You are on page 1of 22

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI VÀ CÁC GIỚI HẠN

THỰC HIỆN

1. Tổng quan đề tài:


- Đề tài bài tập lớn là thiết kế mạch đồng hồ hiển thị led 7 thanh
- Giải thích nguyên lý cơ bản của đồng hồ:
Đồng hồ là thiết bị để biểu thị thời gian trong 1 ngày. Thời gian thực sẽ có 3 mốc thời
gian cơ bản: giờ, phút và giây. Đồng hồ sẽ chạy liên tục mỗi giây theo quy tắc: 60
giây(reset giây) -> +1 phút; 60 phút(reset phút) -> +1 giờ; 24 giờ -> 1 ngày (reset).

Hình 1 Ví dụ thực tế đồng hồ

- Đồng hồ trên mạch điện tử:


Tương tự như đồng hồ thực, nhưng ở đây ta sẽ biểu thị chi tiết các thông số về giờ,
phút và giây thông qua hệ thống đèn led 7 thanh. Đồng hồ sẽ tự chạy nhờ bộ tạo
xung , thời gian mỗi xung ứng với 1s. Ngoài ra, đồng hồ còn có bộ nút bấm để cài
đặt thời gian tùy ý.
Hình 2: Ví dụ đồng hồ hiển thị qua led

2. Các giới hạn khi thực hiện :


-Mạch chỉ hiển thị giờ, phút, giây trên 6 LED 7 đoạn.
-Mỗi led 7 đoạn có kích thước: rộng 8.1 mm dài 14 mm
-Mạch dùng nguồn 5VDC để cung cấp cho toàn mạch
-Vì mạch điều khiển bằng các IC số chỉ có hai nút nhấn Chỉnh giờ và phút tăng lên
theo yêu cầu (chưa thể giảm mà chỉ có thể tăng dần)

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ MẠCH


2.1 Giới thiệu
Đồng hồ là thiết bị gồm nhiều bộ phận kết nối với nhau, khi hoạt động tạo nên những
tính năng cần thiết như hiển thị giờ phút giây cho người sử dụng xem, chỉnh giờ và phút
tương ứng với mỗi giờ. Ngày nay có nhiều loại đồng hồ với độ chính xác cao và ít bị hư
hại, vì đó mạch điện tích hợp bởi nhiều IC kết nối chắc chắn với nhau. Để tạo được một
mạch đồng hồ kỹ thuật số ta cần phải ghép các nối các khối mạch điện với những chức
năng khác nhau như: khối tạo xung, khối đế cuối tập khối giải mã,...
2.2 Thiết kế sơ đồ khối
Với các yêu cầu đặt ra ở phần đầu, đồng hồ kỹ thuật số gồm có các khối như sau:
Hình 2-1: sơ đồ khối mạch đồng hồ hiển thị bằng 6 led 7 đoạn
Chức năng và nhiệm vụ từng khối khối:
-Khối tạo xung clock chính xác 1s: có chức năng tạo xung đúng bằng 1 giây.
-Khối đếm: có chức năng đếm xung.
-Khối giải mã: có chức năng giải mã số xung đếm được từ khối đếm sang mã 7
đoạn.
-Khối hiển thị: có chức năng hiển thị kết quả đếm sang dạng số thập phân.
-khối so sánh: có chứa chức năng so sánh giá trị đếm với giá trị cài đặt để reset lại
mạch đếm.
-Khối cài đặt giờ bằng nút nhấn: có chức năng cài đặt thời gian do người sử dụng
muốn.
-Khối nguồn: cung cấp nguồn nuôi cho toàn bộ hệ thống để hệ thống hoạt động
được.
2.3 Thiết kế sơ đồ nguyên lý.
2.3.1. Khối tạo xung clock chính xác 1s:
Khối tạo xung chính xác 1s có chức năng tạo xung 1hz cung cấp cho các khối
tiếp theo xử lý.
Đối với mạch tạo xung ta có thể dùng IC 555 hoặc thành anh dao động mà đối với
mạch đồng hồ ta cần tạo xung 1hz có độ chính xác cao.
Trong mạch này em sử dụng IC555 làm mạch tạo xung vì mạch này có sẵn,
giá rẻ, điều chỉnh dễ dàng.
2.3.1.1 Sơ lược về IC 555:
- IC 555 là một vi mạch dùng để tạo thời gian trễ (Time Delays) và tạo xung
(Oscillation) với mức độ ổn định và tỷ lệ chính xác cao.
- Cấu tạo của 1 IC NE555 gồm có một bộ OP – AMP dùng để so sánh điện áp, 1
mạch lật và transistor giúp xả điện. Cấu tạo bên trong gồm có 3 điện trở được mắc
nối tiếp để có thể chia điện áp nguồn (Vcc) thành 3 phần giúp tạo nên một điện áp
chuẩn.
- Thông số chuẩn của IC 555 sẽ được liệt kê như sau:
 Với nguồn điện áp đầu vào nằm trong dải từ 2 – 18V;
 Dòng điện tiêu thụ: 6 – 15mA;
 Công suất tiêu thụ lớn nhất (Pmax): 600mW;
 Điện áp logic đầu ra ở mức cao (mức 1): 0.5 – 15V;
 Điện áp logic đầu ra ở mức thấp (mức 0): 0.03 – 0.06V;
- Chức năng hoạt động của IC 555:
Trong một số trường hợp khi điện áp mức ngưỡng (Threshold) và điện áp kích
(Trigger) lần lượt là ⅔ và ⅓ so với điện áp nguồn Vcc. Với các mức độ điện áp này
thì có thể sẽ bị thay đổi bằng chân điều khiển áp (CONT).
Khi điện áp ở chân số 2 (TRIG) ở dưới mức kích thì mạch Flip – Flop sẽ ở trạng
thái Set (mức 1) làm cho gõ ra (OUT) ở mức cao (mức 1). Khi điện áp ở chân
TRIG của IC 555 ở trên mức kích và đồng thời chân ngưỡng (THRES – chân 6) ở
trên mức ngưỡng thì tự động mạch Flip – Flop sẽ bị reset về mức 0 và từ đó sẽ làm
cho đầu ra output xuống mức 0.
Ngoài ra, khi chân RESET (chân 4) xuống mức thấp thì mạch Flip – Flop cũng sẽ
bị reset khiến cho đầu ra (OUT) xuống mức 0. Khi đầu ra ở mức 0 thì lúc này
DISCH (chân 7) sẽ được nối với GND.
- Chức năng hoạt động của từng chân:
 Chân 1 (GND): Chân nối GND để giúp cung cấp dòng cho IC hay còn được gọi là
mass chung.
 Chân số 2 (TRIGGER): Được biết đến là chân đầu vào thấp hơn so với điện áp so
sánh và được sử dụng giống như 1 chân chốt của một tần số áp. Mạch so sánh ở
đây được sử dụng là các Transistor PNP với điện áp chuẩn là ⅔ Vcc.
 Chân số 3 (OUTPUT): Đây là chân được lấy tín hiệu logic đầu ra. Trạng thái tín
hiệu ở chân số 3 này được xác định ở mức thấp (mức 0) và mức cao (mức 1).
 Chân số 4 (RESET): Dùng để lập định trạng thái đầu ra của IC 555. Khi chân 4
được nối với Mass thì OUTPUT sẽ ở mức 0. Còn khi chân 4 ở mức cao thì trạng
thái đầu ra sẽ phụ thuộc theo mức áp trên chân số 2 và chân số 6. Trong trường
hợp, muốn tạo dao động thường chân này sẽ được nối trực tiếp với nguồn Vcc.
 Chân số 5 (CONTROL VOLTAGE): Chân này được sử dụng để làm thay đổi mức
điện áp chuẩn trong IC 555 theo các mức biến áp ngoài hay dùng ở các điện trở
ngoài nối với chân số 1 GND.
 Chân số 6 (THRESHOLD): Là một trong những chân đầu vào để so sánh điện áp
và cũng được dùng như một chân chốt.
 Chân số 7 (DISCHAGER): Đây được coi như một khóa điện tử và chịu tác động
điều khiển từ tầng logic của chân 3. Khi đầu ra là chân OUTPUT ở mức 0 thì khóa
này sẽ được đóng và ngược lại. Chân số 7 có nhiệm vụ tự nạp và xả điện cho mạch
R-C.
 Chân số 8 (Vcc): Đây chính là nguồn cấp cho IC 555 hoạt động. Chân 8 có thể
được cung cấp với mức điện áp dao động từ 2 – 18V.
- Nguyên lý hoạt động:
Ở trên mạch H đang ở mức 1
và gần bằng Vcc; L là mức
0. Sử dụng FF – RS.

Khi S = [1] thì Q = [1] và =


Q- = [ 0].
Sau đó, khi S = [0] thì Q =
[1] và =Q- = [0].
Khi R = [1] thì = [1] và Q =
[0].
Khi S = [1] thì Q = [1] và khi
R = [1] thì Q = [0] bởi vì Q-= [1], lúc này Transistor sẽ mở dẫn, cực C sẽ được nối
đất. Cho nên điện áp không nạp vào tụ C, điện áp ở chân 6 không vượt quá ngưỡng
V2. Do lối ra của OP – AMP 2 lúc này đang ở mức 0, FF sẽ không được reset.
Khi mới đóng mạch, tụ C nạp qua Ra, Rb, với thời gian bằng (Ra+Rb)C.

Tụ C nạp điện áp từ 0V -> ⅓ Vcc:


 Lúc này V+1(V+ OA1) > V-1. Do đó OA1 (ngõ ra của OA1) có mức logic 1(H).
 V+2 < V-2 (V-2 = ⅔ Vcc) . Do đó OA2 = 0(L).
 R = 0, S = 1 –> Q = 1 /Q (Q đảo) = 0.
 Q = 1 –> Ngõ ra = 1.
 /Q = 0 –> Transistor hồi tiếp lúc này không dẫn.
(OA viết tắt: OP – AMP)

Tụ C tiếp tụ nạp từ điện áp ⅓ Vcc -> ⅔ Vcc:

 Lúc này, V+1 < V-1. Do đó OA1 = 0.


 V+2 < V-2. Do đó OA2 = 0.
 R = 0, S = 0 –> Q, /Q sẽ giữ trạng thái trước đó (Q=1, /Q=0).
 Transistor lúc này vẫn không dẫn.
Tụ C nạp qua ngưỡng ⅔ Vcc:
 Lúc này, V+1 < V-1. Do đó OA1 = 0.

 V+2 > V-2. Do đó OA2 = 1.


 R = 1, S = 0 –> Q=0, /Q = 1.
 /Q = 1 –> Transistor dẫn, điện áp trên chân 7 xuống 0V !
 Tụ C xả qua Rb. Với thời hằng Rb.C.
 Điện áp trên tụ C giảm xuống do do lúc này tụ C đang trong quá trình xả, làm cho
điện áp tụ C nhảy xuống dưới ⅔ Vcc.
Tụ C tiếp tục xả từ điện áp ⅔ Vcc – ⅓ Vcc
 Lúc này, V+1 < V-1. Do đó OA1 = 0.

 V+2 < V-2. Do đó OA2 = 0.


 R = 0, S = 0 –> Q, /Q sẽ giữ trạng thái trước đó (Q=0, /Q=1).
 Transistor vẫn đang dẫn.
Tụ C xả qua ngưỡng ⅓ Vcc:
 Lúc này V+1 > V-1. Do đó OA1 = 1.

 V+2 < V-2 (V-2 = ⅔ Vcc) . Do đó OA2 = 0.


 R = 0, S = 1 –> Q = 1, /Q (Q đảo) = 0.
 Q = 1 –> Ngõ ra = 1.
 /Q = 0 –> Transistor không dẫn -> chân 7 ở mức thấp và tụ C lại được nạp điện với
điện áp ban đầu là ⅓ Vcc.
2.3.2. Khối đếm.
Các mạch đếm thường sử dụng các IC đếm BCD như 74LS90, 74LS191,
4518,.. mà trong đó IC4518 là lựa chọn của em nên ta chọn sử dụng IC 4518
2.3.2.1. Giới thiệu về IC4518

- CD4518 là IC đếm lên BCD kép bao gồm hai bộ đếm 4 tầng giống nhau, đồng bộ
bên trong. Các tần của bộ đếm là loại flip flop kiểu D có các dòng CLK và EN có
thể hoán đổi cho nhau để tăng dần trên chuyển tiếp về dương hoặc chuyển tiếp về
âm. IC cũng cung cấp nhiều tính năng như khả năng chống nhiễu cao và tản nhiệt
thấp.

-IC có gói 16 chân được niêm phong kín và có thể giao tiếp trực tiếp với mọi thiết
bị TTL, CMOS & NMOS. Bộ đếm có thể được xếp tầng ở chế độ ripple bằng cách
kết nối Q4 với đầu vào enable của bộ đếm tiếp theo trong khi đầu vào đồng hồ của
bộ đếm sau được giữ ở mức thấp.
Số
Tên chân Mô tả
chân
Chân clock của bộ đếm
1 CLOCK A
A
ENABLE Chân enable của bộ đếm
2
A A
Chân đầu ra 1 của bộ
3 Q1A
đếm A
Chân đầu ra 2 của bộ
4 Q2A
đếm A
Chân đầu ra 3 của bộ
5 Q3A
đếm A
Chân đầu ra 4 của bộ
6 Q4A
đếm A
Chân reset của bộ đếm
7 RESET A
A
8 VSS Nguồn source
Chân enable của bộ đếm
9 ENABLE B
B
Chân clock của bộ đếm
10 CLOCK B
B
Chân đầu ra 1 của bộ
11 Q1B
đếm B
Chân đầu ra 2 của bộ
12 Q2B
đếm B
Chân đầu ra 3 của bộ
13 Q3B
đếm B
Chân đầu ra 4 của bộ
14 Q4B
đếm B
Chân reset của bộ đếm
15 RESET B
B
16 VDD Nguồn drain
Hình 2.3.2.1.1: Sơ đồ IC4518

Sơ đồ IC 4518

Hình 2.3.2.1.1: Sơ đồ IC 4518


Nguyên lý hoạt động
Hình 2.3.2.1.2: Nguyên lý hoạt động IC 4518 và IC4520
Hình trên đây mô tả cấu trúc bên trong của 4518 gồm 2 nhóm chia 10 và mỗi nhóm
chia 10 được tạo bởi 4 Trigger D (loại J-K) để có thể chia 2 cho mỗi Trigger và mạ
ch Modul 10 để hạn chế giới hạn chia của 4518 trong khoảng từ 0 đến 9 tương
đương với 0000 – 1001 thì sẽ bị Reset về 0.
Hình bên đây mô tả các trạng thái các Ngõ ra của 4520 và 4518 phụ thuộc và
giá trị Chuỗi Xung Clock được đưa vào IC:
Xung Clock tác động liên tục với điều kiện Chân Enable = 1 và Reset = 0 thì
kết quả rat hay đổi tuần tự theo số Xung Clock tác động vào. Nếu Xung Reset = 1
thì IC sẽ bị xóa đồng loạt về 0.
Chú ý: IC 4518 và 4520 chỉ khác nhau ở chỗ là IC 4518 có thêm mạch
Modul để khống chế giới hạn có thể đếm được của 4518 không vượt quá 10 khi
vượt quá 10 thì lập tức mạch đếm sẽ được xóa về 0.
Tất cả các Chân Reset R 1 ÷ R4 của các Trigger trong các IC 4520 và 4518
đều đồng loạt được đấu chung với Reset ngoài của IC để khi Reset = 1 thì tất cả
các Trigger đều đồng loạt bị xóa về 0.

Đối với IC 4518 thì hạn mức cao nhất của khoảng đếm của nó là 0 đến 9 tức là các
Bit Ngõ ra của nó thay đổi trong khoảng 0000 đến 1001 cho nên để kiểm soát được
giá trị tối đa của tầng đếm trước thì chỉ cần sử dụng mạch NAND có 2 Ngõ vào là
có thể điều khiển được tầng đếm tiếp theo như mạch nói trên (trong lúc vì 4520 có
giới hạn tối đa của các Bit Ngõ ra là 1111 nên cần phải sử dụng mạch NAND 4
Ngõ vào để kiểm soát giới hạn của các tầng đếm trước).
Như vậy, Mạch đếm Đồng bộ đối với 4518 đơn giản hơn so với 4520.
2.3.2.2. IC 555 làm việc trong mạch thật
Sau khi nhận có xung nhận được từ IC555, sẽ có tín hiệu đi qua chân CLK
của IC đếm 4518, đưa đầu ra mã BCD tương ứng
Ta sử dụng 6 con IC đếm dành cho 6 LED, sử dụng từng con IC đúng với
nguyên tắc giờ-phút-giây.(Ví dụ: vì hàng chục của led đơn vị giây/phút chỉ chạy
đến số 6 nên chân Q3 có thể để hở/không nối)

Hình minh họa

2.3.3 Khối cài đặt giờ bằng nút nhấn:


Để cài đặt giờ bằng nút nhấn ta có thể sủ dụng các cổng logic để chỉnh cài đặt
giờ như mong muốn. Trong dó ta có thể sử dụng các cổng and, or, ex-or, ex-nor.
Tùy vào bảng trạng thái mà ta sẽ chọn cổng logic.
Trong mạch đồng hồ này, ta sẽ sử dụng các cổng AND (IC7408) để cài đặt giờ,
phút, giây như yêu cầu.
2.3.3.1 Sơ lược về IC 7408
- IC 7408 (IC 74LS08) được biết đến là một vi mạch tích hợp với 4 cổng AND hai
đầu vào 8 bit. 7408 là dòng IC thuộc họ IC 74XXYY. Cổng AND là một mạch tín
hiệu được sử dụng để có thể chuyển đổi các trạng thái logic. Trong cổng AND sẽ
có 2 dạng tín hiệu logic được sử dụng.
- Thông số kỹ thuật IC 7408:
 Dải điện áp hoạt động 4,75 – 5,25V. Điện áp được khuyến nghị cho IC là 5V
nhưng có thể lên tối đa là 7V.
 IC cho phép dòng điện lớn 8mA ở đầu ra.
 Thời gian tăng giảm điển hình: 18ns.
 Nhiệt độ hoạt động: 0 ° C đến 70 ° C
 Nhiệt độ bảo quản: -65 ° C đến 150 ° C
 Tiêu thụ ít điện năng.

Sơ đồ chân IC 7408
- Cách sử dụng 7408 (74LS08):
Để hiểu hơn về IC 7480, chúng ta cần bắt buộc phải hiểu được nguyên lý hoạt động của
một cổng AND. Dưới đây là bảng sự thật và sơ đồ của 1 cổng AND.
- Về chi tiết các chân của IC 7408:

CHÂN MÔ TẢ CHI TIẾT

Chân 1 là chân đầu vào đầu tiên cho cổng AND đầu
A1 Chân 1 tiên trong IC 74LS08.

Chân 2 là chân đầu vào thứ hai cho cổng AND đầu
B1 Chân 2 tiên trong IC 74LS08.

Y1 Chân 3 Đầu ra của cổng AND đầu tiên

Chân 4 là chân đầu vào đầu tiên của cổng AND thứ
A2 Chân 4 hai trong IC 74LS08.

Chân 5 là đầu vào thứ hai của cổng AND thứ hai
B2 Chân 5 trong IC 74LS08.

Y2 Chân 6 Chân là đầu ra của cổng AND thứ hai.

GND Chân 7 Chân 7 là chân nối đất.

Y3 Chân 8 Chân 8 là đầu ra của cổng AND thứ ba

Chân 9 là đầu vào đầu tiên cho cổng AND thứ ba của
A3 Chân 9 vi mạch.

Chân
B3 10 Chân 10 là đầu vào thứ hai cho cổng AND thứ ba.

Chân
Y4 11 Chân 11 là đầu ra của cổng AND thứ tư.

Chân Chân 12 là chân đầu vào đầu tiên của cổng AND thứ
A4 12 tư.

Chân Chân 13 là chân đầu vào thứ hai của cổng AND thứ
B4 13 tư.

Chân
VCC 14 Chân cấp nguồn.

2.3.3.2. Làm việc thực tế


- Mỗi lần nhấn  tạo 1 xung tín hiệu mạch  tăng 1 đơn vị trên led. Do vậy ta sẽ
có thể chỉnh giờ/phút tăng lên hoặc phải nhân cho mạch reset lại để chọn giờ/phút
thích hợp
Hình minh hoa

2.3.4. Khối giải mã:


Mạch giải mã là mạch có chức năng đưa tín hiệu ra các đèn để hiển thị kết quả ở
dạng chữ số. Do có nhiều loại đèn hiển thị và có nhiều loại mã số khác nhau nên có
nhiều mạch giải mã khác nhau. Mạch giải mã thường sử dụng các loại IC giải mã
BCD như: 74LS247, 74LS47, 4511,.. trong đó ta sử dụng IC 4511 vì giá thành thấp
và thực hiện điều khiển dễ dàng.
2.3.4.1. Giới thiệu về IC4511.

IC CD4511 là một vi mạch tích hợp, gồm một tập hợp các mạch điện tử bán dẫn và linh
kiện điện tử thụ động được kết nối với nhau, để thực hiện một chức năng cụ thể. Nó là
một linh kiện phức hợp được thiết kế để giải mã từ mã nhị phân logic (dạng 0,1) sang mã
của LED 7 đoạn để điều khiển đèn LED 7 đoạn hiển thị các số hoặc ký tự.

-Thông số kỹ thuật và đặc trưng của CD4511

Số chân: 16

Điện áp hoạt động: 2V - 6V

Dòng tiêu thụ tối đa: 6mA

Các chân đầu vào BCD: A, B, C, D

Đầu ra LED 7 đoạn: a, b, c, d, e, f, g

Đầu vào điều khiển: LE (Latch Enable) / Strobe, BL (Blanking), LT (Lamp Test)

Chế độ hoạt động: mã BCD vào, chuyển đổi và điều khiển đèn LED 7 đoạn
Điện trở đầu ra tối đa: 40 ohm

Dòng điện đầu ra tối đa: 25mA

- Sơ đồ chân của CD4511 bao gồm tổng cộng 16 chân:

(Đầu vào có dấu _ ở trên chỉ rằng đầu đó hoạt động ngược- active low)

Số chân Tên chân Mô tả


1 D1 Đầu vào BCD - B
2 D2 Đầu vào BCD - C
3 LT Đầu vào kiểm tra đèn
Đầu vào điều chỉnh độ
4 BL
sáng
5 LE Đầu vào Latch Enable
6 D3 Đầu vào BCD - D
7 D0 Đầu vào BCD - A
8 GND Nguồn source
9 e Đầu ra cho LED 7 đoạn e
10 d Đầu ra cho LED 7 đoạn d
11 c Đầu ra cho LED 7 đoạn c
12 b Đầu ra cho LED 7 đoạn b
13 a Đầu ra cho LED 7 đoạn a
14 g Đầu ra cho LED 7 đoạn g
15 f Chân reset của bộ đếm f
16 VDD Nguồn drain
Hình 8: Bảng sự
thật IC 4511
IC 4511 là loại giải mã cho Led 7 đoạn loại Cathode chung nghĩa là chỉ được sử
dụng với những Led 7 đoạn có cực âm chung như sơ đồ nguyên lý dưới đây...
*Cấu trúc và sơ đồ test - thử IC 4511
Để có thể test thử quá trình hoạt động của IC giải mã 4511, có thể lắp ráp theo sơ
đồ mạch mô phỏng dưới đây:

Bằng cách đóng ngắt và tổ hợp lần lượt các Chuyển mạch SW0 đến SW3 thì Led 7
đoạn sẽ hiển thị giá trị tương ứng.
Các Điện trở ngõ vào (sau các Chuyển mạch) của các cổng từ A đến D có thể chọn
giá trị từ 680 Ohm đến 22k. Các Điện trở lắp ở đầu ra của IC để cung cấp cho Led
thường được chọn từ 47 Ohm đến 470 Ohm tùy thuộc vào Led lớn hay nhỏ...

Để có thể thử nhanh IC 4511, có thể đấu chuyển mạch để đặt trạng thái cho chân
LT (Lamp Test-chân số 3), nếu đặt ở mức 0V thì Led sẽ hiện số 8, nếu đặt chân 3 ở
mức 5V thì Led hiển thị giá trị của các đầu vào.
Nếu đặt chân BI (Blank Input) ở mức 0V thì Led tắt hoàn toàn, nếu đặt ở mức 5V
thì Led sẽ hiển thị tùy thuộc vào hai chân LT và LE...

Chân LE (chân số 5) là chân chốt Dư liệu: Nếu chân này được đặt ở mức 0V thì
mạch hoạt động bình thường. Nếu được đặt ở mức 5V thì nó sẽ khóa đầu vào và
chỉ hiển thị kết quả đã được nhập vào trước đó cho đến khi chân này được đặt
xuống mức 0V thì Dữ liệu đầu vào mới được nhập vào và Led sẽ hiển thị kết quả
mới được nhập vào...
Vì IC 4511 có khả năng chốt Dữ liệu nên có thể ứng dụng để thiết kế chế tạo Máy
đo Tần số và nhiều ứng dụng quan trọng khác...
2.3.5. Khối hiển thị:
2.3.5.1
Khối này có chức năng hiển thị kết quả đếm sang dạng số thập phân mà chung do
đầu ra của IC4511 có mức tích cực là mức 1 (mức cao) nên ta sử dụng led 7 đoạn
loại Canode chung.

Hình 2.3.5.1: Sơ đồ led 7 đoạn Cathode chung

2.3.5.2 Giới thiệu về led 7 đoạn

LED 7 thanh hay còn được gọi là LED 7 đoạn, bao gồm 7 đoạn đèn LED được xếp
lại với nhau thành hình chữ nhật. Khi các đoạn lập trình để chiếu sáng thì sẽ hiển thị
chữ số của hệ thập phân hoặc thập lục phân.
- Chân Pin chung hiển thị thường được sử dụng để có thể xác định loại màn hình
LED 7 thanh đó là loại nào. Có 2 loại LED 7 thanh được sử dụng đó là Cathode
chung (CC) và Anode chung (CA)
LED 7 thanh cathode chung
 Cathode chung (CC): Trong màn hình Cathode
chung thì tất cả các cực Cathode cả các đèn LED
được nối chung với nhau với mức logic “0” hoặc
nối Mass (Ground). Các chân còn lại là chân Anode
sẽ được nối với tín hiệu logic mức cao (HIGHT)
hay mức logic 1 thông qua 1 điện trở giới hạn dòng
điện để có thể đưa điện áp vào phân cực ở Anode từ
a đến G để có thể hiển thị tùy ý.
 Anode chung (CA): Trong màn hình hiển thị
Anode chung, tất cả các kết nối Anode của LED 7
thanh sẽ được nối với nhau ở mức logic “1”, các
phân đoạn LED riêng lẻ sẽ sáng bằng cách áp dụng cho nó một tín hiệu logic “0”
hoặc mức thấp “LOW” thông qua một điện trở giới hạn dòng điện để giúp phù hợp
với các cực Cathode với các đoạn LED cụ thể từ a đến g.

Hình 2.3.5.2: Bảng chân lý Led 7 thanh


2.3.6. Khối nguồn
Nguồn một chiều có nhiệm vụ cung cấp năng lượng một chiều cho các mạch
và các thiết bị điện tử hoạt động. Năng lượng một chiều của nó tổng quát được lấy
từ nguồn xoay chiều của lưới điện thông qua một quá trình biến đổi được thực hiện
trong vòng một chiều ta sử dụng IC số mắc song song nên áp ra là 5V biến đổi từ
nguồn 220V.

Sơ đồ khối nguồn:
Để đơn giản, em sử dụng Adapter với đầu ra là nguồn 5VDC để cung cấp cho
toàn mạch.
2.4. Tính toán công suất mạch.
Khối hiển thị:
Loại led 0.56 inch (14.20mm)
Áp rơi trên mỗi đoạn từ 1,8-2,3V với dòng 30mA. Do vậy cần phải có điện trở hạn
dòng cho led. Để hiển thị tốt, ta chọn dòng là 10mA.
 Chọn R=330Ω
Ta có 6 led 7 đoạn và 3 led đơn, giả sử 7 đoạn đều sáng hết. Mỗi led đơn có
dòng là 10mA, áp rơi trên led là 2V.
Tương tự với các tính toán của khối đếm, khối giải mã thì mạch nguồn ra là
5VDC và dòng 1A đủ để cấp dòng cho toàn mạch.
2.5. Thiết kế.
Ta thiết kế bộ nguồn gồm Jack cắm nguồn DC và tụ 104 và tụ nhôm 10uF để lọc
nhiễu tần số cao cho các IC.

CHƯƠNG 3: MẠCH MÔ PHỎNG SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ


1. Thuyết minh nguyên lý mạch:
- Từ bộ tạo xung IC 555, tín hiệu sẽ được truyền đi và vào chân CLK của IC đếm
4518 - > IC giải mã 4511-> LED 7 thanh.
- Từ đầu ra Q của IC 555, ta nối với chân CLK IC4518 đầu tiền( bộ đếm cho hàng
đơn vị của đồng hồ giây). Với chân Enable được nối với nguồn, IC làm việc ở chế
độ xung lên -> mỗi xung vào bộ đếm sẽ đếm lên 0->9 rồi reset. Từ IC đếm của
hàng đơn vị, nối chân Q3 với đầu Enable của IC đếm hàng chục, cùng với chân
CLK luôn ở chế độ thấp (0) -> IC làm việc chế độ xung xuống ở đầu Enable -> khi
bộ đếm đơn vị nhảy từ 9 -> 0 <-> Q3 từ 1 -> 0 và tạo xung xuống thì hàng chục sẽ
đếm lên. Để reset các bộ đếm hàng chục đúng số 6, ta sử dụng bộ nối AND với
chân Q1 và Q2 của IC đếm hàng chục với đầu MR của cả 2 IC đếm, đồng thời
cũng là đầu ra xung lên cho bộ đếm đồng hồ phút và mạch đồng hồ phút được nối
tương tự.
- Đối với đồng hồ giờ, ta nối chân Q1 của bộ đếm hàng chục và Q2 bộ đếm hàng
đơn vị ( ứng với đầu ra 24 giờ) vào chân MR để reset. Kết thúc 1 ngày.
- Về bộ cài đặt giờ, ta sử dụng bộ nhấn để tạo nối từ nguồn với chân CLK 2 IC
hàng đơn vị phút và giờ: bộ nhấn sẽ tạo 1 xung/1 lần nhấn và sẽ đếm lên.
CHƯƠNG 4: MẠCH THI CÔNG
1. Các linh kiện sử dụng trong mạch
STT Tên linh kiện Số lượng
1 IC 4518 3
2 IC 4511 6
3 LED 7 thanh katot 6
4 IC 7408 1
5 Đế IC 16 chân 9
6 Đế IC 14 chân 1
7 Led đơn 3
8 Trở 330Ω 42
9 Trở 1k 9
10 Nút nhấn 2 chân 3
11 Công tắc 2 chân 1
12 Jack cắm nguồn DC 1
13 Tụ gốm 104 1
14 Tụ hóa 10uF 1
15 Diode 1N4007 1
16 Module tạo xung ne555 1
2. Sơ đồ mạch in.

3. Mô hình mạch 3D.

You might also like