You are on page 1of 10

VÙNG TÂY BẮC

Điều kiện địa lý

 Vùng tây bắc gồm 6 tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái.
diện tích trên 5,645 triệu ha (tỷ lệ 10,5% so với tổng diện tích cả nước) với gần 4,5
triệu dân (tỷ lệ 15,5% so với tổng dân số cả nước), bình quân khoảng 88 người trên 1
cây số vuông.

Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên
giới với Lào và Trung Quốc. Vùng này có khi được gọi là Tây Bắc Bắc Bộ và là một
trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam

Không gian địa lý của vùng Tây Bắc hiện còn chưa được nhất trí. Một số ý kiến cho rằng
đây là vùng phía nam (hữu ngạn) sông Hồng. Một số ý kiến lại cho rằng đây là vùng
phía nam của dãy núi Hoàng Liên Sơn. Nhà địa lý học Lê Bá Thảo cho rằng vùng Tây
Bắc được giới hạn ở phía đông bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn và ở phía tây là dãy núi
Sông Mã

Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc-
Đông Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn dài tới 180 km, rộng 30 km, với một số đỉnh núi cao
trên từ 2800 đến 3000 m. Dãy núi Sông Mã dài 500 km, có những đỉnh cao trên 1800 m.
Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sông Đà (còn gọi là địa máng sông
Đà).

Vì là địa máng, vùng vỏ rất động của trái đất, nên Tây Bắc là vùng có nguy cơ động đất
cao nhất Việt Nam

 Khí hậu: Trừ khi do ảnh hưởng của độ cao, nền khí hậụ Tây Bắc nói chung ấm hơn
Đông Bắc, chênh lệch có thể đến 2-3 OC. Ở miền núi, hướng phơi của sườn đóng
một vai trò quan trọng trong chế độ nhiệt – ẩm, sườn đón gió (sườn đông) tiếp nhận
những lượng mưa lớn trong khi sườn tây tạo điều kiện cho gió "phơn" (hay quen
được gọi là "gió lào") được hình thành khi thổi xuống các thung lũng, rõ nhất là ở
Tây Bắc. Nhìn chung, trong điều kiện của trung du và miền núi, việc nghiên cứu khí
hậu là rất quan trọng vì sự biến dạng của khí hậu xảy ra trên từng khu vực nhỏ.
Những biến cố khí hậu ở miền núi mang tính chất cực đoan, nhất là trong điều kiện
lớp phủ rừng bị suy giảm, và lớp phủ thổ nhưỡng bị thoái hoá. Mưa lớn và tập trung
gây ra lũ nhưng kết hợp với một số điều kiện thì xuất hiện lũ quét; hạn vào mùa khô
thường xảy ra nhưng có khi hạn hán kéo dài ngoài sức chịu đựng của cây cối.
 Dân số  

Các Dân Tộc Tại Tây Bắc vô cùng phong phú và đa dạng ví dụ như : Dân tộc Tày, dân
tộc mường, dân tộc người dao, dân tộc H'Mông... và còn nhiều dân tộc khác, mỗi dân tộc
mang một nét riêng, phong tục tập quán của mỗi dân tộc đều mang lại những vẻ đẹp
riêng mà mỗi du khách có dịp đến đây và phải tìm hiểu.  

Ngoài ra, còn khoảng 20 dân tộc khác như H'Mông, Dao, Tày, Kinh, Nùng,...

 Không gian văn hóa

Các dân tộc ở vùng Tây Bắc nước ta phổ biến là sống trong kiến trúc nhà sàn. Cấu trúc
nhà sàn tuy có đôi nét khác biệt giữa các dân tộc nhưng về đặc điểm cư trú của các làng
bản nhà sàn cơ bản lại có nhiều nét tương đồng, đó là họ thường cư trú quần tụ theo từng
tộc người, từng họ bên những dải đất bằng gần những con suối, những cánh đồng bằng
phẳng, lưng nhà tựa vào thế đất cao.

Sở dĩ, từ xa xưa họ phải ở trong kiến trúc nhà sàn là vì phải chống lại thú dữ và một
phần để tránh lũ lụt. Đồng thời, ở đông đúc gần nhau trong một không gian cư trú là để
dành đất cho canh tác và tạo nên sức mạnh đề phòng sự cướp phá, thôn tính lẫn nhau
giữa các tộc người, dòng họ. ở gần nhau cũng nhằm thắt chặt mối liên hệ huyết thống
giữa các thế hệ trong một gia đình, dòng họ.

Không gian nhà sàn tuy không quá cầu kỳ về mặt kiến trúc và nó thể hiện tính thực tế
của gia chủ khi sử dụng không gian ở như việc dùng gầm nhà sàn (phần gian bếp) để
làm chuồng nuôi gia cầm, chứa củi, làm bếp lò nấu thức ăn cho gia súc và bếp nấu khi
nhà có việc lớn. Phần gầm sàn ở những gian giữa là nơi cất nông cụ, treo ngô, cum lúa.
Trong lòng nhà sàn, phần xà trên cũng thường có gác để cất lương thực.

Gian bếp thường kéo dài hơn so với phần gian chính nên nhà sàn thường có hình chữ L.
Không gian bếp vừa là nơi nấu ăn nhưng cũng là nơi ngủ của con gái phía sau bếp vì nơi
đó vừa kín đáo cũng là nơi tiện cho các cô gái thức khuya dậy sớm trong việc bếp núc
mà không gây tiếng ồn tới vị trí ngủ của người cao tuổi. Tiếp theo gian bếp, qua một bức
chắn là nơi ngủ của vợ chồng trẻ. Sở dĩ, những cặp vợ chồng trẻ được bố trí ở đây là vì
nàng dâu cũng là người phải cùng với các chị em lo chuyện bếp núc.

Đồng thời, con nhỏ quấy khóc, đi vệ sinh ban đêm cũng tiện lợi do gần bếp tiện nước nôi
và không gây ồn ào tới giấc ngủ của cha mẹ, ông bà. Đồng thời, việc bố trí cho vợ chồng
trẻ ở chỗ này cũng là để tránh gần với bàn thờ tổ tiên.
Qua gian vị trí ngủ của vợ chồng trẻ là gian của bố mẹ và tiếp đến gian gốc là vị trí ngủ
của ông bà, gian này thường đặt bàn thờ. Đối diện với dãy phòng ngủ là không gian để
tiếp khách, múa hát trong những dịp lễ hội cùng các sinh hoạt khác trong gia đình.

Bên cạnh những nét văn hóa trong sử dụng không gian nhà ở thì cư dân nhà sàn còn cả
một hệ thống tín ngưỡng liên quan đến nơi ở. Đó là, tục thờ cúng thần linh nơi cư trú,
thờ cúng tổ tiên trong nhà, thờ ma nhà, tín ngưỡng phồn thực… nên từ việc thiết kế cầu
thang cũng phải làm bậc lên theo số lẻ của quy luật đếm “may, rủi, may”.

Người ở nhà sàn rất kiêng kỵ việc con cháu ngồi ăn cơm quay lưng vào bàn thờ tổ tiên.
Kiêng quay lưng ra cửa sổ vì đó là lối đi vào của tổ tiên. Kiêng để bếp lửa bị lụi tắt sẽ
mất lộc làm ăn và kiêng dùng dao bập vào cột nhà làm cho ma nhà sợ hãi bỏ đi và gia
chủ sẽ dễ gặp rủi ro, làm ăn lụi bại…

Với những phong tục tập quán khá phổ biến và nhiều nét tương đồng như vậy, có thể
thấy nhà sàn không chỉ thuần túy là không gian để ăn ở, sinh hoạt của nhiều tộc người
mà nó còn chứa đựng cả một không gian văn hóa tinh thần, tín ngưỡng của người dân.
Vì vậy, bảo tồn được nhà sàn cũng là bảo vệ được các giá trị văn hóa phi vật thể từ cổ
xưa.

 Đặc điểm văn hóa


 Tín ngưỡng:

Những ngôi đền dọc triền sông Hồng, nơi miền sơn cước, vùng biên ải xa xôi từ lâu là
không gian diễn xướng linh thiêng cho tín ngưỡng hầu đồng. Cảnh trên bến, dưới thuyền
và núi non trùng điệp làm cho không gian diễn xướng của chầu văn và tín ngưỡng hầu
đồng nơi đây có những nét riêng so với miền xuôi.

Linh thiên , nơi gắn liền mới tín ngưỡng thờ mẫu,  thờ các vị tướng có công điều binh
khiển tướng tiêu diệt kẻ thù, bảo vệ vùng biên ải như đền Mẫu Âu Cơ (Phú Thọ), đền
Mẫu Đông Cuông (Yên Bái), đền Bảo Hà, đền Cô Tân An, đền Đôi Cô Cam Đường, đền
Thượng, đền Mẫu Sơn, đền Hàng Phố (Lào Cai)…từ lâu đã trở thành không gian thấm
đẫm âm điệu chầu văn.

Không gian cung thờ, phủ điện lộng lẫy sắc màu là nơi tín ngưỡng hầu đồng thăng hoa.
Những giá đồng thường thấy ở những ngôi đền vùng Tây Bắc như giá đồng Cô Bé
Thượng Ngàn, giá Cô Đôi Thượng ngàn, giá Mẫu Đông Cuông, giá ông quan Hoàng
Bảy…

 Tôn giáo : Phật giáo,Công giáo, Tin lành và các tôn giáo mới.
 Lễ Hô ̣i:

Tây Bắc từ lâu không chỉ nổi tiếng bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà nơi đây còn
được biết tới với vô vàn các lễ hội dân tộc đặc sắc

Lễ hội vùng cao Tây Bắc rất đa dạng, phong phú và mang đậm dấu ấn của các đồng bào
dân tộc nơi đây. Mỗi lễ hội tuy mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng nhưng bao giờ
cũng hướng tới một đối tượng tâm linh như: Những vị anh hùng chống ngoại xâm,
những người có công trong việc dạy dỗ, truyền nghề hoặc những người có nhiều công
lao đóng góp cho việc chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế…

1. Lễ hội hoa ban

Lễ hội hoa Ban là một lễ hội của người Thái được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 2 âm
lịch hàng năm. Lễ hội là dịp thể hiện tấm lòng tôn kính, biết ơn của đồng bào tưởng nhớ
công lao to lớn của các vị thần cũng như cầu cho quốc thái, dân an, bản mường no ấm,
mùa màng bội thu, …

Lễ hội thường được tổ chức ở hang Thẳm Lé gắn với làn điệu khắp chơi hang. Lễ hội
hoa ban thể hiện nét văn hóa tín ngưỡng tâm linh của đồng bào Thái: thỉnh bái vị thần tối
cao trong quan niệm người Thái – thần “Then”, thỉnh bái “nàng Ban” – nữ nhân vật
huyền thoại biểu thị cho sự trinh trắn và tình yêu thủy chung cũng như thỉnh bái ma trời,
ma mường, ma núi, ma sông,…Cũng vào dịp lễ hội này, trai gái trong bản có cơ hội gặp
gỡ, hò hẹn, nên duyên với nhau.

2. Lễ hội Lồng Tồng

Lễ hội Lồng Tồng là một trong những lễ hội truyền thống của dân tộc Tày được tổ chức
hàng năm từ những ngày đầu tháng giêng kéo dài đến đầu tháng hai âm lịch. Lễ hội với
mục đích cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống
ấm no.

Hội được tổ chức trên một thửa ruộng lớn gọi là ruộng xuống đồng. Lễ hội Lồng Tồng là
một lễ hội lớn, người dân bản chuẩn bị rất kỹ trước ngày hội. Nhà cửa, xóm làng đều
được quét dọn sạch sẽ, dân bản chuẩn bị sẵn lương thực để đón khách. Vào ngày hội
xuống đồng, mỗi gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ bày biện những món ăn truyền thống
như bánh chưng, bánh giày, bánh bỏng, chè lam,…Ngoài ra trên mâm cỗ có thêm hai đôi
quả bằng vải màu, bên trong nhồi cát, bông, có tua rua nhiều màu sắc sặc sỡ.

3. Lễ hội cầu an bản Mường


Lễ hội cầu an bản Mường được tổ chức hàng năm vào cuối tháng giêng, đầu tháng hai
âm lịch. Lễ hội mang ý nghĩa tưởng nhớ công ơn các vị thần khai sinh ra bản Mường
cũng như cầu mong sự ấm no, an ổn, hạnh phúc của nhân dân.

4. Lễ hội cầu an bản Mường

Lễ hội này thường được tổ chức tại một bãi rộng, nơi có nguồn nước, nhiều khi là nguồn
nước thiêng hoặc ở bìa rừng nơi có nhiều cây cối xanh tươi. Có nơi, người ta tổ chức lễ
ở các miếu thờ thổ công, thổ địa của bản, của gia đình, ở vườn và ở đầu ruộng . Gắn với
lễ hội có tục giết trâu để cảm tạ thần linh. Có thể mổ từ một đến bốn con trâu để tế thần.
Cỗ cúng thường có 3 mâm nhưng phải đảm bảo có thịt trâu, gạo và rượu.Từ lúc sáng
sớm dân trong bản đã tấp nập chuẩn bị vật cúng tế, nhà cửa được dọn dẹp gọn gàng, sạch
sẽ để diễn ra lễ hội. Phần lễ được kéo đến tận buổi chiều, đến khi mặt trời khuất núi mới
là thời gian diễn ra những hoạt động văn nghệ, ca hát cùng các trò chơi dân gian. Trong
tiếng cồng, tiếng chiên, trai gái hát đối đáp giao lưu với nhau, tiếng nói cười làm rộn cả
khoảng đất trời núi rừng.

5. Lễ hội cầu mưa

Lễ hội cầu mưa là một nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của người đồng bào dân
tộc Thái vùng Tây Bắc. Lễ hội thường được tổ chức hàng năm vào khoảng cuối tháng
10, đầu tháng 11 âm lịch. Lễ hội có ý nghĩa cầu mong thời tiết ôn hòa, mùa màng bội
thu, sức khỏe phơi phới, gia đình ăn nên làm ra,…Lễ hội cầu mưa có 2 phần lễ và hội,
phần lễ thực hiện nghi thức cúng thần linh cai quản mưa nắng không mang yếu tố dị
đoan mà chỉ mượn yếu tố tâm linh để dạy bảo con người. Phần hội hấp dẫn hơn với
những trò chơi dân tạo nên những tiếng cười thoải mái sâu sa hơn là giáo dục nhân cách,
phẩm hạnh để con người vươn tới cái đẹp, của đạo đức truyền thống mà người Thái đã
có. Người ta vui vẻ chơi ném còn, uống rượu cần, ca hát những bài hát tiếng dân tộc
truyền thống.

6. Lễ hội “Bung Lổ”

Lễ hội “Bung Lổ” là lễ hội cầu mưa truyền thống của người Dao Họ (Dao quần trắng)
tỉnh Yên Bái. Lễ hội thường được tổ chức khoảng tháng 5 âm lịch.Lễ hội được tổ chức
tại một gia đình có người làm “thầy đạo”, “thầy múa” có uy tín do dân làng chọn. Thầy
múa giữ vai trò chủ đạo trong các tiến trình nghi lễ. Nội dung của các màn cúng là báo
với Ngọc Hoàng, thổ địa, thần linh, tổ tiên về việc tiến hành lễ và cầu mưa. Kết thúc
màn cúng cầu mưa, một con lợn được mổ ra chia làm nhiều phần, khấn dâng lễ vật tạ ơn
đến từng vị thần linh. Ngày cuối cùng, dân làng cùng tụ họp rất động tại nhà gia chủ để
nấu ăn, trò chuyện và vui mừng trước sự thành công của lễ hội “Bung Lổ”.

7. Lễ hội trùm chăn

Lễ hội trùm chăn là một lễ hội đặc sắc của người Hà Nhì được tổ chức vào tháng 6 âm
lịch hàng năm trong 3 ngày, ngày Thìn là ngày khai hội. Đó là lễ hội cúng thần gió, thần
đất, còn gọi là K’Hô Igià Igià.Lễ hội này được người Hà Nhì đen tổ chức ở 2 địa điểm là
ở nhà và ở rừng cấm –nằm tại trung tâm bản mà ngày thường không ai được vào. Bên
cạnh các nghi thức tín ngưỡng và các trò chơi dân gian phổ biến, lễ hội còn có một
phong tục lạ mắt và hết sức độc đáo, đó là tục trùm chăn. Trước khi đi hội “Khô già
già”, bao giờ các chàng trai chưa vợ cũng đem theo một cái chăn chiên mới. Gần tới nơi,
họ giấu cái chăn ở một hốc đá, bụi cây hoặc có khi ở… trong áo. Vào thời điểm thích
hợp, chàng trai lặng lẽ tách khỏi cuộc chơi chung, tìm cách tiếp cận, trùm chăn lên đầu
cô gái rồi dẫn ra bìa rừng, bờ suối hoặc chỗ nào đó, hai người ngồi bên nhau tâm sự.

8. Lễ hội đền Bắc Hà

Lễ hội đền Bắc Hà được tổ chức hàng năm vào ngày 7/7 âm lịch nhằm tưởng nhớ ngày
mất Gia quốc công Vũ Văn Mật, người đã có công dẹp loạn, an dân, hùng cứ vùng Tây
Bắc thế kỷ 16-17.Lễ hội được tổ chức tại đền Bắc Hà, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà.
Phần Lễ gồm: lễ dâng hương, khoá tế nam, khoá kế nữ, rước kiệu. Trong thời gian diễn
ra lễ hội, ngoài các tiết mục văn nghệ chào mừng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của
địa phương như múa xòe sẽ có nhiều hoạt động thể thao đặc sắc như: đẩy gậy, chọi gà,
kéo co, cờ tướng…

9. Lễ cơm mới

Cứ vào mỗi độ tháng 9 âm lịch hàng năm, khắp các bản làng của người Tày, Bắc Hà lại
rộn tiếng giã gạo làm cốm, làm khẩu rang chuẩn bị cho lễ “cơm mới” – một nghi lễ
truyền thống, một nét văn hóa độc đáo của người Tày Bắc Hà.Theo phong tục truyền
thống của người Tày, gia đình nào có “ma nhà”, có cối hương thờ cúng cha mẹ, ông bà
thì hàng năm đều phải tổ chức lễ cúng”cơm mới”. Lễ “cơm mới” là một trong những
nghi lễ quan trọng nên được bà con chuẩn bị rất chu đáo. Ngay từ sáng sớm mỗi người
trong gia đình dậy sớm để chuẩn bị các đồ lễ cúng. Lễ cúng “cơm mới” của người dân
tộc Tày Bắc Hà thường được tổ chức vào cuối buổi chiều và vai trò của thầy mo là rất
quan trọng. Mâm cỗ được dọn ra, gia chủ cùng họ hàng, làng xóm nâng cao chén rượu
tổng kết một năm thành công và rộn rã những lời chúc tụng và cùng cầu chúc bước sang
năm sản xuất mới gặp nhiều may mắn mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
10. Lễ hội Hạn Khuống

Hạn khuống là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Thái, Điện Biên.
Lễ hội thường được tổ chức sau vụ thu hoạch vào tháng 11 hàng năm.Lễ hội được tổ
chức trên khoảng đất rộng ở bản, thanh niên nam nữ dựng sàn, sàn cao khoảng 1,5m, có
hàng rào bao quanh bằng phên mắt cáo và chỉ có một cửa ra vào. Cuộc vui mở vào đêm
bên đống lửa sàn. Thanh niên, nam nữ đến hát hò, làm quen, vui chơi, thi tài… Nam nữ
sẽ hát đối đáp với nhau cho đến sáng mới chia tay. Đêm hôm sau họ lại tiếp tục ca hát,
vui đùa, trò chuyện. Lễ hội này do nhà các cô gái tổ chức. Thực ra đây là một cuộc vui
để tìm hiểu bạn đời sau đó chia tay về nhà chồng. Chính vì vậy, Hạn Khuống đã để lại
biết bao kỷ niệm và ấn tượng đẹp của một thời trẻ trung sôi nổi.

 văn học:

Tây Bắc là khu vực định cư lâu đời và đông đúc của nhiều dân tộc thiểu số ,
 thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau.  các dân tộc vùng Tây Bắc cũng đã sáng tạo và
lưu giữ được một nguồn sống tinh thần dồi dào vừa mang những nét chung vừa đậm đà
nét riêng của các tộc người. Văn học dân gian các dân tộc Tây Bắc rất phong phú và gắn
bó chặt chẽ với nhau cùng tồn tại, phát triển tạo nên sự đa dạng mà thống nhất với khá
đầy đủ các loại hình và thể loại như thần thoại, cổ tích, sử thi, thơ ca dân gian v.v…
Ngay từ xa xưa, đồng bào các dân tộc nơi đây đã sớm sáng tạo và lưu truyền những
truyện kể về nguồn gốc loài người, nguồn gốc các hiện tượng đến những câu chuyện
phản ánh về số phận con người, trong đó nổi bật là những hình tượng người mồ côi,
người làm dâu…Họ cũng truyền cho nhau những câu nói ngắn gọn phản ánh kinh
nghiệm sống, đặc biệt họ vô cùng yêu thích những làn điệu dân ca ngọt ngào, những bài
hát nghi lễ linh thiêng, huyền bí. Văn học dân gian các dân tộc thiểu số nơi đây phản ánh
tâm hồn, tích cách con người miền núi dung dị, chất phác, cổ sơ mà đằm thắm, thủy
chung, nghĩa tình.

 Âm nhạc :

Âm nhạc là một loại hình di sản văn hóa không thể thiếu trong đời sống của đồng bào
các dân tộc trên địa bàn. Mỗi nhạc cụ của mỗi dân tộc đã tạo nên một làn điệu riêng
phục vụ đắc lực cho dân tộc đó trong đời sống xã hội ở mỗi bản, mỗi mường, nhất là
những ngày lễ mừng nhà mới, lễ ăn cơm mới, lễ cúng bản, cúng mường, các lễ hội dân
gian truyền thống như: lễ hội Kin Pang Then của dân tộc Thái trắng, Kin Pang Lẩu Nó
của dân tộc Thái đen, lễ cấp sắc của dân tộc Dao, lễ cúng rừng của dân tộc Hà Nhì, lễ
hội Nào Pề Chầu của dân tộc Mông…
Hòa chung không khí xây dựng cuộc sống mới, âm nhạc cổ truyền càng có vị thế, góp
phần quan trọng, vì nó là tâm tư, nguyện vọng, có sức truyền cảm, thu hút mọi dòng họ
gần gũi nhau, chia sẻ tình cảm lúc vui, lúc buồn. Âm nhạc cổ truyền đã thật sự đi sâu
vào đời sống của nhân dân các dân tộc trong các thôn, bản.

Từ năm 2012, tỉnh tổ chức Hội diễn nghệ thuật quần chúng định kỳ 2 năm/lần. Từ năm
2014, duy trì thường niên Lễ hội hoa Ban… Đây là những dịp để nhân dân các dân tộc
trên địa bàn thể hiện, trình diễn nghệ thuật, trong đó có âm nhạc truyền thống. Tại các sự
kiện này, nghệ nhân đã hát dân ca, trình diễn nhạc cụ như đàn Tính của người Thái, khèn
của người Mông, sáo của người Khơ-Mú (đặc biệt là sáo mũi), Khèn bè của người Lào,..
         
Hiện, Điện Biên có gần 1.300 đội văn nghệ quần chúng thường xuyên tham gia sinh hoạt
văn hóa cộng đồng; hằng năm tổ chức nhiều hội thi, hội diễn, giao lưu văn nghệ quần
chúng liên xã, liên bản; có 1 câu lạc bộ bảo tồn âm nhạc, dân ca, dân vũ truyền thống các
dân tộc tỉnh; 1 câu lạc bộ bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Thái tỉnh Điện Biên. Qua
các buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ, đã góp phần gìn giữ nghệ thuật trình diễn dân gian,
văn hóa dân gian. Tại nơi sinh sống, cộng đồng các dân tộc cũng thường xuyên duy trì,
thực hành âm nhạc và thành lập đội văn nghệ ở các thôn, bản góp phần bảo tồn âm nhạc
cổ truyền.

 Điệu múa :

Bên cạnh sự hùng vĩ của núi non Tây Bắc còn làm đắm say lòng người bằng những vũ
điệu dân gian. Những điệu múa dân gian vùng Tây Bắc vừa mang đậm bản sắc văn hóa,
là một sinh hoạt mang tính cộng đồng, lại vừa thể hiện tính nghệ thuật cao qua từng
bước đi, điệu nhảy. Trong mỗi điệu múa còn chứa đựng tâm hồn, tình cảm và cả cốt
cách của người vùng cao.
Điệu múa bắt gặp nhiều nhất là điệu xòe đặc trưng của người Thái. Vào những dịp lễ hội
hay những cuộc vui, có thể múa xòe quanh đống lửa, quanh hũ rượu cần với sự tham gia
đông đảo của mọi lứa tuổi trong tiếng chiêng, tiếng trống rộn ràng. Mọi người nắm tay
nhau nhảy theo điệu xòe, như sợi chỉ tơ gắn kết con người với nhau, tăng sự hiểu biết,
đoàn kết.

Trong khi đó, múa sạp là điệu múa đặc sắc của dân tộc Mường trong những dịp vui, lễ
hội và nay nhân rộng ra nhiều dân tộc khác. Đạo cụ cần thiết cho múa sạp phải có hai
cây tre to, thẳng và dài làm sạp cái và nhiều cặp sạp con bằng tre nhỏ hay nứa. Khi múa,
người ta đặt hai sạp cái để cách nhau khoảng rộng vừa đủ để gác hai đầu các cây sạp
con, từng cặp sạp con đặt song song, cách đều nhau chừng hai gang tay, tạo thành dàn
sạp. Người múa chia ra một tốp đập sạp và một tốp múa, mỗi tốp có thể từ vài cặp trai
gái đến nhiều cặp, càng nhiều, đội hình càng phong phú sinh động. Còn múa khèn là
múa dân gian dân tộc Mông trong các cuộc vui, trong hội hè có tinh thần thượng võ, tính
cách mạnh mẽ, dũng cảm, nhanh nhẹn, khéo léo, tài hoa.
Ngoài ra các dân tộc khác vùng Tây Bắc cũng có những điệu múa dân gian riêng như
những vũ điệu đầy sức hấp dẫn với các động tác lắc mông, lượn eo uyển chuyển của dân
tộc Khơ Mú, Xinh Mun thật sinh động và quyến rũ, hay điệu múa chuông nổi tiếng của
dân tộc Dao...

 Ẩm thực:

Tây Bắc được mệnh danh là thiên đường của rất nhiều món ăn ngon vô cùng độc đáo.
Chính vì vậy, ẩm thực nơi đây đã thu hút rất nhiều du khách đến và để lại nhiều ấn
tượng khó quên. mỗi dân tộc thiểu số đều có những món ăn truyền thống riêng, mang
đậm sắc thái dân tộc mình. Người H’Mông có món mèn mèn, người Tày nổi tiếng với
thắng cố, người Thái được biết đến nhiều qua các món nướng như: cá, gà, thịt lợn,…
Tuy nhiên, một số món ăn được nhiều dân tộc ưa dùng nhất đó là thắng cố và các món
làm từ thịt trâu, từ cá,… Và đặc điểm khác biệt nổi bật chính là không gian và thời gian
thưởng thức những món ăn này của cá dân tộc.

Tây Bắc nổi tiếng với những món ăn mang nét đặc trưng độc đáo đã tạo nên sức hút khó
cưỡng đối với du khách phương xa. Dưới đây là một số đặc sản nổi tiếng nhất của Tây
Bắc mà các bạn không nên bỏ qua khi đến đây.

- Pa pỉnh tôp vô cùng độc đáo và hấp


dẫn

“Pa pỉnh tộp” là tên gọi món cá suối nướng


của đồng bào Thái vùng Tây Bắc, một món
ăn không chỉ có giá trị ẩm thực mà còn là
thước đo đánh giá bàn tay khéo léo của người
chế biến.

- Thắng cố

Thắng cố là món ăn đặc trưng truyền thống


của người H’mông, về sau được du nhập
sang các dân tộc Kinh, Dao, Tày. Từ thắng
cố là biến âm của tiếng “Thoảng cố” theo tiếng Mông có nghĩa là “nồi nước”. Thịt nấu
thắng cố theo truyền thống là thịt ngựa về sau có thêm thịt bò, thịt trâu và thịt lợn. Gia vị
truyền thống gồm muối, thảo quả, địa điền,quế, lá chanh: nướng thơm, tán nhỏ, ướp vào
thịt trước lúc đem xào.

- Pa pính

Pa pính là món ăn mà người ta dùng các loại cá


bản to như chép, mè, trôi, trắm,… con độ một
cân, cân rưỡi mổ đằng lưng, rồi cho dùng mắc
khén, ớt tươi nướng, nghiền nát, hành tỏi, rau
thơm rau mùi thái nhỏ, tất cả trộn đều nhồi vào
bụng cá, để cho ngấm gia vị sau đó cặp dọc cá,
nướng trên than hồng. Cá chín dậy mùi thơm
rất riêng, rất độc đáo.

Thịt gác bếp cũng là một đặc sản không thể bỏ qua

Thịt gác bếp là món ăn đặc sản của người Thái Đen dùng để thiết đãi khách quý được
chế biến từ bắp của trâu, bò, lợn thả nhong trên các vùng núi Tây Bắc.

- Món ăn đặc trưng của người Sơn La

Nậm Pịa là món ăn đặc trưng của người Sơn La,


có thể dùng để làm nước chấm và có thể dùng
trực tiếp làm món ăn như một loại canh, có tác
dụng giải rượu rất tốt. Nguyên liệu chính của
món này là nội tạng các loài vật ăn cỏ bao gồm
dạ dày, tiết, lòng, tim gan, phèo phổi thập cẩm
phế lù đem ninh nhừ. Ngoài ra còn một thành
phần rất đặc biệt nữa đó chính là pịa. Pịa là phần
dịch (phân non) nằm giữa đoạn dạ dày và ruột
già.

 Tổng Kết : Những mùa xuân và mùa thu là khoảng thời gian Tây Bắc xinh đẹp nhất,
rực rỡ nhất….

You might also like