You are on page 1of 289

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI


KHOA KỸ THUẬT HẠ TẦNG & MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
BỘ MÔN CHUẨN BỊ KỸ THUẬT KHU ĐẤT XÂY DỰNG
ThS. Vũ Hoàng Điệp (Chủ biên)
ThS. Đinh Thị Thu Hoài, ThS. Nguyễn Hữu Phú

THỦY VĂN

Hà Nội, 2017
2

LỜI NÓI ĐẦU

Môn học Thủy văn được giảng dạy tại trường Đại học Kiến
trúc Hà Nội với vai trò là môn học cơ sở cho các ngành đào tạo
của Khoa Kỹ thuật hạ tầng và Môi trường Đô thị nhằm cung cấp
cho sinh viên những kiến thức cơ bản về sự hình thành dòng chảy
sông ngòi, lưu vực, quá trình hình thành dòng chảy sông ngòi;
các phương pháp đo đạc và thu thập tài liệu thuỷ văn; các phương
pháp tính toán các đặc trưng thuỷ văn thiết kế, điều tiết dòng chảy
phục vụ công tác quy hoạch và thiết kế hệ thống công trình hạ
tầng kỹ thuật đô thị. Việc dạy và học môn học này từ trước đến
nay chủ yếu sử dụng giáo trình của chuyên ngành Thủy lợi, chưa
có tài liệu giảng dạy được biên soạn riêng phù hợp với đặc thù
chuyên ngành đào tạo của Khoa Kỹ thuật hạ tầng và Môi trường
Đô thị.
Tài liệu “Thủy văn” gồm phần mở đầu và 8 chương được
biên soạn từ các giáo trình chuyên ngành, chọn lọc các nội dung
lý thuyết và tính toán thủy văn cơ bản ứng dụng trong công tác
quy hoạch đô thị và thiết kế công trình dùng làm tài liệu giảng
dạy cho sinh viên các chuyên ngành Cấp thoát nước và Kỹ thuật
hạ tầng đô thị theo đề cương chi tiết được phê duyệt trong chương
trình đào tạo, đồng thời là tài liệu tham khảo cho sinh viên các
chuyên ngành khác của khoa Khoa Kỹ thuật hạ tầng và Môi
trường Đô thị - Trường đại học Kiến trúc Hà Nội.
Trong quá trình biên soạn, tác giả đã nhận được nhiều ý
kiến đóng góp thiết thực của các nhà khoa học, các chuyên gia,
các đồng nghiệp ở Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Trường Đại
học Thủy lợi và Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam.
Lần đầu biên soạn và xuất bản, tài liệu này không tránh
khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng
góp của bạn đọc.
Tác giả.
3

MỞ ĐẦU

1. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG MÔN HỌC


Thủy văn học là một ngành trong hệ thống các khoa học về trái đất; khoa học
nghiên cứu quy luật tồn tại và vận động của nước trong tự nhiên. Hầu như mọi quá
trình tự nhiên trên trái đất cùng với hoạt động mọi mặt của con người luôn luôn gắn
liền và chịu sự chi phối, tác động của nước. Thủy văn học nghiên cứu những quy
luật chung về sự tồn tại và vận động của nước trong những không gian lớn trên trái
đất và trong những khoảng thời gian khá dài.
Thủy văn học có hai bộ phận lớn đó là thủy văn học đất liền (gọi tắt là thủy
văn) và thủy văn học hải dương (gọi tắt là hải văn). Thủy văn học đất liền lại có thể
chia ra làm thủy văn sông ngòi, thủy văn ao hồ đầm lầy, thủy văn nước ngầm, thủy
văn băng hà. Ngoài ra theo mục tiêu nghiệp vụ còn có thể chia thành các ngành: tính
toán thủy văn, đo đạc thủy văn, dự báo thủy văn.
Kết quả nghiên cứu của thủy văn học phục vụ cho rất nhiều ngành của nền kinh
tế, xã hội và quốc phòng. Thủy văn học đáp ứng nhu cầu của các ngành xây dựng,
giao thông, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch... Trong xây dựng cơ bản,
hầu hết các chuyên ngành đều sử dụng kiến thức thủy văn học, ví dụ như xây dựng
công trình thủy lợi, công trình cảng – đường thủy, công trình biển, công trình kỹ
thuật cơ sở hạ tầng ...
Thủy văn công trình là tập hợp các kiến thức cơ bản nhất của thủy văn học, để
phục vụ cho các quá trình thiết kế, thi công và vận hành các công trình xây dựng.
Môn học thủy văn dành cho ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng có nhiệm vụ đánh
giá nguồn nước, tính toán các đặc trưng thủy văn thiết kế, tính toán cân bằng nước
trong hệ thống. Môn học không đi sâu nghiên cứu những quy luật của quá trình dòng
chảy mà chủ yếu nghiên cứu các phương pháp tính toán đặc trưng của thủy văn, tính
toán cân bằng nước khi lập các quy hoạch và thiết kế hệ thống nguồn nước. Các đặc
trưng thủy văn cần xác định làm cơ sở quy hoạch và thiết kế công trình gọi là các
đặc trưng thủy văn thiết kế. Nhiệm vụ và yêu cầu tính toán các đặc trưng thủy văn
thiết kế tùy thuộc nhiệm vụ quy hoạch và thiết kế công trình cụ thể.
4

Với vai trò là môn học cơ sở ngành, nhiệm vụ của môn học Thủy văn trình bày
trong tài liệu này gồm những nội dung cơ bản sau đây:
- Cung cấp những kiến thức cơ bản về sự hình thành dòng chảy sông ngòi, lưu
vực, quá trình hình thành dòng chảy sông ngòi.
- Các phương pháp đo đạc và thu thập tài liệu thủy văn.
- Cung cấp các phương pháp tính toán các đặc trưng thủy văn thiết kế phục vụ
công tác quy hoạch, thiết kế và thi công hệ thống công trình thủy lợi, giao thông,
cấp thoát nước và các công trình khác có liên quan.
- Phương pháp tính toán cân bằng nước trong hệ thống.
Riêng với lĩnh vực Thuỷ văn đô thị, một bộ phận của thuỷ văn học chuyên
nghiên cứu những quy luật vận động của nước trên các lưu vực đô thị sẽ được tách
riêng và trình bày chuyên sâu với vai trò là môn học chuyên ngành.
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HIỆN TƯỢNG THỦY VĂN VÀ CÁC PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm của hiện tượng thủy văn
Hiện tượng thủy văn xảy ra muôn hình muôn vẻ nhưng tựu trung nó mang
những đặc điểm cơ bản sau đây:
a. Hiện tượng thủy văn có nguyên nhân hình thành vật lý rõ rệt
Ví dụ dòng chảy của một con sông được hình thành là kết quả tất yếu dưới tác
dụng của các nhân tố vật lý được thể hiện qua mưa, bốc hơi, thấm, rừng cây, ruộng
lúa, lòng sông, sự canh tác của con người... Các nhân tố vật lý này khá nhiều và tác
động của chúng đến dòng chảy là rất phức tạp và luôn luôn thay đổi. Chính điều này
làm cho hiện tượng thủy văn trở nên rất đa dạng, muôn hình muôn vẻ.
b. Hiện tượng thủy văn mang tính chất địa lý rõ rệt.
Ví dụ cũng là hiện tượng lũ nhưng lũ ở các vùng miền khác nhau thì tính chất
cũng rất khác nhau.
c. Hiện tượng thủy văn mang tính chất ngẫu nhiên
Như ở trên đã nói hiện tượng thủy văn rất đa dạng, muôn hình muôn vẻ nên
giá trị định lượng của các đại lượng thủy văn mang tính ngẫu nhiên, không lặp đi
lặp lại. Ví dụ dòng chảy lớn nhất tại một trạm thủy văn không bao giờ lặp lại như
cũ.
5

2.2. Phương pháp nghiên cứu của thủy văn học


Từ những đặc điểm trên đây của hiện tượng thủy văn, người ta đã xây dựng
nên ba phương pháp để nghiên cứu thủy văn như sau:
a. Phương pháp phân tích nguyên nhân hình thành.
Một hiện tượng thủy văn bao giờ cũng được phân tích như là kết quả tác động
của một nhóm các nhân tố vật lý. Các nhân tố này được phân chia thành các thành
nhân tố chính và các nhân tố phụ. Kết quả của việc phân tích nguyên nhân hình
thành cho phép thiết lập mối quan hệ giữa đại lượng thủy văn cần nghiên cứu với
các nhân tố ảnh hưởng đến nó. Mối quan hệ này có thể được biểu thị dưới dạng các
công thức hoặc các phương trình toán học.
b. Phương pháp phân tích tính chất địa lý của hiện tượng thủy văn
Theo hướng này có thể chia làm ba phương pháp cụ thể như sau:
 Phương pháp tương tự địa lý – thủy văn
Giả sử có hai trạm thủy văn (trạm đang xét và trạm tham khảo) có điều kiện
địa lý tự nhiên và khí hậu tương tự giống nhau, chúng ta cho rằng chúng sẽ có quy
luật thủy văn tương tự như nhau. Từ đó dựa vào số liệu thủy văn của trạm tham khảo
đã có ta có thể suy ra số liệu thủy văn của trạm đang xét chưa có hoặc không đủ số
liệu.
 Phương pháp nội suy địa lý
Phương pháp này coi đặc trưng thủy văn với tính cách là đặc trưng địa lý nên
có thể phân khu, phân vùng thủy văn hoặc xây dựng các bản đồ đẳng trị của các đại
lượng thủy văn.
 Phương pháp tham số địa lý tổng hợp
Phương pháp này coi đại lượng thủy văn là hàm của nhiều yếu tố địa lý. Các
yếu tố chính được xét chi tiết riêng biệt, còn các yếu tố địa lý thứ yếu được tập hợp
lại thành các tham số tổng hợp.
c. Phương pháp phân tích số liệu thống kê của hiện tượng thủy văn
Giá trị của một đặc trưng thủy văn xuất hiện như một đại lượng ngẫu nhiên vì
nó có tính không lặp lại. Áp dụng lý thuyết xác suất thống kê để tìm quy luật thống
kê của hiện tượng thủy văn. Phương pháp này được sử dụng nhiều trong thủy văn
6

để tính toán các giá trị xuất hiện của đại lượng thủy văn thích ứng với những độ tin
cậy, những khả năng xuất hiện khác nhau.
3. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC THỦY VĂN
3.1. Sơ lược về sự phát triển của khoa học thủy văn trên thế giới
Loài người từ thời cổ đại ở các châu lục đã biết sử dụng các quy luật thủy văn
để đấu tranh với thiên nhiên và phục vụ cho đời sống của mình, những di tích của
các công trình dẫn nước và phòng chống lụt ở Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp, Ai
Cập... để lại từ nhiều thế kỷ trước công nguyên đã ghi nhận những kiến thức thủy
văn lâu đời của các dân tộc trên thế giới. Cùng với sự tiến bộ của xã hội loài người,
kiến thức thủy văn học ngày càng được tích lũy và đánh dấu những bước đường phát
triển của mình.
Khoảng 100 năm trước công nguyên ở La Mã đã có những công trình của
Marcus Vitruvius về lý thuyết tuần hoàn và cân bằng nước. Sau đó, lý thuyết này đã
được hoàn chỉnh ở Ý và Pháp trong những thế kỷ XV và XVI. Đến những thế kỷ từ
XVII đến XIX, các công trình thủy lợi và giao thông được xây dựng nhiều đã thúc
đẩy mạnh mẽ sự phát triển của khoa học thủy văn. Các công trình khoa học quan
trọng của thủy văn được lần lượt công bố ở các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Ý,
Nga... Ở Nga, AJ. Vaiaykopxki xác định được quan hệ giữa dòng chảy với các nhân
tố ảnh hưởng. Ở Pháp, Belgrand công bố quan hệ mưa và dòng chảy trên lưu vực
sông Seine, còn ở Mỹ, Humphreys và Abbot thiết lập được sự diễn biến lưu lượng
của sông Mississipi phụ thuộc vào các nhân tố ảnh hưởng. Đầu thế kỷ XX, hàng loạt
các công trình thủy văn được áp dụng rộng rãi trong thực tế. Các công thức kinh
nghiệm và các bản đồ đẳng trị dòng chảy đã trở thành những công cụ đắc lực trong
tính toán thủy văn. Từ năm 1930 đến 1960 ở Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và các nước
châu Âu đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cơ sở lý luận cho tính toán thủy văn và
đề xuất các phương án hợp lý, chặt chẽ xác định các đặc trưng dòng chảy. Những
thập kỷ từ 70 đến 90 vừa qua sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã mở
ra một trang mới cho việc nghiên cứu và áp dụng thủy văn vào thực tiễn của các
ngành kinh tế quốc dân và quốc phòng. Vấn đề bảo vệ môi trường cũng đã trở thành
mục tiêu rộng lớn và phức tạp của khoa học thủy văn.
7

Trong lĩnh vực thủy văn đô thị, một loạt các mô hình toán thuỷ văn, thuỷ lực
ra đời được giải trên máy tính đã cho phép kỹ thuật tính toán tiêu thoát nước đô thị
chuyển sang một giai đoạn mới - giai đoạn mô hình toán - giải quyết vấn đề về số
lượng và chất lượng nước thải đô thị. Các mô hình có khả năng mô phỏng được
những phương án quy hoạch, thiết kế và quản lý tối ưu các hệ thống tiêu thoát nước
của các đô thị. Để mô phỏng quá trình hình thành và tiêu thoát nước trên các lưu
vực đô thị đến nay trong lĩnh vực thuỷ văn đô thị đã xuất hiện một số mô hình toán
như:
- RRL - Road Research Laboratory của Phòng thí nghiệm cầu đường Anh,
- ILLUDAS - Illinois Urban Drainage Area Simulator của Đại học Quốc gia
Illinois Hoa Kỳ,
- SWMM- Storm Water Management Model của Cơ quan Bảo vệ môi trường
Hoa Kỳ (US EPA).
Trong số đó mô hình SWMM được coi là mô hình phổ dụng nhất hiện nay.
3.2. Một số nét về sự phát triển của khoa học thủy văn Việt Nam
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới, nóng ẩm và mưa nhiều. Sông ngòi
nước ta phân bố dày đặc lại chịu ảnh hưởng của các loại hình thời tiết khắc nghiệt.
Chính vì vậy chế độ thủy văn nước ta rất phong phú và phức tạp. Từ xa xưa ông cha
ta đã nắm vững các quy luật thủy văn để phục vụ cho đời sống dựng nước và giữ
nước của mình. Từ đầu công nguyên, người Việt Nam đã biết lợi dụng thủy triều để
dẫn nước ngọt làm lúa và lấy nước mặn làm muối, quan sát mức nước lũ lớn để xây
dựng hệ thống đê sông Hồng. Giữa thế kỷ thứ X, Ngô Quyền đã lợi dụng thủy triều
để tiêu diệt quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX với chương trình khai thác thuộc địa, thực
dân Pháp đã cho xây dựng các công trình giao thông và thủy lợi ở nước ta. Một số
bài toán thủy văn đã được giải quyết phục vụ cho việc thiết kế xây dựng các công
trình ấy. Công tác thủy văn ở nước ta chỉ thực sự được bắt đầu phát triển sau kháng
chiến chống Pháp (1954). Hàng loạt các vấn đề quan trọng đã được giải quyết trong
quy hoạch sử dụng tài nguyên nước của hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình và các
sông lớn miền Trung. Các công trình nghiên cứu thủy văn đã được áp dụng phục vụ
8

cho công cuộc kiến thiết đất nước. Sau ngày thống nhất đất nước (1975); công tác
thủy văn được mở rộng phạm vi hoạt động và đẩy mạnh hơn nữa nhằm đáp ứng nhu
cầu ngày to lớn của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Hiện nay với mục tiêu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành thủy văn đang có thêm cơ hội vươn
lên mạnh mẽ để hòa nhập với tiến trình chung của khoa học kỹ thuật thế giới, đồng
thời phục vụ kịp thời nhịp độ phát triển kinh tế xã hội của nước ta.
Những năm gần đây, việc ứng dụng các mô hình toán thuỷ văn - thuỷ lực vào
mô phỏng quá trình mưa - dòng chảy đánh giá những tác động, ảnh hưởng và những
thay đổi xảy ra trên lưu vực ngày càng trở lên phổ biến. Đặc biệt là trong lĩnh vực
thủy văn đô thị việc sử dụng các mô hình toán đã hỗ trợ đắc lực giúp cho công tác
quy hoạch hệ thống thoát nước mưa chống ngập úng đô thị. Tuy nhiên trong tính
toán và kiểm chứng mô hình còn gặp nhiều khó khăn vì các tài liệu quan trắc khí
tượng thuỷ văn còn thiếu, đặc biệt là dòng chảy thực đo trên hệ thống tiêu thoát. Đây
cũng là yêu cầu từ thực tế đòi hỏi đối với việc phát triển thủy văn đô thị tại Việt
Nam.
9

CHƯƠNG 1. SÔNG NGÒI VÀ SỰ HÌNH THÀNH DÒNG CHẢY SÔNG NGÒI

1.1. HỆ THỐNG SÔNG NGÒI – LƯU VỰC


1.1.1. Hệ thống sông ngòi
a. Khái niệm
Nước mưa rơi xuống đất, một phần bị tổn thất do bốc hơi, đọng vào các chỗ
trũng và ngấm xuống đất, một phần dưới tác dụng của trọng lực chảy dọc theo sườn
dốc tập trung tạo thành các lạch nước rồi sau đó tạo thành các khe suối hợp lưu với
nhau tạo thành mạng lưới sông ngòi. Như vậy có thể hiểu sông là dòng nước tự nhiên
chảy theo chỗ trũng của địa hình, có lòng dẫn ổn định, có nguồn cung cấp nước mặt
và nước ngầm.
Các sông trực tiếp đổ ra biển hoặc vào các hồ trong nội địa gọi là sông chính.
Các sông đổ vào sông chính gọi là sông nhánh cấp I, các sông đổ vào sông nhánh
cấp I gọi là sông nhánh cấp II, cứ như thế mà suy ra các sông nhánh cấp tiếp theo.
Sông chính cùng với các sông nhánh của nó hợp thành hệ thống sông ngòi hay
còn gọi là lưới sông. Tên của hệ thống sông thường lấy theo tên của sông chính,
chẳng hạn như hệ thống sông Hồng gồm sông Hồng và các nhánh sông Đà, sông
Thao, sông Lô – Gâm hợp thành; hệ thống sông Thái Bình gồm sông Thái Bình,
sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam; hệ thống sông Đồng Nai gồm sông Đa
Nhim, sông Bé, sông La Ngà, sông Sài Gòn, sông Đạ Huoai và sông Vàm Cỏ.
Tập hợp của toàn bộ sông, hồ, đầm lầy... trong một khu vực nhất định gọi là
hệ thống địa lý thủy văn của khu vực ấy.
b. Hình dạng phân bố của sông ngòi
Sự phân bố của các sông nhánh dọc theo sông chính ảnh hưởng quyết định sự
hình thành dòng chảy trên hệ thống sông. Có thể phân ra các loại: sông nhánh phân
bố theo hình nan quạt, trong đó các cửa sông nhánh lớn ở gần nhau (hình 1.1a), sông
dạng hình lông chim trong đó các sông nhánh phân bố tương đối đều đặn dọc theo
sông chính (hình 1.1b), sông nhánh phân bố theo hình cành cây (hình 1.1c), sông
nhánh phân bố song song (hình 1.1d),... Nói chung, các sông lớn thường có sự phân
bố các sông nhánh dạng hỗn hợp giữa hai hoặc ba hình thức trên. Chẳng hạn như hệ
10

thống sông Hồng có sự phân bố sông nhánh dạng song song, nhưng trên các sông
nhánh lại có kiểu phân bố dạng cành cây hoặc lông chim.
a) b)

c) d)

Hình 1.1: Các dạng phân bố của sông nhánh


a – Dạng nan quạt, b – Dạng lông chim, c – Dạng cành cây, d – Dạng song song
c. Phân đoạn sông
Dựa vào điều kiện địa lý và diễn biến của sông thiên nhiên có thể chia sông
thành các đoạn có tính chất khác nhau là: nguồn sông, thượng lưu, trung lưu, hạ lưu
và cửa sông.
Nguồn sông là nơi bắt nguồn của dòng chảy. Thông thường nguồn sông xuất
hiện nơi núi cao, rừng rậm có nhiều khe suối nhỏ có nước chảy quanh năm, có khi
dòng sông bắt nguồn từ mạch nước ngầm lớn hay hồ lớn.
Thượng lưu là đoạn đầu của sông trực tiếp nối với nguồn sông. Đặc điểm của
đoạn này là rất dốc, vận tốc dòng chảy lớn, lòng sông hẹp và bị xói lở mạnh theo
chiều sâu, có nhiều ghềnh thác.
11

Trung lưu là đoạn tiếp sau thượng lưu. Độ dốc ở đoạn này đã giảm nhiều
không còn ghềnh thác lớn; xói lở phát triển mạnh ở hai bên bờ làm lòng sông rộng
ra, nước chảy yếu đi và sông trở nên quanh co uốn khúc.
Hạ lưu là đoạn cuối của dòng sông, lòng sông ở đây phát triển rộng ra hai bên
bờ, độ dốc đáy nhỏ. Đoạn này tình hình bồi lắng mạnh tạo nên các bãi ven sông hoặc
bãi giữa.
Cửa sông là nơi sông đổ ra biển, hồ hoặc chỗ nhập lưu vào con sông khác.
1.1.2. Lưu vực sông
a. Lưu vực sông và tuyến khống chế
Lưu vực của một con sông (gọi tắt là lưu vực sông) là phần mặt đất mà nước
trên đó sẽ chảy ra sông (kể cả nước mặt và nước ngầm). Nói cách khác, lưu vực sông
là khu vực tập trung nước của một con sông (hình 1.2).

Hình 1.2: Lưu vực của sông


Nước trên lưu vực chảy theo hệ thống sông suối tập trung vào lòng chính, mặt
cắt sông tại đó nước trên lưu vực chảy qua nó gọi là tuyến khống chế, còn gọi là mặt
cắt cửa ra của lưu vực. Tại mặt cắt cửa ra, nếu tiến hành đo đạc các yếu tố thủy văn
sẽ thu được quá trình dòng chảy và lượng dòng chảy của lưu vực sông.
12

b. Đường phân nước của lưu vực sông


Đường phân nước của lưu vực sông là đường nối các điểm cao nhất xung
quanh lưu vực và ngăn cách nó với các lưu vực khác ở bên cạnh, nước ở hai phía
của đường này sẽ chảy về các lưu vực sông khác nhau.
Muốn xác định đường phân nước mặt phải căn cứ vào bản đồ địa hình có vẽ
các đường đồng mức cao độ.
Có hai loại đường phân nước: đường phân nước mặt và đường phân nước
ngầm. Đường phân nước mặt là đường nối các điểm địa hình cao nhất trên mặt đất
xung quanh lưu vực, nước mưa rơi xuống hai phía của nó sẽ chảy tràn theo sườn dốc
tập trung vào hai lưu vực khác nhau (đường nét đứt trên hình 1.2).
Đường phân nước ngầm là đường phân chia sự tập trung nước ngầm giữa các
lưu vực. Thường thì đường phân nước mặt và đường phân nước ngầm của một lưu
vực không trùng nhau (hình 1.3).

Hình 1.3: Đường phân nước mặt và đường phân nước ngầm của lưu vực sông
Lưu vực có đường phân chia nước mặt trùng với đường phân chia nước ngầm
được gọi là lưu vực kín, khi đó không có nước mặt và nước ngầm từ lưu vực khác
chảy đến.
Lưu vực có đường phân chia nước mặt và đường phân chia nước ngầm không
trùng nhau được gọi là lưu vực hở, khi đó có lượng dòng chảy ngầm từ lưu vực khác
chảy vào hoặc ngược lại.
Trong thực tế việc xác định đường phân nước ngầm rất khó khăn, bởi vậy
thường lấy đường phân nước mặt làm đường phân nước của lưu vực sông và gọi là
đường phân lưu.
13

c. Các đặc trưng hình học của lưu vực sông


 Diện tích lưu vực
Diện tích khu vực được khống chế bởi đường phân lưu và mặt cắt khống chế
gọi là diện tích lưu vực sông, thường ký hiệu là F và đơn vị dùng là km . Sau khi
định được đường phân lưu, diện tích lưu vực xác định được bằng các phương pháp
đo.
 Chiều dài sông và chiều dài lưu vực
Chiều dài sông (thường ký hiệu là L ) là chiều dài đường nước chảy trên dòng
chính tính từ nguồn đến mặt cắt cửa ra của lưu vực.
Chiều dài lưu vực L : là chiều dài đường gấp khúc nối từ cửa ra qua các điểm
giữa của các đoạn thẳng cắt ngang lưu vực (vuông góc với trục sông chính) cho đến
điểm xa nhất của lưu vực. Đơn vị đo chiều dài sông L và chiều dài lưu vực L
thường tính bằng km (hình 1.4).

Hình 1.4: Chiều dài lưu vực


 Chiều rộng bình quân của lưu vực
Chiều rộng bình quân của lưu vực B (km) được tính bằng tỷ số giữa diện tích
lưu vực (km2) và chiều dài lưu vực (km).
F
B= (1-1 )
L LV
 Độ cao bình quân lưu vực
Độ cao bình quân của lưu vực H (m) có thể tính theo công thức:
14

n n
H i-1 + H i H i-1 + H i
 2
 2
fi
H TB = i=1
n
= i=1
(1-2)
F
 fi = F
i=1

Ở đây: H - Cao độ của đường đồng mức thứ i (m);


f - Diện tích bộ phận của lưu vực nằm giữa hai đường đồng mức liên
tiếp thứ i và i-1. (km2)
F - Diện tích toàn bộ lưu vực (km2).
n - Số mảnh diện tích bộ phận giữa các đường đồng mức của lưu vực.
 Độ dốc lòng sông và độ dốc bình quân của lưu vực
- Độ dốc trung bình của sông tính theo lòng sông chính có thể dùng công thức
sau:

JS = (1-3 )
L2
Trong đó: Ω - tổng diện tích nằm phía dưới đường nối các điểm cao độ theo trắc đồ
dọc sông:
Ω = Ω + Ω +…+ Ω

Zi-1 + Zi
Ωi = li
2
Ở đây: Zi-1; Zi – Cao độ tại nút đầu và cuối của một đoạn sông đã trừ đi cao độ
thấp nhất của lòng sông theo trắc dọc sông là Z0; li – Khoảng cách tính
theo lòng sông giữa nút đầu và cuối của một đoạn sông (hình 1.5).

Hình 1.5: Mặt cắt dọc sông


15

- Độ dốc bình quân lưu vực cơ thể tính theo công thức:
n
li-1 + li

i=1 2
Δh i
J LV = n
(1-4 )
fi=1
i =F

Trong đó: Δhi – chênh lệch caođộ giữa hai đường đồng mức cao độ;
li – là chiều dài của đường đồng mức thứ i trong phạm vi lưu vực.

 Mật độ lưới sông


Mật độ lưới sông D (km/km ) là tỷ số giữa tổng chiều dài của tất cả các sông
suối trên lưu vực ΣL(km) chia cho diện tích lưu vực F (km2).

D=
L (1-5 )
F
 Mặt cắt sông
Mặt cắt sông gồm có: mặt cắt ngang và mặt cắt dọc.
- Mặt cắt ngang của sông tại một vị trí trên sông là mặt cắt vuông góc với
hướng nước chảy tại vị trí đó. Bộ phận mặt cắt có nước chảy thường xuyên gọi là
lòng sông, phần mặt cắt ngang chỉ ngập lụt về mùa lũ được gọi là bãi sông. Mặt cắt
ngang sông có cả lòng sông và bãi sông chỉ có nước chảy qua về mùa lũ được coi là
mặt cắt lớn (hình 1.6).

Hình 1.6: Mặt cắt ngang của sông


- Mặt cắt dọc sông là mặt cắt qua trục lòng sông (đường nối các điểm thấp nhất
của các mặt cắt ngang sông). Muốn xác định mặt cắt dọc của một con sông. Ta đo
cao trình các điểm sâu nhất của lòng sông tại những nơi địa hình thay đổi rõ rệt. Sau
đó lấy chiều dài sông làm hoành độ và cao trình của các điểm tương ứng làm tung
16

độ rồi nối các điểm đó trên hệ tọa độ vuông góc ta được biểu đồ mặt cắt dọc sông
như ở hình 1.5.

Biểu đồ mặt cắt dọc cho biết sự thay đổi độ dốc lòng sông từ đầu sông đến cửa
sông của một con sông. Mặt cắt dọc sông là căn cứ chủ yếu để nghiên cứu đặc tính
của dòng nước và ước tính năng lượng tiềm tàng của sông.

 Một số đặc trưng khác


- Hệ số hình dạng của lưu vực KD biểu thị hình dạng của lưu vực sông. Hệ số
KD được tính bằng công thức:
F L B B
KD = 2
= LV
2
= (1-6 )
L LV L LV LLV
Thông thường thì hệ số KD≤ 1. Lưu vực có KD càng lớn thì khả năng tập trung
dòng chảy càng nhanh.
- Hệ số phát triển đường phân nước KC của lưu vực (hệ số tròn)
LP
KC =
LT

Trong đó: LP- chiều dài đường phân nước (km);


LT – chu vi đường tròn có diện tích bằng diện tích lưu vực (km).
đường tròn này có bán kính là R (km):
L T = 2πR và F = πR 2

F
do đó có: R =
π

F
như vậy: L T = 2π = 2 πF
π
LP
Ta có: K C =
2 πF
P
K C = 0.282 (1-7 )
F
Trong đó: P – chu vi đường phân nước của lưu vực (km),
F – Diện tích của lưu vực (km ).
17

- Hệ số uốn khúc của dòng sông KU được tính theo công thức:
LS
KU = (1-8 )
LN
Trong đó: LS - Chiều dài sông chính (km),
LN - Khoảng cách từ nguồn đến cửa ra của lưu vực theo đường thẳng (km).

- Hệ số không đối xứng của lưu vực KP có thể được tính theo công thức:
FT - FP
KP = (1-9 )
F
Trong đó: FT, FP – Phần diện tích phía trái và phía phải của sông chính (km ),
F – Diện tích của lưu vực (km ).
1.2. CÁC NHÂN TỐ KHÍ HẬU, KHÍ TƯỢNG
Chế độ thủy văn của một vùng phụ thuộc chủ yếu vào khí hậu, sau đó là địa
hình, địa chất, thổ nhưỡng và lớp phủ thực vật. Các nhân tố khí hậu ảnh hưởng trực
tiếp đến dòng chảy là mưa và bốc hơi. Mưa là nguyên nhân sinh dòng chảy, bốc hơi
làm giảm lượng dòng chảy. Nhưng mưa và bốc hơi lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khí tượng khác như nhiệt độ, bức xạ, độ ẩm, áp suất không khí, gió, v.v...
1.2.1. Nhiệt độ mặt đệm và nhiệt độ không khí
Hầu hết các quá trình thời tiết như mây, mưa, gió, bão,...cũng như các yếu tố
khí tượng khác thay đổi đều trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan đến những thay đổi
của nhiệt độ mà trước tiên là nhiệt độ của mặt đệm (mặt đất và mặt nước).
a. Nhiệt độ mặt đất
Do bức xạ mặt trời nên ban ngày nhiệt độ mặt đất tăng lên, ban đêm nó tỏa
nhiệt nên nhiệt độ lại hạ xuống. Biên độ thay đổi nhiệt độ của mặt đất tương đối lớn.
Nhiệt độ cao nhất trong ngày xảy ra lúc 13h÷14h, thấp nhất xuất hiện trước lúc mặt
trời mọc khoảng 1÷2 giờ.
Đất dẫn nhiệt kém nên sự trao đổi nhiệt giữa mặt đất với tầng đất ở phía dưới
mặt đất rất ít, dưới mặt đất 4m thay đổi nhiệt độ ít hơn trên mặt đất, ở độ sâu 15÷20m
thì nhiệt độ hầu như không đổi. Song dưới sâu hơn nữa thì nhiệt độ lại tăng theo
chiều sâu do ảnh hưởng của nguồn nội nhiệt trong lòng quả đất.
18

b. Nhiệt độ mặt nước


Sự thay đổi nhiệt độ của mặt nước chậm hơn so với đất, biên độ của nó cũng
nhỏ hơn nhiều, do nhiệt dung của nước lớn hơn 2÷3 lần so với đất.
Hàng ngày nhiệt độ cực đại vào lúc 15h÷16h, còn cực tiểu sau khi mặt trời mọc
khoảng 2÷3 giờ. Biên độ thay đổi trong ngày của nhiệt độ nước trên mực biển chỉ
0,1 C ở những vĩ độ cao và 0,5 C ở vùng nhiệt đới, còn ở trên mặt các lục địa thì
cao hơn. Hàng năm nhiệt độ trung bình của tháng lớn nhất và nhỏ nhất xuất hiện
chậm hơn mặt đất khoảng một tháng, biên độ thay đổi trong năm trên mặt hồ khoảng
15÷20 C, ở đại dương vùng nhiệt đới khoảng 5÷8 C.
c. Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí trên mặt đất theo quy định là nhiệt độ đo trong bóng râm,
tại vị trí không khí lưu thông dễ dàng, không có gió và ở độ cao 2m trên mặt đất.
Không khí nóng lên hay lạnh đi không phải dưới ảnh hưởng trực tiếp của bức
xạ mặt trời mà chủ yếu là nguồn nhiệt ở mặt đất, cho nên sự thay đổi của nhiệt độ
không khí theo thời gian cũng có tính chu kỳ như nhiệt độ mặt đất, song biên độ
thay đổi nhỏ hơn và thời gian xảy ra điểm cực đại và cực tiêu cũng chậm hơn, càng
lên cao sự sai kém nói trên càng lớn. Ở Việt Nam, phần lớn các nơi đều có nhiệt độ
trung bình năm trên 20 C, biên độ thay đổi của nhiệt độ không khí trong ngày từ
4÷8 C và trong năm khoảng 15÷20 C.
Nhiệt độ không khí còn thay đổi theo độ cao, ở tầng cao đối lưu của khí quyển
càng lên cao nhiệt độ hạ thấp đi, song độ giảm đó thường không cố định, biến đổi
theo mùa và theo vùng.
1.2.2. Áp suất không khí (khí áp)
Không khí có trọng lượng và không ngừng chuyển động, do đó nó gây ra áp
suất tác dụng lên mặt đất và các vật trên mặt đất. Theo quy ước, áp suất không khí
là trọng lượng của một cột không khí thẳng đứng có tiết diện là một đơn vị diện tích
và độ cao tính từ mực quan trắc tới giới hạn trên của khí quyển.
Áp suất không khí được đo bằng atmotphe (at), milibar (mb) hoặc minimet cột
thủy ngân (mmHg)
1at = 1.000mb = 760 mmHg
19

Càng lên cao áp suất không khí càng giảm. Áp suất không khí luôn thay đổi
theo không gian. Nơi nhiệt độ cao, mật độ không khí giảm có áp suất nhỏ. Ngược
lại, nơi nào có nhiệt độ thấp áp suất không khí lớn. Tại một địa phương nào đó áp
suất khí quyển cũng thay đổi theo thời tiết nóng lạnh.
1.2.3. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí là chỉ mật độ hơi nước có trong không khí. Độ ẩm của không
khí thường biểu thị bằng độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối.
a. Độ ẩm tuyệt đối
Độ ẩm tuyệt đối kí hiệu là a, là lượng hơi nước có trong một đơn vị thể tích
không khí, đơn vị thường dùng là g/m hay g/cm .
Mật độ hơi nước có trong không khí càng lớn thì áp suất do hơi nước sinh ra
càng lớn. Bởi vậy, trong thực tế người ta cũng dùng đặc trưng áp suất hơi nước để
biểu thị độ ẩm của hơi nước.
Áp suất hơi nước (kí hiệu e) là áp lực do hơi nước trong không khí gây ra tác
dụng lên một đơn vị diện tích. Áp suất hơi nước là một phần của áp suất không khí
nên cũng dùng đơn vị là mmHg hay mb.
Ở một nhiệt độ t nào đó, áp suất hơi nước trong không khí có một giới hạn
tối đa E tương ứng với trạng thái bão hòa hơi nước trong không khí, vượt quá giới
hạn này hơi nước sẽ chuyển sang thể lỏng. Người ta gọi E là áp suất hơi nước bão
hòa của không khí ở nhiệt độ t .
b. Độ ẩm tương đối
Độ ẩm tương đối (R) là tỷ số giữa áp suất hơi nước thực tế (e) với áp suất hơi
nước bão hòa (E) trong cùng một nhiệt độ, thường tính theo %.

e
R= ×100% (1-10 )
E
Độ ẩm tương đối cho ta biết mức độ bão hòa hơi nước trong không khí, khi
không khí chưa đạt đến trạng thải bão hòa thì R<100 (%). Giá trị của R càng lớn thì
không khí càng ẩm ướt. Ở các tỉnh phía Bắc của nước ta thường có độ ẩm tương đối
rất lớn. Theo tài liệu thống kê nhiều năm thì độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm
tại Hà Nội là 85%, giá trị lớn nhất có thể trên 90% vào các tháng mưa phùn.
20

Bảng 1.1: Độ ẩm tương đối R (%) bình quân tháng tại vị trí quan trắc
Tháng Năm
Trạm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII 2011

Nha Trang 83 81 79 78 75 73 75 76 77 83 80 77 78

Tân Sơn Hòa


70 68 67 70 75 77 79 80 81 80 77 70 75
TP HCM

c. Độ thiếu hụt bão hòa


Độ thiếu hụt bão hòa (d) được tính bằng công thức d = E-e, đơn vị cũng dùng
là mmHg hoặc mb. Độ thiếu hụt bão hòa cũng là một đại lượng biểu thị mức độ bão
hòa hơi nước trong không khí. Độ thiếu hụt bão hòa lớn thì độ ẩm tương đối nhỏ và
ngược lại. Trong ngày độ ẩm tuyệt đối lớn nhất xuất hiện vào lúc hoàng hôn khoảng
15h÷16h, nhỏ nhất vào lúc bình minh. Độ ẩm tương đối biến thiên ngược lại.

1.2.4. Gió
Gió là sự chuyển động của không khí theo chiều nằm ngang. Gió là nhân tố
ảnh hưởng nhiều nhất tới mưa và bốc hơi. Gió vận chuyển hơi nước từ nơi này đến
nơi khác làm tăng khả năng bốc hơi và làm thay đổi đổ ẩm không khí, gây các nhiễu
động và là nguyên nhân của mưa. Hai đặc trưng quan trọng của gió là tốc độ gió và
hướng gió.
Tốc độ gió tính theo đơn vị m/s và được chia ra làm 12 cấp. Tốc độ gió được
đo bằng các thiết bị đo như cột đo gió (còn được dùng để đo hướng gió), máy đo gió
kiểu cốc quay v.v...
Hướng gió phân ra làm 16 hướng chính, kí hiệu bằng các chữ cái đầu tên
phương hướng: B (Bắc), N (Nam), Đ (Đông), T (Tây), ĐB (Đông Bắc), ĐN (Đông
Nam), ĐĐB (Đông Đông Bắc)....
Khi thiết kế quy hoạch xây dựng công trình, người ta quan tâm đến hướng gió
thịnh hành và tốc độ gió lớn nhất của hướng gió thịnh hành đó. Hướng thịnh hành
của gió trong một khoảng thời gian đó là hướng mà tổng số ngày gió của hướng gió
đó lớn hơn so với những hướng còn lại.
21

Bảng 1.2: Hướng gió thịnh hành và tốc độ gió trung bình trong các tháng tại Hà Nội

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Hướng
ĐB ĐB ĐN ĐN ĐN ĐN ĐN ĐN TB TB BĐB B ...
gió

Tốc độ
2,8 2,9 2,8 3,0 3,0 2,6 2,3 2,3 2,4 2,2 2,4 2,4 2,6
gió (m/s)

Việt Nam nằm trong khu vực gió mùa có hai hướng gió thịnh hành là gió Đông
Nam và gió Đông Bắc. Thời kỳ mùa xuân và mùa hạ gió hướng Đông Nam (ĐN) là
chính còn thời kỳ mùa Đông gió hướng Đông Bắc là chính, thời kỳ mùa thu không
có hướng gió thịnh hành: Đông Bắc (ĐB), Tây Bắc (TB), Đông Nam đều có. Bảng
1.2 thống kê hướng gió thịnh hành và tốc độ gió trung bình các tháng trong năm tại
Hà Nội.
1.2.5. Bão
Bão là khu vực gió xoáy rất mạnh bao trùm trên một vùng rộng lớn. Ở trung
tâm bão (còn gọi là mắt bão) khí áp thấp còn ở rìa bão khí áp cao hơn. Građien khí
áp ở trung tâm đặc biệt lớn, làm cho không khí từ vành ngoài chuyển vào trung tâm
rất mạnh hình thành xoáy ốc theo hướng đi lên. Tốc độ gió có thể đạt đến cấp 12
hoặc trên cấp 12, ở vùng trung tâm bão có tốc độ rất nhỏ có thể chỉ cấp 0, nhưng
ngay tại rìa trung tâm bão thì tốc độ gió lại rất lớn và giảm dần khi càng ra xa trung
tâm bão. Bão là một hình thế thời tiết hiểm họa có sức tàn phá rất ghê gớm. Bão
thường xảy ra ở vùng biển nhiệt đới gây ra những trận mưa rất lớn với lượng mưa
đạt từ vài trăm đến hàng nghìn mm, là nguyên nhân gây ra những trận lũ lớn trên
các lưu vực sông. Bão thường đổ bộ vào nước ta rải rác từ tháng 7 đến tháng 11 hàng
năm. Hơn một nửa số cơn bão xảy ra ở nước ta đổ bộ vào vùng Bắc Bộ.
1.2.6. Mưa
a. Khái niệm về mưa
Mưa là hiện tượng nước ở thể lỏng hoặc thể rắn từ các tầng khí quyển rơi xuống
bề mặt đất. Mưa chính là hiện tượng không khí ẩm vì một nguyên nhân nào đó mà
lạnh đi xuống dưới điểm sương (Điểm sương là nhiệt độ lúc hơi nước trong không
khí đạt tới trạng thái bão hòa) và nhờ các hạt bụi trong không khí tạo điều kiện cho
22

phần hơi nước quá bão hòa mau chóng ngưng kết lại thành các hạt, các hạt đó không
ngừng lớn dần lên đến khi trọng lượng của nó thắng được lực ma sát của tầng khí
quyển và tốc độ các luồng không khí đi lên mà rơi xuống thành mưa. Mưa được hình
thành từng đợt, mỗi đợt được coi là một trận mưa.
Nguyên nhân làm khối không khí lạnh đi xuống dưới điểm sương có thể là:
1. Do khối không khí ẩm và nóng đi qua mặt đệm lạnh;
2. Do không khí bức xạ mà mất nhiệt;
3. Do sự xáo trộn hai khối không khí đã bão hòa hoặc gần bão hòa có nhiệt độ
khác nhau;
4. Nhưng quan trọng nhất là khi khối không khí bốc lên cao, do áp suất xung
quanh giảm đi rất nhanh theo chiều cao làm cho thể tích khối không khí đó nở ra và
sinh công. Năng lượng sản ra công đó lấy ngay trong bản thân khối không khí, vì
vậy mà nhiệt độ giảm đi.
b. Phân loại mưa
Theo tính chất của mưa người ta phân thành 3 loại sau: mưa rào, mưa dầm,
mưa phùn.
Căn cứ vào nguyên nhân làm khối không khí thăng lên cao ta có thể chia làm
4 loại: mưa đối lưu, mưa địa hình, mưa front và mưa bão.
Mưa đối lưu:
Loại mưa này ở nước ta thường xảy ra vào mùa hè. Trong mùa này mặt đất bị
nung nóng bởi bức xạ mặt trời làm cho nước bốc hơi nhanh. Hơi nước nhanh chóng
đạt tới mức bão hòa trong không khí. Nhiệt độ tăng lên làm cho khối không khí nóng
ẩm này trở nên không ổn định và bốc lên cao. Đồng thời không khí chuyển động từ
trên xuống chiếm chỗ tạo thành luồng đối lưu. Khối không khí nóng ẩm bốc lên cao
lạnh đi vì nhiệt động lực bị giảm, tạo nên mưa gọi là mưa đối lưu. Mưa loại này có
cường độ mưa lớn, diện mưa không rộng, thời gian không dài lắm, kèm theo sấm
sét. (hình 1.7a)

Mưa địa hình:


23

Khối không khí ẩm trên đường di chuyển gặp núi cao bò trượt lên và giảm
nhiệt động lực tạo thành mưa, gọi là mưa địa hình. Mưa loại này thường có lượng
nước lớn. Mưa địa hình xảy ra ở sườn núi đón gió, còn sườn bên kia rất ít khi có
mưa. Mưa sườn Tây Trường Sơn, ở biên giới Việt Lào là ví dụ điển hình (hình 1.7b).

Hình 1.7: Các loại mưa


a - Mưa đối lưu, b - Mưa địa hình, c - Mưa front lạnh, d - mưa front nóng, e - Mưa bão
Mưa front:
Mưa front được tạo nên do sự gặp nhau của hai luồng không khí nóng và lạnh.
Giữa hai khối không khí có những tính chất khác nhau, đặc biệt là về nhiệt độ và độ
ẩm, luôn tồn tại một vùng chuyển tiếp. Trong nhiều trường hợp, vùng chuyển tiếp
này rất hẹp, cho nên khi đi qua vùng này các yếu tố khí tượng biến đổi một cách đột
24

ngột. Vùng chuyển tiếp này được thường biểu diễn bằng một mặt ngăn cách gọi là
mặt front.
Nếu luồng không khí nóng di chuyển nhanh gặp sự cản trở của không khí lạnh,
nó sẽ trượt lên không khí gây ra hiện tượng lạnh đi vì động lực, tạo thành mưa frong
nóng. Loại này có cường độ mưa nhỏ, thời gian mưa dài, diện mưa rộng (hình 1.7c).
Nếu luồng không khí lạnh khô chủ động đi tới với vận tốc nhanh sẽ đẩy khối không
khí nóng nhẹ bốc lên cao rồi giảm nhiệt động lực tạo nên mưa, gọi là mưa front lạnh
(hình 1.7d). Loại mưa này có cường độ mưa lớn, thời gian mưa ngắn.
Mưa bão:
Khi bão di chuyển với gió xoáy rất mạnh, hất không khí ẩm lên cao sẽ lạnh đi
gây mưa lớn gọi là mưa bão (e). Bão đổ bộ vào đất liền kèm theo mưa rất lớn, kéo
dài nhiều ngày gây ra lũ lụt (hình 1.7e).
c. Lượng mưa và cường độ mưa
 Lượng mưa
Lượng mưa là lớp nước mưa rơi trong một thời đoạn nào đó, đơn vị là mm.
Lượng mưa quan trắc được trong một trận mưa gọi là lượng mưa trận, trong một
ngày đêm gọi là lượng mưa ngày, nếu thời đoạn tính toán là một tháng, một năm ta
có tương ứng lượng mưa tháng và lượng mưa năm. Thí dụ, lượng mưa một năm nào
đó tại một trạm quan trắc là 1500mm, có nghĩa là tại vị trí đó lượng mưa rơi xuống
trong năm xếp được thành một lớp dày 1500mm.
 Cường độ mưa
Cường độ mưa: lượng nước mưa rơi xuống trong 1 đơn vị thời gian trên 1 đơn
vị diện tích, đơn vị tính thường dùng là mm/phút hoặc mm/h.
Lượng mưa và cường độ mưa được đo đạc tại các trạm khí tượng, thủy văn.
Để đo lượng mưa và cường độ mưa người ta thường dùng thùng đo mưa (hình 1.8)
để đọc trực tiếp lượng mưa trong một thời đoạn nào đó hoặc máy đo mưa tự ghi để
ghi lại quá trình lượng mưa theo thời gian.
25

Hiện nay, ở các trạm khí tượng người


ta đã đo mưa bằng các thiết bị đo mưa tự
động, liên kết với máy tính để lưu số liệu đo
cường độ mưa và lượng mưa trong các tập
số liệu.

Hình 1.8: Thùng đo mưa


d. Mưa rào và các chỉ tiêu mưa rào
Mưa rào là loại mưa có cường độ lớn tập trung trong thời gian ngắn có diện
tích mưa không rộng. Mưa rào – mưa dầm thường có thời gian mưa dài, cường độ
mưa tương đối lớn, diện tích mưa cũng khá rộng và có thể tồn tại những khoảng thời
gian trong đó cường độ mưa rất lớn, hay gây ra lũ nguy hiểm.
Đặc điểm của mưa rào là cường độ thay đổi liên tục theo thời gian. Trong một
trận mưa rào, giai đoạn đầu cường độ mưa không lớn, lượng mưa chủ yếu làm ướt
mặt đất và cây cối mà không sinh dòng chảy. Giai đoạn cuối của trận mưa rào, cường
độ mưa cũng không lớn, chỉ làm kéo dài thời gian rút nước lũ mà không tham gia
vào việc tạo nên đỉnh lũ. Thời gian có cường độ mưa lớn so với toàn trận không dài
song có tác dụng quyết định trong việc hình thành con lũ, lượng mưa trong thời gian
này thường chiếm 80÷90% lượng mưa cả trận.
Năm 1905 Becger là người đề xuất tiêu chuẩn mưa rào, ông lấy lượng mưa
thời đoạn làm chỉ tiêu đánh giá (bảng 1.3). Ở Việt Nam, năm 1960 Nha khí tượng
cũng đã đưa ra tiêu chuẩn mưa rào, có dạng tương tự như Becger (bảng 1.4). Khi
lượng mưa tương ứng với các thời đoạn vượt quá các giá trị lượng mưa ghi trong
bảng 1.3, bảng 1.4 được coi là mưa rào.
26

Bảng 1.3: Tiêu chuẩn mưa rào của Becger

Thời đoạn (phút) Lượng mưa (mm) Thời đoạn (phút) Lượng mưa (mm)
5 2,5 50 11,0
10 3,8 60 12,0
15 5,0 120 18,0
20 6,0 180 22,25
25 7,0 240 27,0
30 8,0 360 33,0
40 9,6 720 45,0
45 10,25 1440 60,0

Bảng 1.4: Tiêu chuẩn mưa rào Việt Nam (Nha khí tượng 1960)
Thời đoạn (phút) 5 10 30 60 240 1440
Lưu lượng (mm) 4,0 6,5 11,0 14,0 20,0 50,6
Cường độ mưa
0,80 0,66 0,35 0,23 0,08 0,035
(mm/phút)

e. Chế độ mưa và nhân tố ảnh hưởng đến chế độ mưa


 Chế độ mưa
Chế độ mưa có thể được hiểu là sự thay đổi có quy luật của mưa theo thời gian.
Phân tích chế độ mưa nhiều năm, chế độ mưa năm và chế độ mưa gây lũ là rất cần
thiết trong tính toán thủy văn.
Khi phân tích chế độ nhiều năm của mưa, cần khảo sát sự thay đổi của lượng
mưa theo thời gian trong nhiều năm (Xt ~ t), trong đó Xt là lượng mưa của một năm
tại năm thứ t; phân tích tính chu kỳ của sự thay đổi mưa trong thời kỳ nhiều năm:
nhóm năm mưa nhiều liên tục, nhóm năm ít mưa liên tục cùng với các đặc trưng cực
trị là lượng mưa năm lớn nhất Xmax, lượng mưa năm nhỏ nhất Xmin, lượng mưa năm
bình quân nhiều năm X0 có thể tính theo công thức:

1 n
X 0 =  Xi (1-11 )
n i =1

Trong đó: Xi là lượng mưa năm của năm thứ i, n là số năm tính toán.
Khi nghiên cứu đặc điểm chế độ mưa trong một năm cần phân chia thời gian
trong năm ra mùa mưa (các tháng mưa nhiều) và mùa khô (các tháng mưa ít), sự
27

chênh lệch lượng mưa giữa hai mùa. Ngoài ra cần phân tích sự phân phối mưa theo
thời gian trong một năm với thời đoạn tính toán ngày hoặc tháng. Quá trình thay đổi
lượng mưa các thời đoạn theo thời gian trong một năm gọi là phân phối mưa trong
năm. Bảng 1.5 biểu thị phân phối mưa năm dưới dạng thời đoạn tháng tại một trạm
quan trắc.
Bảng 1.5: Phân phối mưa trong năm tại một vị trí quan trắc
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Lượngmưa
56,2 40,6 41,7 53,9 112,5 88,5 77,1 165,2 436,6 675,1 345,8 124,4 2218
(mm)

Phân tích chế độ mưa thời đoạn ngắn thực chất là phân tích đặc điểm của đường
quá trình mưa trong một trận mưa và tìm ra những dạng đặc trưng của quá trình
mưa. Đối với bài toán tiêu ứng hoặc khi tính lũ cho lưu vực lớn thường chọn thời
đoạn bằng một ngày và phân tích quá trình thay đổi lượng mưa theo thời gian với
thời đoạn ngày (bảng 1.6). Khi tính cho các lưu vực nhỏ, thường quá trình mưa được
nghiên cứu với thời đoạn ngắn hơn, thời đoạn tính toán có thể bằng 1 giờ hoặc nhỏ
hơn.
Bảng 1.6: Quá trình lượng mưa ngày của một trận mưa 5 ngày tại một trạm quan trắc
Thứ tự ngày trong 5 ngày mưa
Thời gian (ngày) Tổng cộng
1 2 3 4 5
Lượng mưa (mm) 120,0 70,0 101,0 50,0 20,0 361,0

Quá trình biến đổi lượng mưa hoặc cường độ mưa trong một trận mưa còn
được gọi là mô hình mưa của một trận mưa, nó đặc trưng cho dạng mưa và tính chất
mưa của một trận mưa. Mô hình phân phối mưa của các trận mưa khác nhau thường
khác nhau. Một trận mưa có thể có một đỉnh hoặc nhiều đỉnh. Phân tích chế độ mưa
thời đoạn ngắn đặc biệt quan trọng trong tính toán lũ và tính toán tiêu úng.
 Nhân tố ảnh hưởng đến chế độ mưa
Chế độ mưa bị chi phối bởi chế độ khí hậu và đặc điểm mặt đệm. Trong các
yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến mưa thì chế độ gió đóng vai trò quan trọng nhất. Ở
các tính phía Bắc nước ta về mùa đông gió mùa Đông Bắc mang không khí lạnh và
khô từ lục địa phía Bắc xuống, lượng mưa do đó rất ít và cường độ mưa nhỏ. Mùa
28

hạ các khí nóng ẩm ngự trị, thêm vào đó là các hình thế thời tiết gây mưa như bão,
front, dải hội tụ nhiệt đới... thường gây mưa lớn. Gió mùa Đông Bắc từ biển vào lại
gây mưa lớn ở các tỉnh miền Trung nước ta.
Trong các yếu tố mặt đệm thì điều kiện địa hình có ảnh hưởng trội nhất đối với
mưa. Ở những vùng núi thì các thung lũng và khu vực khuất gió có lượng mưa nhỏ
hơn so với vùng núi cao có sườn đón gió gây mưa. Độ cao của núi cũng ảnh hưởng
đến chế độ mưa cũng như lượng mưa. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy khi độ cao
tăng thì lượng mưa cũng tăng, tuy nhiên đến một mức nào đó có thể lượng mưa giảm
xuống hoặc ít giảm. Do ảnh hưởng của địa hình trong một vùng có điều kiện khí hậu
tương đối đồng nhất có thể tồn tại những vùng mưa lớn thường gọi là tâm mưa. Ở
nước ta có những trung tâm mưa lớn: Đông Triều, Bắc Quang, Hoàng Liên Sơn,
Tam Đảo, Bà Nà, Trà Mi... Lượng mưa năm bình quân nhiều năm tại các trung tâm
mưa này rất lớn, có thể đạt trên 3000 mm thậm chí đạt trên 5000 mm (Bà Nà). Song,
ngược lại, có vùng mưa rất nhỏ: vùng Mường Xén ở thung lũng thượng nguồn sông
Cả, khu vực tỉnh Ninh Thuận. Lượng mưa năm bình quân nhiều năm tại khu vực
này chỉ đạt trên dưới 1000 mm, đặc biệt khu vực tỉnh Ninh Thuận chỉ đạt khoảng
800 mm.
f. Phương pháp tính lượng mưa bình quân lưu vực
Tài liệu đo được ở trạm đo mưa chỉ cho ta biết được lượng mưa ở một điểm.
Trên những lưu vực nhỏ, trạm quan trắc đặt tại địa điểm thích hợp có thể coi lượng
mưa trạm đo này đại biểu cho lượng mưa bình quân toàn lưu vực. Ở lưu vực tương
đối lớn thì lượng mưa đo được ở các trạm thường khác nhau, lúc đó muốn tính lượng
mưa bình quân toàn lưu vực có thể dựa vào tài liệu quan trắc mưa của các trạm đo
mưa trên lưu vực (kể cả các trạm đo nằm sát lưu vực nghiên cứu). Sau đây là một
số phương pháp thường dùng để tính lượng mưa bình quân toàn lưu vực.
 Phương pháp bình quân số học
Theo phương pháp này, lượng mưa bình quân trên lưu vực được tính theo công
thức:

1 n
X=  Xi
n i=1
(1-12 )
29

Trong đó: Xi là lượng mưa của trạm thứ i, n là số trạm đo mưa tính toán.
Phương pháp này thích hợp đối với những lưu vực có nhiều trạm đo mưa và
được bố trí ở những vị trí đặc trưng. Nếu các trạm đo mưa phân bố tương đối đều
trên toàn lưu vực thì kết quả tính theo công thức này khá chính xác.
 Phương pháp đa giác Thiessen
Cơ sở của phương pháp này là coi lượng mưa đo được ở một trị ví nào đó trên
lưu vực chỉ đại diện cho lượng mưa của một khu vực nhất định quanh nó. Diện tích
của khu vực đó được khống chế bởi các đường trung trực của các đoạn thẳng nối
liền các trạm với nhau.
Cách làm cụ thể như sau: Nối các trạm đo mưa trên bản đồ thành những tam
giác sao cho các cạnh của các tam giác đó không cắt nhau. Sau đó vẽ đường trung
trực của các tam giác đó, các đường này tạo thành những đa giác (hình 1.9). Lượng
mưa của trạm đo nằm trong mỗi đa giác là lượng mưa bình quân của phần diện tích
thuộc đa giác đó. Khi đó lượng mưa bình quân toàn lưu vực 𝑋 được tính theo công
thức:


n
f Xi
i=1 i
X= (1-13 )
(
n
f = F)
i=1 i

Trong đó: X là lượng mưa của trạm đo thứ i, đại diện cho lượng mưa bình quân của
đa giác có diện tích f ;
F là diện tích của toàn bộ lưu vực;
X tính bằng mm,
f và F tính bằng km ;
n là số trạm đo mưa.
30

Hình 1.9: Sơ đồ tính mưa bình quân lưu vực theo phương pháp đa giác Thiessen
với 4 điểm đo mưa 1, 2, 3, 4

Ví dụ: Hình 1.9 cần tính giá trị bình quân lượng mưa ngày lớn nhất của một lưu vực
sông có diện tích lưu vực F = 1.000 km . Trên lưu vực có 4 trạm mưa, mỗi trạm
mưa khống chế một mảnh diện tích tương ứng là f = 150 km ; f = 320 km ;f =
280 km ; f = 250 km . Lượng mưa đại diện cho 4 mảnh diện tích tương ứng là X
= 250 mm; X = 280 mm; X = 360 mm; X = 380 mm. Theo công thức (1-13) tính
được giá trị bình quân lượng mưa ngày lớn nhất (bảng 1.7).

Bảng 1.7: Tính lượng mưa bình quân trên lưu vực theo đa giác Thiessen
TT 𝐱𝐢 𝐟𝐢 𝐱𝐢 𝐟𝐢 Lượng mưa ngày lớn nhất bình quân
1 250 150 37.500
2 280 320 89.600
3 360 280 100.800 X = = 322.9 mm
4 380 250 95.000
Cộng 1.090 1.000 322.900

Phương pháp này chỉ ứng dụng được khi số trạm đo mưa dùng để tính cho lưu
vực ≥ 3. Mặt khác, các trạm đo mưa cũng cần phân bố đều trên lưu vực thì lượng
mưa bình quân tính toán mới có độ chính xác cao. Chú ý rằng, các trạm đo mưa
được chọn để lập các tam giác có thể nằm ngoài lưu vực nhưng phải là các trạm đo
nằm ở vị trí không xa so với đường phân lưu của lưu vực.
31

 Phương pháp đường đẳng trị

Hình 1.10: Sơ đồ đường đẳng trị mưa


Đường đẳng trị mưa là đường cong nối liền các điểm trên bản đồ có lượng mưa
bằng nhau. Các đường đẳng trị mưa được vẽ trên một vùng lãnh thổ rộng lớn trên
cơ sở các tài liệu đo mưa trên toàn lãnh thổ, trong đó có chứa lưu vực nghiên cứu
(hình 1.10). Lượng mưa bình quân lưu vực X được tính theo công thức sau:
X i + X i+1

n
f(
i=1 i
)
X= 2 (1-14 )
( i=1 f i = F)
n

Trong đó: X là giá trị lượng mưa của đường đẳng trị thứ i trong phạm vi lưu
vực, tính bằng mm; F là diện tích của toàn bộ lưu vực; f là diện tích bộ phận của
lưu vực nằm giữa hai đường đẳng trị liên tiếp thứ i và i+1 và đường phân lưu của
lưu vực; f và F tính bằng km ; n là số mảnh diện tích bộ phận của lưu vực. Kết quả
tính theo phương pháp này có nhiều ưu điểm so với các phương pháp trên do khắc
phục được những trường hợp mà sự phân bố không đều và không đặc trưng. Đặc
biệt là những trường hợp mà trên lưu vực nghiên cứu không có trạm đo mưa. Tuy
nhiên, do phải xây dựng bản đồ đẳng trị mưa nên khối lượng tính toán lớn.
Ví dụ: Hình 1.10 cần tính giá trị bình quân lượng mưa năm của một lưu vực
sông có diện tích lưu vực F = 1850 km . Lưu vực được chia thành 6 mảnh có diện
tích tương ứng là f = 250 km ; f = 450 km ; f = 400 km ; f = 200 km ;f = 300
km ;f = 250 km . Các mảnh diện tích được giới hạn bởi 7 đường đẳng trị mưa có
32

giá trị tương ứng là X = 2200 mm;X = 2300 mm; X = 2400 mm; X = 2500
mm; X = 2600 mm;X = 2700 mm; X = 2800 mm.
Theo công thức (1-14) tính được giá trị bình quân lượng mưa năm (bảng 1.8).
Bảng 1.8: Tính lượng mưa bình quân trên lưu vực theo đường đẳng trị mưa

x i + x i+1 x i + x i+1
TT Xi (mm) fi (km2) fi X
2 2
1 2.200
250 2.250 562.500
2 2.300
450 2.350 1.057.500
3 2.400
400 2.450 980.000
4.592.000
4 2.500 X= =2.482mm
1850
200 2.550 510.000
5 2.600
300 2.650 795.000
6 2.700
250 2.750 687.500
7 2800
Cộng 1850 4.592.500
Các phương pháp tính lượng mưa bình quân lưu vực được sử dụng trong tính
toán lượng mưa thời đoạn, mưa trận, mưa ngày, vài ngày, tháng, mùa, năm và trung
bình nhiều năm.
1.2.7. Bốc hơi
a. Khái niệm về bốc hơi
Bốc hơi là hiện tượng bốc thoát hơi nước từ mặt nước, mặt đất hoặc từ lá cây.
Đại lượng biểu thị bốc hơi thường dùng là lượng bốc hơi, được tính bằng bề dày lớp
nước bị bốc hơi trong thời đoạn nào đó, đơn vị là mm. Thời đoạn tính toán bốc hơi
có thể là một ngày, tháng, năm, tương ứng ta có lượng bốc hơi ngày, lượng bốc hơi
tháng, lượng bốc hơi năm. Quy luật về sự thay đổi của lượng bốc hơi theo thời gian
được gọi là chế độ bốc hơi. Phân tích chế độ bốc hơi ngày, tháng, năm hoặc trong
nhiều năm cũng tương tự như phân tích chế độ mưa.
33

b. Các loại bốc hơi


Hiện tượng bốc hơi thường xảy ra ở những nơi có nước như biển, sông, hồ ao,
đồng ruộng... ở các tầng đất ẩm ướt và ở mặt ngoài các thực vật bao phủ quanh quả
đất. Vì vậy, bốc hơi có thể chia làm 3 loại: bốc hơi mặt nước, bốc hơi mặt đất và bốc
hơi qua lá cây.
 Bốc hơi mặt nước
Bốc hơi mặt nước là bốc hơi trực tiếp từ mặt thoáng của nước. Bốc hơi mặt
nước chịu ảnh hưởng của nhiều loại nhân tố khác nhau, nhưng chủ yếu là các nhân
tố khí tượng như: Độ thiếu hụt bão hòa, nhiệt độ, tốc độ gió... Nhiệt độ mặt nước
càng cao bốc hơi càng nhiều, gió thổi làm tăng độ thiếu hụt bão hòa do đó làm tăng
khả năng bốc hơi. Ngoài các nhân tố trên, bốc hơi mặt nước còn phụ thuộc vào đặc
tính hóa lý của nước (tốc độ bốc hơi của nước mặn nhỏ hơn nước ngọt...).
Bảng 1.9 minh họa sự thay đổi bốc hơi trong năm tại trạm Láng (Hà Nội). Theo
bảng này vào các tháng từ II đến IV có độ ẩm không khí thường cao song nhiệt độ
không khí chưa cao nên lượng bốc hơi hàng tháng nhỏ. Từ tháng V đến VIII có nhiệt
độ không khí cao, độ ẩm không khí giảm xuống nên bốc hơi có giá trị lớn. Từ tháng
IX trở đi nhiệt độ không khí giảm, mặc dù độ ẩm không khí tiếp tục giảm nhưng bốc
hơi giảm xuống, tuy nhiên vẫn còn lớn hơn thời kỳ đầu năm.
Bảng 1.9: Bốc hơi mặt nước hàng tháng tại trạm Láng (Hà Nội)
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Bốc hơi
65 54 52 72 111 105 113 102 88 98 82 66 1008
(mm)

 Bốc hơi mặt đất


Bốc hơi mặt đất là bốc hơi trực tiếp từ mặt đất. Hiện tượng bốc hơi mặt đất
diễn ra phức tạp hơn nhiều so với bốc hơi mặt nước. Ngoài các yếu tố khí tượng
(nhiệt độ, độ thiếu hụt bão hòa, gió) các yếu tố khác như: tính chất vật lý của đất,
trạng thái mặt đất, địa hình... cũng đều ảnh hưởng tới quá trình bốc hơi mặt đất. Đất
bụi, đất chắc có mao quản nhỏ bốc hơi lớn hơn đất tơi hay đất cục có mao quản to.
Vùng có mực nước ngầm cao, mặt đất ẩm ướt làm tăng tốc độ bốc hơi mặt đất, ngược
34

lại lớp phủ thực vật làm giảm sự bốc hơi mặt đất. Bốc hơi trên bề mặt gồ ghề sẽ lớn
hơn. Địa hình núi cao có sự trao đổi đối lưu mạnh, tốc độ bốc hơi lớn hơn ở thung
lũng và đồng bằng.
 Bốc hơi qua lá cây
Thực vật trong quá trình sinh trưởng hút nước từ dưới đất lên, một phần tham
gia vào việc tạo thành các tế bào thực vật, một phần sẽ bốc hơi qua mặt lá cây, nên
còn gọi là thoát hơi thực vật. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến bốc hơi lá cây là
nhiệt độ, ánh sáng, loài thực vật và độ ẩm của đất. Nhiệt độ là yếu tố chủ yếu tác
động đến bốc hơi qua lá, nhiệt độ tăng lên 10 C thì tốc độ bốc hơi sẽ tăng lên 1 lần.
Quá trình bốc hơi từ mặt đất và bốc thoát hơi nước từ thảm thực vật được gọi
gộp chung là quá trình bốc hơi mặt đất. Lượng bốc thoát hơi được đo đạc bởi thùng
đo bốc hơi mặt đất. Đây là một loại thùng chứa đất nguyên khối, trên đó có cả lớp
phủ thực vật giống như môi trường đất tại vị trí cần quan trắc. Lượng bốc thoát hơi
từ thùng đất này được xác định thông qua tính toán cân bằng nước của tất cả lượng
ẩm đi vào và đi ra mẫu đất đang xét. Lượng mưa rơi trên thùng bốc hơi, lượng nước
thoát đi qua đáy và lượng biến đổi độ ẩm của đất bên trong thùng đều được đo đạc.
Lượng bốc thoát hơi chính là lượng nước cần thiết để hoàn chỉnh cho cân bằng nước
này.
 Bốc hơi lưu vực
Lượng bốc hơi trên lưu vực là lượng bốc hơi tổng hợp trên bề mặt lưu vực bao
gồm lượng bốc hơi từ ao hồ, đầm lầy, bốc hơi mặt đất và bốc hơi qua lá cây. Trong
thực tế, không thể đo được lượng bốc hơi lưu vực mà chỉ có thể tính được thông qua
phương trình cân bằng nước.
Nghiên cứu quá trình bốc hơi không những có ý nghĩa quan trọng đối với việc
tìm hiểu sự cân bằng nước mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong tính toán điều
tiết hồ chứa, quy hoạch khu tưới và các vấn đề khác liên quan đến khai thác tài
nguyên nước.
35

1.3. ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ MẶT ĐỆM VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN
TẠO ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH DÒNG CHẢY SÔNG NGÒI

1.3.1. Ảnh hưởng của yếu tố mặt đệm


Các đặc tính của lưu vực sông bao gồm đặc điểm địa hình, lớp phủ thực vật,
điều kiện địa chất, thổ nhưỡng, độ dốc lưu vực, ao hồ đầm lầy... ảnh hưởng trực tiếp
đến sự hình thành dòng chảy sông ngòi gọi chung là các yếu tố mặt đệm.
Đặc điểm địa hình của lưu vực gián tiếp ảnh hưởng đến các yếu tố khí tượng
như lượng mưa, hướng và tốc độ gió, nhiệt độ không khí và do đó sẽ ảnh hưởng đến
lượng dòng chảy và chế độ dòng chảy trên lưu vực. Ngoài ra điều kiện địa hình (độ
dốc sườn dốc, độ dốc lòng sông) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tập trung dòng
chảy trong sông và ảnh hưởng đến quá trình xói mòn đất trên lưu vực.
Lớp phủ thực vật là yếu tố đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến sự tạo thành
dòng chảy. Một lưu vực có độ che phủ của rừng lớn có tác dụng làm giảm tốc độ tập
trung dòng chảy, tăng lượng nước ngấm xuống đất làm tăng lượng nước ngầm và
làm giảm quá trình xói mòn đất trên bề mặt lưu vực. Một lưu vực có lớp phủ thực
vật nghèo nàn sẽ có tác dụng ngược lại và là nguyên nhân gây ra hiện tượng lũ quét,
trượt lở đất trên bề mặt lưu vực. Loại thực vật và cấu trúc lớp phủ thực vật cũng có
ảnh hưởng đến chế độ hình thành dòng chảy trên lưu vực.
Đặc tính thổ nhưỡng và điều kiện địa chất quyết định lượng nước ngầm xuống
đất và lượng nước trữ trong lưu vực và loại đất cũng ảnh hưởng rõ rệt đến lượng
dòng chảy. Những vùng núi đá vôi thường có nhiều khe nứt, có khả năng tăng đáng
kể các dòng chảy ngầm và giảm dòng chảy mặt, ngoài ra do có nhiều hang động
ngầm nên khả năng mất nước của lưu vực này và tăng lượng dòng chảy cho lưu vực
khác thường xảy ra. Đặc tính thổ nhưỡng của lưu vực còn ảnh hưởng đến khả năng
xói mòn đất và lượng dòng chảy bùn cát trong sông. Đối với các lưu vực có hiện
tượng xói mòn mạnh sẽ làm tăng lượng bùn cát cho hệ thống sông.
Hồ ao và đầm lầy ảnh hưởng đến khả năng điều tiết nước của lưu vực. Khi
mưa rơi xuống, một lượng nước lớn được tích lại trong các hồ ao và làm giảm lượng
nước mặt và bổ sung dòng chảy cho sông ngòi sau khi kết thúc mưa.
36

1.3.2. Ảnh hưởng của các hoạt động nhân tạo


Sự ảnh hưởng của các hoạt động dân sinh kinh tế đến dòng chảy sông ngòi
được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, có thể tác động tích cực nhưng cũng có
những tác dụng tiêu cực đến dòng chảy sông ngòi.
Hiện tượng phá rừng đầu nguồn, sử dụng đất không hợp lý có thể gây ra hiện
tượng lũ quét, tăng lượng xói mòn và giảm dòng chảy về mùa kiệt. Đây là các tác
động xấu đến chế độ dòng chảy sông ngòi.
Việc xây dựng các hồ chứa lớn ở đầu nguồn có thể làm thay đổi căn bản chế
độ dòng chảy vùng hạ du, có thể gây những tác động tích cực hoặc tiêu cực đến môi
trường, sinh thái và các hoạt động dân sinh kinh tế vùng hạ du.
Các hoạt động dân sinh kinh tế ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước gây hậu
quả rất lớn đến môi trường sinh thái và ở một mức độ nào đó có tác động xấu đến
quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia.
1.4. DÒNG CHẢY SÔNG NGÒI
1.4.1. Sơ lược về sự hình thành dòng chảy sông ngòi
a. Khái niệm về dòng chảy sông ngòi
Thuật ngữ “dòng chảy” trong thủy văn được dùng để chỉ khả năng cung cấp
nước của một lưu vực sông nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. Do vậy,
dòng chảy sông ngòi được coi là lượng nước chảy trong lòng sông trong thời đoạn
nào đó. Nước mưa rơi xuống lưu vực, một phần chảy trên mặt đất (dòng chảy mặt),
một phần ngấm xuống đất rồi tập trung thành mạch nước ngầm (dòng chảy ngầm)
chảy vào sông, sau đó chảy qua mặt cắt cửa ra của lưu vực gọi là dòng chảy sông
ngòi. Theo nguồn gốc của dòng chảy, người ta chia ra dòng chảy mặt và dòng chảy
ngầm. Dòng chảy mặt hình thành trên bề mặt lưu vực sinh ra do mưa hoặc tuyết tan
và tập trung về tuyến cửa ra. Dòng chảy ngầm do nước dưới đất cung cấp. Dòng
chảy mặt chỉ hình thành trong thời gian có mưa, còn dòng chảy ngầm hình thành cả
trong thời kỳ có mưa và suốt thời kỳ không mưa. Khái niệm về dòng chảy thường
gắn liền với khoảng thời gian tính toán lượng dòng chảy như dòng chảy năm, dòng
chảy lũ (mùa lũ, trận lũ,...), dòng chảy kiệt (mùa kiệt, tháng kiệt, ngày kiệt...),v.v...
37

b. Sự hình thành dòng chảy sông ngòi


Dòng chảy sông ngòi ở nước ta đều do mưa trên lưu vực tạo thành. Khi mưa
rơi xuống bề mặt lưu vực một phần tạo thành dòng chảy mặt, phần còn lại ngấm
xuống đất tạo thành dòng chảy ngầm. Một phần đáng kể dòng chảy ngầm là nguồn
cung cấp nước cho hệ thống sông trong thời gian không có mưa. Các quá trình sinh
dòng chảy trên lưu vực do mưa có thể mô tả khái quát trên hình 1.11.

Hình 1.11: Quá trình thay đổi cường độ mưa, tổn thất thấm ban đầu và tổn thất
thấm trong quá trình sản sinh dòng chảy của một trận mưa
Dưới đây trình bày một số khái niệm liên quan đến sự hình thành dòng chảy
sông ngòi:
 Tổn thất ban đầu
Xảy ra ở giai đoạn đầu của một trận mưa. Mưa rơi xuống bề mặt lưu vực trong
giai đoạn này chưa thể sản sinh dòng chảy. Lượng mưa bị tổn thất hoàn toàn do điền
vào những chỗ trũng trên lưu vực, bị giữ lại trên lá cây và thấm xuống đất. Cường
độ mưa trong giai đoạn này nhỏ hơn cường độ thấm tiềm năng của đất.
 Quá trình tổn thất do bốc hơi
Hiện tượng bốc hơi xảy ra trong suốt thời gian hình thành dòng chảy bao gồm:
bốc hơi qua lá và bốc hơi của lượng nước bị giữ lại trên lá cây; bốc hơi mặt nước;
bốc hơi từ mặt đất.
38

 Quá trình tổn thất do thấm


Tổn thất thấm xảy ra trong suốt thời gian mưa và cả sau khi mưa khi trên sườn
dốc vẫn còn dòng chảy mặt. Đường cong thấm biểu thị khả năng thấm trên bề mặt
lưu vực và phụ thuộc vào loại đất và độ ẩm của đất. Khi độ ẩm đất đạt trạng thái bão
hòa thì cường độ thấm đạt giá trị ổn định gọi là cường độ thấm ổn định.
 Quá trình chảy tràn trên sườn dốc
Hiện tượng chảy tràn trên sườn dốc chỉ bắt đầu khi đã xuất hiện lượng mưa
vượt thấm (cường độ mưa lớn hơn cường độ thấm). Nước mưa chảy thành từng lớp
trên bề mặt của lưu vực gọi là chảy tràn trên sườn dốc. Thời điểm bắt đầu xuất hiện
hiện tượng chảy tràn trên sườn dốc không đồng đều. Những chỗ mặt đất ít ngấm
nước (như mặt đường, núi đá,…) và những nơi mặt đất dốc nhiều thì chảy tràn xuất
hiện sớm hơn, sau đó cường độ mưa mỗi lúc một tăng, phạm vi chảy tràn không
ngừng phát triền và mở rộng đến toàn bộ diện tích có mưa trên lưu vực.
Trong quá trình chảy tràn, nước không ngừng bị tổn thất vì ngấm và bốc hơi,
nhưng đồng thời mưa vẫn tiếp tục, bổ sung cho lớp nước chảy tràn. Lớp nước chảy
tràn dày hay mỏng, tốc độ chảy tràn mạnh hay yếu, hiện tượng chảy tràn duy trì lâu
hay chóng chủ yếu do tương quan so sánh giữa cường độ mưa và cường độ thấm
quyết định. Nếu cường độ mưa lớn hơn rất nhiều so với cường độ thấm thì độ sâu
lớp nước chảy tràn càng lớn. Ngược lại khi cường độ mưa nhỏ hơn cường độ thấm,
độ sâu lớp nước chảy tràn giảm dần, lúc này nếu không có nước ở nơi khác đến bổ
sung, thì hiện tượng chảy tràn chấm dứt.
 Sự hình thành dòng chảy ngầm
Nước mưa thấm xuống đất được phân chia ra thành các thành phần như sau:
- Một phần bị giữ lại ở tầng đất mặt rồi dần bốc hơi qua đất hoặc qua thực vật.
- Một phần tạo thành dòng sát mặt và chảy vào hệ thống sông ngay trong thời
gian đang có mưa và lũ. Dòng chảy sát mặt sau khi xuất lộ tập trung nhanh vào hệ
thống sông và tham gia vào sự hình thành lũ.
- Một phần nước ngấm sâu xuống tầng đất bão hòa nước làm cho mực nước
ngầm dâng lên. Nước ngầm qua một thời gian khá dài dần dần thấm ngang qua các
lớp đất chuyển động đến sông hình thành dòng chảy ngầm. Đây là thành phần chủ
39

yếu của dòng chảy bổ sung cho hệ thống sông trong thời gian mùa kiệt. Sơ đồ hình
thành dòng chảy mặt, dòng chảy sát mặt và dòng chảy ngầm xem hình 1.12.
Những sông lớn thường có đáy thấp hơn nhiều so với mực nước ngầm nên
nước ngầm thường xuyên cung cấp nước cho sông. Bởi vậy, sau khi tạnh mưa rất
lâu trong sông vẫn có lượng dòng chảy khá lớn, đặc biệt trong mùa khô, nước ngầm
là nguồn bổ sung chủ yếu cho dòng chảy trong sông. Những sông suối nhỏ, lòng
sông nông, đáy sông thường cao hơn mực nước ngầm nên không được nước ngầm
bổ sung thường xuyên. Sau khi mưa tạnh một thời gian, nước sông cạn đi rất nhanh
và nếu gặp nắng hạn thì sông hết nước.

Hình 1.12: Sơ đồ sự hình thành dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm
Hướng chảy tràn trên sườn dốc (hình 1.12) thường trùng với hướng độ dốc mặt
đất lớn nhất. Tốc độ chảy tràn lớn hay nhỏ tùy thuộc vào sự thay đổi của độ sâu lớp
nước chảy tràn, vào độ dốc mặt đất và độ nhám của mặt dốc.
c. Quá trình tập trung dòng chảy trong sông
Nước chảy tràn trên sườn dốc rồi đổ vào các khe suối nhỏ, sau đó lại tiếp tục
chảy trong lòng sông đến cửa ra của lưu vực. Giai đoạn chảy trong sông gọi là quá
trình tập trung dòng chảy trong sông. Nói chung đoạn đường tập trung dòng chảy
trong sông lớn hơn chiều dài chảy tràn trên sườn dốc rất nhiều, nó có thể dài tới hàng
chục, hàng trăm, hàng nghìn cây số. Quá trình tập trung dòng chảy trong sông bắt
đầu từ lúc nước trên sườn dốc tập trung trong các khe lạch nhập vào trong sông cho
tới lúc lượng nước cuối cùng dồn vào sông chảy hết qua mặt cắt cửa ra lưu vực.
40

Về bản chất, quá trình tập trung dòng chảy trong sông là một quá trình thủy
lực rất phức tạp, nó có liên quan mật thiết với dạng hình học (như hình dạng mặt cắt
ngang của sông và sự thay đổi của nó dọc theo chiều dài sông, độ uốn khúc của
sông...) và cường độ thấm của lòng sông... Các quá trình mưa, thấm, chảy tràn trên
sườn dốc và tập trung nước trong sông có thể diễn ra đồng thời, không phải quá trình
này kết thúc thì quá trình kia mới xuất hiện. Có thể trên cùng một lưu vực, một quá
trình nào đó có nơi phát sinh sớm, có nơi phát sinh muộn, có nơi không hình thành.
1.4.2. Các đại lượng biểu thị dòng chảy sông ngòi
Lưu lượng nước Q (𝒎𝟑 /s): Là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang nào đó của
sông trong một đơn vị thời gian.
Lưu lượng nước tại một thời điểm t bất kỳ gọi là lưu lượng tức thời Q(t). Quá
trình thay đổi lưu lượng nước theo thời gian tại một tuyến mặt cắt nào đó gọi là quá
trình lưu lượng nước, ký hiệu Q~t. Đồ thị của quá trình lưu lượng nước được gọi là
đường quá trình lưu lượng nước (hình 1.13).

Hình 1.13: Đường quá trình lưu lượng của một trận lũ
Lưu lượng nước bình quân Q trong khoảng thời gian T là giá trị trung bình của
lưu lượng nước trong khoảng thời gian đó, được tính theo công thức sau đây:
T
1
T 0
Q= Q(t)dt (1-15 )

Hoặc được viết dưới dạng sai phân:


n
Qi
Q= i=1 (1-16 )
n
41

Trong đó: Q – Lưu lượng bình quân của thời đoạn tính toán thứ i;
n - số thời đoạn tính toán trong khoảng thời gian T.
Tổng lượng dòng chảy W (𝒎𝟑 ): là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang sông
trong một khoảng thời gian T nào đó từ thời điểm t đến thời điểm t (T = t -t ).
Tổng lượng dòng chảy W được tính theo công thức sau:
t2
W =  Q(t)dt =  Q(t)dt (1-17 )
t1
T

Hoặc: W=Q (t 2 -t1 ) (1-18 )

Trong đó: Q – Lưu lượng trung bình trong khoảng thời gian T tính từ thời điểm
t1 đến thời điểm t2.
Độ sâu dòng chảy Y (còn gọi là lớp dòng chảy): Giả sử đem tổng lượng nước
chảy qua mặt cắt cửa ra của lưu vực trong một khoảng thời gian nào đó trải đều trên
toàn bộ diện tích lưu vực, ta được một lớp nước có chiều dày Y gọi là độ sâu dòng
chảy (hoặc còn gọi là lớp dòng chảy). Công thức tính Y như sau:
W W
Y= 6
103 = 3 (1-19 )
10 ×F 10 ×F
Trong đó:W – Tổng lượng dòng chảy trong khoảng thời gian T, tính bằng 𝑚 ;
F - Diện tích lưu vực tính bằng 𝑘𝑚 ;
T - Khoảng thời gian tính toán bằng giây;
Y - lớp dòng chảy đơn vị tính bằng mm.
Môđun dòng chảy M (l/s-𝒌𝒎𝟐 ): là trị số lưu lượng tính trên một đơn vị diện
tích (l/s-𝑘𝑚 ) tham gia vào sự hình thành vào lưu lượng ở tuyến cửara của lưu vực.
103 ×Q
M= (1-20 )
F
Trong đó: Q – Lưu lượng tính bằng 𝑚 /s;
F – Diện tích lưu vực, tính bằng 𝑘𝑚 .
Như vậy mô đun dòng chảy biểu thị mức độ sinh dòng chảy của một đơn vị
diện tích (1 km ) trong một đơn vị thời gian 1 giây, được tính trung bình trong
khoảng thời gian T nào đó. Nếu thời gian T là thời đoạn năm ta có M là mô đun
dòng chảy năm.
42

Từ các công thức trên có các dạng công thức biến đổi sau:
W = 103Y×F (1-21 )
M×T
Y= (1-22 )
106
Độ sâu dòng chảy và mô đun dòng chảy là hai đặc trưng đã loại trừ tham số
diện tích lưu vực trong công thức tính toán, bởi vậy các đại lượng này được sử dụng
để so sánh mức độ phong phú của dòng chảy của các lưu vực khác nhau.
Hệ số dòng chảy α: được tính bằng tỷ số giữa độ sâu dòng chảy Y và lượng
mưa tương ứng X sinh ra độ sâu dòng chảy đó.
Y
α= (1-23 )
X
α là hệ số không thứ nguyên. Vì 0 ≤ Y ≤ X nên 0 ≤α≤ 1. Hệ số α càng lớn, tổn
thất dòng chảy càng bé và ngược lại. Hệ số này phản ánh mức độ tổn thất dòng chảy
trên lưu vực.
1.4.3. Sự phân tách nước mặt và nước ngầm
Dòng chảy trong sông đo được tại tuyến cửa ra của một lưu vực bao gồm cả
dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm. Trong tính toán thủy văn, nhiều trường hợp phải
phân tách hai thành phần này của dòng chảy trong sông. Việc phân tách nước mặt
và nước ngầm là rất khó khăn, vì tồn tại mối quan hệ thủy lực phức tạp giữa mực
nước trong sông và mực nước ngầm. Trong thời gian có lũ, mực nước trong sông
lớn sẽ hạn chế sự tập trung nước ngầm vào lòng sông, có khi tồn tại sự trao đổi nước
ngược chảy từ lòng sông về phía các tầng chứa nước ngầm. Sự tập trung nước ngầm
vào sông vì thế phụ thuộc vào quan hệ tương quan giữa mực nước sông và mực nước
ngầm.
Trên hình 1.14 mô tả quan hệ tương tác giữa mực nước trong lòng sông và mực
nước ngầm của một trận lũ với hai pha nước lên và nước xuống. Trước khi có lũ
(hình 1.14a) lòng sông chỉ nhận nước ngầm từ các tầng chứa nước ngầm, khi lũ bắt
đầu lên tồn tại sự trao đổi dòng chảy hai chiều, và cùng với nó là sự nâng cao mực
nước ngầm trong đất. Khi lũ xuống mực nước trong sông giảm xuống, nước ngầm
chảy một chiều về phía sông (hình 1.14b). Dòng chảy ngầm khi mực nước sông rút
43

xuống bao gồm cả lượng nước ngầm có sẵn trong đất và lượng nước bổ sung khi có
lũ lên.

Hình 1.14: Sự trao đổi nước sông và nước ngầm


1.4.4. Chế độ dòng chảy sông ngòi và sự hình thành các pha dòng chảy
a. Khái niệm về chế độ dòng chảy sông ngòi
Trái đất quay xung quanh trục của nó và vị trí tương đối của nó so với các hành
tinh khác trong vũ trụ thay đổi có quy luật theo thời gian và không gian. Thêm vào
đó là sự hoạt động có quy luật của các hiện tượng thiên văn khác, chẳng hạn sự xuất
hiện của vết đen mặt trời, sự di chuyển của các loại sao chổi, v.v... có ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp đến những hiện tượng tự nhiên trên hành tinh chúng ta. Khí
hậu trên trái đất có sự biến đổi theo quy luật và sự phù hợp với các hoạt động của
các hiện tượng vũ trụ. Một trong những đặc diểm quan trọng là sự thay đổi quy luật
của các yếu tố khí hậu theo thời gian, mà đặc tính của nó là sự tồn tại tính chu kỳ.
Những biến đổi có tính quy luật của các yếu tố khí hậu kéo theo sự biến đổi của hiện
tượng thủy văn theo thời gian.
Sự biến đổi có quy luật của yếu tố khí hậu theo thời gian gọi là chế độ khí hậu.
Dòng chảy sông ngòi là sản phẩm của khí hậu, bởi vậy những thay đổi theo thời gian
của các đặc trưng dòng chảy sông ngòi cũng mang tính quy luật. Sự thay đổi có quy
luật của dòng chảy sông ngòi theo thời gian gọi là chế độ dòng chảy sông ngòi. Chế
độ dòng chảy sông ngòi cũng được đặc trưng bởi sự thay đổi theo thời gian của các
yếu tố cấu thành bao gồm: chế độ mực nước, chế độ lưu lượng, v.v...
Phân tích chế độ dòng chảy là sự phân tích những đặc tính của sự thay đổi theo
thời gian của các đặc trưng dòng chảy, bao gồm quy luật thay đổi theo thời gian của
44

đặc trưng đó, các giá trị đặc trưng lớn nhất, nhỏ nhất, bình quân, biên độ thay đổi
theo thời gian...
Chế độ dòng chảy sông ngòi bị chi phối chủ yếu bởi chế độ khí hậu. Tuy nhiên
ảnh hưởng của các yếu tố mặt đệm như địa hình, địa mạo, thổ nhưỡng, địa chất,...
cũng có tác động rất mạnh và ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi dòng chảy sông.
b. Sự hình thành các pha dòng chảy sông ngòi
Một trong những nét đặc thù của chế độ dòng chảy sông ngòi là sự tồn tại tính
chu kỳ, mà đặc trưng nhất của nó là sự hình thành các pha dòng chảy. Xét trong thời
kỳ nhiều năm, sự thay đổi lượng dòng chảy theo thời gian hình thành pha nhiều nước
(những năm liên tục có dòng chảy phong phú), pha ít nước (những năm liên tục dòng
chảy nhỏ). Trong từng năm, dòng chảy sông ngòi thường hình thành pha nước lớn
vào các tháng mưa nhiều quen gọi là dòng chảy mùa lũ và pha nước nhỏ vào các
tháng ít mưa thường gọi là dòng chảy mùa kiệt.
Hình 1.15 là đồ thị quá trình lưu lượng Q~t tại trạm thủy văn Hòa Bình năm
1971. Theo hình 1.15 có thể chia thành 3 giai đoạn: Từ tháng I đến tháng V là thời
kỳ có lưu lượng nhỏ thuộc thời kỳ mùa kiệt. Mùa lũ bắt đầu từ giai đoạn tháng VI
và kết thúc vào tháng X. Sau đó là thời kỳ nước nhỏ, lưu lượng giảm dần cho đến
tháng XII và nối tiếp với tháng I năm sau, cũng thuộc thời kỳ mùa kiệt. Có thể coi
từ tháng VI đến tháng X là thời kỳ mùa lũ và từ tháng XI đến tháng V năm sau là
thời kỳ mùa kiệt. Trong thời kỳ mùa lũ, dòng chảy sinh ra chủ yếu dòng chảy mặt,
còn thời kỳ mùa kiệt nước ngầm là nguồn cung cấp chính của dòng chảy sông ngòi.
Trong thời kỳ mùa lũ dòng chảy trong sông biến động mạnh theo thời gian do có
mưa lớn trong thời kỳ đó gây ra. Trong thời kỳ mùa kiệt dòng chảy trong sông nhỏ,
khá ổn định vì chủ yếu do nước ngầm cung cấp. Thời kỳ bắt đầu mùa lũ, mùa kiệt
hàng năm tùy thuộc vào điều kiện khí hậu từng vùng. Ở nước ta, thời kỳ mùa lũ và
mùa kiệt ở các vùng khác hau cũng khác nhau. Bảng 1.10 là giới hạn mùa lũ và mùa
kiệt ở các vùng Việt Nam.
45

Hình 1.15: Đường quá trình lưu lượng bình quân ngày năm 1971 trên sông Đà –
tỉnh Hòa Bình
Bảng 1.10: Giới hạn mùa lũ, mùa kiệt của sông ngòi một số vùng của Việt Nam

TT Vùng Mùa lũ Mùa kiệt


1 Bắc Bộ và Bắc Thanh Hóa Tháng VI ÷X Tháng XI ÷ V
2 Nam Thanh Hóa, Bắc Nghệ An Tháng VII ÷ XI Tháng XII ÷VI
3 Nam Hà Tĩnh đến Quảng Trị Tháng IX ÷ XII Tháng I ÷ VIII
4 Ven biển từ Quảng Nam đến Ninh Thuận Tháng X ÷ I Tháng II ÷ IX
5 Khu vực Tây Nguyên (trừ Eatub và Eakir) Tháng VII ÷ XI Tháng XII ÷ VI
6 Sông Ba, lưu vực Eatub và Eakir Tháng VII ÷ XII Tháng I ÷ VI
7 Nam Bộ Tháng VII ÷ XI Tháng XII ÷ VI

1.4.5. Phương trình cân bằng nước


Phương trình cân bằng nước là một công cụ được sử dụng để đánh giá quy luật
cân bằng nước của quá trình hình thành dòng chảy và tính toán dòng chảy sông ngòi.
Nguyên lý cân bằng nước được phát biểu như sau: “Với một khu vực bất kỳ
hiệu số của lượng nước đến và lượng nước đi khỏi một khu vực đó trong thời đoạn
tính toán bất kỳ bằng sự thay đổi trữ lượng nước của khu vực đó trong thời đoạn tính
toán”. Phương trình cân bằng nước là sự thể hiện toán học của nguyên lý cân bằng
nước.
a. Phương trình cân bằng nước tổng quát
Ta lấy một khu vực bất kỳ trên mặt đất, giả thiết có một mặt trụ thẳng đứng
bao bọc quanh chu vi khu đất đó tới giới hạn tầng đất không thấm nước (hình 1.16).
46

Hình 1.16: Sơ đồ các thành phần cân bằng nước của một khu vực giới hạn
Xét trong một thời đoạn ∆t bất kỳ ta có các thành phần nước chảy đến và chảy
đi khỏi khu vực đó như sau:
Phần nước đến bao gồm:
X: Lượng mưa bình quân rơi trên khu vực ta xét;
𝑍 : Lượng nước ngưng tụ trên bề mặt khu vực;
𝑌 : Lượng dòng chảy mặt chảy đến;
𝑊 : Lượng dòng chảy ngầm chảy đến;
𝑈 : Lượng nước trữ trong khu vực đầu thời đoạn ∆t.
Phần nước đi bao gồm:
Z : Lượng nước bốc hơi trên bề mặt khu vực;
Y : Lượng dòng chảy mặt chảy đi;
W : Lượng dòng chảy ngầm chảy đi;
U : Lượng nước trữ trong khu vực cuối thời đoạn ∆t.
Phương trình cân bằng nước tổng quát viết cho một khu vực trên trong một
thời đoạn bất kỳ ∆t có dạng như sau:
X + Z + Y + W – (Z + Y + W ) =U - U (1-24 )
Hoặc là: X + (Y - Y ) + (Z - Z ) + (W - W ) = ∆U (1-25 )
Trong đó: ∆U = U - U , biểu thị chênh lệch nước trữ trong lưu vực đầu và
cuối thời đoạn ∆t. Đại lượng ∆U có thể nhận giá trị âm, dương hoặc bằng không.
47

Thời đoạn ∆t có thể chọn giá trị bất kỳ, chẳng hạn nếu chọn ∆t bằng một năm
ta có phương trình cân bằng nước viết cho thời đoạn một năm.
b. Phương trình cân bằng nước của lưu vực sông trong thời đoạn bất kỳ
Phương trình (1-25) là phương trình cân bằng nước viết cho một khu vực bất
kỳ trên mặt đất. Phương trình cân bằng nước viết cho khu vực giới hạn bởi đường
phân lưu của lưu vực sông gọi là phương trình cân bằng nước của lưu vực sông.
 Đối với lưu vực hở:
Đối với lưu vực hở do có sự thay đổi nước ngầm với lưu vực lân cận nên có
lượng dòng chảy ngầm từ lưu vực khác chảy vào hoặc ngược lại, khi đó phương
trình cân bằng nước trong thời đoạn ∆t bất kỳ có dạng (1-26):
X = Y + Z +∆W+ ∆U (1-26 )
Trong đó: ∆W = W - W và Y = Y ; Giá trị ∆W có thể nhận giá trị âm hoặc
dương.
 Đối với lưu vực kín:
Lưu vực kín không có nước mặt và nước ngầm từ lưu vực khác chảy đến, tức
là Y = 0 và W = 0. Đối với lưu vực kín, lượng nước chảy qua mặt cắt cửa ra của
lưu vực ký hiệu là Y chính là lượng dòng chảy ra khỏi lưu vực, tức là Y = Y + W .
Đặt Z = Z - Z biểu thị hiệu số lượng bốc hơi trừ đi lượng ngưng tụ trên lưu vực
cũng là một thành phần nước ra khỏi lưu vực. Từ phương trình (1-25) ta có phương
trình cân bằng nước viết cho một lưu vực kín trong thời đoạn ∆t bất kỳ như sau:
X = Y + Z + ∆U (1-27 )
Trong đó: Y = Y + W và Z = Z - Z

c. Phương trình cân bằng nước của lưu vực trong thời kỳ nhiều năm
Phương trình cân bằng nước dạng (1-26) và (1-27) được viết cho một thời đoạn
∆t bất kỳ, có thể với ∆t = 1 năm, 1 tháng, 1 ngày hoặc nhỏ hơn. Bằng cách lấy bình
quân hai vế của phương trình cân bằng nước (1-26) và (1-27) cho thời kỳ nhiều năm
với thời đoạn tính toán bằng 1 năm ta được phương trình cân bằng nước viết cho
thời kỳ nhiều năm.
 Đối với lưu vực hở
48

Từ phương trình (1-26) với cách làm tương tự nhận được phương trình cân
bằng nước trong thời kỳ nhiều năm cho lưu vực hở dạng (1-28) như sau:

X0 = Y0 + Z0 +∆U0 +∆W0 (1-28 )


1 n
Trong trường hợp lưu vực hở, giá trị ΔW0 =  ΔW i không tiến tới 0 được,
n i=1
bởi vì sự trao đổi nước ngầm giữa các lưu vực thường không cân bằng, phần lớn chỉ
xảy ra theo một chiều.
 Đối với lưu vực kín
Đối với lưu vực kín, từ phương trình (1-27) xét trong n năm ta có:

  Y + Z + ΔUi 
n n
Xi i i
i=1
= i=1 (1-29 )
n n
Hoặc:

   
n n n n
Xi Y Z Ui
i=1
= i=1 i
+ i=1 i
+ i=1 (1-30 )
n n n n
Trong đó: Xi, Yi, Zi và∆U tương ứng là tổng lượng mưa năm, lượng dòng chảy năm,
lượng bốc hơi năm và chênh lệch lượng nước trữ trong lưu vực đầu và
cuối của năm thứ i.


n
Giá trị của tổng i=1
ΔUi đạt giá trị xấp xỉ bằng 0 với n càng lớn, do có sự
xen kẽ của những năm nhiều nước và ít nước (∆U có các giá trị âm và dương xen
kẽ nhau), phương trình (1-29) trở thành (1-31):
X 0 = Y0 + Z0 (1-31 )
1 n 1 n 1 n
Trong đó: X 0 =
n
 X Y0 =  i=1 Yi , Z 0 =  i=1 Zi là các giá trị
i=1 i ,
n n
bình quân nhiều năm của lượng mưa năm, chuẩn lớp dòng chảy năm, chuẩn bốc hơi
năm.
Phương trình (1-31) gọi là phương trình cân bằng nước của lưu vực kín trong
thời kỳ nhiều năm.
49

d. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy sông ngòi thông qua
phương trình cân bằng nước
Từ phương trình cân bằng nước có thể rút ra sự phụ thuộc giữa dòng chảy sông
ngòi với các tham số phụ thuộc theo dạng tổng quát (1-32) như sau:
Y = f (X, Z, ∆W, ∆U) (1-32 )
Rõ ràng, dòng chảy sông ngòi phụ thuộc vào nhiều nhân tố, mà sự phản ánh
của nó thông qua các biến nằm ở vế phải phương trình (1-32). Các nhân tố đó có thể
chia làm hai nhóm: nhân tố khí hậu và nhân tố mặt đệm.
Nhân tố khí hậu thể hiện qua hai đặc trưng chính là mưa (X) và bốc hơi (Z),
mà lượng và sự biến đổi của nó lại phụ thuộc vào các yếu tố khí hậu khác như nhiệt
độ, độ ẩm, gió, v.v.. Ngoài ra mưa và bốc hơi còn phụ thuộc vào nhân tố mặt đệm
như đặc điểm địa hình, lớp thảm phủ thực vật, các yếu tố thổ nhưỡng, địa chất, tình
trạng canh tác và khai thác của con người. Mặt khác, mặt đệm cũng ảnh hưởng trực
tiếp đến chế độ nhiệt, gió, ẩm v.v... Bởi vậy có thể nói mưa và bốc hơi là sự phản
ánh tổng hợp những ảnh hưởng của nhân tố khí hậu và mặt đệm đến dòng chảy sông
ngòi.
Thành phần ∆W chủ yếu phản ánh điều kiện địa chất của lưu vực ảnh hưởng
đến sự hình thành dòng chảy sông ngòi. Đối với các lưu vực kín, thường là các lưu
vực không có hiện tượng Castơ, hoặc là các lưu vực lớn (có độ sâu cắt nước ngầm
lớn) thì ∆W=0. Đối với các lưu vực nhỏ hoặc các lưu vực có hiện tượng Castơ thuộc
loại lưu vực hở sẽ có ∆W ≠ 0.
Thành phần ∆U phản ánh mức độ điều tiết của lưu vực đến dòng chảy, tức là
khả năng trữ nước của lưu vực trong một thời đoạn nhất định và khả năng cung cấp
lượng nước được trữ lại cho những thời đoạn tiếp theo. Khả năng điều tiết của lưu
vực phụ thuộc vào điều kiện địa chất, thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật, diện tích lưu
vực, hồ ao đầm lầy và những tác động của con người. Diện tích lưu vực càng lớn thì
khả năng điều tiết dòng chảy càng lớn, là vì: (I) – do thời gian tập trung nước ở các
vị trí khác nhau trên lưu vực đến tuyến cửa ra có sự chênh lệch lớn, (II) – do mặt
nước và các tầng nước ngầm có thời gian tập trung nước không đều nhau, (III) – vì
diện tích lưu vực lớn, độ cắt sâu của lòng sông lớn nên lòng sông tập trung được
lượng nước ngầm lớn hơn.
50

Rừng và ao hồ có khả năng trữ nước và làm chậm sự vận chuyển của nước mặt
ra tuyến cửa ra lưu vực, còn điều kiện địa chất thổ nhưỡng sẽ ảnh hưởng đến tương
tác giữa nước mặt và nước ngầm. Các hoạt động kinh tế của con người như việc xây
dựng hồ chứa nước, phá rừng, tập quá và phương thức canh tác có thể làm tăng hoặc
khả năng điều tiết dòng chảy của lưu vực.
Vì rằng, mưa thường xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định, còn dòng
chảy thì tập trung về mặt cắt cửa ra lưu vực sau một thời gian dài hơn. Bởi vậy sự
thay đổi lượng trữ ∆U so với lượng dòng chảy Y trong thời đoạn ngắn và dài cũng
khác nhau. Đối với thời đoạn ngắn, khi có mưa thì lượng trữ ∆U chiếm tỷ trọng lớn
so với Y, vì khi đó lượng mưa sinh dòng chảy chưa tập trung hết ra khỏi lưu vực,
còn khi thời đoạn dài thì ngược lại. Nếu thời đoạn là một số năm thì ảnh hưởng của
∆U sẽ không còn nữa.
Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố mặt đệm và khí hậu đến dòng chảy sông
ngòi đặc biệt có ý nghĩa khi lựa chọn phương pháp tính toán các đặc trưng thủy văn
cho lưu vực ít và không có tài liệu quan trắc.
51

CHƯƠNG 2. ĐO ĐẠC VÀ CHỈNH LÝ SỐ LIỆU THỦY VĂN

Việc thu thập số liệu quan trắc các đặc trưng khí tượng và thuỷ văn là điều kiện
tiên quyết khi lập các quy hoạch sử dụng nguồn nước và thiết kế công trình thủy lợi.
Mức độ quan trắc và chất lượng tài liệu khí tượng thuỷ văn sẽ quyết định chất lượng
của các phương án quy hoạch và độ tin cậy khi lựa chọn quy mô kích thước các công
trình trong công tác thiết kế.
Để có các số liệu khí tượng thủy văn cần thiết lập hệ thống các trạm đo (trạm
quan trắc) gọi là mạng lưới trạm khí tượng và thuỷ văn.
2.1. PHÂN LOẠI TRẠM QUAN TRẮC
2.1.1. Trạm quan trắc các yếu tố khí tượng
Các trạm quan trắc yếu tố khí tượng đuợc chia ra như sau:
 Trạm khí tượng: là loại trạm chỉ đo một số yếu tố khí tượng chính : mưa,
gió, bốc hơi, nhiệt độ không khí v.v… Các yếu tố khí tượng tại trạm khí tượng
thường được quan trắc với thời đoạn quan trắc dài (thường là thời đoạn ngày).
 Trạm khí hậu: là loại trạm đo tương đối đầy đủ các yếu tố khí tượng về cả
số lượng các yếu tố được quan trắc và mức độ chi tiết của các yếu tố này. Các yếu
tố được quan trắc nhiều hơn trạm khí tượng bao gồm mưa, gió (tốc độ gió và hướng
gió), nhiệt độ không khí, bốc hơi mặt nước, bốc hơi mặt đất, độ ẩm không khí, độ
ẩm đất, nhiệt độ điểm sương v.v… Một số yếu tố khí tượng chính được đo với thời
đoạn ngắn (phút, giờ hoặc 3 giờ v.v…). Kinh phí cho việc đo đạc các yếu tố khí
tượng rất tốn kém nên số trạm đo khí hậu không nhiều và được bố trí sao cho phản
ánh được tính «vùng» của khí hậu.
Ngoài ra, các yếu tố khí tượng trên cao (gió, mây, nhiệt độ…) được quan trắc
ở một số trạm lớn với các thiết bị hiện đại như ra đa, bóng thám không và các vệ
tinh địa tĩnh.
2.1.2. Trạm quan trắc các yếu tố thuỷ văn
Trạm thủy văn là trạm đo các yếu tố thủy văn: mực nước, lưu lượng nước, tốc
độ dòng chảy và hướng chảy, lưu lượng bùn cát và lượng ngậm cát, nhiệt độ nước,
thành phần hoá học của nước. Ngoài ra các trạm thủy văn có kết hợp đo một số yếu
tố khí tượng chính như mưa, tốc độ gió, nhiệt độ không khí.
52

a. Phân loại trạm thuỷ văn


Tuỳ theo mục đích quan trắc, số yếu tố quan trắc, mức độ chi tiết của các yếu
tố quan trắc người ta phân loại các trạm quan trắc thuỷ văn như sau:
 Trạm thủy văn cơ bản: trạm cơ bản có nhiệm vụ đo đạc thường xuyên và
liên tục trong nhiều năm. Hệ thống các trạm thủy văn cơ bản được quy hoạch sao
cho phản ánh quy luật hình thành dòng chảy của hệ thống sông và phản ánh tính
chất « vùng » của dòng chảy sông ngòi. Tài liệu đo đạc của các trạm thủy văn cơ
bản phục vụ cho mục đích nghiên cứu lâu dài chế độ thủy văn trên các hệ thống
sông, bởi vậy nó không hạn chế thời gian quan trắc nếu điều kiện kinh tế cho phép.

Hình 2.1: Hệ thống trạm quan trắc khí tượng thủy văn Đài Việt Bắc
 Trạm thuỷ văn chuyên dùng: trạm chuyên dùng (còn gọi là trạm dùng
riêng) được thành lập để đo đạc các yếu tố thủy văn nhằm phục vụ nhu cầu riêng
trong quy hoạch hoặc thiết kế các công trình thuỷ lợi, giao thông v.v…mà số liệu
của các trạm cơ bản không đáp ứng các yêu cầu tính toán các đặc trưng thuỷ văn
thiết kế. Hầu hết các trạm dùng riêng chỉ được quan trắc trong một số năm nhất định
trước khi các phương án quy hoạch hoặc thiết kế được thực thi.
53

 Trạm thuỷ văn thực nghiệm: loại trạm này xây dựng nhằm mục đích
nghiên cứu chuyên sâu (nghiên cứu quy luật chảy tràn trên sườn dốc, sự hình thành
dòng chảy do mưa rào gây ra trên lưu vực nhỏ, nghiên cứu quy luật phân bố tốc độ
và phân bố bùn cát trên mặt cắt sông v.v…). Thời gian quan trắc của loại trạm này
tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu cụ thể.
Ngoài ra các trạm thủy văn còn chia theo ảnh hưởng của thủy triều như sau:
 Trạm thủy văn không ảnh hưởng triều: là trạm đo mà các yếu tố thuỷ văn
tại tuyến đo chỉ phụ thuộc vào dòng chảy sản sinh trên lưu vực tập trung nước.
 Trạm thủy văn ảnh hưởng triều: là trạm đo mà tại đó các yếu tố thuỷ văn
không chỉ phụ thuộc vào dòng chảy trên lưu vực mà còn bị tác động mạnh của thuỷ
triều từ biển truyền vào.
b. Phân cấp trạm thủy văn
Tùy theo mục đích quan trắc mà mỗi trạm đo có mức độ và chế độ đo khác
nhau. Dựa vào đó người ta chia trạm thủy văn thành 3 cấp: cấp I, cấp II và cấp III.

Hình 2.2: Mạng lưới thủy văn sông Cả


54

 Trạm thủy văn cấp I: là trạm có đo đạc nhiều yếu tố thủy văn như mực nước,
lưu lượng, bùn cát, nhiệt độ nước, độ mặn (trạm vùng triều). Các yếu tố trên được
đo đạc suốt trong năm.
 Trạm thủy văn cấp II: là trạm chủ yếu chỉ đo đạc mực nước, còn các yếu tố
khác như lưu lượng, bùn cát v.v… chỉ đo một số thời kỳ trong năm theo quy định
riêng.
 Trạm thủy văn cấp III: là trạm chỉ có nhiệm vụ đo mực nước. Chẳng hạn
trạm thủy văn Việt Trì đặt tại ngã ba sông Hồng và sông Lô là loại trạm cơ bản cấp
III thuộc vùng sông không ảnh hưởng triều, trạm này thành lập từ năm 1905 đến nay
và chỉ đo mực nước sông.
2.2. PHƯƠNG PHÁP ĐO VÀ TÍNH SỐ LIỆU MỰC NƯỚC
Mực nước là cao trình mặt nước so với mặt phẳng quy ước (cao trình 0-0), mặt
chuẩn này thường được quy định chung cho từng lãnh thổ. Miền Bắc Việt Nam lấy
chuẩn là mực nước trung bình nhiều năm của Hòn Dấu, miền Nam lấy quy chuẩn
theo mực nước trung bình nhiều năm của vùng biển Hà Tiên. Ký hiệu biểu thị mực
nước là H hoặc Z. Thứ nguyên dùng để đo mực nước thường dùng là centimét (cm)
hoặc mét (m).
2.2.1. Tuyến đo mực nước và phân loại
Tuyến đo mực nước trên sông là tuyến trùng với mặt cắt ngang sông và có
phương vuông góc với trục của lòng sông mà tại đó bố trí thiết bị đo mực nước.
Theo mục đích đo mực nước tuyến mực nước được phân loại như sau:
1. Tuyến đo cơ bản: là tuyến đo mực nước dùng để đo mực nước hàng ngày.
Từ mực nước đo được tra ra lưu lượng tương ứng theo đường quan hệ mực nước H
và lưu lượng nước Q (đường quan hệ H~Q) đã được lập sẵn.
Tại các trạm thủy văn, mực nước sông được đo hàng ngày theo quy định, còn
lưu lượng nước chỉ đo một số lần trong năm theo các cấp mực nước khác nhau. Từ
các tài liệu đo mực nước và lưu lượng tại cùng thời điểm, người ta lập quan hệ H~Q
và sử dụng đường quan hệ này để tra ra lưu lượng tương ứng với số liệu đo mực
nước hàng ngày.
2. Tuyến đo mực nước tại tuyến đo lưu lượng: là tuyến đo mực nước được bố
trí tại tuyến đo lưu lượng để đo mực nước tại thời điểm đo lưu lượng. Tuyến đo lưu
55

lượng có thể trùng với tuyến đo cơ bản. Trong trường hợp tuyến cơ bản cách xa
tuyến đo lưu lượng cần đối chiếu hiệu chỉnh số liệu đo mực nước tại tuyến đo lưu
lượng về tuyến cơ bản.
3. Tuyến đo tham khảo: là tuyến đo mực nước đặc bên cạnh máy tự ghi mực
nước. Số liệu đo mực nước tại tuyến tham khảo được sử dụng để hiệu chỉnh các kết
quả được khai toán từ máy đo tự ghi mực nước.
4. Tuyến đo độ dốc mực nước: là tuyến đo để xác định độ dốc mực nước tại
trạm đo. Để tính độ dốc mực nước thường bố trí 1 hoặc 2 tuyến phụ đo mực nước ở
phía thượng lưu hoặc hạ lưu tuyến đo cơ bản (hình 2.3).

Hình 2.3: Sơ họa bố trí mặt bằng các tuyến đo mực nước
I, III – tuyến phụ; II – tuyến đo cơ bản
5. Tuyến đo chuyên dùng: là tuyến đo trên các công trình cầu, cống, bến cảng
v.v... Tài liệu quan trắc mực nước phục vụ công tác quản lý các công trình trên.

2.2.2. Thiết bị đo mực nước


Mực nước tại các trạm thủy văn đo theo phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp.
Phương pháp đo trực tiếp được thực hiện nhờ các hệ thống thước nước (thủy chí, hệ
thống cọc đo mực nước), phương pháp đo gián tiếp bao gồm các máy tự ghi mực
nước và các thiết bị điện tử đo mực nước.
a. Thước nước
Thước nước có 2 loại: Thủy chí và hệ thống cọc đo mực nước.

 Thủy chí
Cấu tạo thủy chí là một thước đo tương tự như thước đo vẽ địa hình, đặt cố
định trên mặt cắt ngang sông tại tuyến cần đo mực nước. Thước được chôn thẳng
đứng có độ cao thước vượt quá mực nước cao nhất có thể xảy ra. Trên mặt thủy chí
56

có đánh dấu vạch chia độ cao, lớn là dm, nhỏ là cm để người đo có thể đọc trực tiếp
bằng mắt ngấn nước ngập trên thủy chí (hình 2.4).

Hình 2.4: Thủy chí


Phương pháp đo: đọc trực tiếp số đo trên thủy chí tại nơi ngấn nước trung bình
(loại bỏ dao động sóng mặt nước), đó chính là mực nước tại thời điểm đo.
 Hệ thống cọc đo mực nước
Hệ thống cọc đo mực nước được bố trí cố định trên tuyến mặt cắt đo mực nước
trên hệ thống bậc lên xuống. Hệ thống cọc được đánh số thứ tự, cao trình các đầu
cọc đã được xác định trước. Để đo mực nước người ta dùng một thước đo chiều dài
(gọi là thước cầm tay). Thước cầm tay là một chiếc gậy có đường kính 3cm hình lục
lăng một đầu vuốt nhọn bịt bằng sắt chống mòn, có thể cầm thước đi theo khi di
chuyển. Trên mặt thước cầm tay có đánh dấu vạch chia độ dài, lớn là dm, nhỏ là cm
tính từ đỉnh nhọn của thước để người đo có thể đọc trực tiếp bằng mắt ngấn nước
ngập sâu trên thước khi cắm thước vào đầu các cọc đo (hình 2.5).

Hình 2.5: Sơ đồ hệ thống đo mực nước bằng thước cầm tay


57

Phương pháp đo: cắm thẳng đứng thước cầm tay lên đầu cọc mốc ngập trong
nước gần nhất. Đọc trực tiếp số đo trên thước cầm tay tại nơi ngấn nước trung bình
(loại bỏ dao động sóng mặt nước), số đo trên thước chính là độ sâu từ mặt nước đến
đầu cọc hd . Cao trình mực nước sẽ là:
Ht =Zi + hd
Trong đó: Ht - mực nước mặt cắt sông tại thời điểm đo t;
Zi - cao trình đầu cọc thứ i (cọc đo mực nước tại thời điểm đó);
hd - số đọc trên thước cầm tay.
b. Thiết bị đo gián tiếp mực nước
 Máy tự ghi mực nước
Máy đo mực nước tự ghi đặt cố định tại một vị trí trên tuyến đo. Máy bao gồm
một hệ thống phao nổi để định vị mực nước, một hệ thống truyền dao động của phao
lên kim ghi, một hệ thống ghi gồm một đồng hồ gắn với một ống trụ tròn để gắn
giấy đo (hình 2.6).

Hình 2.6: Sơ họa máy tự ghi mực nước


Khi mực nước thay đổi, phao nổi theo mặt nước và dây đo sẽ truyền dao động
lên kim ghi vẽ lên giấy quá trình dao động của kim, kết hợp với trục quay có đồng
hồ đo thời gian làm thay đổi hoành độ giấy vẽ nên tạo thành một đường cong thể
58

hiện sự dao động của mực nước quanh ống trụ tròn gắn với đồng hồ. Khai toán tài
liệu ghi trên giấy sẽ được quá trình mực nước thực đo.
Đo mực nước bằng máy tự ghi thì kết quả trên băng giấy sẽ được lưu trữ làm
số liệu đo hàng ngày và phải thay giấy vào lúc 7h.
 Đo mực nước bằng máy có sử dụng thiết bị điện tử
Hiện nay, để đo mực nước sông hoặc hồ người ta đã sử dụng các thiết bị điện
tử. Máy đo gồm một thiết bị đo điện tử gọi là “đầu đo” gắn với hệ thống cáp truyền
thông tin về thiết bị hiển thị và ghi tín hiệu (bảng điện tử hoặc máy tính điện tử).
Các tín hiệu của sự thay đổi mực nước sẽ được đầu đo cảm nhận và truyền thông tin
qua thiết bị gọi là “bộ xử lý dữ liệu” sẽ hiển thị và ghi kết quả thay đổi mực nước
trên bảng điện tử hoặc máy tính điện tử.
c. Chế độ đo mực nước
Theo quy phạm đo đạc thủy văn có 5 chế độ đo mực nước như sau:
+ Đo 2 lần mỗi ngày vào thời điểm 7h và 19h.
+ Đo 4 lần mỗi ngày vào các giờ 1,7,13,19h hàng ngày.
+ Đo 8 lần mỗi ngày vào các giờ 1h,4,7,10,13,16,19,22h hàng ngày.
+ Đo 12 lần mỗi ngày vào các giờ 1,3,5,7,….,19,21,23h hàng ngày.
+ Đo 24 lần mỗi ngày vào 1,2,3,4,…,22,23,24h hàng ngày.
Tùy theo mức độ thay đổi mực nước và vai trò của số liệu mực nước mà thay
đổi cho phù hợp.
2.2.3. Chỉnh lý và xuất bản tài liệu đo mực nước
a. Sai số mực nước và cách kiểm tra
Sai số mực nước được tính bằng sai số tuyệt đối (cm, m) không xét sai số tương
đối (%) vì không có nghĩa do cách chọn mặt chuẩn khác nhau.
Nguyên nhân sinh ra sai số được chia làm hai loại: chủ quan và khách quan.
Sai số chủ quan bao gồm đo sai (kể cả thời tiết, sóng gió v.v...) tính sai sao
chép sai, dẫn độ cao sai, nhầm lẫn số liệu thước nước.
Sai số khách quan là do công trình đo không đạt yêu cầu kỹ thuật (chẳng hạn
chữ số bị mờ, khoảng cách chia vạch lớn phải nội suy), công trình đo bị lún hoặc
máy tự ghi hỏng.
59

Phương pháp kiểm tra sai số thường dùng nhất là vẽ và so sánh đường quá
trình mực nước của các trạm đo trên cùng hệ thống sông. Thông qua đối chiếu so
sánh mực nước của các trạm trên từng đoạn sông với quy luật truyền lũ, sóng triều
để phát hiện sai số. Nhìn chung phương pháp này chỉ phát hiện những sai số tương
đối lớn, những sai số nhỏ khó có thể phát hiện ra.
b. Tính toán các mực nước đặc trưng
1. Mực nước tức thời
Mực nước tức thời là mực nước tại một thời điểm nào đó. Đường cong biểu thị
mực nước tức thời biến đổi theo thời gian gọi là đường quá trình mực nước, dạng
đường quá trình mực nước là một đường liên tục được biểu thị trên hình 2.7a.
Hình 2.7b là quá trình thay đổi mực nước bình quân theo thời đoạn.

a b
Hình 2.7
2. Mực nước trung bình thời đoạn
Là trị số mực nước trung bình trong thời đoạn tính toán. Nếu Ht là quá trình
mực nước trung bình trong thời đoạn từ t đến t + ∆t:
t+Δt
1 1 n
H Δt =
t  H t dt hay H Δt =  Hi
n i=1
t

Trong đó: n là số thời đoạn tính toán, các thời đoạn tính bình quân thường là ngày,
tháng, mùa, năm, nhiều năm.
Mực nước bình quân ngày là trung bình cộng các mực nước đo tại các thời
điểm cách đều trong ngày:
60

1 n
H ngày =  Hi
n i=1
Trong đó: Hngày - mực nước trung bình ngày
n - số lần đo mực nước trong ngày
Hi - mực nước lần đo thứ i
Nếu các lần đo không cách đều phải tiến hành nội suy để có các giá trị mực
nước tại thời điểm ấn định sao cho thời gian giữa các điểm ấn định bằng nhau. Mức
nước bình quân tháng, mùa, năm được tính theo bình quân số học mực nước trung
bình ngày.
3. Biên độ mực nước
Biên độ mực nước là chênh lệch giữa mực nước lớn nhất và nhỏ nhất đạt được
trong khoảng thời gian nhất định. Chẳng hạn biên độ lũ là chênh lệch mực nước giữa
chân và đỉnh lũ của một trận lũ, biên độ triều là chênh lệch giữa mực nước giữa chân
và đỉnh triều trong một chu kỳ triều.
c. Lưu trữ và xuất bản số liệu
Sau mỗi năm đo đạc, số liệu mực nước được chỉnh lý và sao chép thành nhiều
bản được lưu giữ tại trạm đo và các cơ quan quản lý các trạm đo.
Số liệu mực nước bình quân ngày, tháng, năm, mực nước thấp nhất, cao nhất
(tức thời) trong từng tháng được xuất bản theo dạng bảng 2.1.
61

Bảng 2.1: Mực nước bình quân ngày trạm Đồn Sơn năm 2014
62

2.3. PHƯƠNG PHÁP ĐO VÀ TÍNH LƯU LƯỢNG NƯỚC

Trong chương 1 đã nói rõ khái niệm lưu lượng: lượng nước đi qua mặt cắt
ngang trong một đơn vị thời gian, thứ nguyên là m3/s hoặc l/s, ký hiệu thường dùng
trong thủy văn là Q.
Lưu lượng nước được đo đạc bằng các phương pháp khác nhau: đo trực tiếp,
đo yếu tố và đo gián tiếp.
a. Phương pháp đo trực tiếp
Phương pháp này thường sử dụng cho những dòng nước nhỏ. Để đo lưu lượng
nước người ta dùng thùng để xác định lượng nước chảy vào thùng trong một khoảng
thời gian nhất định, từ đó xác định ra lưu lượng nước được tính bằng tỷ số giữa
W
lượng nước chảy vào thùng W và khoảng thời gian nước chảy ∆t : Q=
Δt
b. Phương pháp đo yếu tố
Phương pháp này không đo trực tiếp lưu lượng nước mà đo các yếu tố để tính
lưu lượng, chẳng hạn khi đo lưu lượng nước trong sông, người ta tiến hành đo vận
tốc dòng nước và đo diện tích mặt cắt ướt, từ đó tính ra lưu lượng nước theo công
thức Q = V x ω. Đây là phương pháp chủ yếu áp dụng cho đo đạc dòng chảy các
dòng sông thiên nhiên.
c. Phương pháp đo gián tiếp
Là hình thức đo các yếu tố thủy lực khác từ đó tính ra lưu lượng. Chẳng hạn
khi đo lưu lượng nước chảy qua máng thí nghiệm, người ta đặt một tấm chắn bằng
thép mỏng ở cuối máng có thiết diện mặt cắt tháo nước hình tam giác ngược. Từ
mực nước trong máng tính ra lưu lượng theo công thức thủy lực.
2.3.1. Đo lưu lượng nuớc trong sông
a. Nguyên lý đo
Trong đo đạc thủy văn thực hành thường sử dụng phương pháp đo yếu tố, tức
đo lưu lượng nước thông qua tốc độ và đo vẽ mặt cắt ngang. Hiện nay thường dùng
lưu tốc kế để đo tốc độ nước. Bởi vậy, tài liệu này sẽ chỉ giới thiệu phương pháp đo
đạc lưu lượng nước bằng lưu tốc kế. Cơ sở của phương pháp này được trình bày
dưới đây. Gọi Q là lưu lượng nước đi qua mặt cắt có diện tích ướt là ω, dω là vi phân
63

diện tích thuộc ω, v là tốc độ tức thời của dòng nước tại dω. Khi đó ta có lưu lượng
nước đi qua vi phân diện tích là dQ = v.dω
Từ đó lưu lượng đi qua mặt cắt được tính theo công thức:

Q   v.d 

Hoặc viết dưới dạng sai phân khi chia diện tích ướt ω thành n phần diện tích

Q =  i=1 Δωi vi
n
bộ phận:

Trong đó ∆ω là diện tích mảnh thứ i, Vi tốc độ trung bình trên mảnh thứ i đó
(hình 2.8) ta chia mặt cắt ngang sông ra làm n diện tích bộ phận bởi các thủy trực 1,
2, 3..., n, tốc độ trung bình các phần diện tích bộ phận là V1, V2,... Vn, các diện tích
bộ phận tương ứng là ∆ω1, ∆ω2, ... , ∆ωn. Để xác định được lưu lượng Q cần thiết
phải xác định được tốc độ và diện tích của các mảnh diện tích bộ phận.

Hình 2.8: Sơ họa về sự phân chia các diện tích bộ phận khi đo tốc độ dòng chảy
b. Đo độ sâu và đo mặt cắt
Để tính diện tích các mặt cắt thành phần cần thiết phải đo sâu trên mặt cắt đo
lưu lượng. Tại các tuyến đo lưu lượng người ta xác định các vị trí trên mặt cắt ngang
mà độ sâu theo chiều thẳng đứng sẽ phân chia mặt cắt ngang sông ra các diện tích
thành phần (hình 2.8), các vị trí đó được gọi là thủy trực. Tại trạm thủy văn, các thủy
trực trên mặt cắt đo lưu lượng thường được chọn cố định. Tốc độ dòng chảy và số
đo diện tích của các diện tích của các diện tích bộ phận (nằm giữa các đường thủy
trực) được xác định trên cơ sở đo tốc độ dòng chảy và độ sâu nước tại các đường
thủy trực trên. Khoảng cách giữa các đường thủy trực có thể đều hoặc không đều
64

tùy thuộc vào địa hình đáy sông. Số lượng các thủy trực trên một mặt cắt tùy thuộc
vào chiều rộng sông lớn hay bé, có thể tham khảo theo bảng 2.2.
Bảng 2.2: Phân bố thủy trực theo chiều rộng sông
Chiều rộng sông (m) <100 100÷200 200÷500 500÷1000
Số thủy trực đo sâu 20 20÷30 30÷40 40÷50

Độ sâu nước có thể đo trực tiếp bằng các thiết bị thông thường: đo bằng sào
hoặc đo bằng tời, theo cách thả dây cáp buộc một vật nặng như quả chì, cá sắt. Cá
sắt có trọng lượng từ 5 kg đến 10 kg có hình khí động học tương tự như hình con cá
(hình 2.9). Độ sâu nước cũng có thể đo gián tiếp bằng máy siêu âm. Các phương
tiện hỗ trợ gồm có cầu treo, dây cáp căng ngang sông, thuyền, ca nô, phương tiện
định vị và cố định điểm đo.

Hình 2.9: Máy đo lưu tốc kế


Bằng các dụng cụ và phương tiện nêu trên tiến hành đo sâu tại các thủy trực và
khoảng cách giữa chúng.
Với giả thiết rằng địa hình đáy sông giữa các thủy trực đo sâu thay đổi đều, do
đó diện tích bộ phận đo sâu được tính theo diện tích tam giác hoặc hình thang, diện
tích mặt bằng sẽ là tổng diện tích các bộ phận.
c. Đo và tính tốc độ
 Đo tốc độ bằng lưu tốc kế
Thiết bị để đo tốc độ thông dụng hiện nay là lưu tốc kế, đồng hồ bấm giây,
ngoài ra cần có các phương tiện hỗ trợ như thuyền, ca nô, tời tải trọng v.v... (tương
tự các phương tiện đo sâu).
65

Để đo tốc độ tại một vị trí nào đó thì đặt máy lưu tốc kế đúng vị trí đó, dòng
nước chảy sẽ đẩy cánh quạt của lưu tốc kế quay, sau N vòng quay, mạch điện đóng
làm chuông điện reo, dùng đồng hồ bấm giây để đếm số giây của các lần reo chuông,
từ đó xác định được số vòng quay cánh quạt của lưu tốc kế trong một đơn vị thời
gian đo n theo công thức (2-1).
k×N (2-1 )
n=
t
Trong đó: n - số vòng quay cánh quạt trong một giây
N - số vòng quay cánh quạt giữa hai lần reo chuông
K - số lần reo chuông của một lần đo
t - số giây thực hiện một lần đo
Việc đo tốc độ thường được tiến hành đồng thời với việc đo sâu và thực hiện
đo lần lượt từng điểm trên thủy trực. Đối với vùng sông ảnh hưởng thủy triều tốc độ
thay đổi nhanh theo thời gian, vì vậy cần dùng nhiều máy để đo tốc độ đồng thời
trên nhiều thủy trực khác nhau của mặt cắt.
 Số điểm đo tốc độ trên thủy trực
Tốc độ dòng chảy tại mỗi điểm đo trên mặt cắt ngang khác nhau. Theo chiều
sâu, tốc độ trên mặt nước là lớn nhất và giảm dần theo độ sâu. Theo chiều ngang của
mặt cắt, những điểm sát bờ có tốc độ nhỏ và càng xa bờ tốc độ càng tăng. Bởi vậy,
để xác định tốc độ dòng chảy bình quân của từng diện tích bộ phận và diện tích bình
quân toàn mặt cắt cần đo tốc độ ở nhiều thủy trực khác nhau và ở mỗi thủy trực cũng
cần đo tốc độ nước ở những độ sâu khác nhau.
Theo quy phạm đo đạc thủy văn, số điểm đo tốc độ trên thủy trực quy định như
sau:
+ Với độ sâu thủy trực h > 3m đo 5 điểm tại các vị trí: mặt nước; 0,2h; 0,6h;
0,8h; và đáy sông.
+ Với độ sâu h = 2÷3m đo 3 điểm tại các vị trí : 0,2h ; 0,6h ; 0,8h
+ Độ sâu h = 1÷2m đo 2 điểm tại các vị trí : 0,2h ; 0,8h
+ Độ sâu h < 1m đo 1 điểm tại vị trí 0,6h
66

+ Vị trí điểm đo tính theo độ sâu tương đối kể từ mặt nước trở xuống. Đối với
các trạm thủy văn ở vùng sông ảnh hưởng triều thường đo 6 điểm tại các vị trí : mặt
nước ; 0,2h ; 0,4h ; 0,6h ; 0,8h và đáy sông.
+ Với độ sâu h < 3m có thể đo 2 hoặc 3 điểm và không áp dụng đo 1 điểm với
vùng triều.
 Tính tốc độ từng điểm
Tốc độ từng điểm trên thủy trực được tính theo công thức (2-2):
V=axn+b (2-2)
Trong đó: V - tốc độ tại điểm đo (tức thời)
a,b - hệ số của từng máy đo. Hệ số này cho sẵn trong hồ sơ máy khi
xuất xưởng
N
n - số vòng quay của cánh quạt trong một giây n =
t
N - tổng số vòng quay cánh quạt trong thời gian đo.
Thời gian đo mỗi điểm thường chọn xấp xỉ 120 giây. Trị số N và t do nhân
viên đo đạc ghi được khi theo dõi máy đo và đồng hồ bấm giây (máy đo báo hiệu số
vòng quay cánh quạt bằng tín hiệu chuông hoặc đèn hoặc đồng hồ chỉ vòng quay).
Tốc độ điểm đo nói chung giảm dần từ mặt nước xuống đáy sông. Người đo
dựa vào quy luật đó để sơ bộ nhận xét tính chất hợp lý của số liệu tốc độ từng điểm
đo.
 Tính tốc độ bình quân thủy trực
Tốc độ bình quân thủy trực được tính theo tốc độ các điểm đo theo công thức
từ (2-3) đến (2-7).

Đo 5 điểm: V = V + 3. V , + 3. V , + 2. V , + Vđ (2-3)

Đo 3 điểm: V = V , + 2. V , +V , (2-4)

Đo 2 điểm: V = V , +V , (2-5)

Đo 1 điểm: V = V , (2-6)
Đo 6 điểm trên vùng sông ảnh hưởng triều:
V = V + 2. V , + 2. V , + 2. V , + 2. V , + Vđ (2-7)
67

Trong đó: - V - tốc độ bình quân thủy trực.

- V , V , , V , , V , , V , , Vđ - tốc độ của thủy trực tại các điểm mặt


nước và các điểm ở độ sâu 0,2h; 0,4h; 0,6h; 0,8h và điểm đáy sông.
Theo quy luật chung tốc độ bình quân thủy trực giảm dần từ giữa dòng ra phía
hai bờ.
 Tính tốc độ bình quân bộ phận
Những bộ phận diện tích nằm kẹp giữa hai thủy trực thì tốc độ bình quân bộ
phận được xác định theo trung bình số học tốc độ hai thủy trực đó.
Tốc độ bình quân hai bộ phận ven bờ bằng tốc độ bình quân của thủy trực ven
bờ nhân với hệ sộ K ờ : V ờ =K ờ xV ờ

Hệ số K ờ = 0,7 ÷ 0,8 tùy theo địa hình ven bờ.


d. Tính lưu lượng mặt cắt thực đo
Lưu lượng bộ phận bằng tích giữa tốc độ bình quân bộ phận với diện tích của
bộ phận đó (hình 2.10). Lưu lượng nước toàn mặt cắt là tổng lưu lượng của các bộ
phận. Lưu lượng bộ phận của các mảnh diện tích bộ phận được tính theo công thức
(2-8):
h1
q1 = l1 × × k bo × v1
2
h 1 + h 2 v1 + v 2
q 2 = l2 × × (2-8)
2 2
h 2 + h 3 v2 + v3
q 3 = l3 × ×
2 2
h n -1 + h n v n -1 + v n
Và tổng quát có: q n = l n × ×
2 2
Lưu lượng mặt cắt tính được theo công thức (2-9):
Q = q1+ q2 + q3 + q4 (2-9)
Trong đó: v , v , v là tốc độ bình quân các thủy trực 1,2, 3...;
l , l ,l ,l là chiều rộng của mảnh diện tích bộ phận;
q , q , q , q là lưu lượng các mảnh diện tích bộ phận;
Q là diện tích của toàn mặt cắt.
68

Hình 2.10: Sơ họa lưu lượng bộ phận trên mặt cắt ngang
Trị số lưu lượng nước tính được qua mỗi lần đo được coi là lưu lượng nước
tức thời ứng với thời điểm giữa của từng lần đo. Mực nước tương ứng với lưu lượng
từng lần đo là mực nước bình quân lúc bắt đầu và kết thúc lần đo.
Ví dụ: Lần đo lưu lượng thứ 25 trong năm 2016 của trạm thủy văn Y bắt đầu
đo lúc 7h với mực nước 120cm và kết thúc lúc 9h với mực nước 130cm. Vậy lưu
lượng lần đo thứ 25 là lưu lượng tức thời ứng với thời điểm 8h và mực nước tương
ứng là: 0.5x(120 + 130) = 125cm.
e. Chế độ đo lưu lượng
Công việc đo tốc độ và đo sâu khá vất vả và tốn kém, vì vậy không thể đo hàng
giờ, hàng ngày như đo mực nước.
Số lần đo tốc độ để tính lưu lượng tùy thuộc vào quan hệ lưu lượng mực nước
của từng trạm đo.
Nếu quan hệ giữa lưu lượng và mực nước Q = f(H) tương đối ổn định có thể
phân bố lần đo lưu lượng theo cấp mực nước trong năm từ thấp nhất đến cao nhất.
Mỗi trạm thủy văn có thể đo 30÷50 lần trong một năm.
Nếu quan hệ Q = f(H) không ổn định (do bồi xói mặt cắt, ảnh hưởng nước vật,
ảnh hưởng lũ v.v...) số lần đo sẽ tăng lên.
2.3.2. Chỉnh lý số liệu lưu lượng nuớc
Như phần trên đã nêu, vì điều kiện kinh tế và kỹ thuật không cho phép đo lưu
lượng nước hàng giờ trong suốt cả năm. Vì vậy với số lượng 50÷60 lần đo trong một
69

năm không thể biểu thị được quá trình lưu lượng nước hàng giờ, hàng ngày và,
không thể tính được lưu lượng bình quân ngày, tháng, năm và các số liệu khác về
dòng chảy năm.
Do đó người ta dùng số liệu lưu lượng và mực nước của các lần đo để tiến hành
tính toán bổ sung sao cho đủ lưu lượng nước các giờ đo mực nước trong năm.
Phương pháp tính là sử dụng quan hệ mực nước ~ lưu lượng Q = f(H).
a. Vẽ quan hệ mực nước với lưu lượng Q = f(H)
Quan hệ Q = f(H) là quan hệ tương quan được vẽ trên giấy kẻ li theo tỷ lệ hợp
lý. Số liệu dùng cho vẽ quan hệ Q = f(H) là lưu lượng và mực nước tương ứng của
các lần đo được vẽ riêng rẽ cho từng năm và đồng thời cũng chỉ để sử dụng tính toán
riêng cho năm đó.
1. Quan hệ Q = f(H) tương đối ổn định
Theo tài liệu đo vẽ quan hệ Q và H lên biểu đồ. Nếu các điểm tương quan phân
bố có tính ngẫu nhiên và hình thành nên băng điểm hẹp, ứng với từng cấp mực nước
lưu lượng thực đo sai lệch không quá 10% lưu lượng trung bình của cấp mực nước
đó thì được coi quan hệ Q = f(H) ổn định. Trong trường hợp này có thể vẽ đường
cong trơn đi qua trung tâm băng điểm từ mực nước thấp nhất đến mực nước cao
nhất. Đường cong này được gọi là đường quan hệ Q = f(H) ổn định, sai số được tính
theo sai số quân phương.
2. Quan hệ Q = f(H) không ổn định
Quan hệ Q = f(H) được coi là không ổn định khi các điểm tương quan Q~H có
hai đặc điểm như sau:
+ Ứng với từng cấp mực nước, lưu lượng thực đo dao động thiên lớn hoặc thiên
nhỏ vượt quá 10% lưu lượng trung bình của cấp nước đó.
+ Lưu lượng thực đo dao động thiên lớn hoặc thiên nhỏ theo một quy luật nhất
định, chẳng hạn như quy luật xói hoặc bồi của mặt cắt đo, theo quy luật tăng giảm
độ dốc mặt nước khi ảnh hưởng lũ hoặc ảnh hưởng thủy triều, nước vật dồn từ hạ
lưu lên (nước dồn, nước ứ).
Trong trường hợp này phải vẽ thêm quan hệ diện tích ~ mực nước ω=f(H) và
quan hệ độ dốc ~ mực nước ∆H = f(H) để phân tích.
70

- Nếu quan hệ Q = f(H) không ổn định do nguyên nhân xói hoặc bồi mặt cắt
thì vẽ nhiều đường cong Q = f(H) tương ứng với từng thời đoạn bồi xói trong năm.
- Nếu quan hệ Q = f(H) không ổn định do ảnh hưởng lũ làm thay đổi độ dốc
mặt nước thì quan hệ đường cong Q = f(H) tương ứng với nhánh lũ lên (độ dốc lớn)
và nhánh lũ xuống (độ dốc nhỏ) của từng trận lũ (hình 2.11). Tất nhiên đường
Q=f(H) của trận lũ nào chỉ dùng cho trận lũ đó vì quy luật thay đổi độ dốc của từng
trận lũ khác nhau.

Hình 2.11: Đường quan hệ Q= f(H)


b. Kéo dài quan hệ Q = f (H)
Trong công tác đo đạc thủy văn có thể xảy ra trường hợp không đo được lưu
lượng ứng với mực nước cao nhất hoặc thấp nhất trong năm. Nguyên nhân do
phương tiện, máy đo hỏng hóc, công trình không an toàn khi lũ cao v.v...
Do đó khi xây dựng quan hệ Q=f(H) sẽ không có điểm tương quan Q~H ứng
với mực nước cao nhất hoặc thấp nhất, do vậy không có căn cứ vẽ đường cong
Q=f(H) tới mực nước cao nhất hoặc thấp nhất. Trong trường hợp này phải dùng các
phương pháp kéo dài ngoại suy đường Q=f(H) để bổ sung số liệu.
Gọi ∆Hk là biên độ mực nước phần không có điểm tương quan Q~H, ∆H là
biên độ mực nước ở phần có điểm tương quan Q~H, thì phần biên độ được kéo dài
∆Hk cho phép bằng 20% (đối với phần mực nước cao) và 5% đối với phần mực nước
thấp.
Với những trận lũ đặc biệt lớn, hoặc những thời kỳ cạn kiệt nghiêm trọng (xảy
ra trong quá khứ) nếu điều tra xác minh được, cao trình mực nước lớn nhất hoặc
71

mực nước kiệt nhất, người ta dùng phương pháp kéo dài Q=f(H) để xác định lưu
lượng lũ đặc biệt lớn hoặc lưu lượng kiệt đặc biệt nhỏ.
Trên đây giới thiệu sơ lược về công tác chỉnh biên số liệu. Nội dung chi tiết về
chỉnh biên số liệu có thể tham khảo trong các tài liệu chuyên dùng.
c. Xác định lưu lượng theo tài liệu đo mực nước
Căn cứ số liệu nước tức thời đo hàng ngày H=f(t) tra các đường quan hệ Q=f(H)
xác định được số liệu lưu lượng nước tương ứng Q=f(t) tại các thời điểm đo mực
nước.
Với quan hệ Q=f(H) tương đối ổn định, ứng với mỗi cao trình mực nước chỉ
cho một giá trị lưu lượng, mực nước cao nhất, thấp nhất tương ứng với lưu lượng
lớn nhất và nhỏ nhất (Hmax→Qmax, Hmin →Qmin).
d. Tính lưu lượng bình quân ngày và các đặc trưng dòng chảy năm
Lưu lượng bình quân ngày bằng trung bình cộng của các lưu lượng tức thời
trong ngày (nếu cách đều giờ):
(2-10)

n
i=1
Qi
Qngày =
n
Trong đó: Qi: Lưu lượng tức thời ứng với giờ đo mực nước thứ i
n: số lần tính lưu lượng tức thời trong ngày
Nếu lưu lượng tức thời không cách đều giờ phải nội suy sao cho đủ số liệu
cách đều giờ và tính theo công thức trên.
Lưu lượng bình quân tháng là trị trung bình cộng của tất cả các ngày trong
tháng.
Lưu lượng trung bình năm là trị số trung bình cộng của 12 tháng trong năm
hoặc trị trung bình của 365 hoặc 366 ngày trong năm.
Tổng lượng nước ngày: W à =Q à .T à (2-11 )
Tổng lượng nước tháng: W á =Q á .T á (2-12 )
Tổng lượng nước năm: W ă =Q ă .T ă (2-13 )
Trong đó: T à ,T á ,T ă là số đo thời gian của ngày, tháng, năm.

Độ sâu dòng chảy năm Y ă = ă


(mm) (2-14)
.
72

Mô đun dòng chảy năm: M = ă


, (l/s/km ) (2-15)
ă

Độ sâu dòng chảy năm: α ă = ă


, (mm) (2-16)
ă

Trong đó: Xnăm là lượng mưa bình quân năm trên lưu vực,
F là diện tích lưu vực.
Đối với trạm đo vùng sông ảnh hưởng triều có dòng chảy theo hai hướng (dòng
chảy từ nguồn về và chảy ngược từ biển lên) thì tại đó lưu lượng dao động rất lớn
(vì Qmin= 0) và biến nhanh theo thời gian cũng như không gian (trên từng bộ phận
của mặt cắt). Vì vậy không thể dùng Q=f(H) và cách tính lưu lượng tức thời như đã
giới thiệu ở phần trên. Vùng này có các phương pháp chỉnh lý riêng chỉ dùng cho
chuyên ngành đo đạc thủy văn.
2.3.3. Lưu trữ và xuất bản lưu lượng nước
Sau khi đã tiến hành chỉnh lý và kiểm tra mức độ hợp lý của tài liệu đo đạc về:
đo sâu, đo tốc độ, biểu đồ quan hệ Q=f(H), lưu lượng tức thời, lưu lượng bình quân
ngày và các đặc trưng dòng chảy khác trong năm, các loại số liệu trên được sao chép
lưu trữ và xuất bản. Số liệu lưu lượng bình quân ngày, tháng, năm kèm theo lưu
lượng lớn nhất, nhỏ nhất (tức thời) của từng tháng và các đặc trưng dòng chảy năm
như mô đun dòng chảy, độ sâu dòng chảy v.v... được xuất bản theo dạng bảng 2.3.
Số liệu lưu lượng tức thời tương ứng với mực nước đo hàng giờ cũng được xuất bản
nhưng chỉ chọn một số trận lũ lớn hoặc tương đối lớn trong bảng 2.4. Số liệu đo sâu
và đo tốc độ (để tính lưu lượng nước) không xuất bản. Khi cần tới số liệu này phải
đến cơ quan lưu trữ để được cấp.
73

Bảng 2.3: Lưu lượng bình quân ngày trạm Chiêm Hóa năm 2002
74

Bảng 2.4: Bảng trích mực nước, lưu lượng mùa lũ trạm Chiêm Hóa (B mẫu)
75

CHƯƠNG 3. LÝ THUYẾT XÁC SUẤT THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG


TÍNH TOÁN THỦY VĂN

Hiện tượng thủy văn là loại hiện tượng vừa có tính tất nhiên, vừa mang tính
ngẫu nhiên. Bởi vậy, trong nghiên cứu tính toán thủy văn cần kết hợp hai loại phương
pháp: phương pháp nguyên nhân hình thành và phương pháp thống kê xác suất.
Tính chất ngẫu nhiên của các hiện tượng tự nhiên có những sự khác biệt nhất
định. Bởi vậy, khi áp dụng phương pháp thống kê xác xuất để nghiên cứu một hiện
tượng cụ thể nào đó, cần phân tích đặc thù của hiện tượng để lựa chọn phương pháp
nghiên cứu thích hợp. Chính vì vậy, trong tài liệu này, chỉ trình bày những kiến thức
cơ bản về lý thuyết thống kê xác suất liên quan đến việc áp dụng nó trong lĩnh vực
tính toán thủy văn.
3.1. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ LÝ THUYẾT XÁC SUẤT
3.1.1. Hiện tượng ngẫu nhiên
Các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên có thể phân chia thành hai loại: hiện tượng
tất nhiên và hiện tượng ngẫu nhiên.
Hiện tượng tất nhiên là hiện tượng phát sinh và diễn biến theo những quy luật
nhất định; các quy luật này có thể được biểu thị bằng những phương trình toán lý
chặt chẽ.Ví dụ: nước sôi ở nhiệt độ 100oC dưới áp suất khí quyển 1 at.
Hiện tượng ngẫu nhiên là hiện tượng có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện
trong cùng những điều kiện nhất định. Sự xuất hiện của nó là rất đa dạng, muôn hình
muôn vẻ. Ví dụ: gieo một con xúc xắc 6 mặt, ta không đoán trước được mặt nào sẽ
xuất hiện; mực nước lũ lớn nhất trên sông U tại mặt cắt V vào năm tới là bao nhiêu,
ta cũng không thể xác định được chính xác.
Nguyên nhân là do hiện tượng ngẫu nhiên chịu tác động của rất nhiều nhân tố
ảnh hưởng. Các nhân tố này gồm những nhân tố nội tại và hàng loạt các nhân tố
khách quan luôn luôn thay đổi...
Trong một số ít lần quan trắc ta không thể xác định được quy luật xuất hiện
của hiện tượng ngẫu nhiên. Nhưng nếu thực hiện nhiều lần quan trắc thì chúng ta
thấy hiện tượng ngẫu nhiên cũng tuân theo quy luật nhất định - gọi là quy luật đám
đông của hiện tượng ngẫu nhiên. Ví dụ tung đồng tiền ở trên, nếu ta thực hiện nhiều
76

lần quan trắc ta sẽ thấy khả năng để xuất hiện mặt sấp (hay ngửa) là 0,5; mực nước
lũ càng lớn hoặc càng nhỏ thì khả năng xuất hiện càng ít.
3.1.2. Biến cố, xác suất và tần suất
a. Biến cố
Muốn nghiên cứu quy luật của hiện tượng ngẫu nhiên nào đó, ta phải tiến hành
nhiều lần quan trắc (hay gọi là thí nghiệm hoặc còn gọi là phép thử ngẫu nhiên).
Trong mỗi lần thí nghiệm, hiện tượng ngẫu nhiên có thể xuất hiện như thế này hoặc
như thế khác. Mỗi kết cục trong một phép thử (thí nghiệm) gọi là biến cố xuất hiện
của đại lượng ngẫu nhiên. Ví dụ: năm 2011 mực nước lớn nhất đo được trên sông
Cầu tại trạm Cầu Gia Bảy là 23,61m. Đại lượng ngẫu nhiên nghiên cứu ở đây là mực
nước lớn nhất trên sông Cầu tại trạm Cầu Gia Bảy, biến cố xuất hiện là trị số mực
nước 23,61m trong năm 2011.
Nói chung các biến cố khác nhau có khả năng xuất hiện khác nhau. Nếu ta
dùng trị số số học để đo khả năng xuất hiện này thì số đo đó gọi là xác suất xuất hiện
của biến cố.
b. Xác suất và tần suất
 Định nghĩa theo quan điểm đồng khả năng.
Ở ví dụ tung đồng tiền, khi tung một đồng tiền cân đối và đồng chất ta thấy
khả năng có thể có trong một lần thí nghiệm là hai (sấp và ngửa). Khả năng xuất
hiện của mặt sấp và mặt ngửa là hoàn toàn như nhau, ta nói chúng đồng khả năng.
Cũng như vậy trong ví dụ gieo xúc xắc đối xứng và đồng chất, ta thấy khả năng có
thể có là sáu, còn khả năng xuất hiện của từng mặt là như nhau (đồng khả năng).
Từ hai ví dụ trên ta có thể định nghĩa xác suất theo quan điểm đồng khả năng
(trên cơ sở đồng đều tuyệt đối về điều kiện thí nghiệm) như sau: Xác suất xuất hiện
biến cố A nào đó, ký hiệu là p(A) là tỷ số giữa số biến cố thuận lợi với tổng số biến
cố có thể có.
m
P(A) = (3-1)
n
Trong đó: m – Số biến cố thuận lợi
n – Số biến cố có thể có
 Định nghĩa xác suất theo quan điểm thực nghiệm
77

Trong tự nhiên các biến cố của nhiều đại lượng ngẫu nhiên không mang tính
chất đồng khả năng vì các điều kiện thí nghiệm không thể đồng đều tuyệt đối. Ví dụ
như sự hình thành mực nước, lưu lượng… tại một trạm thuỷ văn ở các thời gian khác
nhau là hoàn toàn không thể đồng nhất. Bởi vậy người ta tiến hành nhiều phép thử
ngẫu nhiên (thí nghiệm) để xác định khả năng xuất hiện của các biến cố.
Ví dụ hai nhà toán học Buyffon và Pearson đã làm thí nghiệm tung đồng tiền
với kết quả như ở bảng 3.1.
Bảng 3.1: Kết quả các thí nghiệm tung đồng tiền

Người làm thí Số lần xuất hiện Tần suất xuất hiện
Số lần gieo (n)
nghiệm mặt sấp (m) mặt sấp (m/n)
Buffon 4040 2048 0,5080
Pearson 12000 6019 0,5016
Pearson 24000 12012 0,5005

Qua thí nghiệm, ta nhận thấy tỷ số gữa số lần xuất hiện một biến cố A nào đấy
(ở đây là biến cố xuất hiện mặt sấp) và số lần thí nghiệm (m/n) dao động quanh một
trị số cố định (theo kết quả ở bảng 3 trị số này là 0,5).
Tỷ số m/n gọi là tần suất xuất hiện của biến cố A. Còn trị số cố định mà tần
suất dao động quanh nó chính là xác suất. Như vậy có thể định nghĩa xác suất theo
quan điểm thực nghiệm như sau:
Xác suất xuất hiện của biến cố A là tần suất xuất hiện của biến cố đó khi số
lần thí nghiệm tăng lên vô hạn.
m 
P(A)=lim  100  (%) (3-2)

n n

Trong thực tế xác suất thường tính theo tỷ số phần trăm (%).
Khi m = n từ đó p(A) = 1 (hay 100%), lúc này ta có một biến cố chắc chắn; tức
là một biến cố nhất định sẽ xuất hiện trong mỗi lần thí nghiệm.
Khi m = 0 từ đó p(A) = 0, lúc này ta có một biến cố không; tức là biến cố không
thể xảy ra trong mỗi lần thực nghiệm.
Như vậy xác suất là một số không âm và không lớn hơn 1.
0 ≤ p(A) ≤ 1 vì 0 ≤ m ≤ n.
78

Nếu A và B là hai biến cố không thể đồng thời xuất hiện trong một lần thí
nghiệm (gọi là hai biến cố xung khắc) và C là biến cố tổng của A và B thì:
p(C) = p(A) + p(B) (3-3)
3.2. PHÂN BỐ XÁC SUẤT CỦA BIẾN SỐ NGẪU NHIÊN
3.2.1. Biến số ngấu nhiên
Trong phép thử ngẫu nhiên, kết quả của nó có thể nhận được những giá trị khác
nhau mà ta không biết trước được; giả sử các giá trị đó là X1, X2 …Xi....Xn. Qua
nhiều lần thí nghiệm ta có thể tìm được xác suất tương ứng của chúng là P(X1),
P(X2), …P(Xi)….., P(Xn). Quan hệ giữa Xi và P(Xi) là quan hệ hàm số và X được
gọi là biến số ngẫu nhiên và có thể có các loại sau:
- Biến ngẫu nhiên không liên tục là biến ngẫu nhiên chỉ có thể lấy một số giá
trị rời rạc nhất định trong khoảng [X1, Xn].
- Biến ngẫu nhiên liên tục là biến ngẫu nhiên có thể lấy giá trị tuỳ ý trong
khoảng [X1, Xn] nào đó.
Ví dụ: Lưu lượng lớn nhất trong năm của một trạm thuỷ văn có khả năng nhận
các giá trị bất kỳ trong khoảng biến thiên của nó [Qmax,1, Qmax,n]. Nói chung các đại
lượng thuỷ văn, khí tượng đều là những biến ngẫu nhiên liên tục.
Mỗi giá trị có thể của biến số ngẫu nhiên Xi ứng với một biến cố. Các biến cố
này xuất hiện với các xác suất tương ứng P(X1), P(X2), …P(Xi)….., P(Xn). Quan hệ
đó tạo thành hàm số. Hàm số này được gọi là hàm phân số xác suất.
Hàm phân số xác suất là hàm số biểu diễn quan hệ giữa biến số ngẫu nhiên X i
ứng với một biến cố với các xác suất tương ứng P(Xi).
Do tập hợp tất cả các giá trị có thể có của biến số ngẫu nhiên lập thành dãy đầy
đủ của các biến cố nên ΣP(Xi) = 1.
3.2.2. Hàm tích phân phân bố xác suất
Trong thực tế để xác định quan hệ giữa biến số ngẫu nhiên và xác suất xuất
hiện của chúng người ta phải tiến hành các phép thử ngẫu nhiên. Các biến cố xảy ra
mang các giá trị của biến ngẫu nhiên là X1, X2 …Xi....Xn. Tương ứng ta có các xác
suất P(X1), P(X2), …P(Xi)….., P(Xn). Luật phân bố xác suất được biểu thị dưới dạng
bảng sau:
79

X X1 X2 ……. Xi ……. Xn
P P(X1) P(X2) ……. P(Xi) ……. P(Xn)
Tuy nhiên cần lưu ý rằng đối với biến ngẫu nhiên liên tục do có thể lấy được
vô số trị số khác nhau trong khoảng biến thiên của nó, cho nên khả năng xuất hiện
đúng một trị số nào đó trong một lần thực nghiệm là bằng không. Bởi vậy việc biểu
thị quan hệ rời rạc từng đôi một giữa trị số riêng biệt của biến ngẫu nhiên và xác
suất tương ứng của nó là không hợp lý. Để khắc phục điều đó, trong lý thuyết xác
suất nói chung và trong tính toán thuỷ văn nói riêng, người ta nghiên cứu xác suất
của các giá trị biến ngẫu nhiên lớn hơn hoặc nhỏ hơn một trị số cho trước nào đó,
tức là:
P (X ≥ Xi) (3-4)
hoặc P (X ≤ Xi)
Trong thuỷ văn, người ta thường dùng loại P (X ≥ Xi). Với khái niệm này, khi
giá trị Xi thay đổi sẽ dẫn tới P(X ≥ Xi) cũng thay đổi theo một quy luật hàm số. Ta
nhận thấy giá trị xác suất P(X ≥ Xi) chính là xác suất để cho X nằm trong khoảng
[Xi, Xmax ] với Xmax là cận trên của biến ngẫu nhiên cần nghiên cứu. Chính vì vậy
xác suất ở đây mang ý nghĩa tích luỹ, khi tính xác suất này ta có thể áp dụng công
thức cộng xác suất để tích luỹ (hay cũng là tích phân) xác suất các khoảng nhỏ nằm
trong khoảng biến thiên của biến số ngẫu nhiên. Hàm số biểu thị quan hệ giữa xác
suất tích luỹ này, và biến ngẫu nhiên nằm trong khoảng [X i, Xmax] gọi là hàm tích
phân phân bố xác suất.
Hàm tích phân phân bố xác suất là hàm số biểu thị quan hệ giữa xác suất tích
luỹ và biến ngẫu nhiên nằm trong khoảng [Xi, Xmax] và được ký hiệu:
F(Xi) = P(X ≥ Xi) (3-5)
Trong thuỷ văn người ta gọi hàm tích phân phân bố xác suất là hàm xác suất
vượt. Hàm F(Xi) được xét như vậy sẽ là một hàm số liên tục đối với biến ngẫu nhiên
X liên tục, lấp đầy khoảng biến thiên hữu hạn hay vô hạn của nó. Đường biểu diễn
hàm số F(Xi) là một đường cong trơn, trong lý thuyết xác suất người ta gọi là tần
suất tích lũy (theo quan niệm thực nghiệm của xác suất) (hình 3.1a). Đơn giản còn
gọi là đường tần suất.
80

Hình 3.1: a – Đường tần suất tích lũy. b – Đường phân bố mật độ tần suất
Từ khái niệm luỹ tích này, trong thuỷ văn thuật ngữ tần suất bao giờ cũng được
hiểu là tần suất luỹ tích.
3.2.3. Hàm mật độ xác suất
Hàm mật độ xác suất ký hiệu f(Xi) là đạo hàm bậc nhất của hàm tích phân phân
bố xác suất F(Xi); ta có:
F(x i + Δx) - F(x i )
f(x i ) = F'(x i ) = lim (3-6)
x  0 Δx
Đồ thị biểu diễn hàm mật độ xác suất f(Xi) là đường cong trơn hình quả chuông,
người ta quen gọi là đường mật độ tần suất (hình 3.1b).
Biết hàm số mật độ xác suất, chúng ta hoàn toàn có thể suy ra hàm tích phân
phân bố xác suất và ngược lại.
3.3. THỐNG KÊ TOÁN HỌC ỨNG DỤNG TRONG TÍNH TOÁN
THỦY VĂN
3.3.1. Các khái niệm chung
a. Khái niệm về thống kê toán học
Lý thuyết xác suất cho phép nghiên cứu về mặt lý thuyết các quy luật chung
nhất của một hiện tượng ngẫu nhiên mà trọng tâm của nó là xác định luật phân bố
xác suất của đại lượng ngẫu nhiên. Khi nghiên cứu các hiện tượng ngẫu nhiên, tồn
tại những trường hợp mà luật phân bố xác suất của nó có thể xác định nhờ phương
pháp phân tích xác suất, chúng ta không thể xác định được quy luật phân bố xác suất
81

của nó. Trong những trường hợp như vậy, để phát triển các quy luật ngẫu nhiên và
xác định luật phân bố xác suất của đại lượng ngẫu nhiên cần phải thống kê những
tài liệu quan sát hoặc đo đạc được của hiện tượng ngẫu nhiên đó.
Phương pháp phân tích để phát hiện các quy luật ngẫu nhiên và xác định luật
phân bố xác suất của nó trên cơ sở những tài liệu thống kê (các quan sát hoặc quan
trắc) được gọi là phương pháp thống kê toán học.
Như vậy, thống kê toán học là môn học nghiên cứu những quy luật ngẫu nhiên
cơ sở ghi nhận, mô tả và phân tích những kết quả quan sát hoặc thực nghiệm, được
tiến hành đối với các hiện tượng ngẫu nhiên.
Những kết quả thu thập được từ quan sát và thực nghiệm gồm một số hữu hạn
các số liệu được gọi là chuỗi số. Trong thống kê toán học, chuỗi số này thường có
tên là chuỗi số thống kê hay liệt thống kê.
Những nội dung cơ bản của thống kê toán học bao gồm:
1. Phương pháp lựa chọn số liệu thống kê còn gọi là phương pháp chọn mẫu
2. Ước lượng các đặc trưng thống kê hay còn gọi là tham số thống kê
3. Phân tích các quy luật ngẫu nhiên của hiện tượng từ tài liệu thống kê và lựa
chọn các hàm phân bố xác suất phù hợp với đại lượng ngẫu nhiên.
4. Phân tích tương quan giữa các đại lượng ngẫu nhiên.
b. Khái niệm về mẫu và tổng thể - Phương pháp chọn mẫu
- Tổng thể là tập hợp tất cả những giá trị có thể của một đại lượng ngẫu nhiên
nhận được trong một phép thử ngẫu nhiên.
- Mẫu là tập hợp hữu hạn các số liệu thu thập được từ tổng thể. Có thể nói mẫu
là một phần của tổng thể. Thí dụ: tiến hành đo đạc lưu lượng dòng chảy tại một mặt
cắt sông, mỗi năm tính được một giá trị lưu lượng bình quân năm, nếu số liệu được
quan trắc liên tục trong 50 năm ta có dung lượng của mẫu là n = 50, trong khi đó, số
liệu của tổng thể là vô cùng lớn n = +∞.
- Phương pháp chọn mẫu trong thống kê toán học
Thực chất của phương pháp thống kê toán học là ở chỗ, các quy luật ngẫu nhiên
của tổng thể được xác định trên cơ sở phân tích các quy luật ngẫu nhiên của mẫu.
Nói một cách khác, các quy luật ngẫu nhiên của tổng thể trùng với quy luật của mẫu.
82

Với quan niệm như vậy, các đặc trưng, khoảng lệch quân phương, hệ số phân tán...
được tính toán xác định từ mẫu cũng được coi là của tổng thể, tất nhiên sẽ có sai số
nhất định.
Do vậy, khi chọn mẫu trong thống kê cần phải tuân thủ một nguyên tắc nào đó
thì mẫu đó mới được coi là đặc trưng cho tổng thể. Để mẫu được chọn đặc trưng cho
tổng thể cần tuân thủ ba nguyên tắc sau đây:
+ Mẫu phải có tính đại biểu: Mẫu được gọi là đại biểu nếu như mẫu được
chọn có thể có những tính chất của tổng thể và đại diện cho tổng thể. Muốn vậy,
dung lượng mẫu phải đủ lớn đảm bảo sai số lấy mẫu và phải bao gồm các giá trị số
đặc trưng lớn, nhỏ và trung bình.
+ Mẫu phải có tính độc lập: Mẫu phải đảm bảo tính độc lập, tức là các số liệu
của mẫu không phụ thuộc lẫn nhau.
+ Mẫu phải có tính đồng nhất: Mẫu gọi là đồng nhất nếu nó cùng loại, có cùng
nguyên nhân hình thành hay cùng điều kiện xuất hiện. Đối với tài liệu khi tượng
thủy văn thì tài liệu thu thập phải cùng thời kỳ và phải có tính liên tục, tức là các
năm đo đạc phải tạo thành một thời kỳ liên tục. Ví dụ, một tài liệu lưu lượng đo được
từ năm 2000 đến năm 2010 không thể ghép chung với liệt tài liệu đo trước đó từ
năm 1970 đến 1980 thành một mẫu số liệu.
3.3.2. Ước lượng các tham số thống kê của đại lượng ngẫu nhiên
a. Khái niệm
Trong thực tế hầu hết các hiện tượng ngẫu nhiên, các đặc trưng biểu thị hàm
phân bố xác suất của đại lượng ngẫu nhiên liên tục (phương sai, khoảng lệch quân
phương, hệ số phân tán, hệ số thiên lệch) đối với tổng thể thường không thể xác định
theo các công thức định nghĩa mà chỉ có thể xác định từ mẫu.
Phương pháp xác định các đặc trưng xác suất trên từ mẫu được gọi là “ước
lượng” và vẫn được gọi là các đặc trưng thống kê. Vì các đặc trưng thống kê thường
được sử dụng làm hàm tham số của các hàm phân bố xác suất nên còn gọi là tham
số thống kê.
Khi ước lượng các tham số thống kê của đại lượng ngẫu nhiên cần thừa nhận
hai giả thiết sau:
83

+ Đại lượng ngẫu nhiên liên tục, nhưng các giá trị của mẫu chỉ là tập hợp một
số hữu hạn các giá trị rời rạc của tổng thể. Do đó, ta coi đại lượng ngẫu nhiên liên
tục bị rời rạc hóa. Khi xác định các giá trị của các tham số thống kê có thể áp dụng
các công thức định nghĩa đối với đại lượng ngẫu nhiên rời rạc.
+ Các giá trị thu được từ mẫu với dung lượng bằng n được coi là các biến cố
xung khắc từng đôi một, tổng xác suất các biến cố đó có giá trị bằng 1, tức coi các
giá trị của mẫu thành lập một tập hợp đầy đủ. Ngoài ra, xác suất xuất hiện các giá
trị nào đó của mẫu tuân theo quy luật phân bố đều, tức là:
1
p xi  = (3-7)
n
b. Ước lượng các tham số thống kê
1. Số đông (Xđ): là trị số có xác suất xuất hiện lớn nhất tương ứng với giá trị
cực đại của hàm mật độ tần suất. Số đông có ưu điểm là không bị ảnh hưởng nhiều
của các trị số cực đoan. Tuy nhiên việc xác định số đông trong các đại lượng thủy
văn là khó khăn, bởi vậy ít được dùng mà chỉ có tác dụng về mặt lý luận.
2. Trị số trung bình ( X )
Giả sử tiến hành n phép thử ngẫu nhiên và có n trị số quan trắc được của biến
số ngẫu nhiên là: x1; x2; x3… xn thì trị số trung bình hay còn gọi là số bình quân của
tập hợp mẫu đó là:
x1 + x 2 +...+ x n 1 n
X= =  xi (3-8)
n n i=1
Nếu số lần xuất hiện của xi là fi thì:
x f + x 2 f 2 + ... + x n f n 1 n (3-9)
X= 1 1 =  x i fi
f1 + f 2 + ... + f n n i=1
n n
fi
Hay: X =  xi =  x i Pi (3-10)
i=1 n i=1
Trong đó: n = f1+ f2 + …. + fn và Pi là tần suất của xi.
Trị số bình quân phản ánh độ lớn bình quân chung cho toàn dãy số của tập hợp
mẫu. Trong thống kê, số bình quân được ứng dụng rộng rãi, có ý nghĩa lớn nhưng
có nhược điểm lớn là dễ bị các trị số cực đoan (đặc biệt lớn hay đặc biệt nhỏ) ảnh
hưởng nhất là khi dung lượng mẫu không lớn.
84

3. Khoảng lệch quân phương (σ)


Trong tập hợp mẫu có n giá trị của biến ngẫu nhiên: x1; x2; x3… xn; trị số trung
bình là x thì ta có (xi - x ) là khoảng lệch của trị số xi so với số bình quân x Khoảng
lệch quân phương σ là căn bậc hai của bình quân các khoảng lệch bình phương được
xác định:


n
(x i - x) 2
σ= i=1
n
xi
Đặt K i = gọi là hệ số mô đun (hay hệ số biến suất) thì:
x

 
n n
i=1
(x i - x)2 i=1
(k i -1)2 (3-11)
σ= =x
n n
Khoảng lệch quân phương nói lên mức độ dao động của các trị số trong liệt
quanh trị bình quân. Nếu σ nhỏ sự phân bố của dãy số có xu thế tập trung, nếu σ lớn
nói lên sự phân bố tản mạn. Khoảng lệch quân phương dễ xử lý về mặt toán học,
nhưng vì nó có thứ nguyên nên không thể dùng để so sánh mức độ phân tán giữa các
dãy số có thứ nguyên khác nhau và các dãy số có số bình quân khác nhau nhiều.
4. Hệ số phân tán CV
Hệ số phân tán CV là tỷ số giữa khoảng lệch quân phương với số bình quân của
dãy số:

σ 1  i=1 (x i - x) 
2 n n
(k i -1) 2
CV = = = i=1 (3-12)
x x n n
Từ công thức (3-12) ta thấy CV là một số không âm và không thứ nguyên do
đó khắc phục được 2 nhược điểm của σ.
5. Hệ số thiên lệch CS
Hệ số phân tán CV mới phản ánh được mức độ phân tán của dãy số mà chưa
khái quát được hình dạng đường phân bố mật độ tần suất. Vì vậy, người ta đưa vào
hệ số thiên lệch CS (còn gọi là hệ số không đối xứng) để khắc phục nhược điểm trên.

 
n n
i=1
(x i - x)3 i=1
(k i -1)3
CS = 3
= (3-13)
n.C3V .x n.C3V
85

CS cũng là hệ số không thứ nguyên phản ánh hình dạng của đường phân bố
mật độ tần suất lệch và phía bên phải hay bên trái trị số bình quân (hình 3.2).

Hình 3.2
Từ công thức (3-13) ta nhận thấy mẫu số luôn dương nên dấu của C S chỉ phụ
thuộc vào tử số.
Khi ∑(ki – 1)3 > 0 thì CS>0 dạng phân bố lệch về phía bên trái trị số bình quân,
ta gọi là phân bố lệch dương. Tức nói lên trị số nhỏ hơn trị số bình quân chiếm đa
số.
Khi ∑(ki – 1)3 < 0 thì CS<0 dạng phân bố về phía phải. Ta gọi là phân bố lệch
âm, nói lên trị số lớn hơn trị số bình quân chiếm đa số.
Khi ∑(ki – 1)3= 0 thì CS= 0 ta có dạng phân bố đối xứng.
Các công thức tính σ, CV và CS được tính toán trên đây chỉ phù hợp với mẫu
có dung lượng n rất lớn. Đối với hiện tượng thủy văn có chuỗi tài liệu không dài,
người ta đề nghị điều chỉnh bằng cách thay số hạng n bằng các số hạng n-1 (đối với
σ và CV) và n-3 (đối với tham số CS) như sau:

1 n
σ= 
n-1 1
(x i -x) 2 (3-14)

1 n
CV = 
n-1 1
(K i -1) 2 (3-15)


n
(ki -1)3
CS = i=1 (3-16)
(n -3)CV3
86

c. Sai số lấy mẫu


Các tham số thống kê xác định từ mẫu tất nhiên là có sai số so với tổng thể gọi
là sai số lấy mẫu, vấn đề là ở chỗ các sai số có nằm trong giới hạn cho phép hay
không.
Trong số các tham số trị số trung bình có sai số nhỏ nhất, tiếp theo là hệ số
phân tán còn hệ số thiên lệch có sai số lớn nhất, đôi khi đạt đến vài phần trăm. Sở dĩ
như vậy là vì hệ số CS là mô men bậc cao nhất trong số các tham số trên.
Trong lý thuyết thống kê toán học, người ta đã tìm ra công thức để tính sai số.
Dưới đây là các công thức thường dùng trong tính toán thủy văn.

1. Đối với trị số bình quân X:


x
+ Sai số tuyệt đối: x = (3-17)
n
100.C V
+ Sai số tương đối (%):  x ' (%) = (3-18)
n
2. Đối với hệ số phân tán CV:
CV
+ Sai số tuyệt đối: σ CV = 1+CV 2 (3-19)
2n
100
+ Sai số tương đối (%): σCV ' (%) = 1+CV 2 (%) (3-20)
2n
3. Đối với hệ số thiên lệch:

6
+ Sai số tuyệt đối: σ CS = (1+6C V 2 +5C V 4 ) (3-21)
n
100 6
+ Sai số tương đối (%): σ CS ' (%)= (1+6C V 2 +5C V 4 ) (3-22)
Cs n
Trong các công thức trên, các hệ số X, CV, CS xác định từ mẫu. Ứng dụng các
công thức tính sai số trên đây cho phép đánh giá tính đại biểu của mẫu. Khi sai số
tương đối của giá trị bình quân nhỏ hơn sai số cho phép thì mẫu số được coi là đại
biểu. Sai số của hệ số phân tán và hệ số thiên lệch sẽ có sai số cho phép lớn hơn tùy
thuộc vào tài liệu quan trắc (mẫu số liệu) dài hay ngắn mà các quy phạm sẽ quy định
cụ thể.
87

3.4. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ TOÁN HỌC TRONG


TÍNH TOÁN THỦY VĂN

Như đã trình bày ở chương mở đầu, hiện tượng thủy văn vừa mang tính chất
biến đổi tất định vừa có tính chất biến đổi ngẫu nhiên. Phương pháp thống kê toán
học vì thế được ứng dụng như một công cụ tất yếu trong lĩnh vực thủy văn học. Quy
luật ngẫu nhiên của mỗi một hiện tượng tự nhiên đều có những đặc thù riêng của nó,
hiện tượng thủy văn cũng không phải là ngoại lệ. Bởi vậy, khi ứng dụng phương
pháp thống kê toán học trong nghiên cứu hiện tượng thủy văn, cần xem xét tính đặc
thù của nó để lựa chọn phương pháp tiếp cận hợp lý.
Các tài liệu đo đạc thủy văn thường có tài liệu không dài nên mẫu thống kê của
các đại lượng thủy văn thường có dung lượng không lớn. Đây là một khó khăn khi
áp dụng phương pháp thống kê trong lĩnh vực tính toán thủy văn.
Khi áp dụng phương pháp thống kê toán học trong lĩnh vực thủy văn cần phải
giải quyết những vấn đề chính sau đây:
1. Phương pháp tính xác suất đối với mẫu thống kê các đại lượng ngẫu nhiên
của hiện tượng thủy văn.
2. Lựa chọn luật phân bố xác suất phù hợp với các hiện tượng thủy văn.
3. Cách xác định các tham số thống kê của hàm phân bố tần suất và vẽ đường
tần suất đối với các đại lượng thủy văn.
4. Phân tích tương quan trong trường hợp mẫu thống kê (tài liệu đo đạc hoặc
quan trắc) có dung lượng không lớn (tài liệu quan trắc ít).
3.4.1. Tần suất kinh nghiệm và đường tần suất kinh nghiệm
a. Khái niệm về tần suất kinh nghiệm và công thức tính tần suất kinh nghiệm
Đối với đại lượng ngẫu nhiên liên tục X, xác suất để cho đại lượng ngẫu nhiên
X nhận giá trị lớn hơn hoặc bằng một giá trị nào đó được tính theo công thức định
nghĩa như sau:
m
P (X ≥ x) = (3-23)
n
Trong đó: m là số lần xuất hiện giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị x; n là tổng
các giá trị có thể của đại lượng ngẫu nhiên.
88

Trong thực tế xác suất này không thể tính được vì không bao giờ có được số
lần thực hiện phép thử là vô cùng lớn. Ta chỉ có mẫu thống kê của tổng thể, nên theo
công thức định nghĩa chỉ có thể ước lượng được xác suất xuất hiện của biến cố X
≥xi với dung lượng mẫu là n:
m
P (X ≥xi) = lim ( ) (3-24)
n  n
Trong đó: xi là một giá trị của mẫu (i = 1, 2,..., n).
Vì xác suất P được ước lượng từ mẫu thống kê nên có tên gọi là tần suất kinh
nghiệm. Như vậy, tần suất kinh nghiệm chính là xác suất để cho đại lượng ngẫu
nhiên X nhận giá trị lớn hơn hoặc bằng x, nhưng không được xác định từ tổng thể
mà được ước lượng từ mẫu.
Đối với hiện tượng thủy văn tài liệu đo đạc không dài nên mẫu thống kê có
dung lượng nhỏ. Bởi vậy, nếu tần suất kinh nghiệm xác định theo công thức định
nghĩa (3-24) sẽ không thích hợp. Khắc phục nhược điểm này người ta sử dụng các
công thức khác để tính tần suất kinh nghiệm.
Dưới đây là một số công thức thường dùng trong thủy văn hiện nay:
1. Công thức trung bình của Hazen:
m - 0.5
P= ×100% (3-25)
n
2. Công thức số giữa của Chegodaep:
m - 0.3
P= ×100% (3-26)
n + 0.4
3. Công thức vọng số của Weibull và Kritsky – Menken:
m
P= ×100% (3-27)
n +1
Trong các công thức từ (3-25) đến (3-27), P = P(X ≥ xi) tính bằng %.
b. Đường tần suất kinh nghiệm
Đường tần suất kinh nghiệm là đường cong biểu thị quan hệ giữa tần suất P
với giá trị xi tương ứng, trong đó P = P(X ≥ xi) được tính theo một trong các công
thức từ (3-25) đến (3-27). Với mỗi số liệu xi từ mẫu (chuỗi số liệu thủy văn) xác
định được giá trị tương ứng là P. Chấm quan hệ P ~ x i tạo thành một băng điểm có
89

xu thế một đường cong của hàm phân bố tần suất. Vẽ một đường cong trơn đi qua
trung tâm các điểm kinh nghiệm, ta gọi đường đó là đường tần suất kinh nghiệm.
Để xây dựng đường tần suất trước hết cần phải lập bảng tính tần suất, sau đó chấm
các điểm quan hệ giữa P và xi lên giấy, từ đó xác định đường tần suất kinh nghiệm.
Cách làm được tiến hành theo trình tự như sau:
1. Thống kê các tài liệu của mẫu (số liệu thực nghiệm, đo đạc hoặc quan sát).
Sắp xếp số liệu theo thứ tự từ lớn đến nhỏ và đánh số thứ tự kèm theo.
2. Tính tần suất P theo một trong ba công thức (3-25), (3-26), (3-27), trong đó:
m chính là số thứ tự của xi (đã sắp xếp từ lớn đến nhỏ) còn n là số số liệu thống kê
(dung lượng mẫu).
3. Chấm các điểm quan hệ P ~ xi (gọi là điểm kinh nghiệm) lên giấy. Giấy được
sử dụng vẽ đường tần suất có thể là giấy kẻ ô vuông hoặc giấy tần suất (sẽ trình bày
sau).
4. Vẽ đường cong đi qua trung tâm các điểm kinh nghiệm, đó chính là đường
tần suất kinh nghiệm.
Một số điểm cần lưu ý khi vẽ đường tần suất kinh nghiệm:
+ Trong lĩnh vực thủy văn, khi vẽ đường tần suất thường chọn trục hoành là
hàm số (biến P) còn trục tung là đối số (biến x). Các đại lượng ngẫu nhiên đối với
hiện tượng thủy văn biến đổi trông giới hạn từ 0 đến +∞ (0 ≤ x ≤ ∞). Bởi vậy, hàm
phân bố xác suất có hai tiệm cận khi x → 0 và x → +∞: lim P(X ≥ x)= 1 và

lim P (X ≥ x)= 0.

+ Đường tần suất kinh nghiệm chính là hàm phân bố tần suất được vẽ từ mẫu,
nếu dung lượng của mẫu n tăng lên vô cùng thì nó chính là hàm phân bố xác suất
của đại lượng ngẫu nhiên đang xét.
+ Vì đường tần suất kinh nghiệm được coi là hàm phân bố xác suất được vẽ từ
mẫu nên nó phải có tính chất của hàm phân bố xác suất: nếu vẽ trên giấy kẻ ô vuông
thì đó là đường cong trơn, có tiệm cận khi x → 0 và x → +∞.
Ví dụ: Vẽ đường tần suất kinh nghiệm đặc trưng lượng mưa ngày lớn nhất
hàng năm đo được tại trạm Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, có tài liệu quan trắc từ năm 1995
đến năm 2014.
90

Trước tiên lập bảng tính tần suất (bảng 3.2).


Bảng 3.2: Bảng tính tần suất kinh nghiệm lượng mưa ngày lớn nhất tại trạm Tuy
Hòa, tỉnh Phú Yên
Số liệu quan trắc Số liệu được sắp xếp lại từ lớn đến nhỏ
TT sắp m - 0,3
Thứ tự Năm H (mm) H (mm) P = ×100%
xếp n + 0, 4
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
1 1995 361,1 1 371,7 3,43

2 1996 119,0 2 361,1 8,33

3 1997 165,9 3 344,5 13,24

4 1998 196,9 4 259,7 18,14

5 1999 200,3 5 233,9 23,04

6 2000 174,8 6 217,1 27,94

7 2001 217,1 7 200,3 32,84

8 2002 144,8 8 196,9 37,75

9 2003 151,2 9 189,8 42,65

10 2004 134,3 10 174,8 47,55

11 2005 141,1 11 174,6 52,45

12 2006 156,7 12 165,9 57,35

13 2007 344,5 13 156,7 62,25

14 2008 259,7 14 151,2 67,16

15 2009 174,6 15 144,8 72,06

16 2010 371,7 16 143,4 76,96

17 2011 233,9 17 141,1 81,86

18 2012 143,4 18 134,3 86,76

19 2013 189,8 19 119,0 91,67

20 2014 99,0 20 99,0 96,57


91

Sau đó vẽ quan hệ P ~ xi trên kẻ ô vuông (hình 3.3), từ đó vẽ được đường tần


suất kinh nghiệm. Trong bảng 3.2, cột (1) là thứ tự năm quan trắc; cột (2) là năm
quan trắc; cột (3) là giá trị lượng mưa ngày lớn nhất H hàng năm; cột (4) là thứ tự
các giá trị lượng mưa ngày lớn nhất được sắp xếp từ lớn đến nhỏ; cột (5) là giá trị
lượng mưa ngày lớn nhất được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ; cột (6) là giá trị
của tần suất tương ứng.

Hình 3.3: Đường tần suất kinh nghiệm lượng mưa ngày lớn nhất vẽ trên giấy kẻ ô vuông

c. Giấy tần suất

Khi vẽ đường tần suất trên giấy kẻ ô vuông (hình 3.3) thì hai đầu đường tần
suất (phần có giá trị x lớn và nhỏ) có độ dốc lớn, đây lại là phần ngoại suy của đường
tần suất. Vì vậy, khi phải ngoại suy đường tần suất thì độ chính xác thấp. Để khắc
phục nhược điểm này, người ta thường dùng một loại giấy riêng được gọi là giấy
tần suất. Có nhiều loại giấy tần suất, nhưng thường dùng nhất là giấy tần suất do
Hazen đề xuất. Trục hoành của giấy này (trục tần suất P có đơn vị %) được lấy tỷ lệ
theo logarit cơ số 10, trục tung được chia đều theo tỷ lệ thập phân. Giấy này có đặc
điểm là: trên hoành độ ở hai đầu của đường tần suất, tỷ lệ được giãn ra, còn ở phần
giữa (phần có giá trị tần suất trung bình), tỷ lệ được thu lại (hình 3.4), nên đã hạn
chế được độ dốc ở hai đầu đường tần suất.
92

Hình 3.4: Đường tần suất vẽ trên giấy Hazen


Khi vẽ đường tần suất trên loại giấy này thì đồ thị của đường tần suất cong trơn
một chiều: hoặc quay bề lõm lên phía trên hoặc quay bề lõm xuống phía dưới.
Cần chú ý là, đường tần suất chỉ cong một chiều và không có những đoạn gấp
khúc.
3.4.2. Đường tần suất lý luận
a. Khái niệm về đường tần suất lý luận
Đường tần suất kinh nghiệm chỉ phản ánh được quy luật phân bố xác suất của
hiện tượng thủy văn trong phạm vi các giá trị thực nghiệm (trong khoảng từ x
đến x của số liệu mẫu). Đối với các hiện tượng tự nhiên, trong đó có hiện tượng
thủy văn thường có số liệu mẫu không lớn nên việc xác định tần suất xuất hiện các
giá trị ở khu vực có giá trị lớn và khu vực có giá trị nhỏ của đại lượng ngẫu nhiên
không thể thực hiện. Những giá trị này chỉ có thể xác định bằng cách kéo dài (ngoại
suy) đường tần suất kinh nghiệm. Các giá trị cần ngoại suy lại rất cần thiết trong
thiết kế và quy hoạch các công trình. Vì vậy, để có cơ sở ngoại suy đường tần suất,
người ta phải sử dụng hàm phân bố xác suất lý thuyết. Đồ thị của hàm phân bố xác
suất lý thuyết gọi là “đường tần suất lý luận”.
93

Hiện nay, trong tính toán thủy văn có thể dùng các dạng phân bố khác nhau
như: đường tần suất Pearson loại III (viết tắt là P ), đường tần suất Kritsky –
Menken (viết tắt là K – M), đường tần suất Gumbel I và III. Trong đó đường PIII và
đường K-M có dạng đường cong trơn sử dụng lý thuyết từ Nga và các nước Đông
Âu, đường Gumbel I và III có dạng đường thẳng được sử dụng nhiểu ở Mỹ, Châu
Âu và các nước sử dụng tiếng Anh. Ở Việt Nam, hệ thống lý luận và tiêu chuẩn quy
phạm từ trước đến nay chủ yếu vẫn theo hệ thống cơ sở lý thuyết của Nga và các
nước Đông Âu, gần đây trong một số dự án có tài trợ từ các nước phương Tây mới
xuất hiện các yêu cầu dùng đường Gumbel để tính toán. Trong tài liệu này cũng chỉ
giới thiệu đặc điểm và ứng dụng hai loại phân bố này trong tính toán thủy văn ở
nước ta là đường PIII và đường K-M.
b. Đường tần suất lý luận Pearson III
Quy luật xuất hiện của các đại lượng ngẫu nhiên được biểu thị toán học thông
qua hàm mật độ xác suất f(xi) hay hàm tích phân phân bố xác xuất của nó F(xi).
Nhà thống kê sinh học Pearson người Anh đưa ra 13 đường mật độ tần suất để biểu
diễn các quy luật khác nhau của hiện tượng ngẫu nhiên. Các đại lượng thủy văn cũng
là các đại lượng ngẫu nhiên có quy luật và phù hợp với dạng đường thứ ba trong họ
13 đường phân bố mật độ xác suất của Pearson. Cho nên gọi là đường Pearson III
(hình 3.5), viết tắt là PIII.

Hình 3.5: Dạng hàm mật độ xác suất PIII


94

Họ đường con Pearson có dạng:


dy (x + d)y
= (3-28)
dx b 0 + b1 x + b 2 x 2

Giải phương trình bậc hai b0 + b1x + b2x2= 0 được nhiều loại nghiệm khác nhau
từ đó có 13 loại đường cong. Đường Pearson III là một trong 13 loại ấy với b2 = 0;
tức là:
dy (x + d)y
= (3-29)
dx b 0 + b1 x

Chuyển trục tọa độ từ trị số bình quân về số đông và tích phân phương trình
trên, ta được nghiệm dưới dạng:
x a/d -x/d
y = y0 (1 + ) .e (3-30)
a
Trong đó: a – khoảng cách từ khởi điểm của đường cong (tức là trị số nhỏ nhất x 0)
đến số đông

y0 – xác suất xuất hiện số đông (tung độ lớn nhất của đường cong)
e – số logarit tự nhiên
d – độ lệch từ vị trí trung bình tới số đông
Tính chất cơ bản của đường Pearson III là đầu trái có giới hạn (tồn tại trị số
nhỏ nhất x0) còn đầu phải vô hạn (không có trị số xmax).
Từ phương trình (3-30) ta thấy Đường Pearson III có 3 tham số y0, a, d khi 3
tham số này được xác định thì ứng với mỗi trị số của x ta tìm được y tương ứng tức
là đường cong tần suất hoàn toàn xác định được.
Trong toán học thống kê, người ta đã xác định được quan hệ giữa các tham số
trên với các trị số đặc trưng thống kê như sau:
C ×C
d = ( v S ).x (3-31)
2

2C v x
a= -d (3-32)
CS

4
4 2
2C S ( 2 -1) CS
Cs
y0 = -4 (3-33)
2 4
C v .e CS .Γ( 2 )
CS
95

Trong đó: x, CV, CS là các trị số đặc trưng thống kê


4
Γ( ) là hàm số gama, giá trị của nó có thể lập bảng tra sẵn.
CS2

Do đó nếu biết x, CV, CS của mẫu thống kê thì đường phân bố mật độ tần suất
hoàn toàn xác định, tiến hành tích phân đường này ra sẽ có đường tần suất P III.
Tuy nhiên, việc tích phân hàm mật độ dạng này rất phức tạp. Bởi vậy, hai ông
Foster và Rupkin đã dựa vào kết quả tích phân phương trình trên lập sẵn bảng tra để
sử dụng khi vẽ đường tần suất gọi là bảng Foster – Rupkin (Xem phụ lục 1). Giả sử
phải tìm giá trị x là giá trị của đại lượng ngẫu nhiên tương ứng với tần suất p. Khi
đó xP - x là khoảng lệch tung độ của xP đối với giá trị bình quân.
x P - x K P -1 x
Lập các tỷ số = và K P = P (là hệ số biến suất của đại lượng x
σX CV x
K P -1
tưng ứng với tần suất p). Đối với đường tần suất P có đặc điểm là, tỷ số =Φ
CV

chỉ phụ thuộc vào hệ số CS và tần suất P:


K P -1
= Φ(CS , P) (3-34)
CV

Φ(CS, P), viết tắt là Φ, là khoảng lệch tung độ (gọi là số Foster) chỉ phụ thuộc
vào CS và P. Khi CS và P không đổi thì Φ cũng không đổi và không phụ thuộc vào
CV. Dựa vào đặc điểm này hai ông đã chọn CV = 1 và các giá trị khác nhau của CS
để lấy tích phân hàm mật độ tìm ra Φ P. Sau đó thành lập bảng quan hệ Φ theo CS với
K P -1
CV = 1 (khi đó = k P -1 ), chính là bảng Foster – Rupkin (Xem phụ lục 1).
CV

Nếu biết trước các tham số thống kê x, CV và CS, sử dụng bảng Φ để tìm giá trị
xP như sau:
Có giá trị CS và P tra bảng Foster xác định được Φ.
Có Φ theo (3-34), dễ dàng tính được K P :
KP =ΦCV +1, từ đó tính được xP = KP. x = (ΦCV +1)x
Ví dụ: Một đại lượng thủy văn X có các tham số thống kê là x = 22,0; CV = 1,0
và CS = 1,5. Tương ứng với P = 1%, tra bảng Foster - Rupkin xác định được
Φ1%=3,33, từ đó tính được:
96

K1% = Φ1%CV + 1 = 3,33 x 1,0 + 1 = 4,33


x1% = K1%. x = 3,33 x 22,0 = 73,26
Nếu cần vẽ toàn bộ đường tần suất xP~P, ta cho thay đổi các giá trị P và tương
ứng sẽ tính được các giá trị xP theo Bảng 3.3.
Bảng Foster – Rupkin lập cho trường hợp CS > 0, nếu CS < 0 ta vẫn dùng bảng
đó nhưng phải biến đổi như sau:
Φ P (C S <0) = -Φ100-P (C S >0) (3-35)
Ví dụ cần tìm Φ ứng với P = 1%, CV = 1,0 ; CS = -1,5. Theo công thức (3-35)
ta có: Φ1% (CS = -1,5) = - Φ100 - 1 (CS =1,5) = 1,26

Bảng 3.3: Bảng tính tung độ đường tần suất PIII theo bảng tra Foster – Rupkin

P(%) 0,01 0,1 0,5 1 5 ... 50 ... ... 75 85 90 95

Φ(CS, P) - - - Các giá trị tương ứng - - - - - -

K P = Φ .C V +1 - - - Các giá trị tương ứng - - - - - -

x P = K P .x - - - Các giá trị tương ứng - - - - - -

Chú ý khi sử dụng đường PIII phải thỏa mãn điều kiện giới hạn của CS:
2C V
2C V  CS 
1-k 0
Vì khi CS< 2CV thì đường PIII xuất hiện trị số âm không phù hợp với hiện
2C V
tượng thuỷ văn, khi CS  dẫn đến x0 < 0 cũng không phù hợp với hiện tượng
1-k 0

thủy văn.
c. Đường tần suất lý luận Kritsky – Menkel
Trong thực tế thủy văn vẫn tồn tại một số trường hợp CS< 2CV, lúc đó đường
PIII xuất hiện trị số âm bởi vậy không phù hợp. Xuất phát từ đường PIII với CS=2CV
và một số điều kiện toán học phù hợp thực tế, hai ông Kritsky và Menken đã đề nghị
dùng đường mật độ tần suất Kritsky-Menken (viết tắt là K-M) để dùng cho cả trường
hợp CS< 2CV. Hàm mật độ K-M có dạng:
97

1
α  x b
αα -1 -α  
a
y = f(x) = α
.x b
.e với 0  x   (3-36)
α .b.Γ(α)
b

1
Trong đó: α = ; a và b đều là hằng số.
C2V
Tích phân hàm mật độ tần suất trên ta sẽ được đường tần suất lý luận K-M.
Việc tính tích phân (3-36) cũng rất phức tạp, nên Kritsky – Menken cũng lập
bảng tra sẵn hệ số mô đun KP phụ thuộc vào các tham số CV, CS và P (Phụ lục 2),
với 7 trường hợp CS = mCV (tương ứng với các giá trị m = 1; 1,5; 2; 3; 4; 5 và 6).
Giả sử 3 tham số thống kê x, CV và CS của một đại lượng ngẫu nhiên nào đó
đã biết, đường tần suất lý luận dạng K-M sẽ được xác định như sau:
+ Tương ứng với CS = mCV (m đã biết) tra bảng của K – M được các giá trị K P
với P khác nhau.
+ Tính giá trị xP = KP x, lập bảng xP ~P (xem Bảng 3.4).
+ Vẽ quan hệ xP ~P lên giấy tần suất sẽ được đường tần suất lý luận cần tìm.
Ví dụ các đặc trưng thống kê x, CV và CS nhận các giá trị như sau:
x = 397; CV = 0,27 và CS = 2CV (m=2).
Bảng 3.4 là tọa độ của đường tần suất dạng K – M với các giá trị x = 397;
CV=0,27 và CS= 2CV (m=2).
Bảng 3.4: Bảng tính tung độ đường tần suất K – M theo bảng tra K – M
P(%) 0,1 1 2 5 10 20 50 75 90 95 99
KP 2,05 1,74 1,62 1,49 1,36 1,21 0,98 0,81 0,687 0,60 0,48
xP = KPx 814 691 643 592 540 480 389 322 273 238 191

Từ kết quả bảng 3.4 có thể vẽ được đường tần suất lý luận X P ~P
Thực tế tính toán thủy văn ở nước ta cho thấy cả đường P III và đường K-M đều
cho kết quả phù hợp với điều kiện phải xác định các tham số thống kê x, CV, CS thỏa
đáng.
Các đường cong PIII và K-M xây dựng trên các phương trình toán học như vậy
nên trong thủy văn người ta gọi chúng là những đường tần suất lý luận.
98

3.4.3. Ảnh hưởng của các tham số thống kê đến đường tần suất
Cần nhắc lại rằng, các đặc trưng thống kê x, CV và CS được sử dụng làm tham
số của các hàm phân bố xác suất nên còn được gọi là các tham số thống kê.
Xét ảnh hưởng của các tham số thống kê đến đường tần suất là cơ sở để phân
tích sự phù hợp khi vẽ đường tần suất lý luận.
a. Ảnh hưởng trị số trung bình
Trị số trung bình ảnh hưởng đến vị trí của đường tần suất so với trục hoành.
Với cùng một đại lượng ngẫu nhiên, nếu CV = const và CS = const đường tần suất
nào có giá trị bình quân lớn hơn sẽ ở vị trí cao hơn so với trục hoành (hình 3.6).

Hình 3.6: Giá trị bình quân của đường tần suất lý luận thiên nhỏ, cần tăng giá trị bình quân
Khi vẽ đường tần suất lý luận, cần đối chiếu đồ thị của nó với các điểm tần
suất kinh nghiệm. Nếu xảy ra tình trạng như mô tả trên hình 3.6 (đường tần suất lý
luận thấp hơn so với xu hướng thay đổi của các điểm tần suất kinh nghiệm), có thể
kết luận trị số bình quân x của đại lượng X thiên nhỏ, cần tịnh tiến đường tần suất
theo trục tung lên phía trên, tức là cần tăng giá trị bình quân.
b. Ảnh hưởng của hệ số phân tán
Hệ số phân tán CV biểu thị mức độ phân tán của đại lượng ngẫu nhiên so với
trị số bình quân.
99

Hệ số CV ảnh hưởng đến độ dốc của đường tần suất, hệ số CV càng lớn thì độ
dốc đường tần suất càng lớn, khi CV =0 thì đường tần suất nằm ngang (song song
với trục hoành). Ảnh hưởng của hệ số CV đến đường tần suất được mô tả trên hình
3.7.

Hình 3.7: Đường tần suất lý luận với x ̅ = const; CS = const;


CV1>CV2>CV3 và CV3 = 0
Trên hình 3.8 mô tả đường tần suất lý luận so với các điểm tần suất kinh
nghiệm. Đường tần suất lý luận mô tả trên hình này có độ dốc lớn hơn so với xu
hướng thay đổi của các điểm kinh nghiệm, khi đó cần giảm hệ số C V sao cho đường
tần suất lý luận sát với các điểm kinh nghiệm.

Hình 3.8: Đường tần suất lý luận có hệ số Cv thiên lớn, cần giảm hệ số Cv
100

c. Ảnh hưởng của hệ số thiên lệch


Như đã phân tích ở mục 3.3.2, hệ số thiên lệch CS biểu thị mức độ lệch của
đường mật độ tần suất so với trị trung bình, nếu CS> 0 thì trị số đông nhỏ hơn giá
trị bình quân (lệch dương); nếu CS < 0 thì trị số đông lớn hơn trị số bình quân (lệch
âm); nếu CS= 0 thì số đông trùng với giá trị bình quân. Giá trị tuyệt đối của C S càng
lớn thì mức độ lệch càng lớn và ngược lại.
Đối với đường tần suất vẽ trên
giấy xác suất Hazen thì CS ảnh hưởng
đến độ cong của đường tần suất. Nếu
CS>0 đường cong quay bề lõm lên
phía trên; nếu CS<0 thì đường tần
suất quay bề lõm xuống dưới; nếu
CS=0 đường tần suất trở thành đường
Hình 3.9: Ảnh hưởng của CS với đường
thẳng. Giá trị tuyệt đối của CS càng
tần suất
lớn thì độ cong của đường tần suất
càng lớn và ngược lại. (hình 3.9)
Khi vẽ đường tần suất cũng phải dựa vào sự phân tích ảnh hưởng này để thay
đổi CS cho thích hợp. Nếu độ cong đường tần suất lý luận nhỏ hơn xu thế thay đổi
của các điểm tần suất kinh nghiệm thì phải tăng giá trị tuyệt đối của CS.
3.4.4. Phương pháp vẽ đường tần suất thường dùng trong thủy văn
Trên đây, đã xem xét cách vẽ đường tần suất lý luận dạng P hoặc dạng đường
K – M khi biết trước các tham số thống kê x, CV và CS. Tuy nhiên, những đặc trưng
thống kê này được hiểu là của tổng thể vì đường tần suất cần vẽ là đường tần suất lý
luận và do đó các giá trị của nó chưa được xác định.
Như đã trình bày ở trên, các tham số thống kê x, CV và CS có thể ước lượng từ
mẫu và có sai số so với tổng thể tùy thuộc vào dung lượng mẫu lớn hay nhỏ. Để vẽ
đường tần suất lý luận cần phải áp dụng các phương pháp thử dần. Kết quả tính toán
giá trị các tham số thống kê từ mẫu có thể được lựa chọn là căn cứ ban đầu khi tiến
hành phép tính thử dần.
101

Đường tần suất lý luận được vẽ bằng phương pháp thử dần phải phù hợp với
các điểm tần suất kinh nghiệm.
Dưới đây sẽ trình bày hai phương pháp vẽ đường tần suất thường dùng trong
thủy văn.
a. Phương pháp đường thích hợp
Phương pháp thích hợp là phương pháp vẽ đường tần suất theo các tham số
thống kê được tính theo công thức. Sau đó căn cứ vào sự phân tích ảnh hưởng của
các tham số thống kê đến dạng đường tần suất để hiệu chỉnh các đặc trưng đó sao
cho đường tần suất lý luận phù hợp với các điểm tần suất kinh nghiệm.
 Các bước tính toán và vẽ đường tần suất
1. Sắp xếp chuỗi số liệu theo thứ tự từ lớn đến nhỏ, tính tần suất kinh nghiệm
rồi chấm điểm kinh nghiệm lên giấy tần suất.
2. Tính các tham số thống kê x, CV và CS theo các công thức (3-8) (3-15), và
(3-16) có xét tới sai số tính toán.
3. Với các giá trị x, CV và CS đã xác định, dùng bảng tra tần suất của Kritsky –
Menken vẽ đường tần suất lý luận xP~P lên giấy tần suất. Nếu đường này phù hợp
với các điểm kinh nghiệm là được, trong trường hợp ngược lại thì dựa vào sự phân
tích ảnh hưởng các tham số thống kê đến đường tần suất để tăng hay giảm giá trị của
từng tham số cho đến khi đường tần suất lý luận phù hợp với các điểm kinh nghiệm
thì thôi. Trong số 3 tham số thống kê thì sai số của CS lớn nhất, tiếp theo là CV và x.
Bởi vậy, trước tiên xem xét hiệu chỉnh trị số CS trước rồi mới xem xét hai tham số
còn lại. Đường tần suất lý luận được gọi là phù hợp với các điểm kinh nghiệm khi
nó đi qua trung tâm băng điểm kinh nghiệm.
Một số điểm cần chú ý khi vẽ đường tần suất lý luận
Đường tần suất phải cong trơn, cong một chiều và không tồn tại điểm gãy.
Các giá trị của tham số thống kê chỉ được hiệu chỉnh trong phạm vi sai số của
nó, tức là các giá trị này sẽ nằm trong khoảng thay đổi của nó như sau:
Đối với trị số bình quân:

1 n
X=  xi ± σX
n i=1
(3-37)
102

Trong đó: x là giá trị bình quân tính từ mẫu;


 X là sai số lấy mẫu tuyệt đối của giá trị bình quân được tính theo công

thức (3-17) (Xem mục 3.3.2. );


Đối với hệ số phân tán CV:

1 n
  K i -1 ± σ CV
2
CV = (3-38)
n 1
σ là sai số tuyệt đối của hệ số CV được tính theo công thức (3-19);
Đối với hệ số thiên lệch CS:
3
  K -1
n
i
CS = 1
± σCS (3-39)
(n - 3)C3V
Sai số tuyệt đối của hệ số CS là σ được tính theo công thức (3-21).
 Ví dụ:
Giả sử cần vẽ đường tần suất mực nước lớn nhất Hmax (cột 3) tại trạm Z của
sông Y (bảng 3.5). Chuỗi tài liệu đo đạc từ năm 1977 đến năm 2006 mỗi năm ta có
một giá trị Hmax, như vậy ta có một tập hợp mẫu với dung lượng n = 30.
Ta sắp xếp số liệu theo thứ tự từ lớn đến bé (cột 4), sau đó tính các giá trị: hệ
số mô đun Ki (cột 5); (Ki- 1) (cột 6); (Ki- 1)2 (cột 7) và (Ki- 1)3 (cột 8); tần suất P
(cột 9). Tần suất P được tính theo công thức dạng:
m - 0,3
P= ×100%
n + 0, 4
Theo số liệu thống kê và tính toán tại bảng 3.5 tính được các tham số thống kê
như sau:
+ Trị số bình quân mực nước lớn nhất nhiều năm: H = 161(cm)

  K -1
30 2
i 0, 6024
+ Hệ số phân tán: CV = i=1
  0,144
n -1 29

  K -1
30 3
i 0,0116
+ Hệ số thiên lệch: CS = i=1
3
= =0,143
(n - 3)C V 27×0,1443
103

Bảng 3.5: Tính tham số thống kê theo công thức


TT Năm Hmax(cm) Hmax↑ (cm) Ki Ki - 1 (Ki - 1)2 (Ki - 1)3 P%
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)
1 1977 122 219 1,36 0,36 0,1290 0,0463 2,33
2 1978 192 192 1,19 0,19 0,0367 0,0070 5,66
3 1979 155 191 1,18 0,18 0,0344 0,0064 8,99
4 1980 140 187 1,16 0,16 0,0258 0,0041 12,32
5 1981 152 185 1,15 0,15 0,0219 0,0032 15,65
6 1982 175 182 1,13 0,13 0,0168 0,0022 18,97
7 1983 142 179 1,11 0,11 0,0123 0,0014 22,30
8 1984 142 179 1,11 0,11 0,0123 0,0014 25,63
9 1985 130 175 1,08 0,08 0,0074 0,0006 28,96
10 1986 174 175 1,08 0,08 0,0074 0,0006 32,29
11 1987 132 174 1,08 0,08 0,0064 0,0005 35,62
12 1988 113 166 1,03 0,03 0,0009 0,0000 38,95
13 1989 151 164 1,02 0,02 0,0003 0,0000 42,28
14 1990 185 160 0,99 -0,01 0,0000 0,0000 45,61
15 1991 150 160 0,99 -0,01 0,0000 0,0000 48,93
16 1992 156 159 0,98 -0,02 0,0002 0,0000 52,26
17 1993 144 158 0,98 -0,02 0,0004 0,0000 55,59
18 1994 179 156 0,97 -0,03 0,0010 0,0000 58,92
19 1995 164 155 0,96 -0,04 0,0014 -0,0001 62,25
20 1996 179 152 0,94 -0,06 0,0032 -0,0002 65,58
21 1997 160 151 0,94 -0,06 0,0040 -0,0002 68,91
22 1998 159 150 0,93 -0,07 0,0048 -0,0003 72,24
23 1999 187 144 0,89 -0,11 0,0113 -0,0012 75,57
24 2000 219 142 0,88 -0,12 0,0141 -0,0017 78,89
25 2001 191 142 0,88 -0,12 0,0141 -0,0017 82,22
26 2002 175 140 0,87 -0,13 0,0172 -0,0023 85,55
27 2003 182 132 0,82 -0,18 0,0327 -0,0059 88,88
28 2004 158 130 0,81 -0,19 0,0373 -0,0072 92,21
29 2005 166 122 0,76 -0,24 0,0590 -0,0143 95,54
30 2006 170 113 0,70 -0,30 0,0901 -0,0270 98,87
Cộng 4834 4834 29,94 -0,06 0,6024 0,0116
104

+ Sai số (tuyệt đối) trị số bình quân:


σH CV × H 0,144×161
σH = = = = 4(cm)
n n 30
+ Sai số (tuyệt đối) hệ số phân tán:
CV 0,144
σ CV =
2n
1+ C  =
2
V
2×30
1+ 0,144  = 0,019
2

+ Sai số (tương đối) hệ số thiên lệch khá lớn:


100 6 100 6
σCS =
CS n
(1+ 6CV2 + 5C4V ) =
0,143 30
1+ 6× 0,1442 + 5×0,1444  = 330%
Các tham số thống kê mực nước lớn nhất H và hệ số CV sẽ thay đổi trong giới
hạn như sau: H = 161 ± 4  cm  C V = 0,144 ± 0,019

Hình 3.10: Đường tần suất vẽ theo phương pháp thích hợp theo số liệu của ví dụ 1

Hệ số CS có giá trị sai số lớn nhất (sai số tương đối đến 330%). Sau khi tính
các tham số thống kê theo công thức, dùng bảng tra K – M vẽ được đường tần suất
lý luận. Đường tần suất vẽ lần đầu không phù hợp với các điểm kinh nghiệm nên
phải thay đổi tham số thống kê. Do CS có sai số lớn nhất nên đã thay đổi tham số
này và thấy rằng không cần thay đổi giá trị bình quân và hệ số CV. Sau nhiều lần
105

thay đổi giá trị CS được đường tần suất lý luận phù hợp với điểm kinh nghiệm khi
giá trị H = 161,47 (cm); CV = 0,14 còn CS = 0,14 (hình 3.10).
b. Vẽ đường tần suất lý luận bằng phương pháp 3 điểm của Alecxayep
Phương pháp 3 điểm cũng là phương pháp thử dần, nhưng không cần tính các
tham số thống kê bằng công thức. Việc xác định các tham số thống kê và vẽ đường
tần suất lý luận được thực hiện đồng thời. Cũng tương tự như phương pháp thích
hợp, phương pháp 3 điểm cũng lấy sự phù hợp giữa đường tần suất được vẽ với các
điểm kinh nghiệm là chuẩn mực để quyết định phương án thử dần. Cơ sở lý luận của
phương pháp Alecxayep như sau: Giả sử đường tần suất lý luận đã được xác định,
nếu chọn 3 điểm bất kỳ trên đường tần suất đó sẽ được hệ 3 phương trình để xác
định 3 tham số thống kê của đường tần suất là X , CS và CV.
Trên đường tần suất đã vẽ lấy ra 3 điểm với các tọa độ là (x , p ); (x , p );
(x , p ), áp dụng dạng phân bố xác suất P , từ phương trình (3-34), lập được hệ 3
phương trình:

x1 = x + σ x Φ  P1 , CS  1
x 2 = x + σ x Φ  P2 , CS   2  (3-40 )
x 3 = x + σ x Φ  P3 ,CS   3
Với x; σ ; Φ là các ẩn số và Φ là hàm số của p và CS.
Biến đổi 3 phương trình trên ta có:

x1 + x 3 - 2x 2 Φ  P1 , CS  + Φ  P3 , CS  - 2Φ  P2 , CS 
= (3-41)
x1 - x 3 Φ  P1 , CS  - Φ  P3 , CS 

Φ  P1 , CS  + Φ  P3 , CS  - 2Φ  P2 , CS 
Đặt: S = (3-42)
Φ  P1 , CS  - Φ  P3 , CS 

Trong đó: S gọi là hệ số lệch.


Từ (3-41) cho thấy giá trị của S có thể xác định được nếu chọn trước các giá
trị x1, x2, x3:

x1 + x 3 - 2x 2
S= (3-43)
x1 - x 3
106

Rõ ràng, với các giá trị P1, P2, P3 đã chọn trước thì giá trị S chỉ phụ thuộc vào
CS. Do vậy, với mỗi bộ các tần suất P1, P2, P3 Alecxayep đã lập bảng tra sẵn quan hệ
S = f (CS) để tiện sử dụng trong tính toán (Xem phụ lục 3).
Về nguyên tắc 3 điểm được chọn có thể là bất kỳ, tuy nhiên, để thuận lợi cho
việc tính toán và đảm bảo độ chính xác Alecxayep đề nghị chọn các cặp điểm như
sau: P2 = 50%, hai điểm còn lại lấy đối xứng với tần suất P2. Các cặp điểm được
chọn để lập bảng tra sẵn tương ứng với các tần suất P1, P2, P3 là: (1% - 50% - 99%);
(3% - 50% - 97%); (5% - 50% - 95%) và (10% - 50% - 90%).
Từ phương trình (1) và (3) của hệ phương trình (3-40) có thể tính σ như sau:

x1 - x3
σX = (3-44)
Φ(P1 ,CS ) - Φ(P3 ,CS )

Từ phương trình (2) của hệ phương trình (3-40) rút ra:

x = x 2 - σ X Φ  P2 , CS  (3-45)

σX
Và CV = (3-46)
x
Từ những biến đổi toán học trên đây, Alecxayep đưa ra lược đồ xác định các
tham số thống kê và vẽ đường tần suất theo các bước sau:
1. Lập bảng tính tần suất kinh nghiệm và chấm điểm kinh nghiệm lên giấy tần
suất.
2. Vẽ một đường con trơn (cong một chiều và không gấp khúc) đi qua băng
điểm kinh nghiệm và giả thiết rằng đường đó là đường tần suất lý luận cần vẽ.
3. Chọn 3 điểm có tọa độ (x1, P1); (x2, P2); (x3, P3), với các tần suất P1, P2, P3
tương ứng là một trong các bộ giá trị sau: (1% - 50% - 99%); (3% - 50% - 97%);
(5% - 50% - 95%) và (10% - 50% - 90%).
4. Tính giá trị S theo công thức (3-43), từ đó tra bảng S = f(CS) (bảng tra sẵn -
xem phụ lục 3), xác định được giá trị CS.
5. Xác định giá trị Φ(P2, CS) (với P2 = 50%) và hiệu Φ(P1, CS) - Φ(P3, CS) theo
bảng tra sẵn (xem phụ lục 4). Tính σ theo công thức (3-43); tính x và CV theo công
thức (3-45) và (3-46).
107

6. Lập bảng tính tung độ đường tần suất lý luận (P~x) theo các tham số thống
kê x, CV và CS.
7. Vẽ đường tần suất theo 3 tham số thống kê x, CV và CS. Nếu đường tần suất
vừa vẽ phù hợp với các điểm kinh nghiệm thì đường tần suất đó là đường tần suất
lý luận cần xác định và các tham số thống kê tính được là các tham số của đường
tần suất lý luận. Trong trường hợp ngược lại ta lại bắt đầu từ bước thứ 2.
Phương pháp 3 điểm chỉ áp dụng cho dạng phân bố P , còn phương pháp thích
hợp áp dụng cho dạng phân bố xác suất Kritsky – Menken.
Ví dụ: Vẽ đường tần suất lý luận theo phương pháp 3 điểm theo số liệu thống
kê ở bảng 3.5. Trước tiên vẽ quan hệ H ở cột (4) với P ở cột (9), sau đó vẽ đường
tần suất kinh nghiệm đi qua nhóm điểm kinh nghiệm.
Trên đường đó ta chọn 3 điểm ứng với các tần suất 5%, 50% và 95% sẽ có
tương ứng 3 giá trị mực nước lớn nhất ứng với các tần suất trên là:
H5% = 206,7cm; H50%= 161,8cm; H95% = 120,6cm.
Tính được trị số của S là:
H 5% + H95% - 2H 50% 206, 7 +120, 6 - 2×161,8
S= = = 0, 043
H 5% - H 95% 206, 7 -120, 6

Với S = 0,043 tra bảng quan hệ CS~S (Phụ lục 3) được CS = 0,17. Có CS tra
bảng phụ lục 4 được các giá trị: Φ50% = -0,147; Φ5% - Φ95% = 3,285. Tính được σ :
H 5% - H 95% 206, 7 -120, 6
σH = = = 26, 21
Φ 5% - Φ 95% 3, 285

Và trị số bình quân nhiều năm của mực nước lớn nhất:

H = H50% - σ H Φ50% = 161,8 + 26, 21×0,147 = 165, 7cm

σH 26, 21
Hệ số CV: CV = = = 0,16
H 165,7

Theo kết quả tính toán H = 165,7cm ; CV = 0,16; CS = 0,17, Sử dụng bảng
Foster-Rupkin (xem phụ lục 1) tính được các giá trị đường tần suất H P ghi trong
bảng 3.6:
108

Bảng 3.6: Bảng tính tung độ đường tần suất lý luận QP ~ P


P (%) 0 1 2 5 10 20 50 75 90 95 99
Φ  CS ,P 3.34 2.45 2.14 1.69 1.30 0.83 -0.03 -0.69 -1.26 -1.60 -2.21
K P = ΦCV +1 1.53 1.39 1.34 1.27 1.21 1.13 1.00 0.89 0.80 0.74 0.65
HP = KP H 254.2 230.6 222.4 210.4 200.1 187.7 164.9 147.4 132.3 123.2 107.1

Theo kết quả bảng 3.6, vẽ lại đường tần suất lên giấy tần suất, nếu thấy phù
hợp với điểm kinh nghiệm thì đường được vẽ là đường tần suất lý luận cần tìm. Nếu
chưa phù hợp thì vẽ lại đường cong mới và lại làm lại từ đầu.
Trên hình 3.11 minh họa cách vẽ đường tần suất bằng phương pháp 3 điểm.

Trước tiên lấy các giá trị H = 165,7cm ; CV = 0,16; CS= 0,17 để vẽ đường tần suất,
vì đường tần suất vẽ lần đầu chưa thật hợp lý nên cần điều chỉnh lại (vẽ lần 2) được
các tham số thống kê H = 162,5cm ; CV = 0,16; CS= 0,17. Quan sát hai đồ thị đường
tần suất vẽ theo hai phương pháp khác nhau (cùng số liệu) ta nhận thấy đường tần
suất trên hình 3.11 sát với điểm kinh nghiệm hơn so với hình 3.10.

Hình 3.11: Vẽ đường tần suất lý luận theo phương pháp 3 điểm theo số liệu ví dụ
109

Để thuận tiện cho việc tính toán và vẽ đường tần suất, hiện tại ở Việt Nam đã
có một số phần mềm máy tính có chức năng tự động xử lý chuỗi số liệu đưa vào,
sau đó xây dựng và vẽ các đường tần suất kinh nghiệm và tần suất lý luận. Điển hình
là phần mềm TSTV2002 của Viện Khoa học Thủy lợi và phần mềm FFC2008 của
Trường đại học Thủy lợi hiện đang được sử dụng khá phố biến, ứng dụng trong công
tác tính toán thiết kế công trình rất tiện lợi và dễ sử dụng.
3.4.5. Kiểm định sự phù hợp giữa đường tần suất lý luận và đường tần
suất kinh nghiệm
Để đánh giá sự phù hợp giữa đường tần suất lý luận và điểm kinh nghiệm, ta
không thể chỉ dựa và trực quan quan sát giữa điểm kinh nghiệm và đường tần suất
lý luận, lúc này để xác định mức độ phù hợp ta phải sử dụng công cụ của kiểm định
thống kê để đánh giá. Một trong các phương pháp kiểm định là kiểm tra qua chỉ số
χ2 .
Các bước tính toán kiểm định:
Bước 1: Sắp xếp chuỗi số liệu theo thứ tự giảm dần, vẽ đường tần suất kinh
nghiệm và đường tần suất lý luận.
Bước 2: Chia đường tần suất thành K khoảng rời nhau (Chia làm K cấp). Thông
thường số lớp K > 5.
Bước3: Tính tần suất kỳ vọng tại mỗi cấp
N
EF =
K
Trong đó: N - Tổng số mẫu quan trắc
K - Số cấp chia
Xác định số cấp chia K sao cho EF > 5.
Bước 4: Tính tần suất kinh nghiệm theo từng cấp tương ứng:
OFi = mi
Trong đó: OFi - Tần suất kinh nghiệm tại cấp thứ i
mi - Tổng số lần quan trắc tại cấp thứ i
Bước 5: Tính giá trị χ 2
Sử dụng công thức đề nghị theo Pearson
110

χ 2tt =
 (O Fi - E F )2
EF

Bước 6: Xác định χ 2 tới hạn ( χ th2 ) với sai số có ý nghĩa là 𝛼 = 5%


Xác định bậc số K tự do k:
k=K-1-h
Trong đó: h - Số tham số trong mối quan hệ của 1 đường tần suất (lấy h = 3)
l - Biểu thị tổng xác suất luôn bằng 1
Xác định χ 2th theo bảng tra trích từ bảng 3.7 - Bảng giá trị χ 2k (α) của phân phối

χ 2 với k bậc tự do” .

Bảng 3.7: Bảng tra χ th2 với bậc tự do k là sai số có ý nghĩa 𝜶=5%

k 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
χ th2 3.81 5.99 7.81 9.49 11.1 12.6 14.1 15.5 16.9 18.3

Bước 7: Kết luận

- Nếu χ 2tt < χ 2th thì đường tần suất lý luận với các tham số đã chọn là phù hợp
với các điểm kinh nghiệm, lấy đường tần suất này để tính toán.

- Nếu χ 2tt < χ 2th thì đường tần suất lý luận với các tham số đã chọn không phù
hợp với các điểm kinh nghiệm, cần chọn lại đường khác.

Chú ý:

- Với 3 tham số XTB, CV ta nên chọn CS để (χ 2tt )min thì tham số đó là phù hợp
nhất so với nhiều đường khác nhau.

- Khi N ≤ 10 thì kiểm định theo χ 2tt ít nhạy, khi N ≥100 thì χ 2tt tăng nhanh ,

lúc đó phải khắc phục bằng cách tăng mức sai số 𝛼 để χ 2tt tăng.

Ví dụ: Lấy chuỗi Qmax trạm S - Sông H để tính toán.

+ Sắp xếp chuỗi và vẽ đường tần suất kinh nghiệm và tần suất lý luận theo

dạng đường K-M với Q max = 16500 m3/s, CV = 0,5 , CS = 6CV.


111

+ Chia đường tần suất thành K = 10 cấp khác nhau. Tần suất kỳ vọng là:

N 84
E Fi = = = 8, 4
K 10

+ Xác định khoảng cấp Qmax ứng với các cấp tần suất đã chọn (bảng 3.8).

+ Tính tần suất kinh nghiệm theo từng cấp (bảng 3.8).

Bảng 3.8: Tính các tham số để xác định χ 2tt theo chuỗi Qmax - Trạm S

Xác suất P EF Khoảng cấp Qmax OF OF - EF


 OF - E F 
2

P < 0,1 ≤ 22.800 6 -2,4 5,76


0,1 < P < 0,2 22.800 ÷ 19.600 5 -3,4 11,56
0,2 < P < 0,3 19.600 ÷ 18.000 12 3,6 12,96
0,3 < P < 0,4 18.000 ÷ 16.600 10 1,6 2,56
0,4 < P < 0,5 16.600 ÷ 15.400 10 1,6 2,56
8,4
0,5 < P < 0,6 15.400 ÷ 14.600 10 1,6 2,56
0,6 < P < 0,7 14.600 ÷ 13.700 10 1,6 2,56
0,7 < P < 0,8 13.700 ÷ 12.800 9 0,6 0,36
0,8 < P < 0,9 12.800 ÷ 11.600 9 0,6 0,36
0,9 < P < 1,0 ≥ 11.600 3 -5,4 29,16
Tổng 84 70,4
+ Xác định hệ số χ 2tt là:

χ 2tt =
 (O Fi - E F )2
=
70, 4
= 8,38
EF 8, 4

+ Xác định χ 2tt với sai số có ý nghĩa 𝛼 = 5%

Số bậc tự do được xác định:

k = K - 1 - h = 10 - 1 - 3 = 6

Từ số bậc tự do k = 6 ta tra bảng Bảng 3.7 được:

χ 2tt = 12,6
112

+ Kết luận: χ 2tt = 8,38 < χ 2th = 12,6

Như vậy đường tần suất với 3 tham số đã chọn là phù hợp.

3.5. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN


3.5.1. Khái niệm chung và phân loại tương quan
Khi nghiên cứu các hiện tượng thủy văn và tính toán các đặc trưng thiết kế
theo phương pháp thống kê toán học thường gặp trường hợp mà tài liệu thu thập
được không dài. Đây là hiện tượng rất phổ biến vì để có được một giá trị thống kê
chúng ta cần đến thời gian một năm. Chẳng hạn, thống kê đại lượng lưu lượng bình
quân năm hoặc đại lượng lưu lượng lũ lớn nhất, lưu lượng kiệt nhất thì mỗi năm ta
chỉ có một số liệu. Trong trường hợp như vậy cần thiết phải bổ sung số liệu để tính
đại biểu cho tổng thể của mẫu tài liệu quan trắc. Công cụ phân tích tương quan là
công cụ hữu hiệu và cần thiết khi thực hiện nghiên cứu thống kê đối với hiện tượng
thủy văn.
Trong lý thuyết thống kê, khi phân tích quan hệ về số lượng của biến số này
với biến số khác gọi là phân tích tương quan.
Nói chung, quan hệ giữa các biến số có thể chia ra làm ba trường hợp sau đây:
1. Quan hệ hàm số: Hai đại lượng X và Y được gọi là có quan hệ hàm số nếu
với mỗi giá trị của biến X sẽ có tương ứng những giá trị xác định của biến số Y và
ngược lại (hình 3.12).
2. Không có quan hệ: Hai đại lượng X và Y được gọi là không có quan hệ với
nhau nếu giữa chúng không thể tìm được mối quan hệ nào cả. Đồ thị giữa hai biến
X và Y không có quy luật (hình 3.13).
3. Quan hệ tương quan: Hai đại lượng X và Y được gọi là có quan hệ tương
quan thống kê nếu với mỗi giá trị của X, đại lượng Y có thể nhận các giá trị khác
nhau một cách ngẫu nhiên. Ngược lại, với mỗi một giá trị của Y thì X cũng có thể
nhận các giá trị khác nhau một cách ngẫu nhiên. Tuy nhiên, nếu tập hợp nhiều số
liệu thống kê thì quan hệ giữa X và Y có tính quy luật và tạo thành một xu thế nào
đó. Chẳng hạn các điểm quan hệ X và Y tạo thành băng điểm theo xu thế đường
thẳng hoặc băng điểm có xu thế của quan hệ hàm số mũ...( hình 3.14 và hình 3.15)
113

Hình 3.12: Quan hệ hàm số Hình 3.13: Không có quan hệ

Hình 3.14: Quan hệ có dạng hàm mũ Hình 3.15: Quan hệ có dạng đường thẳng
Ngoài ra còn có thể phân chia thành các loại tương quan sau:
+Tương quan đơn: tương quan giữa một biến số này với một biến số khác.
+Tương quan kép: tương quan giữa một biến số này với một số biến số khác.
+ Tương quan đường thẳng và tương quan đường cong: tùy thuộc vào hình
dạng đường quan hệ giữa các biến số.
Trong thủy văn, ta thường gặp loại tương quan đơn, đường thẳng. Ví dụ tương
quan giữa lượng mưa năm và dòng chảy năm trên một lưu vực, tương quan giữa
lượng dòng chảy của trạm trên và trạm dưới của một con sông.
3.5.2. Tương quan đường thẳng
a. Phương trình hồi quy
Giả sử có hai đại lượng X và Y có quan hệ thống kê với nhau, trong đó Y là
biến phụ thuộc còn X là biến độc lập. Tiến hành n lần thí nghiệm hoặc quan trắc, sẽ
nhận được n cặp các số liệu như sau:

(x1, y1); (x2, y2);....; (xi, yi);...;(xn, yn) (3-47)


114

Yêu cầu thiết lập quan hệ tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc Y theo
biến độc lập X theo dạng tương quan thẳng (tương quan tuyến tính).
Xin nhắc lại ký hiệu được sử dụng trong chương này: X và Y là ký hiệu để chỉ
đại lượng ngẫu nhiên đang xét; các ký hiệu x, y dùng để chỉ các biến của hai đại
lượng ngẫu nhiên trên; xi, yi (với i= 1, 2, ..., n) dùng để chỉ các giá trị thu được từ
thực nghiệm hoặc quan trắc.

Hình 3.16: Quan hệ tương quan giữa đại lượng X và Y


Vì X và Y có quan hệ tương quan ngẫu nhiên nên tương ứng với mỗi giá trị xi
có thể tương ứng với những giá trị yij khác nhau, trong đó yij là giá trị của đại lượng
Y xuất hiện ở lần thứ j tương ứng với giá trị xi. Giả sử với mỗi xi có mi giá trị của
Y: yi1, yi2,..., yij, ..., yimi. Các giá trị của Y tương ứng với xi là các giá trị của đại
lượng ngẫu nhiên tại vị trí đó và có hàm mật độ xác suất tương ứng (hình 3.16).
Tương ứng với giá trị xi hàm mật độ xác suất có giá trị bình quân là y với y = y(x i )
gọi là trị số bình quân có điều kiện tại xi:

1

j=mi
y = lim yij (3-48)
mi  m j=1
i

Công thức (3-48) có nghĩa là, nếu có số liệu thống kê của tổng thể thì khi nối
các điểm có tọa độ (xi, y ) sẽ có đường thẳng quan hệ giữa hai đại lượng Y và X, gọi
là đường bình quân có điều kiện. Tuy nhiên, sẽ không thể có số liệu thống kê của
tổng thể mà chỉ có số liệu của mẫu. Có thể tìm được đường thẳng phối hợp tốt nhất
với số liệu quan trắc từ mẫu, đại biểu cho đường bình quân có điều kiện. Đường
115

thẳng phối hợp tốt nhất đó goi là đường hồi quy. Phương trình đường thẳng phối
hợp tốt nhất có dạng:

y =ax+b (3-49)

Phương trình (3-49) gọi là phương trình hồi quy tuyến tính. Đường thẳng biểu
thị quan hệ giữa Y và X theo phương trình (3-49) gọi là đường hồi quy tuyến tính.
Trong đó: y là giá trị lấy trên đường hồi quy được gọi là trị số bình quân có điều
kiện: nghĩa là với mỗi giá trị của x nào đó khi lặp lại thí nghiệm sẽ nhận
được nhiều giá trị của y, và y là “giá trị bình quân” của nó; a và b là hệ
số của phương trình hồi quy.
Để xác định phương trình hồi quy tuyến tính (3-49), cần tìm các giá trị a và b.
Quan hệ tương quan giữa hai giá trị Y và X có thể xác định theo phương trình hồi
quy được xác định theo phương pháp giải tích. Quan hệ này cũng có thể trực tiếp
xác định theo phương pháp đồ giải.
b. Xác định phương trình hồi quy tuyến tính bằng phương pháp giải tích
 Phương pháp đường hồi quy
Phương trình biểu diễn quan hệ thống kê giữa hai đại lượng ngẫu nhiên X và
Y gọi là phương trình đường hồi quy.
Giả sử (xi, yi) là cặp trị số đối ứng
nhau quan trắc được của hai biên số
ngẫu nhiên X và Y. Trong tập hợp mẫu
nghiên cứu có n số hạng, như vậy ta sẽ
có n cặp trị số (xi, yi) đối ứng với nhau
từng đôi một. Đánh dấu các cặp điểm
(xi, yi) lên hệ trục tọa độ vuông góc
(xOy). Tập hợp các cặp điểm (xi, yi) tạo
thành một băng điểm hẹp trên đồ thị. Hình 3.17: Đường hồi quy

Đường thẳng đi qua trung tâm băng hẹp trên và phối hợp tốt nhất các điểm (xi, yi)
trên đồ thị gọi là đường hồi quy. (hình 3.17)
Như vậy đường hồi quy phải có dạng tổng quát của đường thẳng:
Y = ax + b
116

Trong đó: a – hệ số góc a = tgα


α – góc hợp bởi đường hồi quy và trục hoành;
b – tung độ giao điểm của đường hồi quy với trục tung.
Ứng với mỗi điểm thực đo (xi, yi) ta có khoảng lệch theo tung độ giữa giá trị
thực đo yi với giá trị tương ứng trên đường hồi quy ∆y = yi – y.
Và có thể viết:
yi – y = yi – (axi+ b)
Các khoảng lệch này có thể mang dấu âm hoặc dấu dương tùy theo các điểm
thực đo nằm dưới hoặc trên đường hồi quy.
Theo nguyên lý “bình phương tối thiểu”: Đường thẳng nào có tổng bình
phương của các khoảng lệch là tối thiểu sẽ là đường phối hợp tốt nhất với các điểm
thực đo. Đường thẳng đó chính là đường hồi quy.
Nguyên lý bình phương tồi thiểu được thể hiện bằng biểu thức sau:
n n (3-50)
(y - y) = [y -(ax + b)]
i=1
i
2

i=1
i i
2
= Min

Muốn đạt được điều kiện (3-50), ta phải có các đạo hàm riêng của biểu thức vế
trái đối với a và b bằng không, tức là:

  i=1  yi - y 
n 2

=0 (3-51)
a

  i=1 (yi - y) 2
n

0 (3-52)
b
Giải hai phương trình vi phân này ta sẽ có:
n

 (x - x)(y - y)i i
a= i=1
n (3-53)
 (x - x)
i=1
i
2

 (x - x)(y - y)
i i
b=y - i=1
n
x (3-54)
 (x - x)
i=1
i
2
117

Thay a vào phương trình y = ax + b ta nhận được phương trình đường hồi quy
của y theo x:
n

 (x - x)(y - y)
i i
y- y = i=1
n
(x - x) (3-55)
 (x - x)
i=1
i
2

Trong đó: xi, yi- các giá trị đối ứng nhau của hai biến ngẫu nhiên X và Y;
x, y - các số trung bình của hai biến ngẫu nhiên X và Y.
Tương tự như trên ta có thể lập được phương trình đường hồi quy của x theo y:
n

(x - x)(y - y)
i i
x-y= i=1
n
(y - y) (3-56)
(y - y)
i=1
i
2

 Hệ số tương quan 𝜸
Phương trình đường hồi quy biểu thị quan hệ tương quan thống kê nhưng
không đánh giá được mức độ chặt chẽ của tương quan. Để thể hiện rõ mức độ tương
quan ta dùng một đặc trưng gọi là hệ số tương quan, ký hiệu là 𝛾.
Như trên đã biết tương quan thống kê giữa
hai biến ngẫu nhiên có thể biểu thị bằng một
trong hai phương trình (3-55) và (3-56) mà
dạng tổng quát của chúng có thể viết là:
y = ax + b
x = a1y + b1
Hai đường hồi quy này cắt nhau ở (x, y)
với góc kẹp là 𝛼 (Hình 3.18). Rõ ràng khi Hình 3.18
băng điểm càng hẹp thì góc 𝛼 càng nhỏ, nếu
𝛼 = 0 thì băng điểm hẹp thu lại thành một đường thẳng tức là hai đường hồi quy
trùng nhau; lúc này X và Y có quan hệ hàm số. Điều kiện toán học để hai đường
này trùng nhau là aa1 = 1 hay √𝑎𝑎 = ±1.
Như vậy:
Nếu √𝑎𝑎 = ±1 thì x và y có tương quan hàm số;
118

√𝑎𝑎 ≠ ±1 thì x và y có tương quan thống kê;


Nếu |√𝑎𝑎 | càng nhỏ thì tương quan càng kém chặt chẽ. Bởi vậy √𝑎𝑎 biểu thị
mức độ tương quan giữa hai biến ngẫu nhiên X và Y và được gọi là hệ số tương
quan.

γ = ± aa1 (3-57)

Thay trị số a, a1 từ (3-53) ta sẽ nhận được:

γ=
[(x i - x)(yi - y)][[(x i - x)(yi - y)]
 (x i - x)2 (yi - y)2


[(x - x)(y - y)]
i i

[(K xi -1)(Kyi -1)]
(3-58)
(x - x) (y - y)
i
2
i
2
(K xi -1)2 (Kyi -1)2

xi y
Trong đó: K x i = ; K yi = i
x y
Khi hệ số tương quan 𝛾> 0, ta có quan hệ đồng biến; 𝛾< 0 có quan hệ nghịch
biến và 𝛾 = 0 là không tương quan.

 Hệ số góc của đường hồi quy (gọi tắt là hệ số hồi quy)


1
Từ công thức (3-53) và (3-58), đồng thời a= ta có thể tính:
a1
Hệ số hồi quy của y theo x:
σy
a= γ (3-59)
σx
Hệ số hồi quy của x theo y:

a1 =
σy
γ
(3-60)
σx

Trong đó: σ x , σ y - khoảng lệch quân phương tương ứng của hai dãy số của biến ngẫu

nhiên như sau:


Phương trình đường hồi quy của y theo x:

σy
y- y = γ (x - x) (3-61)
σx
Phương trình đường hồi quy của x theo y:
119

σx
x-x=γ (y - y) (3-62)
σy
 Sai số tương quan
- Sai số của đường hồi quy
Dùng đường hồi quy để bổ sung và kéo dài chuỗi số liệu cho tập mẫu ta sẽ
mắc phải sai số vì các điểm thực đo không nằm trên đường hồi quy. Sai số ở đây là
sai số của phương trình hồi quy và được biểu thị bằng sai số quân phương.
Sai số tương quan của y theo x:

Sy =  (y - y) 2
(3-63)
n -1
Sai số tương quan của x theo y:

S y = σ y 1- γ 2 (3-64)

Sx = σ x 1- γ 2
(3-65)

- Sai số của hệ số tương quan


Hệ số tương quan tính được từ số liệu của tập mẫu nên có sai số lấy mẫu. Trong
lý thuyết thống kê đã chứng minh công thức sau:
1- γ 2
σy = (3-66)
n
Từ công thức (3-64) hoặc (3-65), khi quy phạm quy định sai số Sy hoặc Sx
trước, ta có thể tìm ra 𝛾 ứng với quy định trên. Cũng như vậy từ (3-66), khi 𝜎 và 𝛾
đã quy định ta có thể tìm ra độ dài yêu cầu cần thiết của tập mẫu n tương ứng.
Qua thực tế tính toán thủy văn, người ra nhận thấy điều kiện để ứng dụng
phương pháp tương quan đường thẳng là hệ số tương quan γ ≥ 0,8 và phải có không
dưới mười năm quan trắc song song của hai trạm xét tương quan X và Y (n ≥ 10).

 Ưu nhược điểm của phương pháp tương quan giải tích


Ưu điểm: thông qua đường hồi quy để tính toán nên không mắc phải sai số chủ
quan; có tiêu chuẩn để đánh giá mức độ tương quan tránh được việc áp dụng tùy
tiện.
120

Nhược điểm: quan hệ giữa X và Y có thể biểu thị bằng hai đương tương quan
(3-55) và (3-56), nếu dùng hai đường để tính toán mà kết quả cho không giống nhau
thì đó là điều không hợp lý; không loại trừ được các điểm quá tản mạn do những
nguyên nhân không xác đáng gây ra.
Ví dụ: Hai trạm thủy văn A và B có số liệu về mực nước trung bình ngày lớn
nhất trên sông C, trạm thủy văn B có tài liệu từ năm 1983 đến năm 2005; Trạm thủy
văn A có tài liệu đo dài hơn từ năm 1977 đến năm 2005. Cần bổ sung tài liệu thiếu
năm 1977 đến năm 1982 cho trạm thủy văn B.
Gọi HA và HB tương ứng là mực nước trung bình ngày lớn nhất của trạm thủy
văn A và B. Trước tiên, ta lập tương quan giữa HA và HB cùng thời kỳ đo đạc từ năm
1983 đến năm 2005. Ta lập bảng 3.9 để tính các hệ số của phương trình hồi quy và
hệ số tương quan. Với số liệu tính ở bảng 3.9 tính được các hệ số như sau:
23

H A = 116, 7  (H A - H A ) 2 = 20799, 3 23

H B = 104, 3
i=1
23  [(H A - H A )(H B - H B )] = 18993, 4
 (H
i=1
B
2
- H B ) = 18254, 9
i=1

23

 (H Ai - H A )(H Bi - H B )
18993,4
a= i=1
23
= = 0,91
20799,3
 (H
i=1
Ai - H A )2

23

 (H Ai - H A )(H Bi - H B )
18993, 4
b = HB - i=1
23
HA = 104,3- ×116, 7 = -2, 22
20799, 2
 (H
i=1
Ai - H A )2

Bảng 3.9: Bảng tính các số hạng của phương trình hồi quy H B = aHA + b
(đơn vị: cm)
TT Năm HA HB HA - HA HB - HB (H A - H A ) 2 (H B - H B ) 2 (H A - H A )(H B - H B )
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)
1 1983 113 93 -3,7 -11,3 13,3 127,8 41,3
2 1984 105 95 -11,7 -9,3 135,8 86,6 108,4
3 1985 65 50 -51,7 -54,3 2667,9 2949 2804,9
4 1986 156 140 39,3 35,7 1548,3 1274,2 1404,5
5 1987 103 92 -13,7 -12,3 186,4 151,4 168
6 1988 69 56 -47,7 -48,3 2270,7 2333,3 2301,8
7 1989 106 101 -10,7 -3,3 113,5 10,9 35,2
121

8 1990 165 130 48,3 25,7 2337,5 660,3 1242,3


9 1991 110 90 -6,7 -14,3 44,3 204,6 95,2
10 1992 103 101 -13,7 -3,3 186,4 10,9 45,1
11 1993 97 90 -19,7 -14,3 386,2 204,6 281,1
12 1994 137 120 20,3 15,7 414 246,4 319,4
13 1995 108 95 -8,7 -9,3 74,9 86,6 80,5
14 1996 140 130 23,3 25,7 545,1 660,3 599,9
15 1997 86 82 -30,7 -22,3 939,6 497,5 683,7
16 1998 104 96 -12,7 -8,3 160,1 69 105,1
17 1999 149 132 32,3 27,7 1046,4 767 895,9
18 2000 185 175 68,3 70,7 4671,4 4997,9 4831,9
19 2001 146 133 29,3 28,7 861,3 823,4 842,2
20 2002 120 110 3,3 5,7 11,2 32,4 19,1
21 2003 135 123 18,3 18,7 336,6 349,5 343
22 2004 75 63 -41,7 -41,3 1734,9 1706 1720,4
23 2005 106 102 -10,7 -2,3 113,5 5,3 24,5
Tổng 20799,3 18254,9 18993,4

Hệ số tương quan:


23
(H Ai - H A )(H Bi - H B ) 18993, 4
γ=± i=1
= = 0,97
 (HAi - H A )2 ×  i=1 (H Bi - H B ) 2 20799,3×18254,9
23 23
i=1

Với các hệ số tính được ta có phương trình hồi quy như sau:
HB = 0,91HA - 2, 22 (3-67)

Đồ thị quan hệ hai đại lượng trên mô tả trên hình 3.19. Áp dụng phương trình
(3-67) sẽ bổ sung được những tài liệu còn thiếu của lưu vực B thời kỳ từ năm 1977
đến năm 1982 theo tài liệu đo đạc lưu vực A là HA.
122

Hình 3.19: Quan hệ tương quan HA ~ HB

Bảng 3.10: Bổ sung số liệu còn thiếu của trạm thủy văn B
TT Năm HA HB
(1) (2) (3) (4)
1 1977 101 89,69
2 1978 111 98,79
3 1979 98 86,96
4 1980 95 84,23
5 1981 103 91,51
6 1982 111 98,79

c. Xác định quan hệ tương quan tuyến tính bằng phương pháp đồ giải
Phương pháp đồ giải là phương pháp xác định phương trình tương quan theo
đồ thị quan hệ hai đại lượng ngẫu nhiên. Phương pháp đồ giải được tiến hành theo
các bước sau:
1. Chấm điểm quan hệ thực nghiệm giữa hai đại lượng X và Y.
2. Qua trung tâm nhóm điểm quan hệ kẻ đường thẳng sao cho phù hợp nhất
với các điểm kinh nghiệm và coi đó là đường hồi quy tuyến tính có dạng:
y = ax + b

3. Xác định giá trị a và b bằng cách chọn hai điểm bất kỳ trên đường thẳng
đã vẽ có tọa độ (x1, y1) và (x2, y2). Lập hệ phương trình:
y1 = ax 1 +b
y2 = ax 2 +b

Giải hệ phương trình trên ta sẽ tìm được a và b.


123

Hình 3.20: Xác định tương quan bằng phương pháp đồ giải
Phương pháp đồ giải không xác định được hệ số tương quan giữa hai đại lượng
ngẫu nhiên. Việc xác định đường quan hệ tương quan mang tính chủ quan. Mặt khác,
nó chỉ thuận khi xét tương quan hai biến hoặc 3 biến. Tuy nhiên, đối với những quan
hệ mà số điểm quan trắc không nhiều lại có những điểm tản mạn thì phương pháp
này tỏ ra hiệu quả và tránh được những sai số do phương pháp giải tích mắc phải.
Hình 3.20 mô tả hai phương pháp áp dụng cho một quan hệ tương quan giữa hai đại
lượng Y và X). Rõ ràng, trong trường hợp này do ít tài liệu quan trắc nên phương
pháp giải tích có thể không phù hợp với xu thế chung của quan hệ này do không loại
trừ được những điểm tản mạn.
3.5.3. Tương quan đường cong
Trong tự nhiên nói chung và trong thủy văn nói riêng, ngoài tương quan đường
thẳng chúng ta cũng thường gặp tương quan đường cong (hình 3.21). Ví dụ quan hệ
giữa mưa rào và dòng chảy trận lũ, giữa lưu lượng đỉnh lũ và lượng lũ, giữa cường
độ mưa rào và thời đoạn mưa... là những loại tương quan đường cong.
Các loại tương quan đường cong này tuân theo các dạng đường cong khác
nhau. Việc xác định chúng bằng giải tích rất khó khăn, vì vậy trong thực tế thường
áp dụng phương pháp đồ giải để vẽ trực tiếp các đường cong tương quan.
Một số tương quan đường cong đơn giản có thể đưa về tương quan đường
thẳng nhờ sử dụng tọa độ logarit (ví dụ dạng parabol, dạng hypebol).
124

Hình 3.21: Tương quan đường cong


a. Chuyển dạng tương quan hypebol về tương quan đường thẳng
Tương quan hypebol có dạng:

α
y= (3-68)
xm

Có thể viết được:


logy = logα - mlogx (3-69)

Đây là dạng đường thẳng khi vẽ x, y trên giấy logarit hai chiều với hệ số góc
là –m và cắt trục y tại 𝛼 (khi x = 1 hay logx = 0) (hình 3.22).

Hình 3.22: Tương quan dạng hypebol vẽ trên giấy logarit hai chiều
125

b. Chuyển dạng tương quan parabol về tương quan đường thẳng


Đường cong dạng parabol

y = αx m (3-70)
Có thể viết dưới dạng:
logy = logα + mlogx (3-71)
Chúng ta sẽ có đường thẳng với hệ số góc m và cắt trục y tại 𝛼(khi x = 1 hay
logx = 0) (hình 3.23).

Hình 3.23: Tương quan dạng parabol vẽ trên giấy logarit hai chiều
Phân tích, tính toán tương quan là một công việc thường gặp trong thủy văn,
có tác dụng lớn trong việc đánh giá, bổ sung và kéo dài số liệu cho các dãy số của
đại lượng ngẫu nghiên đang xét. Nhưng việc xem xét tương quan không tùy tiện mà
phải dựa trên cơ sở quan hệ bản chất của nguyên nhân hình thành hai biến ngẫu
nhiên X và Y. Nếu xét tương quan một cách thiếu cơ sở, tràn lan, gượng ép sẽ dẫn
đến những kết quả sai, thiếu độ tin cậy.
126

CHƯƠNG 4. DÒNG CHẢY NĂM

4.1. CHUẨN DÒNG CHẢY NĂM VÀ CÁCH TÍNH

4.1.1. Khái niệm


Chuẩn dòng chảy năm (hay chuẩn dòng chảy) là giá trị trung bình của lượng
dòng chảy năm trong thời kỳ nhiều năm.
Chuẩn dòng chảy năm là đặc trưng cơ bản của nguồn nước trong một lưu vực
nhất định, đánh giá khả năng tiềm tàng về tài nguyên nước của lưu vực đó và đồng
thời là một trong những đặc trưng cơ bản nhất dùng để thiết kế hồ chứa nước và các
công trình thuỷ lợi khác.
Chuẩn dòng chảy năm được xác định trong những điều kiện cảnh quan khí hậu,
địa lý nhất định cùng với mức độ khai thác kinh tế của con người trên một lưu vực.
Nếu các điều kiện này thay đổi thì chuẩn dòng chảy năm cũng thay đổi theo. Nhưng
nhìn chung trong một thời đại địa chất và với một nền văn minh nhất định của xã
hội loài người thì chuẩn dòng chảy mang tính ổn định. Nguyên nhân dẫn tới tính ổn
định này là:
- Chuẩn dòng chảy là giá trị trung bình trong thời kỳ nhiều năm của lượng dòng
chảy năm. Nếu thêm vào dãy số liệu dòng chảy năm một số số hạng thì giá trị trung
bình của nó hầu như không đổi hoặc thay đổi rất ít.
- Chuẩn dòng chảy là hàm số chủ yếu của nhân tố khí hậu mưa và bốc hơi. Bản
thân mưa và bốc hơi cũng có giá trị trung bình nhiều năm ổn định.
4.1.2. Các dạng biểu diễn chuẩn dòng chảy năm
Chuẩn dòng chảy năm có thể biểu diễn dưới các dạng sau:
+ Lưu lượng dòng chảy năm trung bình nhiều năm Q0, [m3/s],
+ Tổng lượng dòng chảy năm trung bình nhiều năm W0, [m3, km2],
+ Mô đun dòng chảy năm trung bình nhiều năm, M0, [l/s-km2, m3/s-km2],
+ Lớp dòng chảy năm trung bình nhiều năm y0 hay h0, [mm].
127

Giả sử trong n năm ta có dãy số liệu lưu lượng trung bình năm thì chuẩn dòng
chảy năm được xác định theo:
1 n
n

Q0 = Q [m3 /s]
i=1 i
(4-1 )
Trong đó: Qi – Lưu lượng dòng chảy trung bình năm thứ i, [m3/s],
n – Số năm có số liệu về lưu lượng dòng chảy trung bình năm.
Từ Q0 ta cũng có thể ước tính được W0, M0 và y0 theo các quan hệ sau đây:
W0 = 31,536.106.Q0 [m3 ] (4-2 )
Ở đây 31,536.106 là thời gian tính bằng giây của một năm.
Q0
M0 = 103. [l / s - km2 ] (4-3 )
F
Trong đó: Q0 tính bằng m3/s
F - Diện tích lưu vực tính bằng km2, 103 là hệ số chuyển đổi đơn vị.
W0 Q
y0 = = 31536 0 [mm] (4-4 )
F F
Trong đó: F - Diện tích lưu vực đo bằng km2.
4.1.3. Tính toán chuẩn dòng chảy năm
a. Trường hợp số liệu dòng chảy năm đầy đủ
Giả sử dãy số liệu thống kê có n số hạng lưu lượng trung bình năm. Chuẩn
dòng chảy năm theo định nghĩa được xác định bằng công thức (4-1). Công thức này
chỉ đúng khi số năm n đủ lớn và số liệu dòng chảy năm phải bao hàm được cả các
nhóm năm nhiều nước, trung bình và ít nước.
Trên thực tế dãy số quan trắc dòng chảy năm không đủ dài, trung bình có 20
đến 40 năm số liệu nên nếu tính Q0 theo (4-1) sẽ dẫn tới sai số nhất định, nghĩa là:
Q0 = Qn ± σ Q (4-5 )
n

Trong đó: Qn - giá trị trung bình của lưu lượng trung bình năm trong dãy số quan
1 n
trắc n năm : Qn =  Qi ;
n i=1
σQ - Sai số quân phương của số trung bình trong n năm:
n
128

Theo lý thuyết sai số thì:

σQ
σQ = (4-6 )
n
n
Ở đây σ là độ lệch quân phương của các giá trị dòng chảy năm

 Q - Q 
n 2

σQ = i=1 i n (4-7 )
n -1
Để so sánh mức độ chính xác khi tính Q0 của các lưu vực có độ lớn dòng chảy
khác nhau, người ta biểu diễn sai số trên dưới dạng tương đối:

 Q - Q 
n 2

i=1 i n
σQ =
n -1
(4-8 )
σQ
σ'Q = n
100(%)
n
Qn
hay là:
Q 1
σ'Q = 100(%) (4-9 )
n
n Qn
hoặc có thể viết:
100CV
σ'Q = (%) (4-10 )
n
n
Ở đây Cv là hệ số phân tán của dãy số liệu thống kê lượng dòng chảy trung
bình năm. Trong tính toán chuẩn dòng chảy năm người ta quy định sai số cho phép
thường lấy là σ'Q n = 6% .

Từ (4-10) ta có thể suy ra:

104 C V2
n= ' 2 (4-11 )
σQ
n

Với sai số cho phép σ'Qn và giá trị nhất định của hệ số phân tán Cv ta có thể suy

ra số năm quan trắc n cần thiết của dãy số liệu dòng chảy từ công thức (4-11).
Bảng 4.1 cho số số hạng cần thiết của dãy số n (độ dài cần thiết của tập hợp
mẫu) để tính chuẩn dòng chảy năm với sai số cho phép σ'Qn .
129

Bảng 4.1: Số năm n cần thiết để tính chuẩn dòng chảy

σ'Q , [%]
CV n

±5,0 ±6,0 ±7,0 ±8,0 ±9,0 ±10,0


0,10 4 3 2 2 1 1
0,15 9 6 5 4 3 2
0,20 16 11 8 6 5 4
0,25 25 17 13 10 8 6
0,30 36 25 19 14 11 9
0,40 64 44 33 25 20 16
0,50 100 69 50 39 31 25
0,60 144 99 74 56 45 36
0,70 196 136 100 77 61 49
0,80 256 178 131 100 79 64
0,90 324 225 165 127 100 81
1,00 400 278 204 156 123 100

b. Trường hợp tài liệu dòng chảy năm không đầy đủ:
Khi số năm quan trắc dòng chảy n nhỏ hơn giá trị tra được từ bảng số năm n
cần thiết của dãy số số liệu dòng chảy với sai số cho phép σ'Qn , ta cần phải tìm cách

kéo dài số liệu dòng chảy (làm tăng độ dài của tập hợp mẫu).
Để kéo dài số liệu dòng chảy năm có thể dựa trên 2 loại tương quan thống kê
sau:
- Tương quan giữa mưa năm với dòng chảy năm trên lưu vực đang xét.
- Tương quan giữa dòng chảy năm của lưu vực đang xét và dòng chảy năm của
lưu vực tương tự.
Tương quan giữa mưa năm với dòng chảy năm được sử dụng khi lượng mưa
có ảnh hưởng quyết định đến lượng dòng chảy. Lưu vực tương tự được chọn dùng
để phân tích tương quan với lưu vực đang xét phải có các điều kiện sau đây:
+ Điều kiện địa lý tự nhiên và khí hậu tương tự với lưu vực đang xét.
+ Dãy số liệu quan trắc dòng chảy năm đủ dài (n lớn) trong đó có một số năm
quan trắc đồng thời với lưu vực đang xét.
+ Diện tích lưu vực xấp xỉ gần bằng diện tích lưu vực đang xét FTT≈ FĐX
130

Để phân tích tương quan dòng chảy giữa hai lưu vực đang xét (ĐX) và tương
tự (TT) để ta có thể dùng phương pháp đồ giải hoặc giải tích. Dùng phương pháp
giải tích ta viết được phương trình đường hồi quy của lượng dòng chảy năm của lưu
vực đang xét với lượng dòng chảy năm của lưu vực tương tự. Phương trình hồi quy
đó có dạng:
σ n ĐX
Q ĐX = Q n ĐX + γ
σ n TT
Q TT - Q n TT  (4-12 )

Trong đó: QĐX, QTT – lưu lượng dòng chảy tương ứng của lưu vực đang xét và của
lưu vực tương tự
QnĐX , Qn TT – trị số lưu lượng trung bình năm n năm tương ứng của lưu vực

đang xét và của lưu vực tương tự.


𝛾 – hệ số tương quan giữa số liệu của lưu vực đang xét và lưu vực tương tự.

 Q  Q 
n
i=1 i ĐX - Q n ĐX iTT - Q nTT
γ= (4-13 )
    
n 2 n 2

i=1
QiĐX - Q n ĐX i=1
QiTT - Q nTT
Trong đó: 𝜎nĐX, 𝜎nTT- sai số quân phương tương ứng của dãy số số liệu lưu vực đang
xét và tương tự.
Khi tương quan giữa lưu vực đang xét và lưu vực tương tự không thể hiện rõ
ràng ta có thể sử dụng phương pháp tỷ lệ đơn giản. Phương pháp này dựa trên giả
thiết cho rằng dao động dòng chảy năm của hai lưu vực đang xét và tương tự trong
cùng một khoảng thời gian là như nhau:

Q0 ĐX QnĐX
= (4-14 )
Q0 TT Qn TT
Trong đó: Q 0 ĐX , Q 0 T T – chuẩn dòng chảy năm tương ứng của lưu vực đang xét và

lưu vực tương tự

Q n ĐX , Q n TT – giá trị trung bình trong n năm quan trắc đồng thời của lưu

lượng dòng chảy năm ở lưu vực đang xét và lưu vực tương tự

Từ quan hệ (4-14) ta có:


131

Q n ĐX
Q0 ĐX = Q0 TT (4-15 )
Q n TT

c. Trường hợp không có số liệu dòng chảy năm


Ta có thể dùng một trong các phương pháp sau để tính chuẩn dòng chảy năm:
1. Sử dụng bản đồ đẳng trị chuẩn dòng chảy năm
Ví dụ bản đồ chuẩn dòng chảy năm cho dưới dạng Mô đun dòng chảy Mo (l/s-
km2). (hình 4.1)
M 1f1 + M 2 f 2 + ... + M n f n 1 n
M0 = =  i=1 M i Fi (4-16 )
F F
Trong đó: Mi – giá trị trung bình giữa hai đường đẳng trị kề nhau (l/s-km2)
fi – diện tích lưu vực nằm giữa hai đường đẳng trị (km2)
F – diện tích lưu vực (km2)
Bản đồ đẳng trị thường còn được biểu diễn dưới dạng lớp dòng chảy 𝑦 (mm).

Hình 4.1: Bản đồ đẳng trị chuẩn dòng chảy


2. Tính chuẩn dòng chảy từ phương trình cân bằng nước
Giả sử đối với một lưu vực kín trong thời đoạn nhiều năm ta có phương trình
cân bằng nước:
y0 = x0 – z0
Trong đó: y0 – chuẩn dòng chảy năm (mm)
x0 – lớp mưa trung bình nhiều năm (mm)
z0 – lớp bốc hơi mặt lưu vực trung bình nhiều năm (m)
132

Lớp bốc hơi z0 là ổn định theo từng vùng thủy văn. Lớp mưa x0 có thể xác
định trên bản đồ lưu vực có bố trí các trạm đo mưa bằng phương pháp đa giác
Thiessen (xem 1.2.6. ).
4.2. LƯỢNG DÒNG CHẢY NĂM THIẾT KẾ
4.2.1. Khái niệm chung
Lượng dòng chảy năm ứng với tần suất thiết kế cho trước gọi là lượng dòng
chảy năm thiết kế.
Lượng dòng chảy năm thiết kế là đại lượng cơ bản dùng để tính toán thiết kế
các công trình thủy lợi, giao thông, thoát nước,....
Lượng dòng chảy năm thiết kế được biểu thị dưới các dạng sau đây:
1. Lưu lượng dòng chảy năm thiết kế Qp, (m3/s)
2. Mô đun dòng chảy năm thiết kế Mp, (l/s-km2)
3. Lớp dòng chảy năm thiết kế yp, (mm)
4. Tổng lượng dòng chảy năm thiết kế Wp, (m3, km3)
Khi thiết kế các công trình thuỷ lợi, giao thông, cấp thoát nước... thường người
ta yêu cầu phải xác định được lượng dòng chảy năm ứng với tần suất thiết kế nào đó
để đảm bảo công trình vừa đáp ứng chỉ tiêu kỹ thuật, vừa đáp ứng chỉ tiêu kinh tế.
Tuỳ theo mức độ quan trọng của các công trình, trong quy phạm của các quốc gia,
người ta quy định các tần suất thiết kế theo từng cấp công trình. Phương pháp thống
kê và tính toán tần suất đáp ứng tốt nhiệm vụ của các yêu cầu xác định lượng dòng
chảy năm thiết kế.
4.2.2. Tính lượng dòng chảy năm thiết kế trong trường hợp có đủ số liệu
dòng chảy
Số trị số của dãy thống kê n (độ dài của tập hợp mẫu cũng là số năm quan trắc
dòng chảy năm) được coi là đủ số liệu để tính dòng chảy năm nếu được xác định từ
công thức (4-11) và sai số quân phương trung bình tương đối σ'Qn , σ'CV tương ứng

nhỏ hơn giá trị sai số quân phương cho phép ghi ở bảng 4.2.
133

Bảng 4.2: Sai số quân phương cho phép σ'Qn , σ'CV

Nhiệm vụ Thiết kế Thiết kế Bản vẽ


Sai số Quy hoạch
thiết kế sơ bộ kỹ thuật thi công
σ'Q [%] ≤ 15 ≤ 10 - 15 ≤ 6 - 10 ≤6 ≤6
n

σ'CV [%] ≤ 20 ≤ 15 - 20 ≤ 10 – 15 ≤ 10 – 15 ≤ 10 – 15

Giả sử lưu vực đang xét có n năm quan trắc dòng chảy với số liệu lưu lượng
trung bình năm. Như vậy ta có n giá trị lưu lượng trung bình năm, và chúng tạo
thành một tập hợp mẫu. Vấn đề ở đây là phải tìm quy luật thống kê của tập hợp mẫu
này thể hiện bằng đường tần suất lý luận. Từ đường tần suất lý luận ta có thể xác
định được lưu lượng trung bình năm tương ứng với tần suất thiết kế quy định.

Các bước tính toán lưu lượng dòng chảy năm thiết kế được tiến hành theo trình
tự sau đây:
1. Sắp xếp n giá trị lưu lượng trung bình năm theo thứ tự từ lớn đến nhỏ tạo
thành một dãy số liệu giảm dần
Q1, Q2, Q3.......Qi,.........Qn
2. Tính tần suất tích luỹ kinh nghiệm pi ứng với từng giá trị lưu lượng Qi của
dãy số liệu trên theo công thức vọng số (3-27):
mi
pi = 100 (%)
n +1
Trong đó: pi – tần suất kinh nghiệm ứng với lưu lượng Qi trong dãy số;
mi – số thứ tự của lưu lượng Qi trong dãy số;
n - số năm quan trắc lưu lượng trung bình năm (số số liệu thống kê của
tập hợp mẫu).
3. Tính lưu lượng trung bình nhiều năm trong n năm Qn theo công thức (4-1):

1 n
Qn =  Qi
n i=1
4. Dựng đường tần suất kinh nghiệm của dòng chảy năm trên giấy xác suất
Q~p (thường dùng loại giấy xác suất Hazen)
Đánh dấu các điểm kinh nghiệm (Qi, pi) lên giấy xác suất. Các điểm kinh
nghiệm này tập hợp thành một dải băng hẹp.
134

Dựng một đường cong trơn qua trung tâm dải băng trên, ta được đường tần
suất kinh nghiệm (hình 4.2).

Hình 4.2: Đường cong tần suất kinh nghiệm của lượng dòng chảy năm
Như đã biết trong chương 3, đường tần suất kinh nghiệm bị hạn chế ở hai đầu.
Bởi vậy nó không đáp ứng được yêu cầu tính toán lưu lượng dòng chảy năm ứng
với tần suất nhỏ và tần suất lớn, mà trong thực tiễn lại rất cần thiết phải xác định
chúng để phục vụ cho công tác thiết kế các công trình thuỷ lợi, giao thông và cấp
nước. Một nhược điểm nữa của đường tần suất kinh nghiệm là khi xây dựng thường
mắc phải sai số chủ quan khá lớn.
Vì vậy cần phải ác định đường tần suất lý luận thích hợp cho từng trường hợp
tính toán cụ thể. Một đường tần suất lý luận được xác định nếu như biết ba thống số
cơ bản của nó là: giá trị trung bình cộng (ở đây là giá trị trung bình nhiều năm của
lưu lượng trung bình năm Q ), hệ số phân tán Cv và hệ số bất đối xứng CS của dãy
số liệu. Ở bước thứ ba ta đã tính Q còn lại phải xác định CV và CS.
5. Tính hệ số phân tán Cv của dãy số liệu lưu lượng trung bình năm theo công thức:

  K -1
n 2
i=1 i
CV =
n -1
135

Qi
Trong đó: K i =
Qn
Qi là lưu lượng trung bình năm thứ i,

Qn là giá trị trung bình trong n năm của lưu lượng trung bình năm)
n là số năm quan trắc dòng chảy.
Tính sai số lấy mẫu σ′ và σ′ :
100CV
σ'Qn = %
n
1
σ'CV = 1+ C V 2 .100  % 
2n
6. Xác định hệ số không đối xứng Cs và xây dựng đường tần suất lý luận
Có hai cách xác định như sau:
 Tính Cs theo công thức:

  K -1
n 3
i=1 i
CS =
(n - 3)C V 3
Sai số lấy mẫu của hệ số Cs xác định theo:

1 6
σ'CS =
CS
1+ 5C V
4
+ 6C V 2 
n
.100  % 

Từ các tham số Qn , CV, CS đã được xác định ở trên có thể xây dựng được
đường cong tần suất lý luận theo dạng đường cong Pearson III. Trong tính toán có
thể sử dụng bảng tra sẵn của Foster-Rupkin. Bảng này cho các giá trị độ lệch tung
độ của đường tần suất phụ thuộc vào tần suất p và hệ số không đối xứng CS và khi
CV = 1.
Ta có quan hệ:
K P -1
Φ(P, CS ) =
CV
hoặc Kp = Φ(p,CS).CV + 1
QP
ta đã biết KP =
Qn
136

Bởi vậy tung độ của đường tần suất lượng dòng chảy năm ứng với mỗi giá trị
tần suất p (với Cv, Cs đã xác định) sẽ được tính theo công thức:
Q P = K P .Q n =  Φ  P, C S  C V + 1 .Q n

Đánh dấu các điểm (QP, P) lên giấy xác suất và dựng đường cong tần suất lý
luận.
 Xác định CS và đường cong tần suất lý luận theo phương pháp thử đường
Hệ số không đối xứng CS tính bằng công thức (3-16) đạt độ chính xác cao khi
dãy số tài liệu dòng chảy dài (n = 100 150). Nhưng thực tế ở nước ta thường chỉ có
số liệu quan trắc trong 30 – 40 năm, bởi vậy nếu tính CS theo (3-16) sẽ gặp phải sai
số rất lớn σ'CS = 70 -130% , với giá trị hệ số phân tán phổ biến CV = 0,20 0,40. Vì

vậy trong thực tế thường xác định CS và đồng thời để xác định các đường tần suất
lý luận tính toán bằng phương pháp thử đường.
Nội dung của phương pháp là chọn hệ số CS = mCV với m = 1,5 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5
Mỗi giá trị m có một giá trị CS tương ứng với một đường cong tần suất lý luận.
Chọn đường cong nào phù hợp nhất với đường kinh nghiệm đã dựng được ở trên
làm đường tần suất tính toán.
Việc xác định toạ độ của đường tần suất lý luận có thể dựa vào các bảng tra
sẵn của Krisky-Menken. Mỗi bảng này cho các giá trị của tung độ đường tần suất lý
luận KP(CV, P) ứng với các trị số CS khác nhau (CS = mCV)
Chú ý: Đường tần suất lý luận có thể dựng với tung độ là KP hoặc QP:

QP = KP.Qn
7. Trên đường tần suất lý luận đã được xác định làm đường cong tính toán, từ
các giá trị tần suất thiết kế p% ta dễ dàng tìm được lưu lượng dòng chảy năm thiết
kế QP, (m3/s).
4.2.3. Tính lượng dòng chảy năm thiết kế khi không đầy đủ số liệu
Khi số năm quan trắc dòng chảy không đủ lớn (7 n 15) để xác định lưu
lượng dòng chảy năm thiết kế ta có thể dùng một trong hai phương pháp dưới đây:
137

a. Kéo dài số liệu dòng chảy năm


Bằng phân tích tương quan lượng dòng chảy năm của lưu vực đang xét với lưu
vực tương tự (khi hệ số tương quan 𝛾 0,8) ta có thể kéo dài số liệu dòng chảy năm
của lưu vực đang xét. (Xem mục 3.5. )
b. Tính các tham số thống kê Q, C V , C S của dòng chảy năm ở lưu vực đang xét
dựa vào các thông số Q, C V , C S ở trạm tương tự.
Trị số bình quân nhiều năm của lượng dòng chảy ở lưu vực đang xét 𝑄Đ được
suy trực tiếp từ đường thẳng hồi quy (dựng bằng phương pháp đồ giải) khi biết lưu
lượng trung bình nhiều năm của lưu vực tương tự Q TT .

 Hệ số phân tán của trạm đang xét C V, ĐX được xác định bằng công thức:

Q TT
C V,ĐX = a C V,TT (4-17 )
Q
ĐX

Trong đó: a – hệ số góc của đường thẳng hồi quy;


CV,ĐX, CV,TT – hệ số phân tán của dãy số liệu dòng chảy năm ở lưu vực
đang xét và lưu vực tương tự
 Hệ số không đối xứng của lưu vực đang xét CS,ĐX được tính theo:
CS,ĐX = mCV,ĐX (với m lấy ở lưu vực tương tự) (4-18 )

Từ các tham số Q ĐX , C V,ĐX , CS,ĐX đã xác định, ta tính được lượng dòng chảy

ứng với tần suất thiết kế

Q P = Q ĐX (ΦC V,ĐX +1) (4-19 )

Ở đây: Φ – khoảng lệch tra theo bảng Foster-Rupkin.


Phương pháp thứ nhất có khối lượng tính toán nhiều nhưng sử dụng triệt để số
liệu thực đo ở lưu vực đang xét. Phương pháp thứ hai đơn giản song không sử dụng
hết thông tin của số liệu điều tra cơ bản, vì vậy chỉ nên áp dụng trong giai đoạn định
hướng quy hoạch.
4.2.4. Tính dòng chảy năm thiết kế khi không có số liệu dòng chảy
Phương hướng là xác định ba thông số thông kê của dãy số liệu dòng chảy
năm, từ đó tính được dòng chảy năm ứng với tần suất thiết kế.
138

a. Xác định giá trị bình quân nhiều năm của lượng dòng chảy trung bình năm
Có thể tính bằng một trong hai cách sau đây:
- Tính theo bản đồ đẳng trị Mô đun dòng chảy bình quân nhiều năm M o (l/s-
km2) hoặc bản đồ đẳng trị lớp dòng chảy y (mm).
- Tính từ phương trình cân bằng nước.
b. Xác định hệ số phân tán CV
Có thể tính Cv theo công thức kinh nghiệm. Ví dụ công thức có dạng sau:
A
CV = 0,4
M0 (F +1)0,08
Trong đó: CV - hệ số phân tán;
M0 - Mô đun dòng chảy bình quân nhiều năm, (l/s-km2);
F - diện tích lưu vực (km2);
A- tham số địa lý lấy theo bản đồ phân vùng, (ở nước ta A = 1,10 2,60).
Cũng có thể tính Cv theo mưa năm, do dòng chảy năm và mưa năm có quan hệ
rất chặt chẽ, và y0 = x0 – z0 với z0=const phân rõ theo vùng thủy văn, nên có thể biểu
thị CVY = f(CVX, x0, y0) theo các vùng thủy văn ở nước ta như bảng 4.3.
Bảng 4.3: Quan hệ CVY = f(CVX , x0 , y0 )

Vùng thủy văn Công thức tính CVY


x0
Đông Bắc CVY = CVX
x 0 -880
x0
Tây Bắc CVY = CVX
x 0 -820
x0
Chuyển tiếp Bắc Trường Sơn CVY = CVX
x 0 - 900
x0
Trường Sơn Bắc CVY = CVX
x 0 -865
x0
Trường Sơn Nam CVY = CVX
x 0 -1000
x0
Đồi núi lưu vực Đồng Nai CVY = CVX
x 0 -1050
x0
Tây nguyên CVY = CVX
x 0 -1200
139

4.3. TÍNH TOÁN PHÂN BỐ DÒNG CHẢY TRONG NĂM THIẾT KẾ

4.3.1. Sự phân bố tự nhiên của dòng chảy trong năm và các nhân tố ảnh hưởng
a. Sự phân bố tự nhiên của dòng chảy năm
Dòng chảy trong sông tại một mặt cắt nhất định luôn luôn biến đổi theo thời
gian phù hợp với những diễn biến của chế độ khí tượng trong năm. Nước ta là một
nước thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, lượng mưa rất phong phú và phân bố không
đồng đều trong năm. Mưa là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và chủ đạo trong quá trình
hình thành dòng chảy sông ngòi ở nước ta. Chế độ mưa ở nước ta chia làm hai mùa
rõ rệt: mùa mưa và mùa khô (mùa mưa ít). Chế độ mưa cũng thay đổi theo không
gian. Ở Bắc Bộ, Bắc Trung bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nói chung mùa mưa thường
bắt đầu vào tháng V và kết thúc vào thánh X, XI. Còn ở vùng Trung và Nam bộ
thuộc sườn phía Đông Trường Sơn, mùa mưa bắt đầu muộn hơn vào tháng VIII,
tháng IX và kết thúc vào tháng XI, XII. Lượng mưa mùa mưa chiếm 80-90% lượng
mưa cả năm. Mùa khô nhìn chung chỉ chiếm 10-20% lượng mưa năm, tuy nhiên thời
gian kéo dài mùa khô cũng đến 5, 6 tháng.
Tương ứng với mùa mưa và mùa khô trong tiến trình khí hậu, dòng chảy trong
sông cũng chia thành hai màu rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Nói chung mùa lũ bắt đầu
chậm hơn mùa mưa khoảng 1, 2 tháng. Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mùa lũ bắt đầu
từ tháng VI và kết thúc vào tháng X. Các sông miền Trung Trung bộ lũ đến muộn
hơn vào tháng IX và kết thúc vào tháng XI, XII. Ở đồng bằng Nam bộ, mùa lũ kéo
dài từ tháng VII cho đến tháng XI. Lượng dòng chảy mùa lũ chiếm từ 70-80% lượng
nước cả năm. Nối tiếp với mùa lũ trong sông là mùa cạn. Mùa cạn trên các sông ở
nước ta nhìn chung kéo dài trong khoảng thời gian từ tháng XI, XII cho đến tháng
V năm sau. Lượng dòng chảy mùa cạn chủ yếu là do nước ngầm cung cấp và chỉ
chiếm 20-30% lượng nước cả năm. Cần lưu ý rằng sự phân chia các mùa ở trên cũng
chỉ là tương đối. Do biến động thời tiết trong năm, có thể dẫn tới sự dịch chuyển
thời gian bắt đầu và kết thúc của mùa lũ và mùa cạn. Trong cùng một khu vực, những
lưu vực lớn có khả năng điều tiết mạnh và do chịu ảnh hưởng của tổ hợp các hình
thái thời tiết khác nhau có thể làm cho mùa lũ kéo dài hơn so với lưu vực nhỏ.
140

Trong mùa lũ, dòng chảy cũng phân bố rất không đồng đều qua các tháng; còn
ở mùa cạn có phân bố điều hoà hơn.
b. Năm thuỷ văn
Do sự bắt đầu theo chu kỳ nêu trên của dòng chảy người ta quan niệm năm
thủy văn bắt đầu từ mùa lũ năm nay cho đến khi kết thúc mùa cạn năm sau. Như
vậy, năm thuỷ văn đối với mỗi lưu vực sẽ có thời gian bắt đầu và kết thúc khác nhau,
thời gian duy trì hai mùa lũ và cạn cũng khác nhau.
Các tháng mùa lũ là các tháng có lưu lượng dòng chảy bình quân tháng lớn
hơn lưu lượng dòng chảy bình quân năm và tần suất xuất hiện của nó lớn hơn 50%,
những tháng còn lại thuộc mùa kiệt. Việc xác định năm thủy văn còn có ý nghĩa
quan trọng trong việc lập tiến độ và tổ chức thi công các công trình.
c. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dòng chảy trong năm
Trong ba loại nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy sông ngòi là khí hậu, mặt đệm
và hoạt động của con người thì nhân tố khí hậu mà trong đó chủ yếu là mưa đóng
vai trò chính, quyết định nhịp điệu biến đổi theo mùa của dòng chảy sông ngòi nước
ta. Sự diễn biến theo mùa của dòng chảy là kết quả tác động của các hoàn lưu khí
quyển, dải hội tụ nhiệt đới và các nhiễu động thời tiết gây mưa. Các nhân tố mặt
đệm làm cho sự phân bố của dòng chảy điều hoà hơn hoặc kém điều hoà hơn. Ví dụ
ở nước ta dãy Trường Sơn đã gây nên sự tương phản rõ rệt về chế độ mưa, chế độ
lũ giữa hai sườn phía Tây và phía Đông. Ở sườn phía Tây, gió mùa Tây Nam gây ra
mưa lớn vào các tháng V đến tháng IX, X. Nhưng ở sườn phía Đông chỉ thực sự
bước vảo mùa mưa từ tháng IX và kéo dài đến tháng XI, XII khi có sự hoạt động
của các nhiễu động thời tiết như bão, áp thấp nhiệt đới, front cực,... Các đặc trưng
hình thái của lưu vực như diện tích lưu vực, độ dốc, độ cao, hình dạng, mật độ lưới
sông... cũng ảnh hưởng đáng kể đến sự phân bố dòng chảy trong năm. Những sông
lớn do chảy qua các vùng địa lý khác nhau, nên đặc điểm khí hậu và mặt đệm có
khác nhau giữa các phần tử của lưu vực, do đó tính điều tiết của lưu vực lớn và lũ
lên xuống từ từ hơn so với lưu vực nhỏ, sự phân bố dòng chảy giữa các tháng trong
năm tương đối đều hơn. Trái lại ở những lưu vực nhỏ hơn do tính điều tiết của lưu
vực kém hơn lưu vực vừa và lớn, nên lũ thường xảy ra sau vài giờ kể từ khi bắt đầu
mưa, thời gian kéo dài của một trận lũ ngắn và các trận lũ trong năm không xảy ra
141

liên tục mà xen kẽ giữa các trận lũ và thời kỳ nước cạn, do vậy sự phân bố dòng
chảy giữa các tháng trong năm rất không đồng đều.
Các yếu tố nhưỡng, thổ, địa chất, thủy văn... ảnh hưởng đến quá trình tập trung
nước trên sườn dốc và quá trình tổn thất do bốc hơi và thấm. Ví dụ: ở Tây Nguyên
nước ta, các sông do chảy qua vùng đất bazan có khả năng thấm nước lớn nên mặc
dù mùa mưa ở đây cũng bắt đầu từ tháng V như ở Bắc bộ, song mãi đến tháng VII,
VIII mới bắt đầu mùa lũ.
Những lưu vực sông có tỷ lệ rừng lớn thường có tỷ lệ dòng chảy ngầm chảy
vào sông lớn và sự phân bố dòng chảy trong năm điều hoà hơn so với các lưu vực
sông có tỷ lệ rừng nhỏ.
4.3.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu và các hình thức biểu thị phân bố dòng
chảy trong năm
a. Ý nghĩa nghiên cứu phân bố dòng chảy trong năm
Sự phân bố tự nhiên của dòng chảy trong năm thay đổi theo quá trình thời gian
và biến đổi theo không gian.Quy luật phân bố này được quyết định theo sự tác động
đa dạng và phức tạp của các nhân tố ảnh hưởng đã xét ở phần trên. Chỉ có nắm vững
những quy luật này mới giúp chúng ta: sử dụng nguồn lợi do nước mang lại một
cách có hiệu quả; thiết kế xây dựng và khai thác hợp lý các công trình thuỷ lợi, giao
thông, cấp thoát nước... bảo đảm các chỉ tiêu kỹ thuật và kinh tế cao cho các công
trình; cung cấp những thông tin cần thiết về phân bố dòng chảy cho quốc phòng và
các ngành kinh tế quốc dân khác như du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản,
khai thác mỏ và một số ngành công nghiệp khác.
b. Năm đại biểu thuỷ văn
Chúng ta biết rằng quá trình nhiều năm của dòng chảy mang tính chu kỳ rõ rệt.
Những năm nước lớn xen kẽ với những năm nước nhỏ và những năm trung bình
nước. Vì vậy để khái quát sự xuất hiện đa dạng của tình hình dòng chảy, người ta
đưa ra ba loại năm đại biểu nhiều nước, năm đại biểu trung bình và năm đại biểu ít
nước. Khái niệm năm đại biểu này gắn liền với độ lớn của lượng dòng chảy năm hay
nói cách khác là gắn liền với tần suất xuất hiện của chúng. Tuỳ theo yêu cầu và mục
đích tính toán người ta tính phân bố dòng chảy cho các năm đại biểu ứng với những
tần suất sau:
142

Đối với năm đại biểu nhiều nước p=3 5%


Đối với năm đại biểu trung bình nước p = 50%
Đối với năm đại biểu ít nước p = 75 99%

c. Các hình thức biểu thị phân bố dòng chảy trong năm
Có thể biểu thị phân bố dòng chảy trong năm bằng đường quá trình lưu lượng
hay đường cong duy trì lưu lượng.
Đường cong quá trình lưu lượng Q = f(t)
Biểu thị sự thay đổi của lưu lượng theo trình tự thời gian trong năm thuỷ văn.
Cụ thể nó cho ta biết lưu lượng trung bình qua các tháng (hoặc mùa) trong năm thủy
văn nghiên cứu. (hình 4.3)
Đường cong duy trì lưu
lượng trung bình ngày
(Còn gọi là đường suất bảo
đảm lưu lượng trung bình ngày).
Nó cho biết số ngày bình quân
trong năm tồn tại những lưu lượng
lớn hơn hay bằng một lưu lưọng
cho trước Qi nào đó hay cho biết
tần suất xuất hiện trong năm của
những lưu lượng lớn hơn hoặc Hình 4.3: Đường quá trình lưu lượng
bằng Qi cho trước.
Đường cong duy trì lưu lượng trung bình ngày có ý nghĩa rất lớn trong tính
toán thủy năng, thuỷ nông, giao thông thuỷ, cấp nước,...
Đường cong duy trì lưu lượng có hai loại là đường cong duy trì lưu lượng của
một năm và đường cong duy trì lưu lượng của nhiều năm. Để xây dựng đường cong
duy trì lưu lượng của một năm ta thống kê lưu lượng trung bình ngày thực đo trong
năm, chia chúng thành các cấp khác nhau và thống kê số ngày xuất hiện mỗi cấp lưu
lượng đã được chia. Cộng dồn số ngày xuất hiện theo cấp lưu lượng từ lớn đến nhỏ,
tính toán phần trăm số ngày xuất hiện này trong năm theo công thức:
143

ti
Pi = 100  %  (4-20 )
365
Trong đó: Pi – suất bảo đảm của cấp lưu lượng trung bình ngày Qi (m3/s)
ti – số ngày trong năm xuất hiện lưu lượng lớn hơn hay bằng Qi
i -cấp lưu lượng thứ i (i = 1 n) với số n là số cấp lưu lượng được chia).
Từ mỗi cặp điểm (Qi,pi) ta đánh dấu một điểm trên hệ toạ độ vuông góc (Q,p).
Với n cặp điểm (Qi, pi) ta sẽ dựng được đường cong duy trì lưu lượng trung bình
ngày (hình 4.4).
Đường cong duy trì lưu lượng trung bình ngày của nhiều năm có thể dựng
theo hai cách:
+ Cách thứ nhất: Theo số
liệu lưu lượng trung bình ngày
của m năm (có 365 m giá trị);
chia 365 m giá trị thành lưu
lượng trung bình ngày này thành
n cấp và sắp xếp chúng theo thứ
tự từ lớn đến nhỏ rồi tính suất bảo
đảm của cấp thứ i (Qi) theo công Hình 4.4: Đường cong duy trì lưu lượng
thức:
trung bình ngày
ti
Pi = 100  %  (4-21 )
365m
Từ n cặp điểm (Qi,Pi) ta sẽ dựng được đường cong duy trì lưu lượng, theo số
liệu của m năm ta dựng được m đường cong. Đường trung bình qua m đường trên sẽ
là đường duy trì lưu lượng trung bình ngày cần xác định.
+ Cách thứ hai: Từ số liệu mỗi năm ta dựng được một đường cong duy trì lưu
lượng, theo số liệu của m năm ta dựng được m đường cong. Đường trung bình qua
m đường cong trên sẽ là đường duy trì lưu lượng trung bình ngày cần xác định.
Thường người ta xây dựng đường cong duy trì lưu lượng trung bình ngày cho
các loại năm đại biểu nhiều nước, trung bình và ít nước.
144

4.3.3. Tính toán phân bố dòng chảy trong năm


Trong phần này trình bày cách xác định phân bố dòng chảy trong năm dưới
hình thức đường quá trình lưu lượng trung bình tháng.
a. Trường hợp số liệu dòng chảy đầy đủ
Nhiệm vụ tính toán phân bố dòng chảy trong năm là xác định sự biến đổi của
lưu lượng trung bình tháng trong năm thiết kế (ứng với lưu lượng năm thiết kế Q p%).
Tính toán phân bố dòng chảy theo dạng đường quá trình lưu lượng trung bình
tháng, thường được dùng nhiều nhất trong tính toán, thiết kế các công trình thuỷ lợi,
giao thông, cấp thoát nước...Việc xây dựng đường quá trình lưu lượng bình quân
tháng có thể tiến hành theo nhiều cách khác nhau. Ở đây giới thiệu quá trình tính
toán phân bố dòng chảy dựa vào năm điển hình. Năm điển hình là một năm đã xảy
ra trong thực tế và chúng ta chọn tỷ lệ phân bố dòng chảy của năm điển hình để tính
toán phân bố cho năm thiết kế.
Tuỳ theo yêu cầu tính toán cần thiết có thể chọn năm điển hình nhiều nước,
trung bình nước hoặc năm ít nước.
Nguyên tắc chọn năm điển hình:
- Số liệu dòng chảy của năm điển hình phải được chọn từ số liệu thực đo.
- Lưu lượng dòng chảy năm của năm điển hình phải xấp xỉ lưu lượng trung

bình năm thiết kế, có nghĩa là Q năm,đh  Q P% .

- Phân bố dòng chảy của năm điển hình có dạng bất lợi đối với công trình. Ví
dụ khi tính toán thuỷ năng nên chọn năm điển hình có thời gian nước kiệt kéo dài;
khi tính toán công trình phòng lũ thì chọn năm điển hình có dạng lũ bất lợi: ngọn lũ
tập trung, đỉnh lũ lớn, thời gian lũ xuất hiện muộn,...
Trình tự tính toán phân bố dòng chảy trong năm
- Thu thập số liệu thực đo của dòng chảy ở lưu vực tính toán. Số liệu gồm
lượng dòng chảy trung bình năm và trung bình tháng của tất cả các năm quan trắc,
thực đo. Số liệu được xem là đủ nếu số năm quan trắc n = 10 – 15 năm.
- Sắp xếp số liệu lưu lượng trung bình năm theo thứ tự từ lớn đến nhỏ, tính tần
suất, dựng đường cong tần suất lý luận và thực nghiệm rồi xác định lưu lượng dòng
chảy năm ứng với tần suất thiết kế (QP%) như ở 4.2.
145

- Từ số liệu thực đo chọn được năm điển hình theo yêu cầu tính toán trên cơ
sở nguyên tắc chọn năm điển hình đã nêu ở trên.
- Tính các tỷ lệ phân bố dòng chảy của các tháng so với lượng dòng chảy năm
của năm điển hình được chọn:
đh
Qi
Ki = đh
100% với ( i = 1 12) (4-22 )
Qnăm

Trong đó: K i - tỷ lệ phân bố dòng chảy tháng thứ i của năm điển hình
đh
Qi - lưu lượng trung bình tháng thứ i của năm điển hình.
đh
Qnăm - lưu lượng trung bình năm của năm điển hình
- Tính phân bố lượng dòng chảy trong năm của năm thiết kế, dựng đường quá
trình lưu lượng trung bình tháng.
Các tỷ lệ phân bố dòng chảy của năm điển hình Ki đã tính theo công thức ở
trên được coi như tỷ lệ phân bố của năm thiết kế.
Lưu lượng trung bình các tháng của năm thiết kế được xác định theo công thức:
P%
Qi = K i .Q P ; với (i = 1 – 12) (4-23 )
P%
Trong đó: Q i - Lưu lượng trung bình tháng thứ i của năm thiết kế;
QP – Lưu lượng năm thiết kế;
Ki – Tỷ lệ phân bố dòng chảy tháng thứ i của năm điển hình.
Từ kết quả tính theo (4-23) ta có thể dựng được đường quá trình lưu lượng
trung bình tháng của năm thiết kế.
b. Trường hợp không có hoặc thiếu tài liệu đo đạc dòng chảy
Trong trường hợp này có thể dùng phương pháp lưu vực tương tự. Lưu vực
tương tự được chọn theo các điều kiện ở mục 4.1.
Sau khi đã chọn được lưu vực tương tự, để tính phân bố dòng chảy trong năm
cho lưu vực đang xét có thể dùng các đặc trưng phân phối dòng chảy sau đây của
trạm tượng tự:
+ Ranh giới các mùa (mùa lũ, mùa cạn,....)
+ Tỷ lệ dòng chảy trung bình các mùa so với dòng chảy năm
146

+ Sự phân phối dòng chảy trong mùa ít nước (theo tháng) cho các nhóm năm
nhiều nước, tủng bình, ít nước.
Trong trường hợp thiếu số liệu cũng có thể dùng đường duy trì lưu lượng trung
bình ngày được tổng hợp hoá từ các phương trình đại số và các tham số địa lý để
biểu diễn sự phân bố dòng chảy trong năm. Ví dụ ở Liên Xô trước đây V.A.Uruvaep
và V.G.Andreanoop đề nghị dùng phương trình:
K MAX -K n
C( )
K-K MIN (4-24 )
P = 1-10
Trong đó: P – tần suất bảo đảm tương ứng với hệ số Mô đun lưu lượng K, tính theo
số thập phân.
Kmax, Kmin – hệ số Mô đun lưu lượng ứng với lưu lượng trung bình ngày
lớn nhất và nhỏ nhất Qngày,max, Qngày,min.
C và n là các tham số địa lý, xác định theo bản đồ phân khu.
Ở miền Bắc nước ta có thể dùng phương trình hàm mũ dưới đây:
β
K P = K max .e-α.P (4-25 )

Trong đó: Kp- hệ số Mô đun lưu lượng ứng với lưu lượng có tần suất p, tính theo %
𝛼, 𝛽 – các tham số địa lý;
e - cơ số lôgarit tự nhiên (e=2,718).
Các tham số 𝛼 và β được thể hiện trong bảng các trị số 𝛼, 𝛽 của một số lưu
vực miền Bắc Việt Nam (bảng 4.4).
Ngoài phương pháp dùng đường quá trình lưu lượng hoặc đường duy trì lưu
lượng để xác định phân bố dòng chảy trong năm, người ta còn sử dụng các phương
pháp cùng tần suất, phương pháp điều tiết toàn chuỗi hoặc phương pháp phân tích
quá trình ngẫu nhiên.
Bảng 4.4: Các trị số 𝜶, 𝜷 của một số lưu vực miền Bắc Việt Nam

STT Sông Trạm Diện tích (km2) 𝜶 𝜷


1 Lô Hà Giang 5900 3,4 0,425
2 Chảy Cốc Ly 3900 4,12 0,324
3 Chảy Thác Bà 6310 3,24 0,43
4 Lô Tuyên Quang 26900 3,39 0,59
147

STT Sông Trạm Diện tích (km2) 𝜶 𝜷


5 Gâm Chiêm Hóa 13100 3,63 0,51
6 Năng Ba Bể 1900 3,31 0,45
7 Thao Lào Cai 41100 3,39 0,6
8 Bằng Giang Cao Bằng 2860 4,57 0,31
9 Gâm Bảo Lạc 6110 4,47 0,26
10 Kỳ Cùng Bản Dốc 2723 4,67 0,33
11 Kỳ Cùng Bản Co 155 6,92 0,25
12 Kỳ Cùng Nà Vường 172 4,9 0,27
13 Tselao Tà Sa 127 4,7 0,25
14 Tselao Thac Hôc 665 4,27 0,27
15 Nậm Bú Thai Vai 1364 4,27 0,4
16 Nậm Sập Thac Mộc 408 5,13 0,54
148

CHƯƠNG 5. DÒNG CHẢY KIỆT

5.1. KHÁI NIỆM CHUNG


Dòng chảy kiệt là lượng dòng chảy đạt tới giá trị nhỏ nhất trong năm. Dòng
chảy kiệt được hình thành vào mùa cạn, ít nước tương ứng với mùa khô. Lượng dòng
chảy kiệt chủ yếu là do nước ngầm trữ trong lưu vực cung cấp. Ở nước ta mùa cạn
bắt đầu từ tháng XI ở các sông miền Bắc và Bắc Thanh Hoá và càng vào Nam, thời
gian bắt đầu này càng muộn hơn từ một đến hai tháng. Mùa cạn trên các sông có thể
chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn đầu lưu lượng trong sông còn khá lớn do ảnh hưởng
của lượng mưa cuối mùa do lượng nước tích lại trong sông còn khá lớn do ảnh hưởng
của lượng mưa cuối mùa và do lượng nước tích lại trong sông còn nhiều, nhất là các
sông lớn. Giai đoạn thứ hai lưu lượng giảm đi liên tục theo quy luật rút nước và đạt
tới giá trị nhỏ nhất. Lượng nước trong sông hoàn toàn do nước ngầm cung cấp. Giá
trị cực tiểu phụ thuộc vào khả năng điều tiết của lưu vực mà đầu tiên phải kể đến
điều kiện địa chất thuỷ văn. Giai đoạn thứ ba của mùa cạn, lưu lượng trong sông bắt
đầu tăng do ảnh hưởng của lượng mưa cuối mùa khô. Thời gian kiệt nhất ở các sông
miền Bắc và Bắc Trung Bộ theo thống kê cho thấy: Đối với Bắc bộ vùng xuất hiện
sớm nhất vào tháng III (hữu ngạn sông Thao, sông Chảy), vùng xuất hiện muộn nhất
là thượng nguồn sông Mã, vùng Cao Bằng, Lạng Sơn.
Từ Thanh Hoá trở vào thời gian kiệt nhất nói chung xuất hiện càng muốn khi
vĩ độ càng thấp. Vùng Bắc Thanh Hoá vào tháng IV và từ nam Hà Tĩnh trở vào là
tháng VI, VII. Ngày kiệt nhất có thể xuất hiện trong tháng kiệt nhất, song cũng có
thể trùng với tháng kiệt nhất trong năm.
Tính toán dòng chảy kiệt rất cần thiết trong thiết kế các công trình thuỷ lợi,
giao thông và cấp thoát nước... Lưu lượng dòng chảy kiệt cũng như mực nước tương
ứng quyết định đến công suất nhỏ nhất của nhà máy thuỷ điện, lượng nước cấp tối
thiểu, chiều sâu luồng vận tải nhỏ nhất...
Việc xác định lưu lượng kiệt gặp nhiều khó khăn vì các lý do sau đây:
- Dòng chảy kiệt nhỏ do đó khi đo đạc khó đạt được độ chính xác.
149

- Dòng chảy kiệt phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện cụ thể của từng lưu vực do
đó khó xây dựng được một phương pháp hoặc một công thức chung để tính toán
dòng chảy kiệt.
5.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DÒNG CHẢY KIỆT
Dòng chảy kiệt chịu sự chi phối của các nhân tố khí hậu, địa chất, thổ nhưỡng,
thảm phủ thực vật và những hoạt động của con người trên lưu vực.
5.2.1. Ảnh hưởng của nhân tố khí hậu và mặt đệm
Điều kiện khí hậu là một nhân tố quyết định đến chế độ dòng chảy kiệt. Ở
những vùng mưa nhiều, lượng mưa phân bố điều hoà trong năm, dòng chảy kiệt
không quá nhỏ. Ngược lại những nơi mưa ít, nước ngầm ít, dòng chảy kiệt sẽ giảm
rất nhiều, có khi đạt tới những giá trị quá nhỏ hoặc khô cạn. Hồ ao, đầm lầy trên lưu
vực cũng có tác dụng bổ sung tăng cướng cho dòng chảy kiệt ở mùa khô. Cũng như
vậy các vùng nước ngầm có tác dụng điều tiết dòng chảy trong sông. Thổ nhưỡng
và địa chất ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và chuyển động của nước ngầm
mà nước ngầm lại là nguồn cung cấp nước chủ yếu của dòng chảy kiệt. Ví dụ những
vùng đá vôi và vùng có nhiều rừng sẽ tạo nên nguồn cung cấp nước ngầm cho dòng
chảy kiệt lưu vực. Sự cắt sâu của lòng sông cũng là điều kiện để tạo thành lượng
dòng chảy ngầm lớn hay nhỏ. Sông càng sâu sẽ cắt qua những tầng đất ngấm nước
khác nhau, do đó có khả năng nhận được sự cung cấp nước ngầm nhiều hơn và sẽ
làm tăng lượng dòng chảy kiệt.
5.2.2. Ảnh hưởng của các hoạt động của con người
Dòng chảy kiệt có giá trị nhỏ bởi vậy những hoạt động của con người có tác
dụng sâu sắc hơn so với các đặc trưng thuỷ văn khác. Những hoạt động về thuỷ lợi,
nông lâm nghiệp như xây dựng hồ chứa nước, trồng cây gây rừng có tác dụng làm
tăng cường lượng dòng chảy kiệt.
Những nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy kiệt có thể mang tính chất khu vực
nhưng đồng thời cũng mang tính cục bộ địa phương. Bởi vậy quy luật xuất hiện của
dòng chảy kiệt không những mang tính phổ biến mà đồng thời thể hiện những sắc
thái riêng biệt rõ rệt.
150

5.3. TÍNH TOÁN LƯU LƯỢNG KIỆT THIẾT KẾ


5.3.1. Tính toán lưu lượng kiệt thiết kế khi có đủ số liệu đo đạc thủy văn
Trong tính toán thiết kế các công trình thuỷ lợi, giao thông, cấp nước... người
ta thường dùng lưu lượng trung bình ngày kiệt, lưu lượng trung bình tháng kiệt ứng
với những tần suất thiết kế quy định. Đặc biệt, đối với việc thiết kế các công trình
thu ven bờ thì mực nước kiệt ứng với tần suất thiết kế có ý nghĩa quan trọng.
Cũng như khi tính toán dòng chảy năm thiết kế, để tính lượng dòng chảy kiệt
thiết kế, cần phải xây dựng các đường tần suất kinh nghiệm và đường tần suất lý
luận. Công thức tính tần suất kinh nghiệm được dùng nhiều thường vẫn là công thức
vọng số. Đường tần suất lý luận vẫn dùng là đường phân phối P III. Phương pháp tính
toán như trình bày trong chương 3.
Chú ý rằng như trên đã trình bày vì lưu lượng kiệt thường khá nhỏ nên việc đo
đạc chúng gặp nhiều khó khăn, không bảo đảm chính xác. Bởi vậy trước khi tiến
hành tính toán thống kê dòng chảy kiệt, cần thiết phải kiểm tra, xử lý số liệu được
sử dụng. Nếu phát hiện thấy trong số liệu thực đo có những điểm cá biệt, lệch ra
ngoài xu thế chung nhất thiết phải hiệu chỉnh, thậm chí loại bỏ để tránh những sai
số ngẫu nhiên.
Lưu lượng ngày kiệt và lưu lượng tháng kiệt là những đối tượng thống kê trong
tập hợp mẫu cần thiết để tính dòng chảy kiệt tuỳ thuộc vào yêu cầu sử dụng nước.
Tuy nhiên lưu lượng tháng kiệt là đặc trưng ít chịu những ảnh hưởng đột xuất hơn
lưu lượng ngày kiệt. Bởi vậy nhiều khi người ta xây dựng quan hệ giữa lưu lượng
ngày kiệt và lưu lượng tháng kiệt để loại trừ những sai sót đột xuất và suy ra lưu
lượng trung bình ngày kiệt thế khi tính thống kê với lưu lượng trung bình tháng kiệt
(Xem hình 5.1)
Cũng có thể lưu lượng kiệt thiết kế theo phương pháp gần đúng, đơn giản hơn
như sau: chọn các năm kiệt có tổng lượng dòng chảy năm xấp xỉ với tổng lượng
dòng chảy năm thiết kế. Tính tỷ số giữa lưu lượng kiệt ngày (hoặc lưu lượng kiệt
tháng) và lưu lượng trung bình năm của các năm đã chọn. Lấy tỷ số nhỏ nhất trong
các năm nhân với lưu lượng thiết kế, ta có lưu lượng trung bình ngày kiệt (hoặc
tháng kiệt) thiết kế.
151

Hình 5.1: Quan hệ giữa lưu lượng ngày kiệt và lưu lượng tháng kiệt
(Qngày, kiệt ~ Qtháng, kiệt)
5.3.2. Tính toán lưu lượng kiệt thiết kế khi thiếu số liệu đo đạc thủy văn
Trường hợp thiếu số liệu đo đạc cũng có thể kéo dài số liệu bằng phương pháp
lưu vực tương tự như khi tính dòng chảy năm (xem mục 4.2.3. ). Cần chú ý khi chọn
lưu vực tương tự phải kiểm tra tính tương tự dựa vào tỷ số k sau đây:
Q TT
K=
Q ĐX

Trong đó: QTT và QĐX – lưu lượng kiệt ở lưu vực tương tự và lưu vực đang xét.
Nếu như trong những năm quan trắc đồng thời mà hệ số k tương đối ổn định thì có
thể kết luận về tính tương tự giữa hai lưu vực.
Cũng có thể tính lưu lượng kiệt thiết kế theo phương pháp tỷ lệ đơn giản của
V.Lebeđep như sau:
1. Chọn lưu vực tương tự, tính tỷ số k và khẳng định tính chất tương tự.
2. Từ số liệu của lưu vực tương tự, tính các tham số thống kê và xác định lưu
lượng kiệt thiết kế Qp,TT của lưu vực tương tự.
3. Tính tỷ số giữa Qp,TT và lưu lượng kiệt của năm có quan trắc đồng thời
Qi,TT.

4. Lấy tỷ số này nhân với lưu lượng kiệt thực đo của lưu vực đang xét ta có
lưu lượng kiệt thiết kế Qp,ĐX.
152

5.3.3. Tính toán lưu lượng kiệt thiết kế khi không có số liệu đo đạc thủy văn
Khi hoàn toàn không có số liệu, có thể dùng các phương pháp sau để tính lượng
dòng chảy kiệt.
1. Mượn dùng Mô đun dòng chảy kiệt của lưu vực tương tự.
2. Dùng bản đồ đẳng trị Mô đun dòng chảy kiệt.
3. Dùng các công thức kinh nghiệm
Ví dụ công thức A.A.Xokolopxki có dạng:
M k = CM 0 F n (f 0 +1) m (5-1 )
Trong đó: Mk- Mô đun dòng chảy kiệt trung bình ngày;
M0- Mô đun dòng chuẩn
F0- diện tích ao hồ
C - hệ số phụ thuộc vào điều kiện địa chất
m, n -các số mũ, phụ thuộc vào tính chất mùa kiệt, tra bảng để tìm giá trị
Công thức A.M.Valdimiarop:
Q m i n = a (F + C) n (5-2 )
Trong đó: Qmin- lưu lượng kiệt trung bình tháng;
F - diện tích lưu vực;
a, C, n – Các thông số mà giá trị cho trong các bảng tra sẵn.
153

CHƯƠNG 6. TÍNH TOÁN DÒNG CHẢY LŨ THIẾT KẾ

6.1. KHÁI NIỆM CHUNG


6.1.1. Lũ và các đặc trưng về lũ
Khi có mưa lớn dòng chảy trong sông có sự thay đổi đột biến so với bình
thường, mực nước và lưu lượng nước tăng nhanh cho đến khi đạt giá trị lớn nhất sau
đó lại giảm nhanh về trạng thái bình thường. Quá trình thay đổi mực nước và lưu
lượng từ trạng thái bình thường cho đến khi đạt giá trị lớn nhất rồi lại trở về trạng
thái bình thường là một trận lũ (hình 6.1).
Các đặc trưng lũ của một trận lũ bao gồm đường quá trình lũ Q~t; đỉnh lũ
Q , tổng lượng lũ W ; thời gian lũ T, thời gian lũ lên và lũ xuống T , T được
mô tả trên hình 6.1.

Hình 6.1: Đường quá trình lũ (Q~t)


 Đường quá trình lũ:
Là sự thay đổi của lưu lượng theo thời gian của một trận lũ (Q~t), bao gồm
nhánh nước lên và nhánh nước xuống. Tương ứng với quá trình thay đổi lưu lượng
là quá trình thay đổi mực nước trong sông (H~t).
 Đỉnh lũ:
Ký hiệu là Qmax (m3/s): là giá trị lớn nhất của một trận lũ.
154

 Cường suất lũ:


Là sự biến thiên của lưu lượng hoặc mực nước lũ trong một đơn vị thời gian.
Gradien về mực nước (dH/dt) gọi là cường suất mực nước lũ. Tương tự ta có cường
suất lưu lượng lũ (dQ/dt). Dạng sai phân của cường suất lũ (ΔH/Δt hoặc ΔQ/Δt) gọi
là cường suất lũ bình quân trong thời đoạn Δt. Trong một quá trình lũ, cường suất lũ
biến đổi theo thời gian, cường suất lũ lên thường lớn hơn cường suất lũ xuống.
 Thời gian lũ:
Ký hiệu là T (giờ, ngày), là khoảng thời gian kể từ thời điểm bắt đầu có lũ t
đến khi kết thúc lũ t .
 Tổng lượng lũ:
Ký hiệu là Wmax(m3), là tổng lượng dòng chảy của một trận lũ. Tổng lượng lũ
theo định nghĩa tính theo công thức:
t2 (6-1 )
W max =  t1
Qdt
Trong đó: Q là lưu lượng tại các thời điểm khác nhau của quá trình lũ.
Nếu chia đường quá trình lũ ra n thời đoạn bằng nhau Δt. Khi đó, dưới dạng
sai phân công thức (6-1) có thể viết dưới dạng công thức (6-1a):

 (6-1a)
n
W max = i =1
Q i Δt
Trong đó: Qi là trị số bình quân của mỗi thời đoạn: Qi = 0,5 (Qi-1 + Qi). Nếu Δt lấy
bằng 1 ngày (bằng 86400s) thì (6-1a) viết như sau:

W max = 86400  i=1 Q i (6-1b)


n

 Lớp dòng chảy lũ Y (mm):


Là lớp dòng chảy của một trận lũ đơn vị là mm được tính theo công thức:
W m ax (6-1c)
Y=
10 3 F
Thời gian lũ lên (TL): Là thời gian kể từ khi bắt đầu của lũ đến thời điểm
xuất hiện đỉnh lũ Qmax.
Thời gian lũ xuống (TX): Là khoảng thời gian kể từ thời điểm xuất hiện đỉnh
lũ Qmax đến khi kết thúc lũ. Do đó T = TL+ TX. Đường quá trình của giai đoạn lũ lên
gọi là nhánh lũ lên, còn đường quá trình của giai đoạn lũ xuống gọi là nhánh lũ
xuống.
155

Do ảnh hưởng điều tiết của lưu vực và lòng sông, nên thời gian lũ xuống
thường lớn hơn thời gian lũ lên, bởi vậy đường quá trình lũ có dạng không đối xứng
có thể mô tả bằng hệ số không đối xứng γ:
TX (6-2 )
γ=
TL
Đối với các lưu vực vừa và nhỏ trị số γ biến đổi từ 2 đến 3.
6.1.2. Sự hình thành dòng chảy lũ
Khi mưa rơi xuống lưu vực, ban đầu nước mưa đọng trên các lá cây, thảm phủ
thực vật, trữ vào trong các khe rỗng và chỗ trũng, một phần lượng nước bốc hơi trở
lại khí quyển, đại bộ phận thấm xuống đất và chưa sinh dòng chảy trên mặt đất, giai
đoạn này là giai đoạn tổn thất hoàn toàn. Nếu mưa vẫn tiếp tục, khi cường độ mưa
vượt quá cường độ tổn thất (at > Kt), tại những nơi này trên mặt đất bắt đầu sinh
dòng chảy mặt. Dưới tác động của trọng lực nước sẽ chảy theo sườn dốc vào lòng
sông và tập trung về tuyến cửa ra. Trong quá trình tập trung nước, dòng chảy vẫn
tiếp tục bị tổn thất thấm và bốc hơi. Một lượng dòng chảy ngấm xuống tầng đất sát
mặt sẽ tập trung vào lòng sông ngay trong thời gian có mưa và sau khi lũ rút và bổ
sung vào phần cuối của quá trình lũ. Lượng nước còn lại sẽ vận chuyển xuống tầng
đất sâu hơn và cung cấp cho các tầng nước ngầm. Như vậy, quá trình hình thành một
trận lũ phụ thuộc vào quá trình mưa, quá trình tổn thất và quá trình tập trung nước
về tuyến cửa ra.
Đối với một trận lũ, tổn thất điền trũng thường nhỏ chỉ xảy ra ở giai đoạn đầu
nên tổn thất dòng chảy lũ do ngấm là chủ yếu. Quá trình hình thành dòng chảy lũ
trên lưu vực sông có thể được mô tả trên sơ đồ hình 6.2. Trên hình 6.2, phần gạch
đứng là lớp nước tổn thất ban đầu không sinh dòng chảy (H0), phần gach chéo biểu
thị lớp mưa hiệu quả Ycn , chính là lượng mưa hiệu quả của mưa sinh lũ nên còn gọi
là lượng mưa hiệu quả. Lượng mưa này chính trên lưu vực sẽ tạo ra tổng lượng lũ
tại tuyến cửa ra nên nó có giá trị xấp xỉ với lớp dòng chảy lũ Y. Vì chưa kể tổn thất
trong quá trình tập trung nước nên Ycn> Y.
Trên hình 6.2, đường quá trình Kt ~t gọi là đường cong thấm, at~ t là quá trình
mưa, trong đó kt , at tương ứng là cường độ thấm và cường độ mưa tại thời điểm t
156

bất kỳ. Thời điểm t là thời điểm bắt đầu sinh dòng chảy mặt, t là thời điểm kết
thúc dòng chảy mặt. Thời gian từ t1đến t2 gọi là thời gian cấp nước Tcn (Tcn = t2 - t1),
có cường độ mưa lớn hơn cường độ thấm (at ≥ Kt). Hiệu số giữa cường độ mưa và
cường độ thấm gọi là cường độ mưa hiệu quả ht (còn gọi là cường độ cấp nước hoặc
cường độ mưa vượt thấm). Cường độ mưa hiệu quả ht thay đổi theo thời gian. Quá
trình h ~t được gọi là quá trình mưa hiệu quả.
ht = at - Kt với t1≤ t ≤ t2 (6-3 )
Thời gian từ t1 đến t3 là thời gian lũ T = t3 - t1

Hình 6.2: Sơ đồ về sự hình thành quá trình lũ


Trên đây là sự khái quát về quá trình hình thành dòng chảy lũ từ mưa. Trong
thực tế, quá trình hình thành lũ là rất phức tạp, đặc biệt là khó phân tách các giai
đoạn hình thành lũ và các quá trình tập trung nước trên sườn dốc và lòng sông.
Khi đó lượng mưa hiệu quả được tính theo công thức sau:
t2 t2 (6-4 )
Ycn =  t1
h t dt =  t1
(a t - K t )dt

Như vậy, quá trình hình thành lũ trên hệ thống sông phụ thuộc vào ba yếu tố
chính: quy luật mưa gây lũ, tổn thất dòng chảy lũ và thời gian tập trung lũ trên lưu
vực. Bởi vậy, cần phân tích quy luật về mưa, tổn thất dòng chảy và thời gian tập
trung lũ trên lưu vực.
157

6.1.3. Các đặc trưng lượng mưa và cường độ mưa


a. Cường độ mưa tức thời:
Thường ký hiệu là at là lượng mưa đo được trong một đơn vị thời gian tại thời
điểm bất kỳ ở một vị trí quan trắc. Cường độ mưa có đơn vị là mm/phút hoặc
mm/giờ.
b. Đường quá trình mưa:
Sự thay đổi của cường độ mưa theo thời gian trong một trận mưa gọi là quá
trình mưa. Đồ thị biểu thị sự thay đổi của cường độ mưa theo thời gian gọi là đường
quá trình mưa, thường ký hiệu a ~t (hình 6.3a).
c. Cường độ mưa bình quân thời đoạn:
Là cường độ mưa tính bình quân trong khoảng thời gian ∆t, được tính theo
công thức (6-3):
H t1 - t2 (6-5 )
at =
Δt
Trong đó: ∆t là thời đoạn tính toán,
H t1 - t2 là lượng mưa trong thời đoạn đó. Lượng mưa trong khoảng thời
gian từ t1 đến t2 được tính theo công thức:
t2 (6-6 )
H t1 - t2 =  t1
a t dt
Hoặc dưới dạng sai phân:

 (6-7 )
n
H t1 - t2 = i =1
a txΔt

Trong đó: a t – cường độ mưa bình quân trog mỗi thời đoạn ∆t,
n – số thời đoạn tính toán ∆ trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 .
d. Lượng mưa lớn nhất và cường độ mưa bình quân lớn nhất thời đoạn
Lượng mưa lớn nhất trong thời đoạn tính toán (gọi tắt là lượng mưa lớn nhất
thời đoạn) thường ký hiệu là HT: là lượng mưa trong khoảng thời gian T được chọn
trên đường quá trình mưa at ~ t sao cho lượng mưa trong thời đoạn đó là lớn nhất.
Để xác định lượng mưa lớn nhất thời đoạn T, ta phải xê dịch khoảng thời gian
tính toán T đến nhiều vị trí khác nhau trên đường quá trình mưa sao cho chọn được
lượng mưa HT có giá trị lớn nhất. Thường trong khoảng thời gian T có chứa đỉnh
mưa (amax), sẽ cho lượng mưa thời đoạn T là lớn nhất (hình 6.3b).
158

Cường độ mưa bình quân lớn nhất trong thời đoạn tính toán (gọi tắt là cường
độ mưa bình quân lớn nhất thời đoạn) thường ký hiệu là aT: là cường độ mưa bình
quân trong thời đoạn T được chọn trên đường quá trình mưa a t~t sao cho cường độ
mưa bình quân trong thời đoạn đó là lớn nhất. Giá trị aT tính theo công thức (6-8).
HT (6-8 )
aT =
T
Cường độ mưa aT cũng có đơn vị tính là mm/ phút hoặc mm/h.

Hình 6.3: . Quá trình thay đổi cường độ mưa và cách chọn cường độ mưa bình
quân lớn nhất với thời đoạn T

Hình 6.4: Quan hệ lượng mưa và cường độ mưa bình quân lớn nhất với thời đoạn T

Nếu cho T các giá trị thay đổi T1, T2,...,Tn (hình 6.3a), sẽ xác định được xác
lượng mưa lớn nhất tương ứng với HT1, HT2, ... , HTn và cường độ mưa bình quân
lớn nhất tương ứng là aT1, aT2, ..., aTn . Khi thời đoạn tính toán T tăng thì lượng mưa
159

lớn nhất thời đoạn HT sẽ tăng lên, còn cường độ mưa bình quân lớn nhất aT sẽ giảm
đi (hình 6.4).
6.1.4. Tổn thất dòng chảy
Tổn thất dòng chảy lũ bao gồm tổn thất thấm, điền trũng, bốc hơi và giữ lại ở
lớp thảm thực vật. Tổn thất thấm là đáng kể nhất trong các thành phần tổn thất dòng
chảy lũ. Khác với quá trình giữ nước do thảm phủ thực vật và tổn thất điền trũng chỉ
xảy ra trong một thời gian ngắn ban đầu của trận mưa, quá trình thấm kéo dài trong
suốt trận mưa và tập trung nước trên lưu vực. Lượng tổn thất do bốc hơi trong quá
trình lũ nói chung không đáng kể, do đó nó thường bỏ qua khi xét tổn thất dòng chảy
lũ.
Có nhiều phương thức biểu thị và tính toán tổn thất trong đó đặc trưng thường
được dùng trong tính toán tổn thất dòng chảy lũ là hệ số dòng chảy.
Quá trình tổn thất dòng chảy lũ rất phức tạp, do đó trong thực tế thường xác
định lượng mưa hiệu quả bằng cách nhân lượng mưa gây ra lũ với một hệ số được
gọi là hệ số dòng chảy lũ. Như vậy, hệ số dòng chảy lũ phản ánh mức độ tổn thất
dòng chảy lũ. Có hai loại hệ số dòng chảy lũ thường dùng: hệ số dòng chảy đỉnh lũ
và hệ số dòng chảy trận lũ.
 Hệ số dòng chảy đỉnh lũ
Hệ số dòng chảy đỉnh lũ (ký hiệu α T ) là tỷ số giữa lớp nước lũ trong khoảng
thời gian cấp nước Tcn với lượng mưa lớn nhất trong khoảng thời gian đó (XTcn).
YT cn (6-9 )
αT =
X Tcn
Trong đó: YTcn là lớp dòng chảy lũ trong thời gian cấp nước Tcn chủ yếu là tổn thất
do thấm, do đó có thể biển đổi như sau:
YT cn a .T - K cn .Tcn K (6-10 )
αT = = cn cn = 1 - Tcn
X T cn a T cn .Tcn a T cn
Trong đó: aTcn, KTcn là cường độ mưa, cường độ thấm trung bình trong thời gian cấp
nước Tcn . Trong tính toán thực tế thường lấy K Tcn= KC (cường độ thấm
bình quân trong khoảng thời gian cấp nước Tcn bằng cường độ thấm ổn
định).
160

 Hệ số dòng chảy trận lũ


Hệ số dòng chảy trận lũ (ký hiệu α) là tỷ số giữa lớp dòng chảy lũ của toàn trận
lũ (Y) với lượng mưa tương ứng sinh ra trong trận lũ đó (X).
Y (6-11 )
α=
X
Vì rằng, trong hệ số dòng chảy trận lũ đã bao hàm cả tổn thất ban đầu, cho nên
giá trị của nó nhỏ hơn hệ số dòng chảy đỉnh lũ (α≤αT). Tuy nhiên, đối với các vùng
ẩm ướt mưa nhiều, những trận lũ lớn xảy ra khi đất đã bão hòa về độ ẩm, khi đó hệ
số dòng chảy đỉnh lũ xấp xỉ với hệ số dòng chảy trận lũ, tức là:
αT = α (6-12 )
Chính vì vậy, trong tính toán lũ thiết kế, tổn thất dòng chảy lũ thường được
xác định theo hệ số dòng chảy trận lũ α.
Ở nước ta, hệ số dòng chảy lũ khá lớn, đa số các vùng có hệ số dòng chảy α
biến đổi từ 0,80 đến 0,85.
Hệ số dòng chảy lũ α phụ thuộc vào lượng mưa, cường độ mưa và các yếu tố
mặt đệm như loại đất trên lưu vực, mật độ che phủ của rừng.
6.1.5. Thời gian tập trung nước trên lưu vực
a. Khái niệm về thời gian tập trung nước của lưu vực sông
Thời gian tập trung nước tại một vị trí bất kỳ trên lưu vực sông là khoảng thời
gian để một chất điểm nước tại vị trí kịp chuyển động tới tuyến cửa ra của lưu vực.
Nếu xét chung cho cả lưu vực ta có thời gian tập trung nước của lưu vực là thời gian
cần thiết để cho một chất điểm nước ở nơi xa nhất trên lưu vực chuyển động tới
tuyến cửa ra.
Quá trình tập trung nước trên lưu vực gồm hai giai đoạn: giai đoạn tập trung
nước trên sườn dốc và giai đoạn tập trung nước trong lòng sông về tuyến cửa ra, với
hai tham số đặc trưng. Thời gian tập trung nước trên sườn dốc thường ký hiệu là τ ;
thời gian tập trung nước trong sông được ký hiệu là τ . Thời gian tập trung nước
trên sườn dốc là khoảng thời gian để cho một chất điểm nước từ điểm xa nhất trên
sườn dốc kịp chảy về lòng sông, còn thời gian tập trung nước trong sông là thời gian
để một chất điểm nước xa nhất trong lòng sông chảy đến mặt cắt cửa ra.
161

Hai quá trình này, thực chất không phân tách ra được, vì rằng trong quá trình
tập trung nước trong sông luôn luôn nhận được lượng nước bổ sung từ sườn dốc.
Chính vì vậy tốc độ di chuyển của sóng lũ rất phức tạp, phụ thuộc vào lượng mưa,
địa hình địa mạo bề mặt sườn dốc lưu vực và mạng lưới sông ngòi, bởi vậy tính toán
chính xác thời gian tập trung dòng chảy tại một thời điểm nào đó về tuyến cửa ra
không thực hiện được.
Theo định nghĩa, thời gian tập trung nước lớn nhất của lưu vực được tính theo
công thức:
T = τs + τd (6-13 )
Trong đó: T - thời gian tập trung nước trên lưu vực.
Thời gian tập trung nước trên sườn dốc và lòng sông tính theo công thức:
L L (6-14 )
τd = d , τs = s
Vd Vs
Với Ld, LS là chiều dài bình quân sườn dốc và chiều dài lòng sông; Vd, Vs là
tốc độ tập trung dòng chảy trên sườn dốc và trong lòng sông.
Vấn đề tập trung dòng chảy khá phức tạp vì chuyển động của dòng nước phụ
thuộc vào lượng mưa, địa hình, địa mạo của bề mặt lưu vực và mạng lưới sông ngòi,
nên để xác định τ đã có nhiều đề nghị khác nhau. Theo Alecxayep, thời gian tập
trung nước trên lưu vực có thể xác định theo công thức (6-15).

τ = τ d + 1,15.τ s1,1 (6-15 )

Tốc độ tập trung dòng chảy trên lưu vực phu thuộc vào độ sâu lớp cấp nước,
độ dốc, sức cản thủy lực trên sườn dốc và lòng sông. Xuất phát từ quy luật chuyển
động dòng chảy trên sườn dốc và lòng sông ứng dụng công thức Sedi – Maning có
thể xác định tốc độ tập trung dòng chảy trên sườn dốc Vd và tốc độ tập trung nước
trong sông Vs như sau:
Tốc độ tập trung dòng chảy trên sườn dốc:

V d = m d .J d n1 .h τd n2 (6-16 )

Tốc độ tập trung dòng chảy trong sông:

V s = m s .J s γ .Q β (6-17 )

Trong đó: md, ms là hệ số đặc trưng cho sức cản thủy lực của sườn dốc và trong sông;
162

Jd, Js là độ dốc trung bình sườn dốc và lòng sông;


h τd là cường độ cấp nước lớn nhất trên sườn dốc trong thời gian τd ;
Q là lưu lượng dòng chảy tại mặt cắt cửa ra;
n 1 , n 2 , γ, β là các hệ số mũ.
b. Đường đẳng thời
Đường cong nối tất cả các điểm trên lưu vực có cùng thời gian tập trung dòng
chảy về tuyến cửa ra được gọi là đường đẳng thời. Với thời gian tập trung nước khác

nhau τ1 , τ 2 , τ 3 ,... sẽ có tương ứng với các đường đẳng thời khác nhau, tạo thành hệ
thống các đường đẳng thời trên lưu vực (hình 6.5). Trên hình 6.5 các ký hiệu f1, f2,
f3,... là diện tích tập trung nước giữa các đường đẳng thời.
6.2. CÔNG THỨC CĂN NGUYÊN DÒNG CHẢY VÀ SỰ HÌNH
THÀNH ĐỈNH LŨ
6.2.1. Công thức căn nguyên dòng chảy
Công thức căn nguyên dòng chảy do các nhà bác học Nga (Đongop,
Velikhanop) đề xướng. Công thức căn nguyên dòng chảy là công thức được thiết lập
nhằm khái quát hóa và tính toán quá trình lưu lượng ở tuyến cửa của lưu vực trên cơ
sở lý thuyết về đường đẳng thời đã trình bày ở trên.
Giả sử ta xét lưu vực, được chia ra thành những thành phần nhỏ bởi hệ thống
các đường đẳng thời (hình 6.5).
Giả sử có một trận mưa với thời gian mưa sinh dòng chảy (thời gian cấp nước)
kéo dài 5 thời đoạn với lượng mưa quá thấm tương ứng là h1, h2, h3, h4, h5. Như vậy,
trong trường hợp này Tcn = 5 đơn vị thời gian. Sự hình thành lưu lượng lũ ở tuyến
cửa ra phụ thuộc vào tương tác giữa thời gian cấp nước Tcn và thời gian tập trung
nước của lưu vực τ.
163

Hình 6.5.
a - Quá trình mưa hiệu quả b - Sơ đồ đường đẳng thời;
c - Phân bố diện tích giữa các đường đẳng thời theo thời gian tập trung dòng chảy

Giả thiết các điều kiện sau:


1. Lượng mưa vượt thấm:
h3> h2> h4> h1> h5 (6-18 )
2. Diện tích giữa các đường đẳng thời tương ứng là:
f2> f3> f1 (6-19 )
Dưới đây xét sự thay đổi lưu lượng ở tuyến cửa ra cho 3 trường hợp đặc trưng.

a. Trường hợp thứ nhất τ < Tcn (τ = 3; Tcn = 5)


Trường hợp thời gian tập trung dòng chảy nhỏ hơn thời gian cấp nước Tcn.
Cuối thời đoạn thứ nhất, lượng mưa vượt thấm rơi trên phần diện tích 𝑓 đã tập
trung về tuyến cửa ra. Lưu lượng ở tuyến cửa ra Q1 sẽ là:
Q1 = h1f1
Cuối thời đoạn thứ hai lượng mưa h1 trên phần diện tích f2 đã kịp chảy về tuyến
cửa ra kết hợp với lượng mưa trong thời đoạn thứ hai h2 trên phần diện tích f1. Lưu
lượng cuối thời đoạn này Q2 sẽ là:
Q2 = h1f2 + h2f1
Một cách tổng quát ta có biểu thức sau:
164

Q =h f
Q =h f +h f
Q =h f +h f +h f
Q =h f +h f +h f
(6-20 )
Q =h f +h f +h f
Q =h f +h f
Q =h f
Q =0
Trong biểu thức (6-20) có ba thời đoạn do toàn bộ diện tích lưu vực tham gia
vào sự hình thành lưu lượng ở tuyến cửa ra (Q3, Q4, Q5) và một trong ba lưu lượng
sẽ có giá trị lớn nhất. Từ biểu thức (6-18) và hình 6.5 có thể thấy Q max = Q4.

b. Trường hợp thứ hai τ = 𝑇 (τ = 3; 𝑇 = 3)


Giả thiết rằng quá trình mưa hiệu quả chỉ có ba thời đoạn h1, h2, h3 (h4 = h5 =
0) khi đó τ = Tcn = 3. Đây là trường hợp thời gian tập trung dòng chảy của lưu vực τ
bằng thời gian cấp nước Tcn. Lập luận tương tự như trên ta có quá trình lưu lượng
dòng chảy tại tuyến cửa ra như sau:
Q =h f
Q =h f +h f
Q =h f +h f +h f
(6-21 )
Q =h f +h f
Q =h f
Q =0
Nếu trong trường hợp thứ nhất (τ < Tcn) có ba thời đoạn do toàn bộ lưu vực
tham gia vào hình thành dòng chảy ở tuyến cửa ra (Q 3, Q4, Q5), thì trong trường hợp
thứ hai này (τ = Tcn) chỉ có một thời đoạn có diện tích toàn bộ lưu vực tham gia vào
hình thành lưu lượng ở tuyến cửa ra (Q 3). Lưu lượng của thời đoạn này cũng do toàn
bộ lượng mưa của trận mưa tham gia vào sự hình thành giá trị của nó. Trong trường
hợp này Qmax = Q3
c. Trường hợp thứ ba τ>𝑇 (τ = 3; 𝑇 = 2)
Cũng như hai trường hợp trên, quá trình lưu lượng ở tuyến cửa ra của lưu vực
viết được như sau:
165

Q =h f
Q =h f +h f
Q =h f +h f (6-22 )
Q =h f
Q =0
Khác với hai trường hợp trên, trường hợp thứ ba với thời gian tập trung dòng
chảy trên lưu vực τ lớn hơn thời gian cấp nước T , không có thời đoạn nào có lưu
lượng được hình thành bởi dòng chảy của toàn bộ diện tích lưu vực.
Hai trường hợp đầu với thời gian cấp nước lớn hơn hoặc bằng thời gian tập
trung dòng chảy (Tcn ≥ τ), tồn tại những thời đoạn mà toàn bộ diện tích lưu vực tham
gia vào sự hình thành lưu lượng dòng chảy tại tuyến cửa ra, gọi là trường hợp sinh
dòng chảy hoàn toàn.
Trường hợp thứ ba với thời gian cấp nước nhỏ hơn thời gian tập trung nước
của lưu vực (Tcn ≥ τ), không có thời đoạn nào mà toàn bộ diện tích lưu vực tham gia
vào sự hình thành lưu lượng dòng chảy tại tuyến cửa ra, goi là trường hợp sinh dòng
chảy không hoàn toàn.
Từ ví dụ trên đây, lưu lượng nước tại thời điểm i bất kỳ, có thể viết dưới dạng
tổng quát như sau:
Q =∑ h f (6-23 )

Với k ≤ m và i-k+1 ≤ n (tức là biểu thức tính Q sẽ không có các số hạng có i-k+1>n).

Trong đó: m là số thời đoạn của quá trình mưa vượt thấm,
n là số mảnh diện tích chảy đồng thời của lưu vực được chia bởi các
đường đẳng thời.
Nếu thời đoạn tính toán chọn thật nhỏ và tiến tới “0”, phương trình (6-23)
chuyển thành dạng tích phân:
Qt = ∫ h F(τ)dτ (6-24 )

Qt là lưu lượng nước tại thời điểm t bất kỳ, F(τ) là hàm tập trung nước phụ
thuộc vào thời gian tập trung nước τ, với τ là biến số.
Các công thức (6-23) ÷ (6-24) gọi là công thức căn nguyên dòng chảy.
166

6.2.2. Phân tích sự hình thành lưu lượng đỉnh lũ


Lưu lượng đỉnh lũ là trị số lớn nhất trong số các giá trị lưu lượng có trong công
thức (6-23) tức là:
Q = max ∑ h f (6-25 )

Ta lần lượt lựa chọn giá trị Qmax với ba trường hợp hình thành dòng chảy lũ đã
trình bày ở ví dụ trên.
Trường hợp thứ nhất τ < T (τ = 3, Tcn = 5), giá trị Qmax chỉ có thể là một trong
ba trị số Q3, Q4, Q5. Vì khi đó toàn bộ diện tích lưu vực F (với F = f1+ f2+ f3 ) tham
gia hình thành các giá trị lưu lượng ở tuyến cửa ra và số thời đoạn mưa tạo các lưu
lượng đó nhiều nhất (ba thời đoạn). Số thời đoạn mưa để tạo ra các giá trị lưu lượng
lớn nhất đúng bằng thời gian tập trung dòng chảy trên lưu vực τ. Nếu thay các giá
trị h1, h2, h3 trong Q3 bằng một trị số bình quân h , thay h2, h3, h4, trong Q4 bằng h ,
và h3, h4, h5 trong Q5 bằng h . Do đó, có thể viết lại biểu thức Q có các thời đoạn
trên như sau:
Q3 = h x F, Q4 = h x F, Q5 = h x F (6-26 )

Rõ ràng h có giá trị lớn hơn cả, do đó Qmax = Q4. Từ đây ta có thể rút ra công
thức tổng quát:
Qmax = h x F (6-27 )

Giá trị h được coi là cường độ mưa vượt thấm bình quân lớn nhất trong thời
gian tập trung dòng chảy τ. Khoảng thời gian τ được chọn trên đường quá trình mưa
sao cho cường độ mưa bình quân trong khoảng thời gian đó là lớn nhất.
Trường hợp T = τ = 3, lưu lượng lớn nhất sẽ chỉ là một trị số Q max = Q3, do
không những toàn bộ diện tích mà còn toàn bộ lượng mưa hiệu quả của cả trận mưa
tham gia hình thành đỉnh lũ và cũng có thể biểu thị Qmax theo dạng (6-27).
Để thuận tiện cho tính toán Qmax, h , F thường không cùng hệ đơn vị tính toán
nên trong công thức (6-27) cần đưa thêm hệ số chuyển đổi đơn vị K. Cường độ mưa
vượt thấm bình quân lớn nhất h có thể tính theo công thức:
h =α xa
167

Khi đó công thức (6-27) sẽ có dạng sau:

Qmax = K.α . a .F (6-28 )

Trong đó: Qmax có đơn vị là (m3/s), F có đơn vị tính là (km2);


nếu a tính bằng (mm/phút) thì K = 16,67;
nếu a tính bằng (mm/giờ) thì hệ số K = 0,278.
Q max
Từ (6-28) ta có: q max = = K.α τ .a τ (6-29 )
F
Trong đó: q (m3/s-km2) là Mô đun dòng chảy đỉnh lũ.
Khi τ tăng thì cường độ mưa bình quân lớn nhất a bị giảm xuống theo quy
luật triết giảm cường độ mưa (xem quan hệ a ~T hình 6.4). Bởi vậy, từ công thức
(6-28) có thể nhận thấy, đối với trường hợp dòng chảy hoàn toàn, khi F càng lớn thì
τ càng lớn, giá trị a sẽ giảm và mô đun đỉnh lũ cũng giảm theo. Do vậy, dạng công
thức (6-27) được gọi là công thức cường độ giới hạn.
Đối với trường hợp dòng chảy không hoàn toàn (trường hợp ba), nếu coi cường
độ mưa vượt thấm của mỗi thời đoạn như nhau và bằng cường độ mưa vượt thấm
trung bình hTcn, tương tự trên ta có thể viết được:

Qmax = h xF (6-30 )

Hoặc:

Qmax = K. α .a .F (6-31 )

Trong đó: α là hệ số dòng chảy lũ trong thời đoạn Tcn.


Fhq là phần diện tích tham gia hình thành dòng chảy lũ
Chia hai vế công thức (6-31) cho diện tích lưu vực F, ta có:

q = = K. α .a . (6-32 )

Từ công thức (6-32) có nhận xét là, mô đun đỉnh lũ qmax cũng bị giảm thấp
không những chỉ theo quy luật triết giảm của cường độ mưa trong thời gian T cn mà
còn phụ thuộc tỷ lệ phần diện tích hiệu quả tham gia hình thành đỉnh lũ so với diện
tích toàn lưu vực (Fhq/F).
168

6.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành dòng chảy lũ
a. Nhân tố khí hậu
Mưa là nhân tố khí hậu trực tiếp ảnh hưởng đến sự hình thành dòng chảy lũ
trên lưu vực. Các nhân tố khác như bốc hơi được coi là không đáng kể. Lượng mưa
trong một trận mưa càng lớn, lượng dòng chảy lũ càng lớn, lũ càng ác liệt. Phân phối
mưa theo thời gian ảnh hưởng trực tiếp đến cường suất lũ và lưu lượng đỉnh lũ.
Cường độ mưa càng lớn, thì lớp nước lũ trên bề mặt sườn dốc càng lớn và do
đó tốc độ tập trung nước vào hệ thống sông cũng tăng lên, kết cục là cường suất lũ
càng lớn. Đặc điểm diễn biến mưa theo thời gian đối với một lưu vực cụ thể còn tạo
điều kiện hình thành lũ kép, đó là trường hợp mà trận mưa sau hình thành lũ nằm
trên nhánh xuống của trận lũ trước (hình 6.6).

Hình 6.6: Sự hình thành lũ kép


b. Ảnh hưởng của mặt đệm
Điều kiện mặt đệm chi phối mạnh mẽ các quy luật về sự hình thành lũ. Điều
kiện mặt đệm trước tiên ảnh hưởng đến lượng tổn thất dòng chảy lũ và do đó ảnh
hưởng đến tổng lượng lũ và lưu lượng lũ ở cửa ra. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổn
thất bao gồm loại đất đai, độ ẩm có sẵn trong đất, địa chất và lớp phủ thực vật.
Điều kiện mặt đệm ảnh hưởng đến quá trình tập trung nước trên sườn dốc và
trong hệ thống sông. Sườn dốc có độ dốc lớn, thời gian tập trung nước sẽ nhanh hơn.
Lớp phủ thực vật càng dày thì tập trung nước càng chậm và khả năng điều tiết nước
của sườn dốc cũng lớn.
169

Địa hình lòng sông ảnh hưởng đến quá trình chuyển động của lũ về tuyến cửa
ra. Độ dốc sông càng lớn tốc độ tập trung nước càng nhanh, và lưu lượng Q cũng
lớn, trong khi đó cường suất lũ tăng và thời gian lũ của trận lũ giảm xuống. Ảnh
hưởng điều tiết lòng sông đặc biệt có ý nghĩa, làm thay đổi đáng kể đường quá trình
lũ ở tuyến cửa ra. Nếu lòng sông có nhiều bãi bồi và các khu chứa tạm thời thì khả
năng điều tiết sẽ tăng lên, kết quả là đường quá trình lũ ở tuyến cửa ra biến đổi chậm,
đỉnh lũ không cao và thời gian lũ bị kéo dài. Độ nhám lòng sông ảnh hưởng đến sức
cản thủy lực và do đó sẽ ảnh hưởng đến sự biến dạng của lũ khi di chuyển trong hệ
thống sông.
Các hoạt động kinh tế của con người có thể làm thay đổi điều kiện mặt đệm và
ảnh hưởng đáng kể đến sự hình thành dòng chảy lũ ở tuyến cửa ra. Các hồ chứa nhân
tạo được xây dựng ở thượng nguồn làm thay đổi đáng kể quy luật hình thành lũ ở
vùng hạ lưu sông.
6.3. TÍNH TOÁN CƯỜNG ĐỘ MƯA VÀ LƯỢNG MƯA THIẾT KẾ
6.3.1. Định nghĩa
Tính toán cường độ mưa aTP và lượng mưa thiết kế HTP là nội dung quan trọng
khi xác định dòng chảy lũ thiết kế.
a. Mưa thiết kế
Một trận mưa rào thiết kế là một mô hình mưa được xác định để dùng trong
thiết kế một hệ thống thủy văn. Thông thường, người ta sử dụng mưa thiết kế làm
đầu vào của hệ thống và các lưu lượng của dòng nước sinh ra bởi trận mưa này sẽ
được tính toán bằng các phương pháp mưa rào - dòng chảy và diễn toán dòng chảy.
Mưa được thiết kế có thể là một giá trị của độ sâu mưa tại một điểm, hoặc là một
biểu đồ quá trình mưa thiết kế biểu thị phân bố theo thời gian của mưa, hoặc được
xác định bằng biểu đồ đẳng trị lượng mưa, một mô hình biểu thị phân bố của mưa
trong không gian.
Mưa thiết kế có thể được tính toán dựa trên cơ sở các số liệu về mưa đo được
trong nhiều năm tại một điểm hoặc dựa theo các đặc tính chung của mưa trong vùng
xung quanh. Phạm vi ứng dụng mưa thiết kế rất rộng lớn, từ việc được sử dụng các
giá trị mưa điểm để xác định lưu lượng đỉnh trong hệ thống cống tiêu nước cho đến
dùng đường quá trình mưa thiết kế làm đầu vào cho các mô hình phân tích mưa rào
170

- dòng chảy của các khu vực ngăn giữ nước mưa trong thành phố hoặc thiết kế đập
tràn xả lũ trong các dự án xây dựng hồ chứa loại lớn.
b. Cường độ mưa thiết kế
Cường độ mưa thiết kế aTP là cường độ mưa bình quân lớn nhất trong thời đoạn
tính toán T ứng với tần suất thiết kế P.
c. Lượng mưa thiết kế
Lượng mưa thiết kế HTP là lượng mưa lớn nhất trong thời đoạn tính toán T ứng
với tần suất thiết kế P.
6.3.2. Tính toán cường độ mưa và lượng mưa thiết kế
Trong thực tế cường độ mưa và lượng mưa thiết kế được tính theo hai loại
phương pháp sau:
Phương pháp giải tích: xây dựng công thức kinh nghiệm được phân vùng theo
lãnh thổ và sử dụng các công thức này trong tính toán thiết kế.
Phương pháp đồ giải: phân tích quan hệ giữa mưa thời đoạn ngắn với mưa
ngày để xây dựng các đường cong triết giảm mưa.
a. Tính toán cường độ mưa thiết kế theo công thức kinh nghiệm
Cường độ mưa bình quân lớn nhất thời đoạn thường được tính theo công thức
tổng quát dạng (6-33) là công thức mô tả quy luật của đường cong triết giảm mưa.
S
a TP = (6-33 )
(T + c) n
Trong đó: S - là sức mưa;
T - là thời đoạn tính toán; c là hằng số;
n - là hệ số mũ mô tả quy luật triết giảm của đường cong triết giảm mưa
gọi là hệ số triết giảm cường độ mưa.
a - là cường độ mưa trung bình thời đoạn T lớn nhất ứng với tần suất
thiết kế P được gọi là cường độ mưa thiết kế.
Với c = 0 ta có công thức (6-34):
S
a TP = (6-34 )
Tn
Công thức (6-34) cho thấy sức mưa chính là cường độ mưa lớn nhất khi T=1.
171

Sức mưa S và chỉ số triết giảm n được xác định trên cơ sở các tài liệu đo đạc
cường độ mưa bằng máy đo mưa tự ghi. Bằng cách lấy logarit hai vế phương trình
(6-34) ta có:

lg a = lgS - nlgT (6-35 )

Quan hệ lga ~lgT là quan hệ tuyến tính trong đó n là hệ số góc của đồ thị
biểu diễn quan hệ trên có thể nhận một giá trị duy nhất và cũng có thể nhận hai giá
trị khác nhau là n và n có ranh giới là điểm gẫy tại thời đoạn T (hình 6.7).
Ví dụ: Công thức của Cục Khí tượng Thủy văn được xây dựng theo các vùng
lãnh thổ khác nhau. Đối với vùng sông Đà và thượng nguồn sông Mã có dạng:
H np
T > T0 thì a TP = 0, 425 (6-36 )
T 0,7
H np
T ≤ T0 thì a TP = 0, 425 (6-37 )
(T0 T) 0,35
Trong đó: Hnp là lượng mưa ngày lớn nhất ứng với tần suất thiết kế; n1= 0,7
còn n2 = 0,35; T0 là thời khoảng chuyển tiếp, phụ thuộc vào thời kỳ xuất hiện tại N
và khu vực.
Khi tính toán đỉnh lũ thiết kế thường cần tính cường độ mưa bình quân lớn
nhất trong thời đoạn tính toán bằng thời gian tập trung nước 𝜏 (tức là T = τ) khi đó
cường độ mưa lớn nhất tương ứng là aTP và tất cả các ký tự “T” trong các công thức
(6-34), (6-35) và (6-36),(6-37) đều được thay thế bằng “τ”.

Hình 6.7: Quan hệ lg𝒂𝑻𝑷 ~lgT


172

b. Tính toán cường độ mưa thiết kế theo đường cong triết giảm mưa
 Đường cong triết giảm mưa
Hiện nay việc tính mưa thiết kế theo Tiêu chuẩn Việt Nam sử dụng đường cong
triết giảm mưa ψ ~ T do Alecxayep đề nghị.
Dựa vào tài liệu mưa tự ghi có thể lập tỷ số giữa lượng mưa lớn nhất thời đoạn
T ứng với tần suất thiết kế P và lượng mưa ngày lớn nhất cũng ứng với tần suất P:
H TP
ψ TP = (6-38 )
H np

Trong đó: HTP- là lượng mưa lớn nhất thời đoạn T ứng với tần suất P.
Hnp- là lượng mưa ngày lớn nhất ứng với tần suất P.
Các đặc trưng HTP và HnP được xác định theo hai đường tần suất độc lập nhau:
đường tần suất lượng mưa thời đoạn lớn nhất H ~P và đường tần suất lượng mưa
ngày lớn nhất H ~P. Các giá trị H và H thường chọn mỗi năm một giá trị hoặc
một số giá trị (theo nguyên tắc tương tự như phương pháp chọn mẫu thống kê đỉnh
lũ trình bày ở mục 6.4.2. để vẽ đường tần suất. Vì T và P là các giá trị thay đổi nên
ψ là hàm số của hai biến T và P, tức là ψ = f(T,P).
Hàm ψ có các tính chất sau:
+ Có tính vùng rõ rệt: chẳng hạn trên lãnh thổ Việt Nam được chia làm 18 vùng
mưa ứng với 18 cụm đường ψ ~T.
+ Trong một vùng mưa với tần suất nhỏ từ 1% đến 20% (tần suất thiết kế lũ
thường chọn trong vùng này) thì các đường ψ ~T rất sít nhau, nghĩa là tọa độ của
đường cong này không phụ thuộc vào P. Bởi vậy, người ta lấy đường bình quân của
các đường cong trong khu vực tần suất này để sử dụng trong tính toán lũ thiết kế,
khi đó ký hiệu ψ được thay bằng ψ và đường cong ψ ~T được sử dụng cho các
tần suất nhỏ hơn hoặc bằng 20%.

Đặt ψ = là giá trị bình quân của ψ trong thời đoạn tính toán T. Tương

ứng với đường cong ψ ~T sẽ xây dựng được một đường cong ψ ~T. Khi thời đoạn
tính toán T tăng lên thì ψ sẽ giảm đi nên đường cong ψ ~T cũng được gọi là đường
cong triết giảm mưa. Thực ra, các đường cong quan hệ ψ ~T và ψ ~T có dạng
tương tự như các đường cong trên hình 6.4 vì hai giá trị ψ và ψ bằng hai giá
173

trị H và a chia cho cùng một hằng số là lượng mưa ngày lớn nhất ứng với tần
suất thiết kế H .
Theo định nghĩa, cường độ mưa trung bình thời đoạn lớn nhất ứng với tần suất
P được xác định:

a = = H = ψ .H

Ta có: a =ψ H

Hay là: ψ = (6-39 )

Như đã trình bày ở trên, khi tính toán đỉnh lũ thiết kế thường cần tính cường
độ mưa bình quân lớn nhất trong thời đoạn tính toán bằng thời gian tập trung nước
τ là a . Bởi vậy, tất cả các ký tự “T” trong các công thức (6-39) và đại lượng ψ
đều được thay bằng “τ”. Khi đó quan hệ ψ ~T được thay bằng quan hệ ψ ~τ và
quan hệ ψ ~T được thay bằng quan hệ ψ ~τ.
Tiêu chuẩn Tính toán các đặc trưng dòng chảy lũ của Việt Nam đã xây dựng
hai quan hệ ψ ~τ và 16,67ψ ~τ cho 18 vùng lãnh thổ. Tung độ của hai đường cong
trên (Xem Phụ lục 5)
 Tính cường độ mưa bình quân lớn nhất và lượng mưa lớn nhất thời đoạn
theo đường cong triết giảm mưa.
Giả sử cần tính cường độ mưa lớn nhất a và lượng mưa lớn nhất H trong
thời đoạn tính toán T ứng với tần suất thiết kế P tại một vị trí nào đó trên lãnh thổ
Việt Nam ta làm như sau:
Bước 1: Theo bảng phân vùng xác định vùng mưa của vị trí cần tính toán các
đặc trưng mưa thiết kế.
Bước 2: Từ tài liệu quan trắc mưa ngày tại vị trí tính toán hoặc trạm đo mưa ở
gần vị trí tính toán nhất, vẽ đường tần suất mưa ngày lớn nhất (chọn mỗi năm 1 giá
trị hoặc một số giá trị tương tự như phương chọn mẫu thống kê đỉnh lũ trình bày ở
mục 6.4.2. Từ đó xác định được lượng mưa ngày lớn nhất ứng với tần suất P là H .
Bước 3: với T đã ấn định, tra bảng (phụ lục 5) được giá trị ψ và 16,67ψ , từ
đó tính được các đặc trưng mưa thiết kế:
Cường độ mưa bình quân lớn nhất thời đoạn: a =ψ xH ;
174

Lượng mưa lớn nhất thời đoạn: H =ψ xH .


6.4. TÍNH TOÁN DÒNG CHẢY LŨ THIẾT KẾ
6.4.1. Lũ thiết kế và tiêu chuẩn chống lũ cho công trình
Nghiên cứu các phương pháp tính toán lũ là một trong những nội dung quan
trọng khi tính toán các đặc trưng thủy văn thiết kế. Khi thiết kế, các thông số thiết
kế của công trình được xác định với quy mô của một trận lũ nào đó xảy ra tại tuyến
công trình, được gọi là lũ thiết kế. Lũ thiết kế được đánh giá bằng ba đặc trưng: đỉnh
lũ thiết kế (Qmax), tổng lượng lũ thiết kế (Wmax) và đường quá trình lũ thiết kế (Q~t).
Từ đỉnh lũ thiết kế, dựa vào quan hệ Q-H xác định được mực nước lú thiết kế là cơ
sở quan trọng để xác định cao độ nền xây dựng đô thị hoặc cao trình đáp đê bảo vệ
khu đất khỏi bị ngập lụt.
Hiện nay tồn tại ba loại tiêu chuẩn chọn lũ thiết kế:
+ Lựa chọn theo tần suất: theo tiêu chuẩn này, lũ thiết kế được chọn tương
ứng với một tần suất nhất định phụ thuộc vào cấp của công trình. Tần suất được
chọn theo quy định trên được gọi là tần suất thiết kế lũ.
Theo tiêu chuẩn tần suất lũ thiết kế được hiểu là trận lũ tương ứng với tần suất
thiết kế P, được biểu thị bằng 3 đặc trưng lũ là: Đỉnh lũ thiết kế Q maxP, tổng lượng lũ
thiết kế WmaxP và đường quá trình lũ thiết kế (Q~t)P.
+ Chọn lũ thiết kế theo lũ lớn nhất khả năng (PMF): lũ lớn nhất có khả năng
xảy ra xuất phát từ thuật ngữ tiếng Anh “Probable Maximum Flood” (được viết tắt
là PMF) và được định nghĩa: “Lũ lớn nhất khả năng (còn gọi là lũ cực hạn) là trận
lũ lớn nhất được hình thành từ sự tổ hợp bất lợi nhất của các điều kiện khí tượng
thủy văn xảy ra trên lưu vực đã bão hòa”. Như vậy trận lũ lớn nhất khả năng được
hình thành từ trận mưa lớn nhất khả năng của lưu vực và trong điều kiện đã bão hòa
tới giới hạn cao nhất. Lũ lớn nhất khả năng không mang ý nghĩa tần suất, về mặt lý
thuyết có thể hiểu lũ PMF là lũ lớn nhất có thể xảy ra và sẽ không có trận lũ nào nữa
lớn hơn trận lũ này.
+ Lựa chọn theo lũ thực đo: theo tiêu chuẩn này, người ta chọn một trận lũ lớn
đã xảy ra trong thực tế làm tiêu chuẩn thiết kế công trình. Tiêu chuẩn này thường
175

chỉ áp dụng đối với những hồ có quy mô không lớn, mà trận lũ được chọn thường
lớn hơn hoặc tương đương trận lũ chọn theo tiêu chuẩn tần suất.
Tiêu chuẩn chống lũ do Nhà nước quy định tùy thuộc vào cấp công trình. Ở
nước ta, lũ thiết kế được chọn theo tiêu chuẩn tần suất, ngoài ra đối với các công
trình quan trọng (hồ chứa Hòa Bình, hồ chứa Sơn La...) sẽ có quy định riêng và chọn
theo cấp đặc biệt.
Đối với trường hợp có nhiều tài liệu thực đo, có thể trực tiếp ứng dụng phương
pháp thống kê vẽ đường tần suất theo chuỗi tài liệu đo đạc dòng chảy lũ: lưu lượng
đỉnh lũ.
Trong trường hợp có ít hoặc không có tài liệu đo đạc dòng chảy lũ thì lũ thiết
kế thường được tính toán từ mưa bằng các công thức kinh nghiệm hoặc bằng các
ứng dụng các mô hình toán trong thủy văn.
6.4.2. Xác định dòng chảy lũ khi có nhiều tài liệu thực đo
a. Xác định lũ thiết kế
Do ở nước ta lũ thiết kế được chọn theo tiêu chuẩn tần suất nên trong mục này
chủ yếu trình bày phương pháp tính toán lũ thiết kế theo tiêu chuẩn tần suất với sự
ứng dụng lý thuyết xác suất thống kê.
Khi có nhiều tài liệu thực đo, có thể trực tiếp vẽ đường tần suất đối với các đặc
trưng đỉnh lũ và tổng lượng lũ để xác định trị số thiết kế của nó. Tuy nhiên, khi ứng
dụng phương pháp thống kê phải chú ý những đặc điểm chính của các đặc trưng lũ,
cụ thể như sau:
+ Sự phức tạp về nguyên nhân hình thành, chủ yếu là do nguồn ngốc của mưa
gây lũ;
+ Tần suất thiết kế lũ được tính theo tần suất năm, theo cách hiểu đó thì mỗi
năm chúng ta chọn một trận lũ lớn nhất cho liệt thống kê. Tuy nhiên, trong một năm
có thể có nhiều trận lũ lớn, trong đó có những trận lũ của năm này có thể lớn hơn
nhiều trận lũ lớn nhất của những năm khác nên vấn đề chọn mẫu cần được xem xét.
+ Hệ số phân tán của dòng chảy lũ lớn hơn hệ số phân tán dòng chảy năm, tỷ
số giữa hệ số Cs và Cv (m = Cs/Cv) cũng lớn hơn đại lượng dòng chảy năm. Bởi
vậy, mẫu thống kê cần phải dài. Ngoài ra, việc lựa chọn hàm phân bố xác suất phù
hợp cho hiện tượng lũ cũng cần được xem xét.
176

+ Tồn tại những trận lũ đặc biệt lớn, những trận lũ này có chu kỳ xuất hiện lại
N khá dài. Trong khi số năm quan trắc thường nhỏ hơn nhiều so với chu kỳ xuất
hiện lại của lũ đặc biệt lớn.
Bởi vậy, nếu xác định tần suất kinh nghiệm của lũ đặc biệt lớn theo chuỗi tài
liệu thực đo n (n<N) năm sẽ dấn đến sai số của đường tần suất lý luận.
Do những đặc điểm trên, khi áp dụng phương pháp thống kê tính toán lũ cần
phải giải quyết những vấn đề sau: vấn đề chọn mẫu thống kê; vấn đề xử lý lũ đặc
biệt lớn; vấn đề chọn dạng hàm phân bố xác suất; vấn đề hệ số an toàn.
1. Vấn đề chọn mẫu
Trong điều kiện lũ do mưa rào gây ra, đặc biệt là các lưu vực vừa và nhỏ, trong
một mùa lũ thường có nhiều trận lũ. Bởi vậy, khi thống kê lũ người ta đã đề nghị
những cách chọn mẫu khác nhau: mỗi năm một trị số và mỗi năm nhiều trị số.
 Phương pháp mỗi năm chọn một trị số lớn nhất
Theo phương pháp này mỗi năm chọn một trị số đỉnh lũ lớn nhất để vẽ đường
tần suất. Có bao nhiêu năm quan trắc sẽ chọn được bấy nhiêu đỉnh lũ, dung lượng
của mẫu n bằng số năm có tài liệu đo đạc.
Phương pháp này đơn giản, bảo đảm tính độc lập, tần suất tính toán là tần suất
năm. Nhưng có nhược điểm là không khai thác triệt để lượng thông tin về lũ đã đo
đạc được, nhiều trận lũ lớn đã không được đưa vào liệt thống kê.
 Phương pháp mỗi năm chọn nhiều trị số
Theo phương pháp này, mỗi năm có tài liệu quan trắc sẽ chọn một số trị số
đỉnh lũ để thống kê vẽ đường tần suất và được tiến hành theo hai cách khác nhau.
- Mỗi năm chọn một số trị số cố định
Theo cách này người ta ấn định số trận lũ được chọn cho mỗi năm, ví dụ mỗi
năm chọn 2 trị số đỉnh lũ (tương đương với 2 trận lũ). Gọi m là số trận lũ được chọn
mỗi năm (m ≥2) gồm trị lớn nhất, trị lớn thứ hai,..., trị lớn thứ m thì số trận lũ được
chọn trong n năm có tài liệu quan trắc sẽ là n x m.
177

Hình 6.8: Đường quá trình lũ tháng 8/1971 tại trạm thủy văn Hòa Bình
Phương pháp này có ưu điểm là đã khai thác thêm lượng thông tin số liệu thực
đo. Tuy nhiên, không được chọn các trận lũ hình thành trên nhánh xuống của lũ
trước đó, vì nếu chọn như vậy sẽ không đảm bảo tính độc lập của mẫu. Trên hình
6.8 vẽ đường quá trình lũ tháng 8 năm 1971 tại trạm thủy văn Hòa Bình có trận lũ
thứ hai hình thành trên nhánh xuống của trận lũ thứ nhất. Trong trường hợp này
đường quá trình lũ được coi là của một trận lũ kép và chỉ được chọn một giá trị Q
vào chuỗi thống kê đỉnh lũ, ở đây do Qmax1 > Qmax2 nên chỉ chọn giá trị Qmax1, nếu
Qmax2 > Qmax1 thì chọn Qmax2.
Trong những năm có ít lũ, nếu số trận chọn trong một năm cố định là m lớn
hơn số trận lũ thực tế của năm sẽ dẫn đến việc phải chọn cả những đỉnh rất nhỏ để
đủ số lượng quy định. Điều đó dẫn đến tính không đồng nhất trong chọn mẫu, đó
cũng chính là nhược điểm của phương pháp này.
- Phương pháp chọn theo giới hạn dưới
Theo phương pháp này các trận lũ được chọn để vẽ đường tần suất là những
trận lũ có đỉnh lũ lớn hơn một giới hạn nào đó Qgh. Như vậy, mỗi năm có thể chọn
được một số trận lũ tùy thuộc vào đỉnh lũ thực tế trong năm có lớn hơn trị số giới
hạn hay không. Do đó có năm nhiều, có năm ít thậm chí có năm không chọn được
trị số nào. Nếu chọn trị số Qgh lớn thì số trận lũ chọn được sẽ ít. Ngược lại, nếu Qgh
bé thì số đỉnh lũ chọn được sẽ nhiều hơn nhưng tính đồng nhất sẽ bị vi phạm.
178

Có hai cách chọn giá trị lưu lượng giới hạn Qgh:
+ Cách thứ nhất: chọn Qgh = Qmaxmin, trong đó Qmaxmin là lưu lượng đỉnh lũ nhỏ
nhất trong số n năm quan trắc nếu mỗi năm chọn ra một giá trị lưu lượng đỉnh lũ lớn
nhất. Chẳng hạn có 30 năm quan trắc, mỗi năm chọn được một giá trị đỉnh lũ lớn
nhất Qmax1, Qmax2, Qmax3, ..., Qmaxi, ..., Qmax30, giả sử chọn được Qmax10 (lưu lượng
đỉnh lũ lớn nhất của năm thứ 10) là giá trị nhỏ nhất trong số 30 giá trị đã chọn, khi
đó ta chọn tất cả những trận lũ có Qmax ≥ Qmax10 (không phân biệt xuất hiện vào năm
nào) để vẽ đường tần suất (giả sử chọn được 50 giá trị như vậy).
+ Cách thứ hai: Chọn những trận lũ có giá trị Qmax bằng hoặc lớn hơn từ 3÷5
lần trị số dòng chảy chuẩn Q0.
Ưu điểm: Phương pháp này cho phép tăng thêm dung lượng mẫu tính toán nên
tính đại biểu mẫu thống kê được gia tăng. Tuy nhiên, cũng không được chọn các
trận lũ hình thành trên nhánh xuống của lũ trước đó để đảm bro tính độc lập của
mẫu.
Cách thứ hai của phương pháp này có ưu điểm vừa đảm bảo tính đồng nhất (do
năm nào cũng có lũ được chọn) vừa tăng được dung lượng của chuỗi thống kê nên
thường được ứng dụng trong thực tế.
Khi chọn mẫu theo phương pháp mỗi năm chọn nhiều trị số thì số trận lũ được
chọn lớn hơn số năm quan trắc, tần suất tính toán là tần suất lần vì thế phải đổi sang
tần suất năm theo công thức sau:

P = 1 - (1 - PL ) S (6-40 )

Trong đó: P - là tần suất năm tính theo %


P - là tần suất lần tính theo số trị số được chọn
s - số trận lũ trung bình được chọn trong một năm.
Tần suất kinh nghiệm (tần suất lần) tính theo công thức:
m
PL = 100% (6-41 )
N T +1

Với s̅ là số trận lũ được chọn bình quân trong một năm.


179

NT
S=
n
Trong đó: NT -là tổng số trận lũ chọn được; n là số năm có tài liệu đo đạc;
m - là thứ tự các trận lũ được sắp xếp từ lớn đến nhỏ.
2. Vấn đề xử lý lũ đặc biệt lớn
Lũ đặc biệt lớn là trận lũ có trị số rất lớn ít xảy ra trong thực tế, do tổ hợp loại
hình thời tiết gây mưa lớn trên lưu vực sinh ra.
Chu kỳ lặp lại của lũ đặc biệt lớn là số năm trung bình để xảy ra trận lũ lớn
hơn hoặc bằng trận lũ đặc biệt lớn có giá trị lớn nhất (trong số các trận lũ đặc biệt
lớn). Chu kỳ lặp lại của lũ đặc biệt lớn thường ký hiệu là N. Số năm có tài liệu quan
trắc dòng chảy lũ thường không dài nên thời kỳ lặp lại N của lũ đặc biệt lớn thường
lớn hơn nhiều so với số năm quan trắc (N>n). Khi đó, nếu tần suất kinh nghiệm của
lũ đặc biệt lớn tính theo mẫu tài liệu với dung lượng của mẫu bằng số năm quan trắc
thì giá trị của các tần suất này thường thiên lớn. Vì thế vẽ đường tần suất lý luận của
đặc trưng đỉnh lũ sẽ gặp khó khăn và không chính xác. Do tần suất thiết kế dòng
chảy lũ P thường rất nhỏ, nên càng đòi hỏi cách vẽ phải khách quan và có độ chính
xác cao, trong khi đó tài liệu thực đo về lũ nói chung không dài lắm. Hầu hết các
trạm đo đạc thủy văn ở nước ta chỉ có số liệu chưa đến 100 năm.
Xử lý lũ đặc biệt lớn nhằm tăng độ chính xác khi vẽ đường tần suất của đặc
trưng đỉnh lũ.
Xử lý lũ đặc biệt lớn khi vẽ đường tần suất gồm các nội dung sau: tính tần suất
kinh nghiệm của lũ đặc biệt lớn; xác định các tham số thống kê khi có xử lý lũ đặc
biệt lớn.
 Thời kỳ xuất hiện lại N của lũ đặc biệt lớn và cách xác định
Thời kỳ xuất hiện lại của lũ đặc biệt lớn N là khoảng thời gian trung bình giữa
hai lần xuất hiện lũ có quy mô lớn hơn hoặc bằng trận lũ đặc biệt lớn đang xét.
Giá trị của N rất khó xác định chính xác và thường được ước tính theo tài liệu
điều tra lũ lịch sử, theo đó thời gian xuất hiện lại N lấy bằng thời gian giữa hai lần
xuất hiện lũ lịch sử.
Ví dụ: ở sông B nào đó năm 1971 xuất hiện một trận lũ rất lớn và theo tài liệu
điều tra thì từ năm 1890 đến thời điểm điều tra (giả sử vào năm 2015) chưa có trận
180

lũ nào lớn như vậy, khi đó thời kỳ xuất hiện lại của trận lũ đặc biệt lớn được ước
tính là:
N = 2015 – 1890 = 125 năm.
Ở một con sông khác, năm 1978 xuất hiện trận lũ đặc biệt lớn. Qua điều tra
thấy năm 1901 cũng đã xuất hiện một trận lũ lớn tương tự như thế, thời kỳ xuất hiện
lại của trận lũ đặc biệt lớn tính đến thời gian điều tra (2015) là:
N = (2015-1901)/2 = 57 năm.
Trường hợp thứ ba, trên con sông nào đó điều tra năm 1937 xảy ra một trận lũ
đặc biệt lớn và từ đó tới nay không có trận lũ nào tương tự, lũ đó thời kỳ xuất hiện
lại của trận lũ đó là:
N = 2015-1937 = 78 năm.
Việc xác định N mang tính chất gần đúng, song thời gian xuất hiện của lũ điều
tra lớn hơn rất nhiều so với thời gian xuất hiện lại của lũ đo đạc nên việc xử lý lũ
đặc biệt lớn vẫn làm tăng độ chính xác của kết quả tính toán.
 Tính toán tần suất kinh nghiệm của lũ đặc biệt lớn
Đối với trị đặc biệt lớn tần suất kinh nghiệm đỉnh lũ xác định theo công thức:
M
P= 100% (6-42 )
N +1
Trong đó: M - là số thứ tự của lũ đặc biệt lớn được xếp từ lớn đến nhỏ;
N là thời kỳ xuất hiện lại của lũ đặc biệt lớn nhất.
Đối với các đỉnh lũ thường vẫn tính theo công thức sau:
m
P= 100% (6-43 )
n +1
Trong đó: m - là số thứ tự của lũ thường xếp từ lớn đến nhỏ;
n - là số trận lũ thường.

 Xác định các thông số thống kê khi xử lý lũ đặc biệt lớn


Trường hợp lũ đặc biệt lớn nằm ngoài chuỗi tài liệu thực đo (Hình 6.9a)
181

Hình 6.9: Hai trường hợp xác định vị trí lũ đặc biệt lớn
+ Trị số bình quân của tập hợp mẫu kể cả lũ đặc biệt lớn
1 N -1 n 
XN =  XN +
N n
 i=1 Xi  (6-44 )
+ Hệ số phân tán

C = [(K − 1) + ∑ (K − 1) ] (6-45 )

Trong đó : K = ;K = ;

Nếu trong N năm có a trận lũ đặc biệt lớn ta có:

X = (∑ X + ∑ X) (6-46 )

C = [(∑ (K − 1) + ∑ (K − 1) ] (6-47 )

Trong đó : K = ; X là lũ đặc biệt lớn thứ j

Trường hợp lũ đặc biệt lớn nằm trong chuỗi tài liệu thực đo (Hình 6.9b)
182

Trong dãy số liệu đo đạc n năm có một con lũ đặc biệt lớn X N biết rằng trong
N năm không còn con lũ nào lớn hơn nó. Ta có thể xác định các tham số của đường
tần suất lý luận như sau:

X = (X + ∑ X) (6-48 )

C = [(K − 1) + ∑ (K − 1) ] (6-49 )

Trong trường hợp có a trận lũ đặc biệt lớn nằm trong dãy số liệu đo đạc ta có :

X = (∑ X + ∑ X) (6-50 )

C = [(∑ (K − 1) + ∑ (K − 1) ] (6-51 )

3. Vấn đề chọn hàm phân bố xác suất


Các đặc trưng lũ có sự biến động lớn nên hệ số C thường có giá trị lớn hơn so
với các đặc trưng dòng chảy năm và dòng chảy kiệt. Nếu như dòng chảy năm thường
có C = 2 C nên rất phù hợp với luật Piêc-sơn III, thì dòng chảy lũ lại có giá trị m
= C /C lớn hơn so với dòng chảy năm, thông thường thì m có giá trị bằng 3,4 thậm
chí bằng 6. Bởi vậy, đối với các đặc trưng lũ không nên sử dụng hàm phân bố xác
suất P . Hiện nay hàm phân bố xác suất Kristky – Menken thường được sử dụng
phổ biến nhất. Ngoài ra, còn một số hàm phân bố khác, chẳng hạn như hàm Gumbel
cũng được nghiên cứu ứng dụng.
Ở Việt Nam thường dùng hàm phân bố 𝑃 đối với chuỗi dòng chảy năm và
dòng chảy kiệt, còn hàm phân bố Kristky – Menken được chọn khi thống kê các đặc
trưng dòng chảy lũ.
4. Vấn đề hệ số an toàn
Các đặc trưng lũ có sự biến động lớn nên hệ số C thường có giá trị lớn hơn so với
các đặc trưng dòng chảy năm và dòng chảy kiệt. Nếu như dòng chảy năm thường có
CS = 2CV nên rất phù hợp với luật Piêc-sơn III, thì dòng chảy lũ lại có giá trị m =
CS/CV lớn hơn so với dòng chảy năm, thông thường thì m có giá trị bằng 3, 4 thậm
chí bằng 6. Bởi vậy, đối với các đặc trưng lũ không nên sử dụng hàm phân bố xác
suất P . Hiện nay hàm phân bố xác suất Kristky – Menken thường được sử dụng
183

phổ biến nhất. Ngoài ra, còn một số hàm phân bố khác, chẳng hạn như hàm Gumbel
cũng được nghiên cứu ứng dụng.
Ở Việt Nam thường dùng hàm phân bố PIII đối với
chuỗi dòng chảy năm và dòng chảy kiệt, còn hàm phân
bố Kristky – Menken được chọn khi thống kê các đặc
trưng dòng chảy lũ.
Mặc dù đã xử lý lũ đặc biệt lớn nhưng khi vẽ đường
tần suất dòng chảy lũ vẫn có sai số tương đối lớn nên đối
với các công trình quan trọng người ta thường cộng thêm
vào trị số thiết kế đỉnh lũ QnP QmP một trị số ∆Q gọi là
hệ số an toàn. Hệ số an toàn ∆Q được chọn tùy thuộc vào
hệ số phân tán CV, tần suất thiết kế P và số năm quan
trắc đặc trưng lũ là n. công thức tính ∆Q được đề nghị
như sau :

Hình 6.10. Biểu đồ tra


Ep theo Cv và P
a.E P
ΔQ = Q mP (6-52 )
n

Trong đó: a là hệ số phụ thuộc vào mức độ tin cậy của tài liệu thủy văn ở lưu
vực nghiên cứu: a = 0,7 với các lưu vực đã được nghiên cứu đầy đủ; a = 1,5 với các
lưu vực ít nghiên cứu. EP là sai số quân phương của đường tần suất, phụ thuộc vào
CV và P được tra trên biểu đồ (hình 6.10) hoặc bảng tra sẵn (bảng 6.1).
Bảng 6.1: Quan hệ EP = f (Cv) với P= 0,01%

Cv 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4
Ep 0,25 0,45 0,64 0,80 0,97 1,12 1,26 1,40 1,56 1,71 1,89 2,06 2,22 2,40
184

b. Xác định tổng lượng lũ thiết kế WmP


Tổng lượng lũ thiết kế là lượng dòng của trận lũ có tần suất xuất hiện bằng tần
suất thiết kế, ký hiệu W . Hình 6.11 là diện tích phía dưới đường quá trình lũ thiết
kế kể từ chân lũ trước t đến chân lũ sau t (kể cả phần nước gốc).
Khi có nhiều tài liệu đo đạc, việc xác định W hoàn toàn tương tự như xác
định Q . Tổng lượng lũ của mỗi trận lũ được tính theo công thức (6-1a) hoặc
công thức (6-1b) như đã trình bày trong mục (6.1. ). Chú ý rằng, khi chọn mẫu thống
kê lũ thì đặc trưng đỉnh lũ và tổng lượng lũ được chọn trong cùng một trận lũ.

Hình 6.11: Tổng lượng lũ của trận lũ


c. Xác định quá trình lũ thiết kế
Quá trình lũ thiết kế là quá trình thay đổi lưu lượng theo thời gian của trận lũ
có tần suất xuất hiện bằng tần suất thiết kế.
Quá trình lũ hình thành trên lưu vực phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau,
như cường độ mưa và sự phân bố của mưa theo thời gian không gian, đặc điểm địa
hình làm cho quá trình lũ biến đổi rất phức tạp. Để xác định quá trình lũ thiết kế,
hiện nay thường chọn một trận lũ lớn đã xảy ra trong thực tế gọi là lũ điển hình, tiến
hành thu phóng quá trình lũ điển hình được quá trình lũ thiết kế.

Lũ điển hình được chọn theo nguyên tắc như sau:


185

- Lũ điển hình có lưu lượng đỉnh lũ xấp xỉ với đỉnh lũ thiết kế Q đ ≈Q


hoặc những trận lũ lớn nhất đã xảy ra trong thực tế.
- Có dạng quá trình lũ bất lợi đối với công trình, là trận lũ mà khi thiết kế công
trình chống lũ sẽ có quy mô công trình lớn hơn so với các dạng lũ khác có cùng giá
trị Q . Việc chọn dạng lũ bất lợi còn tùy thuộc vào loại công trình. Ví dụ, đối với
công trình đập dâng hoặc cống thoát lũ, không có dung tích điều tiết lũ thì dạng lũ
có đỉnh lũ lớn và thời gian lũ ngắn là dạng bất lợi cho công trình, còn khi đối với
công trình hồ chứa có dung tích điều tiết lũ thì dạng lũ kép là dạng bất lợi, đỉnh lũ
sẽ ảnh hưởng ít hơn tùy theo dung tích điều tiết lũ lớn hay nhỏ.
Có nhiều cách thu phóng khác nhau từ lũ điển hình thành lũ thiết kế. Trong tài
liệu này sẽ giới thiệu một số phương pháp thường dùng trong thực tế hiện nay.
 Phương pháp cùng tỷ số
Theo phương pháp này tất cả tung độ của quá trình lũ thiết kế (trục lưu lượng)
được xác định bằng cách nhân tung độ của lũ điển hình với cùng một hệ số gọi là hệ
số thu phóng theo công thức (6-53).

Q (t) = K x Q đ (t) (6-53 )

Trong đó: K có thể là hệ số đỉnh lũ hoặc hệ số lưu lượng lũ được xác định theo công
thức (6-54), Q (t) và Qđ (t) tương ứng là tung độ đường quá trình lũ
thiết kế và lũ điển hình tại thời điểm t.

K=k = hoặc là: K = k = (6-54 )


đ đ

Trong đó: k là hệ số đỉnh lũ; k là hệ số tổng lượng lũ; Q và Q đ tương


ứng là đỉnh lũ thiết kế và đỉnh lũ điển hình; W và W đ tương ứng
là tổng lượng lũ thiết kế và tổng lượng lũ điển hình.
Hình 6.12 thể hiện quá trình lũ thiết kế được thu phóng từ lũ điển hình theo
phương pháp thu phóng cùng tỷ số.
186

Hình 6.12: Thu phóng lũ phương pháp cùng tỷ số


Thu phóng theo phương pháp cùng tỷ số cho quá trình lũ thiết kế thời gian lũ
bằng thời gian lũ điển hình. Nếu thu phóng theo hệ số k thì đỉnh lũ sau khi thu
phóng sẽ có giá trị bằng đỉnh lũ thiết kế nhưng tổng lượng lũ sau khi thu phóng chưa
chắc đã bằng tổng lượng lũ thiết kế, có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn tùy theo tỷ số
K /K , nếu tỷ số này bằng 1 thì đường quá trình lũ sau khi thu phóng sẽ có tổng
lượng lũ bằng tổng lượng lũ thiết kế. Nếu thu phóng theo hệ số k thì tổng lượng lũ
sau khi thu phóng sẽ có giá trị bằng tổng lượng lũ thiết kế nhưng đỉnh lũ sau khi thu
phóng chưa chắc đã bằng đỉnh lũ thiết kế và cũng tùy thuộc vào giá trị của tỷ số
K /K , nếu tỷ số này bằng 1 thì đỉnh lũ sau khi thu phóng có giá trị đúng bằng đỉnh
lũ thiết kế, đỉnh lũ sẽ nhận giá trị thiên nhỏ nếu tỷ số này nhỏ hơn 1, đỉnh lũ sẽ nhận
giá trị thiên lớn nếu tỷ số này lớn hơn 1. Đây cũng là nhược điểm của phương pháp
cùng tỷ số.
Thu phóng theo hệ số đỉnh lũ sẽ thích hợp đối với các loại công trình không
có dung tích điều tiết lũ (đập dâng, cống thoát nước qua đường v.v...); còn thu phóng
theo hệ số tổng lượng lũ sẽ thích hợp với các công trình có dung tích điều tiết lũ.
 Phương pháp thu phóng theo hai tỷ số (phương pháp Oghiepxki)
Theo Oghiepxki thì quá trình lũ thiết kế phải là một quá trình có đỉnh bằng
đỉnh thiết kế, đồng thời có lượng bằng lượng thiết kế. Để đảm bảo được yêu cầu đó
Oghiepxki đề xuất sử dụng 2 tỷ số để thu phóng. Mỗi điểm trên đường quá trình lũ
thiết kế (Q~t) được xác định theo tung độ (lưu lượng) và hoành độ (thời gian) như
sau:
187

Q =K Qđ (6-55 )

t =K tđ (6-56 )

Trong đó: t đ và t - tương ứng là thời gian tại thời điểm thứ i của đường quá trình
lũ điển hình và lũ thiết kế;
Q đ và Q - tương ứng là lưu lượng lũ tại thời điểm thứ i của đường
quá trình lũ điển hình và lũ thiết kế;
K và K - tương ứng là hệ số thu phóng theo trục tung (lưu lượng) và
trục hoành (thời gian).
K - là hệ số thu phóng lưu lượng xác định theo công thức:

K = (6-57 )
đ

K là hệ số thu phóng thời gian, xác định theo công thức:

K = (6-58 )
K là hệ số tổng lượng được xác định theo công thức (6-59), trong đó W
và W đ tương ứng là tổng lượng lũ thiết kế và tổng lượng lũ điển hình:

K = (6-59 )
đ

Hình 6.13 mô tả quá trình lũ thiết kế được thu phóng từ lũ điển hình.

Hình 6.13: Đường quá trình lũ thiết kế thu phóng theo phương pháp hai tỷ số
188

Phương pháp Oghiepxki là phương pháp cho kết quả là trận lũ thiết kế có
đỉnh bằng đỉnh lũ thiết kế, có lượng lũ bằng lượng lũ thiết kế thỏa mãn yêu cầu của
quá trình lũ thiết kế.
6.5. XÁC ĐỊNH DÒNG CHẢY LŨ THIẾT KẾ KHI KHÔNG CÓ TÀI
LIỆU THỰC ĐO
Các trạm thủy văn thường chỉ được xây dựng ở một số vị trí nhất định trên
hệ thống sông vì chi phí cho xây dựng trạm đo và quan trắc rất tốn kém. Lưới trạm
thủy văn được quy hoạch theo yêu cầu nghiên cứu cơ bản về chế độ dòng chảy sông
ngòi trên một vùng lãnh thổ hoặc trên lưu vực sông. Trong thực tế, chỉ những công
trình quan trọng có quy hoạch trước đó người ta mới xây dựng trạm đo thủy văn.
Bởi vậy, hầu hết các công trình thường được xây dựng ở những vị trí không có tài
liệu đo đạc thủy văn. Còn lại, các phương pháp tính dòng chảy lũ thiết kế khi không
có tài liệu quan trắc thủy văn là nội dung rất quan trọng trong tính toán thủy văn
thiết kế.
6.5.1. Phân loại các phương pháp tính toán
Hiện nay, các phương pháp tính toán lũ thiết kế trong trường hợp không có tài
liệu đo đạc thủy văn được phát triển theo hướng chính như sau: Phương pháp mô
hình toán và phương pháp xây dựng các công thức tính kinh nghiệm.
a. Các công thức tính lũ thiết kế
Thực ra các công thức tính lũ hiện nay chỉ được xây dựng theo đặc trưng đỉnh
lũ. Các đặc trưng còn lại (tổng lượng lũ và đường quá trình lũ) được xác định theo
các phương pháp riêng và khá đơn giản.
Theo Trebotariep, các công thức tính đỉnh lũ thiết kế có thể chia thành 3 loại
như sau:
+ Công thức lý luận: là loại công thức được xây dựng trên cơ sở phân tích căn
nguyên dòng chảy, từ đó xây dựng mối liên hệ giữa đỉnh lũ với các đặc trưng mưa
gây lũ và các yếu tố ảnh hưởng của mặt đệm. Điển hình cho loại này là các công
thức cường độ giới hạn sẽ trình bày ở các mục sau.
+ Công thức kinh nghiệm: là loại công thức đã hoàn toàn dựa trên cơ sở tổng
hợp tài liệu thực đo về lũ nhằm xác định mối quan hệ giữa đỉnh lũ với các nhân tố
189

ảnh hưởng, từ đó dùng một công thức toán học thể hiện mối quan hệ đó. Điển hình
cho loại này là công thức triết giảm mô đun đỉnh lũ theo diện tích lưu vực sông.
+ Công thức bán kinh nghiệm: đây là loại công thức trung gian của 2 loại trên,
nghĩa là vừa dựa vào phân tích căn nguyên của sự hình thành dòng chảy lũ vừa tổng
hợp theo các số liệu thực đo để tham số hóa các công thức tính toán.
Cách phân loại như vậy cũng chỉ là tương đối, hầu hết các loại công thức trên
đây (kể cả công thức kinh nghiệm) đều được xây dựng trên cơ sở phân tích căn
nguyên của sự hình thành dòng chảy lũ, trong đó các tham số của công thức được
xác định theo phương pháp tổng hợp địa lý để sử dụng trong tính toán thiết kế.
b. Phương pháp mô hình toán
Phương pháp mô hình toán là phương pháp sử dụng các mô hình toán thủy
văn, thủy lực để tính toán các đặc trưng lũ thiết kế. Sử dụng các mô hình toán có thể
xác định cả quá trình lũ thiết kế mà không phải tính riêng các đặc trưng lũ như
phương pháp đã trình bày ở trên.
Hiện nay, các mô hình toán thủy văn phát triển rất mạnh và ngày càng hoàn
thiện. Những mô hình ứng dụng trong tính lũ thiết kế gồm các mô hình đường đơn
vị (đường đơn vị tổng hợp của Sneyde, đường đơn vị SCS, mô hình NAM...) và các
mô hình hệ thống (HEC1, HEC-HMS, HEC – RESSIM,...).
6.5.2. Tính đỉnh lũ thiết kế
Việc tính lưu lượng đỉnh lũ thiết kế, tùy theo diện tích lưu vực, có thể sử dụng
một trong các công thức dưới đây:
- Đối với lưu vực có diện tích nhỏ hơn 100 km2, tính theo công thức cường độ
giới hạn.
- Đối với lưu vực có diện tích lớn hơn 100 km2, có thể tính theo công thức triết
giảm.
a. Công thức cường độ giới hạn
 Dạng công thức
Công thức cường độ giới hạn là công thức tính lưu lượng đỉnh lũ theo cường
độ mưa bình quân lớn nhất trong thời đoạn tính toán bằng thời gian bằng thời gian
tập trung nước trên lưu vực (τ) có dạng (6-31) đã trình bày ở mục 6.2. Tương ứng
với tần suất P công thức (6-28) được viết lại dưới dạng công thức (6-60):
190

Q maxP = K .α .a P .F (6-60 )


Trong đó: QmaxP (m3/s) – là lưu lượng đỉnh lũ thiết kế với tần suất P;
aτP – là cường độ bình quân mưa lớn nhất thời đoạn tương ứng với tần
suất thiết kế P (gọi tắt là cường độ mưa thiết kế) với thời đoạn tính toán bằng thời
gian tập trung dòng chảy trên lưu vực là τ.
K – là hệ số đổi đơn vị: K = 16,67 nếu cường độ mưa thiết kế a τP tính
bằng (mm/phút), K = 0,278 nếu cường độ mưa thiết kế aτP tính bằng (mm/giờ).
F (km2) – diện tích lưu vực
ατ – là hệ số dòng chảy đỉnh lũ trong thời gian tập trung nước τ. Đối
với những vùng mưa nhiều, những trận mưa lớn thường được hình thành khi trên bề
mặt lưu vực đã bão hòa về độ ẩm. Do vậy, ατ thường lấy bằng hệ số dòng chảy trận
lũ:
Y
ατ = α = (6-61 )
X
Xuất phát từ công thức cơ bản (6-60) nhiều tác giả đã đề xuất các công thức
tính toán đỉnh lũ thiết kế có dạng khác nhau. Trong các tiêu chuẩn xây dựng ở nước
ta đã quy định tính lũ theo công thức do Alecxayep đề nghị có dạng:

Q maxP =16, 67ψ(τ).H nP .α.F.δ1 .δ 2 (6-62 )


Công thức (6-62) được suy ra từ công thức (6-61) khi cường độ mưa thiết kế
aτP tính theo đường cong triết giảm mưa có đơn vị tính là (mm/phút):

a τP = ψ(τ).H nP
Trong đó: - HnP là lượng mưa ngày lớn nhất tương ứng với tần suất thiết kế P có
đơn vị tính là mm.
- δ1 là hệ số triết giảm đỉnh lũ do ảnh hưởng của ao hồ trong lưu vực:

1
δ1 =
1 + c a .f a
Với: ca – hệ số phản ánh khả năng điều tiết của ao hồ
fa – là diện tích tương đối của ao hồ trong lưu vực fa = Fa/F
Fa – là diện tích ao hồ của lưu vực, F – diện tích lưu vực
191

- δ 2 là hệ số triết giảm đỉnh lũ do ảnh hưởng của rừng trên lưu vực:
1
δ2 =
1+ c r .f r
Với: cr – hệ số phản ánh khả năng điều tiết của rừng
fr – là diện tích tương đối của rừng so với diện tích lưu vực fr = Fr/F
Fr – là diện tích rừng trong lưu vực, F – diện tích lưu vực
Công thức cường độ giới hạn được sử dụng trong tiêu chuẩn tính toán các
đặc trưng dòng chảy lũ TCVN 9845 – 2013 áp dụng cho lưu vực nhỏ nên ảnh hưởng
điều tiết của rừng là không lớn nên ta chọn δ2  1, δ1  δ .

Đặt A P =16, 67ψ(τ) ta có công thức tính lưu lượng theo TCVN 9845-2013:
Q P% = A P% .φ .H P% .F.δ (6-63 )
Trong đó: P% - tần suất thiết kế lấy theo tiêu chuẩn thiết kế công trình
HP% (mm) - lượng mưa ngày lớn nhất tương ứng với tần suất thiết kế P%
của trạm đại diện cho lưu vực tính toán. Trong tính toán cần cập nhật
chuỗi số liệu mưa của trạm đại diện đến thời điểm tính.
QP% (m3/s) - lưu lượng đỉnh lũ ứng với tần suất thiết kế;
F (km2) - diện tích lưu vực;
φ - Hệ số dòng chảy lũ lấy trong bảng phụ lục 6, tùy thuộc vào lượng
mưa ngày thiết kế (HP%), diện tích lưu vực (F) và loại đất cấu tạo lưu vực
(xác định cấp đất theo bảng 6.2);
AP% - Mô đun tương đối đỉnh lũ tương ứng với tần suất thiết kế; A P% lấy
trong phụ lục 8 tùy thuộc vào vùng mưa, đặc trưng địa mạo thủy văn của
lòng sông  ls (xác định theo công thức (6-66), thời gian tập trung dòng
chảy trên sườn dốc sd (sd theo phụ lục 7);
 - Hệ số xét tới mức độ làm giảm nhỏ lưu lượng đỉnh lũ do ao, hồ, đầm
lầy lưu vực, xác định theo bảng 6.4;
Bảng 6.2: Bảng phân cấp đất theo hàm lượng cát.
Hàm lượng cát (%) Cấp đất Hàm lượng cát (%) Cấp đất
0,0  2 I 31-62 IV
2,1  12 II 63-83 V
12,1  30 III 84-100 VI
192

Bảng 6.3: Bảng phân cấp đất, đá theo cường độ thấm và hàm lượng cát
Cường độ
Hàm lượng Cấp
TT Tên đất thấm
cát (%) đất
(mm/min)
1 Nhựa đường, đất không thấm, các loại đá 0  0,1 I
Đất sét, sét màu, đất muối, đất sét cát (khi ẩm có 2 0,1 I
2
thể vê thành sợi, uốn cong không đứt) 10 0,3 II
3 Đất hóa tro, hóa tro mạnh 10 0,3 II
Đất tro chất sét (khi ẩm có thể vê thành sợi, uốn 14 0,50 III
4
cong có vết rạn) 15 0,60 III
Sét cát đất đen, đất rừng màu tro nguyên thổ rừng 12 0,40 II
5 có cỏ, đất hóa tro vừa (khi ẩm có thể vê thành sợi, 15 0,60 III
uốn cong có vết rạn) 30 0,85 III
Đất đen màu mỡ tầng dầy 14 0,50 III
6
30 0,85 III
Đất đen thường 15 0,60 III
7
30 0,85 III
Đất màu lê, màu lê nhạt 17 0,70 III
8
30 0,90 III
Đất canxium đen ở những cánh đồng có màu tro 17 0,70 III
đen chứa nhiều chất mục thực vật. Nếu lớp thực
9 40 0,90 IV
vật trên mặt mỏng thì liệt vào loại IV, nếu dày
thuộc loại III 60 1,20 IV

Đất cát sét, đất đen cát sét, đất rừng, đất đồng cỏ 45 1,00 IV
10 (khi ướt có thể vê thành sợi) 60 1,25 IV
70 1,50 V
Đất cát không bay được (không vê thành sợi 80 2,00 V
11
được) 90 2,50 VI
Cát thô và cát có thể bay được (khi sờ tay vào có
95 3,00 VI
12 cảm giác nhắm mắt có thể phân biệt được hạt cát,
100 5,00 VI
không vê thành sợi được)
Chú thích:
1) Khi đất phủ nhiều cỏ, nghĩa là chiều dày lớp thực vật (lớp thổ nhưỡng có rong rêu)
lớn hơn 20 cm cấp đất I và III tăng 1 bậc còn V và VI giảm 1 bậc.
2) Nếu trên lưu vực có nhiều loại đất, cần phải tính riêng cho từng loại đất.
3) Lưu lượng sẽ lấy theo trị số bình quân tỷ lệ của phần trăm diện tích các loại đất có
trong lưu vực.
193

Bảng 6.4: Bảng hệ số triết giảm dòng chảy 


Vị trí hồ ao, đầm Diện tích hồ hoặc đầm lầy (%)
lầy 2 4 6 8 10 15 20 30 40 50
Ở hạ lưu 0,85 0,75 0,65 0,55 0,50 0,40 0,35 0,20 0,15 0,10
Ở thượng lưu 0,95 0,90 0,85 0,80 0,75 0,65 0,55 0,45 0,35 0,25

 Trình tự xác định QP%


- Xác định thời gian tập trung nước mưa trên sườn dốc sd.
Thời gian tập trung nước mưa trên sườn dốc sd, xác định theo phụ lục 7 tùy
thuộc vào hệ số địa mạo thủy văn của sườn dốc ( sd ) và vùng mưa (bảng 6.5).
Bảng 6.5: Bảng phân vùng mưa rào Việt Nam
Vùng mưa Ranh giới phân vùng mưa rào
I Lưu vực thượng nguồn sông Mã, sông Chu, sông Cả.
II Vùng thượng nguồn sông Đà từ biên giới đến Nghĩa Lộ.
III Tâm mưa Hoàng Liên Sơn hữu ngạn sông Thao, từ biên giới đến Ngòi Bút.
IV Vùng lưu vực sông Kỳ Cùng, sông Bằng Giang, thượng nguồn sông Hồng.
V Lưu vực sông Gâm, tả ngạn sông Lô.
VI Thung lũng sông Thao, sông Chảy, hạ lưu sông Lô Gâm.
VII Các lưu vực bắt nguồn từ dãy Yên Tử đổ ra biển.
VIII Vùng biển từ Hải Phòng đến Thanh Hóa.
IX Các lưu vực phần trung du sông Mã, sông Chu ra đến biển.
X Vùng ven biển từ Thanh Hóa đến Đồng Hới.
XI Vùng ven biển từ Đồng Hới đến Đà Nẵng
XII Vùng ven biển từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi
XIII Vùng ven biển từ Quảng Ngãi đến Phan Rang
XIV Các lưu vực sông phía Bắc Tây Nguyên.
XV Các lưu vực sông phía Nam Tây Nguyên.
XVI Các lưu vực sông từ Ban Mê Thuột tới Bảo Lộc.
XVII Vùng ven biển từ Phan Rang đến Vũng Tàu.
XVIII Vùng đồng bằng Nam Bộ.

Hệ số  sd xác định theo công thức:

Lsd 0,6
sd = (6-64 )
msd Jsd0,3 ( H p )0,4
Trong đó: Lsd - chiều dài bình quân của sườn dốc lưu vực, m; được xác định theo
công thức (6-65):
194

1000  F (6-65 )
Lsd =
1,8(L   l )
Với: L: Chiều dài lòng chủ (Lòng chính); km.
∑l: Tổng chiều dài lòng nhánh; km.
msd - thông số đặc trưng nhám trên sườn dốc, phụ thuộc vào tình trạng
bề mặt của sườn lưu vực, lấy theo bảng 6.6.
Jsd – Độ dốc sườn dốc.
Bảng 6.6: Thông số đặc trưng trên sườn dốc msd
Hệ số msd trong trường hợp
Tình hình sườn dốc lưu vực
Cỏ thưa Trung bình Cỏ dày
- Bề mặt nhẵn (át phan, bê tông, …) 0,50

- Đất đồng bằng loại hay nứt nẻ, đất san phẳng đầm chặt. 0,40 0,30 0,25

- Mặt đất thu dọn sạch, không có gốc cây, không bị cày
0,30 0,25 0,20
xới, vùng dân cư nhà cửa không quá 20%, mặt đá xếp.
- Mặt đất bị cày xới, nhiều gốc bụi, vùng dân cư có nhà
0,20 0,15 0,10
cửa trên 20%.

- Tính thông số địa mạo thủy văn của lòng sông  ls theo công thức
1000L
ls = (6-66 )
m J F ( H p )1/4
1/3 1/ 4
ls ls

Trong đó: mls - thông số đặc trưng nhám lòng sông, phụ thuộc vào tình trạng bề
mặt lòng sông, suối của lưu vực, lấy theo bảng 6.7.
Jls – Độ dốc lòng sông.
Bảng 6.7: Thông số đặc trưng nhám lòng sông mls
Tình hình lòng sông từ thượng nguồn tới mặt cắt tính toán Hệ số mls
- Sông đồng bằng ổn định, lòng sông khá sạch, suối không có nước thường xuyên
11
chảy trong điều kiện tương đối thuận lợi.
- Sông lớn và trung bình, quanh co, bị tắc nghẽn, lòng sông có cỏ mọc, có đá, chảy
không lặng, suối không có nước thường xuyên, mùa lũ dòng nước cuốn theo nhiều 9
sỏi cuội, bùn cát
- Sông vùng núi, lòng sông nhiều đá, mặt nước không phẳng, suối chảy không
7
thường xuyên, quanh co, lòng sông tắc nghẽn.

- Xác định trị số AP% theo phụ lục 8.


195

Đối với các lưu vực nhỏ, khi lòng sông không rõ ràng, mô đun tương đối đỉnh
lũ AP% lấy theo phụ lục 8 ứng với  ls= 0.
- Tính lưu lượng đỉnh lũ theo công thức (6-63)

b. Công thức triết giảm

Đối với các lưu vực lớn hơn 100 km2, để tính lưu lượng đỉnh lũ ta có thể dùng
công thức triết giảm. Công thức có dạng:
n
 100 
Qp = q100   λ p .F.δ (m3 / s) (6-67 )
 F 
Trong đó: q100 - Mô đun đỉnh lũ tương ứng với tần suất 10% quy về diện tích lưu
vực thống nhất 100km2 lấy ở phụ lục 9 theo các trạm quan trắc gần khu
vực công trình, m3/s/km2.
n
 100 
  - Hệ số triết giảm mô đun đỉnh lũ theo diện tích, n lấy ở phụ lục 9.
 F 
F - Diện tích lưu vực tính toán, km2;
p - Hệ số chuyển tần suất lấy ở phụ lục 9;
 - Hệ số xét tới ảnh hưởng điều tiết của các hồ, ao, đầm lầy.
Chú thích: Công thức (6-67) không phù hợp với trường hợp 0,75 < n < 1,25,
có nghĩa là phù hợp với n  1,25 và n  0,75.

6.5.3. Xác định tổng lượng lũ thiết kế 𝐖𝐥ũ 𝐏


Trường hợp không có tài liệu quan trắc, có thể xác định tổng lượng lũ từ mưa
rào.
Đối với các lưu vực nhỏ có diện tích từ 1km2 đến 50km2. Có thể dùng lượng
mưa ngày để tính tổng lượng lũ.

Wp =103 Hp .α.F (m3) (6-68 )


Đối với lưu vực có diện tích nhỏ hơn 1km2, tổng lượng lũ tính theo mưa rơi
trong thời gian 150 phút.

Wp =103 ψ(150) .H p .α.F (m3) (6-69 )


ψ(150) lấy theo phụ lục 5 với thời gian là 150 phút.
196

Hệ số dòng chảy α trong cả 2 trường hợp lấy theo α ổn định tương ứng với F
> 100 km2 trong phụ lục 6.
6.5.4. Xác định quá trình lũ thiết kế Q(t) ~ t
Trong trường hợp không có tài liệu đo lũ, đường quá trình lũ thiết kế được xác
định theo phương pháp sử dụng các mô hình toán thủy văn hoặc phương pháp khái
quát hóa đường quá trình lũ theo dạng toán học nào đó.Trong tài liệu này chỉ trình
bày cách xác định đường quá trình lũ thiết kế theo phương pháp thứ hai.
a. Đường quá trình lũ dạng tam giác
Đối với lưu vực nhỏ, lũ lên nhanh xuống nhanh nên nhánh lên và nhánh xuống
của đường quá trình lũ có thể coi là những đoạn thẳng và do đó đường quá trình lũ
được khái quát hóa theo dạng hình tam giác.
Từ QmaxP và WmP đã biết dễ dàng tính được thời gian trận lũ (cạnh đáy của hình
tam giác);

T =

Vị trí đỉnh lũ xuất hiện cuối thời gian lũ lên tương ứng với thời gian lũ lên T l.

Hình 6.14: Quá trình lũ dạng tam giác


Ta có thời gian lũ tính theo công thức:

T ũ = T + T = T (1+ ) = T (1+γ);

Trong đó: γ =

Từ đó rút ra công thức tính T : T = ( )


197

Hệ số γ phụ thuộc vào diện tích lưu vực F và các nhân tố điều tiết của lưu vực.
Đối với lưu vực nhỏ ít điều tiết γ = 1,5 ÷ 2, đối với lưu vực điều tiết nhiều γ = 2,5 ÷
3,5 hoặc có thể lấy theo lưu vực tương tự.
b. Dạng đường quá trình hình thang
Đối với lưu vực nhỏ, trong trường hợp mưa lũ kéo dài cộng với sự điều tiết của
lưu vực có thể dẫn đến thời gian duy trì đỉnh lũ tương đối lớn. Do đó, có thể dùng
hình thang để biểu thị quá trình lũ thiết kế (hình 6.15). Tổng lượng lũ là diện tích
của hình thang, tức là:
ũ
W = Q (6-70 )
Trong tính toán thiết kế thường chọn T = 0,1T ũ , từ công thức (6-70) rút ra
công thức tính toán thời gian lũ như sau:

Tũ = (6-71 )
,

TX
Thời gian lũ lên xác định theo hệ số γ = tương tự trường hợp dạng tam giác.
TL

Hình 6.15: Quá trình lũ dạng hình thang


198

CHƯƠNG 7. TÍNH TOÁN THỦY VĂN VÙNG SÔNG CHỊU ẢNH HƯỞNG
THỦY TRIỀU
7.1. MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ THỦY TRIỀU
7.1.1. Khái niệm về thủy triều
a. Thủy triều
Thủy triều là hiện tượng sóng của nước biển dưới tác động của các lực gây ra
bởi mặt trăng, mặt trời và các hành tinh khác lên các chất điểm nước trên đại dương.
Dưới tác động của các lực trên, nước trên đại dương dâng lên tạo thành sóng nước
di chuyển trên đại dương tạo thành sự chuyển động tương đối giữa trái đất, mặt
trăng, mặt trời và các hành tinh khác. Sự chuyển động của mặt trăng xung quanh trái
đất và của hệ thống mặt trăng – trái đất xung quanh mặt trời có tính chu kỳ, kéo theo
sự xuất hiện có chu kỳ của sóng nước trên đại dương. Các sóng nước tạo ra do hiện
tượng trên được gọi là sóng triều.
Sự di chuyển có chu kỳ của các sóng triều gây ra hiện tượng lên xuống có chu
kỳ của mực nước biển tại một vị trí quan trắc. Bởi vậy, có thể coi thủy triều là hiện
tượng dao động có chu kỳ của mực nước biển tại vị trí quan trắc.
b. Các đặc trưng cơ bản của thủy triều
- Mực nước triều:
Là cao trình mực nước biển hoặc sông có ảnh hưởng thủy triều so với mặt
chuẩn tại một vị trí quan trắc nào đó, thường được ký hiệu là Z.
- Quá trình mực nước triều:
Là đồ thị của quá trình thay đổi mực nước triều theo thời gian t, được ký hiệu
là Z(t). Như vậy mực nước triều là hàm của thời gian, được biểu thị bằng đường
cong Z = Z(t).
Trên đường quá trình mực nước triều có các pha triều lên (còn gọi là triều
dâng), triều xuống (triều rút), cùng các đặc trưng đỉnh và chân triều.
Thời kỳ liên tục trong đó dZ/dt >0 gọi là pha triều lên, ngược lại là pha triều
xuống. Đỉnh triều là điểm chuyển tiếp giữa pha triều lên và pha triều xuống, còn
chân triều là điểm chuyển tiếp giữa pha triều xuống và pha triều lên. Tại các đỉnh và
chân triều có dZ/dt = 0.
199

- Mực nước đỉnh triều và chân triều:


Là mực nước tương ứng với đỉnh và chân triều. Nếu trong một ngày đêm có
một lần triều lên, một lần triều xuống sẽ tương ứng có một mực nước đỉnh triều và
một mực nước chân triều. Nếu trong một ngày đêm có hai lần triều lên, hai lần triều
xuống, sẽ tồn tại trên đường quá trình triều hai đỉnh triều và hai chân triều. Trong
trường hợp một ngày đêm có hai đỉnh và hai chân triều, sẽ có một đỉnh triều cao và
một đỉnh triều thấp, một chân triều cao và một chân triều thấp (hình 7.1).

Hình 7.1: Đường quá trình mực nước triều Z~t trong một đêm
- Biên độ triều và chu kỳ triều:
Biên độ mực nước triều là chênh lệch mực nước giữa đỉnh triều so với chân
triều kế tiếp, thường ký hiệu là Ap. Chu kỳ triều là khoảng thời gian giữa hai đỉnh
triều đặc trưng kế tiếp nhau, thường ký hiệu là T. Có nhiều loại chu kỳ khác nhau.
Trong một ngày đêm có chu kỳ nửa ngày đối với loại chế độ bán nhật triều,
tức là trong một ngày đêm có hai lền triều lên và hai lần triều xuống với chu kỳ xấp
xỉ 12 giờ 25 phút.
Trong một ngày đêm có chu kỳ ngày, là khoảng thời gian giữa hai đỉnh triều
hoặc hai chân triều kế tiếp đối với chế độ nhật triều, hoặc là khoảng thời gian giữa
hai đỉnh triều cao (hoặc thấp), chân triều cao (hoặc thấp) trong trường hợp bán nhật
triều.
Nếu ta vẽ đường bao chân triều và đỉnh triều (hình 7.2), sẽ tồn tại các chu kỳ
triều nửa tháng, một tháng, tức là khoảng cách giữa hai lần triều cường hoặc kém kế
tiếp nhau.
200

Ngoài ra còn tồn tại các loại chu kỳ lớn hơn, chẳng hạn chu kỳ 4 tháng, chu kỳ
năm, chu kỳ 4 năm v.v...

Hình 7.2: Đường quá trình triều trong tháng 1/2001 tại cửa Ba Lạt
- Triều cường, triều kém:
Trong một tháng thường có hai thời kỳ triều hoạt động mạnh đó là thời kỳ triều
cường (còn gọi là thời kỳ nước lớn), khi đó biên độ triều lớn, đỉnh triều cao hơn còn
chân triều thấp hơn những ngày khác. Xen kẽ với hai thời kỳ triều cường, có hai thời
kỳ triều hoạt động yếu gọi là thời kỳ triều kém (thời kỳ nước ròng), khi đó biên độ
triều nhỏ, đỉnh triều thấp, còn chân triều lại cao so với những ngày khác.
c. Phân loại thủy triều
Chu kỳ thủy triều trong một ngày đêm đặc trưng cho chế độ thủy triều tại một
vị trí quan trắc. Bởi vậy người ta phân loại thủy triều theo chu kỳ thủy triều trong
một ngày đêm. Có các loại chế độ thủy triều sau đây:
- Chế độ bán nhật triều đều:
Là hiện tượng xảy ra trong một ngày mặt trăng (24 giờ 50 phút) có hai lần triều
lên và hai lần triều xuống, đỉnh và chân triều của hai lần đó xấp xỉ bằng nhau, chu
kỳ triều gần bằng 12 giờ 25 phút.
- Chế độ nhật triều đều:
201

Là hiện tượng xảy ra trong một ngày mặt trăng có một lần triều lên và một lần
triều xuống, chu kỳ triều xấp xỉ 24 giờ 50 phút.
- Chế độ bán nhật triều không đều:
Là hiện tượng xảy ra tương tự như chế độ bán nhật triều đều, song đỉnh và chân
triều trong hai lần triều liên tiếp có sự chênh lệch khá lớn.
- Chế độ nhật triều không đều:
Là hiện tượng mà trong chu kỳ nửa tháng, số ngày nhật triều không quá 7 ngày,
những ngày còn lại là bán nhật triều.
d. Phân loại thủy triều dọc bờ biển Việt Nam
Ở nước ta, dọc theo bờ biển từ Bắc đến Nam thủy triều có chế độ rất khác nhau.
Theo chế độ triều có thể chia làm 8 vùng, thống kê ở bảng 7.1.
Bảng 7.1: Chế độ thủy triều ở bờ biển Việt Nam

Biên độ
STT Vùng địa danh Chế độ thủy triều triều cường
(m)
1 Từ Quảng Ninh – Thanh Hóa Nhật triều đều 3,2÷ 2,6
2 Nghệ An – Quảng Bình Nhật triều không đều 2,5÷ 1,2
3 Nam Quảng Bình – Thuận An Bán nhật triều không đều 1,1÷ 0,6
4 Cửa Thuận An và vùng phụ cận Nhật triều không đều 0,4÷ 0,5
5 Nam Thừa Thiên Huế - Huế Bán nhật triều không đều 0,8÷ 1,2
đến Quảng Nam
6 Quảng Nam – Hàm Tân Nhật triều không đều 1,2÷ 2,0
7 Hàm Tân – Cà Mau Bán nhật triều không đều 2,0÷ 3,5
8 Cà Mau – Hà Tiên Nhật triều đều hoặc không đều < 1,0

Theo thống kê ở bảng 7.1, biên độ triều giảm dần từ Quảng Bình đến cửa Thuận
An (Huế), sau đó lại tăng dần đến mũi Cà Mau. Từ Cà Mau đến Hà Tiên biên độ
triều lại giảm xuống rõ rệt. Bờ biển Việt Nam không dài (3200km), nhưng có chế
độ triều của hầu hết các bờ biển trên thế giới (hình 7.3). Tính đa dạng của chế độ
triều dọc bờ biển Việt Nam phản ánh sự phức tạp của nó. Đặc biệt là tại bờ biển
đồng bằng sông Cửu Long, phía Đông và phía Tây có chế độ triều khác biệt nhau,
gây ra sự phức tạp của cơ chế chuyển động của thủy triều ở kênh rạch thuộc châu
thổ này.
202

Hình 7.3: Bản đồ thủy triều ở Biển Đông


203

7.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ thủy triều ngoài biển
a. Ảnh hưởng của các lực gây triều
Trong các lực gây triều thì lực hấp dẫn của mặt trăng, mặt trời đến các chất
điểm nước trên trái đất là chủ yếu. Quỹ đạo chuyển động của mặt trăng xung quanh
trái đất và hệ thống trái đất – mặt trăng xung quanh mặt trời là rất phức tạp dẫn đến
sự phức tạp về chế độ thủy triều ở các vị trị trên trái đất.
Trong một ngày, do trái đất quanh quanh trục của nó, nên vị trí tương đối giữa
mặt trăng và trái đất sẽ thay đổi theo chu kỳ ngày mặt trăng (24 giờ 50 phút). Do đó
mặt trăng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ thủy triều trong ngày. Mặt trăng
chuyển động xung quanh trái đất 28 ngày đêm, do đó vị trí tương đối giữa mặt trăng,
mặt trời và trái đất cũng có sự thay đổi theo chu kỳ một tháng dẫn đến sự thay đổi
theo chu kỳ của chế độ thủy triều trong một tháng. Tương tự vậy, sự thay đổi theo
chu kỳ giữa 3 thiên thể trong một năm và nhiều năm sẽ kéo dài theo sự thay đổi có
chu kỳ của chế độ thủy triều trong một năm và nhiều năm.
b. Ảnh hưởng của địa hình và các nhiễu động khí tượng thủy văn vùng ven bờ
- Ảnh hưởng của địa hình
Các sóng triều di chuyển trên đại dương có cao độ sóng không lớn lắm, thường
vào khoảng 1m, trong khi đó độ dài của sóng rất lớn (hàng nghìn km). Khi sóng triều
di chuyển vào các vịnh, do ảnh hưởng của điều kiện địa hình, sóng bị biến dạng đáng
kể, chiều cao sóng ở vùng ven bờ thường tăng lên so với ngoài đại dương, có khi đạt
từ 3m đến 5m.
Do ảnh hưởng điều tiết của các vùng vịnh, đường quá trình mực nước triều
cũng bị biến dạng. Độ sâu nước biển vùng ven bờ ảnh hưởng lớn đến tốc độ di
chuyển của sóng triều và biên độ của nó.
- Ảnh hưởng của các nhiễu động khí tượng
Gió là yếu tố chủ yếu gây ra sự biến động của các đặc trưng mực nước triều.
Với tác động của gió, chiều cao sóng triều bị tăng lên. Ở các vùng ven bờ, khi có
gió bão còn xảy ra hiện tượng sóng dềnh và do đó biên độ và mực nước triều thay
đổi đáng kể so với trường hợp lặng gió. Tác động của gió là rất ngẫu nhiên kéo theo
sự thay đổi ngẫu nhiên của đặc trưng triều vùng ven bờ.
204

- Ảnh hưởng của các nhiễu động khác


Ngoài gió, các dòng hải lưu cũng chi phối đáng kể đến chế độ và các đặc trưng
thủy triều vùng ven bờ.
Chế độ triều vùng ven bờ còn phụ thuộc vào vị trí của vùng bờ so với vùng cửa
sông. Càng gần cửa sông, chế độ thủy triều càng bị ảnh hưởng của chế độ dòng chảy
trong sông. Phạm vi ảnh hưởng của dòng chảy trong sông đến chế độ vùng ven bờ
còn phụ thuộc vào đặc điểm địa hình vùng cửa sông và ven bờ nữa.
7.2. CHẾ ĐỘ THỦY VĂN VÙNG SÔNG ẢNH HƯỞNG TRIỀU
7.2.1. Khái niệm về vùng sông ảnh hưởng triều
Cửa sông là đoạn sông nối tiếp giữa một dòng sông với biển, với một hồ chứa
nước hoặc một dòng sông khác. Trong chương này chỉ đề cập đến cửa sông thông
ra biển. Các sông có cửa thông ra biển bị ảnh hưởng mạnh của thủy triều gọi là vùng
sông ảnh hưởng triều.
Vùng sông ảnh hưởng thủy triều có thể chia ra làm 3 vùng sau:
1.Vùng cửa và vùng ven biển ngoài sông, đoạn này dòng chảy sông ngòi có
tình thế biển là chủ yếu, dòng chảy trong sông ảnh hưởng rất mạnh triều biển.
2. Đoạn cửa sông là phần kể từ mép biển đến chỗ phân nhánh (còn gọi là vùng
tam giác châu). Trong đoạn này bao gồm cả tình thế biển và tình thế sông.
3. Đoạn trên cửa sông là đoạn sông từ chỗ phân nhánh đến chỗ giới hạn ảnh
hưởng triều về mùa nước kiệt. Trong đoạn này tình thế sông trội hơn tình thế biến.

Hình 7.4: Khu vực sông ảnh hưởng triều


205

Ngoài ra người ta còn chia ra hai vùng sông đặc trưng: vùng sông bị ảnh hưởng
triều là vùng sông có giới hạn từ cửa sông đến giới hạn thủy triều (là vị trí trên cùng
bị ảnh hưởng thủy triều về mùa kiệt) và vùng sông bị nhiễm mặn là vùng sông từ
mép biển đến giới hạn trên của xâm nhập mặn về mùa kiệt. Giới hạn xâm nhập mặn
nằm ở phía dưới giới hạn thủy triều (hình 7.4).
7.2.2. Hiện tượng truyền triều vào vùng cửa sông
Thủy triều vào cửa sông, không những bị ảnh hưởng của địa hình lòng sông
cao dần và khi bờ thu hẹp lại, mà còn vì nước sông chảy ra làm cho sóng triều khi
dâng lên bị mất dần năng lượng. Triều càng vào sâu trong sông càng yếu dần, hiện
tượng triều vùng cửa sông càng phức tạp hơn vùng cửa biển.
Quá trình truyền sóng triều vào trong sông có thể mô tả như sau. Trong thời
gian triều bắt đầu lên, tốc độ nước sông mạnh hơn tốc độ dòng triều cho nên đỉnh
sóng triều không thể tiến ngay vào sông, tuy vậy sức mạnh của nước sông cũng
không đủ sức để đẩy sóng triều ra ngoài biển, kết quả là sóng triều nằm tại nơi tiếp
giáp giữa sông và biển, đồng thời nước sông bị ứ lại ở phía trước của sóng triều và
dần dần phát triển về phía thượng lưu (hình 7.5), trong đó sự thay đổi sóng triều lúc
triều lên là các đường 1, 2, 3. Đỉnh sóng triều S1, S2, S3, vẫn dừng lại tại chỗ ở nơi
tiếp giáp giữa sông và biển.
Triều tiếp tục lên cao cho đến khi sóng triều có năng lượng đủ lớn đỉnh sóng
triều mới di chuyển vào sông như S4, S5, S6, v.v…

Hình 7.5: Quá trình truyến sóng triều vào cửa sông
Trong quá trình truyền triều vào sông, do ảnh hưởng của địa hình lòng sông,
năng lượng triều bị tiêu hao, biên độ bị nhỏ dần. Khi triều tiến tương đối sâu vào
lòng sông thì ở cửa sông nước biển bắt đầu rút, do đó sóng triều không thể tiến sâu
được nữa và bắt đầu một thời kỳ rút nước trong sông ra biển. trong quá trình truyền
206

triều vào sông, biên độ triều sẽ giảm dần, tại nơi có biên độ sóng triều bằng không
(0) gọi là giới hạn triều.
7.2.3. Đặc điểm chế độ dòng chảy vùng sông ảnh hưởng thủy triều
a. Đặc điểm chế độ mực nước
Về chế độ mực nước, sự dao động mực nước trong sông sẽ có dạng tương tự
với dạng của triều ngoài biển khi lưu lượng nước từ nguồn ít thay đổi. Về mùa lũ,
dạng của đường quá trình mực nước bị thay đổi nhiều tùy thuộc vào vị trí quan trắc
kể từ cửa sông.
Nói chung, khi có lũ đỉnh triều và chân triều bị nâng lên, chu kỳ triều trong
sông thay đổi, trong một số trường hợp quá trình mực nước triều không còn có dạng
hình “sin” nữa. Điều này có thẻ nhận thấy trên hình (hình 7.6), là quá trình mực
nước triều tại trạm thủy văn Trực Phương (sông Ninh Cơ) từ ngày 9 đến ngày 29
tháng 8 năm 1969 khi thủy triều gặp lũ.

Hình 7.6: Đường quá trình mực nước triều tại trạm thủy văn Trực Phương trên
sông Ninh Cơ trận lũ từ ngày 9 đến ngày 29 tháng 8 năm 1969.
Ngoài ra, gió cũng là một tác động mạnh vào sự thay đổi quá trình mực nước
triều trong sông. Gió thổi từ biển làm cho mực nước triều cao thêm còn nếu gió thổi
từ đất liền ra biển, thì mực nước sẽ bị giảm xuống so với trường hợp lặng gió.
207

Tác động của các hoạt động kinh tế của con người ở thượng và hạ lưu sông sẽ
cũng ảnh hưởng rất lớn đến chế độ thủy triều vùng cửa sông, đặc biệt là khi trên
thượng nguồn có xây dựng hồ chứa lớn.
b. Dòng triều
 Khái niệm về dòng triều
Đặc điểm cơ bản của dòng chảy vùng sông ảnh hưởng triều là sự tồn tại chế
độ chảy hai chiều. Nếu ta quy ước chiều dòng chảy theo hướng từ sông ra biển là
chiều dương thì lưu lượng nước hoặc tốc độ dòng chảy sẽ có giá trị âm khi có nước
chảy theo triều ngược lại. Do hiện tượng triều phân lớp, có thể cùng một lúc tồn tại
cả hai hướng chảy tại một mặt cắt sông, tức là ở lớp nước phía dưới có nước chảy
ngược, còn ở lớp trên vẫn có nước chảy xuôi.
Dòng triều là quá trình trao đổi nước tại một mặt cắt sông ở vùng sông có ảnh
hưởng triều. Dòng triều được đánh giá bởi các đặc trưng sau đây:
1. Lưu lượng triều
Là lưu lượng nước đi qua một mặt cắt sông trong khoảng thời gian bằng một
giây (m3/s), thường được ký hiệu là Q. Lưu lượng Q có thể nhận các giá trị dương
hoặc âm và được tính bằng tổng của phần lưu lượng âm hoặc dương. Tức là:
Q = Q + + Q- (7-1 )
Trong đó Q+ là thành phần lưu lượng có giá trị dương; Q- là thành phần lưu
lượng có giá trị âm tại thời điểm đó. Ta có:
Nếu Q > 0 gọi là dòng triều lên.
Nếu Q < 0 gọi là dòng triều xuống.
Nếu Q = 0 gọi là điểm ngưng triều.
Thực ra tại điểm ngưng triều vẫn có thể tồn tại dòng chảy theo cả hai triều
nhưng tổng của các thành phần lưu lượng bằng không.
2. Tốc độ dòng triều
Tốc độ dòng triều được đặc trưng bởi phân bố tốc độ tại một mặt cắt ngang và
giá trị bình quân của nó tại mặt cắt đó.
208

Tương tự như lưu lượng dòng chảy, tốc độ nước ở các phần khác nhau tại một
mặt cắt có thể dương hoặc âm. Hình 7.7 minh họa biểu đồ phân bố tốc độ theo chiều
sâu tại một mặt cắt ngang sông.
Tốc độ bình quân của mặt cắt ngang tại một thời điểm nào đó tính bởi công
thức:
Q (7-2 )
V=
A
Trong đó: A là diện tích mặt cắt ngang sông. Tốc độ bình quân mặt cắt ngang
sẽ cùng dấu với lưu lượng tại mặt cắt đó.
Biểu đồ phân bố tốc độ theo chiều sâu

Hình 7.7: Biểu đồ phân bố tốc độ theo chiều sâu


a) Nước chảy hai chiều khi triều xuống
b) Nước chảy một chiều có tốc độ dương khi triều xuống
c) Nước chảy một chiều có tốc độ âm khi triều lên
d) Nước chảy hai chiều khi triều lên
- 𝑉 : Tốc độ chảy xuôi dòng
- 𝑉 : Tốc độ chảy ngược dòng.
3. Quá trình dòng triều
Quá trình dòng triều là sự thay đổi của lưu lượng hoặc tốc độ dòng triều theo
thời gian Q = Q(t) hoặc V = V(t). Hình 7.8 minh họa quá trình dòng triều và quá
trình mực nước triều Z(t) với các pha triều lên triều xuống và dòng triều lên, dòng
triều xuống.
209

Hình 7.8: Quá trình dâng triều và mực nước triều


4. Tổng lượng triều
Là lượng nước chảy qua một mặt cắt nào đó tại đoạn sông ảnh hưởng triều
trong một khoảng thời gian nhất định, ký hiệu là W. Do tồn tại dòng chảy theo hai
chiều nên tổng lượng nước trong một khoảng thời gian nhất định có thể âm hoặc
dương. Ta có:

W = ∫ Qdt (7-3 )

Trong đó: t , t là thời điểm đầu và cuối của thời đoạn tính toán.
 Ảnh hưởng điều tiết của dòng triều
Sự hoạt động có chu kỳ của thủy triều và dòng triều kéo theo sự điều tiết có
chu kỳ ở các đoạn sông có ảnh hưởng thủy triều. Khi triều lên xuất hiện dòng chảy
ngược từ hạ lưu sông, trong khi đó nước nguồn vẫn tiếp tục bổ sung cho đoạn sông
ở khu vực sông ảnh hưởng triều. Kết quả là, tại đoạn sông này có một lượng nước
khá lớn được tích lại và sẽ được thoát đi sau khi triều rút. Tổng lượng nước trữ lại
đồng thời làm tăng mực nước sông. Về mùa lũ, sự thay đổi mực nước do ảnh hưởng
thủy triều sẽ làm giảm khả năng tiêu của các hệ thống tiêu tự chảy. Tính toán quá
trình thay đổi mực nước và chu kỳ của nó sẽ là cơ sở cho các giải pháp thoát lũ hợp
lũ trong thời kỳ mùa lũ.
210

7.3. BIỆN PHÁP KHAI THÁC VÙNG CỬA SÔNG VEN BIỂN VÀ NHIỆM
VỤ TÍNH TOÁN THỦY VĂN
7.3.1. Các biện pháp khai thác vùng ven biển
Đối với vùng ven biển và vùng vịnh, các biện pháp công trình và hình thức
khai thác bao gồm:
- Quy hoạch các đê ven biển nhằm bảo vệ các vùng đất thấp.
- Bảo vệ bờ biển không bị sạt lở dưới tác dụng của sóng và dòng ven bờ.
- Cải tạo và quy hoạch các công trình giao thông ngoài biển.
- Khai thác thủy sản vùng ven bờ.
- Các mục tiêu khai thác tổng hợp.
7.3.2. Các biện pháp khai thác vùng sông ảnh hưởng triều
Vấn đề khai thác vùng cửa sông cũng rất đa dạng, có thể liệt kê một số yêu cầu
và loại hình khai thác chính như sau:
- Quy hoạch và thiết kế các cống ngăn triều với mục đích làm tăng khả năng
tiêu tự chảy cho các vùng ven sông và ngăn mặn xâm nhập vào vùng cửa sông.
- Thiết kế và quy hoạch hệ thống đê ven sông vùng sông ảnh hưởng triều.
- Quy hoạch, cải tạo giao thông thủy.
- Quy hoạch và thiết kế các công trình lấy nước tưới cho các vùng canh tác,
quy hoạch cấp nước cho công nghiệp và dân sinh.
- Quy hoạch các công trình điều tiết mặn phục vụ nuôi trồng thủy sản.
7.3.3. Nhiệm vụ tính toán thủy văn
Yêu cầu và nhiệm vụ tính toán thủy văn phụ thuộc vào mục đích, phương thức
khai thác và biện pháp công trình. Chẳng hạn khi thiết kế các cống ngăn triều, cần
tính toán quá trình mực nước triều trong một thời kỳ nhất định, ngoài ra cần tính
toán quá trình mực nước triều đối với triều cường để thiết kế các công trình tiêu
năng. Đối với quy hoạch giao thông thủy cần xác định không những quá trình mực
nước, mà còn cần xác định đường duy trì mực nước trong một thời kỳ khai thác nhất
định.
Có thể phân loại một số yêu cầu tính toán thủy văn chính như sau:
1. Tính toán mực nước triều thiết kế hoặc là mực nước lớn nhất, mực nước nhỏ
nhất, hoặc mực nước bình quân trong thời đoạn thiết kế nào đó.
211

2. Tính toán đường quá trình mực nước triều thiết kế trong thời đoạn tính toán
T.
3. Tính toán đường quá trình mực nước trong sông theo trạng thái thiết kế của
hệ thống.
4. Tính toán quá trình mực nước trong cả một vùng biển ven bờ.
5. Tính toán xác định đường duy trình mực nước trong thời đoạn tính toán T.
6. Tính toán ảnh hưởng của các hoạt động ở thượng lưu đến sự thay đổi chế độ
thủy văn vùng cửa sông ven biển v...v…
Sau đây sẽ trình bày những nội dung chủ yếu trong tính toán các đặc trưng thủy
văn vùng sông ảnh hưởng triều.
7.4. TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TRƯNG THỦY VĂN THIẾT KẾ VÙNG CỬA
SÔNG VEN BIỂN
7.4.1. Tính toán các đặc trưng mực nước triều thiết kế
Tính toán quá trình mực nước triều được tiến hành theo ba loại phương pháp
sau đây:
Đối với các vùng ven biển, chế độ mực nước ít bị chi phối bởi dòng chảy trong
sông có thể sử dụng phương pháp phân tích điều hòa để tính các đặc trưng mực nước
thiết kế.
Dùng phương pháp thống kê xác suất xác định các đặc trưng mực nước thiết
kế trên cơ sở có tài liệu thực đo.
Sử dụng các mô hình tính toán xác định quá trình mực nước trên toàn đoạn
sông vùng ảnh hưởng thủy triều.
Loại thứ nhất có nhược điểm là không đánh giá các nhiễu động ngẫu nhiêu:
gió bão, ảnh hưởng địa hình..., nên chỉ được dùng trong dự báo và lập các bảng thủy
triều với mục đích sử dụng cho công tác quản lý trong thời gian vận hành hệ thống.
Trong tài liệu này sẽ không trình bày phương pháp này.

a. Tính toán mực nước triều thiết kế trong trường hợp có nhiều tài liệu thực đo

Mực nước triều thiết kế là mực nước triều ứng với tần suất thiết kế công trình.
Mực nước đặc trưng cần tính toán phụ thuộc vào nhiệm vụ thiết kế công trình: có
212

thể là mực nước đỉnh triều, chân triều, mực nước bình quân đỉnh hoặc chân triêu
tương ứng với thời gian tính toán T.
Trong thực tế có ba trường hợp tính toán sau: có nhiều tài liệu, không có tài
liệu và có ít tài liệu.
Trong trường hợp có nhiều tài liệu là trường hợp mà tại vị trí xây dựng công
trình có trạm đo mực nước và có tài liệu quan trắc trong nhiều năm đủ dài để vẽ
đường tần suất mực nước. Nếu tài liệu đo mực nước tại vị trí xây dựng công trình
không đủ dài để vẽ đường tần suất mực nước, ta gọi là trường hợp có ít tài liệu.
Trường hợp không có tài liệu là trường hợp mà tại tuyến xây dựng công trình không
có tài liệu quan trắc mực nước.
 Phương pháp tính toán
Khi có đủ tài liệu, ta chọn ra mỗi năm 1 mẫu, tiến hành vẽ đường tần suất tương
tự như tính toán các đặc trưng thủy văn khác, tức là cần tìm mực nước thiết kế Z
mà:
ZP = f(Zt , C V , CS ) (7-4 )

Trong đó: Z là giá trị bình quân của mực nước đặc trưng, C , C là hệ số phân
tán và hệ số thiên lệch của mực nước. Mực nước đặc trưng Z được thống kê để vẽ
đường tần suất tùy theo nhiệm vụ tính toán thiết kế. Dưới đây là một số mực nước
đặc trưng thường sử dụng trong tính toán thiết kế:
- Mực nước chân triều nhỏ nhất: là mực nước chân triều có giá trị nhỏ nhất
trong thời kỳ nào đó (tháng, năm hoặc thời gian một chu kỳ triều).
- Mực nước bình quân chân triều: là mực nước bình quân của các giá trị mực
nước chân triều trong một khoảng thời gian tính toán T (một chu kỳ triều nửa tháng,
thời kỳ triều kém v.v…).
- Mực nước bình quân đỉnh triều: là mực nước bình quân của các giá trị đỉnh
triều trong một khoảng thời gian tính toán T (một chu kỳ triều nửa tháng, thời kỳ
triều kém v.v…)
Trên hình 7.9 là quá trình mực nước triều tháng III tại một trạm đo thủy văn.
Trị số bình quân đỉnh triều trong thời gian triều cường T bằng trung bình cộng của
các giá trị đỉnh triều năm trên đường cong nối các đỉnh triều thuộc khoảng thời gian
213

tính toán T. Trị số bình quân chân triều bằng trung bình cộng của các giá trị chân
triều nằm trên đường cong nối các điểm chân triều thuộc khoảng thời gian tính toán
T. Như vậy, mỗi tháng 3 hàng năm thống kê một thời kỳ triều cường và có một giá
trị bình quân chân triều hoặc đỉnh triều, với n năm quan trắc sẽ tính được n giá trị
của mỗi đặc trưng và dùng số liệu đó để vẽ đường tần suất.

Hình 7.9: Đường quá trình mực nước triều tháng III của một năm quan trắc tại
một trạm thủy văn
Ví dụ 1: Xác định mực nước triều nhỏ nhất tháng I ứng với tần suất thiết kế P
tại một vị trí xây dựng công trình lấy nước tưới (cống tự chảy hoặc trạm bơm tưới)
trong trường hợp có nhiều tài liệu đo đạc mực nước. Quá trình tính toán được thực
hiện theo trình tự như sau:
1. Thống kê tất cả số liệu thực đo tại vị trí quan trắc, mỗi năm chọn 1 giá trị
mực nước nhỏ nhất trong tháng 1 hàng năm. Nếu có n năm quan trắc sẽ có n trị số
mực nước nhỏ nhất của tháng 1 hàng năm (Z ).
2. Vẽ đường tần suất Zmin~P theo các phương pháp đã trình bày ở chương 3 và
xác định được các tham số thống kê của mực nước nhỏ nhất tháng 1 là: mực nước
nhỏ nhất bình quân Z , hệ số phân tán CV và hệ số thiên lệch CS.
3. Từ 3 đặc trưng thống kê trên xác định được mực nước nhỏ nhất tháng I thiết
kế:
ZminP = Zmin(ΦCV +1) (7-5 )
(7-6
214

 Vấn đề chọn mốc cột khi vẽ đường tần suất mực nước
Khi vẽ đường tần suất mực nước thì mốc cột địa hình của hệ thống sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến sai số của đường tần suất. Như ta đã biết hệ số phân tán của đặc

trưng thống kê mực nước được tính theo công thức CV = σ . Giá trị của đặc trưng 𝜎
Z

không thay đổi khi thay đổi hệ thống mốc cốt, do đó khi Z càng lớn thì CV càng nhỏ
và ngược lại. Khi hệ số CV nhỏ dẫn đến sai số khi xác định đặc trưng này. Như vậy,
để giảm thiểu sai số cần thiết phải thay đổi mốc cốt trước khi vẽ đường tần suất.
Trong thực tế, số đo mực nước có thể đạt đến số hàng trăm hoặc hàng nghìn, và cũng
có thể xuất hiện các giá trị nhỏ hơn “0”, trong trường hợp như vậy cần thiết phải trừ
đi hoặc cộng thêm những giá trị của chuỗi tài liệu mực nước với một hằng số nào
đó để có một chuỗi tài liệu mới trước khi vẽ đường tần suất. Như vậy, để giảm sai
số do ảnh hưởng của hệ thống cao độ địa hình đến đường tần suất, trong nhiều trường
hợp cần thiết phải thay đổi mốc cốt và chuyển các mực nước thực đo về mốc cốt
mới. Sau đó tính toán mực nước thiết kế theo hệ thống cao độ mới và lại được chuyển
về mốc cũ của nó. Dưới đây ta sẽ xem xét vấn đề này.
- Sự thay đổi trị số bình quân
Giả sử có chuỗi số liệu thực đo, ký hiệu là Z . Ta thêm vào một số hạng của
chuỗi một giá trị bằng a ta được chuỗi mới là Z . Như vậy, chuỗi số liệu cũ đã được
chuyển về hệ thống mốc cốt mới, chênh với mốc cũ một đại lượng bằng a. Ta có giá
trị bình quân của Z là:
(7-7 )
  Z  = Z
n n
Z2i 1i+a
Z2 = i=1
= i=1
1 +a
n n
Như vậy trị số bình quân đã thay đổi một đại lượng là a.
- Sự thay đổi của trị số thiên lệch Cs
Vì rằng :
(Z − Z ) = [Z + a – (Z + a)] = (Z − Z)
Nên ta có σ = σ và C = C , trong đó σ , σ là khoảng lệch quân phương
của hai chuỗi, C , C là hệ số thiên lệch tương ứng.
215

- Sự thay đổi của trị số phân tán Cv


Ta có :
σ1 σ1 Z (7-8 )
C V1 = ; C V2 = mà σ = σ nên CV2 = 1 CV1
Z1 Z1  a Z1 + a
Như vậy, khi thay đổi mốc cột địa hình, hệ số Cs không thay đổi, còn hệ số
phân tán C thay đổi theo công thức (7-8).
- Sự thay đổi của mực nước thiết kế khi thay đổi mốc cốt
Mực nước thiết kế theo mốc mới sẽ thay đổi, ta có:

Z = Z (ΦC + 1) = (Z +a) (ΦC + 1) = ΦC Z + Z + a

= Z (ΦC +1) + a = Z +a (7-9 )


Như vậy, mực nước thiết kế theo mốc mới cũng thay đổi một lượng bằng a.
Bởi vậy, mực nước thiết kế tính theo hệ thống cao độ cũ sẽ được xác định theo công
thức:
Z =Z –a (7-10 )
Trong thực tế cần chọn a sao cho sai số vẽ đường tần suất nhỏ.
Theo sự trình bày trên đây, việc xác định mực nước thiết kế được tiến hành
theo các bước như sau:
+ Thống kê chuỗi tài liệu mực nước thực đo.
+ Chuyển các giá trị mực nước thực đo về hệ thống cao độ mới (nếu thấy cần
thiết) bằng cách cộng các giá trị của chuỗi mực nước thực đo một giá trị không đổi
bằng a (a được chọn một cách hợp lý để sai số vẽ đường tuần suất ít bị sai số và có
thể ẩm hoặc dương).
+ Vẽ đường tần suất lý luận của đặc trưng mực nước theo hệ thống cao độ mới,
xác định các tham số thống kê Z là giá trị bình quân, CV, CS và xác định mực nước
thiết kế theo dạng công thức (7-4).
+ Chuyển giá trị mực nước thiết kế tính theo mốc cốt mới về hệ thống cao độ
cũ theo công thức (7-10).
b. Tính toán mực nước triều thiết kế trong trường hợp có ít tài liệu
Trong trường hợp có ít tài liệu đo đạc, có thể sử dụng một trong hai phương
pháp: Phương pháp phân tích tương quan và phương pháp mô hình toán.
216

 Phương pháp phân tích tương quan


Nếu mực nước cùng thời gian giữa trạm tương tự và trạm nghiên cứu có quan
hệ tương quan chặt chẽ thì có thể sử dụng phương pháp phân tích tương quan để
phân tích và xác định mực nước thiết kế. Cách làm như sau:
Bước 1: Xây dựng quan hệ tương quan mực nước cùng thời gian giữa hai tuyến
đo.
Bước 2: Vẽ đường tần suất mực nước của trạm tương tự (trạm đo có nhiều tài
liệu) và xác định mực nước thiết kế của trạm tương tự.
Bước 3: Theo quan hệ tương quan giữa mực nước hai trạm, khi có mực nước
thiết kế của trạm tương tự (đã xác định ở bước 2), tra được mực nước thiết kế của
trạm nghiên cứu.
Phương pháp này ứng dụng khi trạm mực nước được chọn làm trạm tương tự
nằm trên cùng một dòng sông hoặc ở một con sông lân cận có chế độ thay đổi mực
nước tương tự nhau.
 Phương pháp mô hình toán
Phương pháp mô hình toán được ứng dụng khi không chọn được trạm tương
tự. Trong trường hợp này phải sử dụng mô hình dòng không ổn định trong sông để
diễn toán mực nước trên hệ thống sông (xem mục 7.4.2. b)
c. Tính toán mực nước triều thiết kế trong trường hợp không có tài liệu thực đo
Trong trường hợp không có tài liệu thực đo, khi cần tính toán các đặc trưng
thiết kế tại một tuyến nào đó bắt buộc phải sử dụng hai phương pháp sau đây:
+ Phương pháp nội suy được tiến hành trên cơ sở tài liệu đo đạc ở tuyến trên
và tuyến dưới. các giá trị nội suy có thể thực hiện theo quy luật tuyến tính theo
khoảng cách từ tuyến tính toán đến các tuyến có tài liệu đo mực nước, tức là coi
đường mặt nước là một đường thẳng. Điều kiện ứng dụng của phương pháp này là:
tuyến tính toán có khoảng cách không lớn đến các tuyến có tài liệu; nhập lưu khu
giữa nhỏ; điều kiện địa hình lòng sông biến đổi đều.
+ Phương pháp mô hình toán: là sự ứng dụng các mô hình dòng không ổn định
đã trình bày trong các giáo trình thủy lực và được tóm tắt trong mục 7.4.2. c.
217

7.4.2. Xác định đường quá trình mực nước triều thiết kế
Đường quá trình triều thiết kế là đường quá trình mực nước triều trong thời
đoạn tính toán T ứng với một tần suất thiết kế P. Thời đoạn tính toán T được lựa
chọn tùy thuộc vào nhiệm vụ của bài toán quy hoạch hay thiết kế công trình.
Trình tự tính toán quá trình triều thiết kế tương tự như tính toán đường quá
trình lũ thiết kế. Ta cũng xem xét 3 trường hợp sau: có nhiều tài liệu, có ít tài liệu và
không có tài liệu thực đo mực nước.
a. Xác định quá trình mực nước triều thiết kế trong trường hợp có đủ tài liệu
Trường hợp có đủ tài liệu đo đạc mực nước việc tính toán xác định quá trình
mực nước triều thiết kế được tiến hành theo các bước trình bày dưới đây.
Bước 1: Xác định thời đoạn tính toán T. Việc lựa chọn T phụ thuộc vào yêu
cầu cụ thể của bài toán đặt ra. Chẳng hạn đối với bài toán tiêu úng từ đồng ra sông,
cần thiết phải xác định quá trình mực nước thiết kế ngoài sông tại cửa tiêu (nơi xây
dựng công trình tiêu nước từ đồng ra sông như trạm bơm tiêu hoặc cống tiêu). Thời
đoạn tính toán cho bài toán tiêu úng có thể là 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày có khi lên đến
15 ngày, việc chọn T bằng bao nhiêu phụ thuộc vào thời gian cần tiêu đối với vùng
được tiêu nước. Việc chọn thời đoạn T cũng tương tự như vậy đối với bài toán thiết
kế công trình lấy nước tưới từ sông vào đồng.
Bước 2: Tính giá trị bình quân Z của mực nước đặc trưng trong thời đoạn T.
Việc chọn mực nước đặc trưng cũng tùy thuộc vào nhiệm vụ thiết kế công trình. Ví
dụ, khi thiết kế cống tưới tự chảy lấy nước từ sông vào đồng thì mực nước chân triều
là bất lợi cho khả năng lấy nước, khi đó chọn mực nước chân triều làm mực nước
đặc trưng:


m
Zi
Z= i=1

m (7-11 )
Trong đó: 𝑍 là mực nước chân triều thứ i; m là số chân triều của quá trình mực
nước trong khoảng thời gian tính toán T. Chẳng hạn, với thời gian T bằng 10 ngày,
ta có 10 giá trị chân triều (mỗi ngày 1 giá trị), theo công thức (7-11) với m=10 xác
định được giá trị bình quân chân triều 10 ngày Z.
218

Khi thiết kế cống tiêu tự chảy thì mực nước đỉnh triều là bất lợi cho việc tiêu
nước ra sông, khi đó người ta chọn mực nước đỉnh triều làm mực nước đặc trưng.
Mỗi năm chọn một giá trị Z trong thời kỳ tính toán T, với n năm quan trắc sẽ
có n giá trị mực nước bình quân Z.
Bước 3: Vẽ đường tần suất mực nước triều bình quân thời đoạn Z~P, từ đó xác
định được mực nước bình quân thời đoạn ứng với tần suất thiết kế 𝑍 .
Bước 4: Lựa chọn trong chuỗi số liệu thực đo một con triều điển hình, với điều
kiện dạng của triều điển hình phải bất lợi và có trị số bình quân của mực nước đặc
trưng gần bằng giá trị mực nước bình quân thiết kế 𝑍 trong thời đoạn tính toán T.
Dạng triều bất lợi được chọn tùy thuộc vào nhiệm vụ thiết kế công trình. Ví dụ, đối
với công trình tiêu úng từ đồng ra sông thì dạng triều bất lợi là dạng có mực nước
chân triều và đỉnh triều cao hơn các dạng còn lại, còn đối với công trình lấy nước
tưới từ sông vào đồng thì dạng triều có mực nước chân triều thấp hơn những dạng
triều còn lại là bất lợi.
Bước 5: Thu phóng đường quá trình mực nước triều điển hình thành đường
quá trình mực nước triều thiết kế. Hệ số thu phóng tính theo công thức (7-12).
ZP
K=
Zđh (7-12 )

Hình 7.10: Quá trình mực nước triều thiết kế thu phóng từ quá trình triều điển hình
Quá trình mực nước triều thiết kế tại thời điểm t bất kỳ thu phóng từ triều điển
hình được xác định theo công thức (7-13).
219

Z = K. Z đ (7-13 )
Trong đó Z và Z là giá trị bình quân mực nước đặc trưng của triều điển hình
và triều thiết kế; Z và Z là mực nước triều tại thời điểm t của quá trình triều điển
hình và triều thiết kế (hình 7.10).
b. Tính toán quá trình mực nước triều thiết kế trong trường hợp có ít tài liệu
Trong trường hợp có ít tài liệu thực đo, cũng có thể dùng phương pháp phân
tích tương quan giữa mực nước tuyến có nhiều tài liệu với tuyến tính toán, nếu sai
số của quan hệ tương quan nhỏ hơn giới hạn cho phép. Phương pháp này chỉ ứng
dụng được trong trường hợp quá trình mực nước triều của hai trạm đo có dạng tương
tự nhau. Phương pháp tính toán được thực hiện theo trình tự như sau:
- Xác định tương quan mực nước triều giữa hai trạm đo.
- Vẽ đường tần suất và xác định mực nước triều bình quân thiết kế thời đoạn T
của trạm tương tự.
- Theo quan hệ tương quan xác định mực nước triều bình quân thiết kế thời
đoạn T của trạm tính toán.
- Chọn dạng điển hình của các quá trình mực nước triều thực đo của trạm tính
toán.
- Xác định hệ số thu phóng của trạm tính toán.
- Thu phóng quá trình mực nước triều điển hình thành quá trình mực nước triều
thiết kế. Cách làm tương tự như trường hợp có nhiều tài liệu thực đo.
Nếu không chọn được trạm tương tự phải sử dụng phương pháp mô hình toán
như trường hợp không có tài liệu thực đo.
c. Xác định quá trình mực nước triều thiết kế trong trường hợp không có tài liệu
Trong trường hợp không có tài liệu thực đo, cần thiết tính toán bằng các mô
hình thủy lực dòng không ổn định trong sông thiên nhiên.
Giải bài toán dòng không ổn định trong sông thiên nhiên được thực hiện bằng
cách hợp giải hệ phương trình Saint–Venant, bao gồm phương trình liên tục (7-14)
và phương trình động lực (7-15) như sau:

+ =q (7-14 )
220

∝ | |
+ − v = (7-15 )
Trong đó: Q: Lưu lượng dòng chảy trong sông (𝑚 /s)
Z: Mực nước tại mặt cắt tính toán (m)
v: Lưu tốc trung bình mặt cắt (m/s)
K: Mô đun lưu lượng
q: Lưu lượng gia nhập trên 1 m chiều dài đoạn sông (𝑚 /s)
x: Tọa độ dài đoạn sông (m)
t: Tọa độ thời gian (giờ)
g: Gia tốc trọng trường
𝛼 : Hệ số sửa chữa động năng
𝛼 : Hệ số sửa chữa động lượng.
Hiện nay, hệ phương trình Saint – Venant được giải bằng các phương pháp số
bao gồm phương pháp sai phân hữu hạn và phương pháp phần tử hữu hạn. Đối với
bài toán một chiều, khi ứng dụng phương pháp sai phân hữu hạn cần chia toàn hệ
thống sông thành những đoạn sông nhỏ, tại nút trên và nút dưới của mỗi đoạn sông
là các mặt cắt ngang sông có tài liệu đo địa hình mặt cắt. Nghiệm của hệ phương
trình trên nhận được từ phương pháp số chính là quá trình mực nước Z(x,t) và lưu
lượng Q(x,t) ở bất kỳ mặt cắt nào trên hệ thống sông.
Ở nước ta hiện nay các mô hình thủy lực thường được ứng dụng rộng rãi trong
tính toán thiết kế và quy hoạch thủy lợi: mô hình VRSAP, mô hình KOD01; mô
hình MIKE11, HEC – RAS v.v... Khi sử dụng các mô hình trên sẽ xác định được
quá trình mực nước và quá trình lưu lượng ở bất kỳ mặt cắt nào trê hệ thống sông,
trong đó có vị trí cần xây dựng công trình.
Mực nước thiết kế tại tuyến công trình là kết quả tính toán thủy lực mạng lưới
sông với các điều kiện biên tương ứng với điều kiện thiết kế.
Để giải hệ phương trình (7-14) và (7-15) cần phải có các điều kiện biên:
+ Các biên trên là các quá trình lưu lượng và biên dưới là các quá trình mực
nước (hình 7.11).
+ Các quá trình mực nước hoặc lưu lượng ở các nút biên cần phải xác định và
được coi là đã biết.
221

Hình 7.11: Sơ đồ mạng sông thiết lập cho bài dòng không ổn định trong sông thiên nhiên
Trong thực tế, người ta coi rằng quá trình mực nước triều thiết kế Z (x , t) tại
tuyến công trình có tọa độ x nào đó trên hệ thống sông chính là nghiệm của bài toán
dòng không ổn định với các biên trên Q(t) và biên dưới Z(t) được chọn tương
ứng với tần suất thiết kế P.
Như vậy, quá trình mực nước thiết kế tại tuyến công trình (Hình 7.11) được
xác định theo các bước như sau:
Bước 1: Theo nhiệm vụ thiết lập sơ đồ hệ thống của bài toán dòng không ổn
định đối với hệ thống sông, từ đó thiếp lập sơ đồ tính toán thủy lực, lựa chọn các nút
biên của sơ đồ tính.
Bước 2: Xác định quá trình lưu lượng tại các nút biên trên ứng với tần suất
thiết kế là Q(P)t.
Bước 3: Xác định quá trình triều thiết kế ứng với tần suất thiết kế tại các nút
biên dưới là Z(P)t. Tại các nút biên đã có tài liệu đo đạc mực nước (đối với biên
dưới) và lưu lượng (đối với biên trên) nên phương pháp xác định Z(P) t tương ứng
với trường hợp có nhiều tài liệu.
Bước 4: Xác định bộ thông số của mô hình thủy lực, chính là bộ thông số hệ
số nhám trên toàn mạng sông.
Bước 5: Tính toán thủy lực theo mô hình đã chọn và lưu trữ kết quả.
222

Bước 6: Trích kết quả tính toán mực nước Z~t tại mặt cắt tuyến công trình, đó
chính là quá trình mực nước thiết kế tại tuyến công trình.
Tính toán thủy lực theo mô hình dòng không ổn định trong sông có thể tham
khảo trong các giáo trình thủy lực.
223

CHƯƠNG 8. ĐIỀU TIẾT DÒNG CHẢY

8.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐIỀU TIẾT DÒNG CHẢY VÀ PHÂN LOẠI


8.1.1. Khái niệm về điều tiết dòng chảy
Sự tác động của yếu tố mặt đệm làm biến dạng quá trình dòng chảy theo thời
gian trong quá trình vận chuyển của nó trên sườn dốc và mạng lưới sông được gọi
là điều tiết dòng chảy. Yếu tố mặt đệm có tác dụng điều tiết dòng chảy bao gồm lớp
phủ thực vật, địa hình lòng sông, các hố trữ nước bao gồm cả những chỗ trũng, hồ
ao, đầm lầy và hồ chứa có quy mô khác nhau.
Điều tiết tự nhiên là sự điều tiết của mặt đệm đối với dòng chảy sông ngòi
trong điều kiện tự nhiên không có sự tác động của con người. Sự điều tiết nhân tạo
xảy ra khi con người xây dựng các công trình hồ chứa, đập dâng hoặc các công trình
điều tiết khác.

Hình 8.1: Sự biến dạng của quá trình lưu lượng lũ Q~t tại mặt cắt đầu (I-I) và
mặt cắt cuối (II-II) của một đoạn sông
Trên hình 8.1 mô tả sự biến dạng của quá trình lưu lượng lũ Q~t khi lũ chuyển
động qua một đoạn sông từ mặt cắt I-I đến mặt cắt II-II do ảnh hưởng điều tiết của
lòng sông. Tại mặt cắt cuối II-II thời gian lũ kéo dài hơn nhưng đỉnh lũ lại thấp hơn,
tuy nhiên tổng lượng lũ vẫn không thay đổi. Rõ ràng, tổng lượng dòng chảy không
224

thay đổi nhưng đã có sự phân phối lại lượng dòng chảy theo thời gian trong một trận
lũ khiến nó chuyển động qua đoạn sông đang xét. Mức độ biến dạng của quá trình
lũ phụ thuộc vào đặc điểm địa hình của lòng sông, lòng sông không có bãi tràn mức
độ điểu tiết kém nên đường quá trình lũ ít biến dạng, lòng sông có nhiều bãi tràn hai
bên bờ sông thì ảnh hưởng điều tiết của lòng sông lớn hơn và đường quá trình lũ có
sự biến dạng mạnh hơn.
Điều tiết của lòng sông nói chung chỉ ảnh hưởng đến quá trình dòng chảy trong
thời gian lũ. Các hồ chứa tự nhiên hoặc nhân tạo có sự điều tiết mạnh mẽ hơn. Tùy
theo quy mô của hồ chứa có thể gây ra hiện tượng phân phối lại lượng dòng chảy
trong cả năm hoặc nhiều năm, về mùa lũ một phần lượng dòng chảy được chứa vào
các hồ chứa làm giảm lưu lượng mùa lũ và làm tăng lưu lượng dòng chảy về mùa
kiệt.
Sự phát triển của xã hội loài người gây ra hiện tượng mất cân bằng về trạng
thái tự nhiên trong đó có tài nguyên nước. Các trạng thái tự nhiên của dòng chảy
sông ngòi không đáp ứng được các yêu cầu về nước, và con người đã tìm biện pháp
làm thay đổi trạng thái tự nhiên của nó cho phù hợp với yêu cầu mà họ cần có. Một
trong những biện pháp đó là tạo ra các hồ chứa nhằm khống chế sự thay đổi tự nhiên
của dòng chảy sông ngòi.
Như vậy, điều tiết dòng chảy nhân tạo là sự khống chế sự thay đổi tự nhiên của
dòng chảy sông ngòi cho phù hợp với các yêu cầu về nước của con người.
Hồ chứa là biện pháp quan trọng nhất trong hệ thống các công trình điều tiết,
nó có khả năng làm thay đổi sâu sắc chế độ dòng chảy sông ngòi theo thời gian và
không gian. Ngoài ra hồ chứa còn làm thay đổi thế năng và động năng ở những vị
trí cục bộ. Sự tích lũy năng lượng bằng hồ chứa để chuyển thành năng lượng điện
do động năng sinh ra khi xây dựng các nhà máy thủy điện.
8.1.2. Phân loại điều tiết dòng chảy
Sự phân loại điều tiết dòng chảy trình bày dưới đây liên quan đến các hồ chứa
nhân tạo được xây dựng với mục đích khai thác tài nguyên nước theo yêu cầu sử
dụng của con người.Dựa vào chu kỳ, mục đích điều tiết, mức độ sử dụng dòng chảy
v.v..., người ta phân loại điều tiết như sau:
225

a. Phân loại theo mục đích điều tiết


- Điều tiết phục vụ tưới ruộng nhằm thỏa mãn yêu cầu tưới của cây trồng trong
thời kỳ thiếu nước.
- Điều tiết phục vụ phát điện tạo đầu nước cần thiết cho phát điện và điều hòa
lượng dòng chảy vào nhà máy thủy điện.
- Điều tiết cấp nước nhằm thỏa mãn yêu cầu về nước cho các ngành như công
nghiệp chế biến, các nhà máy, các khu công nghiệp, nông nghiệp, nước sinh hoạt
cho các khu dân cư, các trại chăn nuôi v.v…
- Điều tiết phục vụ vận tải thủy nhằm tăng độ sâu nước ở thượng lưu và hạ lưu
công trình nhằm thỏa mãn yêu cầu giao thông thủy.
- Điều tiết phòng lũ nhằm làm giảm mức nước lũ ở vùng hạ du bảo đảm an
toàn cho các khu kinh tế và dân sinh khi gặp lũ lớn.
- Hồ chứa điều tiết lợi dụng tổng hợp phục vụ nhiều yêu cầu về nước. Nguyên
tắc lợi dụng tổng hợp là nguyên tắc cao nhất khi lập các quy hoạch khai thác nguồn
nước.
- Các loại điều tiết khác như điều tiết dẫn dòng thi công, các hồ chứa điều tiết
cho tiêu úng v.v…
b. Phân loại theo chu kỳ điều tiết
Chu kỳ điều tiết bao gồm hai thời kỳ: thời kỳ tích nước là thời kỳ nước đến lớn
hơn lượng nước dùng, lượng nước thừa được trữ vào hồ; thời kỳ cấp nước là thời kỳ
lấy nước từ hồ chứa bù cho lượng nước thiết của thời kỳ thiếu nước. Dựa vào chu
kỳ điều tiết, có thể chia thành các hình thức sau đây:
- Điều tiết ngày đêm thường phục vụ nước cho sinh hoạt, phát điện khi mà yêu
cầu về nước cho một ngày không đồng đều.
- Điều tiết tuần nhằm giải quyết tình trạng thiếu nước trong những ngày nghỉ
trong tuần, chu kỳ điều tiết bằng một tuần.
- Điều tiết năm(còn gọi là điều tiết mùa) nhằm trữ lại lượng nước thừa trong
mùa lũ để cung cấp cho thời kỳ mùa kiệt.
226

- Điều tiết nhiều năm: nhằm khắc phục tình trạng thiếu nước trong thời kỳ
nhiều năm của các đối tượng hộ dùng nước có mức sử dụng nước rất lớn so với trạng
thái tự nhiên của dòng chảy sông ngòi.
Khi một hồ chứa có thể làm việc với nhiều chu kỳ điều tiết khác nhau thì tên
gọi của hồ chứa loại này lấy theo hình thức điều tiết có chu kỳ điều tiết lớn nhất. Ví
dụ hồ chứa điều tiết nhiều năm vừa có nhiệm vụ điều tiết năm, vừa có nhiệm vụ điều
tiết nhiều năm.
8.2. HỒ CHỨA VÀ ĐIỀU TIẾT DÒNG CHẢY BẰNG HỒ CHỨA
8.2.1. Hồ chứa và các công trình đầu mối
a. Kho nước
Kho nước được hiểu là là nơi trữ nước với dung tích lớn nhỏ khác nhau. Kho
nước kiểu hồ chứa là loại được xây dựng ngay trên các khe suối, trên sông bằng các
đập chắn ngang sông (hình 8.2). Loại kho nước kiểu hồ thường có kích thước rất
lớn. Ví dụ hồ chứa Hòa Bình có tổng dung tích là 9,5 tỉ m3. Vì rằng, kho nước kiểu
hồ chứa là đối tượng chủ yếu được nghiên cứu trong quy hoạch, thiết kế hệ thống
thủy lợi, nên từ “hồ chứa” được sử dụng khá phổ biến hơn.

Hình 8.2: Kho nước kiểu hồ chứa


(1) và (2): trắc dọc, mặt bằng đập ngăn sông tạo kho nước kiểu hồ chứa cấp nước &
phát điện
227

Hình 8.3: Hồ chứa phát điện


b. Các công trình đầu mối chủ yếu
Các công trình chủ yếu của hồ chứa gồm: đập chắn, cống lấy nước, công trình
tháo lũ.
1. Đập chắn được xây dựng với mục đích tích nước vào hồ.
2. Công trình lấy nước là các cống lấy nước được xây dựng với mục đích lấy
nước vào kênh dẫn đến các vùng sử dụng nước, cống lấy nước thường được xây
dựng ngay trong thân đập theo hình thức chảy có áp hay không áp.
3. Công trình tháo lũ có nhiệm vụ xả thừa lượng nước trong mùa lũ đảm bảo
an toàn cho công trình hoặc điều tiết phòng lũ cho vùng hạ du công trình. Đối với
hồ chứa không có nhiệm vụ phòng lũ cho hạ lưu, công trình tháo lũ có nhiệm vụ bảo
đảm an toàn cho bản thân công trình không bị sự cố khi có lũ lớn. Nếu hồ chứa có
nhiệm vụ phòng lũ cho hạ du, công trình tháo lũ sẽ điều tiết quá trình lưu lượng xả
xuống hạ lưu đập để đảm bảo hạ du không bị ngập lụt khi xảy ra lũ lớn. Công trình
tháo lũ có nhiều loại như minh họa tại hình 8.4.
228

Hình 8.4: Các công trình tháo lũ


1. Đập tràn tự do; 2. Giếng đứng; 3. Đập tràn bên; 4. Xi phông
8.2.2. Các thành phần dung tích và mực nước của hồ chứa
a. Dung tích chết, mực nước chết
Dung tích chết thường ký hiệu là VC, là phần dung tích không tham gia vào
quá trình điều tiết dòng chảy. Đó là phần dung tích nằm ở phần dưới cùng của hồ
chứa nên còn gọi là dung tích lót đáy.
Mực nước chết ký hiệu là HC, là mực nước tương ứng với dung tích chết VC
(hình 8.5). Mực nước chết và dung tích chết có quan hệ với nhau theo đường quan
hệ địa hình hồ chứa Z~V.

Hình 8.5: Các mực nước đặc trưng và các thành phần dung tích của hồ chứa
229

Dung tích chết và mực nước chết có những nhiệm vụ chính sau đây:
- Dung tích chết có nhiệm vụ tích hết phần bùn cát lắng đọng trong hồ chứa
trong thời hoạt động của công trình, tức là:
V ≥ V .T (8-1 )
- Đối với hồ chứa có nhiệm vụ tưới tự chảy, mực nước chết không được nhỏ
hơn cao trình mực nước tối thiểu để có thể đảm bảo tưới tự chảy.
H ≥Z ố (8-2 )
Trong đó: Z ố là cao trình ngưỡng cống tại đầu mối; lấy nước từ hồ ra.
- Đối với các nhà máy thủy điện, mực nước chết và dung tích chết phải được
lựa chọn sao cho công suất đảm bảo của nhà máy là lớn nhất và có cột nước tối thiểu
để phát điện.
- Đối với giao thông thủy ở thượng lưu hồ, mực nước chết phải là mực nước
tối thiểu cho phép tàu bè đi lại bình thường theo nhiệm vụ giao thông thủy.
- Đối với thủy sản, dung tích chết và mực nước chết phải đảm bảo có quy mô
cần thiết cho nuôi cá và thủy sản khác.
- Đối với yêu cầu về du lịch và bảo vệ môi trường, mực nước chết và dung tích
chết đảm bảo yêu cầu tối thiểu cho du lịch và yêu cầu vệ sinh hồ chứa.
Trong các nhiệm vụ trên đây, thì nhiệm vụ đầu tiên là yêu cầu tiên quyết khi
lựa chọn dung tích chết. Trong trường hợp hồ chứa có nhiệm vụ khai thác khác nhau,
việc lựa chọm dung tích chết phải thông qua phân tích hiệu quả kinh tế, kỹ thuật để
lựa chọn cho hợp lý.
b. Dung tích hiệu dụng và mực nước dâng bình thường
Dung tích hiệu dụng thường ký hiệu là V , là phần dung tích nằm trên phần
dung tích chết. Dung tích hiệu dụng có nhiệm vụ điều tiết cấp nước cho các đối
tượng dùng nước.
Về mùa lũ, nước được tích vào phần dung tích V để bổ sung nước dùng cho
thời kỳ mùa kiệt khi nước đến không đủ cấp cho các đối tượng dùng nước.
Mực nước dâng bình thường (H ) là mực nước trong hồ chứa khống chế phần
dung tích chết và dung tích hiệu dụng V
V =V +V (8-3 )
230

Giá trị của H được suy ra trên đường cong Z~V khi biết giá trị V
Dung tích hiệu dụng được xác định theo kết quả tính toán điều tiết dòng chảy
với yêu cầu dùng nước đã xác định. Nhưng việc lựa chọn dung tích hiệu dụng và
mực nước dâng bình thường còn phải xuất phát từ những điều kiện ràng buộc về địa
hình, địa chất và giới hạn cho phép ngập lụt vùng thượng lưu hồ. Ngoài ra cần phân
tích các chỉ tiêu kinh tế và các ràng buộc về môi trường, các vấn đề liên quan đến
xã hội, chính trị v.v… Cần phân tích nhu cầu về nước và chi phí cho xây dựng công
trình để chọn thông số mực nước dâng bình thường. Các chi phí bao gồm kinh phí
cho xây dựng, chi phí vận hành, thiệt hại do thượng lưu bị ngập lụt và những thiệt
hại do không đảm bảo các yêu cầu về nước… Như vậy việc lựa chọn H bt và Vh là sự
kết hợp các điều kiện kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của công trình.
c. Dung tích siêu cao và mực nước siêu cao
Ta xem xét một số khái niệm chung về dung tích siêu cao, mực nước siêu cao,
dung tích kết hợp với dung tích điều tiết lũ.
Dung tích siêu cao, ký hiệu là V (còn gọi là dung tích gia cường V ), là phần
dung tích nằm phía trên phần dung tích hiệu dụng. Dung tích siêu cao có nhiệm vụ
tích một phần nước lũ để giảm lưu lượng tháo xuống hạ lưu nhằm giảm quy mô kích
thước của công trình tháo lũ. Đối với hồ chứa có nhiệm vụ phòng lũ, phần dung tích
này có nhiệm vụ làm giảm mực nước sông vùng hạ lưu. Dung tích siêu cao chỉ tích
nước tạm thời khi có lũ và phải được tháo hết khi lũ kết thúc.
Mực nước siêu cao thường ký hiệu H (hay còn gọi là mực nước gia cường
H ), là mực nước khống chế toàn bộ phần dung tích hồ chứa, bao gồm dung tích
chết, dung tích hiệu dụng và dung tích siêu cao. Mực nước siêu cao H có thể suy
ra từ quan hệ Z~V của hồ chứa khi đã biết V , V ,V .
H = f (V + V + V ) (8-4 )
Dung tích điều tiết lũ: là phần dung tích làm nhiệm vụ điều tiết chống lũ cho
bản thân công trình hoặc điều tiết theo nhiệm vụ phòng lũ cho hạ du. Phần dung tích
trữ lại một phần lượng lũ giảm quy mô kích thước của công trình tháo lũ, làm giảm
lưu lượng tháo lũ xuống hạ du khi có nhiệm vụ phòng lũ hạ du. Quy mô của dung
231

tích chống lũ được xác định theo lũ thiết kế tại tuyến công trình, ký hiệu dung tích
điều tiết lũ là V .
Tùy theo điều kiện cụ thể của hồ chứa mà phần dung tích điều tiết lũ được bố
trí theo các phương án khác nhau có thể như sau:
+ Toàn bộ dung tích điều tiết lũ nằm trên dung tích hiệu dụng, là phần dung
tích nằm trên mực nước dâng bình thường đến mực nước siêu cao. Khi đó dung tích
điều tiết lũ trùng với dung tích siêu cao V ≡ V .
+ Toàn bộ dung tích điều tiết lũ nằm phía dưới mực nước dâng bình thường.
Khi đó V = 0 và mực nước siêu cao trùng với mực nước dâng bình thường H ≡
H . Đây là hình thức ít được sử dụng trong thực tế.
+ Một phần dung tích điều tiết lũ nằm ở dưới mực nước dâng bình thường,
phần còn lại nằm phía trên mực nước dâng bình thường. Phần dung tích nằm phía
trên mực nước dâng bình thường chính là dung tích siêu cao. Phần dung tích nằm
phía dưới mực nước dâng bình thường gọi là dung tích kết hợp V . Trong trường
hợp này ta có:
V =V +V (8-5 )
Việc bố trí dung tích kết hợp nhằm làm giảm diện tích ngập lụt cho vùng
thượng lưu hồ. Đây là hình thức được áp dụng phổ biến đối với những hồ chứa vừa
và lớn. Ở nước ta các hồ chứa Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, Cấm Sơn, Cửa
Đạt, Phú Ninh, Núi Cốc và nhiều hồ chứa khác đều áp dụng hình thức này.
Mực nước trước lũ H là mực nước nằm dưới mực nước dâng bình thường
nhằm tạo ra dung tích kết hợp V (phần dung tích nằm trong giới hạn từ H đến
mực nước dâng bình thường H ).
Đối với các hồ chứa có dung tích kết hợp, về mùa lũ hồ chứa chỉ được tích
nước đến mực nước trước lũ. Khi có lũ về, mực nước có thể tăng cao hơn H , nhưng
sau khi hết lũ lại phải nhanh chóng xả nước để đưa mực nước hồ về mực nước trước
lũ. Chỉ đến cuối mùa lũ mới cho phép tích nước trên mực nước trước lũ để đưa mực
nước hồ ngang với mực nước dâng bình thường.
Trong trường hợp không có yêu cầu phòng lũ cho hạ lưu, việc lựa chọn H và
V liên quan đến các điều kiện sau đây:
232

+ Điều kiện cho phép về ngập lụt ở thượng lưu:


H ≤ [Z] (8-6 )
Trong đó: [Z] là giá trị lớn nhất cho phép của mực nước siêu cao.
+ Chi phí cho xây dựng công trình tháo lũ.
Trong trường hợp có nhiệm vụ phòng lũ cho hạ du, cần phân tích thêm những
lợi ích cắt lũ đối với vùng hạ du. Đối với hồ chứa lợi dụng tổng hợp, cần phải đồng
thời phân tích hiệu ích kinh tế mang lại và những thiệt hại do xây dựng hồ chứa khi
lựa chọn cả ba loại đặc trưng V , V và V .
Việc lựa chọn dung tích kết hợp và mực nước trước lũ được thực hiện đồng
thời với việc chọn mực nước dâng bình thường và mực nước siêu cao sao cho đảm
bảo các tiêu chí đó là đủ dung tích điều tiết lũ theo nhiệm vụ chống lũ cho công trình
và giảm thiệt hại cho thượng lưu do bị ngập lụt;
Đảm bảo an toàn về mặt tích nước vào hồ. Nếu chọn dung tích kết hợp lớn sẽ
giảm được mực nước siêu cao và giảm đáng kể diện tích ngập lụt thượng lưu nhưng
có thể không đảm bảo tích nước đầy hồ (đến mực nước H ) ở cuối mùa lũ và do đó
sẽ không đủ lượng nước cấp cho thời kỳ kiệt theo nhiệm vụ đặt ra.
Trong thiết kế cũng cần thông qua phân tích kinh tế để lựa chọn hợp lý các đặc
trưng này.
8.2.3. Bồi lắng hồ chứa
Sau khi xây dựng hồ chứa do tốc dộ dòng chảy vùng hồ giảm đáng kể gây ra
hiện tượng bồi lắng bùn cát trong hồ. Thời gian đầu, bùn cát bồi lắng ở khu vực
thượng lưu hồ và tạo thành những sóng cát di chuyển dần về phía đập và bồi lấp vào
phần dung tích chết của hồ. Gọi T là thời gian phục vụ của công trình (còn gọi là
tuổi thọ của công trình), trong giai đoạn thiết kế phải tính toán lượng bùn cát bồi
lắng trong thời gian T làm cơ sở cho việc lựa chọn dung tích chết và mực nước chết
của hồ chứa. Bồi lắng hồ chứa trong nhiều trường hợp không chỉ xảy ra ở phần dung
tích chết mà cả ở phần dung tích hiệu dụng, bởi vậy cần phải tính toán diễn biến bồi
lắng hồ chứa theo thời gian để phân tích hiệu quả sử dụng dung tích hiệu dụng của
hồ chứa. Quá trình bồi lắng hồ chứa có quan hệ chặt chẽ với chế độ dòng chảy, chế
độ bùn cát và quy luật vận chuyển bùn cát trong sông.
233

a. Bùn cát và lưu lượng vận chuyển bùn cát

Bề mặt lưu vực thường xuyên chịu tác động của các yếu tố nhiệt độ, mưa, gió
và hoạt động của con người gây ra hiện tượng phong hóa đất đá trên lưu vực. Dưới
tác động của năng lượng dòng nước làm cho bề mặt lưu vực và lòng sông bị xói bồi,
các hạt đất đá bị cuốn theo dòng nước chảy về hạ lưu. Lượng bùn cát vận chuyển
theo dòng nước gọi là dòng chảy bùn cát hay còn gọi là dòng chảy rắn.

Giữa dòng chảy sông ngòi và dòng chảy bùn cát trong sông có mối quan hệ
nhất định. Về mùa lũ lượng dòng chảy lớn, động năng dòng chảy lớn nên dòng bùn
cát cũng lớn, về mùa kiệt dòng chảy sông nhỏ nên dòng bùn cát cũng nhỏ.
 Phân loại bùn cát trong sông
Bùn cát trong sông chia làm hai loại:
- Bùn cát lơ lửng là bùn cát ở trạng thái lơ lửng và bị dòng nước cuốn theo.
- Bùn cát di đáy là bùn cát chuyển động theo các phương thức trượt, lăn hoặc
nhảy cóc trên mặt đất ở đáy sông.
 Các đặc trưng biểu thị dòng chảy bùn cát trong sông
Lượng bùn cát R (kg/s): là khối lượng bùn cát chuyển qua một mặt cắt sông
nào đó trong một đơn vị thời gian. Lưu lượng bùn cát được chia thành hai dạng lưu
lượng bùn cát lơ lửng R và lưu lượng bùn cát di đáy R :
R=𝑅 +𝑅 (8-7 )
Mật độ bùn cát: còn gọi là lượng ngậm cát hoặc hàm lượng bùn cát, ký hiệu là
ρ (đơn vị đo là g/m hoặc kg/m ), là lượng bùn cát lơ lửng có trong một đơn vị thể
tích nước. Đối với dòng chảy trong sông, mật độ bùn cát tính theo công thức:
.
ρ= (kg/m ) hoặc ρ = (g/m ) (8-8 )

Trong đó: Q là lưu lượng nước bình quân trong khoảng thời gian tính toán. Từ đó ta
có R = Q x ρ.
Lưu lượng bùn cát bình quân nhiều năm:

R = (kg/s) (8-9 )
234

Đối với bùn cát lơ lửng ta có:



R = (kg/s) (8-10 )

và mật độ bùn cát bình quân nhiều năm:


.
ρ = gam/m (8-11 )

Khi liệt quan trắc về bùn cát không dài, lưu lượng bùn cát bình quân nhiều
năm được tính theo phương pháp tỷ lệ đơn giản sau:

R = R (8-12 )

Trong đó: Q , R là lưu lượng dòng chảy và lưu lượng bùn cát bình quân trong n
năm quan trắc bùn cát.
b. Tính toán bồi lắng hồ chứa
Nhiệm vụ tính toán bồi lằng hồ chứ là nhằm xác định lượng bùn cát lắng đọng
trong hồ quá trình diễn biến bồi lắng theo không gian và thời gian.
Bồi lắng hồ chứa thường được tính toán theo hai phương pháp là phương pháp
ứng dụng mô hình toán và phương pháp giản hóa.
Phương pháp mô hình toán việc tính toán vận chuyển bùn cát và bồi lắng hồ
chứa được thực hiện bằng cách giải hệ 4 phương trình: phương trình động lực đối
với dòng không ổn định; phương trình liên tục của nước; phương trình cân bằng bùn
cát; phương trình chuyển động bùn cát.
Hiện nay, các mô hình toán về bồi lắng hồ chứa đã được sử dụng tương đối
rộng rãi trên thế giới. Ở Việt Nam, các mô hình toán cũng đã được ứng dụng khi
tính toán bồi lắng các hồ chứa lớn (hồ Hòa Bình, hồ Sơn La, hồ Yaly, hồ chứa Tuyên
Quang...).
Phương pháp giản hóa tính dung tích bị bồi lắng trong thời gian hoạt động (T)
của công trình hồ chứa bằng tổng dung tích bùn cát lơ lửng và bùn cát di đáy tính
toán dựa theo lưu lượng bồi lắng và thời gian.
8.2.4. Tổn thất bốc hơi và tổn thất thấm
a. Lượng tổn thất do bốc hơi
Lượng nước tổn thất do bốc hơi được tính theo công thức:
W (t) = 1000 x F(t).∆Z(t) (8-13 )
235

Trong đó: W (t) (m3) - lượng nước tổn thất tại thời điểm tính toán t;
F(t) (km2) - diện tích mặt hồ tại thời điểm t,
∆Z(t) (mm) - lớp bốc hơi phụ thêm trong thời đoạn tính toán:
∆Z(t) = Z (t) - Z (t) (8-14 )
Trong đó: Z (t) là bốc hơi mặt nước;
Z (t) là lượng bốc hơi mặt đất (trước khi xây dựng hồ chứa).
Khi hồ chứa được xây dựng thì bốc hơi thực tế chính là bốc hơi từ mặt nước
hồ Z (t), lượng bốc hơi này lớn hơn bốc hơi mặt đất Z (t) trước khi xây dựng hồ.
Tuy nhiên, lượng bốc hơi mặt đất đã được tính đến khi xác định lượng dòng chảy
năm thiết kế. Bởi vậy, sau khi xây dựng hồ chỉ tính thêm phần chênh lệch bốc hơi
tăng thêm do mặt đất vùng hồ bị ngập nước, đó chính là bốc hơi phụ thêm.
Lượng bốc hơi phụ thêm ∆𝑍(t) tại thời điểm t được xác định theo các bước như
sau:
- Tính toán lượng bốc hơi mặt đất trong thời kỳ 1 năm 𝑍đ , bằng lượng mưa
năm bình quân nhiều năm 𝑋 trừ đi lớp dòng chảy năm bình quân nhiều năm 𝑌 :
𝑍đ = 𝑋 - 𝑌 (8-15 )
- Tính chênh lệch bốc hơi tổng cộng trong năm:
∆𝑍 = 𝑍 - 𝑍đ (8-16 )
- Xác định chênh lệch bốc hơi hàng tháng trong năm theo công thức:
∆Z(t) = K x ∆Z (8-17 )
Trong đó: K là hệ số phân phối bốc hơi tháng lấy theo mô hình bốc hơi mặt nước:

K = (8-18 )

Ở đây Z là lượng bốc hơi tháng thứ i, Z là lượng bốc hơi năm.
b. Lượng tổn thất thấm
Tổn thất thấm W (t) là lượng nước bị mất đi do thấm qua công trình đập ngăn,
qua đáy hồ và vai đập xuống hạ du. Do vậy, tổn thất thấm phụ thuộc vào loại đất
đắp đập và địa chất lòng hồ.
Trong tính toán điều tiết, lượng nước tổn thất thấm W (t) thường lấy bằng tỷ lệ
phần trăm dung tích nước trữ trong hồ tại thời điềm tính toán là V(t). Tỷ lệ K% thời
đoạn tháng thường lấy bằng hằng số, dao động từ 1÷3 (bảng 8.1).
236

𝑊 (t) = 𝑞 (t)dt = K%.V(t) (8-19 )


Bảng 8.1: Tiêu chuẩn thấm trong hồ

Điều kiện Lượng thấm tính theo lượng Lớp thấm tính theo diện tích
địa chất lòng nước bình quân (%) bình quân (m)
hồ Năm Tháng Năm Ngày đêm
Tốt 5÷10 0,5÷1 < 0,5 0,001÷0,002
Bình quân 10÷20 1÷1,5 0,5÷1 0,002÷0,003
Xấu 20÷30 1,5÷3 1÷2 0,003÷0,004

8.2.5. Tài liệu cơ bản dùng trong tính toán hồ chứa


Trong tính toán điều tiết dòng chảy cho hồ chứa, tùy thuộc vào nhiệm vụ và
mức độ chi tiết của tính toán, cần phải sử dụng các tài liệu ở mức độ khác nhau về
thủy văn, địa hình, dân sinh kinh tế và các tài liệu có liên quan khác.
Có thể chia các loại tài liệu cơ bản thành ba loại: thủy văn, địa hình và dân sinh
kinh tế xã hội.
a. Tài liệu khí tượng thủy văn
Tài liệu khí tượng thủy văn cần thiết cho phân tích đặc điểm của lưu vực để
định hướng khai thác và sử dụng trong tính toán điều tiết dòng chảy.
Đối với mỗi loại tài liệu, cần phân tích những đặc điểm, tính chất của nó ảnh
hưởng đến quy hoạch sử dụng nước, quy mô kích thước của công trình hồ chứa và
phương thức khai thác thích hợp. Những tài liệu khí tượng thủy văn cần thiết phải
thu thập để phân tích và tính toán điều tiết có thể liệt kê theo các mục dưới đây.
Tình hình địa lý, chế độ khí tượng thủy văn nêu rõ tình hình lưu vực sông ngòi,
đặc điểm về nguồn nước, các chế độ khí hậu: gió, nhiệt độ, mưa bốc hơi… và những
đặc điểm của nó khi quy hoạch, thiết kế hồ chứa và hệ thống hồ chứa.
Dòng chảy sông ngòi phân tích chế độ dòng chảy và các đặc trưng thủy văn thiết
kế, đã được tính toán trong phần tính toán thủy văn đó là: chế độ dòng chảy năm và
các đặc trưng thiết kế về lượng và phân phối dòng chảy trong năm; chế độ lũ và các
kết quả tính toán lũ thiết kế; chế độ kiệt và các kết quả tính toán dòng chảy kiệt thiết
kế; dòng chảy bùn cát và những tính toán về bùn cát bị bồi lắng trong hồ chứa; bốc
hơi và các đặc trưng thiết kế về bốc hơi.
237

b. Tài liệu dân sinh kinh tế


Các tài liệu về dân sinh kinh tế sẽ được sử dụng trong khi phân tích các yêu
cầu về cấp nước, bảo vệ môi trường, phòng chống ngập lụt cho vùng thượng hạ lưu
công trình và cũng là cơ sở cho phân tích kinh tế khi thiết kế hồ chứa. Các loại tài
liệu cơ bản về dân sinh kinh tế như: dân cư và phân bố dân cư ở hạ lưu và thượng
lưu hồ, phân bố các vùng dân sinh theo độ cao; các tài nguyên thiên nhiên, các tài
nguyên khác nằm trong vùng ảnh hưởng của hồ khi bị ngập lụt ở thượng lưu hồ; các
yêu cầu về nước bao gồm yêu cầu cấp nước, thủy năng, giao thông thủy, phòng lũ...;
các hoạt động kinh tế ở vùng bị ảnh hưởng khi xây dựng hồ chứa, các yêu cầu về
bảo vệ môi trường, các vấn đề chính trị, xã hội và dân tộc.
Mức độ chi tiết của các loại tài liệu này tùy thuộc vào tính chất và quy mô của
hệ thống công trình.
c. Tài liệu địa hình hồ chứa
Tài liệu địa hình hồ chứa được sử dụng trong tính toán điều tiết để xác định
các thành phần dung tích và các mực nước đặc trưng của hồ chứa. Các bản đồ địa
hình được khảo sát và xây dựng với các tỷ lệ thích hợp, từ đó xây dựng các đường
quan hệ đặc trưng địa hình của hồ chứa Z~V, Z~F, Z~h. Trong đó Z là cao độ mực
nước hồ, V là dung tích hồ chứa, F là diện tích mặt hồ, h là độ sâu bình quân tương
ứng với mực nước hồ Z. Mực nước mặt hồ Z là cao trình mực nước hồ so với mặt
chuẩn quy ước. Cần phân biệt đặc trưng mực nước Z với độ sâu h của hồ chứa. Độ
sâu là khoảng cách từ mặt nước đến cao trình đáy hồ: h = Z – Zd. Trong đó Zd là cao
trình của đáy hồ so với mặt nước chuẩn quy ước. Các quan hệ Z~V, Z~F và Z~h
được xác định dưới dạng bảng hoặc các đồ thị (hình 8.6).

Hình 8.6: Các đường đặc trưng địa hình của hồ chứa
238

Để xây dựng các quan hệ trên cần sử dụng bản đồ địa hình lòng hồ với tỷ lệ
thích hợp được quy định trong các tiêu chuẩn và quy phạm do Nhà nước ban hành.
Dựa vào bản đồ địa hình, theo bản đồ đồng mức xác định diện tích mặt hồ tương
ứng với các mức nước khác nhau bằng cách đo diện tích trên bản đồ. Dung tích
khống chế giưa hai đường đồng mức kề nhau tính theo công thức:

∆V = (F + F )∆H, hoặc ∆V = (F + F F +F )∆H (8-20 )

Trong đó: ∆H là chênh lệch cao độ giữa hai đường đồng mức i và i+1. Dung tích
hồ chứa tính đến mực nước thứ i (Cột 5 - bảng 8.2) xác định theo công thức (8-21):

𝑉 =∑ ∆𝑉 (8-21 )

Bảng 8.2: Các đường đặc trưng địa hình của hồ chứa

𝑭𝒊 + 𝑭𝒊 𝟏
𝒁𝒎 F (𝒌𝒎𝟐 ) ∆V (𝒌𝒎𝟑 ) V(𝒌𝒎𝟑 ) h (m)
𝟐

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

𝑍 0 0 0

𝑍 𝐹 𝐹 (0÷1) ∆𝑉 (0÷1) 𝑉 ℎ

𝑍 𝐹 𝐹 (1÷2) ∆𝑉 (1÷2) 𝑉 ℎ

𝑍 𝐹 𝐹 (2÷3) ∆𝑉 (2÷3) 𝑉 ℎ

. . . . . .

𝑍 𝐹 𝐹 (i-1÷i) ∆𝑉 (i-1÷i) 𝑉 ℎ

. . . . . .

𝑍 𝐹 𝐹 (n-1÷n) ∆𝑉 (n-1÷n) 𝑉 ℎ
239

8.3. ĐIỀU TIẾT CẤP NƯỚC


8.3.1. Khái niệm chung
Hồ chứa điều tiết cấp nước là hồ chứa chỉ làm nhiệm vụ cấp nước, không bao
gồm hồ chứa phát điện và phòng lũ, trong thực tế thường gặp hai loại là hồ chứa
điều tiết năm và hồ chứa điểu tiết nhiều năm.
a. Hồ chứa điều tiết năm và hồ chứa điều tiết nhiều năm
Mức độ điều tiết của hồ chứa do sự thay đổi của dòng chảy hàng năm và yêu
cầu cấp nước quyết định. Có hai hình thức điều tiết dài hạn: điều tiết năm và điều
tiết nhiều năm.
Hồ chứa điều tiết năm (còn gọi là điều tiết mùa) là hồ chứa có chu kỳ điều tiết
là 1 năm. Hồ chứa điều tiết nhiều năm có chu kỳ kéo dài trong một số năm, số năm
của chu kỳ điều tiết cũng không phải là cố định mà thay đổi phụ thuộc vào quá trình
dòng chảy đến và quá trình nước dùng. Hồ chứa điều tiết nhiều năm có nhiệm vụ
phân phối lại dòng chảy giữa năm này và năm khác.
Dấu hiệu để phân biệt hình thức điều tiết của hồ được xác định như sau:
Khi lưu lượng nhỏ nhất thiết kế trong thời kỳ kiệt (Q ) lớn hơn hoặc bằng
lưu lượng cần cấp cho đối tượng dùng nước là q (Q ≥q) thì không cần điều tiết.
Khi đó chỉ cần làm đập dâng để có đầu nước cần thiết cho tưới hoặc phát điện.
Hồ chứa điều tiết năm là trường hợp mà tổng lượng dòng chảy mùa kiệt W
tương ứng với tần suất thiết kế P nhỏ hơn tổng lượng nước dùng trong thời kỳ mùa
kiệt nhưng tổng lượng dòng chảy năm thiết kế W phải lớn hơn hoặc bằng tổng
lượng nước dùng trong cả năm, tức là:
W ≤W hoặc Q ≤ q nhưng W ≤ W hoặc q≤Q (8-22 )
Trong đó: W , Q , q , W , W , q, W , Q tương ứng là tổng lượng dòng chảy
mùa kiệt thiết kế, lưu lượng bình quân mùa kiệt thiết kế, tổng lượng nước dùng mùa
kiệt, lưu lượng nước dùng bình quân mùa kiệt, tổng lượng nước dùng trong năm,
lưu lượng nước dùng bình quân năm, tổng lượng dòng chảy năm và lưu lượng bình
quân năm thiết kế.
Với hồ chứa điều tiết năm: khi q < Q là hình thức điều tiết không hoàn toàn,
q càng gần Q thì điều tiết càng sâu cho đến khi W = W hoặc q=Q là hình thức
240

điều tiết năm hoàn toàn, tức là lượng nước đến năm thiết kế được sử dụng hết, không
có xả thừa, tất nhiên những năm có dòng chảy lớn hơn thiết kế sẽ có lượng nước xả
thừa xuống hạ du.
Hồ chứa điều tiết nhiều năm là trường hợp khi yêu cầu cấp nước (kể cả tổn
thất) lớn hơn tổng lượng dòng chảy năm thiết kế nhưng nhỏ hơn tổng lượng dòng
chảy bình quân nhiều năm, tức là:
W ≤W ≤W hoặc Q < q<Q (8-23 )
Với hồ chứa điều tiết nhiều năm: cũng tương tự như trên, khi q càng gần Q
thì mức độ điều tiết nhiều năm càng sâu và đến khi W = W hoặc q = Q là trường
hợp điều tiết hoàn toàn, sẽ không có năm nào có nước xả thừa xuống hạ du. Đây là
trường hợp giới hạn, toàn bộ lượng nước của sông thiên nhiên được triệt để lợi dụng,
quá trình dao động dòng chảy trong nhiều năm được phân phối lại hoàn toàn.
b. Các hệ số không thứ nguyên thường dùng trong tính toán điều tiết hồ chứa
 Hệ số biến suất
Hệ số biến suất K là tỷ số giữa lưu lượng bình quân năm Q hoặc tổng lượng
dòng chảy năm W của năm thứ i đối với đặc trưng bình quân nhiều năm tương ứng
là Q hoặc W :

K = , hoặc K = (8-24 )

Trong đó : Q là lưu lượng bình quân ở năm thứ i;

W là tổng lượng dòng chảy năm thứ i;

Q và W là dòng chảy chuẩn (trị số bình quân nhiều năm của lượng
dòng chảy năm).
Tương ứng với dòng chảy năm thiết kế tần suất bảo đảm cấp nước của công
trình là P là hệ số biến suất K

 Hệ số nước dùng
241

Hệ số nước dùng α là tỷ số giữa lưu lượng bình quân năm của nước dùng q
hoặc tổng lượng nước dùng trong năm Wq với đặc trưng bình quân nhiều năm tương
ứng là 𝑄 hoặc 𝑊 :

α= = (8-25 )

Trong đó: W là tổng lượng nước dùng trong một năm; q là lưu lượng nước dùng
bình quân tương ứng:

q= (8-26 )
,

 Hệ số dung tích hồ chứa


Hệ số dung tích hiệu dụng là tỷ số giữa dung tích hiệu dụng V và tổng lượng
dòng chảy năm bình quân nhiều năm W :

β = (8-27 )

Đối với hồ chứa điều tiết nhiều năm dung tích hiệu dụng V được chia làm hai
phần : thành phần dung tích năm V và thành phần dung tích điều tiết nhiều năm
V .n.

V = V + V .n. (8-28 )

Tương ứng sẽ có hai hệ số dung tích là hệ số dung tích năm của hồ chứa điều
tiết nhiều năm β và hệ số dung tích nhiều năm của hồ chứa điều tiết nhiều năm
β .n :

β = β + β .n (8-29 )

Trong đó :

β = và β .n = (8-30 )

c. Tần suất đảm bảo cấp nước


Khi thiết kế hồ chứa làm nhiệm vụ cấp nước, do dòng chảy hàng năm và phân
phối dòng chảy trong năm tại vị trí xây dựng hồ thay đổi từ năm này sang năm khác,
bởi vậy, sẽ xảy ra tình trạng cấp nước không đảm bảo trong một số năm. Hiện tượng
không đảm bảo cấp nước cho một ngành dùng nước được đánh giá bởi ba đặc trưng:
242

- Số năm thiếu nước;


- Thời gian liên tục bị thiếu nước trong một năm;
- Lượng nước thiếu ở những năm bị thiếu.
Để đánh giá mức độ của tình trạng thiếu nước, người ta thường sử dụng một
đặc trưng gọi là mức bảo đám cấp nước. Mức đảm bảo cấp nước là tần suất để cho
các yêu cầu về nước không bị thiếu, thường gọi là tần suất đảm bảo cấp nước. Đặt
W là lượng nước cần trong thời kỳ dùng nước khẩn trương hàng năm; T là thời kỳ
thiếu nước liên tục trong thời kỳ đó; W là lượng nước thiếu hụt trong thời kỳ thiếu
nước T; W là lượng nước có thể cấp được cùng thời kỳ, khi đó tần suất đảm bảo
cấp nước được đánh giá bởi các đặc trưng tần suất P , P ,P .
P = P (W ≥ W ) (8-31 )
P = P (T ≤ [T]) (8-32 )
P = P (W ≤ [W ]) (8-33 )
Trong đó: [T], [W ] là giới hạn cho phép của các đặc trưng T và W
Tần suất đảm bảo cấp nước, có thể sử dụng cả ba mức đảm bảo cấp nước trên
đây, cũng có thể chỉ dùng một hoặc hai tiêu chuẩn đánh giá. Trong thực tế, người ta
thường dùng mức đảm bảo cấp nước theo tiêu chuẩn thứ nhất công thức (8-31).
Bảng 8.3: Tần suất thiết kế cả một số ngành dùng nước thường được quy
định trong các tiêu chuẩn quốc gia
Tính chất việc cấp nước Tần suất đảm bảo cấp nước P (%)
- Không cho phép gián đoạn hoặc giảm lượng ≥ 95
cấp nước
- Không cho phép gián đoạn, song đôi khi tạm 90 ÷ 97
thời cho phép giảm lượng nước được cấp
- Ngành luyện kim, nước cho sinh hoạt 90 ÷ 95
- Khai thác than, cơ khí khai thác dầu lửa 85 ÷ 90
- Nhiệt điện 85 ÷ 95
- Thủy điện 85 ÷ 95
- Tưới 75 ÷ 85

Mức bảo đảm cấp nước được lựa chọn tùy thuộc vào tính chất sử dụng nước
của ngành dùng nước. Nếu yêu cầu về nước không đảm bảo gây ra thiệt hại lớn thì
243

mức đảm bảo cấp phải cao và ngược lại. Để xác định mức đảm bảo cấp nước hợp lý
khi thiết kế một công trình cụ thể, cần thông qua tính toán kinh tế để quyết định.
Trong thực tế, để không mất thời gian tính toán, tần suất đảm bảo cấp nước được
quy định cụ thể theo tầm quan trọng của ngành dùng nước. Theo mức độ phát triển
kinh tế, mỗi quốc gia có quy định riêng về mức đảm bảo cấp nước và được đưa vào
các quy phạm thiết kế công trình. Bảng 8.3 là tần suất thiết kế của một số ngành
dùng nước thường được quy định theo tiêu chuẩn quốc gia của nhiều nước trên thế
giới.
d. Các bài toán điều tiết cấp nước
Trong giai đoạn quy hoạch hoặc thiết kế, tính toán điều tiết hồ chứa là nhằm
xác định mối quan hệ giữa ba đại lượng dung tích hiệu dụng V , yêu cầu dùng nước
q và tần suất thiết kế P. Trong thực tế có ba bài toán cơ bản sau đây:
Tìm dung tích hiệu dụng của hồ chứa khi yêu cầu dùng nước và tần suất đảm
bảo cấp nước đã xác định:
V = F (q,P) hoặc β = F ’ (α,P).
Tìm khả năng cung cấp nước của hồ chứa khi dung tích hiệu dụng và tần suất
cấp nước P đã xác định:
Q = F (V ,P) hoặc α = F ’ (β ,P).
Tìm tần suất đảm bảo cấp nước P của hồ chứa khi dung tích hiệu dụng V đã
xác định với yêu cầu cấp nước q
P = F (V ,q) hoặc P = F ’ (β ,α).
Các bài toán trên được giải quyết theo các phương pháp khác nhau. Hiện nay
có ba loại phương pháp, đó là: Phương pháp trình tự thời gian, phương pháp thống
kê và phương pháp điều tiết toàn liệt.
8.3.2. Tính toán điều tiết đối với hồ chứa điều tiết năm
Đối với hồ chứa điều tiết năm thường tính toán điều tiết theo phương pháp
trình tự thời gian. Nguyên lý tính toán điều tiết năm bằng phương pháp trình tự thời
244

gian dựa trên nguyên lý cân bằng nước với việc sử dụng phương trình cân bằng nước
hồ chứa trong tính toán điều tiết.
a. Phương trình cân bằng nước hồ chứa
Phương trình cân bằng nước tại một hồ chứa có thể viết lại dưới dạng:
()
dV(t) = [Q(t) - q (t)]dt hoặc = Q(t) - q (t) (8-34 )

Trong phương trình (8-34), Q(t) là lưu lượng nước chảy vào hồ, q (t) là tổng
lưu lượng nước ra khỏi hồ :
q (t) = q (t) + q (t) + q(t) + q (t) (8-35 )
Tổng lưu lượng nước ra khỏi hồ W (t) :
W (t) = W (t) + W (t) + W (t) + W (t) (8-36 )
Trong đó : q (t) là lưu lượng ra khỏi hồ chứa tại thời điểm t;
q(t) là quá trình lưu lượng nước dùng tháo qua các công trình lấy nước
tại thời điểm t ;
q (t) là lưu lượng xả thừa xuống hạ du tại thời điểm t;
V(t) : dung tích hồ chứa tại thời điểm t ;
q (t): quá trình lưu lượng tổn thất thấm tại thời điểm t;
q (t): quá trìnhlưu lượng tổn thất bốc hơi tại thời điểm t;
( )
: sự thay đổi dung tích hồ chứa theo thời điểm t.

W (t), W (t),W (t), W (t) là lượng nước dùng, lượng nước bốc hơi,
lượng nước do tổn thất thấm và lượng nước xả thừa.
Tổn thất do bốc hơi qb(t) được tính đổi theo lớp nước bốc hơi trên mặt hồ.
Phương trình (8-34) có thể viết lại dưới dạng sai phân như sau:
∆V = [Q(t) –qr(t)]∆t (8-37 )
Hoặc : V2 – V1= [Q(t) ∆t –qr(t)∆t (8-38 )
V2 – V1= W(t) –Wr(t) = W(t) – Wq(t) + Wb(t) + Wt(t) + Wx(t) (8-39 )
Wr = [Q(t) – q(t) + qb(t) + q(t)(t) + qx(t)] ∆t (8-40 )
Trong đó: Qt và qr(t) là lưu lượng nước đến và lưu lượng ra khỏi hồ lấy bình quân
trong thời đoạn ∆t.
∆V(t) là sự thay đổi dung tích trong khoảng thời gian ∆t;
245

W(t) là lượng nước đến trong khoảng thời gian ∆t;


V1 và V2 là dung tích hồ chứa ở đầu và cuối thời đoạn ∆t;

Hình 8.7: Quá trình nước đến Q~t và nước cùng qr= const
Từ phương trình (8-35) cho thấy giá trị ∆V>0 khi lưu lượng nước đến lớn hơn
lưu lượng nước ra khỏi hồ (Q(t) > qr); ∆V<0 khi lưu lượng đến nhỏ hơn lưu lượng
nước ra khỏi hồ (Q(t) < qr); ∆V=0 khi lưu lượng nước đến bằng lưu lượng nước đi
ra khỏi hồ (Q(t) = qr). Hình 8.7 mô tả sự thay đổi của quá trình nước đến và nước
dùng, từ thời điểm t1 đến thời điểm t2 là thời kỳ thừa nước liên tục (∆V>0) có tổng
lượng thừa là V+, từ thời điểm t2 đến t3 là thời kỳ thiếu nước liên tục (∆V<0), tại các
thời điểm trên có nước đến bằng nước dùng. Ta có:
t2 t3
V   (Q(t )  qr (t ))dt và V   (qr (t )  Q(t ))dt
 
(8-41 )
t1 t2

Hoặc viết dưới dạng sai phân:


t2 t3
V   (Q(t )  qr (t ))t và V   (qr (t )  Q(t ))t (8-42 )
t1 t2

b. Nguyên lý tính toán điều tiết


Bài toán đặt ra như sau: Giả sử biết phân phối dòng chảy năm thiết kế (nước
đến thiết kế) tại tuyến công trình hồ chứa (Q~t) và nước dùng trong năm là q~t. Yêu
cầu xác định dung tích hiệu dụng của hồ chứa điều tiết năm theo phương pháp trình
tự thời gian.
Nguyên lý tính toán điều tiết cấp nước dựa vào phương trình cân bằng nước
dạng (8-34) và biến đổi theo các dạng khác nhau từ phương trình (8-35) đến (8-42).
246

Tuy nhiên, trong phương trình cân bằng nước các thành phần ra khỏi hồ chứa gồm
lượng nước bốc hơi W (t) và lượng nước xả thừa W (t) lại phụ thuộc vào sự thay
đổi dung tích hồ chứa V(t) là đại lượng đang cần tìm. Do đó trong tính toán điều tiết
cấp nước phải sử dụng phương pháp thử dần, các giá trị W (t), W (t),W (t) phụ thuộc
vào diện tích mặt hồ, mực nước và dung tích hồ chứa được xác định trong quá trình
tính thử với sự hỗ trợ của các quan hệ địa hình hồ chứa Z~V và Z~F.
Dung tích hiệu dụng của hồ chứa điều tiết năm được xác định trên cơ sở sử
dụng phương trình cân bằng nước để tính và so sánh lượng nước thừa liên tục 𝑉 và
lượng nước thiếu liên tục 𝑉 (theo phương trình (8-41) hoặc (8-42) trong thời kỳ
một năm.
Như vậy, nguyên lý tính toán điều tiết cấp nước đối với hồ chứa điều tiết năm
là sự kết hợp việc giải phương trình cân bằng nước cùng với các quan hệ phụ trợ đặc
trưng địa hình hồ chứa Z~V và Z~F. Dung tích hiệu dụng của hồ chứa được xác
định trên cơ sở so sánh lượng nước thừa liên tục 𝑉 và lượng nước thiếu liên tục
𝑉 trong thời kỳ một năm.
Có hai trường hợp cần xem xét như sau :
1. Trường hợp hồ chứa điều tiết một lần: là trường hợp mà trong thời kỳ
một năm có 1 thời kỳ thừa nước liên tục với lượng nước thừa là 𝑉 và 1 lần thiếu
nước liên tục với lượng nước thiếu là 𝑉 (hình 8.7). Tương ứng hồ chứa sẽ có một
lần tích nước đủ dung tích để cấp nước cho thời kỳ thiếu nước 𝑉 . Thời kỳ tích nước
là thời kỳ thừa nước liên tục với lượng nước thừa là 𝑉 , thời kỳ cấp nước là thời kỳ
thiếu nước liên tục với lượng nước thiếu là 𝑉 . Trong trường hợp này dung tích hiệu
dụng phải bằng lượng nước thiếu 𝑉 . Như vậy, dung tích hiệu dụng của hồ chứa là:

𝑉 =𝑉 (8-43 )

Với điều kiện 𝑉 ≥ 𝑉 mới có đủ lượng nước thừa cần phải tích để bù vào
lượng nước thiếu 𝑉 .
2. Trường hợp hồ chứa điều tiết hai lần: là trường hợp mà trong thời kỳ một
năm hồ chứa có hai lần tích nước và hai lần cấp nước xen kẽ nhau tương ứng với hai
lần thừa nước liên tục và hai lần thiếu nước liên tục xen kẽ nhau (hình 8.8). Thời kỳ
tích nước là thời kỳ thừa nước liên tục, thời kỳ cấp nước là thời kỳ thiếu nước liên
247

tục. Trong trường hợp này để xác định dung tích hiệu dụng ta chia ra hai trường hợp
nhỏ như sau:
+ Trường hợp 1: hồ chứa điều tiết hai lần độc lập, là trường hợp mà lượng nước
thừa của mỗi thời kỳ thừa nước lớn hơn hoặc bằng lượng nước thiếu của thời kỳ
thiếu nước kế tiếp nó, tức là: 𝑉 ≥𝑉 và 𝑉 ≥𝑉 , khi đó dung tích hiệu dụng bằng
lượng nước thiếu lớn nhất:

V =V (8-44 )

+ Trường hợp 2: hồ chứa điều tiết hai lần không độc lập, là trường hợp mà lượng
nước thừa của một trong hai thời kỳ thừa nước nhỏ hơn lượng nước thiếu của thời
kỳ thiếu nước kế tiếp nó. Ví dụ V >V và V <V , lúc đó xác định dung tích hiệu
dụng:

V =V +V -V (8-45 )

Nhưng cần chú ý so sánh Vh tính toán theo (8-45) với V , nếu V <V thì
phải lấy V = V mới đảm bảo đủ cấp nước.

Hình 8.8: Hồ chứa điều tiết hai lần


Việc tích nước vào hồ trong thời kỳ thừa nước có thể thực hiện theo các
phương án như sau:
- Phương án trữ nước sớm: nước được tích vào hồ ngày từ tháng thừa nước
đầu tiên và tích hết lượng nước thừa hàng tháng cho đến khi nước được tích đầy hồ
248

mới xả thừa. Phương án này an toàn về mặt tích nước nhưng đối với các hồ chứa lớn
có nhiệm vụ phòng lũ cho hạ du sẽ làm giảm đáng kể dung tích phòng lũ cho hạ du.
Ngoài ra việc duy trì mực nước cao của hồ trong thời gian dài sẽ bất lợi về mặt ổn
định của các đập đất của công trình đầu mối.
- Phương án trữ nước muộn: việc tích nước được thực hiện ở những tháng
cuối thời kỳ thừa nước sao cho đến thời thời điểm cuối của thời kỳ thừa nước hồ
chứa mới được tích đầy. Theo cách này ở thời kỳ đầu của thời kỳ thừa nước, mực
nước hồ chứa được duy trì ở mực nước chết, lượng nước thừa được xả hết xuống hạ
lưu và việc tích nước chỉ bắt đầu từ thời điểm nào đó sao cho hồ chứa sẽ được tích
đầy đúng vào thời điểm cuối cùng của thời kỳ thừa nước. Phương án này khắc phục
được các nhược điểm của phương án trữ nước sớm nhưng không an toàn về mặt cấp
nước do việc tích nước không đầy hồ có thể xảy ra nếu tài liệu dự báo nước đến
không chính xác.
- Phương án trung gian: theo phương án này, người ta chia thời kỳ thừa
nước ra một số thời đoạn, ở mỗi thời đoạn hồ sẽ được tích nước đến một mực nước
nhất định sao cho đến cuối thời kỳ thừa nước hồ chứa sẽ được tích đến mực nước
dâng bình thường.
Phương án thứ hai và ba thường được áp dụng cho những hồ chứa có nhiệm
vụ phòng lũ cho hạ du.
8.4. ĐIỀU TIẾT LŨ
Tính toán điều tiết lũ là nội dung quan trọng khi thiết kế hồ chứa để xác định
quy mô kích thước của công trình xả lũ, dung tích điều tiết lũ, mực nước lớn nhất
trong hồ chứa với mục đích chống lũ cho bản thân công trình và thỏa mãn yêu cầu
phòng lũ cho hạ du.
Đối với hồ chứa có nhiệm vụ phòng lũ hạ du điểu tiết nước qua hồ chứa nhằm
hạ thấp lưu lượng lũ xả xuống hạ lưu, nhờ đó hạ thấp mực nước trong sông ở hạ du,
đảm bảo an toàn các công trình ven sông và các vùng dân cư. Thông qua tính toán
điều tiết lũ tìm ra các thông số cơ bản của công trình hồ chứa, bao gồm việc xác định
dung tích phòng lũ cần thiết của hồ chứa, phương thức vận hành công trình xả lũ,
quy mô công trình xả lũ.
249

Trong mục này trình bày những khái niệm cơ bản về điều tiết lũ, các bài toán
điều tiết lũ trong thực tế và nguyên lý tính toán thường dùng trong điều tiết lũ bằng
hồ chứa.
8.4.1. Tiêu chuẩn chống lũ cho công trình và hạ du
Khi thiết kế hồ chứa ngoài việc lựa chọn các mực nước dâng bình thường và
dung tích hiệu dụng nhằm đáp ứng yêu cầu cấp nước còn phải tính toán lựa chọn các
thông số dung tích điều tiết lũ và mực nước siêu cao theo nhiệm vụ chống lũ cho
công trình và phòng lũ cho hạ du.
Nhiệm vụ chống lũ: là nhiệm vụ được đặt ra theo đó nhằm đảm bảo an toàn
cho hệ thống công trình (hồ chứa, đập, hệ thống đê...) khi xảy ra trận lũ thiết kế tại
tuyến công trình.
Nhiệm vụ phòng lũ: là nhiệm vụ được đặt ra theo đó cần đảm bảo an toàn cho
vùng phòng lũ ở hạ du khi xảy ra trận lũ thiết kế tại tuyến phòng lũ ở hạ du.
Như vậy, khi nói “nhiệm vụ chống lũ” được hiểu là chống lũ cho bản thân công
trình, còn khi nói “nhiệm vụ phòng lũ” có nghĩa là phòng lũ hạ du.
Hồ chứa được xây dựng nhằm tích lại một phần nước đến về mùa lũ để cấp
nước cho mùa kiệt, lượng nước còn lại sẽ phải xả thừa xuống hạ du. Bởi vậy, nhiệm
vụ chống lũ cho công trình là nhiệm vụ tất yếu khi thiết kế công trình hồ chứa, còn
nhiệm vụ phòng lũ cho hạ du chỉ được đặt ra đối với những hồ chứa mà vùng hạ du
có yêu cầu phòng chống lũ.
a. Tiêu chuẩn chống lũ cho công trình
Khi thiết kế công trình hồ chứa, đê điều..., dung tích phòng lũ và các thông số
thiết kế của công trình được xác định với quy mô của một trận lũ nào đó xảy ra tại
tuyến công trình, được gọi là lũ thiết kế. Lũ thiết kế phải được xác định theo một
tiêu chuẩn nhất định do Nhà nước quy định được gọi là tiêu chuẩn chống lũ.
Tiêu chuẩn chống lũ cho công trình là tiêu chuẩn chọn trận lũ thiết kế tại tuyến
công trình, làm cơ sở cho việc xác định quy mô dung tích điều tiết lũ, các thông số
thiết kế của công trình tháo lũ tại hồ chứa, đảm bảo an toàn cho bản thân công trình
khi xảy ra trận lũ bằng hoặc nhỏ hơn trận lũ đã chọn.
Hiện nay tồn tại ba loại tiêu chuẩn chọn lũ thiết kế:
250

Lựa chọn theo tần suất: theo tiêu chuẩn này, lũ thiết kế được chọn là trận lũ
tương ứng với một tần suất nào đó, phụ thuộc vào cấp của công trình theo quy định,
tần suất được chọn được gọi là tần suất thiết kế lũ.
Lựa chọn theo tiêu chuẩn lũ cực hạn: là trận lũ lớn nhất có khả năng xảy ra.
Lựa chọn theo lũ thực đo: theo tiêu chuẩn này, người ta chọn một trận lũ lớn
đã xảy ra trong thực tế làm tiêu chuẩn thiết kế công trình. Tiêu chuẩn này thường
chỉ áp dụng đối với những công trình có quy mô không lớn và trận lũ được chọn
thường lớn hơn lũ thiết kế chọn theo tiêu chuẩn tần suất.
b. Tiêu chuẩn phòng lũ, mực nước khống chế và lưu lượng an toàn
 Tiêu chuẩn phòng lũ
Tiêu chuẩn phòng lũ là tiêu chuẩn chọn trận lũ thiết kế tại tuyến phòng lũ ở hạ
du công trình, theo đó cần áp dụng các biện pháp phòng chống lũ để đảm bảo an
toàn cho vùng phòng lũ. Ví dụ, trên hệ thống sông Hồng Hà Nội là tuyến phòng lũ
vùng hạ du, khi đó lũ thiết kế là trận lũ được chọn tại tuyến Hà Nội.
Hiện nay tồn tại hai cách chọn tiêu chuẩn phòng lũ:
Cách thứ nhất: lũ thiết kế tại tuyến phòng lũ được chọn theo tần suất nào đó,
tùy thuộc mức độ quan trọng của vùng phòng lũ và khả năng có thể chống được đối
với lũ đó.
Theo cách thứ hai: lũ thiết kế được chọn từ một trận lũ lớn đã xảy ra trong thực
tế. Trận lũ được chọn thường là trận lũ lớn có tần suất xuất hiện xấp xỉ tần suất thiết
kế phòng lũ.
Khi các công trình bị sự cố do lũ vượt thiết kế gây ra thiệt hại rất lớn cho vùng
hạ du. Bởi vậy tiêu chuẩn chống lũ cho công trình cao hơn tiêu chuẩn phòng lũ cho
hạ du. Chẳng hạn, nếu chọn lũ thiết kế theo tiêu chuẩn tần suất thì tần suất chống lũ
cho công trình sẽ cao hơn tần suất phòng lũ cho hạ du.
 Mực nước khống chế và lưu lượng an toàn
Tại tuyến phòng lũ, khi xảy ra trận lũ nhỏ hơn hoặc bằng trận lũ thiết kế (theo
tiêu chuẩn phòng lũ), để đảm bảo an toàn cho vùng phòng lũ, mực nước trong sông
không được vượt quá một giá trị cho phép nào đó. Mực nước đó được gọi là mực
251

nước khống chế (H ). Lưu lượng trong song tại tuyến phòng lũ tương ứng với mực
nước khống chế gọi là lưu lượng an toàn (q ).
Các biện pháp phòng, chống lũ (trong đó có các hồ chứa ở thượng lưu), có
nhiệm vụ khống chế lũ đảm bảo mực nước trong sông không lớn hơn mực nước
khống chế khi xảy ra các trận lũ nhỏ hơn hoặc bằng trận lũ thiết kế, tức là:

H(t) ≤𝐻 hoặc Q(t) ≤𝑞 (8-46 )

Ví dụ: khi thiết kế hồ Hòa Bình có nhiệm vụ phòng lũ cho Hà Nội đã chọn trận
lũ tương đương với trận lũ lớn nhất đo được tại Hà Nội tháng 8 năm 1971 (tương
đương với lũ có tần suất P= 0,8%) làm tiêu chuẩn thiết kế phòng lũ hạ du. Với trận
lũ đó mực nước khống chế tại Hà Nội không được vượt quá cao trình 13,1m
(H ≤13,1m).
Sau khi có thêm hồ Na Hang (thủy điện Tuyên Quang) tiêu chuẩn phòng lũ
cho hạ du tăng lên. Để an toàn cho vùng đồng bằng sông Hồng, mực nước khống
chế tại Hà Nội là 13,10m tương ứng với lũ tần suất thiết kế P = 0,67%, để đảm bảo
an toàn cho Hà Nội thì mực nước khống chế tại Hà Nội là 13.40m tương ứng với lũ
tần suất lũ P = 0,4%.
Sau khi có thêm hồ Sơn La, tiêu chuẩn phòng lũ cho hạ du tiếp tục cao hơn.
Để an toàn cho vùng đồng bằng sông Hồng, mực nước khống chế tại Hà Nội là
13,10m tương ứng với lũ tần suất thiết kế P = 0,33%; để đảm bảo an toàn cho Hà
Nội thì mực nước khống chế tại Hà Nội là 13,40m tương ứng với lũ P = 0,2%.
8.4.2. Các biện pháp chống lũ cho hạ du
Để hạn chế những tác hại do lũ gây ra, từ ngàn xưa đến nay con người đã không
ngừng đấu tranh nhằm phòng, tránh và chế ngự dòng chảy lũ.
Các biện pháp phòng chống lũ có thể chia ra làm 2 giai đoạn sau: biện pháp
công trình và biện pháp phi công trình.
a. Các biện pháp công trình
Các biện pháp công trình được áp dụng tùy thuộc vào điều kiện cụ thể phụ
thuộc vào đặc điểm sự hình thành lũ, đặc điểm địa hình và hiện trạng hệ thống vùng
phòng lũ. Các biện pháp công trình được áp dụng trong quy hoạch phòng chống lũ
có các loại như sau:
252

- Đắp đê: Hệ thống đê có nhiệm vụ ngăn lũ không chảy vào vùng phòng lũ
theo tiêu chuẩn thiết kế quy định. Hệ thống đê bao gồm đê sông, đê biển và hệ thống
đê bao.
- Xây dựng hồ chứa phòng lũ: Nếu điều kiện địa hình cho phép xây dựng hồ
chứa thì biện pháp xây dựng các hồ chứa phòng lũ là biện pháp hiệu quả nhất về mặt
phòng lũ. Hồ chứa xây dựng trên thượng nguồn có khả năng giảm mực nước vùng
hạ du trên một vùng rộng lớn nên kinh phí đắp đê và chi phí hàng năm cho việc
chống lũ hạ du sẽ giảm đáng kể.
- Công trình phân lũ: Phân lũ là biện pháp chuyển nước lũ sang một lưu vực
khác nhằm giảm nhẹ thiệt hại cho vùng phòng lũ. Các công trình phân lũ đảm bảo
an toàn cho vùng phòng lũ nhưng có thể gây thiệt hại cho một vùng khác có yêu cầu
phòng lũ thấp hơn.
- Hình thành các khu chậm lũ: Chậm lũ là biện pháp đưa một phần lượng nước
lũ vào các khu chứa nước tạm thời (khu chậm lũ) để giảm mực nước lũ vùng hạ du,
khi lũ xuống nước từ các khu chậm lũ lại chảy ra sông. Các khu chậm lũ có tác dụng
điều tiết làm giảm mực nước vùng phòng lũ. Cũng tương tự như biện pháp phân lũ,
biện pháp này có thể gây thiệt hại cho một số vùng khác có yêu cầu phòng lũ thấp
hơn.
- Cải tạo lòng sông: Lòng sông được nạo vét và mở rộng nhằm tăng khả năng
thoát lũ nhanh. Biện pháp này trong một số trường hợp có hiệu quả thấp do hiện
tượng bồi lắng phát triển nhanh hoặc lòng sông bị diễn biến phức tạp gây hậu quả
xấu hơn.
Các biện pháp công trình hỗn hợp có thể cùng được áp dụng khi lập quy
hoạch phòng lũ.
b. Các biện pháp phi công trình
Biện pháp phi công trình là biện pháp hỗ trợ tích cực cho biện pháp công trình
hoặc được áp dụng đối với các vùng mà biện pháp công trình không thể thực hiện
được. các biện pháp phi công trình được phân loại như sau:
253

- Bảo vệ và trồng rừng đầu nguồn: Đây là biện pháp phòng lũ tích cực nhất, nó
không những làm giảm sự khốc liệt của lũ mà còn là biện pháp chống xói mòn, bảo
vệ nguồn nước không bị cạn kiệt và đảm bảo sự cân bằng sinh thái.
- Phòng tránh lũ: Là biện pháp được áp dụng đối với các vùng phòng lũ khi
các biện pháp công trình không áp dụng được hoặc hiệu quả chống lũ của các biện
pháp công trình rất thấp. Biện pháp phòng tránh lũ được áp dụng theo các hình thức
sau:
+ Quy hoạch các khu dân cư và khu vực sản xuất đảm bảo an toàn khi có lũ;
+ Tăng cường công tác dự báo và cảnh báo lũ để khắc phục hậu quả do lũ.
- Sống chung với lũ: Là biện pháp cũng được áp dụng đối với các vùng phòng
lũ khi các biện pháp công trình không áp dụng được. Biện pháp sống chung với lũ
phải đảm bảo phát triển kinh tế vùng, cải thiện và nâng cao mức sống cộng đồng của
nhân dân vùng ngập lũ. Quy hoạch sống chung với lũ bao gồm những nội dung sau:
+ Quy hoạch hợp lý các vùng dân cư và các khu công nghiệp;
+ Quy hoạch sản xuất nông nghiệp và khai thác hợp lý nguồn lợi do lũ mang
lại phù hợp với đặc điểm của vùng ngập lũ;
+ Xây dựng các cơ sở hạ tầng, các biện pháp bảo vệ môi trường, sức khỏe
cộng đồng phù hợp với đặc điểm vùng lũ;
+ Thiết lập hệ thống cảnh báo và dự báo lũ phục vụ công tác phòng tránh lũ.
c. Nhiệm vụ tính toán điều tiết lũ
Theo nhiệm vụ chức năng của hồ chứa có thể chia ra các loại bài toán điều tiết
lũ như sau:
1. Điều tiết chống lũ cho công trình.
2. Điều tiết phòng lũ cho hạ du.
3. Điều tiết lũ kết hợp phòng chống lũ và cấp nước.
4. Điều tiết lũ trong giai đoạn dẫn dòng thi công.
5. Điều tiết lũ trong giai đoạn quản lý vận hành hồ chứa.
Trong giai đoạn quy hoạch hoặc thiết kế tính toán điều tiết lũ, hồ chứa có những
nhiệm vụ sau đây:
+ Xác định các thành phần của dung tích điều tiết lũ theo nhiệm vụ chống lũ
cho công trình và phòng lũ cho hạ du.
254

+ Xác định quy mô công trình tháo lũ và các mực nước đặc trưng theo nhiệm
vụ phòng lũ cho hạ du và chống lũ cho công trình.
8.4.3. Nguyên lý tính toán điều tiết lũ
Dòng chảy trong sông thời kỳ có lũ là dòng không ổn định trong sông thiên
nhiên. Diễn toán dòng chảy lũ trên hệ thống sông trong đó có hồ chứa được tiến
hành trên cơ sở giải hệ phương trình không ổn định Saint – Venant viết cho đoạn
sông dx trong thời đoạn dt, bao gồm phương trình liên tục (8-47) và phương trình
cân bằng năng lượng (8-48) như sau:

Q A
 q (8-47 )
x t

Z  0 v  v  Q Q
  v  (8-48 )
x g t g x K2

Trong đó: Q - Lưu lượng dòng chảy trong sông (𝑚 /𝑠)


Z - Mực nước tại mặt cắt tính toán (m)
v - Lưu tốc trung bình mặt cắt (m/s)
K - Mô đun lưu lượng.
q - Lưu lượng gia nhập trên 1m chiều dài đoạn sông (𝑚 /s)
X - Độ dài đoạn sông (m)
t - Thời gian (h)
A - Diện tích mặt cắt ướt (𝑚 )
g - Gia tốc trọng trường
𝝰 - Hệ số sửa chữa động năng.
α - Hệ số sửa chữa động lượng.

Hệ phương trình trên đây được sử dụng tính toán quá trình thay đổi mực nước
và quá trình thay đổi lưu lượng của bất kỳ vị trí mặt cắt nào trong sông và hồ chứa.
Tuy nhiên, khi lũ di chuyển qua hồ chứa sẽ có đặc điểm sau: mặt cắt mở rộng đột
ngột nên độ dốc đường mặt nước rất nhỏ, độ sâu dòng chảy rất lớn và tốc độ dòng
255

chảy cũng rất nhỏ. Từ đặc điểm trên, trong tính toán thiết kế người ta coi mặt nước
hồ nằm ngang, khi đó có thể không cần phải giải hệ phương trình trên mà có thể sử
dụng phương pháp coi hồ chứa là một đoạn sông và mặt nước trong hồ nằm ngang.
Khi đó phương trình (8-47) chuyển thành phương trình cân bằng nước còn phương
trình (8-48) được thay bằng các công thức thủy tính lưu lượng xả qua công trình.
Trường hợp công trình xả là một đoạn kênh dẫn thì quá trình tháo lũ vẫn được xác
định theo phương pháp tính toán thủy lực trong kênh hở.
Khi coi hồ chứa là một đoạn sông, có quá trình lưu lượng vào hồ tại mặt cắt
cửa vào Q(t) lưu lượng ra khỏi hồ là tổng của lưu lượng xả qua công trình đầu mối,
lưu lượng cấp cho yêu cầu dung nước và tổng lưu lượng tổn thất. Tính toán điều tiết
lũ dựa trên nguyên lý cân bằng nước và phương trình biểu thị lưu lượng qua công
trình xả lũ. Khi đó, nguyên lý tính toán điều tiết lũ là sự hợp giải hệ hai phương trình
cơ bản đó là phương trình cân bằng nước và phương trình động lực cùng với các
biểu đồ phụ trợ.
Phương trình cân bằng nước:

=Q-𝑞 (8-49 )

Phương trình động lực cho các công trình xả lũ có dạng tổng quát là hàm của
3 tham số:

𝑞 = f (A,Z,Zh) (8-50 )

Các quan hệ phụ trợ:


Đường quan hệ mực nước dung tích:

Z~V (8-51 )

Đường quan hệ mực nước và lưu lượng hạ lưu:

H~Q (8-52 )

Trong đó: Q - là quá trình lũ đến


q là quá trình lưu lượng ra khỏi hồ bao gồm lưu lượng xả q qua công
trình xả lũ, lưu lượng qua công trình lấy nước q và lưu lượng tổn thất.
256

Lưu lượng tổn thất rất nhỏ so với lưu lượng xả nên trong tính toán điều tiết
thường bỏ qua. Lưu lượng cấp nước trong nhiều trường hợp cũng bỏ qua nếu nó
chiếm tỷ lệ nhỏ so với lưu lượng xả. Để đơn giản ta quy ước sử dụng ký hiệu “q “
thay cho ký hiệu “ q “ và được hiểu là tổng lưu lượng xả xuống hạ lưu đập.
Khi đó phương trình (8-49) có dạng :

=Q–q (8-53 )

Trong đó: Z - mực nước thượng lưu (mực nước hồ)


Z - mực nước hạ lưu tại cửa xả
A - thông số hình thức mô tả loại và quy mô công trình xả lũ
V - dung tích hồ chứa tại thời điểm t

- sự thay đổi dung tích hồ chứa theo thời gian t

Ta có dV = F.dh, với dh là sự thay đổi độ sâu nước trong hồ, khi đó phương
trình (8-53) sẽ có dạng:

Q–q= (8-54 )

Phương trình động lực mô tả khả năng chuyển nước qua các công trình lấy
nước và công trình xả lũ. Trong trường hợp mực nước hạ lưu không ảnh hưởng đến
lưu lượng lũ xả qua các công trình tháo lũ thì đường quan hệ H~Q không cần thiết
đưa vào hệ phương trình trên.
Hợp hệ phương trình (8-49) và (8-50) cùng với các biểu đồ phụ trợ (8-51), (8-
52) xác định được đường quá trình lưu lượng xả q (t), đồng thời xác định được sự
thay đổi mực nước và dung tích của hồ chứa.
Hình 8.9 mô tả kết quả tính toán điều tiết phòng lũ của một hồ chứa. từ thời
điểm t đến thời điểm t , lưu lượng đến hồ được xả hết xuống hạ du: Q(t) = q(t).
257

Hình 8.9: Quá trình lũ đến và lưu lượng xả tại tuyến hồ chứa
Từ thời điểm t đến thời điểm t lưu lượng xả nhỏ hơn lưu lượng đến nên mực
nước và dung tích hồ tăng lên đạt lớn nhất tại t . Sau thời điểm t , mực nước hồ bắt
đầu giảm do lưu lượng xả lớn hơn lưu lượng đến. Dung tích phòng lũ là phần diện
tích gạch chéo trên hình 8.9 và bằng:

V = ∫ [Q(t) − q(t)]dt (8-55 )

Hoặc viết dưới dạng sai phân:

V = ∑ (Q − q)Δt (8-56 )

Trong đó: Q, q là giá trị bình quân của lưu lượng đến và lưu lượng xả trong
thời đoạn tính toán Δt.
Ta có thể viết lại phương trình cân bằng nước dưới dạng sai phân:

(Q − q) Δt = V2 – V1 (8-57 )

Và phương trình động lực:

q = f (Z , Z ,A) (8-58 )

Ngoài ra cần có các biều đồ phụ trợ: các đường quan hệ địa hình hồ chứa Z~V
và đường quan hệ mực nước lưu lượng tại hạ lưu đập H~Q.
258

Trong đó: Q và q là lưu lượng lũ đến và lưu lượng xả trung bình trong thời đoạn Δt,
q là lưu lượng xả qua công trình tính theo công thức thủy lực tại thời điểm
tính toán t.

Q = 0.5 (Q1 +Q2) (8-59 )

q = 0.5 (q1 + q2) (8-60 )

Với Q1, Q2 là lưu lượng lũ đầu và cuối thời đoạn, các giá trị này đã biết; q 1 là
lưu lượng xả đầu thời đoạn đã xác định do biết trước mực nước; q2 là lưu lượng xả
cuối thời đoạn cần phải xác định.
V1, V2 tương ứng là dung tích đầu và cuối thời đoạn tính toán.
𝑍 , 𝑍 là mực nước thượng và hạ hồ tại thời điểm tính toán t.
A là thông số hình thức biểu thị thông số công tác của công trình xả lũ.
Phương trình (8-58) sẽ có dạng cụ thể tùy theo hình thức công trình xả lũ.
Ví dụ: Đối với đập tràn chảy tự do:

q = mB 2𝑔ℎ / (8-61 )

Đối với đập tràn chảy ngập:

q = mBσ 2𝑔ℎ / (8-62 )

Đối với lỗ chảy tự do:

q = µω 2𝑔ℎ (8-63 )

Đối với lỗ chảy ngập:

q = µω 2𝑔 (𝑍 − 𝑍 ) (8-64 )

Phương pháp tính toán điều tiết lũ cụ thể bạn đọc có thể tham khảo các giáo
trình chuyên ngành Thủy lợi. Trong giới hạn nội dung tài liệu này chỉ giải thích
nguyên lý tính toán chung.
259

PHỤ LỤC
Phụ lục 1a: Bảng Foster – Rưp–kin tra khoảng lệch tung độ Φ của đường tần suất Pearson III
(Tần suất P từ 0,001% đến 40%)
260
261

Phụ lục 1b: Bảng Foster – Rưp–kin tra khoảng lệch tung độ Φ của đường tần suất Pearson III
(Tần suất P từ 50% đến 99%)
262
263

Phụ lục 2: Bảng tra hệ số mô đun KP của đường tần suất Kritski – Menken
264
265
266
267

Phụ lục 3: Bảng tra quan hệ S~CS trong phương pháp 3 điểm
268
269

Phụ lục 4: Bảng tra quan hệ S~Φ trong phương pháp 3 điểm
270

Phụ lục 5: Tọa độ đường cong mưa của các phân vùng mưa rào Việt Nam
271

Phụ lục 6: Bảng hệ số dòng chảy lũ thiết kế .


Cấp Hp% Hệ số dòng chảy với cấp diện tích F (km2)

đất (mm) F < 0.1 0,1<F<1,0 1.0 < F< 10 10<F<100 F>100

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

<100 0,960 0,940 0,930 0,900 0,880 0,850 0,810 0,780 0,760 0,740 0,670 0,650 0,600

101-150 0,970 0,960 0,940 0,910 0,900 0,870 0,850 0,780 0,760 0,740 0,670 0,650 0,600

151-200 0,970 0,960 0,950 0,930 0,920 0,900 0,890 0,850 0,830 0,810 0,750 0,730 0,700

II 201-250 0,970 0,960 0,960 0,950 0,940 0,930 0,920 0,890 0,890 0,850 0,850 0,850 0,850

251-300 0,970 0,960 0,960 0,960 0,950 0,950 0,940 0,930 0,930 0,880 0,880 0,880 0,860

301-400 0,970 0,960 0,960 0,960 0,950 0,950 0,950 0,930 0,930 0,910 0,910 0,910 0,910

>400 0,970 0,960 0,960 0,960 0,950 0,950 0,950 0,930 0,930 0,910 0,910 0,910 0,910

<100 0,940 0,890 0,860 0,800 0,770 0,740 0,650 0,600 0,580 0,550 0,530 0,530 0,500

101-150 0,950 0,930 0,900 0,850 0,810 0,770 0,720 0,630 0,620 0,600 0,550 0,550 0,550

151-200 0,950 0,930 0,910 0,880 0,860 0,820 0,790 0,720 0,680 0,680 0,630 0,630 0,620

201-250 0,950 0,930 0,920 0,910 0,900 0,850 0,850 0,750 0,720 0,730 0,730 0,730 0,650

251-300 0,950 0,930 0,921 0,910 0,900 0,850 0,850 0,770 0,740 0,740 0,690 0,690 0,670

301-350 0,950 0,930 0,921 0,912 0,900 0,855 0,870 0,780 0,760 0,750 0,710 0,710 0,690
III
351-400 0,950 0,930 0,922 0,912 0,902 0,880 0,890 0,790 0,770 0,770 0,730 0,730 0,700

401-450 0,950 0,930 0,922 0,913 0,902 0,885 0,895 0,800 0,790 0,780 0,750 0,750 0,710

451-500 0,950 0,930 0,923 0,913 0,910 0,890 0,940 0,800 0,800 0,790 0,750 0,750 0,710

501-550 0,950 0,930 0,923 0,913 0,910 0,890 0,940 0,800 0,800 0,800 0,760 0,760 0,710

551-600 0,950 0,930 0,923 0,913 0,910 0,890 0,940 0,800 0,800 0,800 0,760 0,760 0,710

>600 0,950 0,930 0,923 0,913 0,910 0,890 0,940 0,800 0,800 0,800 0,760 0,760 0,710

<100 0,900 0,810 0,760 0,660 0,650 0,600 0,550 0,510 0,500 0,500 0,440 0,400 0,370

101-150 0,900 0,840 0,800 0,760 0,680 0,640 0,620 0,580 0,560 0,550 0,520 0,500 0,460

151-200 0,900 0,880 0,850 0,820 0,780 0,750 0,720 0,660 0,630 0,600 0,600 0,570 0,550

201-250 0,900 0,880 0,822 0,823 0,790 0,780 0,740 0,700 0,670 0,670 0,650 0,600 0,580
IV
251-300 0,900 0,880 0,822 0,825 0,790 0,790 0,760 0,740 0,700 0,700 0,690 0,650 0,610

301-350 0,900 0,880 0,828 0,828 0,800 0,800 0,780 0,760 0,720 0,710 0,710 0,670 0,640

351-400 0,900 0,880 0,828 0,830 0,820 0,820 0,810 0,770 0,740 0,730 0,720 0,690 0,650

401-450 0,900 0,880 0,860 0,840 0,840 0,840 0,830 0,770 0,750 0,750 0,730 0,710 0,670
272

Cấp Hp% Hệ số dòng chảy với cấp diện tích F (km2)

đất (mm) F < 0.1 0,1<F<1,0 1.0 < F< 10 10<F<100 F>100

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

451-500 0,900 0,880 0,860 0,850 0,840 0,840 0,830 0,780 0,760 0,770 0,730 0,720 0,680

501-550 0,900 0,880 0,870 0,860 0,840 0,840 0,830 0,780 0,760 0,770 0,730 0,720 0,690

551-600 0,900 0,880 0,870 0,860 0,840 0,840 0,830 0,780 0,760 0,770 0,730 0,720 0,690

>600 0,900 0,880 0,870 0,860 0,840 0,840 0,830 0,780 0,760 0,770 0,730 0,720 0,690

<100 0,680 0,460 0,350 0,260 0,240 0,220 0,220 0,200 0,180 0,180 0,170 0,160 0,150

101-150 0,710 0,560 0,460 0,410 0,400 0,340 0,320 0,280 0,270 0,250 0,230 0,220 0,200

151-200 0,750 0,650 0,590 0,500 0,480 0,460 0,460 0,420 0,450 0,380 0,340 0,320 0,300

201-250 0,760 0,680 0,630 0,543 0,500 0,500 0,500 0,460 0,490 0,430 0,380 0,360 0,340

251-300 0,770 0,710 0,660 0,580 0,580 0,540 0,540 0,490 0,510 0,460 0,410 0,400 0,360

301-350 0,770 0,730 0,660 0,580 0,580 0,540 0,560 0,490 0,540 0,460 0,410 0,430 0,370
V
351-400 0,780 0,750 0,700 0,650 0,640 0,570 0,570 0,530 0,550 0,520 0,460 0,460 0,400

401-450 0,790 0,760 0,720 0,670 0,670 0,580 0,580 0,540 0,550 0,530 0,470 0,470 0,410

451-500 0,790 0,770 0,730 0,680 0,680 0,600 0,600 0,550 0,550 0,530 0,480 0,480 0,410

501-550 0,790 0,780 0,730 0,700 0,700 0,600 0,600 0,550 0,550 0,530 0,490 0,500 0,410

551-600 0,790 0,780 0,730 0,700 0,700 0,600 0,600 0,550 0,550 0,530 0,500 0,500 0,410

>600 0,790 0,780 0,730 0,700 0,700 0,600 0,600 0,550 0,550 0,530 0,500 0,500 0,410

VI - - - 0,250 - - - 0,200 - 0,150 - 0,100 - 0,100


273

Phụ lục 7: Bảng thời gian nước chảy trên sườn dốc sd tra theo hệ số địa mạo
thủy văn sườn dốc và vùng mưa
Vùng mưa
sd
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII XIII XIV XV XVI XVII XVIII

1,0 9,6 9,7 9,7 9 9,6 9,6 16 8,4 9,7 9,8 9,5 10 9,8 8,7 8,5 8,7 9,3 9,2

1,5 10 10 10 9 10 10 18 8,5 10 10 10 13 10 9 8,7 9 9,4 9,3

2,0 17 15 17 9,5 14 10 25 9 13 15 20 20 15 9,3 9,3 9,5 9,7 9,5

2,5 24 22 20 10 20 15 32 10 15 18 28 23 20 9,5 9,5 9,6 10 9,7

3,0 35 28 25 18 30 22 37 20 18 25 35 30 25 11 10 12 20 12

4,0 40 37 32 22 35 30 42 30 25 40 55 35 30 20 20 20 25 20

5,0 53 45 50 30 44 38 50 40 30 45 65 50 40 30 25 30 35 23

6,0 62 60 60 45 60 50 55 55 40 60 72 60 55 35 32 37 40 30

7,0 70 70 72 60 75 70 65 65 65 75 80 75 65 50 50 50 60 40

8,0 75 78 80 68 85 78 75 70 70 85 90 80 70 70 65 65 70 60

9,0 80 87 90 80 90 82 85 80 80 90 95 87 82 80 70 78 80 70

10 90 95 100 86 95 88 90 90 95 95 110 105 90 85 80 80 90 80

12 100 115 120 95 100 93 100 115 115 110 130 120 100 90 90 90 97 83

15 130 150 150 120 120 120 125 135 135 135 160 150 125 115 125 115 120 100

17 160 165 180 165 170 150 165 190 170 170 200 190 160 160 150 140 145 130

20 200 220 230 200 200 185 205 235 220 220 230 235 200 200 190 175 190 165

25 260 280 265 235 260 230 250 305 290 265 300 300 250 250 250 225 240 230

30 325 360 365 320 320 310 320 370 370 335 400 380 330 320 320 285 320 300

35 370 430 435 400 370 370 400 480 430 345 470 450 400 400 400 355 380 370

40 470 530 520 470 480 470 570 495 520 410 560 540 510 480 490 425 465 .
274

Phụ lục 8: Mô đun tương đối Ap% theo ls, vùng mưa và thời gian nước chảy trên sườn
dốc.

Vùng ls
sd
mưa
0 1 5 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 150 200 220

20 0,2800 0,2600 0,2180 0,1520 0,1120 0,0920 0,0760 0,0640 0,0540 0,0470 0,0400 0,0350 0,0300 0,0180 0,0150 0,0130

30 0,2100 0,1900 0,1600 0,1360 0,1040 0,0850 0,0720 0,0610 0,0520 0,0450 0,0380 0,0330 0,0290 0,0170 0,0140 0,0125

I 60 0,1500 0,1430 0,1250 0,1110 0,0910 0,0760 0,0650 0,0550 0,0470 0,0400 0,0340 0,0300 0,0260 0,0160 0,0130 0,0120

90 0,1140 0,1120 0,1020 0,0930 0,0170 0,0650 0,0560 0,0480 0,0410 0,0350 0,0310 0,0270 0,0240 0,0150 0,0120 0,0115

180 0,0720 0,0710 0,0570 0,0630 0,0550 0,0480 0,0430 0,0370 0,0330 0,0290 0,0250 0,0220 0,0210 0,0140 0,0115 0,0110

20 0,1170 0,1140 0,1040 0,0930 0,0870 0,0650 0,0550 0,0470 0,0400 0,0340 0,0300 0,0260 0,0240 0,0180 0,0150 0,0140

30 0,1000 0,0980 0,0910 0,0830 0,0700 0,0600 0,0520 0,0440 0,0380 0,0330 0,0280 0,0250 0,0230 0,0175 0,0140 0,0130

II 60 0,0820 0,0810 0,0760 0,0700 0,0600 0,0520 0,0450 0,0390 0,0340 0,0300 0,0270 0,0240 0,0220 0,0160 0,0130 0,0125

90 0,0670 0,0660 0,0630 0,0590 0,0520 0,0460 0,0400 0,0350 0,0310 0,0270 0,0250 0,0220 0,0200 0,0150 0,0120 0,0120

180 0,0520 0,0510 0,0480 0,0460 0,0410 0,0360 0,0320 0,0280 0,0250 0,0220 0,0200 0,0180 0,0170 0,0140 0,0110 0,0110

20 0,1590 0,1530 0,1370 0,1120 0,0985 0,0831 0,0708 0,0618 0,0544 0,0492 0,0450 0,0410 0,0378 0,0281 0,0218 0,0183

30 0,1320 0,1290 0,1160 0,1040 0,0866 0,0740 0,0650 0,0573 0,0507 0,0462 0,0420 0,0390 0,0358 0,0272 0,0211 0,0180

III 60 0,0950 0,0920 0,0870 0,0790 0,0695 0,0611 0,0530 0,0497 0,0447 0,0410 0,0380 0,0350 0,0325 0,0252 0,0197 0,0170

90 0,0730 0,0680 0,0659 0,0612 0,0549 0,0500 0,0443 0,0414 0,0384 0,0355 0,0330 0,0307 0,0292 0,0228 0,0185 0,0160

180 0,0580 0,0540 0,0517 0,0490 0,0450 0,0420 0,0383 0,0360 0,0330 0,0303 0,0300 0,0268 0,0256 0,0205 0,0165 0,0150

20 0,2730 0,2140 0,1880 0,1630 0,1280 0,1040 0,0865 0,0743 0,0654 0,0565 0,0499 0,0448 0,0408 0,0279 0,0216 0,0184

30 0,2000 0,1840 0,1630 0,1420 0,1153 0,0950 0,8160 0,0703 0,0615 0,0545 0,0479 0,0429 0,0390 0,0269 0,0212 0,0182

IV 60 0,1290 0,1240 0,1170 0,1070 0,0903 0,0790 0,0688 0,0593 0,0553 0,0473 0,0427 0,0382 0,0351 0,0256 0,0200 0,0174

90 0,1020 0,0930 0,0890 0,0840 0,0735 0,0645 0,0579 0,0508 0,0460 0,0410 0,0370 0,0340 0,0315 0,0230 0,0189 0,0164

180 0,0720 0,0710 0,0670 0,0630 0,0555 0,0503 0,0456 0,0413 0,0378 0,0328 0,0315 0,0310 0,0275 0,0210 0,0178 0,0155

20 0,1200 0,1185 0,1115 0,1087 0,0940 0,0786 0,0690 0,0630 0,0525 0,0457 0,0397 0,0347 0,0304 0,0195 0,0140 0,0130

30 0,1120 0,1100 0,1035 0,0965 0,0840 0,0733 0,0638 0,0560 0,0485 0,0423 0,0370 0,0320 0,0280 0,0169 0,0133 0,0124

V 60 0,0980 0,0965 0,0855 0,0815 0,0748 0,0655 0,0577 0,0506 0,0445 0,0393 0,0345 0,0304 0,0268 0,0163 0,0126 0,0119

90 0,0830 0,0817 0,0775 0,0726 0,0642 0,0565 0,0500 0,0443 0,0390 0,0345 0,0310 0,0276 0,0247 0,0152 0,0118 0,0114

180 0,0595 0,0587 0,0560 0,0583 0,0480 0,0430 0,0390 0,0350 0,0317 0,0285 0,0263 0,0240 0,0223 0,0148 0,0110 0,0108
275

Vùng ls
sd
mưa
0 1 5 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 150 200 220

20 0,1215 0,1195 0,1130 0,1053 0,0916 0,0803 0,0703 0,0617 0,0543 0,0478 0,0417 0,0377 0,0324 0,0195 0,0150 0,0140

30 0,1135 0,1117 0,1060 0,0870 0,0865 0,0757 0,0666 0,0585 0,0515 0,0452 0,0397 0,0350 0,0310 0,0189 0,0145 0,0135

VI 60 0,1050 0,0995 0,0944 0,0860 0,0798 0,0686 0,0606 0,0536 0,0474 0,0420 0,0373 0,0333 0,0295 0,0183 0,0140 0,0129

90 0,0863 0,0858 0,0816 0,0770 0,0690 0,0617 0,0553 0,0490 0,0440 0,0390 0,0350 0,0310 0,0278 0,0172 0,0135 0,0124

180 0,0645 0,0637 0,0610 0,0580 0,0513 0,0457 0,0407 0,0363 0,0323 0,0292 0,0265 0,0242 0,0222 0,0167 0,0130 0,0120

20 0,1060 0,1050 0,1000 0,0934 0,0817 0,0716 0,0633 0,0555 0,0490 0,0430 0,0382 0,0337 0,0300 0,0190 0,0150 0,0133

30 0,0970 0,0960 0,0910 0,0786 0,0763 0,0677 0,0603 0,0534 0,0474 0,0417 0,0370 0,0327 0,0290 0,0181 0,0142 0,0129

VII 60 0,0850 0,0840 0,0800 0,0757 0,0676 0,0606 0,0540 0,0482 0,0430 0,0380 0,0340 0,0303 0,0272 0,0175 0,0135 0,0125

90 0,0710 0,0700 0,0670 0,0632 0,0565 0,0506 0,0455 0,0407 0,0400 0,0330 0,0298 0,0271 0,0247 0,0168 0,0127 0,0117

180 0,0570 0,0560 0,0540 0,0510 0,0460 0,0408 0,0365 0,0326 0,0293 0,0265 0,0238 0,0218 0,0200 0,0160 0,0121 0,0110

20 0,1620 0,1560 0,1360 0,1210 0,0963 0,0805 0,0676 0,0572 0,0483 0,0422 0,0375 0,0334 0,0298 0,0240 0,0170 0,0160

30 0,1460 0,1420 0,1270 0,1120 0,0905 0,0760 0,0645 0,0550 0,0477 0,0416 0,0366 0,0327 0,0292 0,0225 0,0160 0,0150

VIII 60 0,1190 0,1160 0,1040 0,0933 0,0773 0,0656 0,0560 0,0486 0,0435 0,0386 0,0345 0,0309 0,0280 0,0210 0,0150 0,0140

90 0,1010 0,0987 0,0910 0,0824 0,0693 0,0593 0,0513 0,0445 0,0394 0,0352 0,0320 0,0293 0,0265 0,0190 0,0140 0,0130

180 0,0620 0,0615 0,0587 0,0550 0,0500 0,0450 0,0403 0,0365 0,0330 0,0300 0,0275 0,0253 0,0235 0,0173 0,0130 0,0120

20 0,1923 0,1825 0,1570 0,1430 0,1152 0,0956 0,0810 0,0705 0,0616 0,0549 0,0489 0,0443 0,0407 0,0290 0,0220 0,0200

30 0,1912 0,1555 0,1395 0,1233 0,1030 0,0868 0,0762 0,0663 0,0587 0,0527 0,0469 0,0425 0,0390 0,0279 0,0210 0,0190

IX 60 0,1095 0,1050 0,1015 0,0931 0,0811 0,0724 0,0642 0,0563 0,0534 0,0463 0,0425 0,0385 0,0355 0,0262 0,0200 0,0178

90 0,0905 0,0820 0,0800 0,0756 0,0740 0,0607 0,0553 0,0493 0,0452 0,0407 0,0372 0,0345 0,0322 0,0233 0,0190 0,0165

180 0,0640 0,0635 0,0610 0,0572 0,0510 0,0468 0,0433 0,0396 0,0367 0,0336 0,0317 0,0300 0,0280 0,0220 0,0178 0,0155

20 0,0946 0,0932 0,0887 0,0833 0,0733 0,0645 0,0568 0,0500 0,0443 0,0388 0,0345 0,0305 0,0277 0,0200 0,0150 0,0130

30 0,0893 0,0880 0,0836 0,0788 0,0690 0,0608 0,0537 0,0473 0,0417 0,0370 0,0330 0,0293 0,0263 0,0192 0,0145 0,0128

X 60 0,0806 0,0796 0,0757 0,0710 0,0628 0,0555 0,0487 0,0433 0,0383 0,0340 0,0303 0,0270 0,0246 0,0183 0,0140 0,0125

90 0,0717 0,0707 0,0670 0,0635 0,0557 0,0495 0,0437 0,0387 0,0346 0,0307 0,0277 0,0253 0,0230 0,0179 0,0135 0,0122

180 0,0525 0,0520 0,0500 0,0472 0,0425 0,0382 0,0435 0,0313 0,0283 0,0262 0,0243 0,0242 0,0216 0,0173 0,0130 0,0115

XI 20 0,0888 0,0862 0,0800 0,0714 0,0607 0,0524 0,4610 0,0406 0,0364 0,0330 0,0304 0,0280 0,0267 0,0216 0,0182 0,0161
276

Vùng ls
sd
mưa
0 1 5 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 150 200 220

30 0,0712 0,0696 0,0667 0,0612 0,0541 0,0478 0,0430 0,0385 0,0348 0,0317 0,0294 0,0273 0,0258 0,0211 0,0176 0,0157

60 0,0631 0,0615 0,0582 0,0542 0,0480 0,0431 0,0388 0,0360 0,0315 0,0286 0,0268 0,0251 0,0234 0,0196 0,0164 0,0149

90 0,0518 0,0508 0,0479 0,0459 0,0403 0,0364 0,0327 0,0304 0,0283 0,0261 0,0255 0,0233 0,0222 0,0185 0,0157 0,0143

180 0,0431 0,0420 0,0398 0,0375 0,0339 0,0316 0,0286 0,0264 0,0245 0,0230 0,0218 0,0210 0,0204 0,0172 0,0148 0,0136

20 0,0900 0,0880 0,0807 0,0727 0,0600 0,0503 0,0423 0,0360 0,0307 0,0270 0,0242 0,0225 0,0218 0,0185 0,0150 0,0138

30 0,0790 0,0755 0,0705 0,0647 0,0550 0,0466 0,0397 0,0344 0,0297 0,0260 0,0237 0,0220 0,0213 0,0175 0,0142 0,0134

XII 60 0,0614 0,0604 0,0567 0,0527 0,0455 0,0396 0,0345 0,0303 0,0270 0,0244 0,0224 0,0214 0,0208 0,0170 0,0138 0,0129

90 0,0520 0,0510 0,0487 0,0460 0,0406 0,0357 0,0317 0,0283 0,0253 0,0232 0,0217 0,0205 0,0197 0,0165 0,0130 0,0122

180 0,0410 0,0404 0,0387 0,0365 0,0327 0,0295 0,0265 0,0243 0,0222 0,0207 0,0197 0,0188 0,0185 0,0153 0,0120 0,0115

20 0,1540 0,0149 0,1390 0,1050 0,0901 0,0763 0,0658 0,0570 0,0506 0,0449 0,0403 0,0366 0,0334 0,0253 0,0208 0,0183

30 0,1290 0,1260 0,1120 0,0990 0,0834 0,0713 0,0624 0,0539 0,0476 0,0428 0,0382 0,0350 0,0319 0,0241 0,0198 0,0177

XIII 60 0,0975 0,0954 0,0878 0,0808 0,0694 0,0611 0,0534 0,0477 0,0427 0,0383 0,0315 0,0319 0,0294 0,0227 0,0185 0,0168

90 0,0756 0,0740 0,0684 0,0648 0,0542 0,0515 0,0478 0,0417 0,0375 0,0345 0,0317 0,0296 0,0268 0,0214 0,0184 0,0160

180 0,0543 0,0530 0,0513 0,0491 0,0448 0,0415 0,0378 0,0315 0,0320 0,0297 0,0278 0,0257 0,0246 0,0200 0,0175 0,0152

20 0,2300 0,2150 0,2070 0,1750 0,1190 0,0937 0,0756 0,0622 0,0517 0,0435 0,0370 0,0315 0,0273 0,0185 0,0140 0,0120

30 0,1780 0,1710 0,1500 0,1310 0,1050 0,0855 0,0703 0,0585 0,0493 0,0415 0,0353 0,0303 0,0263 0,0178 0,0132 0,0112

XIV 60 0,1370 0,1340 0,1220 0,1100 0,0920 0,0757 0,0633 0,0533 0,0437 0,0383 0,0326 0,0284 0,0250 0,0170 0,0125 0,0103

90 0,1100 0,1070 0,0970 0,0900 0,0760 0,0646 0,0552 0,0467 0,0405 0,0350 0,0305 0,0266 0,0236 0,0160 0,0118 0,0095

180 0,0860 0,0660 0,0630 0,0510 0,0530 0,0464 0,0410 0,0363 0,0317 0,0280 0,0247 0,0220 0,0197 0,0140 0,0100 0,0085

20 0,2610 0,2510 0,2330 0,2100 0,1530 0,1210 0,0965 0,0786 0,0719 0,0630 0,0508 0,0440 0,0375 0,0259 0,0211 0,0191

30 0,2250 0,2200 0,1910 0,1660 0,1330 0,1060 0,0875 0,0730 0,0632 0,0590 0,0478 0,0420 0,0370 0,0252 0,0206 0,0189

XV 60 0,1580 0,1170 0,1360 0,1100 0,0990 0,0840 0,0723 0,0620 0,0548 0,0485 0,0430 0,0390 0,0354 0,0234 0,0195 0,0181

90 0,1050 0,1030 0,0940 0,0870 0,0755 0,0660 0,0590 0,0520 0,0463 0,0418 0,0383 0,0345 0,0313 0,0215 0,0185 0,0166

180 0,0740 0,0730 0,0687 0,0640 0,0570 0,0514 0,0463 0,0421 0,0386 0,0350 0,0321 0,0295 0,0274 0,0202 0,0172 0,0155

20 0,3000 0,2900 0,2490 0,2290 0,1840 0,1550 0,1290 0,0106 0,0900 0,0768 0,0674 0,0593 0,0530 0,0403 0,0298 0,0231
XVI
30 0,2520 0,2430 0,2150 0,2000 0,1660 0,1380 0,1140 0,0960 0,0820 0,0717 0,0627 0,0555 0,0507 0,0368 0,0287 0,0227
277

Vùng ls
sd
mưa
0 1 5 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 150 200 220

60 0,1940 0,1890 0,1730 0,1550 0,1300 0,1100 0,0920 0,0790 0,0692 0,0617 0,0552 0,0493 0,0445 0,0324 0,0270 0,0218

90 0,1480 0,1430 0,1300 0,1190 0,0990 0,0870 0,0740 0,0660 0,0590 0,0530 0,0469 0,0428 0,0392 0,0290 0,0242 0,0205

180 0,0940 0,0920 0,0890 0,0810 0,0710 0,0630 0,0570 0,0520 0,0473 0,0433 0,0397 0,0357 0,0330 0,0265 0,0228 0,0193

20 0,2000 0,1900 0,1660 0,1460 0,1170 0,0960 0,0800 0,0680 0,0575 0,0490 0,0420 0,0360 0,0305 0,0160 0,0140 0,0125

30 0,1800 0,1720 0,1540 0,1370 0,1120 0,0920 0,0770 0,0650 0,0560 0,0470 0,0400 0,0345 0,0295 0,0155 0,0135 0,0122

XVII 60 0,1500 0,1470 0,1340 0,1210 0,1000 0,0840 0,0700 0,0539 0,0500 0,0430 0,0370 0,0315 0,0270 0,0150 0,0130 0,0118

90 0,1300 0,1280 0,1270 0,1050 0,0860 0,0780 0,0620 0,0530 0,0455 0,0387 0,0335 0,0295 0,0250 0,0145 0,0125 0,0115

180 0,0850 0,0840 0,0780 0,0720 0,0600 0,0510 0,0440 0,0375 0,0325 0,0290 0,0262 0,0235 0,0210 0,0140 0,0120 0,0110

20 0,3020 0,2760 0,2360 0,2210 0,0167 0,0139 0,0114 0,9630 0,0819 0,0707 0,0615 0,0543 0,0478 0,0329 0,0254 0,0223

30 0,2360 0,2290 0,2020 0,1810 0,0150 0,0125 0,0105 0,0978 0,0765 0,0660 0,0580 0,0513 0,0433 0,0312 0,0246 0,0213

XVIII 60 0,1840 0,1790 0,1380 0,1420 0,0118 0,0100 0,0857 0,0746 0,0647 0,0567 0,0505 0,0541 0,0409 0,0285 0,0228 0,0200

90 0,1290 0,1260 0,1140 0,0980 0,0880 0,0770 0,0670 0,0596 0,0534 0,0477 0,0431 0,0396 0,0357 0,0264 0,0213 0,0182

180 0,0920 0,0890 0,0820 0,0750 0,0652 0,0580 0,0513 0,0467 0,0428 0,0390 0,0357 0,0326 0,303 0,0232 0,0190 0,0172
278

Phụ lục 9: Hệ số chuyển tần suất p, trị số q100 và hệ số mũ n trong công thức
triết giảm tại vị trí các trạm quan trắc trên các sông suối ở Việt Nam

Lưu vực Hệ số p ứng với các tần suất Trị số q100


TT Trạm Số mũ n
sông 1% 5% 10% 25% (M3/s/km2)

1 Kỳ Cùng Lạng Sơn 1,375 1,130 1 0,793 152,0 1,67

2 Bắc Giang Văn Mịch 1,687 1,215 1 0,682 91,0 1,46

3 Bằng Giang Cao Bằng 1,725 1,202 1 0,752 53,13 1,37

4 Bắc Vọng Bản Co 1,598 1,189 1 0,723 89,0 2,58

5 Quang Sơn Bản Giốc 1,498 1,153 1 0,781 56,0 1,64

6 Tiên Yên Bình Liêu 1,744 1,216 1 0,717 652,0 2,85

7 Cầu Thác Riềng 1,627 1,189 1 0,754 101,0 2,35

8 Cầu Thác Bưởi 1,863 1,256 1 0,676 98,7 1,48

9 Đa Gia Tiên 1,728 1,197 1 0,753 86,0 4,43

10 Công Tân Cương 1,330 1,115 1 0,804 141,0 2,74

11 Thương Chi Lăng 1,890 1,258 1 0,662 188,2 5,10

12 Thương Cầu Sơn 1,279 1,100 1 0,836 244,2 2,03

13 Trung Hữu Lũng 1,503 1,160 1 0,765 63,0 1,84

14 Cẩm Đàn Cảm Đàn 1,616 1,188 1 0,707 206,0 2,42

15 Lục Nam Chũ 1,468 1,151 1 0,779 152,15 1,52

16 Hồng Yên Bái 1,482 1,142 1 0,804 14,5 0,75

17 Hồng Sơn Tây 1,417 1,122 1 0,839 16,0 0,64

18 Ngòi Bo Tà Thàng 1,768 1,190 1 0,727 464,5 2,79

19 Ngòi Thia Ngòi Thia 1,350 1,282 1 0,633 287,0 1,69

20 Bứa Thanh Sơn 1,634 1,190 1 0,756 172,3 1,86

21 Đà Tạ Bú 1,451 1,135 1 0,842 29,0 0,75

22 Nậm Bum Nà Hừ 1,640 1,190 1 0,746 47,0 7,05

23 Nậm Po Nậm Pô 1,653 1,206 1 0,706 158,0 2,96


279

Lưu vực Hệ số p ứng với các tần suất Trị số q100


TT Trạm Số mũ n
sông 1% 5% 10% 25% (M3/s/km2)

24 Nậm Mức Nậm Mức 1,551 1,173 1 0,750 73,0 1,40

25 Nậm Mạ Pa Há 1,211 1,073 1 0,878 184,0 3,19

26 Nậm Mú Bản Củng 1,374 1,122 1 0,814 126,0 1,41

27 Nậm Chiến Nậm Chiến 1,227 1,080 1 0,867 194,2 4,05

28 Nậm Bú Thác Vai 1,534 1,172 1 0,754 35,0 1,77

29 Nậm Sập Thác Mộc 1,611 1,191 1 0,723 81,2 3,90

30 Suối Sập Phiềng Hiêng 1,237 1,082 1 0,861 117,0 4,65

31 Lô Đạo Đức 1,534 1,161 1 0,789 370,0 1,64

32 Lô Vụ Quang 1,267 1,090 1 0,865 18,1 0,78

33 Ngòi Sảo Ngòi Sảo 1,737 1,216 1 0,717 219,0 4,62

34 Gâm Bảo Lạc 1,631 1,193 1 0,754 237,5 1,71

35 Năng Đầu Đẳng 1,744 1,215 1 0,715 30,0 1,57

36 Ngòi Quảng Thác Hốc 1,492 1,150 1 0,796 132,0 2,43

37 Chảy Cốc Ly 1,442 1,131 1 0,819 70,0 1,30

38 Nghĩa Đô Vĩnh Yên 1,439 1,136 1 0,812 208,0 14,28

39 Phó Đáy Quảng Cư 1,449 1,139 1 0,808 48,0 1,86

40 Mã Xã Là 1,604 1,194 1 0,728 270,0 1,54

41 Nậm Ty Nậm Ty 1,939 1,236 1 0,715 29,0 2,30

42 Bưởi Vụ Bản 1,602 1,194 1 0,728 215,0 2,11

43 Âm Lang Chánh 1,909 1,209 1 0,673 332,3 3,85

44 Cả Cửa Rào 1,915 1,250 1 0,673 37,0 0,95

45 Nậm Mô Mường Xén 1,551 1,168 1 0,772 41,0 1,41

46 Khe Choang Cốc Nà 1,868 1,253 1 0,684 222,0 3,22

47 Hiếu Quỳ Châu 1,459 1,147 1 0,786 150,0 1,70


280

Lưu vực Hệ số p ứng với các tần suất Trị số q100


TT Trạm Số mũ n
sông 1% 5% 10% 25% (M3/s/km2)

48 Hiếu Nghĩa Khánh 1,593 1,186 1 0,731 109,0 1,25

49 Ngàn Sâu Hòa Duyệt 1,488 1,153 1 0,798 153,0 1,57

50 Ngàn Trưới Hương Đại 1,438 1,143 1 0,771 515,0 3,27

51 Ngàn Phố Sơn Diệm 1,470 1,144 1 0, 796 299,0 2,23

52 Rào Cái Kẻ Gỗ 1,298 1,106 1 0,830 616,0 5,56

53 Gianh Đồng Tâm 1,563 1,178 1 0,740 416,0 1,88

54 Rào Trổ Tân Lâm 1,743 1,216 1 0,760 899,0 2,88

55 Đại Giang Tám Lưu 1,555 1,177 1 0,745 466,0 1,90

56 Kiến Giang Kiến Giang 1,324 1,104 1 0,830 567,0 3,95

57 Bến Hải Gia Vòng 1,840 1,250 1 0,661 727,0 4,69

58 Cái Thành Mỹ 1,726 1,220 1 0,700 303,0 1,58

59 Trà Khúc Sơn Giang 1,455 1,146 1 0,776 19,35 0,41

60 Vệ An Chỉ 1,501 1,169 1 0,782 23,25 0,81

61 Côn Cây Muồng 1,644 1,202 1 0,712 336,0 1,70

62 La Ngà Tà Pao 1,430 1,132 1 0,821 236,0 2,07

63 Bé Phước Long 1,440 1,138 1 0,798 186,0 1,87

64 Bến Đá Cần Đăng 1,790 1,235 1 0,704 583,0 4,47

65 Krông Ana Giang Sơn 1,571 1,178 1 0,741 23,6 1,33

66 Krông Ana Krôngbuk 1,351 1,119 1 0,820 86,0 2,94


281

Phụ lục 10: Một số bài tập ứng dụng


Bài 1.
Cho chuỗi số liệu thủy văn đo lượng mưa ngày lớn nhất
Năm Hi (mm) Năm Hi (mm)
1976 189 1981 158
1977 225 1982 153
1978 319 1983 309
1979 154 1984 288
1980 167 1985 156
- Xác định các tham số thống kê: H bq, CV, CS.
- Tính các điểm tần suất kinh nghiệm.
- Tính các giá trị H1%; H5%; H10% của đường tần suất lý luận Pierson III theo công
thức.
Bài 2.
Cho số liệu đo mực nước lũ lớn nhất tại hai trạm A và B trên cùng một con sông theo
bảng sau, bổ sung số liệu còn thiếu cho trạm B.
TT Năm HA(m) HB (m) TT Năm HA(m) HB (m)
1 1976 19.37 - 6 1981 17.56 12.54
2 1977 18.53 - 7 1982 18.37 13.41
3 1978 19.83 14.79 8 1983 18.70 13.68
4 1979 19.22 14.19 9 1984 18.30 13.29
5 1980 19.08 14.10 10 1985 18.91 13.89
Bài 3.
Xác định lưu lượng lớn nhất ứng với tần suất P1% của lũ xảy ra trên sông nằm trong
vùng mưa VII với các tài liệu cho như sau:
- Diện tích lưu vực = 3,20 (km2)
- Chiều dài lòng chủ L = 4,70 (km).
- Tổng chiều dài các lòng nhánh ∑ l Σl = 1,75 (km).
- Độ dốc lòng chủ Il = 8,5%o
- Độ dốc sườn dốc IS = 230%o.
- Lượng mưa ngày H1% = 245 mm
- Đất trong lưu vực : cấp đất II
- Hệ số nhám sườn dốc mS = 0,2 và hệ số nhám lòng sông ml = 7,0.
282
283

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Trần Chương – Thủy văn công trình, NXB Khoa học và Kỹ thuật - 2002.
2. Hà Văn Khối – Giáo trình Thủy văn công trình, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ -
2008.
3. Lê Văn Nghinh – Tính toán thủy văn thiết kế, NXB Nông nghiệp, 2003.
4. Lê Văn Nghinh – Mô hình toán thủy văn, NXB Xây dựng, 2006.
5. Trần Đình Nghiên – Thủy văn công trình, NXB Giao thông vận tải – 2003.
6. Bộ Xây dựng – Hướng dẫn xây dựng phòng chống thiên tai, NXB Xây dựng – 2008.
7. QCXD 01:2008/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, BXD – 2008.
8. TCXDVN 9845 – 2013 – Tính toán các đặc trưng dòng chảy lũ.
9. TCXDVN 8304 : 2009 – Công tác thủy văn trong hệ thống thủy lợi
1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU --------------------------------------------------------------------------------------------- 3

1. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG MÔN HỌC------------------------------------------------ 3


2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HIỆN TƯỢNG THỦY VĂN VÀ các PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU------------------------------------------------------------------------------------ 4
2.1. Đặc điểm của hiện tượng thủy văn ---------------------------------------------- 4
2.2. Phương pháp nghiên cứu của thủy văn học ------------------------------------ 5
3. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC THỦY VĂN ----------- 6
3.1. Sơ lược về sự phát triển của khoa học thủy văn trên thế giới ---------------- 6
3.2. Một số nét về sự phát triển của khoa học thủy văn Việt Nam --------------- 7

CHƯƠNG 1. SÔNG NGÒI VÀ SỰ HÌNH THÀNH DÒNG CHẢY SÔNG NGÒI --9

1.1. HỆ THỐNG SÔNG NGÒI – LƯU VỰC ---------------------------------------------- 9


1.1.1. Hệ thống sông ngòi -------------------------------------------------------------- 9
1.1.2. Lưu vực sông ------------------------------------------------------------------- 11
1.2. CÁC NHÂN TỐ KHÍ HẬU, KHÍ TƯỢNG ----------------------------------------- 17
1.2.1. Nhiệt độ mặt đệm và nhiệt độ không khí ----------------------------------- 17
1.2.2. Áp suất không khí (khí áp) --------------------------------------------------- 18
1.2.3. Độ ẩm không khí -------------------------------------------------------------- 19
1.2.4. Gió ------------------------------------------------------------------------------- 20
1.2.5. Bão------------------------------------------------------------------------------- 21
1.2.6. Mưa ------------------------------------------------------------------------------ 21
1.2.7. Bốc hơi -------------------------------------------------------------------------- 32
1.3. ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ MẶT ĐỆM VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN TẠO
ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH DÒNG CHẢY SÔNG NGÒI -------------------------------- 35
1.3.1. Ảnh hưởng của yếu tố mặt đệm --------------------------------------------- 35
1.3.2. Ảnh hưởng của các hoạt động nhân tạo ------------------------------------ 36
1.4. DÒNG CHẢY SÔNG NGÒI ----------------------------------------------------------- 36
1.4.1. Sơ lược về sự hình thành dòng chảy sông ngòi---------------------------- 36
1.4.2. Các đại lượng biểu thị dòng chảy sông ngòi ------------------------------- 40
2

1.4.3. Sự phân tách nước mặt và nước ngầm -------------------------------------- 42


1.4.4. Chế độ dòng chảy sông ngòi và sự hình thành các pha dòng chảy ----- 43
1.4.5. Phương trình cân bằng nước ------------------------------------------------- 45

CHƯƠNG 2. ĐO ĐẠC VÀ CHỈNH LÝ SỐ LIỆU THỦY VĂN ----------------------- 51

2.1. PHÂN LOẠI TRẠM QUAN TRẮC -------------------------------------------------- 51


2.1.1. Trạm quan trắc các yếu tố khí tượng ---------------------------------------- 51
2.1.2. Trạm quan trắc các yếu tố thuỷ văn ----------------------------------------- 51
2.2. PHƯƠNG PHÁP ĐO VÀ TÍNH SỐ LIỆU MỰC NƯỚC------------------------ 54
2.2.1. Tuyến đo mực nước và phân loại -------------------------------------------- 54
2.2.2. Thiết bị đo mực nước --------------------------------------------------------- 55
2.2.3. Chỉnh lý và xuất bản tài liệu đo mực nước --------------------------------- 58
2.3. PHƯƠNG PHÁP ĐO VÀ TÍNH LƯU LƯỢNG NƯỚC ------------------------- 62
2.3.1. Đo lưu lượng nuớc trong sông ----------------------------------------------- 62
2.3.2. Chỉnh lý số liệu lưu lượng nuớc --------------------------------------------- 68
2.3.3. Lưu trữ và xuất bản lưu lượng nước ---------------------------------------- 72

CHƯƠNG 3. LÝ THUYẾT XÁC SUẤT THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG TÍNH


TOÁN THỦY VĂN ------------------------------------------------------------------------------ 75

3.1. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ LÝ THUYẾT XÁC SUẤT -------------- 75


3.1.1. Hiện tượng ngẫu nhiên -------------------------------------------------------- 75
3.1.2. Biến cố, xác suất và tần suất ------------------------------------------------- 76
3.2. PHÂN BỐ XÁC SUẤT CỦA BIẾN SỐ NGẪU NHIÊN-------------------------- 78
3.2.1. Biến số ngấu nhiên ------------------------------------------------------------ 78
3.2.2. Hàm tích phân phân bố xác suất --------------------------------------------- 78
3.2.3. Hàm mật độ xác suất ---------------------------------------------------------- 80
3.3. THỐNG KÊ TOÁN HỌC ỨNG DỤNG TRONG TÍNH TOÁN THỦY VĂN80
3.3.1. Các khái niệm chung ---------------------------------------------------------- 80
3.3.2. Ước lượng các tham số thống kê của đại lượng ngẫu nhiên ------------- 82
3.4. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ TOÁN HỌC TRONG TÍNH
TOÁN THỦY VĂN ---------------------------------------------------------------------------- 87
3.4.1. Tần suất kinh nghiệm và đường tần suất kinh nghiệm ------------------- 87
3

3.4.2. Đường tần suất lý luận -------------------------------------------------------- 92


3.4.3. Ảnh hưởng của các tham số thống kê đến đường tần suất --------------- 98
3.4.4. Phương pháp vẽ đường tần suất thường dùng trong thủy văn ---------- 100
3.4.5. Kiểm định sự phù hợp giữa đường tần suất lý luận và đường tần suất kinh
nghiệm --------------------------------------------------------------------------------- 109
3.5. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN --------------------------------------------------------112
3.5.1. Khái niệm chung và phân loại tương quan -------------------------------- 112
3.5.2. Tương quan đường thẳng ---------------------------------------------------- 113
3.5.3. Tương quan đường cong----------------------------------------------------- 123

CHƯƠNG 4. DÒNG CHẢY NĂM ---------------------------------------------------------- 126

4.1. CHUẨN DÒNG CHẢY NĂM VÀ CÁCH TÍNH --------------------------------- 126


4.1.1. Khái niệm ---------------------------------------------------------------------- 126
4.1.2. Các dạng biểu diễn chuẩn dòng chảy năm -------------------------------- 126
4.1.3. Tính toán chuẩn dòng chảy năm -------------------------------------------- 127
4.2. LƯỢNG DÒNG CHẢY NĂM THIẾT KẾ ----------------------------------------- 132
4.2.1. Khái niệm chung -------------------------------------------------------------- 132
4.2.2. Tính lượng dòng chảy năm thiết kế trong trường hợp có đủ số liệu dòng
chảy ------------------------------------------------------------------------------------ 132
4.2.3. Tính lượng dòng chảy năm thiết kế khi không đầy đủ số liệu---------- 136
4.2.4. Tính dòng chảy năm thiết kế khi không có số liệu dòng chảy --------- 137
4.3. TÍNH TOÁN PHÂN BỐ DÒNG CHẢY TRONG NĂM THIẾT KẾ -------- 139
4.3.1. Sự phân bố tự nhiên của dòng chảy trong năm và các nhân tố ảnh hưởng ----- 139
4.3.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu và các hình thức biểu thị phân bố dòng chảy
trong năm ------------------------------------------------------------------------------141
4.3.3. Tính toán phân bố dòng chảy trong năm ---------------------------------- 144

CHƯƠNG 5. DÒNG CHẢY KIỆT --------------------------------------------------------- 148

5.1. KHÁI NIỆM CHUNG ------------------------------------------------------------------148


5.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DÒNG CHẢY KIỆT ------------------- 149
5.2.1. Ảnh hưởng của nhân tố khí hậu và mặt đệm------------------------------ 149
5.2.2. Ảnh hưởng của các hoạt động của con người ----------------------------149
4

5.3. TÍNH TOÁN LƯU LƯỢNG KIỆT THIẾT KẾ-----------------------------------150


5.3.1. Tính toán lưu lượng kiệt thiết kế khi có đủ số liệu đo đạc thủy văn --- 150
5.3.2. Tính toán lưu lượng kiệt thiết kế khi thiếu số liệu đo đạc thủy văn --- 151
5.3.3. Tính toán lưu lượng kiệt thiết kế khi không có số liệu đo đạc thủy văn-- 152

CHƯƠNG 6. TÍNH TOÁN DÒNG CHẢY LŨ THIẾT KẾ ---------------------------153

6.1. KHÁI NIỆM CHUNG ------------------------------------------------------------------153


6.1.1. Lũ và các đặc trưng về lũ ---------------------------------------------------- 153
6.1.2. Sự hình thành dòng chảy lũ ------------------------------------------------- 155
6.1.3. Các đặc trưng lượng mưa và cường độ mưa ------------------------------ 157
6.1.4. Tổn thất dòng chảy ----------------------------------------------------------- 159
6.1.5. Thời gian tập trung nước trên lưu vực ------------------------------------- 160
6.2. CÔNG THỨC CĂN NGUYÊN DÒNG CHẢY VÀ SỰ HÌNH THÀNH ĐỈNH
LŨ ------------------------------------------------------------------------------------------------ 162
6.2.1. Công thức căn nguyên dòng chảy ------------------------------------------ 162
6.2.2. Phân tích sự hình thành lưu lượng đỉnh lũ -------------------------------- 166
6.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành dòng chảy lũ ---------------- 168
6.3. TÍNH TOÁN CƯỜNG ĐỘ MƯA VÀ LƯỢNG MƯA THIẾT KẾ ----------- 169
6.3.1. Định nghĩa --------------------------------------------------------------------- 169
6.3.2. Tính toán cường độ mưa và lượng mưa thiết kế ------------------------- 170
6.4. TÍNH TOÁN DÒNG CHẢY LŨ THIẾT KẾ -------------------------------------- 174
6.4.1. Lũ thiết kế và tiêu chuẩn chống lũ cho công trình -----------------------174
6.4.2. Xác định dòng chảy lũ khi có nhiều tài liệu thực đo --------------------- 175
6.5. XÁC ĐỊNH DÒNG CHẢY LŨ THIẾT KẾ KHI KHÔNG CÓ TÀI LIỆU THỰC
ĐO ------------------------------------------------------------------------------------------------188
6.5.1. Phân loại các phương pháp tính toán -------------------------------------- 188
6.5.2. Tính đỉnh lũ thiết kế ---------------------------------------------------------- 189
6.5.3. Xác định tổng lượng lũ thiết kế 𝐖𝐥ũ 𝐏 ------------------------------------ 195
6.5.4. Xác định quá trình lũ thiết kế Q(t) ~ t ------------------------------------- 196

CHƯƠNG 7. TÍNH TOÁN THỦY VĂN VÙNG SÔNG CHỊU ẢNH HƯỞNG THỦY
TRIỀU ---------------------------------------------------------------------------------------------198
5

7.1. MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ THỦY TRIỀU ---------------------------------------- 198


7.1.1. Khái niệm về thủy triều ------------------------------------------------------ 198
7.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ thủy triều ngoài biển --------------- 203
7.2. CHẾ ĐỘ THỦY VĂN VÙNG SÔNG ẢNH HƯỞNG TRIỀU -----------------204
7.2.1. Khái niệm về vùng sông ảnh hưởng triều --------------------------------- 204
7.2.2. Hiện tượng truyền triều vào vùng cửa sông ------------------------------- 205
7.2.3. Đặc điểm chế độ dòng chảy vùng sông ảnh hưởng thủy triều ---------- 206
7.3. BIỆN PHÁP KHAI THÁC VÙNG CỬA SÔNG VEN BIỂN VÀ NHIỆM VỤ
TÍNH TOÁN THỦY VĂN ------------------------------------------------------------------ 210
7.3.1. Các biện pháp khai thác vùng ven biển ------------------------------------ 210
7.3.2. Các biện pháp khai thác vùng sông ảnh hưởng triều -------------------- 210
7.3.3. Nhiệm vụ tính toán thủy văn ------------------------------------------------ 210
7.4. TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TRƯNG THỦY VĂN THIẾT KẾ VÙNG CỬA SÔNG
VEN BIỂN -------------------------------------------------------------------------------------- 211
7.4.1. Tính toán các đặc trưng mực nước triều thiết kế -------------------------211
7.4.2. Xác định đường quá trình mực nước triều thiết kế----------------------- 217

CHƯƠNG 8. ĐIỀU TIẾT DÒNG CHẢY -------------------------------------------------223

8.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐIỀU TIẾT DÒNG CHẢY VÀ PHÂN LOẠI --------------223
8.1.1. Khái niệm về điều tiết dòng chảy ------------------------------------------ 223
8.1.2. Phân loại điều tiết dòng chảy ----------------------------------------------- 224
8.2. HỒ CHỨA VÀ ĐIỀU TIẾT DÒNG CHẢY BẰNG HỒ CHỨA--------------- 226
8.2.1. Hồ chứa và các công trình đầu mối ---------------------------------------- 226
8.2.2. Các thành phần dung tích và mực nước của hồ chứa -------------------- 228
8.2.3. Bồi lắng hồ chứa -------------------------------------------------------------- 232
8.2.4. Tổn thất bốc hơi và tổn thất thấm ------------------------------------------ 234
8.2.5. Tài liệu cơ bản dùng trong tính toán hồ chứa ----------------------------- 236
8.3. ĐIỀU TIẾT CẤP NƯỚC ---------------------------------------------------------------239
8.3.1. Khái niệm chung -------------------------------------------------------------- 239
8.3.2. Tính toán điều tiết đối với hồ chứa điều tiết năm ------------------------ 243
8.4. ĐIỀU TIẾT LŨ---------------------------------------------------------------------------248
8.4.1. Tiêu chuẩn chống lũ cho công trình và hạ du----------------------------- 249
6

8.4.2. Các biện pháp chống lũ cho hạ du------------------------------------------ 251


8.4.3. Nguyên lý tính toán điều tiết lũ --------------------------------------------- 254

PHỤ LỤC ----------------------------------------------------------------------------------------- 259

Phụ lục 1a: Bảng Foster – Rưp–kin tra khoảng lệch tung độ Φ của đường tần
suất Pearson III -----------------------------------------------------------------------259
Phụ lục 1b: Bảng Foster – Rưp–kin tra khoảng lệch tung độ Φ của đường tần
suất Pearson III -----------------------------------------------------------------------261
Phụ lục 2: Bảng tra hệ số mô đun KP của đường tần suất Kritski – Menken 263
Phụ lục 3: Bảng tra quan hệ S~CS trong phương pháp 3 điểm-----------------267
Phụ lục 4: Bảng tra quan hệ S~Φ trong phương pháp 3 điểm ----------------- 269
Phụ lục 5: Tọa độ đường cong mưa của các phân vùng mưa rào Việt Nam - 270
Phụ lục 6: Bảng hệ số dòng chảy lũ thiết kế α. ---------------------------------- 271
Phụ lục 7: Bảng thời gian nước chảy trên sườn dốc sd tra theo hệ số địa mạo thủy
văn sườn dốc và vùng mưa --------------------------------------------------------- 273
Phụ lục 8: Mô đun tương đối Ap% theo ls, vùng mưa và thời gian nước chảy
trên sườn dốc. ------------------------------------------------------------------------- 274
Phụ lục 9: Hệ số chuyển tần suất p, trị số q100 và hệ số mũ n trong công thức
triết giảm tại vị trí các trạm quan trắc trên các sông suối ở Việt Nam -------- 278
Phụ lục 10: Một số bài tập ứng dụng ---------------------------------------------- 281

TÀI LIỆU THAM KHẢO -------------------------------------------------------------------- 283

You might also like