You are on page 1of 59

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

KHOA HÓA VÀ MÔI TRƯỜNG

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP

Đề tài:

THIẾT KẾ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC CẤP CHO THỊ XÃ


DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ VINH

HỌ VÀ TÊN: Hoàng Vũ Trung Kiên

MÃ SINH VIÊN: 2051092423

LỚP: 62MT

GVHD: TS. Nguyễn Hoài Nam

Hà Nội, 12/2023

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN.........................................................................................3

1.1. Tổng quan khu vực đô thị Hương An, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam...........3

1.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Quế Sơn...............................................................3

1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội đô thị Hương An..................................................4

1.3. Hiện trạng cấp nước.........................................................................................6

1.2. Các phương pháp xử lý nước cấp cho nước mặt...............................................6

1.2.1. Keo tụ - đông tụ............................................................................................6

1.2.2. Lắng:..............................................................................................................7

1.2.3. Lọc.................................................................................................................8

CHƯƠNG 2. ĐỀ XUẤT DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ..........................................9

2.1. Tính toán công suất..............................................................................................9

2.2. Đánh giá về chất lượng nước:............................................................................11

2.3. Đề xuất dây chuyền (thuyết minh dây chuyền)..................................................12

CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN THIẾT BỊ XỬ LÝ........................................................17

1.3. Tính toán liều lượng hóa chất sử dụng............................................................17

3.2. Tính toán thiết bị xử lý....................................................................................20

3.2.1. Công trình hòa trộn phèn.......................................................................20

3.2.2. Bể trộn cơ khí..............................................................................................28

3.2.3. Bể phản ứng tạo bông cặn có vách ngăn.....................................................30

3.2.4. Bể lắng ngang..............................................................................................33

3.2.5. Bể lọc nhanh................................................................................................39

3.2.6. Bể chứa nước sạch.......................................................................................46

3.2.7. Tính toán khối công trình Clo hóa sơ bộ và khử trùng bằng clo.................47

3.2.8. Sân phơi bùn................................................................................................48

CHƯƠNG 4. QUY HOẠCH MẶT BẰNG VÀ BỐ TRÍ CAO ĐỘ CÁC CÔNG


TRÌNH 50
4.1. Tính cao trình các công trình..............................................................................50

4.2. Bố trí mặt bằng các công trình phụ khác............................................................52

KẾT LUẬN...............................................................................................................53

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................54


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa tại các vùng nông thôn và ven biển từ lâu đã
là chủ trương của nhà nước. Tỉnh Quảng Nam được đánh giá là tỉnh ven biển có nhiều
nguồn tài nguyên thiên nhiên, người dân sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên. Nhưng đi
kèm với đó là việc ảnh hưởng bởi thiên tai khiến cho nhân dân kinh tế sa sút. Không
để người dân phụ thuộc vào thiên nhiên, tỉnh Quảng Nam chủ trương xây dựng nhiều
cụm công nghiệp, phát triển các thị trấn thành các vùng đô thị. Để chuẩn bị cho sự
phát triển, tỉnh Quảng Nam đã trú trọng phát triển cơ sở hạ tầng. Nước là một thứ vật
chất không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người, trong chăn nuôi, trồng
trọt và đặc biệt là trong các hoạt động sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, nước sạch
đang trở thành tài nguyên hiếm với con người. Cung cấp nguồn nước sạch liên tục cho
sản xuất và sinh hoạt được xem là việc quan trọng của phát triển

Để Hương An trở thành trung tâm thương mại - dịch vụ - công nghiệp phía Đông
huyện Quế Sơn và của cụm động lực số 2 tỉnh Quảng Nam và là trung tâm hành chính,
chính trị, văn hóa xã hội; đầu mối giao thông, giao lưu kinh tế của các xã vùng Đông
huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam đã kêu gọi xây dựng nhà máy cấp nước sạch cho đô
thị Hương An và vùng phụ cận.

Theo báo cáo của Sở Y tế và Sở Tài nguyên Môi trường, nguồn nước ngầm đang bị ô
nhiễm do sự xả thải của khu công nghiệp, mặt khác Quảng Nam có 941 km sông ngòi
tự nhiên với 2 hệ thống sông hoạt động chính gồm: sông Thu Bồn và sông Trường
Giang. Hệ thống sông Thu Bồn là một vòng những hệ thống sông lớn của Việt Nam
với tổng diện tích lưu vực khoảng 9.000 km . Theo đó, nguồn nước mặt là nguồn dồi
2

dào để cấp nước cho hệ thống sinh hoạt.

Theo báo cáo của sở y tế và sở tài nguyên môi trường, hiện trạng nước ngầm của thị
trấn Hương An đang bị ô nhiễm nghiêm trọng

Vì vậy, em xin lựa chọn đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho khu đô thị
Hương Sơn, tỉnh Quảng Nam”

1
2. Mục tiêu của đề tài

Thiết kế nhà máy cấp nước sinh hoạt cho đô thị Hương An để đảm bảo chất lượng
nước đầu ra đạt quy chuẩn về cấp nước sinh hoạt – QCVN 01 – 1:2018/BYT – Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống, kết hợp với TCVN
33:2006/BXD về Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình thiết kế, đáp ứng nhu
cầu cho khu đô thị Hương An đến năm 2030.

3. Nội dung của đồ án


- Thu thập dữ liệu, thông tin về kinh tế - xã hội và khả năng cấp nước tại khu đô
thị Hương An và vùng lân cận
- Lựa chọn và tính toán dây chuyền công nghệ xử lý nước cấp
- Quy hoạch mặt bằng và bố trí công trình

2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan thị xã Duyên Hải
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý

Thị xã Duyên Hải được thành lập theo Nghị quyết số 934/NQ-UBTVQH13 ngày
15/5/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính
huyện Trà Cú, huyện Duyên Hải. Thị xã Duyên Hải về phía Nam của tỉnh Trà Vinh
giữa cửa Cung Hầu và Kênh đào Trà Vinh. Phía Đông giáp với Biển Đông, phía Tây
và Nam giáp với huyện Duyên Hải, phía Bắc giáp huyện Cầu Ngang. Thị xã có 07 đơn
vị hành chính cấp xã (02 phường: Phường 1, Phường 2 và 05 xã: Long Toàn Long
Hữu, Hiệp Thạnh, Trường Long Hòa, Dân Thành).

Quốc lộ 53 chạy qua trung tâm thị xã và kết thúc tại xã Long Toàn. Ngoài ra, trên địa
bàn còn có Quốc lộ 53B và Tỉnh lộ 914, Hương lộ 81 về đến trung tâm các xã; từ các
xã có hệ thống đường nhựa, đường đal, đường sông, kênh rạch thông suốt đến một số
ấp và thông ra biển đông - đây là điều kiện thuận tiện cho việc phát triễn kinh tế của
huyện ở hiện tại và trong tương lai.

Địa hình

Thị xã là đồng bằng ven biển nên địa hình tự nhiên Duyên Hải khá thấp, tương đối
bằng phẳng và mang tính chất rất đặc thù với những giồng cát hình cánh cung chạy dài
song song với bờ biển. Các giồng cát tập trung chủ yếu ở các xã phía Bắc và phía đông
của thị xã như: Long Hữu, Hiệp Thạnh, Trường Long Hòa và rải rác ven theo bờ biển.
Bờ biển Duyên Hải có mỏ cát đen phong phú với hàm lượng titan lớn, đây được xem
là nguyên liệu chính phục vụ cho ngành công nghiệp. Ngoài ra, Duyên Hải còn có mỏ
nước khoáng nóng ở tại Phường 1 và xã Dân Thành được các nhà khoa học đánh giá là
giàu khoáng chất và trữ lượng lớn thuận lợi cho ngành công nghiệp và dịch vụ. Song
song đó, ở các xã ven biển như Trường Long Hòa, Hiệp Thạnh có một lượng nắng và
gió quanh năm đây là tiềm năng rất lớn về phát triển năng lượng sạch.

Khí hậu

3
Ảnh hưởng rõ rệt của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm có hai mùa mưa nắng: Mùa
mưa thường bắt đầu vào tháng 05 dương lịch; mùa nắng bắt đầu vào tháng 11 dương
lịch. Hàng năm, cũng có ảnh hưởng của bão, nhưng tần suất thấp và mức độ nguy
hiểm chưa đáng kể.

Thủy văn

Chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ chế độ bán nhật triều biển Đông thông qua
cửa sông Cổ Chiên và cửa biển Định An. Trong ngày có 2 lần nước lớn, nước ròng.
Trong tháng có 2 lần triều cường (thường vào ngày mùng 1 và ngày 15 âm lịch) và 2
ngày triều kém (thường vào ngày mùng 7 và ngày 23 âm lịch).

Nguồn nước

- Nguồn nước mặt: Phần lớn là nước mặn, nước ngọt chủ yếu được dẫn về từ kênh 3
tháng 2 giáp huyện Trà Cú để phục vụ sản xuất, còn lại là do nước mưa tích tụ trong
ao đầm.

- Nguồn nước ngầm: Khá phong phú, độ sâu khai thác phổ biến từ 80-120 m, có thể
gặp ở mọi nơi trong thị xã-đây là nguồn nước cung cấp chủ yếu cho sinh hoạt, sản xuất
của người dân trên địa bàn thị xã.

1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội thị xã Duyên Hải


Trước đây, Hương An là một xã thuộc huyện Quế Sơn, được thành lập vào
năm 2008 trên cơ sở điều chỉnh 855 ha diện tích tự nhiên và 5.491 người của xã Quế
Phú; 180 ha diện tích tự nhiên và 959 người của xã Quế Cường.

Sau khi thành lập, xã Hương An có 1.035 ha diện tích tự nhiên, dân số là 6.450 người.

Ngày 10 tháng 1 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số
863/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Quảng
Nam (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2020). Theo đó, thành lập thị trấn
Hương An trên cơ sở toàn bộ 11,17 km² diện tích tự nhiên và 8.267 người của xã
Hương An.

4
Thị trấn Hương An có vị thế, là đầu mối giao thông giao lưu quan trọng của huyện
Quế Sơn, có Quốc lộ 1 đi qua, là điểm đầu của Tỉnh lộ 611 đi các huyện, đạt tiêu
chuẩn Đô thị loại V.

Kinh tế

Tập trung tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế nông nghiệp trên
cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế, tính phù hợp về đất đai, lao động của địa phương,
sản xuất gắn với thị trường, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, chú trọng công tác
phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Nhờ đó, giá trị sản xuất tạo ra trên
một đơn vị diện tích đất nông nghiệp tiếp tục tăng.

+ Trồng trọt, chăn nuôi: Chú trọng chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi có năng
suất, chất lượng và hiệu quả cao; xác định phát triển mỗi xã, phường một sản phẩm
chủ lực. Lĩnh vực trồng trọt tập trung phát triển 05 loại cây trồng chủ lực, gồm: dưa
hấu, bí đỏ, đậu phộng, hành tím, ớt chỉ thiên; chăn nuôi tập trung phát triển 02 vật nuôi
chủ lực: bò, dê, sản xuất theo hướng cung cấp con giống và sản phẩm thịt an toàn.
Nâng giá trị sản xuất trồng trọt đạt 135 triệu đồng/ha năm 2019.

+ Thủy sản: Tập trung phát triển 04 đối tượng nuôi chủ lực: tôm sú, tôm thẻ
chân trắng, cua biển, nhuyễn thể hai mảnh vỏ (nghêu, sò huyết, vọp); chuyển đổi
185,5ha từ nuôi tôm trong ao đất với hình thức bán thâm canh, thâm canh, công nghiệp
sang nuôi tôm thâm canh trong ao lót bạt đạt giá trị và hiệu quả cao (doanh thu bình
quân trên 250 triệu đồng/ha mặt nước, tăng 130 triệu đồng so với năm 2015; riêng
hình thức nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh mật độ cao đạt 770 triệu/ha, tăng 520
triệu đồng/ha). Nghề nuôi cua, nghêu, sò huyết, vọp được mở rộng về quy mô và nâng
cao trình độ kỹ thuật nuôi, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích
và giá trị sản xuất thủy sản. Ngư dân kịp thời đầu tư cải tạo, nâng cấp tàu thuyền,
nhiều hộ khai thác có hiệu quả. Tổng sản lượng thủy sản 175.034 tấn, đạt 109% KH.

+ Xây dựng nông thôn mới: Trên cơ sở quán triệt quan điểm, mục tiêu, ý nghĩa,
tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ
thị xã xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường
xuyên, đã đề ra các giải pháp thực hiện theo từng giai đoạn và hàng năm. Trong nhiệm
kỳ, đã tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế -
5
xã hội nông thôn gắn với phát triển đô thị; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tổ
chức lại sản xuất, xây dựng và bảo vệ cảnh quang, môi trường; giảm nghèo bền vững.
Đến nay, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn ngày càng hoàn thiện; ý thức của
Nhân dân trong xây dựng nông thôn mới có sự chuyển biến tích cực; đời sống vật chất,
tinh thần của cư dân nông thôn không ngừng được cải thiện và nâng cao; bộ mặt nông
thôn có nhiều đổi mới. Với kết quả đó, thị xã Duyên Hải được Thủ tướng Chính phủ
công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2018 (sớm hơn dự kiến
02 năm), Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba.

- Xây dựng kết cấu hạ tầng: Các công trình hạ tầng kỹ thuật tiếp tục được đầu
tư, nhiều công trình đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, góp phần hoàn thiện kết cấu hạ
tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; các dự án trọng điểm tiếp tục được triển khai
thi công và đưa vào sử dụng. Các công trình lưới điện tiếp tục được nâng cấp, sửa
chữa, phục vụ tốt hơn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân, nâng tỷ lệ hộ sử
dụng điện an toàn đạt 99,8%. Quan tâm đầu tư các công trình cung cấp nước sạch, tỷ
lệ hộ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh ở đô thị đạt 99%, nông thôn 93%. Hệ thống
thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản ở các khu quy hoạch tiếp tục được đầu tư và phát huy
tác dụng, kịp thời cấp, thoát nước phục vụ sản xuất của người dân.

- Thương mại, dịch vụ và du lịch: Tiếp tục phát triển, giá trị tăng dần tỷ trọng
trong cơ cấu kinh tế của thị xã; số lượng hộ đăng ký kinh doanh tăng lên, các chợ, siêu
thị, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng, khách sạn, cơ sở kinh doanh tiếp tục đầu tư mới và
nâng cấp, mở rộng , tập trung chuyển đổi mô hình quản lý chợ. Nhằm phát huy lợi thế
của địa phương về du lịch, Ban Thường vụ Thị ủy ban hành Nghị quyết chuyên đề “về
phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; từng bước sắp xếp lại các
điểm phục vụ du lịch, thu hút du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng , khai thác có hiệu
quả lợi thế, tiềm năng về phát triển du lịch biển.

Dân số

- Quy mô dân số (tính đến 31/12/2022) của thị xã Duyên Hải là 69.961
người, trong đó:

+ Dân số khu vực nội thị là 48.434 người, chiếm 69,23%.

6
+ Dân số khu vực ngoại thị là 21.527 người, chiếm 30,77%.

- Về mật độ dân số

Mật độ dân số đô thị tính trên tổng diện tích đất xây dựng đô thị năm
2022 là 48.434/25,52 đạt 1.898 người/km2.

- Về tốc độ tăng dân số

Thị xã Duyên Hải có tốc độ gia tăng dân số bình quân giai đoạn 2020 -
2022 là 0,70%, trong đó năm 2020 tăng 0,70%, năm 2021 mức tăng là 0,72% và
đến năm 2022 tăng 0,68%. UBND TX. Duyên Hải (2023). Dự thảo đề án thành
lập Phường Dân Thành và Phường Trường Long Hòa thuộc thị xã Duyên Hải,
tỉnh Trà Vinh. TX. Duyên Hải, Trà Vinh. tr. 14 – 17. Lưu trữ bản gốc ngày 28
tháng 4 năm 2023.

1.2. Các phương pháp xử lý nước cấp cho nước mặt


1.2.1. Keo tụ - đông tụ
So với khối lượng nước xử lý, lượng hóa chất thường sử dụng chỉ chiếm một tỷ lệ rất
nhỏ nhưng phản ứng của chúng lại xảy ra rất nhanh ngay sau khi tiếp xúc với nước. Vì
vậy, cần phải khuấy trộn để phân phối nhanh và đều hóa chất ngay sau khi cho chúng
vào nước để có hiệu quả cao nhất.

Bể keo tụ cơ khí dùng năng lượng của cánh khuấy chuyển động trong nước để tạo ra
sự xáo trộn dòng chảy. Bể phản ứng tạo bông cặn cơ khí có ưu điểm là có khả năng
điều chỉnh cường độ khuấy trộn theo ý muốn. Nhược điểm chính là cần có máy móc,
thiết bị cơ khí chính xác và điều kiện quản lý vận hành chính xác. Vì vậy nó thường
được áp dụng cho nhà máy nước có công suất lớn, có mức độ cơ giới cao trong sản
xuất.

7
Hình 1.1: a) Bể phản ứng tạo bông cặn cơ khí; b) Các loại cánh khuấy
1. Nước nguồn vào; 2. Cấp dung dịch phèn; 3. Nước ra sau trộn
1.2.2. Lắng:
Lắng là khâu quan trọng trong dây chuyền công nghệ xử lý nước thiên nhiên. Các loại
bể lắng được thiết kế để loại trừ ra khỏi nước các hạt cặn lơ lửng có khả năng lắng
xuống đáy bể bằng trọng lực.

Nhiệm vụ của bể lắng là tạo điều kiện tốt để lắng các hạt cát kích thước lớn hơn hoặc
bằng 0,2 mm và tỷ trọng lớn hơn hoặc bằng 2,6 để loại trừ hiện tượng bào mòn các cơ
cấu chuyển động cơ khí và giảm lượng cặn nặng tụ lại trong bể lắng.
Trong bể lắng ngang, quỹ đạo chuyển động của các hạt cặn tự do là tổng hợp của lực
rơi tự do và lực đẩy của nước theo phương nằm ngang và có dạng đường thẳng.
Trường hợp lắng có dùng chất keo tụ, do trọng lực của hạt tăng dần trong quá trình
lắng nên quỹ đạo chuyển động của chúng có dạng đường cong và tốc độ lắng của
chúng cũng tăng dần. Các bể lắng ngang thường được sử dụng khi lưu lượng nước lớn
hơn 3000 m3/ngày đêm.
Bể lắng ngang là bể lắng hình chữ nhật làm bằng gạch hoặc bê tong cốt thép.
Cấu tạo bể lắng ngang bao gồm bốn bộ phận chính: Bộ phận phân phối nước vào bể,
vùng lắng cặn, hệ thống thu nước đã lắng, hệ thống thu xả cặn.
Hình 1.2. Cấu tạo bể lắng ngang

8
1.2.3. Lọc

Bể lọc được dung để lọc một phần hay toàn bộ cặn bẩn có trong nước tùy thuộc vào
yêu cầu đối với chất lượng nước của các đối tượng dùng nước. Quá trình lọc nước là
cho nước đi qua lớp vật liệu lọc với một chiều dày nhất định đủ để giữ lại trên bề mặt
hoặc giữa các khe hở của lớp vật liệu lọc các hạt cặn và vi trùng có trong nước. Hàm
lượng cặn còn lại trong nước sau khi qua bể lọc phải đạt tiêu chuẩn cho phép ( ≤
3mg/l).
Sau một thời gian làm việc, lớp vật liệu lọc bị chít lại, làm tốc độ lọc giảm dần. Để
khôi phục lại khả năng làm việc của bể lọc phải thổi rửa bể lọc bằng nước hoặc gió,
nước kết hợp để loại bỏ cặn bẩn ra khỏi lớp vật liệu lọc. Bể lọc luôn luôn phải hoàn
nguyên. Chính vì vậy quá trình lọc nước được đặc trưng bởi thông số cơ bản: Tốc độ
lọc và chu kỳ lọc. Tốc độ lọc là lượng nước được lọc qua một đơn vị diện tích bề mặt
của bể lọc trong một đơn vị thời gian (m/h). Chu kỳ lọc là khoảng thời gian giữa hai
lần rửa lọc T (h).
Hình 1.3. Cấu tạo bể lọc

9
CHƯƠNG 2. ĐỀ XUẤT DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ
2.1. Tính toán công suất
Dân số năm 2022: 69.961 người. Tốc độ gia tăng dân số trung bình là 0.7%

Dự báo dân số đến năm 2040:

N 2035 =❑201 ×=8954 9000 người

Lưu lượng tính toán (trung bình trong năm) cho hệ thống cấp nước tập trung với
đô thị loại V được xác định theo công thức 3.1, TCVN 33:2006/BXD

∑ (q × N × f ) + D
( )
3
TB m
Q ngày =
ngày 1000

Trong đó:

qi : Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt lấy theo bảng 2.1

N: dân số tính toán tương ứng với tiêu chuẩn cấp nước

f: Tỷ lệ dân được cấp nước lấy theo bảng 2.1

D: Lượng nước tưới cây, rửa đường, dịch vụ đô thị, khu công nghiệp, thất thoát nước
cho bản thân nhà máy xử lý tính theo bảng 2.1

Bảng 2.1. Tiêu chuẩn cấp nước cho đô thị loại V, bao gồm khu công nghiệp (TCVN
33:2006/BXD)
STT Đối tượng dùng nước và thành phần cấp nước Giai đoạn
2010 2020
III Đô thị loại IV; Đô thị loại V; Điểm dân cư nông thôn
a, Nước sinh hoạt:
- Tiêu chuẩn nước cấp (l/người.ngày) 60 100
- Tỷ lệ dân số được cấp nước (%) 75 90
b, Nước dịch vụ; Tính theo % của (a) 10 10
c, Nước cấp cho khu công nghiệp (lấy theo điều 2.4, mục 22-45 22-45
2) < 20 < 15
d, Nước thất thoát; Tính theo % của (a+b) 10 10

10
e, Nước cho yêu cầu riêng của nhà máy xử lý nước; Tính
theo % (a+b+c)

Lưu lượng nước tính toán trong ngày dùng nước nhiều nhất và ít nhất ( m 3 /ngày)
được tính theo công thức:

max max tb
Qngày =k ngày ×Q ngày

min min tb
Qngày =k ngày ×Q ngày

Hệ số dùng nước không điều hòa ngày được chọn như sau:

max
k ngày =1 , 2 1 , 4

min
k ngày =0 , 7 0 , 9

- Lưu lượng dùng cho nước sinh hoạt

Lưu lượng tính toán dùng cho sinh hoạt đến năm 2035 với dân số 9000 người, theo
tiêu chuẩn cấp nước dự báo đến năm 2035 là 150 l/người. ngày với 90% dân số được
cấp nước:

( )
3 3
TB m 150 × 9000× 90 m
QSH = =121500( )
ngày 1000 ngày

- Nước dịch vụ

Theo TCVN 33: 2006/BXD, nước phục vụ công cộng bằng 10% QTB
SH

Qcc = 10% × 121500 = 12150 (m3 /ngày)

- Lưu lượng nước cấp cho khu công nghiệp

Tiêu chuẩn dùng nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp được xác định theo mục 2.4
TCVN 33-2006/BXD, đối với khu công nghiệp tiêu chuẩn dùng nước là 22
m3/ha/ngày. Do đó, lưu lượng nước cấp cho khu công nghiệp Đông Quế Sơn với tổng
diện tích 211,26 ~215 ha là:

Qcn =22× 215=4730 (m3/ngày)

11
- Lưu lượng nước thất thoát

Theo TCVN 33:2006/BXD: Nước thất thoát tính theo % tổng lưu lượng nước cấp cho
sinh hoạt, dịch vụ và công nghiệp

Qtt =10 % × ( Q TB
SH + Q DV +Q CN ) =13838 (m /ngày)
3

- Lưu lượng nước cho yêu cầu riêng của nhà máy xử lý nước

Theo TCVN 33:2006/BXD: Nước yêu cầu riêng cho nhà máy xử lý tính theo % tổng
lưu lượng nước cấp cho sinh hoạt, dịch vụ, công nghiệp và nước bị thất thoát.

Q yc =10 % × ( Q SH +Q DV +QCN +QTT )=15221 , 8 (m3/ngày)

Lưu lượng nước tính toán trung bình theo ngày:


TB
Qngày =Q yc + ( QSH +Q DV +QCN + QTT ) =167 439 , 8 (m3/ngày)

Lưu lượng nước tính toán trong ngày dùng nước nhiều nhất và ít nhất ( m3 /ngày):

max max tb
Qngày =k ngày ×Q ngày =1 , 4 × 167439 ,8=234415 , 7 m3/ngày

min min tb
Qngày =k ngày ×Q ngày =0 , 7 ×167439 , 8=117207 , 9 m3/ngày

Lưu lượng nước tại các nhà máy đã xây dựng tính đến năm 2035:

- Nhà máy Bình Minh: 4000 m3/ngày


- Nhà máy Thanh Bình: 7500 m3/ngày

Như vậy, lưu lượng cần thiết kế bổ sung đến năm 2035 là:

TB max
Qngày =Qngày −Q BM −QTB =222 915 ,7 m3/ngày

2.2. Đánh giá về chất lượng nước:


Bảng 2.2. So sánh chất lượng nước mặt với QCVN 01-1:2018/BYT và phụ lục 6
TCVN:2006/BXD
Phụ lục 6
QCVN 01:
Tên số liệu TCVN Nhận
2018/BYT
33:2006/BXD xét
Công suất(m3/ng.đ) 222 915,7
Cao độ mặt đất (m) 4m  
Nhiệt độ (0C) 260C  

12
pH 7,4 6,5 – 8,5 6,5  8,5
Độ oxy hóa (mg/L) 3,8 2 2 Xử lý
Độ mầu (Pt - Co) 90 15 15 Xử lý
Chất rắn lơ lửng 350  
(mg/L)
Fe tổng (mg/L) 3,91 0,3 0,3 Xử lý
Fe II (mg/L) 0,02  
Mn (mg/L) 0,01 0,1 0,2
H2S (mg/L) 0,4  0,05 Xử lý
Na+ + K+ (mg/L) 184  
Ca2+ (mg/L) 40  
Mg2+ (mg/L) 14  
NH4+ (mg/L) 0,58 0,3 1,5 Xử lý
HCO3 (mg/L) 240   Xử lý

SO42 (mg/L) 18 250 


Cl 3.845 250  300 250
SO32- 0,4  
Ecoli (MPN/l) 90 ≥1 0 Xử lý

So sánh với QCVN 01-2018/BYT và Phụ lục 6 TCVN 33:2006 ta thấy Độ oxy hóa,
Độ mầu (Pt-Co), Hàm lượng Fe tổng, Hàm lượng H2S, Hàm lượng NH4+, Thông số
Ecoli trong nước vượt quá so với hai tiêu chuẩn trên, vì vậy cần lựa chọn các công
nghệ phù hợp để xử lý các chỉ tiêu trên.

2.3. Đề xuất dây chuyền (thuyết minh dây chuyền)


Qua nhận xét về các thông số chất lượng nước đã đưa ra được các chỉ tiêu vượt tiêu
chuẩn cần phải xử lý, từ đó dựa vào bảng 6.2 TCXDVN 33:2006/BXD để đề xuất dây
chuyền xử lý thích hợp. Với mỗi thông số sẽ có phương pháp xử lý khác nhau.

Nguyên tắc lựa chọn công nghệ xử lý

 Công nghệ xử lý phải đảm bảo chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn cấp
nước cho hộ dân.
 Công nghệ đảm bảo mức an toàn cao trong trường hợp có sự thay đổi lớn về lưu
lượng và nồng độ chất ô nhiễm.
 Công nghệ xử lý phải đơn giản, dễ vận hành, có tính ổn định cao, vốn đầu tư
kinh phí tối ưu.

13
 Công nghệ xử lý phải mang tính hiện đại và có khả năng sử dụng trong một thời
gian
 Ngoài ra còn phải chú ý đến
- Lưu lượng thành phần nước
- Tính chất nước thải sau xử lý
- Điều kiện thực tế vận hành, xây dựng
- Khả năng đầu tư

Cơ sở lựa chọn công nghệ xử lý

Để lựa chọn các thiết bị, công trình phù hợp phải dựa vào các tính chất lý, hóa, sinh
của nguồn nước. Bên cạnh đó, công nghệ xử lý nước cấp sinh hoạt áp dụng cho TX.
Giá Rai được đánh giá trên cả 3 tiêu chí: kỹ thuật, môi trường và kinh tế.

Về mặt kĩ thuật

Chất lượng nước cấp đầu ra khi cấp vào đến các hộ dân phải đạt quy chuẩn cho phép
của Bộ tài nguyên và Môi trường. Tuổi thọ của các công trình cao khoảng 20 năm còn
của các thiết bị thì thường là 3 năm, chế độ bảo hành là 2 năm. Mức độ tự động hóa
hoàn toàn với nhân viên vận hành có trình độ cao.

Về môi trường

Không sinh ra chất thải thứ cấp gây ô nhiễm môi trường. Công nghệ được các nhà
thiết kế sử dụng nhiều trong quá trình xử lý nước cấp vì nó phù hợp với nhiều nguồn
nước cấp. Lượng cát thải sau khi ép từ bể lọc tới nồng độ nhất định đem đi chôn lấp ít
ảnh hưởng đến môi trường.

Ngoài ra tại các nhà máy nước cần xây dựng và bố trí hợp lý các công trình xử lý vừa
tiết kiệm diện tích lại không làm mất mỹ quan, không ảnh hưởng đến các khu xung
quanh và nhà dân.

Về mặt kinh tế

Tổng vốn đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước cấp phải phù hợp, các công trình xử lý
vận hành phức tạp đòi hỏi nhiều thiết bị hoạt động đồng thời với nhau, nhưng dễ bảo
dưỡng và thay thế các thiết bị hư hỏng nên có tính ưu việt về kinh tế.
14
Sơ đồ dây chuyền công nghệ

Nước sông Clo


Lyly

Trộn Phèn

Tạo bông cặn Vôi

Lắng nước
rửa lọc Lắng

Sân phơi bùn


Lọc

Khử trùng Clo

Cung cấp

Thuyết minh sơ đồ dây chuyền công nghệ

Các quá trình xử lý bao gồm: clo hóa sơ bộ, quá trình khuấy trộn, quá trình keo tụ và
phản ứng tạo bông cặn, quá trình lắng, quá trình lọc, khử trùng nước.

• Clo hóa trước hay còn gọi là clo hóa sơ bộ

Clo hóa sơ bộ là quá trình cho clo vào nước trước bể lắng và bể lọc, mục đích của Clo
hóa sơ bộ là:

- Kéo dài thời gian tiếp xúc để tiệt trùng khi nhiễm bẩn nặng
- Oxy hóa sắt hòa tan ở dạng hợp chất hữu cơ, oxy hóa mangan hòa tan để tạo
thành các kết tủa tương ứng
- Oxy hóa các chất hữu cơ để khử màu
- Trung hòa amoniac thành cloramin có tính chất tiệt trùng kéo dài
15
Clo hóa sơ bộ còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của rong, rêu trong bể phản ứng
tạo bông cặn và bể lắng

Quá trình trộn được thực hiện tại bể trộn. Có hai phương pháp trộn: trộn thủy lực và
trộn cơ khí. Trộn thủy lực về bản chất là phương pháp dùng các loại vật cản để tạo ra
sự xáo trộn trong dòng chảy của hỗn hợp nước và hóa chất. Phương pháp trộn thủy lực
có bể trộn dạng vách ngăn và bể trộn đứng. Bể trộn đứng thường được sử dụng trong
các nhà máy nước có xử lý bằng vôi sữa. Trộn cơ khí là trộn dùng năng lượng cánh
khuấy để tạo ra dòng chảy rối. Phương pháp này có ưu điềm hơn phương pháp thủy
lực là điều chỉnh được cường độ khuấy trộn theo ý muốn, thời gian khuấy trộn ngắn.
Tuy nhiên cần có máy khuấy và các thiết bị cơ khí khác, đòi hỏi trình độ quản lý, vận
hành cao. Bể trộn cơ khí thường áp dụng cho nhà máy nước có công suất vừa và lớn.
Vì vậy, với nhà máy nước cấp có công suất 5300 m3/ngđ, nên chọn bể trộn cơ khí.

Bể phản ứng tạo bông cặn có mục đích là tạo điều kiện thuận lợi nhất để các hạt keo
phân tán trong nước sau quá trình pha và trộn với phèn đã mất ổn định và có khả năng
dính kết, va chạm với nhau để tạo thành các hạt cặn có kích thước đủ lớn, có thể lắng
trong bể lắng hoặc giữ lại trong bể lọc. Bể phản ứng tạo bông có các dạng bể: bể phản
ứng xoáy hình trụ, bể phản ứng xoáy hình côn, bể phản ứng vách ngăn, bể phản ứng có
lớp cặn lơ lửng. Bể dạng hình trụ và hình côn có cấu tạo đặc biệt nên khó xây dựng,
chỉ áp dụng cho các nhà máy có công suất nhỏ. Bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng có hiệu
quả cao và cấu tạo đơn giản nhưng khởi động chậm, lớp cặn lơ lửng được hình thành
và làm việc chỉ sau 3- 4 giờ. Do đó chọn xây dựng bể phản ứng vách ngăn. Bể lắng
ngang thường được xây dựng kết hợp với bể phản ứng vách ngăn.

Các dạng bể lọc bao gồm: bể lọc nhanh hở, bể lọc áp lực, bể lọc hai lớp vật liệu lọc, bể
lọc tiếp xúc, bể lọc chậm. Đối với bể lọc áp lực, không áp dụng để lọc nước đã đánh
phèn và đã qua bể lắng. Bể lọc tiếp xúc chỉ áp dụng cho các trạm có công suất nhỏ,
thời gian hoạt động 10 - 16 giờ/ngày. Áp dụng bể lọc hai lớp vật liệu khi cần khử màu
của nước sông đã đánh phèn hoặc khử sắt của nước ngầm. Bể lọc chậm có cấu tạo đơn
giản và dễ quản lý nhưng dễ xảy ra hiện tượng tắc, gây mùi. Kết hợp với bảng 6.2 –
TCVN 33-2006/BXD, chọn bể lọc nhanh hở.

16
Qua việc lựa chọn công trình xử lý, ta được dây chuyền công nghệ xử lý như sau:
Nuớc thô được dẫn từ nguồn cấp thông qua các bộ phận lọc sơ bộ để loại bỏ các loại
rác đến công trình thu và trạm bơm cấp I. Sau đó, nƣớc từ trạm bơm cấp I được dẫn
đến trạm xử lý. Tại đây, nước được clo hóa sơ bộ để oxi hóa lượng khí độc nhưu H 2S
và SO2. Sau đó được dẫn vào bể hòa tan phèn với chức năng keo tụ các chất rắn lơ
lửng để xử lý độ màu và độ đục của nước. Sau khi nước được hòa trộn đều với dung
dịch hóa chất, nước thô sẽ phản ứng với hóa chất, xảy ra quá trình keo tụ, đông tụ tại
bể phản ứng. Tiếp theo nước được đưa sang bể lắng ngang, mục đích của công trình
này là để các phản ứng diễn ra và thu hồi cặn của các phản ứng. Tiếp đó nước được
qua bể lọc nhanh. Tại đây, phần chất bẩn không lắng được ở bể lọc sẽ được loại bỏ,
nước không chỉ giữ lại các hạt cặn lơ lửng trong nước có kích thước lớn hơn các lỗ
rỗng tạo ra giữa các hạt vật liệu lọc mà còn giữ lại keo sắt, keo hữu cơ gây độ đục, độ
màu.

Sau khi đã được lọc, nước được đưa sang bể chứa nước sạch. Trước khi sang bể chứa
nước sạch nước được châm với hóa chất khử trùng là clo để loại trừ vi sinh vật tồn tại
trong nước. Phần bùn cặn được tách ra từ bể lắng ngang và phần nƣớc rửa lọc từ bể
lọc nhanh sẽ được chuyển đến sân phơi bùn.

17
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN THIẾT BỊ XỬ LÝ
1.3. Tính toán liều lượng hóa chất sử dụng
• Lượng Clo hóa sơ bộ

Nguồn nước có chứa H2S = 0,4 mg/l; NO2- 0,4 mg/l; NH4+ 0,6 mg/l. Như vậy, nguồn
nước cần Clo hóa sơ bộ.

Liều lượng Clo dùng để Clo hóa sơ bộ tính theo công thức:

LCl(1)=6 ׿

¿ 6 × 0 ,6+ 1, 5 ×0 , 4+2=6 , 2 mg/ l

LCl(2)=0 , 47 x [ H 2 S ] =0 , 47 × 0 , 4=¿0,188 mg/ l

∑ Lsb = LCl (1)+ LCl (2)=5 ,6+ 0,141=6,388 mg/l

• Liều lượng phèn (Theo mục 6.10, TCVN 33-2006/BXD)

Liều lượng phèn tính theo Al2(SO4)3. Sản phẩm không chứa nước được chọn sơ bộ
như sau:

a, Xử lý nước đục (chọn theo bảng 6.3 - TCVN 33-2006/BXD)

Với hàm lượng chất rắn lơ lửng tại sông Ly ly là 350 mg/l nằm trong giới hạn 201-400
mg/l, liều lượng phèn không chứa nước dùng để xử lý nước đục được chọn là 40 mg/l.

b, Xử lý nước có mầu theo công thức:

P p=4 √ M (mg/l)

Trong đó: Pp là liều lượng phèn tính theo sản phẩm không chứa nước

M là độ mầu của nguồn nước tính theo thang màu Pt-Co (M = 90 Pt-Co)

Suy ra, Pp = 37,95 mg/l

Trong trường hợp nguồn nước thô vừa đục vừa có mầu thì lượng phèn được chọn có
giá trị lớn nhất trong 2 giá trị trên. Vậy liều lượng phèn tính theo sản phẩm không chứa
nước là Pp = 40 mg/l
18
• Liều lượng hóa chất Clo theo clo hoạt tính để khử trùng

Liều lượng hoá chất chứa Clo (theo Clo hoạt tính) khi Clo hoá trước để xúc tiến quá
trình keo tụ, quá trình khử mầu và khử trùng, cũng như để đảm bảo yêu cầu vệ sinh
cho các công trình cần lấy bằng 2 - 6mg/l (theo TCVN 33-2006/BXD). Khi nguồn
nước có amoni, liểu lượng bằng 20-25% liều lượng Clo. Như vậy, liều lượng hóa chất
Clo cần dùng là: L KT =0 , 25× 6=1, 5 mg/l

• Liều lượng hóa chất dùng để kiềm hóa

Khi cho phèn nhôm vào nước nó phân lý theo phương trình:

Al2(SO4)3 -> 2Al3+ + 3SO42-

Sau khi phân ly thành ion sẽ xảy ra quá trình thủy phân theo các giai đoạn:

Al3+ + 3H2O -> Al(OH)3 + 3H+

Ion H+ tách ra trong phản ứng trên ngăn cản quá trình thủy phân của phèn, đồng thời
làm giảm pH của nước. Vì vậy, cần phải khử ion H+ ra khỏi phạm vi của những phản
ứng thủy phân. Ion H+ thường được khử bằng độ kiềm tự nhiên của nước theo phản
ứng:

H+ + HCO3- -> CO2 + H2O

Khi kiềm hóa bằng vôi:

H+ + OH- -> H2O

Liều lượng kiềm bổ sung bằng CaO cần thiết để kiềm hóa tính theo công thức [5]:

M =e
( a
e
−K +1
2
t
)× 100
1
C

Trong đó:

M - lượng CaO để kiềm hóa (mg/l)

a – liều lượng phèn tính theo sản phẩm tinh khiết không ngậm nước Al 2(SO4)3
(mg/l)

19
e1, e2 – trọng lượng đương lượng của hợp chất dùng để kiềm hóa và phèn, chọn
theo bảng e1 = 28 mg/mđlg; e2 = 57 mg/mđlg

Kt - độ kiềm của nước mdlg/l (HCO3- = 240 mg/l = 4,8 mđlg/l)

C – hàm lượng hoạt tính của CaO 5% (TCVN 33-2006)

1 – Độ kiềm dự trữ, tức độ kiềm dư sau xử lý nước bằng phèn mđlg/l

Vậy, liều lượng CaO bổ sung kiềm là

( 4057 −4 , 8+1) 100 −3


M =28 × =0 , 65. 10 mg/l
5

Bảng 3.3. Số liệu tính toán


Công thức
Thứ tự Đại lượng tính Kết quả tính
tính
5276,6 m3/ngđ ≈ 220
1 Lưu lượng nước xử lí Q
m3/h
2 Lưu lượng clo hóa sơ bộ Lsb 6,388 mg/l
Liều lượng phèn dự tính cho
3 Pp 40 mg/l = 40 g/m3
vào nước
Số giờ giữa 2 lần hòa tan (Theo
TCXDVN 33:2006, n = 12 giờ
4
đối với trạm có công suất từ N 12 giờ
1200÷ 10.000 m3/ngày đêm)
Nồng độ dung dịch phèn trong bh= (10 –
5 10%
bể hòa trộn 20%)
Khối lượng riêng của dung dịch
6 1,1 T/m3
phèn

7 Liều lượng Clo để khử trùng LKT 1,5 mg/l

Liều lượng CaO để kiềm hóa


8 M 0,65.10-3 mg/l
(trước bể lắng)

20
3.2. Tính toán thiết bị xử lý
3.2.1. Công trình hòa trộn phèn
Thiết bị trộn phải đảm bảo trộn hóa chất vào nước theo đúng trình tự cần thiết về thời
gian, cũng như đảm bảo phân phối đều và nhanh hóa chất trong nước xử lý.

Hình 3.4.Công trình hòa trộn phèn


Công trình hòa trộn phèn có nhiệm vụ hòa tan phèn cục và lắng cặn bẩn. Nồng độ
dung dịch phèn trong bể hòa trộn thường cao nhưng không được vượt quá nồng độ bão
hòa. Để hòa tan phèn và trộn đều trong bể có thể dùng không khí nén, máy khuấy hoặc
bơm tuần hoàn. Đối với trạm có công suất nhỏ có thể dùng biện pháp khuấy trộn thủ
công. Bể tiêu thụ có nhiệm vụ pha loãng dung dịch phèn đưa từ bể hòa trộn sang đến
nồng độ cho phép. Để hòa trộn đều dung dịch phèn trong bể tiêu thụ cũng dùng không
khí nén hoặc máy khuấy. Sau khi đưa chất phản ứng vào nước, cần phải hòa trộn đều
chất phản ứng với nước. Quá trình trộn cần phải được tiến hành rất nhanh chóng trong
một khoảng thời gian ngắn trước lúc tạo thành những bông kết tủa.

Bể phản ứng có chức năng hoàn thành nốt quá trình keo tụ, tạo điều kiện thuận lợi cho
quá trình tiếp xúc và kết dính giữa các hạt keo và cặn bẩn trong nước để tạo nên những
bông cặn đủ lớn để lắng xuống trong bể lắng.

(1) Bể hòa trộn phèn

21
Phèn đựng trong bao xếp thành đống cao 2m trong kho. Hàng ngày đem cân các bao
phèn theo khối lượng cần rồi cho vào bể hòa tan để hòa thành dung dịch.

Hình 3.5. Bể hòa trộn


Dung tích bể hòa trộn tính theo công thức:

Q × n× Pp
W 1=
10 000 ×b h × γ

Trong đó:

Q: lưu lượng xử lý (m3/h), Q = 220m3/h

Pp: Liều lượng hóa chất cho vào nước, Pp = 40 mg/l

n: Số giờ giữa hai lần hòa tan đối với trạm công suất 1200 – 10 000 m3/này, n = 12 giờ

bh: Nồng độ dung dịch hóa chất trong thùng hòa trộn tính bằng %, trong bể hòa trộn
lấy bằng 10 – 17 %, bh = 0,1

22
γ : Trọng lượng thể tích của phèn nhôm; γ =1 , 1−1 , 4 t/m3

Dung tích bể trộn là: W1 = 0,75 m3

Số đơn nguyên hòa trộn: N = 2, vậy dung tích 1 bể trộn là W1 = 0,38 m3

Thiết kế bể hòa trộn có tiết diện hình tròn, đường kính D = 1m gồm 2 phần: phần trên
hình trụ, bên dưới hình chóp có góc tâm 450, bề rộng đáy a = 0,3 m.

Đáy bể đặt ống xả cặn Dx = 150mm (Theo mục 6.23, TCVN 33-2006/BXD).

Chiều cao phần hình trụ:

4 ×W 1 4 ×0 , 38
Ht= 2
= 2
=0 , 48 m
π ×D π ×1

Chiều cao phần hình chóp:

Hch= a. tan(45o)= 0,3 m.

Chiều cao an toàn: Hat = 0,3 m (qui phạm 0,3 – 0,5m).

Tổng chiều cao bể hòa trộn: H = Ht + Hch + Hat = 0,48 + 0,3 + 0,3 = 1,08 (m).

Thể tích xây dựng của mỗi bể:

2 2 2
π . D .(H t + H at ) π . H ch. (D + a + D . a)
Wxd = Wt+ Wch = +
4 3

2 2 2
3 ,14 × 1 ×(0 , 48+ 0 , 3) 3 ,14 × 0 , 3×(1 +0 , 3 +1 ×0 , 3)
= +
4 3

≈ 1,048 m3

Bảng 3.4. Thông số thiết kế bể hòa trộn phèn


Thông số Kích thước Đơn vị
Số lượng 2 bể
Chiều cao 1,08 m
Đường kính 1 m
Thể tích 1,048 m3

23
 Xác định đường kính ống dẫn nước sạch:

W bể 1,048
Q= = ≈ 0,00029 m3/s
t 1 x 3600

√ √
−4
Dống= 4.Q = 4 ×2 , 9 x 10 = 0,016m.
π .v π ×1 , 4

Do đó, chọn ống có đường kính 16mm.

Trong đó:

Đường ống dẫn nước sạch vào bể phải làm đầy dung tích của bể không quá 1
giờ, chọn t = 1 giờ.

Đối với ống tự chảy: v= 0,7-1,5 m/s. Chọn v = 1,4m/s.

 Xác định lưu lượng không khí khi khuấy trộn bằng cách sục khí nén:

Lưu lượng không khí cần là:

2
π×1
Qh= 0,06×W×F= 0,06×10× = 0,47 m3/phút.
4

Trong đó:

W: cường độ sục khí trong bể, W = 8-10 (l/s.m2), chọn W = 10 (l/s.m2).

F: diện tích mặt cắt ngang của bể hòa trộn phèn (m2).

(2) Bể tiêu thụ

Dung tích bể tiêu thụ xác định theo công thức 6-4, TCVN 33-2006/BXD:

W 1 ×b h 0 ,75 × 0 ,15 3
W 2= = =1 , 51 m
bt 0 , 05

Trong đó:

bh: Nồng độ dung dịch hoá chất trong thùng hoà trộn tính bằng %, bh = 10%.

bt: Nồng độ hóa chất trong thùng tiêu thụ tính bằng %, bt = 5%

24
Bể thiết kế hình vuông có cạnh 1m, chọn chiều cao bể 1,5m. Dáy bể tiêu thụ có độ dốc
0,005 về phía ống xả. Ống xả có đường kính 100mm. Ống dẫn dung dịch đã điều chế
đặt cách đáy 200mm. Chiều cao an toàn Hat = 0,3 m. Vậy chiều cao của bẻ là h = 1,8
m. Thể tích bể cần xây dựng là:

3
W =1 ,8 × 1=1 , 8 m

Bảng 3.5. Kích thước bể tiêu thụ


Thông số Kích thước Đơn vị
Số lượng 2 bể
Chiều cao 1,8 m
Chiều rộng 1 m
Chiều dài 1 m
Thể tích 1,8 m3

(3) Thiết bị định lượng phèn

Lượng phèn cần tính cho một lần bơm:

G=Q × P p × n=220 × 40 ×12=105533 mg=0,105 kg

Bơm định lượng: lưu lượng dung dịch phèn P = 5% cần thiết đưa vào nước trong 1
giờ:

Q× P p 220 × 40 ×100 l
q= = =175 , 8
1000 P 1000 × 5 h

Chọn máy bơm định lượng kiểu màng có lưu lượng thay đổi từ 100 – 200 l/h. Áp lực
đẩy H ~ 60m cột nước. Trong trạm bố trí 2 máy, một làm việc một dự phòng

(4) Bể hòa trộn vôi

Dung tích bể hòa trộn vôi:

Trong đó: Q là công suất trạm xử lý (m3/h), 220 m3/h


25
n là số giờ làm việc giữa 2 lần pha vôi (h), n = 12h

a là liều lượng vôi cần thiết đưa vào, a = 5%

bv là nồng độ vôi sữa (5%) – TCVN 33-2006/BXD

γ Khối lượng riêng vôi sữa là 1 T/m3.

220 × 12× 33 ,32 3


W= =1 , 76 m
10000 ×5 ×1

1, 76
Ta thiết kế 2 bể hòa trộn vôi với dung tích mỗi bể là: = 0,88 m3. Dùng phương
2
pháp khuấy trộn bằng cánh quạt. Vôi sữa ở dạng khuếch tán không bền, các hạt vôi rất
nhỏ có thể nổi lên hoặc lắng xuống trong môi trường khuếch tán. Do đó, cần phải
khuấy trộn không ngừng để vôi không lắng. Bể thiết kế hình trụ tròn đường kính bể
phải lấy bằng chiều cao công tác của bể d = h (Theo Xử lý nước cấp, Nguyễn Ngọc
Dung, 1999, trang 33).

W=
π d2 h π d3
4
=
4
=¿ d=
π√
3 4×W
=

3 4 × 0 ,88

2×π
=0 , 82m

Bể hòa trộn vôi có tiết diện hình chóp đường kính là d = 0,82m, phần trên là hình trụ,
phần dưới là hình nón có góc tâm 45o và bề rộng đáy a1 = 0,2 m, đặt ống xả cặn là 150
mm (Theo mục 6.24 – Chuẩn bị hóa chất, TCXD 33:2006/BXD – Tiêu chuẩn thiết kế)

Chiều cao phần hình chóp:

d−a1 0 , 82−0.2
H chóp = = =0 ,31 m
2 × tan ⁡(45) 2 × tan ⁡(45)

Tổng chiều cao bể trộn là:

H = htrụ + hchóp + hatoan = 0,82 + 0,31+ 0,3 = 1,43(m)

Trong đó:

Chọn số vòng quay cánh quạt là 40 vòng/phút (Theo mục 6.36 – Chuẩn bị hóa chất,
TCXD 33:2006/BXD – Tiêu chuẩn thiết kế)

Chiều dài cánh khuấy lấy bằng 0,45 đường kính bể (Quy phạm là 0,4 – 0,45d)

26
Chiều dài cánh khuấy là: Lck = 0,45 ×d= 0,45 ×0,82 = 0,369(m)

Diện tích mỗi cánh khuấy thiết kế là 0,15 m2 cánh khuấy/1m3 vôi sữa (Quy phạm = 0,1
– 0,2 m2)

2
F ck =0 , 15 ×W =0 , 15 ×0 , 88=0,132 m

Chiều rộng cánh khuấy là:

F ck 0,132
Bck = = =0,358m
Lck 0,369

Công suất để quay cánh khuấy là 5 kW

Đường kính ống dẫn vôi sữa xác định theo điều 6.37 TCXD 33:2006/BXD

Ống áp lực dẫn nước sạch vào D = 25mm, dẫn vôi sữa đi vào bể tiêu thụ D = 50mm.

Tốc độ vôi sữa chảy trong ống: = 0,8m/s.

Chỗ ngoặt trên đường ống dẫn dung dịch vôi sữa có bán kính cong là:

R = 5× D = 5 ×50 = 250 (mm)

Đường ống áp lực dẫn vôi sữa có độ dốc về phía máy bơm 0.02. Thiết bị định liều
lượng có nhiệm vụ điều chỉnh tự động lượng vôi cần thiết đưa vào nước cần xử lý theo
yêucầu.

Bảng 3.6.Thông số thiết kế bể hòa trộn vôi


Thông số Kích thước Đơn vị
Số lượng 2 Bể
Chiều cao 1,43 m
Đường kính 0,82 m
Thể tích 1 bể 0,88 m3

(5) Bể tiêu thụ vôi.

Lưu lượng vôi dự trữ cần dùng cho 1 giờ:

27
Trong đó: Q là công suất trạm xử lý m3/h.

a là liều lượng vôi cần thiết đưa vào (mg/l).

P = 80% CaO tính theo sản phẩm không ngậm nước.

a× Q 33 ,32 ×220 × 100


G L= = =9,163(kg/h)
1000 × P 1000 × 80

Dung tích bể tiêu thụ:

W h × bh
W tt =
b tt

Trong đó: Wh: dung tích bể hòa trộn vôi (m3)

btt : nồng độ dung dịch trong bể tiêu thụ (5-10%) chọn btt= 6%

bh : nồng độ dung dịch trong bể hòa ( 10 – 17%) chọn bh=10%

0 ,88 × 10
→Vậy dung tích bể tiêu thụ là: W tt = =1 , 47 (m3)
6

Chọn bể tiêu thụ hình chữ nhật có chiều cao bể tiêu thụ là 1(m) và chiều rộng bể là 1
(m) và chiều dài bể là 1,5 (m)

Chiều cao an toàn: Hat = 0,3 (m) (qui phạm 0,3 – 0,4 (m).

Tổng chiều cao bể tiêu thụ: H = Htt + Hat = 1 + 0,3 = 1,3(m).

Diện tích đáy bể: F = 1x1,5= 1,5(m2)

Thể tích xây dựng của 1 bể là: Wxd= 1,5×1,3= 1,95(m3).

Bảng 3.7. Thông số thiết kế bể tiêu thụ vôi


Thông số Kích thước Đơn vị
Số lượng 2 Bể
Chiều dài 1,5 m
Chiều rộng 1 m
28
Chiều cao 1,3 m
3.2.2. Bể trộn cơ khí
Nguyên lý làm việc

Là bể trộn dùng năng lượng cánh khuấy để tạo ra dòng chảy rối. Nước và hóa chất
được đi vào phía đáy bể, sau khi hòa trộn đều sẽ được thu dung dịch ở trên mặt bể để
đưa sang bể phản ứng. Cánh khuấy làm bằng thép chống gỉ. Trục quay đặt theo
phương thẳng đứng, bộ phận chuyền động đặt trên mặt bể.

So với phương pháp trộn thủy lực thì trộn cơ khí có hiều ưu điểm hơn, có thể điều
chỉnh cường độ cánh khuấy theo ý muốn, thời gian khuấy trộn ngắn nên dung tích bể
trộn nhỏ, tiết kiệm được vật liệu xây dựng.

Kích thước của bể

Thể tích của bể: V= Q x t

220 3
Trong đó: Q: Lưu lượng nước xử lý (m3/s), Q= m /h = 0,061m3/s.
3600

t: thời gian lưu nước t= 45- 90s. Chọn t= 60s.

Do đó, V= 0,061 x 60= 3,67 m3.

Ta thiết kế 2 bể trộn đáy hình vuông với thể tích mỗi bể là: V1= V2 = 1,83 m3.

Chọn chiều cao của bể là Ho=1,2 m.

Bề rộng đáy của bể là: a=


√ √
V
H
=
1 , 83
1,2
= 1,53 m

Chiều cao toàn phần của bể: H= H+ Hat= 1,2 + 0,3= 1,5 m.

Vậy kích thước của bề là: a.a.h= 1,53 x 1,53 x 1,5.

Bảng 3.8. Thông số thiết kế bể trộn


Thông số Kích thước Đơn vị
Số lượng 2 bể
Chiều cao 1,5 m

29
Chiều dài = chiều rộng 1,53 m

Kích thước cánh khuấy

Sử dụng cánh khuấy chân vịt 2 cánh. ⇒ K=1 và đặt theo trục đứng.

Đáy bể đặt độ dốc 2% về 1 phía và đặt đường ống xả kiệt để thau rửa, xả cặn khi cần
thiết.

Ta có: đường kính cánh khuấy bằng 0,33 lần bề rộng bể: d = 0,33 x 1,53 = 0,51 m

Chiều rộng bản cánh khuấy bằng 0,2 lần đường kính cánh khuấy

b = 0,2 x 0,51 = 0,102 m.

Chiều dày bản cánh khuấy chọn r = 0,015 m.

Cánh khuấy cách đáy 1 khoảng: h= D= 0,6 m.

Năng lượng cần truyền vào nước

P= G2.V. μ (W)

Trong đó: G: Gradien vận tốc ( qui phạm G=500 1500 s-1 ). Chọn G= 700 s-1.

Hệ số nhớt của chất lỏng, μ =0,89.10-3 (Pa.s), ( t = 250C)

P = 7002×3 , 51 x0,89×10-3 = 1530,71W= 1,531 kW.

1,531
Với hiệu suất động cơ η =80%, công suất động cơ: P = = 1,92 kW.
0,8

Bảng 3.9. Thông tin của một số động cơ có sẵn


Rotational Rotational
Model Power kW Model Power kW
speeds, rpm speeds, rpm
JTQ25 30. 45 0,18 JTQ300 110. 175 2,24
JTQ50 30. 45 0,37 JTQ500 110. 175 3,74
JTQ75 45. 70 0,56 JTQ750 110. 175 5,59
JTQ100 45. 110 0,75 JTQ1000 110. 175 7,46

30
JTQ150 45. 110 1,12 JTQ1500 110. 175 11,19
JTQ200 70. 110 1,50
Từ bảng động cơ trên chọn động cơ JTQ300 có công suất động cơ là 2,24 kW.

Xác định vòng quy cánh khuấy:

P=K x ρ x n3 x D5

Rút ra, n=

3 P
K × ρ× D 5

=3
2240
1 ×998,207 × 0 ,6 5
≈ 4 vòng /s

Trong đó: P: Năng lượng cần thiết để truyền vào nước.

K: Hệ số sức cản của nước, với cánh khuấychân vịt, K=1.

ρ :trọng lượng riêng của chất lỏng,ρ = 998,207 (Kg./m3)

Tính toán ống nước vào và ra

Đường kính ống dẫn nước vào bể: d= 100mm.

Vận tốc nước chảy trong ống:

4.Q 4. 0,061
v= 2 = 2 = 7,77 m/s.
π .d π .0,1

Vận tốc nước dâng từ đáy lên:

Q 0,049
vd= = = 0,02 m/s.
S 1, 53 x 1 , 53

3.2.3. Bể phản ứng tạo bông cặn có vách ngăn


Nguyên lý làm việc.

Nguyên lý cơ bản là dùng các vách ngăn hướng dòng để tạo ra sự đổi chiều dòng
nước. Mỗi khi dòng nước đổi chiều chảy, giữa các lớp nước có sự thay đổi về tốc độ
và tạo ra hiệu quả khuấy trộn. các hạt cặn được vận chuyển lệch nhau sẽ dễ va chạm và
dễ kết dính với nhau tạo thành bông cặn. Ưu điểm của các loại bể tạo bông có vách
ngăn là đơn giản trong xây dựng và quản lý vận hành.

Tính toán bể phản ứng có vách ngăn

31
Thời gian lưu nước trong bể: t = 20-30 phút. Chọn t = 20 phút.

Cường độ khuấy trộn 3 bậc: Bậc 1: G1= 70 s-1 ; bậc 2: G2 =50 s-1 ; bậc 3: G3=30s-1.

Chiều rộng hành lang > 0,7 m.

Độ dốc đáy bể: i = 0,02 – 0,03 (m) để xả cặn. Chọn i = 0,02.

Dung tích bể phản ứng: Wb = Q×t = 0,061 ×20 × 60=73 , 2 m3.

Chiều sâu trung bình của bể: H = 1 -3 m. Chọn H = 2 m.

Chiều rộng bể chọn bằng chiều rộng bể lắng ngang: B = 5,23 m.

Wb 73 ,2
Chiều dài bể phản ứng là: L = ¿ 7 m.
H × B 2× 5 ,23

Trong hành lang rộng 5,23 m, chia làm 3 hành lang, mỗi hành lang rộng b’=1,74m, sâu
2m, lưu lượng của mỗi hành lang là q=0,061/3 = 0,021 m3/s

q 0,021
Vận tốc nước chảy trong hành lang: v = b ' x H = =0,006(m/s).
tb 1, 74 × 2

Thể tích của mỗi hành lang Vhl =L×b’×H = 7×1 , 74 ×2 = 24,36 m3.

 Tổn thất áp lực cần thiết qua hành lang thứ nhất và thứ hai có cường độ khuấy
trộn tương ứng với: G1=70 s-1:
2 2 −6
G ×ʋ ×V 70 × 0,893 ×10 ×24 , 36
h= = = 0,517 m.
g×Q 9 , 81× 0,021
7
Mỗi hành lang đặt 3 tấm, khoảng cách giữa các tấm là: L’= = 1,75 m.
3+1
h 0,517
Tổn thất qua 1 tấm: h’ = = =¿ 0,1723 m
3 3
Vận tốc qua khe giữa tấm chắn và thành bể: h = 0,15× v2.

Rút ra, v=
√ √h'
0 ,15
=
0,1723
0 ,15
= 1,072 m/s.

Q 0,021
Diện tích khe hở: f= = = 0,02 m2.
v 1,072
f 0 , 02
Chiều rộng khe: b=
H
= 2 =¿ 0,01 m.

32
 Tổn thất áp lực cần thiết qua hành lang 3 và 4 có cường độ khuấy trộn tương
ứng với: G2=50:
2 2 −6
G ×ʋ ×V 50 × 0,893 ×10 ×24 , 36
h= = = 0,264 m.
g×Q 9 , 81× 0,021
7
Mỗi hành lang đặt 3 tấm, khoảng cách giữa các tấm là: L’= = 1,75 m.
4
h 0,264
Tổn thất qua 1 tấm: h’ = = =¿ 0,088 m
3 3
Vận tốc qua khe giữa tấm chắn và thành bể: h = 0,15× v2.

Rút ra, v=
√ √h'
0 ,15
=
0,088
0 ,15
= 0,766 m/s.

Q 0,021
Diện tích khe hở: f= = = 0,027 m2.
v 0,766
f 0,162
Chiều rộng khe: b=
H
= 2 =¿ 0,0135 m.
 Tổn thất áp lực cần thiết qua hành lang 4 có cường độ khuấy trộn tương ứng
với: G3=30 s-1:
2 2 −6
G ×ʋ ×V 30 × 0,893 ×10 ×24 , 36
h= = = 0,095 m.
g×Q 9 , 81× 0,021
7
Mỗi hành lang đặt 3 tấm, khoảng cách giữa các tấm là: L’= = 1,75 m.
4
h 0,095
Tổn thất qua 1 tấm: h’ = = =¿ 0,032 m
3 3
Vận tốc qua khe giữa tấm chắn và thành bể: h = 0,15× v2.

Rút ra, v=
√ √h'
0 ,15
=
0,032
0 ,15
= 0,046 m/s.

Q 0,021
Diện tích khe hở: f= = = 0,457 m2.
v 0,046
f 0,457
Chiều rộng khe: b= = =¿ 0,2285 m.
H 2

Chiều cao xây dựng bể là: H xd =H+ hat =2+0 , 5=2 , 5(m).

Trong đó: Hat: chiều cao bảo vệ bể, hat = 0,5(m)

Bảng 3.10. Thông số thiết kế bể đông tụ thủy lực


Thông số Kích thước Đơn vị
33
Số lượng 1 bể
Chiều cao 2,5 m
Chiều dài 7 m
Chiều rộng 5,23 m

3.2.4. Bể lắng ngang


Cấu tạo bể lắng ngang

Tính toán thiết kế bể lắng ngang

 Tính toán thiết kế vùng lắng:

Bể lắng ngang công suất 0,061 m3/s. Hiệu quả lắng R = 70%. Theo đường cong phân
bố vận tốc tìm được uo = 0,67 mm/s, ứng với tải trọng bề mặt 2,42 m 3/m2 giờ. Tỉ lệ
L/H = =15

Thời gian lưu nước: t = 1,5-3 h. Chọn t = 2.5h.

Diện tích bề mặt bể lắng:

Q 0,061 2
F=∝× =1 , 5 × =136,567 136 , 6 m
u0 0,00067

Chiều dài L ≥5 B, chọn L = 5B

34
Chiều rộng B = F/L = 1366/5B, rút ra B = 5,23 m

L = 5B = 26,13 m

1 0, 8
Chiều cao H= L =1 ,14 m
12

Thể tích vùng lắng: w L =F × H=136 , 6 ×1 , 14=155,724 m3

Kiểm tra vận tốc qua máng

Bán kính thủy lực

BH 5 , 23× 1 ,33
R= = =0 , 79 m
B+2 H 5 , 23+2 ×1 , 33

Vận tốc

Q 0,061 m
v o= = =0 , 01 < v s=0,0163 m/s
BH 5 ,23 × 1, 14 s

Với vs = 16,3 mm/s là vận tốc giới hạn cho phép xảy ra hiện tượng xói cặn đã lắng

Kiểm tra hệ số Reynold

Ở nhiệt độ 25oC ʋ = 0,893x 10-6 m2/s.


V o × R 0 , 01 ×0 , 79
Re = = −6
=8847>2000
ʋ 0,893 ×10
Trong bể có chế độ chảy rối, chấp nhận được vì đã tinshd đến hệ số giảm hiệu quả lắng
anpha do dòng chảy rối.

2 2
v 0 , 01 −5 −5
F r= = =1 , 3 ×10 >10
gR 9 , 81× 0 ,79

Fr > 10-5, không cần lắp các vách ngăn hướng dòng.

Tính toán vùng phân phối nước

Để đảm bảo phân phối nƣớc vào các bể lắng, mỗi bể có hai cửa thu lấy nước. Kích
thước cửa thu có 500 mm = 0,5 m.

Vận tốc qua một cửa thu

35
Q 0,061
V ct = = =0,078 m/ s
F π ×0 , 5
2

4

Tổn thất áp lực của một cửa thu

2
V ct 0,078 2
h= = =0,031 m
2 g 2× 9 , 81

Việc phân phối nước vào trên toàn bộ mặt cắt ngang của bể là điều kiện cực kỳ quan
trong bởi vì: nếu phân phối không đều nước vào sẽ gây hiện tượng ngắn dòng và tạo ra
các xoáy nước nhỏ làm cho dòng chảy trong vùng lắng không ổn định. Biện pháp có
hiệu quả nhất là đặt tấm phân phối khoan lỗ.

Đặt cách cửa đưa nước vào ở đầu bể từ 1,5 - 2,5 m chọn 2 m. Đoạn dưới của tấm phân
phối vách ngăn trong phạm vi chiều cao 0,3-0,5 m kể từ mặt trên của vùng chứa nén
cặn không cần phải khoan lỗ. Tấm phân phối có kích thước bằng mặt cắt ngang của bể:
B× H=5 , 23 × ( 1 , 14−0 ,3 )=5 , 23 ×0 , 84 m

Tổn thất qua lỗ phân phối từ 0,3 - 0,9 mm chọn h = 0,7 mm.

Vận tốc qua lỗ là:

h=0 , 15× v 21 , rút ra v 1=


√ h
0 , 15√=
0 ,7 × 10−3 = 0,068 m/s.
0 , 15

Chọn đường kính lỗ dl= 0,15 m (phạm vi từ 0,075-0,2 m). Diện tích 1 lỗ là:

2 2
μ × d μ ×0 , 15
Fl= = 0,0177 m2
4 4

Tổng diện tích lỗ cần thiết trên hai tấm phân phối:

Q 0,061
F= = =0 , 9 m2
v 0,068

Tổng số lỗ cần thiết:

F 0 ,9
N= = =51lỗ
Fl 0,0177

Tấm chắn có kích thước 5,3m x 0,84m, chọn số lỗ theo kích thước lần lượt là 3 x 17 lỗ
36
 Tính toán máng thu nước sau bể lắng:
Chiều dài máng thu cần thiết L để thu nước của bể lắng công suất Q = 0,061 m 3/s, vận
tốc lắng uo = 0,67 mm/s, chiều cao lắng H = 1,14m.

Chiều dài máng thu cần thiết:

Q 0,061
L> = =15 , 97 m
5 H uo 5 ×1 , 14 ×0 , 67 ×10−3

Do đó, chiều dài máng thu cần thiết L = 16m

L 26 , 13
Số máng n= = 5
B 5,3

Tốc độ nước trong máng thu chọn vm = 0,6 m/s (quy phạm 0,6-0,8). [7]

Bố trí bể lắng 5 máng thu nước dọc theo chiều dài của bể.

Q 0,061
Tiết diện máng thu Fm = 3. v = = 0,034 m2
m 3.0 ,6

Chiều rộng máng thu chọn bm = 0,2 m

F m 0,034
Chiều sâu máng thu hm = = = 0,17 m =17cm.
bm 0,2

Mép trên của máng cao hơn mực nước cao nhất trong bể 0,1 m

hm = 0,17 + 0,1 = 0,27 m

Máng thu nước từ hai phía nên tổng chiều dài mép máng để thu nước là:

Lthu= 2×16 = 32m.

Tải trọng thu nước trên 1m dài mép máng

0,061
q= = 0,002 m3/s.m.
32

Chọn tấm xẻ khe hình chữ V, góc đáy 90 0 đề điều chỉnh cao độ mép máng. Chiều cao
hình chữ V = 5 cm, đáy chữ V = 10 cm, mỗi 1 m dài có 5 khe chữ V, khoảng cách
giữa các đỉnh là 20 cm.

37
Lưu lượng nước qua 1 khe chữ V góc đáy 900

5 5
qo = 1 , 4 × h 2 =1 , 4 × 0 ,17 2 =0,017 m3 /s

Chiều cao mực nước h trong khe chữ V là:

5
q 0,002
q 0= = =1 , 4 × h 2
5 5

 h = 4 cm< 5 cm. Đạt yêu cầu.


 Tính toán vùng chứa cặn:
Trong quá trình lắng, cặn lơ lửng lắng xuống và được tích lũy ở vùng chứa cặn sát đáy
bể lắng. Vùng chứa cặn có thể bố trí dọc theo suốt chiều dài bể lắng nếu xả cặn theo
định kì, hoặc bố trí ở đầu bể lắng nếu dùng cào cặn để dồn cặn về đầu bể.

Việc xả cặn dự kiến tiến hành theo chu kỳ với thời gian giữa hai lần xả cặn T = 24 giờ.

Thể tích vùng chứa cặn của bể lắng ngang được tính toán theo thời gian giữa hai lần xả
cặn với hàm lượng cao nhất của nước nguồn. Thể tích vùng chứa nén cặn của một bể
lắng là:

TQ (M c −m) 3
W= ,(m )
δc

Trong đó:

T- thời gian làm việc giữa 2 lần xả cặn 6-24h, chọn T = 24 h,

Q- Lưu lượng nước đưa vào bể, Q = 220 (m3/h)

Mc- hàm lượng cặn trong nước xử lý đưa vào bể lắng (mg/l)

M c =M o + KA+0 ,25 M +B

Mo- Hàm lượng cặn lớn nhất trong nước nguồn (g/m3); Mo = 350 mg/l

A- Liều lượng phèn cho vào nước (g/m3), A = 40 g/m3

K- Hệ số tính chuyển trọng lượng của phèn thành trọng lượng của cặn lắng
trong bể lắng. K = 0,55 đối với phèn nhôm sạch

38
M- Độ màu của nước tính bằng độ, M = 90

B- Lượng cặn không tan trong vôi hoặc các chất kiềm hóa khác khi kiềm hóa
nước (g/m3), B = 0
Rút ra, Mc = 394,5 mg/l

m- hàm lượng cặn trong nước đi ra khỏi bể lắng, thường chọn 8 – 12 g/m3

: Nồng độ trung bình cặn đã nén sau 24 giờ, chọn theo bảng 6.2 – Trang 174, Giáo

trình Cấp Nước, Trịnh Xuân Lai, = 35000 (g/m3)

24 × 220 × ( 394 , 5−12 )


W c= =57 ,7 m3
35000

Thời gian xả quy định t = 10- 20 phút, chọn thời gian xả cặn t = 15 phút, tốc độ nước
chảy ở cuối máng < 1m/s

Lưu lượng cặn khi xả:

V 57 ,7
q= = =0,064 m 3/s
t 15 × 60

Chọn i = 2%, chiều rộng vùng chứa cặn b = 5,23m.

a a
i= ×100= =2 , Rút ra :a=0,421 m
L−b 26 ,3−5 ,23

Bể lắng ngang thiết kế theo phương pháp xả cặn thủ công do nồng độ cặn M c = 350
mg/l, căn tương đối ổn định. [5]

Độ dốc dọc bể về phía của xả id = 1- 2%. Độ dốc cạnh vùng chứa cặn từ 50- 70o

39
Vùng thu
Vùng thu Vùng lắng nước ra
nước vào

i=2%
b a
Vùng
chứa cặn
60o
x

Hình 3.6. Kích thước bể lắng ngang


Chọn b = 6m, thể tích vùng chứa cặn tính từ hố thu đến bề mặt vùng thu cặn là:

0,421 ×(6+26 , 13)


V= ×5 , 3=35 , 84 m3
2

Tiết diện mặt cắt vùng chứa cặn là:

V 57 , 7−35 ,84
F= = =4 ,12 m 2
5 ,3 5,3

Chọn chiều cao hố thu bùn h = 1m, hố thu có dạng hình thang vuông, góc nhọn bằng
60o, giải bài toán có 2 ẩn là 2 cạnh hình thang, ta được độ dài đáy lớn, đáy bé hình
vuông lần lượt là 4,4m và 3,83m

Chiều cao xây dựng của bể là:

Hxd = Hb + Hc + hbv = 1,14 + 1 + 0,4 = 2,54 m

Bảng 3.11. Thống kê các thông số thiết kế bể lắng ngang

Thông số Số lượng Đơn vị


Bể lắng 1 Bể
Chiều rộng 1 bể 5,23 m
Chiều dài vùng lắng, L 26,13 m
Chiều cao bể, HXD 2,54 m

40
Số máng thu nước 5 máng
Chiều dài máng thu 5,23 m
Chiều sâu máng thu 0,17 m
Chiều rộng máng thu 0,2 m

3.2.5. Bể lọc nhanh

Hình 3.7. Sơ đồ cấu tạo bể lọc nhanh trọng lực


1. Ống dẫn nước vào bể lọc. 8. Đường ống cấp nước rửa lọc.

2. Máng dẫn nước. 9. Ống xả nước rửa lọc.

3. Máng phân phối phụ. 10. Ống xả nước lọc đầu.

4. Vật liệu lọc. 11. Cửa quản lý.

5. Vật liệu đỡ. 12. Hầm thu nước.

6. Hệ thống thu nước và 13.Ông cấp gió rửa lọc, phân phối nước rửa lọc

7. Đường ống dẫn nước sang bể chứa nước sạch.

Nguyên lí làm việc


Khi lọc: Nước được dẫn từ bể lắng sang, qua máng phân phối vào bể lọc, qua lớp vật
liệu lọc, lớp sỏi đỡ vào hệ thống thu nước trong và được đưa vào bể chứa nước sạch.

Khi rửa: Nước rửa do bơm hoặc do đài cung cấp, qua hệ thống phân phối nước rửa lọc,
qua lớp sỏi đỡ, lớp vật liệu lọc và kéo theo cặn bẩn tràn vào máng thu nước rửa, thu về

41
máng tập trung, rồi được xả ra ngoài. Quá trình rửa được tiến hành đến khi nước rửa
hết đục thì ngừng rửa.

Sau khi rửa lọc, do cát mới rửa chưa được sắp xếp lại, độ rỗng lớn, nên chất lượng
nước lọc ngay sau khi rửa chưa đảm bảo, phải xả nước lọc đầu, không đưa ngay vào bể
chứa. Thời gian xả nước rửa lọc đầu quy định là 10 phút.

Tính toán bể lọc nhanh trọng lực.


 Tính toán kích thước bể lọc nhanh trọng lực:
Chọn loại bể lọc cho trạm xử lí là loại bể lọc nhanh một lớp vật liệu lọc là cát thạch
anh với cỡ hạt khác nhau (Theo bảng 6.11 và bảng 6.13, TCXD 33/2006: Tiêu chuẩn
thiết kế).

Lớp vật liệu có: Đường kính nhỏ nhất: 0,7 mm.

Đường kính lớn nhất: 1,6 mm.

Đường kính hiệu dụng: d10= 0,75 – 0,8 mm.

Hệ số không đồng nhất: K= 1,3 – 2,2.

Chiều dày của lớp vật liệu lọc: 1300– 1500 mm, lấy hvl= 1500mm.

Tốc độ lọc làm việc ở chế độ bình thường: vbt= 6– 8 m/h. Chọn vbt= 6 m/h.

Tốc độ cho phép ở mức độ lọc tăng cường: vtc= 7– 9,5 m/h.

Cường độ nước rửa lọc: W = 14– 16 l/s.m2. Chọn W= 14 l/s.m2.

Mức độ nở tương đối của lớp vật liệu lọc là: 30%.

Thời gian rửa lọc: 5-6 phút

Tổng diện tích bể lọc xử lí (Công thức 6-20, TCXDVN 33/2006):

Q 5277
F = T . v −3 ,6. W . t −a . t . v = = 38,56 m2. [7]
bt 1 2 bt 24 ×6−3 , 6 ×14 × 0 ,1−1× 0 , 35× 6

Trong đó: Q: công suất của trạm (m3/ngđ).

T: thời gian làm việc của trạm trong một ngày đêm. Chọn T= 24h.

42
a: số lần rửa mỗi một bể lọc trong 1 ngày đêm ở chế độ làm việc bình thường.
Lấy a= 1.

t1: thời gian rửa. t1= 6 phút = 0,1 h [2].

t2: thời gian ngưng bể lọc để rửa. t2= 0,35 h [2].

Chọn số bể lọc cần thiết là: N=3. Nước đi ra từ mỗi bể lắng đi vào 3 bể lọc.

Kiểm tra lại tốc độ lọc tăng cường với điều kiện đóng 1 bể để rửa

N 3
vtc= vbt. = 6× = 9 m/h, nằm trong khoảng quy phạm từ 7-9,5.
N −1 3−1

Diện tích một bể lọc sẽ là:

F 38 ,56
f= = ≈ 12,85 m2.
N 3

Chọn kích thước bể là: L x B = 3 x 4,3.

Chọn khoảng cách từ đáy bể đến mép dưới sàn đỡ chụp lọc: a = 1 m.

Chọn chiều dày sàn đỡ chụp lọc: b= 0,1 m

Chiều cao bể lọc nhanh xác định theo công thức:

H = hđ + hvl + hn + hp +hat +a+b (m)

Trong đó: hđ: chiều cao lớp đỡ, hđ= 0,15 m. [2]

hvl: chiều dày lớp vật liệu lọc, hvl= 0,8. [2]

hn: chiều cao lớp nước trên lớp vật liệu lọc, hn= 2m.

hp: chiều cao phụ kể đến việc dâng nước khi đóng bể để rửa, hp= 1 m.

hat: chiều cao an toàn của bể, hat= 0,4 m.

Vậy chiều cao bể lọc là:

H = 0,15 + 0,8 + 2 + 1 + 0,4 +1+0,1 = 5,45 m.

Bảng 3.12. Thống kê các thông số thiết kế bể lọc nhanh


43
Thông số Kích thước Đơn vị
Số bể lọc nhanh 3 bể
Chiều rộng mỗi bể 3 m
Chiều dài mỗi bể 4,3 m
Chiều cao mỗi bể 5,45 m

 Tính toán máng phân phối và thu nước rửa lọc:


Với kích thước bể là 4,3 x 3 (m) ta chọn bố trí 2 máng thu nước rửa lọc. Máng có mặt
cắt ngang hình 5 cạnh với đáy hình tam giác:

Lưu lượng nước cần thiết để rửa 1 bể lọc: qr = Wn. L.d.

Trong đó: Wn: Cường độ nước rửa, chọn Wn = 12,5 (l/s.m2) phạm vi 12- 14 (l/s.m2).

L: chiều dài máng (chiều dài bể) L= 4,3 m.

d: Khoảng cách giữa các tim máng là: d = 2m (theo 6.117- TCVN
33:2006, d≤ 2 ,2 )

qr = Wn.×L× d = 12,5×4,3×2 = 107,5 (l/s) = 0,1075 (m3/s)

Chiều rộng máng tính theo công thức:

√ √
2 2
5 qr 0,1075
5
Bm=K × 3
=2 , 1× 3
=¿ 0,46 (m)
( 1 ,57+ a ) ( 1 ,57+ 1, 3 )

Trong đó: K là hệ số đối với tiết diện máng 5 cạnh K=2,1. [2]

a là tỉ số giữa chiều cao phần chữ nhật với nửa chiều rộng của máng, lấy

a=1,3. Phạm vi từ 1-1,5.

Chiều cao phần máng hình chữ nhật là:

hCN Bm × a 0 , 46 ×1 , 3
a= → hCN = = =0 , 3 m
Bm 2 2
2

hCN 0 ,3
Chiều cao của đáy tam giác là hđ= = =0,2 m.
1, 5 1 ,5
44
Độ dốc của máng lấy về phía máng tập trung nước là i=0,01.

Chiều dày thành máng là δ m=0,08 m.

Vậy chiều cao của máng thu nước là:

Hm=hcn+hđ¿0,3+0,2=0,5 m.

Khoảng cách từ bề mặt lớp vật liệu lọc đến mép tràn của máng thu nước là:

hvl × e 0 , 8× 30
∆ H= + 0 ,3= + 0 ,3=0 , 54 m
100 100

Trong đó: L: là chiều cao lớp vật liệu lọc L=0,8m

e: là độ giãn nở trương đối của lớp vật liệu lọc: e=45% (bảng 6.13
TCXDVN 33-2006)

Theo quy phạm, khoảng cách giữa đáy dưới cùng của máng dẫn nước rửa phải nằm
cao hơn lớp vật liệu lọc tối thiểu là 0,07 (m)

Vì máng dốc về phía máng tập trung 0,01, máng dài 0,43 (m) nên chiều cao máng ở
phía máng tập trung là: DHm = 0,5 - 0,043 = 0,457 (m).

 Tính toán mương tập trung nước rửa lọc: (TCVN 33-2006):
Khoảng cách từ đáy máng thu đến đáy mương tập trung:

H=1 , 75 ×

3 q2m
g × A2
+0 , 2m

Trong đó: qm: lưu lượng nước chảy vào trong mương, qm = qr = 0,1075 (m3/s)

A: chiều rộng mương, lấy A = 0,9 (m) theo TCVN 33-2006 A¿ 0,6 m

g: gia tốc trọng trường, g = 9,81 (m/s2)

H = 1,75× 3
√ 0,10752
9 , 81× 0 , 9
2
+ 0,2 = 0,4 m

Chọn vận tốc nước chảy trong mương khi rửa lọc là Vk =0,8 (m/s)

45
q r 0,1075
Tiết diện ướt của mương khi rửa là: Fmương = = = 0,134 ( m2)
vk 0,8

F m 0,134
Chiều cao nước trong mương tập trung khi rửa là: h = = =0,29 (m).
Bm 0 , 46

 Tính toán đường ống dẫn vào bể lọc:


Q 220 3
Lưu lượng nước đi vào một bể lọc là: q= = =0 , 02 m / s.
N 3 × 3600

Đường kính ống dẫn vào bể là: Dg =


√ 4. q
π .v
=
√4 × 0 ,02
π ×0,6
=0,184 m.

Chọn ống dẫn đường kính D=200mm.

Chọn đường kính ống dẫn gió D=200mm.

Chọn đường kính thu nước sau lọc là D=200mm.

Chọn đường kính thu nước rửa lọc là D=200mm.

Chọn đường kính xả nước lọc đầu D=200mm.

Chọn đường ống van xả kiệt D=100mm.

46
Hình 3.8. Chụp lọc
Thu nước lọc qua sàn bê tông có gắn chụp lọc nhựa có chân dài có rảnh thổi gió M010,
mật độ 40 chiếc/m2 đặt cách đáy bể 1,0 m (để có thể vào kiểm tra).

f ×W n 3× 4 ,3 ×12 , 5
Lưu lượng nước rửa của 1 bể lọc là: Qr = = = 0,16 m3/s
1000 1000

Wn: Cường độ nước rửa, chọn Wn = 12,5 (l/s.m2) phạm vi 12- 14 (l/s.m2).

Số chụp lọc trong một bể lọc là: N =40×fbể = 40×3 × 4 , 3 ≈ 520 chiếc

Các chụp lọc cần được phân bố đều trên toàn diện tích của sàn bể nhằm phân bố đều
lượng gió rửa lọc cũng như thu nước đều trên toàn diện tích bể. Bố trí 20 cái theo
chiều rộng và 26 cái theo chiều dài của bể.

Khoảng cách giữa các chụp lọc theo chiều dài là:

L−(0 ,7 × 26) 4300−(0 , 7 x 26)


Dcl1= = =158 , 58 mm.
27 27

Khoảng cách giữa các chụp lọc theo chiều rộng là:

B−( 0 ,7 × 20) 3000−(0 , 7 ×20)


Dcl2= = =2000 mm.
21 21

 Tính toán tổn thất áp lực khi rửa bể lọc nhanh:


- Tính tổn thất áp lực trong hệ thống phân phối:

2 2
V 1, 7
h= 2 = 2 = 0,59 m.
2. g . μ 2.9 ,81.0 ,5

Trong đó: V: tốc độ chuyển động của nước và gió qua khe hở của chụp lọc lấy
không nhỏ hơn 1,5 m/s, lấy V= 1,7 m/s.

μ: Hệ số lưu lượng của chụp lọc. Đối với chụp lọc khe hở μ= 0,50. [2]

- Tổn thất áp lực qua lớp sỏi đỡ:

hđ = 0,128×LS×W = 0,128×0,15×12,5 =0,24 m.

Trong đó: LS: chiều dày lớp sỏi đỡ, LS= 0,15 m.

47
W: cường độ rửa lọc, chọn W = 12,5 l/s.m2.

Tổn thất áp lực trong lớp vật liệu lọc:

hVL = (a + b×W)×L×e = (0,76 + 0,017×12,5)×0,8×0,3 = 0,23 m

Trong đó: a, b phụ thuộc vào kích thước hạt, d = 0,5-1mm thì a=0,76 ; b= 0,017.
[7]

L: chiều dày lớp vật liệu lọc, L= 0,8 m

e: độ giãn nở tương đối của lớp vật liệu lọc, e = 30%

W: cường độ rửa lọc, W = 12,5 l/s.m2

Vậy tổn thất áp lực trong bể lọc là: ht = 0,59 + 0,24+ 0,23= 1,06 m.

3.2.6. Bể chứa nước sạch.


Dung tích của bể chứa: Wbc = Wđh + W3hcc+Wbt (m3)

Trong đó: Wđh: Dung tích phần điều hoà của bể chứa: W đh=15%× Qngđ =0,15×5300
=795 m3

W3hcc: Nước cần cho việc chữa cháy trong 3 giờ:

W3hcc = 10,8×n×qcc= 10,8×2×25= 540m3.

n: số đám cháy xảy ra đồng thời, n=2.

qcc: tiêu chuẩn nước chữa cháy (m3). qcc= 25 l/s .

Wbt: Lượng nước dự trữ cho bản thân trạm xử lý (qui phạm: 6-10% Qngđ):

Wbt = 0,06×5300 = 318 m3

Wbc = Wđh + W3hcc+Wbt = 795 + 540 +318 = 1653 m3

Ta xây dựng2 đơn nguyên gồm 2 bể chứa Wbc= 1653 m3 với kích thước mỗi bể là:

Wbc = L x B x H =15x15,8 x7 ( m3).

Hat= 0,5m⇒ Wbcxd=15x15,8x7,5 (m3).

48
Bể nửa chìm nửa nổi chiều sâu dưới đất là không nên vượt quá 5m (Theo Xử lý nước
cấp của Nguyễn Ngọc Dung, 1999, trang 219). Trên nắp bể có trồng lớp cỏ có lớp đất
dày 20cm để chống nóng cho bể chứa.Trong bể chứa có đặt 2 vách ngăn để nước chảy
theo hình ziczac, mỗi vách ngăn cách nhau 5m để clo có thể phản ứng với nước hoàn
toàn.

3.2.7. Tính toán khối công trình Clo hóa sơ bộ và khử trùng bằng clo
Lượng clo dùng cho trạm xử lý trong 1h xác định theo công thức:

5300
C=Q × Lclo= × 8,188=1 , 81 kg /h
24

Trong đó: Q là công suất trạm xử lý Q = 5300 m3/ngày

Lclo = L clo sơ bộ + L clo khử trùng + L clo dư = 6,388 + 1,5 + 0,3 = 8,188 mg/l

Lượng nước tính toán để Clorator làm việc lấy bằng 0,6 m3 cho 1kg Clo (Theo TCXD
33:2006/BXD – Tiêu chuẩn thiết kế). Lưu lượng nước Clorator cấp cho trạm Clo:

Q=0 ,6 × 1 ,81=1,086 m3 /h

Đường kính ống nước với vận tốc nước trong ống là 0,6 m/s là:

D=
√ 4 ×1,086
3600 × π ×0 , 6
=0,025 m

Chọn đường kính ống là 25mm

Lượng clo lỏng có khối lượng riền 1,47 kg/l cần thiết dùng trong 1 ngày là

Qclo ngày 1 ,81 ×24


q clo lỏng= = =29 , 55l /ngày
1 , 47 1 , 47

Lưu lượng Clo dùng cho 30 ngày là: Q=29 ,55 ×30=886 , 53 l

Chọn 2 bình Clo loại 600 × 800 (dùng các bình clo có dung tích từ 800 -> 2000 cho
các trạm tiêu thụ Clo trên 8kg/345 theo Cấp nước sinh hoạt và công nghiệp của Trịnh
Xuân Lai, 2003, trang 345)

 Diện tích trạm clo:

49
Theo tiêu chuẩn diện tích trạm cho 1 clorator là 3m 2, 1 cân bàn là 4m 2; trong trạm đặt
hai clorator nên chọn diện tích mặt bằng là 30m2 = 6 x 5m.

Gian đặt bình Clo có mặt bằng đủ để đặt 13 bình Clo dung tích 200 lít và bố trí các
thiết bị nâng, thông gió…nên lấy kích thước gian này bằng 120m2 = 10 x 12 m.

3.2.8. Sân phơi bùn.


Số lượng bùn khô tích lại ở bể lắng sau 1 ngày:

Q .(C 1−C 2) 5300×(350−10)


W 1= = = 120,14 kg.
1000 δ 1000 ×15

Trong đó: G: trọng lượng cặn khô (kg).

Q: lượng nước xử lý, Q = 5300 m3/ngày.

C1: hàm lượng cặn trong nước ra khỏi bể lắng, C1 = 10 g/m3.

C2: hàm lượng cặn trong nước đi vào bể lắng, C2 = 451,25 g/m3.

δ : Nồng độ trung bình cặn đã nén chặt, δ=15 kg /m3

Lượng cặn thu hồi từ bể rửa lọc là:

C ×Q 10 ×5300
W 2= = =3 ,53 kg
1000 δ 1000 ×15

Trong đó:

C: hàm lượng cặn vào bể lọc, C= 10 g/m3

Q: lưu lượng nước lọc, Q = 60000 m3 /ng.đ

Trọng lượng bùn khô với nồng độ cặn nc=0,4% xả ra hàng ngày là:

W 1 +W 2
G= ×100=30917 ,5 kg=30 , 92 tấn /ngày
nc

Thể tích bùn loãng xả ra trong 1 ngày là:

G 30,9175
V= = =30 ,58 m3
γ 1,011

50
tấn
Trong đó: γ =1,011 tỷ trọng bùn với nồng độ cặn 0,4%
m3

Bùn sẽ được phơi trong sân phơi bùn và thu gom theo định kì 1 tháng 1 lần. Lượng
bùn được nén trong 1 tháng: V t =30 , 58× 30=917 , 4 m 3.

Bùn khô sẽ được đem phơi ra sân phơi bùn và định kỳ bùn sẽ được công ty môi trường
vận chuyển đến đi xử lý.

Chọn chiều cao sân phơi bùn H=1,5. Diện tích sân phơi bùn:

Vt 917 , 4
F= = =611, 6 m2
H 1,5

Chọn F = 620 m2. Chia sân phơi bùn làm 4 ô. Mỗi ô có diện tích 155 m 2 có kích thước
là: L x B = 15,5 x 10 (m2)

51
CHƯƠNG 4. QUY HOẠCH MẶT BẰNG VÀ BỐ TRÍ CAO ĐỘ CÁC
CÔNG TRÌNH
4.1. Tính cao trình các công trình
Cao trình mặt đất Zmđ= 4m. Sơ bộ chọn tổn thất áp lực để bố trí cao độ cho các công
trình (Theo 6.355 TCVN 33:2006):

+ Tổn thất trong bể trộn: 0,2 (m).

+ Tổn thất trong bể phản ứng: 0,5(m).

+ Tổn thất trong bể lắng: 0,5 (m).

+ Tổn thất qua bể lọc: 3,5 (m).

+ Tổn thất từ bể trộn đến bể phản ứng: 0,2 (m).

+ Tổn thất tử phản ứng đến bể lắng: 0,2 (m).

+ Tổn thất tử bể bể lắng đến bể lọc: 0,6 (m).

+ Tổn thất tử bể lọc đến bể chứa: 1,0 (m).

Bảng 4.13. Chiều cao các công trình


Tên công Chiều cao mực nước Chiều cao an toàn Chiều cao xây
trình trong bể (m) (m) dựng (m)
Bể trộn 1,2 0,3 1,5
Bể phản ứng 2 0,5 2,5
Bể lắng 2,14 0,4 2,44
Bể lọc 5,05 0,4 5,54
Bể chứa 7 0,5 7,5

 Cao trình bể chứa nước sạch:


Xây dựng bể chứa nước sạch nửa nổi nửa chìm, đặt dưới mặt đất 3 m.

Cốt đáy bể chứa: Z=1m

Cốt mực nước cao nhất trong bể chứa nước sạch: Znbc= 1+7= 8 m.
52
Cốt xây dựng bể chứa: Zxdbc=8+hat =8+0,5=8,5 m.

 Cao trình bể lọc nhanh:


Cốt mực nước của bể lọc:Znl= Znbc+hbc-l+hbl= 8+1+3,5=12,5 m.

Cốt đáy bể lọc: Zđl= Znl-Hbl=12,5-5,05= 7,45 m.

Cốt xây dựng bể lọc: Zxdl= Znl +hat= 12,5+0,4=12,9 m.

 Cao trình bể lắng ngang:


Cốt mực nước của bể lắng: Znlắng= Znl+ hlắng –lọc+hlắng= 12,5+0,6+0,5= 13,6m.

Cốt đáy của bể lắng: Zđlắng= Znl- Hlắng=13,6- 2,14= 11,46 m.

Cốt xây dựng bể lắng ngang: Zxdlắng= Znlắng+hat =13,6+0,4= 14 m.

 Cao trình bể phản ứng vách ngăn:


Cốt mực nước của bể phản ứng: Znpư= Znl+ hlắng-pư+hpư= 13,6+ 0,4+0,5= 14,5 m.

Cốt đáy bể phản ứng: Zđpư= Znpư - Hpư= 14,5- 2= 12,5 m.

Cốt xây dựng bể phản ứng: Zxdpư= Znpư+hat =14,5+0,5= 15 m.

 Cao trình bể trộn


Cốt mực nước trong bể trộn: Znt= Znpư+ hpư-t+ht= 14,5+ 0,2+0,2= 14,9 m.

Cốt đáy bể trộn: Zdt= Znt - ht= 14,9- 1,2= 13,7 m.

Cốt xây dựng bể trộn: Zxdt= Znt+hat= 14,9+0,3= 15,2 m.

Bảng 4.14. Cao trình các công trình


Công trình Cốt mực nước Cao trình Cao trình
cao nhất mặt công trình đáy công trình

Bể trộn +14,90 +15,20 +13,70


Bể phản ứng +14,50 +15,00 +12,50
Bể lắng +13,60 +14,00 
Bể lọc +12,50 +12,90 +7,45
Bể chứa +8.00 +8,50  1,00

53
4.2. Bố trí mặt bằng các công trình phụ khác
Kích thước các công trình này được ghi trong TCVN 33-2006 như sau:

STT Tên công trình Diện tích (m2)


1 Phòng thí nghiệm hóa 40
2 Phòng trực ca 25
3 Khu hành chính, hội trường 160
4 Xưởng sửa chữa 15
5 Xưởng cơ khí và đường ống 30
6 Phòng bảo vệ cổng tường rào 10
7 Nhà để xe 40
8 Ga ra ô tô 50
9 Khu hành chính 100
10 Hội trường 60
11 Trạm điện 36
12 Trạm bơm cấp II, bơm nước và khí 288
13 Trạm bơm nước rửa lọc 71,5
14 Trạm bơm bùn 40

54
KẾT LUẬN
Trạm xử lý nước cấp được thiết kế tương đối đầy đủ với các công trình trong sơ
đồ công nghệ, hệ thống thu nước và các thiết bị phụ trợ. Tuy nhiên, nếu so sánh với
một đồ án thực tế để xây dựng thì đồ án này vẫn còn thiếu xót nhiều về sơ đồ đường
ống, các thiết bị kèm theo và một số chi tiết khác nữa.

Đồ án này thiết kế với sơ đồ công nghệ đơn giản nhưng có khả năng xử lý cao, không
cần trình độ tự động hóa phức tạp. Các công trình đơn vị được chọn lựa sao cho phù
hợp với công suất, vận hành đơn giản và phù hợp với kinh tế của địa phương.

Tuy đồ án đã cố gắng đề xuất các sơ đồ công nghệ và các công trình đơn vị sao cho
phù hợp với điều kiện tại địa phương nhưng vẫn không tránh khỏi sự mâu thuẫn ở
nhiều khía cạnh như kinh tế, công suất và trình độ kĩ thuật. Bất cứ sơ đồ công nghệ hay
công trình đơn vị nào cũng có ưu nhược điểm của nó và em hi vọng có được sự góp ý
từ thầy cô để bài đồ án của em được tốt hơn.

55
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ủ. B. N. D. H. Q. SƠN, "Đề án thành lập thị trấn Hương An, huyện Quế Sơn, tỉnh
Quảng Nam," 2019.

[2] quangnam.gov.vn, "Khu công nghiệp Đông Quế Sơn," Cổng thông tin điện tử tỉnh
Quảng Nam, 2018.

[3] Ủ. B. T. V. Q. HỘI, "NGHỊ QUYẾT Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Quảng
Nam," 2020.

[4] T. ủ. Q. Nam, "Báo cáo về quy hoạch cấp thoát nước vùng Đông của tỉnh,"
10/6/2020.

[5] T. X. Lai, Tập 2 - Xử lý nước thiên nhiên cấp cho sinh hoạt và công nghiệp, Hà
Nội: NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2002.

[6] N. N. D. "Xử lý nước cấp," 2005.

[7] "Tiêu chuẩn TCVN 33:2006/BXD".

[8] Ủ. B. N. D. T. Q. N. NAM, "Phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Quy
hoạch chung xây dựng đô thị Hương An," Quảng Nam, 2015.

You might also like