You are on page 1of 16

Bài 3: THÍ NGHIỆM CÔNG TƠ 1 PHA

I. Mục đích thí nghiệm


- Nghiên cứu cấu tạo, nắm được nguyên lý làm việc của công tơ 1 pha.
- Tiến hành kiểm tra, hiệu chỉnh và đánh giá chất lượng công tơ.
- Biết cách tính sai số công tơ và kiểm chứng với máy PTE2100.
II. Dụng cụ thí nghiệm
• Công tơ điện EMIC EC-14 hoặc Gelex EMIC.
• Cảm biến quang
• Dụng cụ đo cầm tay PTE2100
Hình 1: Bảng điều khiển
1 Màn hình hiển thị có màu 10 Lỗ thông gió

Phím chức năng : để truy cập 11 Quạt thông gió (1 cái )


nhanh chức năng ( ứng với
2
hình ở vị trí tương đương trên
màn hình)
Phím mũi tên và phím “OK” 12 Cổng kết nối cho phụ kiện đo:
3 để chọn và di chuyển vị trí 2 cổng chuẩn và 1 cổng AUX
hiện tại
Exp, Shift, ESC: để nhập số 13 Bảng tên thiết bị : sê-ri và loại
4 mũ,chuyển đổi chương trình thiết bị
và thoát khỏi chương trình
Phím số: để nhập số, thập 14 Cổng nguồn: kết nối thiết bị
5 phân, và kí hiệu âm/dương với nguồn theo chuẩn CAT II

PgUp, PgDn, Del: đổi sang 15 Cổng ra của điện áp và dòng


6
trang trên/dưới, xóa điện: chuẩn CAT I – gồm
MEAS/GEN : đổi giữa màn cổng HI ( dương, màu đỏ) và
hình phát và màn hình đo LO (âm, màu đen), KHÔNG
7 nối LO với “đất” ( “đất” có
sẵn trong máy, kết nối sẽ làm
hỏng máy)

Generator Start/Stop: khởi 16 Cổng truyền thông: RS232,


8 chạy/dừng phát tín hiệu USB

9 LED đo: LED hiển thị xung ra 17 Đầu ra tần số: Fout

III. Các bước thí nghiệm


Bước 1: Lắp sơ đồ mạch như hình đặt để chuẩn bị cho thí nghiệm:
❖ ĐẢM BẢO CÁC THIẾT BỊ Ở TRẠNG THÁI OFF KHI ĐẤU NỐI
Đấu dây với công tơ điện tử Đấu dây với công tơ cơ

Hình 2: Sơ đồ đấu dây với PTE2100 với công tơ điện

+ 2 dây U1 dùng để truyền tải nguồn áp


+ 2 dây I1 dùng để truyền tải nguồn dòng
+ Cảm biến quang kết nối qua cồng AUX (Nhìn mấu cắm trên đầu cắm
trên dây và trên thiết bị để không làm hỏng thiết bị, nghe kĩ hướng dẫn
của giáo viên)

Lưu ý:

• Đèn nhận tính hiệu (đèn phía trên ngoài cùng) của cảm biến quang phải
thẳng với đèn nháy trên công tơ.
• Nhìn kĩ sơ đồ cuộn dòng và cuộn áp trên công tơ để có cách đấu dây phù
hợp. Đấu tất cả các dây và yêu cầu giáo viên kiểm tra trước khi bật công
tắc PTE2100
Bước 2: Bật máy và phát điện cho công tơ
• Màn hình sau khi khởi động xong gọi là màn hình phát (Generator mode
– Basic Screen):
• Điều chỉnh các thông số U = 220V; I theo hướng dẫn, φ = 0, f = 50Hz
• Nhấn F1 để phát tín hiệu cho công tơ
Hình 3: Màn hình phát cơ bản chế độ phát
+ Các thông số hiển thị trên màn hình tương đương với kí hiệu ở bên trái và
đơn vị ở bên tay phải
+ Vị trí màu xanh dương trên màn hình là vị trí của con trỏ ( vị trí hiện tại)
+ Người dùng có thể di chuyển con trỏ bằng các phím mũi tên
+ Nhấn “OK” để thay đổi thông số, nhập thông số mong muốn, nhấn “OK”
sau khi nhập để xác nhận.
+ Hàng dưới cùng tương đương với chức năng ở các nút F1-F5 tương tự.
Trong trường hợp này:
F1: Bắt đầu và dừng phát
Lưu ý: Khi máy đang phát điện: đèn tín hiệu signal I và signal U sẽ sáng,
khi máy không phát điện đèn Standby sẽ sáng. Có thể bắt đầu, hoặc dừng
phát bằng nút đỏ Start/Stop
F3: Hiển thị màn hình “Điều chỉnh” tại đây có thể điều
F5: Mở màn hình “Cài đặt chế độ phát”
Esc: mở màn hình “Trở lại màn hình ban đầu”
Bước 3: Chuyển đến màn hình cài đặt của chế độ đo, chế độ Tests and
Calibration
• Nhấn MEA/GEN(màu xanh lá cây, góc dưới phải bàn phím) để chuyển
sang màn hình cài đặt của chế độ đo khi đó màn hình sẽ hiển thị màn hình
các thông số điện đang được phát
Hình 4: Màn hình cơ bản chế độ đo
• Nhấn F5 để chuyển sang màn hình cài đặt chế độ đo

Hình 5: Màn hình cài đặt chế độ đo


• Vào mục 6 “ Tests & Calibrations”. Vào mục 1.” Meter Error Test” để
kiểm tra độ sai lệch của công tơ. Trên mang hình lúc này sẽ hiển thị điện
áp và dòng điện đang phát.
• Điều chỉnh các thông số trên màn hình sao cho phù hợp với bài thí
nghiệm (kiểu kết nối:1P2W loại công suất: Active, tín hiệu đo:LED, hằng
số đo của công tơ: 1000 i/Kwh) rồi ấn nút F1( tương đương với kí tự bắt
đầu đo) để chạy bài thí nghiệm. Ghi lại sai số của công tơ.
• Sau khi quá trình kiểm công tơ kết thúc, nhấn nút F4 để lưu lại kết quả
đo.
Hình 6: Màn hình đo sai số công tơ
Màn hình sẽ hiển thị điện áp và dòng điện ở trên cùng.Các thông số cần điều
chỉnh( ở chỗ có mũi tên và ô trống để nhập sô) như sau:
+ Kiểu kết nối : có các kiểu như 3P4W, 3P3W, 2P3W, 1P3W, 1P2W ( “P” là
pha còn “W” là dây)
+ Loại công suất đo: Active ( công suất thực), Reactive (công suất phản
kháng),Apparent (công suất toàn phần)
+ Tín hiệu đo: LED, DISC/SO ( xung ra của bộ đo gián tiếp), SNAP.S (công
tắc)
+ Hằng số công tơ
+ Đơn vị của hằng số công tơ : i/kWh. i/Ws,i/kWs,kWh/i, Wh/i,......
- Các thông số máy đo được:
+ U,I: điện áp và dòng điện phát
+ Error (Sai lệch ): sai lệch/1 lần lấy mẫu của công tơ
+ Samples : số lần lấy mẫu
+ Impulses : số xung trên một lần lấy mẫu
+ Average: sai lệch trung bình
+ Deviation: sai số trong các lần lấy mẫu
Bước 4: Đo sai số với thông số dòng điện khác
• Nhấn START/STOP để dừng phát điện
• Nhấn MEMS/GEN để trở lại màn hình phát
• Thực hiện lại các bước từ 1 đến 3 với các thông số dòng điện khác nhau

Bước 5: Đọc kết quả đo từ phần mềm máy tính


• Sử dụng phần mềm PTE Control Software để đọc kết quả đo:
Hình 4: Giao diện của phần mềm PTE Software Control
- (1) Chọn đúng cổng COM, chọn baudrate mặc định là 9600.
- (2) Nhấn phím Refresh để kết nối với PTE2100, nếu thành công sẽ hiển
thị: tên máy, số máy và phiên bản phần mềm.
- (3) Nhấn phím Readout để đọc database trên PTE2100 về máy tính.
- (4) Nhấn chọn công tơ.
- (5) Nhấn chọn bài kiểm.
- (6) Nhấn chọn Chế độ hiển thị Samples để đọc kết quả đo.
• Tính sai số của các lần đo:

+ Tính Kđm của công tơ: Kđm = Pđmt/N

+ Tính Ktt của các lần đo: Ktt = Pđặtt/N

(đối với máy PTE2100 ở chế độ Impulse, N mặc định bằng 1)

+ Tính sai số công tơ: δ% = (Kđm-Ktt)/Kđm


IV. Số liệu đo

Bảng 1: Bảng đo sai số công tơ

Số liệu cho trước và đo được Số liệu tính toán


U I Kđm Ktt δ%
P (W) cos(φ)
(V) (A)
220
5

3
1
2

1
PHỤ LỤC

VẬN HÀNH PTE 2100 BẰNG MÁY TÍNH

I. Mục đích thí nghiệm


- Sử dụng phần mềm đi kèm để vận hành thiết bị bằng máy tính.

II. Dụng cụ thí nghiệm


• Cáp USB type A-B

Hình 1: Cáp USB type A-B


• Công tơ điện EMIC EC-14
• Cảm biến quang
• Dụng cụ đo cầm tay PTE2100
• 2 dây U1 dùng để truyền tải nguồn áp
• 2 dây I1 dùng để truyền tải nguồn dòng
• Phần mềm Terminal utility

III. Các bước thí nghiệm

Bước 1: Kết nối PTE2100 với máy tính

• Sử dụng cáp USB type A-B để kết nối PTE2100 với máy tính. Sau khi
kết nối, một cổng COM ảo sẽ xuất hiện, truy cập Device Manager trên
máy tính để kiểm tra tên cổng kết nối.

Hình 2: Truy cập Device Manager để kiểm tra cổng kết nối
• Mở phần mềm Terminal utility trên máy tính để giao tiếp với PTE2100.
Chuẩn giao tiếp được sử dụng là chuẩn RS232, có cấu hình mặc định là:
BaudRate = 9600, DataBit = 8, Parity = None, StopBit = 1.

Hình 3: Màn hình giao diện phần mềm Terminal utility

• Các câu lệnh hệ thống:

Bảng 1: Các câu lệnh hệ thống

Cú pháp Ý nghĩa

*IDN? Đọc mã định danh của thiết bị

*RST Reset thiết bị

SYST:SERN? Đọc số sê-ri của thiết bị


SYST:VERS? Đọc phiên bản firmware

SYST:VGUI? Đọc phiên bản GUI

SYST:VHW1? Đọc phiên bản phần cứng

SYST:TIM? Đọc giá trị thời gian thực lưu trên thiết bị

SYST:TIM Cài đặt thời gian cho thiết bị, theo định dạng:
{<date&time>} “YYYY-MM-DD hh:mm:ss”

SYST:SET:COM? Đọc về cấu hình chuẩn RS232

SYST:CONF:SAV Lưu lại cấu hình cài đặt

SYST:CONF:LOAD Load cấu hình của người dùng

SYST:CONF:LOAD:DEF Load cấu hình mặc định

SYST:SET:COM {<baudrate>[<word_length><parity><stop_bits>]}

Cấu hình chuẩn RS232


+ baudrate: 300, 600, 1200, 2400, 4800, 9600, 14400, 19200, 28800, 38400,
57600, 115200
+ word_length: 5-8
+ parity: N – none, O – odd, E – even, M – mark, S – space
+ stop_bits: 1, 2

Bước 2: Phát điện cho công tơ

• Sử dụng các câu lệnh trong chế độ phát điện để phát điện cho công tơ
hoạt động.
• Điều chỉnh các thông số U = 220V; I theo hướng dẫn, φ = 0, f = 50Hz
bằng câu lệnh. Sau đó đọc và ghi lại các giá trị P, cos(φ) đo được bằng
câu lệnh.
• Các câu lệnh trong chế độ phát điện:

Bảng 2: Các câu lệnh trong chế độ phát điện


Cú pháp Ý nghĩa

GEN: STOP Dừng phát điện

GEN:STAR? Đọc trạng thái của máy phát điện:


0 – máy tắt, 1 – máy đang đổi trạng thái, 2
– máy bật

GEN: STAR?{ [chnl(1-6)] } Bật máy phát điện

Thứ tự các channel: U1, I1, U2, I2, U3, I3

GEN:FREQ? Đọc tần số của máy phát

GEN:FREQ { freq(40-70) } Cài đặt tần số cho máy phát

GEN:EFF?{ [chnl(1-6)] } Đọc giá trị hiệu dụng:

GEN:EFF{ chnl(1-6), eff_value } Cài đặt giá trị hiệu dụng

GEN:PHAS?{ [chnl(1-6)] } Đọc giá trị độ lệch pha

GEN:PHAS{ chnl(1-6) , phase } Cài đặt giá trị độ lệch pha

GEN:SHAP? Đọc về dạng tín hiệu phát ra

GEN:SHAP{ x } Cài đặt dạng tín hiệu phát ra, x:


0 = Sine, 1 = Burst Fire, 2 = Phase Fire
90, 3 = User Def. (SCPI), 101 = Phase
Fire 45, 102 = Phase Fire 135, 6-63 =
User_Def

GEN:CONN:TYP Cài đặt kiểu kết nối tải:


{<connection>} 0 … 3P4W, 1 … 3P3W, 2 … 2P3W, 3 …
1P3W, 4 … 1P2W

GEN:CONN:TYP? Đọc về kiểu kết nối tải

SYST:SOFT:ENAB? Kiểm tra chế độ khởi động mềm:


1 – Kích hoạt khởi động mềm
0 – Không kích hoạt

SYST:SOFT:ENAB{ enable(0|1) Cài đặt chế độ khởi động mềm


}
SYST:SOFT:DEL? Đọc giá trị thời gian trễ khi khởi động
mềm

SYST:SOFT:DEL{ delay(0- Cài đặt thời gian trễ khi khởi động mềm
65535) } (đơn vị: ms)

GEN:CONT:ERR? Kiểm tra lỗi máy phát (điện áp và dòng


điện)

GEN:CONT:CURR:STAR { Phát dòng điện


[method(0-2) [, chnl(1-3)]] }

GEN:CONT:CURR:STOP { Dừng phát dòng điện


[method(0-2) [, chnl(1-3)]] }

• Các câu lệnh trong chế độ đo:

Bảng 3: Các câu lệnh trong chế độ đo

Cú pháp Ý nghĩa

MEAS:VOLT:AC? Đọc giá trị điện áp

MEAS:VOLT:FREQ? Đọc giá trị tần số của điện áp

MEAS:CURR:AC? Đọc giá trị dòng điện

MEAS:CURR:AC:PHAS? Đọc giá trị độ lệch pha giữa dòng điện


và điện áp

MEAS:POW:AC[:ACT]? Đọc giá trị công suất hiệu dụng

MEAS:POW:AC:REAC? Đọc giá trị công suất phản kháng

MEAS:POW:AC:APP? Đọc giá trị công suất toàn phần

MEAS:POW:AC:FACT? Đọc giá trị hệ số công suất

Bước 3: Đo sai số công tơ

• Điều chỉnh các thông số bằng câu lệnh sao cho phù hợp với bài thí
nghiệm (kiểu kết nối: 1P2W, loại công suất: Active, tín hiệu đo: LED,
hằng số đo của công tơ: 1000 i/Kwh) rồi bắt đầu đo. Ghi lại sai số của
công tơ.
• Các câu lệnh trong chế độ kiểm thử công tơ:

Bảng 4: Các câu lệnh trong chế độ kiểm thử công tơ

Cú pháp Ý nghĩa

SYST:TST:STOP Dừng quá trình kiểm thử công tơ

SYST:TST:STAR Bắt đầu kiểm thử công tơ

SYST:TST:STAR? Kiểm tra chế độ kiểm thử công tơ: 0 –


không chạy, 1 – đang chạy

SYST:TST:STAT:COUN? Đọc số lần đã lấy mẫu

SYST:TST:RES? { [<count>] } Đọc sai số ở một lần lấy mẫu cụ thể,


nếu count không xác định thì trả về giá
trị sai lệch trung bình

SYST:TST:RES:STD Đọc giá trị sai số qua các lần lấy mẫu

SYST:TST:RES:SAV Lưu lại giá trị sai số công tơ sau khi


kiểm thử

SYST:TST:ENER:MOD? Đọc loại công suất đo

SYST:TST:ENER:MOD {<mode>} Cài đặt loại công suất đo: 0 – Active, 1


– Reactive, 2 – Apparent

SYST:TST:CONS:K? Đọc giá trị hằng số công tơ (i/kWh,


i/kVarh)

SYST:TST:CONS:K {<const>} Cài đặt giá trị hằng số công tơ (i/kWh,


i/kVarh)

SYST:TST:INP? Đọc loại tín hiệu vào

SYST:TST:INP {<input_type>} Cài đặt loại tín hiệu vào: 0 = LED, 1 =


DISC or S0, 2 = SNAP_SWITCH

Bước 4: Đo sai số công tơ với thông số dòng điện khác nhau


• Sử dụng câu lệnh trong chế độ phát điện để dừng máy phát.
• Thực hiện lại các bước từ 1 đến 3 với các thông số dòng điện khác nhau.
• Sử dụng phần mềm PTE Control Software để đọc kết quả đo:

Hình 4: Giao diện của phần mềm PTE Software Control


- (1) Chọn đúng cổng COM, chọn baudrate mặc định là 9600.
- (2) Nhấn phím Refresh để kết nối với PTE2100, nếu thành công sẽ hiển
thị: tên máy, số máy và phiên bản phần mềm.
- (3) Nhấn phím Readout để đọc database trên PTE2100 về máy tính.
- (4) Nhấn chọn công tơ.
- (5) Nhấn chọn bài kiểm.
- (6) Nhấn chọn Chế độ hiển thị Samples để đọc kết quả đo.
• Tính sai số của các lần đo:

+ Tính Kđm của công tơ: Kđm = Pt/N

+ Tính Ktt của các lần đo: Ktt = Pt/N

+ Tính sai số công tơ: δ% = (Kđm-Ktt)/Kđm

Số liệu cho trước và đo được Số liệu tính toán


U Ktt
I (A) cos(φ) P (W) δ%
(V)
220 5
4
3
2
1

You might also like