You are on page 1of 31

Chƣơng 8: ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ BIẾN ĐỔI

Mục tiêu
Sau khi đọc xong chương này, người học có khả năng:
 Giải thích được các nguyên lý điều khiển và sơ đồ khối chức năng của mạch điều
khiển bộ biến đổi phụ thuộc.
 Nhớ sơ đồ, giải thích được nguyên lý hoạt động của một số mạch thành phần
cấu thành lên mạch điều khiển bộ biến đổi, trên cơ sở đó có thể vận dụng để phân tích
được hoạt động của mạch điều khiển bộ biến đổi.
Mở đầu
Mạch điều khiển bộ biến đổi có nhiệm vụ tạo ra các xung kích các van của bộ biến
đổi có thời điểm xuất hiện và thời gian tồn tại (độ rộng xung) đúng theo yêu cầu hoạt
động của mạch; có độ lớn (biên độ) phù hợp với loại van.
Mạch điều khiển bộ biến đổi được phân làm 2 loại: Mạch điều khiển bộ biến đổi
phụ thuộc và mạch điều khiển bộ biến đổi độc lập.
Bộ biến đổi phụ thuộc là bộ biến đổi mà việc kích, khóa các van trong mạch liên
quan chặt chẽ với trạng thái của nguồn điện xoay chiều cung cấp cho mạch. Bộ chỉnh lưu
và bộ điều chỉnh điện áp xoay chiều thuộc loại này. Bộ biến đổi độc lập là bộ biến đổi mà
việc kích, khóa các van trong mạch độc lập với nguồn điện cung cấp cho mạch. Thuộc
loại này là bộ biến đổi xung áp một chiều và bộ nghịch lưu.
8.1 Cấu trúc mạch điều khiển bộ biến đổi phụ thuộc
8.1.1 Sơ đồ khối mạch điều khiển bộ biến đổi phụ thuộc
Các van sử dụng trong bộ biến đổi phụ thuộc chủ yếu là Thyristor. Ở chế độ làm
việc bình thường, Thyristor chỉ có thể dẫn điện khi có đồng thời điện áp anode–cathode
dương và xung áp dương đặt vào cực điều khiển. Sau khi Thyristor đã dẫn thì xung điều
khiển không còn tác dụng. Xung kích Thyristor có thông số nằm trong khoảng sau:
Biên độ từ 2V đến 10V (tùy loại Thyristor),
Độ rộng xung (tối thiểu) được xác định theo biểu thức:
IL
tx 
di
dt
Trong đó: IL: Dòng điện chốt của thyristor.
di
: Tốc độ tăng trưởng của dòng điện tải.
dt
Thông thường độ rộng xung tx = 20s 100s (tx  10s đối với thiết bị biến đổi tần số
cao).
Sơ đồ khối chức năng của mạch điều khiển Thyristor của bộ biến đổi phụ thuộc như
hình 8.1. Trong đó:
Khối 1 là khối tạo điện áp đồng bộ. Điện áp đồng bộ (uđb) có thể là những xung chữ
nhật hẹp xuất hiện tại thời điểm điện áp nguồn xoay chiều đi qua giá trị 0, hoặc là xung
chữ nhật đồng bộ với nửa chu kỳ dương của điện áp anode–cathode của Thyristor.

162
Khối 2 là khối tạo điện áp tựa. Điện áp tựa (uf) thường là điện áp răng cưa (hoặc
cũng có thể là điện áp điều hòa) đồng bộ với nửa chu kỳ dương của điện áp anode–
cathode của Thyristor.
udk: Là điện áp điều khiển, nó là điện áp một chiều có thể điều chỉnh thay đổi giá trị
được.
Khối 3 là mạch so sánh, nó làm nhiệm vụ so sánh uf và udk. Đầu ra mạch so sanh chỉ
có 2 trạng thái và nó sẽ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái kia vào thời điểm uf= udk
Khối 4 là mạch tạo xung kích thyristor, nó tạo ra một xung (hoặc một chùm xung)
có sườn lên trùng vào thời điểm mạch so sánh đổi trạng thái và có độ rộng phù hợp với
yêu cầu.
Khối 5 là mạch khuếch đại xung, nó làm nhiệm vụ tăng công suất của xung kích
đến giá trị đủ để kích van.
Khối 6 là biến áp xung, nó làm nhiện vụ truyền xung điều khiển từ mạch khuếch đại
xung đến mạch gate-cathode của van và cách ly một chiều giữa mạch điều khiển và van.
Khối 7 là van động lực (Thyristor)

Bằng cách thay đổi giá trị của udk, ta thay đổi được thời điểm mạch so sánh đổi
trạng thái đầu ra, tức là thay đổi được thời điểm xuất hiện xung điều khiển.
Dưới đây sẽ khảo sát mạch điện của các khối chức năng trên, nhưng trước hết ta sẽ
khảo sát cách thức mà nhờ nó ta tạo được xung điều khiển vào đúng thời điểm yêu cầu đó
là: Các nguyên tắc điều khiển bộ biến đổi.
8.1.2 Các nguyên tắc điều khiển bộ biến đổi phụ thuộc
Nguyên tắc điều khiển thẳng đứng tuyến tính
Nội dung của nguyên tắc điều khiển thẳng đứng tuyến tính như sau: Tạo ra hai điện
áp:
 Điện áp tựa uf dạng xung răng cưa (biên độ Umax) đồng bộ với nửa chu kỳ dương
điện áp uAK của Thyristor (hình 8.2).
 Điện áp điều khiển udk là điện áp 1 chiều có trị số điều chỉnh được từ 0 đến Umax.
Hai điện áp này được đưa vào bộ so sánh, điện áp đầu ra bộ so sánh sẽ đổi trạng thái
khi udk = uf điều này kích hoạt bộ phát xung phát ra xung điều khiển Thyristor. Hình vẽ
cho thấy thời điểm phát xung hay góc kích α phụ thuộc tuyến tính vào độ lớn của u dk.
Nếu điện áp tựa là đường nét liền thì α tính bởi:
u dk
α π
U max

163
Nếu điện áp tựa là đường chấm-gạch, thì α xác định bởi:
 u 
α  1  dk  π
 U max 

Nguyên tắc điều khiển thẳng đứng “Arccos”


Nội dung của nguyên tắc điều khiển thẳng đứng ‘arccos’ như sau: Tạo ra hai điện
áp:
 Điện áp tựa uf dạng điều hòa nhanh pha /2 so với điện áp nguồn. Như vậy nếu
điện áp nguồn dạng:
U = UAsint
thì:
uf = UBcost
(xem hình 8.3).
 Điện áp điều khiển udk là điện áp một chiều có trị số điều chỉnh được từ -UB đến
UB .
Hai điện áp này được đưa vào bộ so sánh, điện áp đầu ra bộ so sanh sẽ đổi trạng
thái khi uđk = uf (tức là uđk = Bcost) Tại thời điểm này bộ phát xung phát ra xung điều
khiển Thyristor. Như vậy góc kích α là hàm arccos của udk:
u dk
α  arccos
UB
Khi: uđk = UB,  α = 0
uđk = 0,  α = /2
uđk = -UB,  α = 
8.1.3 Mạch so sánh
164
Mạch so sánh thường dùng linh kiện là khuếch đại thuật toán (OP-AM). Mạch
khuếch đại không phản hồi (khuếch đại vòng hở) dùng Op-am có dạng như hình 8.4a.
Trong đó ui là điện áp ngõ vào và uo là điện áp ngõ ra của mạch khuếch đại. Vì hệ số
khuếch đại không phản hồi của Op-am lý tưởng là vô cùng lớn nên đường biểu diễn quan
hệ giữa điện áp vào và điện áp ra (gọi là đặc tuyến vào-ra) của nó như hình 8.4b, trong đó
Usat là điện áp ra bão hòa của Op-am (thường Usat nhỏ hơn điện áp nguồn nuôi VCC
khoảng 2V).

Theo đặc tuyến 8.4b mạch khuếch đại 8.4a có đặc tính:
ui > 0, uo = Usat
ui < 0, uo = -Usat
Do đặc tính này OP-AM được dùng làm mạch so sánh.
Giả sử cần so sánh 2 điện áp u1,u2, ta có thể đặt u1, u2 vào các đầu vào của khuếch
đại thuật toán như hình 8.5a.

Khi u1 > u2, ui = u1 - u2 > 0, uo = Usat


Khi u1 < u2, ui = u1 - u2 < 0, uo = -Usat
Đồ thị điện áp vào, ra của mạch như hình 8.5b. Điện áp ra đổi trạng thái tại thời điểm 2
điện áp vào (2 điện áp cần so sánh) bằng nhau.
8.1.4 Mạch tạo xung đồng bộ
Mạch tạo xung đồng bộ với các nửa chu kỳ của điện áp nguồn

165
Mạch dùng linh kiện ghép quang (Opto-couplers)
Sơ đồ mạch và dạng xung ra của mạch như hình 8.6. Trong đó:
u1: Điện áp nguồn điện xoay chiều.
OC: Bộ ghép quang (Opto-couplers).
uđb: Xung đồng bộ ra.

Hoạt động của mạch như sau: Trong khoảng (0, ) của điện áp nguồn u1, led được
phân cực thuận, dòng điện qua led là:
u1
i1 
R1
R1 được chọn sao cho ánh sáng do led phát ra làm phototransistor PT dẫn bão hòa:
E
iC  , uđb = UCEsat = 0.
R3
Trong khoảng (, 2) của u1, diode D1 dẫn, led bị khoá, PT bị khóa uđb = E.
Mạch dùng linh kiện OP-AM
Sơ đồ mạch như hình 8.7, điện áp ra là một xung vuông dương ứng với nửa chu kỳ
dương của điện áp vào.

Hoạt động của mạch: Trong khoảng (0, ) của u1, D1 dẫn, điện áp vào của OP-
AM: ui = 0,7V, điện áp ra của OP-AM: uđb = Usat; trong khoảng (, 2) của u1, D2 dẫn,

166
điện áp vào của OP-AM: ui = -0,7V, điện áp ra của OP-AM: uđb = 0. Điện trở R để hạn
chế dòng điện qua diode.
Mạch tạo xung đồng bộ với điểm không của điện áp nguồn
Sơ đồ dùng linh kiện OP-AM
Sơ đồ mạch và dạng xung ra như hình 8.8, điện áp ra là xung vuông góc: Dương
ứng với những khoảng u2< u+ , âm ứng với những khoảng u2> u+
Với:
u+ = ER2/(R1 + R2)
Thường u+ được chọn khá nhỏ (≈ 0), nên uo là những xung dương hẹp xuất hiện tại thời
điểm điện áp u2 đi qua giá tri 0 nên mạch được gọi là mạch tạo xung đồng bộ điểm
không.

Sơ đồ dùng linh kiện ghép quang


Sơ đồ mạch và dạng xung ra của mạch như hình 8.9.

Hoạt động của mạch: Mạch chỉnh lưu cầu nắn điện nguồn xoay chiều thành điện
một chiều đặt lên led, do đó led phát quang trong cả chu kỳ của điện áp nguồn chỉ trừ các
thời điểm điện áp nguồn bằng 0 (0, , 2). Khi led phát quang, PT dẫn bão hòa, uđb = 0;
khi led tắt, PT bị khóa, uđb = E

167
Sơ đồ dùng linh kiện cổng logic
Sơ đồ mạch và dạng xung ra của mạch như hình 8.10.

Trong cả chu kỳ của u1, điện áp vào của cổng NOT dương-mức logic 1, điện áp ra
của cổng mức 0, uđb = 0; tại các thời điểm 0, , 2, u1 = 0, điện áp vào của cổng mức 0,
điện áp ra của cổng mức 1, uđb bằng điện áp mức logic 1 của cổng.
8.1.5 Mạch tạo điện áp tựa răng cƣa
Sơ đồ dùng một Transistor và tụ điện
Sơ đồ mạch và đồ thị điện áp vào ra của mạch như hình 8.11

uđb: Xung đồng bộ điểm không của điện áp nguồn xoay chiều.
uf: Điện áp tựa răng cưa.
Khi uđb = 0, T khóa, tụ C được nạp điện qua R, điện áp ra uf = uC xác định theo biểu thức:
t

u f  E(1  e RC
).
Khi uđb > 0, T dẫn bão hòa, tụ C phóng điện qua T, uC = uf giảm nhanh từ Umax xuống 0.
Sơ đồ dùng hai Transistor và tụ điện
Với sơ đồ dùng một trasistor, điện áp uf là một hàm mũ của thời gian, nên góc kích
α sẽ không biến đổi tuyên tính theo udk. Để khắc phục điều này, ta dùng mạch với 2
transistor như hình 8.12.
Trong mạch này: R1, DZ tạo cho điện áp từ cực dương nguồn (+E) đến cực B của T1
có giá trị không đổi, do đó dòng điện cực B của T1:
iB1 = const,
dòng điện cực C:

168
iC1 = iB 1= const
: Hệ số khuếch đại dòng điện của T1
Dòng điện cực C có thể tính gần đúng bằng:
U Z  0,6
i C1 
R2
UZ là điện áp ổn định của DZ.
T1 mắc cực gốc chung nên dòng điện cực C rất ổn định.
Khi uđb=0, T2 khóa, tụ C được nạp bẳng dòng điện iC1, điện áp trên tụ cũng là điện
áp uf tính bởi:
U  0,6
t
1
uf 
C0 i C1dt  Z
CR
.t

Như vậy uf là một hàm bậc nhất của thời gian. Khi udb > 0, T2 dẫn bão hòa, tụ C phóng
điện qua T2, uC = uf giảm nhanh từ Umax xuống 0.

Một biến thể của mạch hình 8.12 là mạch hình 8.13: Mạch dùng một JFET và một
BJT. Trong mạch này dòng điện nạp cho tụ là dòng điện cực máng của JFET:
U SG
iD 
R
169
(USG là điện áp cực nguồn-cực máng của JFET).
Điện áp uf trong khoảng uđb = 0 là:
USG
uf  t
CR
Khi udb > 0, tụ C phóng điện qua T2 đang dẫn bão hòa, uC = uf giảm nhanh từ Umax
xuống 0.
Sơ đồ dùng OP-AM
Sơ đồ mạch như hình 8.14. Điện áp đồng bộ là dạng điện áp tạo bởi mạch hình 8.8.

Hoạt động của mạch: Trong khoảng (t1, t2), D1 dẫn, dòng điện qua tụ C là:
U
iC 
R1
Điện áp ra (với gốc tọa độ dời về t1) là:
t
1 U t
u f  u C   i C dt 
C0 C R1
Tại t2, ta có:
U T1
uf(t2)= =Umax (8.1)
C R1
Trong khoảng (t2, t3), D2 dẫn, dòng điện qua tụ C là:
U
iC  
R2
Điện áp ra (với gốc tọa độ dời về t2) là:
t
1 U t
u f  u C   i C dt  U max    U max
C0 C R2
Tại t3:
U T2 U T2
uf(t3)= - +Umax=0   U max (8.2)
C R2 C R2
Từ (8.1), (8.2) suy ra:

170
T1 T2
 (8.3)
R1 R 2
Hay các khoảng thời gian T1, T2 tỷ lệ tương ứng với R1, R2.
Sơ đồ dùng OP-AM và transistor
Sơ đồ mạch như hình 8.15. Điện áp đồng bộ là điện áp đồng bộ điểm 0.

Hoạt động của mạch: Trong khoảng (0, t1), tụ C được nạp với dòng:
E
iC 
R
Điện áp ra:
t
1 E t
u f  u C   i C dt 
C0 CR
Đến t1, xung đồng bộ xuất hiện, làm T dẫn, C phóng điện qua T, điện áp trên tụ
giảm nhanh về 0 (uf giảm nhanh về 0). Đến t2 xung đồng bộ mất, C lại bắt đầu nạp như
tại t = 0.
8.1.6 Mạch tạo điện áp tựa cost

Sơ đồ mạch như hình 8.16. Điện áp vào:


ui=Umsint
Nếu chọn:
R1 = R2; R3 = 1/C
thì điện áp ra là:

171
  jU
U  => ui = Umcost
f 1

8.1.7 Mạch tạo xung kích van


Mạch tạo xung kích van thường có 2 dạng:
 Mạch tạo xung đơn tạo ra một xung có độ rộng ổn định.
 Mạch tạo chuỗi xung gồm các xung đơn hẹp có độ rộng ổn định còn độ dài của
chuỗi xung thì tùy ý. Mạch này cho phép chuỗi xung có độ dài lớn nhưng kích thuớc máy
biến áp xung vẫn gọn nhẹ.
Mạch tạo xung đơn thường dùng mạch vi phân kết hợp với mạch đa hài một trạng
thái bền (đa hài đợi) hoặc kết hợp với mạch dao động nghẹt (blocking).
Mạch đa hài một trạng thái bền.
Mạch dùng transistor
Sơ đồ mạch như hình 8.17a. ui là xung áp sau mạch so sánh là dạng xung vuông góc.
C2, R2 là mạch vi phân. Như vậy khi ui đột biến xuống thì trên R2 xuất hiện một xung
nhọn âm.

Hoạt động của mạch: Bình thường, tụ C1 được nạp điện đến điện áp (E - 0,8V) với
cực tính như hình vẽ. R cấp dòng cho cực B của T2 làm T2 dẫn bão hòa, thế tại cực C của
T2 xuống 0,2V làm T1 khóa. Điện áp ra uO = 0,2V  0. Khi ui đổi trạng thái, xung nhọn
âm xuất hiện trên R2 được đưa vào cực B của T2 làm T2 khóa, điện áp cực C của T2:
uC2 = E, qua R1 vào cực B của T1 làm T1 dẫn bão hòa. Điện áp ra uO = E. Tụ C phóng
điện qua T1 sau đó sẽ nạp điện với cực tính ngược lại và khi áp tại cực B của T2 đạt 0,6V
thì T2 bắt đầu dẫn, thế tại cực C của nó giảm làm T1 dẫn yếu đi, thế tại cực C của T1 tăng.
Lượng tăng thế này qua tụ C đặt lên cực B của T2 làm T2 dẫn mạnh thêm. Quá trình này
sẽ nhanh chóng làm T2 bão hòa và T1 khóa, mạch trở về trạng thái đầu. Điện áp ra uO  0.
Như vậy khi ui đổi trạng thái ngõ ra của mạch xuất hiện một xung vuông góc với độ rộng
xung (tx) bằng thời gian từ khi có xung kích T1 cho đến khi mạch về trạng thái đầu. Với
chiều điện áp trên tụ uC cùng chiều dòng điện qua tụ (như vậy ngược chiều hình vẽ),
phương trình mạch trong khoảng này như sau:
du C
RC  uC  E
dt
172
Với sơ kiện uC(0) = -E, nghiệm của phương trình là:
 
t


u C  E1  2e RC 

 
Một cách gần đúng có thể coi thời điểm uC = 0 là thời điểm mạch về trạng thái ban đấu,
tức khi t = tx thì uC = 0, thế vào biểu thức của uC được:
tx = RCln2 = 0,69RC (8.4)
Mạch dùng OP-AM
Sơ đồ mạch như hình 8.18a.

Hoạt động của mạch: Bình thường, do có D1 nối song song nên điện áp tụ C1:
uC = 0,
Điện áp ra:
uO = -Usat,
Điện áp tại đầu vào (+):
u+ = -UsatR3/(R2 + R3//R4)
Tại thời điểm xuất hiện xung ui, mạch C2, R3 tạo một gai điện áp dương đặt vào đầu vào
(+) làm u+ > u-, đầu ra OP-AM lật trạng thái, uO = Usat, điện áp tại đầu vào(+):
u+ = UsatR3/(R2 + R3) = U
tụ C1 nạp điện qua R1, khi uC1 = U thì đầu ra OP-AM lật về trạng thái uO = -Usat. Sau đó C1
phóng điện cho đến khi điện áp tên uC = 0, mạch về trạng bình thường.
Độ rộng xung dương ở đầu ra OP-AM (tx) bằng thời gian C1 nạp từ uC = 0 đến uC =
U. Biểu thức điện áp trên C1 trong thời gian nó nạp là:
 
t

u C  U sat 1  e R1C1 
 
 
Khi uC = U = UsatR3/(R2+R3) thì t = tx, do đó:
tx = R1C1ln(1 + R3/R2)
D3, R4 tạo đường xả cho C2.
Mạch dao động Blocking

173
Sơ đồ mạch như hình 8.19. -Eb, R2 là mạch thiên áp cho T, nó đảm bảo ở trạng thái
bình thuờng T bị khóa. Vì vậy Eb và R2 được chọn theo điều kiện:
IcoR2 - Eb < 0
với Ico là dòng điện rò của T.

Tại t1 xung ui xuất hiện, đặt một gai điện áp dương lên cực B của Q làm Q dẫn, dòng
ic tăng, cuộn dây W1 sinh ra từ thông biến thiên làm xuất hiện các sức điện động cảm ứng
trong các cuộn dây của biến áp. Do cực tính các cuộn dây như hình vẽ, nên sức điện động
trong W2 có cực dương ở đầu (*), sức điện động này làm tăng dòng ib của T, kéo theo ic
tăng, sức điện động tăng... Diễn tiến của qua trình sẽ nhanh chóng làm Q dẫn bão hòa
(trên đồ thị, quá trình vừa mô tả được coi như diễn ra tức thời). Khi Q bão hòa u c = 0, nên
điện áp trên W1: uw1 = E. Điện áp ra (lấy trên cuộn W3): uO = E.W3/W1. Điện áp trên W2:
uw 2= E.W2/W1. Điện áp này duy trì dòng ib sao cho Q ở trạng thái bão hòa:
ib  EW2/(W1R1) (bỏ qua ảnh hưởng của điện áp Vbe và mạch phân cực).
Lúc này dòng điện từ hóa (iµ) của biến áp bắt đầu tăng. Do điện áp trên W1 bằng E
là hằng số nên iµ tăng tuyến tính:
u w1 E
iμ  t t
L L
L là điện cảm chính (điện cảm từ hóa) của biến áp xung.
Do các điện áp uw2, u0 không đổi nên các dòng ib, iL không đổi và các dòng qui đổi của
chúng về sơ cấp biến áp là:
2
W W  E
i' b  2 i b   2 
W1  W1  R 1
2
W W  1 W3   W3  E
i' L  3 i L  3 . . E   
W1 W1  R L W1   W1  R L
Cũng không đổi. Dòng cực góp transistor:

174
2 2
 W  E  W3  E E
ic=i’b+i’L+iµ=  2      t
 W1  R1  W1  R L L
tăng tuyến tính theo thời gian. Đến thời điểm tx thì ic = ib ( là hệ số khuếch đại dòng
điện của Q), Q chuyển từ chế độ bão hòa sang chế độ khuếch đại. Nhưng lúc này ic không
tăng được nữa do ib và  đều cố định. ic cố định nên từ thông trong các cuộn dây không
biến thiên, sức điện động trong W2 bằng 0 làm dòng ib giảm xuống, dòng ic giảm, sức
điện động cảm ứng trong các cuộn dây đổi chiều. Sức điện động trong W2 đảo chiều làm
tắt dòng ib, Q bị khóa. Diode D thông làm uW1 = 0, uO = 0. Xung ra có độ rộng tx xác định
như sau:
2 2
W E  W  E  W3  E E
β. 2   2     tx
W1R1  W1  R 1  W1  R L L
 W2 W32  L  βW1W2 W32 
L
tx  2  βW1  W2     2    (8.5)
W1  1
R R L  W1  R 1 R L 

Để mạch hoạt động thì tx > 0, do đó điện trở tải phải thỏa điều kiện:
W32
RL  R1
βW1W2
Mạch tạo chuỗi xung
Sơ đồ khối chức năng của mạch như hình 8.20.
Mạch tạo sóng vuông tạo ra một sóng vuông góc đơn cực đưa đến mạch trộn xung
để trộn với xung ui đến từ mạch so sánh. Ngõ ra mạch trộn xung nhận được các chuỗi
xung nối tiếp nhau. mỗi chuỗi xung gồm một số xung của sóng vuông có độ rộng cố định,
còn độ rộng của chuỗi xung thì bằng độ rộng của xung ui

Mạch đa hài bất định


Hình 8.21a là mạch đa hài bất định dùng trasistor, mạch này cho ra sóng vuông góc
đơn cực.
Hoạt động của mạch như sau: Giả sử khi vừa cấp nguồn, T1 dẫn mạnh hơn T2, điện
áp uc1 giảm, do điện áp trên tụ điện không biến thiên đột ngột, nên lượng giảm áp kể trên
truyền qua C2 lên cực B của T2 làm T2 dẫn yếu thêm, điện áp cực C của T2 (uc2) tăng,
lượng tăng áp này truyền qua C1 đặt lên cực B của T1 làm T1 dẫn mạnh thêm. Quá trình
diễn tiến như vậy sẽ nhanh chóng làm T1 dẫn bão hòa, còn T2 bị khóa, điện áp cực C của
T1: uc1 = 0,2V, uc2 = E, C1 nạp đến điện áp E - 0,8V  E, cực tính như hình vẽ. Sau đó C2

175
phóng điện qua T1 - nguồn - Rb2. Khi điện áp trên C2 giảm xuống 0 thì C2 sẽ nạp điện với
cực tính ngược lại (ngược với hình vẽ). Điện áp trên C 2 tăng dần, kéo theo điện áp cực B
của T2 (ub2) tăng dần. Khi ub2 đạt đến ngưỡng dẫn của T2 thì T2 bắt đầu dẫn. Điện áp uc2
giảm lượng giảm áp này truyền qua C1 đến cực B của T1 làm T1 dẫn yếu đi, điện áp uc1
tăng, lượng tăng áp này truyền qua C2 đặt lên cực B của T2 làm T2 dẫn mạnh thêm. Quá
trình diễn tiến như vậy sẽ nhanh chóng làm T2 dẫn bão hòa, còn T1 bị khóa, uc2 = 0,2V,
uc1 = E, C2 nạp đến điện áp E - 0,8V  E, cực tính như hình vẽ. Sau đó C1 phóng điện qua
T2 - nguồn - Rb1...
Như vậy T1 và T2 sẽ thay phiên nhau dẫn bão hòa và khóa. Dạng điện áp ở một số
vị trí mạch như hình 8.21b.

Chu kỳ dao động của mạch:


T = 1 + 2
Trong đó 1, 2 thứ tự là thời gian phóng điện của C1, C2. Với chiều điện áp trên tụ uC1
cùng chiều dòng điện qua tụ (như vậy ngược chiều hình vẽ) và gốc tọa độ chuyển về t1,
phương trình mạch trong thời gian C1 phóng điện như sau:
du C1
R b1C1  u C1  E
dt
Với sơ kiện uC1(0)=-E, nghiệm của phương trình là:
 
t

u C1  E1  2e R b1C1 
 
 
Một cách gần đúng có thể coi thời điểm uC1 = 0 là thời điểm T1 chuyển sang dẫn bão hòa
và T2 khóa , tức khi t=1 thì uC = 0, thế vào biểu thức của uC được:
1 = Rb1C1ln2 = 0,69Rb1C1
Tương tự, có:

176
2 = Rb2C2ln2 = 0,69Rb2C2
và:
T = 0,69(Rb1C1 + Rb2C2) (8.6)

Hình 8.22a là mạch đa hài bất định dùng OP-AM, nếu nguồn cung cấp cho OP-
AM là đối xứng, mạch cho ra sóng vuông lưỡng cực.

Hoạt động của mạch như sau: Khi đầu ra OP-AM ở mức bão hòa dương
uO = +Usat, điện áp tại đầu vào không đảo u+ = UsatR3/R2 = U, điện áp trên tụ uC = -U. Tụ C
bắt đầu nạp điện, tại t = t1, khi điện áp trên tụ đạt đến uC = U thì đầu ra OP-AM đảo sang
mức bão hòa âm: uO = -Usat, điện áp tại đầu vào không đảo:
u+ = -UsatR3/R2 = -U. Bây giời tụ C nạp theo chiều ngược lại, tại t = t2, khi điện áp trên tụ
đạt đến uC = -U thì đầu ra OP-AM đảo sang mức bão hòa dương uO = +Usat về trạng thái
ban đầu. Điện áp ra là một sóng vuông với nửa chu kỳ dương bằng nửa chu kỳ âm. Đồ thị
điện áp ra và điện áp trên tụ như hình 8.22c.
Thời gian nạp của tụ từ uC = -U đến uC = U (hoặc từ uC = U đến uC = -U0) bằng:
t1 = R1Cln(1 + 2R3/R2)
Chu kỳ dao động của mạch:
T = 2t1 = 2R1Cln(1 + 2R3/R2) (8.7)
Nếu R2 = R3, thì:
T = 2,2R1C
Trường hợp muốn thay đổi tỷ lệ độ rộng giữa nửa sóng ân và nửa sóng dương (trong
khi chu kỳ sóng không đổi) thì thay R1 bằng mạch hình 8.22b
Ví dụ về mạch tạo chuỗi xung:
Hình 8.23a là ví dụ về mạch tạo chuỗi xung với mạch tạo sóng vuông là đa hài bất
định dùng OP-AM, mạch trộn xung dùng cổng and. Ngõ ra cổng and bằng 1 khi và chỉ
khi tất cả các ngõ vào của nó bằng 1. vì vậy dạng sóng ra của mạch như hình 8.23b.

177
8.1.8 Mạch khuếch đại xung và biến áp xung
Mạch khuếch đại xung

Sơ đồ mạch khuếch đại xung một tầng như hình 8.24a. ui là xung kích từ mạch tạo
xung đưa tới. Transistor T làm nhiệm vụ khuếch đại. Rb để hạn chế dòng điện cực B của
T. D1 bảo vệ quá điện áp cho T khi nó chuyển từ dẫn sang khóa. D2 chặn xung âm vào
cực khiển SCR khi T chuyển từ dẫn sang khóa.
Hoạt động của mạch: Khi chưa có xung ui, T khóa. Trong thời gian tồn tại xung ui ,
T dẫn bão hòa:
Điện áp trên W1: uW1 = E.
Điện áp ra trên W2: uW2 = EW2/W1.
Dòng ib được chọn sao cho trong thời gian dẫn T không chuyển sang chế độ khuếch đại.
Sơ đồ tương đương qui đổi về sơ cấp biến áp như hình 8.24b, trong đó đã bỏ qua
điện kháng tản của biến áp; L là điện cảm chính của biến áp; R’2=R2(W1/W2)2 với R2 là
điện trở mạch G-K của SCR. (trường hợp kể đến điện trở dây quấn thì R1 là điện trở dây
quấn sơ cấp, điện trở dây quấn thứ cấp gộp luôn trong R’2).

178
Phương trình mạch:
ic = i1 + i2
R1ic + R’2i2 = E
Ldi1/dt = R’2i2  i2 = Ldi1/R’2dt
di1 R1R '2 R '2
  
dt 
R1  R '2 L
i1
 
R1  R '2 L
E

R 1R '2 R '2
a;
Đặt:

R  R '2 L  R  R '2 L  b
Với sơ kiện: i1(0) = 0, nghiệm của phương trình là:
i1 
E
R1

1  e at   i2 
E
R1  R 2 L
e at ; ic 
E
R1

1  be at 
Điện áp ra:
R 2 E at
u O  R 2i 2  e
R1  R 2
có trị số giảm theo hàm mũ như biểu diễn trên hình 8.24c. Tỷ số:
ΔU
δ
U
Gọi là độ sụt đỉnh xung
Khi công suất xung kích van lớn, có thể sử dụng sơ đồ 2 tầng khuếch đại như hình
8.25

Trong mạch hình 8.25a, R1, R2, R3 là các điện trở phân cực cho T1, T2, giá trị của
chúng được chọn sao cho khi chưa có xung kích (ui = 0) thì T2 dẫn bão hòa và khi T2 khóa
thì T1 dẫn bão hòa.
 R1 < E/1Ic1max
Với 1, Ic1max thứ tự là hệ số khuếch đại dòng điện và biên độ dòng điện cực góp của T1
R3//R2 < 2R1

179
2 hệ số khuếch đại dòng điện của T2. Diode cắt xung âm đưa ra tải và do đó cũng đồng
thời tránh điện áp cảm ứng cao cho T1. Rg có thể được sử dụng để hạn chế dòng điện cực
cổng của van.
Hoạt động của mạch: Khi chưa có xung kích, T2 bão hòa, T1 khóa, uO = 0; khi có
xung kích âm (ui < 0), T2 khóa, T1 dẫn bão hòa, điện áp trên W1 bằng E, thứ cấp biến áp
xung xuất hiện một xung dương có độ rộng bằng độ rộng xung ui.
Dạng xung ra ở mạch hình 8.25b là dạng xung kích van tốt nhất. Để có được dạng
xung này, người ta đưa thêm vào mạch khuếch đại điện trở R4 và tụ điện C. Khi T1 khóa
C nạp đến điện áp E, vào thời điểm T1 bắt đầu dẫn bão hòa, C phóng điện qua cuộn W1,
điện áp trên W1 bằng E, xung ra có biên độ lớn. Sau đó điện áp trên C và W1 giảm do có
điện áp rơi trên R4, điện áp trên W1 gảm làm biên độ nửa sau của xung ra giảm.
Biến áp xung
Biến áp xung làm nhiệm vụ truyền xung và cách ly một chiều.

Gọi từ thông, cảm ứng từ trong lõi thép biến áp thứ tự là , B; tiết diện lõi thép là S,
ta có:
 = B.S
Bỏ qua từ thông tản và điện trở các cuộn dây, ta có:
dφ dB
u1  W1  W1S
dt dt
Giả sử u1 là xung vuông góc, biên độ U1, độ rộng tx. Tích phân 2 vế của phương trình, ta
được:
tx Bm

 U dt   W SdB
1 1  U1t x  W1SBm  B0  =W1SB
0 B0

U1t x
W1  (8.8)
S.Δ.
Trong đó B0 là cảm ứng từ tại t = 0 và Bm là cảm ứng từ tại t = tx. Thông thường biến áp
xung truyền xung có một cực tính, nên cảm ứng từ B biến thiên theo đường từ hóa in đậm
trên hình 8.26b.
180
Theo định nghĩa điện cảm, có thể tính được điện cảm chính của biến áp như sau:
μ 0μW12S
L (8.9)
l
0 = 410-7H/m,  = B/0H, B = Bm - B0, H = Hm – 0 = Hm (8.10)
Bm, B0, Hm xác định như trên hình 8.20b;
l: Là chiều dài trung bình của mạch từ (chính là chiều dài đường sức trung bình
của mạch từ)
Dòng điện từ hóa của biến áp:
U1t x
iμ  (8.11)
L
Các bước tính biến áp xung:
 Số liệu phải biết:
Biên độ điện áp xung sơ cấp: U1; Độ rộng xung: tx
Biên độ điện áp xung thứ cấp: U2 ; Tần số xung: f
Dòng điện thứ cấp biến áp: I2 ; Độ sụt đỉnh xung: 
 Tính hệ số biến áp:
K= U1/U2
 Tính dòng điện thứ cấp qui đổi về sơ cấp:
I’2= I2/K
 Chọn vật liệu làm lõi biến áp, căn cứ vào đặc tính từ hóa của vật liệu xác định
B, H (theo 8.10) và tính:
=B/0H
 Tính thể tích lõi thép biến áp:
μ 0μt x 1  δ U1I '2
V  S.l
ΔB
 Căn cứ vào V và kích thước tiêu chuẩn của thép để xác định S, l
 Tính W1 theo (8.8)
 Tính L theo (8.9)
 Tính
I1=I’2+I
Nếu I nhỏ có thể bỏ qua:  I1=I’2.
 Kiểm tra điều kiện sau:
U1t x
L
I1 1  δ 
Nếu không thỏa thì tăng S, tính lại l, W1, L...
 Tính :
W2=W1/K
 Chọn mật độ dòng điện trong dây quấn biến áp
J = (3  4)A/mm2

181
 Tính đường kính dây quấn:
I
d = 1,128
J
(Chú ý: nếu lõi làm bằng thép kỹ thuật điện thì B0 = (0,5  0,7)Bm)
8.1.9 Ví dụ về mạch điều khiển bộ biến đổi phụ thuộc
Mạch điều khiển bộ biến đổi phụ thuộc một pha theo nguyên tắc thẳng đứng
tuyến tính (hình 8.27).

Giải thích hoạt động của mạch:


Nguồn nuôi OP-AM là nguồn đối xứng +E, -E.
Biến áp BAđp tạo ra điện áp thứ cấp đối xứng, trị số thấp (#6V), đồng bộ với điện
áp nguồn. Mạch chỉnh lưu cả chu kỳ D7, D8 kết hợp với Q4 tạo thành mạch tạo xung
đồng bộ điểm không.
Q3, R9, C1 là mạch tạo điện áp áp tựa răng cưa (uf). Để điện áp tựa gần tuyến tính,
hằng số thời gian mạch R9, C1 phải chọn đủ lớn, điều đó làm biên độ điện áp răng cưa
thấp. Để có được biên độ theo yêu cầu, điện áp tựa được khuếch đại bằng mạch khuếch
đại đảo dấu: OA2, R6, R7, R8, hệ số khuếch đại của mạch bằng R6/R7.
OA1 là mạch so sánh điện áp tựa (đưa vào đầu vào đảo) với điện áp điều khiển (đưa
vào đầu vào không đảo).

182
Điện áp điều khiển 1 chiều, cực tính ân (uđk) được tạo bằng mạch: R14, R13. Biến
trở R13 cho phép thay đổi trị số của điện áp điều khiển. C2 là tụ lọc nhiễu cho điện áp
điều khiển. Mạch khuếch đại lặp lại OA3, cách ly ảnh hưởng của mạch tạo điện áp điều
khiển đến mạch so sánh.
Khi uf < uđk đầu ra mạch so sánh (OA1) dương, khi uf > uđk đầu ra OA1 âm. D5 cắt
đi các nửa kỳ âm của xung đầu ra OA1 để không ảnh hưởng đến đầu vào cổng AND.
Mạch OA4, R16, R17, R18, C3 là mạch đa hài bất định để tạo sóng vuông. Nếu R17 =
R18 thì chu kỳ sóng vuông T = 2,2R16C3. D6 cắt đi các nửa kỳ âm của sóng vuông góc để
được sóng một cực tính đưa vào mạch trộn xung (cổng and).
Mạch D9, R19, D11 là mạch tạo xung vuông dương đồng bộ với nửa chu kỳ dương
của điện áp nguồn để đưa đến một đầu vào của mạch trộn xung AND1. Hai đầu vào còn
lại của AND1 là các xung ra từ mạch so sánh OA1 và mạch tạo sóng vuông OA4. Đầu ra
của AND1 là chuỗi xung dùng để kích van được phân cực thuận ở nửa chu kỳ dương của
điện áp nguồn.
Mạch D10, R20,D12, AND2 có chức năng tương tự D9, R19,D11, AND1 nhưng để tạo
ra chuỗi xung dùng để kích van được phân cực thuận ở nửa chu kỳ âm của điện áp nguồn.
Q1, Q2 làm nhiệm vụ khuếch đại xung kích van. R1, R2 là các điện trở hạn chế dòng
điện cực B của hai transistor trên. BAX là các biến áp xung.
Mạch điều khiển bộ biến đổi phụ thuộc một pha theo nguyên tắc thẳng đứng
“arccos” (hình 8.28).
Giải thích hoạt động của mạch:
D5, D6 là mạch chỉnh lưu cả chu kỳ tạo ra điện áp +E; D7 là mạch chỉnh lưu nửa chu
kỳ tạo ra điện áp –E.
78XX là IC ổn áp nguồn +E; 79XX là IC ổn áp nguồn –E.
Các tụ từ C4 đến C6 là các tụ lọc nguồn.
OA2, R10 đến R12 và C3 là mạch tạo điện áp lệch pha 900 so với điện áp ua (xem đồ
thị hình 8.29).
R7, R8, R9 là mạch tạo điện áp điều khiển (uđk), khi thay đổi biến trở R9 điện áp điều
khiển thay đổi từ âm qua 0 đến dương.
OA1 là mạch so sánh, so sánh điện áp ra của OA2 (uc) với điện áp điều khiển (udk):
udk > uc, điện áp ra của OA1 là ud = +Usat; udk < uc, điện áp ra của OA1 là
ud = -Usat (xem đồ thị hình 8.29).
C1, R4 là mạch tạo độ rộng xung kích đưa vào cực B của T1 (chính là độ rộng xung
kích van), R4 còn làm nhiệm vụ hạn chế dòng điện cực B.
D4 cắt xung âm vào cực B của T.
T và BAX là mạch khuếch đại và biến áp xung.
Các linh kiện ký hiệu có dấu phẩy có cùng chức năng với linh kiện cùng số với nó chỉ
khác là làm nhiệm vụ tạo xung kích cho nửa chu kỳ âm của điện áp nguồn.

183
Mạch điều khiển bộ biến đổi phụ thuộc ba pha
184
Để điều khiển bộ chỉnh lưu 3 pha (hoặc 6 pha) hình tia ta dùng 3 bộ điều khiển một
pha (mỗi bộ dùng cho một pha).
Đối với bộ chỉnh lưu 3 pha kiểu cầu (hoặc bộ biến đổi điện áp xoay chiều 3 pha) khi
kích van phải thỏa yêu cầu:
(a) Hoặc là độ rộng của chuỗi xung kích van phải lớn hơn 600;
(b) Hoặc là khi kích một van thì đồng thời cũng phải gửi xung kích nhắc lại đến
một van đang dẫn: Ví dụ, với chỉnh lưu cầu 3 pha, khi T6, T1 đang dẫn, nếu kích T2 (
T6 khóa) thì phải gửi xung kích nhắc lại đến T1 để tránh cho T1 có thể bị khóa do nhiễu
khi chuyển mạch.
Nếu thực hiện theo cách a thì độ rộng xung kích đưa vào mạch trộn xung phải >
0
60 , muốn vậy cần đặt giữa mạch so sánh và mạch trộn xung một mạch đa hài đợi với độ
rộng xung ra > 600.
Để thực hiện theo cách b, có thể dùng mạch cộng xung như hình 8.30.

Hoạt động của mạch như sau: 6 xung kích van được tạo ra từ 3 mạch điều khiển
dạng hình 8.27: Nếu biến áp BAđp nối vào pha A của nguồn thì xung kích ở ngõ ra
AND1 (ký hiệu: X1) dùng để kích T1, xung kích ở ngõ ra AND2 (ký hiệu: X4) dùng để
kích T4...
Theo yêu cầu T1 cần được kích nhắc lại khi kích T2, do vậy ta lấy xung X2 cộng
với xung X1 để đưa vào kích T1. Như vậy T1 sẽ được kích khi có xung X1 hoặc có xung
X2. Tương tự:
X3+X2  kích T2
X4+X3  kích T3
X5+X4  kích T4

185
X6+X5  kích T5
X1+X6  kích T6

8.2. Mạch điều khiển bộ biến đổi độc lập


8.2.1 Điều khiển nghịch lƣu một pha
Hình 8.31 là ví dụ về mạch nghịch lưu áp một pha hình tia. T3, T4 là 2 van động
lực. Yêu cầu xung kích đưa đến cự B của T3, T4 phải ngược pha nhau. Mạch tạo xung
điều khiển T1, T2 là một đa hài bất ổn đối xứng (xung ra có độ rộng xung bằng nửa chu kỳ
xung). Điện áp ra tại cực C của T1, T2 là 2 sóng vuông ngược pha nhau được đưa đến cực
B của T3 và T4 thỏa yêu cầu điều khiển của mạch. Tần số hoạt động của đa hài:
f = 1/1,38C(Rb + VR)
Khi điều chỉnh VR sẽ làm thay đổi tần số của nghịch lưu.

Đối với mạch nghịch lưu cầu, mạch điều khiển cũng tương tự chỉ khác ở 2 điểm:
 Một xung kích được đưa đến động thời 2 van nằm trên đường chéo của cầu.
 Các xung kích được làm trễ một thời gian bằng thời gian khóa của van để tránh
ngắn mạch nguồn khi 2 van nằm trên đường thẳng cùng dẫn điện.
8.2.2 Điều khiển nghịch lƣu ba pha sáu bƣớc
Xung kích van của mạch nghịch lưu áp sáu bước gồn sáu xung trong mỗi chu kỳ,
mỗi xung rộng T/2 và cách nhau T/6 như biểu diễn trên đồ thị hình 8.32b.
Hình 8.32a là một mạch tạo xung kích cho mạch nghịch lưu áp 6 bước. Trong hình
T1, T2 (và các linh kiện phụ trợ) là mạch đa hài tạo xung vuông có tần số bằng 6 lần tần
số ra của nghịch lưu. Xung ra từ mạch đa hài được dùng làm xung nhịp (clock) cho mạch
đếm vòng xoắn, đếm 6, dùng 3 JKFF.
Dạng xung ra của đa hài và của bộ đếm vẽ trên hình 8.32b. Ta thấy dạng xung ra tại
các điểm 1, 2, 3, 4, 5, 6 hoàn toàn trùng hợp với các khoảng dẫn của các van 1, 2, 3, 4, 5,
6 của nghịch lưu. Do đó, nếu các van của mạch nghịch lưu là các van điều khiển hoàn
toàn thì ta lấy xung ra tại các vị trí 1, 2, 3, 4, 5, 6 của bộ đếm được đưa đến mạch khuếch
đại công suất xung để đạt đủ công suất rồi đưa đến cực điều khiển của các van; nếu các
van là thyristor thì ta lấy xung ra tại các vị trí 1, 2, 3, 4, 5, 6 đưa vào 6 bộ tạo xung kích

186
để tạo ra xung kích có độ rộng thích hợp. các xung này sau đó sẽ được khuếch đại công
suất rồi đưa đến cực G của các thyristor tương ứng.
Để thay đổi tần số ra của nghịch lưu, ta thay đổi tần số ra của xung ck bằng cách
điều chỉnh biến trở VR. của mạh dao động đa hài.

Nguyên lý hoạt động của mạch đếm vòng xoắn, đếm 6


Bảng sự thật của JK flip-flop như hình 8.33. Trong đó: Qn là trạng thái hiện thời của
FF, Qn+1 là trạng thái mà FF sẽ chuyển đến khi xuất hiện cạnh xuống của xung ck.

Như vậy khi:

187
JK = 00 thì FF không đổi trạng thái;
JK = 10 thì đầu ra Q của FF sẽ chuyển lên 1;
JK = 01 thì đầu ra Q của FF sẽ chuyển xuống 0;
JK = 11 thì đầu ra Q của FF sẽ chuyển đến trạng thái ngược với trạng thái ở
thời điểm trước đó.
Mạch đếm vòng xoắn, đếm 6 dùng JKFF có sơ đồ như hình 8.34a: Các đầu ck của
các FF được nối với nhau và nối vào xung ck; Q1 nối J2 ...; Q1 nối với K2 ...; Q3 nối với
K1; Q3 nối với J1.

Hoạt động của mạch đếm: Giả sử trạng thái hiện thời:
Q1 = Q2 = Q3 = 0  Q1  Q2  Q3  1  J1 = 1, J2 = J3 = 0, K1 = 0, K2 = K3 = 1
Vì J1K1 = 10, J2K2 = 01, J3K3 = 01, nên theo tính chất hoạt động của JKFF, ở cạnh
xuống của xung đầu tiên Q1 chuyển từ 0 lên 1, Q2, Q3 vẫn ở trạng thái 0.Bây giời trạng
thái của FF là:
Q1Q2Q3 = 100; Q1Q2 Q3  011
J1K1 = 10, J2K2 = 10, J3K3 = 01
do đó đến cạnh xuống của xung thứ 2, Q1 vẫn giữ trạng thái 1, Q2 chuyển từ 0 lên 1, Q3
vẫn giữ trạng thái 0. Bây giời trạng thái của FF là:
Q1Q2Q3 = 110; Q1Q2 Q3  001 .
Phân tích tương tự như vậy, ta được trạng thái của Q1, Q2, Q3 ở các xung ck tiếp
theo như biểu diễn trên hình 8.34. Ta thấy khi đến xung thứ 7 thì bộ đếm lại trở về trạng
thái đầu tiên. Như vậy đầu ra bộ đếm có 6 trạng thái phân biệt:
Q1Q2Q3 = 000, 100, 110, 111, 011, 001
nên gọi là bộ đếm 6.
8.2.3 Sơ đồ khối mạch điều khiển nghịch lƣu điều chế độ rộng xung
Nghịch lưu một pha

188
Sơ đồ khối mạch điều khiển nghịch lưu áp 1 pha kiểu cầu điều chế PWM như hình
8.35. Mạch tạo sóng sin tạo ra 1 sóng hình sin (ur) bằng tần số của nghịch lưu; mạch tạo
sóng tam giác tạo ra 1 sóng tam giác (up) có tần số lớn hơn nhiều lần tần số sóng sin;
mạch so sánh so sánh ur và up: trong khoảng ur > up mạch cho xung dương, những khoảng
còn lại điện áp ra của mạch bằng 0. Xung sau mạch so sánh chia làm 2 đường: Một
đường qua mạch làm trễ một thời gian bằng thời gian khóa của van rồi đưa đến mạch
khuếch đại để tăng công suất sau đó đưa đến kích van I1, I3; một đường qua mạch đảo để
tạo ra xung ngược pha (vì xung kích T2, T4 ngược pha xung kích T1, T3) sau đó qua mạch
làm trễ, mạch khuếch đại rồi đưa đến kích van I2, I4.

Nghịch lưu ba pha


Sơ đồ khối mạch điều khiển nghịch lưu áp 3 pha điều chế PWM như hình 8.36.
Mạch tạo sóng sin tạo ra 1 sóng hình sin bằng tần số của nghịch lưu; mạch biến đổi 1 pha
 3 pha biến điện áp hình sin 1 pha thành điện áp hình sin 3 pha đối xứng. Các khối
khác tương tự như ở mạch nghịch lưu 1 pha.

189
190
Hình 8.37 Mạch tạo xung

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƢƠNG 8


8.1 Phân tích các yêu cầu đối với xung kích SCR
8.2 Trình bày nguyên tắc điều khiển thẳng đứng tuyến tính. So sánh chu kỳ của điện áp
tựa răng cưa với chu kỳ của điện áp nguồn xoay chiều.
8.3 Trình bày nguyên tắc điều khiển thẳng đứng Arccos. So sánh chu kỳ của điện áp tựa
với chu kỳ của điện áp nguồn xoay chiều.
8.4 Cho mạch tạo điện áp răng cưa như hình 8.13, udb là xung đồng bộ điểm không của
điện áp nguồn xoay chiều. Khoảng cách giữa 2 xung đồng bộ điểm không là 9,5ms.
E = 12V, điện áp của diode zener Uz = 6V, C = 0,1μF. Tính R2 để biên độ điện áp răng
cưa bằng 8V
8.5 Cho mạch tạo điện áp răng cưa như hình 8.14. xung đồng bộ udb có biên độ
U = 10V, độ rộng phần xung âm bằng 9,5ms, độ rộng phần xung dương bằng 0,5ms.
biên độ điện áp răng cưa bằng Umax = 8V. điện áp thuận của diode coi là bằng 0.
C = 0,1μF. Tính R1, R2.
8.6 Cho mạch tạo điện áp răng cưa như hình 8.15, xung đồng bộ udb là xung đồng bộ
điểm không có độ rộng 0,5ms. điện áp răng cưa có chu kỳ bằng 10ms, biên độ bằng 6,5V.
E = 10V. C = 0,1μF. Tính R.
8.7 Hãy tìm hiểu các mạch tạo sóng sin 3 pha đối xứng.
8.8 Hãy đề xuất các mạch khác tạo ra cùng một dạng xung như hình 8.32b

191
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Bính, Điện tử công suất, NXB khoa học kỹ thuật, năm 2000.
[2] Võ Minh Chính (chủ biên), Điện tử công suất, NXB khoa học kỹ thuật, năm 2007.
[3] Lê Văn Doanh (chủ biên), Điện tử công suất tập 1, NXB khoa học kỹ thuật, năm
2004.
[4] Nguyễn Văn Nhờ, Điện tử công suất, NXB đại học quốc gia tp HCM, năm 2002.
[5] Lander Cyrilw, Điện tử công suất và điều khiển động cơ điện (bản dịch tiếng Việt
của Lê Văn Doanh), NXB khoa học kỹ thuật, năm 1997.

192

You might also like