You are on page 1of 27

Mục lục

I. Tổng quan về môi trường nước mặt............................................................2


1. Tổng quan về các lưu vực sông của Việt Nam............................................2
2. Hiện trạng khai thác và sử dụng nước mặt..................................................3
3. Diễn biến chất lượng nước các lưu vực sông..............................................4
III. Pháp luật tài nguyên nước mặt.( nước sông )...........................................7
1. Hệ thống chính sách và văn bản QPPL.......................................................7
1.1. Hệ thống chính sách.............................................................................7
1.2. Văn bản QPPL.....................................................................................8
2. Đánh giá tác động môi trường, cấp phép khai thác, sử dụng nước, xả thải
và điều tra thống kê nguồn thải................................................................................12
2.1. ĐTM...................................................................................................12
2.2. Cấp phép khai thác, sử dụng TNN, xả nước thải vào nguồn nước.....12
2.3. Điều tra thống kê nguồn thải đối với môi trường nước......................13
3. Áp dụng công cụ kinh tế trong QLMT nước.............................................13
3.1. Chính sách về thuế có liên quan đến môi trường nước......................13
3.2. Phí BVMT đối với nước thải..............................................................14
3.3. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT và tài nguyên
nước..................................................................................................................... 16
4. Thanh tra, kiểm tra và quan trắc môi trường nước....................................17
4.1. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về BVMT đối với môi
trường nước......................................................................................................... 17
4.2. Quan trắc môi trường.........................................................................17
III. Một vài sự cố.............................................................................................18
I. Tổng quan về môi trường nước mặt.
1. Tổng quan về các lưu vực sông của Việt Nam.
Theo danh mục LVS[1], Việt Nam có khoảng 3.450 sông, suối có chiều dài từ
10km trở lên, trong đó có 13 sông lớn và 310 sông liên tỉnh thuộc 08 LVS lớn với
diện tích khoảng 270.000 km2 (chiếm 80% tổng diện tích LVS), 82 sông liên tỉnh
thuộc 25 LVS liên tỉnh (khoảng 35.940 km2 ) và 3.045[2] sông, suối thuộc các LVS
nội tỉnh.

Trong số đó, khá nhiều sông là sông xuyên biên giới với các quốc gia khác,
như các hệ thống sông Mê Công (sông Cửu Long), sông Hồng, sông Bằng Giang - Kỳ
Cùng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai. Số liệu thống kê trên các LVS cho thấy, tài
nguyên nước mặt nước ta là 830-840 tỷ m3 /năm, tuy nhiên chỉ có khoảng 37% tổng
lượng nước sinh ra trên phần lãnh thổ Việt Nam, còn lại lượng nước từ nước ngoài
chảy vào và có sự biến động theo mùa, theo vùng miền. Khoảng 80% lượng nước trên
các sông tập trung mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 1 năm sau và giảm mạnh, thậm chí
khô kiệt vào mùa khô. Các sông khu vực miền Nam có lưu lượng lớn hơn so với các
sông, suối khu vực miền Bắc và miền Trung.
Tài nguyên nước cửa nước ta bị phụ thuộc nghiều vào nguồn nước ngoại sinh.
Các sông, suối xuyên biên giới chuyển vào nước ta khoamhr 520t ty m3, chiếm
khoảng 63% tổng lượng nước trung bình hàng năm của hệ thống sông. Trong đó lớn
nhất là sông Cửu Long khoảng 450 tỷ m3, chiếm khoảng 85% tổng lượng nước từ các
sông xuyên biên giới tiến vào nước ta. Sông Hồng khoảng 52 tỷ m3 ( khoảng 10%).
Còn lại là các hệ thống sông khác: sông Mã khoảng 3,9 tỷ m3, sông Cả khoảng 3 tỷ
m3, sông Đồng Nai khoảng 308 tỷ m3, sông Bác Giang – Kỳ Cùng khoảng 1.7 tỷ m3.
Mặt khác tài nguyên nước mặt của Việt Nam phân bố không ddoonggf đề cả về không
gian và thời gian, khoảng 70 -80% lưu lượng nướ tập trug vào mùa mưa, trong khi đó
lượng nước mùa khô chiếm khoảng 20-30% tổng lượng nước cả năm.

2. Hiện trạng khai thác và sử dụng nước mặt.


Trên cả nước hiện có khoảng 58.540 Công trình khai thác, sử dụng nước mặt
thuộc quản lý của ngành nông nghiệp và tập trung nhiều nhất trên lưu vực sông Hồng
- Thái Bình với 27.446 Công trình các loại, tiếp đến là vùng ĐBSCL với 7.216 Công
trình. Trong số các Công trình khai thác, sử dụng nước mặt có khoảng 20% là trạm
bơm, 25,8% là đập dâng, 9,0% là hồ chứa và 45,2% là các dạng công trình khác. Tổng
lượng nước đang được khai thác, sử dụng hằng năm khoảng 80,6 tỷ mỷ, chiếm
khoảng 10% tổng | lượng dòng chảy của cả nước. Nước được khai thác để sử dụng
chính cho nông nghiệp, Công nghiệp và sinh hoạt, trong đó, trên 80% lượng nước
được sử dụng cho mục đích nông nghiệp. Trong cơ cấu sử dụng nước, nước sử dụng
cho Công nghiệp, thuỷ sản và sinh hoạt đang có xu | hướng tăng dần. Lượng nước sử
dụng tập trung chủ yếu vào các tháng mùa khô, khi dòng chảy trên các hệ thống sông
đã bị suy giảm trong khi | tổng lượng nước mùa khô chỉ bằng khoảng 20 - 30%
(khoảng 160 - 250 tỷ mỷ) so với lượng nước của cả năm.

Tổng lượng nước khai thác, sử dụng trong ngành nông nghiệp trên cả nước
khoảng 65 tỷ mỷ/năm và chủ yếu sử dụng nguồn nước mặt (59,9 tỷ mỷ). Nước mặt
trên các lưu vực sông được khai thác qua các công trình thủy lợi, Công trình tưới, cấp
nước, tập trung chủ yếu trên sông | Hồng, sông Mã, sông Cả, Sông Vu Gia - Thu Bồn,
Sông Ba, Sông Kôn, sông Đồng Nai, sông Sê San, Sông Srê Pốk. Hiện nay trên cả
nước có khoảng trên 7.160 hồ chứa thủy lợi, thủy điện, trong đó, khoảng 6.660 hồ
chứa thủy lợi do Bộ NNPTNT quản lý hoặc phân cấp quản lý cho các địa phương, với
tổng dung tích ước tính khoảng 10 tỷ mỷ; khoảng 500 hồ chứa thủy điện đã đi vào vận
hành ngoài ra còn khoảng 300 dự án thủy điện đang triển khai xây dựng và chuẩn bị
đi vào vận hành do Bộ Công Thương quản lý. Tổng dung tích các hồ chứa thủy điện
vào khoảng 60 | tỷ mỉ, chiếm khoảng 85% tổng dung tích các | hồ chứa trên cả nước.
Việc khai thác các Công | trình thủy lợi một mặt cung cấp nước phục vụ | hoạt động
sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên mặt khác đang gây ra nhiều vấn đề về điều tiết nước
trên lưu vực, cấp nước và duy trì dòng chảy môi trường ở hạ lưu, do các công trình
thủy điện | hầu hết không có nhiệm vụ điều tiết nước trong mùa cạn ở hạ lưu sông.

Đối với nước sử dụng cho công nghiệp, trong năm 2019, tổng lượng nước sử
dụng khoảng 7,49 tỷ mỷ, trong đó 7,06 tỷ m từ nguồn nước mặt, tập trung phần lớn
trên lưu vực sông | Đồng Nai (chiếm 68,3% lượng nước sử dụng cho Công nghiệp cả
nước), tiếp đó là lưu vực sông Hồng - Thái Bình (chiếm 15,5%). Dự kiến nước sử
dụng trong ngành công nghiệp sẽ tăng lên khoảng 15,6 tỷ mỷ vào năm 2030, trong khi
lượng nước mặt ít biến động qua các năm đã làm tăng | nhu cầu sử dụng nước dưới
đất, đặtra mối đe dọa đối với an ninh nước, gia tăng sự cố do sụt lún đất và gia tăng
hiện tượng xâm nhập mặn ở các vùng cửa sông.

3. Diễn biến chất lượng nước các lưu vực sông


Diễn biến chất lượng môi trường nước các lưu vực sông được đánh giá trên cƠ
SỞ kết quả các chương trình quan trắc môi trường các lưu vực Sông thuộc chương
trình quan trắc quốc gia và các chương trình quan trắc của các địa phương giai đoạn
2016-2020, thông qua chỉ số chất lượng nước (VN_WQI) và giá trị các thông số đặc
trưng cho chất lượng môi trường nước mặt. Báo cáo tập trung đánh giá trên 09 lưu
vực sông, đặc trưng cho điều kiện tự nhiên, KT-XH của từng vùng, bao gồm lưu vực
sông Hồng - Thái Bình, Mã, Cả, Hương, Vu Gia - Thu Bồn, Đồng Nai, Mê Công Cửu
Long) và 02 lưu vực sông thuộc lưu vực sông Hồng - Thái Bình đang được quan tâm
là lưu vực sông Cầu và lưu vực sông Nhuệ - Sông Đáy.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, với sự nỗ lực quản lý và kiểm soát các nguồn gây
ô nhiễm môi trường, chất lượng nước trên các lưu vực SÔng lớn như lưu vực sông
Hồng - Thái Bình, lưu vực Sông Mã, lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và | lưu vực
sông Mê Công duy trì ở mức tốt. Nhiều Sông, đoạn Sông, nước sử dụng tốt cho mục
đích cấp nướC sinh hoạt. Tuy nhiên, cục bộ vẫn còn | tồn tại một số khu vực chất
lượng nước ở mức | kém, Song đã có sự cải thiện đáng kể so với nhiều năm trước
(đoạn Sông Cầu trước khi vào thành phố Thái Nguyên; đoạn Sông Nhuệ qua địa phận
| Hà Nội, đoạn chảy qua chợ Đông Ba trên Sông | Hương...). Bên cạnh đó, các điểm
nóng về môi trường nướC trên lưu vực sông vẫn chưa được cải | thiện rõ rệt, điển hình
nhưÔ nhiễm trên các sông nội thành Hà Nội (Sông Tô Lịch, Sông Kim Ngưu, Sông
Sét..) thuộc lưu vực sông Nhuệ; SÔng Ngũ Huyên Khuê, cấu Bóng Tối thuộc lưu vực
sông Cầu và kênh Tân Hóa - Lò Gốm, kênh Tàu Hũ - Bến Nghẻ, kênh Tham Lương -
Bến Cát - Vàm Thuật) thuộc lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, ô nhiễm môi trường
trên các lưu vực sông chủ yếu là ở nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng, phần lớn các điểm
quan trắc chưa ghi nhận dấu hiệu ô nhiễm hóa | chất BVTV,Vấn đề ô nhiễm dầu mỡ,
kim loại nặng chỉ xảy ra cục bộ tại các khu vực chịu ảnh hưởng | bởi hoạt động giao
thông thủy hoặc sản xuất Công nghiệp, khai thác khoáng sản.

Các điểm nóng về ô nhiễm môi trường nước tập trung trên các lưu vực sông
Nhuệ - Sông Đáy, lưu vực sông Cầu và lưu vực hệ thống sông Đồng Nai. Tại các lưu
vực sông khác, giai đoạn 2016 - 2020 chưa ghi nhận các điểm nóng về ô nhiễm môi
trường nước mặt, tuy nhiên, tại các đoạn sông chảy qua khu vực hoạt động dân sinh
phát triển như chợ Đông Ba, ngã ba Sinh trên Sông Hương, chợ bến cả Cẩm Hòa, Cầu
Vĩnh Điện | trên sông Thu Bồn hay khu vực cầu Thuận PhướC trên sông Vu Gia, chất
lượng môi trường nướC

Sông bị suy giảm SO VỚi các đoạn Sông khác, Song mức ô nhiễm giảm dần từ
năm 2016 - 2020.

Hầu hết các lưu vực sông trên lãnh thổ Việt Nam đều có giá trị TSS và độ đục
trong nước khá cao, vượt ngưỡng A2 của QCVN 08-MT:2015/ BTNMT Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về chất | lượng nước mặt), nhiều khu vực vượt ngưỡng B1,đặc biệt
là vào mùa lũ. Mặc dù đây là đặc điểm tự nhiên của Sông nhưng vẫn có những ảnh
hưởng nhất định đối với sử dụng nước Sông làm nguồn nướC cấp cho sinh hoạt.

| Kết quả tính toán giá trị WQI dựa trên kết quả quan trắc trung bình năm giai
đoạn 2016 - 2020 trên 09 lưu vực sông cho thấy chất lượng môi trường nước trên các
lưu vực sông ở nước ta chủ yếu ở mức “tốt” đến “trung bình, nước Sông sử dụng được
cho mục đích nuôi trồng thủy sản, | tưới tiêu và cấp nướC sinh hoạt nhưng cần biện
pháp xử lý. Mức “ô nhiễm"ghi nhận phần lớn trên các đoạn sông chảy qua khu vực có
hoạt động | KT-XH phát triển, điển hình như đoạn qua nội | thành Hà Nội, nội thành
Thành phố Hồ Chí Minh.

| Hiện nay, đối với môi trường nước mặt | trên các lưu vực sông, ngoài vấn đề ô
nhiễm hữu CƠ, ô nhiễm dinh dưỡng trên các đoạn sông chảy qua khu vực đô thị, khu
vực làng nghề..., tại khu | VỰC cửa sông, tình trạng xâm nhập mặn vẫn tiếp diễn và có
xu hướng gia tăng, điển hình là các cửa Sông khu vực hạ lưu lưu vực sông Vu Gia -
Thu | Bổn và các Sống ở Nam Bộ.
III. Pháp luật tài nguyên nước mặt.( nước sông )
1. Hệ thống chính sách và văn bản QPPL
1.1. Hệ thống chính sách
Chính sách về quản lý TN&MT nói chung và BVMT nước LVS nói riêng được
xác định tại các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và được cụ thể hóa bởi các chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch liên quan. . Các chính sách về quản lý môi trường
nước ở Việt Nam tập trung vào các vấn đề chính như: hỗ trợ phát triển KT - XH
bền vững; xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng nước; ngăn ngừa và giảm thiểu thảm
họa tự nhiên; quản lý LVS (quy hoạch BVMT nước LVS, thành lập các tổ chức
quản lý BVMT LVS); xã hội hóa công tác BVMT nước LVS; đầu tư tài chính và
hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này,…

 Nghị quyết số 24-NQ/TW về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng
cường quản lý tài nguyên và BVMT: đã thể hiện quan điểm, chủ trương nhất
quán của Ban chấp hành Trung ương Đảng trong công tác BVMT. Nghị quyết
xác định quan điểm BVMT là lấy phòng ngừa là chính, kết hợp kiểm soát, khắc
phục ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;
lấy bảo vệ sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu và kiên quyết loại bỏ
những dự án gây ô nhiễm môi trường. Nghị quyết hướng tới các mục tiêu xử lý
triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (xử lý 70% lượng nước
thải ra môi trường lưu vực các sông), xử lý trên 85% chất thải nguy hại, 100%
chất thải y tế; tái sử dụng hoặc tái chế trên 65% rác thải sinh hoạt; áp dụng thí
điểm phương thức quản lý tổng hợp LVS; tập trung nguồn lực thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường
LVS Cầu, LVS Nhuệ - Đáy và LVHT sông Đồng Nai.
 Chỉ thị số 25/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi
trường: đã đặt ra những yêu cầu rất cụ thể về quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi
trường nước, đó là tập trung thanh tra, kiểm tra các đối tượng có lưu lượng
nước thải từ 200 m3 /ngày đêm trở lên trên phạm vi cả nước; rà soát đánh giá
tác động môi trường, công trình, biện pháp BVMT của các dự án lớn, nguy cơ
cao gây ô nhiễm môi trường; chấn chỉnh công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động môi trường; tổng điều tra, đánh giá, phân loại các nguồn thải
trên phạm vi cả nước; xử lý triệt để, di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư, vào các KCN; yêu cầu tất cả các KCN, KCX,
khu công nghệ cao, cụm công nghiệp xây dựng HTXLNT tập trung;
 Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020:
 Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 .
 Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ Chiến
lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

1.2. Văn bản QPPL.


Luật chuyên ngành:

 Luật tài nguyên nước năm 2012 và các văn bản hướng dẫn dưới luật, quy định
về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng TNN và khắc phục hậu quả tác hại do
nước gây ra trên lãnh thổ Việt Nam. Luật cũng quy định quản lý TNN phải bảo
đảm thống nhất theo LVS, theo nguồn nước kết hợp với quản lý theo địa bàn
hành chính; quy định trách nhiệm của Bộ TN&MT trong việc chủ trì, phối hợp
với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức lập chiến lược TNN và quy hoạch tổng
thể cơ bản TNN.
 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, với các điều khoản quy định về BVMT
nước, kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nước các LVS, BVMT các nguồn
nước khác (nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch, hồ chứa nước phục vụ mục
đích thủy lợi, thủy điện).
 Năm 2017, Luật Thủy lợi được ban hành quy định về quản lý, khai thác công
trình thủy lợi và vận hành hồ chứa thủy điện phục vụ thủy lợi; bảo đảm an toàn
công trình thủy lợi; quyền, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các
tổ chức, cá nhân trong hoạt động thủy lợi. Luật quy định việc hỗ trợ tổ chức, cá
nhân cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi trong trường hợp phục vụ phòng,
chống, khắc phục hậu quả hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sa mạc hóa, lũ,
ngập lụt, úng; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho người trực tiếp
hoặc tham gia hoạt động thủy lợi.

Các luật không chuyên ngành:

TNN và môi trường nước LVS còn được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật khác
như:

 Luật Quy hoạch 2017,


 Luật Thủy sản 2017,
 Luật Đầu tư 2016, Luật Phí và lệ phí 2015,
 Luật Đất đai 2013,
 Luật Phòng chống thiên tai 2013, Luật Đê điều 2006... Trong đó, Luật Quy
hoạch ban hành năm 2017 quy định quy hoạch TNN là quy hoạch ngành quốc
gia, quy hoạch tổng hợp LVS liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh là quy hoạch có
tính chất chuyên ngành.
 Các văn bản dưới luật phải kể đến một số Nghị định, văn bản mới được ban
hành hoặc điều chỉnh trong giai đoạn 2014 - 2018. Điển hình như Nghị định số
80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải, Nghị định số 38/2015/NĐ-
CP về quản lý chất thải và phế liệu, Nghị định số 54/2016/NĐ-CP về phí
BVMT đối với nước thải, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực BVMT, Nghị định số 33/2017/NĐ-CP về xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực TNN và khoáng sản, Nghị định số 82/2017/
NĐ-CP quy định phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác TNN.
 Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức
chịu tải của các nguồn nước sông, hồ
 Đến nay, liên quan đến môi trường nước, đã có 01 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất lượng nước mặt, 12 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải và 03 quy
chuẩn riêng của Thủ đô đối với nước thải đang được áp dụng.
Một số vấn đề bất cập.

 Hiện nay, quản lý và BVMT nước các sông, LVS được thực hiện theo quy định
của 3 luật chuyên ngành là: Luật Tài nguyên nước 2012, Luật Bảo vệ Môi
trường 2014 và Luật Thủy lợi 2017. Cùng với hàng loạt các văn bản dưới luật
và các quy định pháp luật khác có liên quan, những luật này đã tạo thành khung
pháp lý đầy đủ, là cơ sở cho quản lý và BVMT nước sông, LVS ở Việt Nam.
Tuy nhiên, cho đến nay thực tế còn một số bất cập trong các văn bản quy định
pháp luật về BVMT nước nhưng vẫn chưa có những điều chỉnh, thay thế cho
phù hợp.
 Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến môi trường
nước mặc dù đã được rà soát điều chỉnh, ban hành các quy chuẩn kỹ thuật riêng
cho nước thải của từng ngành đặc thù, nhưng cũng vẫn chưa đầy đủ, còn thiếu
của một số ngành công nghiệp, chưa có các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối
với công nghệ xử lý nước thải.
 Ở cấp địa phương, công tác triển khai thi hành pháp luật về quản lý và BVMT
nước còn chậm, thụ động, còn nhiều quy định cụ thể chưa được triển khai.

2. Đánh giá tác động môi trường, cấp phép khai thác, sử dụng nước, xả thải và
điều tra thống kê nguồn thải.
2.1. ĐTM.

 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ trưởng Bộ TN&MT


về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch
bảo vệ môi trường
 Cho đến nay, đánh giá tác động môi trường vẫn là một trong những công cụ
quan trọng để quản lý và kiểm soát ô nhiễm, trong đó có ô nhiễm môi trường
nước từ các chương trình, dự án, hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ…
Trong các báo cáo ĐTM luôn yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ
phải xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trước khi thải ra môi
trường.
 Trung bình 1 năm làm bao nhiêu cái báo cáo DMC, ĐTM,

2.2. Cấp phép khai thác, sử dụng TNN, xả nước thải vào nguồn nước
Công tác cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng TNN, xả nước thải vào nguồn nước
được thực hiện theo quy định của Luật tài nguyên nước và các văn bản hướng dẫn thi
hành Luật bao gồm:

 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước và Thông tư số 27/2014/TT-
BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ TN&MT quy định việc đăng ký
khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép
tài nguyên nước

2.3. Điều tra thống kê nguồn thải đối với môi trường nước.

 Quyết định số 140/QĐ-TTg ngày 26/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Dự án “Điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn
thải” Một trong những mục tiêu trọng tâm của dự án là điều tra, đánh giá phân
loại nguồn thải từ các cơ sở sản xuất, dịch vụ có phát sinh chất thải trên phạm
vi toàn quốc để đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác phục vụ
công tác quản lý nhà nước về BVMT.

3. Áp dụng công cụ kinh tế trong QLMT nước.


Trong thời gian qua, công tác quản lý môi trường đã chú trọng nhiều hơn tới
việc sử dụng các công cụ kinh tế, bao gồm các loại thuế, phí môi trường hay các hình
thức xử phạt, đền bù thiệt hại…
3.1. Chính sách về thuế có liên quan đến môi trường nước.
Chính sách thuế hiện hành được xây dựng theo mục tiêu phát triển bền vững, vừa góp
phần hạn chế những hoạt động gây ảnh hưởng xấu tới môi trường nói chung và môi
trường nước nói riêng, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới BVMT nước.

 Luật Thuế tài nguyên năm 2009 quy định “nước thiên nhiên, bao gồm nước
mặt và nước dưới đất, trừ nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp,
ngư nghiệp, diêm nghiệp” thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên. Luật cũng quy
định “nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm
nghiệp” thuộc đối tượng không chịu thuế; “nước thiên nhiên dùng cho sản xuất
thủy điện của hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất phục vụ sinh hoạt; nước thiên
nhiên do hộ gia đình, cá nhân khai thác phục vụ sinh hoạt” thuộc đối tượng
miễn thuế tài nguyên.
 Luật Thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực từ năm 2012, quy định 8 nhóm hàng
hoá thuộc đối tượng chịu thuế, bao gồm: Xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hóa thạch;
Than đá; Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC); Túi ni lông thuộc
diện chịu thuế (trừ bao bì đóng gói hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí
thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ TN&MT); Thuốc diệt cỏ thuộc
loại hạn chế sử dụng; Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng; Thuốc bảo
quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng và Thuốc khử trùng kho thuộc loại
hạn chế sử dụng. Luật quy định Biểu khung thuế BVMT và giao Ủy ban
Thường vụ Quốc hội quy định mức thuế cụ thể đối với từng loại hàng hoá chịu
thuế bảo đảm các nguyên tắc mức thuế đối với hàng hoá chịu thuế phù hợp với
chính sách phát triển KT - XH của Nhà nước trong từng thời kỳ và mức thuế
đối với hàng hoá chịu thuế được xác định theo mức độ gây tác động xấu đến
môi trường của hàng hoá. Việc thu thuế BVMT đối với các sản phẩm hàng hóa
khi sử dụng gây ô nhiễm môi trường nước như túi ni lông, thuốc diệt cỏ...có tác
động gián tiếp tới BVMT nước (thay đổi hành vi của tổ chức, cá nhân trong
việc sử dụng các hàng hóa gây ô nhiễm, hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường).
Hiện nay, Luật này cũng đang được nghiên cứu sửa đổi để đáp ứng yêu cầu
thực tế.

3.2. Phí BVMT đối với nước thải.

 Phí BVMT đối với nước thải đã được Chính phủ quy định và áp dụng triển khai
từ năm 2003. Cho đến nay, các quy định về phí BVMT đối với nước thải đã
qua 02 lần điều chỉnh.
 Theo quy định tại Nghị định số 154/2016/NĐ-CP, phí BVMT đối với nước thải
vẫn tiếp tục được triển khai theo hai đối tượng là nước thải sinh hoạt và nước
thải công nghiệp. Việc thu phí BVMT đối với nước thải được phân cấp cho các
địa phương, theo đó, Sở TN&MT thu phí BVMT đối với nước thải công
nghiệp, đơn vị cung cấp nước sạch hoặc các UBND xã, phường, thị trấn thu phí
BVMT đối với nước thải sinh hoạt. Nghị định cũng có những quy định chi tiết
về việc quản lý và sử dụng phí.
1. Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán
của 1 m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng
2. Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tính như
sau:
F = f + C, trong đó:
a) F là số phí phải nộp;
b) f là mức phí cố định 1.500.000 đồng/năm;
c) C là phí biến đổi, tính theo: Tổng lượng nước thải ra; hàm lượng
thông số ô nhiễm và mức thu đối với mỗi chất theo Biểu dưới đây:

 Tình hình thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp tại một số địa phương

Ví dụ: Quản lý và sử dụng phí BVMT đối với nước thải

1. Đối với nước thải sinh hoạt: để lại 10% trên tổng số tiền phí BVMT
thu được cho đơn vị cung cấp nước sạch và 25% cho UBND xã, phường, thị
trấn để trang trải chi phí cho hoạt động thu phí. Trường hợp số tiền chi phí tổ
chức thu thấp hơn tỷ lệ để lại này, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương quyết định mức tỷ lệ để lại cụ thể phù hợp nhưng tối đa
không quá 10% đối với tỷ lệ để lại cho đơn vị cung cấp nước sạch và tối đa
không quá 25% đối với tỷ lệ để lại cho UBND cấp xã, phường, thị trấn.
2. Đối với nước thải công nghiệp: Để lại 25% trên tổng số tiền phí
BVMT thu được cho tổ chức thu phí để trang trải chi phí cho hoạt động thu phí
(điều tra, thống kê, rà soát, phân loại, cập nhật, quản lý đối tượng chịu phí);
trang trải chi phí đo đạc, đánh giá, lấy mẫu, phân tích mẫu nước thải phục vụ
cho việc thẩm định tờ khai phí, quản lý phí; kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối
với nước thải công nghiệp.
3. Phần còn lại, sau khi trừ số tiền phí được trích để lại theo quy định tại
mục 1 và 2, đơn vị thu phí có trách nhiệm nộp vào ngân sách địa phương để sử
dụng cho công tác bảo vệ môi trường; bổ sung nguồn vốn hoạt động cho Quỹ
bảo vệ môi trường của địa phương để sử dụng cho việc phòng ngừa, hạn chế,
kiểm soát ô nhiễm môi trường do nước thải; tổ chức thực hiện các giải pháp,
phương án công nghệ, kỹ thuật xử lý nước thải.

Tình hình thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp tại một số địa phương

 Tại Hải Dương, trong năm 2016, Sở TN&MT đã tổ chức lấy mẫu, đo lưu
lượng nước thải phục vụ thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp
của 41 cơ sở. Hướng dẫn các cơ sở quản lý, thu gom xử lý nước thải, kê
khai nộp phí BVMT đối với nước thải công nghiệp, tổ chức thu phí của
463 cơ sở với tổng số tiền thu gần 2,6 tỷ đồng.
 Năm 2016, tỉnh An Giang đã triển khai thu phí BVMT đối với nước thải
công nghiệp của 66/71 cơ sở, phí biểu đổi 16/24 cơ sở với tổng số tiền
712,28 triệu đồng (trong đó, phí cố định là 186,75 triệu đồng, phí biến
đổi là 525,5 triệu đồng).
 Trong năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017, tổng số tiền phí BVMT đối
với nước thải công nghiệp thu về trên địa bàn tỉnh Cà Mau là 5.057,35
triệu đồng. Công tác thu phí đã nâng dần ý thức của doanh nghiệp trong
việc sử dụng tiết kiệm nước và hạn chế xả thải gây ô nhiễm môi trường.

3.3. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT và tài nguyên nước.

 Việc xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến môi trường nước được quy
định trong 02 văn bản Nghị định số 155/2016/ NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực BVMT và Nghị định số 33/2017/NĐ-CP về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực TNN và khoáng sản
 Từ năm 2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2005/NĐ-CP về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực TNN Đến nay, các quy định này một lần
nữa đã được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 33/2017/ NĐ-CP.
Qua các lần điều chỉnh, mức xử phạt đối với các trường hợp vi phạm cũng đã
được nâng lên. Theo quy định hiện hành, mức phạt tối đa đối với một hành vi
vi phạm hành chính trong lĩnh vực TNN là 250 triệu đồng đối với cá nhân, 500
triệu đồng đối với tổ chức.
 Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TNN và khoáng sản
 Ngoài phạt hành chính còn có các mức phạt bổ sung: như rút giấy phép kinh
doanh, sản xuất để chấm dứt tình trạng xả nước thải ra môi trường có thời hạn
từ 3 tháng đến 1 năm tùy theo mức độ vi phạm, tình tiết còn có thể tăng nặng
nếu vi phạm nhiều lần.
Theo quy định tại Điều 235 Bộ luật Hình sự 2015 đã bổ sung, định lượng hóa
các vi phạm môi trường của DN, như lưu lượng xả thải, khối lượng chất thải
rắn thải ra, số lần vượt quy chuẩn môi trường… để làm căn cứ truy cứu trách
nhiệm hình sự.

4. Thanh tra, kiểm tra và quan trắc môi trường nước.


4.1. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về BVMT đối với môi
trường nước

4.2. Quan trắc môi trường.

 Trong giai đoạn 2014 - 2018, cùng với hoạt động quan trắc môi trường nói
chung, quan trắc môi trường nước liên tục được đẩy mạnh ở cả cấp quốc gia và
địa phương. Các chương trình quan trắc, giám sát chất lượng môi trường nước
bên cạnh việc quan trắc giám sát môi trường nền, chủ yếu tập trung vào các khu
vực chịu tác động của các hoạt động phát triển KT - XH, các khu vực nhạy cảm
và các điểm nóng về môi trường nước. Song song với đó, việc quan trắc, giám
sát các nguồn thải, kiểm tra sự tuân thủ của các chủ nguồn thải cũng được thực
hiện theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
 Ở cấp quốc gia, Bộ TN&MT tiếp tục duy trì chương trình quan trắc môi trường
nước mặt định kỳ với tổng số khoảng 360 điểm quan trắc, tần suất 4 - 5 đợt
quan trắc/năm tại các LVS: LVS Cầu, Nhuệ - Đáy, Hồng - Thái Bình, Mã, Cả,
Vu Gia - Thu Bồn, LVHTS Đồng Nai, Tây Nam Bộ. Các Bộ ngành vẫn tiếp tục
duy trì chương trình quan trắc chất lượng môi trường hàng năm với khoảng gần
100 điểm quan trắc môi trường nước mặt tại các khu vực đô thị, các khu vực
chịu tác động bởi các hoạt động sản xuất công nghiệp với tần suất 3 - 6 đợt
quan trắc/năm.
 Ở cấp địa phương, hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều đã
phê duyệt quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường hoặc kế hoạch quan trắc
môi trường trên địa bàn. Tùy theo điều kiện và yêu cầu của từng địa phương, số
lượng điểm quan trắc và tần suất quan trắc hàng năm giữa các địa phương khác
nhau khá lớn (số lượng điểm quan trắc nước mặt giao động khoảng từ 5 - 30
điểm, tần suất từ 2 - 6 đợt/năm tùy theo địa phương), thậm chí cũng có sự thay
đổi qua mỗi năm tùy theo tình hình kinh phí được phê duyệt. Việc quản lý và
nâng cao chất lượng hoạt động quan trắc môi trường trong giai đoạn này cũng
đã được tăng cường.
 Nghị định số 127/2014/NĐ-CP QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN CỦA TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG đã góp phần quan
trọng trong việc quản lý chất lượng dịch vụ quan trắc môi trường.
 theo quy định của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, các KCN, các cơ sở sản xuất
kinh doanh dịch vụ ngoài KCN có quy mô xả nước thải từ 1.000 m3 /ngày đêm
trở lên (không bao gồm nước làm mát), phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước
thải tự động liên tục; dữ liệu quan trắc liên tục này đều phải truyền trực tiếp về
Sở TN&MT và từ Sở TN&MT về Bộ TN&MT.

III. Một vài sự cố.


Một số sự cố môi trường trên lưu vực sông Hồng- Thái Bình.
 Sự cố do vỡ bể chứa bùn thải chì kẽm tại thị trến Pắc Miều (Cao Bằng) gây ÔN
sông Gâm ( Hà Giang) năm 2016. Vào tháng 1 năm 2016, nhà máy tuyển nổi
chì kẽm của công ty TNHH CKC tạ Lạng cá, thị trấn Pắc Miều, huyện Bảo
Lâm Cao Bằng đã xảy ra sự cố vỡ cống thoát nướ thải ngầm dưới đáy hồ chứa
bùn thải. Khoảng 2000m3 bùn thải đã thoát ra ngoài môi trường, chảy vào khu
vực canh tác và qua suối Bản Khun chảy ra song Gâm khu vực huyện Bắc Mê,
tỉnh Hà Giang. Khu vực bị sự cố bị sựt tạo thành một lòng chảo với đường kính
khoảng 30m, chiều sâu khoảng 5 – 7m. Thành phần bùn thải thoát ra bao gồm
bột đá, quặng chưa xử lý , ooxit kim loại chưa xử lý và hóa chất còn lại khi sử
dụng các loại thuốc tuyển quặng chì kẽm. Sự Cố đã gây ô nhiễm môi trường
đất của khu vực sản xuất nông nghiệp lân cận, NƯỚC Sông Gâm cũng đã bị ô
nhiễm nặng, tạm thời không sử dụng đưỢC cho sinh hoạt và sản xuất; một
lượng lớn cá tự nhiên, khoảng 01 tấn cá lồng nuôi bị chết và 103 con vịt nuôi bị
chết.

 (2) Sự cố sự cố vỡ cửa xả đáy hồ chứa nước thải nhà máy tuyển quặng Bắc
Nhạc Sơn (Công ty Apatit Việt Nam năm 2018
Vào khoảng 08h15 ngày 17 tháng 01 năm 2018, nhà máy tuyển quặng
Bắc Nhạc Sơn, thuộc Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam, đóng trên địa bàn
xã Đồng Tuyến (thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai) đã xảy ra sự CỐ VỠ cửa xả
đáy hồ chứa nước thải gây nhiều thiệt hại về nhà cửa, tài sản, hoa màu của
người dân. Sự CỐ làm cho bùn thải, nước thải chảy ra ngoài môi trường với
khối lượng ước tính khoảng 9.800 m khiến nhiều nhà cửa, tài sản, cây cối, hoa
màu, ao nuôi thủy sản của người dân tại nhiều thôn của xã Đồng Tuyển bị thiệt
hại, CÓ 02 hộ bị ngập nhà, 31 hộ bị ngập hoa màu và 21 hộ dân Cỏ ao cá bị
ngập.
 (3) Sự cố xả dầu trên sông Đà năm 2019
Vụ việc xả dầu thải đầu độc nguồn nướC sạch Sông Đà được phát hiện
ngày 10 tháng 10 năm 2019 khi người dân 8 quận, huyện Hà Nội phản ánh việc
nước sinh hoạt do ViwasupCO cung cấp Có mùi dầu thải khó chịu. Cơ quan
chức năng đã xác minh sự việc bắt đầu từ việc có dấu hiệu đổ dầu nhớt thải
trộm tại khu vực đầu nguồn thuỘC Xóm Mon, xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn,
Hòa Bình, cách Nhà máy nước mặt Sông Đà khoảng 5 km. Dầu thải tràn từ mặt
đường xuống khe suối Trầm, theo suối Trầm dẫn vào hố Đầm Bài - khu vực trữ
nguồn nước đầu vào cho nhà máy, tiếp tục chảy vào nguồn nước qua hệ thống
xử lý nướC của nhà máy, rồi chảy vào hệ thống phân phối đến người dân ở các
vùng Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân của Hà Nội.
 Công ty CP Tập đoàn Khoáng sản Á Cường  xả trực tiếp nước thải không qua
xử lý ra sông  Cẩm Đàn (Bắc Giang)

 Thiệt hại kinh tế do sự cố vỡ đập thải nhà máy phân bón DAP số 2 ở Lào Cai
Ngày 7/9/2018, hồ chất thải của Nhà máy DAP số 2 (Công ty Cổ phần
DAP số 2 - Vinachem) tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng (Bảo Thắng, Lào Cai)
đã bị vỡ. Hàng nghìn mét khối nước thải, chất thải tràn vào nhà dân tại thị trấn
Tằng Loỏng và xã Phú Nhuận. Tại hiện trường, hàng chục hộ dân bị nước và
bùn thải tràn vào nhà cao 10-20 cm, làm hư hỏng đồ đạc. Tuyến đường liên
thôn, liên xã và tỉnh lộ 151 có thời điểm bị ngập sâu 40 cm. Ủy ban nhân dân
tỉnh Lào Cai đã quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư di chuyển cấp bách 25 hộ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự cố vỡ đập bãi thải
Gyps của Nhà máy phân bón DAP số 2 vào đầu tháng 9/2018. Tổng kinh phí
bồi thường, hỗ trợ cho các hộ được phê duyệt là 18,2 tỷ đồng, trong đó 17,9 tỷ
đồng là tiền bồi thường, hỗ trợ trực tiếp; số còn lại là chi phí thực hiện giải
phóng mặt bằng. Toàn bộ kinh phí do Công ty Cổ phần DAP số 2 chi trả.
 Sự cố ô nhiễm nước sông Bưởi (Thanh Hóa)
Trong thời gian từ tháng 3 - 4 năm 2016, nhà máy Mía Đường Hòa Bình
(tỉnh Hòa Bình) và Công ty TNHH MTV Tân Hiếu Hưng ở thượng nguồn sông
Bưởi đã xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, gây ô nhiễm hạ lưu sông
Bưởi và làm cá sông và cá nuôi lồng bè chết hàng loạt ở huyện Thạch Thành
(Thanh Hóa). Nước thải của Nhà máy đã làm nước sông Bưởi bị ô nhiễm, đổi
màu đục, nổi bọt và bốc mùi hôi thối. Nước sông ô nhiễm đã đe dọa đến nguồn
nước sinh hoạt của người dân tại 15 xã của huyện Thạch Thành và nguy cơ lan
đến 7 xã khác của huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa). Kết quả kiểm tra đã xác định,
trong thời gian từ ngày 15/3 đến ngày 25/4/2016, nhà máy Mía Đường Hòa
Bình trong quá trình vận hành, chạy thử, đã xả thải nước thải chưa qua xử lý ra
sông Bưởi với lưu lượng khoảng 1.900 m3 /ngày đêm. Công ty đã nhận trách
nhiệm và thực hiện việc bồi thường 1,4 tỷ đồng cho người dân chịu thiệt hại.

Cá chết được phun hóa chất trước khi được chôn lấp để hạn chế tình
trạng ô nhiễm môi trường. Ảnh báo Thanh Hóa
https://daibieunhandan.vn/luat-trong-cuoc-song-quoc-hoi-va-cu-tri/Phap-
luat--nhin-tu-vu-Vedan-i241334/
 Mei Sheng Textiles Việt Nam

Theo kết quả kiểm tra của Tổng cục Môi trường, nước thải của Mei Sheng có
nhiều thông số vượt chuẩn cho phép (Ảnh: Lam Phương)
Tháng 5/2016, sau 6 lần bị phạt do vi phạm các quy định về bảo vệ môi
trường nhưng không chấp hành, cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã
quyết định niêm phong toàn bộ xưởng nhuộm của nhà máy công ty Mei Sheng
Textiles Việt Nam.
Mặc dù không được cấp phép cho sản phẩm nhuộm nhưng công ty 100%
vốn Đài Loan chuyên về dệt sợi này vẫn tự ý hoạt động nhuộm và xả thải trực
tiếp vào hồ Đá Đen, nguồn cung nước sinh hoạt cho khoảng 1 triệu người dân
trong tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. .
5. Thuộc da Hào Dương

The
o kết quả kiểm tra của Tổng cục Môi trường, nước thải của Mei Sheng có nhiều
thông số vượt chuẩn cho phép (Ảnh: Lam Phương)
Trong thời gian dài, từ năm 2008, Công ty cổ phần Thuộc da Hào Dương
bị phát hiện nhiều lần xả thải gây ô nhiễm môi trường ở kênh Đông Điền,
huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh, với lượng chất thải vượt 10 lần quy chuẩn kỹ
thuật.
Năm 2014, công ty bị đình chỉ hoạt động và phải nộp phạt 6,39 tỷ đồng.
Do chây ỳ thực hiện nghĩa vụ, đơn xin hoạt động trở lại của công ty này vào
tháng 12/2015 đã bị cơ quan chức năng từ chối.
6. Sonadezi Long Thành
Son
adezi Long Thành cũng từng bị xử phạt về việc xả thải không đạt chuẩn ra rạch
Bà Chèo (Ảnh: TL)
Năm 2011, cục Cảnh sát môi trường (C49) bắt quả tang Sonadezi Long
Thành, doanh nghiệp về xây dựng hạ tầng khu công nghiệp đã xả nước thải
không đạt chuẩn ra rạch Bà Chèo.
Đến năm 2012, kết luận của viện Môi trường và tài nguyên cho thấy,
113,6 hecta trong tổng số 682,8 hecta rạch Bà Chèo bị ô nhiễm là do nước thải
từ nhà máy xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp Long Thành, thuộc
công ty cổ phần Sonadezi Long Thành. Thiệt hại về sản lượng đánh bắt thủy
sản tự nhiên là 95% từ các năm 2008 đến 2010 và tám tháng đầu năm 2011.
Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành được thành lập năm 2003 để thực
hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Long
Thành. Năm 2008, công ty niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

You might also like