You are on page 1of 6

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM BÀI 1: ĐO LƯỜNG VÀ ĐIỀU KHIỂN BẰNG MÁY

TÍNH

Nhóm 02 L07

Thí nghiệm 1.2 Làm quen PLC với bài toán điều khiển START/STOP:
Nhận xét: Đèn DO1 sáng nhấp nháy với chu kì 1s khi ta bấm nút BT1 trên panel thí
nghiệm. Khi nhấn nút BT2 thì đèn tắt.

Thí nghiệm 1.2 Điều khiển hoạt động với các điều khiển ngõ vào khác nhau:

- Default: 8 LED ngõ ra nhấp nháy chu kì 2s


- Chọn MODE theo yêu cầu:

- Nhấn nút BT1, đèn LED sáng theo thứ tự từ trái sang phải, mỗi đèn sáng trong
thời gian 1s(MODE 1):
- Nhấn nút BT2, đèn LED sáng theo thứ tự từ phải sang trái, mỗi đèn sáng trong
thời gian 0.5s(MODE 2):

- Các giải pháp khác để thực hiện bài toán: Sử dụng Timer chạy riêng từng đèn hoặc
gán giá trị cho OUT bằng 00000001B rồi để dịch bit từ phải sang trái ta nhân thêm
cho 2 bằng cách dùng khối MUL. Đồng thời gán phép so sánh bằng biến OUT có
bằng 10000000B không. Nếu bằng thì ta reset biến OUT bằng 00000001B trở lại
sau 1s. Còn để dịch bít từ trái sang phải ban đầu ta gán biến OUT bằng
10000000B sau đó ta chia biến OUT cho 2 bằng cách dùng khối DIV. Đồng thời
gán phép so sánh bằng biến OUT có bằng 00000001B không. Nếu bằng thì ta reset
biến OUT bằng 10000000B trở lại sau 0.5s.

Thí nghiệm 2.1: Xây dựng mô hình giả lập hoạt động của hệ thống phân loại sản
phẩm
2.2 Thí nghiệm: Viết chương trình phân loại sản phẩm với tín hiệu giả lập vừa xây
dựng:
Thí nghiệm giống với yêu cầu đề bài

- Nội dung báo cáo thí nghiệm: Tại thí nghiệm 1.2. Ở chế độ Default thì ban đầu
gán biến OUT bằng 0, sau đó kiểm tra xem biến OUT bằng 0 chưa bằng phép so
sánh CMP nếu biến OUT bằng 0 thì cho đèn tắt 2s. Sau đó gán biến OUT bằng
16xFF, tiếp tục kiểm tra biến OUT, nếu biến OUT là 16xFF thì cho đèn sáng 2s.
Biến OUT được gán từ QB0.0…QB0.7
- Ở chế độ BT1 và BT2: gán biến OUT bằng 1 bằng khối MOVE, sau đó kiểm tra
chế độ BT1 hay BT2, nếu là BT1 hay BT2 thì kiểm tra cạnh lên của xung clock
1Hz, nếu ở chế độ nào thì khối ROL hay ROR thực hiện theo chế độ đó
- Tại thí nghiệm 2.2: Nếu CB1 sáng, ta sẽ đợi CB2, nếu CB2 sáng ta sẽ đợi CB3
sáng. Nếu CB3 sáng thì xác định được vật có kích thước dài. Nếu CB1 sáng, ta sẽ
đợi CB2, nếu CB2 sáng, ta sẽ đợi CB3, nếu CB3 sáng và CB1 tắt thì xác định vật
có kích thước trung bình. Nếu CB1 sáng thì đợi CB2, nếu CB2 sáng và CB1 tắt thì
xác định vật ngắn.

You might also like