You are on page 1of 14

Câu hỏi ôn tập

Quản lý tài nguyên nước


1. Các loại nguồn nước và tỉ lệ trữ lượng các loại nguồn nước trên trái đất.
2. Đặc tính của nước ngầm
3. Đặc tính của nước mặt
4. Các yếu tố hình thành và ảnh hưởng đến tài nguyên nước và trữ lượng tài nguyên nước ở
Việt Nam
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước và những vấn đề về sử dụng và bảo vệ tài
nguyên nước.
6. Các nguyên tắc trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước.
7. Trình bày chức năng quản lý có liên quan đến tài nguyên nước của một số Bộ ở Việt
Nam.
8. Trong Bộ Tài nguyên Môi trường, các cục, vụ, viện nào liên quan đến quản lý tài nguyên
nước.
9. Lũ lụt và hạn hán ảnh hưởng đến tài nguyên nước như thế nào.
10. Vấn đề suy kiệt và ô nhiễm nguồn nước hiện nay diễn ra như thế nào.
11. Trình bày các thông số vật lý, hóa học và sinh học đánh giá chất lượng nước.
12. Trình bày các phương pháp xử lý nước thải trong điều kiện nhân tạo và tự nhiên.
13. Trình bày quá trình tự làm sạch của nước tự nhiên.
14. Trình bày nhu cầu cho các dịch vụ cấp nước và các cách làm giảm sự ô nhiễm từ các
hoạt động của con người
15. Bài học kinh nghiệm cho VN về sử dụng tài nguyên nước ở Singapore.
16. Bài học kinh nghiệm cho VN về sử dụng tài nguyên nước ở Israel
17. Bài học kinh nghiệm cho VN về sử dụng tài nguyên nước ở Úc
18. Bài học kinh nghiệm cho VN về sử dụng tài nguyên nước ở Mỹ và Châu Âu
---------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 1: Các loại nguồn nước và tỉ lệ trữ lượng các loại nguồn nước trên trái đất.
- Có nhiều loại nguồn nước khác nhau: nước mặt, nước ngầm, nước biển và nước trong khí
quyển (hơi nước).
* Tỉ lệ trữ lượng các loại nguồn nước trên trái đất: 97% nước trên Trái Đất là nước mặn, chỉ 3%
còn lại là nước ngọt. Và trong tổng lượng nước ngọt trên trái đất thì 68% là băng và sông băng;
30% là nước ngầm; nguồn nước mặt như nước trong các sông hồ, đầm lầy chỉ chiếm khoảng
0,3%.
Câu 2: Đặc tính của nước ngầm
- Khả năng di chuyển nhanh trong các lớp đất xốp, tạo thành dòng chảy ngầm theo địa hình.
- Tùy từng mùa mà nước có độ đục khác nhau, ví dụ như mùa mưa thì nước sẽ đục hơn mùa
khô.
- Nghèo chất dinh dưỡng và chất hữu cơ, giảm dần theo chiều sâu;
- Nước ngầm thường trong suốt, không có màu, trừ khi nó có chứa các hợp chất của acid
humic. Tuy nhiên, trong nước ngầm thường có chứa các vi sinh vật.
- Hàm lượng khoáng cao, càng sâu hàm lượng khoáng càng cao;
- Chứa nhiều khoáng chất hòa tan chủ yếu là Fe, Mn, Ca, Mg, F
Câu 3 Đặc tính của nước mặt
- là nước được tích trữ lại dưới dạng lỏng hoặc dạng rắn trên mặt đất.
- Các dạng tồn tại của nước mặt : Sông, ao hồ, suối
- Bị tác động bởi điều kiện khí hậu, địa hình: nhiệt độ..
- Chất lượng nước thay đổi theo thời gian và theo không gian.
- Hàm lượng chất hữu cơ và vi khuẩn tương đối cao
- Dễ bị ô nhiễm do nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo
Câu 4
- Các yếu tố hình thành và ảnh hưởng đến tài nguyên nước Việt Nam
+ Yếu tố khí hậu:
• Nước ta là nước cận nhiệt đới, gần xích đạo  khí hậu ẩm nhiệt đới gió mùa.
• Lượng mưa bình quân 1980mm/năm
• Lượng nước phân bố không đều
• Khí hậu rất dễ gây thiên tai (do bờ biển kéo dài) nên chịu ảnh hưởng của 2 vịnh Bắc Bộ
và Thái Lan
+ Địa hình:
• Nước ta có địa hình dốc, núi kéo dài từ Bắc tới Nam.
• Các vùng hạ lưu sông lớn thấp.
• Hệ sinh thái khu vực Nam Bộ chưa thuần phục, vẫn chịu ảnh hưởng của thuỷ triều (Miền
Bắc do có đê ổn định)
• Miền trung bộ mật độ sông dày, dốc.
+ Dòng chảy ngoại lai :
• Nguồn nước từ Trung Quốc, Lào, .....
• Trung bình là 142 tỷ m3/năm qua hệ thống sông Hồng và sông Mêkông chiếm 75% tổng
lượng nước.
+ Kinh tế - xã hội: Nền văn minh nhân loại gắn liền với lưu vực các con sông lớn, nước ta văn
minh dân tộc gắn liền với sông Hồng.
- Trữ lượng tài nguyên nước ta ở Việt Nam:
+ Dòng chảy mặt:
• Lượng mưa bình quân rới xuống nước ta 1980mm/năm
• Lượng nước hình thành dòng chảy mặt là 317 tỷ m3;
 Tạo thành dòng chảy sông 34%;
 Chảy tràn bề mặt là 66%.
+ Dòng chảy sông phân thành 1 trong các lưu vực sông chính.
• 2500 con sông dài trên 10 km;
• Tổng cộng 52000 km, trung bình dọc theo bờ biển 20 km có 1 cửa sông;
• Mật độ sông: 0,5-2 km/km2;
• Lưu vực lưu vực sông Mêkông là lớn nhất:
 Lượng nước hàng năm 551,3 Km3;
 Diện tích lưu vực là 810.000 Km2.
+ Nước ngầm:
• Khai thác chủ yếu ở trong vùng kiến tạo Cacbonat và Bazan.
• Phía Bắc khai thác ở độ sâu 50 đến 100m, phía Nam là 100 đến 200m.
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước và những vấn đề về sử dụng và bảo vệ tài nguyên
nước.
Chất lượng nước :
- Dòng phù sa:
+ Sông suối của nước ta chịu ảnh hưởng của lượng phù sa nên độ đục lớn:
• TB hàng năm,thải ra biển 200 triệu tấn/năm riêng Sông Hồng 100 triệu tấn.
• Độ đục: 50-400g/m3, Sông Hồng: 1.000 g/m3.
- Nước bị nhiễm mặn:
• Đất phèn ở khu vực phía Nam.
• Sông bị nhiễm mặn ở khu vực phía Bắc.
- Mực nước dao động lớn: Là nguyên nhân dẫn đến chất lượng nước không ổn định, gây khó
khăn cho việc thiết kế và xây dựng hệ thống cấp thoát nước.
- Ô nhiễm nước:
• Do nước phải sinh hoạt, sản xuất.
• Do chất thải công nghiệp, do giao thông (vận tải thuỷ,...)
Các vấn đề về sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước:
- Nguồn nước dồi dào: Trữ lượng nước lớn ~ 1 tỉ km3 nước.
Trung bình 17.000 m3/người năm, gấp 3 lần hệ số đảm bảo nước trên thế giới.
- Các vấn đề bất cập:
• Quy hoạch sử dụng nước;
• Phòng chống thiên tai;
• Chống ô nhiễm nguồn nước;
• Nhiễm mặn nước mặn và ảnh hưởng dến nước ngầm;
• Thể chế chặt chẽ, nghiêm minh:Luật môi trường(2014); Tài nguyên nước (2012), văn bản
dưới luật…
• Năng lực quản lý còn yếu.
6. Các nguyên tắc trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước.
a. Nguyên tắc 1: Nước ngọt là tài nguyên hữu hạn, không tài nguyên nào có thể thay thế được,
rất thiết yếu để duy trì cuộc sống, phát triển xã hội và môi trường
Nhận thức nước là một tài nguyên hữu hạn không phải là vô hạn như trước đây quan niệm, đặt ra
trong quản lý và sử dụng nước phải hạn chế các sự thất thoát và phải coi nước là một tài sản tự
nhiên chính yếu cần thiết phải duy trì đem lại những lợi ích mong muốn và bền vững.
b. Nguyên tắc 2: Phát triển và bảo vệ tài nguyên nước phải dựa trên phương pháp tiếp cận có sự
tham gia của tất cả các thành phần bao gồm những người dùng nước, người lập quy hoạch và
người xây dựng chính sách ở các cấp.
Nguyên tắc nhấn mạnh sự tham gia thật sự của các thành phần liên quan là một phần của quá
trình ra quyết định. Có sự tham gia thể hiện ở các khía cạnh như cộng đồng dân cư tập hợp nhau
lại để chọn cách sử dụng cũng như quản lý cung cấp nước, hoặc bầu một cách dân chủ các cơ
quan quản lý phân phối nước.
c. Nguyên tắc 3: Phụ nữ có vai trò trung tâm trong việc cung cấp, quản lý và bảo vệ nguồn nước.
Nguyên tắc 3 đã nhấn mạnh lại vai trò của người phụ nữ và chỉ rõ cần phải có những cơ chế
thích hợp để nâng cao khả năng tiếp cận của phụ nữ tham gia vào QLTHTNN. Nguyên tắc này
cũng chỉ rõ trong QLTHTNN cần phải có nhận thức đầy đủ về giới tính, cụ thể là phải xem xét
cách thức của các xã hội khác nhau ấn định vai trò xã hội, kinh tế, văn hoá của nam giới và phụ
nữ để từ đó xây dựng phương thức tham gia đầy đủ và hiệu quả của phụ nữ ở mọi cấp vào việc ra
quyết định trong quản lý và bảo vệ nguồn nước.
c. Nguyên tắc 4: Nước có giá trị kinh tế trong mọi hình thức sử dụng và cần phải được xem như
một loại hàng hoá có lợi ích kinh tế.
Trong QLTHTNN cần phải tính toán đầy đủ giá trị của nước bao gồm giá trị kinh tế và giá trị
nội tại của tài nguyên nước, và tạo cơ chế cho người dùng nước có đủ khả năng sử dụng nước và
trả đủ các chi phí cho việc mua nước cũng như trách nhiệm của họ trong bảo vệ nguồn nước. .
Câu 7 :Trình bày chức năng quản lý có liên quan đến tài nguyên nước của một số Bộ ở Việt
Nam.
Câu 8: Trong Bộ Tài nguyên Môi trường, các cục, vụ, viện nào liên quan đến quản lý tài nguyên
nước.

• Vụ Môi trường: Xây dựng các chiến lược, kế hoạch và tiêu chuẩn về môi trường, và xây
dựng báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm.
• Cục Bảo vệ Môi trường: thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. 3
chi cục vùng hiện đang trong quá trình thành lập.
• Vụ thẩm định và đánh giá tác động môi trường: chịu trách nhiệm xây dựng và ban hành
các chính sách, khung pháp lý cho hoạt động đánh giá đánh giá tác động môi trường và đánh giá
môi trường chiến lược bao gồm đánh giá sau thẩm định và đánh giá về mặt môi trường các kế
hoạch phát triển lưu vực sông.
• Cục Quản lý Tài nguyên Nước: Quản lý nhà nước về Tài nguyên nước, bao gồm cả Hội
đồng quốc gia về tài nguyên nước, tiến hành kiểm kê, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về tài
nguyên nước.
• Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam: Quản lý nhà nước và tiến hành khảo sát về địa
chất, tài nguyên khoáng sản, bao gồm cả nước khoáng.
• Vụ Khí tượng Thuỷ văn: Quản lý nhà nước về các hoạt động khí tượng thuỷ văn, bao gồm
xây dựng các chính sách, tiêu chuẩn và quy trình, tiến hành khảo sát các thông số nền và quản lý
dữ liệu.
• Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Quốc gia: Phân tích dữ liệu và cung cấp thông tin về khí
tượng thuỷ văn, thực hiện dự báo thời tiết.
• Viện Nghiên cứu Địa chất và Tài nguyên khoáng sản
• Viện Khí tượng thuỷ văn
Câu 9 : Lũ lụt và hạn hán ảnh hưởng đến tài nguyên nước như thế nào.
- Sau mưa lũ nguồn nước thường bị bẩn, ô nhiễm do các chất thải từ cống rãnh, bùn đất, xác
động vật chết,… lẫn vào nước nước sông, suối, ao hồ. Gây ra thiếu nước sạch sinh hoạt.
Nguồn nước nhiễm bẩn khiến vi khuẩn, vi-rút và ký sinh trùng có điều kiện sinh sôi, phát,
dẫn đến lan truyền mầm bệnh. Các bệnh dễ mắc phải như bệnh về da (mẩn ngứa, viêm da,
viêm nang lông,…), các bệnh về đường ruột và đường tiêu hóa các bệnh về mắt,....
- Hạn hán làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
nền nông nghiệp. Hậu quả là sản lượng và nguồn cung cấp lương thực bị đe dọa, một lượng
lớn dân số trên trái đất đang và sẽ chịu cảnh đói khát. Hạn hán làm người dân không có đủ
nước sinh hoạt gây ra rất nhiều hệ quả xấu.

Câu 10 : Vấn đề suy kiệt và ô nhiễm nguồn nước hiện nay diễn ra như thế nào.
Đối với tài nguyên nước, sự suy kiệt nguồn nước đang diễn ra nhanh chóng ở hầu hết các
quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở các nước nghèo và các nước đang phát triển, trong đó có Việt
Nam. Biểu hiện của sự suy kiệt nguồn nước là:
 Nhiều sông suối trở nên nghèo nàn về lượng nước;
 Có sông suối trở nên khô kiệt hẳn; quá trình sa mạc hoá đang diễn ra nhanh chóng trong
các lưu vực;
 Nhiều ao hồ thiên nhiên bị lấp đi trong quá trình đô thị hoá; mức nước ngầm giảm rõ rệt
do việc khai thác nước ngầm quá mức.
- Nguồn nước còn bị ô nhiễm nghiêm trọng. Các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là:

 Nguồn thành thị, thông qua chất thải lỏng và chất thải rắn từ các khu đô thị không được
xử lý, xả thẳng vào nguồn nước;
 Nguồn nước thải không được xử lý hoặc xử lý sơ sài từ các khu công nghiệp các nhà
máy xí nghiệp, đặc biệt nước thải từ các ngành công nghiệp hoá học;
 Nguồn ô nhiễm từ các hoá chất trong nông nghiệp như thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột,
phân hoá học;
Và nguồn tự nhiên như xác cây mục rữa, tù đọng

Câu 11: Thông số vật lí hóa học sinh học


Thông số vật lý
Thông số vật lý bao gồm màu sắc, mùi, vị, nhiệt độ của nước, lượng các chất rắn lơ lửng
và hoà tan trong nước, các chất dầu mỡ trên bề mặt nước.
Phân tích màu sắc của nguồn nước cần phân biệt màu sắc thực của nước và màu sắc của
nước khi đã nhiễm bẩn. Nước tự nhiên không màu, khi nhiễm bẩn thường ngả sang màu sẫm. b.
Thông số hoá học
- Thông số hoá học phản ánh những đặc tính hoá học hữu cơ và vô cơ của nước.
+ Đặc tính hoá học hữu cơ của nước thể hiện bởi quá trình sử dụng ôxy hoà tan trong nước
của các loại vi khuẩn, vi sinh vật để phân huỷ các chất hữu cơ. Một số thông số thông dụng để
phản ánh như sau:
- Nhu cầu ôxy sinh học BOD (mg/l);
- Nhu cầu ôxy hoá học COD (mg/l);
- Nhu cầu ôxy tổng cộng TOD (mg/l);
- Tổng số các bon hữu cơ TOC (mg/l).
Trong các thông số, BOD là thông số quan trọng nhất, phản ánh mức độ nhiễm bẩn nước
rõ rệt nhất.
Đặc tính vô cơ của nước bao gồm độ mặn, độ cứng, độ pH, độ axit, độ kiềm, lượng chất
chứa các ion mangan (Mn), clo (CL), sunfat (SO 4), những kim loại nặng như thuỷ ngân (Hg), chì
(Pb), Crôm (Cr), đồng (Cu), kẽm (Zn), các hợp chất chứa nitơ hữu cơ, amôniac (NH 3, NO2, NO3)
và phốt phát (PO4).
c. Thông số sinh học
Thông số sinh học của chất lượng nước gồm loại và mật độ các vi khuẩn gây bệnh, các vi
sinh vật trong mẫu nước phân tích. Đối với nước cung cấp cho sinh hoạt yêu cầu chất lượng cao,
phải đặc biệt chú ý đến thông số này.
Câu 12: Xử lí nước thải trong điều kiện nhân tạo và tự nhiên:

- Xử lý nước thải trong điều kiện nhân tạo


Phương pháp xử lý nước thải trong điều kiện nhân tạo rất đa dạng, nhưng chúng thể phân
thành 4 dạng cơ bản: xử lý cơ học, hoá học, lý hoá và sinh hóa học.
Xử lý cơ học được áp dụng để tách ra khỏi nước thải các hợp chất hữu cơ và vô cơ trộn lẫn
không hoà tan bằng cách lắng, lọc, quay ly tâm, sàng. Lưới và sàng thường đóng vai trò bảo vệ
ngăn các hạt kích cỡ lớn như phế liệu sản xuất làm huỷ hoại công trình. Lọc sỏi dùng để tách
khỏi nước thải cát và các vật liệu lắng đọng. Để xử lý nước thải khỏi các hỗn hợp cơ học người
ta cũng áp dụng chu trình thuỷ nhờ nó tách ra các chất từ dòng chảy dưới tác động của lực ly
tâm, xuất hiện trong chuyển động quay của chất lỏng. Bởi lực ly tâm có thể lớn hơn hàng trăm
lần lực trọng trường và tăng tỷ lệ thuận với vân tốc lắng đọng của phần tử.
Xử lý hoá học và lý hoá được áp dụng để tách khỏi nước thải các hợp chất hoà tan vô cơ
mịn và các chất hữu co khó làm sạch bằng phương pháp sinh học bằng cách phân tích, lắng đọng
và phân huỷ nhờ các hợp chất hoá học, bằng việc kết hợp các phương pháp tác động vật lý và
hoá học.
Xử lý sinh hoá học thường được áp dụng để tách khỏi nước thải các chất phân tán thô.
Quá trình xử lý sinh hoá học có thể diễn ra cả trong điều kiện nhân tạo lẫn trong điều kiện tự
nhiên. Xử lý sinh hoá học trong điều kiện nhân tạo được thực hiện trong bể lọc sinh hoá học, bể
lọc sinh hoá học với cửa lấy nước thải phân tán, với sự truyền khí tự nhiên va nhân tạo trên bể
sinh học. Bể lọc sinh học là một bể chứa đổ đầy bùn hoạt tính (bùn hoạt tính là một khối
các chất thành phần khoáng và hữu cơ nhiều vi khuẩn).
b) Xử lý nước thải trong các điều kiện tự nhiên
Xử lý sinh hoá học được thực hiện trên các cánh đồng đất tưới, đồng lọc, trên các khu vực
tưới dưới đất, trong các vũng sinh học và kênh xử lý. Trong mọi trường hợp, quá trình xử lý diễn
ra vô hại trong đất và nước dưới sự tham gia của các quá trình tự nhiên.
Đồng đất tưới là một diện tích chuyên dụng trên đó tiến hành xử lý nước thải chỉ định các
cây trồng khác nhau. Khi không có cây trồng, các khoảnh đất này được gọi là đồng lọc. Phường
pháp xử lý nước thải bằng đất trong thời gian gần đây rất được chú ý, điều đó giải thích bằng khả
năng giải quyết đồng thời nhiệm vụ nbảo vệ nươc khỏi nhiễm bẩn và tăng cường sản xuất nông
nghiệp.
Biện pháp công trình
Biện pháp công trình thúc đẩy việc bảo vệ tài nguyên nước khỏi nhiễm bẩn, có thể phân ra
các dạng nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy công.
Biện pháp lâm nghiệp là trồng các thực vật cây gỗ và thân bụi trong phần thượng lưu và
trung lưu của lưu vực, làm giảm dòng chảy mặt và làm giảm quá trình xói mòn do nước.
Nhóm biện pháp nông nghiệp gồm tiến hành chuẩn xác các công tác nhà nông.
Biện pháp thủy công: chủ yếu là điều tiết chế độ nước, không khí của đất và thổ nhưỡng để
trồng các loại cây trồng khác nhau, cần phải giữ đất khỏi bị mất các chất dinh dưỡng. Biện pháp
này bao gồm việc gìn giữ các thung lũng, các sườn đồi và chỗ bồi khỏi bị phá hủy.
Câu 13: Quá trình tự làm sạch của nước tự nhiên
Nước thải không được xử lý hay xử lý một phần đổ vào các đối tượng nước dẫn tới sự thay
đổi các tính chất vật lý và thành phần hóa học của chúng, làm thay đổi chất lượng nước nhiễm
bẩn nước.
Trong nước thải sinh hoạt và nước bị nhiễm bẩn diễn ra các quá trình phức tạp dẫn tới việc
hoàn lại trạng thái tự nhiên của sông, hồ và hồ chứa. Trong mối quan hệ đó, các vật chất tập
trung hay không tập trung ở trạng thái lơ lửng hay hòa tan đổ vào thủy vực bởi nước thải, Các
chất hòa tan tập trung không chịu tác động bởi một quá trình chuyển hóa nào, nồng độ của chúng
giảm chỉ do sự pha loãng (quá trình thủy động lực).
Trong quá trình tự làm sạch khối nước, các chất lơ lửng trong nước thải sẽ lắng xuống đáy.
Tự làm sạch khối nước khỏi các chất hòa tan không tập trung do kết quả pha loãng cũng như các
tác động tương hỗ với các thành tố khác chúa trong nước .
Bên cạnh các nhân tố thủy văn trong các quá trình làm sạch tự nhiên vai trò quan trọng
thuộc về các quá trình lý hóa và sinh hóa.
Quá trình hóa học trong nước tự nhiên gắn chặt với quá trình sinh học và thường khó phát
biểu đâu là kết thúc một quá trình và bắt đầu quá trình khác
Vai trò quyết định trong liên hợp này là các quá trình sinh học, tuy nhiên các quá trình lý
hóa là thống trị khi trong nước có mặt các chất nhiễm bẩn mịn bậc cao hoặc tạo nên các điều
kiện bất lợi cho sự sống của các cơ thể sống và thủy sinh vật hoạt động, khi đó quá trình sinh học
được sử dụng tối thiểu.
Quá trình lý hóa và sinh hóa chuyển dịch các chất nhiễm bẩn trong các đối tượng nước
được tiến hành trong nhiều tổ chức nghiên cứu khoa học ở nước ta.

14 a. Nhu cầu cho các dịch vụ cấp nước


- Sử dụng giá cả như là một công cụ cho quản lý nhu cầu, gồm có giá nước trên
đơn vị thể tích cấp nước hoặc thoát nước thải trên cơ sở chi phí sử dụng hoặc chi phí cận
biên, song song với tăng tỉ lệ từng khối. Nơi có giá theo mùa vụ hạn hán thì phải gánh
chịu thêm.
- Thực hiện biện pháp kỹ thuật có hiệu quả để giảm bớt tổn thất trong quá trình
cung cấp nước. Nó bao gồm thay đổi đường ống dẫn nước, đòi hỏi tiết kiệm trong các
thiết bị dùng nước trong nhà, chương trình bảo vệ và kiểm soát rò rỉ của đường ống, bảo
đảm sự vận hành và duy tu tốt.
- Lựa chọn các phương tiện kỹ thuật mới và tái chế để giảm tỉ lệ nước cho công
nghiệp, đặc biệt là quá trình làm lạnh.
- Sử dụng các phương tiện để kiểm soát nước tưới, bao gồm tưới nhỏ giọt, tưới
phun, tuyến kênh, song song với các phương tiện thể chế như thay đổi hệ thống luật nước
để khuyến khích sử dụng nước tưới có hiệu quả.
- Dùng nước ở mức thấp cho các mục đích sinh hoạt, thương mại, công nghiệp. Sử
dụng nước hơi mặn và nước thải được xử lý cho các mục đích không phải dùng để uống
thường được lắp đặt đi đôi với hệ thống cung cấp nước.
+ Giảm sự ô nhiễm từ các hoạt động của con người
Giảm sự nhiễm bẩn ở các nguồn, thông qua thay đổi quá trình sản xuất, khôi phục sản
phẩm phụ, tái sử dụng nước thải, sử dụng các chỉ bảo kỹ thuật, quy định và thực hiện, chính sách
giá, khuyến khích thuế.
Thông qua chính sách trả chi phí làm ô nhiễm, như thu thuế chất thải ra sông để đạt được
mục đích giảm sự nhiễm bẩn, và cấp tiền cho việc làm sạch phần nhiễm bẩn còn lại.
Lắp đặt các phương tiện vệ sinh ở các vùng nông thôn và đô thị có thu nhập thấp, như bao
gồm dân chúng tham gia quy hoạch và lắp đặt và duy trì các phương tiện có chi phí thấp đáp ứng
tiêu chuẩn tối thiểu.
Giảm sự nhiễm bẩn của nước từ các hoạt động của nông nghiệp, đồng cỏ, lâm nghiệp bằng
giảm sự bồi lắng do xói mòn, giảm sử dụng phân bón và thuốc sâu, giảm sự nhiễm mặn từ nước
tưới quay trở lại.
Câu 15: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về sử dụng nước ở Sing
Nguồn nước ngọt tự nhiên của Sing được cho là ít nhất thế giới nên ở Sin chủ yếu tập trung
vào 4 nguồn nước chính: thứ nhất là nguồn nước được nhập khẩu từ Malaysia, thứ 2 là nguồn
nước được thu từ nước mưa, thứ 3 là nguồn nước mới NEWater, thứ 4 là nguồn nước được lọc từ
nước biển. Tình trạng lệ thuộc vào nguồn nước ngọt nhập khẩu kéo dài trong nhiều năm đã gây
những tổn thất nặng cho nền kinh tế. Trước thực trạng đó, chính phủ Singapore xem chính sách
tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ngọt là quốc sách hàng đầu. Chiến lược tiết kiệm, tái tạo nguồn
nước ngọt và sạch được đặt ra và thực hiện bằng nhiều biện pháp gắn với lộ trình phát triển cụ
thể của đất nước. “7 biện pháp tiết kiệm nước”, gồm: (1) kiểm tra hóa đơn nước hàng tháng để
có biện pháp tiết giảm; (2) chỉ xối nước cần thiết khi tắm; (3) mở lượng nước vừa đủ khi rửa rau,
rửa bát; (4) chỉ giặt máy giặt khi đủ công suất máy; (5) dùng nước xả của máy giặt để rửa bồn
cầu, sàn nhà vệ sinh; (6) không để cho nước rò rỉ ở các van và mối nối dù chỉ một giọt; (7) chỉ
dùng ½ lượng nước trong bồn xả có thể làm sạch cầu sau khi đi vệ sinh.
Bài học kinh nghiệm cho việt nam là:
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền tiết kiệm nước. Ở nước ta hiện nay, nguồn nước ngọt và
sạch trong tự nhiên đang ngày càng bị suy kiệt, việc tiết kiệm nước là hết sức cần thiết. Công tác
tuyên truyền phải làm cho mỗi người dân nhận thức sâu sắc rằng: tài nguyên nước không phải là
vô tận; tiết kiệm nước là việc làm tiện ích cho bản thân, tiết kiệm cho xã hội và bảo vệ môi
trường sống; tiết kiệm nước là cách sản xuất và tiêu dùng nước thông minh
- Nước ta có thể học tập “7 biện pháp tiết kiệm nước” của Singapore để giảm thiểu lãng phí nước
trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình và cá nhân.
- Nên có chính sách khuyến khích các nhà khoa học, các thế hệ trẻ… thực hiện nghiên cứu, sáng
tạo và áp dụng công nghệ hiện đại vào việc bảo tồn, sử dụng tiết kiệm và phát triển tài nguyên
nước
- Nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng tiết kiệm nguồn nước, xây dựng ý thức tự quản và
thực hành tiết kiệm cho mỗi người dân
- Nhà nước đầu tư xây dựng một số nhà máy lọc nước trọng điểm, áp dụng công nghệ hiện đại,
kiện toàn hệ thống dẫn nước, giảm tối đa tình trạng nứt, vỡ đường ống dẫn nước. Nước ta có thể
tận dụng tài trợ của các công ty và tổ chức ngoài nước tiến tới xây dựng nhà máy lọc nước biển,
chưng cất nước ngọt
16. Bài học kinh nghiệm cho VN về sử dụng tài nguyên nước ở Israel
- Học tập và phổ biến kinh nghiệm tưới cây của người Israel trong các cơ sở sản xuất nông
nghiệp. Công nghệ tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa của quốc gia này đã được áp dụng ở một số cơ
sở trồng hoa, thanh long và rau sạch ở Ninh Thuận, Đà Lạt và thành phố Hồ Chí Minh… Muốn
đạt được mục tiêu tiết kiệm nước, Nhà nước cần có những giải pháp hỗ trợ để việc áp dụng công
nghệ này trở nên phổ biến khắp cả nước.
- Với nước thải công nghiệp và đô thị, Nhà nước đầu tư xây dựng các nhà máy áp dụng công
nghệ tái sinh nước của isarel. Các khu vực đông dân cư, khu vực cần nhiều nước để sản xuất có
thể phân loại nước tái sinh để sử dụng. Nếu thực hiện tốt, chúng ta vừa tiết kiệm được nguồn
nước ngọt và sạch, vừa giảm được những tác hại từ nước thải đến môi trường.
- Học tập về xây dựng bể chứa nước ngọt để khắc phục sự suy giảm lượng nước từ các hồ chứa
tự nhiên

- Áp dụng phí nước thải, chế tài xử phạt đối với các hành động phát thải không tuân thủ quy
định; Không khuyến khích phát triển các hoạt động sử dụng nhiều nước

- Nước ta có thể tận dụng tài trợ của các công ty và tổ chức ngoài nước tiến tới xây dựng nhà
máy lọc nước biển, chưng cất nước ngọt

17. Bài học kinh nghiệm cho VN về sử dụng tài nguyên nước ở Úc
- Nhà nước có chính sách hỗ trợ lắp đặt các phương tiện sử dụng tiết kiệm nước. Chúng ta có thể
học tập một số kinh nghiệm của người Úc khi lắp đặt các phương tiện tiết kiệm nước trong nhà,
khách sạn và nơi làm việc như: thay vòi hoa sen, lắp máy giặt, bồn cầu có chức năng tiết kiệm
nước.
- Vận động, tuyên truyền nhân dân sử dụng nhiều biện pháp tiết kiệm nước gắn với sinh hoạt
hàng ngày của mỗi cá nhân như: tắm không quá 4 phút/ngày; xả nước bồn cầu bằng nút tiết kiệm
nước; gắn miếng nút chặn lavabo khi rửa tay hoặc rửa rau…
- Nước ta có thể tận dụng tài trợ của các công ty và tổ chức ngoài nước tiến tới xây dựng nhà
máy lọc nước biển, chưng cất nước ngọt
- Học tập về cách quản lý chặt nguồn cung cấp nước. Chính phủ Úc đề ra 5 mức tiết kiệm
nước, mức cao nhất là 140 lít/người/ngày. Mỗi mức tiết kiệm áp dụng cho từng địa phương
khác nhau dựa vào thực tế phát triển và điều kiện cung cấp nước tại đó. Nước tưới cây và
nước sinh hoạt được bơm theo giờ cố định hàng ngày.
18. Bài học kinh nghiệm cho VN về sử dụng tài nguyên nước ở Mỹ và Châu Âu

Cách thức quản lý tài nguyên nước của Cộng hòa Pháp được thể hiện tập trung ở quản lý lưu
vực sông. Mô hình Ủy ban lưu vực sông gắn kết trách nhiệm giữa Chính phủ, chính quyền
địa phương với cộng đồng dân cư và các doanh nghiệp trên lưu vực sông, trong đó đặc biệt
coi trọng vai trò của người dân và của các doanh nghiệp trong việc tham gia vào công tác
quản lý cũng như giải quyết các vấn đề về nguồn nước và xử lý ô nhiễm nguồn nước và
những hoạt động khác làm hủy hoại đến nguồn nước hoặc làm biến đổi tính chất vật lý, hóa
học, sinh vật học đối với nước mặt, nước dưới đất, dưới biển; phục hồi chất lượng và tái tạo
các nguồn nước; phát triển và bảo vệ nguồn nước tự nhiên; làm tăng giá trị kinh tế của nước
và phân bố nguồn nước bằng việc thu tiền nước để sử dụng vào việc cấp nước và xử lý ô
nhiễm nguồn nước;…

LVS : lưu vực sông

Châu Âu

- Thực hiện Quản lý tài nguyên và môi trường nước theo lưu vực sông (LVS) nhằm đối phó
với những thách thức về sự khan hiếm nước, sự gia tăng tình trạng ô nhiễm và suy thoái các
nguồn tài nguyên và môi trường của các LVS

 - Giảm thiểu phát thải và cải thiện chất lượng nước sông;

- Tăng cường quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế, tài chính để định hướng các cơ sở
sản xuất, kinh doanh;

- Xây dựng lộ trình tiếp cận đạt đến tiêu chuẩn thải, BVMT;

- Áp dụng phí nước thải, chế tài xử phạt đối với các hành động phát thải không tuân thủ quy
định; Không khuyến khích phát triển các hoạt động sử dụng nhiều nước (đô thị và khu công
nghiệp) có quy mô lớn trong LVS. Khuyến khích xử lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nước;

- Xây dựng hệ thống thông tin và quan trắc môi trường phù hợp, hiệu quả để cung cấp kịp
thời, chính xác hiện trạng môi trường cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý để xây dựng các
chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và BVMT phù hợp, tối ưu cho từng khu vực
cụ thể và toàn bộ lưu vực; lập kế hoạch quản lý tổng hợp LVS, quản lý vùng, trong đó có sự
phối hợp đồng bộ của các bên liên quan trong giải quyết các vấn đề giảm thiểu phát thả

Mỹ

1. Sử dụng Đồng hồ đo/Đo lường/Quản lý việc sử dụng nước giúp phân tích các cơ hội tiết
kiệm. Điều này cũng đảm bảo thiết bị hoạt động chính xác và được bảo trì đúng cách để giúp
ngăn ngừa lãng phí nước do rò rỉ hoặc hỏng hóc thiết bị cơ khí.

2. Thay đồ đạc trong nhà vệ sinh thành các thiết bị tiết kiệm nước,

3, Có thể học tập cách sử dụng tưới tiêu và cảnh quan thông minh bằng nước
Trồng các loài thực vật bản địa và chịu hạn giảm thiểu nhu cầu tưới bổ sung. Việc sử dụng nước
cho cảnh quan cũng có thể giảm từ 10 đến 20 phần trăm bằng cách kiểm toán nước tưới tiêu. Có
thể đầu tư thêm về bộ điều khiển tưới tiêu dựa trên thời tiết được gắn nhãn WaterSense hoặc
cảm biến độ ẩm của đất chỉ được sử dụng để tưới nước khi cây cần..

4. Thu hồi nước mưa: Hệ thống thu hồi thu nước mưa từ mái nhà và chuyển hướng nó vào bể
chứa. Nước này được sử dụng để xả nhà vệ sinh, cung cấp cho tháp giải nhiệt và tưới cảnh quan.

You might also like