You are on page 1of 40

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VẼ ĐIỆN

CHO SINH VIÊN NGÀNH CƠ KHÍ


1. Giới tiệu chung về phần mềm CADE-SIMU
CADe-SIMU là một phần mềm vẽ mạch và mô phỏng mạch điện công nghiệp. Phần mềm
này tiện lợi trong việc vẽ các sơ đồ mạch điện công nghiệp, được hỗ trợ đầy đủ các kí hiệu
của các thiết bị dùng trong công nghiệp như: nguồn vào, công tắctơ, áptômát, rơle,
motor…Việc đưa ra sơ đồ điều khiển trong công nghiệp khá đơn giản đối với phần mềm
này, giúp kỹ sư vẽ mạch nhanh chóng và đồng thời có thể mô phỏng.

Hình 1.1: Giao diện phần mềm CADe_SIMU.


a. Khởi động phần mềm CADe- SIMU.
Sau khi cài đặt thành công phần mềm CADe – SIMU tiến hành giải nén và chạy tập tin
CADe_SIMU như Hình 2.

Hình 1.2: Khởi động phần mềm CADe_SIMU.


b. Thoát.
Cách 1: Click chọn nút X trên thanh tiêu đề.
Cách 2: Vào Menu File → Quit.

Hình 1.3: Menu tập tin (File).


Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Alt + F4 hoặc Crtl + Q.
2. Hệ thống Menu trong phần mềm CADe – SIMU

Hình 2.1: Thanh trình đơn (Menu Bar)


Trên Menu Bar có rất nhiều thanh trình đơn, nếu ta chọn một trình đơn nào đó, thì một
trình đơn thả (Full Down Menu) sẽ hiện ra để ta chọn lệnh kế tiếp.
- Menu File:
Menu File: bao gồm nhiều lệnh như: tạo file mới, mở file đã lưu, đóng file đang thực
hiện, lưu file, lưu định dạng khác….
- Menu Chỉnh sửa (Edit):

Hình 2.2: Menu Chỉnh sửa (Edit).


- Menu Vẽ (Draw):

Hình 2.3: Menu Vẽ (Draw).


- Menu Thao tác (Mode):

Hình 2.4: Menu thao tác (Mode).


- Menu View:
Bao gồm các thao tác như phóng to, thu nhỏ cửa sổ làm việc…

Hình 2.5: Menu View.


- Menu Công cụ (Bars):
Dùng để hiển thị/ tắt các thanh trạng thái hay các thư viện thiết bị trong phần mềm CADe
– SIMU.

Hình 2.6: Menu Công cụ (Bars).


- Menu Cửa sổ (Window):
Bao gồm các thao tác: tạo cửa sổ làm việc mới, thu nhỏ, phóng to cửa sổ làm việc và sắp
xếp các biểu tượng.

Hình 2.7: Menu Cửa sổ (Window).


- Menu Trợ giúp (Help):
Menu Trợ giúp giới thiệu về phần mềm CADe_SIMU.

Hình 2.8: Menu Trợ giúp (Help).

3. Các thanh công cụ trên phầm mềm CADe- SIMU


Gồm các biểu tượng công cụ thực hiện các thao tác như tạo mới, mở file đã lưu, lưu file,
in file và cac theo tác xem như phóng to, thu nhỏ…

Hình 3.1: Các thanh công cụ trong phần mềm CADe_ SIMU.
4. Thư viện của CADe – SIMU

Hình 4.1: Các thư viện thiết bị trong phần mềm CADe_ SIMU.
+ Thư viện nguồn:
Nguồn ba pha, nguồn một pha, nguồn một chiều, biến áp một pha, cầu chỉnh lưu một pha,
bộ điến đổi nguồn xoay chiều một pha sang một chiều.

Hình 4.2: Thư viện nguồn.


+ Các loại Aptomat, rơle nhiệt:

Hình 4.3: Thư viện các loại Aptomat, rơ-le nhiệt.


+ Các loại cầu chì:

Hình 4.4: Thư viện các loại cầu chì.


+ Các nút nhấn, công tắc, tiếp điểm của rơle nhiệt:

Hình 4.5: Thư viện nút ấn, công tắc, tiếp điểm rơ le nhiệt.
+ Các tiếp điểm của contactor:

Hình 4.6: Thư viện contactor.


+ Các bóng báo, còi, và các cuộn dây của rơle trung gian, rơle thời gian, contactor:

Hình 4.7: Thư viện bóng đèn, còi, cuộn dây của rơ le, contactor.
+ Động cơ: Các loại động cơ ba pha không đồng bộ, động cơ một pha, động cơ một
chiều:

Hình 4.8: Thư viện các loại động cơ.


+ Thư viện Input/Output: Gồm PLC và các khối Input/Output:

Hình 4.9: Thư viện Input/Output.


+ Thư viện Cylinders khí nén:

Hình 4.10: Thư viện Cylinders

Ngoài ra còn rất nhiều các thiết bị điện, điện tử khác. Điểm chú ý ở đây là phần mềm sử
dụng ký hiệu các thiết bị điện theo cách của khối các nước Tây Âu và mạch điều khiển
được vẽ theo chiều dọc. Đối với phần mềm mô phỏng này, không có các cơ cấu cơ khí và
cảm biến, để mô phỏng mạch điều khiển trên chúng ta có thể sử dụng nút nhấn để thay thế

cho các cảm biến. Sau khi thiết kế mạch xong, trên giao diện phần mềm nhấn nút
trên thanh công cụ để tiến hành mô phỏng, nhấn để dừng mô phỏng.
5. Ứng dụng phần mềm CADe-SIMU vẽ thiết kế một số sơ đồ mạch
điện trong công nghiệp.
a. Mạch đảo chiều quay gián tiếp động cơ không đồng bộ 3 pha.
Yêu cầu: Thiết kế hệ thống điều khiển chiều quay động cơ không đồng bộ ba pha. Hệ
thống gồm ba thành phần: Mạch nguồn – Bảo vệ điện, Mạch động lực và Mạch điều
khiển.

Hình 5.1: Mạch nguồn – Bảo vệ điện.


Ở đây tôi thiết kế nên có cả nguồn DC để có thể sử dụng được cho PLC trong các ví dụ
sau. Tôi khuyên bạn cũng nên thiết kế theo mô hình này vì nó thực sự tiện dụng.
Hình 5.2: Mạch động lực và Mạch điều khiển.
Các thiết bị cần để thực hiện:
+ Đối với mạch nguồn:
STT Tên thiết bị Số lượng
1 Nguồn 3 pha 1
2 Nguồn nguội (N) 1
3 Nối đất (PE) 1
4 Công tắt 3 pha 1
5 Công tắt 2 pha 3
6 Nguồn 24V 1
7 Cổng Output 10

+ Đối với mạch động lực:


STT Tên thiết bị Số lượng
1 Cổng Input 4
2 Rơle nhiệt 1
3 Khởi động từ (Contactor) 2
4 Động cơ 3 pha 1

+ Đối với mạch điều khiển:


STT Tên thiết bị Số lượng
1 Cổng Input 2
2 Nút nhấn thường mở 1
3 Nút nhấn thường đóng 1
4 Tiếp điểm thường mở 2
5 Tiếp điểm thường đóng 2
6 Relay 2

Các bước thực hiện:


Giai đoạn 1: Thiết kế Mạch nguồn – Bảo vệ điện.
Bước 1: Khởi động phần mềm Cade_Simu.

Hình 5.3: Phần mềm Cade_Simu.


Bước 2: Vào thư viện nguồn: chọn nguồn 3 pha, nguồn trung tính (N) và dây nối đất
(PE).

Hình 5.4: Thư viện nguồn.


Bước 3: Vào thư viện đóng cắt: chọn công tắt 3 pha và 2 pha, đặt tên cho công tắt.

Hình 5.5: Thư viện đóng tắt.


Bước 4: Vào thư viện dây nối, chọn cổng output (Output Connection) và đặt tên cho
mỗi cổng.

Hình 5.6: Các cổng Output.


Bước 5: Sau khi có đủ các thiết bị cần thiết, vào thư viện dây nối để chọn dây và bắt đầu
nối dây cho mạch.

Hình 5.7: Mạch nguồn hoàn chỉnh.


Giai đoạn 2: Thiết kế mạch động lực.
Bước 1: Tạo một file mới và đặt tên cho file.
Bước 2: Vào thư viện dây nối chọn cổng Input và đặt tên tương ứng với các cổng Output
ở mạch nguồn – bảo vệ điện.

Hình 5.8: Cổng Input cho mạch động lực.


Bước 3: Vào thư viện tiếp điểm, lấy tiếp điểm thường mở 3 pha, đặt tên tiếp điểm tương
ứng tên cuộn dây contactor. (KT cho phép động cơ quay thuận và KN cho phép động cơ
quay ngược).

Hình 5.9: Thư viện tiếp điểm của cuộn dây.


Bước 4: Vào thư viện phần tử bảo vệ, lấy role nhiệt 3 pha, đặt tên cho Rơle nhiệt.

Hình 5.10: Thư viện phần tử bảo vệ.


Bước 5: Vào thư viện động cơ, chọn động cơ 3 pha 4 dây, có thể đặt tên cho động cơ
hoặc không.

Hình 5.11 : Thư viện động cơ điện.


Bước 6: Nối dây cho các thiết bị.

Hình 5.12: Mạch động lực hoàn chỉnh.


Giai đoạn 3: Thiết kế mạch điều khiển.
Chúng ta sẽ thiết kế mạch điều khiển chung file với mạch động lực.
Bước 1: Vào thư viện dây nối chọn cổng Input và đặt tên tương ứng với các cổng Output
ở mạch nguồn – bảo vệ điện.

Hình 5.13: Cổng Input cho mạch điều khiển.


Bước 2: Vào thư viên nút ấn: chọn một nút ấn thường đóng và hai nút nhấn thường mở.
Nút nhấn thường đóng dùng để làm nút dừng hệ thống, hai nút nhấn thường mở dùng để
khởi động động cơ quay theo chiều thuận và ngược. Đặt tên cho các nút nhấn.

Hình 5.14: Thư viện nút ấn.


Bước 3: Vào thư viện tiếp điểm lấy các tiếp điểm, cuộn hút của contactor và đặt tên
tương ứng.

Hình 5.15: Tiếp điểm và contactor.


Chú ý: ta có hai tiếp điểm thường đóng KN và KT như hình trên, các tiếp điểm này được
lắp đặt theo kỹ thuật khóa chéo. Bằng cách lắp đặt này, ta đảm bảo tại một thời điểm sau
khi khởi động động cơ chỉ quay được một chiều.
Bước 4: Vào thư viện bảo vệ, lấy role nhiệt và đặt tên theo mạch động lực.

Hình 5.16: Rơle nhiệt bảo vệ mạch.


Bước 5: Nối dây cho các phần tử của mạch.

Hình 5.17: Mạch điều khiển hoàn chỉnh.


Giai đoạn cuối cùng: Kiểm tra các mạch.
Bước 1: Vào menu Mode và chuyển chế độ của ứng dụng thành “All documents
simulation”. Chế độ này cho phép chúng ta biên dịch cùng lúc tất cả các file có trong cửa
sổ ứng dụng.

Hình 5.18: Chế độ All documents simulation trong menu Mode.


Bước 2: Nhấn nút chạy thử mạch và kiểm tra so sánh với yêu cầu.

Hình 5.19: Khởi động mạch nguồn.


Hình 5.20: Động cơ quay thuận.

Hình 5.21: Động cơ quay nghịch.


Lưu ý: Các bước thiết kế mạch Nguồn – Bảo vệ điện đã được nêu ở trên vì thế ở các ví dụ
mô phỏng sau tôi sẽ không trình bày lại mạch nguồn.
b. Mạch khởi động Sao – Tam giác.
Mạch khởi động sao tam giác, hay dùng khởi động mềm có tác dụng giảm dòng khởi động
để đảm bảo tuổi thọ của động cơ và thiết bị đóng cắt, dây dẫn, và ổn định của lưới điện.
Yêu cầu: Ban đầu mạch dẫn với chế độ Sao, sau một thời gian sẽ chuyển sang dẫn ở chế
độ Tam giác.
Các thiết bị cần để thực hiện gồm:
+ Đối với mạch động lực:
STT Tên thiết bị Số lượng
1 Nguồn 3 pha 1
2 Động cơ không đồng bộ 3 pha 1
3 Khởi động từ (Contactor) 3
4 Relay nhiệt 1

+ Đối với mạch điều khiển:


STT Tên thiết bị Số lượng
1 Nút nhấn thường mở 1
2 Nút nhấn thường đóng 1
3 Tiếp điểm contactor 2
4 Tiếp điểm Timer 1
5 Relay 2
6 Relay thời gian (Timer) 1

Các bước thực hiện tương tự như thực hiện với phần “mạch đảo chiều gián tiếp động cơ
không đồng bộ ba pha”.
Mạch động lực Mạch điều khiển
Hình 5.22: Mạch khởi động Sao – Tam giác.
Sau khi nối dây cho các thiết bị mạch điều khiển, nháy đúp chuột vào Timer T1 để đặt
thời gian.

Hình 5.23: Đặt thời gian cho Timer.


Kiểm tra mạch:

Hình 5.24: Mạch ở chế độ Sao.


Sau 10 giây sẽ chuyển sang chế độ Tam giác.

Hình 5.25: Mạch ở chế độ Tam giác.


c. Ứng dụng PLC để thiết kế đèn tín hiệu giao thông.
Yêu cầu: thiết kế đèn tín hiệu giao thông với đèn đỏ sáng 30 giây, đèn xanh sáng 25 giây
và đèn vàng sáng 3 giây.
Khi nhấn START hệ thống bắt đầu hoạt động với đèn đỏ sáng (30s)  đèn xanh (25s) 
đèn vàng (3s). Nếu nhấn STOP sẽ dừng cả hệ thống.

Hình 5.26: Đèn giao thông.

Phần cứng Phần lập trình cho PLC


Hình 5.27: Tổng quan hệ thống.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Khởi động phần mềm CADe – Simu.
Bước 2: Lắp đặt phần cứng.
Vào thư viện Input/Output chọn PLC S7 – 1200.

PLC chế độ ảnh thật PLC chế độ trắng đen


Hình 5.28: PLC S7 – 1200.

Các thiết bị kết nối với PLC:


Tên thiết bị Số lượng
Nguồn 2 pha AC 1
Input Nút nhấn thường mở 1
Nút nhấn thường đóng 1
Đèn 3
Output Relay 3
Nguồn DC 1
+ Kết nối các thiết bị đầu vào:
Kết nối nguồn L vào cổng L1, nguồn N vào cổng N, lúc này nguồn điện có điện áp 220VAC
được hạ xuống thành 24VDC. Nối cổng M và cổng 1M, tất cả cổng từ .0 (I0.0) đến .5 (I0.5)
sẽ đều có điện âm. Kết nối hai nút nhấn vào cổng Input tùy chọn, đầu dây còn lại của nút
nhấn sẽ được nối vào nguồn dương L+.

Hình 5.29:Kết nối thiết bị đầu vào.


+ Kết nối thiết bị đầu ra:
Cấp nguồn âm DC vào cổng 1L và 2L. Sau đó lắp ba đèn H1 H2 H3 lần lượt vào các cổng
.0 (Q0.0), .1(Q0.1), .2 (Q0.2). Click đúp chuột vào các đèn để chọn màu đèn, H1 (đỏ) H2
(xanh) H3 (vàng). Cuối cùng lắp ba Relay K1 K2 K3 lần lượt vào cổng Q0.5, Q0.6, Q0.7.
Đầu còn lại của các thiết bị sẽ được nối với nguồn dương DC.

Hình 5.30: Kết nối thiết bị đầu ra.


Lưu ý: Vì Timer đã được tích hợp trong PLC nên bạn không cần bổ sung ở hàng tín hiệu
Output nhưng khi lập trình cho PLC bạn phải thêm Timer vào lệnh (code) để hệ thống có
thể hiểu và tác động đến Timer. Cụ thể việc viết lệnh như thế nào sẽ được nêu rõ ở bước
tiếp theo.
Bước 3: Lập trình cho PLC.
+ Vào thư viện Ladder, đây là thư viện chứa các tiếp điểm, ngõ ra, Flip – Flop, Timer,
Counter và cả dây nối. Đầu tiên ta sẽ tạo nguồn.

Hình 5.31: Nguồn cho các thành phần lập trình.


+ Chọn các tiếp điểm, ngõ ra, và Timer cần thiết. Đặt tên cho các thành phần cho phù hợp
và đặt thời gian cho Timer ứng với đèn mà Timer đó quản lý.

Hình 5.32: Các thành phần cần thiết.


+ Nối dây cho các thành phần.

Hình 5.33: Nối dây cho các thành phần.


Lưu ý: Timer chỉ cần nối vào một đầu như hình.
Kiểm tra chương trình:
Nhấn nút START hệ thống bắt đầu hoạt động. Tín hiệu của nút START từ ngõ vào I0.1
được xuất ra cổng Q0.0 làm đèn H1(đỏ) sáng, xuất ra cổng Q0.5 kích hoạt Relay K1 lúc
này Relay K1 có nhiệm vụ duy trì đèn H1 sáng. Tín hiệu từ I0.1 đồng thời tác động vào
Timer T1, thời gian của T1 bắt đầu đếm ngược.
Hình 5.34: Đèn đỏ sáng.
Sau 30 giây, tín hiệu của T1 sẽ ngắt đường truyền tín hiệu đến Q0.0 và Q0.5, đèn đỏ tắt,
ngắt tín hiệu duy trì của chính T1 và đồng thời kích hoạt tiếp điểm thường mở T1 kế tiếp
xuất tín hiệu đến ngõ ra Q0.1 và Q0.6. Lúc này đèn H2(xanh) sáng và Relay K2 được kích
hoạt duy trì cho trạng thái này. Timer T2 bắt đầu đếm ngược.

Hình 5.35: Đèn xanh sáng.


Sau 25 giây, Timer T2 thực hiện chức năng tương tự T1, ngắt đường truyền tín hiệu đến
Q0.1 và Q0.6, ngắt tín hiệu duy trì của chính nó, đèn xanh tắt, sau đó kích hoạt tiếp điểm
T2 kế tiếp truyền tín hiệu đến ngõ ra Q0.2 và Q0.7. Lúc này đèn H3(vàng) sáng, Relay K3
được kích hoạt để duy trì và Timer T3 bắt đầu đếm ngược.

Hình 5.36: Đèn vàng sáng.


Sau 3 giây, Timer T3 ngắt đường truyền tín hiệu đến Q0.2 và Q0.7, kích hoạt tiếp điểm T3
ở hai nhánh trên cùng đồng thời ngắt tín hiệu duy trì của chính T3. Lúc này đèn vàng tắt.
Tiếp điểm T3 đóng lại gửi tín hiệu đến ngõ ra Q0.0 và Q0.5, một chu kỳ mới bắt đầu.
d. Ứng dụng PLC điều khiển hệ thống Cylinders khí nén.

Hình 5.37: Hệ thống dập và lấy sản phẩm ra khỏi khuôn.


Yêu cầu: Thiết kế hệ thống như “hình 44” gồm hai cylinders khí nén A và B, nút nhấn
thường mở để bắt đầu quá trình hoạt động, nút nhấn thường đóng để dừng hệ thống và các
cảm biến (hoặc công tắt hành trình) S1, S2, S3, S4.

Hình 5.38: Tổng quan hệ thống.


Các bước thực hiện:
Bước 1: Khởi động phần mềm CADe – Simu.
Bước 2: Lắp đặt phần cứng.
+ Vào thư viện Cylinders khí nén chọn hai cylinders. Phần mềm cung cấp cho chúng ta
không chỉ là cylinder mà còn có cả Valve điều khiển, Solenoid, Valve tiết lưu, nguồn khí
và các cảm biến hành trình trên thân cylinder.
Sau khi chọn cylinder, click đúp chuột để đặt tên cho cylinder, cảm biến và solenoid. Bạn
có thể chọn loại valve để điều khiển (5/2, 5/3, 4/2) và chọn chế độ của valve (tác động một
phía hoặc tác động hai phía). Bạn cũng có thể điều chỉnh thông số của valve tiết lưu cụ thể
là lưu lượng khí đi qua nó ( chú ý khi điều chỉnh lưu lượng khí cần điều chỉnh cho thông
số này của hai cylinder là giống nhau để tránh bị lỗi khi chạy mô phỏng).
Hình 5.39: Thiết lập các thông số cho Cylinder.
+ Lấy PLC và các thiết bị kết nối cần thiết từ các thư viện.
Tên thiết bị Số lượng
Nguồn 2 pha AC 1
Nút nhấn thường mở 1
Input
Nút nhấn thường đóng 1
Cảm biến 4
Nguồn DC 1
Output
Solenoid 2

+ Kết nối các thiết bị vào PLC tương tự như ở phần “Ứng dụng PLC để thiết kế đèn tín
hiệu giao thông”.
Hình 5.40: Kết nối các thiết bị với PLC.
Bước 3: Lập trình cho PLC.

Hình 5.41: Phần lập trình.


Ở đây tôi đã lập trình theo phương pháp “Lập trình tuần tự”. Bạn có thể tham khảo và áp
dụng phương pháp này.
Kiểm tra chương trình:
Ban đầu hai cylinders chưa hoạt động, cổng I0.2 và I0.4 của S1 và S3 có tín hiệu. Nhấn
START, tín hiệu từ I0.0 được xuất ra cổng Q0.0 kích hoạt Solenoid Y1, pistol của cylinder
A bắt đầu đi ra. Trạng thái được duy trì cho đến khi cảm biến S2 bị tác động, gửi tín hiệu
từ cổng I0.3 đến STEP2 theo như sơ đồ trên. Tiếp điểm thường đóng STEP2 ở nhánh đầu
tiên sẽ hở, Q0.0 mất tín hiệu và pistol trở về vị trí ban đầu.

Hình 5.42: Quá trình hoạt động của Cylinder A.


Pistol của cylinder A trở về tác động vào S1, xuất tín hiệu từ I0.2 đến ngõ ra Q0.1, solenoid
Y2 được kích hoạt, pistol của cylinder 2 bắt đầu đi ra đồng thời tín hiệu của nhánh trước
đó cũng bị ngắt.
Hình 5.43: Quá trình hoạt động của Cylinder B.
Pistol của cylinder B đi ra tác động vào S4, xuất tín hiệu từ I0.5 đến STEP4. Lúc này tiếp
điểm thường đóng STEP 4 ở nhánh trước đó mở ra ngắt tín hiệu đến Q0.1, pistol của
cylinder B trở về. Đồng thời tiếp điểm thường mở ở nhánh đầu tiên sẽ đóng lại, khi pistol
trở về vi trí ban đầu sẽ tác động vào S3, tín hiệu sẽ tiếp tục được xuất đến Q0.0. Một chu
kỳ mới bắt đầu.
Nếu nhấn nút STOP tất cả tiếp điểm I0.1 sẽ hở, hệ thống ngưng hoạt động, các cylinder trở
về vị trí ban đầu.

You might also like