You are on page 1of 13

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN GDCD LỚP 12 ( 2020-2021)

CHỦ ĐỀ : QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA
ĐỜI SỐNG XÃ HỘI.
I. Lí thuyết
- Khái niệm: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình; bình đẳng trong lao động; bình đẳng trong kinh
doanh.
- Nội dung: - Bình đẳng giữa vợ và chồng, bình đẳng giữa cha mẹ và các con, bình đẳng giữa ông bà
và các cháu, bình đảng giữa anh chị em.
- Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động, bình đẳng giữa lao động nam và lao động
nữ, bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
- Bình đẳng giữa quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức khi tham gia kinh doanh.
II. Bài tập (Câu hỏi tự luận)
- Vận dụng kiến thức về bình đẳng trong HN và GĐ; lao động; kinh doanh để giải quyết tình
huống.
Câu 1: Chị Lan và anh Quân yêu nhau đã được hai năm. Đến khi hai người bàn tính chuyện kết hôn
thì mẹ chị Lan kiên quyết không đồng ý và ngăn cấm vì mẹ chị cho rằng nhà anh Quân nghèo, nếu
lấy anh Quân, chị sẽ khổ. Chị giải thích thì mẹ nói : phận làm con thì cha mẹ nói thế nào phải nghe
vậy, quyết định thế nào thì con phải làm theo.
a. Em có nhận xét gì về suy nghĩ và việc làm của mẹ Lan?
b. Theo em, trong tình huống trên, chị Lan cần phải làm gì ?
Câu 2: Năm nay Đào đang học lớp 12, với ước mơ, dự định thi vào trường Đại học Sư phạm để sau
này trở thành cô giáo. Gần đến ngày nộp hồ sơ thi đại học, Đào thưa chuyện với bố mẹ về ý định
của mình để thực hiện ước mơ mà em hằng ấp ủ. Nghe xong chuyện, mẹ Đào thì đồng ý, còn bố thì
phản đối. Bố Đào cho rằng, con trai mới cần phải học hành nhiều vì sau này nó còn chăm sóc,
phụng dưỡng bố mẹ, còn con gái là con người ta, học hành nhiều làm gì.
a. Em có nhận xét gì về suy nghĩ của bố Đào?
b. Theo em, trong tình huống trên, Đào cần phải làm gì ?
Câu 3: Trước khi kết hôn với chị Hà, anh An có một ngôi nhà. Sau khi kết hôn, vợ chồng anh làm việc
chăm chỉ và mua được một chiếc xe ôtô. Một thời gian sau, chị Hà được bố mẹ cho một mảnh đất.
a. Theo em, những tài sản trên thuộc quyền sở hữu của ai? Vì sao?
b. Anh An và chị Hà có quyền gì đối với những tài sản đó?
Câu 4: Trước khi kết hôn với chị Hoa, anh Quân có một ngôi nhà. Sau khi kết hôn, chị Hoa chưa tìm
được việc làm nên ở nhà nội trợ. Tiền lương của anh Quân đủ để anh chị trang trải cuộc sống và còn
dành dụm mua được một chiếc xe máy.
a. Theo em, những tài sản trên thuộc quyền sở hữu của ai? Vì sao?
b. Anh Quân và chị Hoa có quyền gì đối với những tài sản đó?
Câu 5: Hiện nay tình trạng bạo lực trong gia đình là vấn đề đang được quan tâm ở nhiều quốc gia,
trong đó có Việt Nam. Theo em, đây có phải là biểu hiện của bất bình đẳng trong hôn nhân, gia đình
và cần phải xóa bỏ không? Vì sao?
Câu 6: Anh A và chị B kết hôn với nhau đến nay đã được 5 năm và có một bé gái xinh đẹp. Cuộc
sống của vợ chồng anh chị rất hạnh phúc. Thế rồi, đến một ngày, khi nghe chị B nói chuyện về việc
muốn đi học thêm tiếng Anh thì anh A lập tức không đồng ý. Anh A nói: Phụ nữ thì cần gì học
nhiều, anh quyết định em không đi học nữa! Chị B rất buồn nhưng chưa biết làm thế nào để anh A
hiểu.
a. Em có nhận xét gì về hành động của anh A?
b. Theo em, chị B cần làm gì để được bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng trong gia
đình?
BÀI 5: BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO
I. Lí thuyết
- Khái niệm, nội dung: bình đẳng giữa các dân tộc; bình đẳng giữa các tôn giáo.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MINH HỌA
Chủ đề : Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội.
Bài 3
Câu 1. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi
A. dân tộc, giới tính, tôn giáo. B. thu nhập, tuổi tác, địa vị.
C. dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo. D. dân tộc, độ tuổi, giới tính.
Câu 2. Trong cùng một điều kiện như nhau, nhưng mức độ sử dụng quyền và nghĩa vụ của công dân
phụ thuộc vào
A. khả năng và hoàn cảnh, trách nhiệm của mỗi người.
B. năng lực, điều kiện, nhu cầu của mỗi người.
C. khả năng, điều kiện, hoàn cảnh mỗi người.
D. điều kiện, khả năng, ý thức của mỗi người.
Câu 3. Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định bảo vệ Tổ
quốc là
A. nghĩa vụ của công dân. B. quyền của công dân.
C. trách nhiệm của công dân. D. quyền và nghĩa vụ của công dân.
Câu 4. Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định tự do kinh
doanh theo quy định của pháp luật là
A. nghĩa vụ của công dân. B. quyền của công dân.
C. trách nhiệm của công dân. D. quyền và nghĩa vụ của công dân.
Câu 5. Nội dung nào sau đây không nói về công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?
A. Công dân bình đẳng về quyền trong hợp đồng dân sự.
B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế.
C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ nộp tiền vào quỹ tiết kiệm giúp người nghèo.
D. Công dân bình đẳng về quyền ứng cử.
Câu 6. Mọi công dân đều được hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy
định của pháp luật là biểu hiê ̣n công dân bình đẳng về
A. quyền và trách nhiê ̣m. B. quyền và nghĩa vụ .
C. nghĩa vụ và trách nhiê ̣m. D. trách nhiê ̣m pháplí.
Câu 7. Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân?
A. Trong lớp học có bạn được miễn học phí các bạn khác thì không.
B. Trong thời bình các bạn nam đủ tuổi phải đăng kí nghĩa vụ quân sự, còn các bạn nữ thì không.
C. T và Y đều đủ tiêu chuẩn vào công ty X nhưng chỉ Y được nhận vào làm vì có người thân là
giám đốc công ty.
D. A đủ điểm trúng tuyển vào đại học vì được hưởng cộng điểm ưu tiên.
Câu 8. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của
mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật là
A. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. B. bình đẳng về trách nhiê ̣m pháp lí.
C. bình đẳng về kinh tế. D. bình đẳng về chính trị.
Câu 9. Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn
cảnh như nhau thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lí
A. như nhau. B. ngang nhau. C. bằng nhau. D. có thể khác nhau.
Câu 10. Bạn An (19 tuổi) rủ Minh (15 tuổi) cùng thực hiện hành vi cướp dây chuyền của một phụ
nữ đang đi xe máy. Tòa án xét xử hai bạn với hai mức án khác nhau. Trường hợp này là
A. bình đẳng về nghĩa vụ. B. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
C. bất bình đẳng về nghĩa vụ. D. bất bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
Câu 11. Bạn N và M (18 tuổi) cùng một hành vi chạy xe máy vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông.
Mức xử phạt nào sau đây thể hiện sự bình đẳng về trách nhiệm pháp lí ?
A. Chỉ phạt bạn M, còn bạn N thì không do N là con Chủ tịch huyện.
B. Mức phạt của M cao hơn bạn N.
C. Bạn M và bạn N đều bị phạt với mức phạt như nhau.
D. Bạn M và bạn N đều không bị xử phạt.
Câu 12: Văn kiện Đại hội VI Đảng cộng sản Việt Nam có viết : “ ... Mọi vi phạm đều được xử lý.
Bất cứ ai vi phạm đều bị đưa ra xét xử theo pháp luật...”. Nội dung trên đề cập đến
A. công dân bình đẳng về quyền B. công dân bình đẳng về nghĩa vụ
C. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ D. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí
Câu 13: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được hiểu là bất kì công dân nào vi phạm pháp
luật cũng
A. phải chịu trách nhiệm hình sự C. bị xử lí theo quy định của pháp luật
B. bị truy tố và xét xử trước tòa án D. có thể chịu trách nhiệm pháp lí khác nhau
Câu 14. Quyền của công dân không tách rời
A. lợi ích của công dân. C. trách nhiệm của công dân.
B. nghĩa vụ của công dân. D. quy định của pháp luật.
Câu 15. Trong cùng một hoàn cảnh, người có chức vụ và người lao động vi phạm pháp luật với tính
chất, mức độ vi phạm như nhau thì người có chức vụ phải chịu trách nhiệm pháp lí
A. nặng hơn người lao động. C. như người lao động.
B. nhẹ hơn người lao động. D. có thể khác nhau.

Bài 4
Nhận biết
Câu 1. Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong viê ̣c lựa chọn nơi cư trú là bình đẳng
A. trong quan hê ̣ nhân thân. B. trong quan hê ̣ tài sản.
C. trong quan hê ̣ viê ̣c làm. D. trong quan hê ̣ nhà ở.
Câu 2. Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong viêc̣ tôn trọng danh dự, uy tín của nhau là
bình đẳng
A. trong quan hê ̣ nhân thân. B. trong quan hê ̣ tài sản.
C. trong quan hê ̣ viê ̣c làm. D. trong quan hê ̣ nhà ở.
Câu 3. Vợ chồng có quyền tự do lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo là bình đẳng
A. trong quan hê ̣ nhân thân. B. trong quan hê ̣ tài sản.
C. trong quan hê ̣ viê ̣c làm. D. trong quan hê ̣ nhà ở.
Câu 4. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên cơ sở nguyên tắc nào sau đây?
A. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
B. Tự do, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
C. Công bằng, lắng nghe, kính trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
D. Chia sẻ, đồng thuâ ̣n, quan tâm lẫn nhau, không phân biê ̣t đối xử.
Câu 5. Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiê ̣n trong mối quan hê ̣ nào?
A. Tài sản và sở hữu. B. Nhân thân và tài sản.
C. Dân sự và xã hô ̣i. D. Nhân thân và lao đô ̣ng.
Câu 6. Hành vi nào sau đây vi phạm nô ̣i dung bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Cha mẹ cùng nhau yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc và tôn trọng ý kiến của con.
B. Cha mẹ coi trọng con trai hơn con gái vì con trai phải nuôi cha mẹ khi về già.
C. Cha mẹ chăm lo viê ̣c học tâ ̣p và phát triển lành mạnh của con về mọi mă ̣t.
D. Cha mẹ không xúi giục, ép buô ̣c con làm những viêc̣ trái pháp luâ ̣t.
Câu 7. Nô ̣i dung nào sau đây thể hiê ̣n bình đẳng giữa ông bà và cháu?
A. Viê ̣c chăm sóc ông bà là nghĩa vụ của cha mẹ nên cháu không có bổn phâ ̣n.
B. Chỉ có cháu trai sống cùng ông bà mới có nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà.
C. Cháu có bổn phâ ̣n kính trọng chăm sóc, phụng dưỡng ông bà.
D. Khi cháu được thừa hưởng tài sản của ông bà thì sẽ có nghĩa vụ chăm sóc ông bà.
Câu 8. Sự bình đẳng giữa anh, chị, em trong gia đình được thể hiê ̣n như thế nào trong các ý dưới
đây?
A. Con trưởng có quyền quyết định mọi viê ̣c trong gia đình.
B. Các em được ưu tiên hoàn toàn trong thừa kế tài sản.
C. Chỉ có con trưởng mới có nghĩa vụ chăm sóc các em.
D. Anh chị em có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau.
Câu 9. Vợ, chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản chung. Vâ ̣y tài sản chung là
A. tài sản hai người có được sau khi kết hôn. B. tài sản có trong gia đình.
C. tài sản được cho riêng sau khi kết hôn. D. Tài sản được thừa kế riêng.
Câu 10. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa
A. vợ và chồng, ông bà và các cháu.
B. vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình.
C. cha mẹ và các con.
D. vợ và chồng, anh, chị, em trong gia đình với nhau.
Câu 11: Sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về việc làm có trả công, điều
kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động được gọi là
A. bình đẳng trong lao động. B. nghĩa vụ lao động.
C. hợp đồng lao động. D. dân chủ trong lao động.
Câu 12: Người lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao được hưởng ưu đãi là bình đẳng trong
A. thực hiện quyền kinh doanh . B. tìm kiếm việc làm.
C. lựa chọn việc làm. D. thực hiện quyền lao động
Câu 13: Mọi người đều có quyền tự do lựa chọn việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không
bị phân biệt đối xử là bình đẳng
A. trong thực hiện quyền lao động. B. trong sản xuất kinh doanh.
C. giữa mọi cá nhân trong xã hội. D. giữa lao động nam và lao động nữ.
Câu 14. Bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động thể hiện thông qua
A. giao kết hợp đồng lao động. B. tìm kiếm việc làm.
C. tuyển dụng lao động. D. trả lương.
Câu 15: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và
nghĩa vụ giữa người sử dụng lao động và
A. người đại diện. B. chủ đầu tư. C. người lao động. D. chủ doanh nghiệp.
Câu 16: Công dân được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về tiền công và bảo hiểm xã hội là thể
hiện nội dung quyền bình đẳng trong lao động giữa
A. lao động nam và lao động nữ. B. nhà sản xuất và các đối tác.
C. chủ đầu tư và người quản lý. D. người lao động và người đại diện.
Câu 17. Mọi công dân khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được tự do lựa chọn loại
hình doanh nghiệp phù hợp là nội dung quyền bình đẳng trong
A. tuyển dụng lao động. B. đào tạo nhân lực.
C. tìm kiếm việc làm. D. lĩnh vực kinh doanh.
Câu 18. Công dân được tự do tìm kiếm việc làm là thực hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực
A. truyền thông. B. tín ngưỡng. C. kinh doanh. D. lao động.
Câu 19. Doanh nghiệp không sử dụng lao động nữ vào công việc độc hại, nguy hiểm là thực hiện
nội dung quyền bình đẳng
A. trong nội bộ người sử dụng lao động. B. giữa mục tiêu và biện pháp kích cầu.
C. trong quy trình đào tạo chuyên gia. D. giữa lao động nam và lao động nữ.
Câu 20. Việc giao kết hợp đồng lao động được tuân theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng, không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.
B. Tự do, dân chủ, bình đẳng, không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.
C. Tự do, tự nguyện, công bằng, không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.
D. Tự do, chủ động, bình đẳng, không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.
Câu 21: Quyền tự do kinh doanh được hiểu là mọi người được kinh doanh
A. ở mọi địa điểm, vùng miền. B. ngành, nghề pháp luật không cấm.
C. ngành, nghề theo ý mình. D. bất kì mặt hàng nào.
Câu 22. Trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm, khi có đủ điều kiện theo quy định của
pháp luật thì mọi doanh nghiệp đều có quyền
A. tự chủ đăng kí kinh doanh. B. kinh doanh không cần đăng kí.
C. xin ý kiến chính quyền để kinh doanh. D. kinh doanh trước rồi đăng kí sau.
Câu 23. Mọi doanh nghiệp thuô ̣c các thành phần kinh tế khác nhau đều được bình đẳng trong viêc̣
khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh là nội dung thuộc quyền nào sau
đây?
A. Quyền bình đẳng trong kinh doanh. B. Quyền bình đẳng trong lao động.
C. Quyền bình đẳng trong sản xuất. D. Quyền bình đẳng trong mua bán.
Câu 24. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong các hoạt đô ̣ng sản xuất kinh doanh là
nội dung thuộc quyền nào sau đây?
A. Quyền bình đẳng trong kinh doanh. B. Quyền bình đẳng trong lao động.
C. Quyền bình đẳng trong sản xuất. D. Quyền bình đẳng trong mua bán.
Câu 25. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng trong viêc̣ tìm kiếm thị trường, khách hàng là nội dung
thuộc quyền nào sau đây?
A. Quyền bình đẳng trong kinh doanh. B. Quyền bình đẳng trong lao động.
C. Quyền bình đẳng trong sản xuất. D. Quyền bình đẳng trong mua bán.
Câu 26. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng trong viê ̣c tự do liên doanh với các cá nhân, tổ chức trong
và ngoài nước là nội dung thuộc quyền nào sau đây?
A. Quyền bình đẳng trong kinh doanh. B. Quyền bình đẳng trong lao động.
C. Quyền bình đẳng trong sản xuất. D. Quyền bình đẳng trong mua bán.
Câu 27. Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, tức là lựa chọn
loại hình doanh nghiệp tùy theo
A. sở thích và khả năng. B. nhu cầu thị trường.
C. mục đích bản thân. D. khả năng và trình độ.
Câu 28. Trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm, khi có đủ điều kiện theo quy định của
pháp luật thì mọi doanh nghiệp đều có quyền
A. tự chủ đăng kí kinh doanh. B. kinh doanh không cần đăng kí.
C. xin ý kiến chính quyền để kinh doanh. D. kinh doanh trước rồi đăng kí sau.
Thông hiểu
Câu 1. Nội dung nào dưới đây không thể hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân?
A. Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.
B. Vợ, chồng bình đẳng trong việc bàn bạc, lựa chọn nơi cư trú.
C. Chỉ có vợ mới được quyền quyết định sử dụng biện pháp tránh thai.
D. Vợ, chồng đều có trách nhiệm chăm sóc con khi còn nhỏ.
Câu 2. Bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng về tài sản được hiểu là vợ, chồng có quyền
A. sở hữu, sử dụng, mua bán tài sản. B. chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản.
C. chiếm hữu, phân chia tài sản. D. sử dụng, cho, mượn tài sản.
Câu 3. Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình?
A. Cùng đóng góp công sức để duy trì đời sống phù hợp với khả năng của mình.
B. Tự do lựa chọn nghề nghiệp phù phợp với khả năng của mình.
C. Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng lao động.
D. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động.
Câu 4. Điều nào sau đây không phải là mục đích của hôn nhân ?
A. Xây dựng gia đình hạnh phúc. B. Củng cố tình yêu lứa đôi.
C. Tổ chức đời sống vật chất của gia đình. D. Thực hiện các nghĩa vụ của công dân.
Câu 5. Bình bẳng trong quan hệ vợ chồng được thể hiện qua quan hệ nào sau đây?
A. Quan hệ vợ chồng với họ hàng nội, ngoại. B. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.
C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ quyết thống.
Câu 6. Khi tổ chức đăng ký kết hôn, có cần hai bên nam nữ bắt buộc phải có mặt hay không?
A. Bắt buộc hai bên nam nữ phải có mặt. B. Chỉ cần một trong hai bên có mặt là được.
C. Chỉ cần ủy quyền cho người khác. D. Tùy từng trường hợp có thể đến, có thể không.
Câu 7. Trường hợp nào sau đây là tài sản chung?
A. Những thu nhâ ̣p hợp pháp được vợ chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân.
B. Tài sản được thừa kế riêng, tă ̣ng, cho riêng trong thời kì hôn nhân.
C. Tài sản mà mỗi người có được trước khi kết hôn.
D. Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng trong thời kì hôn nhân.
Câu 8. Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Cha mẹ không được phân biệt, đối xử giữa các con.
B. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển.
C. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.
D. Cha mẹ được quyền quyết định việc chọn trường, chọn ngành học cho con.
Câu 9. Trong nội dung bình đẳng giữa cha mẹ và con, cha mẹ có nghĩa vụ
A. không phân biệt đối xử giữa các con. B. yêu thương con trai hơn con gái.
C. chăm lo cho con khi chưa thành niên. D. nghe theo mọi ý kiến của con.
Câu 10. Khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm dứt
hôn nhân là thời kì gì ?
A. Hôn nhân B. Hoà giải C. Li hôn D. Li thân
Câu 11. Nội dung nào sau đây thể hiện sự bình đẳng giữa anh, chị, em trong gia đình ?
A. Đùm bọc, nuôi dưỡng và giúp đỡ nhau. B. Không phân biệt đối xử giữa các anh, chị, em.
C. Yêu quý, kính trọng, nuôi dưỡng cha mẹ. D. Sống mẫu mực và noi gương tốt cho nhau.
Câu 12. Theo luật Hôn nhân và gia đình thì con có thể tự quản lí tài sản riêng của mình hoặc nhờ
cha mẹ quản lí khi đủ bao nhiêu tuổi trở lên?
A. 15 tuổi. B. 16 tuổi. C. 17 tuổi. D. 18 tuổi.
Câu 13. Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên
A. không đồng ý. B. chưa đủ tuổi kết hôn. C. chưa đăng kí kết hôn. D. không tự nguyện.
Câu 14. Việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do
pháp luật quy định là
A. tảo hôn. B. kết hôn trái pháp luâ ̣t. C. kết hôn. D. li hôn.
Câu 15. Đâu không phải là ý nghĩa của bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Tạo cơ sở củng cố tình yêu, cho sự bền vững của gia đình.
B. Phát huy truyền thống dân tộc về tình nghĩa vợ, chồng.
C. Khắc phục tàn dư phong kiến, tư tưởng lạc hậu “Trọng nam, khinh nữ”.
D. Đảm bảo quyền lợi cho người chồng và con trai trưởng trong gia đình.
Câu 16. Để xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững, trách nhiệm thuộc về
A. cha mẹ và con cái. B. ông bà và cha mẹ.
C. con cái với nhau. D. tất cả các thành viên trong gia đình.
Câu 17: Nội dung nào sau đây thể hiện bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Cha mẹ tạo điều kiện cho các con được học tập.
B. Cha mẹ đối xử không công bằng giữa các con.
C. Cha mẹ xúi giục con làm điều trái pháp luật.
D. Cha mẹ lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên.
Câu 18. Tài sản nào dưới đây không phải là tài sản riêng của vợ, chồng ?
A. Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn.
B. Lương hàng tháng của vợ, chồng.
C. Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng trong thời kì hôn nhân.
D. Tài sản được tặng, cho riêng, được thừa kế riêng trong thời kì hôn nhân.
Câu 19. Việc định đoạt tài sản chung, có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình phải
được
A. cả gia đình bàn bạc. B. cả gia đình quyết định.
C. vợ chồng cùng bàn bạc. D. con cái cùng quyết định với bố mẹ
Câu 20. Bình đẳng trong hôn nhân được hiểu là
A. vợ, chồng có quyền ngang nhau nhưng nghĩa vụ khác nhau.
B. vợ, chồng có nhiều nghĩa vụ ngang nhau nhưng quyền khác nhau.
C. vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau nhưng tùy vào từng trường hợp.
D. vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong mọi trường hợp.
Câu 21. Để xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững, trách nhiệm thuộc về
A. cha mẹ và con cái. B. ông bà và cha mẹ.
C. con cái với nhau. D. tất cả các thành viên trong gia đình.
Câu 20. Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động
nữ?
A. Không phân biệt điều kiện làm việc. B. Được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc.
C. Có cơ hội tiếp cận việc làm như nhau. D. Có tiêu chuẩn và độ tuổi tuyển dụng như nhau.
Câu 21. Ý nào sau đây không thể hiê ̣n quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động ?
A. Nam và nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động.
B. Người sử dụng lao động ưu tiên nhận nữ vào làm việc khi cả nam và nữ đều có đủ tiêu chuẩn.
C. Hết thời gian nghỉ thai sản, khi trở lại làm việc, lao động nữ vẫn được bảo đảm chỗ làm việc.
D. Lao đô ̣ng nam khỏe mạnh hơn nên được trả lương cao hơn lao đô ̣ng nữ ở cùng mô ̣t viê ̣c làm.
Câu 22. Nội dung nào sau đây không thể hiện sự bình đẳng trong lao động?
A. Cùng kí hợp đồng kinh tế.
B. Tự do lựa chọn các hình thức kinh doanh.
C. Có cơ hội như nhau trong tiếp cận việc làm.
D. Tự do lựa chọn các ngành nghề phù hợp với khả năng.
Câu 23. Đối với lao động nữ, người sử dụng lao động chỉ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động khi họ
A. kết hôn. B. nghỉ việc không có lí do.
C. nuôi con dưới 12 tháng tuổi. D. có thai.
Câu 24. Theo luật Lao động thì mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật
cấm đều được thừa nhận là
A. công việc. B. việc làm. C. nghề nghiệp. D. người lao động.
Câu 23. Đâu không phải là nguyên tắc của hợp đồng lao động?
A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. B. Không trái với pháp luật.
C. Không trái với thoả ước lao động tập thể. D. Giao kết qua khâu trung gian.
Câu 24: Để trực tiếp giao kết hợp đồng lao động mà không cần sự đồng ý của người đại diện theo
pháp luật, người lao động phải đáp ứng điều kiện nào dưới đây?
A. Đủ 15 tuổi trở lên và có khả năng lao động. B. Đủ 16 tuổi trở lên và có khả năng lao động.
C. Đủ 18 tuổi trở lên và có khả năng lao động. D. Đủ 21 tuổi trở lên và có khả năng lao động.
Câu 25: Theo quy định của pháp luật, nguyên tắc nào dưới đây không áp dụng khi thực hiện giao
kết hợp đồng lao động?
A. Trực tiếp. B. Bình đẳng. C. Tự nguyện. D. Ủy quyền
Câu 26. Người sử dụng lao động ưu tiên nhận nữ vào làm việc khi cả nam và nữ đều đủ tiêu chuẩn
làm công việc mà doanh nghiệp đang cần là
A. đã thực hiện đúng quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
B. vi phạm quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
C. vi phạm quyền lao động của công dân.
D. vi phạm quyền bình đẳng trong tuyển dụng lao động.
Câu 27. Khẳng định nào dưới đây là không đúng về quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Cá nhân, tổ chức kinh doanh có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật
B. Người kinh doanh có quyền kinh doanh bất cứ ngành, nghề nào theo nhu cầu và khả năng tài
chính của bản thân và gia đình
C. Người kinh doanh phải đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
D. Khi đã có giấy phép kinh doanh, người kinh doanh được quyền kinh doanh các mặt hàng đã đăng

Câu 28: Nội dung nào dưới đây là một trong những nghĩa vụ của nhà sản xuất, kinh doanh?
A. Nộp thuế đầy đủ B. Mở rộng quy mô sản xuất.
C. Xóa đói giảm nghèo. D. Giải quyết việc làm.
Vận dụng thấp
Câu 1: Anh H tự quyết định việc lựa chọn nơi cư trú mà không bàn bạc với vợ, anh H đã vi phạm
quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ
A. tài sản và sở hữu. B. tài sản chung. C. sở hữu. D. nhân thân.
Câu 2: Sau khi kết hôn chồng chị A yêu cầu chị phải nghỉ việc để trông con. Hành vi này đã xâm
phạm tới quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây?
A. Lao động. B. Tài sản. C. Nhân thân. D. Thu nhập.
Câu 3: Sau khi bố qua đời, em H ở với mẹ kế là bà K. Bà K đã bắt H nghỉ học để đi lao động kiếm
tiền cho bà đồng thời mọi việc trong nhà bà đều giao hết cho H làm vì cho rằng con đẻ của bà còn
bận đi học. Bà K đã vi phạm nội dung nào sau đây của quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Bình đẳng giữa vợ và chồng. B. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.
C. Bình đẳng giữa ông bà và cháu. D. Bình đẳng giữa anh, chị, em.
Câu 4: Anh Đại muốn bán xe ô tô, anh không bàn với vợ vì cho rằng xe anh mua, còn vợ thì ở nhà
nội trợ không biết gì về xe và giá cả, theo em anh Đại đã vi phạm nội dung bình đẳng trong quan
hện nào?
A. Nhân thân. B. Kinh doanh. C. Lao động. D. Tài sản
Câu 5: Cô giáo H đã cho Hội khuyến học phường X mượn ngôi nhà cô được thừa kế riêng làm điểm
mở lớp học tình thương mặc dù chồng cô muốn dành ngôi nhà đó để gia đinh hỉ ngơi vào cuối tuần.
Cô giáo H không vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào dưới đây?
A. Đối lập B. Nhân thân C. Tham vấn D. Tài sản
Câu 6: Bác sĩ H được thừa kế riêng một mành đất kế bên ngôi nhà gia đình chị đang kết hôn, bác sĩ
H tặng lại vợ chồng người em mảnh đất đó dù chồng chị H không tán thành Bác sĩ H không vi
phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào dưới đây?
A. Kinh doanh B. Giám hộ. C. Tài sản. D. Nhân thân,
Câu 7: Anh N ép buộc vợ phải nghi việc ở nhà để chăm sóc gia đình nên vợ chồng thường xảy ra
mâu thuẫn. Anh N đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây?
A. Tài sản. B. Huyết thống. C. Nhân thân. D. Truyền thông
Câu 8: Chị H muốn đi học cao học nhưng anh T không cho đi vì cho rằng phụ nữ không nên học
cao hơn chồng mà nên giành nhiều thời gian đề chăm chồng chăm con và lo cho gia đình. Hành vi
của anh T đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về:
A. Tôn trọng, giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau.
B. Việc tham gia các hoạt động chính trị, xã hộỉ.
C. Giúp, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt.
D. Quyền được lao động, cống hiến trong cuộc sống.
Câu 9: Tốt nghiệp Đại học chị H phấn khởi cầm hồ sơ đến công ty X để xin việc. Tuy nhiên, đại
diện công ty X trả lời chỉ nhận lao động nam vì lao động nữ hay vướng bận công việc gia đình.
Theo em, công ty X đã vi phạm quyền bình đẳng trong nội dung nào dưới đây?
A. Lao động nam và lao động nữ. B. Giao kết hợp đồng lao động.
C. Tôn trọng lao động nữ. D. Sử dụng lao động nữ.
Câu 10: Trong thời gian mang thai, chị A hay mệt mỏi, thỉnh thoảng chị xin nghỉ để đi khám thai.
Giám đốc phân xưởng nơi chị làm đã yêu cầu chị phải thôi việc. Theo em, hành vi trên của giám
đốc đã vi phạm quyền bình đẳng trong nội dung nào sau đây?
A. Bình đẳng giới. B. Giao kết hợp đồng lao động.
C. Lao động nam và lao động nữ D. Giữa mọi người trong công ty.
Câu 11: Nghi ngờ chị M tung tin nói xấu mình nên giám đốc X đã ra quyết định điều chuyển chị từ
phòng kế toán sang làm nhân viên tạp vụ. Giám đốc X đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền
bình đẳng trong lao động?
A. Giao kết hợp đồng lao động. B. Thay đổi cơ cấu tuyển dụng,
C. Xác lập quy trình quản lí. D. Thay đổi vị trí việc làm.
Câu 12: Chị A được giám đốc công ty khai thác than Z nhận vào làm nhân viên hành chính. Sau đó
giám đốc điều động chị vào làm trong hàm lò và kí thêm phụ lục hợp đồng thỏa thuận trả lương ở
mức cao nên chị đã đồng ý. Nhưng sáu tháng sau chị không nhận được tiền lương tăng thêm. Giám
đốc đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động?
A. Tạo cơ hội tham gia quản lí. B. Áp dụng chế độ ưu tiên,
C. Giao kết lợp đồng lao động. D. Thay đổi cơ cấu tuyển dụng.
Câu 13: Anh A và anh B là nhân viên phòng chăm sóc khách hàng của công ty Z. Vì anh A có trình
độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm và làm việc hiệu quả hơn anh B nên được giám đốc xét tăng
lương sớm. Giám đốc công ty Z đã thực hiện đúng nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng
trong lao động?
A. Nâng cao trình độ. B. Thực hiện quyền lạo động,
C. Thay đổi nhân sự. D. Tuyển dụng chuyên gia.
Câu 14: Anh M và chị K cùng được tuyển dụng vào làm ở phòng kinh doanh của công ty X với mức
lương như nhau. Sau đó do có cảm tình riêng với anh M nên giám đốc ép chị K làm thêm một phần
công việc của anh M. Giám đốc đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao
động?
A. Tuyển dụng và sắp xếp việc làm. B. Cơ hội tiếp cận việc làm.
C. Giữa lao động nam và lao động nữ D. Xác lập quy trình quản lý
Câu 15: Chị T nộp hồ sơ xin làm việc trong công ty may mặc. Đến ngày hẹn, giám đốc đưa cho chị
một bản hợp đồng và đề nghị chị kí. Chị T đọc thấy hợp đồng không có điều khoản quy định về
lương nên chị đề nghị bồ sung. Giám đốc cho rằng chị là người lao động thì không có quyền thỏa
thuận về tiền lương nên không cần ghi trong hợp đồng. Theo em, giám đốc đã vi phạm nguyên tắc
nào trong giao kết hợp đồng lao động?
A. Trực tiếp. B. Bình đẳng. C. Tự do. D. Tự nguyện.
Câu 16: Sau một thời gian hoạt động, công ty X thu được lãi cao và quyết định mở rộng quy mô
ngành nghề của mình. Công ty X đã thực hiện quyền bình đẳng trong
A. lao động. B. kinh doanh. C sản xuất. D. quan hệ kinh tế - xã hội.
Câu 17: Gia đình ông A làm nghề giết mổ gia súc, gia cầm lớn của huyện. Chất thải được ông cho
chảy trực tiếp ra ngoài cống gây ra mùi hôi thối khiến người dân xung quanh rất khó chịu. Theo em,
ông A đã không thực hiện nghĩa vụ nào sau đây trong hoạt động kinh doanh?
A. Bảo vệ môi trường. B. Bảo vệ người tiêu dùng.
C. Giữ gìn cảnh quan làng, xóm. D. Kinh doanh đúng địa bàn.
Câu 18. Sau khi tiếp cận được một số bí quyết kinh doanh từ công ty Z, chị L đã tìm cách hợp pháp
hóa hồ sơ rồi tự mở cơ sở riêng dưới danh nghĩa của công ty này. Chị L đã vi phạm nội dung nào
dưới đây của quyền bình dẳng trong kinh doanh?
A. Chủ động liên doanh, liên kết. B. Độc lập tham gia đàm phán.
C. Tự chủ đãng kí kinh doanh. D. Phổ biến quy trình kĩ thuật.
Câu 19. Cửa hàng của anh A được cấp giấy phép bán đường sữa, bánh. kẹo. Nhận thấy nhu cầu về
thức ãn nhanh trên thị trường tăng cao nên anh A đáng kí bán thêm mặt hàng này. Anh A đã thực
hiện nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Tự do tuyển dụng chuyên gia. B. Thay đổi loại hình dọạnh nghiệp.
C. Tích cực nhập khẩu nguyên liệu. D. Chủ động mở rộng quy mô.
Câu 20: Sau khi tốt nghiệp đại học H, K, L đã cùng nhau góp vốn để mở công ty cổ phần. Việc làm
của 3 người trên thể hiện nội dụng nào về bình đẳng trong kinh doanh?
A. Tự do mở rộng ngành nghề kinh doanh. B. Tự chủ đãng ký kinh doanh
C. Tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh D. Tự do mở rộng quy mô kinh doanh.
Câu 21: Bà M chuyển quyền quản lí doanh nghiệp cho con trai theo đứng quy định nhưng bị cơ
quan chức năng từ chối. Bà M và con cần dựa vào quyền bình đăng trong lĩnh vực nào dưới đây để
bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình?
A. Gia đình. B. Lao động. C. Đầu tư. D. Kinh doanh.
Câu 22: Để tăng lợi nhuận, Công ty B đã thường xuyên và bí mật xả chất thải chưa qua xử lí ra môi
trường đồng thời thuê một số lao động mới 14 tuổi. Công ty B đã vi phạm bình đẳng trong lĩnh vực
nào dưới đây?
A. Kinh doanh và lao động B. Kinh doanh và bảo vệ môi trường
C. Kinh doanh và việc làm D.Kinh doanh và điều kiện làm việc
Câu 23. Sau khi kết hôn chồng chị K yêu cầu chị phải nghỉ việc để trông con. Hành vi này đã xâm
phạm tới quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây?
A. Lao động. B. Tài sản. C. Nhân thân. D. Thu nhập.
Câu 24. Sau khi bố qua đời, em H ở với mẹ kế là bà K. Bà K đã bắt H nghỉ học để đi lao động kiếm
tiền cho bà đồng thời mọi việc trong nhà bà đều giao hết cho H làm vì cho rằng con đẻ của bà còn
bận đi học. Bà K đã vi phạm nội dung nào sau đây của quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Bình đẳng giữa vợ và chồng. B. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.
C. Bình đẳng giữa ông bà và cháu. D. Bình đẳng giữa anh, chị, em.
Câu 25. Tốt nghiệp Đại học chị H phấn khởi cầm hồ sơ đến công ty X để xin việc. Tuy nhiên, đại
diện công ty X trả lời chỉ nhận lao động nam vì lao động nữ hay vướng bận công việc gia đình.
Theo em, công ty X đã vi phạm quyền bình đẳng trong nội dung nào dưới đây?
A. Lao động nam và lao động nữ. B. Giao kết hợp đồng lao động.
C. Tôn trọng lao động nữ. D. Sử dụng lao động nữ.
Câu 26. Chị K được giám đốc công ty khai thác than Z nhận vào làm nhân viên hành chính. Sau đó
giám đốc điều động chị vào làm trong hàm lò và kí thêm phụ lục hợp đồng thỏa thuận trả lương ở
mức cao nên chị đã đồng ý. Nhưng sáu tháng sau chị không nhận được tiền lương tăng thêm. Giám
đốc đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động?
A. Tạo cơ hội tham gia quản lí. B. Áp dụng chế độ ưu tiên,
C. Giao kết lợp đồng lao động. D. Thay đổi cơ cấu tuyển dụng.
Câu 27. Khẳng định nào dưới đây là không đúng về quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Cá nhân, tổ chức kinh doanh có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật
B. Người kinh doanh có quyền kinh doanh bất cứ ngành, nghề nào theo nhu cầu và khả năng tài
chính của bản thân và gia đình
C. Người kinh doanh phải đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
D. Khi đã có giấy phép kinh doanh, người kinh doanh được quyền kinh doanh các mặt hàng đã đăng
ký.
Câu 28. Nội dung nào dưới đây là một trong những nghĩa vụ của nhà sản xuất, kinh doanh?
A. Nộp thuế đầy đủ B. Mở rộng quy mô sản xuất.
C. Xóa đói giảm nghèo. D. Giải quyết việc làm.
Câu 29. Đối với lao động nữ, người sử dụng lao động chỉ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động khi họ
A. kết hôn. B. nghỉ việc không có lí do.
C. nuôi con dưới 12 tháng tuổi. D. có thai.
Câu 30. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và
nghĩa vụ giữa người sử dụng lao động và
A. người đại diện. B. chủ đầu tư.
C. người lao động. D. chủ doanh nghiệp.
Câu 31. Công dân được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về tiền công và bảo hiểm xã hội là thể
hiện nội dung quyền bình đẳng trong lao động giữa
A. lao động nam và lao động nữ. B. nhà sản xuất và các đối tác.
C. chủ đầu tư và người quản lý. D. người lao động và người đại diện.
Câu 32. Công dân có quyền làm việc cho bất cứ ai, ở bất cứ nơi nào mà pháp luật không cấm là nội
dung quyền bình đẳng trong lĩnh vực
A. kinh doanh. B. lao động.
C. công vụ. D. hành chính.

Vận dụng cao


Câu 1: Do bố mẹ mất sớm, bản thân lại hay phải đi công tác xa nên anh M gửi em trai là anh N đang
học đại học cho ông H và bà K là ông bà nội của mình nuôi dưỡng. Mặc dù được vợ chồng bà K
quản lí chặt chẽ nhưng anh N vẫn thường xuyên trốn học đi chơi điện tử. Một lần, do cố tình chống
đối ông bà nội nên N bị ông H tuyên bố cắt đứt quan hệ và đuổi ra khỏi nhà mặc cho bà K ra sức
can ngăn. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Anh M, anh N và bà K. B. Ông H, anh M và anh N.
C. Ông H và anh M. D. Ông H và anh N.
Câu 2: Bức xúc về việc anh H tự ý rút toàn bộ tiền tiết kiệm của hai vợ chồng để cá độ bóng đá, chị
M vợ anh bỏ đi khỏi nhà. Thương cháu nội mới hai tuổi thường xuyên khóc đêm vì nhớ mẹ, bà S
mẹ anh H gọi điện xúc phạm thông gia đồng thời ép con trai bỏ vợ. Khi chị M nhận quyết định li
hôn, ông G bố chị đến nhà bà S gây rối nên bị chị Y con gái bà đuổi về. Những ai dưới đây đã vi
phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Anh H, chị M và ông G. B. Chị M, bà S, ông G và chị Y.
C. Anh H, chị M và bà S. D. Anh H, chị M, bà S và ông G.
Câu 3: Anh M chồng chị X ép buộc vợ mình phải nghỉ việc ở nhà để chăm sóc gia đình dù chị
không muốn. Cho rằng chị X dựa dẫm chồng, bà Y mẹ chồng chị khó chịu nên thường xuyên bịa
đặt nói xấu con dâu. Thấy con gái phải nhập viện điều trị dài ngày vì quá căng thẳng, bà K mẹ ruột
chị X đã bôi nhọ danh dự bà Y trên mạng xã hội. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình
đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Vợ chồng chị X và bà Y. B. Anh M và bà Y.
C. Anh M và bà K. D. Anh M, bà Y và bà K.
Câu 4: Đến kỳ nâng bậc lương, anh T quản đốc đã đề nghị giám đốc Y không nâng bậc lương cho
chị M vì cho rằng chị M là phụ nữ không làm được công việc nặng nhọc trong công ty. Anh T và
giám đốc Y còn yêu cầu anh H và ông N tung tin chị M lười biếng trong lao động, hay gây mất đoàn
kết nội bộ. Trường hợp này những ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?
A. Ông Y, anh T. B. Ông M, anh H. C. Anh H, ông N. D. Ông Y, anh H, ông N
Câu 5: Thấy chị M thường xuyên đi làm muộn, nhưng cuối năm vẫn nhận chế độ khen thưởng hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ. Chị B nghi ngờ M có quan hệ tình cảm với giám đốc K nên đã báo cho vợ
giám đốc biết. Do ghen tuông nên vợ giám đốc yêu cầu trưởng phòng P theo dõi chị M và bắt chồng
đuổi việc chị. Nể vợ, giám đốc K ngay lập tức sa thải chị M. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền
bình đẳng trong lao động?
A. Vợ chồng giám đốc K, trưởng phòng P và chị M. B. Giám đốc K và chị M.
C. Vợ chồng giám đốc K và trưởng phòng P. D. Giám đốc K, trưởng phòng P và chị M.
Câu 6: M và H được tuyển dụng vào công ty X với điểm tuyển ngang nhau. Nhưng chị L là kế toán
công ty đã xếp M được hưởng mức lương cao hơn do tốt nghiệp trước H một năm. H đã gửi đơn
khiếu nại nhưng giám đốc cho rằng đó là chức năng của phòng nhân sự. Trong trường hợp này,
những ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?
A. Chị L và H. B. Chị L và M. C. Giám đốc và chị L. D. Giám đóc và H.
Câu 7: Để có tiền tiêu sài, bố L bắt L( 13 tuổi) phải nghỉ học để vào làm việc tại quá karaoke. Vì
khá là cao ráo và xinh đẹp nên L thường xuyên được ông chủ cho đi tiếp khách bà được trả rất nhiều
tiền. Một lần L đã bị H ép L sử dụng ma túy. Biết được điều này, bố L đã thuê D đến đập phá nhà H
và tung tin quán X chứa chấp gái mại dâm. Hành vi của ai vi phạm quyền bình đẳng trong lao
động ?
A. Chủ quán X, bố L B. L và bố L C. Bạn L D. Chủ quán X và H
Câu 8: Anh M, chị Q nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh xăng dầu tại cùng một địa điểm. Do chị Q là
người nhà của ông H là lãnh đạo cơ quan chủ quản cấp giấy phép nên hồ sơ của anh M bị loại. Thấy
được mình được ưu tiên, chị Q đã mở thêm cửa hàng điện tử để kinh doanh . Quá bực tức Anh M đã
thuê anh T tung tin bịa đặt chị Q thường xuyên nhập hàng kém chất lượng để bán. Những ai dưới
đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Anh M, chị Q, anh T. B. Anh M, ông H, anh T.
C. Anh M, ông H. D. Ông H, chị Q.
Câu 9: Hai cơ sở chế biến thực phẩm của ông T và ông Q cùng xả chất thải chưa qua xử lí gây ô
nhiễm môi trường. Vì đã nhận tiền của ông T từ trước nên khi đoàn cán bộ chức năng đến kiểm tra,
ông P trưởng đoàn chỉ lập biên bản xử phạt và đình chỉ hoạt động cơ sở chế biến của ông Q. Bức
xúc, ông Q thuê anh G là lao động tự do tung tin bịa đặt cơ sở của ông T thường xuyên sử dụng hóa
chất độc hại khiến lượng khách hàng của ông T giảm sút. Những ai dưới đây vi phạm nội dung
quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Ông T, ông Q và ông P. B. Ông P và anh G.
C. Ông T và anh G. D. Ông T, ông Q và anh G.
Câu 10: Hai cửa hàng kinh doanh thuốc tân dược của anh P và anh K cùng bí mật bán thêm thực
phẩm chức năng ngoài danh mục được cấp phép. Trước đợt kiểm tra định kì, anh P đã nhờ chị S
chuyển mười triệu đồng cho ông H trưởng đoàn thanh tra liên ngành để ông bỏ qua chuyện này. Vì
vậy, khi tiến hành kiểm tra hai quầy thuốc trên, ông H chỉ lập biên bản xử phạt cửa hàng của anh K.
Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Anh P, anh K và ông H. B. Anh P, ông H và chị S.
C. Anh P, anh K và chị S. D. Anh P, anh K, chị S và ông H.
Câu 11. Bà M là chủ cửa hàng chế biến giò, chả đã sử dụng chất cấm để chế biến và bảo quản giò,
chả. Ông N là cán bộ thanh tra y tế phát hiện được hành vi của bà M. Ông Y (chồng bà M) lo lắng
cho cửa hàng kinh doanh của vợ nên đã đem 10 triệu đồng làm quà biếu ông N, vì vậy mà cửa hàng
vẫn được hoạt động. Trong trường hợp này, ai dưới đây vi phạm pháp luật về kinh doanh?
A. Bà M. B. Bà M và ông N.
C. Vợ, chồng bà M. D. Vợ, chồng bà M và ông N.
Câu 12. Ông B, bà H lấy nhau và có hai người con là anh T, chị Q. Ông B ốm nặng, xác định không
qua khỏi, ông đã thú nhận với bà H và các con rằng vì muốn có thêm con trai nên ông đã có chị V,
anh X là con ngoài giá thú, từ trước đến giờ mẹ của cả V, X đều không cho con nhận bố và cũng
không muốn có liên quan gì đến ông, nhưng ông muốn được chia tài sản của mình cho tất cả các
con. Bà H nói: Chúng nó có ở nhà này đâu mà đòi hưởng tài sản như hai đứa T,Q. Trong trường hợp
trên người con nào được hưởng thừa kế tài sản như nhau?
A. Chỉ T và Q. B. Chỉ T và X. C. T, Q, V, X. D. Chỉ T, Q, X.

Bài 5: Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.


Câu 1: Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động
tôn giáo theo
A. quan niệm tôn giáo. B. niềm tin tôn giáo.
C. quy định của pháp luật D. tổ chức tôn giáo
Câu 2: Cùng với tiếng phổ thông, các dân tộc ở Việt Nam có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân
tộc mình. Điều này thể hiện các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về
A. văn hóa. B. chính trị. C. kinh tế. D. giáo dục.
Câu 3: Hoạt động thờ cúng tổ tiên, thắp hương ngày rằm, mồng một hàng tháng ở gia đình em là
hoạt động
A. tôn giáo. B. lễ nghi. C. mê tín. D. tín ngưỡng.
Câu 4: Nhà nước ban hành các chương trình phát triển kinh tế - xã hội đối với các xã đặc biệt khó
khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi là thể hiện các dân tộc bình đẳng về
A. kinh tế. B. văn hóa. C. giáo dục. D. chính trị.
Câu 5. Ý kiến nào dưới đây không đúng về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực văn
hóa, giáo dục
A. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.
B. Các dân tộc có quyền phát huy những phong tục, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.
C. Các dân tộc thiểu số có quyền duy trì mọi phong tục, tập quán riêng của dân tộc mình.
D. Người dân tộc thiểu số được hưởng chính sách ưu tiên trong giáo dục và đào tạo
Câu 6. Điều 27, Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân không phân biệt nam, nữ, dân tộc,thành phần
xã hội, tín ngưỡng…đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào
Quốc hội, Hội đồng nhân dân…”. Điều này thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về
A. chính trị B. kinh tế C. văn hóa D. giáo dục
Câu 7: Công dân các dân tộc được tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia vào bộ máy nhà
nước, tham gia thảo luận, góp ý về các vấn đề chung của cả nước. Điều này thể hiện
A. các dân tộc Việt Nam được bình đẳng về kinh tế .
B. các dân tộc Việt Nam được bình đẳng về chính trị.
C. các dân tộc Việt Nam được bình đẳng về xã hội.
D. các dân tộc Việt Nam được bình đẳng về văn hóa, giáo dục.
Câu 8: Bạn Nga được cộng 2 điểm vào kỳ thi THPT Quốc gia do bạn là người dân tộc thiểu số.
Điều này thể hiện các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về
A. chính trị. B. kinh tế. C. văn hóa. D. giáo dục.
Câu 9: Ý kiến nào dưới đây không đúng về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính
trị?
A. Công dân các dân tộc đều có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước.
B. Công dân các dân tộc đều có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
C. Công dân các dân tộc đều có quyền tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa
phương.
D. Chỉ có dân tộc đa số mới có quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân.
Câu 10: Xã Y được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước về phát triển kinh tế vùng đồng bào dân
tộc đặc biệt khó khăn. Đây là biểu hiện bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Bình đẳng về chính trị. B. Bình đẳng về xã hội.
C. Bình đẳng về kinh tế. D. Bình đẳng về cơ hội kinh doanh.
Câu 11: Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân thuộc các dân tộc khác nhau đều được bình đẳng
về
A. điều kiện học tập. B. cơ hội học tập. C. khả năng học tập. D. chất lượng học tập.
Câu 12: Nhà nước luôn có các chính sách học bổng và ưu tiên con em vùng đồng bào dân tộc vào
học các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Điều đó thể hiện các dân tộc bình đẳng trong lĩnh
vực nào dưới đây?
A. Kinh tế. B. Giáo dục. C. Xã hội. D. Chính trị.
Câu 13. Ý kiến nào dưới đây không đúng về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực văn
hóa, giáo dục
A. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.
B. Các dân tộc có quyền phát huy những phong tục, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.
C. Các dân tộc thiểu số có quyền duy trì mọi phong tục, tập quán riêng của dân tộc mình.
D. Người dân tộc thiểu số được hưởng chính sách ưu tiên trong giáo dục và đào tạo
Câu 14. Công dân các dân tộc được tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia vào bộ máy nhà
nước, tham gia thảo luận, góp ý về các vấn đề chung của cả nước. Điều này thể hiện
A. các dân tộc Việt Nam được bình đẳng về kinh tế .
B. các dân tộc Việt Nam được bình đẳng về chính trị.
C. các dân tộc Việt Nam được bình đẳng về xã hội.
D. các dân tộc Việt Nam được bình đẳng về văn hóa, giáo dục.
Câu 15. Bạn Nga được cộng hai điểm vào kỳ thi THPT Quốc gia do bạn là người dân tộc thiểu số.
Điều này thể hiện các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về
A. chính trị. B. kinh tế. C. văn hóa. D. giáo dục.
Câu 16. Đâu là nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo?
A. Các nhà thờ. B. Chùa chiền.
C. Trụ sở tôn giáo. D. Cơ sở tôn giáo.
Câu 17. Theo quy định của pháp luật, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là điều kiện để
khắc phục sự chênh lệch về
A. trình độ phát triển. B. nghi lễ tôn giáo.
C. tập tục địa phương. D. thói quen vùng miền.

You might also like