You are on page 1of 78

MỞ ĐẦU

Ngày nay mọi thứ đều phát triển, kinh tế- đời sống- xã hội ... và nhu cầu của

con người về vật chất tinh thần cũn tăng cao. Trong đời sống hàng ngày, nhu cầu sử

dụng nước của con người cũng là một vấn đề cấp bách cần thiết và quan trọng, nhất

là việc sử dụng nước sạch. Chính vì thế việc tìm một nguồn nước đủ để xử lí và cung

cấp cho người dân sử dụng là một vấn đề cần thiết và quan trọng đối với các kỹ sư môi

trường như chúng em . Nguồn nước thiên nhiên là một hướng giải quyết tốt nhất hiện

nay mà chúng em nghĩ tới cho việc cung cấp nước cho các hộ dân sử dụng.

Nước thiên nhiên được dùng làm nguồn nước cung cấp cho ăn uống sinh hoạt

và công nghiệp có chất lượng rất khác nhau.

2+ 2+
Đối với nước ngầm, hàm lượng Fe và Mn thường vượt quá tiêu chuẩn

cho phép.

Đối với nước mặt thì thường nhiễm các bởi các chất hữu cơ, hàm lượng cặn

lơ lửng cao… .Chính vì vậy, trước khi đưa vào để sử dụng thì chúng em cần xử lý

chúng.

Từ sự đa dạng của các nguồn nước mặt mà công nghệ xử lý ngày càng phát

triển cho phù hợp với yêu cầu đặt ra.

Với đồ án Kỹ thuật xử lý nước cấp, sinh viên chúng em được tự tìm hiểu, làm

quen và tính toán những công nghệ, từ đó giúp sinh viên chúng em có thể hiểu sâu

hơn về ngành học mà mình đang theo đuổi.


Trong quá trình làm đồ án, chúng em đã rút ra được nhiều điều bổ ích. Nhóm

chúng em xin chân thành cảm ơn thầy đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn nhóm

chúng em hoàn thành tốt môn đồ án Kỹ thuật xử lý nước cấp.

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn cô đã hướng dẫn !

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NGUỒN NƯỚC

MẶT HIỆN NAY


1.1. Tổng quan về nguồn nước mặt
Tài nguyên nước mặt: nước phân bố trên mặt trái đất, nước trong các đại

dương, sông, suối, ao hồ, đầm lầy, ... Đặc điểm của tài nguyên nước mặt là chịu ảnh

hưởng lớn từ điều kiện khí hậu và các tác động khác do hoạt động kinh tế của con

người;
Nước mặt dễ bị ô nhiễm và thành phần hóa lý của nước thường bị thay đổi;
Khả năng hồi phục trữ lượng của nước nhanh nhất ở vùng thường có mưa.
Tài nguyên nước mặt (dòng chảy sông ngòi) của một vùng lãnh thổ hay một

quốc gia là tổng của lượng dòng chảy sông ngòi từ ngoài vùng chảy vào và lượng

dòng chảy được sinh ra trong vùng (dòng chảy nội địa).
Tổng lượng dòng chảy sông ngòi trung bình hàng năm của nước ta bằng

khoảng 847 km3, trong đó tổng lượng ngoài vùng chảy vào là 507 km 3 chiếm 60%

và dòng chảy nội địa là 340 km3, chiếm 40%.


Nếu xét chung cho cả nước, thì tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối

phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới,

trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới. Tuy
nhiên, một đặc điểm quan trọng của tài nguyên nước mặt là những biến đổi mạnh

mẽ theo thời gian (dao động giữa các năm và phân phối không đều trong năm) và

còn phân bố rất không đều giữa các hệ thống sông và các vùng.
Tổng lượng dòng chảy năm:

Sông Mê Kông bằng khoảng 500 km 3, chiếm tới 59% tổng lượng dòng chảy

năm của các sông trong cả nước


Sông Hồng 126,5 km3 (14,9%)
Sông Đồng Nai 36,3 km3 (4,3%)

Sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp xỉ nhau,

khoảng trên dưới 20 km3 (2,3 - 2,6%)


Các hệ thống sông Kỳ Cùng, Thái Bình và sông Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng

9 km3 (1%)
Các sông còn lại là 94,5 km3 (11,1%).
Một đặc điểm quan trọng nữa của tài nguyên nước sông của nước ta là phần

lớn nước sông (khoảng 60%) lại được hình thành trên phần lưu vực nằm ở nước

ngoài, trong đó hệ thống sông Mê Kông chiếm nhiều nhất (447 km3, 88%).
Nếu chỉ xét thành phần lượng nước sông được hình thành trong lãnh thổ nước

ta, thì hệ thống sông Hồng có tổng lượng dòng chảy lớn nhất (81,3 km3) chiếm

23,9%, sau đó đến hệ thống sông Mê Kông (53 km3, 15,6%), hệ thống sông Đồng

Nai (32,8 km3, 9,6%).


Bảng 1: Những đặc điểm khác nhau giữa nước ngầm và nước mặt

Thông số Nước bề mặt Nước ngầm

Nhiệt độ Thay đổi theo mùa Ổn định

Hàm lượng chất rắn lơ Thường cao và thay đổi


Thấp hoặc hầu như không có
lửng theo mùa
Thay đổi theo chất lượng Ít thay đổi, cao hơn nước bề
Chất khoáng hòa tan
đất, lượng mưa mặt ở cùng một vùng

Hàm lượng sắt ( Fe2+)


Rất thấp, trừ dưới đáy hồ Thường xuyên có
mangan ( Mn2+)

Thường rất thấp hoặc gần Thường xuất hiện ở nồng độ


Khí CO2 hòa tan
bằng không cao

Khí O2 hoà tan Thường gần bão hòa Thường không tồn tại

Thường xuất hiện ở các


Khí NH3 thường có
nguồn nước nhiễm bẩn

Khí H2S Không Thường có

Thường có ở nồng độ trung


SiO2 Thường có ở nồng độ cao
bình

Thường ở nồng độ cao, do


NO 3 - Thường thấp
phân bón hóa học

Vi trùng (nhiều loại gây Các vi trùng do sắt gây ra


Các vi sinh vật
bệnh) virut các loại và tảo thường xuất hiện
1.2. Nhu cầu sử dụng nước sạch ở Việt Nam:
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và sự gia tăng dân số, nhu cầu dùng nước

cho sinh hoạt, sản xuất công nông nghiệp sẽ tăng lên mạnh mẽ trong tất cả các

vùng. Theo kết quả đánh giá năm 1999, tổng lượng nước cần dùng của cả

nước chiếm khoảng 8,8% tổng lượng dòng chảy năm tương ứng với tần suất

75%, tăng lên tới 12,5% vào năm 2000 và 16,5% vào khoảng năm 2010.
Tổng lượng nước dùng để tưới cho cây trồng khá lớn, từ 41 km3 (chiếm

89,8%) năm 1985, tăng lên 46,9 km3 (năm 1990) và 60 km3 năm 2000 (chiếm

85%).
Lượng nước cần dùng trong mùa cạn rất lớn, nhất là lượng nước dùng cho

nông nghiệp.
Tổng lượng nước cần dùng trong mùa cạn năm 2000 đạt tới 70,7 km3, chiếm

khoảng 42,4% tổng lượng nước có khả năng cung cấp trong mùa cạn (bao gồm

nước sông, nước dưới đất và nước do các hồ chứa điều tiết), hay 51% tổng

lượng dòng chảy mùa cạn tương ứng với tần suất 75%. Vào khoảng năm 2010,

tổng lượng nước cần dùng trong mùa cạn tới 90 km3, chiếm khoảng 54% tổng

lượng nước có thể cung cấp hay 65% tổng lượng dòng chảy trong mùa cạn

tương ứng với tần suất 75%. Đặc biệt, ở không ít vùng và lưu vực sông, lượng

nước cần dùng có thể gấp vài lần tổng lượng nước có thể cung cấp, tức là

chẳng những vượt quá xa ngưỡng lượng nước cần có để duy trì sinh thái mà

còn không có nguồn nước tại chỗ để cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất.
Nước ta hiện nay nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng do sự phát triển dân số

và mức sống ngày càng tăng. Tuỳ thuộc vào mức sống của người dân và tuỳ

từng vùng mà nhu cầu sử dụng nước là khác nhau


Định mức cấp nước:

 cho dân đô thị là 150 lít/người/ngày (qua điều tra, tại khu vực nội thành Hà

Nội, lượng nước tiêu thụ khoảng từ 150 đến 200 lít/người/ngày)
 cho khu vực nông thôn (nói chung) là 40 – 70 lít/người.ngày.
 Riêng khu vực các huyện ngoại thành Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, mật độ

dân cư đông đúc, dân trí cao, kinh tế phát triển lượng nước tiêu thụ cho mỗi

người dân đạt ≈ 150 lít/người/ngày.

Nguồn nước cung cấp cho nước sinh hoạt ở nước ta chủ yếu là nguồn nước

mặt được lấy từ các sông, hồ ..., sau khi qua xử lý sẽ dẫn đến các hộ dân, các khu

công nghiệp. Hiện nay, hơn 60% tổng công suất các trạm cấp nước tại các đô thị và

khu công nghiệp trên cả nước dùng nguồn nước mặt với tổng lượng nước khoảng 3
triệu m3/ ngày đêm. Con số này còn tăng lên nhiều trong những năm tới nhằm cung

cấp cho các đô thị và khu công nghiệp ngày càng mở rộng và phát triển.
Dự kiến 50 năm nữa nuớc ta sẽ rơi vào tình trạng thiếu nước trầm trọng. Sự

biến đổi của khí hậu toàn cầu sẽ dẫn đến sự suy giảm của nguồn nuớc. Các kết quả

nghiên cứu gần đây ở việt Nam cho thấy tổng lượng nuớc mặt của nuớc ta vào năm

2025 chỉ bằng khoảng 96%, đến năm 2070 xuống còn khoảng 90% và năm 2100

còn khoảng 86% so với hiện nay. Với tốc độ phát triển dân số như hiện nay thì đến

2025 lượng nước mặt tính bình quân đầu nguời ở nứơc ta chỉ đạt khoảng 2.830

m3/người.năm. Tính cả lượng nuớc từ bên ngoài chảy vào thì bình quân đạt 7.660

m3 /người.năm.

Tài nguyên nước tại Việt Nam phân bố không đều giữa các vùng. Trên 60%

nguồn nước tập trung ở đồng bằng sông Hồng (lưu vực sông Mê Kông) trong khi

toàn phần lãnh thổ còn lại chỉ có gần 40% lượng nước nhưng lại chiếm 80% dân số

cả nước và trên 90% khối lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Đặc biệt

các địa phương vùng miền Đông Nam Bộ và lưu vực Đồng Nai – Sài Gòn, lượng

nước bình quân đầu người chỉ đạt khoảng 2.900 m3/người.năm, bằng 28% so với

mức trung bình của cả nước.


Bên cạnh đó, tài nguyên nước của Việt Nam cũng phân bố không đều theo

thời gian trong năm và giữa các năm. Lượng nước trung bình trong 4 đến 5 tháng

mùa mưa chiếm khoảng 75 – 85% trong khi những tháng mùa khô (kéo dài đến 7 –

8 tháng) lại chỉ có khoảng 15 – 25% lượng nước của cả năm.


Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao không

đi đôi với việc làm tốt công tác bảo vệ môi trường đã gây ra những ảnh hưởng tiêu

cực tới tài nguyên nước ở nước ta. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt ngày càng

tăng về mức độ và quy mô, một số khu vực đồng bằng đã có biểu hiện ô nhiễm do

các chất hữu cơ khó phân huỷ và hàm lượng vi khuẩn cao. Các biểu hiện suy thoái,

cạn kiệt nguồn nước đang trở nên rõ rệt và phổ biến ở nuớc ta.
1.2.1. Đánh giá nguồn nước mặt của Việt Nam
Nước ta có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, trong đó phải kể tới các sông

lớn, trong đó có hệ thống sông Mê Kông, tiếp theo là hệ thống sông Hồng, Đồng

Nai, sông Mã, sông Cả, sông Hương, sông Thái Bình, sông Thu Bồn, …, với diện

tích lưu vực mỗi sông trên 10.00 km2, lưu lượng các sông chính vào khoảng 880

Km3/năm.
Lượng mưa trung bình hàng năm 1960 mm, tạo ra nước tái tạo được khoảng

324 km3/năm.
Mật độ sông phân bố không đều, phụ thuộc vào điều kiện địa hình, khí hậu của

từng địa phương.


Nhìn chung , các sông ở nước ta có trữ lượng lớn có khả năng cung cấp cho

các đối tượng dùng nứơc trước mắt và cho tương lai.Tuy nhiên để đảm bảo sử dụng

nguồn nước mặt đựơc lâu dài cần phải có chiến lược sử dụng hợp lý và bảo vệ

nguồn nước mặt do các tác động của con người gây ra.
Ngoài nguồn nước mặt là các sông, hồ thì ở miền núi nguồn nước suối cũng

đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho người dân vùng cao. Nguồn nước

suối có trữ lượng nước và chất lượng nước thay đổi theo mùa. Mùa mưa nước có độ

đục lớn, chứa cặn và cũng chứa nhiều chất hữu cơ. Tuy vậy nhưng tính chất của cặn

khác nước sông. Cặn ở đây là cặn thô, dễ lắng đọng, thời gian lắng nhanh hơn nước

sông.
1.2.2. Đặc điểm của nguồn nước mặt:
1.2.2.1. Nước sông
Chất lượng nước sông ở Việt Nam thay đổi theo mùa và theo vùng địa lý.

Do dòng chảy bào mòn bề mặt khu vực tạo nên các chất trôi theo dòng chảy gồm

cát, bùn, phù sa,...

Nước sông có hàm luợng cặn cao vào mùa mưa. Tổng lượng cặn do các sông

đổ ra biển trung bình hằng năm khoảng 200 – 250 triệu tấn, trong đó 90% đựơc tạo

ra vào mùa lũ. Vào mùa lũ, độ đục cao, hàm lượng cặn lớn và thay đổi theo từng

thời kỳ. Độ đục cao nhất xuất hiện trong tất cả các tháng của mùa lũ. Các tháng mùa

cạn, khi các sông có vận tốc dòng chảy nhỏ nhất thì nước có độ đục nhỏ nhất, đôi
khi độ đục gần đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt và ăn uống theo tiêu chuẩn cấp nước

cho các đô thị.


Thành phần chính của nước sông:
- Khoáng chất: Hàm lượng khoáng chất của các sông ở Việt Nam còn thấp
( 200 – 500 mg/L);
- Độ pH: Nước ở các sông chính có độ kiềm trung tính (7 – 8);
- Độ cứng: Nước thuộc nước mềm;
- Hàm lượng các ion chính: Chủ yếu là các ion Ca 2+, Mg2+, K+, SO42-, Cl-,

HCO3-, ......
1.2.2.2. Nước hồ
Nước ta có nhiều hồ tự nhiên như hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc ... và một số hồ nhân

tạo để phục vụ việc tưới tiêu cho nông nghiệp. Đặc biệt một số hồ có dung tích tích

trữ nước lớn của các công trình thuỷ điện Thác Bà, Hoà Bình, Sơn La ...
Nhìn chung các hồ tự nhiên có trữ lượng nhỏ, chỉ một vài hồ lớn có khả năng

cung cấp nước cho các đối tượng vừa và nhỏ. Các hồ thuỷ điện có khả năng cung

cấp cho các đối tượng lớn.


Nước hồ có hàm lưọng cặn nhỏ hơn nước sông vì đã được lắng tự nhiên và

khá ổn định. Tuy nhiên hàm lượng cặn cũng dao động theo mùa, mùa mưa có hàm

lượng cặn lớn, mùa khô hàm lượng cặn nhỏ, có hồ độ (tổng độ đục) trong gần đảm

bảo tiêu chuẩn độ trong của nước sinh hoạt và ăn uống. Sự dao động về chất lượng

nước thường xảy ra ở các vùng ven bờ và phụ thuộc vào địa hình của vùng ven bờ.

Vùng xa bờ và giữa hồ có chất lượng nước ổn định hơn.


Nước hồ có độ màu cao do: rong, rêu, tảo. Hàm lưọng chất hữu cơ trong hồ

thường cao do xác động thực vật ở quanh hồ gây nên.


Nhìn chung chất lượng nước hồ tốt, dây chuyền công nghệ xử lý nước có thể

đơn giản hơn công nghệ xử lý nước sông, lượng hoá chất dùng để keo tụ ít, do vậy

giá thành xử lý nước hồ thường rẻ hơn nước sông.


1.3. Chỉ tiêu về chất lượng nước
1.3.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ của nước là đại lượng phụ thuộc vào điều kiện môi trường và khí

hậu. Nhiệt độ có ảnh hưởng không nhỏ đến các quá trình xử lý nước và nhu cầu tiêu

thụ. Nước mặt thường có nhiệt độ thay đổi thổi theo nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ

của nguồn nước mặt dao động rất lớn (4 - 40 0C) phụ thuộc vào thời tiết và độ sâu

nguồn nước.
1.3.2. Độ màu
Độ màu thường do các chất bẩn trong nước tạo nên. Các hợp chất sắt, mangan

không hoà tan làm nước có màu nâu đỏ, các chất mùn humic gây ra màu vàng, còn
các loại thuỷ sinh tạo cho nước màu xanh lá cây. Nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải

sinh hoạt hay công nghiệp thường có màu xanh hoặc đen.
Đơn vị đo độ màu thường dùng là platin – coban. Nước thiên nhiên thường có

độ màu thấp hơn 200CoPt.


1.3.3. Độ đục
Nước là một môi trường truyền ánh sáng tốt. Khi trong nước có các vật lạ như

các chất huyền phù, các hạt cặn đất cát, các vi sinh vật,...khả năng truyền ánh sáng

bị giảm đi. Nước có độ đục lớn chứng tỏ có chứa nhiều cặn bẩn. Đơn vị đo độ đục

thưòng là mg SiO2/lít, NTU, FTU; trong đó đơn vị NTU và FTU là tương đương

nhau. Nước mặt thường có độ đục 20 -100 NTU, mùa lũ có khi cao đến 500 – 600

NTU. Nước cấp cho ăn uống thường có độ đục không vượt quá 5 NTU.
Hàm lượng chất rắn lơ lửng cũng là một đại lượng tương quan đến độ đục của

nước.
1.3.4. Mùi vị
Mùi vị trong nước thường do các hợp chất hoá học, chủ yếu là là các hợp chất

hữu cơ hay các sản phẩm từ các quá trình phân huỷ vật chất gây nên. Nước thiên

nhiên có thể có mùi đất, mùi tanh, mùi thối. Nước sau khi tiệt trùng với các hợp

chất clo có thể bị nhiễm mùi clo hay clophenol.


Tuỳ theo thành phần và hàm lượng các muối khoáng hoà tan, nước có thể có

các vị mặn, ngọt, chát, đắng, ...

1.3.5. Độ dẫn điện


Nước có độ dẫn điện kém. Nước tinh khiết ở 2000C có độ dẫn điện là 4,2μS/m
( tương ứng điện trở 23,8MΩ/cm). Độ dẫn điện của nước tăng theo hàm lượng

các chất khoáng hoà tan trong nước và dao động theo nhiệt độ.
1.3.6. Độ pH
Độ pH là chỉ số đặc trưng cho nồng độ ion H+ có trong dung dịch, thường

được dùng để biểu thị tính axit và tính kiềm của nước.
Độ pH của nước có liên quan đến sự hiện diện của một số kim loại và khí hoà

tan trong nước. Ở độ pH < 5, tuỳ thuộc vào điều kiện địa chất, trong một số nguồn

nước có thể chứa sắt, mangan, nhôm ở dạng hoà tan và một số loại khí như CO 2,

H2S tồn tại ở dạng tự do trong nước. Độ pH được ứng dụng để khử các hợp chất

sunfua và cacbonat có trong nước bằng biện pháp làm thoáng. Ngoài ra khi tăng pH

và có thêm tác nhân oxy hoá, các kim loại hoà tan trong nước chuyển thành dạng

kết tủa và dễ dàng tách ra khỏi nước bằng biện pháp lắng, lọc.
1.3.7. Độ cứng
Độ cứng của nước là đại lượng biểu thị hàm lượng các ion canxi và magiê có

trong nước. Trong kỹ thuật xử lý nước sử dụng ba loại khái niệm độ cứng.
Độ cứng toàn phần biểu thị tổng hàm lượng các ion canxi và magiê có trong

nước;
Độ cứng tạm thời biểu thị tổng hàm lượng các ion Ca 2+, Mg2+ trong các muối

cacbonat và hydrocacbonat canxi, hydrocacbonat magiê có trong nước;


Độ cứng vĩnh cửu biểu thị tổng hàm lượng các ion Ca 2+, Mg2+ trong các muối

axit mạnh của canxi và magie.


Độ cứng:
 < 50 mg CaCO3/l : nước mềm;

 50 – 150 mg CaCO3/l : nước trung bình;


 150 – 300 mg CaCO3/l : nước cứng;

 > 300 mg CaCO3/l : nước rất cứng.


1.3.8. Độ kiềm
Độ kiềm toàn phần là tổng hàm lượng của các ion hyrocacbonat (HCO 3-),

hyđroxyl (OH-) và ion muối của các axit khác.


Ở nhiệt độ nhất định, độ kiềm phụ thuộc vào độ pH và hàm lượng khí CO 2 tự

do có trong nước.
Độ kiềm là một chỉ tiêu quan trọng trong công nghệ xử lý nước. Để xác định

độ kiềm thường dùng phương pháp chuẩn độ mẫu nước thử bằng axit clohydric.
1.3.9. Các chỉ tiêu vi sinh vật
Có ba nhóm vi sinh chỉ thị ô nhiễm trong phân :
1. Nhóm coliform đặc trưng là Escherichia Coli ( E.Coli);
2. Nhóm Streptococci đặc trưng là Streptococcus faecalis;
3. Nhóm Clostridia khử sunfit đặc trưng là Clostridium perfringents.
Đây là nhóm vi khuẩn thường xuyên có mặt trong phân người, trong đó E.Coli

là loại trực khuẩn đường ruột, có thời gian bảo tồn trong nước gần giống những vi

sinh vật gây bệnh khác. Sự có mặt của E.Coli chứng tỏ nguồn nước đã bị nhiễm bẩn

phân rác và có khả năng tồn tại các loại vi trùng gây bệnh khác. Số lượng E.Coli

nhiều hay ít tuỳ thuộc vào mức độ nhiễm bẩn phân rác của nguồn nước.
1.4. Chất lượng nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt
Theo tiêu chuẩn QCVN 01:2009/BYT “ Quy chuẩn kỹ thuật quốc

gia về chất lượng ăn uống” phải đạt được những chi tiêu về lí hóa học và vi

trùng như sau:


Bảng 2: Chất lượng nước cấp cho sinh hoạt ăn uống
Giới hạn tối đa
STT Chỉ tiêu Đơn vị
cho phép

1 Màu sắc TCU 15

2 Mùi vị - Không có mùi

3 Độ đục NTU 2

4 Clo dư mg/l 0,3-0,5

5 pH - 6,0 - 8,5

6 Hàm lượng Amoni mg/l 3

7 Hàm lượng Sắt mg/l 0,3

8 Chỉ số KMnO4 mg/l 4

Độ cứng tính theo


9 mg/l 300
CaCO3

10 Hàm lượng Clorua mg/l 250

11 Hàm lượng Florua mg/l 1.5


12 Hàm lượng Asen mg/l 0,01

E.coli
13 Vk/ 100ml 0
hoặcColiform

1.5. Lựa chọn nguồn nước và phương pháp xử lý


1.5.1. Lựa chọn nguồn nước
Chất lượng nguồn nước có một ý nghĩa rất quan trọng cho quá trình xử lý

nước, do vậy trong những điều kiện cho phép cần chọn nguồn nước có chất tốt nhất

để có được hiểu quả cao trong quá trình xử lý. Khi lựa chọn nguồn nước cấp, ta nên

dựa theo tiêu chuẩn TCXD 233:1999 do bộ xây dựng ban hành để quyết định.
Chất lượng nguồn nước quyết định dây chuyền xử lý. Lựa chọn một dây

chuyền xử lý nước phải phù hợp với từng nguồn nước, ví dụ như thành phần độ bẩn

và bản chất của nó, sổ lượng nước nguồn và độ tin cậy của nguồn nước…. chọn

công nghệ xử lý nước cụ thể phải mang tính khả thi. Các phân tích về hóa học, lý

học vi trùng rất cần thiết để có đầy đủ thông tin về nguồn nước và để thấy được các

điều kiện tiếp theo.


Dựa vào hướng dẫn về các tiêu chuẩn chung, các thông số cặn chú ý khi khi

lựa chọn nước bao gồm:

 Nồng độ cặn lơ lửng trong nước quyết định đến dây chuyền công nghệ. Một

phần dựa vào thông số này người ta quyết định có nên sử dụng quá trình keo tụ tạo

bông hay không, có công đoạn lắng hay là có tất cả các quá trình thông thường.
 Hàm lượng cacbon hữu cơ hòa tan COD, thể tích các hạt cặn trong nước tỷ

lệ thuận với nồng độ các chất muối có trong nước, với nồng độ axit humic. Nếu

COD cao thì phải dùng cacbon hoạt tính để hấp thụ COD cho nhiều chất keo tụ để

phá vỡ trạng thái ổn định của COD.


 Các chất hữu cơ có gây ra nhiều loại chất lơ lửng trong nước, từ những phân

tử hữu cơ lớn như các chất muối, protein...cho đến các chất nhỏ như virus, vi trùng,

tảo,... chúng thường gây ra màu trong nước. Gần đây các chất mùn được xem như

có chứa các chất độc trihalogenmetan là chât gây bệnh cấp tính, mãn tính và ác tính

trong nước.
 Nếu các chất hữu cơ như phenol, hóa chất bảo vệ thực vật hoặc chất tẩy rửa

ở nồng độ không cho phép thì phải có quá trình oxi hóa sơ bộ vìchúng không

thể tách bằng các xử lý thông thường.


 Nếu hàm lượng NO3, NH4+ có giá trị cao thì phải xử lý sơ bộ bằng quá trình

khử nitrat, khử amon hoặc phải dùng phản ứng oxi hoá như quá trình tinh lọc khô.
1.5.2. Lựa chọn phương pháp xử lý nguồn nước cấp
Chọn lựa công nghệ xử lý nước phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng và đặc

trưng của nguồn nước thô, yêu cầu chất lượng nước cấp và công suất trạm nước cấp

cần xử lý. Hầu hết các chất bẩn trong nước có kích thước từ milimet đến nanomet

hoặc nhỏ hơn. Các kích thước nhỏ hơn được gọi là keo tụ (10 -4– 10-6mm), hệ keo

gồm các khoáng chất các chất keo phù du kết hợp với vi trùng, tảo virus, polyme

sinh học và các phân tử lớn. Các hạt có kích thước nhỏ hơn 10 -6 mm là các chất hoà

tan gồm có ion, các phân tử vô cơ đơn giản và các tổ hợp.


Chất lượng nước của nguồn thay đổi theo vị trí và thời gian, từ chỗ này đến

chỗ khác và từ mùa này qua mùa khác, do vậy công nghệ xử lý nước và quá trình
vận hành cũng phải thay đổi dựa vào tính chất hóa lý, sinh học của nước thô. Trong

một nguồn nước, người ta cố giữ chất lượng nước đưa vào xử lý không thay đổi

theo mùa bằng các quá trình xử lý sơ bộ.


Lựa chọn công nghệ xử lý nước trước hết được tiến hành trong phòng thí

nghiệm để tìm ra các thông số tối ưu vá hóa chất sơ bộ, liều lượng sử dụng, chất xúc

tác, độ pH,... sau đó để đánh giá các thông số thiết kế và điều kiện vận hành tối ưu,

thử nghiệm công nghệ trên mô hình thực nghiệm cần thiết.
Các vấn đề cần để cập đến khi thiết kế quá trình xử lý nước bao gồm: chất

lượng nước thô, yêu cầu và tiêu chuẩn của nước sau xử lý. Dựa vào các số liệu đã

có, so sánh chất lượng nước thô và nước sau xử lý để quyết định cần tách gì ra khỏi

nước, chọn các thông số chính về chất lượng hóa chất nước và đưa ra kỹ thuật xử lý

cụ thể, chọn hoá chất và liều lượng hoá chất cần dùng, tối ưu hoá các điều kiện vận

hành cho từng bước xử lý và sắp xếp các bước xử lý cho thật hợp lý.
1.6. Tiêu chuẩn chất lượng nước cấp:
1.6.1. Chất lượng nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt:
Nước cấp cho ăn uống, sinh hoạt phải không màu, không mùi, không vị,

không chứa các chất độc hại, các vi trùng và các tác nhân gây bệnh. Hàm lượng các

chất hòa tan không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Theo tiêu chuẩn nước cấp

cho ăn uống và sinh hoạt phải có các chỉ tiêu chất lượng theo: “Tiêu chuẩn vệ sinh

ăn uống của Bộ Y tế số 01/2009/BYT/QĐ ngày 17- 06-2009”.

1.6.2. Chất lượng nước cấp cho sản xuất


Chất lượng nước cấp cho sản xuất đòi hỏi rất khác nhau, tùy thuộc vào mục

đích sử dụng của mỗi ngành công nghiệp, có thể chia thành các loại như sau:
 Nước cấp cho ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dệt, giấy, phim

ảnh,... yêu cầu chất lượng nước phải đạt như ăn uống sinh hoạt.
 Nước để làm nguội gần như là nhu cầu chung của của rất nhiều ngành công

nghiệp và chiếm một số lượng rất lớn (ví dụ: làm nguội các thiết bị hóa chất các lò

đúc gang, thiết bị ngưng tụ của nhà máy và tua bin hơi, thiết bị làm nguội không

khí,...) nước làm nguội yêu cầu hàm lượng cặn và độ cứng tạm thời nhỏ và nhiệt độ

càng thấp càng tốt.


 Nước cấp cho nồi hơi yêu cầu chất lượng nước cao. Nước không được có độ

cặn, độ cứng toàn phần rất nhỏ. Đối với nồi hơi có áp lực 13 - 16 at, độ cứng toàn

phần không được quá 0,10dH. Nồi hơi có áp lực 52 at, độ cứng toàn phần nhỏ hơn

0,050dH, và nổi hơi có áp lực lớn hơn 112at, độ cứng toàn phần luôn phải nhỏ hơn

0,010dH. Ngoài ra, phải hạn chế tới mức thấp nhất sự có mặt của các hợp chất axit

silic (H2SiO3).
1.7. Các phương pháp xử lý nguồn nước mặt
1.7.1. Xử lý nước cấp bằng phương pháp cơ học:
1.7.1.1. Hồ chứa và lắng sơ bộ
Chức năng của hồ chứa và lắng sơ bộ nước thô là tạo điều kiện thuận lợi cho

các quá trình tự làm sạch như: lắng bớt cặn lơ lửng, giảm lượng vi trùng do tác động

của các điều kiện môi trường, thực hiện các phản ứng oxy hóa do tác động của oxy

hòa tan trong nước, và làm nhiệm vụ điều hòa lưu lượng giữa dòng chảy từ nguồn

nước vào và lưu lượng tiêu thụ do trạm bơm nước thô bơm cấp cho nhà máy xử lý

nước.
1.7.1.2. Song chắn và lưới chắn rác
Song chắn và lưới chắn đặt ở cửa dẫn nước vào công trình thu làm nhiệm vụ

loại trừ vật nổi, vật trôi lơ lửng trong dòng nước để bảo vệ các thiết bị và nâng cao

hiệu quả làm sạch của các công trình xử lý. Vật nổi và vật lơ lửng trong nước có thể

có kích thước nhỏ như que tăm, hoặc nhành cây non khi đi qua máy bơm vào các

công trình xử lý có thể bị tán nhỏ hoặc thối rửa làm tăng hàm lượng cặn và độ màu

của nước. Song chắn rác có cấu tạo gồm các thanh thép tiết diện tròn cỡ 8 hoặc 10,

hoặc tiết diện hình chữ nhật kích thước 6x50 mm đặt song song với nhau và hàn vào

khung thép. Khoảng cách giữa các thanh thép từ 40 – 50 mm. Vận tốc nước chảy

qua song chắn khoảng 0,4 – 0,8 m/s. Song chắn rác được nâng thả nhờ ròng rọc

hoặc tời quay tay bố trí trong ngăn quản lý. Hình dạng song chắn rác có thể là hình

chữ nhật, hình vuông hoặc hình tròn. Lưới chắn rác phẳng có cấu tạo gồm 1 tấm

lưới căng trên khung thép. Tấm lưới đan bằng các dây thép đường kính 1 – 1,5 mm,

mắt lưới 2x2 – 5x5 mm. Trong một số trường hợp, mặt ngoài của tấm lưới đặt thêm

1 tấm lưới nữa có kích thước mặt lưới 25x25 mm đan bằng dây thép đường kính 2 –

3 mm để tăng cường khả năng chịu lực của lưới.


Song chắn rác
1.7.1.3. Bể lắng cát
Ở các nguồn nước mặt có độ đục lớn hơn hoặc bằng 250 mg/l sau lưới chắn,

các hạt cặn lơ lửng vô cơ, có kích thước nhỏ, tỷ trọng lớn hơn nước, cứng, có khả

năng lắng nhanh được giữ lại ở bể lắng cát. Nhiệm vụ của bể lắng cát là tạo điều

kiện tốt để lắng các hạt cát có kích thước lớn hơn hoặc bằng 0,2 mm và tỷ trọng lớn

hơn hoặc bằng 2,5 để loại trừ hiện tượng bào mòn các cơ cấu chuyển động cơ khí và

giảm lượng cặn nặng tụ lại trong bể tạo bông và bể lắng.


1.7.1.4. Quá trình lắng
Bể lắng có nhiệm vụ làm sạch sơ bộ trước khi đưa nước vào bể lọc để hoàn

thành quá trình làm trong nước. Theo chiều dòng chảy, bể lắng được phân thành: bể

lắng ngang, bể lắng đứng, bể lắng lớp mỏng, bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng, bể

lắng ly tâm.

 Lắng ngang
Để nghiên cứu quá trình lắng cặn ở bể lắng ngang, trước tiên xét chuyển

động của các hạt cặn tự do trong điều kiện chảy tầng lí tưởng. Lúc này quỹ đạo

chuyển động của các hạt cặn tự do là tổng hợp của lực rơi tự do và lực đẩy của dòng

nước theo phương năm ngang có dạng đường thẳng.


Trường hợp lắng nước có dùng chất keo tụ, quỹ đạo chuyển động của cac hạt

cặn là những đường cong có bán kính cong nhỏ hơn so với trường hợp lắng không

dùng chất keo tụ. Càng xa điểm xuất phát, kích thước hạt càng tăng lên do quá trình

va chạm, kết dính. Do đó tốc độ lắng cũng tăng lên. So với lắng không keo tụ, lắng

có keo tụ có hiệu quả lắng co hơn nhiều.


 Bể lắng ngang
Là loại nước chuyển động theo chiều ngang.
Có kích thước hình chữ nhật, làm bằng bê tông cốt thép.
Sử dụng khi công suất lớn hơn 300m3/ngàyđêm.
Cấu tạo bể lắng ngang: bộ phận phân phối nước vào bể; vùng lắng cặn; hệ

thống thu nước đã lắng; hệ thống thu nước xã cặn.


Có 2 loại bể lắng ngang: bể lắng ngang thu nước ở cuối và bể lắng ngang thu

nước đều trên bề mặt.

 Bể lắng đứng
Là loại nước chuyển động theo phương thẳng đứng từ dưới lên trên, còn các

hạt cặn rơi ngược chiều với chiều chuyển động của dòng nước từ trên xuống.
Khi xử lý nước không dùng chất keo tụ, các hạt keo có tốc độ rơi lớn hơn tốc

độ dâng của dòng nước sẽ lắng xuống được. Còn các hạt keo có tốc độ rơi nhỏ hơn

hoặc bằng tốc độ dâng của dòng nước, sẽ chỉ lơ lửng hoặc bị cuốn theo dòng nước

lên phía trên bể.


Khi sử dụng nước có dùng chất keo tụ, tức là trong nước có các hạt cặn kết

dính, thì ngoài các hạt cặn có tốc độ rơi bân đầu lớn hơn tốc độ rơi của dòng nước

lắng xuống được, còn các hạt cặn khác cũng lắng xuống được.
Nguyên nhân là do quá trình các hạt cặn có tốc độ rơi nhỏ hơn tốc độ dòng

nước bị đẩy lên trên, chúng đã kết dính lại với nhau và tăng dần kích thước, cho đến

khi có tốc độ rơi lớn hơn tốc độ chuyển động của dòng nước sẽ rơi xuống. Như vậy

lắng keo tụ trong bể lắng đứng có hiệu quả lắng cao hơn nhiều so với lắng tự nhiên.
Tuy nhiên hiệu quả lắng trong bể lắng đứng không chỉ phu thuộc vào chất keo

tụ, mà còn phụ thuộc vào sự phân bố đều của dong nước đi lên và chiều cao vùng

lắng phải đủ lớn thì các hạt cặn mới kết dính với nhau được.

Bể thường có dạng hình vuông hoặc hình tròn được xây bằng gạch hoặc bê

tông cốt thép.


Được sử dụng cho những trạm xử lý có công suất nhỏ hơn 3000m3/ ngàyđêm.
Ống trung tâm có thể là thép cuốn hàn điện hay bê tông cốt thép.
Bể lắng đứng hay bố trí kết hợp với bể phản ứng xoáy hình trụ.
Cấu tạo bể: vùng lắng có dạng hình trụ hoặc hình hộp ở phía trên và vùng

chứa nến cặn ở dạng hình nón hoặc hinh chóp ở phía dưới, Cặn tích lũy ở vùng

chứa nén cặn được thải ra ngoài theo chu kì bằng ống và van xả cặn .
Nguyên tắc làm việc bể: đầu tiên nước chảy vào ống trung tâm ở giữa bể, rồi

đi xuống dưới qua bộ phận hãm là triệt tiêu chuẩn động xoáy rồi vào bể lắng. Trong

bể lắng đứng, nước chuyển động theo chiều đứng từ dưới lên trên, cặn rơi từ trên

xuống đáy bể. Nước đã lắng trong được thu vào máng vòng bố trí xung quanh thành

bể và được đưa sang bể lọc.

 Bể lắng lớp mỏng


Bể lắng lớp mỏng có cấu tạo giống như bể lắng ngang nhưng khác với lang

ngang là trong vùng lắng của bể được đặt thêm các bảnh vách ngăn bằng thép

không rỉ hoặc bằng nhựa. Các bản vách ngăn này nghiêng một góc 45o ÷ 60o so với

mặt phẳng nằm ngang và song song với nhau.


Do có cấu tạo thêm các bản vách ngăn nghiêng, nên bể lắng lớp mỏng có hiệu

suất lắng cao hơn so với bể lắng ngang. Vì vậy kích thước bể lắng lớp mỏng nhỏ

hơn bể lắng ngang, tiết kiệm diện tích đất xây dựng và khối lượng xây dựng công

trình.
Tuy nhiên do phải đặc nhiều bản vách ngăn song song ở vùng lắng, nên việc

lắp ráp phức tạp và tốn vật liệu làm vách ngăn. Mặt khác do bể có chế độ làm việc

ổn định, nên đòi hỏi nước đã hòa trộn chất phản ứng cho vào bể phải co chất lượng

tương đối ổn định.


Vì vậy, trước mắt nên xử dụng bể lắng lớp mỏng cho những trạm xử lý có

công suất không lớn, khi xây mới, hoặc có thể sử dụng khi cần cải tạo bể lắng

ngang cũ để nâng công suất trong điều kiện diện tích không cho phép xây dựng

thêm công trình mới.


Theo chiều của dòng chảy, bể lắng lớp mỏng được chia làm 3 loại: bể lắng lớp

mỏng với dòng chảy ngang; bể lắng lớp mỏng với dòng chảy nghiêng cùng chiều;

bể lắng lớp mỏng với dòng chảy ngược chiều.

 Bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng


Nước cần xử lí sau khi đã trộn đều với chất phản ứng ở bể trộn ( không qua bể

phản ứng) đi theo đường ống dẫn nước vào, qua hệ thống phân phối với tốc độ thích

hợp vào ngăn lắng.


Khi đi qua lớp cặn ở trạng thái lơ lửng, các hạt cặn tự nhiên có trong nước sẽ

va chạm và kết dính với các hạt cặn lơ lửng và được giữ lại. Kết quả nước được làm

trong.
Thông thường ở lắng trong, tầng cặn lơ lửng gồm 2 ngăn: ngăn lắng và ngăn

chứa nén cặn. Lớp nước ở phía trên tầng cặn lơ lửng gọi là tầng bảo vệ. Nếu không

có tầng bảo vệ, lớp cặn lơ lửng sẽ bị cuốn theo dòng nước qua máng tràn làm giảm

hiệu quả lắng cặn.


Mặc khác để bể lắng trong làm việc được tốt, nước đưa vào bể phải có lưu

lượng và nhiệt độ ổn định.


Ngoài ra nước trước khi đưa vào bể lắng trong phải qua ngăn tách khí. Nếu

không trong quá trình chuyển động từ dưới lên trên, các bọt khí sẽ kéo theo các hạt

cặn tràn vào máng thu nước trong làm giảm chất lượng nước sau lắng.
Bể lắng trong có ưu điểm là không cần xây dựng bể phản ứng, bởi vì quá trình

phản ứng và tạo bông kết tủa xảy ra trong điều kiện keo tụ tiếp xúc, ngay trong lớp

cặn lơ lửng của bể lắng.


Hiệu quả xử lý cao hơn các bể lắng khác và tốn diện tích xây dựng hơn.

Nhưng bể lắng trong có kết cấu phức tạp, chế độ quản lí chặc chẽ, đòi hỏi công trình

làm việc liên tục suốt ngày đêm và rất nhạy cảm với dao động lưu lượng và nhiệt độ

của nước.
Bể lắng trong chỉ sử dụng cho các trạm xử lý có công suất đến 3000

m3/ngàyđêm

 Bể lắng li tâm
Nước cần xử lí theo ống trung tâm vào giữa ngăn phân phối , rồi được phân

phối vào vùng lắng. Trong vùng lắng nước chuyển động chậm dần từ tâm bể ra

ngoài. Ở đây cặn được lắng xuống đáy, nước trong thì được thu vào máng vòng và

theo đường ống sang bể lọc.


Bể lắng li tâm có dạng hình tròn, đường kính có thể tư 5m trở lên. Bể lắng li

tâm thường được sử dụng sơ lắng các nguồn nước có hàm lượng cặn cao ( lớn hơn

2000mh/l) với công suất lớn hơn howcj bằng 30.000 m3/ngàyđêm và có hoặc không

dùng chất keo tụ.


Bể lắng li tâm là loại trung gian giữ bể lắng ngang và bể lắng đứng. Nước từ

vùng lắng chuyển động từ trong ra ngoài và từ dưới lên trên. So với một số kiểu bể

lắng khác, bể lắng li tâm có một số ưu điểm sau: nhờ có thiết bị gạt bùn, nên đáy bể

có độ dốc nhỏ hơn so với bể lắng đứng ( 5 ÷ 8%), do đó chiều cao công tác bể nhỏ

(1,5 ÷ 3,5 m) nên thích hợp xây dựng ở những khu vực có mực nước ngầm cao.
Bể vừa làm việc vừa xả cặn liên tục nên khi xả cặn bể vẫn làm việc bình

thường. Nhưng bể lắng li tâm có kết quả lắng cặn kém hơn so với các bể lắng khác

do bể có đường kính lớn, tốc độ dòng nước chuyển động chậm dần từ trong ra

ngoài, ở vùng trong do tốc độ lớn, cặn khó lắng đôi khi xuất hiện chuyển động khối.
Mặc khác nước trong chỉ có thể thu vào bằng hệ thống máng vong xung quanh

bể nên thu nước khó đều. Ngoài ra hệ thống gạt bùn cấu tạo phức tạp và làm việc

trong điều kiện ẩm ướt nên chống bị hư hỏng.


1.7.1.5. Quá trình lọc
Bể lọc được dùng để lọc 1 phần hay toàn bộ cặn bẩn có trong nước tùy thuộc

vào yêu cầu đối với chất lượng nước của các đối tượng dùng nước. Quá trình lọc

nước là cho nước đi qua lớp vật liệu lọc với một chiều dày nhất định đủ để giữ lại

trên bề mặt hoặc giữa các khe hở của lớp vật liệu lọc các hạt cặn và vi trùng có

trong nước. Sau 1 thời gian làm việc, lớp vật liệu lọc bị chít lại, làm tăng tổn thất áp

lực, tốc độ lọc giảm dần. Để khôi phục lại khả năng làm việc của bể lọc, phải thổi

rửa bể lọc bằng nước hoặc gió, nước kết hợp để loại bỏ cặn bẩn ra khỏi lớp vật liệu

lọc.

 Phân loại bể lọc

 Theo tốc độ:


Bể lọc chậm: có tốc độ lọc 1-0.5m/h
Bể lọc nhanh: vận tốc lọc 5-15m/h
Bể lọc cao tốc: vận tốc lọc 33-100 m/h

 Theo chế độ làm việc:


Bể lọc trọng lực: hở, không áp
Bể lọc có áp lực: lọc kín
Tốc độ lọc là lượng nước được lọc qua 1 đơn vị diện tích bề mặt của bể lọc

trong một đơn vị thời gian (m/h). Chu kỳ lọc là khoảng thời gian giữa 2 lần rửa bể

lọc T (h). Để thực hiện quá trình lọc nước có thể sử dụng một số loại bể lọc có

nguyên tắc làm việc, cấu tạo lớp vật liệu và thông số vận hành khác nhau. Thiết bị

lọc có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau: theo đặc tính như lọc gián

đoạn và lọc liên tục; theo dạng của quá trình như làm đặc và lọc trong; theo áp suất

trong qua trình lọc như lọc chân không (áp suất 0,085 MPa), lọc áp lực (0,3 – 1,5

MPa) hay lọc dưới áp suất thủy tĩnh của cột chất lỏng.....
Trong các hệ thống xử lý nước công suất lớn không cần sử dụng các thiết bị

lọc áp suất cao mà dùng các bể lọc với vật liệu lọc dạng hạt. Vật liệu lọc có thể sử

dụng là cát thạch anh, than cốc, hoặc sỏi nghiền, thậm chí cả than nâu hoặc than gỗ.

Việc lựa chọn vật liệu lọc tùy thuộc vào loại nước thải và điều kiện địa phương.
Quá trình lọc xảy ra theo những cơ chế sau:
- Sàng lọc để tách các hạt rắn hoàn toàn bằng nguyên lý cơ học.
- Lắng trọng lực.
- Giữ hạt rắn theo quán tính.
- Hấp phụ hóa học.
- Hấp thụ vật lý.
- Quá trình dính bám.
- Quá trình lắng và tạo bông.
Thiết bị lọc với lớp hạt có thể được phân loại thành thiết bị lọc chậm, thiết bị

lọc nhanh, thiết bị lọc hở và thiết bị lọc kín. Chiều cao lớp vật liệu lọc trong thiết bị

lọc hở dao động trong khoảng 1 - 2m và trong thiết bị lọc kín từ 0,5 – 1m.
 Các loại bể lọc
Bể lọc chậm
Nước từ máng phân phối di vào bể qua lớp cát lọc vận tốc rất nhỏ ( 0.1 - 0.5

m/h). Lớp cát lọc được đỏ trên lớp sỏi đỡ, dưới lớp sỏi đỡ là hệ thống thu nước đã

lọc đưa sang bể chứa.


Bể lọc chậm có dạng hình chữ nhật hoặc vuông, bề rộng mỗi ngăn của bể

không được lớn hơn 6m và bề dày không lớn hơn 60m.


Số bể lọc không được ít hơn 2.
Bể lọc chậm có thể xây bằng gạch hoặc làm bằng bê tông cốt thép. Đáy bể

thường có độ đốc 5% về phía xả đáy.


Trước khi cho bể vào làm việc phải đưa nước vào bể qua ống thu nước ở phía

dưới và dân dần lên, nhầm dồn hết không khí ra khỏi lớp cát lọc. Khi mực nước

dâng lên trên mặt lớp cát lọc từ 20 ÷ 30 cm thìu ngừng lại và mở van cho nước

nguồn vào bể đến ngang cao độ thiết kế.


Mở van điều chỉnh tốc độ lọc và điều chỉnh cho bể lọc làm việc đúng tốc độ

tính toán. Trong quá trình làm việc, tổn thất qua bể lọc tăng dần lên, hàng ngày

phải điều chỉnh van thu nước một vài lần để đảm bảo tốc độ lọc ổn định. Khi tổn

thất áp lực đạt đến trị số giới hạn ( 1÷2m) thì ngừng vận hành để rửa lọc.
Bể lọc nhanh
Theo nguyên tắc cấu tạo và hoạt động, bể lọc nhanh bbao gồm bể lọc một

chiều và bể lọ 2 chiều. Trong bể lọc một chiều gồm 1 lớp vật liệu lọc hoặc hai hay

nhiều lớp vật liệu lọc.


Khi lọc: nước được được dẫn từ bể lắng sang, qua máng phân phối vào bể lọc,

qua lớp vật liệu ọc, lớp sỏi đỡ vào hệ thống thu nước trong và được đưa vào bể chứa

nước sạch.
Khi rửa: Nước rửa do bơm hoặc đài nước cung cấp, qua hệ thống phân phối

nước rửa lọc, qua lớp sỏi đỡ , lớp vật liệu lọc và kéo theo cặn bẩn tràn vào máng thu

nước rửa, thu về máng tập trung, rồi được xả ra ngoaig theo mương thoát nước.
Sau khi rửa, nước được đưa vào bể đến mực nước thiết kế, rồi cho bể làm việc.

Do cát mới rửa chưa được sắp xếp lại, độ rỗng lớn, nên chất lượng nước lọc ngay

sau khi rửa chưa đảm bảo, phải xả lọc đầu, không đưa ngay vào bể chứa.
Hiệu quả làm việc của bể lọc phụ thuộc vào chu kì công tác của bể lọc, tức là

phụ thuộc vào khoảng thời gian giữa 2 lần rửa bể. Chu kì công tác của bể lọc dài

hay ngắn phụ thuộc vào bể chứa. Thời gian xả nước lọc đàu quy định là 10 phút.
Bể lọc nhanh 2 lớp
Bể lọc nhanh 2 lớp, có nguyên tắc làm việc, cấu tạo và tính toán hoàn toàn

giống bể lọc nhanh phổ thông. Bể này chỉ khác bể lọc nhanh phổ thông là có 2 lớp

vật liệu lọc: lớp phía dưới là cát thạch anh, lớp phía trên là lớp than Angtraxit.
Nhờ có lớp vật liệu lọc phía trên có cỡ hạt lớn hơn nên độ rỗng lớn hơn. Do đó

sức chứa cặn bẩn của bể lắng lên từ 2 ÷ 2,5 lần so với bể lọc nhanh phổ thông. Vì

vậy có thể tăng tốc độ lọc của bể và kéo dài chu kì làm việc của bể.
Tuy nhiên khi rửa bể lọc 2 lớp vật liệu lọc thì cát và than rất dễ xáo trộn lẫn

nhau. Do đó chỉ dùng biện pháp rửa nước thuần túy để rửa bể lọc nhanh 2 lớp vật

liệu lọc.
Bể lọc sơ bộ
Bể lọc sơ bộ còn được gọi là bể lọc phá được sử dụng để làm sạch nước sơ bộ

trước khi làm sạch triệt để trong bể lọc chậm.


Bể lọc sơ bộ có nguyên tắc làm việc giống như bể lọc nhanh phỏ thông.
Số bể lọc sơ bộ trong 1 trạm không được nhỏ hơn 2.
Bể lọc áp lực
Bể lọc áp lực là một loại bể lọc nhanh kín, thường được chế tạo bằng thép có

dạng hình trụ đứng ( cho công suất nhỏ) và hình trụ ngang ( cho công suất lớn).
Bể lọc áp lực được sử dụng trong dây chuyền xử lí nước mặt có dùng chất

phản ứng khi hàm lượng cặn của nước nguồn đến 50mg/l độ màu đến 80 o với công

suất trạm xử lý đến 3000m 3/ngàyđêm, hay dùng trong dây truyền khử sắt khi dùng

ezecto thu khí với công suất nhỏ hơn 500m 3/ngàyđêm và dùng máy nén khí cho

công suất bất kì.


Do bể làm việc dưới áp lực, nên nước cần xử lý được đưa trực tiếp từ trạm

bơm cấp I vào bể, rồi đưa trực tiếp vào mạng lưới không cần trạm bơm cấp II.
Bể lọc áp lực có thể chế tạo sẵn trong xưởng. Khi không có điều kiện chế tạo

sẵn có thể dùng thép tấm hàn, ống thép … để chế tạo bể.
Nước được đưa vào bể qua 1 phễu bố trí ở đỉnh bể, qua lớp cát lọc, lớp đỡ vào

hệ thống thu nước trong, đi vào đáy bể và phát vào mạng lưới. Khi rửa bể, nước từ

đường ống áp lực chảy ngược từ dưới lên trên qua lớp cát lọc và qua phễu thu, chảy

theo ống thoát nước rửa xuống mương thoát nước dưới sàn.
Bể lọc tiếp xúc
Bể lọc tiếp xúc được sử dụng trong dây truyền công nghệ xử lí nước mặt có

dùng chất phản ứng đối với nguồn nước có hàm lượng cặn đến 150 mg/l, độ màu
đến 150o (thường là nước hồ) với công suất bất kì hoặc khử sắt trong nước ngầm

cho trạm xử lí có công suất đến 10.000 m3/ngàyđêm


Khi dùng bể lọc tiếp xúc, dây chuyền công nghệ xử lý nước mặt sẽ không cần

có bể phản ứng và bể lắng.


Hỗn hợp nước phèn sau khi qua bể trộn vào thẳng bể lọc tiếp xúc, còn dây

chuyền khử sắt sẽ không cần có bể lắng tiếp xúc, nước ngầm sau khi qua dàn mưa

hoặc thung quạt gió vào thảng bể lọc tiếp xúc.


Trong bể lọc tiếp xúc, quá trình lọc xảy ra theo chiều từ dưới lên trên. Nước đã

pha phèn theo ống dẫn nước vào bể qua hệ thống phân phối nước lọc, qua lớp cát

lọc rồi tràn vào máng thu nước và theo đường ống dẫn nước sạch sang bể chứa.
Bể lọc tiếp xúc có thể làm việc với tốc độ không đổi trong suốt một chu kì làm

việc hoặc với tốc độ lọc thay đổi giảm dần đến cuối chu kì sao cho tốc độ lọc trung

bình phải bằng tốc độ lọc tính toán.


Ưu điểm của bể lọc tiếp xúc: Khả năng chứa cặn cao, chu kì làm việc kéo dài.

Đơn giản hóa dây truyền công nghệ xử lí.


Nhược điểm: tốc độ lọc bị hạn chế nên diện tích bể lọc lớn. Hệ thống phân

phối hay bị tắt, nhất là trường hợp nước chứa nhiều sinh vật và phù du rong tảo.
1.7.2. Xử lý nước cấp bằng phương pháp hóa lý
1.7.2.1. Quá trình làm thoáng
Bản chất của quá trình làm thoáng là hòa tan oxy từ không khí vào nước để

oxy hóa sắt hóa trị II, mangan hóa trị II thành sắt hóa trị III, mangan hóa trị IV tạo

thành các hợp chất hydroxyl sắt hóa trị III và hydroxyl mangan hóa trị IV Mn(OH) 4

kết tủa dễ lắng đọng để khử ra khỏi nước bằng lắng, lọc. Làm thoáng để khử CO 2,

H2S có trong nước, làm tăng pH của nước, tạo điều kiện thuận lợi và đẩy nhanh quá
trình oxy hóa và thủy phân sắt và mangan, nâng cao công suất của các công trình

lắng và lọc trong quy trình khử sắt và mangan. Quá trình làm thoáng làm tăng hàm

lượng oxy hòa tan trong nước, nâng cao thế oxy hóa khử của nước để thực hiện dễ

dàng các quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong quá trình khử mùi và mùi của

nước.
Có 2 phương pháp làm thoáng:
- Đưa nước vào trong không khí: cho nước phun thành tia hay thành màng

mỏng chảy trong không khí ở các dàn làm thoáng tự nhiên, hay cho nước phun

thành tia và màng mỏng trong các thùng kín rồi thổi không khí vào thùng như ở các

dàn làm thoáng cưỡng bức.


- Đưa không khí vào nước: dẫn và phân phối không khí nén thành các bọt

nhỏ theo dàn phân phối đặt ở đáy bể chứa nước, các bọt khí nổi lên, nước được làm

thoáng.
- Hỗn hợp hai phương pháp trên: làm thoáng bằng máng tràn nhiều bậc và

phun trên mặt nước.


1.7.2.2. Quá trình keo tụ và phản ứng tạo bông cặn
Trong nguồn nước, một phần các hạt thường tồn tại ở dạng các hạt keo mịn

phân tán, kích thước của hạt thường dao động trong khoảng 0,1 – 0m. Các hạt này

không nổi cũng không lắng, và do đó tương đối khó tách loại. Vì kích thước hạt

nhỏ, tủ số diện tích bề mặt và thể tích của chúng rất lớn nên hiện tượng hóa học bề

mặt trở nên rất quan trọng. Theo nguyên tắc, các hạt nhỏ trong nước có khuynh

hướng keo tụ do lực hút VanderWaals giữa các hạt. Lực này có thể dẫn đến sự dính

kết giữa các hạt ngay khi khoảng cách giữa chúng đủ nhỏ nhờ sự va chạm. Sự va

chạm xảy ra do chuyển động Brown và do tác động của sự xáo trộn.
Tuy nhiên, trong trường hợp phân tán keo, các hạt duy trì trạng thái phân tán

nhờ lực đẩy tĩnh điện vì bề mặt các hạt mang tích điện, có thể là điện tích âm hoặc

điện tích dương nhờ sự hấp thụ có chọn lọc các ion trong dung dịch hoặc sự ion hóa

các nhóm hoạt hóa. Do đó, để phá tính bền của hạt keo cần trung hòa điện tích bề

mặt của chúng, quá trình này được gọi là quá trình keo tụ. Các hạt keo đã bị trung

hòa điện tích có thể liên kết với những hạt keo khác tạo thành bông cặn có kích

thước lớn hơn, nặng hơn và lắng xuống, quá trình này được gọi là quá trình tạo

bông.
Những chất keo tụ thường dùng nhất là các muối sắt và muối nhôm như:
- Al2(SO4)3, Al2(SO4)2.18H2O, NaAlO2, NH4Al(SO4)2.12H2O
- FeCl3, Fe2(SO4)2.2H2O, Fe2(SO4)2.7H2O.

 Muối nhôm: Trong các loại phèn nhôm, Al 2(SO4)3 được dùng rộng rãi

nhất do có tính hòa tan tốt trong nước, chi phí thấp và hoạt động có hiệu quả trong

khoảng pH = 5,0 – 7,5.


Khi sử dụng phèn nhôm cần lưu ý:
- pH hiệu quả tốt nhất với phèn nhôm là khoảng 5,5 – 7,5.
- Nhiệt độ của nước thích hợp khoảng 20 – 40oC.
- Ngoài ra, cần lưu ý đến: các thành phần ion có trog nước, các hợp chất

hữu cơ, liều lượng phèn, điều kiện khuấy trộn, môi trường phản ứng....

 Ưu điểm của phèn nhôm:


- Về mặt năng lực keo tụ ion nhôm, nhờ điện tích 3 +, có năng lực keo tụ

thuộc loại cao nhất trong số các loại muối có ít độc hại mà loài người biết.
- Muối nhôm ít độc, sẵn có trên thị trường và khá rẻ.
- Công nghệ keo tụ bằng phèn nhôm là công nghệ tương đối đơn giản, dễ

kiểm soát, phổ biến rộng rãi.

 Nhược điểm của phèn nhôm:


- Làm giảm đáng kể độ pH, phải dùng NaOH để hiệu chỉnh lại độ pH dẫn

đến chi phí sản xuất tăng.


- Khi quá liều lượng cần thiết thì hiện tượng keo tụ bị phá hủy làm nước

đục trở lại.


- Phải dùng thêm một số phụ gia trợ keo tụ và trợ lắng.
- Hàm lượng Al dư trong nước lớn so với khi dùng chất keo tụ khác và có

thể lớn hơn tiêu chuẩn với 0,2 mg/lít.


- Khả năng loại bỏ các chất hữu cơ tan và không tan cùng các kim loại

nặng thường hạn chế.


- Ngoài ra, có thể làm tăng lượng SO 42- trong nước thải sau xử lý là loại

có độc tính đối với vi sinh vật.

 Muối sắt: Các muối sắt được sử dụng làm chất keo tụ có nhiều ưu

điểm hơn so với các muối nhôm do:


- Tác dụng tốt hơn ở nhiệt độ thấp.
- Có khoảng giá trị pH tối ưu của môi trường rộng hơn.
- Độ bền lớn.
- Có thể khử mùi H2S.
Tuy nhiên, các muối sắt cũng có nhược điểm là tạo thành phức hòa tan có màu

do phản ứng của ion sắt với các hợp chất hữu cơ.
 Chất trợ keo tụ: Để tăng hiệu quả quá trình keo tụ tạo bông, người ta

thường sử dụng các chất trợ keo tụ. Việc sử dụng chất trợ keo tụ cho phép giảm liều

lượng chất keo tụ, giảm thời gian quá trình keo tụ và tăng tốc độ lắng của các bông

keo. Các chất trợ keo tụ nguồn gốc thiên nhiên thường dùng là tinh bột, dextrin

(C6H10O5)n, các ete, cellulose, dioxit silic hoạt tính (xSiO 2.yH2O). Các chất trợ keo

tụ tổng hợp thường dùng là polyacrylamit (CH 2CHCONH2)n. Liều lượng chất keo tụ

tối ưu sử dụng trong thực tế được xác định bằng thí nghệm Jartest.
1.7.2.3. Clo hóa sơ bộ
Clo hóa sơ bộ là quá trình cho clo vào nước trước bể lắng và bể lọc. Clo hóa

sơ bộ có tác dụng tăng thời gian khử trùng khi nguồn nước nhiễm bẩn nặng, oxy

hóa sắt hòa tan ở dạng tăng thời gian khử trùng khi nguồn nước nhiễm bẩn nặng,

oxy hóa sắt hòa tan ở dạng hợp chất hữu cơ, oxy hóa mangan hòa tan để tạo thành

các kết tủa tương ứng, oxy hóa các chất hữu cơ để khử màu, ngăn chặn sự phát triển

của rong, rêu, phá hủy tế bào của các vi sinh sinh ra chất nhầy, nhớt trên bề mặt bể

lọc.
1.7.2.4. Khử trùng nước
Khử trùng nước là khâu bắt buộc trong quá trình xử lý nước ăn uống sinh hoạt.

Mục đích là để tiêu diệt hoàn toàn những vi khuẩn có thể gây bệnh còn sót lại trong

quá trình xử lý nước. Trong nước thiên nhiên chứa rất nhiều vi sinh vật. Sau các quá

trình xử lý cơ học, nhất là nước sau khi qua bể lọc, phần lớn các vi trùng đã bị giữ

lại. Song để tiêu diệt hoàn toàn các vi trùng gây bệnh, cần phải tiến hành khử trùng

nước. Hiện nay có nhiều biện pháp khử trùng có hiệu quả như:

 Khử trùng bằng phương pháp hóa học


 Khử trùng bằng Clo và các hợp của Clo
Clo là một chất oxi hóa mạnh ở bất cứ dạng nào. Khi Clo tác dụng với nước

tạo thành axit hypoclorit (HOCl) có tác dụng diệt trùng mạnh. Khi cho Clo vào

nước, chất diệt trùng sẽ khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh vaatjvaf gây phản

ứng với men bên trong của tế bào, làm phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến vi

sinh vật bị tiêu diệt.


Khi cho Clo vào nước, phản ứng diễn ra như sau:
Cl2 + H2O  HOCl + HCl
Hoặc có thể ở dạng phương trình phân li:
Cl2 + H2O  H+ + OCl- + Cl-
Khi sử dụng Clorua vôi, phản ứng diễn ra nư sau:
Ca(OCl)2 + H2O  CaO + 2HOCl
2HOCl  2H+ + 22OCl-
pH của nước càng cao, hiệu quả khử trùng bằng Clo càng giảm.

 Khử trùng bằng Clo và ammoniac


Khi khử trùng bằng Clo, mà trong nước có chứa pheenol, để ngăn chặn mùi

Clophenol, phải đặt thiết bị để cho khí amoniac vào nước. Amoniac phải được bảo

quản trong bình hoặc thùng đặt tại kho tiêu thụ
Thiết bị amoniac hóa được bố trí trong buồng riêng, cách li với buồng định

liều lượng Clo và phải được trang bị cơ gới hóa để di chuyển các bình và thùng.

 Dùng ôzôn để khử trùng


Ôzôn là 1 chất khí có màu ánh tím ít hòa tan trong nước và rất độc hại đối với

con người. Ở trong nước, ôzôn phân hủy rất nhanh thành ỗi phân tử và nguyên tử.

Ôzôn có tính hoạt hóa mạnh hơm Clo, nên khả năng diệt trùng mạnh hơn Clo rất

nhiều lần.
Lượng ozon cần thiết cho vào nước không lớn. Thời gian tiếp xúc rất ngắn (5

phút), không gây mùi khó chịu cho nước kể cả khi trong nước có phenol.

 Khử trùng nước bằng tia tử ngoại


Tia tử ngoại hay còn gọi là tia cực tím, là các tia có bước sóng ngắn có tác

dụng diệt trùng rất mạnh.


Dùng các đèn bức xạ tử ngoại, đặt trong dòng chảy của nước. Các tia cực tím

phát ra sẽ tác dụng lên các phân tử protit của tế bào vi sinh vật, phá vỡ cấu trúc và

mất khả năng trao đỏi chất, vì thế chúng bị tiêu diệt. Hiệu quả khử trùng chit đạt

được triệt để khi trong nước không co các chất hữu cơ và cặn lơ lửng.
Các phương pháp khử trùng khác

 Khử trùng bằng siêu âm


Dùng dòng siêu âm với cường độ tác dụng lớn trong khoảng thời gian nhỏ

nhất là 5 phút, sẽ có thể tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật co trong nước.

 Khử trùng bằng phương pháp nhiệt


Dây là phương pháp cổ truyền. Đun sôi nước ở nhiệt độ 100oC có thể tiêu

diêu phần lớn các vi khuẩn có trong nước. Chỉ trừ nhóm vi khuẩn khi gặp nhiệt độ

cao sẽ chuyển sang dạng bào tử vững chắc


Tuy nhiên, nhóm vi khuẩn này chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Phương pháp đung sôi nước

tuy đơn giản, nhưng tốn nhiên liệu và cồng kềnh, nên chỉ dùng trong quy mô gia

đình.

 Khử trùng bằng Ion bạc


Ion bac thể tiêu diệt phần lớn vi trùng có trong nước. Với hàm lượng 2-10ion

g/l đã có tác dụng diệt trùng. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là : nếu

trong nước có độ màu cao, có chất hữu cơ, có nhiều loại muối … thì ion bạc không

phát huy được khả năng diệt trùng.


1.7.2.5. Quá trình xử lý ổn định nước
Mục đích của quá trình xử lý ổn định nước là giữ chi nước luôn ở môi trường

trung tính nhằm ngăn ngừa hiện tượng giảm chất lượng nước trong quá trình vận

chuyển, đồng thời ngăn ngừa quá trình xâm thực hoặc lắng cặn CaCO 3 trong hệ

thống đường ống cung cấp, phân phối nước. Nhiệm vụ của quá trình xử lý ổn định

nước là loại trừ khả năng xâm thực của CO 2 hoạt tính có trong nước, điều chỉnh độ

pH của nước.
1.7.2.6. Quá trình làm mềm nước
Độ cứng của nước chủ yếu là do sự có mặt của các ion Ca 2+ và Mg2+. Hai

thành phần trên không gây độc cho sức khỏe nhưng gây hại cho thiết bị như đóng

cặn trong ống dẫn nước, ảnh hưởng đến chất lượng nước. Để khử độ cứng của nước,

người ta dựa trên hai phương pháp sau:


- Khử cứng theo phương pháp kết tủa: Phương pháp này loại trừ Ca 2+ và

Mg2+ ra khỏi nước dựa trên cơ sở tan thấp của CaCO 3, MgCO3 và Mg(OH)2 và có

thể tách chúng ra bằng biện pháp lắng, lọc. Đây là phương pháp thường được sử

dụng trong xử lý nước cấp. Trên cơ sở đó người ta có các phương pháp làm mềm

nước như:

 Phương pháp hóa học

 Làm mềm nước bằng vôi


Làm mềm nước bằng vôi hay còn gọi là phương pháp khử độ cứng cacbonat

bằng vôi, được áp dụng khi cần phải giảm cả độ cứng và độ kiềm của nước.
Khi cho vôi vào nước, các phản ứng xảy ra theo trình tự sau:
2CO2 + Ca(OH)2  Ca(HCO3)2
Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2  2CaCO3 + 2H2O
Mg(HCO3)2 + 2Ca(OH)2  Mg(HCO3)2 + 2CaCO3 +

2H2O
2NaHCO3 + Ca(OH)2  CaCO3 + Na2CO3 + H2 O
Để tăng cường cho quá trình lắng cặn CaCO3 và Mg(OH)2 khi làm mềm nước

bằng vôi, pha thêm phèn vào nước. Do phản ứng làm mềm nước diễn ra ở pH lớn

hơn 9 nên không dùng được phèn nhôm, trong môi trường kiềm phèn nhôm tạo ra

aluminat hòa tan.


Để kiểm tra hiệu quả của trình làm mềm bằng vôi, chỉ cần xác định giá trị pH

sau khi pha vôi vào nước. Phản ứng sẽ diễn ra triệt để khi đã đạt đến sự cân bằng

bão hòa CaCO3 và Mg(OH)2 trong nước. Tương ứng với trạng thái bão hòa đó, độ

ổn định của nước phải được thể hiện ở một giá trị pH o nào đó. Tại trạng thái bão hòa

tự nhiên ứng với pHs của nước, tốc độ phản ứng lắng cặn diễn ra rất chậm. Để tăng

tốc độ lên, cần phải có một lượng dư ion OH biểu thị bằng giá trị pH. Như vậy giá

trị pHo sẽ có được biểu thị bằng công thức:


pHo = pHs + pH
Trong đó
pHo: độ pH bão hòa của nước ở cuối quá trình làm mềm.
pHs: có thể xác định bằng phương pháp Langlier để đánh giá độ ổn định của

nước.
 Làm mềm nước bằng vôi và sođa
Khi tổng hàm lượng các ion Mg 2+ và Ca2+ lớn hơn tổng hàm lượng các ion

HCO3- và CO32+ nếu sử dụng vôi được đọ cứng magie, nhưng độ cứng toàn phần

không giảm. Để khắc phục điều này, cho thêm sođa vào nước các phản ứng sẽ là:
MgSO4 + Ca(OH)2  Mg(OH)2 + CaSO4
MgCl2 + Ca(OH)2  Mg(OH)2 + CaCl2

CaSO4 + Na2CO3  CaCO3 + Na2SO4
CaCl2 + Na2CO3  CaCO3 + 2NaCl2
Như vậy ion CO32- của sođa đã thay thế ion của các axit mạnh tạo ra CaCO 3

kết tủa.

 Làm mềm nước bằng photphat


Khi cần làm mềm triệt để, sử dụng vôi và sođa vẫn chưa hạ độ cứng của nước

xuống được đến mức tối thiểu. Để đạt được điều này, cho vào nước Na 3PO4 sẽ khử

được hết các ion Ca2+ và Mg2+ ra khỏi nước ở dạng muối không tan theo phản ứng:
3CaCl2 + 2Na3PO4  Ca3(PO4)2 + 6NaCl
3MgSO4 + 2Na3PO4  Mg3(PO4)2 + 3Na2 SO4
3Ca(HCO3)2 + 2Na3PO4  Ca3(PO4)2 + 6NaHCO3
3Mg(HCO3)2 + 2Na3PO4  Mg3(PO4)2 + 6NaHCO3
Quá trình làm mềm nước bằng photphat chỉ diện ra ở nhiệt độ lớn hơn 100 oC.

Sau xử lý, độ cứng của nước giảm xuống còn 0,04 đến 0,05 mđlg/l. Do giá thành

của Na3PO4 cao nên thường chỉ dùng nó với liều lượng nhỏ sau khi đã làm mềm

bằng vôi và soda.

 Phương pháp nhiệt


Nguyên lý cơ bản của phương pháp là khu đun nóng nước, khí cacbonic hòa

tan sẽ bị khử hết thông qua sự bốc hơi, trạng thái cân bằng của các hợp chất

cacbonic sẽ chuyển dịch theo phương trình:


Ca(HCO3)2  CaCO3 + CO2 + H2O
Tuy nhiên đun sôi nước chỉ khử hết khí CO 2 và giảm độ cứng cabonat của

nước, trong nước vẫn còn một lượng CaCO3 hòa tan. Đối với magie quá trình lắng

cặn xảy ra qua hai bước, khi nhiệt độ nước đạt 18oC:
Mg(HCO3)2  MgCO3 + CO2 + H2O
Khi tiếp tục tăng nhiệt độ thì MgCO3 bị thủy phân:
MgCO3 + H2O  Mg(OH)2 + CO2
Như vậy khi đun nóng nước, độ cứng ccbonat sẽ giảm đi đáng kể. Nếu kết

hợp xử lý hóa chất với đun nóng, bông cặn tạo ra có kích thước lớn và lắng nhanh

do độ nhớt của nước giảm, đồng thời giảm được lượng hóa chất cần sử dụng.
Làm mềm nước bằng đun nóng thường chỉ áp dụng cho các hệ thống cấp

nước nóng công nghiệp như nước nồi hơi vì kết hợp sử dụng nhiệt lượng nhiệt dư

của nồi hơi. Các công trình làm mềm bao gồm: pha chế, và định lượng hóa chất,

thiết bị đung nống nước, bể lắng và bể lọc.


- Khử cứng theo phương pháp trao đổi ion: là biện pháp làm mềm nước

dựa trên cơ sở trao đổi ion. Nước được cho chảy qua cột lọc và ở đó, ion Ca 2+ và

Mg2+ được giữ lại trên cột lọc.


CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP

CHO KHU DÂN CƯ


2.1 Phân tích đề xuất công nghệ

Việc lựa chọn sơ đồ công nghệ cần xác định hiệu quả xử lí và giá trị kinh tế,

bao gồm:
Dựa vào lưu lượng thiết kế, thành phần và tính chất nguồn nước cung cấp.

Yêu cầu xử lí đạt tiêu chuẩn cấp nước cho ăn uống và sinh hoạt của bộ y tế.
Dựa vào điều kiện tự nhiên, khí tượng thuỷ văn tại khu vực

Quỹ đất, diện tích mặt bằng xây dựng .


Tình hình kinh tế và khả năng về tài chính.

Quy mô khu công nghiệp và xu hướng phát triển.


Tận dụng tối đa các công trình sẵn có.

Khả năng đáp ứng thiết bị cho hệ thống xử lý.


Chi phí đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành và bảo trì.
2.2 Sơ đồ dây chuyền công nghệ và thuyết minh công nghệ

Sơ đồ dây chuyền công nghệ 1


 Thuyết minh công nghệ:
Từ trạm bơm cấp 1, nước được đưa vào bể trộn đứng theo hướng từ dưới
lên, đồng thời hóa chất (chất keo tụ, chất kiềm hóa) cũng được đưa vào cùng lúc
đó. Tốc độ dòng nước đưa vào phía đáy v đ = 1 - 1,5 m/s nhằm tạo nên chuyến
động rối làm cho nước trộn đều với hóa chất. Sau đó nước tiếp tục sang bể lắng
ngang để loại bỏ lượng bông cặn. Nước thu được ở cuối bể lắng sẽ được chuyển
qua bể lọc nhanh. Tại bể lọc các hạt cặn và các vi trùng có trong nước sẽ được
giữ lại trên bề mặt hoặc các khe hở của lớp vật liệu lọc. Hàm lượng cặn còn lại
trong nước sau khi qua bể lọc phải đạt chuẩn cho phép (< 3 mg/l). Vì vậy lọc là
giai đoạn cuối cùng để làm trong nước triệt để.
Nước sau khi qua bể lọc được dẫn đến bể chứa nước sạch. Trên đường ống Clo sẽ
châm vào đủ để khử trùng nước và đảm bảo lượng Clo dư đạt chuẩn cho phép cấp cho ăn
uống sinh hoạt.

Sơ đồ dây chuyền công nghệ 2


THUYẾT MINH SƠ ĐỒ
Sơ đồ dây chuyền công nghệ theo phương án 2 thì bể lắng trong có ưu điểm là không cần
xây dựng bể phản ứng, bởi vì quá trình phản ứng và tạo bông kết tủa xảy ra trong điều
kiện keo tụ tiếp xúc, ngay trong lớp cặn lơ lững của bể lắng, do đó tiết kiệm được hóa
chất, dẫn đến tiết kiệm được chi phí xử lý. Hiệu quả xử lý cao hơn các bể lắng khác và
tốn ít diện tích xây dựng hơn. Nhưng bể lắng trong có kết cấu phức tạp, chế độ quản lý
chặt chẽ, đòi hỏi công trình làm việc liên tục suốt ngày đêm và rất nhảy cảm với sự dao
động lưu lượng và nhiệt độ cửa nước, phải đảm bảo lưu lượng vào bể phải điều hòa,
không được thay đổi, tiết kiệm được diện tích do không cần bể tạo bông,.

Từ hai phương án trên ta thấy phương án thứ nhất có nhiều ưu điểm và khả thi hơn
phương án thứ 1, cho nên ta chọn phương án thứ nhất để tiến hành xử lý nước và cung
cấp
TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ

1. BỂ TRỘN CƠ KHÍ
Khi xử lý nước đục lượng phèn nhôm cần thiết lấy theo TCXD – 33:2006
Bảng 3.1 – Liều lượng phèn để xử lý nước đục
Hàm lượng cặn của Liều lượng phèn nhôm
nước nguồn (mg/l) Al2(SO4)3 không chứa nước (mg/l)
Đến 100 25 – 35
101 – 200 30 – 45
201 – 400 40 - 60
104 – 600 45 - 70
601 – 800 55 - 80
801 – 1000 60 - 90
1001 – 1400 65 - 105
(Nguồn: TCXD – 33:2006)
Do hàm lượng cặn của nước nguồn là 100 mg/L (xem bảng 3.1) nên ta chọn lượng
phèn nhôm không chứa nước dùng để xử lý là 35 mg/L

Vậy lượng phèn cần dùng để xử lý nước nhằm giảm cả độ đục và độ màu của nước
PAl = 35 mg/l.

Lượng phèn thô 35% tính theo sản phẩm không ngậm nước cần dùng trong một
ngày:

100 100
a=Q × P Al × =7200× 35× =720 (kg/ngày)
35 ×1000 35 × 1000

Lượng phèn lớn nhất cần sử dụng là a = 720 kg/ngày, nồng độ P = 35mg/l.

Lượng phèn dự trữ trong một tháng:

G = a × 30=720 ×30=21600 (kg/tháng) = 21,6 (tấn/tháng)

Diện tích sàn kho cần thiết:


Q × P ×T ×a 7200 ×35 ×30 ×1,3
F kho= = =6,3 (m2)
10000× Pk ×h ×G 0 10000 ×65 ×2 ×1,2

 Trong đó:
Q: công suất trạm xử lý (m3/h); Q = 7200m3/ngày
P: liều lượng hóa chất tính toán (g/m3); PAl = 35 g/m3.
T: thời gian giữ hóa chất trong kho; chọn T = 1 tháng = 30 ngày
: hệ số tính đến diện tích đi lại và thao tác trong kho;  = 1.3
G0: khối lượng riêng của hóa chất (tấn/m3); G0 = 1.2 tấn/m3.
PK: độ tinh khiết của hóa chất (%); PK = 65%
h: chiều cao cho phép của lớp hóa chất; phèn nhôm cục có h = 2m.
Thiết kế kho có cửa lớn ở đầu hồi để ôtô có thể lùi vào đổ vôi trực tiếp vào kho,
chung quanh xây kín để chống mưa, bụi, có cửa thông hơi thoáng gió để hạ độ ẩm của
không khí trong kho. Kho xây liền với gian đặt các công trình chuẩn bị dung dịch phèn.

 Công trình chuẩn bị dung dịch phèn


Các công trình và thiết bị chuẩn bị dung dịch và định liều lượng chất phản ứng gồm:
thùng hòa trộn, thùng tiêu thụ, thiết bị định liều lượng chất phản ứng; ngoài ra còn cần
phải có kho chứa hóa chất, thiết bị vận chuyển hóa chất, cân đong đo hóa chất, bơm hóa
chất và các ống dẫn hóa chất.

Phèn cục thường chứa nhiều tạp chất và hòa tan chậm, để đảm bảo cho phèn

được hòa tan đều trong nước người ta pha phèn làm hai bậc. Trước tiên, phèn cục
được đưa vào bể hòa trộn để hòa tan thành dung dịch có nồng độ cao và loại bỏ cặn bẩn.
Sau đó dung dịch này được dẫn sang bể tiêu thụ để pha loãng thành nồng độ sử dụng.

BỂ TRỘN ĐỨNG

Vì bể trộn đứng thường áp dụng cho các trạm xử lý vừa và nhỏ. Mặt khác, bể
trộn đứng thường được dùng trong các nhà máy nước có xử lý bằng vôi sữa.
Cấu tạo bể trộn đứng gồm 2 bộ phận: phần thân trên có tiết diện vuông, phần
đáy có dạng hình côn với góc hợp thành giữ các tường nghiêng trong khoảng 30-40 o, ta
chọn 40o (theo TCXDVN 33:2006, mục 6.56 trang 53)

 Tính toán đầu vào, chọn thông số và tra bảng thủy lực:
 Công suất xử lý của trạm :
Q = 300 m3/h = 0,084 m3/s = 84 l/s
 Theo TCXDVN 33:2006 mục 6.56 trang 53 ta chọn:
 Góc hợp thành giữa các tường nghiêng là 400
 Tốc độ dòng nước nước đưa vào phía đáy 1- 1.5 m/s
 Tốc độ nước dâng : vd = 25 mm/s
 Thời gian nước lưu lại trong bể t = 2 phút
 Tốc độ nước chảy trong máng vm = 0.6 m/s
Ta chọn số bể thiết kế là N = 1
→ Công suất của bể là: Qb = 84 l/s
+ Tra bảng thủy lực cho đường ống cấp nước bằng thép ( TOCT 11074 – 63 ) với
Qb = 84 l/s ta được D = 300 mm => v =1,11 m/s thỏa mãn TCXDVN 33: 2006 điều 6.56
trang 48, bảng II về quy định vận tốc vào bể trộn (1 – 1.5 m/s)
+ Với D = 300 mm ta có đường kính ngoài của ống tra theo Bảng 1 Các bảng tính
toán thủy lực ta được đường kính ngoài của ống: dn= 325 mm
+ Do ống dẫn nước nguồn nối vào phần đáy của bể nên đường kính ngoài của ống
bằng cạnh hình vuông phần đáy của đáy bể : dn = b = 325 mm
 Thể tích toàn phần bể trộn:

Wb =
+ Q : công suất xử lý của trạm (m3/h )
+ t : thời gian lưu lại tại bể (chọn t = 2 )
+ N : số bể chọn thiết kế (N = 1 )
300× 2
Wb = =10 (m3)
60
 Diện tích tiết diện ngang phần trên của bể trộn tính với vận tốc nước dâng
vd=25 mm/s = 0.025 m/s:
0,084
Ft = = 0,025 = 3,36 (m2)
 Do tiết diện ngang phần trên của bể là hình vuông cạnh a

→a= = √ 3,36= 1,85 (m) = bt


→ chọn chiều rộng a = 1,85 m
 Diện tích tiết diện ngang phần đáy hình côn của bể chỗ nối với ống):
Fd = b x b = 0,325 x 0,325 = 0,105 m2
 Chọn góc nối α= 40o thì chiều cao hình chóp phần dưới đáy bể:
(a−b) 40 (1,85−0,325) 40
Hd = × cotg = × cotg =2,1(m)
2 2 2 2
→ Chọn Hd = 2,1 (m)
 Thể tích phần dưới bể trộn:
Hd 2,1
Wd = (Ft + Fd + √ Ft . F d ¿= (3,36 + 0,105 + √ 3,36.0,105 ¿= 2,84 (m3)
3 3
 Thể tích phần trên của bể trộn đứng:
Wt = Wb – Wd = 10 – 2,84 = 7,16 (m3)
 Chiều cao phần trên của bể là Ht :
W t 7,16
Ht = = =2,13 (m)
F t 3,36
→ Chọn Ht = 2,2 (m)
 Chiều cao toàn phần của bể là H:
H = Ht + Hd + Hbv = 2,2 + 2,1 + 0,5 = 4,8 (m)
Trong đó chiều cao bao vệ hbv = 0,5 m
 Lưu lượng nước tính toán của máng:
Dự kiến thu nước bằng máng vòng bên ngoài có lỗ ngập trong nước. Nước chảy
trong máng đến chỗ ống dẫn nước ra khỏi bể theo 2 hướng ngược nhau , vì vậy lưu lượng
nước tính toán của máng sẽ là:
Qb 300
Qm = = =150 (m3/h)
2 2
 Diện tích tiết diện lớp nước chảy trong máng :
Với tốc độ nước chảy trong máng vm = 0.6 (m/s)
(Theo TCXDVN 33: 2006 mục 6.56 trang 53) ta có tiết diện máng:
Qm 150
Fm = = =0,07 (m2)
v m 0,6∗3600
 Chiều cao lớp nước tính toán trong máng:
Chọn chiều rộng phía trong của máng là bm = 0,25 (m) thì chiều cao của lớp nước
tính toán trong máng sẽ là:
F m 0,07
Hm = = =0,28 (m)
b m 0,25
 Tổng diện tích lỗ ngập thu nước của máng:
Độ dốc của máng về phía ống thoát nước ra lấy bằng 0.02 nên chiều cao của máng
phía ống thoát nước ra là:
hr = 0,02 × 3 + 0,28 = 0,34 (m)
Tổng diện tích các lỗ ngập thu nước ở thành máng với tốc độ nước chảy qua lỗ
vl =1m/s sẽ là:
Q
∑ F l= v b = 1×150
3600
=0,0416 (m2)
l

 Tổng số lỗ thu nước trên máng:


Chọn đường kính của lỗ là dl = 30 mm thì diện tích của mỗi lỗ:
2 2
π d π × 0,03
Ft = = =¿0,000706 m2
4 4
Tổng số lỗ trên thành máng sẽ là:

n=
∑ Fl = 0,0416
=58,9lỗ
Ft 0,000706
→ Chọn n = 59 (lỗ)
 Khoảng cách giữa các lỗ :
Các lỗ được bố trí ngập trong nước 70mm (tính đến tâm lỗ), chu vi phía trong của
máng (không tính bề dày của bể) là:
Pm = 4×a = 4×1,9 = 7,6 (m)
Khoảng cách giữa các tâm lỗ:
P m 7,6
Ee = = = 0,128 (m)
n 59
Khoảng cách giữa các lỗ:
d = E – dl = 0,128 – 0,03 = 0,098 (m)
 Ống dẫn sang bể phản ứng:
Chọn ống dẫn nước từ bể trộn sang bể phản ứng có Q = 84 l/s là ống thép
Chọn V = 1,11 m/s, đường kính ống là:

D=
√ 4 ×Q
v ×π
=

4 × 84
1,11× π
=0,31(m)

(Theo TOCT 110704–63, các bảng toán thủy lực Nguyễn Thị Hồng, trang 48 bảng II).
Chọn D = 350 mm, với Q = 84 l/s, chọn ống dẫn sang bể phản ứng D = 350mm,
ứng với vận tốc nước dẫn sang bể phản ứng là v = 0,81m/s (quy phạm 0.8÷1m/s).
Chọn đường kính ống xả cặn D = ??? mm

Bảng 3.2. Bảng tổng kết số liệu

Số
Thông số lượng/Kích Đơn vị Vật liệu
thước

Bể trộn đứng 1 Bể Bê tông cốt thép

Diện tích đáy bể (Fd) 0,105 m2

Chiều cao phần dưới đáy bể (Hd) 2,1 m

Chiều cao phần trên đáy bể (Ht) 2,2 m

Chiều cao thiết kế (H) 4,8 m

Chiều rộng máng (Bm) 0,25 m

Chiều cao máng (Hm) 0,28 m

Tổng số lỗ trên máng thu nước (n) 59 lỗ

Khoảng cách giữa các tâm lỗ (Ee) 0,128 m

Khoảng cách giữa các lỗ (d) 0,098 m

Ống dẫn nước vào bể 350 mm thép

Ống dẫn nước qua bể phản ứng ??? mm thép


2. BỂ PHẢN ỨNG CƠ KHÍ

3. BỂ LẮNG NGANG
3.3 Bể lắng ngang
Lắng nước là giai đoạn làm sạch sơ bộ trước khi đưa nước vào bể lọc để hoàn thành
quá trình làm trong nước. Bể lắng ngang được sử dụng trong các trạm xử lý có công suất
lớn hơn 3000 m3/ngày đêm. Trong công nghệ xử lý nước quá trình lắng xảy ra rất phức
tạp, chủ yếu lắng ở trạng thái động (trong quá trình lắng nước luôn chuyển động), các hạt
cặn không tan trong nước là tập hợp hạt không đồng nhất kích thước, hình dạng, trọng
lượng riêng khác nhau) và không ổn định (luôn thay đổi hình dạng, kích thước trong quá
trình lắng do dùng chất keo tụ).

Bể lắng ngang có dạng hình chữ nhật làm bằng bê tông cốt thép, sử dụng trong các
trạm có công suất lớn. Cấu tạo bể lắng ngang gồm bốn bộ phận chính

- Bộ phận phân phối nước vào bể.


- Vùng lắng cặn.
- Hệ thống thu nước đã lắng.
- Hệ thống thu xả cặn.
Để lắng ngang làm việc có hiệu quả, trước tiên phải xác định được kích thước vùng
lắng một cách hợp lí dựa vào lý thuyết lắng cặn trong bể lắng ngang đã được nghiên cứu.

 Diện tích mặt bằng của bể lắng ngang

- Tổng diện tích mặt bằng của bể lắng ngang được tính theo công thức (6-13),
điều 6.71, trang 58, TCXDVN 33 : 2006

α.q
F= 3,6.U (m2)
0

Trong đó:

+ Q: Lưu lượng nước đưa vào bể lắng, Q = 300 m3/h


+ U0: Tốc độ rơi của cặn ở trong bể lắng, tra theo bảng 3-2, trang 77, sách Xử lý
nước cấp của PTS. Nguyễn Ngọc Dung, nhà xuất bản xây dựng Hà Nội 1999, với đặc
điểm nước nguồn đục với hàm lượng cặn là 100 mg/l, thì tốc độ rơi của cặn U 0 = 0,45 -
0,5 mm/s chọn 0,45 mm/s

+ α: Hệ số sử dụng thể tích của bể lắng lấy bằng 1,3

Tổng diện tích mặt bằng bể lắng ngang tính theo công thức ( 3-25) – XLNC
Nguyễn Ngọc Dung trang 77:

α .q 1,3 ×300
F= 3,6.U = 3,6 ×0,45 =240,74 (m2)
0

Diện tích mặt bằng của mỗi bể là:


F 240,74
F 1be = = =60,185(m2)
N 4
 Chiều rộng của bể lắng ngang:
Q
B=
3,6.V tb . H 0 . N
Trong đó:

+ Q: Lưu lượng nước đưa vào bể lắng

+ Vtb: Tốc độ trung bình của dòng chảy ở phần đầu của bể lắng.

Chọn tỉ số giữa chiều vùng lắng cặn và chiều cao vùng lắng cặn L/H 0 =10 (tra theo
bảng 3 – 1,trang 76, sách Xử lý nước cấp của PTS. Nguyễn Ngọc Dung, nhà xuất bản xây
dựng Hà Nội 1999)
 K = 7,5 và α = 1,33

Vận tốc trung bình dòng nước trong bể:

vtb= K.U0 = 7,5.0,45 = 3,375 mm/s

+ H0: Chiều cao trung bình của vùng lắng, lấy trong giới hạn từ (2,5 – 3,5 m) chọn 3
m

+ N: Số bể lắng, N = 4

Q 300
B= = =2,06 (m)
3,6.V tb . H 0 . N 3,6.3,375.3 .4

 Chiều dài của bể lắng ngang


F 240,74
L= = =29,22 (m)
B× N 2,06.4
Trong đó:.

+ F: Diện tích mặt bằng của bể, F = 240,74 m2

+ B: Chiều rộng của bể lắng ngang, B = 2,06 m

+ N: Số bể lắng, N = 4

L 29,22
Kiểm tra tỷ số = ≅ 10 đúng bằng tỷ số đã chọn.
H 3
 Chọn mỗi bể chia làm 2 ngăn, chiều rộng mỗi ngăn là: b = 3m. Trang 73,
sách Xử lý nước cấp của PTS. Nguyễn Ngọc Dung, nhà xuất bản xây dựng Hà Nội 1999,
quy định chiều rộng mỗi ngăn không quá 6 m). Trong mỗi ngăn hướng dòng có đục lỗ,
hàng lỗ cuối cùng nằm cao hơn mực cặn tính toán 0,3m, (TCXD 33 : 2006, điều 6.77,
trang 60, quy định 0,3 – 0,5 m) thì vách ngăn phân phối nước vào bể đặt cách đầu bể
1,5m (TCXD 33 : 2006, điều 6.77, trang 60, quy định 1 - 2 m) sẽ là:
 = b. (Ho – 0.3) = 3.(3 – 0,3) = 8 m2

 Lưu lượng nước tính toán qua mỗi ngăn của bể là:
Q 300
q n= = =37,5 (m3/h) = c
N×n 4×2
Trong đó:

+ Q: Lưu lượng nước xử lý 300 m3/h

+ N: Số bể lắng, N = 4

+ n: Số ngăn chia trong một bể, n = 2 ngăn

 Tổng diện tích cần thiết của các lỗ ở vách ngăn phân phối nước vào là:
q 0,084
∑ f lỗ vào= v n = 2.4 .0,3
=0,035 (m2)
lỗ

Trong đó:

+ vlỗ = 0,3 m/s, (theo TCXDVN 33:2006, điều 6.80, trang 61, quy định tốc độ nước
chảy trong hành lang lấy bằng 0,2 – 0,3 m/s ở đầu bể)

+ qn: Lưu lượng nước xử lý qua mỗi vách ngăn, 0,084 m3/h

* Chọn đường kính lỗ ở vách ngăn phân phối nước là d lỗ vào = 50 mm, (lấy khoảng
50 – 150 mm)

π .d 2 π . 0,052 −3
Diện tích của mỗi lỗ: Slỗ= = =1,963.10 (m2)
4 4
 Tổng số lỗ ở vách ngăn phân phối:

nlỗ =
∑ f lỗ = 0,035
=17,8 ≈ 18 lỗ
Slỗ 1,963.10
−3

Trong đó:

+ flỗ vào: Diện tích của các lỗ ở vách ngăn phân phối nước vào, flỗ vào = 0,035 m2

+ Slỗ: Diện tích của mỗi lỗ, Slỗ = 1,963.10-3 m2

Bố trí thành 5 hàng dọc và 4 hàng ngang tổng số lỗ đục là: 3 x 4 = 12 lỗ.kc dọc
0,675m

Khoảng cách giữa trục các lỗ theo hàng dọc là: (3 – 0,3) : 3= 0,9 (m) kc ngang:
0.412m

Khoảng cách giữa trục các lỗ theo hàng ngang là: 3 : 4 = 0, 75 (m).

 Tổng diện tích của vách ngăn thu nước ở cuối bể:
q
∑ f lỗ= v n = 0,0105
0,5
=0,021(m2)
lỗ

Trong đó:

vlỗ: Tốc độ nước qua lỗ thu nước ở cuối, thường lấy nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 m/s,
chọn vlô = 0,5 m/s.

* Chọn đường kính lỗ ở vách ngăn thu nước là d lỗ ra = 55 mm,(lấy khoảng 50 – 150
mm)

π .d 2 π . 0,0552
Diện tích của mỗi lỗ: Slỗ= = =0,002376 m2 = 2,376.10-3 (m2)
4 0,5
 Tổng số lỗ ở vách ngăn thu nước:

nlỗ =
∑ f lỗ = 0,021
=8,83 lỗ  9 lỗ
Slỗ 2,376. 10−3
Trong đó:
+ flỗ ra: Diện tích của các lỗ ở vách ngăn phân phối nước vào,

+ Slỗ: Diện tích của mỗi lỗ, Slỗ = 2,376.10-3 m2

 Tính toán hệ thống thu và xả cặn của bể lắng ngang

 Xác định hàm lượng cặn đã lắng trong bể được tính theo công thức:

m3

Trong đó:

+ T: Thời gian làm việc giữa 2 lần xả cặn, chọn T = 24 h

+ N: Số bể lắng ngang, N = 4 bể.

+ m: Hàm lượng cặn còn lại trong nước sau lắng (10 -12mg/l), chọn m = 10 mg/l

+ Q: Lưu lượng nước xử lý Q = 300 m3/h

+ : Nồng độ trung bình của cặn đã nén sau 24 h, lấy (theo bảng 3-3, trang 78,
sách "Xử lý nước cấp" của TS.Nguyễn Ngọc Dung), ta chọn được δtb= 10000 ( từ
100÷400 )

+ Cmax: Hàm lượng cặn lớn nhất được đưa vào bể lắng, được tính theo công thức

Cmax = Cn + KP + 0,25M + v (mg/l)

Trong đó :

Cn: Hàm lượng cặn trong nước nguồn (Cn = 100 mg/l).

P: Hàm lượng phèn tính theo sản phẩm không ngập nước (mg/l).

Liều lượng phèn nhôm dùng cho xử lý độ màu :

P=4 √ M

K : hệ số phụ thuộc vào độ tinh khiết của phèn


- Đối với phèn nhôm sạch K = 0,55

- Đối với phèn nhôm không sạch K = 1,0

- Đối với phèn sắt clorua K = 0,8

M : độ màu của nước nguồn

v: liều lượng vôi kiềm hóa nước mg/l (nếu có)

Vậy :

Cmax = 100

24 × 300×(100−10)
 W c= =16,2 (m3)
4 ×10000
Wc 16,2
 Chiều cao trung bình vùng nén cặn: H c = = =0,07 (m)
f 240,74
 Chiều cao trung bình của bể lắng:
Hb = Ho + Hc = 3 + 0,07= 3,07 m

 Chiều cao xây dựng bể:


Hxd = Hb + Hbv = 3,07 + 0,5 = 3,57 m

( Lấy Hbv = 0,5 m, quy chuẩn 0,3 – 0,5 m)

 Tổng chiều dài của bể lắng


(kể cả ngăn phân phối là 1,5 m; và ngăn thu nước 1,5m)

Lb = L + Bphph + Bthu = 29,22 + 0,5 + 0,5 = 30,22 m

 Thể tích của một bể lắng:


W
be = Lb.Hb.B = 29,22 × 3,07 × 2,06 = 184,8 m3

 Tính hệ thống xả cặn


Bố trí 2 máng thu theo chiều dọc của bể lắng.
Hệ thống xả cặn được làm bằng máng đục lỗ ở hai bên và đặt dọc theo trục mỗi
ngăn. Thời gian xả cặn quy định t = 8-10 phút, lấy t = 10 phút. Tốc độ nước chảy ở cuối
máng không nhỏ hơn 1 m/s. (XLNC- Nguyễn Ngọc Dung trang 80)

W c 16,2
 Dung tích chứa cặn ở một ngăn là: W cc = = =8,1 (m3)
n 2
W cc 8,1
 Lưu lượng cặn ở một ngăn: Qcc = = =0,0135 (m3/s)
t 10 ×60
 Diện tích máng xả cặn: chọn vm = 1,5 m/s
qcc 0,0135
F m= = =0,009 (m2)
Vm 1,5
+ Kích thước máng a = 0,5b; chọn a = 0,3 m thì b = 0,6 m

+ Tốc độ nước chảy qua lỗ bằng 1,5 m/s. Chọn đường kính lỗ: d lỗ = 30 mm, (quy
chuẩn 25 mm) (XLNC- Nguyễn Ngọc Dung trang 80)

π . d 2 π . 0,032 −4
Diện tích của mỗi lỗ: f lỗ = = =7,07.10 (m2)
4 4

 Tổng diện tích lỗ trên một máng xả cặn:


q
∑ f lỗ = v cc = 0,0135
1,5
=0,009 (m2)
lỗ

 Số lỗ một bên máng xả cặn:

nlỗ =
∑ f lỗ = 0,009
=6,4 lỗ ≈ 7 lỗ
2 × f lỗ 2 ×7,07 ×10−4
Mỗi bên bố trí 7 lỗ.

Các lỗ thường nằm ngang hai bên ống, lỗ của máng phải đặt cao hơn đáy máng
50÷80mm.

L 29,22
 Khoảng cách các tâm lỗ: l= n = 7 =4,18 (m)

 Đường kính ống xả cặn:


Với qcc = 0,0135 m3/s = 13,5 l/s, chọn D = 150 mm, v ống = 0,72 m/s, (tra theo
bảng tính toán thủy lực cho ống nước bằng thép và gang thường của Nguyễn Thị
Hồng trang 33 ).

Thiết kế hệ thống máng thu

2 2
 Chiều dài máng: 3 L= 3 .29,22=19,48=20 (m)

Qn 0,0135
 Tiết diện máng thu: F= N × V = 2.0,6 =0,01125 (m2)
m

Tốc độ máng thu lấy Vm = 0.6 m/s (quy phạm Vm = 0.6 – 0.8 m/s)

 Chiều rộng máng thu: Chọn Bm = 0,2m


F 0,01125
 Chiều sâu máng thu: H m = B = 0,2
=0,05625 (m)
m

Bố trí máng thu theo chiều dọc của bể lắng.


Chiều cao máng thu cuối bể : 0,05625 + 0,01 x 20 = 0,26 m.
Máng tràn gồm nhiều răng cưa hình chữ V. Công thức tính lưu lượng qua mỗi
răng hình chữ V
5
8 θ
Q= C d tg √2 g H 2
15 2
Trong đó :
 : góc ở đỉnh hình tam giác, chọn  = 90o
g : gia tốc trọng trường
5
8 90
Q= × 0,6 tg × √ 2× 9,81× 0,03 2 =2,21. 10−4 (m3/s)
15 2
H : chiều cao cột nước trên đỉnh tam giác, chọn H = 0.03 m
Cd : hệ số lưu lượng, chọn Cd=0,6
Số răng cưa trên một máng
300
A= −4
=95(răng)
2,21 .10 × 4 × 3600
Chọn máng có 96 răng. Mỗi bên máng có 48 răng..
Khoảng cách giữa các răng cưa được thiết kế bằng nhau và bằng 1/2 chiều rộng
một răng cưa
Chiều rộng của một răng:
20
A= =0,14
96 (m)
96+
2
Việc xả cặn dự kiến tiến hành theo chu kì với thời gian giữa hai lần xả cặn T = 24
giờ.

 Máng chứa nước tập trung cuối bể:


Diện tích tiết diện máng với tốc độ nước chảy trong máng vm = 0,5m/s sẽ là:

Q 0,03
f m= = =0,03 (m2)
V m 0,5× 4

Chọn chiều rộng máng: bm = 0,5m thì chiều cao lớp nước tính toán trong máng sẽ
là:

3.1 Bể lọc nhanh

Kích thước bể:


 Tổng diện tích bể lọc của trạm:

F=
Trong đó:
Q: Công suất trạm xử lí (m3/ngày đêm)
T: Thời gian làm việc của trạm trong một ngày đêm (giờ) Bể lọc làm việc gián
đoạn
Vtb: Tốc độ lọc tính toán ở chế độ làm việc bình thường (m/h)
a: Số lần rửa mỗi bể trong một ngày đêm
W: Cường độ nước rửa lọc (l/sm2)
t1: Thời gian rửa lọc (giờ)
t2: Thời gian ngừng bể lọc để rửa (giờ)
Chọn T = 24 giờ
Chọn 1 chu kì làm việc của bể lọc ở chế độ bình thường là 12 giờ .
a = 2 lần/ngày.đêm
* Chọn bể lọc nhanh 1 lớp( theo giáo trình Kỹ thuật Xử lý nước cấp trang 143)

- Độ giản nở 30%
- Cường độ rửa lọc 14 -16 L/sm2
- Thời gian rửa: 5-6 phút (0,08-0,1h)
- d10: 0,6– 0,65
- Hệ số K: 1,5 1,7
- Chiều cao lớp lọc: 700 mm (cát thạch anh)
- Tốc độ lọc:
+ Bình thường: 5 – 6 m/h

+ Tăng cường:6 – 7,5 m/h

Q 7200
 Ta có: F= T . V −3,6 W .t −a . t . v = 24 × 5.5× 3,6 ×16 ×0,08−2 ×0,35 ×5,5 =59 m2
bt r 1 2 bt

 Với:
Q: lưu lượng m3/ngd
T: thời gian làm việc của trạm (T = 24h)
t1:thời gian rửa lọc ( chọn 0,1h)
t2 = 0,35h.
Wr: cường độ rửa lọc (chọn 16 L/sm2)
Vtb: vận tốc trung bình qua bể lọc (chọn 5,5 m/h)
a: số lần rửa lọc (a=2)
 Số bể lọc cần thiết được xác định: N=0,5 √ F=0,5 √ 59=3,84
 Vậy chọn 4 bể lọc.

 Lưu lượng nước vào mỗi bể:


Q 7200
Q 1= = =¿1800 m3/ngd = 75 m3/h
4 4

 Diện tích mỗi bể lọc :


F 59
F 1= = =14,75 m2
4 4

 Chọn kích thước bể là:


L x B = 5 x 3,1 m → Chọn 5 x 3 m

 Tốc độ lọc tính toán ở chế độ tăng cường :


Với vbt chọn = 5.5 m/h
N1 : số bể ngừng để rửa lọc (chọn 1)
N 4
V tc =V bt =5,5. =7,3 (m/h) nằm trong khoảng từ (67,5) → đảm bảo
N −N 1 4−1

 Chiều cao tổng cộng bể lọc nhanh:


H = hđ + hvl + hn + hdp + hbv
- hđ : chiều cao lớp đỡ (d = 510 mm) → hđỡ = 200mm (rửa gió + nước)
- hvl: Chiều dày lớp vật liệu lọc : hvl = 1,3 m
- hn : chiều cao lớp nước trên vật liệu lọc: chọn hn = 1,5m
- hbv : chiều cao bảo vệ :0,2m
N 1 ×Q 1 ×300
- hdp : chiều cao dự phòng: h dp = = =1,7m ≈ 2m
N ×( N−N 1 )× f 4 ×(4−1)× 14,75

H = 5.2 m

 Hệ thống phân phối nước rửa lọc


Chọn biện pháp rửa bể lọc bằng gió, nước phối hợp. Cường độ rửa lọc 16 l/sm2

fWr 14,75 ×16


Qr = = =0,236 (m3/s)
1000 1000

Trong đó:

f: Diện tích bể

Wr : Cường độ rửa lọc (14 – 16 l/sm2)

Vận tốc nước chảy theo Quy Phạm 1.5 – 2m/s→ chọn voc = 2m/s

Q r 0,236
→ Tiết diện ống chính : Soc = = =0,118 (m2)
v oc 2
→ D oc =
√ 4 Qr
πv
=¿ 0,39 (m)

Chọn Doc = 400 mm

 Kiểm tra lại vận tốc dòng chảy trong ống chính:

Qr 0,236
V= = =¿
Soc π 0,42 1,88 m/s (Quy Phạm: 1,5- 2 m/s)
4

 Khoảng cách giữa các ống nhánh: 0.28m (Quy Phạm :0.28 - 0.3m)
 Số ống nhánh 1 bể:

B 3,1
m= .2= .2=¿ 22 ống nhánh
0,28 0,28

Q r 236
 Lưu lượng nước mỗi ống nhánh: q n= = =10,72 l/s
m 22
Chọn dnhánh = 75mm bằng thép thì với vn = 1,99 m/s (Quy Phạm: 1,8 – 2m/s XLNC-
NGUYỄN NGỌC DUNG trang 145)
2
π ×0,4
Với Doc= 400 mm Sngang = = 0,1256 m2
4

Tổng diện tích lỗ lấy bằng 35% diện tích tiết diện ngang của ống, tổng diện tích lỗ
tính được là:

lỗ = 35% Sngang(Quy Phạm: 30- 35%)

∑ S lỗ 35 % × S ngang=0,35 × 0,1256=¿ 0,044 m2


Chọn lỗ có đường kính 12mm (Quy Phạm: 1012mm) diện tích 1 lỗ là:

Slỗ= = 0,000113 m2
 Tổng số lỗ:

n 0=
∑ S lỗ = 0,044
=390 lỗ
Slỗ 0,000113

390
 Số lỗ trên mỗi ống nhánh: 22 =18lỗ

Trên mỗi ống nhánh, lỗ xếp so le 2 hàng, hướng xuống, nghiêng 45 ∘ so mặt phẳng
ngang.

18
+ Số lỗ mỗi hàng ống: =9 lỗ
2

L−0,525 5−0,525
- Khoảng cách các lỗ: a= = =0,25m
2∗số lỗ mỗi hàng 2× 9
- 0,525: đường kính ngoài của ống gió chính.
- Chọn 1 ống thoát khí ∅ = 32 mm đặt ở cuối ống chính.(trang 145 XLNC)

 Hệ thống phân phối gió rửa lọc:


Chọn cường độ gió rửa bể lọc là Wgió = 15m/s thì lưu lượng gió tính toán là:

f × W gió 14,75× 15
Q gió= = =0,221 m3/s
1000 1000

Lấy tốc độ gió trong ống dẫn gió chính là 15m/s ( Quy Phạm: 15÷20 m/s), đường
kính ống gió chính là:

D gió=
√ 4. Qgió

π . v gió
=
4 ×0,221
3,14 ×15
=0,137 mm ≈ 140mm

Số ống gió nhánh cũng lấy bằng số ống nhánh nước là 22 ống.

 Lượng gió trong 1 ống nhánh:

0,221
=0,01 m3/s
22
 Đường kính ống gió nhánh:

d gió=
√ 4. q gió

π . v gió
=
4 × 0,01
3,14 ×15
=0,029m=29m

Tổng diện tích lỗ lấy bằng 40% diện tích tiết diện ngang ống gió chính (Quy Phạm:
35÷40%):

π × D gió 2
2
3,14 ×0,14
lỗ = 40%.Sngang ống chính= 40%. =0,4. =0,6154 m2
4 4

Chọn đường kính lỗ gió là 3mm (Quy Phạm: 2÷5mm), diện tích 1 lỗ gió là:

3,14. 0,0032
f lỗ gió = =0,000007 m2
4

 Tổng số lỗ gió:

nlỗ =
∑ Slỗ = 0,0045
=¿643 lỗ
f lỗ 0,000007

643
 Số lỗ trên 1 ống gió nhánh: 22 ≈ 30

 Khoảng cách giữa các lỗ:

L−0,22
a= =0,15 m
2 ×15
+ 0,34: đường kính ngoài ống gió chính.

30
+ 15 lỗ trên 1 hàng của một ống ( =15 ¿
2

Đặt 2 hàng so le, nghiêng 45 độ so với mặt phẳng đứng của ống.

 Tính toán máng phân phối nước lọc và thu nước rửa lọc
Bể có chiều dài là 5m, chọn mỗi bể bố trí 3 máng thu nước rửa lọc có đáy hình tam
giác, khoảng cách giữa các máng sẽ là:
d = 5/3= 1,67 m (Quy Phạm không được lớn hơn 2,2m trang 146)

 Lượng nước rửa thu vào mỗi máng xác định theo công thức:
qm = Wr.d.l = 16 ×1,67 × 3,1=82,832 l/s = 0,082 m3/s

Trong đó:

Wr: 16 L/m2s

d: Khoảng cách giữa các tâm máng d = 1,67 m (Quy Phạm không được > 2,2m)

l: Chiều dài máng ; l = 3,1

 Chiều rộng máng tính theo công thức:

√ √
2 2
qm 0,0828
=0,412m
5 5
Bm=K 3
=2,1 3
(1,57+ a) (1,57+1,3)
Trong đó:

a: Tỉ số giữa chiều cao phần chữ nhật (h CN) với nửa chiều rộng của máng. Lấy a =
1,3 (Quy Phạm: a = 1÷1,5 trang 147)

K: Hệ số, đối với tiết diện máng hình tam giác K = 2,1

2h CN Bm . a 0,412×1,3
a= → hCN = = =0,27m
Bm 2 2

Vậy chiều cao phần máng chữ nhật là: hCN= 0,27m. Lấy chiều cao phần đáy tam
giác là: hđ = 0,2m. Độ dốc đáy máng lấy về phía máng tập trung nước là i = 0,01. Chiều
dày thành máng lấy là: m = 0,08m.

 Chiều cao toàn phần máng thu nước rửa:


Hm= hCN + hđ + δ m = 0,27+ 0,2 + 0,08= 0,55m

 Khoảng cách từ bề mặt lớp vật liệu lọc đến mép trên máng thu:
L.e 0,8× 45
∆ H m= +0,25= +0,25=0,61m
100 100
(Với L: Chiều dày lớp vật liệu lọc, L= 0,8m

e: Độ giãn nỡ tương đối của lớp vật liệu lọc, e= 45%)

Theo quy phạm, khoảng cách đáy dưới cùng của máng dẫn nước rửa phải cao hơn
lớp vật liệu lọc tối thiểu là 0,07m.

Chiều cao toàn phần của máng thu nước rửa là Hm=0,55m, vì máng dốc về phía
máng tập trung I = 0,01, máng dài 0,031m nên chiều cao máng ở phía máng tập trung là:

0,55 + 0,031 = 0,581 m

 Vậy Hm sẽ phải lấy bằng:


Hm = 0,581+ 0,07= 0,651 m

 Khoảng cách từ đáy máng thu đến đáy máng tập trung:

h m=1,75 ×

3

g A2
q2m
+0,2=1,75 ×

0,23 62
3

9,81× 0,752
+ 0,2=0,58 m

Trong đó:

qm: Lưu lượng nước chảy vào máng tập trung nước (m3/s)

qm = 0,236 m3/s

A: Chiều rộng của máng tập trung. Chọn A = 0,75 (quy phạm không được nhỏ hơn
0,6m)( trang 148 )

g: Gia tốc trọng trường bằng 9,81 m/s2

Tính tổn thất áp lực khi rửa bể lọc nhanh:

- Tổn thất áp lực trong hệ thống phân phối bằng giàn ống khoan lỗ:
2 2
v0 vn 1,82 1,992
h p =ξ + =18,96× + =3,33 m
2g 2g 2 × 9,81 2× 9,81

vo: tốc độ ở đầu ống chính (1,8m/s)

vn: tốc độ ở đầu ống nhánh (1,99m/s)

: Hệ số sức cản;  = + 1 = + 1 = 18,96 (với


KW=0,35)

- Tổn thất áp lực qua lớp sỏi đỡ:

hđ = 0,22.LS.W= 0,22 x 0,2 x 16 = 0,704 m

Trong đó:

LS: chiều dày lớp sỏi đỡ; LS = 0,2m (trang 141)

W: Cường độ rửa lọc; W = 16 l/sm2

- Tổn thất áp lực trong lớp vật liệu lọc:

hVL=(a+b.W).L.e =(0,76+ 0,017x16) x 1,3 x 0,3 =0,40 m

Trong đó:

Kích thước hạt d: 0,75- 0,8 a=0,76 ; b= 0,017 (XLNC Nguyễn Ngọc Dung)

L: Độ dày lớp vật liệu lọc

W: Cường độ rửa lọc

e: Độ giãn nỡ

- Áp lực phá vỡ kết cấu ban đầu của lớp cát lọc lấy hbm =2m
Vậy tổn thất áp lực trong nội bộ bể lọc là:
ht = hp+ hđ + hVL+ hbm = 3,33 + 0,704 + 0,40 + 2 =6,434 m

 Chọn máy bơm rửa lọc và bơm gió rửa lọc

- Áp lực công tác cần thiết của máy bơm rửa lọc:

Hr = hhh+ hô+ hp+ht

Trong đó:

hhh: là độ cao hình học từ cốt mực nước thấp nhất trong bể chứa đến mép máng thu
nước rửa (m)

hhh= 5,2+ 3,5 -1,5+0,651 = 7,851 m

5,2: là chiều sâu mực nước

3,5 : là độ chênh lệch mực nước giữa bể lọc và bể chứa

1,5: chiều cao lớp nước trên vật liệu lọc

0,651: khoảng cách từ lớp vật liệu lọc đến mép máng

hô: tổn thất áp lực trên đường ống dẫn nước từ trạm bơm nước rửa đến bể lọc (m)

Giả sử cho chiều dài ống dẫn nước rửa lọc l= 100m, đường kính ống dẫn nước
rửa lọc dống rửa= 400, Qr=171 l/s

Tra bảng thủy lực 1000i = 5,43

 hô=i .l=5,43 ×10−3 × 100=0,543m


Giả sử trên đường ống dẫn nước rửa thì có 2 cút 90o,,1 van khóa , 2 ống ngắn

 hcb= = (2.0,98 + 0,26 + 2) = 0,34m


Với ∑ξ chọn tham khảo theo XLNC Nguyễn Ngọc Dung

 Áp lực công tác:


Hr= hhh+hô+hcb+ht= 6,651 + 1,1+ 0,34 + 6,434 = 14,525m

Với Qr = 171 l/s, Hr = 14,525 m sẽ chọn được máy bơm nước rửa lọc phù hợp.
Ngoài 1 máy bơm rửa lọc công tác, phải chọn 1 bơm dự phòng với Q gió=0,161 m3/s ,
Hgió=3m sẽ chọn được máy bơm phù hợp.

 Tỉ lệ nước rửa so với lượng nước vào bể lọc

P= = 14,01%

Với các số liệu sau:

 W: cường độ rữa lọc 16L/m.s2


 f: diện tích bể lọc = 15 m2
 N: số bể lọc (N= 4)
 Q: lưu lượng 216,67 m3/h

 To = – ( t1+t2 +t3) = – (0,1 + 0,35 + 0,17) = 11,38 giờ


 t1: thời gian rữa (0,1h)
 t2: 0,35h
 t3: xả nước lọc đầu (0,17h)
3.2 Tính toán lượng Clo để khử trùng

 Lượng Clo đưa vào để khử trùng


Lcl = 3mg/l (TCXDVN 33-3006)
 Liều lượng clo dùng trong một giờ:
Q × LCl 300 ×3
QhCl = = =0,0375 (kg/h)
1000 × 24 1000× 24
 Thể tích Clo:
h
QCl 0,0375
V Cl = = =0,025(l/h)
δ Cl 1,47

Với trọng lượng riêng của Clo là: 1,47 (kg/l)


 Lưu lượng nước cấp cho trạm clo:
h
Q=0,6 ×QCl =0,6 ×0,0375=0,0225(m3/h) = 6,25x10-3 (l/s)

 Đường kính ống:

√ √
−3
D= 4 × Q = 4 × 6,25× 10 =¿ 3,65.10−3 m=3,65 mm
π ×V 3,14 × 0,6
 Lượng Clo dùng trong một ngày:
Q ng =Q clo × 24=0,0375× 24=0,9 (kg/ng)
Clo h

 Lượng Clo tiêu thụ trong ngày:


Với trọng lượng riêng của Clo bằng 1,47(kg/l)
0,9
V Cl = =0,62(l)
1,47
Chọn số bình Clo dự trữ trong trạm đủ dùng tối thiểu 30 ngày
 Lượng Clo dùng trong 30 ngày:
Q30
Clo=0,62× 30=18,6 (l/tháng)

You might also like