You are on page 1of 10

BÀI 2

KHẢO SÁT MẠCH ĐIỀU CHẾ TẦN SỐ

Họ và tên học sinh:


Ngày:

Thời gian thực hiện:

Điểm: Lời phê của Giáo Viên:

1. Kỹ thuật (6đ):
2. Thao tác (1đ):
3. An toàn (1đ):
4. Tổ chức nơi làm viê ̣c 5S (1đ):
5. Thời gian (1đ):

I. Mục đích – Yêu cầu

1. Trang bị cho người học:


- Kỹ năng nhận dạng các tín hiệu của mạch điều chế và giải điều chế biên độ
- Kỹ năng đo và trình bày tín hiệu vào và tín hiệu ra của của mạch điều chế và
giải điều chế biên độ
- Kỹ năng trình bày kết quả của tín hiệu điều chế biên độ
2. Sau khi hoàn thành bài thực hành, người học cần đạt được các yêu cầu sau:
- Nhận dạng được các tín hiệu của mạch điều chế và giải điều chế biên độ
- Đo và trình bày được tín hiệu vào và tín hiệu ra của của mạch điều chế và giải
điều chế biên độ
- Trình bày được kết quả của tín hiệu điều chế biên độ

II. Nội dung thực hành


1. Chuẩn bị:
Thiết bị
 Máy tính đã được cài đặt phần mềm
 NI ELVIS với cáp USB và nguồn
Trang 1/11
 Board Emona DATEx
 2 dây cáp BNC - banana 2mm
 Các dây cắm banana 2mm
Tiến hành thí nghiệm
Phần A – Điều chế tần số một sóng vuông
1. Đảm bảo rằng công tắc nguồn phía sau NI ELVIS đang ở trạng thái off
2. Cắm board Emona DATEx vào NI ELVIS
3. Thiết lập Control Mode trên DATEx (góc trên bên phải) là PC Control
4. Kết nối NI ELVIS với PC sử dụng cáp USB
5. Bật công tắc nguồn phía sau NI ELVIS, sau đó bật công tắc nguồn cho Prototyping Board
ở góc phải phía trên, cạnh bên đèn hiển thị nguồn.
6. Mở PC
7. Truy cập vào phần mềm NI ELVISmx
8. Truy cập giao diện Funcion Generator và nhấn Run
9. Điều chỉnh các thông số trên giao diện như bên dưới:
 Dạng sóng: sine
 Tần số: 20 kHz
 Biên độ: 4 Vpp
 DC Offset: 0V
 Dạng điều chế: FM
10. Thiết lập kết nối như hình 2 bên dưới

Trang 2/11
Hình 2
Thiết lập này có thể được trình bày như sơ đồ khối trong hình 3 bên dưới. Mô-đun Master
Signals được sử dụng để cung cấp một tín hiệu thông tin 2 kHz và mô-đun VCO là bộ điều
chế FM với sóng mang 20 kHz.

Hình 3
11. Truy cập NI ELVIS Oscilloscope
12. Thiết lập các tùy chỉnh trên giao diện scope như những bài thực hành trước nhưng với các
sự thay đổi sau:
 Điều khiển Timebase đến vị trí 100 µs/div thay vì 500 µs/div
 Trigger Level đến vị trí 2.5V thay vì 0V

Trang 3/11
13. Kích hoạt ngõ vào Channel 1 trên giao diện scope để xem tín hiệu FM trên ngõ ra VCO
cũng như tín hiệu thông tin.
Câu hỏi 1
Tại sao tần số của sóng mang thay đổi?

Phần B – Tạo một tín hiệu FM sử dụng tiếng nói


Bài thực hành trên đã tạo tín hiệu FM sử dụng sóng vuông làm tín hiệu thông tin. Tuy nhiên, tín
hiệu thông tin trong các hệ thống truyền thông thương mại thì lại giống với tiếng nói và âm nhạc
nhiều hơn. Phần tiếp theo của bài thực hành này sẽ cho thấy tín hiệu FM sẽ trông như thế nào
khi được điều chế bằng tiếng nói.
14. Điều chỉnh Trigger Level trên giao diện scope về 0V
15. Ngắt kết nối ngõ ra mô-đun Master Signals
16. Kết nối với ngõ ra của mô-đun Speech như hình 4 bên dưới

Hình 4
17. Thiết lập Timebase trên giao diện scope đến vị trí 200 µs/div
18. Nói vào micro và quan sát hiển thị trên giao diện scope

Trang 4/11
Phần C – Công suất của một hiệu FM
Như đã nói, công suất của một tín hiệu FM là hằng số và không liên quan đến mức độ điều chế
của nó. Phần này của bài thực hành sẽ cho ta thấy điều đó.
19. Truy cập DATEx soft-front panel (SFP) và kiểm tra việc điều khiển trên phần mềm và
board DATEx
20. Xác định vị trí của mô-đun Amplifier trên DATEx SFP và điều chỉnh Gain theo chiều
kim đồng hồ về vị trí cuối.
21. Tháo hoàn toàn các thiết lập trước đó
22. Thiết lập các kết nối như hình 5 bên dưới

Hình 5
Thiết lập này có thể được trình bày như sơ đồ khối trong hình 6 bên dưới. Với ngõ vào của VCO
được kết nối với GND, ngõ ra của là một sóng sin 20 kHz.

Hình 6
23. Sử dụng scope để kiểm tra ngõ ra của VCO có phải là một sóng sin 20 kHz không
24. Đóng giao diện scope
25. Truy cập giao diện Dynamic Signal Analyzer và nhấn Run
26. Điều chỉnh giao diện như các thông số bên dưới:

Trang 5/11
27. Một sóng sin sẽ xuất hiện
Lưu ý: Đơn vị của Frequency Display là Linear.
28. Kích hoạt các con trỏ trên giao diện Signal analyzer bằng cách đánh dấu vào hộp Cursors
On
29. Sử dụng con trỏ C1 để đo tần số của sóng sin và xác nhận rằng đó tần số nghỉ của VCO
(20 kHz)
30. Phía bên trái tần số đọc được là giá trị RMS của tín hiệu theo dạng điện áp. Ghi lại vào
bảng 1 bên dưới.
31. Bình phương giá trị này và ghi lại.

Tại sao phải bình phương giá trị điện áp của tín hiệu? Để trả lời câu hỏi này, hãy nhớ rằng chúng
ta đang khảo sát công suất của tín hiệu FM nhưng Bộ Signal Analyzer không thể đo được công
suất. Tuy nhiên, một trong các phương trình công suất cho thấy rằng công suất và

Trang 6/11
bình phương giá trị điện áp RMS tỉ lệ với nhau. Trong trường hợp này, chúng ta có thể khảo sát
công suất của tín hiệu FM gián tiếp qua sự khảo sát bình phương giá trị điện áp RMS của tín
hiệu.
32. Ngắt kết nối với GND và điều chỉnh thiết lập như hình 7 bên dưới

Hình 7
Thiết lập này có thể được trình bày bởi sơ đồ khối trong hình 8 bên dưới. Lưu ý, khi độ lợi
nhỏ nhất của mô-đun Amplifier không phải là zero, sóng mang sẽ điều chế tần số với một tín
hiệu mức thấp. Điều này có nghĩa là màn hình của Signal analyzer sẽ thể hiện 4 dải biên. Các
dải biên này nhỏ so với sóng mang, chúng có thể được quan sát tốt hơn bằng cách thiết lập
Units về dB thay vì Linear.

Hình 8
33. Nếu tín hiệu out của Amplifier là 0, chỉnh lại Units về Linear.
34. Điều chỉnh soft Gain của mô-đun Amplifier cho đến khi chỉ còn 5 sóng sin và hoàn toàn
có thể thấy được phổ của tín hiệu
35. Sử dụng con trỏ để đo điện áp RMS của các sóng sin này và ghi lại chúng vào bảng 2 bên
dưới.
36. Bình phương giá trị RMS và ghi lại các điện áp.
37. Cộng và ghi lại các điện áp đã được bình phương

Trang 7/11
38. Điều chỉnh soft Gain của mô-đun Amplifier để tăng mức điều chế FM cho đến khi sóng
mang rơi xuống zero lần đầu tiên.
39. Lặp lại bước 35 đến 37 cho 6 sóng sin xuất hiện và ghi lại các kết quả đo vào bảng 3 bên
dưới.

Trang 8/11
Câu hỏi 2
So sánh giá trị Total ở bảng 2 và bảng 3 với giá trị bình phương ở bảng 1?

Câu hỏi 3
Các giá trị này giúp chứng minh điều gì? Giải thích câu trả lời.

Phần D – Băng thông của tín hiệu FM


Vị trí phổ của một tín hiệu FM có thể phức tạp và gồm nhiều dải biên. Thông thường, nhiều dải
biên trong số chúng rất nhỏ và vì thế chúng ta phải quyết định được có bao nhiêu trong số chúng
bao gồm các thành phần của băng thông tín hiệu. Có nhiều tiêu chuẩn liên quan đến việc này và
một trong các chuẩn phổ biến là tất cả các dải biên bằng hoặc lớn hơn 1% công suất của sóng
mang chưa được điều chế. Phần này của bài thực hành hướng dẫn bạn cách sử dụng tiêu chuẩn
này để đo băng thông tín hiệu FM.
40. Sử dụng con trỏ C1 trên giao diện signal analyzer để xác định sóng sin tần số thấp nhất
trong tín hiệu FM có giá trị bằng hoặc lớn hơn 1% giá trị trong Bảng 1.
41. Sử dụng con trỏ C2 để xác định sóng sin có tần số cao nhất trong tín hiệu FM mà điện áp
RMS bằng hoặc lớn hơn 1% giá trị trong bảng 1.
42. Giá trị df (Hz) của Signal analyzer đo sự chênh lệch tần số giữa các con trỏ của ở bước 40
và 41, giá trị này là băng thông của tín hiệu FM. Ghi giá trị này vào bảng 4 bên dưới.

Câu hỏi 4
Tính băng thông của biên độ sóng mang 20 kHz được điều chế bởi một sóng sin 2 kHz.

Trang 9/11
Câu hỏi 5
Băng thông của tín hiệu FM so với băng thông của tín hiệu AM với cùng một ngõ vào thì như
thế nào?

43. Tăng độ lợi của mô-đun Amplifier cho đến khi con trỏ trên soft Gain của nó chỉ đến vị trí
9 giờ.
44. Lặp lại bước 40 đến 42 và ghi kết quả vào bảng 5 bên dưới.

Câu hỏi 6
Mối quan hệ giữa biên độ của tín hiệu thông tin và băng thông tín hiệu FM là gì?

Trang 10/11

You might also like