You are on page 1of 12

BÀI 1

KHẢO SÁT MẠCH GIẢI ĐIỀU CHẾ TẦN SỐ

Họ và tên học sinh:


Ngày:

Thời gian thực hiện:

Điểm: Lời phê của Giáo Viên:

1. Kỹ thuật (6đ):
2. Thao tác (1đ):
3. An toàn (1đ):
4. Tổ chức nơi làm viê ̣c (1đ):
5. Thời gian (1đ):

I. Mục đích – Yêu cầu

1. Trang bị cho người học:


- Kỹ năng nhận dạng các tín hiệu của mạch điều chế và giải điều chế biên độ
- Kỹ năng đo và trình bày tín hiệu vào và tín hiệu ra của của mạch điều chế và
giải điều chế biên độ
- Kỹ năng trình bày kết quả của tín hiệu điều chế biên độ
2. Sau khi hoàn thành bài thực hành, người học cần đạt được các yêu cầu sau:
- Nhận dạng được các tín hiệu của mạch điều chế và giải điều chế biên độ
- Đo và trình bày được tín hiệu vào và tín hiệu ra của của mạch điều chế và giải
điều chế biên độ
- Trình bày được kết quả của tín hiệu điều chế biên độ

II. Nội dung thực hành


1. Chuẩn bị:
Thiết bị
 Máy tính đã được cài đặt phần mềm
Trang 1/13
 NI ELVIS với cáp USB và nguồn
 Board Emona DATEx
 2 dây cáp BNC - banana 2mm
 Các dây cắm banana 2mm
 Tai nghe
Tiến hành thí nghiệm
Phần A – Thiết lập bộ điều chế FM
Để thực hiện việc giải điều chế FM, ta cần một tín hiệu FM. Phần đầu tiên của bài thực hành này
sẽ hướng dẫn thực hiện. Để xem các tín hiệu quanh bộ giải điều chế, chúng ta sẽ bắt đầu với một
điện áp DC cho tín hiệu thông tin.
1. Đảm bảo rằng công tắc nguồn phía sau NI ELVIS đang ở trạng thái off
2. Cắm board Emona DATEx vào NI ELVIS
3. Thiết lập Control Mode trên DATEx (góc trên bên phải) là PC Control
4. Kết nối NI ELVIS với PC sử dụng cáp USB
5. Bật công tắc nguồn phía sau NI ELVIS, sau đó bật công tắc nguồn cho Prototyping Board
ở góc phải phía trên, cạnh bên đèn hiển thị nguồn.
6. Mở PC
7. Truy cập vào phần mềm NI ELVISmx
8. Truy cập NI ELVIS Function Generator và nhấn Run
9. Điều chỉnh các thông số như sau:
 Dạng sóng: sine
 Tần số: 15 kHz
 Biên độ: 4Vpp
 DC Offset: 0V
 Modulation Type: FM
10. Kiểm tra tùy chọn ngõ ra tín hiệu trên giao diện Function generator. Chọn Prototyping
Board
11. Truy cập giao diện Variable Power Supplies và nhấn Run
12. Điều chỉnh Variable Power Supplies phần Negative trên phần mềm về vị trí 0
13. Thiết lập kết nối như hình 3 bên dưới

Trang 2/13
Hình 3
Thiết lập này có thể được trình bày bởi sơ đồ khối trong hình 4 bên dưới. Ngõ ra âm của
Variable DC Power Supplies được sử dụng để cung cấp một tín hiệu thông tin DC và VCO thực
hiện việc điều chế FM với sóng mang tần số 15 kHz.

Hình 4
14. Truy cập giao diện Oscilloscope và nhấn Run
15. Thiết lập các thông số trên giao diện scope như những bài thực hành trước nhưng thay đổi
các thông số như sau:
 Scale cho Channel 0 là 2V/div
 Trigger Type: Digital
 Coupling cho cả 2 kênh: DC
16. Kích hoạt Channel 1 trên Scope để xem tín hiệu FM trên ngõ ra của VCO và tín hiệu
thông tin DC
17. Thiết lập Timebase để xem hai hoặc các chu kỳ của ngõ ra VCO
18. Thay đổi ngõ ra Negative trên Variable Power Supplies và kiểm tra tần số ngõ ra của
VCO có thay đổi tương ứng không

Trang 3/13
Phần B – Thiết lập bộ phát hiện điềm về không
19. Truy cập DATEx soft-front panel (SFP) và kiểm tra việc điều khiển trên phần mềm với
phần cứng
20. Xác định vị trí mô-đun Twin Pulse Generator trên DATEx SFP và điều chỉnh Width
ngược chiều kim đồng hồ về vị trí cuối cùng.
21. Thực hiện tương tự với Delay trên mô-đun Twin Pulse Generator
22. Xác định vị trí của mô-đun Low-pass Filter trên DATEx SFP và điều chỉnh Gain theo
chiều kim đồng hồ về vị trí cuối cùng
23. Thực hiện tương tự với Cut-off Frequency Adjust trên mô-đun Low-pass Filter
24. Điều chỉnh thiết lập như hình 5 bên dưới

Hình 5
Các thiết lập thêm vào có thể được trình bày bởi sơ đồ khối như hình 6 bên dưới. Bộ so sánh trên
mô-đun Utilities được sử dụng để xén tín hiệu FM, để biến nó thành sóng vuông. Mô-đun Twin
Pulse Generator được sử dụng để thực hiện công việc của bộ phát hiện điểm về không. Để hoàn
thành bộ giải điều chế FM, mô-đun RC Low-pass Filter và mô-đun Tuneable Low-pass Filter
được sử dụng kết hợp để chọn ra thành phần DC thay đổi ở ngõ ra của mô-đun Twin Pulse
Generator.

Hình 6
Trang 4/13
Toàn bộ phần thiết lập có thể được đại diện bởi sơ đồ khối trong hình 7 bên dưới.

Hình 7
Bây giờ chỉnh Tuneable Low-pass Filter để tách thành phần DC của ZCD cho khoảng điện áp
của tín hiệu ngõ vào mà chúng ta định sử dụng.
25. Thiết lập ngõ ra âm của giao diện Variable Power Supplies là -2V
26. Thiết lập Channel 1 Scale trên Scope là 100 mV/div
27. Điều chỉnh từ từ Cut-off Frequency Adjust trên mô-đun Tuneable Low-pass Filter ngược
chiều kim đồng hồ cho đến khi sóng sin trở thành điện áp DC.
Lưu ý 1: hiện tại ta loại được các thành phần non-DC từ tín hiệu. Điều này nói lên bộ lọc
sẽ vẫn cho phép tín hiệu thông tin đi qua.
Lưu ý 2: không thay đổi Cut-off Frequency Adjust trên mô-đun Tuneable Low-pass
Filter cho đến khi được hướng dẫn tiếp.
28. Thay đổi ngõ ra điện áp âm trên Variable Power Supplies giữa 0V và -2V.
Lưu ý 1: Nếu làm vậy, chú ý điện áp DC ra của mô-đun Tuneable Low-pass Filter cũng
thay đổi.
Lưu ý 2: Nếu điều này không xảy ra, kiểm tra Channel 1 Coupling trên giao diện scope
đã được thiết lập ở vị trí DC chưa.
Phần C – Khảo sát hoạt động của bộ phát hiện điểm về không.
Phần tiếp theo của bài thực hành này hướng dẫn xem xét sự hoạt động của bộ phát hiện điểm về
không.
29. Sắp xếp lại các kết nối của như hình 8 bên dưới

Trang 5/13
Hình 8
Các kết nối mới có thể được trình bày bằng cách sử dụng sơ đồ khối trong hình 9 bên dưới.

Hình 9
30. Thay đổi ngõ ra điện áp âm trên giao diện Variable Power Supplies theo từng bước nhỏ
sử dụng các nút mũi tên lên và xuống trên giao diện.
31. Khi thay đổi tần số của tín hiệu FM, chú ý đến tỷ lệ mark-space (đó là duty cycle) của
ngõ ra bộ so sánh.

Câu hỏi 1
Tỷ lệ mark-space của tín hiệu trên ngõ ra của bộ so sánh có thay đổi không?

Câu hỏi 2
Điều này cho chúng ta biết điều gì về thành phần DC của ngõ ra bộ so sánh?

Trang 6/13
32. Sắp xếp lại các kết nối của scope với các thiết lập như hình 10 bên dưới.

Hình 10
Các thiết lập mới có thể được trình bày bằng cách sử dụng sơ đồ khối trong hình 11 bên dưới.

Hình 11
33. Thay đổi ngõ ra điện áp âm trên giao diện Variable Power Supplies theo từng bước nhỏ
lần nữa để quan sát sự thay đổi tần số của tín hiệu FM.
34. Nếu đã thực hiện bước trên, chú ý tần số của hai tín hiệu thay đổi như thế nào
35. Mở con trỏ trên giao diện scope
36. Sử dụng con trỏ để đo độ rộng mark và space của ngõ ra ZCD cho các điện áp DC vào
khác nhau.
Lưu ý: Sự chênh lệch về thời gian giữa hai con trỏ được hiển thị trực tiếp trên các phép đo
Channel 0 & 1 và được hiểu là dT.
Gợi ý: Có thể phải tắt Channel 0 trên giao diện scope, và thiết lập Timebase là 10 µs/div khi
đo lường độ rộng của mark.
Câu hỏi 3

Trang 7/13
Khi tín hiệu FM thay đổi tần số ảnh hưởng đến ngõ ra của ZCD. Phần nào của ngõ ra ZCD thay
đổi theo?
Không phần nào thay đổi kể cả mark và space
Chỉ có phần mark của tín hiệu

Chỉ có phần space của tín hiệu


Cả mark và space của tín hiệu
Câu hỏi 4
Điều này cho chúng ta biết điều gì về thành phần DC của ngõ ra của bộ so sánh?

Phần tiếp theo của bài thực hành này sẽ hướng dẫn kiểm chứng lại câu trả lời cho các câu hỏi
trước.
37. Nếu nếu ta đã dừng Channel 0 trên giao diện scope, kích hoạt lại và điều chỉnh Timebase
về 50µs/div
38. Sắp xếp lại các kết nối để thiết lập như hình 12 bên dưới.

Hình 12
Các kết nối mới có thể được trình bày sử dụng sơ đồ khối trong hình 13 bên dưới.

Trang 8/13
Hình 13
39. Nếu ta đã điều chỉnh Channel 1 Vertical Position trên scope, hãy chỉnh đó về 0.
40. Thay đổi ngõ ra điện áp âm trên giao diện Variable Power Supplies theo từng bước nhỏ
để quan sát sự thay đổi tần số của tín hiệu FM.
41. Khi đã thực hiện bước trên, so sánh ngõ ra mô-đun Twin Pulse Generator (ZCD) và mô-
đun Tuneable Low-pass Filter.
Câu hỏi 5
Tại sao ngõ ra DC của mô-đun Tuneable Low-pass Filter thay đổi khi tỷ số mark và space của
ngõ ra ZCD thay đổi?

Câu hỏi 6
Nếu tín hiệu thông tin ban đầu là một sóng sin thay vì một điện áp DC thay đổi được, nhận xét
về ngõ ra của mô-đun Tuneable Low-pass Filter?

Phần D – Truyền và khôi phục sóng sin sử dụng FM


Bài thực hành trên thiết lập một hệ thống truyền thông FM để “truyền” tín hiệu thông tin là một
điện áp DC. Phần tiếp theo của bài thực hành này sẽ hướng dẫn thiết lập để điều chế, truyền và
giải điều chế tín hiệu kiểm tra (một sóng sin).
42. Điều chỉnh Gain của mô-đun Tuneable Low-pass Filter về vị trí cuối cùng theo chiều kim
đồng hồ.

Trang 9/13
43. Điều chỉnh thiết lập như hình 14 bên dưới

Hình 14
Thiết lập bên trên có thể được trình bày bằng cách sử dụng các sơ đồ khối trong hình 15 bên
dưới. Lưu ý rằng tín hiệu thông tin được cung cấp bây giờ là ngõ ra 2kHz Sine của mô-đun
Master Signal.

Hình 15
44. Điều chỉnh các điều khiển trên giao diện scope như sau:
 Scale cho Channel 0 là 2V/div và Channel 1 là 100 mV/div
 Input Coupling cho cả 2 kênh là AC
 Trigger Type : Edge
 Trigger Source: CH0
 Timebase: 200µs/div

Trang 10/13
45. Sử dụng TAB và các phím mũi tên để điều chỉnh Cut-off Frequency của mô-đun
Tuneable Low-pass Filter ngược chiều kim đồng hồ để tinh chỉnh tần số cắt của bộ lọc.
Lưu ý: Ta sẽ quan sát tín hiệu sóng sin 2 kHz đã được giải điều chế với một biên độ khoảng
250mVp-p
Câu hỏi 7
Tín hiệu ngõ ra của bộ điều chế FM cho ta biết điều gì về duty cycle của tín hiệu ZCD?

Phần E – Truyền và khôi phục tiếng nói sử dụng FM


Phần tiếp theo của bài thực hành này sẽ hướng dẫn thiết lập để điều chế, truyền và khôi phục
tiếng nói.
46. Ngắt kết nối ngõ ra 2 kHz Sine của mô-đun Master Signal
47. Điều chỉnh thiết lập như hình 6 bên dưới.

Hình 16
48. Thiết lập Timebase đến vị trí 2ms/div
49. Xác định vị trí mô-đun Amplifier trên DATEx SFP và điều chỉnh Gain của nó về vị trí
cuối cùng ngược chiều kim đồng hồ.
50. Không mang tai nghe, cắm vào ổ cắm headphone của mô-đun Amplifier

Trang 11/13
51. Đeo tai nghe vào
52. Thiết lập Gain để có mức âm thanh phù hợp
53. Nói vào micro và quan sát hiển thị trên giao diện scope và lắng nghe trên tai nghe
54. Khi chúng ta đã quan sát tín hiệu trên Scpoe, bây giờ dừng Scope và khởi động giao diện
Dynamic Signal Analyzer để xem phổ tần số của tiếng nói được điều chế. Thiết lập tần số
DSA là 40 kHz. Huýt sáo vào micro. Điều này sẽ giúp ta thấy được sự khác nhau giữa các
tone đơn và tone tiếng nói trong quá trình điều chế.

Trang 12/13

You might also like