You are on page 1of 8

Giáo trình thực hành Mạch Số - CT168

Bài 1
SỬ DỤNG BOARD NI ELVIS II CHO MẠCH SỐ
Môi trường hoạt động board NI ELVIS (National Instrument Educational
Laboratory Virtual Instrumentation Suite) bao gồm:
 Hardware tích hợp các công cụ đo lường phân tích mạch điện và phần
prototyping board (các board có khe trống để nối dây hay chân linh kiện) giúp
sinh viên có thể xây dựng mạch thực tế trực tiếp.
 Phần software cung cấp các giao diện để người dùng tương tác, tác động trực
tiếp đến các thiết bị đo lường hỗ trợ trên phần cứng và quan sát kết quả phân
tích, đo đạc thông qua các giao diện này.
Công tắc cấp nguồn
Nguồn cung cấp có prototyping board
thể thay đổi (PB)

Các jack cấm que đo


khối DMM
(Digital Multi-Meter) Dữ liệu ngõ
vào/ra số

Led hiển
thị

Nguồn cung cấp +


Bộ phát xung CK

Prototyping board
ráp mạch thực tế

Hình 1.1 Bộ thí nghiệm board NI ELVIS II


MỤC TIÊU
Mục tiêu bài thí nghiệm này nhằm giúp sinh viên làm quen với việc đo đạc được
hỗ trợ bởi NI ELVIS II thông qua các công cụ SFP (Soft Front Panel Instrument), xây
dựng mạch điện trên prototyping board. Cụ thể sau bài học sinh viên cần nắm:
 Hiểu được cấu trúc prototyping board (PB) phục vụ cho ráp mạch thực tế.
 Sử dụng được DMM (Digital Multi-Metter) để đo được các đại lượng cơ bản
ohm (điện trở), điện dung (tụ điện), dòng điện, điện thế, đo kiểm diode…
Bài 1- Trang 1
Giáo trình thực hành Mạch Số - CT168
 Sử dụng được VPS (Variable Power Supply) nguồn điện thế biến đổi, sử dụng
được FGEN (Function Generator) máy phát tín hiệu, SCOPE để quan sát tín
hiệu.
 Sử dụng được ngõ vào/ra (DigIN/DigOUT)
Phần I: ĐO ĐẠC CÁC LINH KIỆN RỜI RẠC SỬ DỤNG DMM
I.1 YÊU CẦU CHUẨN BỊ:
 Sử dụng DMM (Digital Multi-Metter) để đo được các đại lượng cơ bản ohm
(điện trở), điện dung (tụ điện), dòng điện, điện thế, đo kiểm diode…
 Sử dụng được bộ phát xung (FGEN)
 Sử dụng thông thạo Prototyping board ráp mạch thực tế.

I.2 THÍ NGHIỆM:


1. Nối cáp USB với máy tính đã cài đặt soft NI ELVIS, bật nguồn phía hông
trước board NI ELVIS. Led cam mặt trên phía phải board sẽ sáng báo hiệu
board đã được kết nối với máy tính. (bỏ qua bước này nếu board đã kết nối sẵn
sàng).
2. Khởi động NI ELVISmx Instrument Launcher
Start»All Programs»National Instruments»NI ELVISmx»NI ELVISmx
Instrument Launcher. Sau đó click biểu tượng [DMM] để khởi động DMM.

Hình 1.2 Giao diện NI ELVISmx Instrument Launcher khi khởi đông.

3. Đo đạc:
a. Đo điện trở:
- Click biểu tượng [], sau đó click
biểu tượng [Run]
- Đặt que đo [V  ]
và que [COM] của khối DMM trên
board NI ELVIS vào 2 chân điện trở.
- Đọc và ghi nhận kết quả đo đạc so
với khi đọc theo kiểu đọc bằng vòng
màu. (Nhớ bật công tắc nguồn
prototyping board)

Hình 1.3 Giao diện DMM khi đo điện trở.


b. Đo thử diode:
- Đặt que đo [V  ]

Bài 1- Trang 2
Giáo trình thực hành Mạch Số - CT168
và que [COM] của khối DMM trên board NI ELVIS vào 2 chân diode. Ghi
nhận kết quả?
- Đảo ngược 2 que và ghi nhận kết quả? Giải thích?
c. Đo tụ:

- Click biểu tượng .

- Cắm 2 chân tụ vào DUT+, DUT- trên prototyping board (PB). Nếu tụ phân
biệt cực thì bản cực (+) cấm vào DUT+, bản cực (-) cấm vào DUT-.
- Click [Run]: Đọc và so sánh kết quả đo đạc với việc đọc trực tiếp trên tụ.

Phần II: TẬP SỬ DỤNG DMM ĐO ĐIỆN THẾ, SỬ DỤNG SCOPE QUAN SÁT
TÍN HIỆU, SỬ DỤNG NGUỒN BIẾN ĐỔI VPS
II.1 MẠCH VỚI 2 ĐIỆN TRỞ NỐI TIẾP:
II.1.1 Vs = 5 VDC

Hình 1.4

1. Tắt nguồn PB và mắc mạch trên PB theo sơ


đồ Hình 1.4: R1=220, R2=220 , Vs=5VDC.
2. Vs=5VDC được lấy như sau: Terminal strip số
53 (GROUND) được nối với GROUND của
mạch. Terminal strip 54 (+5V) được nối với
phía dương mạch (đầu R1 của mạch).
3. Bật nguồn PB sử dụng DMM đo điện thế
Vdc của Vout và Vs. Ghi nhận kết quả, sau
đó so sánh với trường hợp khi Vout được
tính theo công thức lý thuyết. Hình 1.5 Một phần giao diện VPS
II.1.2 Thay Vs bằng nguồn biến đổi VPS:
1. Tắt nguồn PB.
2. Tháo đầu dây terminal strip54 (+5V) gắn vào terminal strip 48 (SUPPLY +).
3. Bật nguồn PB.
4. Khởi động NI ELVISmx Instrument Launcher

Bài 1- Trang 3
Giáo trình thực hành Mạch Số - CT168
5. Start»All Programs»National Instruments»NI ELVISmx»NI ELVISmx
Instrument Launcher. Sau đó click biểu tượng [VPS].
6. Điều chỉnh tăng giảm phía supply+ đồng thời dùng DMM đo Vout. Kết luận
sự biến đổi của Vout theo Vs?

II.1.3 Thay Vs = 5 Vdc bằng tín hiệu hình sin :


1. Tắt nguồn cấp PB.
2. Thay đổi nguồn Vs bằng tín hiệu hình sin cấp bởi FGEN - terminal strip 35
(FGEN).
3. Sử dụng analog input 0 AI0 ( Terminal strip 1,2) đưa tín hiệu Vs vào: Nối dây
giữa AI0+ ( Terminal strip 1) và cực dương của nguồn trong mạch (phía nối
với chân R1), nối GROUND trong mạch với AI0-. Mục đích giúp ta có thể
quan sát được tín hiệu này trên SCOPE thông qua source AI0.
4. Sử dụng analog input 1 AI1(Terminal strip 3,4) đưa tín hiệu Vout vào: Nối dây
giữa AI1+ (Terminal strip 3) và đầu dương Vout như trong hình, nối
GROUND trong mạch với AI1-. Mục đích giúp ta có thể quan sát được tín
hiệu này trên SCOPE thông qua source AI1.
5. Bật nguồn PB khi đã mắc xong mạch.
6. Khởi động FGEN
Start»All Programs»National Instruments»NI ELVISmx»NI ELVISmx
Instrument Launcher»FGEN
+ Thiết đặt các thông số tần số, biên độ đỉnh đối đỉnh, dạng sóng hình sin
như hình 1.6:

Hình 1.6 Một phần giao diện FGEN.


+ Click [Run].
7. Khởi động SCOPE:
Start»All Programs»National Instruments»NI ELVISmx»NI ELVISmx
Instrument Launcher»FGEN
+ Enable Channel 0, enable Channel 1.
+ Chọn source AI0 ( tương ứng Vs ), chọn source AI1(tương ứng Vout).

Bài 1- Trang 4
Giáo trình thực hành Mạch Số - CT168
+ Click [Run]. Sau đó quan sát và vẽ
lại dạng sóng 2 tín hiệu (Điều chỉnh
Time/Div và Volts/Div sao cho dạng
sóng tín hiệu hiển thị rõ ).
Cho nhận xét về biên độ 2 tín hiệu?

Hình 1.7 Một phần giao diện SCOPE

II.2 MẠCH VỚI 1 ĐIỆN TRỞ VÀ 1 LED MẮC NỐI TIẾP:


II.2.1 Thí nghiệm a:

1. FGEN và SCOPE thiết đặt như II.1.2.


2. Tắt nguồn PB.
3. Thay 1 điện trở bằng led như sơ đồ hình1.8
4. Bật nguồn PB.
Hình 1.8
5. Quan sát và vẽ dạng tín hiệu Vs và Vout? Điều
chỉnh chậm tần số FGEN từ 10Hz  100Hz.
Hãy quan sát và cho biết trạng thái LED?

II.2.2 Thí nghiệm b:

1. Thay thế mạch như hình bên.


2. Điều chỉnh lại tần số FGEN 1Khz. Quan sát
và vẽ lại dạng sóng Vs và Vout?
3. Sinh viên thử thiết kế 1 mạch chỉ thị dùng
LED như hình 1.10 với dòng điện qua LED là
10mA
Hình 1.9

Hình 1.10

Bài 1- Trang 5
Giáo trình thực hành Mạch Số - CT168
Phần III: TẬP SỬ DỤNG DIGIN – DIGOUT, LED HIỂN THỊ VÀ FGEN
III.1 SỬ DỤNG DIGOUT
Dùng để đặt giá trị logic 0 – 1 và được dùng làm ngõ vào cho mạch ráp trên PB. Sinh
viên hãy thực hiện lần lượt theo các yêu cầu sau:
1. Tắt nguồn PB.
2. Kết nối Terminal strip của DIO từ số DIO_0 đến DIO_7 với Terminal strip LED
từ số LED_0 đến LED_7.
3. Mở nguồn PB
4. Kích hoạt DIGOUT trên máy tính ta thấy giao diện điều khiển như hình bên dưới

Chọn RUN và Chọn Lines to Write từ 0-7, Click chuột lên các switch về vị trí HI
hoặc LOW quan sát trạng thái ngõ ra trên LED hiển thị. Từ đó rút ra nhận xét về mức
Logic ngõ ra khi LED on/off. Cho biết mạch phân cực của LED.
5. Cho biết trong giao diện điều khiển DIGOUT có thể điều khiển được bao nhiêu
ngõ ra. Thử kết nối các Terminal strip của DIO còn lại với Terminal strip của LED.
Chọn Lines to Write tướng ứng với các Terminal strip của DIO trên PB. Chọn RUN
và Click chuột lên các switch về vị trí HI hoặc LOW quan sát trạng thái ngõ ra trên
LED hiển thị.
III.2 SỬ DỤNG DIGIN
Dùng để nhận giá trị logic 0 – 1, được dùng làm ngõ ra cho mạch ráp trên PB và hiển
thị kết quả đọc được trên máy tính. Sinh viên hãy thực hiện lần lượt theo các yêu cầu
sau:

Bài 1- Trang 6
Giáo trình thực hành Mạch Số - CT168
1. Tắt nguồn PB.
2. Kết nối Terminal strip Nguồn VCC = 5V với DIO_11 của Terminal strip DIO.
3. Mở nguồn PB
4. Kích hoạt DIGIN trên máy tính ta thấy giao diện hiển thị như hình bên dưới

Chọn RUN và Chọn Lines to Read từ 8-15, quan sát kết quả hiển thị trên Line States.
5. Thay đổi Terminal strip Nguồn VCC = 5V thành GND, kết nối với DIO_13 của
Terminal strip DIO. Quan sát kết quả hiển thị trên Line States. Từ đó cho biết trạng
thái logic của Line states
III. 3 SỬ DỤNG FGEN CHO MẠCH SỐ
Nhiệm vụ của FGEN là cung cấp xung Ck tự động có thể thay đổi tần số và biên độ.
FGEN có thể tạo ra 3 dạng xung: vuông,
tam giác và sin. Sinh viên hãy thực hiện
lần lượt theo các yêu cầu sau:
1. Tắt nguồn PB
2. Kết nối Terminal strip FGEN với
LED_0 của Terminal strip LED.
3. Mở nguồn PB
4. Kích hoạt FGEN trên máy tính ta thấy
giao diện điều khiển như hình bên.
Chọn biểu tượng phát xung vuông, chọn
tần số là 1 Hz, Biên độ là 4.5 V, chọn DC
offset =0V. Chọn RUN và quan sát kết quả
trên LED_0.
5. Thử thay đổi tần số lần lượt từ 1Hz đến
100Hz. Quan sát kết quả ngõ ra và cho biết
mắt chúng ta sẽ không phân biệt trạng thái
on/off trên LED_0 ở tần số nào ?
6. Lập lại yêu cầu 4 với mạch phát xung là

Bài 1- Trang 7
Giáo trình thực hành Mạch Số - CT168
Sin và Tam giác. Kết quả hiển thị hiển thị trên LED_0 (thời gian on/off) trong trường
hợp xung dạng Sin và Tam giác có khác với xung vuông không ?. Tại sao ?
7. Lập lại câu 5 cho hai trường hợp là xung dạng Sin và Tam giác.

Khi cần tham khảo chi tiết cách sử dụng thiết bị đo lường có thể click vào biểu

tượng Help bên dưới mỗi thiết bị.

Sinh viên lưu ý khi thay đổi vị trí chân cắm linh kiện hay dây nối bắt buộc
phải tắt nguồn cấp prototyping board (PB).
Mỗi sinh viên thực tập phải chuẩn bị các linh kiện sau để đo đạt kiểm tra:
 5 Điện trở có giá trị 150 và 220
 Tụ điện có giá trị 47F/16V, 2200F/16V, tụ có giá 104 và 103
 Led có màu xanh, đỏ và vàng
 4 Diode
 Dây bus và header để nối kết linh kiện
 01 Project board

Bài 1- Trang 8

You might also like