You are on page 1of 7

Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia TPHCM

Năm học 2020-2021


Học kỳ I

THỰC TẬP ĐIỆN TỬ TƯƠNG TỰ & SỐ

BÀI BÁO CÁO SỐ 1 (100 điểm)

Thời hạn nộp bài: 24h, tối thứ Tư, ngày 25/11/2020

Bài 1 – Cửa logic và mạch dao động

1. Đánh giá chu kỳ và tần số dao động của mạch dùng cổng NAND. Gợi ý: so sánh kết quả lý
thuyết và thực hành. (5 điểm)
 Theo lý thuyết, chu kỳ dao động là:
T = 2.2RC = 2.2x4700x100.10-6 = 1.034 s
1
 f= = 0.967 Hz
T

 Theo kết quả thực hành:


T = chukyxtime/div = 3.4x0.2 = 0.68 s
1
 f= = 1.471 Hz
T
 Kết luận: chu kỳ và tần số dao động của mạch dùng cổng NAND theo kết quả lý
thuyết và thực hành không giống nhau

Page | 1
2. Trình bày ngắn gọn sự khác biệt giữa mạch định thời thời không trạng thái bền và mạch một
trạng thái bền. (5 điểm)
 Mạch định thời không trạng thái bền: mạch liên tục đổi trạng thái qua lại theo một
chu kì nào đó, không duy trì một trạng thái nào cả.
 Mạch định thời một trạng thái bền: có 1 trạng thái không ổn định, còn lại là các
trạng thái ổn định. Trạng thái không ổn định được tạo ra bởi một xung kích nào đó,
sau khoảng thời đã đặt tw mạch sẽ trở về trạng thái ổn định.
3. Đánh giá vai trò của Diod trong mạch hình 7/Trang 7 TT Mạch số & Tương tự. So sánh vai
trò của linh kiện trong cách mắc mạch định thời dùng IC 555 để tạo nên mạch không trạng
thái bền và mạch một trạng thái bền. (10 điểm)
 Vai trò của diode: Diode được nối song song với R2 nên tụ điện C=10uF sẽ nạp điện
trực tiếp lên điện trở R1. Điều này sẽ làm cho thời hằng nạp và thời hằng xả bằng
nhau và tạo ra dạng sóng đối xứng.
 Trong cách mắc mạch định thời dùng IC 555 để tạo nên mạch không trạng thái bền,
diode dùng để tạo dạng sóng ra đối xứng.
 Trong cách mắc mạch định thời dùng IC 555 để tạo nên mạch một trạng thái bền,
diode dùng để làm giảm điện áp ở ngõ ra.

Bài 2 – Flip Flop


1. Đánh giá sự khác biệt của mạch đếm 5x2 – đếm lên và 2x5 – đếm lên với IC 7490. (5 điểm)

Mạch đếm 2x5 Mạch đếm 5x2


Chân QA được nối vào ngã vào B, xung Chân QD được nối vào ngã vào A, xung
CLOCK được đưa vào ngã vào A CLOCK được đưa vào ngã vào B

Page | 2
Bảng trạng thái mạch đếm 2x5 Bảng trạng thái mạch đếm 5x2
Tín hiệu ra ở QD không đối xứng với nhau Tín hiệu ra ở QA đối xứng

2. Đánh giá ưu điểm và hạn chế của các mạch đếm dùng IC 7476, 7474, 7490 và 74193. Gợi ý:
đánh giá dựa trên nguyên lý hoạt động dùng Flip Flop JK, D hay T. (20 điểm)

IC 7476 (Flip flop IC 7474 (Flip IC 7490 (Flip


IC 74193
JK) Flop D) Flop T)

- Có 2 ngõ vào là J - Mạch đơn giản - Các trạng thái - Có thể tạo ra
và K nên mạch rất hơn. của ngõ ra Q thay các mạch đếm
linh hoạt và dễ đổi dựa theo mod N, đếm lên,
- Ngõ ra Q và
dàng điều khiển. trạng thái của ngõ đếm xuống, tùy
ngõ vào D có
vào T khi có cạnh vào cách điều
- Nếu J và K khác trạng thái hoàn
kích xuống của khiển ngõ vào.
trạng thái nhau thì toàn giống nhau
Ưu
xung CLOCK.
ngõ ra Q sẽ lấy khi có cạnh kích - Dễ dàng chuyển
điểm
trạng thái của ngõ của xung - Mạch có thể đổi giữa đếm lên
vào J, có thể điều CLOCK. đếm liên tục lên và đếm xuống
khiển ngõ ra theo hoặc xuống do nhờ các chân số
mong muốn. mạch có thể nhớ 4 và số 5.
trạng thái trước
đó.

Mạch xuất hiện Không thể điều


Hạn trạng thái bất ổn khiển mạch bằng
chế khi PRE và CLR các trạng thái
đều bằng 0. khác.

Bài 3 – Mạch ghi dịch (shift register) và mạch đếm vòng

1. Phân tích sự khác biệt trong nguyên lý hoạt động ghi dịch của IC 74164 và IC 74194. (5
điểm)
Page | 3
Sự khác biệt trong nguyên lý hoạt động ghi dịch của IC 74164 và IC 74194:
IC 74164 IC 74194
Ghi dịch 8 bit Ghi dịch 4 bit 2 chiều
Vào nối tiếp ra song song Vào nối tiếp/song song ra nối tiếp/song song
Có 2 ngõ vào, một trong 2 ngõ đó có thể dùng Có 2 ngõ điều khiển vào, dùng để điều khiển
như tích cực cạnh lên. ngõ ra của mạch.

2. Phân tích nguyên lý hoạt động của mạch đếm vòng thuận và mạch đếm vòng xoắn. (5 điểm)

 Mạch đếm vòng thuận: là bộ ghi dịch có đầu cuối nối vào lại đầu vào. Mạch chỉ cần
có một dữ liệu vào từ đầu (Flip flop A) sau đó sẽ dịch chuyển dữ liệu này chạy vòng
quanh, khi có xung đồng bộ vào. Vì khi có một xung đồng hồ vào, dữ liệu sẽ dịch
chuyển từ flip flop này sang flip flop kế cận sau đó, ta có mạch đếm N/1.

 Mạch đếm vòng xoắn: là một mạch ghi dịch mà phản hồi giống như mạch đếm vòng
thuận, ngoại trừ mạch này có đầu ra đảo của flip flop cuối cùng được nối lại vào đầu
vào J của flip flop đầu tiên. Ngõ ra đảo này nối với ngõ vào J làm cho mạch đếm theo
một cách khác. Thay vì đếm theo một khuôn mẫu nhất định giống như mạch đếm vòng
và lặp lại, mạch đếm vòng xoắn sẽ đếm lên rồi đếm xuống khi mức logic 1 ở đầu dịch
sang phải thay thế cho mức logic 0.

3. Đánh giá vai trò của Flip Flop trong các mạch ghi dịch và mạch đếm vòng. (10 điểm)

 Trong các mạch ghi dịch và mạch đếm vòng, mỗi flip flop có chức năng lưu trữ được
các bit dữ liệu 0 hay 1, nếu dùng nhiều flip flop ta có thể ghi vào đó chuỗi số nhị phân
n bits (với n là số flip flop). Và nó có thể nối với nhau theo cách nào đó, sao cho
chuyển các phần dữ liệu cho nhau. Các nhóm flip flop được dùng cho công việc này
tạo thành mạch ghi dịch.

Bài 4 – Mạch tổ hợp


1. Định nghĩa và phân biệt mạch đa hợp/giải đa hợp, mạch mã hóa/giải mã theo cách hiểu cá
nhân và ngôn ngữ riêng của cá nhân. (10 điểm)
 Mạch đa hợp (hay mạch chọn kênh): sẽ chọn một tín hiệu từ các ngõ vào song
song, các tín hiệu đó sẽ được truyền dưới dạng một tín hiệu lần lượt và nối tiếp đến
ngõ ra, khi có một tín hiệu được tác động dữ liệu ở ngã vào tương ứng với tín hiệu đó
Page | 4
sẽ được chọn.
 Mạch giải đa hợp: ngược lại với mạch đa hợp sẽ lấy tín hiệu lần lượt nối tiếp trên
kênh truyền chung Y rẽ ra N đường khác nhau mà đường nào là tùy thuộc vào địa chỉ
mà ta gán cho nó.
 Mạch mã hóa: là mạch chuyển đổi các tín hiệu từ chính gốc sang các tín hiệu thay
thế, không quen thuộc để dễ dàng truyền đi.
 Mạch giải mã: sẽ chuyển các tín hiệu không quen thuộc đã được mã hóa sang tín
hiệu chính gốc của nó.
2. Đánh giá việc sử dụng 2 loại LED 7 đoạn anod chung và catod chung. (5 điểm)
 LED 7 đoạn anode chung: tất cả các chân anode được nối với nhau và nối với nguồn
(logic là 1). Mỗi phân đoạn của led sẽ được chiếu sáng bằng cách nối đất hoặc sử dụng
điện trở tín hiệu logic 0 (low) vào các cực cathode (từ a đến g).
 LED 7 đoạn cathode chung: tất cả các chân cathode được nối với nhau và nối đất
(logic là 0). Mỗi phân đoạn của led được chiếu sáng bằng cách sử dụng điện trở đặt tín
hiệu logic 1 (high) để phân cực thuận từng cực anode (từ a đến g) .

Bài 5 – Mạch đếm, bộ nhớ và giải mã


1. Phân tích và đánh giá các khả năng mạch hoạt động không đúng xảy ra đối với mạch đếm 10
ở mạch hình 5/Trang 43 TT Mạch số & Tương tự. (10 điểm)
 Khả năng mạch hoạt động không đúng là do:
 LED 7 đoạn bị hỏng hoặc các phân đoạn led bị cháy.
 IC bị cháy do nối sai nguồn làm mạch không hoạt động
 Chân QB và QD không được nối vào R01 và R02, mạch sẽ đếm qua 9 và các ký tự lạ
 QB, QD được nối vào R01 và R02 nhưng lại nối xuống mass, mạch đếm mod8.
2. Đánh giá các rủi ro có thể xảy ra khi thực hành lắp ráp mạch số và đề xuất hạn chế sai sót.
(10 điểm)
 Các rủi ro có thể xảy ra khi thực hành lắp ráp mạch số: mạch không hoạt động,
linh kiện bị hỏng, dây cắm bị lỏng, nối dây sai vị trí, không nhận nguồn, lắp sai mạch,

 Để hạn chế sai sót, cần phải: tìm hiểu kĩ về mạch cần lắp ráp; dùng đồng hồ vạn
năng VOM kiểm tra các dây dẫn, linh kiện còn hoạt động tốt hay không, nếu có linh

Page | 5
kiện bị hỏng thì dùng linh kiện thay thế; duỗi thẳng các chân của dây, linh kiện trước
khi cắm và cắm thật chặt; kiểm tra lại mạch vừa lắp xong trước khi cắm nguồn, kiểm
tra nguồn rồi cắm vào mạch. Nếu mạch không hoạt động thì làm lại các bước ở trên.

Hướng dẫn: Nộp 1 file trình bày trên Word. NGHIÊM CẤM TẤT CẢ CÁC HÌNH THỨC
SAO CHÉP, KHUYẾN KHÍCH HÀNH VĂN THEO CÁCH HIỂU CỦA CÁ NHÂN.

Cấu trúc tên file: <MSSV>_<TÊN>_<HỌ>_<CA TH>_<THỨ>_REPORT_01

Ví dụ: 18200054_AN_NGUYEN_ CA2_T3_REPORT_01

Page | 6
Page | 7

You might also like