You are on page 1of 19

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN


KHOA KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

BÁO CÁO THỰC HÀNH


MÔN: THỰC HÀNH VIỄN THÔNG 1

Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Duy Thông


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Duy Tân
MSSV : 4151180015
Lớp : Điện tử-Viễn thông K41

Bình Định, tháng 5 năm 2022


BÀI 1. ĐIỀU CHẾ VÀ GIẢI ĐIỀU CHẾ BIÊN ĐỘ (AM)
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
- Giúp cho sinh viên nắm bắt được phương pháp điều chế và giải điều chế biên độ cũng
như nguyên lý hoạt động của các mạch điều chế biên độ.
- Yêu cầu sinh viên cần nắm vững các kiến thức lý thuyết liên quan.
II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Cấp nguồn: Đưa khối VT – 04 gá lên rãnh của khung chính. Cấp nguồn +12V và -12V
cho khối.
2.1. ĐIỀU CHẾ.
2.1.1. Điều chế một vế: mảng A khối VT40
Bước 1: Đưa tín hiệu IN RF: tần số khoảng 1kHz, biên độ Upp = 1V
Bước 2: Đưa tín hiệu IN HF: tần số khoảng 500kHz đến 1MHz, biên độ Upp= 5V.
Bước 3: Dùng DĐK: kênh 1 quan sát IN LF, kênh 2 quan sát đầu ra OUT. Chỉnh DĐK và biên độ
của hai lối vào cho 2 tín hiệu dễ quan sát. Điều chỉnh tần số IN HF để lối ra quan sát được dạng
AM rõ nét và cực đại. Điều chỉnh biên độ hai lối vào để thay đổi hệ số M. Theo dõi dạng tín hiệu
lối ra.

2.1.2. Điều chế hai vế: mảng B khối VT40


Bước 1: Đưa tín hiệu IN RF: tần số khoảng 2kHz, biên độ Upp = 2V
Bước 2: Đưa tín hiệu IN HF: tần số khoảng 1,5 đến 2MHz, biên độ Upp= 5V.
Bước 3: Dùng DĐK: kênh 1 quan sát IN LF, kênh 2 quan sát đầu ra OUT. Chỉnh DĐK và biên độ
của hai lối vào cho 2 tín hiệu dễ quan sát. Điều chỉnh tần số IN HF để lối ra quan sát được dạng
AM rõ nét và cực đại. Điều chỉnh biên độ hai lối vào để thay đổi hệ số M. Theo dõi dạng tín hiệu
lối ra.

2.1.3. Điều chế hai vế dùng transistor: mảng C khối VT40


Bước 1: Đưa tín hiệu IN RF: tần số khoảng 10kHz đến 15kHz, biên độ Upp = 1V
Bước 2: Đưa tín hiệu IN HF: tần số khoảng 2 đến 2,5MHz, biên độ Upp= 5V.
Bước 3: Dùng DĐK: kênh 1 quan sát IN LF, kênh 2 quan sát đầu ra OUT. Chỉnh DĐK và biên độ
của hai lối vào cho 2 tín hiệu dễ quan sát. Điều chỉnh tần số IN HF để lối ra quan sát được dạng
AM rõ nét và cực đại. Điều chỉnh biên độ hai lối vào để thay đổi hệ số M. Theo dõi dạng tín hiệu
lối ra.

2.1.4. Điều chế hai vế dùng JFET và OP-AMP: mảng D khối VT40
Bước 1: Đưa tín hiệu IN RF: tần số khoảng 1kHz, biên độ Upp khoảng 1 đến 2V
Bước 2: Đưa tín hiệu IN HF: tần số khoảng 100 đến 200kHz, biên độ Upp= 1V.
Bước 3: Dùng DĐK: kênh 1 quan sát IN LF, kênh 2 quan sát đầu ra OUT. Chỉnh DĐK và biên độ
của hai lối vào cho 2 tín hiệu dễ quan sát. Điều chỉnh tần số IN HF để lối ra quan sát được dạng
AM rõ nét và cực đại. Điều chỉnh biên độ hai lối vào để thay đổi hệ số M. Theo dõi dạng tín hiệu
lối ra.

2.1.5. Điều chế cân bằng: mảng E khối VT40


Bước 1: Đưa tín hiệu IN RF: tần số khoảng 1kHz, biên độ Upp = 0,2V
Bước 2: Đưa tín hiệu IN HF: tần số khoảng 1,5 đến 2MHz, biên độ Upp= 5V.
Bước 3: Dùng DĐK: kênh 1 quan sát IN LF, kênh 2 quan sát đầu ra OUT. Chỉnh DĐK và biên độ
của hai lối vào cho 2 tín hiệu dễ quan sát. Điều chỉnh tần số IN HF để lối ra quan sát được dạng
AM rõ nét và cực đại. Điều chỉnh biên độ hai lối vào để thay đổi hệ số M. Theo dõi dạng tín hiệu
lối ra.
2.2. GIẢI ĐIỀU CHẾ:
Bước 1: Sử dụng tín hiệu AM từ lối ra mảng C. Quay lại mảng C, lặp lại các thao tác như mục
4.1.3. Điều chế hai vế dùng Transistor.
Bước 2: Chỉnh tần số và biên độ hai lối vào sao cho lối ra AM là cực đại, M<1. Nối lối ra này với
lối vào mảng F. Chỉnh lại tần số của IN HF để tín hiệu tốt nhất.
Bước 3: Dùng kênh 1 DĐK quan sát lối vào AM IN, kênh 2 quan sát lối ra. Chỉnh biến trở để có
tín hiệu hình sin.
Bước 4: Tương tự làm các thao tác trên với mảng G
BÀI 2: ĐIỀU CHẾ TÍN HIỆU MÃ HÓA XUNG PCM
PULSE CODE MODULATION – DEMODULATION
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
- Khi hoàn tất các bài thí nghiệm này, sinh viên có thể mô tả được các nguyên tắt cơ bản
cũng như các khối mạch cụ thể để thực hiện điều chế và giải điều chế theo phương pháp PCM.
- Yêu cầu sinh viên cần nắm vững các kiến thức lý thuyết liên quan.
II. TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM
2.1. CẤP NGUỒN VÀ NỐI DÂY
- Khối TC-948 sử dụng chốt nuôi chung (+ - )12V, khi sử dụng cần gắn khối TC-948 lên khung
chính TCPS-900.
- Bộ nguồn chuẩn DC POWER SUPPLY của thiết bị TCPS-900 cung cấp các thế chuẩn +5V/2A,
-5V/0.5A, +12V/2A, 12V/1A ổn định.
- Khi thực hành cần nối dây từ chốt ra cần thiết và chốt đất của nguồn TCPS-900 tới trực tiếp cho
sơ đồ.
2.2. ĐIỀU CHẾ VÀ GIẢI ĐIỀU CHẾ PCM TUYẾN TÍNH
2.2.1. Kiểm tra các tín hiệu điều khiển
Bước 1: Kiểm tra tín hiệu 1kHz dạng sin từ máy phát đồng bộ.
Bước 2: Kiểm tra tín hiệu TXFS -8kHz, tín hiệu tam giác 0.5kHz.

2.2.2. Điều chế PCM tuyến tính


Bước 1: Đặt công tắc lên vị trí PCM
Bước 2: Nối lối ra DC OUT với lối vào S .IN của mảng PCM tuyến tính. Chỉnh biến trở ở mảng
DC OUT để nhận lối ra từ 5V đến -5V. Mỗi lần chỉnh nhẹ biến trở, ghi lại giá trị điện áp đồng
thời đo mức điện áp tại các lối ra của ADC. Lập bảng để quan sát mối quan hệ giữa điện áp vào
với giá trị số tại lối ra ADC.
Bước 3: Nối tín hiệu sin 1kHz với lối vào S .IN của mảng PCM tuyến tính. Chỉnh biên độ xung
sin để nhận biên độ Upp khoảng 2-3V.
Bước 4: Sử dụng dao động ký để quan sát tín hiệu S.IN, tín hiệu TXFS và tín hiệu ra PCM OUT

(Tín hiệu S.IN)


(Tín hiệu điều khiển TXFS)

(Tín hiệu PCM OUT)

2.2.3. Giải điều chế PCM tuyến tính


Bước 1: Nối lối ra PCM OUT đến lối vào PCM IN.
Bước 2: Dùng dao động ký với lối vào S.IN, dùng kênh 2 để kiếm tra tín hiệu S-OUT, thay đổi
biên độ tín hiệu sin lối vào quan sát sự thay đổi lối ra.
Bước 3: Nối lối ra S-OUT đến lối vào S-IN của bộ lọc. Dùng kênh CH1 đặt ở vị trí S-IN của bộ
điều chế PCM tuyến tính, kênh CH2 đặt ở vị trí S-OUT của bộ lọc. Chỉnh biến trở để nhận được
dạng tín hiệu mong muốn.
BÀI 3: ĐIỀU CHẾ VÀ GIẢI ĐIỀU CHẾ FSK
I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU
- Khi hoàn tất bài thí nghiệm này, sinh viên có thể mô tả được các nguyên tắc cơ bản cũng như
các khối mạch cụ thể để thực hiện điều chế và giải điều chế số theo phương pháp FSK.
- Yêu cầu sinh viên cần nắm vững các kiến thức lý thuyết liên quan.
II. TRÌNH BÀY THÍ NGHIỆM
2.1. CẤP MGUỒN VÀ NỐI DÂY
 Khối TC-946M và TC-946D sử dụng chốt nuôi chung(+-) 12V. Khi sử dụng cần gắn nối
TC-946M và TC-946D lên khung chính TCPS-900. Chú ý đưa khối vào rãnh trên trước
rồi mới đặt theo rãnh dưới.
 Bộ nguồn chuẩn DC POWẺ SUPPLY của thiết bị TCPS-900 cung cấp các thế chuẩn
+5V/2A, -5V/0.5A, +12V/2A, -12V/1A cố định.
 Khi thực hiện cần nối dây từ chốt ra cần thiết và chốt đất của nguồn TCPS-900 tới trực
tiếp cho sơ đồ.
(chú ý cần cắm đúng phân cực của nguồn và đồng hồ đo)
2.2. KHẢO SÁT CÁC PHẦN CHỨC NĂNG:
2.2.1. Máy phát nhịp dữ liệu( data sequence Generator)
B1. Đặt công tắc SW DIP-8 ở vị trí ứng với bảng 2.2(1=ON, 0=OFF)

SW 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4

1 0 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 0 0 1 1 1 0 1 1 0 0 0 1

Bảng 2.2.1
B2. Sử dụng dao động kí quan sát tín hiệu tại chốt CK. Xác định tần số và vẽ lại tín hiệu.
B3. Nhấn nút star, sử dụng dao động kí quan sát tín hiệu tại lối data của bộ ghi dịch (shift
register). Vẽ lại dạng xung cùng giản đồ với xung CK ở trên.

2.2.2. Bộ tạo mã manchester


B1. Đặt công tắc SW DIP-8( máy phát nhịp data sequence generator) ở vị trí ứng với bảng
2.2.2
SW 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4

1 0 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 0 0 1 1 1 0 1 1 0 0 0 1

Bảng 2.2.2
Nối lối ra data của máy phát nhịp với lối vào data của bộ tạo mã encoding( TC-964M)
B2. Sử dụng dao động kí quan sát tín hiệu tại chốt CK. Xác định tần số và vẽ lại dạng tín hiệu.
B3. Nhấn nút star, sử dụng dao động kí quan sát tín hiệu tại chốt data của bộ ghi dịch ( shift
register). Vẽ lại dạng xung data cùng với giản đồ thời gian với xung CK trên.

B4. Nối lối ra data( sequence generator) với lối vào data của bộ tạo( encoding).
B5. Vẽ giản đồ xung cho các tín hiệu CK và tín hiệu manchester vào cùng giản đồ thời gian ở
trên.

B6. Thay đổi cấu hình công tắc đặt số liệu cho bộ ghi dịch( SW DIP -8), lặp lại các bước thí
nghiệm trên.
2.2.3. Bộ hình thành sóng mang( carrier generator)
B1. Sử dụng dao động kí quan sát tín hiệu ở các chốt thử của bộ hình thành sóng mang (carrier
generator): tín hiệu 1200Hz, 2400Hz
2400Hz

1200Hz

B2. Vặn các biến trở chỉnh pha và biên độ cho từng kênh, quan sát hiệu ứng trên tín hiệu ra.
B3. Vẽ giản đồ thời gian cho bộ hình thành sóng mang.
2.3 ĐIỀU CHẾ VÀ GIẢI ĐIỀU CHẾ FSK
2.3.1 TRUYỀN DỮ LIỆU TRỰC TIẾP( hình 2.3.1)
 ĐIỀU CHẾ FSK
B1. Đặt công tắc SW DIP-8( máy phát nhịp data sequence generator) ở vị trí ứng với bảng
2.3.1.
SW 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4

0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1

Bảng 2.3.1
Nhấn nút star, kiểm tra và vẽ lại nhịp tín hiệu CK và DATA
Tín hiệu tại chốt CK

Tín hiệu tại data


B2. Nối lối ra data ( data sequence generator) với lối vào data/balanced modulator 1 của sơ đồ
modulators/ TC-946M. Nối lối vào data của bộ modulator 1 với modulator 2.
B3. Nối tín hiệu sóng mang 1200Hz ( carrier generator) với lối vào carrier balanced modulator 1
sơ đồ modulators/ TC-946M.

B4. Nối tín hiệu sóng mang 2400Hz( carrier generator) với lối vào carrier/balanced modulator 2
của sơ đồ modulators/TC-946M.

B5. Điều chỉnh biên độ sóng mang Upp=2V. Chỉnh lệch pha sóng mang ở MIN.
B6. Dùng dao động kí đặt ở vị trí data in của bộ điều chế, kênh CH2 đặt ở vị trí mout của bộ điều
chế. Điều chỉnh biến trở carrier null của modulator 1-2 và tinh chỉnh pha sóng mang thích hợp để
nhận tín hiệu FSK.
 GIẢI ĐIỀU CHẾ FSK
B7. Nối lối ra mout của modulators/TC-946M với lối vào FSK IN của demodulators/ TC-946D.
B8. Nối lối ra FSK data out với lối vào FCIN1 bộ lọc và hình thành trong decoding&clock
recovery/TC-946D.

B9. Điều chỉnh ngưỡng bộ so sánh để nhận tín hiệu ra. Quan sát dạng xung vào các thời điểm vào
ra của bộ giải điều chế, bộ lọc và hình thành.
B10. Vẽ lại tín hiệu ở trên vào giản đồ xung. So sánh data nhận tại FCOUT1 với dữ liệu data
truyền.

B11. Thay đổi cấu hình công tắc số liệu cho bộ ghi dịch( SW DIP-8), lặp lại các bước thí nghiệm
nêu trên.
2.3.2 TRUYỀN DỮ LIỆU MÃ MANCHESTER
Các bước từ 1 dến bước 11 tiến hành tương tự, riêng bước 2 thực hiện như sau:
B2. Nối lối ra data (data sequence generator) với lối vào data của bộ encoding, sau đó nối lối ra
data của bộ encoding đến lối vào data/balanced modulator 1 của sơ đồ modulators/TC-946M. Nối
lối vào data của bộ modulator 1 với modulator 2.

You might also like