You are on page 1of 47

Chương 3

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC

3.1. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN NƯỚC

3.1.1. Nguồn nước và phân bố nước trong tự nhiên

Nước là nguồn tài nguyên rất cần thiết cho sự sống trên Trái Đất, đảm bảo cho
sự phát triển của nền văn minh nhân loại hiện tại cũng như trong tương lai. Nước là
thành phần thiết yếu của sự sống, môi trường và phát triển kinh tế - xã hội [14].
Nước trên hành tinh phát sinh từ 3 nguồn: từ bên trong lòng đất, từ các thiên
thạch và từ lớp trên của khí quyển Trái Đất. Khối lượng nước chủ yếu trên Trái
Đất (nước mặn, nước ngọt, hơi nước) đều bắt nguồn từ lòng đất (lớp vỏ giữa)
trong quá trình phân hóa các lớp đá ở nhiệt độ cao. Theo sự tính toán thì khối
lượng nước ở trạng thái tự do phủ lên Trái Đất là khoảng 1,39 tỷ km3, lượng
nước này nếu phủ trên bề mặt Trái Đất sẽ có độ dày 0,3 - 0,4 m.

Bảng 3.1. Các nguồn nước và trữ lượng nước trên Trái Đất [14]

Nguồn nước Trữ lượng ( 103 km3) Tỷ lệ (%)


Đại dương 1.338.000 96,539
Nước ngầm 23.400 1,688
Băng tuyết ở các cực 24.064 1,736
Băng đáy vĩnh cửu 300 0,022
Hồ chứa nước ngọt 91 0,007
Hồ chứa nước mặn 85,4 0,006
Nước đầm lầy 11,47 0,001
Sông suối 2,12 0,0002
Nước trong sinh vật sống 1,12 0,0001
Nước trong không khí 12,9 0,001
Tổng lượng nước 1.385.968 100

84
Khối lượng của các loại nguồn nước khác nhau khá nhiều, nước trên Trái Đất
chủ yếu là nước mặn. Nước ngọt trên Trái Đất chiếm một phần rất nhỏ, trong đó
phần lớn đóng băng ở hai cực và vùng băng hà. Chỉ một phần rất nhỏ của lượng
nước trên hành tinh có vai trò quan trọng trong việc sử dụng làm nước uống cho
con người và đáp ứng cho nhu cầu của các hệ sinh thái trên Trái Đất, đó là lượng
nước ngọt trong các hồ, sông, suối, ẩm trong không khí và trong lòng đất.
Nguồn nước tự nhiên luôn vận động và thay đổi trạng thái. Chu trình tuần
hoàn của nước là sự vận động của nước trên Trái Đất và trong khí quyển một
cách tự nhiên theo năm dạng cơ bản là: mưa - dòng chảy - thấm - bốc hơi - ngưng
tụ và thành mưa. Nước vận động trong chu trình là nhờ bức xạ sóng ngắn của
Mặt Trời. Khoảng 1/3 năng lượng Mặt Trời khi tới mặt đất bị hấp thụ bởi một
phần và chuyển đổi thành nhiệt năng làm cho những tầng thấp của khí quyển
nóng lên. Chính năng lượng này đã hâm nóng nước mặt của đại dương, đất liền
và làm chúng bốc hơi. Sự khác biệt về nhiệt độ giữa các vùng khí quyển làm
không khí chuyển động (gió). Hơi nước bốc lên với không khí nóng tới tầng cao
khí quyển thì ngưng tụ thành mưa hay tuyết và rơi xuống mặt đất khi gặp lạnh.
Một phần nước mưa thấm qua các lớp đất thành nước ngầm. Nước ngầm và nước
bề mặt đều hướng ra biển để tuần hoàn trở lại.

Hình 3.1. Chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên

85
Con người sử dụng nước ngầm và nước bề mặt cho nhu cầu sinh hoạt và phát
triển, nước thải ra được xử lý rồi quay lại nguồn nước, vì vậy phần nước này coi
như không mất đi. Theo chu trình này, lượng nước được bảo toàn, chỉ chuyển từ
dạng này sang dạng khác (lỏng, khí, rắn) hoặc từ nơi này đến nơi khác. Tùy theo
loại nguồn nước (đại dương, hồ, sông, hơi ẩm) thời gian luân hồi có thể rất ngắn
(8 ngày đối với hơi ẩm không khí) hoặc có thể kéo dài hàng năm, hàng ngàn năm
(đại dương 3.000 năm).
Chu trình nước toàn cầu quyết định khả năng cấp nước ngọt, nước sạch cho
con người và các sinh vật khác. Bên cạnh đó, do xuất hiện của sự sống, vòng
tuần hoàn nước ngày càng phức tạp hơn với việc bốc hơi nước của cơ thể sống và
các hoạt động của con người. Trong quá trình sử dụng nước sạch vào các hoạt
động, sinh hoạt và sản xuất, con người đã thải ra môi trường một lượng nước gần
bằng với lượng nước sạch được cung cấp. Nước bẩn thải ra từ sinh hoạt, sản xuất
công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp,... đã đưa vào nguồn nước một lượng khá
lớn chất bẩn khác nhau, làm thay đổi bản chất cơ bản của nước tự nhiên, gây ra
hiện tượng nước bị ô nhiễm.

Bảng 3.2. Các chu kỳ tuần hoàn nước trong thủy quyển [15]

Các yếu tố của thủy quyển Thời gian chu kỳ (năm)

Đại dương 3.000

Tổng lượng nước ngầm 5.000

Nước ngầm tham gia chu kỳ 330

Băng hà 8.300

Hồ 10

Độ ẩm đất 1

Nước sông 0,032

Hơi nước khí quyển 0,027

Toàn bộ thủy quyển 2.800

86
3.1.2. Phân loại nguồn nước

Tài nguyên nước được phân thành ba dạng chủ yếu theo vị trí cũng như đặc
điểm hình thành, khai thác và sử dụng đó là: nguồn nước trên mặt đất (nước
mặt), nước dưới đất (nước ngầm) và nước trong khí quyển (hơi nước).
3.1.2.1. Nước mặt
Trên phạm vi lục địa trữ lượng nước mặt bao gồm nước băng tuyết ở các địa
cực và các vùng núi cao (98,83%), nước hồ (1,15%), nước đầm lầy (0,015%) và
nước sông (0,005%). Về khối lượng nước băng tuyết chiếm tỷ lệ tuyệt đối lớn và
nếu giả thuyết khối băng hà tan thành nước thì mực nước đại dương có thể tăng
lên 66,4 m. Tuy nhiên trong thực tế băng hà nằm ở khu vực giá lạnh vĩnh cửu nên
khả năng sử dụng chúng còn rất hạn chế. Ngược lại nước sông và hồ tuy chiếm tỷ
lệ rất nhỏ song do tham gia vào chu trình tuần hoàn vận động rất tích cực
nên chúng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của
con người.
Ngoài hồ tự nhiên trên lục địa đã xây dựng hơn 10.000 hồ chứa nước nhân tạo
nhằm giải quyết các nhu cầu sử dụng nguồn nước mặt (điều tiết và khai thác
dòng chảy của sông, phát điện). Tổng dung tích hữu ích của hồ nhân tạo ước tính
gần 5.000 km3.
Nước đầm lầy ước tính 11.470 km3 với diện tích 2.682 km2.
Nước sông luôn vận động và tuần hoàn nên nhanh chóng được phục hồi. Nhờ
vậy tuy thể tích chứa của các sông ước tính chỉ bằng 1.200 km3 nhưng năng
lượng dòng chảy phong phú hơn nhiều, điều này cho phép tăng đáng kể khả năng
khai thác dòng sông cho các mục tiêu sử dụng khác nhau.
3.1.2.2. Nước dưới đất
Phía dưới mặt đất, trong các lớp bên trên của quyển đá, có các dạng nước
thiên nhiên tạo thành nước ngầm của vỏ Trái Đất. Trữ lượng nước ngầm hiện nay
chỉ mới đánh giá ở mức tương đối vì khá phức tạp, một mặt do mối quan hệ qua
lại hữu cơ giữa nước mặt và nước ngầm, mặt khác do khả năng khoan, thăm dò
còn hạn chế và tài liệu liên quan quá ít. Tuy vậy, căn cứ tài liệu của tổ chức giáo
dục khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc có thể sơ bộ đánh giá trữ lượng
nước ngầm trên toàn cầu như Bảng 3.3.

87
Bảng 3.3. Trữ lượng nước ngầm toàn cầu

Khối lượng Mức độ thích hợp


Phạm vi 3 Độ khoáng hóa (g/l)
(1.000 km ) khi sử dụng

Chủ yếu nước ngọt. Lượng Đáp ứng nhu cầu đối với
Độ sâu tới
4.000 muối hòa tan không quá nước sinh hoạt và nước tưới
1.000 m
1 g/l
Phần lớn là nước mặn với Có thể dùng cho công nghiệp
Độ sâu 1.000 Khoảng lượng muối hòa tan tới hóa học. Khi sử dụng cho
- 6.000 m 5.000 30 - 40 g/l đôi khi đến sinh hoạt hoặc tưới cần phải
300 - 400 g/l làm ngọt
Tổng các loại
60.000
theo dự báo

3.1.2.3. Nước khí quyển (hơi nước)


Nước khí quyển là lượng nước được dự trữ trong khí quyển dưới dạng hơi.
Nó có thể được nhận thấy ở dạng các đám mây, sương mù. Theo thống kê thì trữ
lượng này khoảng 12.900 km3, nếu rơi xuống Trái Đất thì sẽ bao phủ một lớp dày
khoảng 2,5 cm trên bề mặt Trái Đất.
Có thể nhận thấy hơi nước trong khí quyển thông qua các hiện tượng hằng
ngày như hơi nước trên mặt kính, nước xuất hiện bề mặt ngoài cốc nước lạnh, hơi
nước trên cửa sổ vào mùa đông,...

3.1.3. Tính chất, thành phần của nước tự nhiên

3.1.3.1. Tính chất vật lý


a) Nhiệt độ: nhiệt độ của nước thay đổi theo nhiệt độ của không khí, nhất là
nước mặt. Nhiệt độ của nước mặt (ở Việt Nam) dao động khoảng từ 4 đến 40C,
nước ngầm nhiệt độ tương đối ổn định dao động từ 17 - 27C.
b) Độ đục: độ đục của nước bắt nguồn từ sự hiện diện của một số chất lơ lửng
có kích thước thay đổi từ dạng phân tán thô đến dạng keo, huyền phù gây nên
(kích thước 0,1 - 10 mm). Trong nước, các chất gây đục thường là đất, cát, sét,
bùn và các hợp chất hữu cơ, vô cơ, thực vật và các vi sinh vật có ở trong nước.
Đơn vị đo độ đục thông thường là NTU (Nephelometric Turbidity Unit).

88
c) Độ màu: độ màu của nước là do các chất mùn, các chất vô cơ hay hữu cơ ở
dạng hợp chất hòa tan hay chất keo gây ra. Sắt dưới dạng humat sắt III làm cho
nước có màu nâu đặc trưng. Axit humic hay funvic làm cho nước có màu đen.
Độ màu của nước còn do nước thải ô nhiễm có màu như nước thải từ các ngành
công nghiệp dệt nhuộm, bột giấy. Nước thải bột giấy có chứa các dẫn xuất ligin
và các chất hòa tan khác, các chất này có thể làm tăng độ màu của nước khi xả
vào nguồn nước mà chưa được xử lý. Đơn vị đo độ màu là Pt-Co [15,16].
d) Mùi vị: Mùi của nước có thể do sự xuất hiện của các chất khí và các chất
hòa tan. Nước thiên nhiên có thể có các mùi khác nhau: mùi bùn đất, mùi tanh,
mùi thối. Tùy vào thành phần và hàm lượng các muối khoáng hòa tan khác nhau
mà nước có thể có vị mặn, ngọt, chua, chát,...
So với các chất lỏng thông thường khác, nước số tính chất đặc biệt
quan trọng:
e) Khối lượng riêng: nước là chất lỏng duy nhất nở ra khi đóng băng. Thực tế,
khối lượng riêng của nước lớn nhất ở 4oC. Điều đó có nghĩa là ở nhiệt độ lớn hơn
hoặc dưới nhiệt độ này, khối lượng riêng của nước đều nhẹ hơn, vì vậy băng nổi
trên nước. Tính chất này cũng dẫn đến hiện tượng phân tầng nhiệt trong các
hồ nước;
f) Nhiệt dung riêng: nhiệt dung riêng của nước (≈ 4.184 J/kgoC) cao hơn các
chất lỏng khác, trừ amoniac. Do tính chất này nước được đun nóng hoặc làm
nguội chậm hơn hầu hết các chất lỏng khác. Nhờ đó nước có tác dụng làm ôn hòa
khí hậu các vùng gần nguồn nước và có chức năng bảo vệ sự sống khỏi sự biến
động đột ngột về nhiệt;
g) Nhiệt bay hơi: nhiệt bay hơi của nước bằng 2.258 kJ/kg, cao nhất so với tất
cả các chất lỏng khác. Điều này có nghĩa là hơi nước tích lũy lượng nhiệt lớn và
được giải phóng khi ngưng tụ. Nhờ tính chất này của nước mà ta có thể nói nước
là yếu tố chính ảnh hưởng tới khí hậu của Trái Đất.
Nước hòa tan nhiều chất hơn bất kỳ một dung môi nào. Do đó, nó là môi
trường có hiệu quả cho việc vận chuyển các chất dinh dưỡng hòa tan tới các mô
và các cơ quan của cơ thể sống cũng như loại trừ các chất thải của chúng. Nước
cũng tham gia vào việc vận chuyển các chất tan khắp sinh quyển.

89
3.1.3.2. Thành phần hóa học
Các hợp chất vô cơ và hữu cơ trong nước tự nhiên có thể tồn tại ở 3 dạng đó
là: ion hòa tan, khí hòa tan, rắn và lỏng. Chính sự phân bố các hợp chất này quyết
định tính chất của nước tự nhiên: ngọt, mặn, cứng hoặc mềm, nghèo dinh dưỡng
hay giàu dinh dưỡng [15].
a) Các ion hòa tan
Nước tự nhiên là dung môi để hòa tan hầu hết các axit, bazơ và muối vô cơ.
Vì thế trong nước tự nhiên các chất này thường tồn tại dưới dạng các ion hòa tan
như: Cl, Na+, Mg2+, Ca2+, K+, SO 24 , Br, Fe2+, Fe3+, HCO3 ,...

Hàm lượng của các nguyên tố hóa học phân bố phụ thuộc vào đặc điểm khí
hậu, địa chất, địa mạo và vị trí thủy vực. Đặc điểm thành phần của các ion hòa
tan của sông do ba yếu tố chủ đạo gây ra. Đó là ảnh hưởng của nước mưa, của sự
bốc hơi và sự phong hóa. Các sông nhiệt đới mưa nhiều có thành phần hóa học
chủ yếu như nước mưa, còn yếu tố phong hóa không lớn. Các sông nhiệt đới sa
mạc có thành phần hóa học do quá trình bốc hơi, kết tinh là chủ đạo. Các sông
vùng ôn đới ít mưa có thành phần hóa học do phong hóa là chủ đạo.
b) Các khí hòa tan
Hầu hết các khí đều có thể hòa tan hoặc phản ứng với nước trừ khí metan
(CH4). Các khí hòa tan trong nước có thể đến từ sự hấp thụ của không khí vào
nước, các quá trình sinh hóa trong nước. Sự hòa tan của các chất khí vào nước
chỉ đạt một giới hạn nhất định, giới hạn này gọi là độ bão hòa [16].
1) Oxy: độ hòa tan của oxy trong nước phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ, áp
suất của môi trường, độ mặn, chiều sâu,... Các nguồn nước mặt có bề mặt thoáng
tiếp xúc với không khí nên thường có hàm lượng oxy hòa tan cao. Trong điều
kiện nguồn nước không bị ô nhiễm do các chất hữu cơ không bền vững thì nồng
độ oxy trong nguồn nước gần bằng giá trị oxy hòa tan ở mức bão hòa. Oxy hòa
tan có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình tự làm sạch của sông. Do vậy, nồng độ
oxy hòa tan là chỉ số để đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước do chất hữu cơ.
2) Khí CO2: mặc dù chỉ chiếm 0,03% trong khí quyển nhưng đóng vai trò rất
quan trọng trong nước vì nó phản ứng với nước tạo thành ion bicacbonat (HCO3 )
và cácbonat (CO3 ). Nồng độ khí CO2 trong nước phụ thuộc vào độ pH: nếu pH thấp
thì CO2 ở dạng khí, pH = 8 - 9 dạng bicacbonat và pH >10 dạng cacbonat tỷ lệ cao.

90
3) Khí NH3: tồn tại trong nước có pH >10. Trong môi trường trung tính và
axit chủ yếu ở dạng ion NH 4 . Do bị oxy hóa bởi vi sinh vật nên NH 4 dễ dàng
chuyển thành nitrit và sau đó thành nitrat. Các hợp chất của nitơ có trong nước là
kết quả của quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong tự nhiên, trong các
chất thải và trong các nguồn phân bón mà con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa
vào nguồn nước. Các hợp chất này thường tồn tại dưới dạng nitrat, nitrit,
amoniac và cả dạng nguyên tố nitơ (N2). Tùy theo mức độ có mặt của các hợp
chất nitơ mà có thể biết được mức độ ô nhiễm nguồn nước. Khi nước mới bị
nhiễm bẩn bởi phân bón hoặc nước thải, trong nguồn nước có NH3, NO 2 và
 
NO3 . Sau một thời gian NH3 và NO 2 bị oxy hóa thành NO3 . Như vậy, nếu nước
chứa NH3 và nitơ hữu cơ thì coi như nước mới bị nhiễm bẩn. Nếu nước chủ yếu
là NO3 thì quá trình oxy hóa đã kết thúc. Ở điều kiện yếm khí, NO3 sẽ bị khử
thành N2 bay lên. Amoniac là chất gây độc cho loài cá. Việc sử dụng rộng rãi các
nguồn phân bón hóa học cũng làm cho hàm lượng amoniac trong nước tự nhiên
tăng lên. Trong nước ngầm và nước đầm lầy hay gặp nitrat (NO3 ) và amoniac
với hàm lượng cao.
4) Khí H2S: tạo ra do quá trình phân hủy các chất hữu cơ có ở trong nước.
Trong điều kiện oxy hóa có thể tạo thành H2SO4 gây tác hại đến các sinh vật
cũng như cho các công trình xây dựng dưới nước.
c) Các chất rắn
Các chất rắn trong nước bao gồm các chất vô cơ, hữu cơ. Chúng có thể phân
thành các loại phụ thuộc vào kích thước như sau:
- Chất rắn có thể lắng có kích thước d > 10-5 m;
- Chất rắn ở dạng lơ lửng có kích thước d = 10-6 - 10-5 m;
- Chất rắn dạng keo có kích thước d = 10-9 m;
- Chất rắn hòa tan có kích thước d < 10-9 m.
d) Các chất hữu cơ
Trong nguồn nước tự nhiên, hàm lượng các chất hữu cơ rất thấp, ít có khả
năng gây trở ngại cho cấp nước sinh hoạt, thủy sản, thủy lợi. Nhưng nguồn nước
có tiếp nhận nước thải sinh hoạt, sản xuất bị ô nhiễm chưa qua xử lý thì nồng độ
chất hữu cơ trong nguồn nước sẽ tăng lên.

91
Dựa vào khả năng bị phân hủy do vi sinh vật trong nước, chất hữu cơ có thể
phân thành hai nhóm:
Các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học: như các chất đường, chất béo, protein,
dầu mỡ động thực vật. Trong môi trường nước các chất này dễ bị vi sinh vật phân
hủy tạo ra khí carbonic và nước;
Các hợp chất hữu cơ không dễ phân huỷ sinh học (bền vững): các hợp chất
hữu cơ có clo, phosphor, kim loại như DDT, linđan, anđrin, policlorobipheny
(PCB), các hợp chất hữu cơ đa vòng ngưng tụ như pyren, naphtalen, antraxen,
dioxin. Đây là những chất có độc tính cao, bền trong môi trường nước, có khả
năng gây tác hại lâu dài cho đời sống sinh vật và sức khỏe con người.
3.1.3.3. Thành phần sinh học
Thành phần và mật độ các cơ thể sống trong nguồn nước phụ thuộc vào đặc
điểm, thành phần hóa học của nguồn nước, chế độ thủy văn và địa hình nơi cư
trú. Các loại sinh vật tồn tại trong nguồn nước tự nhiên chủ yếu là vi khuẩn, nấm,
siêu vi trùng, tảo, nguyên sinh động vật, động vật đa bào, các loài động vật có
xương sống và các loại nhuyễn thể [15].
a) Vi khuẩn (bacteria)
Vi khuẩn là các loài sinh vật thường ở dạng đơn bào, không màu có kích
thước từ 0,5 - 5 µm, có dạng hình que, hình cầu hoặc hình xoắn, chúng có thể ở
dạng đơn lẻ, cặp đôi hoặc liên kết thành mạch dài.
Vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy chất hữu cơ, hỗ trợ quá
trình tự làm sạch của nước tự nhiên. Vì vậy, chúng có ý nghĩa lớn về mặt sinh
thái. Phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng, vi khuẩn được chia thành hai nhóm: vi
khuẩn tự dưỡng và vi khuẩn dị dưỡng.
- Các vi khuẩn dị dưỡng (heterotrophs): sử dụng chất hữu cơ làm nguồn năng
lượng và nguồn cacbon để thực hiện quá trình sinh tổng hợp. Có ba loại vi khuẩn
dị dưỡng:
+ Vi khuẩn hiếu khí (aerobes): là vi khuẩn cần oxy hòa tan khi phân hủy chất
hữu cơ để sinh sản và phát triển;
+ Vi khuẩn kỵ khí (anaerobes): là vi khuẩn không sử dụng oxy hòa tan khi
phân hủy chất hữu cơ vì chúng có thể dùng oxy liên kết trong các hợp chất như
nitrat, sulfat;

92
+ Vi khuẩn tùy nghi (facultative): là vi khuẩn có thể phát triển trong điều kiện
có hoặc không có oxy tự do. Loại này luôn có mặt và hoạt động trong hệ thống
xử lý nước thải (kị khí và hiếu khí). Năng lượng E giải phóng ra trong các trường
hợp trên được sử dụng cho tổng hợp tế bào mới và một phần được thoát ra dưới
dạng nhiệt.
- Các vi khuẩn tự dưỡng (autotrophs): là loại vi khuẩn có khả năng xúc tác
cho phản ứng oxy hóa chất vô cơ để thu năng lượng và sử dụng khí CO2 làm
nguồn carbon cho quá trình sinh tổng hợp. Tùy vào loại vi khuẩn xúc tác cho quá
trình nào mà người ta gọi tên cụ thể, như: nitrosomonas, nitrobacter,...
Thuộc nhóm này có vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn lưu huỳnh, vi khuẩn sắt.
Các vi khuẩn có khả năng chịu được pH thấp và có thể oxy hóa H2S trong nước
thành axit sulfuric gây ăn mòn vật liệu các công trình thủy. Các vi khuẩn sắt có
khả năng oxy hóa sắt hòa tan trong nước thành sắt không tan lắng xuống đáy. Vi
khuẩn ferrobacilius đóng vai trò xúc tác cho sự oxy hóa Fe(II) thành Fe(III).
NH 4  3O 2 
Nitrosomonas
 2NO 2  4H   2H 2 O  E
2NO 2  O 2 
Nitrobacter
 2NO3  E
4Fe 2  4H   O 2  4Fe3  2H 2 O

b) Nấm (nấm men và nấm mốc): là các loại thực vật không có khả năng quang
hợp. Ở một số vùng nước tù nấm có thể phát triển mạnh.
c) Vi rút
Trong nguồn nước tự nhiên thường có các loại vi rút. Chúng có kích thước rất
nhỏ (20 - 100 nm) nên chỉ phát hiện bằng kính hiển vi.
Vi rút là loại ký sinh nội bào, chúng chỉ có thể sinh sôi trong tế bào của vật
chủ vì chúng không có hệ thống chuyển hóa để tự sinh sản. Khi xâm nhập vào tế
bào vật chủ, vi rút thực hiện việc chuyển hóa tế bào để tổng hợp prôtêin và axit
nucleic để sinh sản và phát triển. Chính vì cơ chế sinh sản này nhiều loại vi rút là
tác nhân gây bệnh hiểm nghèo cho con người và gia súc như bệnh viêm gan và
viêm ruột.
d) Tảo
Tảo là loại thực vật đơn giản nhất có khả năng quang hợp. Có loại tảo có cấu
trúc đơn bào chỉ phát hiện bằng kính hiển vi, có loại có dạng nhánh dài có thể

93
quan sát bằng mắt. Tảo là sinh vật tự dưỡng, chúng sử dụng cacbonic hoặc
bicacbonat làm nguồn carbon và sử dụng các chất dinh dưỡng vô cơ như
phosphate và nitơ để phát triển.
Trong quá trình phát triển của tảo có sự tham gia của một số nguyên tố vi
lượng như magiê, bo, carbon và canxi. Tảo có màu với thành phần chủ yếu là
chất diệp lục đóng vai trò quan trọng trong việc quang hợp.
Tảo phát triển rất mạnh trong nguồn nước ấm chứa nhiều chất dinh dưỡng từ
nước thải sinh hoạt và phân bón. Vì vậy, tảo là một chỉ tiêu sinh học đánh giá
chất lượng nước tự nhiên.
e) Các loại thực vật và sinh vật khác
Trong nước còn có các loại thực vật lớn như rong, lục bình là các thực vật chỉ
thị đánh giá chất lượng nước tự nhiên.
Các nguyên sinh động vật, động vật đa bào, các loài nhuyễn thể và tôm cá
là những sinh vật thường có mặt trong nguồn nước tự nhiên. Sự phát triển về
thể loại và số lượng các loài thủy sinh đó phụ thuộc rõ rệt vào chất lượng nước
và mức độ ô nhiễm nước. Ví dụ nguồn nước bị ô nhiễm chất hữu cơ sẽ làm suy
giảm về chủng loại và số lượng các loài thủy sinh do nồng độ oxy hòa tan
trong nước giảm; nhiễm phèn sẽ làm chua nước (pH = 4,5 - 5) sẽ làm giảm
lượng tôm cá.

3.1.4. Ô nhiễm môi trường nước

3.1.4.1. Khái niệm


Do hoạt động nhân tạo hay tự nhiên (xói mòn, phá rừng, lũ lụt, sự xâm nhập
của các chất thải đô thị, chất thải công nghiệp,...) mà tính chất và thành phần của
nguồn nước có thể bị thay đổi. Môi trường nước có khả năng tự làm sạch thông
qua các quá trình biến đổi vật lý, hóa học và sinh học. Cơ sở để quá trình này đạt
hiệu quả cao là phải có đủ oxy hòa tan. Quá trình tự làm sạch dễ thực hiện ở
dòng chảy hơn là ao hồ vì ở đây quá trình đối lưu hay khuếch tán oxy của khí
quyển vào trong nước dễ xảy ra và tham gia vào quá trình chuyển hóa làm giảm
chất ô nhiễm, làm lắng các chất rắn hoặc tiêu diệt vi sinh vật có hại. Khi lượng
chất thải đưa vào nước quá nhiều, vượt quá khả năng giới hạn của quá trình tự
làm sạch thì kết quả là nước bị ô nhiễm.

94
Như vậy, sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất làm
nhiễm bẩn nước gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người.
Việc nhận biết nước ô nhiễm có thể căn cứ vào trạng thái hóa học, vật lý, sinh
học của nước. Khi nước bị ô nhiễm sẽ có mùi khó chịu, vị không bình thường,
màu không trong suốt, số lượng cá và các thủy sinh vật khác giảm, cỏ dại phát
triển mạnh, có nhiều mùn hoặc váng dầu mỡ trên mặt nước.
3.1.4.2. Phân loại các nguồn gây ô nhiễm
a) Phân loại theo nguồn gốc
- Nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió, bão, lũ lụt. Ô nhiễm này còn
được gọi là ô nhiễm không xác định nguồn gốc;
- Nguồn gốc nhân tạo: chủ yếu do xả nước thải từ các hoạt động của con
người, từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc
trừ sâu, diệt cỏ, phân bón trong nông nghiệp,...
b) Phân loại theo bản chất tác nhân gây ô nhiễm
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm: ô
nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
c) Phân loại theo sự phân bố nguồn nước hoặc chất ô nhiễm đặc trưng, có thể
phân thành các loại ô nhiễm sau
1) Ô nhiễm nước mặt: nước mặt bao gồm nước ở ao, hồ, sông, suối, kênh
mương. Nguồn nước ở các sông và kênh, các hồ khu vực đô thị, khu công nghiệp
và đồng ruộng là những nơi thường có mức độ ô nhiễm cao. Các dạng ô nhiễm
nước thường gặp là ô nhiễm do dư thừa chất dinh dưỡng (phú dưỡng), ô nhiễm
do kim loại nặng, hóa chất độc hại, ô nhiễm vi sinh và ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ
thực vật.
2) Phú dưỡng: biểu hiện của phú dưỡng là nồng độ chất dinh dưỡng N, P cao.
Tỷ lệ P/N cao do sự tích lũy tương đối P so với N, sự yếm khí và môi trường khử
của lớp nước đáy thủy vực, sự phát triển mạnh mẽ của tảo và nở hoa tảo, sự kém
đa dạng của các sinh vật nước, đặc biệt là cá, nước có màu xanh đen, có mùi khai
thối do thoát khí H2S, CH4, CO2.
3) Ô nhiễm do kim loại nặng và chất độc hại: thể hiện bởi nồng độ cao của các
kim loại nặng trong nước. Nguyên nhân chủ yếu là do nước thải công nghiệp và

95
nước thải độc hại không xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu mà cho vào môi
trường. Hậu quả là chúng tích luỹ theo chuỗi thức ăn thâm nhập vào cơ thể người.
4) Ô nhiễm vi sinh vật: các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, sinh vật gây bệnh cho
người và động vật lan truyền vào môi trường nước mặt, gây ra các loại dịch bệnh
cho các khu vực dân cư tập trung.
5) Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học: khi bón phân và
phun thuốc bảo vệ thực vật, một lượng đáng kể không được cây trồng tiếp nhận,
chúng sẽ lan truyền và tích luỹ trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp
dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
6) Ô nhiễm nước ngầm: nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong
các lớp đất đá trầm tích bở rời như cát, sạn, trong các khe nứt dưới bề mặt Trái
Đất. Theo độ sâu phân bố, chia nước ngầm thành 2 loại: nước ngầm tầng mặt và
nước ngầm tầng sâu. Các tác nhân gây ô nhiễm và suy thoái nước ngầm bao
gồm: các tác nhân tự nhiên và các tác nhân nhân tạo. Suy thoái trữ lượng nước
ngầm biểu hiện bởi giảm công suất khai thác, hạ thấp mực ngầm, lún đất.
7) Ô nhiễm biển: các biểu hiện của ô nhiễm biển: gia tăng nồng độ của các
chất ô nhiễm trong nước biển; gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm tích tụ trong
trầm tích biển vùng ven bờ; suy thoái các hệ sinh thái biển như hệ sinh thái san
hô, rừng ngập mặn, cỏ biển; suy giảm trữ lượng các loài sinh vật biển và giảm
tính đa dạng sinh học biển; xuất hiện các hiện tượng như thủy triều đỏ, tích tụ các
chất ô nhiễm trong các thực phẩm lấy từ biển.
Theo Công ước Luật Biển năm 1982, có 5 nguồn có thể gây ô nhiễm biển: các
hoạt động trên đất liền; việc thăm dò và khai thác tài nguyên trên thềm lục địa và
đáy đại dương; việc thải các chất độc hại ra biển; vận chuyển hàng hóa trên biển
và do ô nhiễm không khí.
3.1.4.3. Các thông số, chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng nguồn nước
Có 3 nhóm chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng nguồn nước bao gồm:
nhóm chỉ tiêu vật lý; nhóm chỉ tiêu hóa học và nhóm chỉ tiêu sinh học [15]:
a) Các chỉ tiêu vật lý
Nhiệt độ, độ đục, độ trong, độ màu, mùi, vị: đánh giá về mức độ nhiễm bẩn
của nước đối với các loại nước thải nói riêng và nguồn nước nói chung.

96
b) Các chỉ tiêu hóa học
- Hàm lượng cặn lơ lửng và hàm lượng tinh cặn khô: đánh giá về mặt định
lượng trạng thái chất bẩn không hòa tan hoặc hòa tan;
- Các chỉ tiêu hàm lượng chất hữu cơ: được xác định gián tiếp bằng cách đo
lượng oxy tiêu thụ do quá trình oxy hóa nhờ vi sinh vật (chỉ tiêu BOD) hoặc nhờ
các chất oxy hóa mạnh như K2Cr2O7 (COD theo bicromat kali), KMnO4 (COD
theo pemanganat kali). Các chỉ tiêu này cho biết mức độ nhiễm bẩn nguồn nước
bởi các chất hữu cơ;
- Chỉ tiêu oxy hòa tan đánh giá mức độ nhiễm bẩn chất hữu cơ theo BOD của
nguồn nước, trạng thái chất lượng và khả năng tự làm sạch của nguồn nước;
- Các chỉ tiêu nitơ như nitơ amoniac (NH 4 ), nitrit (NO 2 ) , nitrat (NO3 ), chỉ
tiêu phosphak (P O34 ) : để đánh giá mức độ phú dưỡng của nguồn nước do nước
thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước tưới ruộng tràn vào sông hồ. Ngoài ra
các chỉ tiêu này còn dùng để đánh giá các quá trình phân hủy chất hữu cơ chứa
nitơ, phosphor trong nguồn nước;
- Các chỉ tiêu tổng lượng muối, clorua (Cl-): có thể dùng đánh giá mức độ
nhiễm bẩn do nước thải công nghiệp;
- Các chỉ tiêu dầu mỡ, hàm lượng các muối kim loại nặng, các chất phóng xạ:
đánh giá độ nhiễm bẩn của các loại nước thải khác nhau.
c) Các chỉ tiêu sinh vật
- Tổng số vi trùng hiếu khí có trong một lít nước biểu thị độ bẩn của nước về
mặt vi trùng;
- Tổng số vi trùng kỵ khí đánh giá mức độ nhiễm bẩn các chất hữu cơ nguồn
gốc phế thải sinh hoạt;
- Chỉ số coli biểu thị số vi trùng coli (E. Coli) có trong một lít nước. Chỉ tiêu
này biểu thị khả năng có hay không có vi trùng gây bệnh đường ruột có ở
trong nước.
Đối với nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải sinh hoạt hoặc nhiều loại
nước thải công nghiệp khác nhau, cần phải phân tích đầy đủ các chỉ tiêu nêu trên
để đánh giá tác động tổng hợp của chúng đối với nguồn nước.

97
3.2. CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC

Khi con người bắt đầu trồng trọt, chăn nuôi thì việc trồng trọt dần phát triển ở
miền đồng bằng màu mỡ kề bên lưu vực các con sông. Dân cư ít nên tài nguyên
rất dồi dào với nhu cầu của họ. Tình hình đã thay đổi một cách nhanh chóng khi
cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu. Các đô thị trở thành nơi tập trung dân cư
quá đông đúc. Các tác động của con người đối với nguồn nước ngày càng trở nên
rõ rệt, nhất là đối với những nguồn nước gần khu công nghiệp và đô thị. Trong
điều kiện dân số và sức phát triển mạnh mẽ, các tác động này tăng lên nhanh
chóng, làm thay đổi các chu trình tự nhiên trong thủy quyển cũng như làm thay
đổi sự cân bằng nước trên hành tinh.
Bất cứ một hiện tượng nào làm giảm chất lượng nước đều bị coi là nguyên
nhân gây ô nhiễm môi trường nước. Sự giảm chất lượng nước có thể là do
nguyên nhân tự nhiên hoặc do các hoạt động của con người gây ra. Ô nhiễm do
các yếu tố tự nhiên (núi lửa, bão, lụt,...) có thể là nghiêm trọng nhưng không
thường xuyên và không là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn
cầu [15, 17].
Ngày nay, hoạt động của con người đang là nguyên nhân chính làm suy
giảm chất lượng nguồn nước. Các nguồn gây ô nhiễm chính từ các hoạt động
của con người:

3.2.1. Sinh hoạt của con người

Trong hoạt động sống của mình con người cần sử dụng một lượng nước rất
lớn. Sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt như tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ
sinh cá nhân,… lượng nước này trở thành nước thải, thường được gọi là nước
thải sinh hoạt. Chúng được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện
và các công trình công cộng khác. Lượng nước thải sinh hoạt của một khu dân cư
phụ thuộc vào dân số và mức độ phát triển của xã hội.
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu dùng nước càng tăng. Cư dân sống trong điều
kiện nguyên thủy chỉ cần 5 - 10 lít nước/người.ngày. Ngày nay ở các đô thị nhu cầu
sử dụng nước sinh hoạt gấp hàng chục lần như vậy. Các trung tâm đô thị thường có
tiêu chuẩn cấp nước cao hơn so với các vùng ngoại thành và nông thôn. Tiêu chuẩn
cấp nước sinh hoạt đối với khu đô thị là 150 - 200 lít/người.ngày, đối với khu vực

98
nông thôn là 50 - 100 lít/người.ngày. Do đó, lượng nước thải sinh hoạt tính trên
một đầu người cũng có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Nước thải sinh
hoạt ở các trung tâm đô thị thường thoát bằng hệ thống thoát nước dẫn ra các
sông rạch, còn các vùng ngoại thành và nông thôn do không có hệ thống thoát
nước nên nước thải thường được tiêu thoát tự nhiên vào các ao, hồ hoặc thoát
bằng biện pháp tự thấm.
Đặc điểm của nước thải sinh hoạt đô thị là hàm lượng các chất hữu cơ dễ bị
phân huỷ sinh học cao, là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát
triển. Trong nước thải còn chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng có khả năng gây ra
hiện tượng phú dưỡng nguồn nước. Ngoài ra còn có cả các thành phần vô cơ, vi
sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Chất hữu cơ chứa trong nước thải bao
gồm các hợp chất như protein (40 - 50%); carbonhydrate (40 - 50%). Nồng độ chất
hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động trong khoảng 150 - 450 mg/l theo trọng
lượng khô. Có khoảng 20 - 40% chất hữu cơ khó bị phân huỷ sinh học [18].
Ở những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh
hoạt không được xử lý là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng. Nước thải khi phân hủy thường gây mùi hôi và phát sinh một số
khí độc (như H2S), nước còn bị nhiễm bẩn bởi màu đen, đục.

3.2.2. Sản xuất công nghiệp

Nước thải công nghiệp là nước thải được sinh ra trong quá trình sản xuất công
nghiệp từ các công đoạn sản xuất và các hoạt động phục vụ cho sản xuất như
nước thải khi tiến hành vệ sinh công nghiệp hay hoạt động sinh hoạt của công
nhân trong nhà máy. Nước thải công nghiệp rất đa dạng, khác nhau về thành
phần cũng như lượng phát thải và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hình sản
xuất, dây chuyền công nghệ, thành phần nguyên vật liệu, tuổi thọ của thiết bị,
trình độ quản lý của cơ sở và ý thức của cán bộ công nhân viên.
Nước thải sản xuất trong công nghiệp thường được chia làm hai loại:
- Nước thải sản xuất bẩn là nước thải sinh ra từ quá trình sản xuất sản phẩm, súc
rửa máy móc thiết bị, loại nước này chứa nhiều tạp chất, chất độc hại, vi khuẩn;
- Nước thải sản xuất không bẩn (nước thải quy ước sạch) là loại nước sinh ra
chủ yếu khi làm nguội máy móc thiết bị, giải nhiệt trong các trạm làm lạnh,

99
ngưng tụ hơi nước cho nên loại nước này có thể dùng lại trong hệ thống cấp nước
tuần hoàn cho nhà máy.
Trong nước thải sản xuất có nhiều các loại cặn lơ lửng, các chất hữu cơ (axit,
este, phenol, dầu mỡ, các chất hoạt động bề mặt), các chất độc (xianua, arsen,
thủy ngân, muối đồng), các chất gây mùi, các muối khoáng và một số đồng vị
phóng xạ. Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải từ nguồn này thường rất
cao nếu không được xử lý trước khi thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm cho các
lưu vực tiếp nhận.

3.2.3. Hoạt động nông nghiệp

Việc sử dụng nước cho các hoạt động nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi)
có tác động lớn đến sự thay đổi chế độ nước và sự cân bằng nước lục địa, phần
lớn nước sử dụng trong nông nghiệp bị tiêu hao mà không được hoàn lại.
Sử dụng nước trong nông nghiệp dẫn đến việc làm giảm chất lượng nước
nguồn. Nước từ đồng ruộng và nước thải từ các chuồng trại chăn nuôi gây nhiễm
bẩn đáng kể cho sông ngòi.
Các hóa chất bảo vệ thực vật như các loại thuốc trừ sâu DDT, andrin,
endosulphan, các loại thuốc diệt cỏ axit phenoxiaxetic, các loại thuốc diệt nấm
hexaclorobenzen là các chất bền vững, tốc độ phân hủy trong nước rất chậm.
Theo chu trình tuần hoàn, các chất này sẽ rò rỉ ra sông ngòi theo các mạch nước
ngầm hay do quá trình rửa trôi, xói mòn khiến các hóa chất này phát tán vào môi
trường nước. Chúng có thể tích tụ trong bùn, trong cơ thể sinh vật thủy sinh, đặc
biệt là tan trong mỡ động vật thủy sinh gây ô nhiễm lâu dài.

3.2.4. Hoạt động tàu thuyền

Do hoạt động của tàu thuyền trên sông biển (va chạm giữa các tàu thuyền, rò
rỉ, sục rửa, khoan chứa nhiên liệu, bơm dầu và rơi vãi) đã làm tăng lượng dầu mỡ
trong nước. Ô nhiễm nước do dầu và sản phẩm của chúng làm giảm tính chất hóa
lý của nước (thay đổi màu, mùi, vị), tạo lớp váng mỏng phủ đều trên mặt biển,
ngăn cản sự trao đổi oxy giữa biển và khí quyển, ngăn cản sự trao đổi nhiệt. Ví
dụ chỉ một tấn dầu thô đã có khả năng loang phủ trên một diện tích 12 km2 mặt
nước, chỉ một gam dầu mỏ có thể gây bẩn 2 tấn nước hoặc một giọt dầu cũng có
khả năng tạo ra một màng dầu dày 0,001 mm trên diện tích 20 m2.

100
Trong dầu thô, ngoài thành phần chính là hydrocabon, còn chứa quá nhiều
thành phần chưa được loại bỏ như lưu huỳnh, nitơ và các kim loại khác. Hệ sinh
thái biển bao gồm nhiều loại vi sinh vật, các vật chất hữu cơ giúp duy trì và tạo ra
các vi sinh vật đó. Các loài thủy sinh sống được là nhờ các nguồn này. Tuy
nhiên, khi dầu loang sẽ làm cho các nguồn vi sinh vật này chết đi, dẫn đến chuỗi
thức ăn của chúng bị ảnh hưởng.

3.2.5. Nước chảy tràn

Nước chảy tràn trên mặt đất là do nước mưa, nước rửa đường sá, nước tưới
tiêu và một số hoạt động khác. Nước rửa trôi từ đồng ruộng có thể kéo theo
các chất rắn, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Nước rửa trôi qua các khu
dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp có thể mang theo các chất bẩn và làm ô
nhiễm nguồn nước. Đối với nước mưa chảy tràn, nồng độ chất bẩn phụ thuộc
vào các yếu tố như cường độ mưa, thời gian mưa, thời gian không mưa, đặc
điểm mặt phủ, độ bẩn đô thị và không khí tại vùng xảy ra mưa. Nước mưa của
trận đầu tiên thường có nồng độ chất bẩn rất cao, hàm lượng cặn lơ lửng có
thể từ 400 - 1800 mg/l, BOD5 từ 40 - 120 mg/l [15].

3.2.6. Các nguồn ô nhiễm khác


Ngoài các nguồn ô nhiễm nước phổ biến đã trình bày ở trên, còn có một số
nguồn có thể gây ô nhiễm môi trường nước như sau:
3.2.6.1. Nước rò rỉ từ các bãi chôn lấp chất thải rắn
Nước rò rỉ từ bãi chôn lấp chất thải rắn (rác) là nước bẩn thấm qua lớp rác,
kéo theo các chất ô nhiễm từ rác chảy vào tầng đất dưới bãi chôn lấp. Trong giai
đoạn hoạt động của bãi chôn lấp, nước rỉ rác hình thành chủ yếu do nước mưa và
nước ép ra từ các lỗ rỗng của chất thải do các thiết bị đầm nén. Các nguồn chính
tạo ra nước rò rỉ bao gồm nước từ phía trên bãi chôn lấp, độ ẩm của rác, nước từ
vật liệu phủ. Điều kiện khí tượng, thủy văn, địa hình, địa chất của bãi rác, nhất là
khí hậu, lượng mưa ảnh hưởng đáng kể đến lượng nước rò rỉ sinh ra. Tốc độ phát
sinh nước rỉ rác dao động lớn theo các giai đoạn hoạt động khác nhau của bãi rác.
Lưu lượng nước rò rỉ sẽ tăng lên dần trong suốt thời gian hoạt động và giảm dần
sau khi đóng cửa bãi chôn lấp do lớp phủ cuối cùng và lớp thực vật trồng lên trên
mặt giữ nước làm giảm độ ẩm thấm vào. Đây cũng là nguồn gây ô nhiễm môi
trường nước nếu không có biện pháp kiểm soát và xử lý phù hợp.

101
3.2.6.2. Môi trường không khí ô nhiễm
Khí quyển là một hệ thống động với nhiều thành phần khí khác nhau trong đó
có sự trao đổi liên tục của chúng với các động, thực vật, môi trường nước, môi
trường đất theo các quy trình vật lý, hóa học, sinh học. Các chất khí mới có thể
được sinh ra bởi các quá trình chuyển hóa trong khí quyển bởi các quá trình sinh
học, phun trào núi lửa, phóng xạ, các hoạt động công - nông nghiệp, giao thông
vận tải và sinh hoạt của con người. Các chất khí này sẽ xâm nhập vào môi trường
đất, rồi vào môi trường nước theo nhiều cách khác nhau như sự tạo thành hạt, sự
sa lắng, sự hòa tan vào nước mưa, nước ngầm. Một số hợp chất có trong không
khí gây ô nhiễm môi trường nước phải kể đến là: các hợp chất chứa lưu huỳnh,
hợp chất chứa nitơ, oxit cacbon, hợp chất hữu cơ, bụi, sol khí kết hợp cùng mưa,
sương mù.
Ngoài ra các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người đã đốt nhiều than
và dầu, trong khói thải có chứa sunfua dioxit (SO2) và nitơ oxit (NOx) nếu không
được kiểm soát khi thải ra môi trường không khí sẽ bị ô nhiễm. Hai loại khí này
khi gặp nước mưa hoặc hơi ẩm trong không khí sẽ tương tác với nước để tạo
thành axit, gây mưa axit và gây ô nhiễm cho môi trường nước.
3.2.6.3. Hoạt động khai thác khoáng sản
Hoạt động khai thác khoáng sản là một trong những nguyên nhân làm giảm
độ che phủ do rừng cây bị chặt hạ, lớp phủ thực vật bị suy giảm là nguyên nhân
gây ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước. Nước ở các khu vực khai thác
thường có hàm lượng ion kim loại, các hợp chất hữu cơ, các nguyên tố phóng xạ
cao hơn so với nước mặt và nước biển khu vực khác.
3.2.6.4. Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, các khu đô thị, các tòa nhà
chung cư, các cơ sở hạ tầng giao thông được đầu tư xây dựng khá phổ biến. Các
công trình này đang làm cho môi trường xung quanh khu vực dự án. Nước mưa
chảy tràn khi qua các khu vực xây dựng hạ tầng giao thông sẽ cuốn theo các chất
ô nhiễm như dầu mỡ, đất, cát gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Ngoài ra, các loại giẻ
lau dính dầu; các thùng chứa xăng dầu, sơn, dung môi nếu không thải bỏ đúng
quy định sẽ làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm và từ đó ảnh hưởng đến
sức khỏe con người.

102
3.2.6.5. Khai thác nước ngầm
Việc khai thác quá mức nước ngầm mà không có sự kiểm soát chặt chẽ sẽ gây
ra một số tác động như làm thấp mực nước dưới đất dẫn đến cạn kiệt nguồn tài
nguyên nước, sụt lún các công trình. Bên cạnh đó, việc khai thác nước ngầm là
cơ hội cho nước bẩn dễ dàng thâm nhập vào nguồn nước ngầm, đặc biệt là các
giếng khoan sau khi sử dụng không có biện pháp chôn lấp hợp lý sẽ tạo điều kiện
cho các chất ô nhiễm trên bề mặt xâm nhập sâu xuống lòng đất, tham gia vào quá
trình ô nhiễm nước ngầm.

3.3. CÁC TÁC NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC

3.3.1. Các chất rắn

Các chất rắn có trong nước tự nhiên là do quá trình xói mòn từ quá trình khai
thác mỏ, khai thác rừng quá mức và quá trình xây dựng - phát triển nông nghiệp
không hợp lý, do nước chảy tràn từ đồng ruộng, nước thải sinh hoạt và công
nghiệp không qua xử lý hoặc xử lý không đáp ứng các quy định xả vào nguồn
tiếp nhận.
Nước tự nhiên thường bị vẩn đục do những hạt keo lơ lửng. Các hạt lơ lửng
này có thể là hạt sét, mùn, vi sinh vật. Trong các nguồn nước dùng để tưới cho
cây trồng thì nước sông thường chứa nhiều chất lơ lửng hơn.
Việc xuất hiện hàm lượng chất rắn trong nguồn nước sẽ gây cho nước bị đục
hoặc bẩn, không thể dùng cho sinh hoạt; làm giảm cường độ ánh sáng chiếu qua,
gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu và làm giảm tầm nhìn
của các động vật sống ở trong nước; gây lắng đọng, làm cạn các lòng hồ, sông và
hàng năm phải tiến hành nạo vét rất tốn kém.
Để đánh giá chất rắn trong nguồn nước, các thông số được sử dụng: chất rắn
lơ lửng (SS: Supended Soild); tổng chất rắn lơ lửng (TSS: Total Supended
Soild); chất rắn hòa tan (DS: Dissolved Soild); tổng chất rắn hòa tan (TDS: Total
Dissolved Soild) [21].
Chất rắn lơ lửng hay tổng chất rắn lơ lửng là một phần của chất rắn có trong
nước ở dạng không hòa tan. Xác định SS hay TSS giúp ta xét đoán được hàm
lượng sét, mùn và những phần tử nhỏ khác chứa trong nước.

103
Chất rắn hòa tan hay tổng chất rắn hòa tan là sự tồn tại trong nước của các
khoáng chất vô cơ và đôi khi cả một số chất hữu cơ. Có rất nhiều loại muối như
clorua, carbonat, carbonhydrate, nitrat, phosphate và sulfat với các kim loại như
Ca, Mg, Na, K, Fe. Chúng làm nước có vị nhất định. Nếu một trong các loại
muối này có hàm lượng cao thì nước không thể dùng để uống, nếu dùng nước
này để tưới trong thời gian dài thì sẽ gây mặn cho đất. Khi sử dụng nước có TDS
cao cho công nghiệp thì các chất rắn dần dần đóng cặn ở các thành máy móc, bể
chứa, tuabin gây ra ăn mòn kim loại.

3.3.2. Các hợp chất hữu cơ

Theo khả năng chịu tác động của các yếu tố môi trường (ánh sáng, độ ẩm,
nhiệt độ và các nhân tố vi sinh vật) có thể phân loại các hợp chất hữu cơ thành
hai loại chính là các hợp chất hữu cơ không bền vững và các hợp chất hữu cơ
bền vững.
3.3.2.1. Các hợp chất hữu cơ không bền vững (dễ phân hủy sinh học)
Các hợp chất hữu cơ thuộc loại này bao gồm các loại carbonhydrate, protein,
chất béo. Đây là các chất ô nhiễm phổ biến nhất trong nước thải sinh hoạt và
nước thải công nghiệp chế biến thực phẩm: bột ngọt, các quá trình lên men, chế
biến sữa và thịt cá.
Trong nước thải sinh hoạt của khu dân cư có khoảng 40 - 60% là protein,
25 - 50% là carbonhydrate và 10% chất béo. Các chất hữu cơ chiếm 55% trong
tổng chất rắn, 75% trong chất rắn lơ lửng và 45% trong chất rắn hòa tan [18].
a) Carbonhydrate: đường đơn (monosacharit), đường kép (disacharit), tinh
bột thành phần gồm C, H, O. Carbonhydrate cực kì quan trọng đối với mọi hoạt
động sống. Khi chúng bị oxy hóa sẽ giải phóng năng lượng cần thiết cho cơ thể.
Ngoài ra, chúng còn tham gia vào cấu tạo các chất protein, enzyme, hocmon
phức tạp. Những chất cần thiết cho sự sống như heparin, vitamin C và B15 cũng
như các chất kháng sinh nổi tiếng như streptomicin cũng là những carbonhydrate;
b) Protein: là các axít amin mạch dài gồm các nguyên tố C, H, O, N, P;
c) Chất béo và chất hữu cơ khác: các este, ancol, axetôn,... khả năng phân hủy
do vi sinh chậm.
Sự phân hủy sinh học các hợp chất hữu cơ qua quá trình hiếu khí và kỵ khí:

104
- Quá trình phân hủy hiếu khí :
VSV hiếu khí
Chất hữu cơ + O2 Năng lượng + CO2 + H2O
- Quá trình phân hủy kỵ khí:
Thủy phân sơ bộ Thủy phân hoàn toàn
CHC CHC đơn giản Muối khoáng, CO2, CH4,...
Khi các hợp chất hữu cơ không bền vững xâm nhập vào môi trường nước,
dưới tác động của các yếu tố vật lý của môi trường và các tác nhân vi sinh vật,
các hợp chất hữu cơ không bền vững sẽ bị phân hủy làm suy giảm nồng độ oxy
hòa tan, tồn trữ và lưu đọng trong các lưu vực ít xáo trộn sẽ tạo điều kiện cho các
vi sinh vật yếm khí phát triển gây mùi khó chịu làm giảm giá trị sử dụng của
nguồn nước.
Khi oxy hòa tan trong nước thấp sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng của động
vật thủy sinh, thậm chí làm biến mất hoặc có thể gây chết một số loài nếu oxy
hoà tan giảm đột ngột.
3.3.2.2. Các chất hữu cơ bền vững (khó phân hủy sinh học)
Các chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học thường là những chất hữu cơ có
độc tính cao và không phù hợp với môi trường sống của sinh vật nói chung. Một
số tích lũy và tồn lưu lâu dài trong môi trường và trong cơ thể thủy sinh vật, từ
đó dẫn đến các tác hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái dưới nước. Đây là những
hợp chất hóa học có nguồn gốc từ carbon, thường có trong nước thải công nghiệp
và nguồn nước ở các vùng nông, lâm nghiệp sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ
thực vật (thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng).
Một số chất hữu cơ bền vững có độc tính cao như: PCP (polyclorophenol),
PCB (polyclobiphenol), các carbonhydrate đa vòng ngưng tụ, hợp chất dị vòng N
và O, các thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ. Một số chất tiêu biểu thuộc nhóm các
chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học [14;16].
a) Hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV): hiện nay trên thế giới HCBVTV
ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp để bảo vệ cây trồng và đảm
bảo cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người. Việc sử dụng
HCBVTV một cách thận trọng, có kiểm soát là điều cần thiết để phát triển nền
nông nghiệp hiện đại và sử dụng trong việc khống chế các bệnh do côn trùng gây
ra. Tuy nhiên, nếu việc sử dụng không đúng cách sẽ đe dọa nghiêm trọng đến

105
sức khỏe con người, đến nông nghiệp và hệ sinh thái nói chung. Hàng năm, tỷ lệ
nhiễm độc và tử vong do hóa chất trừ sâu khá lớn. Nhiều loại HCBVTV có khả
năng tồn lưu lâu dài trong môi trường gây ô nhiễm đất, nước, không khí, tác hại
lâu dài đến sức khỏe và lan truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Về cơ bản HCBVTV chủ yếu bao gồm: thuốc trừ sâu (insecticide), thuốc trừ
bệnh, thuốc trừ cỏ (herbicide), thuốc trừ rong tảo (algicide). Các chất hóa học
này tập trung chủ yếu vào 3 nhóm sau:
- Nhóm clo hữu cơ (chlorinated hydrocarbons): bao gồm những hợp chất hóa
học rất bền vững trong môi trường tự nhiên và có thời gian bán phân hủy kéo dài,
ví dụ DDT (Dicloro Diphenyl Trichloroethane) có thời gian bán phân hủy trong
môi trường tự nhiên tới 20 năm. Các chất này dần dần được tích lũy trong chuỗi
thức ăn của hệ sinh thái, trong các mô dự trữ của sinh vật. Nhóm thuốc này gây
nhiều mối lo ngại nhất vì khi đi vào cơ thể sinh vật chúng sẽ tích lũy lại và ít
được đào thải ra ngoài. Đại diện cho nhóm thuốc này là: aldrin, diedrin, DDT,
lindane, heptachlor, heptachlor epoxyde, endrin;
- Nhóm lân hữu cơ (organic phosphates): bao gồm hai hợp chất là Parathion
và malathion. Nhóm thuốc này có thời gian bán phân hủy nhanh hơn so với nhóm
hữu cơ thông thường có độ độc hại cao đối với con người, động vật và đang được
sử dụng rộng rãi hiện nay. Nhóm thuốc này tác động vào thần kinh của côn trùng
bằng cách ngăn cản sự tạo thành men cholinestraza làm cho thần kinh hoạt động
kém, làm yếu cơ, gây choáng váng và chết;
- Nhóm carbamat: gồm những hóa chất ít bền vững hơn trong môi trường tự
nhiên song cũng có độc tính cao đối với người và động vật. Đại diện cho nhóm
này là các hợp chất carbamat axit như sevin, furadan, basa, mipcin. Khi sử dụng,
chúng tác động trực tiếp vào men cholinestraza của hệ thần kinh. Trong nhóm
này thì metyl izoxyanat hoặc MIC (CH3NCO) là chất gây ô nhiễm môi trường đã
được toàn thế giới chú ý, khi thảm kịch của nhà máy liên hợp Carbid của Bhopal
(3/12/1985) làm trên 10.000 người chết và nhiều người khác bị nhiễm độc.
Thuốc trừ sâu diệt cỏ xâm nhập vào các nguồn nước bằng nhiều con đường:
do rửa trôi bề mặt đất nông nghiệp; gió thổi khi đang phun; những hạt bụi trong
không khí nhiễm thuốc trừ sâu và lắng đọng xuống.

106
b) Phenol (C6H5OH)
Phenol và các chất dẫn xuất phenol có trong nước thải của các ngành công
nghiệp luyện kim đen, luyện than cốc, công nghiệp dệt. Các hợp chất phenol làm
cho nước có mùi, đồng thời gây tác hại cho hệ sinh thái và sức khỏe con người.
Phenol làm cho nước có mùi đặc biệt nhất là khi kết hợp với clo và tạo thành
clorophenol có mùi làm buồn nôn. Hàm lượng phenol từ 25 - 30 mg/l trong nước
sẽ làm cá chết. Một số phenol có khả năng gây ung thư cho người.
c) Tannin và lignin
Tannin và lignin là các chất hóa học có nguồn gốc thực vật. Lignin có nhiều
trong nước thải các nhà máy sản xuất bột giấy. Tannin còn có nhiều trong nước
thải công nghiệp thuộc da, các chất này làm cho nguồn nước có màu nâu, đen, có
độc tính đối với động vật thủy sinh và gây suy giảm chất lượng nước cấp cho
sinh hoạt, thủy lợi, du lịch. Cả hai chất tannin và lignin đều chứa các nhóm OH–
(hydroxit) gắn với vòng thơm nên có thể phản ứng với axit tungsitophosphoric và
molydophosphoric tạo phẩm màu xanh. Trong công nghiệp giấy thì sợi collulose
là nguồn nguyên liệu chính được cung cấp từ các loại cây có nhiều xơ sợi. Thành
phần chủ yếu của gỗ là sợi cellulose và lignin là cầu nối giữa các sợi cellulose.
Ngoài ra, trong gỗ còn có các chất nhựa, chất béo, chất sáp và tannin (tannin là
chất chát của cây). Lignin là chất bột màu nâu, cấu tạo dạng sợi chỉ và là một loại
polime hữu cơ tự nhiên có nhân thơm chứa các motosyl, hydroxit, caronyl. Về
mặt hóa học thì lignin là một chất hoạt động mạnh. Lignin còn là một loại
nguyên liệu quý báu trong ngành công nghiệp hóa học: dùng để làm chất dẻo,
chất cách điện, thuốc nhuộm, phân bón, vanilin, thuốc sát trùng.

3.3.3. Các chất dinh dưỡng

Trong nguồn nước, chất dinh dưỡng là những chất hay hợp chất hóa học có
vai trò duy trì sự sống và hoạt động của các sinh vật. Sự xuất hiện các chất dinh
dưỡng gây nên sự tăng trưởng nhanh của các loài thực vật thủy sinh. Nguồn thức
ăn cho các loài thực vật này là: N, P, K, Na, S và Fe. Trong đó, các nguyên tố N,
P đóng vai trò chủ yếu đối với sự tăng trưởng của thực vật.
3.3.3.1. Amoniac
Trong nguồn nước amoniac có hai hình thức tồn tại là ion amoniac (NH 4 ) và
dạng khí NH3 tùy thuộc vào độ pH của nguồn nước. Nguồn nước có thể bị ô
nhiễm amoniac từ nước thải sinh hoạt, nước thải từ các nhà máy hóa chất, chế

107
biến thực phẩm. Khi nồng độ amoniac trong nguồn nước cao có thể gây độc với
cá và các loài sinh vật nước.
3.3.3.2. Nitrat
Nitrat là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất hữu cơ có chứa nitơ.
Trong nguồn nước, nồng nộ nitrat cao là môi trường dinh dưỡng tốt cho rong tảo
phát triển sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt và thủy sản. Trẻ em
uống nước có nồng độ nitrat cao có thể ảnh hưởng đến máu (chứng
methaemoglobinaemia).
3.3.3.2. Phosphate
Phosphate cũng như nitrat, phosphate là chất dinh dưỡng cho sự phát triển của
rong tảo. Nguồn phosphate đưa vào môi trường nước có thể từ chất thải của con
người, gia súc gia cầm, nước thải từ một số ngành công nghiệp như sản xuất
phân lân, ngành công nghiệp thực phẩm hoặc từ nguồn nước chảy tràn (phân bón
trên đồng ruộng). Phosphate thường được biết đến ở dạng ortho PO43- hoặc các
liên kết vô cơ của nó (P2O5, P2O72-,...). Phosphate hữu cơ ít được nhắc đến nhưng
lại có ở mọi nơi. Có thể nói phosphate cũng là một trong những thành phần gây
nên hiện tượng phú dưỡng nguồn nước.
Hiện tượng phú dưỡng là hiện tượng dư thừa dinh dưỡng trong nguồn nước gây
nên sự phát triển nhanh của một số loài thực vật bậc thấp như tảo, rong, rêu và các
thực vật thân mềm. Phú dưỡng hóa (eutrophication), thường sử dụng mô tả cho các
thủy vực (ao, hồ) có sự bùng nổ của rong tảo và cuối cùng có thể dẫn đến sự suy
giảm nghiêm trọng chất lượng môi trường nước. Với mật độ rong tảo cao, chất
lượng nước sẽ bị suy giảm gây ảnh hưởng đến công tác cấp nước sinh hoạt, gây ảnh
hưởng mỹ quan và trở ngại cho phát triển du lịch, thể thao dưới nước.
Quá trình phú dưỡng hóa bắt đầu từ sự xâm nhập của các chất dinh dưỡng
(N, P) vào nguồn nước với lượng lớn đã tạo môi trường giàu chất dinh dưỡng cho
các loài rong tảo phát triển mạnh, sinh ra một lượng sinh khối lớn. Lượng sinh khối
này sau khi chết đi sẽ bị phân hủy tạo ra một lượng lớn các hợp chất hữu cơ. Các
chất hữu cơ trong quá trình oxy hóa sẽ tiêu thụ oxy hòa tan trong nguồn nước gây
nên hiện tượng thiếu hụt oxy nghiêm trọng, gây mùi hôi, tạo ra các chất cặn lắng,
gây chết sinh vật thủy sinh làm cho ao, hồ biến thành các vùng đầm lầy [14;15;19].
3.3.4. Các kim loại nặng
Hầu hết các kim loại nặng đều có độc tính cao đối với con người và các loại
động vật có vú, bò sát, chim và tôm cá. Các kim loại nặng thường có trong nước
thải công nghiệp là chì (Pb), thủy ngân (Hg), cadimi (Cd), asen (As), …

108
3.3.4.1. Chì (Pb)
Chì thường có trong nước thải của các cơ sở sản xuất pin-acquy, luyện kim,
hóa dầu. Chì còn được đưa vào môi trường nước từ nguồn không khí bị ô nhiễm
do khí thải giao thông. Chì có khả năng tích lũy lâu dài trong cơ thể. Đây là kim
loại nặng có độc tính đối với não, có thể gây chết người nếu bị nhiễm độc nặng,
tác động mạnh vào hệ thần kinh của trẻ em và làm giảm trí thông minh. Thông
qua quá trình rửa trôi, những trầm tích bề mặt đất di chuyển vào các thủy vực
sông ngòi ra biển. Nhiều thực vật được sử dụng như là vật chỉ thị cho chì do tính
mẫn cảm của chúng. Ví dụ như tảo Cladophora glomerata và rêu nước Fontinalis.
Đối với cơ thể người, chì tác động vào máu hệ thần kinh và thận. Nó tác động
đến các enzym liên quan đến sự tạo máu và liên kết với sắt trong máu.
3.3.4.2. Thủy ngân (Hg)
Thủy ngân là kim loại nặng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp. Thủy
ngân vô cơ, hữu cơ đều rất độc đối với người và thủy sinh. Có 2 nguồn chính gây
ô nhiễm thủy ngân: tự nhiên và nhân tạo. Hiện tượng nguy hiểm nhất của thủy
ngân là quá trình metyl hóa, kết quả là metyl thủy ngân được hình thành. Quá
trình metyl hóa cũng có thể xảy ra trong tự nhiên hoặc bởi vi khuẩn sống trong
mùn, ở đất và trên da cá. Thủy ngân gây rối loạn thần kinh, giảm trí nhớ, viêm
răng lợi, rối loạn tiêu hóa, nói lắp, run tay và có thể teo vỏ não. Đối với nữ gây
rối loạn kinh nguyệt, nếu mang thai dễ bị sẩy thai.
3.3.4.3. Asen (As)
Asen là kim loại có thể tồn tại trong nhiều dạng hợp chất vô cơ và hữu cơ.
Asen có trong nguồn nước thải công nghiệp khai thác quặng mỏ, sản xuất thuốc
trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm, thuộc da, từ quá trình xói mòn đất và đặc biệt là có nhiều
trong quặng kim loại, quặng than nên các mạch nước ngầm dễ bị nhiễm độc Asen.
Đây là kim loại rất độc, dễ dàng hấp thụ vào cơ thể qua ăn uống, hô hấp, qua da.
Asen hữu cơ dễ dàng hấp thụ qua da và màng ruột hơn. Tiếp xúc với asen ở liều
lượng thấp sẽ gây viêm da, nhiễm sắc tố da, móng chân đen dễ gãy rụng. Thời gian
nhiễm độc kéo dài sẽ gây ung thư da, ung thư bàng quan và ung thư phổi.
3.3.4.4. Cadimi (Cd)
Cadimi hiện nay việc khai thác và sử dụng cadimi trong công nghiệp ngày
càng tăng nhanh. Kim loại này được dùng chủ yếu làm cực của pin điện, là chất
tạo màu và tạo độ cứng cho nhựa, men. Cadimi có độc tính cao đối với con người
và thủy sinh. Thận là cơ quan dễ bị tổn thương nhất khi bị nhiễm Cd.

109
Ngoài các kim loại nặng kể trên còn có các nguyên tố khác có độc tính rất cao
như selen, crôm, niken,... là các tác nhân có thể gây hại cho người và thủy sinh
ngay ở nồng độ thấp.

3.3.5. Các tác nhân gây bệnh

Các tác nhân gây bệnh thường là các nhóm vi sinh vật có nguồn gốc từ phân
người bệnh, phân gia súc như: các vi khuẩn, virus, động vật đơn bào, giun ký
sinh. Nguồn nước bị ô nhiễm bới các tác nhân gây bệnh sẽ gây các bệnh cho
người và động vật như: tả, lỵ, thương hàn, sốt rét, viêm gan B, viêm não Nhật
Bản, nhiễm giun, bệnh ngoài da.
Trong thực tế không thể xác định tất cả các loại sinh vật gây bệnh qua đường
nước vì phức tạp và tốn thời gian. Do vậy, thông thường chỉ xác định một vài vi
sinh chỉ thị do ô nhiễm phân. Có 3 nhóm vi sinh chỉ thị ô nhiễm phân là:
- Nhóm Coliform đặc trưng là Escherichia coli (E. coli);
- Nhóm Streptococci đặc trưng là Streptococcus faecalis;
- Nhóm Clostridia khử sulphit đặc trưng là Clostridium perfringens.
Sự có mặt các vi sinh này chỉ ra rằng nước bị ô nhiễm phân, như vậy có ý
nghĩa là có thể có vi trùng gây bệnh đường ruột trong nước và ngược lại nếu
không có các vi sinh chỉ thị phân, có ý nghĩa là có thể không có vi trùng gây
bệnh đường ruột.
Trong 3 nhóm vi sinh vật chỉ thị trên, nhóm Coliform thường được phân
tích vì:
- Chúng là nhóm vi sinh quan trọng nhất trong việc đánh giá điều kiện vệ sinh
nguồn nước và có đầy đủ các tiêu chuẩn của loại vi sinh chỉ thị lý tưởng;
- Chúng có thể được xác định trong điều kiện thực địa;
- Việc xác định coliform dễ dàng hơn xác định các vi sinh chỉ thị khác.
Chẳng hạn các quy trình xác định streptococci cần thời gian ổn nhiệt lâu còn
việc xác định clostridia cần phải tiến hành ở 80oC là lên men hai lần nên trong
điều kiện thực địa khó xác định hai loại vi sinh chỉ thị này. Trong nhóm
coliform có một số loại có khả năng lên men lactose khi nuôi cấy ở 35oC hoặc
37oC tạo ra axit, aldehit và khí trong vòng 48 giờ. Có một số loại lại có khả
năng lên men lactose ở 44oC hoặc 44,5oC (nhóm coliform chịu nhiệt). Thuộc
loại này có E.Coli [14; 15].

110
3.4. CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC

3.4.1. Các giải pháp phòng ngừa và quản lý nguồn nước

3.4.1.1. Điều kiện vệ sinh khi xả nước thải vào nguồn


Trong việc sử dụng nguồn nước, mỗi một mục đích sử dụng có một yêu cầu
chất lượng nước riêng. Việc quy định các điều kiện xả nước thải ra nguồn nước
nhằm mục đích hạn chế lượng chất bẩn thải vào môi trường, đảm bảo an toàn về
mặt vệ sinh cho việc sử dụng nguồn nước.
Tiêu chuẩn chất lượng nguồn sử dụng thường được đặc trưng bằng nồng độ
giới hạn cho phép (NGC) của các chất bẩn và độc hại trong đó. NGC được hiểu
là nồng độ lớn nhất của các chất bẩn và độc hại trong môi trường, trong quá trình
tác động lâu dài không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và phá hủy hệ
sinh thái nguồn nước. NGC được ban hành tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, giai
đoạn phát triển của từng quốc gia và khu vực.
Hiện nay trong quản lý nước đô thị người ta chia ra hai loại nguồn nước theo
mục đích sử dụng. Nguồn loại A sử dụng cho mục đích cấp nước cho đô thị, khu
dân cư hoặc các nhà máy công nghiệp thực phẩm; nguồn loại B sử dụng cho mục
đích sinh hoạt văn hóa, nghỉ ngơi, thể thao và các nguồn nước khác nằm trong
khu vực dân cư. Một số nguồn nước sử dụng để nuôi cá hoặc nuôi trồng thủy sản
khác có yêu cầu chất lượng riêng.
Để cho nguồn nước mặt hoặc nước ngầm tại điểm sử dụng có chất lượng
nước đảm bảo các quy định của các tiêu chuẩn quy chuẩn, nước thải trước khi
xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, biển) phải được xử lý đến mức độ nhất định,
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy
định nồng độ giới hạn các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp và sinh
hoạt cần phải được xử lý trước khi thải ra các nguồn tiếp nhận bao gồm
QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp và QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải sinh hoạt.
Tùy vào đặc điểm nguồn thải và nguồn tiếp nhận mà vị trí và các tiêu chuẩn,
quy chuẩn yêu cầu để kiểm soát chất lượng nước là khác nhau. Tuy nhiên, các vị
trí cơ bản để kiểm soát chất lượng nước chủ yếu được thể hiện tại Hình 3.2.

111
Điểm 1 Cont

Điểm 2 Cnt
Điểm 4

Cng Điểm 3
(4)

Ccp

Hình 3.2. Sơ đồ quan hệ giữa các công trình xử lý và nguồn tiếp nhận nước thải
Với sơ đồ mô tả tại Hình 3.2, các vị trí cơ bản và chủ yếu để kiểm soát chất
lượng nước bao gồm 4 điểm chính là (1), (2), (3) và (4). Trong đó: điểm (1) -
vị trí kiểm tra chất lượng nước thải trước khi được đưa vào trạm xử lý nước thải
tập trung theo quy định của tiêu chuẩn thoát nước TCVN 7957:2008, TCVN
7222:2002; điểm (2) - vị trí kiểm tra nước thải trước khi xả ra nguồn theo quy
định của tiêu chuẩn quy chuẩn môi trường tương ứng; điểm (3) - vị trí kiểm tra
chất lượng nước sông thượng du công trình thu nước theo quy định của quy
chuẩn môi trường QCVN 08-MT:2015/BTNMT và điểm (4) - vị trí kiểm tra chất
lượng nước trước khi đưa vào sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt theo quy
định của tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống ban hành kèm theo quyết định của
Bộ trưởng Bộ Y tế số 1329/BYT/QĐ ngày 18/04/2002 hoặc các quy chuẩn
Việt Nam tương ứng (QCVN 02:2009/BYT,...).
Đối với nguồn nước là sông, suối phục vụ cho các mục đích cấp nước uống và
cho các nhu cầu sinh hoạt văn hóa, mốc tính toán kiểm tra sử dụng đặt trước
điểm dùng nước (theo chiều dòng chảy) là 1 km. Đối với sông suối dùng để nuôi
trồng thủy sản không cần thiết lập mốc kiểm tra song tiêu chuẩn giới hạn về các
chất bẩn và độc hại phải được đảm bảo trong khoảng cách không lớn hơn 500 m
phía dưới miệng xả nước thải.
Trong sông, hồ, hồ chứa nước và biển, chiều dòng chảy không có ý nghĩa lớn
vì chúng luôn luôn thay đổi. Trong trường hợp này người ta thường thiết lập khu
vực kiểm tra chất lượng nước sử dụng theo tiêu chuẩn giới hạn quy định với bán
kính trên 1 km đối với hồ và hồ chứa nước và trên 300 m đối với biển.

112
Tất cả các tính toán để xác định điều kiện xả nước thải vào nguồn nước mặt
phải được tiến hành trong các điều kiện bất lợi nhất cho quá trình tự làm sạch
nguồn nước, cụ thể:
- Đối với sông lưu lượng không ổn định, lưu lượng tính toán là lưu lượng
trung bình trong các tháng mùa khô với tần suất đảm bảo 95%;
- Đối với đoạn sông hạ lưu đập thủy điện - khi lượng nước xả qua đập là
bé nhất.
- Đối với biển, hồ và hồ chứa nước - khi mực nước trong đó thấp nhất và
hướng gió thổi từ phía miệng xả nước thải đến điểm sử dụng nước gần nhất.
Dựa vào các điều kiện vệ sinh khi xả nước thải vào nguồn nước mặt có thể
xác định được mức độ xử lý nước thải cần thiết, biện pháp giám sát - quan trắc
chất lượng nước và các biện pháp bảo vệ nguồn nước khác.
3.4.1.2. Giám sát chất lượng nguồn nước
Mục đích giám sát chất lượng nguồn nước là để đánh giá tình trạng chất lượng
nước, dự báo mức độ ô nhiễm nguồn nước do sự phát triển kinh tế xã hội và là cơ
sở để xây dựng các biện pháp bảo vệ nguồn nước có hiệu quả;
Các nội dung cơ bản của hệ thống giám sát chất lượng nước trong khuôn khổ
hệ thống giám sát môi trường toàn cầu GEMS (Global Environmentally
Monitoring System) bao gồm:
- Đánh giá các tác động do hoạt động của con người gây ra đối với chất lượng
nước và đánh giá khả năng sử dụng nước cho các mục đích khác nhau;
- Xác định chất lượng nước tự nhiên hoặc nguồn nước đưa từ nước ngoài vào
lãnh thổ quốc gia;
- Giám sát nguồn gốc và đường di chuyển của các chất bẩn và chất độc hại.
- Xác định xu hướng thay đổi chất lượng nước ở phạm vi vĩ mô.
Để thực hiện tốt các nội dung này, cần thiết phải tổ chức hệ thống quan trắc
(monitoring) chất lượng nước bao gồm các trạm giám sát cơ sở, trạm đánh giá tác
động và trạm đánh giá chung (trạm xu hướng) [15].
Trạm giám sát cơ sở đặt tại khu vực không bị ảnh hưởng trực tiếp từ các
nguồn gây ô nhiễm hay nói khác hơn trạm được đặt tại vùng phía trước nguồn

113
gây ô nhiễm. Các trạm này dùng để xây dựng số liệu nền chất lượng nước tự
nhiên, chỉ bị ảnh hưởng do các yếu tố tự nhiên và yếu tố từ khí quyển đưa tới.
Các trạm này luôn ở vị trí cố định. Ngoài ra, các loại trạm này còn được đặt tại
vùng biên giới (đối với các sông quốc tế) để kiểm soát nguồn nước từ bên ngoài
đưa vào quốc gia.
Trạm đánh giá tác động được đặt tại vùng nước bị tác động do các hoạt động
sinh hoạt và sản xuất của con người. Dựa theo mục đích sử dụng người ta chia
các trạm đánh giá tác động làm 4 nhóm:
- Các trạm giám sát cấp nước cho sinh hoạt đặt tại vùng lấy nước vào nhà máy;
- Trạm giám sát nước cho thủy lợi đặt tại khu vực trạm bơm hoặc đập chắn nước;
- Các trạm giám sát nước cho thủy sản đặt tại vùng sông, hồ phục vụ nuôi tôm cá.
- Các trạm giám sát đa năng đặt tại vùng nước được sử dụng cho nhiều mục
đích khác nhau.
Các trạm đánh giá chung được thành lập để đánh giá xu hướng thay đổi chất
lượng nước với quy mô lớn, nhiều lúc mang tính toàn cầu. Vì vậy, các trạm này
cần đại diện cho một vùng rộng lớn trong đó có nhiều loại hoạt động của
con người.

Hình 3.3. Sơ đồ vị trí các trạm giám sát chất lượng nước
trên một hệ thống sông ngòi

114
Hình 3.3 biểu diễn sơ đồ vị trí các trạm giám sát chất lượng nước trên một hệ
thống sông ngòi, một lưu vực. Trạm số 1 là trạm cơ sở đánh giá chất lượng nước
trước khi vào một quốc gia. Các trạm 2, 3, 4, 5 và 7 là các trạm giám sát tác động
dùng để đánh giá chất lượng nước cấp cho thủy lợi, cho sinh hoạt, cho nuôi trồng
thủy sản và mức độ ô nhiễm sông do nước thải từ các hoạt động này gây ra. Trạm
số 6 là trạm đánh giá chung, đánh giá xu hướng xâm nhập mặn đối với nước sông.
Các công tác thường xuyên của các trạm giám sát chất lượng nước là theo dõi
chế độ thủy văn, lấy mẫu nước và phân tích các chỉ tiêu thủy hóa và thủy sinh của
nước. Tần số thu mẫu và số lượng các chỉ tiêu phân tích phụ thuộc vào loại trạm
giám sát, loại và đặc điểm nguồn nước, nội dung các hoạt động kinh tế xã hội ảnh
hưởng đến nguồn nước. (Ví dụ, đối với các trạm giám sát nước cấp cho sinh hoạt
tần số thu mẫu là 1 lần/tháng đến 3 lần/tháng đối với sông, 1 lần/tháng đối với hồ
và 0,5 lần/tháng đến 1 lần/tháng đối với nước dưới đất) và tuân thủ theo Thông tư
số 24/2017/TT-BTNMT - Thông tư quy định kỹ thuật quan trắc môi trường.
Trong trường hợp giám sát ô nhiễm do sự cố môi trường việc thu mẫu thực
hiện hàng ngày hoặc nhiều lần trong ngày ở nhiều vị trí khác nhau phụ thuộc vào
mức độ sự cố, chế độ thủy văn, địa hình và đặc điểm phân bố dân cư, sản xuất
trong vùng.
3.4.1.3. Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn nước
Ngày nay, do nhu cầu dùng nước ngày càng tăng, một lượng lớn nước thải đã
xả vào nguồn nước mặt. Nguồn nước sạch để cung cấp cho các hoạt động của
con người ngày càng khan hiếm, vì vậy cần phải có chiến lược khai thác và sử
dụng hợp lý nguồn nước. Sử dụng hợp lý nguồn nước là sự điều hòa khối lượng
và chất lượng nước tiêu thụ giữa các thành phần dùng nước một cách tối ưu.
Bên cạnh đó việc xây dựng các hồ và bể chứa nước cũng như bảo vệ trữ lượng
nước trong quá trình khai thác cũng là một trong các giải pháp hướng đến bảo vệ
nguồn nước. Xây dựng các hồ và bể chứa nước sẽ điều chỉnh dòng chảy của sông,
phân bố lại khối lượng lớn nước trong không gian và thời gian, điều chỉnh lũ, cung
cấp nước tưới tiêu phục vụ nông nghiệp, nuôi cá và sinh hoạt của con người. Bảo vệ
trữ lượng nước trong quá trình khai thác, việc bảo vệ tài nguyên nước phải bắt đầu
ngay ở giai đoạn đưa nước vào sử dụng. Áp dụng các quy trình kỹ thuật để gải quyết
vấn đề tiêu thụ nước một cách hợp lý, làm sao để không còn nước thải bẩn xả vào
các nguồn tiếp nhận như sông, suối, ao, hồ, kênh rạch.

115
Khai thác nước từ hai cực của Trái Đất và làm ngọt nước biển, một khối
lượng khổng lồ nước ngọt hiện nay đang nằm ở các băng hà tại các cực và núi
cao (24 triệu m3) với chu kỳ tuần hoàn nước lớn (8.300 năm). Việc khai thác
nước ở đây vừa góp phần vào giải quyết vấn đề thiếu nước, đồng thời làm tăng
chu trình thủy văn. Tuy nhiên vấn đề này đòi hỏi phải có đầu tư kỹ thuật và tài
chính rất lớn.
3.4.1.4. Tiết kiệm và tái sử dụng nước
Một trong những biện pháp bảo vệ môi trường có hiệu quả là hạn chế xả nước thải
từ các xí nghiệp, nhà máy vào môi trường, là áp dụng các công nghệ tiên tiến trong
sản xuất như công nghệ sạch, không có khí thải và nước thải hoặc thu hồi chất thải
trong nhà máy hay nói khác hơn đó chính là quá trình tiết kiệm và tái sử dụng nước.
Khi thiết kế thoát nước trong các xí nghiệp, trước hết phải xem xét khả năng
tận dụng, tái sử dụng nước thải (toàn bộ hoặc một phần) và thu hồi chất quý
trong đó. Dựa vào thành phần, số lượng nước thải và điều kiện địa phương để
chọn một trong các phương pháp sau:
Dùng lại nước thải sau khi xử lý trong hệ thống cấp nước tuần hoàn của nhà
máy (Hình 3.4), với nước bị nóng lên mà không nhiễm bẩn trong sản xuất thì chỉ
cần cho qua công trình làm nguội. Với nước thải bị nhiễm bẩn mà không nóng
lên (nước làm giàu quặng chẳng hạn) thì chỉ cần cho qua các công trình xử lý
(lắng). Với nước vừa bị nóng lên vừa bị nhiễm bẩn cũng có thể cho qua xử lý rồi
làm nguội để dẫn trở về dùng lại trong sản xuất.

Hình 3.4. Sơ đồ nguyên lý cấp nước tuần hoàn


và sử dụng lại nước thải của nhà máy

116
Trong điều kiện nhất định, nước thải có thể dùng lại cho quá trình sau mà
không cần xử lý sơ bộ nếu yêu cầu chất lượng nước của quá trình sau thấp hơn.
Nếu cần phải xử lý trước khi dùng lại thì mức độ xử lý xác định theo yêu cầu
công nghệ. Khi dùng nước nối tiếp hiệu quả kinh tế sẽ cao. Ví dụ các nhà máy
chế biến dầu theo kiểu chưng trực tiếp, nước thải sau bình chưng dầu có nhiệt độ
35C sẽ làm nguội máy có nhiệt độ 50C hoặc cao hơn. Nhờ sử dụng nối tiếp và
tuần hoàn nước, lượng nước thải có thể giảm tới 20 - 30%. Ở nhiều nước trên thế
giới, để tránh nhiễm bẩn nguồn nước người ta đã đưa ra luật phải sử dụng hệ
thống cấp nước tuần hoàn hoặc sử dụng lại nước trong các nhà máy xí nghiệp.
Dùng nước thải và cặn phục vụ nông nghiệp, một số loại nước thải, nhất là
nước thải các nhà máy công nghiệp thực phẩm chứa nhiều chất hữu cơ và các
dinh dưỡng như nitơ, phosphor, kali có thể sử dụng để nuôi cá và tưới tiêu trong
nông nghiệp.
Việc cấp nước tuần hoàn trong các nhà máy xí nghiệp, tái sử dụng lại nước
thải cho các mục đích có yêu cầu chất lượng nước thấp cũng là giải pháp góp
phần bảo vệ nguồn nước nhằm giảm nhu cầu dùng nước cho quá trình sản xuất
cũng như lượng nước thải ra nguồn tiếp nhận góp phần bảo vệ môi trường nước.

3.4.2. Các phương pháp và quá trình công nghệ xử lý nước thải

Xử lý nước thải là một trong những việc làm đầu tiên để bảo vệ nguồn nước,
nhằm loại bỏ hoặc hạn chế những thành phần gây ô nhiễm có trong nước thải, để
khi xả ra sông hồ nước thải không làm nhiễm bẩn nguồn nước.
Do nước được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau nên yêu cầu về chất
lượng, mức độ và biện pháp xử lý cũng khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp
xử lý còn phụ thuộc vào lưu lượng, thành phần tính chất nước thải, vị trí xả nước
thải so với điểm dùng nước hạ lưu, khả năng tự làm sạch của sông hồ tiếp nhận
nước thải, điều kiện tự nhiên của khu vực.
Vì nước thải có thành phần đa dạng, phức tạp, khả năng tự làm sạch của các
loại nguồn nước khác nhau nên cũng có nhiều biện pháp xử lý nước thải khác
nhau. Hiện nay theo yêu cầu xử lý nước thải người ta chia ra các mức: xử lý sơ
bộ, xử lý tập trung và xử lý triệt để. Theo bản chất quá trình làm sạch, người ta
chia ra các phương pháp xử lý cơ học, phương pháp xử lý hóa lý và phương pháp
xử lý sinh học.

117
3.4.2.1. Phương pháp cơ học
Phương pháp cơ học là một phương pháp xử lý nước thải khá phổ biến đối với
hầu hết các loại nước thải. Phương pháp cơ học thường áp dụng cho giai đoạn xử
lý ban đầu trước khi áp dụng các công đoạn xử lý khác. Mục đích của phương
pháp xử lý cơ học nhằm loại bỏ ra khỏi nước thải các chất ô nhiễm (các chất
phân tán thô, các chất vô cơ cát, sỏi, sạn) bằng cách gạn, lắng, lọc và được thực
hiện qua các công trình đơn vị tương ứng như: song chắn rác, bể lắng cát, bể
lắng, bể tách dầu mỡ, bể lọc.
a) Song chắn rác: được ứng dụng để loại bỏ khỏi nước thải các loại rác và các
tạp chất có kích thước lớn hơn 5 mm. Đối với các tạp chất nhỏ hơn thì sử dụng
các loại lưới lọc rác với nhiều cỡ mắt lưới khác nhau.
b) Bể lắng cát: được thiết kế nhằm loại bỏ các tạp chất vô cơ mà chủ yếu là
cát có trong nước thải.
c) Bể lắng: được ứng dụng để loại bỏ các chất lơ lửng có tỷ trọng lớn hơn
hoặc nhỏ hơn tỷ trọng của nước. Các chất lơ lửng có tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng
của nước sẽ lắng xuống đáy bể, các chất lơ lửng có tỷ trọng nhẹ sẽ nổi lên trên
mặt nước. Thông thường bể lắng có ba loại chủ yếu: bể lắng ngang, bể lắng đứng
và bể lắng ly tâm.
Bể lắng ngang trên mặt bằng có dạng hình chữ nhật. Quá trình lắng được thực
hiện theo phương chuyển động ngang của nước thải (nước chuyển động theo
phương ngang) với tốc độ tính toán tương ứng.
Bể lắng đứng trên mặt bằng có dạng hình tròn hoặc hình vuông. Quá trình
lắng được thực hiện theo phương thẳng đứng ngược chiều với chiều chuyển động
của nước thải (nước chuyển động theo phương thẳng đứng).
Bể lắng ly tâm trên mặt bằng có dạng hình tròn. Quá trình lắng chất lơ lửng
xảy ra tương tự như bể lắng ngang nhưng khác ở chỗ nước thải chuyển động từ
tâm bể ra xung quanh.
d) Bể lọc: được ứng dụng để loại bỏ các chất lơ lửng có kích thước nhỏ bằng
cách lọc chúng qua lớp vật liệu lọc, lưới lọc hoặc màng lọc chuyên dụng. Thường
công trình này được ứng dụng trong xử lý nước thải của một số ngành công
nghiệp hoặc xử lý bổ sung sau giai đoạn xử lý sinh học.

118
Phương pháp cơ học có thể loại bỏ được đến 60% các tạp chất không hòa tan
có trong nước thải và hàm lượng chất hữu cơ (BOD) có thể giảm đến 20%. Để
tăng hiệu suất của các công trình cơ học có thể áp dụng các biện pháp tăng cường
quá trình lắng như làm thoáng và đông tụ sinh học. Quá trình làm thoáng (sục
không khí) thường được thực hiện ở mương, máng dẫn nước thải vào bể hoặc ở
công trình riêng biệt đặt trước các bể lắng. Quá trình đông tụ sinh học được thực
hiện ở bể đông tụ sinh học (làm thoáng có bổ sung bùn hoạt tính) được đặt trước
bể lắng 1. Khi áp dụng các biện pháp tăng cường quá trình lắng thì hiệu suất của
bể lắng có thể được tăng lên khoảng 10 - 15% đối với bể làm thoáng và 20 - 25%
với bể đông tụ sinh học [18; 20].
Với phương pháp cơ học, nếu điều kiện địa phương cho phép thì sau khi xử lý
cơ học, nước thải được khử trùng và xả vào nguồn tiếp nhận nhưng thông thường
xử lý cơ học chỉ là giai đoạn xử lý sơ bộ cho quá trình xử lý sinh học.

a) Song chắn rác b) Bể lắng


Hình 3.5. Hình ảnh các công trình xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học

3.4.2.2. Phương pháp sinh học


Phương pháp sinh học trong xử lý nước thải là quá trình phân hủy các chất
hữu cơ ở dạng hòa tan, dạng keo và dạng phân tán nhỏ trong nước thải nhờ vào
sự sống và hoạt động của các vi sinh vật. Môi trường phân hủy các chất hữu cơ
trong nước thải có thể diễn ra trong điều kiện hiếu khí hoặc kỵ khí tương ứng với
hai tên gọi thông dụng là quá trình xử lý sinh học hiếu khí và quá trình xử lý sinh
học kỵ khí (yếm khí).
Quá trình xử lý sinh học kỵ khí thường được áp dụng để xử lý sơ bộ các loại
nước thải có hàm lượng chất hữu cơ (BOD) cao, làm giảm tải trọng hữu cơ và tạo

119
điều kiện thuận lợi cho các quá trình xử lý hiếu khí diễn ra có hiệu quả. Xử lý
sinh học kỵ khí còn được áp dụng để xử lý các loại bùn, cặn trong trạm xử lý
nước thải đô thị và một số ngành công nghiệp.
Quá trình xử lý sinh học hiếu khí được áp dụng có hiệu quả cao đối với nước
thải có hàm lượng chất hữu cơ (BOD) thấp như nước thải sinh hoạt sau xử lý cơ
học và nước thải của một số ngành công nghiệp với mức ô nhiễm hữu cơ thấp.
Tùy theo cách cung cấp oxy mà quá trình xử lý sinh học có thể thực hiện
trong 2 điều kiện: điều kiện tự nhiên và điều kiện nhân tạo.
Trong điều kiện tự nhiên, gồm các công trình xử lý nước thải trong hồ sinh
học, đất ướt (cánh đồng tưới, cánh đồng lọc, đất ngập nước). Trong điều kiện khí
hậu nước ta, các công trình xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên có ý nghĩa rất
lớn, giải quyết vấn đề làm sạch nước thải đến mức độ cần thiết. Quá trình xử lý
sinh học trong điều kiện tự nhiên diễn ra chậm, chủ yếu dựa vào lượng oxy và vi
sinh có ở trong đất và nước.
a) Cánh đồng tưới, cánh đồng lọc: bản chất của quá trình này là dựa vào khả
năng tự làm sạch của đất. Thực chất của quá trình xử lý là nước thải được lọc qua
các lớp đất, các chất lơ lửng, keo tụ được giữ lại trên bề mặt và trong các ống
mao dẫn, tạo thành những màng vi sinh vật. Màng này có khả năng hấp thụ trên
bề mặt của nó các chất bẩn hòa tan trong nước thải. Các vi khuẩn hiếu khí sử
dụng oxy của không khí để phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ tạo thành các
hợp chất vô cơ là nguồn dinh dưỡng cho thực vật. Phương pháp xử lý nước thải
bằng cánh đồng tưới, cánh đồng lọc đã có từ lâu; giữa thế kỷ 19 khi công nghiệp
và các thành phố phát triển, lượng nước thải tăng lên nhiều thì phương pháp này
càng được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, do lượng nước thải tăng lên không ngừng
đòi hỏi nhiều diện tích đất để xây dựng cánh đồng tưới, cánh đồng lọc. Từ cuối
thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, đất trở nên đắt đỏ và khan hiếm nên buộc phải nghiên
cứu các phương pháp xử lý nhân tạo nhằm tiết kiệm diện tích đất trong xử lý
nước thải. Hiệu suất xử lý nước thải trên cánh đồng tưới, cánh đồng lọc sẽ giảm
nhiều về mùa đông vì ở nhiệt độ thấp các quá trình sinh hóa diễn ra chậm.
b) Đất ngập nước (bãi lọc ngập nước): là vùng đất ngập nước, có độ sâu
khoảng 0,4 - 0,6 m trong đó phát triển các thực vật nước (nổi hoặc cắm sâu
xuống đáy) như lục bình, rong, lau, sậy. Thân, rễ ngập nước của chúng tạo điều

120
kiện thuận lợi cho các vi sinh vật dính bám và cùng với oxy thu được cho quá
trình oxy hóa các chất hữu cơ. Có hai dạng đất ngập nước: tự nhiên và nhân tạo
được ứng dụng cho xử lý nước thải. Tuy nhiên đất ngập nước nhân tạo được ứng
dụng rộng rãi hơn. Đất ngập nước được ứng dụng để xử lý nước thải quy mô nhỏ
và để xử lý sinh học bậc 2 hoặc xử lý bậc cao.
c) Hồ sinh học: là những ao hồ tự nhiên hay đào mới. Hồ sinh học có nhiều
dạng khác nhau như: hồ kỵ khí, hồ hiếu khí, hồ tùy nghi. Các quá trình diễn ra
trong hồ sinh học tương tự như quá trình tự làm sạch diễn ra ở sông, ao, hồ. Về
cơ bản các quá trình có thể được tóm tắt như sau: chất hữu cơ trong hồ bị phân
hủy bởi các vi sinh vật, các sản phẩm tạo thành sau khi phân hủy lại được rong
tảo sử dụng. Do kết quả hoạt động sống của sinh vật, oxy tự do lại được tạo thành
và hòa tan trong nước rồi lại được vi sinh vật sử dụng để tiếp tục phân hủy các
chất hữu cơ trong điều kiện hiếu khí. Như vậy, quá trình oxy hóa hoàn toàn chất
hữu cơ và khử nitơ, photpho trong nước thải trong hồ sinh học diễn ra liên tục
với quá trình quang hợp, nitrat hóa và khử nitrat. Sơ đồ hoạt động tổng quát của
một hồ sinh học được thể hiện tại Hình 3.6.

Gió
CO2, O2

TẢO

Nước ra đã
Nước thải CO2, NH 4 , PO34 xử lý + tế bào tảo,
O2
vi khuẩn

VSV
Hiếu khí Tế bào mới

Bùn lắng Tế bào chết

VSV kị khí

Hình 3.6. Sơ đồ hoạt động của hồ sinh học

121
Căn cứ vào cơ chế của quá trình xử lý nước thải cũng như đặc điểm, người ta
phân biệt ba loại hồ: hồ hiếu khí, hồ kỵ khí và hồ tuy nghi (tùy tiện).
- Hồ hiếu khí: thường cạn từ 0,4 - 0,6 m để ánh sáng mặt trời xâm nhập vào
nhiều nhất, không khí thông từ mặt đến đáy hồ. Oxy cần thiết để sinh vật oxy hóa
hiếu khí các chất hữu cơ do rong tảo tạo ra trong quá trình quang hợp và oxy
trong không khí khuếch tán theo mặt nước. Còn rong tảo lại sử dụng CO2,
phosphate, amoniac do vi khuẩn hiếu khí tạo ra trong quá trình oxy hóa các hợp
chất hữu cơ.
- Hồ kỵ khí: thường sâu từ 2 - 5 m, không cần oxy hòa tan cho các hoạt động
vi sinh. Các loại vi khuẩn kỵ khí dùng oxy từ các hợp chất như nitrat, sunfat để
oxy hóa các chất hữu cơ thành khí CH4 và khí CO2. Trong hồ này diễn ra quá
trình lắng nước thải và phân hủy các chất bẩn hòa tan, cặn lắng nhờ các vi sinh
vật yếm khí. Loại hồ này chủ yếu để xử lý nước thải công nghiệp rất đậm đặc với
độ nhiễm bẩn lớn và dùng làm hồ bậc 1 trong tổ hợp hồ nhiều bậc.
- Hồ tùy nghi (tùy tiện): là loại hồ được dùng phổ biến nhất trong thực tế xử
lý nước thải, hồ thường sâu từ 0,9 - 1,8 m. Trong hồ tùy tiện diễn ra 2 quá trình
song song, oxy hóa hiếu khí các chất bẩn hữu cơ hòa tan ở bề mặt, còn lớp bùn
dưới đáy sẽ bị phân hủy kỵ khí tạo ra mê tan và các hợp chất bị khử khác. Oxy
cần thiết để vi sinh vật oxy hóa hiếu khí các chất hữu cơ là do không khí khuếch
tán theo mặt nước và do rong tảo tạo ra trong quá trình quang hợp. Ngược lại
rong tảo lại sử dụng CO2, phosphate, amoniac do vi sinh vật tạo ra do quá trình
phân giải các chất hữu cơ. Đặc điểm của hồ này xét theo chiều sâu chia làm 3
vùng: vùng trên cùng là vùng hiếu khí, vùng giữa là vùng trung gian, còn vùng
dưới là vùng kỵ khí.
Xử lý nước thải bằng hồ sinh học là phương pháp xử lý sinh học đơn giản
nhất. Trong số những công trình xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên thì hồ
sinh học là công trình được áp dụng rộng rãi hơn cả với nhiều thuận lợi:
- Không đòi hỏi nhiều vốn đầu tư;
- Bảo trì vận hành đơn giản;
- Hầu hết các đô thị đều có nhiều ao hồ hay khu ruộng trũng có thể tận dụng
sử dụng cho việc xử lý nước thải.

122
- Có thể kết hợp mục đích xử lý nước thải với việc điều hòa nước mưa và việc
nuôi trồng thủy sản.
Ngoài nhiệm vụ xử lý nước thải, hồ sinh học còn có thể đem lại các lợi ích:
điều hòa dòng chảy nước mưa trong hệ thống thoát nước đô thị, là nguồn nước
phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp hay nuôi trồng thủy sản.
Trong điều kiện nhân tạo, xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo được ứng
dụng rộng rãi có khả năng xử lý ở mức độ cao và chiếm diện tích mặt bằng
không lớn so với các công trình xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên.
Các công trình xử lý nước thải trong điều kiện nhân tạo diễn ra với 2 quá trình
hiếu khí và quá trình kỵ khí.
Quá trình hiếu khí gồm quá trình vi sinh vật hiếu khí lơ lửng: bể bùn hoạt tính
(aeroten), mương oxy hóa, bể bùn hoạt tính theo mẻ (SBR); quá trình sinh vật
hiếu khí dính bám: bể lọc sinh học - bể biôphin nhỏ giọt, bể biôphin cao tải,...
d) Bể Aeroten: là công trình xử lý sinh học nhân tạo có dạng bể hình chữ nhật,
trong đó xảy ra quá trình xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính. Quá trình xử lý sinh
học ở aeroten còn gọi là quá trình vi sinh vật lơ lửng. Bùn hoạt tính thực chất là
tập hợp các vi sinh vật hiếu khí có khả năng hấp thụ và oxy hóa sinh hóa các chất
bẩn hữu cơ chứa trong nước thải khi có lượng oxy đầy đủ. Do vậy, trong bể
aeroten luôn được cung cấp oxy cần thiết và liên tục.
Sơ đồ nguyên lý quá trình xử lý nước thải bằng bể aeroten được thể hiện tại
Hình 3.7.
Không khí

Nước thải Nước sau xử lý


2
1

Bùn dư
Bùn hoạt tính hồi lưu

Hình 3.7. Sơ đồ nguyên lý bể aeroten


1. bể hoạt hóa sinh học (bể aeroten); 2. bể lắng II.

Quá trình hoạt động trong bể aeroten gồm các bước chính: (1) Khuấy trộn tạo
điều kiện tiếp xúc giữa nước thải và bùn hoạt tính; (2) Cung cấp oxy để vi khuẩn

123
và các vi sinh vật oxy hóa chất hữu cơ (khí nén, cơ học hoặc hỗn hợp); (3) Tách
bùn hoạt tính ra khỏi nước thải và (4) Tái sinh bùn hoạt tính tuần hoàn và đưa
chúng về bể aeroten. Nước thải sau khi qua bể lắng II được đưa đi xử lý tiếp tục
(khử trùng, xử lý bậc III khử N, P) còn bùn hoạt tính (phần dư) được tiếp tục ổn
định để làm trơ hóa hoặc đưa sang bể phân huỷ bùn.
e) Mương oxy hóa: một dạng cải tiến của phương pháp bùn hoạt tính, gần đây
được sử dụng tại nhiều nước phát triển dưới tên gọi là “mương oxy hóa”. Mương
oxy hóa được chọn để xử lý nước thải do quản lý vận hành đơn giản và tốn ít chi
phí, không cần phải xây dựng bể điều hòa phía trước, tuy nhiên diện tích công
trình lớn nên cần phải cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn để thiết kế. Mương oxy hóa
có thời gian nước lưu lớn, hình dạng chữ nhật hoặc hình ôvan (hình chữ nhật và
hình tròn kết hợp). Mương oxy hóa có thể được xây dựng bằng bê tông cốt thép,
hoặc mương thành đất bên trong ốp đá, láng xi măng hoặc nhựa đường. Chiều
sâu của mương thường 1 - 2 m. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của mương oxy hóa
được thể hiện tại Hình 3.8.

Hình 3.8. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của mương oxy hóa


1. bể lắng đợt 1; 2. mương oxy hóa; 3. máy khuấy trộn; 4. vùng hiếu khí;
5. vùng hiếu khí; 6. bể lắng đợt 2; 7. nguồn tiếp nhận (sông); 8. sân phơi bùn;
a. bùn hoạt tính tuần hoàn; b. bùn hoạt tính dư đến sân phơi bùn.

f) Lọc sinh học: nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp cơ học được đưa
vào các bể lọc phun sau đó tiếp tục cho vào các bể lắng đợt hai rồi khử trùng và
thải ra ngoài. Các bể lọc là các bể có chứa các lớp vật liệu lọc cỡ hạt lớn, đường
kính từ 40 đến 65 mm, cao từ 2 - 4 m. Lớp vật liệu lọc này được bọc phủ bởi
những màng vi sinh vật, do những khối vi khuẩn hiếu khí tạo ra. Sau khi qua bể

124
lọc sinh học, nước bẩn để lại ở các lớp vật liệu lọc các hỗn hợp không hòa tan,
không lắng đọng ở các bể lắng trước đó cũng như các chất keo tụ và các chất hữu
cơ hòa tan khác. Các chất này được hấp thụ bởi các màng vi sinh bao phủ bề mặt
vật liệu lọc, do đó các chất hữu cơ sẽ được phân hủy. Quá trình này chính là hoạt
động sống của các vi khuẩn. Một phần chất hữu cơ được các vi khuẩn sử dụng để
tăng trưởng do đó khối lượng các màng vi sinh hoạt tính sẽ tăng lên trong bể. Các
màng chết không làm việc được nữa sẽ được theo nước lọc ra ngoài bể.

Hình 3.9. Bể lọc sinh học

Quá trình kỵ khí (yếm khí) đây là quá trình phân hủy sinh học các chất hữu cơ
và vô cơ phân tử trong điều kiện không có oxy phân tử bởi các vi sinh vật kỵ khí
và sản phẩm cuối cùng là hỗn hợp bao gồm các khí (đôi khi được gọi là hỗn hợp
khí - biogas): CH4, CO2, H2S, các dạng khí có chứa nitơ, nhưng chiếm phần lớn
là CH4 nên đôi khi được gọi là quá trình lên men mêtan. Các vi sinh vật kỵ khí sử
dụng các chất hữu cơ và một số khoáng chất là chất ô nhiễm hiện diện trong
nước làm nguồn dinh dưỡng (thức ăn) và tạo năng lượng, xây dựng tế bào vi sinh
vật, giúp vi sinh vật sinh trưởng và sinh sản vi sinh vật kỵ khí mới nên sinh khối
(bùn, nồng độ bùn,...) của chúng tăng lên, từ đó chúng tham gia tiếp tục chu trình
nêu trên góp phần làm giảm các chất hữu cơ (BOD, COD) trong nước thải. Xử lý
sinh học kỵ khí còn được áp dụng để xử lý các loại bùn, cặn trong xử lý nước
thải đô thị, xử lý nước thải ngành chế biến thủy sản, ngành sơ chế cao su và một
số ngành công nghiệp khác.

125
Có hai giai đoạn chính của quá trình lên men là lên men axit và lên men
mêtan: (1) Lên men axit: thủy phân và chuyển hóa các sản phẩm thủy phân như
axit béo, đường thành các axit và rượu mạch ngắn hơn và cuối cùng thành khí CO2
và (2) Lên men mêtan: phân hủy các chất hữu cơ thành mêtan (CH4) và khí CO2.
Việc lên men mêtan được thực hiện trong điều kiện pH tối ưu là từ 6,8 - 7,4.
Quá trình lên men sinh học kỵ khí xử lý nước thải gồm 2 dạng phổ biến:
(1) Quá trình sinh trưởng lơ lửng, các quần thể vi sinh vật kỵ khí (bùn) ở trạng
thái lơ lửng là nhờ quá trình xáo trộn thủy lực, xáo trộn bằng hỗn hợp khí biogas,
xáo trộn bằng cơ khí và (2) Quá trình sinh trưởng dính bám, các quần thể vi sinh
vật kỵ khí dính bám vào một loại vật liệu (vật liệu dính bám sinh học, vật liệu
đệm sinh học), vật liệu này do quá trình thiết kế đưa vào bể kỵ khí ở dạng cố
định vị trí hay dạng không cố định có thể xáo trộn hoặc lơ lửng. Vật liệu này phải
“trơ” với môi trường tiếp xúc, nghĩa là phải có độ bền cơ học cao, không gây
phản ứng môi trường nước thải, không tan trong môi trường nước thải, có khối
lượng càng nhẹ càng tốt, sẵn có tại địa phương để giảm giá đầu tư.
Các loại công trình với quá trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng
lơ lửng như bể UASB, bể sinh học kỵ khí xáo trộn hoàn toàn. Các loại công trình
với quá trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám như bể lọc
kỵ khí đơn giản, bể lọc kỵ khí tầng lơ lửng, bể lọc kỵ khí với giá thể cố định và
dòng chảy ngược dòng.
Phương pháp này thường sử dụng trong xử lý nước thải từ các gia đình riêng
rẽ, các chuồng trại chăn nuôi, dùng để xử lý nước thải từ các ngành công nghiệp
chế biến thủy sản, cao su, giấy và một số ngành công nghiệp khác.

3.4.2.3. Phương pháp hóa học - hóa lý

Phương pháp hóa học - hóa lý dùng để thu hồi các chất quý hoặc để khử
trùng, khử chất độc (đối với nước thải công nghiệp) hoặc các chất có ảnh hưởng
xấu đối với giai đoạn làm sạch sau đó (xử lý sinh học), tăng cường tốc độ cho
quá trình đông tụ và lắng.
Cơ sở của phương pháp hóa học - hóa lý là dựa vào các phản ứng hóa học
diễn ra giữa chất ô nhiễm trong nước thải và các tác nhân (hóa chất) được thêm
vào và các quá trình hóa lý [21].

126
Các phương pháp hóa học - hóa lý thường được áp dụng bao gồm: keo tụ -
lắng, trung hòa, điện hóa học, oxy hóa khử, hấp phụ, khử trùng.
a) Keo tụ và lắng: là làm trong hoặc khử màu nước thải bằng cách dùng các
chất keo tụ như Al2(SO4)3.18H2O, FeCl3.6H2O và các chất trợ keo tụ (polyme) để
liên kết các chất bẩn ở dạng lơ lửng và dạng keo thành những bông có kích thước
lớn hơn. Những bông khi lắng xuống kéo theo các chất không tan tản mạn cùng
lắng theo.
b) Trung hòa: dùng axit hoặc bazơ để trung hòa đưa nước về dạng trung tính,
pH = 6 - 8.
c) Điện hóa học: là phương pháp phá hủy các tạp chất độc hại trong nước thải
bằng cách oxy hóa điện hóa trên điện cực anốt; hoặc cũng có thể thu hồi các kim
loại quý để tái sử dụng trong sản xuất.
d) Oxy hóa khử: dùng các chất có tính oxy hóa mạnh (như O3, KMnO4) để
oxy hóa các hợp chất độc, các chất bẩn hữu cơ dạng keo và hòa tan.
e) Hấp phụ: là quá trình thu hút hay tập trung các chất bẩn trong nước thải lên
bề mặt của chất hấp phụ. Các chất hấp phụ như than hoạt tính (dạng hạt hoặc
bột), than bùn để hấp phụ các chất ô nhiễm tan trong nước. Phương pháp này có
tác dụng tốt trong việc xử lý nước thải chứa các chất hữu cơ, các kim loại nặng
và màu ở một số ngành công nghiệp.
f) Clo hóa (khử trùng): clo được sử dụng để sát trùng, diệt tảo và làm giảm
mùi trong nước sau khi xử lý cơ học hoặc sinh học trước khi thải vào sông hồ. Có
thể dùng clo lỏng (trong bình clo), clorua vôi có độ clo hoạt động 25 - 35%, các
hypoclorit NaOCl, Ca(OCl)2, vừa có tính clo hóa và oxy hóa nên có thể phân hủy
nhiều chất độc hữu cơ thành không độc.
Ngoài các phương pháp trên người ta còn dùng phương pháp tuyển nổi, trích
ly, chưng cất để xử lý nước thải.
3.4.2.4. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải
Dây chuyền công nghệ xử lý nước thải là tổ hợp các công trình, trong đó nước
thải được xử lý từng bước theo thứ tự tách cặn lớn đến cặn nhỏ, những chất
không hòa tan đến những chất keo và hòa tan. Khử trùng thường là khâu xử lý
cuối cùng trước khi xả nước thải ra nguồn tiếp nhận. Việc lựa chọn dây chuyền
công nghệ là một bài toán kinh tế kỹ thuật phức tạp phụ thuộc vào nhiều yếu tố

127
như: tính chất, thành phần nước thải; đặc điểm nguồn tiếp nhận; mức độ cần thiết
làm sạch; các yếu tố liên quan khác (điều kiện địa phương, diện tích xây dựng,
lưu lượng nước thải). Không có một sơ đồ mẫu nào có thể áp dụng cho nhiều
trường hợp, tuy nhiên nước thải thường được xử lý theo 3 bước (3 bậc: Xử lý bậc
I, xử lý bậc II, Xử lý bậc III).
Bước thứ nhất (xử lý bậc I hay xử lý sơ bộ), làm trong nước thải bằng phương
pháp cơ học để loại bỏ cặn và các chất rắn có kích thước - tỷ trọng lớn. Đây là
mức độ bắt buộc đối với tất cả các dây chuyền công nghệ xử lý nước thải. Nước
thải sau xử lý bậc I thường được tiếp tục xử lý ở bậc II hoặc một vài trường hợp
sẽ được xả ra nguồn tiếp nhận nếu đáp ứng được các yêu cầu xả nước thải vào
nguồn tiếp nhận.
Bước thứ hai (xử lý bậc II hay xử lý sinh học), xử lý nước thải bằng phương
pháp sinh học. Giai đoạn xử lý này được xác định dựa vào mục đích sử dụng và
quá trình tự làm sạch nguồn nước.
Bước thứ ba (xử lý bậc III hay xử lý triệt để), loại bỏ các hợp chất nitơ và
phosphor ra khỏi nước thải. Giai đoạn này rất có ý nghĩa đối với các nước khí
hậu nhiệt đới, nơi mà quá trình phú dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
nước mặt. Giai đoạn khử trùng sau quá trình làm sạch nước thải là yêu cầu bắt
buộc đối với một số loại nước thải hoặc một số dây chuyền công nghệ xử lý.
Sơ đồ khối các bậc xử lý nước thải được thể hiện tại Hình 3.10 và sơ đồ tổng
quát dây chuyền công nghệ trạm xử lý nước thải được trình bày tại Hình 3.11.

Nước thải Ra nguồn tiếp nhận


Chắn Lắng Lắng
rác cát I

Sau xử lý bậc I
Công trình sinh học Ra nguồn tiếp nhận
Lắng
hồ sinh vật; aeroten; II Khử trùng hoặc tiếp tục
biofill… xử lý bậc III

Công trình sinh học


Sau xử lý bậc II khử nitơ, phosphor Lắng III, Ra nguồn tiếp nhận loại A
hoặc hấp thụ, hấp phụ, Lọc… Khử trùng, tái sử dụng…
RO…

Hình 3.10. Sơ đồ khối các bậc xử lý nước thải

128
Xử lý cơ học Xử lý sinh học Xử lý hóa học

Nước thải Chắn Lắng Lắng Aeroten/ Lắng Khử Ra sông


rác cát I Biofill II trùng
Bùn tuần hòa Xử lý
Bùn bùn
Cặn dư
Rác Cặn
tươi Tiếp tục xử lý
Bể nén

Sau xử lý bậc I Sau


xử lý
bậc II

Sân phơi cát Sân phơi bùn

Khử trùng,
hoặc tiếp
Lắng Vận chuyển Vận chuyển

Hình 3.11. Sơ đồ khối tổng quát dây chuyền công nghệ trạm xử lý nước thải

129
Câu hỏi ôn tập chương 3

Câu 1: Trình bày chu trình tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Câu 2: Hãy phân tích tính chất vật lý của nước tự nhiên.
Câu 3: Hãy phân tích các tính chất hóa học của nước tự nhiên.
Câu 4: Trình bày khái niệm ô nhiễm môi trường nước và phân tích các nguồn
gây ô nhiễm môi trường nước.
Câu 5: Phân tích nguồn phát sinh và tác hại của tác nhân “Chất hữu cơ” trong
nguồn nước. Hiện nay có các biện pháp nào giảm thiểu các tác hại của “Chất hữu
cơ” đến nguồn nước và hệ sinh thái thủy vực.
Câu 6: Phân tích nguồn phát sinh và tác hại của tác nhân “Kim loại nặng”
trong nguồn nước. Hiện nay có các biện pháp nào giảm thiểu các tác hại của
“Kim loại nặng” đến nguồn nước và hệ sinh thái thủy vực?
Câu 7: Thế nào là hiện tượng “Phú dưỡng nguồn nước”? Hãy phân tích
nguyên nhân và các tác hại của hiện tượng “Phú dưỡng nguồn nước”.
Câu 8: Trình bày các giải pháp phòng ngừa và quản lý nguồn nước.
Câu 9: Vì sao xử lý nước thải là một trong những giải pháp để bảo vệ môi
trường nước? Hãy nêu các phương pháp xử lý nước thải.

130

You might also like