You are on page 1of 65

ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

LỜI NÓI ĐẦU


Ngày nay, cùng với sự đi lên của xã hội, các phương tiện giao thông cũng tăng lên
không ngừng và hệ thống giao thông ngày càng phức tạp. Vì vậy để đảm bảo giao thông
được an toàn và thông suốt thì việc sử dụng các hệ thống tín hiệu để điều khiển và phân
luồng tại các nút giao thông là rất cần thiết.
Nhận thấy đây là vấn đề sát thực và cần thiết cho sự phát triển, bùng nổ công nghiệp
hoá – hiện đại hoá đất nước hiện nay, với những kiến thức đã được trang bị trong quá
trình học tập và nghiên cứu tại trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, chúng em
đã lựa chọn đề tài : “Ứng dụng PLC S7 - 300 thiết kế hệ thống điều khiển và giám sát
tín hiệu đèn giao thông ngã 6” làm đề tài tốt nghiệp để nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đồ án em đã nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của
cô giáo TS. ĐẶNG DANH HOẰNG. Em xin cảm ơn sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của
cô !
Trong quá trình thực hiện đồ án do kiến thức của em còn nhiều hạn chế, chưa có
điều kiện đi khảo sát thực tế, với một khoảng thời gian ngắn thực hiện, do vậy mà đồ án
của em còn nhiều thiếu sót mong các thầy cô đóng góp và bổ sung ý kiến để đồ án của em
được hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn !

Ngày tháng năm 2019


Sinh viên thực hiện
Phạm Thanh Hà

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 1


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 2


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

.............................................................................................................................................
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 3


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................
LỜI CẢM ƠN
Trước hết em gửi lời chào và lời chúc sức khỏe đến quý Thầy (Cô).
Kính thưa quý Thầy (Cô) qua thời gian từ lúc nhận đồ án tốt nghiệp nến nay em đã
cố gắng nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ những tài liệu, những chỉ dẫn quý báo từ thầy
Đặng Danh Hoằng, cũng như những kinh nghiệm đáng giá từ các anh chị đi trước và Thầy
(Cô) trong bộ môn. Tuy nhiên em cũng vấp phải nhiều vấn đề khó khăn trong trong quá
trình thực hiện, và em cảm thấy rằng còn rất nhiều thiếu sót bởi khi bắt tay vào thực tế thì
nó khác so với những gì em hiểu về mặt lý thuyết. Qua mỗi lần thực hiện đồ án em thấy
kiến thức của mình được củng cố và hoàn thiện hơn.
Hôm nay em rất lấy làm vinh dự khi được trình bày với quý Thầy (Cô) về đồ án của
mình. Đây là kết quả những gì mà em đạt được trong thời gian qua. Tuy rằng đã cố gắng
nhưng nếu có điều gì sai sót mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báo của quý
Thầy (Cô) cũng như các bạn để em có cơ hội sửa đổi và hoàn thiện hơn đồ án của mình
cũng như cho chính bản thân.

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 4


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN TẮC
HOẠT ĐỘNG CỦA ĐÈN GIAO THÔNG
1.1. Đặt vấn đề
Từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền
kinh tế thị trường thì bức tranh về kinh tế của Việt Nam có nhiều điểm sáng, mức sống
của người dân được cải thiện từng bước, được bạn bè các nước trong khu vực và quốc tế
hết lòng ca ngợi về những thành tựu đổi mới trong quá trình xây dựng đất nước. Tuy mức
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt được là khá cao nhưng đi liền với nó là vấn đề về tai
nạn giao thông và ùn tắc giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ, số vụ giao thông
không ngừng tăng cả về quy mô và số lượng. Cho nên nhiều người thường nói rằng giao
thông đường bộ ở Việt Nam giống như một quả bong bóng dẹp được chỗ này thì chỗ khác
lại bùng ra, có không biết bao nhiêu là chiến dịch, chỉ thị nhưng chỉ được một thời gian
ngắn lại đâu vào đấy. Cùng với sự phát triển kinh tế, việc đô thị hoá cũng đang gia tăng
nhanh chóng. Dẫn đến lượng phương tiện lưu thông trong các đô thị cũng tăng theo.
Do đó vấn đề đảm bảo giao thông trong các đô thị, đặc biệt tại các nút giao thông
diễn ra thông suốt là rất quan trọng. Để việc đi lại tại các nút giao thông được thông suốt

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 5


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

và thuận lợi thì chúng ta có thể nhờ đến sự giúp đỡ của lực lượng cảnh sát giao thông và
các lực lượng khác. Tuy nhiên, với các đô thị lớn có số nút giao thông nhiều thì khó có có
đủ lực lượng để đảm nhiệm công việc này. Mặt khác việc nhờ đến sự giúp đỡ của Cảnh
sát giao thông và các lực lượng khác cũng khó khăn và tốn kém.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này thì có nhiều: Do sự lấn chiếm hành lang
an toàn giao thông, sự gia tăng quá nhanh của các phương tiện giao thông cá nhân và ý
thức của người tham gia giao thông quá kém và chưa được cải thiện nhiều trong những
năm gần đây. Bên cạnh đó cũng phải kể đến đường xá của chúng ta quá nhỏ hẹp, nhiều
khúc cua 90 độ trong khi đó có quá nhiều các biển báo cấm và biển báo hiệu trên một
đoạn đường, vỉa hè thì bị lấn chiếm làm nơi kinh doanh bán hàng, để xe ô tô dẫn tới tình
trạng người tham gia giao thông bị khuất tầm nhìn, nhiều đoạn đường xuống cấp quá
nhanh có nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông. Có thể nói rằng cứ ở đâu có đường là ở đó
có nhà dân thậm chí các doanh nghiệp, các nhà máy các khu công nghiệp cũng coi bám
mặt đường là một lợi thế. Vì thế “trăm hoa đua nở” dẫn đến không kiểm soát được.
Thời gian qua, tất cả các địa phương ra quân triển khai mạnh mẽ Tháng ATGT
nhưng tình hình TTATGT trên địa bàn cả nước vẫn diễn biến rất phức tạp. Theo thống kê
của Cục CSGT đường bộ - đường sắt và Uỷ ban ATGT Quốc gia, tính đến hết tháng 9, cả
nước đã xảy ra tới 10.518 vụ TNGT làm 9.510 người chết và 10.700 người bị thương.
Điều này dẫn đến hậu quả về kinh tế và gánh nặng cho xã hội là rất lớn.
Một số hình ảnh tai nạn giao thông do vượt đèn đỏ ở các khúc đường giao nhau:

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 6


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

Hình 1.Vụ tai nạn xảy ra trên đoạn đường Phạm Văn Đồng , TP Hà Nội ngày 15
tháng 6 năm 2018.

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 7


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

Hình 2.Vụ tai nạn xảy ra trên đoạn đường Hoàng Quốc Việt , TP Hà Nội ngày 02
tháng 5 năm 2018.

Theo số liệu thống kê mới nhất, có tới 50% số người tham gia giao thông không
dùng đèn báo khi chuyển hướng, 85% không dùng còi đúng quy định, 70% không dùng
phanh tay, 90% không sử dụng đúng đèn chiếu sáng xa, gần và 72% không đội mũ bảo
hiểm khi ngồi trên mô tô trên những tuyến đường bắt buộc. Ngoài ra, tình trạng vượt đèn
đỏ, uống rượu bia say, chở quá tải, quá tốc độ trong thời gian qua vẫn luôn ở mức báo
động và rất khó kiểm soát.

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 8


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

Phần lớn hành lang giao thông quốc lộ 5 đã trở thành “phố” với nhà dân và các công
trình bám hai bên đường. Quốc lộ 1 với chiều dài 2.300 km đã có 194 khu công nghiệp,
2.101 khu dân cư, 1008 cây xăng và 2.363 điểm đấu nối khác.

Hình 3.Vụ tai nạn xảy ra trên đoạn đường Nguyễn Phong Sắc , TP Hà Nội đêm
ngày 19 tháng 9 năm 2018.
Qua khảo sát cụ thể 272,5 km trên quốc lộ 1 ở cả ba miền cho thấy: Về chiều rộng
hành lang, chỉ 24% đủ theo quy định (15 m), phần còn lại có nhiều công trình, nhà ở nằm
trên hành lang, có nhiều nơi bám sát mặt đường. Về đường ngang, bình quân 3,3 đường
ngang/km, nghĩa là 300 m có một đường ngang (Trích báo giao thông vận tải).
Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật con người đã biết
ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong đời sống.
Đèn giao thông là một trong những thành tựu đó. Đèn giao thông là một hệ thống
đèn tín hiệu hướng dẫn các phương tiện và con người tham gia giao thông tại các nút. Đèn

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 9


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

giao thông ra đời từ rất lâu và đã chứng tỏ cho con người thấy rằng việc sử dụng đèn giao
thông là không thể thiếu trong thời đại ngày nay.

Hình 4.Giao thông khi có và không có đèn tín hiệu giao thông
Sự ích lợi của những chiếc đèn giao thông đối với mọi người đi đường và những
nhà quản lý là rất lớn. Những chiếc đèn giao thông là những chiếc đèn đặc dụng trong
lĩnh vực giao thông dùng để báo tín hiệu cho những người tham gia nhận biết quy tắc và
phương thức đi lại trên một tuyến đường cụ thể. Đó có thể là những chiếc đèn tín hiệu
giao thông ba màu xanh vàng đỏ rất quen thuộc trong đời sống xã hội năng động hiện nay.
Đó cũng có thể là những chiếc đèn tín hiệu báo những vị trí đặc biệt trên đường phố ví dụ
như làn phân cách, báo hiệu cho đường ray tàu hỏa hay báo hiệu cho những chướng ngại
vật trên đường. Hầu hết những khu đô thị lớn và những con đường huyết mạch ngày nay
đều không thể thiếu những chiếc đèn giao thông như vậy. Chính nhờ những chiếc đèn
giao thông như vậy mà sự đi lại của con người diễn ra thuận lợi hơn, sự quản lý của nhà
chức trách hiệu quả hơn và cuộc sống do đó trở nên tốt đẹp hơn.

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 10


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

Hình 5. Đèn giao thông đang hoạt động giúp con người đi lại thuận tiện hơn
Người ta thường cảm thấy an toàn hơn khi mà được hướng dẫn chỉ bảo tận tình
trong bất cứ trường hợp. Trường hợp tham gia giao thông chính là minh chứng tiêu biểu
nhất cho nhận định trên. Chúng ta biết rằng việc tham gia giao thông luôn là một điều khó
khăn nhất là trong thời buổi bây giờ, người ta ái ngại khi tham gia giao thông không chỉ vì
sự phức tạp của những phương tiện đi lại, sự đông đúc của người tham gia mà còn vì sự
thiếu khoa học của đường phố cũng như sự thiếu minh bạch của những cán bộ giao
thông… Những điều đó khiến cho một lĩnh vực luôn tiềm ẩn những tai nạn, một lĩnh vực
mà người ta không thể trốn tránh được trừ những lý do đặc biệt về sức khỏe hoặc pháp
luật… trở nên một sự ám ảnh nhất là những ai chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đi
lại. Trong khi đó, nếu có một gợi ý hữu hiệu tuy nhỏ bé thôi nhưng cũng đủ làm cho thay
đổi cả một thái độ khi tham gia giao thông. Và những chiếc đèn giao thông đã và đang
chỉ dẫn cho mọi người biết cách đi lại cho đúng và an toàn trong một cuộc sống ồn ào tấp
nập như ngày nay.

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 11


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

Hình 6. Các phương tiện đi lại thuận tiện, không bị ùn tắc khi có đèn giao thông
Giữa bộn bề những việc đi lại như vậy, thì một số những giải pháp về công cụ như
những chiếc đèn giao thông hoặc những đèn báo cao áp cũng có thể là một giải pháp hợp
lý để cho các cán bộ giao thông thực hiện đúng trách nhiệm và việc quản lý của họ trở nên
hiệu quả, dễ dàng hơn. Sự quản lý của những cơ quan chức trách về giao thông trở nên
hiệu quả hơn là một điều chắc chắn khi mà những việc đi lại của người dân được ổn định
và định hướng bởi sự xuất hiện của những đèn báo giao thông. Người cán bộ giao thông
vẫn cần phải xuất hiện để giám sát và đôi khi phải có những động tác báo hiệu cho mọi
người khi cần thiết. Nhưng sự hỗ trợ của những chiếc đèn báo như vậy cũng đủ để ghi
nhận cho sự dễ dàng hơn trong quản lý của các cán bộ giao thông như vậy rồis
Từ những vấn đề trên trong đồ án tốt nghiệp này, nhóm sẽ thiết kế và mô phỏng
đèn giao thông ngã 6, vấn đề đặt ra là phải nắm được đặc tính các tuyến đường và quy
trình lưu thông giữa các tuyến.

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 12


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

1.2. Tổng quan về đèn giao thông


Đèn giao thông (còn được gọi tên khác là đèn tín hiệu giao thông hay đèn điều khiển
giao thông) là một thiết bị được dùng để điều khiển giao thông ở những giao lộ có lượng
phương tiện lưu thông lớn (thường là ngã ba, ngã tư đông xe qua lại). Đây là một thiết bị
quan trọng không những an toàn cho các phượng tiện mà còn giúp giảm ùn tắc giao thông
và giờ cao điểm. Nó được lắp đặt ở tâm giao lộ hoặc trên vỉa hè. Đèn tín hiệu có thể hoạt
động tự động hay cảnh sát giao thông điều khiển.

Hình 7. Đèn giao thông


1.2.1. Mục đích sử dụng của hệ thống đèn giao thông
Trước tình hình phương tiện giao thông ngày càng tăng không ngừng và hệ thống
giao thông ngày càng phức tạp. Chính lý do này đã dẫn đến tình trạng ùn tắc và tai nạn
giao thông ngày càng tăng. Vì vậy, để đảm bảo giao thông được an toàn và thông suốt thì

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 13


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

việc sử dụng các hệ thống tín hiệu để điều khiển và phân luồng tại các nút giao thông là
rất cần thiết. Với tầm quan trọng như vậy hệ thống điều khiển giao thông cần đảm bảo
những yêu cầu sau:
- Đảm bảo trong quá trình hoạt động một cách chính xác và liên tục
- Độ tin cậy cao
- Đảm bảo làm việc ổn định và lâu dài
1.2.2. Đặc điểm làm việc của đèn giao thông
Đèn tín hiệu làm việc cả ngày, đến 10 giờ đêm thì chuyển sang trạng thái vàng nhấp
nháy hoặc ngừng hoạt động. Khi nháy vàng, xe cộ được đi và phải chú ý, người đi bộ
được phép sang đường. Đến 5 giờ sáng ngày hôm sau đèn lại hoạt động bình thường trở
lại. Đôi khi ở một vài ngã đông đúc đèn tín hiệu có thể hoạt động 24/24 mà không nháy
vàng. Khi hoạt động đèn thường sáng màu xanh sau đó đến vàng và đỏ. Sau một thời gian
hoạt động đèn lại chuyển sang màu xanh và chu kỳ được lặp đi lặp lại.
1.2.3. Các loại đèn giao thông và ý nghĩa
1.2.3.1. Loại 3 màu (dành cho các phương tiện giao thông)
Loại 3 màu có 3 kiểu: Xanh, vàng và đỏ. Tác dụng như sau:
- Đỏ: Khi gặp đèn đỏ tất cả các phương tiện đang lưu thông phải dừng lại ở phía
trước vạch dừng (trừ trường hợp những xe được rẽ phải) người đi bộ được sang đường.

Hình 8. Khi đèn đỏ làm việc

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 14


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

- Xanh: Khi gặp đèn xanh tất cả các phương tiện được đi và phải chú ý. Người đi bộ
không được sang đường.

Hình 9. Khi đèn xanh làm việc và chuẩn bị chuyển sang đèn vàng
- Vàng: Đèn vàng là dấu hiệu của sợ chuyển đổi tín hiệu.
Khi đèn vàng bật sau đèn xanh nghĩa là chuẩn bị dừng, khi đó các phương tiện phải
dừng trước vạch sơn dừng vì tiếp đó đèn đỏ sẽ sáng, trường hợp đi vượt quá vạch dừng thì
phải cho xe nhanh chóng rời khỏi giao lộ.
Khi đèn vàng nhấp nháy ở tất cả các hướng nghĩa là được đi nhưng người lái xe vẫn
phải chú ý.
Loại đèn này lắp theo thứ tự: Nếu lắp chiều dọc thì đèn đỏ ở trên, vàng ở giữa, xanh
ở dưới. Nếu lắp chiều ngang thì theo thứ tự đỏ ở bên trái, vàng ở giữa, và xanh ở bên phải
hay ngược lại (đèn xanh luôn hướng về phía vỉa hè hoặc giải phân cách, đèn đỏ hướng
xuống lòng đường).

Hình10. Đèn giao thông đặt theo chiều ngang.

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 15


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

Hình 11. Đèn giao thông đặt theo chiều dọc.


1.2.3.2. Loại đèn 2 màu dành cho người đi bộ

Hình 12. Đèn dành cho người đi bộ.


Loại 2 màu có 2 màu xanh và đỏ. Tác dụng như sau:
+ Đỏ: Đèn đỏ có ý nghĩa là “không được sang đường”. Nó có hình ảnh người màu
đỏ đang đứng yên hoặc chữ “dừng lại”. Khi gặp đèn này đỏ, người đi bộ phải đứng yên
trên vỉa hè.
+ Xanh: Đèn này có ý nghĩa là “được phép sang đường”. Nó có hình ảnh người màu
xanh đang bước đi hoặc có chữ “sang đường”. Khi gặp đèn xanh, người đi bộ được phép
sang đường.
Loại đèn này lắp theo thứ tự: Nếu lắp theo chiều dọc thì đèn đỏ ở trên, đèn xanh ở
dưới. Nếu lắp theo chiều ngang thì đèn đỏ ở bên trái, đèn xanh ở bên phải hoặc ngược lại.
Loại này đôi khi được lắp kèm với đèn đếm lùi để người đi bộ có khả năng ước
lượng thời gian sang đường bao lâu.

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 16


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

1.3. Nguyên tắc hoạt động của đèn giao thông ngã 6.
Hệ thống đèn giao thông hay là đèn điều khiển giao thông gồm hai cột đèn chính được lắp
đặt ở hai đầu của hai làn đường khác nhau ở ngã sáu. Mỗi cột gồm ba đèn: đèn xanh, đèn
vàng, đèn đỏ.
Ngoài ra, mỗi một hệ thống đèn có một tủ điều khiển từ đó sẽ phát ra tín hiệu điều
khiển đèn. Tín hiệu điều khiển đèn từ CPU thông qua các cổng ra rồi đến các role, rồi qua
các hệ thống dây nối đến các đèn.
Giả sử tại chốt giao thông cần thiết kế ta có tuyến đường 1 là tuyến đường có nhiều xe
cộ lưu thông nên thời gian sáng của đèn xanh tại tuyến 1 sẽ lâu hơn để đảm bảo cho xe cộ
bên tuyến đường 1 được lưu thông, còn tuyến 2, tuyến 3 số lượng xe cộ lưu thông ít hơn
nên thời gian sáng của đèn xanh sẽ nhỏ hơn (khi hệ thống làm việc ở chế độ giờ cao
điểm).
Cơ chế hoạt động của đèn giao thông: Khi đèn xanh của làn đường 1 được bật sáng
thì cùng lúc đó đèn đỏ của làn đường 2 và 3 cũng sáng. Sau một khoảng thời gian nhất
định đèn xanh làn 1 tắt, đèn vàng làn 1 được bật lên . Khi đèn vàng làn 1 tắt thì đèn đỏ
làn 2 mới tắt cùng lúc đó đèn xanh làn 2 sáng , đèn đỏ làn 1 được bật sáng. Lúc đèn vàng
làn 2 được bật lên cũng là lúc xanh làn 2 tắt , đèn xanh làn 3 được bật lên và đèn đỏ làn 2
sáng. Sau 1 khoảng thời gian đèn xanh làn 3 tắt đèn vàng bật . khi đèn vàng làn 3 tắt thì
đèn đỏ làn 3 bật lên đèn xanh làn 1 sáng chu kỳ tiếp tục diễn ra ………… Đèn cho người
đi bộ ở 1 làn khi đèn xanh ở làn đó sáng thì đèn đỏ cho người đi bộ ở làn đó sáng và
ngược lại khi đèn đỏ ỏe làn đấy sáng thì đèn xanh cho người đi bộ được bật.
Mỗi pha của chốt đèn giao thông là một trụ đèn gồm các đèn: Xanh – Đỏ - Vàng điều
khiển các phương tiện giao thông và đèn dành cho người đi bộ.

Hình 13.Đường giao thông ngã 6

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 17


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

Kết luận : Hệ thống đèn giao thông là rất cần thiết và quan trọng trong cuộc sống ngày
nay. Nó giúp giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông xảy ra giúp trật tự giao thông ổn định
hơn, giúp cho con người có cuộc sống tốt đẹp và xã hội ngày càng văn minh.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ PLC S7-300
1. HỆ THỐNG ĐIỂU KHIỂN DÙNG PLC.
1.1. Tổng quan về PLC.
PLC là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Programmable Logic Controller, tạm dịch
sang tiếng Việt là: thiết bị điều khiển logic khả trình.
Sự phát triển kỹ thuật điều khiển tự động hiện đại và công nghệ điều khiển logic khả
trình dựa trên cơ sở phát triển của tin học mà cụ thể là sự phát triển của kỹ thuật máy tính.
Kỹ thuật điều khiển logic khả trình PLC (Programmabble Logic Control) được phát triển
từ những năm 1968 - 1970. Trong giai đoạn đầu các thiết bị khả trình yêu cầu người sử
dụng phải có kỹ thuật điện tử, phải có trình độ cao. Ngày nay các thiết bị PLC đã phát
triển mạnh mẽ và có mức độ phổ cập cao.
PLC (Programmable Logic Control): Thiết bị điều khiển logic khả trình PLC. Là
loại thiết bị cho phép điều khiển linh hoạt các thuật toán điều khiến số thông qua một
ngôn ngữ lập trình, thay cho việc phải thể hiện mạch toán đó trên mạch số. Như vậy với
chương trình điều khiển, PLC trở thành bộ điều khiển nhỏ gọn, dễ thay đổi thuật toán và
đặc biệt dễ trao đổi thông tin với môi trường xung quanh (với các PLC khác hay với máy
tính).
Để có thể thực hiện một chương trình điều khiển, PLC phải có tính năng như một
máy tính. Nghĩa là phải có một bộ vi xử lí trung tâm (CPU), một hệ điều hành, một bộ
nhớ chương trình để lưu chương trình cũng như dữ liệu và tất nhiên phải có các cổng vào
ra để giao tiếp với các thiết bị bên ngoài. Bên cạnh đó, nhằm phục vụ các bài toán điều
khiển số, PLC phải có các khối hàm chức năng như Timer, Counter, và các hàm chức
năng đặc biệt khác.
1.2. Hệ thống điều khiển PLC
1.2.1 Hệ thống PLC điển hình

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 18


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

Trong hệ thống điều khiển PLC các phần tử nhâp tín hiệu như: chuyển mạch, nút ấn,
cảm biến, ... được nối với đầu vào của thiết bị PLC. Các phần tử chấp hành như: đèn báo,
rơ le, công tắc tơ,... được nối đến đầu ra của PLC tại các đầu nối.
Chương trình điều khiển PLC được soạn thảo dưới các dạng cơ bản (sẽ được trình
bày ở phần sau) sẽ được nạp vào bộ nhớ bên trong PLC, sau đó tự động thực hiện tuần tự
theo một chuỗi lệnh điều khiển được xác định trước.
Hệ còn cho phép công nhân vận hành thao tác bằng tay các tiếp điểm, nút dừng khẩn
cấp để đảm bảo tính an toàn trong các trường hợp xảy ra sự cố.
1.2.2. Vai trò của PLC.
PLC được xem như trái tim trong một hệ thống điều khiển tự động đơn lẻ với
chương trình điều khiển được chứa trong bộ nhớ của PLC, PLC thường xuyên kiểm tra
trạng thái của hệ thống thông qua các tín hiệu hồi tiếp từ thiết bị nhập để từ đó có thể đưa
ra những tín hiệu điều khiển tương ứng đến các thiết bị xuất.
PLC có thể được sử dụng cho những yêu cầu điều khiển đơn giản và được lặp đi lặp
lại theo chu kỳ, hoặc liên kết với máy tính chủ khác hoặc máy tính chủ thông qua một
kiểu hệ thống mạng truyền thông để thực hiện các quá trình xử lý phức tạp.
1.2.3. Tín hiệu vào
Mức độ thông minh của một hệ thống điều khiển phụ thuộc chủ yếu vào khả năng
của PLC để đọc được các dữ liệu khác nhau từ các cảm biến cũng như bằng các thiết bị
nhập bằng tay.
Tiêu biểu cho các thiết bị nhập bằng tay như: Nút ấn, bàn phím và chuyển mạch.
Mặt khác, để đo, kiểm tra chuyển động, áp suất, lưu lượng chất lỏng... PLC phải nhận các
tín hiệu từ các cảm biến. Ví dụ: Tiếp điểm hành trình, cảm biến quang điện... tín hiệu đưa
vào PLC có thể là tín hiệu số (Digital) hoặc tín hiệu tương tự (Analog), các tín hiệu này
được giao tiếp với PLC thông qua các Modul nhận tín hiệu vào khác nhau khác nhau DI
(vào số) hoặc AI (vào tương tự)...
1.2.4. Đối tượng điều khiển

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 19


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

Một hệ thống điều khiển sẽ không có ý nghĩa thực tế nếu không giao tiếp được với
thiết bị xuất, các thiết bị xuất thông dụng như: Môtơ, van, Rơle, đèn báo, chuông điện,...
cũng giống như thiết bị nhập, các thiết bi xuất được nối đến các ngõ ra của Modul ra
(Output). Các Modul ra này có thể là DO (ra số) hoặc AO (ra tương tự).
2. CẤU TẠO CỦA PLC S7 - 300
2.1. Cấu tạo phần cứng của PLC S7 - 300
Thông thường, để tăng tính mềm dẻo trong ứng dụng thực tế mà ở đó phần lớn các
đối tượng điều khiển có số tín hiệu đầu vào, đầu ra cũng như chủng loại tín hiệu vào/ra
khác nhau mà các bộ điều khiển PLC được thiết kế không bị cứng hoá về cấu hình.
Chúng được chia nhỏ thành các modul. Số các modul được sử dụng nhiều hay ít tuỳ theo
từng yêu cầu công nghệ, song tối thiểu bao giờ cũng phải có một modul chính là các
modul CPU, các modul còn lại là các modul truyền nhận tín hiệu đối với đối tượng điều
khiển, các modul chức năng chuyên dụng như PID, điều khiển động cơ. Chúng được gọi
chung là modul mở rộng. Tất cả các modul được gá trên những thanh ray (RACK).
● Modul CPU:
Là modul có chứa bộ vi xử lý, hệ điều hành, bộ nhớ, các bộ thời gian, bộ đếm, cổng
truyền thông (chuẩn truyền RS485) và có thể còn có một vài cổng vào ra số (Digital). Các
cổng vào ra có trên modul CPU được gọi là cổng vào ra onboard.
Trong PLC S7-300 có nhiều loại modul CPU khác nhau. Nói chung chúng được đặt
tên theo bộ vi xử lý có trong nó như: CPU312, modul CPU314, Modul CPU315,... Những
modul cùng sử dụng một loại bộ vi xử lý, nhưng khác nhau về cổng vào/ra onboard cũng
như các khối làm việc đặc biết được tích hợp sẵn trong thư viện của hệ điều hành phục vụ
việc sử dụng các cổng vào/ra onboard này sẽ được phân biệt với nhau trong tên gọi bằng
cách thêm cụm chữ cái IFM (Intergated Function Module) ví dụ CPU 312IM, modul
CPU 314IFM.
Ngoài ra có các loại modul CPU với hai cổng truyền thông, trong đó cổng truyền
thông thứ hai có chức năng chính là việc phục vụ nối mạng phân tán. Tất nhiên được cài
sẵn trong hệ điều hành các loại modul CPU đựơc phân biệt với các CPU khác bằng thêm

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 20


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

cụm từ DP trong tên gọi. Ví dụ: Modul CPU315-DP.


● Modul mở rộng: Các modul mở rộng được chia làm 5 loại chính:
- Power Supply (PS): Module nguồn nuôi, có 3 loại là 2A, 5A và 10A.
- Signal Module (SM): Module tín hiệu vào ra số, tương tự.
- Interface Module (IM): Module ghép nối, ghép nối các thành phần mở rộng lại với
nhau. Một CPU có thể làm việc trực tiếp nhiều nhất 4 rack, mỗi rack tối đa 8 Module mở
rộng và các rack được nối với nhau bằng module IM.
- Function Module (FM): Module chức năng điều khiển riêng. Ví dụ module điều
khiển động cơ bước, module điều khiển PID
- Communication Processor (CP): Module phục vụ truyền thông trong mạng giữa
các bộ PLC với nhau hoặc giữa PLC với máy tính.

Hình 14. Hình ảnh các module mở rộng thực tế

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 21


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

Hình 15. Ghép nối các module mở rộng của PLC S7-300
Thiết bị điều khiển lập trình PLC bao gồm khối xử lý trung tâm (CPU) trong đó có
chứa chương trình điều khiển và các modul giao tiếp vào/ra có nhiệm vụ liên kết trực tiếp
đến các thiết bị vào/ra, sơ đồ khối cấu tạo PLC được vẽ như hình 11.
2.2. Cấu tạo phần mềm của PLC
Thiết bị điều khiển lập trình PLC bao gồm khối xử lý trung tâm (CPU) trong đó có
chứa chương trình điều khiển và các Modul giao tiếp vào/ra có nhiệm vụ liên kết trực tiếp
đến các thiết bị vào/ra, sơ đồ khối cấu tạo PLC được vẽ như hình 12
2.2.1. Khối xử lý trung tâm
Là một vi xử lý điều khiển tất cả các hoạt động của PLC như: Thực hiện chương
trình, xử lý vào/ra và truyền thông với các thiết bị bên ngoài.
2.2.2. Bộ nhớ
Có nhiều các bộ nhớ khác nhau dùng để chứa chương trình hệ thống là một phần
mềm điều khiển các hoạt động của hệ thống, sơ đồ LAD, trị số của Timer, Counter được
chứa trong vùng nhớ ứng dụng, tùy theo yêu cầu của người dùng có thể chọn các bộ nhớ
khác nhau:
- Bộ nhớ ROM:
Là loại bộ nhớ không thay đổi được, bộ nhớ này chỉ nạp được một lần nên ít được
sử dụng phổ biến như các loại bộ nhớ khác.
- Bộ nhớ RAM:

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 22


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

Là loại bộ nhớ có thể thay đổi được và dùng để chứa các chương trình ứng dụng
cũng như dữ liệu, dữ liệu chứa trong Ram sẽ bị mất khi mất điện. Tuy nhiên, điều này có
thể khắc phục bằng cách dùng pin.
- Bộ nhớ EPROM:
Giống như ROM, nguồn nuôi cho EPROM không cần dùng pin, tuy nhiên nội dung
chứa trong nó có thể xoá bằng cách chiếu tia cực tím vào một cửa sổ nhỏ trên EPROM và
sau đó nạp lại nội dung bằng máy nạp.
- Bộ nhớ EEPROM:
Kết hợp hai ưu điểm của RAM và EPROM, loại này có thể xóa và nạp bằng tín hiệu
điện. Tuy nhiên số lần nạp cũng có giới hạn.
3. CÁC TẬP LỆNH CƠ BẢN TRONG PLC S7 - 300
3.1. Nhóm lệnh logic
+ Lệnh gán:
Dạng STL: = <toán hạng>
Dạng LAD: ---( )
+ Lệnh AND:
Dạng STL: A <toán hạng>
Dạng LAD:
Ví dụ:
A I 0.0
A I 0.1
A I 0.2
= Q 1.0
+ Lệnh And Not
Dạng STL: AN <toán hạng>
Dạng LAD:

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 23


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

Ví dụ:
A I 0.0
AN I 0.1
A I 0.2
= Q 1.0
+ Lệnh Or
Dạng STL: O <toán hạng>
Dạng LAD:

Ví dụ:
O I 0.0
O I 0.1
O I 0.2
= Q 1.0
+ Lệnh Or Not
Dạng STL: ON <toán hạng>
Dạng LAD:
Ví dụ:
O I 0.1
ON I 0.1
O I 0.2
= Q 1.0
+ Lệnh (lệnh)
Ví dụ:
A I 0.0
A( O I0.1 O I0.2 )

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 24


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

= Q 1.0
+ Lệnh set giá trị RLO = 1: SET
Lệnh không thực hiện được với LAD và FBD
+ Lệnh xóa giá trị RLO = 0: CLR
Lệnh không thực hiện được với LAD và FBD

Lệnh đảo giá trị RLO:


Q 4.0 là 0 nếu một trong những điều kiện sau xảy ra:
I0.0 = 1 hoặc
I0.1 = 1 và I0.2 = 1
+ Lệnh gán 1 vào ô nhớ:
SET <Toán hạng>
Q4.0 là 1 nếu 1 trong các điều kiện
sau xảy ra:
I0.0 = 1 và I0.1 = 1 hoặc I0.2 = 0
+ Lệnh gán 0 vào ô nhớ: RESET <Toán
hạng>

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 25


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

3.2. Nhóm lệnh Timer


Bộ thời gian Timer là bộ tạo thời gian trễ T mong muốn giữa tín hiệu logic ngõ vào
và tín hiệu logic ngõ ra. S7 300 CPU 314 có 128 Timer ( Từ T0 – T127 ) bao gồm 5 loại
Timer khác nhau. Tất cả 5 loại Timer này cùng bắt đầu tạo thời gian trễ tín hiệu kể từ thời
điểm kích của tín hiệu đầu vào.
3.2.1. Timer đóng chậm SD (S_ODT)
Tại thời điểm sườn lên của tín hiệu vào SET bộ thời gian được thiết lập và thời gian
sẽ được tính. Kết thúc thời gian đặt tín hiệu đầu ra sẽ có giá trị bằng 1. Khi S = 0 đầu ra
cũng lập tức trở về 0, nghĩa là tín hiệu đầu ra sẽ không được duy trì. Khi R = 1, Timer
được RESET

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 26


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

3.2.2. Timer đóng chậm có nhớ SS (S_ODTS)


Tại thời điểm sườn lên của tín hiệu vào SET bộ thời gian được thiết lập và thời gian
sẽ được tính. Kết thúc thời gian đặt tín hiệu đầu ra sẽ có giá trị 1, giá trị này vẫn được duy
trì ngay cả khi tín hiệu vào kích S chuyển từ 1 xuống 0 khi Timer đang chạy. Khi có tín
hiệu RESET thời gian lập tức trở về 0 đầu ra cũng bằng 0.

3.2.3. Timer mở chậm SA (S_OFFDT)


Tại thời điểm sườn lên của tín hiệu vào SET bộ thời gian được thiết lập. Đầu ra giá
trị bằng 1. Nhưng thời gian sẽ được tính ở thời điểm sườn xuống cuối cùng của tín hiệu

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 27


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

đầu vào S. Kết thúc thời gian đặt thì đầu ra bằng 0. Timer sẽ tự khởi động lại khi tín hiệu
vào S lại chuyển từ 0 lên 1 khi Timer đang chạy.

3.2.4. Timer xung SP (S_PULSE)


Tại thời điểm sườn lên của tín hiệu vào SET thời gian sẽ được tính, đồng thời giá trị
ở đầu ra là 1. Khi thời điểm đặt kết thúc giá trị đầu ra trở về 0. Khi Timer đang chạy mà S
chuyển từ 1 xuống 0, Timer sẽ dừng và đầu ra trở về 0. Khi có tín hiệu RESET (R) thời
gian tính lập tức trở về 0 và tín hiệu đầu ra cũng có giá trị bằng “0”.

3.2.5. Timer giữ độ rộng xung SE (S_PET)

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 28


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

Tại thời điểm suờn lên của tín hiệu vào SET cuối cùng bộ thời gian được thiết lập và
thòi gian sẽ được tính đồng thời giá trị đầu ra là 1. Kết thúc thời gian đặt thì đâu ra bằng
0. Khi S chuyển từ 1 xuống 0, Timer vẫn chạy và đầu ra vẫn là 1. Timer sẽ tự động khởi
động lại tín hiệu vào S lại chuyển từ 0 lên 1 khi Timer đang chạy. Khi có tín hiệu RESET
(R) thời gian tính lập tức trở về 0 và giá trị đầu gia cũng bằng có giá trị bằng “0”.

Chú ý: Cách khai báo thời gian:


Cách 1: S5T#aH_bM_cS_dMS ;a giờ, b phút, c giây, d mili giây. Và tối đa
2H_46M_30S
Ví dụ: S5T#1H_30M_30S. Thời gian trễ là 1 giờ 30 phút 30 giây
Cách 2: W#16#wxyz ;
w: độ phân giải
xyz: Thời gian, dạng BCD gọi là PV
T = Độ phân giải x PV

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 29


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

Ví dụ: W#16#2127 // Thời gian trễ là 127 giây


3.3. Nhóm lệnh Counter
Bộ counter là bộ đếm số xung của đầu vào. S7 300 có tối đa 256 counter, tùy từng
loại CPU (Từ C0 – C255) bao gồm 3 loại Counter khác nhau. Tất cả 3 loại Counter này
cũng bắt đầu đếm khi tín hiệu cho phép đếm được kích hoạt.
3.3.1. Bộ đếm lên S_CU (UP Counter)

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 30


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

Khi tín hiệu S chuyển từ 0 lên 1 bộ đếm được đặt giá trị tại PV. Giá trị đầu ra Q=1
(Q = 1 nếu giá trị Counter khác 0). Bộ đếm sẽ thực hiện đếm tiến (từ giá trị PV trở lên cho
đến khi đạt 999) tại các sườn lên của tín hiệu ở chân CU. Giá trị bộ đếm trở về 0 và Q = 0
khi có tín hiệu tại sườn lên của chân R.
3.3.2. Bộ đếm xuống S_CD (Down Counter)
Khi tín hiệu S chuyển từ 0 lên 1 bộ đếm được đặt giá trị tại PV. Giá trị đầu ra Q=1
(Q = 1 nếu giá trị Counter khác 0). Bộ đếm sẽ thực hiện đếm lùi (từ giá trị PV trở xuống
cho đến khi bằng 0) tại các sườn lên của tín hiệu ở chân CD. Giá trị bộ đếm trở về 0 và
Q=0 khi có tín hiệu tại sườn lên của chân R.
3.3.3. Bộ đếm lên xuống S_CUD (Up Down Counter):
CU: là tín hiệu đếm lên
CD: là tín hiệu đếm xuống
Khi tín hiệu S chuyển từ 0 lên 1 bộ đếm được đặt giá trị tại PV. Giá trị đầu ra Q=1
(Q=1 nếu giá trị Counter khác 0). Bộ đếm sẽ thực hiện đếm tiến (từ giá trị PV trở lên cho
đến khi đạt 999) tại các sườn lên của tín hiệu ở chân CU và sẽ thực hiện đếm lùi tại các
sườn lên của tín hiệu của chân CD (cho đến khi bằng 0). Giá trị bộ đếm trở về 0 và Q=0
Khi có tín hiệu tại sườn lên của chân R.

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 31


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

3.4. Nhóm lệnh so sánh và chuyển quyền điều khiển


3.4.1. So sánh số nguyên 16 bit.

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 32


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 33


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

3.4.2. So sánh số nguyên 32 bit.

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 34


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

3.4.3. So sánh số thực 32 bit.

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 35


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

4. QUY TRÌNH THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN DÙNG PLC S7– 300

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 36


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

Kết luận: Trong đồ án em chọn PLC S7-300 - SIEMENS - ĐỨC, với CPU 314IFM

Model:6ES7313-5BF03-0AB0
 Nguộồ n cung cậấ p: 24 VDC.

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 37


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

 Cộộ ng suậấ t tiệộ u thuỆ : 6W.


 Dộò ng điệộỆ n tiệộ u thuỆ : 0.5Á.
 BộộỆ nhớớ lậò m việộỆ c: 32 KB.
 Ngộộ n ngữỹ lậộỆ p trìònh: Stệp 7, V5.1 hộậặỆ c cậộ hớn.
 Sộấ đậồ u vậò ộ/rậ tìớch hớỆp sậẵ n: 10/6.
 Cộớ hộỗ trớỆ thệẻ nhớớ.
 Tìớch hớỆp bộộỆ đệấ m tộấ c độộỆ cậộ: 2 x 10 KHz.
 TrộỆ ng lữớỆng: 1.5kg.
 Kìớch thữớớc: 80W x 125H x 130D

CHƯƠNG III
THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TÍN HIỆU
ĐÈN GIAO THÔNG TẠI NGÃ 6 DÙNG PLC S7 – 300
1. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN CÁC NÚT GIAO THÔNG
1.1. Nhiệm vụ và yêu cầu thiết kế
1.1.1. Nhiệm vụ
Thiết kế và thi công đèn giao thông tại ngã 6 dùng PLC S7-300, mục đích là tìm
hiểu cấu trúc PLC và cách thức lưu thông tại ngã 6 để thiết kế chốt đèn điều khiển đèn
giao thông đẹp về mĩ quang, an toàn và chính xác về mặt kỹ thuật.
1.1.2. Yêu cầu thiết kế
Hệ thống giao thông không chỉ yêu cầu về tính năng kỹ thuật hay thẩm mĩ, mà hệ
thống này xây dựng nhằm phục vụ cho con người một cách hiệu quả nhất.
- Hệ thống hoạt động đúng giản đồ thời gian và theo chu kỳ tuần tự:
Tuyến 1 -> Tuyến 2 -> Tuyến 3 và lặp lại.

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 38


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

- Hệ thống hoạt động theo thời gian thực tích hợp trong PLC.
- Đảm bảo tính thẩm mĩ của các cột đèn góp phần tăng thêm về mĩ quan của các trục
giao thông.
- Có xu hướng ứng dụng thực tiễn cho một tuyến đường nào đó.
- Đảm bảo tính kinh tế.

Hình 16. Chốt giao thông có lắp camera giám sát.


1.2. Khảo sát chốt giao thông cần thiết kế
Giả sử tại chốt giao thông cần thiết kế ta có tuyến đường 1 là tuyến đường có nhiều
xe cộ lưu thông nên thời gian sáng của đèn xanh tại tuyến 1 sẽ lâu hơn để đảm bảo cho xe
cộ bên tuyến đường 1 được lưu thông, còn tuyến 2, tuyến 3 số lượng xe cộ lưu thông ít
hơn nên thời gian sáng của đèn xanh sẽ nhỏ hơn (khi hệ thống làm việc ở chế độ giờ cao
điểm)
Mỗi pha của chốt đèn giao thông là một trụ đèn gồm các đèn: Xanh - Đỏ - Vàng
điều khiển các phương tiện giao thông và đèn dành cho người đi bộ.
 Hoạt động của từng tuyến ở chế độ điều khiển tự động như sau:
● Tuyến đường 1.
- Đèn xanh: Trong 50 giây, phượng tiện đi theo hướng bên phải và phải tuân theo
quy luật hình vòng xuyến.
- Đèn vàng: Trong 3 giây, thông báo cho các phương tiện ứng với tuyến này giảm
tốc độ, chuẩn bị dừng lại.
- Đèn đỏ: Trong 46 giây, các phương tiện dừng lại.

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 39


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

● Tuyến đường 2.
- Đèn xanh: Trong 20 giây, hướng đi ứng với tuyến này được phép đi.
- Đèn vàng: Trong 3 giây, thông báo cho các phương tiện ứng với tuyến này giảm
tốc độ, chuẩn bị dừng lại.
- Đèn đỏ: Trong 76 giây, các phương tiện dừng lại.
● Tuyến đường 3.
- Đèn xanh: Trong 20 giây, hướng đi ứng với tuyến này được phép đi.
- Đèn vàng: Trong 3 giây, thông báo cho các phương tiện ứng với tuyến này giảm
tốc độ, chuẩn bị dừng lại.
- Đèn đỏ: Trong 76 giây, các phương tiện dừng lại.
Đèn xanh người đi bộ chỉ được sáng khi đèn đỏ của tuyến đường đó sáng. Khi đó
người đi bộ sẽ được sang đường nhưng phải chú ý phương tiện từ các hướng khác đi tới.
2. XÂY DỰNG NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
TÍN HIỆU ĐÈN GIAO THÔNG NGÃ 6
2.1. Nguyên lý làm việc của hệ thống
Hệ thống làm việc theo 2 chế độ: Tự động, người dùng thay đổi chương trình bằng
nút ấn (hand) và chế độ dùng wincc
2.2.1. Hoạt động theo chế độ người dùng thay đổi chương trình dùng nút ấn
Trong chế độ này hệ thống sẽ hoạt động theo sự điều chỉnh của người điều tiết giao
thông hay cảnh sát giao thông nhờ các nút công tắt ON OFF để bật tắt hệ thống.
2.2.2. Hoạt động theo chế độ tự động
- Hệ thống hoạt động theo trình tự đèn tín hiệu cho phương tiện cơ giới và cho người
đi bộ theo quy trình Xanh, Vàng, Đỏ. Và theo chu kỳ tuyến 1 đến tuyến 2 đến tuyến 3.
Dựa vào thời gian thực tích hợp trong PLC mà ở chế độ tự động hệ thống hoạt động
ở 2 chế độ nhỏ nửa là: chế độ ban đêm và chế độ giờ cao điểm.

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 40


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

- Chế độ ban đêm: bắt đầu từ 22h đêm đến 6h sáng ngày hôm sau, thì hệ thống chỉ
hoạt động với tín hiệu nhấp nháy của đèn vàng. Sau thời gian trên thì hệ thống quay lại
hoạt động theo trạng thái Xanh - Vàng - Đỏ.
- Chế độ giờ cao điểm: Trong phần này nhóm thiết kế hệ thống đèn hoạt động theo 2
mốc thời điểm: 6h00 - 8h00 và 17h00 - 19h00, trong mốc thời gian này hệ thống sẽ hoạt
động với chu kỳ ngắn hơn chu kỳ hoạt động bình thường để đảm bảo giao thông được
thông suốt do lưu lượng xe trong khoảng thời gian này là rất đông. Sau thời gian trên thì
hệ thống sẽ trở về hoạt động theo chu kỳ thời gian như ban đầu.
Mô tả ngã 6 theo 3 tuyến đường :

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 41


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

Hình 17. Giao diện điều khiển và giám sát WINCC

Giản đồ thời gian hoạt động ở chế độ ban đêm:

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 42


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

Hình 18. Giản đồ thời gian hoạt động ở chế độ ban đêm

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 43


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

Giản đồ thời gian hoạt động ở chế độ giờ cao điểm:

Hình 19. Giản đồ thời gian hoạt động ở chế độ giờ cao điểm

Giản đồ thời gian hoạt động ở chế độ giờ bình thường:

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 44


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

Hình 20. Giản đồ thời gian hoạt động ở chế độ giờ bình thường
Đây là chu kỳ đèn được giả sử. Khi triển khai thực tế sẽ được điều chỉnh cho phù
hợp với từng giao lộ cụ thể. Việc thay đổi các chu kỳ đèn thực hiện đơn giản trên phần
mềm lập trình.
● Hoạt động của từng tuyến ở chế độ điều khiển bằng tay dựa vào sự điều khiển của
người điều khiển hay cảnh sát giao thông.
● Hoạt động của từng tuyến ở chế độ giờ bình thường: Hoạt động theo chu kì 99s
với các tín hiệu đèn xanh, vàng, đỏ. Trong phần này nhóm thiết kế hệ thống đèn hoạt động
theo 2 mốc thời điểm: 8h00 - 17h00 và 19h00 - 22h00, trong mốc thời gian này hệ thống
sẽ hoạt động với chu kỳ dài nhất vì lưu lượng tham gia giao thông trong khung giờ này
giảm hơn so với giờ cao điểm.
● Hoạt động của từng tuyến ở giờ cao điểm: chu kỳ hoạt động tương tự như chế độ
bình thường tuy nhiên thời gian hoạt động sẽ ngắn hơn hoặc sẽ ưu tiên thời gian sáng của
đèn xanh của một tuyến đường lâu hơn do tuyến đường đó vào giờ cao điểm có lượng

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 45


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

phương tiện tham gia giao thông đông hơn 2 tuyến đường còn lại. Hoặc điều chỉnh thời
gian sáng của đèn xanh của các tuyến đường sao cho phù hợp với lượng phương tiện lưu
thông trên các tuyến đường để đảm bảo cho giao thông của các tuyến đường được thông
suất nhanh nhất.
● Hoạt động từ 22h đến 6h: đèn vàng ở tất cả các ngã sẽ được chớp tắt trong 1 giây.
● Đèn người đi bộ: đèn sáng tương ứng với người đi bộ được phép đi, và đèn đi bộ
phụ thuộc vào tính hiệu đèn đỏ của tuyến giao thông tương ứng.
3. CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN TÍN HIỆU ĐÈN GIAO THÔNG NGÃ 6
DÙNG PLC S7- 300.
3.1. Giới thiệu về phần mềm lập trình STEP 7 MANAGER.
PLC S7-300 là một dòng hoàn toàn khác với S7-200. Nó và S7-400 được sử dụng
chủ yếu cho các hệ thống SCADA hiện nay. S7-300 hỗ trợ các cấu trúc mạng chuẩn của
Siemens gồm Ethernet, Profibus-DP, AS-i, Serial/Modbus, ... cho phép người dùng xây
dựng các cấu trúc mạng đáp ứng các hệ thống lớn theo nhu cầu đặc biệt là hệ thống phân
tán.
Về mặt điều khiển nó cũng hỗ trợ tất cả các lệnh để xử lý các công việc điều khiển
như S7-200, tuy nhiên nó xử lý nhanh hơn dòng S7-200.
Phần mềm dùng để cấu hình và lập trình cho S7-300 là Step7 Manager, phiên bản
mới nhất là V5.5. Cáp lập trình cho S7-300 thông thường là cáp PCAdapter USB sử dụng
giao thức MPI với cổng USB. Ngôn ngữ lập trình cho S7-300 có thể là
LAD/STL/FBD/SCL/GRAPH.
3.2. Kết hợp giữa phần cứng và phần mềm
- Sử dụng phần mềm STEP7 cho phép bạn viết các chương trình điều khiển cho các
thiết bị trong một dự án.
- PLC S7 bao gồm một bộ nguồn cung cấp, một bộ điều khiển trung tâm CPU, và
các Modules xuất nhập.
- PLC sẽ giám sát và điều khiển các thiết bị thông qua chương trình S7. Việc định
địa chỉ các Moules xuất nhập có thể được thực hiện bằng phần mềm.

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 46


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

.
Hình 21 . Kết nối phần cứng với phần mềm
3.3. Các cách xây dựng một Project
Để xây dựng một Project trong STEP7 chúng ta có các cách sau:

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 47


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

Hình 28. Cách xây dựng một Project


- Khi viết chương trình có nhiều ngõ vào và ngõ ra , chúng ta nên cấu hình phần
cứng trước. Một trong những ưu điểm của STEP7 là có khả năng hiển thị các địa chỉ một
cách trực quan cho người viết chương trình.
- Trong việc cấu hình phần cứng, không những chúng ta có thể xác định địa chỉ mà
còn có thể thay đổi thuộc tính của các Modules (VD: việc thay đổi địa chỉ MPI của PLC).
3.4. Khởi chạy chương trình
Chạy chương trình SIMATIC Manager thông qua biểu tượng ở desktop.

Hình 19. Biểu tượng SIMATIC Manage

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 48


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

Từ cửa sổ Wizard New Project (nếu không thấy cửa sổ này thì chọn File ->Wizard
New Project), khi nhấn nút “Preview” sẽ đóng hoặc mở cấu trúc của Project sẽ được tạo
mặc định (CPU 312, MPI=2,…)

Hình 22. Cửa sổ Wizard New Project


Nếu nhấn “NEXT” sẽ chuyển sang hộp thọai kế tiếp cho phép bạn chọn lọai CPU
khác, địa chỉ MPI (như hình là chọn CPU 312, MPI=2 ).

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 49


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

Hình 23. Cửa sổ STEP 7 Winzard “New Project”


Tiếp tục nhấn “NEXT” để chuyển qua hộp thọai kế tiếp, cho phép chọn các khối
hàm cần thêm vào Project. Đồng thời cho phép lựa chọn ngôn ngữ để lập trình là LAD,
FBD hay STL

Hình 24. Cách chọn để khởi động một Project mới


Tiếp tục nhấn “NEXT” để chuyển qua hộp thọai kế tiếp, để nhập tên Project sẽ được
tạo ra. Cuối cùng nhấn nút “MAKE” hoặc “FINISH” để tạo Project.

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 50


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

Hình 25. Đặt tên cho Project


Ngay khi cửa sổ STEP7 Wizard được đóng lại, SIMATIC Manager xuất hiện với
project mới vừa tạo có chứa các thư mục và cửa sổ như hình sau:

Hình 26. Giao diện SIMATIC Manage


Chọn OB1: Cửa sổ viết chương trình xuất hiện như hình

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 51


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

Hình 27. Giao diện viết chương trình


- Mỗi ngõ nhập, xuất đều có một địa chỉ tuyệt đối mà được thiết lập khi thực hiện
cấu hình phần cứng hay còn được gọi là địa chỉ trực tiếp.
- Các địa chỉ trực tiếp này có thể được thay thế bằng ký hiệu tùy ý do bạn đặt ra.

Hình 28. Lập trình ký hiệu

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 52


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

Cách tạo các ký hiệu: trong bản ký hiệu bạn xác định tên, kiểu dữ liệu cho tất cả các
địa chỉtuyệtđối mà bạn muốn sủ dụng trong chương trình: Ví dụ: với ngõ vào I0.1 sẽ đặt
tên là “Key_1”. Các ký hiệu này sẽ là các biến toàn cục của chương trình.
Việc sử dụng các ký hiệu trong lập trình sẽ thuận lợi hơn trong lúc lập trình.
Cách thực hiện:
● Cách1. Nhấn tổ hợp phim Ctr+Alt+T
● Cách 2. Chọn Options, chọn tiếp Symbols Table

Hình 29. Đặt tên biến


3.5. Chương trình điều khiển tín hiệu đèn giao thông ngã 6.
3.5.1. Bảng Symbol Table

(Chèn symbols bản PDF vào đây)

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 53


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

3.5.2. Chương trình điều khiển

(Chèn OB1 bản PDF vào đây)

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 54


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

Kết luận : Chương trình đã chạy theo đúng yêu cầu công nghệ đưa ra.

IV. MÔ PHỎNG TRÊN S7 – PLCSIM VÀ WINCC

4.1. Mô phỏng trên PLCSIM

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 55


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

Giao diện PLC mô phỏng

Hình 30. Giao diện PLCSIM đề mô phỏng

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 56


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

Chương trình khi đang hoạt động các khung giờ nhập từ wincc được nhập vào các ô nhớ
trong PLC

Hình 31. Thời gian thực khi PLC đang hoạt động

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 57


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

4.2. Mô phỏng trên WINCC

Bảng địa chỉ wincc

Hình 32. Bảng tag WINCC

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 58


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

Giao diện khi stop

Hình 33. Giao diện điều khiển và giám sát WINCC khi chưa hoạt động

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 59


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

Giao diện khi giám sát hệ thống đang chạy

Hình 34. Giao diện điều khiển và giám sát WINCC khi đang hoạt động

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 60


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

Thời gian khi chưa đặt

Hình 35. Giao diện điều khiển và giám sát WINCC dùng để cài đặt các khoảng thời gian
hoạt động cho hệ thống(Chưa cài)

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 61


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

Đặt thời gian với các khung giờ hoạt động và thời gian cao điểm cố định

Hình 36. Giao diện điều khiển và giám sát WINCC dùng để cài đặt các khoảng thời gian
hoạt động cho hệ thống (Đã cài)

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 62


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

KẾT LUẬN
Trước tình hình phương tiện giao thông ngày càng tăng không ngừng và hệ thống
giao thông ngày càng phức tạp. Chính lý do này đã dẫn đến tình trạng ùn tắc và tai nạn
giao thông ngày càng tăng. Vì vậy, để đảm bảo giao thông được an toàn và thông suốt thì
việc sử dụng các hệ thống tín hiệu để điều khiển và phân luồng tại các nút giao thông là
rất cần thiết. Do đó, đèn giao thông lại càng đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc
sống. Dưới sự hướng dẫn của T.S. Đặng Danh Hoằng cùng với sự tìm hiểu và kiến thức
đã học chúng em tiến hành thực hiện đồ án với đề tài: “Ứng dụng PLC S7 – 300 thiết kế
hệ thống điều khiển tín hiệu đèn giao thông ngã 6” với mục đích ứng dụng kiến thức đã
học để ứng dụng, phát triển hệ thống đèn giao thông góp phần giảm tải tai nạn giao thông.

Nhóm đồ án chọn phương pháp điều khiển phù hợp với đề tài được giao: Ứng dụng
PLC S7 – 300 thiết kế hệ thống điều khiển tín hiệu đèn giao thông ngã 6.

Từ việc tìm hiểu về cấu trúc và chức năng của PLC ta thấy PLC có một vai trò rất
quan trọng và không thể thiếu trong các bài toán điều khiển. PLC có cấu tạo gọn nhẹ và
thay thế được tất cả các mạch khởi động từ, rơle cồng kềnh và phức tạp. Tất cả các nhà
máy, xí nghiệp, phân xưởng sản xuất ngày nay đều áp dụng PLC để cải thiện chế độ làm
việc, nâng cao năng suất lao động và đơn giản hóa việc điều khiển các hệ thống.

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 63


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

Để lập trình chương trình điều khiển cho PLC S7-300. Siemems đã đưa ra phần
mềm Step 7 Manager để lập trình chương trình điều khiển cho các hệ PLC của hãng sản
xuất Siemens.

 Ưu điểm của phương pháp này


- Tiết kiệm chi phí.
- Kích thước gọn nhẹ.
- Sửa chữa dễ dàng, nhanh chóng, chỉ cần lắp đặt một lần.
- Độ tin cậy cao.
- Truyền thông với PLC hay mạng máy tính giúp cho việc trao đổi thông tin dễ dàng.

- Có khả năng hiển thị đồ họa trên hệ thống

- Các chức năng bằng tay có thể thực hiện được

- Có thể thay đổi thời gian hoạt động của các đèn phù hợp tình hình giao thông ở
từng nơi

 Nhược điểm của phương pháp này


- Mạch thiết kế chưa tối ưu do hiểu biết còn hạn chế
Việc chạy thử và mô phỏng đèn giao thông đã phù hợp với yêu cầu, có hai chế độ tự
động và người dùng có thể điều khiển bằng nút ấn bằng tay, tuy nhiên do một số hạn chế
nên đồ án còn nhiều thiếu sót.

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 64


ĐỒỒ ÁÁ N TỒỐ T NGHIỆỆỆ P

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Giáo trình Tổng quan về PLC.

2. Địa chỉ một số trang Web.

www.google.com.vn

http://webdien.com

http://luanvan.net.vn

http://tailieu.vn

BộộỆ mộộ n: Kỹỹ thuậộỆ t điệộỆ n Pậgệ 65

You might also like