You are on page 1of 10

Huỳnh Nhật Phương Chi 2054082009

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐẤU TRANH PHÒNG
CHỐNG SỰ LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO
CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM CỦA CÁC THẾ
LỰC THÙ ĐỊCH
Giảng viên hướng dẫn: GV.Nguyễn Hoàng Phương
Môn học: Học phần 2: CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Sinh viên thực hiện:NH04_Nhóm 1_Tổ 14_ Huỳnh Nhật Phương Chi
MSSV: 2054082009
LỚP: NHOM04

Ngày 25 Tháng 12 Năm 2021


Huỳnh Nhật Phương Chi 2054082009

MỤC LỤC
Phần Mở Đầu.................................................................................................................... 1
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:..........................................................................................1
CHƯƠNG I: ÂM MƯU VÀ THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ
TÔN GIÁO CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM CỦA CÁC THẾ LỰC
THÙ ĐỊCH....................................................................................................................... 1
1. Khái niệm dân tộc và tôn giáo..................................................................................1
1.1. Dân Tộc................................................................................................................1
1.2. Tôn giáo................................................................................................................ 1
2. Âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam............2
3. Thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam...........2
CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG SỰ LỢI DỤNG
VẤN ĐỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH.................................................................................3
1. Ra sức tuyên truyền, quán triệt quan điểm chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng,
Nhà nước về âm mưu thủ đoạn của địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá
cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch cho toàn dân...........................................3
1.1. Vị trí, ý nghĩa...........................................................................................................3
1.2. Nội dung:.................................................................................................................3
1.3. Biện pháp:................................................................................................................ 3
1.4. Thể hiện trong thực tiễn...........................................................................................3
2. Tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững ổn định chính trị
xã hội.............................................................................................................................. 4
2.1. Ý nghĩa:...................................................................................................................4
2.2. Nội dung:.................................................................................................................4
2.3. Thể hiện trong thực tiễn:..........................................................................................4
3. Chăm lo đời sống vật chất tinh thần của đồng bào các dân tộc, các tôn giáo..............4
3.1. Vị trí, ý nghĩa:..........................................................................................................4
3.2. Nội dung:.................................................................................................................5
3.3. Thể hiện trong thực tiễn:..........................................................................................5
4. Phát huy vai trò của hệ thống chính trị của những người có uy tín trong các dân
tộc, tôn giáo tham gia vào chống sự lợi dụng vấn đề dân tộc tôn giáo chống phá cách
mạng VN của các thế lực thù địch..................................................................................5
4.1. Thể hiện trong thực tiễn:..........................................................................................5
Huỳnh Nhật Phương Chi 2054082009
5. Chủ động đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn lợi
dụng tôn giáo chống phá cách mạng của các thế lực thù địch, kịp thời giải quyết các
điểm nóng....................................................................................................................... 5
5.1.Thể hiện trong thực tiễn:...........................................................................................5
Liên hệ trách nhiệm sinh viên:........................................................................................6
Kết luận........................................................................................................................... 6
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................7
Huỳnh Nhật Phương Chi 2054082009
Phần Mở Đầu
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
       Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, nên quan hệ dân tộc, tôn giáo luôn là vấn đề
cần được quan tâm thường xuyên. Đảng ta coi vấn đề dân tộc, tôn giáo là vấn đề chiến
lược của cách mạng và sự phát triển của mối quan hệ giữa các dân tộc là nội dung đặc
biệt quan trọng của quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.         

  Có thể nói, vấn đề dân tộc, tôn giáo là một trong những lĩnh vực trọng yếu mà các thế
lực thù địch lợi dụng để chống phá cách mạng Việt Nam, cùng với việc lợi dụng trên
các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng để chuyển hóa chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam. Đề tài: "Đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn
giáo chống phá cách mạng Việt Nam và giải pháp cơ bản trong đấu tranh phòng
chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt
Nam. " mang tính cấp thiết giúp nâng cao nhận thức của sinh viên đối với âm mưu, thủ
đoạn chống phá của các thế lực thù địch, từ đó vận dụng các giải pháp để liên hệ trách
nhiệm bản thân đối với vấn đề dân tộc, tôn giáo. Chính vì vậy đây là lý do tôi lựa chọn
đề tài này để tìm hiểu một cách sâu sắc và nhằm cảnh giác hơn trước sự lợi dụng vấn
đề dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch.

CHƯƠNG I: ÂM MƯU VÀ THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ


TÔN GIÁO CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM CỦA CÁC THẾ LỰC
THÙ ĐỊCH

1. Khái niệm dân tộc và tôn giáo

1.1. Dân Tộc


       Dân tộc thường được hiểu theo 2 nghĩa sau :

-         Chỉ một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ, bền vững với nhau, sống
chung trên một lãnh thổ, có phương thức sinh hoạt kinh tế chung, và có ngôn ngữ
riêng cùng những nét văn hóa đặc thù. Xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc. Dân tộc là một
bộ phận của quốc gia hay mỗi quốc gia có thể có nhiều dân tộc.
-          Chỉ cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước, có lãnh thổ,
quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất
quốc gia của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống văn
hóa và truyền thống đấu tranh chung trong cuộc suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng
nước và giữ nước. Với nghĩa này, dân tộc là toàn bộ nhân dân của quốc gia đó.
1.2. Tôn giáo
-          Tôn giáo bao gồm hệ thống hoàn chỉnh các quan niệm, ý thức tín ngưỡng,
thể hiện tập trung ở lòng tin, tình cảm tôn giáo, hành vi và hoạt động tôn giáo. Tôn

1
Huỳnh Nhật Phương Chi 2054082009
giáo là hình thức tín ngưỡng có giáo lý, giáo luật, lễ nghi và giáo hội, được tổ chức
chặt chẽ.                                                   
-           Cần phân biệt tôn giáo với mê tín dị đoan: Mê tín dị đoan là những hiện
tượng (ý thức, hành vi) cuồng vọng của con người đến mức mê muội, trái với lẽ
phải và hành vi đạo đức, văn hoá cộng đồng, gây hậu quả tiêu cực trực tiếp đến đời
sống vật chất tinh thần của cá nhân, cộng đồng xã hội. Đây là một hiện tượng xã
hội tiêu cực, phải kiên quyết bài trừ, nhằm lành mạnh hoá đời sống tinh thần xã
hội.

2. Âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam
Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm
các mục tiêu cụ thể sau:
+ Trực tiếp phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ giữa các dân tộc, chia
rẽ đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo, giữa các tôn giáo với nhau, làm
suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc.
+ Kích động các dân tộc thiểu số, tín đồ, chức sắc các tôn giáo chống lại chính sách
dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước, đối lập các dân tộc, tôn giáo với
sư lãnh đạo của Đảng, vô hiệu hóa sự quản lý của Nhà nước, gây mất ổn định chính
trị - xã hội, nhất là vùng dân tộc, tôn giáo.
+ Chúng tạo dựng các tổ chức phản động trong các dân tộc thiểu số, các tôn giáo để
tiếp tục chống phá cách mạng Việt Nam.
3. Thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam
- Một là, chúng tìm mọi cách để xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
HCM, quan điểm chính sách của Đảng, Nhà nước ta về dân tộc và tôn giáo. lợi
dụng những thiếu sót sai lầm trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo gây
mâu thuẩn tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ ở Việt Nam
- Hai là, chúng lợi dụng những vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động tư tưởng
dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan li khai, kích động chia rẽ quan hệ lương, giáo
và giữa các tôn giáo hòng làm suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Ba là, chúng tập trung phá hoại các cơ sở kinh tế xã hội, mua chuộc lôi kéo, ép
buộc đồng bào dân tộc, chống đối chính quyền, vượt biên trái phép, gây mất ổn
định chính trị - xã hội, bạo loạn tạo các điểm nóng để vu khống Việt Nam đàn
áp các dân tộc, các tôn giáo vi phạm chủ quyền, chủ quyền để cô lập làm suy
yếu cách mạng Việt Nam.
- Bốn là, chúng tìm mọi cách để xây dựng, nuôi dưỡng các tổ chức phản động
người Việt Nam ở nước ngoài tập hợp, tài trợ, chỉ đạo lực lượng phản động
trong các dân tộc, các tôn giáo ở trong nước hoạt động chống phá cách mạng
Việt Nam.

2
Huỳnh Nhật Phương Chi 2054082009
CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG SỰ LỢI DỤNG
VẤN ĐỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
Để chống lại sự lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam của các thế lực thù địch,
thì giải pháp chung cơ nhất là thực hiện tốt chính sách phát triển Kinh Tế - Xã Hội, mà
trực tiếp là chính sách dân tộc, tôn giáo nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân
dân các dân tộc, tôn giáo củng cố xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc thực hiện
thắng lợi công cuộc đổi mới, theo mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ công
bằng văn minh.

1. Ra sức tuyên truyền, quán triệt quan điểm chính sách dân tộc, tôn giáo của
Đảng, Nhà nước về âm mưu thủ đoạn của địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo
chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch cho toàn dân.
1.1. Vị trí, ý nghĩa:

- Đây là giải pháp đầu tiên rất quan trọng, trên cơ sở nâng cao nhận thức, tư tưởng của
cả hệ thống chính trị, của toàn dân mà trực tiếp là của đồng bào các dân tộc tôn giáo.
Nhằm thực hiện tốt chính sách dân tộc tôn giáo, vô hiệu hóa được sự lợi dụng vấn đề
dân tộc, tôn giáo của kẻ thù.

1.2. Nội dung:


- Tuyên truyền giáo dục phải mang tính toàn diện, tổng hợp. Tập trung phổ biến sâu
rộng các chủ trương chính sách phát triển Kinh Tế- Xã Hội vùng dân tộc, tôn giáo
chính sách dân tộc, tôn giáo cho đồng bào dân tộc, tôn giáo.

- Phổ biến pháp luật và giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của Nhà nước, khơi dậy
lòng tự tôn, tự hào dân tộc, truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

1.3. Biện pháp:


- Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục để đồng bào hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn chia rẽ
dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch. Để đồng bào đề cao cảnh giác không bị
chúng lừa gạt lôi kéo.

- Vận động đồng bào các dân tộc, tôn giáo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, thực
hiện chính sách pháp luật về dân tộc, tôn giáo

1.4. Thể hiện trong thực tiễn


Thời gian qua, tỉnh An Giang đã triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính
sách của nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận, thực hiện Quy
chế dân chủ ở cơ sở, công tác dân tộc, tôn giáo. Tuyên truyền, vận động đồng bào
không nghe theo lời xúi giục của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc
để chống phá, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Qua đó, tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
(DTTS) được đảm bảo, tuyến biên giới được giữ vững. Các hoạt động lễ, Tết của đồng
bào DTTS được các ngành chức năng quan tâm, hướng dẫn tổ chức vừa đảm bảo công
3
Huỳnh Nhật Phương Chi 2054082009
tác phòng, chống dịch COVID-19 an toàn, vừa bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của
đồng bào DTTS.
2. Tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững ổn định chính
trị xã hội.
2.1. Ý nghĩa:
- Đây là một trong những giải pháp quan trọng, nhằm nâng cao nội lực, tạo nên sức đề
kháng trước âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù.

2.2. Nội dung:


- Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải dựa trên nền tảng khối liên minh công,
nông, trí thức dưới sự lãnh đạo của đảng.

- Thực hiện đoàn kết phải rộng rãi, lâu dài. Mở rộng đa dạng hóa các hình thức tập hợp
nhân dân, nâng cao vai trò của mặt trận và đoàn thể, kiên quyết đấu tranh loại trừ nguy
cơ phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.

- Thực hiện bình đẳng đoàn kết tôn trọng giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, các tôn
giáo, chống kì thị chia rẽ dân tộc, tôn giáo, chống tư tưởng dân tộc lớn, hẹp hòi, cực
đoan, tự ti mặc cảm.

- Chủ động giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các vùng dân tộc, tôn
giáo, bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia.

2.3. Thể hiện trong thực tiễn:


Đặc biệt, trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát, lãnh đạo tỉnh An Giang có thư kêu gọi
các tổ chức tôn giáo đoàn kết, chung sức, đồng lòng đẩy lùi đại dịch COVID-19. Các
tổ chức tôn giáo, các chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ phát huy tinh thần
nhân văn, bác ái của các tôn giáo, đồng hành cùng chính quyền các cấp trong công tác
phòng, chống dịch bệnh; tích cực hưởng ứng lời kêu gọi “Toàn dân đoàn kết, ra sức
phòng, chống dịch COVID-19” do Ủy ban Trung ương MTTQVN phát động… Hưởng
ứng lời kêu gọi đó, cộng đồng các tôn giáo, dân tộc trên địa bàn tỉnh đã tích cực phối
hợp, đồng hành, hỗ trợ lực lượng chức năng làm tốt công tác tuyên truyền phòng,
chống dịch bệnh. Tham gia hiệu quả các mô hình, như: “Gian hàng 0 đồng”, “Chuyến
xe 0 đồng”, “2 An” (an ninh trật tự - an sinh xã hội)... và trực tiếp hỗ trợ suất ăn, nhu
yếu phẩm cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, ở nơi phong tỏa.

3. Chăm lo đời sống vật chất tinh thần của đồng bào các dân tộc, các tôn giáo

3.1. Vị trí, ý nghĩa:


- Đây cũng là giải pháp quan trọng, có ý nghĩa nền tảng để vô hiệu hóa sự lợi dụng của
kẻ thù. Bởi vì khi đời sống vật chất tinh thần được nâng cao, đồng bào sẽ đoàn kết tin
tưởng vào Đảng, Nhà nước thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân, thì kẻ thù khó
lòng lợi dụng được.

4
Huỳnh Nhật Phương Chi 2054082009
3.2. Nội dung:
- Đây nhanh tiến độ và chương trình các dự án ưu tiên phát triển KT- XH miền núi
vùng dân tộc, vùng tôn giáo nhanh chóng xóa đói, giảm nghèo nâng cao dân trí, sức
khỏe bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

- Khắc phục sự chênh lệch về phát triển KT- XH giữa các dân tộc, tôn giáo phải bằng
những hành động thiết thực như ưu tiên đầu tư sức lực tiền của giúp đồng bào phát
triển sản xuất.

3.3. Thể hiện trong thực tiễn:


Trên thực tế, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đang đi vào cuộc
sống, mang lại sự bình đẳng, quyền và lợi ích hợp pháp trong việc thực hiện chính
sách đại đoàn kết các dân tộc, tương trợ, tương thân, tương ái, cùng nhau tiến bộ, phát
triển giữa các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời, từng bước
khắc phục tình trạng chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc,
nâng cao đời sống về vật chất và tinh thần cho người dân; phát huy bản sắc văn hóa
các dân tộc; phòng, chống tư tưởng dân tộc hẹp hòi, kỳ thị, chia rẽ các dân tộc; nghiêm
khắc xử lý các cá nhân, tổ chức lợi dụng vấn đề dân tộc gây mất đoàn kết, chống phá
Đảng, Nhà nước.

4. Phát huy vai trò của hệ thống chính trị của những người có uy tín trong
các dân tộc, tôn giáo tham gia vào chống sự lợi dụng vấn đề dân tộc tôn giáo
chống phá cách mạng VN của các thế lực thù địch.

4.1. Thể hiện trong thực tiễn:


-Theo Cổng thông tin điện tử-Sở thông tin và truyền thông Bắc Giang, các cơ quan
báo chí trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng những cách
làm hay của các địa phương, cơ quan, đơn vị trong tỉnh triển khai thực hiện công tác
dân tộc, tôn giáo; tôn vinh vai trò đóng góp của đội ngũ già làng, trưởng bản, người có
uy tín vùng dân tộc thiểu số và miền núi đối với sự phát triển của cộng đồng xã hội;
các chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo trong tuyên truyền, vận động giáo dân sống
“Tốt đời đẹp đạo”, đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh Bắc Giang.

5. Chủ động đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, làm thất bại mọi âm mưu, thủ
đoạn lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng của các thế lực thù địch, kịp thời
giải quyết các điểm nóng.
5.1.Thể hiện trong thực tiễn:

Trong thời gian qua, quân đội đã thể hiện vai trò quan trọng, tham gia có hiêu quả vào
việc đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động lợi
dụng vấn đề tôn giáo chống phá cách mạng nước ta. Hiện nay, quân đội cần thực hiện
nghiêm sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương: nâng cao cảnh giác cách mạng, đấu
tranh làm thất bại âm mưu lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện chiến lược “diễn
biến hòa bình” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta.  

5
Huỳnh Nhật Phương Chi 2054082009
Liên hệ trách nhiệm sinh viên:
Là một sinh viên- chủ nhân tương lai của đất nước thân yêu, chúng ta cần tự nhận thức
được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần xây -dựng khối đại đoàn
kết của dân tộc trong các vấn đề dân tộc, tôn giáo.Cụ thể là:

- Nhận thức đúng cuộc đấu tranh chống lại các thế lực thù địch lợi dụng các vấn đề
dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam là cuộc đấu tranh phức tạp, quyết liệt
và lâu dài. Các thế lực thù địch vô cùng mưu mô, gian xảo, sử dụng nhiều thủ đoạn,
chiêu thức nhằm lợi dụng, lôi kéo sinh viên chống phá cách mạng. Vì thế chúng ta cần
phải tích cực cảnh giác, tích cực đấu tranh với những hành động sai trái của chúng
nhằm phòng, chống hiệu quả những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi
dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước ta, góp phần giữ vững an
ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn.

- Mỗi sinh viên phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân  những kỹ
năng cần thiết, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nỗ lực rèn
luyện vì lợi ích chung của cộng đồng và vì chính  sự phát triển của cá nhân. Quan
trọng hơn, các bạn trẻ cần xây dựng bản  lĩnh văn hóa, sẵn sàng đấu tranh với những
hoạt động, sản phẩm văn hóa  không lành mạnh.

- Sống hòa đồng, không phân biệt vùng miền, dân tộc, tôn giáo với các bạn cùng trang
lứa cũng như mọi người xung quanh, nhằm giúp vững mạnh khối đoàn kết dân tộc.

- Tích cực tuyên truyền, tham gia các diễn đàn đấu tranh phòng chống sự lợi dụng vấn
đề dân tộc, tôn giáo. Luôn bảo vệ, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Kết luận
Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, tôn giáo là lĩnh vực nhạy cảm, dễ thu hút sự
chú ý của dư luận trong nước và quốc tế. Đây cũng là lĩnh vực dễ bị lợi dụng vào các
hoạt động gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị - xã
hội. Do vậy, công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và công tác bảo đảm
an ninh trên lĩnh vực tôn giáo là những nhiệm vụ quan trọng, vừa bảo đảm quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo, nâng cao đời sống tinh thần của người dân, vừa hạn chế sự chống
phá của các thế lực thù địch, góp phần tạo sự ổn định và phát triển bền vững đất nước.
Hơn lúc nào hết mỗi Sinh viên phải nâng cao cảnh giác cách mạng. Làm tốt công tác
tuyên truyền vận động Nhân dân, đặc biệt là vùng đồng bào Dân tộc, tôn giáo đề cao
cảnh giác, đấu tranh làm thất mọi âm mưu, thủ đoạn đó.

6
Huỳnh Nhật Phương Chi 2054082009
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nhiều tác giả (2019), Giáo trình Giáo dục quốc phòng - an ninh (Dùng cho sinh
viên các trường đại học, cao đẳng) tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[2] GV. Nguyễn Hoàng Phương, Slide bài giảng “Một số nội dung cơ bản về dân
tộc, tôn giáo và đấu tranh phòng, chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc,
tôn giáo chống phá các mạng Việt Nam”

You might also like