You are on page 1of 54

Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

MỤC LỤC
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỦY VĂN HỌC ..................................................................................... 2
PHẦN 1: THỦY VĂN SÔNG NGÒI ĐẠI CƯƠNG ........................................................................... 3
CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ..........................................................................................3
Đ1 Sông và hệ thống sông ......................................................................................................... 3
Đ2 Các đặc trưng sông ............................................................. Error! Bookmark not defined.
Đ3 Đường phân nước và lưu vực sông .................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2: CƠ HỌC DÒNG CHẢY TRONG SÔNG .................... Error! Bookmark not defined.
Đ1 Lưu tốc và sự phân bố lưu tốc trên mặt cắt ngang ............. Error! Bookmark not defined.
Đ2 Độ dốc hướng ngang và dòng chảy vòng ở các đoạn sông cong ...... Error! Bookmark not
defined.
CHƯƠNG 3: CÁC THÀNH PHẦN CỦA CHẾ ĐỘ THỦY VĂN ... Error! Bookmark not defined.
Đ1 Mực nước và cách đo đạc................................................... Error! Bookmark not defined.
Đ2 Lưu tốc và xác định lưu lượng dòng chảy trong sông ........ Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 4: DÒNG CHẢY SÔNG NGÒI .........................................................................................5
Đ1 Các đại lượng đặc trưng của dòng chảy sông ngòi............................................................... 5
Đ2 Quá trình hình thành dòng chảy sông ngòi........................................................................... 6
Đ3 Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng chảy sông ngòi .................................................................. 8
PHẦN II: TÍNH TOÁN THỦY VĂN ................................................................................................. 11
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC HIỆN TƯỢNG THỦY VĂN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
TÍNH TOÁN THỦY VĂN .................................................................................................................11
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ XÁC SUẤT THỐNG KÊ ...............................................................15
Đ1 Hiện tượng ngẫu nhiên - Biến cố - Định nghĩa xác suất .................................................... 15
Đ2 Đại lượng ngẫu nhiên - hàm phân phối xác suất ................................................................ 18
Đ3 Các tham số đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên................................................................ 19
Đ4 Hàm mật độ phân phối xác suất Pearson III và Kriski-Melken ......................................... 21
Đ5 Khái niệm về lý thuyết thống kê - Tổng thể và Tập mẫu ................................................... 23
Đ6 Đường tần suất kinh nghiệm .............................................................................................. 25
Đ7 Phương pháp xây dựng đường tần suất trong thủy văn ....................................................... 28
Đ8 Phân tích tương quan.......................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2: DÒNG CHẢY NĂM ..................................................................................................33
Đ1 Chuẩn dòng chảy năm và cách tính .................................................................................... 33
Đ2 Lượng dòng chảy năm thiết kế (LDCNTK) ....................................................................... 36
Đ3 Phân phối dòng chảy trong năm ......................................................................................... 36
CHƯƠNG 3: DÒNG CHẢY LŨ .......................................................................................................64
Đ1 Khái niệm chung ................................................................................................................ 44
Đ2 Lũ thiết kế .......................................................................................................................... 45
Đ3 Tính toán lũ thiết kế bằng phương pháp thống kê ............................................................... 46
Đ4 Xác định đường quá trình lũ thiết kế .................................................................................. 51
Đ5 Phương pháp tính lưu lượng đỉnh lũ thiết kế bằng công thức kinh nghiệm ........................ 52

-1-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌC


1- Thủy văn học
- Thủy văn học nghiên cứu sự hình thành, phát triển và vận động của nguồn nước trên
Trái đất.
- Có 2 ngành thủy văn chính: Thủy văn lục địa và thủy văn biển. Thủy văn lục địa, như
tên gọi của nó, nghiên cứu hệ thống thủy văn trong đất liền (sông, hồ, đầm lầy, đô thị,
dòng chảy ngầm trong đất v.v...); thủy văn biển nghiên cứu các vấn đề về dòng chảy
ngoài biển (các loại sóng, sóng thần, thủy triều, dòng biển, vùng thềm lục địa, cửa sông
và tác động qua lại giữa các nhân tố đó v.v...).
- Trong thủy văn lục địa lại chia thành hai nhánh là thủy văn nước mặt và thủy văn nước
ngầm. Thủy văn nước mặt nghiên cứu các loại dòng chảy trên mặt đất, trong sông, suối,
hồ chứa v.v... ngược lại thủy văn nước ngầm xem xét các vấn đề về dòng chảy ngầm
trên các mặt: nguồn gốc, sự phân bố, chế độ chảy và khả năng khai thác.
2- Mục đích của khoá học
- Môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai có mục đích cung cấp cho sinh viên những
khái niệm cơ bản về sự hình thành và vận động của nước trong thiên nhiên, hướng tới
việc tính toán tiêu thoát nước phục vụ việc thiết kế, quy hoạch, quản lý các công trình cầu
đường, cơ sở hạ tầng đô thị, sân bay, bến cảng; những khái niệm cơ bản về thiên tai như
biến đổi khí hậu, lũ ống, lũ quét và biện pháp phòng tránh.

4- Tài liệu tham khảo:


1. Giáo trình Thủy văn công trình, BM Thủy văn công trình, Trường ĐH Thủy lợi, Nhà XB
Khoa học tự nhiên và công nghệ, 2008.
2. Thiết kế đường ô tô - Công trình vượt sông, Tập 3. Nguyễn Xuân Trục, NXB Giáo dục,
1999 (Thư viện Trường)
3. Applied Hydrology, V.T. Chow et al. McGraw-Hill Inc., New York, 1988.

5- Xử lý cuối kỳ
1. Lý thuyết: 1/5 điểm quá trình lấy bằng tỷ số buổi có mặt trên tổng số buổi thực hiện
điểm danh.
2. Bài tập: Bài tập lớn làm trong quá trình học và nộp vào buổi học cuối của môn học.
Điểm Bài tập lớn chiếm 90% điểm quá trình. Sinh viên không nộp Bài tập lớn đúng
hạn, làm thiếu bài tập, sai nghiêm trọng, sao chép hoặc nhờ làm hộ  Không được thi.
Điểm quá trình chiếm 30% điểm tổng kết môn; điểm thi cuối kỳ chiếm 70% còn lại.
Tùy mức độ, SV phát biểu thảo luận xây dựng bài sẽ được cộng điểm.

-2-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG


CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
I. Sông và hệ thống sông
1.1 Định nghĩa
Nước mưa rơi xuống mặt đất, Mưa
Nưíc mÆt
Mưa
một phần bị tổn thất do bốc hơi, tích
Nưíc ngÇm
đọng ở những chỗ trũng, ngấm xuống
đất phần còn lại chảy theo các sườn Mưa
dốc và tùy theo các điều kiện địa hình
mà dồn tụ, tạo thành các lạch nước
nhỏ, hoặc thành các khe suối nhỏ,
nhiều suối nhỏ chảy vào một sông
nhỏ, những sông nhỏ chảy vào dòng
chính hợp thành sông lớn. Tất cả các
sông suối trong một khu vực nhất định có quan hệ dòng chảy với nhau tạo thành một hệ
thống sông và cuối cùng nước trong các hệ thống sông đều đổ ra biển hoặc hồ.
 Dòng nước tự nhiên chảy theo những nơi trũng của địa hình có lòng dẫn tương đối ổn
định, có nguồn cung cấp nước là nước mặt và nước ngầm được gọi là sông.
1.2 Đường phân nước (đường phân thủy)
+ Định nghĩa: là đường chia nguồn
§ưêng ph©n
nước cho hai lưu vực nằm kề nhau. nưíc mÆt
§ưêng ph©n
SV cần chú ý rằng đường phân TÇng thÊm níc nưíc ngÇm
nước và gắn liền với nó là lưu vực
sông phải được xác định cụ thể cho S«ng A
S«ng B
một vị trí nhất định trên sông TÇng kh«ng thÊm nưíc
(không thể nói lưu vực của một con
sông nào đó một cách chung chung
mà phải nói lưu vực này hay đường
phân nước kia được tính tới một vị trí nhất định nào đó dọc theo sông, ví dụ lưu vực sông
Đà tính tới Hòa Bình khác với lưu vực sông Đà tính tới Sơn La).
Có 2 loại đường phân nước: §ưêng ph©n §ưêng ph©n
- Đường phân nước mặt: xác định trên mặt đất, nối liền nưíc ngÇm nưíc mÆt
các điểm cao nhất của địa hình, chia mặt đất thành hai
hướng sườn dốc, từ đó nước mưa rơi xuống sẽ chảy về
hai phía đối nhau của đường phân nước tới hai lưu vực
khác nhau. Đường phân nước mặt thường xác định trên
bản đồ địa hình: Từ vị trí xây dựng công trình tại thung
lũng sông nhìn ngược lên khu vực thượng lưu sông, đánh
dấu những điểm cao hơn hai bên, nối lại thành đường

-3-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

cong kín đi qua vị trí công trình. Diện tích bao bởi đường đó vẽ ra một lòng chảo hứng
toàn bộ nước mặt sẽ chảy qua công trình.
- Đường phân nước ngầm: đường giới hạn trong lòng đất mà theo đó nước ngầm chảy
về hai phía đối lập nhau.
* Đường phân nước mặt và đường phân nước ngầm nói chung là không trùng nhau, do
đó sẽ có hiện tượng nước từ lưu vực này chuyển sang lưu vực khác  tạo nên các lưu
vực hở. Sự khác nhau này do hình dạng, đặc tính cấu tạo địa chất cụ thể của lưu vực.
* Trong thực tế tính toán rất khó xác định đường phân nước ngầm, vì vậy thường coi
đường phân nước mặt và đường phân nước ngầm là trùng nhau.
* Đường phân nước mặt về bản chất được dùng để xác định một diện tích tập trung nước
nhất định, do đó phải được hiểu theo nghĩa rộng vào từng mục tiêu tính toán khác nhau:
Nếu tính dòng chảy qua một mặt cắt sông suối thì đường phân nước mặt đi qua vị trí
mặt cắt đó vòng ngược lên thượng lưu qua đỉnh của những điểm cao của địa hình (ví
dụ các dãy núi); nếu tính thoát nước cho một mái nhà vào ống máng thì đường phân
nước mặt là đường bao của mái nhà - tức là đường thấp nhất của địa hình mái nhà; nếu
tính dòng chảy vào một giếng thu hay hố ga thì đường phân nước không đi qua hố ga
hoặc giếng thu mà vòng xung quanh nó, đi qua những điểm cao trên mặt đường chia
nước mưa vào các công trình thu nước khác nhau bố trí trên tuyến đường. v.v…
3.2 Lưu vực và các đặc trưng của lưu vực
a) Định nghĩa: Phần diện tích mặt đất giới hạn bởi đường phân thủy, trên đó nước chảy
qua một mặt cắt sông hay một hệ thống sông nào đó gọi là lưu vực. Như đã nói trên,
lưu vực và đường phân nước nhất định phải được xác định tính tới một vị trí nhất
định dọc tuyến sông, thông thường đó chính là nơi ta dự định đặt công trình (cầu,
cống, ngầm, hố thu nước v.v…)

b) Các đặc trưng biểu thị hình dạng lưu vực


1. Diện tích lưu vực F (km2): là diện tích hứng nước mưa cho sông tính đến một vị trí nào
đó dọc theo một con sông, nói chung F càng lớn thì nguồn cung cấp nước cho sông
càng dồi dào, tuy nghiên nguy cơ úng ngập càng cao; F được
S«ng chÝnh
xác đinh từ đường phân nước, đơn vị đo là km2, xác định
bằng máy đo diện tích trên bản đồ địa hình hệ thống sông ChiÒu dµi
l-u vùc
ngòi, hoặc có thể tính theo phương pháp đếm ô gần đúng.
2. Chiều dài lưu vực L (km): khoảng cách theo đường gấp khúc
qua các điểm giữa của các đoạn thẳng cắt ngang qua lưu vực
và vuông góc với hướng dòng chảy đi từ nguồn nước. Trong
thực tế thường lấy chiều dài sông chính làm chiều dài lưu
vực.
3. Chiều rộng lưu vực B (km): được xác định theo công thức:
B= F . Nếu sông càng ngắn thì thời gian tập trung dòng chảy
L

-4-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

càng nhanh và do đó lũ sẽ lên nhanh, xuống nhanh, đỉnh cao, rất nguy hiểm cho các
công trình trên sông ở hạ du.

4. Độ cao bình quân lưu vực (Htb): ảnh hưởng đến điều kiện khí hậu của lưu vực sông,
do đó sẽ gián tiếp tác động tới chế độ thủy văn của con sông. Htb được xác định trên
bản đồ địa hình theo công thức sau:
n
 Fi . h i
Htb = i =1
F
trong đó: Fi = diện tích giữa hai đường đẳng cao (km2),
hi = cao trình trung bình giữa các đường đẳng cao (m).
F = diện tích lưu vực (km2).
 Lưu vực có độ cao bình quân lớn cũng có nghĩa là nó nằm ở vùng chịu ảnh hưởng của
khí hậu vùng cao, tùy từng vùng cụ thể có thể là nơi có áp suất không khí thấp, có gió
lớn, khí hậu khắc nghiệt, nhiệt độ rất thấp vào mùa đông, rất cao vào mùa hè, v.v…
5. Độ dốc trung bình lưu vực (Jtb): Ảnh hưởng rất quan trọng tới quá trình tập trung dòng
chảy, sự tạo thành lũ và tính chất lũ trong lưu vực. Lưu vực càng dốc thì dòng chảy tập
trung càng nhanh và lũ lên càng nhanh, dễ xảy ra các thiên tai như lũ ống, lũ quét (dòng
nước lũ kéo theo một lượng lớn cát bùn đất đá, có tiềm năng phá hoại lớn).
h  l 0+ l n 
Jtb =  + l1 + l 2 + ... + l n −1 
F 2 
trong đó: Jtb = biểu thị bằng 0 00 .
h = hiệu số cao độ giữa các đường đẳng cao (m).
li = chu vi các đường đẳng cao trong lưu vực (km).
F = diện tích lưu vực (km2).
----------------------------------

CHƯƠNG 2: DÒNG CHẢY SÔNG NGÒI


I. Các đại lượng đặc trưng của dòng chảy sông ngòi
Để đánh giá về mặt định lượng dòng chảy sông, ta sử dụng các đặc trưng sau đây:
1. Lưu lượng dòng chảy Q (m3/s) là thể tích nước chuyển qua mặt cắt ướt của sông trong
một đơn vị thời gian. Trong thủy văn, trị số lưu lượng nước sông có thể dưới dạng lưu
lượng tức thời, lưu lượng trung bình giờ (còn gọi là lưu lượng giờ), lưu lượng trung
bình ngày, trung bình tháng, trung bình năm, hoặc trung bình nhiều năm v.v…
2. Tổng lượng dòng chảy W (km3) là tổng thể tích nước chảy qua mặt cắt ngang trong
một khoảng thời gian (thời đoạn) tính toán T nào đó, theo công thức:
W = Q T . T . 10-9 (km3) (1)

-5-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

ở đây: Q T : lưu lượng trung bình trong thời đoạn T (m3/s).


T : khoảng thời gian tính toán (giây).
3. Độ sâu dòng chảy y (mm) : là độ dày lớp nước nếu ta đem tổng lượng dòng chảy trong
khoảng thời gian T nào đó rải đều trên toàn bộ diện tích lưu vực.
W
y= .106 (mm) (2)
F
với: T = Thời đoạn tính toán (ngày đêm, tháng, mùa, năm, ... tính ra giây)
QT = Lưu lượng trung bình tại mặt cắt cửa ra trong thời đoạn T, (m3/s),
F = Diện tích lưu vực (km2).
 l 
4. Môđun dòng chảy M  :
2
là lượng dòng chảy từ một đơn vị diện tích lưu vực
 s.km 
chảy ra mặt cắt cửa ra của lưu vực trong 1 giây.
Q  l 
M= .103   (3)
F  s.km 2 
với: Q = lưu lượng (m3/s).
F = điện tích lưu vực (km2).
* Độ sâu dòng chảy y và môđun dòng chảy M dùng để nghiên cứu dòng chảy theo không
gian, biểu thị khả năng sinh dòng chảy định lượng của một lưu vực. Hai đặc trưng này
thường được tính toán trên một phạm vi không gian lớn của một vùng hay một quốc gia
để xây dựng nên các bản đồ đẳng trị, rất có ích khi cần khảo sát ở những khu vực thiếu
hoặc không có số liệu quan trắc.
5. Hệ số dòng chảy (): Là tỉ số giữa độ sâu dòng chảy (hay còn gọi là lớp dòng chảy)
y
và lượng mưa tương ứng sinh ra nó. Công thức tính:  = , (0    1).
x
 càng lớn, tổn thất dòng chảy càng nhỏ. Bởi vậy  cũng phản ánh tình hình sản sinh
dòng chảy của lưu vực.
II. Quá trình hình thành dòng chảy sông ngòi
Nước mưa sau khi rơi xuống mặt đất (bề mặt lưu vực ) một phần chảy trên mặt đất
(dòng chảy mặt), một phần thấm xuống đất, sau đó tập trung thành mạch nước ngầm cung
cấp dòng chảy cho hệ thống sông. Dòng chảy sông ngòi được hình thành từ 2 nguồn cung
cấp là nước mặt và nước ngầm.
2.1 Sự hình thành dòng chảy mặt
1- Mưa và quá trình mưa
Mưa là nguyên nhân chính gây ra dòng chảy ở nước ta. Nước mưa rơi xuống mặt lưu
vực theo các sườn dốc rồi tập trung vào các lạch nhỏ, vào suối, cuối cùng đổ nước ra
sông.
Cường độ mưa (i) là lượng mưa trong một đơn vị thời gian (mm/giờ, mm/ngày).
Cường độ mưa (cũng như lượng mưa) luôn luôn thay đổi theo thời gian (không ổn định)

-6-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

và không gian (không đều), nó có tác dụng chi phối lượng nước chảy qua cửa ra của lưu
vực (cửa ra của lưu vực là nơi ta cần tính toán thủy văn để chuẩn bị xây dựng hoặc cải
tạo một công trình nào đó).
2- Quá trình tổn thất
- Lượng mưa rơi xuống mặt đất không phải đều sinh ra dòng chảy cả mà bị tổn thất dưới
các dạng sau:
❑ Bốc hơi: nước mưa rơi xuống lại bốc hơi quay trở lại khí quyển theo các hình thức
chủ yếu sau: bốc hơi từ mặt đất, bốc hơi từ mặt nước, và bốc toát hơi trên lá cây. Hiện
tượng bốc hơi cũng diễn ra liên tục với cường độ khác nhau tùy theo sự tác động của
các yếu tố ảnh hưởng như nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước, gió, độ ẩm sẵn có trong
không khí.
❑ Điền trũng: nếu địa hình mặt đất có những chỗ trũng như các vũng, ao hồ, đầm lầy
v.v... thì một phần nước mưa rơi xuống sẽ tích đọng tại đó.
❑ Ngấm (thẩm thấu): đất là một môi trường không liên tục, giữa các hạt đất là các khe
rỗng, nước len lỏi vào đất dưới tác động của hiệu ứng mao dẫn. Khi có nước mưa,
một phần nước này sẽ ngấm vào đất, chiếm chỗ trong không gian rỗng trong đất, các
khe nhỏ giữa các hạt đất, nước này tạo nên độ ẩm cho đất, đi vào các rễ cây, thảm
phủ thực vật v.v... Hướng của dòng chảy theo chiều ngang và chiều thẳng đứng, hình
thành một loại dòng chảy gọi là dòng sát mặt, chảy theo cơ chế không áp, môi trường
dòng chảy nhiều khi không liên tục.
❑ Thấm (do trọng lực): nước mưa thâm nhập sâu vào đất do nguyên nhân trọng lực của
hạt nước (áp suất thủy tĩnh), được đặc trưng bởi cường độ thấm. Trong khoảng thời
gian đầu trận mưa, cường độ thấm lớn nhất, sau đó giảm dần và đạt trị số ổn định sau
một khoảng thời gian nhất định. Khi đã ổn định dòng chảy vận chuyển theo luật thấm
Darcy. Loại dòng chảy này hình thành trong lòng đất các mạch nước mà ta thường
gọi là nước ngầm, đặc tính thủy lực của loại dòng chảy này là chảy có áp.
 các quá trình trên được gọi chung là quá trình tổn thất trên lưu vực.
- Thấm là loại tổn thất đáng kể nhất, khi cường độ mưa nhỏ hơn cường độ thấm thì nước
sẽ thấm hết vào đất. Khi cường độ mưa lớn hơn cường độ thấm, trên mặt đất sẽ hình
thành một lượng mưa vượt thấm, trong tính toán gọi là lượng mưa hiệu quả; nếu có
những nơi trũng trên mặt lưu vực, thì nước mưa chảy vào đó, nếu không lượng nước
mưa sẽ chảy tràn trên sườn dốc từ nơi cao xuống nơi thấp.

3- Quá trình chảy tràn trên sườn dốc


- Nước mưa chảy thành từng lớp trên mặt dốc của lưu vực gọi là hiện tượng chảy tràn
trên sườn dốc, chảy tràn bắt đầu từ khi lượng mưa quá thấm được hình thành.
- Ở nơi ít ngấm (vách núi, mặt đường, loại đất ít thấm) thì hiện tượng chảy tràn trên sườn
dốc sớm xuất hiện, tiến tới chảy tràn trên toàn bộ diện tích lưu vực (lan rộng ra các nơi
khác khi cường độ mưa đủ lớn).
- Khi chảy tràn trên sườn dốc nước mưa tiếp tục bị tổn thất do bốc hơi và ngấm xuống
đất, song trong quá trình mưa nước vẫn tiếp tục bổ sung cho lớp nước chảy tràn.

-7-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

- Lớp nước chảy tràn dày hay mỏng, hiện tượng chảy tràn lâu hay chóng, tốc độ chảy tràn
nhanh hay chậm tùy thuộc tương quan giữa cường độ mưa và cường độ thấm và các đặc
tính khác của lưu vực. Lượng tổn thất do ngấm, bốc hơi, điền trũng và tổn thất trên thảm
thực vật v.v... lúc này không đáng kể.

2.2 Sự hình thành dòng chảy ngầm


- Nước mưa thấm xuống đất, một phần bị giữa lại ở các tầng đất phía trên rồi dần dần bị
bốc hơi qua mặt đất hoặc thực vật, phần còn lại thấm sâu xuống tầng bão hòa nước làm
dâng cao mực nước ngầm. Nước ngầm thấm ngang qua các địa tầng và cuối cùng đổ
vào sông. Lượng nước mưa thấm xuống đất chịu các tổn thất trước khi nhập thành dòng
chảy ngầm, và dòng chảy ngầm chịu các tổn thất trước khi cấp được nước cho sông. Các
tổn thất thường gặp là:
• thấm ngược lên các tầng đất phía trên do mao dẫn, rồi bốc hơi qua mặt đất và thực
vật (nuôi sống cây cối).
• chuyển động sang các lưu vực khác, và
• bị con người khai thác thông qua các giếng khoan.
- Với những lưu vực rộng, trữ lượng nước ngầm lớn nên sông thường xuyên được cung
cấp nước từ nước ngầm  sông có dòng chảy quanh năm, gọi là dòng chảy thường
xuyên. Ngược lại ở những lưu vực nhỏ, lòng sông có thể cao hơn mực nước ngầm nên
sông ít khi có nguồn nước ngầm bổ sung (thậm chí còn bị mất nước vì một phần thấm
sâu từ đáy sông xuống tầng nước ngầm phía dưới) và thường chỉ có nước vào mùa mưa.
Trong mối tương tác qua lại giữa nước ngầm và nước sông, nước ngầm có thể cung cấp
nước cho sông (thông thường vào mùa kiệt), ngược lại, nước trong sông cũng có thể bổ
sung, làm dâng cao mực nước ngầm trong trường hợp mực nước ngầm xuống quá thấp.
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng chảy sông ngòi
Dòng chảy sông ngòi chịu sự chi phối của 3 nhóm yếu tố sau:
(1) Khí hậu - Khí tượng Cả 3 nhóm yếu tố đều ảnh hưởng với mức độ khác nhau tới
(2) Địa - vật lý (mặt đệm) sự hình thành dòng chảy. Sau đây ta xem xét 2 yếu tố chính
của nhóm yếu tố khí hậu-khí tượng là mưa và bốc hơi.
(3) Hoạt động của con người

3. Mưa
3.1 Nguyên nhân gây ra mưa
Trong điều kiện áp suất không đổi, khả năng chứa hơi nước của không khí phụ thuộc
vào nhiệt độ. Dưới tác động của một quá trình nào đó, ví dụ quá trình đối lưu, nhiệt độ
của khối không khí ẩm giảm xuống dưới nhiệt độ điểm sương  (nhiệt độ ở đó không
khí bão hòa hơi nước)  hơi nước trong không khí sẽ ở trạng thái quá bão hoà. Nếu trong
không khí tồn tại các hạt nhân ngưng kết (đó là các hạt rắn, nhỏ, háo nước như bụi khí
quyển do khí thải công nghiệp, tro núi lửa, cháy rừng, một số loại muối hoá học như
AgCl, AgNO3 , CaCl2, CaO (chất thường dùng gây mưa nhân tạo) v.v... thì phần hơi
nước thừa sẽ bám vào các hạt nhân này, phát triển lớn dần và cuối cùng tạo thành hạt mưa
rơi xuống đất do trọng lực.

-8-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

Nguyên nhân chủ yếu để nhiệt độ không khí giảm dưới  là do hoạt động nhiệt động
lực của khí quyển, không khí chứa hơi nước bốc lên cao, khi đó áp suất giảm, thể tích
khối không khí lớn dần lên, để hoàn thành công giãn nở, khối không khí tiêu hao năng
lượng  nhiệt độ giảm (gọi là giảm nhiệt động lực).
3.2 Các thông số đặc trưng của mưa
a) Lượng mưa X(mm): là chiều dày lớp nước mưa trong một khoảng thời gian nào đó
(một trận mưa, 1 ngày, 3 ngày, 1 tháng, 1 mùa hay 1 năm v.v…). Để xác định lượng mưa
tại một khu vực, người ta bố trí các trạm đo mưa, dụng cụ đó có thể là máy tự ghi mưa
hay thùng đo mưa đơn giản. Lượng mưa trung bình cho một khu vực lớn (lưu vực sông)
được tính theo một trong các phương pháp sau:
* Phương pháp trung bình số học: Với những lưu vực nhỏ, địa hình đơn giản, trạm đo
mưa bố trí đều trên lưu vực, ta dùng phương pháp này.
1 n
X =  Xi với n = số trạm đo mưa; Xi = lượng mưa đo được ở trạm thứ i.
n i =1
Nhược điểm của phương pháp này là không xét đến được sự thay đổi của mưa theo
không gian.
* Phương pháp đa giác Thiessen: Đối với những lưu vực lớn, mật độ trạm đo phân bố
có thể không đều trên lưu vực, để hạn chế ảnh hưởng của tính không đều theo không
gian của mưa, người ta dùng phương pháp tính trung bình gia quyền, coi lượng mưa đo
được ở một vị trí nào đó chỉ đại diện cho một vùng nhất định xung quanh nó. Cách làm
là kẻ các đường thẳng nối các trạm đo với nhau X 1
o
thành các hình tam giác (tốt nhất là 3 góc đều nhọn)
và không đè lên nhau, vẽ đường trung trực của mỗi f1

cạnh tam giác, chúng giao nhau tại các điểm, các Xo f5 5

điểm này là đỉnh của các hình đa giác – gọi là đa oX


f2

giác Thiessen – mỗi đa giác bao quanh một trạm đo 2

mưa, rồi tính: f4


 X .f + X 2 .f2 + ..... + X n .fn  f3
X =  1 1 
o o
X X 4 3

 f1 + ..... + f n 
Đa giác Thiessen dùng để tính lượng
với f1, f2, ..., fn là diện tích các đa giác (km2) mưa trung bình lưu vực
1
3 2
* Phương pháp đường đẳng trị mưa (dùng bản đồ 5
4
0 0 0
5
1
0
đẳng trị mưa lập sẵn): Phương pháp cũng dựa trên 0
oX o
nguyên lý tính trung bình gia quyền, thường áp o
X4
2

f1
X1
X6
dụng cho các lưu vực có ít hoặc không có trạm đo o

X5 o f2
mưa, hoặc vị trí các trạm đo mưa không phân bố f5
o
X3
đều trên lưu vực. Việc tính mưa trung bình lưu vực f4
f3

phải dựa trên các bản đồ đẳng trị lập sẵn cho từng
vùng lãnh thổ, mỗi bản đồ này lại được xây dựng
riêng cho từng đặc trưng mưa như lượng mưa trung
Bản đồ đẳng trị các đặc trưng mưa dùng
bình năm, trung bình tháng, trung bình mùa, lượng để tính lượng mưa trung bình lưu vực
mưa lớn nhất 1 ngày, 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày, 15
ngày, v.v…

-9-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

1  X1 + X 2 X + X3 X + Xn 
X=  . f1 + 2 . f 2 + ... + n−1 . f n−1 
F 2 2 2 
trong đó:
Xi = trị số lượng mưa ghi trên các đường đẳng trị mưa.
fi = diện tích kẹp giữa hai đường đẳng trị nằm cạnh nhau.
Nhược điểm của phương pháp này là kết quả tính mưa rất phụ thuộc vào độ chính xác
của các bản đồ đẳng trị mưa lập sẵn, và đặc trưng mưa cần tính (ví dụ lượng mưa 7 ngày
lớn nhất) liệu đã có bản đồ hay chưa.
X
b) Cường độ mưa: Là lượng mưa rơi trong một đơn vị thời gian: i = (mm/phút).
t
1 n
c) Lượng mưa trung bình nhiều năm: X=  Xi
n 1
với: Xi = lượng mưa trung bình năm (mm); n = số năm trong chuỗi quan trắc

4. Bốc hơi
Quá trình bốc hơi trực tiếp ảnh hưởng tới dòng chảy sông. Có 2 loại bốc hơi chính:
bốc hơi từ mặt nước và bốc hơi từ mặt đất.
a) Từ mặt nước
Các phân tử nước luôn luôn ở trạng thái chuyển động, ở lớp nước sát bề mặt có các
phần tử chuyển động với vận tốc lớn đến mức thắng được lực hút phân tử, chúng tách
khỏi mặt nước, khuếch tán vào khí quyển. Trong khi đó một số phần tử nước khác lại
ngưng tụ trở lại mặt nước. Áp suất hơi nước trong khoảng không gian trên bề mặt nước
ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình bốc hơi, khi lớp khí quyển này bão hòa hơi nước thì hoạt
động bốc hơi chấm dứt. Gió ảnh hưởng tới quá trình bốc hơi vì gió duy trì được độ hụt
bão hoà (là phần áp suất hơi nước còn thiếu để không khí trở thành bão hòa hơi nước).
Cường độ bốc hơi còn phụ thuộc vào nhiệt độ: nhiệt độ càng cao bốc hơi càng nhanh.
b) Từ mặt đất
Phức tạp hơn từ mặt nước rất nhiều, ngoài sự tác động của các yếu tố khí tượng loại
bốc hơi này phụ thuộc rất nhiều vào độ ẩm của đất, độ ẩm càng lớn bốc hơi càng tăng.
Đất có nhiều mao quản nhỏ, khi dòng chảy sát mặt đất dâng cao, cường độ bốc hơi càng
lớn. Mực nước ngầm dâng cao bổ sung nước cho dòng sát mặt là tăng cường độ bốc hơi.
Lớp phủ thực vật làm giảm bốc hơi trực tiếp từ mặt đất, nhưng làm tăng lượng bốc toát
hơi từ lá cây.

-10-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

PHẦN II: TÍNH TOÁN THỦY VĂN


Đặc điểm của các hiện tượng thủy văn và các phương pháp nghiên
cứu tính toán thủy văn

1. Đặc điểm của các hiện tượng thủy văn


- Các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên có thể chia làm 2 loại: Tất nhiên và ngẫu nhiên.
- Hiện tượng tất nhiên có đặc điểm là trong những điều kiện nhất định, chúng phát sinh
và diễn biến có quy luật, ví dụ nước nguyên chất sôi ở 100, đóng băng ở 0 trong điều
kiện áp suất môi trường là 1 atmosphere v.v...
- Ngược lại, hiện tượng ngẫu nhiên là những hiện tượng mà trong những điều kiện nhất
định, nó có thể phát sinh và diễn biến lúc thế này, lúc thế khác, không lường trước được,
chẳng hạn khi tung một con súc sắc ta không chắc mặt số nào sẽ ngửa lên; trận lũ xuất
hiện trên sông khác nhau khi có cùng một lượng mưa rơi trên lưu vực v.v...
- Hiện tượng thủy văn là kết quả của sự tác động từ nhiều nhân tố tự nhiên và con người.
Dòng chảy phụ thuộc vào mưa, điều kiện địa chất, thổ nhưỡng, thảm phủ v.v... Đó là
quá trình tự nhiên với đầy đủ tính chất vật lý của nó và biểu hiện luật nhân quả.
- Các nhóm nhân tố tự nhiên chính tác động tới dòng chảy gồm: (2 nhóm)
• Nhóm các nhân tố khí hậu, khí tượng: Biến động lớn theo thời gian, vừa có tính chu
kỳ vừa có tính ngẫu nhiên. Tính chu kỳ phản ánh quy luật thay đổi của xu thế bình
quân, trong khi tính ngẫu nhiên thể hiện sự xuất hiện một giá trị cụ thể tại thời điểm
nào đó của chu kỳ và lệch so với xu thế bình quân nói trên.
• Nhóm các nhân tố mặt đệm: Thể hiện qua sự biến đổi nhịp nhàng (liên tục) theo
không gian, tạo thành các vùng, miền có điều kiện mặt đệm cục bộ tương đối đồng
nhất, nằm kế tiếp nhau  làm cho các quá trình thủy văn biến đổi theo không gian
và cả thời gian.
Tổ hợp hai nhóm nhân tố làm cho hiện tượng thủy văn đồng thời có hai tính chất: Tất
định và ngẫu nhiên.
- Tính tất định thể hiện trên các mặt sau:
(1) Tính chu kỳ của các xu thế bình quân theo thời gian: chu kỳ 1 năm (lũ, kiệt), nhiều
năm (nhóm năm ít nước, nhiều nước, nước trung bình).
(2) Biến đổi theo không gian: do tính địa đới của các yếu tố khí hậu và mặt đệm.
(3) Phản ánh quy luật của sự hình thành dòng chảy.

- Tính ngẫu nhiên bắt nguồn từ sự biến đổi ngẫu nhiên của các nhân tố khí hậu-khí tượng.
- Dựa trên các tính chất đó của hiện tượng thủy văn, người ta phát triển các phương pháp
tính toán thủy văn.
2. Các phương pháp nghiên cứu
Trong tính toán thủy văn có hai hướng nghiên cứu: (a) Nếu ta coi hiện tượng thủy
văn là sự thể hiện của luật “nhân-quả”  Ta đi theo hướng phân tích nguyên nhân hình

-11-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

thành dòng chảy; (b) Nếu ta coi hiện tượng thủy văn là hiện tượng ngẫu nhiên  Ta sử
dụng phương pháp xác xuất-thống kê. Sau đây là những nét cơ bản của từng phương
pháp.

2.1. Phương pháp phân tích nguyên nhân hình thành


Cơ sở của phương pháp là tính tất định của hiện tượng thủy văn, có thể chia nhỏ thành
các loại sau đây:
(1) Phương pháp phân tích căn nguyên - mô hình tất định
- Phân tích quan hệ vật lý giữa các đặc trưng thủy văn (lưu lượng, mực nước, v.v…) với
các thông số đặc trưng cho các nhân tố ảnh hưởng (mưa, thấm, bốc hơi, v.v…), viết
thành các phương trình toán học, mô tả quá trình hình thành dòng chảy, xây dựng nên
các mô hình toán, các phần mềm máy tính. Các phương pháp (hay mô hình tính toán)
theo hướng này thường gọi là Mô hình thời gian thực (Real-time modelling), có khả
năng tính toán ra sự diễn biến theo không gian và thời gian của dòng chảy tại khu vực
nghiên cứu và hy vọng thực tế sẽ diễn ra đúng như vậy.
- Các mô hình toán lại được chia làm hai loại, căn cứ vào cách thức xử lý các loại tham
số của mô hình, thành mô hình tham số tập trung (lumped) và tham số phân bố
(distributed).
- Trong mô hình tham số tập trung (thường là các mô hình mưa rào-dòng chảy), hệ thống
thủy văn được trung bình hoá theo không gian, hay coi như một điểm trong không gian
mà không có kích thước. Ví dụ nhiều mô hình coi mưa đầu vào trải đều trên mặt lưu
vực, bỏ qua sự biến đổi theo không gian của dòng chảy trên lưu vực.
- Ngược lại, mô hình thông số phân phối xem xét các quá trình thủy văn xảy ra tại các
điểm khác nhau trong không gian và tính toán các biến số của mô hình như những hàm
biến đổi theo không gian. Ưu điểm của loại mô hình này là tính toán được chi tiết các
biến số dòng chảy, độ chính xác cao, có thể mô phỏng được các hiện tượng thủy văn
tương đối giống như xảy ra trong thực tế. Tuy nhiên, nhược điểm lớn là đòi hỏi một
khối lượng rất lớn số liệu thực đo và quan trắc của các yếu tố ảnh hưởng (lượng mưa,
lượng ẩm, các thông số về mặt đệm, thảm phủ, đo đạc địa hình, dòng chảy v.v...); trong
nhiều trường hợp, việc xác định các tham số của mô hình rất khó khăn, buộc phải giả
thiết và vì vậy kết quả sẽ mắc sai số.

(2) Phương pháp tổng hợp địa lý


Do hiện tượng thủy văn mang tính địa đới, tính khu vực và biến đổi nhịp nhàng
trong không gian theo các cảnh quan địa lý. Phương pháp tổng hợp địa lý dựa trên số liệu
đo đạc ở các trạm, tiến hành tính toán, phân vùng, nội ngoại suy, rồi xây dựng các bản đồ
đẳng trị, các bản đồ phân khu cho các tham số tổng hợp, sử dụng nó trong tính toán các
đặc trưng thủy văn. Phương pháp này có nhược điểm là chỉ vẽ nên một hình ảnh trung
bình của một đại lượng thủy văn nào đó của một khu vực, do đó độ chính xác bị hạn chế,
đặc biệt là khi đem áp dụng cho một vị trí cụ thể thì cần được điều tra để hiệu chỉnh. Độ
chính xác của các bản đồ đẳng trị hoặc những trị số trung bình nào đó của khu vực còn bị
ảnh hưởng bởi nguồn số liệu đo đạc và kinh nghiệm của người lập, do đó thiếu tính khách

-12-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

quan. Tuy nhiên, phương pháp này dường như là giải pháp cuối cùng khi các phương
pháp tính toán khác đành bó tay, đó là khi ta cần tính toán các đặc trưng thủy văn để xây
dựng công trình ở những nơi rừng sâu núi thẳm không có hoặc có rất ít số liệu đo đạc.

(3) Phương pháp lưu vực tương tự


Phương pháp này dùng trong trường hợp lưu vực quan tâm có ít (thời gian quan trắc
ngắn) hoặc không có số liệu quan trắc. Các đặc trưng thủy văn của lưu vực cần tính toán
thiết kế được suy ra từ các đặc trưng thủy văn của các lưu vực tương tự như nó về điều
kiện hình thành dòng chảy.
Nhược điểm chung của phương pháp nguyên nhân hình thành là không xét được tính
ngẫu nhiên của các quá trình thủy văn trong kết quả tính toán.
2.2 Phương pháp thống kê xác suất - Mô hình ngẫu nhiên
- Khi quan sát hiện tượng ngẫu nhiên một số ít lần, nhiều khi ta không thấy chúng thể
hiện một quy luật nào, nhưng nếu quan sát nhiều lần, ta có thể phát hiện ra một quy luật
nhất định, thường gọi là quy luật đám đông.
- Công cụ toán học để nghiên cứu hiện tượng ngẫu nhiên là lý thuyết xác suất, nhưng lý
thuyết xác suất nghiên cứu các hiện tượng ngẫu nhiên lý tưởng như tung có súc xắc hay
đồng tiền v.v... những biến cố xảy ra tương đối đồng khả năng do các vật thể đó có cấu
tạo đồng đều và cân đối. Trong thiên nhiên các hiện tượng ngẫu nhiên thường không có
những tính chất đó (ví dụ trong một năm, sự xuất hiện mực nước trung bình ngày 9,35
m trên sông Hồng tại Hà Nội sẽ ít hơn và không đồng khả năng với mực nước 4,21 m),
nên muốn ứng dụng lý thuyết xác suất và thực tế ta phải kết hợp với phương pháp
thống kê, gộp chung lại gọi là phương pháp thống kê-xác suất.
- Do các hiện tượng thủy văn mang tính ngẫu nhiên nên có thể coi các đặc trưng thủy văn
là các đại lượng ngẫu nhiên rồi áp dụng lý thuyết xác suất thống kê, với chuỗi số liệu của
các đặc trưng thủy văn bất kỳ, và từ đó có thể xác định được các đặc trưng thiết kế theo
một tần suất quy định nào đó.
- Đối với một số đặc trưng dòng chảy, hiện nay trong thực tiễn tính toán thủy văn, có xu
hướng tìm giá trị lớn nhất có khả năng xảy ra của nó, chẳng hạn các giá trị cực hạn của
lũ (PMF - Probable Maximum Flood), đặc trưng thiết kế không chọn theo tần suất quy
định mà theo giá trị cực hạn của các đặc trưng đó; kỹ thuật này thường dùng để tính
toán kiểm tra an toàn cho các công trình trọng yếu của quốc gia, có số vốn đầu tư rất
lớn, chẳng hạn công trình thủy điện Sơn La, hoặc các nhà máy điện nguyên tử, v.v...
- Dựa trên phương pháp thống kê xác suất, người ta xây dựng các mô hình ngẫu nhiên
nhằm các mục tiêu tính toán thủy văn khác nhau. Tuy nhiên, trong khuôn khổ chương
trình Thủy văn đại cương không trình bày cụ thể các mô hình này.

 Hạn chế của phương pháp thống kê xác suất là: (1) không nêu được bản chất vật lý
của hiện tượng thủy văn (mà chỉ toàn những con số, thống kê là một khoa học về sự mô
tả chứ không phải khoa học nghiên cứu nguyên nhân); và (2) coi các đại lượng dòng
chảy không có giới hạn trên (ta sẽ thấy điều này ở phần sau).

-13-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

- Để khắc phục nhược điểm của mỗi phương pháp, trong tính toán thủy văn thực tế, người
ta thường kết hợp nhiều phương pháp. Trong công nghệ mô hình hóa tính toán thủy văn,
người ta đã xây dựng một số mô hình lai ghép giữa mô hình tất định và mô hình ngẫu
nhiên, trong đó một số tham số của mô hình tất định được tìm bằng phương pháp ngẫu
nhiên, hay trong mô hình ngẫu nhiên, một số đại lượng lại được gián tiếp xác định bằng
phương pháp tất định. Tuy nhiên, trong giáo trình này không có ý định giới thiệu chi tiết
các mô hình toán thủy văn. Sinh viên quan tâm có thể tham khảo một số nét chính trong
cuốn "Thủy văn công trình" của Đại học Thủy lợi, 1993. Sơ đồ phân loại các mô hình
dùng trong tính toán thủy văn được tóm tắt trong hình sau.

M« h×nh to¸n dßng ch¶y

M« h×nh tÊt ®Þnh M« h×nh ngÉu nhiªn

M« h×nh th«ng sè tËp trung M« h×nh th«ng sè ph©n phèi

M« h×nh "hép ®en" M« h×nh quan niÖm M« h×nh vËt lý - to¸n

M« h×nh ®éng lùc-NgÉu nhiªn

S¬ ®å ph©n lo¹i m« h×nh to¸n dßng ch¶y

-14-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ XÁC SUẤT THỐNG KÊ


I. Hiện tượng ngẫu nhiên - Biến cố - Định nghĩa xác suất
1.1 Khái niệm về thống kê trong thủy văn
- Các quá trình thủy văn diễn ra trong không gian và theo thời gian một phần có thể đoán
trước được - nó mang tính tất định - nhưng một phần chịu ảnh hưởng bởi tính ngẫu
nhiên. Những quá trình như vậy được gọi là "quá trình ngẫu nhiên."
- Trong một số trường hợp, do sự biến thiên mang tính ngẫu nhiên của quá trình lớn hơn
nhiều so với sự biến thiên mang tính tất định, nên người ta coi quá trình đó chỉ là quá
trình ngẫu nhiên.
- Khi không tồn tại một tương quan nào giữa một giá trị quan trắc thủy văn với các giá trị
lân cận nó thì hệ thống thủy văn được xem như một hệ thống ngẫu nhiên, độc lập không
gian và độc lập thời gian, chẳng hạn trị số các đỉnh lũ, hay các giá trị trung bình trong
một thời đoạn dài như lượng mưa trung bình năm v.v... Chương này xem xét các chuỗi
số liệu thủy văn như những quá trình thuần tuý ngẫu nhiên, sử dụng công cụ là các thông
số và hàm thống kê.
1.2 Một số khái niệm và định nghĩa
a) Biến cố: Muốn nghiên cứu quy luật của hiện tượng ngẫu nhiên nào đó phải tiến hành
rất nhiều lần một thực nghiệm - mỗi lần thực nghiệm có khả năng xuất hiện một hiện
tượng một cách ngẫu nhiên không phụ thuộc vào điều kiện thực nghiệm. Một kết cục
trong một phép thử (thực nghiệm) như vậy được gọi là biến cố xuất hiện của đại lượng
ngẫu nhiên. Ví dụ: Năm 1993, mực nước cao nhất trên sông Hồng đo được tại Hà Nội
là 12,80 m. Đại lượng ngẫu nhiên nghiên cứu ở đây là mực nước lớn nhất tại Hà Nội,
biến cố xuất hiện là trị số 12,80 m, xảy ra trong năm 1993.
Ta gọi các hiện tượng xảy ra khi quan trắc hay thực nghiệm là các biến cố.
b) Xác suất, tần suất: Các biến cố khác nhau thì có khả năng xuất hiện khác nhau. Nếu
ta dùng số số học biểu thị cụ thể số đo khả năng xuất hiện của biến cố nào đó, số đo
này là xác suất xuất hiện của biến cố đó.
Ví dụ: Gieo một đồng tiền cân đối đồng chất ta không có lý do gì để nói rằng khả năng
xuất hiện mặt nào nhiều hơn, cuối cùng đi tới kết luận là khả năng xuất hiện hai mặt
như nhau và số đo khả năng ấy bằng 1/2.
- Định nghĩa: Xác suất xuất hiện của biến cố A ký hiệu P(A) là khả năng xảy ra của biến
cố A trong một phép thử ngẫu nhiên hay một quan trắc.
- Xác suất của các biến cố có thể tính được,  bằng tỉ số giữa số biến cố thuận lợi cho
biến cố A (tức là m lần xuất hiện) và tổng số biến cố có thể có:
m
P(A) = ; (0 P(A)  1)
n
- Khi m = 0  P(A) = 0: biến cố không
- Khi m = n  P(A) = 1: biến cố chắc chắn
 Phân biệt giữa xác suất và tần suất

-15-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

- Định nghĩa về xác suất nêu trên dựa trên tính đồng nhất, đối xứng của thực nghiệm.
Khi điều kiện trên không thoả mãn thì các khả năng xuất hiện khác nhau, mặt khác khi
thí nghiệm rất nhiều lần một thực nghiệm ta thấy tỉ số trên thường dao động quanh một
hằng số nhất định. Trong tự nhiên, các biến cố của nhiều đại lượng ngẫu nhiên không
mang tính chất đồng khả năng, ví dụ sự xuất hiện các giá trị mực nước hay lưu lượng ...
tại một trạm thủy văn ở các thời gian khác nhau là không đồng nhất (tức là không đồng
m
khả năng xuất hiện như 1 trong 6 mặt của con xúc xắc), lúc đó tỷ số nói trên được gọi
n
là tần suất xuất hiện biến cố A. Chỉ khi số lần thực nghiệm tăng lên vô hạn (n→), thì
trị số cố định mà tần suất dao động quanh nó như đã nói trên được gọi là xác suất xuất
hiện của biến cố A, tức là:
m
P(A) = lim hay có thể nói: Xác suất = lim TÇn suÊt , với điều kiện các giá
n → n n →
trị khác nhau của biến ngẫu nhiên phải có cùng khả năng xuất hiện.
Thông thường trong tính toán ta biểu diễn dưới dạng phần trăm:
m
P(A) % = lim 100 %
n → n

1.3 Phân tích tần suất trong thủy văn


- Lấy các đỉnh lũ làm ví dụ, chúng xuất hiện ngẫu nhiên về mặt thời gian và độ lớn,
không có cách nào có thể dự đoán hoàn toàn chính xác được chuỗi quá trình lũ (thời
gian xuất hiện và độ lớn), tại một vị trí nào đó trên sông, ví dụ độ 10 năm sau này.
Lưu lượng Q

H×nh 1: Qu¸ tr×nh dßng ch¶y t¹i mét vÞ trÝ trªn s«ng

Q
D S
V
Q'' Q'
q

Thêi gian
Các biến ngẫu nhiên có thể sử dụng trong phân tích tần suất:
Q = Lưu lượng đỉnh lũ tức thời
q = Lưu lượng nhỏ nhất
S = Thể tích thiếu hụt tương đối so với một nhu cầu sử dụng nước nào đó
W = Thể tích vượt quá một lưu lượng tham khảo Q" nào đó
D = Thời gian duy trì lưu lượng lớn hơn một giá trị tham khảo Q' nào đó
V = Thể tích dòng chảy trong khoảng 1, 2, ... n ngày nào đó

- Tuy nhiên nếu ta giả thiết rằng chuỗi dòng chảy trong tương lai có cùng những đặc trưng
thống kê như chuỗi đã xảy ra trong quá khứ thì có thể ước lượng được xác suất xuất hiện

-16-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

của một giá trị nào đó bị vượt quá trong thời gian hoạt động của công trình cần thiết kế
(ví dụ 20 năm).
- Việc ước lượng này có thể thực hiện thông qua một mô hình thống kê, nó cho ta một
bức tranh được lý tưởng hóa của toàn bộ quá trình dòng chảy.
Chỉ có 2 vấn đề còn lại:
(a) Làm thế nào biết được khoảng thời gian giữa các đỉnh lũ; và
(b) Làm thế nào tính được độ lớn của các đỉnh lũ, và những bài toán tương tự như vậy
được thực hiện thông qua "Phân tích tần suất".

1.4 Thời kỳ lặp lại (T)


Định nghĩa: Là khoảng thời gian trung bình nằm giữa các biến cố thủy văn nào đó.
- Thời kỳ lặp lại của một biến cố của một đại lượng nào đó là khoảng thời gian tái diễn
trung bình giữa các biến cố bằng hoặc vượt quá một giá trị đã cho.
- Trong thủy văn thường thời kỳ lặp lại được tính theo đơn vị là năm, ví dụ thời kỳ lặp
lại của đỉnh lũ Q= 19.800 m3/s tại Tạ Bú trên sông Đà là 100 năm, nghĩa là trung bình
về mặt thời gian mà nói, cứ 100 năm thì đỉnh lũ xuất hiện tại Tạ Bú sẽ bằng hoặc vượt
quá Q= 19.800 m3/s.
- Giá trị lưu lượng Q’ nào đó (gọi là ngưỡng).
Lưu lượng Q (m3/s)

sù xuÊt hiÖn c¸c ®Ønh lò


Lo¹i v× kh«ng ®¶m
b¶o tÝnh ®éc lËp

QTK

t1 t2 t3 t4
Thêi gian
Thời kỳ lặp lại lưu lượng QTK = T = Trung bình (t1, t2, t3, ...)

Đỉnh lũ vượt ngưỡng


Lưu lượng Q (m3/s)

Ngưỡng Q'
Đỉnh lũ không
vượt ngưỡng

t1 t2 t3 t4 t5 Thêi gian

Rời rạc hóa bằng cách thay đường quá trình lưu hàng năm bằng các giá trị đỉnh lũ

-17-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

- Khoảng thời gian trung bình này phải được hiểu là trung bình trong một khoảng thời
gian dài, tức là:
n

t i
T(Q') = Trung bình (t1, t2, t3, ...) = lim i =1
, với n là số các đỉnh lũ vượt quá ngưỡng Q’
n→ n

- Khi Q' thay đổi thì T(Q') cũng thay đổi tương ứng. Trong ví dụ này thì Q' tăng theo T,
Q' càng lớn thì T càng dài theo. Lưu ý rằng định nghĩa về thời kỳ lặp lại như vậy không
kéo theo một sự tương ứng nào về tần suất.
- Trong các biến cố thủy văn nêu trên (Hình 1) thì V, D và S cũng tăng theo T còn q lại
giảm theo T.
- Nhằm xác định quan hệ giữa T và Q (hay các đại lượng V,S, D, Q’ với T) tại một vị trí
nào đó trên sông, ở đó có chuỗi đo đạc dòng chảy, ta cần phải kết nối quan hệ Q~T với
những đại lượng nào đó có thể quan trắc hay đo đạc được từ chuỗi dòng chảy. Điều này
có thể thực hiện bằng cách thiết lập một quan hệ giữa thời kỳ lặp lại và xác suất vượt
quá của một đại lượng thủy văn trong tổng thể các giá trị dòng chảy.
II. Đại lượng ngẫu nhiên - hàm phân phối xác suất
2.1 Đại lượng ngẫu nhiên
“Đó là đại lượng mà trong kết quả của phép thử nó có thể nhận giá trị này hay giá trị
khác mà ta không biết trước được.”
- Đại lượng ngẫu nhiên dùng để biểu diễn tất cả các kết quả của các phép thử ngẫu nhiên.
- Đại lượng ngẫu nhiên kí hiệu bằng các chữ in hoa X,Y, Z ...
- Các giá trị có thể có viết bằng các chữ thường.
X (x1, x2, ..., xn); Y (y1, y2, ..., yn); Z (z1, z2, ..., zn).
- Mẫu: Một liệt quan trắc x1, x2, x3, ... xn, của một biến ngẫu nhiên được gọi là một mẫu
của biến ngẫu nhiên X; còn Tổng thể là tất cả các giá trị có thể có của X. Người ta giả
thiết rằng các mẫu được rút ra từ một tổng thể giả định dài vô hạn thì có cùng các đặc
trưng thống kê (giống như của tổng thể), trong khi các đặc trưng của mẫu có thể thay
đổi từ mẫu nọ sang mẫu kia.
- Trong lý thuyết xác suất chia ĐLNN thành:
liên tục > < rời rạc
độc lập > < phụ thuộc.
............
- ĐLNN là rời rạc nếu các giá trị của nó là một tập hợp rời rạc, tách biệt, đếm được.
- ĐLNN là liên tục nếu các giá trị có thể có của nó liên tục lấp đầy một khoảng
hữu hạn hay vô hạn, ví dụ mực nước sông ngòi tại một vị trí trên sông, lưu lượng
qua một mặt cắt ngang v.v…

-18-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

2.2 Hàm phân phối xác suất của ĐLNN


a) ĐLNN rời rạc (dưới dạng bảng)
Nếu ta có một ĐLNN X, các giá trị là: x1, x2, ..., xn, và xác suất xuất hiện tương ứng
của chúng là p1, p2, p3,..., pn. Ta lập một bảng gồm 2 cột, một bên là giá trị của ĐLNN
và bên kia là xác suất tương ứng, thì bảng đó mô tả một quan hệ: đó chính là hàm PPXS
của ĐLNN rời rạc X.
Ta viết: ĐLNN X(x1, x2,..., xn) có xác suất xuất hiện P(p1, p2, p3,..., pn).
b) ĐLNN liên tục
- Cách mô tả trên không dùng được đối với ĐLNN liên tục vì các giá trị của nó liên tục
lấp đầy một khoảng hữu hạn hay vô hạn.
- Để khắc phục, trong lý thuyết xác suất: dùng nghiên cứu phân phối xác suất của các
ĐLNN mà các giá trị có thể của nó lớn hơn hay nhỏ hơn một giá trị cho trước.
P(X<x) hay P(X  x).
- Với khái niệm này khi x biến thiên sẽ dẫn tới P(X<x) hay P(X  x) cũng thay đổi theo.
Sự thay đổi này tuân theo một quy luật hàm số nào đó và được gọi là hàm tích phân
xác suất của ĐLNN X. Ký hiệu:
F(X) = P(X  x) hay F(X) = P(X<x).
- Trong thủy văn thường dùng F (X) = P(X  x).
- Theo ngôn ngữ thống kê, đường biểu diễn hàm tích phân phân phối xác suất của ĐLNN
X được gọi là đường tần suất hay hàm xác suất vượt.
- Thực tế cho thấy các số liệu của các biến ngẫu nhiên đưa vào tính toán thủy văn đều là
các các số liệu thực đo tại một thời điểm nào đó, do đó có thể nói các biến thủy văn đều
là những ĐLNN rời rạc. Một nhược điểm của việc nghiên cứu các ĐLNN rời rạc là ta khó
hoặc không thể sử dụng các công cụ toán học mạnh như vi phân, tích phân v.v… vào việc
khảo sát sự biến thiên của dạng hàm này vì chúng không thỏa mãn điều kiên liên tục. Đó
là lý do ta phải đưa ĐLNN liên tục và các hàm phân phối xác suất của ĐLNN liên tục vào
trong nghiên cứu tính toán các đại lượng thủy văn rời rạc.
III. Các tham số đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên
- Các đại lượng thủy văn thường là rời rạc, chẳng hạn các chuỗi dòng chảy (lưu lượng)
trung bình ngày, tháng, năm, hay trị số lưu lượng hoặc mực nước lớn nhất trong năm
v.v... Tuy nhiên để có cơ sở nghiên cứu chúng, trước hết ta nghiên cứu các hàm PPXS
của các đại lượng NN liên tục rồi tìm cách ứng dụng những quy luật của nó cho các đại
lượng NN rời rạc của thủy văn.
- Theo quan điểm xác suất, hàm PPXS có thể mô tả hoàn toàn ĐLNN, nhưng trong thực
tế nghiên cứu và ứng dụng không cần thiết phải mô tả tỉ mỉ như vậy mà chỉ cần thông
qua các hằng số đặc trưng (gọi là các tham số) ta có thể mô tả được các tính chất chính
của ĐLNN (cũng giống như cần xác định đường thẳng y= ax + b, ta chỉ cần biết hai
tham số a,b).

-19-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

- Trong một phạm vi hẹp, các tham số dùng để biểu diễn các đặc điểm cơ bản nhất của
luật phân phối xác suất gọi là các tham số đặc trưng của ĐLNN.

3.1 Các số đặc trưng về vị trí: Xem Giáo trình Xác suất thống kê đã học
3.2 Các số đặc trưng hình dạng (đặc trưng biểu thị mức độ và xu thế phân tán)
1. Hệ số phân tán CV
n n
 (K i − 1) 2  (K i − 1) 2
 M
CV = = x . i =1 = i =1
Mx Mx n n
 CV >0, không thứ nguyên phụ f(x) X
CV nhá
thuộc chủ yếu vào xi thể hiện sự phân CV nhá
tán của ĐLNN một cách tốt nhất, CV lín
CV lín
CV =0
song nó chưa khái quát được hình
dạng của đường cong mật độ, người
ta đưa thêm vào hệ số thiên lệch dưới
P(x)
đây.
0 X 50% 100%
2. Hệ số thiên lệch CS
f(x) CS>0
n n CS<0
 (X i − M x )3  (K i − 1)3
X
CS=0
i =1 i =1
CS = = CS>0
n.M 3x .C 3v n.C 3v
CS<0
(Ki: như trên)  Tất cả các công
thức trên chỉ đúng với n rất lớn. P(x)
0 X 50% 100%
Hµm ph©n phèi x¸c suÊt §-êng tÇn suÊt
Thường các liệt quan trắc của ta
ngắn, hay n không thể coi là rất lớn, nên ta dùng công thức trên có sửa lại cho phù hợp
với mẫu.
n n n
 xi  (x i − X) 2  (K i − 1) 2
i =1 i =1 i =1
X= = = X.
n n −1 n −1
n
 (x i − X ) 2 n n
i =1
 (K i − 1) 2
 ( K i − 1)3
 n −1
Cv = = = i =1
và Cs = i =1
X X n −1 ( n − 3).C 3v

3- Giới thiệu một số hàm mật độ phân phối xác suất


Trong thiết kế các công trình, tùy vào đại lượng thủy văn cụ thể (lưu lượng trung bình
năm, lượng mưa ngày, mực nước đỉnh lũ v.v...) hay từng vùng cụ thể, v.v... người ta chọn
trong số các hàm PPXS cái nào phù hợp nhất thì đưa vào ứng dụng. Ở một số nước, việc
lựa chọn hàm PPXS rất ngẫu nhiên, chẳng hạn dựa vào sự tiện lợi hay thói quen, còn

-20-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

những nước khác, người ta tiến hành nghiên cứu chuỗi số liệu trên nhiều sông trước khi
đưa ra kết luận. Việc chọn sai hàm mật độ xác suất có thể dẫn tới những sai số lớn trong
kết quả tính toán, nhất là thời kỳ lặp lại. Nếu có thể, người ta thường sử dụng cùng một
bộ số liệu nhưng áp dụng một số hàm phân phối xác suất khác nhau để tính toán, sau đó
dùng các tiêu chuẩn để đánh giá độ phù hợp cụ thể của từng hàm mật độ, từ đó mới có cơ
sở để lựa chọn dạng hàm mật độ thích hợp nhất đối với vấn đề cần nghiên cứu tính toán.
Tính toán thủy văn thường dùng một số hàm mật độ phân phối xác suất sau:
1. Phân phối chuẩn (hay còn gọi là phân phối Normal, phân phối Gauss) phù hợp với các
chuỗi giá trị trung bình.
2. Gumbel, còn gọi là EV1 - Giá trị cực trị kiểu 1, thường dùng cho các chuỗi cực trị, như
chuỗi đỉnh lũ, chuỗi dòng chảy kiệt nhất, v.v…
3. Log Gumbel
4. Phân phối Frenchet, còn gọi là Giá trị cực trị kiểu 2.
5. Giá trị cực trị tổng quát (GEV)
6. Pearson III
7. Log Pearson III
8. Kriski-Melken (Gamma 3 tham số)
9. Gamma 2 tham số
10. Hàm mũ
11. Weibull, còn gọi là Giá trị cực trị kiểu 3
12. LogNormal 2 tham số
13. LogNormal 3 tham số
14. Cực trị 2 thành phần
Sinh viên quan tâm về các đường tần suất nói trên có thể tham khảo trong một số sách
về chuyên ngành thủy văn.
Sau đây ta nghiên cứu một trong những hàm mật độ thông dụng nhất trong thủy văn
đó là Hàm mật độ PPXS Pearson III, viết tắt là PIII và Hàm mật độ Kritski-Melken, K-
M.
IV. Hàm mật độ phân phối xác suất Pearson III và Kriski-Melken
Trong thực tế các hàm phân phối xác suất của các biến ngẫu nhiên trong thủy văn
thường có dạng không đối xứng (qua một trục thẳng đứng) (CS  0). Hàm PIII là một
trong những hàm PPXS không đối xứng.
4.1 Ứng dụng của hàm mật độ PIII
Hàm mật độ PPXS PIII là một trong các hàm PPXS có nhiều ứng dụng nhất trong
phân tích tính toán các đại lượng ngẫu nhiên trong thủy văn, chẳng hạn như chuẩn dòng
chảy năm (sẽ học ở chương sau).
- Để tính xP = giá trị biến ngẫu nhiên ứng với xác suất p cho trước (p thường là tần suất
thiết kế của công trình) người ta đã lập sẵn quan hệ Kp = f(CV, p). Sau đây giới thiệu cách
tính toán cụ thể.

-21-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

- Trong Phụ lục 3, người ta lập các bảng riêng cho các giá trị của hệ số m trong hệ thức
tỷ lệ CS = m.CV. Dưới đây là một ví dụ về sử dụng bảng Kp với m= 2, tức là CS = 2.CV
BẢNG TRA HỆ SỐ MÔ ĐUN KP CỦA ĐƯỜNG TSLL PEARSON III

Tần suất p% Trường hợp CS = 2CV


CV
0,01 0,1 0,5 1 2 5 10 50 75 ... 90 95 99

0,05 1,20 1,16 1,13 1,12 1,11 1,08 1,06 1,00 0,97 ... 0,94 0,92 0,89

0,10 1,42 1,33 1,27 1,24 1,21 1,17 1,13 1,00 0,93 ... 0,87 0,84 0,78

0,20 1,92 1,51 1,42 1,37 1,32 1,26 1,19 1,00 0,90 ... 0,81 0,77 0,68

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

1,45 13,46 9,90 7,42 6,36 5,28 3,90 2,85 0,52 0,00 ... -0,23 -0,29 -0,33

1,50 14,14 10,36 7,72 6,60 5,47 4,00 2,90 0,49 -0,05 ... -0,25 -0,30 -0,33

- Cách làm như sau: vào bảng KP phụ thuộc CV, CS và p để tra ra KP rồi tính  xP = x . KP

Trong khi sử dụng các bảng có thể phải nội suy giữa các giá trị trong bảng. Một số
công thức nội suy thường dùng như sau (dùng những công thức này khi làm bài tập lớn):

1- Nội suy tuyến tính 2 điểm: y = y(x)


x 0 − x1
 y0= y1 + .( y 2 − y1 ) y f(x,y)
x 2 − x1 f(x2,y2)

y2
f(x0,y0)
y0
f(x1,y1)
y
y1 y2
y0
y1

2- Nội suy logarit 2 điểm: y= log(x) x1 x0 x2 x x


1 x
0 x
2
log x 0 − log x1
 y0= y1 + .( y 2 − y1 )
log x 2 − log x1 x

3- Nội suy tuyến tính 4 điểm: f= f(x,y)


f(x0,y0)=
x2 − x0 y2 − y0 x −x y −y x −x y −y x −x y −y
. . f ( x1 , y1 ) + 0 1 . 2 0 . f ( x2 , y1 ) + 0 1 . 0 1 . f ( x2 , y2 ) + 2 0 . 0 1 . f ( x1 , y2 )
x2 − x1 y2 − y1 x2 − x1 y2 − y1 x2 − x1 y2 − y1 x2 − x1 y2 − y1

4.3 Hàm mật độ phân phối xác suất Kriski-Melken


Xuất phát từ nhược điểm của mô hình xác suất PIII là khi CS < 2.CV thì đại lượng x
có thể xuất hiện số âm với các giá trị tần suất lớn (khoảng lớn hơn 80%), không phù hợp
với ý nghĩa vật lý của các đại lượng thủy văn. Mô hình xác suất K-M được xây dựng.

-22-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

- Để tính xP, một bảng tra sẵn trị số KP phụ thuộc vào CS = m.CV, p và CV, lập cho m =
16 (xem Phụ lục 2) tương tự như bảng cho hàm Pearon III nói trên. xP được tính bởi:
xP = x.K P .

V. Khái niệm về lý thuyết thống kê - Tổng thể và Tập mẫu


- Hàm phân phối xác suất (còn gọi là Hàm tích phân phân phối xác suất) biểu thị đầy đủ
quy luật của hiện tượng nghiên cứu, do đó việc nghiên cứu các đại lượng ngẫu nhiên
được tiến hành thông qua việc nghiên cứu các hàm phân phối xác suất.
- Trong thủy văn, hàm phân phối xác suất được xác định thông qua thực nghiệm. Ví dụ,
muốn xác định quy luật của dòng chảy trung bình năm ta phải có các trạm thủy văn đo
đạc trên sông để thu thập chuỗi số liệu, thông qua chỉnh lý và phân tích có thể thấy được
quy luật thống kê.

5.1 Những khái niệm cơ bản về thống kê


a) Tổng thể: Trong toán thống kê ta gọi tổng thể là tập hợp của tất cả các giá trị của biến
ngẫu nhiên có thể nhận được (các giá trị xi của X). Ví dụ toàn bộ trị số lưu lượng của
một con sông chảy qua một mặt cắt nào đó là một tổng thể. Trong thủy văn, tổng thể
thường không thể có được.
b) Mẫu: chỉ là một phần rất nhỏ của tổng thể, có được bằng cách đo đạc hay quan trắc
trong một khoảng thời gian nhất định, gọi là thời kỳ quan trắc. Ví dụ lưu lượng trung bình
ngày, đo được từ năm 1902-2003, là một mẫu.
c) Các yêu cầu của một mẫu thống kê thủy văn
- Mục đích của ta là tìm hàm phân phối xác suất F(X) của tổng thể, nhưng trong tay ta chỉ
có một mẫu nhỏ x1, x2,..., xn. Ta chỉ xác định được hàm PPXS Fn(X) của mẫu, song ta
mong rằng hàm PPXS của mẫu Fn(X) gần với hàm PPXS F(X) của tổng thể. Do đó cần
phải có một số nguyên tắc thống kê mà mẫu phải tuân theo để đảm bảo mẫu có thể đại
diện được cho tổng thể. Những nguyên tắc đó gồm:
(1) Tính đồng nhất: các số liệu trong mẫu phải lấy từ cùng một tổng thể. Đòi hỏi này
thường bị vi phạm khi:
- Điều kiện hình thành dòng chảy thay đổi do các nguyên nhân tự nhiên và con người.
- Cách lấy số liệu không đồng nhất (phương pháp đo hoặc dụng cụ đo thay đổi).
(2) Tính ngẫu nhiên, độc lập: Các số liệu trong mẫu phải được lấy một cách ngẫu nhiên,
các phần tử của tập hợp mẫu không được có quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau. Ví dụ nếu
chọn các đỉnh lũ trong một năm thì có thể trị số và thời gian xuất hiện của đỉnh lũ
này ảnh hưởng đến đỉnh lũ lân cận vì con lũ đầu chưa rút hết v.v... và do đó tính độc
lập bị vi phạm.
(3) Tính đại biểu: Mẫu phải đảm bảo đại biểu được cho tổng thể, dung lượng phải đủ
lớn, phải chứa đủ các trị số lớn (năm nhiều nước), nhỏ (năm ít nước) và trung bình.

-23-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

Thực tế, một hay vài yêu cầu trên ít nhiều bị vi phạm  sinh ra sai số lấy mẫu, thể
hiện bởi sự chênh lệch khi tính toán các đặc trưng thống kê của mẫu so với của tổng thể,
ta sẽ nghiên cứu ở phần sau.

5.2 Các số đặc trưng thống kê của mẫu


Các số đặc trưng biểu thị một cách khái quát quy luật thống kê của mẫu gồm có số
trung bình cộng X , hệ số biến đổi ĉV và hệ số thiên lệch ĉS (ký hiệu mũ ở trên các đại
lượng chỉ đó là giá trị tính từ mẫu). Thông qua các số đặc trưng này ta có thể ước tính các
tham số của hàm phân phối xác suất của tổng thể.
n
 xi
i =1
a. Số trung bình x=
n
n n
 (x i − x) 2
 (K i − 1) 2 xi
i =1 i =1
b. Độ lệch chuẩn ˆ = = x. với hệ số mô đun K i =
n −1 n −1 x
n

̂
 (K i − 1)2
i =1
c. Hệ số phân tán Cv ĉV = =
x n −1
n
 (K i − 1)3
d. Hệ số không đối xứng CS ĉS = i =1
( n − 3).Ĉ 3v

5.3 Sai số lấy mẫu


Sai số giữa các số đặc trưng thống kê của mẫu so với đặc trưng tổng thể gọi là sai
số lấy mẫu (sai số do việc lấy mẫu thay mặt cho tổng thể gây ra). Sai số lấy mẫu thể hiện
ở khoảng lệch i = xi - x , số mũ của khoảng lệch này càng lớn  sai số sẽ càng lớn. Sai
số lấy mẫu do 3 nguyên nhân:
1) Khoảng lệch lớn nhất của mẫu nhỏ hơn khoảng lệch lớn nhất của tổng thể:
  
x max − x min < x max − x min hay  max <  max
 
cũng có nghĩa là x max < x max và x min > x min
2) Sai số ngẫu nhiên gặp phải trong quá trình thực hiện đo đạc các trị số của mẫu.
3) Đường cong phân bố tần suất của tổng thể thì liên tục còn của mẫu thì không liên tục.
- Sai số lấy mẫu được biểu thị bằng các độ lệch tiêu chuẩn sau đây.
+ Sai số lấy mẫu khi thay MX bởi x , gọi là  x
+ Sai số lấy mẫu khi thay CV của tổng thể bởi ĉV của mẫu, gọi là  C V
+ Sai số lấy mẫu khi thay CS của tổng thể bởi ĉS của mẫu , gọi là  C S

- Trong tính toán thủy văn các sai số đó được tính theo các công thức sau:

-24-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

a. Sai số lấy mẫu của kỳ vọng:



X = với  = độ lệch quân phương của tổng thể;
n
n: số giá trị của mẫu, còn gọi là dung lượng của mẫu.
̂
Do ta không biết được  nên:  x = với ̂ là độ lệch quân phương của các
n
phần tử của mẫu so với tổng thể, được tính bởi:
n n
 2 x  n
 (x i − x) 2  x .( xi − 1)2   (K i − 1)2
i =1 i =1   i =1
ˆ = = = x. = x . Ĉ v
n −1 n −1 n −1

Sai số lấy mẫu tương đối (ký hiệu bằng dấu phẩy) của kỳ vọng số biểu diễn dưới
dạng phần trăm là:
 ˆ x. Ĉ v Ĉ
' X = X  100% =  100% =  100% = v  100%
x x. n x. n n
b. Sai số lấy mẫu của hệ số phân tán
Chú ý:
1 + Ĉ 2v
+ Sai số tuyệt đối:  CV = Ĉ V . Trong ba sai số của x ,
2n CV và CS thì sai số của
1 + Ĉ 2v CS là lớn nhất (có thể
+ Sai số tương đối: ’CV =  100% tới vài trăm %), vì số
2n
mũ của (xi - x ) là 3 so
Theo Kritski-Melken, với các chuỗi ngắn, nên thay n bởi n-1: với 2 đối với CV; vì vậy
công thức bên chỉ có
1 + Ĉ 2v thể dùng được khi dung
+ Sai số tuyệt đối:  CV = Ĉ V . lượng của mẫu rất lớn,
2( n − 1)
có thể gồm hàng trăm
1 + Ĉ 2v trị số.
+ Sai số tương đối: ’CV =  100%
2( n − 1)

c. Sai số lấy mẫu của hệ số thiên lệch


6
+ Sai số tuyệt đối:  cs = (1 + 6Ĉ 2v + 5Ĉ 4v )
n
6
(1 + 6Ĉ 2v + 5Ĉ 4v )
+ Sai số tương đối: ’CS = n  100%
Ĉ S
VI. Đường tần suất kinh nghiệm
6.1 Phương pháp vẽ đường tần suất kinh nghiệm
Đường tần suất kinh nghiệm trong thủy văn là đường tần suất được xây dựng từ mẫu
số liệu thực đo về một đặc trưng thủy văn nào đó của một trạm thủy văn.
Bài toán: Cho chuỗi số liệu thực đo thủy văn X(x1, x2,..., xn).
Hãy xác định trị số thiết kế xP = ?

-25-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

 Để giải bài toán này ta cần xây dựng một đường tần suất dựa trên chuỗi số liệu đo
đạc, thuật ngữ gọi là đường tần suất kinh nghiệm. Một khi đường tần suất đã được thiết
lập ta có thể tra trên đó để tìm giá trị xP tương ứng với tần suất thiết kế. Muốn vẽ đường
tần suất kinh nghiệm ta làm theo các bước sau:
(1) Sắp xếp liệt quan trắc X theo dãy giảm dần, số thứ tự i = 1  n.
m
(2) Tính tần suất luỹ tích theo một công thức thích hợp nào đó, ví dụ pi= .100%
n +1
(3) Chấm các điểm có toạ độ (pi, xi) lên hệ toạ độ vuông góc, ta có các điểm phân bố
một cách có xu thế (có dạng một quan hệ tương quan đường cong)
(4) Vẽ đường trung bình qua băng điểm trên ta được đường tần suất kinh nghiệm.
* Chú ý: số lần xuất hiện giá trị x xm chính bằng số thứ tự m trong dãy giảm dần.

6.2 Công thức tính tần suất kinh nghiệm


m
- Thông thường tần suất được hiểu là tỷ số p =  100% , với m là số lần xuất hiện giá
n
trị lớn hơn hoặc bằng một giá trị ngưỡng nào đó của biến ngẫu nhiên và n là dung lượng
của mẫu, nhưng vì dung lượng mẫu không vô hạn (n→∞) và số hạng nhỏ nhất của mẫu
m n
có tần suất vượt tính ra là p = = = 1 = 100% - dẫn tới nghịch lý là trong tương lai hay
n n
quá khứ không có giá trị biến ngẫu nhiên nào nhỏ hơn nữa.
- Để khắc phục nhược điểm trên, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số công thức tính toán
tần suất sau, có một điểm chung là trong các công thức đó mẫu số luôn lớn hơn tử số ngay
cả khi m= n, do đó tần suất tính ra không bao giờ đạt trị số 100%:

m − 0,5
1 Công thức trung bình (Hazen, 1930): p1 =  100%
n
m
2 Công thức vọng số (Weibull): p2 =  100%
n +1
m − 0,3
3 Công thức số giữa (Chegođayev): p3 =  100%
n + 0,4
m −1
4 Công thức California p4 =  100%
n
m −1 / 3
5 Công thức Turkey p5 =  100%
n + 1/ 3
m−3/ 8
6 Công thức Blom p6 =  100%
n + 1/ 4

-26-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

Kết quả tính tần suất theo các công thức


trên không giống nhau, nếu vẽ thành các đường Q
tần suất kinh nghiệm, chẳng hạn vẽ chuỗi dòng Q2
chảy năm tại một trạm thủy văn nào đó theo 3
Q3
công thức đầu, (xem hình bên) ta thấy:
Q1
+ Khi p < 50% (ứng với các năm nhiều nước)
với cùng một trị số pa ta có: Q'1
Q'3
Q2 > Q3 > Q1  tức là tính theo p2 là an toàn Q'2 p(x)
nhất. pa pb 100%
50%
+ Khi p > 50% (các năm ít nước) với pb, ta có
Q1 > Q3 > Q2  nghĩa là tính với p2 cũng là an toàn nhất.

6.3 Vấn đề ngoại suy đường tần suất kinh nghiệm (TSKN) - Sử dụng đường tần
suất lý luận (TSLL)
Trong thực tiễn, đường TSKN có một số nhược điểm lớn sau:
1- Khi tính toán các đặc trưng thủy văn thiết kế cho các công trình ta thường phải xác
định các giá trị cực trị với tần suất xuất hiện rất nhỏ hoặc rất lớn (nằm ở hai đầu của
đường cong). Tuy nhiên, liệt số liệu đo đạc của ta có hạn (pmin chỉ tới  3%, pmax 
98%). Vậy muốn xác định các đại lượng thủy văn với tần suất rất nhỏ hoặc rất lớn thì
phải kéo dài đường tần suất kinh nghiệm (ở hai đầu). Vấn đề là: (1) Căn cứ vào đâu để
kéo dài, và (2) kéo dài thế nào để ít có sai số.
2 - Đường tần suất kinh nghiệm vẽ lên giấy kẻ ô vuông có hai đầu rất dốc, tra không thuận
tiện và hay mắc sai số chủ quan. Trong thực tế ta thường dùng giấy tần suất thay cho
giấy kẻ ô nhằm khắc phục nhược điểm kể trên. Cách xây dựng giấy xác suất sẽ được
đề cập trong mục 6.4 dưới đây.
3 - Đường TTKN xây dựng từ số liệu đo đạc chứa nhiều sai số (quan trắc, vẽ và đặc biệt
là sai số lấy mẫu) không thể hiện đầy đủ và chính xác đặc tính của tổng thể.

Để khắc phục những nhược điểm này, người ta nghĩ tới việc mượn những đường
tần suất lý luận của các biến ngẫu nhiên liên tục, thể hiện bởi các hàm số toán học (tức
là dùng công cụ toán), cố gắng mô tả đường tần suất kinh nghiệm. Việc ứng dụng đường
tần suất lý luận sẽ được đề cập trong Đ7 ở sau.

6.4 Phương pháp xây dựng giấy xác suất


- Nói chung khi hàm phân phối luỹ tích P(X) được vẽ trên giấy kẻ ly thường với biến số
là X thì không thể tạo nên một đường thẳng vì không bao giờ CV= 0. Để có một đường
thẳng trên giấy kẻ ly, thì P(X) phải được cho bởi biểu thức P(X)= aX + b. Giấy xác suất
được xây dựng sao cho bất cứ một phân bố lũy tích nào đều có thể được vẽ thành đường
thẳng. Xây dựng giấy xác suất là một qui trình biến đổi tỷ lệ xác suất sao cho đường cong
phân phối vẽ trên giấy xác suất là một đường thẳng.

-27-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

- Nói chung mỗi đường cong (hàm) phân phối xác suất nào đó (như phân bố chuẩn Normal,
Gumbel, PIII hay Kritski-Melken) cần một kiểu giấy xác suất riêng để có thể vẽ thành một
đường thẳng.
- Độ chia trên các trục của Hoành độ giấy xác suất được xây dựng dựa
giấy xác suất có thể phải thay trên đường tần suất lũy tích phân bố chuẩn
đổi khi các tham số của hàm Thang ®é giÊy tÇn suÊt dùa trªn ph©n bè chuÈn
PPXS thay đổi. Điều đó gây 0 5 10 20 30 4050 60 70 80 90 95 100(%)
trở ngại lớn vì ta có thể chưa
xác định được các tham số
đó, hoặc giá trị các tham số
đó được tính ra còn có sai số.
- Một số phân bố thông dụng
như PIII hay Kriski-Melken
phải mượn giấy xác suất dựa
trên phân bố chuẩn
(normal) để vẽ. Một trong
các giấy XS thông dụng là §ưêng tÇn suÊt
giấy Hazen. luü tÝch chuÈn

- Cách biến đổi hoành độ 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 95 100(%)


giấy xác suất phân bố chuẩn Thang ®é giÊy kÎ ly
được biểu thị trong hình bên.
Hình phía dưới là giấy xác suất mà ta thường dùng.
VII. Phương pháp xây dựng đường tần suất trong thủy văn
Đường tần suất kinh nghiệm (TSKN) được vẽ trên cơ sở số liệu của mẫu quan trắc.
Cũng từ chuỗi số liệu mẫu ta có thể tính được X , CV, CS. Dựa trên các tham số này ta có
thể xây dựng một đường tần suất lý luận (TSLL) (giả định một dạng đường nào đó, ví dụ
PIII).
Tuy nhiên, thực tế Trung b×nh =
đường TSLL vẽ lên Th«ng sè CV =
Th«ng sè CS =
thường cách xa các điểm
TrÞ sè cña biÕn ngÉu nhiªn X

D¹ng ph©n bè:


tần suất kinh nghiệm (do
các tham số thống kê mắc
phải nhiều loại sai số, nhất
là ’CS có thể tới vài trăm
phần trăm)  không dùng
ngay được  phải xác
định lại các tham số thống
kê của đường TSLL sao
cho khi vẽ lên, đường
TSLL phù hợp với xu thế 0,01 0,1 0,5 1 5 10 20 30 40 50 60 70 80 90 95 99 99,5 99,9 99,99

TÇn suÊt xuÊt hiÖn P(%)

-28-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

phân bố các điểm tần suất kinh nghiệm (nằm giữa băng điểm kinh nghiệm).
Có hai hướng chính để điều chỉnh đường tần suất lý luận, là phương pháp đồ giải và
phương pháp giải tích. Phương pháp đồ giải (là dùng đồ thị để giải quyết bài toán) gồm hai
phương pháp là phương pháp đường thích hợp, còn gọi là phương pháp thử đường hay
phương pháp thích hợp, và phương pháp 3 điểm của Alêchsêev, trong đó phương pháp
thử đường được ứng dụng rộng rãi nhất và đã được máy tính hoá tương đối tốt.

7.1 Phương pháp thử đường (còn gọi là phương pháp thích hợp)
Nội dung chính là: Sử dụng chuỗi số liệu  tính X X1 < X 2 < X 3
x , CV,  không tính CS mà giả thiết CS = m  CV X1
X2
(thử với m = 16). Vẽ các đường TSLL với từng bộ 3 X3

tham số kể trên lên giấy xác suất  chọn lấy đường


phù hợp nhất với các điểm kinh nghiệm mà dùng để
tra ra các trị số dùng cho thiết kế.
- Nói chung có thể phác họa các bước tiến hành cơ 50% 100% P(x)
bản như sau:

1. Vẽ đường tần suất kinh nghiệm (TSKN)


- Sắp xếp dãy số liệu theo thứ tự từ lớn tới nhỏ:
x1 > x2 > x3 > … > xn
- Tính tần suất luỹ tích ứng với mỗi xi theo một công thức nào đó (xem Bảng các công thức
tính tần suất thường dùng ở trang 50), ví dụ công thức vọng số:
m
pi =  100%
n +1
với: m = số thứ tự (sau khi đã sắp xếp) của xi ;
n = dung lượng của mẫu.

- Chấm toạ độ các điểm kinh nghiệm (xi, pi) lên giấy xác suất và vẽ một đường cong trơn
(dùng thước cong) đi qua trung tâm của băng điểm C >0 CS<0
f(x) S
kinh nghiệm  được đường TSKN.
2. Vẽ đường tần suất lý luận (TSLL)
- Như đã nói trên, ta phải vẽ các đường TSLL với các
giá trị tham số khác nhau, việc thay đổi các tham số
sẽ làm biến đổi hình dạng đường TSLL. Tùy theo xu 0 X
thế phân bố các điểm TSKN làm nền và dựa trên một X
đường TSLL đã vẽ thử nào đó ta sẽ có phương hướng CS=0

thay đổi các tham số nào đó ( x , CV , CS) để đường CS>0

cong sẽ vẽ sẽ phù hợp hơn với xu thế của băng điểm CS<0

kinh nghiệm. Có thể thấy rằng thay đổi CS sẽ tác động


tới độ cong của đường TSLL, trong khi thay đổi CV
50% 100% P(x)

-29-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

lại biến đổi độ dốc, còn thay đổi trị trung bình làm cho đường cong tịnh tiến lên hoặc
xuống theo chiều thẳng đứng (xem các hình minh họa).
- Qua phân tích mức độ sai số của các tham số này như đã trình bày ở mục 5.3, ta có thể
thay đổi CS nhiều nhất, CV chỉ thay đổi ở mức độ vừa phải, còn trị bình quân nên tránh
thay đổi hoặc làm ở một mức độ nhỏ.
- Thay đổi CS thực hiện thông qua việc giả thiết giá trị của CS bằng cách giả thiết một giá
trị của m, với (0 m  6) rồi tính CS = m.CV. Kế đến vào bảng Phụ lục KP phụ thuộc CS,
CV và p  tra ra KP tương ứng với pi. Tính xPi = x . KP rồi chấm toạ độ (xPi, pi) lên
cùng tờ giấy xác suất đã có các điểm TSKN, vẽ đường TSLL qua các điểm toạ độ nói
trên.
- Thay đổi CV thực hiện qua việc chọn một giá trị CV khác trước.
- Thay đổi trị trung bình tức là nhân hệ số mô đun KP với một trị trung bình khác với trị
trung bình đã sử dụng. f(x) X
CV nhá
- Nếu thấy chưa phù hợp thì lại CV nhá

vẽ một đường TSLL khác dựa CV lín


CV lín
CV =0
trên việc thay đổi các tham số
như cách làm nói trên.
- Nếu sử dụng phần mềm máy 0 X 50% 100% P(x)
tính để vẽ thì thực hiện các thay
đổi trực tiếp trên phần mềm - đọc hướng dẫn sử dụng.
- Sau khi đã vẽ được đường cong TSLL phù hợp thì tiến hành tra các giá trị thiết kế cần
thiết như yêu cầu tính toán.
- Hiện nay có một số chương trình máy tính vẽ đường tần suất kinh nghiệm và lý luận
theo hàm PIII hoặc Kriski-Melken. Người sử dụng có thể vào số liệu và thực hiện hiệu
chỉnh các tham số (CS, CV, x ) trên máy mà không cần phải vẽ trên giấy và tính toán thủ
công nữa.

7.2 Một ví dụ về phương pháp thử đường


- Tính lưu lượng bình quân năm chuyển qua một mặt cắt trên sông ứng với tần suất p =
75 % và p = 90 %. Số liệu lưu lượng Q cho ở cột 2 và 3 trong bảng sau. Các bước tiến
hành như sau:
1- Số liệu được sắp xếp lại theo thứ tự giảm dần từ trên xuống dưới ở cột 4.
 Q i 7935
2- Tính trị bình quân Q = = = 396,8 (m3/s)
n 20
Q
3- Tính hệ số mô đun Ki = i ghi vào cột 5.
Q
4- Các giá trị (Ki – 1), (K i − 1)2 và (K i − 1)3 , ghi trong cột 6, 7, 8 dùng để tính CV và CS :

-30-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

( K i − 1) 2 1,376
- Hệ số phân tán: CV = =  0,269 (lấy 3 chữ số có nghĩa)
n −1 19
( K i − 1) 3 0,036
- Hệ số thiên lệch : CS = =  0,108 < 2.CV
( n − 3).C V 3
17  0,2693

5- Tính tần suất pi theo một trong sáu công thức tính TSKN, ví dụ ta chọn công thức kỳ
vọng, ghi vào cột 9.
6- Chấm các toạ độ (QPi, pi) lên giấy xác suất rồi vẽ một đường cong trơn đi qua băng
điểm vừa chấm  được đường tần suất kinh nghiệm;

T.T xếp Ki= Q i (


Năm Qi (m3/s) Qi sắp K i − 1)2 (K i − 1)3 pi=
m
K i – 1  100(%)
(=m) 3
(m /s) Q n +1
1 2 3 4 5 6 7 8 9
1 1950 570 592 1,492 0,492 0,242 0,119 4,76
2 1951 503 570 1,437 0,437 0,191 0,083 9,52
3 1952 313 503 1,268 0,268 0,072 0,019 14,29
4 1953 485 496 1,250 0,250 0,063 0,016 19,05
5 1954 460 485 1,222 0,222 0,049 0,011 23,81
6 1955 592 463 1,167 0,167 0,028 0,005 28,57
7 1956 215 460 1,159 0,159 0,025 0,004 33,33
8 1957 346 446 1,124 0,124 0,015 0,002 38,10
9 1958 333 445 1,122 0,122 0,015 0,002 42,86
10 1959 411 411 1,036 0,036 0,001 0,000 47,62
11 1960 263 399 1,006 0,006 0,000 0,000 52,38
12 1961 446 346 0,872 -0,128 0,016 -0,002 57,14
13 1962 445 342 0,862 -0,138 0,019 -0,003 61,90
14 1963 342 333 0,839 -0,161 0,026 -0,004 66,67
15 1964 274 313 0,789 -0,211 0,045 -0,009 71,43
16 1965 496 306 0,771 -0,229 0,052 -0,012 76,19
17 1966 399 274 0,691 -0,309 0,096 -0,030 80,95
18 1967 463 273 0,688 -0,312 0,097 -0,030 85,71
19 1968 273 263 0,663 -0,337 0,114 -0,038 90,48
20 1969 306 215 0,542 -0,458 0,210 -0,096 95,24
(n=20) Tổng: 7935 1,376 0,036

7- Giả thiết đại lượng ngẫu nhiên Q trung bình năm đang nghiên cứu phù hợp với một
dạng đường tần suất lý luận F(X) nào đó, ví dụ đường PIII, nhưng trong ví dụ cụ thể
này CS = 0,108 < 2.CV = 2 0,269 = 0,538 nên đường tần suất lý luận sẽ đi xuống bên
dưới trục hoành, tức là giá trị dòng chảy trung bình năm sẽ âm với các trị số tần suất
lớn  sai về mặt vật lý  ta phải chuyển sang dùng đường TSLL Kritski-Melken; tuy
nhiên đây là một ví dụ sử dụng đường P-III nên tôi GIẢ SỬ rằng CS > 2.CV , tức là có
thể dùng được đường PIII, ta tiến hành tiếp các bước sau.

-31-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

8- Vẽ đường tần suất lý luận lên cùng tờ giấy với đường tần suất kinh nghiệm, bằng cách
tính toạ độ QP ứng với các tần suất p khác nhau theo các bước sau:
1) Vào Bảng KP phụ thuộc CS, CV và p (tương ứng với đường TSLL ta định dùng, ví
dụ ở đây ta dùng đường P–III)  tra ra KP tương ứng với pi;

2) Tính QPi = Q  KP đối với đường P–III, rồi chấm toạ độ (QPi, Pi) lên cùng tờ giấy
xác suất  được đường TSLL;
9- So sánh giữa đường tần suất lý luận và kinh nghiệm, nếu thấy chưa phù hợp thì chỉnh
lại CS (ví dụ chọn trị số m khác trong phương trình CS= m.CV) và CV (dùng một CV
khác trong bảng phụ lục), nếu cần có thể điều chỉnh nhỏ đối với giá trị trung bình. Lý
do ta có thể chỉnh được CS nhiều vì sai số của CS rất lớn so với sai số của CV và Q .
10- Sau khi hai đường đã phù hợp nhau, lúc đó có thể tra đường TSLL ra các giá trị QP
theo các tần suất cần tìm, hoặc dùng 3 tham số Q , CV, CS tính ra các giá trị đó.
Bảng sau cho kết quả tính toán ứng với CV = 0,30 và CS = 2 CV,
P (%) 0,1 1 2 5 10 26 50 75 90 95 99
KP 2,19 1,83 1,64 1,54 1,4 1,28 0,97 0,79 0,64 0,56 0,41
QP (m3/s) 869,0 726,1 650,8 611,1 555,5 507,9 384,9 313,5 254,0 222,2 162,7

Lưu ý: nếu không dùng được đường P–III (khi CS < 2CV) thì ta dùng đường K–M, các
bước tiến hành không có gì thay đổi, ngoại trừ rằng ta phải dùng các bảng tra KP của
đường K–M thay cho bảng KP của đường P–III.
Nhận xét: Phương pháp “thích hợp” như trình bày trên dựa trên việc kiểm tra bằng mắt
xem đường tần suất lý luận nào phù hợp nhất với các điểm kinh nghiệm. Rõ ràng rằng độ
chính xác của kết quả phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và trình độ của kỹ sư. Để cho
việc lựa chọn đường tần suất phù hợp được khách quan hơn, ta cần tiến hành một số phép
thử mức độ phù hợp giữa đường TSLL với các điểm TSKN. Những phương pháp thử
thường dùng là: Bình phương nhỏ nhất, Tiêu chuẩn Nash, 2 (Chi-squares) và
Polmogorov – Smirnov.
Theo phương phương pháp Bình phương Đường tần
X suất lý luận
nhỏ nhất, với một đường TSLL đã vẽ, ta tính
trị số tổng bình phương các khoảng lệch giữa Khoảng lệch giữa đươờng
tần suất lý luận và điểm tần
các điểm tần suất kinh nghiệm với đường suất kinh nghiệm
TSLL. Tính giá trị này cho các đường TSLL
khác nhau (các đường TSLL có CS, CV, hệ số
m khác nhau) và đem so sánh các giá trị tổng
bình phương các khoảng lệch của chúng, chọn
ra đường có giá trị tổng bình phương khoảng
lệch là nhỏ nhất. Lưu ý rằng trị số nhỏ nhất của 50% 100% P(x)
tổng bình phương khoảng lệch của một đường

-32-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

TSLL nào đó chỉ nói rằng đường TSLL đó “phù hợp nhất về mặt toán học”, không chắc
đã phù hợp nhất về mặt thủy văn, do đó không quyết định việc lựa chọn.
Tóm lại, sự kết hợp giữa việc so sánh các khoảng lệch bình phương và kiểm tra bằng
mắt với kiến thức và kinh nghiệm thủy văn trong đầu sẽ giúp kỹ sư chọn được đường
TSLL phù hợp nhất, dẫn tới kết quả tính toán hợp lý nhất.
---------------------------------------------

CHƯƠNG 2: DÒNG CHẢY NĂM


Khái niệm chung về dòng chảy năm
- Lượng nước chảy qua cửa ra của một lưu vực luôn luôn thay đổi theo thời gian, sự thay
đổi đó mang 2 tính chất: (1) tính chu kỳ rõ rệt thể hiện qua sự xuất hiện mùa lũ-mùa kiệt
hàng năm do chuyển động quay của Trái đất xung quang Mặt trời, đó là sự thay đổi dòng
chảy trong năm hay còn gọi là phân phối dòng chảy trong năm, và (2) sự thay đổi dòng
chảy trong thời kỳ nhiều năm, do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự biến đổi của hoạt
động Mặt trời và hoàn lưu khí quyển; tính chất này không rõ ràng lắm, thể hiện ở mỗi
nơi một khác, bị ảnh hưởng của các đột biến khí hậu và điều kiện địa lý tự nhiên của từng
khu vực.
- Việc nghiên cứu dòng chảy năm bao gồm những nội dung chính sau đây:
1- Xác định lượng dòng chảy bình quân nhiều năm.
2- Nghiên cứu sự biến đổi của dòng chảy từ năm này qua năm khác.
3- Nghiên cứu sự phân phối dòng chảy trong năm.

I. Chuẩn dòng chảy năm và cách tính


1.1. Khái niệm
- Chuẩn dòng chảy năm (hay chuẩn dòng chảy) là đại lượng trung bình nhiều năm của
dòng chảy bình quân hàng năm, với điều kiện cảnh quan địa lý không thay đổi, cùng
thuộc thời địa chất ngày nay và cùng mức độ khai thác kinh tế của con người.
- Trị số trung bình của những đại lượng dòng chảy tính từ những năm này thường
đã tiến tới ổn định, tức là nếu ta thêm vào dãy số liệu một số trị số nữa thì nó vẫn
không thay đổi. Tính ổn định này không mang tính tuyệt đối, vì các yếu tố tạo nên
nó như khí hậu, địa chất, thổ nhưỡng trên lưu vực không phải là bất biến. Sự biến
đổi khí hậu toàn cầu, sự nóng lên của Trái đất do hiệu ứng nhà kính (green-house),
những đột biến khí hậu như La Nina hay El Nino và các tác động ngày càng gia
tăng của con người đối với môi trường nói chung và trên lưu vực nói riêng như
xây dựng hồ chứa, trồng hay phá rừng, khai hoang, xây dựng các khu công nghiệp
và thành phố lớn, di dân tái định cư v.v… làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt của
lưu vực sẽ làm cho các trị số dòng chảy chuẩn thay đổi.

-33-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

- Do là sản phẩm trực tiếp của khí hậu, và chế độ khí hậu (các nhân tố và sự biến
đổi của chúng) lại có nguồn gốc từ sự hoạt động thiên văn (Mặt trời, Mặt trăng,
Trái đất…) nên có thể nói chế độ thủy văn cũng có quan hệ chặt chẽ, chịu ảnh
hưởng của các hoạt động thiên văn mà chủ yếu là Mặt trời. Mặt trời mà yếu tố
chính là bức xạ nhiệt Mặt trời không phải lúc nào cũng đồng đều như nhau, tuy
nhiên, cũng có một số giả thuyết về các chu kỳ hoạt động mạnh/yếu của Mặt trời,
đặc biệt là chu kỳ xuất hiện các vết đen Mặt trời, gây tác động lớn tới các yếu tố
khí hậu và qua đó là tới dòng chảy sông ngòi. Có một vài chu kỳ, chẳng hạn chu
kỳ 12 năm và chu kỳ 60 năm, tuy nhiên những chu kỳ này thể hiện tương đối mờ
nhạt và chịu ảnh hưởng sâu sắc của các điều kiện của từng khu vực và cũng có
những ngoại lệ chưa giải thích hết được.
Do Mặt trời có những năm hoạt động mạnh, một số năm khác hoạt động yếu,
và xen kẽ với những năm hoạt động trung bình, nên qua quan trắc và phân tích
chu kỳ dao động của dòng chảy trong sông trong một thời gian dài, người ta cũng
thấy sự hình thành nhóm các năm nhiều nước, các năm ít nước và các năm nước
trung bình nằm kế tiếp nhau. Chuẩn dòng chảy năm là một đặc trưng trung bình
tính trong khoảng thời gian dài, do đó chuỗi số liệu phải đủ dài, phải bao hàm
được nhóm những năm nhiều nước, ít nước và nước trung bình.
- Ý nghĩa của chuẩn dòng chảy là nó đánh giá được khả năng tiềm tàng về nguồn
nước trong một lưu vực, hay so sánh khả năng này giữa các lưu vực hoặc dòng
sông khác nhau. Nó cũng là đặc trưng cơ bản nhất dùng trong thiết kế hồ chứa và
các công trình trên sông khác.
- Về mặt trị số, có thể nói chuẩn dòng chảy năm được tính bằng trung bình số học
của chuỗi dòng chảy trung bình năm trong thời kỳ nhiều năm ở một trạm thủy văn
cụ thể, thường ký hiệu bằng chỉ số “0” ở dưới đại lượng cần xem xét.
- Chuẩn dòng chảy năm được biểu diễn dưới các đại lượng sau:
1- Lưu lượng dòng chảy năm trung bình nhiều năm: Q0 (m3/s);
2- Tổng lượng dòng chảy năm TB nhiều năm: W0 (km3);
 l 
3- Mô đun dòng chảy năm TB nhiều năm: M0   , (l/s/km2);
2
 s.km 
4- Lớp dòng chảy (còn gọi là độ sâu dòng chảy) TB nhiều năm: y 0 (mm);
5- Hệ số dòng chảy trung bình nhiều năm: 0

1.2 Tính toán chuẩn dòng chảy


Việc tính toán chuẩn dòng chảy phụ thuộc vào chuỗi số liệu sẵn có, chủ yếu là
độ dài của chuỗi số có thoả mãn các yêu cầu thống kê hay không. Có 3 trường hợp:
1. Tính toán chuẩn dòng chảy khi có đủ số liệu (còn gọi là số liệu đủ dài)
- Tính Q0 (cũng như các dạng biểu diễn khác của chuẩn dòng chảy là M0, W0, y0, 0, …)

-34-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

Q + Q 2 +  + Q n  Qi
Q0 = 1 = (1)
n n
- Công thức này chỉ đúng khi n đủ lớn và n bao hàm được các nhóm các năm
nhiều nước , ít nước và nước trung bình.
- Do chuỗi quan trắc của ta thường ngắn, chỉ 20  40 năm, nhiều là 60  80 năm,
nên nếu tính Q0 theo công thức (1) với n là dãy quan trắc có hạn, dẫn tới sai số với
Q0 thực của dãy có n→ (tổng thể). Trong trường hợp này, ta dùng công thức:
Q0 = Q n   Q
n

trong đó:  Q = sai số quân phương của trị số trung bình của mẫu trong “n” năm
n
Q
so với của tổng thể (tức là khi n →): Q =  (2)
n n
Với: Q = độ lệch quân phương của các giá trị dòng chảy năm riêng rẽ Q i so với
n
 (Q i − Q n ) 2
dòng chảy trung bình của “n” năm, Q n , tính bởi:  Q =  i =1
n −1
n
 (Q i − Q n ) 2
 Thay vào (2) có:  Qn =  i =1
n.( n − 1)

- Để so sánh mức độ của các sông có nguồn nước thể hiện bằng lưu lượng lớn, nhỏ khác
nhau ta biểu diễn sai số trên dưới dạng % (gọi là sai số tương đối, 'Q ):
n

Q Q CV 10 4.C V
2
'Q (%) =  n
100 % =  100 % = 100 % suy ra  n =
n Qn Qn. n n ' 2
Qn

ở đây n là số năm ít nhất phải có số liệu (dung lượng tối thiểu của mẫu). Từ công
thức tính 'Q ta thấy trị số của nó phụ thuộc vào số năm quan trắc n và hệ số biến
n

động CV.
• 'Q phụ thuộc vào số năm quan trắc và hệ số biến động CV.
n

• Trong tính toán chuẩn dòng chảy, theo kinh nghiệm, thường lấy ' Q = 6%.
n

2. Tính toán dòng chảy năm khi có ít số liệu (đọc thêm tài liệu khi cần)

3. Tính toán chuẩn dòng chảy khi không có số liệu thuỷ văn (đọc thêm tài liệu
khi cần)

-35-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

II. Lượng dòng chảy năm thiết kế (LDCNTK)


2.1 Khái niệm
- Là lượng dòng chảy năm (trung bình hàng năm) ứng với tần suất thiết kế cho
trước.
- LDCNTK là đại lượng cơ bản dùng để tính toán thiết kế quy hoạch các công trình
trên sông.
- LDCNTK được biểu thị dưới dạng sau:
• Lưu lượng dòng chảy năm TK QP (m3/s),
• Mô đun dòng chảy năm TK MP (l/s/km2),
• Lớp dòng chảy năm TK yP (mm), và
• Tổng lượng dòng chảy năm TK WP (km3).

2.2 Cách tính (cũng phụ thuộc vào tình hình số liệu đo đạc: dủ dài, ngắn, thiếu)
2.2.1 Tính toán lượng dòng chảy năm khi chuỗi số liệu đo đạc đủ dài
a) Dùng đường tần suất kinh nghiệm
 dùng đường tần suất kinh nghiệm, theo các Q(m3/s)
bước sau:
Đường tần suất
(1) Thống kê chuỗi số liệu lưu lượng trung lý luận
bình năm trong n năm có số liệu liên tục.
(2) Lập bảng tính, sắp xếp chuỗi số liệu từ
lớn đến nhỏ.
(3) Tính tần suất lũy tích tương ứng bằng Đường TSKN P(%)
công thức số giữa của Chêgôđaép.
0% 50% 100%
(4) Chấm các điểm tần suất kinh nghiệm lên
giấy xác suất với tung độ là các giá trị lưu lượng trung bình năm đã sắp xếp và
hoành độ là tần suất lũy tích tương ứng.
(5) Vẽ một đường tần suất kinh nghiệm đi vào trung tâm các điểm kinh nghiệm
(xem ví dụ ở chương trước).
(2) Nếu các điểm kinh nghiệm tập hợp trong một băng điểm tương đối hẹp với
đường tần suất kinh nghiệm vừa vẽ nằm ở trung tâm thì tra giá trị lượng dòng chảy
năm trên đường tần suất kinh nghiệm đó theo các tần suất yêu cầu.
- Nếu tần suất thiết kế cần tra nằm ngoài khoảng cho phép của đường TSKN thì:
• Nếu khoảng cần kéo dài ngắn, ta kéo dài theo xu thế (kéo dài thủ công);
• Nếu khoảng cần kéo dài quá lớn và cần độ chính xác cao  Áp dụng đường tần
suất lý luận (PIII, Kriski-Melken, hàm mũ, Normal v.v...) như trình bày sau đây.

-36-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

b) Dùng đường tần suất lý luận để kéo dài đường TSKN


b.1. Dùng đường Pearson III (P-III)
Các bước tiến hành như sau:
(1) Từ chuỗi số liệu thực đo  tính các tham số thống kê Q , CV, CS và các sai số
tuyệt đối và tương đối của các tham số này.
(2) Giả thiết luật phân bố xác suất của đường TSKN có thể xấp xỉ bởi phân bố P-
III, trên cơ sở các tham số thống kê tính được ở trên  vẽ đường TSLL (xem
ví dụ về vẽ đường TSLL ở chương trước).
(3) Dùng phương pháp thử đường để chỉnh lại các tham số thống kê sao cho trên
đồ thị, đường TSLL và các điểm chấm TSKN phù hợp tốt nhất với nhau (các
điểm TSKN phân bố đều hai bên đường TSLL).
(4) Với đường TSLL đã hiệu chỉnh này, hoặc dùng công thức hoặc dùng đồ thị, tính
hoặc tra ra giá trị lượng dòng chảy năm thiết kế ứng với tần suất được yêu cầu.

* Có một số điểm cần chú ý là:


(1) Nên dùng công thức số giữa tính tần suất kinh nghiệm trong tính toán và vẽ:
m − 0,3
p=  100 %
n + 0,4
(2) Khi sử dụng hàm P-III chú ý giới hạn thay đổi của CS phải là:
2C V
2C V  C S 
1 − K min
2.C V
vì khi CS < 2.CV ta có 2CV  CS  , chia cả hai vế cho 2.CV ta có :
1 − K min
1
1  - Kmin  0  Kmin  0
1 − K min

 Vậy khi CS < 2CV đường PIII cắt trục tần suất P trong khoảng 95  97%
 suy ra KP có giá trị âm  vô lý.
- Để khắc phục những trường hợp này  dùng hàm Kriski-Melken

b.2. Dùng đường Kriski-Melken


Khi không áp dụng được đường P-III (khi CS < 2CV) ta dùng đường Kriski-
Melken (xem các bước tiến hành ở chương trước).
2.2.2 Tính toán khi có chuỗi số liệu ngắn: tham khảo SGK
- Khi số năm quan trắc ngắn, chỉ khoảng 7-15 năm  tiến hành kéo dài số liệu
bằng phương pháp tương quan với số liệu của lưu vực tương tự (SV quan tâm có
thể tham khảo phương pháp tương quan và lưu vực tương tự trong SGK).
2.2.3 Tính toán khi không có số liệu: tham khảo SGK

-37-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

- Phương hướng là xác định 3 tham số thống kê của chuỗi số liệu dòng chảy năm
 tính ra dòng chảy năm ứng với tần suất thiết kế.
- Cách làm:
• Sử dụng bản đồ đẳng trị mô đun dòng chảy bình quân nhiều năm M0 hoặc bản
đồ đẳng trị lớp dòng chảy y 0 , hoặc
• Tính từ phương trình cân bằng nước.
Hai phương pháp này đã trình bày trong các phần trước.

III. Phân phối dòng chảy trong năm thiết kế


3.1. Khái niệm
- Như đã nói ở phần đầu chương, đi sau sự thay đổi theo mùa của các nhân tố khí
hậu, các đặc trưng dòng chảy cũng biến đổi một cách có chu kỳ rõ rệt trong năm,
hình thành mùa lũ và mùa kiệt.
- Cũng như dòng chảy năm, sự phân phối dòng chảy trong năm phụ thuộc vào các
yếu tố khí hậu, điều kiện mặt đệm và các hoạt động của con người, trong đại đa số
trường hợp, yếu tố khí hậu đóng vai trò quyết định. Do đó, mặc dù đối với một khu
vực, hay một vùng khí hậu, dù cho quá trình dòng chảy trong từng năm có khác
nhau, song vẫn tìm được một dạng phân phối bình quân điển hình cho vùng đó.
- Kiểu phân phối điển hình mang tính chất khí hậu trên đây thường được dùng trong
việc nghiên cứu chế độ thủy văn hoặc quy hoạch nguồn nước. Tuy nhiên trong thiết
kế công trình việc nghiên cứu phân phối có một ý nghĩa quan trọng hơn, dạng phân
phối dòng chảy có ảnh hưởng tới việc sử dụng nguồn nước vào các mục đích cụ
thể như tưới, phát điện, giao thông thủy v.v... và ảnh hưởng tới quy mô, kích thước
công trình. Do đó không thể tách rời việc chọn dạng phân phối dòng chảy với mục
đích và quá trình dùng nước. Ví dụ đối với việc tưới nước, ta cần chú ý đến phân
phối dòng chảy trong thời gian sinh trưởng của cây trồng; đối với thủy điện thì lại
cần chú ý đến thời gian kiệt nước vào kỳ đông, xuân v.v...
- Hiện nay trong tính toán thiết kế và vận hành công trình thường dùng 2 loại phân
phối dòng chảy trong năm:
(1) Phân phối dòng chảy trong năm dưới dạng đường quá trình lưu lượng trung
bình trong một thời đoạn nào đó (tuần, tháng, mùa), thời đoạn càng ngắn thì kết
quả càng chi tiết, chính xác nhưng khối lượng tính toán lớn, đòi hỏi nhiều số liệu
và dạng phân phối càng bất ổn định, khó tìm dạng điển hình để tìm qui luật.
(2) Phân phối dòng chảy dưới dạng đường duy trì lưu lượng bình quân ngày (còn
gọi là đường tần suất bảo đảm lưu lượng ngày. Loại phân phối này không cho phép
chúng ta xét được sự thay đổi theo trình tự thời gian, mà chỉ xét được phần trăm số
ngày trong năm nước sông bảo đảm một lưu lượng nào đó.

-38-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

3.1.1 Phân phối dòng chảy trong năm


- Lưu lượng nước tại mặt cắt cửa ra của lưu vực thay đổi liên tục trong năm, khác
với sự thay đổi trong quá trình nhiều năm, quá trình dòng chảy trong năm mang
tính chất chu kỳ rõ rệt, nguyên nhân xuất phát từ sự quay xung quanh Mặt trời của
Trái đất - Sự thay đổi có chu kỳ này gọi là sự phân phối dòng chảy trong năm.
- Cũng như dòng chảy năm, phân phối dòng chảy trong năm phụ thuộc vào các yếu
tố khí hậu, địa vật lý của lưu vực và hoạt động kinh tế con người.
- Phân phối dòng chảy theo dạng đường quá trình lưu lượng bình quân tháng là
dạng phân phối thường dùng nhất trong tính toán thiết kế. So với phân phối mùa
thì dạng đường quá trình lưu lượng bình quân tháng biến động hơn nhiều. Cùng 2
năm có lượng dòng chảy năm như nhau có thể có dạng đường phân phối tháng khác
nhau hoàn toàn.
- Do tính chất biến động đó nên trong việc tính toán phân phối dòng chảy năm có
nhiều mô hình khác nhau. Các mô hình về vấn đề này có thể phân ra như sau:
1- Loại thứ nhất đề nghị dùng dạng phân phối thực tế của từng năm theo hình thức
thường gọi là điều tiết toàn liệt. Theo cách này, khi tính toán thiết kế sẽ dùng toàn
bộ lưu lượng bình quân tháng của tất cả các năm quan trắc và tính ra các đặc trưng
thiết kế cần thiết.
Để tính toán theo phương pháp này cần nhiều số liệu quan trắc, khối lượng tính
toán nhiều. Tuy nhiên loại này rất thông dụng trong tính toán thủy năng để xác định
công suất bảo đảm, hay lượng nước dùng phải bảo đảm cho một nhu cầu sử dụng
nào đó như tưới, cấp nước cho khu công nghiệp v.v...
2- Loại thứ hai cho rằng phân phối dòng chảy trong năm ít nhiều có quan hệ với
lượng dòng chảy đến trong năm đó, trên cơ sở đó có thể chọn những dạng điển hình
làm phân phối thiết kế, ví dụ năm điển hình nhiều nước, năm điển hình ít nước,
hay năm điển hình nước trung bình; cũng có thể chọn năm điển hình theo một
tiêu chuẩn sát với nhu cầu sử dụng nước nào đó được qui định sẵn.
- Tỷ lệ phân phối dòng chảy của những năm nhiều nước, trung bình hay ít nước có
những điểm khác biệt. Những năm nhiều nước thường có tỷ lệ phân phối giữa các
tháng không điều hòa: Tỷ lệ phân phối rất lớn tập trung vào mùa lũ, trong khi đó
tỷ lệ này lại rất nhỏ đối với các tháng kiệt. Do đó nếu dùng để tính toán dung tích
hồ chứa thì kết quả có thể thiên lớn. Ngược lại, những năm ít nước, tỷ lệ phân phối
điều hòa hơn nên dung tích hồ chứa tính ra thường thiên nhỏ.
Nói chung cho các dạng nhu cầu sử dụng nước và trong điều kiện sông ngòi ở nước
ta, mô hình thứ hai nói trên thường dùng phổ biến trong thực tiễn sản suất.
- Nước ta ở khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông khô lạnh, mùa hè nóng
ẩm, phân bố dòng chảy cũng được phân thành hai mùa rõ rệt. Mùa khô ở Bắc Bộ

-39-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

từ tháng XI-III, mùa mưa từ tháng IV-X (miền Nam mùa khô xuất hiện muộn hơn).
Có thể dùng chỉ tiêu phân mùa như sau: Mùa lũ bao gồm những tháng liên tục có
lượng dòng chảy vượt 8,3% lượng dòng chảy năm (có nghĩa là lưu lượng bình quân
tháng lớn hơn lưu lượng bình quân năm) với xác suất xuất hiện vượt 50%; mùa cạn
bao gồm những tháng còn lại.
- Theo sự phân bố lượng mưa, phân bố dòng chảy cũng chia làm hai mùa:
+ Mùa mưa (mùa lũ, thường kéo dài khoảng 3-5 tháng) với lượng dòng chảy chiếm
70-80% tổng lượng dòng chảy năm: Bắc bộ: khoảng tháng V - X; Khu 4 cũ: VII -
IX, càng về phía Nam, thời gian xuất hiện càng muộn, cá biệt có nơi mùa lũ xuất
hiện vào tháng I.
+ Mùa ít mưa (mùa cạn, thường kéo dài khoảng 7-9 tháng) là mùa kế tiếp mùa lũ,
lượng mưa ít biến đổi, dòng chảy tương đối ổn định, lượng dòng chảy chiếm 20-
30% cả năm. Bắc bộ từ tháng XI - V, Khu 4 cũ: tháng XII - VI, Nam Trung bộ và
miền Nam xuất hiện chậm hơn.
- Phân phối dòng chảy trong năm được nghiên cứu để biết được trị số trung bình
lượng dòng chảy trong các tháng và các mùa, và tỷ lệ phân bố giữa các tháng và
mùa so với dòng chảy cả năm, trên cơ sở đó giúp cho việc sử dụng nguồn nước một
cách hiệu quả nhất, phòng chống thiên tai, giao thông thủy, quy hoạch nguồn nước
và nhiều công tác khác.
3.1.2 Năm thủy văn
- Dựa trên chu kỳ biến đổi của dòng chảy trong năm, người ta đưa vào khái niệm
năm thủy văn: là khoảng thời gian kể từ khi bắt đầu mùa lũ, kéo dài liên tục cho tới
hết mùa cạn năm sau (ví dụ từ tháng V năm nay đến hết tháng IV sang năm).
 Năm thủy văn ở mỗi vùng khác nhau và thời gian kéo dài mùa lũ hay mùa cạn
cũng khác nhau. Trong tính toán có thể xác định mùa lũ gồm những tháng có lưu
lượng trung bình tháng (trong nhiều năm) lớn hơn lưu lượng trung bình năm (trong
nhiều năm).
3.1.3 Năm thủy văn đại biểu
- Xem xét quá trình dòng chảy nhiều năm cho thấy có hiện tượng dòng chảy phân
bố không đều qua các năm: các năm nhiều nước bị xen kẽ bởi một số năm ít nước
và năm nước trung bình  đưa ra 3 loại năm thủy văn đại biểu: Năm nhiều nước
đại biểu, năm ít nước đại biểu và năm nước trung bình đại biểu.
- Khái niệm này gắn liền với độ lớn của dòng chảy năm, thể hiện qua tần suất xuất
hiện của các giá trị dòng chảy lớn nhỏ khác nhau:
• Năm đại biểu nhiều nước: p = 3 – 5%
• Năm ĐB nước trung bình: p = 50%
• Năm ĐB đại biểu ít nước : p = 75 – 99%

-40-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

3.2 Tính phân phối dòng chảy trong năm


33.2.1 Khi chuỗi số liệu đủ dài
- Dùng phương pháp năm đại biểu, tính toán phân bố dòng chảy trong năm thông
qua phân bố dòng chảy theo tháng (12 tháng) và theo mùa (2 mùa).
- Từ số liệu quan trắc, lập bảng lưu lượng trung bình năm, trung bình tháng cho
tất cả các năm có số liệu. Sau khi xác định được năm thủy văn (từ tháng nào tới
tháng nào) ta thành lập bảng sau:
Tháng Q
TT Năm T.văn
V VI VII VIII IX X ... III IV năm

1 1924 - 1925 2980 3200 2770 2980 1610 1200 ... 417 1150 1545
2 1925 - 1926 2230 3570 5120 2760 1600 1400 ... 464 540 1658
3 1926 - 1927 1290 5060 4020 1980 1710 1100 ... 287 1140 1563
... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
n ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Chú ý:
- Năm ở đây tính theo năm thuỷ văn.
- Tuỳ theo yêu cầu và mục đích tính toán ta tính phân phối dòng chảy cho năm đại
biểu.
- Theo phương pháp tương tự như tính lượng dòng chảy năm thiết kế  tính các
giá trị Q5% Q50%, Q95%.
- Từ số liệu bảng trên chọn 3 năm điển hình ứng với: năm nhiều nước, ít nước và
trung bình nước, nó phải có:
1) Q năm điển hình  QP như đã tính
Ph©n phèi dßng ch¶y trong n¨m cña
trên (Q5% , Q50% , Q95%). W Th¸ng(m3/s)
n¨m ®¹i biÓu
2) Có dạng bất lợi đối với công
trình (ví dụ: với mục tiêu khai thác
năng lượng thì dạng bất lợi là mùa
kiệt kéo dài; với công trình phòng
lũ, dạng bất lợi là đỉnh lũ cao, tổng
lượng lớn, thời gian tập trung dòng
chảy ngắn, lũ xuất hiện muộn
trong năm ... V VI VII VIII IX X XI XII I II III IV T(th¸ng)

- Sau khi chọn được năm điển


hình, tính tỉ số phần trăm của tổng lượng dòng chảy tháng và mùa so với tổng lượng
dòng chảy cả năm của năm đó. Tính phân bố dòng chảy theo tháng và theo mùa,
tức là tính tỷ số phần trăm giữa tổng lượng nước trong từng tháng và trong từng
mùa so với tổng lượng nước trong cả năm điển hình. Trình tự tính toán như sau:

-41-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

• Tổng lượng dòng chảy từng tháng (đơn vị là km3):


Q th ¸ ng .Tth ¸ ng Q th ¸ ng
Wtháng (km3) = . 10-9 =  86400  số ngày trong tháng 10-9
 Lưu ý: tháng 2 những năm thường có 28 ngày còn năm nhuận (số năm chia hết
cho 4) có 29 ngày nên thời gian tính bằng giây của tháng 2 trong các năm có thể
khác nhau.
• Lưu lượng trung bình và tổng lượng dòng chảy trong từng mùa:
k

Q i k

W
Q lò = i =1
, trong đó k là số tháng trong mùa lũ (ví dụ 5 tháng) và Wlũ = th ¸ ng i
k i =1
m

Q c¹ n Q i
= i =1
, trong đó m là số tháng trong mùa cạn (ví dụ 7 tháng) và Wcạn =
m
m

W
i =1
th ¸ ng i

• Tổng lượng dòng chảy cả năm: Wnăm = Wlũ + Wcạn


▪ Theo mùa, hệ số phân phối dòng chảy (%) mùa được tính theo công thức:
Wlò Wc¹ n
lũ=  100% và cạn=  100%
Wn ¨ m Wn ¨ m

▪ Theo các tháng, hệ số phân bố dòng chảy (%) tháng được tính theo công
thức sau:
Wth¸ng
tháng =  100%
Wn ¨m

Kết quả tính phân bố dòng chảy theo tháng được đưa vào bảng sau (các trị số
trong bảng lấy làm ví dụ):

Phân phối dòng chảy tháng  (%)


Năm điển Mùa lũ Mùa cạn
hình VI VII VIII IX X XI XII I II III IV V
Nhiều nước 12,82 24,90 19,70 17,52 10,31 4,93 2,35 1,63 1,24 0,99 1,23 2,38
Trung bình 7,21 14,09 24,81 16,80 10,53 6,34 4,08 2,93 2,14 2,30 3,50 5,25
Ít nước 7,58 20,72 28,05 17,24 8,48 3,63 1,96 1,52 1,04 2,01 2,19 5,58

-42-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

Phân phối dòng chảy theo mùa  (%)


Năm Mùa lũ Mùa cạn
Năm điển hình Năm T.V Q W Q W Q W
 (%)  (%)
(m3/s) (km3) (m3/s) (km3) (m3/s) (km3)
Nhiều nước 1966-1967 1007 31,948 2058 27,238 85,266 257 4,710 14,74
Trung bình 1967-1968 749 23,754 1317 17,447 73,45 343 6,307 26,55
ít nước 1958-1959 667 21,198 1312 17,398 82,07 206 3,801 17,93

Dựa vào bảng trên ta có thể vẽ biểu đồ phân phối dòng chảy mùa (%) và tháng
(%) tương ứng cho 2 mùa và 12 tháng như hai hình sau.
BiÓu ®å hÖ sè ph©n phèi dßng ch¶y th¸ng theo m« h×nh n¨m ®¹i biÓu
Tr¹m Th-îng C¸t - S«ng §uèng - Thêi kú 1957-1970
30
M« h×nh n¨m nhiÒu n-íc
24.90
25

19.70
20
17.52
Beta (%)

15
12.82

10.31
10

4.93
5
2.35 2.38
1.63 1.24 1.23
0.99
0
VI VII VIII IX X XI XII I II III IV V
Th¸ng

BiÓu ®å hÖ sè ph©n phèi dßng ch¶y mïa theo m« h×nh n¨m ®¹i biÓu
Tr¹m Th-îng C¸t - S«ng §uèng - Thêi kú 1957-1970
100
M« h×nh n¨m nhiÒu n-íc
90 85.26
80

70

60
Alpha (%)

50

40

30

20 14.74
10

Mïa lò Mïa Mïa C¹n

-43-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

CHƯƠNG 3: DÒNG CHẢY LŨ


I. Khái niệm chung
- Mùa lũ là một thời kỳ trong năm có lượng cấp nước lớn nhất trong năm.
- Dòng chảy lũ là một đặc trưng rất quan trọng trong chế độ thủy văn của lưu vực sông
và là yếu tố quyết định quy mô, kích thước các công trình tháo nước, đập dâng, cầu,
cống v.v..., do đó nó được trở thành nội dung trung tâm của việc nghiên cứu chế độ thủy
văn sông ngòi.
- Một trận lũ được đánh giá qua 3 đặc trưng Q(m3/s) §Ønh lò
Qmax
là: đỉnh lũ, Qmax, tổng lượng lũ, Wmax và
đường quá trình lũ.
S-ên lªn
- Khi thiết kế một công trình không có khả
năng điều tiết dòng chảy thì lưu lượng đỉnh S-ên xuèng

lũ quyết định kích thước công trình tháo, các Tæng l-îng lò
đặc trưng còn lại không cần xác định. W
- Đối với các công trình có tác dụng điều tiết
Ch©n lò
thì cả ba đặc trưng trên đều cần được xác Ch©n lò
định.
0 Tlªn Trót t (giê)
* Sơ lược tình hình lũ trên miền Bắc Tlò

L-u l-îng giê n¨m 1996-1997


Tr¹m thñy v¨n: S¬n T©y S«ng: Hång
22000
Mïa lò Mïa c¹n Mïa lò
20000

18000

16000 lò chÝnh vô
L-u l-îng Q (m /s)

14000
3

12000

10000 lò muén
8000 lò tiÓu m·n
6000

4000

2000

0
0h-1-I

0h-1-I

0h-1-I
0h-1-V

0h-1-X

0h-1-V

0h-1-X
0h-1-II

0h-1-II
0h-1-IV

0h-1-IX

0h-1-IV

0h-1-IX
0h-1-VI

0h-1-XI

0h-1-VI

0h-1-XI
0h-1-III

0h-1-III
0h-1-VII

0h-1-XII

0h-1-VII

0h-1-XII
0h-1-VIII

0h-1-VIII

Thêi gian (Giê)

- Ở miền Bắc mùa hè kéo dài từ tháng V đến tháng IX, là mùa tập trung phần lớn lượng
mưa trong năm, chiếm 70%-80% lượng mưa cả năm. Tương ứng với thời gian này là
mùa lũ trên các sông suối.
- Thời gian bắt đầu xuất hiện và kết thúc mùa lũ, tổng lượng lũ và quá trình diễn biến của
lũ mỗi năm mỗi khác, thường lũ bắt đầu vào tháng V kết thúc tháng XI.
Có 3 loại dòng chảy lũ, phân biệt theo thời gian xuất hiện:

-44-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

1- Lũ đầu mùa (lũ tiểu mãn): xuất hiện khoảng tháng V-VI, thường không lớn và rút
nhanh.
2- Lũ giữa mùa (lũ chính vụ): xuất hiện vào thời kỳ mưa nhiều và bão trong các tháng
VII, VIII, IX. Càng về phía nam lũ chính vụ xuất hiện càng muộn.
3- Lũ cuối mùa: xuất hiện trong các tháng X- XI.
Nghiên cứu dòng chảy lũ là nội dung trung tâm trong việc nghiên cứu chế độ thủy
văn sông ngòi và dòng chảy lũ là một chương rất quan trọng trong chương trình thủy văn
công trình.
II. Lũ thiết kế
2.1 Khái niệm chung
- Dòng chảy lũ thiết kế với tần suất p là trận lũ có đỉnh lũ ứng với tần suất p, tổng lượng
lũ ứng với tần suất p và đường quá trình lũ có hình dạng thoả mãn điều kiện thiết kế (là
khả năng xuất hiện thực tế và bất lợi cho công trình).

§-êng Qu¸ tr×nh lò thiÕt kÕ hå S¬n La (0,01%, 1% vµ 5%)


(nguån: C«ng ty KSTK§ I)
50000
Q 0,01%
45000
Q1%
40000 Q5%

35000
L-u l-îng Q (m /s)
3

30000

25000

20000

15000

10000

5000

0
0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 220 240 260 280 300 320 340 360 380 400 420
Thêi gian (giê)

- Lũ thiết kế trực tiếp ảnh hưởng đến vấn đề an toàn và kinh tế trong công trình. Nếu lũ
thiết kế chọn quá lớn thì công trình quá an toàn nhưng đầu tư lại quá lớn. Nếu lũ thiết kế
chọn nhỏ thì công trình không an toàn.Vì vậy lũ thiết kế cần phải được nghiên cứu đầy
đủ.
- Khi thiết kế công trình tháo lũ phải đảm bảo rằng công trình đó phải chống đỡ được
(không bị phá hoại) khi gặp một trận lũ lớn gọi là lũ thiết kế. Với việc xây dựng đập
dâng thì độ cao đập, kích thước các công trình xả lũ, dung tích phòng lũ đều phụ thuộc
vào lũ thiết kế. Lũ thiết kế trong xây dựng cầu, cống, hệ thống thoát nước đô thị, đê điều,
trạm bơm v.v... cũng quyết định kích thước và kết cấu của công trình.

-45-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

- Khi thiết kế công trình tháo lũ cần phải biết hai loại lũ:
+ Lũ thiết kế cho bản thân công trình
+ Lũ thiết kế cho quy hoạch phòng lũ ở hạ lưu công trình.
2.2 Các đặc trưng cần thiết của lũ thiết kế
Khi xét đến lũ thiết cần xét đến 3 đặc trưng sau:
1. Đỉnh lũ thiết kế Qmax,P (m3/s)
- Với các công trình tháo lũ nằm trong hệ thống không có dung tích phòng lũ tức là không
cắt được đỉnh lũ thì đỉnh lũ thiết kế có tác dụng quyết định - là cơ sở chủ yếu để thiết
kế.
- Với các hồ chứa nhỏ (dung tích nhỏ) lũ thiết kế cũng lấy đỉnh lũ, đồng thời cũng xét đến
lượng lũ một cách thích đáng.
2. Lượng lũ thiết kế WP (km3)
Với hệ thống đầu mối lớn hồ chứa có dung tích lớn thì ảnh hưởng chính không phải là
lưu lượng đỉnh lũ mà là lượng lũ. Vì vậy cần xác định được lượng lũ thiết kế trong một
thời đoạn dài. Trường hợp này lượng lũ được lấy cùng tần suất với đỉnh lũ.
3. Đường quá trình lũ thiết kế
Hình dạng đường quá trình lũ (lũ đơn, lũ kép, độ dốc sườn lên và sườn xuống, thời
gian lũ lên TL, thời gian lũ rút TR, thời gian xuất hiện đỉnh lũ) ảnh hưởng đến hiệu quả cắt
lũ của hồ chứa, vì vậy cần xác định đường quá trình lũ thiết kế. Để xác định nó ta tìm một
trận lũ nào đó (có tính chất riêng) gọi là đường quá trình lũ điển hình rồi thu phóng theo
các tỉ số nào đó để được đường quá trình lũ thiết kế.
III. Tính toán lũ thiết kế bằng phương pháp thống kê
Tuỳ thuộc tình hình số liệu dòng chảy lũ thực đo, trong tính toán lũ thiết kế người ta
chia ra làm 3 hướng tính toán sau: 1) Tính toán khi có đủ (nhiều) số liệu quan trắc; 2)
Tính toán khi có ít số liệu; và 3) Tính toán khi không có số liệu quan trắc.
3.1 Tính Qmax,P và WP khi chuỗi số liệu quan trắc đủ dài
- Dòng chảy lũ có những điểm rất khác biệt so với các đặc trưng thủy văn khác: hình
thành phức tạp, xuất hiện nhiều lần trong năm, các đặc trưng thống kê (trị số trung bình,
CV, CS, ...) biến động mạnh. Vì vậy trong tính toán lũ thiết kế cần đề cập một số vấn đề
sau:
1. Vấn đề chọn mẫu thống kê,
2. Vấn đề xử lý lũ đặc biệt lớn,
3. Chọn dạng đường tần suất lý luận,
4. Hiệu chỉnh an toàn.
- Khi có đủ tài liệu, Qmax,P và WP được xác định bằng phương pháp thống kê.
1. Chọn mẫu thống kê số liệu: là chọn các trị số đỉnh lũ vào chuỗi tính toán.
- Có 3 cách chọn mẫu thống kê:

-46-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

+ Mỗi năm chọn một giá trị Qmax (mô hình AM - Annual Maximum Series)
+ Trong toàn liệt, chọn các Qmax vượt ngưỡng, tức là Qmax  QTK (ngưỡng) nào đó
(Mô hình PD - Partial Duration Series hay còn gọi là POT - Peaks over a threshold).
Ngưỡng chọn có thể lấy bằng đỉnh lũ của năm có lũ nhỏ nhất trong các năm quan
trắc; tần suất tính ra là tần suất lần.
+ Trong toàn liệt, chọn các Qmax  Q0 (ngưỡng), nhưng QTK được điều chỉnh sao cho
số lượng các đỉnh lũ Qmax được chọn bằng đúng số năm của liệt dòng chảy, để tần
suất tính ra là tần suất năm.
L-u l-îng Q (m3/s)

sù xuÊt hiÖn c¸c ®Ønh lò


Lo¹i v× kh«ng ®¶m b¶o
tÝnh ®éc lËp

QTK

t1 t2 t3 t4
Thêi gian
Thêi kú lÆp l¹i l-u l-îng Q TK = T = Trung b×nh (t 1, t 2, t 3, ...)

- Mỗi cách chọn có ưu nhược điểm riêng, chẳng hạn, nếu mỗi năm chọn 1 trị số thì:

Ưu Nhược
- Đơn giản - Không khai thác được triệt để các thông
- Bảo đảm tính độc lập tin về lũ đã đo đạc được (nhiều trận lũ lớn
- Tần suất xuất hiện là tần suất năm không được đưa vào chuỗi thống kê)
- Buộc phải lấy cả các đỉnh lũ thấp vì đỉnh
đó là lớn nhất trong năm.
- Ngược lại, mỗi năm chọn nhiều trị số thì ưu diểm là khắc phục được nhược điểm của
cách chọn trên nhưng lại có nhược điểm là tính phức tạp khi lựa chọn (nên đưa trận lũ
nào vào chuỗi và bỏ đi cái nào), các trận lũ lớn xuất hiện gần nhau có thể bị ảnh hưởng
lẫn nhau, và mô hình tính toán tần suất cũng phức tạp hơn. Khi các đỉnh lũ lớn xuất hiện
quá gần nhau thì phải loại bớt các đỉnh không bảo đảm tính độc lập. Tiêu chí lấy đỉnh là
khoảng cách thời gian giữa các đỉnh phải lớn hơn thời gian chảy truyền τ và giữ lại đỉnh
cao loại đỉnh thấp.
- Cách chọn còn phụ thuộc vào đặc điểm từng chuỗi thống kê. Ở nước ta, chuỗi được
chọn theo cách 2, mỗi năm lấy không quá 3 đỉnh. Không lấy những đỉnh lũ xuất hiện cách
nhau một thời gian ngắn hơn thời gian truyền lũ (thời gian chảy truyền ô).
• Về việc chọn lưu lượng Qmax vào chuỗi nghiên cứu:

-47-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

- Các sông nhỏ và vừa: Tính toán với Q tức thời lớn nhất.
- Các sông lớn, thời gian duy trì đỉnh lũ lớn hơn 1 ngày có thể dùng trị số lưu lượng
bình quân ngày lớn nhất.
• Về lượng lũ Wmax: Lượng lũ ở đây là lượng lũ lớn nhất trong một thời đoạn nhất định
trong năm hay của một trận lũ. Phương pháp tính toán tổng lượng lũ thiết kế hoàn toàn
tương tự như đối với tính lưu lượng đỉnh lũ thiết kế.
• Về thời gian lũ (T ngày):
- Sông lớn: thời đoạn T = 15, 30, 45, 60 dài nhất là 120 ngày ngắn nhất là 7 ngày
- Sông nhỏ thời đoạn tính toán có thể là một trận lũ hoặc T< 7 ngày.

+ Phương pháp tính: Lượng lũ và đỉnh lũ thiết kế được xác định như tính với dòng chảy
năm thiết kế, tuy vậy khi tính toán cần chú ý các điểm sau:
a. Biểu thức tính tần suất kinh nghiệm
Đối với lượng lũ và đỉnh lũ, tần suất vượt quá một trị số nào đó (luỹ tích) của dãy số
m
liệu thực đo được xác định theo biểu thức kỳ vọng: p(%) =  100%
n +1
b. Các thông số thống kê
n n
 Qimax  (K i − 1)
2
Qimax
Q max = i =1 CV = i =1 với K i =
n n −1 Q max

CS tìm bằng cách thử dần (theo phương pháp của Krisky-Melken).

2. Xử lý lũ đặc biệt lớn


- Để nâng cao tính đại biểu của liệt thủy văn và tăng thêm độ chính xác của kết quả tính
toán lũ, ta cần xét đến tài liệu lũ đặc biệt lớn, còn gọi là lũ lịch sử. Lũ đặc biệt lớn có thể
xảy ra trong thời gian quan trắc hoặc trước khi quan trắc rồi được điều tra khôi phục lại.
- Nếu có thể đưa được các trị số của lũ đặc biệt lớn vào chuỗi quan trắc thì sẽ nâng cao
tính đại biểu của chuỗi  tạo điều kiện kéo dài đường tần suất ở đoạn có tần suất p nhỏ
được chính xác hơn.
- Nội dung cần tính của phần này là:
+ Ước tính thời kỳ xuất hiện lại của lũ đặc biệt lớn (lũ ĐBL).
+ Tính các đặc trưng của đường tần suất lũ (Khi đã biết Q đặc biệt lớn).
a) Xác định thời kì xuất hiện lại của lũ đặc biệt lớn (lũ lịch sử) N (năm)
• Đặc điểm là khó xác định chính xác, chỉ căn cứ vào năm xuất hiện lũ để xác định N:
* Sông X: năm 1908 có một lần lũ lớn nhất từ trước đến nay (2001):
N = 2001 - 1908 = 93 năm.

-48-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

* Sông Y: năm 1971 có trận lũ lớn đặc biệt, điều tra cho thấy năm 1871 cũng có một
trận lũ lớn tương tự. Vậy trong 2001-1871=130 năm có 2 trận lũ tương tự nên:
2001− 1871 Lò LS n»m trong liÖt
N= = 65 năm.
2 N
a
* Sông Z: năm 1967 xảy ra một trận lũ lớn đặc
biệt từ 1798 trở lại đây, do đó:
N = 2001 - 1798 = 203 năm.
Vậy việc xác định N chỉ là gần đúng, song do
thời gian này lớn hơn nhiều thời gian quan trắc nên
xử lý lũ đặc biệt lớn này vẫn làm tăng độ chính xác.
• Sau khi xác định được N ta tính tần suất p của lũ
n
M
đặc biệt lớn: p =  100%
N +1
với: M = thứ tự của lũ đặc biệt lớn xếp từ lớn đến nhỏ.
N = thời kỳ xuất hiện lại của trận lũ đặc biệt lớn thứ nhất.

b. Xác định các thông số của đường tần suất lũ (ký hiệu X ở đây có thể là Q, H, W...)
b.1 Khi lũ đặc biệt lớn nằm ngoài liệt quan trắc
Lò LS n»m ngoµi liÖt
- Giả sử có a trận lũ lịch sử đã xảy ra nhưng nằm
N
ngoài liệt quan trắc và n trận lũ thường (ứng với n
năm đo đạc). Kriski-Melken giả thiết rằng nếu không
kể lũ ĐBL thì trị bình quân và độ lệch quân phương
của liệt ngắn (trong n năm) và liệt dài (N-a) năm
không thay đổi.
X N − a = X n và  N − a =  n .
Nếu trong N năm có a trận lũ đặc biệt lớn thì:
a
N −a n n
Xj + .Xi
a

j =1 n i =1
XN = ;
N
a
N − a n −a
 (K j − 1) + n .  (K i − 1) 2
2

j =1 i =1
C VN =
N −1
với: X j = trị số của đại lượng nào đó của lũ đặc biêt lớn thứ j.
X i = trị số của đại lượng nào đó của lũ bình thường i.
Xj X
Kj = và K i = i
XN XN

b.2 Khi lũ đặc biệt lớn nằm trong liệt quan trắc

-49-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

Giả sử trong liệt đo đạc có một trận lũ đặc biệt lớn XN và trong N năm ta được biết
không có trận lũ nào lớn hơn. Ta có:

N − 1 n −1
(K N − 1) +
2
.  (K i − 1)2
1 N − 1 n −1  n − 1 i =1
XN =  X N + .  Xi  và C VN =
N n − 1 i =1  N −1

Nếu có a trận lũ đặc biệt lớn trong liệt đo thì:

N − a n −a n −a
 (K j − 1) + n − a .  (K i − 1)
a a
N −a
Xj +  Xi
n − a i=1
2 2

j=1 j−1 i =1
XN = và C VN =
N N −1
Thông thường X N  X n và C VN  C Vn

3. Lựa chọn đường tần suất lý luận trong tính toán lũ thiết kế
- Việc lựa chọn sai dạng đường tần suất lý luận sẽ dẫn tới những sai số lớn trong tính
toán (xem lại bài Lựa chọn đường tần suất ở chương Xác suất), điều này ảnh hưởng
nghiêm trọng tới mức độ an toàn và kinh phí xây dựng công trình. Việc lựa chọn dạng
đường TSLL nào trong số các dạng đường khác nhau phụ thuộc vào tính chất của từng
bài toán cụ thể, và phải qua những phương pháp đánh giá mức độ phù hợp giữa dạng
đường và chuỗi số liệu đưa vào phân tích. Thông thường người ta kết hợp hiệu chỉnh
đường tần suất lý luận bằng trực giác (đòi hỏi kinh nghiệm) sau đó áp dụng một số tiêu
chuẩn toán học như các tiêu chuẩn Nash, 2, Kolmogorov - Smirnov, Bình phương nhỏ
nhất. Một số đường TSLL thường được sử dụng trong tính toán lũ là: Gumbel, PIII, Log
PIII và Kriski-Melken, trong đó ở nước ta dạng đường K-M hay được sử dụng.
4. Hiệu chỉnh an toàn
- Để đảm bảo công trình làm việc an toàn lâu dài, tính nốt những ảnh hưởng phụ mà ta
chưa tính hết trong quy trình tính toán thông thường, ta cần phải hiệu chỉnh an toàn. Cụ
thể cần cộng thêm vào lưu lượng Qmax,P một giá trị Q gọi là số hiệu chỉnh an toàn
Qmax,TK = Qmax,P + Q
trong đó Q phụ thuộc vào số năm quan trắc (n), độ lệch quân phương của tung độ đường
tần suất lưu lượng đỉnh lũ (EP) và vào tình hình nghiên cứu thủy văn của khu vực tính
toán. Sinh viên có thể tham khảo các sách chuyên ngành khi cần tính toán các thông số
này.
3.2 Tính Qmax,P & WP khi thiếu và không có số liệu: Tham khảo SGK

-50-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

IV. Xác định đường quá trình lũ thiết kế


- Dựa trên số liệu quan trắc dòng chảy lũ trong nhiều năm, tiến hành phân tích các đặc
tính lũ, chọn một con lũ điển hình, tìm đỉnh lũ và lượng lũ thiết kế, phóng đại với một tỉ
lệ nào đó, ta được đường quá trình lũ thiết kế.

4.1 Vấn đề chọn lũ điển hình (chọn dạng đường quá trình)
Khi chọn lũ điển hình cần chú ý các quy tắc sau:
1. Đường quá trình lũ điển hình phải được chọn trong những trận lũ đã xuất hiện trong
thực tế (không được lấy số liệu là kết quả của một tính toán hoặc mô phỏng nào đó).
2. Lũ điển hình chọn trong năm nhiều nước, đỉnh lũ cao, lượng lũ lớn, dạng lũ bất lợi.
3. Về nguồn gốc và loại lũ: nên chọn trường hợp ác liệt, bất lợi (ví dụ khi cần thiết kế
công trình tràn, công trình phòng lũ ta chọn lũ xuất hiện muộn, nhiều đỉnh, loại lũ này
rất nguy hiểm vì xuất hiện khi các hồ chứa đã đầy nước vào cuối mù lũ).
4. Chọn lũ điển hình có số liệu đáng tin cậy phù hợp với thực tế.

4.2 Xác định đường quá trình lũ thiết kế


Sau khi đã xác định được con lũ điển hình, ta tiến hành thu phóng đường quá trình
thực đo theo tần suất thiết kế đòi hỏi để được đường quá trình lũ thiết kế. Tuỳ từng bài
toán thiết kế cụ thể mà ta có thể áp dụng các kỹ thuật thu phóng khác nhau như: cùng tỷ
số, cùng tần suất và một số kỹ thuật phức tạp khác. Sau đây giới thiệu phương pháp thu
phóng cùng tỷ số - là loại đơn giản nhất, các phương pháp thu phóng khác - đọc SGK.
• Thu phóng cùng tỉ số (2 tỷ số)
- Mục tiêu của việc thu phóng là xây dựng một đường quá trình lũ thiết kế có đỉnh lũ bằng
đỉnh lũ thiết kế Qp, có lượng lũ bằng lượng lũ thiết kế Wp và đường quá trình có dạng của
đường quá trình lũ điển hình.
- Theo cách này, sau khi đã chọn được đường quá trình lũ điển hình, đã xác định được
các trị số Qđh, Wđh, thời gian kéo dài lũ điển hình Tđh; lưu lượng đỉnh lũ và tổng lượng
lũ của lũ thiết kế Qp, và Wp tìm bằng phương pháp thống kê, ta tính các tỷ số sau:
1- Tỷ số lưu lượng: KQ = Qp / Qđh (1)
2- Tỷ số tổng lượng: KW = Wp / Wđh (2)
3- Thời gian kéo dài của lũ điển hình xác định bởi công thức: Tđh= 2 Wđh/Qđh/f (3)

trong đó f là hệ số hình dạng của đường quá trình lũ (Khi đã biết Tđh, Wđh và Qđh ta có
thể suy ra f).
4- Tương tự với lũ thiết kế, ta có: Tp= 2 Wp/Qp/f; (4)
K
5- Từ đó tỷ số thu phóng thời gian được xác định bởi: KT= Tp/Tđh = W (5)
KQ

-51-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

Vậy các tung độ và hoành độ của đường quá trình lũ thiết kế được tìm bằng cách nhân
tương ứng các tung độ và hoành độ của đường quá trình lũ điển hình với tỷ số KQ, và KT,
dựng đồ thị và nối các tọa độ với nhau.
Sau đây là một ví dụ: Xây dựng đường quá trình lũ với tần suất p= 1% bằng cách
thu/phóng đường quá trình lũ điển hình đã cho, biết Qđh= 15.600 m3/s, Wđh= 6.854,26
106 m3, Tđh= 192 giờ, Qp= 19.400 m3 , Wp= 9960,31 106 m3 và đường quá trình lũ điển
hình.
Cách làm:
19400
o Tính tỷ số lưu lượng đỉnh lũ theo công thức (1): = 1,244 KQ = Qp / Qđh =
15600
9910,31  10 6
o Tính tỷ số tổng lượng lũ theo công thức (2):KW = Wp / Wđh= = 1,446
6854,26  10 6
K 1,446
o Tính tỷ số thu phóng thời gian theo công thức (5): KT= W = = 1,162
K Q 1,244
o Nhân tung độ (lưu lượng) của đường quá trình điển hình với KQ =1,244, hoành độ tương
ứng với KT =1,162  được đường quá trình lũ thiết kế (xem hình).

§Ưêng qu¸ tr×nh lò ®iÓn h×nh (n¨m 1971) vµ ®Ưêng qu¸ tr×nh lò
thiÕt kÕ víi tÇn suÊt p=1% - Tr¹m: T¹ Bó - S«ng: §µ
22000

Qp= 19.400 m3/s


20000

18000
Q®h= 15.600 m3/s

16000 Đường quá trình lũ thiết


Lưu lượng lò (m3/s)

kế sau khi phóng


14000

12000

10000

8000
Đường quá trình lũ
6000 điển hình

4000
0 24 48 72 96 120 144 168 192 216
Thêi gian lò (giê)

V. Phương pháp tính lưu lượng đỉnh lũ thiết kế bằng công thức kinh
nghiệm
Trong việc tính lưu lượng đỉnh lũ thiết kế hiện nay người ta dùng hàng chục công
thức khác nhau. Tất cả các công thức dù khác nhau ở cơ sở lý luận, nhưng đều đưa vào
các vấn đề cơ bản sau: Mưa, tổn thất, tốc độ tập trung dòng chảy trên lưu vực, và tất cả
các công thức đều chứa các hệ số xác định bằng cách tổng hợp các số liệu kinh nghiệm.

-52-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

Những công thức thường dùng là: Công thức hợp lý, công thức Xôkôlốpski, công thức
Alecxêép v.v… Sau đó càng ngày người ta càng đưa vào công thức thêm nhiều yếu tố
ảnh hưởng hơn, mô tả chính xác hơn quá trình hình thành dòng chảy. Sau đây giới thiệu
một trong các công thức đó - công thức "hợp lý" (Rational Method) được sử dụng phổ
biến do tính đơn giản và thường dùng trong việc tính toán thiết kế các công trình thoát
nước mưa trong phạm vi nhỏ của các công trình xây dựng. Sinh viên có thể tham khảo
các công thức khác trong sách giáo khoa và các tài liệu liên quan.
Công thức hợp lý
Công thức này có từ giữa Thế kỷ 19, vào thời hình thành công thức, do cơ sở lý luận
cũng như việc áp dụng tỏ ra "hợp lý" hơn các công thức đương thời, nên được gọi tên là
công thức Hợp lý, nó được dùng để tính lưu lượng thiết kế (lưu lượng lớn nhất) cho các
công trình thoát nước mưa như cống, rãnh, ống dẫn v.v... từ mưa; diện tích lưu vực phải
nhỏ hơn 5 km2.
1. Cơ sở của công thức
- Giả thiết rằng : (1) mưa có cường độ i (mm/ph) bắt đầu tức thời và kéo dài liên tục; (2)
toàn bộ diện tích lưu vực đều tham gia sinh dòng chảy.
2. Công thức Q max
p = 0,278 . C . ip . F (0,278 là hệ số chuyển đổi hệ đơn vị)

trong đó:
ip = cường độ mưa (mm/ph) theo tần suất thiết kế p
F = Diện tích hứng nước mưa
(km2), cũng chính là diện
tích lưu vực.
C = Hệ số chiết giảm, còn gọi
là hệ số dòng chảy (0
C1)
3. Các đại lượng
o Cường độ mưa thiết kế ip
lấy từ đường quan hệ
Cường độ-Thời đoạn-Tần
suất (xem hình), từ thời gian
kéo dài trận mưa (thường
lấy bằng thời gian chảy Một ví dụ về đường quan hệ Cường độ-Thời
đoạn-Tần suất của mưa, lập riêng cho mỗi vùng
truyền của lưu vực) và thời kỳ lặp
lại T (2, 3, 5, … 100 năm) ta tra ra
cường độ mưa ip .
o Hệ số chiết giảm C. Phản ánh khả năng gây tổn thất nước mưa của lưu vực, hệ số này
phụ thuộc vào khả năng thấm, độ dốc trung bình và đặc tính bề mặt lưu vực và cả vào
thời kỳ lặp lại T của lũ thiết kế tần suất p của công trình. Sau đây là bảng trích một số
loại bề mặt lưu vực, lấy làm ví dụ.

-53-
Bài giảng môn Thủy văn và Phòng chống thiên tai Vũ Anh Khoa, 2018

Thời kỳ lặp lại T (năm)


Đặc tính bề mặt lưu vực
2 5 10 25 50 100
Mặt rải nhựa asphan 0,73 0,77 0,81 0,86 0,90 0,95
Bê tông 0,75 0,80 0,83 0,88 0,92 0,97
Đất có cỏ mọc, độ dốc 27% 0,37 0,40 0,43 0,46 0,49 0,53
Đất canh tác, độ dốc 27% 0,35 0,38 0,41 0,44 0,48 0,51

-54-

You might also like