You are on page 1of 24

Ngày 21 tháng 02 năm 2023 Phòng thực hành: D202B

BÀI THỰC HÀNH BUỔI 4


KHẢO SÁT MẠCH TẠO DỮ LIỆU VÀ BỘ PHÁT DỮ LIỆU – THE WORD GENERATOR
Nhóm 2 Nhận xét của GV
Đỗ Trung Hậu 21161121
Nguyễn Minh Khoa An 21161099
Vũ Trần Bảo Duy 21161392

I. MẠCH TẠO DỮ LIỆU 8 BIT CÓ THÊM MẠCH SO SÁNH


1. Các linh kiện và IC sử dụng trong mạch (Bảo Duy).
a) Tụ điện
+ Tụ điện có tính chất cách điện 1 chiều nhưng cho dòng điện xoay chiều đi qua nhờ nguyên lý phóng
nạp. Chúng được sử dụng trong các mạch điện tử: mạch lọc nguồn, lọc nhiễu, mạch truyền tín hiệu xoay
chiều, mạch tạo dao động .vv…
b) Điện trở, biến trở
+ Điện trở (Resistor): là một linh kiện điện tử thụ động với 2 tiếp điểm nối. Chức năng của nó dùng để
điều chỉnh mức độ tín hiệu, hạn chế cường độ dòng điện chảy trong mạch. Dùng để chia điện áp, kích
hoạt các linh kiện điện tử chủ động như transistor, tiếp điểm cuối trong đường truyền điện đồng thời có
trong nhiều ứng dụng khác.
+ Biến trở: là điện trở có thể thay đổi được trị số và có thể điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

c) LED đơn, LED thanh


+ LED (viết tắt của Light Emitting Diode, có nghĩa là điốt phát quang) là các điốt có khả năng phát ra
ánh sáng hay tia hồng ngoại, tử ngoại.
+ Bằng cách kết nối song song nhiều LED đơn lại với nhau, người ta tạo nên LED thanh, LED 7 đoạn,...
d) Công tắt gạt switch SPDT
+ Công tắc điện đôi cực (SPDT) là một công tắc ba đầu nối, một cho đầu vào và hai cho
đầu ra. Nó kết nối một nguồn chung với một hoặc hai thiết bị tải.
e) Các IC cổng logic và IC khác.
+ IC 74LS04: Cổng logic đảo.

1
Nhóm 2
+ IC 74LS21: Cổng AND 4 ngõ vào.

+ IC 74LS163: IC đếm đồng bộ 4 bit.

+ IC 74LS166: Thanh ghi dịch 8 bit.

+ Mạch khuếch đại thuật toán – OPAMP: Cấu hình làm việc với chức năng mạch so sánh.

2. Khảo sát datasheet của IC 74LS166 và IC 74LS163 (Bảo Duy).


2.1 Khảo sát IC 74LS163
a) Giới thiệu
+ IC 74LS163 là IC đếm đồng bộ 4 bit, với trạng thái đếm ban đầu có thể đặt trước. Chúng là các khối
xây dựng MSI được kích hoạt cạnh, có thể đặt trước đồng bộ và có thể xếp tầng để đếm, đánh địa chỉ
bộ nhớ, phân chia tần số và các ứng dụng khác. Bộ đếm bao gồm bốn flip-flop kích hoạt cạnh với mạng
định tuyến dữ liệu thích hợp cung cấp đầu vào D.

2
Nhóm 2
b) Sơ đồ khối và sơ đồ kết nối chân

c) Bảng chức năng

3
Nhóm 2
+ Các ngõ vào điều khiển như: Kích hoạt song song (PE), Kích hoạt song song đếm (CEP) và Bật nhỏ
giọt kích hoạt đếm (CET), chọn chế độ hoạt động như trong bảng bên trên.
 Chế độ Đếm được bật khi các đầu vào CEP, CET và PE ở mức CAO.
 Khi PE ở mức THẤP, bộ đếm sẽ tải đồng bộ dữ liệu từ các đầu vào song song vào các flip-flop
tương ứng sườn lên của xung clock.
 Với PE được giữ ở mức CAO, mức THẤP trên đầu vào CEP hoặc CET ít nhất một thời gian thiết
lập trước khi xung clock tác động cạnh lên sẽ khiến các trạng thái đầu ra hiện tại được giữ lại.
+ Đầu ra Đếm đầu cuối (TC) ở mức CAO khi đầu vào Bộ đếm nhỏ giọt có thể kích hoạt (CET) ở mức
CAO trong khi bộ đếm ở trạng thái đếm tối đa (HLLH cho bộ đếm BCD, HHHH cho bộ đếm nhị phân).
Lưu ý rằng TC được giải mã hoàn toàn và do đó, sẽ chỉ ở mức CAO đối với một trạng thái đếm.
d) Thông số kỹ thuật
 Phạm vi hoạt động ổn định:

 Mức điện áp/ dòng điện logic:

4
Nhóm 2
e) Giãn đồ thời gian

5
Nhóm 2
2.2 Khảo sát IC 74LS166
a) Giới thiệu
IC 74LS166 là thanh ghi dịch chuyển 8 bit, LS166 là một thanh ghi dịch chuyển đầu vào song song
hoặc đầu vào nối tiếp, đầu ra nối tiếp và có độ phức tạp gồm 77 cổng tương đương với đầu vào xung
clock được kiểm soát và đầu vào xóa ghi đè.
b) Sơ đồ khối và sơ đồ kết nối chân

6
Nhóm 2
c) Bảng chức năng

IC 74LS166 có ba chức năng chính hoạt động theo bảng chức năng trên:
+ Tải đồng bộ.
+ Xóa ghi đè trực tiếp.
+ Chuyển đổi dữ liệu song song thành nối tiếp.
d) Thông số kỹ thuật
 Phạm vi hoạt động ổn định:

Mức điện áp/ dòng điện

7
Nhóm 2
e) Giãn đồ thời gian

3. Nguyên lý làm việc của các khối trong mạch. (Khoa An)

8
Nhóm 2
2.1 Khối đếm (bộ chia tần)

 Mục đích: Tạo xung MODE lựa chọn chế độ cho khối dịch bit.
 Nguyên lý: IC 74LS163 là IC đếm đồng bộ 4 bit, trong phần này dựa vào datasheet, ta cấu hình
các chân vào ra của nó như sau:
+ Xung clock từ nguồn xung tín hiệu bên ngoài được cấp tại ngõ vào CLK.
+ Các ngõ vào ENP (CEP), ENT (CET), LOAD (PE), CLR (SR) được nối với nguồn 5V.
Đối chiếu với bảng chức năng ở datasheet, cụ thể:

Như vậy, IC 74LS93 đang được cấu hình ở chế độ đếm lên từ “0000” cho đến “1111”.
+ Ngõ ra RCO là ngõ phát hiện trạng thái lớn nhất của chu trình “1111” có thể biểu diễn bởi hàm
logic RCO  CET .Q0 .Q1.Q2 .Q3 , ở đây ta có thể thấy sự tương đồng giữa ngõ ra RCO cũng như
ngõ ra của cổng AND 4 ngõ vào ở mạch tạo dữ liệu đã được đề cập ở phần B. Cứ sau 16 chu kỳ
xung clock, xung mode sẽ ở mức cao một lần hay chu kỳ xung mode bằng 16 lần chu kỳ xung
clock, cho nên số bit dịch được trong một chu kỳ xung mode cũng bằng 16.

9
Nhóm 2
2.2 Khối dịch chuyển bit

 Mục đích: Nhận dữ liệu đầu vào từ khối switch và dịch chuyển dữ liệu.
 Nguyên lý: IC 74LS166 là IC dịch 8 bit, đầu vào nối tiếp hoặc song song, đầu ra nối tiếp. Tiến
hành cấu hình các chân vào ra cho nó như sau:
+ Xung clock cấp cho mạch tại ngõ vào CLK, vì xung clock cung cấp cùng là một xung như khối
đếm, không trải qua bộ chia nên một chu kỳ xung mode sẽ dịch được 16 bit.
+ Chân CLR tích cực mức thấp được nối lên nguồn 5V, chân INH được nối đất.
+ Ngõ vào SHIFT/LOAD được kết nối với ngõ ra RCO (MODE) sau khi đi qua cổng đảo của
khối đếm để lựa chọn chế độ dịch cho IC.
+ Ngõ ra QH được nối với ngõ vào SER để dữ liệu ra nối tiếp ở đầu ra trở thành dữ liệu nồi tiếp
ở đầu vào.
Đối chiếu với bảng chức năng của IC 74LS166, ta có:

10
Nhóm 2
Như vậy, với cấu hình trên:
+ Khi xung mode = 0: Các dữ liệu từ các ngõ vào song song A, B, C, D, E, F, G, H sẽ được đẩy ra
các ngõ (QA, QB .......QG) và QH. Nên ban đầu ngõ ra QH sẽ là giá trị của ngõ vào H.
+ Khi xung mode = 1: Các dữ liệu sau khi đã được đẩy ra ngoài các ngõ Q sẽ lần lượt được dịch ra ngõ
QH. Sau khi các dữ liệu song song ban đầu đã được dịch hết thì mạch sẽ tiến hành dịch các dữ liệu từ
đầu vào nối tiếp (SER) ra ngõ QH. Dữ liệu từ các ngõ vào song song được ưu tiên dịch trước tiên so với
dữ liệu từ ngõ vào nối tiếp. Và do ngõ ra QH được hồi tiếp lại ngõ vào nối tiếp SER cho nên dữ liệu
song song ban đầu được dịch một cách liên tục. Dữ liệu từ đầu vào H được dịch ra trước nên mạch tạo
dữ liệu này sẽ dịch LSB trước.
2.3 Khối so sánh điện áp

 Mục đích: So sánh điện áp đầu vào với điện áp chuẩn để quy về mức điện áp VCC và VEE .
 Nguyên lý: Do OPAMP đang ở dạng cấu hình vòng hở, với điện áp đôi cung cấp tương ứng
VCC  VEE  5V , dữ liệu từ ngõ ra QH là một mã đơn cực được truyền đến ngõ vào không đảo,
ngõ vào đảo được kết nối với nguồn điện áp tham chiếu là Vref  2,5 VDC . Như vậy:

+ Khi điện áp VQH  2,5V thì điện áp tại ngõ ra QH1 là VCC  5V .

+ Khi điện áp VQH  2,5V thì điện áp tại ngõ ra QH1 là VEE  5V .

 Có thể sử dụng mạch so sánh này để tạo ra mã NRZ_L từ mã đơn cực ban đầu.

11
Nhóm 2
2.4 Khối switch tạo dữ liệu

 Mục đích: Tạo dữ liệu đầu vào từ các bit 0, 1.


 Nguyên lý: Mức logic 0 tương ứng việc nối đất, mức logic 1 tương ứng việc nối nguồn. Sử dụng
một switch 3 tiếp điểm để có thể thay đổi dữ liệu đầu vào.

2.5 Khối reset_low


 Mục đích: Reset ngõ ra của các IC khi nhấn nút hoặc khi
vừa cấp điện.
 Nguyên lý: Dựa trên quá trình nạp xả của tụ khi thay đổi
trạng thái nút nhấn, sẽ làm thay đổi mức logic ở ngõ ra từ
1 về 0. Đặc biệt, khi vừa cấp điện đã có ngay sự thay đổi mức logic ấy.

4. Mô phỏng kết quả


Ví dụ: Giả sử dữ liệu cần truyền đi là kí tự ‘q’ với mã ASCII tương ứng là “0111 0001”. Ở đây,
ta thay đổi lại ví trị các switch bắt đầu từ D1 đến D7. Với sự thay đổi trên thì mạch sẽ truyền MSB trước,
hay dữ liệu thu được trên OSC sẽ thuận chiều với dữ liệu gốc.
Quan sát dạng sóng ở các ngõ ra:

12
Nhóm 2
1 1 1 1 1 1 1 1
0 0 0 0 0 0 0 0

Nhận xét: Cùng với sự tác động của xung clock (màu trắng) và xung lấy mẫu – dịch mẫu (màu tím)
thì ngõ ra dữ liệu QH (màu đỏ) thu được là “0111 0001 0111 0001”, rõ ràng dữ liệu thu được giống với
dữ liệu gốc, tuy nhiên do chu kỳ xung mode bằng 16 lần chu kỳ xung clock, cho nên trong một chu kỳ
xung mode sẽ tạo ra được 16 bit dữ liệu. Nhận thấy, chu kỳ xung clock cũng chính là chu kỳ tồn tại của
một bit, ở đây tần số xung clock được chọn là 1KHz, nên chu kỳ xung clock là 1ms cũng chính là chu
kỳ của 1 bit, từ đó suy ra được tốc độ bit là 1000 bps. Xung màu xanh là dữ liệu sau khi đã đi qua mạch
so sánh chính là mã NRZ_L. Để dể quan sát hai mã, ta dời trục tọa độ như sau:

13
Nhóm 2
+ Như vậy, với đường màu đỏ là mã QH, màu xanh là dữ liệu ngõ ra mạch so sánh (QH_1), nhận thấy:
Khi QH ở mức 0 thì QH_1 ở mức điện áp V , còn khi QH ở mức 1 thì QH_1 ở mức điện áp V , đó là
đặc điểm của mã NRZ_L. Ở đây, điện áp V không thực sự bằng 5V như lý thuyết, có một sự sụt áp
nhẹ ở ngõ ra OPAMP.
Khi nhấn Reset_L, quan sát dạng sóng ngõ ra:

Nhận xét: Khi nhấn reset_low, mạch sẽ xuất ra mức 0 kích các ngõ vào CLR của cả hai IC 74LS166 và
IC 74LS163, làm cho các ngõ ra như QH, RCO của các IC về mức L. Dẫn đến dạng sóng thu được là
đường thẳng, sau một khoảng thời gian buông phím thì mạch lại tiếp tục hoạt động bình thường, mạch
reset_low về lại mức 1.
14
Nhóm 2
II. KHẢO SÁT BỘ PHÁT DỮ LIỆU – THE WORD GENERATION TRÊN PHẦN MỀM
MULTISIM.
1. Giới thiệu về bộ phát dữ liệu - the word generator.

 Mạch kỹ thuật số là thiết bị thường được sử dụng để áp dụng 8 bit thông tin (thông tin), do đó việc các
bit thông tin được biểu diễn dưới dạng các bit 0 và 1 có thể được tạo ra từ các công tắc (switch) thủ công.
Để đơn giản hóa trong việc tạo và chuyển đổi dữ liệu thì trong phần mềm mô phỏng Multisim đã tích
hợp sẳn một công tụ được gọi là Word generator.
 Một vài chức năng hay sử dụng:
Cạnh bên trái của máy phát từ hiển thị các dòng 8 bit các số hex, từ 00000000 đến FFFFFFFF. Mỗi hàng
trình bày một từ nhị phân 32 bit. Khi máy phát từ được kích hoạt, một dòng các bít gởi song song đến các
thiết bị đầu cuối tương ứng ở các nút của công cụ. Để thay đổi một giá trị bit trong máy phát từ, chọn số mà
bạn muốn thay đổi và sau đó vào khung edit tại một trong các ô Hex, Ascii hoặc Binary điều chỉnh lại số
cần phát.
+ Edit bắt đầu từ địa chỉ 0000 đến FFFF, địa chỉ của từ có vệt sáng.
+ Current là địa chỉ của từ hiện tại.
+ Initial dùng để đặt địa chỉ của từ đầu tiên được phát Final dùng để đặt địa chỉ của từ cuối cùng được phát.
+ Frequency dùng để xác định tần số phát:
• Nếu chọn Internal thì máy phát sẽ tự phát với tần số đã đặt
• Nếu chọn External thì bạn phải cung cấp xung clock ở bên ngoài cho máy.
• Cycle dùng để phát tất cả các từ, sau khi phát xong nó sẽ tiếp tục phát lại
• Burst dùng để phát tất cả các từ, sau khi phát xong thì dừng.
• Step dùng để phát từng từ
+ Breakpoint dùng để tạm dừng và khởi động lại các dòng từ tại một từ đặt biệt.
• Để chèn một điểm Breakpoint, trong danh sách chọn từ mà chúng ta muốn dừng, sau đó Click Breakpoint.
• Để loại bỏ một điểm Breakpoint, trong danh sách, chúng ta click vào điểm Breakpoint cần loại bỏ đang
tồn tại (có dấu *), sau đó sau đó Click Breakpoint một lần nửa.
• Việc sử dụng điểm Breakpoint sẽ có ảnh hưởng đến Cycle và Burst
+ Pattern dùng để ghi lại những từ mẫu hoặc phát ra những từ mẫu đã đặt trước.

15
Nhóm 2
2. Một vài ứng dụng của bộ phát dữ liệu trong mô phỏng.
2.1 Sử dụng bộ phát dữ liệu để chuyển đổi giữa các hệ thống số.
+ Trình tạo từ cho phép chúng ta có thể dể dàng chuyển đổi bất kì một con số, hay kí tự (đối với mã
ASCII) từ hệ này sang hệ khác. Để làm được điều đó, ta thực hiện:

 Nhập một dữ liệu bất kì ở hệ số hiện tại, sau đó nhấn chuyển đổi sang hệ khác thì trình tạo từ sẽ
tự động chuyển đổi cho chúng ta.
Ví dụ: Ta cần tạo mã ASCII cho ký tự ‘A’, khi đó ta chuyển về chế độ hiển thị là mã ASCII, trên
dòng nhập dữ liệu ta chỉ cần gõ kí tự ‘A’ vào và lần lượt tra mã tương ứng của nó ở các hệ số.

16
Nhóm 2
+ Chuyển sang hệ thập phân ta được kết quả là: 65

+ Chuyển sang hệ nhị phân ta được kết quả là: “0100 0001”

17
Nhóm 2
+ Chuyển sang hệ thập lục phân ta được kết quả là: “41”

18
Nhóm 2
2.2 Sử dụng bộ phát dữ liệu như một bộ đếm
Ví dụ: Dùng trình tạo từ để tạo thành mạch đếm từ 0 đến 9, hiển thị LED 7 đoạn.
 Đầu tiên, ta tiến hành thiết lập cho trình tạo từ ở chế độ đếm, và các thông số liên quan.

19
Nhóm 2
+ Tại mục setting, ta chọn “Up counter” để cấu hình đếm lên, tại mục “Display type” để chuyển chế
độ hiển thị về thập phân, vì từ 0 đến 9 gồm 10 trạng thái nên ta nhập vào mục “Buffer size” tối thiểu
10 dòng. Đếm bắt đầu từ 0 nên tại mục “Initial patterm” ta nhập số 0. Sau đó nhấn OK để hoàn tất.
+ Để mạch đếm lặp lại các trạng thái thì tại mục “Control”, ta chọn “Cycle”. Tùy chỉnh hiển thị các
trạng thái đếm về thập phân. Điều chỉnh tốc độ đếm tùy ý ở mục “Frequency”.
 Sau khi đã thiết lập trạng thái cho trình tạo từ, thì ta tiến hành kết nối mạch.
+ Vì ngõ ra của trình tạo từ các là bit nhị phân, mạch đếm từ 0 đến 9 nên chỉ cần 4 bit, ta sử 4 bit
thấp từ chân 0 đến chân 3. Và để hiển thị LED 7 đoạn, ở đây chọn loại anode chung thì ta cần sử
dụng thêm IC giải mã 74LS47. Mạch mô phỏng như hình vẽ:

Các trạng thái đếm được hiển thị:

20
Nhóm 2
Dạng sóng ngõ ra các kênh 0 – kênh 3.

2.3 Sử dụng bộ phát dữ liệu để tạo và truyền dữ liệu.


Ví dụ: Sử dụng lại mạch tạo dữ liệu ở phần B, bây giờ thay thế khối switch bởi trình tạo từ. Giả sử
dữ liệu cần phát là “N2”, với mã ASCII tương ứng là “0100 1110 0011 0010”, tần số phát mỗi kí tự
1
đúng bằng tần số xung lấy mẫu (mode) với tần số bằng tần số xung clock, với tần số xung clock ta
16
chọn là 1KHz, như vậy tần số phát được chọn là 62,5 Hz. Ở đây, các ngõ ra từ D0 đến D7 của trình tạo
từ được lần lượt kết nối với ngõ vào A B C D E F D H của mạch dịch bit. Chính vì thứ tự đó mà mạch
sẽ dịch MSB trước, nên dạng sóng thu được ở ngõ ra phải giống với dữ liệu ban đầu.
Tạo dữ liệu ‘N’ và ‘2’ ban đầu:

21
Nhóm 2
Sơ đồ mạch nguyên lý:

Dạng sóng dữ liệu thu được:

1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

22
Nhóm 2
Nhận xét: Do mạch chuyển đổi dữ liệu này truyền 16 bit trong một chu kỳ xung mode, nên mỗi chu kỳ
chuỗi dữ liệu 8 bit sẽ bị lặp lại. So sánh dạng sóng ngõ ra thu được với dữ liệu tạo ban đầu, chúng đều
là chuỗi nhị phân ” 0100 1110 0011 0010 “. Như vậy, dữ liệu thu được trên đường truyền và dữ kiệu
ban đầu trùng khớp với nhau. Chu kỳ mỗi bit đúng bằng chu kỳ xung clock và bằng 1ms, như vậy tốc
độ bit có giá trị bằng 1000 bps.

2.4 Sử dụng bộ phát dữ liệu kết hợp với mạch tạo mã Manchester
Ví dụ: Dùng trình tạo từ phát kí tự ‘H’ và mạch chuyển đổi dữ liệu song song thành nối tiếp dưới
dạng mã Manchester.

+ Ta tạo một dữ liệu ban đầu là kí tự ‘N’ bằng trình tạo từ với mã nhị phân tương ứng là “0100 1000”.
Dạng sóng ngõ ra QH như đã được đề cập ở phần trước sẽ có dạng giống y với dữ liệu ban đầu là “0100
1000”. Sau đó, dữ liệu được đi qua một mạch tạo mã Manchester, mã Manchester được tạo nên theo
quy tắc:
 Nửa chu kỳ đầu của bit là điện áp + V và nửa chu kỳ còn lại là điện áp –V.
 Nửa chu kỳ đầu của bit là điện áp - V và nửa chu kỳ còn lại là điện áp + V.

23
Nhóm 2
Dạng sóng ngõ ra:

1 1 1 1

0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Đồng trục các sóng dữ liệu để dể dàng quan sát hơn:

Nhận xét: Ta nhận thấy, trong một chu kỳ bit 1 thì ngõ MCT thay đổi điện áp từ nửa âm lên nửa
dương và ngược lại. Điều đó hoàn toàn trùng khớp với quy tắc đã đặt ra cho mã Manchester.
24
Nhóm 2

You might also like