You are on page 1of 6

Câu hỏi:

Nêu định nghĩa và phân loại máy phát. Vẽ sơ đồ minh hoạ.


Đáp án:
Một hệ thống thông tin bao gồm: máy phát, máy thu và môi trường truyền sóng như
hình minh hoạ.

Trong đó máy phát là một thiết bị tải tin, làm nhiệm vụ chuyển tải thông tin cần phát
đi tới điểm thu. Thông tin này được gắn với tải tin bằng hình thức điều chế thích hợp.
Máy phát phải phát đi công suất đủ lớn để cung cấp tỉ số tín hiệu trên tạp âm (S/N) đủ
lớn cho máy thu. Máy phát phải sử dụng sự điều chế chính xác để bảo vệ các thông tin
được phát đi, không bị biến dạng quá mức, ngoài ra các tần số hoạt động của máy phát
được chọn căn cứ vào các kênh và vùng phủ sóng theo quy định của hiệp hội thông tin
quốc tế (ITV). Các tần số trung tâm (sóng mang) của máy phát phải có độ ổn định tần
số cao. Do đó một số chỉ tiêu kỹ thuật của máy phát là:
- Công suất ra của máy phát
- Độ ổn định tần số: Δf / fo = 10-3 ÷ 10-7
- Chỉ số điều chế AM (mAM) và chỉ số điều tần FM (mj)
- Dải tần số điều chế…
Có nhiều cách phân loại máy phát:
1- Theo công dụng:

Máy phát thông tin, máy phát chương trình và máy phát ứng dụng.
2- Theo tần số:
Giống như đối với máy thu.
- Phát thanh:
+ 3 ÷ 30KHz ~ (100 km ÷ 10km): Đài phát sóng cực dài VLW
+ 30 ÷ 300Khz ~ (10km ÷ 1km): Đài phát sóng dài: LW
+ 300 ÷ 3000Khz ~ (1km ÷ 100m): Đài phát sóng trung: MW
+ 3 ÷ 30Mhz ~ (100m ÷ 10m): Đài phát sóng ngắn: SW
- Phát hình:
+ 30 ÷ 300Mhz ~ (10m ÷ 1m): Đài phát sóng mét
+ 300 ÷ 3000Mhz ~ (1m ÷ 0,1m): Đài phát sóng dm.
- Thông tin vi ba và rada:
+ 3 ÷ 30Ghz ~ (0,1m ÷ 0,01m): Đài phát sóng cm
+ 30 ÷ 300Ghz ~ (0,01m ÷ 0,001): Đài phát sóng mm
3) Theo phương pháp điều chế:
+ Máy phát điều biên AM
+ Máy phát đơn biên SSB
+ Máy phát điều tần FM và máy phát điều tần âm thanh nổi FM stereo.
+ Máy phát điều xung PM
Ngày nay máy phát bằng kỹ thuật số đã được phát triển ứng dụng vào tất cả các loại
máy phát thông tin số, phát thanh số, phát hình số…
4) Theo công suất:
+ Máy phát công suất nhỏ Pra < 100W
+ Máy phát công suất trung bình 100W ≤ Pra ≤ 10KW
+ Máy phát công suất lớn 10KW ≤ Pra < 1000KW
+ Máy phát công suất cực lớn Pra ≥ 1000 KW
Ngày nay máy phát có Pra nhỏ và trung bình người ta có thể sử dụng transistor hay vi
mạch đặc biệt. Có rất nhiều cách phân loại máy phát nhưng trong chương này chúng
ta đặc biệt quan tâm đến cách phân loại theo phương pháp điều chế vì nó liên quan
đến thiết kế mạch và cả dạng tin tức cần phát đi.
Câu hỏi: Vẽ và phân tích sơ đồ khối tổng quát của máy phát điều biên AM:
Đáp án:
Sơ đồ khối tổng quát của máy phát điều biên:
+ Khối chủ sóng có nhiệm vụ tạo ra dao động cao tần (sóng mang) có biên độ và tần
số ổn định, có tầm biến đổi tần số rộng. Muốn vậy ta phải dùng mạch dao động LC kết
hợp với mạch tự động điều chỉnh tần số (AFC).
+ Khối tiền khuếch đại có thể dùng để nhân tần hoặc khuếch đại dao động cao tần đến
mức cần thiết để kích thích tầng công suất làm việc. Nó còn có nhiệm vụ đệm, làm
giảm ảnh hưởng của các tầng sau đến độ ổn định tần số của khối chủ sóng. Vì vậy
khối tiền khuếch đại có thể có nhiều tầng: tầng đệm, tầng nhân tần và tầng tiền khuếch
đại cao tần (tiền KĐCT).
+ Khối khuếch đại công suất cao tần có nhiệm vụ tạo ra công suất cần thiết theo yêu
cầu công suất ra Pra của máy phát. Công suất ra yêu cầu càng lớn thì số tầng khuếch
đại trong khối KĐCSCT càng nhiều.
+ Mạch ra để phối hợp trở kháng giữa tầng KĐCSCT cuối cùng và anten để có công
suất ra tối ưu (Pra tối ưu).
Anten để bức xạ năng lượng cao tần (biến đổi năng lượng dao động cao tần của máy
phát thành sóng điện từ truyền đi trong không gian).
+ Bộ điều chế để điều khiển dao động cao tần. Đối với máy phát AM thì biên độ điện
áp âm tần yêu cầu lớn để có độ điều chế sâu (m lớn) nên tín hiệu âm tần từ micro phải
đưa qua bộ tiền KĐÂT và bộ KĐCSÂT. Tín hiệu âm tần được đưa tới cực collector
của tầng KĐCSCT cuối cùng hoặc đưa tới cả collector của tầng KĐCSCT trước cuối
để thực hiện điều chế collector phụ.
+ Nguồn cung cấp điện áp thường phải có công suất lớn để cung cấp cho transistor
hoặc vi mạch công suất.
+ Ngoài ra máy phát phải có thiết bị an toàn và thiết bị làm nguội. Thiết bị an toàn bao
gồm các thiết bị bảo vệ bảo hiểm thiết bị đóng mở, thiết bị kiểm tra chế độ làm việc
của máy phát. Thiết bị làm nguội cho các transistor, vi mạch công suất là các phiến
tản nhiệt cực lớn hoặc thổi không khí bằng quạt gió…
Câu hỏi: Vẽ và phân tích sơ đồ khối tổng quát của máy phát đơn biên SSB.
Đáp án:
Ngoài các yêu cầu kỹ thuật chung của máy phát, máy phát đơn biên SSB phải có thêm
một số chỉ tiêu kỹ thuật sau:
- Mức méo phi tuyến -35dB
- Bề rộng của mỗi kênh thoại và tổng số kênh thoại
- Dải tần số làm việc: 3, 5, … 30 Mhz

Việc xây dựng sơ đồ khối của máy phát đơn biên có một số đặc điểm riêng so với máy
phát điều biên AM. Các bộ điều biên cân bằng và bộ lọc dải hẹp được sử dụng để tạo
nên tín hiệu đơn biên SSB, nhưng công suất ra chỉ bị hạn chế vài mW. Nếu sóng mang
ở dải tần số cao (sóng trung, sóng ngắn) thì không thể thực hiện được bộ lọc với các
yêu cầu cần thiết (dải thông hẹp, sườn dốc đứng…), như vậy sẽ có nhiễu xuyên tâm
giữa các kênh, làm giảm tỉ số tín hiệu trên nhiễu S/N. Bởi vậy, đối với máy phát đơn
biên thì tần số sóng mang cơ bản để tạo tín hiệu đơn biên ở khoảng tần số trung gian:
100 ÷ 500Khz. Do đó sơ đồ của máy phát đơn biên gồm một bộ tạo tín hiệu đơn biên
ở tần số trung gian, sau đó nhờ 1 hay 1 vài bộ đổi tần để chuyển đến phạm vi tần số
làm việc (1÷300Mhz), rồi nhờ bộ khuếch đại tuyến tính để khuếch đại đến 1 công suất
cần thiết.
Thiết bị đầu vào thường làm nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu âm tần, nếu tín hiệu này
còn bé hoặc hạn chế tín hiệu âm tần, nếu tín hiệu âm tần quá lớn.
Bộ điều chế đơn biên trong các máy phát công suất lớn thường được xây dựng theo
phương pháp lọc tổng hợp. Trong các máy phát công suất nhỏ do yêu cầu kỹ thuật
không cao nên đôi khi có thể xây dựng điều chế đơn biên theo phương pháp lọc –
quay pha. Khi đó việc điều chế tín hiệu đơn biên được thực hiện ngay ở tần số làm
việc nên không cần phải có bộ đổi tần và bộ lọc 1.
Bộ tổng hợp tần số của máy phát đơn biên là 1 thiết bị chất lượng cao và phức tạp. Nó
phải đảm bảo tần số sóng mang gốc (f1) và các tần số khác (f2…) có độ bất ổn định tần
số rất nhỏ (10-7÷10-9) vì vậy ta phải dùng thạch anh để tạo các tần số gốc. Trong đó f1
là tần số sóng mang gốc, không đổi (100÷500Khz). Còn tần số f2 là tần số làm việc
của máy phát (tần số ở đầu ra). Bộ đổi tần thực chất là bộ khuếch đại cộng hưởng để
lấy thành phần hài nf1 (f2 = nf1). Chính nhờ bộ đổi tần mà độ ổn định tần số của máy
phát tăng lên. Bộ lọc 1 có nhiệm vụ lọc các sản phẩm của quá trình đổi tần.
Bộ khuếch đại dao động điều chế (KĐDĐ) phụ thuộc vào công suất ra mà có số tầng
từ 2÷4. Để điều chỉnh đơn giản 1, 2 tầng đầu là khuếch đại dải rộng không điều
hưởng. Còn 1, 2 tầng sau là bộ KĐ cộng hưởng. Hệ thống dao động tầng ra dùng để
triệt các bức xạ của các sóng hài và cũng để phối hợp trở kháng. Trong các máy phát
đơn biên, bộ lọc đầu ra thường là mạch lọc hình π, ghép với nhau và giữa chúng
thường có phần tử điều chỉnh độ ghép để nhận được tải tốt nhất của máy phát. Tầng
KĐDĐ điều chế đơn, sử dụng đơn giản hơn so với tầng đẩy kéo.
Bộ lọc 2 dùng để triệt tiêu các tín hiệu cao tần xuất hiện trong dải tần số truyền hình.
Đối vơi máy thu đơn biên ta phải đổi tín hiệu đơn biên thành tín hiệu điều biên AM để
thực hiện tách sóng trung thực, muốn vậy ta phải phục hồi tần số sóng mang thì tín
hiệu đầu ra của máy thu không bị méo. Để tạo tần số lái thì từ tần số sóng mang gốc f1
một phần tần số sóng mang qua bộ suy giảm định trước đến thẳng đầu ra bộ điều chế
tín hiệu đơn biên.
Câu hỏi: Vẽ sơ đồ tổng quát của máy phát điều tần FM và trình bày các khái niệm có
liên quan.
Đáp án:

Các khối trong hình trên có nhiệm vụ như các khối máy phát AM. Nhưng trong máy
phát điều tần (hay máy phát điều pha) yêu cầu điện áp âm tần không lớn lắm, nên tín
hiệu âm tần từ micrô chỉ cần đưa qua bộ tiền khuếch đại âm tần rồi đưa tới bộ chủ
sóng. Mặt khác do tín hiệu điều tần có tần số làm việc cao hơn nhiều so với tín hiệu
điều biên nên số tầng nhân tần trong bộ tiền KĐCT nhiều hơn. Đồng thời dùng nhiều
tần nhân tần thì độ di tần lớn hơn (Δf = ±75Khz). Độ ổn định tần số của máy phát điều
tần cũng yêu cầu cao hơn (10-5 ÷ 10-8), nên hệ thống AFC thường có cấu tạo phức tạp
hơn.
Máy phát điều tần thường được sử dụng để phát chương trình nhạc địa phương FM –
mono. Để người nghe nhạc ở nhà vẫn thưởng thức không khí âm thanh ở nhà hát,
người ta sử dụng kỹ thuật FM-stereo. Nghĩa là tín hiệu điều chế âm tần được chia làm
2 kênh: kênh phải chỉ chứa các thành phần âm tần tần số cao, kênh trái chỉ chứa các
thành phần tần số thấp.

You might also like