You are on page 1of 7

SÔNG CẢ

.1.Đặc trưng lưu vực:


Sông Cả là một con sông liên quốc gia, bắt nguồn từ dãy núi cao thuộc tỉnh Xiêm
Khoảng bên Lào có độ cao đỉnh núi 2.000m, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam
vào Việt Nam, đổ ra biển tại cửa Hội.
Dòng chính sông Cả dài khoảng 514 km, trong đó phần chảy trên lãnh thổ Việt Nam
dài 360 km. Phần thượng lưu lòng sông cắt sâu vào địa hình tạo thành lòng hẹp, sâu,
do sông dốc nên ít bãi bồi. Phần hạ lưu sông mở rộng có nhiều bồn trũng như Hữu
Thanh Chương, vùng Nam Đàn- Đức Thọ .
Tổng diện tích lưu vực 27.200 km2 trong đó diện tích thuộc lãnh thổ Việt Nam là
20.136 km2.

Bản đồ Lưu vực sông Cả ( phần thuộc Việt nam)

Sông Cả không có phân lưu, toàn bộ lượng nước về mùa lũ và mùa kiệt đều được chảy
ra biển tại Cửa Hội. Các sông nhánh lớn như sông Hiếu, sông Giăng, sông La đều đổ
vào đoạn trung hạ lưu sông Cả. Những sông này đều bắt nguồn từ vùng có lượng mưa
năm lớn đạt từ 2.000m ¸ 2.400mm đã bổ sung nguồn nước đáng kể cho sông Cả.
Tổng lượng dòng chảy trung bình năm khoảng 21-24 tỷ m3 nhưng phân bố không đều
theo không gian và thời gian.

1
Dòng chính sông Cả già và ổn định bãi bồi. Chiều rộng đoạn sông ở thượng nguồn từ
50 ¸ 60m, phần trung du từ 60 ¸ 150m. Đoạn sông hạ du độ rộng trung bình 200 ¸
300m, càng ra cửa sông, sông càng mở rộng dần và đạt tới độ rộng 1.500m tại Cửa
Hội. Độ dốc trung bình đoạn sông từ biên giới Việt - Lào tới Cửa Rào là 0,25%o, từ
Cửa Rào tới Con Cuông là 0,76%o, từ Dừa tới Đô Lương là 0,22%o, từ Đô Lương tới
Nam Đàn là 0,22%o, từ Nam Đàn tới biển là 0,09%o. Độ dốc trung bình đoạn sông từ
biên giới Việt Lào ra biển là 0,5%o.
Sông Cả có các nhánh chính:
* Sông Nậm Mô: Dòng chính sông Nậm Mô bắt nguồn từ dãy Phu Săm Sum có độ
cao 2.620m thuộc tỉnh Xiêm Khoảng bên Lào. Sông chảy và đổ vào sông Cả tại Cửa
Rào tỉnh nghệ An. Chiều dài dòng sông chính là 160km, độ rộng lòng sông 30 ¸ 35m.
Diện tích lưu vực 3.970km2 chiếm 14,6% diện tích toàn bộ lưu vực. Sông chảy qua
vùng có lượng mưa năm nhỏ chỉ đạt trung bình từ 1.200 ¸ 1.300mm là vùng mưa nhỏ
nhất của Bắc Trung Bộ. Do vậy mặc dù diện tích lưu vực sông là khá lớn nhưng lượng
dòng chảy năm chỉ chiếm 9,3% tổng lượng dòng chảy năm trên toàn bộ diện tích lưu
vực.
* Sông Hiếu: Sông bắt nguồn từ vùng núi cao Phu Hoạt có độ cao đỉnh núi là 2.452m
thuộc huyện Quế Phong. Thượng nguồn sông chảy qua vùng mưa lớn có lượng mưa
năm 2.100 ¸ 2.200mm thuộc huyện Quế Phong và chảy về qua hai huyện Nghĩa Đàn
và Quỳ Châu có lượng mưa năm đạt 1.500 ¸ 1.800mm. Phần hạ lưu sông chảy qua
huyện Tân Kỳ có lượng mưa nhỏ đạt 1.500 ¸ 1.600mm rồi đổ vào sông Cả ở ngã ba
Cây Chanh. Chiều dài sông chính là 228km. Diện tích lưu vực là 5.340km 2, độ cao
bình quân lưu vực 303m, mật độ lưới sông 0,7km/km 2. Lòng sông Hiếu hẹp và dốc từ
Thác Dừa trở lên, càng về hạ du sông càng mở rộng ít dốc hơn. Sông Hiếu có các sông
nhánh lớn như sông Chàng, sông Dinh, sông Sào đổ vào trung hạ lưu sông.
* Sông Giăng: sông bắt nguồn từ vùng núi cao của dãy Trường Sơn, sông có chiều dài
77km, diện tích lưu vực là 1.050km2. Sông chảy qua vùng mưa lớn có lượng mưa năm
trung bình trên lưu vực 2.200mm. Lòng sông hẹp, ngắn và dốc đổ vào sông Cả tại
Thanh Tiến. Dòng sông nhiều thác ghềnh đáng chú ý nhất là Thác Muối có khả năng
xây dựng nhà máy thuỷ điện, hồ chứa lợi dụng tổng hợp.
* Sông La: là nhánh sông lớn thứ 2 chỉ sau sông Hiếu có diện tích lưu vực là
3.210km2. Sông La là hợp lưu của sông Ngàn Phố và Ngàn Sâu tạo thành:
+ Sông Ngàn Sâu: bắt nguồn từ dãy núi Giăng Màn trên đỉnh Trường Sơn có đỉnh cao
1.047m. sông chảy theo hướng Nam Bắc, qua địa phận huyện Hương Khê tới Linh
Cảm sông nhận nước của sông Ngàn Phố nhập vào tạo nên dòng chính sông La rồi đổ
vào sông Cả tại ngã ba Chợ Tràng. Dòng chính sông Ngàn Sâu là 100km, diện tích lưu

2
vực tới Linh Cảm là 2.060km2 dòng sông hẹp và dốc có chiều rộng bình quân 30 ¸
50m, sông chảy qua vùng có lưọng mưa năm lớn đạt 2.200 ¸ 2.400mm. Mô số dòng
chảy năm rất lớn đạt 64 l/s.km 2. Sông có một số sông nhánh lớn như sông Tiêm, sông
Rào Trổ có thể xây dựng các hồ chứa lợi dụng tổng hợp.
+ Sông Ngàn Phố: Sông bắt nguồn từ dãy núi Bà Nu có độ cao đỉnh núi là 1.136m
thuộc dãy Trường Sơn Bắc. Sông dài 70km, diện tích lưu vực là 1.070km 2, độ dốc
sông bình quân 30 ¸ 35m. Sông chảy qua vùng mưa lớn, lòng sông dốc, ngắn. Những
trận lũ lớn xảy ra đã gây nên xói lở ở hạ du sông rất nghiêm trọng tàn phá vùng dân cư
ven sông

Dòng sông La
2- Hiện trạng phát triển Tài nguyên nước và những thách thức
2.1. Hiện trạng phát triển Tài nguyên nước.
Lưu vực sông Cả là nguồn cung cấp nước chính cho các ngành kinh tế- xã hội của 2
tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh và các vùng hưởng lợi lân cận có lưu vực độc lập như sông
Bùng, sông Cấm và sông Nghèn. Đến nay trong lưu vực và vùng phụ cận đã xây dựng
được 3.193 công trình lớn nhỏ trong đó 1578 hồ chứa các loại, 459 đập,1155 trạm
bơm, phục vụ tưới 170.900 ha sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế dùng nước
khác. Trong đó đáng kể có một số các hệ thống thuỷ lợi lớn trong vùng như sau:
- Hệ thống Đô Lương - Diễn Yên Quỳnh gồm: Bara Đô Lương, cống Mụ Bà, xi phông
Hòa Hiệp và kênh lấy nước, lưu lượng thiết kế qua cống là 33,6 m 3/s, thiết kế tưới cho
36.500ha (tạo nguồn bơm 5.150ha, tưới tự chảy 31.350ha). Do kênh hệ thống kênh đi
qua nhiều vùng cao không thể tưới tự chảy được, hiện nay diện tích có thể tưới tự chảy
được xác định là 19.857,5ha, thực tế đã tưới được 14.805,55ha cho 3 huyện: Yên
Thành thực tưới/thiết kế là7.054,6ha/7.203,5ha, huyện Diện Châu 4.009ha/5.674ha,

3
huyện Quỳnh Lưu 3.742ha/6.980ha; Tạo nguồn cho bơm tưới được 6.840ha.
- Hệ thống Nam Hưng Nghi gồm: Cống Nam Đàn; cống ngăn mặn Bến Thủy; các trạm
bơm nội đồng; các kênh dẫn như: Kênh Thấp, kênh Gai, kênh Vinh, kênh Hoàng
Cần, .. và đập ngăn mặn Nghi Quang. Diện tích thiết kế 27.245ha, thực tế tưới được
18.811ha.
- Hệ thống sông Nghèn-Linh Cảm: Trạm bơm Linh Cảm sau nhiều lần nâng cấp sửa
chữa hiện tưới trực tiếp và tạo nguồn là 9.650ha; Các trạm bơm nội đồng lấy nước từ
bản thân sông Nghèn và qua cống Trung Lương, Đức Xá tưới cho 11.810ha.
- Đặc biệt từ năm 1990 đến nay đã có các nghiên cứu phát triển tài nguyên nước trên
lưu vực như: Nghiên cứu tổng quan quy hoạch thuỷ lợi sông Cả; Nghiên cứu quy
hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Cả...Từ đó nhiều công trình đã được
xây dựng mới hoặc sửa chữa nâng cấp như:
+ Nâng cấp sửa chữa hệ thống Bắc Đô Lương; cống Mụ Bà, cống Hiệp Hoà, cống Đậu
Lý, cống Phúc Trăng, cống Yên Lý, cống Nam Đàn, cống Bến Thuỷ. Sửa chữa đầu
mối trạm bơm Linh Cảm, xây dựng trạm bơm Cầu Cao, tưới cho diện tích 12.700 ha
vùng sông Nghèn. Xây dựng trạm bơm tưới Thọ Sơn cho vùng cát Nghi Lộc tưới cho
6.400 ha, trạm bơm Hưng Đông tưới cho 2.450 ha vùng sông Cấm.
+ Hồ Kẻ Gỗ: là hệ thống tưới lớn nhất tỉnh Hà Tĩnh hiện nay. Hồ chứa nước có dung
tích toàn bộ là 425triệu m3, dung tích hữu ích là 345triệu m3, nhiệm thiết kế tưới cho
21.136ha, qua nhiều lần tu bổ, nâng cấp hệ thống kênh mương hiện nay cũng chỉ đảm
nhận tưới được 13.500ha đạt 64% so với thiết kế. Nguyên nhân chính là do trước đây
thiết kế với mức tưới mặt ruộng 10.066m 3/ha/năm nhưng thực tế hiện nay là
13.800m3/ha/năm.
+ Hồ Sông Rác có diện tích lưu vực 115km2, dung tích hữu ích là 109.triệu m3 nước,
nhiệm vụ thiết kế tưới 8.150ha, thực tế hiện nay tưới được 4.700ha mới đạt 58% so
với thiết kế.
+ Xây dựng mới hồ sông Sào với nhiệm vụ tưới cho 4.200ha.
+ Năm 2003 khởi công xây dựng công trình lợi dụng tổng hợp Hồ chứa Bản Vẽ với
diện tích lưu vực 8.760km2, tổng dung tích 1,7 tỷ m3 nước, dung tích hữu ích 1,1 tỷ
m3, dung tích phòng lũ 300 triệu m3, công suất phát điên 295MW, cấp nước mùa kiệt
với lưu lượng xả Q=80,5 m3/s.
+ Thủy điện Hố Hô trên sông Ngàn Sâu với Nlm=14MW, Whi=38x106m3 được khởi
công năm 2004.
+ Hồ Bản Mồng: Khởi công xây dựng năm 2010 trên nhánh sông Hiếu, với diện tích
lưu vực là 2780km2, dung tích hữu ích 109,8. triệu m 3 nước, nhiệm vụ:cấp nước tưới
cho 18.871 ha ven sông Hiếu, trong đó tưới tự chảy 2.713 ha, còn lại tưới động lực; Bổ
4
sung nước cho sông Cả về mùa kiệt 22m 3/s; Phát điện với công suất lắp máy 42 MW;
Cấp nước cho công nghiệp dân sinh và chăn nuôi trong vùng dự án; Phát triển nuôi
trồng thủy sản và tham gia cải tạo môi trường.
+Hồ Ngàn Trươi: Khởi công xây dựng năm 2009 trên nhánh Ngàn Trươi, với diện tích
lưu vực 408km2, dung tích hữu ích là 704 triệu m3 nước, nhiệm vụ: cấp cho việc khai
thác mỏ sắt Thạch Khê với lưu lượng khoảng Q=6,0m3/s và các khu công nghiệp khác;
tưới khoảng 32.585ha đất canh tác nông nghiệp (trong đó có 9.162 ha tưới bằng động
lực của trạm bơm Linh Cảm chuyển sang tưới tự chảy) ở các huyện Hương Sơn, Vũ
Quang, Đức Thọ, Can Lộc, Nghi Xuân, một phần phía Bắc huyện Thạch Hà và thị xã
Hồng Lĩnh; kết hợp phát điện với công suất lắp máy khoảng 15 MW. Giảm lũ với
dung tích phòng lũ là 202 triệu m3 nước; xả bổ sung nước cho hạ du m ùa kiệt với lưu
lượng Q=4,0m3/s.         
2.2. Những thách thức.
Trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội ở vùng Bắc trung bộ trong đó có lưu vực sông
Cả , thiên tai là rào cản rất lớn, đặc biệt đối với đời sống người dân và sản xuất nông
nghiệp. Hàng năm vùng phải gánh chịu của những trận bão từ nhỏ đến lớn từ biển
Đông đưa vào kèm theo sau bão là những trận lũ trên các triền sông, mùa khô tình hình
hạn hán và xâm nhập mặn diễn ra trên diện rộng trong vùng. Đây là những khó khăn
thách thức chính gây nên tình trạng bất ổn trong đời sống vật chất, tinh thần của người
dân và kìm hãm sự phát triển kinh tế trong lưu vực.
2.2.1 Lũ lụt:
Trong những năm gần đây hiện tượng biến đổi khí hậu không chỉ tác động làm gia
tăng số lượng thiên tai, bão lũ mà tính chất cũng khó lường và nguy hiểm hơn rất
nhiều ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân và sự phát triển kinh tế xã
hội trong lưu vực. Mưa to, lũ lớn là hệ quả tất yếu của bão, những hậu quả do lũ bão
mang lại rất lớn như thiệt hại về người và của, thiệt hại về vật chất và ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sản xuất cũng như đời sống nhân dân trong vùng. Những hậu quả để
lại như môi trường bị phá hủy, bệnh tật phát sinh, đồng ruộng bị bồi lập... Những trận
lũ lớn xảy ra ở vùng Bắc Trung bộ nói chung và lưu vực sông Cả nói riêng được đánh
giá điển hình là :
+ Năm 1978 lũ lịch sử xảy ra trên sông Cả, sông La (Nghệ An, Hà Tĩnh) đây là trận lũ
đặc biệt nguy hiểm, gây vỡ đê Tả Lam ở đoạn Phượng Kỷ, Cẩm Thái dài 3.772m gây
ngâ ̣p lụt 31 xã: Đô lương 13 xã, Thanh Chương 9 xã, Thành phố Vinh và Nghi lô ̣c 9
xã, làm chêt 37 người, 1.800 con bò bị chết, 28.300 ngôi nhà bị sâ ̣p, 64.000ha lúa.
Mực nước lũ hoàn nguyên tại Nam Đàn đạt 10,12m tương đương tần suất 1,05%, tại
Bến Thủy xấp xỉ 6m.
+ Lũ lụt bất thường năm 2010 tại Hà Tĩnh và Quảng Bình làm 111 người chết, 17
5
người mất tích và thiệt hại gần 10 nghìn tỷ đồng.

Anh Trần Mỹ Sơn, xóm 1, xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, chạy thóc trong lũ -
2010 - Ảnh: Dân Việt

2.2.3. Hạn hán:


Khác với bão lũ, hạn hán diễn ra trong một thời đoạn dài, không gây nguy hiểm tức
thì, tuy nhiên tổn thất do hạn hán gây ra cũng rất lớn không kém lũ bão, thậm chí còn
lớn hơn. Trong những năm gần đây tình hình khô hạn diễn ra rất khó dự báo và khốc
liệt hơn làm cho cạn kiệt các hồ chứa nhỏ, suy giảm mạnh mực nước trên các triền
sông là nguyên nhân chính mặn xâm nhập sâu và ảnh hưởng mạnh đến khả năng lấy
nước của các công trình.
Năm 1998 đã xảy ra trên diện rộng không chỉ đối với khu vực Bắc Trung Bộ, mà còn
đối với cả nước. Đối với vùng Bắc Trung bộ năm 1998 có khoảng trên 2 triệu người
thiếu nước sinh hoạt, 140.000ha bị hạn chiếm gần 20% diện tích gieo trồng. Năm
2005, 2003 diện tích hạn chiếm tới 10% diện tích gieo trồng trong vùng.
Theo thống kê chưa đầy đủ Tỉnh Nghệ An-Hà Tĩnh thuộc lưu vực sông Cả hạn hán
cũng xảy ra trên diện rộng, Năm 2010 Nghệ An diện tích hạn khoảng 17.000-
20.000ha, Hà Tĩnh có khoảng 12.000ha bị hạn trong đó hạn nặng chiếm tới 30% diện
tích hạn và hàng trăm hệ thống hồ xuống gần mực nước chết. Một số nơi mực nước
xuống mức thấp nhất trong chuỗi số liệu quan trắc như: trên sông Cả tại Nam Đàn,
sông La tại Linh Cảm,.. gây nên tình trạng mặn xâm nhập sâu trên các lưu vực sông,
không lấy được nước vào trong đồng.

2.2.3.Tình hình xâm nhập mặn:


6
Ở vùng hạ du các lưu vực sông, nhất là vùng cửa sông do ảnh hưởng của thuỷ triều
mặn đã xâm nhập khá sâu vào vùng nội địa. Những tháng về mùa khô khi mà nguồn
nước ngọt rất nhỏ, mặn ảnh hưởng sâu từ 20-40km với độ mặn trung bình mặt cắt từ
1¸1,5‰. Qua theo dõi mức độ mặn ở lưu vực sông cho thấy:Trên sông Cả ở những
tháng về mùa khô khi mà nguồn nước ngọt rất nhỏ, nước mặn ảnh hưởng tới Chợ
Tràng cách cửa biển là 32km với độ mặn trung bình mặt cắt từ 1¸1,56‰, tại Cống
Trung Lương có những năm độ mặn lên tới 6,56‰ gây khó khăn cho việc lấy nước
tưới.
Nhìn chung thiên tai ngày càng gia tăng ( cả tần suất và mức độ) và do hoạt động của
con người (phá rừng, khai thác khoáng sản....) nên thiệt hại trong vùng vẫn chưa có xu
thế giảm. Thiệt hại trung bình hàng năm chiếm khoảng 2-3% tổng giá trị GDP của
toàn vùng.
Nguồn tài liệu: “ Báo cáo rà soát quy hoạch thuỷ lợi toàn quốc - Viên Quy hoạch Thuỷ lợi -
2010”; “Báo cáo quy hoạch tổng thể thuỷ lợi trong điều kiện biến đổi khí hậu nước biển
dâng Vùng Bắc Trung bộ - Viện Quy hoạch Thuỷ lợi -2011 ” .

You might also like