You are on page 1of 2

Logic Học

Chương 2: Những quy luật cơ bản của tư duy

Chủ đề 4: Quy luật lý do đầy đủ


Slide Script Ghi chú
1 Chào các bạn,
Những phần trước chúng ta đã tìm hiểu về quy luật đồng nhất và quy luật phi mâu
thuẫn và quy luật triệt tam của tư duy. Tiếp theo chúng ta sẽ đến với quy luật cơ
bản cuối cùng của tư duy, đó là:
2.4 Quy luật lý do đầy đủ
Phát biểu quy luật này như sau:
Một tư tưởng chỉ được công nhận là đúng khi có đủ căn cứ chứng minh cho tính
đúng đắn của nó.
Một luận cứ A nào đó, dựa vào cơ sở nào? Nguyên nhân nào? Căn cứu nào? Lý
do nào?
Để xác định tính đúng-sai, mọi tư tưởng cần phải được chứng minh.
2 Luật lý do đầy đủ đảm bảo cho tư duy có được tính có căn cứ vững chắc, tính
chứng minh, tính khoa học,… Theo đó, làm cho tư duy có được sức thuyết phục,
loại bỏ được tình trạng võ đoán, áp đặt hay chỉ dựa vào các niềm tin mù quáng,
thiếu cơ sở.
Để tránh vi phạm quy luật này, chúng ta cần phải tuân theo một số yêu cầu cơ bản
sau đây:
Yêu cầu 1: Chỉ được sử dụng các sự kiện có thật và có quan hệ nhân quả với sự
kiện đang được xem xét làm căn cứ cho việc lý giải vấn đề.
Để khẳng định một vấn đề nào đó là đúng hoặc sai, có hoặc không, người ta có thể
sử dụng các tư tưởng, các sự kiện nào đó làm căn cứ. Và tất nhiên, các sự kiện ấy
phải có thật và ta phải phân tích, đánh giá các sự kiện, giải thích được tính quy
luật, chỉ ra mối liên hệ tất yếu,… để rút ra một kết luận đúng.
Trong pháp luật, chúng phải được thu thập theo trình tự, thủ tục nhất định.
Ví dụ: Để buộc tội A trực tiếp tham gia vụ án giết người, tòa đưa ra các bằng
chứng: Tại hiện trường, cơ quan điều tra đã thu được tóc của A, dấu vân tay của
A để lại trên dao dùng chém nạn nhân, một đôi dép của A,… thì trong nhiều
trường hợp nó không đủ và không là cơ sở tất yếu để cho phép kết luận A đã trực
tiếp tham gia vụ án giết người. Vì người ta có thể dựng hiện trường giả.
Điều này giải thích vì sao trong tố tụng hình sự, người ta yêu cầu mọi chứng cứ
phải được xác định và đánh giá, nghĩa là phải chứng minh chứng cứ là có thật và
có quan hệ tất yếu với sự kiện đang xem xét.
3 Yêu cầu 2: Chỉ được sử dụng các tư tưởng mà tính đúng đã được khoa học chứng
minh hay thực tế kiểm nghiệm là đúng.
Ví dụ: Con gà có trước hay quả trứng gà có trước?
Một câu hỏi tưởng chừng rất dễ nhưng không trả lời được. Vì nếu chúng ta nói
con gà có trước thì con gì đã tiến hóa trở thành con gà? Còn nếu quả trứng gà có
trước thì con gì đã đẻ ra quả trứng gà?
Một ví dụ khác, trường hợp ngoại cảm của bà Phan Thị Bích Hằng. Tại sao bà có
giác quan thứ 6 sau khi bị chó cắn suýt chết?
Tại sao vẫn tồn tại những người mà họ nói là họ có giác quan thứ 6?
4 Biểu hiện vi phạm của yêu cầu thứ 2:
1.Tư tưởng sai
- Chưa hoặc không được khoa học chứng minh.
- Trái với thực tiễn cuộc sống
Chương 2: Những quy luật cơ bản của tư duy – Trang 1
Khi chưa hoặc không được khoa học chứng minh và trái với thực tiễn cuộc sống
thì chúng ta không nên sử dung làm căn cứ để giải quyết, đặc biệt là những vấn đề
liên quan đến pháp luật.
5 2. Tư tưởng đang gây tranh cãi: những sự việc hay tình huống xuất hiện gây ra
những ý kiến trái chiều trong dư luận xã hội.
3. Tư tưởng không có giá trị đúng ở hiện tại: ví dụ như: tục nối dây, tục đa thê, tục
cướp dâu, tục bắt rễ,…
4. Tư tưởng ngoài lĩnh vực xem xét: ví dụ liên quan đến hôn nhân, những tư tưởng
ngoài chồng ngoài vợ cần phải xem xét.
5. Tư tưởng cá nhân: không phải người lớn tuổi hay người có nhiều kinh nghiệm
hay người có chức vụ quyền hạn,.. là những người luôn luôn đúng
6. Tư tưởng số đông: không phải lúc nào đa số cũng đúng
7. Tư tưởng không được quy định dùng làm chứng minh trong pháp luật: mọi tư
tưởng đều phải được chứng minh làm rõ bản chất của vấn đề.
6 Yêu cầu 3: Khi dùng các tư tưởng đúng làm cơ sở để lý giải vấn đề thì tư tưởng
ấy phải liên hệ một cách logic với vấn đề cần được lý giải
Ví dụ:
Chất cay dễ làm cho con người ta say xỉn.
Tương ớt là chất cay.
Tương ớt dễ làm cho con người ta say xỉn.
Chất cay thì có nhiều loại, còn tương ớt chỉ là 1 trong nhiều loại chất cay đó. Xét
về mặt ngoại diên, 2 khái niệm này không đồng nhất với nhau. Chính vì thế dẫn
đến kết luận không chính xác.
7 Như vậy, không phải bất cứ tư tưởng đúng nào cũng đều có thể dùng làm cơ sở
cho việc lý giải vấn đề, mà nó còn phải liên hệ logic với vấn đề đang cần chứng
minh để từ chúng - ta suy ra một cách tất yếu vấn đề cần chứng minh.
Từ đó, chúng ta có ý nghĩa của quy luật lý do đầy đủ như sau:
- Giúp ta suy nghĩ, hành động một cách thận trọng, chắc chắn, không tiếp thu bằng
niềm tin mù quáng.
- Giúp tăng tính thuyết phục trong lập luận.
Mong rằng trong cuộc sống đời thường cũng như trong tư duy khoa học, các bạn
có thể áp dụng quy luật này một cách thuyết phục nhất.
Chúng ta đã tìm hiểu về 4 quy luật cơ bản của tư duy. Hy vọng các bạn có thể vận
dụng tốt 4 quy luật này trong cuộc sống hàng ngày và trong công việc của mình.
Trong phần sau, chúng ta sẽ đến với chương 3, chương khái niệm.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại các bạn trong chương tiếp theo.

Chương 2: Những quy luật cơ bản của tư duy – Trang 2

You might also like