You are on page 1of 19

1.Trình bài nhược điểm hệ thống thông tin quang?

2. Trình bày cấu tạo sợ quang dùng trong thực tế?

Bên cạnh hai lớp cơ bản lõi và vỏ sợi, sợi quang sử dụng trong thực tế còn được bọc thêm
một hoặc một vài lớp bọc đệm bằng vật liệu polyme có tính đàn hồi cao. Việc bọc thêm lớp bọc
đệm này cũng nhằm mục đích gia cường thêm cho sợi Lõi Lớp vỏ Lớp bọc đệm 19 quang và
giảm các khuyết tật trên bề mặt sợi quang, đảm bảo khả năng sử dụng trong môi trường thực tế.

3. Vẽ sơ đồ tổng quát và cho biết nguyên lý truyền tín hiệu của hệ thống thông tin quang?
Hệ thống tổng quát bao gồm một bộ phát, một kênh thông tin và một bộ thu, đây được
xem là ba phần tử cơ bản và chung nhất cho tất cả các hệ thống thông tin. Các hệ thống thông tin
quang có thể được phân thành hai loại: có môi trường dẫn (guided) và không dẫn (unguided) tín
hiệu quang. Trong trường hợp hệ thống quang có môi trường dẫn, chùm quang từ bộ phát bị
giam hãm về không gian khi lan truyền và được thực hiện qua việc sử dụng sợi quang trong thực
tế

Nguyên lý truyền tín hiệu:

- Bộ phát quang: có nhiệm vụ nhận tín hiệu điện đưa tới, biến tín hiệu điện đó thành tín hiệu
quang và đưa tín hiệu quang này lên đường truyền.

- Bộ thu quang: khi tín hiệu quang truyền đến đầu thu, tín hiệu quang này sẽ được thu nhận và
biến trở lại thành tín hiệu điện như ở đầu phát.

- Trạm lặp: khi truyền trên sợi quang, công suất tín hiệu quang bị suy yếu dần. Nếu cự ly thông
tin quá dài thì tín hiệu quang này có thể không đến được đầu thu hoặc đến đầu thu với công suất
còn rất thấp đầu thu không nhận biết được, lúc này ta phải sử dụng trạm lặp. Chức năng chính
của trạm lặp là thu nhận tín hiệu quang đã suy yếu, tái tạo chúng trở thành tín hiệu điện. Sau đó
sửa dạng tín hiệu này, khuếch đại tín hiệu đã sửa dạng, chuyển đổi tín hiệu khuếch đại thành tín
hiệu quang. Và cuối cùng đưa tín hiệu quang này lên đường truyền để truyền tiếp đến đầu thu.
Như vậy, tín hiệu ở ngõ vào và ngõ ra của trạm lặp đều ở dạng quang và trong trạm lặp có cả bộ
thu và bộ phát.x

4. Làm các nào để giảm độ rộng phổ của nguồn quang?

Độ rộng phổ hẹp để giảm tán sắc trong sợi quang

Độ rộng của phổ quang được định nghĩa là khoảng bước sóng do nguồn quang phát ra có
coog suất bằng 0,5 lần công suất đỉnh (hay giảm 3dB). Độ rộng phổ của LED phụ thuộc vào loại
vật liệu chế tạo nguồn quang. Ánh sáng có được bước sóng 1,3µm do LED chế tạo bằng bán dẫn
InGaAsP có động rộng phổ từ 50-60nm. LED được chế tạo bằng bán dẫn GaAs phát ra ánh sáng

5. a, Tuyến cáp trên cần có trạm lặp vì đường truyền tuyến cáp dài 120km cự ly truyền thông tin
quá dài thì tín hiệu quang này có thể không đến được đầu thu hoặc đến đầu thu với công suất rất
thấp và đầu thu không nhận dạng được tín hiệu, lúc này ta phải sử dụng các trạm lặp ở trên
đường truyền.
Chương 1: Hệ Thống Thông Tin Quang
1. Trình bày cấu trúc tổng quát của hệ thống thông tin quang.

Cấu trúc cơ bản của một hệ thống thông tin quang gồm:

 Bộ phát quang
 Bộ thu quang
 Mô trường truyền dẫn là áp sợi quang

2. Mô tả chức năng các thành phần trên hệ thống thông tin quang.

- Bộ phát quang: có nhiệm vụ nhận tín hiệu điện đưa tới, biến tín hiệu điện đó thành tín hiệu
quang và đưa tín hiệu quang này lên đường truyền.

- Bộ thu quang: khi tín hiệu quang truyền đến đầu thu, tín hiệu quang này sẽ được thu nhận và
biến trở lại thành tín hiệu điện như ở đầu phát.

- Trạm lặp: khi truyền trên sợi quang, công suất tín hiệu quang bị suy yếu dần. Nếu cự ly thông
tin quá dài thì tín hiệu quang này có thể không đến được đầu thu hoặc đến đầu thu với công suất
còn rất thấp đầu thu không nhận biết được, lúc này ta phải sử dụng trạm lặp. Chức năng chính
của trạm lặp là thu nhận tín hiệu quang đã suy yếu, tái tạo chúng trở thành tín hiệu điện. Sau đó
sửa dạng tín hiệu này, khuếch đại tín hiệu đã sửa dạng, chuyển đổi tín hiệu khuếch đại thành tín
hiệu quang. Và cuối cùng đưa tín hiệu quang này lên đường truyền để truyền tiếp đến đầu thu.
Như vậy, tín hiệu ở ngõ vào và ngõ ra của trạm lặp đều ở dạng quang và trong trạm lặp có cả bộ
thu và bộ phát.x
3. Nêu các ưu điểm của sợi quang.

4. Nêu các nhược điểm của sợi quang.


5. Trình bày các ứng dụng của thông tin quang bằng sợi quang.

Chương 2: Sợ Quang
1. Cấu tạo sợi quang.
2. Suy hao.
Chương 3: Bộ Phát Quang
1. Bộ phát quang (giải thích chi tiết sơ đồ khối của bộ phát quang)
2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động laser

Cấu tạo cơ bản của nguồn laser bán dẫn:

 Cấu trúc nhiều lớp bán dẫn P-N


 Ánh sáng phát ra và được giữ trong lớp tích cực (active layer).
 Lớp tích cực rất mỏng, làm bằng vật liệu có chiết suất lớn kẹp giữa hai lớp P và N có
chiết suất nhỏ hơn. Cấu trúc này tạo thành ống dẫn sóng.
 Ánh sáng của laser phát ra ở phía cạnh, giống như LED phát xạ cạnh.
 Ở hai đầu lớp tích cực là hai lớp phản xạ với hệ số phản xạ R <1. Cấu trúc này tạo thành
hốc cộng hưởng Fabry-Perot Ánh sáng được tạo ra và phản xạ qua lại trong hốc cộng
hưởng này. Loại laser có cấu trúc hốc cộng hưởng Fabry-Perot này được gọi là laser
Fabry-Perot (hình 3.17).
 Ánh sáng được đưa ra ngoài qua một phần được cắt nhẫn của một mặt phản xạ.

Nguyên lý hoạt động của laser:

Nguyên lý hoạt động của Laser dựa trên hai hiện tượng:

 Hiện tượng phát xạ kích thích: tạo ra sự khuếch đại ánh sáng trong Laser. Khi xảy ra hiện
tượng phát xạ kích thích, photon ánh sáng kích thích điện tử ở vùng dẫn tạo ra một
photon thứ hai. Hai photon này tiếp tục quá trình phát xạ kích thích để tạo ra nhiều
photon hơn nữa theo cấp số nhân. Các photon này được tạo ra có tính kết hợp (cùng tần
số, cùng pha, cùng hướng và cùng phân cực). Như vậy, ánh sáng kết hợp được khuếch
đại...
 Hiện tượng cộng hưởng của sóng ánh khi lan truyền trong laser: quá trình chọn lọc tần số
(hay bước sóng) ánh sáng. Theo đó, chỉ những sóng ánh sáng có tần số (hay bước sóng)
thỏa mãn điều kiện về pha của hốc cộng hưởng thì mới có - thể lan truyền và cộng hưởng
trong hốc cộng hưởng được. Như vậy, số sóng ánh sáng (có bước sóng khác nhau) do
laser Fabry-Perot phát xạ bị giới hạn, làm giảm độ rộng phổ laser so với LED.

Chương 4: Bộ Thu Quang

1. Giới thiệu 1 số đặc tính kĩ thuật photodiode PIN, APD


Photodiode PIN

Diode thu quang p-i-n thông thường có cấu trúc gồm lớp bán dẫn p và lớp bán dẫn n, giữa 2 lớp
bán dẫn p-n này là một lớp i. Lớp i này thường là bán dẫn thuần hoặc hoặc bán dẫn được pha tạp
rất ít và có độ dày hơn nhiều so với hai lớp p và n. Để diode thu quang hoạt động được cần định
thiên ngược cho nó.

Do lớp i có trở kháng cao nênphần lớnđiện trường sẽ đặt vào lớp i. Khi một photon có năng
lượng lớn hơn (hoặc bằng) năng lượng vùng cấm của vật liệu bán dẫn dùng để chế tạo
photodiode đi tới, photon này sẽ bị hấp thụ và kích thích một điện tử từ vùng hóa trị chuyển lên
vùng dẫn. Quá trình này sẽ hình thành các cặp điện tử-lỗ trống tự do.

Trong photodiode p-i-n, do lớp i có độ dày lớn hơn nhiều so với lớp p và n nên các cặp điện tử-lỗ
trống này này chủ yếu được tạo ra trong lớp i. Dưới tác động của điện trường lớn bên trong lớp i,
các điện tử, lỗ trống sẽ nhanh chóng trôi ra mạch ngoài và tạo thành dòng điện. Vì thế lớp i còn
được gọi là vùng trôi.

Diode thu quang thác APD

Cấu trúc thông dụng của một photodiode APD có thể mô tả như ở hình 4-6. So với cấu trúc của
p-i-n, APD có thêm lớp p được cấu tạo từ vật liệu loại p có điện trở suất cao.Lớp này đóng vai
trò vùng nhân vì các cặp điện tử-lỗ trống thứ cấp được tạo ra trong vùng này nhờ hiện tượng ion
hóa do va chạm. Lớp i trong APD vẫn đóng vai trò vùng hấp thụ tương tự như trong photodiode
p-i-n

Chương 5: Hệ Thống Thông Tin Quang WDM


1.Phân loại hệ thống truyền dẫn WDM:

Hệ thống WDM về cơ bản chia làm hai loại: hệ thống đơn hướng và song hướng như minh họa
trên hình 1.3. Hệ thống đơn hướng chỉ truyền theo một chiều trên sợi quang. Do vậy, để truyền
thông tin giữa hai điểm cần hai sợi quang. Hệ thống WDM song hướng, ngược lại, truyền hai
chiều trên một sợi quang nên chỉ cần 1 sợi quang để có thể trao đổi thông tin giữa 2 điểm.

Cả hai hệ thống đều có những ưu nhược điểm riêng. Giả sử rằng công nghệ hiện tại chỉ cho phép
truyền N bước sóng trên một sợi quang, so sánh hai hệ thống ta thấy:
· Xét về dung lượng, hệ thống đơn hướng có khả năng cung cấp dung lượng cao gấp đôi so với
hệ thống song hướng. Ngược lại, số sợi quang cần dùng gấp đôi so với hệ thống song hướng.

· Khi sự cố đứt cáp xảy ra, hệ thống song hướng không cần đến cơ chế chuyển mạch bảo vệ tự
động APS (Automatic Protection-Switching) vì cả hai đầu của liên kết đều có khả năng nhận biết
sự cố một cách tức thời.

· Ðứng về khía cạnh thiết kế mạng, hệ thống song hướng khó thiết kế hơn vì còn phải xét thêm
các yếu tố như: vấn đề xuyên nhiễu do có nhiều bước sóng hơn trên một sợi quang, đảm bảo định
tuyến và phân bố bước sóng sao cho hai chiều trên sợi quang không dùng chung một bước sóng.

· Các bộ khuếch đại trong hệ thống song hướng thường có cấu trúc phức tạp hơn trong hệ thống
đơn hướng. Tuy nhiên, do số bước sóng khuếch đại trong hệ thống song hướng giảm ½ theo mỗi
chiều nên ở hệ thống song hướng, các bộ khuếch đại sẽ cho công suất quang ngõ ra lớn hơn so
với ở hệ thống đơn hướng.

2. Phân tích thiết bị (linh kiện) hệ thống truyền dẫn WDM

Các linh kiện được sử dụng trong các mạng quang hiện đại bao gồm các bộ ghép/tách
(couplers), bộ phát laser (lasers), bộ tách quang (photodetectors), bộ khuếch đại quang (optical
amplifiers), bộ chuyển mạch quang (optical switches), bộ lọc (filters) và bộ ghép/tách kênh
(multiplexers).

3. Phân tích hệ thống cấu trúc WDM (Wavelength Division Multiplexing _ Ghép kênh theo
bước sóng)

4. Giải thích bộ tiền khuếch đại.

Tiền khuếch đại (Preamplifier): là các bộ khuếch đại quang được đặt ngay trước thiết bị thu
quang nhằm khuếch đại tín hiệu ngay trước khi tín hiệu được đưa vào thiết bị. Điều này làm
giảm yêu cầu nghiêm ngặt của độ nhạy thiết bị thu và cho phép hệ thống truyền dẫn quang hoạt
động với tốc độ bit cao hơn. Do vị trí lắp đặt, các bộ tiền khuếch đại hoạt động với công suất tín
hiệu vào yếu và mức nhiễu ở đầu thu cao. Do vậy, yêu cầu của một bộ tiền khuếch đại là độ nhạy
lớn, độ lợi lớn và nhiễu thấp.

Cấu trúc của bộ thu quang ở trên, sau photodiode thì mạch tiến khuếch đại là quan trọng nhất.
Các mạch tiền khuếc đại (Pre-amplifier) thường được thiết kế với mục tiêu sao cho có tỷ số tín
hiệu trên nhiễu lớn nhất với mức nhiễu nội tại là nhỏ nhất. Nhiễu tiền khuếch đại thường liên
quan tới nhiễu nhiệt.Các đặc tính chính khi nhận dạng một mạch tiền khuếch đại bao gồm:

- Cấu trúc của mạch tiền khuếch đại.


- Loại thiết bị linh kiện tích cực được sử dụng trong mạch tiền khuếch đại chẳng hạn như các
tranzito lưỡng cực, JFET, MOSFET và MESFET.

- Băng tần và hệ số khuếch đại.

Các mạch tiền khuếch đại có trong các bộ thu của hệ thống thông tin sợi quang có thể được phân
thành 3 loại. Đó là loại trở kháng thấp, loại trở kháng cao và hỗ dẫn ngược.

Mạch tiền khuếch đại có trở kháng thấp là loại có cấu trúc ít phức tạp nhất, nhưng không thể
thiết kế được bộ tiền khuếch đại tối ưu được. Ở đây front-end gồm photodiode hoạt động với một
bộ khuếch đại có trở kháng thấp (có thể ở 50:). Thiên áp hoặc điện trở tải RL (hay còn gọi là Rb)
được dùng để phối hợp với trở kháng bộ khuếch đại. Mặc dù các bộ khuếch đại trở kháng thấp có
thể giúp cho bộ thu quang hoạt động ở băng tần lớn, nhưng nó không cho ra được một bộ thu
quang có độ nhạy thu cao, bởi vì chỉ có điện áp tín hiệu nhỏ có thể đi qua được trở kháng đầu
vào bộ khuếch đại và điện trở RL. Điều này đã hạn chế cự ly truyền dẫn.

Các mạch tiền khuếch đại trở kháng cao như đã đề cập ở trên cho phép giảm nhiễu tới mức rất
nhỏ. Để đạt được điều này, người ta làm giảm điện dung đầu vào 168 thông qua việc lựa chọn
các thành phần thiết bị có điện dung thấp, tần số cao bằng cách lựa chọn bộ tách sóng với các
dòng tối nhỏ và nhờ việc làm giảm nhiễu nhiệt do các điện trở thiên áp gây ra. Nhiễu nhiệt có thể
được giảm khi sử dụng các bộ khuếch đại trở kháng cao (như tranzito lưỡng cực hoặc FET) kết
hợp với điện trở thiên áp bộ tách sóng (điện trở tải RL) lớn. Vì trở kháng cao sinh ra hằng số thời
gian RC đầu vào lớn cho nên băng tần front-end nhỏ hơn băng tần tín hiệu. Như vậy tín hiệu đầu
vào bị tích phân và cần phải thực hiện các kỹ thuật cân bằng hiệu chỉnh để bù cho nó.

Mạch tiền khuếch đại hỗ dẫn ngược được thiết kế chủ yếu để khắc phục những hạn chế của mạch
tiền khuếch đại trở kháng cao. Cấu trúc của mạch này sử dụng bộ khuếch đại trở kháng cao,
nhiễu nhỏ, có điện trở hồi tiếp âm Rf với dòng nhiễu nhiệt tương đương if(t) mắc phân dòng đầu
vào như chỉ ra ở hình 4-12. Mạch khuếch đại có đầu vào mắc nối tiếp với nguồn nhiễu điện áp
ea(t), nhiễu dòng mắc phân dòng tương đương ia(t), và trở kháng đầu vào được cho bởi tổ hợp
mắc song song Ra và Ca
Chương 6: Hệ Thống Thông Tin Quang COHERENT
1. Đối chiếu hệ thống Coherent

2. Trình bày tách sóng, kỹ thuật tách sóng FSK, PSK, ASK

3. Nhiễu trong máy thu quang Cohenrent:

Dòng photon I s tỉ lệ với √ Ps và được khuếch đại với hệ số √ PL . Với hệ số khuếch đại này là
được quyết định bởi bộ dao động nội nên bộ thu này không bị ảnh hưởng nhiễu nhiệt của bộ tiền
khuếch đại và nhiễu dòng tối của photodiode. Chính điều này làm cho bộ thu tách sóng Coherent
có độ nhạy cao hơn bộ thu tách sóng trực tiếp.

Khi công suất tín hiệu dao động nội lớn hơn công suất tín hiệu tới bộ thu thì nguồn nhiễu chủ yếu
trong tách sóng Coherent là nhiễu lượng tử của bộ dao động nội. Trong giới hạn này, nhiễu
lượng tử có thể được biểu diễn dưới dạng nhiễu bắn và dòng nhiễu bắn bình phương trung bình
của bộ dao động nội có dạng như sau:
2
i SL =2 eB I PL

Trong đó e là điện tích của electron; B băng thông của bộ thu; IPL là dòng photon ở ngõ ra của
photodiode ứng với công suất quang tới photodiode là PL và có giá trị như sau:

ηe
I PL = P
hf L

Thế vào ta được:


2
2 2 e ηB P L
i =
SL
hf

Công suất S của tín hiệu tách sóng được là bình phương của dòng tín hiệu trung bình < IS>, ta
có:

( )
2
ηe
S= Ps PL
hf

Ta có tỉ số SNR của bộ thu tách sóng heterodyen lý tưởng có công suất ngõ ra của bộ dao động
nội lớn (bỏ qua nhiễu nhiệt của bộ tiền khuếch đại và nhiễu dòng tối của photodiode):
4. Vẽ & phân tích sơ đồ khối hệ thống thông tin quang Coherent:

· DE (Drive Electronic): khối này thực hiện khuếch đại tín hiệu ngõ vào nhằm tạo tín hiệu có
mức phù hợp với các khối phía sau.

· CWL (Continuous Wave Laser): đây là bộ dao động quang sử dụng laser bán dẫn có độ rộng
phổ hẹp phát ra ánh sáng liên tục có bước sóng λ 1.

· LC (laser control): khối này nhằm ổn định bước sóng phát ra của bộ dao động quang.

· MOD (Modulator): đây là khối điều chế quang, sử dụng kỹ thuật điều chế ngoài để tạo ra tín
hiệu điều chế dạng ASK (Amplitude Shitf Keying), FSK (Frequency Shitf Keying), PSK (Phase
Shitf Keying) hay PolSK (Polarization Shitf Keying ).

· LLO (Laser Local Oscillator): đây là bộ dao động nội tại bộ thu sử dụng laser bán dẫn tạo ra tín
hiệu quang có bước sóng λ2.

· DEC (Detector): khối này thực hiện hai tính năng, đầu tiên sử dụng coupler FBT cộng tín hiệu
thu được (λ1) và tín hiệu tại chỗ (λ2). Sau đó đưa tín hiệu ổng tới photodiode để thực hiện tách
sóng trực triếp theo qui luật bình phương. Để thực hiện đúng với nghĩa tách sóng Coherent thì
coupler quang phải tổ hợp các tín hiệu quang có phân cực giống nhau.
Khi tần số của tín hiệu tới và tín hiệu từ bộ dao động nội giống nhau thì bộ thu hoạt động ở chế
độ Homodyne và tín hiệu điện tái tạo được là tín hiệu dải nền. Còn khi tần số của tín hiệu tới và
tín hiệu từ bộ dao động nội lệch nhau thì bộ thu hoạt động ở chế độ Heterodyne và phổ của tín
hiệu điện ở ngõ ra của khối DEC là dạng trung tần IF (intermediate frequency). IF này là dạng
tín hiệu khác có chứa tín hiệu thông tin mà chúng ta muốn truyền đi (tức tín hiệu dải nền) và tín
hiệu thông tin này chúng ta có thể thu được bằng cách sử dụng kỹ thuật giải điều chế điện.

· LOC (Local Oscillator control): khối này nhằm điều khiển pha và tần số của tín hiệu dao động
nội ổn định.

· AMP (Amplifier): khối này khuếch đại tín hiệu điện sau khi tách sóng quang.

· DEMOD (Demodulator): khối này chỉ cần thiết khi bộ thu hoạt động ở chế độ heterodyne.

5. Tỷ số tín hiệu trên nhiễu trong hệ thống Cohenrent:

Do ảnh hưởng của nhiễu nổ và nhiễu nhiệt, sẽ có sự thăng giáng của dòng thu. Phương sai σ 2 của
sự thăng giáng về dòng sẽ được tính theo công thức sau:
2 2 2
σ =σ s +σ T

Vì SNR được tính bẳng tỷ số giữa công suất trung bình của tín hiệu và công suất trung bình của
nhiễu, nên đối với trường hợp thu heterodyne, SNR được tính theo công thức sau:

SNR=
⟨ I 2ac ⟩ 2
2 R P s P LO
σ 2 2 q ( R PLO + I d ) ∆ f +σ 2T
5. Nêu ưu điểm của kĩ thuật điều chế, vẽ hình minh họa

You might also like