You are on page 1of 10

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

Họ và tên: Nguyễn Hoàng Đức


MSSV: 20021518
Họ và tên: Nguyễn Mạnh Hùng
MSSV: 20020246

BÁO CÁO THỰC TẬP ĐIỆN TỬ TƯƠNG TỰ


TUẦN 10

Khoa: Điện tử viễn thông (CLC)

HÀ NỘI - 2022
1. Bộ điều biên với diode có mạch cộng hưởng lối ra:
Nhiệm vụ: Tìm hiểu nguyên tắc điều biên sử dụng mạch diode có bộ cộng
hưởng lối ra.
Bản mạch thực nghiệm: A10-1.

Các bước thực hiện:


- Máy phát tín hiệu (HF) đặt ở chế độ: phát sóng hình sin, khoảng tần số quanh
10KHz, biên độ 1V đỉnh - đỉnh.
- Nối lối ra của máy phát tín hiệu HF với lối vào sóng mang CARRIER của bản
mạch A10-1.
- Đặt thang đo thế lối vào kênh 1 và 2 của dao động ký ở 200mV/cm và thời
gian quét ở 0,5ms/cm. Nối lối vào dao động ký với chốt AM OUT.
- Biến đổi tần số máy HF để xác định đường cong cộng hưởng của khung L-
C1, chỉnh biên độ cào HF cực đại đến khi sóng ra tại AM OUT không bị méo
dạng.

Vẽ đường cong cộng hưởng của mạch. Ghi lại giá trị tần số cộng hưởng
Đường cong cộng hưởng

Tần số cộng hưởng là 10kHZ

- Dùng máy phát sóng tín hiệu tần số thấp (LF) FUNCTION GENERATOR
của thiết bị chính đặt ở chế độ; phát sóng sin, tần số từ 500Hz đến 1kHz,
biên độ 1V đỉnh - đỉnh. Nối lối ra máy phát LF với lỗi vào thấp tần TONE
SIGNAL của sơ đồ bản mạch.
- Nối kênh 2 của dao động ký với lỗi ra AM-OUT để quan sát sóng được điều
chế. Sử dụng kênh 1 dao động ký để quan sát tín hiệu HF và LF. Điều chỉnh
tần số và biên độ hai máy phát để nhận dạng sóng được điều biên. Có thể
đảo hai chốt cắm lối vào HF để có tín hiệu ra tốt nhất. Vẽ lại tín hiệu.
Sóng ra

Thay đổi biên độ của các máy phát để nhận các giá trị hệ số điều chế m
khác nhau với điều kiện sóng ra không bị méo dạng, nhận xét kết quả.
o TONE SIGNAL có biên độ càng thấp thì sóng ra càng chính
xác
o Biên độ sóng mang càng lớn thì biên độ sóng ra càng lớn

Thay đổi tần số của máy phát HF, quan sát và giải thích kết quả dựa trên
đường đặc tuyến cộng hưởng vừa thu được ở trên.
+ Khi tần số máy phát HF vượt qua tần số cộng hưởng, biên độ tín hiệu
sẽ suy giảm rất nhanh
- Nguyên lý hoạt động
+ Tín hiệu sóng mang Carrier và tín hiệu sóng điều chế Tone được
đặt vào đầu anot của điốt ⇒ vD = Vc cos(wct) + Vm cos(wmt) ⇒
dòng iD sẽ chứa rất nhiều thành phần tần số có thể được khai triển
theo chuỗi Taylor:
+ iD = a1 * (Vc cos(wct) + Vm cos(wmt)) + a2 * (Vc cos(wct) + Vm
cos(wmt))2 + …
+ Do đó bộ LC1 ở lối ra được thiết kế cộng hưởng ở tần số f chính là
tần số sóng AM mong muốn ⇒ tín hiệu sau khi đi qua bộ LC1 chỉ
còn lại ở tần số f

2. Bộ điều biên dùng transistor.


Nhiệm vụ: Tìm hiểu mạch điều biên sử dụng transistor kiểu điều chế base.
Bản mạch thực nghiệm: A10-2.

Các bước thực nghiệm:


- Máy phát tín hiệu sóng mang cao tần (HF) đặt ở chế độ: phát sóng sin, tần số
quanh 100kHz, biên độ 600mV đỉnh - đỉnh. Nối lối ra của máy phát HF với
lối vào sóng mang CARRIER của bản mạch A10-2.
- Tinh chỉnh tần số và biên độ tín hiệu HF để lối ra AM-OUT có tín hiệu HF
cực đại và không méo dạng (xác định đường cong cộng hưởng và tần số
cộng hưởng sóng mang).
- Máy phát tín hiệu thấp tần (LF) là máy phát chức năng FUNCTION GEN
của thiết bị chính đặt ở chế độ: phát sóng sin, tần số phát cỡ 1kHz, biên độ
20mV đỉnh - đỉnh. Nối lối ra máy phát LF với lối vào thấp tần TONE
SIGNAL của bản mạch.
- Đặt thang đo thế lối vào của dao động ký ở 1V/cm và thời gian quét ở
0,5ms/cm.
- Nối kênh 2 của dao động ký với lối ra AM-OUT. Sử dụng kênh 1 để quan
sát tín hiệu HF và LF. Điều chỉnh tần số và biên độ máy phát LF để nhận
dạng điều biên cực đại. Vẽ lại dạng tín hiệu.

Sóng ra

Thay đổi biên độ và tần số của các máy phát để nhận các giá trị hệ số điều
chế m khác nhau, nhận xét kết quả.
● Biên độ, tần số TONE SIGNAL càng cao: sóng điều chế ra bị càng bị
nhiễu, không chính xác
● Khi tần số sóng mang càng cao: sóng điều chế ra càng chính xác và độ
rộng sóng ra giảm
● Khi biên độ sóng mang tăng: độ rộng sóng điều chế tăng, khi tăng quá
cao sẽ bị nhiễu 🡪 Sóng ra không chính xác
Nhận xét kết quả
● Ta thấy với độ sâu điều chế m < 0.5 cho ra dạng tín hiệu rất đẹp, khớp
với tín hiệu thông tin.
● Độ sâu điều chế 0.5 < m < 1 vẫn cho ra dạng sóng nhưng bị méo.
● Khi độ sâu điều chế m > 1 thì tín hiệu ra sẽ bị méo hoàn toàn.
Nguyên lý hoạt động:
● Khi cấp sóng mang Carrier vào transistor T1 khuếch đại VC và tín
hiệu ra thu được VS = AVC
● Khi cho tín hiệu sóng điều chế Tone và thay đổi ta thấy hệ số A thay
đổi tuyến tính theo Vm ⇒ A = kVm
● ⇒ vS(t) = kVCVm. Do có thêm nguồn E0 thiên áp nên lối ra mạch
nhận được là:
● vS(t) = k(E0 + Vm cos(wmt)) * VC cos(wct)
● Khai triển: vS(t) = E0VC cos(wct) + VCVm / 2 * cos(wct + wmt) +
VCVm / 2 * cos(wct - wmt)
● Tụ C1 dùng để ngăn tín hiệu 1 chiều về phía tín hiệu điều chế; trở
R2+C2 giúp ổn định hskđ A; R1 trở phản hồi âm; bộ C3 và máy biến
áp L3+L4 là bộ lọc thông dải để lấy tin hiệu Am mong muốn để tiến
hành tách sóng.

3. Mạch giải điều chế biên độ ( mạch tách sóng)


Nhiệm vụ: Khảo sát tách sóng biên độ toàn sóng dùng diode.
Bản mạch thực nghiệm: A10-2 và A10-3.
Các bước tiến hành:
- Giữ nguyên sơ đồ điều chế trên transistor của bản mạch 10-2 như mục trên.
- Sử dụng sơ đồ điều chế toàn phần biên độ tín hiệu A10-3.
- Nối lối ra biên độ AM-OUT của mạch A10-2 với lối vào AM SIGNAL IN
của sơ đồ giải điều chế của mạch A10-3.
- Sử dụng dao động ký quan sát và vẽ lại tín hiệu tại lối ra (SIGNAL OUT)
So sánh tín hiệu giải điều chế với tín hiệu LF lối vào. Nhận xét kết quả.
● Tín hiệu giải điều chế có cùng tần số với tín hiệu LF lối vào nhưng
chậm hơn nửa chu kì sóng (1/T)
● Tín hiệu giải điều chế có hình dạng khá giống tín hiệu LF lối vào, tuy
nhiên vẫn còn có sự méo lệch
● Biên độ sóng giải điều chế cao hơn biên độ tín hiệu lối vào

4. Sơ đồ tần dùng vi mạch IC-555.


Nhiệm vụ: Tìm hiểu nguyên tắc làm việc và đặc trưng của bộ điều tần xung
dùng IC555.

Các bước thực nghiệm:


- Cấp nguồn +5V cho bản mạch A10-5.
- Đặt máy phát tín hiệu ở chế độ: phát dạng sóng sin, tần số từ 200Hz đến
1kHz, biên độ ra 5V đỉnh - đỉnh.
- Nối lối vào IN/A với lối ra máy phát sóng FUNCTION GENERATOR của
khối thiết bị chỉnh. Vẽ dạng tín hiệu ra.
- Đặt thang đo lối vào của dao động ký ở 2V/cm, thời gian quét từ 0,1ms/cm
đến 1ms/cm. Chỉnh cho cả 2 tia nằm giữa khoảng phần trên và phần dưới
của màn máy hiện sóng. Nối kênh 1 dao động ký với lối vào IN/A. Kênh 2
với lỗi ra OUT/C.
Nhận xét sự phụ thuộc của biên độ và tần số xung theo chiều xung điều chế
lối vào. Giải thích nguyên tắc hoạt động của sơ đồ.

Giải thích nguyên tắc hoạt động của sơ đồ:


● Chân 1 (ground) là chân nối mass để tạo dòng điện ,nếu không nối mass thì
ic sẽ không làm việc theo ý muốn
● Chân 2 (Trigger) Đây là chân so sánh với mức áp chuẩn là 1/3 Vcc .Nếu
chân này lớn hơn 1/3Vcc thì sẽ cho ra tín hiệu S = 0 và nếu nhỏ hơn 1/3Vcc
thì sẽ cho ra là S = 1.
● Chân 3 (Output): Chân tín hiệu ra ở dạng xung vuông
● Chân 4 (Reset) Chân này tích cực ở mức thấp khi nổi lên dương nguồn thì Ic
hoạt động bình thường còn khi mức thấp thì nó sẽ xóa về 0.
● Chân 5 (Control Voltage) Chân này là chân điều chỉnh điện áp, chân này chỉ
dùng để điều chỉnh độ rộng của | IC 555 nếu nó làm nhiệm vụ điều chế độ
rộng của xung còn nếu làm việc ở mạch dao động thì chân này có thể bỏ hở
hoặc mắc thêm 1 con tụ để chống nhiều,
● Chân 6 (Threshold) Chân so sánh mức áp chuẩn 2/3 Vcc.Nếu chân này lớn
2/3Vcc thì sẽ cho ra tín hiệu S1 và nhỏ hơn thì sẽ cho ra S = 0.
● Chân 7 (Discharge) Chắn có chức năng để xả tụ khi nó làm việc ở chế độ
dao động và trì hoãn.
● Chân 8 (Vcc) Đây là chân cấp nguồn nuôi. Bất kì một Ic nào muốn làm việc
thì phải có nguồn nuôi cấp cho nó, lọ 555 cũng vậy nó được cấp nguồn trong
khoảng từ 5V đến 15V.
● Mạch RC để chỉnh tần số Carrier
● Khi thay đổi tín hiệu sóng mang, tần số sóng điều chế ra thay đổi -> Thông
tin mang ở tần số.

You might also like