You are on page 1of 2

Logic Học

Chương 2: Những quy luật cơ bản của tư duy

Chủ đề 2: Quy luật phi mâu thuẫn


Slide Script Ghi chú
1 Chào các bạn,
Ở nội dung trước chúng ta đã tìm hiểu về những trường hợp tư duy thường vi
phạm quy luật đồng nhất. Tiếp theo, chúng ta đến với quy luật phi mâu thuẫn
và những lưu ý để tránh mắc phải khi giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày.
2.2. Quy luật phi mâu thuẫn
Thuật ngữ “mâu thuẫn” bắt nguồn từ giai thoại sau: ngày xưa ở Trung Quốc có
người làm nghề bán giáo (hay còn gọi là cái mâu) và bán mộc (hay còn gọi là cái
thuẫn), hôm đầu anh ta mang giáo ra chợ bán và quảng cáo là cái giáo của anh rất
cứng và sắc, đâm cái gì cũng thủng, mọi người tin lời anh nên mua hết, hôm sau
anh lại mang mộc ra chợ bán và rao là cái mộc của anh rất cứng không gì có thể
đâm thủng được. Có người hỏi vặn lại “thế thì lấy cái giáo (mâu) của anh bán ngày
hôm qua đâm vào cái mộc (thuẫn) ngày hôm nay thì sao?” thế là anh chàng cứng
họng vì phát hiện ra mình đã nói về mâu, thuẫn, và nói một cách mâu thuẫn.
2 Phát biểu quy luật:
Hai tư tưởng trái ngược nhau phản ánh cùng một đối tượng, cùng một thời
gian và cùng một mối quan hệ thì không thể đồng thời đúng
Ví dụ: Khách tới gõ cửa, chủ nhà nhìn ra bảo: “không có ai ở nhà đâu”
Đã không có ai ở nhà thì sao lại có người trả lời?
3 Lưu ý:
1. Hai tư tưởng trái ngược nhau, mâu thuẫn nhau (nói ở mục này) được hiểu
là hai phán đoán có quan hệ đối chọi hoặc có quan hệ mâu thuẫn.
2. Cần hiểu luật phi mâu thuẫn chỉ nói hai tư tưởng (mệnh đề) mâu thuẫn
nhau không thể đồng thời đúng, nghĩa là khi biết mệnh đề này (A) là đúng
thì ta biết chắc mệnh đề mâu thuẫn với nó (~A) là sai. Còn khi biết một
trong hai mệnh đề ấy sai thì trong nhiều trường hợp chúng ta không thể
quả quyết mệnh đề mâu thuẫn với nó là đúng. Có thể cả hai cùng sai.
Trong ví dụ sau cả hai phán đoán đều sai:
Ví dụ 1: Tất cả mọi công dân Việt Nam đều tuân thủ pháp luật.
Ví dụ 2: Tất cả mọi công dân Việt Nam đều không tuân thủ pháp luật.
Rõ ràng ví dụ 1 có giá trị logic sai, nhưng không thể từ đó ta nói ví dụ 2 là có giá trị
logic đúng. Chúng đều sai.
4 Lưu ý:
3. Luật phi mâu thuẫn mà chúng ta đang nói đến ở đây phản ánh một sự thật
là: nếu một sự vật không thể đồng thời có hai thuộc tính mâu thuẫn nhau
thì sự suy nghĩ chính xác không cho phép với cùng một đối tượng nào đó,
cùng một quan hệ, cùng một lúc con người lại có hai thao tác logic trái
ngược nhau, vừa khẳng định, vừa phủ định một thuộc tính nào đó ở sự vật
ấy.
Ví dụ: Thuốc phiện có lợi (1) và thuốc phiện không có lợi (2)
Hai tư tưởng trên đều đúng khi xem xét trong hai quan hệ khác nhau: ở (1) dùng
liều lượng nhỏ để chữa bệnh và dùng liều lượng lớn để thỏa mãn các cơn nghiện
(2) của những kẻ nghiện ngập thuốc phiện.
5 Lưu ý:
4. Cần phân biệt mâu thuẫn thực tế, vốn có trong hiện thực khách quan (ví
Chương 2: Những quy luật cơ bản của tư duy – Trang 1

 
dụ: mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn giữa hai người bạn, mâu thuẫn trong
sinh hoạt, mâu thuẫn giữa năng lực và ý chí,…) và mâu thuẫn logic, tức
mâu thuẫn trong tư duy, trong lập luận.
6 Tư duy sẽ vi phạm luật phi mâu thuẫn trong các trường hợp sau:
a. Không được có mâu thuẫn logic trực tiếp trong tư duy, nghĩa là không
được khẳng định một điều gì đó rồi lại phủ định ngay điều mình vừa
khẳng định ấy.
Ví dụ:
A: Trên đời này làm gì có tồn tại thứ gọi là niềm tin.
B: Anh có tin chắc vậy không?
A: Tin chứ
Anh A vừa khẳng định không có tồn tại niềm tin nhưng rồi lại phủ định ngay cái
mà mình vừa khẳng định đó.
7 b. Không được khẳng định một điều gì đó rồi lại phủ định hệ quả tất yếu của
điều vừa khẳng định ấy.
Ví dụ:
Có người nói: “Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam được phép tham gia vào mọi
thành phần kinh tế nhưng không được bóc lột”
là vi phạm luật phi mâu thuẫn.
Vì mọi thành phần kinh tế, trong đó có cả kinh tế tư bản tư nhân, mà kinh tế tư
bản tư nhân thì tất yếu phải thuê sức lao động và tất yếu bóc lột lao động làm thuê.
Như vậy, người nói câu này đã vi phạm quy luật phi mâu thuẫn ở yêu cầu thứ 2.
8 c. Không được đồng thời khẳng định cho đối tượng hai thuộc tính mà chúng
loại trừ nhau trong thực tế.
Ví dụ: trong một bài báo có đoạn viết:
“Nguyễn Thành Lũy là tội phạm trẻ nhất trong các tội phạm. Hắn mới 19 tuổi. Từ
năm 1975 đến 1991, hắn là tội phạm bị giam giữ hết nhà tù này sang nhà tù
khác”.
Trong ví dụ này, người ta đã khẳng định cho Nguyễn Thành Lũy hai thuộc tính mà
hai thuộc tính này trên thực tế không thể đồng thời tồn tại ở một đối tượng trong
cùng một thời điểm.
9 Như đã trình bày, ta thấy luật phi mâu thuẫn có tác dụng to lớn đối với hoạt động
tư duy, trong đó có tư duy pháp lý. Vận dụng luật này giúp ta biết được một tư
duy, một lập luận nào đó có tính nhất quán, tính chính xác, tính hợp lý,… hay
không.
Từ đó, chúng ta có ý nghĩa của quy luật phi mâu thuẫn như sau:
- Dùng để bác bỏ tư tưởng đối phương
- Chứng minh tính vô can của đối tượng
- Chỉ ra sự vô lý trong tư tưởng người khác
- Giăng bẫy để đối phương bế tắc trong tranh luận
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu về quy luật đồng nhất và quy luật phi mâu thuẫn. Ở
phần sau, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm 2 quy luật nữa, đó là quy luật triệt tam và quy
luật lý do đầy đủ.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại các bạn trong chủ đề tiếp theo.

Chương 2: Những quy luật cơ bản của tư duy – Trang 2

You might also like