You are on page 1of 9

THÍ NGHIỆM ĐO LƯỜNG VÀ ĐIỀU KHIỂN

BẰNG MÁY TÍNH


BTN #1: BÀI THÍ NGHIỆM LẬP TRÌNH PLC S7-1200 –
CÁC ỨNG DỤNG LẬP TRÌNH CƠ BẢN

THÁNG 4 NĂM 2022


BỘ MÔN TỰ ĐỘNG, KHOA ĐIỆN ĐIỆN TỬ - ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM
Bài TN1: Lập trình S7-1200 Biên soạn: TS. Nguyễn Trọng Tài

BTN #1: BÀI THÍ NGHIỆM LẬP TRÌNH PLC S7-1200 –


CÁC ỨNG DỤNG LẬP TRÌNH CƠ BẢN
A. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM
• Làm quen với kết nối, lập trình PLC S7-1200, Siemens
• Kiểm nghiệm các lệnh cơ bản trên PLC S7-1200: Input, Output, Timer,
Counter, Analog….
• Ứng dụng điều khiển một số hệ thống cơ bản

B. CHUẨN BỊ THÍ NGHIỆM


• Sinh viên đọc kỹ các yêu cầu của mỗi bài thí nghiệm, lập trình mô phỏng trước
khi lên lớp.

C. GIỚI THIỆU MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM


Kit thí nghiệm cho được bố trí như Hình 1

Hình 1: Sơ đồ bố trí của kit thí nghiệm


Kít thí nghiệm được chia thành 12 khu vực:
- Khu vực 1 – CPU: là khu vực bố trí CPU S7-1200 và các ngõ vào/ra của CPU
- Khu vực 2 – HMI/METER: là khu vực bố trí màn hình HMI và các thiết bị hiển
thị
- Khu vực 3 – AI: là khu vực bố trí tín hiệu Analog, gồm các ngõ vào Analog
AI1 và AI2; Điện áp thay đổi được VR1, và VR2.
- Khu vực 4 – ENCODER: là khu vực bố trí tín hiệu ngõ vào xung tốc độ cao.
- Khu vực 5 – DI: là khu vực bố trí các nút nhấn và công tắc điều khiển.

Page |1
Bài TN1: Lập trình S7-1200 Biên soạn: TS. Nguyễn Trọng Tài
- Khu vực 6 – DO: là khu vực bố trí các LED hiển thị ngõ ra số
- Khu vực 7 – AO: là khu vực bố trí các ngõ ra điều khiển ANALOG
- Khu vực 8 – PWM-PTO: là khu vực bố trí các ngõ ra xung tốc độ cao PWM và
PTO cho phép điều khiển động cơ tốc độ, vị trí động cơ DC, SERVO, Bước
- Khu vực 9 - SENSOR: là khu vực bố trí lắp đặt cảm biến
- Khu vực 10: là khu vực bố trí các thiết bị cho phép kết nối mạng PLC
- Khu vực 11: là khu vực nguồn áp cung cấp 24VDC và 5VDC
- Khu vực 12: là khu vực ứng dụng điều khiển và hiển thị đèn giao thông

D. THÍ NGHIỆM
I. Bài thí nghiệm 1: Khảo sát hoạt động của ngõ vào và ngõ ra
v Chuẩn bị thí nghiệm:
Thực hiện nối dây như Hình 2

In

Out

Hình 2: Sơ đồ đấu dây 1


- Đấu dây ngõ vào Zone 1 và Zone 5: BT1 – In 0.0, BT2 – In 0.1, BT2 – In 0.2;
SW1 – In 0.3, SW2 – In 0.4, SW3 – In 0.5.
- Đấu dây ngõ ra Zone 1 và Zone 6: các ngõ Out 0.0 – 0.7 Zone 1 được nối lần
lượt với các DO 1-8 Zone 6
v Tiến hành thí nghiệm:
1. Thí nghiệm 1.1: Làm quen PLC với bài toán điều khiển START/STOP
Yêu cầu:
- START – nút nhấn BT1
- STOP – nút nhấn BT2
- Đèn báo RUN– Đèn DO 1, chớp nháy chu kỳ 1s, sử dụng xung nhịp hệ thống
Tiến hành lập trình
- Chọn PLC CPU C1214 –DC/DC/DC
Page |2
Bài TN1: Lập trình S7-1200 Biên soạn: TS. Nguyễn Trọng Tài

- Cấu hình CPU cho phép xung nhịp

- Lập trình OB1 dạng LAD như sau

Page |3
Bài TN1: Lập trình S7-1200 Biên soạn: TS. Nguyễn Trọng Tài
- Nạp chương trình và kiểm chứng kết quả (lưu ý sinh viên phải nạp cả cấu hình
phần cứng và chương trình phần mềm xuống PLC, nạp chương trình xuống PLC
thực không sử dụng chức năng mô phỏng PLCSIM)
Sinh viên báo cáo kết quả với GV hướng dẫn để thực hiện Thí nghiệm tiếp theo.
2. Thí nghiệm 1.2: Điều khiền hoạt động với các điều kiện ngõ vào khác
nhau:
Yêu cầu: Điều khiển các đèn ngõ ra theo điều kiện cùa ngõ vào như sau:
- Default: 8 LED ngõ ra nhấp nháy chu kỳ 2s
- Nhấn nút BT1, đèn LED sang theo thứ tự từ trái sang phải, mỗi đèn sang trong
thời gian 1s
- Nhấn nút BT2, đèn LED sang theo thứ tự từ phải sang trái, mỗi đèn sang trong
thời gian 0.5s
Hướng dẫn:
- Sử dụng toán tử dịch bit để điều khiển LED
- Nêu các khác giải pháp khác có thể thực hiện bài toán.
- Chú ý: các nút BT1 và BT2 không tự giữ.

II. Bài thí nghiệm 2: Giả lập hoạt động của máy trạng thái
Khảo sát, giả lập và điều khiển vận hành hệ thống phân loại sản phẩm:
Mô tả: Hệ thống phân loại sản phẩm được biểu diễn như Hình 3.
CB1 CB2 CB3
D TB N

Motor

Hình 3: Mô hình hệ thống phân loại sản phẩm


- Có 3 loại sản phẩm được phân biệt theo chiều dài, bao gồm D – Sản phẩm dài;
N: Sản phẩm ngắn; TB: Sản phẩm có chiều dài trung bình.
- Chiều dài của sản phẩm được xác định bởi các cảm biến CB1, CB2 và CB3.
o Sản phẩm là N khi chỉ có nhiều nhất 1 cảm biến phát hiện được sản phẩm
trong một thời điểm.
o Sản phẩm là TB khi chỉ có nhiều nhất 2 cảm biến phát hiện được sản phẩm
trong một thời điểm.
o Sản phẩm là D khi có thời điểm cả 3 cảm biến phát hiện được sản phẩm.
Page |4
Bài TN1: Lập trình S7-1200 Biên soạn: TS. Nguyễn Trọng Tài
- Các cảm biến tương ứng với các ngõ vào PLC lần lượt là I0.2 (CB1), I0.3 (CB2),
I0.4 (CB3)
- Các ngõ ra báo chiều dài sản phẩm N, TB, D tương ứng với các ngõ ra Q0.0,
Q0.1, Q0.2. Các tín hiệu này báo trong thời gian 2s.
1. Thí nghiệm 2.1: Xây dựng mô hình giả lập hoạt động của hệ thống
phân loại sản phẩm
Chuẩn bị Thí nghiệm: Thực hiện nối dây theo bảng dưới:
Nối dây Ý nghĩa của ngõ vào/ngõ ra
BT1 với I0.5 Khi có cạnh lên BT1, giả lập ở ngõ ra tín hiệu của một sản
phẩm ngắn (xem hình 4)
BT2 với I0.6 Khi có cạnh lên BT2, giả lập ở ngõ ra tín hiệu của một sản
phẩm trung bình (xem hình 4)
BT3 với I0.7 Khi có cạnh lên BT1, giả lập ở ngõ ra tín hiệu của một sản
phẩm dài (xem hình 4)
SW1 với I1.0 Nếu SW1 ở mức cao (24V), giả lập tốc độ băng tải nhanh gấp
(nếu trên board không đôi bình thường (thời gian sáng mỗi cảm biến còn 2-4-6 giây
có I1.0, sinh viên nối lần lượt với sản phẩm N-TB-D, khoảng cách giữa 2 cảm biến
vào I0.0) là 2.5 giây)
Q0.3 với DO4 Ngõ ra giả lập của cảm biến 1.
Q0.4 với DO5 Ngõ ra giả lập của cảm biến 2.
Q0.5 với DO6 Ngõ ra giả lập của cảm biến 3.
- Hình 4 mô tả graph tín hiệu của các cảm biến CB1, CB2 và CB3 tương ứng với
các sản phẩm.

4s

5s 4s

5s 4s

(a) Sản phẩm ngắn

8s

8s

8s

(b) Sản phẩm trung bình

12s

12s

12s

(c) Sản phẩm dài

Hình 4: Graph tín hiệu của các cảm biến tương ứng với các sản phẩm

Page |5
Bài TN1: Lập trình S7-1200 Biên soạn: TS. Nguyễn Trọng Tài
Lập trình giả lập đối tượng:
Tạo Function Block tên SensorSimulation

- Tạo bảng thông số ngõ vào, ngõ ra và viết chương trình giả lập tín hiệu cảm
biến.
- Nạp chương trình và kiểm tra hoạt động của chương trình
Yêu cầu:
- Kiểm chứng trong trường hợp tốc độ bình thường và tốc độ tăng gấp đôi (SW1
ở mức cao)
- Trong trường hợp đang có tín hiệu giả lập, nếu chuyển SW1 (từ thấp lên cao
hoặc ngược lại) thì tín hiệu giả lập còn đúng hay không?
- Nếu có 2 sản phẩm vào liên tiếp (ví dụ sản phẩm ngắn đang ở vị trí cảm biến 3
thì có một sản phẩm khác vừa đi vào cảm biến 1), hoạt động của chương trình
còn đúng hay không?
- Giải quyết khắc phục các nhược điểm còn tồn tại trong hệ thống.

2. Thí nghiệm 2.2: Viết chương trình phân loại sản phẩm với tín hiệu
giả lập vừa xây dựng được
Nối thêm các dây như sau:
Nối dây Ý nghĩa của ngõ vào/ngõ ra
Q0.3 với I0.2 Ngõ vào I0.2 là tín hiệu cảm biến 1.
Q0.4 với I0.3 Ngõ vào I0.3 là tín hiệu cảm biến 2.
Q0.5 với I0.4 Ngõ vào I0.4 là tín hiệu cảm biến 3.
Q0.0 với DO1 Ngõ ra thông báo hệ thống vừa nhận được 1 sản phẩm ngắn.
Q0.1 với DO2 Ngõ ra thông báo hệ thống vừa nhận được 1 sản phẩm trung bình.
Q0.2 với DO3 Ngõ ra thông báo hệ thống vừa nhận được 1 sản phẩm dài.

Page |6
Bài TN1: Lập trình S7-1200 Biên soạn: TS. Nguyễn Trọng Tài
Từ ngõ vào I0.2, I0.3, I0.4 tương ứng các cảm biến 1, 2, 3, sinh viên lập trình hệ thống
phân loại sản phẩm theo độ dài. Các ngõ ra Q0.0 đến Q0.2 sáng trong 2 giây tương
ứng với mỗi sản phẩm tương ứng được xác định.
Gợi ý: Sinh viên lựa chọn 1 trong các phương pháp sau để giải quyết bài toán
- Phương pháp 1: Giải quyết bài toán theo phương pháp tuần tự với bộ tín hiệu
ngõ vào là CB1_CB2_CB3; ngõ ra là N_TB_D
- Phương pháp 2: Giải quyết bài toán bằng cách đếm số lượng sản phẩm giữa các
cảm biến kết hợp trạng thái của cảm biến.
- Phương pháp 3: Giải pháp khác
SP CB1 CB2 CB3 SL giữa 1-2 SL giữa 2-3
Dài ¯ 1 1 1 1
Trung bình ¯ 1 1 1 >1
¯ 1 0 1 X
Ngắn ¯ 1 X >1 X
¯ 0 X X X

Yêu cầu:
- Lập trình hoạt động của hệ thống theo phương án đã chọn
- Kiểm chứng hoạt động trong các trường hợp khác nhau:
o Trường hợp từng sản phẩm đi qua hệ thống phân loại thời gian cách
nhau.
o Trường hợp nhiều sản phẩm đi qua hệ thống liên tiếp nhau: Ngắn – dài -
trung bình.
o Kiểm chứng các trường hợp tốc độ băng tải khác nhau.
o Kiểm chứng trường hợp cụ thể theo yêu cầu của GVHD

Nội dung Báo cáo thí nghiệm:


- Giải thuật và Chương trình PLC các thí nghiệm 1.2 và 2.2, giải thích hoạt động?
- Đề xuất giải thuật tối ưu, hoàn thiện cho giải thuật của thí nghiệm 2.1?
- Lập bảng So sánh ưu, khuyết điểm của các phương án trong thí nghiệm 2.2?
bao gồm: Độ phức tạp của giải thuật; số lượng câu lệnh; tính hệ thống của bài
toán; các yếu tố lỗi có thể phát sinh.

Page |7
Bài TN1: Lập trình S7-1200 Biên soạn: TS. Nguyễn Trọng Tài
Bảng nhận xét, đánh giá của GV
Thông tin Sinh viên:
Nhóm: ____________________________________
Họ và Tên SV: ______________________________
MSSV: ____________________________________
Các Nhiệm vụ và nội dung thực hiện trong buổi thí nghiệm:
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
Đánh giá của GV:

STT Tiêu chí Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5


1 Chuẩn bị Bài TN
2 Mức đô hoàn thành BTN

Mức độ nắm bắt nội dung thí


3 nghiệm
Mức độ giải quyết các bài toán
4 trực tiếp của GVHD
5 Nội dung báo cáo thí nghiệm
Mức độ trả lời các câu hỏi
6 trong BTN
Tính sáng tạo của giải thuật đề
7 xuất
Liên kết giữa các thành viên
8 trong nhóm
Các ý kiến khác:
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________

Page |8

You might also like