You are on page 1of 16

Ngày 07 tháng 02 năm 2022 Phòng thực hành: D202B

BÀI THỰC HÀNH SỐ 2:


MÃ ĐƯỜNG TRUYỀN – MẠCH TẠO DỮ LIỆU 8 BIT

Họ và tên SV: Đỗ Trung Hậu Nhận xét của GV


MSSV: 21161121
Nhóm: 2

A. PHẦN LÝ THUYẾT
1. Các linh kiện sử dụng trong mạch (Giới thiệu nhanh + hình ảnh).
a) Tụ điện
+ Tụ điện có tính chất cách điện 1 chiều nhưng cho dòng điện xoay chiều đi
qua nhờ nguyên lý phóng nạp. Chúng được sử dụng trong các mạch điện tử: mạch lọc nguồn,
lọc nhiễu, mạch truyền tín hiệu xoay chiều, mạch tạo dao động .vv…
b) Điện trở, biến trở
+ Điện trở (Resistor): là một linh kiện điện tử thụ
động với 2 tiếp điểm nối. Chức năng của nó dùng để điều chỉnh mức độ tín hiệu, hạn chế
cường độ dòng điện chảy trong mạch. Dùng để chia điện áp, kích hoạt các linh kiện điện tử
chủ động như transistor, tiếp điểm cuối trong đường truyền điện đồng thời có trong nhiều ứng
dụng khác.
+ Biến trở: là điện trở có thể thay đổi được trị số và có thể điều chỉnh cường độ dòng điện
trong mạch.
c) LED đơn, LED thanh
+ LED (viết tắt của Light Emitting Diode, có nghĩa là điốt
phát quang) là các điốt có khả năng phát ra ánh sáng hay tia hồng ngoại, tử ngoại.
+ Bằng cách kết nối song song nhiều LED đơn lại với nhau, người ta tạo nên LED thanh,
LED 7 đoạn,...
d) Công tắt gạt switch SPDT
+ Công tắc điện đôi cực (SPDT) là một công tắc ba đầu nối, một cho đầu vào
và hai cho đầu ra. Nó kết nối một nguồn chung với một hoặc hai thiết bị tải.

1
e) Các IC cổng logic và IC khác.
+ IC 74LS04: Cổng logic đảo

+ IC 74LS21: Cổng AND 4 ngõ vào

+ IC 74LS93: IC đếm nhị phân 4 bit


+ IC 74194: Thanh ghi dịch 4 bit
2. Khảo sát datasheet của IC 74LS93 và IC 74194 (Chi tiết).
2.1 Khảo sát IC 74LS93
a) Giới thiệu

+ 74LS93 là một bộ đếm nhị phân 4 bit được tạo thành từ hai bộ đếm lên. IC bao gồm một bộ
đếm lên mode-2 và một bộ đếm lên mod-8. Có thể kết hợp làm bộ đếm mod-8 hoặc ứng dụng
chia 2 hoặc chia 8. Nó được xây dựng từ bốn JK Flip Flop.
b) Sơ đồ khối và sơ đồ kết nối chân

2
c) Bảng chức năng và bảng chân trị
IC 74LS93 có hai chức năng chính:

+ Bộ đếm 4 bit: Khi đó, ngõ ra cần thiết kết nối với ngõ vào , xung clock
được cấp cho mạch thông qua ngõ vào . Các ngõ ra lần lượt là 4 bit
nhị phân được đếm.

+ Bộ đếm 3 bit: Khi đó, xung clock được cấp cho mạch thông qua ngõ vào , các
ngõ ra lần lượt là 3 bit nhị phân được
đếm. Riêng Flip Flop đầu tiên (FF0) được sử

dụng với chức năng đặt lại chu trình.

d) Thông số kỹ thuật
 Phạm vi hoạt động ổn định:

3
 Mức điện áp/ dòng điện logic:

2.2 Khảo sát IC 74HC194


a) Giới thiệu
+ 74HC194 là thanh ghi dịch chuyển hai chiều 4 bit được thiết kế để kết hợp hầu như tất cả
các tính năng mong muốn trong thanh ghi dịch chuyển. Nó có các đầu vào song song, đầu ra
song song, đầu vào nối tiếp dịch chuyển phải và dịch chuyển trái, dòng rõ ràng. Thanh ghi có
bốn chế độ hoạt động riêng biệt: TẢI SONG SONG (mặt rộng); CHUYỂN PHẢI (theo
hướng QAQD); SANG TRÁI ; INHIBITCLOCK (không làm gì cả).
b) Sơ đồ khối và sơ đồ kết nối chân

4
c) Bảng chân trị

+ Chế độ dịch song song: Tải song song đồng bộ được thực hiện bằng cách áp dụng bốn bit
dữ liệu và lấy cả hai đầu vào điều khiển chế độ, S0 và S1 ở mức cao. Dữ liệu được tải vào
các flip-flop tương ứng của chúng và xuất hiện ở đầu ra sau quá trình chuyển đổi tích cực của
đầu vào clock. Trong quá trình tải, luồng dữ liệu nối tiếp bị cấm.
+ Chế độ dịch phải: Dịch chuyển sang phải được thực hiện đồng bộ với cạnh lên của xung
clock khi S0 ở mức cao và S1 ở mức thấp. Dữ liệu nối tiếp cho chế độ này được nhập tại
đầu vào dữ liệu SHIFT RIGHT (SR).

5
+ Chế độ dịch trái: Khi S0 ở mức thấp và S1 ở mức cao, dữ liệu sẽ dịch chuyển sang trái
một cách đồng bộ và dữ liệu mới được nhập vào ở đầu vào nối tiếp SHIFT LEFT (SL).
d) Thông số kỹ thuật
 Thông số giới hạn:

 Mức điện áp/ dòng điện logic:

6
3. Giới thiệu lý thuyết mạch tạo dữ liệu 8 bit và chức năng các khối trong mạch điện.
3.1 Các khối chức năng trong mạch.
a) Khối tạo dao động bằng cổng logic NOT
 Nhiệm vụ: Tạo xung đồng hồ (clock) cung cấp cho mạch đếm.

 Nguyên lý hoạt động:


+ Giả sử ban đầu mức logic tại điểm A = 1, tụ bắt đầu nạp, điện áp tại B giảm dần đến mức
điện áp xác định thì mức logic tại điểm B = 0, khi đó mức logic tại điểm C = 1 và tại điểm A
bằng 0.
+ Khi A = 0 thì tụ bắt đầu xả, điện áp ở B tăng dần đến mức điện áp xác định thì mức logic
tại B bằng 1, khi đó mức logic tại C = 0 và tại mức logic tại A =1.
+ Khi A = 1, quá trình được lặp lại các trạng thái như ban đầu. Từ đó tại chân A luôn có sự
thay đổi mức logic nhịp nhàng giữa 0 và 1 tạo thành xung dao động.
+ Tín hiệu tại A được đi qua cổng đảo U1C một lần nữa trước khi cung cấp cho mạch đếm.
Dạng sóng ngõ ra chân P.

7
g một chu kỳ. Ta có hình ảnh xung mode như hình:b) Khối mạch đếm (mạch chia tần) và
xung mode.
 Mạch chia tần số
 Mục đích: Phân chia tần số tại các ngõ ra .
 Nguyên lý: Sử dụng IC 74LS93, kết nối ngõ ra vào ngõ vào để sử dụng chức
năng đếm 4 bit. Các FF được mắc nối tiếp với nhau, ngõ ra Q của FF này sẽ là xung clock
của FF tiếp theo. Do đó tần số ở các ngõ Q lần được giảm 2 lần so với tần số xung clock từ
khối dao động trước đó (P).
 Mạch tạo xung mode
 Mục đích: Tạo 1 xung mức cao sau mỗi thời gian đều đặn.
 Nguyên lý: Do xung mode được tạo ra từ ngõ ra của cổng AND_4 với các ngõ vào là

, nên xét trong cùn

8
+ Dùng phép nhân tín hiệu hay quan sát trên OSC, ta dể dàng thấy được, chu kỳ của xung
mode là 534ns, và thời gian mức High (1) trong một chu kỳ đúng bằng thời gian mức cao
trong một chu kỳ của xung clock và bằng 66,8ns.
 Vậy xung mode sẽ ở mức cao trong khoảng thời gian 66,8ns và lặp lại với chu kỳ là
534ns, bằng chu kỳ của ngõ Q3 của bộ đếm.
c) Khối mạch dịch bit
 Mục đích: Sử dụng các chức năng dịch bit song song và nối tiếp để ứng dụng
truyền dữ liệu song song và nối tiếp.
 Nguyên lý: Vì dữ liệu cần truyền là dữ liệu 8 bit, trong khi IC 74HC193 chỉ có thể
dịch được 4 bit, do đó ta cần ghép 2 IC 72HC193 lại với nhau như hình vẽ:

IC1 IC2

+ Dữ liệu 8 bit cần tạo sẽ được cung cấp cho các chân ABCD của các IC, tương ứng các bit
dữ liệu vào . Các chân S0, CLR (cạnh xuống) của các IC được nối
chung với nhau lên nguồn. Chân SR của IC1 được nối đất để sử dụng chức năng dịch phải,
ngõ ra QD của IC1 được nối với ngõ vào SR của IC2 để dữ liệu có thể được dịch phải liên
tiếp từ IC1 sang IC2. Chân S1 của mỗi IC được nối chung với nhau với xung mode để có thể
lựa chọn chế độ dịch. Chi tiết ở bảng sau:
Chế độ
1 1 Dịch song song
1 0 Dịch phải
+ Xung clock cung cấp cho mạch dịch được lấy từ ngõ ra Q0 của mạch đếm sau khi đi qua
cổng đảo với tần số 15MHz. Như vậy, khi một dữ liệu 8 bit được tạo, dưới sự tác động đồng
thời của xung clock và xung mode (chọn chế độ) thì dữ liệu sẽ được truyền song song ra các
ngõ QABCD của IC1 và IC2 (mode = 1) và sau đó dữ liệu được truyền nối tiếp sang phải
(mode = 0).

9
d) Khối Switch tạo dữ liệu
 Mục đích: Tạo mức logic 0 và 1 cho từng bit dữ liệu có trong chuỗi 8 bit. Kèm đèn
LED báo hiệu: mức 0 (LED tắt) và mức 1 (LED sáng).
 Nguyên lý: Mức logic 0 tương ứng với việc nối đất, mức logic 1 tương ứng với
việc nối nguồn. Do đó ta chỉ cần tạo một switch để chọn lựa tiếp điểm cần nối.

10
B. PHẦN THỰC HÀNH
1. Mô phỏng mạch trên phần mềm multisim.
a) Vẽ mạch mô phỏng trên phần mềm Multisim

11
b) Dạng sóng ở các ngõ ra hiển thị trên OSC XSC1 và XSC4 (các SW ban đầu đều ở vị trí
bit 0).
Ban đầu vị trí các SW đều ở GROUND hay mức logic 0, dữ liệu 8 bit được tạo tương ứng
các ngõ là 00000000.
Dạng sóng trên OSC XSC1:

Nhận xét: Sóng hiển thị trên OSC được cấp từ ngõ ra P và điểm B của mạch dao động đã đề
cập ở phần trước. Ta nhận thấy về hình dạng hai sóng giống nhau, cả các thông số như tần số
đều gần bằng 30 MHz,...  Sóng tại điểm A sau khi đi qua cổng đảo ta thu được dạng sóng
như dạng sóng tại điểm B.
Dạng sóng trên OSC XSC2

12
Nhận xét:
+ Tín hiệu màu vàng là sóng tại ngõ ra QA của mạch chia tần số. QA ứng với FF đầu tiên
trong bộ đếm nên tần số bị giảm một nửa so với tần số xung clock, cụ thể trên OSC tần số
xung QA là gần 15MHz bằng một nửa tần số xung clock là 30 MHz.
+ Tín hiệu màu tím là sóng thu được tại ngõ ra xung mode, hình dạng sóng có được từ ngõ ra
cổng AND_4 đã được trình bày ở phần trước.
+ Tín hiệu màu xanh là sóng thu được tại ngõ ra QD của IC dịch thứ hai, nhận thấy sóng là
một đường thẳng 0V tương ứng mức logic 0. Hay tại ngõ ra QD2, không có bit 1 nào được
dịch đi mà thay vào đó là dịch chuỗi bit 0.
c) Thay đổi vị trí Switch bất kỳ, ghi nhận trạng thái LED (10, 11) và dạng sóng hiển thị
trên OSC. Giải thích sự thay đổi?
TH1: Tiến hành thay đổi vị trí SW ngẫu nhiên như hình, dữ liệu được tạo là 8 bit nhị phân
“10101010”

Quan sát kết quả:

1 1 1 1
0 0 0 0

+ Nhận xét: Khi thay đổi dữ liệu đầu vào thành 10101010, trên màn hình OSC xuất hiện
chuỗi xung ở kênh 2 (kênh kết nối với ngõ ra QD2 của IC dịch thứ 2). Trong một chu kì của
xung mode, ban đầu xung mode = 1 cho phép nhận dữ liệu từ các ngõ vào ABCD tải song
song ra các ngõ ra QABCD của IC dịch để chuẩn bị dịch dữ liệu, sau đó mode = 0 cho phép

13
dịch dữ liệu sang phải “10101010” , tại ngõ D dữ liệu lần lượt được dịch qua nó là
“01010101”
TH2: Tạo mã ASCII cho kí tự “W” , chuyển SW để thu được chuỗi ”00111011”
Kết quả quan sát:

11 11 1 1 1 11
0 0 00 0 0

Nhận xét: Chuỗi bit được dịch qua ngõ QD2 lần lượt trong mỗi chu kỳ là “01110111”
đúng với thứ tự dữ liệu cần tạo đang dịch qua.
TH3: Tạo mã ASCII cho kí tự “C” , chuyển SW để thu được chuỗi ”01000011”
Kết quả quan sát:

1 1 1
0 00 0 0

Nhận xét: Chuỗi kí tự được dịch qua ngõ QD2 lần lượt trong mỗi chu kỳ là “11000010”,
đúng với thứ tự dữ liệu cần tạo đang dịch qua.

14
d) Thay đổi tốc độ nguồn xung để thay đổi tốc độ bit, ghi nhận sự thay đổi.
Sử dụng lại chuỗi bit ở trường hợp 3, kí tự C với mã nhị phân tương ứng là 01000011.
+ Tăng tần số nguồn xung (tốc độ bit) từ 30MHz lên 50MHz, quan sát kết quả:

 Khi tăng tần số nguồn xung từ 30MHz lên 50MHz, tần số truyền dữ liệu (tốc độ baud)
cũng tăng theo từ 3,46MHz ban đầu lên 6,25MHz.
+ Giảm tần số nguồn xung từ 30MHz xuống còn 10MHz, quan sát kết quả:

 Khi giảm tần số nguồn xung về 10MHz, tần số truyền dữ liệu cũng giảm theo từ 3,46MHz
ban đầu xuống còn 1,19MHz.

15
Kết luận: Tốc độ nguồn xung có ảnh hưởng đến tốc độ truyền dữ liệu và tốc độ bit theo tỉ lệ
thuận.
e) Giải thích nguyên lý hoạt động của mạch

 Nguyên lý hoạt động:


+ Khối mạch dao động từ cổng logic sẽ cung cấp xung clock cho bộ đếm (bộ chia tần số) hoạt
động, sau đó các ngõ ra bộ đếm sẽ cho tần số ở các ngõ bằng một nửa tần số của ngõ vào
trước đó. Tần số xung tại ngõ QA với tần số bằng một nửa tần số mạch dao động sẽ cung cấp
xung clock cho các thanh ghi dịch hoạt động.
+ Các ngõ ra của bộ đếm được đi qua cổng AND để tạo ra xung mode với thời gian mức cao
đúng bằng thời gian mức cao của xung clock từ mạch dao động trong một chu kì.
+ Các switch với chức năng tạo dữ liệu đầu vào tương ứng mức logic 0 và 1 và được kết nối
vào các ngõ vào của thanh ghi dịch.
+ Khi có xung clock cung cấp cho thanh ghi dịch tác động đồng thời cùng xung mode để lựa
chọn chế độ dịch, dữ liệu ban đầu được tải song song ra các ngõ ra của thanh ghi dịch (mode
= 1) và sau đó dữ liệu được dịch dần sang phải (mode = 1), quá trình trên lặp lại theo một chu
kỳ nhất định.

16

You might also like