You are on page 1of 9

Câu hỏi Nội dung câu hỏi - trả lời

1 Trình bày khái niệm, cách phân loại và ứng dụng của cảm biến tiệm cận.
2 Trình bày khái niệm, phân loại và ứng dụng của cảm biến quang.
3 Trình bày khái niệm, phân loại của cảm biến nhiệt độ.
4 Trình bày khái niệm và ứng dụng cơ bản của cảm biến áp suất.
5 Trình bày khái niệm, ứng dụng của cảm biến siêu âm.
6 Phân tích cấu tạo, nguyên lý hoạch động của cảm biến quang.
Vì sao nên chuyển tín hiệu đầu ra của cảm biến nhiệt độ là 4 – 20 mA? Hãy vẽ sơ đồ đấu nối của cảm biến nhiệt độ hai
7
dây và ba dây với bộ chuyển đổi (temperature transmitter).
8 Phân tích cấu tạo, nguyên lý hoạt động của cảm biến siêu âm
9 Phân tích nguyên lý hoạt động của can nhiệt và cách phân biệt của cảm biến nhiệt độ PT100 với can nhiệt
10 Phân tích cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng cơ bản của cảm biến áp suất.
11 Cho cảm biến quang có sơ đồ như hình vẽ, bóng đèn 220AC 100W và các thiết bị cần thiết khác. Yêu cầu:
a. Vẽ sơ đồ đấu nối sử dụng cảm biến đã cho để khi cảm biến tác động bóng đèn sáng. Cảm biến không tác động bóng đèn
tối.
b. Phân tích nguyên lý hoạt động sơ đồ của ý a
Hình vẽ Sơ đồ cảm biến quang
Sơ đồ:

- Xác định và vẽ được các nguồn nuôi


- Kết nối được cảm biến với nguồn nuôi
- Đấu nối cảm biến với relay trung gian (xác định cần thêm relay trung gian)
- Đấu nối relay trung gian với tải và hoàn thiện hệ thống.
* Nguyên lý hoạt động:
TH1:
- Khi chưa có vật cản (cảm biến chưa tác động), đầu ra của cảm biến (dây đen) không cấp tín hiệu cho relay trung gian (tín hiệu
dương của nguồn 24 VDC).
- Khi đó, relay trung gian chưa được cấp nguồn dương vào chân 13. Do đó, tiếp điểm thường hở của relay trung gian duy trì ở
trạng thái thường hở (tiếp điểm 5 – 9). Vì vây, nguồn cấp cho bóng đèn hở mạch ở tiếp điểm (5 -9) và bóng đèn không sáng.
TH2:
- Khi có vật cản (cảm biến tác động), đầu ra của cảm biến (dây đen) cấp tín hiệu cho relay trung gian (tín hiệu dương của nguồn
24 VDC).
- Khi đó, relay trung gian được cấp nguồn dương vào chân 13. Do đó, tiếp điểm thường hở của relay trung gian sẽ chuyển sang ở
trạng thái đóng (tiếp điểm 5 – 9). Vì vây, nguồn cấp cho bóng đèn được khép mạch (5 -9) và bóng đèn không sáng.
12 Cho cảm biến quang có sơ đồ như hình vẽ, bóng đèn 220AC 100W và các thiết bị cần thiết khác. Yêu cầu:
a. Vẽ sơ đồ đấu nối sử dụng cảm biến đã cho để khi cảm biến tác động bóng đèn sáng. Cảm biến không tác động bóng đèn
tối.
b. Phân tích nguyên lý hoạt động sơ đồ của ý a

Hình vẽ Sơ đồ cảm biến quang


* Bản vẽ:

- Xác định và vẽ được nguồn nuôi


- Kết nối được cảm biến với nguồn nuôi
- Đấu nối cảm biến với relay trung gian (xác định cần thêm relay trung gian)
- Đấu nối relay trung gian với tải và hoàn thiện hệ thống.
* Nguyên lý hoạt động:
TH1:
- Khi chưa có vật cản (cảm biến chưa tác động), đầu ra của cảm biến (dây đen) không cấp tín hiệu cho relay trung gian (tín hiệu
âm của nguồn 24 VDC).
- Khi đó, relay trung gian chưa được cấp nguồn âm vào chân 13. Do đó, tiếp điểm thường hở của relay trung gian duy trì ở trạng
thái thường hở (tiếp điểm 5 – 9). Vì vây, nguồn cấp cho bóng đèn hở mạch ở tiếp điểm (5 -9) và bóng đèn không sáng.
TH2:
- Khi có vật cản (cảm biến tác động), đầu ra của cảm biến (dây đen) cấp tín hiệu cho relay trung gian (tín hiệu âm của nguồn 24
VDC).
- Khi đó, relay trung gian được cấp nguồn âm vào chân 13. Do đó, tiếp điểm thường hở của relay trung gian sẽ chuyển sang ở
trạng thái thường đóng (tiếp điểm 5 – 9). Vì vây, nguồn cấp cho bóng đèn được khép mạch (5 -9) và bóng đèn không sáng.
13 Cho cảm biến quang có sơ đồ như hình vẽ, bóng đèn 220AC 100W và các thiết bị cần thiết khác. Yêu cầu:
a. Vẽ sơ đồ đấu nối sử dụng cảm biến đã cho để khi cảm biến tác động bóng đèn sáng. Cảm biến không tác động bóng đèn
tối.
b. Phân tích nguyên lý hoạt động sơ đồ của ý a

Hình vẽ Sơ đồ cảm biến quang


Hình vẽ:
- Xác định và vẽ được nguồn nuôi
- Kết nối được cảm biến với nguồn nuôi
- Đấu nối cảm biến với tải (bóng điện)
- Đấu nối và hoàn thiện hệ thống
* Nguyên lý hoạt động:
- Đối với cảm biến này, đầu ra của cảm biến là 3 tiếp điểm tạo thành 2 cấp tiếp điểm thường đóng và thường hở. Khi cảm biến tác
động thì cặp tiếp điểm thường đóng chuyển thường hở và ngược lại.
TH1: Khi cảm biến chưa tác động
- Khi cảm biến chưa tác động, từ sơ đồ thấy rằng bóng đèn đã được nối cố định vào một dây, dây còn lại được nối với cặp tiếp
điểm thường hở của của cảm biến. Do đó, bóng đèn sẽ bị hở mạch và không sáng.
TH2: Khi cảm biến tác động
- Khi cảm biến tác động (có vật cản), khi đó nguồn điện sẽ đi từ một dây nối với cặp tiếp điểm thường hở đã được đóng lại của
cảm biến đi và đi tới một cực của bóng đèn, cực còn lại đã được nối cố định từ trước. Do đó, Bóng đèn lúc này sẽ sáng.
Cho bộ điều khiển nhiệt độ có sơ đồ chân như hình vẽ. Yêu cầu:
a. Giải thích chức năng các chân của bộ điều khiển và cách đấu nối với cảm biến nhiệt độ PT100 ba chân, 4 – 20 mA, 0 –
14
10 VDC.
b. Hay cho biết các nhóm lệnh cần cài đặt của bộ điều khiển nhiệt độ.
Hình vẽ Sơ đồ cảm biến quang
a. Giải thích sơ đồ chân và cách đầu nối:
- Chân 5-6 cấp nguồn, bộ điều khiển dùng nguồn xoay chiều trong phạm vi 100 – 240 VAC.
- Chân 3 – 4 và 13 – 14 là hai cặp tiếp điểm đầu ra của bộ điều khiển (cặp tiếp điểm này đóng hay mở là phụ thuộc vào chế độ
điều khiển).
- Chân 7 -8 -9 tạo thành 2 cặp tiếp điểm đầu ra cảnh báo; Chân 10, 11, 12 chân đọc tín hiệu cảm biến
- Đấu nối:
+ PT1000 3 dây sẽ nối vào chân 10, 11, 12 tương ứng như sơ đồ; Cảm biến xuất tín hiệu tương tự từ 0-10 VDC chân 0 VDC nối
với chân 12, chân dương nối với chân 11; Cảm biến xuất tín hiệu tương tự từ 4-20mA chân 0 nối với chân 12, chân dương nối với
chân 10.
B. Các nhóm lệnh chính khi cài đặt bộ điều khiển nhiệt độ
- Nhóm 1. Lựa chọn ngõ vào của bộ điều khiển nhiệt (đâu ra của cản biến)
- Nhóm 2. Chọn chế độ điều khiển

- Nhóm 3. Cài đặt ngõ ra: chế độ hoạt động của ngõ ra, kiểu ngõ ra...
- Nhóm 4. Cài đặt cảnh báo Alarm: Chế độ hoạt động của Al, cách thức hoạt động của AL
- Nhóm 5. Cài đặt out chính và AL
15 Cho cảm biến quang, PLC S7 200 có sơ đồ như hình vẽ, bóng đèn 220AC 10W và các thiết bị cần thiết khác. Yêu cầu:
a. Vẽ sơ đồ đấu nối khi sử dụng ba cảm biến quang là đầu vào tương ứng với khởi động, dừng, đếm (cảm biến tác động là
có đầu vào).
b. Giả sử chương trình PLC đã có (chương trình là đêm được 10 sản phẩm đầu ra Q0.0 có điện và đèn sáng). Phân tích
đường đi của tín hiệu vào ra.

Hình vẽ Sơ đồ cảm biến quang và PLC


* Sơ đồ:
- Vẽ được đấu nối cảm biến với PLC để cấp tín hiệu khởi động

- Vẽ được đấu nối cảm biến với PLC để cấp tín hiệu dừng

- Vẽ được đấu nối cảm biến với PLC để cấp tín hiệu đầu vào là tín hiệu đếm

- Vẽ được đấu nối tải (bóng đèn) với nguồn và tín hiệu đầu ra của PLC

* Nguyên lý hoạt động:


- Khi cảm biến khởi động được tác động tương ứng với việc khởi động chương trình.
- Khi cảm biến dừng được tác động tương ứng với việc chương trình được dừng ngay lập tức và không có tín hiệu đầu ra.

- Khi chương trình đã hoạt động, cảm biến đếm được tác động tương ứng với đếm được một sản phẩm. Khi chưa đếm đủ 10 sản
phẩm tương ứng với chưa có đầu ra Q0.0 và tiếp điểm 1L và Q0.0 hở mạch, tương ứng bóng đèn hở mạch và chưa sáng.
Khi đếm đủ 10 sản phẩm tương ứng với có đầu ra Q0.0 và tiếp điểm 1L và Q0.0 thông mạch, tương ứng bóng đèn thông mạch,
được cấp nguồn và đèn sáng.

You might also like