You are on page 1of 3

Logic Học

Chương 2: Những quy luật cơ bản của tư duy

Chủ đề 1: Quy luật đồng nhất


Slide Script Ghi chú
1 Chào các bạn,
Nội dung của buổi học trước chúng ta đã tìm hiểu về chương đầu tiên: Đại
cương về logic học, hôm nay, chúng ta đến với chương 2: Những quy luật cơ
bản của tư duy.
Những quy luật cơ bản của tư duy là những mối liên hệ bên trong, bản chất, lặp
đi lặp lại trong các quá trình tư duy.
Chủ đề thứ 1 chúng ta tìm hiểu đó là: quy luật đồng nhất.
2 Có 4 quy luật cơ bản của tư duy, ngoài quy luật đồng nhất, còn có quy luật phi
mâu thuẫn, quy luật triệt tam và quy luật lý do đầy đủ.
Gọi là những quy luật cơ bản vì những quy luật này:
- Phản ánh những tính chất cơ bản nhất của các quá trình tư duy
- Bất cứ quá trình tư duy nào cũng phải tuân theo chúng
- Làm cơ sở cho tất cả các quy luật khác
3 2.1 Quy luật đồng nhất
Phát biểu quy luật đồng nhất như sau: trong quá trình lập luận mọi tư tưởng phải
đồng nhất với chính nó.
Ký hiệu: A ≡ A vì trong hiện thực, mỗi sự vật, hiện tượng đều luôn biến đổi, vừa
là nó lại đồng thời là cái khác với nó. Nhờ có thao tác đồng nhất trừu tượng trong
đầu óc con người mà người ta mới định hình được những hiểu biết về đối tượng
và không nhầm lẫn nó với đối tượng khác.
Quy luật đồng nhất thường bị vi phạm trong một số trường hợp sau:
a. Thiếu hiểu biết về đối tượng đang lập luận bởi trong ngôn ngữ có những từ
đồng âm
4 Ví dụ:
Cô giáo:
Bố em bị thương mấy lần? ở đâu?
Học trò:
Bố em bị thương 2 lần, một lần ở đùi và một lần ở Đèo Khế
Như vậy, học trò đã đồng nhất vị trí trên cơ thể và địa danh.
Có thể lần bị thương ở đùi (trên cơ thể) xảy ra tại Đèo Khế (địa danh) thì sao? Nếu
đã 2 lần thì thứ 1 là trên cơ thể: một lần ở đùi và một lần ở tay; thứ 2 là địa danh:
một lần ở Đèo Khế, một lần ở Đèo Hải Vân chẳng hạn.
5 b. Vi phạm quy luật đồng nhất do cố tình đánh tráo khái niệm, tư tưởng (hay ngụy
biện)
Ví dụ: Người khách tới nhà chơi, hỏi đứa trẻ:
“Chú hôn má cháu được không?”
Đứa trẻ đáp: Dạ được.
Chú này liền quay sang người mẹ của đứa trẻ và nói: “Chị ạ, tôi đã xin hôn má
cháu, cháu nói được”.
Người mẹ trả lời: Chú cứ việc.
Chú này ngay lập tức hôn “má” cháu mà không hề hôn cháu.
Người mẹ đã có phản ứng bằng hành động nhưng không thể phản ứng bằng lý lẽ.
Vậy, trong trường hợp này, đứa trẻ trả lời được thì chú này sẽ được cả 2: hôn má
(mẹ) cháu và hôn cháu. Nếu đứa trẻ trả lời không được thì chú được 1 trong 2:
hoặc là hôn cháu bé hoặc là hôn mẹ cháu bé.
Chương 2: Những quy luật cơ bản của tư duy – Trang 1

 
6 c. Các đối tượng giống nhau lại bị xem là khác nhau, hay các đối tượng khác nhau
lại được đồng nhất như nhau.
Ví dụ: Một lần nhà bác học Einstein vào quán ăn. Vì quên mang mắt kính nên
phải nhờ người phục vụ đọc hộ thực đơn. Người phục vụ ghé vào tai ông thì thầm:
Xin ngài thứ lỗi! rất tiếc là tôi cũng không biết chữ như ngài.
Theo người hầu bàn, cứ không đọc được chữ là không biết chữ nên đã đồng nhất
việc không biết chữ với việc không nhìn thấy chữ để đọc.
7 d. Câu chữ dùng để diễn đạt tư tưởng dùng không được chính xác, hoặc là do viết
tắt.
→ Viết tắt phải được quy ước ngay từ đầu
Nếu không có quy ước về từ viết tắt sẽ dẫn đến việc người đọc hiểu sai ý nghĩa và
nội dung của người viết (người muốn diễn đạt).
Chính vì vậy, ở những công trình nghiên cứu khoa học, sách, tạp chí,… thường có
danh mục về từ viết tắt được đặt trước phần nội dung, giúp người đọc không hiểu
sai về những từ viết tắt được sử dụng.
8 Ví dụ: có anh nông dân ở quê lên thành phố khám bệnh, sau khi thăm khám cho
anh xong, bác sĩ viết tắt kết luận tình trạng bệnh của anh như sau: RLTH, có
nghĩa là rối loạn tiêu hóa (nhưng không giải thích cụ thể). Anh nông dân này
không hiểu RLTH là rối loạn tiêu hóa mà lại nghĩ là ruột lòi tới hán. Anh ta hoang
mang về bệnh tình của mình.
Thấy bệnh nhân buồn rầu và trông thần thái có vẻ bất an với kết quả chẩn đoán
bệnh, sau đó thì bác sĩ mới giải thích rõ: RLTH là rối loạn tiêu hóa. Khi được giải
thích rõ là rối loạn tiêu hóa chứ không phải ruột lòi tới hán thì anh nông dân mới
yên tâm, lấy lại thần thái và ra về.
Còn rất nhiều những trường hợp viết tắt tương tư như thế làm người đọc khó hiểu
và khó phán đoán chính xác.
9 e. Do tư tưởng ban đầu bị thêm, bớt, cắt xén
Ví dụ: Câu chuyện về chị gà mái đi qua đường
Có một chị gà mái đi qua đường, một cơn gió thổi qua làm chị gà mái rụng 1 sợi
lông. Bác trâu bên đường nhìn thấy kể lại với chị ngan rằng: chị gà mái đi qua
đường bị một cơn gió mạnh thổi qua làm rụng hết một nhúm lông. Chị ngan kể lại
với anh bò là: một cơn bão thổi qua làm chị gà mái rụng không còn sợi lông nào
cả.
Và câu chuyện cứ thế được truyền đi đến người cuối cùng thì: “một trận cuồng
phong đã cuốn chị gà mái bay đi đâu mất tích”.
Chúng ta thấy việc 1 con gà mái bị rụng 1 sợi lông trên cơ thể là chuyện hết sức
bình thường, không ảnh hưởng gì đến cơ thể của nó. Nhưng khi chị gà mái bị rụng
1 nhúm lông thì rõ ràng mức độ ảnh hưởng có xảy ra nhưng chưa lớn, rồi bị rụng
không còn sợi lông nào cả thì mức độ ảnh hưởng có xảy ra là rất lớn. Đến cuối
cùng, một trận cuồng phong đã cuốn chị gà mái bay đi đâu mất tích thì sự việc
diễn biến quá trầm trọng, hoàn toàn sai lệch với nội dung, ý nghĩa ban đầu.
Chúng ta gọi những trường hợp như thế là tam sao thất bản.
10 Hoặc trường hợp chúng ta thêm hay bớt so với nội dung tư tưởng ban đầu sẽ làm
cho ý nghĩa của nội dung tư tưởng thay đổi.
Ví dụ: với khẩu hiệu: Gia đình 2 con vợ chồng hạnh phúc.
Nếu chúng ta thêm 1 dấu phẩy vào sau từ vợ: “Gia đình 2 con vợ, chồng hạnh
phúc” thì rõ ràng là nội dung tư tưởng ban đầu bị thay đổi, dẫn đến việc thực hiện
bị sai lệch. Một chồng mà hai vợ là vi phạm luật hôn nhân gia đình.
11 Hoặc thay đổi vị trí từ, câu, dấu…
Ví dụ: Trong một phiên tòa, ông bố nói: “Tôi đồng ý bán nhà giúp con trả nợ”
Thư ký tòa án ghi vào biên bản rằng: “Tôi đồng ý bán nhà trả nợ giúp con”.
Chương 2: Những quy luật cơ bản của tư duy – Trang 2

 
Theo ông bố: ông bán nhà và chỉ giúp con trong việc trả nợ. Còn theo thứ ký tòa
án thì ông bán nhà sau đó phải có nghĩa vụ trả nợ cho con của mình.
Vì vậy, khi thay đổi vị trí của các từ trong câu sẽ làm thay đổi nội dung, ý nghĩa
của câu.
12 Đó là những trường hợp vi phạm quy luật đồng nhất mà chúng ta cần biết để tránh
mắc phải khi gặp những tình huống trong cuộc sống.
Ý nghĩa của quy luật đồng nhất:
- Giúp nắm chắc nội dung, tư tưởng của vấn đề đã đặt ra từ trước và trong
suốt quá trình lập luận.
- Khắc phục tính mơ hồ, tránh được lối nói nước đôi, ngụy biện trong quá
trình lập luận.
Chúng ta đã tìm hiểu xong quy luật thứ nhất, còn ba quy luật cơ bản của tư duy,
hẹn gặp lại các bạn trong video tiếp theo nhé.

Chương 2: Những quy luật cơ bản của tư duy – Trang 3

You might also like