậy trông một lần kết nối có thể thực hiện được tối đa 4 phân ke
thời gian thông qua chuyển mạch.
Bây giờ quảy trở lại hình 6B, nếu cúng ta thiết lập đàm thoại giứ điện thoại L1
với điện thoại L6, tiếng nói có thể được định tuyến từ L1 tới L6 trong phân khe thời
gian S, và ngược lại tiếng nói từ L6 tới L1 cũng được định tuyến trong phân khe thời
gian S.
Điều đó có nghĩa là mỗi kết nối điện thoại chúng ta sử dụng hai đường của 4
đường trong chuyển mạch S. vậy nên có tối đa hai cuộc đàm thoại (giữa 4 bên) là có
thể thực hiện trong hệ thống.
Bộ nhớ điều khiển của ma trận S hoạt động tuần tự theo chu kỳ để tín hiệu đến
đúng node để điều khiển đóng.
Tìn hiệu điều khiển là tín hiệu 4 bit từ bộ nhớ điều khiển. Mỗi bit điều khiển sẽ
điều khiển đóng một trong 4 node của S, như sau:
 B0 điều khiển node A.
 B1 điều khiển node B.
 B2 điều khiển node C.
 B3 điều khiển node D.
Mỗi node sẽ đóng khi giá trị bit là “1” và mở khi giá trị bit là “0”.
Bộ nhớ trung tâm được ghi bởi bộ điều khiển trung tâm, nó chịu trách nhiệm
xử lý cuộc gọi, và chu kỳ đọc ra bởi Time Slot counter. Bộ xử lý trung tâm và bộ
nhớ điều khiển được sắp xếp theo thời gian thực.
Ma trận S của bộ thực hành có 4 LED hiển thị tương ứng với các nút khi nó
được kích hoạt. Đèn này thể hiện các hoạt động đang diễn ra trong chuyển mạch S,
khi chuyển mạch hoạt động ở mức thấp (trong chế độ bước). Khi vận hành ở tốc độ
bình thường, ánh sáng sẽ là quá nhanh để có thể quan sát được.
b. Bộ chuyển mạch thời gian.
Kiểm tra các thủ tục xử lý cuộc gọi để giải thích hoạt động của từng giai đoạn
trong chuyển mạch T.
Quá trình xử lý cuộc gọi trong bộ thực hành được thực hiện như sau: Một thuê
bao (giả sử L2) nhấc máy lên và quay số đến số máy bị gọi (L6). Bộ xử lý trung tâm
nhận được yêu cầu này sẽ tìm đường thích hợp:
 Trước hết bộ xử lý trung tâm sẽ kiểm tra chuyển mạch S để xem có khe
thời gian nào đang rảnh. Giả sử rằng không có cuộc thoại nào đang diễn ra trong hệ

7
thống, tất cả các khe thời gian của bộ chuyển mạch S đang rỗi và bộ xử lý trung tâm
sẽ chỉ ô đang rổi, bắt đầu tìm kiếm từ khe TS1 đến TS2, TS3, TS4. Trong trường
hợp này khe TS1 được cho là nhàn rỗi và được đặt vào.
Việc booking được thực hiện bởi bộ xử lý trung tâm bnagừ cách viết số
“1” vào ô tương ứng của TS1 trong C-Mem.
 Tiếp theo bộ xử lý trung tâm sẽ gửi tín hiệu chuông cho bên được gọi
(L6) . Khi trả lời, bộ xử lý trung tâm
Việc tìm kiếm một khe thời gian TS sẽ được lặp đi lặp lại, khe thời gian
TS1 sẽ bận, khe TS2 được tìm thấy không hoạt động và ở chế độ đặt.
Bây giờ chúng ta có trạng thái của chương trình trong chuyển mách được
cho như sau:
 Trong khe thời gian TS1 định tuyến âm thanh từ L2 đến L6.
 Trong khe thời gian TS2 định tuyến âm thanh từ L6 đến L2.
Bây giờ chúng ta hãy xét tới hai nhận xét ở trên: trong khe thời gian TS1 một
đường truyền được mở trong chuyển mạch S khi đó tín hiệu thoại sẽ đi từ L2 đến
L6. Nhưng tín hiệu từ bộ ghép kênh 1 không thể được đưa ra như yêu cầu mà nó
được thực hiện tại khe thời gian TS2. Nhớ rằng thực sự 4 đầu vào của bộ ghép kênh
ở 4 đầu ra của nó, đầu vào 1, 2, 3, 4 trong khe thời gian 1, 2, 3, 4.
Bộ nhớ RAM Data của ma trận T cơ bản có 4 ngăn. Octet được gửi tới khung
PCM sẽ được ghi tuần tự vào trong mỗi ngăn, khi đầu vào dữ liệu của bộ nhớ rỗi.
Nó sẽ được lặp đi lặp lại ở mỗi khe thời gian khi có khung mới, lưu trữ trong mỗi ô
đơn giản chỉ là ghi đè lên octet trước.
Việc đọc các tín hiệu số của mẫu tín hiệu thoại nối tiếp nhau phức tạp hơn việc
ghi: dữ liệu ở ngăn cần đọc ra khi tới khe thời gian DESTINATION. Nó được thực
thông qua 4 ngăn khác bộ nhớ RAM được gọi là CONTROL MENMORY. Bộ nhớ
điiều khiển quét theo chu kỳ, một ngăn trong một khe thời gian. Mỗi ngăn chứa địa
chỉ của DATA RAM chứa octet cần đọc ở đầu ra.
Theo cách này địa chỉ (1 tới 4) đại diện cho khe thời gian gốc (ORIGIN TIME
SLOT), trong khii đó nột dung của bộ nhớ điều khiển đại diện cho khe thời gian đích
(DESTINATION TIME SLOT).
Thông tin trong mỗi ngăn phải được lấy tại khe thời gian bất kỳ và được điều
khiển bởi bộ xử lý trung tâm bằng cách gửi yêu cầu đến ma trận T liên quan.
c. Đèn hiển thị của mạng chuyển mạch.
Chuyển mạch T được cung cấp cùng với đèn hiển thị biểu diễn trực quan nội
dung của mỗi ngăn trong bộ nhớ điều khiển tương ứng với nội dung của khe thời
gian. Do đó đèn hiển thị giải thích các vấn đề sau:

8
Trong mỗi khe thời gian (như được chỉ ra bởi đèn trong bộ ghép kênh và phân
kênh), đèn ở ma trận T sáng chỉ ra ngăn RAM chưa mẫu của đầu ra từ ma trận T. Đó
là đèn chỉ ra khe thời gian gốc đang được chuyển khe thời gian đích.
d. Hiển thị số của mạng chuyển mạch.
Đèn hiển thị số của mạng chuyển mạch miêu tả nẫu số được xử lý tại các điểm
khác nhau của mạng trong Packed-BCD form.
Để làm rõ phần biểu diễn: bộ chuyển đổi A/D là chuỗi 8 bit, do đó chúng cho
phép biến đổi một số biên độ thành 28 = 256 mức, hoặc 0FF ở hệ hexa.
Mức 00H tương ứng với biên độ tín hiệu âm lớn nhất mà nó có thể chuyển đổi,
trong khi đó 0FFH biểu diễn mức cao nhất của biên độ dương.
Một tín hiệu có biên độ 0 tương ứng với giá trị giữa 00H và 0FFh, đó là 7CH
hoặc 80H.
Khi bộ hoạt động ở chế độ từng bước và kết nối được thiết lập với mục đích
kiểm tra, nó sẽ không phải là thực tế của biến đổi giọng nói, mà nó đúng với nhiễu
xung quanh và biểu diễn thường gần với 7CH và 80H.
Có thể thí nghiệm với hoạt động từng bước của bộ thực hành với cuộc gọi trên
và lặp đi lặp lại từng bước trong khi bạn tạo ra tín hiệu nhiễu tiếp theo.
Giá trị xuất hiện trên bộ hiển thị tương ứng với mẫu đơn của tín hiệu thoại, nó
sẽ có chênh lệch đáng kể ở trên một dãy rộng hơn khi không có tiếng nói.
Trong trường hợp đó, các con số hiển thị giúp chúng ra thấy đường đi của thông
tin trong chuyển mạch.
Để tận dụng điều này, sinh viên nên dánh dấu trên giấy giá trị của các con số ở
đầu vào, ví dụ, tại ma trận T tại một khe nhất định xuất hiện chỉ số thì ở khe thời
gian khác con số này cũng xuất hiện trong quá trình chuyển mạch thời gian.

5. Giao diện tín hiệu và máy thu xung quay số.


Hai khối này liên quan chặt chẽ với nhau và để hiểu rõ hơn chúng được giới
thiệu cùng nhau.
Bất cứ một thuê bao điện thoại nào khi nhấc máy lên thì đều có một dòng điện
DC vòng từ đường dây tới điện thoại và ngược lại.
Điện áp DC có thể được nhận biết bởi bộ cách ly quang và đầu ra truyền dẫn
được cung cấp một mức điện áp thấp tới một trong những đầu vào của bộ xử lý trung
tâm.

9
Chu kỳ đọc của đầu vào bộ xử lý trung tâm để theo dõi tình trạng của đường
dây và các thiết bị ngoại vi.
Một khi trạng thái off-HOLD được phát ra, bộ xử lý trung tâm sẽ kết nối đường
dây từ máy phát âm và/hoặc thiết bị nhận DTMF. Tuy nhiên bộ xử lý trung tâm vẫn
tiếp tục theo dõi đường dây trong trường hợp nhận xung quay số thay cho tiếng
DTMF.

6. Bộ tạo âm.
Một bộ thực hành được trang bị một bộ tạo âm cung cấp tín hiệu sin liên tục
với tần số khoảng 300Hz.
Đó là tín hiệu sử dụng cho:
 Âm mời quay số, tiếp tục.
 Âm bận, khoảng 300ms mở/300ms tắt.
 Âm điều khiển gọi khoảng 1s mở/1s tắt.

7. Bộ tạo chuông.
Khối này cung cấp tiếng chuông ở mức điện áp AC cao, nó được gửi tới đường
dây mở rộng của các bên gọi.
Các mức điện áp sử dụng vào khoảng 100V, 50Hz.

8. Thiết bị nhận DTMF.


Thiết bị nhận DTMF của bộ thực hành bao gồm 7 kiểu PLL giải mã tiếng (LM567).
Các thiết bị tinh chỉnh tìm ra 1 trong 7 tần số có thể và kích hoạt một đầu ra tín hiệu
logic khi hoạt động.
Trong một điẹn thoài cài sẵn bộ DTMF để tìm chọn, khi một khóa được cài, một cặp
tạo ra đúng tần số chuông đươc phát trong đường dây gửi tới kênh truyền.

9. Bộ điều khiển trung tâm.


Nó đã được hướng dẫn ở các phần trước, đa số các chức năng ở múc cao của
bộ thực hành đều liên quan đến bộ sử lý trung tâm.
Bộ xử lý trung tâm được xây dựng trên một bi xử lý 8 bit và làm việc ở tần số
6MHz. Nó bao gồm một RAM và một EPROM (32+32 kbit), cũng như mạch khóa
phụ. Nó gồm có một cổng nối tiếp RS232C để kết nối tới máy tính và được trang bị
một phần mền đặc biệt.

10
B. THỰC HÀNH.
I. Chuẩn bị.
 Kiểm tra nguồn điện áp xoay chiều cung cấp cho bộ thực hành phù hợp với
mạch chính.
 Kết nối 6 điện thoại quy định tới 6 đầu vào đường dây L1 tới L6. Đảm bảo
rằng công tắc PULSE/TONE bật ở PULSE.
 Kết nối cáp nối tiếp với máy tính. Công tắc bật ở cả máy tính và bộ thực
hành. Chú ý rằng bộ thực hành hoạt động và các thí nghiệm có thể thực hiện cùng
với kết nối máy tính.
 Vị trí HOLD/RUN bật ở công tắc RUN.
 Nếu máy tính đã kết nối, bắt đầu chương trình.
 Kiểm tra hoạt động trạm – tới – trạm của kênh truyền bằng cách gọi từ L1
tới tất cả các điện thoại khác.
Tương tự thực hiện L2 gọi tới các điện thoại khác.
Số của kênh truyền theo kế hoạch, được đề cập như sau:
 L1 quay số 41.  L4 quay số 44.
 L2 quay số 42.  L5 quay số 45.
 L3 quay số 43.  L6 quay số 46.

II. Thực hiện.


Bắt đầu với những thiết lập như trong hình 10, kiểm tra các đặc điểm của hệ
thống như sau:
 Kiểm tra tín hiệu H (HOLD) và R (RING) của tín hiệu giao tiếp bằng dao
động kí.
 Nghiên cứu hoạt động của bộ ghép (thiết bị đầu cuối TC, RC cộng với điểm
kiểm tra với hướng tín hiệu đường dây).
 Phân tích đường tiếng và thời gian tín hiệu logic.
 Kiểm tra hoạt động của hệ thống ở trạng thái HOLD.
Nó sẽ xuất hiện rõ ràng khi sinh viên thiết lập cuộc gọi đầu tiên. Sau đó để cả
hai điện thoại ở chế độ HOLD và giữ ở chế độ đó.
Tiến hành từng bước và ghi lại kết quả ở mỗi bước.
Nút reset có thể hoạt động bất cứ lúc nào để khởi động lại các trình tự mà không
cần ngắt kết nối trước đó. Kết nối sẽ chỉ bị ngắt khi thay thế các thiết bị cầm tay.

11
III. Kết quả.
1. Thực hiện cuộc gọi nội bộ (tên cùng một tuyến PCM).
a. Trên tuyến PCM1 (sử dụng bộ ghép kênh 1).
Lựa chọn thực hiện cuộc gọi giữa L3 và L4. Để thiết lập cuộc gọi giữa L3 và
L4 (L3 gọi cho L4) ta quay số 44 ở điện thoại 3, sau khi có chuông chúng ta thực
hiện các khảo sát sau:
 Kiểm tra tín hiệu H (HOLD) và R (RING) của tín hiệu giao tiếp bằng dao
động kí (của L4). Thu được hình ảnh như sau: Hình B.3.1.

Hình B.3.1

Hình B.3.2_a (CH1: L3 / CH2:L4)

12
 Nghiên cứu hoạt động của bộ ghép (thiết bị đầu cuối TC, RC cộng với điểm
kiểm tra với hướng tín hiệu đường dây). Thu được hình ảnh trên dao động kí: Hình
B.3.2_a: RC, Hình B.3.2_b: TC,

Hình B.3.2_b (CH1: L3 / CH2:L4)


 Phân tích đường tiếng và tín hiệu logic.
 Kiểm tra hoạt động của hệ thống ở trạng thái HOLD.
Nhấc điện thoại L4, bật chế độ HOLD, sau đó kiểm tra từng bước của kết nối
cuộc gọi ta thu được kết quả như sau:
 Cuộc gọi từ L3 sang L4
Tại khe thời gian TS1:
 Tại TI1 tín hiệu từ bộ ghép kênh đi tới bộ chuyển mạch không gian S. Tín
hiệu từ L3 đi tới CH1 và phải đi tới chuyển mạch S trong khe thời gian TS1.
 Tại ngăn thứ 1 của bộ nhớ CMEM của TI1 ghi địa chỉ [3]. Địa chỉ 3 này sẽ
được đọc ra tại khe thời gian TS1. Có nghĩ là trong khe thời gian TS1 từ mã PCM
(octet 8bit) từ CH1 sẽ được dự trữ vào ngăn thứ 3 của bộ nhớ TMEM của TI1. Các
khe còn lại của TMEM của TI1 có giá trị là 0.
 Đèn D của ma trận S sáng báo huyển mạch từ bộ ghép kênh thứ nhất ra bộ
phân kênh thứ nhất.
 Khi đó đèn L3 của TI1 sáng, báo khe CH3 của TI1 chứ octet của L3.
 Hình ảnh tín hiệu đèn: Hình B.3.3.
Tại khe thời gian thứ TS3:
 Bộ chuyển mạch TO1 nhận tín hiệu từ chuyển mạch không gian để đưa ra
bộ phân kênh 1.

13
 Kênh CH2 của chuyển mạch TO2 nhận tín hiệu từ bộ chuyển mạch S và
chuyển nó ra tại đầu ra thứ 3 của bộ phân kênh ở khe thời gian TS3. Nghĩa là ở
CMEM của TO2 sẽ nghi địa chỉ [2] vào ngăn thứ 2. Sau đó từ mã từ kênh CH3 sẽ
được nghi vào ngăn thứ 3 của TO2. Đèn L2 của TMEM sáng báo ô thứ 2 của TMEM
chứa từ mã PCM của L3.
 Ở khe thời gian TO3 CMEM sẽ điều khiển đọc từ mã từ TMEM để đưa ra
đầu ra thứ 3 của bộ phân kênh. Do đó L4 sẽ nối với đầu ra thứ 3 của bộ phân kênh
thứ 1.
 Hình ảnh tín hiệu đèn: Hình B.3.4.

Hình B.3.3

Hình B.3.4

14
 L4 gọi cho L3.
Tại khe thời gian TS2:
 Tín hiệu từ L4 được đưa tới bộ ghép kênh thứ 1 và được ghép khênh để đưa
ra đầu ra thứ 2 của bộ ghép kênh.
 Tại bộ chuyển mạch TI1 sẽ nhận tín hiệu tại bộ ghép kênh 1 để đưa tới ma
trận S trong khe TS2. Có nghĩa là tại CMEM của TI1 ở ngăn thứ 2 sẽ ghi địa chỉ [4]
và điều khiển để ghi từ mã từ CH2 vào ngăn thứ 4 của TI1, các ngăn còn lại của TI1
có giá trị bằng 0.
 Đèn L4 của TI1 sáng. Đèn D của ma trận S sáng, báo chuyển mạch từ bộ
ghép kênh 1 sang bộ phân kênh 1.
 Hình ảnh tín hiệu đèn: Hình B.3.5.

Hình B.3.5

Hình B.3.6

15
Tại khe thời gian TS4:
 Ma trận TO1 sẽ nhận tín hiệu từ ma trận S để đưa ra bộ ghép kênh ở khe thời
gian TS4.
 Nghĩa là từ mã từ ma trận S đưa tới kênh CH1 của TO1. Tại ngăn 4 của
CMEM sẽ ghi địa chỉ [1]. Địa chỉ này sẽ được đọc ra ở khe TS4, CMEM sẽ điều
khiển ghi từ mã và ngăn thứ 1 của TMEM và đọc nó ra tại khe TS4 để đưa ra đầu ra
thứ 4 của bộ phân kênh. L3 nối với đầu ra thứ 4 của bộ phân kênh 1.
 Đèn L1 của TO1 sáng.
 Hình ảnh tín hiệu đèn: Hình B.3.6.
b. Thực hiện cuộc gọi nội bộ trên PCM2.
Kết nối giữa điện thoại L5 và L6. Quan sát thu được như sau:
 Kiểm tra tín hiệu H (HOLD) và R (RING) của tín hiệu giao tiếp bằng dao
động kí. Thu được hình ảnh như sau: Hình B.3.7.

Hình B.3.7

Hình B.3.8

16
 Nghiên cứu hoạt động của bộ ghép (thiết bị đầu cuối TC, RC cộng với điểm
kiểm tra với hướng tín hiệu đường dây). Thu được hình ảnh trên dao động kí: Hình
B.3.8.
 Phân tích đường tiếng và tín hiệu logic.
 Kiểm tra hoạt động của hệ thống ở trạng thái HOLD.
Nhấc điện thoại, bật chế độ HOLD, sau đó kiểm tra từng bước của kết nối cuộc
gọi ta thu được kết quả như sau:
 L5 gọi cho L6.
Tại khe thời gian TS1:
 Ở TI2 tín hiệu từ bộ ghép kênh đi tới bộ chuyển mạch không gian S. Tín hiệu
từ L5 đi tới CH1 và phải đi tới chuyển mạch S trong khe thời gian TS1.
 Tại ngăn thứ 1 của bộ nhớ CMEM của TI2 ghi địa chỉ [1]. Địa chỉ [1] này sẽ
được đọc ra tại khe thời gian TS1. Có nghĩ là trong khe thời gian TS1 từ mã PCM
(octet 8bit) từ CH1 sẽ được dự trữ vào ngăn thứ 1 của bộ nhớ TMEM của TI2. Các
khe còn lại của TMEM của TI2 có giá trị là 0.
 Đèn A của bộ chuyển mạch S sáng. Để chuyển tín hiệu từ bộ ghép kênh 2
sang bộ phân kênh 2.
 Tại bộ chuyển mạch thời gian TO2 nhận tín hiệu từ chuyển mạch không gian
S để chuyển đến bộ phân kênh 2. Khi đó octet từ ma tận S sẽ đưa tới khe CH2 của
TO2. Nghĩa lại tại ngăn 1 bộ nhớ CMEM của TO2 sẽ nghi địa chỉ [2]. Sau đó tại khe
thời gian TS1 từ mã của CH2 sẽ được nghi vào ngăn 2 của bộ nhớ TMEM của TO2
và được đọc ra để đưa ra đầu ra thứ 1 của bộ phân kênh. L6 sẽ nối với đầu ra thứ 1
của bộ phân kênh thứ 2.
 Xong quá trình này sẽ thục hiện xong việc L5 gọi cho L6.
 Hình ảnh tín hiệu đèn thu được: Hình B.3.9.
 L6 gọi cho L5.
Tại khe thời gian TS2:
 Tín hiệu từ L6 được gửi tới bộ chuyển đổi A/D biến đổi từ tín hiệu tương tự
thành tín hiệu số. Sau đó đưa tới bộ ghép kênh và đưa tới bộ chuyển mạch thời gian
TI2.
 Tại TI2 nhận tín hiệu từ bộ ghép kênh 2 và chuyển tới bộ chuyển mạch không
gian trong khe thời gian TS2. Nghĩa là, octet từ đầu ra 2 của bộ ghép kênh đưa tới
khe CH2 của TI2. Ở ngăn thứ 2 của bộ nhớ CMEM ghi địa chỉ [2]. Địa chỉ này được
đọc ra tại khe thời gian thứ 2. Các octet được ghi vào ngăn thứ 2 của TMEM. Tại
khe thời gian TS2 sẽ đọc octet tại ngăn thứ hai đưa vào bộ chuyển mạch không gian.
Khi đó đèn L2 của TI2 sáng.
 Tại bộ chuyển mạch không gian S, chuyển từ mã từ bộ ghép kênh 2 sang bộ
phân khên 2 nên đèn A sáng.

17
 Tại TO2 chuyển tín hiệu từ chuyển mạch S ra bộ ghép kênh 2. Otet từ chuyển
mạch S được đưa tới CH1 của TO2. Địa chỉ [1] được ghi vào ngăn thứ 2 của bộ nhớ
CMEM. Tại khe thời gian TS2, các otet từ CH1 được ghi vào ngăn thứ 1 của TMEM
và được đọc ra để đưa tới đầu ra 2 của bộ phân kênh 2. Khi đó tín đầu ta L5 nối với
đầu ra thứ 2 của phân kênh thứ 2 và đèn L1 của TO2 sáng.
 Thực hiện xong quá trình này L6 kết nối tới L5.
 Hình ảnh tín hiệu đèn: Hình B.3.10.

Hình B.3.9.

Hình B.3.10.

18
Tại TS3 và TS4 không thực hiện chuyển mạch, hình ảnh thu được tại 2 khe
thời gian này là:

TS3

TS4

19
2. Thực hiện cuộc gọi giữa hai tuyến PCM.
Lựa chọn thực hiện cuộc gọi giữa L2 và L6. Để thiết lập cuộc gọi giữa L2 và
L6 (L2 gọi cho L6) ta quay số 46 ở điện thoại 2, sau khi có chuông chúng ta thực
hiện các khảo sát sau:
 Kiểm tra tín hiệu H (HOLD) và R (RING) của tín hiệu giao tiếp bằng dao
động kí (của L4). Thu được hình ảnh: hình B.3.11

Hình B.3.11
 Phân tích đường tiếng và tín hiệu logic.
 Kiểm tra hoạt động của hệ thống ở trạng thái HOLD.
Nhấc điện thoại, bật chế độ HOLD, sau đó kiểm tra từng bước của kết nối cuộc
gọi ta thu được kết quả như sau:
 Trong chuyển mạch TI1, tín hiệu từ bộ ghép kênh 1 đi tới bộ chuyển
mạch S. Tín hiệu từ điện thoại L2 sẽ được gửi tới CH2 của TI1 và phải được đưa tới
chuyển mạch S trong khe thời gian TS1. Có nghĩa là tại ô thứ 1 của bộ nhớ CMEM
của TI1 sẽ ghi [2], và [2] sẽ được đọc ra tại khe TS1. Vậy nên octet tại CH2 sẽ được
ưu tiên tới trước và được lưu trữ tại ô thứ 2 của bộ nhớ TMEM.
Đèn L2 của TI1 sáng.
Đèn B của ma trận S sáng để báo chuyển mạch từ bộ ghép kênh 1 sang bộ phân
kênh 2.

20
 Tại chuyển mạch TO2, trong thời gian tín hiệu từ ma trận S đến bộ phân
kênh 2 tín hiệu sẽ được đưa tới CH1 của TO2 và phải được đọc ra tại khe TS2. Từ
đó, tín hiệu từ L6 sẽ là đầu ra thứ 2 của bộ phân kênh 2. Có nghĩa là tại ô thứ 2 của
bộ nhớ CMEM của TO2 sẽ ghi [1] và [1] sẽ được đọc ra tại khe TS2. Vậy nên trong
khe thời gian TS2 octet gửi từ S đến CH1 cần được đọc ra.
 Tại bộ chuyển mạch TI2, tín hiệu từ bộ ghép kênh 2 tới chuyển mạch
thời gian, tín hiệu từ L6 sẽ được đưa tới CH2 của TI2 và phải được gửi tới chuyển
mạch S trong khe TS2. Có nghĩa là ở ngăn thứ 2 của CMEM của ma trận thời gian
TI2 sẽ ghi địa chỉ [2]. Địa chỉ [2] này sẽ được đọc ra tại khe TS2 vậy nên octet từ
CH2 sẽ được ghi vào ngăn thứ 2 của TMEM.
Đèn L2 của TI2 sáng.
Đèn C của ma trận sáng, báo chuyển mạch từ bộ ghép kênh 2 sang bộ phân
kênh 1.
 Ở TO1 tín hiệu từ a trận S sẽ được gửi tới bộ phân kênh 1. Tín hiệu từ
chuyển mạch S sẽ được đưa tới CH2 và phải được đưa ra bộ phân kênh 1 ở khe TS2.
L2 nối với đầu ra 2 của ghép kênh 1. Có nghĩa là ở ngăn thứ 2 của CMEM của TO1
sẽ ghi địa chỉ [2], địa chỉ này sẽ được đọc ra ở khe TS2. Vậy nên CMEM sẽ điều
khiển từ mã từ CH2 vào ngăn thứ 2 của TMEM và đọc nó ra ở TS2 để đưa ra bộ
phân kênh 1.
 Hình ảnh tín hiệu đèn mô tả quá trình cuộc gọi qua các khe thời gian
như sau:

TS1

21
TS2

TS3

22
TS4

23

You might also like