You are on page 1of 20

NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG BÀI THÍ NGHIỆM LÝ THUYẾT MẠCH

BẰNG PHẦN MỀM PROTEUS


Nguyễn Thị Phương Oanh- Nguyễn Hữu Quảng
Khoa Điện
Đặt vấn đề:
Proteus là phần mềm dùng để thiết kế, mô phỏng mạch điện, điện tử khá mạnh
hiện nay. Proteus bao gồm ISIS Professional để mô phỏng mạch điện, ARES 7
Professional để thiết kế mạch, vẽ mạch in. Thư viện linh kiện của Proteus có thể mô
phỏng hầu hết các linh kiện, các thiết bị trên phòng thí nghiệm.
Hiện nay các thiết bị trong phòng thí nghiệm thường xuyên bị hỏng hóc do tần
số sử dụng nhiều. SV khi thực hiện thí nghiệm chưa hiểu rõ cách sử dụng hoặc thao
tác sai. Tuy nhiên hiện nay nhiều phần mềm đã có thể thực hiện mô phỏng được hoạt
động gần như là các thiết bị trong phòng thí nghiệm. Proteus là một phần mềm có khả
năng như vậy.
Với mong muốn gắn kết phần lý thuyết về giải mạch điện và thực tế trong điều
kiện phòng thí nghiệm chưa đồng bộ. Tài liệu này được thực hiện với nội dung chia
thành hai phần. Giới thiệu về phần mềm Proteus 8.0 và Một số bài thí nghiệm
A. Giới thiệu về phần mềm Proteus 8.0
Khởi động chương trình xuất hiện giao diện ban đầu như hình 1. Khởi động
ISIS để thiết kế mạch điện như hình 2.

Hình 1. Giao diện ban đầu Hình 2. Sử dụng ISIS thiết kế mạch điện
Sử dụng thanh công cụ ở phía trái hình 2.
Thêm linh kiện
Thêm điểm nối giao nhau của các đường dây
Thêm dòng văn bản trong bản thiết kế
Thêm nhãn cho các đường dây
Nối đầu cực
Vẽ đồ thị mô phỏng
Máy phát tín hiệu
Chế độ đầu dò

1
Các thiết bị ảo
a. Thêm linh kiện và các điểm nối đầu cực vào bản thiết kế
Sau khi khởi động ISIS nhấn phím P, xuất hiện cửa sổ Pick Devices. Ở phần
Keywords đánh từ khóa tìm kiếm linh kiện. Chẳng hạn cần lấy điện trở ở Keywords
đánh từ khóa res (hình 3).

Hình 4. Lựa chọn


Hình 3. Cửa sổ Pick Devices và tìm kiếm điện trở Ground cho bản thiết kế

Sử dụng các điểm nối đầu cực ta vào biểu tượng


(Terminal Mode). Tại đây có thể lựa chọn điểm đất
(Ground) (hình 4).

b. Sử dụng các thiết bị đo ảo: Vào biểu tượng có thể


lựa chọn các thiết bị đo ảo.
- Dao động ký (Oscilloscope) được sử dụng để
quan sát dạng sóng 4 kênh A, B, C, D. Hình 5. Các thiết bị đo ảo
Việc điều chỉnh núm V(Vol/div) và núm điều khiển
thời gian tương tự như máy hiện sóng thông thường.

Hình 6. Dao động ký và các núm chức năng


- Các dụng cụ đo áp, dòng 1 chiều: Sử dụng DC Voltmeter và DC ammeter.
- Các dụng cụ đo áp, dòng xoay chiều: Sử dụng AC Voltmeter và AC ammeter.

Hình 7. Dụng cụ đo áp và dòng 1 chiều Hình 8. Dụng cụ đo áp và dòng xoay chiều


c. Đầu dò điện áp và đầu dò dòng điện. Sử dụng dò tín hiệu dòng, áp tại bất kỳ điểm
nào trên sơ đồ mạch. Ngoài ra đó là đầu vào để lấy tín hiệu hiển thị trên biểu đồ dạng

2
sóng. Vào biểu tượng (Probe Mode) ta có đầu dò điện áp (Voltage) và đầu dò
dòng điện (Current).

Hình 9. Đầu dò điện áp và dòng điện Hình 10. Biểu đồ phân tích tín hiệu tương tự
d. Biểu đồ phân tích tín hiệu: Vào biểu tượng (Graph Mode) lấy biểu đồ phân tích
tín hiệu tương tự (Analogue).
Khi sử dụng biểu đồ phân tích dữ liệu chú ý:
+ Chuột phải vào biểu đồ vào Add Traces để lựa chọn điểm cần hiển thị dạng
sóng. Biểu đồ dạng sóng đọc tín hiệu trên các đầu dò.

Hình 11. Thêm các tín hiệu từ các đầu dò dòng điện hoặc điện áp
Thiết lập màu sắc của các thông số hiển thị trên biểu đồ bằng cách vào options-
Set Graph&Trace Colours.

Hình 12. Cấu hình mầu của biểu đồ


Để thuận tiện cho quá trình in ấn ta thay đổi như sau:

Hình 13. Lựa chọn màu sắc cho biểu đồ

3
Chỉnh sửa các đặc tính của biểu đồ bằng cách chuột phải vào biểu đồ, vào Edit
Graph..

Hình 14. Chỉnh sửa đặc tính của biểu đồ Hình 15. Thiết lập lại trục Y
Thời gian bắt đầu (Start time) và thời gian dừng (Stop time) của tín hiệu cần
quan sát. Trong cửa sổ Edit Transient Graph có thể thiết lập lại trục y (SetY-Scales).
Để cho tín hiệu hiển thị trên biểu đồ sau khi thực hiện chỉnh sửa màu sắc, đặc
tính của biểu đồ vào biểu đồ sau đó chuột trái vào Simulate Graph (hình 14) sẽ xuất
hiện biểu đồ của tín hiệu.
B. Một số bài thí nghiệm
Bài 1: Khảo sát định luật kiếchốp 1, 2
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mục đích
- Cung cấp cho SV kiến thức cơ bản về sử dụng phần mềm Proteus.
- Củng cố kiến thức về định luật Kiếc hốp 1, Kiếc hốp 2
2. Yêu cầu:
- Vẽ được mạch
- Kiểm định kết quả thông bằng việc tính toán.
II. Nội dung:
1. Vẽ sơ đồ mạch: Các phần tử cho sơ đồ mạch:
TT Tên linh kiện Keyword Hình ảnh
1. Điện trở res

2. Nguồn 1 chiều Battery

3. Vôn mét một chiều Instruments- DC


voltmeter
4. Ampemét một chiều Instruments- DC
Ammeter
5. Nối đất Teminals Mode- Ground

4
Hình 16. a) Sơ đồ mạch b) Mắc các dụng cụ đo
2. Phân tích, tích toán các kết quả đạt được

Trường hợp 1 Trường hợp 2


Hình 17. Kết quả hiển thị trên các dụng cụ đo
Đọc kết quả:
- Dòng điện qua R1: iR1  0, 68(A) . Điện áp trên R1: uR1  6,82(V)
- Dòng điện qua R2: iR1  0,34(A) . Điện áp trên R2: uR 2  5,11(V)
- Dòng điện qua R3: iR1  0,34(A) . Điện áp trên R3: uR3  5,11(V)
Kiểm nghiệm K1:
Trường hợp 1: iR 2  iR3  iR1  0,34  0,34  0,68(A)
Trường hợp 2: iR 2  iR3  iR1  0,34  0,34  0,68  0(A)
Kết quả kiểm nghiệm đúng so với lý thuyết
Kiểm nghiệm K2
uR1  uR3  u
Ta có: 6,82  5,11  11,93(V)
Kết quả kiểm nghiệm đúng so với lý thuyết
III. Báo cáo thí nghiệm
1. Vẽ sơ đồ mạch
2. Thay đổi thông số mạch

5
3. Tính toán các thông số dòng và áp trên các phần tử
4. Mô phỏng, đọc kết quả, nhận xét, đánh giá.
TT Thông số Kết quả tính Kết quả thực Nhận xét, đánh giá
(R1, R2, R3) toán nghiệm
1.
2.
3.
Bài 2: Khảo sát mạch thuần trở
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mục đích
- Giúp SV hiểu rõ phản ứng của nhánh đối thuần trở đối với kích thích điều hòa
- Giúp Sv hiểu rõ các thông số của dòng, áp xoay chiều
2. Yêu cầu:
- Vẽ được mạch
- Kiểm định được kết quả bằng việc tính toán.
II. Nội dung:
1. Vẽ sơ đồ mạch:
TT Tên linh kiện Keyword Hình ảnh
1. Điện trở res

2. Đầu rò điện áp Teminals Mode- voltage


3. Đầu dò dòng điện Teminals Mode- current

4. Vôn mét xoay chiều Instruments- AC voltmeter

5. Ampemét xoay chiều Instruments- AC Ammeter

6. Nguồn AC Vsin

7. Phân tích tín hiệu Graph Analog

8. Nối đất Teminals Mode- Ground


Đối với nguồn xoay chiều sử dụng nguồn biên độ 5 (v), Tần số 50Hz.

6
Hình 18. Sơ đồ mạch thuần trở
2. Phân tích tích toán các kết quả đạt được
- Kiểm tra kết quả:

Hình 19. Mô phỏng hoạt động của mạch thuần R


+ Điện áp đo được hai đầu điện trở chính là điện áp nguồn ta có:
Um 5
U   3,53(V)
2 2
U 3,53
+ Dòng điện trong mạch: I    0, 71(A)
R 5
Kết quả hiển thị trên đồng hồ đo đúng như tính toán:
Phân tích quan hệ áp dòng trên phần tử

Hình 20. Tín hiệu quan sát trên đầu dò dòng điện (màu đỏ), điện áp (màu xanh)
7
Ta thấy áp và dòng đồng pha với nhau. Biên độ điện áp 5(V), biên độ dòng điện
là I m  0,71. 2  1,00(V) . Hoàn toàn đúng so với lý thuyết.
III. Báo cáo thí nghiệm
1. Vẽ sơ đồ mạch
2. Thay đổi thông số mạch
3. Tính toán các thông số dòng và áp trên các phần tử
4. Mô phỏng, đọc kết quả, nhận xét, đánh giá.
TT Thông số R Kết quả tính Kết quả thực Nhận xét, đánh giá
toán nghiệm
1.
2.
3.
Bài 3: Khảo sát mạch thuần cảm
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mục đích
- Giúp SV hiểu rõ phản ứng của nhánh thuần cảm đối với kích thích điều hòa
2. Yêu cầu:
- Vẽ được mạch
- Kiểm định kết quả thông bằng việc tính toán.
II. Nội dung:
1. Vẽ sơ đồ mạch:
TT Tên linh kiện Keyword Hình ảnh
1. Điện cảm realind
2. Đầu rò điện áp Teminals Mode- voltage
3. Đầu dò dòng điện Teminals Mode- current

4. Vôn mét xoay chiều Instruments- AC voltmeter

5. Ampemét xoay Instruments- AC Ammeter


chiều
6. Nguồn AC Vsin

7. Phân tích tín hiệu Graph Analog

8. Nối đất Teminals Mode- Ground

Đối với nguồn xoay chiều sử dụng nguồn biên độ 5 (v), Tần số 50Hz.

8
Hình 21. Sơ đồ mạch thuần cảm
2. Phân tích tích toán các kết quả đạt được
- Kiểm tra kết quả:

Hình 22. Mô phỏng hoạt động của mạch thuần L


+ Điện áp đo được hai đầu điện trở chính là điện áp nguồn ta có:
Um 5
U   3,53(V)
2 2
+ Cảm kháng của mạch: xL  2. . f .L  2.3,14.50.100.103  31, 4()
U 3,53
+ Dòng điện trong mạch: I    0,11(A)
xL 31, 4
Kết quả hiển thị trên đồng hồ đo đúng như tính toán:
- Phân tích quan hệ áp dòng trên phần tử

9
Hình 23. Quan hệ dòng áp khi quá độ
Khi quá độ cuộn cảm tích lũy năng lượng dòng điện ở nửa dương.

Hình 24. Quan hệ dòng, áp khi xác lập


Khi ở chế độ xác lập ta thấy điện áp (màu xanh) sớm pha hơn dòng điện (màu
0
đỏ) 90 . Khi điện áp cực đại dòng điện bằng 0, khi điện áp về 0 dòng điện đạt giá trị
cực đại. Biên độ điện áp 5(V), biên độ dòng điện là I m  0,11. 2  0,16(A) . Hoàn toàn
đúng so với lý thuyết.
III. Báo cáo thí nghiệm
1. Vẽ sơ đồ mạch
2. Thay đổi thông số mạch
3. Tính toán các thông số dòng và áp trên các phần tử
4. Giải thích hiện tượng quá độ trong mạch thuần trở.
5. Mô phỏng, đọc kết quả, nhận xét, đánh giá.
TT Thông số L Kết quả tính Kết quả thực Nhận xét, đánh giá
toán nghiệm
1.
2.
3.
10
Bài 4: Khảo sát mạch thuần dung
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mục đích
- Giúp SV hiểu rõ phản ứng của nhánh thuần dung đối với kích thích điều hòa
2. Yêu cầu:
- Vẽ được mạch
- Kiểm định kết quả thông bằng việc tính toán.
II. Nội dung:
1. Vẽ sơ đồ mạch:
TT Tên linh kiện Keyword Hình ảnh
1. Điện dung capacitor

2. Đầu rò điện áp Teminals Mode- voltage


3. Đầu dò dòng điện Teminals Mode- current

4. Vôn mét xoay Instruments- AC voltmeter


chiều

5. Ampemét xoay Instruments- AC Ammeter


chiều
6. Nguồn AC Vsin

7. Phân tích tín hiệu Graph Analog

8. Nối đất Teminals Mode- Ground


Đối với nguồn xoay chiều sử dụng nguồn biên độ 5 (v), Tần số 50Hz.

Hình 25. Sơ đồ mạch thuần dung


2. Phân tích tích toán các kết quả đạt được
11
- Kiểm tra kết quả:

Hình 26. Mô phỏng hoạt động của mạch thuần C


+ Điện áp đo được hai đầu điện trở chính là điện áp nguồn ta có:
Um 5
U   3,53(V)
2 2
1 1
+ Dung kháng của mạch: xC    67, 76()
2. . f .C 2.3,14.50.47.106
U 3,53
+ Dòng điện trong mạch: I    0, 05(A)
xc 67, 76
Kết quả hiển thị trên đồng hồ đo đúng như tính toán:
- Phân tích quan hệ áp dòng trên phần tử

Hình 27. Quan hệ dòng, áp khi xác lập


Khi ở chế độ xác lập ta thấy điện áp (màu xanh) chậm pha hơn dòng điện (màu
0
đỏ) 90 . Khi điện áp dòng điện cực đại, điện áp đạt giá trị 0. Biên độ điện áp 5(V), biên
độ dòng điện là I m  0,05. 2  0,07(A) . Hoàn toàn đúng so với lý thuyết.
III. Báo cáo thí nghiệm
1. Vẽ sơ đồ mạch

12
2. Thay đổi thông số mạch
3. Tính toán các thông số dòng và áp trên các phần tử
4. Mô phỏng, đọc kết quả, nhận xét, đánh giá.
TT Thông số C Kết quả tính Kết quả thực Nhận xét, đánh giá
toán nghiệm
1.
2.
3.
Bài 5: Khảo sát mạch RL
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mục đích
- Giúp SV hiểu rõ phản ứng của nhánh RL đối với kích thích điều hòa
2. Yêu cầu:
- Vẽ được mạch
- Kiểm định kết quả thông bằng việc tính toán.
II. Nội dung:
1. Vẽ sơ đồ mạch:
Đối với nguồn xoay chiều sử dụng nguồn biên độ 5 (v), Tần số 50Hz.

Hình 28. Sơ đồ mạch RL


2. Phân tích tích toán các kết quả đạt được
- Kiểm tra kết quả:

13
Hình 29. Mô phỏng hoạt động của mạch thuần RL
+ Điện áp đo được hai đầu điện trở chính là điện áp nguồn ta có:
Um 5
U   3,53(V)
2 2
+ Cảm kháng của mạch: xL  2. . f .L  2.3,14.50.0,11  34,54()
+ Tổng trở của mạch: z  R2  xL 2  52  31,542  34,9()
U 3,53
+ Dòng điện trong mạch: I    0,10(A)
z 34,9
Kết quả hiển thị trên đồng hồ đo đúng như tính toán:
- Phân tích quan hệ áp dòng trên phần tử

Hình 30. Quan hệ dòng áp mạch RL


Điện áp sớm pha hơn dòng điện.
III. Báo cáo thí nghiệm
1. Vẽ sơ đồ mạch
2. Thay đổi thông số mạch
3. Tính toán các thông số dòng và áp trên các phần tử
4. Mô phỏng, đọc kết quả, nhận xét, đánh giá.

14
TT Thông số R, L Kết quả tính Kết quả thực Nhận xét, đánh giá
toán nghiệm
1.
2.
3.
Bài 6: Khảo sát mạch RC
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mục đích
- Giúp SV hiểu rõ phản ứng của nhánh RC đối với kích thích điều hòa
2. Yêu cầu:
- Vẽ được mạch
- Kiểm định kết quả thông bằng việc tính toán.
II. Nội dung:
1. Vẽ sơ đồ mạch:
Đối với nguồn xoay chiều sử dụng nguồn biên độ 5 (v), Tần số 50Hz.

Hình 31. Sơ đồ mạch RC


2. Phân tích tích toán các kết quả đạt được
- Kiểm tra kết quả:

Hình 32. Mô phỏng hoạt động của mạch RC


15
+ Điện áp đo được hai đầu điện trở chính là điện áp nguồn ta có:
Um 5
U   3,53(V)
2 2
1 1
+ Dung kháng của mạch: xC    6,77()
2. . f .C 2.3,14.50.470.106
+ Tổng trở của mạch: z  R2  xc 2  52  6,772  8, 41()
U 3,53
+ Dòng điện trong mạch: I    0, 42(A)
z 8, 41
Kết quả hiển thị trên đồng hồ đo đúng như tính toán:
- Phân tích quan hệ áp dòng trên phần tử

Hình 33. Quan hệ dòng áp mạch RC


Ở thời điểm đầu tiên quan sát biểu đồ quan hệ dòng áp ta thấy điện áp trễ pha
hơn dòng điện.
III. Báo cáo thí nghiệm
1. Vẽ sơ đồ mạch
2. Thay đổi thông số mạch
3. Tính toán các thông số dòng và áp trên các phần tử
4. Mô phỏng, đọc kết quả, nhận xét, đánh giá.
TT Thông số R, C Kết quả tính Kết quả thực Nhận xét, đánh giá
toán nghiệm
1.
2.
3.
Bài 7: Khảo sát mạch RLC
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mục đích
- Giúp SV hiểu rõ phản ứng của nhánh RLC đối với kích thích điều hòa

16
2. Yêu cầu:
- Vẽ được mạch
- Kiểm định kết quả thông bằng việc tính toán.
II. Nội dung:
1. Vẽ sơ đồ mạch:
Đối với nguồn xoay chiều sử dụng nguồn biên độ 5 (v), Tần số 50Hz. Ngoài
linh kiện sử dụng ở các bài thí nghiệm trước sử dụng thêm đặt nhãn tại các đầu
đường dây tương ứng 1,2,3,4.

Hình 34. Sơ đồ mạch RLC


2. Phân tích tích toán các kết quả đạt được

Hình 35. Mô phỏng hoạt động của mạch RLC

Hình 36. Dao động ký và công cụ phân tích tín hiệu


- Kiểm nghiệm kết quả đo được

17
+ Điện áp đo được hai đầu điện trở chính là điện áp nguồn ta có:
Um 5
U   3,53(V)
2 2
+ Cảm kháng của mạch: xL  2. . f .L  2.3,14.50.100.103  31, 4()
1 1
+ Dung kháng của mạch: xC    6,77()
2. . f .C 2.3,14.50.470.106
+ Tổng trở của mạch: z  R2  ( xL  xc )2  42  (31, 4  6,77)2  24,95()
U 3,53
+ Dòng điện trong mạch: I    0,14(A)
z 24,95
- Kiểm nghiệm quan hệ dòng áp trong mạch

Hình 33. Quan hệ dòng áp mạch RLC


Điện áp sớm pha hơn dòng điện
- Kiểm nghiệm quan hệ áp trên R và áp trên L. Sử dụng kênh 1 đo điện áp từ 1
với đất. Kênh B, C đo điện áp từ 2 với đất. Kênh D đo điện áp từ 3 với đất. uR=Kênh
A-Kênh B; uL=Kênh C- Kênh D. Sử dụng đặc tính Invert để đảo tín hiệu của một
kênh. Ta thấy uL sớm pha hơn uR.

Hình 34.Quan hệ uR và uL
18
- Kiểm nghiệm quan hệ áp trên R và áp trên C. Sử dụng kênh 1 đo điện áp từ 1
với đất. Kênh B đo điện áp từ 2 với đất. Kênh C đo điện áp từ 3 với đất. Kênh D đo
điện áp từ 4 so với đất. uR=Kênh A-Kênh B; uC=Kênh C- Kênh D. Sử dụng đặc tính
Invert để đảo tín hiệu của một kênh. Ta thấy uL sớm pha hơn uR.

Hình 35.Quan hệ uR và uC
Tín hiệu uC trễ pha hơn uR.
III. Báo cáo thí nghiệm
1. Vẽ sơ đồ mạch
2. Thay đổi thông số mạch
3. Tính toán các thông số dòng và áp trên các phần tử
4. Mô phỏng, đọc kết quả, nhận xét, đánh giá.
TT Thông số R, L, C Kết quả tính Kết quả thực Nhận xét, đánh giá
toán nghiệm
1.
2.
3.
C. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM, KẾT LUẬN
Ưu điểm:
- Giao diện thiết kế mạch của phần mềm
Proteus thân thiện với người dùng. SV có thể lựa
chọn các linh kiện bằng chế độ tìm kiếm thông
qua từ khóa (keywords). Khi tìm kiếm ngoài tên Hình 36. Chỉnh sửa thuộc tính
linh kiện còn xuất hiện hình ảnh tương ứng
nên rất dễ lựa chọn.
- Số lượng các linh kiện đa dạng, có
thể thay đổi tham số một cách đơn giản bằng
cách chuột trái vào linh kiện đó và chỉnh sửa
thông qua cửa sổ Edit Component.
- Sử dụng các dụng cụ đo rất đơn giản.
Kết quả hiện thị trực quan dễ đọc. Thời gian Hình 37. Một số chức năng cơ bản
hiển thị kết quả nhanh.
19
- Đấu nối mạch nhanh, gọn. Có thể sử dụng các chức năng như xoay, lấy đối
xứng, copy…nhanh.
- Phần mềm phát huy hiệu quả trong trường hợp sử dụng nguồn 1 chiều hoặc
mạch sử dụng nguồn xoay chiều biên độ nhỏ. Chính vì vậy trong các mạch khảo sát ở
trên sử dụng nguồn xoay chiều có Um=5(V), tần số f=50(Hz).
Nhược điểm:
- Không thực hiện khảo sát được mạch phức tạp (dạng mạch 3 nhánh như hình
38), do các đầu dò không xác định được tín hiệu dò xo với điểm nào trên mạch.

Hình 38. Mạch 3 nhánh và thông báo lỗi trên đầu dò dòng điện; Mạch hoạt động bình
thường khi không có đầu dò dòng điện
- Có thể quan sát được tính hiệu dòng và áp trong mạch và đánh giá được quan
hệ về góc pha giữa chúng. Tuy nhiên không thực hiện được phép đo góc lệch pha giữa
hai đại lượng trên.
Kết luận:
Sử dụng Proteus thực sự có hiệu quả trong việc kiểm nghiệm định luật cơ bản
của mạch điện cũng như khảo sát phản ứng của các nhánh R, L, C, RCL nối tiếp. Có
thể tiếp tục xây dựng bài thí nghiệm về tính toán sơ đồ tương đương của mạch điện.

20

You might also like